Mở đầu
Hội nhập kinh tế quốc tế đã, đang và sẽ ngày càng trở nên một yêu cầu tất yếu, cấp bách đối với Việt Nam. Thời gian qua, nước ta đã tích cực chuẩn bị để tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào tiến trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới như gia nhập ASEAN năm 1995, APEC năm 1998, ký kết Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ năm 2000. Mốc quan trọng nhất để đánh giá mức độ hội nhập vào nền kinh tế thế giới là khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
69 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Chế độ pháp lý về hợp đồng dịch vụ - Thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH Mộc Dũng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Để làm được việc đó, chúng ta phải chấp nhận các luật chơi nêu trong tất cả các Hiệp định đa phương của WTO, trong đó có Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ GATS (General Agreement on Trade in Servicies).
Thương mại dịch vụ là lĩnh vực kinh tế rộng lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Thương mại dịch vụ phát triển phong phú, đa dạng phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế, trình độ phát triển khoa học công nghệ và tri thức của con người trong xã hội. Điều này có thể thấy rõ ở các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, EU, Nhật Bản các ngành dịch vụ chiếm tới 70-80% GDP, còn đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, tỷ lệ này dừng ở mức 30-40%, ở các nước kém phát triển tỷ lệ này thường ở mức trên dưới 10%. Xét trên bình diện thương mại toàn cầu, theo báo cáo của WTO, các giao dịch thương mại dịch vụ chiếm xấp xỉ 50% tổng giá trị thương mại toàn cầu. Bởi vậy, WTO đã đưa thương mại là một trong các nội dung đàm phán quan trọng được điều chỉnh bằng một văn kiện pháp lý riêng rẽ - Hiệp định GATS, trong đó có đưa ra các nguyên tắc quốc tế chung để điều chỉnh hoạt động thương mại dịch vụ trên phạm vi toàn cầu.
Để bắt kịp với xu thế hội nhập trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên WTO thì việc không ngừng hoàn thiện các quy định pháp lý về thương mại dịch vụ là một vấn đề cấp bách.Thương mại dịch vụ gồm nhiều ngành nghề khác nhau, tác động tới nhiều đối tượng khác nhau. Ví dụ như hoạt động trang trí nội thất, hoạt động thiết kế, tư vấn, môi giới… Trong đó,tư vấn thiết kế trang trí nội thất là một trong những hoạt động hiện nay đang được các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp quan tâm. Đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì hoạt động này càng được chú trọng quan tâm hơn. Nắm bắt được điều đó, các nhà làm luật không ngừng hoàn thiện quy định pháp lý về hoạt động dịch vụ, đặc biệt là vấn đề giao kết, thực hiện hợp đồng dịch vụ nói chung và hợp đồng dịch vụ trong từng lĩnh vực cụ thể.
Bài báo cáo: “chế độ pháp lý về hợp đồng dịch vụ- thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH Mộc Dũng” một phần khái quát về hợp đồng dịch vụ nói chung và những kết quả và khó khăn khi áp dụng tại công ty. Nội dung bài báo cáo gồm 3 phần:
Phần 1: Cơ sở lý luận về hợp đồng dịch vụ. Trong phần này chú trọng đến ba vấn đề:
+ Hoạt động dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân
+ Khái quát hợp đồng kinh tế trong lĩnh vực dịch vụ
+ Hợp đồng dịch vụ trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế trang trí nội thất
Phần 2: Thực tiễn áp dụng hợp đồng dịch vụ tại công ty TNHH Mộc Dũng. Phần này chủ yếu tìm hiểu một cách khái quát về công ty TNHH Mộc Dũng, cụ thể những vấn đề như: tổng quan về công ty TNHH Mộc Dũng, tình hình và phương hướng hoạt động của công ty, tình hình thực hiện hợp đồng dịch vụ tại công ty.
Phần 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ tại công ty TNHH Mộc Dũng.
Bài báo cáo đã phần nào khái quát được tình hình áp dụng pháp luật vào hoạt động của công ty. Tuy nhiên, nội dung còn nhiều thiếu sót, rất mong sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô cùng các bạn.
Chương I. Cơ sở lý luận về hợp đồng dịch vụ
I. Hoạt động dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân
Sự cần thiết của hợp đồng dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân
Theo điều 3 Luật thương mại, hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích lợi nhuận hoặc nhằm thực hiện các chính sách kinh tế-xã hội.
Trong đó, hành vi thương mại là hành vi của thương nhân trong hoạt động thương mại làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với các bên có liên quan. Theo quy định của pháp luật, thì hành vi thương mại gồm các hành vi: mua bán hàng hóa; đại diện cho thương nhân; môi giới thương mại; ủy thác mua bán hàng hóa; đại lý mua bán hàng hóa; gia công trong thương mại; đấu giá hàng hóa; đấu thầu hàng hóa; dịch vụ giao nhận hàng hóa; dịch vụ giám định hàng hóa; khuyến mại; quảng cáo thương mại; trưng bài giới thiệu hàng hóa; hội chợ, triển lãm thương mại.
Hoạt động dịch vụ là loại hoạt động kinh tế rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh việc thường xuyên tham gia vào các hợp đồng mua bán, các doanh nghiệp luôn chú trọng tham gia vào các quan hệ để bảo đảm cung ứng những điều kiện cần thiết cho sản xuất, vận tải, áp dụng tiến bộ KH-KT và công nghệ mới, tăng năng suất lao động, cải tiến các dây chuyền sản xuất và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt xã hội.
Trong thương mại truyền thống thì hoạt động mua bán hàng hóa chiếm vị trí chủ yếu và quan trọng. Nhưng ngày nay, hoạt động dịch vụ cũng chiếm một vị trí đáng kể và nó có xu hướng ngày càng gia tăng. Nhiều tổ chức, cá nhân có uy tín trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ thương mại đã khẳng định vị trí của mình trên thương trường. Và ngành dịch vụ đã ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân. Cụ thể:
Bảng 1: Tỷ lệ tăng trưởng và mức độ đóng góp cho tăng trưởng GDP của các lĩnh vực kinh tế giai đoạn 1995-2001
(Tỉ lệ : %)
Tỉ lệ tăng trưởng GDP (1995-2001)
Đóng góp cho tăng trưởng GDP
( 1995- 2001)
Tỉ trọng trong GDP
1995
2001
Nông nghiệp
4.2
17.3
26.2
23.3
Công nghiệp
10.2
54.1
29.9
37.7
Công nghiệp chế tạo
11.5
30.9
15.5
20.1
Dịch vụ
4.1
28.6
43.8
40.0
GDP
6.1
100.0
100.0
100.0
Như vậy, thực chất của hoạt động dịch vụ là loại hoạt động kinh doanh lấy công làm lãi. Nó không tạo ra sản phẩm mới như hoạt động sản xuất và cũng không phải là hoạt động phân phối lưu thông như trong kinh doanh thương mại. Hoạt động dịch vụ nhằm cung ứng các điều kiện vật chất kỹ thuật để đáp ứng các nhu cầu trong sản xuất kinh doanh và sinh hoạt xã hội như: bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, nhà cửa, tàu thuyền, may đo quần áo, các công tác vảo hiểm, công tác kiểm dịch, hướng dẫn triển khai áp dụng các tiến bộ KH-KT vào sản xuất, lập các chương trình, phân tích tính toán, xử lý số liệu, thử nghiệm, kiểm nghiệm sản phẩm, biên soạn tài liệu, hướng dẫn kỹ thuật nghiệp vụ. Đây là những hoạt động dịch vụ đang được phát triển mạnh trong đời sống kinh tế xã hội của nước ta.
