DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT
Chữ viết tắt
Nguyên văn
1
NH
Ngân hàng
2
NK
Nhập khẩu
3
XK
Xuất khẩu
4
XNK
Xuất nhập khẩu
5
NHPH
Ngân hàng phát hành
6
NHTB
Ngân hàng thông báo
7
NHTM
Ngân hàng thương mại
8
NHTG
Ngân hàng trung gian
9
NHXN
Ngân hàng xác nhận
10
L/C
Letter of Credit- thư tín dụng
11
TTQT
Thanh toán quốc tế
12
TDCT
Tín dụng chứng từ
13
UCP
Uniform Customs and Practice for Documentary Credit- Quy tắc thực hành tín dụng chứng từ.
14
TTV
48 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1863 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giải pháp đa dạng hoá các loại L/C trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh VPBank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thanh toán viên
15
A/O
Nhân viên tín dụng
16
VPBank
Ngân hàng ngoài quốc doanh
17
SWIFT
Phương thức thanh toán thông qua mạng thanh toán liên ngân hàng toàn cầu
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
STT
Tên sơ đồ bảng, biểu
Trang
Bảng 2.1
Cơ cấu tổ chức của VPBank
Bảng 2.2
Tình hình TTQT giai đoạn 2005- 2009 tại VPBank
Bảng 2.3
Doanh thu L/C nhập khẩu
Bảng 2.4
Doanh thu L/C xuất khẩu
Bảng 2.5
Thực trạng áp dụng các loại L/C tại VPBank
Bảng 2.6
Doanh thu từ hoạt động TTQT qua các năm 2006-2009
Biểu đồ 2.1
Doanh số thông báo L/C qua các năm (2005-2009)
Biểu đồ 2.2
So sánh doanh thu về TTQT qua các năm 2005-2009
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Các loại hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động ngoại thương nói riêng có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, giúp kết nối nước ta với thế giới bên ngoài, phát huy nội lực của đất nước, tận dụng được vốn và công nghệ của nước ngoài, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, rút ngắn khoảng cách tụt hậu và đưa nền kinh tế của nước ta hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới.
TTQT là một mắt xích không thể thiếu trong hoạt động kinh tế đối ngoại, nó là khâu cuối cùng của sản xuất và lưu thông hàng hoá, và các NHTM với vai trò là trung gian thanh toán đang ngày càng thể hiện rõ vai trò không thể thiếu của mình trong hoạt động này. Phương thức TDCT là phương thức thanh toán được các doanh nghiệp ưa chuộng vì những lợi ích và thuận tiện của nó mang lại cho các bên tham gia, tuy nhiên, để nắm bắt các nghiệp vụ và sử dụng một cách sao cho có hiệu quả nhất lại là điều không dễ đối với cả ngân hàng và các doanh nghiệp XNK. Áp dụng loại L/C nào là có hiệu quả và thuận tiện nhất cho các bên tham gia là một trong những khó khăn như vậy. việc tìm ra các giải pháp để kịp thời tháo gỡ khó khăn đó để phát triển hoạt động TDCT nói riêng và hoạt động TTQT nói chung là hết sức cần thiết và cấp bách. Vì vậy em đã chọn đề tài “ Giải pháp đa dạng hoá các loại L/C trong phương thức thanh toán TDCT tại ngân hàng VPBank” làm nội dung nghiên cứu cho đề tài tốt nghiệp của mình.
2. Kết cấu của chuyên đề.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của chuyên đề được chia làm ba chương:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về phương thức thanh toán TDCT và đa dạng hoá các hình thức L/C
Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán TDCT và việc áp dụng các hình thức tại VPBank .
Chương 3: Giải pháp đa dạng hoá các loại L/C trong thanh toán TDCT tại VPBank.
CHƯƠNG 1
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ ĐA DẠNG HOÁ
CÁC HÌNH THỨC L/C
1.1 TÔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ.
1.1.1 Định nghĩa tín dụng chứng từ (TDCT).
Hoạt động thương mại quốc tế ngày càng đa dạng và phong phú, song lại rất phức tạp. Tuỳ thuộc tứng đối tác, đối tượng, TTQT cũng phải đa dạng để phù hợp với xu thế đó.
TTQT gồm những phương thức chủ yếu như: chuyển tiền, nhờ thu và TDCT.
Trong phương thức chuyển tiền nhờ thu, Ngân hàng chỉ đóng vai trò là trung gian thanh toán để thu phí, hưởng hoa hồng. Vì thế nếu các bên tham gia thanh toán XNK chưa thật tin tưởng, tín nhiệm nhau thì phương thức thanh toán TDCT là phương thức tốt nhất, được các bên tham gia hợp đồng ngoại thương ưa chuộng vì nó bảo vệ quyền lợi, bình đẳng cho tất cả các bên tham gia (người mua, người bán, ngân hàng).
