Tài liệu Công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB: ... Ebook Công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB
115 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt:
- NHPT: Ngân hàng Phát triển
- VDB: Vietnam Development bank
- CBTĐ: Cán bộ thẩm định
- CBTD: Cán bộ tín dụng
- DNNN TW: Doanh nghiệp nhà nước trung ương
- DNNN: Doanh nghiệp nhà nước
- Công ty TNHH NN: Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước
- Công ty TNHH TN: Công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân
- Công ty CPNN: Công ty cổ phần nhà nước
- DNTN: Doanh nghiệp tư nhân
- DA: Dự án
- SX: Sản xuất
Danh mục bảng, biểu, sơ đồ hình vẽ:
trang
Sơ đồ 1.1: cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Phát triển Việt Nam……………………..3
Bảng 1.1: Các nguồn vốn huy động trong năm 2008................................................ .8
Bảng 1.2: Khối lượng thanh toán với khách hàng năm 2008 – VDB........................... 10
Bảng 1.3: Qui mô vốn vay và tỷ trọng cho vay theo thành phần kinh tế………..…16
Bảng 1.4: Phân tích số lượng và qui mô dự án theo ngành nghề kinh tế…………..18
Bảng 1.5: Số lượng và quy mô dự án được thẩm định tại VDB 2007 – 2008…….20
Bảng 1.6:Chất lượng công tác thẩm định trong thời gian vừa qua……………….. 21
Bảng 2.1: Các dự án thủy điện đang vay vốn tại VDB ……………………………24
Biểu đồ 2.1 : Nguy cơ thiếu điện của cả nước giai đoạn 2006-2010 ..................................26
Sơ đồ 2.1: Quy trình thẩm định dự án thủy điện tại VDB ………………………...32
Bảng 2.2: So sánh đối chiếu các chỉ tiêu của dự án …………………………...…..38
Bảng 2.3 : Phân tích các yếu tố rủi ro …………………………………………......39
Bảng 2.4: Các bước kiểm tra báo cáo tài chình của chủ đầu tư. ………………..…44
Bảng 2.5: Các bước kiểm tra hồ sơ pháp lý ……………………………………....57
Bảng 2.6: Nội dung đánh giá các yếu tố đầu vào .....................................................59
Bảng 2.7: Nội dung đánh giá về nguồn nhân lực ………………………………...61
Bảng 2.8: Phân tích rủi ro dự án …………………………………………...……..63
Bảng 2.9 : Tỷ lệ dư nợ và nợ xấu của dự án thủy điện 2007 – 2008 tại VDB .........91
Biểu đồ 2.2: Dư nợ dự án thủy điện 2007 – 2008 tại VDB......................................92
Biểu đồ 3.1: Dự báo nhu cầu điện năng đến 2020 ………………………...………96
Bảng 3.1: Thu thập các thông tin liên quan đến chủ đầu tư và dự án …………....101
Khái quát về công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB.
Khái quát về Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB:
Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Gọi là Ngân hàng Phát triển) thành lập trên cơ sở tổ chức lại Quỹ Hỗ trợ phát triển (theo Nghị định số 50/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999) để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
Tên giao dịch quốc tế: The Vietnam Development Bank
Tên viết tắt: VDB
Ngân hàng Phát triển có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài, được tham gia hệ thống thanh toán với các ngân hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật. Ngân hàng Phát triển kế thừa mọi quyền lợi, trách nhiệm từ Quỹ Hỗ trợ phát triển.
Quá trình hình thành của Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB.
- 5/12/1956: Theo nghị định số 1163 TTG chính phủ thành lập Ngân hàng kiến thiết Việt Nam - trực thuộc Bộ Tài chính. Đồng thời dưới các tỉnh thành phố có các chi hàng kiến thiết tỉnh thành phố.
- 24/06/1981: Theo quyết định số 259 CP sát nhập Ngân hàng Kiến thiết sang Ngân hàng nhà nước Việt Nam đồng thời thành lập ngân hàng đầu tư và xây dựng trực thuộc ngân hàng nhà nước.
- 01/10/ 1994: Theo quyết định số … thành lập Tổng cục đầu tư phát triển Việt Nam trực thuộc Chính phủ (tách bộ phận quản lý vốn có tính chất ngân sách từ Ngân hàng đầu tư và xây dựng và bộ phận cấp phát vốn ngân sách của Bộ Tài chính).
- 08/07/1999: Theo Nghị định số50/1999/NĐ - CP thành lập quỹ hộ trợ đầu tư quốc gia (tiền thân là Cục Đầu tư phát triển Việt Nam).
- 19/05/2006: Theo quyết định 108/QĐ/ TTG của Chính phủ quyết định thành lập Ngân hàng phát triển Việt Nam.
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB.
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Phát triển
Sơ đồ 1.1: cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Hội đồng quản lý
Hội sở chính
Sở giao dịch
Các chi nhánh
Sở GD I (Hà Nội)
Sở GD II (TP HCM
CN tỉnh TP
CN tỉnh TP
CN …
Ban kiểm soát
Hội đồng quản lý.
a) Hội đồng quản lý và thành viên hội đồng quản lý:
Hội đồng quản lý có 05 thành viên, trong đó có thành viên chuyên trách và thành viên không chuyên trách. Chủ tịch, Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển là thành viên chuyên trách; thành viên kiêm nhiệm là lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm các thành viên Hội đồng quản lý theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, sau khi có ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý là 05 năm. Hết nhiệm kỳ, thành viên Hội đồng quản lý có thể được bổ nhiệm lại.
b) Nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng quản lý:
Quản lý Ngân hàng Phát triển theo quy định tại Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Điều lệ này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
- Quyết định kế hoạch phát triển, định hướng các hoạt động của Ngân hàng Phát triển.
- Phê duyệt kế hoạch hoạt động hàng năm của Ngân hàng Phát triển theo đề nghị của Tổng giám đốc.
- Chấp thuận việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể Sở Giao dịch, chi nhánh và văn phòng đại diện của Ngân hàng Phát triển ở trong nước và nước ngoài theo đề nghị của Tổng giám đốc.
- Quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, gồm: Phó Tổng giám đốc, Trưởng Ban Kiểm soát, Kế toán trưởng theo đề nghị của Tồng giám đốc.
- Thông qua quy hoạch và chấp thuận để Tổng giám đốc bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm các chức danh: Trưởng các Ban nghiệp vụ tại hội sở chính; Giám đốc các chi nhánh, sở giao dịch, văn phòng đại diện ở trong, ngoài nước.
- Ban hành các văn bản quy định về:
+) Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý, Ban Kiểm soát.
+) Các quy chế hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Phát triển; các văn bản hướng dẫn cụ thể thực hiện các quy định của Nhà nước theo thẩm quyền.
- Giám sát, kiểm tra cơ quan điều hành trong việc thực hiện các quy định của Chính phủ về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, Điều lệ của Ngân hàng Phát triển và các quyết định của Hội đồng quản lý.
- Phệ duyệt kế hoạch hoạt động của Ban Kiểm soát, xem xét báo cáo kết quả kiểm soát và báo cáo thẩm định quyết toán tài chính của Ban Kiểm soát
- Thông qua báo cáo hoạt động, báo cáo tài chính và quyết toán hàng năm của Ngân hàng Phát triển.
- Báo cáo Bộ trưởng Bộ Nội vụ để trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý, Tổng giám đốc và các thành viên Hội đồng quản lý.
- Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:
+) Sửa đổi, bổ sung chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu;
+) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển; sửa đổi bổ sung quy chế quản lý tài chớnh của Ngân hàng Phát triển.
- Hội đồng quản lý được sử dụng bộ máy và con dấu của Ngân hàng Phát triển để thực hiện nhiệm vụ của mình.
- Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Chịu trách nhiệm về các quyết định của Hội đồng quản lý trước Thủ tướng Chính phủ.
Ban Kiểm soát.
a) Ban kiểm soát và thành viên Ban kiểm soát
Ban Kiểm soát có tối đa 07 thành viên chuyên trách, là các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực tài chính, tín dụng, đầu tư..., hiểu biết về pháp luật, không có tiền án, tiền sự về các tội danh liên quan đến hoạt động kinh tế theo quy định của pháp luật.
Trưởng Ban Kiểm soát do Hội đồng quản lý quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Các thành viên khác của Ban Kiểm soát do Chủ tịch Hội đồng quản lý bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Trưởng Ban Kiểm soát.
b) Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kiểm soát:
- Kiểm tra việc chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật và Nghị quyết của Hội đồng quản lý;
- Kiểm tra hoạt động tài chính, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Phát triển.
- Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động tài chính của Ngân hàng Phát triển khi xét thấy cần thiết để báo cáo Hội đồng quản lý, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan;
- Báo cáo Hội đồng quản lý về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lưu giữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Phát triển.
- Thông qua nhiệm vụ kiểm soát, kiến nghị với Hội đồng quản lý các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến hoạt động của Ngân hàng Phát triển theo quy định của pháp luật;
- Được sử dụng hệ thống kiểm tra và kiểm soát nội bộ của Ngân hàng Phát triển để thực hiện các nhiệm vụ của mình;
- Các nhiệm vụ và quyền hạn khác được giao.
Bộ máy điều hành:
- Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội;
- Sở Giao dịch, Chi nhánh, Văn phòng đại diện trong nước và nước ngoài.
Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản lý, Ban Kiểm soát và Bộ máy điều hành Ngân hàng Phát triển thực hiện theo quy định tại Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Các đơn vị trực thuộc
Ngân hàng Phát triển tổ chức bộ máy quản lý, điều hành tại địa bàn một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phù hợp với yêu cầu và phạm vi hoạt động của Ngân hàng Phát triển, bảo đảm tính gọn và hiệu quả. Gồm có:
Sở giao dịch 1 đặt tại Hà Nội, địa chỉ 25A Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội.
Sở giao dịch 2 đặt tại TP Hồ Chí Minh địa chỉ 229 Đồng Khởi, phường Bến Nghé, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Các tỉnh thành phố mỗi tỉnh mỗi thành phố có một chi nhánh
Một số hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam cũng có những hoạt động chủ yếu như các ngân hàng thương mại khác trong cả nước như:
- Nghiệp vụ huy động vốn
- Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển
- Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu.
- Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của Ngân hàng phát triển theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu ( Cho đến nay nghiệp vụ này chưa được triển khai thực hiện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam)
Ngoài ra vì Ngân hàng Phát triển là ngân hàng trực thuộc chính phủ và hoạt động không vi mục đích lợi nhuận mà hoạt động theo những quy định do thủ tướng chính phủ đề ra nên Ngân hàng Phát triển còn có những nghiệp vụ riêng khác như:
- Nhận ủy thác quản lý nguồn vốn ODA.
- Ủy thác cho các tổ chức tài chính tín dụng thực hiện tín cụng của Ngân hàng Phát triển. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay Ngân hàng Phát triển Việt Nam vẫn chưa triển khai thực hiện nhiệm vụ này.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do thủ tướng chính phủ giao.
a) Huy động vốn:
Ngân hàng Phát triển Việt Nam với đặc thù hoạt động như trên nên chỉ huy động tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định của Chính Phủ.
Ngoài vốn điều lệ ban đầu được Chính phủ cấp Ngân hàng Phát triển phải huy động một lượng vốn khá lớn để phục vụ cho các hoạt động gnhiệp vụ của mình. Hàng năm Ngân hàng Phát triển căn cứ vào nhiệm vụ được Chính phủ giao kế hoạch hoạt động nghiệp vụ của ngành để cân đối nguồn vốn cho hoạt động nghiệ vụ.
Vốn huy động của Ngân hàng Phát triển chủ yếu là vốn phát hành trái phiếu Chính phủ, huy động tiền gửi tiết kiệm bưu điện, huy động vốn tạm thời chưa sử dụng của Bảo hiểm xã hôi – các nguồn vốn này được Chính phủ chỉ định. Ngoài ra, huy động các nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế khác.
Huy động và tiếp nhận vốn: 40.230 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là huy động thông qua phát hành trái phiếu, chiếm 66% số vốn huy động, bằng 133% kế hoạch đầu năm và đạt kế hoạch điều chỉnh trong năm; cụ thể:
Bảng 1.1: Các nguồn vốn huy động trong năm 2008.
Đơn vị: tỷ đồng
TT
Nội dung
Thực hiện đến 31/12/2008
1
Trái phiếu Chính phủ
26.647
2
Bảo hiểm xã hội
570
3
Quỹ tích luỹ TNNN
1.214
4
Huy động tại Chi nhánh
3.208
5
Tiết kiệm bưu điện
2.140
6
Khác
6.451
(Nguồn: Báo cáo tổng kết ngành của VDB - 2008)
Về việc huy động vốn bằng ngoại tệ: đã huy động được gần 93 triệu USD (tại các Chi nhánh Hưng Yên, Bắc Ninh, Sở Giao dịch I, Lào Cai và Thái Bình). Đã khơi thông một nguồn vốn mới từ đối tác mạnh (Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước - SCIC).
b) Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển.
Ngoài hoạt động huy động vốn, Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn thực hiện các chính sách tín dụng đầu tư phát triển như:
+) Cho vay đầu tư phát triển.
+) Hỗ trợ sau đầu tư.
+) Bảo lãnh tín dụng đầu tư ( tuy nhiên hoạt động này hầu như không có).
