Tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Đan Phượng – thành phố Hà Nội: ... Ebook Đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Đan Phượng – thành phố Hà Nội
106 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2296 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Đan Phượng – thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Đất là vật thể tự nhiên hình thành do tác động tổng hợp của các yếu tố: đá mẹ, khí hậu, địa hình, sinh vật, thời gian và con người. Tất cả các loại đất trên Trái Đất được hình thành sau một quá trình thay đổi lâu đời trong thiên nhiên. Chất lượng của đất phụ thuộc vào đá mẹ, khí hậu, địa hình, sinh vật sống trên mặt đất và trong lòng đất.
Trong tiến trình lịch sử của xã hội loài người, con người và đất đai ngày càng gắn kết chặt chẽ với nhau. Đất đai trở thành nguồn của cải vô tận của con người, con người dựa vào đó để tạo ra sản phẩm nuôi sống mình.
Trong nông nghiệp, đặc biệt là trong ngành trồng trọt, đất có vị trí hết sức quan trọng. Ở đây, đất không chỉ là chỗ đứng, chỗ tựa của lao động như các ngành khác mà còn cung cấp nước, thức ăn cho cây trồng và thông qua sự phát triển của cây trồng tạo thức ăn cho chăn nuôi phát triển. Với ý nghĩa đó trong nông nghiệp đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt, là cơ sở tự nhiên sinh ra mọi của cải vật chất cho xã hội. Đúng như Các Mác đã nói: “Đất là mẹ, lao động là cha của mọi của cải vật chất” [6].
Việt Nam là một đất nước Nông nghiệp với khoảng hơn 70% dân số sống bằng nghề nông, nên càng thấy được tầm quan trọng của đất đai. Vì vậy, việc tổ chức sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đảm bảo cho nền nông nghiệp phát triển bền vững.
Cùng với tiến trình Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, diện tích đất sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm dần do chuyển sang các mục đích sử dụng khác, trong khi dân số ngày càng tăng. Vì thế để đáp ứng được yêu cầu về lương thực thực phẩm trong nước, đồng thời cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu cần phải có nền nông nghiệp vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa sử dụng đất bền vững trên cơ sở phát triển sản xuất hàng hóa.
Đan phượng là huyện ngoại thành của thủ đô Hà Nội, địa hình bằng phẳng, đất phù sa, độ phì khá, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, nhân dân có kinh nghiệm sản xuất, đặc biệt gần thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa. Định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa là hết sức cần thiết trong nền kinh tế thị trường.
Được sự đồng ý của khoa Tài nguyên và Môi trường, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Hà Thị Thanh Bình, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Đan Phượng – thành phố Hà Nội”.
1.2 Mục đích
Xác định các loại hình sử dụng đất và các kiểu sử dụng đất có hiệu quả cao và đề xuất hướng sử dụng đất với các cây trồng hàng hóa phù hợp với điều kiện vùng nghiên cứu.
1.3 Yêu cầu
- Phân tích được điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ cây trồng nông nghiệp hàng năm;
- Nắm được hình thức tiêu thụ và mức độ tiêu thụ nông sản hàng hóa;
- Phân tích các loại hình và các kiểu sử dụng đất chính của vùng nghiên cứu;
- Đề xuất các loại hình và các kiểu sử dụng đất vừa cho hiệu quả cao vừa bền vững cho vùng nghiên cứu.
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Khái quát về đất nông nghiệp và tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và trong nước
2.1.1 Đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp [19], [20].
Theo điều 13 Luật đất đai Việt Nam năm 2003, đất đai được chia thành 3 nhóm lớn là: nhóm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.
Đất nông nghiệp bao gồm: Đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm hay đất canh tác, đất trồng cây lâu năm), đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác. Đất nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đất nông nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất và làm ra sản phẩm cần thiết nuôi sống con người.
2.1.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới
Hiện nay, tổng diện tích đất tự nhiên trên thế gới là 148 triệu km2. Đất đai phân bố không đều giữa các châu lục và các nước (châu Mỹ chiếm 35%, châu Á chiếm 26%, châu Âu chiếm 13%, châu Phi chiếm 20%, châu Đại Dương chiếm 6%). Diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm khoảng 10% tổng diện tích tự nhiên [40]. Bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người của thế giới hiện nay chỉ có 0,23 ha, ở nhiều quốc gia khu vực châu Á Thái Bình Dương là dưới 0,15 ha, ở Việt Nam chỉ còn 0,12 ha. Theo tính toán của Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO), với trình độ sản xuất trung bình hiện nay trên thế giới, để có đủ lương thực, thực phẩm, mỗi người cần có 0,4 ha đất canh tác [35].
Đất đồi núi trên thế giới chiếm 50,6%, riêng ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương diện tích đất dốc chiếm 54,5% đất nông nghiệp [1].
Châu Á, nhất là khu vực Nam Á, được coi là điểm nóng của thế giới trong vấn đề thiếu dinh dưỡng và an ninh lương thực. Mặc dù chiếm ½ dân số nhưng chỉ có 20% đất nông nghiệp toàn cầu. Đất đồi núi ở châu Á chiếm khoảng 35% tổng diện tích. Tiềm năng đất trồng trọt nhờ nước trời nói chung là khá lớn khoảng 407 triệu ha, trong đó xấp xỉ 282 triệu ha đang được trồng trọt và khoảng 100 triệu ha chủ yếu nằm trong vùng nhiệt đới ẩm của Đông Nam Á. Phần lớn diện tích này là đất dốc, chua nhiệt đới, khoảng 40- 60 triệu ha trước đây vốn là rừng tự nhiên che phủ, nhưng đến nay do hoạt động của con người nên rừng đã bị phá và thảm thực vật đã chuyển thành cây bụi và cỏ dại [5].
Bước vào thế kỷ XXI dân số ngày càng tăng, kéo theo nhu cầu của con người tăng lên đã gây sức ép lớn đến quỹ đất, đặc biệt là đất nông nghiệp.
Dân số tăng và diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp để nhường chỗ cho đô thị và công nghiệp phát triển, nên theo dự báo diện tích đất canh tác tính trên đầu người ở châu Á sẽ giảm từ 0,15ha xuống còn 0,08ha vào những năm 2020. Dân số Trung Quốc mỗi năm tăng thêm hơn 17 triệu người, trong khi đó đất nông nghiệp mỗi năm giảm đi 400.000 ha vì công nghiệp hóa và đô thị hóa [27].
Ngày nay, vấn đề thoái hóa đất và hoang mạc hóa là một trong những vấn đề mà nhiều quốc gia đang phải đối mặt và giải quyết nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực. Xói mòn là một trong những nguy cơ quan trọng nhất dẫn đến suy thoái các vùng đất nông nghiệp của thế giới. Đất khô cằn có ở mọi khu vực, chiếm hơn 40% bề mặt Trái Đất. Theo ước tính, có khoảng 10 – 20% diện tích đất khô cằn đã bị thoái hóa [40]. Trên thế giới hiện có 2.000 triệu ha đất đã và đang bị thoái hóa, trong đó có 1.260 triệu ha tập trung ở châu Á, Thái Bình Dương [35].
Hàng năm, trên toàn thế giới có khoảng 11 – 13 triệu ha rừng bị chặt phá làm ảnh hưởng đến đất [40]. Theo viện Nghiên cứu Thế giới (1985), diện tích đất bị xói mòn trên các vùng đất trồng trọt của 4 nước sản xuất lương thực chính của thế giới như Mỹ, Liên Xô (cũ), Trung Quốc, Ấn Độ chiếm 52% diện tích đất nông nghiệp [38].
Vì vậy, việc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả là một trong những điều kiện quan trọng nhất để phát triển nền kinh tế quốc dân một cách nhanh chóng và bền vững.
2.1.3 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam
Theo số liệu thống kê năm 2007, tổng diện tích tự nhiên của cả nước là 33.121,2 nghìn ha, diện tích đất nông nghiệp là 24.696 nghìn ha (chiếm 75% tổng diện tích tự nhiên). Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người 0,29 ha/người [7]. Hiện nay việc sử dụng đất nông nghiệp của cả nước đang đứng trước thời cơ mới. Nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao được đưa vào sản xuất mang lại lợi ích kinh tế cho người nông dân. Diện tích trồng lúa năm 2007 cho năng suất khá ổn định do có khoảng 80% diện tích là đất trồng lúa tưới, chỉ có 20% là đất phụ thuộc vào mưa [9].
Việt Nam là một quốc gia đất chật người đông, mật độ dân số thuộc loại cao trong các nước ASEAN và trên thế giới. Năm 1996 mật độ dân số trung bình của các nước ASEAN là 106,7người/km2 thì Việt Nam 227,7người/km2, chỉ thấp hơn Philippin (239,3người/km2) và Singapo (483,9người/km2) [43]. Hiện nay, mật độ dân số nước ta đã tăng lên là 257 người/km2 [29].
Tính trong thời gian từ 1985 - 2000, diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng từ gần 7 triệu ha lên hơn 9 triệu ha. Diện tích đất nông nghiệp tăng thêm chủ yếu thuộc các vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích đất lâm nghiệp tăng từ hơn 9 triệu ha năm 1985 lên 11 triệu ha vào năm 2000 [28].
Diện tích đất chuyên dùng tăng từ 972 nghìn ha năm 1990 lên 1,5 triệu ha năm 2000, diện tích đất chuyên dùng tăng ở tất cả các vùng trong cả nước cho mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, khu công nghiệp. Diện tích đất chuyên dùng tăng lên đã góp phần làm giảm tốc độ tăng diện tích đất nông nghiệp [28].
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong 7 năm qua (2001 - 2007) có trên 500.000 ha diện tích đất nông nghiệp đã được chuyển sang đất phi nông nghiệp, chiếm 5% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng, bình quân mỗi năm diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi trên 71.000 ha. Theo tính toán trung bình cứ 1ha đất thu hồi, sẽ làm hơn 10 lao động nông dân thất nghiệp, đặc biệt, đất nông nghiệp bị thu hồi chuyển sang mục đích đô thị hóa và công nghiệp hóa năm sau luôn tăng hơn năm trước. Chỉ tính trong năm 2007, diện tích đất trồng lúa của cả nước đã giảm 125.000 ha [14].
Trong cơ cấu diện tích đất chuyên lúa, diện tích lúa 2 đến 3 vụ tăng do hoàn thiện hệ thống thủy lợi, giống mới có thời gian sinh trưởng ngắn được đưa vào hệ thống thâm canh, tăng vụ và đa dạng hóa cây trồng. Sản xuất nông nghiệp đã dần chuyển theo hướng tăng diện tích cây lâu năm có hiệu quả kinh tế cao, giảm diện tích các loại cây hàng năm trên đất dốc. Tuy nhiên, trong cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tỷ lệ diện tích đất cây hàng năm vẫn còn chiếm trên 60%, mặt khác khả năng tăng diện tích đất canh tác từ diện tích đất chưa sử dụng sẽ khó khăn trong thời gian tới [28].
Dự báo đến năm 2010, dân số nước ta cũng tăng từ hơn 77,635 triệu người (năm 2000) lên 86,408 triệu người (năm 2010) đã gây áp lực đối với đất nông nghiệp. Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người của cả nước lại có xu hướng giảm [35].
Những năm vừa qua, trong làn sóng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, nhiều diện tích đất nông nghiệp đã được chuyển đổi thành những khu công nghệ, các nhà máy, khu chung cư...vì lẽ đó mà diện tích đất phục vụ cho nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Tại các địa phương việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang phục vụ cho công nghiệp diễn ra khá rầm rộ, hàng nghìn hécta đất nông nghiệp màu mỡ bị mất đi.
Theo thống kê 50% số đất nông nghiệp bị thu hồi trong thời gian qua nằm trong những vùng canh tác trọng điểm, khu vực đông dân, có tốc độ phát triển nhanh. Điển hình là khu vực đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ đất bị thu hồi nhiều nhất với 4,4%. Trong đó, 80% diện tích này thuộc loại đất màu mỡ.
Tại Bắc Ninh, tổng sản lượng lúa trong vài năm trở lại đây đã giảm mạnh do đất nông nghiệp giảm. Năm 2008, diện tích đất trồng trọt còn hơn 42.000 ha. Tại thành phố Hà Nội bình quân một năm giải phóng mặt bằng gần 1.000 ha, trong đó chiếm tới 80% là đất nông nghiệp. Theo dự kiến năm 2008, Hà Nội sẽ thu hồi 1.500 ha, trong đó 904 ha đất 2 vụ lúa [12].
Diện tích đất canh tác của Việt Nam hiện thấp nhất thế giới, chỉ khoảng 0,12 ha/người trong khi của Thái Lan là 0,3 ha/người. Tuy nhiên, việc giữ đất lúa không dễ khi Việt Nam vẫn đang thiếu bản quy hoạch cụ thể về đất nông nghiệp [9].
Qua khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997 cho thấy, không có giá trị sản phẩm công nghiệp nào so được với giá trị 1 tấn lúa gạo. Hơn lúc nào hết, đất lúa “kêu cứu” là một thực trạng trong khi diễn biến khí hậu đang làm cho sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn hơn. Từ đầu năm 2008, giá gạo trên thị trường thế giới liên tục tăng và đã lâu rồi, vấn đề an ninh lương thực toàn cầu lại được xới lên. Trên thế giới, ngay các nước giàu vẫn bỏ tiền ra giữ đất trồng lúa, vậy Việt Nam là nước nông nghiệp với nền văn minh lúa nước cần giữ gìn bảo vệ diện tích đất lúa [9].
