Giáo trình Chống ăn mòn kim loại

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: CHỐNG ĂN MÒN KIM LOẠI NGHỀ: CHẾ TẠO THIẾT BỊ CƠ KHÍ TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP – CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐN ngày.tháng.năm 2015 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề tỉnh BR - VT Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2015 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này là giáo trình lưu hành nội bộ, làm tài liệu giảng dạy của giáo viên và tài liệu phục vụ học tập cho học sinh nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguy

doc106 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Chống ăn mòn kim loại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Trong quá trình xây dựng, hầu hết các nhà xưởng, công trình đều cần có các loại sơn bảo vệ để chống sự ăn mòn của môi trường. Chúng ta đều biết rằng, các nhà máy chế tạo gang thép, cơ khí, điện, thủy lợi, các phương tiện giao thông vận tải và các đồ dùng hàng ngày v.v... đều dùng nguyên liệu là kim loại. Bề mặt của chúng do tác dụng của khí quyển (ánh sáng, ẩm ướt, nấm mốc U.V..J và tác dụng diện hóa học rất dễ bị phả hủy, ăn mòn. Hàng năm, theo thống kẽ trên thế giới có một phần kim loại bị ăn mòn, không thề sử dụng được. Bề mặt kim loại, khi được phủ lớp sơn sẽ cách li với môi trường bên ngoài, bảo vệ chóng ăn mòn, tăng tuổi thọ sản phẩm, trang trí bề mặt. Công nghiệp sơn còn tạo ra các loại sơn có tinh năng đặc biệt : chịu axìt, chịu kiềm, chịu dầu, chịu nhiệt độ cao, cách diện v.v..., thỏa mãn mọi yêu cầu bảo vệ sản phẩm trong những hoàn cảnh đặc biệt. Do dó, nội dung giáo trình này nhằm giới thiệu những khái niệm cơ bản về công nghệ làm sạch bề mặt và sơn phủ, phương pháp chế tạo các loại sơn, tính năng, công dụng, thành phần, quy cách, phương pháp, kinh nghiệm thi công các loại sơn, có tính năng bào vệ tốt. Trong quá trình biên soạn, do khà năng và thời gian có hạn nên không thể tránh khỏi thiếu sót, mong các quý thầy cô và học sinh góp ý để cuốn giáo trình hòan thiện hơn. Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày.......tháng...... năm 2015 Biên soạn Chủ biên: Nguyễn Hàm Hòa MỤC LỤC CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN CHỐNG ĂN MÒN KIM LOẠI Mã số của môđun: MĐ26 Thời gian của môđun:160 h (Lý thuyết:15h; Thực hành: 145h) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔĐUN: Môđun Chống ăn mòn kết cấu và thiết bị cơ khí là môđun chuyên môn nghề trong danh mục các môn học, môđun đào tạo bắt buộc nghề Môđun Chống ăn mòn kết cấu và thiết bị cơ khí mang tính tích hợp II. MỤC TIÊU MÔĐUN: Học xong môđun này sinh viên có khả năng: + Trình bày được những khái niệm cơ bản về gia công sơn. + Trình bày được các phương pháp cơ bản gia công sơn. + Trình bày được quy trình thao tác khi phun sơn. + Tuân thủ chặt chẽ quy định và hướng dẫn sử dụng sơn của nhà sản xuất. + Sử dụng đúng kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ dùng trong sơn chống gỉ. + Chuẩn bị được bề mặt trước khi sơn đạt tiêu chuẩn SIS (tiêu chuẩn Thuỵ Sỹ). + Sơn được các kết cấu, thiết bị đúng màu sơn, độ dày, màng sơn bóng, phù hợp với nhiệt độ môi trường, nhiệt độ của chi tiết, vật sơn và giai đoạn làm khô. + Đánh dấu số chính xác khoa học để nhận dạng khi bàn giao và lắp ghép. + Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. + Bố trí chỗ làm việc khoa học. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: TT Tên các bài trong mô đun Thời gian Hình thức giảng dạy 1 Chuẩn bị điều kiện làm sạch 12 Tích hợp 2 Làm sạch thủ công 12 Tích hợp 3 Làm sạch bằng máy 20 Tích hợp kiểm tra bài 3 4 Tích hợp 4 Làm sạch bằng áp xuất cao 20 Tích hợp kiểm tra bài 4 4 Tích hợp 5 Làm sạch bằng hoá chất 20 Tích hợp kiểm tra bài 5 4 Tích hợp 6 Sơn thủ công 15 Tích hợp kiểm tra bài 6 1 Tích hợp 7 Sơn bằng máy 20 Tích hợp kiểm tra bài 7 4 Tích hợp 8 Đánh số 12 Tích hợp 9 Bàn giao thiết bị sau khi sơn 12 Tích hợp Cộng: 160 Bài 1 CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN LÀM SẠCH Mục tiêu của bài: - Trình bày được tầm quan trọng của việc làm sạch và sơn - Trình bày được tiêu chuẩn của các loại sơn, dung môi - Lựa chọn được các dụng cụ thiết bị đủ, chính xác, phù hợp với yêu cầu sơn - Bố trí được mặt bằng hợp lý, khoa học 1. Khái niệm chung: Các thiết bị, máy móc, các kết cấu công trình, các vật liệu kim loại và hợp kim trên cơ sở kim loại sau một thời gian làm việc hoặc bảo quản thì bị hư hỏng, hoen gỉ. Sự hư hỏng đó do nhiều nguyên nhân. Kim loại bị mài mòn do ma sát giữa các bề mặt tiếp xúc như các bánh răng, ổ trượt, trục quay, con lănsau một thời gian làm việc bị hư hỏng do mài mòn. Hiện tượng ăn mòn này gọi là ăn mòn do tác dụng của lực cơ học. Các thiết bị làm việc ở nhiệt độ cao như ống lửa trong nồi hơi, ghi lò đốt, thiết bị trong lò thu hồi nhiệt từ tuốc bin khísau thời gian làm việc bị hư hỏng, han gỉ do tạo thành lớp oxít ở nhiệt độ cao và làm giảm dần kích thước kết cấu của thiết bị. Hiện tượng ăn mòn này người ta gọi là ăn mòn hoá học. Các thùng chứa axit, các ống dẫn nước thải công nghiệp, các công trình trên biển như giàn khoan, các đường ống ngầm trong đất, các hệ thống bồn bể chứa dầu trong không khísau một thời gian sử dụng và bảo quản bị han gỉ làm hư hỏng các công trình. Hiện tượng ăn mòn này xảy ra hai quá trình là tương tác hoá học của kim loại với môi trường điện ly như đất, nước biển, axit và xảy ra quá trình sinh ra dòng điện tử chuyển động trong kim loại ra môi trường hay còn gọi là quá trình dẫn điện. Hiện tượng ăn mòn này gọi là ăn mòn điện hoá. Định nghĩa: Ăn mòn kim loại là hiện tượng tự phá hủy của các vật liệu kim loại do tác dụng hoá học hoặc tác dụng điện hoá giữa kim loại với môi trường bên ngoài. Khi kim loại tham gia phản ứng hoá học với môi trường xung quanh, nguyên nhân của sự phá huỷ chính là do tạo thành phản ứng oxi hoá khử với các chất có trong môi trường xung quanh và bị oxi hoá theo phản ứng: Me → Men+ + ne- 2. Các tiêu chuẩn bề mặt, sơn, dung môi: 2.1. Tiêu chuẩn bề mặt Mức độ gỉ trên bề mặt – theo tiêu chuẩn ISO 8501-1-1988 Loại A: Bề mặt thép còn nguyên lớp vảy cán thép, đôi khi có một vài chỗ bị gỉ nhỏ Loại B: Bề mặt thép đã bắt đầu bị gỉ và lớp vảy cán thép đã bắt đầu bong ra Loại C: Bề mặt thép đã bắt đầu bị gỉ có thể cạo ra được, nhưng sẽ xuất hiện vài lỗ nhỏ có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Loại D: Bề mặt thép có vảy cán thép đã bị gỉ và các lỗ nhỏ đã xuất hiện rộng rãi, có thể nhìn thấy bằng mắt thường Phương pháp làm sạch Tiêu chuẩn SSPC Tiêu chuẩn ISO 8501 - 1 Tiêu chuẩn NACE Làm sạch bằng phun hạt mài bề mặt kim loại sạch trắng có ánh kim (độ trắng rất cao) SP5 Sa 3 No 1 bề mặt