Giải pháp xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Phú Thọ đến năm 2015

PHẦN MỞ ĐẦU Đói nghèo là một hiện tượng mang tính toàn cầu, nó không chỉ tồn tại ở những nước nghèo, có thu nhập thấp và các nước đang phát triển mà ngay cả ở những nước phát triển cũng phải đối mặt với tình trạng này. Do đó xóa đói giảm nghèo phải được xác định là một chiến lược lâu dài và thường xuyên của mọi quốc gia. Đối với Việt Nam nói riêng, xóa đói giảm nghèo toàn diện, bền vững luôn được Đảng và Nhà nước xác định là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc b

doc106 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2822 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Phú Thọ đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệt trong giai đoạn hiện nay khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế. Sau hơn 20 năm đổi mới, nhờ thực hiện cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn, công cuộc xóa đói giảm nghèo ở nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, có ý nghĩa to lớn cả về kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng, phát huy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước. Những thành tựu giảm nghèo của Việt Nam được thế giới đánh giá là một trong những câu chuyện thành công nhất trong phát triển kinh tế. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm nhanh từ 32% năm 2000 xuống còn 13,1% năm 2008, bình quân mỗi năm giảm từ 2 – 3%, đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Nhìn chung các chính sách hỗ trợ, các dự án đầu tư đều đạt được mục tiêu đề ra và mang lại hiệu quả xã hội sâu sắc nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức về xóa đói giảm nghèo của nhân dân. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn tồn tại một số hạn chế cần được khẩn trương khắc phục trong thời gian tới nhằm tận dụng những cơ hội thuận lợi và vượt qua những khó khăn, thử thách để hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo của cả nước xuống còn 10 – 11% vào năm 2010. Tỉnh Phú Thọ là một tỉnh thuộc vùng miền núi trung du Bắc Bộ trong những năm gần đây đã đạt được những bước tiến đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế phát triển với tốc độ cao và ổn định, chất lượng tăng trưởng từng bước được nâng lên. Với sự phấn đấu không ngừng của lãnh đạo tỉnh, các tổ chức doanh nghiệp và người dân cùng với sự hỗ trợ thiết thực từ phía Trung ương cũng như các tổ chức quốc tế, công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tỷ lệ nghèo giảm xuống còn 17,6% năm 2008, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao thông qua việc thực hiện nhiều chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ sản xuất cho người nghèo, đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển đa dạng hoá các ngành nghề dịch vụ có hiệu quả kinh tế cao… Xóa đói giảm nghèo trong thời gian trước mắt luôn được Nhà nước và Uỷ ban nhân dân tỉnh xác định là một vấn đề nhiều khó khăn và thách thức nhất trong chủ trương phát triển kinh tế gắn với giải quyết các vấn đề xã hội, đảm bảo an sinh xã hội cho người nghèo của tỉnh Phú Thọ. Chính vì vậy việc xác định mục tiêu xóa đói giảm nghèo cụ thể của tỉnh, trên cơ sở đó đề xuất những chính sách, giải pháp xóa đói giảm nghèo và tổ chức thực hiện hiệu quả, có sự phối hợp đồng bộ giữa sự chỉ đạo của ban ngành các cấp với sự tham gia tích cực của người dân địa phương được coi là nhiệm vụ trọng tâm của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến 2015. Xuất phát từ thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Phú Thọ cũng như những khó khăn mà công tác xóa đói giảm nghèo sẽ phải đối mặt trong thời gian tiếp theo, em đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Phú Thọ đến năm 2015” làm luận văn tốt nghiệp. Ngoài phần mục lục, phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bản báo cáo này gồm 3 chương: Chương I. Lý luận chung về đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo. Chương II. Thực trạng đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Phú Thọ. Chương III. Một số giải pháp xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Phú Thọ đến năm 2015. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầy giáo Nguyễn Ngọc Sơn và các cán bộ tại cơ quan thực tập: Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Mặc dù có nhiều cố gắng trong việc thu thập và tổng hợp số liệu song do kinh nghiệm thực tế và thời gian thực hiện hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô để hoàn thiện hơn kiến thức của mình. CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÓI NGHÈO VÀ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO I. Những vấn đề cơ bản về đói nghèo 1. Khái niệm đói nghèo 1.1. Khái niệm đói nghèo theo quan điểm của thế giới Nghèo đói là một vấn đề xã hội bức xúc và nóng bỏng của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Đây là vấn đề được Chính phủ các nước, các nhà lãnh đạo, các tổ chức quốc tế rất quan tâm nhằm tìm ra những giải pháp hạn chế và tiến tới xóa bỏ nạn đói nghèo trên phạm vi toàn cầu. Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về đói nghèo, tuy nhiên tồn tại một số quan niệm phổ biến được nhiều quốc gia sử dụng tùy theo điều kiện phát triển kinh tế – xã hội và định hướng, mục tiêu xóa đói giảm nghèo cụ thể. Thế giới thường dùng khái niệm “nghèo khổ” và nhận định nghèo khổ theo bốn khía cạnh về thời gian, không gian, giới và môi trường: - Về thời gian: Phần lớn người nghèo khổ là những người có mức sống dưới mức “chuẩn” trong một thời gian dài để phân biệt với số người nghèo khổ “tình thế”, chẳng hạn như những người thất nghiệp, những người mới nghèo do suy thoái kinh tế hoặc do thiên tai, địch họa, tệ nạn xã hội rủi ro… - Về không gian: Nghèo đói diễn ra chủ yếu ở nông thôn, nơi có đông dân số sinh sống. Tuy nhiên tình trạng đói nghèo ở thành thị, trước hết là ở các nước đang phát triển cũng có xu hướng gia tăng. - Về giới: Người nghèo là phụ nữ đông hơn nam giới. Những hộ gia đình nghèo nhất là những hộ do phụ nữ làm chủ hộ. Trong các hộ nghèo đói do đàn ông làm chủ hộ thì phụ nữ khổ hơn nam giới. - Về môi trường: Phần lớn người nghèo đều sống ở những vùng sinh thái khắc nghiệt mà ở đó tình trạng đói nghèo và sự xuống cấp về môi trường đều đang ngày càng trầm trọng thêm. [Mai Quốc Chánh - 2001] [1] Từ cách tiếp cận theo bốn khía cạnh trên, Ủy ban kinh tế và xã hội của Liên hợp quốc về Châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP) đưa ra hai khái niệm về đói nghèo như sau: - Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng những nhu cầu cơ bản tối thiểu. Nhu cầu cơ bản tối thiểu cho cuộc sống của con người là những đảm bảo ở mức tối thiểu về ăn, mặc, ở, giao tiếp xã hội, vệ sinh, y tế và giáo dục. Ngoài những nhu cầu cơ bản nêu trên, cũng có ý kiến cho rằng, nhu cầu tối thiểu bao gồm có quyền được tham gia vào các quyết định của cộng đồng. [1] Khái niệm nghèo khổ tuyệt đối dựa trên việc xác định mức thu nhập tối thiểu cần thiết để đảm bảo những nhu cầu vật chất cơ bản cho con người. Mức thu nhập này sẽ thay đổi theo tiêu chuẩn của mức sống theo thời gian và theo từng địa phương. Do đó các chỉ tiêu đánh giá mức độ nghèo khổ tuyệt đối phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội cụ thể của từng quốc gia, khu vực và từng thời kỳ khác nhau. - Nghèo tương đối: Sự nghèo khổ tương đối được hiểu là những người sống dưới mức tiêu chuẩn có thể chấp nhận được trong những địa điểm và thời gian xác định. [Vũ Thị Ngọc Phùng – 2006] [2]. Nghèo tương đối có thể được xem như việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc một tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó. Nghèo khổ tương đối được xét trong các tương quan xã hội, phụ thuộc vào địa điểm cư dân sinh sống và phương thức tiêu thụ phổ biến tại địa phương đó. Mức sống của những người nghèo khổ tương đối có thể đáp ứng nhu cầu cơ bản tối thiểu để con người có thể “tiếp tục tồn tại” nhưng vẫn thấp hơn so với mức sống trung bình của cộng đồng. Nghèo khổ tương đối gắn liền với sự chênh lệch về mức sống của một bộ phận dân cư so với mức sống trung bình của địa phương trong một thời kỳ nhất định do đó cũng có thể hiểu là một hình thức biểu hiện sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển kinh tế – xã hội tại Copenhagen Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra một khái niệm cụ thể hơn về nghèo: “Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 đôla mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”. [Lê Văn Thành - 2006] Tại hội nghị về chống đói nghèo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Kốc, Thái Lan (9/1993) các quốc gia trong khu vực đã thống nhất đưa ra định nghĩa: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận theo trình độ phát triển kinh tế – xã hội và phong tục tập quán của địa phương”. [2] Đây là định nghĩa được nhiều quốc gia đang phát triển sử dụng, trong đó có Việt Nam. Các khái niệm trên được xây dựng dựa trên cơ sở quan niệm nghèo khổ về thu nhập. Bên cạnh đó Chương trình phát triển Liên hợp quốc UNDP cũng đưa ra một khái niệm nghèo khổ khác dựa trên quan niệm nghèo khổ của con người (nghèo khổ tổng hợp) trong “Báo cáo về phát triển con người” năm 1997. Khác với quan niệm nghèo khổ về thu nhập, nghèo con người đề cập đến sự phủ nhận các cơ hội và sự lựa chọn để đảm bảo một cuộc sống cơ bản nhất. Theo đó, nghèo khổ của con người là khái niệm biểu thị sự nghèo khổ đa chiều của con người, hay sự thiệt thòi theo những khía cạnh khác ngoài thu nhập như cơ hội được đào tạo, quyền tự ra quyết định, khả năng ảnh hưởng đến những quyết định chính trị và nhiều khía cạnh khác. Đối với các nước đang phát triển sự thiệt thòi được biểu hiện thông qua ba khía cạnh cơ bản nhất của cuộc sống con người: - Thiệt thòi xét trên khía cạnh cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh, được xác định bởi tỷ lệ người dự kiến không thọ quá 40 tuổi. - Thiệt thòi về tri thức, được xác định bởi tỷ lệ người lớn mù chữ. - Thiệt thòi về đảm bảo kinh tế, được xác định bởi tỷ lệ người không tiếp cận được các dịch vụ y tế, nước sạch và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng. [2] Theo sự nghiên cứu của ILO những năm 70, khái niệm nghèo đã được mở rộng từ quan niệm về thu nhập sang một khái niệm rộng hơn đó là nhu cầu cơ bản, nghèo không chỉ là sự thiếu thốn về thu nhập mà còn là “thiếu sự tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục và các dịch vụ cơ bản khác”. [Simon Maxwell - 1999] Vào những năm 1980, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến sự cần thiết phải xem xét các yếu tố phi tiền tệ khi nghiên cứu về đói nghèo, nghèo được hiểu là “sự tước đoạt về quyền con người để sống, để tồn tại”. Robert Mc. Namara, chủ tịch Ngân hàng thế giới cho rằng: “Nghèo khổ cùng cực là một điều kiện sống bị hạn chế bởi suy dinh dưỡng, mù chữ, bệnh tật, ô nhiễm môi trường, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao và tuổi thọ thấp”. Năm 1998, Amartya Sen, người được giải thưởng Nobel kinh tế năm 1998 cho rằng: “Nghèo là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng”. Thực tế trong xã hội, những người giàu thường có cơ hội lựa chọn nhiều hơn so với người nghèo. Mặc dù không có một định nghĩa duy nhất về nghèo nhưng các quan niệm về nghèo đói trên thế giới hầu như không có sự khác biệt đáng kể về bản chất. Nhìn chung các quan niệm đều nhìn nhận nghèo là tình trạng thiếu thốn ở nhiều phương diện khác nhau như: thu nhập hạn chế, thiếu cơ hội tạo ra thu nhập, không có khả năng đảm bảo tiêu dùng