Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước thì phải xác định khoa học công nghệ cùng với giáo dục đào tạo là những quốc sách hàng đầu

MỞ ĐẦU Khái niệm công nghiệp hóa là một khái niệm mang tính lịch sử, luôn có sự thay đổi cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, của khoa học – công nghệ. Do đó việc nhận thức đúng đắn khái niệm này trong từng giai đoạn của nền sản xuất xã hội có ý nghĩa to lớn cả về lí luận và thực tiễn. Ở thế kỷ XVII, XVIII, khi cách mạng công nghiệp ở Tây Âu được tiến hành, công nghiệp hóa được hiểu là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc. Từ những kinh nghiệm trong lịch

doc14 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1609 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước thì phải xác định khoa học công nghệ cùng với giáo dục đào tạo là những quốc sách hàng đầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sử tiến hành công nghiệp hóa, và thực tiễn công nghiệp hóa ở Việt Nam trong thời kì đổi mới, Hội nghị Ban Chấp hành TW lần thứ 7 khóa VI và đại hội Đại biểu tòan quốc lần thứ VII Đảng Cộng cản Việt Nam đã xác định: công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản,toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh,dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng sức lao động miột cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học –công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.Với khái niệm đó của và từ kinh nghiệm công nghiệp hóa- hiện đại hóa của các nước trên thế giới Đảng ta đã có quan điểm: “Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp - hiện đại hóa đát nước thì phải xác định khoa học –công nghệ cùng với giáo dục đào tạo là những quốc sách hàng đầu”. Để tìm hiểu quan điểm này của Đảng chúng ta cùng đi vào đề tài: Luận chứng quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam “Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước thì phải xác định khoa học công nghệ cùng với giáo dục đào tạo là những quốc sách hàng đầu” 1.NỘI DUNG CỦA QUAN ĐIỂM a, Mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa của nước ta Một phương thức sản xuất muốn tồn tại và phát triển vững chắc thì cần phải được xây dựng trên cơ sở vật chất - kỹ thuật tương ứng với nó. Cơ sở vật chất kỹ thuật của một xã hội là toàn bộ hệ thống các yếu tố của lực lương sản xuất xã hội phù hợp với trình độ kỹ thuật tương ứng mà lực lượng lao động xã hội cần để sản xuất ra của cải vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu của xã hội. Chủ nghĩa xã hội cũng vậy, muốn tồn tại và phát triển cũng cần phải có một nền kinh tế tăng trưởng và dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại, quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất còn thấp kém, lực lượng sản xuất còn chưa phát triển, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa mới được thành lập chưa hoàn thiện. Vì thế cơ sở vật chất - kỹ thuật hội nghĩa cần phải được thành lập trên cơ sở những thành tựu mới nhất, tiên tiến nhất của khoa học - công nghệ tạo năng suất lao động xã hội cao. Công nghiệp hóa - hiện đại hóa chính là quá trình tạo nền tảng vật chất đó cho chủ nghĩa xã hội. Vậy mục tiêu lâu dài của của công nghiệp hóa - hiện đại hóa của nước ta là gì?. Đó là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật xã hội chủ nghĩa dựa trên một nền khoa học công nghệ tiên tiến tạo ra lực lượng sản xuất mới với quan hệ sản xuất ngày càng tiên bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống vật chất, thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. b, Khái