Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam - Vài nét về Thực trạng & Giải pháp

Lời nói đầu Trong những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam có chiều hướng suy giảm. Có quan điểm cho rằng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính của các nước ở khu vực châu á-đối tác chủ yếu trong quan hệ hợp tác đầu tư với Việt Nam. Song cũng co quan điểm cho rằng do tác động của môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thiếu được cải thiện, do hệ thống pháp luật về đầu tư trực tiếp kém minh bạch cùng với thủ tục hành chính rườm rà

doc66 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam - Vài nét về Thực trạng & Giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, tệ quan liêu, tham nhũng của các cán bộ thi hành. Để góp phần đánh giá một cách đúng đắn, khách quan thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết làm cơ sở cho một số giải pháp về đầu tư trực tiếp nước ngoài, chúng tôi chọn đề tài “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam-Vài nét về thực trạng và giải pháp” làm đề tài tốt nghiệp Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng: Tình hình đầu tư và triển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. Một số kết quả đạt được của đầu tư trực tiếp nước ngoài và những vướng mắc chủ yếu trong quá trình triển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Phạm vi: Nghiên cứu một số nét cơ bản về môi trường đầu tư, vai trò cơ bản của đầu tư trực tiếp nước ngoài và thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Mục đích và ý nghĩa: Thông qua việc phân tích một số nét cơ bản về thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam để đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, đối chiếu so sánh, mô tả khái quát đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ biện chứng. Kết cấu của luận văn: Ngoài lời nói đầu và kết luận, Tiểu luận tốt nghiệp được chia thành ba chương : Chương I : Những vấn đề chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chương II: Vài nét về thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Chương III: Một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chương I: Những vấn đề chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đến nay vấn đề đầu tư nước ngoài không còn là vấn đề mới mẻ đối với các nước trên thế giới. Song các quốc gia vẫn không thống nhất được khái niệm về đầu tư nước ngoài. Vì thế có thể nói đây là vấn đề khá phức tạp, không dễ dàng gì có được sự thống nhất về mặt quan điểm giữa các quốc gia khi mà mỗi quốc gia về cơ bản đều theo đuổi những mục đích riêng của mình hoặc do ảnh hưởng của hoàn cảnh kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Tại Hội thảo của Đại hội Hiệp hội Pháp luật quốc tế Henxky 1966, người ta đã cố gắng đưa ra một khái niệm chung nhất về đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phân biệt với các khoản kinh tế khác nhận được từ bên ngoài. Theo đó, “Đầu tư nước ngoài là vận động tư bản từ nước người đầu tư sang nước người sử dụng đầu tư mà không có hạch toán nhanh chóng”. Sau đó, qua thảo luận Hiệp hội đã đưa ra một khái niệm dưới dạng tổng quát như sau: “Đầu tư nước ngoài là sự vận động tư bản từ nước người đầu tư sang nước người sử dụng đầu tư với mục đích thành lập ở đây một xí nghiệp sản xuất hay dịch vụ nào đó”. Với khái niệm này, việc đầu tư vào một nước nhất thiết phải gắn liền với việc thành lập một xí nghiệp hay một cơ sở sản xuất, dịch vụ tại nước nhận đầu tư, do đó đã loại trừ một số hình thức đầu tư khác không thành lập ra xí nghiệp hay cơ sở sản xuất (như cho vay tiền của ngân hàng, tài trợ cho chương trình hay cho dự án…). Đây chính là điểm hạn chế của khái niệm này so với yêu cầu hợp tác kinh tế trong thời đại hiện nay. Khái niệm về đầu tư nước ngoài được các nước hiểu và vận dụng khác nhau. Tại các nước tư bản phát triển, đầu tư nước ngoài là việc giao vật có giá trị kinh tế của nước này sang nước khác nhằm thu đuợc lợi nhuận, bao gồm cả quyền cầm cố và quyền thu hoa lợi, quyền tham gia các hội cổ phần,quyền đối với nhãn hiệu thương phẩm và tên xí nghiệp. Như vậy, quan niệm về đầu tư nước ngoài ở đây rất rộng rãi, chỉ là quá trình chuyển tiền vốn từ nước này sang nước khác với mục đích thu lợi nhuận, theo nguyên tắc lợi nhuận thu được phải cao hơn lợi nhuận thu được trong nước và cao hơn lãi suất gửi ngân hàng, nếu kinh tế của các nước tư bản phát triển là tương đối ổn định, thị trường đã được khai thác tối đa và có hiện tượng tương đối thừa tư bản, do đó việc đầu tư ra nước ngoài là cực kỳ cần thiết để lợi dụng nhân công rẻ, nguồn nguyên liệu dồi dào và chiếm lĩnh thị trường xuất nhập khẩu. Do đó quan niệm rộng rãi về đầu tư nước ngoài tồn tại như một tất yếu. Các nước đang phát triển lại sử dụng khái niệm đầu tư nước ngoài với nội dung là đầu tư trực tiếp như việc đưa bất động sản, vốn, thiết bị vào xây dựng, mở rộng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Như vậy, đầu tư nước ngoài tại các nước đang phát triển chỉ được công nhận dưới hình thức đầu tư trực tiếp, loại trừ hình thức đầu tư gián tiếp. Bởi vì đầu tư trực tiếp đem lại nguồn vốn, kỹ thuật hiện đại thay thế cho kỹ thuật lạc hậu hiện có, tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động, nâng cao mức sống, tăng tích luỹ thu nhập quốc dân. Còn đầu tư gián tiếp cũng đưa vốn vào, nhưng không có kế hoạch sử dụng vốn, cùng với khả năng quản lý non kém và trình độ sản xuất kinh doanh lạc hậu của các nước đang phát triển đã không đủ khả năng sử dụng vốn vay có hiệu quả, dẫn đến tình trạng không trả được nợ. Với lý do đó, việc tăng cường sử dụng hình thức đầu tư trực tiếp là phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của các nước đang phát triển. Chính sách này đã và đang là hình thức phổ biến trong chính sách “mở cửa nền kinh tế” của nhiều nước, đặc biệt là các nước trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Định nghĩa về đầu tư nước ngoài theo Hội thảo Henxinki như trên là quá ngắn gọn nên không nêu được bản chất của đầu tư nước ngoài, tuy nhiên đã có một khuynh hướng đúng đắn cho rằng không nên coi bất kỳ tiền, vốn nào đưa ra nước ngoài đều là đầu tư (ví dụ như hình thức tín dụng quốc tế, viện trợ quốc tế …) Chuyên gia luật quốc tế Iumarxep (trong cuốn sự điều chỉnh pháp luật của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại EC-Matxcơva, 1988) cho rằng, đầu tư nước ngoài khác với những hành vi đầu tư thông thường (như đầu tư chứng khoán), nhằm mục đích thu lợi nhuận hoặc tăng thu nhập dưới các hình thức hoa hồng, hoa lợi… Định nghĩa về đầu tư nước ngoài còn gặp ở nhiều văn kiện pháp luật về đầu tư hoặc các Hiệp định quốc tế về bảo hộ và thúc đẩy đầu tư. Chính sự định nghĩa này đã tạo ra cơ sở pháp lý cho các nhà đầu tư nước ngoài trong hoạt động của mình. Tuy nhiên, sự phức tạp của quan hệ đầu tư và do vấn đề ngữ pháp hoặc cách sử dụng từ mà thuật ngữ “đầu tư nước ngoài” trong các văn kiện pháp luật của mỗi nước có khác nhau. Ví dụ : Luật về đầu tư nước ngoài của Liên bang Nga ngày 4/7/1991 quy định : Đầu tư nước ngoài là tất cả những hình thức giá trị tài sản hay giá trị tinh thần của nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các đối tượng của hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác với mục đích thu lợi nhuận. Định nghĩa tương đối đầy đủ, vạch rõ bản chất của vấn đề đầu tư là lợi nhuận, tuy nhiên nếu đầu tư nước ngoài được xem xét chỉ là “tài sản” được sử dụng với mục đích đem lại lợi nhuận thì khái niệm này bị giới hạn. Trong Luật của Ucraina về đầu tư nước ngoài ngày 13/3/1992, thuật ngữ “đầu tư nước ngoài” được đề cập đến với phạm vi rộng hơn : “Đầu tư nước ngoài là tất cả các hình thức