Lời nói đầu
Đất nước chúng ta đang đứng trước những thử thách của sự hội nhập trong quá trình toàn cầu hoá và đứng trước các yêu cầu của sự thay đổi và khẳng định mình trong thế kỷ mới. Trước những thử thách, yêu cầu đó đòi hỏi Nhà nước ta phải có một đường lối chính trị ổn định, một nền kinh tế vững mạnh và xã hội công bằng văn minh.
Theo các nhà kinh tế học: "lao động là cha, đất đai là mẹ của mọi của cải vật chất". Do vậy việc sử dụng đất đai hợp lý và hiệu quả sẽ dẫn đến những thành tựu
64 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1493 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Đánh giá tình hình quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn thị xã Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
to lớn, góp phần trong công cuộc đổi mới và là yếu tố quan trọng cho nền tảng một xã hội phát triển ổn định cũng như làm vững mạnh nền kinh tế.
ở nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý (điều 1 luật đất đai 2001). Nhà nước thống nhất quản lý đất đai nhằm bảo toàn lãnh thổ và khai thác hợp lý, hiệu quả đất đai. Mà một trong những công cụ quản lý quan trọng chính là công tác quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất. Với quá trình, kinh nghiệm quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất đai ở nước ta nói chung và của tỉnh Sơn la nói riêng còn mới, việc tổ chức thực hiện công tác quy hoạch tại các cơ sở chưa đi vào quy củ, cũng như các phương án quy hoạch còn chưa có tính thực thi cao và đem lại hiệu quả nhất định. Do đó, em chọn đề tài: "Đánh giá tình hình quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn thị xã Sơn la".
Việc nghiên cữu quy hoạch sử dụng đất đai, trước hết để tìm ra phương hướng hoàn thiện một công cụ quan trọng của quản lý Nhà nước về đất đai. Thứ nữa là, góp phần đánh giá đúng tình hình của đất đai và việc sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả. sau cùng là, sau khi đánh giá được tình hình quy hoạch sử dụng đất đai, chung ta sẽ có cái nhìn toàn cảnh về quy hoạch sử dụng đất đai và từ đó rút ra những kinh nghiệm cho công tác quy hoạch cũng như trong quy hoạch sử dụng đất đai.
Để đánh giá tình hình quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn thị xã Sơn la, chúng ta đi vào nghiên cữu đất đai nói chung. Nghiên cữu về các loại đất đã được phân loại theo mục đích sử dụng theo luật đất đai 2001. Nghiên cữu về tình trạng sử dụng các loại đất đai trong địa giới hành chính của thị xã Sơn la được phân theo Quyết định 364/CP, mà phương án quy hoạch sử dụng đất đai của thị xã đã làm cho giai đoạn 1996-2010.
Với việc sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng là chử yếu và bên cạnh phương pháp luận duy vật biện chứng còn sử dụng các phươpng pháp thống kê, điều tra, khảo sát thực tế để đánh giá và làm rõ các mối quan hệ của đất đai trước và sau khi quyu hoạch. Cũng như, hiệu quả của việc quy hoạch và công tác quy hoạch sử dụng đất đai của tỉnh Sơn la.
Nội dung và kết cấu của đề tài được chia làm ba chương chính như sau:
Chương I: Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất đai
Chương II: tình hình triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn thị xã Sơn la
Chương III: Phương hướng và các giải pháp nhàm hoàn thiện công tác quy hoạch sử dụng đất đai
Để hoàn thành tốt luận văn này, em đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của cô chú công tác tại Sở địa chính Tỉnh Sơn la. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo PGS-TS ngô đức cát đã giúp đỡ em hoàn thành tốt luận văn này.
Chương I
Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất đai
I - Đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của đất đai.
1. Khái niệm, đặc điểm của đất đai.
1.1. Khái niệm về đất đai
Đất đai là nguần tài nguyên vô cùng quý giá của một quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trai đất.
Đất là vật thể thiên nhiên hình thành từ lâu đời do kết quả quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố gồm: đá, thực động vật, khí hậu, địa hình và thòi gian. Tất cả các loại đất đai trên trái đất được hình thành sau quá trình biến đổi trong thiên nhiên, chất lượng đất đai phụ thuộc vào đá mẹ, khí hậu, sinh vật sống trên và trong lòng đất.
Đất đai là lớp bề ngoài của trái đất, có khả năng cho sản phẩm cây trồng để nuôi sống con người. Mọi hoạt động của con người gắn liền với lớp bề mặt đó theo thời gian và không gian nhất định. Chất lượng của đất đai phụ thuộc vào độ phì nhiêu của đát.
Theo Luật đất đai năm 1993 của nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thì: "Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bổ các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập và bảo vệ vốn đất đai như ngày nay.".
1.2. Đặc điểm của đất đai
Đất đai có vị trí cố định không thể di chuyển được, với một số lượng có hạn trên phạm vi toàn cầu, quốc gia và khu vực. Tính cố định không di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác của đất đai đồng thời quy định tính giới hạn về quy mô và không gian gắn liền với môi trường mà đất đai chịu chi phối (nguần gốc hình thành, sinh thái với những tác động khác của thiên nhiên). Vị trí của đất đai có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế trong quá trình khai thác và sử dụng đất đai.
Độ phì là một thuộc tính của đất đai và là yêú tố quyết định chất lượng đất đai. Độ phì là một đặc trưng về chất gắn liền với đất đai, thể hiện khả năng cung cấp thức ăn, nước cho cây trồng trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Khả năng phục hồi và tái tạo của đất đai chính là khả năng phục hồi và tái tạo độ phì thông qua tự nhiên hoặc do tác động của con người.
Như vậy, đất đai có tính hai mặt (không thể sản sinh nhưng có khả năng tái tạo). Tính hai mặt này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình sử dụng đất đai. Một mặt phải hết sức tiết kiệm đất đai, xem xét kỹ lưỡng khi bố trí sử dụng các loại đất đai. Mặt khác phải chú ý ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng năng suất cây trồng cũng như tăng khả năng tai tạo và phục hồi độ phì của đất đai.
Ngoài tính hai mặt trên, đất đai còn có những đặc điểm như là: sự chiếm hữu, sở hữu đất đai và tính đa dạng phong phú của đất đai. Về sự chiếm hữu và sở hữu đất đai ở nước ta đã được quy định rõ trong Bộ luật đất đai. Còn tính đa dạng và phong phú của đất đai thể hiện ở chố: trước hết, do đặc tính tự nhiên của đất đai và phân bổ cố định từng vùng lãnh thổ nhất định gắn liền với điều kiện hình thành của đất đai quyết định. Mặt khác, tính đa dạng, phong phú còn do yêu cầu, đặc điểm và mục đích sử dụng các loại đất khác nhau. Mối loại đất đai có thể sử dụng theo nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Đặc điểm này của đất đai đòi hỏi con ngươi khi sử dụng đất đai phải biết khai thác triệt để lợi thế của mỗi loaị đất một cách hiệu quả và tiết kiệm trên một vùng lãnh thổ. Để làm được điều này, phải xây dựng một quy hoạch tổng thể và chi tiết sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước và từng khu vực.
1.3. Vai trò và ý nghĩa của đất đai
Đất đai có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong sự sinh tồn của muôn loài và sự tồ tại và phát triển của xã hội con người. Đất đai không chỉ là tư liệu sản xuất đặc biệt mà còn là đối tượng lao động của loài người. Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động sản xuất của con người, là nền tảng xây dựng lên nền văn hoá xã hội, là thành phân quan trọng của một nền kinh tế. Với vai trò đặc biệt của mình cùng với các đặc điểm đặc trưng của đất đai, càng đòi hỏi việc sử dụng đất đai tiết kiệm và hợp lý.
Đất đai có ý nghĩa rất quan trọng đó là: đất đai tham gia vào sự phát triển kinh tế. Đất đai là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của tất cả các ngành nghề kinh tế. Mối ngành mối nghề sử dụng đất đai khác nhau, song đất đai là yếu tố quan trọng, biểu hiện ở chố các học thuyết của các nhà kinh tế học khi xây dựng học thuyết của mình đều không loaị trừ yếu tố đất đai ra khỏi hàm sản xuất, hàm kinh tế.
Đất đai ngoài yếu tố kinh tế còn là môi trường sống của muôn loài, là địa bàn, cơ sở của xã hội loài người.
Như vậy sử dụng hợp lý đất đai ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa bảo vệ, cải tạo môi trường. Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, người ta rất chú ý đến tác động của quá trình hoạt động sản xuất đến môi trường, trong đó sử dụng khai thác đất đai là yếu tố vô cùng quan trọng.
2. Quỹ đất và phân loại đất đai
2.1. Khái niệm và phân loại quỹ đất đai
Quy đất là toàn bộ diện tích đất đai các loại của một quốc gia hay địa phương, của loại đất đai theo mục đích sử dụng. Quỹ đất có thẻ tính cho toàn bộ hay tính cho một đầu người. Có thể xem xét cơ cấu quỹ đất các loại đang sử dụng theo mục đích. Quỹ đất của một quốc gia hay địa phương thường là cố định và việc tăng thêm quỹ đất là rất hạn chế. Quỹ đất tính trên đầungười thường thay đổi theo xu hướng giảm.
