Định hướng và một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu tại Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 10 trong thời gian tới

MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Bộ máy quản lý của Công ty CPXD&PTNT 10 6 Sơ đồ 1.2: Quy trình tham dự thầu của công ty 28 Sơ đồ 1.3: Mô hình tổ chức hoạt động của công trường 52 Biểu đồ 1.1: Tổng nguồn vốn qua các năm 2005 – 2008 11 Biểu đồ 1.2: Tổng vốn chủ sở hữu qua các năm từ 2005 – 2008 12 Biểu đồ 1.3: Giá trị sản lượng của doanh nghiệp 24 Biểu đồ 1.4: Các công trình thắng thầu của công ty giai đoạn 2005-2008 40 Biểu đồ 1.5: Tỷ lệ % các côn

doc87 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Định hướng và một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu tại Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 10 trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g trình trúng thầu từ 2005 - 2008 40 Bảng 1.1: Tình hình tài chính doanh nghiệp từ 2005- 2008 10 Bảng 1.2: Số lượng và kinh nghiệm cuả cán bộ chủ chốt 14 Bảng 1.3: Năng lực, kinh nghiệm của công nhân sản xuất 15 Bảng 1.4: Năng lực máy móc thiết bị 17 Bảng 1.5: Bảng kê khai Thiết bị thí nghiệm hiện trường 19 Bảng 1.6: Kinh nghiệm của công ty 21 Bảng 1.7: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ 2004 - 2008 23 Bảng 1.8: Tỷ lệ trúng thầu của công ty giai đoạn 2005 – 2008 39 Bảng 1.9: Danh mục các công trình tiêu biểu mà công ty đã trúng thầu 42 Bảng 1.10: Bảng lập đơn giá chi tiết được tính theo bảng sau: 53 Bảng 1.11: Đóng góp cho doanh thu từ hoạt động xây lắp 57 Bảng 1.12: Tỷ lệ trúng thầu của công ty từ 2005-2008 63 Bảng 1.13: Mô hình SWOT với khả năng thắng thầu của công ty 65 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 10 GIAI ĐOẠN 2005 ĐẾN NAY. 1.1. Giới thiệu về công ty: 1.1.1. Tổng quan về công ty: Qúa trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 10 được thành lập tháng 3 năm 1973 tiền thân là Công ty xây lắp Lương thực Vinh thuộc Bộ lương thực thực phẩm. Ngày 24 tháng 3 năm 1993 đổi tên thành Xí nghiệp xây lắp III thuộc Bộ công nghiệp thực phẩm. Đến ngày 09 tháng 10 năm 1997 Xí nghiệp xây lắp III sáp nhập với các xí nghiệp xây lắp và Xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Mỹ Lý- Diễn Châu thuộc Tổng công ty xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn lấy tên là Công ty xây dựng và phát triển nông thôn 10. Ngày 12 tháng 5 năm 2003 đổi tên thành Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 10 thuộc Tổng công ty xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trước khi chuyển đổi mô hình hoạt động Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 10 là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, do nhà nước đầu tư vốn, tổ chức thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao. Tài sản trong doanh nghiệp thuộc sử hữu nhà nước và chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ công nghiệp thực phẩm nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Phạm vi hoạt động của Công ty là các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng trị… với nhiệm vụ được giao: Xây dựng các công trình kho lương thực phục vụ cho cuộc chiến tranh giải phóng Miền Nam như: kho lương thực Bến thuỷ, Cửa tiền, Ga Vinh, Cam Lỗ, Kho Nghèn, Hưng Thái, Quỳ Hợp, Đô lương… xây dựng các nhà máy chế biến nông sản thực phẩm: Nhà máy xay Cầu Bùng, nhà máy xay Nghèn, nhà máy chè Anh Sơn, Chè đen Bãi Trành, Nhà máy đường Lam sơn thanh Hoá, nhà máy đường Tân Kỳ… Bước vào hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước Công ty đã mở mang kinh doanh thêm nhiều ngành nghề đa dạng phong phú, trước đây chỉ có xây dựng các công trình nhà kho, xây lắp các nhà máy chế biến công nghiệp thực phẩm. Đến nay Công ty đã tham gia thi công nhiều công trình thuộc nhiều lĩnh vực dân dụng, điện, đường, trường, trạm, giao thông thủy lợi của các dự án: WB, ODA, SODI, ANESVAD, TF, chương trình 135, chương trình 134, chương trình trung tâm cụm xã, chương trình làng nông thôn mới ở khắp các địa bàn trong và ngoài tỉnh, một số công trình thuỷ lợi ở tỉnh Khăm Muộn - CHDCND Lào. Thực hiện nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 về việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, theo quyết định số 1391- QĐ/BNN- TCCB ngày 12 tháng 5 năm 2003 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn chuyển Công ty xây dựng và phát triển nông thôn 10 thành: Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 10.. Từ khi thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 10 hoạt động theo chế độ của công ty cổ phần, được đăng ký kinh doanh theo pháp luật nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, được mở tài khoản tại ngân hàng, được sử dụng con dấu riêng theo quy định của nhà nước. Tên và địa chỉ giao dịch của công ty: TT Nội dung Thông tin chính 1 Tên công ty Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 10 2 Tên giao dich Quốc tế Construction & rural development joint stock company 10 3 Tên giao dich Quốc tế viết tắt Conrude- josco 10 4 Địa chỉ trụ sở chính Số152 - Đường Hồng Bàng- Phường Lê Mao – Thành phố Vinh – Tỉnh Nghệ An 5 Điện thoại 0383.844780 – 0383.843404 -0383.848110 6 Fax 0383.564945 7 Email Congty- XDNN10@yahoo.com.vn 8 CTHĐQT Kỹ sư : Đặng Văn Đức 9 Giám đốc Kỹ sư : Lê Quang Khà 10 Quyết định chuyển đổi QĐ số 1391/QĐ/BNN-TCCB ngày 12/5/2003 của Bộ trưởng bộ NN&PTNT về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty Xây dựng và phát triển nông thôn 10 thành Công ty cổ phần 11 Giấy chứng nhận ĐKKD CTCP Số 2703000170 - Đăng ký lần đầu: Ngày 29 tháng 9 năm 2003 - Đăng ký thay đổi lần thứ nhất: Ngày 26 tháng 11 năm 2007 Sở KHĐT tỉnh Nghệ An cấp 12 Vốn điều lệ 5.000.000.000 đồng 13 Tài khoản 51010000000195 – Tại Ngân hàng Đầu tư & phát triển Nghệ An 14 Mã số thuế 2900567892 Cục thuế tỉnh Nghệ An cấp Ngành nghề kinh doanh: - Xây dựng các công trình dân dụng. -Xây dựng các công trình Công nghiệp. - Xây dựng các công trình Giao thông (cầu, đường). - Xây dựng các công trình Thuỷ lợi. - Xây dựng đường dây và trạm biến áp dưới 35kv. - Trang trí nội thất các công trình xây dựng dân dụng - Sản xuất các thiết bị, phụ kiện bằng kim loại phục vụ cho xây dựng - Kinh doanh thiết bị, vật tư, sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng. - Tổ chức nghiên cứu, áp dụng khoa học và công nghệ nhằm công nghiệp hoá trong xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng. - Giám sát thi công xây dựng công trình: Dân dụng và công nghiệp. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban: a) Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 10 là một pháp nhân theo luật pháp Việt Nam, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, hoạt động theo điều lệ Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 10 và Luật doanh nghiệp bao gồm: Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban điều hành, các phòng ban chức năng và các đơn vị trực thuộc. Các phòng ban của công ty được biên chế đủ các thành phần cần thiết, có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc theo nhiệm vụ và chức năng được phân công, các phòng thường xuyên phối hợp chặt chẽ với nhau đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Các đơn vị trực thuộc được giám đốc uỷ quyền trực tiếp ký hợp đồng thời vụ với công nhân phục vụ theo quy định của công ty và Bộ luật lao động, chịu trách nhiệm quản lý sử dụng vật tư, tài sản của công ty phân bổ xuống. Các đơn vị trực thuộc còn có trách nhiệm quản lý tổ chức, điều hành số cán bộ công nhân, nhân viên được công ty giao cho, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao đảm bảo chất lượng, tiến độ, kỹ thuật và mỹ thuật, an toàn lao động. Hạch toán báo sổ, cuối tháng nộp chứng từ và quyết toán về công ty. Hội đồng quản trị Giám đốc điều hành Phó giám đốc P. Tài chính kế toán P. Tổ chức hành chính P. Kế hoạch kỹ thuật XN xây lắp 1 XN xây lắp 2 XN xây lắp 3 XN xây lắp 4 Đội xây dựng 1 Đội xây dựng 2 Đội xây dựng 3 Đội xây dựng 1 Đội xây dựng 2 Đội xây dựng 3 Đội xd cầu đường Đội ck xe máy Đội xd thuỷ lợi 1 Đội xd điện nước Đội sx vật liệu Sơ đồ 1.1: Bộ máy quản lý của Công ty CPXD&PTNT 10 (Nguồn: phòng tổ chức - hành chính) b) Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, phòng, ban: * Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền được biểu quyết, bỏ phiếu. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan cao nhất, là cơ quan bầu ra các thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát và có quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên hội đồng quản trị và ban kiểm soát của công ty. * Hội đồng quản trị: Cơ quan quản lý cao nhất của Công ty giữa 2 kỳ đại hội cổ đông, là đại diện pháp nhân của Công ty trước pháp luật, có toàn quyền nhân danh Công ty để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị hoạch định chủ trương đường lối, các mục tiêu, chính sách, ban hành điều lệ, các quy chế, thể lệ đồng thời theo dõi chỉ đạo, kiểm tra giám sát quá trình tổ chức thực hiện của bộ máy điều hành các cấp. Hội đồng quản trị gồm 5 người: 01 Chủ tịch Hội đồng quản trị; 01 Phó chủ tịch Hội đồng quản trị; 03 Uỷ viên Hội đồng quản trị. * Ban điều hành: gồm 01 Giám đốc điều hành và 01 Phó giám đốc phụ trách Kế hoạch - Kỹ thuật, 01 Kế toán trưởng, 01 Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính - Giám đốc điều hành: Là người đứng đầu bộ máy quản lý của Công ty, giữ vai trò lãnh đạo chung, khai thác và tìm kiếm công ăn việc làm, đại diện cho quyền lợi của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. Giám đốc điều hành chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phó giám đốc: Là người có nhiệm vụ giúp giám đốc điều hành trong việc tìm đối tác kinh doanh, chịu trách nhiệm vè mặt kế hoạch kỹ thuật của Công ty, vạch kế hoạch kinh doanh một cách khoa học, hiệu quả cho các bộ phận chức năng. Các bộ phận được tổ chức theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. - Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm tham mưu giúp việc cho Giám đốc điều hành trong công tác quản lý Tài chính, có kế hoạch về các vấn đề: vay vốn, các khoản phải thu, các khoản phải trả và công tác hạch toán tài chính; thực hiện các chính sách, chế độ về công tác tài chính kế toán, kiểm tra tính pháp lý của các loại hợp đồng, kiểm soát mọi hoạt động kinh tế tài chính của công ty theo pháp luật hiện hành và theo nội quy, quy chế quản lý tài chính của Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 10. - Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính: Là người chịu trách nhiệm phụ trách mọi công tác quản lý nhân sự, điều động cán bộ công nhân, giải quyết các chế độ về bảo hiểm xã hội trong toàn công ty, kiểm tra đôn đốc công tác an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, an toàn lao động, phục vụ mọi công tác về hành chính. * Ban kiểm soát: Là tổ chức thay mặt cho toàn bộ cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu cử và bãi nhiệm, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông về những sai phạm gây thiệt hại cho Công ty, Gồm 01 trưởng ban kiểm soát: kiểm tra, kiểm soát chung mọi hoạt động và 02 uỷ viên. Trong đó 01 uỷ viên có nghiệp vụ về tài chính kế toán chịu trách nhiệm kiểm tra về việc ghi chép, lưu giữ chứng từ, lập sổ kế toán và báo cáo tài chính, 01 uỉy viên chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát về kế hoach kỹ thuật, an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, về sinh môi trường. Các nhân sự chủ chốt của bộ máy điều hành đều có trình độ đại học, đã qua các lớp quản lý kinh tế và có kinh nghiệm nhiều năm trong việc quản lý và điều hành các lĩnh vực mà công ty đang hoạt động. * Các bộ phận chức năng: - Phòng Tài chính – Kế toán: Là bộ phận nghiệp vụ có chức năng quản lý tài chính của công ty, giúp Ban giám đốc có kế hoạch về các vấn đề: sử dụng vật tư tiền vốn, vay vốn, các khoản phải thu, các khoản phải trả, các khoản nộp ngân sách và các công tác hạch toán tài chính; đôn đốc việc thanh quyết toán, thu hồi công nợ, thu hồi vốn để quay vòng vốn đầu tư vào sản xuất, kiểm soát mọi hoạt động kinh tế tài chính của Công ty theo pháp luật hiện hành và theo nội quy, quy chế quản lý kế toán tài chính của Công ty CP XD & PTNT 10. - Phòng Tổ chức – Hành chính: Có nhiệm vụ bố trí, sắp xếp nơi làm việc của cán bộ công nhân viên; thực hiện văn thư lưu trữ và tổ chức bộ máy quản lý của Công ty; thực hiện công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật của công ty. - Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật: Có chức năng tham mưu, giúp Ban giám đốc công ty, các xí nghiệp, các đội xây dựng về công tác kỹ thuật, chất lượng công trình và sản phẩm vật liệu xây dựng. Phòng còn có nhiệm vụ quản lý, kiểm tra, giám sát các dự án, lập hồ sơ dự thầu để đấu thầu công trình, còn vận động và tạo điều kiện cho các đơn vị đầu tư máy móc, thiết bị cần thiết để thi công và tăng thêm năng lực trong đấu thầu. - Xí nghiệp xây lắp và đội xây dựng: Trực tiếp thi công các công trình theo các hợp đồng kinh tế đã ký và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo về mọi hoạt động kinh doanh của mình. Tổ chức của bộ máy xí nghiệp và đội xây dựng gồm: 01 giám đốc xí nghiệp, 01 đội trưởng, 01 cán bộ kỹ thuật, 01 kế toán, 01 thủ quỹ kiêm thủ kho và một số cán bộ nghiệp vụ khác. Được giám đốc uỷ quyền một số vốn, tài sản và lao động, bảo toàn và phát triển vốn có hiệu quả theo quy định. Hạch toán báo sổ, cuối tháng nộp chứng từ, quyết toán về phòng tài chính-kế toán công ty. 1.1.2. Năng lực của công ty CP XD&PTNT 10: Là một doanh nghiệp nhà nước, từ khi thành lập đến nay đã được hơn 30 năm, trong quá trình hoạt động công ty đã có nhiều thành tích đóng góp cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc cũng như công cuộc xây dựng đất nước. Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 10 kể từ khi cổ phần hóa năm 2003 đến nay đã thi công nhiều công trình khắp địa bàn trong và ngoài tỉnh đảm bảo chất lượng, tiến độ thi công, Công ty đã đứng vững trong cơ chế mới và ngày càng có uy tín cao được chủ đầu tư tín nhiệm. 1.1.2.1. Năng lực tài chính: Năng lực tài chính là một trong những nội dung quan trọng nhất để đánh giá năng lực của nhà thầu, nhìn vào đó ta có thể xem xét được công ty có đủ khả năng tài chính để thực hiện gói thầu hay không. Công ty CPXD&PTNT 10 là một công ty lâu năm, không ngừng phát triển do đó mà tình hình tài chính của công ty khá ổn định. Tình hình tài chính doanh nghiệp của công ty được thể hiện cụ thể qua bảng sau: Bảng 1.1: Tình hình tài chính doanh nghiệp từ 2005- 2008 TT Nội dung Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Nguồn vốn 30.783.134.137 34.427.599.071 35.069.164.129 43.578.237.000 2 Tổng các khoản nợ 27.633.913.766 31.537.554.870 31.681.706.029 34.287.974.320 3 Vốn CSH 3.149.220.371 2.890.044.210 3.387.458.100 3.775.496.530 4 Lợi nhuận trong năm 497.715.445 515.213.232 565.184.729 630.440.541 (Nguồn: phòng tài chính – kế toán) Biểu đồ 1.1: Tổng nguồn vốn qua các năm 2005 – 2008 Đơn vị: Triệu đồng Nhìn vào biểu đồ ta thấy biến động của nguồn vốn qua các năm là không lớn. Nguồn vốn có tăng lên qua các năm từ 2005 – 2007 với mức tăng thấp, đến năm 2008 mức tăng cao hơn, từ 35,069 tỉ đồng lên 43,578 tỉ đồng, mức tăng cao hơn so với các năm trước là do công ty làm ăn có hiệu quả nên ban giám đốc và hội đồng quản trị quyết định mở rộng thêm quy mô sản xuất. Biểu đồ 1.2: Tổng vốn chủ sở hữu qua các năm từ 2005 – 2008 Biểu đồ trên cho thấy rõ sự thay đổi của vốn chủ sở hữu qua các năm. Vốn chủ sở hữu của công ty bao gồm một phần là vốn góp của các chủ sở hữu và nguồn vốn từ lợi nhuận không chia, là một phần vốn dùng để sản xuất kinh doanh, được đưa ra lưu thông trên thị trường để nhằm duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhìn chung, vốn chủ sở hữu có sự tăng trưởng qua các năm do công ty hoạt động có hiệu quả và có điều kiện để tăng trưởng nguồn vốn, tuy nhiên từ năm 2005 – 2006, vốn chủ sở hữu giảm xuống từ 3,149 tỉ đồng còn 2,89 tỉ đồng, đó là do năm 2006 công ty đầu tư vào mua sắm một số máy móc thiết bị phục vụ cho thi công xây dựng công trình Nguồn vốn của công ty bao gồm 2 bộ phận: Vốn chủ sở hữu và nợ. Ngoài vốn chủ sở hữu thì để bổ sung vốn cho quá trình sản xuất – kinh doanh, công ty còn sử dụng nợ từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại. Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy, tổng các khoản nợ chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng nguồn vốn (≈ 90%) còn vốn chủ sở hữu thì chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (≈ 10%). Ngân hàng cung cấp tín dụng chủ yếu của công ty là Ngân hàng đầu tư và phát triển Nghệ An với khả năng cung cấp tín dụng là từ 5 tỉ đến 15 tỉ đồng căn cứ vào các hợp đồng kinh tế. Có thể nói vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất, không phải chỉ đối với bản thân doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Không một doanh nghiệp nào không vay vốn ngân hàng hoặc sử dụng tín dụng thương mại nếu doanh nghiệp đó muốn tồn tại vững chắc trên thương trường. Việc vay vốn ngân hàng đã giúp công ty ổn định tài chính và bổ sung thêm nguồn vốn cho quá trình sản xuất. Ngoài ra, công ty cũng thường xuyên khai thác nguồn vốn tín dụng thương mại hay còn gọi là tín dụng của người cung cấp. Nguồn vốn này hình thành một cách tự nhiên trong quan hệ mua bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Cùng với sự gia tăng của Vốn chủ sở hữu qua các năm thì tổng các khoản nợ cũng có xu hướng tăng dần từ 27,6 tỉ đồng vào năm 2005 cho đến 34,3 tỉ đồng vào cuối năm 2008, quy mô sản xuất mở rộng, tuy nhiên, việc tăng sử dụng nợ cũng làm tăng rủi ro đối với thu nhập và tài sản của chủ sở hữu. Theo bảng 1.1 cho thấy lợi nhuận hàng năm tuy không cao và tăng lên không đáng kể do quy mô và phạm vi hoạt động của công ty còn nhỏ nhưng vẫn tăng đều đặn qua các năm, lợi nhuận của doanh nghiệp được xem xét ở đây là lợi nhuận sau thuế thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa dịch vụ trừ đi chi phí hoạt động kinh doanh, bằng lợi nhuận trước thuế hoạt động kinh doanh trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận tăng lên đều đặn chứng tỏ tình hình tài chính của công ty là tương đối ổn định, hoàn toàn có đủ khả năng thi công các gói thầu vừa và nhỏ trên địa bàn trong và ngoài tỉnh. 1.1.2.2. Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung và công tác đấu thầu nói riêng, Nguồn nhân lực là một trong những điều kiện quyết định khả năng thắng thầu của công ty. Bảng 1.2: Số lượng và kinh nghiệm cuả cán bộ chủ chốt TT Nghề nghiệp Số lượng Theo thâm niên Dưới 5 năm Từ 5 đến10 năm Trên 10 năm 1 Kỹ sư Xây dựng 15 người 4 2 9 2 Kỹ sư ngành giao thông 7 người 3 1 3 3 Kỹ sư Thuỷ lợi 3 người 1 2 4 Kỹ sư chế tạo máy 3 người 3 5 Kỹ sư cơ điện 5 người 2 2 1 6 Kỹ sư, cử nhân -Tài chính kế toán 6 người 1 2 3 7 Trung cấp chuyên ngành các loại 8 người 3 5 (Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính) Từ bảng trên cho thấy công ty có đội ngũ cán bộ là các kỹ sư thuộc đủ các chuyên ngành kiến trúc, xây dựng dân dụng, xây dựng đô thị, thủy lợi, cầu đường, chế tạo máy… có thâm niên công tác, cùng với các cử nhân kinh tế, kế toán tốt nghiệp từ các trường đại học lớn được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản, một số còn được cử đi học ở nước ngoài về. Với đội ngũ cán bộ dày dạn kinh nghiệm và thâm niên công tác, công ty đã chứng minh cho các nhà đầu tư thấy công ty hoàn toàn có khả năng đảm nhận các công trình xây dựng phù hợp. Cũng phải nói thêm, mặc dù đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm công tác tuy là thế mạnh nhưng cũng là một điểm yếu vì số lượng cán bộ đến tuổi về hưu là lớn đòi hỏi công ty phải chăm lo đến việc đào tạo đội ngũ kế cận. Thực tế thì trong vài năm gần đây, công ty đã triển khai kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và trình độ chính trị cho đội ngũ cán bộ vì đội ngũ này là đầu tàu của cả công ty, đưa công ty ngày càng đi lên. Xem xét yếu tố nguồn nhân lực không thể không kể đến tầm quan trọng của lực lượng lao động trực tiếp hay là lực lượng công nhân kĩ thuật, mà tiêu chí quan trọng nhất là tiêu chí bậc thợ. Tiêu chí này thể hiện kĩ năng, trình độ khéo léo của người công nhân Bảng 1.3: Năng lực, kinh nghiệm của công nhân sản xuất TT Nghề nghiệp số lượng bậc 3/7 bậc 4/7 bậc 5/7 bậc 6/7 1 Lái xe các loại 10 5 5 2 Lái máy xúc 7 3 4 3 Lái máy lu 3 1 2 4 Lái máy san 1 1 5 Lái máy ủi 3 1 2 6 Thợ sửa chữa 5 4 1 7 Thợ sắt 40 20 20 8 Thợ điện, nước 10 5 5 9 Thợ mộc, ván khuôn 25 5 20 10 Thợ nề, bê tông 40 10 10 20 11 Công nhân sản xuất VL 20 5 10 5 12 Lao động phổ thông 100 Tổng 264 10 55 93 6 Nhìn vào bảng trên ta thấy bậc thợ của công nhân chủ yếu là 4/7 và 5/7 thể hiện kĩ năng của đội ngũ công nhân sản xuất mới dừng lại ở mức tương đối, công ty cần phải có nhiều chính sách hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng hơn nữa để nâng cao trình độ tay nghề cho người công nhân, góp phần nâng cao uy tín cho công ty trong công tác đấu thầu xây dựng các công trình đòi hỏi kĩ thuật phức tạp. 1.1.2.3. Năng lực máy móc thiết bị: Cùng với nguồn nhân lực máy móc thiết bị cũng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng các công trình, do vậy khi nghiên cứu hồ sơ dự thầu, chủ đầu tư cũng rất quan tâm đến năng lực máy móc thiết bị, máy móc thiết bị phải đầy đủ và có chất lượng đáp ứng với yêu cầu xây dựng các công trình Máy móc thiết bị của công ty loại chuyên dùng cho xây dựng như: Máy xúc, máy ủi, máy lu, máy trộn vữa, trộn bê tông, máy khoan, máy đầm… nhằm đáp ứng yêu cầu thi công công trình, là điều kiện để giải phóng lao động chân tay, tăng kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực thiết bị của công ty được thể hiện ở bảng sau đây: Bảng 1.4: Năng lực máy móc thiết bị TT Tên thiết bị Số lượng Nước sản xuất Công suất số hiệu Sở hữu (%CL) 1 Máy ủi xúc bánh xích CAT 2 Nhật 0,7 m3 Công ty 80% 2 Máy xúc bánh lốp SAMSUNG 2 Hàn Quốc 0,8m3 Công ty 85% 3 Máy xúc bánh lốp KOBELKO 1 Nhật 0,7 m3 Công ty 80% 4 Máy xúc bánh xích KOKELKO 1 Nhật 1,2m3 Công ty 75% 5 Máy ủi CATPITER 2 Nhật 120CV Công ty 80% 6 Máy ủi C100 2 Liên Xô 100CV Công ty 70% 7 Máy ủi KOMATSU 1 Nhật 130CV Công ty 85% 8 Ôtô IFA tự đổ 10 Đức 8T Công ty 80% 9 Máy lu SAKAI 2 Nhật 9T Công ty 85% 10 Máy lu KOMATSU 2 Nhật 7-15T Công ty 80% 11 Máy san tự hành SAKAI 1 Nhật 10T Công ty 85% 12 Búa máy đóng cọc CD46 2 Nhật 1,8T Thuê 80% 13 Búa máy đóng cọc DJ 2 2,4 T Công ty 85% 14 Cẩu ADK 2 Liên Xô 15T Công ty 80% 15 Palăng xích 4 Liên Xô 5T Công ty 80% 16 Ôtô tưới nước ZIN 1 Liên Xô 5m3 Công ty 70% 17 Máy trộn bê tông 14 Trung Q 250 lít Công ty 85% 18 Máy trộn vữa 15 Trung Q 80lít Công ty 85% 19 Thăng tải lồng 2 Việt Nam 500kg Công ty 85% 20 Máy đầm dùi chạy điện 30 Trung Q 1 KW Công ty 85% 21 Máy đầm dùi tự hành HONDA 15 Nhật 1 KW Công ty 85% 22 Máy đầm bàn chạy điện 25 Trung Q 1,5 KW Công ty 80% 23 Máy đầm bàn tự hành HONDA 10 Nhật 1 KW Công ty 85% 24 Máy đầm cóc MIKASA 7 