1
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
GIÁO TRÌNH
MÔ ĐUN 04: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN
NGHỀ: CÔNG NGHỆ ÔTÔ
TRÌNH ĐỘ: SƠ CẤP
Ban hành kèm theo Quyết định số: 228A /QĐ-CĐNKTCN-ĐT ngày 02 tháng 08 năm 2016 của Hiệu
trưởng trường cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ
Hà Nội, năm 2016
2
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đíc
78 trang |
Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 21/02/2024 | Lượt xem: 30 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện (Trình độ Sơ cấp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU
Trong nhiều năm gần đây tốc độ gia tăng số lượng và chủng loại ô tô ở nước
ta khá nhanh. Nhiều kết cấu hiện đại đã trang bị cho ô tô nhằm thỏa mãn càng
nhiều nhu cầu của giao thông vận tải. Trong quá trình sử dụng, trạng thái kỹ thuật
của hệ thống nhiên liệu động cơ dần thay đổi theo hướng xấu đi, dẫn tới hư hỏng
và giảm độ tin cậy. Qúa trình thay đổi có thể kéo dài theo thời gian (Km vận
hành của ô tô) và phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân như: chất lượng vật liệu,
công nghệ chế tạo và lắp ghép, điều kiên và môi trường sử dụng...Làm cho các
chi tiết, bộ phận mài mòn và hư hỏng theo thời gian, cần phải được kiểm tra,
chẩn đoán để bảo dưỡng và sửa chữa kịp thời. Nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật
của hệ thống điện ở trạng thái làm việc với độ tin cậy và an toàn cao nhất.
Để phục vụ cho học viên học nghề và thợ sửa chữa ô tô những kiến thức cơ
bản cả về lý thuyết và thực hành bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện. Với mong
muốn đó giáo trình được biên soạn, nội dung giáo trình bao gồm năm bài:
Bài 1:Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống nạp điện
Bài 2: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống khởi động
Bài 3: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đánh lửa
Kiến thức trong giáo trình được biên soạn, sắp xếp logic từ nhiệm vụ, cấu tạo,
nguyên lý hoạt động của hệ thống nhiên liệu xăng đến cách phân tích các hư hỏng,
phương pháp kiểm tra và quy trình thực hành sửa chữa. Do đó người đọc có thể hiểu
một cách dễ dàng.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng không tránh khỏi sai sót, tác giả rất mong nhận
được ý kiến đóng góp của người đọc để lần xuất bản sau giáo trình được hoàn thiện
hơn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm 2016
BAN BIÊN SOẠN
3
MỤC LỤC
TRANG
Lời giới thiệu 1
Mục lục 2
Bài 1: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nạp điện trên ô tô 4
A. Tháo, lắp nhận dạng và kiểm tra hệ thống nạp điện trên ô tô 4
B. Tháo, lắp, nhận dạng các bộ phận máy phát điện xoay chiều 14
C. Kiểm tra, bảo dưỡng máy phát điện xoay chiều, ắc quy 27
Bài 2: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống khởi động 35
A. Tháo, lắp, nhận dạng các bộ phận của hệ thống khởi động 35
B. Kiểm tra mạch điện điều khiển hệ thống khởi động 43
C. Tháo, lắp, nhận dạng máy khởi động 45
D. Kiểm tra máy khởi động 59
Bài 3: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đánh lửa 63
A. Bảo dưỡng hệ thống đánh lửa bằng má vít 63
B. Đặt lửa cho động cơ 66
C. Bảo dưỡng hệ thống đánh lửa kiểu bán dẫn 69
D. Bảo dưỡng đánh lửa ma nhê to 70
E. Bảo dưỡng đánh lửa bằng ECU 72
4
GIÁO TRÌNH
MÔ ĐUN: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN
Mã mô đun: MĐ SCOTO 04
I. Vị trí, ý nghĩa, vai trò môn học/mô đun:
- Vị trí: Mô đun được bố trí dạy sau các mô đun MĐ 01, MĐ 02. MĐ 03
- Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề.
- Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Mô đun có vai trò quan trọng trong đào tạo
người học kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống điện ô tô.
II. Mục tiêu của mô đun:
* Kiến thức:
+ Trình bày đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ chung của hệ thống điện động cơ.
+ Trình bày đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ chung của hệ thống nạp, hệ thống
khởi động và hệ thống đánh lửa trên ô tô.
+ Giải thích được sơ đồ cấu tạo, nguyên lý hoạt động chung của hệ thống nạp,
hệ thống khởi động và hệ thống đánh lửa.
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các bộ phận của hệ thống
nạp điện, hệ thống khởi động và hệ thống đánh lửa ô tô.
+ Phân tích được những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng trong hệ thống nạp
điện, hệ thống khởi động và hệ thống đánh lửa ô tô.
+ Trình bày đúng phương pháp kiểm tra, sữa chữa, bảo dưỡng những hư hỏng
của các bộ phận thuộc hệ thống nạp điện, hệ thống khởi động và hệ thống đánh lửa.
* Kỹ năng:
+ Tháo, lắp, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các chi tiết, bộ phận đúng quy trình,
quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa.
+ Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đảm bảo
chính xác và an toàn.