giá trị do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các đối tượng của hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác với mục đích thu lợi nhuận hoặc các hiệu quả xã hội”. Chính hình thức “hiệu quả xã hội” đã mở rộng phạm vi hoạt động của luật đầu tư đối với các kiểu, các hình thức khác của luật đầu tư nước ngoài. Như trên đã nói, định nghĩa đầu tư nước ngoài còn được nêu ra tại các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (song phương, đa phương) giữa các quốc gia. Ví dụ : Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Cộng hoà ả Rập về khuyến khích và bảo hộ đầu tư đã đưa ra định nghĩa về đầu tư nước ngoài như sau : Thuật ngữ “đầu tư” nghĩa là bất kỳ loại tài sản nào được đầu tư bởi nhà đầu tư của một bên ký trên lãnh thổ của bên ký kết kia phù hợp với luật và quy định của bên ký kết đó. Với tính chất chung như trên, thuật ngữ “đầu tư” bao gồm, cụ thể, nhưng không chỉ là : Động sản, bất động sản và các quyền sở hữu tài sản khác như quyền thế chấp, cầm cố, thế nợ, quyền và nghĩa vụ đối với các khoản vay và cho vay các quyền tương tự ; Phần góp vốn, vốn và phiếu ghi nợ của các công ty và bất kỳ hình thức tham gia và công ty hoặc bất kỳ doanh nghiệp nào khác ; Quyền đối với một khoản tiền hay quyền đối với bất kỳ hoạt động nào có giá trị kinh tế liên quan đến đầu tư ; Quyền sở hữu trí tuệ và công nghiệp như quyền tác giả, nhãn hiệu thương mại, bằng phát sáng chế,kiểu dáng công nnghiệp, quy trình kỹ thuật, bí quyết kỹ thuật, bí mật thương mại, tên thương mại và uy tín kinh doanh; Bất kỳ quyền nào theo hoặc theo hợp đồng liên quan đến đầu tư và bất kỳ giấy phép và sự cho phép nào phù hợp với pháp luật,bao gồm tô nhượng về thăm dò, nuôi trồng,tinh chế hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên. Các nước Brunei, Indonesia, Philipin, Singapore, Thai lan đều thống nhất về khái niệm đầu tư mà các nước hay công ty của một nước thành viên ASEAN đóng góp vào công trình khác nhau trên lãnh thổ của nước ASEAN khác trong Hiệp định hợp tác đầu tư các nước ASEAN ngày 15/2/1987 như sau : Thuật ngữ đầu tư có nghĩa là tất cả các loại tài sản và trên nhưng lhông phải là tất cả : Động sản, bất động sản và bất kỳ các quyền sở hữu tài sản nào khác như quyền thế chấp, cầm cố; Phần góp vốn, vốn và phiếu ghi nợ của các công ty hay lãi từ tài sản của các công ty đó ; Quyền đối với một khoản tiền hay quyền đối với bất kỳ sự thực hiện nào có giá trị về mặt tài chính; Quyền sở hữu trí tuệ và đặc quyền kế nghiệp; Sự tô nhượng kinh doanh theo luật hoặc theo hợp đồng, bao gồm tô nhượng về thăm dò, nuôi trồng, tinh chế và khai thác tài nguyên thiên nhiên”. Từ khái niệm về đầu tư nước ngoài như trên, dựa vào mục đích và tính chất đầu tư ta có thể phân loại đầu tư nước ngoài như sau: a/ Đầu tư công cộng và đầu tư tư nhân: Đầu tư công cộng có thể hiểu là sự tài trợ quốc tế công cộng dành cho một số quốc gia nhằm đáp ưngs một số nhu cầu lợi ích công cộng của họ thông qua sự quản lý của một số tổ chức liên chính phủ như Ngân hàng thế giới (WB), các ngân hàng phát triển các khu vực… Đầu tư tư nhân là hoạt động của tư nhân (thể nhân, pháp nhân) thuộc một quốc gia mang tư bản sang kinh doanh trên lãnh thổ một quốc gia khác nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận riêng. b/ đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài là một quá trình kinh tế, trong đó một hay nhiều tổ chức kinh tế của nước này đầu tư vốn vào nước khác nhằm xây dựng các công trình mới hoặc hiện đại hoá, mở rộng các xí nghiệp hiện có hoặc bằng các hình thức đầu tư trực tiếp khác. Đầu tư gián tiếp là khoản đầu tư thực hiện thông qua các hoạt động cho vay và viện trợ mà nguồn chủ yếu là của các Chính phủ, các tổ chức quốc tế và vốn tư nhân. Đầu tư gián tiếp còn được thực hiện thông qua việc mua các chứng khoán có giá trị như trái phiếu, cổ phiếu… để nhận lợi tức. Như đã trình bày ở trên, mỗi hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp đều có vai trò và tầm quan trọng riêng đối với nền kinh tế của nước sử dụng đầu tư. Đối với đầu tư gián tiếp, người cho vay chỉ biết lấy lại vốn và thu lãi trong khi đầu tư trực tiếp là trực tiếp cùng chịu trách nhiệm, không chỉ quan tâm tới thu lãi phần trăm vay vốn mà còn phải đầu tư trí tuệ để tìm ra lợi nhuận chung. Các ngân hàng khi cho vay vốn cũnh đòi hỏi phải có dự ánđể xem xét bảo đảm khả năng trả nợ nhưng đó không phải là dự án đầu tư trực tiếp. Giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp có mối liên hệ nhất định. Đầu tư gián tiếp cung cấp vốn cho nước chủ nhà thực hiện những công trình đòi hỏi vốn lớn như xây dựng cơ sở hạ tầng mà tư nhân không có điều kiện đầu tư, qua đó tạo môi trường thuận lợi hơn, thúc đẩy đầu tư trực tiếp. Khái niệm về đầu tư nước ngoài trong pháp luật Viêt Nam: Theo Điều lệ đầu tư năm 1977, ban hành kèm theo Nghị định 115/CP ngày 18/04/1977 thì khái niệm đầu tư nước ngoài ở Việt Nam được hiểu là “việc đưa vào sử dụng ở Việt Nam những tài sản và vốn sau đây nhằm xây dựng những cở sở mới hoặc đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, mở rộng các cơ sở hiện có: Các loại thiết bị, máy móc, dụng cụ. Các quyền sở hữu công nghiệp, bằng sáng chế, phát minh phương pháp cộng nghệ, bí quyết kỹ thuật. Vốn bằng ngoại tệ hoặc vật tư có giá trị ngoại tệ. Vốn bằng ngoại tệ để chi trả lương cho nhân viên và công nhân làm việc tại các cơ sở hoặc tiến hành những dịch vụ theo quy định ở những điều của Điều lệ này (Điều 2 Điều lệ đầu tư 1977) Như vậy, theo Điều lệ này thì đầu tư nước ngoài ở Việt Nam không phải là sự vận động của bất cứ vốn (tư bản) nào từ nước ngoài vào Việt Nam với mục đích thành lập một xí nghiệp sản xuất hay dịch vụ như khái niệm mà Hiệp hội Pháp luật quốc tế Henxinki đưa ra. Căn cứ vào nội dung của Điều lệ đầu tư 1977 thì sự vận động của vốn và tài sản chỉ được coi là đầu tư nước ngoài ở Việt Nam nếu có đủ hai điều kiện sau: Đưa vào sử dụng ở Việt Nam những tài sản và vốn được quy định tại điều 2 của Điều lệ. Nhằm mục đích xây dựng cơ sở mới hoặc đổi mới trang bị kỹ thuật, các cơ sở hiện có. Qua đó ta thấy về cơ bản, ta loại trừ đầu tư gián tiếp, chỉ quy định đầu tư trực tiếp và chấp thuận hai loại đầu tư là đầu tư kỹ thuật và đầu tư tài chính, nhưng đầu tư tài chính phải lồng vào đầu tư kỹ thuật và chỉ chấp nhận đầu tư vốn đơn thuần trong những trường hợp và điều kiện cụ thể. Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 đưa ra khái niệm đầu tư nước ngoài là “việc các tổ chức, các cá nhân nước trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc xí nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của luật này”. Luật đầu tư nước ngoài năm 1996 đưa ra khái niệm đầu tư nước ngoài là “việc các tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt ddộng đầu tư theo quy định của luật này”. Như vậy, theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, khái niệm đầu tư nước ngoài được hiểu như sau: Là hình thức đầu tư trực tiếp. Là việc bên ngoài (nước đầu tư) trực tiếp đưa vốn và tài sản khác vào đầu tư tại Việt Nam. Bên nứoc ngoài có thể là một tổ chức (tổ chức nhà nước, tổ chức tư nhân, hay một tổ chức quốc tế) hoặc tự nhiên nhân nước ngoài. Như vậy là pháp luật đầu tư của ta không loại trừ bất cứ một đối tượng nào, kể cả các tổ chức tư bản độc quyền, người Việt Nam có quốc tịch nước ngoài. Đầu tư không chỉ là vốn đầu tư mà còn bao hàm cả bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ công nghệ… Quy định này của luật nước ta nhằm mục đích tranh thủ được vốn, kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm và phương pháp quản lý tiên tiến, đào tạo đội ngũ công nhân có kỹ thuật cao, đội ngũ quản lý giỏi ; thay đổi cán cân kinh tế đối