Giải pháp hoàn thiện hoạt động Nhập khẩu nguyên liệu Clinker của Công ty VINACIMEX

mục lục Lời nói đầu Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế như hiện nay, nước ta đã và đang thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đổi mới nền kinh tế theo xu hướng mở cửa, tích cực tham gia vào phân công lao động và hợp tác quốc tế. Đặc biệt là hoạt động ngoại thương, vai trò của hoạt động này đối với sự phát triển kinh tế đối với mỗi quốc gia là rất lớn. Hiểu rõ được tầm quan trọng ấy, Đảng và Nhà nước đã chủ trương: “ Nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế cũng như sự

doc70 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động Nhập khẩu nguyên liệu Clinker của Công ty VINACIMEX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp phát triển khoa học kĩ thuật và công nghiệp hoá của nước ta tiến hành nhanh hay chậm, điều đó phụ thuộc một phần vào việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại” (trích: văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI ). Với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường thế giới, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đã gặp không ít khó khăn trong giai đoạn đầu của quá trình hội nhập. Tuy nhiên, với sự phát triển, nghiên cứu, đổi mới không ngừng của các doanh nghiệp, hoạt động này đã thu được nhiều kết quả khả quan, đáp ứng được nhu cầu của người dân, phát triển nền kinh tế trong nước. Xi măng là nguyên liệu thiết yếu cho sự phát triển đất nước, đặc biệt là trong giai đoạn này, khi mà nhu cầu xây dựng trong nước đang tăng. Việc tăng trưởng kinh tế đồng nghiã với sự phát triển về cơ sở hạ tầng. Những công trình xây dựng, kiến trúc, các tuyến đường … thi nhau mọc lên và hoàn thành, đòi hỏi một lượng lớn sản phẩm xi măng. Năm 2004, nhu cầu về xi măng trong nước là 26 triệu tấn, tăng 13% so với năm 2003 (là 23 triệu tấn), và theo dự báo nhu cầu này vẫn còn tăng nhanh: năm 2005 khoảng 29 triệu tấn, và đến năm 2010 dự đoán khoảng 46 triệu tấn. Với một lượng nhu cầu lớn như vậy, các doanh nghiệp trong nước không thể đáp ứng hết được nhu cầu này và cũng không có đủ nguyên liệu để sản xuất ra xi măng, vì vậy các doanh nghiệp phải nhập khẩu thêm xi măng và các nguyên liệu cần thiết để sản xuất ra xi măng Công ty VINACIMEX là công ty trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam (VNCC) giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động nhập khẩu xi măng, và nguyên liệu để sản xuất nó. Hoạt động nhập khẩu các nguyên liệu để cung cấp cho các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất của các đơn vị sản xuất xi măng. Sau hơn 10 năm hoạt động, công ty đã đạt được kết quả kinh doanh tốt, xây dựng được uy tín của mình trên thương trường trong nước cũng như quốc tế, tạo được nhiều mối quan hệ bạn hàng kinh doanh. Để nâng cao hơn nữa vai trò hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty VINACIMEX, trước hết cần phải đảm bảo các biện pháp để thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhập khẩu các nguyên liệu của công ty. Với nhận thức đó, sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu hoạt động kinh doanh của công ty VINACIMEX, tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu nguyên liệu Clinker của công ty VINACIMEX ” Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu những vấn đề lí luận cơ bản về hoạt động nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường. - Đánh giá thực trạng hoạt động nhập khẩu của công ty VINACIMEX, trên cơ sở đó phân tích được những thành tựu, thuận lợi cũng như những khó khăn, hạn chế còn mắc phải. - Đề ra một số biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu nguyên liệu Clinker của công ty VINACIMEX. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: là những vấn đề cơ bản về hoật động nhập khẩu và các giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của công ty VINACIMEX. - Phạm vi nghiên cứu: luận văn tập trung vào nghiên cứu thự tiễn hoạt động nhập khẩu nguyên liệu clinker, và các biên pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu mặt hàng này của công ty VINACIMEX. Phương pháp nghiên cứu: Chuyên đề sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, tổng hợp, khái quát hoá. Kết cấu của chuyên đề: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề gồm có ba phần: Phần 1: Một số vấn đề về hoạt động nhập khẩu và khái quát về công ty VINACIMEX Phần 2: Thực trạng hoạt động nhập khẩu nguyên liệu Clinker của công ty VINACIMEX. Phần 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu nguyên liệu Clinker của công ty VINACIMEX. Trong thời gian làm chuyên đề, được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn thực tập Th.s Nguyễn Liên Hương và các cô chú trong công ty VINACIMEX đã giúp em hoàn thành đề tài này. Song do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm thực tế nên bài viết này sẽ có nhiều thiếu xót. Kính mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của các thầy cô để bài viết trở lên hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Phần I Một số vấn đề về hoạt động nhập khẩu và khái quát về công ty VINACIMEX. I. Lí luận chung về hoạt động nhập khẩu. 1. Khái niệm, đặc điểm hoạt động nhập khẩu. 1.1. Khái niệm. Nhập khẩu hàng hoá là một nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế. Có thể hiểu nhập khẩu là sự mua hàng hoá và dịch vụ từ nước ngoài về phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước hoặc tái sản xuất với mục đích nhằm thu lợi nhuận và nối liền sản xuất với tiêu dùng giữa các quốc gia. Kinh doanh nhập khẩu là sự trao đổi hàng hoá dịch vụ giữa các chủ thể thuộc các quốc gia khác nhau thông qua hành vi mua nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước hoặc tái sản xuất nhằm thu lợi nhuận. Nhập khẩu thể hiện sự phụ thuộc, quan hệ với nhau giữa nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới, nó quyết định đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia. 1.2. Đặc điểm. Nhập khẩu là hoạt động buôn bán phức tạp hơn nhiều với hoạt động buôn bán trong nước, các chủ thể tham gia vào hoạt động này là các tổ chức kinh tế, các công ty giữa các quốc gia trên thế giới. Đối với hoạt động nhập khẩu, việc mua bán qua các trung gan chiếm tỉ trọng lớn, đồng tiền thanh toán phải là các ngoại tệ mạnh, hàng hoá phải được vận chuyển qua biên giới, cửa khẩu của các quốc gia. Hoạt động nhập khẩu có liên quan trực tiếp đến các quan hệ về chính trị và kinh tế giữa các nước nhập khẩu và các nước xuất khẩu, ví dụ một nước bị cấm vận sẽ rất khó khăn trong việc nhập khẩu. Nhập khẩu là cơ hội tốt để các doanh nghiệp có quốc tịch khác nhau làm ăn với nhau và qua đó góp phần phát triển các mối quan hệ giữa các nước. Hoạt động nhập khẩu phải tuân theo luật pháp quốc tế, tuân theo những tập quán, thông lệ quốc tế và chịu sự quy định chung của luật pháp, tập quán của riêng từng quốc gia tham gia vào hoạt động nhập khẩu. Nhà nước phải quản lí hoạt động nhập khẩu thông qua các công cụ như thuế, hạn ngạch… và bằng các văn bản pháp luật, quy định danh mục hàng hoá được phép nhập khẩu và không đựoc phép nhập khẩu. 2. Vai trò hoạt động nhập khẩu. Với xu thế hội nhập kinh tế như hiện nay, các quốc gia trên thế giới đều không ngừng mở rộng mối quan hệ, giao lưu, buôn bán với nhau để có thể tạo nhiều điều kiện phát triển đất nước mình. Sự phụ thuộc về kinh tế giữa các quốc gia ngày càng lớn mạnh, điều đó được thể hiện thông qua việc nhiều tổ chức kinh tế, trung tâm thương mại được hình thành như khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), diễn đàn kinh tế Châu á Thái Bình Dương (APEC), hiệp hội các quốc gia Đông Nam á(ASIAN), liên minh châu âu (EU), đặc biệt là tổ chức thương mại quốc tế (wto)… Trong xu hướng đó, hoạt động nhập khẩu càng