* Năng lực tự chịu trách nhiệm:
+ Chấp hành đúng quy trình, quy phạm của nghề công nghệ ô tô ;
+ Tích cực rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ ;
+ Chịu trách nhiệm hoàn thành công việc được giao;
+ Chấp hành an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.
III. Nội dung của mô đun
BÀI 1: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NẠP ĐIỆN TRÊN Ô TÔ
5
Giới thiệu:
Xe được trang bị rất nhiều thiết bị điện để lái xe được an toàn và thuận tiện.
Không chỉ khi xe đang chạy mà cả khi dừng cũng sử dụng đến điện. Vì vậy xe phải
có ắn quy để cung cấp điện khi xe chưa hoạt động, và khi xe đã hoạt động rồi thì hệ
thống nạp trên ô tô sẽ hoạt động để duy trì điện trong suốt quá trình xe hoạt động.
Mục tiêu:
- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ chung của hệ thống nạp điện
- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của ắc quy trên ô tô.
- Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của ắc quy, đặc tính phóng,
nạp và các phương pháp nạp điện cho ắc quy.
- Tháo, lắp, nhận dạng, kiểm tra và bảo dưỡng được ắc quy trên ô tô đúng yêu
cầu kỹ thuật.
- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của máy phát điện xoay chiều.
- Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy phát điện xoay chiều.
- Tháo, lắp, nhận dạng, kiểm tra, bảo dưỡng và chẩn đoán được máy phát điện
xoay chiều trên ô tô đúng yêu cầu kỹ thuật.
Nội dung chính:
B. Tháo, lắp nhận dạng và kiểm tra hệ thống nạp điện trên ô tô
1. Nhiệm vụ, yêu cầu hệ thống nạp điện
1.1. Nhiệm vụ:
Hệ thống nạp cung cấp điện cho tất cả các thiết bị điện và để nạp điện cho ắc
qui.
1.2 Yêu cầu:
- Đảm bảo độ tin cậy tối đa cho hệ thống, điều chỉnh tự động trong mọi điều kiện sử
dụng.
- Đảm bảo đặc tính công tác của hệ điều chỉnh, có chất lượng cao và ổn định
trong khoảng thay đổi tốc độ và tải của máy, trong mọi điều kiện thời tiết và độ tin
cậy cao.
- Đảm bảo nạp tốt cho ắc quy.
6
- Cấu tạo đơn giản.
- Kích thước nhỏ gọn, độ bền cao, chịu rung sóc tốt
- Chỉnh lưu dễ dàng thành dòng điện một chiều
2. Cấu tạo chung và nguyên lý hoạt động của hệ thống nạp điện
2.1. Cấu tạo chung của hệ thống nạp điện
Bố trí hệ thống nạp trên ôtô
Máy phát Ắc quy Đèn báo nạp Khóa điện
Hệ thống nạp điện cấu tạo gồm: máy phát điện, bộ điều áp (IC), ắc quy, đèn báo
nạp, khóa điện.
2.2 Nguyên lý hoạt động của hệ thống nạp điện
7
+ Máy phát điện phát sinh ra điện
+ Bộ điều áp (IC) điều chỉnh điện áp do máy phát tạo ra
+ Ắc quy dự trữ và cung cấp điện
+ Đèn báo nạp cảnh báo cho người lái khi hệ thống nạp gặp sự cố
+ Khóa điện đóng và ngắt dòng điện
2.2.2. Nguyên lý hoạt động
Khi bật khóa điện, một dòng điện sẽ đi từ bình ắc quy đến cuộng dây rô to
trong máy phát điện. Dòng điện này làm ro to trở thành một nam châm điện. Khi
động cơ hoạt động, nam châm điện này quay làm biến thiên từ thông qua cuộn dây
trên stato. Từ thông biến thiên sinh ra sức điện động trên cuộn dây stato. Dòng điện
do máy phát sinh ra sẽ được nạp điện cho bình ắc quy và cung cấp cho các phụ tải
điện. Đèn báo nạp nằm trên bảng táp lô của người lái sẽ tắt để báo máy phát phát ra
điện.
3. Trình tự tháo, lắp hệ thống nạp điện trên ô tô
3.1. Trình thự tháo hệ thống nạp
8
Bước 1: Tháo cáp âm ra khỏi
ắc quy và nhấc ắc quy ra
ngoài
Trước khi tháo cáp âm ra
khỏi ắc quy, hãy ghi lại
những thông tin lưu trong
ECU v.v.
• DTC (Mã chẩn đoán hư
hỏng)
• Tần số đài đã chọn
• Vị trí ghế (với hệ thống
nhớ)
• Vị trí vôlăng(với hệ thống
nhớ)
Cực âm ắc quy
Bước 2: Tháo máy phát ra
khỏi xe
(1) Nới lỏng bulông lắp máy
phát và tháo đai dẫn động.
CHÚ Ý:
Kêo đai dẫn động để tháo
máy phát sẽ làm hỏng đai. (2)
Tháo bulông bắt máy phát và
tháo máy phát.
GỢI Ý:
Do phần lắp máy phát có bạc
để định vị, nó ăn khớp rất
chặt. Vì lí do đó, hãy lắc máy
phát lên và xuống để tháo ra.
3.2. Trình thự lắp hệ thống nạp
9
Bước 1. Lắp máy phát
(1) Trượt bạc cho đến khi bề
mặt khít với giá đỡ (phía lắp).