để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người, ít hoặc hầu như không được tham gia vào các quá trình ra quyết định của cộng đồng… Sự khác biệt trong việc xác định thế nào là nghèo ở mỗi quốc gia thể hiện chủ yếu dựa trên mức độ thỏa mãn những nhu cầu đó cao hay thấp. Vì vậy việc phân định đối tượng nghèo chỉ mang tính chất tương đối và phụ thuộc nhiều vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội cũng như phong tục tập quán và chủ trương chính sách phát triển kinh tế - xã hội cũng như định hướng xóa đói giảm nghèo của từng khu vực, từng quốc gia. 1.2. Khái niệm nghèo đói của Việt Nam 1.2.1. Quan niệm về nghèo Trong chiến lược về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, Việt Nam sử dụng khái niệm nghèo do Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Kốc – Thái Lan (9/1993): “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế – xã hội và phong tục tập quán của địa phương”. - Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống. Nhu cầu tối thiểu là những đảm bảo ở mức tối thiểu các nhu cầu thiết yếu: ăn, mặc, ở và nhu cầu sinh hoạt hàng ngày: văn hóa, giáo dục, y tế, đi lại, giao tiếp. - Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức sống trung bình của cộng đồng tại địa phương đang xét. - Hộ nghèo: Ở Việt Nam tồn tại nhiều cách xác định hộ nghèo tùy thuộc vào điều kiện kinh tế – xã hội và chủ trương xóa đói giảm nghèo của từng địa phương trong mỗi thời kỳ khác nhau, do đó để phân loại hộ nghèo cần xem xét các đặc trưng cơ bản như: thiếu ăn từ 3 tháng trở lên trong năm, nợ sản lượng khoán, nợ thuế triền miên, vay nặng lãi trẻ em không có điều kiện đến trường (mù chữ hoặc bỏ học), thậm chí phải cho con hoặc tự bản thân đi làm thuê cuốc mướn để kiếm sống hoặc đi ăn xin… [1] - Xã nghèo: Là những xã có tỷ lệ hộ nghèo đói từ 40% trở lên, cơ sở hạ tầng (đường giao thông, trường học, trạm y tế, điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, thuỷ lợi nhỏ và chợ) thấp kém hoặc không đủ phục vụ nhu cầu của người dân, cụ thể là dưới 50% số hộ gia đình không được sử dụng điện sinh hoạt, dưới 30% số hộ gia đình không được sử dụng nước sạch, số phòng học không đáp ứng được cho 70% số học sinh trở lên, không có đường giao thông đến trung tâm xã, không có trung tâm y tế xã… - Vùng nghèo: Là một vùng liên tục gồm nhiều làng, xã, huyện hoặc chỉ là một làng, một xã, một huyện mà tại đó chứa đựng nhiều yếu tố khó khăn, bất lợi cho sự phát triển của cộng đồng, như đất đai khô cằn, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, địa hình phức tạp, giao thông khó khăn, trình độ dân trí thấp, sản xuất tự cung tự cấp và có mức sống dân cư trong vùng rất thấp so với mức sống chung của cả nước xét trong cùng một thời điểm. [1] Hiện nay khái niệm nghèo ở Việt Nam đã được mở rộng theo nhiều khía cạnh và ngày càng tiếp cận gần hơn với quan niệm chung của thế giới và khu vực. Khái niệm nghèo không chỉ dựa trên mức thu nhập đảm bảo cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày mà đã quan tâm tới những nhu cầu khác của con người như quyền được tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục, các dịch vụ cơ bản khác, quyền được tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng… 1.2.2. Quan niệm về đói: - Khái niệm đói đói: Là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là những hộ dân cư hàng năm thiếu ăn đứt bữa từ 1 đến 2 tháng, thường vay nợ của cộng đồng và thiếu khả năng chi trả. - Đói kinh niên: Là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo đói nhiều năm liền kéo dài liên tục cho tới thời điểm đang xét. - Đói gay gắt: Là tình trạng một bộ phận dân cư có mức thu nhập dưới 8kg gạo/người/tháng. - Hộ đói: + Tổng cục thống kê sử dụng khái niệm hộ thiếu đói trong nông dân. Số liệu này được thống kê hàng tháng. Hộ thiếu đói là hộ tính đến thời điểm báo cáo có nguồn dự trữ lương thực và dự trữ bằng tiền, trị giá hàng hóa, tài sản có thể bán được để mua lương thực… bình quân đầu người đạt dưới 13kg thóc hay 9kg gạo/1 tháng. Để nhận biết một cách dễ dàng hơn, đó là những hộ gia đình không thể có đủ lương thực để ăn 2 bữa cơm hàng ngày. + Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong giai đoạn hiện nay nếu thu nhập bình quân trong hộ đạt dưới (hoặc bằng) 13kg gạo/người/tháng là đói. Trên thực tế những hộ đó là những hộ thiếu lương thực trong gia đình và phải ăn bữa cơm bữa cháo, ăn độn khoai sắn hoặc đứt bữa. Do đó người đói là người không còn dự trữ lương thực trong nhà, không có tiền để mua lương thực mặc dù trên thị trường không thiếu lương thực. 2. Chuẩn nghèo đói và các tiêu chí đánh giá đói nghèo 2.1. Chuẩn đói nghèo của thế giới 2.1.1. Khái niệm chuẩn nghèo Chuẩn nghèo (hay ngưỡng nghèo, đường nghèo) là một mức thu nhập tối thiểu cần thiết để đảm bảo những nhu cầu vật chất cơ bản cho con người để có thể tiếp tục tồn tại. Chuẩn nghèo là công cụ có ý nghĩa quan trọng trong việc phân định đối tượng nghèo và không nghèo. Những người được coi là nghèo khi mức sống của họ đo qua thu nhập (hoặc chi tiêu) thấp hơn chuẩn nghèo. Tại một thời điểm nhất định có thể tồn tại nhiều đường nghèo khác nhau, ví dụ: đường nghèo thu nhập, đường nghèo lương thực thực phẩm, đường nghèo chung, đường nghèo về y tế, đường nghèo về giáo dục, đường nghèo quốc tế, đường nghèo quốc gia, đường nghèo địa phương… 2.1.2. Các phương pháp xác định chuẩn nghèo Các quốc gia khác nhau sử dụng các phương pháp khác nhau để xác định chuẩn nghèo. Một số quốc gia xác định chuẩn nghèo dựa trên 1/2 thu nhập bình quân, một số quốc gia khác lại dựa trên mức 1/3 thu nhập bình quân. Ví dụ nước Mỹ áp dụng mức chuẩn từ những năm 60 của thế kỷ trước, cụ thể thu nhập 18.600 đôla/năm là ngưỡng nghèo đối với các gia đình có 4 người (gồm bố mẹ và hai con), thu nhập 9.573 đôla/năm là ngưỡng nghèo đối với người độc thân trong độ tuổi lao động. Theo chuẩn này thì năm 1993 nước Mỹ có 15,1% dân số nghèo khổ, năm 2000 tỷ lệ đó giảm xuống còn 11,3% nhưng tới năm 2003 thì tỷ lệ người nghèo của nước Mỹ tăng lên 12,5% (tức là khoảng 35,9 triệu người dân Mỹ sống trong tình trạng nghèo đói). Một số nước khác sử dụng chỉ tiêu Kcalo/người/ngày để xác định chuẩn nghèo, tuy nhiên chỉ tiêu này có sự chênh lệch giữa các khu vực, các quốc gia khác nhau, thậm chí ngay trong một quốc gia cũng sử dụng nhiều tiêu chuẩn nghèo tùy theo địa phương hoặc theo các thời kỳ khác nhau. Ví dụ Malaixia sử dụng tiêu chuẩn 9.910 Kcalo/ngày tính trên một gia đình có 2 người lớn và 3 trẻ em để làm đường nghèo. Ấn Độ áp dụng ngưỡng nghèo với chuẩn mực tiêu thụ bình quân đầu người hàng ngày là 2.400 Kcalo với vùng nông thôn và 2.100 Kcalo với vùng đô thị. Pakistan lấy đường nghèo là mức tiêu thụ 2.350 Kcalo/người/ngày. Một số nước khác như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Indonexia, Việt Nam sử dụng ngưỡng nghèo là mức tiêu thụ 2.100 Kcalo/người/ngày theo cách tiếp cận của Ngân hàng thế giới. Bảng 1.1. Chuẩn nghèo của một số nước năm 2001 Quốc gia Đơn vị tính Chuẩn nghèo Kcalo/người/ngày Thu nhập Chi tiêu Đông Á Trung Quốc Nhân dân tệ/năm 2.100 625 Đông Nam Á Campuchia Riên/ngày 2.100 1.837 Lào Kip/tháng 2.100 20.911 Philipin Pê-sô/năm 2.000 11.605 Thái Lan Bạt/tháng 2.099 882 Việt Nam Nghìn đồng/năm 2.100 1.790 Nam Á Ấn Độ Thành thị Ru-pi Ấn Độ/tháng 2.100 454,11 Nông thôn Ru-pi Ấn Độ/tháng 2.400 327,56 Nepal Ru-pi Nepal/năm 2.124 4.404 Pakistan Ru-pi Pakistan/tháng 2.350 748,56 Srilanca Ru-pi Srilanca/tháng 2.500 791,67 Trung Á Azecbaijan Nghìn Ma-nat/năm 2.200 120 Kazactan Ten-ghê/tháng 4007 Curogustan Sôm/năm 7.005 Thái Bình Dương Phiji Đôla Mỹ/tuần 83 Micronesia Đôla Mỹ/năm 767.,58 Samoa Ta-la/tuần 37,49 Tonga Pan-ga/năm 8.610 Tuvalu Đôla Úc/tuần 84,24 (Nguồn: Nguyễn Văn Phẩm - 2003) Việc sử dụng các tiêu chuẩn làm ngưỡng nghèo khác nhau đã gây ra khó khăn và sai sót trong việc so sánh giữa các vùng trong một quốc gia, so sánh giữa các quốc gia hoặc so sánh theo thời gian. Để đảm bảo tính thống nhất khi so sánh quốc tế, Ngân hàng thế giới đã đưa ra 2 mức chuẩn là thu nhập dưới 1 Đôla Mỹ/ngày và thu nhập dưới 2 Đôla Mỹ/ngày theo sức mua tương đương (PPP – Purchasing Power Parity) của Đôla Mỹ năm 1993. Đây là ngưỡng chi tiêu đủ cho một lượng lương thực thực phẩm thiết yếu có thể đảm bảo duy trì tối thiểu năng lượng tiêu dùng cho một người trong một ngày là 2.100 Kcalo. Do đó ngưỡng nghèo này gọi là “nghèo lương thực, thực phẩm”. Trên cơ sở đó, Ngân hàng Phát triển Châu Á đã đưa ra các con số thống kê về tỷ lệ nghèo của một số nước như sau: Bảng 1.2. Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo của một số nước Đơn vị: % Quốc gia Năm Theo chuẩn nghèo quốc gia Theo chuẩn nghèo quốc tế 1 USD/ngày 2 USD/ngày Đông Á Trung Quốc 2001 16,6 46,7 Mông Cổ 1998 35,6 27,0 74,9 Đông Nam Á Campuchia 1999 35,9 34,1 37,7 Indonexia 2002 18,2 7,5 52,4 Lào 1997 38,6 39,0 81,7 Malaixia 1999 7,5 0,2 9,3 Mianma 1997 22,9 Philipin 2000 34,0 15,5 47,5 Thái Lan 2002 9,8 1,9 32,5 Việt Nam 2002 28,9 13,1 58,5 Nam Á Bangladet 2000 49,8 36,0 82,8 Ấn Độ 1999 26,1 36,0 81,3 Manđivơ 1998 43,0 0,1 2,9 Nepal 1996 42,0 39,1 80,9 Pakistan 1999 32,6 25,3 77,2 Srilanca 1995 25,2 6,6 45,4 Trung Á Azecbaijan 2001 49,6 3,7 33,4 Kazactan 2002 27,9 0,1 8,5 Curogustan 2000 52,0 0,9 27,2 Tagikistan 2003 56,6 13,9 58,7 Turkmenistan 1998 29,9 12,1 44,0 Uzbekistan 2000 27,5 17,3 71,7 Thái Bình Dương Micronesia 1998 27,9 5,2 19,7 Papua New Guinea 1996 37,5 24,6 54,4 Samoa 2002 20,3 5,5 Tonga 2001 22,7 4,0 12,6 (Nguồn: Nguyễn Văn Phẩm - 2003) Theo Ngân hàng thế giới thì số người sống dưới 1 USD/ngày đã giảm từ 1,5 tỷ người vào năm 1981 xuống còn 1,1 tỷ người vào năm 2001 và 1 tỷ người vào năm 2007. Con số này phần nào phản ánh tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ của hai quốc gia đông dân nhất thế giới hiện nay là Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, bên cạnh đó xuất hiện một thực tế đáng lo ngại là số người sống dưới mức 2 USD/ngày lại tăng lên, từ 2,4 tỷ người năm 1981 tăng lên 2,7 tỷ người năm 2001. Theo báo cáo phát triển con người của UNDP đầu tháng 9 năm 2005 thì dự tính tới năm 2015 trên toàn thế giới sẽ có thêm khoảng 1,7 tỷ người sống dưới mức 2 USD/ngày. Hình 1.1. Tỷ lệ nghèo theo ngưỡng 1 USD/ngày và 2 USD/ngày (Đô la tính theo sức mua tương đương theo giá cố định năm 1993) (Nguồn: Ngân hàng thế giới, Khu vực Châu Á Thái Bình Dương, 2004) Mức chuẩn nghèo đã được Ngân hàng thế giới điều chỉnh lên thành 1,25 Đôla Mỹ/ngày vào năm 2005 sau những diễn biến lạm phát lan rộng trên quy mô toàn cầu ảnh hưởng tới giá lương thực, giá tiêu dùng tại nhiều nơi. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 2008, hiện nay thế giới có khoảng 1,4 tỷ người đang chịu cảnh đói nghèo (số liệu dựa trên ngưỡng nghèo 1,25 Đôla Mỹ/ngày), bằng khoảng 1/3 dân số các nước đang phát triển. Tuy nhiên trước tình hình dân số thế giới đang tăng nhanh thì tỷ lệ nghèo đói vẫn giảm từ 50% xuống còn 25% trong 25 năm qua. Châu Phi và Nam Á là những khu vực thất bại nhất trong chính sách giảm nghèo, Nam Á là nơi có nhiều người nghèo nhất với 595 triệu người trong đó 455 triệu là người Ấn Độ. Số người nghèo tuyệt đối tại Châu Phi tăng từ 200 triệu người lên 380 triệu người trong thời gian từ 1981 – 2005, dự đoán sẽ không đạt được mục tiêu xóa nghèo mức 1 USD/ngày vào năm 2015. Ngày 27/08/2008, tại Hồng Kông, Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB đã công bố tiêu chuẩn mới để xác định tình trạng nghèo khó ở châu Á, theo đó, một người được xác định là nghèo khi thu nhập dưới 1,35 Đôla Mỹ/ngày. ADB cho rằng việc lập tiêu chuẩn mới xuất phát từ thực tế tăng trưởng kinh tế tại nhiều nước châu Á rất cao trong những năm gần đây, nhưng tình trạng mất cân bằng về thu nhập cũng ngày càng gia tăng. Đây là lần đầu tiên việc so sánh mức độ nghèo xuyên quốc gia được thực hiện tại châu Á, để có được con số này, ADB đã lấy trung bình cộng các mức nghèo tại 16 nước đang phát triển ở châu Á năm 2005. Chuẩn nghèo là một thước đo quan trọng trong việc đánh giá đói nghèo của mỗi vùng, mỗi quốc gia cũng như của toàn thế giới, việc xây dựng một chuẩn nghèo hợp lý, phù hợp với điều kiện thời gian, không gian, tập quán chi tiêu của từng địa phương sẽ giúp xác định đúng đối tượng nghèo, trên cơ sở đó đánh giá chính xác hơn thực trạng nghèo đói tại địa phương. 