- Đối với hoạt động cho vay đầu tư phát triển: Trong năm 2008, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã giải ngân được 17.436 tỷ đồng (không kể giải ngân Nhà máy lọc dầu Dung Quất 8.272 tỷ đồng, tương đương 500 triệu USD), đạt 102% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao; bằng 80% so với năm 2007. Ngoài ra, NHPT đã ký HĐTD cho vay 400 triệu USD để nhập khẩu thiết bị dự án Thủy điện Sơn La. Hiện nay, đã đề nghị ngân hàng Nhà nước giải ngân được 10 triệu USD.
- Hoạt động hỗ trợ sau đầu tư :Trong năm 2008 Ngân hàng đã cấp được 240 tỷ đồng, đạt 86% kế hoạch năm Thủ tướng Chính phủ giao. Số dư cấp HTSĐT: 551 tỷ đồng. Trong năm đã tiếp nhận và chấp thuận ký hợp đồng HTSĐT cho 32 dự án với số tiền hỗ trợ theo hợp đồng cho cả đời dự án là 71,5 tỷ đồng, nâng tổng số dự án được ký hợp đồng lên 2.848 dự án với số vốn hỗ trợ cho cả đời dự án là 3.599 tỷ đồng.
c) Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu:
Bên cạnh hoạt động tín dụng đầu tư phát triển Ngân hàng Phát triển còn thực hiện cả hoạt động tín dụng xuất khẩu. Chính sách tín dụng xuất khẩu bao gồm các nghiệp vụ:
+) Cho vay xuất khẩu.
+) Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu
+) Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh xuất khẩu
Tuy nhiên trên thực tế 2 nghiệp vụ Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu; Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh xuất khẩu hầu như không thực hiện.
- Đối với nghiệp vụ cho vay xuất khẩu: Doanh số cho vay trong năm 2008 là 22.540 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2007. Dư nợ bình quân cả năm 2008 đạt 10.235 tỷ đồng; gấp 2,55 lần so với kế hoạch được giao đầu năm, bằng 136% so với kế hoạch điều chỉnh. Thu nợ gốc được 19.509 tỷ đồng; Thu nợ lãi được 746 tỷ đồng.
Dư nợ trong năm 2008 là 13.376 tỷ đồng, tăng hơn 2,5 lần so với 31/12/2007; Nợ quá hạn: 98,6 tỷ đồng, chiếm 0,78% dư nợ, tăng 53,6 tỷ đồng so với 31/12/2007. Lãi quá hạn: 37 tỷ đồng, tăng 31 tỷ đồng so với 31/12/2007
d) Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khác hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của Ngân hàng phát triển theo quy định của pháp luật.
Trong năm NHPT đã thực hiện 14.159 Lệnh thanh toán (LTT), giá trị 38.034 tỷ đồng và 7.105 thông báo chuyển vốn.
Về thanh toán với khách hàng: Hiện còn 3 Chi nhánh chưa triển khai là: Bắc Kạn, Bến Tre (đang hoàn thiện kho quỹ cùng với việc xây dựng trụ sở mới), Vĩnh Phúc (đang cho thuê trụ sở). Khối lượng thanh toán với khách hàng trong năm như sau:
Bảng 1.2: Khối lượng thanh toán với khách hàng năm 2008 - VDB
Chỉ tiêu
Chuyển tiền đi
Nhận tiền đến
Số tiền
75.740 tỷ
66.529 tỷ
Số khách hàng
29.114
30.764
Số món
59.577
59.463
Thu phí thanh toán
4,1 tỷ
Trả phí thanh toán
2,2 tỷ
( Nguồn: Báo cáo tổng kết ngành 2008 VDB – phòng kế hoạch)
- Về việc tham gia hệ thống thanh toán quốc gia: Đến nay đã đưa 5 đơn vị tham gia hệ TTĐTLNH là: Hội sở chính, Sở Giao dịch I & II, CN NHPT Hải Phòng, CN NHPT Đà Nẵng (CN NHPT KV Cần Thơ – Hậu Giang chưa tham gia do NHNN chưa cho phép) và 59 đơn vị tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn (Hội sở chính không tham gia thanh toán bù trừ).
- Về công tác kho quỹ: Trong năm NHPT vẫn triển khai bình thường các nghiệp vụ kho quỹ, đã tổ chức kiểm tra kho quỹ trong toàn ngành (tháng 5/2008) trong đó Hội sở chính cử 15 đoàn kiểm tra đồng thời và không báo trước nội dung tại 15 Chi nhánh. Kết quả đợt kiểm tra cho thấy cơ bản hệ thống NHPT tuân thủ đúng quy định về công tác kho quỹ. Một số vấn đề qua kiểm tra được phát hiện, NHPT đã có công văn nhắc nhở cụ thể.
- Về công tác chuẩn bị để triển khai thanh toán tập trung của NHPT: Ngày 2/12/2008, NHPT đã ký kết Hợp đồng kết nối thanh toán song phương với Ngân hàng Công thương Việt Nam. Bước đầu thực hiện thử nghiệm tại 3 Đơn vị: Sở Giao dịch I, Sở Giao dịch II và Chi nhánh Đà Nẵng.
f) Nhận uỷ thác quản lý nguồn vốn ODA:
Ngoài những hoạt động giống như những ngân hàng thương mại khác trong cả nước bao gồm hoạt động Huy động vốn; Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển; Thực hiện tín dụng xuất khẩu; Cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của Ngân hàng phát triển theo quy định của pháp luật... thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn có thêm hoạt động Nhận ủy thác quản lý nguồn vốn ODA do chính phủ giao lại. Đây là hoạt động riêng khác của Ngân hàng Phát triển so với các Ngân hàng thương mại trong nước.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam được Chính phủ cho vay lại; nhận uỷ thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi vốn của khách hàng, các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa Ngân hàng Phát triển của các tổ chức uỷ thác.
Cụ thể, trong năm 2008 NHPT đang quản lý cho vay lại 387 dự án với số vốn theo Hợp đồng tín dụng đã ký tương đương là 21.169 triệu USD. Số vốn giải ngân trong năm là 7.802 tỷ đồng, đạt 87% kế hoạch năm 2008.
Thu nợ gốc trong năm 2008 là 3.413 tỷ đồng, đạt 98,6% kế hoạch của NHPT, bằng 137% kế hoạch năm đăng ký với Bộ Tài chính; thu lãi, phí: 1.638 tỷ đồng, đạt đạt 100,7% kế hoạch của NHPT, bằng 121% kế hoạch năm đăng ký với Bộ Tài chính. Tổng dư nợ vay: 54.622 tỷ đồng; nợ quá hạn chỉ chiếm 0,6% dư nợ.
Ngoài ra, NHPT đang quản lý cho vay 50 dự án vay vốn từ Quỹ quay vòng, ủy thác như: Quỹ đầu tư ngành giống, Quỹ phà, Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ với số giải ngân trực tiếp trong năm là 881 tỷ đồng, thu nợ gốc là 11 tỷ đồng, thu lãi, phí là 8,3 tỷ đồng, dư nợ vay 874 tỷ đồng.
Công tác thẩm định các dự án đầu tư nói chung tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam:
Những qui định của Ngân hàng Phát triển Việt Nam đối với hình thức cho vay theo dự án đầu tư.
a. Đối tượng được phép vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB.
Đối tượng được phép vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB là những chủ đầu tư có dự án thuộc:
A1. Dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (không phân biệt địa bàn đầu tư), bao gồm:
- Dự án đầu tư đường bộ, cầu đường bộ, đường sắt và cầu đường sắt.
- Dự án đầu tư công trình cấp nước sạch phục vụ công nghiệp và sinh hoạt.
- Dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải, rác thải tại khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, bệnh viện và các cụm công nghiệp lành nghề.
- Dự án xây dựng quỹ nhà ở tập trung cho công nghận lao cong trong khu công nghiệp, khu chế xuất, ký túc xá cho sinh viên.
- Dự án đầu tư lĩnh vực y tế: Mở rộng, nâng cấp, đầu tư thiết bị, xây dựng mới bệnh viện.
- Dự án đầu tư mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở giáo dục đào tạo và dạy nghề
- Đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại làng nghề tiểu thủ công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề ở nông thôn.
A2. Dự án nông nghiệp, nông thôn ( không phân biệt địa bàn đầu tư), bao gồm:
- Dự án đầu tư chế biến sâu từ quặng khoáng sản:
- Dự án xây dựng mới, mở rộng cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung.
- Dự án phát triển giống thủy, hải sản, đầu tư hạ tầng nuôi trồng thủy sản, hải sản.
- Dự án phát triển giống cây tròng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp.
A3. Dự án công nghiệp ( Không phân biệt địa bàn), bao gồm:
- Dự án sản xuất phôi thép, gang có công suất tối thiểu 200.000 tấn/năm.
+) Dự án sản xuất Alumin có công suất tối thiểu 300.000 tấn/năm; Sản xuất nhôm kim loại có công suất tối thiểu 100.000 tấn/năm.
+) Sản xuất hợp kim sắt có công suất tối thiểu 1.000 tấn/năm
+) Sản xuất kim loại màu có công suất tối thiểu 5.000 tấn/năm
+) Sản xuất bột màu ddiooxxit titan có công suất tối thiểu 20.000 tấn/năm.
- Dự án sản xuất động cơ Diezel từ 300V trở lên.
- Dự án đầu tư đóng mới toa xe đường sắt và lắp ráp đầu máy xe lửa
- Dự án đầu tư bào chế, sản xuất thuốc kháng sinh, thuốc cai nghiện, vacxin, thương phẩm và thuốc chữa bệnh HIV/AIDS.
- Dự án đầu tư xây dựng thủy điện nhỏ công suất hơn hoặc bằng 100 MW; Xây dựng nhà máy điện từ gió.
- Dự án đầu tư sản xuất DAP và phân đạm.
A4. Các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; Dự án tại vùng đồng bào dân tộc Khơ me sinh sống tập trung, các xã hội thuộc chương trình 135 và các xã biên giới thuộc chương trình 120, các xã Bãi Ngang.
A5. Các dự án cho vay theo hoạch định chính phủ; Các dự án đầu tư ra nước ngoài theo quyết định của thủ tướng Chính phủ.
b. Điều kiện cho vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB.
- Đối tượng cho vay theo quy định muc a.
- Thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật.
- Chủ đầu tư có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Chủ đầu tư có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trả được nợ; được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ và chấp thuận cho vay.
- Chủ đầu tư phải đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện dự án và các điều kiện tài chính cụ thể của phần vốn đầu tư ngoài phần vốn vay tín dụng đầu tư nhà nước.
- Chủ đầu tư thực hiện đảm bảo tiền vay theo quy định tại Nghị định 151.
- Chủ đầu tư phải mua bảo hiểm tài sản tại một công ty bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc trong suốt thời hạn vay vốn.
- Trường hợp dự án đầu tư ra nước ngoài theo hiệp đinh giữa hai bên chính phủ và dự án đầu tư ra nước ngoài theo quyết định của thủ tướng chính phủ thì thưc hiện theo mục f.
c. Mức vốn cho vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB:
- Mức vốn cho vay đối với mỗi dự án tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án đó ( không bao gồm vốn lưu động).
- Trường hợp đặc biệt, dự án nhất thiết phải vay cao hơn 70% tổng vốn đầu tư ( không bao gồm cả vốn lưu động) mới đủ điều kiện thực hiện thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam đề nghị Bộ tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định.
d. Thời hạn cho vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB:
- Thời hạn cho vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn của dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tư phù hợ với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của dự án nhưng không quá 12 năm.
- Một số dự án đặc thù ( Dự án nhóm A, trồng cây thong, cây cao su) cần có thời gian vay vốn lớn hơn 12 năm mới đủ điều kiện thực hiện thì thời hạn cho vay lớn nhất là 15 năm.
e. Đồng tiền và lãi suất cho vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam:
- Đồng tiền cho vay là đồng Việt Nam. Việc cho vay bằng ngoại tệ được thực hiện bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi đối với một số dự án có nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị mà chủ đầu tư có khả năng cân đối ngoại tệ trả nợ.
- Lãi suất cho vay đầu tư bằng đồng Việt Nam bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm cộng 0,5%/năm.
- Đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn và dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; dự án tại vùng đồng bào dân tộc Khơ me sinh sống tập trung, các xã thuộc Chương trình 135 và các xã biên giới thuộc Chương trình 120, các xã vùng bãi ngang, lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm.
- Lãi suất cho vay bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, giao Bộ Tài chính quyết định theo nguyên tắc có ưu đãi trên cơ sở lãi suất Sibor 6 tháng cộng thêm tỷ lệ %.
- Lãi suất cho vay được xác định tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng lần đầu tiên và không thay đổi cho cả thời hạn vay vốn.
- Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn ghi trong hợp đồng tín dụng.
- Bộ trưởng Bộ Tài chính công bố lãi suất cho vay đầu tư để Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện. Số lần công bố lãi suất hàng năm tối đa là 2 lần.
f. Cho các dự án vay theo Hiệp định của Chính phủ và dự án đầu tư ra nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
- Điều kiện, lãi suất, thời hạn, mức vay và những nội dung có liên quan đến khoản vay của dự án được thực hiện theo các quy định ghi trong Hiệp định 151.
- Trường hợp Hiệp định không quy định cụ thể về điều kiện, lãi suất, thời hạn, mức vay và bảo đảm tiền vay thì thực hiện theo quy định về cho vay đầu tư tại Nghị định 151.
- Các dự án đầu tư ra nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện theo quy định về cho vay đầu tư của Nghị định 151.
