BIỆN PHÁP THI CÔNG BẢO ĐẢM AN TOÀN
LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ
A. TRÌNH TỰ THI CÔNG & CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CHÍNH
I/ Trình tự thi công và biện pháp thi công công trình.
Để đáp ứng nhu cầu của chủ đầu tư nhanh chóng đưa được dự án vào vận hành trong thời gian gần nhất nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao trong việc khai thác dự án. Nhà thầu chúng tôi sẽ cố gắng tập chung mọi nguồn lực để thi công với tiến độ nhanh nhất và đạt chất lượng tốt nhất.
Căn cứ vào thiết kế khối lượng công việc, đặc
13 trang |
Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Biện pháp thi công bảo đảm an toàn lao động và phòng chống cháy nổ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điểm công trình, tiến độ thi công công trình và qua khảo sát khu vực xây dựng cũng như yêu cầu của chủ đầu tư, thì Nhà thầu chúng tôi dự kiến trình tự tiến hành thi công như sau:
Bước 1: Tiến hành chuẩn bị mặt bằng thi công.
Bước 2: Tiến hành thi công hệ thống.
Bước 3: Lắp đặt hệ thống
Bước 4: Căn chỉnh, đấu nối và kiểm tra hệ thống
Bước 5: Hướng dẫn sử dụng và chuyển giao công nghệ, bảo hành công trình, hoàn thiện các thủ tục và hồ sơ pháp lỹ liên quan.
II/ Các giải pháp kỹ thuật chính cho biện pháp thi công.
1. Định vị công trình.
Trong quá trình thi công, Nhà thầu sẽ thường xuyên bố trí 1 cán bộ kỹ thuật kiểm tra hiện trường xác định vị trí trên bản vẽ thiết kế với hiện trường của các hạng mục công trình cũng như tổng thể công trình trong suốt quá trình thi công, ghi chép đầy đủ vào sổ nhật ký thi công hàng ngày, làm cơ sở cho công tác thi công, kiểm tra và nghiệm thu được chính xác, bảo đảm chất lượng công trình.
2. Biện pháp kỹ thuật thi công.
1. Toàn bộ nhân viên kỹ thuật, công nhân tham gia thi công đều được đào tạo tại các trường nghiệp vụ chuyên ngành & có chứng chỉ chuyên môn phù hợp với qui chuẩn hiện hành của nhà nước.
2. Trước khi đưa công nhân ra hiện trường thi công, nhà thầu tiến hành tổ chức đào tạo lại, sát hạch, phân loại lao động đối với từng cá nhân, nhóm cá nhân cụ thể. Trang bị kiến thức & thiết bị an toàn lao động. Đặc biệt với đối tượng lao động phổ thông (tuyển dụng ngắn hạn) sẽ được nhà thầu chú ý hơn trong quản lý, hướng dẫn thi công.
3. Nhà thầu chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ: Thuế, bảo hiểm xã hội, vệ sinh môi trường..., và các chi phí khác sinh ra do quá trình tổ chức thi công (đền bù, khắc phục hậu quả do thi công gây ra).
4. Nhà thầu sẽ chủ động tiến hành đề xuất kịp thời với Chủ đầu tư về các thông tin (thông tin kỹ thuật & thông tin khác) cần thiết trong việc chuẩn bị & triển khai thi công.
5. Các tổ đội thi công & bên liên quan (Chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, giám sát thi công) thường xuyên trao đổi để thống nhất phương án kỹ thuật, tiến độ thi công, tháo gỡ vướng mắc... Hạn chế tới mức thấp nhất việc thi công chồng chéo, đục phá - Gây ảnh hưởng tới chất lượng, tiến độ của công trình.
6. Sau khi chính thức nhận được thông báo trúng thầu – Nhà thầu sẽ khẩn trương triển khai thiết kế thi công & chuyển hồ sơ thi công cho phía chủ đầu tư và tư vấn thiết kế, ký duyệt để làm cơ sở định hướng thi công (mọi sai khác so với hồ sơ thi công đều phải được chủ đầu tư, tư vấn thiết kế trực tiếp quyết định kèm theo xác nhận chi tiết trong nhật ký thi công).
7. Kết thúc việc thi công toàn bộ công trình, căn cứ vào biên bản nghiệm công trình, hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công, biên bản phần việc phát sinh... phía nhà thầu sẽ thực hiện các công đoạn tiếp theo: Theo dõi, hiệu chỉnh, chạy thử, quyết toán bàn giao, bảo hành, bảo trì – Theo đúng các điều khoản ghi trong hợp đồng kinh tế & luật định hiện hành.