Luật thương mại năm 1997 quy định dịch vụ thương mại gồm những dịch vụ gắn với việc mua bán hàng hóa. Cụ thể gồm dịch vụ giao nhận hàng hóa và dịch vụ giám định hàng hóa. Trong đó, dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức việc vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách hàng). Và người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa là thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa. Còn giám định hàng hóa là hành vi thương mại do một tổ chức giám định độc lập thực hiện để xác định tình trạng thực tế của hàng hóa theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Luật thương mại năm 2005 thì quy định cụ thể hơn. Trong đó, hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Theo đó, cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, trong đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận. Như vậy, cung ứng dịch vụ là một hoạt động thương mại do đó chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại và pháp luật có liên quan.
Yêu cầu của hợp đồng dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân
Qua khái niệm về hoạt động cung ứng dịch vụ ở trên cho thấy, hoạt động cung ứng dịch vụ là một hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi nhuận hoặc nhằm thực hiện các chính sách kinh tế xã hội. Mỗi doanh nghiệp có những phương thức kinh doanh với những ngành nghề kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên mục đích cuối cùng vẫn là lợi nhuận. Lợi nhuận là kết quả mà doanh nghiệp đạt được trong quá trình sản xuất kinh doanh. Theo quan điểm trước đây thì chỉ có hoạt động mua bán hàng hóa mới đem lại lợi nhuận cao, hoạt động cung ứng dịch vụ tuy đã xuất hiện xong nhìn chung ít được quan tâm tới. Tuy nhiên cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì hoạt động cung ứng dịch vụ ngày càng khẳng định được vai trò của nó trong nền kinh tế.
Do vậy, mục đích của hoạt động cung ứng dịch vụ là tạo ra lợi nhuận. Để đem lại lợi nhuận cao trong lĩnh vực này thì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ cần đảm bảo các yêu cầu:
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động cung ứng dịch vụ. Cụ thể, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cần nắm vững các quy định về việc giao kết, thực hiện các hợp đồng dịch vụ trong các văn bản có liên quan. Đặc biệt là phải luôn cập nhập thường xuyên các văn bản mới quy định về vấn đề này. Trong quá trình thực hiện cần chú ý tuân thủ các quy định này. Và chọn những ngành nghề kinh doanh không trái pháp luật.
- Hoạt động cung ứng dịch vụ là một hoạt động thương mại, do đó việc tạo lợi nhuận trong lĩnh vực này cũng phải bảo đảm lợi ích của Nhà nước, cá nhân, tổ chức khác. Không xâm phạm lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác. Không vì lợi ích của chính mình mà xâm phạm lợi ích của Nhà nước.
- Hoạt động cung ứng dịch vụ phải bảo đảm việc cung ứng kịp thời các nhu cầu cần thiết cho xã hội. Trong quá trình hội nhập kinh tế như hiện nay, yêu cầu các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cần chú ý tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, để tạo ra những hoạt động dịch vụ không ngừng đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước.
Khái quát hợp đồng kinh tế trong lĩnh vực dịch vụ
Khái niệm, đặc điểm
Trong đời sống xã hội, nhu cầu giao lưu trao đổi buôn bán gọi chung là giao dịch dân sự là một nhu cầu tất yếu khách quan và để điều chỉnh cũng như bảo đảm tính hiệu lực của các giao dịch đó, pháp luật về hợp đồng ra đời và ngày càng chứng tỏ được vai trò đặc biệt quan trọng của mình. Có thể nói, pháp luật về hợp đồng là một trong những chế định lâu đời nhất liên quan đến hoạt động kinh doanh, thương mại, dân sự. Nếu như sự an toàn của con người, tài sản được bảo đảm trên cơ sở những quy định trong Bộ Luật hình sự thì sự an toàn và trật tự trong thế giới kinh doanh lại phụ thuộc vào hợp đồng. Không những chế định hợp đồng là một công cụ pháp lý mà qua đó nhu cầu trao đổi, giao lưu của người được thực thi và bảo đảm, giúp cho luồng lưu thông hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của con người, xã hội và nền kinh tế. Do vậy, hợp đồng ngày càng được xác lập một cách phổ biến hơn, thường xuyên hơn và trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Trong nền kinh tế thị trường sản phẩm được làm ra để trao đổi mua bán do đó mà hợp đồng không những là công cụ mà còn là cơ sở để xây dựng và thực hiện kế hoạch của các chủ thể kinh doanh, làm cho kế hoạch sản xuất kinh doanh của họ phù hợp với thị trường. Qua đây, các nhà sản xuất kinh doanh có căn cứ để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho đơn vị mình. Đó là mục tiêu đầu vào, nơi tiêu thụ sản phẩm đầu ra, chất lượng, số lượng, giá thành,….sự thỏa thuận đó đảm bảo sự bình đẳng thực sự của các bên, thể hiện ý chí nguyện vọng của họ.
Hợp đồng ra đời từ rất lâu và nó được tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như khế ước, thỏa thuận… Tuy nhiên, hợp đồng trong hoạt động kinh tế được quy định một cách cụ thể lần đầu tiên trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989. Theo đó, hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên giao kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ- kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.
Tuy Pháp lệnh hợp đồng đã quy định cụ thể về hợp đồng kinh tế tạo điều kiện mở rộng các loại hình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, Pháp lệnh còn nhiều điểm bất cập như việc quy định hạn chế chủ thể của hợp đồng hay hình thức của hợp đồng. Điều này cũng hạn chế việc giao kết hợp đồng kinh tế trong thời gian này. Trong Pháp lệnh này thì hợp đồng cung ứng dịch vụ chưa được quy định một cách cụ thể, mà chủ yếu quy định một cách chung chung là hợp đồng kinh tế.
Hoạt động cung ứng dịch vụ ngày càng được chú trọng hơn và bắt đầu được các nhà làm luật chú ý đến và đưa vào từng quy định cụ thể trong luật.
Trong đó, Luật thương mại là cơ sở pháp lý để phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế hợp tác xã là nền tảng của nền kinh tế quốc dân; phát triển thị trường hàng hóa dịch vụ thương mại trên các vùng của đất nước; mở rộng giao lưu thương mại với nước ngoài; góp phần tích lũy nhằm thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật. Trong đó, các quy định về hoạt động thương mại cũng không ngừng được hoàn thiện hơn, phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và với xu hướng hội nhập. Cụ thể, Bộ Luật dân sự 2005 ra đời thay thế Bộ Luật dân sự 1995, Luật thương mại năm 2005 ra đời thay thế luật thương mại năm 1997. Với hai bộ luật mới này, hoạt động thương mại được quy định một cách cụ thể hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức trong việc giao kết hợp đồng.
Theo điều 518 Bộ Luật dân sự 2005 thì, hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
Như vậy, hợp đồng dịch vụ có các đặc điểm:
Thứ nhất, các bên trong quan hệ hợp đồng dịch vụ có địa vị pháp lý bình đẳng với nhau. Việc bảo đảm bình đẳng giữa các bên là một điều kiện kiên quyết để hình thành hợp đồng.
Thứ hai, hợp đồng dịch vụ luôn thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên bình đẳng với nhau.Đó là sự thỏa thuận về việc thực hiện một công việc nào đó của một bên đối với bên kia. Quá trình hình thành hợp đồng là quá trình các bên bàn bạc, thương lượng để đi đến thỏa thuận. Quá trình này, các bên được tự do bày tỏ ý chí để đi đến hợp đồng. Hợp đồng thể hiện trung thành ý chí của các bên.
Hình thức của hợp đồng được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể tức là ghi nhận lại các điều mà các bên đã thỏa thuận.
Thứ ba, các bên trong hợp đồng dịch vụ luôn có quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định. Quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng do các bên thỏa thuận mà ra. Tuy nhiên, quyền và nghĩa vụ đó phải không trái pháp luật, đạo đức xã hội, và được pháp luật công nhận và bảo vệ,
Cụ thể, chủ thể của hợp đồng dịch vụ là người cung ứng dịch vụ (người cung ứng) và người thuê dịch vụ (khách hàng). Trong đó, khách hàng có nghĩa vụ cung cấp các thông tin và tài liệu cần thiết và trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng. Khách hàng cũng có quyền yêu cầu bên cung ứng thực hiện công việc theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.
