Bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

MỤC LỤC Lời mở đầu 2 LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam đã chứng kiến những chuyển biến rất tích cực trong những năm vừa qua, trong đó nổi bật nhất là sự tăng trưởng mạnh mẽ trong đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và xuất khẩu. Trong năm 2007, Việt Nam đã thu hút trên 20 tỷ đô la Mỹ FDI, tăng gấp đôi so với năm trước và kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 50 tỷ đô la Mỹ, tăng 21,5% so với năm 2006. Việc gia nhập WTO đối với Việt Nam là tích cực, qua đó góp phần giúp nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng

doc30 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3088 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trưởng cao và ổn định ở mức 8,5% trong năm 2007 – tốc độ tăng trưởng cao kỷ lục đối với Việt Nam trong những năm gần đây. Bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, cũng cần phải thấy rõ nền kinh tế Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức như chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, nhập siêu lớn, chất lượng tăng trưởng của một số ngành chưa bền vững, năng lực cạnh tranh ở các cấp độ còn hạn chế, đặc biệt là tình trạng bất bình đẳng trong thu nhập giữa người giàu và người nghèo có sự gia tăng. Để đạt được mục tiêu trở thành nước thu nhập trung bình vào năm 2010, đã đến lúc phải đảm bảo tăng tối đa đối tượng dân cư được thụ hưởng những kết quả phát triển này. Vì vậy, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập là một vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa. Làm thế nào để định lượng phân phối thu nhập tại VN? Phải chăng có sự đánh đổi giữa các mục tiêu tăng trưởng và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo? Chính phủ cần có chính sách gì để dung hoà hai mục tiêu này? Bài đề án này sẽ giúp chúng ta trả lời được những câu hỏi đó. Chương 1. Cơ sơ lí luận của bất bình đẳng I.Tăng trưởng và các thước đo đánh giá tăng trưởng 1. Tăng trưởng Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm). Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kì. Khi nghiên cứu tăng trưởng kinh tế của một nước cần phải quan tâm đến mối quan hệ giữa quy mô và tốc độ tăng trưởng. Mối quan hệ này thường được phản ánh thông qua lượng tuyệt đối trong 1% tăng thêm như thế nào. Thu nhập của nền kinh tế có biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị. Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu GDP, GNI và được tính cho toàn thể nền kinh tế hoặc tính bình quân trên đầu người. Chúng ta cần phải quan tâm đến số lượng và chất lượng của tăng trưởng. Dưới góc độ triết học, lượng được nhận biết qua thuộc tính bên ngoài của tăng trưởng và chất được biểu hiện qua thuộc tính bên trong của tăng trưởng. Dấu hiệu của thuộc tính bên ngoài là xem xét qua động thái của tăng trưởng theo đó biết được nền kinh tế tăng trưởng nhanh hay chậm, nhiều hay ít (quy mô). Còn dấu hiệu của thuộc tính bên trong là tính bền vững và tính hiệu quả của tốc độ tăng trưởng. Trong đó dấu hiệu của tăng trưởng kinh tế về lượng và có tính bền vững là khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh trong dài hạn, nguồn lực nào cho tăng trưởng kinh tế, khả năng bảo tồn và tái tạo tài nguyên (nhấn mạnh vấn đề tăng trưởng kinh tế đi kèm bảo vệ tài nguyên môi trường). Và dấu hiệu phản ánh tính hiệu quả là cơ cấu, yếu tố cấu thành giá trị hàng hóa. 2. Các thước đo đánh giá tăng trưởng Các yếu tố cấu thành giá trị hàng hóa bao gồm chi phí sức lao động, chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí nhà xưởng… Hay nói cách khác các yếu tố cấu thành giá trị hàng hóa bao gồm chi phí trung gian (IC) và giá trị gia tăng (VA). Muốn tăng GDP phải tăng giá trị gia tăng, với dấu hiệu thể hiện ở cơ cấu, tỉ lệ đóng góp của các yếu tố đầu vào. Như vậy, bản chất của tăng trưởng kinh tế là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Ngày