Các biện pháp vượt qua rào cản đối với hàng dệt may vào thị trường hoa kỳ khi Việt Nam gia nhập wto

Lời mở đầu Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế quốc dân như hiện nay, việc các quốc gia tăng cường công tác xuất khẩu là một tất yếu để phát triển đất nước, Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Hoa Kỳ là một trong tám cường quốc phát triển nhất thế giới hiện nay, là một quốc gia có trình độ khoa học và công nghệ phát triển vào bậc nhất thế giới, có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định, có một đội ngũ đông đảo các nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này cho thấy vi

doc68 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1326 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Các biện pháp vượt qua rào cản đối với hàng dệt may vào thị trường hoa kỳ khi Việt Nam gia nhập wto, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệc đẩy mạnh hợp tác sâu rộng và bình đẳng với Hoa Kỳ sẽ là một lợi thế rất lớn đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, nó cho phép chúng ta tận dụng những kinh nghiệm kinh doanh, kinh nghiệm quản lý, tiếp thu những tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ của nước bạn vào sản xuất kinh doanh, từ đó mà tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị… đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Kể từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao và kí Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, quan hệ buôn bán giữa hai nước đã đạt được những bước phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên cho tới nay quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ phát triển chưa tương xứng với tiềm lực kinh tế của cả hai bên. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 0,4% kim ngạch xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ. Trong số các mặt hàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ là hàng dệt may. Hàng dệt may đóng một vai trò quan trọng và có đóng góp lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên mặt hàng dệt may xuất khẩu vào Hoa Kỳ còn gặp nhiều hạn chế do các rào cản thuế quan và phi thuế quan do Hoa Kỳ đặt ra. Vì vậy mục tiêu của việc nghiên cứu là tổng hợp phân tích và đánh giá thực trạng về các rào cản thương mại đối với hàng dệt may xuất khẩu trong giai đoạn hiện nay, từ đó đưa ra một số kiến nghị về các giải pháp để giúp các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu vượt qua các rào cản trong thời kì Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Với lý do trên, em mạnh dạn chọn đề tài "Các biện pháp vượt rào cản đối với hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ khi Việt Nam gia nhập WTO" làm chuyên đề tốt nghiệp với hy vọng có thể đóng góp những nghiên cứu và các ý kiến của mình về các rào cản thương mại đối với hàng dệt may của Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các rào cản thương mại đối với hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ trong giai đoạn hậu Việt Nam gia nhập WTO. Nó sẽ cung cấp một số lý luận cơ bản về rào cản thương mại quốc tế nói chung và các rào cản thương mại của Hoa Kỳ nói riêng đối với hàng xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài cũng đưa ra một số kiến nghị về những giải pháp cơ bản nhằm giúp các doanh nghiệp vượt qua các rào cản trong giai đoạn hiện nay. Trong quá trình nghiên cứu đề tài có sử dụng kết hợp phương pháp duy vật biện chứng, tổng hợp, phân tích, đánh giá thực tiễn để làm rõ mục đích và yêu cầu của đề tài. Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung của chuyên đề kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về rào cản trong thương mại quốc tế. Chương 2: Thực trạng xuất khẩu dệt may và các rào cản phi thuế quan đối với xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong thời gian qua. Chương 3: Các biện pháp vượt qua rào cản đối với hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ khi Việt Nam gia WTO. Trong quá trình nghiên cứu đề tài được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo - TS. Thân Danh Phúc - Bộ môn Kinh tế thương mại cùng các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế Thương mại trường Đại học Thương mại. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo. Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về rào cản trong thương mại quốc tế 1.1. Khái niệm và phân loại các rào cản trong thương mại quốc tế (TMQT) 1.1.1. Khái niệm Thuật ngữ "rào cản" hay "hàng rào" trong thương mại chỉ được đề cập chính thức trong một hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đó là Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (Agreement on Technical Barriers to Trade - TBT). Tuy nhiên, trong Hiệp định này, khái niệm về hàng rào cũng không được rõ ràng mà chỉ thừa nhận rằng "không một nước nào có thể bị ngăn cản tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất khẩu của mình, hoặc để bảo vệ cuộc sống hay sức khỏe con người, động thực vật, bảo vệ môi trường hoặc để ngăn ngừa các hoạt động có mục đích phá hoại khác, ở mức độ mà nước đó cho là phù hợp và phải đảm bảo rằng các biện pháp này không được tiến hành với cách thức có thể gây ra phân biệt đối xử một cách tùy tiên hoặc không thể biện minh được giữa các nước, trong các điều kiện giống nhau, hoặc tạo ra các hạn chế trá hình đối với thương mại quốc ế, hay nói cách khác là phải phù hợp với các quy định trong Hiệp định này". Trong các vòng đàm phán song phương, đa phương và vòng đàm phán Uruguay đều xuất hiện các rào cản thương mại và hầu hết các lĩnh vực, với các biện pháp rất đa dạng và tinh vi. Cho tới nay có thể nói rằng thuật ngữ "rào cản" được dùng khá phổ biến, tuy nhiên nó lại không phải là một thuật ngữ chính thống. Trong các văn bản của WTO thuật ngữ này chỉ được sử dụng để đặt tên cho một Hiệp định, đó là "Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại" nhưng trong nội dung của Hiệp định thì thuật ngữ này cũng không hề được nhắc lại. Vì vậy, chúng ta có hiểu một cách chung nhất về các rào cản thương mại như sau: Rào cản thương mại là bất kỳ biện pháp hay hành động nào có tác động gây trở ngại đối với các hoạt động thương mại quốc tế. Để hiểu rõ hơn về các rào cản thương mại quốc tế, chúng ta sẽ đi sâu vào việc phân loại các rào cản thương mại. 1.1.2. Phân loại rào cản trong thương mại quốc tế "Rào cản" trong thương mại quốc tế chỉ là một mang tính tương đối. Chẳng hạn, thuế quan sẽ không trở thành rào cản nếu đó là một mức thuế suất thấp hoặc rất thấp và không gây trở ngại gì cho thương mại quốc tế, ngược lại, nó sẽ trở thành rào cản nếu đó là một mức thuế suất khá cao, hoặc cao hơn được áp dụng đối với hàng hoá cùng loại của một nước xuất khẩu khác. Có thể có hai cách phân loại các rào cản trong thương mại quốc tế như sau: a) Theo cách tiếp cận của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Theo cách tiếp cận này, chúng ta có thể phân loại rào cản trong thương mại quốc tế theo 2 nhóm lớn là: rào cản thuế quan và ràn cản phi thuế quan. Rào cản thuế quan Thuế quan là một trong những rào cản thương mại phổ biến nhất trong thương mại quốc tế, do vậy trong hầu hết các vòng đàm phán thương mại đa biên và song biên vấn đề thuế quan luôn là trung tâm của các cuộc đàm phán và thường chiếm nhiều nhất thời gian của các cuộc đàm phán. Trong thực tiễn thương mại quốc tế có rất nhiều loại thuế và mức thuế suất khác nhau, trong đó cơ 3 loại thuế quan phổ biến sau: - Thuế phần trăm (ad-valorem tariff): được đánh theo tỷ lệ phần trăm giá trị giao dịch của hàng hoá nhập khẩu. Đây là loại thuế được sử dụng phổ biến nhấ hiện nay nhưng nhìn chung còn ở mức cao nên WTO kêu gọi các nước thành viên tiếp tục cam kết cắt giảm. - Thuế phi phần trăm (non-ad valorem tariff): bao gồm 3 loại thuế: +Thuế tuyệt đối: Thuế xác định bằng một khoản cố định trên một đơn vị hàng nhập khẩu. Nó chủ yếu được