Tại điều 2, UCP 600 định nghĩa TDCT như sau:
Tín dụng chứng từ là một thỏa thuận bất kỳ, cho dù được gọi tên hoặc mô tả như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của NHPH về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp
Theo đó, ta có thể hiểu rằng: TDCT là phương thức thanh toán trong đó, theo yêu cầu của khách hàng, NHPH sẽ phát hành 1 bức thư gọi là L/C (thư tín dụng), trong đó, ngân hàng sẽ cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho 1 bên thứ 3 khi người này xuất trình bộ chứng từ thanh toán cho NHPH phù hợp với các điều khoản và điều kiện quy định trong L/C.
1.1.2 Các chủ thể tham gia trong TDCT
- Người đề nghị mở L/C: (Applicant) là người yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành 1 thư tín dụng và hoàn trả tiền cho người thụ hưởng nước ngoài. Trong thương mại quốc tế, người yêu cầu thường là nhà nhập khẩu.
- Người thụ hưởng: (Benificiary) thông thường là người xuất khẩu, có quyền được hưởng số tiền ghi trong L/C khi xuất trịnh bộ chứng từ phù hợp.
- Ngân hàng phát hành: (Issuing bank) là ngân hàng thực hiện phát hành L/C theo đơn của người yêu cầu.
- Ngân hàng thông báo: (Advising bank) là ngân hàng tiếp nhận L/C gốc từ NHPH, kiểm tra tính chân thật của L/C, sau đó thực hiện thông báo L/C cho người thụ hưởng
- Ngân hàng được chỉ định: (Nominated Bank) là ngân hàng mà tại đó L/C có giá trị thanh toán ngay hoặc chiết khấu hoặc được chấp nhận thanh toán khi đến hạn
- Ngân hàng xác nhận: (Confirming bank) là ngân hàng bổ sung sự xác nhận của mình vào L/C hoặc yêu cầu theo sự ủy quyển của NHPH
- Ngân hàng hoàn trả: (Reimbursement bank) là ngân hàng được phát hành ủy nhiệm thực hiện thanh toán giá trị thư tín dụng cho NHđCĐ thanh toán hoặc chiết khấu.
- Ngân hàng chiết khấu: (Negotiating bank): là một ngân hàng có tên trong tài khoản tín dụng, kiểm tra các tài liệu, chứng từ cần thiết và chứng nhận cho ngân hàng phát hàng những điều khoản được tuân thủ
1.1.3 Các văn bản pháp lý
Hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ chịu sự điều chỉnh đồng thời bởi các nguồn luật, công ước quốc tế liên quan và các nguồn luật quốc gia; đồng thời nó chịu sự điều chỉnh trực tiếp bởi các thông lệ và tập quán quốc tế. Đó là:
- “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” (Uniform Custom And Practice For Documentary Credit – gọi tắt là UCP)
- Tập quán Ngân hàng tiêu chuản quốc tế trong kiểm tra chứng từ theo L/C (International Standard Banking Practice Under Documentary Credit – gọi tắt là ISBP)
- Bản phụ trương UCP về xuất trình chứng từ điện tử (Supplement To The Uniform Custom And Practice Under Documentary Credit – gọi tắt là eUCP)
- Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên hàng theo L/C (Uniform Rules For Bank – To – Bank Reimbursements Under Documentary Credit – gọi tắt là URR)
1.2 THƯ TÍN DỤNG (LETTER OF CREDIT)- MỘT CÔNG VỤ QUAN TRỌNG CỦA PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TDCT.
1.2.1 Khái niệm L/C.
Thư tín dụng (L/C) là một văn bản do NHPH mở ra dựa trên cơ sở yêu cầu của nhà nhập khẩu; trong đó, ngân hàng này cam kết trả tiền cho người thụ hưởng nếu họ xuất trình đầu đủ bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung của thư tín dụng
Thư tín dụng là cơ sở pháp lý chủ yếu của việc thanh toán, nó rang buộc các thành phần tham gia trong phương thức thanh toán tín dụng chứnh từ như: người nhập khẩu, ng xuất khẩu, NHTB, NHPH…
1.2.2 Nội dung chủ yếu của L/C.
- Số hiệu L/C: Tất cả các L/C đều phải có số hiệu riêng của nó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi thư từ, điện tín trong việc thực hiện L/C, hoặc để ghi vào các chứng từ liên quan trong bộ chứng từ thanh toán L/C
- Địa điểm phát hành L/C: là nơi NHPH L/C viết cam kết thanh toán cho người thụ hưởng.