Bên cung ứng phải có nghĩa vụ thực hiện đúng theo thỏa thuận, giữ bí mật và báo cáo về việc không đầy đủ thông tin, tài liệu cho khách hàng trong việc thực hiện hợp đồng. Nếu vi phạm phải bồi thường thiệt hại. Bên cung ứng có quyền yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết, yêu cầu khách hàng trả tiền dịch vụ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.
Đặc điểm khác nhau cơ bản giữa hợp đồng dịch vụ và hợp đồng mua bán chính là đặc điểm của đối tượng hợp đồng. Trong hợp đồng mua bán đối tượng của nó là hàng hoá, còn trong hợp đồng dịch vụ đối tượng là một hoạt động cung ứng những nhu cầu nhất định, là một công việc cụ thể do các chủ thể hợp đồng xác định theo những yêu cầu của bên đạt dịch vụ.
2. Phân loại hợp đồng dịch vụ
Đây là một loại hợp đồng kinh tế đặc thù. Việc giao kết và thực hiện các hợp đồng dịch vụ phải theo những nguyên tắc, những quy định chung của pháp luật. Nhưng do mỗi loại hợp đồng dịch vụ có đặc điểm riêng, vì vậy căn cứ vào đối tượng của hợp đồng có thể chia hợp đồng dịch vụ thành những loại như:
Hợp đồng dịch vụ thu công (sửa chữa, vận chuyển….)
Hợp đồng dịch vụ bảo hiểm
Hợp đồng dịch vụ cho thuê, mướn tài sản
Hợp đồng dịch vụ kiểm dịch
Hợp đồng dịch vụ khoa học kỹ thuật
Hợp đồng dịch vụ tư vấn, thiết kế
Nhà nước có những quy định cụ thể điều chỉnh các hoạt động dịch vụ chuyên biệt, nhưng nói chung việc giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ phải tuân theo những quy định chung của pháp luật và các văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh hợp đồng kinh tế nói chung và hợp đồng dịch vụ nói riêng.
Ngày nay, lĩnh vực tư vấn, thiết kế trang trí nội thất đang được các doanh nghiệp cùng cá nhân, tổ chức chú ý tới. Tuy trong Luật thương mại 2005 và Bộ Luật dân sự 2005 chưa có quy định cụ thể về hợp đồng dịch vụ tư vấn thiết kế, xong cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế thì lĩnh vực tư vấn thiết kế trang trí nội thất đang là một nhu cầu không thể thiếu của mọi gia đình và các công trình lớn nhỏ.
Hợp đồng dịch vụ trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế trang trí nội thất
Hoạt động tư vấn, thiết kế trang trí nội thất
Ngày nay có rất nhiều hoạt động dịch vụ khác nhau như: dịch vụ tư vấn, dịch vụ thiết kế, dịch vụ giám định, dịch vụ thuê, cho thuê…Tuỳ từng đặc điểm của doanh nghiệp mà có kinh doanh những ngành dịch vụ tương ứng.
Như trên đã nói, hoạt động dịch vụ là một ngành đang được các doanh nghiệp chú ý tới. Trong những ngành dịch vụ đó có lĩnh vực tư vấn, thiết kế trang trí nội thất. Trước đây, lĩnh vực này chưa được chú ý tới, vì với mỗi một công trình xây dựng, việc trang trí nội thất trở thành một khâu nhỏ trong quá trình xây dựng nên không được mọi người chú ý. Nhưng khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, với việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, các doanh nghiệp đã nhận thấy điểm mạnh trong ngành nghề này, và nhận thấy ngành nghề này sẽ ngày càng phát triển. Bởi nhu cầu của con người lúc này không phải là ăn no mặc ấm như ngày xưa, mà nhu cầu chủ yếu của con người là làm đẹp. Không những làm đẹp cho chính họ mà còn làm đẹp cho những vật dụng xung quanh ngôi nhà của họ.
Đáp ứng được yêu cầu đó, cùng với sự học hỏi của các nước đi trước, các doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng hơn và phát triển tới ngành nghề kinh doanh này. Và một số doanh nghiệp đã thành công trong lĩnh vực này như: công ty Hoà Phát, công ty Xuân Hoà, Công ty Mộc Dũng…
2. Pháp luật điều chỉnh hợp đồng dịch vụ trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế trang trí nội thất
Theo khoản 1 điều 3 Luật thương mại 2005 thì hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Trong đó, cung ứng dịch vụ là một hoạt động thương mại mà một bên có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán, bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.
Như vậy, hoạt động cung ứng dịch vụ là một hoạt động thương mại do đó chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại và pháp luật có liên quan. Tùy từng lĩnh vực cụ thể như dịch vụ tư vấn, dịch vụ thiết kế, dịch vụ giám định…chịu sự điều chỉnh của các quy định cụ thể khác nhau.
Họat động tư vấn thiết kế trang trí nội thất là một loại dịch vụ hiện đang phổ biến và đang được các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp quan tâm. Trong luật không có quy định cụ thể về hoạt động tư vấn thiết kế trang trí nội thất, xong nhìn chung đây là một hoạt động dịch vụ do đó chịu sự điều chỉnh như hoạt động dịch vụ.
Hợp đồng dịch vụ trong lĩnh vực tư vấn thiết kế trang trí nội thất, cụ thể chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại 2005 và Bộ Luật dân sự 2005 Trường hợp Điều ước quốc tế là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật thương mại, Bộ Luật dân sự thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế. Các bên trong giao dịch có yếu tố nước ngoài được thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, hợp đồng dịch vụ trong lĩnh vực tư vấn thiết kế trang trí nội thất chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại, Bộ Luật dân sự, Điều ước quốc tế và tập quán thương mại quốc tế có liên quan.
Chế độ giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế trang trí nội thất
Giao kết
Việc ký kết hợp đồng phải được xem xét trên các khía cạnh: nguyên tắc giao kết, căn cứ giao kết, chủ thể của hợp đồng, đối tượng của hợp đồng, hình thức và mục đích của hợp đồng, nội dung hợp đồng. Cụ thể:
Nguyên tắc giao kết hợp đồng
Nguyên tắc giao kết hợp đồng đó là những tư tưởng chỉ đạo được quán triệt trong những quy phạm pháp luật về hợp đồng, có tính chất bắt buộc đối với các chủ thể trong khi tiến hành ký kết hợp đồng. Trong nền kinh tế thị trường, việc giao kết hợp đồng, về nguyên tắc không còn là kỷ luật của nhà nước, là nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan và các đơn vị kinh tế nữa. Đó là quyền tự do hợp đồng, một trong những nội dung quan trọng của quyền tự do kinh doanh.
Theo điều 389 Bộ Luật dân sự, thì việc giao kết hợp đồng phải tuân thủ các nguyên tắc: tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái phápluật, đạo đức xã hội; Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.
Căn cứ giao kết hợp đồng
Căn cứ để giao kết hợp đồng đó là: theo định hướng kế hoạch của nhà nước, các chính sách chế độ, các chuẩn mực kinh tế kỹ thuật hiện hành; căn cứ theo nhu cầu thị trường, đơn đặt hàng, đơn chào hàng của bạn hàng; căn cứ vào khả năng phát triển sản xuất kinh doanh, chức năng hoạt động kinh tế của đơn vị mình; căn cứ vào tính hợp pháp của hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng bảo đảm về tài sản của các bên cùng ký kết hợp đồng.
Chủ thể của hợp đồng
Chủ thể của hợp đồng là các bên tham gia quan hệ hợp đồng bình đẳng, tự nguyện thỏa thuận để xác định những quyền và nghĩa vụ với nhau. Chủ thể của hợp đồng dịch vụ là các thương nhân. Theo điều 6 Luật thương mại 2005 thì thương nhân gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Để trở thành thương nhân các cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, pháp nhân tổ hợp tác, hộ gia đình có đủ điều kiện để kinh doanh thương mại theo quy định của pháp luật nếu có yêu cầu hoạt động thương mại thì cơ quan nhà nước có toàn quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và trở thành thương nhân.