Bên cạnh việc giảm diện tích đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa, thì vấn đề suy thoái chất lượng đất nông nghiệp cũng đang là vấn đề nhức nhối. Tình trạng suy giảm chất lượng đất nông nghiệp do rửa trôi, xói mòn, khô hạn và sa mạc hóa, mặn hóa, phèn hóa, chua hóa, ô nhiễm…Những tác động tiêu cực trên ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 50% diện tích đã và đang sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng là thách thức to lớn đối với phát triển nông nghiệp bền vững ở nước ta. Mặt khác, việc sử dụng đất còn lãng phí, chỉ tính riêng ở 68 nông trường quốc doanh và 33 vùng kinh tế mới và chuyên canh trước đây đã có trên 30.000 ha sau khi khai hoang lại bị bỏ hóa trở lại, không đưa vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp [35].
Ở Việt Nam hiện có 16,7 triệu ha bị xói mòn, rửa trôi mạnh, chua nhiều, 9 triệu ha có tầng đất mỏng và độ phì thấp, 3 triệu ha đất thường xuyên bị khô hạn và sa mạc hóa, 1,9 triệu ha đất bị phèn hóa, mặn hóa mạnh [35].
Cả nước có khoảng 9,35 triệu ha đất nông nghiệp bị thoái hóa. Các tỉnh thuộc khu vực Nam Trung Bộ có hàng trăm ngàn ha đất khô hạn vĩnh viễn hoặc khô hạn theo mùa và gần như trở thành hoang hóa. Tại các tỉnh ven biển miền Trung có gần 500 nghìn ha cát tạo thành các đồi cát di động theo sức gió trong các mùa mưa bão và gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sản xuất nông lâm nghiệp [10].
Đất đai vùng ven sông lớn, ven biển, tại nhiều nơi ở miền núi có những trường hợp đã không kịp thời có chính sách giải quyết sớm, gây nên tình trạng “vô chủ” và “lắm chủ” hoặc tranh chấp gây bất lợi cho sản xuất, ảnh hưởng đến đòan kết nông thôn. Việc sử dụng quỹ đất công ở nhiều nơi chưa có sự quản lý tốt, vừa tạm bợ, vừa máy móc, kết qủa sinh lợi kém, không thống nhất quy mô đất cũng đang gây ra nhiều tiêu cực trong quản lý và sử dụng [40].
Trong quá trình sử dụng đất, do chưa tìm được các loại hình sử dụng đất hợp lý hoặc kiểu sử dụng đất hợp lý cũng gây ra hiện tượng thoái hóa đất như vùng đất dốc mà trồng cây lương thực, đất có hàm lượng dinh dưỡng thấp lại không luân canh với cây họ đậu.
Vì vậy, vấn đề sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm trở thành mục tiêu bao trùm nhất trong quản lý sử dụng đất.
2.2 Lịch sử phát triển nông nghiệp và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp
2.2.1 Lịch sử phát triển nông nghiệp
2.2.1.1. Sơ lược lịch sử phát triển nông nghiệp
Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất cổ nhất, có một lịch sử cách đây ít nhất 10.000 năm, khi mà các bộ lạc nguyên thủy ở đầu thời kỳ đồ đá mới. Dân số mới chỉ có gần 1 triệu người sống rải rác trên các lục địa.
Spedding (1979) đã định nghĩa nông nghiệp như sau: “Nông nghiệp là một loại hoạt động của con người được tiến hành chủ yếu để sản xuất ra lương thực, sợi, chất đốt cũng như nhiều loại nguyên liệu khác bằng sự cân nhắc kỹ lưỡng và sử dụng có điều khiển cây trồng và vật nuôi”.
Markov (1972) cho rằng yếu tố quyết định sự phát triển của nông nghiệp là công cụ lao động, mà trước hết là công cụ làm đất. Căn cứ vào sự tiến bộ của công cụ làm đất, tác giả đã chia lịch sử phát triển nông nghiệp ra thành 5 giai đoạn:
- Chọc lỗ bỏ hạt: Con người dùng một cái gậy đầu nhọn để chọc đất thành lỗ để gieo hạt, xung quanh lỗ, rễ cỏ còn nguyên. Cây trồng ở giai đoạn này còn hoang dại, quan hệ giữa cây trồng giống như ở đồng cỏ tự nhiên.
- Cuốc đất bằng đá, bằng đồng, bằng sắt: Đất được chuẩn bị kỹ hơn, xới tơi hơn, rễ cỏ bị phá một phần, quan hệ đồng cỏ bị mất đi, bắt đầu xuất hiện cây trồng, có sự chọn lọc nhân tạo. Bắt đầu có quan hệ của ruộng cây trồng.
- Giai đoạn cày gỗ: Đất được xới sâu hơn, tơi xốp hơn, rễ cỏ bị phá nhiều hơn. Một số loại cây trồng thực sự được cải tiến, chọn lọc nhân tạo chiếm ưu thế, đạt nhiều thành tựu nổi bật. Quan hệ đồng ruộng được xác lập.
- Giai đoạn cày sắt: Nhờ công cụ cày có lưỡi bằng sắt nên việc làm đất đạt năng suất lao động cao hơn, kỹ thuật làm đất được cải tiến nhiều hơn, công tác chọn giống được phát triển tuỳ theo yêu cầu về đất của từng loại cây trồng để sử dụng từng loại công cụ làm đất thích ứng. Quan hệ đồng ruộng điển hình.
- Cày máy: Khâu làm đất được cơ giới hóa, năng suất lao động tăng lên rõ rệt. Công tác giống, chọn giống hiện đại được xác lập.
Harrison (1964): Khởi đầu của nông nghiệp là sự săn bắn và hái lượm, sau đó đến nông nghiệp có tổ chức đi từ thấp đến cao dưới áp lực của sự gia tăng dân số.
Grigg (1974) cho rằng yếu tố quyết định các kiểu hệ thống nông nghiệp là sự thay đổi về kinh tế, kỹ thuật, và xã hội. Trước thế kỷ 17 dân số thế giới tăng chậm, sau đó dân số bắt đầu tăng nhanh ở châu Âu đã thúc đẩy phát triển nông nghiệp ở lục địa này. Trước năm 1920, tốc độ tăng dân số ở châu Âu và các vùng do người châu Âu di cư đến như Bắc Mỹ, châu Úc, Nam Phi, Nam Mỹ cao hơn ở châu Á, châu Phi. Sau năm 1920, tốc độ tăng dân số ở các nước đang phát triển mới vượt lên. Sự phát triển buôn bán trong thế kỷ 19 cũng đẩy mạnh sự phát triển nông nghiệp ở các vùng mới di cư đến. Cuộc cách mạng nông nghiệp bắt đầu ở nước Anh và các nước châu Âu, châu Mỹ (luân canh cây trồng, bón phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, chọn giống trên cơ sở khoa học, cơ giới hóa sản xuất..)
Các tác giả Đường Hồng Dật (1980); Cao Liêm và Trần Đức Viên (1990) chia lịch sử phát triển nông nghiệp ra làm 3 giai đoạn dựa trên cơ sở sự tác động của lao động sống; vật tư, công cụ và trí tuệ của con người vào thiên nhiên.
- Giai đoạn nông nghiệp thủ công;
- Giai đoạn nông nghiệp với vật tư kỹ thuật phát triển và công cụ cải tiến;
- Giai đoạn nông nghiệp phát triển trên cơ sở khoa học (tối ưu hóa sản xuất nông nghiệp trên cơ sở sinh thái học, trên tư duy hệ thống) [8].
2.2.1.2. Diễn biến của các hệ thống canh tác qua các thời kỳ lịch sử
Người Việt cổ đã sớm bắt tay vào trồng trọt để tạo ra thức ăn từ những ngày các vua Hùng dựng nước. Với các điều kiện tự nhiên và đất đai ở thời kỳ đó họ đã tạo nên hệ thống canh tác sơ khai tại nơi mình cư trú (hệ canh tác bản địa). Hệ canh tác này ban đầu được hình thành ở vùng đồi núi. Cây trồng chủ yếu là lúa cạn, lúa nương. Cùng với quá trình định cư trồng trọt ngày càng phát triển, hệ thống canh tác lúa lúc đầu được hình thành ở các thung lũng và ngày càng ổn định và mở rộng địa bàn lên các loại đất cao. Để sản xuất trên các sườn đồi, cư dân đã tạo nên những hệ thống ruộng bậc thang để cấy lúa nước.
Cùng với lúa nước nông dân tìm đến những nơi bằng phẳng để gieo trồng. Họ tìm đến các bãi ven sông, suối, các thung lũng vùng đối núi rồi từ đó theo các dòng sông, suối mà chuyển về các bình nguyên. Hệ canh tác lúa nước trên các cánh đồng bằng phẳng ở các vùng châu thổ được hình thành. Từ hệ canh tác một vụ lúa dựa chủ yếu vào nước trời trong mùa mưa dần dần nông dân có những công trình thô sơ và biện pháp để lấy nước ở các sông, suối, ao, hồ tưới cho lúa. Hệ canh tác 2 vụ lúa trong một năm được hình thành. Hệ canh tác này phát triển dần dần và nhiều loại cây trồng từng bước được đưa vào cơ cấu, trong đó có nhiều loại cây trồng cạn như khoai lang, đậu đỗ.
Dưới thời Bắc thuộc, quan lại phong kiến phương Bắc sang cai trị nước ta đã đưa sang một số loại cây trồng mới, giống lúa, ngô mới và kỹ thuật canh tác mới. Hệ canh tác bản địa của người Việt được tiếp thu thêm những yếu tố mới: bón phân, trồng dâu nuôi tằm, tưới nước…Hệ canh tác lúa nước được mở rộng và hình thành những cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện canh tác ở mỗi nơi: hệ canh tác trên ruộng quanh năm ngập nước, hệ canh tác một vụ lúa nước, một vụ cây trồng cạn, hệ canh tác đất màu.
Từ thế kỷ thứ X trở đi, Việt Nam bước vào thời đại phong kiến độc lập. Đất đai được mở dần vào phía Nam, tiến dần vào đồng bằng Sông Cửu Long (thế kỷ XIV). Người nông dân Việt Nam mang theo hệ canh tác của mình đến những nơi ở mới. Trên con đường di chuyển về phía Nam, hệ canh tác Việt pha trộn với các hệ canh tác bản địa, với canh tác Chàm ở miền Trung và hệ canh tác Khơ Me ở đồng bằng sông cửu Long. Sự pha trộn này, cùng với những cây trồng mới, kỹ thuật gieo trồng cạn từ Ấn Độ đưa sang đã góp phần tạo nên hệ canh tác cạn trên vùng đất dốc gò đồi phía Đông Trường Sơn. Ở các vùng đồng bằng nhỏ ven biển miền Trung, sự pha trộn trên đã tạo nên hệ canh tác đặc trưng trồng lúa nước thích nghi với điều kiện khí hậu và địa hình tại chỗ phát triển cho đến ngày nay.
Ở thế kỷ XVIII, một số người buôn bán và các cha cố truyền đạo người nước ngoài lần lượt vào nước ta. Trong quá trình giao lưu làm ăn với người Việt họ đã mang theo nhiều loại cây mới, đặc biệt là các loại rau, cây cảnh, cây ăn quả vào Việt Nam. Một số loại giống cây, giống gia súc đã được chọn lọc ở nước họ, một số công cụ máy móc nông nghiệp và những tập quán canh tác, cách thức sản xuất ở nước họ được mang theo vào Việt Nam, nhất là cách tổ chức sản xuất ở những trang trại nông nghiệp có diện tích lớn.
Thời kỳ thực dân Pháp hoàn toàn chiếm Việt Nam làm thuộc địa (1884 – 1945), các chủ đồn điền Pháp đã đưa một số loài cây và gia súc từ Pháp và từ các nước thuộc địa châu Phi, châu Mỹ La tinh vào Việt Nam. Nhiều loại máy móc, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu cũng được đưa vào. Cùng với các phương tiện, máy móc, vật tư nông nghiệp mới được đưa thêm vào, trình độ thâm canh nông nghiệp ở Việt Nam được đẩy lên một bước phát triển mới. Ngoài các hệ canh tác lúa nước và cây trồng cạn hàng năm của cư dân các vùng ờ Việt Nam, thời gian này có thêm các hệ canh tác trồng cây lâu năm và trồng xen giữa cây hàng năm và cây lăm năm.
Từ sau cách mạng Tháng tám (1945) thành công, trên đất nước Việt Nam hình thành nhiều vùng kinh tế sinh thái nông nghiệp khác nhau do các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm tạo nên. Ở những vùng này nhân dân tiến hành sản xuất nông nghiệp với các hệ canh tác lấy sản xuất lương thực làm chính để cung cấp cái ăn cho nhân dân và quân đội đánh giặc cứu nước.
Ở các vùng tạm chiếm, chính quyền dưới sự kiểm soát của người nước ngoài, tổ chức áp dụng các hệ canh tác đáp ứng một phần các nhu cầu của quân đội viễn chinh và của ngụy quân, ngụy quyền, một phần cung cấp cho các thành phố tiêu thụ. Các hệ canh tác ở các vùng này hướng vào việc sản xuất thực phẩm và phần lớn là sản xuất hàng hóa nông sản.
Ngoài ra, ở các vùng tranh chấp, sản xuất nông nghiệp thường không ổn định, các hoạt động sản xuất nông nghiệp của vùng này thường là tranh thủ, chắp vá nên không theo một hệ canh tác nào rõ ràng.