Quỹ đất của một quốc gia là một nguần lực tự nhiên cần phải được bảo vệ và sử dụng một cách tiết kiệm, có hiệu quả, đặc biệt là đất đai tốt, có giá trị làm tăng thêm của cải cho xã hội.
Quỹ đất có thể bị phân chia theo mục đích sử dụng và hình thành nên cơ cấu quỹ đất. Sự thay đổi cơ cấu quý đất trong tổng thể quỹ đất tự nhiên có ý nghĩa rất quan trọng, nói lên những xu thế phát triển của đất nước trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng thể hiện trình độ phát triển khoa học kỹ thuật và việc ứng dụng chúng vào trong sản xuất.
Tuỳ theo mục đích sử dụng đất đai có thể có các loại quỹ đất sau:
- Quỹ đất nông lâm nghiệp
- Quỹ đất đô thị
- Quỹ đất chuyên dùng
- Quỹ đất dân cư nông thôn
Tuỳ theo dặc tính của đất và những loại đất có giá trị cho sản phẩm cao, có thể phân ra các loại quỹ đất như: quỹ đất đỏ; quỹ đất phù sa; quỹ đất xám...
Như vậy việc phân chia quỹ đất gắn liền với phân loại đất đai và mục đích sử dụng cuối cùng nhằm sử dụng hiệu quả đất đai của đất nước.
2.2. Phân loại đất đai
Tuỳ theo mục đích sử dụng đất đai có thể có những cách phân loại khác nhau nhưng đều nhằm mục tiêu chung là nắm chắc các loại đất để bố trí sử dụng và quản lý chúng
Phân loại đất đai theo mục đích sử dụng nhằm nắm được hiện trạng đất đai đang sử dụng vào mục đích khác nhau như thế nào, số lượng, cơ cấu của mối loại trong tổng số là bao nhiêu, những biến động của mối loại đất đai này ra sao.
Căn cữ vào mục đích sử dụng, chủ yếu đất đai được phân thành các loại sau (theo điều 11 Luật đất đai năm 1993):
- Đất nông nghiệp
- Đất lâm nghiệp
- Đất đô thị
- Đất dân cư nông thôn
- Đất chuyên dùng
- Đất chưa sử dụng
Việc chuyển loại đất này sang loại đất khác, tức là chuyển mục đích sử dụng có thể diễn ra tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của tùng vùng và từng nơi, song phải đảm bảo những nguyên tác và những quy định chặt chẽ của Luật đất đai và những quy định khác của Nhà nước về quản lý đất đai.
3. ý nghĩa của việc quy hoạch sử dụng đất đai
Quy hoạch sử dụng đất đai là việc sắp xếp, bố trí sử dụng các loại đất. Quy hoạch sử dụng đất đai thường được tiến hành theo từng giai đoạn 5 năm hoặc 10 năm, tuý theo yêu cầu phát triển của từng giai đoạn, từng thời kỳ của từng vùng lãnh thổ.
Quy hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa hết sức quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như của vùng, địa phương. Quy hoạch sử dụng đất đai gần như là quy hoạch tổng thể bởi vì mọi quy hoạch khác như quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch các ngành nghề, các vùng kinh tế, quy hoạch phát triển vùng... đều phải dựa trên sự bố trí sử dụng đất của quy hoạch sử dụng đất đai làm căn cữ.
Quy hoạch sử dụng đất đai là căn cữ quan trọng của kế hoạch sử dụng đất hàng năm, trên cơ sở đó để thực hiện và vạch ra các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của vùng hay địa phương.
Quy hoạch sử dụng đất đai là chố dựa để thực hiện việc quan lý Nhà nước trên địa bàn quy hoạch (hay của cả nước, của vùng tuỳ theo phạm vi quy hoạch). Quy hoạch sử dụng đất đai sẽ hạn chế được tình trạng sử dụng đất tự phát không theo quy hoạch, gây nên những hậu quả lãng phí về sức người sức của. Quy hoạch sử dụng đất đai tạo ra sự ổn định về mặt pháp lý cho việc quản lý Nhà nước về đất đai, làm cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất, đầu tư phát triển kinh tế xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phân bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. quy hoạch sử dụng đất đai tạo nhiều điều kiện xác lập cơ chế điều tiết một cách chủ động việc phân bổ quỹ đất đai cho các mục đích sử dụng phát triển nông nghiệp, công nghiệp, đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
Quy hoạch sử dụng đất đai là công cụ hữu hiệu giúp cho Nhà nước nắm chắc quỹ đất đai và xây dựng chính sách sử dụng đất đai đồng bộ có hiêụ quả cao, hạn chế sự chồng chéo trong quan lý đất đai, ngăn cchặn các hiện tượng chuyển mục đích sử dụng đất đai tuỳ tiện, hiện tượng tiêu cực, tranh chấp lẫn chiếm, huỷ hoại đất đai, phá vỡ cân bằng sinh thái.
II- Quản lý Nhà nước vè đất đai và vấn đề quy hoạch sử dụng đất đai
1. Vai trò quản lý Nhà nước về đất đai
Đất đai là nhu cầu vật chất thiết yếu của loài người, là những yếu tố quan trọng bậc nhất cấu thành bất động sản. Trong những năm qua, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, những yếu tố thị trường, trong đó có thị trường bất động sản đang trong quá trình hình thành. Hiện nay, thị trường hàng hoá, dịch vụ đang phát triển nhanh chóng nhưng còn mang nhiều yếu tố tự phát, thiếu định hướng, thị trường bất động sản, thị trường sức lao động chưa thể chế rõ ràng, phát triển còn chậm chạp, tự phát. Thị trường vốn, công nghệ còn yếu kém. Do vậy, việc hình thành đồng bộ các loại thị trường tạo sự vận động nền kinh tế thị trường đa dạng. Tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đất đai bắt nguần từ nhu cầu khách quan của việc sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai, đáp ứng nhu cầu đời sống của nhân dân và do tính định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta quy định.
Vai trò quản lý Nhà nước về đất đai thể hiện như sau:
- Thông qua hoạch định chiến lược, quy hoạch, lập kế hoạch phân bổ đất đai có cơ sở khoa học nhằm phục vụ cho mục đích kinh tế - xã hội của đất nước; bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả cao và tiết kiệm; giúp cho Nhà nước quản chặt chẽ đất đai, giúp người sử dụng đất có các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ và sử dụng đất đai có hiệu quả cao.
- Thông qua công tác đánh giá, phân hạng đất, Nhà nước nắm chắc toàn bộ quỹ đất đai về số lượng, chất lượng để làm căn cữ cho các biện pháp kinh tế - xã hội có hệ thống, có căn cữ khoa học nhằm sử dụng đất đai có hiệu quả.
- Thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật đất đai, tạo ra cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, cá nhân trong những quan hệ về đất đai.
- Thông qua việc ban hành và thhực hiện hệ thống chính sách giá cả, chính sách thuế, chính sách đầu tư...Nhà nước khuyến khích kích thích các tổ chức, các chủ thể kinh tế, các cá nhân sử dụng đầy đủ, hợp lý đất đai, tiết kiệm đất đai nhằm nâng cao góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của cả nước và bảo vệ môi trường sinh thái.
Thông qua việc kiểm tra, giám sát quản lý và sử dụng đất đai, Nhà nước nắm chắc tình hình diễn biến về sử dụng đất đai và phát hiện những vi phạm, giải quyết những vi phạm pháp luật đất đai.
2. Quy hoạch sử dụng đất đai - nội dung quan trọng của quản lý Nhà nước về đất đai
Quy hoạch sử dụng đất đai là việc Nhà nước bố trí sắp xếp các loại đất đai cho các đối tượng sử dụng đất đai theo các phạm vi không gian và trong từng khoảng thời gian nhất định, với mục đích phục vụ tốt nhất cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và cho phép sử dụng hợp lý, có hiệu quả các yếu tố đất đai.
Quy hoạch sử dụng đất đai là công cụ quản lý quan trọng, là nội dung không thể thiếu được trong công tác quan lý Nhà nước về đất đai. Điều này thể hiện ở các vấn đề sau:
- Quy hoạch sử dụng đất đai đảm bảo cho sự lãnh đạo quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước. Thông qua quy hoạch, thông qua việc sắp xếp, bố trí sử dụng các loại đất đã được phê duyệt và được thể hiện tên các bản quy hoạch, Nhà nước kiểm soát mọi diễn biến về tình hình sử dụng đất đai. Từ đó, ngăn chặn được tình trạng sử dụng đất đai bừa bãi, lãng phí, sử dụng đất đai không đúng mục đích. Mặt khác thông qua quy hoạch, bắt buộc các đối tượng sử dụng đất đai chỉ được phép sử dụng trong phạm vi ranh giới của mình. Điều đó cho phép Nhà nước có cơ sở để quản lý đất đai chắc chăn và trật tự hơn, các vứng mắc, tranh chấp đất đai có cở để giải quyết tốt hơn.