áp dụng với hàng nông sản. + Thuế tuyệt đối thay thế: quy định quyền lựa chọn áp dụng thuế phần trăm hay thuế tuyệt đối. + Thuế tổng hợp: là sự kết hợp cả thuế phần trăm và thuế tuyệt đối. - Thuế quan đặc thù: bao gồm nhiều loại như hạn ngạch thuế quan, thuế quan, thuế đối kháng, thuế chống bán phá giá, thuế thời vụ, thuế bổ sung. + Hạn ngạch thuế quan: là biện pháp quản lý nhập khẩu với hai mức thuế suất nhập khẩu. Hàng hoá trong hạn ngạch thì có mức thuế quan thấp còn hàng hoá ngoài hạn ngạch thì chịu mức thuế suất cao hơn. + Thuế đối kháng hay còn gọi là thuế chống trợ cấp xuất khẩu. Đây là một khoản thuế đặc biệt đánh vào các sản phẩm nhập khẩu để bù lại nhà sản xuất và xuất khẩu sản phẩm đó được Chính phủ nước xuất khẩu trợ cấp. + Thuế chống bán phán giá: là một loại thuế quan đặc biệt được áp dụng để ngăn chặn và đối phó với hàng nhập khẩu được bán vào thị trường nội địa nhằm tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh. + Thuế thời vụ: là loại thuế với mức thuế suất khác nhau cho cùng một loại sản phẩm. Thông thường đượcáp dụng cho các mặt hàng nông sản, khi vào thời vụ thu hoạch trong nước thì áp dụng mức thuế suất cao nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, khi hết thời vụ thì trở lại mức thuế bình thường. + Thuế bổ sung: là một loại thuế được đặt ra để thực hiện biện pháp tự vệ trong trường hợp khẩn cấp. Các chính phủ có thể sử dụng thuế bổ sung cao hơn mức thuế thông thường nếu như khối lượng hàng nhập khẩu của sản phẩm đó tăng lên quá cao gây ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc có nguy cơ làm mất đi một số ngành sản xuất nào đó trong nước. - Thuế phi tối huệ quốc (Non-MFN) còn gọi là thuế suất thông thường. Đây là mức thuế cao nhất mà các nước áp dụng đối với những nước chưa phải là thành viên của WTO và chưa ký kết Hiệp định thương mại song phương với nhau. Thuế này có thể nằm trong khoảng từ 20-110%. - Thuế tối huệ quốc (MFN): là loại thuế mà các nước thành viên WTO áp dụng cho những thành viên khác hoặc theo các Hiệp định song phương về ưu đãi thuế quan. Đây là loại thuế có mức thuế suất thấp hơn nhiều so với thuế suất thông thường. - Thuế quan ưu đãi phổ cập (GSP): là loại thuế ưu đãi cho một số hàng hoá nhập khẩu từ các nước đang phát triển được các nước công nghiệp phát triển cho hưởng GSP. Mức thuế này thấp hơn mức thuế tối huệ quốc. - Thuế áp dụng đối với các khu vực thương mại tự do: đây là loại thúe có mức thuế suất thấp nhất hoặc có thể bằng không đối với nhiều mặt hàng. - Các loại thuế quan ưu đãi khác: đó là các loại thuế quan mà các nước dành sự ưu đãi cho nhau ở một số mặt hàng như: các sản phẩm được, sản phẩm ô tô,… Rào cản phi thuế quan Rào cản phi thuế quan bao gồm nhiều loại khác nhau, có thể được áp dụng ở biên giới hay nội địa, có thể là các biện pháp hành chính hay các biện pháp kỹ thuật, bắt buộc hay tự nguyện,… Dưới đây là một số rào cản phi thuế quan chủ yếu: - Các biện pháp cấm: Trong số các biện pháp cấm được sử dụng trong thực tiễn thương mại quốc tế có các biện pháp cấm như: cấm vận toàn diện, cấm vận từng phần, cấm vận xuất khẩu hoặc nhập khẩu đối với một số loại hàng hoá nào đó (như hoá chất, chất nổ…). - Hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu: đó là những giới hạn về số lượng hoặc về giá trị hàng xuất nhập khẩu được phép xuất hoặc nhập khẩu trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). Hạn ngạch này có thể do nước nhập khẩu hoặc nước xuất khẩu tự áp đặt một cách đơn phương nhưng cũng có lợi hạn ngạch được áp đặt trên cơ sở tự nguyện của bên thứ hai (hạn ngạch xuất khẩu tự nguyện). - Cấp giấy phép xuất nhập khẩu: Có hai loại giấy phép là giấy phép về quyền hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và giấy phép xuất nhập khẩu đối với một số loại hàng hoá hoặc phương thức kinh doanh xuất nhập khẩu nào đó. Chẳng hạn là giấy phép cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép bán hàng hoá trên thị trường nội địa, giấy phép nhập khẩu thuốc lá điếu và rượu ngoại, giấy phép kinh doanh tạm nhập tái xuất,… Ngoài ra còn có 2 hình thức cấp giấy phép và cấp phép tự động và không tự động. Việc sử dụng hình thức cấp phép không tự động có thể dẫn tới những rào cản về các thủ tục hành chính và làm tăng chi phí. - Các thủ tục hải quan: Nếu các thủ tục hải quan đơn giản, nhanh chóng thì đây chỉ là những biện pháp quản lý thông thường nhưng nếu nó trở nên rườm rà, quá phức tạp, chậm chạp và thiếu trách nhiệm thì nó lại trở thành một rào cản rất lớn, ví dụ như: các quy định về kiểm tra trước khi xếp hàng, quy định về cửa khẩu thông quan, quy định về giá trị tính thuế hải quan… - Các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế (TBT): Đó là các quy định và các tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy định về phòng thí nghiệm và quy định về công nghệ hợp chuẩn. Hiện nay, do còn sự khác biệt nhau giữa các nước về việc công nhận các phòng thí nghiệm và tiêu chuẩn quốc tế, mà thực tế chúng được áp dụng khá phổ biến ở một số nước, do vậy nó đã trở thành các rào cản về kỹ thuật trong thương mại quốc tế. Tuy WTO đã phải thống nhất về các nguyên tắc chung và được cam kết tại Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế song cách thức tiến hành của các nước thường tạo ra sự phân biệt đối xử hoặc là những hạn chế vô lý đối với thương mại. - Các biện pháp vệ sinh động - thực vật (SPS): Theo Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động thực vật của WTO thì các biện pháp vệ sinh động - thực vật bao gồm tất cả các luật, nghị định, quy định, yêu cầu và thủ tục, kể cả các tiêu chí sản phẩm cuối cùng; các quá trình và phương pháp sản xuất, thử nghiệm, thanh tra, chứng nhận và làm thủ tục chấp nhận; xử lý kiểm dịch kể cả các yêu cầu gần với việc vận chuyển động vật hay thực vật hay gắn với các nguyên liệu cần thiết cho sự tồn tại của chúng trong khi vận chuyển,… - Các quy định về thương mại dịch vụ: như quy định về lập công ty, chi nhánh và văn phòng đại diện, quy định vềĩd và phát triển hệ thống phân phối hàng hoá, quy định về quyền được tiếp cận các dịch vụ công một cách bình đẳng,… đều có thể trở thành các rào cản trong thương mại quốc tế nếu như nó không được minh bạch hay có sự phân biệt đối xử. - Các quy định về đầu tư có liên quan đến thương mại: như lĩnh vực không hoặc chưa cho phép đầu tư nước ngoài, tỷ lệ góp vốn tối thiểu hoặc tối đa cho các lĩnh vực hoặc sản phẩm xác định, tỷ lệ xuất khẩu tối thiểu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,… Đó là những phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước, và nó trở thành các rào cản thương mại quốc tế mà hiện nay ở các cuộc đàm phán nó trở thành một chủ đề khá nóng bỏng. - Các quy định về sở hữu trí tuệ: đó là những quy định về xuất xứ hàng hoá, các vấn đề về thương hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, bí mật thương mại,… cũng có thể trở thành các rào cản thương mại hiện nay. - Các quy định chuyên ngành về các điều kiện sản xuất, thử nghiệm, lưu thông và phân phối các sản phẩm được xác định trong các Hiệp định của WTO như: Hiệp định nông nghiệp, Hiệp định thương mại về hàng dệt và may mặc. Hầu hết các nước trong Tổ chức Thương mại thế giới đều có các quy định quốc gia cho một số hàng hoá thuộc diện quản lý theo chuyên ngành, cách thức và biện pháp quản lý của các nước cũng rất khác nhau và cũng có thể trở thành các rào cản thương mại. - Các quy định về bảo vệ môi trường: bao gồm các quy định về môi trường bên ngoài lãnh thổ biên giới theo Hiệp ước hoặc công ước quốc tế; các quy định trực tiếp về môi trường trong lãnh thổ quốc gia (quy định về tiêu chuẩn môi trường, bao bì và tái chế bao bì, nhãn mác sinh thái,…) và các quy định có liên quan trực tiếp đến môi trường nhưng thuộc mục tiêu bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (dư lượng chất kháng sinh và chất bảo vệ thực vật,…). - Các rào cản về văn bản: Sự khác biệt về văn hoá về cách nhìn nhận, đánh giá về giá trị đạo đức xã hội,… cũng trở thành một một trong các rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế. - Các rào cản địa phương: ở một số nước, pháp luật của Chính phủ cũng có sự khác biệt so với các quy định mang tính địa phương. Chẳng hạn như quy định về xuất nhập khẩu tiểu ngạch, quy định về phân luồng đường cho các phương tiện vận chuyển hàng hoá, qui định về các khoản phí và phụ thu,… cũng đều có thể trở thành những rào cản thương mại. b. Theo cách tiếp cận xây dựng báo cáo thường niên của Hoa Kỳ Theo báo cáo hàng năm của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) cho Tổng thống và Quốc hội Hoa Kỳ về rào cản thương mại của nước ngoài (theo yêu cầu của Điều 181 Luật Thương mại và thuế quan 1984, được sửa đổi bằng Luật Thương mại và cạnh tranh 1988 của Hoa Kỳ) thì các rào cản thương mại quốc tế được chia thành 9 nhóm sau: 1) Chính sách nhập khẩu (thuế và các khoản lệ phí đối với hàng nhập khẩu, hạn chế định lượng, giấy phép nhập khẩu, rào cản hải quan); 2) Tiêu chuẩn, kiểm tra, nhãn mác và chứng nhận (bao gồm việc áp dụng các hạn chế không cần thiết, các tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật cũng như các biện pháp môi trường, việc từ chối các tiêu chuẩn của các nhà sản xuất hoa Kỳ); 3) Mua sắm của Chính phủ (chính sách mua sắm quốc gia và đấu thầu hạn chế); 4) Trợ cấp xuất khẩu (tài trợ cho xuất khẩu với các điều kiện ưu đãi và trợ cấp đối với xuất khẩu nông sản); 5) Không bảo hộ sở hữu trí tuệ (không có các biện pháp phù hợp để bảo vệ quyền sáng chế, phát minh, thương hiệu); 6) Các rào cản dịch vụ (thiếu các dịch vụ tài chính do các tổ chức tài chính nước ngoài cung cấp, các quy định về dữ liệu quốc tế và hạn chế trong sử dụng dịch vụ xử lý dữ liệu của nước ngoài); 7) Các rào cản chống cạnh tranh (bao gồm cả các thực tiễn chống cạnh tranh của các doanh nghiệp Nhà nước cũng như của các công ty Hoa Kỳ hay các công ty nước ngoài khác); 8) Các rào cản khác (tham nhũng hối lộ… hoặc các rào cản có ảnh hưởng đến các lĩnh vực đơn lẻ). 1.1.3. Phạm vi và mục đích sử dụng các rào cản trong TMQT Mặc dù ủng hộ tự do hoá thương mại, Chính phủ các quóc gia vẫn cứ dựng nên các rào cản đối với TMQT, về hình thức có thể thay đổi nhưng phạm vi là mức độ của các rào cản ngày càng tăng lên. Nếu như trước khi thành lập WTO thì rào cản TMQT chỉ giới hạn trong phạm vi thương mại hàng hoá thì ngày nay nó phát triển sang cả lĩnh vực dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ. Nếu như trước đây các biện pháp áp dụng chỉ là các biện pháp hành chính (cấm, hạn ngạch và giấy phép) thì ngày nay nó hết sức đa dạng và tinh vi, liên quan tới nhiều quốc gia. Sở dĩ như vậy là vì mục đích sử dụng cũng đa dạng cả về kinh tế, chính trị và văn hoá. - Vì mục đích chính trị Chính phủ đưa ra các quyết định về chính sách thương mại dựa trên sự tính toán, cân nhắc tới nhiều yếu tố có liên quan. Hoa Kỳ và một số nước Tây Âu là những điển hình trong việc sử dụng các rào cản TMQT để đạt được mục đích chính trị. Một ví dụ điển hình là việc Hoa Kỳ dành cho Israen chế độ thuế suất bằng không đói với hàng nông sản và nhiều hàng hoá khác của Israen kể từ năm 1985. Xuất phát từ động cơ chính trị mà các nước thường hay sử dụng các biện pháp như: cấm vận, cấm nhập khẩu hoặc xuất khẩu một loại hàng hoá nào đó hoặc áp dụng mức thuế suất riêng biệt rất cao,… Ngoài ra, còn có các biện pháp phân biệt đối xử trong việc xếp loại nước có nền kinh tế thị trường và nước chưa có nền kinh tế thị trường. - Bảo vệ việc làm Để ổn định tình hình xã, đặc biệt là nhằm đạt được mục tiêu về giảm tỷ lệ thất nghiệp và tạo việc làm cho người lao động trong nước, Chính phủ có thể sử dụng các biện pháp khác nhau để hạn chế nhập khẩu, thậm chí cả hạn chế nhập khẩu lao động như: thuế quan nhập khẩu ở mức rất cao, hạn ngạch, thuế chống trợ cấp và thuế chống phá giá. Ngoài ra còn có thể sử dụng các biện pháp nội địa địa như: trợ cấp, sử dụng các quy định mua của địa phương hay sử dụng tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội theo SA8000,… - Bảo vệ người tiêu dùng Kinh tế càng phát triển thì người tiêu dùng càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng hàng hoá và dịch vụ, họ quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề về sức khoẻ và sự an toàn hơn là giá cả đắt hay rẻ. Và để bảo vệ người tiêu dùng Chính phủ cần có các biện pháp nhằm tác động tới các sản phẩm nhập khẩu thông qua các quy định về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, nhãn hiệu và bao gói. - Khuyến khích các lợi ích quốc gia Lợi ích quốc gia bao gồm một loạt các quan tâm khác nhau. Trước hết là do yêu cầu của chiến lược phát triển ngành sản xuất nội địa có thể dành cho nhà sản xuất trong nước những ưu tiên hơn các doanh nghiệp nước ngoài. Thứ hai, Chính phủ các nước trong những ưu tiên hơn các doanh nghiệp nước ngoài. Thứ hai, Chính phủ của các nước cần phải tạo dựng và khai thác các ngành sản xuất mà lợi thế cạnh tranh quốc gia có thể thu được. Thứ ba, chính sách thương mại có thể được xây dựng nhằm tạo dựng thị trường và đối tác thương mại có tính chiến lược. Thứ tư, vì các lợi ích quốc gia liên quan đến việc duy trì văn hoá và bản sắc dân tộc, qua đó cho phép tự do thương mại nếu các quốc gia khác bảo vệ một cách tích cực các ngành công nghiệp của chính họ. - An ninh quốc gia Vấn đề an ninh quốc gia luôn đòi hỏi phải sử dụng các biện pháp cấm nhập khẩu đói với một số hàng hoá có liên quan như: vũ khí, chất nổ. - Bảo vệ môi trường Môi trường là một trong những vấn đề được bàn đến nhiều nhất hiện nay, nó đang trở thành vấn đề của toàn cầu và tất nhiên mỗi quốc gia sẽ có những biện pháp cần thiết và thích hợp để bảo vệ môi trường của quốc gia mình. 1.2. Rào cản chủ yếu đối với thương mại hàng dệt may 1.2.1. Rào cản thuế quan Thuế quan là một trong những rào cản thương mại phổ biến nhất trong thương mại quốc tế, nó được áp dụng đối với hầu hết các mặt hàng trong thương mại quốc tế, và tất nhiên dệt may là một trong những mặt hàng chịu tác động của các mức thuế quan khác nhau. Trong thực tế thương mại quốc tế có rất nhiều loại thuế và mức thuế suất được sử dụng và do vậy Tổ chức Thương mại Thế giới cũng không thể có quy định một cách cụ thể rằng các nước phải ràng buộc loại thuế nào. Tuy nhiên dệt may là mặt hàng chủ yếu chịu sự tác động của các rào cản phi thuế quan. Các loại thuế có thể áp dụng đối với mặt hàng dệt may bao gồm: - Thuế phần trăm: Đây là loại thuế được đánh theo tỷ lệ phần trăm giá trị giao dịch của hàng hoá nhập khẩu. Đây là loại thuế được áp dụng khá phổ biến đối với hàng dệt may. - Thuế phi phần trăm bao gồm: + Thuế tuyệt đối: là loại thuế xác định một khoản cố định trên một đơnvị hàng nhập khẩu, chủ yếu áp dụng cho các mặt hàng nông sản. + Thuế tuyệt đối thay thế: quy định quyền lựa chọn áp dụng thuế phần trăm hay thuế tuyệt đối. + Thuế tổng hợp: là sự kết hợp cả thuế phần trăm và thuế tuyệt đối. - Thuế đặc thù: bao gồm hạn ngạch thuế quan, thuế đối kháng, thuế chống bán phá giá và thuế bổ sung. + Hạn ngạch thuế quan: là biện pháp quản lý nhập khẩu với hai mức thuế xuất nhập khẩu. Hàng hoá trong hạn ngạch thì có mức thuế quan thấp còn hàng hoá ngoài hạn ngạch thì chịu mức thuế suất cao hơn. + Thuế đối kháng hay còn gọi là thuế chống trợ cấp xuất khẩu. Đây là một khoản thuế đặc biệt đánh vào các sản phẩm nhập khẩu để bù lại việc nhà sản phẩm và xuất khẩu sản phẩm đó được Chính phủ nước xuất khẩu trợ cấp. + Thuế chống bán phá giá: là loại thuế quan đặc biệt được áp dụng để ngăn chặn và đối phó với hàng nhập khẩu được bán vào thị trường nội địa nhằm tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh. + Thuế bổ sung: là một loại thuế được đặt ra để thực hiện biện pháp tự vệ trong trường hợp khẩn cấp. Các Chính phủ có thể sử dụng thuế bổ sung cao hơn mức thuế thông thường nếu như khối lượng hàng