Từ ngày hoàn toàn giải phóng đất nước (30/4/1975) đến nay, nông nghiệp có bước phát triển mới mang tính chất toàn diện trên các mặt: mở rộng diện tích canh tác và diện tích trồng trọt, tăng vụ, tăng năng suất. Các hệ canh tác được bổ sung và không ngừng phát triển [8].
2.2.1.3 Các loại hệ thống nông nghiệp
- Hệ thống nông nghiệp du canh:
Nông nghiệp du canh có thể được hiểu là sự thay đổi nơi sản xuất từ khu đất này sang khu đất khác, từ vùng này sang vùng khác sau khi độ phì của đất đã bị nghèo kiệt [25].
Từ xa xưa con người đã tiến hành trồng trọt, kiểu trồng trọt phổ biến thời ấy là phát rẫy, làm nương. Việc đốt rẫy, làm nương và di chuyển từ vùng này sang vùng khác được gọi là hệ thống nông nghiệp du canh.
Trong hình thái nông nghiệp này, người nông dân chỉ biết lợi dụng các điều kiện tự nhiên và tài nguyên sẵn có để làm ra các sản phẩm mà mình mong muốn. Thông thường nông nghiệp du canh có 2 kiểu: thứ nhất là định cư, du canh; kiểu thứ 2 là du cư, du canh.
Hình thái nông nghiệp du canh thường xảy ra ở những nơi đất dốc, rừng núi có mật độ dân cư thưa thớt. Do tình trạng du canh nên nông dân hầu như không quan tâm đến việc bảo vệ và phục hồi dinh dưỡng của đất dẫn đến đất canh tác bị thoái hóa, nghèo kiệt do xói mòn rửa trôi và kết quả là tạo ra hàng triệu hécta đất trống, đồi núi trọc. Nạn phá rừng xảy ra phổ biến trên thế giới và nước ta có nguyên nhân chính là hậu quả của nền nông nghiệp du canh.
Ruthemberg (1971) đã tạm chia vùng nhiệt đới thành những hệ thống sau:
+ Hệ thống thảm thực vật tự nhiên (cây bụi, rừng, đồng cỏ);
+ Hệ thống di cư ngẫu nhiên theo tuyến hoặc thay đổi theo chu kỳ;
+ Hệ thống du canh quay vòng sau một số năm;
+ Hệ thống phát quang: đốt nương, làm rẫy.
Okybo (1977) đã liệt kê 4 giai đoạn của sự du canh trên vùng đồi núi và vùng ngập nước, đó là:
+ Giảm thời gian của chu kỳ bỏ hóa;
+ Tăng cường trồng các loại cây họ đậu lấy hạt và cải tạo đất;
+ Di chuyển tới những hệ thống định cư thô sơ;
+ Thiết lập trang trại hoặc vườn định cư.
- Hệ thống nông nghiệp du mục
Du mục là phương thức sản xuất nông nghiệp chủ yếu gắn với các hệ thống chăn nuôi được di chuyển liên tục từ vùng này sang vùng khác.Có 2 loại du mục:
+ Du mục hoàn toàn: dân du mục hoàn toàn di chuyển theo đàn gia súc quanh năm từ vùng này sang vùng khác và không tiến hành các hoạt động trồng trọt.
+ Du mục không hoàn toàn: Họ chỉ nuôi và chăn dắt đàn gia súc theo mùa của đồng cỏ tự nhiên, hết mùa lại bán gia súc và tiếp tục công việc khác. Dân du mục loại này có kết hợp trồng trọt và làm nhà cố định.
Du mục hoàn toàn thường diễn ra ở vùng đất khô cằn nơi mà khó chấp nhận một hình thức sản xuất nào khác. Có thể xem đây là giải pháp tối ưu để khai thác vùng thảo nguyên khô cằn, tận dụng những nguồn lợi sẵn có của thiên nhiên.
Ở Việt Nam chỉ tồn tại hình thức bán du mục, đó là những người nuôi vịt, ngỗng di chuyển từ cánh đồng này sang cánh đồng khác để tận dụng sản phẩm rơi vãi khi thu hoạch. Loại hình này rất phổ biến ở vùng đồng bằng châu thổ.
- Hệ thống nông nghiệp chuyên môn hóa
Đây là hệ thống nông nghiệp chuyên sản xuất một hoặc hai loại sản phẩm nhất định, trên cơ sở của điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý hay tập quán canh tác. Ví dụ: sản xuất rau, thịt ở quanh các đô thị, cà phê, cao su ở Tây Nguyên, điều ở miền Đông Nam Bộ, mía ở Tây Ninh,…
Sản xuất chuyên môn hóa dễ tạo ra mất cân bằng sinh học, dẫn đến các vụ dịch sâu bệnh hại nguy hiểm, khó kiểm soát. Loại hình sản xuất này cũng gây căng thẳng về lao động khi mùa vụ khẩn trương và dư thừa khi hết thời vụ nên lãng phí lao động.
Ưu điểm của sản xuất nông nghiệp chuyên môn hóa là dễ dàng tập trung sản phẩm tạo điều kiện tốt cho việc thu mua nông sản phẩm và chế biến. Đó cũng là nơi thuận lợi cho các tổ chức nghiên cứu khoa học và các thí nghiệm tiên tiến, quy mô.
Nhìn chung, nông nghiệp chuyên môn hóa phù hợp với các nước có nền kinh tế phát triển, khoa học kỹ thuật tiên tiến như Mỹ, Hà Lan, Pháp…
Ở Việt Nam, loại hình này phát triển mạnh trong thời kỳ xây dựng các nông trường quốc doanh, sau đó có xu hướng thoái trào chuyển sang đa dạng hóa sản phẩm. Hiện nay lại có xu hướng chuyên môn hóa sản phẩm để đáp ứng với nhu cầu của thị trường và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, nông nghiệp.
- Hệ thống nông nghiệp kết hợp
Đây là hệ thống sản xuất đa ngành cho ra nhiều loại sản phẩm, bao gồm cả các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản. Ưu điểm của loại hình sản xuất này là cho phép ta sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên và lực lượng lao động sẵn có.
Việc kết hợp giữa hai hệ thống trồng trọt, chăn nuôi sẽ có tác dụng thúc đẩy, hỗ trợ nhau một cách tích cực, là bước tiến quan trọng của phương thức sản xuất tiên tiến nhằm tạo ra nhiều sản phẩm với giá thành hạ, bảo vệ được môi sinh môi trường phát huy được tiềm năng sẵn có của địa phương.
Nông nghiệp kết hợp thường được tiến hành ở vùng gần các đô thị nơi thuận tiện về giao thông và cơ sở hạ tầng, gần nơi tiêu thụ lớn. Đây cũng là nơi chịu sức ép tăng dân số lớn và cũng là nơi có điều kiện dễ dàng để đầu tư phân bón, máy móc và các tiến bộ khoa học.
Do những ưu điểm nổi bật nêu trên mà ngay từ thời trung cổ, nền nông nghiệp kết hợp đang được hình thành và phát triển mạnh cho tới ngày nay. Bất cứ nơi đâu ta đều thấy bóng dáng của nền nông nghiệp kết hợp. Các mô hình nổi tiếng như SALT, VACR, lúa - cá, lúa - lợn, lúa - tôm, nông lâm kết hợp… chính là sự kết hợp sáng tạo những quan điểm nông nghiệp kết hợp dựa trên những đặc thù sẵn có của địa phương.
Hệ thống nông nghiệp kết hợp bao gồm:
+ Hệ thống trồng trọt;
+ Hệ thống chăn nuôi;
+ Hệ thống VAC;
+ Hệ thống nông lâm kết hợp ở miền núi;
+ Hệ thống trồng trọt thủy sản;
+ Hệ thống trồng trọt – chăn nuôi – thủy sản [25].
2.2.2 Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững
2.2.2.1. Sử dụng đất bền vững
Ngày nay, sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả đã trở thành chiến lược quan trọng có tính toàn cầu. Nó đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại [35].
Khái niệm bền vững được nhiều nhà khoa học trên thế giới và trong nước nêu ra hướng vào 3 yêu cầu:
- Bền vững về kinh tế: Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trường chấp nhận;
- Bền vững về môi trường: Loại sử dụng đất phải bảo vệ được đất đai, ngăn chặn sự thoái hóa đất, bảo vệ được môi trường tự nhiên;
- Bền vững về xã hội: Thu hút được lao động, đảm bảo đời sống xã hội [39].
Điều hòa giữa áp lực tăng dân số và tăng trưởng về kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng đất bền vững. Quản lý hệ thống nông nghiệp nhằm đảm bảo có sản phẩm tối đa về lâu dài, đồng thời duy trì độ phì nhiêu đất. Bảo đảm phát triển tài nguyên rừng nhằm thỏa mãn nhu cầu về thương mại, chất đốt, xây dựng và dân dụng mà không làm mất đi nguồn nước và thoái hóa đất. Sử dụng đất trên cơ sở quy hoạch bảo đảm lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của người sử dụng đất và cộng đồng [35].
Theo Smyth và Dumanski [46] xác định 5 nguyên tắc có liên quan đến sử dụng đất bền vững:
- Duy trì hoặc nâng cao các hoạt động sản xuất (năng suất);
- Giảm mức rủi ro đối với sản xuất (an toàn);
- Bảo vệ tiềm năng các nguồn tài nguyên tự nhiên chống lại sự thoái hóa đối với chất lượng đất và nước (bảo vệ);
- Khả thi về mặt kinh tế (tính khả thi);
- Được sự chấp nhận của xã hội (sự chấp nhận).
2.2.2.2. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Từ xa xưa ta đã thấy được tầm quan trọng của tài nguyên đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng, nhưng do tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước mà đất nông nghiệp ngày càng có xu hướng giảm do chuyển sang mục đích phi nông nghiệp. Vì thế, sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trên cơ sở bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu. Sử dụng đất nông nghiệp trong sản xuất nông nghiệp trên cơ sở cân nhắc những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, tận dụng được tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái và không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường là những nguyên tắc cơ bản và cần thiết để đảm bảo cho khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên đất đai. Do đó đất nông nghiệp cần được sử dụng theo nguyên tắc “đầy đủ và hợp lý”. Mặt khác, phải có những quan điểm đúng đắn theo xu hướng tiến bộ phù hợp với điều kiện._., hoàn cảnh cụ thể, làm cơ sở thực hiện sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế xã hội cao.
2.2.2.3. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Nông nghiệp bền vững là một nền nông nghiệp: về kinh tế, đảm bảo được hiệu quả cao và lâu bền; về xã hội, không tạo khoảng cách lớn giữa giàu nghèo, không làm bần cùng hóa nông dân và gây ra những tệ nạn xã hội nghiêm trọng; về tài nguyên môi trường, không làm cạn kiệt tài nguyên, không làm suy thoái và hủy hoại môi trường; về văn hóa, quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy bản sắc nền văn hóa dân tộc [24].
Nông nghiệp bền vững là tiền đề và điều kiện cho định cư [2].
Fetry [47] cho rằng phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp chính là sự bảo tồn đất, nước, các nguồn động và thực vật không bị suy thoái, kỹ thuật thích hợp, sinh lợi kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội.
Theo tổ chức nông lương thế giới, FAO (1989, 1991), hệ thống nông nghiệp bền vững là hệ thống quản lý thành công các nguồn lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, để thõa mãn những nhu cầu của con người, trong khi duy trì hoặc nâng cao chất lượng môi trường và bảo vệ các nguồn lợi thiên nhiên. Hệ thống đó bao gồm sự quản lý, bảo vệ các nguồn lợi thiên nhiên một cách hợp lý nhất và phải có phương hướng thay đổi công nghệ và thể chế để đảm bảo duy trì và thõa mãn liên tục những nhu cầu của con người ở hiện tại và trong tương lai. Sự phát triển như vậy phải gắn liền với việc bảo vệ đất, nước, các nguồn gen cây trồng, vật nuôi và đảm bảo lợi ích kinh tế và sự chấp nhận xã hội [38].
Eckert và Breitchuh (1994) cho rằng, nông nghiệp bền vững là sự quản lý và sử dụng hệ sinh thái nông nghiệp bằng cách duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh và hoạt động của nó, để nó có thể hoàn thành những chức năng kinh tế, xã hội và sinh thái ở hiện tại và trong tương lai trên phạm vi địa phương, quốc gia và toàn cầu, mà không làm tổn hại đến các hệ sinh thái khác [38].
Các quan điểm trên có nhiều cách biểu thị khác nhau, song về nội dung thường bao gồm 3 thành phần cơ bản:
- Bền vững về an ninh lương thực trong thời gian dài trên cơ sở hệ thống nông nghiệp phù hợp điều kiện sinh thái và không tổn hại môi trường;
- Bền vững về tổ chức quản lý, hệ thống nông nghiệp phù hợp trong mối quan hệ con người hiện tại và cả cho đời sau;
- Bền vững thể hiện ở tính cộng đồng trong hệ thống nông nghiệp hợp lý [13].
Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp:
- Tận dụng triệt để các nguồn lực thuận lợi, khai thác lợi thế so sánh về khoa học, kỹ thuật, đất đai, lao động, để phát triển cây trồng, vật nuôi có tỉ suất hàng hóa cao, tăng sức cạnh tranh và hướng tới xuất xuất khẩu [42].
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở thực hiện “đa dạng hóa” hình thức sở hữu, tổ chức sử dụng đất nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu trồng vật nuôi phù hợp với sinh thái bảo vệ môi trường [42].