nay, yêu cầu tăng trưởng kinh tế được gắn liền với tính bền vững hay việc bảo đảm chất lượng tăng trưởng ngày càng cao. Theo khía cạnh này, điều được nhấn mạnh nhiều hơn là sự gia tăng liên tục, có hiệu quả của chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người. Hơn thế nữa, quá trình ấy phải được tạo nên bởi nhân tố đóng vai trò quyết định là khoa học, công nghệ, vốn nhân lực, trong điều kiện một cơ cấu kinh tế hợp lí. Thước đo của sự tăng trưởng kinh tế thường được thể hiện bằng một số chỉ tiêu như sau: 2.1. Tổng giá trị sản xuất (GO - Gross output) : là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo nên trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kì nhất định (thường là 1 năm). Có 2 cách tính GO : Theo đầu vào GO = VA + IC Theo đầu ra GO = Tổng doanh thu 2.2. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP – Gross domestic product) : là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia tạo nên trong một thời kì nhất định. Có 3 cách tính GDP : Tiếp cận từ sản xuất GDP = VA = tổng của VAi với VAi = GOi – ICi trong đó VA: giá trị gia tăng của toàn nền kinh tế; VAi: giá trị gia tăng ngành I; GOi : tổng giá trị gia tăng ngành i; ICi : chi phí trung gian của ngành i Tiếp cận từ chi tiêu GDP = C + G + I + (X – M) với C là tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình, G là chi tiêu của chính phủ, I là đầu tư tích lũy tài sản, X – M là giá trị kim ngạch xuất khẩu trừ kim ngạch nhập khẩu. Tiếp cận từ thu nhập GDP = W + R + In + Pr + Dp + Ti với W là thu nhập của người lao động dưới hình thức tiền công và tiền lương, R là thu nhập của người có đất cho thuê, In là thu nhập của người có tiền cho vay, Pr là thu nhập của người có vốn, Dp là khấu hao vốn cố định, Ti là thuế kinh doanh. 2.3. Tổng thu nhập quốc dân (GNI – Gross national income) : là tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công dân của một nước tạo nên trong một khoảng thời gian nhất định. GNI hình thành từ GDP tiếp cận theo góc độ thu nhập và được điều chỉnh theo con số chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài GNI = GDP + chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài Chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài = thu nhập lợi tức nhân tố từ nước ngoài – chi trả lợi tức nhân tố ra nước ngoài 2.4. Thu nhập quốc dân (NI – National income): là phần giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ mới sáng tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định NI = GNI – Dp 2.5. Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI – Natinal Disposable Income): là phần thu nhập của quốc gia dành cho tiêu dùng cuối cùng và tích lũy thuần trong một thời kì nhất định. NDI = NI + chênh lệch về chuyển nhượng hiện hành với nước ngoài 2.6. Thu nhập bình quân đầu người (GDP/người, GNI/người). Chỉ tiêu này phản ánh tăng trưởng kinh tế có tính đến sự thay đổi dân số. Quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người là những chỉ báo quan trọng phản ánh và là tiền đề để nâng cao mức sống dân cư nói chung. Sự gia tăng liên tục với tốc độ ngày càng cao của chỉ tiêu này là dấu hiệu thẻ hiện sự tăng trưởng bền vững và nó còn được sử dụng trong việc so sánh mức sống dân cư giữa các quốc gia với nhau. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng thu nhập quốc dân (GNI), tổng giá trị sản xuất (GO), thu nhập quốc dân (NI), thu nhập quốc dân sử dụng (NDI), thu nhập bình quân đầu người (GDP/người, GNI/người) là các thước đo của các trạng thái tăng trưởng kinh tế. Mỗi chỉ tiêu trên đều có ý nghĩa nhất định và được sử dụng tùy theo từng mục đích nghiên cứu. Nó là những số đo mang tính chất tương đối các trạng thái và tốc độ biến đổi của tăng trưởng kinh tế. II. Bất bình đẳng thu nhập và các thước đo đánh giá 1. Bất bình đẳng Tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập biểu hiện với những mức độ khác nhau ở các quốc gia. Bất bình đẳng trong