Công ty Cổ phần LILAMA Hà Nội (KT)

Khái quát chung về công ty cổ phần LILAMA Hà Nội 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội tiền thân là Công ty Lắp Máy và Xây Dựng Hà Nội (Viết tắt là LILAMA Ha Nội) là Doanh nghiệp Nhà nước, thuộc Tổng công ty Lắp Máy Việt Nam (LILAMA), được chuyển từ Công ty Lắp máy và Xây dựng Hà nội thành Công ty cổ phần LILAMA Hà nội tháng 2 năm 2007, có giấy phép đăng ký kinh doanh số 109587, do Uỷ ban Kế hoạch Thành phố Hà Nội cấp. LILAMA Hà Nội là doanh nghiệp n

doc49 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1454 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Công ty Cổ phần LILAMA Hà Nội (KT), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hà nước có tư cách pháp nhân hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản, con dấu riêng để giao dịch. Trụ sở của Công ty đóng tại số 52 đường Lĩnh Nam, phường Mai Động, quận Hoàng Mai , thành phố Hà Nội. Điện thoại: 04.8625813. Với bề dày hơn 45 năm xây dựng và phát triển, với sự phấn đấu bền bỉ của tập thể cán bộ công nhân viên toàn công ty, LILAMA Hà Nội đã xây dựng cho mình được một tên tuổi không chỉ với bạn bè trong nước mà còn với bạn bè quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực xây lắp công nghiệp. Sự tín nhiệm của các bạn bè, niềm tin của Đảng thể hiện qua hàng chục những tấm Huân chương, Bằng khen và hàng trăm công trình xây dựng trên mọi miền đất nước được đánh giá cao: như công trình Nhà máy sợi Nha trang, Huế, Nhà máy thức ăn gia súc EH Tiên Sơn, Nhà máy gạch Cotto Hạ Long, Nhà máy nhiệt điện Uông bí, khu thể thao dưới nước Seagames 23,Công Trình Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia, Nhà máy thép Thái Nguyên ... Năm 2007 công ty cũng đã đầu tư và chính thực đưa vào hoạt động Nhà máy Thép mạ màu LILAMA tại khu công nghiệp Quang Minh tỉnh Vĩnh Phúc, cách trung tâm Hà Nội 20.000 km trên đường cao tốc Thăng Long Nội Bài. Với công nghệ hiện đại của cộng hoà Liên bang Đức, Ý, hoạt động với công suất 130.000tấn/ năm. Sản phẩm là thép mạ kẽm, galfan, mạ màu với tiêu chuẩn tốt nhất hiện nay, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Công ty luôn luôn theo đuổi mục tiêu không những đảm bảo chất lượng công trình mà còn cung cấp cho khách hàng và nhà đầu tư những sản phẩm trọn gói, chất lượng ngày càng cao hơn. Bảng 01: Kết quả hoạt động kinh doanh trong 4 năm gần đây Các chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Giá trị sản lượng 122.58 122.95 126.52 136.15 Doanh thu 76.38 78.04 97.47 105.13 Giá vốn 69.57 72.94 90.92 96.47 Lãi trước thuế 2.38 1.63 1.53 1.51 Nộp NSNN 0.76 0.52 0.49 0.48 Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện kết quả SXKD năm 2007 của Công ty như sau: - Thuận lợi: Là một trong những doanh nghiệp lớn của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, đã từng tham gia thi công các công trình lớn như thuỷ điện Sông Đà, thuỷ điện Yaly , nhiệt điện Phả Lại , nhà máy xi măng Bút Sơn … Công ty có đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý trẻ, năng động, sáng tạ , đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề có kinh nghiệm, có khả năng thực hiện được các công việc phức tạp, trong số 1964 cán bộ công nhân viên làm việc tại công ty có đến 1071 thợ bậc 4/7 trở lên. Trong năm 2007, Công ty trúng thầu thi công một số công trình: Sữa chữa Nhà máy Thuỷ điện Thác Bà , chế tạo cột điện Đường dây Nghĩa Lộ- Yên Bái , Trạm biến áp Thái Bình- Nam Định … Được sự giúp đỡ của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam trong việc chỉ đạo quản lý SXKD và giao nhiệm vụ thi công công trình lớn : Công trình Nhà máy nhiệt điện Na Dương với vai trò nhà thầu chính .. Công ty luôn khẳng định được vai trò và uy tín của mình trên các công trình lắp máy lớn - Khó khăn: Số lao động của Công ty lớn ( gần 2000 người ) nên việc giải quyết công ăn việc làm cho đủ số lao động là một vấn đề lớn trong