niệm khoa học – công nghệ Khoa học về một phương diện nào đó có thể hiểu lầ tập hợp những hiểu biết của con người về tự nhiên, xã hội, tư duy…và các định luật khách quan của sự phát triển dựa trên cơ sở thực tiễn. Khoa học không phải là một lĩnh vực hoạt động riêng, nó không thể phát triển tách rời các lĩnh vực hoạt động khác cuẩ xã hội. Nó được qui đinh bởi các nhân tố: chính trị, kinh tế, văn hóa… của một đất nước. Trong lịch sử đã tồn tại một thời gian dài quan niệm rằng sự tăng trưởng kinh tế chỉ phụ thuộc vào hai yếu tố là vốn và lao động. Để gia tăng giá trị sản lượng người ta chỉ nghĩ tới gia tăng các số lượng các phương tiện sản xuất và nhân công. Nhưng ngày nay, sự gia tăng vốn và lao động vẫn không thể đảm bảo sự tăng trưởng nếu không có sự tiến bộ về khoa học - công nghệ. Mac đã từng viết: “cùng với sự phát triển của nên đại công nghiêp việc tạo nên sự giàu có thực sự trở nên ít phụ thuộc vào khối lượng lao động bỏ ra hơn là vào sức mạnh của những nhân tố đã tạo nên sự chuyển biến trong suốt thời gian lao động. Và chính bản thân những nhân tố này đến lượt nó cũng không cũng không tương ứng chút nào với thời gian lao động trực tiếp để sản xuất ra chúng mà chỉ phụ thuộc vào trình độ chung của khoa học kỹ thuật hoặc việc ứng dụng khoa học đó vào sản xuất’’( scáh khoa học –công nghệ, số sách 15, trang 24, thư viện trường Đại học Kinh tế quốc dân ). Như vậy khoa học là một hình thái ý thức xã hội đồng thời là một dạng hoạt động đặc biệt của con người, là một yếu tố của lực lượng sản xuất Công nghệ là tập hợp những hiểu biết hướng vào cải tạo tự nhiên nhằm phục vụ nhu cầu của con người.Công nghệ của sản xuất là một tạp hợp những phương pháp, qui tắc, kỹ năng được sử dụng hoặc tác động vào đối tượng lao động nhằm tạo ra một sản phẩm nào đó.Sự tác động ấy thường phải thông qua các phương tiện vật chất như máy móc, công cụ, thiết bị …(sách khoa học – công nghệ, trang 13, thư viện trường đại học Kinh tế quốc dân) Trong quá khứ khoa học và công nghệ bị tách rời nhau .Công nghệ là sự hiểu biết trong hoạt động thực tiễn sản xuất đã đi trước khoa học vì loài người phải tạo ra ngay từ buổi sơ khai những công nghệ cần thiết cho sự tồn tại của mình trong săn bắt, đánh cá ,chăn nuôi trồng trọt…Nhưng ngày nay đã khác, công nghệ không thể phát triển từ kinh nghiệm thực tế mà phải từ kết quả nghiên cứu khoa học. Ngược lại nghiên cứu khoa học lai phụ thuộc vào công nghệ .Trình độ công nghệ cao cho phép cho phép tạo ra những phương tện ,thiết bị ngày càng hiện đai ,hoàn thiện cho công tác nghiên cứu tạo điều kiện cho nhiều khám phá mới ra đời, thúc đẩy khoa học phát triển ngày càng nhanh hơn. c, Khái niệm giáo dục đào tạo Giáo dục đào tạo là họat động một cách có hệ thống bao gồm hệ thống những biện pháp và cơ quan giảng dạy. Giáo dục đào tạo tác động sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần có được những phẩm chất, năng lực phù hợp với những yêu cầu đề ra. Hệ thống giáo dục của ta gồm có các bậc là tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học, các hình thức đào tạo sau đại học, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề… d, Mối quan hệ giữa giáo dục đào tạo và khoa học – công nghệ -Giáo dục đào tạo cung cấp đội ngũ tri thức, cung cấp nguồn nhân lực tiếp nhận và vận dụng thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến, đồng thời có những sáng tạo mới góp phần phát triển khoa học - công nghệ . Như kinh nghiệm cho thấy nguồn lực con người có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển khoa học – công nghệ của một đất nước. Muốn khoa học – công