Giáo trình Chế tạo lọc bụi (Trình độ Cao đẳng)

UBND TỈNH HÀ TĨNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT ĐỨC ---------o0o--------- Giáo trình MÔ ĐUN: CHẾ TẠO LỌC BỤI Hệ đào tạo:Cao đẳng nghề Nghề: Chế tạo thiết bị cơ khí (Lưu hành nội bộ) Tác giả: Nguyễn Chí Thanh HàTĩnh, tháng 10 năm 2016 TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH Mô đun: Chế tạo lọc bụi - 1- LỜI NÓI ĐẦU Cuốn giáo trình chế tạo Lọc bụi nghề chế tạo thiết bị cơ khí biên soạn dựa trên chương trình khung của tổng cục dạy nghề. Người biên soạn đã ng

pdf72 trang | Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 20/02/2024 | Lượt xem: 60 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Chế tạo lọc bụi (Trình độ Cao đẳng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghiên cứu và phân tích công việc, do đó giáo trình đã đề cập những những kiến thức, kỹ năng cho người học trình độ Cao đẳng nghề và Trung cấp chuyên ngành cơ khí. Để biên soạn được cuốn giáo trình này người biên soạn đã phối hợp giữa các giáo viên, giảng viên dạy nghề có kinh nghiệm trong lĩnh vực dạy thực hành các môđun thuộc chuyên ngành chế tạo thiết bị cơ khí với các kỹ sư thi công, giám sát trên các công trình trọng điểm quốc gia về lĩnh vực chế tạo thiết bị cơ khí đưa ra các nội dung thiết thực nhất giúp cho người học có kiến thức về đọc bản vẽ gia công chế tạo lọc bụi, có kỹ năng khai triển, gia công được các chi tiết, bộ phận trên hệ thống lọc bụi. Cuốn giáo trình này người biên soạn đã bổ sung chỉnh sữa lần 2, nhưng bản thân vẫn rất mong có sự góp ý của các thầy, cô giáo và người sữ dụng về nội dung và hình thức để giúp bản thân hoàn thiện đầy đủ hơn cho cuốn tài liệu. Người biên soạn TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH Mô đun: Chế tạo lọc bụi - 2- CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO CHẾ TẠO THIẾT BỊ LỌC BỤI KIỂU LY TÂM - SICLON Mã số mô đun: MĐ32 Thời gian môđun: 100h; ( Lý thuyết: 20h ; Thực hành& Kiểm tra: 80h) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔĐUN: Môđun Chế tạo thiết bị lọc bụi kiểu ly tâm - siclon là môđun chuyên môn nghề trong danh mục các môn học, môđun đào tạo bắt buộc nghề chế tạo thiết bị cơ khí. Môđun Chế tạo thiết bị lọc bụi kiểu ly tâm - siclon mang tính tích hợp. II. MỤC TIÊU MÔĐUN: Học xong môđun này sinh viên có khả năng: + Nêu được công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của thiết bị lọc bụi kiểu ly tâm-siclon. + Đọc, hiểu được hệ thống các bản vẽ thi công thiết bị lọc bụi kiểu ly tâm- siclon. + Trình bày được phương pháp khai triển các chi tiết hình gò. + Tính được kích thước phôi theo bản vẽ thiết kế. + Sử dụng đúng kỹ thuật các dụng cụ, thiết bị chế tạo cơ khí. + Lấy dấu, cắt phôi, uốn tạo hình, khoan lỗ, lắp ghép chi tiết thành thạo + Đảm bảo tốt an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. + Bố trí chỗ làm việc khoa học. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian (h) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Chuẩn bị điều kiện chế tạo Thiết bị lọc bụi- Siclon Chế tạo thân Siclon Chế tạo đáy Siclon Chế tạo giá đỡ Chế tạo ống thoát khí Chế tạo thùng chứa bụi Chế tạo van xả bụi Chế tạo miệng hút, xả khí Lắp ghép chi tiết Bàn giao 05 10 15 5 15 5 15 15 10 5 1 2 3 1 3 1 3 3 2 1 4 8 10 4 10 4 10 12 8 4 2 2 2 Cộng: 100 20 74 6 TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH Mô đun: Chế tạo lọc bụi - 3- Bài 1: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CHẾ TẠO LỌC BỤI LY TÂM 1. 1:Cấu tạo, nhiệm vụ của thiết bị lọc bụi kiểu ly tâm - siclon: 1.1.1 Cấu tạo. (Hình 1.1) Thiết bị lọc bụi thường được cấu tạo bởi các loại vật liệu như: thép tấm, thép hình, lưới lọc.. và các thiết bị vật liệu phụ trợ khác, cấu trúc phụ thuộc vào từng nhà máy, nhà xưởng để có thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng. Hình: 1.1 Cấu tạo chung hệ thống lọc bụi 1.2. Nhiệm vụ. Dùng để lọc bụi trong hệ thống nhà xưởng, các nhà máy sản xuất công nghiệp, nông, lâm nghiệp có liên quan đến bụi.. 1.3 Nguyên lý hoạt động. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH Mô đun: Chế tạo lọc bụi - 4- Nguyên lý làm việc của thiết bị lọc bụi ly tâm - siclon như sau: Trong không khí có bụi lẩn đi qua ống theo phương tiếp tuyến với ống trụ và chuyển động xoáy tròn đi xuống phía dưới, khi gặp phểu dòng không khí được đẩy ngược lên chuyển động xoáy tròn ống và thoát ra ngoài.Trong quá trình chuyển động xoáy ốc lên và xuống trong các ống, các hạt bụi dưới tác dụng của lực ly tâm va vào thành mất quán tính và rơi xuống, ở đáy lọc bụi người ta lắp thêm van.xả để xả bụi vào thùng chứa, van xả là van xả kép, hai cửa không mở đồng thời nhằm đảm bảo luôn cách ly bên trong siclon với thùng chứa bụi, không cho không khí lọt ra ngoài. Bộ lọc bụi ly tâm - siclon là một thiết bị lọc bụi được dùng phổ biến, nguyên lý làm việc là lợi dụng lực ly tâm khi dòng khí chuyển động để tách bụi ra khỏi ống khí. 1. 2: Nghiên cứu tài liệu: 1.2.1: Đọc hiểu hệ thống các bản vẽ thi công hệ thống lọc bụi: - Nghiên cứu mặt bằng tổng thể; - Nghiên cứu danh mục các bản vẽ có trong hệ thống; - Nghiên cứu bản vẽ tổng thể để xác định; + Chiều cao tổng thể của hệ thống; + Chiều dài tổng thể của hệ thống; + Chiều rộng tổng thể của hệ thống; TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH Mô đun: Chế tạo lọc bụi - 5- 1.2.2: Vẽ tách chi tiết cần chế tạo Phần trong của hệ thống lọc bụi TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH Mô đun: Chế tạo lọc bụi - 6- Mặt bên của hệ thống lọc bụi 1.2.3: Tìm hiểu tài liệu hướng dẫn chế tạo: * Tài liệu hàn hồ quang bao gồm các nội dung; - Công thức tính cường độ dòng điện hàn. Ih = (  +  .d ) d (A) Trong đó: I: Cường độ dòng điện hàn (A) ,  là hệ số thực nghiệm, khi hàn bằng que hàn thép ( =20,  = 6) d: Đường kính que hàn (mm). Nếu vật có chiều dày lớp S > 3d hoặc khi hàn các liên kết chữ T, để đảm bảo hàn ngấu phải tăng dòng điện hàn lên 10 - 15%. Nếu vật hàn mỏng S < 1,5d hoặc khi hàn đứng, phải giảm dòng điện hàn xuống 10 – 15%. Khi hàn ngang, hàn trần giảm dòng điện hàn xuống 15- 20%. Lựa chọn que hàn phù hợp với vật liệu hàn và tính chất đường hàn - Đối với hàn giáp mối: d = S + 1 2 - Đối với mối hàn góc chữ T: d = K + 2 TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH Mô đun: Chế tạo lọc bụi - 7- 2 - Đối với hàn leo: Ih = (  +  .d ) d giảm 15% cường độ dòng điện khi hàn Trong đó: - d: Đường kính que hàn (mm) - S: Chiều dày chi tiết hàn (mm) - K: Cạnh mối hàn (mm). - Các dạng ứng suất , biến dạng trong quá trình hàn và các xử lý. - Nung nóng không đồng đều kim loại vật hàn làm cho những vùng ở xa nguồn nhiệt ít bị biến dạng nhiệt chúng sẽ cản trở sự biến dạng ở vùng lân cận mối hàn do vậy sẽ xuất hiện ứng suất trong mối hàn và vùng kim loại lân cân nó. - Độ co ngót của kim loại nóng chảy ở mối hàn sau khi kết tinh. Kết quả trong mối hàn sẽ xuất hiện các lực nén theo phương dọc cũng như phương ngang so với trục mối hàn tạo ra trường ứng suất dư ở đó. - Sự thay đổi tổ chức kim loại ở vùng tiệm cận mối hàn là những thay đổi về kích thước và vị trí sắp xếp của các tinh thể kim loại, đồng thời kéo theo sự thay đổi thể tích của kim loại trong vùng ảnh hưởng nhiệt. Sự thay đổi cục bộ như vậy dẫn đến việc tạo thành nội ứng suất. Khi hàn các thép hợp kim và các bon cao có khuynh hướng tôi thì các ứng suất này có thể đạt tới các giá trị rất cao. Các biện pháp giảm ứng suất và biến dạng trong khi hàn - Khi hàn các vật dày, các loại thép dễ bị tôi thì cần phải xem xét việc nung nóng sơ bộ trước khi hàn, đồng thời phải giảm bớt cường độ dòng điện hàn hoặc công suất ngọn lửa hàn, để tránh suất hiện các vết nứt. Nung nóng sơ bộ vật hàn để giảm ứng suất và biến dạng dư đáng kể. - Khi hàn các chi tiết bị kẹp chặt, dễ sinh ra ứng suất lớn. Do đó trình tự thực hiện các mối hàn trong kết cấu phải làm sao cho vật hàn luôn luôn ở trạng thái tự do, nhất là đối với mối hàn giáp mối là loại mối hàn có độ co ngang lớn. - Các mối hàn đối xứng và song song nên hàn đồng thời bằng nhiều thợ hoặc thực hiện một cách xen kẽ và đối xứng. - Chế độ hàn cần chọn sao cho vùng ảnh hưởng nhiệt càng nhỏ càng tốt. Hàn theo phương pháp phân đoạn nghịch sẽ giảm được biến dạng vì nội lực sinh ra chỉ ở từng khu vực nhỏ và hường về vùng lân cận đối diện. Đặc biệt lhi hàn các gân tăng cứng cho dầm thép chữ I, cần đảo hướng hàn.