- Ngày tháng phát hành L/C: Là ngày bắt đầu phát sinh và có hiệu lực về sự cam kết của NHPH đối với người thụ hưởng. Đồng thời cũng là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C
- Tên, địa chỉ của người có liên quan đến L/C như: Người yêu cầu mở thư tín dụng, người thụ hưởng, NHPH, NHXN, NHTB…. Và các cơ quan, tổ chức có liên quan
- Số tiền, loại tiền, khối lượng và đơn giá: Số tiền của L/C phải được ghi rõ cả bằng chữ và bằng số và phải được thống nhất với nhau. Đơn vị tiền tề phải rõ ràng. Để tránh nhầm lẫn, khi viết đơn vị tiền tệ nên tham chiếu tiêu chuẩn ISO về ký hiệu tiền tệ.
- Thời hạn hiệu lực và địa điểm xuất trình L/C: Là thời hạn mà NHPH cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù hợp với các điều khoản của L/C.
- Thời hạn trả tiền của L/C: thời hạn trả tiền của L/C có liên quan đến việc trả tiền ngay hay trả chậm được quy định trong hợp đồng thương mại. Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C (trả ngay) hoặc nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C (trả chậm)
- Ngày giao hàng: Căn cứ vào hợp đồng ngoại thương mà ngày giao hàng cũng cần phải được quy định trong L/C, chẳng hạn như: ngày giao hàng chậm nhất, không được giao hàng trước 1 ngày nhất định….
- Những nội dung liên quan đến hàng hóa: như: tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy cách, phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu… cũng cần được ghi vào L/C.
- Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa: Trong nội dung của L/C cũng cần đề cập đến điều kiện cơ sở giao hàng, cách thức vận chuyển, có cho phép giao hàng từng phần hay không, có được chuyển tải hay không….
- Bộ chứng từ mà nhà xuất khẩu phải xuất trình: Bộ chứng từ do L/C quy định nhiều hay ít tùy theo tính chất hàng hóa, quy định của nước nhập khẩu và sự thỏa thuận giữa 2 bên mua bán, nhất là đối với người mua.
1.2.3. Tính chất của L/C
- Tính độc lập so với hợp đồng thương mại: L/C do NHPH lập ra, nó được hình thành trên cơ sở hợp đồng thương mại nhưng lại không bị ràng buộc vào hợp đồng thương mại ngay cả khi L/C có bất cứ dẫn chiếu nào đến hợp đồng thương mại.
- L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ. Điều này có nghĩa là phương thức thanh toán này thừa nhận bộ chứng từ phù hợp là đại diện cho hàng hóa, ngân hàng không chịu trách nhiệm về sự thật của hàng hóa mà bất cứ chứng từ nào đại diện
- L/C là một hợp đồng kinh tế 2 bên. Nó điều chỉnh mối quan hệ giữa NHPH và nhà xuất khẩu. Mọi yêu cầu của nhà nhập khẩu do NHPH đại diện.
1.2.4 Phân loại L/C:
Căn cứ vào tính chất thông dụng của L/C, ta chia L/C gồm có 2 loại cơ bản là: L/C cơ bản và L/C đặc biệt
1.2.4.1 L/C cơ bản
- L/C có thể hủy ngang
Là L/C mà người mở (nhà NK) có quyền để nghị NHPH sửa đổi, bổ sung, hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần có sự chấp nhận và thông báo trước của người thụ hưởng (nhà XK)
- L/C không thể hủy ngang
Là loại L/C được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay trong phương thức thanh toán TDCT. Đây là loại L/C mà sau khi mở, NHPH cam kết thực hiện theo đúng điều khoản của nó, không được tự ý sửa đổi, hủy bỏ. L/C này không cho phép bất cứ bên nào được đơn phương hủy bỏ hay sửa đổi mà không có sự chấp thuận của các bên còn lại.
- L/C không thể hủy ngang có xác nhận
Là L/C không thể hủy bỏ. Theo yêu cầu của NHPH, một ngân hàng khác xác nhận trả tiền cho L/C này
1.2.4.2 L/C đặc biệt
- L/C chuyển nhượng:
+ Là L/C không hủy ngang, theo đó, người hưởng lợi thứ nhất chuyển nhượng một phần hay toàn bộ nghĩa vụ thực hiện L/C cũng như quyền đòi tiền mà mình có được cho người hưởng lợi thứ hai, mỗi người hưởng lợi thứ hai nhận cho mình 1 phần của thương vụ
+ L/C chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng 1 lần
- L/C giáp lưng:
Sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình hưởng, nhà xuất khẩu căn cứ vào nội dung của L/C này và dùng chính L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho người khác hưởng với nội dung gần giống như L/C ban đầu.
- L/C tuần hoàn
Là L/C không thể hủy ngang mà sau khi đã sử dụng hết giá trị của nó hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như cũ và tiếp tục được sử dụng một cách tuần hoàn trong 1 thời hạn nhất định cho đến khi tổng giá trị của hợp đồng được thực hiện.