GỢI Ý:
Trượt bạc ở phần lắp của máy
phát ra ngoài bằng búa hay
thanh đồng để lắp máy phát.
(2) Lắp tạm thời máy phát
bằng cách luồn nó qua bulông
xuyên (A).
(3) Tạm thời lắp bulông (B).
(4) Lắp đai dẫn động.
(5) Di chuyển máy phát bằng
cán búa v.v. để điều chỉnh độ
căng của dây đai.
(6) Xiết bulông bắt (A) và
bulông (B) để bắt chặt máy
phát.
Bạc
Bulông xuyên (A)
Máy phát
Bulông (B)
Giá đỡ (phía động cơ)
10
Bước 2. Lắp đai dẫn
động
(1) Lắp dây đau lên tất
cả các lupy khi bulông
mắt máy phát được nới
lỏng.
(2) Dùng một thanh
cứng (cán búa hay
chòng tháo đai ốc lốp
v.v.) đẩy máy phát để
điều chỉnh độ căng, và
sau đó xiết chặt
bulông.
.
CHÚ Ý:
• Hãy đặt đầu của thanh
cứng vào vị trí mà nó sẽ
không bị biến dạng (nơi
có đủ độ cứng), như nắp
quylát hay thân máy.
• Cũng như đừng quên
đặt thanh cứng lên máy
phát ở nơi mà sẽ không
bị biến dạng, đó là
những nơi gần với giá
đỡ điều chỉnh hơn là
phần giữa của máy phát.
(3) Kiểm tra độ căng đai
dẫn động và xiết bulông.
Đai dẫn động
Bulông bắt
Bulông bắt
11
Bước 3. Nối cáp máy phát
(1) Nối cáp máy phát thẳng
sao cho nó không làm hỏng
cực máy phát.
(2) Lắp đai ốc bắt.
(3) Lắp nắp chống ngắn
mạch.
GỢI Ý:
Cáp máy phát được bắt trực
tiếp vào ắc quy, và có một
nắp chống ngắn mạch ở cực.
Đai ốc bắt
Nắp chống ngắn mạch
Bước 4. Nối giắc máy phát
(1) Cầm vào thân giắc và nối
giắc.
(2) Chắc chắn rằng vấu được
nối chặt.
Giắc nối
12
Bước 5. Nối cáp âm của ắc
quy
(1) Nối cáp âm của ắc quy
thẳng sao cho không làm hư
hỏng cáp cực ắc quy.
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
Ắc quy
(2) Phục hồi thông tin của
xe.
Sau khi hoàn tất quy trình
kiểm tra, hãy phục hồi lại
những thông tin của xe mà
đã được ghi lại trước khi làm
việc.
• Tần số đài đã chọn
• Đồng hồ
• Vị trí vôlăng(với hệ thống
nhớ)
• Vị trí ghế (với hệ thống
nhớ) V.v.
Cáp âm ắc quy
4. Những hư hỏng thường gặp của hệ thống nạp
4.1. Đèn báo ắc quy bật sáng:
- Nếu đang lái xe và thấy đèn báo có hình ắc quy bật sáng, thì đó là dấu hiệu
của hệ thống sạc hoặc máy phát đã bị hư hỏng.
+ Có thể là do máy phát không sạc cho bình ắc quy và xe đang sử dụng năng
lượng của bình ắc quy.
+ Nếu đèn báo nhấp nháy thì có thể là do chổi than trong máy phát bị mòn.
4.2. Động cơ không thể khởi động, đèn pha tối
Nếu máy phát không sạc cho bình ắc quy thì điện áp bình sẽ không đủ để khởi
động động cơ.
13
4.3. Bình ắc quy nhanh cạn nước:
Nếu bình ắc quy bị sạc quá nhiều, nhiệt độ bình ắc quy sẽ tăng cao, gây hao hụt
lượng nước trong bình. Và bạn sẽ phải châm nước cho bình thường xuyên và kết quả
tuổi thọ của ắc quy giảm xuống.
4.4. Các đèn sáng mờ:
Nếu bạn thấy đèn pha, đèn nội thất sáng yếu, thì có thể là do ắc quy đang không
được sạc, hoặc do các đi-ốt trong bộ chỉnh lưu máy phát bị hư hỏng.
4.5. Các tiếng kêu trong khoang động cơ:
Hư hỏng ở trục, puli, bạc đạn máy phát sẽ gây ra các tiếng kêu mà bạn có thể
nghe thấy khi vận hành xe.
5. Kiểm tra hệ thống nạp điện trên ô tô
5.1. Kiểm tra bằng mắt thường:
- Tắt động cơ, mở nắp capô và kiểm tra các chi tiết khác nhau của hệ thống sạc.
Kiểm tra xem dây đai dẫn động máy phát có bị mòn hay lỏng, giắc cắm trên máy
phát, bulông cố định máy phát có bị lỏng, các điện cực và cọc bình ắc quy có bị oxy
hóa hay rỉ sét không.
- Chú ý khi kiểm tra dây đai: bạn cần xem độ căng của dây đai có phù hợp
không, bộ tăng đai có hư hỏng không, và xem dây đai có các dấu hiệu như rách, nứt,
bong tróc lớp cao su không. Nếu có thì cần thay thế ngay lập tức.