nghệ phát triển thì cần phải có một đội ngũ cán bộ, những chuyên gia vận dụng những thành tựu của khoa học – công nghệ tiên tiến vào thực tiễn sản xuất,nghiên cứu khoa học, sáng tạo ra những công nghệ mới. Gần đây thôi, sau khi cách mạng tháng tám thành công, Bác Hồ kêu gọi nhân dân ta phải chống giặc dốt như chống giăc đói, giặc ngoại xâm. Nhờ đẩy mạnh và phát triển giáo dục trong suốt thời kỳ kháng chiến mà thanh niên đã hiểu được nghĩa vụ công dân của mình,có điều kiện tiếp thu kĩ thuật và sử dụng vũ khí hiện đại góp phần đánh thắng giặc ngoại xâm. Hay như Nhật Bản nhờ có chính sách phát triển giáo dục đào tạo hợp lý, chú trọng tới đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, có khả năng nắm bắt và sử dụng những kỹ thuật công nghệ mới.Công nhân không chỉ dược đào tạo trong các trường day nghề mà còn được đào tạo ngay tại trong các xí nghiệp. Nhờ vậy mà đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật của Nhật khá đông đảo và có chất lượng cao góp phần đắc lực vào bước phát triển nhảy vọt về kỹ thuật công nghệ của đất nước này. Thành quả trong nhiều năm qua của hệ thống giáo dục đào taọ của nước ta là đã tạo ra được đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có bản lĩnh chính trị vững vàng , có trình độ chyên môn cao và cơ cấu trong các ngành đa dạng. Họ dã có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, góp phần bồi dưỡng một thế hệ cán bộ trẻ kế tiếp giàu trí tụê và năng động. Tuy nhiên hệ thống giáo dục của ta còn nhỏ bé và nhiều hạn chế. Về cơ bản cách giáo dục nước ta còn nặng trang bị kiến thức lý thuyết, nhẹ bồi dưỡng thực hành, ít chú trọng tới phương pháp tự đào tạo trong thực tễn. Ngày nay nước ta vẫn nặng về đào tạo đại học mà ít quan tâm tới việc phát triển các cơ sơ đào tạo dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp dẫn tới tình trang “thừa thầy thiếu thợ”,những người làm công tác thiết kế, nghiên cứu thì nhiều nhưng cán bộ thực hành, công nhân lành nghề vận hành, khai thác công nghệ trong các dây chuyền sản xuất thì thiếu. Điều này đòi hỏi nước ta phải có hướng phát triển và nâng cao chất lương giáo dục đào tạo đúng đắn -Khoa học – công nghệ cũng có những tác động tới sự phát triển của giáo dục đào tạo. Có thể nói nền giáo dục của nước ta hiện nay đang trong tình trạng nghèo nàn về cơ sở vật chất, học sinh đi học trong tình trạng học chay, học trên sách vở, thiếu thực hành, thiếu các trang thiết bị cho các phòng thí nghiệm., đôị ngũ giáo viên còn nhiều hạn chế …Những nghiên cứu khoa học, những công nghệ mới, máy móc, phương tiện trang bị cho các phòng thí nghiệm, cho các phòng học góp phần nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, phục vụ giảng dạy, đào tạo một cách tốt hơn, góp phần giảm thiểu tình trạng “thiếu tính thực tế” trong nền giáo dục của nước ta. Như vậy khoa học – công nghệ và giáo dục đào tạo có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. 2.CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUAN ĐIỂM Lực lượng sản xuất là cơ sở vật chất kỹ thuật của một xã hội, bao gồm 2 yếu tố quan trọng là công cụ lao động và người lao động.Muốn xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật vững chắc cần phải phát triển lượng sản xuất vầ phải phát triển trên cả yếu tố là con người và công cụ lao động hay phương tiện sản xuất. Mặt khác mục tiêu cuả quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước của Đảng và nhà nước ta là xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội dựa trên một nền khoa học - công nghệ tiên tiến, phát triển lượng sản xuất…Ngày