3. Giải pháp cấp điện, trang bị cứu hoả phục vụ thi công.
Để bảo đảm cho thi công được thuận lợi cần bảo đảm cấp điện liên tục, trang thiết bị cứu hoả sẵn sàng – Xuất phát từ mục đích trên:
1. Nguồn cấp điện thi công được lấy từ 2 nguồn:
+ Nguồn cấp điện của hội trường, hệ thống điện 3 pha từ tủ tổng.
+ Nguồn cấp điện của máy phát điện dự phòng (máy phát điện chạy bằng động cơ diezen), nguồn điện do máy tạo ra - điện 3 pha.
2. Tất cả các tủ điện thi công (tủ cố định, tủ di động) phải có độ chịu ẩm (IP 54) bảo đảm hoạt động an toàn trong cả điều kiện ẩm ướt của công trình (nếu có), vỏ tủ bắt buộc nối đất bằng dây đồng trần 4,0mm2 - các ổ cắm 3P & 2P cấp điện cho máy công cụ đều được đấu sau aptomat chống dòng chạm đất.
3. Từ vị trí tủ trung tâm các cáp điện loại + dây tiếp địa được lồng trong ống PVC đi nổi sát tường nhà tới vị trí phụ tải. Trong trường hợp cáp bắt buộc đi ngầm sàn qua trục giao thông việc lồng cáp được thực hiện bằng ống thép bảo đảm chịu được lực cơ học tác động.
4. Việc cấp điện thi công được thực hiện như sau:
Cáp trục chính sẽ được đi từ tủ tổng tới các vị trí đấu nối.
5. Để đảm bảo an toàn tránh các sự cố điện - gây thiệt hại cho người và thiết bị, việc tổ chức thi công điện tại công trình cần lưu ý:
- Toàn bộ công nhân, cán bộ kỹ thuật được trang bị đầy đủ công cụ chuyên dụng, trang bị bảo hộ theo đúng đặc điểm công việc được giao.
- Tất cả công nhân điện nhất thiết phải qua 1 lớp huấn luyện về an toàn điện (theo tiêu chuẩn ngành) và có biên bản xác nhận.
- Cán bộ kỹ thuật (tuỳ theo từng cấp độ) là người trực tiếp kiểm tra và chịu trách nhiệm về kỹ thuật và an toàn.
4. Biện pháp thi công các hạng mục:
Để đảm bảo tiến độ chất lượng và hiệu quả thi công, nhà thầu sẽ tiến hành hoàn chỉnh về mặt kỹ thuật và phương diện pháp lý như đã nêu trên để kịp thời đưa cho các bên nghiên cứu tỷ mỉ trước khi chính thức triển khai thi công.
Nhà thầu chủ động chuẩn bị tập kết tại chân công trình với một số đặc điểm phù hợp với yêu cầu trong hồ sơ mời thầu đưa ra cũng như những thay đổi được để xuất từ phía chủ đầu tư cùng các thay đổi của nhà thầu đề xuất đã được chủ đầu tư và các đơn vị chức năng phê duyệt với một số điểm đáng lưu ý như sau:
+ Chủng loại vật tư được nhập về công trình theo đúng nhu cầu của từng giai đoạn thi công do đội trưởng thi công chỉ định, không tiến hành nhập vật tư ồ ạt gây khó khăn trong việc thi công và bảo quản trang thiết bị.
+ Toàn bộ các chủng loại vật tư được sử dụng thi công là loại vật tư đặc chủng nên sẽ được nhà thầu bảo quản một cách cẩn thận, tránh tác động của nước, nhiệt, ẩm, hoá chất, vi khuẩn, côn trùng & va đập cơ học...bởi vậy mặc dù được bảo quản tại kho tạm, điều kiện vì khí hậu tối thiểu phải đạt được: (Nhiệt độ: 10 – 40 độ C. Độ ẩm trung bình: 60 %. ).