- Để khử biến dạng góc thường dùng phương pháp tạo biến dạng ngược trước khi hàn. * Tài liệu khai triển hình gò. - Công thức khai triển hình trụ tròn: Lkt = Π. Dtb - Phương pháp khai triển và phóng dạng. - Phương pháp lốc uốn. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH Mô đun: Chế tạo lọc bụi - 8- * Tài liệu gia công nguội. Chọn mũi khoan, máy khoan, công thức tính vận tốc cắt và tính số vòng quay trục chính n, phương pháp mài mũi khoan, gá lắp mũi khoan... * Tài liệu Vẽ kỹ thuật. Chú ý đến hình cắt, hình trích và các ký hiệu, chú thích trên bản vẽ. Công việc thứ 4: Tiêu chuẩn chế tạo: Theo tiêu chuẩn ISO 2002 Chế tạo thiết bị cơ khí; Công việc thứ 5: Vạch ra trình tự các bước tiến hành công việc - Lập kế hoạch vật tư: - Lập kế koạch dụng cụ, thiết bị gia công: - Lập kế hoạch thời gian gia công và nhu cầu nhân lực: 1. 3: Kiểm tra mặt bằng thi công, sàn thao tác: 1.3.1: Kiểm tra độ bằng phẳng, diện tích, tải trọng tác dụng lên sàn đảm bảo cho thi công:  Kiểm tra tình trạng kỹ thuật mặt bằng (Nền có thể chống chịu lún và các điều kiện liên quan)  Kiểm tra độ phẵng cơ bản bằng nivo bọt nước.  Kiểm tra diện tích thi công đảm bảo độ thông thoáng.  Kiểm tra sàn với tải trọng sau khi gia công hoàn chỉnh sản phẩm. 1.3.2: Kiểm tra mặt bằng thi công đúng thiết kế: Để đảm bảo mặt bằng thi công đúng thết kế, cần kiểm tra độ lún của mặt bằng, tính toán tải trọng sau khi sản phẩm hoàn chỉnh, trọng lượng toàn bộ sản phẩm và thiết bị thi công đặt trên sàn đảm bảo độ an toàn: 1.3. 3: Kiểm tra đường vận chuyển vật tư, thiết bị tới sàn thao tác: TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH Mô đun: Chế tạo lọc bụi - 9- Đường vận chuyển cũng là một yếu tố rất quan trọng, bởi vì sau khi gia công xong sản phẩm cồng kềnh, đường vận chuyển phải tính đến yếu tố xe cẩu vào để nâng chuyển, xe chở sản phẩm đi lắp ráp Tất cả những yếu tố này đều phải tính toán tỉ mỹ, cẩn thận và chuẩn xác. 1.3.4: Đề xuất phương án xử lý mặt bằng thi công nếu sai thiết kế Nếu khi mặt bằng thi công không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, thì cần phải có phương án đề xuất xữ lý kịp thời, trước khi đi vào gia công. 1.4: Lập phương án thi công: 1.4.1: Xác định nhiệm vụ thi công, tiến độ hợp đồng: Xác định nhiệm vụ thi công luôn gắn với tiến độ hợp đồng, bởi vì nếu hợp đồng trong thời gian ngắn, gấp rút thì đề ra nhiệm vụ cấp bách hơn, chỉ đạo kỹ thuật phải tối ưu hóa nhất và đội ngũ gia công đòi hỏi phải chuyên nghiệp hơn. Bên cạnh đó cần phải bổ sung những thiết bị tốt nhất mới hoàn thành được tiến độ hợp đồng. Phương án thi công giúp chúng ta lựa chọn được biên pháp và các bước tiến hành chế tạo, lắp ráp hệ thống. Vì vậy trước khi bắt đầu triển khai công trình ta phải khảo sát kiểm tra và thiết kế và lập phương án thi công. Phương án thi công bao gồm: - Biện pháp thiết kế hệ thống - Phương pháp chế tạo hệ thống - Vật liệu chế tạo, vật tư cần chuẩn bị - Lựa chọn phương tiện vận chuyển - Lựa chọn phương án lắp đặt biện pháp lắp đặt - Phương án bảo dưỡng, vận hành Lựa chọn các phương án thi công này phải phù hợp với yêu cầu đặt ra, điều kiện thực tế, kinh tế 1.4.2: Lên kế hoạch các công việc cụ thể: - Chuẩn bị địa điểm, tập kết vật tư. - Lập phiếu báo thiết bị, dụng cụ, vật liệu phụ cần chuẩn bị - Chuẩn bị trang thiết bị bảo hộ lao động. 1.5. Chuẩn bị dụng cụ vật tư: 1.5.1: Nghiên cứu phương án thi công và tiến độ thi công Dựa vào bản vẽ gia công để nghiên cứu phương án thi công và tiến độ thi công mọi công việc dựa vào thiết bị gia công, dụng cụ gia công và con người gia công. Nghiên cứu toàn bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật. So sánh các biện pháp tổ chức thi công sao cho tiết kiệm thời gian và đạt hiệu quả, đảm bảo chất lượng công trình hợp lý nhất và tiến hành làm bảng tiến độ thi công chi tiết từng hạng mục công trình cụ thể, TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH Mô đun: Chế tạo lọc bụi - 10- bố trí cán bộ, công nhân phù hợp để thi công liên tục. Cũng trong thời gian này chúng ta sẽ chuẩn bị ký kết các hợp đồng cung cấp vật tư thiết bị cần thiết. Các phương án thi công và tiến độ thi công quyết định rất lớn đến chất lượng và hiệu quả của công trình. Trước khi thi công phải phân tích nghiên cứu trước khi thực hiện. - Lập bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công chi tiết cho từng phần công việc, lên kế hoạch triển khai cụ thể từng phần và trao đổi với ban quản lý công trình để phối hợp triển khai. - Theo lịch trình trong bảng tiến độ thi công đã trao đổi cụ thể với ban quản lý công trình tiến hành triển khai tập kết các máy móc, công cụ, thiết bị thi công, các vật tư đến chân công trình. - Lắp đặt các vách che chắn tạm thời (vách che bạt di động) cách ly khu vực thi công và khu vực hoạt động của hệ thống các thiết bị để chuẩn bị tiến hành các công tác thi công từng phần theo kế hoạch được thống nhất nhằm không làm ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Thi công theo phương pháp cuốn chiếu, thi công dứt điểm từng khu vực và từng hệ thống để đảm bảo duy trì hoạt động thường xuyên của hệ thống. Sau mỗi ngày thi công toàn bộ các dụng cụ và thiết bị thi công phải được thu dọn vào đúng nơi quy định và tiến hành vệ sinh công nghiệp sạch để đảm bảo vệ sinh cũng như mỹ quan công trình. 1.5.2: Chuẩn bị địa điểm, tập kết vật tư; Địa điểm tập kết vật tư phải đảm bảo diện tích, có các giá đở, giá kê, gần nhất và thuận tiện nhất cho việc gia công. Nếu trường hợp ta chọn phương án chế tạo lắp ráp tại công trường thì phải chuẩn bị lựa chọn địa điểm tập kế vật tư, chuẩn bị xây dựng kho tập kết, hình thức bảo vệ. Khi chọn địa điểm tập kết vật tư cần chú ý: - Đường vận chuyển vật tư vào và ra thuận lợi. - Phải gần với vị trí chế tạo, gia công. - Phải đảm bảo ổn định không phải di chuyển vi trí trong quá trình gia công. - Đảm bảo tránh được mưa gió hay ngập úng. - Đảm bảo an toàn bảo vệ tốt cho vật tư và thiết bị. 1.5.3: Lập phiếu báo thiết bị, dụng cụ, vật liệu phụ cần chuẩn bị: Sau khi nghiên cứu xong các bản vẽ, nhu cầu nhân lực gia công, khối lượng công việc, cũng như tiến độ hợp đồng gia công cần phải lập phiếu báo thiết bị, dụng cụ, và các vật liệu phụ cần thiết cho công việc gia công. - Hệ thống coffa gỗ kết hợp coffa thép định hình. - Dùng puli cẩu lắp . TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH Mô đun: Chế tạo lọc bụi - 11- - Máy cắt, uốn thép. - Máy hàn điện. - Máy cưa, khoan (BOSCH). - Thiết bị cầm tay (bắt vít, bắn đinh) bằng hơi và bằng điện - Máy phun sơn. - Khoan điện cầm tay, máy đo điện trở đất. - Các loại bu lông đai ốc, các loại vít nở .. 