Nhật 10CV Công ty 87% 25 Máy khoan, đục BT 4 Đức 2KW Công ty 95% 26 Ván khuôn, Giàn giáo sắt MK 5000 m2 Việt Nam Công ty 80% 27 Máy phát điện 1 Italya 20 KVA Công ty 90% 28 Máy phát điện 1 Nhật 10 KVA Công ty 85% 29 Máy bơm nước LG 20 Hàn Quốc 20m3/h Công ty 85% 30 Máy bơm nước Cá sấu 14 Trung Quốc 15m3/h Công ty 85% 31 Máy hàn điện 20 Việt Nam 23 KW Công ty 90% 32 Máy hàn chạy động cơ tự hành 7 Việt Nam 23 KW Công ty 85% 33 Máy cắt uốn sắt 5 Trung Q 18KW Công ty 70% 34 Máy cắt sắt 7 Trung Q 18KW Công ty 85% 35 Tời cáp chạy điện 10 Việt Nam 500kg Công ty 85% 36 Tời cáp chạy động cơ DIEZEL 7 Trung Quốc 500kg Công ty 85% 37 Cột chống tổ hợp 500 bộ Việt Nam Công ty 80% 38 Máy cắt bằng tay 20 2 KW Nhật Công ty 80% 39 Máy khoan bằng tay 14 2 KW Nhật Công ty 85% Bảng 1.5: Bảng kê khai Thiết bị thí nghiệm hiện trường TT Tên thiết bị Tính năng kỹ thuật Năm sản xuất Nước sản xuất Sở hữu Ghi chú (%CL) 1 Chóp đo độ sụt Đo độ sụt BT, vữa 1994 Việt Nam C ty 80% 2 Khuôn mẫu BT 15x15x15 Đúc mẫu BT 2003 Việt Nam C ty 90% 3 Khuôn mẫu vữa 7,07x7,07x7,07 Đúc mẫu vữa 2003 Việt Nam C ty 90% 4 Thước thép có từ Đo kích thước 2004 Trung Q C ty 95% 5 Ni vô Kiểm tra cân bằng 2002 Việt Nam C ty 85% 6 Máy kinh vĩ SOKIA Quang học 2000 Nhật C ty 85% 7 Máy thuỷ bình SOKIA Quang học 2000 Nhật C ty 85% 8 Quả dọi Kiểm tra thẳng đứng 2002 Việt Nam C ty 90% 9 Súng bắn bê tông Kiểm tra cường độ BT 2003 Thuỵ Sỹ C ty 95% 10 Bộ Dao vòng Lấy mẫu đất 2000 Việt Nam C ty 95% 11 Cân tiểu ly Cân dung trọng 2000 Trung Q C ty 95% 12 Lắc đo độ võng Đo độ võng 2000 Trung Q C ty 95% (Nguồn: Phòng kế toán – tài chính) Nhìn chung máy móc thiết bị của công ty khá đầy đủ để có thể phục vụ cho công tác thi công xây dựng công trình. Dù chưa phải là những máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại nhất hiện nay nhưng chất lượng của số máy móc thiết bị này còn khá tốt, có thể đáp ứng tốt yêu cầu thi công. 1.1.2.4. Kinh nghiệm của công ty: Công ty đã có 36 năm kinh doanh và phát triển. Công ty đã từng thi công nhiều công trình thuộc tất cả các ngành như: công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, đường điện, san lấp mặt bằng....ở trên tất cả các loại vùng lãnh thổ, như: Nông thôn, Thành phố, miền núi, vùng sâu vùng xa và cả trên vùng hiểm trở của đất nước bạn Lào. Bảng 1.6: Kinh nghiệm của công ty Thứ tự Tính chất công việc Số năm kinh nghiệm 1 Xây dựng các công trình dân dụng & công nghiệp 36 năm 2 Xây dựng các công trình Thuỷ lợi 17 năm 3 Xây dựng các công trình giao thông 23năm 4 Xây dựng đường dây và trạm biến áp<=35kv 23 năm 5 Cung ứng vật tư, vật liệu xây dựng 23 năm Bảng kê trên cho thấy được bề dày kinh nghiệm của công ty trong tất cả các lĩnh vực. Trong thời gian qua, công ty không những thực hiện nhiều hợp đồng mà các hợp đồng đó hầu hết đều có giá trị khá lớn và mang tính chất quan trọng liên quan đến lợi ích quốc gia và địa phương, có được điều đó chứng tỏ công ty rất có uy tín đối với chủ đầu tư và rất có năng lực trong quá trình tham gia hoạt động đấu thầu. Tóm lại với đội ngũ cán bộ công nhân viên dày dạn kinh nghiệm, công nhân kĩ thuật có trình độ tay nghề cao, trang thiết bị máy móc chuyên dùng hiện quđại và kinh nghiệm thi công được tích lũy qua nhiều năm trong quá trình phát triển, Công ty cổ phần xấy dựng và phát triển nông thôn 10 có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm và nguồn vốn để thực hiện tất cả các loại công trình về xây dựng. 1.1.2.5. Khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây: Với bề dày kinh nghiệm như đã trình bày ở trên thì trong những năm gần đây, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty tiến triển rất thuận lợi và không ngừng đạt được mục tiêu tài chính mà công ty đã đề ra, số liệu cụ thể được phản ánh trong bảng sau: Bảng 1.7: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ 2004 - 2008 Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Giá trị sản lượng: Tr.đó: - XD các CT - SX, cungứng VL 30.097 28.315 1.782 34.860 32.325 2.535 35.120 32.354 2.766 37.339 34.823 2.516 40.631 38.013 2.618 2 Doanh thu 28.441 32.476 33.043 34.088 36.948 3 Lợi nhuận trước thuế 429,73 497,72 515,22 565,18 630,44 4 Lợi nhuận sau thuế 309,41 358,36 370,95 486,06 472,84 5 Gtrị T/Sản CđịnhBQ tr năm 4.877 5.906 5.927 6.009 6.019,2 6 Vốn lưu động B.Q tr năm 23.702,2 25.628,9 26.187,1 27.728,9 27.839,4 7 Lao động BQ tr năm 60 58 57 54 49 8 Tổng chi phí SX tr năm 28.011,3 31.978,2 32.527,7 33.522,8 36.317,5 (Nguồn: phòng tài chính – kế toán) Biểu đồ 1.3: Giá trị sản lượng của doanh nghiệp Qua số liệu bảng trên ta thấy rằng: Nhờ đổi mới công nghệ, đổi mới trong công tác quản lý và điều hành kết hợp với sức mạnh tổng hợp phát huy được tính sáng tạo, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng có hiệu quả: giá trị sản lượng, doanh thu, lợi nhuận ngày càng được tăng lên năm sau cao hơn năm trước. Trong lúc số lượng lao động bình quân trong năm giảm đi, do việc phân công lao động hợp lý, phù hợp với năng lực trình độ tay nghề của từng cán bộ công nhân viên trong công ty đó cũng là một cơ sở để người lao động yên tâm công tác, nâng cao hiệu quả lao động đồng thời doanh nghiệp cũng giảm được chi phí nhân công trong quá trình hoạt động sản xuất. Vật tư, vật liệu được cung ứng trực tiếp đến tận công trình, được khai thác triệt để các loại vật tư vật liệu có sẵn tại địa phương như: Gỗ, tre, đá cát sỏi… nhằm hạ giá thành sản phẩm và sử dụng nguồn nhân lực của địa phương khi cần thiết để nhằm nâng cao nguồn thu nhập cho người lao động. Trong những năm qua Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 10 đã không ngừng phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, loại hình hoạt động đa dạng nhưng chưa đồng đều nhất là cơ sở sản xuất và cung ứng vật liệu xây dựng. Theo cơ chế thị trường hiện nay công ty cần phải khuyến khích và tạo điều kiện cho các xí nghiệp, đội và các đơn vị trực thuộc chủ động tiếp cận với khách hàng nhằm khắc phục những hạn chế để đáp ứng nhu cầu trong sản xuất kinh doanh. Do tính chất kinh doanh chủ yếu của công ty như đã nói ở trên là xây dựng các công trình dân dụng, các công trình giao thông, thủy lợi, hệ thống đường dây và trạm biến áp… nên đấu thầu là một công tác rất quan trọng, bởi hiện nay, hầu hết các công trình xây dựng cơ bản có giá trị cao đều tiến hành đấu thầu để lựa chọn ra nhà thầu có đầy đủ năng lực thực hiện. Do vậy dưới đây, chúng ta sẽ đi sâu hơn để tìm hiểu hoạt động đấu thầu của công ty trong thời gian vừa qua 1.2. Công tác đấu thầu của Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển nông thôn 10 1.2.1. Tính tất yếu của công tác đấu thầu : 1.2.1.1. Về khách quan Trong giai đoạn hiện nay, đấu thầu được coi là phương thức tốt nhất và phổ biến nhất cho chủ đầu tư lựa chọn được cách thức và công nghệ thi công hiệu quả với giá thành phù hợp đặc biệt đối với các công trình có quy mô lớn và đòi hỏi kĩ thuật thi công phức tạp. Qua hồ sơ dự thầu, bên mời thầu sẽ có sự lựa chọn một cách khách quan và chính xác nhất nhà thầu có các tiêu chuẩn phù hợp nhất với yêu cầu đề ra để thi công công trình. Đấu thầu là hoạt động được pháp luật khuyến khích Đấu thầu là biện pháp có thể giúp giảm chi phí thi công công trình, đảm bảo công nghệ thi công tiên tiến và chất lượng công trình cao thông qua chủ đầu tư được lựa chọn, phân tích các hồ sơ dự thầu. Nhận thức được những hiệu quả này do thực hiện đấu thầu mang lại, chính phủ đã có nhiều chính sách khuyến khích, thậm chí đối với một số công trình còn bắt buộc phải tổ chức đấu thầu để chọn ra đơn vị thi công công trình có chất lượng. Biến động của thị trường Mỗ._.i biến động của nền kinh tế đều có những tác động đến hoạt