Số lượng và qui mô các dự án đầu tư đang vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB.
a. Theo thành phần kinh tế:
Bảng 1.3: Qui mô vốn vay và tỷ trọng cho vay theo thành phần kinh tế
Tiêu chí
2005
2006
2007
2008
Số DA
Số tiền (triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Số DA
Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Số DA
Số tiền (triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Số DA
Số tiền (triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Nông, lâm nghiệp
3.084.928
10,43
3.510.438
11,07
3.212.386
9,47
1.222.691
5,35
Thủy sản
3.514.628
11,88
3.645.042
11,50
4.237.550
21,4
4.901.093
21,43
Công nghiệp
7.213.261
24,38
8.572.937
27,04
8.180.680
36,82
7.756.947
33,92
Xây dựng
2.093.482
7,08
3.420.858
10,79
1.737.509
12,0
707.956
3,10
SX,phân phối điện,khí đốt,nước
10.717.623
36,22
10.356.942
32,67
12.492.976
12,49
4.770.059
20,86
Các nhóm ngành khác
2.963.048
10,01
2.196.173
6,93
4.070.730
5,12
3.507.102
15,34
Tổng
29.586.970
100,0
31.702.390
100,0
33.931.830
100,0
22.865.848
100,0
( Nguồn: Tổng hợp Báo cáo chỉ tiêu dư nợ tín dụng phân loại theo ngành kinh tế và loại hình kinh tế 2005- 2008)
Tổng quan từ Bảng 1.3 ta thấy tổng số tiền cho vay qua các năm 2005 – 2006 liên tục tăng nhưng với mức tăng không đáng kể, riêng năm 2008 là năm khủng hoảng nên mức cho vay giảm sụt so với những năm trước đó. Cơ cấu đầu tư theo thành phần kinh tế trong giai đoạn 2005 - 2008 tại VDB theo đúng định hướng của Nhà nước theo hướng Công nghiệp – Dịch vụ - Nông nghiệp. Trong năm 2005 đầu tư vào ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt chiếm tỷ trong lớn nhất là 36,22% với số tiền cho vay là 10.717.623 triệu đồng. Ngành Công nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 ( 24,38%) trong các ngành với doanh số cho vay là 7.213.261 triệu đồng. Đứng thứ 3 trong doanh số cho vay vào các ngành là Nông, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng 10,43% với tổng mức đầu tư 3.084.928 triệu đồng. Trong năm tiếp theo ( 2006) cơ cấu cho vay này vẫn giữ nguyên, tuy nhiên tỷ trọng cho vay vào ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt giảm gần 4% ( 32,67% ) còn tỷ trọng của ngành công nghiệp lại tăng lên gần 3% (27,04%). Năm 2007 là năm Việt Nam gia nhập WTO, chính sự kiện này đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào Việt Nam làm tăng đáng kể tổng mức đầu tư vào Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp nói riêng. Năm 2007 doanh số cho vay của ngành Công nghiệp tăng lên đáng kể gần 10% ( 36, 82%) với tổng số tiền vay là 8.180.680 triệu đồng và là ngành chiếm tỷ trọng vay vốn lớn nhất. Tuy nhiên đến năm 2008 thì lượng tiền đầu tư giảm hẳn, giảm gần 11.000.000 triệu đồng ( khoảng 30%). Có sự sụt giảm đáng kể về doanh số cho vay này là vì cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra đồng loạt ở các nước trên thế giới mà mở đầu là Mỹ ( Khủng hoảng tín dụng nhà đất). Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu này, chính vì thế nên lượng vốn đầu tư đã giảm rất nhiều so với những năm trước đó.
b. Theo ngành nghề kinh tế:
Bảng 1.4: Phân tích số lượng và qui mô dự án theo ngành nghề kinh tế
Tiêu chí
2005
2006
2007
2008
Số DA
Số tiền (triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Số DA
Số tiền (triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Số DA
Số tiền (triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Số DA
Số tiền (triệu đồng)
Tỷ trọg (%)
DNNN TW
8.630.824
29,17
9.561.018
30,16
10.431.895
30,74
6.635.839
29,02
DNNN địa phương
3.958.796
13,38
4.651.781
14,67
4.608.246
13,58
1.694.438
7,41
Công ty TNHH NN
1.264.492
4,27
1.746.741
5,51
1.106.914
3,26
1.038.219
4.,54
Công ty TNHH TN
2.986.972
10,10
3.487.254
11,00
3.705.643
10,92
4.908.275
21,47
Công ty CPNN
6.829.465
23,08
7.370.964
23,25
9.660.599
28,47
2.203.844
9,64
Công ty CP khác
1.291.572
4,37
1.356.232
4,28
1.405.408
4,14
5.437.160
23,78
Công ty hợp danh
1.975.284
6,68
156.475
0,49
206.547
0.,61
261.400
1,14
DNTN
2.066.834
6,99
0.000
2.756.870
8,70
2.140.072
6,31
549.543
2,40
DN có vốn đầu tư NN
172.961
0,58
195.560
0,62
217.811
0,64
101.413
0,44
Kinh tế tập thể
207.935
0,70
228.975
0,72
241.972
0,71
19.977
0,09
Kinh tế cá thể
201.838
0,68
190.521
0,60
206.724
0,61
15.739
0.,07
Tổng
29.586.973
100,0
31.702.391
100,0
33.931.831
100,0
22.865.847
100,0
( Nguồn: Tổng hợp Báo cáo chỉ tiêu dư nợ tín dụng phân loại theo ngành kinh tế và loại hình kinh tế 2005- 2008)
Từ bảng 1.4 ta thấy số tiền cho vay qua các năm 2005 – 2007 tăng liên tục với mức tăng hơn 2.000.000 triệu đồng/ năm, mức tăng không đáng kể. Riêng năm 2008, do tình hình kinh tế khủng hoảng nên doanh số cho vay giảm gần 10.000.000 triệu đồng. Nhìn tổng quan thì khối Doanh nghiệp nhà nước trung ương ( DNNNTW) và khối Công ty cổ phần nhà nươc ( Công ty CPNN) là chiếm tỷ trọng đầu tư chủ yếu. Sở dĩ như vậy là bởi, Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB là ngân hàng trực thuộc chính phủ mà đối tượng vay vốn được quy định cụ thể tại Nghị định 151/2006/NĐCP. Những dự án vay vốn tại VDB chủ yếu là dự án đầu tư phát triển hoặc đầu tư vào những lĩnh vực mang tính hiệu quả xã hội nhiều hơn là kinh tế nên khối Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) không đủ khả năng cũng như hứng thú đầu tư vào. Chính vì vậy khối Kinh tế Nhà nước cụ thể là DNNNTW và Công ty CPNN là hai khối chủ yếu vay vốn tại VDB.
1.2.3. Những kết quả đã đạt được trong công tác thẩm định nói chung:
Số lượng và quy mô dự án được thẩm định tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam từ 2007 đến 2008 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.5: Số lượng và quy mô dự án được thẩm định tại VDB 2007 – 2008
Năm
Chỉ tiêu
2007
2008
So sánh 200._.8 với 2007
Số DA
Số tiền (trđ)
Số DA
Số tiền (trđ)
Số DA
Số tiền (trđ)
DA xin vay vốn
416
40.672.173
359
38.791.364
- 57
- 1.880.809
DA duyệt cho vay
369
30.912.856
307
26.197.582
- 62
- 4.715.274
DA từ chối cho vay
47
9.759.317
52
12.593.782
5
2.834.465
( Nguồn: Ban thẩm định VDB)
Qua bảng trên cho thấy số lượng dự án xin vay vốn năm 2008 giảm so với 2007 là 57 dự án tương đương với 1.880.809 triệu đồng; Số dự án được duyệt cho vay năm 2008 cũng giảm hơn so với năm 2007 là 62 dự án tương đương với 4.715.274 triệu đồng. Nguyên nhân do năm 2008 là năm tình hình tài chính trong nước gặp khó khăn và biến động, khoảng 6 tháng đầu năm 2008 lạm phát tăng cao đẩy lãi suất cho vay tăng lên, có những lúc đỉnh điểm lãi suất lên tới 20%/ năm, làm cho chỉ tiêu hiệu quả tài chính của các dự án xin vay vốn không đáp ứng đủ điều kiện cho vay của Ngân hàng nên số lượng dự án đạt được tiêu chuẩn cho vay là rất ít. Những tháng cuối của năm 2008 nền kinh tế lại đối mặt với sự giảm phát do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất của Mỹ, vì vậy viêc cho vay trong giai đoạn này là rất khó khăn.
Về chất lượng công tác thẩm định nói chung tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.6:Chất lượng công tác thẩm định trong thời gian vừa qua
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Dự nợ
Nợ xấu
Tỷ lệ nơ xấu/ dự nợ ( %)
2005
85.384.926
2.766.472
3,24
2006
93.092.915
2.932.427
3,15
2007
110.373.719
3.264.827
2,96
2008
152.135.316
4.601.881
3,02
( Nguồn: Ban kế hoạch VDB)
Qua bảng trên cho thấy chất lượng công tác thẩm định dự án tại VDB cũng phần nào được nâng lên thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu so với dự nợ của các năm 2005 – 2008 luôn luôn nhỏ dưới 5% (chuẩn của Ngân hàng Nhà Nước quy định), điều đó chứng tỏ rằng chất lượng công tác cho vay của VDB an toàn và đảm bảo. Tỷ lệ nợ xấu so với dư nợ từ năm 2005 – 2007 có xu hướng giảm dần, điều này chứng tỏ chất lượng của công tác thẩm định tại NHPT ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên đến 2008 tỷ lệ này lại tăng hơn so với là 0.06% tương đương với gần 1.300.000 triệu đồng. Có điều này xảy ra là do năm 2008 là năm xảy ra khủng hoảng tài chính nên ảnh hưởng xấu đến sản xuất kinh doanh của các DN vay vốn nói chung và các DN vay vốn tại NHPT dẫn đến tỷ lệ nợ xấu có tăng lên trong năm. Song tỷ lệ nayg tăng lên không đáng kể và cũng chưa tăng đến mức của mốc 2005. Vì vậy có thể khẳng định rằng chất lượng công tác thẩm định nói chung tại NHPT Việt Nam ngày càng được nâng cao rõ rệt.
Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư ngành thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB
Khái quát các dự án thủy điện và vai trò của công tác thẩm định các dự án đầu tư thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB.
Khái quát các dự án đầu tư thủy điện được thẩm định tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam là cơ quan trực thuộc chính phủ hoạt động không vì mục đích lợi nhuận nhưng phải bảo toàn và ngày càng phát triển nguồn vốn, NHPT hoạt động trên cơ sở định hướng của Chính phủ theo từng thời kỳ phát triển của đất nước được thể hiện qua các nghị định đã ban hành. Đây là cơ quan trực tiếp bơm vốn cho đầu tư phát triển và đầu tư vào những ngành nghề Nhà nước khuyến khích nhưng chưa thu hút được các nhà đầu tư thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam sẽ đi đầu mở đường. Vì vậy các chính sách, điều kiện cho vay, điều kiện đảm bảo tiền vay tại NHPT cũng được Chính phủ quy định nới lỏng hơn so với các NHTM để tạo điều kiên cho các chủ đầu tư có cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước qua hệ thống NHPT Việt Nam để mạnh dạn đầu tư những lĩnh vực ngành nghề mà Chính Phủ đang khuyến khích kêu gọi đầu tư. Tuy nhiên NHPT Việt Nam yêu cầu các chủ đầu tư phải chấp hành nghiêm ngặt trình tự thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản theo đúng quy định của Nhà Nước.
Hiện nay thủy điện đang là ngành thu hút nhiều các nhà đầu tư, đặc biệt là từ sau khi có chính sách BOO (xây dựng-sở hữu-kinh doanh) cho phép doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào thủy điện, tuy nhiên vì thủy điện là ngành đầu tư cần vốn lớn nên phải những đơn vị có tiềm lực về kinh tế mới có khả năng đầu tư vào.Vì vậy trong lĩnh vực tín dụng đầu tư phát triển tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam thì ngành thủy điện đang là một trong những ngành có số vốn vay tương đối lớn. Được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1: Các dự án thủy điện đang vay vốn tại VDB
TT
Tên nhà máy thủy điện
Địa điểm
Công suât
Mức cho vay
1
Thủy điện ĐakR"Tih
Đắk Lắk - Đắk Nông
144 MW
2.200 tỉ đồng
2
Thủy điện Sơn La
Sơn La
2400 MW
7.000 tỉ đồng
3
Thủy điện Tả Trạch
Thừa Thiên Huế
19,5 MW
30 tỉ đồng
4
Thủy điện Hương Sơn
Hà Tĩnh
33 MW
267 tỉ đồng
5
Thủy điện Bản Chát
Lai Châu
220MW
5.197 tỉ đồng
6
Thủy điện Bản Vẽ
Nghệ An
320 MW
4.018 tỉ đồng
Tổng cộng
18.712 tỉ đồng
( Nguồn: Ban tín dụng Ngân hàng Phát triển Việt Nam)
Qua bảng trên cho thấy tổng số dư nợ vay của ngành thủy điện chiếm gần 17% so với dư nợ vay vốn tín dụng đầu tư phát triển tại NHPT năm 2008 (Bảng 1.6). Điều đó thể hiện ngành thủy điện chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong số dư nợ vay cho vay của NHPT Việt Nam
Đặc điểm của dự án thủy điện:
Ngành điện là một ngành kinh tế chủ đạo có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ngành điện cung ứng mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống, sinh hoạt, lao động sản xuất của tất cả các ngành và người dân. Trong đó thủy điện đóng góp một phần không nhỏ vào quá trình sản xuất và cung cấp điện cho cả nước. Khi chủ đầu tư có ý định đầu tư vào ngành thủy điện tại một địa điểm nào đó thì phải đảm bảo được rằng dự án sẽ được nằm trong quy hoạch tổng thể ngành điện của Quốc gia. Dự án ngành thủy điện bao gồm những đặc điểm như sau:
Phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nơi đặt địa điểm dự án.