1.5.4: Chuẩn bị trang thiết bị bảo hộ lao động: Trang thiết bị bảo hộ lao động là rất cần thiết để đảm bảo an toàn khi gia công vì thế cần phải lên kế hoạch chuẩn bị bảo hộ lao động cho công nhân như: - Áo phản quang dùng trong đêm tối, hoặc ánh sáng yếu - Các loại giày: Giày da, ủng da mũi thép chống dập, chống đinh, giày vải BHLĐ - Mũ nhựa có tăng giảm kích cỡ đầu. - Găng tay da các loại, găng tay sợi, găng tay hạt nhựa chống trơn và các loại găng chống hóa chất, găng bạt. - Khẩu trang - Mặt nạ chống bụi, hóa chất. - Kính meca không độ, kính phòng sơn, hóa chất, kính hàn, mài. - Dây an toàn thiết bị leo cao, dây cứu sinh, lưới rào các loại, băng, biển báo nguy hiểm. *Tóm tắt trình tự thực hiện công việc: STT Tên các bước thực hiện công việc Dụng cụ, trang bị, vật liệu Yêu cầu kỹ thuật Các chú ý về an toàn LĐ 1 Bước 1 Nghiên cứu tài liệu - Hệ thống các bản vẽ - Biện pháp thi công sổ tay, bút - Hiểu và nắm hệ thống các bản vẽ - Nắm được biện pháp thi công và tiến độ thực hiện 2 Bước 2 Kiểm tra sàn thao tác, xưởng sản xuất, mặt bằng sơn - Bản vẽ thiết kế - Ni vô, thước dài - Sàn không bị lún, nghiêng lệch - Diện tích , độ phẳng của mặt bằng đảm bảo tiêu chuẩn Chú ý an toàn khi sử dụng dụng cụ, thiết bị 3 Bước 3 - Hệ thống bản vẽ thi công - Sổ ghi chép, bút. - Hiểu rõ nhiệm vụ thi công - Phù hợp với TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH Mô đun: Chế tạo lọc bụi - 12- STT Tên các bước thực hiện công việc Dụng cụ, trang bị, vật liệu Yêu cầu kỹ thuật Các chú ý về an toàn LĐ Lập phương án thi công - Phương án thi công khả thi năng lực của đơn vị -Đảm bảo tiến độ thực hiện công việc 4 Bước 4 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị vật tư, trang bảo hộ lao động - Máy hàn, máy nắn, máy khoan, máy cắt, máy lốc tôn..... - Thiết bị dụng cụ làm sạch, sơn - Các loại đe, dụng cụ vạch dấu, đo kiểm, - Thép tấm, thép hình, thép ống - Sơn, dung môi, dung dịch hoá chất - Lựa chọn đúng phương tiện, dụng cụ - Vật tư đủ đúng quy cách - Đảm bảo sát với thực tế An toàn cho người và thiết bị khi sử dụng các thiết bị TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH Mô đun: Chế tạo lọc bụi - 13- Bài 2: CHẾ TẠO THÂN LỌC BỤI 2. 1. Cấu tạo và công dụng của thân thiết bị lọc bụi: 2.1.1. Cấu tạo Thân lọc bụi thường được cấu tạo bởi các loại thép tấm, thép hình; thép tấm bao phủ phần thân được khia triển tùy theo công suất sử dụng và kết cấu của từng nhà máy, thép hình tăng cứng mặt ngoài để chịu lực (H.1) Hình 1: ThânThiết bị lọc bụi 2.1.2. Công dụng Dùng để bao kín các hệ thống bên trong và dùng để lắp ghép các bộ phận lên quan cho hệ thống như ống trụ, vách ngăn, lưới lọc 2. 2: Phương pháp khai triển : Để khai triển được các chi tiết liên kết trên thân lọc bụi chúng ta cần phải thực hiện các bước như sau: + Vẽ hình chiếu đứng cho các chi tiết; Thông qua hình chiếu đứng để xác định được các kích thước cơ bản TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH Mô đun: Chế tạo lọc bụi - 14- + Vẽ hình chiếu cạnh: Dùng phương pháp dựng hình kết hợp với sự tính toán để đưa ra hình khai triển làm thế nào để có lợi nhất về vật liệu, tránh được sự lảng phí về vật liệu. + Tính toán kích thước khai triển: TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH Mô đun: Chế tạo lọc bụi - 15- Dựa vào các hình chiếu để phân tích tính toán kích thước khai triển sao cho phù hợp với từng chi tiết, bộ phận, ngoài ra còn phải giảm nhất tối thiểu về phần dung sai 2.3: Đọc bản vẽ chi tiết thân thiết bị lọc bụi, tính kích thước: 2.3.1: Đọc nội dung khung tên, bảng kê, các yêu cầu kỹ thuật Đọc nội dung bảng kê để chúng ta nhận biết trên toàn bộ hệ thống lọc bụi có bao nhiêu chi tiết, ký hiệu cũng như số lượng của từng chi tiết bộ phận đó. 2.3.2: Phân tích các hình biểu diễn thân lọc bụi. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH Mô đun: Chế tạo lọc bụi - 16- TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH Mô đun: Chế tạo lọc bụi - 17- Nhằm mục đích xác định được các kích thước cụ thể cho từng bộ phận, chi tiết được chính xác, bên cạnh đó có cở sở để xác định kích thước thực. 2.3.3: Xác định kích thước phôi thân thiết bị Dựa vào các hình chiếu cơ bản và vị trí lắp ghép chúng ta có thể xác định được kích thước phôi thân thiết bị. 2.4. Thực hành xếp hình, vạch dấu: Quá trình xếp hình vạch dấu cần phải tính toán đến công tác làm lợi vật tư, tránh lảng phí vật tư và lằm tăng các đường cắt không cần thiết, nên cần tính toán xếp hình các có lợi cho mạch cắt nhiều từng nào thì nâng cao năng suất gia công từng đó. - Chuẩn bị dụng cụ vạch dấu, bản vẽ. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH Mô đun: Chế tạo lọc bụi - 18- - Lựa chọn đúng chủng loại vật tư. - Kiểm tra kích thước tấm phôi trước khi lấy dấu để lựa chọn phương pháp lấy phù hợp tránh langc phí vật tư. - Kiểm tra độ vuông của tâm bằng thước đo độ vuông góc. - Kê tấm phôi thật phẵng để công việc lấy thuận tiện & chính xác. - Tiến hành dùng các dụng cụ đo và dưỡng kiểm vận dụng các kiến thức về hình học, lượng giác để dựng hình vạch dấu. 2.5. Thực hành cắt phôi, mài sửa phôi: Trước khi tiến hành cắt phôi cần phải kiểm tra lại kích thước dựng hình vạch dấu lại một lần nữa thật chắc chắn và chính xác mới tiến hành cắt để trách những sai sót vừa làm hỏng phôi liệu, vừa thiệt hại đến kinh tế. Thực hành cắt phôi: + Cắt bằng máy cắt chuyên dùng : - Kiểm tra sự hoạt động không tải của máy. - Kiểm tra các vấn đề an toàn. - Điều chỉnh khe hở làm việc. - Điều chỉnh dưỡng đo. - Cho cắt thử và kiểm tra. - Tiến hành cắt. + Cắt bằng mỏ cắt khí cầm tay : - Kiểm tra lượng khí cung cấp qua hệ thống đồng hồ. - Lựa chọn cở mỏ, kiểu mỏ cắt phù hợp với chiều dày vật liệu. - Tiến hành cắt thử và kiểm tra. - Tiến hành cắt ( chú ý các vấn đề an toàn) + Cắt phôi trên máy cắt thép hình: cần phải kiểm tra độ sắc bén của lưởi cắt để làm giảm ba via sau quá trình cắt. + Mài sữa ba via sau khi vát mép. Dùng máy mài cầm tay làm sạch ba via sau khi cắt để tránh gây tai nạn sau khi thực hiện các công việc tiếp theo. 2. 6. Thực hành uốn trên máy lốc tôn: - Kiểm tra không tải sự hoạt động của máy. - Kiểm tra khe hở giữa các trục uốn. - Điều chỉnh khe hở giữa các trục uốn. - Đưa vật liệu vào uốn thử. - Kiểm tra sự dịch chuyển giữa trục và vật liệu. - Tiến hành uốn - Kiểm tra cung uốn. 2. 7. Thực hành hàn đính thân thiết bị lọc bụi kiểu ly tâm - siclon: TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH Mô đun: Chế tạo lọc bụi - 19- - Chuẩn bị mặt bằng cho công việc hàn đính. - Chuẩn bị bản vẽ và các dụng cụ đo, kiểm. - Chuẩn bị máy hàn, dụng cụ hàn, thiết bị hàn. - Phóng dạng sơ đồ gá đính ( nếu cần) - Chuẩn bị các cữ chặn, gong, nêm - Chuẩn bị các tấm cần liên kết gá lắp tạo thành thân. - Tiến hành hàn đính: + Kiểm tra ke hở. + Kiểm tra mối mè ( độ phẵng chung giuwac 02 mối ghép với nhau. + Lựa chọn vị trí hàn đính thích hợp. + Mối hàn chịu lực tốt nhưng không được lớn quá. - Tiến hành gong các đường hàn để chống biến dạng khi hàn. - Tiến hành hàn hoàn thiện. 