- Quy hoạch sử dụng đất đai là căn cữ quan trọng cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai. Trong tất cả các loại quy hoạch, các mục tiêu, quan điểm và các chỉ tiêu tổng quát của nó đều phải được củ thể hoá để đưa vào thực tiến và việc cụ thể hoá đó thông qua kế hoạch. Như vậy việc xây dựng kế hoạch phải dựa vào quy hoạch, phải coi quy hoạch là một trong các căn cữ không thể thiếu được của kế hoạch. Quy hoạch cúng có cơ sở khoa học, càng chính xác bao nhiêu thì kế hoạch càng có điều kiện để thực hiện bấy nhiêu.
- Quy hoạch sử dụng đất đai tạo điều kiện sử dụng đất đai hợp lý. Trên cơ sở phân hạng đất đai, phân loại, đánh giá đất đai, Nhà nước bố trí sắp xếp các loại đất đai cho các đối tượng sử dụng đất đai hiểu rõ được phạm vi ranh giới và chủ quyền, về loại đất đai trên vùng lãnh thổ để họ yên tâm đầu tư khai thác phần đất đai, do vậy hiệu quả sử dụng đất đai sẽ cao hơn.
- Quy hoạch sử dụng đất đai tạo điều kiện cho việc tính thuế, xác định giá cả các loại đất đai hợp lý. Việc tính thuế, xác định giá cả các loại đất đai phải dựa vào đánh giá, phân hạng các loại và quy mô đất đai. Mà những vãn đề cơ bản trên đã được thể hiện trong quy hoạch. Như vậy quy hoạch sử dụng đất đai càng có cơ sở khoa học thì việc tính thuế, giá cả đất đai càng hợp lý và chính xác hơn.
III- Yêu cầu, nội dung quy hoạch sử dụng đất đai
1. Mục tiêu, yêu cầu và căn cữ quy hoạch sử dụng đất đai
1.1. Mục tiêu quy hoạch sử dụng đất đai
Quy hoạch sử dụng đất đai của cả nước nói chung và của vùng, địa phương nói riêng phải đảm bảo được ba mục tiêu cơ bản sau:
- Phân bổ đất đai cho các mục đích sử dụng nhằm đạt được việc sử dụng đất đai hợp lý, khoa học, tiết kiệm và có hiệu quả, tránh những chồng chéo trong quản lý và bất hợp lý trong quá trình sử dụng đất đai.
- Đáp ứng nhu cầu đất đai cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của vùng hay địa phương theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đã được phê duyệt của vùng hay địa phương.
- Nhằm đưa công tác quản lý và sử dụng đất đai vào nền nếp và đúng hướng, đúng luật định. Đảm bảo cho quản lý Nhà nước về đất đai một cách thuận tiện và hiệu quả, rút ngắn thời gian khi làm công tác quản lý Nhà nước về đất đai khác.
- Dự báo nhu cầu sử dụng đất đai của vùng hay địa phương trong tương lai.
Ngoài các mục tiêu cơ bản trên, quy hoạch sử dụng đất đai còn có các mục tiêu như: mục tiêu về môi trường, mục tiêu về áp dụng khoa học kỹ thuật trong sử dụng đất đai và nhièu mục tiêu khác tuỳ theo định hướng phát triển của vùng hay địa phương.
1.2. Yêu cầu của việc quy hoạch sử dụng đất đai
Để đảm bảo các mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất đai thì yêu cầu của việc quy hoạch sử dụng đất đai bao gồm:
- Trước hết, về mặt nhận thức, phải thực sự coi quy hoạch là công cụ quản lý khoa học, do vậy trong công tác quản lý Nhà nước phải tuyệt đối lãnh đạo chỉ đạo theo quy hoạch sử dụng đất đai đã được xây dựng và phê duyệt.
- Người lập quy hoạch phải có đầy đủ các kiến thức về thổ nhưỡng, sinh vật học, xã hội học, thẩm mỹ, dân tộc học... để có được một bản quy hoạch hợp lý và hiệu quả.
- Quy hoạch sử dụng đất đai phải được tiến hành trước một bước so với các loại quy hoạch khác. Bởi vì các loại quy hoạch phải bảo đảm tính thống nhất, tính đồng bộ, tính khoa học và tính dự báo. Do đất đai là yếu tố liên quan đến nhiều đối tượng sử dụng và nhiều yếu tố khác, cho nên quy hoạch sử dụng đất đai được làm căn cữ và chố dựa cho các loại quy hoạch khác.
- Quy hoạch sử dụng đất đai phải làm đầy đủ các thủ tục theo trình tự mà Nhà nước đã quy định.
- Quy hoạch sử dụng đất đai phải có tính lâu dài và tính chiến lược. Thời gian quy hoạch sử dụng đất đai thường từ 10 dến 20 năm hoặc lâu hơn. Trên cơ sơ dự báo xu thế biến động dài hạn của các yếu tố kinh tế - xã hội quan trọng như tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, công nghiệp hoá hiện đại hoá, nhu cầu và khả năng phát triển của các ngành kinh tế, của vùng, địa phương... Xác định mức thời hạn cho quy hoạch sử dụng đất đai. Việc xây dựng quy hoạch phải phản ánh được những vấn đề có tính chiến lược như: phương hướng, mục tiêu chiến lược của việc sử dụng đất đai; cân đối tổng quát nhu cầu sử dụng đất đai của từng ngành; điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất đai và việc phân bổ đất đai; phân định ranh giới và các hình thức quản lý việc sử dụng đất đai; các biện pháp; chính sách lớn.
1.3. Căn cữ của việc quy hoạch sử dụng đất đai
Căn cữ vào điều 6 của nghị đinh 68/NĐ-CP (1/10/2001) của Chính phủ về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, thì căn cữ của việc quy hoạch sử dụng đất đai như sau:
- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.
- Quy hoạch phát triển đô thị
- Yêu cầu bảo vệ môi trường; bảo vệ và tôn tạo di tích lịch sử văn hoá danh lam thắng cảnh.
- Hiện trạng quỹ đất và nhu cầu sử dụng đất đai .
- Tiến bộ khoa học kỹ thuật - công nghệ.
- Kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai kỳ trước.
2. Nội dung quy hoạch sử dụng đất đai
Nội dung quy hoạch sử dụng đất đai bao gồm: quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất đai theo mục đích sử dụng và quy hoạch sử dụng đất đai theo loại hình sản xuất.
2.1. Quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ
Quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ bao gồm các lại sau:
- Quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước.
- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện thị.
- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã.
Quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ: gồm toàn bộ diện tích đất tự nhiên của lãnh thổ, trong đó có tất cả các loại đát được phân chia theo mục đích sử dụng. Nội dung cụ thể của quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ phụ thuộc vào cấp vị lãnh thổ hành chính (hay còn gọi là địa giới hành chính).
2.1.1. Quy hoạch sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước:
Là cơ sở cho quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai phụ thuộc vào nhu cầu của nền kinh tế - xã hội của cả nước và hệ thống thông tin tư liệu về điều kiện tự nhiên của đất đai. Nội dung quy hoạch sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước là xác định phương hướng mục tiêu và nhiệm vụ sử dụng đất đai của cả nước và vùng kinh tế nhằm điều hoà mối quan hệ sử dụng đất đai giữa các ngành, các tỉnh (Thành phố trực thuộc Trung ương). Đồng thời đề xuất các chính sách, biện pháp, bước đi để thực hiện quy hoạch nhằm khai thác, sử dụng, bảo vệ và nâng cao hệ số sử dụng đất đai, điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất đai.
- Xác định phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ sử dụng đất đai của Tỉnh
- Xác định nhu cầu sử dụng đất đai của các ngành và điều hoà nhu cầu sử dụng đất đai. Xử lý mối quan hệ giữa khai thác sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất đai.
- Xác định phương hướng, các chỉ tiêu, cơ cấu phân bổ đất đai của tỉnh và kiến nghị các biện pháp để thực hiện quy hoạch.
2.1.2. Quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ cấp huyện thị:
Được xây dựng dưa trên căn cữ vào quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh, những đặc điểm nguần tài nguyên đất, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của huyện và các quan hệ trong sử dụng đất: đất đô thị; đất xây dựng; đất nông nghiệp - lâm nghiệp; đất dân cư nông thôn... Nội dung cơ bản của quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện bao gồm:
- Xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các biện sử dụng đất đai trên địa bàn huyện.
- Xác định quy mô, cơ cấu và phân bổ sử dụng đất đai cho các ngành và cho các loại đất trên địa bàn huyện như đất dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, giao thông đô thị, các công trình hạ tầng, đất cho các đơn vị sản xuất, đất cho các tổ chức, khu dân cư nông thôn...
2.1.3. Quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ cấp xã:
Xã là đơn vị hành chính cơ sở. Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã là khâu cuối cùng của hệ thống quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ. Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã được tiến hành dựa trên cơ sở khung định hướng là quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện và những điều kiện cụ thể của xã như nguần đất đai, khả năng đất đai. Nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nội dung cơ bản của quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã như sau:
- Xác định mục tiêu cụ thể theo mục đích sử dụng các loại đất và các dự án.