phân phôi thu nhập là có sự khác biệt lớn về tình trạng thu nhập giữa các nhóm dân cư khác nhau trong xã hội. Thu hẹp bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đã trở thành những vấn đề lớn trong quá trình phát triển kinh tế mà được nhiều nước quan tâm. 2. Các thước đo bất bình đẳng Thước đo cho bất bình đẳng về phân phối thu nhập đã được các nhà kinh tế và tổ chức thế giới sử dụng phổ biến trong phân tích và nghiên cứu kinh tế là đường cong Lorenz, hệ số Gini, tiêu chuẩn 40 và hệ số giãn cách thu nhập 2.1. Đường cong Lorenz Hình dưới là đồ thị biểu diễn đường cong Lorenz. Trục hoành thể hiện tủ lệ phần trăm cộng dồn của dân số và được sắp xếp theo thứ tự tăng dần. Trục tung biểu thị tỉ lệ phần trăm cộng dồn của thu nhập mà mỗi phần trăm dân số nhận được. Đường 45 độ trong hình cho biết ở bất kì điểm nào trên đường này đều phản ánh tỉ lệ phần trăm thu nhập nhận được đúng bằng tỉ lệ phần trăm dân số. Đường này còn được gọi là đường bình đẳng tuyệt đối. Đường cong Lorenz cho thấy mối quan hệ giữa tỉ lệ phần trăm trong tổng thu nhập nhận được trong khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm). Khoảng cách giữa đường Lorenz và đường 45 độ cho biết mức độ bình đẳng trong phân phối thu nhập. Các trường hợp có thể xảy ra: Bất bình đẳng không xảy ra (công bằng tuyệt đối) trong phân phối thu nhập khi đường Lorenz ở dạng đường 45 độ. Bất bình đẳng tuyệt đối trong phân phối thu nhập khi đưởng Lorenz ở dạng đường OCD. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập khi đường cong ở dạng hình vẽ và nằm trong khu vực giữa đường 45 độ và đường OCD. Trường hợp này xảy ra phổ biến ở các nước. Ý nghĩa về vị trí của đường Lorenz: - Khi đường Lorenz dịch chuyển về đường 45 độ, tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập có xu hướng giảm. - Khi đường Lorenz dịch chuyển ra xa đường 45 độ, tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập có xu hướng tăng. 2.2. Hệ số Gini Đường cong Lorenz thể hiện tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập bằng hình vẽ. Hạn chế của đường Lorenz là không lượng hóa được mức độ cụ thể của tình trạng bất bình đẳng (trên thực tế, các đường cong này cắt nhau vì có những đoạn nằm gần đường phân giác và có những đoạn lại nằm xa đường phân giác), vì thế phải sự dụng thước đo tiếp theo bằng con số. Hệ số Gini là thước đo được sử dụng rộng rãi hiện nay. Dựa vào đường cong Lorenz có thể xác định được hệ số Gini. G = Trong đó: dt A là diện tích hình A (diện tích nằm giữa đường 45 độ và đường Lorenz), dt B là diện tích hình B (diện tích tam giác nằm bên dưới đường 45 độ trừ đi diện tích hình A). Các trường hợp có thể xảy ra đối với hệ số Gini: Hệ số Gini = 0, hoàn toàn bình đẳng trong phân phối thu nhập Hệ số Gini = 1, hoàn toàn bất bình đẳng trong phân phối thu nhập Phổ biến là 0 < G < 1, có xuất hiện tình trạng bất bình đẳng tỏng phân phối thu nhập. Theo kết quả nghiên cứu của World Bank, giá trị của hệ số Gini biến động từ 0,2 đến 0,6. Đối với những nước có thu nhập thấp, hệ số Gini biến động từ 0,3 đến 0,5 và những nước có thu nhập cao hệ số biến động từ 0,2 đến 0,4. Trong đánh giá thu nhập thì hệ số Gini sấp xỉ 0,3 là tốt nhất vì nếu hệ số này mà thấp hơn 0,3 thì sẽ gia tăng bất bình đẳng, còn nếu thấp hơn nghĩa là khoảng cách giữa người giàu và nghèo nhỏ dẫn đến triệt tiêu động lực để thúc đẩy phát triển. 