có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với các quốc gia. Vai trò của hoạt động nhập khẩu không chỉ có ý nghĩa đối với sự phát triển của mỗi quốc gia mà còn góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế toàn cầu. Vai trò của hoạt động nhập khẩu thể hiện như sau: Thứ nhất: do nguồn lực về nguyên nhiên liệu, khoa học kĩ thuật, khoáng sản, … của mỗi quốc gia là có hạn, các quốc gia không thể tự mình có thể phát triển các ngành nghề trong nước một cách đồng đều, toàn diện. Hoạt động nhập khẩu có thể giúp các quốc gia giải quyết được các vấn đề đó, đó là cơ sở để bổ sung hàng hoá trong nước không sản xuất được hoặc có sản xuất được nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Thứ hai: Nhập khẩu làm đa dạng hoá hàng hoá trong mỗi nước, nâng cao chất lượng của các loại hàng hoá, tạo sự cạnh tranh tranh trong nền kinh tế, buộc các doanh nghiệp, nhà sản xuất không ngừng đổi mới quy cách làm việc, cải tiến kĩ thuật, đầu tư công nghệ hiện đại nhằm làm tăng chất lượng hàng hoá, uy tín của mình. Thứ 3: Nhập khẩu xoá bỏ tình trạng độc quyền, phá vỡ triệt để nền kinh tế đóng và chế độ tự cung tự cấp, thúc đẩy quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Thứ 4: Nhập khẩu tạo ra năng lực mới trong sản xuất, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống xã hội, hạn chế các tệ nạn xã hội, tạo thu nhập và ổn định phát triển kinh tế xã hội. Thứ 5: Nhập khẩu tạo ra sự liên kết giữa nền kinh tế trong nước và nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện cho phân công lao động quốc và hợp tác quốc tế, khai thác được lợi thế so sánh trên cơ sở chuyên môn hoá sản xuất. Thứ 6: Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu có quan hệ rất chặt chẽ với nhau, nếu như xuất khẩu được coi là động lực để phát triển kinh tế xã hội thì nhập khẩu chính là công cụ để thực hiện vai trò đó. Nhập khẩu thúc đẩy sản xuất nhằm nâng cao chất lượng hàng hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu hàng hoá. 3. Các hình thức nhập khẩu. Hoạt động nhập khẩu khá đa dạng và phức tạp do việc buôn bán được diễn ra với các chủ thể thuộc các quốc gia khác nhau. Trong thực tế hoạt động ngoại thương có nhiều hình thức nhập khẩu, nhưng tuỳ vào cách thức hoạt động của mỗi doanh nghiệp, tuỳ vào đặc trưng của mỗi quốc gia các doanh nghiệp nhập khẩu lựa chọn cho mình một cách thức nhập khẩu phù hợp nhất trong điều kiện của mình. Hoạt động nhập khẩu có nhiều hình thức nhưng tóm lại nó gồm những hình thức sau đây: 3.1. Nhập khẩu uỷ thác. Nhập khẩu uỷ thác là hoạt động nhập khẩu được hình thành giữa một bên là doanh nghiệp trong nước có vốn ngoại tệ riêng và có nhu cầu nhập khẩu một số loại hàng hoá nhưng không có quyền tham gia nhập khẩu trực tiếp hay không có đủ kinh nghiệm nếu tự làm sẽ không có hiệu quả, doanh nghiệp đó uỷ thác cho một doanh nghiệp khác có chức năng trực tiếp giao dịch ngoại thương tiến hành nhập khẩu theo yêu cầu của mình. Bên nhận uỷ thác phải tiến hành đàm phán và kí kết hợp đồng, làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá theo yêu cầu của bên uỷ thác và được hưởng một khoản thù lao theo thoả thuận gọi là phí uỷ thác. 3.2 Nhập khẩu tự doanh. Hoạt động nhập khẩu tự doanh (hay còn gọi là hoạt động nhập khẩu trực tiếp) là hoạt động nhập khẩu độc lập của một doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp trên cơ sở nghiên cứu thị trường trong nước và nước ngoài, tính toán đầy đủ các chi phí, chính sách luật pháp của quốc gia, luật pháp và các thông lệ, tập quán trên thế giới. 3.3. Nhập khẩu liên doanh. Nhập khẩu liên doanh là hoạt động nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở liên kết kinh tế một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp, trong đó có ít nhất một doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp. Các doanh nghiệp phối hợp cùng nhau để tiến hành giao dịch và đề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan đến các hoạt động nhập khẩu, thúc đẩy hoạt động nhập khẩu phát triển theo chiều hướng các bên cùng có lợi, cùng phân chia lỗ lãi phụ thuộc vào trách nhiệm của mỗi bên. 3.4. Nhập khẩu hàng đổi hàng. Nhập khẩu hàng đổi hàng cùng với trao đổi bù trừ là hai nghiệp vụ chủ yếu của buôn bán đối lưu, nó là hình thức nhập khẩu gắn liền với xuất khẩu, thanh toán trong trường hợp này không phải bằng tiền mà sử dụng bằng hàng hoá. Mục đích nhập khẩu ở đây không phảI chỉ để thu lãi từ hoạt động nhập khẩu mà còn nhằm xuất khẩu được hàng, thu cả lãi từ hoạt động xuất khẩu. 3.5. Nhập khẩu tái xuất. Nhập khẩu tái xuất là hoạt động nhập khẩu hàng hoá vào trong nước nhưng không phải để tiêu dùng trong nước mà để xuất sang nước một nước thứ ba nào đó. Những hàng nhập khẩu này không được qua chế biến ở nước tái xuất . Như vậy, hoạt động nhập khẩu tái xuất được thực hiện thông qua ba nước: nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu. 4.Nội dung hoạt động nhập khẩu. 4.1.Nghiên cứu thị trường. Vấn đề nghiên cứu thị trường là một việc làm cần thiết đầu tiên của đối với bất kì công ty nào muốn tham gia vào thị trường thế giới. Quá trình nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập thông tin, số liệu về thị trường, so sánh phân tích những số liệu đó và rút ra kết luận. Những kết luận này sẽ giúp cho nhà quản lí đưa ra quyết định đúng đắn để lập kế hoạch Marketing. Công việc đầu tiên của người làm công tác thị trường là thu thập những thông tin có liên quan đến thị trường và mặt hàng mình quan tâm. Trong quá trình nghiên cứu thị trường, các nhà nghiên cứu thị trường cần phân tích các yếu tố cung, cầu của mặt hàng kinh doanh và của các sản phẩm tương tự, nghiên cứu và dự đoán xu hướng biến động về giá cả, đồng thời phân tích những điều kiện của thị trường như: điều kiện về quy chế và pháp lí, diều kiện về tài chính, điều kiện về kĩ thuật, điều kiện về con người và tâm lí…, lựa chọn thị trường kinh doanh. Hoạt động nghiên cứu thị trừơng diễn ra đầu tiên trong các khâu của hoạt động kinh doanh nhưng vai trò của nó thì vô cùng quan trọng, ảnh hưởng tới tất cả các khâu còn lại sau này. 4.2.Tìm và lựa chọn đối tác nhập khẩu. Sau khi nghiên cứu thị trường, các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ phải tìm đối tác nhập khẩu. Trong quá trình nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp đã lựa chọn được mặt hàng và thị trường kinh doanh, lúc này việc lựa chọn đối tác nhập khẩu dựa vào những yếu tố đó, làm sao phải đảm bảo đạt được những nguyên tắc trong nhập khẩu, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra được liên tục và có lãi. Công việc lựa chọn đối tác nhập khẩu cần phải hiểu các vấn đề sau: - Loại hình kinh doanh của đối tác. - Phạm vi, lĩnh vực kinh doanh của họ. - Vốn, cơ sở vật chất kĩ thuật của đối tác.. - Tình hình hoạt động hiện nay và xu hướng hoạt động trong tương lai của đối tác - Tình hình kinh doanh của các chi nhánh của bên đối tác (nếu có) . Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều nhà cung ứng có thể đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp, chính vì vậy các doanh nghiệp cần cân nhắc kĩ mọi yếu tố nhằm tối thiểu hoá được chi phí, mà vẫn tuân theo các nguyên tắc trong nhập khẩu, đảm bảo hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng và phát triển. 