2.2. Chuẩn nghèo đói của Việt Nam 2.2.1. Theo phương pháp của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đây là phương pháp xác định chuẩn nghèo đói dựa trên thu nhập của hộ gia đình, các hộ gia đình được xếp vào diện nghèo nếu mức thu nhập bình quân đầu người của họ dưới mức chuẩn được xác định, mức này được qui định khác nhau giữa khu vực thành thị, nông thôn và miền núi hải đảo do những đặc điểm riêng về kinh tế - xã hội. Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo hiện nay sử dụng chuẩn nghèo theo phương pháp này. a. Giai đoạn 1993 – 1995 - Hộ đói: Là hộ có mức thu nhập bình quân mỗi người trong hộ quy ra gạo đạt dưới 13 kg/người/tháng (đối với khu vực thành thị) và dưới 8 kg/người/tháng (đối với khu vực nông thôn). - Hộ nghèo: Là hộ có mức thu nhập bình quân mỗi người trong hộ quy ra gạo đạt dưới 20 kg/người/tháng (đối với khu vực thành thị) và dưới 15 kg/người/tháng (đối với khu vực nông thôn). b. Giai đoạn 1995 – 1997 - Hộ đói: Là hộ có mức thu nhập bình quân mỗi người trong hộ quy ra gạo dưới 13 kg/người/tháng, tính cho mọi vùng. - Hộ nghèo: Là hộ có mức thu nhập bình quân mỗi người trong hộ quy ra gạo theo giá đầu năm 1996: Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: dưới 15 kg/người/tháng (tương đương 60.000 đồng/người/tháng) Vùng nông thôn đồng bằng, trung du: dưới 20 kg/người/tháng (tương đương 80.000 đồng/người/tháng) Vùng thành thị: dưới 25 kg/người/tháng (tương đương 100.000 đồng/người/tháng) c. Giai đoạn 1997 – 2000 (Công văn số 1571/LĐTBX, ngày 20/05/1997) - Hộ đói: Là hộ có mức thu nhập bình quân mỗi người trong hộ quy ra gạo dưới 13 kg/người/tháng (tương đương 45.000 đồng theo giá 1997) tính cho mọi vùng. - Hộ nghèo: Là hộ có thu nhập bình quân mỗi người trong quy ra gạo: Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: dưới 15 kg/người/tháng (tương đương 55.000 đồng) Vùng nông thôn đồng bằng, trung du: dưới 20 kg/người/tháng (tương đương 70.000 đồng) Vùng thành thị: dưới 25 kg/người/tháng (tương đương 90.000 đồng) d. Giai đoạn 2001 – 2005 (Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH, ngày 01/11/2000), theo đó không tách riêng chuẩn đói và nghèo do trong giai đoạn này đã căn bản xóa được nạn đói. Hộ nghèo là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người trong hộ đạt từ mức thu nhập sau trở xuống: Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/người/tháng Vùng nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng Vùng thành thị: 150.000 đồng/người/tháng e. Giai đoạn 2006 - 2010 (Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08/07/2005) Hộ nghèo là những hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ đạt từ mức thu nhập sau trở xuống: Khu vực nông thôn: 200.000 đồng/người/tháng Khu vực thành thị: 260.000 đồng/người/tháng f. Phương án điều chỉnh chuẩn nghèo giai đoạn 2006 – 2010 Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các Bộ, ngành liên quan trình Chính phủ phê duyệt đề xuất phương án điều chỉnh chuẩn nghèo giai đoạn 2006 – 2010, trong đề xuất này có những điều chỉnh phù hợp với biến động thực tế của giá cả thị trường năm 2008 theo hướng như sau: Chuẩn nghèo đối với khu vực nông thôn là 300.000 đồng/người/ngày, đối với khu vực thành thị là 390.000 đồng/người/ngày. Nếu áp dụng mức điều chỉnh này, tỷ lệ hộ nghèo của cả nước tính đến cuối năm 2008 sẽ là 16,5% – 17,5%; số hộ nghèo tương ứng là 3,2 – 3,4 triệu hộ. Tuy nhiên trên thực tế, việc tiến hành điều chỉnh chuẩn nghèo chung cho cả nước còn liên quan chặt chẽ tới nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác và thực tế trong quá trình thực hiện việc điều chỉnh chuẩn nghèo thường đặt ra yêu cầu phải thay đổi hàng loạt các chính sách, cơ chế liên quan. Do vậy Chính phủ hiện vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, xem xét về việc thực hiện phương án điều chỉnh này trong tương lai. 2.2.2. Theo phương pháp của Tổng cục Thống kê Tổng cục Thống kê dựa trên cả khía cạnh thu nhập và chi tiêu theo đầu người để xác định chuẩn nghèo, theo đó xác định 2 chuẩn nghèo sau: - Chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm: Được xác định là số tiền cần thiết để mua một số lượng lương thực, thực phẩm hàng ngày đảm bảo cung cấp lượng Kalory tiêu dùng bình quân là 2.100 Kalory/người/ngày. Những người có mức chi tiêu dưới mức chuẩn này được gọi là người nghèo về lương thực thực phẩm, đây là phương pháp xác định đường đói nghèo theo chuẩn nghèo quốc tế do Ngân hàng thế giới xác định và đã được thực hiện trong các cuộc khảo sát mức sống dân cư cũng như khảo sát về thực trạng đói nghèo ở Việt Nam. - Chuẩn nghèo chung: Được xác định bằng cách lấy chuẩn nghèo về lương thực, thực phẩm cộng thêm chi phí cho các mặt hàng phi lương thực, thực phẩm. Bảng 1.3. Chuẩn nghèo ở Việt Nam qua các năm Chi tiêu bình quân đầu người/năm 1993 1998 2002 2004 Chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm (đồng) 780.000 1.287.000 1.381.000 1.488.000 Chuẩn nghèo chung (đồng) 1.116.000 1.790.000 1.915.000 2.076.000 Tỷ lệ nghèo lương thực, thực phẩm (%) 24,9 15,0 9,9 7,8 Tỷ lệ nghèo chung (%) 58,1 37,4 28,9 24,1 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) 3. Chỉ số đánh giá đói nghèo Hiện nay trên thế giới sử dụng 2 thước đo phổ biến đánh giá nghèo khổ về thu nhập là tỷ lệ nghèo và khoảng cách nghèo, chỉ số nghèo khổ tổng hợp HPI được sử dụng để đánh giá nghèo khổ của con người. 3.1. Tỷ lệ nghèo (tỷ lệ đếm đầu người – HCR) Tỷ lệ nghèo được tính bằng tỷ lệ phần trăm của dân số sống dưới mức nghèo. Sử dụng tỷ lệ nghèo có thể giúp đánh giá, so sánh quy mô nghèo, tốc độ giảm nghèo theo không gian hoặc thời gian. Công cụ để đo tỷ lệ nghèo trong xã hội là ngưỡng nghèo. Khi tính toán với mỗi chuẩn nghèo khác nhau sẽ có tỷ lệ nghèo khác nhau. Các vùng có tỷ lệ nghèo đói cao thì tình trạng nghèo đói càng trầm trọng và mức sống người dân càng thấp hơn nhiều so với mức chuẩn nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo có thể phân chia theo khu vực (theo vùng địa lý hoặc theo khu vực thành thị - nông thôn), theo giới tính hoặc theo dân tộc. Trong những năm qua tỷ lệ nghèo ở Việt Nam đã giảm tương đối nhanh, là một trong những nước giảm tỷ lệ nghèo đói nhanh nhất so với các nước có cùng mức GDP, được UNDP đánh giá là một trong những nước điển hình về việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo. Hình 1.2. Tỷ lệ nghèo chung của Việt Nam qua các năm Đơn vị: % (Nguồn: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) Hình 1.3. Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2007 phân theo vùng Đơn vị: % (Nguồn: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - 2008) 3.2. Khoảng cách nghèo: Chỉ số tỷ lệ nghèo không phản ánh được mức độ gay gắt của nghèo đói, do đó các nhà kinh tế đã xây dựng chỉ số “k._.hoảng cách nghèo”. Khoảng cách nghèo là phần chênh lệch giữa mức chi tiêu trung bình của người nghèo so với ngưỡng nghèo, tính bằng phần trăm so với ngưỡng nghèo. Khoảng cách nghèo cho biết tính chất và mức độ của nghèo đói khi so sánh giữa các nhóm dân cư trong một quốc gia. Khoảng cách nghèo cũng có thể được phân chia theo các nhóm dân tộc hoặc theo khu vực. Khoảng cách nghèo của những nhóm người dân tộc thiểu số, người sống ở vùng sâu, vùng xa thường lớn hơn so với những nhóm dân cư khác. Ở Việt Nam, khoảng cách nghèo giữa các nhóm người dân tộc thiểu số và người Kinh có sự chênh lệch đáng kể. Khoảng cách nghèo của nhóm dân tộc thiểu số là 34,7% năm 1993 giảm xuống còn 15,4% năm 2006, trong khi đó khoảng cách nghèo của người Kinh và Hoa là 10% năm 1993 giảm xuống còn 2% năm 2006, sát với mức chuẩn nghèo tương ứng. 3.3. Chỉ số nghèo khổ con người (Chỉ số nghèo khổ tổng hợp – HPI) HPI là chỉ số tổng hợp đo lường sự thiếu hụt trên ba phương diện cơ bản được phản ánh trong chỉ số phát triển con người HDI: chỉ số tuổi thọ, chỉ số giáo dục và chỉ số thu nhập. HPI là một thước đo đa chiều về tình trạng nghèo khổ của các quốc gia. Giá trị HPI của một nước có ý nghĩa cho biết sự nghèo khổ của con người ảnh hưởng bao nhiêu phầm trăm dân số nước đó. Chỉ số HPI được chia thành 2 loại: - HPI-1 đối với các nước đang phát triển: HPI-1 = [1/3 (P1α + P2α + P3α )] 1/α Trong đó: P1: xác suất sống chưa đến tuổi 40 P2: tỷ lệ người lớn mù chữ P3: trung bình không trọng số của số dân không được sử dụng nguồn nước được cải thiện và tỷ lệ trẻ thiếu cân so với tuổi α: trọng số cho độ thiếu hụt - HPI-2: một số nước thuộc Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) HPI-2 = [1/4 (P1α + P2 α + P3 α + P4 α)] 1/α Trong đó: P1: xác suất sống chưa đến tuổi 60 P2: tỷ lệ người lớn (16-65 tuổi) thiếu kỹ năng đọc viết chức năng P3: tỷ lệ dân số sống dưới chuẩn nghèo thu nhập P4: tỷ lệ thất nghiệp lâu dài (từ 12 tháng trở lên) α: trọng số cho độ thiếu hụt Trong các Báo cáo phát triển con người của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc UNDP, giá trị α được sử dụng là bằng 3. Các chỉ số sử dụng để đo mức độ thiếu hụt được chuẩn hóa từ 0 đến 100 (được thể hiện là tỷ lệ %). (Nguồn: Báo cáo phát triển con người 2007/2008 UNDP) Năm 1999, chỉ số HPI của Việt Nam đạt 29,1%, đứng thứ 45/90 quốc gia được Liên hiệp quốc nghiên cứu. Năm 2001 xếp thứ 43/89, năm 2004 xếp thứ 41/95 và năm 2006, HPI-1 của Việt Nam là 19,9% xếp thứ 39/94 nước đang phát triển. Trong những năm trước đây việc đánh giá tình trạng đói nghèo trên thế giới chủ yếu căn cứ vào tiêu chí thu nhập quốc dân bình quân đầu người. Nhưng hiện nay, việc đánh giá đói nghèo còn dựa trên nhiều thước đo đa chiều khác có tính bao quát và chính xác cao hơn, xét trên nhiều phương diện xã hội không gắn với thu nhập căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội và hiện trạng đời sống trung bình phổ biến của dân cư từng quốc gia. 4. Một số nguyên nhân của đói nghèo ở các nước đang phát triển Tìm hiểu nguyên nhân đói nghèo đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo. Thực tế có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong nghiên cứu về đói nghèo, bản thân khái niệm đói nghèo cũng chỉ là một khái niệm tương đối và có tính biến đổi theo thời gian, do đó không tồn tại những nguyên nhân riêng rẽ, biệt lập để lý giải cho hiện tượng nghèo đói tại mỗi khu vực, mỗi quốc gia. Tuy nhiên có thể tổng hợp thành 3 nhóm nguyên nhân chính sau: 4.1. Do điều kiện tự nhiên - Đất canh tác ít hoặc đất cằn cỗi, khó canh tác: đây là nguyên nhân tác động trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp, sản lượng cây trồng, vật nuôi bị hạn chế, năng suất lao động thấp, chất lượng nông phẩm không đáp ứng được yêu cầu của thị trường vì vậy hiệu quả kinh tế thu được thường không cao. - Thời tiết khí hậu không thuận lợi: điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra thiên tai bất thường là yếu tố bất lợi cho sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp vốn đã không cao, khi gặp thiên tai diễn biến phức tạp là một nguyên nhân dẫn đến mất mùa, đói kém, nợ nần… Đây là nguyên nhân mang tính đặc thù của khu vực miền núi. - Vị trí địa lý không thuận lợi: những vùng nghèo thường là những vùng có vị trí địa lý xa xôi, giao thông không thuận lợi do đó khả năng tiếp cận với các nguồn lực để phát triển sản xuất bị hạn chế cũng như gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thực tế hình thức sản xuất phổ biến ở những vùng nghèo là sản xuất tự cung tự cấp, kinh tế hàng hóa kém phát triển, người dân khó có cơ hội vươn lên thoát nghèo. 