Thị trường đầu ra tiềm năng.
Chi phí đầu tư lớn.
Thời gian đầu tư kéo dài
Phải đảm bảo được đầu ra trước khi tiến hành xây dựng nhà máy thủy điện ( Chủ đầu tư phải kí kết được phương án bán điện với công ty mua bán điện - phương án đấu nối)
Phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nơi đặt địa điểm dự án:
Khi chủ dự án định đầu tư vào ngành thủy điện thì việc cần quan tâm đầu tiên đó là điều kiện tự nhiên của khu vực định đầu tư có phù hợp với ngành thủy điện hay không. Một trong những yếu tố quyết định để thực hiện dự án ngành thủy điện đó là dòng chảy hàng năm của lưu vực sông. Dòng chảy hàng năm là điều kiện đầu tiên và là yếu tố quyết định trong việc lựa chọn công suất cho nhà máy thủy điện. Nước ta có hệ thống sông ngòi,ao hồ dày đặc.Các hệ thống sông đều có giá trị đáng kể về thủy lợi. Chỉ tính riêng các con sông có chiều dài trên 100m thì nước ta đã có đến 2360 con sông. Đi theo dọc bờ biển,trung bình cứ 20 km lại gặp một cửa sông.Tuy sông có nhiều nhưng phần lớn đều là sông nhỏ,nguồn tài nguyên đem lại nếu tính riêng trên một con sông thì chưa nhiều. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy điện của nước ta.
Ngoài ra điều kiện địa hình và khí hậu cũng là những yếu tố quan trọng trong việc quyết định có nên đầu tư ngành thủy điện cho vùng nào đấy hay không. Với đặc điểm địa lý của đất nước có nhiều đồi núi, cao nguyên và sông hồ, địa hinhg dốc, lại có mưa nhiều nên hàng năm mạng lưới sông suối vận chuyển ra biển hơn 870 tỷ m3 nước, tương ứng với lưu lượng trung bình khoảng 37.500m3/giây, rất thuận lợi cho việc phát triển các nhà máy thủy điện.
Thị trường đầu ra tiềm năng:
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm trên 7,5%, hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng xã hội ngày càng gia tăng. Do đó, nhu cầu điện năng phục vụ cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt cũng ngày càng lớn. Đây là điều kiện thuận lợi cơ bản cho sự phát triển ngành điện nói chung và các nhà máy thủy điện nói riêng.
Theo tính toán của EVN thì nhu cầu sử dụng điện năng trong nước sẽ tăng trưởng 16-17%/năm. Mỗi năm nhu cầu điện tăng thêm 1.500-2.000 MW, tương đương với công suất của Nhà máy thủy điện Hòa Bình hoặc 20 nhà máy thủy điện Uông Bí hoặc 12 nhà máy thủy điện Đa Nhim.
Có thể thấy nhu cầu sử dụng điện năng từ nay cho đến năm 2020 tăng ngày càng nhanh với tốc độ tăng trung bình hơn 16%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng trưởng sản xuất điện năng trong nước hiện tại.
Biểu đồ 2.1 : Nguy cơ thiếu điện của cả nước giai đoạn 2006-2010
Nguồn:
Dự báo nhu cầu trên đòi hỏi ngành điện phải đẩy mạnh xây dựng thêm nhiều nhà máy thủy điện, nhiệt điện than, nhiệt điện khí, điện nguyên tử đồng thời kết hợp trao đổi, liên kết lưới điện với các nước trong khu vực để đáp ứng nhu cầu nội địa và tiến tới xuất khẩu điện năng.
Trong những năm tới, tốc độ tăng trưởng nhu cầu sử dụng điện năng cả nước tiếp tục tăng trưởng nhanh hơn so với tốc độ phát triển của các nguồn phát điện.
Việt Nam là một quốc gia được thiên nhiên ưu đãi có hệ thống sông ngòi phong phú, đa dạng trải khắp chiều dài đất nước nên rất thuận lợi cho việc phát triển thủy điện: 64% tập trung ở Miền Bắc, 23% ở Miền Trung và 13% ở Miền Nam. Mới chỉ có khoảng 1/4 tiềm năng thủy điện ở nước ta được khai thác để phục vụ sản xuất và dân sinh. Dự kiến tới năm 2010, tổng công suất lắp đặt các nhà máy thủy điện ở nước ta sẽ đạt từ 9.000 MW-10.000 MW và tới năm 2020 sẽ khai thác triệt để lượng công suất thủy điện có thể sử dụng ở nước ta. Triển vọng của ngành thủy điện là rất lớn.
Chi phí đầu tư lớn:
Các dự án về ngành điện đều phải đầu tư cơ sở vật chất lớn và hiện đại, do đó nguồn vốn đầu tư rất lớn, thời gian đầu tư xây dựng kéo dài. Do số lượng vốn đầu tư ban đầu lớn, nên hiện nay các cơ sở nhà máy điện chủ yếu là do Tổng công ty điện lực đầu tư. Dù rất nhiều tiềm năng nhưng thủy điện cũng kén nhà đầu tư do gắn với nhiều yếu tố quan trọng như vốn, địa điểm, kỹ thuật, đầu ra... Theo số liệu thống kê để sản xuất được 1 MW điện, ứng với sản lượng điện 4,2 triệu kWh/năm, nhà đầu tư phải bỏ ra từ 20-23 tỉ đồng, thậm chí ở những địa bàn có địa hình phức tạp thì suất đầu tư 1MW có thể lên tới 25 tỉ đồng, nên ngành này chỉ dành cho những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính vững vàng. Năm 2003, Nhà nước chính thức cho phép tư nhân được tham gia làm thủy điện theo chính sách BOO (xây dựng-sở hữu-kinh doanh) nhưng đầu tư vào thủy điện cần vốn lớn nên dù nhà nước mở cửa, thị trường đầu ra rất tiềm năng nhưng vấn đề về vốn lại là rào cản lớn nhất đối với các DN tư nhân.
Thời gian đầu tư kéo dài:
Các dự án thủy điện thường có thời gian đầu tư kéo dài nhiều năm chẳng hạn dự án Thủy điện A Lưới (Thừa Thiên - Huế), công suất 170 MW có vốn đầu tư 3.234 tỷ đồng, thời gian xây dựng 6 năm, dự án Thủy điện Sông Boung 2, công suất 100 MW, vốn đầu tư 2.200 tỷ đồng, xây dựng 6 năm và Sông Boung 4 (Quảng Nam), công suất 156 MW, vốn đầu tư 4.092 tỷ đồng, xây dựng trong 5năm, Dự án thủy điện Hương Sơn có vốn đầu tư 810 tỷ đồng, công suất 33MW thời gian đầu tư đã 4 năm nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành... Sỡ dĩ có sự kéo dài về thời gian này là do xây dựng nhà máy thủy điện bao gồm rất nhiều hạng mục công trình như Hồ chứa nước; Đập chính; Đập phụ; Tràn xả lũ; Đập tràn; Cống lấy nước; Kênh dẫn nước vào hồ; Cửa lấy nước; Tuynel áp lực; Đường ống áp lực, nhà máy, đường dây tải điện….lại phải xây dựng trong điều kiện địa hinh phức tạp ( đồi núi dốc, hiểm trở). Trong khi đó đòi hỏi phải xây dựng các hạng mục hoàn chỉnh đồng bộ thì mới có thể đưa vào vận hành và sử dụng. Chính vì vậy thời gian đầu tư vào các dự án thủy điện kéo dài hơn so với những dự án sản xuất khác.
Phải đảm bảo được đầu ra trước khi tiến hành xây dựng nhà máy thủy điện:
Hiện nay ở nước ta ngành điện là ngành kinh tế độc quyền: chỉ duy nhất có Tổng công ty điện lực Việt nam - EVN là người mua điện duy nhất và cũng là người bán điện duy nhất đến người tiêu dùng. Cả các nhà cung cấp điện cũng như người sử dụng điện không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc bán và mua điện của Tổng công ty điện lực. Do đó việc tiêu thụ sản phẩm của các dự án thủy điện có đặc điểm khác với sản phẩm của những dự án sản xuất khác đó là phải đảm bảo được đầu ra trước khi xây dựng dự án. Tức là đàm phán thành công phương án đấu nối với công ty mua bán điện EVN thì mới có thể hình thành dự án xây dựng nhà máy thủy điện. Phương án đấu nối lưới điện bao gồm: công suất, điện năng, thời điểm dự kiến mua bán điện, điểm đấu nối, điểm đặt thiết bị đo đếm mua bán điện, cấp điện áp mua bán điện, thể hiện phương án mua bán điện trên bản đồ, sơ đồ lưới điện khu vực.
Tuy nhiên hiện nay tại Việt Nam việc đàm phán về phương án đấu nối giữa các chủ đầu tư dự án thủy điện với EVN chưa thực sự đạt hiệu quả. Có không ít những dự án vẫn khởi công trong khi chưa đàm phán được phương án đấu nối ví dụ như Công ty cổ phần Thủy điện Sông Đà - Hoàng Liên hiện đã được tỉnh Lào Cai giao là chủ đầu tư một số dự án tại Cụm thủy điện Ngòi Bo với tổng công suất 90 MW. Hiện tại công ty đang đang xây dựng thủy điện Sử Pán 2 công suất 34,5 MW, chuẩn bị đầu tư Sử Pán 1 công suất 17 MW, Nậm Củn công suất 37 MW. Tại công trình Sử Pán 2, dự kiến cuối năm 2009 nhà máy này sẽ cơ bản hoàn và tháng 4/2010 sẽ đưa vào vận hành tổ máy đầu tiên. Đến tháng 5/2010, nhà máy hoàn thành cả 3 tổ máy với sản lượng điện hàng năm cung cấp lên lưới điện 141 triệu KWh. Tuy nhiên, khi công trình Sư Pán 2 đang xây dựng và các công trình khác trong cụm thủy điện được đẩy nhanh tiến độ đầu tư thì chủ đầu tư đối mặt với một bất cập là đến thời điểm này vẫn chưa có đường dây truyền tải điện từ Cụm Thủy điện Ngòi Bo lên lưới điện quốc gia.
Nguyên nhân của việc đàm phán không hiệu quả này chủ yếu là do EVN chưa làm đường dây đến các thủy điện nhỏ mua điện. Trong khi nếu như chủ đầu tư bỏ tiền ra để đầu tư vào đường dây truyền tải thì chi phí đầu tư lại vượt trội lên mà đường dây lại vẫn thuộc quyền sỡ hữu của EVN hoặc nếu như vậy thì phải thỏa thuận lại giá mua điện thì chủ đầu tư mới có thể thu hồi vốn mà mình bỏ ra đầu tư. Tuy nhiên EVN đến nay vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng cho các chủ đầu tư nên vẫn tồn tại những dự án dù đã đi vào vận hành, sản xuất ra điện nhưng lại không phát huy được do chưa thỏa thuận được phương án đấu nối và giá bán điện với EVN.
Yêu cầu và vai trò của công tác thẩm định đối với dự án thủy điện:
Để có thể thẩm định tốt dự án thủy điện thì cán bộ thẩm định cần phải nắm bắt rõ những đặc điểm riêng biệt trên của dự án thủy điện. Yêu cầu đặt ra đối với công tác thẩm định dự án thủy điện là:
Cán bộ thẩm định phải nắm bắt được điều kiện tự nhiên tại nơi đặt dự án thủy điện.
Cán bộ thẩm định phải xác định được thị trường của ngành thủy điện trong tương lai ( trong thời gian dài).
Cán bộ thẩm định phải biết được phương án đấu nối của nhà đầu tư với công ty mua bán điện.
Cán bộ thẩm định phải tìm hiểu rõ về chủ đầu tư.
Cán bộ thẩm định phải nắm bắt được điều kiện tự nhiên tại nơi đặt dự án thủy điện.
Thủy điện là ngành phụ thuộc phần lớn vào điều kiện tự nhiên tại nơi đặt địa điểm xây dựng dự án bởi muốn xây dựng nhà máy thủy điện cần có lưu lượng nước và dòng chảy thì mới có thể tạo ra năng lượng chạy các tuabin để sản xuất điện. Do vậy cán bộ thẩm định cần phải nắm bắt rõ được điều kiện tự nhiên của nơi đặt dự án mà cụ thể là về lượng mưa trung bình hằng năm, dòng chảy hằng năm và lưu lượng nước của dòng chảy. Từ việc nắm bắt được những điều kiện tự nhiên đó cán bộ thẩm định có thể tiến hành thẩm định lại xem quy mô mà chủ đầu tư đưa ra trong dự án đã phù hợp chưa, lưu lượng nước và dòng chảy tại đó có đáp ứng được quy mô đó hay không.
Cán bộ thẩm định phải xác định được thị trường của ngành thủy điện trong tương lai ( trong thời gian dài).