4.3 Lựa chọn phương thức giao dịch. Đối với hoạt động nhập khẩu đang ồn tại nhiều phương thức giao dịch, mỗi phương thức giao dịch có đặc điểm giao dịch và kĩ thuật tiến hành riêng. Căn cứ vào mặt hàng xác định nhập khẩu, đối tượng, thời gian giao dịch và năng lực của người tiến hành giao dịch mà doanh nghiệp lựa chọn phương thức giao dịch phù hợp. Dưới đây là một số phương thức giao dịch cơ bản nhất. Giao dịch trực tiếp. Giao dịch trực tiếp trong kinh doanh thương mại quốc tế là giao dịch mà người mua (hoặc bán) thoả thụa, bàn bạc, thoả luận trực tiếp (hoặc thông qua thư từ, điện tín…) với người bán (hoặc mua) về hàng hoá, giá cả, điều kiện giao dịch, phương thức thanh toán… Phương thức giao dịch trực tiếp ngày càng phát triển do trình độ năng lực giao dịch ngoại thương của người kinh doanh càng ngày càng tăng, các thông tiện thông tin đại chúng rất phát triển nên người ta có thể giao dịch trực tiếp với nhau được dễ dàng, đồng thời do nhu cầu càng cao của người tiêu dùng nên hoạt động bán hàng thường gắn liền với các hoạt động dịch vụ kèm theo. Việc giao dịch theo phưong thức này được thực hiện tuần tự theo các bước từ hỏi giá, báo giá, chào hàng và chấp nhận. Giao dịch qua trung gian. Giao dịch qua trung gian trong kinh doanh thương mại quốc tế là giao dịch mà người mua (hoặc người bán) quy định điều kiện trong giao dịch mua bán về hàng hoá giá cả, điều kiện giao dịch, phương thức thanh toán … phải qua một người thứ ba-người trung gian buôn bán. Hiện nay, phương thức giao dịch qua trung gian chiếm khoảng 50% kim ngạch buôn bán trên thế giới. Người trung gian ở đây có thể là một số cá nhân, hoặc là một tổ chức hay một doanh nghiệp.Người trung gian phổ biến trên thị trường là đại lí và môi giới. 4.3.3 Buôn bán đối lưu. Buôn bán đối lưu trong thương mại quốc tế là một phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng hoá dịch vụ trao đổi với nhau có gía trị tương đương. Buôn bán đối lưu có yêu cầu về sự cân bằng: về mặt hàng, về giá cả, về điều kiện giao hàng và cân bằng về tổng giá trị hàng hoá trao đổi. hoá. 4.3.4 Đấu giá quốc tế. Đấu giá quốc tế trong thương mại quốc tế là một phương thức bán hàng đặc biệt được tổ chức công khai ở một nơi nhất định, tại đó sau khi xem xétt trước hàng hoá, những người mua tự do cạnh tranh giá cả và cuối cùng, hàng hoá sẽ được bán cho người nào trả gía cao nhất. Thông thường mặt hàng được đấu giá quốc tế là mặt hàng có tiêu chuẩn hàng hoá. 4.3.5 Đấu thầu quốc tế. Đấu thầu quốc tế trong thương mại quốc tế là một phương thức giao dịch đặc biệt, trong đó người mua (tức là gọi thầu) công bố trước điều kiện mua hàng để người bán (tức là dự thầu) báo giá của mình muốn bán. Sau đó người mua sẽ chọn mua của người bán nào đáp ứng được yêu cầu của người mua. Đấu thầu đựoc áp dụng nhiều đối với các dự án đầu tư. 4.3.6 Giao dịch tại sở giao dịch hàng hoá. Sở giao dịch hàng hoá là một thị trường đặc biệt, tại đó thông qua những người môi giới do sở giao dịch chỉ định, người ta mua bán các loại hàng hoá có khối lượng lớn , có tính chất đồng loạt và phẩm chất có thể thay thế nhau được. 4.3.7 Giao dịch tại hội chợ triển lãm. Hội chợ là thị trường hoạt động định kì, tổ chức vào một thời gian và địa điểm cố định trong một thời hạn nhất định. Tại đó người bán trưng bày hàng hoá của mình và tiếp xúc với người mua để kí kết hợp đồng buôn bán. Triển lãm là nơi trưng bày, giới thiệu những thành tựu của một nền kinh tế hoặc của một ngành kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật… 4.4.Đàm phán, kí kết hợp đồng. Thực chất của quá trình thương lượng đàm phán là sự thoả thuận, thống nhất giữa các bên tham gia dựa theo nguyên tắc các bên cùng có lợi. Các yêu cầu đối với đàm phán: - Lấy lợi ích của tất cả các bên tham gia đàm phán làm nền tảng cho sự thương lượng, thoả thuận. - Trong quá trình đàm phán phải có thái độ tôn trọng ý kiến của nhau. - Phải lưu ý đến đặc điểm tâm lí truyền thống, văn hoá, giáo dục của các bên để có các cách ứng xử hợp lí. - Phải có quan điểm rõ ràng khi nảy sinh bất đồng trong quá trình thương lượng, đàm phán để cùng nhau giải quyết. Sau khi các bên đã đàm phán xong với nhau thì đi đến kí kết hợp đồng. Trong hợp đồng nhập khẩu, các bên phải quy định rõ các điều khoản sau: - Điều khoản về tên hàng. - Quy cách phẩm chất hàng hoá. - Bao bì, đóng gói và kí mã hiệu. - Thời gian, địa điểm và phương tiện giao hàng. - Giám định hàng hoá. - Điều kiện xếp hàng và thưởng phạt. - Điều kiên vận chuyển, bảo hiểm. - Thanh toán. - Trường hợp bất khả kháng. - Trách nhiệm của các bên do vi phạm hợp đồng. - Thủ tục giải quyết các tranh chấp hợp đồng. 4.5.Thực hiện hợp đồng. Sau khi kí kết hợp đồng nhập khẩu, các bên phải tuân theo các điều khoản trong hợp đồng đã kí kết mà thực hiện. Nếu bên nào khi thực hiện hoạt động kinh doanh không tuân theo một điều khoản nào đó trong hợp đồng thì bên đó phải chịu toàn bộ trách nhiệm khi có sự phản ánh, khiếu nại và khiếu kiện của phía đối tác, phải bồi thường thiệt hại theo như hợp đồng đã kí. Khi thực hiện hợp đồng cần tranh thủ những điều kiện hợp lí để đạt kết quả cao nhất như tìm cách tranh thủ bốc dỡ nhanh hàng hoá ở cảng sẽ đựơc thưởng…Chấp hành đầy đủ nghĩa vụ, kiểm tra và làm các thủ tục khi cần khiếu nại. Nếu bị khiếu nại, phải bình tĩnh giải quyết để đạt chi phí tối thiểu. Để tiến hành thực hiện hợp đồng nhập khẩu, đơn vị kinh doanh phải tiến hành thực hiện theo trình tự sau: Sơ đồ 1: Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Xin giấy phép nhập khẩu (nếu cần) Mở L/C khi bên bán giao hàng Đôn đốc bên bán giao hàng Thuê tàu Khiếu nại về hàng hoá (nếu có) Làm thủ tục thanh toán Giao hàng cho đơn vị đặt hàng Kiểm tra hàng hoá Nhận hàng Làm thủ tục Hải quan Mua bảo hiểm hàng hoá 4.6. Đánh giá kết quả hoạt động nhập khẩu. Mục đích hoạt động đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh nhằm xem xét hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp đạt được kết quả như thế nào, có thu được kết quả lãi hay lỗ thông qua các chỉ tiêu đánh giá để daonh nghiệp đề ra các biện pháp, phương hướng, mục tiêu trong thời gian kinh doanh tiếp theo. Dựa vào các chỉ tiêu đánh giá kết quả nhập khẩu, đó là các chỉ tiêu: chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu, chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận tính trên doanh thu nhập khẩu, chỉ tiêu sử dụng vốn kinh doanh để công ty đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu. 5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp. Hoạt động nhập khẩu khá phong phú và đa dạng với nhiều phương thức nhập khẩu, nhiều chủ thể kinh doanh giữa các quốc gia khac nhau nên hoạt động nhập khẩu chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau từ khách quan đến chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp. Những nhân tố có ảnh hưởng đên hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp bao gồm: - Chính sách luật pháp trong nước và quốc tế. Sự biến động của thị trường trong và ngoài nước. Thuế nhập khẩu. Sự phát triển của hệ thống tài chính, ngân hàng. ảnh hưởng của văn hoá các quốc gia. Sự phát triển của hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc. Các nhân tố thuộc về môi trường doanh nghiệp. Những nhân tố này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp, và nó quyết định nhiều đến khả năng kinh doanh thành công của doanh nghiệp trên thương trường. Sự ảnh hưởng của các nhân tố trên như thế nào sẽ được trình bày ở phần tiếp theo khi xem xét ảnh hưởng của các nhân tố đó tác động trực tiếp đến hoạt động nhập khẩu nguyên liệu Clinker của công ty VINACIMEX. II Khái quát về công ty VINACIMEX. 