Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước thời kỳ công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, định hướng đến năm 2020

Tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước thời kỳ công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, định hướng đến năm 2020: ... Ebook Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước thời kỳ công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, định hướng đến năm 2020

pdf129 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2466 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước thời kỳ công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, định hướng đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM TP.HOÀ CHÍ MINH Vieân Ñình Tieán CHUYEÅN DÒCH CÔ CAÁU KINH TEÁ TÆNH BÌNH PHÖÔÙC THÔØI KYØ COÂNG NGHIEÄP HOÙA-HIEÄN ÑAÏI HOÙA, ÑÒNH HÖÔÙNG ÑEÁN NAÊM 2020 Chuyeân ngaønh: Ñòa lyù hoïc Maõ soá: 60 31 95 LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ ÑÒA LYÙ HOÏC Thaønh phoá Hoà Chí Minh-2011 BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM TP.HOÀ CHÍ MINH Vieân Ñình Tieán CHUYEÅN DÒCH CÔ CAÁU KINH TEÁ TÆNH BÌNH PHÖÔÙC THÔØI KYØ COÂNG NHIEÄP HOÙA-HIEÄN ÑAÏI HOÙA, ÑÒNH HÖÔÙNG ÑEÁN NAÊM 2020 Chuyeân ngaønh: Ñòa lyù hoïc Maõ soá: 60 31 95 LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ ÑÒA LYÙ HOÏC NGÖÔØI HÖÔÙNG DAÃN KHOA HOÏC TS.TRÖÔNG PHÖÔÙC MINH Thaønh phoá Hoà Chí Minh-2011 LỜI CẢM ƠN ! Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS.Trương Phước Minh-Người đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám Hiệu, phòng Sau Đại Học cùng quý Thầy (Cô) giảng viên khoa Địa lý trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu đề tài. Tác giả cũng trân trọng cảm ơn các cơ quan, ban ngành, đoàn thể tỉnh Bình Phước như: UBND Tỉnh, cục Thống kê, sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Nội vụ, sở Công thương, sở Lao động-Thương binh xã hội, UBND các huyện, thị trong tỉnh,…đã giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập số liệu và những thông tin có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cám ơn đến quý đồng nghiệp, bạn bè, người thân và gia đình đã giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn. Tác giả Viên Đình Tiến MỤC LỤC 2TMỤC LỤC2T ...................................................................................................................................... 4 2TDANH MUÏC CAÙC KYÙ HIEÄU, CAÙC CHÖÕ VIEÁT TAÉT2T ............................................................... 8 2TA. PHẦN MỞ ĐẦU2T ........................................................................................................................ 9 2T1. Lý do chọn đề tài2T .................................................................................................................... 9 2T . Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu2T ......................................................................................... 9 2T3. Giới hạn nghiên cứu2T ............................................................................................................. 10 2T4. Lịch sử nghiên cứu2T ............................................................................................................... 10 2T5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu2T ...................................................................... 11 2T6. Cấu trúc luận văn2T ................................................................................................................. 13 2TCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ2T .................................................................................................................................................. 14 2T1.1. CƠ CẤU KINH TẾ2T ............................................................................................................. 14 2T1.1.1. Khái niệm cơ cấu, cơ cấu kinh tế2T .................................................................................. 14 2T1.1.2. Phân loại cơ cấu kinh tế2T................................................................................................ 15 2T1.1.2.1. Cơ cấu ngành kinh tế2T .............................................................................................. 15 2T1.1.2.2. Cơ cấu thành phần kinh tế2T ..................................................................................... 16 2T1.1.2.3. Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ2T .................................................................................. 16 2T1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành cơ cấu kinh tế2T ........................................... 16 2T1.1.4. Một số chỉ tiêu cơ bản để xem xét và đánh giá cơ cấu kinh tế 2T ....................................... 17 2T1.2. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ2T ................................................................................. 18 2T1.2.1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế2T .......................................................................... 18 2T1.2.2. Tính tất yếu khách quan của chuyển dịch cơ cấu kinh tế2T ............................................... 18 2T1.2.3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế2T ........................................................................... 18 2T1.2.4. Các nguyên tắc chuyển dịch cơ cấu kinh tế2T .................................................................. 19 2T1.2.5. Các nhân tố chủ yếu tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế2T ...................................... 19 2T1.2.5.1. Nhu cầu của con người thay đổi và tăng lên không ngừng2T ..................................... 19 2T1.2.5.2. Tiến bộ khoa học thay đổi như vũ bão2T .................................................................. 20 2T1.2.5.3. Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá, liên kết, liên minh trở thành hiện tượng phổ biến. Tự do hoá thương mại trở thành điều kiện quan trọng cho phát triển2T ......................... 20 2T1.2.5.4. Doanh nghiệp và sự phát triển không ngừng của doanh nghiệp 2T ............................. 20 2T1.2.5.5. Đường lối phát triển cùng với cơ chế, chính sách có ý nghĩa động lực đối với sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế2T ........................................................................... 20 2T1.3. CÁC MÔ HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI2T .......................... 20 2T1.3.1. Mô hình chuyển dịch hướng nội2T ................................................................................... 20 2T1.3.2. Mô hình chuyển dịch hướng ngoại2T ............................................................................... 21 2T1.3.3. Mô hình dịch chuyển theo hướng kết hợp nội lực với ngoại lực2T ................................... 21 2T1.4. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở VIỆT NAM THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA– HIỆN ĐẠI HÓA2T ........................................................................................................................ 21 2T1.4.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế2T ................................................................................ 22 2T1.4.2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế2T ........................................................................ 23 2T1.4.3. Chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế2T .................................................................................. 23 2T1.4.4. Chuyển dịch cơ cấu lao động2T ........................................................................................ 24 2T1.5. Lựa chọn bộ chỉ tiêu CNH xét về cơ cấu ngành của H.Chenery 2T ........................................... 25 2TCHƯƠNG 2: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH BÌNH PHƯỚC THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ–HIỆN ĐẠI HOÁ2T ................................................................................................ 26 2T .1. CÁC NGUỒN LỰC ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH BÌNH PHƯỚC2T ........................................................................................................................... 26 2T .1.1. Vị trí địa lý2T ................................................................................................................... 26 2T .1.2. Nguồn lực tự nhiên2T ....................................................................................................... 28 2T .1.2.1. Địa chất2T ................................................................................................................. 28 2T .1.2.2. Địa hình2T ................................................................................................................ 29 2T .1.2.3. Khoáng sản2T ........................................................................................................... 30 2T .1.2.4. Khí hậu2T ................................................................................................................. 30 2T .1.2.5. Thuỷ văn2T ............................................................................................................... 31 2T .1.2.6. Đất đai2T .................................................................................................................. 33 2T .1.2.7. Sinh vật2T ................................................................................................................. 34 2T .1.3.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật2T ........................................................................................... 37 2T .1.3.3. Vốn đầu tư2T ............................................................................................................ 39 2T .1.3.4. Đường lối, chính sách phát triển kinh tế2T ................................................................ 40 2T .1.4. Đánh giá chung2T ............................................................................................................ 41 2T .1.4.1. Những thuận lợi2T .................................................................................................... 42 2T .1.4.2. Những hạn chế2T ...................................................................................................... 43 2T .2. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH BÌNH PHƯỚC THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ–HIỆN ĐẠI HOÁ2T .............................................................................................................. 45 2T .2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành2T ........................................................................ 45 2T .2.1.1. Chuyển dịch cơ cấu GDP, cơ cấu lao động và năng suất lao động theo ngành 2T ....... 45 2T .2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất, cơ cấu lao động và năng suất lao động khu vực I2T ......................................................................................................................................... 53 2T .2.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực II2T .................................................................. 57 2T .2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần2T ................................................................. 62 2T .2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế2T .......................................................... 62 2T .2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất khu vực I theo thành phần kinh tế2T ................... 