- L/C dự phòng
Để bảo vệ quyền lợi của nhà NK trong trường hợp nhà XK đã nhận được L/C, tiền đặt cọc và tiền ứng trước, nhưng không có khả năng giao hàng, hoặc không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng như đã quy định trong L/C, đòi hỏi NH phục vụ nhà XK phát hành một L/C trong đó cam kết với người NK là sẽ hoàn trả lại số tiền đã đặt cọc, tiền ứng trước và chi phí mở L/C cho nhà NK. Một L/C như vậy gọi là L/C dự phòng.
- L/C đối ứng
+ L/C chỉ bắt đầu có hiệu lực khi L/C kia đối ứng với nó đã được mở
+ Trong hai L/C sẽ có một L/C mở trước phải ghi: “L/C này chỉ có hiệu lực khi người hưởng lợi đã mở lại một L/C đối ứng cho người mở L/C này hưởng”; và trong L/C đối ứng phải ghi câu: “L/C này đối ứng với L/C số…. mở ngày…. Tại ngân hàng….”
- L/C điều khoản đỏ
+ Loại L/C này có tên là L/C điều khoản đỏ là do có 1 điều khoản đặc biệt trong L/C được in bằng mực đỏ, để lưu ý tính chất riêng của loại tín dụng này.
+ Thực chất đây là 1 loại tín dụng ứng trước, nó được kèm theo 1 điều khoản đặc biệt là NHPH cho phép NHTB hoặc NHXN ứng tiền trước cho người thụ hưởng để họ mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất hàng hóa theo L/C đã được mở.
1.3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐA DẠNG HOÁ L/C TRONG THANH TOÁN TDCT
1.3.1 Khái niệm đa dạng hoá các loại L/C:
Đa dạng hóa L/C trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là tư vấn cho các doanh nghiệp XNK sử dụng thêm nhiều loại L/C để thanh toán trong các hợp đồng mua bán ngoài những loại L/C đã và đang được sử dụng tại ngân hàng.
Mỗi loại L/C đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng của nó. Áp dụng đúng loại L/C phù hợp vào từng hợp đồng mua bán sẽ làm cho giao dịch được thuận tiện, nhanh chóng và thành công.
Nếu sử dụng L/C đúng và phù hợp với mỗi hợp đồng thương mại sẽ làm cho thương vụ đạt hiệu quả cao nhất. Từ đó giúp phát triển hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp.
1.3.2. Lợi ích của đa dạng hoá L/C trong thanh toán TDCT đối với nhà XNK.
Đối với khách hàng nhập nguyên vật liệu về để gia công sau đó bán lại sản phẩm đó cho chính người cung cấp nguyên liệu thì nên tư vấn cho khách hàng sử dụng L/C đối ứng, vì đây là loại L/C đảm bảo chất lượng cho đơn vị gia công
Đối với những khách hàng xuất khẩu, ngân hàng có thể tài trợ bằng L/C giáp lưng, hình thức tài trợ này sử dụng phổ biến trong mô hình mua bán qua trung gian. Với hình thức tái trợ này, người XK trung gian có thể tiến hành kinh doanh chênh lệch giá mà không cần bỏ ta nhiều vốn
1.3.3 Lợi ích của da dạng hoá L/C trong thanh toán TDCT đối với NHTM.
Khi đa dạng hoá các loại hình thư tín dụng phục vụ cho hoạt động thanh toán, ngân hàng có những lợi ích lớn như sau:
Lợi nhuận của ngân hàng tăng lên nhờ thu từ phí dịch và lãi suất.
Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, đây là một lợi thế giúp ngân hàng cạnh tranh với các NHTM khác
Uy tín của ngân hàng tăng lên do biết vân dụng và thực hiện tốt các công cụ của phương pháp thanh toán TDCT – các loại L/C.
Ngày nay, chúng ta nhận thấy rằng: Phương thức thanh toán TDCT đã và đang được các doanh nghiệp XNK ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong hoạt động TTQT. Do đó, việc sử dụng loại L/C nào trong phương thức này sao cho có hiệu quả nhất đối với từng thương vụ là vấn đề đang được các doanh nghiệp quan tâm. Hiện nay, tại Việt Nam, đa số các doanh nghiệp XNK chưa có bộ phận chuyên về TTQT, các doanh nghiệp còn lại nếu có bộ phận này thì vẫn còn khá non yếu về nghiệp vụ nên họ cần nhiều đến sự giúp đỡ của NHTM.
Như vậy, việc đa dạng hóa các hình thức L/C trong phương thức tín dụng chứng từ trong TTQT tại ngân hàng là vô cùng cần thiết. Nó giúp ngân hàng hỗ trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp, phát triển ngoại thương, mở rộng hoạt động TTQT, nâng cao uy tín đối với khách hàng. Từ đó góp phần làm tăng doanh thu cho ngân hàng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TDCT VÀ VIỆC ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC L/C TẠI VPBANK
2.1 KHÁI QUÁT VỀ VPBANK
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triền
Ngân hàng Thương mại cố phần các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (tên viết tắt: VPBank) được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0042/NH-CP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12/08/1993, và giấy phép số 1535/QĐ-UB do ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội cấp ngày 04/09/1993. Kể từ ngày 10/09/1993, Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động.
Tên giao dịch Quốc tế: Vietnam Join-stock Commercial Bank For Private Enterprises
Trụ sở chính: Số 8 phố Lê Thái Tổ, Phường Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Website: www.vpb.com.vn
Một số giai đoạn phát triển chính:
Từ năm 1994 – 2004: Đây là khoảng thời gian VPBank tích cực mở rộng mạng lưới và phát triển sản phẩm nhằm chiếm lĩnh thị phần và tăng lượng khách hàng giao dịch. Nhiều chi nhánh và PGD của VPBank đã được khai trương trong thời gian này.
Năm 2005: VPBank công bố thay đổi logo và hệ thống diện thương hiệu với 2 màu sắc chủ đạo là xanh lá đậm và đỏ tươi. Cũng chính trong năm này, VPBank cũng từng bước tăng cường quy mô, mở rộng mạng lưới hoạt động thông qua việc 2 lần điều chỉnh tăng vốn điều lệ (đạt 310 tỷ đồng vào thời điểm cuối năm 2005) và khai trương 12 điểm giao dịch trong cả nước.
Năm 2006: Đây là năm hoạt động sôi động của VPBank, là bước ngoặt đổi mới với nhiều sự kiện lớn. Tháng 2, VPBank chuyển trụ sở chính về tòa nhà sô 8 Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm tạo điều kiện cho ngân hàng kinh doanh hiệu quả, hỗ trợ cho việc củng cố niềm tin từ khách hàng và đối tác của VPBank. Cũng trong năm này, VPBank mở rộng quy mô hoạt động, nhằm hướng tới mô hình tập đoàn thông qua việc khai trương 2 công ty trực thuộc là công ty Quản lý Tài sản VPBank (VPB ACM) và công ty Chứng khoán VPBank (VBPS). Vốn điều lệ của VPB cũng được nâng dần lên đạt 750 tỷ đồng. Bên cạnh đó, 18 chi nhánh và PGĐ khác cũng được khai trương
Năm 2007: VPBank cho ra mắt 2 dòng sản phẩm thẻ VPBank MasterCard Platinum và VPBank MasterCard MC2 ứng dụng công nghệ thẻ chip theo tiêu chuẩn EMV. Đây là công nghệ thẻ tiên tiến trên thế giới, giúp bảo mật thông tin khách hang. Tại Việt Nam VPBank là ngân hàng đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ này.
Năm 2008: NHNN chấp nhận cho VPBank bán thêm 5% cổ phần của mình cho OCBC, nâng tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần của OCBC tại VPBank lên 15%. Bên cạnh đó, năm 2008, VPBank ra mắt sản phẩm thẻ VPBank MasterCard E-Card. Ngoài ra VPBank cũng đã khai trương thêm 32 chi nhánh và PGĐ nâng số lượng chi nhánh và phòng giao dịch trong toàn bộ hệ thống lên 135 điểm giao dịch.
2.1.2 Cơ cấu.
Bảng 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VPBank
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
Phòng kế toán
BAN ĐIỀU HÀNH
Phòng thanh toán Quốc tế
Ban kiểm soát
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Phòng kiểm toán nội bộ
Các ban tín dụng
Hội đồng quản lý tài sản nợ, tài sản có
Văn phòng
Hội đồng quản trị
Hội đồng tín dụng
Phòng pháp chế
Phòng ngân quỹ
Phòng tổng hợp và phát triển sản phẩm
Văn phòng
Trung tâm
Western Union
Trung tâm tin học
Trung tâm thẻ
Trung tâm đào tạo
Công ty chứng khoán VPBank
Công ty quản lý tài sản VPBank
Các chi nhánh
Các phòng giao dịch
2.1.3 Những hoạt động chủ yếu tại VPBank.
Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước và ngoài nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác. Hoạt động này được VPBank rất chú trọng. Với sự nỗ lực trong việc đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn VPBank được xem là Ngân hàng khá năng động trong việc đưa ra các chương trình khuyến mại, sản phẩm huy động vốn độc đáo, hấp dẫn, đáp ứng đúng nhu cầu tâm lý người dân.
Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tơ có giá; hùn vốn và kinh doanh theo luật định
Làm dịch vụ thanh toán giữa các Ngân hàng, khách hàng
Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế, huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ Ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được NHNN cho phép
Hoạt động bao thanh toán
Hoạt động ngân quỹ: VPBank luôn đặt mục tiêu đảm bảo an toàn hoạt động vốn và đảm bảo khả năng thanh khoản lên hàng đầu và thực tế VPBank là một trong số ít các Ngân hàng luôn đảm bảo khả năng thanh khoản tại mọi thời điểm.