nhập khẩu của sản phẩm đó tăng lên quá cao gây ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc có nguy cơ làm mất đi một số ngành sản xuất nào đó trong nước. - Thuế phi tối huệ quốc (Non-MFN) còn gọi là thuế suất thông thường. Đây là mức thuế cao nhất mà các nước áp dụng đối với những nước chưa phải là thành viên của WTO và chưa ký kết Hiệp định thương mại song phương với nhau. Thuế này có thể nằm trong khoảng từ 20-110%. - Thuế quan ưu đãi phổ cập (GSP): là loại thuế ưu đãi cho một số hàng hoá nhập khẩu từ các nước đang phát triển được các nước công nghiệp phát triển cho hưởng GSP. Mức thuế này thấp hơn mức thuế tối huệ quốc. 1.2.2. Rào cản phi thuế quan - Hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu: đó là hạn ngạch về số lượng hoặc giá trị được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm). Đâylà rào cản lớn nhất đối với xuất khẩu dệt may của các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam. - Cấp giấy phép xuất nhập khẩu: Có hai loại giấy phép về quyền hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và giấy phép xuất nhập khẩu đối với một số loại hàng hoá hoặc phương thức kinh doanh xuất nhập khẩu nào đó. Chẳng hạn là giấy phép cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép mua bán hàng hoá trên thị trường nội địa, giấy phép nhập khẩu thuốc lá điếu và rượu ngoại, giấy phép kinh doanh tạm nhập tái xuất,… Ngoài ra còn có 2 hình thức cấp giấy phép là cấp phép tự động và không tự động. Việc sử dụng hình thức cấp phép không tự động có thể dẫn tới những rào cản về các thủ tục hành chính và làm tăng chi phí. - Các thủ tục hải quan: Nếu các thủ tục hải quan đơn giản, nhanh chóng thì đây chỉ là những biện pháp quản lý thông thường nhưng nếu nó trở nên rườm rà, quá phức tạp, chậm chạp và thiếu trách nhiệm thì nó lại trở thành một rào cản rất lớn, ví dụ như: các quy định về kiểm tra trước khi xếp hàng, quy định về cửa khẩu thông quan, quy định về giá trị tính thuế hải quan,… - Các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế (TBT): Đó là các quy định và các tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy định về phòng thí nghiệm và quy định về công nhận hợp chuẩn mà chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn ở phần sau. 1.3. Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và các rào cản kỹ thuật đối với các hàng dệt may trên thị trường Hoa Kỳ 1.3.1. Khái quát chung về Hiệp định Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ gồm 4 phần: Tiếp cận thị trường, thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ và đầu tư. 1. Tiếp cận thị trường Việt Nam đồng ý tiến hành những bước sau nhằm mở cửa thị trường. - Dành quy chế đối xử tối huệ quốc cho các hàng hóa của Mỹ; - Đối xử với các hàng hóa nhập khẩu giống như hàng hóa sản xuất trong nước (còn được gọi là "đối xử quốc gia"). - Loại bỏ hạn ngạch đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu trong thời hạn từ 3 đến 7 năm; - Minh bạch hơn quy trình mua sắm của chính phủ; - Lần đầu tiên cho phép tất cả các doanh nghiệp Việt Nam được phép đầu tư trực tiếp của Mỹ được phép xuất nhập khẩu hầu hết các sản phẩm (với lộ trình 3-6 năm); - Hiện tại các công ty nước ngoài phải phụ thuộc vào các nhà nhập khẩu Việt Nam được cấp giấy phép, hầu hết là các doanh nghiệp Nhà nước. - Đảm bảo các doanh nghiệp Nhà nước sẽ tuân thủ các quy định của WTO; Tuân thủ các quy định của WTO vè hải quan, giấy phép nhập khẩu, tiêu chuẩn kỹ thuật và các biện pháp về vệ sinh và vệ sinh thực vật. * Ưu đãi thuế quan: Hiệp định thương mại song phương Hoa Kỳ - Việt Nam là hiệp định đáng chú ý ở chỗ, khác với các hiệp định thương mại song phương đã từng đàm phán trước đây giữa Mỹ và các nước thuộc diện điều chỉnh của tù chính án Jackson - vanik, Hiệp định này chứa đựng các cam kết cụ thể về việc giảm thuế cho khoảng 250 sản phẩm, khoảng 4/5 trong số đó là nông sản. Đáng chú ý, mức cắt giảm sẽ từ 33% đến 50% và được thực hiện trong giai đoạn 3 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực. Mức thuế quan của Việt Nam không quá cao đối với một nước đang phát triển (phòng tương vụ ước tính mức thuế suất thuế quan trung bình của Việt Nam là 15% - 20%). Chính quyền Clinton đánh giá bước tiến của Việt Nam trong việc áp dụng thuế quan theo quy chế Tối huệ quốc là rất đáng kể, khi Việt Nam từ tháng 1 năm 1999 đã áp dụng phụ thu thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ những nước mà Việt Nam không có quan hệ đối xử tối huệ quốc có đi có lại. Trong thời gian Hà Nội và Wasshington đàm phán hiệp định Thương mại song phương này, Việt Nam đã không áp dụng khoản phụ thu này đối với hàng hóa nhập khẩu của Mỹ. Bên cạnh đó, trong vấn đề tiếp cận thị trường, hiệp định còn có quy định về bảo vệ, theo đó cho phép một trong hai bên có quyền tạm thời áp đặt thuế quan nhằm ngăn chặn tình trạng nhập khẩu hàng hóa tăng lên nhanh chóng. 2. Quan hệ sở hữu trí tuệ Việt Nam cam kết thực hiện Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Thương mại (TRIPs) của tổ chức thương mại thế giới sau 18 tháng kể từ khi hiệp định có hiệu lực. Hiệp định song phương về TRIPs này còn có những quy định cao hơn so với hiệp định TRIPs của WTO do đó còn có những cam kết của Việt Nam về bảo hộ tín hiệu vệ tinh trong vòng 30 tháng. 3. Thương mại dịch vụ Trong lĩnh vực dịch vụ, Việt Nam cam kết tuân thủ các quy định của WTO về tối huệ quốc, đối xử quốc gia và các nguyên tức trong pháp luật quốc gia. Bên cạnh đó, Việt Nam đồng ý cho phép các công ty và các cá nhân Mỹ đầu tư vào thị trường của một loạt các lĩnh vực dịch vụ, bao gồm kế toán, quảng cáo, ngân hàng, máy tính, phân phối, giáo dục, bảo hiểm, luật và viễn thông. Hầu hết các cam kết về các lĩnh vực đó có lộ trình thực hiện sau 3 năm đến 5 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực. Cam kết của Việt Nam trong 3 lĩnh vực dịch vụ lớn nhất của Mỹ: ngân hàng, bảo hiểm và viễn thông được nêu rõ dưới đây: - Dịch vụ ngân hàng: Việt Nam đồng ý thực hiện các biện pháp tự do hóa sau: Trong vòng 9 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực, các ngân hàng của Mỹ được phép thành lập liên doanh với các đối tác Việt Nam, trong đó phần vốn góp của Hoa Kỳ từ 30% đến 49% vốn pháp định của liên doanh. Sau 9 năm, được phép thành lập ngân hàng 100% vốn đầu tư của Hoa Kỳ. - Bảo hiểm: theo hiệp định thương mại song phương, đối với các lĩnh vực bảo hiểm "bắt buộc" (bảo hiểm phương tiện và xây dựng), sau 3 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ cho phép các công ty Mỹ thành lập liên doanh, không hạn chế phần góp vốn của Hoa Kỳ. Sau 6 năm cho phép thành lập các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư của Hoa Kỳ. Đối với bảo hiểm nhân thọ và các lĩnh vực bảo hiểm "không bắt buộc" khác, sau 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, cho phép thành lập các liên doanh có mức vốn góp tối đa của Mỹ là 50% vốn pháp định của liên doanh. Sau 5 năm kể từ khi thành lập, cho phép thành lập các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư Hoa Kỳ. - Viễn thông: theo hiệp định Thương mại song phương, đối với các dịch vụ viễn thông cao cấp (như internet, thư điện tử và voice mail) Việt Nam sẽ cho phép thành lập các liên doanh 2 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, với mức vốn góp tối đa của Mỹ là 50% vốn pháp định của liên doanh. Dịch vụ internet có lộ trình thực hiện là 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Đối với các dịch vụ viễn thông cơ bản (như fax, điện thoại di động và các dịch vụ vệ tinh), cho phép thành lập các liên doanh sau 4 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực với mức vốn góp của các công ty Mỹ khống chế ở mức 49% vốn pháp định của liên doanh. Đối với các dịch vụ điện thoại nội hạt, đường dài và quốc tế cho phép thành lập các liên doanh sau 6 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực với mức vốn góp của Hoa Kỳ không quá 49% vốn pháp định của liên doanh. Việt Nam đồng ý sẽ xem xét việc nâng các mức hạn chế vốn góp của Hoa Kỳ khi tiến hành đánh giá Hiệp định trong 3 năm tới. 4. Đầu tư Liên quan đến đầu tư, Thương mại Hoa Kỳ - Việt Nam có các bảo đảm về đối xử tối huệ quốc, đối xử quốc gia, minh bạch và bảo vệ trong trường hợp tước quyền sở hữu. B._.