lúc nền kinh tế đang cạnh tranh gay gắt . Các công trình thi công dàn trải khắp cả nước ( chủ yếu là các vùng núi xa xôi , hẻo lánh . Việc điều động nhân lực di chuyển máy móc thiết bị cũng như vận chuyển vật tư tới công trình khá khó khăn, tốn kém . Mặt khác thủ tục nghiêm thu , quyết toán các công trình còn phức tạp kéo dài nên ảnh hưởng đến việc thanh toán , thu hồi vốn chậm. Nhu cầu vốn kinh doanh ngày một lớn trong khi vốn tự có chưa đáp ứng được nên Công ty phải vay ngân hàng, chi phí lãi vay ngân hàng lớn (trên 2 tỷ đồng) chiếm tỷ trọng cao trong chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vị nên cũng làm ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinh doanh của đơn vị. Qua báo cáo quyết toán một số năm gần đây có thể thấy quy mô hoạt động của công ty không ngừng phát triển, doanh thu tặng nhanh, tài sản cố định ngày càng được đầu tư tăng thêm cho phù hợp với quy mô sản xuất ngày càng tăng, theo đó nguồn vốn kinh doanh cũng không ngừng lớn mạnh. 2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty. Chức năng: LILAMA Hà Nội có chức năng chính là xây dựng và tư vấn xây dựng các công trình. Nhiệm vụ: Công ty có nhiệm vụ kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm trước khách hàng và trước pháp luật về sản phẩm và dịch vụ công ty cung cấp. Quyền hạn: Công ty có quyền kinh doanh tất cả các ngành nghề đã đăng ký và được hưởng tất cả các quyền lợi theo quy định của pháp luật Việt Nam. 3. Đặc điểm về sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ. 3.1. Đặc điểm về sản xuất kinh doanh. Sản phẩm xây lắp có các đặc điểm nổi bật: + Sản phẩm xây lắp có thời gian sản xuất lâu dài, có giá trị lớn, sản xuất mang tính đơn chiếc. + Tính chất hàng hoá không được thể hiện rõ. + Quá trình sản xuất rất phức tạp, không ổn định và có tính lưu động cao, chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố khác nhau. 3.2. Quy trình công nghệ. Để có công trình xây dựng phải trải qua các bước sau: Khi có thư mời thầu, Phòng KT - KT tiến hành lập dự toán chi phí. Giá trị dự toán từng Giá thành dự toán công trình, hạng mục = từng công trình, hạng + Lãi định mức công trình mục công trình Đây cũng chính là giá đưa ra đấu thầu. Nếu công ty trúng thầu, hai bên sẽ chính thức ký kết hợp đồng kinh tế. Như vậy có thể khái quát quy trình công nghệ của công ty như sau: Hợp Đồng Dự Toán Thi Công Bàn Giao 3.3. Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty kinh doanh trong các lĩnh vực chính sau: Lắp đặt đường dây tải điện, trạm biến áp 220KV, hệ thống điều hoà không khí, điện lạnh, điện dân dụng. Sản xuất và kinh doanh thép mạ kẽm, mạ màu, sản xuất phụ tùng, cấu kiện kim loại cho xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng. Thi công các công trình kỹ thuật hạ tầng, xây dựng công trình công nghiệp, lắp ráp thiết bị máy móc cho các công trình. Lắp đặt thiết bị và cấu kiện các công trình kể cả công trình điện nhóm B và các công trình dân dụng. Lắp đặt cơ, điện, nước công trình, chế tạo và lắp đặt nồi hơi. Xây dựng nhà ở, trang trí nội thất, lắp đặt thang máy. Khảo sát, thiết kế, tư vấn XD các công trình công nghiệp, dân dụng. Tư vấn, thiết kế các dây truyền sản xuất vật liệu xây dựng, các dây truyền công nghệ chế biến lương thực, thực phẩm. Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà ở. 4. Đặc điểm về lao động và cơ cấu lao động ở công ty Do tính chất đặc thù của ngành nghề kinh doanh, điều kiện kinh doanh và sản xuất mang tính cơ động cao, đặc biệt là môi trường thi công .Do vậy lực lượng lao động của công ty có sự biến động khá lớn . Số lao động bình quân của công ty dao động ở khoảng 2000 người, và có sự dao động theo từng thời điểm . Lực lượng lao động không ổn định do tính chất ngành nghề cũng có những mặt tích cực nhất định đó là : Công ty sẽ tiết kiệm được chi phí nhân lực khi thiếu việc làm . Tuy nhiên số lao động hợp đồng trong công ty là không nhiều , việc sử dụng lao động và sắp xếp cơ cấu lao động của công ty để đội ngũ công nhân thường xuyên có việc làm ổn định là một biểu hiện tốt của công ty trong việc bố trí bộ máy quản lý và cơ cấu tổ chức lao động. Bảng 1: TỔ CHỨC CƠ CẤU LAO ĐỘNG Thống kê chất lượng CBCNV (biên chế) tính đến quý IV năm 2006 Chức danh Tổng số CBCNV Nam Nữ TRÌNH ĐỘ Đại học Cao đẳng Trung cấp Lao động phổ thông Cán bộ lãnh đạo quản lý 34 34 0 25 0 9 0 Cán bộ khoa học kỹ thuật 115 100 15 80 25 10 0 Cán bộ làm chuyên môn 24 12 12 8 10 6 0 Cán bộ nghiệp vụ 57 23 34 11 19 15 0 Cán bộ hành chính 20 8 12 1 12 5 2 Cán bộ đoàn thể 1 0 1 0 1 0 0 Công nhân sản xuất 1669 1432 237 0 806 262 601 5. Bộ máy quản lý. Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo nguyên tắc điều hành trực tiếp. Bộ máy quản lý của công ty gồm có: Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành, Ban kiểm soát. Giúp đỡ ban quản lý quản lý các xí nghiệp, tổ đội xây dựng là các phòng ban chức năng: Phòng kế toán, phòng tổ chức, phòng hành chính, phòng kinh tế kỹ thuật ... Sơ đồ 1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY GIÁM ĐỐC Phó giám đốc nội chính Phó giám đốc kinh tế - kỹ thuật Phó giám đốc điều hành sản xuất Văn phòng Phòng tổ chức LĐTL Phòng kinh tế kỹ thuật Phòng vật tư thiết bị Phòng tài chính kế toán Ban đầu tư dự án Xí nghiệp lắp máy 10.1 Xí nghiệp lắp máy 10.2 Xí nghiệp lắp máy 10.4 Xí nghiệp chế tạo thiết bị và kết cấu thép Đội lắp điện Xưởng sửa chữa cơ giới Mặc dù công ty là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty Lắp máy Việt Nam nhưng là đơn vị hạch toán độc lập . Do đặc thù sản xuất kinh doanh cũng như quy mô hoạt động của công ty nên tổ chức bộ máy quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh được thiết kế theo mô hình vừa tập trung vừa phân tán , có nhiều trực thuộc và 4 đơn vị cấp 2: 10-1, 10-2, 10-4, nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép . Tại công ty thì tổ chức theo một cấp (tập trung), đứng đầu là giám đốc công ty chịu trách nhiệm điều hành hoạt động chung của công ty , trợ giúp giám đốc là các phó giám đốc và các phòng ban chức năng Giám đốc công ty do chủ tịch hội đồng Tổng công ty bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị Tổng công ty cũng như trước pháp luật Các phó giám đốc là người giúp giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo sự phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được phân công và thực hiện Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh , chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc , đồng thời trợ giúp cho ban lãnh đạo công ty chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty *Phòng Kinh tế - Kỹ thuật: Là bộ phận tham mưu giúp Giám đốc các lĩnh vực xây dựng và theo dõi kế hoạch sản xuất kinh doanh; quản lý kỹ thuật các công trình và quản lý theo dõi công tác hợp đồng kinh tế Nhiệm vụ cụ thể là tìm hiểu năm bắt yêu cầu của khách hàng , phối hợp với phòng đầu tư dự án lựa chọn hình thức và biện pháp kinh doanh cho phù hợp . Lập dự thảo các hợp đồng kinh tế trình lên Giám đốc Công ty ký , lập kế hoạch và báo cáo thống kê theo quy định đối với doanh nghiệp Nhà nước .Lập kế hoạch quản lý quỹ đất , phương án sử dụng khai thác đất hợp lý và có hiệu quả .Kiểm tra các hồ sơ thiết kế , các dự toán được duyệt để phục vụ cho việc chỉ đạo xây lắp từ khâu chuẩn bị thi công đến việc thanh quyết toán công trình Là bộ phận thực hiện và kiểm tra chất lượng công trình, việc thực hiện quy phạm trong quy trình xây dựng cơ bản , đặc biệt là tổ chức biện pháp thi công , nghiệm kỹ thuật , nghiệm thu bàn giao thanh quyết toán công trình *Phòng Tài chính- Kế toán : Là bộ phận tham mưu cho Giám đốc về quản lý và chỉ đạo công tác tài chính kế toán , thống kê theo chế độ hiện hành của Nhà nước của Tổng công ty. -Về lĩnh vực tài chính : Phòng Tài chính - Kế toán có nhiệm vụ : + Tham mưu giúp Giám đốc thực hiện