Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thị Minh Kim ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ BÙI GIÁNG Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC Mã số: 60 22 32 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HOÀI THANH Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 ` MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI - MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Bùi Giáng là một trường hợp đặc biệt và độc đáo của nền thi ca hiện đại Việt Nam cuối thế kỉ XX. Nhắc đến Bùi Giáng người ta nghĩ đến một hiện tượng mà

pdf168 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2281 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho đến tận hôm nay hãy còn đó rất nhiều vấn đề hấp dẫn vẫn chưa được tỏ tường. Các nhà phê bình chính thống hầu như ít “chạm” đến ông trong khi số lượng người yêu thích thơ ông lại rất đông đảo. Báo chí có ghi chép lại rằng đám tang của ông có tới hàng ngàn người tham dự, là một trong những đám tang lớn nhất kể từ sau năm 1975. Nhà thơ Huy Cận cũng có lần bày tỏ lòng yêu mến với Bùi thi sĩ: Đôi lời thăm bạn thơ Thăm tấm lòng tri kỷ Bao giờ đến bây giờ Tình thơ không hoen rỉ (Thân tình gửi anh Bùi Giáng) Dường như xưa nay độc giả yêu thơ ông, đến với thơ ông chỉ mới bằng tâm thế “kính nhi viễn chi” mà thôi. Ai cũng dễ dàng cảm nhận Bùi Giáng “rất Bùi Giáng”, Bùi Giáng rất “không giống ai”, thế nhưng cái bản chất Bùi Giáng rất riêng, rất độc đáo ấy là gì thì lại không mấy ai đủ tự tin để lý giải cặn kẽ. Chung quanh Bùi Giáng có vô số giai thoại đáng nhớ lại càng dễ khiến người ta cảm thấy mơ hồ khó nắm bắt. Trước nay đã có rất nhiều người viết về Bùi Giáng nhưng phần lớn đều là những bài viết tản mạn đăng báo hoặc đăng ở các tập san chuyên đề về Bùi ` Giáng. Hiện nay vẫn chưa có một tài liệu nào nói đầy đủ về toàn bộ cuộc đời và tác phẩm của ông nói chung và nghiên cứu chuyên sâu về thơ Bùi Giáng nói riêng. Bùi Giáng là tác giả của khoảng sáu bảy mươi đầu sách đủ mọi thể loại, từ văn thơ cho đến dịch thuật, từ giới thiệu tác giả tác phẩm nước ngoài cho đến bàn luận về triết học phương Tây… Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu một số tập thơ của Bùi Giáng đã được xuất bản và lưu hành hợp pháp tại Việt Nam. Luận văn hướng tới xác định những cảm hứng chủ đạo và đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng, góp phần đánh giá thơ Bùi Giáng- một thi sĩ được xem như một hiện tượng độc đáo trên thi đàn Việt Nam cuối thế kỷ XX. Nghiên cứu về Bùi Giáng quả là một thử thách không nhỏ nhưng chúng tôi thiết nghĩ đó cũng là điều nên làm để góp phần giải mã và giới thiệu một chân dung văn học rất đáng quan tâm của nền thơ ca Việt Nam cuối thế kỉ XX. Tìm hiểu ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ BÙI GIÁNG là cách chúng tôi chọn để mở một lối nhỏ trên hành trình tiếp cận thi sĩ tài hoa và dị biệt này. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Khi tìm hiểu và khảo sát các nguồn tư liệu viết về Bùi Giáng, chúng tôi nhận thấy số lượng các công trình nghiên cứu về Bùi Giáng đã được công bố, xuất bản và hiện đang lưu hành hợp pháp ở Việt Nam không nhiều. Về luận văn, chúng tôi có dịp khảo sát được ba luận văn đã chọn Bùi Giáng làm đối tượng nghiên cứu, mỗi luận văn tiếp cận vấn đề ở những góc độ khác nhau. Trong luận văn tốt nghiệp của mình, với đề tài Bùi Giáng – ` Một cuộc đời, một cõi thơ, năm 2000, Đinh Vũ Thùy Trang đã sống trong tiếng thơ Bùi Giáng bằng sự thẩm âm của một người mong mỏi là một khách tri âm. Luận văn biểu đạt những Ngổn ngang nỗi niềm tâm sự: yêu quê hương, tuổi thơ hồn nhiên, nỗi buồn, tình yêu… trong thơ ông. Bên cạnh đó, luận văn đã cảm thụ và lý giải quan niệm của nhà thơ về thế giới về con người, với một tiêu đề Khởi nguyên cõi tinh mật. Và cõi tinh mật trong thơ ông là gì? Là một thực tại đầy ắp nhiên giới, là thế giới của hoài niệm, chiêm bao, là nguyên lý mẹ, là kinh thơ? Tựu trung lại, luận văn đã đi đến một kết luận: cõi thơ u mật…thơ và ngôn ngữ của Bùi Giáng vốn viên mật , nhưng có lẽ “mẹ huyền nhiệm” là cõi tinh mật sâu kín chỉ sau Kinh thơ, mà ông sở dĩ có nguồn thơ thâm mật, trác tuyệt bởi nó đã được lấy từ cõi nguồn Phật giáo uyên nguyên (trang 52). Tất cả những nhận định, nghiên cứu trên của người viết giúp ta tiến thêm một bước khi thâm nhập vào cõi thơ Bùi Giáng. Luận văn tiếp theo mà chúng tôi khảo sát là luận văn cử nhân của tác giả Nguyễn Văn Quốc, với đề tài Đặc điểm nghệ thuật ngôn từ trong thơ Bùi Giáng. Ở luận văn này, phần gợi nhiều hứng thú nhất có lẽ chính là phần nghiên cứu về hình thức khẩu ngữ trong thơ Bùi Giáng. Đáng tiếc, phần này lại không được xây dựng thành một tiêu đề riêng và chưa được nghiên cứu sâu. Gần đây nhất là luận văn thạc sĩ với đề tài Thơ Bùi Giáng của tác giả Trương Thị Mỹ Phượng đã bảo vệ thành công vào năm 2007. Tác giả đã cố gắng bao quát một đề tài khá rộng là Thơ Bùi Giáng bằng việc đi sâu nghiên cứu hệ thống những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ Bùi Giáng. Tuy nhiên, trong phần kết luận ở cuối công trình nghiên cứu, dường như tác giả cũng còn khá lúng túng và chưa đưa ra được một nhận định thực sự có sức nặng về một chân dung văn học độc đáo của văn học Việt Nam thế kỉ XX. Về sách, tính đến tháng 06 năm 2009, chúng tôi tiếp cận được với bốn cuốn sách viết về Bùi Giáng. Có hai cuốn sách viết về Bùi Thi Sĩ đã được ` xuất bản cách đây vài năm và khá quen thuộc với những người quan tâm đến Bùi Giáng. Đó là cuốn Bùi Giáng trong tôi của tác giả Hồ Công Khanh, do Nhà xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh in năm 2005 và cuốn Bùi Giáng – thi sĩ kì dị của tác giả Trần Đình Thu do Nhà xuất bản Trẻ xuất bản năm 2005 và đã tái bản lần thứ hai. Tác giả Hồ Công Khanh hiện đang sinh sống tại Đà Nẵng, còn tác giả Trần Đình Thu sống tại TPHCM. Qua tiếp xúc và trò chuyện với hai tác giả này, chúng tôi có cơ hội hiểu thêm về họ, cũng như tiếp cận thêm nhiều thông tin về Bùi Giáng- con người mà họ rất quan tâm và dành nhiều tâm huyết để giới thiệu với độc giả khắp nơi. Tác giả Hồ Công Khanh tự nhận mình là người “cuồng si” Bùi Giáng và cũng là người có khá nhiều kỉ niệm riêng tư với Trung Niên Thi Sĩ khi Bùi Giáng còn tại thế. Bùi Giáng là người ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến cuộc sống và cách sống của tác giả Bùi Giáng trong tôi. Hồ Công Khanh trong nhiều năm liền đã dày công sưu tầm, bảo quản gần như đầy đủ các tác phẩm của Bùi Giáng, thuộc đủ mọi thể loại, trong đó có cả những tài liệu chưa được xuất bản chính thức tại Việt Nam.Có thể nói không ngoa, ở Việt Nam bây giờ, Hồ Công Khanh là một trong số ít những người gìn giữ cái “thư viện riêng” về Bùi Giáng, bằng tất cả tấm lòng của mình với tiền nhân. Hồ Công Khanh hầu như chưa bao giờ vắng mặt trong những buổi lễ kỉ niệm, tưởng niệm về cố thi sĩ. Đây cũng là cách tác giả thể hiện sự kính trọng và ngưỡng mộ một tài năng độc đáo. Bên cạnh đó, Hồ Công Khanh còn là một nhà thư pháp có tiếng. Trong cuốn Bùi Giáng trong tôi, Hồ Công Khanh đã trổ tài viết thư pháp rất nhiều tác phẩm thơ Bùi Giáng. Còn tác giả Trần Đình Thu xuất thân là nhà báo, là cộng tác viên của nhiều tờ báo tại TPHCM. Sau cuốn Bùi Giáng- thi sĩ kì dị, Trần Đình Thu vẫn ấp ủ ý định sẽ có một công trình nghiên cứu sâu hơn về thi sĩ Bùi Giáng. Cả hai tác giả đều rất yêu mến con người và thơ ca của Bùi thi sĩ, hai cuốn sách ra đời đầu tiên ` để thoả mãn những cảm xúc của chính bản thân tác giả , và sau nữa cũng là góp phần giới thiệu một chân dung lạ trên thì đàn Việt Nam thế kỉ thứ XX. Tác giả Hồ Công Khanh không phải là người viết sách chuyên nghiệp. Cuốn Bùi Giáng trong tôi như là một cuốn sách lưu giữ kỉ niệm nhiều hơn là một công trình nghiên cứu mang tính học thuật về Bùi Giáng. Tác giả tìm thấy sự đồng điệu lớn lao với nhà thơ này. Cuốn sách gồm năm phần: Một vài cảm nhận về thi sĩ Bùi Giáng, Thông lộ Bùi Giáng, Bùi Giáng- những điều chưa nói hết, Bùi Giáng- người không đem trần gian giấu vào hạt bụi, Bùi Giáng- cội nguồn bí ẩn của thơ ca. Những bài viết của Hồ Công Khanh nặng về cảm nhận hơn là phân tích, phê bình những thi phẩm của Bùi Giáng. Hồ Công Khanh tìm thấy bóng dáng cùa mình trên hành trình sống, hành trình thơ ca của Bùi Giáng.Với tất cả tấm lòng trân trọng một tài năng và niềm yêu kính một nhân cách, tác giả của Bùi Giáng trong tôi cũng có gợi mở ít nhiều cho chúng ta đi sâu nghiên cứu tìm hiểu thêm về nhà thơ này. So với cuốn Bùi Giáng trong tôi của Hồ Công Khanh, cuốn sách Bùi Giáng- thi sĩ kì dị làm tốt hơn vai trò của một công trình nghiên cứu nhiều mặt về văn nghiệp Bùi Giáng. Cuốn sách được ra đời trong kế hoạch viết một bộ sách “phác hoạ chân dung các nhà văn nhà thơ trong đời sống thường ngày và trong lao động nghệ thuật. Nó không phải là sách phê bình văn học. Nhưng đôi chỗ vẫn kết hợp việc phân tích tác phẩm để minh hoạ cho cuộc đời tác giả. Tuy nhiên việc phân tích này sẽ không đi quá sâu như những cuốn sách phê bình” (Vài lời đầu sách). Cuốn sách chia làm hai phần, phần đầu dành cho những bài viết về Bùi Giáng, phần sau dành để tuyển chọn và giới thiệu một số thi phẩm tiêu biểu của Bùi Giáng theo tiêu chí phân loại của tác giả cùng một số bài Bùi Giáng trả lời phỏng vấn các tờ báo. Các bài thơ trong phần sau này được trích từ nhiều tập thơ của Bùi Giáng đã được xuất bản hoặc sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau. Phần đầu gồm gần ba mươi bài viết ` đi vào rất nhiều khía cạnh khác nhau về cuộc đời và văn nghiệp của Bùi Giáng. Trần Đình Thu kể chuyện cuộc đời Bùi Giáng, kể về tài viết sách với tốc độ kinh hồn, về những nguồn thi hứng dào dạt trong thơ ông, về những tác phẩm văn học dịch mang đầy tính tư tưởng và triết lý…Có thể nói Trần Đình Thu đã bao quát khá rộng về đề tài Bùi Giáng mà ông đã chọn để nghiên cứu. Không chỉ dừng lại nghiên cứu các phần nội dung tư tưởng trong các tác phẩm của Bùi Giáng, Trần Đình Thu còn có những bài đi sâu vào Ngôn ngữ thơ Bùi Giáng- vốn là thế mạnh và là một trong những dấu hiệu khiến Bùi Giáng không thể lẫn vào với ai. Trần Đình Thu nhận định dường như Bùi Giáng “chơi” vốn ngôn ngữ chứ không có ý thức vận dụng ngôn ngữ theo kĩ thuật này nọ để làm thành thơ. Tác giả đề cập đến một số cách “chơi” với ngôn ngữ ở Bùi Giáng: nói lái, vờn chữ… Chúng tôi khá tâm đắc với một đoạn mà Trần Đình Thu nhận định về toàn bộ văn nghiệp của Bùi Giáng- thi sĩ tự khoác và được thiên hạ khoác cho mình danh xưng “nhà thơ điên”: “ Bản chất của văn chương Bùi Giáng là sự tổng hòa của những nghịch lý. Trong cái cà rỡn có sự đau xót, trong bỡn cợt có nỗi ngậm ngùi, trong sự nghịch ngợm hồn nhiên trẻ thơ có sự uyên bác, trong điên loạn cuồng si là một cõi mộng bát ngát đẫm tình…Cái nét riêng ấy không ai có được, không ai bắt chước được và không thể có người thứ hai”. Trong năm 2008, để kỉ niệm mười năm ngày mất của Trung Niên Thi Sĩ ( 1998 – 2008), có thêm hai cuốn sách về Bùi Giáng đã được Nhà xuất bản Lao động và Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây phối hợp xuất bản. Đó là Bùi Giáng qua 99 giai thoại do Huyền Li sưu tầm và biên soạn, và Bùi Giáng trong cõi người ta do Đoàn Tử Huyến chủ biên. Hai cuốn sách xuất