ngoại, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, hoà nhập với cộng đồng thế giới. Hoạt động đầu tư trực tiếp ở một số nước thường dẫn đến việc thành lạp ở nước nhận đầu tư một cơ sở sản xuất hay một xí nghiệp nào đó. Nhưng theo luật đầu tư của Việt Nam thì không nhất thiết phải lập nên một pháp nhân mới mà có thể hoạt động hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh, hay hợp đồng xây dựng- kinh doanh –chuyển giao(BOT) và các hợp đồng tương tự. Khái niệm về đầu tư nước ngoài theo luật đầu tư nước ngoài năm 1987 sau đó là luật năm 1996 đã phát triển hơn nhiều so với phạm vi nội dung khái niệm đầu tư nước ngoài được quy định ở điều lệ đầu tư 1977 khi cho phép các nhà đầu tư nước ngoài “được đầu tư trong các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân”(Điều 3 luật đầu tư nước ngoài 1987, 1996). Như vậy so với Luật đầu tư nước ngoài của UCRAINA, mà trong đó định nghĩa đầu tư nước ngoài bao gồm “tất cả các loại giá trị”, thuật ngữ “tài sản” trong luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam bao gồm các loại giá trị vật chất (nhà xưởng, thiết bị, máy móc, phương tiện..) và các giá trị tinh thần (công nghệ, bằng sánh chế, know-how). Tại đây chúng ta thấy thuật ngữ “tất cả các loại giá trị “ được sử dụng trong luật thành công hơn so với thuật ngữ “ tài sản”. Trong pháp luật về đầu tư nước ngoài của Việt Nam không giải thích các khái niệm như “thu lợi luận” hoặc đạt được “ hiệu quả xã hội”.Mặc dù vậy,việc quy định các hình thức đầu tư ( hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng, doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài…) cũng đã bao hàm cả các khái niệm “thu lợi nhuận”. Hơn nữa, ngay việc đưa tiêu chí này vào luật đã làm rõ hơn khái niệm về đầu tư nước ngoài. Còn khái niệm “hiệu quả xã hội” thì nói chung luật pháp Việt Nam không điều chỉnh những đầu tư nước ngoài mà nhà đầu tư chỉ nhằm vào một mục tiêu như vậy. Khái niệm đầu tư nước ngoài trong pháp luật nói chung được hình thành phụ thuộc vào cục diện kinh tế, mà trước hết là tình hình chính trị của đất nước vào thời điểm thông qua văn bản pháp luật về đầu tư nước ngoài. Nói cách khác, không chỉ những quy định riêng rẽ của pháp luật về đầu tư nước ngoài mà chính sách kinh iế của quốc gia đối với đầu tư nước ngoài đóng vai trò rất quan trọng. Tóm lại, khái niệm đầutư nước ngoài đã trải qua một quá trình phát triển biện chứng hết sức chặt chẽ. Từ quy định đầu tư nước ngoài là việc đưa vốn và tài sản nhất định vào Việt Nam đến quy định về đối tượng được đầu tư và quy định về hình thức đầu tư, thể hiện chủ trương của Nhà nước Việt Nam là mở rộng và thu hút vốn đầu tư của nhiều nước trên thế giới, làm đòn bẩy mạnh mẽ để đưa nước ta phát triển ngang tầm với sự phát triển chung của toàn thế giơí. II. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài: Đầu tư quốc tế là yêu cầu tất yếu của quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Do vây, với những đặc điểm của mình, đầu tư trực tiếp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế đối với cả nước nhập khẩu đầu tư và nước xuất khẩu đầu tư, thúc đẩy các nước này gia tăng liên kết kinh tế, nhằm duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế của nước mình. Như đã trình bày, các nước phát triển đều theo đuổi mục đích riêngkhi tham gia vào đầu tư quốc tế. Sau đây là một số tác động chính của đầu tư trực tiếp đối với hoạt động kinh tế của các nước này: 1. Đối với nước xuất khẩu đầu tư Để khắc phục tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm dần do cung đã vượt cầu, các nước tư bản liền tìm kiếm thị trường để xuất khẩu đầu tư vào các nước đang phát triển nhằm tranh thủ nhu cầu còn khá cao của thị trường của các nước này đối với những sản phẩm và công nghệ của họ. Bằng cách đó, các nước xuất khẩu tư bản mới có thể tiếp tục duy trì sự tăng trưởng lợi nhuận của mình, nâng cao hiệu quả sản xuất. Các nước đang phát triển có lợi thế nổi bật so với những nước phát triển về nhân công dồi dào, giá lao động rẻ, tài nguyên thiên nhiên phong phú... Trong khi đó tại các nước tư bản phát triển, thị trường đã được khai thác tối đa, có hiện tượng thừa tư bản, lao động ngày càng khan hiếm, giá nhân công cao. Xuất hiện nhu cầu của các nước này về việc xuất khẩu tư bản sang các nước kém phát triển để xây dựng một thị trường cung cấp nguyên liệu ổn định, giá cả phải chăng, nhân công rẻ... nhất là các ngành hao phí nhiều lao động như ngành dệt may, lắp ráp cơ khí điện tử... Dần dần hình thành dòng chảy vốn đầu tư trực tiếp vào các nước này dưới dạng gia công, liên doanh, công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Nhờ có xuất khẩu đầu tư vào các nước đang phát triển như vậy, các nước xuất khẩu đầu tư đã tạo ra thị trường tiêu thụ hàng hoá một cách chắc chắn ít nhất là trong thời gian ghi trong giấy phép. Khi đã khai thác tối đa thị trường trong nước và thuộc địa, các nước tư bản, các công ty xuyên quốc gia (TNC) có nhu cầu bành trướng các hoạt động kinh tế của mình tới các quốc gia kém phát triển và đang có nhu cầu hoà nhập vào thị trường quốc tế song không có khả năng và kinh nghiệm. Mặt khác các công ty xuyên quốc gia này còn tập trung đầu tư vào cả các nước phát triển ở những ngành nghề mà họ nổi bật về công nghệ và truyền thống kinh doanh. Có thể nói, đầu tư trực tiếp trên thế giới là kết quả trực tiếp của sự bành trướng của các công ty xuyên quốc gia này. Bằng cách đó, các nước xuất khẩu đầu tư nhằm tạo điều kiện bành trướng về kinh tế, tránh được xu hướng bảo hộ mậu dịchngày càng tăng trên thương trường quốc tế. 2. Đối với nước nhập khẩu đầu tư Các nước đang phát triển hầu hết đều quan tâm đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vì những lý do như : Đầu tư trực tiếp góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội của các nước đang phát triển như nạn đói, thất nghiệp, lạm phát... thoát khỏi vòng luẩn quẩn của nghèo đói, lạc hậu để tăng trưởng kinh tế. Đây thường là những yêu cầu vượt quá khả năng nền kinh tế của các nước này, cho nên đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn bổ xung vốn quan trọngđể các nước này thoát khỏi hoàn cảnh trên. Ví dụ, trong điều kiện nghèo nàn lạc hậu như ở nước ta, thất nghiệp nảy sing và tăng cao là tất yếu vì sản xuất kém phát triển, trong khi tốc độ tăng dân số và lao động ở mức cao(hàng năm từ 3,2 đến 3,5%), bình quân mỗi năm tăng thêm 1 triệu lao động cộng với số tồn đọng của những năm trước. Thất nghiệp ở Việt Nam bao gồm những người có sức lao động cần việc làm nhưng không tìm được việc. Những lao động thiếu việc làm chủ yếu là ở nông thôn, do nguồn lao động ngày càng tăng lên mà diện tích đất lại có hạn. Thông qua đầu tư trực tiếp của các nước phát triển, các nước nhập khẩu đầu tư mới có điều kiện tiếp nhận những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ hiện đại của thế giới, giảm bớt được khoảng cách tụt hậu của mình so với các nước phát triển trên thế giới. Công nghệ và kỹ thuật hiện đại là nhu cầu tất yếu của bất kỳ nền sản xuất nào, vì đây là biện pháp hàng đầu và chủ yếu để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm sản xuất ra, cũng như không ngừng mở rộng về chủng loáip mới, kể cả về mẫu mã và quy cách, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người tiêu dùng. Do đó, muốn đổi mới công nghệ sản xuất, nhất là các ngành sản xuất then chốt, các cơ sở sản xuất quy mô lớn, thì con đường duy nhất có thể làm được là con đường hợp tác và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bên cạnh việc tiếp nhận công nghệ với kỹ xảo chuyên môn và bí quyết công nghệ cao, thông qua hợp tác và liên doanh với các công ty lớn, các tập đoàn của nước ngoài, các nước nhập khẩu đầu