4.2. Do bản thân người nghèo - Tình trạng không có vốn hoặc thiếu vốn sản xuất là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo. Việc thiếu vốn sẽ làm hạn chế khả năng mở rộng sản xuất, kinh doanh hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp ở khu vực nông thôn. - Thực tế nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng nghèo đói và trình độ giáo dục có quan hệ chặt chẽ với nhau. Những người nghèo đa phần là những người có trình độ học vấn thấp, họ không có khả năng tìm được việc làm tốt và ổn định, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao, thu nhập thấp và bấp bênh. Ngược lại, do những nguyên nhân nghèo đói, thu nhập chỉ đủ cho những nhu cầu cơ bản như ăn, mặc, ở nên đa số người nghèo không thể có điều kiện học hành đầy đủ, khó khăn trong việc lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi phù hợp để xây dựng phương án sản xuất. - Đi đôi với trình độ học vấn thấp là sự thiếu hiểu biết về kiến thức kế hoạch hóa gia đình, vì vậy đa số những gia đình nghèo là những hộ sinh đẻ nhiều con, những vùng nghèo là những vùng có tỷ lệ sinh cao do người dân chưa được tiếp cận với những kiến thức về sức khỏe sinh sản. Gia đình đông con đồng nghĩa với gánh nặng phụ thuộc lớn, do đó cơ hội thoát nghèo đối với những hộ gia đình này là rất ít. - Bên cạnh đó, một số yếu tố như rủi ro bất thường trong cuộc sống, ốm đau, bệnh tật, tai nạn, tập quán canh tác lạc hậu, chi tiêu không có kế hoạch, lười lao động, sa ngã vào các tệ nạn xã hội cờ bạc, rượu chè… cũng là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Theo số liệu báo cáo từ điều tra xác định hộ nghèo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội năm 2004, ở Việt Nam hiện nay tồn tại nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng nghèo đói, trong đó nguyên nhân hàng đầu là do thiếu vốn, nguyên nhân này chiếm 63,69% tổng số ý kiến được hỏi. Tiếp theo là các nguyên nhân thiếu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh (31,12%), thiếu đất (20,82%), bệnh tật (16,94%), gia đình đông con (13,60%), gia đình neo đơn, ít lao động (11,40%), rủi ro (1,65%), tệ nạn xã hội (1,18%). 4.3. Do cơ chế chính sách - Chủ trương, định hướng của mỗi quốc gia, sự quan tâm của các cấp chính quyền từ trung ương tới địa phương thể hiện trong hệ thống cơ chế, chính sách xóa đói giảm nghèo, sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp quản lý và giữa các chính sách với nhau có tác động trực tiếp tới vấn đề đói nghèo và hiệu quả của công tác xóa đói giảm nghèo. - Ở Việt Nam, hệ thống cơ chế chính sách nhằm thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo đã được xây dựng và bước đầu thu được một số kết quả khả quan nhưng còn thiếu tính đồng bộ giữa các ngành, các cấp quản lý và giữa các chính sách với nhau do đó chưa đạt được hiệu quả bền vững và lâu dài. - Chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu vực khó khăn đã xây dựng được nhiều công trình thiết yếu phục vụ cho sản xuất cũng như đời sống của người dân. Tuy nhiên ở một số địa phương việc đầu tư còn dàn trải và mang tính bình quân, đầu tư xây dựng cơ bản ở nhiều nơi còn chưa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng của người dân, do đó nhiều công trình không phát huy hiệu quả sau khi xây dựng. - Chính sách cấp vốn tín dụng cho các hộ nghèo bước đầu mở ra một kênh tín dụng mới giúp cho những hộ sản xuất, kinh doanh tại các vùng khó khăn vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên do nhu cầu về vốn là rất lớn, chưa thể đáp ứng được nhu cầu của người vay nên hiện nay vẫn còn nhiều hộ gia đình nghèo chưa được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi này. - Chính sách cấp vốn cho người dân phát triển sản xuất chưa gắn với các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư của địa phương, mức vay đối với mỗi hộ gia đình hay mỗi công trình xây dựng chưa đáp ứng được những chi phí cần thiết, thời hạn vay ngắn, thủ tục ở một số địa phương còn rườm rà, phức tạp gây khó khăn cho người dân trong việc vay vốn. Trên đây là một số nhóm nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đói nghèo, đối với mỗi quốc gia, mỗi địa phương khác nhau tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội sẽ có những nguyên nhân đặc trưng riêng. Do đó, khi tiến hành xây dựng cơ chế chính sách và giải pháp xóa đói giảm nghèo cần xuất phát từ việc phân tích thực trạng và tìm ra những nguyên nhân chung cũng như những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng đói nghèo để từ đó đề xuất các nhóm giải pháp hiệu quả phù hợp với từng địa phương. II. Những vấn đề cơ bản về công tác xóa đói giảm nghèo 1. Quan niệm về xóa đói giảm nghèo Nghèo đói là vấn đề kinh tế - xã hội mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều phải đối mặt trong quá trình phát triển. Xóa đói giảm nghèo có thể được hiểu là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống, từng bước giảm nghèo và vươn lên thoát nghèo. Công tác xóa đói giảm nghèo nếu không được quan tâm đúng mức sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ gây nên hậu quả bất ổn về kinh tế xã hội. Xóa đói giảm nghèo cần được phát triển từ những cuộc vận động thành chương trình mục tiêu, chiến lược lâu dài, có tính chủ động, sáng tạo và hiệu quả thiết thực chăm lo đời sống cho người nghèo. Kết quả xóa đói giảm nghèo được đánh giá thông qua tỷ lệ phần trăm và số lượng người nghèo, hộ nghèo giảm xuống. Hiện nay xóa đói giảm nghèo không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo cuộc sống vật chất cho người nghèo như các nhu cầu cơ bản như ăn, mặc, ở, đi lại mà còn tiến tới thực hiện mục tiêu nâng cao đời sống tinh thần cho người nghèo, nâng cao vị thế của người nghèo trong xã hội. Chính vì thế mà các giải pháp xóa đói giảm nghèo cũng có nhiều thay đổi so với trước đây, ngoài các biện pháp hỗ trợ trực tiếp bằng vật chất cho người nghèo, hiện nay các chính sách giảm nghèo đang được xây dựng theo hướng đầu tư lâu dài, hướng dẫn người nghèo tự thoát nghèo, chứ không chỉ là hỗ trợ khẩn cấp. Đối với Việt Nam nói riêng, ngay từ khi nước ta mới giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhanh chóng đặt ra nhiệm vụ chống đói nghèo. Tư tưởng đó đã được Đảng quán triệt trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới. Chủ trương xóa đói giảm nghèo của Đảng ta ngày càng thể hiện rõ quan điểm xóa đói giảm nghèo toàn diện gắn với phát triển bền vững, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. 2. Sự cần thiết phải thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo 2.1. Hậu quả của đói nghèo Nghèo đói là một hiện tượng kinh tế - xã hội mang tính toàn cầu, đặc biệt phổ biến ở những nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Nghèo đói gây hậu quả trực tiếp tới bản thân những người nghèo. Người nghèo thường là những người không có đủ khả năng đáp ứng những nhu cầu cơ bản hoặc đáp ứng ở mức tối thiểu các nhu cầu ăn, mặc, ở, học hành, đi lại… Bản thân những người nghèo, con cái và gia đình họ trước tiên phải chịu thiệt thòi về mặt vật chất so với những người giàu hơn trong xã hội. Hơn thế nữa những người nghèo thường thiếu cơ hội và khả năng được lựa chọn cơ hội, thu mình trong giao tiếp với cộng đồng, tự ti trong các mối quan hệ xã hội. Ý kiến của người nghèo thường bị đánh giá thấp hơn so với những người giàu, họ không được số đông tôn trọng, tâm lý tự ti không dám đưa ra ý kiến chủ quan cá nhân của mình trong các quá trình lựa chọn ra quyết định, do đó vị thế của người nghèo trong xã hội dần trở nên yếu thế. Nghèo đói không chỉ tác động đến chính những người nghèo mà còn gây ảnh hưởng tới sự phát triển của toàn xã hội. Nghèo đói biểu hiện thông qua các chỉ số thu nhập quốc dân bình quân đầu người, mức độ đầu tư cho các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội như cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ, y tế, giáo dục... Nghèo đói kìm hãm sự phát triển của xã hội, lợi thế so sánh của một xã hội nghèo đói sẽ bị giảm sút rất nhiều so với một xã hội phát triển cường thịnh. Do đó có thể nhận thấy một thực tế các nước nghèo thường được đánh giá thấp hơn trong các mối quan hệ cạnh tranh quốc tế về cả kinh tế, chính trị, văn hoá, thể thao… Đói nghèo là một trong những nguyên nhân của tình trạng trộm cắp, ma tuý, mất ổn định an ninh trật tự và gia tăng tệ nạn xã hội ở một số quốc gia. Thực tế ở những nước nghèo, cộng đồng xã hội thường phải dành những khoản trợ cấp, trợ giúp cho các đối tượng yếu thế trong xã hội để giúp họ có điều kiện sống tốt hơn nhằm đảm bảo công bằng trong xã hội. Tuy nhiên nếu mức trợ giúp này đòi hỏi một chi phí tài chính quá lớn sẽ dẫn đến giảm khả năng tích lũy của cộng đồng, kéo theo sự hạn chế trong đầu tư mở rộng phát triển kinh tế - xã hội. Do đó có thể nói nghèo đói là nguyên nhân dẫn đến sự chậm phát triển, lạc hậu của một quốc gia so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Đói nghèo không chỉ gây nên hậu quả xấu đối với bản thân người nghèo mà còn nảy sinh những tác động tiêu cực tới sự phát triển kinh tế và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình phát triển của xã hội. Do đó việc thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo được xem như một đòi hỏi khách quan, một vấn đề bức xúc đối với mọi quốc gia trong mọi thời kỳ lịch sử. 2.2. Vai trò của công tác xóa đói giảm nghèo với phát triển bền vững Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức tại Johannesbug (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002 đã xác định: “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường”. Theo quan điểm hiện nay, mục tiêu phát triển bền vững không chỉ dựa trên những thành quả của tăng trưởng kinh tế mà còn bao gồm các chỉ tiêu về phát triển giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo, các chỉ tiêu về phát triển con người, chỉ tiêu về bảo vệ môi trường… Thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo và đảm bảo công bằng xã hội là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá sự phát triển bền vững. Trong quá trình cải tổ nền kinh tế, Nhà nước Việt Nam đã thực hiện sự lựa chọn theo hướng phát triển toàn diện, thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh đi đôi với giải quyết vấn đề công bằng xã hội ngay từ đầu và trong suốt tiến trình phát triển. Đảng Cộng sản Việt Nam đã thể hiện rõ quan điểm về phát triển bền vững trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đến 2010: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, gắn sự phát triển kinh tế với giữ vững ổn định chính trị xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng”. Tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo là hai phạm trù riêng rẽ nhưng không tách rời biệt lập với nhau, giữa hai phạm trù này tồn tại mối quan hệ tương hỗ và thống nhất. Tăng trưởng kinh tế nhanh tạo điều kiện vật chất để thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo và ngược lại sự thành công trong công tác xóa đói giảm nghèo sẽ tạo nên sự ổn định và thúc đẩy kinh tế tăng trưởng thông qua việc tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực một cách toàn diện, gia tăng tính bền vững của khối đại đoàn kết toàn dân, đẩy nhanh quá trình thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tiến tới đạt được mục tiêu chung là làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Xoá đói giảm nghèo tạo điều kiện cho tăng trưởng và phát triển kinh tế theo hướng bền vững. Sự thống nhất trong việc thực hiện các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và các giải pháp xóa đói giảm nghèo hiệu quả sẽ bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, mạnh và bền vững nhưng không làm ảnh hưởng đến vấn đề công bằng xã hội, không dẫn tới sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng miền trong một quốc gia, không gây mất ổn định tình hình chính trị, an ninh xã hội, không phá huỷ môi trường sinh thái… Bản thân tăng trưởng kinh tế không thể giải quyết triệt để vấn đề nghèo đói, song đó lại yếu tố tác động mạnh mẽ đến mục tiêu giảm tỷ lệ nghèo đói và nâng cao mức sống dân cư. Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện vật chất cho công tác xóa đói giảm nghèo, vì vậy tăng trưởng kinh tế là tiền đề quan trọng cho xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên quá trình phát triển kinh tế cũng đồng thời kéo theo các vấn đề xã hội tiêu cực như nạn thất nghiệp, sự phân hóa giàu nghèo, băng hoại các giá trị đạo đức, giá trị văn hóa tinh thần… chính vì vậy công tác xóa đói giảm nghèo với những giải pháp cụ thể như hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người nghèo… cũng đóng vai trò như một bộ phận của cán cân điều tiết, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, mang lại sự công bằng cho mỗi thành viên trong xã hội. Thực tế cho thấy việc tập trung quá lớn nguồn lực cho phát triển kinh tế ở những vùng, miền, địa phương trọng điểm nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh mà thiếu chú trọng tới các vùng khó khăn sẽ dẫn tới sự phát triển mất cân đối và phân hóa giàu nghèo, gây bất ổn xã hội và ảnh hưởng xấu tới việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên nếu đầu tư quá nhiều nguồn lực tài chính và con người cho công tác xóa đói giảm nghèo tại các vùng khó khăn nhưng không thu được hiệu quả tương xứng cũng có thể dẫn tới kìm hãm sự phát triển kinh tế và có tác động ngược trở lại làm giảm hiệu quả thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo. Để giải quyết tình trạng đói nghèo ở những vùng khó khăn không phải là một công việc dễ dàng và nhanh chóng, nó đòi hỏi phải thực thi nhiều giải pháp đồng bộ, đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực từ phía các cấp lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể mà còn từ sự đóng góp của cộng đồng xã hội và từ bản thân người nghèo. Khi xác định mục tiêu, định hướng, chiến lược phát triển cho mỗi thời kỳ cụ thể đều cần có sự kết hợp đúng đắn giữa vấn đề tăng tưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế cần thực hiện đồng thời hoặc lồng ghép với công cuộc xóa đói giảm nghèo của từng địa phương cũng như của cả nước, sự kết hợp ngay từ đầu giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững. 3. Một số chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo đã và đang thực hiện Ngày 23/07/1998, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xóa đói giảm nghèo giai đoạn 1998 – 2000. Ngày 31/07/1998 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 135) giai đoạn I (1997 – 2006). Ngày 10/01/2006 phê duyệt chương trình 135 giai đoạn II (2006 – 2010). Tháng 9 năm 2000, tại Hội nghị thượng đỉnh của các nguyên thủ quốc gia, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã tham dự và phát biểu cam kết thực hiện “Mục tiêu thiên niên kỷ” do Liên Hợp Quốc khởi xướng, trong đó có mục tiêu giảm một nửa số người nghèo vào năm 2015. Ngày 21/05/2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo”. Đây là chiến lược đầy đủ, chi tiết phù hợp với mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc. Ngày 27/09/2001, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001 – 2005. Ngày 20/07/2004 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. Ngày 05/02/2007, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010. Ngày 27/12/2008 Chính phủ ban hành Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo. Nhiều biện pháp cụ thể đã được thực hiện thông qua Chương trình hỗ trợ tạo việc làm (Quyết định 120), Chương trình hỗ trợ người nghèo, người dân tộc thiểu số sản xuất (Quyết định 133), Chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc (Quyết định 327), Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng… 4. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo tại một số địa phương 4.1. Kinh nghiệm ở tỉnh Yên Bái Thành công trong công tác xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Yên Bái đã được Nhà nước cũng như nhiều tổ chức quốc tế ghi nhận, trong đó hiệu quả nhất là ở vùng sâu, vùng xa, những vùng người dân tộc thiểu số sinh sống. Những bài học được rút ra từ thực tế công tác xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Yên Bái có thể tổng kết lại như sau: - Thực hiện chủ trương tăng trưởng kinh tế đi đôi với xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế nhanh để tạo nguồn lực tài chính cho công cuộc xóa đói giảm nghèo tại địa phương. - Đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Xây dựng mới hoặc sửa chữa, kiên cố hóa đường giao thông để tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân và lưu thông hàng hóa. Xây trường tiểu học, trung học cơ sở, thu hút trên 90% trẻ em tiểu học và 70% trẻ em trung học cơ sở trong độ tuổi đến trường. Trạm y tế từ cấp xã có y sỹ phục vụ khám chữa bệnh, trang thiết bị được đầu tư cơ bản, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. - Xác định loại cây trồng mũi nhọn cho từng huyện, xã và khuyến khích bà con tận dụng, khai thác tối đa diện tích nương, bãi, đồi dốc thấp để mở rộng diện tích gieo trồng, từng bước hình thành các vùng chuyên canh. - Thực hiện dự án khuyến nông – lâm – ngư và phát triển sản xuất, ngành nghề xóa đói giảm nghèo, cán bộ nông nghiệp huyện xuống xã, thôn, bản tổ chức nhiều lớp tập huấn, gặp gỡ bà con, hướng dẫn kỹ thuật, giúp bà con từ bỏ tập quán canh tác cũ, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. - Đa dạng hóa và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho xóa đói giảm nghèo. Cùng với các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo của Nhà nước, tỉnh Yên Bái còn chú trọng tới việc thu hút nguồn vốn từ các quốc gia, các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á, Tổ chức SIDA của Thụy Điển, JICA của Nhật Bản… Từ các nguồn vốn này, tỉnh Yên Bái chủ động tổ chức thực hiện theo hướng lồng ghép dự án, coi trọng tính hiệu quả đối với từng vùng, từng điều kiện mà người dân có thể tiếp cận được dễ dàng và nhanh chóng nhất. 4.2. Kinh nghiệm ở tỉnh Ninh Bình Sau 20 năm đổi mới, kinh tế Ninh Bình đã có nhiều bước phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, các nguồn lực huy động cho đầu tư phát triển tăng nhanh; cơ sở vật chất – kỹ thuật được tăng cường; văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân được cải thiện, bột mặt đô thị và nông thôn có nhiều đổi mới; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quốc phòng được tăng cường; hệ thống chính trị được củng cố. Các chỉ tiêu do Đại hội XIV của Đảng bộ tỉnh đề ra cơ bản hoàn thành, nhiều chỉ tiêu hoàn thành vượt mức, trong đó đạt được nhiều kết quả quan trọng trong việc hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế gắn với xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội. Từ thực tiễn xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua, nhất là trong 5 năm trở lại đây, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm: - Xây dựng và triển khai đồng bộ các chính sách, dự án về giảm nghèo, lồng ghép có hiệu quả với chính sách kinh tế - xã hội khác của tỉnh. Phân công trách nhiệm rõ ràng cho các cấp, các ngành trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo - Lãnh đạo tỉnh Ninh Bình đã tạo bước đột phá mới trong chỉ đạo phát huy sức mạnh và sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, gắn trách nhiệm của các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể để đạt và vượt mục tiêu xóa đói giảm nghèo đã đề ra; đẩy mạnh phong trào “Ngày vì người nghèo” đến mọi tổ chức kinh tế xã hội, các tầng lớp dân cư. - Chủ trương gắn xóa đói giảm nghèo với giải quyết việc làm tại chỗ ở khu vực nông thôn, thực hiện hiệu quả các đề án, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tổ chức sản xuất, cung ứng và quản lý giống, kiên cố hóa kênh mương, phát triển đa dạng hóa ngành, nghề ở nông thôn… - Đối với khu vực thành thị, thực hiện hiệu quả đề án phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và ngành tiểu thủ công nghiệp, phát triển thương mại, du lịch. Có cơ chế, chính sách khuyến khích việc thành lập hoặc mở rộng các cơ sở sản xuất với quy mô ngành nghề đa dạng, thu hút được nhiều lao động tại chỗ. - Đẩy mạnh việc nhân rộng các mô hình xóa đói giảm nghèo có hiệu quả, nhất là mô hình xóa đói giảm nghèo tại các vùng đặc thù, khó khăn như vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào theo đạo Thiên Chúa; hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo phương châm: cộng đồng, dòng họ, bản thân hộ nghèo và Nhà nước cùng lo. - Tăng cường hiệu quả công tác đào tạo nghề cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt quan tâm tới việc dạy nghề cho đối tượng thanh niên, nông dân, bộ đội xuất ngũ, người tàn tật, hướng dẫn cách làm ăn để nâng cao chất lượng lao động, chú trọng tới đối tượng người nghèo ở vùng nông thôn, vùng đô thị hóa, khu công nghiệp. - Tổ chức bồi dưỡng tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực cho cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là ở cơ sở. Gắn kết giữa chương trình xóa đói giảm nghèo với tạo việc làm, tăng thu nhập; gắn việc thực hiện chương trình 135 với các chương trình, dự án khác trên địa bàn, bảo đảm đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao, đồng thời cụ thể hóa các chỉ tiêu, mục tiêu, kế hoạch đến cơ sở xã, phường, thôn để mọi người dân nắm được và tích cực tham gia thực hiện. 4.3. Kinh nghiệm ở tỉnh Đồng Nai Đồng Nai được xem là một trong những địa phương thành công nhất trong việc thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo. Năm 2000 toàn tỉnh có 12,26% hộ nghèo thì nay chỉ còn 0,87% (theo chuẩn nghèo cũ). Từ quá trình đi lên của Đồng Nai, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: - Thực hiện chủ trương “đem cái chữ đến cho người nghèo”. Trước khi triển khai các giải pháp nâng cao dân trí cho người nghèo, tỉnh đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị về xây dựng trường lớp ở nông thôn, các vùng khó khăn và tiến đến kiên cố hóa. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, tác động mạnh mẽ đến ý thức của người dân, đặc biệt là nông dân trong việc chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Nhờ vậy, đến nay hầu hết các em tuổi từ 18 trở xuống đều có trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở. Một trong những điểm nổi bật của công tác nâng cao dân trí góp phần xóa đói giảm nghèo là việc tỉnh chủ trương đẩy mạnh giáo dục thường xuyên, tổ chức hàng loạt các lớp bổ túc văn hóa ở vùng nông thôn, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp trong việc mở các khóa bổ túc văn hóa cho công nhân. Toàn tỉnh hàng năm có khoảng 16.500 người được theo học lớp bổ túc văn hóa các cấp, trong đó phần đông là những người có hoàn cảnh khó khăn và công nhân lao động. - Quan tâm đến công tác dạy nghề để giúp người dân có việc làm, thu nhập ổn định, thoát nghèo bền vững. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cùng ngành giáo dục đào tạo đã tổ chức nhiều khóa đào tạo nghề ngay tại các doanh nghiệp, tại các xã vùng sâu, vùng xa để người dân nghèo có trình độ văn hóa chưa cao học được những nghề phù hợp. Tiến hành nhiều chương trình dạy nghề và giới thiệu việc làm cho con em đồng bào dân tộc, gia đình chính sách. Bình quân mỗi năm có trên 1.000 học viên được đào tạo miễn phí và giới thiệu việc làm có thu nhập ổn định. - Chính sách “đưa ngân hàng, nhà máy về với nông thôn”. Chương trình cung ứng vốn cho người nghèo của tỉnh Đồng Nai đã triển khai thực hiện từ năm 1994. Năm 2003, Ngân hàng chính sách xã hội ra đời với mạng lưới điểm giao dịch rộng khắp từ tỉnh, huyện tới cấp xã để tiếp cận người dân. Mở rộng cho vay bằng các hình thức liên kết với Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh… để mở ra những kênh chuyển tải vốn đến người vay nhanh chóng, kịp thời. Năm 2001 đến nay đã có trên 49.000 lượt hộ được vay vốn xóa đói giảm nghèo với số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng, người dân vay vốn đã sử dụng đúng mục đích và hiệu quả, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện cuộc sống đáng kể. - Chủ trương “gắn sản xuất công nghiệp với chương trình xóa đói giảm nghèo”. Đồng Nai có diện tích cây điều đứng thứ hai cả nước và dẫn đầu về năng suất. Cây điều từng được mệnh danh là “cây của người nghèo”, “cây xóa đói giảm nghèo” giờ đây có tên mới là “cây để làm giàu”. Chủ trương của tỉnh đối với các doanh nghiệp hoạt động tại các khu công nghiệp trên địa bàn cần ưu tiên gắn chế biến với vùng nguyên liệu nông sản. Chủ trương này không chỉ tạo ra một số lượng lớn việc làm tại chỗ cho lao động địa phương mà còn hỗ trợ nông dân từ khâu cung ứng giống, hướng dẫn kỹ thuật đến bao tiêu toàn bộ sản phẩm, tạo điều kiện cho hộ trồng điều có cơ hội phát triển. 4.4. Bài học kinh nghiệm cho công tác xóa đói giảm nghèo của Phú Thọ Qua phân tích những kinh nghiệm thực tế của ba địa phương nói trên có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới như sau: - Trong quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cần xác định xóa đói giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên. Phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành đoàn thể trong xây dựng kế hoạch xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Tăng cường sự tham gia hiệu quả của người dân trong việc lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội nói chung cũng như kế hoạch giảm nghèo nói riêng. - Thực hiện đồng thời mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn với xóa đói giảm nghèo hiệu quả. Cần đảm bảo đủ và ưư tiên bố trí kịp thời vốn đầu tư theo đúng mức chương trình, dự án đã được duyệt. Đảm bảo mọi người dân đều được thụ hưởng thành quả tăng trưởng kinh tế. - Xây dựng những giải pháp xóa đói giảm nghèo phải xuất phát từ điều kiện thực tế của từng địa phương trên mọi khía cạnh: tự nhiên, thực trạng phát triển kinh tế xã hội, trình độ dân trí, khả năng tiếp cận các biện pháp hỗ trợ… - Đẩy mạnh công tác tuyên tr._.ỷ lệ nghèo ở các huyện nghèo nhất xuống còn 30%, thu nhập nhóm hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số tăng ít nhất 1,5 lần, các huyện có đầy đủ các công trình thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Giai đoạn 2015 – 2020 phấn đấu nâng mức thu nhập của người nghèo lên gấp 5 – 6 lần hiện nay. II. Định hướng và mục tiêu xoá đói giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ đến năm 2015 1. Chủ trương xóa đói giảm nghèo của tỉnh Xoá đói giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy các chính sách phát triển kinh tế - xã hội phải quan tâm hướng vào các huyện, xã nghèo và người nghèo. Người nghèo phải được tiếp cận và thụ hưởng đầy đủ các chính sách, nguồn lực đầu tư của Nhà nước, của tỉnh và địa phương cũng như viện trợ của các tổ chức quốc tế. Ưu tiên đầu tư cho các huyện có tỷ lệ nghèo cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển đồng bộ nông nghiệp, nông thôn và nông dân, lấy người nghèo làm chủ thể tiếp cận và thụ hưởng để xây dựng các chính sách hỗ trợ, mở rộng phạm vi áp dụng khoa học kỹ thuật để thúc đẩy phát triển sản xuất phù hợp với đặc điểm tự nhiên của từng vùng. Xóa đói giảm nghèo được xác định là sự nghiệp của toàn dân. Cơ chế, chính sách và giải pháp giảm nghèo phải được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo sát cơ sở của các cấp chính quyền, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tại địa phương, đặc biệt là ý thức nỗ lực tự vươn lên của người nghèo. Tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân trên địa bàn tỉnh trên cơ sở hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đầu tư kết cấu hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường phân cấp, đề cao tính chủ động, trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc quán triệt chủ trương của Đảng, Nhà nước và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách giảm nghèo trên cơ sở tôn trọng, phát huy vai trò, sự tham gia tích cực của người dân với tư cách là người thụ hưởng chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Nhà nước, từ khâu xác định nhu cầu, lựa chọn nội dung ưu tiên, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, theo dõi, giám sát và đánh giá. 2. Mục tiêu 2.1. Mục tiêu tổng quát Phát huy tiềm năng và lợi thế so sánh về nguồn lực tự nhiên, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống, tạo sức hấp dẫn, thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế. Đảm bảo vững chắc an ninh lương thực trước mắt và lâu dài thông qua phát triển sản xuất nông lâm nghiệp bền vững theo hướng sản xuất hàng hoá. Phát huy thế mạnh về du lịch, ưu tiên phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng để có bước phát triển nhanh về kinh tế, sớm thoát khỏi tình trạng nghèo nàn và lạc hậu, đạt mức ngang bằng với các tỉnh khác trong vùng và so với cả nước. Tạo sự chuyển biến nhanh về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, nâng mức sống của người dân tại các huyện nghèo lên mức ngang bằng với các huyện khác trong tỉnh. Cơ bản hoàn thành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, phù hợp với đặc thù của từng huyện, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý theo quy hoạch, xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, đảm bảo vững chắc an ninh quốc phòng. 2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2010 Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân trên cơ sở đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, bảo vệ và phát triển rừng, tỷ lệ che phủ rừng đạt 50%. Phát triển sản xuất với cơ cấu nông nghiệp phù hợp, nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi, nâng cao giá trị kinh tế nông phẩm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người nghèo. Rà soát quy hoạch lại sản xuất và dân cư ở những nơi cần thiết, ưu tiên đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các huyện, xã có tỷ lệ nghèo cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để người nghèo được tiếp cận đầy đủ các chính sách trợ giúp của nhà nước. Phấn đấu đến hết năm 2010, 100% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, khám chữa bệnh cho người nghèo, cho trẻ em dưới 6 tuổi; có 7 bác sĩ và 22,3 giường bệnh/1vạn dân. Cơ bản hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, làm nhà “Đại đoàn kết” cho các hộ nghèo. Tiếp tục đổi mới các hình thức vận động xây dựng quỹ “Vì người nghèo”, phấn đấu mỗi năm vận động được trên 2,5 tỷ đồng. Tăng cường nghiên cứu và chuyển giao khoa học – công nghệ tiên tiến, tạo bước đột phá trong đào tạo nhân lực, phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo đạt 40%. Giảm khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống dân cư giữa các vùng trong tỉnh. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 4 – 5%/năm, mỗi năm có từ 12.000 – 13.000 hộ thoát nghèo. Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới xuống còn 10%, đưa Phú Thọ cơ bản thoát khỏi tình trạng nghèo vào năm 2010. 2.3. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015 Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 5% vào năm 2015, bình quân mỗi năm giảm từ 2 – 3%. Tăng cường năng lực cho người dân và cộng đồng để phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, từng bước phát huy lợi thế về địa lý, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tiếp tục phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá, người dân tiếp cận được các dịch vụ sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm một cách thuận lợi. Phấn đấu đến năm 2015: 100% dân số đô thị và 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch; có 9 bác sĩ và 28 giường bệnh/1vạn dân; tỷ lệ che phủ rừng trên 55%. Giải quyết 100% nhu cầu vay vốn tín dụng để phát triển sản xuất kinh doanh cho các hộ nghèo từ Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh. Tăng hỗ trợ và giảm bớt các khoản đóng góp xã hội cho người nghèo, cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, trợ giúp pháp lý miễn phí cho 100% người nghèo và người dân tộc thiểu số trong tỉnh. Miễn, giảm học phí, các khoản đóng góp đồng thời tăng mức học bổng khuyến khích cho con em các hộ nghèo, đảm bảo trên địa bàn không có trẻ em bỏ học hoặc không được nhập học đúng tuổi do hoàn cảnh gia đình khó khăn. Thực hiện giảm nghèo bền vững, hạn chế tối đa tình trạng tái nghèo, đặc biệt là ở các xã có tỷ lệ nghèo cao và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tập trung nghiên cứu giải pháp cụ thể nhằm hoàn thành những mục tiêu trên, nâng cao chất lượng xóa đói giảm nghèo, đẩy nhanh công cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững theo chủ trương xóa đói giảm nghèo của tỉnh. III. Một số giải pháp tăng cường hiệu quả công tác xoá đói giảm nghèo tại tỉnh Phú Thọ đến năm 2015 1. Hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm cho người nghèo Tiếp tục nhân rộng các mô hình giảm nghèo ở từng huyện, xã cho phù hợp với điều kiện địa lý, tự nhiên, phong tục tập quán và trình độ phát triển sản xuất của địa phương, trên cơ sở đó phát huy được lợi thế so sánh về nguồn lực, chi phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. 1.1. Phát triển sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ dịch vụ sản xuất cho hộ nông dân nghèo - Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng nông – công nghiệp – dịch vụ, đa dạng hóa ngành nghề ở khu vực nông thôn, gắn sản xuất hàng hóa với thị trường tiêu thụ. - Quy hoạch lại cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô vừa và nhỏ, xác định các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc điểm khí hậu, thời tiết và thổ nhưỡng, nhất là đối với các huyện có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt (giá rét, khô hạn, diện tích đất canh tác nhỏ lẻ và phân tán). - Thiếu đất hoặc không có đất sản xuất là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đói nghèo, do đó cần khẩn trương hoàn thành việc giao đất nông nghiệp cho nông dân quản lý và sử dụng lâu dài, hỗ trợ cải tạo đất bạc màu ở những địa bàn không có khả năng mở rộng diện tích đất sản xuất. - Đầu tư hệ thống thuỷ lợi đảm bảo tưới tiêu nước ở những diện tích đất sản xuất nông nghiệp, bao gồm: kiên cố hoá kênh mương nội đồng để phát huy hiệu quả các công trình thuỷ lợi quy mô xã, liên xã, huyện; đầu tư các công trình thuỷ lợi nhỏ ở các thôn, bản. - Đầu tư đường giao thông liên thôn, liên bản tạo điều kiện tổ chức sản xuất, vận chuyển cây giống, phân bón, góp phần nâng cao giá trị nông phẩm. Mặt khác khi hệ thống đường giao thông được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh sẽ thúc đẩy lưu thông hàng hoá, đưa sản phẩm tới thị trường tiêu thụ một cách nhanh chóng và thuận lợi hơn, giảm chi phí sản xuất và chi phí vận chuyển, tăng thu nhập cho người sản xuất. - Tổ chức các dịch vụ khuyến nông, lâm, thú y, bảo vệ thực vật, chuyển giao kỹ thuật cho người nghèo. Triển khai hiệu quả các dự án khuyến nông – lâm – ngư trên địa bàn tỉnh, tranh thủ sự hỗ trợ của chương trình khuyến nông, khuyến lâm của các Bộ, ngành Trung ương và chính sách khuyến nông, khuyến lâm của tỉnh để phát triển hệ thống khuyến nông, khuyến lâm phù hợp với huyện nghèo, xã nghèo, hộ nghèo. Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật cho các huyện nghèo: bổ sung lực lượng cán bộ khuyến nông, khuyến lâm cho các xã, thôn bản và mở rộng hình thức “cộng tác viên khuyến nông”, hướng dẫn người dân thay đổi phương thức sản xuất theo hướng đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học vào quá trình sản xuất. Cung cấp và hướng dẫn sử dụng các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, khả năng thích ứng với điều kiện thời tiết khắc nghiệt tốt, hiệu quả kinh tế cao… trong 3 năm để người dân có thói quen và kinh nghiệm sử dụng giống mới trong sản xuất nông nghiệp. - Hỗ trợ và hướng dẫn cách thức bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch để tăng giá trị sản phẩm hàng hoá cho người nông dân. Tìm hiểu và dự báo nhu cầu thị trường để có kế hoạch sản xuất phù hợp, tránh tình trạng nông sản sản xuất ra không bán được gây thiệt hại kinh tế cho người nông dân. - Hướng dẫn và hỗ trợ cho người nông dân xây dựng thương hiệu cho các loại nông phẩm đặc sản của tỉnh như bưởi Đoan Hùng, bưởi Lã Hoàng, hồng Hạc Trì, cá Anh Vũ, cá lăng sông Lô, sông Thao, cá cháy Thanh Ba, rau sắng Tân Sơn, rêu đá Thanh Sơn… Xây dựng thương hiệu cho các loại đặc sản với những tiêu chuẩn chất lượng sẽ nâng cao giá trị cho sản phẩm, bảo vệ lợi ích kinh tế lâu dài cho người sản xuất khi cạnh tranh trên thị trường. 1.2. Gắn xóa đói giảm nghèo với phát triển kinh tế lâm nghệp, tạo việc làm cho người nghèo - Nâng mức hỗ trợ giao khoán, bảo vệ rừng phòng hộ để người dân có thu nhập đảm bảo cuộc sống. Gắn lợi ích kinh tế với trách nhiệm nhằm nâng cao ý thức trồng và bảo vệ rừng cho người dân tại các huyện, xã có diện tích rừng lớn. - Xây dựng chính sách khuyến khích các hộ gia đình nhận chăm sóc, bảo vệ rừng như: hỗ trợ cây giống, phân bón và một phần công chăm sóc, được hưởng toàn bộ sản phẩm khi khai thác rừng trồng nhưng sau khai thác hưởng lợi phải trồng lại rừng ngay trong năm tiếp theo. - Phát triển mạnh các chính sách khuyến lâm, đưa trồng rừng trở thành một nghề kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân. - Liên kết với một số đơn vị mở xưởng chế biến gỗ, sử dụng nguồn nguyên liệu từ rừng trồng, tạo nguồn thu nhập cho người dân địa phương. - Chuyển đổi một phần diện tích đất rừng nghèo kiệt sang đất sản xuất để hỗ trợ hộ nghèo không có hoặc thiếu đất sản xuất, hỗ trợ kinh phí khai hoang, tạo ruộng bậc thang để sản xuất nông nghiệp. 1.3. Phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp - Rà soát, bổ sung một số chính sách phát triển ngành nghề nông thôn, khôi phục các nghề tiểu thủ công truyền thống như: nghề may nón lá từ lá cọ tại xã Sai Nga, huyện Cẩm Khê; nghề mộc tại Thanh Sơn, đồ gỗ mỹ nghệ tại Lam Thao, mây tre đan, gốm sứ, may mặc… đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, nhu cầu của khách du lịch và xuất khẩu. - Phát triển các ngành nghề truyền thống theo hướng giữ gìn những nét truyền thống trong sản phẩm, ứng dụng công nghệ mới nhằm tăng năng suất, nâng cao chất lượng, đa dạng hoá các loại hình sản phẩm và hạ giá thành. - Khuyến khích đầu tư các cơ sở tiểu thủ công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, cơ sở chế biến nông, lâm sản, tạo việc làm cho người nghèo đồng thời nâng cao giá trị kinh tế cho các mặt hàng nông sản của địa phương. - Tham khảo nhu cầu thị trường và phát triển những ngành sản xuất tiểu thủ công mới, sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương. - Hỗ trợ người dân trong việc tìm kiếm thông tin thị trường xuất khẩu. Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhằm nâng cao uy tín thương hiệu sản phẩm và xúc tiến cơ hội quảng bá sản phẩm truyền thống ra thị trường. 1.4. Xuất khẩu lao động: - Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về hoạt động xuất khẩu lao động thông qua tổ chức Đoàn thanh niên ở các cấp cơ sở và có chế độ khuyến khích đối với các cộng tác viên trong tư vấn cho lao động nghèo. - Nâng cao chất lượng lao động thông qua các hình thức hỗ trợ kinh phí bổ túc văn hoá bao gồm học phí, tài liệu học tập. Hỗ trợ học nghề, học ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động đối với từng thị trường cụ thể. Hỗ trợ chi phí đào tạo và làm thủ tục để lao động nghèo có điều kiện tham gia xuất khẩu lao động. - Cho vay ưu đãi đối với các cơ sở đào tạo người đi xuất khẩu lao động để đầu tư nâng cấp, xây dựng mới phòng học, trang bị máy móc thiết bị phục vụ cho nhu cầu đào tạo lao động. - Bảo vệ quyền lợi hợp pháp đối với người đi xuất khẩu lao động, quy định chặt chẽ về kỷ luật với những trường hợp vi phạm hợp đồng, nâng cao ý thức của người lao động đi làm việc tại thị trường nước ngoài, đảm bảo chất lượng lao động xuất khẩu giữ uy tín với các nhà tuyển dụng. - Tiến hành tìm kiếm những thị trường mới có nhu cầu sử dụng lao động lớn, tập trung đào tạo những ngành nghề phù hợp với nhu cầu của người sử dụng lao động. Thực hiện việc đào tạo nghiêm túc, đảm bảo chất lượng lao động về cả kỹ năng tay nghề, trình độ ngoại ngữ và ý thức tổ chức kỷ luật. 1.5. Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng cho các vùng nghèo - Tăng mức vốn đầu tư hàng năm cho các xã thuộc chương trình 135 để đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành đúng thời hạn hoặc sớm mục tiêu chương trình 135 giai đoạn II. Bố trí kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng tại các xã nghèo không thuộc chương trình 135, đảm bảo công bằng giữa các xã nghèo trong tỉnh. - Cải tạo, sữa chữa, nâng cấp hoặc xây mới các công trình hạ tầng thiết yếu tại các xã nghèo để đảm bảo nhu cầu của người dân. Tăng cường công tác giám sát trong thi công cũng như trong quá trình sử dụng sau xây dựng. - Sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển trong cân đối ngân sách hàng năm (bao gồm vốn cấn đối ngân sách địa phương và hỗ trợ từ ngân sách Trung ương), vốn trái phiếu Chính phủ, vốn từ các chương trình, dự án, vốn ODA để ưu tiên đầu tư cho xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội. Cấp huyện: xây dựng trường Trung học phổ thông, trung tâm dạy nghề, bệnh viện huyện, trung tâm y tế dự phòng huyện, các công trình thủy lợi quy mô cấp huyện, đường giao thông từ tỉnh đến huyện, từ trung tâm huyện tới các xã, liên xã, xây dựng các trung tâm cụm xã. Cấp xã và dưới xã: đầu tư các công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu, trong đó bao gồm cả kinh phí xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp, bảo dưỡng các công trình đã đi vào sử dụng như trường học; trạm y tế xã đạt tiêu chuẩn; đường giao thông liên thôn, bản; các công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, kênh mương nội đồng và thủy lợi nhỏ; hệ thống điện phục vụ sản xuất và dân sinh; công trình nước sinh hoạt; chợ trung tâm xã; trạm phát thanh xã; nhà văn hóa thôn, bản. 2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo bền vững - Xác định đầu tư cho nguồn nhân lực là đầu tư lâu dài, quyết định thành công của xóa đói giảm nghèo bền vững. - Nâng cao trình độ dân trí: đầu tư hệ thống cơ sở vật chất trường, lớp học từ bậc mầm non tại các thôn, bản; trường tiểu học tại xã; trường trung học phổ thông cơ sở xã; trường trung học phổ thông huyện để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh nghèo, học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. - Tổ chức dạy nghề gắn với tạo việc làm cho người lao động nông thôn, hình thành trung tâm dạy nghề tổng hợp cấp huyện để tổ chức dạy nghề tại chỗ cho lao động nông thôn về sản xuất nông, lâm nghiệp, một số ngành nghề phi nông nghiệp, chế biến nhỏ để tăng năng suất và giá trị cây trồng vật nuôi, dạy nghề tập trung tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh để sử dụng lao động nông thôn vào làm việc tại các khu công nghiệp hoặc đi xuất khẩu lao động. - Đào tạo cán bộ tại chỗ: đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn, cán bộ y tế, khuyến nông, lâm ngư, chăm sóc sức khỏe cộng đồng… cho con em các hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số, quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự là người của địa phương nhằm bổ sung lực lượng cán bộ địa phương. - Duy trì phát triển đào tạo nghề theo hình thức truyền nghề tại gia đình, tại cơ sở sản xuất hoặc các làng nghề, nhất là trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp vốn là nghề truyền thống của địa phương, đây là cách đào tạo nghề trực tiếp, vừa đỡ tốn kém về chi phí đào tạo, học nghề. - Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở: Tổ chức tập huấn, đào tạo ngắn hạn, dài hạn cho đội ngũ cán bộ cơ sở từ thôn, bản, xã đến huyện, tỉnh về kiến thức quản lý nhà nước và quản lý kinh tế; nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và bồi dưỡng kiến thức quản lý, chỉ đạo xây dựng thực hiện các chương trình, dự án có sự tham gia của người dân và cộng đồng. 3. Kiện toàn đội ngũ cán bộ tại các huyện, xã nghèo của tỉnh - Bố trí và tăng cường cán bộ chuyên môn cho các huyện nghèo, triển khai các dự án giảm nghèo hiệu quả, chuyển đổi nhận thức cho người nghèo. - Thực hiện chính sách luân chuyển cán bộ chuyên môn từ tỉnh về công tác tại các huyện, xã nghèo trong thời hạn từ 3 – 5 năm với các chế độ ưu tiên: Giữ nguyên biên chế tại cơ quan, sau khi hoàn thành nhiệm vụ công tác tại huyện, xã sẽ được xem xét, bố trí, đề bạt vào các vị trí công tác thích hợp. Được hỗ trợ kinh phí ban đầu, được hưởng lương, trợ cấp trong thời gian công tác tại huyện, xã nghèo; được tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn. - Bố trí cán bộ giảm nghèo và thành lập các tổ công tác của tỉnh giúp các huyện triển khai thực hiện đề án giảm nghèo trên địa bàn. Bố trí từ cấp xã trở lên mỗi xã 01 cán bộ chuyên trách làm công tác giảm nghèo, được hưởng lương, phụ cấp, chế độ bảo hiểm theo quy định. Thành lập các tổ công tác thuộc biên chế của huyện và tăng cường của tỉnh (mỗi tổ từ 3 – 5 người) để giúp các xã tổ chức, triển khai các hoạt động giảm nghèo, hướng dẫn người dân thay đổi phương thức sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, áp dụng giống mới và hoạt động khuyến nông, lâm, thay đổi các tập quán sinh sống, tổ chức đời sống vật chất, tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. - Thu hút, khuyến khích lực lượng tri thức trẻ tình nguyện về tham gia tổ công tác tại các huyện, xã nghèo, đặc biệt chú trọng vào những thanh niên là con em các hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số của. Hỗ trợ kinh phí ban đầu, được hưởng lương theo cấp bậc đào tạo, các khoản phụ cấp theo quy định hiện hành; được ưu tiên tuyển dụng và các cơ quan nhà nước