quyền quản lý , sử dụng tài sản , tiền vốn , đất đai và các tài nguyên khác cho Nhà nước giao; giúp Giám đốc bảo đảm điều tiết vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh + Tìm kiếm vận dụng và phát huy mọi nguồn vốn ,kiểm soát việc sử dụng vốn và các quỹ của Công ty để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh + Tiến hành phân tích tình hình tài chính của Công ty nhằm hoạch định chiến lược tài chính của Công ty và lựa chọn phương án tối ưu về mặt tài chính. -Về lĩnh vực kế toán : Phòng Tài chính - Kế toán có nhiệm vụ : + Tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê theo đúng quy định của Nhà nước , ghi chép chứng từ đầy đủ , cập nhập sổ sách kế toán , phản ánh các hoạt động của Công ty một cách trung thực chính xác khách quan. + Lập báo cáo tài chính , báo cáo quản trị , báo cáo công khai tài chính theo quy định hiện hành , thường xuyên báo cáo với Giám đốc tình hình tài chính của Công ty. + Kết hợp với các phòng ban trong Công ty nhằm nắm vững tiến độ khối lượng thi công các công trình , theo dõi khấu hao máy móc trang thiết bị thi công , thanh quyết toán với chủ đầu tư , lập kế hoạch thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước , Bảo hiểm xã hội , Bảo hiểm y tế cho người lao động theo qui định hiện hành của Nhà nước *Phòng tổ chức LĐTL: Là bộ phận tham mưu cho Giám đốc nắm vững cơ cấu lao động trong Công ty, quản lý chặt chẽ số lượng lao động theo qui định của Bộ luật lao động , ngoài ra phòng Tổ chức hành chính còn có nhiệm vụ: + Xây dựng kế hoạch đảm bảo nguồn nhân lực , xác định nhu cầu về nhân lực , tổ chức thực hiện thoả ước lao động tập thể nhằm bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động + Kết hợp với các phòng ban chức năng giải quyết các vấn đề về lao động như: chế độ tiền lương, chế độ an toàn lao động , hàng năm tổ chức đào tạo thi nâng cao tay nghề cho người lao động *Văn phòng: Là bộ phận chịu trách nhiệm về các công việc như giao dịch, hướng dẫn khách tới làm việc , gửi nhận Fax và các công việc khác được phân công. +Bảo vệ của công ty có nhiệm vụ tiếp khách đến liên hệ công tác, quản lý nhà, trụ sở làm việc, trang thiết bị văn phòng, đảm bảo an ninh trong Công ty. *Phòng đầu tư dự án: Là phòng tham mưu cho giám đốc triển khai các hoạt động kinh doanh, tim kiếm công việc nhằm mục đích sinh lời cho Công ty , bên cạnh đó phòng đầu tư dự án còn có nhiệm vụ : +Giới thiệu quảng cáo về Công ty với khách hàng , thường xuyên nâng cao uy tín hình ảnh của Công ty. +Giới thiệu năng lực và thông tin cần thiết về Công ty để tham gia dự thầu. +Tham mưu giúp Giám đốc quan hệ với đơn vị bạn hình thành các hợp đồng liên doanh , nắm bắt được những thông tin về các dự án đầu tư báo cáo Giám đốc để có kế hoạch dự thầu +Nắm bắt được tình hình biến động của thị trường xây dựng trong từng thời kỳ, đồng thời đưa ra những chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn - Tại các xí nghiệp thành viên có mô hình tổ chức bộ máy quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh tương tự như các phòng ban của công ty nhưng số lượng cán bộ công nhân viên ít hơn. Riêng đối với công trình được tổ chức thành các tiểu ban nhỏ có chức năng và nhiệm vụ giống các phòng ban thu nhỏ của công ty. 1.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty. LILAMA Hà Nội là doanh nghiệp hoạch toán kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng để giao dịch. 1.