14
5.2. Kiểm tra dây điện:
Kiểm tra các dây điện và giắc cắm phía sau của máy phát xem chúng có bị đứt,
rỉ sét hay bị ăn mòn không.
5.3. Kiểm tra tình trạng hệ thống sạc:
Đầu tiên bạn cần kiểm tra điện áp hiện tại của bình ắc quy. Thông thường nếu
hệ thống sạc làm việc tốt, điện áp bình ắc quy sẽ nằm trong khoảng 12,2 – 12,6V.
Còn nếu điện áp thấp hơn nhiều so với mứuc khoảng này, bạn sẽ cần sạc bình trước
khi kiểm tra tiếp.
- Khi không có tải: Bạn cần nhờ 1 ai đó khởi động xe và để động cơ chạy với
tốc độ 1000 vòng/phút. Sử dụng đồng hồ đo điện áp bình ắc quy, giá trị điện áp lúc
này nên cao hơn điện áp lúc trước từ 0,5 – 2V. Nếu điện áp cao hơn 2V so với điện
áp cơ bản thì có thể bình ắc quy đang được sạc quá mức. Nguyên nhân có thể là do
bộ tiết chế máy phát hư hỏng.
- Khi có tải cao: Bạn cần nhờ một ai đó khởi động xe và để động cơ quay với
tốc độ 2000 vòng/phút. Bật các phụ tải như điều hòa, quạt gió, đèn pha, radio đồng
thời đo điện áp trên bình ắc quy. Lúc này giá trị điện áp đo được trên đồng hồ phải
cao hơn ít nhất là 0,5V so với điện áp cơ bản. Nếu điện áp không cao hơn thì hệ thống
sạc đang hoạt động không đạt yêu cầu, có thể là do bộ tiết chế hư hỏng.
15
5.4. Kiểm tra độ sụt áp:
Khởi động xe và nhờ ai đó đạp và giữ bàn đạp ga để động cơ chạy với tốc độ
1500 vòng/phút. Sau đó bật các phụ tải trên xe như đèn, điều hòa, radio
- Bật đồng hồ về thang đo DCV, rồi đưa que dò màu đỏ và màu đen trên đồng
hồ vào lần lượt cực dương của bình ắc quy và chân B+ trên máy phát. Giá trị điện áp
nên rơi vào khoảng 0,2V hoặc thấp hơn, nếu cao hơn thì sẽ dẫn đến sụt giảm lượng
điện áp sạc cho ắc quy. Bạn sẽ cần kiểm tra lại các kết nối giữa máy phát và bình ắc
quy xem có bị lỏng, rỉ sét hay bị ăn mòn không.
- Tiếp theo, lặp lại quy trình nhưng đổi lại, que dò màu đỏ đặt lên vỏ máy phát,
que dò màu đen đặt lên cọc âm của bình ắc quy. Độ sụt áp nên nằm ở giá trị 0,05V
hoặc thấp hơn. Còn khi cao hơn thì có gì đó đã bị hư hỏng. Khi đó bạn nên kiểm tra
nối mass của bình ắc quy có chắc chắn không, và cần siết lại nếu nó quá lỏng.
B. Tháo, lắp, nhận dạng các bộ phận máy phát điện xoay chiều
1. Đặc điểm lắp ghép máy phát điện xoay chiều
- Máy phát điện gồm có 2 nửa vỏ được bắt chặt với nhau bằng các bu lông xuyên
- Các đầu dây stato được bắt với bộ nắn dòng để nắn dòng xoay chiều thành
dòng một chiều trước khi ra cọc B
- 2 đầu trục rô tô được gối trên 2 vòng bi phía trước và sau v. Trên đầu trục rô
to phái trước có ren để bắt chặt với puli bằng đai ốc
- Bộ chỉnh lưu, giá đỡ chổi than, bộ điều áp IC.v.v. được lắp bằng bulông vào
phía sau của khung sau.
2. Cấu tạo chung của máy điện xoay chiều
Máy phát điện xoay chiều gồm các bộ phận như như thể hiện dưới hình vẽ:
16
1. Puli – là phần dẫn động roto máy phát bằng trục khuỷu động cơ thong qua dây đai
dẫn động
2. Khung phía trước, 6. Khung sau - Các khung ở 2 đầu có chức năng: Đỡ rôto và
như một giá đỡ lắp vào động cơ. Cả 2 phía đều có rãnh thoát khí để cải thiện khả
năng làm mát.
Stato được lắp căng vào khung phía trước. Là bộ phận sinh ra dòng điện xoay chiều
3 pha
Chổi than và cổ góp : được làm từ Graphit, kim loại được dùng để giảm điện trở và
điện trở tiếp xúc nhằm chống được sự ăn mòn.
7. Giá đỡ bộ chỉnh lưu và bộ chỉnh lưu: thực hiện chức năng chỉnh lưu toàn bộ chu
kỳ để có thể chuyển toàn bộ các dòng điện xoay chiều 3 pha thành dòng điện 1 chiều
nhờ 6 điốt hoặc 8 điốt.