Ngành điện có cơ sở vật chất lớn và hiện đại, đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn, thời gian đầu tư xây dựng kéo dài do đó để thẩm định được chính xác về hiệu quả của dự án thì cán bộ thẩm định cần phải tính toán được cả sự thay đổi về giá cả, thị trường của ngành thủy điện trong tương lai cho tới khi dự án thu hồi được nợ. Do thời gian đầu tư kéo dài nên cho vay đối với những dự án thủy điện mang tính rủi ro rất cao, do vậy để giảm thiểu tối đa rủi ro thì cán bộ thẩm định phải là người có tầm nhìn xa đối với thị trường ngành điện trong tương lai. Để làm được như thế thì cán bộ thẩm định cần phải thu thập thông tin về thị trường cung cầu của thủy điện, tìm hiểu các văn bản các qui định có liên quan tới thủy điện để hiểu được định hướng sắp tới của Chính phủ…từ đó có cái nhìn tổng quát về thị trường và tiềm năng của ngành thủy điện trong tương lai. Hiện nay ở Việt Nam đang có rất nhiều công trình thủy điện nhỏ được xây dựng và dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong thời gian tới, tuy nhiên hiện tượng thiếu điện vẫn xảy ra trên diện rộng do vậy thủy điện vẫn là một thị trường tiềm năng, dự án thủy điện vẫn là dự án cho hiệu quả kinh tế cao.
Cán bộ thẩm định phải tìm hiểu rõ phương án đấu nối của nhà đầu tư với công ty mua bán điện.
Phương án đấu nối là điểm mấu chốt quan trọng của một dự án thủy điện bởi hiện nay ngành điện vẫn đang là ngành kinh doanh độc quyền của nhà nước nên việc thỏa thuận được phương án đấu nối ( đảm bảo đầu ra) là điều kiện tiên quyết để xây dựng dự án thủy điện. Phương án đấu nối giữa chủ đầu tư và công ty mua bán điện EVN bao gồm: công suất, điện năng, thời điểm dự kiến mua bán điện, điểm đấu nối, điểm đặt thiết bị đo đếm mua bán điện, cấp điện áp mua bán điện, thể hiện phương án mua bán điện trên bản đồ, sơ đồ lưới điện khu vực. Cán bộ thẩm đinh cần phải đọc kỹ văn bản thỏa thuận về phương án đấu nối của dự án để đảm bảo là dự án xin vay vốn đã có đầu ra, tránh tình trạng dự án chưa giải quyết được đầu ra nhưng vẫn cho vay vốn đến khi dự án đi vào hoạt động không phát huy được hiệu quả gây ra tình trạng ứ đọng vốn không thu hồi được nợ.
Cán bộ thẩm định phải tìm hiểu rõ về chủ đầu tư:
Dự án đầu tư vào ngành thủy điện có nhu cầu về vốn lớn nên việc cho vay đối với dự án thủy điện mang tính rủi ro cao, do đó cần phải tìm hiểu rõ về chủ đầu tư trước khi ra quyết định cho vay vốn. Nội dung tìm hiểu về chủ đầu tư bao gồm:
Lịch sử phát triển của công ty
Năng lực tổ chức kinh doanh của chủ đầu tư
Nguồn lực tài chính của chủ đầu tư ( qua các báo cáo tài chính)
Uy tín của chủ đầu tư đối với các tổ chức tín dụng.
….
Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB
Tổ chức công tác thẩm định các dự án thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB.
a. Quy trình thẩm định dự án thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB:
Quy trình thẩm định dự án thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Quy trình thẩm định dự án thủy điện tại VDB
Chủ đầu tư nộp hồ sơ xin vay vốn
Tiếp nhận hồ sơ
Kiểm tra hố sơ
Nhận hồ sơ để thẩm định
Bổ sung giải thích
Thẩm định
Lập báo cáo
thẩm định
Kiểm tra kiểm soát
Nhận lại hồ sơ và kết quả thẩm định
Lưu hồ sơ tài liệu
Ra quyết định
cho vay
Chưa đủ điều kiện thẩm định
Chưa rõ
Chưa đạt yêu cầu
Đạt yêu cầu
Đạt yêu cầu
Không đạt yêu cầu
Diễn gải sơ đồ quy trình thẩm định dự án thủy điện tại VDB:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn:
Khi nhận được hồ sơ vay vốn của chủ đầu tư, đơn vị tiếp nhậ hồ sơ phải vào sổ và đóng dấu công văn đến và kiểm tra danh mục hồ sơ vay vốn.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ:
Sau khi hồ sơ của chủ đầu tư được vào sổ, đóng dấu công văn đến ngân hàng tiến hành kiểm tra bộ hồ sơ xin vay vốn của chủ đầu tư. Đơn vị chủ trì thẩm định phải tiến hành kiểm tra danh mục các tài liệu giấy tờ trong hồ sơ, xác định rõ những văn bản giấy tờ còn thiếu theo quy định đồng thời lạp Phiếu giao nhận hồ sơ vơi đại diện của chủ đầu tư; thông báo cho chủ đầu tư gửi bổ sung các hồ so còn thiếu theo quy định của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Thời hạn thông báo cho chủ đầu tư không quá 2 ngày làm việc kể từ khi ngày nhận được hồ sơ.
Bước 3: Nhận hồ sơ để thẩm định:
Hồ sơ vay vốn của chủ đầu tư sau khi được vào sổ, đóng dấu công văn đến, được chuyển đến dơn vị chủ trì thẩm định để thực hiện thẩm định.
Bước 4: Thẩm định:
Đơn vị chủ trì thẩm định sác các hồ sơ liên quan đến nội dung thẩm định gửi các ban tham gia thẩm định theo chức năng quy định. Cụ thể:
+) Ban thẩm định: Chủ trì tổ chức thẩm định dự án nhóm A; tổng hợp báo cáo kết quả thẩm định dự án, dự thảo văn bẳn trình Tổng Giám đốc NHPT chấp thuận cho vay ( từ chối cho vay đối với dự án); Tham gia thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn các dự án nhóm B, C không thuộc diện phân cấp cho Giám đốc Chi nhánh theo đề nghị của Ban chủ trì thẩm định dự án.
+) Ban tín dụng: Chủ trì tổ chức thẩm định dự án nhóm B, C không thuộc diện phân cấp cho Giám đốc Chi nhánh theo lĩnh vực được phân công; trực tiếp thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay, thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay đối vơi dự án nhóm B, C; Tham gia thẩm định dự án nhóm A về các nội dung: Hồ so dự án, năng lực tài chính và sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư, nguồn vốn tham gia đầu tư dự án, phương án trả nợ vốn vay, thẩm định tài sản bảo đảm tiề vay và các nội dung khác
+) Ban pháp chế: Tham gia thẩm định hồ sơ pháp lý dự án, thẩm định tài sản đảm bảo tiêng vay của dự án và các nội dung có liên quan theo đề nghị của đơn vị chủ trì thẩm định dự án.
+) Ban Kế hoạch tổng hợp, Ban Nguồn vốn: Tham gia thẩm định dự án theo chỉ đạo của Lãnh đạo NHPT.
Trong bước thẩm định này nếu có vấn đề nào chưa rõ thì sẽ thông báo cho chủ đầu tư lập tức bổ sung giải thích .
Bước 5: Lập báo cáo thẩm định:
Sau khi tiến hành thẩm định các nội dung của dự án xin vay vốn thì Ban chủ trì thẩm định tiến hành lập báo cáo thẩm định. Các đơn vị thực hiện báo cáo theo chế độ báo cáo thống kê trong hệ thống NHPT quy định tại Quyết định số 392/ QĐ – NHPT ngày 10/8/2007.
Bước 6: Nhận lại hồ sơ và kết quả thẩm định:
Các đơn vị thực hiện thẩm định sau khi lập báo cáo thẩm định gửi hồ sơ báo cáo kết quả thẩm định cho Tổng Giám đốc đồng thời lưu hồ sơ vào tài liệu.
Bước 7: Ra quyết định cho vay:
Sau khi nhận hồ sơ báo cáo kết quả thẩm định của ban chủ trì thẩm định gửi lên Tổng Giám đốc NHPT có nhiệm vụ xem xét và ra quyết định cho vay đối với dự án xin vay vốn dựa trên báo cáo thẩm định đã nhận được. Nếu dự án đạt được yêu cầu về các chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu kinh tế xã hội, có khả năng trả nợ và khả thi thì sẽ được duyệt và ra quyết định cho vay ngược lại sẽ bị từ chối. Sauk hi ra quyết định cho vay, NHPT lập thông báo để báo cho chủ đầu tư biết dự án của mình có được chấp nhận hay không.
b. Phương pháp thẩm định dự án thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB.
Cũng giống như những ngân hàng thương mại khác, tại VDB cũng có các phương pháp thẩm định như:
Phương pháp thẩm định theo trình tự
Phương pháp phân tích độ nhạy.
Phương pháp so sánh đối chiếu.
Phương pháp phân tích rủi ro.
Phương pháp thẩm định theo trình tự:
Phương pháp thẩm định theo trình tự là phương pháp được tiến hành thẩm định từ tổng quát đến chi tiết dự án.
- Thẩm định tổng quát: Là việc xem xét một cách tổng quan nhất về dự án từ đó đưa ra những nhận định và đánh giá chung nhất về dự án như tính đầy đủ, tính hợp lí, hợp pháp về hồ sơ dự án, tư cách pháp lý của nhà đầu tư…Thẩm định tổng quát là cái nhìn bao trùm tổng quan về bên ngoài của dự án cho phép người thẩm định hình dung khái quát về dự án, hiểu rõ quy mô, tầm quan trọng, sự cần thiết của dự án. Tuy nhiên, đây chỉ là bước thẩm định sơ qua nên chưa thể cho biết được các nội dung bên trong của dự án, do đó cần phải có bước thẩm định chi tiết để phát hiện những sai sót phải bác bỏ, những thiếu sót cần bổ sung sửa đổi thêm để dự án khi đi vào hoạt động có thể vận hành tối đa và đạt được hiệu quả như nhà đầu tư kỳ vọng.
- Thẩm định chi tiết: Bước thẩm định này được tiến hành sau khi đã thẩm định tổng quát về dự án. Quá trình thẩm định này được tiến hành một cách tỉ mỉ, chi tiết tới từng nội dung của dự án như: Thẩm định về các điều kiện pháp lý, thẩm định thị trường, kỹ thuật, tổ chức quản lý, tài chính và kinh tế xã hội của dự án…Tất cả các nội dung của dự án đều phải được xem xét kỹ lưỡng để đưa ra những ý kiến đánh giá đồng ý hay cần phải sửa đổi bổ sung thêm hoặc không đồng ý cho vay.
Phương pháp thẩm định theo trình tự thường được áp dụng cho cả quá trình thẩm định hồ sơ pháp lý của dự án thủy điện. Ban đầu cán bộ thẩm định sẽ áp dụng bước thẩm định tổng quát trong việc xem xét giấy tờ, văn bản, chứng từ pháp lý… của hố sơ dự án do chủ đầu tư gửi đến để từ đó nắm bắt tổng quát về dự án và thông báo kịp thời cho chủ đầu tư biết những thiếu sót để bổ sung, sửa đổi.
Tiếp đến cán bộ thẩm định sẽ tiến hành đi sâu thẩm định chi tiết vào những nội dung của từng văn bản gửi đến để tiến hành thẩm định căn cứ, cơ sở pháp lý của các văn bản đó, xem xét nguồn cung cấp tài liệu có đáng tin cậy không?Căn cứ vào những văn bản mà chủ đầu tư gửi đến để từ đó đối chiếu với các quy chế cho vay của NHPT để đánh giá tính pháp lý của chủ đầu tư cũng như dự án.
Phương pháp phân tích độ nhạy:
Phương pháp này thường dùng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của của dự án đầu tư. Phân tích độ nhạy dự án là việc xem xét sự thay đổi một yếu tố chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án ( Lợi nhuận, IRR, T, B/C,…) thì hiệu quả của dự án có còn đảm bảo hay không. Phương pháp phân tích độ nhạy thường được áp dụng trong quá trình thẩm định hiệu quả tài chính của dự án thủy điện. Cán bộ thẩm định sẽ sử dung phương pháp này để phân tích xem dự án có còn hiệu quả không trong tình huống rủi ro xấu xảy ra. Phương pháp này đặc biệt quan trong đối với những dự án có thời gian đầu tư kéo dài như dự án thủy điện.
Chọn phân tích độ nhạy của dự án theo một hay nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính như: tổng mức đầu tư, giá nguyên liệu đầu vào, giá sản phẩm đầu ra, công suất hoạt động thực tế giảm ...
- Phân tích độ nhạy theo từng chỉ tiêu.
Chỉ tiêu biến động 1
90%
95%
100%
105%
110%
IRR
NPV
Chỉ tiêu biến động 2
90%
95%
100%
105%
110%
IRR
NPV
- Phân tích tổng hợp độ nhạy theo cả 2 chỉ tiêu.
Chỉ tiêu biến động 1
90%
95%
100%
105%
110%
Chỉ tiêu biến động 2
90%
IRR
NPV
95%
IRR
NPV
100%
IRR
NPV
105%
IRR
NPV
110%
IRR
NPV
Tuỳ thuộc từng dự án cụ thể có thể lựa chọn phân tích độ nhạy theo 1 hay nhiều chỉ tiêu. Việc xác định các chỉ tiêu và mức độ biến động để phân tích tuỳ thuộc vào tính chất của từng dự án cụ thể. Những chỉ tiêu để phân tích là những chỉ tiêu (theo đánh giá của cán bộ thẩm định) thường hay có những biến động ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của dự án như: giá các yếu tố đầu vào tăng; chi phí trong quá trình sản xuất, chi phí chào hàng, bán hàng tăng; khả năng huy động công suất thấp; giá bán sản phẩm cùng loại trên thị trường và khu vực giảm; khả năng tiêu thụ sản phẩm thấp, những biến động thị trường theo dự báo trong từng giai đoạn, chu kỳ hoạt động của dự án...