1. Quá trình thành lập và phát triển của công ty VINACIMEX. VINACIMEX là một đơn vị kinh doanh của tổng công ty xi măng Việt Nam (VNCC), được thành lập theo quyết định số 692/TM-TCCB của Bộ trưởng Bộ xây dựng ngày 03/11/1990. Trụ sở của VINACIMEX đặt tại 228- Lê duẩn – Hà nội. Công ty VINACIMEX có: - Tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, hạch toán kinh tế độc lập, các quyền và nghĩa vụ, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi số vốn do công ty quản lí. - Điều lệ tổ chức, hoạt động, bộ máy quản lí và điều hành. - Con dấu theo dấu quy định theo mẫu quy định của pháp luật, được mở tài khoản tiền gửi bằng đồng Việt nam và ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại trong nước, kho bạc nhà nước, cục đầu tư và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trụ sở đặt tại Việt nam. Trong những năm đầu kinh doanh, hoạt động kinh doanh của VINACIMEX bao gồm xuất khẩu và nhập khẩu xi măng và các nguyên vật liệu để sản xuất ra xi măng. Hoạt động kinh doanh của công ty đều chịu sự quản lí trực tiếp của VNCC và chịu sự quản lí nhà nước, của Bộ xây dựng, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, UBND tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Đồng thời, các hoạt động kinh doanh của công ty có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất với các công ty trực thuộc VNCC như công ty xi măng Bỉm Sơn, công ty xi măng Hoàng Thạch, công ty xi măng Hà Tiên, công ty xi măng Tam Điệp, công ty xi măng Hải Phòng… Sau hơn 10 năm hoạt động, công ty VINACIMEX đã tạo dựng được uy tín của mình đối với cả thị trường trong nước cũng như ngoài nước. Công ty đã có nhiều mối quan hệ bạn hàng với nhiều nhà cung ứng, nhiều tổ chức chính phủ, ngân hàng, các hãng kinh doanh bảo hiểm, các hãng vận chuyển… Nhu cầu xi măng trong nước trong những năm qua cao vượt quá so với lượng xi măng mà các doanh nghiệp trong nước sản xuất ra, các đơn vị sản xuất xi măng trong nước không có đủ nguyên vật liệu để sản xuất xi măng, đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của đất nước Bởi vậy, VNCC đã giao cho công ty VINACIMEX chỉ thực hiện hoạt động nhập khẩu các nguyên vật liệu để sản xuất xi măng như Clinker, thạch cao, gạch chịu lửa, giấy Kraft và nhập khẩu trang thiết bị cho việc sản xuất xi măng. Công ty VINACIMEX được thành lập với: - Tên giao dịch trong nước: công ty xuất nhập khẩu xi măng. - Tên giao dịch quốc tế: Viet Nam Nation Cement Trading Corporation. - Tên viết tắt: VINACIMEX. Công ty VINACIMEX có 2 chi nhánh: - Chi nhánh công ty xuất nhập khẩu xi măng tại thành phố Hồ Chí Minh, địa điểm tại lầu 3, 19 Hồ Tùng Mậu, Quận 1. - Chi nhánh công ty xuất nhập khẩu xi măng tại Thành phố Hải Phòng, địa điểm tại 14 Hồ Xuân Hương, Quận Hồng Bàng. 2. Đặc điểm kinh doanh, chức năng và nhiệm vụ của công ty VINACIMEX. 2.1 Đặc điểm kinh doanh. Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên công ty có nhũng đặc điểm riêng: - Nhập khẩu vật tư, phụ tùng, thiết bị lẻ phục vụ sản xuất xi măng và tấm lợp xi măng. - Nhập khẩu dây chuyền thiết bị đồng bộ cho các công trình đầu tư mới và đầu tư chiều sâu theo kế hoạch phát triển của ngành công nghiệp xi măng, của tổng công ty xi măng và Bộ xây dựng. - Xuất nhập khẩu xi măng, Clinker và các sản phẩm vật liệu xây dựng. 2.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty VINACIMEX. Theo quyết định số 920/TM-TCCB của Bộ thương mại quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của công ty VINACIMEX: - Nhập khẩu các nguyên vật liệu, thiết bị lẻ và các dây chuyền thiết bị để sản xuất xi măng và cung cấp cho các nhà máy sản xuất xi măng trong nước. Trong đó có 4 loại nguyên vật liệu chủ yếu được nhập về là Clinker, gạch chịu lửa, thạch cao và giấy Kraft. - Công ty thực hiện hoạt động nhận các hợp đồng uỷ thác liên quan đến phạm vi kinh doanh của công ty nhằm thu được một khoản phí hoa hồng. - Tìm hiểu nhu cầu thị trường liên quan đến ngành xi măng, tìm nguồn hàng thực hiện việc kí kết hợp đồng nhằm đảm bảo chất lượng, số lượng… - Thực hiện đầy đủ cam kết trong hợp đồng xuất nhập khẩu, các hợp đồng uỷ thác, đầu tư. - Quản lí, sử dụng vốn kinh doanh theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn của Nhà nước giao cũng như các nguồn vốn khác. - Các phòng ban trong công ty cần có quan hệ chặt chẽ, thống nhất, với nhau. Đồng thời các hoạt động kinh doanh của công ty có sự liên hệ, hỗ trợ với những công ty trực thuộc VNCC. - Quản lí, sử dụng tốt đội ngũ cán bộ, nhân viên, phát huy quyền làm chủ tập thể, khả năng sáng tạo kinh doanh, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá và chuyên môn, phân phối lợi nhụân theo kết quả lao động hợp lí. 3.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí. Trong quá trình hoạt động, để phù hợp với những yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường, công ty VINACIMEX đã có những sự thay đổi thích hợp trong cơ cấu tổ chức nhằm đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh. Giám đốc là người đứng đầu công ty, có 5 phòng ban và 2 chi nhánh Bộ máy tổ chức được bố trí như sau: - Giám đốc công ty: do Hội đồng quản trị Tổng công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm. Giám đốc công ty chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. - Phó giám đốc: giúp giám đốc đIều hành một hay một số lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty theo sự phân công hay uỷ quyền của Giám đốc. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ của Giám đốc phân công, uỷ quyền. - Kế toán trưởng: giúp giám đốc chỉ đạo, tổ chức, thực hiện công tác kế toán, thống kê, tài chính của công ty và có nhiệm vụ quyền hạn theo quy định của pháp luật. Phó giám đốc, kế toán trưởng do Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỉ luật. Các phòng và chi nhánh hoạt động kinh doanh dưới sự chỉ huy trực tiếp của Giám đốc công ty. Bộ máy tổ chức của công ty được bố trí như sau: Sơ đồ 2: Bộ máy tổ chức của công ty VINACIMEX. Giám Đốc Phòng Thiết bị và phụ tùng thay thế Phòng tổng hợp Phòng Kế Toán Phòng Ximăng- clinker Phòng quản lý dự án Chi nhánh Hải phòng Chi nhánh Hồ Chí Minh Hoạt động kinh doanh của công ty VINACIMEX được vận hành theo sơ đồ: Lãnh đạo Công ty Khối nghiệp vụ XNK Khối nghiệp vụ quản lý Khối tiếp nhận chuyển giao tại công trình Với bộ máy quản lí gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, tại văn phòng công ty khối nghiệp vụ xuất nhập khẩu có đủ khả năng đảm nhận mọi hình thức xuất nhập khẩu. Tại hai chi nhánh chuyên làm thủ tục, tiếp nhận, vận chuyển vật tư, thiết bị giao cho khách hàng. 4.Bố trí nhân lực. Tổng số cán bộ công nhân viên công ty có 72 người, trong đó có trên 55 cán bộ có trình độ đại học. Việc bố trí nhân lực được thống nhất, quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh giữa các phòng ban và các cán bộ trong công ty với nhau. Ban giám đốc công ty: chỉ đạo toàn bộ dự án. Phòng Tổng hợp : gồm trưởng phòng và 2 nhân viên của phòng có nhiệm vụ : - Thực hiện hợp đồng và các dịch vụ chuyên gia giao để phục vụ công trình. - Làm thủ tục cấp thị thực cho các đoàn chuyên gia,các đoàn công tác của Việt nam và nước ngoài vào, ra. - Xin giấy phép nhập khẩu thiết bị cho dự án. Phòng Ximăng- Clinker: gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và các nhân viên của phòng có nhiệm vụ: - Thực hiện hợp đồng nhập khẩu Clinker và các nguyên liệu thạch cao, gạch chịu lửa, giấy Kraft. Phân tích tình hình xi măng trong và ngoài nước. 3Đưa ra kế hoạch, mục tiêu nhập khẩu các nguyên liệu trên. Phòng dự án: gồm trưởng phòng cùng các chuyên viên của phòng dự án có nhiệm vụ: - Tham gia đoàn chuyên gia xét thầu - Tham gia đoàn chuyên gia đàm phán kí kết hợp đồng cung cấp. - Thực hiện hợp đồng cung cấp bao gồm các nhiệm vụ chính tổ chức hội nghị thiết kế lần 1, lần 2 tiếp nhận thiết kế. Điều động chuyên gia phục vụ xây lắp, chạy thử, nghiệm thu, bảo hành. Đôn đốc người bán hàng thực hiện hợp đồng để đảm bảo tiến độ công trình . - Tham gia nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu thời gian bảo hành công trình. - Tham gia phiên dịch trong thời gian chuẩn bị sản xuất. Phòng thiết bị và phụ tùng thay thế: gồm trưởng phòng và các nhân viên của phòng có nhiệm vụ: - Thực hiện hợp đồng nhập khẩu các thiết bị và phụ tùng thay thế. Phòng kế toán, thống kê, tài chính : gồm trưởng phòng cùng các chuyên viên phòng có nhiệm vụ: - Tham gia các thủ tục để đưa hợp đồng vào hiệu lực. - Mở tín dụng thư, theo dõi hợp đồng tín dụng. Theo dõi phần trả nợ theo quy định của hợp đồng tín dụng. - Kiểm soát, phân phối sử dụng các quỹ. - Quản lí, sử dụng vốn, tài sản và các hoạt động tài chính của công ty. Tổng hợp, cân đối kế hoạch tài chính đảm bảo vốn kinh doanh. Hai chi nhánh tại Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh: - Làm đầy đủ các thủ tục nhập khẩu cho hợp đồng cung cấp. - Tiếp nhận, kiểm đếm, bảo quản hàng hoá. Các việc giám định, bảo hiểm và tổ chức vận tải bàn giao thiết bị vật tư tại công trình. 