- Xác định nhu cầu sử dụng đất đai và cân đối quỹ đất đai cho các mục đích sử dụng.
Phân bổ quy mô, cơ cấu diện tích đất đai nói chung và hệ thống kết cấu hạ tầng, các dự án và các công trình chuyên dùng khác.
2.2. Quy hoạch sử dụng đất đai theo mục đích sử dụng
Quy hoạch sử dụng đất đai theo mục đích sử dụng bao gồm các loại sau:
- Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.
- Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp .
- Quy hoạch sử dụng đất đô thị.
- Quy hoạch sử dụng đất nông thôn.
- Các quy hoạch của đất chuyên dùng.
- Kế hoạch sử dụng dài hạn đất chưa sử dụng.
Quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ và quy hoạch sử dụng đất đai theo mục đích (còn gọi là theo ngành) có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ là cơ sở, định hướng cho quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ phải đi trước một bước và quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành phải phối hợp chặt chẽ với nhau.
2.3. Quy hoạch sử dụng đất đai theo loại hình sản xuất
Tuỳ theo mục tiêu phát triển kinh tế và cơ cấu của nền kinh tế của vùng hay địa phương có những lĩnh vực, loại hình sản xuất gì mà có quy hoạch sử dụng đất đai cho phù hợp, nhằm sử dụng quỹ đất đai của vùng một cách khoa học, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Nói chung, nội dung quy hoạch bao gồm:
- Quy hoạch ranh giới địa lý
- Quy hoạch vùng sản xuất
- Quy hoạch vùng nguyên liệu
- Quy hoạch đất trồng trọt
- Quy hoạch giao thông ..v.v.
3. Phương pháp và trình tự quá trình quy hoạch sử dụng đất đai
3.1. Phương pháp quy hoạch sử dụng đất đai
Quy hoạch sử dụng đất đai có các phương pháp chủ yếu sau: phương pháp cân đối, các phương pháp toán kinh tế và phương pháp ứng dụng công nghệ tin học trong quy hoạch sử dụng đất đai.
3.1.1. Phương pháp cân đối
Mục đích của việc áp dụng phương pháp cân đối là:
- Điều hoà mối quan hệ giữa đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp.
- Điều hoà mối quan hệ giữa các ngành nông -lâm -ngư nghiêp.
- Điều hoà mối quan hệ giữa các ngành sử dụng đất phi nông nghiệp.
Nhiệm vụ chủ yếu của việc áp dụng phương pháp cân đối là xác định và lựa chọn phương án cân đói cho việcc sử dụng các loại đất, lập các chỉ tiêu khống chế các loại đất phi nông nghiệp; hướng dẫn phương án phân phố và đièu chỉnh sử dụng đất cấp dưới.
Nội dung của phương pháp cân đối:
- Phương pháp cân đối bằng chỉ tiêu sử dụng. Việc thực hiện phương pháp này là nhằm thống nhất được các chỉ tiêu khung và các chỉ tiêu sử dụng các loại đất đai của các ngành. Phương pháp này dựa trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ, khả năng phát triển của mối ngành, nhu cầu diện tích và đặc điểm của loại đất sử dụng cũng như vị trí phân bổ của ngành để đưa ra dự thảo các chỉ tiêu sử dụng đất. Thông qua hội nghị hoặc hội thảo giữa các ngành, tiến hành điều chỉnh các chỉ tiêu phân bổ và sử dụng các loại đất đai.
- Phương pháp cân đối tổng hợp. Phương pháp này được thể hiện qua việc xác định một cơ cấu tối ưu các loại đất đai trên cơ sở cân đối tổng diện tích hiện có cũng như tổng diện tích thời kỳ quy hoạch. Khi áp dụng phương pháp này cần lưu ý:
+ Một là, trên cơ sở xem xét tầm quan trọng, xác định thứ tự ưu tiên về phân bỏ và sử dụng đất đai giữa các ngành cũng như trong từng nội bộ ngành. Điều này có nghĩa là xác định phân bổ và điều chỉnh quy mô sử dụng đất đai cho các ngành trong từng ngành phải đảm bảo yêu cầu có trọng điểm, toàn diện.
+ Hai là, ưu tiên dành đất tốt cho sản xuất nông nghiệp.
+ Ba là, xem xét đầy đủ khả năng cung cấp quỹ đất về số lượng, chất lượng, vị trí... cũng như các tiềm lực về vôn, lao động, công nghệ để điều hoà tối đa yêu cấu đất theo dự báo cho các ngành.
Trong quá trình sử dụng phương pháp cân đối phải quán triệt hai vấn đề sau:
- Kết hợp phân tích định tính và định lượng. Phân tích định tính là sự phán đoán các mối quan hệ tương hố giữa phát triển kinh tế - xã hội với sử dụng đất đai, giữa các ngành và bộ phận sử dụng đất đai trên cơ sở các số liệu điều tra và xử lý. Đây là công cụ giúp nhận thức được tính quy luật trong sử dụng đất đai. Phân tích định lương là dựa trên phương pháp số học để lượng hoá mối tương quan giữa sử dụng đất đai với phát triển kinh tế -xã hội và sự phát triển các ngành, các bộ phận. Trong xây dựng quy hoạch và áp dụng phương pháp cân đối cần kết hợp phân tích định tính và định lượng.
- Kết hợp phân tích vĩ mô và vi mô. Phân tích vĩ mô là nghiên cữu phân bổ sử dụng đất trên bình diện rộng, tổng thể nền kinh tế quốc dân. Phân tích vi mô là nghiên cữu phân bổ và sử dụng đất mang tính cục bộ từng ngành, từng bộ phận để xác định mối quan hệ giữa sử dụng đất đai với các yếu tố khác trong từng ngành, từng bộ phận.
3.1.2. Các phương pháp toán kinh tế và ứng dụng công nghệ tin học trong quy hoạch sử dụng đất đai
Do đặc điểm của đất đai đa dạng với nhiều chức năng sử dụng, nên việc áp dụng phương pháp toán kinh tế về dự báo trong quy hoạch sử dụng đất đai trở thành hệ thống lượng phức tạp mang tính xác suất. Đó là một quá trình đòi hỏi sức sáng tạo. Để áp dụng phương pháp này, trước hết phải phân tích nhóm yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng tài nguyên đất đai. Có thể chia thành làm hai nhóm: mhóm nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội (sản xuất lương thực, thực phẩm; nguyên liệu cho công nghiệp; phân bổ công nghiệp, giao thông liên lạc, xây dựng , thành phố, các khu dân cư, khu di tích lịch sử văn hoá, an ninh quốc phòng, rừng, đất chưa sử dụng.. ) và nhóm tiến bộ khoa học kỹ thuật (kỹ thuật canh tác, tưới tiêu, các phương pháp và biện pháp cải tạo đất đai và chống sói mòn...). Việc áp dụng phương pháp toán kinh tế về dự báo sử dụng đất đai phải đạt mục đích xác định được hàm mục tiêu tối ưu: thu được sản phẩm tối đa với chi phí tối thiểu. Hàm mục tiêu chữa đựng hai biến số theo nhu cầu sử dụng đất và sản lượng thu được với điều kiện ràng buộc là vồn và lao động để sử dụng và bảo vệ đất đai.
Trong việc lập quy hoạch sử dụng đất đai, việc ứng dụng công nghệ tin học và kỹ thuật tiên tiến như hệ thống thông tin GPS là một yêu cầu cấp thiết trong quá trình xây dựng các loại bản đồ phục vụ quy hoạch, giúp cho công tác quản lý, lưu trũ và hệ thống hoá các thông tin cần thiết về các loại bản đồ máy tính.
3.2. Trình tự._. của quá trình quy hoạch đất đai
Trong quá trình quy hoạch sử dụng đất đai theo loại hình lãnh thổ (hay theo đơn vị hành chính), thì quy hoạch sử dụng đất đai theo đơn vị hành chính cấp xã được coi là quy hoạch cấp cơ sở. Sau đó đến cấp huyện (còn gọi là cấp huyện, thị xã), trên nữa là câp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) và quy hoạch sử dụng đất đai cả nước. Các quy hoạch sử dụng đất đai nói trên đều tuân thủ một trình tự chung là:
- Phân tích đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai.
- Dự báo nhu cầu đất đai của từng ngành trên địa bàn và điều hoà nhu cầu sử dụng đất đai giữa các mục đích sử dụng.
- Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đai.
Đối với quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện và cấp xã, ngoài trình tự nói trên, quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện, xã còn được Nhà nước quy định, hướng dẫn chi tiết hơn. Điều này thể hiện ở các văn bản pháp quy của Nhà nước như là: Công văn 1814/CV-TCĐC (12/10/1998) về công tác quy hoạch sử dụng đất đai; nghị định 68/NĐ-CP (1/10/2001) về quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai.
Theo các văn bản trên thì tình tự quy hoạch sử dụng đất đai theo đơn vị hành chính cấp huyện được lập theo 9 bước sau:
- Công tác chuẩn bị.
- Điều tra thu thập thông tin, số liệu, tài liệu và bản đồ.