65 2T .2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất khu vực II theo thành phần kinh tế2T ................. 65 2T .2.2.4. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất khu vực III theo thành phần kinh tế. 2T .............. 67 2T .2.2.5. Chuyển dịch cơ cấu lao động, năng suất lao động theo loại hình doanh nghiệp. 2T .... 68 2T .2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ2T ..................................................................... 70 2T .3. ĐÁNH GIÁ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH BÌNH PHƯỚC THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA-HIỆN ĐẠI HÓA2T ............................................................................................... 76 2T .3.1. Những thành tựu2T .......................................................................................................... 76 2T .3.2. Những khó khăn và thách thức2T ..................................................................................... 78 2TCHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH BÌNH PHƯỚC ĐẾN NĂM 20202T .................................................................................................. 80 2T3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT QUAN ĐIỂM, CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ2T ........................ 80 2T3.1.1. Dựa vào vị trí chức năng của tỉnh Bình Phước trong vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam và vùng Đông Nam Bộ2T........................................................................................................... 80 2T3.1.2. Dựa vào phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của Bình Phước đến năm 20202T ....................................................................................................................................... 81 2T3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát2T ................................................................................................ 81 2T3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể2T ..................................................................................................... 82 2T3.1.3. Dựa vào sự thay đổi địa giới hành chính cấp huyện và những biến động trong phát triển kinh tế từ năm 20082T ............................................................................................................... 83 2T3.1.3.1. Hình thành và đầu tư xây dựng các huyện, thị mới2T ................................................ 83 2T3.1.4. Dựa vào nhận diện cơ hội và thách thức đem đến từ sự hội nhập khu vực và quốc tế 2T ... 83 2T3.1.4.1. Cơ hội2T ................................................................................................................... 83 2T3.1.4.2. Thách thức2T ............................................................................................................ 84 2T3.1.5. Các bài học kinh nghiệm về khủng hoảng và suy thoái cũng như yêu cầu phát triển bền vững2T ...................................................................................................................................... 84 2T3.2. Quan điểm định hướng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế2T............................................................. 85 2T3.2.1. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế2T ......................................................................... 85 2T3.2.2. Luận chứng khoa học các phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế2T ................................. 85 2T3.2.3. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế2T ........................................................................ 89 2T3.2.3.1. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành2T .............................................. 89 2T3.2.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần2T .......................................................... 93 2T3.2.3.3. Chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ2T .......................................................................... 93 2T3.2.3.4. Định hướng chuyển dịch các ngành cụ thể2T ............................................................ 95 2T3.3. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước đến năm 20202T ............................... 104 2T3.3.1. Nhóm giải pháp chung2T ............................................................................................... 104 2T3.3.1.1. Đa dạng hoá các nguồn huy động vốn2T ................................................................. 104 2T3.3.1.2. Tăng cường đầu tư cho giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thu hút nhân tài2T ................................................................................................................ 105 2T3.3.1.3. Tập trung mọi nguồn lực phát triển kinh tế vùng động lực2T .................................. 106 2T3.3.1.4. Các giải pháp về thị trường và nâng cao khả năng hội nhập kinh tế quốc tế 2T ......... 106 2T3.3.1.5. Đầu tư phát triển khoa học và công nghệ2T ............................................................ 107 2T3.3.1.6. Các giải pháp về bảo vệ môi trường2T .................................................................... 108 2T3.3.2. Nhóm giải pháp riêng cho từng ngành2T ........................................................................ 108 2T3.3.2.1. Đối với ngành trồng trọt2T ...................................................................................... 108 2T3.3.2.2. Đối với ngành chăn nuôi2T ..................................................................................... 109 2T3.3.2.3. Đối với ngành lâm nghiệp2T .................................................................................. 109 2T3.3.2.4. Đối với ngành công nghiệp2T ................................................................................. 109 2T3.3.2.5. Đối với ngành xây dựng2T ...................................................................................... 110 2T3.3.2.6. Đối với ngành thương mại2T ................................................................................... 110 2T3.3.2.7. Đối với ngành du lịch2T .......................................................................................... 111 2T3.3.2.8. Đối với ngành dịch vụ hỗ trợ:2T .............................................................................. 111 2TPHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ2T ................................................................................... 114 2TKẾT LUẬN2T ............................................................................................................................. 114 2TKIẾN NGHỊ2T ............................................................................................................................. 117 2T ÀI LIỆU THAM KHẢO2T .......................................................................................................... 119 2TPHỤ LỤC2T.................................................................................................................................... 122 DANH MUÏC CAÙC KYÙ HIEÄU, CAÙC CHÖÕ VIEÁT TAÉT CNH-HÑH : Coâng nghieäp hoùa- hieän ñaïi hoùa GDP : Thu nhaäp toång saûn phaåm quoác daân FDI : Voán ñaàu tö tröïc tieáp nöôùc ngoaøi ODA : Voán hoã trôï phaùt trieån chính thöùc IPM : Moâ hình phoøng tröø dòch haïi toång hôïp TP : Thaønh phoá KV : Khu vöïc A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được xem như là bước đi tất yếu của các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển muốn trở thành các quốc gia phát triển. Kể từ sau Đại hội Đảng lần thứ I (1986), Đảng ta đ đề ra đường lối đổi mới với mục tiêu xây dựng và phát triển kinh tế theo hướng CNH– HĐH. Đổi mới kinh tế phải bắt đầu từ việc đổi mới cơ cấu kinh tế chuyển dần từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, dịch vụ và nền kinh tế tri thức. Thực tiễn lịch sử phát triển kinh tế của các nước nói chung và Việt Nam nói riêng trong thời gian qua đ chỉ ra rằng những thnh cơng hay thất bại trong việc pht triển kinh tế đều bắt nguồn từ việc xác định cơ cấu kinh tế cĩ hợp lý hay khơng , để thúc đẩy kinh tế phát triển đạt hiệu quả cao và bền vững. Việc xác định và hoàn thiện một cơ cấu kinh tế hợp lý, ph hợp với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế không chỉ là yêu cầu có tính khách quan, mà cịn l một trong những nội dung chủ yếu của qu trình cơng nghiệp hĩa–hiện đại hóa đất nước. Bình Phước là một tỉnh nằm trong vùng Đông Nam Bộ, có nền kinh tế phát triển năng động nhất cả nước, tuy nhiên đến hiện nay kinh tế của Bình Phước vẫn nặng về sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua, cùng với cả nước, Bình Phước đang trong tiến trình xy dựng v pht triển. Cơ cấu kinh tế của tỉnh từng bước được chuyển dịch theo hướng CNH–HĐH. Tuy nhin, do nhiều nguyn nhn khc nhau, sự chuyển dịch vẫn cịn chậm v chưa thật vững chắc. Từ khi Bình Phước gia nhập vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh. Với yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa–hiện đại hóa và nhất là đứng trước những địi hỏi của qu trình hội nhập quốc tế su rộng như hiện nay, địi hỏi cơ cấu kinh tế phải được chuyển dịch nhanh và hiệu quả hơn trong thời gian tới. Xuất phát từ cơ sở lý luận, từ thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Phước và tính cấp thiết của vấn đề, tác giả luận văn lựa chọn đề tài “ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước thời kỳ CNH–HĐH và định hướng đến 2020”, để nghiên cứu và mong muốn đóng góp phần nhỏ bé của mình vo sự nghiệp pht triển kinh tế của tỉnh nhà. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm r cơ sở lý luận v thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bình Phước trong thời gian qua, từ đó đưa ra những định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch nhanh theo hướng CNH–HĐH trong thời gian tới. Để đạt được mục đích này, luận văn đề ra những nhiệm vụ sau: Tổng quan những vấn đề lý luận có liên quan đến cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm r cc khi niệm, cc nhn tố tc động, các chỉ tiêu đánh giá cơ bản. Đánh giá tác động của các nhân tố chủ yếu đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Phước. Phân tích hiện trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh trong thời gian qua. Đánh giá những thành tựu đ đạt được và những hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới. Đưa ra những định hướng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước theo hướng CNH–HĐH . 3. Giới hạn nghiên cứu 3.1. Về nội dung Do đề tài có nội dung rộng và phức tạp nên phạm vi nghiên cứu của luận văn được giới hạn: Nghiên cứu cơ sở lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phân tích ảnh hưởng của các nguồn lực tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần gồm: cơ cấu GDP, cơ cấu lao động, năng suất lao động và cơ cấu giá trị sản xuất nội ngành, không phân tích sâu các lĩnh vực trong từng ngành. Phân tích chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lnh thổ gồm: cơ cấu giá trị sản xuất của các địa phương phân theo khu vực kinh tế và tỉ trọng so với toàn tỉnh. Đưa ra những định hướng và đề xuất một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước theo hướng CNH–HĐH. 3.2. Về không gian Địa bn lnh thổ nghiên cứu của tỉnh Bình Phước bao gồm 10 đơn vị hành chính: Thị x Đồng Xoài, thị x Bình Long, thị x Phước Long, các huyện Bù Đăng, Bù Gia Mập, Chơn Thành, Hớn Quản, Đồng Phú, Lộc Ninh, Bù Đốp. Với tổng diện tích tự nhiên khoảng 687 246,53 ha. 3.3. Về thời gian • Phần đánh giá thực trạng được đề cập từ 01/01/1998 đến năm 2008. • Phần định hướng, đề xuất một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến 2020. 