hiện trên thị trường vào khoảng cuối năm 2008 và gây được một “cơn sốt” nho nhỏ trong cộng đồng độc giả yêu thơ ông. Bùi Giáng và 99 giai thoại là một cuốn sách đễ đọc và và gây nhiều hứng thú. Người ta tìm thấy trong đó những giai ` thoại về một con người chưa bao giờ thôi đặc biệt. Từ những người đã từng tiếp cận văn nghiệp Bùi Giáng cho đến những người chưa hề đọc qua một tác phẩm nào của ông cũng đều tìm thấy sự thú vị khi đọc tập sách mỏng này. Cuộc đời Bùi Giáng bao phủ bởi số lượng không đếm được những giai thoại mà người ta không thể rõ thực hư. Con số 99 chỉ là một con số tương đối, mang tính giới hạn để làm hấp dẫn thêm “một hiện tượng lạ, có thể nói, độc nhất vô nhị, là Bùi Giáng”. Bùi Giáng trong cõi người ta là một công trình biên soạn nghiêm túc, tập hợp một số lượng lớn những bài nghiên cứu về Bùi Giáng từ trước đến nay, từ nhiều nguồn khác nhau. Mỗi nhà nghiên cứu đều chọn cho mình một khía cạnh tâm đắc nhất để nhìn về con người cũng như phê bình, nhận định về văn nghiệp của Bùi Giáng. Cuốn sách này thuộc vào loại đầy đặn và chỉn chu mà mang tính học thuật cao trong số những công trình nghiên cứu về Bùi Giáng đã được xuất bản hợp pháp từ trước đến nay ở Việt Nam. Về những nguồn tài liệu khác như sách, báo và mạng internet, chúng tôi nhận thấy thông tin về Bùi Giáng khá đa dạng và đáng được lưu tâm, nhưng cũng đòi hỏi người nghiên cúu phải có kĩ năng thẩm định và chọn lọc thông tin để có thể nhìn nhận về Bùi Giáng một cách khách quan và khoa học nhất. Tuy sách viết bề Bùi Giáng hiện không có nhiều nhưng các bài viết đăng trên các báo, tạp chí hoặc trên mạng internet lại khá phong phú và đa dạng, được viết từ trước và sau năm 1975. Đầu tiên là giai phẩm Văn, số đặc biệt về nhà thơ Bùi Giáng tháng 5 năm 1973, đăng hàng loạt những bài viết: Bùi Giáng, hồn thơ bị vây khổn – Thanh Tâm Huyền, Thi ca và tư tưởng – Tuệ Sỹ, Bùi Giáng về cố quận – Nam Chữ, Bùi Giáng cải lương ca – Cao Huy Khánh, Bùi Giáng trên đường về cố hương – Trần Hữu Cư, Ẩn ngữ cung bậc thi ca – Thục Khư, Chung quanh vấn đề Bùi Giáng – Trần Tuấn Kiệt... Phần lớn những bài viết này đều ` cố gắng chỉ ra cái độc đáo trong sáng tác của nhà thơ, nhất là ở bình diện ngôn ngữ và tư tưởng. Có người, thậm chí còn đồng thuận trong cách đánh giá, gọi ông là một thiên tài, thiên tài tự hủy ghê gớm nhất của thi ca Việt Nam hiện đại. Có người đánh giá rất cao khi đọc tác phẩm Thi ca tư tưởng của ông, cho ông là người đầu tiên mở ra một cuộc Hội thoại của Tại thể chúng ta giữa Tồn sinh và Lịch sử, và mượn ý của M. Heidegger, Wozu Dichter để ngợi ca: Trong thời đại của đêm tối cõi đời, của cái vực sâu không đáy kia của cõi đời phải được thể nghiệm và được kiện tận miên bạc bình sinh. Mà muốn được như vậy, thì điều cần thiết là phải có vài kẻ đạt tới cái chỗ cùng tận của cái vực sâu không đáy (Tuệ Sĩ – Thi ca và tư tưởng – Giai phẩm Văn – tháng 5 – 1973 – trang 27). Tìm hiểu về một tác giả, những cứ liệu trên cũng chỉ dừng ở mức độ tham khảo. Đến năm 1997, tạp chí Thời Văn, số 19, ra số đặc biệt về nhà thơ Bùi Giáng, đã xuất hiện một số cây bút phê bình mới: Đôi nét về thi sĩ Bùi Giáng – Phạm Văn Hạng , Tản luận về Bùi Giáng – Ban biên tập báo, Bùi Giáng – Cuộc đùa vui ngôn ngữ - Vũ Đức Sao Biển, Mượn lời anh Sáu Giáng – Nguyễn Lương Vy, Bùi Giáng – Đào Hiếu, Bùi Giáng – Đi vào cõi thơ – Trần Hữu Dũng, Nguyên khởi về cõi tinh mật Bùi Giáng – Khiêm Lê Trung, Thử một lần đối diện với thơ và con người thơ Bùi Giáng – Trương Vũ Thiên An, Mùa xuân trong thơ Bùi Giáng – Hồ Ngạc Ngữ, Bùi Giáng với Ly Tao – Bửu Khánh Hồ, Vài cảm nghĩ về Bùi Giáng – Nhất Thanh, Bùi Giáng – Thi sĩ kỳ dị - Huỳnh Ngọc Chiến… Đọc qua những bài viết này, tôi thấy có những điểm nhìn quen thuộc trong các bài viết trước và một vài điểm mới. Cách nhìn của giới văn nghệ về thơ Bùi Giáng nhìn chung vẫn nghiêng về tư tưởng và ngôn từ. Tuy nhiên, một số cây bút đã có phần dè dặt hơn trong tiếp cận thế giới thơ ca Bùi Giáng. Họ đã có cái nhìn cẩn trọng hơn , nhưng đều đồng nhất Bùi Giáng là một hiện tượng độc đáo của văn học, một hiện tượng rất khó ` nắm bắt và thấu hiểu một cách chính xác. Vẫn còn đó những lời khen tặng, nhưng đã bớt phần dị thường. Ta thử điểm lại: Bùi Giáng là một hiện tượng thơ khá phức tạp của miền Nam trước 1975… Có thể nói cả đời ông là sự tận hiến cho thơ và vì thơ (Khiêm Lê Trung – Nguyên khởi về cõi tinh mật Bùi Giáng – trang 45). Có quá nhiều người viết về thơ Bùi Giáng – ông được gọi là tài hoa, ông là người nghỉ ra thơ, thở ra thơ, đi ra thơ, đứng ra thơ, chứ không phải nghĩ ra thơ, làm thơ (Trần Hữu Dũng – Bùi Giáng – Đi vào cõi thơ – trang 43). Chưa có ai dám sống và dám chết hết mình cho thi ca nhu Anh. Và cũng có thể nói rằng Anh là một trường hợp cực kỳ hiếm trong lịch sử thi ca Việt Nam (Nguyễn Lương Vỵ - Mượn lời anh Sáu Giáng – trang 42). Thêm vào hành trang cho chuyến du hành của tôi vào cõi thơ Bùi Giáng, đó là những đánh giá có sắc thái song hành trong lời đề tặng và phê phán: Hiện tượng Bùi Giáng không phải là hiện tượng thi ca hay tư tưởng mà là hiện tượng về sự phá hủy… Toàn bộ những suy nghĩ của ông chỉ là sự tập hợp của những khát vọng vụn vặt về tình ái và lẽ tử sinh… Hễ ai dính dáng tới ái tình, tới chuyện tử sinh là ông khen, bất chấp hay dở, cũ mới, lớn bé, bất chấp người đó là ông A bà B nào mà ông tình cờ nhặt được trong cơn nổi hứng. Đủ thấy “Thi ca tư tưởng” là một phê bình nhận định ngẫu hứng vừa sâu sắc vừa ba phải tào lao đến cở nào (Đào Hiếu – Bùi Giáng – trang 40). Những góc nhìn đó đã góp phần không nhỏ trong quá trình tìm hiểu đầy đủ hơn về con đường thơ đầy phức tạp của thí sinh Bùi Giáng. Và gần đây nhất, báo Thanh niên, những số báo trong tháng , năm 2005, ở trang Văn hóa nghệ thuật, tiêu đề Bùi Giáng – Thi sĩ kỳ dị, đã cho đăng tải nhiều kỳ các bài viết về con người và thơ Bùi Giáng. Nhìn chung, đó là những bài viết phần lớn nghiêng về thông tin hơn là tính nghiên cứu, học thuật. Nếu dùng công cụ tìm kiếm thông tin phổ biến nhất, nhanh nhất và hữu hiệu nhất hiện nay là “Google” để search những từ khoá (key) liên quan đến ` Bùi Giáng trên mạng internet, chúng ta sẽ không khỏi bất ngờ vì một số lượng khá lớn các trang tin có liên quan đến Bùi Giáng. Lẽ dĩ nhiên, công cụ tìm kiếm google chỉ có giá trị đầu tiên ở mặt cung cấp số lượng những trang tin, chứ chúng tôi chưa đủ sức để kiểm chứng độ chính xác của toàn bộ các trang tin vốn vẫn biến động từng ngày trong cái thế giới thông tin cứ rộng lên từng ngày. Tuy nhiên, số lượng không nhỏ các trang tin liên quan đến Bùi Giáng trên mạng internet cũng góp phần khẳng định sự hấp dẫn của tên tuổi cũng như văn nghiệp Bùi Giáng đối với bạn đọc Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Cuối cùng, chúng tôi xin trích lại nhận định đánh giá của tác giả T. Khuê viết về Bùi Giáng trong Từ điển văn học – NXB Thế giới – bộ mới , xuất bản năm 2004, để khép lại tiêu mục này: Bùi Giáng viết rất nhiều, nhưng những gì còn lại chính là thơ… Thơ Bùi Giáng ngay từ thuở đầu đã rong chơi lãng mạn, tinh nghịch, nhẹ nhàng, hóm hỉnh, luôn luôn là những lời vấn đáp lẩn thẩn về ý nghĩa cuộc đời, về lẽ sinh tồn, về những chuyện phù du, dâu bể, ẩn khuất khía cạnh dục tình khép mở Xuân Hương… Tính chất “bất khả tri” trong triết lý Đông phương và triết học hiện sinh gặp nhau trong thơ Bùi Giáng: nếu trường phái hiện sinh vô thần bác bỏ tính chất định mệnh, thì ở Bùi Giáng định mệnh và hiện sinh giao hưởng với nhau thành một cấu trúc tư tưởng mới, tạo nên những vần thơ đậm dấu Đạm Tiên, hắt ra những ảnh siêu thực… Bi kịch của Bùi Giáng là ông lặp lại chính mình, ngay cả trong thơ, cho nên những hình ảnh đẹp, những tư tưởng tân kỳ, nhiều khi được dùng lại nhiều lần trở thành sáo và vô nghĩa. Dù sao chăng nữa, Bùi giáng ao được một mẫu ngông thời đại, sáng tạo một kiểu say sưa, chán đời của thế kỷ XX, khác với Nguyễn Khuyến trong kỷ 19 hoặc Tản Đà đầu thế kỷ 20 (trang 163). ` 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng đa dạng phương pháp nghiên cứu, trong đó đặc biệt phát huy tối đa tác dụng của phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống và phương pháp thống kê, phân loại. Phương pháp phân tích và tổng hợp giúp chúng tôi nhìn sâu vào đề tài đã chọn, không những thế, phương pháp này còn giúp xem xét vấn đề đó trong mối liên quan với những vấn đề khác có những sự tương đồng tương đối. Phương pháp hệ thống giúp hệ thống hóa cách tiếp cận Bùi Giáng ở những phương diện khác nhau. Phương pháp thống kê phân loại rất cần thiết trong quá trình thực hiện luận văn này vì nó giúp chúng tôi thống kê được tần số xuất hiện của một số từ ngữ đặc biệt, những kết cấu dòng thơ đặc biệt…trong thơ Bùi Giáng. 4. MỘT SỐ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Luận văn hướng đến việc cung cấp một cái nhìn tương đối toàn diện về những cảm hứng chủ đạo và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong thơ Bùi Giáng, để từ đó góp thêm tiếng nói khẳng định những đóng góp và vị thế của nhà thơ trong tiến trình vận động và phát triển của thơ Việt Nam hiện đại. Bên cạnh đó, luận văn cũng mong muốn góp phần bước đầu khắc hoạ chân dung văn học của Bùi Giáng và khơi mở những hướng nghiên cứu tiếp theo. 5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần Dẫn luận và Kết luận, phần Nội dung của luận văn được triển khai thành ba chương: Chương 1: Giới thiệu chung về Bùi Giáng Chương 2: Những cảm hứng chính trong thơ Bùi Giáng Chương 3: Đặc điểm thể loại, ngôn ngữ, giọng điệu thơ Bùi Giáng ` CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BÙI GIÁNG 1.1.VÀI NÉT VỀ CON NGƯỜI Bùi Giáng sinh ngày 17 tháng 12 năm 1926, quê ở làng Thanh Châu, xã Vĩnh Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Ông là con thứ hai trong gia đình có 8 người con. Thân sinh của Bùi Giáng là cụ Bùi Thuyên, thân mẫu là bà Huỳnh Thị Kiền. Khi vào miền Nam ông được gọi là Sáu Giáng. Thưở nhỏ ông theo học tiểu học ở Hội An, học trung học tại Thuận Hoá- Thừa Thiên. Năm 1948 gia đình ông tản cư về Trung Phước. Từ 1950 đến 1952 ông chăn bò ở vùng rừng núi Trung Phước. Đây là khoảng thời gian mà ông gọi là 15 năm chăn dê như Tô Vũ thời xưa. Trong thập kỷ 60,70 của thế kỷ XX, ông có dạy học tại một số trường tư thục của Sài Gòn. Có thời gian ông điều trị bệnh ở dưỡng trí viện Biên Hoà. Ông mất ngày 7 tháng 10 năm 1998 tại TPHCM. Bùi Giáng là một con người gây kinh ngạc cho bất kỳ ai quan tâm đến ông. Làm thơ, dịch tiểu thuyết của các tác gia danh tiếng trên thế giới, viết sách nghiên cứu triết học đông tây kim cổ với những kiến thức vô cùng uyên bác… nhưng Bùi Giáng đồng thời lại còn chạy nhảy la hét ngoài đường trong bộ dạng của những con người mà ta quen gọi là điên. Cuộc đời Bùi Giáng vì vậy luôn được bao phủ bởi vô số những giai thoại ly kỳ, những thông tin hư hư thực thực. Từ năm 1962 trở đi, Bùi Giáng liên tục cho ra đời nhiều đầu sách. Mỗi năm đều đều vài ba cuốn. Càng về sau càng nhiều hơn. Nói về số lượng, thì ông là một tác giả có tác phẩm in ra đứng vào hàng kỷ lục ở miền Nam trước giải phóng. Sách của ông có thể chất thành chồng cao cả mét, thơ ` thì phải kể bằng đơn vị ngàn bài. Tuy nhiên, ông hoàn toàn không phải một học giả cần