tại tỉnh, huyện sau khi hoàn thành tốt nhiệm vụ. 4. Thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo - Các hộ nghèo đang sinh sống trên địa bàn các xã, thôn bản nghèo khi vay vốn tại các Ngân hàng thương mại nhà nước sẽ được hỗ trợ lãi suất. Ngoài ra các hộ nghèo này còn được hưởng ưu đãi khi vay vốn tại các Ngân hàng Chính sách xã hội, mức lãi suất có thể giảm tới 0% để mua giống gia súc, gia cầm, thủy sản hoặc đầu tư nhà xưởng, máy móc phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. - Thực hiện vay vốn tín dụng ưu đãi đối với các học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, là con em các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số. - Xây dựng phương thức giao dịch hợp lý đối với những hộ nghèo vay vốn tại các Ngân hàng Chính sách xã hội để không gây nên tình trạng quá tải. Những người nghèo thường là những người có trình độ học vấn thấp, do đó việc hướng dẫn thủ tục vay vốn cần được thực hiện cụ thể, chi tiết, dễ hiểu, tránh gây khó khăn cho những người vay vốn. - Triển khai hình thức cho vay uỷ thác qua các tổ chức chính trị - xã hội của địa phương như Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên…, thành lập các tổ Tiết kiệm và vay vốn tại các địa bàn dân cư làm cầu nối giữa người vay và Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay nhanh, an toàn, hiệu quả. - Việc hỗ trợ vay vốn cho các hộ nghèo phải gắn liền với công tác tư vấn, hướng dẫn sử dụng vốn vay có hiệu quả căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng hộ gia đình. Nguồn vốn vay cho người nghèo sẽ phát huy hiệu quả hơn nếu có sự hướng dẫn sản xuất, tư vấn sử dụng vốn vay cho người nghèo. Chính vì vậy cần tổ chức các buổi tư vấn tại địa phương nhằm giải đáp thắc mắc về thủ tục vay vốn, hướng dẫn cho người dân cách sử dụng vốn vay đúng mục đích và đạt hiệu quả cao trong sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, bảo toàn và phát triển nguồn vốn. 5. Huy động và sử dụng nguồn lực cho công tác xóa đói giảm nghèo - Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm huy động, khai thác tối đa mọi nguồn lực có thể, hướng vào mục tiêu giảm nghèo bền vững, bao gồm: Ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, từ cộng đồng, từ các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế. Trước hết cần tập trung khai thác mọi tiềm năng của tỉnh trên cơ sở phát triển sản xuất hàng hóa nhiều thành phần, hình thức sản xuất kinh doanh đa dạng, đan xen và hỗ trợ nhau, hình thành thị trường thống nhất và linh hoạt. Bên cạnh đó tìm kiếm sự ủng hộ, giúp đỡ về tài chính, kỹ thuật từ Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ… - Phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cũng như các nguồn viện trợ khác vào các công trình phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân, nâng cao mức sống cho người nghèo. Đảm bảo tính công khai, minh bạch trong vấn đề phân bổ vốn đúng đối tượng, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm gây thất thoát, lãng phí. - Tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án đang thực hiện, đảm bảo bố trí đủ và kịp thời vốn đối ứng để giải ngân các nguồn vốn nước ngoài, đồng thời có kế hoạch cụ thể cho việc vận động các nhà tài trợ như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á, Nhật Bản, CHLB Đức, Quỹ dân số Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác. - Lồng ghép và thực hiện có hiệu quả nguồn lực từ các chương trình, dự án cùng thực hiện trên địa bàn tỉnh nhằm đạt được kết quả cao nhất trong thời gian ngắn nhất, tránh tình trạng trùng lắp gây lãng phí tiền bạc và thời gian. 6. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào công tác XĐGN - Thông tin đầy đủ tới người dân về chủ trương, chính sách của Nhà nước về giảm nghèo, đảm bảo tính công khai, minh bạch và dân chủ. Quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng cấp, ban ngành, cá nhân phụ trách các triển khai công tác xóa đói giảm nghèo. - Tăng cường sự tham gia của người dân vào các chương trình, dự án từ việc xác định đúng đối tượng thụ hưởng đến việc lập kế hoạch, triển khai thực hiện, giám sát và đánh giá kết quả đạt được sau khi đưa vào sử dụng theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. - Thiết lập hệ thống chỉ tiêu theo dõi, giám sát, đánh giá phù hợp với từng cấp và từng địa phương. Đa dạng hoá các hình thức giám sát, đánh giá như: tự giám sát, giám sát của cộng đồng, giám sát của các cơ quan chức năng, tập trung coi trọng sự giám sát và đánh giá của người dân, những người trực tiếp thụ hưởng lợi ích của những chương trình, dự án giảm nghèo. - Xây dựng chính sách hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các trang trại đầu tư sản xuất, kinh doanh trên địa bàn các huyện nghèo, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp này hoạt động với những chính sách ưu đãi nhất theo quy định của Nhà nước. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi thu hút lao động là người nghèo, người dân tộc thiểu số vào làm việc sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi như đối với các doanh nghiệp nhà nước. - Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, các nhà khoa học nghiên cứu, thử nghiệm những giống cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật canh tác đạt hiệu quả năng suất cao và phù hợp với điều kiện của những huyện nghèo. - Thực hiện xã hội hoá các hoạt động xóa đói giảm nghèo nhằm huy động tối đa các nguồn lực trong tỉnh, đặc biệt là sự chia sẻ trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Xây dựng và phát triển các Quỹ vì người nghèo, Quỹ tình thương, phong trào “Nhà đại đoàn kết” thu hút các doanh nghiệp và cá nhân tham gia đóng góp hỗ trợ người nghèo. - Củng cố và nâng cao vai trò của các tổ chức đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên… trong công tác giám sát, đánh giá việc triển khai các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo. 7. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về xóa đói giảm nghèo. - Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền hình, truyền thanh tỉnh, huyện, các trạm phát thanh xã, đội ngũ tuyên truyền viên tới từng thôn bản nhằm nâng cao nhận thức của mọi người dân về chủ trương, chính sách, ý nghĩa và mục đích của công tác xóa đói giảm nghèo. - Nâng cao nhận thức, ý chí quyết tâm phấn đấu vươn lên thoát nghèo cho những hộ gia đình nghèo, chống tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và cộng đồng. Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành công của công tác xóa đói giảm nghèo. - Nhân rộng các mô hình, kinh nghiệm giảm nghèo hiệu quả tới từng xã nghèo, hộ nghèo thông qua các tổ chức đoàn thể, ứng dụng phù hợp với điều kiện địa lý, phong tục tập quán và trình độ phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương; tổ chức các buổi hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm về phương thức sản xuất kinh doanh, cách sử dụng vốn vay hiệu quả… 8. Tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án XĐGN - Rà soát và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách hỗ trợ các hộ nghèo, xã nghèo theo hướng đồng bộ, hiệu quả, thiết thực và kịp thời. - Tăng cường phân cấp và xác định rõ trách nhiệm các cấp, các ngành và từng cá nhân, bên cạnh đó vẫn phải đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa các bên liên quan trong quá trình thực hiện chính sách, dự án xóa đói giảm nghèo. Cơ chế phân bổ nguồn lực công bằng và có tính khuyến khích cao, tạo điều kiện cho các địa phương chủ động trong việc huy động, lồng ghép các nguồn lực, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện các chương trình, dự án. - Cấp Trung ương tập trung xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách, tiêu chí, kế hoạch phân bổ nguồn lực, thiết kế cụ thể các khung chính sách hỗ trợ, giám sát, đánh giá quá trình triển khai thực hiện chương trình. - Cấp tỉnh, huyện lập kế hoạch giảm nghèo của địa phương, huy động bổ sung nguồn lực và chủ động phân bổ hợp lý cho cấp xã; tổ chức các đoàn công tác hướng dẫn và giám sát việc thực hiện của cấp xã; điều tra và lập báo cáo về thực trạng đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương. - Hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu tiên nhằm tạo điều kiện cho các đối tượng là người nghèo được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, mở rộng hệ thống an sinh xã hội (Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội, trợ cấp giáo dục, trợ cấp y tế, lương hưu, phúc lợi xã hội…) cho người nghèo. - Xây dựng hệ thống chế tài xử lý chặt chẽ và nghiêm minh những vi phạm trong quá trình thực hiện các hoạt động xóa đói giảm nghèo. Để hoàn thành mục tiêu đưa Phú Thọ ra khỏi tình trạng nghèo vào năm 2010, yêu cầu đặt ra là phải xây dựng các nhóm giải pháp đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh của từng địa phương. Trong quá trình thực hiện cần lưu ý phối hợp linh hoạt các giải pháp, tận dụng những cơ hội và vượt qua những khó khăn thách thức nhằm đạt được thành công trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh. PHẦN KẾT LUẬN Xoá đói giảm nghèo là một chủ trương, quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội những năm qua. Nhận thức đúng đắn chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác xoá đói giảm nghèo, trong nhiều năm trở lại đây, chương trình xóa đói giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ đã được triển khai sâu rộng và thực sự mang lại hiệu quả to lớn đối với đời sống của người dân nghèo đặc biệt là người dân ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Những chính sách xã hội về y tế, giáo dục, các dự án đầu tư về phát triển kinh tế được triển khai thực hiện đồng bộ tới từng thôn, bản, từng hộ nghèo đã góp phần quan trọng vào thay đổi diện mạo của nhiều vùng nghèo trong tỉnh. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm trung bình từ 2 – 3 % mỗi năm, đời sống của những hộ gia đình nghèo được cải thiện đáng kể, nhiều hộ đã sử dụng hiệu quả sự hỗ trợ từ các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo để phát triển sản xuất kinh doanh vươn lên thoát nghèo. Trong những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã cơ bản không còn hộ đói, phần lớn người nghèo đang dần được tiếp cận đầy đủ với những dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, văn hoá, phát thanh truyền hình, viễn thông liên lạc…, vị thế của người nghèo trong xã hội đã được nâng lên đáng kể so với trước đây. Tuy nhiên vấn đề đặt ra hiện nay là không chỉ chú trọng tới giảm nghèo về mặt số lượng mà mục tiêu quan trọng và lâu dài hơn là cần tập trung mọi nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng công tác xóa đói giảm nghèo, tiến tới xóa đói giảm nghèo bền vững. Tiếp tục phát huy những thành quả xóa đói giảm nghèo đã đạt được, công tác xóa đói giảm nghèo trong thời gian tới được nhận định là sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, để vượt qua những khó khăn đó và hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững, trước hết cần nâng cao nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác xóa đói giảm nghèo cho mọi người dân; các cấp, các ngành và toàn xã hội phải có sự phối hợp đồng bộ và tập trung sử dụng mọi nguồn lực có thể huy động trong và ngoài tỉnh nhằm ổn định và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nghèo, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh, đảm bảo hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh đi đôi với công bằng xã hội. i ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2638.doc