Hoạt động quản lý rủi ro: luôn được VPBank quan tâm hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động và tránh được những sai lầm
Hoạt động thanh toán quốc tế và Kinh doanh ngoại hối: Bên cạnh hoạt động huy động vốn, tín dụng…. thanh toán quốc tế cũng là một trong những hoạt động được chú trọng ở VPBank. Hiện nay, VPBank thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế dưới các phương thức chính là: chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ và các hình thức kinh doanh ngoại tệ như: mua bán ngoại tệ giao ngay, kỳ hạn…
Bảng 2.2 Tình hình TTQT giai đoạn 2005- 2009 tại VPBank
Đơn v ị: nghìn USD
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009
DS L/C xuất
10.980
11.470
9.560
11.511
13.001
DS L/C nhập
12.400
11.460
18.070
18.080
20.134
DS chuyển tiền
34.987
43.997
51.077
71.469
79.502
DS chuyển tiền đi
3.810
3.920
4.257
15.295
17.028
DS chuyển tiền đến
31.177
40.177
46.820
56.174
65.791
DS nhờ thu
1247
1360
1360
380
438
(Nguồn: Báo cáo về dịch vụ TTQT của VPBank)
2.2 THỰC TRẠNG TDCT VÀ VIỆC ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC L/C TẠI VPBANK
Là 1 ngân hàng thương mại đô thị đa năng, hoạt động với phương châm lợi ích của khách hàng là trên hết, lợi ích của người lao động được quan tâm, đóng góp hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng, các hoạt động của VPBank và đặc biệt là hoạt động tín dụng chứng từ luôn được chú trọng phát triển. Ở đây sẽ xét đến 2 lĩnh vực thanh toán tín dụng chủ yếu là : Thanh toán tín dụng nhập khẩu và thanh toán tín dụng xuất khẩu
2.2.1 Thanh toán thư tín dụng nhập khẩu.
Đóng vai trò là ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu, ngân hàng VPBank đã thực hiện các nghiệp vụ sau:
- Phát hành thư tín dụng:
- Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ
- Ký quỹ mở L/C. Phòng TTQT và phòng tín dụng cùng phối hợp, đề nghị mức ký quỹ hợp lý.
- Phát hành L/C
- Sửa đổi L/C( nếu có). Khi có yêu cầu sửa đổi thư tín dụng, TTV sẽ kiểm tra tính hợp lệ của sửa đổi (có đủ chữ ký theo thẩm quyền hay không).
- Tiếp nhận, kiểm tra bộ chứng từ và thanh toán
Trong những năm vừa qua, hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu đã đóng góp không nhỏ vào doanh thu dịch vụ của ngân hàng.
Bảng 2.3 Doanh thu L/C nhập khẩu.
(Đơn vị: USD)
Năm
Nhập
Số lượng
Giá trị
2005
930
69478204,46
2006
1023
76426024,13
2007
1126
84.068.626,55
2008
820
77.872.796,21
2009
1048
100.021.914,7
(Nguồn: báo cáo thường niên của ngân hàng VPBank)
Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ trên ta có thể thấy được số món L/C mà phòng TTQT của VPBank mở giảm từ 1126 món trong năm 2007 xuống còn 820 món trong năm 2008. Doanh số mở L/C trong năm 2008 cũng giảm đáng kể. Có 2 nguyên nhân dẫn đến việc giảm doanh số này.
Do thị trường tài chính trong năm 2008 không thuận lợi, nhiều doanh nghiệp XNK gặp khó khăn, do vậy việc nhâp khẩu hàng hoá giảm mạnh.
Một số khách hàng là doanh nghiệp XNK của ngân hàng, trước đây thanh toán hàng hoá thưởng sử dụng phương thức TDCT, nhưng khi đã trở nên quen thuộc và tin tưởng vào bạn hàng, họ chuyển sang phương thức chuyển tiền bằng phương thức chuyển tiền. Sang năm 2009 số lượng và doanh số mở L/C nhập khẩu lại tăng mạnh, song cũng chưa bằng năm 2007.
2.2.2 Thanh toán thư tín dụng xuất khẩu.
2.2.2.1 Thông báo thư tín dụng xuất khẩu.
Tuân thủ nguyên tắc:
- Thông báo trực tiếp cho khách hàng.
- Kiểm tra tính xác thực của L/C
- Bản gốc L/C sửa đổi chỉ được in ra và giao cho khách hàng 01 bản duy nhất.
a/ Thông báo gián tíêp
- Thông báo bằng SWIFT: việc chuyển tiếp này chỉ thực hiện khi hệ thống máy tính của VPBank hỗ trợ việc chuyển tiếp tự động
- Thông báo bằng Telex: TTV phải sử dụng nguyên file nhận về để tạo điện phát đi để chuyển tải nguyên văn nội dung nhận được đồng thời nêu rõ
- Thông báo bằng thư: nhân viên A/O căn cứ vào nội dung L/C nhận được để điền thông tin vào mẫu thông báo bằng thư và chuyển tiếp cho NHTB cuối cùng.
b/Thông báo trực tiếp.