mẫn, suốt ngày giam mình trong thư viện, miệt mài bên trang sách mà thậm chí còn ngược lại. Nhiều người từng gần gũi ông ngạc nhiên nói rằng họ chỉ thấy Bùi Giáng suốt ngày lang thang rong chơi nhàn nhã, bia rượu uống tràn, thế nhưng khi nhà xuất bản cần, chưa đến một ngày ông đã mang đến cả năm bảy trăm trang sách. Vậy ông viết sách vào lúc nào? Một nhà văn gần gũi với Bùi Giáng trước năm 1975 kể lại chuyện viết sách của ông như sau: "Tôi chỉ kể tới Bùi Giáng, bởi suốt thời kỳ đó, có thể nói, thầy Thanh Tuệ (Giám đốc Nhà xuất bản An Tiêm lúc đó) vì một tấm lòng liên tài đặc biệt, chỉ mê thích thơ văn Bùi Giáng, đã dành trọn phương tiện cho ưu tiên xuất bản tác phẩm của Bùi Giáng trước mọi tác giả khác. Và giai đoạn có thể đặt tên là giai đoạn Bùi Giáng này, An Tiêm đã in đêm in ngày, in mệt nghỉ, vì những năm tháng đó chính là những năm tháng đánh dấu cho thời kỳ sáng tác kỳ diệu sung mãn nhất của Bùi Giáng, cõi văn cõi thơ Bùi Giáng bấy giờ ào ạt vỡ bờ, bát ngát trường giang, mênh mông châu thổ, Bùi Giáng bấy giờ mỗi tuần viết cả ngàn trang khiến chúng tôi bàng hoàng khiếp đảm". Nhà văn này kể tiếp: "Vậy mà mỗi lần gặp thi sĩ hồi đó, cảm tưởng bao giờ cũng giữ được là đã gặp một Bùi Giáng rất nhàn rỗi, rất thong dong, tưởng chừng như thi sĩ chẳng hề có điều chi vướng bận, rộn lòng cả”. Chưa bao giờ những người gần gũi Bùi Giáng bắt gặp ông đang ngồi viết sách. Có người ngạc nhiên quá, tìm cách rủ Bùi Giáng tới quán uống rượu để tìm hiểu. Nhưng chỉ tốn rượu đãi Bùi Giáng chứ chẳng khai thác được chút thông tin nào. Vặn hỏi mãi ông cũng không giải thích điều gì. Bùi Giáng chỉ cười cười, đốt điếu thuốc, cầm lấy ly rượu và nói "vui thôi mà" trước sự ngơ ngẩn của người hỏi chuyện. Trước sau ông không hề giải thích bất cứ thắc mắc nào. ` Bùi Giáng cuối cùng vẫn là một bí ẩn hoàn toàn trong cái vùn vụt, cái bất tuyệt thao thao, cái chớp mắt đã là của nó. Quá trình tư duy và lao động sáng tạo trong con người Bùi Giáng như thế nào? Ông đã hình thành những tứ thơ ra sao? Vì sao ông có thể tuôn ra được những câu thơ mà không cần suy nghĩ? Đó là những câu hỏi mà rất nhiều người tò mò muốn biết nhưng có lẽ không ai tìm hiểu được. Ông Huỳnh Ngọc Chiến, một người quen biết với Bùi Giáng kể, một lần nọ có mấy người bạn Quảng Nam cùng ngồi uống cà phê với Bùi Giáng, một người rất ái mộ Bùi Giáng tò mò hỏi ông thường làm thơ như thế nào, thì Bùi Giáng cười và nói: "Qua làm thơ cũng giống như em là kỹ sư mà làm toán lớp ba rứa thôi".Theo ông Huỳnh Ngọc Chiến thì lúc đó Bùi Giáng trả lời rất thành thật, chẳng có một chút biểu hiện cao ngạo nào cả. Vì thế có thể tin lời Bùi Giáng rằng với ông, làm thơ là một công việc dễ dàng, đơn giản như ta làm toán cộng toán trừ, đặt bút vào là làm chứ không cần phải suy nghĩ. Chính nhờ khả năng viết nhanh đó mà Bùi Giáng đã cho ra đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ như trên. Giai đoạn ra sách nhiều nhất của Bùi Giáng là khoảng từ năm 1964 đến năm 1970. Riêng năm 1969 Bùi Giáng cho ra đời đến mười cuốn sách. Cũng trong những năm này có những người đứng ra thành lập nhà xuất bản với mục đích chủ yếu để in tác phẩm của Bùi Giáng. Có một số người Bùi Giáng nhắc lại mãi trong những trang viết của mình như là một nỗi ám ảnh. Hình bóng họ đã ăn sâu vào tiềm thức ông do những ấn tượng mạnh mẽ lúc ban đầu. Khi bệnh tình bộc phát, những hình bóng đó sẽ xuất hiện trở lại trong văn thơ ông theo những cách khác nhau. Trên lĩnh vực tri thức, đại thi hào Nguyễn Du và triết gia người Đức Martin Heidegger được ông lặp lại nhiều nhất. Khi bước vào con đường nghiên cứu, Bùi Giáng quan tâm đến Nguyễn Du đầu tiên cùng với một số tác giả cổ điển khác. Chúng ta nhớ lại, cuốn Một vài nhận xét về Truyện Kiều và Truyện ` Phan Trần được ông viết vào năm 1957 thật sáng trong mạch lạc. Kể từ đó, thiên tài Nguyễn Du bắt đầu "nhập hồn" Bùi Giáng. Cái tên Nguyễn Du xuất hiện với tần số dày đặc trong những bài viết của Bùi Giáng. Trong thơ, trong văn, trong giới thiệu tư tưởng và triết học, thậm chí cả trong những bản dịch tiểu thuyết nước ngoài… đâu đâu ta cũng bắt gặp hình bóng Nguyễn Du. Bùi Giáng còn sáng tác nhiều bài thơ về Nguyễn Du. Một số bài thơ khác không liên quan, thì ông lại đề tặng Nguyễn Du. Tuy nhiên, không phải như thế là Bùi Giáng sẽ dành những câu chữ hay ho nhất để viết về "cố nhân" của mình. Ngược lại, phần lớn những bài thơ viết về Nguyễn Du đều rất cà rỡn. Ta hãy đọc vài đoạn thơ Bùi Giáng viết về Nguyễn Du. Đây là một đoạn trong bài Nhớ ông: "Nhớ hoài ông Nguyễn ông Du / Ông Như ông Tố Điếu Đồ biển Nam / Hồng Sơn Liệp Hộ hội đàm / Hồng Sơn sơn nguyệt minh quang một mình". Hoặc một đoạn khác trong bài Tố Như nhớ quê: "Tôi nay lão nhược hơn ông / Tôi ngoài bảy chục thong dong một mười / Ông chưa tới tuổi sáu mươi / Lìa đời lúc mới tuổi ngoài năm lăm". Đó là trong thơ. Vì thơ thì không phải lúc nào cũng đưa được một người nào đó vào mãi nên sự xuất hiện của Nguyễn Du cũng có giới hạn. Nhưng trong văn xuôi thì Bùi Giáng liên tục đưa Nguyễn Du vào. Đi sâu vào các trang sách của Bùi Giáng, ta thấy Nguyễn Du xuất hiện dày đặc. Khen thơ Hồ Dzếnh, Bùi Giáng viết: "Cũng may cho ông Nguyễn Du sinh ra ở thế kỷ trước. Nếu sinh ra đồng thời với Hồ Dzếnh, ắt ông Nguyễn Du không còn chịu viết Đoạn Trường Tân Thanh làm gì". Viết về một câu chuyện không đâu vào đâu, Bùi Giáng cũng lại nói về Nguyễn Du: "Lại cũng như ông Nguyễn Du ham có hơn ba trăm năm sau có kẻ khóc mình. Có một mẫu thân Phùng Khánh cho con bú trong hiện tại đã đủ rồi, hà tất phải dỗ con nín khóc ba trăm năm sau". Viết về Albert Camus, Bùi Giáng cũng không quên Nguyễn Du: "Rồi những điều Nguyễn Du nói với ma, thì quỷ lại tưởng là nói với quỷ. Những điều Nguyễn Du nói với quỷ, thì ` thần thánh lại tưởng là nói với thánh thần. Những ngộ giải chạy tràn lan. Quỷ không hài lòng về Nguyễn Du, thần thánh bực bội vì Nguyễn Du". Trong những cuốn sách như Mùa thu trong thi ca, Thi ca tư tưởng, Đường đi trong rừng… cứ một đôi trang là ta bắt gặp hình ảnh Nguyễn Du hiện lên qua cái lăng kính hài hước của Bùi Giáng: "Nguyễn Du không kinh hoàng nhảy lui. Cũng không bị tẩu hỏa nhập ma, vùng vẫy rú lên một tiếng như Zarathustra also sprach. Ông điềm nhiên làm Nam Hải Điếu Đồ. Kẻ câu ấy câu cái gì tại Nam Hải?"… "Và đó cũng là duyên do kỳ dị thiên biến vạn hóa đã khiến Nguyễn Du mở một trận Ẩn Tàng kỳ bí cổ kim bằng cách: cả hư không đặt để nên lời, cả nỗi đêm khép mở nỗi ngày riêng chung của song trùng tịch hạp thượng thừa huyền môn tâm pháp – Nguyễn Du đều đem gán vào môi miệng Bạc Bà Tú Bà"… Bùi Giáng còn có cái thú làm thơ giả Kiều để ký tên chung Bùi Giáng - Nguyễn Du hoặc Bùi Giáng - Tố Như. Đó là những đoạn lục bát chen vào giữa những đoạn văn xuôi, có tí chút "chất Kiều". Trong cuốn Martin Heidegger và tư tưởng hiện đại có nhiều đoạn giả Kiều rất dài. Những câu giả Kiều ấy có khi sai cả vần sáu tám. Từ trước đến nay có rất nhiều người đặt câu hỏi: Bùi Giáng có phải là một người bị mắc bệnh điên hay không? Cũng đã có rất nhiều bài viết về Bùi Giáng đề cập đến vấn đề này, trong đó một số tác giả khẳng định Bùi Giáng là người điên trong khi một số khác lại nói ngược lại. Trong một bài viết, tác giả Trần Đới khẳng định: "Một sự thực là Bùi Giáng chưa bao giờ điên. Cũng như anh chẳng bao giờ giả điên. Càng chưa bao giờ Bùi Giáng bất mãn trước bất cứ thời thế nào. Bởi lẽ dễ hiểu là Bùi Giáng chẳng sống theo thời thế, mà chỉ biết sống từ cõi văn nghệ lúy túy càn khôn của anh. Thời kỳ của Bùi Giáng bộc phát ra bên ngoài mà chúng ta gọi là điên, ấy là thời kỳ tỉnh lại và hưng phấn cùng độ của người nghệ sĩ. Tất cả lẽ chân thiện mỹ của nghệ thuật thi ca từ nhiều đời nhiều kiếp đều dồn về lúc đó... Bây giờ người thi sĩ này chỉ ` còn một cách duy nhất để sáng tác nguồn cảm hứng kia là sống". Một người khác, ông Nhất Thanh, thì viết như thế này: "Ồ, chẳng có ngôn từ nào thích hợp với Bùi Giáng cả. Ông chỉ là một ông già bình thường nhất, dễ thương nhất. Nếu có điên chăng, có lẽ là tất cả chúng ta".Bùi Giáng hiển nhiên cũng biết việc nhiều người tranh cãi nhau rằng ông có điên hay là không điên. Ông đã tự viết về mình như sau: "Nó điên? Vâng nhưng điên m._.ột cách vui vẻ. Bạ đâu gọi đó là mẫu thân bát ngát của con. Người ta bảo rằng nó không điên. Có kẻ bảo rằng nó giả vờ điên. Muốn biết nó điên hay không điên, hay giả vờ điên, thì trước hết phải đáp vào câu hỏi: Sao gọi là điên? Nhưng mà? Nhưng mà đó là một câu hỏi chưa hề có một lời giải đáp dưới gầm trời và suốt xưa nay vậy". Đọc đoạn đó của ông người ta thấy hơi bối rối. Vậy thì Bùi Giáng là người như thế nào? Ông là một người điên hay là một người bình thường? Nhưng có một sự thật không thể chối cãi: Bùi Giáng đã từng là bệnh nhân của bệnh viện tâm thần hẳn hoi. Năm 1969 là năm ông in được nhiều tác phẩm nhất nhưng cũng là năm mà ông vấp phải cú sốc lớn thứ hai trong đời. Bùi Giáng bị hỏa hoạn thiêu cháy hết toàn bộ sách vở quý hiếm, một số tranh và đặc biệt nhiều bản thảo hoàn chỉnh mà ông rất tâm đắc. Con người hồn nhiên của Bùi Giáng có lẽ không bị sốc vì chuyện này, nhưng sau đó người thân của ông phải đưa ông vào Bệnh viện Tâm thần Biên Hòa để chữa trị. Cung Tích Biền kể: "Khoảng đầu thập niên 70 có lẽ người ta đưa ông vào nhà thương điên Biên Hòa chữa cái bệnh đứng ngã ba nhìn ra ngã bảy. Từ nhà thương điên trở ra, bữa gặp nhau thấy ông rất tỉnh. Bèn hỏi một câu thường tình: "Nhà thương Biên Hòa trị cái tẩu hỏa hay nhỉ!". Ông trả lời tỉnh queo: "Chữa trị quái gì đâu. Chẳng là ở ngoài mình thấy mình điên số một, khi vô nhà thương điên mới hiểu ra mình là đồ bỏ, điên nhí, điên tiểu thủ công nghiệp; trong nhà thương điên nhiều cha điên thượng thừa, điên vĩ đại hơn mình nhiều. Do vậy mà mình tự động thôi điên". Nghe Bùi Giáng nói như thế, hẳn ` người ta cảm thấy ngờ ngợ rằng những việc làm không giống ai của ông là do ông muốn thế chứ chẳng phải do bệnh tật gì gây ra. Nhà văn Đào Hiếu viết: "Cũng có thể hiểu Bùi Giáng như thế này: Ông coi đời là hữu hạn, là phi lý, là chốn lưu đày, là cõi phù du là cái mớ bòng bong vớ vẩn...". Chung quanh vấn đề Bùi Giáng, có hai điều cần nêu ra sau đây. Một là, không phải chỉ có mình Bùi Giáng vừa có những biểu hiện tâm thần vừa làm thơ viết văn. Có rất nhiều bệnh nhân của các bệnh viện tâm thần là nhà văn, nhà thơ, họa sĩ... Họ có thể vẽ tranh, sáng tác văn thơ ngay trong thời gian điều trị bệnh. Có điều họ không có sẵn cái gốc tài năng xuất chúng như Bùi Giáng nên không trở thành hiện tượng đặc biệt mà thôi. Hai là, những hành vi khác người của Bùi Giáng đã được các nhà chuyên môn xác định có nguyên nhân bệnh lý hẳn hoi chứ không phải là vấn đề tư tưởng hay nhân sinh quan gì cả. Có điều, vì ta thấy cái điên của ông cũng hơi khác người nên cảm thấy ngờ ngợ. Nhưng dần dần ta sẽ được rõ hơn khi xem xét đến các vấn đề khác. Cần biết rằng, không riêng gì Bùi Giáng mà nhiều bệnh nhân tâm thần khác, tiếp xúc với họ đôi khi ta cũng dễ nhầm lẫn vì thấy họ có vẻ thật thật giả giả, nửa điên nửa tỉnh. Cho nên chúng ta không thể kết luận được về tình trạng của họ mà phải là các nhà chuyên môn. Không ai biết Bùi Giáng, đọc Bùi Giáng mà không yêu mến ông. Đó là sự thật. Gọi ông là người tỉnh cũng được, điên