3. ổ bi trước; 5. Vòng bi sau - để đỡ trục roto
4. Roto – là phần tạo ra từ trường khi có dòng điện chay qua cuộn dây của roto
17
8. Bộ điều áp IC – điều chỉnh điện áp tạo ra ở máy phát luôn ổn định trong khoảng
13V đến 14,7V
9. Chổi than; 10. Giá đỡ chổi than – là phần quan trọng để dẫn điện vào cuộn dây
của roto ngay cả khi roto quay.
11. Nắp phía sau – là phần che chắn và bảo vệ chổi than; bộ chỉnh lưu; bộ tiết chế.
3. Trình tự tháo, lắp máy phát điện
3.1. Trình tự tháo máy phát
18
Bước 1: Tháo puly máy phát
Khi đai ốc hãm puly được nới
lỏng ra, nó quay cùng với trục.
Giữ đai ốc bằng SST và quay
trục để tháo đai ốc.
(1) Lắp SST1-A và SST1-B lên
đầu của trục puly. Xiết SST1-A
và SST1-B đến mô men
xiết tiêu chuẩn và giữ SST1-A
vào trục puly.
Mômen:
39.2 N-m (400kgf-cm)
SST1-A (Cờ lê trục rôtô
máy phát A)
SST1-B (Cờ lê trục rôtô
máy phát-B)
19
(2) Giữ SST2 lên êtô và sau đó
khi SST1-A và SST1-B còn lắp
trên máy phát, cắm đai ốc hãm
puly vào phần lục giác của SST.
SST1 (Cờ lê trục rôtô máy
phát)
SST2 (Cờlê đai ốc bắt puly
máy phát)
Đai ốc hãm puly
3) Quay SST1-A theo chiều kim
đồng hồ để nới lỏng đai ốc hãm
puly.
GỢI Ý:
Khi giữ SST2 (đai ố hãm puly),
quay SST1-A theo chiều kim
đồng hồ sẽ nới lỏng đai ốc hãm
puly.
SST1 (Cờ lê trục rôtô máy
phát A)
SST2 (Cờlê đai ốc bắt puly
máy phát)
SST1-A (Cờ lê trục rôtô
máy phát A)
SST1-B (Cờ lê trục rôtô máy
phát-B)
20
(4) Tháo máy phát ra khỏi SST2
và sau đó trong khi giữ SST1-B,
quay SST1-A theo chiều
kim đồng hồ để nới lỏng nó, và
tháo SST1-A
và SST1-B ra khỏi máy phát.
Tháo đai ốc hãm puly và puly
máy phát.
Đối với puly có khớp một chiều,
giữ trục và quay puly để tháo
puly.
1. Tháo puly máy phát
(1) Lắp SST (A) và SST (B).
SST (A) (Cờlê trục rôto máy
phát)
Bước 2. Tháo cụm rôto máy
phát
Do thân sau được ăn khớp với
rôto bằng vòng bi, nó cần
được tách ra bằng SST.
1. Tháo thân sau
Móc vấu của SST để tháo thân
sau.
SST (Vam trục then hoa
bơm cao áp)
Vấu của SST
Thân sau
Vòng bi rôto
21
2. Tháo cụm rôto máy phát
Tháo rôto ra khỏi thân stato
máy phát bằng cách dùng búa
gõ vào nó.
CHÚ Ý:
Khi gõ, rôto sẽ rơi xuống, nên
hãy trải giẻ bên dưới trước.
Rôto
Thân sau
Giẻ
Búa
3.2 Trình tự lắp máy phát điện
Bước 1. Lắp cụm rôto máy phát
22
Lắp cụm rôto máy phát
1. Lắp cụm rôto máy phát
Lắp rôto lên thân stato máy
phát.
Rôto
Thân stato
Búa
2. Lắp thân sau máy phát
Dùng máy êp, êp thân sau
của máy phát vào thân stato.
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
Chi tiết lắp chặt
CHÚ Ý:
• Đặt một khẩu 29mm ở tâm
của thân sau sao cho máy êp
không chạm vào trục rôto.
• Kích thước của khẩu thay
đổi tùy theo loại của máy
phát.
Khẩu
Bước 2. Lắp cụm giá đỡ chổi than máy phát
(1) Nắp sau
(2) Giá đỡ chổi than
(3) Cách điện cực máy phát
23
1. Lắp giá đỡ chổi than máy
phát
Dùng tô vít đầu dẹt nhỏ nhất
có thể, êp chổi than vào giá
đỡ chổi than để lắp giá đỡ
chổi than vào thân sau.
2. Kiểm tra bằng quan sát
Rút tôt vít ra và thực hiện
kiểm tra bằng quan sát để
xem chổi than có chạm vào
cổ góp hay không.
CHÚ Ý:
Do chổi than mềm hơn so
với tô vít, chổi than dễ bị
hỏng. Để tránh điều này
quấn băng dính xung
quanhđầu của tô vít.
Giá đỡ chổi than
24
Bước 3. Lắp puly máy phát
Khi đai ốc hãm puly được
xiết chặt, nó quay cùng với
trục. Để xiết chặt đai ốc, hãy
giữ nó bằng SST và quay
phía trục.
1. Lắp puly máy phát
(1) Lắp puly máy phát và
tạm thời lắp đai ốc hãm puly.
Sau đó lắp SST1-A và SST1-
B lên đầu của trục puly.