Ngoài ra, chủ thể của hợp đồng dịch vụ có thể là chi nhánh của thương nhân nước ngoài. Theo khoản 3 điều 19 Luật thương mại 2005 thì Chi nhánh của thương nhân nước ngoài có quyền giao kết hợp đồng tại Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động quy định trong giấy phép thành lập chi nhánh và theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, chủ thể của hợp đồng dịch vụ trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế trang trí nội thất có thể là những chủ thể hạn chế. Cụ thể đó là các hộ gia đình, tổ hợp tác nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.Theo Luật hợp tác xã thì: hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
Như vậy, một hợp tác xã, hay hộ gia đình có thể hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế trang trí nội thất và ký hợp đồng dịch vụ trong lĩnh vực này nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Thực tế cho thấy, rất nhiều hộ gia đình, hợp tác xã đã hoạt động và thành công trong lĩnh vực này.
Đối tượng của hợp đồng
Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không bị pháp luật cấm, không trái với đạo đức xã hội. Theo điều 75 Luật thương mại 2005, thưong nhân có quyền cung ứng các dịch vụ sau: cung ứng dịch vụ cho người cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam; cung ứng dịch vụ cho người không cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam; cung ứng dịch vụ cho người cư trú tại Việt Nam và sử dụng trên lãnh thổ nước ngoài; cung ứng dịch vụ cho người không cư trú tại Việt nam sử dụng trên lãnh thổ nước ngoài.
Đối với hợp đồng dịch vụ trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế trang trí nội thất thì đối tượng chủ yếu của hợp đồng là tư vấn, thiết kế các sản phẩm Modun (tức là các sản phẩm vách ngăn văn phòng).
Hình thức của hợp đồng
Về hình thức của hợp đồng, theo điều 74 Luật thương mại, hợp đồng dịch vụ được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng dịch vụ mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.
Yêu cầu về hình thức hợp đồng dịch vụ như vậy tương đối phù hợp với thực tiễn kinh tế xã hội hiện nay, khi mọi hình thức giao dịch thông qua các phương tiện kỹ thuật hiện đại mang tính trung gian như internet, điện tử viễn thông đang rất phát triển. Bên cạnh đó, sự phát triển ngày càng đa dạng của các quan hệ quốc gia, quốc tế trong các lĩnh vực dân sự, thương mại, kinh tế đòi hỏi các hình thức giao lưu phải hết sức thuận tiện, nhanh chóng, hiệu quả.
Mục đích của hợp đồng
Mục đích chủ yếu của hợp đồng dịch vụ trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế trang trí nội thất là nhằm thực hiện các công trình trang trí nội thất. Cụ thể như: việc sản xuất các sản phẩm vách ngăn văn phòng, thực hiện tư vấn, thiết kế trang trí nội thất theo từng yêu cầu của đối tác, …
Nội dung của hợp đồng
Nội dung của hợp đồng dịch vụ đó là những thỏa thuận của các bên. Các bên có thể thỏa thuận về các nội dung chủ yếu (theo điều 402 Bộ Luật dân sự 2005 ) như:
+ Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm;
+ Số lượng, chất lượng;
+ Giá, phương thức thanh toán;
+ Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
+ Quyền, nghĩa vụ của các bên;
+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
+ Phạt vi phạm hợp đồng;
+ Các nội dung khác;
Sau khi các bên đàm phán và ghi trong hợp đồng, mọi thỏa thuận ghi trong hợp đồng giàng buộc các bên. Hợp đồng thể hiện rõ quyền lợi cũng như nghĩa vụ mà mỗi bên trong hợp đồng có được. Các bên bắt đầu tiến hành thực hiện hợp đồng theo đúng thỏa thuận ghi trong hợp đồng.
Thực hiện
Nguyên tắc thực hiện
Sau khi hợp đồng được ký kết và có giá trị pháp lý, các bên phải thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Việc thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng cũng phải tuân thủ một số nguyên tắc nhất định. Hợp đồng dịch vụ trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế trang trí nội thất là một loại hợp đồng dân sự, do đó việc thực hiện hợp đồng dịch vụ này phải đảm bảo các nguyên tắc thực hiện hợp đồng dân sự. Cụ thể, theo điều 412 Bộ Luật dân sự 2005 thì việc thực hiện hợp đồng phải tuân theo các nguyên tắc: thực hiện đúng hợp đồng, đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác; thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau; không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Nguyên tắc thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác thể hiện: bên cung ứng dịch vụ phải cung ứng các sản phẩm đúng theo quy định trong hợp đồng như: về đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, và thời hạn. Bên thuê dịch vụ phải thanh toán đủ các chi phí nhận hàng và thanh toán theo đúng phương thức thanh toán quy định trong hợp đồng hay theo quy định cụ thể trong pháp luật.
Nguyên tắc thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau, thể hiện: trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên không được lừa dối nhau, không cung cấp các sản phẩm không đúng yêu cầu của hợp đồng, không sử dụng những thủ đoạn trái pháp luật để thực hiện hợp đồng.Các bên trong quan hệ hợp đồng phải hợp tác trên tinh thần cùng có lợi.
Nguyên tắc không được xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, thể hiện: việc thực hiện hợp đồng không được xâm phạm đến quyền và lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng. Không vì việc thực hiện hợp đồng mà xâm phạm quyền và lợi ích của người khác, lợi ích nhà nước và lợi ích công cộng.
Thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên
Bên cung ứng dịch vụ sau khi giao kết hợp đồng phải có nghĩa vụ cung ứng các dịch vụ và thực hiện những công việc có liên quan một cách đầy đủ phù hợp những thỏa thuận như thực hiện công việc đúng số lượng, chất lượng, thời hạn, địa điểm và các thỏa thuận khác. Không được giao cho người khác thực hiện thay công việc, nếu không có sự đồng ý của bên thuê dịch vụ. Sau khi hoàn thành công việc, bên cung ứng dịch vụ phải bảo quản và giao lại cho khách hàng những tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện dịch vụ. Nếu những thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm để hoàn thành công việc thì phải thông báo ngay cho bên thuê dịch vụ. Trong thỏa thuận có yêu cầu cần giữ bí mật về thông tin mà mình biết thì trong quá trình cung ứng dịch vụ phải giữ bí mật theo đúng thỏa thuận. Trường hợp mất mát, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin thì phải bồi thường thiệt hại.
Để._. thực hiện tốt công việc của mình, bên cung ứng dịch vụ có quyền yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin, tài liệu, phương tiện có liên quan. Hoặc được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của khách hàng mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của khách hàng, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho khách hàng, nhưng phải báo ngay cho khách hàng.
Theo điều 82 Luật thương mại quy định về thời hạn hoàn thành dịch vụ. Cụ thể: bên cung ứng dịch vụ phải hoàn thành đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp không có thỏa thuân về thời hạn hoàn thành dịch vụ thì bên cung ứng dịch vụ phải hoàn thành dịch vụ trong một thời hạn hợp lý trên cơ sở tính đến tất cả các điều kiện và hoàn cảnh mà bên cung ứng dịch vụ biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng, bao gồm bất kỳ nhu cầu cụ thể nào của khách hàng có liên quan đến thời gian hoàn thành dịch vụ. Trường hợp một dịch vụ chỉ có thể được hoàn thành khi khách hàng hoặc bên cung ứng dịch vụ khác đáp ứng các điều kiện nhất định thì bên cung ứng dịch vụ đó không có nghĩa vụ hoàn thành dịch vụ của mình cho đến khi các điều kiện đó được đáp ứng.
Sau khi hết thời hạn hoàn thành việc cung ứng dịch vụ mà dịch vụ vẫn chưa hoàn thành, nếu khách hàng không phản đối thì bên cung ứng dịch vụ phải tiếp tục cung ứng dịch vụ theo nội dung đã thỏa thuận và phải bồi thường thiệt hại, nếu có.