5.Kết quả hoạt động ki._.nh doanh của công ty VINACIMEX. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Trong những năm gần đây, kết quả kinh doanh của công ty đã có những bước tiến rõ rệt, điều đó được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị : Triệu đồng VN Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Tổng tài sản có 59.340,37 60.495,34 60.774,50 62.587,32 Tổng tài sản lưu động 54.218,19 55.213,97 56.838,46 59.796,32 Tổng tài sản nợ 45.694,57 60.555,50 93.774,19 110.568,43 Doanh thu 78.235,23 244.011,87 449.614,28 578.956,73 Lợi nhuận trước thuế 4.229,94 4.386,80 2.753,23 3.218,65 Lợi nhuận sau thuế 3.059,87 3.062,55 1.972,88 3.536,46 Nộp ngân sách Nhà nước 1.95,85 6.100,275 11.240,35 14.473,89 Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên. 1,15 1,2 1,4 1,6 (trích từ: báo cáo của phòng kế toán tài chính ) Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty VINACIMEX trong 4 năm từ năm 2001 đến năm 2004, ta nhận thấy: - Doanh thu của công ty năm sau luôn lớn hơn năm trước rất nhiều, cụ thể là: Doanh thu năm 2002 so với năm 2001 đạt 311,89%, tăng 211,89% tương ứng với số tiền là 165.776,64 triệu đồng VN. Doanh thu năm 2003 so với năm 2002 đạt 184,26%, tăng 84,26% tương ứng với số tiền là 205.602,41 triệu đồng VN. Doanh thu năm 2004 so với năm 2003 đạt 128,76%, tăng 28,76% tương ứng với số tiền là 129.342,45 triệu đồng VN. Doanh thu của công ty ngày càng tăng, đó là do công ty ngày càng có nhiều bạn hàng kinh doanh mới, mở rộng quy mô kinh doanh để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, sắp xếp lại cơ cấu cán bộ, nhân viên phù hợp với từng công việc, đồng thời công ty cũng được sự giúp đỡ từ các công ty trực thuộc VNCC khác và được hưởng các chính sách ưu tiên của chính phủ. Chính những yếu tố trên đã tạo lên một công ty VINACIMEX ngày càng lớn mạnh. - Công ty đã đóng góp vào ngân sách Nhà nước một khoản không nhỏ, đồng thời cũng thu được lợi nhuận sau thuế qua các năm đều đạt so với mục tiêu kinh doanh, cụ thể là lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2001 là 3.059,87 triệu đồng VN, năm 2002 là 3.062,55 triệu đồng VN, năm 2003 là 1.972,88 triệu đồng VN, năm 2004 là 3.536,46 triệu đồng VN. Lợi nhuận công ty tăng trong những năm qua là do khi đã hoạt động kinh doanh được nhiều năm, công ty đã huy động được một lượng vốn khá lớn bao gồm các khoản vốn vay từ ngân hàng, vốn do công ty tự có, va các khoản vốn được cấp từ VNCC, nhờ có lượng vốn này cộng với chính sách hợp lí của công ty đảm bảo cho công ty thực hiện các hoạt động kinh doanh với quy mô lớn. - Mức thu nhập bình quân của cán bộ, công nhân viên khoảng 1,5 triệu đồng. Với mức thu nhập này, đáp ứng được nhu cầu của đội ngũ cán bộ, công nhân viên. Điều đó đã nói lên được sự quan tâm, đánh giá đúng năng lực, công sức mà ban giám đốc giành cho nhân viên của mình. Qua bảng số liệu trên đã thể hiện được hoạt động kinh doanh của công ty VINACIMEX đang ngày càng lớn mạnh theo từng năm, sau mỗi năm, doanh thu của công ty lại nhiều lên đồng nghĩa với các quy mô kinh doanh của công ty cũng rộng lớn hơn, đội ngũ cán bộ kinh doanh được sự quan tâm của ban lãnh đạo làm việc càng có hiệu quả, chúng ta tin chắc rằng công ty sẽ còn lớn mạnh hơn nữa trong những năm tiếp theo. Mặt hàng kinh doanh. Công ty VINACIMEX thực hiện nhập khẩu các nguyên vật liệu xi măng chính gồm: Clinker, gạch chịu lửa, thạch cao và giấy Kraft. Doanh thu của công ty đạt được phần lớn thông qua hoạt động nhập khẩu 4 nguyên vật liệu này . Bảng 2: Kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu của công ty VINACIMEX Đơn vị: triệu đồng VN Năm Nước Kim ngạch nhập khẩu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Clinker 184.150,569 301.861,184 442.145,978 Gạch chịu lửa 52.087,326 89.887,997 109.254,647 Thạch cao 198,986 261,173 305,867 Giấy Craft 4.241,685 8.841,620 12.587,341 Tổng 240.678,566 400.851,974 564.293,833 (trích từ: báo cáo của phòng kế toán tài chính) Trong 4 nguyên liệu được công ty nhập về này, Clinker là nguyên liệu có kim ngạch nhập khẩu nhiều nhất qua các năm 2002, năm 2003 và năm 2004. Năm 2002, kim ngạch nhập khẩu Clinker của công ty chiếm 76,5% tổng kim ngạch nhập về, trong khi cả 3 nguyên liệu thạch cao, gạch chịu lửa, giấy Kraft chỉ chiếm 23,5 tổng kim ngạch nhập khẩu. Đến năm 2003, kim ngạch nhập khẩu Clinker tăng nhanh (tăng 117.710,615 triệu đồng VN) chiếm 75,3 tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty. Hoạt động nhập khẩu nguyên liệu Clinker ngày càng phát triển, năm 2004, kim ngạch nhập khẩu Clinker là 442.145,978, tăng 46,7% so với năm 2003 và chiếm 78,4% tổng kim ngạch nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu của 3 nguyên liệu còn lại chiếm 21,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty VINACIMEX. Clinker là nguyên liệu chính công ty VINACIMEX nhập về, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu này luôn chiếm hơn 75% tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty, đó là do các nguyên nhân sau: - Clinker là nguyên liệu chính để sản xuất ra xi măng. - Do nhu cầu xi măng trong nước tăng mạnh trong những năm qua, các đơn vị sản xuất không có đủ nguyên liệu Clinker để sản xuất xi măng, buộc công ty VINACIMEX phải nhập khẩu về vì nguyên liệu Clinker này vẫn chưa được sản xuất ra trong nước. - Ba nguyên liệu thạch cao, gạch chịu lửa, giấy Kraft đều đã được sản xuất trong nước với chất lượng cao, nên các đơn vị sản xuất có thể mua luôn được các nguyên liệu này trong nước. Để có thể đánh giá kết quả kinh doanh của công ty thông qua các mặt hàng nhập về, ta đi vào phân tích từng mặt hàng một. 5.2.1 Clinker. Là nguyên liệu chính để làm nên xi măng, Clinker là nguyên liệu chủ yếu mà các doanh nghiệp sản xuất xi măng trong nước cần nhập về, công ty VINACIMEX đóng vai trò như cầu nối giữa nguồn vào và nguồn ra nguyên liệu này cho các nhà cung cấp và các nhà máy sản xuất xi măng trong nước. Hoạt động nhập khẩu nguyên liệu này diễn ra như thế nào? được thực hiện ra sao? công ty đã thu đựoc những kết quả và đang gặp phải những khó khăn gì? các biện pháp để giải quyết các khó khăn ấy và phương hướng trong tương lai như thế nào đối với nguyên liệu này sẽ được trình bày tiếp ở các phần sau của chuyên đề này. 5.2.2. Thạch cao. Thạch cao là nguyên liệu được sử dụng để trộn với Clinker và một vài chất phụ gia khác trước khi được nghiền nát để tạo thành xi măng. Thạch cao có giá trị thấp, dễ bảo quản và phân phối, giá thạch cao trên thị trường thấp và ổn định, vì thế với cước phí vận chuyển cao sẽ làm cho giá tăng lên. Đây là lí do vì sao công ty VINACIMEX lại chọn các nhà cung ứng từ các thị trường gần. Nhà cung cấp thạch cao chính cho công ty VINACIMEX chủ yếu là Lào và Thái Lan. Bảng 3: Bảng nhập khẩu thạch cao . Chỉ tiêu Nước Khối lượng (tấn) Kim ngạch nhập khẩu ( Nghìn USD) Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Thái Lan 87.200 95.546,32 109.867,54 7.889 9,8332 11,362 Lào 29.669,23 31.345,31 35.847,67 2,06 3,2256 3,931 Tổng 116.869,23 126.891,63 145.715,21 9,949 13,0588 15,293 (trích từ: báo cáo tổng hợp hàng năm của phòng tổng hợp) Nhận xét: Công ty VINACIMEX nhập khẩu thạch cao chính tại Thái Lan, cụ thể: nhập khẩu 87.200 tấn thạch cao, chiếm 63,7% số lượng nhập khẩu thạch cao và 79,3% kim ngạch nhập khẩu thạch cao