động của công ty, trong đó có công tác đấu thầu. Trong giai đoạn hội nhập hiện nay của một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, những biến động của thị trường liên quan đến giá cả, lao động, nhu cầu… diễn ra khá thường xuyên. Những biến động này gây ra những bất ổn trên thị trường xây dựng, tạo khó khăn cho công tác thu thập thông tin, xác định nhu cầu và lập hồ sơ dự thầu của công ty. Không những vậy, sự xuất hiện các đối thủ có tiêm lực và sức mạnh tạo cản trở, giảm khả năng thắng thầu của công ty. Do đó, để tồn tại và phát triển thì công ty phải thực hiện tốt công tác đấu thầu nhằm tạo những tác động tích cực đến những hoạt động khác của công ty, thắng thầu thêm nhiều công trình lớn và có thể cạnh tranh với những đối thủ mới đầy sức mạnh và tiềm lực trên thị trường xây dựng trong và ngoài tỉnh cũng như trên địa bàn cả nước. 1.2.1.2. Về chủ quan: Đấu thầu là một phương thức để công ty khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Đối với Công ty cổ phần XD&PTNT 10, thì công tác tham dự thầu mang tính tất yếu vì các tác dụng to lớn mà nó mang lại, có thể kể đến một số nội dung sau: Tham dự thầu là con đường để công ty có thể tiếp cận các khách hàng mới cũng như các đối thủ cạnh tranh mới. Từ đó, tìm cách thu hút khách hàng mới, cũng như có cơ hội tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh Tham dự thầu giúp công ty có thể tiếp cận với những quy định về mua sắm của cơ quan quản lý Nhà nước Tham dự thầu giúp công ty có thể hoàn thiện được sản phẩm của mình. Vì chất lượng sản phẩm là yếu tố nền tảng để công ty có thể vượt lên loại các đối thủ cạnh tranh ra khỏi cuộc chơi, do đó, tham dự thầu sẽ giúp công ty nhận ra những điểm còn chưa đạt, tự hoàn thiện, nâng cao khả năng thắng thầu của công ty. Đối với một số gói thầu khi tham gia dự thầu, mục đích cuối cùng của công ty không phải khi nào cũng là trúng thầu, đôi khi là vì mục đích quảng bá tên tuổi của công ty trên thị trường, giúp cho các chủ đầu tư biết đến công ty nhiều hơn. 1.2.2. Quy trình tham gia dự thầu của công ty: Như đã trình bày ở trên, bộ máy tổ chức quản lý của công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 10 khá là khoa học và hợp lý, do đó các quy trình làm việc của công ty cũng hết sức logic, đảm bảo cho công việc được tiến hành một cách thông suốt và hiệu quả cao. Quy trình tham dự thầu của công ty là một biểu hiện cụ thể: Sơ đồ 1.2: Quy trình tham dự thầu của công ty Thu thập thông tin HSMT Mua HSMT Xem xét sơ bộ HSMT Lập kế hoạch làm Hồ sơ dự thầu Kiểm tra kế hoạch khả thi Khảo sát hiện trường Báo cáo kết quả khảo sát Lập HSDT theo kế hoạch Lập thông tin chung: Năng lực,kinh nghiệm,giấy phép Lập biện pháp thi công tiến độ công trình Lập bảng giá dự thầu Lập các yêu cầu đáp ứng của hồ sơ dự thầu Phòng KH-KT công ty kiểm tra HS Hoàn thiện, phôtô, đóng gói Nộp Hồ sơ dự thầu Giải đáp các vấn đề liên quan đến HSDT trong thời gian chấm thầu Thông báo Trúng thầu Trượt thầu Hợp đồng kinh tế Nhìn chung ở Công ty cổ phần XD&PTNT 10 các phòng ban đều tham gia vào công tác đấu thầu với các nhiệm vụ khác nhau. Cụ thể như sau: Phòng kế hoạch - kỹ thuật có nhiệm vụ mua hồ sơ đấu thầu khi có thông tin chính xác: tính toán làm hồ sơ đấu thầu, lập kế hoạch về biện pháp thi công, tiến độ thi công và toàn bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán, hồ sơ hoàn công. Có thể nói đây là phòng quan trọng nhất trong toàn bộ quy trình tham dự thầu. Cũng chính vì có chức năng quan trọng như vậy nên đội ngũ nhân sự của phòng phải là những cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có nhiều kinh nghiệm trong công tác lập hồ sơ dự thầu. Tại phòng, mỗi cán bộ được phân công đảm nhiệm các phần việc khác nhau, ví dự, có cán bộ chuyên trách việc tìm kiếm thông tin, hoàn thiện, photo, đóng gói hồ sơ dự thầu, có cán bộ kĩ thuật chuyên trách việc xây dựng nội dung kĩ thuật, và có cán bộ chuyên trách việc xấy dựng nội dung thương mại tài chính… Với sự chuyên môn hóa như vậy mỗi người sẽ phát huy được hết năng lực của mình trong nhiệm vụ được giao, nhờ đó công việc sẽ được tiến hành nhanh chóng và hiệu quả. Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ giúp phòng kế hoạch kĩ thuật hoàn thành hồ sơ dự thầu bằng việc cung cấp các tài liệu phản ánh năng lực tài chính của công ty như báo cáo tài chính các năm (3 năm gần thời điểm dự thầu nhất), biên bản bảo lãnh dự thầu, biên bản cam kết cho vay vốn (nếu có)… Phòng tổ chức hành chính có vai trò khá quan trọng bởi là nơi cung cấp và sắp xếp nhân sự tham gia quá trình chuẩn bị hồ sơ dự thầu. Ngoài ra phòng tổ chức hành chính còn cung cấp các số liệu về nguồn nhân lực, năng lực máy móc thiết bị, hồ sơ kinh nghiệm của công ty…đồng thời cung cấp phương tiện máy móc để hoàn thiện hồ sơ dự thầu (như máy photocopy, máy in…) Sau khi ký hợp đồng kinh tế, công ty giao cho các xí nghiệp, các đội trực tiếp thi công. Căn cứ dự toán công trình được duyệt Phòng kế hoạch- kỹ thuật lập dự trù vật tư, vật liệu sử dụng vào công trình, phòng tài chính – kế toán chuẩn bị nguồn vốn để ký hợp đồng mua vật tư, vật liệu; kiểm tra chứng từ hợp lệ, hợp pháp và chịu trách nhiệm hạch toán kết quả kinh doanh theo từng công trình. Phòng tổ chức hành chính bố trí mặt bằng để chuẩn bị tập kết vật tư vật liệu, bố trí nơi ăn ở cho cán bộ công nhân viên, chịu trách nhiệm về an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường. 1.2.2.1. Thu thập thông tin hồ sơ mời thầu: Hồ sơ mời thầu được thu thập chủ yếu từ các nguồn: Qua thông tin trên báo chí Qua mạng internet Qua các mối quan hệ … 1.2.2.2. Xem xét sơ bộ Hồ sơ mời thầu và lập kế hoạch làm Hồ sơ dự thầu Trưởng dự án và cán bộ dự án tập trung xem xét sơ bộ các yêu cầu của Hồ sơ mời thầu. Đưa ra các thông tin chính của Hồ sơ như: thông tin về dự án (Nguồn gốc của dự án, quy mô của dự án, thời gian đấu thầu, địa điểm thực hiện dự án, thơì gian thực hiện hợp đồng, các điều kiện tham gia dự thầu, chủng loại vật tư cần thiết…) Sau khi đã xem xét sơ bộ, tiến hành lập kế hoạch làm hồ sơ dự thầu theo biểu mẫu chung. Công việc cụ thể là: + Phân công cán bộ làm Hồ sơ dự thầu, nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ + Phân công cán bộ, thời gian, mục đích đi khảo sát hiện trường (cán bộ khảo sát phải là người rất có kinh nghiệm trong công tác thi công, khảo sát nguồn vật tư liên quan, giá cả , nhân công, khảo sát địa điểm của dự án như đường xá, điều kiện xã hội, môi trường, khí hậu…) + Lập biện pháp thi công: Lập tất cả các yêu cầu kĩ thuật liên quan đến quá trình thi công (đào đất, đổ bê tông, lắp dựng cột…) theo các quy phạm ngành + Lập Hồ sơ nhân lực phục vụ thi công: Đội trưởng, đội phó, giám sát kĩ thuật… + Lập tiến độ thi công Để kế hoạch được thực hiện một cách suôn sẻ, tốt đẹp, không vướng mắc, khó khăn nhiều, người ta tiến hánh kiểm tra kế hoạch khả thi, rà sóat lại các bước trên và báo cáo tất cả các kết quả thu nhận được của đợt đi khảo sát với cấp trên 1.2.2.3. Lập hồ sơ dự thầu: Đây là bước quan trọng nhất, mang tính chất quyết định đối với khả năng thắng thầu của một công trình. Hồ sơ dự thầu là căn cứ để bên mời thầu lựa chọn nhà thầu. Chất lượng bộ hồ sơ dự thầu tốt, tin cậy, sẽ là cơ sở để bên mời thầu lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực tài chính, kĩ thuật và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu. Do đó công tác lập hồ sơ dự thầu cần được thực hiện một cách hết sức cẩn thận và nghiêm túc, đòi hỏi kinh nghiệm và trình độ của các nhân viên. Các căn cứ lập hồ sơ dự thầu: Căn cứ vào khối lượng mà bên mời thầu cung cấp trong hồ sơ mời thầu Căn cứ vào khảo sát nghiên cứu của nhóm cán bộ lập hồ sơ dự thầu Căn cứ vào