Bên cạnh đó, khách hàng phải có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ tiền cung ứng dịch vụ như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu có yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện thì phải cung cấp kịp thời. Trường hợp một dịch vụ do nhiều bên cung ứng dịch vụ cùng tiến hành hoặc phối hợp với bên cung ứng dịch vụ khác, khách hàng có nghĩa vụ điều phối hoạt động của bên cung ứng dịch vụ để không gây cản trở đến công việc của bất kỳ bên cung ứng dịch vụ nào và phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ theo như thỏa thuận trong hợp đồng.
Theo tinh thần điều 86 Luật thương mại 2005, khoản 3 điều 524 Bộ Luật dân sự 2005 thì trường hợp có thỏa thuận về giá dịch vụ, không có thỏa thuận về phương pháp tính giá dịch vụ và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định theo giá của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ.
Khách hàng phải trả tiền dịch vụ tại thời điểm hoàn thành dịch vụ, nếu không có thỏa thuận khác. Trường hợp dịch vụ được cung ứng không đạt được như thỏa thuận hoặc công việc không được hoàn thành đúng thời hạn thì khách hàng có quyền giảm tiền dịch vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
3.3 Sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng
Sửa đổi hợp đồng
Các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng và giải quyết hậu quả của việc sửa đổi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Trong trường hợp hợp đồng được lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc cho phép thì việc sửa đổi hợp đồng cũng phải tuân theo hình thức đó.
Chấm dứt hợp đồng
Điều 525 Bộ Luật dân sự quy định: trong trường hợp việc thực hiện công việc không có lợi cho khách hàng thì khách hàng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nhưng phải báo ngay cho bên cung ứng dịch vụ biết trước một thời gian hợp lý, khách hàng phải trả tiền công theo phần dịch vụ mà bên cung ứng đã thực hiện và bồi thường thiệt hại. Nếu khách hàng không thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện không đúng thỏa thuận thì bên cung ứng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Điều 424 Bộ Luật dân sự 2005 quy định, hợp đồng chấp dứt trong các trường hợp:
+ Hợp đồng đã được hoàn thành
+ Theo thỏa thuận của các bên
+ Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể đó thực hiện
+ Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện
+ Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn và các bên có thể thỏa thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại
+ Các trường hợp khác do pháp luật quy định
Hủy bỏ hợp đồng
Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết việc hủy bỏ hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không còn có hiệu lực từ thời điểm giao kết và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả tiền.
Và bên có lỗi trong việc hợp đồng bị hủy bỏ phải bồi thường thiệt hại.
Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
Điều 426 Bộ luật dân sự 2005 quy định chi tiết việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Cụ thể:
Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Bên đơn phương chấm dứt hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt tại thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán. Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị đơn phương chấm dứt phải bồi thường thiệt hại.
Các chế tài áp dụng khi vi phạm hợp đồng, gây thiệt hại
Trong trường hợp vi phạm hợp đồng mà một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng, thì bên vi phạm có thể bị áp dụng một trong các chế tài sau, tùy theo mức độ vi phạm: buộc thực hiện đúng hợp đồng; phạt vi phạm; buộc bồi thường thiệt hại; tạm ngừng thực hiện hợp đồng; đình chỉ thực hiện hợp đồng; hủy bỏ hợp đồng; các biện pháp khác.
Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp: xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận; xảy ra sự kiện bất khả kháng; hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia; hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền mà các bên không biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
Trong trường hợp bên vi phạm không chứng minh được hành vi vi phạm của mình thuộc trường hợp miễn trách thì bị áp dụng các hình thức chế tài trên. Các hình thức này được quy định cụ thể trong điều 297,300,302,307,308,310,312,Luật thương mại 2005.
Tranh chấp và các hình thức giải quyết tranh chấp
Trường hợp, nếu các bên thực hiện đúng các điều khoản ghi trong hợp đồng thì tranh chấp xảy ra là một điều không thể có. Trong trường hợp nếu xảy ra tranh chấp, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ căn cứ vào vào điều khoản ghi trong hợp đồng và những quy định của pháp luật để xác định xem bên nào vi phạm, bên nào bị vi phạm. Từ đó, đưa ra những cách giải quyết có lợi nhất cho cả hai bên.
Thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan niêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Các quan hệ kinh tế ngày càng đa dạng, không những được thiết lập giữa các tổ chức trong nước và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế đất nước. Trong điều kiện như vậy, việc nảy sinh các tranh chấp là một điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt là trong việc thực hiện các hợp đồng dịch vụ.
Các tranh chấp phát sinh chứng tỏ quan hệ làm ăn của các chủ thể có vấn đề, tức là đã có bất công, có mâu thuẫn mà nếu không giải quyết kịp thời thì quan hệ làm ăn của họ có thể bị phá vỡ. Điều quan trọng là việc giải quyết các tranh chấp đó hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của các bên, sự can thiệp của Nhà nước có thẩm quyền hay trung gian chỉ là giải pháp cuối cùng. Các quan hệ làm ăn này đều dựa trên sự thỏa thuận ý chí bình đẳng của các bên chủ thể, các quan hệ làm ăn biến đổi theo sự thay đổi của thị trường, thời gian là tiền, nên các tranh chấp cũng cần được giải quyết nhanh chóng, kịp thời. Do vậy, Nhà nước luôn khuyến khích các chủ thể trong quan hệ hợp động sử dụng các biện pháp tự giải quyết với nhau, chỉ khi không giải quyết được thì có thể nhờ chuyên gia có kinh nghiệm giải quyết hoặc thông qua trọng tài thương mại.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, các bên tham gia quan hệ thương mại, đầu tư và hợp tác vừa cạnh tranh với nhau nhằm mục đích thu lợi nhuận tối đa cho mình, các tranh chấp xảy ra là một điều không thể tránh khỏi. Trong điều kiện đó, việc giải quyết các tranh chấp phải bảo đảm: giải quyết nhanh, thuận lợi, hạn chế mức tối đa sự gián đoạn của quá trình thực hiện hợp đồng, đảm bảo dân chủ trong quá trình giải quyết tranh chấp, bảo vệ uy tín của các bên trên thương trường, bảo đảm yếu tố bí mật trong kinh doanh, đạt hiệu quả thi hành cao nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả lợi ích hợp pháp của các bên.
Trước yêu cầu đó, mục tiêu đặt ra là tạo ra nhiều phương thức giải quyết tranh chấp khác nhau để các nhà kinh doanh có thể thực hiện quyền tự do của mình. Đồng thời, bảo đảm các phương thức đó được xây dựng theo hướng từng bước phù hợp với thông lệ, tập quán quốc tế.
Thể chế kinh tế thị trường cho phép các chủ thể kinh doanh có quyền tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật không cấm. Xuất phát từ quyền tự do kinh doanh, các chủ thể tự do thỏa thuận và đưa ra các nguyên tắc xử sự, các chủ thể có những lựa chọn khác nhau cho hành vi của mình trên cơ sở các quy phạm pháp luật mang tính tùy nghi, các chủ thể có những hành vi và thỏa thuận mà pháp luật không dự liệu những vẫn không bị xem là trái pháp luật. Đứng trước góc độ Nhà nước thì Nhà nước được quyền chủ động đưa các tranh chấp đó ra xét xử. Tuy nhiên, quyền tự do thỏa thuận của các chủ thể kinh doanh phù hợp với pháp luật là một quyền trong quyền tự do kinh doanh được pháp luật bảo hộ. Vì vậy, các chủ thể kinh doanh có quyền lựa chọn hình thức giải quyết các tranh chấp nhằm bảo vệ lợi ích cho mình mà không chịu sự áp đặt ý chí của Nhà nước. Theo quy định của pháp luật, các phương thức được sử dụng để giải quyết tranh chấp gồm thương lượng, hòa giải, trọng tài, tòa án.