ên cạnh đó, Việt Nam cam kết tiến hành những thay đổi sau trong cơ chế đầu tư của mình: - Thẩm định đầu tư: hiện tại các công ty phải được chính phủ đồng ý cho phép đầu tư tại Việt Nam. Theo hiệp định Thương mại song phương này, việc thêm định dự án sẽ được xóa bỏ đối với hầu hết các lĩnh vực trong vòng 2,6 hoặc 9 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực. Tùy thuộc vào lĩnh vực có liên quan. - Chuyển đổi lợi nhuận ra ngoại tệ: hiện tại, các doanh nghiệp Việt Nam được tự do hơn so với các công ty nước ngoài đa quốc gia trong việc vận chuyển lợi nhuận thu được tại Việt Nam ra ngoại tệ. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quyền thông qua việc chuyển đổi ra ngoại tệ thay mặt các công ty nước ngoài và ngân hàng Nhà nước không cho phép các doanh nghiệp không có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi ngoại tệ (2). Theo hiệp định Thương mại song phương, các công ty đa quốc gia của nước ngoài sẽ có quyền được chuyển lợi nhuận ra ngoại tệ giống như các công ty Việt Nam; tuy nhiên, đồng tiền Việt Nam vẫn chưa phải đồng tiền tự do chuyển đổi. - Ngưỡng vốn góp: hiện tại, vốn góp của Hoa Kỳ trong liên doanh ít nhất phải chiếm 30% vốn pháp định của liên doanh. Yêu cầu này sẽ được loại bỏ sau 3 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực. - Các yêu cầu về nhân sự đối với liên doanh: hiện tại Việt Nam yêu cầu một số thành viên hội đồng quản trị nhất định phải là người Việt Nam và yêu cầu một số loại quyết định nhất định phải nhận được sự đồng thuận (theo đó dành quyền phủ quyết cho các thành viên Việt Nam trong hội đồng quản trị). Theo hiệp định thương mại song phương. Trong vòng 3 năm Việt Nam sẽ cho phép các công ty đa quốc gia của Mỹ có quyền lựa chọn các chức vụ lãnh đạo cao cấp mà không có hạn chế về quốc tịch. - Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs): Việt Nam đồng ý trong vòng 5 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực sẽ xóa bỏ tất cả các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs) không phù hợp với quy định của WTO. Ví dụ như các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa. 5. Tính minh bạch Việt Nam đồng ý thực hiện một cơ chế thương mại hoàn toàn minh bạch bằng cách cho phép góp ý kiến vào các dự thảo luật và quy định sẽ đảm bảo công khai trước tất cả các luật và các quy định đó. Bằng cách công bố tất cả các văn bản đó và cho phép công dân và các công ty Mỹ có quyền khiếu nại các quy định đó. Hiệp định thương mại song phương có kết cấu gồm 7 chương và 8 phụ lục chính như sau: Chương 1: Thương mại hàng hóa Chương 2: Quyền sở hữu trí tuệ Chương 3: Thương mại dịch vụ Chương 4: Phát triển quan hệ đầu tư Chương 5: Tạo thuận lợi cho kinh doanh Chương 6: Các quy định liên quan tới tính minh bạch Chương 7: Những điều khoản chung Các phụ lục Phụ lục A - Việt Nam Phụ lục B - Việt Nam Phụ lục B1 - Hạn chế số lượng nhập khẩu - sản phẩm Phụ lục B2 - Hạn chế số lượng xuất khẩu Phụ lục B3 - Hàng hóa cấm nhập khẩu Phụ lục B4 - hàng hóa cấm xuất khẩu Phụ lục C - Việt Nam Phụ lục C1 - hàng hóa nhập khẩu thuộc diện điều chỉnh các các bước quy định về thương mại Nhà nước và lịch trình loại bỏ. Phụ lục C2 - Hàng hóa xuất khẩu thuộc diện điều chỉnh của các bước quy định về thương mại Nhà nước và lịch trình loại bỏ. Phụ lục D - Việt Nam - lịch trình loại bỏ hạn chế về quyền kinh doanh nhập khẩu và quyền phân phối. Phụ lục D1 - Lịch trình loại bỏ hạn chế về quyền kinh doanh nhập khẩu và quyền phân phối. Phụ lục D2 - Lịch trình loại bỏ hạn chế về quyền kinh doanh xuất khẩu công nghiệp Phụ lục F - Phụ lục về dịch vụ tài chính, phụ lục tài chính, phụ lục về di chuyển thể nhận, phụ lục về viễn thông và tài liệu tham chiếu về viễn thông. Phụ lục G - Hoa Kỳ, Việt Nam - bảng lộ trình cam kết thương mại dịch vụ cụ thể. Phụ lục H - Việt Nam, Hoa Kỳ Phụ lục I - Danh mục minh họa các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs). 1.3.2. Thay đổi của hiệp định Thương mại Việt - Mỹ khi Việt Nam gia nhập WTO Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO vào tháng 11 năm 2006 vừa qua, mối quan hệ của Việt Nam và Hoa Kỳ nói chung có nhiều thay đổi lớn. Cũng theo đó Hiệp định thương mại Việt - Mỹ cũng có nhiều điểm khác biệt so với trước đây, cụ thể như sau: - Việt Nam sẽ không áp dụng biện pháp trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản sang các nước nhập khẩu trong đó có Mỹ. - Về quyền kinh doanh (quyền xuất nhập khẩu hàng hóa): Việt Nam đồng ý cho các doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài được quyền xuất nhập khẩu hàng hóa như người Việt Nam kể từ khi gia nhập WTO, trừ một số mặt hàng thuộc danh mục thương mại Nhà nước (như xăng dầu, thuốc lá điếu, xì gà, băng đĩa hình, báo chí) và một số mặt hàng nhạy cảm khác mà ta chỉ cho phép sau một thời gian chuyển đổi (như gạo và dược phẩm). - Việt Nam đồng ý cho phép các doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được đăng ký quyền xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Quyền xuất nhập khẩu chỉ là quyền đứng tên trên tờ khai hải quan để làm thủ tục xuất khẩu. Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp và các cá nhân Mỹ sẽ không được tự động tham gia vào hệ thống phân phối trong nước. Các cam kết về quyền kinh doanh sẽ không ảnh hưởng đến quyền của ta trong việc đưa ra các quy định để quản lý dịch vụ phân phối, đặc biệt đối với các sản phẩm nhạy cảm như dược phẩm, xăng dầu, báo, tạp chí… - Về một số biện pháp hạn chế nhập khẩu, Việt Nam đồng ý cho nhập khẩu xe máy phân phối lớn không muộn hơn ngày 31/5/2007. Với thuốc lá điếu xì gà, Việt Nam đồng ý bỏ biện pháp cấm nhập khẩu kể từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên chỉ có doanh nghiệp Nhà nước được quyền nhập khẩu toàn bộ thuốc lá điếu và xì gà. Mức thuế nhập khẩu áp dụng cho các mặt hàng này là rất cao.Với ô tô cũ, Việt Nam cho phép nhập khẩu các loại xe đã qua sử dụng không quá 5 năm. - Về cam kết thực hiện minh bạch hóa, ngay từ khi Việt Nam gia nhập WTO Việt Nam sẽ công bố dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ ban hành để lấy ý kiến nhân dân. Thời gian dành cho việc góp ý và sửa đổi tối thiểu là 60 ngày. Việt Nam cũng cam kết sẽ công bố các văn bản luật trên các tạp chí, trang thông tin điện tử của bộ, ngành. - Một số cam kết khác: thuế xuất khẩu, Việt Nam chỉ cam kết giảm thuế xuất khẩu đối với phế liệu kim loại đen và màu theo lộ trình, không cam kết về thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm khác. - Mỹ sẽ bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho các nước là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Như vậy kể từ tháng 11 năm 2006 Việt Nam sẽ không phải chịu hạn ngạch dệt may từ Hoa Kỳ nữa (riêng trường hợp ta vi phạm quy định thì một số nước có thể có biện pháp trả đũa nhất định). Tuy nhiên đây cũng là một thử thách rất lớn cho ngành dệt may Việt Nam. Bởi vì ngành dệt may Việt Nam sẽ phải cạnh tranh quyết liệt với các nước có ngành dệt may phát triển lớn như Trung Quốc, ấn Độ, Malaysia và các nhà sản xuất dệt may của Mỹ. - Khi Việt Nam gia nhập WTO, sẽ ràng buộc mức trần cho toàn bộ biểu thuế (10.600 dòng). Mức thuế bình quân toàn biểu được giảm từ mức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% thực hiện dần trung bình 5-7 năm. Mức thuế bình quân đối với hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23,5 xuống còn 20,9% thực hiện trong khoảng 5 năm. Với hàng công nghiệp từ 16,8% xuống còn 12,6% thực hiện chủ yếu trong vòng từ 5-7 năm. Sẽ có khoảng hơn 1/3 doanh số thuế