- Tra cứu tên và địa chỉ khách hàng, phân L/C về chi nhánh nơi khách hàng đang hoạt động hoặc nơi gần khách hàng nhất.
- Đăng ký và nhập dữ liệu vào hệ thống, kiểm tra nội dung thư thông báo,trình người có thẩm quyền duyệt.
c/ Thông báo sơ bộ.
- Tuỳ theo yêu cầu của NHPH hoặc của VPBAnk, nhân viên AO có thể lập thư thông báo sơ bộ L/C cho khách hàng trước khi thông báo chính thức và giao L/C gốc.
2.2.2.2 Xuất trình bộ chứng từ theo thư tín dụng xuất khẩu.
Nhận chứng từ từ nhà XK.
Kiểm tra chứng từ.
- Thanh toán viên (TTV) tiến hành kiểm tra số lượng và chủng loại các chứng từ xuất trình.
- Phối hợp với nhân viên tín dụng (AO) thông báo về các sai sót trong bộ chứng từ đồng thời tư vấn để khách hàng có thể hoàn thiện bộ chứng từ.
- Lập thư gửi chứng từ đòi tiền.
- Theo dõi tiền về, tra soát và thanh toán cho người thụ hưởng
Bảng 2.4 Doanh số thông báo L/C XK theo phương thức TDCT.
Năm
Nội dung
2005
2006
2007
2008
2009
Số L/C thông báo
89
100
133
111
150
Năm sau/Năm trước (%)
112.35
133
83,56
135,13
Tổng Doanh số (nghìn USD)
6.743,5
8.951,32
10.660,06
9.294,13
11.701,3
Năm sau/Năm trước(%)
132,74
119,1
87,18
12
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động TTQT của VPBank)
Biểu đồ 2.1 Doanh số thông báo L/C qua các năm (2005-2009)
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động TTQT của VPBank)
Doanh số thông báo của NH thấp hơn nhiều so với doanh số mở L/C. Đây là tình trạng chung của khá nhiều NH tham gia hoạt động TTQT. Bởi vì đều có một số nguyên nhân chung là
+ Thứ nhất hiện nay nước ta đang nhập siêu, cán cân thương mại mất cân bằng giữa nhập và xuất.
+ Thứ hai là do sự uy tín cuả các doanh nghiệp XNK của nước ngoài. Các doanh nghiệp này có uy tín trong hoạt động ngoại thương nên khi thanh toán tiền hàng, họ thích dụng phương thức thanh toán chuyển tiền hơn và nhà XK Việt Nam chấp thuận thanh toán theo phương thức này.
Nhìn vào biểu đồ thấy được rẳng trong năm 2008, doanh số L/C thông báo của VPBank giảm đáng kể, số món L/C mà ngân hang thông báo là 111 món, chỉ bằng 83.56% so với năm 2007 và doanh số thông báo là 9.294,13 nghìn USD, bằng 87,18% so với 2007. Có tình trạng này là do những biến động trên thị trường tiền tệ làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và của ngân hàng. Đồng thời, một số doanh nghiệp xuất khẩu chuyển sang sử dụng phương thức thanh toán chuyển tiền. Nhưng sang đến năm 2009 tình hình có khởi sắc hơn. Số L/C thông báo lên đến 150 và tổng doanh số tương ứng là 11.701,3
2.2.3 Thực trạng áp dụng các loại L/C tại Ngân hàng VPBank.
Tại VPBank loại L/C không huỷ ngang đựơc sử dụng chủ yếu. Trong loại L/C này, NH cung cấp cho khách hàng loại L/C trả ngay và L/C kỳ hạn. Trong suốt những năm hoạt động, con số L/C mà VPBank đã mở không nhỏ nhưng rất ít L/C nào mà VPBank mở khách hàng yêu cầu phải được xác nhận tại 1 NH khác. Việc này đã chứng tỏ được uy tín của VPBank trên thị trường tài chính- ngân hàng quốc tế.
Tại Việt Nam, loại L/C đặc biệt tuy đã đựơc sử dụng, nhưng con số này chỉ là rất nhỏ. Số L/C đặc biệt được sử dụng chỉ chiếm khoảng 5% trong tổng số L/C được phát hành. Không nằm ngoài thực trạng chung đó, VPBank cũng sử dụng loại L/C cơ bản là chủ yếu. Việc cung cấp các loại L/C của NH hầu hết là L/C cơ bản, ngoài ra, có L/C chuyển nhượng, tuy nhiên con số này là rất nhỏ
Nói chung VPBank đã thực hiện tốt vai trò của một NHPH, NHTB hay NHXK trong suốt quá trình thực hiện hoạt động TTQT nói chung và nghiệp vụ thanh toán tín dụng nói riêng .