quy định về định mức trong thi công Căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu: Luật đấu thầu, nghị định 111… và các lĩnh vực có liên quan Tiếp đó, cán bộ phòng kế hoạch – kĩ thuật tiến hành lập hồ sơ dự thầu: Lập các thông tin chung về Nhà thầu: Hồ sơ năng lực, căn cứ pháp lý, Hồ sơ kinh nghiệm Bóc tách bản vẽ để đưa ra khối lượng của từng hạng mục trong hồ sơ Lập biện pháp thi công, hồ sơ nhân lực và tiến độ thực hiện công trình. Lập bảng giá dự thầu: Đơn giá chi tiết (vật liệu chính, vật liệu phụ, nhân công, máy thi công); đơn giá tổng hợp ( vật liệu chính, vật liệu phụ, nhân công,máy thi công, chi phí chung, lãi định mức, thuế…) - Lập các yêu cầu khác theo yêu cầu trong Hồ sơ mời thầu ( Bảo lãnh dụ thầu, các tài liệu liên quan đến vật tư…) Hồ sơ dự thầu được lập xong, phòng kế hoạch – kĩ thuật kết hợp với đơn vị trực tiếp lập Hồ sơ dự thầu có nhiệm vụ rà soát lại toàn bộ các bước thực hiện ở trên. 1.2.2.4. Trình duyệt, hoàn thiện, phôtô đóng gói và nộp Hồ sơ dự thầu: Lãnh đạo chủ yếu là duyệt gía bỏ thầu từ đó quyêt định giảm giá bao nhiêu % trong Thư giảm giá để khả năng thắng thầu là lớn nhất. Sau khi được phòng kế hoạch – kĩ thuật kiểm tra chỉnh sửa, lãnh đạo duyệt, Cán bộ dự án tiến hành hoàn thiện lần cuối trước khi cho phôtô, đóng gói theo đúng yêu cầu của Hồ sơ mời thầu. Trưởng phòng kế hoạch – kĩ thuật hoặc cán bộ dự án được ủy quyền đi nộp Hồ sơ dự thầu theo đúng thời gian, địa điểm của Hồ sơ mời thầu, dự lễ mở thầu và phải trình Biên bản nộp thầu và Biên bản mở thầu cho lãnh đạo. 1.2.2.5. Nhận kết quả đấu thầu Sau khi kết thức việc chấm thầu, tức là đánh giá Hồ sơ dự thầu, bên mời thầu sẽ chọn ra được nhà thầu đáp ứng đủ các điều kiện đặt ra của gói thầu, và sẽ gủi thông báo kết quả đấu thầu đến. Nếu công ty trúng thầu sẽ đến thương thảo và kí hợp đồng. 1.2.2.6. Thương thảo và kí hợp đồng: Sau khi nộp hồ sơ dự thầu, phòng kế hoạch – kĩ thuật có trách nhiệm theo dõi chặt chẽ Hồ sơ dự thầu của mình trong suốt thời gian chấm thầu, nhằm mục đích sẵn sàng giải đáp các vướng mắc trong Hồ sơ dự thầu khi có yêu cầu của Chủ đầu tư. Khi có kết quả chấm thầu: + Nếu Chủ đầu tư thông báo trượt thầu: phòng kế hoạch – kĩ thuật có trách nhiệm trình lãnh đạo xem xét và lưu lại trong Hồ sơ dự thầu. + Nếu Chủ đầu tư thông báo trúng thầu: Phòng kế hoạch – kĩ thuật có trách nhiệm trình lãnh đạo xem xét và ra quyết định. Rồi sau đó thay mặt công ty đi thương thảo và kí hợp đồng với Chủ đầu tư 1.2.2.7 .Đánh giá, rút kinh nghiệm Sau mỗi lần tham dự một gói thầu, công ty đều tổ chức những cuộc họp nhằm tổng kết, đúc rút kinh nghiệm cho những lần sau 1.2.3. Nội dung cơ bản trong Hồ sơ dự thầu của công ty: Mỗi gói thầu và bên mời thầu khác nhau sẽ có những yêu cầu về Hồ sơ cụ thể riêng, song nhìn chung, hồ sơ dự thầu của công ty thường bao gồm các nội dung sau: Phần 1: Mở đầu Phần này bao gồm có : Đơn dự thầu, Bảo lãnh dự thầu, Các giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân và giấy phép hành nghề của công ty Phần 2: Năng lực nhà thầu Thông tin chung về nhà thầu Năng lực tài chính Trong phần này, công ty đưa ra bảng biểu, số liệu tài chính thể hiện khả năng tài chính của công ty chính minh năng lực tài chính hiện thời của công ty có khả năng thực hiện được gói thầu thông qua bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả kinh doanh, danh mục hợp đồng mà công ty đang tiến hành… Năng lực nhân sự Công ty trình bày năng lực nhân sự của mình thong qua bảng thống kê nguồn nhân lực, trình độ nguồn nhân lực để chứng minh nguồn nhân lực của công ty có đủ khả năng để thực hiện gói thầu Năng lực thiết bị của nhà thầu Công ty sẽ phải liệt kê toàn bộ số thiết bị máy móc hiện có, niên hạn sử dụng, nước sản xuất và các thông số kĩ thuật cho bên mời thầu biết năng lực thiết bị của mình có đủ khả năng thực hiện gói thầu Hồ sơ kinh nghiệm Đây là một phần không thể thiếu, đặc biệt với những gói thầu có giá trị lớn, đòi hỏi độ chính xác về mặt kĩ thuật cao thì càng đòi hỏi năng lực kinh nghiệm của nhà thầu. Trong phần này công ty sẽ phải chứng tỏ mình là người am hiểu trong lĩnh vực mà bên mời thầu yêu cầu, để làm được điều đó thì công ty sẽ trình bày kinh nghiệm của mình trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty, đặc biệt trong lĩnh vực mà gói thầu yêu cầu, thể hiện bằng việc liệt kê danh mục các công trình đã tham gia có tính chất tương tự như gói thầu đang dự thầu Phần 3: Đề xuất giải pháp kĩ thuật thi công Trong phần này, công ty sẽ trình bày các tài liệu: Sơ đồ tổ chức hiện trường và bố trí nhân lực thi công Danh sách những vật liệu chính sẽ sử dụng Danh mục các thiết bị thi công, thí nghiệm chính sẽ đưa vào công trình Thuyết minh biện pháp thi công, biện pháp đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh môi trường, bao gồm các nội dung cụ thể như sau: Giới thiệu đặc điểm công trình mà công ty đã nghiên cứu hiện trường và căn cứ vào hồ sơ mời thầu Phạm vi công việc và đặc điểm thiết kế Điều kiện thi công và các giải pháp áp dụng phù hợp với điều kiện thi công Biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật để nâng cao chất lượng và đảm bảo tiến độ Giới thiệu đơn vị dự thầu Những giải pháp tổ chức thi công Phần 4: Dự toán giá dự thầu Trong phần này, nhà thầu phải lập giá dự thầu theo đơn giá tổng hợp và mỗi đơn giá tổng hợp hoặc từng công việc đều phải phân tích trong đơn giá chi tiết gồm có những thành phần nào. Điều này là nhằm tạo ra sự thống nhất về cách thể hiện giá dự thầu để giúp chủ tư vấn hay chủ đầu tư dễ dàng xem xét, đánh giá, so sánh lựa chọn nhà thầu, đồng thời tạo thuận lợi cho công tác quản lí chi phí, thanh toán cho các nhà thầu trong quá trình thực hiện gói thầu Giá chào thầu hợp lý là gía chào thầu có tính cạnh tranh so với các nhà thầu khác, song vẫn phải đảm bảo để công ty có lãi. Vì thế, lập giá dự toán dự thầu là một khâu hết sức quan trọng. Căn cứ tính giá của công ty: Căn cứ vào hồ sơ thiết kế kĩ thuật đã được chủ đầu tư thông qua Căn cứ vào khối lượng trong bản tiên lượng mời thầu của chủ đầu tư và các công văn về việc bổ sung tiên lượng mời thầu của Ban quản lý dự án Căn cứ vào biện pháp tổ chức thi công do Công ty thiết kế để tính khối lượng phụ tạm phục vụ thi công Quy trình lập giá dự thầu Bước 1: Kiểm tra khối lượng dự thầu mà bên chủ đầu tư đã cung cấp. Công ty sẽ xem xét kĩ hồ sơ mời thầu, kiểm tra khối lượng trong bảng tiên lượng, bản vẽ thiết kế để tính toán các khối lượng, hạng mục công việc cần làm Bước 2: Tham khảo giá cả thị trường của các loại vật liệu xâu dựng, chi phí thiết bị máy móc phục vụ thi công – xác định định mức đơn giá Để xác định được định mức đơn giá đối với từng hạng mục công việc, cần xác định được các thành phần chi phí tạo nên đơn giá dự thầu: Đơn giá dự thầu bao gồm các loại chi phí sau: - Chi phí vật liệu (A) = A1* Hệ số quy đổi A1 là đơn giá vật liệu Nhà nước ban hành Chi phí nhân công (B) = B1*Hệ số quy đổi B1 là chi phí nhân công theo đơn giá Nhà nước ban hành Chi phí máy thi công (C) = C1* Hệ số quy đổi C1 là chi phí ca máy theo đơn giá của Nhà nước hiện hành Trực tiếp phí khác (TT) = a*(A+B+C) Trong đó, a là tỷ lệ % tính trên tổng 3 khoản mục chi phí trực tiếp chính Chi phí trực tiếp (T) = (A+B+C+TT) Chi phí chung (P) = T*b Trong đó, b là tỷ lệ % tính trên tổng chi phí trực tiếp Thu nhâp chịu thuế tính trước (L) = (T+P)* Thuế suất Giá trị xây lắp trước thuế (Z) = T+P+L Thuế giá trị gia tăng đầu ra (VAT) = Z* Thuế suất VAT Giá trị xây lắp sau thuế (Dgi) = Z+VAT Trong đó Dgi được tính trên một đơn vị khối lượng công trình được thực hiện Bước 3: Lập dự toán giá dự thầu Giá dự thầu được tính theo công thức: n Gdt =∑Qi Dgi i=1 Trong đó: Qi: Khối lượng công tác xây lắp thứ i do bên mời thầu cung cấp trong bản tiên lượng và bản vẽ thiết kế kĩ thuật thi công Dgi: Đơn giá dự thầu công tác xây lắp thứ i do nhà thầu tính được theo giá cả thị trường và điều kiện của công ty n: Số công tác xây lắp mà chủ đầu tư yêu cầu Các công trình nằm ở các tỉnh khác nhau thì sẽ áp dụng các đơn giá khác nhau, công trình nào nằm ở tỉnh nào thì sẽ áp dụng đơn giá của tỉnh đó. Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công tác lập giá dự toán công trình, ví dụ như biến động giá cả thị trường; công tác khảo sát, thiết kế; địa điểm thực hiện công trình…Vì vậy, người lập dự tóan công trình cần nghiên cứu kĩ tất cả các yếu tố đó để cân nhắc, xem xét nhằm đưa ra giá dự thầu hợp lí và có tính cạnh tranh (tất nhiên là phải dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật mà Nhà nước quy định và bảng tiên lượng trong Hồ sơ mời thầu) Nói chung, các nội dung trên là cơ sở để bên mời thầu xét thầu, và tùy theo tính chất của gói thầu và phương pháp đánh giá Hồ sơ dự thầu mà có thang điểm cho mỗi phần khác nhau. Đối với gói thầu xây lắp, hiện nay nước ta chỉ áp dụng phương pháp giá đánh giá theo hai nội dung kĩ thuật và tài chính khi đánh giá chi tiết Hồ sơ dự thầu 1.2.4. Thực trạng công tác đấu thầu của Công ty trong thời gian qua: 1.2.4.1. Đặc điểm kinh doanh của công ty ảnh hưởng đến công tác đấu thầu: Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 10 là đơn vị thành viên của Tổng công ty xây dựng và phát triển nông thôn với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là: - Xây dựng các công trình dân dụng. - Xây dựng các công trình Công nghiệp. - Xây dựng các công trình Giao thông (cầu, đường). - Xây dựng các công trình Thuỷ lợi. - Xây dựng đường dây và trạm biến áp dưới 35kv. - Trang trí nội thất các công trình xây dựng dân dụng - Sản xuất các thiết bị, phụ kiện bằng kim loại phục vụ cho xây dựng - Kinh doanh thiết bị, vật tư, sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng. - Tổ chức nghiên cứu, áp dụng khoa học và công nghệ nhằm công nghiệp hoá trong xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng. - Giám sát thi công xây dựng công trình: Dân dụng và công nghiệp Do đó trong thời gian qua, hầu hết các gói thầu mà công ty tham gia và trúng thầu đều thuộc lĩnh vực xây lắp. Các công trình mà công ty tham dự ở khắp mọi nơi trên địa bàn trong, ngoài tỉnh và trên đất bạn Lào. Từ khi thành lập đến nay, bằng năng lực của mình công ty đã góp phần đáng kể vào quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước 1.2.4.2. Quy mô và số lượng công trình dự thầu và trúng thầu: Trong thời gian gần đây, công tác tiếp thị thầu đã được lãnh đạo công ty đặc biệt quan tâm. Các năm qua, Công ty đều xây dựng kế hoạch tiếp thị đấu thầu với những tiêu chí tiếp thị thầu cụ thể nhằm hòan thành kế hoạch sản xất kinh doanh hàng năm cũng như sự phát triển của công ty Công ty duy trì bộ máy làm công tác tiếp thị đấu thầu, tập trung tiếp thị các công trình có nhiều khả năng trúng thầu. Đồng thời có chính sách rõ ràng, phân cấp cụ thể để các đơn vị trực thuộc và mọi cán bộ nhân viên trong Công ty tham gia công tác tiếp thị đấu thầu nhằm tìm kiếm việc làm cho đơn vị. Qua công tác tiếp thị đấu thầu bằng việc thi công xây lắp các công trình bàn giao cho chủ đầu tư đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng kĩ thuật, mĩ thuật đã ngày càng khẳng định uy tín của công ty trên thị trường xây lắp các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi,…được chủ đầu tư đánh giá cao. Trong các năm qua, công ty đã tham gia hàng trăm gói thầu lớn nhỏ về lĩnh vực xây lắp. Ngoài các công trình có giá trị rất nhỏ, công ty được chỉ định thầu, còn lại là tham gia dưới hình thức đấu thầu cạnh tranh rộng rãi. Kết quả công tác dự thầu của công ty như bảng sau: Bảng 1.8: Tỷ lệ trúng thầu của công ty giai đoạn 2005 – 2008 TT Các chỉ tiêu ĐV 2005 2006 2007 2008 1 Số công trình tham dự thầu CTR 24 23 32 34 2 Số công trình thắng thầu CTR 18 15 21 27 3 Tổng giá trị thắng thầu Tỉ Đ 29,65 27,17 73,92 107,74 4 Tổng giá trị trượt thầu Tỉ Đ 29,82 40,56 77,1 70,8 5 Tỷ lệ số CT trúng thầu % 75 65,21 65,63 79,4 Công ty cổ phẩn xây dựng và phát triển nông thôn 10 là công ty chuyên thi công các công trình xây dựng phục vụ nông thôn trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận do vậy giá trị các gói thầu thường không lớn nhưng số lượng khá nhiều vì tỉnh Nghệ An và các tỉnh lân cận như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình…đều là các tỉnh nghèo, có nhiều huyện miền núi, cơ sở hạ tầng còn yếu kém do vậy nhu cầu xây dựng khá nhiều. Hơn nữa, công ty cũng là một đơn vị xây lắp có uy tín và năng lực trong địa bàn tỉnh, biết phân tích tình hình để tham gia những gói thầu vừa với khả năng của mình do vậy số lượng công trình thắng thầu là khá cao, số công trình trượt thầu không đáng kể. Để thấy rõ hơn sự biến động về số lượng các công trình trúng thầu qua các năm chúng ta quan sát biểu sau Biểu đồ 1.4: Các công trình thắng thầu của công ty giai đoạn 2005-2008 Để thấy rõ hơn về điều này chúng ta quan sát biểu đồ dưới đây Biểu đồ 1.5: Tỷ lệ % các công trình trúng thầu từ 2005 - 2008 Từ bảng phân tích và nhìn vào biểu đồ trên ta thấy số lượng các công trình thắng thầu của công ty là khá cao và có sự tăng giảm qua các năm. Cụ thể: Năm 2005 công ty tham gia 24 gói thầu và trúng 18 gói, tỉ lệ số công trình trúng thầu là 75%. Tỉ lệ trúng thầu năm 2006 giảm xuống còn 65,2%; năm 2007 là 65,63%; đến 2008 tỉ lệ trúng thầu tăng lên 79,41%. Như vậy số công trình trúng thầu của công ty biến đổi không đồng đều. Từ năm 2005 đến 2006 có sự giảm rõ rệt trong tỷ lệ công trình trúng thầu, điều này là do có sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường, nhưng đến năm 2007 tình hình đã bắt đầu được cải thiện, và năm 2008 cho thấy sự tăng lên rõ rệt trong tỷ lệ công trình trúng thầu. Điều này chứng tỏ công tác dự thầu tại công ty đã có năm chưa được quan tâm chú ý nhiều. Công ty chưa đầu tư đúng mức cho công tác dự thầu để thắng các đối thủ cạnh tranh ngày càng mạnh trên thị truờng. Tuy nhiên, năm 2007 – 2008 cùng với việc nhận thức được tầm quan trọng của công tác dự thầu hiện nay và sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của cán bộ công nhân viên, Công ty đã lấy lại được đúng vị trí, tiếp tục khẳng định uy tín và thế mạnh của mình trên thương trường. Tuy số lượng các công trình trúng thầu biến động không đều qua các năm nhưng giá trị thắng thầu ngày càng tăng cao, giá trị của các gói thầu ngày càng lớn chứng tỏ uy tín và khả năng của công ty ngày càng được nâng cao. Sau đây là một số công trình tiêu biểu mà công ty đã thắng thầu trong các năm vừa qua: Bảng 1.9: Danh mục các công trình tiêu biểu mà công ty đã trúng thầu Thứ tự tên công trình Tên chủ đầu tư Giá trị Xây lắp (Tr.