Phương pháp thẩm định so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu:
Đây là phương pháp thường được sử dụng trong thẩm định dự án đầu tư. Phương pháp này so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu nội dung của dự án với chuẩn mực pháp luật quy định, các tiêu chuẩn, định mức quốc tế, quốc gia cũng như các kinh nghiệp thực tế, phân tích, so sánh để lựa chọn phương án tối ưu. Phương pháp so sánh đối chiếu là phương pháp sử dụng phổ biến nhất trong các phương pháp bởi tính năng phổ thông dễ áp dụng của phương pháp. Phương pháp này được sử dụng kết hợp cùng với 2 phương pháp trên trong suốt quá trình thẩm định dự án thủy điện. Trong quá trình thẩm định các nội dung của dự án như thẩm định thị trường, thẩm định kỹ thuật, thẩm định tài chính… đều sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu. Việc sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu sẽ cho cán bộ thẩm định cái nhìn khách quan hơn về dự án để từ đó đưa ra được quyết định chính xác hơn.
Bảng 2.2: So sánh đối chiếu các chỉ tiêu của dự án
So sánh với chỉ tiêu quốc tế, chỉ tiêu quốc gia
Chỉ tiêu so sánh
Tiêu chuẩn quốc tế
Tiêu chuẩn quốc gia
Khác
Tiêu chuẩn thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn về cấp công trình do Nhà nước quy định hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được
Tiêu chuẩn về công nghê, thiết bị sử dụng cho dự án
Tiêu chuẩn đối với các loại sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi
So sánh với các dự án cùng ngành đã, đang hoạt động
Chỉ tiêu của dự án đang xét
Dự án so sánh
Chỉ tiêu về cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư
Chỉ tiêu về định mức sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công, tiên lương, chi phí quản lý…của ngành theo định mức kinh tế - kỹ thuật chính thức hoặc các chỉ tiêu kế hoạch và thực tế
Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư ( NPV, IRR, B/C, T…)
So sánh phân tích lựa chọn đia điểm xây dựng, công nghệ thiết bị, giải pháp kỹ thuật và tổ chức xây dựng …
Các tỷ lệ tài chính doanh nghiệp phù hợp với hướng dẫn hiện hành của nhà nước của ngành đối với từng loại hình doanh nghiệp
Phương pháp phân tích quản trị rủi ro:
Đây là phương pháp hạn chế thấp nhất các tác động rủi ro hoặc phân tán rủi ro cho các đối tác có liên quan đến dự án bằng cách phân tích các rủi ro có thể xảy ra đối với dự án và tìm cách phòng tránh rủi ro đó với mức thiệt hại nhỏ nhất để vẫn đảm bảo được dự án có hiệu quả.
Bảng 2.3 : Phân tích các yếu tố rủi ro
Rủi ro
Biện pháp phòng ngừa
Giai đoạn thực hiện đầu tư
Chậm tiến độ thi công
Kiểm tra kế hoạch đấu thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, cam kết hỗ trợ giải phóng mặt bằng của chính quyền địa phương
Vượt tổng mức đầu tư
Kiểm tra hợp đồng giá ( một giá hoặc các điều kiện về phát sinh tăng giá, giá cả khối lượng phải được ấn định)
Cung cấp dịch vụ kỹ thuật – công nghệ không đúng tiến độ, chất lượng không đảm bảo
Kiểm tra chặt chẽ hợp đồng, các điều khoản hợp đồng và bảo lãnh hợp đồng
Tài chính ( thiếu vốn, giải ngân không đúng tiến độ)
Kiểm tra các cam kết đảm bảo nguồn vốn của bên góp vốn, bên cho vay hoặc tài trợ vốn
Rủi ro bất khả kháng
Kiểm tra các hợp đồng bảo hiểm (bảo hiểm đầu tư, bảo hiểm xây dựng)
Giai đoạn vận hành
Lượng nước trong mùa khô bị thiếu hụt không đủ để vận hành sản xuất điện
Xem xét lưu lượng nước trung bình hàng năm để từ đó có kế hoạch xây dựng đập nước dự trữ vào mùa khô đảm bảo trong mùa khô nhà máy vẫn sản xuất điện đúng như dự kiến ban đầu
Tiêu thụ sản phẩm
Ký kết hợp đồng đấu ._.i nước tham gia xây dựng các công trình nguồn điện và lưới điện phân phối theo các hình thức đầu tư: nhà máy điện độc lập (IPP), hợp đồng xây dựng-chuyển giao (BT), hợp đồng BOT, liên doanh, công ty cổ phần...EVN chỉ đầu tư những công trình phát điện có công suất từ 100 MW trở lên, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khác đầu tư các công trình có công suất nhỏ hơn.
- Tăng cường quan hệ với các ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tế để vay vốn đầu tư, ưu tiên vay các nguồn vốn ODA có lãi suất thấp, thời gian trả nợ dài.
- Thực hiện cổ phần hoá, đa dạng hóa các loại hình sở hữu đối với các công ty trong ngành mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn, qua đó huy động vốn từ toàn xã hội thông qua việc góp vốn mua cổ phần. Hai đơn vị đầu tiên thực hiện cổ phần hoá là thủy điện Vĩnh Sơn- Sông Hinh thuộc tổng công ty EVN với giá trị vốn là 2000 tỷ đồng. Ngoài ra, EVN dự tính sẽ cổ phần hoá hàng loạt các nhà máy thủy điện như Thác Bà, Thác Mơ, Đa Nhim, Hàm Thuận-Đa Mi, Uông Bí, Phả Lại, Ninh Bình và Bà Rịa từ nay đến năm 2010.
- Nghiên cứu tham gia thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu trong và ngoài nước để đầu tư các công trình điện.
- Từng bước hình thành thị trường điện cạnh tranh trong nước theo lộ trình 3 giai đoạn, tiến tới thị trường bán lẻ điện cạnh tranh trong đó người mua điện có quyền lựa chọn người bán điện và giá điện. Nhà nước sẽ chỉ giữ độc quyền khâu truyền tải, xây dựng và vận hành các nhà máy thủy điện lớn, các nhà máy điện nguyên tử.
b. Định hướng trong công tác thẩm định các dự án thủy điện:
Định hướng đầu tiên và quan trọng nhất đối với công tác thẩm định các dự án ngành thủy điện đó là xây dựng một quy trình thẩm định riêng cho dự án ngành thủy điện. Việc xây dựng thành công quy trinh thẩm định riêng cho dự án ngành thủy điện sẽ giúp cho cán bộ thẩm định tiến hành công tác thẩm định được suôn sẻ và cho kết quả thẩm định đáng tin cậy và chất lượng hơn. Để xây dựng được quy trình thẩm định riêng cho dự án ngành thủy điện như vậy thì Ngân hàng Phát triển cần phải triển khai đề án nghiên cứu về qui trình thẩm định cho dự án thủy điện, ngoài ra ngân hàng còn cần phải phối hợp với các ngân hàng thương mại khác để bổ sung cho quy trình thẩm định của mình được đầy đủ và hợp lý nhất.
Tiếp đó Ngân hàng cần phải thường xuyên tập huấn nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định. Tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định được tìm hiểu thêm về những công nghệ, thiết bị máy móc sử dụng trong ngành thủy điện để thẩm định chính xác hơn về các dự án thủy điện. Ngoài ra trong công tác tuyển dụng của Ngân hàng nên mở rộng khu vực ngành nghề tuyển dụng ra các trường kỹ thuật bởi lẽ những sinh viên ngành kỹ thuật là những người được học bài bản và có kiến thực sâu về các vấn đề như quy trình xây dựng, công nghệ kỹ thuật máy móc sử dụng cho dự án thủy điện…nên sẽ bổ sung được phần kiến thức còn thiếu sót của các sinh viên kinh tế. Ngân hàng cần tập trung nâng cao chất lượng công tác thẩm định. Tăng cường kiểm tra việc chấp hành quy trình nghiệp vụ thẩm định tại chi nhánh và các phòng giao dịch.
Để cập nhật thông tin chính xác về khách hàng cũng như dự án thủy điện xin vay vốn phục vụ cho công tác thẩm định thì ngân hàng Phát triển Việt Nam cần phải có kế hoạch xây dựng kho dữ liệu về khách hàng và kết hợp với các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác để thu thập thông tin một cách chính xác và đáng tin cậy hơn. Ngoài ra Ngân hàng Phát triển Việt Nam cần phải trang bị hệ thống máy móc đồng bộ phục vụ cho công tác thu thập thông tin khách hàng như máy tính, internet, sách báo, phương tiện đại chúng… để cán bộ thẩm định có thể nắm bắt được thông tin một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngân hàng cần thực hiện thẩm định các dự án thủy điện, phương án nhanh chóng, có chất lượng nhằm đáp ứng kịp thời nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp các nhân. Mục tiêu là lấy chất lượng thẩm định để làm thước đo đánh giá năng lực, trình độ hiệu quả của cán bộ thẩm định.
Đối với những dự án thủy điện không hiệu quả, hoạt động sản xuất kinh doanh, phương án sản xuất không rõ ràng, phương án trả nợ không khả thi kiên quyết không cho vay. Tuy nhiên đối với những dự án có tính khả thi cao, cho hiệu quả về tài chình và xã hội cao thì cần phải tiến hành thẩm định một cách nhanh chóng tránh tình trạng thời gian thẩm định quá lâu đến khi ra quyết định cho vay thì tính câp thiết của dự án không còn được như trước nữa.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án thủy điện:
Hoàn thiện quy trình thẩm định tại Ngân hàng
Hiện nay có rất nhiều dự án thuộc các lĩnh vức khác nhau cần phải thẩm định vay vốn trong ngành ngân hàng. Có thể một ngày một cán bộ chuyên viên thẩm định có thể tiếp nhận rất nhiều hồ sơ và rồi để xem xét các hồ sơ này tốn rất nhiều thời gian và như vậy gây mất chi phí cơ hội cho khách hàng, doanh nghiệp. Cần phải phân công công việc cụ thể cho từng cán bộ chuyên viên thẩm định quản lý từng loại dự án để dẽ dàng quản lý thì quá trình quyết định có cho khách hàng vay vốn hay không mới được đẩy nhanh. Do vây mà ngân hàng cần phải xây dựng quy trình thẩm định và nội dung thẩm định cho từng dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau nhằm tạo sự thuận tiện và hiệu quả trong việc áp dụng cho các cán bộ thẩm định.
Quy trình thẩm định cũng như tín dụng cần được thường xuyên cập nhật và thay đổi cho phù hợp với tình hình xung quanh, trong đó Ngân hàng cần phổ cập và tăng cường áp dụng những phương pháp, chỉ tiêu thẩm định tài chính dự án đầu tư hiện đại trên cơ sở tham khảo, học hỏi của các Ngân hàng hiện đại trên thế giới và áp dụng một cách sáng tạo vào tình hình thực tế ở nước ta và hệ thống Ngân hàng. Đây là vấn đề có ý nghĩa rất thiết thực trong việc nâng cao chất lượng thẩm định dự án. Các phương pháp thẩm định hiện đại được trình bày rất phổ biến trong nhiều tài liệu khác nhau, nhưng vấn đề là lựa chọn chỉ tiêu, phương pháp nào để áp dụng cho phù hợp với thực tiễn.
Để xây dựng được qui trình thẩm định riêng cho dự án thủy điện thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam cần phải đi sâu tìm hiểu những đặc trưng nổi bật, những yếu tố then chốt của dự án ngành thủy điện, từ đó xây dựng quy trình thẩm định riêng cho ngành thủy điện. Mặt khác cần phải tìm hiều những biến cố rủi ro có thể xay ra đối với dự án thủy điện từ đó đưa những biến cố đó vào trong việc phân tích rủi ro và độ nhạy của dự án trong quá trình thẩm định. Tuy nhiên, việc đưa ra một quy trình thẩm định riêng cho dự án thủy điện không thể chỉ Ngân hàng Phát triển Việt Nam có thể quyết định được mà cần phải tham khảo ý kiến chuyên gia và xin phép Chính Phủ trình duyệt thì mới có thể áp dụng được vào thực tế.
Nâng cao chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin phục vụ thẩm định
Nhằm khắc phục tình trạng thông tin không cân xứng và thiếu tính tin cậy, Ngân hàng cần tăng cường hệ thống thông tin nội bộ cũng như thu thập các thông tin từ bên ngoài.
Trước hết Ngân hàng cần phải đa dạng hoá các nguồn cung cấp thông tin để giảm rủi ro về thông tin, nâng cao chất lượng thông tin, phục vụ tốt cho công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Ngoài các hồ sơ, tài liệu mà khách hàng gửi đến, Ngân hàng còn phải khai thác một cách triệt để nguồn thông tin qua những lần tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Các cán bộ thẩm định nên tạo một bầu không khí cởi mở khi nói chuyện với khách hàng để họ cảm thấy thoải mái. Khi đó việc khai thác thông tin sẽ dễ dàng hơn. Bên cạnh đó cán bộ tín dụng phải thường xuyên xuống tận cơ sở để thẩm định tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng và đặc biệt nên bố trí những chuyến đi đột xuất để thu thập được những thông tin chính xác và đáng tin cậy hơn. Ngoài ra, cán bộ thẩm định có thể thu thập thêm thông tin qua sách báo, các văn bản hướng dẫn, các phương tiên thông tin đại chúng, mạng internet…Thông tin thu thập này sẽ giúp cho cán bộ thẩm định có được những đánh giá chính xác về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và thị trường tiêu thụ sản phẩm dự án đầu tư. Đặc biệt cần chú ý khai thác nguồn thông tin về khách hàng từ đồng nghiệp, các bạn hàng, đối tác của khách hàng cũng như các cơ quan quản lý, công ty tư vấn, công ty kiểm toán…. Để thu được những thông tin đầy đủ và khách quan.