nay, trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ cuộc cách mạng khoa học – công nghệ , khoa học đang trở thành lượmg sản xuất trực tiếp, công nghệ đang trở thành nhân tố quyêt định chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất, quyết định đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa, đến hiệu quả cuả sản xuất. Những nghiên cứu khoa học, những công nghệ mới, những cải tiến kỹ thuật làm cho nền sản xuất đang dần chuyển từ cơ khí hóa sang hiện đai hóa tạo năng suất lao động xã hội cao. Phân tích sự tác động qua lại giữa khoa học và lực lượng sản xuất Mac đã đưa ra luận điểm nổi tiếng về khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.Chúng ta có thể tìm thấy ở đoạn sau ý niệm đầu tiên của Mác về sự biến đổi khoa học thành lực lượng sản xuất trực tiếp: “Thiên nhiên không tạo ra máy móc, đàu xe lửa, điện báo…Tất cả những thứ đó là do thành quả sáng tạo của bộ óc con người, được bàn tay con người tạo ra, là sức mạnh tri thức đã được vật hóa. Sự phát triển vốn có là chỉ tiêu cho thấy rằng tri thức xã hội chung đã biến thành lực lượng sản xuất trục tiếp ở mức độ nào và do đó cũng là chỉ tiêu nói lên mức độ phụ thuộc và biến đổi của chúng…” (Cac Mac – Ăngghen toàn tập tiếng Nga, t46, phần 2, trang125). Theo Mac không phải khoa học nói chung mà chỉ có khoa học được đem áp dụng vào sản xuất mới là lực lượng sản xuất (trích dẫn như trên, t47, trang 554). Như vậy khoa học chỉ phát huy vai trò lực lượng sản xuất của mình một khi xã hội ý thức được việc ứng dụng nó để giải quyết các vấn đề xã hội. Khi đó như Mac nói nếu như quá trình sản xuất trở thành sự ứng dụng khoa học thì ngược lại, khoa học trở thành một nhân tố, một chức năng của quá trình sản xuất. Như vậy khoa học – công nghệ là động lực của quá trình công nghiêp hóa - hiện đaị hóa đất nước. Nhưng để phát triển khoa học – công nghệ, thực hiện công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa thì không thể thiếu nguồn lực con người. Lí luận và thực tiễn lịch sử đều khẳng định mọi sự biến đổi về kinh tế chính trị, xã hội trong lịch sử đều là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Do vậy con người luôn đóng vai trò là chủ thể, là nhân tố trung tâm của sự phát triển kinh tế - xã hội. Và sự nghiệp công nghiêp hóa - hiện đại hóa đất nước cũng vây, nó gắn liền với con người Việt Nam, tất nhiên phần lớn những con người đó phải là những con người có trí tuệ. Song trí tuệ không hoàn toàn do bẩm sinh mà phải gắn với sự nghiệp giáo dục đào tạo. Như vậy khoa học – công nghệ, giáo dục đào tạo có vai trò rất quan trọng với sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Từ đó Đảng ta có quan điểm “Để thực hiên thành công sự nghiệp công nghiêp hóa - hiện đại hóa đát nước thì phải xác định khoa học-công nghệ cùng với giáo dục đào tạo là những quốc sách hàng đầu” *Những giải pháp khoa học – công nghệ và giáo dục đào tạo ở nước ta hiện nay - Khoa học – công nghệ Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 8, Đảng ta đã nêu ra mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ như sau: “Phát triển khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực nội sinh, coi đó là nhân tố quan trọng để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Xây dựng luận cứ khoa học cho các định hướng phát triển đất nước, các chính sách, chủ trương của đảng và nhà nước, tiếp thu được các thành tựu khoa học – công nghệ thế giới, lựa chọn và làm chủ công nghệ chuyển giao vào Việt Nam. Bước đầu phát triển một số lĩnh vực công nghệ cao như: điện tử - tin học, công nghệ sinh học, vật liệu mới và tự động