4. Lịch sử nghiên cứu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là xu thế tất yếu của đất nước trong quá trình pht triển v hội nhập với nền kinh tế thế giới v khu vực. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữ vai trị quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa–hiện đại hóa. Trong thời gian qua, ở nước ta đ cĩ nhiều cơng trình nghin cứu về cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong đó có một số công trình tiu biểu về mặt cơ sở lý luận cũng như thực tiễn: “Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Tp. Hồ Chí Minh trong quá trình CNH–HĐH ” của TS Trương Thị Minh Sâm (Chủ biên) năm 2000; “sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21” của TS Nguyễn Trần Quốc (Chủ biên) năm 2004; “ Định hướng Chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía nam” của TS Trần Du Lịch, PGS.TS Đặng Văn Phan (Chủ nhiệm đề tài) năm 2004; “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam” của PGS.TS Bùi Tất Thắng (Chủ biên) năm 2006; “ Những vấn đề chủ yếu về kinh tế phát triển” của PGS.TS Ngô Don Vịnh năm 2006; “Các cấp ủy đảng ở đồng bằng Sông Cửu Long chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo tinh thần nghị quyết số 21–NQ/TW của Bộ chính trị” của Trần Trác, Trần Văn năm 2005. Đối với tỉnh Bình Phước chưa có công trình khoa học no đi sâu nghiên cứu về Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Các đề tài chỉ dừng ở mức nghiên cứu chung về kinh tế x hội như: các báo cáo, các quy hoạch cơ bản, các bản thống kê của các sở, ban, ngành trong tỉnh,…Trên đây là những nguồn tài liệu tham khảo quý bu cho tc giả khi thực hiện đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước thời kỳ CNH–HĐH, định hướng đến 2020”. 5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Các quan điểm nghiên cứu 5.1.1. Quan điểm hệ thống Cơ cấu kinh tế chính là một hệ thống hoàn chỉnh gồm nhiều tầng, bậc, bản thân nó là sự hợp thành của nhiều hệ thống khác nhau và đồng thời lại là bộ phận của hệ thống lớn hơn-hệ thống kinh tế-x hội. Cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường xung quanh, bao gồm cả môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế x hội. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế có thể ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế x hội v ngược lại. Phải coi sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế như là một hệ thống nằm trong hệ thống kinh tế x hội hồn chỉnh, luơn luơn vận động và phát triển không ngừng. Vì vậy, khi nghin cứu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước phải xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và xem xét mối tương quan, sự tác động đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng Đông Nam Bộ và cả nước. 5.1.2. Quan điểm lnh thổ Cơ cấu lnh thổ kinh tế Bình Phước được coi như một thể tổng hợp tương đối hoàn chỉnh, trong đó các yếu tố tự nhiên, kinh tế x hội cĩ mối quan hệ chặt chẽ, tc động chi phối lẫn nhau tạo những thế mạnh riêng cho tỉnh hay từng vùng trong tỉnh. Do vậy, cần phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước, để từ đó đưa ra những giải pháp, định hướng phát triển có tính tổng hợp nhằm khai thác tốt những tiềm năng, lợi thế của tỉnh nhằm đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Bình Phước. 5.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh Qa trình pht triển kinh tế v chuyển dịch cơ cấu kinh tế có sự biến chuyển theo thời gian vả không gian. Vì vậy việc vận dụng quan điểm lịch sử viễn cảnh vào trong nghiên cứu đề tài để thấy được nguồn gốc nảy sinh, quá trình diễn biến của cc yếu tố kinh tế trong từng giai đoạn, trong những điều kiện thời gian và không gian cụ thể. Từ đó đánh giá chính xác hiện trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong hiện tại và định hướng phát triển của các ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Bình Phước trong tương lai. 5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Nghiên cứu những vấn đề kinh tế phải dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. Phát triển bền vững đ trở thnh mục tiu pht triển kinh tế x hội của hầu hết cc quốc gia trn thế giới, pht triển kinh tế x hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đi đôi với sử dụng hợp lý, bảo vệ v ti tạo ti nguyn thin nhin, chống gy ơ nhiễm mơi trường, kết hợp hài hịa giữa pht triển kinh tế với tiến bộ v cơng bằng x hội nhằm nng cao chất lượng cuộc sống của con người. 5.2. Các phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu Đây là một phương pháp cơ bản và cũng là phương pháp rất quan trọng vì trn cơ sở những nguồn tài liệu, số liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu thu thập được từ sách báo, tạp chí khoa học, internet, niên giám thống kê, các báo cáo hàng năm, quy hoạch tổng thể của ủy ban nhân dân tỉnh và các sở, ban, ngành,..từ đó tác giả mới rút ra được các đặc điểm về tình hình pht triển kinh tế x hội, cũng như nhìn nhận, đánh giá chính xác chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước. 5.2.2. Phương pháp thống kê toán học Đây là một phương pháp sử dụng thường xuyên như công cụ để phân tích định lượng, lựa chọn những giá trị đúng nhất, gần với thực tiễn trên cơ sở các nguồn số liệu thu thập được để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, kinh tế x hội đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước. Đồng thời phương pháp toán học cũng được sử dụng trong việc phân tích, dự báo và lựa chọn các giải pháp thích hợp cho định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước trong tương lai. 5.2.3. Phương pháp phân tích, so sánh Trong qu trình nghin cứu đề tài, việc vận dụng phương pháp phân tích, so sánh mang lại nhiều lợi ích. Thông qua việc tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu các số liệu thống kê để thấy được quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các giai đoạn. Từ đó rút ra được những nội dung tổng hợp nhất, đầy đủ nhất đáp ứng được những nhiệm vụ và mục tiêu mà vấn đề đ đặt ra. 5.2.4. Phương pháp khảo sát thực địa Thực địa là một phương pháp truyền thống không thể thiếu được trong nghiên cứu địa lý, đặc biệt là các vấn đề về kinh tế x hội, nhằm thu thập thm thơng tin, thực trạng pht triển, thẩm định mức độ tin cậy của các số liệu, báo cáo. Vì vậy, trong qu trình thực hiện đề tài, tác giả đ tiến hnh khảo st thực địa tại một số địa phương trong tỉnh như: Thị x Đồng Xoài, thị x Phước Long, huyện Đồng Phú, Lộc Ninh,…để kiểm tra độ chính xác, tin cậy của các nguồn tài liệu đ thu thập được. 5.2.5. Phương pháp chuyên gia Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một vấn đề tương đối rộng và phức tạp cho nên việc gặp gỡ, trao đổi ý kiến với cc nh khoa học, cn bộ, chuyn vin của cc sở, ban, ngnh trong tỉnh l một yếu tố không thể thiếu. Thông qua phương pháp này, tác giả luận văn có thể tiếp cận, tìm hiểu hiện trạng v định hướng vấn đề nghiên cứu một cách nhanh chóng. 5.2.6. Phương pháp bản đồ, biểu đồ Đây là phương pháp đặc trưng của khoa học địa lý nĩi chung và trong nghiên cứu địa lý kinh tế x hội nĩi ring. Sử dụng phương pháp này giúp cho các vấn đề nghiên cứu được cụ thể, trực quan và toàn diện hơn. Các bản đồ, biểu đồ trong đề tài được tác giả thành lập dựa trên cơ sở dữ liệu đ thu thập được và xử lý. Sử dụng phần mềm Mapinfo trong xây dựng các bản đồ, biểu đồ. Ngoài ra, đề tài cịn thể hiện cc mối quan hệ địa lý thông qua hệ thống các bảng số liệu và bản đồ. 5.2.7. Phương pháp dự báo Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình vận động và phát triển lâu dài, biến động kinh tế luôn phải được dự báo trước để có hướng điều chỉnh cơ cấu kinh tế cho phù hợp. Đề tài đ sử dụng phương pháp dự báo xu hướng và sự biến động dựa trên cơ sở tính toán từ các nguồn số liệu đ thu thập được, sự phát triển có tính quy luật, những biến động của các sự vật, hiện tượng trong quá khứ, hiện tại và tương lai. 6. Cấu trúc luận văn Đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước thời kỳ CNH-HĐH, định hướng đến 2020” ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chương 2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước thời kỳ công nghiệp hoá-hiện đại hoá Chương 3: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước đến 2020. B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 1.1. CƠ CẤU KINH TẾ 1.1.1. Khái ._.niệm cơ cấu, cơ cấu kinh tế Cơ cấu là cách tổ chức các thành phần nhằm thực hiện một chức năng của chỉnh thể [41, tr. 223]. Từ “cơ cấu” tương đương với từ “Structure” hay “Construction” nhưng chính xác hơn “Structure” tương ứng với thuật ngữ “Cấu trúc” của Việt Nam và thực sự có ý nghĩa rộng hơn thuật ngữ cơ cấu. Cấu trúc là một khái niệm nói về kết cấu bên trong của một đối tượng nào đó, kể cả số lượng và chất lượng của các bộ phận cấu thành như định nghĩa của thuật ngữ cơ cấu mà còn bao hàm cả mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành đó. Thuật ngữ “cơ cấu” trong nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần được hiểu như nội dung của thuật ngữ “cấu trúc” [1,tr. 149]. Cơ cấu là một phạm trù triết học thể hiện cấu trúc bên trong cũng như tỷ lệ và mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành một hệ thống. Cơ cấu là thuộc tính của một hệ thống nhất định. Nền kinh tế quốc gia đựơc xem xét như một hệ thống với nhiều bộ phận hợp thành. Các bộ phận này có quan hệ mật thiết với nhau theo một trật tự nào đó trong một giai đoạn lịch sử cụ thể. Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, các lĩnh vực, các bộ phận kinh tế quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành [33, tr. 16]. Cơ cấu kinh tế là vấn đề có nội dung rộng, biểu hiện mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất của nền kinh tế. Mối quan hệ đó không chỉ là những quan hệ riêng lẻ của từng bộ phận cấu thành nền kinh tế (bao gồm các yếu tố kinh tế, các lĩnh vực tổ chức sản xuất phân phối trao đổi tiêu dùng), các khu vực kinh tế (nông thôn, thành thị), các thành phần kinh tế (nhà nước, cá thể, tư nhân, vốn đầu tư nước ngoài …). Hiểu một cách đầy đủ “cơ cấu kinh tế là tổng thể một hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau trong không gian và thời gian nhất định, phù hợp với mục tiêu đã xác định của nền kinh tế” [ 52 ]. Cơ cấu kinh tế là một hệ thống ràng buộc có các đặc trưng chủ yếu là mang tính khách quan và tính lịch sử. đồng thời, cơ cấu kinh tế là một hệ thống động, gắn với sự biến đổi và phát triển không ngừng của các yếu tố, các bộ phận cấu thành. Cơ cấu kinh tế không chỉ quy định về số lượng và tỷ lệ giữa các yếu tố cấu thành (biểu hiện về lượng), mà còn thể hiện những mối quan hệ cơ cấu giữa các yếu tố (biểu hiện về chất, là sự phát triển của hệ thống). Mối quan hệ giữa lượng và chất trong cơ cấu nền kinh tế thực chất là những biểu hiện về tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế đó. Nền kinh tế chỉ có thể ổn định và tăng trưởng bền vững khi có cơ cấu cân đối hợp lý. Như vậy, nghiên cứu kinh tế nhằm nhận biết cấu trúc của nền kinh tế và phát hiện xu hướng vận động của nền kinh tế theo từng thời kỳ để có những tác động cần thiết, thúc đẩy các xu hướng tích cực, hạn chế những tiêu cực, tiến tới đạt những mục tiêu định trước. Nghiên cứu cơ cấu kinh tế có ý nghĩa rất lớn đối với thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ở Việt Nam, nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI chỉ rõ: “Nền kinh tế quốc dân có một cơ cấu kinh tế hợp lý là cơ cấu kinh tế trong đó có các ngành, các vùng, các thành phần, các loại hình sản xuất có quy mô và trình độ kỹ thuật khác nhau phải được bố trí cân đối, liên kết với nhau, phù hợp với điều kiện kinh tế, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển ổn định”. 