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán: Công ty áp dụng mô hình kế toán tập trung. Sơ đồ 02: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN Bộ phận KT TSCĐ Bộ phận KT tổng hợp Bộ phận KT tiền lương Bộ phận thủ quỹ Bộ phận KT thanh toán Kế toán trưởng Bộ phận KT vật tư Nhân viên kinh tế ở các đội, các phòng của các đơn vị trực thuộc Nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy kế toán: Với mô hình tổ chức như trên, phòng kế toán được biên chế gọn nhẹ nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu công việc đặt ra. Kế toán trưởng: Kế toán trưởng là người chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán - tài chính của công ty. Kế toán TSCĐ: Kế toán TSCĐ có trách nhiệm theo dõi tình hình biến động TSCĐ . Kế toán tiền lương: Theo dõi việc tính lương và thanh toán tiền lương cho người lao động. Bộ phận kế toán tổng hợp: Bộ phận kế toán tổng hợp quản lý chi phí giá thành, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Bộ phận Kế toán vật tư: Kế toán vật tư có trách nhiệm theo dõi chi tiết vật tư nhập, xuất kho. Bộ phận Kế toán thanh toán: Kế toán thanh toán chịu trách nhiệm theo dõi các nghiệp vụ thanh toán của công ty. Thủ quỹ: Thủ quỹ có nhiệm vụ theo dõi về tiền mặt tại quỹ công ty. 1.2 2. Mối quan hệ giữa bộ máy kế toán và với cấp trên và cấp dưới. Đối với cấp trên, phòng kế toán chịu sự điều hành trực tiếp của các cấp trên, cung cấp các số liệu khi có yêu cầu. Còn đối với các phòng ban khác trong công ty, có thể sử dụng số liệu của các phòng ban này để hỗ trợ cho công việc của phòng. 1.2.3. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại đơn vị. 1.2.3.1. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty. Chế độ kế toán công ty áp dụng là chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính. Niên độ kế toán: từ 01/ 01 đến 31/ 12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: + Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: VND + Nguyên tắc chuyển đổi đồng tiền khác: theo tỷ giá ngoại tệ do Ngân hàng Công thương công bố tại thời điểm phát sinh giao dịch. Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung. Phương pháp kế toán TSCĐ: + Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ: Theo nguyên tắc giá phí. Bao gồm cả chi phí mua sắm và lắp đặt. + Phương pháp khấu hao: Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đều. Phương pháp kế toán hàng tồn kho: + Nguyên tắc định giá hàng tồn kho: theo phương pháp giá phí + Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Cuối kỳ = đầu kỳ + nhập trong kỳ – xuất trong kỳ. + Phương pháp hạch toán HTK: thực hiện theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Theo phương pháp khấu trừ thuế. 1.2.3.2. Hệ thống tài khoản. Công ty áp dụng hệ thống TK ban hành theo quyết định số 15/2006/ QĐ-BTC ngày 20/3/2006 và đã sửa đổi bổ sung theo thông tư số 89/ 2002/ TT-BTC của Bộ tài chính. Một số tài khoản mà công ty không sử dụng là TK113, TK144, TK151, TK161, TK212, TK222, ... 1.2.3.3. Hệ thống chứng từ. Công ty sử dụng hệ thống chứng từ theo mẫu của Bộ tài chính, ngoài ra cũng có một số chứng từ có những sửa đổi cho phù hợp với hoạt động của công ty. Các hoá đơn, chứng từ phải được lập ngay khi cung cấp hàng hoá, dịch vụ, và các khoản thu chi phát sinh theo quy định; hoá đơn phải cung cấp đầy đủ các thông tin in sẵn trên mẫu hoá đơn, nội dung trên cả 3 liên của hoá đơn phải giống nhau; hoá đơn dùng để khấu trừ thuế, hoàn thuế, tính chi phí hợp lý, hợp lệ phải là liên 2 còn nguyên vẹn, không tảy xoá, nếu ghi sai phải sửa lại và có xác nhận của bên bán. 1.2.3.4. Hệ thống sổ kế toán. LILAMA áp dụng hình thức Nhật ký chung. Các mẫu sổ sử dụng theo mẫu sổ do Bộ tài chính ban hành theo Quyết đinh 15/2006/QĐ-BTC. Kỳ hạch toán của Công ty là theo từng quý. Sơ đồ 03: TRÌNH TỰ GHI SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ quỹ Sổ chi tiết Sổ NK chung Sổ NK đặc biệt Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chi tiết Sổ Cái Bảng cân đối tài khoản Báo cáo kế toán Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra 1.2.3.5. Hệ thống báo cáo tài chính. Hệ thống BCTC mà công ty lập gồm các báo cáo theo QĐ số 15/ 2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của BTC: Bảng cân đối, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính. Hiện nay công ty sử dụng phần mềm kế toán Fast2007. Nhờ có hệ thống kế toán máy này, các nhân viên