Trong đó, thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp không cần đến vai trò của người thứ ba. Đặc điểm cơ bản của thương lượng là các bên cùng nhau trình bày quan điểm, chính kiến, tìm các biện pháp thích hợp và đi đến thỏa thuận thống nhất. Yêu cầu của quá trình thương lượng là: đòi hỏi các bên phải có thiện chí, hợp tác và có đầy đủ những am hiểu cần thiết về chuyên môn. Kết quả của thương lượng là những cam kết, thỏa thuận về những giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ bế tắc hoặc bất đồng phát sinh mà các bên thường không ý thức được trước đó.
Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp một cách thân thiện nhằm tiếp tục gìn giữ và phát triển các quan hệ kinh doanh trong một thời gian dài vì lợi ích chung của cả hai bên. Các giao dịch thương mại ngày càng gia tăng với tốc độ phức tạp ngày càng cao, việc các bên không chỉ đạt được thỏa thuận trong một tranh chấp, mà còn gìn giữ các quan hệ làm ăn lâu dài là điều cơ bản và nhạy cảm với các nhà kinh doanh. Để đạt được mục tiêu này, các bên phải có được cơ hội để bộc lộ, giải tỏa, xóa bỏ những hiểu lầm, xác định các lợi ích nền tảng của mình và những lĩnh vực có thể thỏa thuận để tìm ra giải pháp chung.
Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp tại trung tâm trọng tài trong đó các bên tranh chấp sẽ lựa chọn trọng tài viên cho mình để giải quyết tranh chấp. Hai trọng tài viên được chọn sẽ chọn một trọng tài viên làm chủ tịch hội đồng trọng tài để giải quyết tranh chấp.
Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ quan tài phán Nhà nước, nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên phải có nghĩa vụ thi hành, trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng sức mạnh cưỡng chế. Đương sự thường tìm đến sự trợ giúp của Tòa án như một giải pháp cuối cùng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi họ không thể giải quyết thông qua cơ chế hòa giải, thương lượng hay không muốn lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp.
Theo điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự 2003 thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm:mua bán hàng hóa; cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý; ký gửi; thuê, cho thuê, thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; đầu tư, tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác;
Phương thức giải quyết thông qua Tòa án hay Trung tâm Trọng tài là những thủ tục giải quyết tranh chấp mang tính chất tài phán. Trong đó, Trọng tài được coi là Tòa án tư trong việc giải quyết tranh chấp. Thẩm quyền của Tòa án và Trọng tài đều là giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại, tuy nhiên thủ tục tố tụng của hai phương thức này được tiến hành khác nhau. Tòa án nhân danh quyền lực của Nhà nước trong việc xét xử, còn trọng tài nhân danh ý chí tối cao của các bên đương sự. Trong quá trình xét xử tại Tòa án, các bên không có quyền lựa chọn Thẩm phán và Tòa án xét xử, còn trọng tài thì ngược lại, các bên có quyền lựa chọn trọng tài viên, trung tâm trọng tài để giải quyết tranh chấp của mình.
Mỗi phương thức đều có những ưu thế cũng như những hạn chế của nó, do đó khi tranh chấp xảy ra các bên có thể thỏa thuận chọn phương thức giải quyết tranh chấp thích hợp nhất. Để tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh, trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, thời gian là vàng là bạc, do đó việc giải quyết tranh chấp cũng phải được tiến hành nhanh chóng thuận lợi cho các bên.
Chương II. Thực tiễn áp dụng hợp đồng dịch vụ tại công ty TNHH Mộc Dũng
Tổng quan về công ty TNHH Mộc Dũng
Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH Mộc Dũng (MODUN) được thành lập năm 1999 theo giấy phép số 4432GP/TLDN tại Hà Nội.
Tên viết tắt : Modun Co.,Ltd
Trụ sở chính : 395 Kim Mã – Q.Ba Đình- Hà Nội
Điện thoại: 8318 308-8316 770
Fax : 8461773
Email :modun@hn.vnn.vn
Tài khoản nội tệ : 4321.1.184 Ngân hàng Habubank
Mã số thuế : 01.00913701
Quyết định thành lập số 4432GP/TLDN do UBNDTP Hà Nội cấp ngày 14/06/1999
Vốn điều lệ: 1.500.000.000 đồng
Ngành nghề kinh doanh:
Sản xuất hàng nội thất bằng gỗ, kinh loại
Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng
Dịch vụ sửa chữa, bảo hành và cho thuê các sản phẩm trên
Dịch vụ tư vấn, thiết kế và trang trí nội thất
Các đơn vị thành viên:
Chi nhánh tại TP.HCM
Địa chỉ :số 745 Lê Hồng Phong - Phường 12 quận 10- TP.HCM
Điện thoại : 08 8629 883
Fax : 08 8657 964
Giám đốc chi nhánh : Đặng Văn Hậu
Emai: modunhcm@hcm.vnn.vn
Văn phòng đại diện TP.Vũng Tàu
Địa chỉ: số 49 đường Yên Bái- Phường 4- TP Vũng Tàu
Điện thoại: 064 540 605
Fax:064 540 605
Trưởng đại diện : Ngô Thị Hồng Phượng
Email: seospion@hcm.vnn.vn
Là công ty TNHH có hai thành viên trở lên. Công ty được sáng lập bởi các thành viên:
* Ông Phạm Anh Dũng - nam
Ngày sinh: 13/12/1969
Địa chỉ thường trú: số 107, tổ 27, cụm 5, Đê La Thành, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội.
Chỗ ở hiện tại: số 107, tổ 27, cụm 5, Đê La Thành, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội.
Hộ chiếu số:AN0045406 do cục quản lý Xuất nhập cảnh cấp ngày 01/03/1999
Giá trị vốn góp: 1.400.000.000 đồng (93.33%)
* Bà Nguyễn Thuý Nga - nữ
Sinh ngày: 31/01/1970
Địa chỉ thường trú: số 107, tổ 27, cụm 5, Đê La Thành, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội.
Chỗ ở hiện tại: số 107, tổ 27,cụm 5, Đê La Thành, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội.
CMND số 011 426 730 do công an TP Hà Nội cấp ngày 25/02/2003
Giá trị vốn góp: 100.000.000 đồng (3.67%)
Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực đồ gỗ và trang trí nội thất, trọng điểm đầu tư của công ty là sản phẩm hàng nội thất cao cấp có công nghệ phức tạp trong sản xuất và đòi hỏi trình độ quản lý cao. Phương châm kinh doanh của Mộc Dũng là phải tạo ra những sản phẩm có chất lượng và hàm lượng chấp xám cao, phức tạp về cấu trúc để đi tiên phong trên thị trường.
Sản phẩm mũi nhọn của công ty là hệ thống vách ngăn nhôm bọc nỉ cho văn phòng(sản phẩm này đạt tiêu chuẩn TCVN 0199 và đạt được huy chương vàng tại hội chợ triển lãm hàng công nghệ năm 1999). Hiện nay công ty đã trở thành một trong ba công ty lớn trong cả nước hoạt động trong lĩnh vực này. Sản phẩm mang thương hiệu MODUN đã có mặt tại hầu hết các thành phố lớn trên toàn quốc: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đã Nẵng, Huế, Vũng Tàu, các tỉnh phía Bắc….và đặc biệt đã ngăn cho hàng ngoại nhập tương tự vào Việt Nam.