Xiết SST1-A và SST1-B đến
mômen xiết tiêu chuẩn và
giữ SST1-A lên trục puly.
Mômen:
39.2 N-m (400 kgf-cm)
SST1-A (dụng cụ trục
rôto máy phát -A);
SST1-B (dụng cụ trục rôto
máy phát -B)
2) Giữ SST2 lên êtô sau đó
với SST1-A và SST1-B lắp
trên máy phát, cắm đai ốc
hãm puly vào phần lục giác
của SST.
SST1 (dụng cụ trục rôto
máy phát)
SST2 (dụng cụ trục rôto
máy phát)
Đai ốc hãm puly
25
(3) Quay SST1-A ngược
chiều kim đồng hồ để xiết
đai ốc hãm puly và sau đó
tháo máy phát ra khỏi SST2.
SST1 (dụng cụ trục rôto
máy phát)
SST2 (dụng cụ trục rôto
máy phát)
SST1-A (dụng cụ trục
rôto máy phát -A)
SST1-B (dụng cụ trục
rôto máy phát -B)
(4) Trong khi giữ SST1-B,
quay SST1-A theo chiều kim
đồng hồ để nới lỏng nó ra, và
tháo SST1-A và SST1-B ra
khỏi máy phát.
Chắc chắn rằng puly quay
êm.
SST1 (dụng cụ trục rôto
máy phát) SST1-A
(dụng cụ trục rôto máy phát
-A) SST1-B (dụng cụ
trục rôto máy phát -B
26
THAM KHẢO:
Đối với puly có khớp một
chiều
Đối với puly có khớp một
chiều, giữ trục và quay puly
để lắp puly.
1. Lắp puly máy phát
(1) Lắp SST (A) và SST (B).
SST (A) (dụng cụ trục
rôto máy phát)
SST (B) (dụng cụ puly
máy phát)
(2) Cắm SST (A) vào trục và
khớp 3 vấu của SST (B) vào
3 lỗ của puly máy phát.
GỢI Ý:
Puly có khớp một chiều có
nắp.
SST (A) (dụng cụ trục
rôto máy phát)
SST (B) (dụng cụ puly
máy phát) Vấu Lỗ
Puly Nắp
27
(3) Giữ đầu (phần lõm) của
SST (A) lên êtô.
SST (A) (dụng cụ trục
rôto máy phát)
SST (B) (dụng cụ puly
máy phát)
Puly
C. Kiểm tra, bảo dưỡng máy phát điện xoay chiều, ắc quy
I. Kiểm tra, bảo dưỡng máy phát điện xoay chiều
1. Chức năng máy phát điện xoay chiều
- Máy phát điện xoay chiều có 3 chức năng:
Tạo ra dòng điện, chỉnh lưu thành dòng điện một chiều và điều chỉnh điện áp.
(1) Phát điện
Việc truyền chuyển động quay của
động cơ tới puli thông qua đai chữ V sẽ
làm quay rôto máy phát và do đó tạo
ra dòng điện xoay chiều trong cuộn dây
stato
(2) Chỉnh lưu dòng điện
Vì dòng điện được tạo ra trong cuộn
dây stato là dòng điện xoay chiều nên
nó không sử dụng được cho các thiết bị
điện một chiều được lắp trên xe.
Để sử dụng được dòng điện xoay chiều
này người ta sử dụng bộ chỉnh lưu để
chỉnh lưu dòng điện xoay chiều thành
dòng điện một chiều.
(3) Điều chỉnh điện áp
28
Bộ điều chỉnh điện áp IC điều chỉnh
điện áp sinh ra để có điện áp ổn định
ngay cả khi tốc độ máy phát hoặc cường
độ dòng điện trong mạch thay đổi.
2. Nguyên lý phát điện của máy phát điện xoay chiều.
1. Dòng điện xoay chiều 3 pha
(1) Khi nam châm quay trong một
cuộn dây, điện áp sẽ được tạo ra
giữa hai đầu của cuộn dây. Điều
này sẽ làm xuất hiện dòng điện
xoay chiều.
(2) Mối quan hệ giữa dòng điện
sinh ra trong cuộn dây và vị trí của
nam châm được chỉ ra ở hình vẽ.
Cường độ dòng điện lớn nhất được
tạo ra khi các cực nam (S) và cực
bắc (N) của nam châm gần cuộn
dây nhất. Tuy nhiên chiều của
dòng điện trong mạch thay đổi
ngược chiều nhau sau mỗi nửa
vòng quay của nam châm. Dòng
điện hình sin được tạo ra theo cách
này gọi là "dòng điện xoay chiều
một pha". Một chu kỳ ở đây là 3600
và số chu kỳ trong một giây được
gọi là tần số.
(3) Để phát điện được hiệu quả
hơn, người ta bố trí 3 cuộn dây
trong máy phát lệch nhau 1200
trong không gian
(4) Mỗi cuộn dây A, B và C được
bố trí cách nhau 1200 và độc lập
với nhau. Khi nam châm quay
29
trong các cuộn dây sẽ tạo ra dòng
điện xoay chiều trong mỗi cuộn
dây.