2.8. Nắn sửa kiểm tra: - Trong qúa trình hàn có sự biến dạng cần phải nắn sữa và kiểm tra. - Làm vệ sinh xung quanh mối hàn Kiểm tra: Phân tích bản vẽ thân lọc bụi * Tóm tắt trình tự thực hiện công việc: STT Tên các bước thực hiện công việc Dụng cụ, trang bị, vật liệu Yêu cầu kỹ thuật Các chú ý về an toàn LĐ 1 Bước 1 Tính toán khai triển - Hệ thống các bản vẽ - Máy tính, phần mềm chuyên dụng - Xác định chính xác kích thước thật hình trải thân siclon 2 Bước 2 Vạch dấu Thước lá , thước cuộn, com pa, ke góc, mũi vạch, búa tay, chấm dấu, dưỡng - Thép tấm 10 - 12 - Dấu rõ ràng , chính xác - Đảm bảo dung sai khi cắt hơi. Chú ý an toàn khi sử dụng dụng cụ, thiết bị 3 Bước 3 Cắt phôi - - Máy cắt thép tấm dải - Bộ mỏ hàn cắt hơi - Thép tấm10 - 12 - Đường cắt ít pa via - Cắt đúng đường vạch dấu - Đủ số lượng Chú ý an toàn khi sử dụng dụng cụ, thiết bị cắt phôi. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH Mô đun: Chế tạo lọc bụi - 20- STT Tên các bước thực hiện công việc Dụng cụ, trang bị, vật liệu Yêu cầu kỹ thuật Các chú ý về an toàn LĐ 4 Bước 4 Sửa phôi - Máy mài cắt cầm tay - Búa tay , đục bằng - Kính bảo hộ lao động - Đường cắt sạch pa via, đủ kích thước theo yêu cầu chế tạo An toàn cho người và thiết bị khi sử dụng các thiết bị 5 Bước 5 Uốn tạo hình Máy uốn tôn ( máy lốc tôn) - Thiết bị nâng hạ - Giá đỡ bán sản phẩm - Thép tấm 10 - 12 Đúng kích thước, biên dạng theo bản vẽ thiết kế An toàn cho người và thiết bị khi lốc uốn 6 Bước.6. Hàn tạo thân - Máy hàn, que hàn - Các dụng cụ phụ trợ Mối hàn chịu lực đảm bảo TCCP An toàn cho người và thiết bị khi hàn 7 Bước.7. Kiểm tra - Bản vẽ thi công - Thước cuộn, thước lá, ke góc, - Dưỡng kiểm tra Theo tiêu chuẩn bản vẽ thiết kế TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH Mô đun: Chế tạo lọc bụi - 21- Bài 3: CHẾ TẠO ĐÁY LỌC BỤI 3. 1: Cấu tạo, phân loại đáy thiết bị lọc bụi : 3.1.1. Cấu tạo: Đáy lọc bụi thường được cấu tạo bởi các loại thép tấm được khai triển tùy theo hình dáng và kết cấu của từng hệ thống, tuy nhiên nó vẫn điển hình ở các dạng cơ bản sau: (Hình 3.1) - Dạng hình nón Hình 3.1: Một dạng đáy lọc bụi điển hình - Dạng một đầu tròn, một đầu vuông hoặc chử nhật - Dạng khối đa diện hình vuông, hình chử nhật đầu lớn đầu bé trùng tâm hoăc lệch tâm... 1.2. Phân loại: Đáy lọc bụi có thể được phân loại ở các dạng như hình sau: Hình 3.2a Hình 3.2b TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH Mô đun: Chế tạo lọc bụi - 22- Hình 3.2c Hình 3.2d - Hình 3.2a: Dạng một đầu tròn, một đầu vuông hoặc chử nhật - Hình 3.2b: Dạng khối đa diện hình vuông, hình chử nhật đầu lớn đầu bé: - Hình 3.2c: Dạng hình ống quần. - Hình 3.2d: Dạng hình côn, cút 900 đầu lớn đầu bé. Bước 2. Phương pháp khai triển: + Hình chóp vuông tròn: - Vẽ hình chiếu đứng: (Hình :1) - Vẽ hình chiếu bằng: ( Hình: 2) TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH Mô đun: Chế tạo lọc bụi - 23- nữa tam giác AOB là tan giác EOB. Lấy O làm tâm và lấy và lấy O1 bằng dây cung đo trên H.2 làm bán kính, quay một cung; lấy B làm tâm và lấy B1 = O1 đo trên H.3 làm bán kính, quay một cung. Hai cung này cắt nhau tại 1, nhận được tan giác OB1. Tương tự lấy 1 làm tâm và lấy 1-2 làm dây cung đo trên H.2 làm bán kính quay một cung, lấy B làm tâm và lấy B2 = O1 đo trên H. 3 lấy bán kính quay một cung. Hai cung này cắt nhau tại 2. nhận được tam giác 1B2. Bằng cách đó dựng các tam giác 2B3, 3BC, 3C4, 4C5, 5C6 và 6CF kết quả là hình khai triển ta cần dựng.(Hình:4) + Khai triển hình côn: : Công việc thứ 1: Vẽ hình chiếu đứng: - Hình nón và hình nón cụt đều (Hình 3.3) Hình: 3.3 Công việc thứ 2: Tính kích thước khai triển - Khai triển hình nón đều: tính α theo công thức: TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH Mô đun: Chế tạo lọc bụi - 24- Khai triển hình nón cụt: Vídụ: Khai triển hình nón cụt đều ABCD có đường kính mặt đáy d1 = 350, đường kính mật đáy d2 = 170, chiều cao h = 250. * Vẽ hình chiếu đứng (H.1) ABCD, kéo dài cạnh DA và CB dựng được hình chiếu của hình nón. Do trên bản vẽ, R = 517, phương pháp đo thực tế này sẽ có sai số, khi cần chính xác, phải dùng phương pháp tính toán để tìm R theo công thức: * Khai triển, tính góc α theo công thức: thay số vào ta có: Bằng com pa lấy điểm O làm tâm và R = 517 quay cung lớn CEC và cung nhỏ CEC’ bằng thước đo góc, đo và vẽ góc α = 1220 : (Hình 3.3) chính là hình khai triển FB’C’ E C chính là hình khai triển của hình nón cụt đều. Hình khai triển được hình dáng như sau: Hình 3.4 Hình 3.4: Hình khai triển - Khai triển ống ba chạc: (Hình 3.5) + Vẽ hình chiếu đứng của ống ba chạc có cùng một đường kính d (H.1).Vẽ nửa mặt cắt của khúc ống A. Chia 2 d làm 8 phần bằng nhau có đánh số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Qua các điểm này, dựng các đường gióng vào hết khúc ống A thì các đường TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH Mô đun: Chế tạo lọc bụi - 25- gióng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 này cắt hai đường giao tuyến PR và RE lần lượt ở các điểm 1’, 2’, 3’, 4’, 5’, 6’, 7’, 8’, 9’. Vẽ nửa mặt cắt của khúc ống B. Chia 2 d làm 8 phần bằng nhau có đánh số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Qua các điểm này, dựng các đường gióng vào hết khúc ống B thì các đường gióng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 này cắt giao tuyến KR và RE lần lượt ở các điểm 10, 20, 30, 40, 5’, 6’, 7’, 8’, 9’; và cắt đường giao tuyến VF lần lượt ở các điểm 1’’, 2’’, 3’’, 4’’, 5’’, 6’’, 7’’, 8’’, 9’’. + Khai triển khúc ống A (H.2). Ta vẽ nửa hình khai triển, nửa còn lại vẽ đối xứng qua đường tâm PP’. Chiều dài của nửa hình khai triển bằng 2 d . Chia chiều dài này làm 8 phần bằng nhau có đánh số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Qua các điểm này, dựng đường song song. Trên H.1, từ các điểm 1’, 2’, 3’, 4’, 5’, dựng các đường gióng kéo dài sang H.2 thì các đường gióng 1’, 2’, 3’, 4’, 5’ này cắt các đường song song 1 và 9, 2 và 8, 3 và 7, 4 và 6, 5 lần lượt ở các điểm 1’ và 9’, 2’ và 8’, 3’ và 7’, 4’ và 6’, 5’. Nối các giao điểm 1’, 2’, 3’, 4’, 5’, 6’, 7’, 8’, 9’ này bằng một đường cong thì ta được nửa hình khai triển của khúc ống A. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 8 7 6 5 4 3 2 11 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 8 , 7 , 6 , 5 , 4 , 3 , 2 , 1 , 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 8 , 7 , 6 , 5 , 4 , 3 , 2 , 1 , 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 9 1 3 2 6 5 4 8 7 4 7 8 5 6 1 2 3 1 2 3 4 5 6 7 89 o 1 o 2 o 3 o 4 o 1 o 2 o 3 o 4 o5 o 6 o 7 o 8 o 9 o 1 2 o 3 o 4 o 5 o 6 o 7 o 8 o 9 o 8 o 7 o 6 o 5 o 4 o 3 o 2 o 1 o 1 o , 1 ,2 ,3 ,4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 8 , 7 , 6 , 5 , 4 , 3 , 2 , 1 o 9 o 7 o 8 o 6 o 5 o 4 o 3o2 o 1 1 2 4 5 6 7 8 9 3 1 2 3 4 5 6 7 8 9 C C A A B B H.1 H.2 H.4 H.3 d d  d  d PP , P R R V F E E F Hình 3. 5. Khai triển ống ba chạc TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH Mô đun: Chế tạo lọc bụi - 26- 3. 3. Đọc bản vẽ chi tiết đáy thiết bị lọc bụi, tính kích thước: 3.3.1: Đọc nội dung khung tên, bảng kê, các yêu cầu kỹ thuật Đọc nội dung khung tên bảng kê, các yêu cầu kỹ thuật nhằm mục đích xác định được số lượng, trọng lượng, kích thước, yêu cầu kỹ thuật cho chi tiết 3.3.2: Phân tích các hình biểu diễn. (Hình: 3.6) Nhằm mục đích xác định được các kích thước cụ thể cho từng bộ phận, chi tiết được chính xác, bên cạnh đó có cở sở để xác định kích thước thực Hình: 3.6 3.3.3: Xác định kích thước phôi đáy thiết bị. - Thông các hình chiếu cơ bản để xác định kích thước phôi cho đáy. - Xây dựng các kích thước khai triển. 