phải cắt giảm, chủ yếu là các dòng thuế suất trên 20%. Các mặt hàng trọng yếu, nhạy cảm đối với nền kinh tế nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, ô tô, xe máy… vẫn duy trì mức được bảo hộ nhất định. Những mặt hàng có mức giảm thuế lớn nhất bao gồm: hàng dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc và thiết bị điện - điện tử. Bên cạnh đó Việt Nam được đặt mức thuế trần cao hơn mức đang áp dụng đối với các nhóm hàng xăng dầu, kim loại, hóa chất và phương tiện vận tải. Khi vào được WTO hàng hóa Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi của các nước thành viên, còn hàng dệt may sẽ được bãi bỏ hạn ngạch. Với Mỹ, khi Việt Nam gia nhập WTO, ngoài việc được hưởng quy chế tối huệ quốc MFN, Việt Nam còn được hưởng chính sách ưu đãi phổ cập GSP, khi đó thuế nhập khẩu của hàng hóa Việt Nam vào Mỹ sẽ giảm đi rất nhiều. - Về dịch vụ: Trong hiệp định thương mại song phương (BTA) với Hoa Kỳ ta đã cam kết 8 ngành dịch vụ (khoảng 65 phân ngành). Trong thỏa thuận WTO, ta thỏa thuận đủ 11 ngành dịch vụ, tính theo phân ngành khoảng 110 ngành. Về mức độ cam kết, với hầu hết các ngành dịch vụ, trong đó có những ngành nhạy cảm như bảo hiểm, phân phối du lịch,… ta giữ được cam kết gần như trong BTA. Riêng viễn thông, ngân hàng và chứng khoán, để sớm kết thúc đàm phán, ta đã có một bước tiến, tuy nhiên nhìn chung không quá xa so với hiện trạng và phù hợp với định hướng phát triển đã được phê duyệt cho các ngành. Cam kết chung cho các ngành dịch vụ về cơ bản như BTA. Trước hết các công ty nước ngoài không được hiện diện tại Việt Nam dưới hình thức chi nhánh, trừ phi điều đó được cho phép trong từng ngành cụ thể. Ngoài ra, công ty nước ngoài tuy được phép đưa cán bộ quản lý vào làm việc tại Việt Nam nhưng ít nhất 20% cán bộ quản lý của các công ty phải là người Việt Nam. Cuối cùng ta cho phép tổ chức và cá nhân nước ngoài được mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam nhưng tỷ lệ phải phù hợp với mức mở cửa thị trường ngành đó. Riêng ngân hàng ta chỉ cho phép ngân hàng nước ngoài mua tối đa là 30% cổ phần. Dịch vụ viễn thông, Việt Nam có thêm một số nhân nhượng hơn so với trong BTA nhưng ở mức độ hợp lý, phù hợp với chiến lược phát triển của Việt Nam. Cụ thể là cho phép thành lập liên doanh đa số vốn nước ngoài để cung cấp dịch vụ viễn thông gắn với hạ tầng mạng (phải thuê mạng do doanh nghiệp Việt Nam nắm quyền kiểm soát) và nới lỏng một chút về việc cung cấp dịch vụ qua biên giới để đổi lấy giữ lấy hạn chế áp dụng cho viễn thông gắn với hạn tầng mạng (chỉ các doanh nghiệp Nhà nước nắm đa số vốn mới đầu tư hạ tầng mạng, nước ngoài chỉ được góp vốn đến 49% và cũng chỉ được liên doanh với các đối tác Việt Nam đã được cấp phép). Về bảo hiểm: Việt Nam đồng ý cho Hoa Kỳ thành lập chi nhánh bảo hiểm nhân thọ sau 5 năm kể từ ngày gia nhập WTO. Dịch vụ ngân hàng: Việt Nam đồng ý cho thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài không muộn hơn 1/4/2007. Ngoài ra, ngân hàng nước ngoài muốn được thành lập chi nhánh tại Việt Nam nhưng chi nhánh đó không được phép mở các chi nhánh phụ và vẫn phải chịu hạn chế về huy động tiền gửi bằng VND từ thể nhân Việt Nam trong vòng 5 năm kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Việt Nam vẫn giữ được hạn chế về mua cổ phần trong ngân hàng Việt Nam không quá 30%. 1.3.3. Các rào cản cho hàng dệt may khi Việt Nam gia nhập WTO Khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO kể từ ngày 17 tháng 11 năm 2006 thì việc các nước áp dụng các rào cản thuế quan và phi thuế quan đối với hàng dệt may cũng có những thay đổi so với trước đây. - Hạn ngạch: Đối với ngành dệt may, hạn ngạch luôn luôn là một vấn đề nan giải. Hạn ngạch khống chế số lượng hàng dệt may xuất khẩu, và hạn chế chủng loại hàng dệt may sang một thị trường. Đây là biện pháp bảo hộ của các quốc gia nhằm bảo vệ ngành dệt may trong nước và kiểm soát được số lượng hàng dệt may nhập vào nước mình. Hạn ngạch nhập khẩu ban hành theo luật, chỉ thị hoặc công bố bởi cơ quan có thẩm quyền do luật pháp quy định với mục đích kiểm soát số lượng nhập khẩu mặt hàng nào đó trong một thời gian nhất định. Phần lớn các quota nhập khẩu do Cục Hải quan Hoa Kỳ quản lý. Cục Hải quan kiểm soát việc nhập khẩu hàng hóa theo quota, nhưng không có quyền cấp, thay đổi quota. Khi Việt Nam chưa gia nhập WTO thì Hoa Kỳ luôn áp dụng hạn ngạch nhập khẩu một cách chặt chẽ đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong đó có hàng dệt may. Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO thì hạn ngạch nhập khẩu được các nước thành viên của WTO được dỡ bỏ đối với hàng dệt may. Việc bãi bỏ hạn ngạch dệt may giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may có cơ hội cạnh tranh bình đẳng nhưng nó cũng làm gia tăng mức độ cạnh tranh trong ngành này. Bởi thế, các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may cần chuẩn bị hành trang cho mình để dành chiến thắng trong cuộc chiến cạnh tranh. - Trị giá Hải quan: Trị giá Hải quan cũng là một rào cản phi thuế gây nhiều bất lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Hoa Kỳ. Việc tính giá hải quan cao hay thấp sẽ tác động trực tiếp đến khoản thuế nhập khẩu mà các doanh nghiệp phải nộp và qua đó tác động lên giá bán mỗi sản phẩm của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ. Theo thống kê mới nhất hiện nay, thì hầu hết các nước đã áp dụng hiệp định về giá hải quan của WTO để tính thuế nhập khẩu. Trong khi Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký với nhau hiệp định thương mại song phương và có hiệu lực từ 2001 - 2005. Hiệp định này đã góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong thời gian qua. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam cũng cần phải cân nhắc đến các khoản phí đang được Hoa Kỳ áp dụng, trong đó có các khoản phí đánh vào một số phương tiện giao thông nhập khẩu. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn quy định kỹ thuật cũng là một trong các hàng rào phi thuế đang được Hoa Kỳ áp dụng phổ biến hiện nay cụ thể là: Hàng dệt: các sản phẩm sợi dệt nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải có tem, ghi mark, mã theo quy định tại Đạo luật "Textile Fiber Product Identificetion Act", trừ khi được miễn trừ theo Section 12 của luật này. - Tên và tỷ lệ trọng lượng của các thành phần sợi, trừ những trang trí cho phép, lớn hơn 5% sản phẩm, theo thứ tự tỷ lệ trọng lượng, các thành phần sợi ghi "sợi khác" hoặc "các sợi khác" được liệt kê cuối cùng. Các thành phần sợi bằng hoặc nhỏ hơn 5% được ghi là "các sợi khác". - Tên hãng sản xuất và tên hoặc số đăng ký do Federal Trade Commission (FTC) cấp, của một hoặc nhiều người bán hoặc giao dịch sản phẩm sợi này. - Tên của nước đã gia công hoặc sản xuất Để phù hợp với đạo luật này, các lô hàng có giá trị trên 500 USD phải có hóa đơn thương mại và phù hợp với quy định về label để ghi đầy đủ các thông tin quy định tại Chapter 10, ngoài những yêu cầu thông thường khác. Ngoài những quy định về nhãn mark (labeling) việc nhập khẩu hàng dệt và các sản phẩm dệt còn phải tuân theo các quy định tại Section 204 của Đạo luật nông nghiệp 1956 (AgricultAral Act of 1956) quy định về hạn ngạch về nhập cảnh, kể cả việc kê khai cá thành phần sợi. - Thuế chống phá giá và đối kháng: Thuế chống phá giá (Antidumping Duties - Ads) là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu để bán ở Hoa Kỳ với giá thấp hơn giá trị đúng của thị trường, tức là thấp hơn giá bình thường bán ở nước sản xuất. Thuế đối kháng (Countervailing Duties - CVDs) là khoản thuế đánh vào hàng hóa được hưởng trợ cấp xuất khẩu mà chính phủ nước do cấp cho người xuất khẩu khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ, viện trợ cấp này làm cho giá hàng thấp một cách giả tạo và gây thiệt hại cho người tiêu dùng ở Hoa Kỳ. * Thuế quan: là các khoản thu của Nhà nước đánh vào hàng hóa và dịch vụ mang mục đích lợi nhuận. Đối với hoạt động xuất khẩu, thuế quan ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường vì thuế quan sẽ đẩy giá cả của hàng hóa nên cao. Riêng mặt hàng dệt may, thì thuế quan là yếu tố tác động mạnh đến khả năng xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp. Với mặt hàng này, giá trị trên một sản phẩm nếu áp thuế cao và chịu nhiều loại thuế sẽ đẩy giá hàng lên cao và lượng tiêu dùng sẽ giảm đi. Chương II thực trạng xuất khẩu dệt may và các rào cản phi thuế quan đối với xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong thời gian qua 2.1. Khái quát tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong thời gian vừa qua. Sau hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam tăng mạnh từ 30 triệu USD năm 1999 đến 49,34 triệu USD năm 2001 và 975 triệu USD vào năm 2002 (tức là tăng 1876% so với năm 2001) đưa Việt Nam trở thành nhà cung cấp hàng dệt may lớn thứ 6 của Mỹ. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này đã hối thúc Mỹ ký kết Hiệp định dệt may với Việt Nam vào tháng 7/2003 và có hiệu lực từ 1/5/2003 đến 31/12/2004. Theo hiệp định này, năm 2003, hàng dệt may Việt Nam chịu mức hạn ngạch là 1,7 tỷ USD và 38 mặt hàng sẽ chịu hạn ngạch trong đó có các mặt hàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam như áo sơ mi dệt kim sợi bông, quần dệt sợi bông và áo cánh. Hạn ngạch cho các sản phẩm sợi bông và sợi nhân tạo sẽ tăng 7%/năm và hạn ngạch cho các sản phẩm sợi lên sẽ tăng 2%. Các mặt hàng tiềm năng không phải chịu hạn ngạch là vali hành lý, áo jacket, sợi nhân tạo và áo khác… Nếu hai bên Việt Nam - Hoa Kỳ không hủy bỏ hay xem xét hiệp định sau ngày 1/12/2004 hay 1/12 của năm sau đó cho đến khi Việt Nam gia nhập WTO thì hiệp định sẽ tự động có hiệu lực thêm một năm nữa. Trong giai đoạn 2001 - 2005, xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Và được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu và được biểu diễn qua biểu đồ H2.1 sau: Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2001 - 2005 Đơn vị tính: triệu USD Năm 2001 2002 2003 2004 2005 15/5/2006 SKN XK 47 975 1.970 2.460 2.750 763,315 Nguồn: Bộ Thương mại Hình 2.3: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ Đơn vị: Triệu USD Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo và mạng Internet Như vậy, ta thấy năm 2003, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ là 2500 triệu USD tăng 156,4% so với năm 2002. Mặc dù năm 2004, Mỹ đã gây sức ép cho hàng dệt may Việt Nam là đã giảm hạn ngạch dệt may của Việt Nam thêm 4,5% nhằm bảo hộ thị trường Mỹ nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm này vẫn đạt 2700 triệu USD. Và dự kiến năm 2005 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường này là 2800 triệu USD. Dệt may là mặt hàng chịu hạn ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, căn cứ theo Thông tư liên tịch số 18/2005/TTLT - BTM - BCN, ngày 21/10/2005 thì hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ có 38 chủng loại mặt hàng (Cat), bao gồm 13 Cat đá vôi và 12 Cat đơn được quy định tại bảng dưới dây khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ phải chịu hạn ngạch. Stt Các chủng loại Đơn vị Cat Quy đổi sang m2 Chỉ may, sợi để bán lẻ Kg 200 6.60 Sợi bông đã chải Kg 301 8.50 Tất chất liệu bông Tá đôi 332 3.80 áo khoác nam dạng comple Tá đôi 333 30.30 áo khoác nam, nữ chất liệu bông Tá 334/335 34.50 áo sơ mi dệt kim nam, nữ chất liệu bông Tá 338/339 6.00 áo sơ mi nam dệt thoi chất liệu bông và sợi nhân tạo Tá 340/360 20.10 áo sơ mi nữ dệt thoi chất liệu bông và sợi nhân tạo Tá 341/641 12.10 Váy ngắn chất liệu bông và sợi nhân tạo Tá 342/642 14.90 áo sweater chất liệu bông Tá 345 30.80 Quần nam nữ chất liệu bông Tá 347/348 14.90 Quần áo ngủ chất liệu bông và sợi nhân tạo Tá 351/651 43.50 Đồ lót chất liệu bông và sợi nhân tạo Tá 352/652 11.30 Quần yếm Kg 359/659S 10.00 Quần áo bơi Kg 359/659S 11.80 áo khoác nam chất liệu len Tá 434 45.10 áo khoác nữ chất liệu len Tá 435 45.10 Sơ mi nam, nữ chất liệu len Tá 440 20.10 Quần nam chất liệu len Tá 447 15.00 Quần nữ chất liệu len Tá 448 15.00 Vải bằng sợi fi -la - măng tổng hợp khác m2 620 1.00 Tất chất liệu sợi nhân tạo Tá đôi 632 3.80 áo sơ mi dệt nam nữ chất liệu sợi nhân tạo Tá 638/639 12.96 áo sweaterr chất liệu nhân tạo Tá 645/646 30.80 Quần nam nữ chất liệu sợi nhân tạo Tá 647/648 14.90 Bảng 2.2: Ký hiệu các chủng loại mặt hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ Theo số liệu thống kê của Bộ thương mại trong năm 2003, nhóm mặt hàng đã sử dụng hết hạn ngạch bao gồm 6 Cat., 301, 334/335, 338/339, 347/348,448 và 620. Nhóm mặt hàng đã sử dụng trên 80% hạn ngạch bao gồm 7 Cat. 340/640, 341/641, 351/651, 352/652, 359/659 -S, 435 và 647/648. Nhóm mặt hàng còn lại có một tỷ lệ sử dụng hạn ngạch dưới 80%. Trong năm 2004, chỉ có một mặt hàng đã sử dụng hết hạn ngạch đó là Cat.338/339. Nhóm mặt hàng đã sử dụng hạn ngạch trên 80% bao gồm 7 Cat. 334/335, 340/640, 342/642, 347/348, 359/659 - S, 638/639 và 647/648. Số còn lại là các mặt hàng có tỷ lệ sử dụng hạn ngạch dưới 80%. Như vậy, trong năm 2004 chỉ có Cat. 338/339 đã sử dụng hết hạn ngạch, so với năm 2003 đã giảm hẳn 5 Cat. Cũng theo Bộ thương mại, trong năm 2005, 25 mặt hàng còn bị áp đặt hạn ngạhc, theo tỷ lệ sử dụng hết hạn ngạch có thể phân thành ba nhóm như sau: - Nhóm 8 mặt hàng sử dụng hết hạn ngạch là các Cat.338/339, 340/640, 341/641, 359/659-S, 638/639, 647/648 và 620. - Nhóm 4 mặt hàng có tỷ lệ sử dụng hạn ngạch trên 80% là các cat. 334/335, 342.642, 347/348 và 440. - Nhóm 13 mặt hàng còn lại có tỷ lệ sử dụng hạn ngạch dưới 80%. Có hai điểm đáng lưu ý trong xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ năm 2005 là nhịp độ tăng cao hơn và tỷ lệ sử dụng hạn ngạch cũng cao hơn năm 2004, cụ thể là: - Năm 2005, xuất khẩu hầu hết các Cat, (24/25 Cat.) đều tăng so với năm 2004, trong đó tăng nhiều hất là các Cat.333 (1.315%), Cat. 447 (365%_, Cat. 620 (553%) và Cat 434 (455%). - 5 Cat. Chủ yếu chiếm khoảng 86% lượng ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ đều có tỷ lệ sử dụng hạn ngạch cao (Cat. 338/339 chiếm 36,7% hạn ngạch, đạt tỷ lệ sử dụng 91,84%; Cat.347/348 chiếm 26,5% hạn ngạch, đạt tỷ lệ sử dụng 99,41%. Cat 647/648 chiếm 9,5% hạn ngạch, đạt tỷ lệ sử dụng 107,13%; Cat. 340/640 chiếm 7,8% hạn ngạch, đạt tỷ lệ sử dụng 93,32%). Như vậy trong khi xuất khẩu dệt may phi hạn ngạch sang Hoa Kỳ năm 2005 giảm 5,7% thì nhờ sự điều hành của liên bộ và nỗ lực phấn đấu của các doanh nghiệp hàng xuất khẩu dệt may sang Hoa Kỳ theo hạn ngạch lại tăng khá tốt, đạt nhịp độ tăng trưởng 13,2% so với năm 2004. Trong năm 2005, tổng số hạn ngạch hàng dệt may của Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ chỉ khoảng hơn 1,6 tỷ USD trong khi ta có khoảng hơn 2.000 doanh nghiệp với công suất sản xuất và xuất khẩu khoảng 9 - 10 tỷ USD. Như vậy chúng ta vẫn chưa tận dụng được hết công suất sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp trong ngành hàng dệt may. Dự kiến 2006, hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ chỉ tăng 6-7% so với năm 2005. Việc hướng dẫn giao và thực hiện hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2006 được trình bày cụ thể trong Thông tư Liên bộ Công nghiệp và thương mại số 18/2005/TTLB - BTM-BCN, ngày 21/10/2005. Theo Thông tư này quy định: Kể từ ngày 01/01 đến ngày 30/6 Liên Bộ sẽ cấp visa tự động cho tất cả 25 chủng loại mặt hàng dệt may, trong thời gian đó nếu có chủng loại mặt hàng nào đạt tỷ lệ thực hiện khoảng 70% số lượng hạn ngạch cả năm 2006 thì Liên bộ sẽ phân giao hạn ngạch trên cơ sở thành tích xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2006 và nhu cầu xuất khẩu của thương nhân, đến thời điểm 30/6/2006 những chủng loại mặt hàng chưa đạt đến mức 70% sẽ được tiếp tục cấp visa tự động, trường hợp cần thiết , Liên Bộ sẽ có thông báo việc điều