tư còn học hỏi được kinh nghiệm quản lý kinh doanh, phương thức quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý mặt hàng, phương pháp tiếp thị-maketing... từ các nhà đầu tư nước ngoài. Qua đó các nước tiếp nhận đầu tư có căn cứ định hướng phát triển kinh tế một cách đúng đắn, hợp lý đảm bảo cho nền kinh tế trong nước phát triển phù hợp với xu thế và yêu cầu chung của thế giới. Nhờ có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nước nhập khẩu đầu tư có thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và dịch vụ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, gúp giải quyết tình trạng thất nghiệp của người lao động đang đè năng lên nền kinh tế đất nước, khắc phục tình trạng thiếu vốn trầm trọng của các xí nghiệp trong nước, cứu nguy cho các doanh nghiệp đang đứng trên bở vực phá sản thông qua việc mua lại các công ty này của các nhà đầu tư nước ngoài. Đầu tư trực tiếp còn góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh cần thiết tại nước nhập khẩu đầu tư giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và thương mại. Tại Việt Nam, sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá được coi là nhiệm vụ trung tâm, một mô hình chiến lược. Để đẩy mạnh quá trình này, Việt Nam phải mở rộng thị trường cho sự phát triển các ngành kinh tế, mở rộng liên kết kinh tế quốc tế, tranh thủ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển sản xuất trong nước. Đầu tư nước ngoài và các ngành kinh tế gia tăng mạnh trong thời gian qua là sự trợ lực to lớn về vốn, công nghệ tiên tiến, sản xuất, xuất khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá, phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước ta và xu thế của thời đại. Tóm lại, đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò ưu việt, nếu biết phát huy sẽ góp phần rất đáng kể vào việc phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Xu hướng mới của kinh tế thế giới đòi hỏi các nước đang phát triển phải mở rộng cánh cửa hợp tác kinh tế với thế giới, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thực tế cho thấy những nước nào theo đuổi chính sách kinh tế mở cửa như trên đều đạt được những thành tựu rực rỡ về phát triển kinh tế. Trong những năm 50, 60 của thập kỷ này nền kinh tế của các nước châu á còn rất kém phát triển, mất cân đối và trì trệ do chiến tranh. Hàn Quốc khi đó có mức thu nhập bình quân là 90 USD năm 1961, Đài loan 158(1952), Singapore và Hongkong cũng trong tình trạng tương tự. Cả bốn nước này đều nghèo tài nguyên thiên nhiên, có diện tích nhỏ bé và đông dân số, khí hậu không ôn hoà. Lợi thế duy nhất của họ chủ yếu là do vị trí gần biển, có nguồn nhânlực dồi dào và rẻ. Ngày nay, những nước này đều trở thành những nước công nghiệp mới với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao. Điều này càng chứng minh cho vai trò quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế các nước đang phát triển. Thái Lan là một nước nông nghiệp kém phát triển vào đầu thập kỷ 60. Với chính sách đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào năm 1977, đến cuối thập kỷ 80 và sang đầu thập kỷ 90, vai trò quan trọng của đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế mới đã chứng tỏ chính sách của Chính phủ Thái Lan là thực tế. Đầu tư nước ngoài vào Thái Lan không chỉ đáp ứng nhu cầu về vốn cho công nghiệp hoá mà còn mang theo cả kỹ thuật, kiến thức quản lý kinh doanh sản xuất và tạo ra nhièu thay đổi về kinh tế xã hội III. Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài. Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài là tổng hoà các yêu tố đối nội, đối ngoại, chính trị, kinh tế, pháp luật, văn hoá và xã hội... Có liên quan đến các hoạt động của các nhà đầu tư. Qua thực tiễn của nhiều nước trên thế giới cho thấy, một môi trường được coi là hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo các yếu tố cơ bản sau: 1. Sự ổn định về chính trị-xã hội. Yếu tố này giữ vai trò quyết định đối với hoạt động của các nhà đầu tư. Vì thực tế tình hình chính trị có ổn định, xã hội có trật tự, kỷ cương thì các chính sách, chủ trương của Nhà nước mới có giá trị thực thi bền vững, đặc biệt là các chủ trương chính sách nhất quán về đầu tư nước ngoài. Qua kinh nghiệm của một số nước trong khu vực và trên thế giới, ta thấy rằng ở các quốc gia luôn xảy ra những biến động về chính trị (mâu thuẫn sâu sắc giữa các Đảng phái, sắc tộc, đảo chính, nội chiến, chiến tranh biên giới...) thì rất khó thu hút các dự án đầu tư hoặc đang là quốc gia thu hút nhiều dự án nhưng bất ngờ xảy ra những biến động kể trên thì ngay lập tức các nhà đầu tư sẽ thu hẹp lại phạm vi hoạt động, chuyển vốn về nước hoặc sang nước khác, còn các nhà đầu tư mới được cấp giấy phép hoặc đang nghiên cứu tiền khả thi sẽ “lặng lẽ” rút lui. Thực trạng này có thể thấy ở các nước trong khu vực như: Philipines, Malaixia, Indonexia, Thái Lan... hoặc các nước khác trên thế giới như CHLB Nga, Brazin... hoặc các nước đi theo chủ nghĩa cực đoan như Apganistan, Algieri... thì chẳng có một nhà đầu tư nào giám mạo hiểm thực hiện các dự án của mình. ở Việt Nam, trong giai đoạn đầu những năm 80 (khi ta mới chỉ có Nghị định của Chính phủ về đầu tư nước ngoài và đất nước mới được giải phóng) các nhà đầu tư còn thăm dò và chỉ đến khi chính sách của Đảng và Nhà nước ta có nhiều thay đổi căn bản (chuyển nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hưoứng XHCN), có Bộ luật đầu tư nước ngoài khá hoàn chỉnh và đặc biệt là tình hình chính trị-xã hội ở đất nước ta rất ổn định nên mới thu hút một lượng vốn đầu tư nước ngoài đáng kể (khoảng 37 tỷ USD) như ngày nay. Thêm vào đó tình hình quốc tế, khu vực có nhiều chuyển biến tích cực có lợi cho việc mổ rộng quan hệ kinh tế của Việt Nam nói chung và của hợp tác đầu tư nói riêng. Hiện nay Việt Nam là thành viên của ASEAN, tham gia APEC, ASEM...đang đàm phán gia nhập WTO, đã ký Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, cùng với các chính sách đối ngoại mềm dẻo trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đã tạo ra lợi thế so sánh đáng kể của Việt Nam trong quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 2. Sự phát triển về kinh tế. Sự phát triển kinh tế ở đây được hiểu là sự phát triển đồng bộ về các mặt: tăng trưởng kinh tế, thu nhập GDP tính trên đầu người, kim ngạch xuất nhập khẩu, hệ thống giao thông, bưu chính viễn thông, dịch vụ các loại. Thực tế cho thấy ở các nước phát triển, tốc độ thu hút vốn đầu tư nước ngoài bao giờ cũng cao hơn các nước đang phát triển. ở nước ta sự phát triển về kinh tế chưa được coi là hấp dẫn đối với các nhà đầu tư vì hệ thống giao thông tuy có nhiều cải thiện nhưng vẫn còn lộn xộn, hệ thống bưu chính viễn thông có nhiều tiến bộ vượt bặc nhưng giá cước phí vẫn được xếp và hạng nhất nhì thế giới về đắt đỏ, hệ thống ngân hàng và các hoạt động dịch vụ khác còn nhiều bất cập, chưa thuận lợi đối với các nhà đầu tư. Nhìn vào phân bố địa bàn đầu tư ở nước ta, chúng ta nhận ra ngay rằng chỉ ở các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng. Bà Rịa Vũng Tàu mới có nhiều dự án hoặc ở các địa phương có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với các nhà đầu tư như Bình Dương, Đồng Nai mới thu hút được nhiều dự án đầu tư. Còn ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa như Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Ban Mê Thuật, Đắc Lắc, Kiên Giang, An Giang... Có rất ít thậm chíkhông có dự án nào đầu tư vì cơ sở hạ tầng yếu kém, may ít rủi nhiều. 3. Hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài phải rõ ràng, ổn định. Đây là một yếu tố không thể thiếu được của môi trường đầu tư. Hệ thống pháp luật về đầu tư ở đây được hiểu là Luật quốc gia điều chỉnh hoạt động đầu tư như Luật đầu tư, các Luật khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật (như Nghị định, Quyết định, Thông tư, Chỉ thị) và Luật quốc tế áp dụng đối với quan hệ đầu tư như các Hiệp định đa phương (Công ước MIGA, Hiệp định khung về đầu tư ASEAN) và Hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư. Nội dung các quy định của hệ thống pháp luật kể trên phải đảm bảo hai vấn đề quan trọng, đó là các quy định về ưu đãi khuyến khích đầu tư (như ưu đãi về miễn thuế, giảm thuế, quyền hoạt động kinh doanh ) và các quy định về đảm bảo đầu tư (bảo đảm tài sản, lợi._. ích hợp pháp của các nhà đầu tư, bảo đảm những thiệt hại do có sự thay đổi về luật...). Ngoài ra, hệ thống pháp luật (quốc gia và quốc tế) về đầu tư nước ngoài phải đảm bảo tính đồng bộ, tính minh bạch, tức là không được mâu thuẫn, chồng chéo và đặc biệt là phải mang tính ổn định, nhát quán. thực tế cho thấy để đáp ứng yêu cầu này không hoàn toàn đơn giản đối với các nước đang phát triển. ở nước ta mặc dù hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài lhá đầy đủ với nhiều quy định ưu đãi, bảo đảm đầu tư nhưng các văn bản hướng dẫn thi hành luật lại vô cùng rắc rối, thậm chí còn mâu thuẫn với nhau. Đáng ngại hơn là việc áp dụng luật của các cơ quan thi hành pháp luật với những thủ tục hành chính rườm rà, kém hiệu quả và thái độ nhũng nhiễu của cán bộ thi hành. Điều này đôi khi dẫn đến tác hại không nhỏ đối với môi trường đầu tư, làm nản lòng các nhà đầu tư. Do vậy để cải thiện môi trường pháp lý về đầu tư, ngoài việc sửa đổi và bổ sung thường xuyên các quy định của pháp luật còn phải đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thi hành pháp luật để hạn chế những yếu kém về nghiệp vụ và nâng cao nhận thức của họ. Ngoài các yếu tố kể trên của môi tường đầu tư còn phải kể đến một số yếu tố khác như văn hoá, du lịch... Có tính chất bổ trợ cho môi trường đầu tư hấp với các nhà đầu tư. Thực tế cho thấy ở các quốc gia giầu truyền thống văn hoá, thái độ hiểu biết, cởi mở của người dân và là đất nước có nhiều danh lam thắng cảnh thì số dự án đầu tư tăng lên nhiều hơn so với các quốc gia chỉ có ba yếu tố cơ bản kể trên. ở Việt Nam mặc dù chúng ta có lợi thế về văn hoá, du lịch nhưng thực tế chưa khai thác hết thế mạnh này, ngoài ra chưa kể đến có những lúc thái độ đối với các nhà đầu tư nước ngoài còn thiếu thiện chí, chưa đánh giá đúng về vai trò của đầu tư nước ngoài đối với đất nước mình... Để có được môi trường hấp dẫn, thu hút trực tiếp đầu tư nước ngoài cần phải tiếp tục cải thiện các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư như đã phân tích ở trên, đồng thời phải đặc biệt chú ý cải thiện môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh, tiến tới áp dụng một mặt bằng pháp lý và điều kiện kinh doanh cho tất cả các nhà đầu tư nước ngoài 0và đầu tư trong nca. Thêm vào đó cần chú trọng cải cách thủ tục hành chính, đào tạo đội ngũ cán bộ và quan tâm đúng mức đến hoạt động xúc tiến đầu tư để cho mọi người quan tâm đến đầu tư nước ngoài ở Việt Nam có được án tướng tốt đẹp về môi trường đầu tư ở Việt Nam. Chương II: Vài nét về về thực trạng đầu tư trực tiếp tại Việt Nam I. Tình hình cấp giấy phép đầu tư Ba năm đầu từ năm 1988 đến năm 1990, được coi là giai đoạn khởi động. Lúc đó, chúng ta như là những người mới vào nghề vừa không có kinh nghiệm vừa rất mạnh dạn trong các quyết định; còn người nước ngoài vừa đến nước ta như là một miền đất mới, vừa xa lạ, vừa hấp dẫn, họ thận trọng không dám mạo hiểm, mới làm thử để thăm dò cơ hội nên số dự án trong thời kỳ này không nhiều, mức tăng trưởng vốn chậm. Số dự án năm 1988 là 37, 1989 là 70, 1990 là 111, tương ứng với thời gian đó, số vốn dăng ký ( tính theo triệu USD ) là : 366, 539, 596. Từ 1991 đến hết tháng 7/2000 tình hình thu hút vốn đầu tư trong khu vực ĐTNN như sau : Bảng 1 : STT Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 I Vốn đăng ký cấp mới và tăng vốn 1 Cấp mới (a) 1.274 2.027 2.588 3.746 6.607 8.604 4.654 3.925 1.477 392.5 2 Tăng vốn 8 47 230 515 1.308 756 1.142 876 554 3 Giải thể 240 402 79 217 477 1.023 352 2.426 500 4 Hết hạn 1 14 16 0 1 75 1 19 1 5 Còn hiệu lực tính từ đầu năm 1998(b) 2.598 4.257 6.9779 11.023 18.460 26759 32.202 34.557 36.086 II Vốn thực hiện (c) 213 394 1.099 1.946 2.671 2.646 3.250 1.956 1.519 1 Vốn từ nước ngoài 161 313 829 1.509 2.182 2.283 2.816 1.813 1.449 2 Vốn của doanh nghiệp Việt Nam 52 81 270 437 489 363 434 143 70 Nguồn : Vụ đầu tư - Bộ Thương mại (a). Nguồn: Kinh tế và dư báo số 1-2000 và thời báo kinh tế Việt Nam số 95 (9-8-2000) Vốn cấp mới dự kiến chưa kể các dư án thuộc chương trình khí Nam Côn Sơn khoảng 1,7 tỷ (b). Vốn còn hiệu lực = vốn cấp mới +tăng vốn -vốn hết hạn - vốn giải thể (c). Không kể vốn thực hiện của các dự án hết hạn và giải thể. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh băt đầu từ năm 1991 (là 1.274 triệu USD) liên tục phát triển cho đến 1995 (6.607 triệu USD bằng 5,2 lần năm 1991). Năm 1996 vốn đăng ký là 8640 triệu USD tăng hơn 1995 nhưng trên thực tế có 3 dự án đầu tư vào lĩnh vực phát triển đô thị ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với vốn đăng ký trên 3 tỷ USD không thể thực hiện được, do vậy thực tế vốn đăng ký năm 1996 vẫn thấp hơn 1995. Năm 1997, do những biến động tiền tệ và thị trường vốn trên thế giới, đặc biệt do cuộc khủng khoảng tài chính tiền tệ của các nước Châu á, số dự án đầu tư được cấp phép là 333 dự án với tổng số vốn là 4654 triệu USD. So với năm trước, vốn đăng ký cấp năm mới năm1998 giảm 16%, năm 1999 giảm 58%. Trong 7 tháng năm 2000 mặc dù có sự tăng lên 6% về số dự án nhưng lại giảm 43% về vốn so với cùng kỳ năm ngoái (Báo doanh nghiệp - số 33 từ 17.8 đến 23.8.2000) Tình hình triển khai dự án đầu tư 1. Về hình thức đầu tư Hình thức đầu tư chủ yếu là bên liên doanh chiếm 61% số dự án và 70% tổng số vốn đầu tư đăng ký. Trong các liên doanh, tỷ lệ vốn pháp định do bên Việt Nam góp thường không quá 305% chủ yếu là quyền sử dụng đất và thiết bị nhà xưởng sẵn có. Bên nước ngoài góp vốn bằng tiền mặt và trang thiết bị nhập khẩu, do vậy trong thời kỳ xây dựng cơ bản phụ thuộc rất nhiều vào tiến độ góp vốn của bên nước ngoài và việc bên nước ngoài thu sếp các khoản vay để thực hiện các dự án. Trên thực tế, bên nước ngoài gần như điều hành toàn bộ quá trình xây dựng các công trình dự án. Khi thực hiện dự án, trừ trường hợp mà bên Việt Nam chọn được những cán bộ đủ năng lực, có phương pháp hợp tác và đấu tranh với bên nước ngoài, thì họ có một tiếng nói nhất định trong khi ra quyết định về kinh doanh. Còn trong nhiều trương hợp, các cán bộ quản lý Việt Nam ở vào thế bị động, hầu hết các quyết định do bên nước ngoài đè xuất và thực hiện. Tình trạng tranh chấp trong các liên doanh ngày càng gia tăng, đã dẫn đến một số liên doanh giải thể. Hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài có xu hướng gia tăng: thời kỳ đầu chiếm chưa đầy 105 dự án và vốn đầu tư đăng ký, đến nay đã chiếm hơn 30% số dự án và 21% số vốn đầu tư đăng ký. Nguyên nhân chủ yếu là có nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn tự quản lý, tự quyết định chiến lược kinh doanh, cũng như giải quyết vấn đề phát sinh hàng ngày một cách kịp thời mà không phải bàn với cán bộ Việt Nam, mà họ cho là khó hợp tác. Mặt khác, xu hướng đó cũng do chính sách của nhà nước Việt Nam đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp liên doanh với các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí và dịch vụ viễn thông. 