3. 4. Thực hành xếp hình, vạch dấu: Quá trình xếp hình vạch dấu cần phải tính toán đến công tác làm lợi vật tư, tránh lảng phí vật tư và làm tăng các đường cắt không cần thiết, nên cần tính toán xếp hình các có lợi cho mạch cắt nhiều từng nào thì nâng cao năng suất gia công từng đó. - Chuẩn bị dụng cụ vạch dấu, bản vẽ. - Lựa chọn đúng chủng loại vật tư. - Kiểm tra kích thước tấm phôi trước khi lấy dấu để lựa chọn phương pháp lấy phù hợp tránh lãng phí vật tư. - Kiểm tra độ v...a phôi: Trước khi tiến hành cắt phôi cần phải kiểm tra lại kích thước dựng hình vạch dấu lại một lần nữa thật chắc chắn và chính xác mới tiến hành cắt để trách những sai sót vừa làm hỏng phôi liệu, vừa thiệt hại đến kinh tế. Thực hành cắt phôi: + Cắt bằng máy cắt chuyên dùng : - Kiểm tra sự hoạt động không tải của máy. - Kiểm tra các vấn đề an toàn. - Điều chỉnh khe hở làm việc. - Điều chỉnh dưỡng đo. - Cho cắt thử và kiểm tra. - Tiến hành cắt. + Cắt bằng mỏ cắt khí cầm tay : TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH Mô đun: Chế tạo lọc bụi - 50- - Kiểm tra lượng khí cung cấp qua hệ thống đồng hồ. - Lựa chọn cở mỏ, kiểu mỏ cắt phù hợp với chiều dày vật liệu. - Tiến hành cắt thử và kiểm tra. - Tiến hành cắt ( chú ý các vấn đề an toàn) + Cắt phôi trên máy cắt thép hình: cần phải kiểm tra độ sắc bén của lưởi cắt để làm giảm ba via sau quá trình cắt. + Mài sữa ba via sau khi vát mép. Dùng máy mài cầm tay làm sạch ba via sau khi cắt để tránh gây tai nạn sau khi thực hiện các công việc tiếp theo. 7. 5. Thực hành chấm dấu, khoan lỗ: - Yêu cầu chấm dấu lổ khoan chính xác thì khi khoan giảm được các sai hỏng. - Lựa chọn mũi khoan phù hợp. - Gá lắp phôi chắc chắn đảm bảo an toàn. - Gá lắp mũi khoan kiểm tra độ đảo. - Lựa chọn chế độ cắt phù hợp với mũi khoan. - Khoan thử, và kiểm tra dung dịch làm mát - Đưa vật liệu vào khoan - Kiểm tra kích thước lổ khoan 7. 6. Thực hành chế tạo cơ cấu đối trọng: Phần đối trọng cần phải nghiên cứu kỹ, xác định trọng lượng, vị trí lắp ghép để quá trình chế tạo đảm bảo được yêu cầu và tính linh hoạt trong hoạt động 7. 7. Thực hành hàn đính lắp ghép chi tiết, nắn sửa hoàn thiện kiểm tra: - Chuẩn bị mặt bằng để liên kết. - Chuẩn bị bản vẽ và nghiên cứu phương pháp liên kết - Phóng dạng trên mặt bằng cần liên kết theo sơ đồ bản vẽ - Chuẩn bị các vật tư kê, kích. - Chuẩn bị dây căng, ni vô, quả rọi, thước dây, thước lá.. - Chuẩn bị clê, mỏ lết, bulon - Chuẩn bị máy hàn và các dụng cụ thiết bị bổ trợ. - Tập hợp các chi tiết cần liên kết về vị trí. - Xác định chiều hướng liên kết. - Tiến hành liên kết. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH Mô đun: Chế tạo lọc bụi - 51- * Tóm tắt trình tự thực hiện công việc: STT Tên các bước thực hiện công việc Dụng cụ, trang bị, vật liệu Yêu cầu kỹ thuật Các chú ý về an toàn LĐ 1 Bước 1 Tính toán khai triển - Hệ thống các bản vẽ - Máy tính, phần mềm chuyên dụng - Xác định chính xác kích thước đường kính đáy siclon 2 Bước 2 Vạch dấu Thước lá , thước cuộn, com pa, ke góc, mũi vạch, búa tay, chấm dấu, dưỡng - Thép tấm  4 - 8 - Dấu rõ ràng , chính xác - Đảm bảo dung sai khi cắt hơi. Chú ý an toàn khi sử dụng dụng cụ, thiết bị 3 Bước 3 Cắt phôi - Máy cắt thép tấm dải - Bộ mỏ hàn cắt hơi - Thép tấm  4 - 8 - Đường cắt ít pa via - Cắt đúng đường vạch dấu - Đủ số lượng Chú ý an toàn khi sử dụng dụng cụ, thiết bị cắt phôi. 4 Bước 4 Sửa phôi - Máy mài cắt cầm tay - Búa tay , đục bằng - Kính bảo hộ lao động - Đường cắt sạch pa via, đủ kích thước theo yêu cầu chế tạo An toàn cho người và thiết bị khi sử dụng các thiết bị 5 Bước 5 Uốn bản lề - Máy uốn tôn. - Dụng cụ bổ trợ khi uốn - Đúng kích thước - Hoạt động tốt. An toàn cho người và thiết bị khi uốn 6 Bước 6 Liên kết các chi tiết - Máy hàn. - Thiết bị nâng hạ - Giàn giáo - Dụng cụ bổ trợ. - Bulon các loại Đúng kích thước, biên dạng theo bản vẽ thiết kế An toàn cho người và thiết bị khi liên kết 7 Bước.7. Kiểm tra - Bản vẽ thi công - Thước cuộn, thước lá, ke góc, - Dưỡng kiểm tra Theo tiêu chuẩn bản vẽ thiết kế An toàn khi di chuyển trên giàn giáo. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH Mô đun: Chế tạo lọc bụi - 52- Bài 8: CHẾ TẠO MIỆNG HÚT, XẢ KHÍ 8. 1: Cấu tạo, công dụng miệng hút xả khí: 8.1.1. Cấu tạo Miệng hút xã khí thường được cấu bởi thép tấm, chúng được khai triển tuỳ theo yêu cầu của kết cấu từng loại miệng, bên cạnh đó cần phải có sự liên kết với các mặt bích để lắp ghép. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH Mô đun: Chế tạo lọc bụi - 53- * Cấu tạo các loại miệng thổi: - Miệng thổi cấp gió thụ động: + Miệng thổi kiểu lưới gồm cánh lưới và thiết bị điều chỉnh. Dòng khí thổi ra có góc mở 0 → 900 Loại này kí hiệu PB đặt ở thành bên ống tiết diện chữ nhật hoặc vuông dùng trong các phòng có độ cao không lớn lắm. + Miệng thổi kiểu khe có cánh hướng quay được: gồm cánh hướng và thanh điều khiển. Loại này cũng đặt ở thành ống cấp gió thưêng bè trÝ däc theo lèi ®i gi÷a c¸c m¸y. + Miệng thổi kiểu lỗ: gồm lỗ Ø 20mm đục trên thành ống tròn thành dãy cách 100mm. ống nhỏ đục 6 dãy, ống to đục 12 dãy, đục hướng vào trong thành các lưỡi có tác dụng hướng dòng khiến vectơ dòng khi thổi ra gần vuông góc với trục ống. Hình 5. 8.1. Miệng thổi kiểu lỗ + Miệng thổi hình băng đơn giản: Trên thành ống chữ nhật hoặc vuông người ta đục các khe hẹp rồi bẻ ra phía ngoài làm thành tấm chắn để hướng dòng. Loại này có trở kháng thủy lực nhỏ hơn loại bẻ tấm chắn vào trong. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH Mô đun: Chế tạo lọc bụi - 54- Hình 8.2. Miệng thổi kiểu băng + Miệng thổi cấp gió chủ động Miệng thổi kiểu đĩa đặt sát trần hoặc đặt phía dưới trần Hình 8.3. Miệng thổi kiểu đĩa Không khí từ ống dẫn qua van điều chỉnh và cánh hướng bố trí trên bộ điều chỉnh (a), đi vào bộ ống nhánh tới miệng thổi. Phía dưới miệng ra đặt đĩa (b) có thể nâng lên hạ xuống nhờ vít điều khiển. Không khí thổi vào đĩa và thoát ra khoảng trống thành một luồng hình cái nơm. Lưu lượng không khí được điều chỉnh nhờ thanh tay vặn (c). Có loại trên đĩa (b) có đục các lỗ nhỏ để tạo thành 2 luồng: luồng rỗng hình nơm và luồng trung tâm. + Miệng thổi có loa khuếch tán: Gồm các cánh hướng khuếch tán chế tạo gần dạng khí động học để trở lực bé và khuếch tán đều. Có loại dùng lá chắn hướng gió điều chỉnh khi lắp đặt thay cho van điều chỉnh chế tạo phức tạp. Hình 8.4. Miệng thổi loa khuếch tán - Miệng thổi trong công trình công nghiệp: Đường ống và miệng thổi có thể lộ ra ngoài đưa không khí đến từng vùng, từng chỗ làm việc. Miệng thổi gồm các loại: TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH Mô đun: Chế tạo lọc bụi - 55- Hình 8.5. Miệng thổi kiểu lỗ Baturin Hình 8.6. Miệng thổi kiểu loa Đối với những công trình kín thường xuyên mở ra vào khiến không khí bên ngoài lùa qua cửa vào làm tổn thất nhiệt về mùa đông và tổn thất lạnh về mùa hè với phòng có điều tiết không khí. Trong trường hợp đó người ta tạo màn chắn không khí ở các cửa ra vào bằng cách thổi gió tốc độ lớn qua khe hẹp bố trí ở dưới cửa. Truờng hợp không thể bố trí ở duới cửa đuợc thì bố trí ở 2 bên. Tủ thổi gió dùng khi ống dẫn khí đặt ngầm dưới nền, gian máy rộng Hình 8.7 Miệng thổi kiểu nụ xòe Hình 8.8. Miệng thổi kiểu tủ 8.1.2. Công dụng: Dùng để liên kết với thân và các đường ống hút và xã trong quá trình lọc và xã khí ra môi trường và cung cấp khí sạch đến các vị trí cần sử dụng. 8. 