+ Toàn bộ vật tư khi đưa về nhập kho tại công trình đều được kiểm tra về mẫu mã, nhãn mác, ký hiệu, xuất sứ, niên hạn xuất xưởng... theo đúng nội dung đã ghi trong hồ sơ thầu. Ngoài việc kiểm tra về số lượng thủ kho, cán bộ kỹ thuật còn có trách nhiệm bóc mỗi kiện hàng 1 mẫu chuyển lên ban quản lý dự án để làm mẫu đối chiếu trong suốt thời gian thi công. Trong trường hợp vật tư không bảo đảm chất lượng hoặc có sai khác về qui cách, chủng loại... sẽ phải lập biên bản để thông báo với các phía để có biện pháp thay thế kịp thời, tránh ảnh hưởng tới tiến độ thi công, chất lượng công trình.
B. BIỆN PHÁP THI CÔNG CHI TIẾT
Đây là hệ thống kỹ thuật phức tạp, có tính năng sử dụng đặc thù phục vụ hoạt động hội thảo, hội nghị, biểu diễn và trình chiếu. Chính vì vậy trong quá trình thi công lắp đặt đòi hỏi Nhà thầu phải có phương án thi công và sắp xếp đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên và công nhân lành nghề thật hợp lý – quản lý chất lượng ở từng công đoạn lắp đặt chặt chẽ và nghiêm túc. Để đạt được những yêu cầu trên chúng tôi dự kiến tiến hành thi công như sau:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị thi công.
Tại công trường:
Thành lập tổ chuyên gia nhà thầu với các kỹ sư lành nghề cùng các chuyên viên trong nước và quốc tế tiến hành khảo sát lại hiện trạng công trình để có những đề xuất và thay đổi hợp lý trong quá trình thi công. Thủ kho và các bộ phận liên quan tiến hành việc xắp xếp kho bãi chuẩn bị tập kết vật liệu phục vụ thi công.
Đề xuất các phương án xử lý, thay đổi cần thiết tới chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan
Liên hệ với các bộ phận và các đơn vị chức năng tiến hành cấp điện, nước phục vụ thi công công trình.
Tại đơn vị thi công:
Thực hiện việc tập kết nguyên vật liệu và các trang thiết bị phục vụ thi công. Kiểm tra lắp đặt chạy thử hệ thống, kiểm tra chất lượng các trang thiết bị để có các phương án thay thế trước khi thi công do vậy tránh được sự ảnh hưởng tới tiến độ và chất lượng thi công.
Chuẩn bị hồ sơ giấy tờ và các thủ tục pháp lý phục vụ thi công và triển khai dự án.
Bố trí và phân công công tác trực tiếp các thành viên tham gia thi công và phục vụ dự án.
Giai đoạn 2: Thi công hệ thống.
Tại công trường: Giai đoạn này tập trung nhiều thợ bậc cao từ bậc 3 đến bậc 7 về điện, điện tử và các kỹ sư chính về điện tử chuyên ngành điện thanh có nhiều kinh nghiệm để tiến hành lắp đặt toàn bộ thiết bị bao gồm:
Lắp đặt hệ thống cấp nguồn điện tạm thời phục vụ thi công.
Đi cáp loa, cáp tín hiệu phục vụ hệ thống. Đánh dấu và đo kiểm hệ thống cáp điện, cáp tín hiệu, đo kiểm nguồn cấp cho hệ thống âm thanh. Thực hiện các công việc có liên quan, các hồ sơ giấy tờ nghiệm thu vật tư thiết bị đầu vào.
Giai đoạn 3: Lắp đặt hệ thống.
Để việc thi công được tiến hành thuận lợi đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công, giai đoạn này là gia đoạn mà nhà thầu thực hiện việc tập trung nhiều nhân lực có trình độ cao nhất tới công trình bao gồm các kỹ sư, các chuyên gia trong và ngoài nước, các thợ kỹ thuật có tay nghề cao phục vụ thi công.
Đo kiểm và đánh dấu lại các cáp loa.
Lắp đặt hệ thống âm ly và các trang thiết bị âm thanh khác vào tủ điều khiển.
Lắp đặt các thiết bị điện tử rời
Lắp đặt giá treo
Lắp đặt các thiết bị âm thanh
Kết nối điều khiển từ tủ thiết bị đến các hệ thống.
Lập trình điều khiển hệ thống.
Giai đoạn 4: Căn chỉnh, kiểm tra và chạy thử.
Căn chỉnh và kiểm tra, chạy thử từng thiết bị.
Căn chỉnh hệ thống trang âm, các thiết bị điện tử nối với hệ thống và rời.
Kiểm tra đấu nối và kết nối hệ thống.
Chạy thử hệ thống.