1.1.2. Phân loại cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế bao gồm: cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế. 1.1.2.1. Cơ cấu ngành kinh tế Cơ cấu ngành là quan hệ gắn bó với nhau theo những tỷ lệ nhất định giữa các ngành sản xuất, trong nội bộ nền kinh tế quốc dân cũng như giữa các ngành nghề và các doanh nghiệp trong các ngành. Cơ cấu ngành là bộ phận then chốt trong cơ cấu kinh tế, vì cơ cấu ngành quyết định trạng thái chung và tỷ lệ đầu vào, đầu ra của nền kinh tế quốc dân [33, tr. 18]. Hiện nay, về cơ bản hệ thống phân ngành kinh tế được sử dụng trên thế giới là hệ thống tài khoản quốc gia được áp dụng đối với nền kinh tế thị trường. Trước đây còn có hệ thống sản xuất vật chất được áp dụng đối với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Theo hệ thống tài khoản quốc gia, nền kinh tế thường được phân thành 3 nhóm ngành (hay khu vực) là: Khu vực I gồm: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (đối với nhiều nước khác là khu vực có các ngành khai thác trực tiếp tài nguyên thiên nhiên); Khu vực II gồm: Công nghiệp và xây dựng (đối với nhiều nước khác là các ngành chế biến); Khu vực III là các ngành dịch vụ. Ba khu vực này bao gồm 21 ngành cấp 1. Các ngành cấp 1 lại được chia nhỏ thành các ngành cấp 2. Các ngành cấp 2 lại đựơc phân nhỏ thành các ngành sản phẩm [1, tr. 150]. Đối với Việt Nam theo quyết định số 10/2007/QĐ–TTg ngày 21/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, nền kinh tế nước ta được chia thành 21 ngành kinh tế cấp 1; 88 ngành kinh tế cấp 2; 242 ngành kinh tế cấp 3; 437 kinh tế cấp 4; 642 kinh tế cấp 5. UCụ thể: Các ngành cơ cấu thành khu vực I gồm có: Nông–lâm–nghiệp và thuỷ sản (Nông nghiệp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Lâm nghiệp có trồng, chăm sóc rừng và khai thác lâm sản. Thuỷ sản có đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản). Khu vực II bao gồm: Công nghiệp và xây dựng (công nghiệp lại phân thành công nghiệp khai thác mỏ; Công nghiệp chế biến, sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước). Khu vực III bao gồm một số ngành đặc trưng như: khách sạn và nhà hàng, vận tải, kho bãi, tài chính… Đối với nền kinh tế quốc dân chuyển dịch cơ cấu ngành có nghĩa là sự vận động và biến đối của các ngành kinh tế thuộc khu vực I, II, III theo chiều hướng tăng tỷ lệ các khu vực II và III, giảm tỷ lệ các ngành khu vực I trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội (GDP). 1.1.2.2. Cơ cấu thành phần kinh tế Cơ cấu thành phần kinh tế gắn với các loại hình sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất. Tuỳ theo phương thức sản xuất mà có thành phần kinh tế chiếm địa vị chi phối hay thành phần chủ đạo, còn lại là những thành phần kinh tế hỗn hợp hay tổ thành quan trọng [33, tr. 24]. Nước ta chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần gồm: Kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước (tập thể, tư nhân, cá thể) và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế được xác định với vai trò khác nhau, trong đó lấy kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể làm nền tảng. Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, là động lực thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Thành phần kinh tế này bao trùm các ngành kinh tế then chốt gắn liền với việc quản lý tài nguyên của đất nước, với an ninh quốc phòng và các lĩnh vực quan trọng khác. Kinh tế tập thể có ý nghĩa quan trọng với nhiều hình thức tổ chức trên cơ sở tham gia tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và cùng có lợi. Kinh tế cá thể với tiềm năng to lớn có vai trò quan trọng, lâu dài đối với việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta. Kinh tế tư bản tư nhân đang có những đóng góp nhất định cho nền kinh tế với tiềm lực về vốn, kỹ thuật, công nghệ, quản lý và thị trường. Kinh tế tư bản nhà nước có khả năng to lớn với hình thức liên doanh giữa nhà nước với tư bản trong và ngoài nước. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài phát triển mạnh trong những năm gần đây hướng vào việc sản xuất hàng hoá và dịch vụ, công nghệ cao, nguồn vốn lớn. 1.1.2.3. Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ Cơ cấu lãnh thổ là tương quan tỷ lệ giữa các vùng trong phạm vi quốc gia được sắp xếp một cách tự phát hay tự giác có chủ định. Trong một quốc gia có nhiều vùng lãnh thổ, các vùng này phải được bố trí, quan hệ với nhau theo một tỷ lệ nào đó để tạo điều kiện phát triển kinh tế từng vùng nói riêng và cả nước nói chung. Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ là chỉnh thể liên kết các ngành sản xuất trong một vùng theo một cấu trúc hợp lý mà nhờ đó có thể tạo ra khả năng tăng trưởng kinh tế trong quá trình vận hành nó. Tóm lại: Cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần và theo lãnh thổ là sự biểu hiện về bản chất ở những khía cạnh khác nhau của một nền kinh tế, giữa chúng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, trong đó cơ cấu theo ngành giữ vai trò chủ đạo trong toàn bộ quá trình phát triển. Cơ cấu theo thành phần kinh tế giữ vai trò quan trọng để thực hiện cơ cấu ngành và cơ cấu theo lãnh thổ là cơ sở cho các ngành, các thành phần kinh tế phân bố hợp lý các nguồn lực, tạo sự phát triển đồng bộ cân đối và đạt hiệu quả cao giữa các ngành, các thành phần kinh tế của một nền kinh tế. 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành cơ cấu kinh tế Có nhiều nhân tố tác động đến việc hình thành cơ cấu kinh tế. Nhìn chung có thể chia thành 2 nhóm chính sau: - Nhóm nhân tố trong nước: Thị trường và nhu cầu tiêu dùng trong nước là nhân tố có ý nghĩa quan trọng đối với việc hình thành cơ cấu kinh tế. Nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến phân công lao động xã hội cũng như quy mô, tỷ trọng của các ngành trong cơ cấu nền kinh tế. Trình độ phát triển của sức sản xuất góp phần phá vỡ thế cân đối cũ để tạo nên cơ cấu kinh tế mới với sự thay đổi về tương quan giữa các bộ phận hợp thành, nhằm thích hợp với yêu cầu của đất nước trong thời kỳ mới. Đường lối chính sách của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn cụ thể có vai trò quan trọng hàng đầu đối với việc hình thành cơ cấu kinh tế. Nguồn lực trong nước là tiền đề vật chất để hình thành cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, nguồn lực này chỉ được phát huy mạnh mẽ thông qua sự tác động của một số nhân tố khác. - Nhóm nhân tố ngoài nước: Xu thế chính trị của khu vực và thế giới ảnh hưởng nhiều đến việc hình thành cơ cấu kinh tế ở mỗi quốc gia. Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế. Vì vậy, những biến động về chính trị cũng ít nhiều sẽ dẫn đến thay đổi về kinh tế. Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá tạo nên thế phát triển đan xen, hợp tác và cả canh trạnh trong sản xuất, trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Điều đó dĩ nhiên có tác động đến cơ cấu kinh tế của từng quốc gia. Các tiến bộ về khoa học công nghệ, nhất là sự bùng nổ thông tin cũng có những ảnh hưởng nhất định, góp phần thúc đẩy cơ cấu kinh tế hình thành và phát triển. 1.1.4. Một số chỉ tiêu cơ bản để xem xét và đánh giá cơ cấu kinh tế Việc xem xét cơ cấu nền kinh tế quốc dân có rất nhiều chỉ tiêu kinh tế khác nhau. Hiện nay người ta thường dùng các chỉ tiêu sau để xem xét cơ cấu kinh tế: chỉ tiêu GDP, chỉ tiêu lao động, chỉ tiêu giá trị sản xuất và chỉ tiêu về trang bị kỹ thuật. Đối với các quốc gia mới chuyển sang cơ chế thị trường như Việt Nam, lực lượng sản xuất còn thấp kém, năng suất lao động chưa cao, với chính sách kinh tế mở từng bước CNH–HĐH đất nước và hội nhập kinh tế thế giới, cần xem xét thêm cơ cấu vốn đầu tư, cơ cấu tỷ trọng giá trị tổng sản lượng nội bộ trong từng ngành. Trong số các chỉ tiêu trên, đáng chú ý hơn cả là tỷ lệ người lao động giữa các ngành, các khu vực kinh tế, nhất là tỷ lệ người lao động trong nông nghiệp so với các ngành nghề khác và cơ cấu các khu vực, các ngành kinh tế quan trọng, các thành phần và vùng kinh tế trong GDP. Các số liệu thống kê kinh tế của thế giới đều chỉ rõ rằng các chỉ tiêu trên rất khác nhau giữa các nhóm nước. Ở các nước công nghiệp hoá có nền kinh tế phát triển cao, số người lao động trong khu vực I rất thấp, tỷ trọng khu vực I trong cơ cấu GDP không đáng kể, khu vực II và khu vực III thường chiếm vị trí quan trọng. Ngược lại những nước đang phát triển có nền kinh tế lạc hậu thì tỷ lệ lao động khu vực I khá cao và khu vực II đang dần chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế. 1.2. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 1.2.1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi cơ cấu kinh tế từ trạng thái này này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển. Về thực chất đó là sự điều chỉnh cơ cấu trên ba mặt biểu hiện (ngành, lãnh thổ, thành phần kinh tế) nhằm hướng sự phát triển của cả nền kinh tế vào các chiến lược phát triển kinh tế xã hội đã được đề ra cho từng thời kỳ cụ thể [39, tr. 209]. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta thực chất là quá trình cải biến kinh tế xã hội từ lạc hậu, mang tính chất tự cấp, tự túc bước vào chuyên môn hoá hợp lý, trang bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại, trên cơ sở tạo ra năng suất lao động cao, nhịp độ tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế [3, tr. 535]. Quá trình này không chỉ diễn ra giữa các ngành của nền kinh tế mà bắt đầu từ nội bộ của từng ngành theo những xu hướng nhất định. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ý nghĩa đặc biệt đối với việc phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Nó giúp cho nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, vững chắc và mặt khác có khả năng hội nhập với khu vực và thế giới. Theo tác giả chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tốt hơn cho nền kinh tế phù hợp với xu thế chung, phát triển bền vững, nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra cho từng thời kỳ cụ thể. 1.2.2. Tính tất yếu khách quan của chuyển dịch cơ cấu kinh tế Mỗi cơ cấu kinh tế đều mang tính lịch sử xã hội nhất định, nền kinh tế chỉ phát triển khi những bộ phận của quá trình tái sản xuất xã hội xác lập được những mối quan hệ cân đối. Sự tăng giảm tỷ trọng của các ngành kinh tế, thay đổi mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành của nền kinh tế là tất yếu khách quan của quá trình phát triển kinh tế. Vì vậy, điều chỉnh cơ cấu kinh tế tức là đưa nền kinh tế đến trạng thái phát triển tối ưu, nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất thông qua tác động điều khiển có ý thức của con người đối với quy luật khách quan. Cơ cấu kinh tế hợp lý phải phản ánh sự tác động của các quy luật phát triển khách quan, vai trò của yếu tố chủ quan là; thông qua nhận thức ngày càng sâu sắc những quy luật đó để tìm ra những phương án thay đổi có hiệu lực cao nhất trong những điều kiện cụ thể của nền kinh tế. 1.2.3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình tích luỹ về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất của cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ hơn mang tính quy luật trong điều kiện cụ thể của bối cảnh toàn cầu hoá, khu vực hoá nền kinh tế. Về nguyên tắc, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo các hướng ngày một tiến bộ hơn, hiện đại hơn, hiệu quả hơn và chúng biểu hiện cụ thể ở những điểm sau đây: Tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ trong GDP nền kinh tế tăng lên, ngược lại tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm xuống. Xu hướng tăng giảm này diễn ra càng nhanh càng tốt. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế bắt đầu từ sự chuyển dịch những ngành chủ lực có tính mũi nhọn. Trong nội bộ các ngành, tỷ trọng sản xuất hàng hóa tăng lên, làm cho độ mở của nền kinh tế lớn hơn, độ mở của nền kinh tế càng lớn chứng tỏ nền kinh tế càng hội nhập với bên ngoài. Bên cạnh những mặt tích cực của xu hướng này cũng phải chú ý đến vấn đề phụ thuộc vào bên ngoài khi mở cửa lớn, khi hội nhập sâu. Xu hướng chuyển dịch các thành phần kinh tế cũng diễn ra đồng thời theo quy luật chung. Tỷ trọng của bộ phận kinh tế ngoài nhà nước ngày càng tăng, tỷ trọng kinh tế nhà nước có thể giảm xuống một cách tương đối song vẫn phải giữ vững vai trò đảm bảo an toàn cho toàn bộ nền kinh tế, vì điều đó là cần thiết.Cơ cấu kinh tế chuyển dịch từ đơn giản đến phức tạp (tức là số ngành, số sản phẩm ngày càng nhiều, phạm vi liên kết ngày càng rộng, từ trong nước ra ngoài nước, từ trạng thái trình độ thấp sang trạng thái trình độ cao: Về trình độ công nghệ, quy mô, chất lượng hàng hoá ngày một cao) nhằm đem lại lợi ích lớn hơn như mong muốn cho xã hội quá cũ thời kỳ phát triển. 1.2.4. Các nguyên tắc chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải xuất phát từ sự thay đổi của những ngành chủ lực, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về quy mô, chất lượng, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững, trên cơ sở phát huy hiệu quả các lợi thế so sánh có tính tới điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hoá và tiến bộ khoa học công nghệ. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, phải đảm bảo hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài cũng như phải đem lại lợi ích cho nhiều người, cho xã hội. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có thể diễn ra một cách tuần tự và cũng có thể diễn ra một cách đột biến hay nhảy vọt tuỳ theo điều kiện cụ thể. 1.2.5. Các nhân tố chủ yếu tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chịu tác động của nhiều yếu tố. Dưới đây có thể nêu những nhân tố cơ bản tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 1.2.5.1. Nhu cầu của con người thay đổi và tăng lên không ngừng Nhu cầu của con người phụ thuộc trước hết vào số người, đặc điểm tiêu dùng của người dân, các điều kiện cư trú của con người, quyết định tính chất và quy mô nhu cầu tiêu dùng, điều kiện sinh sống. Trong quá trình phát triển, không những số người tăng lên và nhu cầu của từng con người tăng lên và ngày càng đa dạng hơn. Sự thay đổi về số người, nhu cầu tiêu dùng ảnh hưởng lớn đến quy mô sản xuất, cơ cấu sản xuất, chất lượng sản phẩm và nói một cách tổng quát là chúng ảnh hưởng đến cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhu cầu của con người tăng lên cũng như thay đổi về quy mô, chủng loại, chất lượng, chính những điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia cũng như đối với nền kinh tế của toàn thế giới. Ngay trong một quốc gia nhu cầu của người dân ở mỗi tỉnh cũng khác. Đặc biệt ở Việt Nam điều này thể hiện rất rõ, thậm chí ngay trong một vùng nhu cầu của người dân khu vực đô thị khác với nhu cầu của người dân ở khu vực nông thôn…tất cả những điều đó tác động mạnh đến sự hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế của mỗi tỉnh cũng như của cả nước. 1.2.5.2. Tiến bộ khoa học thay đổi như vũ bão Thực tế chỉ ra rằng tiến bộ khoa học công nghệ cũng như tác động cải tiến công nghệ tác động trực tiếp và có tính quyết định đến hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế. Tiến bộ khoa học công nghệ làm thay đổi tận gốc các thành phần tạo nên cơ cấu kinh tế. Mỗi khi khoa học công nghệ có bước tiến vượt bậc nó làm cho quy mô, chất lượng phát triển, các ngành thay đổi và dẫn đến cơ cấu kinh tế thay đổi. Khi có tiến bộ khoa học công nghệ, các lãnh thổ có thể kéo lại gần nhau hơn, được lôi cuốn tham gia vào các quá trình sản xuất của nền kinh tế. 1.2.5.3. Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá, liên kết, liên minh trở thành hiện tượng phổ biến. Tự do hoá thương mại trở thành điều kiện quan trọng cho phát triển Đối với Việt Nam khi xác định cơ cấu kinh tế các tỉnh cũng phải tính đến điều kiện toàn cầu hóa, khu vực hóa, liên kết liên minh quốc tế và liên vùng ngay trong nước. Các tỉnh gần các thành phố phải tính đến liên kết với các thành phố đó và các tỉnh khác để lựa chọn cơ cấu phù hơp cho tỉnh mình. 1.2.5.4. Doanh nghiệp và sự phát triển không ngừng của doanh nghiệp Đối với mọi quá trình phát triển của nền kinh tế, doanh nghiệp luôn là tế bào cực kỳ quan trọng. Doanh nghiệp tạo việc làm, tạo sản phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội, tạo ra GDP, tạo nguồn thuế cho nhà nước, đóng góp phúc lợi cho xã hội, góp phần làm tiến bộ xã hội cũng như quyết định sức cạnh tranh của quốc gia trên thế giới. Vì vậy doanh nghiệp mới xuất hiện càng nhiều và hoạt động ngày càng hiệu quả thì sẽ tạo điều kiện tốt cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong quá trình phát triển của nền kinh tế rất cần có những tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp mạnh hoạt động hiệu quả thì sẽ làm cho quốc gia đó có cơ cấu kinh tế tốt. 1.2.5.5. Đường lối phát triển cùng với cơ chế, chính sách có ý nghĩa động lực đối với sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Sự ổn định, tính minh bạch của thể chế kinh tế, sự đồng bộ của các cơ chế chính sách (Đặc biệt đối với chính sách tài nguyên và chính sách đầu tư) có ý nghĩa to lớn. Khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách nhất là về quản lý kinh tế, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định, hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế. 1.3. CÁC MÔ HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI Trên thế giới tồn tại nhiều mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó thể hiện 3 mô hình chính như sau : 1.3.1. Mô hình chuyển dịch hướng nội Đây là mô hình nghiêng về sự đóng cửa của nền kinh tế, khuyến khích sản xuất cho thị trường trong nước, thay thế nhập khẩu. Với mục tiêu phát huy tính chủ động đảm bảo sự phát triển của các ngành truyền thống trong nước, một số quốc gia đã lựa chọn cơ cấu kinh tế theo mô hình này. Tuy nhiên, mô hình này tạo ra ít sức ép cạnh tranh do hàng hóa trong nước được bảo hộ bằng hàng rào thuế quan, cơ cấu sản xuất thiếu tính năng động. Ví dụ điển hình là trong những năm 1950-1970: Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia và một số nước Đông Nam Á khác áp dụng mô hình, thực hiện các hàng rào bảo hộ nghiêm ngặt, giảm tối đa nhập khẩu. Chiến lược này trong giai đoạn đầu tỏ ra hiệu quả, mang lại thành công cho một số ngành song sự thành công này không được lâu bền. Do áp dụng mạnh các chính sách bảo hộ nên nền sản xuất sớm rơi vào tình trạng trì trệ, kém hiệu quả. 1.3.2. Mô hình chuyển dịch hướng ngoại Đây là mô hình với xu thế đưa nền kinh tế phát triển theo hướng thiên về mở cửa có khả năng thúc đẩy thương mại, cùng với các nguồn đầu tư từ bên ngoài vào, thu được nhiều lợi nhuận thông qua sản xuất hàng xuất khẩu. Ưu điểm chính của mô hình này là thúc đẩy quá trình đổi mới, tăng trưởng kinh tế cũng như năng suất lao động xã hội và tạo ra khả năng thích nghi của nền kinh tế. Tuy nhiên cũng gặp không ít khó khăn: Như tính tự chủ của nền kinh tế, khả năng phát triển công nghệ trong nước và những rủi ro có thể xảy ra trên thị trường quốc tế. Từ những năm 80, những nước và vùng lãnh thổ đặc biệt xuất sắc như Hàn Quốc, Singapo, Đài Loan, Hồng Kông đã theo đuổi mô hình này và đạt được kết quả thần kỳ trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên do phụ thuộc vào nhiều biến động của thị trường thế giới làm cho áp dụng mô hình này không còn thuận lợi như những thập niên vừa qua. 1.3.3. Mô hình dịch chuyển theo hướng kết hợp nội lực với ngoại lực Đây là mô hình tương đối phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, có sự kết hợp chặt chẽ giữa việc khai thác có hiệu quả nguồn năng lực trong nước với việc mở rộng quan hệ ở bên ngoài để xây dựng một nền kinh tế năng động. Một trong những nét đặc trưng của mô hình này là tập trung vào công nghiệp hoá cùng với sự phát triển cân đối của ngành. Tuy nhiên mô hình cũng phát triển do ngành có thể đối phó linh hoạt với những biến động bất thường và dễ dàng hội nhập với thế giới. 1.4. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở VIỆT NAM THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA– HIỆN ĐẠI HÓA Đối với Việt Nam, chuyển dịch cơ cấu kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng và một trong những giải pháp hàng đầu nhằm thực hiện CNH–HĐH. Từ khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới, nền kinh tế có những thay đổi cơ bản về sự phát triển cũng như chuyển dịch cơ cấu. Các xu hướng chuyển dịch cơ cấu đã và đang diễn ra đều mang tính quy luật và tiến bộ. Trước đây ở Việt Nam đã diễn ra các xu hướng chuyển dịch sau: * Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ tự cấp tự túc trông cậy vào nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá. Đây là xu hướng tích cực trên cơ sở phát triển sức sản xuất và sự phân hoá, phân công lao động xã hội. Naêm 1997 43.2% 32.6% 24.2% Naêm 2008 17.7% 41.5% 40.8% Khu vöïc I Khu vöïc II Khu vöïc III * Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm làm giảm tỷ trọng ở khu vực I, tăng tỷ trọng của khu vực II và III. Trong quá trình chuyển dịch giá trị tuyệt đối của 3 khu vực đều tăng, song tỷ trọng giữa chúng lại nghiêng về khu vực II và III. * Xu hướng chuyển dịch nền kinh tế khép kín với cơ chế bao cấp sang nền kinh tế mở theo cơ chế thị trường, hội nhập với nền kinh tế của khu vực và thế giới. * Xu hướng chuyển nền kinh tế với nền công nghiệp lạc hậu, năng suất thấp, chất lượng sản phẩm kém sang nền kinh tế có công nghiệp tiên tiến, năng suất và chất lượng sản phẩm cao, đủ sức đứng vững trên thị trường trong nước và quốc tế. 1.4.