Bảng 3.1: Thu thập các thông tin liên quan đến chủ đầu tư và dự án
Bước công việc
Tiến trình thực hiện
Thu thập thông tin nội bộ
- Nếu là khách hàng cũ nắm các vấn đề liên quan về việc chấp hành kỷ luật tín dụng, thói quen phong cách kinh doanh,...
- Nếu có dự án tương tự đã thẩm định cho vay thì có thể xem xét so sánh, đối chiếu về các chỉ tiêu của PATC
Thu thập thông tin với khách hàng
- Căn cứ bảng kết quả nghiên cứu sơ bộ về năng lực chủ đầu tư, lên kế hoạch làm việc.
- Hình thức: phỏng vấn và tham quan, khảo sát cơ sở sản xuất
Thu thập thông tin từ các Chi nhánh bạn
- Đối với các doanh nghiệp có dự án tương tự đã vận hành được Chi nhánh nạn thẩm định cho vay
- Có thể áp dụng khi những doanh nghiệp đã sản xuất sản phẩm tương tự mà các Chi nhánh khác đã xem xét thẩm định.
Thu thập thông tin bên ngoài
- Các doanh nghiệp cùng ngành: so sánh hoạt động của chủ đầu tư với các doanh nghịêp có liên quan. Các doanh nghiệp đánh giá như thế nào về chủ đầu tư
- Phương tiện thông tin đại chúng
- Các cơ quan quản lý.
Hoàn chỉnh bảng nghiên cứu sơ bộ
Ghi lại toàn bộ thông tin thu thập được nhằm hoàn chỉnh nội dung chưa đầy đủ trên bảng nghiên cứu sơ bộ về chủ đầu tư
Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng cần xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên trách việc thu thập, phân loại, xử lý và lưu trữ thông tin về từng mảng với nhiệm vụ: Nắm bắt kịp thời các chủ trương, kế hoạch của Nhà nước, của các Bộ ngành để xác định đúng đắn phương hướng hoạt động, đặc biệt là đối với hoạt động thẩm định cho vay các dự án; xây dựng một hệ thống chỉ tiêu các thông tin theo dõi được cập nhật ngay từ đầu và theo định kỳ về khách hàng, dự án, về các văn bản, quyết định của ban tổng giám đốc; về văn bản quy của Nhà nước ; về môi trường kinh tế xã hội …
Với việc xây dựng tốt hệ thống thông tin và đa dạng hoá các nguồn thông tin thu thập, thì Ngân hàng sẽ có được hệ thống thông tin tương đối đầy đủ và chính xác về sản phẩm dự án, về khách hàng của Ngân hàng, do đó chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư sẽ hiệu quả cao. Ngoài ra, giữa các NHTM cần hình thành mối quan hệ về thẩm định với nhau để khai thác thông tin được thuận lợi, tất cả các ngân hàng cùng giám sát được một khách hàng và có điều kiện để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong hoạt động thẩm định dự án.
Ngân hàng cũng nên đầu tư áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến vào công tác thẩm định, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật thiết bị tin học văn phòng đầy đủ. Nên tăng thêm kinh phí đầu tư cho việc hỗ trợ cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác thẩm định. Mạnh dạn áp dụng các công nghệ tin học tiên tiến để nâng cao chất lượng kết quả thẩm định, giảm bớt yếu tố chủ quan của con người trong kết quả thẩm định. cơ sở vật chất kỹ thuật được nâng cao đồng nghĩa với việc thông tin được lưu trữ tốt hơn, hỗ trợ đắc lực hơn cho công tác thẩm định.
Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý điều hành và thực hiện thẩm định
Để việc thẩm định mang lại kết quả cao thì ngân hàng cần phải đề xuất với cơ quan có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp hỗ trợ người vay để đảm bảo thực hiện được các cam kết vay trả đã thống nhất trong hợp đồng tín dụng. Bên cạnh đó cũng cần phải phối hợp với các cơ quan chủ quản người vay về tổ chức quản trị điều hành dự án và doanh nghiệp, hoặc phối hợp với các cơ quan khác để điều chỉnh mức thuế suất phù hợp,hỗ trợ đầu tư,các hình thức hỗ trợ khác.
Thực hiện tác nghiệp trong quản lý,tài sản thế chấp cầm cố bảo lãnh với khách hàng khoản vay trong suốt quá trình vay vốn
Từng bước tách bạch phán quyết với triển khai thực hiện
Quan trọng nhất Ngân hàng dần dần cần đầu tư để bổ sung nguồn nhân lực, đào tạo nâng cao chuyên môn phục vụ mục đích chuyên môn hóa cao trong quá trình thẩm định. Sự chuyên môn hóa nên phân theo từng lĩnh vực dự án, từng nhóm khách hàng, từng khía cạnh nội dung thẩm định hoặc từng giai đoạn cụ thể của quá trình thẩm định cũng như cấp tín dụng.
Nâng cao hiệu quả làm việc của cán bộ thẩm định
Con người là nhân tố trung tâm chi phối, ảnh hưởng quyết định đến hoạt động thẩm định dự án đầu tư. Vì vậy, để nâng cao chất lượng công tác thẩm định thì trước hết phải nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ với các điều kiện như: Trình độ học vấn, năng lực, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp.
Để đáp ứng yêu cầu này, VDB nên chú trọng vào một số công tác như sau:
- Bố trí cán bộ làm tín dụng cần kết hợp hài hoà giữa năng lực chuyên môn và tư cách đạo đức, đủ năng lực làm việc. Đối với nhân viên mới được tuyển chọn cần phải được đào tạo chuyên sâu thêm về công việc sẽ giao. Ngoài ra, cần phải hướng dẫn cho nhân viên mới nắm rõ mục tiêu, quy trình, những quy định của ngân hàng và của pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng như Bộ Luật dân sự, Luật hình sự, các Luật doanh nghiệp, Luật phá sản doanh nghiệp ...Mặt khác để có một đội ngũ chuyên viên thẩm định thì ngay từ đầu ngân hàng nên đặt vấn đề tuyển dụng đối với các trường đào tạo như ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH ngoại thương……để có thể tìm kiếm những ứng viên xuất sắc cho ngân hàng sau này vì như vậy ngân hàng có thể đi tắt đón đầu được những nhân viên xuất sắc.
- Phân định trách nhiệm, quyền hạn cụ thể cho từng công việc, từng người. Các nhiệm vụ chức năng cần có sự độc lập tương đối ví dụ như trong hoạt động tín dụng, các nhân viên chuẩn bị hồ sơ tín dụng phải độc lập với nhân viên thẩm định từ đó, các ý kiến sẽ khách quan hơn và trong một chừng mực nào đó, quy định rõ được trách nhiệm của từng cá nhân trong hoạt động tín dụng.
- công việc luôn đòi hỏi các cán bộ làm công tác tín dụng và thẩm định dự án phải không nghừng học hỏi chuyên môn nghiệp vụ, do đó Ngân hàng cần tạo điều kiện tối ưu để các cán bộ có thời gian và cơ hội học hỏi nâng cao khả năng làm việc. Công tác đào tạo cần được tiến hành thường xuyên để cập nhật những kiến thức mới. Đào tạo kiến thức cần đi đôi với giáo dục đạo đức kinh doanh và lề lối, phương pháp làm việc. Về hình thức đào tạo, có thể tổ chức những lớp học theo chuyên đề ngắn ngày, các lớp đào tạo chuyên sâu dài ngày hoặc liên kết với các chi nhánh trong hệ thống tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi kinh nghiệm hoặc cũng có thể phối hợp với các ngân hàng thương mại khác, với Ngân hàng Nhà nước Việt nam tổ chức các hội nghị về tín dụng trung dài hạn, về công tác thẩm định…
- Để có thể giữ chân được những chuyên viên thẩm định có năng lực thì ngân hàng cần có một chính sách lương thưởng một cách thoả đáng bởi hiện nay trong hệ thống ngân hàng nói chung và hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng thì vấn đề lương đang có sự cạnh tranh rất gay gắt. Nếu như ngân hàng không có một cơ chế chính sách lương thưởng phù hợp, các phong trào hoạt động an sinh hấp dẫn cũng như những hình thức động viên cán bộ kịp thời đúng lúc thì có thể sẽ bị tổn thất rất lớn do “chảy máu chất xám” và thiếu hụt nhân tài. Bên cạnh đó cũng cần bảo đảm cung cấp đầy đủ trang thiết bị vật chất cho đội ngũ chuyên viên làm công tác thẩm định.
Kiến nghị:
a. Kiến nghị với Nhà nước
Hoạt động kinh doanh tài chính, ngân hàng là một hoạt động kinh doanh đặc biệt_kinh doanh tiền tệ, và nhạy cảm với sự thay đổi của nền kinh tế. Trong hoàn cảnh hiện nay, khi Việt Nam mới gia nhập WTO và sắp tới sẽ có sự xâm nhập ồ ạt của hệ thống tài chính nước ngoài vào nước ta. Do đó, Nhà nước cần sớm hoàn thiện và củng cố pháp luật, đảm bảo hệ thống pháp luật được thống nhất, tránh chồng chéo để cho hoạt động ngân hàng được thuận lợi và có những chính sách đồng bộ để nâng cao trình độ của toàn ngành ngân hàng để có đủ năng lực cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Xây dựng hệ thống tiêu chí kỹ thuật trong các ngành nghề để làm chỉ tiêu thẩm định mang tính chuẩn mực cùng các ngưỡng đánh giá, từ đó làm cơ sở để so sánh, đánh giá các dự án. Cần phải thống nhất các tiêu chí đánh giá này giữa các Ngân hàng với nhau để có thể so sánh được năng lực của các Ngân hàng từ đó phát hiện những điểm yếu kém trong hệ thống ngân hàng để khác phục.
Nhà nước cần chỉ đạo các DN nghiêm túc thực hiện chế độ kế toán, thống kê và thông tin báo cáo theo đúng quy đinh, cần xây dựng một hệ thống kiểm toán đủ mạnh, làm cơ sở cho việc cung cấp cho ngân hàng những số liệu chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tạo ra mối quan hệ giữa ngân hàng với các Bộ, ngành để việc thẩm định dự án được chính xác, hiệu quả hơn.
Nhà nước cần thường xuyên kiểm tra, xây dựng, giám sát các hoạt động của các DNNN. Xem những doanh nghiệp nào làm ăn không hiệu quả, thua lỗ thì nên giải thể, bởi những doanh nghiệp này vẫn được hưởng ưu đãi tín dụng do những ràng buộc của ngân hàng với nhà nước. Đồng thời đẩy mạnh công tác cổ phần hoá các DNNN, giảm thiểu sự phân biệt giữa DNNN và DN ngoài quốc doanh. Đó chính là xoá bỏ gánh nặng cho ngân hàng.
Cần có một văn bản pháp luật quy định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư và người có thẩm quyền quyết định đầu tư, trách nhiệm của các bên đối với các kết quả thẩm định trong nội dung dự án đầu tư.
Nhà nước nên có các biện pháp nhằm liên kết các ngân hàng với nhau, tạo thành hệ thống tài chính tín dụng chặt chẽ. Việc liên kết các ngân hàng với nhau sẽ giúp cho việc tìm hiểu thông tin về các DN được tiến hành nhanh chóng và chính xác hơn. Ngoài ra các ngân hàng còn có thể hỗ trợ cho nhau, tham mưu cho nhau về những vấn đề cấp bách như cùng nhau thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay.
b. Kiến nghị với Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Ngân hàng Phát triển Việt Nam nên hệ thống hoá kiến thức cơ bản về thẩm định dự án, hỗ trợ các Chi nhánh trong công tác thẩm định. Tổ chức các hội nghị trao đổi kinh nghiệm giữa các cán bộ trong toàn hệ thống, cử những cán bộ giàu kinh nghiệm, chuyên môn giỏi đến các Chi nhánh ở địa phương hỗ trợ hoạt động và đóng góp ý kiến cho hoạt động thẩm định ở Chi nhánh địa phương.
Tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định, ban hành những văn bản quy định về các định mức của một số ngành làm tài liệu tham khảo cho cán bộ thẩm định. Ngoài ra cần phải xem xét lại công tác tuyển dụng của ngân hàng, nên mở rộng lĩnh vực tuyển dụng cán bộ ở những trường kỹ thuật để đội ngũ cán bộ thẩm định của Ngân hàng là đội ngũ toàn năng có kiến thức sâu rộng, am hiểu tất cả các lĩnh vực liên quan đến công tác thẩm định dự án nói chung và dự án ngành thủy điện nói riêng. NHPT
Xây dựng hệ thống thông tin xuyên suốt trong hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam, tạo nguồn dữ liệu về khách hàng phục vụ cho quá trình thẩm định. Cần phải tin học hóa cả hệ thống ngân hàng để quản lý dữ liệu thông tin về khách hàng một cách khoa học và bảo mật, đảm bảo tính an toàn về thông tin cho khách hàng. Ngoài ra NHPT cần phải tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định có những chuyến đi công tác đột xuất để thu thập được thông tin của khách hàng một cách khách quan và chính xác hơn.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam cần hỗ trợ các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc trên cả nước mình như: tăng quyền phán quyết cho vay ở các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc; tạo điều kiện cho chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc tiếp xúc với khách hàng tiềm năng; cung cấp thông tin khách hàng một cách đầy đủ và chính xác cho chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc.