Giai đoạn 5: Đào tạo và chuyển giao công nghệ.
Tiến hành đào tạo và chuyển giao công nghệ cho các kỹ thuật viên và chuyên viên phía chủ đầu tư và đơn vị sử dụng.
Hướng dẫn các nhân viên kỹ thuật, chuyên viên của chủ đầu tư và đơn vị sử dụng các phương thức và biện pháp khai thác các chức năng và hiệu quả hệ thống.
Trong giai đoạn này, để đảm bảo rằng hệ thống sẽ được khai thác một cách hiệu quả nhất đồng thời tránh các hư hỏng và sự cố không đáng có, nhà thầu sẽ tiến hành mở một khóa học về thiết bị và cách thức vận hành thiết bị tại chính công trường để các kỹ thuật viên và các nhân viên vận hành có điều kiện thực hành và trao đổi trực tiếp trên thiết bị. Trong các buổi học này, chúng tôi sẽ cử các chuyên gia, các kỹ thuật viên nhà thầu cùng với việc mời các chuyên gia tới cố vấn và giải quyết các thắc mắc của các học viên được đào tạo.
C. BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ KHI THI CÔNG
Biện pháp phòng cháy chữa cháy: (PCCC).
- Không sử dụng điện quá công suất.
- Không được mang chất nổ, chất dễ cháy vào khu vực thi công.
- Chấp hành tốt nội quy, quy định về công tác PCCC.
- Thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc chấp hành qui định về công tác an toàn về PCCC.
Một số phương pháp, biện pháp tổ chức công tác PCCC trong quá trình thi công:
Để chủ động trong công tác phòng cháy chữa cháy góp phần giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trong quá trình thi công, đơn vị thi công đề ra một số biện pháp tổ chức thực hiện cụ thể như sau:
- Thành lập ban chỉ huy PCCC do đồng chí chỉ huy công trường chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về các điều kiện an toàn trong khu vực công trường mà mình phụ trách.
- Thành lập đội PCCC nghiệp vụ được lựa chọn từ các công nhân tham gia thi công, lực lượng này được tổ chức học tập, huấn luyện nghiệp vụ cơ bản về công tác PCCC.
- Về trang bị phương tiện PCCC trong quá trình thi công gồm có: 03 bình chữa cháy C02, 03 bình chữa cháy tổng hợp, 5 bộ nội quy tiêu lệnh PCCC.
- Thực hiện chế độ bảo quản vật tư, thiết bị theo đúng qui định về phòng chống cháy nổ. Các hệ thống điện của công trường từ nguồn cung cấp đến các khu vực dùng điện thường xuyên được kiểm tra nếu có nghi vấn đường dây không an toàn yêu cầu sửa chữa ngay.
- Đảm bảo đường đi lối lại trong công trường thông thoáng, có người điều tiết, lên lịch trình, phương án xe ra vào cổng để cho xe ra vào không trùng giờ, ùn tắc.
Các bình chữa cháy được đặt tại những vị trí dễ xảy ra cháy, nổ đảm bảo dễ nhìn thấy, dễ lấy. Các phương tiện trên được hướng dẫn sử dụng cho toàn thể CBCNV tham gia thi công công trình (có giấy chứng nhận sau khi được tập huấn).
- Lắp đặt điện thoại và có các số quay cần thiết như cấp cứu, công an, PCCC.
Nội qui phòng cháy chữa cháy đối với việc thi công công trình.
- Chấp hành các quy chế, quy trình kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn về điện không để xảy ra chạm chập gây cháy.
- Không tự ý mắc nối điện để dùng, trong quá trình sử dụng các dây dẫn, phích cắm v.v... bị hỏng báo cáo với ban quản lý công trường để giải quyết ngay.
- Tuyệt đối cấm đun nước bằng các dụng cụ điện tự tạo, cấm hút thuốc lá, thuốc lào, đun nấu trong khu vực thi công.
- Nguyên vật liệu dễ cháy được quản lý cẩn thận, phân cấp trách nhiệm rõ ràng, có nội quy cụ thể.
- Ban chỉ huy PCCC thường xuyên kiểm tra an toàn, kiểm tra các dụng cụ, phương tiện PCCC được trang bị.
- Khi xảy ra cháy mọi người nêu cao tinh thần trách nhiệm cứu người, cứu tài sản. Có ý thức bảo vệ hiện trường giúp cơ quan điều tra xác định nguyên nhân cháy.
- Cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác PCCC sẽ được khen thưởng, nếu xẩy ra cháy sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Ban chỉ huy công trường có trách nhiệm phổ biến nội quy này đến từng CBCNV trong toàn công trường.
D. BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG
Quy định chung:
Để đảm bảo an toàn cho người, máy móc thiết bị đơn vị thi công chấp hành đầy đủ nghiêm túc các nội quy, quy phạm kỹ thuật an toàn, bảo hộ lao động theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Biện pháp cụ thể:
- Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kiểm tra định kỳ về công tác bảo hộ và an toàn lao động.
- Lập biện pháp an toàn chi tiết cho từng công việc, biện pháp được cấp trên duyệt và đưa ra phổ biến, huấn luyện cho người trực tiếp thi công.
- Khi thi công trên cao phải có lan can an toàn và lưới an toàn , làm việc ban đêm có đủ ánh sáng.
- Các thiết bị máy móc sử dụng được kiểm định, có đủ lý lịch máy và được cấp giấy phép sử dụng theo quy định của Bộ lao động.
- Trong khi thi công, mọi người có đủ trang bị bảo hộ lao động như: Giầy vải, dây an toàn, quần áo bảo hộ lao động, mũ nhựa cứng..v..v..
- Trong thời gian làm việc tại hiện trường nghiêm cấm mọi người không được uống rượu, bia, hút thuốc hoặc sử dụng bất cứ chất kích thích nào làm cho thần kinh căng thẳng.
- Khi làm việc trên cao, nhất là những vị trí không có lưới an toàn nhất thiết phải đeo dây an toàn, dây an toàn được kiểm tra về chất lượng và buộc vào điểm chắc chắn.
- Khi thi công phần đà giáo, sàn công tác... phải được kiểm tra nghiệm thu xong mới được đưa vào sử dụng.
- Khi làm việc trên cao, cấm ném các vật từ trên cao xuống đất hoặc từ dưới lên trên. Có lưới an toàn che chắn khu vực thi công trên cao.
- Tuyệt đối không bố trí thợ làm việc tại cùng một vị trí ở tại các độ cao khác nhau - Sử dụng đúng loại thợ, không được sử dụng chồng chéo.
- Tại công trường có cán bộ y tế trực hiện trường. Tổ chức khám sức khoẻ cho người lao động trước khi đưa vào thi công công trình.
- Đối với từng công tác thi công Nhà thầu chúng tôi sẽ có biện pháp đảm bảo an toàn lao động cụ thể như: Với các công tác thi công trên cao sẽ được Nhà thầu sử dụng hệ thống dàn giáo Minh khai lắp dựng xung quanh. Hệ thống dàn giáo được che chắn phía ngoài bằng lưới, bạt để chống vật rơi từ trên cao xuống, có các bảng biểu chỉ dẫn. Công nhân trong quá trình thi công được trang bị dây an toàn và các thiết bị khác. Tất cả công nhân trước khi bắt tay vào công việc đều phải học những quy định về an toàn lao động, đây là điều bắt buộc đối với công nhân khi làm việc trên cao. Bên cạnh đó Nhà thầu còn bố trí mạng lưới an toàn viên tại công trình, những an toàn viên này là những công nhân trực tiếp sản xuất tại các tổ đội. Hệ thống an toàn viên có trách nhiệm nhắc nhở giám sát an toàn trong khi thi công công trình.
Nhiệm vụ và trách nhiệm về an toàn lao động.
Trách nhiệm của Giám đốc công trường:
- Chịu trách nhiệm về an toàn lao động tại công trường.
- Giữ vai trò Chủ tịch ban an toàn lao động.
- Phân công công việc cho đốc công, giám sát viên về an toàn lao động.
- Sắp xếp việc kiểm tra máy móc, thiết bị tại công trường theo yêu cầu của các bên hữu quan.
- Tổ chức tuần tra, kiểm tra an toàn và kịp thời sử lý khi cần thiết.
Trách nhiệm của phụ trách bảo vệ:
- Đóng góp lời khuyên cho ban điều hành về thủ tục an toàn dài hạn.
- Phát triển và giám sát chương trình an toàn cho công ty.
- Thực hiện việc kiểm tra an toàn lao động để đánh giá việc thi hành tiêu chuẩn an toàn lao động và thực hiện tiêu chuẩn an toàn lao động do ban điều hành về hoạch định chính sách đề ra, đề xuất biện pháp xử lý cho ban điều hành.