kế toán chỉ phải nhập các dữ liệu đầu vào, sau đó, máy tính sẽ cho phép kết xuất ra các loại báo cáo khác nhau tuỳ thuộc vào hình thức ghi sổ công ty sử dụng. PHẦN 2: Thực trạng công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần LILAMA Hà nội. 2.1. Mục tiêu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có mục tiêu cơ bản là: - Cung cấp thông tin về chi phí sản xuất thực tế, giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm sau mỗi quá trình sản xuất để lượng hoá giá phí của sản phẩm dở dang, thành phẩm, giá vốn trên cơ sở đó cung cấp thông tin về kết quả từng quá trình sản xuất và đồng thời công bố giá trị dở dang, thành phẩm, lãi, lỗ trên báo cáo tài chính. - Cung cấp thông tin về chi phí sản xuất và giá thành thực tế của sản phẩm để kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, kết quả, hiệu quả sau mỗi quá trình sản xuất và thiết lập các đòn bẩy kinh tế. Đối với các doanh nghiệp xây lắp như LILAMA Hà Nội thì công tác hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm càng quan trọng hơn nữa. Bởi vì nó quyết định đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không có những dự toán chi phí đúng mức, không theo dõi thường xuyên được chi phí phát sinh cho các công trình và cho các quá trình sản xuất sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí nguyên vật liệu, tăng chi phí sản xuất thực tế ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải có những chính sách quản lý chi phí giá thành hợp lý, tổ chức phương pháp hạch toán chi phí giá thành thật khoa học để nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp, để có thể cạnh tranh, tồn tại và phát triển. 2.2. Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC của Bộ tài chính ngày 20/3/2006, kết cấu giá thành sản phẩm xây lắp gồm các khoản mục chi phí: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, nhiên liệu ... liên quan đến công trình xây lắp và cấu thành nên cơ sở vật chất của công trình . Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm toàn bộ các khoản mục chi phí dành cho công nhân tham gia trên công trường, bất kể công nhân thuộc biên chế hay không thuộc biên chế của doanh nghiệp. Trong xây lắp, chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm các khoản trích theo lương và trích trước tiền lương phép của công nhân thi công. Đồng thời cũng không được tính vào chi phí này các chi phí của công nhân khuân vác, vận chuyển ngoài quy định. Chi phí máy thi công: Bao gồm toàn bộ chi phí liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến quá trình vận hành máy thi công ngoài công trường như chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, tiền lương của nhân viên vận hành, phục vụ máy thi công, chi phí kháu hao máy thi công, chi phí điện, nước ... phục vụ máy thi công. Chi phí này cũng không bao gồm các khoản trích theo lương của công nhân vận hành máy thi công. Chi phí sản xuất chung: Bao gồm tất cả chi phí liên quan trực tiếp đến công trường mà không thuộc các khoản mục chi phí trên. Công ty cũng tập hợp chi phí dựa trên các khoản mục chi phí như trên để tính giá thành sản xuất xây lắp. 2.3. Nội dung cơ bản kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cổ phần LILAMA Hà Nội. 2.3.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành một cách chính xác, khoa học, kịp thời, đòi hỏi việc đầu tiên mà các nhà quản lý phải làm là xác định đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng giá thành sản phẩm. Bởi vì nó quyết định đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp và trở thành một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt cả trong lý thuyết và thực tiễn hạch toán kế toán. Tổ chức hạch toán quá trình sản xuất bao gồm hai giai đoạn kế tiếp nhau và có quan hệ mật thiết với nhau. Đó là quá trình hạch toán chi phí sản xuất phát sinh theo từng sản phẩm, nhóm sản phẩm... Và giai đoạn tính giá thành sản phẩm, chi tiết sản phẩm theo đơn đặt hàng đã hoàn thành. Như vậy, xác định đối tượng tập hợp chi phí thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí. Còn xác định đối tượng hạch toán giá thành là xác định sản phẩm hoàn thành mà cần tính giá thành đơn vị. Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm phụ thuộc vào nhiều các yếu tố khác nhau. Chẳng hạn như quy trình công nghệ, đặc điểm sản xuất, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu, trình độ tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh. Với Công ty Cổ phần LILAMA Hà Nội, do công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nên để phù hợp với đặc điểm sản xuất và đáp ứng yêu cầu của công tác kế toán, đối tượng hạch toán chi phí là các công trình hoặc từng hạng mục công trình. Nó phụ thuộc vào quy mô của từng công trường. Và đối tượng tính giá thành sản phẩm cũng là từng công trình hoặc hạng mục công trình đã hoàn thành được kiểm nghiệm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật và được bên gian thầu chấp nhận. Toàn bộ CPSX của công ty được tập hợp theo các khoản mục chi phí sau: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. + Chi phí nhân công trực tiếp. + Chi phí sử dụng máy thi công. + Chi phí sản xuất chung. 2.3.2. Phương pháp tập hợp chi phí. Phương pháp tập hợp chi phí là cách thức, kỹ thuật xác định chi phí cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Có nhiều cách thức để tập hợp chi phí. Tuy nhiên, tại công ty việc tập hợp chi phí được thực hiện theo hai cách sau: + Đối với các chi phí liên quan trực tiếp đến từng công trình được tập hợp trực tiếp vào từng đối tượng tập hợp chi phí như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. + Đối với các chi phí liên quan chung cho toàn công ty hoặc liên quan đến một vài công trình thì được tập hợp chung cho toàn công ty sau đó tiến hành phân bổ cho các công trình theo một tiêu thức nhất định. Công ty Cổ phần LILAMA Hà Nội lựa chọn tiêu thức phân bổ dựa vào chi phí nhân công trực tiếp. Vì vậy, khi cần phân bổ chi phí sản xuất chung cho các công trình, phải xác định được tổng chi phí sản xuất chung phát sinh trong kì, tổng chi phí nhân công trực tiếp cho các công trình trong kì. Sau đó lấy chi phí nhân công trực tiếp trên Bảng phân bổ tiền lương và BHXH của từng công trình nhân với Hệ số phân bổ để tính ra chi phí sản xuất chung phân bổ cho mỗi công trình. Công thức phân bổ chi phí sản xuất chung như sau: Chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng công trình, HMCT = Chi phí nhân công trực tiếp của từng công trình, HMCT * Hệ số phân bổ Hệ số phân bổ = Tổng chi phí sản xuất chung cần phân bổ Tổng chi phí nhân công trực tiếp 2.3.3. Nội dung tổ chức hạch toán chi phí sản xuất. Để khái quát về thực trạng hạch toán chi phí và tính giá thành tại công ty Cổ phần LILAMA Hà Nội, em sẽ trình bày về cách tính chi phí và giá thành tại công trình Nhà máy Thép Thái Nguyên.. 2.3.3.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Đối với lĩnh vực xây lắp thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm một tỷ trọng đáng kể trong toàn bộ tổng chi phí của một công trình. Với công trình Nhiệt điện Uông bí, chi phí nguyên vật liệu chiếm trên 80% tổng chi phí công trình theo giá dự toán. Do vậy, hạch toán chính xác chi phí nguyên vật liệu góp phần tích cực vào việc chống lãng phí, thất thoát vật liệu, giảm giá thành sản phẩm và nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Phương pháp hạch toán chi phí được công ty sử dụng là phương pháp kê khai thường xuyên. Các loại vật tư của công ty bao gồm: + Về xây dựng: Xi măng, cát, sỏi, gạch ngói, tấm căn, sắt thép các loại... + Về lắp máy: điều hoà…. Ngoài ra còn có rất nhiều vật tư khác như xăng, dầu, que hàn… Các loại vật tư này được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau: + Do Bên A cung cấp + Nhập từ Tổng công ty + Mua ngoài trên thị trường * Khi nhận thầu một