2: Đọc bản vẽ chi tiết miệng hút xả khí, tính kích thước phôi: 8.2.1: Đọc nội dung khung tên, bảng kê, các yêu cầu kỹ thuật Đọc nội dung khung tên bảng kê, các yêu cầu kỹ thuật nhằm mục đích xác định được số lượng, trọng lượng, kích thước, yêu cầu kỹ thuật cho chi tiết. - Xác định được số lượng chi tiết. - Xác định được trọng lượng chi tiết. - Xác định được các yêu cầu kỹ thuật - Xác định được ký hiệu vật liệu, tính chất vật liệu - Xác định được khối lượng tổng thể của hệ thống. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH Mô đun: Chế tạo lọc bụi - 56- 8.2.2: Phân tích các hình biểu diễn - Phân tích hình chiếu đứng để xác định kích thước các miệng hút, xã. - Phân tích hình chiếu bằng, hình chiều cạnh để xác định đường kính mặt bích vhaf khoản cách, kích thước lổ khoan. - Phân tích hình trích, hình cắt để xác định được vị trí lắp ghép và tính chất lắp ghép giữa các chi tiết . 8.2.3: Xác định kích thước phôi miệng hút xả khí Dựa vào các hình chiếu cơ bản để xác định chính xác kích thước cho phôi miệng hút và miệng xã. 8. 3: Phương pháp khai triển ống chữ T lắp lệch tâm, côn lệch tâm: - Đối với ống chử T TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH Mô đun: Chế tạo lọc bụi - 57- Công việc thứ 1: Vẽ hình chiếu đứng Công việc thứ 2: Vẽ hình chiếu cạnh Công việc thứ 3: Vẽ giao tuyến Công việc thứ 4: Tính kích thước khai triển Công việc thứ 5: Dựng hình khai triển 8.4. Thực hành vạch dấu phóng dạng: d 654321 1234567 , 6 7 5 H.1 1 1 2 3 4 5 6 7 6 5 4 3 2 1 2 3 4 5 67 4 3 2 1 , , , ,, , , 1 2 3 4 5 6 7 6 5 4 3 2 1 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 4 , , 3 , 2 , 1 , 5 , 6, 7 , 6, 5 , 4 , 3 , 2 , 1 A  d d A BB d/2 d/4 H.3 H.2AA 4° 3° 2° 1° Hình 8.9 TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH Mô đun: Chế tạo lọc bụi - 58- + Vẽ hình chiếu đứng của ống chữ T có cùng một đường kính d (H.1). Chia 2 d của ống A làm 6 phần bằng nhau có đánh số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Qua các điểm này dựng các đường chiếu vào ống B là các đường 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Chia 4 d của ống B làm 3 phần bằng nhau có đánh số 10, 20, 30, 40. Qua các điểm này, dựng các đường chiếu vào ống A thì các đường này cắt các đường 1 và 7, 2 và 6, 3 và 5, 4 lần lượt ở các điểm 1’ và 7’, 2’ và 6’, 3’ và 5’, 4’. Nối các giao điểm 1’, 2’, 3’, 4’ và các giao điểm 4’, 5’, 6’, 7’ này lại, ta được hai đường giao tuyến của hai ống. + Khai triển ống A (H.2). Ta vẽ nửa hình khai triển, nửa còn lại sẽ đối xứng qua đường tâm AA. Chiều dài của nửa hình khai triển bằng 2 d . Chia chiều dài này làm 6 phần bằng nhau có đánh số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Qua các điểm này, dựng các đường song song. Trên H.1, từ các điểm 7’, 6’, 5’, 4’, dựng các đường chiếu kéo dài xuống H.2, thì các đường này cắt các đường song song 1 và 7, 2 và 6, 3 và 5, 4 lần lượt ở các điểm 1’ và 7’, 2’ và 6’, 3’ và 5’, 4’. Nối các giao điểm 1’, 2’, 3’, 4’ bằng một đường cong; và các giao điểm 4’, 5’, 6’, 7’ cũng bằng một đường cong, ta được nửa hình khai triển của ống A. + Cắt lỗ trước khi uốn ống B (H.3). Ta vẽ nửa hình khai triển của lỗ, nửa còn lại sẽ đối xứng qua đường tâm C’C’. Chiều rộng của lỗ C’C’ = CC đo ở H.1. Nửa chiều dài của lỗ bằng 4 d . Chia nửa chiều dài này làm 3 phần bằng nhau có đánh số 1, 2, 3, 4. ở H.3, qua các điểm này, dựng các đường song song 11, 22, 33, 44. Trên H.1, từ các điểm 1’, 2’, 3’, 4’, 5’, 6’, 7’, dựng các đường chiếu kéo dài sang H.3, thì các đường này cắt các đường 11, 22, 33, 44, 33, 22, 11, lần lượt ở các điểm 1’, 2’, 3’, 4’, 5’, 6’, 7’. Nối các giao điểm này bằng một đường cong, ta được nửa hình khai triển của lỗ. 8.5. Thực hành cắt phôi, mài sửa phôi, uốn mớm: Trước khi tiến hành cắt phôi cần phải kiểm tra lại kích thước dựng hình vạch dấu lại một lần nữa thật chắc chắn và chính xác mới tiến hành cắt để trách những sai sót vừa làm hỏng phôi liệu, vừa thiệt hại đến kinh tế. Thực hành cắt phôi: + Cắt bằng máy cắt chuyên dùng : - Kiểm tra sự hoạt động không tải của máy. - Kiểm tra các vấn đề an toàn. - Điều chỉnh khe hở làm việc. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH Mô đun: Chế tạo lọc bụi - 59- - Điều chỉnh dưỡng đo. - Cho cắt thử và kiểm tra. - Tiến hành cắt. + Cắt bằng mỏ cắt khí cầm tay : - Kiểm tra lượng khí cung cấp qua hệ thống đồng hồ. - Lựa chọn cở mỏ, kiểu mỏ cắt phù hợp với chiều dày vật liệu. - Tiến hành cắt thử và kiểm tra. - Tiến hành cắt ( chú ý các vấn đề an toàn) + Cắt phôi trên máy cắt thép hình: cần phải kiểm tra độ sắc bén của lưởi cắt để làm giảm ba via sau quá trình cắt. + Mài sữa ba via sau khi vát mép. Dùng máy mài cầm tay làm sạch ba via sau khi cắt để tránh gây tai nạn sau khi thực hiện các công việc tiếp theo. + Tiến hành uốn mớm 8.6. Thực hành uốn trên máy lốc tôn: - Kiểm tra không tải sự hoạt động của máy. - Kiểm tra khe hở giữa các trục uốn. - Điều chỉnh khe hở giữa các trục uốn. - Chuẩn bị dưỡng kiểm tra góc uốn - Đưa vật liệu lên giá - Đưa vật liệu vào uốn thử. - Kiểm tra sự dịch chuyển giữa trục và vật liệu. - Tiến hành uốn - Kiểm tra cung uốn. - Lập bộ nhớ hoặc là cữ cho tấm đầu để tiến hành cho các tấm sau. 8.7. Thực hành hàn đính giáp mối, lắp ghép nắn sửa kiểm tra: - Chuẩn bị mặt bằng để liên kết. - Chuẩn bị bản vẽ và nghiên cứu phương pháp liên kết - Phóng dạng trên mặt bằng cần liên kết theo sơ đồ bản vẽ - Chuẩn bị các vật tư kê, kích. - Chuẩn bị dây căng, ni vô, quả rọi, thước dây, thước lá.. - Chuẩn bị clê, mỏ lết, bulon - Chuẩn bị máy hàn và các dụng cụ thiết bị bổ trợ. - Tập hợp các chi tiết cần liên kết về vị trí. - Xác định chiều hướng liên kết. - Tiến hành liên kết. * Tóm tắt trình tự thực hiện công việc: TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH Mô đun: Chế tạo lọc bụi - 60- STT Tên các bước thực hiện công việc Dụng cụ, trang bị, vật liệu Yêu cầu kỹ thuật Các chú ý về an toàn LĐ 1 Bước 1 Tính toán khai triển - Hệ thống các bản vẽ - Máy tính, phần mềm chuyên dụng - Xác định chính xác kích thước đường kính đáy siclon 2 Bước 2 Vạch dấu Thước lá , thước cuộn, com pa, ke góc, mũi vạch, búa tay, chấm dấu, dưỡng - Thép tấm  4 - 8 - Dấu rõ ràng , chính xác - Đảm bảo dung sai khi cắt hơi. Chú ý an toàn khi sử dụng dụng cụ, thiết bị 3 Bước 3 Cắt phôi - Máy cắt thép tấm dải - Bộ mỏ hàn cắt hơi - Thép tấm  4 - 8 - Đường cắt ít pa via - Cắt đúng đường vạch dấu - Đủ số lượng Chú ý an toàn khi sử dụng dụng cụ, thiết bị cắt phôi. 4 Bước 4 Sửa phôi - Máy mài cắt cầm tay - Búa tay , đục bằng - Kính bảo hộ lao động - Đường cắt sạch pa via, đủ kích thước theo yêu cầu chế tạo An toàn cho người và thiết bị khi sử dụng các thiết bị 5 Bước 5 Uốn tạo hình - Máy uốn tôn. - Dụng cụ bổ trợ khi uốn - Đúng kích thước - Đúng hình dáng. An toàn cho người và thiết bị khi uốn 6 Bước 6 Liên kết các chi tiết - Máy hàn. - Thiết bị nâng hạ - Giàn giáo - Dụng cụ bổ trợ. - Bulon các loại Đúng kích thước, biên dạng theo bản vẽ thiết kế An toàn cho người và thiết bị khi liên kết 7 Bước.7. Kiểm tra - Bản vẽ thi công - Thước cuộn, thước lá, ke góc, - Dưỡng kiểm tra Theo tiêu chuẩn bản vẽ thiết kế An toàn khi di chuyển trên giàn giáo. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH Mô đun: Chế tạo lọc bụi - 61- Bài 9: LẮP GHÉP CHI TIẾT 9. 1: Lập kế hoạch phương pháp lắp ghép chi tiết, lắp ghép cụm chi tiết cho thiết bị lọc bụi ly tâm - siclon: 9.1.1: Chuẩn bị các điều kiện cần thiết Công tác chuẩn bị cần phải tiến hành bao gồm cả thiết bị, dụng cụ, vật tư, mặt bằng và các dụng cụ bổ trợ cần thiết. 