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên, cảnh quan và môi trương.
- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội gây áp lực đối với đất đai .
- Đánh giá tiềm năng đất và xác định định hướng sử dụng đất đai .
- Xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất đai .
- Xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai và các giải pháp thực hiện
- Xây dựng báo cáo tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch sử dụng đất đai và trình duyệt.
3.2.1. Công tác chuẩn bị
Mục tiêu: chuẩn bị các điều kiện cần thiết về mặt pháp lý và biện pháp ổ chức để triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất đai.
Nội dung và trình tự thực hiện công việc:
- Khảo sát sơ bộ, xác định mục tiêu, nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất đai.
+ Xác định mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất đai.
+ Điều tra, thu thập, phân tích và đánh giá thông tin, tư liêu cơ bản phục vụ lập dự án.
- Xây dựng và xét duyệt dự án lập quy hoạch sử dụng đất đai.
+ Xác định những căn cữ, nội dung công việc và trình tự tiến hành quy hoạch sử dụng đất đai.
+ Lập dự toán kinh phí.
+ Xây dựng kế hoạch tiến độ thực hiện các hạng mục công việc (biện pháp tổ chức chỉ đạo, xác định đơn vị thực hiện, đơn vị phối hợp, tổ chức lực lượng chiển khai; xây dựng tiến độ chung và tiến độ thực hiện từng nội dung công việc).
+ Soạn thảo dự án và các văn bản pháp lý Quyết định phê duyệt dự án, quyết định phê duyệt tổng dự toán, quyết định thành lập ban quan lý dự án hoặc ban chỉ đạo quy hoạch, quyết định chỉ định thầu.
3.2.2. Điều tra, thu thập thông tin số liệu, tài liệu, số liệu và bản đồ
Mục tiêu: Điều tra thu thập thông tin số liệu, tài liệu, số liệu và bản đồ phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất đai.
Nội dung và trình tự công việc:
- Công tác nội nghiệp.
+ Điều tra, thu thập các loại thông tin, tài liệu, số liệu và bản đồ.
+ Phân loại và đánh giá các thông tin tư liệu.
+ Xác định những nội dung, địa điểm cần khảo sát thực địa.
+ Xây dựng kế hoạch điều tra, chỉnh lý bổ xung .
- Công tác ngoại nghiệp.
+ Khảo sát thực địa, lựa chọn phương pháp chỉnh lý bổ xung
+ Chỉnh lý bổ xung tài liệu ở thự địa.
- Tổng hợp các loại tài liệu nội nghiệp và ngoại nghiệp chuẩn xác hoá các thông tin, số liệu bản đồ.
- Viết báo cáo và hoàn chỉnh tài liệu.
+ Viết báo cáo đánh giá các tài liệu thu được.
+ Chỉnh sửa bổ xung báo cáo, các tài liệu, số liệu và bản đồ phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất đai.
- Đánh giá nghiệm thu sản phẩm bước hai.
3.2.3. Đánh giá điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường.
Mục tiêu: Phân tích, đánh giá đặc điểm của các yếu tố về, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường để xác định các lợi thế, hạn chế trong sử dụng đất đai và phát triển kinh tế - xã hội, so sánh với vùng và Tỉnh.
Nội dungvà trình tự thực hiện :
Đặc điểm điều kiện tự nhiên.
+ Vị trí địa lý (các lợi thế, hạn chế về điều kiện tự nhiên trong phát triển kinh tế - xã hội và sử dụng đất đai).
+ Đặc điểm địa hình, địa mạo (kiến tạo địa hình, phân cáp độ cao hướng dốc...).
+ Đặc điểm khí hậu thuỷ văn (nhiêt độ, nắng mưa, độ ẩm, gió bão, lũ lụt, hệ thống lưu vực, mạng lưới thuỷ văn...).
Đặc điểm các loại tài nguyên.
+ Tài nguyên đất (nguần gốc phát sinh, đặc điểm phân bổ, tính chất đặc trưng va mức độ khai thác sử dụng các loại đất chính, mức độ sói mòn, nhiếm phèn nhiếm mặn...).
+ Tài nguyên nước (nguần nước ngọt -mặn, nước ngầm, chất lượng nước và khả năng khai thác sử dụng).
+ Tài nguyên biển (chiều dài bờ biển, các ngư trường, nguần lợi, đặc điểm sinh vật biển, yêu cầu bảo vệ và khả năng khai thác sử dụng).
+ Tài nguyên rừng (khái quát chung tài nguyên rừng, nguần lợi, đặc điểm thảm thực vật, động vật, yêu cầu bảo vệ và khả năng khai thác sử dụng).
+ Tài nguyên khoáng sản (các loại khoáng sản, vật liệu xây dựng, nguần nước khoáng... vị trí phân bổ và khả năng khai thác và sử dụng).
+ Tài nguyên nhân văn (di tích lịch sư - văn hoá; dân tộc; tôn giáo và lễ hội; phong tục tập quán truyền thống, ngành nghề truyền thống).
Điều kiện cảnh quan môi trường.
+ Đặc điểm điều kiện cảnh quan môi tường.
+ Thực trạng môi trường sinh thái.
Đánh giá tổng hợp các lợi thế và hạn chế về điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường, so sánh các huyện trong Tỉnh .
Viết báo cáo và hoàn chỉnh tài liệu.
Đánh giá nghiệm thu sản phẩm bước ba.
3.2.4. Đánh giá tực trạng phát triển kinh tế xã hội gây áp lực đối với đất đai.
Mục tiêu: Đánh giá thực trạng kinh tế – xã hộicùng với sự gia tăng dân số, lao động, thực trạng phát triển đô thị, khu dân cư, các ngành, các vùng trọng điểm trên địa bàn huyện gây áp lực đến sử dụng đất đai.
Nội dung và rình tự thực hiện :
Khái quát tăng trưởng kinh tế – xã hội (tốc độ phát triển chung theo ngành và theo chuyển dịch cơ cấu hàng năm theo ngành, theo lãnh thổ).
Đặc điểm về dân số và lao động.
+ Hiện trạng và co cấu dân số.
+ Gia tăng dân số (tỉ lệ tăng dân số tự nhiên và cơ học).
+ Hiện trạng và cơ cấu lao động theo ngành (nông nhiệp và phi nông nghiệp).
+ Đặc điểm phân bổ dân cư, lao động theo đơn vị hành chính và các vùng trọng điểm.
Thực trạng phân bổ, phát triển các đô thị và dân cư.
+ Thực trạng phân bổ và phát triển thị xã, thị trấn.
+ Thực trạng phân bổ, phát triển các thị tứ và các cụm kinh tế đặc thù.
+ Thực trạng phân bổ và phát triển mạng lưới khu dân cư nông thôn.
Khái quát thực trạng phát triển các ngành.
+ Nông - lâm - ngư nghiệp.
+ Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
+ Dịch vụ - thương mại - du lịch.
+ Giao thông .
+ Thuỷ lợi.
+ Xây dựng.
+ Văn hoá giáo dục, y tế, thể thao, bưu chính viến thông, năng lượng, an ninh quốc phòng.
Đánh giá chung thực trạng phát triển kinh tế xã hội gây áp lực đối với đất đai.
Viết báo cáo và hoàn chỉnh tài liệu.
Đánh giá nghiệm thu sản phẩm bước bốn.
3.2.5. Đánh giá tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất đai
Mục tiêu: Đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai qua hai thời kỳ trước và sau Luật đất đai 1993 tới nay. Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai, phát hiện quy luật, xu thế và nguyên nhân biến động đất đai qua các thời kỳ, xác định những bất hợp lý cần được giải quyết trong quy hoạch sử dụng đất đai.
Nội dung và trình tự thực hiện :
Tình hình quản lý đất đai.
+ Công tác quảnlý Nhà nước về đất đai trước năm 1993.
+ Tình hình thực hiện 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai sau khi có ban hành luật đất đai năm 1993.
Hiện trạng sử dụng đất đai.
+ Điều tra bổ xung, chỉnh lý tài liệu, số liệu và bản đồ.
+ Lập các biểu số liệu về hiện trạng sử dụng đất đai theo mục đích sử dụng và theo các đơn vị hành chính.
+ Xây dựng bản đồ hiện trạng đất đai.
+ Phân tích, đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đát theo từng loại mục đíh sử dụng của 6 loại đất chính và theo đối tượng sử dụng đất cũng như sự hợp lý về định mức sử dụng của các loại đất hiện tại
Phân tích biến động đất đai.
+ Phân tích xử lý thông tin vè biến động sử dụng đất đai của thơi kỳ trước quy hoạch từ 10 đến 15 năm.
+ Lập biểu tổng hợp so sánh biến động sử dụng đất đai qua các giai đoạn 5 năm.
+ Phân tích tìm ra quy luật, xu thế và nguyên nhân biến động của các loại đất đai.
Đánh giá tổng hợp những mặt mạnh, những tồn tại chủ yếu trong quản lý sử dụng và biến động đất đi.
Viết báo cáo, hội thảo và hoàn chỉnh tài liệu.
Đánh giá nghiệm thu sản phẩm bước năm.
3.2.6. Đánh giá tiềm năng đất đai và xác định định hướng sử dụng đất đai
Mục tiêu: Xác định tiềm năng đất về số lượng, chất lượng, mật độ tập trung, vụi trí phân bổ để đưa ra định hướng sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Toàn bộ quỹ đất hiện có đến năm định hình quy hoạch hoặc định hướng khai thác sử dụng đất đai cho thời gian xa hơn.
Nội dung và trình tự thực hiện :
Đánh giá tiềm năng đất đai.
+ Hội thảo trao đổi, lựa chọn phương pháp đánh giá tiềm năng đất đai theo các mục đích sử dụng chính.
+ Điều tra bổ xung, phân tích tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá tiềm năng đất đai.
+ Đánh giá tổng quát tiềm năng đất đai.
+ Đanh giá tiềm năng đất đai theo các ngành mũi nhọn, các khu vực trọng điểm, các mục đích đặc thù.
Xác định các quan điểm và mục tiêu khai thác sử dụng đất đai lâu dài.
+ Duy trì và bảo vệ đất nông - lâm nghiệp.
+ Khai thác triệt để và sử dụng tiết kiệm quy đất đai.
+ Chuyển đổi mục đích và điều chỉnh những bất hợp lý trong sử dung đất đai.
+ Làm giầu và bảo vệ môi trường đất đai và sử dụng ổn định lâu dai.
Nghiên cứu, tổng hợp nhu cầu sử dụng đất đai lâu dài trên địa bàn cấp huyện.
+ Thu thập, nghiên cữu và xử lý các tài liệu liên quan đến phát triển các công trình, dự án và nhu cầu sử dụng đất đai lâu dài của các bộ ngành Trung ương và của Tỉnh trên địa bàn cấp huyện.
+ Xác định nhu cầu sử dụng đất đai theo định hướng dài hạn về phát triển kinh tế - xã hội của các ngành, lĩnh vực và đơn vị hành chính của địa phương.
Xây dựng định hướng sử dụng đất đai.
+ Tổ chức trao đổi ý kiến về định hướng sử dụng lâu dài quỹ đất đai.
+ Tổng hợp và điều chỉnh toàn bộ nhu cầu sử dụng đất đai lâu dài trên địa bàn cấp huyện (Trung ương, Tỉnh và địa phương).
+ Lập biểu số liệu về định hướng sử dụng đất đai.
+ Xây dựng bản đồ định hướng sử dụng đất đai khoanh định các nhu cầu sử dụng đất lâu dài trên bản đồ).
Viết báo cáo, hội thảo và hoàn chỉnh tài liệu.
Đánh giá nghiệm thu sản phẩm bước sáu.
3.2.7. Xây dựng phương án quyhoạch sử dụng đất đai.
Mục tiêu: Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đai phù hợp với phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng thời kỳ quy hoạch.
Nội dung và trình tự thực hiện:
Xác định hương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thời kỳ quy hoạch.
+ Phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu tổng hợp phát triển kinh tế xã hội.
+ Các chỉ tiêu phát triển theo ngành.
+ Các chỉ tiêu phát triển theo lãnh thổ.
Xác định nhu cầu sử dụng và cân đối sơ bộ quỹ đất đai.
+ Thống nhất các định mức sử dụng đất đai trên địa bàn cấp huyện.
+ Tính toán và điều chỉnh nhu ầu sử dụng đất đai cho các mục đích sử dụng.
+ Cân đối sơ bộ quỹ đất đai theo loại và mục đích sử dụng.
- Xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất đai.
+ Khoanh định, xử lý sự chồng chéo và đề xuất các phương án cụ thể về vị trí phân bổ, hình thể, diện tích các khu đất đai được sử dụng theo từng mục đích đối với: đất sản xuất nông nghiệp; lâm nghiệp; đất xây dựng đô thị, thị trấn; đất đai phát triển, mở rộng thị tứ, cụm điểm kinh tế, khu dân cư nông thôn, các mục đích chuyên dùng; khai hoang cải tạo đưa vào sử dụng theo mục đích khác nhau.
+ Luật chứng lựa chọn các phương án quy hoạch phân bổ sử dụng theo từng mục đích của 6 loại đất chính.
Xây dựng biểu bảng, bản đồ.
+ Lập biểu tính toán nhu cầu đất đai cho từng mục đích sử dụng theo phương án quy hoạch sử dụng đất đai.
+ Lập biểu chu chuyển đất đai theo phương án quy hoạch.
+ Lập biểu so sánh các loại đất đai giữa hiện trạng sử dung với quy hoạch sử dụng đất đai.
+ Lập biểu phân bổ 6 loại cho các đơn vị hành chính theo phương án quy hoạch sử dụng đất đai.
+ Lập biểu tính toán nhu cầu vốn để thực hiện quy hoạch và khả năng đóng góp từ quỹ đất đai.
+ Xây dựng các biểu đồ cần thiết.
+ Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai và các bản đồ chuyên đề khác.
Viết báo cáo, hội thảo và hoàn chỉnh tài liệu.
Đánh giá nhiệm thu sản phẩm bước bảy.
3.2.8. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai và các giải pháp thực hiện.
Mục tiêu: Xây dựng kế hoạch sử dụng từng loại đất đai cho các giai đoạn nhằm đáp ứng các nhu cầu đất đai để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các ngành, tổ chức và cá nhân trên địa bàn cấp huyện đồng thời đánh giá hiệu qủa và đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch.
Nội dung và trình tự thực hiện:
Tổng hợp nhu cầu sử dụng từng loại đất đai các ngành, các tổ chức, cá nhân theo từng giai đoạn kế hoạch.
Cân đối quỹ đất đai cho từng gai đoạn kế hoạch theo từng phương án quy hoạch sử dụng đất đai.
Xây dựng kế hoạch chi tiết sử dụng các loại đất đai, lập biểu chu chuyển, biểu phân bổ 6 loại đất chính cho các đơn vị hành chính và so sánh đất đai theo từng giai đoạn kế hoạch.
Đánh giá hiệu quả các giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai và kiến nghị.
+ Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai.
+ Các giải pháp và kiến nghị (giải pháp đầu tư, hoàn thiện chính sách, giải pháp tổ chức hành chính, các kiến nghị khác).
Viết báo cáo thuyết minh và hoàn chỉnh tài liệu.
Đánh giá nghiệm thu sản phẩm bước tám.
3.2.9. Xây dựng báo cáo tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch sử dụng đất đai và trình duyệt.
Mục tiêu: Soạn thảo báo cáo tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch sử dụng đất đai, thông qua HĐND cấp huyện thẩm định, trình UBND cấp tỉnh phê duyệt và bàn giao sản phẩm để sử dụng.
Nội dung và trình tự thực hiên:
Xây dựng các tài liệu quy hoạch.
+ Xây dựng bái cáo quy hoạch sử dụng đất đai.
+ Hoàn chỉnh hệ thống bảng biểu, bảng số liệu.
+ Hoàn chỉnh các tài liệu.
Thông qua quy hoạch sử dụng đất đai tại UBND cấp huyện.
Chỉnh sửa tài liệu, trình thông qua HĐND cấp huyện.
Hoàn chỉnh hồ sơ thẩm định.
+ Soạn thảo tờ trình UBND cấp huyện kèm theo Nghị quyết của HĐND cùng cấp thông qua quy hoạch sử dụng đất đai.
+ Chuẩn bị các tài liệu của dự án gồm có: báo cáo quy hoạch sử dụng đất đai kèm theo các phụ biểu số liệu, các bản đồ hiện trạng, quy hoạch và chuyên đề.
Thẩm định, nhân sao tài liệu trình UBND cấp tỉnh phê duyệt.
+ Thẩm định quy hoạch sử dụng đất đai tại hội đồng thẩm dịnh cấp tỉnh
+ Chỉnh sửa nhân sao tài liệu thành 4 bộ và dự thảo quyết định phê duyệt.
Đánh giá nghiệm thu và bàn giao sản phẩm cảu dự án.
IV- Các quan điểm và quy định của Nhà nước về quy hoạch sử dụng đất đai.
Đất đai là tài nguyên vô cùng quỹ giá, là tài sản quốc giachính vì thế Nhà nước đã có sự quan tâm sâu sắc đối với đất đai, điều này thể hiện ở các quan điểm sau:
1. Các quan điểm vê quy hoạch sử dụng đất đai.
Trước hết, quan điểm của Nhà nước đối với công tác quy hoạch sử dụng đất đai. Điều 16 của Luật đất đai đã thể hiện quan điểm Nhà nước thống nhấnt và trực tiếp quản lý đất đai, phân công cho các cấp các ngành thực hiện công tác quy hoạch sử dụng đất đai thuộc đúng chức năng và thuộc quyền quản lý và sử dụng, với nội dung đã được Nhà nước quy định tại các điều 17, 18 Luật đất đai. Qua các điều 16,17,18 của Luật đất đai cho thấy qua điểm của Nhà nước đối với quy hoạch sử dụng đất đai là:
Quy hoạch sử dụng đất đai phải bảo đảm cho lãnh đạo, quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước.