2.3. Tiêu chuẩn 40% của World Bank World Bank (2002) đề xuất chỉ tiêu đánh giá tình trạng bất bình đẳng thu nhập: Tỉ lệ thu nhập chiếm trong tổng thu nhập dân cư của 40% dân số có mức thu nhập thấp nhất của xã hội. Theo chỉ tiêu này, có 3 mức độ bất bình đẳng cụ thể sau: Khi thu nhập của 40% dân số có mức thấp nhất trong xã hội chiếm tỉ lệ cao hơn 17% của tổng thu nhập thì tương đối bình đẳng. Khi thu nhập của 40% dân số có mức thấp nhất trong xã hội chiếm tỉ lệ từ 12% đến 17% của tổng thu nhập thì tình trạng bất bình đẳng tương đối. Khi thu nhập của 40% dân số có mức thấp nhất trong xã hội có tỉ lệ nhỏ hơn 12% của tổng thu nhập thì tình trạng bất bình đẳng cao. 2.4. Hệ số giãn cách thu nhập Trong nhiều công trình nghiên cứu, chỉ tiêu hệ số giãn cách thu nhập được sử dụng để đánh giá tình trạng bất bình đẳng thu nhập. Chỉ tiêu này được xác định bởi mức chênh lệch thu nhập của 20% dân số có thu nhập cao nhất và 20% dân số có thu nhập thấp nhất. Hệ số giãn cách thu nhập (chênh lệch) càng lớn, tình trạng bất bình đẳng càng cao. III. Các mô hình về bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế 1. Mô hình Kuznets Trong năm 1955, Simon Kuznets (nhà kinh tế học người Mỹ) đã đưa một mô hình nghiên cứu magn tính thực nghiệm nhằm xem xét mối quan hệ giữa thu nhập và tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập được thể hiện theo hình chữ U ngược. Qua các nghiên cứu Kuznets đã đưa ra giả thiết cho rằng: bất bình đẳng sẽ tăng ở giai đoạn ban đầu và giảm ở giai đoạn sau khi lợi ích của sự phát triển được lan tỏa rộng rãi hơn. Nếu biểu diễn mối quan hệ trên đồ thị sẽ có dạng chữ U ngược. Nguyên nhân của hiện tượng này là do các yếu tố liên quan đến cầu. Cụ thể, tại thời điểm bắt đầu thực hiện công nghiệp hoá, công nghệ và thể chế thay đổi sẽ kéo theo nhu cầu về vốn và lao động có kỹ năng, trong khi hạ thấp vai trò của lao động không có kỹ năng. Sau đó, kỹ thuật mới liên tục xuất hiện (theo nguyên tắc đàn nhạn bay - “catching up”), còn thể chế thì thay đổi chậm hơn. Nhờ đó, thu nhập của đại bộ phận lao động (chuyên môn kém) cũng được cải thiện bởi vai trò của yếu tố nhân lực trong cơ cấu sản phẩm lại được chú trọng Giai đoạn I: đối với một quốc gia thì đây là giai đoạn đầu kinh tế chưa tăng trưởng, thu nhập bình quân thấp, bất công trong phân phối thu nhập thấp. Giai đoạn II: kinh tế có tăng trưởng, thu nhập bình quân tăng, bất công cũng tăng theo. Giai đoạn III: kinh tế phát triển, thu nhập bình quân cao, tình trạng bất công lại giảm. Hạn chế trong mô hình Kuznets là không giải thích được 2 vấn đề quan trọng. Thứ nhất là không giải thích được nguyên nhân nào tạo ra sự thay đổi bất bình đẳng trong quá trình phát triển. Và thứ hai là phạm vi khác biệt giữa các nước về xu thế thay đổi này trong điều kiện họ sử dụng các chính sách khác nhau tác động đến tăng trưởng và bất bình đẳng. 2. Mô hình tăng trưởng trước, bình đẳng sau của A.Lewis Dưới dạng tổng quát, A. Lewis cũng nhất trí với Kuznets về nhận xét cho rằng sự bất bình đẳng tăng lên lúc đầu và sau đó giảm bớt khi đã đạt được tới mức độ phát triển nhất định. Nhưng tiến thêm một bước, mô hình đã giải thích được nguyên nhân của xu thế này. Trước hết, sự bất bình đẳng tăng lên ở giai đoạn đầu bởi vì cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất công nghiệp, số lượng lao động được thu hút vào làm việc ở khu vực này ngày càng tăng lên nhưng tiền công của công nhân nói chung vẫn ở mức tối thiểu. Như vậy, trong khi mức tiền công của công nhân không thay đổi thì thu nhập của các nhà tư bản vừa tăng lên do quy mô mở rộng, vừa tăng lên do lao động công nhân đưa lại. Ở giai đoạn sau sự bất bình đẳng giảm bớt do khi lao động dư thừa được thu hút vào khu vực thành thị (sản xuất công nghiệp và dịch vụ) thì lao động trở thành yếu tố khan hiếm trong sản xuất. Nhu cầu lao động ngày càng tăng thêm đòi hỏi phải tăng tiền lương như vậy sẽ dẫn đến giảm bớt sự bất bình đẳng. Trong mô hình này thì sự bất bình đẳng không chỉ là kết quả của tăng trưởng kinh tế mà còn là điều kiện cần thiết của tăng trưởng. Sự bất bình đẳng ở đây cũng có nghĩa là các nhà tư bản và nhóm người có thu nhập cao sẽ nhận được nhiều hơn. Và họ là những người sử dụng phần tiết kiệm của mình tạo ra tích lũy mở rộng sản xuất. Bất bình đẳng là điều kiện để người giàu tăng tích lũy, tăng đầu tư, do đó sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 3. Mô hình phân phối lại trước, tăng trưởng sau Mô hình được đúc kết qua kinh nghiệm phát triển của những