hóa. Thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các nghành sản xuất từ 10%/năm trở lên, đặc biệt chú ý chất lượng công nghệ; tập trung vào việc ứng dụng công nghệ tiến bộ, đưa công nghệ nước ta từng bước đạt trình độ trung bình của khu vực.” Với mục tiêu đó của Đảng, những giải pháp cho khoa học – công nghệ của nước ta là: + Đẩy mạnh đổi mới công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và các lĩnh vực hoạt động khác, thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ so với các nước tiên tiến trong khu vực. Đi thẳng vào công nghệ hiện đại đối với các nghành mũi nhọn, đồng thời lựa chọn các công nghệ thích hợp, không gây ô nhiễm và khai thác được lợi thế về lao động. Chú trọng nhập khẩu công nghệ mới, hiện đại, thích nghi công nghệ nhập khẩu, cải tiến từng bộ phận, tiến tới tạo ra những công nghệ đặc thù Việt Nam. Hiện đại hóa công nghệ trong quản lý. Hoàn thành hai khu công nghiệp cao ở gần Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, xây dựng một số phòng thí nghiệm trọng điểm đạt trình độ tiên tiến của khu vực. +Thực hiện cơ chế kết hợp chặt chẽ giữa khoa học xã hội – nhân văn với khoa học tự nhiên , khoa học công nghệ, giữa nghiên cứu. khẩn trương đổi mới tổ chức, sắp xếp hợp lý các viện, trung tâm, các cơ sở nghiên cứu trong cả nước. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các viện nghiên cứu quốc gia, các hội, liên hiệp hội khoa học và kỹ thuật. + Đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng hóa các nguồn đầu tư phát triển khoa học và công nghệ. Dành vốn đầu tư thích đáng cho nghiên cứu cơ bản trong các nghành khoa học. Tạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức khoa học, doanh nghiệp và cá nhân được hoạt động khoa học theo luật định. Phát triển thị trường khoa học và công nghệ, tạo môi trường cạnh tranh, bảo hộ sở hữu chí tuệ và quyền tác giả. Co’ cơ chế thúc đẩy doanh nghiệp tăng đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa sản xuất và đặt hàng cho cơ quan nghiên cứu. + Phát huy tính sánh tạo, tính dân chủ trong hoạt động khoa học và công nghệ. Đổi mới chính sách đào tạo, sử dụng và đãi ngộ trí thức, trọng dụng và tôn vinh nhân tài, kể cả người Việt Nam ở nước ngoài. khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ, thu hút những chuyên gia giỏi đóng góp vào sự phát triển đất nước bằng nhiều hình thức thích hợp. -Giáo dục đào tạo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã khẳng định phương hướng phấn đấu của nền giáo dục nước ta trong giai đoạn mới là: nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, nội dung, phương pháp dạy và học, thực hiện“chuẩn hóa, xã hội hóa, hiện đại hóa”, chấn hưng nền giáo dục Theo phương hướng trên,nền giáo dục nước ta có trách nhiệm rất to lớn và nặng nề đó là góp phần đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những chiến sĩ kiên cường bảo vệ những giá trị thành quả của cách mạng, trung thành với Đảng và sự nghiệp của tổ quốc và dân tộc, phát triển đất nước…Trong thời đại ngày nay, nổi bật là xu thế quốc tế hóa nền kinh tế thế giới và hướng tới xã hội “thông tin” thì nền giáo dục cần phải tạo được khả năng kiến thức thành niềm tin chỉ đạo hành động, đào tạo được những con người có sức đề kháng mạnh mẽ trước mọi tư tưởng độc hại. Trong mối quan hệ giữa nhà trường và xã hội cần phá vỡ bức tường ngăn cách đào tạo, khoa học với sản xuất’ phải làm cho quá trình giáo dục đào tạo thực sự mềm dẻo, thich ứng với những đổi thay của xã hội. Cũng cần phải cân đối lại các nguồn nhân lực được đào tạo, chủ yếu là giữa lực lượng sản xuất, những người làm công tác thiết kế và kỹ thuật, những cán bộ làm công tác nghiên cứu và phát triển. Cần chú trọng cả 3 mặt : nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chỉ như vậy mới tạo nên nguồn nội sinh dồi dào, mạnh mẽ và có khả năng kết hợp với nguồn lực ngơại sinh, thực hiện tốt nhiêm vụ trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước là:tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ bên ngoài, vận dụng phù hợp với điều kiện thực tế bên trong, đồng thời đi thẳng vào công nghệ tiên tiến ở những nghành, những lĩnh vực có tác động chi phối nền kinh tế quốc dân, tiến tới sáng tạo công nghệ mới. Ngoài ra phải phấn đấu xã hội thành một xã hội có trình độ dân trí và học vấn cao. Tùy theo điều kiện cụ thể từng giai đoạn mà nâng dần trình độ phổ cập giao dục cho toàn dân theo độ tuổi qui định( trước hết là phổ cập giáo dục tiểu học, tiến lên phổ cập trung học cơ sở ). Khuyến khích để ngày càng có lực lượng lao động sản xuất trực tiếp có trình độ học vấn cao đáp ứng đủ khả năng làm việc trong một hệ thống dây chuyền công nghệ hiện đại hiện đại 3. KINH NGHIỆM CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA Ở NHẬT BẢN Con người là vốn quí giá của mỗi dân tộc. Nếu biết khai thác tối đa nguồn lực con người, biến nó thành lợi thế cạnh tranh quốc tế thì sức mạnh công nghiêp hóa – hiện đại hóa sẽ tăng lên gấp bội. Điều này thể hiện rõ trong kinh nghiệm của Nhật Bản. Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, vốn quí giá nhất của họ là nhân tố con người. Sớm nhận ra được điều đó Nhật đã rất coi trọng việc đào tạo nguồn nhân lực và phát huy tối đa nhân tố con người trong phát triển kinh tế. Nhật Bản coi trọng cả hai mặt vừa làm giàu nguồn lực con người vừa tổ chức khai thác có hiệu quả nguồn lực này.Mặt khác, Nhật đã kết hợp khéo léo những yếu tố truyền thống và cả những yếu tố hiện đại trong việc phát triển và sử dụng nguồn nhân lực. Những yếu tố truyền thống tốt đẹp về văn hóa, giáo dục luôn được kế thừa, phát huy và trở thành nền tảng để nắm bắt các tri thức cuả thời đại. Các nhà nghiên cứu thường lấy năm khởi đầu cách mạng Minh Trị là điểm xuất phát của quá trình công ngiệp hóa, hiện đại hóa của Nhật Bản. Khẩu hiệu lúc đấy của họ là: “phú quốc, cường binh” với hy vọng xây dựng được đất nước giàu có, quân đội hùng mạnh thoát khỏi hiểm họa xâm lăng của chủ nghĩa thực dân. Mặc dù có một số tiền đề nhất định, nhưng so với chău Âu họ còn ở trình độ lạc hậu và đặc biệt còn có sự khác biệt truyền thống văn hóa và tính cách dân tộc. Một trong số những đặc trưng văn hóa của Nhật khác với phương Tây là tính chất cộng đồng khép kín trong ứng xử văn hóa, tính cạnh tranh cá thể tương đối yếu. Với đặc trưng đó, khi buộc người Nhật phải mở của học tập và tiếp thu văn minh phương Tây, người Nhật đã không khỏi bỡ ngỡ, lúng túng. Nếu chỉ rập khuôn những bước đi châu Âu đã trải qua, cố gắng xây dựng một xã hội lấy cá nhân làm trung tâm, khuyến khích cạnh như phương Tây thì chắc hẳn không có một đát nước Nhật như ngày hôm nay. Họ đã tìm ra hướng đi riêng của mình, phát huy tới mức tối đa sức mạnh văn hóa dân tộc và nhân tố con người. Người Nhật đã tìm ra phương châm cho cuộc cải cách của mình trong 4 chữ Hòa Thần Dương Khí( tinh thần/thần thái Nhật Bản kết hợp với khí cụ phương thức Tây phương ). Để được Hòa Thần họ đặc biệt chú ý đến việc tìm hiểu bản sắc văn hóa truyền thống và khả năng đích thực của con người Nhật Bản. Người Nhật có tính ham học hỏi, học mọi lúc mọi nơi. Thời kì này, người Nhật chủ trương không đua phát minh với thế giới mà luôn tìm hiểu xem trên từng lĩnh vực