cũng được, dù là tỉnh hay điên ông cũng đã để lại cho đời những vần thơ mênh mang trác tuyệt. Ông mở ra một thế giới thi ca cao vời, ảo diệu. Nói như một người từng gần gũi với ông: "Nhiều người bảo ông chỉ là một thằng điên. Tôi chỉ muốn nghĩ thầm cho tôi là nếu có được thêm ít người điên như Bùi Giáng, thơ ca ta còn được lạ lùng được kỳ ảo biết bao nhiêu". Quả đúng như vậy ! ` 1.2 SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết vào tháng 7 năm 1954. Do sự can thiệp của Mỹ, đất nước ta tạm thời chia đôi, lấy vĩ tuyến 17, sông Bến Hải, làm ranh giới. Sau hai năm, cả nước sẽ tiến hành tổng tuyển cử, thống nhất đất nước. Bản hiệp định chưa ráo mực, Mỹ đã dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam, với chiêu bài tự do, chống lại chế độ Cộng sản ở miền Bắc, phá vỡ hiệp định Genève. Như vậy, tình hình chính trị xã hội của đất nước ta trong giai đoạn này cực kỳ phức tạp. Miền Bắc bắt tay thực hiện kế hoạch ba năm rồi năm năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Miền Nam, chính quyền Mỹ - Diệm đưa ra luật 10/59, dã tâm xóa trắng những cơ sở cách mạng. Nhân dân miền Nam vẫn kiên cường gầy dựng lại cơ sở cách mạng, đấu tranh chính trị. Đến năm 60, đồng bào miền Nam làm nên phong trào Đồng Khởi, chính thức tiến hành cuộc đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang trên bình diện rộng. Từ đó, nhân dân cả hai miền Nam Bắc cùng đấu tranh chống Mỹ - Ngụy. Miền Bắc vừa chiến đấu chống cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ, vừa trở thành hậu phương lớn của tiền tuyến lớn miền Nam cho đến ngày chiến thắng 30/4/1975, thống nhất đất nước. Tình hình chính trị xã hội ở các đô thị miền Nam, vùng giặc tạm chiếm cũng không kém phần phức tạp. Nền kinh tế miền Nam trong thời kỳ này chủ yếu tồn tại được là nhờ hàng viện trợ của Mỹ. Mỹ ồ ạt đổ hàng viện trợ vào miền Nam Việt Nam, tạo nên một nền kinh tế phồn vinh giả tạo. Danh xưng Sài gòn hòn ngọc viễn đông đã lừa bịp được một số người nhẹ dạ. Trong quyển Nhìn lại một chặng đường văn học, giáo sư Trần Hữu Tá cũng đã viết: Viện trợ của Mỹ chủ yếu là cung cấp hàng tiêu dùng, làm giàu cho những nhà nhập cảng mà số lượng nhảy vọt từ vài trăm lên tới hai chục vạn người, nhưng lại bóp chết nhiều ngành sản xuất bản xứ. Và ông cũng đã trích dẫn nhận xét của tạp chí kinh tế Phát triển, của Pháp, tháng 6 năm 1972: Sự suy ` sụp của dân chúng về sức khỏe, về nhà cửa, về giáo dục cũng không kém phần bi thảm, cũng như sự tan nát hay đồi bại của cả môt thế hệ tài năng dùng để xây dựng đất nước đều mất sạch. Đã nhiều năm rồi, miền Nam Việt Nam sống nhờ của bố thí. Dân chúng ở các thành thị sống một mức sống hoàn toàn giả tạo (trang15,16). Sống trong thời đại như thế, Bùi Giáng sống và làm thơ trong thế giới của riêng ông. Không bị chi phối bởi chính trị, không chọn con đường đến với cuộc đấu tranh chống Mỹ dữ dội và khóc liệt, Bùi Giáng ngao du vào cõi riêng, ở đó, ông khóc cười với cuộc đời, với mọi biến động của tha nhân. Ông bắt đầu sáng tác vào cuối năm 50 thế kỷ XX. Ông sáng tác rất nhiều, nhưng chúng ta vẫn chưa thống nhất được số lượng chính xác các tác phẩm của ông. Từ năm 1952 trở đi, ông liên tục sáng tác và dịch thuật. Những sáng tác của Bùi Giáng đã được in khá nhiều trong giai đoạn này. Đầu tiên có thể kể đến sách giáo khoa và luận đề. Bùi Giáng đã nghiên cứu về các tác giả sau đây: -Bà Huyện Thanh Quan - Lục Vân Tiên - Chinh Phụ Ngâm - Quan Âm Thị Kính - Truyện Kiều - Truyện Phong Trần - Cung Oán Ngâm Khúc - Nguyễn Công Trứ - Tản Đà - Phan Bội Châu - Chu Mạnh Trinh - Tôn Thọ Tường và Phan Văn Trị, xuất bản từ 1957 - 1959. Với khả năng am hiểu ngoại ngữ uyên thâm và năng lực chuyển dịch ngôn ngữ tuyệt vời. Bùi Giáng đã để lại cho chúng ta một số lượng dồi dào và phong phú những bản chuyển ngữ đậm chất văn chương. Có thể kể đến những tác phẩm tiêu biểu sau đây: Cõi Người Ta của Saint Exupéry, Trăng Tỳ Hải của Albert Camus, André Gide, Heidegger, Khung Cửa Hẹp của André Gide, Hoa Ngõ Hạnh của W. Shakespeare, Bạo Chúa Caligula của Albert Camus, Con Người Phản Kháng của Albert Camus, Ngộ Nhận của Albert Camus, Mùa Hè Sa Mạc của Albert Camus, Kẻ Vô Luân của André Gide, Hamlet của W. Shakespeare, Hòa Âm Điền Dã của André Gide, Hoàng Tử Bé của Saint- ` Exupéry, Mùi Hương Xuân Sắc của Gérard De Nerval, Kim Kiếm Điêu Linh của Ngoạ Long Sinh, Biển Đông Xe Cát của Albert Camus, Nhà Sư Vướng Lụy của Đại sư Tô Mạn Thù. Chúng tôi xin dành hẳn một phần riêng để viết về một tác phẩm văn học của một tác giả Pháp mà bao thế hệ ngưởi đọc Việt Nam ta đã say mê qua ngòi bút tài hoa và tinh tế của dịch giả Bùi Giáng. Bùi Giáng không phải là người duy nhất chuyển dịch Việt ngữ tác phẩm Le petit prince của nhà văn Pháp Saint Exupery, nhưng có thể nói không ngoa, rằng với Bùi Giáng, Hoàng tử bé đã vĩnh viễn sống trong trái tim những người Việt Nam đắm say thiên truyện ngắn u uẩn vế một “mặt đất trần trọng và đau thương này”. Chúng tôi dừng lại ở Hoàng tử bé, bởi lẽ không chỉ đơn giản là dịch tác phẩm này từ tiếng Pháp sang tiếng Việt mà dường như Bùi Giáng của chúng ta dường như cũng chính là một hoá thân vĩnh viễn của Hoàng tử bé. Có thể ví "Hoàng Tử Bé" với một bài thơ tuyệt tác, ý tại ngôn ngoại, mở ra một thế giới vô cùng rộng lớn đằng sau những từ ngữ và hình ảnh, một bài thơ mà vẻ đẹp của nó không có giới hạn, chỉ phụ thuộc vào sự nhảy cảm và trí tưởng tượng của độc giả. Hoàng tử bé là một cuốn sách người ta sẽ không bao giờ cảm thấy chán dù đã đọc hàng trăm lần. Những dòng văn đẹp như một áng thơ của Hoàng tử bé luôn là lựa chọn số một của những người yêu sách khi muốn giới thiệu về một cái gì đó tiêu biểu cho sự thơ mộng, sự trong sáng, về tình yêu, tình bạn, về cái đẹp, về niềm hy vọng của con người trước những hiểm họa mà chính con người sẽ gây ra cho thế giới của mình. Hoàng Tử Bé chỉ có một. Trăm năm ngàn năm sẽ không bao giờ có một hoàng tử bé thứ hai. Hoa hồng của hoàng tử cũng chỉ có một. Dù trên thế gian có triệu triệu khu vườn, mỗi khu vườn có trăm ngàn đóa hồng giống hệt nhau, cuối cùng cũng chỉ có một đóa hồng cậu đã chăm sóc, đã yêu thương, đã giận hờn... Thế gian thì vô cùng. Ước mơ thì vô tận. Hoàng tử bé đi chu du khắp ` các thiên hà cuối cùng vẫn đau đáu nhớ về cái hành tinh bé nhỏ của mình. Sự trở về khó khăn và đau đớn. Hoàng tử bé thật có quay về được không? Có phải bao giờ cũng trở về được đâu...Chuyện mở vào lời kể của tác giả về một bức tranh của mình vẽ khi còn bé. Bức tranh số một vẽ một con trăn đã nuốt trọn một con voi vào bụng và nằm để tiêu hóa con mồi. Đưa cho mọi người xem ai cũng bảo đó là một chiếc… nón nỉ. Cậu bé tức giận vẽ Bức tranh số hai cũng y như bức số 1 nhưng có vẽ thêm hình con voi nằm bên trong bụng con trăn cho mọi người… sáng mắt ra. Kết quả là cậu được khuyên… thôi đừng vẽ nữa. Vậy đó, trẻ em bao giờ cũng giàu óc tưởng tượng hơn người lớn… Và chúng thường bị người lớn đối xử bất công theo kiểu “cả vú lấp miệng em” làm chúng nhiều khi… tức chịu không nổi. Từ đó tác giả cứ đem hai bức tranh nọ ra như một bài test trắc nghiệm hết thảy những người lớn mà ông gặp… Ông thất vọng vô cùng… vì nếu chỉ nhìn bức tranh số một thì chẳng ai “nhìn” ra được con voi nọ trong bụng con trăn. Tác giả chán nản không thèm nói chuyện văn thơ nghệ thuật với những kẻ đó. Và, để “hạ mình xuống cho ngang tầm với họ” ông chỉ nói chuyện với họ về đánh bài, đánh cầu, uống rượu hay về chính trị, về áo quần hay trang sức…Trong đời chúng tôi sau này và có lẽ bạn nữa cũng vậy, nếu đầu óc bạn cũng đầy tưởng tượng đầy mơ mộng như tác giả, bạn sẽ nhiều lúc cảm thấy mình “lạc lõng” như thế giữa cái thế gian này, vốn đầy những kẻ thực dụng, phàm phu tục tử, thô hào, chẳng chút gì thơ mộng thăng hoa văn nghệ văn gừng….Vậy nên tác giả khôn xiết ngạc nhiên khi vẽ cho Hoàng tử bé xem cái bức tranh số một vốn có hình giống như… cái mũ, thì cậu bé liền nhìn ngay ra con voi nằm ẩn tàng sâu kín trong bụng con trăn nọ. Và khi ông lúng túng không vẽ được một con cừu cho cậu (ông bỏ “nghề” vẽ đã lâu vì lâu nay phải sống chung với toàn những kẻ phàm phu thô thiển chẳng thiết gì tới nghệ thuật văn chương) và ông bèn vẽ đại một cái hộp mà bảo rằng: “Đấy,… con cừu của chú đó” vậy mà Hoàng tử ` Bé lại mừng rỡ kêu lên đúng rồi con cừu của tôi đó rồi, nó nằm ngoan ngoan trong cái hộp đây mà. Truyện bắt đầu ngộ nghĩnh như thế. Từ đó chúng ta chuẩn bị đi vào thế giới ngụ ngôn triết lý đìu hiu thơ mộng của tác giả, cái thế giới mà người ta không thể chỉ nhìn bằng mắt mà phải nhìn bằng trí tưởng, bằng trái tim (Hay nói như Mộng Liên đường Chủ nhân trong bài tựa cho Đoạn trường Tân Thanh là phải nhìn bằng “con mắt trông suốt cả bốn cõi”)Truyện đầy rẫy những ngụ ngôn nho nhỏ, những lời thơ mộng thở than, những ngẫm nghĩ ngậm ngùi bâng khuâng tơ tưởng, lãng đãng phất phơ…Tác giả cùng ta cười buồn cái kiêu hãnh ngô nghê của người lớn bằng cái nhìn ngây thơ trung thực của cậu Hoàng tử bé nhỏ. Cậu có cái nhìn trong suốt như cậu bé trong truyện của Andersen đã phát hiện ra ông vua cởi truồng trong khi tất cả bọn người lớn, vốn đầy mặc cảm, nên cứ nghĩ nhà vua đang mặc cái áo thần kỳ….Chẳng hạn…Hoàng tử bé găp một ông vua đơn độc trên một hành tinh nhỏ xíu nọ. Chỉ có một mình không bầy tôi, không thần dân…Nhưng ông vua vẫn muốn ra cái oai của một đế vương. Ông ra lệnh cấm ngáp rồi lại ra lệnh ngáp, rồi lại ra lệnh lúc ngáp lúc không… đổi tới đổi lui để sao cho người ta phải... tuân lệnh mình. Đó là thế giới người lớn kỳ cục. Truyện tưởng như đùa, nhưng sống lâu năm trên cõi đời này rồi thì bạn sẽ thấy chuyện đó nhan nhản ở các nhà cầm quyền trên thế giới…Ông vua muốn Hoàng tử bé ở lại làm bày tôi của ông nhưng chàng nhất định đi. Rốt cuộc nhà vua phải vội vàng phong chàng làm đại sứ lưu động để …phù hợp với ý muốn của kẻ bầy tôi duy nhất này!Chàng lang thang trong vũ trụ và gặp tòan những gã người lớn kỳ cục như thế. Gã khoe khoang thì lúc nào cũng tưởng người ta vỗ tay là để tán tụng gã. Gã nghiện rượu có đủ lý do để uống rượu. Gã kế tóan suốt ngày loay hoay với những con số. Vậy đó người lớn là vậy đó. Bạn muốn giới thiệu một hành tinh mới được khám phá ư? Bạn phải là một nhà khoa học Tây phương mới được, chứ nếu bạn là một anh chàng Hồi giáo chẳng hạn thì ` chẳng ai tin!!! Bạn muốn giới thiệu một người bạn mới ư? Bạn phải nói về số cân của anh ta, tuổi tác, địa vị anh ta, thu nhập của anh ta… chứ đừng nói anh ta thích gì, anh ta yêu gì…Bạn muốn giới thiệu một căn nhà ư? Đừng nói nó xây kiểu gì, có sân có vườn có hoa cỏ, có chim chóc gì gì… Cứ nói nó trị giá một trăm nghìn phật lăng là lập tức người ta xúyt xoa hít hà…Người lớn là vậy đó.Và chú bé cứ phải lang thang trong cái xứ sở lạ lùng đó, với nỗi nhớ khôn khuây về một đóa hồng nơi chốn quê nhà mà chàng đã từ bỏ.Tập truyện là lời phản kháng của cái thế giới ngây thơ con trẻ mộng mơ lãng mạn chống lại thế giới người lớn thực dụng, khô khan, tính tóan, thô hào, bỉ lậu….Rải rác lãng đãng trong truyện là những ý tưởng đìu hiu thăm thẳm, bàng bạc thơ mộng, hắt hiu mà trầm ngâm say đắm..