3. Dấu hiệu máy phát điện ô tô bị hỏng
- Xe khó hoặc không khởi động được
Nếu máy phát điện ô tô hỏng thì xe sẽ mất rất nhiều thời gian để khởi động, có khi
là không khởi động được
- Đèn xe sáng không rõ
Thỉnh thoảng khi vận hàng xe hãy để ý các loại đèn xe như đèn pha, đèn bảng điều
khiển... nếu ánh sáng đèn bị mờ hẳn so với thông thường thì có thể máy nổ ô tô đang
gặp trục trặc, ngoài đèn ra thì máy còn tác động đến radio, hệ thống âm thanh khiến
chúng bị hỏng.
- Ắc quy chết
Nếu bình ắc quy chết có thể là do máy phát điện ô tô bị hỏng, không thể sạc điện cho
ắc quy. Nếu xe không thể khởi động hoặc phải câu bình xe mới có thể hoạt động thì
chắc chắn lỗi đến từ bình ắc quy và máy nổ ô tô.
- Có mùi cháy khét của cao su
Tuy trường hợp này rất hiếm gặp nhưng vẫn cần phải giác cao. Khi phần dây đai của
máy ma sát với bộ phận nào đó với một lực lớn thì sẽ có mùi rất khét khiến máy phát
điện ô tô bị ảnh hưởng.
- Cuộn kích chạm mát hư hỏng
30
ình trạng này thường được thấy ở đầu các cuộn kích, khiến từ thông bị giảm. Từ đó
sẽ khiến dòng điện không thoát ra được dẫn đến điện áp yếu, động cơ xe bị ảnh hưởng
nghiêm trọng. Đây chính là biểu hiện máy phát điện ô tô yếu.
- Đèn báo sạc nổi sáng khi động cơ đang hoạt động
Khi xe nổ máy và hoạt động thì đèn báo sạc sẽ tự động tắt đi và chỉ sáng khi chìa
khóa được chuyển sang chế độ ON. Nếu khởi động xe những vẫn thấy đèn báo sạc
phát sáng thì cần kiểm tra phần máy phát điện lập tực, nếu để lâu sẽ khiến ắc quy cạn
kiệt dẫn tới xe không thể hoạt động tiếp tục.
- Tiếng kêu từ các thiết bị kim loại ma sát với nhau
Nếu puly bị mòn, phần bạc đạn đỡ trục máy gặp vấn đề thì máy sẽ phát ra tiếng động
như kim loại cọ sát vào nhau lúc vận hành.
- Bộ tiết chế máy hư hỏngBộ tiết chế máy hư hỏng
Bộ tiết cho có chức năng cân bằng năng lượng điện áp máy tạo ra sao, nếu bộ phận
này hỏng sẽ dẫn tới máy phát điện cũng gặp trục trặc theo
- Chổi than tiếp xúc gặp vấn đề
Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do sự oxy hóa hoặc dầu dính vào vòng tiếp xúc.
Sự cố này khiến công suất máy bị sụt giảm đáng kể.
4. Bảo dưỡng máy phát điện xoay chiều
- Máy phát điện ô tô cũng như các bộ phận khác, đều cần được bảo dưỡng định
kỳ. Việc đầu tiên cần làm đó chính là vệ sinh ngoài máy bằng vải khô, sạch. Sao đó
kiểm tra kỹ phần đai truyền của máy phát điện để có thể đảm bảo đai truyền đủ độ
căng và bắt chặt.
- Tiếp đó kiểm tra các bộ phận trong máy như vòng bi, chổi than, cổ góp để có
thể kịp thời sửa chữa nếu có lỗi. Việc kiểm tra độ bắt chặt và căng đai là điều bắt
buộc. Nếu có kinh nghiệm thì có thể tự sửa chữa hoặc đến các trung tâm bảo dưỡng
để được những nhân viên chuyên nghiệp giúp kiểm tra máy.
31
II. Kiểm tra, bảo dưỡng ắc quy
1. Nhiệm vụ:
Để cấp dòng điện cho máy khởi động điện khi cần khởi động động cơ và các
phụ tải khác của thiết bị điện khi máy phát điện không làm việc hoặc chưa cung cấp
năng lượng vào mạng lưới điện (Thí dụ khi động cơ làm việc ở chế độ không tải)
Khi công suất của máy phát lớn hơn công suất của các phụ tải thì máy phát sẽ
cung cấp năng lượng cho phụ tải và nạp điện cho ắc quy vì thế ắc quy được duy trì
dòng một chiều và cung cấp cho phụ tải khi cần.
Ắc quy trong ô tô thường được gọi là ắc quy khởi động để phân biệt với loại ắc
quy sử dụng ở các lĩnh vực khác. ắc quy khởi động trong hệ thống điện thực hiện
chức năng của một thiết bị chuyển đổi hóa năng thành điện năng và ngược lại. Đa số
ắc quy khởi động là loại ắc quy chì – axit. Đặc điểm của loại ắc quy nêu trên là có
thể tạo ra dòng điện có cường độ lớn, trong khoảng thời gian ngắn (5-10s), có khả
năng cung cấp dòng điện lớn (200-800A) mà độ sụt thế bên trong nhỏ, thích hợp để
cung cấp điện cho máy khởi động để khởi động động cơ.