quốc gia có nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Ở những quốc gia này,sự phát triên được bắt đầu bằng cách “tước đoạt của những kẻ tước đoạt”. Nhà nước tiến hành công hữu hóa các nguồn lực chủ yếu của phát triển kinh tế. Các nguồn lực sản xuất được phân phối lại cho các đơn vị nhà nước và người sản xuất nhỏ trong công nghiệp cũng như nông nghiệp dưới hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể. Hệ quả của phương thức này là ngay lập tức, tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập không còn đáng kể. Tuy nhiên, trong dài hạn có 2 hệ quả có thể xảy ra: Một là, nếu những người chủ mới bao gồm các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể quản lí có hiệu quả các tài sản và các nguồn lực sản xuất tốt hơn các chủ cũ thì tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế được thực hiện. Như vậy, đồng thời thực hiện được công bằng trong phân phối thu nhập và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hai là, nếu những người chủ mới không thể quản lí có hiệu quả các tài sản và nguồn lực thì tăng trưởng và phát triển không thể đảm bảo thực hiện. Như vậy, thực hiện được công bằng trong phân phối thu nhập nhưng không thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Thực tiễn cho thấy, hệ quả thứ hai thường xuất hiện vì những người chủ mới chưa đủ kinh nghiệm và năng lực quản lí kinh tế và khả năng tích lũy từ khu vực công và tập thể rất chậm. 4. Mô hình tăng trưởng đi đôi với bình đẳng của H.Oshima H.Oshima cho rằng có thể giảm tình trạng bất bình đẳng ngay trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất nông nghiệp châu Á, quá trình phát triển bắt đầu từ khu vực nông nghiệp nên khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị sẽ được cải thiện ngay từ giai đoạn đầu. Do việc tập trung phát triển khu vực nông thôn dựa trên chính sách cải cách ruộng đất, dựa trên sự trợ giúp của Nhà nước về giống, kĩ thuật, đồng thời việc mở rộng và phát triển ngành nghề đã làm cho thu nhâp ở khu vực nông thôn (vốn là khu vực có thu nhập thấp trong xã hội) được tăng dần. Tiếp đó là quá trình cải thiện dần khoang cách thu nhập giữa xí nghiệp có qui mô lớn và xí nghiệp có qui mô nhở ở thành thị, cũng như giữa nông trại lớn và nông trại nhỏ ở nông thôn. Quá trình này có thể chia làm 2 giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, khoảng cách thu nhập tăng lên do các cơ sở sản xuất lớn tận dụng được lợi thế về qui mô và có điều kiện áp dụng kĩ thuật mới. Sau đó do lợi ích của cơ sở hạ tầng và khả năng áp dụng kĩ thuật mới tăng lên ở các cơ sở nhỏ, làm cho khoảng cách về thu nhập giảm dần. Theo Oshima, tiết kiệm sẽ được tăng lên ở các nhóm dân cư, kể cả các nhóm có thu nhập thấp nhất, vì thu nhập ở họ dần dần thỏa mãn được các khoản chi và khi đó họ bắt đầu tiết kiệm để trả nợ các khoản vay đầu tư trước đó và tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất và đầu tư giáo dục – đào tạo cho con em họ. 5. Mô hình phân phối lại cùng với tăng trưởng kinh tế của World Bank Quan điểm này về cơ bản cũng giống quan điểm của Oshima là tăng trưởng kinh tế đi đôi với bình đẳng hay tăng trưởng đi đôi với giải quyết các vân đề phúc lợi. Tuy nhiên khác về cách thức tiếp cận để đạt mục tiêu. Phân phối lại cùng với tăng trưởng kinh tế là cách thức phân phối lại các thành quả của tăng trưởng kinh tế sao cho cùng với thời gian, phân phối thu nhập dần được cải thiện hoặc ít nhất là không xấu đi trong khi quá trình tăng trưởng vẫn tiếp tục. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó sự lựa chọn các giải pháp chính sách phân phối lại được xem là quan trọng. Nó bao gồm chính sách phân phối lại tài sản (của cải) và chính sách phân phối lại từ tăng trưởng. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, có nhiều nước dựa vào mô hình tăng nhanh đầu tư, dù phải chấp nhận gánh nặng nợ nước ngoài ngày càng gia tăng, nghĩa là tăng trưởng cao bằng mọi giá. Kết quả là tốc độ tăng trưởng kinh tế xấp xỉ 2 con số, đồng thời lạm phát cũng gia tăng, nền kinh tế phát triển quá “nóng”, các nhân tố khủng hoảng kinh tế - tài chính xuất hiện và ngày càng chín muồi dẫn tới khủng hoảng không thể tránh khỏi. Tuy vậy, một số nhà kinh tế vẫn ủng hộ quan điểm chấp nhận khủng hoảng (khủng hoảng lạm phát cao, khủng hoảng nợ, khủng hoảng thâm hụt ngân sách nhà nước) và coi đó như một nhân tố thúc đẩy cải tổ cơ cấu nhanh hơn, có hiệu quả hơn và do đó tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn. Tóm lại, đây là mô hình tăng trưởng nhanh “lồi lõm” nhưng xu hướng chung vẫn đưa nền kinh tế đạt trình độ cao hơn. Quan điểm thứ hai đang được nhiều nước ủng hộ là tăng trưởng ổn định. Từ góc độ kinh tế, sự ổn định kinh tế vĩ mô sẽ tạo cơ sở vững chắc cho những bước phát triển trong tương lai, hay còn gọi là tăng trưởng kinh tế “theo đường thẳng”, nghĩa là không có hay giảm thiểu khủng hoảng. Bản chất của nền kinh tế thị trường thường xuyên phát sinh ra những nhân tố gây khủng hoảng, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng với nhịp độ cao, nên các chính sách kinh tế vĩ mô phải nhạy cảm và thường xuyên được điều chỉnh phù hợp với tình hình. Đây không phải là một việc dễ dàng. Thêm vào đó, tốc độ tăng trưởng chỉ có thể duy trì được dài hạn nếu ở mức vừa phải, kinh nghiệm quốc tế chỉ ra rằng mức đó không quá 6 – 8%/năm. Muốn quy mô GDP năm 2010 gấp đôi so với năm 2000 thì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm phải đạt 7,2%, tức là nằm trong khung 6 - 7%/năm. Chương II. Thực trạng tăng trưởng và bất bình đẳng tại Việt Nam I. Tình hình tăng trưởng của Việt Nam trong những năm gần đây Nước ta hiện nay có tốc độ tăng trưởng kinh tế được đánh giá là cao trong khu vực. So với các nước trong khu vực, Việt Nam đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng rất cao. Cùng với tăng trưởng kinh tế cao, chất lượng tăng trưởng kinh tế cũng đang được cải thiện. Tuy nhiên, theo nhiều đánh giá trong nước và quốc tế, mặc dù Việt Nam đạt được những kết quả tăng trưởng cao, nhưng đó là những kết quả tăng trưởng theo chiều rộng chứ chưa có sức bật tăng trưởng theo chiều sâu. Việt Nam vẫn đang ở trong ranh giới của những nước kém phát triển theo tiêu chuẩn của Liên hợp quốc. Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 g (%) 6.9 7,0 7,3 7,7 7,5 8,2 8,5 So với tốc độ tăng trưởng kinh tế 8,17% của năm 2006. Sau một năm Việt Nam gia nhập WTO, tăng trưởng GDP của cả nước năm 2007 đã đạt 8,5% là mức tăng cao nhất trong vòng 10 năm qua. Tổng GDP tính theo giá hiện hành đạt 1.144 nghìn tỉ đồng, tương đương 71,3 tỉ USD (bình quân đầu người đạt 13,4 triệu đồng - tương đương 835 USD). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Ngành nông nghiệp tuy gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh nhưng vẫn vươn lên đạt được kế hoạch (đạt tốc độ tăng 3,41%). Lần đầu tiên trong nhiều năm qua, tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của GDP (nhóm ngành dịch vụ tăng 8,68%, cao hơn tốc độ tăng 8,29% năm 2006), Nhóm ngành công nghiệp và xây dựng tăng 10,6%. Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng khá cao (20,5%) trong năm đầu gia nhập WTO. Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thì chỉ số giá tiêu dùng năm 2007 cao nhất trong 10 năm (kể từ năm 1997) Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 đã tăng tới 2,91% so với tháng 11. Tính chung cho 12 tháng trong năm 2007, mức tăng của CPI đã lên đến hai con số (tăng 12,63%) nhưng theo cách tính chỉ số giá bình quân mới, CPI năm nay chỉ tăng 8,3%, thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Việc điều chỉnh giá xăng dầu tăng (xăng tăng 1.700đ/lít, dầu tăng 2.500đ/kg) vào ngày 22/11/2007 được xem là “cú hích” lớn đẩy giá nhiều mặt hàng và dịch vụ tăng cao, kéo chỉ số CPI tăng vọt, vượt ra ngoài dự đoán của các nhà hoạch định chính sách. Cơ cấu kinh tế có sự dịch chuyển rõ nét theo hướng hiện đại hóa. Trong thời kỳ 2001-2005, mặc dù nông nghiệp gặp khó khăn (do hạn hán kéo dài, dịch cúm gia cầm lan rộng, bão lụt xảy ra liên tục..., gây tổng giá trị thiệt hại lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng), nhưng nhờ thuỷ sản vẫn tăng khá, nên tính chung giá trị sản xuất của nhóm ngành nông - lâm nghiệp và thuỷ sản v ẫn đạt bình quân trên 5,4%/năm, thì đến năm 2006 giảm còn 20,4%. Trong khi đó, các ngành công nghiệp và xây dựng ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, tăng tương ứng từ 22,7% lên 41,5%, tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến cũng không ngừng tăng. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp qua 15 năm liên tục đạt 2 chữ số. Năm 2005 so với năm 1990, quy mô giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp gấp trên 7,6 lần, bình quân tăng 14,5%/năm, một tốc độ tăng vừa cao, vừa liên tục, vừa trong thời gian dài, điều mà trong lịch sử nền kinh tế, chúng ta chưa bao giờ đạt được. Ngành dịch vụ duy trì khá ổn định ở mức khoảng 38%. Giá trị sản xuất của ngành dịch vụ tăng bình quân 12%/năm. Tốc độ này giảm sút dần trong 5 năm 1996-2000 với mức tăng bình quân 6,8%/năm, nhưng trở lại đà tăng trưởng kể từ năm 2001 đến nay. GDP do nhóm ngành dịch vụ tạo ra năm 2005 ước tăng 8,5%, cao nhất tính từ năm 1997, và lần đầu tiên kể từ năm 1996, đã cao hơn tốc độ tăng chung của nền kinh tế. Năng suất lao động ngày càng tăng. Những ngành có năng suất lao động tăng cao nhất phải kể đến là ngành khai thác (tăng 17%/năm), ngành điện, khí đốt, nước (tăng 11,1%) nhờ áp dụng nhiều tiến bộ khoa học và công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh và quản lý. Hệ số vốn đầu tư phát triển so với tốc độ tăng GDP đã giảm, chứng tỏ hiệu quả đầu tư đã tăng lên, mặc dù vẫn còn cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, ấn Độ do chi phí lớn. Xét chung lại, tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2005 đạt bình quân 4,81%/năm(1). Thu nhập theo đầu người ngày càng tăng. Trước thời kỳ đổi mới, phần lớn dân số nước ta sống bằng nghề nông, Việt Nam bị đánh giá là một đất nước nghèo nàn, lạc hậu, với mức thu nhập bình quân đầu người rất thấp và có nhiều người trong diện nghèo đói. Đường lối đổi mới và chính sách hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, dẫn đến nâng cao thu nhập cho người dân. Thu nhập bình quân đầu người năm 2007 của người dân Việt Nam đã đạt 820 USD/năm. So với năm 1995, mức thu nhập bình quân đầu người hiện nay của Việt Nam đã tăng khoảng 2,8 lần. (Đơn vị: USD/người/năm) 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 GDP/ người 289 402,1 412,9 440 491,9 552,9 639,1 725,1 835,9 Nguồn: Kinh tế Việt Nam 2007 - 2008 Trong khi đó, vài năm gần đây, kim ngạch nhập khẩu lẫn tỷ lệ nhập siêu tăng nhanh. Năm 2007 thâm hụt cán cân thương mại đã lên đến trên 10 tỉ USD, tăng hơn 140% so với cùng kỳ năm trước. Điều đáng lưu ý là, nhập siêu tập trung chủ yếu vào khu vực kinh tế trong nước, chứng tỏ Việt Nam chưa tận dụng được thời cơ, chậm khắc phục thách thức do cắt giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình hội nhập đã cam kết. Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng của chúng ta chưa có thương hiệu riêng hoặc phải dùng thương hiệu của nước khác khi xuất khẩu, nên không tạo ra được giá cả cạnh tranh với hàng hóa cùng loại của các nước trong khu vực và trên thế giới. Năng lực cạnh tranh quốc gia thấp và khoảng cách tụt hậu so với các nước trong khu vực có xu hướng tăng. Vào năm 2003, Việt Nam đứng thứ 60 trên thế giới về năng lực cạnh tranh, tăng 5 bậc so với năm 2002, nhưng giảm 7 bậc so với thứ hạng 53 của năm 2000. Năm 2006, Việt Nam xếp thứ 77/125 quốc gia, tụt 3 hạng so với năm 2005. Xét theo từng tiêu chí, tình hình cụ thể như sau: thể chế kinh tế xếp thứ 74; kết cấu hạ tầng xếp thứ 83; kinh tế vĩ mô xếp thứ 53; giáo dục phổ thông và y tế xếp thứ 56; giáo dục