- Trên quan điểm phát triển hệ thống, thực hiện sử dụng đất nông nghiệp theo hướng tập trung chuyên môn hóa, sản xuất hàng hóa theo hướng ngành hàng, nhóm sảm phẩm, thực hiện thâm canh toàn diện và liên tục [22].
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phù hợp và gắn liền với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của cả nước [40].
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp gắn liền với chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp và quá trình tích tụ ruộng đất [33].
Quan điểm sử dụng và nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở ngoại thành:
- Đảm bảo khai thác triệt để quỹ đất vào sản xuất nông nghiệp hàng hóa với chất lượng và hiệu quả cao;
- Đảm bảo khai thác tối đa lợi thế so sánh, các tiềm năng bằng việc kết hợp chuyên môn hóa với đa dạng hóa sản xuất;
- Thực hiện tăng vụ và tăng cường thâm canh một cách hợp lý;
- Gắn sử dụng đất canh tác với phát triển nông nghiệp đa dạng và dịch vụ du lịch cận đô thị;
- Đảm bảo cho sự phát triển nông nghiệp sinh thái và bền vững [42].
- Tận dụng triệt để các nguồn lực thuận lợi, khai thác lợi thế so sánh về khoa học, kỹ thuật, đất đai, lao động, để phát triển cây trồng, vật nuôi có tỉ suất hàng hóa cao, tăng sức cạnh tranh và hướng tới xuất xuất khẩu [42].
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở thực hiện “đa dạng hóa” hình thức sở hữu, tổ chức sử dụng đất nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu trồng vật nuôi phù hợp với sinh thái bảo vệ môi trường [42].
- Trên quan điểm phát triển hệ thống, thực hiện sử dụng đất nông nghiệp theo hướng tập trung chuyên môn hóa, sản xuất hàng hóa theo hướng ngành hàng, nhóm sảm phẩm, thực hiện thâm canh toàn diện và liên tục [22].
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phù hợp và gắn liền với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của cả nước [40].
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp gắn liền với chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp và quá trình tích tụ ruộng đất [33].
Quan điểm sử dụng và nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở ngoại thành:
- Đảm bảo khai thác triệt để quỹ đất vào sản xuất nông nghiệp hàng hóa với chất lượng và hiệu quả cao;
- Đảm bảo khai thác tối đa lợi thế so sánh, các tiềm năng bằng việc kết hợp chuyên môn hóa với đa dạng hóa sản xuất;
- Thực hiện tăng vụ và tăng cường thâm canh một cách hợp lý;
- Gắn sử dụng đất canh tác với phát triển nông nghiệp đa dạng và dịch vụ du lịch cận đô thị;
- Đảm bảo cho sự phát triển nông nghiệp sinh thái và bền vững [42].
2.3 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
2.3.1 Lý thuyết về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
2.3.1.1 Khái niệm về hiệu quả
Hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại [33]. Khi đánh giá hoạt động sản xuất không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh là nội dung đánh giá của hiệu quả.
Ngày nay nhiều nhà khoa học cho rằng: xác định đúng khái niệm, bản chất hiệu quả sử dụng phải xuất phát từ luận điểm triết học của Mác và những nhận thức lý luận của lý thuyết hệ thống, nghĩa là hiệu quả phải được xét trên 3 khía cạnh: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường [42].
Sử dụng đất nông nghiêp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các nước trên thế giới [44].
Hiệu quả kinh tế: Theo các nhà khoa học kinh tế Samuel – Norhuas: “Hiệu quả có nghĩa là không lãng phí”. Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội. “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng số lượng một loại hàng hóa này mà không cắt giảm số lượng một loại hàng hóa khác”.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền sản xuất hàng hóa và với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác. Vì thế hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn đề:
- Mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật “tiết kiệm thời gian”;
- Hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý thuyết hệ thống;
- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ lợi ích của con người [42].
Hiệu quả kinh tế là tiêu chí được quan tâm hàng đầu, là khâu trung tâm để đạt được các loại hiệu quả khác. Hiệu quả kinh tế có khả năng lượng hóa bằng các chỉ tiêu kinh tế, tài chính [40].
Hiệu quả xã hội: Hoạt động sản xuất nông nghiệp mang tính xã hội rất sâu sắc [8]. Theo Nguyễn Duy Tính (1995) [37] hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp
Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần quan tâm đến những tác động của sản xuất nông nghiệp đến các vấn đề xã hội như: giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ dân trí trong nông thôn.
Hiệu quả môi trường: Hiệu quả môi trường là môi trường được sản sinh do tác động của hóa học, sinh học, lý học…, chịu ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố môi trường của các loại vật chất trong môi trường. Hiệu quả môi trường là vấn đề đang được cả nhân loại quan tâm.
2.3.1.2.Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả là mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí các nguồn tài nguyên, sự ổn định lâu dài của hiệu quả [42].
Tiêu chuẩn đánh giá được xem xét trên các mặt:
- Sử dụng đất phải đảm bảo cực tiểu hóa chi phí các yếu tố đầu vào và theo nguyên tắc tiết kiệm khi cần sản xuất ra một lượng nông sản nhất định và các yếu tố đầu vào khác.
- Đối với nông nghiệp, tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả là mức đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội, môi trường do xã hội đặt ra như tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng chất lượng và tổng sản phẩm hướng tới thõa mãn nhu cầu nông sản cho thị trường trong nước và xuất khẩu, đồng thời đáp ứng yêu cầu bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp bền vững.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có đặc thù riêng, trên 1 đơn vị đất nông nghiệp nhất định có thể sản xuất được những kết quả cao nhất với chi phí bỏ ra ít nhất, ảnh hưởng ít nhất tới môi trường.
- Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đến hệ thống môi trường, đến những người lao động ngành nông nghiệp.
Vì vậy, đánh giá hiệu quả sử dụng đất phải tuân theo quan điểm sử dụng đất bền vững hướng vào 3 tiêu chuẩn chung sau: Bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt xã hội và bền vững về mặt môi trường.
c)Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp:
- Cơ sở lựa chọn:
+ Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp;
+ Nhu cầu của địa phương về phát triển hoặc thay đổi loại sử dụng đất nông nghiệp;
+ Các khả năng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới được đề xuất cho các thay đổi sử dụng đất đó.
- Nguyên tắc lựa chọn:
+ Hệ thống chỉ tiêu phải có tính thống nhất, tính toàn diện và tính hệ thống. Các chỉ tiêu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, phải đảm bảo tính so sánh có thang bậc [36].
+ Để đánh giá chính xác, toàn diện cần phải xác định các chỉ tiêu cơ bản biểu hiện hiệu quả theo quan điểm và tiêu chuẩn đã chọn, các chỉ tiêu bổ sung để hiệu chỉnh chỉ tiêu cơ bản, làm cho nội dung kinh tế biểu hiện đầy đủ hơn, cụ thể hơn [38].
+ Hệ thống chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả một cách khách quan, chân thật và đúng đắn nhất và tiêu chuẩn và quan điểm đã đặt ra ở trên, để làm cơ sở cho sựa lựa chọn các giải pháp tối ưu và phải gắn với cơ chế quản lý kinh tế, phù hợp với đặc điểm và trình độ hiện tại của nền kinh tế [42].
+ Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ nông nghiệp ở nước ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đối ngoại, nhất là những sản phẩm có khả năng hướng tới xuất khẩu.
+ Hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo tính thực tiễn và tính khoa học và phải có tác dụng kích thích phát triển [42].
2.3.2. Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
** Hiệu quả kinh tế: thông qua các chỉ tiêu
+ Giá trị sản xuất (GTSX): Là giá trị toàn bộ sản phẩm sản xuất ra trong kỳ sử dụng đất (một vụ, một năm, tính cho từng cây trồng và có thể tính cho cả công thức luân canh hay hệ thống sử dụng đất);
+ Chi phí trung gian (CPTG): Là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ sản xuất quy ra tiền sử dụng trực tiếp cho quá trình sử dụng đất (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,…)
+ Giá trị gia tăng (GTGT): Là giá trị sản phẩm vật chất mới tạo ra trong quá trình sản xuất, trong một năm hoặc một chu kỳ sản xuất, được xác định bằng giá trị sản xuất trừ chi phí trung gian.
GTGT = GTSX – CPTG
** Hiệu quả xã hội:
+ Trình độ dân trí, trình độ hiểu biết khoa học: khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất;
+ Mức thu hút lao động: nhu cầu sử dụng lao động, tạo ra việc làm, tăng thu nhập;
+ Đời sống người lao động: tổng thu nhập, lãi thuần, giá trị ngày công lao động…
** Hiệu quả môi trường:
+ Mức độ thích hợp của hệ thống cây trồng đối với đất: tỷ lệ các loại cây trồng có khả năng cải tạo đất và bảo vệ đất);
+ Mức đầu tư phân bón (đánh giá mức đầu tư phân bón vô cơ và hữu cơ);
+ Mức đầu tư thuốc bảo vệ thực vật (đánh giá mức đầu tư thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học và sinh học).
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất cần kết hợp chặt chẽ giữa 3 hệ thống chỉ tiêu kinh tế, xã hội và môi trường trong một thể thống nhất. Tuy nhiên, tùy từng điều kiện cụ thể mà ta có thể nhấn mạnh từng hệ thống chỉ tiêu ở mức độ khác nhau.
2.4 Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
2.4.1 Cơ sở lý luận của sản xuất hàng hóa
2.4.1.1.Khái quát về hàng hóa
Theo học thuyết của Các Mác, hàng hóa là sản phẩm được sản xuất ra không phải để cho người sản xuất tiêu dùng mà nó được sản xuất ra để bán. Hàng hóa được bán ở thị trường [3].
Hàng hóa là sản phẩm lao động của con người tạo nên để trao đổi [21].
Sản xuất hàng hóa ra đời và phát triển dựa trên cơ sở của phát triển sản xuất, sự phát triển của các phương thức sản xuất và phân công lao động xã hội.
Ngay từ thời kỳ loài người chuyển từ phương thức sống hái lượm sang sản xuất trồng trọt, chăn nuôi đã có sự trao đổi hàng hóa dưới hình thái hàng đổi hàng. Cho đến ngày nay khi sản xuất phát triển sự phân công lao động ngày càng sâu sắc, trình độ chuyên môn hóa sản xuất ngày càng cao, mỗi một người chỉ sản xuất được một hoặc một số sản phẩm giới hạn, thậm chí chỉ là một bộ phận của một loại sản phẩm. Trong khi đó sản xuất càng phát triển, đời sống càng cao, yêu cầu sản phẩm phục vụ ngày càng đa dạng. Chính vì vậy sản xuất và nền kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn [21].
Một nền kinh tế thị trường là một cơ chế kinh tế tinh vi để phối hợp một cách không tự giác giữa người dân và doanh nghiệp thông qua hệ thống giá cả và thị trường.
Sản xuất nông nghiệp có vị trí quan trọng, là ngành duy nhất tạo ra lương thực, thực phẩm nuôi sống toàn xã hội. Trong một thời gian dài, nông nghiệp tự cung tự cấp đã kìm hãm sự phát triển kinh tế, thu nhập và đời sống của nông dân thấp kém. Chỉ từ khi chuyển sang kinh tế hàng hóa, sản xuất hàng hóa trở thành động lực để thúc đẩy nông nghiệp phát triển [41].
2.4.1.2.Điều kiện phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam
- Xác định đúng định hướng phát triển nông – lâm nghiệp và những sản phẩm hàng hóa mũi nhọn đáp ứng nhu cầu thị trường, hình thành vùng sản xuất tập trung chuyên môn hóa. Đặt kinh tế nông nghiệp trong một cơ cấu kinh tế hợp lý giữa nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ.
- Tổ chức tốt hệ thống tiếp thị để tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ nông, lâm sản (bao gồm thị trường nội địa, thị trường thế giới và khu vực).
- Luôn luôn quan tâm và đảm bảo lợi ích thỏa đáng cho người sản xuất hàng hóa và vùng sản xuất hàng hóa.
2.4.2 Khái niệm về sản xuất hàng hóa
- Đối với hệ thống trồng trọt, nếu mức hàng hóa sản xuất được bán ra thị trường dưới 50% thì gọi là hệ thống trồng trọt thương mại hóa một phần, nếu trên 50% thì gọi là hệ thống trồng trọt thương mại hóa (sản xuất theo hướng hàng hóa) [3].
- Đối với hộ nông dân, những sản phẩm được đưa ra bán thì gọi là sản phẩm hàng hóa [41].
- Sản xuất hàng hóa là sản xuất ra sản phẩm đem bán để thu về giá trị của nó trong đó có phần thặng dư để tái sản xuất và mở rộng quy mô [41].
- Sản xuất hàng hóa là quy luật khách quan của mọi hình thái kinh tế xã hội, nó phản ánh trình độ phát triển sản xuất của xã hội đó.
Sản xuất hàng hóa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố kinh tế, xã hội, tự nhiên, môi trường, do đó khả năng rủi ro trong sản xuất là không thể tránh khỏi.
2.4.3 Vai trò của sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế thị trường
Con đường đi lên của nông nghiệp là chuyển từ sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Những tiến bộ khoa học và công nghệ cho phép và thúc đẩy quá trình sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp.