Ắc quy khởi động còn cung cấp điện cho các tải điện quan trọng khác trong hệ
thống điện, cung cấp từng phần hoặc toàn bộ trong trường hợp động cơ chưa làm
việc hoặc đã làm việc mà máy phát điện chưa phát đủ công suất (động cơ đang làm
việc ở chế độ số vòng quay thấp): cung cấp điện cho đèn đậu (parking lights), radio
cassette, CD, các bộ nhớ (đồng hồ, hộp điều khiển), hệ thống báo động
Ngoài ra, ắc quy còn đóng vai trò bộ lọc và ổn định điện thế trong hệ thống điện
ô tô khi điện áp máy phát dao động.
32
Điện áp cung cấp của ắc quy là 6V, 12V, hoặc 24 V. Điện áp ắc quy thường là 12V
đối với xe du lịch hoặc 24V cho xe tải. Muốn điện áp cao hơn ta đấu nối tiếp các ắc
quy lại với nhau.
Hình . Ắc quy và hệ thống điện
- Ắc quy cung cấp điện khi:
+ Động cơ ngừng hoạt động: Điện từ bình ắc quy được sử dụng để chiếu sáng,
dùng cho các thiết bị điện phụ, hoặc là các thiết bị điện khác khi động cơ không hoạt
động.
+ Động cơ khởi động: Điện từ bình ắc quy được dùng cho máy khởi động và
cung cấp dòng điện cho hệ thống đánh lửa trong suốt thời gian động cơ đang khởi
động. Việc khởi động xe là chức năng quan trọng nhất của ắc quy.
+ Động cơ đang hoạt động: Điện từ bình ắc quy có thể cần thiết để hỗ trợ cho
hệ thống nạp khi nhu cầu về tải điện trên xe vượt qua khả năng của hệ thống nạp. Cả
ắc quy và máy phát đều cấp điện khi nhu cầu đòi hỏi cao.
2. Lưu ý khi bảo dưỡng ắc quy
- Vì lý do an toàn trong việc bảo dưỡng bình, xe nhất định phải được tắt động
cơ. Không bao giờ được khởi động động cơ khi bạn đang đứng gần ắc quy. Một bình
ắc quy chứa dung dịch axit có thể bị nổ tung nếu như bình quá nóng hay có một tia
lửa hoặc thuốc lá đang cháy. Vì vậy, khi bảo dưỡng bình, cần phải đặt bình ở nơi
thông thoáng gió, không đeo đồng hồ hoặc dây chuyền vì nếu chẳng may bị ngắn
mạch thì dòng điện cao có thể chạy qua và khiến cho bạn bị bỏng nặng.
- Khi tháo bình ắc quy, luôn luôn tháo dây cực âm ra trước, dây cực dương ra
sau, vì nếu sau đó bạn vô tình chạm mát vào cực có cách điện, dây cung cấp điện
hoặc dây nóng thì hiện tượng ngắn mạch cũng sẽ không xảy ra.
33
Vận chuyển bình ắc quy cần phải nhẹ nhàng, không kéo lê hay va chạm mạnh làm
xước mòn hoặc làm bể vỏ bình.
- Cần phải phát hiện ngay nguy cơ nổ bình nếu thấy vỏ bình bị phù hay dung
dịch bị cạn.
3. Trình tự bảo dưỡng ắc quy
- Luôn giữ ắc quy ở nhiệt độ đảm bảo
Việt Nam là nước có khí hậu tương đối khắc nghiệt, đặc biệt là vào mùa hè, nhiệt độ
thường xuyên duy trì ở mức cao nên sẽ ảnh hưởng không tốt đến bình ắc quy. Bạn
nên sử dụng thêm một lớp phủ hoặc bao cách nhiệt dành cho ắc quy để tránh không
bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ tỏa ra dưới nắp ca-pô xe... Nếu vào mùa đông, nhiệt độ
xuống thấp, đặc biệt ở các vùng núi cao, ắc quy cũng sẽ bị ảnh hưởng. Lúc này nên
dùng tấm giữ nhiệt giúp bảo vệ ắc quy xe.
- Chỉ châm thêm nước khi dung dịch thấp hơn mức quy định
Nhiều tay lái thường tự châm nước cho bình ắc quy. Nhưng việc này nếu làm không
đúng cách, sẽ khiến nồng độ dung dịch trong ắc quy bị loãng, cộng thêm quãng đường
di chuyển quá ngắn sau khi châm nước cất không đủ để sạc lại ắc quy, thì khi khởi
động lại, ắc-quy sẽ khó hoạt động bình thường. ...Vì vậy, cần lưu ý rằng, chỉ châm
thêm nước cho ắc-quy khi dung dịch trong ắc quy thấp hơn mức quy định. Một số
loại ắc quy sử dụng ký hiệu MIN, MAX, khi bổ sung nước cất phải đảm bảo dung
dịch cao hơn mức MIN và không vượt quá mức MAX
- Theo dõi mức điện áp
Bạn có thể dễ dàng kiểm tra mức điện áp đầu ra của ắc quy bằng cách cho ắc quy tải
nặng trong khoảng 30 giây. Nếu đồng hồ đo báo đèn xanh lá cây nghĩa là ắc quy của
xe bạn vẫn có thể yên tâm hoạt động tốt.
34
- Thường xuyên kiểm tra tình trạng của các dây điện nối vào bình
Đối với ắc q
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_bao_duong_va_sua_chua_he_thong_dien_trinh_do_so_c.pdf