9.1.2: Lắp ghép chi tiết Trước khi lắp ghép các chi tiết cần phải nghiên cứu kỹ bản vẽ, nắm bắt được các yêu cầu kỹ thuật liên quan, phương pháp lắp ghép, quy trình lắp ghép.. 9.1.3: Lắp ghép cụm Quy trình lắp ghép cụm được tiến hành khi các bộ phận chi tiết rời đã được liên kết, do đó quá trình lắp ghép chi tiết phải hoàn chỉnh, bêm cạnh đó các yêu cầu kỹ thuật đã đạt khi đó mới tiến hành lắp ghép cụm. 9.2: Đọc bản vẽ lắp thiết bị lọc bụi: 9.2.1: Đọc nội dung khung tên, bảng kê, các yêu cầu kỹ thuật. Nhằm mục đích đánh giá phân tích các chủng loại, số lượng, yêu cầu kỹ thuật lắp ghép để tiến hành các công việc liên quan. 9.2.2: Phân tích các hình biểu diễn của hệ thống. - Xác định lại vị trí lắp ghép giữa các chi tiết, bộ phận. - Xác định lại tính chất lắp ghép giữa các chi tiết, bộ phận 9.2.3: Phân tích hình dạng kích thước các bộ phận chi tiết của thiết bị. Qua các hình biểu diển cần phải xác định cụ thể được hình dạng và kích thước của các chi tiết trước khi tiến hành lắp ghép. 9.2.4: Tổng hợp các lắp ghép chi tiết, lắp ghép cụm. 9.3: Chuẩn bị các điều kiện trước khi lắp ghép. Để lắp ghép cần chuẩn bị các dụng cụ thiết bị cần thiết như: - Thiết bị nâng hạ. - Máy hàn, giàn giáo, tăng đơ, gông, nêm.. v.v. - Clê, mỏ lết, bulon, con thó để định vị các lổ lắp ghép, - Bình chứa khí, mỏ cắt khí. - Dụng cụ đo, kiểm 9.4: Lắp ghép chi tiết: Dựa vào bản vẽ để lắp ghép các chi tiết đúng theo yêu cầu. Công việc thứ 6: Lắp ghép cụm: - Lắp ghép cụm thân hệ thống lọc bụi. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH Mô đun: Chế tạo lọc bụi - 62- - Lắp ghép cụm đáy - Lắp ghép cụm thùng chứ bụi và van xã. - Lắp ghép thânvới giá đở. - Lắp ghép các cụm miệng hút xá khí và ống thoát khi. 9.5. Thực hành đo kiểm tra trước khi lắp ghép chi tiết, cụm: - Đo, kiểm tra kích thước tổng thể các cụm. - Đo, kiểm tra vị trí tương quan cho các cụm - Đo, kiểm tra các mối hàn, mối ghép bulon. - Kiểm tra vệ sinh quanh mối hàn.. 9.6: Thực hành căn chỉnh, tháo lắp bu lông: Đối với lan can và thang kiểm tra sau khi lắp ghép tổ hợp xong chúng ta cần phải tháo và tiến hành làm sạch bề mặt và sơn. Do đó khi lắp ghép tổ hợp chúng ta tiến hành căn chỉnh thật chính xác, không được gò ép các mối lắp ghép vì sau khi sơn phủ công tác điều chỉnh khó can thiệp và ảnh hưởng đến các yếu tố kỹ thuật khác. 9.7: Thực hành kiểm tra thiết bị: - Kiểm tra kích thước tổng thể hệ thống. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH Mô đun: Chế tạo lọc bụi - 63- - Kiểm tra hình dáng hệ thống. - Kiểm tra các bộ phận phụ trợ lắp ghép lên hệ thống.. * Tóm tắt trình tự thực hiện công việc: STT Tên các bước thực hiện công việc Dụng cụ, trang bị, vật liệu Yêu cầu kỹ thuật Các chú ý về an toàn LĐ 1 Bước 1 Lắp thân với đáy - Bản vẽ lắp - Máy hàn, que hàn - Dụng cụ tổ hợp - Dụng cụ đo kiểm tra - Giàn giáo - Thiết bị nâng hạ - Đúng kích thước chiều cao - Sai lệch trong phạm vi dung sai cho phép - Mối hàn chịu áp lực đảm bảo TCCP Chú ý an toàn khi sử dụng dụng cụ, thiết bị hàn và lắp 2 Bước 2 Lắp giá đỡ với thân - Bản vẽ lắp - Máy hàn, que hàn - Dụng cụ tổ hợp - Dụng cụ đo kiểm tra - Giàn giáo - Thiết bị nâng hạ - Đúng vị trí thiết kế - Mối hàn chịu lực đảm bảo TCCP An toàn cho người và thiết bị khi Lắp giá đở. 3 Bước 3 Lắp van với thùng chứa bụi - Bản vẽ lắp - Máy hàn, que hàn - Dụng cụ tổ hợp - Dụng cụ đo kiểm tra - Đúng kích thước - Đúng vị trí thiết kế Chú ý an toàn khi sử dụng dụng cụ, thiết bị 4 Bước 4 Lắp ống thoát khí với giá treo - Bản vẽ lắp - Máy hàn, que hàn - Dụng cụ tổ hợp - Dụng cụ đo kiểm tra - Giàn giáo - Thiết bị nâng hạ - Đúng kích thước cao độ - Sai lệch trong phạm vi dung sai cho phép - Mối hàn chịu áp lực đảm bảo TCCP An toàn cho người và thiết bị khi gá lắp 5 Bước 5. Lắp miệng hút, xả khí - Bản vẽ lắp - Máy hàn, que hàn - Dụng cụ tổ hợp - Dụng cụ đo kiểm tra - Giàn giáo - Thiết bị nâng hạ - Đúng kích thước cao độ - Sai lệch trong phạm vi dung sai cho phép - Mối hàn chịu áp lực đảm bảo TCCP An toàn cho người và thiết bị khi sử dụng các thiết bị lắp ghép 6 Bước 6 Kiểm tra - Bản vẽ thi công - Các dụng cụ đo kiểm tra Tiêu chuẩn lắp ghép tổ hợp hệ thống lọc bụi TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH Mô đun: Chế tạo lọc bụi - 64- Bài 10: BÀN GIAO 1: Chuẩn bị tập hợp hồ sơ kỹ thuật chế tạo thiết bị lọc bụi kiểu ly tâm - siclon: - Chuẩn bị tập hợp hồ sơ kỹ thuật chế tạolọc bụi: 1. 1. Chuẩn bị bản vẽ thiết kế và các tài liệu liên quan Cần phải được bố sắp xếp bố trí khoa học theo thứ tự, trong tập hố sơ phải có mục lục, phụ lục để tiện theo dõi. 1.2. Chuẩn bị tập hồ sơ qui trình chế tạo. Là cơ sở để kiểm tra các yếu tố kỹ thuật, đánh giá chất lượng, nếu có sự cố kỹ thuật thì đó chính là tang chứng vật chứng qui đổi trách nhiệm thuộc về bên nào. 1.3. Chuẩn bị tập hồ sơ bóc tách khối lượng. Là cơ sở để thanh toán hợp đồng theo khối lượng gia công và khối lượng phát sinh (nếu có). ở đây công việc bốc tách nên dựa từng bản vẽ riêng biệt. 1.4. Chuẩn bị tập hồ sơ xác định tiêu chuẩn của nhà thầu. Là hồ sơ khi xét năng lực để trúng được thầu bao gồm: Máy móc, thiết bị, trình độ con người, số lượng con người v.v . Đáp ứng được các tiêu chuẩn. 1.5. Chuẩn bị tập hồ sơ phương án thi công. Nhằm đánh giá được thực lực, trình độ chuyên môn của nhà thầu, các phương án phải mang tính khoa học, rút ngắn được thời gian thi công, đảm bảo được an toàn cho con người và thiết bị. 1.6. Chuẩn bị tập hồ sơ nhà cung cấp vật tư thiết bị. Để xác định nguồn gốc của nhà cung cấp vật tư thiết bị, các yêu cầu kỹ thuật, các yếu tố cơ tính, lý tính, thành phần hóa học, chủng loại vật liệu phù hợp.. 2: Lập biên bản bàn giao và bàn giao lọc bụi: 2.1. Lập biên bản nghiệm thu kỹ thuật Các biên bản phải thể hiện đầy đủ nội dung, có các thành viên liên quan kiểm tra, nghiệm thu như : Cán bộ giám sát kỹ thuật, cán bộ kiểm tra chất lượng “ KCS” , và các thành viên có liên quan. Biên bản phải lập thành nhiều bản để mỗi bên có căn cứ và lưu giữ 2.2. Lập biên bản nghiệm thu khối lượng Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung và có list về khối lượng kèm theo biên bản nghiệm thu để có căn cứ. 2.3. Lập biên bản bàn giao sản phẩm Là công đoạn cuối cùng giữa nhà thầu và chủ đầu tư, các nội dung phải ghi rỏ đầy đủ những hạng mục gì đã bàn giao, số lượng, ghi chú nếu cần. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH Mô đun: Chế tạo lọc bụi - 65- IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: - Dụng cụ và trang thiết bị: + Dụng cụ cầm tay: Bộ dụng cụ vạch dấu, chấm dấu, búa tay, cưa, đục, dũa, đe các loại, mũi khoan, ê tô, bàn phẳng, kìm, bộ số, bộ chữ. + Thiết bị chế tạo: Máy cắt thép tấm dải, máy cắt đột liên hợp, kéo cần, máy hàn, máy mài, máy uốn đa năng, máy lốc tôn, máy gập, máy khoan. + Dụng cụ tổ hợp: clê, mỏ lết, vam, nêm. + Dụng cụ đo kiểm tra: Thước cuộn, thước lá, dưỡng, mẫu, ni vô. + Mặt bằng sàn thao tác, kho chứa. + Trang bị BHLĐ - Nguyên vật liệu: + Thép tấm  =4  20mm, Thép L, thép U, thépI, thép lập là. + Dây thép 1,5 3 mm, que hàn 3  4 mm, + Đá mài, đá cắt, bu lông, đai ốc. - Học liệu: + Giáo trình Chế tạo thiết bị cơ khí + Tài liệu tham khảo + Thiết kế kỹ thuật, quy phạm kỹ thuật, tài liệu tổ chức thi công, biện pháp an toàn chế tạo + Bản vẽ kết cấu chung của thiết bị lọc bụi kiểu ly tâm- siclon; bản vẽ lắp các bộ phận của thiết bị lọc bụi kiểu ly tâm-siclon ; bản vẽ chi tiết; bản vẽ triển khai kích thước. + Tài liệu định mức dự toán chế tạo thiết bị lọc bụi kiểu ly tâm- siclon + Bảng danh mục thiết bị, vật tư. Sổ ghi chép, bút, máy tính, máy chiếu đa năng. - Các nguồn lực khác: + Nguồn điện 3 pha + Mặt bằng thi công, sàn thao tác + Trang bị bảo hộ lao động V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ MÔ ĐUN: Trước khi thực hiện môđun: - Trắc nghiệm khách quan về nội dung: + Phương pháp khai triển hình trụ, hình côn cụt đều + Phương pháp tính toán phôi thép tấm, thép hình + Các bước tiến hành khi vạch dấu, phóng dạng + Kỹ thuật an toàn khi sử dụng thiết bị, dụng cụ thi công chế tạo + Kiểm tra điều kiện an toàn đối chiếu với Bảng kiểm tiêu chuẩn về an toàn. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH Mô đun: Chế tạo lọc bụi - 66- Trong khi thực hiện môđun: - Kiểm tra đánh giá thường xuyên: + Quan sát, uốn nắn kỹ năng đọc bản vẽ, khai triển, kỹ năng thao tác sử dụng thiết bị uốn tạo hình, sử dụng thiết bị cắt phôi, dụng cụ vạch dấu chấm dấu, dụng cụ đo, kiểm tra theo từng bài cho từng nhóm, từng người học. + Kiểm tra đánh giá thái độ: Dùng “Sổ theo dõi người học” để ghi chép nhận xét từng người học và cả lớp. - Kiểm tra đánh giá định kỳ: Kiểm tra đánh giá kỹ năng thực hành từng đơn nguyên theo Bảng kiểm đánh giá quy trình và thang giá trị mức độ với các tiêu chí: Quy trình, sản phẩm, an toàn và thái độ: + Sử dụng các dụng cụ, thiết bị chế tạo; Dụng cụ vạch dấu phóng dạng, dụng cụ cắt, uốn tạo hình và dụng đo kiểm tra. + Khai triển, cắt, uốn tạo hình, hàn, lắp ghép. Kết quả kiểm tra đánh giá được ghi vào Phiếu theo dõi đánh giá định kỳ môđun. Sau khi thực hiện môđun: Kiểm tra đánh giá kết thúc: - Phần kiến thức ( 30  35phút): Trắc nghiệm khách quan và tự luận về nội dung: + Phương pháp chế tạo thiết bị lọc bụi + Quy trình các bước thực hiện Điểm lý thuyết được ghi vào bảng điểm kiểm tra kết thúc lý thuyết - Phần kỹ năng: Kiểm tra đánh giá kỹ năng: Chọn 1 trong số các kỹ năng: + Đọc và sử lý bản vẽ + Dựng hình khai triển chi tiết + Sử dụng dụng cụ, thiết bị + Cắt phôi, sửa pa via, tạo hình, lắp ghép. + Sử dụng dụng cụ đo, kiểm tra. Kết quả thực hành được đánh giá theo Bảng kiểm đánh giá quy trình và Thang đánh giá theo sản phẩm cho các Tiêu chí: Quy trình, sản phẩm, an toàn và thái độ. Kết quả kiểm tra được ghi vào Phiếu đánh giá thực hành môđun. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 6.1. Phạm vi áp dụng chương trình: - Áp dụng cho trình độ Đại học sư phạm kỹ thuật 6.2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môđun: - Sử dụng phương pháp giảng dạy tích hợp TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH Mô đun: Chế tạo lọc bụi - 67- - Ngoài ra tùy theo điều kiện thực tế của từng trường trong từng bài có thể sử dụng các phương pháp dạy học tích cực khác có hiệu quả hơn 6.3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: - Cấu tạo, công dụng của thiết bị - Đọc bản vẽ thi công - Khai triển, vạch dấu phóng dạng - Các kỹ năng cắt, uốn tạo hình, lắp ghép, đo kiểm tra - Bàn giao sản phẩm 6.4. Tài liệu tham khảo: - Kĩ thuật thông gió: + GS. Trần Ngọc Chấn Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội 1998 - Kĩ thuật bảo hộ lao động. Phần thông gió: + GS. Trần Ngọc Chấn - Kỹ thuật nguội cơ khí: + Võ Mai Lý; + Nguyễn Xuân Quý Nhà xuất bản Hải phòng Năm 2002. - Khai triển nh gò: + Ks .Trần Văn Giản Nhà xuất bản lao động TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH Mô đun: Chế tạo lọc bụi - 68- MỤC LỤC Nội dung Trang I. LỜI NÓI ĐẦU: ..1 II. NỘI DUNG TỔNG QUÁT VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN:.. ..2 III. NỘI DUNG TÀI LIỆU: ..3 Bài 1: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CHẾ TẠO LỌC BỤI 1. Cấu tạo, nhiệm vụ của lọc bụi: 1.1: Cấu tạo. 1.2: Nhiệm vụ 2. Nghiên cứu tài liệu: 2.1. Đọc hiểu hệ thống các bản vẽ thi công lọc bụi 2.2. Vẽ tách chi tiết cần chế tạo 2.3. Tìm hiểu tài liệu hướng dẫn chế tạo 2.4. Tiêu chuẩn chế tạo: 2.5. Vạch ra trình tự các bước tiến hành công việc: 3. Kiểm tra mặt bằng thi công, sàn thao tác: 3.1. Độ bằng phẳng, diện tích, tải trọng tác dụng lên sàn đảm bảo cho thi công: 3.2. Mặt bằng thi công đúng thiết kế: 3.3. Đường vận chuyển vật tư, thiết bị tới sàn thao tác 3.4. Đề xuất phương án xử lý mặt bằng thi công sai thiết kế. 4. Lập phương án thi công: 4.1. Nhiệm vụ thi công, tiến độ hợp đồng: 4.2. Các công việc cụ thể: 5. Chuẩn bị dụng cụ vật tư: 5.1. Nghiên cứu phương án thi công và tiến độ thi công 5.2. Chuẩn bị địa điểm, tập kết vật tư; 5.3. Lập phiếu báo thiết bị, dụng cụ, vật liệu phụ cần chuẩn bị: 5.4. Chuẩn bị trang thiết bị bảo hộ lao động: ..3 Bài 2: CHẾ TẠO THÂN LỌC BỤI 1. Cấu tạo, công dụng thân của thiết bị lọc bụi: 1.1. Cấu tạo 1.2. Công dụng : 2. Phương pháp khai triển. 2.1. Vẽ hình chiếu đứng: 2.2. Vẽ hình chiếu cạnh: 13 TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH Mô đun: Chế tạo lọc bụi - 69- Nội dung Trang 2.3. Tính toán kích thước khai triển: 3. Đọc bản vẽ chi tiết thân lọc bụi, tính thước phôi: 3.1. Đọc nội dung khung tên, bảng kê, các yêu cầu kỹ thuật; 3.2. Phân tích các hình biểu diễn; 3.3. Xác định kích thước phôi thân; 4. Thực hành xếp hình, vạch dấu: 5. Thực hành cắt phôi, mài sửa phôi: 6. Thực hành hàn đính thân thiết bị lọc bụi kiểu ly tâm - siclon: 7. Nắn sửa kiểm tra: Bài 3: CHẾ TẠO ĐÁY LỌC BỤI 1. Cấu tạo, phân loại đáy thiết bị lọc bụi kiểu ly tâm - siclon: 1.1. Cấu tạo: 1.2. Phân loại: 21 2. Phương pháp khai triển : 2.1. Hình chóp vuông tròn: 2.2. Hình côn 2.3. Dựng hình khai triển: 3. Đọc bản vẽ chi tiết đáy thiết bị lọc bụi, tính kích thước: 3.1. Đọc nội dung khung tên, bảng kê, các yêu cầu kỹ thuật. 3.2. Phân tích các hình biểu diễn; 3.3. Xác định kích thước phôi đáy lọc bụi: 4. Thực hành xếp hình, vạch dấu: 5. Thực hành cắt phôi, mài sửa phôi: 6. Thực hành uốn trên máy lốc tôn thuỷ lực: 7. Thực hành nắn sửa, kiểm tra chi tiết: Bài 4: CHẾ TẠO GIÁ ĐỠ 1. Cấu tạo, công dụng của giá đỡ: 1.1. Cấu tạo: 1.2. Công dụng: 2. Đọc bản vẽ chi tiết giá đở, tính kích thước phôi: 2.1. Đọc nội dung khung tên, bảng kê, các yêu cầu kỹ thuật 2.2. Phân tích các hình biểu diễn; 2.3. Xác định kích thước phôi giá đỡ: 3. Thực hành vạch dấu, chấm dấu: 4. Thực hành cắt phôi, mài sửa phôi: 5. Thực hành khoan lỗ xà ngang, sườn chịu lực: 6. Thực hành hàn đính liên kết chi tiết, lắp bu lông xà treo: 7. Kiểm tra giá đỡ: 29 TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH Mô đun: Chế tạo lọc bụi - 70- Nội dung Trang Bài 5: CHẾ TẠO ỐNG THOÁT KHÍ 1. Cấu tạo, công dụng ống thoát khí: 1.1. Cấu tạo 1.2. Công dụng 2. Phương pháp khai triển hình trụ: 2.1: Vẽ hình chiếu đứng 2.2: Tính toán kích thước khai triển. 2.3: Dựng hình khai triển. 3. Đọc xử lý bản vẽ chi tiết ống thoát khí, tính toán kích thước: 3.1. Đọc nội dung khung tên, bảng kê, các yêu cầu kỹ thuật 3.2. Phân tích các hình biểu diễn 3.3. Xác định kích thước phôi ống. 35 4. Thực hành xếp hình vạch dấu: 5. Thực hành cắt phôi, mài sửa phôi: 6. Thực hành tạo hình trên máy lốc tôn thuỷ lực: 7. Thực hành kiểm tra, nghiệm thu chi tiết: Bài 6: CHẾ TẠO THÙNG CHỨA BỤI. 1. Cấu tạo, công dụng thùng chứa bụi: 1.1. Cấu tạo: 1.2. Công dụng. 2. Đọc bản vẽ chi tiết thùng chứa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_che_tao_loc_bui_trinh_do_cao_dang.pdf