Quy hoạch sử dụng đất đai phải là căn cữ quan trọng cho các kế hoạch sử dụng đất đai.
Quy hoạch sử dụng đất đai phải là căn cữ, tạo điều kiện cho các công tác quản lý đất đai khác.
2. Những chính sách và quy định của Nhà nước về quy hoạch sử dụng đất đai.
2.1. Chính sách của Nhà nước đối với công tác quy hoạch sử dụng đất đai
Công tác quy hoạch sử dụng đất đai được khảng định là công cụ quan trọng nhất trong quản lý Nhà nước về đất đai, thể hiện tại điều 13 của Luật đất đai. Vì công tác quy hoạch sử dụng đất đai quan trọng nên được Đảng và Nhà nước có những chính sách rất cụ thể trong việc tiến hành công tác quan trọng này.
Công tác quy hoạch sử dụng đất đai thường được tiến hành rất tỉ mỷ, đòi hỏi phải bỏ ra nhiều công sức, vì thế cần phải có các chính sách, chế độ hợp lý để khuyến kích hố trợ đối các cấp các ngành, các tổ chức, cá nhân lập va thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai.
Để đạt được những yêu cầu đó, Nhà nước đã ban hành các văn bản quy định cơ bản sau: Quyết định 657/QĐ-TCĐC ngày 28 tháng10 năm 1995 về định mức lao động và giá điều tra quy hoach - kế hoạch sử dụng đất đai của Tổng cục Địa chính; Nghị định 52/1999/NĐ-CP về quy chế quản lý và xây dựng; Công văn 1814/CV-TCĐC ngày 12 tháng 10 năm1998 của Tổng cục Địa chính về hướng dẫn lập quy hoạch-kế hoạch sử dụng đất đai cấp huyện, xã và nhiều văn bản quy định chính sách của các cấp các ngành có liên quan.
2.2. Những quy định của Nhà nước đối với công tác quy hoạch sử dụng đất đai .
Công tác quy hoạch sử dụng đất đai được quy định tại các điều 16,17,18 của Luật đất đai năm 2001. Ngoài ra, Nhà nước còn có nhiều văn bản quy định cụ thể khác như: Nghị định 404/CP ngày 7/11/7979; Nghị định 34/CP ngày 23/4/1994; Nghị định 01/1997/QH9 về quy hoạch –kế hoạch sử dụng đất đai cả nước đến năm 2000; Nghị định 68/2001/NĐ-CP; Chỉ thị 247/TTg ngày 28/41995; Chỉ thị 32/1998/CT-TTg ngày 6/11/1998; Chỉ thị 245/TTg ngày 22/4/1996; Thông tư 106/QH-KH/RĐ ngày 15/4/1991; Công văn 503/CV-TCĐC ngày 29/4/1995; Công văn 1814/CV-TCĐC ngày 12/10/1998...và nhiều văn bản khác.
chương II
Tình hình triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn thị xã Sơn la
I- Đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của thị xã Sơn la.
1. Những đặc điểm điều kiện tự nhiên của thi xã Sơn la.
- Vị trí địa lý: Thị xã Sơn la nằm ở trung tâm tỉnh ly. phía bác giáp huyện Mường la, phía tây và tây bắc giáp huyện Thuận châu, phía nam, đông và đông nam giáp huyện Mai sơn.
- Khí hậu thuỷ văn: Thị xã Sơn la chịu ảnh hưởng chung khí hậu Sơn la, trong năm có hai mùa rõ rệt (mùa mưa từ 15/5 dến cuối tháng 9, mùa khô từ đầu tháng 10 đến cuối tháng 4 năm sau) thường có sương muối tháng 1-2, nhiệt độ bình quân trong năm 20 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 35-37 độ C, nhiệt độ thấp nhất từ 5-10 độ C.
Lượng mưa bình quân 633mm, lượng mua tối đa 835mm, thường mưa tập trung vào tháng 7-8 gây lũ ống và lũ quét.
Thị xã có con suối Nậm la chảy trong lòng (nội thị) và bốn con suối nhỏ đổ về con suối Nậm la.
- Đất đai: Thị xã Sơn la có diện tích tự nhiên là 33.005 ha. Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng năm 1979 thì đất đai chủ yếu của khu vưc thị xã Sơn La là đất perarit nâu đỏ phát triển trên đá vôi và đá Macma, đất sản xuất màu trên nương chủ yếu là đất dốc tụ. Đất sản xuất lúa ruộng chủ yếu là đất bồi tụ ven suối Nậm la, đất có núi đá vôi chiếm 40% diện tích đất tự nhiên.
2. Những đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội của thị xã Sơn La.
- Thị xã Sơn la không chỉ là trung tâm của tỉnh mà còn trung tâm lớn của vùng miền núi phía Tây bắc. chính vì vậy, thị xã Sơn la đã có ưu thế rất lớn trong việc phát triển các ngành phi nông nghiệp như các ngành công nghiệp - công nghiệp chế biến, thương mại dịch vụ du lịch. Sơn la là một tỉnh miền núi phía bắc có địa hình phúc tạp, đa phần là đồi núi, do đó thị xã Sơn la được hình thành trong lòng thung lũng có sự bồi đắp của con suối Nậm la. Với địa hình đồi dốc nên gây khó khăn cho việc phát triển hệ thống giao thông đi lại trong tỉnh cũng nhu từ tỉnh qua các tỉnh khác. Mặc dù vậy, sự phát triển kinh tế của toàn tỉnh nói chung và của thị xã Sơn la nói riêng không ngừng gia tăng trong tất cả các lĩnh vực: Nông-lâm nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ...
- Kể từ sau đổi mới đến nay tốc độ tăng trưởng của toàn tỉnh trung bình là 7% cao hơn so với tốc độ tăng trưởng bình quân trong cả nước. Song tỉnh vẫn là một trong những tỉnh đặc biệt khó khăn theo đánh giá của cả nước. Tuy vậy tỉnh vấn đang từng bước khác phục các khó khăn của mình. Kể từ năm 1996 đến nay cùng với cả nước tiến hành Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, tỉnh đã tiến hành chuyển dịch cơ câu kinh tế, cơ câu cây trồng vật nuôi dần đi vào chuyên môn hoá sản xuất theo cơ chế kinh tế thị trường. Cụ thể như sau: trong giai đoạn từ năm 1996 đến nay sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã Sơn la đã có chiều hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ thương mại; giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp (tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng từ 10,02% lên 15,08%; dịch vụ thương mại từ 29,23% lên 32,27%; nông -lâm nghiệp giảm từ 60,75% xuống còn 53,65%). Bên cạnh đó, cơ cấu cây trồng cũng có sự chuyển dịch như tăng diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả giảm dần diện tích cây lương thực, bước đầu hình thành các vùng đầu tư chuyên canh. Nhờ có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đời sống nhân dân trên địa bàn thị xã đã được nâng lên, tỉ lệ các hộ nghèo giảm xuống, hơn 80% số hộ trong địa bàn thị xã đã được ngói hóa.
Có được kết qủa trên, là nhờ có sự quan tâm chỉ đạo đúng hướng của Đảng và Nhà nước cũng như của Đảng bộ tỉnh, thị xã và của UBND tỉnh, thị xã. Cùng với quá trình đó là các cấp các ngành của toàn tỉnh nói chung và của thị xã nói riêng đã có ý thức sử dụng đất đai đúng mục đích, tuân thử theo đúng quy hoạch mà tỉnh đã vạch ra. Đó cũng là nhờ vào công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn thị xã, dựa vào chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 1996-2010 của tỉnh nói chung và của thị xã nói riêng, thì 12/12 đơn vị cơ sở đã có các phương án quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt. Ngoài ra, các cấp, các ngành cũng đã có các phương án quy hoạch sử dụng đất của đơn vị mình. Chính vì, công tác quy hoạch sử dụng đất mà nhận thức về quản lý và sử dụng đất đã được nâng lên một cách ro rệt. cũng như, làm thuận lợi cho việc bố trí khai thác sử dụng thế mạnh tiềm năng của đất, lợi thế so sánh của thị xã.
Về lĩnh vực xã hội: về dân sinh trên địa bàn thị xã tính đến 4/1997 dân số thị xã là 60.150 người và 12.418 hộ, trong đó: ở nội thị 28.456 người và 7.111 hộ; ngoại thị có 31.694 người và 5.307 hộ; được tổ chức thành 12 đơn vị hành chính cơ sở (8 xã và 4 phường) thường sống tập trung theo khe suối, thung lũng mật độ dân cư thưa thớt ở vùng ngoại thị. trên địa bàn thị xã, tập trung đông các cơ sở hành chính Nhà nước; có bốn trường trung học phổ thông, hai trương trung hoc chuyên nghiệp và trương cao đẳng. Toàn thị xã được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học, kinh tế ngày một tăng, đời sống nhân dân ngày một ổn định
II- Tình hình triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn thị xã Sơn la
1. Những quy định và chính sách của tỉnh về công tác quy hoạch sư dụng đất đai.
Trong những năm qua UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản pháp quy nhằm cụ thể hóa Luật đất đai và các văn bản của Chính phủ, Tổng cục Địa chính và các ngành Trung ương vào điều kiện cụ thể của tỉnh để giải quyết những vấn đề bức xúc về đất đai của địa phương như: phân cấp quan lý; trình tự thử tục lập hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất; chuyển mục đích sử dụng đất; ban hành đơn giá các loại đất; chính sách thu hút vốn đầu tư; quy định về quản lý và sử dụng đất; quy định về việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.