hành tiếp theo của các chủng loại đã đạt mức 90% số lượng hạn ngạch của chủng loại đó trong 2006. Tỷ trọng của hàng dệt may trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ trong cả năm 2005 còn quá khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 2,5 - 2,6% (2,262 tỷ USD/95 - 100 tỷ USD). Cần khẳng định rằng, ngành dệt may tuy chiếm vị trí chủ lực trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, đứng vị trí thứ hai sau xuất khẩu dầu thô, nhưng chỉ mới đứng ở vị trí hết sức khiêm tốn trên thị trường dệt may thế giới. Cũng theo thông tư này, thương nhân có thể tự nguyện đăng ký ký quỹ/ bảo lãnh đối với tất cả các chủng loại mặt hàng để đảm bảo số lượng hạn ngạch sẽ được sử dụng năm 2006. Trường hợp số lượng đăng ký quỹ/bảo lãnh vượt nguồn hạn ngạch, Liên Bộ sẽ ưu tiên đảm bảo giao hạn ngạch cho các thương nhân có thành tích xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2005 và hợp đồng ký với khách hàng lớn Hoa Kỳ. Như vậy, qua thông tư 18/2005/TTL/BTM -CN và các cuộc tiếp xúc với cộng đồng doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ tháng 01/2006, có thể nói cơ chế điều hành hạn ngạch năm 2006 là hết sức rõ ràng, thông thoáng, tạo mọi điều kiện cho thương nhân chủ động trong việc ký kết hợp đồng cho các lô hàng năm 2006. Để hiểu rõ hơn về quy trình điều hành và thực hiện hạn ngạch chúng ta sẽ tìm hiểu thông qua thông tư Liên bộ công nghiệp và Thương mại số 18/2005/TTLT - BTM - BCN, ngày 21/10/2005 về việc: hướng dẫn việc giao và thực hiện hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ năm 2006. Theo thông tư này thì đối tượng được phân giao và thực hiện hạn ngạch bao gồm các thương nhân có đầy đủ các điều kiện sau: - Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đã đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc có giấy phép đầu tư theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. - Có năng lực sản xuất hàng dệt may - Phải đảm bảo có sở hữu hợp pháp tối thiểu 100 máy may công nghiệp (loại máy 1 kim và 2 kim) đang hoạt động ở tình trạng tốt. Số lượng máy móc thiết bị tối thiểu nêu trên phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh sở hữu hợp pháp của thương nhân. Đối với chúng loại hàng không dùng máy may công nghiệp để sản xuất thì thương nhân phải có sở hữu đủ lượng máy móc thiết bị, nhà xưởng phù hợp với yêu cầu sản xuất chủng loại sản phẩm dệt may đăng ký xuất khẩu đó. Số lượng máy đi thuê (không phải thuê mua tài chính) không được tính là sở hữu của thương nhân. Khi có nhu cầu xuất khẩu chủng loại hàng quản lý hạn ngạch, thương nhân mới (thương nhân chưa có thành tích xuất khẩu chủng loại hàng có hạn ngạch vào thị trường Hoa Kỳ) cần có văn bản đề nghị Sở Thương mại/Thương mại và Du lịch tại địa phương tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành và sẽ được xét tham gia thực hiện hạn ngạch sau khi Ban điều hành Hạn ngạch dệt may nhận được báo cáo của đoàn kiểm tra. - Thương nhân phải có nhân viên có trình độ, năng lực về xuất khẩu và am hiểu chính sách thương mại để làm thủ tục về hạn ngạch và giấy tờ nhập khẩu. Như vậy hàng dệt may của Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ chủ yếu qua hạn ngạch (chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu). Hiện nay Hoa Kỳ tiếp tục là một trong những khu vực thị trường quan trọng nhất của Việt Nam với thị phần đạt 20% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên Việt Nam chưa phải là thành viên của WTO nên chưa thể tự do xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ mà vẫn phải chịu những trở ngại cả về thuế quan và phí thuế quan mà Hoa Kỳ đang áp dụng cho các nước chưa phải là thành viên của WTO nhưng đã có hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ. Như vậy, dệt may Việt Nam vẫn phải đứng trước rất nhiều khó khăn để có thực hiện được mục tiêu trong năm nay và ngày càng đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa mặt hàng này vào thị trường Hoa Kỳ. Số liệu thống kê của Hoa Kỳ năm 2005 cho thấy ưu thế trên thị trường hàng dệt may nhập khẩu vào Hoa Kỳ sau thời điểm 01/01/2005 đã thuộc về các quốc gia châu á như Trung Quốc, ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Hàn Quốc, các nước ASAN…. và thị phần của ngành sản xuất dệt may nội địa Hoa Kỳ luôn trên đà thu hẹp. 2.2. Chính sách thương mại của Mỹ ảnh hưởng tới việc xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong thời gian qua Thương mại quốc tế ngày càng phát triển, không chỉ giới hạn ở thương mại hàng hóa mà còn mở rộng ra các lĩnh vực khác như dịch vụ, sở hữu trí tuệ đem lại các lợi ích cho tất cả các quốc gia trên thế giới. Vì thế, phấn đấu cho nên thương mại tự do toàn cầu là mục tiêu của nhiều quốc gia thế giới. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà cụ thể là do trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều mà các biện pháp bảo vệ bằng thuế quan và phi thuế quan ra đời nhằm bảo vệ nền sản xuất nội địa. Mức độ cần thiết và lý do sâu xa dẫn đến việc bảo hộ sản xuất nội địa của từng nước cũng khác nhau, đối tượng cần bảo hộ cũng khác nhau, khiến cho hàng rào phi thuế quan càng trở nên đa dạng hơn. Với một nước đang phát triển như Việt Nam thì đối tượng bảo hộ là các ngành sản xuất quan trọng, tuy còn non trẻ nhưng có khả năng phát triển trong tương lai. Do vậy, cũng với mục đích bảo hộ ngành sản xuất trong nước những trợ giúp của các Chính phủ cho xuất khẩu hàng hóa của các Quốc gia trong đó có Việt Nam, Hoa Kỳ cũng tiến hành áp dụng các biện pháp nhằm bảo hộ sản xuất nội địa của mình để đối phó với những bảo hộ đó. 2.2.1. Thuế quan Thuế nhập khẩu tùy thuộc vào phân loại sản phẩm theo hệ thống thuế điều hòa của Hoa Kỳ mà cơ quan thuế sẽ tính cho các sản phẩm. Từ sau khi hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết (sau năm 2000) Việt Nam được hưởng quy chế tối huệ quốc MFN, thuế quan đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã giảm từ 40% xuống còn 20%. Như vậy, giảm thuế quan làm cho giá hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam và Hoa Kỳ giảm rất nhiều và góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam. Loại thuế mà bất kỳ doanh nghiệp nào ở quốc gia nào cần chú ý nhất là thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng. Thuế chống bán phá giá (antidumping duties - Ads) là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu để bán ở Hoa Kỳ với giá thấp hơn giá trị đúng của thị trường (tức là thấp hơn giá bình thường ở nước sản xuất và nước sản xuất là nước có nền kinh tế thị trường). Còn thuế đối kháng (countervailing duties - CVDs) là thuế đánh vào hàng hóa được hưởng trợ cấp xuất khẩu mà chính phủ nước đó cấp cho người xuất kho xuất khẩu hàng hóa vào Hoa Kỳ, việc trợ cấp này làm cho giá hàng thấp một cách giả tạo và gây thiệt hại cho người tiêu dùng Hoa Kỳ. Theo quy định của luật pháp thì Bộ Thương mại Hoa Kỳ chịu trách nhiệm theo dõi các luật chống bán phá giá và luật thuế đối kháng. Khi xác định có tình trạng này thì Bộ thương mại sẽ áp dụng mức thuế chống phá giá và thuế đối kháng cho hàng nhập khẩu đó. ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) chịu trách nhiệm xác định những thiệt hại do việc bán phá giá và trợ cấp giá gây ra, do một ngành công nghiệp của Hoa Kỳ có liên quan đến mặt hàng bị tố cáo. Các cơ quan Hải Quan Hoa Kỳ có trách nhiệm đánh thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng với mức do Bộ Thương mại xác định và sau khi nhận được xác nhận của ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ về vấn đề này là đúng. Trên thực tế, Mỹ rất hay áp dụng hai luật thuế này nhằm ngăn chặn hàng nhập khẩu ồ ạt vào Mỹ với giá rẻ, tổn hại đến các ngành sản xuất trong nước và hầu như là các doanh nghiệp Mỹ đều thắng kiện. Một ví dụ điển hình cho các doanh nghiệp Việt Nam là vụ kiện._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV651.doc
Tài liệu liên quan