2. Về cơ cấu đầu tư và đối tác đầu tư Về cơ cấu địa lý,vốn đầu tư nước ngoài tập trung nhiều vào các địa phương có điều kiện thuận lợi và các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Hải Phòng. Nguyên nhân là do các kết cấu hạ tầng ở các địa phương này có thuận lợi hơn, có môi trường kinh doanh năng động hơn, có quan hệ truyền thống với các nhà kinh doanh nước ngoài. Mặt khác, Nhà nước chưa có chính sách khuyến khích thoả đáng, đặc biệt về thuế, điều kiện giá thuê đất để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào các vùng sâu vùng xa như miền Trung, Tây Nguyên... Cơ cấu đầu tư theo ngành đã có sự chuyển dịch lớn, ngày càng phù hợp định hướng cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Nếu tính theo vốn đăng ký theo ngành thì ngành công nghiệp chiếm 13,9% tổng số vốn đầu tư năm 1992, đến năm1997 chiếm 47,4%, ngành xây dựng chiếm 0,2% năm 1992 và năm 1997 chiếm 26,7%. Sự chuyển biến cơ cấu ngành theo hướng tịch cực một phần nhờ đóng góp của đầu tư nước ngoài. Trong những năm đầu khi Luật ĐTNN ra đời, vốn đầu tư phần lớn tạp trung vào các ngành dầu khí, du lịch, khách sạn thì đến năm1995 có khoảng 64,6% vốn đầu tư vào các ngành sản xuất vật chất, hơn 60% dự án thuộc loại chiều sâu nhằm khai thác và nâng cao hiệu quả năng lực hiện có. Số vốn đầu tư vào các khu chế xuất, khu công nghiệp chiếm 14,2% tổng số vốn đầu tư tuy nhiên chưa có nhiều dự án nuôi trồng và chế biến nông sản, cơ khí chế tạo. Về đối tác nước ngoài, phần lớn vốn đầu tư từ các nước Châu á chiếm tới gần 70%, trong đó ASEAN gần 25%, trong khi đó vốn ĐTNN từ các nước Tây, Bắc Âu, Bắc Mỹ còn thấp, các nước G7 (trừ Nhật Bản) mới khoảng 12%. Đại bộ phận các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào ta thuộc loại doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp này đã chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, nhiều nhà đầu tư trong số đó không thu sếp được các khoản vay hoặc thậm chí lâm vào tình trạng phá sản nên đã đình hoãn, thậm chí chấm dứt hoạt động đầu tư ở Việt Nam. Các công ty đa quốc gia của một số nước đã tham gia đầu tư ở nước ta. Trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí đã thu hút được nhiều tập đoàn dầu khí nổi tiếng của thế giới như Shell, Total, BP, BHP, Mobil oil, Mitsubishi, Petronax....Trong lĩnh vực viễn thông là các tập đoàn Telstra, Siemen, Aleated...Nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc như Mitsui, Mitsubishi, Daewoo, Samsung, LG....đã đầu tư vào rất nhiều dự án công nghiệp, vật liệu xây dựng. Nhiều ngân hàng lớn của thế giới đã mở chi nhánh, lập liên doanh, mở văn phòng đại diện tại Việt Nam như City bank, Bank of American, BNP... Các công ty đa quốc gia mỗi khi quyết địmh đầu tư vào nước nào, kể cả Việt Nam là đã được lựa chọn trong chiến lược dài hạn ccủa họ. Do vậy khi gặp khó khăn, các công ty này có thể điều chỉnh chiến lược đầu tư, như làm giảm tiến độ thực hiện dự án, chưa triển khai các dự án mới... nhưng vẫn duy trì sự có mặt của họ tại địa bàn đã được lựa chọn. Nếu thu hút được càng nhiều công ty đa quốc gia đầu tư vào nước ta thì tình trạng giảm sút vốn đầu tư sẽ diễn ra chậm hơn hiện nay, khi hoạt động ĐTNN chủ yếu dựa vào các công ty vừa và nhỏ. Trên thế giới có khoảng 500 tập đoàn lớn, nhưng hiện mới có không đầy 10% số dự án đó đầu tư tại Việt Nam trong khi đó hơn 200 tập đoàn đầu tư vào Trung Quốc. Đối với các nhà đầu tư trong nước, về luật pháp, Nhà nước cho phép doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được tham gia hoạt động đầu tư với các doanh nghiệp nước ngoài, nhưng do một số chính sách, đặc biệt là về đất đai, về thủ tục đầu tư và cả những quy định không thành văn, cũng như năng lực tài chính có hạn nên bên liên doanh hầu hết là các doanh nghiệp Nhà nước (chiếm 98% tổng số vốn đầu tư và 92% tổng số dự án liên doanh ), số doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ không đáng kể. 3. Về tình hình xuất nhập khẩu Theo số liệu thống kê của Vụ Đầu Tư - Bộ Thương mại, kết quả xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI được chia ra các năm như sau ( không tính dầu khí ): Bảng 2 : Kim ngạch XNK của các doanh nghiệp FDI Năm Xuất khẩu Nhập khẩu 1989 -1991 52 192 1992 112 230 1993 140 491 1994 165 750 1995 403 1.653 1996 786 2.232 1997 1.497 2.700 1998 1.982 2.900 1999 2.590 3.382 2000 (quý I) 66,174 Nguồn : Vụ đầu tư - Bộ Thương mại Số liệu nêu trong bảng 2, cho thấy : Về nhập khẩu : kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh qua các năm là do tiến độ triển khai xây dựng, sản xuất của các doanh nghiệp được thực hiện theo lịch trình đã được xét duyệt. Hàng hoá nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị phục vụ cho xây dựng cơ bản, hình thành doanh nghiệp và vật tư, nguyên liệu cho sản xuất. Tuy nhiên, việc nhập khẩu tăng cũng chưa phản ánh hết tốc độ đầu tư. Thực tế cho ta thấy, mặc dù kim ngạch nhập khẩu có tăng nhưng trị giá thiết bị máy móc nhập khẩu lại giảm ( nhất là cuối năm 1996 ), chứng tỏ tốc độ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm. Về xuất khẩu : kết quả xuất khẩu được phản ánh bằng sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tăng mạnh qua các năm chứng tỏ các doanh nghiệp FDI đã đóng góp đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu cả nước, làm thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu, tăng dần tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghiệp, hàng có kỹ thuật cao trong cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam. Đi sâu vào phân tích kết luận đó chúng ta thấy : Tỷ trọng xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI Bảng 3 : Năm Doanh nghiệp FDI Cả nước Tỷ lệ 1996 786.000.000 6.868.000.000 11.4% 1997 1.479.653.000 8.758.900.413 17,09% 1998 1.982.638.000 9.323.648.397 21,25% 1999 2.365.000000 11.520.600.0002 22,5% 2000 (Quý I) 665.000.000 650.800.608 26% Nguồn : Vụ đầu tư - Bộ Thương mại Qua Bảng 3 cho thấy xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tăng ổn định qua các năm và chiếm tỷ trọng đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu của toàn bộ nền kinh tế ( trên 20% ). Cơ cấu đầu tư và cơ cấu xuất khẩu : theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng kết tình hình đầu tư trong những năm qua (từ 1998 đến 3/2000) cơ cấu đầu tư và xuất khẩu trong từng lĩnh vực như sau : Bảng 4 : Cơ cấu đầu tư và xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI Lĩnh vực kinh tế Số Dự án Trị giá vốn đầu tư Tỷ lệ % vốn đầu tư Doanh thu (1000 USD) Trị giá XK (1000 USD) Tổng cộng 2.339 35.786.144 17.197.429 11.248.000 1. Công nghiệp 1.203 12.642.542 35,2 11.659.257 5.021.565 Công nghiệp nặng 500 6.474.370 5.715. 376 1.997.524 Công nghiệp nhẹ 577 3.774.759 3.389.864 2.656.922 Công nghiệp thực phẩm 126 2.393.383 2.554.017 367.119 2. Dầu khí 23 2.558.268 7,2 1.391.764 3. Nông lâm thuỷ sản 294 3.030.477 5,7 371.529 Nông lâm nghiệp 245 1.874.827 1.227.743 309.714 Thuỷ sản 49 155.560 164.021 61.815 4. Du lịch – Dịch vụ - KS 315 9.059.044 25,3 1.221.007 KS – DL - VP - Căn hộ 156 8.099.955 841.405 Văn hóa -Ytế - Giáo dục 76 433.107 208.450 Dịch vụ 119 525.982 121.152 5. Xây dựng 221 4.204.727 11,7 679.906 Xây dựng 208 3.401.187 601.322 XD hạ tầng KCX - KCN 13 803.450 58.284 6. GTVT - Bưu điện 97 2.804.627 7,8 1.822.965 7. Tài chính - Ngân hàng 48 542.250 1,5 261.409 Nguồn : Vụ đầu tư - Bộ Thương mại Căn cứ vào số liệu trên Bảng 4, ta thấy cơ cấu đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ trọng đáng kể ( 32% trong tổng số vốn đầu tư ). Doanh thu, doanh số của các doanh nghiệp thuợc lĩnh vực cũng chiếm phần lớn. Tuy nhiên cũng có những lĩnh vực chiếm giá trị lớn như : du lịch, khách sạn lại không có khả năng xuất khẩu và đạt doanh thu không cao. - Về cơ cấu hàng xuất khẩu : Cơ cấu hàng xuất khẩu trước tiên phụ thuộc vào cơ cấu đầu tư. Do vậy, tỷ lệ đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp càng cao thì tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghiệp càng lớn ( chiếm khoảng 44,6% ) điều này càng khẳng định chủ tương thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp của Đảng và Nhà nước ta là một chủ trương đúng đắn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Về cơ cấu thị trường xuất khẩu : Thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phần lớn do các nhà đầu tư nước ngoài uyết định. Trong số các nước có quan hệ hợp tác đầu tư với Việt Nam thì các nước châu á đầu tư lớn nhất, như : Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore. Và cũng chính các nước này nhập khẩu hàng hoá nhiều nhất từ các doanh nghiệp FDI Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 1988, chỉ riêng thị trường Nhật Bảm và các nước ASEAN, trị giá kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI đạt 886,9 triệu USD chiếm 44,7%. Các nước, các khu vực còn lại như EU đạt 456 triệu USD chiếm 30% Hoa Kỳ đạt 107,4 triệu USD chiếm 5,4%; Nga đạt 4 triệu USD, các nước khác đạt 28,4 triệu USD chiếm 26%. Tỷ trọng xuất khẩu chung của cả nước thời kỳ 1991-1998 cho thấy Nhật Bản và ASEAN đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, Nhật Bản chỉ giữ vai trò trong các năm 1991-1995 (chiếm bình quân trên 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI). Sau đó giảm dần, năm 1998 chỉ còn chiếm 15,8% kim ngạch xuất khẩu nhưng các nước ASEAN không có sự thay đổi lớn trong suốt thời kỳ 1991-1998 (chiếm tỷ trọng bình quân là 21,5% kim ngạch xuất khẩu ). Tỷ trọng xuất khẩu vào EU tăng khá đều trong các năm qua. Năm 1991, EU mới chỉ chiếm 5,7% kim ngạch xuất khẩu của ta, nhưng tới năm 1998 đã chiếm 22,5%. Riêng trong khối FDI, tỷ lệ xuất khẩu vào EU cũng 30% kim ngạch của khối. Phân tích cơ cấu xuất khẩu một số mặt hàng chính vào các thị trường chính trong các năm 1998, 1999 ta thấy : Xuất khẩu vào thị trường ASEAN : Bảng 5: Xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI vào thị trường ASEAN năm 1998 Thị trường Gạo Hải sản Cà phê Cao su Giầy dép Dệt may điện tử Hàng khác Tổng trị giá Bruney - - - - - - - 183 183 Campuchia - - - - - 9 - 8.086 8.095 Indonesia 7.890 - 97 - 707 3 164 7.897 16.757 Lào - - - - - - 225 1.419 1.644 Malaixia 250 - - 262 342 288 601 29.232 30.975 Mianma - - - - 8 - - 1.026 1.034 Philippin - - - - 638 71 - 231.814 232.567 Singapore 2.828 1.499 259 82 1.881 7.670 3.827 57.494 75.540 Thái lan - 168 138 - 1.131 2.615 67 188.492 192.361 Cộng 10.968 1.667 494 344 4.752 10.655 4.884 525.642 559.405 Nguồn : Vụ đầu tư - Bộ Thương mại Xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, Hoa Kỳ và Nga Bảng 6: Thị trường Gạo Hải sản Cà phê Cao su Giầy dép Dệt may Điện tử Hàng khác Tổng trị giá Nhật Bản 3.553 19.660 4 - 16.049 90.809 3.452 193.942 327.468 Hoa Kỳ 411 553 703 - 82.956 16.204 479 6.071 107.378 Nga - - - 1.106 549 - 2.388 4.109 Cộng 3.963 20.213 707 66 100.111 107.563 3.931 202.401 438.956 Nguồn : Vụ đầu tư - Bộ Thương mại Xuất khẩu vào thị trường EU Bảng 7 : Thị trường Hải sản Cà phê Cao su Giầy dép Dệt may Điện tử Hàng khác Tổng trị giá Anh - 6.515 136 27.571 7.272 1.623 16.210 59.326 áo - - - 390 122 38 915 1.464 Bỉ 107 - - 77.989 6.468 25 28.421 113.009 Bồ Đào Nha - - - 206 41 28 803 1.007 Đan Mạch - - - 986 865 1.159 3.296 6.305 Đức 41 569 - 21.176 32.144 9.264 33.032 96.239 Hà Lan 199 - 27 13.302 8.196 4.143 11.008 36.875 Hy Lạp 1.289 - - 1.188 183 - 1.085 2.585 Italia 459 - - 18.637 5.312 1.746 10.470 36.637 Phần Lan - - - 2.067 833 212 1.788 4.909 Tây Ban Nha 20 - - 4.505 2.674 681 8.580 16.459 Thuỵ Điển 45 - - 2.456 1.889 2.490 4.149 11.028 Thuỵ Sĩ - 202 - 1.253 999 - 2.907 5.361 Cộng 999 7.285 176 183.393 88.263 21.765 154.021 455.915 Nguồn : Vụ đầu tư - Bộ Thương mại Thị trường khác đạt 528.363.854 USD. Như vậy, xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI sang Nhật Bản các nước ASEAN kim ngạch tuy có tăng 10% so với năm 1997 ( 975 so với 886 triệu USD ) và chiếm phần lớn kim ngạch của khối (37,6% ) nhưng thị phần lại giảm ( từ 44,7% xuống 37,6% ). Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản vẫn không thay đổi về thị phần. Kim ngạch xuất khẩu sang EU tăng cao gần 50%. Xuất khẩu sang thị trường Nga và Mỹ có tăng hơn năm trước nhưng chậm. + Năm 1999 : Xuất khẩu vào thị trường Mỹ, Nhật và Nga Bảng 8 : Xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI vào thị trường Mỹ, Nhật, Nga năm 1999 Đơn vị : 1.000 USD Thị trường Gạo Hải sản Cà phê Cao su Giầy dép Dệt may Điện tử Hàng khác Tổng trị giá Nhật Bản 4.864 12.407 - - 21.996 97.408 13.543 287.064 428.282 Hoa Kỳ - 850 - - 96.465 8.078 178 22.321 127.892 Nga - - - 433 202 516 - 5.961 7.112 Cộng 4.864 13.257 - 433 118.663 106.002 13.721 306.346 563.286 Nguồn : Vụ đầu tư - Bộ Thương mại xuất khẩu sang thị trường ASEAN Bảng 9 : Xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI vào thị trường ASEAN năm1999 Thị trường Gạo Hải sản Cà phê Cao su Giầy dép Dệt may điện tử Hàng khác Tổng trị giá Bruney - - - - - - - 116 116 Campuchia - 93 1 - 44 9 - 5.546 5684 Indonesia 519 - - - 951 - 164 9.903 11.726 Lào - - - - - 101 225 245 346 Malaixia 7.751 651 - - 357 3.019 601 25.430 72.807 Mianma - - - - - 61 - 620 681 Philippin 145 - - - 403 262 - 9.767 229.940 Singapore 785 1.623 681 748 6.970 10.578 3.827 38.672 68.265 Thái lan 128- 201 - - 356 2.615 10.130 17.410 157.075 Cộng 9.328 2.568 682 748 9.081 15.151 401.373 107.709 546.640 Nguồn : Vụ đầu tư - Bộ Thương mại Xuất khẩu vào thị trường EU : Bảng 10 : Xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI vào thị trường EU năm 1999 Thị trường Hải sản Cà phê Cao su Giầy dép Dệt may Điện tử Hàng khác Tổng trị giá Anh - 7.165 43 56.802 3.659 4.887 42.410 114.966 áo - - - 375 2.045 136 3.056 5.610 Bỉ 151 - - 98.773 1.599 474 43.846 144.843 Bồ Đào Nha - - - 353 29 0,2 1.279 161.077 Đan Mạch 0,4 - - 2.160 1.389 299 5.531 9.379 Đức 59 1.235 142 33.866 28.983 3.028 63.026 130.338 Hà Lan - - - 36.543 6.469 1.325 25.202 69.534 Hy Lạp 49 - 12 2.767 270 - 1.281 4.379 Italia 219 - - 21.252 3.035 2.861 11.450 38.817 Phần Lan - - - 2.332 368 51 2.929 5.680 Tây Ban Nha - - - 43.486 1.476 1.047 10.520 56.529 Thuỵ Điển - - - 4.222 607 298 3.753 8.880 Thuỵ Sĩ 74 186 - 1.837 1.689 1.437 3.751 8.938 Cộng 552 8.586 197 392.720 67.780 19.091 285.499 684.425 Nguồn : Vụ đầu tư - Bộ Thương mại Thị trường khác đạt 791 triệu USD Theo số liệu nêu trong các Bảng trên, cơ cấu thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp cũng không có sự thay đổi lớn so với năm 1998, thị trường xuất khẩu chủ yếu vẫn là các nước châu á và chiếm lớn nhất vẫn là thị trường Nhật Bản và thị trường các nước ASEAN : + Xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI vào thị trường Nhật Bản và thị trường các nước ASEAN : 975 triệu USD chiếm 37,6% kim ngạch của khối (không kể dầu thô) trong đó : Nhật Bản: 428 triệu USD, chiếm 16,5% ASEAN: 457 triệu, chiếm 21,1% Cả nước EU: 648 triệu USD, chiếm 26,4% Liên bang Nga: 7triệu USD, chiếm 0,5% Mỹ: 127 triệu USD, chiếm 5% Các nước khác: 791 triệu USD, chiếm 30,5% Nhìn chung hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI có xu hướng phát triển cả về quy mô, tốc độ, cả về chiều rộng lẫn chiều sâu và ngày càng đóng vai trò to lớn đối với hoạt động xuất nhập khẩu chung của cả nước, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế và bình ổn cán cân thương mại. 4. Hoạt động của các khu chế xuất Từ năm 1991, Nhà nước đã có chủ trương xây dựng khu chế xuất và tiếp đó là khu công nghệ ở nước ta. Ngày 18-11-1991, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định 322/HĐBT kèm theo quy chế về khu chế xuất tại Việt Nam. Ngày 