Ngoài sản phẩm vách ngăn văn phòng, công ty còn cung cấp các sản phẩm nội thất văn phòng cao cấp như bàn, ghế, tủ các loại…Công ty đã cung cấp các sản phẩm cho nhiều dự án lớn thuộc các ngành như ngân hàng, bảo hiểm, dầu khí, bưu chính viễn thông, các công ty, cơ quan tổ chức nước ngoài tại Việt Nam…và đã nhận được sự khen ngợi, đánh giá cao của khách hàng về chất lượng các sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp.Công ty đã đầu tư vào công nghệ sản xuất theo mô hình tăng trưởng như sau:
Bảng 2.Kế hoạch 2005-2010 sẽ chuyển dần sang sản xuất tự động hoá, tin học hoá
Các loại máy
năm 2002
năm 2003
năm 2004
năm 2005
máy gia công cơ khí vận hành bằng tay
50%
45%
20%
10%
máy gia công cơ khí bàn tự động
30%
35%
40%
45%
máy gia công đồ gỗ tự động
20%
20%
30%
30%
máy gia công đồ gỗ tự động+tin học(lập trình hoá, modun hoá)
0%
0%
10%
15%
Qua việc học tập, tham quan một số nước như Đài Loan, Trung Quốc, Malaisia, Ban lãnh đạo công ty Mộc Dũng đã quyết định nhập một số thiết bị công nghệ cao để có thể tự động hoá trong sản xuất. Kết quả là bước đầu sản phẩm của công ty đã có chất lượng khá cao và đồng đều, năng suất lao động cao, đảm bảo thời gian giao hàng cho khách. Nhờ vậy thị trường của công ty không ngừng được mở rộng, nhận được ngày càng nhiều đơn đặt hàng và đảm bảo nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
Do yêu cầu đổi mới liên tục để thích ứng với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Công ty sẽ áp dụng nhiều quy cách quản lý mới như:
* Lãnh đạo và quản lý
+ Giám đốc phân quyền điều hành cho người kế cận để tập trung vào chiến lược đầu tư
+ Phân định công việc: công tư rõ ràng
* Nhân sự
+ Truyền được nhiệt huyết làm việc cho cấp dưới
+ Phát triển được đội ngũ nhân sự có chuyên môn giỏi
+ Tạo sự thoải mái trong tinh thần của anh em công nhân viên
* Văn hoá doanh nghiệp
+ Tạo lập một phong cách làm việc chuyên nghiệp hiệu quả thống nhất toàn công ty. Đặc biệt là các bộ phận tiếp xúc với bên ngoài như: kinh doanh, thiết kế, kế toán, công nhân.
+ Tạo lập được một khối đoàn kế đồng thanh, đồng khí, đồng chí, đồng tâm, tạo nên sự khác biệt của Mộc Dũng với các công ty khác.
+ Tạo lập được môi trường sáng tạo, phát huy tinh thần tập thể để có nhiều ý tưởng trong các cuộc họp và sản xuất đóng góp vào sự phát triển của Modun.
* Sản xuất
+ Cần có quy trình hoá các bước sản xuất để chuyên nghiệp hoá tiến tới nhận chứng chỉ hệ thống đảm bảo chất lượng ISO 9000.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ, ổn định đời sống của người lao động và đóng góp đầu tư nghĩa vụ về kinh tế, xã hội với đất nước. Công ty Mộc Dũng đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng huân chương của UBND thành phố, hiệp hội thanh niên, hội doanh nghiệp trẻ, sở Công nghiệp thành phố Hà Nội, Trung ương đoàn thanh niên TP Hà Nội. Như:
* Về chất lượng sản phẩm
+ Huy chương vàng vách ngăn di động
Hội chợ quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam năm 1999
cấp ngày 24/10/1999
+ Bằng khen của ban chấp hành Trung ương đoàn thành niên cộng sản HCM
Về sản phẩm vách ngăn văn phòng( vách ngăn khung nhôm bọc nỉ)
Cấp ngày 10/120/2002
+ Giấy khen của Sở công nghiệp Hà Nội
Cấp ngày 1/01/2003
+ Huy chương vàng vách ngăn bọc nỉ
Hội chợ ngành xây dựng 2003- cấp ngày 30/4/2003
+ Huy chương vàng vách ngăn di động
Hội chợ ngành xây dựng 2003- cấp ngày 30/4/2003
+ Huy chương vàng vách ngăn di động
Hội chợ doanh nghiệp Việt Nam hướng tới ngàn năm Thăng Long Hà Nội - cấp ngày 03/01/2003
+ Huy chương vách ngăn bọc nỉ
Hội chợ doanh nghiệp Việt Nam hướng tới ngàn năm Thăng Long Hà Nội - cấp ngày 03/01/2003
+ Bằng khen của UBQG về hợp tác kinh tế quốc tế
Cấp ngày 25/03/2003
+ Cúp vàng thương hiệu ngành xây dựng Việt Nam
Cấp năm 2003
+ Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội năm 2002 và 2004
+ Đạt danh hiệu thương hiệu có uy tín
Hội chợ thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam
Cấp ngày 10/08/2004
+ Huy chương vàng EXPO 2004
+ Giấy chứng nhận thương hiệu mạnh năm 2004
Do bạn đọc thời báo kinh tế Việt Nam, báo điện tử- thời báo kinh tế Việt Nam trên Internet bình chọn.
* Về thị phần sản phẩm
Sản phẩm của công ty đã chiếm thị phần đáng kể trên toàn quốc: sản phẩm đã thay thế hoàn toàn hàng ngoại nhập (do giá cả cạnh tranh và dịch vụ tư vấn thiết kế tốt)
Sản phẩm của công ty đã cung cấp cho các ngành kinh tế lớn cho đất nước như: ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, điện lực, ô tô… và các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
Cơ cấu tổ chức
Công ty TNHH Mộc Dũng là một công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên. Các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty. Công ty được tổ chức theo các phòng ban:
Phòng Giám đốc
Phòng thiết kế
Phòng kinh doanh
Phòng hành chính
Phòng kế toán
Các phân xưởng
Trong đó, Giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Giám đốc có các quyền
Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hằng ngày của công ty
Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty
Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty
Ký kết hợp đồng nhân danh công ty
Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức công ty
Tuyển dụng lao động
Nghĩa vụ
Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, mẫn cán vì lợi ích của công ty
Không được lạm dụng địa vị, quyển hạn, sử dụng tài sản của công ty để thu lọi riêng cho bản thân, cho người khác, không được tiết lộ bí mật của công ty.
Khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sảnn khác đến hạn phải trả thì phải thông báo tình hình tài chính của công ty cho tất cả các thành viên và chủ nợ biết, không được tăng tiền lương, không được trả tiền thưởng cho công nhân viên của công ty kế cả cho người quản lý, phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại xảy ra đối với chủ nợ, do không thực hiện các nghĩa vụ.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Giám đốc
Phòng kế toán
Phòng kinh doanh
Phòng hành chính
Phòng thiết kế
Phân xưởng
Phân xưởng
Phân xưởng
Phân xưởng
Vấn đề nhân lực
Tuyển dụng và đào tạo lao động
Việc tuyển dụng đội ngũ công nhân viên cũng như công nhân được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật Công ty coi chiến lược chất lượng là cốt lõi của mọi hoạt động của công ty. Trong đó, chất lượng đầu tiên là con người chất lượng, dù người đó là ai từ giám đốc tới công nhân phải là người có văn hóa, có trình độ nhận thức đúng về lao động, có tác phong làm việc chuyên nghiệp, tận tuỵ, tâm huyết với công việc của mình.
Đội ngũ kỹ sư của công ty được đào tạo cơ bản, được tham khảo nhiều tài liệu kỹ thuật chuyên nghành của nước ngoài, được đi tham quan nhiều hội chợ triển lãm quốc tế, vì vậy khả năng nắm bắt công nghệ của họ rất cao
Đội ngũ công nhân của công ty chủ yếu được đào tạo tại các trường trung học chuyên nghiệp và dậy nghề nên họ được đào tạo rất căn bản, có chuyên môn và tay nghề thuần thục, thuận lợi trong việc tiếp nhận công nghệ mới và làm chủ khoa học kỹ thuật. Công ty còn chủ động hợp tác với một số trung tâm dạy nghề có sự trợ giúp của các chuyên gia nước ngoài để nhận được sự giúp đỡm chỉ bảo nhiệt tình trong việc nâng cao trình độ đội ngũ công nhân, cải tiến năng suất, chất lượng,… Tuy nhiên công ty vẫn còn phải học hỏi rất nhiều ở các bạn hàng và các chuyên gia trong lĩnh vực chế biến đồ gỗ.