của công ty năm 2002; năm 2003 công ty đã nhập về 95.546,32 tấn thạch cao, chiếm 75,3% số lượng nhập khẩu thạch cao và 74,2% kim ngạch nhập khẩu thạch cao; năm 2004 công ty nhập khẩu 109.867,54 tấn thạch cao chiếm 74,6% số lượng nhập khẩu thạch cao và 74,3% kim ngạch nhập khẩu thạch cao . Công ty nhập khẩu thạch cao từ Lào về ít hơn nhiều so với nhập từ Thái Lan, năm 2002 kim ngạch nhập khẩu từ Lào chỉ chiếm 20,7% tổng kim ngạch nhập khẩu thạch cao; đến năm 2003, 2004 kim ngạch nhập khẩu từ Lào lần lượt chiếm 24,7%, 25,7% tổng kim ngạch nhập khẩu. Sở dĩ công ty VINACIMEX nhập khẩu nguyên liệu thạch cao từ Lào và Thái Lan là vì: - Khi nhập khẩu thạch cao, công ty thường nhập khẩu theo điều kiện CFR, theo điều kiện này khoảng cách địa lí có ảnh hưởng đến giá thành của nguyên liệu nhập về. Đồng thời, nguyên liệu thạch cao dễ bảo quản và phân phối, giá thạch cao trên thị trường thấp và ổn định, với cước phí vận chuyển cao sẽ làm cho giá tăng lên. Vì thế công ty chọn những nước ở gần so với nước ta. - Chất lượng thạch cao ở hai nước Lào và Thái Lan cao, số lượng hàng cần nhập luôn đảm bảo ổn định. 5.1.3 Gạch chịu lửa. Gạch chịu lửa là nguyên liệu để xây dựng lò nung, nguyên liệu này không được sản xuất ở trong nước. Chỉ khi nhu cầu trong nước cần sửa chữa lò nung hay xây dựng lò nung mới thì mới cần nhập nguyên liệu này. Đây cũng là sản phẩm được tiêu chuẩn hóa. VINACIMEX chủ yếu nhạp các loại gạch chịu nhiệt như Almag 85, Perilex 50, Peromag 90…Giá cả ở mỗi thị trường là khác nhau, nên công ty đã tìm hiểu hiểu kĩ các thị trường và chọn được các nhà cung ứng phù hợp nhất. VINACIMEX chọn các bạn hàng về loại vật liệu gạch chịu lửa ở các nước Đức, Nhật Bản, Slovakia, Brazil. Bảng 4: Bảng nhập khẩu vật liệu gạch chịu lửa Chỉ tiêu Nước Số lượng (tấn) Chi phí nhập khẩu (Nghìn USD) Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Đức 4.660,09 5.897,07 7.564,78 2.148,6 3.779,78 4.845,443 Nhật Bản 202,33 298,09 309,33 67,18 115,09 108,236 Slovakia 507,45 687,54 678,90 162,77 301,8 268,58 Brazil 618,1 541,51 567,43 225,81 297,72 240,473 Tổng 5.987.97 7.424,21 9.120,44 2.604,37 4.494,39 5.462,732 ( trích từ: báo cáo tổng hợp hàng năm của phòng tổng hợp ). Nhận xét: Công ty VINACIMEX đã nhập khẩu vật liệu chịu lửa nhiều nhất từ nước Đức với số lượng nhập khẩu là 4660,09 tấn, chiếm 77,8% tổng số lượng nhập khẩu và chiếm 82,5% tổng kim ngạch nhập khẩu vật liệu này năm 2002; Đến năm 2003, số lượng nhập khẩu là 5.897,07 tấn, chiếm 79,4% số lượng nhập khẩu và chiếm 84,1% tổng kim ngạch nhập khẩu vật liệu này; Năm 2004, số lượng nhập khẩu là 7.564,78 tấn chiếm 82,9% số lượng nhập khẩu và chiếm 88,7% tổng kim ngạch nhập khẩu vật liệu này. Trong những năm qua, công ty đã nhập nguyên liệu gạch chịu lửa từ nước Đức về luôn chiếm một tỷ trọng lớn, mỗi năm số lượng nhập về chiếm trên 77% số lượng nhập và kim ngạch nhập khẩu chiếm trên 82%, trong khi ba nước còn lại là Nhật Bản, Sovakia, Brazil vẫn chỉ cung cấp một lượng nguyên liệu gạch chịu lửa nhỏ: nước Slovakia là nước cung cấp nguyên liệu này đứng thứ hai sau Đức mà công ty chỉ nhập về 678,9 tấn, chiếm 7,4% số lượng nhập, và có kim ngạch nhập khẩu là 268,56 nghìn USD, chiếm 4,9% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2004. Nguyên nhân công ty nhập khẩu nguyên liệu gạch chịu lửa chủ yếu ở nước Đức, còn các nước khác mới chỉ được công ty nhập về với một lượng nhỏ, đó là vì: - Nước Đức là nước có nhiều bạn hàng lớn nhất cung cấp nguyên liệu gạch chịu lửa, với kinh nghiệm xuất khẩu nhiều năm. - Công ty có quan hệ hợp tác kinh doanh với các nhà xuất khẩu ở nước Đức ngay từ khi doanh nghiệp thành lập, đây là các bạn hang truyền thống. Nhờ có mối quah hệ kinh doanh này, hoạt động nhập khẩu nguyên liệu này thuận lợi hơn rất nhiều, các nhà cung cấp Đức có nhiều ưu đãi cho công ty. - Một nhân tố không thể thiếu khi công ty nhập khẩu nguyên liệu này từ Đức là nguyên liệu gạch chịu lửa của họ có chất lượng cao và có giá thành ổn định, hợp lí, đáp ứng đủ cho nhu cầu công ty. - Trong những năm gần đây, một số nước khác đã bắt đầu cạnh tranh cung cấp với các nhà xuất khẩu từ nước Đức, đó là các nước Slovakia, Nhật Bản, Brazil. Với chất lượng nguyên liệu không kém hơn và giá cả khá hợp lí, các nhà cung cấp của các nước này cũng tạo nhiều ưu đãi thuận lợi cho các khâu trong hoạt động nhập khẩu nguyên liệu này đã khuyến khích công ty nhập về một lượng hàng. Đây là những bạn hàng mới, có thể giúp công ty tránh được những thiếu hụt trong một thời gian nhất định khi bên Đức không cung cấp đủ, tạo cơ hội kinh doanh mới cho công ty, tránh được các rủi ro có thể xảy ra khi chỉ có một nhà cung cấp là Đức. Giấy Kraft. Giấy Kraft là nguyên liệu sử dụng để đóng gói bao bì xi măng, nguyên liệu này chưa được sản xuất trong nước nên phải nhập khẩu một lượng hàng năm. Đối với mặt hàng giấy Kraft, hoạt động tìm kiếm thị trường, thu thập thông tin về giá cả, chất lượng, người cung cấp không phức tạp vì đây là hàng hóa tiêu chuẩn và có rất nhiều nhà cung cấp trên thị trường. Việc bảo quản, phân phối rất dễ nên công ty có thể nhập khẩu từ người cung ứng trong một thời gian dài. Các nhà cung cấp chính giấy Kraft cho công ty VINACIMEX là từ nước Hàn Quốc, Đài Loan, Nga. Bảng 5: Bảng nhập khẩu giấy kraft Chỉ tiêu Nước Khối lượng (tấn). Kim ngạch nhập khẩu (Nghìn USD) Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Nga 1.536,48 2.873,35 3.120,56 159,826 373,558 524,262 Đài Loan 202,75 256,43 243,89 28,159 30,265 49,392 Hàn Quốc 299,75 342,80 475,63 24,099 38,258 55,713 Tổng 2.038,69 3.472,58 3.840,08 212,084 442,081 629,367 (trích từ: báo cáo tổng hợp hàng năm của phòng ) Trong vài năm gần đây, nước Nga là nhà cung cấp giấy Kraft nhiều nhất cho công ty VINACIMEX, cụ thể: năm 2002, số lượng giấy Kraft nhập từ Nga về là 1536,48 tấn, chiếm 75,36% số lượng nhập, và chiếm 77,8% kim ngạch nhập khẩu giấy Kraft của công ty; Năm 2003, số lượng giấy Kraft nhập từ Nga về là 2.873,35 tấn, chiếm 82,7% số lượng nhập, và chiếm 84,5% kim ngạch nhập khẩu giấy Kraft của công ty; Năm 2004, số lượng giấy Kraft nhập về là 3.120,56 tấn, chiếm 82,7% số lượng nhập, và chiếm 83,3% kim ngạch nhập khẩu giấy Kraft của công ty. Nguyên liệu giấy Kraft chủ yếu được nhập về từ nước Nga là vì nguyên liệu này được sản xuất ra ở nước Nga có những ưu điểm tốt hơn so với được sản xuất ở các nước khác: chất lượng tốt, giá thành ổn định và việc vận chuyển nhanh, có nhiều ưu đãi cho đối tác kinh doanh. Các bạn hàng nước Nga đã có mối quan hệ với công ty từ nhiều năm nay, nen nhiều khâu trong khi nhập khẩu cũng được giảm nhẹ, đơn giản hơn rất nhiều. Trong khi đó, Đài Loan, Hàn Quốc chất lượng giấy Kraft cũng tốt nhưng do gía thành không ổn định nên công ty chỉ nhập một số lượng đáng kể. Đây là các bạn hàng mới của công ty, một thị trường cung cấp tiềm năng, đòi hỏi công ty cần có những chính sách, mục tiêu thích hợp để xây dựng thêm được với các bạn hàng mới này, tạo cơ hội kinh doanh mới. Có sự khác biệt giữa giá nhập khẩu giấy Kraft từ các thị trường khác nhau trên là do khoảng cách địa lí của các nước là khác nhau nên cước phí vận chuyển cũng khác nhau, trong khi VINACIMEX thường xuyên nhập khẩu mặt hàng này theo điều kiện CFR (theo điều kiên này, các nhà cung cấp mặt hàng giấy Kraft phải thuê tàu và trả cước phí ). Trên đây là 4 nguyên nguyên vật liệu chính mà công ty VINACIMEX đã nhập khẩu về nhằm cung cấp cho các đơn vị trực thuộc tổng công ty VNCC và các doanh nghiệp sản xuất xi măng trong nước, đảm bảo quá trình sản xuất xi măng diễn ra liên tục, đồng bộ và đầy đủ. Nhận xét, đánh giá chung tình hình kinh doanh. 