Phụ lục
BiÓu 3: TÝnh to¸n hiÖu qu¶ kinh tÕ cña dù ¸n
C«ng tr×nh: Nhµ m¸y Thuû ®iÖn NËm Gi«n
§Þa ®iÓm x©y dùng: X· NËm Gi«n - huyÖn Mêng La - tØnh S¬n La
25% Vèn tù cã
ĐVT: trđ
Stt
Kho¶n môc
Tæng céng
N¨m 1
N¨m 2
N¨m 3
N¨m 4
N¨m 5
N¨m 6
N¨m 7
N¨m 8
N¨m 9
N¨m 10
N¨m 11
N¨m 12
N¨m 13
N¨m 14
N¨m 15
N¨m 16
N¨m 17
N¨m 18
N¨m 19
N¨m 20
N¨m 21
N¨m 22
N¨m 23
N¨m 24
N¨m 25
1
C«ng suÊt thiÕt kÕ Thuû ®iÖn NËm Gi«n
20MW
20MW
20MW
20MW
20MW
20MW
20MW
20MW
20MW
20MW
20MW
20MW
20MW
20MW
20MW
20MW
20MW
20MW
20MW
20MW
20MW
20MW
20MW
2
C«ng suÊt huy ®éng Thuû ®iÖn NËm Gi«n
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
3
Sè giê ch¹y m¸y
4.403
4.403
4.403
4.403
4.403
4.403
4.403
4.403
4.403
4.403
4.403
4.403
4.403
4.403
4.403
4.403
4.403
4.403
4.403
4.403
4.403
4.403
4.403
4
S¶n lîng ®iÖn s¶n xuÊt ra hµng n¨m (KWh): Eo
88,06
88,06
88,06
88,06
88,06
88,06
88,06
88,06
88,06
88,06
88,06
88,06
88,06
88,06
88,06
88,06
88,06
88,06
88,06
88,06
88,06
88,06
88,06
5
S¶n lîng ®iÖn th¬ng phÈm: 99%*Eo
87,18
87,18
87,18
87,18
87,18
87,18
87,18
87,18
87,18
87,18
87,18
87,18
87,18
87,18
87,18
87,18
87,18
87,18
87,18
87,18
87,18
87,18
87,18
6
Gi¸ b¸n b×nh qu©n 1Kwh ®iÖn cã VAT
599,0
599,0
599,0
599,0
599,0
599,0
599,0
599,0
599,0
599,0
599,0
599,0
599,0
599,0
599,0
599,0
599,0
599,0
599,0
599,0
599,0
599,0
599,0
I
Tæng lîi Ých hµng n¨m (Bi)
1.480.286
61.462,5
61.462,5
61.462,5
61.462,5
61.462,5
61.462,5
61.462,5
61.462,5
61.462,5
61.462,5
61.462,5
61.462,5
61.462,5
61.462,5
61.462,5
61.462,5
61.462,5
61.462,5
61.462,5
61.462,5
61.462,5
61.462,5
128.112,3
I
Doanh thu hµng n¨m (B):
1.201.071
52.220
52.220
52.220
52.220
52.220
52.220
52.220
52.220
52.220
52.220
52.220
52.220
52.220
52.220
52.220
52.220
52.220
52.220
52.220
52.220
52.220
52.220
52.220
2
Gi¸ trÞ tµi s¶n thu håi (Vb)
66.650
-
-
-
-
66.650
II
Chi phÝ gi¸ thµnh hµng n¨m (Ct)
678.440
9.481
18.749
55.115
52.378
49.573
46.699
43.756
40.743
37.873
35.180
32.487
29.794
19.603
19.603
19.603
19.603
19.603
19.603
19.603
19.603
19.603
19.603
19.603
19.603
19.603
III
Tæng chi phÝ hµng n¨m (Ci= It+Cot)
556.677
147.204
219.045
4.099
4.099
4.099
4.099
4.522
4.673
4.816
4.951
5.086
5.220
100.944
5.730
5.730
7.361
7.361
13.232
13.232
13.232
13.232
13.232
108.446
13.232
(5.430)
1
Chi ®Çu t (It)
556.677
147.204
219.045
95.214
95.214
2
Chi phÝ ho¹t ®éng hµng n¨m (Cot):
-
-
-
4.099
4.099
4.099
4.099
4.522
4.673
4.816
4.951
5.086
5.220
5.730
5.730
5.730
7.361
7.361
13.232
13.232
13.232
13.232
13.232
13.232
13.232
(5.430)
Trong ®ã: ThuÕ c¸c lo¹i (Tn):
2.237
1.321
1.321
1.321
1.321
1.744
1.895
2.038
2.173
2.308
2.442
2.952
2.952
2.952
4.583
4.583
10.454
10.454
10.454
10.454
10.454
10.454
10.454
(8.208)
ThuÕ tµi nguyªn:2%* 750®*Eo
1.321
1.321
1.321
1.321
1.321
1.321
1.321
1.321
1.321
1.321
1.321
1.321
1.321
1.321
1.321
1.321
1.321
1.321
1.321
1.321
1.321
1.321
1.321
ThuÕ TNDN (Vtn) (15 n¨m ®Çu 10%; tiÕp theo 28%)
0
-
-
-
423
574
717
852
987
1.121
1.631
1.631
1.631
3.262
3.262
9.133
9.133
9.133
9.133
9.133
9.133
9.133
(9.529)
Vtn= (B- Ct-ThuÕ GTGT-Vk)
(2.894)
(158)
2.647
5.522
8.465
11.477
14.347
17.040
19.733
22.426
32.617
32.617
32.617
32.617
32.617
32.617
32.617
32.617
32.617
32.617
32.617
32.617
(34.032)
IV
Thu nhËp sau thuÕ (TNst)
(9.481)
(18.749)
(4.215)
(1.479)
1.326
4.201
6.721
9.582
12.309
14.867
17.426
19.984
29.666
29.666
29.666
28.035
28.035
22.164
22.164
22.164
22.164
22.164
22.164
22.164
40.826
(TNst= B - Ct - Tn)
(9.481)
(18.749)
(4.215)
(1.479)
1.326
4.201
6.721
9.582
12.309
14.867
17.426
19.984
29.666
29.666
29.666
28.035
28.035
22.164
22.164
22.164
22.164
22.164
22.164
22.164
40.826
V
C©n b»ng thu chi tµi chÝnh (Bi - Ci)
(147.204)
(219.045)
57.364
57.364
57.364
57.364
56.940
56.790
56.646
56.511
56.377
56.242
(39.481)
55.733
55.733
54.102
54.102
48.231
48.231
48.231
48.231
48.231
(46.983)
48.231
133.542
VI
Tæng nguån tr¶ nî cña dù ¸n:
9.481
18.749
57.364
57.364
57.364
57.364
56.940
56.790
56.646
56.511
56.377
56.242
55.733
55.733
55.733
54.102
54.102
48.231
48.231
48.231
48.231
48.231
48.231
48.231
66.893
KhÊu hao TSC§ (Dt)
-
-
25.669
25.669
25.669
25.669
25.669
25.669
25.669
25.669
25.669
25.669
16.825
16.825
16.825
16.825
16.825
16.825
16.825
16.825
16.825
16.825
16.825
16.825
16.825
L·i vay vèn cè ®Þnh (Lt)
139.125
9.481
18.749
26.667
23.931
21.126
18.251
15.308
12.296
9.426
6.733
4.040
1.347
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Thu nhËp sau thuÕ dïng tr¶ nî
(4.215)
(1.479)
1.326
4.201
6.721
9.582
12.309
14.867
17.426
19.984
29.666
29.666
29.666
28.035
28.035
22.164
22.164
22.164
22.164
22.164
22.164
22.164
40.826
C¸c kho¶n thu kh¸c (CDM) (sau thuÕ)
9.242
9.242
9.242
9.242
9.242
9.242
9.242
9.242
9.242
9.242
9.242
9.242
9.242
9.242
9.242
9.242
9.242
9.242
9.242
9.242
9.242
9.242
9.242
VII
KÕ ho¹ch tr¶ nî (L·i vay VC§+ Nî gèc ph¶i tr¶)
274.687
9.481
18.749
58.188
55.952
53.646
51.272
48.829
46.317
28.942
26.248
23.555
20.862
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
1
D nî cuèi n¨m :
-
92.267
274.687
243.166
211.145
178.625
145.604
112.083
78.062
58.547
39.031
19.516
D nî vay NHPT VN cuèi n¨m:
60.220
183.125
152.604
122.083
91.562
61.042
30.521
-
-
-
-
D nî vay NHTM cuèi n¨m
32.047
91.562
90.562
89.062
87.062
84.562
81.562
78.062
58.547
39.031
19.516
2
L·i vay vèn cè ®Þnh:
0
9.481
18.749
26.667
23.931
21.126
18.251
15.308
12.296
9.426
6.733
4.040
1.347
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Nguån vèn vay NHPT VN:
5.058
10.220
14.101
11.537
8.973
6.409
3.846
1.282
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Nguån vèn vay NHTM:
4.422
8.529
12.567
12.394
12.153
11.842
11.463
11.014
9.426
6.733
4.040
1.347
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
3
Nî gèc ph¶i tr¶:
274.687
-
-
31.521
32.021
32.521
33.021
33.521
34.021
19.516
19.516
19.516
19.516
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Nî gèc ph¶i tr¶ NHPT VN:
183.125
30.521
30.521
30.521
30.521
30.521
30.521
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Nî gèc ph¶i tr¶ NHTM
91.562
1.000
1.500
2.000
2.500
3.000
3.500
19.516
19.516
19.516
19.516
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
VIII
C©n b»ng tr¶ nî: (VI - VII)
-
-
(824)
1.412
3.717
6.091
8.111
10.473
27.705
30.263
32.822
35.380
55.733
55.733
55.733
54.102
54.102
48.231
48.231
48.231
48.231
48.231
48.231
48.231
66.893
IX
Nguån hîp ph¸p kh¸c ®Ó tr¶ nî
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
X
TÝch luü sau tr¶ nî:
-824
587
4.304
10.396
18.507
28.980
56.685
86.948
119.769
155.149
210.882
266.614
322.347
376.449
430.551
478.781
527.012
575.243
623.473
671.704
719.935
768.165
835.058
Tr¶ nî ®Òu theo tû lÖ hµng n¨m phÇn vèn NHPT VN:
0,167
0,167
0,167
0,167
0,167
0,167
Tr¶ nî ®Òu theo tû lÖ hµng n¨m phÇn vèn NHTM:
0,009
0,014
0,018
0,023
0,027
0,031
0,223
0,223
0,223
0,223
-
NPV
56.291
(0,011)
IRR
12,679%
L·i suÊt chiÕt khÊu
10,2%
+ Dung ph¬ng ph¸p n«Þ suy tÝnh IRR:
Bi
463.886
NPV1
35.646
Ci
395.542
r1
11,0%
B/C
1,173
>1
NPV2
(6.823)
r2
13%
+ Tuæi ®êi dù ¸n:
25
n¨m
+ Thêi gian vay vèn:
- Vèn vay TÝn dông §TPT:
8
n¨m
- Vèn vay NHTM:
12
n¨m
1EUR = 25200 VN§
+ L·i suÊt vay:
1USD = 16000 VN§
- Vèn vay TÝn dông §TPT:
8,4%
/n¨m
- Vèn vay NHTM:
13,8%
/n¨m
+ Thêi gian ©n h¹n:
- Vèn vay TÝn dông §TPT:
2
n¨m
- Vèn vay NHTM:
2
n¨m
+ Thêi gian tr¶ nî:
- Vèn vay TÝn dông §TPT:
6
n¨m
- Vèn vay NHTM:
10
n¨m
Chủ đầu tư phải cã được HĐTD với NHTM cã c¸c điều kiện tÝn dụng phï hîp víi ph¬ng ¸n tr¶ nî nªu trªn.
+ Lîi nhuËn b×nh qu©n n¨m:
15.741
+ KhÊu hao TSC§:
19.017
+ L·i vay VC§ b×nh qu©n n¨m:
6.694
+ KÕ ho¹ch tr¶ nî b×nh qu©n n¨m:
17.682
+ Tæng nguån tr¶ nî b×nh qu©n:
51.084
+ u ®·i thuÕ TNDN:
- ThuÕ suÊt thuÕ TNDN:
10%
Trong 15 n¨m theo qui ®Þnh t¹i ®iÒu 34 cña NghÞ ®Þnh sè 24/2007/N§-CP ngµy 14/02/2007 cña ChÝnh phñ
- MiÔn thuÕ TNDN trong 4 n¨m ®Çu kÓ tõ khi cã Doanh thu vµ miÔn 50% trong 9 n¨m tiÕp theo theo NghÞ ®Þnh sè 108/2006/N§-CP ngµy 22/9/2006 vµ §iÒu 35 cña NghÞ ®Þnh sè 24/2007/N§-CP ngµy 14/02/2007 cña ChÝnh phñ.
- ThuÕ suÊt thuÕ tµi nguyªn:
Eo x 750® x
2%
+ Gi¸ b¸n 1 Kwh cha cã VAT:
599,0
®ång/Kwh
+ Gi¸ b¸n 1 Kwh ®· cã VAT:
658,900
®ång/Kwh
+ Tû lÖ Tæn thÊt ®iÖn n¨ng
1,0
%
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2229.doc