Về lĩnh vực lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản pháp quy chính sau đây:
- Công văn 91/CV-UB (15/3/1995) về công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai
- Kế hoạch 233/KH-UB (20/6/1995) về kế hoạch triển khai thực hiện công văn 91 và công văn hướng dẫn bổ xung 218 của UBND tỉnh.
- Quyết định 161/QĐ-UB (4/2/1997) về việc yêu cầu các cấp các ngành lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai.
- Hướng dẫn 170 (15/5/1998) của Sơ Địa chính về việc lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai cấp xã phục vụ cho chỉ thị 10/TTg.
- Quyết định 309/1998/QĐ-UB (10/4/1998) về việc lập quy hoạch bổ xung đất đai trên địa bàn tỉnh.
- Kế hoạch 294/1998/KH-UB (15/5/1998) về việc lập quy hoạch, giao đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Quyết định 1158/1998/QĐ-UB (16/6/1998) về việc ban hành mức chi cho công tác quy hoạch, giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Quyết định 532/1999/QĐ-UB (20/4/1999) về việc ban hành hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất và giao đất nông-lâm nghiệp.
- Hướng dẫn 223/1999/HD-SĐC (30/5/1999) về việc kiểm tra nghiệm thu chất lượng sản phẩm công tác quy hoạch, giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Quyết định 1015/QĐ-UB (16/61999) vè việc ban hành mức chi cho công tác quy hoạch,giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất áp dụng cho các xã vùng cao trên địa bàn tỉnh.
- Quyết định 3100/QĐ-UB (20/11/2001) về việc ban hành quy định về việc cấp chứng chỉ quy hoạch sử dụng đất sản xuất nông -lâm nghiệp.
- Quyết định 646/QĐ-UB (6/4/2001) về việc giao trách nhiệm xây dựng và báo cáo giải trình kế hoạch sử dụng đất hàng năm .
Và nhiều văn bản khác.
2. Tình hình triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất tại địa bàn thị xã Sơn la.
2.1. Tổng quỹ đất đai của thị xã Sơn la:
Theo quyết định 364/QĐ-TTg về phân chia lại địa giới hành chính của Chính phủ, thì thị xã Sơn la có tổng diện tích tự nhiên là 33.005 ha.
Theo kết quả thống kê năm 2001 thì tổng quỹ đất của thị xã phân chia cho 6 loại đất như sau:
- Đất nông nghiệp : 7.028,15 ha, chiếm 21,02%
- Đất lâm nghiệp : 19.148,04 ha, chiếm 258,02%
- Đất chuyên dùng: 1.117,99 ha, chiếm 3,39%
- Đất dân cư nông thôn: 383,68 ha, chiếm 1,16%
- Đất đô thị : 295,60 ha, chiếm 0,9%
- Đất chưa sử dụng : 5.118,58 ha, chiếm 15,51%
2.2. Phân loại đất và tình hình sử dụng các loại đất hiện nay.
Trên địa bàn thị xã Sơn la, các loại đất hiện nay được phân loại như sau: tuân theo nguyên tác chung của Luật đất đai 1993 quy định thì đất đai trên địa bàn thị xã cũng có đầy đủ sau loại đất.
Theo báo cáo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của thị xã thì tình hình
sử dụng các loại đất từ năm 1997-2001 thì tình hình sử dụng đất được thể hiện như biểu sau:
Tình hình sử dụng đất đại trên địa bàn thị xã từ 1997 - 2001
(đơn vị tính: ha, %)
Năm Loại đất
1997
1998
1999
2000
2001
Diên tích
Cơ cấu
Diện tích
Cơ câu
Diên tích
Cơ câu
Diên tích
Cơ câu
Diên tích
Cơ câu
Tổng diện tích
33005,00
100
33005,00
100
33005,00
100
33005,00
100
33005,00
100
I- Đất nông nghiệp
7028,15
21,29
6937,47
21,02
7015,25
21,26
7015,48
21,26
6941,11
21,03
1. Cây hàng năm
4910,81
69,87
4801,47
69,21
4004,72
57,09
3576,14
50,97
3472,27
50,02
- Đất lúa
779,54
15,89
768,98
16,02
760,68
18,99
709,80
19,85
655,07
18,87
- Đất nương rẫy
3911,15
79,65
3746,49
78,03
2806,54
70,08
2346,14
65,60
2231,65
64,27
- Đất trồng màu
219,46
4.46
287,00
5,95
437,50
10,93
520,20
14,55
585,45
16,86
2. Cây lâu năm
1306,80
18,59
1329,12
19,16
2207,10
31,46
2603,55
37,11
2721,38
39,21
3. Đất vườn tạp
728,25
10,36
728,25
10,50
728,74
10,39
765,25
10,91
695,12
10,01
4. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản
82,69
1.18
78,63
1,13
74,69
1,06
70,54
1,01
52,46
0,76
II - Đất lâm nghiệp
7612,18
23,06
10960,60
33,21
14056,96
42,59
18116,61
54,89
19148,04
58,02
1. Đất rừng tụ nhiên
6036,86
79,31
8376,04
76,42
10606,54
75,45
13787,59
76,10
13663,94
71,36
2. Đất rừng trồng
1574,76
20,69
2583,76
23,57
3449,62
24,54
4328,20
23,89
5483,30
28,64
3. Đất vườn ươm
0,80
0,80
0,80
0,80
0,80
III - Đất dân cư nông thôn
332,72
1,01
355,96
1,08
313,30
0,95
365,32
1,11
383,68
1,16
IV - Đất đô thị
221,16
232,90
0,71
261,28
0,79
288,18
0,87
295,60
0,90
V- Đất chuyên dùng
786,15
2,38
901,39
2,73
961,79
2,91
1049,41
3,18
1117,99
3,39
1. Đất xây dựng
177,31
22,53
252,21
27,98
262,21
27,26
313,26
29,56
321,00
28,71
2. Đất giao thông
194,02
24,68
206,00
22,85
245,00
25,47
264,90
25,24
289,90
25,93
3. Đất di tích lịch sử
9,58
1,21
52,63
5,83
9,63
1,00
9,63
0,92
9,63
0,86
4. Đất an ninh quốc phòng
65,56
8,33
79,56
8,82
79,56
8,28
79,56
7.58
79,56
7.12
5. Đất nguyên vật liệu xây dựng
62,28
7,92
73,87
8,19
83,47
8,68
98,06
9.34
126,46
11,31
6.Đất nghĩa địa
225,10
28,62
225,10
24,97
224,60
23,35
224,60
21.40
224,60
20,09
7. Đất thuỷ lợi
52,00
6,71
52,15
5,78
53,72
5,59
54,20
5.16
60,46
5,40
3. Đất chuyên dùng khác
0,30
0,30
3,60
0,37
5,20
0.5
5,38
0,48
VI- Đất chưa sử dụng
17024,64
51,58
13616,68
41,26
10396,42
31,50
6170,00
18,69
5118,58
15,51
Qua phân tích hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn thị xã Sơn La từ năm 1997 - 2001 trên, chúng ta nhận thấy rằng xu hướng sử dụng đất đã và đang được sử dụng theo quy hoạch và theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cụ thể, trong sử dụng đất nông nghiệp tỉ lệ sử dụng đất nông nghiệp được sử dụng ổn định là 21,03 - 21,29% nhưng trong cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp đã có sự chuyển dịch giảm dần diện tích cây hàng năm tăng dần diện tích cây lâu năm và theo hướng sản xuất hàng hoá. Được sự phối hợp chặt chẽ cung với ngành Kiểm lâm nên việc thực hiện theo quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn thị xã được thực hiên có hiệu quả rất cao, đã nâng độ che phủ rừng từ 25 - 50%, nâng tỉ trọng diện tích rừng từ 23,06 - 58,02%, đây là diện tích có tốc độ tăng nhanh nhất trong tất cả các loại đất khác. Cùng với yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội của thị xã cho thời gian tới là đưa thị xã lên đôthị loại III năm 2005 và chuẩn bị cho công trình thuỷ điện Sơn La vào sử dụng năm 2004 đã gây áp lực lớn đối với đất đai. Mặc dù vậy, tiến độ triển khai sử dụng đất chuyên dùng và đất độ thị theo quy hoạch để đáp ứng cho đòi hỏi này còn quá chậm vàc chưa hiệu quả, đó là tỉ trọng đất đô thị còn chiếm tỉ trong quá nhỏ so với diện ích tự nhiên (0,9%) và đất chuyên dùng chiếm 3,39% cũng là quá nhỏ để đáp ứng yêu cầu này. Riêng đất chưa sử dụng trên địa bàn t._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29794.doc