đại học xếp thứ 90; hiệu quả của cơ chế thị trường xếp thứ 73; công nghệ xếp thứ 85... Nếu so sánh năng lực cạnh tranh của Việt Nam với một số nước ASEAN, thì Xin-ga-po xếp thứ 26, Thái Lan xếp thứ 35, In-đô-nê-xi-a xếp thứ 50, Phi-lip-pin xếp thứ 71, Cam-pu-chia xếp thứ 103. Như vậy, Việt Nam chỉ xếp trên Cam-pu-chia. Các nước Lào, Bru-nây, Mi-an-ma chưa được xếp hạng về năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh thấp và có xu hướng tụt bậc này cho thấy, Việt Nam đang đứng trước rất nhiều nguy cơ có thể bị tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. II. Thực trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập tại Việt Nam Sau 20 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam phát triển với tốc độ cao và ổn định, bình quân khoảng 7% - 8%. Nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới, tuy nhiên hố sâu ngăn cách giàu nghèo lại càng bị nới rộng ra. Bên cạnh những thành tựu từ tăng trưởng kinh tế mang lại, Việt Nam đang lỗ lực trong việc giải quyết vấn đề công bằng về thu nhập. Qua bảng số liệu bên dưới cho thấy thu nhập của người dân giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng trong cả nước đều tăng nhưng mức thu nhập ở khu vực thành thị vẫn luôn cao hơn khu vực nông thôn, mức chênh lệch thu nhập ở khu vực thành thị luôn gấp hơn 2 lần khu vực nông thôn. Tương ứng thu nhập ở thành thị năm 1999 cao gấp 2,29 lần ở khu vực nông thôn, con số này qua các năm tương ứng 2,26; 2,15; 2,09 lần. Tuy đã có sự thu hẹp khoảng chênh lệch nhưng vẫn còn ở mức chậm. Giữa các vùng cũng có sự chênh lệch thu nhập, giữa vùng Đông Nam Bộ với vùng Tây Bắc là 3,31 lần. Các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Đông Bắc vẫn là những vùng có mức thu nhập thấp. Thu nhập thực tế bình quân đầu người (Đơn vị: 1000 đồng/người/ tháng) 1999 2002 2004 2006 Cả nước 295 356 448 636 Phân theo thành thị và nông thôn Thành thị Nông thôn 517 225 622 275 815 378 1058 506 Phân theo vùng ĐB sông Hồng Đông Bắc Tây Bắc Bắc Trung Bộ Duyên Hải miền Trung Bộ Tây Nguyên Đông Nam Bộ ĐB sông Cửu Long 280 210 210 212 253 244 528 342 353 269 197 235 306 345 620 371 488 380 266 317 415 390 833 471 -- -- -- -- -- -- -- -- Sự chênh lệch thu nhập còn được thể hiện thông qua hệ số GINI. Hệ số GINI giảm nhẹ trong giai đoạn 2002 – 2004 nhưng đến năm 2006 tăng lên, đây là kết quả tất yếu đi theo cùng với quá trình phát triển kinh tế. Nền kinh tế của ta đang chuyển sang cơ chế thị trường thì sự mất cân đối trong phân phối, việc chênh lệch mức sống và khoảng cách giàu nghèo là khó tránh khỏi, tuy nhiên khoảng cách này không có nghĩa là thu nhập của người nghèo thấp. Thực tế trong những năm qua, mặt bằng chung thu nhập của Việt Nam đã được cải thiện, tỷ lệ người nghèo đã giảm đáng kể. Hệ số Gini từ thu nhập Năm 1993 1998 2002 2004 2006 Hệ số GINI từ thu nhập 0.35 0.39 0.42 0.41 0.43 Nguồn: Tổng Cục Thống Kê Sự chênh lệch thu nhập còn được thể hiện thông qua khoảng cách chênh lệch thu nhập của các nhóm thu nhập,mức chênh lệch này qua các năm đều tăng nhưng chỉ tăng nhẹ. Theo kết quả KSMSHGĐ 2006 hệ số chênh lệch thu nhập giữa 20% số hộ có mức thu nhập cao nhất với 20% số hộ có thu nhập thấp nhất là 8,4 lần, năm 2004 là 8,3% lần. Chênh lệch thu nhập giữa 20% nhóm giàu nhất với 20% nhóm nghèo nhất. Nguồn: Tổng Cục Thống Kê. Theo phương pháp tính tỷ trọng tổng thu nhập của 40% số hộ có thu nhập thấp nhất, nếu tỷ trọng thấp hơn 12% là có sự bất bình đẳng cao, nếu nằm trong khoảng 12 - 17% là có sự bất bình đẳng vừa; nếu lớn hơn 17% là có sự tương đối bình đẳng. Các chỉ số thống kê của Việt Nam từ cuộc khảo sát mức sống qua các năm cho thấy, tỷ trọng này của nước ta năm 1999 là 18,7%, năm 2002 là 18%, năm 2004 là 17,4%, năm 2006 là 17,4%. Như vậy, sự chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm hộ có thu nhập thấp nhất so với các nhóm còn lại l._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6012.doc