Đội ngũ cán bộ quán lý của công ty cũng được đào tạo cơ bản và được tham gia vào nhiều khoá học về nâng cao trình độ quản lý, công nghệ và chất lượng
Thêm vào đó, công ty còn phát động phong trào thi đua sáng kiến cải tiến kỹ thuật nên sự đóng góp của lao động trí thức trong vấn đề cải tiến công nghệ, chất lượng và năng suất lao động là rất lớn. Ngoài ra công ty cũng tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao như bóng đá, cầu lông, bóng bàn…nhằm nâng cao tinh thần đoàn kế, sức khoẻ cộng động cũng nhă các hoạt động công đoàn để đảm bảo quyền lợi của người lao động và lấy ý kiến của cán bộ, công nhân viên. Hiện nay thu nhập bình quân của người lao động trong công ty là 1.200.000 đồng/tháng và đã tham gia đóng bảo hiểm cho người lao động đã có đủ thời gian làm việc cần thiết.
Việc đào tạo của công ty luôn chú ý tới việc tìm kiến các tài năng trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường đại học, đây chính là quan điểm mới trong chính sách phát triển nguồn nhân lực của công ty. Quan điểm này đã được đưa vào áp dụng từ năm 1997, Hiệnnay công ty đã có đội ngũ tri thức trẻ, có tài, có đức nhiệt tình, năng động, sáng tạo. Nhiều cán bộ có tuổi đời còn ít nhưng đã đảm nhiệm được những vị trí quan trọng trong công ty và hoàn thành tố nhiệm vụ mà công ty giao cho.
Tuy nhiên, về đội ngũ nhân sự(đặc biệt là đối với đội ngũ công nhân) công ty còn cần phải tổ chức lại cho hợp lý để góp phần không ngừng nâng cao đời sống, văn hoá vật chất cho người lao động.
Bộ máy quản lý của công ty hết sức gọn nhẹ, hệ thống thông tin liên lạc toàn công ty được kết nối liên tục thông suốt.
Để giữ cho bộ máy nhân sự được ổn định, công ty có chế độ đầu tư dài hạn về lương bổng, đãi ngộ đặc biệt đối với những cá nhân có nhiều đóng góp. Công ty có chính sách đào tào chuyên sâu về công nghệ mới. lý thuết quản lý sản xuất, chất lượng. tài chính, kinh doanh, bán hàng, chăm sóc khách hàng…
Bên cạnh đó, công ty còn tổ chức hoạt động văn hoá doanh gnhiệp để người lao động tăng sự gắn kết và hợp tác giữa các thành viên tại môi trường vui vẻ, thân thiện.
Với phương châm: “ con người là yếu tố quyết định” công ty TNHH Mộc Dũng có đội ngũ tri thức trẻ có trình độ năng lực quản lý tốt. Như:
Thạc sỹ:Quản trị tài chính; Quản trị kinh doanh; Quản trị dự án; Kiến trúc sư- hoạ sỹ nội thất
Đại học:Đại học kinh tế quốc dân; Đại học tài chính kế toán; Đại học Bách khoa; Đại học xây dựng; Đại học kiến trúc; Đại học mỹ thuật công nghệ; Đại học lâm nghiệp
Trung cấp và học nghề
Phổ thông trung học
Bảng 3: Cơ cấu nhân lực của công ty trong vài năm gần qua:
năm\trình độ
Thạc sỹ
Đại học
Trung cấp
Phổ thông
Tổng số
2002
0
16
40
36
92
2003
2
22
47
39
110
2004
4
26
55
45
130
2005
5
30
55
50
140
Các hình thức trả lương
Đối với nhân viên kinh doanh
Tổng lương của một nhân viên kinh doanh gồm ba phần
Lương cơ bản
Phụ cấp
thưởng - phạt
Lương cơ bản
Lương cơ bản của nhân viên kinh doanh phụ thuộc vào các mức doanh thu sau
Bảng 4. Cách xác định lương cơ bản của cán bộ công nhân viên
Stt
Hệ số mức
Doanh thu(NET,VND)
Lương cơ bản (VND)
1
I
<=40.000.000
500.000
2
II
40.000.000-60.000.000
650.000
3
III
60.000.000-80.000.000
800.000
4
IV
80.000.000-100.000.000
1.000.000
5
V
100.000.000-120.000.000
1.100.000
6
VI
120.000.000-140.000.000
1.200.000
7
VII
140.000.000-160.000.000
1.300.000
8
VIII
160.000.000-180.000.000
1.400.000
9
IX
180.000.000-200.000.000
1.600.000
10
X
>200.000.000
1.800.000
Phụ cấp: gồm lương trách nhiệm và phụ cấp điện thoại di động
Lương trách nhiệm tối đa với nhân viên kinh doanh là 200.000 VNĐ/tháng. Việc đánh giá trách nhiệm của nhân viên kinh doanh được dựa trên thang điểm sau
Bảng 5. Đánh giá trách nhiệm của nhân viên
Chỉ tiêu
Điểm
Đạt kế hoạch doanh số
20.00
Nộp kế hoạch, báo cáo tuần, thông tin quan trọng đầy đủ
10.00
Hoàn thành đúng, đủ hồ sơ hợp đồng( Báo giá, hợp đồng, quyết toán nghiệm thu, thanh lý)
15.00
Thực hiện đúng kế hoạch thu nợ
40.00
Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy định của công ty
15.00
Tổng
100.00
Tuỳ thuộc vào việc thực hiện đầy đủ trách nhiệm của một nhân viên hay không mà Trưởng bộ phận (Giám Đốc) cho mức điểm đánh giá cụ thể
Phụ cấp điện thoại di động: 100.000-150.000 VND/tháng/nhân viên
Thưởng phạt
Thưởng phạt dựa trên doanh thu khoán và trên giá bán hàng sau:
Tổng thu nhập cơ bản =lương cơ bản + lương trách nhiệm + thưởng doanh số bán hàng cá nhân (NET). Mức thưởng phạt sẽ dựa vào định mức doanh thu đạt được của mỗi CBKD như sau:
Đạt định mức: không thưởng (có thể không bị trừ lương trách nhiệm)
Vượt định mức:
- Thưởng 2% trên tổng DT vượt định mức(đối với hàng sản xuất)
- Thưởng 1% trên tổng DT vượt định mức(đối với hàng thương mại)
- Thưởng 10% DT vượt do giá bán cao hơn giá quy định
Không đạt định mức
- Trừ toàn bộ (hoặc một phần) lương trách nhiệm(tháng đầu)
- Trừ 20% lương cơ bản theo định mức doanh thu (tháng thứ hai)
- Trừ 40%lương cơ bản theo định mức doanh thu (tháng thứ ba)
- Xem xét năng lực (có thể buộc thôi việc) sau ba tháng không đạt daonh thu
Tính giá sai: trừ 100% số tiền tính sai vào tổng thu nhập hàng tháng
(Doanh thu để xem xét thưởng hay phạt chỉ có giá trị khi việc thu tiền được thực hiện đúng hạn theo hợp đồng đã ký và sau khi đã trừ đi các khoản chi phí khác như %KH, tiền gửi, thuế… Nếu vượt thời hạn quy định mà không có lý do chính đáng thì không được xét duyệt)
Đối với thiết kế
Mỗi cán bộ thiết kế : tổng lương =lương cơ bản+ lương trách nhiệm + Thưởng DS
*Thưởng : - 0,55% trên tổng giá trị HĐ (thu về) đối với những bản vẽ có bố trí mặt bằng, bóc tách các chi tiết PS
- 0,2% đối với vẽ lại các mặt bằng có sẵn, vẽ lại các phác thảo bằng tay, bản vẽ của khách hàng và các mặt hàng thương mại khác mà cần có thiết kế
- 0,0% đối với các mặt hàng TM, hàng hoá không phải vẽ, có sẵn trong catalogue, bộ thư viện, copy từ thư viện
*Trách nhiệm: cán bộ thiết kế hoàn toàn chịu trách nhiệm về công việc của mình:
- Bản vẽ TK, bản vẽ phong cảnh, bản vẽ bố trí MB, thiết._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32187.doc