…Cái qúy nhất nó vô hình……Vô hình như đóa hồng nơi tinh cầu xa xôi mà chàng Hoàng tử giờ chỉ còn ấp ủ trong tâm tưởng……Vô hình như nguồn nước đâu đó trong sa mạc mà người ta cứ mãi mãi đi tìm trong vô vọng……Vô hình như tâm hồn khôn xiết ngây thơ trong sáng, ẩn náu trong thân hình xinh xắn của chàng Hoàng tử bé con.Vô hình như kho tàng chôn giấu đâu đó trong ngôi nhà cổ.Hoàng tử nhìn vào cuộc đời của những con người trên quả đất đìu hiu này…Chàng thấy gì?…Thấy những người lớn mệt nhòai trên những chuyến tàu ngược xuôi xuôi ngược khắp thế gian. “Chẳng bao giờ người ta hài lòng với nơi chốn mình đương ở”, nên họ cứ đi suốt, nhưng họ không biết mình đi đâu về đâu. Họ ngủ suốt. Chỉ có những đứa trẻ là thức… chúng dùng hết thời gian để tiêu phí cho một con búp bê rách: Chỉ có chúng là biết điều chúng tìm kiếm. Và khi con búp bê rách bị cướp đi thì chúng khóc…Trong những ngày buồn người ta thích ngắm Hoàng hôn. Và trên tinh cầu nhỏ xíu của mình có ngày Hoàng tử bé đã ngắm bốn mươi ba buổi hòng hôn. Và tôi hiểu rằng trong cái ngày đó cậu đã xiết bao là u sầu…“Thật huyền bí khôn xiết là cái xứ sở của lệ vàng”“Chuyện hệ trọng là chuyện phi cơ hay truyện đóa hoa chứ?Bác nói ` thật y như …người lớn!!!”Cái con người chỉ biết làm toán cộng, không biết hít hương hoa, không biết ngắm trăng sao, không yêu ai…Thì có khác gì một cây nấm!!! Con chồn nói với Hoàng tử bé: cái quý nhất ở xứ sở loài người là những con gà mái, (cậu chắc cũng đi tìm gà?) Còn cái xấu nhất là lũ thợ săn chồn. Xứ sở của cậu không có bọn thợ săn à?? Thật tuyệt vời!!! Nhưng nó cũng không có gà ư??? Thật trên đời không có chi là hòan hảo cả!!!“Chẳng bao giờ nên nghe hoa nó nói, chỉ nên ngắm nhìn hoa và hít thở hương hoa…”“Buồn xiết bao nếu phải quên một người bạn thiết. Đâu có phải ai ai trong thiên hạ cũng có một người bạn thiết…”“Con trẻ phải nên rất mực độ lượng với những người lớn”“Nếu có một kẻ yêu một đóa hoa duy nhất duy chỉ có một mà thôi trong hàng triệu tinh cầu, chừng ấy đủ để kẻ ấy sung sướng mỗi khi nhìn lên ngàn sao trên bầu trời…” “Chính cái thời giờ chú đã tiêu hao mất đi với đóa hồng của chú, chính nó đã làm đóa hồng của chú trở nên xiết bao hệ trọng đối với chú”“Nhưng con người trong xứ sở của bác họ trồng năm ngàn đóa hoa hồng chung trong một thửa vườn…Và họ chẳng tìm ra cái mà họ tìm kiếm… Ấy thế mà cái họ tìm kiếm có thể tìm ra trong riêng một đóa hồng hoặc trong một tí nước giọt…”Vậy đó. Đã có một chàng Hoàng tử nhỏ bé ngây thơ lãng mạn lạc bước xuống trần phiêu du lãng đãng giữa sa mạc cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia, và gặp chàng văn sĩ của chúng ta. Chú đã đem lại cho văn sĩ cái giấc mơ phiêu bồng của mộng mơ, của nghệ thuật, của hội họa văn chương mà thế giới đã vô tình hủy hại nơi chàng văn sĩ từ thuở chàng còn là một em bé. Họ đã gặp nhau trong cuộc ngẫu nhĩ thiên thu. Tình trong giây phút mà thành thiên thu. Như cuộc tình của Hoàng tử với đóa hồng, cuộc tình dang dở của ông văn sĩ-phi công với hội họa. Gặp nhau đây, rồi chia tay u uẩn, bàng bạc lãng quên… Đường trường sông núi hẹn nhau có gặp lại???Gió xanh cát vàng trăng tàn đêm lạnh. Cái giấc mơ của con người u hòai lãng đãng đã mất đi qua ` đôi nanh độc của con rắn thâm hiểm trầm ngâm nọ, đã dụ dỗ chàng quay về với đóa hồng xa thẳm của chàng…bỏ lại chúng ta trên thế gian sa mạc hoang vắng này. Cám ơn Saint Antoine de Exupery nhà văn đã ghi lại cho chúng ta cuộc gặp gỡ thơ mộng trầm ngâm của một văn sĩ, đại diện cho chúng ta, với chàng Hoàng tử, đại diện cho mộng đời bất tuyệt, lãng mạn phù du hắt hiu phiêu lãng…Đọc lại bản dịch của Bùi Giáng, người ta không chỉ thấy ông lột tả được bản chất của nguyên tác mà còn "nhập hồn" vào câu chuyện. Có lẽ từ tâm hồn ngây thơ khoáng đạt của mình mà ông đã dịch đến chỗ vi diệu nhất của tác phẩm. Trong trang đầu của cuốn sách, Bùi Giáng trích 4 câu thơ của Huy Cận: "Bích Câu đâu nữa bóng chàng Uyên/Sông núi thô sơ bặt tiếng Huyền/Có lẽ hồn ta không đẹp nữa/Nét thần thôi họa bức thiên duyên". Bốn câu thơ đó không dính dáng gì đến câu chuyện của Saint Exupéry cả, nó như một tiếng tơ rung khởi động trong tâm hồn trước khi đọc tác phẩm. Và đọc xong câu chuyện thì ta chợt hiểu... Chưa hết, ông còn làm thơ tặng tác giả "Trung niên tặng Saint Exupéry": "Ngậm ngùi từ biểu ngôn trưng/Âm dong tiếu mạo hình dung xa vời". Và trong phần cuối cuốn sách, Bùi Giáng còn đăng kèm một chùm mười bài thơ của mình. Cảm ơn Bùi Giáng đã chuyển dịch tài tình để chúng ta có thể đọc và nâng niu từng dòng văn xuôi đẹp như thơ. Về thơ- phần quan trọng và có giá trị nhất trong văn nghiệp của Bùi Giáng, chúng tôi đã ghi nhận tên một số tập thơ tính đến thời điểm này. Đó là: Mưa Nguồn, Hoa Lá Cồn , Ngàn Thu Rớt Hột, Màu Hoa Trên Ngàn, Bài Ca Quần Đảo, Sa Mạc Trường Ca , Rong Rêu, Đêm Ngắm Trăng, Chớp Biển do nhóm Việt thường ở Canada xuất bản, Thơ Bùi Giáng- Hoa Kỳ xuất bản, Thơ Bùi Giáng 1995 do Bùi Vịnh và thân hữu thực hiện tại Hoa Kỳ, Tập thơ Như Sương - Nhà xuất bản Trẻ. ` Bùi Giáng còn có những thành tựu đáng ghi nhận trong những công trình biên Khảo và sáng tác văn xuôi. Có thể kể ra ở đây: Tư Tưởng Hiện Đại 1, 2 và 3 - Martin Heidegger và Tư Tưởng Hiện Đại 1 và 2 - Sao Là Không Có Triết Học Heidegger - Đi Vào Cõi Thơ - Thi Ca Tư Tưởng - Sa Mạc Phát Tiết - Sương Bình Nguyên - Trăng Châu Thổ - Mùa Xuân Thi Ca - Thúy Vân Tam Hợp Đạo Cô - Ngày Tháng Ngao Du - Đường Đi Trong Rừng - Lời Cố Quận - Lễ Hội Tháng Ba - Con Đường Ngã Ba… Ngoài những tác phẩm đã nêu (chưa đầy đủ) còn rất nhiều bài thơ ngẫu hứng tức thì của tác giả viết tặng riêng cho những anh em thân hữu, bà con đó đây vào những dịp được gặp ông. Bên cạnh đó là những cuốn băng ghi âm, ghi hình được ghi lại với tư cách cá nhân để giữ làm tư liệu sau nầy… ` CHƯƠNG 2 NHỮNG CẢM HỨNG CHÍNH TRONG THƠ BÙI GIÁNG Thơ chiếm một số lượng và vị trí đáng kể trong toàn bộ văn nghiệp Bùi Giáng. Nhắc đến Búi Giáng người ta nhớ đến một giọng điệu thơ rất riêng, rất độc đáo. Hành trình thơ Bùi Giáng có thể tạm chia thành ba giai đoạn: Giai đoạn đầu tiên là thời ki sơ khai trong thơ Bùi Giáng Đây là thời kì các sáng tác thơ của Bùi Giáng tuy tiềm ẩn nhiều yếu tố mới mẻ nhưng vẫn mang bóng dáng tiêu chí mỹ học của thơ xưa nay, vẫn còn tuân thủ theo các niêm luật thơ thường thấy. Thơ có nhịp, có vần, tương đối sáng rõ. Những đặc điểm này thể hiện rõ trong những bài thơ lục bát "đối thoại" với Nguyễn Du và những bài thơ "hoạ" thơ Thân Thị Ngọc Quế. Có thể nói thời kì sơ khai này là thời kì thơ Bùi Giáng dễ đọc nhất, dễ hiểu nhất và nhưng cũng ít “chất Bùi Giáng” nhất.Giai đoạn tiếp theo có thể xem như là một cuộc “giải trừ tri thức” trong con người cũng như trong thơ văn của Bùi Giáng. Thời kì này hết sức đặc biệt và góp phần hình thành nên một con người kì lạ, một cá tính thơ độc đáo. Đây là thời kì các sáng tác thơ Bùi Giáng bắt đầu thoát khỏi những khuôn khổ của những nguồn tri thức bao la và đa dạng mà nhà thơ đã lĩnh hội, từ rất nhiều nguồn, rất nhiều lĩnh vực để khẳng định một phong cách thơ Bùi Giáng, một phong cách không dễ xếp loại và gọi tên. Có thể nói đây là thời kì những tinh hoa tri thức đã từng ngấm vào tư tưởng Bùi Giáng, thông qua bộ ` lọc của riêng ông và giờ đây chuyển hóa thành tư tưởng cao vượt bậc, không nghiêng theo một luồng tư tưởng nhất định nào cả. Thơ Bùi Giáng giai đoạn này có sự đối thoại giữa Ý thức- Tiềm thức- Vô thức, trong đó những giao hòa cũng như phản biện giữa ý thức và tiềm thức làm nảy sinh những vô thức mang giá trị lớn lao. Thời kì sau cùng- thời kì thứ ba trong thơ Bùi Giáng có thể ví như là một “khúc ca thiên tiên”. Đây là thời kì thơ Bùi Giáng thực sự đạt đến ngưỡng tự do cao nhất, vượt trên mọi giới hạn để chuyển tải được hệ tư tưởng rất riêng của Bùi Giáng, sáng tạo những cách cảm, cách nghĩ rất riêng của Bùi Giáng. Thơ Bùi Giáng đến thời kì này hầu như đã vượt khỏi mỹ học cổ điển về thơ. Vì thế, Bùi Giáng giống như một "người phá đường biên" cũ, đẩy nó đến một nơi dường như không nhìn thấy chân trời, không rạch ròi được những ranh giới. Người ta ngỡ ngàng, kinh ngạc và hãy còn bị quyến rũ dài lâu ở cái phong cách thơ “rất Bùi Giáng” như thế này. Đôi khi thơ không còn là thơ nữa, đôi khi thơ dường như méo mó xẹo xọ, thơ là các kiểu dị hình. Thế nhưng bằng một tài năng phi thường và một trí óc không hề tầm thường, Bùi Giáng đã để lại cho hậu thế những “niềm sửng sốt” khôn nguôi. 2.1 THÂN PHẬN CON NGƯỜI TRONG THƠ BÙI GIÁNG Thân phận trong thơ Bùi Giáng tương đồng và thấm nhuần tư tưởng về con người của Phật giáo. Phật dạy con người trở về với bản lai diện mục, Bùi Giáng hô hào đi tìm “nguyên mộng”, “nguyên xuân” và “trở về cố quận”. Thế giới thơ Bùi Giáng là thế giới biểu tượng thơ mộng và dịch giải ra, ấy là lời Phật. Bùi Giáng có lúc cao hứng còn cho rằng: có ngày “mưa nguồn” sẽ chuyển dịch thành “kinh điển thơ ca… lúc đó Tăng Ni… sẽ ngâm thơ thay cho tụng kinh đọc chú”. Bùi Giáng nói như vậy, tất nhiên, trừ ông ra mãi mãi sẽ không có ai nói lời tương tự. Cho nên, nội lực thâm hậu của Bùi Giáng chỉ có thể là “tiếp dẫn đạo sư” cho nguồn thơ Việt, là ngọn gió tọc mạch khiến cho mây bình nguyên vần vũ đảo điên chứ không thể không ít nhiều làm đổ rụng, ` xiêu lệch tư tưởng Phật giáo uyên nguyên. Nhưng trừ những cố chấp đó ra, Bùi Giáng vẫn tỏ ra xứng đáng với danh hiệu “thi sĩ Bồ tát” mà giới bạn đọc đã dành tặng cho ông. Hỏi tên? Rằng biển xanh dâu Hỏi quê? Rằng mộng ban đầu rất xa Gọi tên là một hai ba Ðếm là diệu tưởng, đo là nghi tâm Bốn câu tự họa trên đây dường như đã gói trọn bản chất thơ ca và tư tưởng Bùi Giáng. Một bản chất đa mang nỗi hiện sinh hoang tưởng trong một "đạo khờ" gắn bó với đoạn trường tái tân thanh (chữ của Bùi Giáng) tiếp nhận Nguyễn Du như một thông đạo, thông thư, thông mệnh văn học. Thân phận dâu bể của con người, nỗi hoài nghi về số kiếp, ta từ đâu lại? Ta là ai? Những trầm luân, biến đổi làm sao đo, đếm, đặt tên được? Ðến bản thân ta, ta còn không biết, nữa là... Nếu trường phái hiện sinh (Sartre) bác bỏ tính chất định mệnh, thì ở Bùi Giáng, định mệnh (Kiều) và hiện sinh giao hưởng với nhau thành một cấu trúc tư tưởng mới, tạo nên những vần thơ đậm dấu Ðạm Tiên, hắt ra những ánh siêu thực: Em chết bên bờ lúa Ðể lại bên đường mòn Một dấu chân bước của Một bàn chân bé con Anh qua miền cao nguyên Nhìn chân trời bữa nọ Ðêm cuồng mưa khóc điên Trăng cuồng khuya trốn gió Mười năm sau xuống ruộng ` Ðếm lại lúa bờ liền Máu trong mình mòn ruỗng Xương trong mình rã riêng (Mưa nguồn) Ít ai trong số các nhà thơ Việt Nam hiện đại lại viết nhiều về trần gian như ông. Lúc thì nguyện “yêu trần gian nguyên vẹn”, lúc thì “sẽ tiếc thương trần gian mãi mãi”, lúc khác là: Ta đếm lại từng ngón tay lẩy bẩy Đời chúng ta là mấy trăng tròn Yêu thiết tha cõi trần gian, nhiều khi ông nhìn trời đất như đứa bé. Ông hỏi sông: “Ngàn mây về cuối mãi trời xa. Nước có bằng lòng đứng đợi ta”. Ông bập bẹ: “Trần gian do cánh bướm cánh chuồn chuồn. Con kiến bé cùng hoa hoang cỏ dại. Con vi trùng cùng sâu bọ cũng yêu luôn”. Ông kêu lên thảng thốt: “Ồ gót chân, anh đứng ngó như ngây”. Ông òa khóc không gìn giữ: “Em ra đi đời bưng mặt khóc òa”. Nhưng Bùi Giáng là đứa trẻ biết rằng “Diều đứt dây trẻ cũng cầm bằng”. Thơ ông từ bài này sang bài khác, từ trang này sang trang khác thắm đượm mối âu lo cho “Những nỗi đau về chẳng hẹn giờ”, “Những thân xương máu đã đàng