5.3.1.Những thành tựu công ty đạt được. Công ty xuất nhập khẩu xi măng là một đơn vị xuất nhập khẩu trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt nam (VNCC). Trong những năm hoạt động, công ty đã được các chủ đầu tư tín nhiệm, uỷ quyền đàm phán kí kết hợp đồng cung cấp, tiếp nhận, bàn giao các công trình và tham gia với các đơn vị, đưa công trình vào hoạt động có hiệu quả. Phối hợp theo dõi việc thực hiện rút vốn của hợp đồng tín dụng. Nhiều công trình đầu tư có sự tham gia của công ty VINACIMEX. Thông qua việc hoạt động kinh doanh nhiều năm công ty VINACIMEX đã xây dựng đựơc nhiều mối quan hệ hợp tác với : - Các hãng sản xuất thiết bị, vật tư và chuyển giao công nghệ xi măng nổi tiếng trên thế giới : TechNip- Cle, FCB ( Pháp ), IHI (Nhật Bản ), tổng công ty hợp tác quốc tế Trung quốc CMIC,FLSmith ( Đan Mạch ), Polysius ( Đức ). - Các hãng thiết bị điện : ABB ( Thuỵ sĩ ),Siemens ( Đức ). - Các nhà sản xuất thiết bị chuyên dùng cho khai thác và vận chuyển nguyên liệu:, Komatshu, Sumitomo (Nhật Bản ), Cica ( Anh ), Volvo, Atlas (Thuỵ Điển). - Các hãng sản xuất cung cấp vật tư chuyên ngành: Yotai ( Nhật Bản ), Refratechnik, Radex, Didier ( Đức ). - Các ngân hàng, các tổ chức tài chính quốc tế: Societe General ( Pháp ), Marubeni, Nishoiwai ( Nhật Bản ). 5.3.2.Những thuận lợi. Trong khoảng thời gian hoạt động và phát triển, công ty đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp, đồng thời công ty cũng đã tạo được nhiều thuận lợi trong hoạt động kinh doanh. Sau hơn 10 năm hoạt động kinh doanh, công ty đã tạo dựng được uy tín của mình cả trên thị trường trong nước và quốc tế. Công ty đã duy trì được nhiều mối quan hệ bạn hàng kinh doanh với nhiều doanh nghiệp, với nhiều nhà cung cấp nước ngoài. Là một thành viên của VNCC, nên công ty cũng được sự trợ giúp của các thành viên khác trực thuộc tổng công ty xi măng Việt Nam, được sự quản lí chặt chẽ và có những chính sách, kế hoạch thích hợp của VNCC. Công ty đã xây dựng được đội ngũ cán bộ, nhân viên giàu kinh nghiệm, giỏi về chuyên môn, đáp ứng được khối lượng công việc kinh doanh. Các mặt hàng kinh doanh của công ty là để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước, bù đắp những thiếu hụt nguyên liệu, do vậy các mặt hàng này được Nhà nước và Chính phủ quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty. Ngày nay, các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động nhập khẩu dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều so với những năm trước khi mà các nhà nhập khẩu phải thực hiện ít thủ tục, giấy tờ. Việc làm thủ tục nhập khẩu trở lên đơn giản hơn nhiều tạo điều kiện cho hoạt động nhập khẩu của công ty diễn ra nhanh chóng, hạn chế được các chi phí phát sinh. Cách đây 2 năm, Bộ thương mại vẫn quy định hạn ngạch nhập khẩu xi măng làm kìm hãm khả năng kinh doanh của công ty. Nhưng kể từ năm 2004, Bộ thương mại đã xoá bỏ hạn ngạch về xi măng cho các doanh nghiệp, giúp công ty VINACIMEX có nhiều thuận lợi khi nhập khẩu xi măng và các nguyên liệu tạo ta xi măng. Thuận lợi cho công ty là nhiều, công ty cần tận dụng mọi thuận lợi dù là nhỏ nhất, tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh, cho công cuộc xây dựng phát triển công ty lớn mạnh để có thể đáp ứng đựoc tốt hơn nữa cho các nhu cầu của các đơn vị sản xuất, các ngành liên quan nói riêng và của đất nước nói chung. 5.3.3 Những khó khăn. Trong môi trường kinh doanh đầy biến động, ngoài những thuận lợi đó, công ty cũng phải đương đầu với một số khó khăn. Do nhu cầu về xi măng trong nước trong những năm gần đây là rất lớn, đòi hỏi công ty phải nhập khẩu nhiều hơn nữa các nguyên vật liệu, thiết bị để cung cấp cho các đơn vị sản xuất kinh doanh và các chủ đầu tư, nhưng việc tìm kiếm các bạn hàng kinh doanh, các nhà cung cấp còn hạn chế, một phần là do công ty vẫn chưa áp dụng các công nghệ khoa học kĩ thuật vào kinh doanh, phương tiện thiết bị còn lạc hậu, hoạt động vận chuyển, thanh toán…còn mất nhiều thời gian. Công ty VNACIMEX hoạt động dưới sự kiểm soát trực tiếp của tổng công ty xi măng Việt Nam (VNCC), do đó công ty phải đối mặt với một số khó khăn trong việc thương lượng giá cả, ảnh hưởng đến các kế hoạch, mục tiêu kinh doanh của mình. Việc công ty phụ thuộc nhiều vào VNCC có thể dẫn đến tình trạng mất tự chủ của công ty. Đặc biệt, theo lộ trình cắt giảm thuế quan theo AFTA, xi măng cũng là một trong những mặt hàng thuộc diện cắt giảm thuế, đIều đó sẽ làm cho sự cạnh tranh trên thị trường mặt hàng xi măng càng thêm quyết liệt, đó cũng là thách thức đòi hỏi công ty phải nỗ lực không ngừng để tiếp tục phát trển. Trong năm 2005, để hoạt động kinh doanh thu được kết quả cao, công ty cần: - Duy trì các mối quan hệ kinh doanh sẵn có. Tìm kiếm bạn hàng mới, mở rộng phạm vi kinh doanh trong đIều kiện có thể của công ty. - Cần tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, công tác Marketing nhằm ổn định, đảm bảo các yếu tố dầu vào. - Kết hợp chặt chẽ, thống nhất với các công ty trực thuộc VNCC, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước. - Tiếp tục tăng cường công tác quản lí tài chính, phát huy tính2 năng động sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công nhân viên. III. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu nguyên liệu Clinker của công ty VINACIMEX. Trong những năm gần đây, nhu cầu xi măng trong nước tăng mạnh, cụ thể là năm 1998 nhu cầu xi măng trong nước mới chỉ có 9,53 triệu tấn, đến năm 2000 là 12,66 triệu tấn, năm 2002 khoảng 16,9 triệu tấn, thì đến năm 2004 đã tăng lên 26 triệu tấn, dự đoán nhu cầu xi măng trong nước còn tăng mạnh trong những năm tiếp theo. Nguyên liệu cliker là nguyên liệu chính để tạo nên xi măng nên khi nhu cầu xi măng trong nước tăng nhanh như vậy cũng buộc các công ty nhập khẩu nhiều hơn nguyên liệu này về để đáp ứng đủ cho các nhà máy sản xuất xi măng trong nước. Hoạt động nhập khẩu nguyên liệu clinker đã trở lên vô cùng quan trọng đến sự phát triển của các nhà máy sản xuất xi măng nói riêng, và ảnh hương trực tiếp đến sự ổn định, phát triển của toàn ngành xây dựng nói chung. Để có thể thực hiện hoạt động nhập khẩu nguyên liệu này diễn ra thuận lợi, phải nghiên cứu đến các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp ảnh hưởng tới nó. Các nhân tố đó là: 1.Chính sách quản lí nhà nước về hoạt động nhập khẩu. Hoạt động nhập khẩu không chỉ diễn ra ở phạm vi trong nước, mà được thực hiện giữa các chủ thể thuộc các quốc gia khác nhau trên thế giới, nên hoạt động này diễn ra rất phức tạp, đòi hỏi phải có sự quản lí của Nhà nước. Luật pháp, chế độ, chính sách là công cụ Nhà nước dùng để quản lí và điều tiết thị trường, đây là những nhân tố mà công ty VINACIMEX buộc phải nắm rõ và tuân theo một cách vô điều kiện. Những nhân tố này nhằm bảo vệ lợi ích chung của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp tham gia nhập khẩu nói chung và đối với công ty VINACIMEX nói riêng. Các biện pháp quản lí nhập khẩu mà chính phủ sử dụng là: Thuế nhập khẩu. Hạn nhạch nhập khẩu. Giấy phép nhập khẩu. Kiểm soát ngoại tệ. Quản lí đầu mối nhập khẩu nguyên liệu clinker. Trong các biện pháp quản lí nhập khẩu mà chính phủ sử dụng ở trên, công cụ quản lí bằng hạn ngạch nhập khẩu, chính phủ không áp dụng đối với hoạt động nhập khẩu nguyên liệu Clinker cua công ty VINACIMEX, khối lượng nhập khẩu nguyên liệu này theo chỉ tiêu được giao từ tổng công ty xi măng Việt Nam VNCC và được sự nhất trí, thống nhất giữa các thành viên trực thuộc VNCC. Chỉ có ba công cụ quản lí còn lại có ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu nguyên liệu Clinker của công ty. 1.1. Thuế nhập khẩu. Nhà nước sử dụng công cụ thuế nhập khẩu với mục đích để góp phần vào việc phát triển và bảo vệ sản xuất, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Khi nhà nước muốn khuyến khích nhập khẩu một loại mặt hàng nào đó, chính phủ có thể giảm mức thuế hay trợ cấp thêm cho nhà nhập khẩu và ngược lại. ở Việt Nam, thuế nhập khẩu được