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Bảng 1.1. CƠ CẤU GDP VIỆT NAM PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ ( % ) Năm 1997 Năm 2008 KV I KV II KV III KV I KV II KV III 24,2 32,6 43,2 17,7 41,5 40,8 * Nguồn: Website Cục Thống Kê Việt Nam 2011 * Ghi chú: KV: Khu vực Đến năm 2008, tỷ trọng GDP của khu vực I giảm xuống còn 17,7%; khu vực II tăng lên 41,5%, khu vực III giảm còn 40,8%. Sự tăng trưởng nhanh của các ngành công nghiệp và một số ngành dịch vụ đã tạo nên sự thay đổi đáng kể cơ cấu kinh tế. Bước đầu đã hình thành được một số ngành, sản phẩm quan trọng tạo động lực cho phát triển như: công nghiệp dầu khí, sản phẩm thép, xi măng, cơ khí đóng tàu, lắp ráp ôtô, xe máy…Cơ cấu ngành nông nghiệp đã có chuyển dịch đáng kể theo hướng công nghiệp hoá, từng bước hiện đại hoá, phát huy lợi thế của từng ngành, từng loại sản phẩm gắn với thị trường trong nước và quốc tế. Cơ cấu sản xuất và cơ cấu sản phẩm công nghiệp đã chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến trong giá trị tăng thêm. Ngành công nghiệp chế biến đã bước đầu khai thác được các lợi thế về nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước để nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Cơ cấu khu vực dịch vụ đã có những chuyển biến theo hướng tích cực. Các ngành dịch vụ truyền thống như: Thương nghiệp, vận tải, bưu chính-viễn thông, khách sạn nhà hàng khá phát triển. UBiểu đồ 1.1U: CƠ CẤU GDP VIỆT NAM PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ Đặc biệt một số ngành dịch vụ có tỷ lệ chi phí trung gian thấp như ngân hàng, bảo hiểm..,đã phát triển khá nhanh, góp phần làm cho giá trị tăng thêm của các dịch vụ tăng cao. 1.4.2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Bảng 1.2. CƠ CẤU GDP VIỆT NAM PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ ( % ) Năm 1997 Năm 2008 KTNN KTNNN KTVĐTNN KTNN KTNNN KTVĐTNN 40,48 50,45 9,07 35,54 46,03 18,43 * Nguồn: Website Cục Thống Kê Việt Nam 2011 * Ghi chú: KTNN: Kinh tế nhà nước; KTNNN: Kinh tế ngoài nhà nước; KTVĐTNN: Kinh tế vốn đầu tư nước ngoài. Kinh tế nhà nước có xu hướng giảm tỷ trọng từ 40,48% năm 1997 xuống 35,54% GDP vào năm 2008 [gso.gov.vn] kinh tế nhà nước mà trước hết là doanh nghiệp nhà nước tiếp tục được đổi mới, sắp xếp lại theo tinh thần Nghị quyết Trung ương III-khoá IX, chi phối nhiều ngành kinh tế then chốt và tập trung hơn vào những lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế. Kinh tế ngoài nhà nước, nhất là kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển nhanh với nhiều hình thức đa dạng theo tinh thần nghị quyết Trung Ương V-khóa IX. Kinh tế ngoài nhà nước năm 2008 chiếm 46,03% GDP. Kinh tế tư nhân, cá thể phát triển trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ…góp phần quan trọng vào các thành tựu kinh tế-xã hội. Việc ban hành nghị quyết Trung ương V về phát triển kinh tế tư nhân và việc thực hiện có hiệu quả Luật doanh nghiệp đã tạo động lực thúc đẩy kinh tế khu vực này phát triển mạnh. Kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục có những bước phát triển khá, tạo thêm một số mặt hàng mới, thị trường mới, thành phần kinh tế này thực sự trở thành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Với việc duy trì nhịp độ tăng trưởng cao (khoảng 10%/năm) tỷ trọng đóng góp của khu vực này trong GDP tăng từ 9,07% năm 1997 lên 18,43% vào năm 2008, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm và hội nhập kinh tế có hiệu quả. 1.4.3. Chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế Vùng trung du và miền núi phía Bắc đã khai thác tốt hơn thế mạnh về đất đai và rừng, bước đầu phát huy lợi thế phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc và phát triển kinh tế trang trại. Công nghiệp của vùng đã phát triển với cơ cấu phù hợp điều kiện của vùng như: Chế biến lâm sản, vật liệu xây dựng, phát triển thuỷ điện, nhiệt điện than, công nghiệp luyện kim, chế tạo cơ khí…cơ cấu kinh tế trong vùng đã có chuyển dịch tích cực. Tuy nhiên, tỷ trọng của vùng so với cả nước hiện khá thấp, chỉ chiếm 6% GDP [14, tr. 26]. Vùng đồng bằng Sông Hồng đã hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, bước đầu phát triển một số ngành công nghiệp có trình độ công nghệ cao, nông nghiệp sạch, chất lượng cao, du lịch và dịch vụ đa dạng. Cơ cấu kinh tế trong vùng đã có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá với tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp chiếm 83,8%. Tỷ trọng GDP cuả vùng hiện nay đứng thứ 2 cả nước (sau Đông Nam Bộ) chiếm 22,5%. Naêm 2007 19% 54% 27% Naêm 1995 11% 71% 18% Vùng Duyên hải miền Trung đã chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng phát huy lợi thế vùng ven biển, hải đảo. Nhiều khu kinh tế, khu–cụm công nghiệp đã–đang được xây dựng và từng bước phát huy hiệu quả, du lịch bước đầu đựơc phát triển, chuyển đổi cây trồng mùa vụ, vật nuôi…phù hợp, giảm thiểu tác động xấu của thiên tai. GDP của vùng hiện bằng 14,5% của cả nước, cơ cấu kinh tế của vùng có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp khá rõ rệt. Vùng Tây Nguyên đang triển khai phát triển thuỷ điện, xây dựng các cụm công nghiệp chế biến, nhất là chế biến các vùng nguyên liệu nông, lâm sản, phát triển mạnh kinh tế trang trại, cơ cấu lại cây trồng, phát triển chăn nuôi. Cơ cấu kinh tế của vùng đã có sự chuyển dịch tích cực, đã từng bước chú trọng phát triển ngành dịch vụ. Đây là vùng kinh tế còn nhiều khó khăn, với tỷ trọng GDP thấp nhất của cả nước chỉ chiếm 2,8%. Vùng Đông Nam Bộ đã phát huy lợi thế đã phát huy lợi thế của vùng trọng điểm và kết cấu hạ tầng để phát triển mạnh các khu công nghiệp, khu công nghệ cao và khu đô thị. Cơ cấu kinh tế của vùng này đã có sự chuyển dịch tích cực, các ngành phi công nghiệp chiếm tỷ trọng cao lên đến 95,2% GDP trong đó các ngành công nghiệp tăng nhanh theo hướng CNH–HĐH. Từ 47,9% năm 1995 lên 60,2% năm 2005. Đây là vùng có đóng góp lớn nhất vào nền kinh tế nước ta hiện nay với tỷ trọng GDP cao nhất cả nước chiếm tới 36,9%. Vùng đồng bằng sông Cửu Long đ._. Phú và các cụm công nghiệp thuộc các huyện, xây dựng các nhà máy cơ khí sửa chữa và chế tạo một số thiết bị đáp ứng ngày một cao quá trình cơ giới hoá trong nông nghiệp–lâm nghiệp và giao thông vận tải. 3.3.2.5. Đối với ngành xây dựng Công tác quy hoạch và thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh phải gắn kết toàn tỉnh với nhiệm vụ phát triển kinh tế, bảo vệ quốc phòng an ninh nhất là đối với các xã vùng biên giới. Khẩn trương hoàn thành công tác quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị và nông thôn. Trong đó đặc biệt ưu tiên việc lập quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết xây dựng các đô thị và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp hoàn thành trong năm 2006. Quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết xây dựng các trung tâm xã và khu dân cư nông thôn trước năm 2008. 3.3.2.6. Đối với ngành thương mại Khuyến khích phát huy mọi khả năng của mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Khuyến khích hình thành các mô hình hợp tác, các hợp tác xã mua bán có hiệu quả, từng bước thu hút người dân tham gia vào tổ chức này. Đa dạng hoá các hình thức thu hút đầu tư, tạo mọi thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh. Đổi mới phương thức quản lý nhà nước đối với các hoạt động thương mại. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với thị trường, tăng cường đấu tranh chống buôn lậu nhằm giảm thiểu và ngăn chặn hàng hoá kém chất lượng, hàng lậu, hàng giả đưa vào lưu thông trên thị trường. Tổ chức tốt công tác xúc tiến thương mại. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý và lực lượng kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục củng cố và mở rộng thị trường giao lưu hàng hoá giữa địa phương với các tỉnh thành lận cận và quốc tế. Phát triển và khai thác có hiệu quả các trung tâm mua bán nông sản, lâm sản…phát triển mạng lưới chợ trung tâm thương mại ở thành thị và nông thôn. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia xuất khẩu trực tiếp. 3.3.2.7. Đối với ngành du lịch Phát huy thế mạnh về du lịch sinh thái, khám phá thiên nhiên, kết hợp nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí…theo điểm và theo tuyến. Tiếp tục phát triển và hoàn thiện những địa điểm có tiềm năng du lịch và giải trí. Tăng cường phát triển hợp tác du lịch trong và ngoài nước để tổ chức các tour du lịch đa tuyến. Xây dựng các khu vui chơi, giải trí tổng hợp có khả năng thu hút khách từ các tỉnh lân cận. 3.3.2.8. Đối với ngành dịch vụ hỗ trợ: Tập trung phát triển và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ hỗ trợ sản xuất như: Dịch vụ thương mại, vận tải, viễn thông…,đồng thời chú trọng mở rộng các dịch vụ mới, nhất là các loại hình dịch vụ cao cấp có hàm lượng trí tuệ cao và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Tạo môi trường thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ. Ưu tiên vốn nhà nước đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, để nâng cao phúc lợi cho toàn xã hội, đáp ứng nhu cầu cơ bản về y tế, giáo dục cho người nghèo, vùng khó khăn và các đối tượng chính sách. Tiếp tục xã hội hoá dịch vụ công cộng đặc biệt là dịch vụ y tế chuyên sâu, giáo dục và đào tạo chất lượng cao, văn hoá, khoa học, công nghệ và thể thao. Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu về văn hoá nhằm đưa các hoạt động văn hoá về cơ sở, khắc phục dần sự chênh lệch về hưởng thụ văn hoá giữa thành thị và nông thôn. UTÓM TẮT CHƯƠNG 3 1. Có 4 căn cứ làm cơ sở để đề xuất quan điểm, định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Phước là: Dựa vào vị trí, chức năng của Bình Phước trong vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam và vùng Đông Nam Bộ, dựa vào phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Phước đến năm 2020; dựa vào sự thay đổi địa giới hành chính cấp huyện, thị xã và những biến động trong phát triển kinh tế từ năm 2008; dựa vào nhận diện cơ hội và thách thức đem đến từ sự hội nhập khu vực và quốc tế. 2. Theo đó đến năm 2020 cơ cấu kinh tế Bình Phước sẽ là: Các ngành phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế khoảng 77,3%. Cụ thể khu vực I chiếm 22,7%, khu vực II chiếm 47,0% và khu vực III là 30,3%. Cơ cấu lao động tương ứng sẽ là 51,0%; 30,0%, và 19,0% cơ bản đạt tiêu chí công nghiệp hoá đã đặt ra của tỉnh. Trong cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế đến năm 2020 thì kinh tế ngoài nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng dần tỷ trọng, đóng vai trò chủ đạo điều khiển nền kinh tế vẫn là khu vực kinh tế nhà nước. Về mặt lãnh thổ, Bình Phước vẫn tiếp có sự phân hoá giữa các địa phương, nhóm lãnh thổ phát triển chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh gồm các địa phương thị xã Đồng Xoài, Bình Long, Chơn Thành…và các địa phương có tốc độ phát triển cao dựa trên những điều kiện thuận lợi và sự ưu đãi đầu tư như huyện Phước Long. Nhóm lãnh thổ chậm phát triển với tỷ trọng khá thấp trong tổng giá trị sản xuất là huyện Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Đăng. Trong hai vùng kinh tế của tỉnh vùng phía Nam sẽ đóng vai trò quan trọng đầu tàu với cơ cấu kinh tế: Công nghiệp–thương mại,dịch vụ và nông nghiệp công nghệ cao. Vùng phía bắc vẫn còn nặng về nông nghiệp nên cơ cấu kinh tế sẽ là công nghiệp-thương mại, nông nghiệp hàng hóa và dịch vụ. Trong đó, theo quy luật thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Phước các địa phương có cơ cấu kinh tế phát triển nhất là các đô thị động lực như: Đồng Xoài, Chơn Thành, Bình Long, Phước Long, đặc biệt Đồng Xoài và Chơn Thành có thể đạt mức phát triển công nghiệp hoá. Luận văn đã đề ra 14 giải pháp thực hiện nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và được phân chia thành 2 nhóm giải pháp lớn. 1. Nhóm giải pháp chung gồm 6 giải pháp - Đa dạng hoá các nguồn huy động vốn. - Tăng cường đầu tư cho giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thu hút nhân tài. - Tập trung nguồn lực phát triển kinh tế vùng động lực, đẩy mạnh CNH–HĐH gắn liền với đô thị hoá và xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ. - Các giải pháp về thị trường và nâng cao khả năng hội nhập kinh tế quốc tế: đẩy mạnh sự hỗ trợ của nhà nước đối với doanh nghiệp và người dân, tăng tính chủ động cho doanh nghiệp, người dân trong việc mở rộng thị trường và hội nhập quốc tế. - Đầu tư phát triển khoa học công nghệ trong sản xuất, xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của tỉnh. Tăng cường công tác chuyển giao công nghệ. - Các giải pháp về bảo vệ môi trường: Tăng cường công tác bảo vệ môi trường, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp về bảo vệ môi trường cũng như nâng cao mức chế tài xử phạt, tính nghiêm minh của pháp luật. 2. Nhóm giải pháp riêng: Gồm 8 giải pháp đối với các ngành và nhóm ngành cụ thể: - Ngành trồng trọt: Coi trọng công tác chọn cây và áp dụng công nghệ và sản xuất, đăng ký thương hiệu sản phẩm, hình thành vùng chuyên canh lớn cây công nghiệp cũng như chế biến xuất khẩu. - Ngành chăn nuôi: Lựa chọn giống tốt, phát triển chăn nuôi lớn, quy mô trang trại khép kín, áp dụng tối đa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng cường kiểm soát dịch bệnh. - Ngành lâm nghiệp: Có giải pháp về đầu tư, tín dụng, áp dụng các mô hình trồng rừng vào sản xuất. Tổ chức và thực hiện các chính sách về phát triển rừng. - Ngành công nghiệp: Ưu tiên pháp triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, có ưu thế của tỉnh. Chú trọng khuyến khích phát triển các khu, cụm công nghiệp, có chính sách thu hút đầu tư, đặc biệt là ở các khu cụm công nghiệp đã xây dựng xong. Có chính sách ưu đãi vốn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động. Phát huy thế mạnh các ngành tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn và làng nghề. Tăng cường chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. - Ngành xây dựng: Quy hoạch xây dựng vùng, các trung tâm, cụm xã, phường, quy hoạch chi tiết các khu, cụm công nghiệp và đô thị trên địa bàn tỉnh vào năm 2008. - Ngành thương mại: Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đăng ký kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh. Đa dạng hoá thu hút đầu tư, đổi mới phương thức quản lý. Tổ chức tốt công tác xúc tiến thương mại, tăng cường giao lưu buôn bán với các vùng, tỉnh trong khu vực Đông Nam Bộ và cả nước. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia xuất khẩu. - Ngành du lịch: Phát huy thế mạnh khu du lịch sinh thái, khám phá thiên nhiên… tham quan theo tuyến và cụm điểm. - Ngành dịch vụ hỗ trợ: Tập trung phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ đồng thời mở các loại hình dịch vụ cao cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, doanh nghiệp tham gia đầu tư. . PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước theo hướng CNH–HĐH, nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực nâng cao khả năng cạnh tranh cho nền kinh tế và gia tăng thu nhập. Cải thiện đời sống cho người dân. Đây là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế–xã hội của tỉnh, đòi hỏi phải được làm rõ cả về mặt lý luận và thực tiễn. Do đó, luận văn đã đi sâu và nghiên cứ và đạt được một số kết quả như sau: 1. Trước hết trình bày một cách có hệ thống lý luận cơ bản về cơ cấu chuyển dịch cơ cấu để làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu đề tài. Cơ cấu kinh tế là tổng thể nhưng mối liên hệ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế gồm: Các ngành sản xuất, các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế. Cơ cấu kinh tế là một hệ thống động, biến đổi không ngừng nhằm đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế xã hội và môi trường trong những điều kiện cụ thể của đất nước, phù hợp với mục tiêu đã xác định của nền kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự điều chỉnh cơ cấu trên các mặt như: Cơ cấu ngành, lãnh thổ và thành phần kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế, để đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra cho từng thời kỳ cụ thể. Xu hướng chung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay là tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp trong GDP tăng lên, còn tỷ trọng các ngành nông nghiệp thì giảm xuống. Tỷ trọng của khu vực kinh tế ngoài nhà nước ngày càng tăng, tỷ trọng của kinh tế nhà nước có thể giảm xuống một cách tương đối, song vẫn phải giữ vững vai trò đảm bảo an toàn cho toàn bộ nền kinh tế. Đồng thời nguồn vốn, nguồn nhân lực, khoa học kỹ thuật, thị trường trong xu hướng toàn cầu hoá, cùng với cơ chế chính sách là những nhân tố cơ bản tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 2. Trong việc đánh giá các nguồn lực ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho thấy tỉnh Bình Phước có nhiều lợi thế bên cạnh song không ít khó khăn trong việc thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH–HĐH trong xu thế hội nhập hiện nay. Trong đó, đường lối chính sách đóng vai trò quyết định, các nhân tố như: Vốn đầu tư, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng giữ vai trò quan trọng, điều kiện tự nhiên là cơ sở nền tảng cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. 3. Qua phân tích thực trạng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước trong thời kỳ CNH–HĐH có thể rút ra một số nhận định về những thành tựu đạt được và những hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới là: - Cơ cấu kinh tế theo ngành có sự chuyển dịch đúng hướng nhưng tốc độ còn chậm. Năm 2008 khu vực I chiếm 56,4% tổng GDP. Xét theo cơ cấu kinh tế thì tỉnh mới ở giai đoạn tiền công nghiệp hoá. Trong nội bộ khu vực I, cơ cấu giá trị sản xuất chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông-lâm nghiệp và tăng tỷ trọng ngành thuỷ sản, tuy nhiên sự chuyển dịch này còn chậm. Chuyển dịch cơ cấu các lĩnh vực trong nội bộ ngành nông nghiệp diễn ra rất chậm: Ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng lên, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp không tăng và có xu hướng giảm xuống. Trong nội bộ khu vực II, tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp tăng dần, trong đó chủ yếu là công nghiệp chế biến và phân phối điện, khí đốt, nước. Ở khu vực III hầu hết các ngành ít có sự thay đổi hoặc thay đổi không rõ xu hướng, trong đó có một số ngành chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng như: Dịch vụ lưu trú và ăn uống, tài chính-ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục và đào tạo, y tế, vui chơi giải trí… - Cơ cấu lao động theo ngành có sự chuyển dịch khá, lao động khu vực I giảm tỷ trọng và hiện vẫn còn ở mức cao 73,5%, tăng tỷ trọng lao động khu vực II và III. Trong nội bộ các ngành cơ cấu lao động cũng ít thay đổi, năng suất lao động bình quân các ngành đều có xu hướng tăng nhưng do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên năng suất lao động bình quân của tỉnh cũng như một số ngành kinh tế vẫn còn thấp so với bình quân của cả nước. Năng suất lao động ngành nông nghiệp khá thấp chỉ bằng 46,5% so với năng suất ngành phi nông nghiệp và bằng 76,6% năng suất lao động xã hội bình quân toàn tỉnh. - Cơ cấu kinh tế theo thành phần cũng có bước chuyển biến khá. Cơ cấu kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất 60,8% GDP. Trong đó, kinh tế tư nhân có tỷ trọng ngày càng tăng mạnh nhưng chiếm chủ yếu trong cơ cấu kinh tế vẫn là kinh tế cá thể với nhiều hạn chế về tiềm năng tài chính. Nền kinh tế nhiều thành phần đã phát huy tác dụng và thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tuy nhiên chủ đạo vẫn là nguồn lực trong nước, khu vực có vốn đầu tư nước nước chỉ có mặt trong lĩnh vực công nghiệp và đang có xu hướng tăng lên trong thời gian gần đây. - Cơ cấu lao động theo thành phần trong suốt thời kỳ (Theo loại hình doanh nghiệp) có sự chuyển biến khá; tỷ trọng lao động trong khu vực vốn đầu tư nước ngoài và khu vực ngoài nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng cao 53,7% và có sự chuyển dịch lao động từ các doanh nghiệp nhà nước sang khu vực vốn đầu tư nước ngoài và ngoài nước. Năng suất lao động của các doanh nghiệp cũng có sự chênh lệch lớn cao nhất là các doanh nghiệp ngoài nhà nước ( đạt 157,9% so với bình quân). - Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ chuyển dịch theo hướng tạo lập sự cân bằng tương đối giữa các địa phương trong tỉnh. Các đô thị hạt nhân hay các địa phương có vị trị địa lý thuận lợi, điều kiện tự nhiên ưu đãi, có trình độ kinh tế-xã hội phát triển, được ưu tiên đầu tư mạnh nên chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất toàn tỉnh và có quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH– HĐH nhanh nhất góp phần mở rộng lãnh thổ phat triển, thu hẹp dần vùng lãnh thổ chậm phát triển trong tỉnh. - Dựa vào những lợi thế về vị trí địa lý, hiện trạng và tiềm năng phát triển kinh tế có thể chia lãnh thổ tỉnh Bình Phước làm 2 vùng: * Vùng phía Nam: Gồm các huyện thị như: Thị xã Đồng Xoài, Đồng Phú, Chơn Thành và Bình Long với lợi thế về phát triển mạnh các ngành công nghiệp, sản xuất nông sản–thực phẩm chất lượng cao và các ngành dịch vụ. * Vùng phía Bắc: Gồm các huyện như; Lộc Ninh, Bù Đốp, Phước Long, Bù Đăng với lợi thế phát triển các loại cây công nghiệp quy mô lớn, ngoài ra còn có thể phát triển tại chỗ ngành công nghiệp chế biến, du lịch, công nghiệp và một số ngành dịch vụ khác. Phước Long là đô thị động lực toàn vùng. 4. Xuất phát từ hiện trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nêu trên luận văn đưa ra 4 căn cứ chủ yếu làm cơ sở cho việc đề xuất quan điểm, dự báo một số chỉ tiêu mang tính định hướng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước năm 2020. Từ đó đề xuất 14 nhóm giải pháp được chia làm 2 nhóm giải pháp lớn: Gồm nhóm giải pháp chung và nhóm giải pháp riêng cụ thể cho từng ngành nhằm thúc đẩy cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước chuyển dịch nhanh và hiệu quả hơn. * Nhóm giải pháp chung gồm 6 giải pháp • Đa dạng hoá các nguồn huy động vốn. • Tăng cường đầu tư cho giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thu hút nhân tài. • Tập trung mọi nguồn lực phát triển kinh tế vùng động lực. • Các giải pháp về thị trường và nâng cao khả năng hội nhập kinh tế quốc tế. • Đầu tư phát triển khoa học công nghệ. • Các giải pháp về bảo vệ môi trường. * Nhóm giải pháp riêng gồm 8 giải pháp: • Đối với ngành trồng trọt. • Đối với ngành chăn nuôi. • Đối với ngành lâm nghiệp. • Đối với ngành công nghiệp. • Đối với ngành xây dựng. • Đối với ngành thương mại. • Đối với ngành du lịch và cuối cùng là nhóm ngành dịch vụ hỗ trợ. Trong đó, theo quan điểm riêng của luận văn, tỉnh cần tập trung vào các giải pháp sau đây để tạo động lực cho cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước chuyển dịch mạnh mẽ hơn: (1). Tăng cường đầu tư cho giáo dục đào tạo và thu hút nhân tài, tiếp tục thực hiện phổ cập giáo dục trung học phổ thông nhằm nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nghề chuyên môn cho lao động địa phương có trình độ tương đương mức bình quân của lao động vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam, nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động. Có chính sách thu hút nhân lực, nhân tài trong các lĩnh vực tỉnh còn yếu và thiếu. (2). Chú trọng đến vấn đề công nghệ và bảo vệ môi trường, không phát triển công nghiệp bằng mọi giá. Trong định hướng phát triển công nghiệp đến năm 2020 Bình Phước sẽ có 8 khu công nghiệp và 5 cụm công nghiệp. Trong quá trình tiếp nhận, thẩm định kiên quyết từ chối những ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm cao, sử dụng công nghệ lạc hậu. Có cơ chế giám sát chặt chẽ đối với các dự án khu công nghiệp chế biến nông sản gần các sông, suối, tránh gây ra những tác động xấu về môi trường. (3). Tập trung xây dựng thương hiệu nông sản bền vững, sản xuất theo những tiêu chuẩn quốc tế tạo nguồn hàng có chất lượng cao ổn định cho xuất khẩu như: Cao su, cà phê, tiêu, điều, ca cao…thay đổi tập quán sản xuất của người dân. Ap dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản và xuất khẩu. (4). Nhanh chóng phát triển du lịch và các loại hình dịch vụ cao cấp, các khu vui chơi giải trí. Hiện nay các các loại hình dịch vụ chất lượng cao ở Bình Phước còn thiếu và yếu, chưa đa dạng các sản phẩm. Nếu khắc phục được tình trạng này sẽ một phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói riêng và phát triển kinh tế nói chung của tỉnh. Trước mặt cần xây dựng các khách sạn đạt tiêu chuẩn, các khu nghỉ dưỡng– tham quan, các khu du lịch sinh thái, khu vui chơi giải trí đạt chuẩn quốc gia và quốc tế, phục vụ các hội nghị quốc tế, khu vực, nhu cầu của khách du lịch và nhu cầu giải trí của nhân dân trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận. (5). Gắn liền công nghiệp hoá với đô thị hoá. Trong quá trình phát triển các khu, cụm công nghiệp trước đây và hiện nay tỉnh chưa chú trọng đúng mức các cơ sở hạ tầng ngoài khu công nghiệp. Trong thời gian tới tỉnh cần phát triển các hạ tầng phụ trợ bên cạnh khu công nghiệp như: Khu dân cư, trường học, cơ sở y tế…để tăng khả năng thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng đời sống người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo chiều hướng tích cực. KIẾN NGHỊ Trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói riêng, nó bao hàm nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực liên quan đến công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, lao động, đồng thời kết quả chuyển dịch phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế chính sách và các yếu tố khác về tư nhiên, kinh tế, xã hội. Nhằm thúc đẩy cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Phước chuyển dịch tích cực theo hướng CNH–HĐH, luận văn kiến nghị một số nội dung cụ thể sau: (1). Đối với Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương là: Đẩy nhanh tiến độ phê duyệt, hỗ trợ, triển khai và xây dựng các cơ sở hạ tầng trọng điểm trên địa bàn tỉnh như nâng cấp quốc lộ 13;14, tuyến đường sắt Thủ Dầu Một–Lộc Ninh…tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông giữa Bình Phước với các tỉnh trong vùng và với Cam puchia (đặc biệt là nối với Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh). (2) Đối với Tỉnh uỷ: Đề ra các nghị quyết, chương trình hành động cụ thể nhằm tiếp tục thực hiện chủ trương đẩy nhanh theo hướng CNH–HĐH, giảm nhanh tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng nhanh ngành công nghiệp–xây dựng và dịch vụ. (3) Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh: Xây dựng kế hoạch, lộ trình chi tiết cho từng giai đoạn cụ thể, phân công nhiệm vụ cụ thể, tăng cường chỉ đạo phối hợp giữa các sở, ngành. Kiên quyết nói không với những dự án công nghiệp có khả năng gây ô nhiễm môi trường và công nghệ lạc hậu. Ban hành các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đẩy mạnh mời gọi đầu tư nước ngoài, thu hút phát triển kinh tế các vùng khó khăn (đặc biệt là các vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa…) đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế phát triển . (4). Đối với các sở, ngành trong tỉnh: Xây dựng và rà soát điều chỉnh, công bố rộng rãi quy hoạch của các ngành, định hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu nội ngành trong từng giai đoạn trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức hội thảo để lấy ý kiến từ các nhà khoa học, nhà quản lý và người dân. Đối với với ngành giáo dục và đào tạo: Tăng cường đầu tư cho giáo dục và dạy nghề, nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, liên kết đào tạo đảm bảo chất lượng, trình độ nguồn lao động cao hơn hoặc bằng mức trung bình trình độ chung của vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam. Đáp ứng đủ và có chất lượng nguồn lao động cho quá trình phát triển kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói riêng. Ban hành các chương trình hỗ trợ đầu tư, quảng bá, tiêu thụ…các sản phẩm chủ lực của tỉnh trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ…đặc biệt là các sản phẩm chủ lực về cây công nghiệp dài ngày. Nâng cao năng lực cạnh tranh chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu. (5). Đối với các doanh nghiệp: Phải tận dụng sự hỗ trợ của nhà nước, chủ động trong sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Tránh trường hợp ỷ lại, trông chờ nhà nứơc (nhất là khối doanh nghiệp nhà nước). (6). Đối với người dân: Bỏ quy mô sản xuất nhỏ tự túc, tự cấp vươn lên làm ăn quy mô lớn. Ap dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm cung cấp cho trong nước và xuất khẩu. Tuân thủ các quy định về chất lượng sản phẩm đi đôi với việc bảo vệ môi trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2002), Một số vấn đề về lý luận, phương pháp luận–phương pháp xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [2] Bộ kế hoạch và Đầu tư–Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế–Xã hội quốc gia (2008), Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh xu thế phát triển của kinh tế thế giới đến năm 2020, Hà Nội. [3] Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp–nông thôn Việt nam thời kỳ đổi mới, NXB Thống kê, Hà Nội. [4] Cục thống kê tỉnh Bình Phước (1999), Niên giám thống kê 1998, Bình Phước. [5] Cục thống kê tỉnh Bình Phước (2004), Niên giám thống kê 2003, Bình Phước. [6] Cục thống kê tỉnh Bình Phước (2005), Niên giám thống kê 2004, Bình Phước. [7] Cục thống kê tỉnh Bình Phước (2006), Niên giám thống kê 2005, Bình Phước. [8] Cục thống kê tỉnh Bình Phước (2010), Niên giám thống kê 2009, Bình Phước. [9] Trần Văn Đạt (2004), Tiến trình phát triển lúa gạo ở Việt Nam–từ nguyên thuỷ đến hiện đại, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. [10] Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. [11] Đảng Cộng Sản Việt Nam (2002), Văn kiện hội nghị lần thứ 5–Ban chấp hành Trung ương khoá IX, Hà Nội. [12] Trần Phan Hiếu Hạnh (2007), Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Tiền–Giang hiện trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ Địa lý học, đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. [13] Trương Phước Minh (Chủ nhiệm đề tài) (2006), Nghiên cứu ảnh hưởng của sự phát triển du lịch đối với vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thành phố Đà Nẵng, Đà Nẵng. [14] Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2006), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2005–2010, Hà Nội. [15] Ngân hàng Thế giới (2008), Báo cáo phát triển Thế giới 2009–Tái định dạng địa kinh tế, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội. [16] Ngân hàng Thế giới (2008), CD–Rom World Development Indicators 2007. [17] Đặng Văn Phan (2007), Tổ chức lãnh thổ kinh tế–xã hội Việt Nam, Đại học dân Lập Cửu Long. [18] Huỳnh Phẩm Dũng Phát (2009), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Tiền Giang thời kỳ 1995–2007 định hướng đến năm 2020, Luận văn thạc sĩ Địa lý học, đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. [19] Nguyễn Văn Phát (2010), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá – hiện đại hoá nền kinh tế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, thực trạng và những khuyến nghị, Tạp chí khoa học đại học Huế, số 6 năm 2010. [20] Phòng Thống kê huyện Chơn Thành (2010), Niên giám thống kê năm 2009, Bình Phước. [21] Phòng Thống kê huyện Bù Đăng (2010), Niên giám thống kê năm 2009, Bình Phước. [22] Phòng Thống kê huyện Bù Đốp (2010), Niên giám thống kê năm 2009, Bình Phước. [23] Phòng Thống kê huyện thị xã Đồng Xoài (2010), Niên giám thống kê năm 2009, Bình Phước. [24] Phòng Thống kê huyện Lộc Ninh (2010), Niên giám thống kê năm 2009, Bình Phước. [25] Phòng Thống kê huyện Bình Long (2009), Niên giám thống kê năm 2008, Bình Phước. [26] Phòng Thống kê huyện Phước Long (2009), Niên giám thống kê năm 2008, Bình Phước. [27] Phòng Thống kê huyện Hớn Quản (2010), Niên giám thống kê năm 2009, Bình Phước. [28] Phòng Thống kê huyện Bù Gia Mập (2010), Niên giám thống kê năm 2009, Bình Phước. [29] Phòng Thống kê thị xã Phước Long (2010), Niên giám thống kê năm 2009, Bình Phước. [30] Phòng Thống kê thị xã Bình Long (2010), Niên giám thống kê năm 2009, Bình Phước. [31] Nguyễn Trần Quốc (chủ biên)(2004), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [32] Đỗ Quốc Sam (2009), Thế nào là một nước công nghiệp, Tạp chí Cộng sản, số 10 năm 2009, Hà Nội. [33] Trương Thị Minh Sâm (2000), Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. [34] Trần Sinh (2007), Một số vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm nghiên cứu Miền Nam, Thành phố Hồ Chí Minh. [35] Sở Kế hoạch-Đầu tư Bình Phước(2006), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bình Phước thời kỳ 2006–2020, Bình phước. [36] Lê Thông (Chủ biên)(2004), Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam–Tập 5, NXB Giáo dục, Hà Nội. [37] Lê Thông (Chủ biên)(2006), Địa lý ba vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. [38] Tỉnh uỷ Bình Phước(2010), Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ IX nhiệm kỳ 2010–2015, Bình Phước. [39] Nguyễn Minh Tuệ (Chủ biên)(2005), Địa lý kinh tế xã hội đại cương, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội. [40] Tổng cục Thống kê (2008), Niên giám thống kê 2007, NXB Thống kê, Hà Nội. [41] Trung tâm từ điển ngôn ngữ (1992), Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. [42] Tỉnh uỷ Sông Bé (1991), Địa chí tỉnh Sông Bé, NXB Tổng hợp Sông Bé, Sông Bé. [43] UBND tỉnh Bình Phứơc (2007), Công bố 10 thành tựu nổi bật nhất sau 10 năm tái lập tỉnh, Bình Phước. [44] UBND tỉnh Bình Phứơc (2001), Báo cáo tổng kết kinh tế-xã hội, quốc phòng–an ninh năm 2000 và nhiệm vụ năm 2001, Bình Phước. [45] UBND tỉnh Bình Phứơc (2006), Báo cáo tổng kết kinh tế-xã hội, quốc phòng–an ninh năm 2005 và nhiệm vụ năm 2006, Bình Phước. [46] UBND tỉnh Bình Phứơc (2008), Báo cáo tổng kết kinh tế-xã hội, quốc phòng–an ninh năm 2007 và nhiệm vụ năm 2008, Bình Phước. [47] UBND tỉnh Bình Phứơc (2009), Báo cáo tổng kết kinh tế-xã hội, quốc phòng–an ninh năm 2008 và nhiệm vụ năm 2009, Bình Phước. [48] UBND tỉnh Bình Phứơc (2010), Báo cáo tổng kết kinh tế-xã hội, quốc phòng–an ninh năm 2009 và nhiệm vụ năm 2010, Bình Phước [49] UBND huyện Đồng Phú (2009), Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2010 và kế hoạch 5 năm 2011-2015 huyện Đồng Phú, Bình Phước. [50] Ngô Doãn Vịnh (2006), Những vấn đề chủ yếu về kinh tế phát triển, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [51] Lê Minh Vĩnh–Văn Ngọc Trúc Phương (Dịch)(2004), Cách làm một khoá luận tốt nghiệp đại học ngành Địa lý và các ngành liên quan, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. * UWebsite: [52] 2Twww.bachkhoatoanthu.gov.vn2T(Bách khoa toàn thư Việt Nam) [53] www.baobinhphuoc.com.vn (báo Bình Phước) [54] 2Twww.binhphuoc.gov.vn2T(UBND tỉnh Bình phước) [55] 2Twww.cpv.gov.vn2T(Đảng Cộng sản việt Nam) [56] www.ctkbinh phuoc.gov.vn(Cục Thống kê Bình phước) [57] 2Twww.gso.gov.vn2T(Tổng cục Thống kê) [58] 2Twww.mpi.gov.vn2T (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) [59] 2Twww.skhdtbinhphuoc.gov.vn2T(Sở Kế hoạch Đầu tư Bình Phước) [60] 2Twww.tuoitre.vn2T(Báo Tuổi Trẻ) [61] 2Twww.tnmtbinhphuoc.gov.vn2T (Sở Tài nguyên Môi trường Bình phước) [62] 2Twww.vcci.com.vn2T(Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam) PHỤ LỤC PHUÏ LUÏC HÌNH AÛNH-BAÛN ÑOÀ Quoác loä 14 ñoaïn ñi qua thò xaõ Ñoàng Xoaøi. Nguoàn: Taùc giaû Quaûng tröôøng tænh Bình Phöôùc. Nguoàn: UBND tænh Töôïng ñaøi chieán thaéng Phöôùc Long. Nguoàn: Taùc giaû Moät goùc thò xaõ Phöôcù Long-Nuùi Baø Raù. Nguoàn: Internet Leã coâng boá thaønh laäp khu kinh teá cöûa khaåu Hoa Lö-Loäc Ninh. Nguoàn:Internet Cheá bieán muû cao su. Nguoàn: Ban Quaûn lyù caùc khu coâng nghieäp tænh Bình Phöôùc Cheá bieán haït ñieàu xuaát khaåu. Cheá bieán noâng-laâm saûn moät theá maïnh cuûa Bình Phöôùc. Nguoàn: Ban quaûn lyù caùc Khu coâng nghieäp tænh Bình Phöôùc. Moät muøa ñieàu boäi thu. Nguoàn:Taùc giaû Chaêm soùc cao su ôû Bình Phöôùc. Nguoàn: Internet Ca cao moät caây troàng môùi ôû Bình Phöôùc. Nguoàn: Internet Moät muøa caø pheâ boäi thu. Nguoàn:Intetnet Caây hoà tieâu Bình Phöôùc. Nguoàn: Taùc giaû Voán quyù vöôøn quoác gia Buø Gia Maäp. Nguoàn: Kieåm laâm Bình Phöôùc Röøng Buø Gia maäp keâu cöùu. Nguoàn: Kieåm laâm Bình Phöôùc Thaùc soá 4 Bình Long. Nguoàn: Internet Leã hoäi quaû ñieàu vaøng. Nguoàn: UBND tænh Du lòch nuùi Baø Raù. Tieàm naêng du lòch Bình Phöôùc. Nguoàn: Internet Nguoàn:BQL khu du lòch nuùi Baø Raù ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5592.pdf
Tài liệu liên quan