là ủy mị”. Ông ngẫm về thân phận mình, về con người: Người kia đứng lại Nghe trời đầy xuống hai vai Gánh nặng đó ông gánh chịu suốt cả cuộc đời đơn độc của mình. Nhiều khi ông đã thốt lên “Đời dại khờ như một giấc chiêm bao”, nhiều khi ông lắng nghe “Mấy đời ly biệt rẽ đau một mình”. Nhiều khi ông van nài “Em ở lại với ` đời ta em nhé. Em đừng đi cho ta nắm tay em”…Ý thức sâu xa về sự hữu hạn của kiếp người, của lẽ hợp tan, ông luôn phấp phỏng lo lắng: Nhưng em hỡi trần gian ôi ta biết Sẽ rời xa vĩnh viễn với người thôi Và: Đài vũ trụ hồn chiêm bao rạng tỏ Một nụ cười thế giới sẽ chia đôi Mỗi cảnh, mỗi vật đều in dấu nỗi phấp phỏng, lo lắng ấy. Nào là “Đường vất vả vó ngựa chồn lảo đảo”, nào là “Tờ cảo thơm như lệ ứa pha hồng”, nào là “Mình cát lạnh chân lạc đà bé bỏng - Bóng hình em tơi tả dưới trăng rằm”, nào là “Ngày đi đổ bóng sau người- Mộng hờ biết có buồn vui em về”, nào là “Bước ngại ngùng nẻo mộng mấy lần sai”… Con người quả thật bé nhỏ trước lẽ vô thường, trước những chuyển xoay của tạo vật. Trong thơ Bùi tiên sinh có thể thấy sự chuyển dịch, đổi thay của không gian, thời gian, bản chất và hiện tượng. Thời gian đi là nước đi. Hay đời người cũng đi? Bùi Giáng buộc mình ý thức trong từng sát-na sự ra đi của xác thân, của tình yêu, của vạn vật trong cõi ban sơ: Thân xương máu đã đành là ủy mị Em ở lại với đời ta em nhé Em về mấy thế kỉ sau Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không Ý thức rằng màu sương đang mòn ruỗng, chiếc lá chuyển màu, dòng nước miệt mài trôi và những yêu thương rồi cũng mất… là những ý thức tạo nên nghị lực sống thù thắng phi thường, một can đảm để chấp thuận ngang ` ngửa bể dâu, dù lắm lúc cũng dở khóc cười và chất ngất điêu linh. Nhưng … hãy mỉm cười đi, trong huỷ diệt đã sẵn mầm sự sống, trong buốt giá mùa đông “thấy rất nhiều mùa xuân mênh mông đang đi tới”: Mỗi sáng tôi nhìn mặt trời mọc trong mây, Mỗi chiều tôi nhìn mặt trời lặn trong mây, Suốt ngày tôi lắng tai nghe tiếng chim hót trong lá cây reo, Và nhìn thấy rất nhiều mùa xuân mênh mông đang đi tới. ( Nhìn thấy- Đêm ngắm trăng, trang 27) Có ý thức từng hơi thở vào ra mới thấy sự quý trọng và cần thiết của hơi thở. Bình lặng thở vào, mỉm cười thở ra, dẫu “mặt trời lặn”, “mặt trời mọc” thì hơi thở cũng trong lành và tĩnh tại. Đó là thông điệp nhuốm màu thiền, mà đã ngân nga suốt từng thời thơ Bùi Giáng. Nhìn vạn vật đổi thay, em hãy là tấm gương sáng trong để tất cả qua đi soi mình vào đó. Sống là phụng hiến, là vươn lên. Nếu em buông thả cho tất cả qua đi trong vô ý thức, cuộc đời sẽ xám đen một màu ảm đạm. Đừng tỏ ra bất cần và chẳng hề tỉnh táo để nhận diện sự mầu nhiệm xung quanh. Nhưng nếu em “đưa tay nắm bắt để cầm; (em sẽ) nghe trong chút nắng sương chầm chậm bay”. Nắng giữ chẳng được, buông thả không xong, tất cả qua đi trong ý thức. Cứ nghe chim hót, lá reo. Cứ nhìn mặt trời mọc, mặt trời lặn mỗi sớm, mỗi chiều để thấy một bình minh, một mặt trăng đang nhón gót đến gần. Đừng cố níu giữ làm gì, rồi mặt trời sẽ mọc, mặt trời sẽ lặn, mỗi ngày mỗi mới, em sẽ tìm ra đúng nghĩa một đời vui. Tha thiết cầu cứu cho chuồn chuồn, châu chấu, nguyên mộng, nguyên xuân… thơ Bùi Giáng vì vậy văng vẳng lời kêu “phản quan tự kỷ”. Chỉ với thiên nhiên huyền nhiệm, ta đã giàu có mà ta lại làm “cùng tử lang thang” đi tìm cầu mọi thứ để khi sức mòn lực kiệt mới thảng thốt gào kêu: Cố hương ơi, đường trở về sao quá xa xôi! Ôi quê hương, cố quận! Ôi, ` nguyên mộng, nguyên xuân! Cuối cùng rồi ta cũng gặp ngươi, gặp lại tình ta. Hoát nhiên ta “đại ngộ” vì sao Bùi Giáng nói: Hỏi rằng người ở quê đâu Thưa rằng tôi ở rất lâu quê nhà Hay Từ đâu ngươi đến?- Từ đây ta về Hành trình lữ thứ để quy hồi cố quận, có ai ngờ, càng đi càng xa. Hãy đi để trở về, “hãy đến đi để thấy”, “hãy như thực tri chứng”. Cũng như: Người nằm ngủ thấy gì, Thấy rất nhiều nắng lạ, Những chùm bông rất xanh, Có lẽ bông là lá. Người nằm ngủ thấy gì, Chẳng thấy gì hết cả. Ngài thử nằm ngủ đi… (Có lẽ – Mưa nguồn…tr. 359) Nắng, lá, bông ngươi thấy không như thấy. Cái ngươi thấy sẽ khác cái ta thấy. Hãy ngủ đi để thấy, hỏi có ích gì.._.hữ Hán hoặc những câu thơ hoàn toàn vô nghĩa, trong đó, chỉ có những tiếng động lanh canh lách cách của các âm, các vần, các thanh điệu va chạm vào nhau mà thôi. Có thể nói Bùi Giáng làm thơ như một người chơi cờ không nhắm tới mục đích chiếu tướng mà nhắm tới việc khám phá khả năng biến chuyển vô tận của các nước cờ. Bùi Giáng là người làm thơ thuộc loại hồn nhiên nhất trong thơ Việt Nam. Ông là kẻ làm thơ, trước hết, với chữ. Nhưng khi các từ ngữ chỉ, hay chủ yếu chỉ, liên hệ với các từ ngữ khác thì quan hệ giữa các từ ngữ ấy và hiện thực được chúng ám chỉ trở thành hàm hồ và xa xôi hẳn như cái điều các nhà hậu cấu trúc luận đã từng phân tích. Bùi Giáng, từ rất sớm, đã nhận ra điều đó. Bùi Giáng đã cảm nhận sâu sắc hơn ai hết sự bất lực của ngôn ngữ. Không phải là sự bất lực của người sử dụng ngôn ngữ mà là sự bất lực của chính ngôn ngữ. Thơ Bùi Giáng có khi là thơ về sự bất lực của ngôn ngữ. Do đó, một mặt, người ta có thể nói Bùi Giáng là nhà thơ hồn nhiên, nhưng mặt khác, người ta cũng có thể nói Bùi Giáng là một nhà thơ bi quan nhất trong lịch sử văn học Việt Nam, người đi đến tận cùng sự tuyệt vọng đối với cái gọi là chức năng phản ánh hay tái hiện hiện thực và từ đó, chức năng truyền thông và giao cảm của ngôn ngữ. Với các nhà thơ khác, ngôn ngữ là một thứ chất liệu. Với Bùi Giáng, ngôn ngữ không phải chỉ là một chất liệu mà còn là một đề tài, một cảm hứng. Bùi Giáng làm thơ không phải bằng ngôn ngữ, với ngôn ngữ mà còn về ngôn ngữ. Cái bi kịch của Bùi Giáng là ở chỗ: là người cầm bút, ông chỉ có một thứ vũ khí duy nhất phải sử dụng, đó là ngôn ngữ, một thứ vũ khí ông rất yêu, nhưng đồng thời, tự thâm tâm, khác hẳn các nhà thơ khác, ông không ngớt hoang mang hoài nghi về hiệu năng của nó. Sự đùa bỡn với ngôn ngữ thi ca bằng cách sử dụng kiểu nói lái tinh quái của quê hương ông nhiều khi thô thiển một cách cụ thể chứ không bóng bẩy kiểu Hồ Xuân Hương. Người đọc rất hay bắt gặp trong sách ông những ` cụm từ như “tồn lưu, tồn liên, liên tồn, lưu tồn, tồn ;lí tí ngọ, tồn lập tập trung, tồn lập tập hợp…để đuà nghcịh với triết học, nghịch với thi ca, nghịch với cuộc đời và nghịch ngay với chính bản thân ông: Lọt cồn trận gió đi hoang Tồn liên ở lại xin làn dồn ra ( Mưa nguồn) Trong văn học Việt Nam, hình như chưa có ai đi đến tận cùng chủ nghĩa hư vô như Bùi Giáng. Ở khía cạnh này, có thể nói Bùi Giáng là nhà thơ tiêu biểu nhất của thời kỳ chiến tranh lạnh, lúc mọi niềm tin đều bị sụp đổ.Nhiều bài thơ của Bùi Giáng có giọng thơ của thơ lãng mạn 1930 – 1945 ( Ly Tao I, Ly Tao III, Màu trời đó…) Cảm hứng chính của thơ Bùi Giáng là cảm hứng lãng mạn có màu sắc Thiền ( Chào Nguyên Xuân, Cỏ hoa hồn du mục, Dư vang…)Bùi Giáng có phong cách ngôn ngữ riêng, người ta có thể nói đến kiểu ngôn ngữ Bùi Giáng. Ông sử dụng rất nhiều từ Hán Việt bên cạnh từ thuần Việt, đó là vốn từ Hán Việt của nhà Phật và của văn chương cổ điển, đồng thời ông tạo nên những từ lạ so với vốn từ đã quen dùng. Nhiều bài, từ Hán Việt dày đặc đến nỗi trở nên rất khó đọc với độc giả bình thường: Em từ non nước Viễn Khơi Trùng lai Cố Quận chịu chơi một lần ( Em Từ) Thiệt thòi đời mộng phiêu linh Cành sương ngọc thụ tồn sinh cát ;ầm Giấc quày quả lạnh trâm anh ` Bóng đu sung rớt bến trầm luân sâu Hoài mong hiu hắt nhịp cầu Mà hương quan vắng xa màu mây trôi ( Mùa phượng cũ) Điều này giải thích tại sao thơ Bùi Giáng khó hiểu. Bùi Giáng cố ý dùng nhiều từ Hán Việt trong một cấu trúc ngữ pháp đã bị xáo trộn so với cấu trúc bình thường để tạo nên “mật ngữ” của riêng ông. Có điều lạ là tuy có nhiều từ Hán Việt nhưng thơ ông không hề cổ điển, có lẽ vì ông khai thác thi tứ, đề tài, chất liệu và tạo ra trường nghĩa mới so với thơ cổ điển chăng. Cách dùng chữ Hán Việt của Bùi Giáng rất khác Nguyễn Du. Nguyễn Du đặt từ Hán Việt bên cạnh những từ Thuần Việt sao cho người đọc dù không biết chữ Hán vẫn có thể cảm hiểu được thơ. Song sa vò võ phương trời Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng Thiên hương quốc sắc lạ thay Một toà sẵn đúc dày dày thiên nhiên Khiến đời tứ đảo tam đuên Cuồng quay đảo phụng cường kiên điên hoàng ( Gà gáy sáng- Bùi Giáng) Với Bùi Giáng, làm thơ như một trò nghịch ngợm chữ nghĩa của một con người tài hoa. Trong đoạn thơ trên rõ ràng có một bàn tay nghịch ngợm rất mực tài hoa của Bùi Giáng, xáo trộm nghịch ngợm triệt để những từ Hán Việt, chữ nghĩa trở nên xa lạ không sao hiểu được. Mật ngữ của Bùi Giáng là ` ở đó. Phong cách thơ Bùi Giáng trước hết thể hiện ở trò chơi ngôn ngữ thách đố người đọc như trong trò chơi ú tim. Bùi Giáng có khả năng biến hoá ngôn ngữ một cách tài hoa. Tôi không nghĩ đó là thi pháp, mà chỉ là sự tài hoa của ngòi bút, của cá tính sáng tạo. Thi pháp thơ Bùi Giáng nằm torng thi pháp thơ cổ điển và thơ lãng mạn. “Ầm trang sử lịch thu triền miên trôi” Ầm trang sử lịch. Hình như đây là chữ dùng đặc biệt của Bùi Giáng. Trước ông, hình như chưa có ai dùng từ sử lịch. Và kể từ Bùi Giáng, mỗi khi viết về ông, hoặc mỗi khi viết theo thể điệu của ông, ngưòi ta thường dùng từ này để nói lên cái tính lịch sử của đời sống, của con người, của một cuộc lữ, hay của một vòng quay, một vòng vận động. Có thể nhiều người trong chúng ta thấy từ ấy lạ, đầy nét Bùi Giáng, và đã tưởng người thi sĩ “cho nét chữ lên đàng quẩn quanh”. Và chúng ta cũng cho nét chữ của mình quanh quẩn lên đàng đuổi theo nét chữ của người. Điều đó cũng là hợp lý khi đi tìm hay nói về phong cách của nhà thơ. Có lẽ ít người biết rằng dù có một phong cách từ độc đáo, trong việc dùng từ “sử lịch” này, Bùi Giáng có quan niệm rõ ràng của ông. Ông sáng tạo từ “sử lịch” để diễn tả một khái niệm triết lý. Sử lịch là lịch sử nhuốm đẫm màu thời gian phôi pha thiên cổ. Tôi nhớ trong tập Mưa nguồn, Bùi Giáng có viết: Em về mấy thế kỷ sau Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không Ta đi gửi lại đôi dòng Lá rơi có dội ở trong sương mù ` Từ láy trong ngôn ngữ Việt chứa một nội hàm đặc biệt. nó như cái tạng của con người Việt Nam vậy, cứ ngỡ là bông lơn nhưng thật ra rất tinh tế và sâu sắc. nó có khả năng diễn tả đến tận cùng những uẩn khúc của tâm trạng con người. Từ láy qua lời ăn tiếng nói của người bình dân trong thơ ca dân gian là một minh chứng điển hình. Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Trần Tế Xương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Tuân… là các nhà thơ, nhà văn nổi tiếng về vận dụng từ láy trong sáng tạo nghệ thuật. chúng ta khó có thể quên lửa lựu lập lòe, quyên gọi hè quang quác quác, gà gáy tẻ tè te, vừng quế đỏ lòm lom, chí cha chí chat khua giày dép, tiếng ca nông đì đòanh chấm câu cho nhữung vần thơ yêu nước… Bùi Giáng cũng rất giỏi sử dụng từ láy. Trong thơ ông có đủ cả các dạng thức của từ láy, láy tiếng láy, thanh, láy âm vần, láy phụ âm đầu… tôi xin được ghi ra đây những dạng từ láy mang giọng điệu của riêng Bùi Giáng: Em bước tới em là con gái Việt Em bước về là Lục Tỉnh phanh phơi (Con mắt mở ra-Ngàn thu rớt hột) Người đã hỏi hấp hô trong hơi thở Đã điêu tàn sao vọng mãi dư vang (Hòang hôn vẽ bong-Mưa nguồn hòa âm) Thấy em như thấy mặt trời Lung linh dưới nguyệt rạng ngời rêu rong (Thấy em-Đêm ngắm trăng) Tuổi mười sáu bây giừo lên gấp gảy Mộng miên man là mây phủ lưng đèo ` (Những nhành mai-Mưa nguồn) Đường về đó dựng mình xuân bên lá Buổi mai nào từ ly biệt bẻ bai (Trở lại-Mưa nguồn) Màu trời đó để ngàn sương hớt hải Xuống li ti là dựng vội con đường Tơ vàng óng là đà đua đẩy nhẹ Nắng hây hẩy là hồng lên he hé Chảy vi vu là giọt nhẹ xuống vai (Tuổi trẻ-Mưa nguồn) Mùa sau thu xế Hang rừng gió thổi giòng khe Em về dây để Rạc rời tiếng cũ còn nghe (Gái buồn-Mưa nguồn) Rời rã em đi để một mình Ta nhìn trăng lại xuống bên hiên Chân bước bây giờ ta rất sợ Tiếng vọng bao giừo em nín thinh (Tàn nhẫn-Mưa nguồn) Lạc về đầu rú khe truông Vốc năm ngón nhỏ gieo buồn rã riêng ` (Phượng-Mưa nguồn) Lục Tỉnh phanh phơi, hơi thở hấp hô, rạng ngời rong rêu, gấy gảy tuổi mười sáu, mộng miên man, ly bịet bẻ bai, ngàn sương hớt hải, nắng hây hẩy, hồng he hé, chảy viv u, nghe tiếng xưa rạc rời, em đi ta rời rã nhìn trăng, buồn rã riêng..., đó là những từ láy có chức năng bổ nghĩa mang dấu ấn nghệ thuật của Bùi Giáng. Hai chữ phanh phơi đã cực tả tấm lòng rộng mở của Lục Tỉnh. Phải thẩm thấu đến tận cùng nỗi lòng người, mới nghe được hơi thở hấp hô. Tình yêu đối với em thật mãnh liệt, nhưng tình yêu ấy đã có tự lâu rồi, lâu lắm, rất lâu, đủ lâu để thời gian phủ lớp rêu phong. Giờ đây, ta thấy em và mở lớp rêu rong rạng ngời. hai tiếng gấp gảy, miên man khiến ta hình dung tuổi mười sáu thật đầy đặn. ly bịet ta nghe cũng đã nheìeu, nhưng ly biệt bẻ bai, có lẽ chỉ có ở Bùi Giáng. Nỗi buồn ly biệt đâu chỉ có vị mặn của nước mắt, nhà thơ đã thêm vào đó vị chát đắng của lòng mình. Sương, ta thấy cũng đã nhiều. Màu trời sương, thỉnh thỏang ta cũng bắt gặp ở đâu đó. Nhưng, ngàn sương li ti hớt hải vội dựng con đường, đường sương là cách nói riêng của Bùi Giáng. Những từ láy hây hẩy, he hé, vi vu đã là cho sắc hồng của nắng, nhà thơ gọi đó là sợi tơ vàng óng của trời, căng tràn nhựa sống như tình yêu tuổi trẻ. Miêu tả nỗi sầu muộn tái tê của lòng người, nhữung rạc rời, rời rã, ta nghe đã thấm, nhưung rã riêng buồn thì nỗi buồn ấy đã thấm vào xương tủy mất rồi! Đọc thơ Bùi Giáng, cái rã riêng ấy đâu chỉ vài lần: Máu trong mình mòn ruỗng / Xương trong mình rã riêng ( Bờ lúa), Bước chân giẫm sỏi trên đồi / Những thân đau khổ nhữung đời rã riêng (Tặng bạn)… Láy phụ âm đầu là một hiện tượng khác, không thể không nhắc đến trong cách sử dụng từ láy của nàh thơ: Dập dìu cành lá lắc qua / Lung lay lai láng lân la lội làn (Nàng tiên) hoặc: Về sau tôi cứ lầm lì / Hoặc hò hét hoặc hoắc huy hiêu hùng (Cái gì là nàng tiên). Hiện tượng này không mang tính nghẹ thuật, ` nhưng trong nhữung năm 70 của thế kỷ XX, đã thấy vài người làm thơ ở Sài Gòn cố gắng bắt chước, làm thơ theo cách láy âm đầu này. Xin ghi ra đây một đọan thơ trích trong Nhan sắc hôm nay, Bùi Giáng dùng từ láy rất độc đáo, để khép lại tiêu mục này: Bờ thánh thót động giòng em đi đến Làn lênh lang lau lách lại luân lưu Hoa cỏ phanh phơi đón đợi dê cừu Tung bốn vó nhịp nhàng về nhảy cởn Cho quay tít sắc bên màu ngả ngớn Cho quanh co giòng khe nước tăn teo Cho ngổn ngang gò bến đống cheo leo Cho uốn éo đường thu thêm thiên thẹo Một trong những chữ dùng độc đáo nữa của Bùi Giáng là chữ “hột”. Bùi Giáng không dùng từ hạt, mà là hột. Nó là phương ngữ, từ của người phương Nam. Hột của nhà thơ cũng lắm thú vị: hột đầm sương là chốc chốc mơ màng, hột tròn quá khứ ruổi rong, màu hoa rớt hột phù du trên ngàn, ngàn thu rớt hột chôn vùi tình nhau, tàn thu rớt hột trăm năm, ngàn thu rớt hột lũy hào tan hòang, ngànt hu rớt hột trang liều lĩnh hoa, mắt người chìm hột sao khuya, miệng người bỏ hột bên rìa mép hoang… Từ một từ vựng mang một nghĩa cụ thể, nàh thơ đã nâng lên thành nghĩa biểu tượng với nhiều màu sắc khác nhau. Không còn là hạt của hoa quả ngũ cốc, hạt nước, hạt sương… mà là cái cốt lõi bền vững của tâm can con người. Nó bền bỉ hiện diện để chứung kiến cuộc bể dâu của thời đại, của lòng người đa đoan. Và, kể từ nay, tiếng Việt ta đã có thêm một từ hột theo kiểu của Bùi Giáng. Tiếp theo là ngẫu nhĩ. Ngẫu đắc, ngẫu nhiên thăng hoa trong ngẫu hứng nghệ thuật trở thành ngẫu ` nhĩ của Bùi Giáng: về đây ngẫu nhĩ mông lung, em từ ngẫu nhĩ đa mang, nơi ấy một lần ngẫu nhĩ, một hôm ngẫu nhĩ thấy người đi giữa phố hoa, giờ ngẫu nhĩ như hồng bay em ạ, giờ khép mắt nhớ một lần ngẫu nhĩ, em từ vạn thuở long đong – gặp anh ngẫu nhĩ thuận tòng chịu chơi… Lúc trong cõi nhớ đầy cảm xúc, lúc trong dòng hồi tưởng mông lung, lúc trong nỗi hoan hỷ, lúc suy tư triết lý…, ngẫu nhĩ của nhà thơ đặt con người luôn luôn ở trạng thái tương giao. Con người không thể và không bao giờ bị tách khỏi cuộc sống. Hơn nữa, ngẫu nhĩ còn là tùy thuận, tùy duyên của nhà Phật, là cái ngẫu nhiên và tất nhiên trong triết lý của tư duy biện chứng. Vậy thì, ngẫu nhĩ rất đáng được đặt trong kho lưu trữ ngôn ngữ dân tộc. Và cuối cùng là ngôn ngữ của cái đẹp: Ta đã nhặt nhành mai kia của đá Và đã trao cho nham thạch phiêu bồng … Về tuế nguyệt bước ngao du tận tụy Người có nghe tang hải réo vô thường (Hoàng hôn vẽ bóng-Mưa nguồn) Mai sau hẹn với ban đầu Chờ nhau ngõ khác ngó màu nguyên xuân (Hẹn ước-Mưa nguồn) Mở mắt bên người tôi chẳng biết Màu sau lá có rộng bên mình Bùi Giáng có rất nhiều dạng thức ngôn ngữ dẫn ta đến cái đẹp trong cảm xúc nghệ thuật văn chương như thế. Đó là kiểu ngôn ngữ được cách điệu, ` là những bước chân trong vũ điệu lạ thường mà giai điệu của nó thóat ra từ nhịp tim của một nhà thơ biết yêu và trân trọng những giá trị của cuộc sống. Có người gọi đó là những xoang điệu hào hoa, vũ điệu balet… tôi lại muốn đặt nó một tên gọi khác: ngôn ngữ của cảm xúc thẩm mỹ bay bổng, tuyệt vời. Phong cách Bùi Giáng toát ra từ thế giới nghệ thuật của cả bài thơ. Thơ Bùi Giáng là một thế giới riêng, thế giới thơ cổ điển của hôm nay. Thế giới của nghệ thuật kết hợp với tư tưởng, của tâm thức hiển hiện trong ý thức, của câu chữ thật nói lời vô ngôn, của sự trộn lẫn tài hoa và bi thương, của thực tướng và hư huyễn. Tiếng Việt trở nên sang trọng và phong phú vô cùng, câu thơ trùng trùng nghĩa, chữ gợi chữ chữ thai nghén nghĩa mới, nghĩa gọi tâm, tâm lay động thái hứ, vang vọng mãi vào vô biên. Bùi Giáng có nhiều bài thơ hay, không chỉ câu thơ hay. “Dù sao chăng nữa, Bùi Giáng tạo ra được một mẫu ngông thời đại, sáng tạo một kiểu say sưa chán đời của thế kỷ XX, khác vớ Nguyễn Khuyến trong thế kỷ XIX và Tản Đà đầu thế kỷ XX”. Đó là kết luận của Tự điển văn học. 3.3 GIỌNG ĐIỆU 3.3.1 Giọng đối thoại Khi Bùi Giáng làm thơ, ông thường hay “gửi” đến một ai đó. Vì thế mỗi bài thơ dường như là một cuộc trò chuyện vô hình giữa người gửi và người nhận. Với ông, làm thơ, bình thơ là một cuộc đối thoại. Đối thoại với trời đất thiên nhiên hoa cỏ bốn mùa, đối thoại với người kim cổ Đông Tây, đối thoại với chính bản thân mình. Trong những vần thơ của ông, không ít lần Bùi Giáng đối với chính mình Hỏi tên rằng biển xanh dâu Hỏi quê rằng mộng ban đầu đã xa ` Gọi tên rằng một hai ba Đếm là diệu tưởng đo là nghi tâm. ( Ngày tháng ngao du) Đó là một cuộc đối thoại không theo lệ thông thường : Người thi sĩ xuất chúng xuất thần thường có phong thái khác thường. Họ nói rất ít mà nói rất nhiều. Họ nói rất nhiều mà chung quy hỗ như chẳng thẩy gì hết. Họ nói cho họ mà như nói hết cho mọi người. Nói cho mọi người mà cơ hội chẳng bận tâm gì tới chuyện thiên hạ nghe hay là chẳng nghe. (Bài viết bình thơ Tuệ sĩ – Đi vào cõi thơ). Cuộc đối thoại đó, không phải lúc nào cũng thành công. Sầu như si độn thập dư niên Liễu nhập tàn hồng cộng nhứt thiên Di mạn tằng du văn khiệp ý Hàn thiền hý lộng lục thương thiên - Cô phì cười ? - Vâng cháu phì cười. - Phì cười chuyện chi ? - Bác làm thơ như thế thì có trời mà hiểu. Có quỷ ma mà hiểu. - Nhưng tôi xin tặng cô… - Tặng cháu để làm gì. Khổ cho cháu đã đành mà còn khổ luôn cho bác nữa. - Sao gọi là khổ cho bác ? Sao gọi là khổ cho cháu đã đành ? ` - Khổ cho cháu đã đành có nghĩa là : người ta tặng cho mình cái gì mình chẳng hiểu đâu vào đâu cả, có phải là khổ không ? Sự tình thật dễ hiểu. Còn khổ luôn cho bác ? Ấy có nghĩa là : đem tặng cho người ta một cái gì mà người ta không hiểu, người ta bực bội, người ta khổ, thì mình cũng khổ theo. Sự tình cũng thật dễ hiểu. - Té ra là thế. (Ngày si độn – Ngày tháng ngao du) Hoặc, thi nhân trong cuộc đối thoại với thiên nhiên vạn vật không thành, là bởi : Nếu có gì khiếm khuyết, thiếu sót đáng tiếc, thì ấy là ở tại nơi ta, chớ không phải ở tại nơi rừng biển. Lòng ta không đủ rộng để đón nhận núi rừng (Ngày tháng ngao du). Và, đó là những cuộc đối thoại dữ dội nhất : Kẻ nào say mê "Đoạn trường tân thanh" của ông Nguyễn Du, kẻ đó khó mà trường thọ (Sở dĩ nhiên – Ngày tháng ngao du). Thơ Bùi Giáng còn là một cuộc đàm thoại miệt mài, vơi những câu hỏi liên tục và những câu trả lời không rõ rệt, vì mong lung và phổ quát, như trong bài "Tặng Mã Giám Sinh" (Bùi Giáng.193): "Hỏi tên rằng biển xanh dâu "Hỏi quê ? rằng mộng ban đầu đã xa "Gọi tên ? rằng một hai ba "đếm là diệu tưởng đo là nghi tâm Cuộc vấn hỏi này, dù xuất xứ từ ai, cũng chỉ mang lại một hồi âm mơ hồ và bất tận, liên can tới một hiện tượng biến đổi liên tục. Dù vĩ đại và trường kỳ đến mấy, sự biến đổi đó chỉ hiện hữu trong ý thức và tâm thức của thi nhân về một nhân sinh quan và vũ trụ quan luôn luôn khác biệt và khiếm khuyết. Trước hết, sự biến cách hay "sái diện" (BG.5) của cái "ta" nơi Bùi Giáng theo diễn tiến một sự kết cấu qua thể hủy tạo hay phá thể ` (déconstruction-défiguration) đa diện và đa trạng. Đó là một trào lực có khuynh hướng vừa ly tâm, vừa hướng tâm, nhằm phá vượt hai chiều những biên giới bản thể, để chủ thể trở thành khách thể, cái "ta" trở thành "không- ta", thành "mình", thành "em", hoặc ngược lại, trong một thế tách-nối vô định và bao quát liên hệ tới nhân thể, như trong câu: Nhìn em như thể nhìn người ... Nhìn người như thể nhìn ta Tự mình nâng cốc rót ra rót vào (Bùi Giáng, 1995) hoặc: Nhớ quên người nhớ quên người Tầm sương sái diện ai người ai ta (Bùi Giáng.1995). Đặc biệt là hiện tương người "láng giềng": đó là vị thế của một thứ tha nhân, vừa xa lạ, vừa gần gũi, ở bên kia hàng rào, nhưng lại bên cạnh vách tường, từng sống giáp ranh như những mảnh "ta" chia cách, nhưng vẫn còn luyến tiếc tâm giao: Láng giềng tâm sự là ta với mình Trong quan niện tách-nối này, thi nhân có lúc cảm thấy bớt lẻ loi, đỡ cô đơn, vì có khả năng "khuếch xung" thành những thân phận khác. Nhờ đó, thi nhân thẩm thấu được những cảnh huống đa thể, đôi khi như mâu thuẫn với chính mình: sống hộ người khác; sống qua người khác; hoặc sống-bên-cạnh và lạc lõng ngay chính bản thân mình. Cũng như sống và không sống, đôi khi chi là một cảm giác, một quan niệm hai bề. Đó là viễn tượng "trùng khơi" qua những bản thể và trạng huống tư duy khác nhau thành những trào lực dây ` chuyền tiếp nối. Ngay với tại bản thể, sự "sái diện" của cái "ta" cũng là một hiện tượng "điệp trùng" nhân cách, được thể hiện qua tâm thức và ấn tượng đa diện từ chính bản thân mình. Cái "ta" đó luôn luôn là môi trường xung đột hoặc gặp gỡ của những tâm trạng tỉnh và say, điên cuồng và sáng suốt, vui và buồn, lẫn lộn. Đôi khi tình, tỉnh và