Sản xuất hàng hóa là một tất yếu khách quan, một thuộc tính bên trong lâu dài của chính sự phát triển nền nông nghiệp nước ta theo định hướng XHCN. Phát triển sản xuất hàng hóa, mở rộng quan hệ hàng hóa – tiền tệ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn có ý nghĩa to lớn về kinh tế xã hội:
- Sản xuất hàng hóa thúc đẩy nhanh chóng quá trình phân công lao động trong sản xuất nông nghiệp, góp phần chuyển nền nông nghiệp từ độc canh lương thực sang phát triển toàn diện trên cơ sở chuyên môn hóa kết hợp với kinh doanh tổng hợp, tạo ra những vùng chuyên môn hóa tập trung, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn hợp lý.
- Tạo tiền đề trong việc nâng cao phúc lợi, cải thiện đời sống nông dân và bộ mặt nông thôn.
- Thông qua quan hệ cạnh tranh và hợp tác, quan hệ trao đổi bình đẳng giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh, giữa các ngành, các vùng trong nước và nước ngoài mà làm cho trình độ xã hội hóa ngày càng được mở rộng.
- Thúc đẩy việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế của từng vùng, từng địa phương, từng chủ thể kinh doanh để tạo ra nhiều nông sản trao đổi trên thị trường, thu lợi nhuận cao.
- Kích thích các đơn vị sản xuất kinh doanh áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ, đầu tư vốn và lao động hợp lý, tiết kiệm để đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao nhất trong việc sản xuất ra các loại nông sản hàng hóa.
- Góp phần tạo ra tiền đề vật chất khách quan và cơ sở kinh tế cho nông nghiệp đáp ứng được yêu cầu nhiều mặt của xã hội [17].
Nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 trong điều kiện chúng ta bắt đầu thực hiện các cam kết của AFTA, APEC và WTO đòi hỏi phải đẩy mạnh sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản theo hướng hàng hóa với cơ cấu và chất lượng sản phẩm đa dạng nhằm nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường trong nước và quốc tế [40].
2.4.4 Xu hướng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
Trong làn sóng công nghiệp hóa như hiện nay thì xu hướng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa là tất yếu và cần thiết.
2.4.4.1 Trên thế giới
Hiện nay trên thế giới đang có xu hướng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ sinh học với mục tiêu tăng giá trị và chất lượng cây trái, rau củ quả. Quỹ Nông nghiệp và phát triển quốc tế (IFAD) đang nổ lực giúp các nước trên thế giới tăng nhanh diện tích canh tác bằng công nghệ sinh học cao không dùng hóa chất làm phân bón và thuốc trừ sâu. Đó là những công nghệ lấy hữu cơ làm cơ sở phát triển các phương pháp canh tác tự nhiên và truyền thống. Phương pháp này đang được tổ chức có hiệu quả tại Ấn Độ và Trung Quốc – nơi chiếm gần một nửa số hộ nông dân [16].
Theo Đặng Kim Sơn và Trần Công Thắng (2001) [34], khi nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp của một số nước Đông Nam Á cho thấy:
- Các nước đang chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế và cơ cấu nông nghiệp;
- Các nước tập trung phát triển ngành hàng theo lợi thế và cải tổ để đương đầu với những thách thức mới của thế kỷ XXI.
+ Thái Lan: Phát huy thế mạnh sẵn có, phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, giảm bớt rủi ro thị trường và tăng cường đầu tư công nghệ chế biến.
+ Malaixia: Tập trung sản xuất hàng hóa có lợi thế cạnh tranh cao để xuất khẩu, phát triển nông nghiệp thành một lĩnh vực hiện đại và thương mại hóa cao. Tăng cường phát triển ngành chế biến gắn với sản xuất nông nghiệp dựa vào tài nguyên của từng địa phương.
+ Indonêxia: Hướng mạnh vào sản xuất hàng hóa các mặt hàng có lợi thế như: hạt tiêu, hoa quả, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tôm đông lạnh và cá ngừ.
+ Phillippin: Phát huy thế mạnh sẵn có xây dựng các vùng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến, hệ thống thông tin, ứng dụng và tiếp thị. Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu chuyển giao, áp dụng công nghệ và khuyến nông. Thay đổi chiến lược chính sách nông nghiệp từ bảo trợ sản xuất sang tăng cường cạnh tranh.
2.4.4.2 Ở Việt Nam
-Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ: “Định hướng phát triển ngành kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp và kinh tế nông thôn là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo hướng đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu của thị trường và điều kiện sinh thái trên từng vùng”.
- Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X cũng nêu rõ: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao”.
- Định hướng phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng: “ Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng, cùng với lương thực đưa vụ đông thành một thế mạnh, hình thành các vùng chuyên canh rau, cây ăn quả, chăn nuôi lấy thịt…”
- Phan Sỹ Mẫn và Nguyễn Việt Anh (2001) [23] đã đưa ra định hướng và tổ chức phát triển nền nông nghiệp hàng hóa như sau:
+ Phát triển mạnh sản xuất kinh doanh hàng hóa theo chiều sâu trên cơ sở đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, khai thác lợi thế so sánh của từng vùng, gắn với bảo vệ và tái tạo tài nguyên, môi trường sinh thái. Đảm bảo an ninh lương thực đáp ứng nhu cầu hàng nông sản và nguyên liệu cho thị trường trong nước đồng thời chuyển mạnh nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
+ Tiếp tục đổi mới thế chế chính sách và có các giải pháp đồng bộ về việc tổ chức, quản lý quá trình phát triển.
- Định hướng ngành sản xuất hàng hóa quan trọng của nông nghiệp Việt Nam 10 năm tới:
+ Về cây công nghiệp ngắn ngày: Phát triển mạnh các loại cây có dầu như lạc, đậu tương, vừng, hướng dương…để cung cấp dầu ăn; các loại cây có sợi như bông, dâu tằm gắn với ngành ươm tơ, dệt lụa; phát triển thuốc lá nguyên liệu để giảm lượng thuốc lá nhập khẩu.
+ Về cây công nghiệp lâu năm truyền thống có giá trị kinh tế cao là: chè, cà phê, điều, hồ tiêu, cao su. Bên cạnh đó phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm từ mủ cao su, gỗ cao su.
+ Về rau, hoa quả và cây cảnh: Phát triển các loại rau cao cấp mới như: các loại đậu rau, ngô rau, măng, nấm ăn, nấm dược liệu…và phát triển các loại cây ăn quả có khả năng xuất khẩu như: nhãn, vải, dứa, thanh long…
+ Về lâm nghiệp: ngoài việc bảo vệ, khoanh nuôi, trồng rừng phòng hộ cần phát triển rừng sản xuất. Cụ thể: Phát triển các loại tre, trúc, keo, thông…làm nguyên liệu phát triển ngành giấy. Tiếp tục phát triển các ngành sản xuất ván gỗ, nhân tạo, công nghiệp chế biến và xuất khẩu đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ…Phát triển các loại quế, hồi…các loại cây gỗ quý hiếm như lim, pơmu…
+ Về chăn nuôi: Phát triển đàn lợn phù hợp nhu cầu thị trường tiêu dùng trong nước, phát triển đàn bò thịt có năng suất cao, phát triển đàn gia cầm chủ yếu là gà, vịt.
+ Về thủy sản: Tập trung đầu tư phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản như: nuôi tôm nước lợ (tôm sú, tôm he), tôm nước ngọt (tôm càng xanh), nuôi cá nước ngọt, cá nước lợ, nước mặn và các loại đặc sản khác.
- Quy hoạch phát triển nông nghiệp Hà Nội đến năm 2010 đã chỉ rõ định hướng phát triển nông nghiệp của thủ đô:
+ Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất nông sản thực phẩm hàng hóa (rau, hoa, quả, thịt…). Thực hiện đầu tư thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại nhất, nhất là công nghệ sinh học để nâng cao năng suất, chất lượng, tạo ra những sản phẩm cao cấp có chất lượng cao, tăng sức cạnh tranh của các nông sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.
+ Phát triển nông nghiệp gắn liền với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế thủ đô để thực hiện nhanh hiện đại hóa nông nghiệp. Hình thành những vùng sản xuất tập trung, những sản phẩm mũi nhọn, phát triển nhanh công nghiệp chế biến cùng với hệ thống dịch vụ nông nghiệp đa dạng trong mối liên kết chặt chẽ của nền kinh tế nông nghiệp Hà Nội với nông nghiệp của vùng đồng bằng Bắc bộ và các tỉnh phía Bắc [18].
3. ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG,NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
3.1 Địa điểm , đối tượng nghiên cứu
3.1.1 Địa điểm nghiên cứu
Trên địa bàn huyện Đan Phượng, trong đó chọn 3 xã đại diện cho các vùng để điều tra là:
- Xã Phương Đình, Xã Song Phượng – Vùng bãi bồi (vùng 1);
- Xã Đan Phượng – Vùng đồng bằng (vùng 2).
3.1.2. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các loại hình sử dụng đất và các kiểu sử dụng đất canh tác có giá trị hàng hóa cao.
3.2 Nội dung nghiên cứu
3.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
3.2.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý;
- Tài nguyên khí hậu;
- Tài nguyên đất đai;
- Tài nguyên nước.
3.2.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Tình hình phát triển kinh tế trong vòng 5 năm trở lại đây;
- Cơ cấu kinh tế năm 2008;
- Tình hình dân số và lao động;
- Dịch vụ nông nghiệp: dịch vụ đầu vào (phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật,…) và dịch vụ đầu ra (đại lý tiêu thụ sản phẩm, chợ đầu mối…);
- Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp (hệ thống giao thông, thủy lợi, các công trình văn hóa…).
3.2.2 Tình hình sử dụng đất
- Biến động diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính (trong vòng 5 năm trở lại đây);
- Hiện trạng các loại hình và các kiểu sử dụng đất canh tác.
3.2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác theo hướng sản xuất hàng hóa
- Đánh giá hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất;
- Đánh giá hiệu quả xã hội các kiểu sử dụng đất;
- Đánh giá hiệu quả môi trường các kiểu sử dụng đất.
3.2.4 Đề xuất hướng sử dụng đất canh tác theo hướng sản xuất hàng hóa
3.2.5 Một số giải pháp tăng cường hiêụ quả sử dụng đất canh tác theo hướng sản xuất hàng hóa
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp: thu thập số liệu liên quan đến đề tài từ các cơ quan hữu quan như: phòng Tài nguyên môi trường, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Thống kê…
- Thu thập số liệu sơ cấp từ các nông hộ thông qua phiếu điều tra nông hộ bằng phương pháp điều tra nhanh nông thôn. Ở mỗi xã điều tra 60 hộ.
3.3.2 Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn, các cán bộ quản lý, những nông dân sản xuất giỏi điển hình để kiểm chứng lại số liệu điều tra.
3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu điều tra
Số liệu điều tra được thống kê, xử lý bằng phần mềm Excel.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Đan Phượng là huyện đồng bằng, nằm ở phía Tây thành phố Hà Nội cách trung tâm thành phố khoảng 18 km, địa giới hành chính của huyện được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Mê Linh;
- Phía Đông giáp huyện Từ Liêm;
- Phía Nam giáp huyện Hoài Đức;
- Phía Tây giáp huyện Phúc Thọ.
Huyện có 16 đơn vị hành chính bao gồm: 15 xã và 01 thị trấn.
Hình 4.1. Vị trí địa lý huyện Đan Phượng
Đan Phượng có vị trí rất thuận lợi do ở gần các trung tâm kinh tế và thị trường tiêu thụ lớn như thủ đô Hà Nội, khu công nghệ cao Hòa Lạc và chuỗi đô thị mới Xuân Mai – Miếu Môn – Hòa Lạc – Sơn Tây. Đan Phượng trong tương lai sẽ có vai trò quan trọng trong việc cung cấp rau, thực phẩm chất lượng cao và hoa cây cảnh cho các thị trường lớn này.
4.1.1.2 Điạ hình
Đan Phượng là huyện có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, song độ chênh lệch không lớn. Địa hình được chia thành 2 vùng chính là vùng bãi bồi và vùng đồng bằng trong đê.
- Vùng bãi bồi: bao gồm các xã: Song Phượng, Đồng Tháp, thị trấn Phùng, Thọ An, Phương Đình, Trung Châu, Thọ Xuân, Hồng Hà, Liên Hồng, Liên Hà, Liên Trung có tổng diện tích đất canh tác là 778,00 ha chiếm 22,52% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Đây là vùng đất phù sa được bồi hàng năm, rất màu mỡ, thích hợp cho phát triển những cây trồng có giá trị kinh tế cao như: rau, màu, cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc và nuôi cá trên sông.
- Vùng đồng bằng: bao gồm các xã: Đan Phượng, Hạ Mỗ, Thượng Mỗ, Tân Lập, Tân Hội có tổng diện tích đất canh tác là 2.255,70 ha chiếm 65,29% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Đất đai màu mỡ, địa hình cao, thuận lợi cho các cây trồng như: lúa, rau, màu, cây ăn quả và chăn nuôi.
4.1.1.3 Khí hậu
Đan Phượng nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia thành 4 mùa rõ rệt với những nét đặc trưng chính như sau:
- Nhiệt độ không khí: nhiệt độ trung bình từ 23,1 - 23,50C chia thành 2 mùa: mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, mùa đông lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình từ 1.600 - 1.900mm, phân bố không đều trong năm; mưa lớn thường tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm tới 85,2% tổng lượng mưa cả năm.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm là 82,58%, giữa các tháng trong năm dao động từ 80-90%. Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm vào các tháng 11 và 12.
- Gió: vào mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, còn lại chủ yếu là gió Nam, Tây Nam và Đông Nam ; tốc độ gió trung bình 2,5 - 3 m/s.