Bảng 2.4 Thực trạng áp dụng các loại L/C tại VPBank
L/C đã áp dụng vào phương thức thanh toán TDCT
L/C chưa áp dụng vào phương thức thanh toán TDCT
L/C không huỷ ngang
L/C dự phòng
L/C không huỷ ngang có xác nhận
L/C điều khoản đỏ
L/C chuyển nhượng
L/C giáp lưng
L/C tuần hoàn
L/C đối ứng
Dựa vào bảng thể hiện các loại L/C hiện đang được áp dụng tại Ngân hàng VPBank, có thể thấy được sản phẩm, dịch vụ thanh toán cũng tương đối da dạng. Hoạt động trên một địa bàn có nhiều doanh nghiệp XNK và các mặt hàng XNK hết sức đa dạng phong phú, khả năng ứng dụng các loại L/C đặc biệt vào trong phương thức thanh toán TDCT là không khó. Nhiều những khách hàng uy tín của ngân hàng có doanh số mở L/C lớn và ổn định, thay vì việc phải mở nhiều L/C cho các doanh nghiệp này, VPBank có thể áp dụng loại L/V tuần hoàn, việc này vừa rút gọn khối lượng công việc, vừa tiết kiệm thời gian, chi phí...
Bảng 2.5 Doanh thu từ hoạt động TTQT qua các năm 2006-2009.
Đơn vị: USD
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009
1.Doanh thu TTQT
4,9
6,1
8,68
10,85
15,2
Tỷ lệ Năm sau/Năm trước
124,5%
142,3%
112,5%
140,1%
2. Tổng doanh thu
852.9
114,8
198,4
158,7
222,09
3. Doanh thu từ dịch vụ
9.8
12,3
15,8
17,2
21,1
(Nguồn: Tổng kết công tác TTQT năm 2005- 2009)
Biẻu đồ 2.2. So sánh doanh thu về TTQT qua các năm 2005-2009
(Nguồn: báo cáo tình hình hoạt động TTQT của VPBank các năm 2005-2009)
Qua biểu đồ trên ta thấy được daonh thu về TTQT của VPBank tăng qua các năm. Riêng trong năm 2008, do tình hình kinh tế khó khăn nên doanh thu về TTQT tăng chậm hơn, con số doanh thu cũng ở mức tương đối, điều này chứng tỏ sự nỗ lực không ngừng của cán bộ phòng TTQT nói riêng và của toàn ngân hàng nói chung.
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TDCT VÀ VIỆC ÁP DỤNG CÁC LOẠI HÌNH L/C TẠI VPBANK.
2.3.1 Những kết quả đạt được
2.3.1.1 Hoạt động thanh toán TDCT.
Trong những năm hoạt động, nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng VPBank đã đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc và góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận cho toàn ngân hàng.
Phương thức chứng từ được sử dụng rất phổ biến tại VPBank. Trong những năm qua nghiệp vụ này đã đóng góp những kết quả không nhỏ cho hoạt động TTQT của ngân hàng, cụ thể như sau:
Một là, doanh thu của dịch vụ thanh toán bằng phương thức TDCT đã góp phần tăng doanh thu về dịch vụ vho ngân hàng. Đây chính là nguồn thu ngoài nguồn thu từ nghiệp vụ truyền thống là huy động và sử dụng vốn.
Hai là, hoạt động thanh toán phương thức TDCT đã tích cực hỗ trợ hoạt động tín dụng, bảo lãnh, tài trợ XNK. Để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng là doanh nghiệp kinh doanh XNK, VPBank đã thực hiện cho 1 số doanh nghiệp đủ điều kiện vay để thu mua hàng hoá XNK và thu nợ từ nguồn ngoại tệ thu về.
Ba là, thông qua nghiệp vụ thanh toán TDCT, VPBank đã có được các mối quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng nước ngoài và đối tác nước ngoài (như ngân hàng OCBC, the bank of New York, Citibank, BIDV..) phát triền quan hệ đối ngoại, củng cố và nâng cao uy tín của mình trên thị trường tiền tệ.
Bốn là, VPBank đã nỗ lực trong việc thu hút nguồn vốn ngoại tệ để đảm bảo cho nhu cầu thanh toán mậu dịch và phi mậu dịch cuả khách hàng. Ngân hàng đã có nhiểu biện pháp nhằm đa dạng hoá và đẩy mạnh thu hút nguồn ngoại tệ như: mua bán ngoại tệ giao ngay, ký hạn, nhận tiền gửi ngoại tệ của khách hàng, vay vốn bằng ngoại ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31252.doc