dựa trên sự điều chỉnh của luật thuế xuất nhập khẩu được ban hành vào tháng 12/ 1991 và đã được bổ sung hai năm sau đó. Mặt hàng xi măng đang đóng vai trò khá quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước nên nguyên liệu nhập khẩu Clinker cũng được chính phủ có nhiều ưu tiên, đó là trong những năm gần đây thuế suất về mặt hàng này có giảm và theo Quyết định số 104 về sửa đổi mức thế suất nhập khẩu ưu đãi đối với Clinker vừa được kí tháng 4/2005, thuế nhập khẩu Clinker chỉ còn 10% thay vì 25% như hiện nay. Đó là thuận lợi lớn cho công ty VINACIMEX. Chắc chắn rằng chỉ trong một vài năm nữa, với xu thế hội nhập như hiện nay, mặt hàng này sẽ không phải chịu thuế nhập khẩu từ chính phủ. 1.2. Quản lí ngoại tệ. Đây là biện pháp tác động trực tiếp tới vấn đề thanh toán của các doanh nghiệp. Đối với những nước thiếu ngoại tệ như nước ta, áp dụng biện pháp kiểm soát ngoại tệ bằng cách điều tiết nhập khẩu một số loại hàng hoá thông qua việc phân phối ngoại tệ để nhập khẩu các hàng hoá đó qua Ngân hàng quốc gia. Do vậy, khi tiến hành nhập khẩu, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu phải xin được sử dụng ngoại tệ hoặc mua ngoại tệ từ ngân hàng Nhà nước để thanh toán cho khách hàng theo quy chế quản lí ngoại tệ của nước ta. Theo luật của nước ta, thanh toán trong hoạt động xuất nhập khẩu phải được thực hiện qua các ngân hàng ngoại thương, nó không có nghĩa là các công ty tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu chỉ được liên hệ với ngân hàng ngoại thương, hoạt động này liên quan đến toàn bộ hệ thống ngân hàng Ngoài ra, Nhà nước còn dựa vào tỉ giá hối đoái trên thị trường để điều chỉnh hoạt động nhập khẩu. Khi tỉ giá hối đoái giảm xuống , các doanh nghiệp sẽ nhập khẩu được hàng hoá với giá cả rẻ hơn và ngược lại. Công ty VINACIMEX khi thực hiện nhập khẩu cũng phải vay ngoại tệ và đổi ngoại tệ từ ngân hàng Nhà nước, dựa vào những biến động về tỉ giá hối đoái trên thị trường để có sự điều chỉnh hợp lí trong kế hoạch nhập Clinker về, chẳng hạn như khi tỉ giá hối đoái tăng, công ty sẽ có kế hoạch hạn chế nhập khẩu nguyên liệu này hơn . 1.3. Giấy phép nhập khẩu. Mọi hoạt động kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp khi tham gia vào kinh doanh ngoại thương đều phải đăng kí mặt hàng kinh doanh xuất nhập khẩu qua Bộ thương mại hoặc Bộ quản lí chuyên ngành. Mặt hàng Clinker thuộc đối tượng đăng kí kinh doanh nhập khẩu của công ty VINACIMEX, nên công ty có thể hoạt động kinh doanh mặt hàng này. 1.4 Quản lí đầu mối nhập khẩu nguyên liệu clinker. Nhà nước đảm bảo nhu cầu cung cấp, tiêu thụ xi măng trong nước thông qua một số doanh nghiêp đầu mối như công ty xi măng Vân Xà, công ty xi măng Bỉm Sơn, công ty xi măng Hoàng Thạch, công ty xi măng Hà Tiên 1…Nhà nước sử dụng các đơn vị sản xuất này làm công cụ điều tiết cung cầu, giá cả xi măng ổn định trên thị trường nội địa. Tuy nhiên hiện nay, trên thị trường x măng chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước nhưng lại có sự cạnh tranh không bình đẳng do có khác biệt về chế độ thuế, địa bàn hoạt động…Mặt khác, các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu Clinker với khối lượng được giao nhưng thực tế, việc giao kế hoạch này chưa có ý nghĩa nhiều trong quản lí vì không kiểm soát được khối lượng nhập khẩu trong từng thời kì, dễ dẫn đến việc không điều hành được mặt bằng giá cả. Cũng có khi trên thị trường thế giới, giá cả nguyên liệu này biến động dẫn đến tình trạng thiếu hàng xảy ra “ cơn sốt ” nguyên liệu Clinker. Do vậy, Nhà nước cần quản lí đầu mối nhập khảu hợp lí, Nhà nước nên căn cứ vào nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước mà giao cho các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất chủ đạo việc nhập khẩu vừa đảm bảo ổn định thị trường trong nước vừa đảm bảo các doanh nghiệp đầu mối hoàn thành nhiệm vụ được giao. 2. Sự biến động của thị trường trong và ngoài nước. Hoạt động nhập khẩu chịu sự chi phối của các nhân tố cấu thành thị trường: cung cầu, giá cả, quy luật cạnh tranh và quy luật giá cả. Sự biến động, thay đổi của các nhân tố này sẽ kéo theo sự thay đổi trong kế hoạch, và sự thực hiện hoạt động nhập khẩu của công ty. Khi tham gia vào hoạt động nhập khẩu, trước hết công ty VINACIMEX cần nghiên cứu kĩ cung cầu về xi măng, về nguyên liệu clinker và các sản phẩm tương tự trên thị trường trong và ngoài nước để có những chính sách, kế hoạch thích ứng với cung cầu của nó trên thị trường. Các thay đổi của thị trường trong và ngoài nước có thể làm tăng hoặc giảm giá cả của mặt hàng cần nhập. Giá cả trên thị trường thế giới về loại mặt hàng clinker luôn biến đổi, tuỳ thuộc vào khả năng nghiên cứu, dự đoán thị trường của các cán bộ Marketing, vào khả năng khai thác mà công ty sẽ có những biện pháp ứng phó với những thay đổi về giá đó như thế nào. Công ty VINACIMEX luôn tạo cho mình một mối quan hệ bạn hàng với một số doanh nghiệp cung cấp khá chặt chẽ, đồng thời cũng có được sự nghiên cứu thị trường kĩ nên tránh khỏi những sự lên giá quá lớn trong khi nhập khẩu. Sự cạnh tranh trên thị trường đối với bất kì loại sản phẩm nào cũng vô cùng khốc liệt. Khi mà nhu cầu về xi măng trong nước ngày càng cao thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước lại càng lớn. Doanh nghiệp nào cũng tìm mọi cách nhập được những nguyên liệu có phẩm chất tốt mà lại chịu một mức giá hợp lí, nói tóm lại họ đều tối thiểu hoá các chi phí để sản phẩm xi măng được bán ra với mức giá thấp hơn so với mức giá của đối thủ cạnh tranh. Tham gia vào thị trường nhập khẩu đã lâu, lại thuộc tổng công ty xi măng Việt Nam, được sự trợ giúp của các thành viên trực thuộc VNCC nên một phần nào đó, công ty VINACIMEX có lợi thế nhất định so với các công ty khác trong môi trường cạnh tranh. Khó khăn còn nhiều đòi hỏi đội ngũ cán bộ công nhân viên thuộc công ty phải nỗ lực không ngừng, phát huy hết khả năng của mình, đồng thời công ty cần nghiên cứu kĩ bạn hàng và các đối thủ cạnh tranh với mình. 3.Sự phát triển của hệ thống tài chính, ngân hàng. Không một doanh nghiệp tham gia vào hoạt động ngoại thương nào mà không cần đến hệ thống ngân hàng. Hệ thống ngân hàng tài chính có vai trò quan trọng trong việc quản lí, cung cấp vốn, đảm bảo việc thanh toán một cách thuận lợi, nhanh chóng, chính xác cho các doanh nghiệp, trong nhiều trường hợp ngân hàng cũng là người đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp. ở nước ta, hệ thống ngân hàng vẫn còn đang trong giai đoạn đầu để thực hiện quá trình thống nhất, liên thông giữa các ngân hàng, công ty đã xây dựng được mối quan hệ với các ngân hàng trong nước là: ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và ngân hàng công thương Việt Nam (Incombank). Mọi hoạt động của hai ngân hàng này phải theo sự kiểm soát của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Các hoạt động thanh toán của công ty VINACIMEX khi nhập khẩu nguyên liệu Clinker đều được thông qua ngân hàng Vietcombank hay Incombank. Sau khi mở L/C ở một trong hai ngân hàng này (thường thì công ty mở L/C tại ngân hàng Vietcombank) thì ngân hàng mở thư tín dụng phải có nghĩa vụ thanh toán cho người cung ứng. Nhờ có ngân hàng mở L/C này, công ty VINACIMEX thanh toán cho người xuất khẩu đầy đủ, nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu nguyên liệu Clinker. Trong nhiều trường hợp, khi cần nhập một lượng lớn nguyên liệu này, trong khi nguồn vốn của công ty chưa tập hợp lại được, chính nhờ sự cho vay vốn của ngân hàng mà hoạt động nhập khẩu clinker mới được thực hiện. Khi thanh toán hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu Clinker, công ty phải trả cho phía đối tác đồng ngoại tệ là đồng USD. Thông qua hệ thống ngân hàng, công ty có t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0439.doc
Tài liệu liên quan