Hình 4.2. Diễn biến một số chỉ tiêu khí hậu
Nguồn: Trung tâm tư liệu Tổng cục thống kê Việt Nam
4.1.1.4 Thủy văn
Huyện Đan Phượng có 2 nhánh sông chính chảy qua là sông Hồng và sông Đáy.
Sồng Hồng: qua địa phận huyện 15 km, nguồn thủy năng của sông Hồng rất lớn lên tới 174 tỷ m3/năm ; nguồn nước sông Hồng có ý nghĩa quan trọng đối với công tác thủy lợi và cải tạo đồng ruộng.
Sông Đáy: là một phân lưu của sông Hồng bắt đầu từ đập Phùng; hiện nay do dòng chảy bị ngăn cách với sông Hồng bởi đập Đáy nên vào mùa khô nước sông bị cạn kiệt, lưu lượng nước không đủ cung cấp cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân.
Với hệ thống sông như trên đã tạo cho huyện một nguồn cung cấp phù sa hàng năm.
4.1.1.5 Tài nguyên đất
Nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, đất đai của huyện chủ yếu được bồi lắng do phù sa. Đan Phượng có 2 nhóm đất chính và 6 đơn vị đất:
+) Nhóm đất phù sa (Fluvisoil)
Diện tích có 4.147,96 ha, chiếm 95,64% tổng diện tích, phân bố ở tất cả các xã trong huyện. Đây là nhóm đất được hình thành do quá trình bồi đắp của phù sa sông, bao gồm một số loại đất sau:
*Đất phù sa được bồi hàng năm trung tính, ít chua.
Diện tích có 1.174,37 ha, chiếm 27,08% diện tích phân bố nhiều nhất ở xã Hồng Hà, tiếp theo là xã Trung Châu, Thọ An, Liên Hồng, Liên Hà, Liên Trung và Thọ Xuân.
Đây là loại đất đ._.ệt không lớn. Các loại rau màu cũng chiếm vị trí quan trọng vừa cung cấp thực phẩm thiết yếu cho người dân vừa thu hút lao động trên địa bàn, tăng thu nhập. Trong tương lai đây sẽ là những cây trồng chủ đạo của huyện để phát triển sản xuất hàng hóa. Lúa và cây đậu tương tuy cho hiệu quả không cao nhưng cây đậu tương có ý nghĩa cải tạo đất và đối với đất trồng lúa thì hạn chế được lượng thuốc hóa học trong đất, đồng thời lúa cung cấp lương thực cho địa bàn huyện, trong những năm gần đây ở các xã trên địa bàn huyện cũng đã đưa các giống lúa cao sản vào sản xuất như xã Song Phương, Đan Phượng. Vì vậy, để có được hiệu quả kinh tế nhưng vẫn hạn chế được thoái hóa đất, chúng tôi nhận thấy không nên giảm diện tích đậu tương hiện tại thay bằng cây trồng khác, ngoài ra cần tăng cường thâm canh cây trồng khác với cây họ đậu.
Trong quá trình đô thị hóa như hiện nay thì diện tích đất canh tác chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp ngày càng tăng, ngoài ra ở một số xã diện tích trồng lúa cũng được thay bằng các cây rau màu có giá trị hàng hóa cao ở các xã Phương Đình, Song Phượng, Đan Phượng, Thượng Mỗ, Thọ An.
4.3.2 Các LUT và các kiểu sử dụng đất
Các LUT được lựa chọn phải có hiệu quả về kinh tế, xã hội nhưng không làm ảnh hưởng đến môi trường. Các LUT rau màu (Dưa chuột – Đỗ tương – Bí đỏ ăn lá, Dưa chuột - Đỗ tương – 2 vụ cải ăn lá) hạn chế được ảnh hưởng tới môi trường. Các LUT chuyên rau (Cà chua – Bí xanh – Dưa chuột, Su hào – Cà chua – Bí đỏ ăn lá) tuy cho hiệu quả kinh tế cao nhưng lại ảnh hưởng không tốt đến môi trường, nên cần có quy trình sản xuất hợp lý để bảo vệ đất.
Sau khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác, căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện nói chung và mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng, chúng tôi đề xuất hướng sử dụng đất canh tác của huyện trong nhiều năm tới như sau:
Bảng 4.14. Đề xuất hướng sử dụng đất canh tác huyện Đan Phượng
Loại hình sử dụng đất (LUT)
Kiểu sử dụng đất
Diện tích HT
(ha)
DT đề xuất (ha)
Tăng (+), giảm(-)
Vùng 1
740,79
740,79
0,00
1. LUT lúa màu
37,91
23,91
-14,00
Dưa chuột - Lúa mùa - Đỗ ăn quả
11,07
5,07
-6,00
Đỗ tương- Lúa mùa - Hoa
10,31
10,31
0,00
Ngô - Lúa mùa - Khoai tây
8,83
3,83
-5,00
Bí đỏ ăn lá - Lúa mùa - Đỗ tương
7,70
4,70
-3,00
2. LUT rau màu
597,15
555,15
- 42,00
Cà chua - Đỗ tương - Bắp cải
102,58
102,58
0,00
Đỗ tương - Đỗ ăn quả - Cà chua - Su hào
104,99
112,99
8,00
Ngô rau - Ngô - Cà chua
116,29
116,29
0,00
Dưa chuột - Đỗ tương - Bí đỏ ăn lá
100,84
100,84
0,00
Cà các loại - Bắp cải - Khoai lang
77,45
27,45
-50,00
Dưa chuột - Ngô rau - Đỗ tương
95,00
95,00
0,00
3. LUT chuyên rau
105,73
161,73
56,00
Cà chua - Đỗ ăn quả - Cải củ
33,15
33,15
0,00
Dưa chuột - Bí xanh - Bắp cải
15,53
30,53
15,00
Su hào - Cà chua - Bí đỏ ăn lá
20,67
22,67
2,00
Cà chua - Bí xanh - Hành(tỏi)
18,91
38,91
20,00
Cà chua - Bí xanh - Dưa chuột
17,47
36,47
19,00
Vùng 2
1379,26
1379,26
0,00
1. LUT lúa màu
1153,69
1070,96
- 82,73
Đỗ tương - Lúa mùa - Dưa chuột
160,69
130,69
-30,00
Lúa xuân - Bí đỏ ăn lá - Cải ăn lá
107,73
77,73
-30,00
Cà các loại - Lúa mùa - Bắp cải
161,69
178,96
17,27
Lúa xuân - Đỗ tương - Cà chua
144,23
164,23
20,00
Lúa xuân - Đỗ ăn quả - Su hào
155,59
105,59
-50,00
Dưa chuột - Lúa mùa - Ngô
136,32
110,32
-26,00
Ngô - Lúa mùa - Hoa
123,34
153,34
30,00
Cà chua - Lúa mùa - Đỗ tương
164,10
150,10
-14,00
2. LUT rau màu
164,73
267,46
102,73
Dưa chuột - Đỗ tương - 2vụ cải ăn lá
52,63
76,63
24,00
Cà chua - Đỗ tương - Su hào
32,03
64,76
32,73
Đỗ tương - Hành (tỏi) - Cà chua
27,42
67,42
40,00
2vụ cải ăn lá - Đỗ tương - Bắp cải
30,30
10,30
-20,00
Cà các loại - Bí đỏ ăn lá - Đỗ tương
22,35
48,35
26,00
3. LUT chuyên rau
60,84
40,84
-20,00
Đỗ ăn quả các loại - Hành (tỏi)
34,56
14,56
-20,00
Cà chua - Cải ăn lá các loại - Bắp cải
26,28
26,28
0,00
4.4 Một số giải pháp tăng cường hiêụ quả sử dụng đất canh tác theo hướng sản xuất hàng hóa
4.4.1 Giải pháp thị trường
Phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa thì thị trường đóng vai trò rất quan trọng. Huyện Đan Phượng có lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện đất đai, các nông sản hàng hóa của huyện để có được thị trường tiêu thụ mạnh thì cần khuyến khích mở rộng thị trường trong huyện, thành phố, thị trường vùng, liên vùng.
Thực hiện đồng bộ các khâu tiếp thị, quảng cáo, đăng ký thương hiệu hàng nông sản, thiết lập mạng lưới phân phối nông sản hàng hóa. Thúc đẩy việc tổ chức tiêu thụ nông sản theo hợp đồng, tập trung trước hết vào những nông sản hàng hóa có quy mô lớn, sản xuất tập trung. Phát triển việc tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng đối với các nhà hàng, siêu thị lớn ở Hà Nội.
Xây dựng trung tâm thương mại thị trấn Đan Phượng, các chợ bán buôn đầu mối nông sản để tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông dễ dàng.
4.4.2 Giải pháp về vốn
Mở rộng hình thức tổ chức tín dụng nhân dân, để huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, đồng thời cho hộ nông dân vay vốn để phát triển sản xuất với lãi suất thấp.
Gắn tín dụng thương mại với đầu tư phát triển, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào thị trường chế biến nông sản, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với công nghiệp chế biến.
4.4.3 Giải pháp về giống
Tranh thủ các điều kiện sẵn có của các cơ sở nghiên cứu khoa học về giống cây trồng, vật nuôi tại địa phương và Hà Nội. Tập trung chủ yếu ứng dụng các thành tựu khoa học và sản xuất giống, lựa chọn giống phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng và yêu cầu của thị trường.
Tiếp tục thực hiện chương trình cấp 1 hóa giống lúa trong sản xuất đại trà dựa trên cơ sở rút kinh nghiệm và phát huy kết quả đã đạt được của các mô hình trình diễn thâm canh kết hợp nhân giống tại chỗ.
Cần nâng cao năng lực các cơ sở, trang trại có khả năng chọn lọc nhân giống để có thể cung cấp giống tốt, sạch bệnh đủ tiêu chuẩn cung cấp cho thị trường và chế biến công nghiệp. Đưa các giống mới có năng suất cao, chịu nhiệt độ thấp trong vụ đông vào sản xuất.
4.4.4 Giải pháp về khoa học công nghệ
Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức dịch vụ nông lâm nghiệp nhất là các dịch vụ về vật tư, giống, thủy lợi, bảo vệ thực vật, công tác thú y, mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm…
Tiếp tục thực hiện chương trình khuyến nông, khuyến ngư…đẩy mạnh việc chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học về giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng.
Tăng cường liên kết với các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học trong nước nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ về công nghệ và kỹ thuật đối với các ngành chủ đạo.
4.4.5 Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng
Đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi, xây dựng thêm một số trạm bơm tưới tiêu, cứng hóa kênh mương để đảm bảo tưới tiêu chủ động.
Cải tạo, mở rộng các tuyến đường giao thông và nâng cấp các tuyến đường hiện có để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa.
4.4.6 Giải pháp về môi trường
Cần có cơ chế quản lý sử dụng thuốc BVTV, thú y, phân bón hoá học, đưa chương trình IPM vào trong sản xuất nông nghiệp của người dân, nhằm giảm dư lượng thuốc BVTV để đảm bảo môi trường đất, nước, không khí.
4.4.7 Giải pháp nguồn nhân lực
Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa yêu cầu lao động nâng cao trình độ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong những năm tới huyện cần tập trung giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, có chính sách khuyến khích nguồn lao động có kỹ thuật cao từ nơi khác đến.
Tóm lại, để thực hiện tốt các giải pháp trên cần xây dựng tốt mối quan hệ 4 nhà: Nhà nước – Nhà khoa học – Nhà doanh nghiệp – Nhà nông.
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
1. Đan Phượng là một huyện ngoại thành có vị trí địa lý, đất đai, khí hậu thuận lợi, nông dân có kinh nghiệm sản xuất các loại cây trồng hàng hóa. Toàn huyện có 3.033,95 ha đất trồng cây hàng năm chiếm 82,63% tổng diện tích đất nông nghiệp với 40 kiểu sử dụng đất, phân bố ở 2 vùng. Sản xuất hàng hóa ở huyện đang hình thành và phát triển.
2. LUT cho hiệu quả kinh tế cao nhất là LUT chuyên rau có GTSX trung bình là 145.627,21 nghìn đồng/ha, GTGT trung bình là 97.666,56 nghìn đồng/ha. Điển hình là các kiểu sử dụng đất Cà chua – Bí xanh – Dưa chuột, Su hào – Cà chua – Bí đỏ, Cà chua – Bí xanh – Hành (tỏi) cho hiệu quả kinh tế cao và thu hút được nhiều lao động.
LUT rau màu có GTSX trung bình là 138.722,29 nghìn đồng/ha, GTGT trung bình là 90.048,63 nghìn đồng/ha. Điển hình có các kiểu sử dụng đất Ngô rau – Ngô – Cà chua, Đỗ tương – Đỗ ăn quả các loại- Cà chua – Su hào, Đỗ tương – Hành (tỏi) – Cà chua, Dưa chuột – Đỗ tương – 2vụ cải ăn lá.
LUT lúa – màu cho hiệu quả kinh tế thấp hơn so với các LUT khác, có GTSX trung bình là 121.302,28 nghìn đồng/ha, GTGT là 78.889,81 nghìn đồng/ha. Điển hình có các kiểu sử dụng đất Ngô – Lúa mùa – Hoa, Đỗ tương – Lúa mùa – Hoa, Dưa chuột – Lúa mùa – Đỗ ăn quả.