điên cũng có thể tiếp ứng nhau một cách kỳ diệu để trở thành thứ "tình điên...chơi vơi" so với "tình không điên" cũng đầy hỗn mang -- tĩnh và loạn cùng một nơi, và có thể cùng một lúc. Đảo điên đôi khi lại tách biến thành "cuồng mộng" , thành "niềm vui vô hạn" và "niềm đau vô lượng" (trong một thể luân phiên hư hư thực thực: "Vui quá giả bộ buồn". Sự sái diện của cái ta đảo điên đôi khi còn đi song song với hiện tượng "khuếch xung" và phản "khuếch xung", qua những giai đoạn so sánh hay ám chỉ dí dỏm như sau: Điên cuồng mà tưởng nên thơ Cuồng điên mà tưởng làm thơ như thần Phải chăng đây là những lời tự mỉa mai (phản khuếch xung), hay tự tâng bốc (khuếch xung), nói thế nào cùng đúng, và cũng có thể sai, vì làm sao biết được thi nhân điên hay không điên, thơ hay thẩn, thần hay ngợm ? Sự "sái diện", "điệp trùng" và "khuếch xung" của cái "ta" trong thơ Bùi Giáng, không những chỉ có tính cách thuần nhân, liên hệ tới ta và không-ta, mà còn thẩm thấu xuyên qua các giới sinh vật, qua thiên nhiên, trong một vòng "trùng sinh thái thậm". Có lúc thi nhân muốn truy dụng cái phong độ của "tuổi cọp" mình để đủ bản lãnh "giữ mộng đười ươi". hoặc theo "ngựa về núi đá đầu thai" . Cũng có lúc thi nhân như có thể thu kết được cả vũ trụ, thấy "mưa gió trong thân", hoặc nghe "mùa Sự "sái diện", "điệp trùng" và "khuếch xung" từ nhân sinh quan tới vũ trụ quan luôn luôn ám ảnh Bùi Giáng đến nỗi thi nhân đã phải thốt lên: ` Từ đó về sau Trẫm đau đớn thiết tha Và không còn biết mình là cái gì nữa cả Nhưng sự tách-biến hoặc phá thể siêu hình này không hoàn toàn đưa đến sự khước từ nhân cách hoặc tự hủy trong tư tưởng, mà lại có ích dụng hoặc chức năng làm rẫy và mở đường phóng toả, nhằm truy dụng những "ngõ ban sơ", như thể tìm kiếm "dấu" tích của một nguồn gốc xa xưa; như để tìm lại huyền sử trong "trang phai cỏ". Nguồn gốc của bản thể trong ta và ngoài ta được Bùi Giáng gọi chung là quê quán của "mộng ban đầu đã xa", là "cố quận" vừa thực thể dưới hình thức tương tự của "phố cũ", hoặc "viễn phố", vừa trừu tượng như quan niệm "nguyên thủy của không gian và thời gian vô tận, của những "nghìn xa vắng “ còn phảng phất mơ hồ trong tiềm thức nhân loại. 3.3.2 Giọng bông đùa Thơ Bùi Giáng, ngay từ thuở đầu đã rong chơi, lãng mạn, đã tinh nghịch, nhẹ nhàng, hóm hỉnh, luôn luôn là những lời vấn đáp lẩn thẩn về ý nghĩa cuộc đời, về lẽ tồn sinh, về những chuyện phù du, dâu bể, ẩn khuất một dục tình khép mở Xuân Hương: Cá ở ngoài khe có ít nhiều Cồn lau cỏ lách có hoang liêu Em về có hỏi răng ri rứa Nhắm mắt đưa chân có bận liều. (Bờ trần gian) hoặc: Bỏ hai chân xuống một vùng Nước truông là lá thu rừng xuống khe. (Bỏ hai chân) ` Thơ Bùi Giáng tự nhiên và mang phong vị hài hước, hóm hỉnh. Triết lý trong cuộc chơi và kiếm tìm ngôn từ của Bùi tiên sinh cuối cùng chỉ còn lại mấy chữ "vui thôi mà!" cứ ngỡ rằng ai hiểu thế nào cũng được. ` KẾT LUẬN Bùi Giáng là một hiện tượng độc đáo trên thi đàn văn học dân tộc, cụ thể ở địa phận miền Nam vùng bị giặc tạm chiếm, vào nửa cuối thế kỷ XX. Xác định vị trí của tác giả phải đặt họ vào trong thời đại mà họ sống, xét những đóng góp tích cực của họ đối với nền văn học nước nhà. Luận văn không có tham vọng xây tòa nhà to lớn cho thơ Bùi Giáng, nhưng quả thật, nhà thơ rất xứng đáng có một chỗ đứng vững chắc trong lòng người yêu thơ. Thơ ông, lời khen tiếng chê đều có đủ. Để cảm nhận chính xác hồn thơ Bùi Giáng, bạn đọc cần phải gạn đục khơi trong, khách quan và khoa học trong đánh giá và nhận định về con người cũng như văn nghiệp Bùi Giáng. Thật khó để có một Bùi Giáng chung cho tất cả mọi người, tuy nhiên, đã là Bùi Giáng, ắt hẳn tên tuổi đó xứng đáng là một hiện tượng. Trong tập Mưa nguồn, Bùi Giáng có viết: Em về mấy thế kỷ sau Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không Ta đi gửi lại đôi dòng Lá rơi có dội ở trong sương mù Bùi Giáng đã ra đi rồi. Nhưng vầng trăng ông để lại vẫn mãi nguyên một màu sơ thuỷ. Những lá hoa cồn hay những dòng chữ mà ông để lại cho đời vẫn thấp thoáng mãi trong những bóng sương mù của thi ca, của hồn nguyên tiêu ngày cũ. Mãi mãi, chúng sẽ còn để ngân lại trong lòng những ngưởi yêu quý ông những tiếng gọi trở về. Trở về bến sơ đầu của những cơn mưa nguồn ngày cũ, của những bài ca quần dảo hoang vu, của những lời cố quận mịt mù gang tấc. Hẳn đã nhiều lần trong cuộc tồn sinh của mình, Bùi ` Giáng đã nhận thấy rằng quê hương của ông, cố quận của ông đã không còn như xưa nữa. Dù quê hương hay cố quận đó được hiểu như thế nào đi nữa thì ông cũng đã “chết nhiều lần trong trận sống”, và trong cuộc đời này, hình như nhiều lúc ông đã lạc mất lối về. Bởi thế, để tìm đường về của những đường xưa lối cũ của những Hồn Nguyên Tiêu, có lẽ người thi sĩ ấy chỉ còn có thể tìm về và tìm vào trong những cuộc chiêm bao: Hỗn mang về giữa hiên nhà Bây giờ cố quận tên là chiêm bao ( Rưọu uống, Mưa nguồn ) Bùi Giáng đã ra đi vào cõi thiên thu vĩnh biệt, thân ngũ uẩn trả về cho cát bụi: Bỏ trăng gió lại cho đời Bỏ ngang ngửa sóng giữa lời hẹn hoa? (Mắt buồn - Mưa nguồn) Nhưng trên tinh thần tư tưởng nhà thơ thì thật sáng láng bao la, dù biết trần gian này là phiền não, tối tăm, khổ đau mà vẫn vui vẻ NGUYỆN đi vào cõi người: Tôi sẽ tiếc thương trần gian mãi mãi Vì nơi đây sống đủ vui sầu (Phụng Hiến - Bùi Giáng) ` TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bùi Giáng-Mưa nguồn-NXB Văn học 2002 2 Bùi Giáng -Lá hoa cồn-NXB Sài Gòn 3 Bùi Giáng -Ngàn thu rớt hột-Màu hoa trên ngàn 4 Bùi Giáng -Bài ca quần đảo-Nguyễn Đình Vượng-1973 5 Bùi Giáng -Sa mạc phát tiết-NXB An Tiêm-Saigon 1963 6 Bùi Giáng -Đêm ngắm trăng-NXB Trẻ TPHCM-1997 7 Bùi Giáng -Chớp biển-Saigon-Anaheim-Koln 1996 8 Bùi Giáng -Mười hai con mắt-NXB Văn học 2000 9 Bùi Giáng -Mưa nguồn hòa âm-Saigon 1973 10 Bùi Giáng -Như sương-NXB Trẻ Tp HCm 1998 11 Bùi Giáng -Rong rêu-NXB Đà Nẵng 1995 12 Bùi Giáng -Thơ vô tận vui-NXB Thuận Hóa 2004 13 Bùi Giáng -Thi ca tư tưởng-NXB Ca dao Saigon 1969 14 Bùi Giáng -Ngày tháng ngao du-NXB An TIêm Saigon 1971 15 Bùi Giáng -Đi vào một cõi thơ-NXB Ca dao Saigon 1969 16 Bùi Giáng -Mùa thu thi ca-NXB An Tiêm Saigon 1970 17 Bùi Giáng -Một vài nhận xét về Truyện Kiều, Phan Trần, Thúy Vân, Lục Vân Tiên, Chinh phụ ngâm, Quan âm Thị Kính, Bà Huyện Thanh Quan-NXB Hội nàh văn 1998 18 Bùi Giáng -Martin Heidegger và tư tưởng hiện đại-NXB Văn học 2000 19 Đinh Vũ Thùy Trang-Bùi Giáng, một cuộc đời, một cõi thơ-luận văn thạc sĩ 2000 ` 20 Nguyễn Văn Quốc-Đặc điểm nghệ thuật ngôn từ trong thơ Bùi giáng-luận văn cử nhân 2004 21 Trương Thị Mỹ Phượng, Thơ Bùi Giáng, Luận văn thạc sĩ văn học, 2007 22 Giai phẩm Văn-Số đặc biệt về nhà thơ BG tháng 5/1973 23 Tạp chí Thời Văn-số đặc tuyển về thi sĩ BG số 19, tháng 6/1977 24 Tưởng nhớ thi sĩ Bùi Giáng-NXB Trẻ TpHCM 1999 25 Trường Vũ Thiên An-Thử một lần đối diện với thơ và con người thơ Bùi Giáng-Tạp chí Kiến thức ngày nay số 41, trang Chân dung văn học 26 Sư nữ Trí Hải-Thông điệp của thơ-Bài nói chuyện buổi tưởng niệm thi sĩ Bùi Giáng tại tịnh thất TH VVạn Hạnh 8/10/1998 27 TS Nguyễn Công Lý, ThS Đặng Ngọc Như-Thơ Bùi Giáng: Đôi điều cảm nhận-Tạp chí Nha Trang số 81, tháng 6/2002 28 Trần Trung Phượng- Bùi Giáng,kẻ đùa giỡn với tư tưởng-Báo Tia sang số 61 29 Trần Đình Thu-Một năng lực phi thường của kẻ súôt ngày rong chơi-Bài thơ lạ lung của anh chăn bò-Dịch giả tài hoa nhưung không bình thường-Ngày tháng ngao du-Văn chương Bùi Giáng trong những cuốn sách đầu tiên-Những người phụ nữ đẹp thóat trần- Bùi Giáng có phải là một người điên không-Báo Thanh niên các số tháng 3/2005 30 Đặng Tiến-Thơ là hạnh phúc- Bùi Giáng nguồn xuân-Hòai vọng tìm về thiên tính con người-Báo Thanh Niên các số tháng 3/2005 31 Cung Văn Nguyễn Vạn Hồng-Bàng Giúi tiên sinh-Phóng túng hình hài, ngang tang tính mệnh-Báo Thanh Niên các số tháng 3/2005 ` 32 Hòang Kim-Ngây thơ trong cõi người ta-Thăng hoa cuối đời và lá thư tình chưa công bố-Báo Thanh Niên các số tháng 3/2005 33 Nguyễn Khắc Mai-Nén hương thắp cho chàng Bội Lan hiện đại- Báo Tuổi trẻ chủ nhật 18/10/1998 34 Trần Huệ Hiền –Bùi Giáng,viên ngọc quý. 35 Tần Hòai Dạ Vũ- Bùi Giáng còn ở lại 36 Từ điển văn học-NXB Thế giới 2004 37 Biên tập dựa theo tài liệu của Ủy ban thống nhất trung ương và Tổ văn học miền Nam-Viện văn học-Vài nét tình hình chung và tình hình văn học vùng tạm chiếm miền Nam Việt Nam 38 Huy Tâm-Những hàng châu ngọc trong thi ca hiện đại ( 1933- 1963)-1969 39 Phan Cự Đệ chủ biên-Lý luận phê bình văn học miền Trung kỷ XX-NXB Đà Nẵng 40 Bọn Nhân Văn Giai Phẩm trước tòa án dư luận-NXB Sự Thật 1959 41 Minh Huy-Những khuynh hướng thi ca Việt Nam (1932-1963)- Lãng mạn-Tượng trưng-Tả thực-Hiện sinh-1962 42 Phần đóng góp của văn học miền nam những bước đầu của báo chí, tiểu thuyết và thơ mới-NXB Lửa Thiêng 1975 43 Tạ Ty-Mười khuôn mặt văn nghệ-NXB Kim Lai 1970 44 Tủ sách Khoa Ngữ Văn-báo chí ĐH KHXH-NV TPHCM –Thơ- Nghiên cứu-Lý luận-Phê bình-NXB ĐHQG TPHCM 2003 45 Hà Minh Đức-Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt nam hiện đại- NXB Giáo dục 1998 46 Trần Đình Sử-Những thế giới nghệ thuật thơ-NXB ĐHQG Hà Nội 2001 ` 47 Từ trong di sản-NXB Tác phẩm mới-Hội nàh văn Việt Nam-Hà Nội 1981 48 Phương Lựu-Về quan điểm văn chương cổ Việt Nam-NXB GD 1985 49 Đỗ Văn Hỷ-Người xưa bàn về văn chương-NXB KH XH Hà Nội 1993 50 Trầ Trọng Đăng Đàn-Văn học thực dân mới Mỹ ở miền Nam những năm 1954-1975- NXB Sự Thật 1991 51 Roman Jakobson-Cao Xuân Họa dịch-Ngôn ngữ và thi ca 52 Thế Phong-Chiêu niệm bốn nhà văn Saigon 1969 53 Những nhà văn hôm nay-NXB Nhà văn Việt Nam 1969 54 Phương Lựu-Từ văn học so sánh đến thi học so sánh-NXB Văn học Hà Nội 2002 55 Đỗ Đức Hiếu-Đổi mới đọc và bình luận-NXB Hội nhà văn Hà Nội 1999 56 Nguyễn Đăng Điệp-Giọng điệu trong thơ trữ tình-NXB Văn học 2002 57 Phan Ngọc-Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ-NXB Trẻ 2000 58 Phương Lựu-Tiếp tục khơi dòng-NXB Văn học 2001 59 Tzvetan Todorov-Đào Ngọc Chương dịch-Mikhail Bakhtin- Nguyên lý đối thoại-NXB ĐHQG TpHCM 2004 60 Hòang Ngọc Hiến-Văn học… gần và xa-NXB GD 2003 61 Trần Đăng Xuyền-Nhà văn hiện thực đời sống vào cá tính sang tạo-NXB Văn học 2002 62 Nguyễn Thanh Hùng-Đọc và tiếp nhận văn chương-NXB GD 2002 ` 63 Trần Đình Sử-Một số vấn đề thi pháp học hiện đại-Bộ GD và ĐT-Vụ GV hà Nội 1993 64 Bùi Văn Nguyên-Hà Minh Đức-Thơ ca Việt nam hình thức và thể loạii-NXB ĐHQG Hà Nội 2003 65 Nguyễn Bá Thành-Tư duy thơ và tư duy thơ Việt Nam hiện đại- NXB Văn học 1996 66 NGô Văn Phú-Chuyện văn chuyện đời-NXB Lao Động Hà Nội 2004 67 Thơ Mới 1932-1945 tác giả và tác phẩm-NXB Hội nhà văn 1998 68 Tạp chí Sáng tạo-số 1,2,3(1956), 4,5(1957),16-27(1958), 2831(1959), 17(1960) 69 Tạp chí Nghiên cứu phê bình Văn học số 1(1967),5,6(1968),110(1972) 70 Nguyễn Dược-Trung Hải-Sổ tay địa danh Việt Nam-NXB GD 2005 71 Trần Thái Đỉnh –Triết học hiện sinh -NXB SG 1969 72 Nguyên Sa-Một bông hồng cho văn nghệ-NXB Trình bày 1969 73 Đinh Hùng-Đốt lò hương cũ-NXB Lửa thiêng 1971 74 Nguyên Sa-Mây bay đii-NXB Trí Dũng 1967 75 Nguyên Sa-Thơ-NXB K.D 1963 76 Vũ Hòang Chương-Ta đợi em từ ba mươi năm-NXB An Tiêm 1971 77 Trần Hữu Tá-Nhìn lại một chặng đường văn học-NXB TPHCM 2000 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA7520.pdf