- Tham gia việc đào tạo các khoá an toàn lao động.
- Soạn thảo và cập nhật tiêu chuẩn an toàn.
- Thúc giục mọi người phải tuân theo tiêu chuẩn an toàn lao động.
Trách nhiệm của nhân viên giám sát an toàn lao động:
- Vị trí là ở ngoài công trường, quan sát để ý các hành vi hay điều kiện làm việc thiếu an toàn.
- Chuẩn bị báo cáo kiểm tra hàng ngày và tiếp tục sử lý các vụ việc.
- Trong thời gian phụ trách an toàn vắng mặt, có thể đảm nhiệm nhiệm vụ của người phụ trách.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác mà nội qui về an toàn lao động của công ty qui định.
Trách nhiệm của giám sát viên công trình:
- Đẩy mạnh việc thực hiện an toàn lao động tại công trường.
- Sửa chữa các điều kiện và hoạt động thiếu an toàn.
- Tham gia các buổi kiểm tra an toàn và theo dõi việc sử lý, sửa chữa công việc.
Trách nhiệm công nhân:
- Tuân thủ các thủ tục qui định, nội qui về an toàn lao động và báo cáo ngay các điều kiện lao động, thiết bị hay hành vi thiếu an toàn cho giám sát viên công trường.
- Báo cáo mọi tai nạn hay sự cố nguy hiểm xảy ra cho giám sát viên công trường.
- Tham gia mọi hoạt động an toàn lao động.
- Bảo dưỡng thiết bị và dụng cụ sao cho luôn ở điều kiện hoạt động tốt, an toàn.
- Vận hành thiết bị máy móc chỉ khi các thiết bị trên hoạt động an toàn.
- Tham gia vào mọi đợt đào tạo an toàn lao động.
E. BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
- Hàng ngày bố trí cho công nhân từ 15 đến 30 phút trước khi kết thúc ca làm việc để dọn vệ sinh công trường.
- Khi vận chuyển vật liệu, phế liệu có tính khô rời, bụi ra ngoài phải bảo đảm che chắn hay tạo độ ẩm thích hợp chống gây ô nhiễm trên đường vận chuyển.
- Không được vứt rác rưởi hay chất phế thải bừa bãi, phải dọn vào đúng nơi qui định của công trường.
- Khi thi công những phần việc có phát ra tiếng ồn, Nhà thầu sẽ có biện pháp hạn chế hoặc chọn thời gian thi công thích hợp, tránh gây ồn đến môi trường xung quanh. Biện pháp chống ồn hữu hiệu nhất là có biện pháp triệt khử hoặc giảm thiểu nguồn phát tiếng ồn. Các biện pháp chống ồn cho công trình bao gồm:
+ Các thiết bị máy móc thi công đảm bảo về điều kiện chống ồn, sử dụng các loại máy có công suất phù hợp, tiếng động nhỏ.
+ Tăng cường sử dụng vật liệu sạch cho môi trường để không gây ô nhiễm cho khu vực thi công.
KẾT LUẬN VỀ BIỆN PHÁP THI CÔNG:
Với những gì đã trình bày biện pháp thi công trên đây, chúng tôi tin rằng đây là sự lựa chọn tối ưu cho hệ thống trang thiết bị âm thanh biểu diễn. Nó đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu về các chức năng điều khiển thân thiện dễ sử dụng, dễ giám sát và quản lý đồng thời đảm bảo tính an toàn của hệ thống trong quá trình sử dụng. Có thể khẳng định rằng đây là các thiết bị và hệ thống thiết bị được các hãng sản xuất uy tín hàng đầu thế giới kiểm chứng qua việc sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nguyên lý hoạt động đơn giản, dễ lắp đặt,mở rộng, thay thế và ưu thế đặc biệt là việc dễ dàng cho mở rộng hệ thống đáp ứng được yêu cầu của những người trực tiếp sử dụng của Nhà Hát. Với biện pháp thi công, nghiệm thu, bàn giao và hướng dẫn sử dụng này chúng tôi tin rằng việc đảm bảo An toàn lao động và phòng chống cháy nổ trong quá trình thi công và sử dụng sẽ được đảm thực hiện theo đúng yêu cầu của chủ đầu tư.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bien_phap_thi_cong_bao_dam_an_toan_lao_dong_va_phong_chong_c.docx