Về hiệu quả xã hội, LUT rau – màu thu hút được nhiều công lao động nhất, trung bình 1.288,13 công/ha và cho GTGT/LĐ trung bình đạt được 69,91 nghìn đồng, tiếp đến LUT chuyên rau trung bình 1.207,25 công/ha và cho GTGT/LĐ trung bình đạt được 80,90 nghìn đồng, LUT lúa màu là 1.018,81 công/ha và cho GTGT/LĐ trung bình là 77,43 nghìn đồng. LUT chuyên rau tuy cho hiệu quả kinh tế cao nhưng lại ảnh hưởng không tốt đến môi trường, nên cần có quy trình sản xuất hợp lý để hạn chế tối đa sự ảnh hưởng tới môi trường đất. Các LUT rau màu, LUT lúa màu cho hiệu quả kinh tế thấp hơn nhưng ít ảnh hưởng đến môi trường.
3. Một số kiểu sử dụng đất phù hợp với vùng, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cao cần phát triển mở rộng, tập trung vào cây trồng hàng hóa cho hiệu quả kinh tế cao, dễ tiêu thụ, có thị trường ổn định như các loại rau, hoa. Một số LUT và các kiểu sử dụng đất đề xuất:
Vùng 1: LUT chuyên rau (Cà chua - Bí xanh - Hành (tỏi), Dưa chuột - Bí xanh - Bắp cải, Cà chua - Bí xanh - Dưa chuột, Su hào – Cà chua - Bí đỏ ăn lá), LUT rau màu (Đỗ tương – Đỗ ăn quả - Cà chua – Su hào, Dưa chuột - Đỗ tương - Bí đỏ ăn lá, Dưa chuột – Ngô rau – Đỗ tương).
Vùng 2: LUT lúa màu (Lúa xuân - Đỗ tương - Cà chua, Ngô - Lúa mùa – Hoa, Cà các loại – Lúa mùa – Bắp cải), LUT rau màu (Đỗ tương - Hành (tỏi) - Cà chua, Cà các loại - Bí đỏ ăn lá - Đỗ tương, Cà chua – Đỗ tương – Su hào).
Tuy nhiên, bên cạnh đó cần phải tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, hạn chế sử dụng phân hóa học, hướng tới sản xuất rau sạch, rau an toàn.
5.2 Kiến nghị
Huyện cần có giải pháp về thị trường, nguồn vốn giúp người nông dân phát triển sản xuất hàng hóa trên cơ sở tận dụng tiềm năng đất đai, điều kiện kinh tế - xã hội của huyện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TIẾNG VIỆT
Nguyễn Thị Kim Anh, Phạm Thị Mỹ Dung (2000), “Một số đánh giá về sử dụng đất vườn đồi của Thành Phố Thái Nguyên”, Kỷ yếu hội thảo khoa học – Thái Nguyên 17-18/12/1999, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
Bill Mollison, Reny Mia Slay (1994), Đại cương về nông nghiệp bền vững, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Hµ ThÞ Thanh B×nh (2000), Bµi gi¶ng hÖ thèng canh t¸c nhiÖt ®íi, Trêng §H N«ng NghiÖp I, Hµ Néi.
Nguyễn Văn Bộ (2000), Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Lê Xuân Cao (2002), Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất một số biện pháp sử dụng đất thích hợp ở nông trường quốc doanh sao vàng thanh hóa, Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
Ngô Đức Cát (2000), Kinh tế tài nguyên đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Cổng thông tin điện tử TCTK (2007). Http : www.gso.gov.vn.
Đường Hồng Dật (1994), Lịch sử Nông nghiệp Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Đảm bảo giữ vững 4 triệu héc ta đất lúa, http : www.asset.com.vn
§Êt n«ng l©m nghiÖp bÞ tho¸i ho¸ - vÊn ®Ò ®¸ng lo ng¹i, http: //www.vov.org.vn (B¸o ®iÖn tö ®µi tiÕng nãi ViÖt Nam).
Định hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam, http : www.tapchicongsan.org.vn.
Thanh Hiền, Diện tích đất nông nghiệp đã bị thu hẹp đáng kể để nhường chỗ cho các khu công nghiệp..., http: www.tapchicongsan.org.vn.
Hội khoa học đất (2000), Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Lê Huệ (2008), Quy hoạch sử đụng đất nông nghiệp còn nhiều bất cập(11/10/2008), http : www.nhadattphcm.gov.vn.
Vũ Anh Hùng (2008), Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình, Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.
Hướng nông nghiệp thời đại toàn cầu hóa, http: www.vneconomy.vn.
Kinh tế nông nghiệp (1996), Trường Đại học kinh tế quốc dân, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Phạm Văn Khôi (2004), Phát triển Nông nghiệp ngoại thành Hà Nội, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
LuËt ®Êt ®ai ViÖt Nam (1993), NXB ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi.
LuËt ®Êt ®ai ViÖt Nam (2003), NXB ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi.
Nguyễn Tiến Mạnh, Dương Ngọc Trí (1996), Phát triển nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Phan Sỹ Mẫn, Nguyễn Việt Anh (2001), “Định hướng và tổ chức phát triển nền nông nghiệp hàng hóa”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, (273), trang 21 – 29
Phan Sỹ Mẫn, Nguyễn Việt Anh (2001), “Những giải pháp cho nền nông nghiệp hàng hóa”, Tạp chí Tia sáng, (3), trang 11 – 12.
Nông nghiệp bền vững – cơ sở và ứng dụng (1997), NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Hữu Hồng, Đặng Văn Minh (1999), Giáo trình Hệ thống Nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Nghị quyết 06 – NQ/HU ngày 28/9/2001 của huyện ủy Đan Phượng về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi giai đoạn 2001 – 2005 theo hướng sản xuất hàng hóa, hiệu quả, sinh thái bền vững và phương hướng đến 2010.
Thế Nghĩa (1999), Tình hình bón phân mất cân đối và thiếu hụt kali cho cây trồng ở châu Á hiện nay, Asia Fab 1999, Trung tâm KHKT hóa chất.
Nghiên cứu quản lý và phát triển tài nguyên sinh vật trong một số hệ sinh thái tiêu biểu ở việt nam, đề tài KT 02.08.
Trần An Phong, Báo cáo khoa học hội thảo lần thứ nhất quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, Năm 1994,
Nguyễn Xuân Quát (1996), Sử dụng đất tổng hợp và bền vững, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2006- 2010 huyện Đan Phượng – tỉnh Hà Tây(cũ).
Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa hiệu quả và bền vững đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015 huyện Đan Phượng – tỉnh Hà Tây(cũ).
Nguyễn Ngọc Sẫm (2003), Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đề xuất sử dụng theo hướng sản xuất hàng hóa huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
Đặng Kim Sơn, Trần Công Thắng (2001), “Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở một số nước Đông Nam Á”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế (274), trang 60 – 69.
Sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và bền vững, http : www.tapchicongsan.org.vn.
Bùi Văn Ten (2000), “Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nông nghiệp Nhà nước”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, (4), trang 187 -188.
Nguyễn Duy Tính (1995), Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng ĐBSH và Bắc Trung Bộ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Trần Danh Thìn, Nguyễn Huy Trí (2006), Hệ thống trong phát triển nông nghiệp bền vững, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Đào Châu Thu, Nguyễn Khang (1998), Giáo trình Đánh giá đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Vũ Thị Thương (2007), Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
Vũ Thị Ngọc Trân (1997), Phát triển kinh tế nông hộ sản xuất hàng hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Đỗ Văn Viện, Vũ Thị Phương Thụy (2000), “Nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trong điều kiện đô thị hóa ở ngoại thành hà nội”, Kỷ yếu hội thảo khoa học năm 1999, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Hồ Văn Vĩnh, Một số vấn đề về chính sách đất đai trong bước chuyển sang kinh tế thị trường ở nước ta, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thị Vòng và các cộng sự (2001), Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, Hà Nội.
Vụ thông tin báo chí bộ ngoại giao ngày 8/3/2009, Tình hình phát triển nông nghiệp, nông thôn của Việt Nam và những kinh nghiệm trong việc nâng cao đời sống của nông dân,
II. TIẾNG ANH
A.J.Smyth, J.Dumaski (1993), FESLM An International Frame –Work for Evaluating Sustainable Land Management, World soil Report No.73, FAO, Rome.
FAO (1976), Aframework for land evaluation, FAO – Rome.
PHỤ LỤC
Phô lôc 1
MẪU: PhiÕu ®iÒu tra hé n«ng d©n
Th«n:.......................X·:......................HuyÖn Đan Phượng – TP Hà Nội
Ngµy pháng vÊn:..................................Ngêi pháng vÊn:...................................
A. Nh÷ng th«ng tin chung vÒ chñ hé
1. Tªn chñ hé:................................Nam (N÷). Tuæi:..........Tr×nh ®é v¨n ho¸:.....
2. §· ®îc ®µo t¹o vÒ chuyªn m«n nghiÖp vô:
Kh«ng:..........Ng¾n h¹n:.............S¬ cÊp:...........Trung cÊp:...........§¹i häc..........
Nªu chi tiÕt c¸c kho¸ tËp huÊn ng¾n h¹n ®· ®îc tham gia:
3. Nh©n khÈu:............................................Lao ®éng:..........................................
Sè lao ®éng cã kü thuËt:......................................................................................
Lo¹i hé:................................................................................................................
A. Kh¸ B. Giµu C. TB D. NghÌo
4. C©y trång chÝnh hiÖn nay:
Trång tõ khi nµo............................................................................................................
C©y trång tríc ®ã:
B. §Êt ®ai vµ t×nh h×nh sö dông ®Êt ®ai cña hé
Tæng diÖn tÝch «ng (bµ) hiÖn cã:...........................Sè m¶nh:................................
Nh÷ng th«ng tin chi tiÕt vÒ m¶nh ®Êt
STT
HiÖn tr¹ng sö dông
(lo¹i h×nh sö dông ®Êt)
DiÖn tÝch (m2/sµo/ha)
Nguån gèc
Nguån níc
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Nguån gèc: 1- ®îc giao. 2 - ®i mîn. 3- ®i thuª. 4- ®Êu thÇu. 5- ®æi ®Êt. 6- kh¸c
Nguån níc cung cÊp: 1- Thuû lîi (rÊt ®Çy ®ñ. ®Çy ®ñ. kh«ng ®Çy ®ñ)
2- Kh«ng thuû lîi
C. Chi phÝ vµ kÕt qu¶ s¶n xuÊt (n¨m 2008)
1. Trång trät
Kho¶n môc
§VT
C©y trång:
DiÖn tÝch:
C©y trång:
DiÖn tÝch:
Sè lîng
N¨ng suÊt
(kg/sµo)
Sè lîng
N¨ng suÊt
(kg/sµo)
1. Chi phÝ NVL
- Gièng
- Ph©n xanh
TÊn
- Ph©n chuång
TÊn
- Ph©n ®¹m (Urª)
Kg
- Ph©n kali (KCL)
Kg
- Ph©n l©n (Supe)
Kg
- Ph©n tæng hîp (NPK)
Kg
- Thuèc trõ s©u
1000®
- Thuèc trõ cá
1000®
- Chi phÝ vËt liÖu kh¸c
1000®
2. Chi phÝ lao ®éng
- Tæng c«ng lao ®éng
- Lao ®éng gia ®×nh
- lao ®éng thuª ngoµi
3. Chi phÝ kh¸c
- Thuû lîi phÝ
- ThuÕ sö dông ®Êt
- B¶o vÖ ®ång
- Thuª m¸y mãc (lµm ®Êt)
4. Thu nhËp
- S¶n phÈm sö dông G§
Kg
- S¶n phÈm b¸n
Kg
- Ph¬ng thøc b¸n
- KÕt qu¶ s¶n xuÊt n¨m 2008 so víi 5 n¨m gÇn ®©y thuéc møc nµo
1. Kh¸ 2. Trung b×nh 3. KÐm
- S¶n phÈm trªn gia ®×nh thêng b¸n cho ai?