28-12-1994, Chính phủ ban hành Nghị định 192 về quy chế khu công nghiệp tại Việt Nam. Thay thế hai Nghị định đó, ngày 24-4-1197, Chính phủ ban hành Nghị định 36/CP về quy chế khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), khu công nghệ cao. Cho đến nay, đã có trên 60 KCN, 3 KCX và một khu công nghệ cao đã được phép thành lập phân bố rộng khắp trên các vùng kinh tế trọng điểm với diện tích giai đoạn đầu trên 10.000 ha ( chưa kể 14.000 ha của khu công nghệ phức hợp Dung Quất - Quảng Ngãi ). Trong đó có 41 khu đã có các doanh nghiệp hoạt động sử dụng 32% tổng diện tích phục vụ cho sản xuất công nghiệp, gồm 8 khu đã hoàn thiện về căn bản các cơ sở hạ tầng và 34 khu đang tiến hành kế hoạch xây dựng hoàn thiện. Các KCN - KCX được phân bố như sau : Miền Bắc chiếm 31%, Miền Trung chiếm 12%, Miền Nam chiếm 57%. Mạng lưới KCN - KCX được trải khắp trên 26 tỉnh thành phố trong cả nước, nhiều nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh có 12 khu, Đồnh Nai 9, Bình Dương 7, Hà Nội có 5 và tiếp đến là Bà Rịa Vũng Tàu có 4. Việc tăng quá cao tốc độ phát triển tập trung ở một số vùng sẽ làm tăng lên độ chênh lệch về hiện trạng và tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội với các vùng khác gây ra sự cạnh tranh gay gắt trong việc phân bổ đầu tư nói chung và thu hút FDI nói riêng giữa các vùng này và các địa phương kém hấp dẫn hơn. Điều này dẫn tới sự phát triển không đồng đều giữa các vùng gây khó khăn cho việc phát huy tiềm năng và thế mạnh đối với các vùng chậm phát triển, các tỉnh nghèo, thậm chí tốc độ phát triển ở đây còn bị kìm hãm. Trong năm 1998-1999, hoạt động đầu tư nước ngoài trên phạm vi cả nước có lắng xuống, song vẫn còn nhiều dự án đầu tư mới, hoặc vốn ở các KCN. Số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xin bổ sung vốn năm 1998 tăng gần gấp đôi năm 1997 (89/51 doanh nghiệp) do hoạt động vẫn đạt kết quả tốt. Riêng ở thành phố Hồ Chí Minh, quí I năm 1999, các KCN - KCX đã thu hút 41 dự án FDI với tổng số vốn 247 triệu USD. Có thêm 2 dự án điều chỉnh tăng vốn 22,4 triệu USD vào KCN Tân Thuận và Linh Trung, nâng tổng dự án đang hoạt động lên 130 dự án với 607 triệu USD vốn đầu tư tại khu vực này. Trong 7 tháng đầu năm, các KCN đã thu hút được 79 dự án với tổng số vốn đăng ký khoảng 237,4 triệu USD tăng 98% về số dự án và gấp 2,37 lần về số vốn cùng kỳ năm 1999. Điều này chứng tỏ sức hấp dẫn của các KCN đối với các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng được nâng cao. I. Một số khó khăn và vướng mắc trong quá trình triển khai dự án đầu tư 1.Hệ thống pháp luật điều chỉnh đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực xuất nhập khẩu Ngoài hệ thống pháp luật trong nước điều chỉnh đầu tư nước ngoài, quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài còn chịu sự điều chỉnh của các Hiệp định song phương, đa phương về đầu tư mà Việt Nam tham gia ký kết hoặc gia nhập, ví dụ: tính đến nay, Việt Nam đã ký trên 30 Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với các nước có quan hệ đầu tư và gia nhập Công ước MIGA về tổ chức bảo đảm đầu tư đa biên, Hiệp định khung về đầu tư khu vực ASEAN (AIA)... Từ những tiền đề có tính nguyên tắc trên, hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI chịu sự điều chỉnh của Luật đầu tư và các luật có liên quan. Đối với những nước phát triển với hệ thống pháp luật hoàn chỉnh thì mặc dù có nhiều quy phạm pháp luật tham gia điều chỉnh nhưng vẫn bảo đảm tính minh bạch và thống nhất, nhưng đối với những nước đang phát triển như Việt Nam thì việc có nhiều quy pham pháp luật tham gia điều chỉnh cùng một quan hệ pháp luật không tránh khỏi những mâu thuẫn, chồng chéo, thậm trí trái ngược nhau. Điều nay không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp FDI trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài và Nghị định 12/CP ngày18/21997, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quyền trực tiếp xuẩt nhập khẩu hàng hoá phù hợp với quy định của giấy phép đầu tư và luận chứng kinh tế-kỹ thuật của doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa rằng doanh nghiệp được quyền XNK bất kỳ hàng hoá gì miễn là phù hợp với mục tiêu vủa giấy phép đầu tư và không phân biệt là hàng hoá thuộc danh mục XNK. Tuy nhiên, trong thực tế thực hiện vấn đề này không phải đơn giản. Trước hết về xuất khẩu, doanh nghiệp không thể tự do xuất khẩu mà phải chịu sự ràng buộc của các quy định về cơ chế điều hành XNK hàng năm của Chính phủ. nếu mặt hàng doanh nghiệp xuất khẩu thuộc danh mục hàng xuất khẩu có điều kiện (giấy phép hoặc quota) thì doanh nghiệp phải làm thủ tục xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trước khi xuất khẩu. Trong thực tế, việc xin phép này không mấy thuận lợi và thậm chí không thể có vì hạn ngạch xuất khẩu (gạo, dệt may) thông thường chỉ được ưu tiên cho các doanh nghiệp trong nước. Cũng tương tự về nhập khẩu, các doanh nghiệp cũng bị ràng buộc vào quy định hạn chế nhập khẩu hoặc phải ưu tiên mua sắm trong nước thay vì nhập khẩu nếu hàng hoá này có cùng điều kiện thương mại như nhau. Điều này xét về hình thức là hoàn toàn hợp lý bởi vì pháp luật về XNK phải tạo ra một “ sân chơi ” bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp. Nhưng xét về khía cạnh pháp lý thì có nhiều vấn đề cần bàn : Thứ nhất, Luật đầu tư (một đạo luật do quốc hội ban hành có giá trị pháp lý cao hơn so với quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành) quy định quyền của doanh nghiệp FDI được trực tiếp XNK hàng hoá phù hợp với giấy phép đầu tư, nhưng Quyết định điều hành XNK hàng năm của Chính phủ lại hạn chế XNK như những doanh nghiệp kinh doanh trong nước. Điều đó dẫn đến tình trạng nhiều mặt hàng (nhất là vật tư, nguyên liệu phục vụ xây dựng cơ bản hình thành doanh nghiệp) lẽ ra nhập khẩu để đảm bảo chất lượng công trình (như sắt, thép, gạch men hoặc hàng hoá phục vụ cho nội thất) nhưng do bị giới hạn bởi quy định: trong điều kiện thương mại như nhau phải ưu tiên mua sắm tại Việt Nam, nên các doanh nghiệp FDI phải mua sắm ở trong nước với giá cả, chất lượng chưa thật bảo đảm theo yêu cầu của dự án đầu tư. Thêm vào đó các doanh nghiệp còn gặp phải rắc rối khi các quy định này hàng năm có sự thay đổi, nếu năm nay được phép nhập khẩu mà do các yếu tố khách quan chưa thể thực hiện được thì sang năm doanh nghiệp có thể gặp rủi ro vì những mặt hàng đó không được phép nhập khẩu. Xin đơn cử một ví dụ : Công ty liên doanh khách sạn OPERA được Bộ Thương mại duyệt kế hoạch nhập khẩu 500 tấn thép xây dựng, do hàng chưa về kịp trong nămvà do sơ suất không phát hiện thời hạn có hiệu lực của giấy phép đã hết, thêm vào đó, mặt hàng sắt thép xây dựng theo quy định mới lại nằm trong danh mục hàng hoá tạm ngừng nhập khẩu, do đó các cơ quan chức năng (Hải quan, Công an) đã vào cuộc và sau nhiều cuộc họp mới giải toả được số sắt thép mà theo ý của các cơ quan này lẽ ra phải tịch thu. Thứ hai, do sự không rõ ràng của pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư không thể dự kiến được kế hoạch chi tiết về nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như không thể xây dựng chiến lược lâu dài về nhập khẩu để phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu. Thứ ba, ý kiến cho rằng chỉ ưu tiên vào các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì sẽ là không công bằng đối với các nhà đầu tư trong nước Để giải quyết vấn đề này, theo chúng tôi cần trở lại mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài đề ra ngay từ khi bắt đầu hình thành Luật đầu tư và cũng cần xem lại các cam kết quy định trong Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ các._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0034.doc