công trình, phòng kinh tế kỹ thuật căn cứ và nhu cầu sử dụng vật tư cho từng công trình, căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật và giá cả vật tư để lập dự toán cho từng công trình, sau đó phòng cung ứng vật tư căn cứ vào dự toán đã được duyệt và tiến độ thi công để lập kế hoạch mua sắm, cung ứng kịp thời vật tư đảm bảo cho thi công. * Khi có nhu cầu về vật tư, công cụ dụng cụ cho thi công các công trình, Chủ nhiệm công trình viết phiếu yêu cầu gửi phòng cung ứng vật tư. Phòng cung ứng vật tư xem xét phiếu yêu cầu, trình giám đốc và nếu được chấp nhận sẽ gửi phiếu yêu cầu cho thủ kho xin xuất vật tư. Vật tư có thể được xuất tại kho hoặc mua rồi chuyển đến thẳng tới chân công trình. Do đặc điểm sản phẩm của công ty là rải rác nên để thuận tiện cho công việc, công ty tổ chức hệ thống kho vật liệu phân tán. Dù vật liệu được xuất từ kho hay mua chuyển thẳng đến chân công trình thì đều được làm thủ tục nhập kho trước khi xuất kho. Khi xuất kho, thủ kho lập phiếu xuất kho làm căn cứ ghi sổ. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên, một liên thủ kho giữ, một liên giao cho phòng cung ứng vật tư và một liên gửi về phòng tài vụ làm căn cứ ghi sổ. Trong điều kiện hiện nay, thị trường vật liệu xây dựng rất sôi động và thuận tiện, luôn luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của người mua cả về số lượng, chất lượng, giá cả, điều kiện vận chuyển thì công ty không cần mua dự trữ trong kho nhiều vừa mất không gian bảo quản, vừa phải tổ chức hạch toán. Phần lớn vật tư là mua đến đâu sử dụng đến đó, nhất là các loại vật tư sử dụng cho lắp máy. Vật tư sử dụng cho công trình nào thì tập hợp trực tiếp cho công trình đó. Việc tính giá vật tư xuất kho được thực hiện bằng một trong hai phương pháp tuỳ thuộc vào từng trường hợp: + Phương pháp bình quân gia quyền. + Phương pháp thực tế đích danh. Đối với vật tư còn tồn trong kho, khi xuất kho cho sản xuất thi công thì tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Đối với vật tư mua về đưa thẳng đến chân công trình mà không qua nhập kho thì tính theo phương pháp giá thực tế đích danh. Giá thực tế bao gồm giá mua, chi phí vận chuyển & bốc dỡ nhưng không bao gồm VAT đầu vào. Mỗi công trình đều có các cán bộ kế toán do công ty cử ra theo dõi trong suốt quá trình thi công. Các nhân viên kế toán này không làm nhiệm vụ tập hợp tính toán chi phí mà chỉ có nhiệm vụ tập hợp và kiểm tra các chứng từ, lập một số sổ sách trong phạm vi trách nhiệm rồi định kì gửi về phòng kế toán công ty để họ vào sổ. Hàng ngày, kế toán tại các công trình theo dõi quá trình nhập, xuất vật tư sử dụng cho các công trình, tiến hành phản ánh chính xác vào sổ các loại vật tư xuất dùng cho các công trình. Định kỳ khoảng 5 ngày, kế toán công trình gửi các hoá đơn chứng từ về phòng kế toán công ty để cập nhật dữ liệu vào máy tính. Cuối tháng, kế toán công ty tập hợp & phân loại các phiếu xuất kho theo từng công trình vào tờ kê chi tiết phiếu xuất vật tư. Số tổng cộng của các tờ kê chi tiết được sử dụng để vào Bảng phân bổ vật tư,công cụ dụng cụ. Bảng phân bổ được lập cho từng tháng rồi tổng hợp cho cả quý - Bảng này được sử dụng để theo dõi tình hình sử dụng vật tư trong kì. Việc tính giá vật tư xuất kho được thực hiện bằng một trong hai phương pháp tuỳ thuộc vào từng trường hợp: + Phương pháp bình quân gia quyền. + Phương pháp thực tế đích danh. Đối với vật tư còn tồn trong kho, khi xuất kho cho sản xuất thi công thì tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Đối với vật tư mua về đưa thẳng đến chân công trình mà không qua nhập kho thì tính theo phương pháp giá thực tế đích danh. Chi phí công cụ dụng cụ: Công cụ, dụng cụ sử dụng cho thi công công trình như cuốc, xẻng, que hàn, kìm, búa, ván khuôn, giàn giáo... Khi xuất công cụ dụng cụ cho thi công._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC-15 (sua).doc
  • docBC-15.doc
Tài liệu liên quan