đ) Năm hoàn thàh Địa điểm xây dựng Công trình dân dụng 1. Nhà điều trị trung tâm y tế huyện Vũ Quang – Hà Tĩnh UBND huyện Vũ Quang 9.725 2005 Vũ Quang Hà Tĩnh 2. Trung tâm thương mại huyện Kì Sơn-Nghệ An Bộ CH Bộ đội biên phòng Nghệ An 4.600 2007 Kỳ Sơn - Nghệ An 3. Trụ sở bưu chính viễn thông tỉnh Nghệ An Sở bưu chính viễn thông tỉnh Nghệ An 4.567 2007 Vinh – Nghệ An 4. Xây dựng công trình Chợ Thị trấn Tân Kỳ Huyện Tân Kỳ Tỉnh Nghệ An UBND thị trấn Tân Kỳ 4.009 2008 Huyện Tân Kỳ Nghệ An 5. Trung tâm TM liên kiểm cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn (3 tầng) Bộ CH bộ đội Biên phòng Nghệ an 5.237 2007-2008 Kỳ Sơn Nghệ an Trụ sở làm việc Chi cục thuế Nam Đàn - Tỉnh Nghệ An ( 5 tầng) Cục thuế Tỉnh Nghệ An 8.650 2008-2009 Huyện Nam Đàn Nghệ An Các công trình giao thông 1. Cầu Yên Thượng + Cầu Khe Giát UBND huyện Thanh Chương 6.280 2007 Thanh Chương-Nghê An 2. Đường Vực Giồng Khe Son UBND huyện Nghĩa Đàn 6.600 2007 Nghĩa Đàn- Nghệ An 3. Gói thầu TNA4 (Đoạn km16-km18) thuộc DA đầu tư XD tuyến phía Tây Nghệ An Ban QLDA CTGT Nghệ An 16.700 2008 Huyện Quế Phong Nghệ An 4. Xây dựng đường GT từ Xiềng Thù đi Bảo Thắng huyện Kỳ Sơn – Tỉnh Nghệ An Ban QL các DA đầu tư XD huyện Kỳ Sơn 6.784 2008 Huyện Kỳ Sơn Nghệ An Các công trình thủy lợi + Điện 1. Sưả chữa, nâng cấp hồ chứa nước khe Vành huyện Tân Kỳ UBND huyện Tân Kỳ 10.000 2005 Tân Kỳ - Nghệ An 2. XD đập khe Triết A Dớt huyện A Lưới Thừa Thiên Huế Ban QLDA – Đoàn kinh tế QP A Lưới-QK4 11.272 2006 A Dớt-A Lưới, Thừa Thiên Huế 3. Hồ chứa nước Cửa Ông Sở NN&PTNT NA 6.756 2007 Thanh Chương-NA 4. Tràn xả lũ-Hồ chứa nước sông Trí-Hà Tĩnh Ban QLDA ngành NN&PTNT Hà Tĩnh 16.000 2008 Kì Anh-Hà Tĩnh 5. Cải tạo, nâng cấp, mở rộng lưới điện hạ thế Xã Quỳnh Châu - Huyện Quỳnh Lưu - Tỉnh Nghệ An Ban QLDA năng lượng nông thôn 2 tỉnh Nghệ An 5.401 2008 Huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An 6. Xây lắp lưới điện hạ áp các xã Kỳ Trinh - Kỳ Liên – huyện Kỳ Anh – tỉnh Hà Tĩnh BQLDA năng lượng NT II tỉnh Hà Tĩnh 4.153 2007-2008 Kỳ Trinh - Kỳ Liên – huyện Kỳ Anh – tỉnh Hà Tĩnh Đây là những gói thầu có quy mô nhỏ nhưng những gói thầu này có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển chung của địa phương nói riêng và cả đất nước nói chung do vậy thu hút rất nhiều sự quan tâm chú ý của nhiều nhà thầu trong và ngoài tỉnh, tuy nhiên, Công ty vẫn chiếm được ưu thế hơn để giành phần thi công các gói thầu này về cho đơn vị mình, điều đó càng khẳng định vai trò và vị trí của công ty trong lĩnh vực xây lắp. 1.2.5. Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác đấu thầu của công ty: Ngoài những nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới công tác đấu thầu đã trình bày ở trên như: năng lực nhân sự, năng lực máy móc thiết bị, kinh nghiệm của công ty thì các yếu tố thuộc môi trường khách quan cũng có tác động không nhỏ tới chất lượng công tác đấu thầu nói chung và công tác đấu thầu của công ty nói riêng 1.2.5.1. Môi trường pháp luật: Chính sách kinh tế thể hiện quan điểm, định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước. Thông qua các chủ trương, chính sách, Nhà nước điều hành và quản lý nền kinh tế và doanh nghiệp trên phương diện như quản lý Nhà nước về kinh tế. Hệ thống các công cụ, chính sách của Nhà nước liên quan đến hoạt động đấu thầu, những chính sách kinh tế - tài chính tiền tệ, chính sách thu nhập, chính sách xuất khẩu, chính sách phát triển… có thể ảnh hưởng đến nhà thầu theo hướng tích cực hay tiêu cực. Trước đây khi luật đấu thầu còn chưa ra đời, các nhà thầu gặp nhiều khó khăn trong việc tham dự thầu vì những quy định về thủ tục hành chính rối rắm và vô cùng phức tạp, không rõ ràng gây trở ngại cho các nhà thầu Có thể nói, hiện nay, sự ra đời của luât đấu thầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/04/2006 là một bước tiến lớn trong chính sách quản lý của Nhà nước đối với hoạt động đấu thầu. Lần đầu tiên kể từ khi áp dụng đấu thầu vào mua sắm công, Nhà nước chính thức ban hành một văn bản quy định về hoạt động đấu thầu thay về chế đấu thầu trước đây, đề cao “tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế” trong công tác đấu thầu, vừa bảo vệ quyền lợi nhà thầu, đồng thời quy định trách nhiệm nhà thầu 1.2.5.2. Chủ đầu tư: Chủ đầu tư là đơn vị được giao trách nhiệm quản lý và thực hiện dự án, trong đó có việc lựa chọn nhà thầu; chủ đầu tư có thể tự thực hiện đấu thầu hay thuê một cơ quan chuyên môn có đủ tư cách pháp lý và năng lực để thực hiện đấu thầu thay mình; Do vậy, chủ đầu tư có một ảnh hưởng rất lớn đến các nhà thầu. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp cùng ngành. Các chủ đầu tư ngày càng yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng cũng như yêu cầu kỹ thuật, tính an toàn của dự án, các nhà thầu như cùng chạy đua trong việc cải tiến kĩ thuật của mình vừa đẩy nhanh tiến độ thi công nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo giá cả hợp lý. Nhà thầu nào tạo được uy tín của mình trước chủ đầu tư là một lợi thế. Đặc biệt là trong trường hợp chỉ định thầu Nắm bắt được điều này, cán bộ công nhân viên của công ty CPXD&PTNT 10 đã không ngừng nỗ lực phát huy mọi thế mạnh của công ty nhằm tạo lập và nâng cao uy tín của mình trên thị trường và nhận được sự tin tưởng của các chủ đầu tư 1.2.5.3. Các đối thủ cạnh tranh Lĩnh vực kinh doanh của công ty đa dạng song chủ yếu là thi công các công trình xây dựng dân dụng, công trình giao thông, thủy lợi…đây cũng là lĩnh vực thế mạnh của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, do vậy ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ làm cho sự cạnh tranh trong đấu thầu ngày càng sâu sắc, khốc liệt. Nhà thầu nào yếu kém sẽ bị loại khỏi cuộc chơi đó. Mặt khác, các công trình mà công ty tham gia dự thầu chủ yếu là các gói thầu vừa và nhỏ trên địa bàn trong và ngoài tỉnh nên các đối thủ có đủ năng lực tham gia đấu thầu lại càng nhiều, khó khăn cho công ty lại càng lớn. Các đối thủ cạnh tranh mạnh của công ty như là Công ty đầu tư và phát triển nhà Nghệ An thuộc tổng công ty đầu tư phát triển nhà Hà Nội, Công ty cổ phần xây dựng miền Trung, công ty cổ phần xây dựng, giao thông, thủy lợi Nghệ An…và ngoài ra còn nhiều các đối thủ trên địa bàn ngoài tỉnh. Các đối thủ này đều có những ưu thế nhất định về lĩnh vực xây dựng như công ty đầu tư phát triển nhà Nghệ An thì có kinh nghiệm trong việc xây dụng các công trình dân dụng như khu đô thị, chung cư…còn công ty cổ phần xây dựng giao thông, thủy lợi Nghệ An thì có ưu thế trong lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi vừa và nhỏ. Từ đó đòi hỏi công ty phải không ngừng nỗ lực, xây dựng cho mình những đối sách phù hợp để đáp ứng được sự cạnh tranh đang diễn ra sôi động trên thị trường, đồng thời nâng cao, củng cố năng lực của mình trong các lĩnh vực còn yếu kém, để cạnh tranh với cả các đối thủ trội hơn về cả tài chính lẫn kỹ thuật. 1.2.5.4. Các nhà cung cấp Khi tiến hành thi công bất cứ một công trình nào, có một khoản mục mà không có bất cứ nhà thầu nào không quan tâm là khoản mục chi phí trực tiếp của dự án. Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí nguyên vật liệu, máy móc và nhân công; các chi phí này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của dự án. Các dự án trong lĩnh vực xây dựng cơ bản mang tính đặc thù là thời gian thực hiện thường kéo dài, vì vậy mà việc ảnh hưởng của lạm phát và trượt giá nguyên vật liệu dường như là không tránh khỏi, nhất là có nhiều khi nguyên vật liệu khan hiếm, nếu không tìm được nguồn cung đáng tin cậy, nhà thầu dễ bị ép giá. Do vậy, việc tìm được nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định, uy tín để phục vụ thi công công trình được liên tục, với một chi phí hợp lý thực sự sẽ là một lợi thế trong cạnh tranh với các nhà thầu khác 1.2.5.5. Ngân hàng và các tổ chức tín dụng Như ta đã biết thì hầu hết các công trình xây dựng cơ bản đều là các dự án có quy mô rất lớn, do vậy đòi hỏi một lượng vốn lớn mà hầu hết các công ty thường không đáp ứng được, đó là chưa kể đến trường hợp công thi không chỉ thi công một gói thầu mà đồng thời một lúc thi công nhiều gói thầu có giá trị lớn. Do vậy, nhà thầu phải cầu cứu đến các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng trong việc cung ứng vốn thực hiện các dự án. Mặt khác, không phải lúc nào cũng huy động vốn đủ và kịp thời nên việc chậm tiến độ thi công do chậm cung ứng hoặc giải ngân vốn của các tổ chức này kh._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21332.doc