đâu là đỉnh cao rồi cố công học theo. Họ không đặt vấn đề phê phán hay chọn lọc khi học mà bằng mọi cách học cho hết sau đó mới nghiền ngẫm tìm ra những yếu tố có thể cải biến. Phần gia công không phải là lớn mhưng cộng thêm với giá trị cái học được đã thành tổng giá trị lớn hơn. Điều quan trọng là trước khi cải biến người Nhật luôn tìm cách “học hết chữ của thầy”, không phê phán khi chưa tự mình làm được như thế. Cách làm này là một trong những bí quyết dẫn tới thành công của Nhật. Trong thời kỳ cải cách Minh Trị này, nhà nước đã thành lập một hệ thống các trường phổ thông và đại học, mở các trường tiểu học, bắt buộc trẻ em đến tuổi phải đi học, mọi người được tự do học tập và làm việc. Nền giác dục mới được phổ biến rộng rãi, đã có trên 50% tổng số nam và 15% tổng số nữ theo học ở các trường phổ cập (giáo trình Lịch sử kinh tế, trang 82, của trường Đại học Kinh tế quốc dân). Kế thừa và phát huy truyền thông hiếu học và trọng học vốn có của người Nhật, cùng với sự đầu tư lớn cho giáo dục và chính sách cưỡng bức giáo dục trình độ nguồn nhân lực Nhật Bản được xếp vào hàng cao nhất trên thế giới. Trên cơ sở trình độ văn hóa cao đó, người Nhật rất chú trọng đào tạo độ ngũ công nhân lành nghề, có đủ khả năng nắm bắt và sử dụng những kỹ thuật, công nghệ mới, công nhân không chỉ được đào tạo trong các trường dạy nghề mà còn được đào tạo ngay tại các xí nghiệp. Đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật cao đã góp phần đắc lực vào bước phát triển nhảy vọt về kỹ thuật, công nghệ của Nhật Bản. Điều này góp phần làm cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Nhật diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ. 4.KẾT LUẬN Trong bối cảnh của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại, sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Hiện nay trên thế giới đã bước vào giai đoạn phát triển cao của khoa học – công nghệ còn nước ta vẫn đang trong tình trạng khá lạc hậu và chưa ứng dụng được nhiều thành tựu của nền khoa học và công nghệ tiên tiến. Để nước ta có thể rút ngắn được khoảng cách vơí các nước tiên tiến, có thể đi tắt,đi nhanh, tiến thẳng lên trình độ hiện đại để thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế, hội nhập được vào thế giới đầy biến động nhiều thời cơ nhưng cũng lắm nguy cơ, thử thách. Chúng ta cần phải có một đội ngũcán bộ và nhân viên kỹ thuật được đào tạo tốt. Đặc biệt là phải hết sức chú trọng bồi dưỡng “ nhân lực tinh hoa”, các nhân tài làm nhiệm vụ chủ trì trong những ngành, lĩnh vực khoa học – công nghệ then chốt của đất nước. Điều này càng khẳng định sự đúng đắn của quan điểm “Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiêp hóa - hiện đại hóa đát nước thì phải xác định khoa học – công nghệ cùng với giáo dục đào tạo là những quốc sách hàng đầu” của Đảng cộng sản Việt Nam. Để thực hiện thành công quan điểm này yêu cầu đặt ra không chỉ đối với các cấp lãnh đạo, các nhà chuyên môn mà còn có cả trách nhiệm to lớn của những học sinh, sinh viên - chủ nhân tương lai của đát nước. Chúng ta cần phải học tập thật tốt, năng động, sáng tạo,vận dụng những kiến thức học được trong nhà trường và trong cuộc sống phục vụ cho sự phát triển đất nước TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Sách Khoa học – công nghệ, số sách 15, trong thư viện trường Đại học Kinh tế quốc dân 2.Văn kiện đại hội Đảng lần thứ VII, VIII, X 3.Giáo trình Lịch sử kinh tế, chủ biên: GS. TS Nguyễn Trí Dĩnh, PGS. TS Phạm Thị Qúy, trường Đại học Kinh tế quốc dân ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8959.doc
Tài liệu liên quan