C¸c doanh nghiÖp chÕ biÕn: Hé chÕ biÕn:
C«ng ty xuÊt nhËp khÈu: Ngêi mua gom:
Cã ngêi bao thÇu B¸n ë chî:
- Gia ®×nh s¶n xuÊt c¸c c©y rau- mầu chñ yÕu:
Dïng cho ngêi:
LÊy thøc ¨n cho ch¨n nu«i:
§Ó t¨ng s¶n phÈm b¸n b»ng thu nhËp:
Gi¶i quyÕt viÖc lµm:
Lý do kh¸c:
- Gia ®×nh cã muèn më réng c©y rau- mầu :
Cã Kh«ng
- Khi trång rau- mầu ®· cã lóc nµo gia ®×nh cha tiªu thô ®îc:
B¸n hÕt:
Kh«ng tiªu thô ®îc:
Tiªu thô ®îc Ýt:
Phụ lục 2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2008
Stt
Loại đất
Ký hiệu
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
Tổng diện tích tự nhiên
7.735,49
100
1
Đất nông nghiệp
NNP
3.671,30
47,46
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
3.454,95
44,66
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
CHN
3.033,70
39,21
1.1.1.1
Đất trồng lúa
LUA
2.077,80
26,86
1.1.1.2
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
COC
27,45
0,35
1.1.1.3
Đất trồng cây hàng năm khác
HNK
928,45
12,00
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
CLN
421,25
5,45
1.2
Đất nuôi trồng thủy sản
NTS
208,48
2,70
1.3
Đất nông nghiệp khác
NKH
7,87
0,10
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
3.330,39
43,06
2.1
Đất ở
OTC
944,40
12,21
2.1.1
Đất ở tại nông thôn
ONT
882,98
11,41
2.1.2
Đất ở tại đô thị
ODT
61,42
0,79
2.2
Đất chuyên dùng
CDG
1.153,13
14,91
2.2.1
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
CTS
12,94
0,17
2.2.2
Đất quốc phòng, an ninh
CQA
17,10
0,22
2.2.3
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
CSK
293,50
3,79
2.2.4
Đất có mục đích công cộng
CCC
829,59
10,72
2.3
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
TTN
20,19
0,26
2.4
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
59,91
0,77
2.5
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
SMN
1.152,33
14,90
2.6
Đất phi nông nghiệp khác
PNK
0,43
0,01
3
Đất chưa sử dụng
CSD
733,80
9,49
3.1
Đất bằng chưa sử dụng
BCS
733,80
9,49
(Nguồn : Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Đan Phượng)
Phụ lục 3. Kết quả điều tra nông hộ về mục đích sản xuất các cây trồng chính
ĐVT: % tổng số hộ trả lời
Cây trồng
Mục đích sản xuất
Bán là
chính>50%
Lượng bán< 50%
Tiêu dùng là chính
Lúa
5,00
95,00
Ngô
85,30
14,70
Khoai lang
57,20
29,73
13,07
Khoai tây
81,50
18,50
Đỗ tương
95,50
4,50
Đỗ ăn quả các loại
96,00
4,00
Cải bắp
95,45
4,55
Su hào
95,80
4,20
Cà chua
98,00
2,00
Dưa chuột
98,15
1,85
Bí xanh
75,00
20,00
5,00
Bí đỏ
97,53
2,47
Cà các loại
96,20
3,80
Cải củ
100,00
Hành (tỏi)
100,00
Cải ăn lá
98,50
1,50
Hoa
100,00
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ)
Phụ lục 4. Kết quả điều tra nông hộ về khả năng tiêu thụ của một số cây trồng chính
ĐVT: % tổng số hộ trả lời
Cây trồng
Mức độ tiêu thụ nông sản
Thuận lợi
Bình thường
Khó khăn
Lúa
65,78
34,22
Ngô
82,00
18,00
Khoai lang
24,68
75,32
Khoai tây
31,00
69,00
Ngô rau
89,91
10,09
Đỗ tương
75,56
24,44
Đỗ ăn quả các loại
20,67
70,00
9,33
Cải bắp
23,39
68,54
8,07
Su hào
24,10
69,02
6,88
Cà chua
28,08
69,13
2,79
Dưa chuột
27,33
70,00
2,67
Bí xanh
30,00
70,00
Bí đỏ
88,18
11,82
Cà các loại
73,77
20,45
5,78
Cải củ
76,31
23,69
Hành (tỏi)
97,04
2,96
Cải ăn lá
70,00
20,00
10,00
Hoa
91,18
8,82
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ)Phụ lục 5. Giá cả một một số mặt hàng tại thời điểm điều tra trên địa bàn huyện Đan Phượng
Tên hàng hoá
Phân bón
Nghìn đồng/tạ
Đạm
700,00
Super Lân
300,00
NPK ba mầu
650,00
Kali
1300,00
Hàng nông sản
Nghìn đồng/tạ
Lúa
420,00
Dưa chuột
250,00
Cải bắp
195,00
Cải ăn lá
180,00
Ngô rau
700,00
Cà chua
285,00
Bí xanh
150,00
Đỗ ăn quả các loại
265,00
Su hào
150,00
Khoai tây
270,00
Bí đỏ
250,00
Đỗ tương
900,00
Cà các loại
220,00
Hành (tỏi)
600,00
Cải củ
140,00
Ngô
550,00
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ)
Phụ lục 6. N¨ng suÊt trung b×nh c¸c lo¹i c©y trång
Tên cây trồng
Năng suất
(tạ/ha)
Lúa xuân
62,60
Lúa mùa
61,35
Ngô
56,09
Ngô rau
52,63
Khoai lang
132,96
Khoai tây
124,65
Đỗ tương
21,74
Đỗ ăn quả các loại
180,05
Cải bắp
204,98
Su hào
252,07
Cà chua
268,69
Dưa chuột
272,84
Bí xanh
346,25
Bí đỏ
191,13
Cà các loại
303,31
Cải củ
216,06
Hành (tỏi)
81,72
Cải ăn lá
166,20
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ)
Phụ lục 7. Chi phí vật chất trung bình của cây trồng (tính trên 1 ha)
Cây trồng
Giống
P/c
Super Lân
Ure
K
Thuốc BVTV
Chi phí khác
Tổng
L.bón
(kg.con. cây)
Tiền
(Nghìn.đ)
L.bón
(kg)
Tiền
(Nghìn.đ)
L.bón
(kg)
Tiền
(Nghìn.đ)
L.bón
(kg)
Tiền
(Nghìn.đ)
L.bón
(kg)
Tiền
(Nghìn.đ)
Tiền
(Nghìn.đ)
Tiền
(Nghìn.đ)
Tiền
(Nghìn.đ)
Lúa xuân
42,94
429,35
7451,30
1490,26
297,78
893,33
180,05
1260,35
96,95
1260,35
900,25
4487,40
10721,29
Lúa mùa
40,17
401,65
8337,70
1667,54
332,40
997,20
152,35
1066,45
83,10
1080,30
900,25
4487,40
10600,79
Ngô
16,62
1163,40
11080,00
2216,00
429,35
1288,05
235,45
1648,15
152,35
1980,55
831,00
3517,90
12645,05
Ngô rau
28,00
1960,00
12000,00
2400,00
430,00
1290,00
270,00
1890,00
50,00
650,00
1385,00
3517,90
13092,90
Khoai lang
27700,00
1385,00
6925,00
1385,00
277,00
831,00
193,90
1357,30
83,10
1080,30
554,00
3517,90
10110,50
Khoai tây
41550,00
3324,00
6925,00
1385,00
554,00
1662,00
110,80
775,60
138,50
1800,50
969,50
3517,90
13434,50
Đỗ tương
47,50
997,50
5350,00
1070,00
190,00
570,00
88,00
616,00
71,50
929,50
1939,00
3517,90
9639,90
Đỗ ăn quả các loại
25,50
1275,00
11750,00
2350,00
237,00
711,00
126,00
882,00
100,00
1300,00
3462,50
9057,90
19038,40
Cải bắp
45705,00
4570,50
12811,25
2562,25
235,45
706,35
221,60
1551,20
110,80
1440,40
2077,50
3517,90
16426,10
Su hào
55400,00
5540,00
5817,00
1163,40
360,10
1080,30
263,15
1842,05
180,05
2340,65
2216,00
3517,90
17700,30
Cà chua
0,11
2105,20
5500,00
1100,00
105,00
315,00
207,50
1452,50
168,00
2184,00
4916,75
9057,90
21131,35
Dưa chuột
0,14
2493,00
5250,00
1050,00
143,50
430,50
116,50
815,50
77,50
1007,50
5401,50
9057,90
20255,90
Bí xanh
13850,00
831,00
11634,00
2326,80
304,70
914,10
166,20
1163,40
83,10
1080,30
4432,00
9057,90
19805,50
Bí đỏ
11080,00
554,00
11523,20
2304,64
193,90
581,70
221,60
1551,20
249,30
3240,90
4155,00
3517,90
15905,34
Cà các loại
27700,00
1939,00
14100,00
2820,00
127,00
381,00
115,00
805,00
107,00
1391,00
6551,05
9057,90
22944,95
Cải củ
2,77
831,00
10526,00
2105,20
304,70
914,10
110,80
775,60
110,80
1440,40
1939,00
3517,90
11523,20
Cải ăn lá các loại
1,39
415,50
7063,50
1412,70
221,60
664,80
83,10
581,70
83,10
1080,30
1939,00
3517,90
9611,90
Hành (tỏi)
415,50
4155,00
7202,00
1440,40
567,85
1703,55
193,90
1357,30
83,10
1080,30
789,45
3517,90
14043,90
Hoa
70635,00
5124,50
10456,75
2091,35
692,50
2077,50
415,50
2908,50
343,62
4467,04
1939,00
3517,90
22125,79
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------------------------
TRẦN THỊ NHƯ TRANG
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CANH TÁC THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG – THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ : 60.62.16
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. HÀ THỊ THANH BÌNH
HÀ NỘI - 2009
Lêi cam ®oan
T«i xin cam ®oan r»ng, sè liÖu vµ kÕt qu¶ nghiªn cøu trong luËn v¨n nµy lµ trung thùc vµ cha ®îc sö dông ®Ó b¶o vÖ mét häc vÞ nµo.
T«i xin cam ®oan r»ng mäi sù gióp ®ì cho viÖc thùc hiÖn luËn v¨n nµy ®· ®îc c¸m ¬n vµ c¸c th«ng tin trÝch dÉn trong luËn v¨n ®Òu ®îc chØ râ nguån gèc.
T¸c gi¶ luËn v¨n
TrÇn ThÞ Nh Trang
Lêi c¶m ¬n !
§Ó cã ®îc kÕt qu¶ nghiªn cøu nµy, ngoµi sù cè g¾ng vµ nç lùc cña b¶n th©n, t«i ®· nhËn ®îc sù gióp ®ì tõ rÊt nhiÒu ®¬n vÞ vµ c¸ nh©n. T«i xin ghi nhËn vµ bµy tá lßng biÕt ¬n tíi nh÷ng tËp thÓ, c¸ nh©n ®· dµnh cho t«i sù gióp ®ì quý b¸u ®ã.
T«i xin bµy tá lßng biÕt ¬n s©u s¾c vµ kÝnh träng sù gióp ®ì nhiÖt t×nh cña c« gi¸o PGS.TS. Hµ ThÞ Thanh B×nh. ngêi ®· trùc tiÕp híng dÉn ®Ò tµi nµy.
T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n nh÷ng ý kiÕn ®ãng gãp quý b¸u cña c¸c thÇy. c« trong Khoa §Êt vµ M«i trêng, c¸c thÇy c« trong ViÖn ®µo t¹o Sau ®¹i häc.
T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n c¸c ®ång chÝ l·nh ®¹o UBND huyÖn §an Phîng, c¸c ®ång chÝ l·nh ®¹o, chuyªn viªn Phßng NN – PTNT, Phßng Tµi nguyªn vµ M«i trêng, Phßng Thèng kª vµ UBND c¸c x· ®· t¹o ®iÒu kiÖn vÒ thêi gian vµ cung cÊp sè liÖu gióp t«i thùc hiÖn ®Ò tµi nµy.
C¸m ¬n sù cæ vò. ®éng viªn vµ gióp ®ì cña gia ®×nh, c¸c anh. chÞ ®ång nghiÖp, b¹n bÌ trong qu¸ tr×nh häc tËp vµ thùc hiÖn luËn v¨n.
Hµ néi. ngµy th¸ng n¨m 2009
T¸c gi¶ luËn v¨n
TrÇn ThÞ Nh Trang
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
AFTA
Khu vực tự do thương mại Asean
APEC
Diễn đàn châu Á Thái Bình Dương
ASEAN
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
BVTV
Bảo vệ thực vật
CPTG
Chi phí trung gian
FAO
Tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới
GTGT
Giá trị gia tăng
GTSX
Giá trị sản xuất
IFAD
Quỹ Nông nghiệp và phát triển quốc tế
LĐ
Lao động
LUT
Loại hình sử dụng đất
MĐTT
Mức độ tiêu thụ
NXB
Nhà xuất bản
PĐTNH
Phiếu điều tra nông hộ
TLSX
Tư liệu sản xuất
TSHH
Tỷ suất hàng hóa
WTO
Tổ chức thương mại thế giới
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
4.1. GTSX và cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp 42
4.2. Dân số và tốc độ tăng dân số giai đoạn 2003 - 2008 43
4.3. Hiện trạng sử dụng đất NN năm 2008 huyện Đan Phượng 48
4.4. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất canh tác huyện Đan Phượng 52
4.5. Hiệu quả kinh tế của cây trồng chính vùng 1 55
4.6. Hiệu quả kinh tế của cây trồng chính vùng 2 57
4.7. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất vùng 1 63
4.8. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất vùng 2 65
4.9. Hiệu quả kinh tế trung bình của các LUT trên các vùng 67
4.10. Mức đầu tư lao động và thu nhập/ngày công lao động 70
4.11. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội của các LUT 72
4.12. So sánh mức đầu tư phân bón của nông hộ với tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý 74
4.13. So sánh lượng thuốc BVTV thực tế và khuyến cáo trên cây trồng 76
4.14. Đề xuất hướng sử dụng đất canh tác huyện Đan Phượng 80
DANH MỤC HÌNH
STT
Tên hình
Trang
4.1. Vị trí địa lý huyện Đan Phượng 35
4.2. Diễn biến một số chỉ tiêu khí hậu 37
4.3. Cơ cấu các ngành năm 2008 huyện Đan Phượng 41
4.4. Cơ cấu đất đai năm 2008 huyện Đan Phượng 49
4.5. Cơ cấu các LUT canh tác huyện Đan Phượng 54
4.6. Cảnh quan ruộng trồng cây dưa chuột ở Đan Phượng 60
4.7. Cảnh quan ruộng trồng cây cà tím ở Đan Phượng 60
4.8. Cảnh quan ruộng trồng cây hành ở Đan Phượng 61
4.9. Cảnh quan ruộng trồng cây đậu đũa ở Đan Phượng 61
4.10. Cảnh quan ruộng trồng cây ngô ở Đan Phượng 62
4.11. GTGT/ha (nghìn đồng/ha) của các LUT 68
4.12. GTGT/LĐ (nghìn đồng/ngày công) của các LUT 72
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHQL09051.doc