kim loại gần trắng hết (độ trắng cao) SP10 Sa 2.5 No 2 bề mặt làm sạch bằng cơ khí SP6 Sa 2 No 2 Làm sạch bằng dụng cụ cầm tay Sử dụng các máy cơ khí, búa điện, máy rung đinh, chà quay điện SP 3 St 3 - Sử dụng thiết bị cầm tay (không sử dụng năng lượng) SP 2 St 2 - Làm sạch bề mặt bằng dung môi SP1 Tiêu chuẩn ISO 8501-1-1988 Mức độ gỉ bề mặt thép Làm sạch theo tiêu chuẩn ISO-8501.1.1988 (dụng cụ cầm tay) Làm sạch theo tiêu chuẩn Sa (phun hạt mài) Dụng cụ cầm tay Máy công cụ A - - - - Sa2.5 Sa3 B St2 St3 Sa1 Sa2 Sa2.5 Sa3 C St2 St3 Sa1 Sa2 Sa2.5 Sa3 D St2 St3 Sa1 Sa2 Sa2.5 Sa3 Nội dung St2: Làm sạch bằng dụng cụ cầm tay Tẩy mọi vảy rỉ sét, vảy bong khi cán và sơn sắp bong tới một mức độ đã định rõ bằng cách chà bàn chải sắt, đánh bóng bằng tay, cào bằng tay, đẽo gọt bằng tay, dụng cụ tác động bằng tay hay bằng sự phối hợp những phương pháp này. Chất nền phải có độ sáng bóng mờ của kim loại và không có dầu mỡ, bụi đất, muối và những chất ô nhiễm khác. St3: Làm sạch bằng máy công cụ Tẩy mọi vảy gỉ sét, vảy bong khi cán, gỉ sét sắp bong và sơn sắp bong tới một mức độ đã định rõ bằng cách dùng máy chà cước, máy mài, máy đánh bóng, bằng cát hoặc bằng sự kết hợp các phương pháp này. Chất nền phải có độ sáng bóng rõ rệt của kim loại và cũng không có dầu mỡ, bụi, đất, muối và những chất ô nhiễm khác. Bề mặt không được đánh bóng bằng đĩa mài, hay mài nhẵn Sa1: Phun làm sạch bề mặt Tẩy mọi vẩy bong khi cán, gỉ sét sắp bong, sơn sắp bong tới một mức độ đã định rõ bằng sự tác động của vòi phun vật liệu mài hay bằng đá mài li tâm. Không có ý định nói rằng bề mặt kim loại phải không có mọi vẩy bong khi cán, gỉ sét và sơn. Những vẩy bong khi cán, gỉ sét và sơn còn lại phải còn dsinh chặt và bề mặt phải được mài mòn đủ để cung cấp một sự bám chắc và liên kết với sơn. Sa2: Phun làm sạch thông dụng Tẩy mọi vảy bong khi cán, gỉ sét, vảy gỉ sét, sơn và các chất lạ bằng cách dùng vòi phun vật liệu mài hay bằng đá mài li tâm tới một mức độ đã định rõ. Một bề mặt được phun và làm sạch hoàn thiện thương mại (commercial) được xác định như mọi dầu mỡ, bùn, những vẩy gỉ sét và những chất lạ phải được tẩy sạch khỏi bề mặt và mọi gỉ sét, những vảy bong khi cán và sơn cũ phải được tẩy sạch hòan toàn trừ những bóng vết mờ, vết sọc, hay sự đổi màu do vết đốm gỉ sét, oxyt của vảy bong khi cán, hay những bã mỏng, bám chặt của sơn hay chất phủ còn xót lại. Sa2.5: Phun làm sạch gần như trắng Tẩy gần như tất cả vảy bong khi cán, gỉ sét, vảy gỉ sét, sơn và những chất lạ bằng cách dùng vòi phun vật liệu mài hay bằng đá mài ly tâm tới một mức độ đã định rõ. Một bề mặt được phun làm sạch hoàn thiện gần như trắng được xác định như một bề mặt mà mọi các vết bẩn như dầu mỡ, bùn đất, vảy bong cán, gỉ sét, những chất ăn mòn, sơn và các chất lạ khác phải được tẩy sạch hoàn toàn khỏi bề mặt, trừ những bóng rất mờ, những vết sọc rất nhẹ hay sự đổi màu nhẹ do vết đốm gỉ sét, oxyt của vảy bong khi cán hay những bã mỏng bám chặt của sơn hay chất phủ có thể còn xót lại. Sa3: Phun làm sạch bề mặt trắng triệt để Tẩy mọi vảy bong khi cán, gỉ sét, vảy gỉ sét, sơn và những chất lạ bằng cách dùng vòi phun vật liệu mài hay đá mài li tâm. Một bề mặt được phun hoàn thiện như kim loại trắng được xác định như một bề mặt kim loại đồng nhất, có màu xám trắng, hơi thô nhám, tạo thành một bề mặt thích hợp để chất phủ bám vào. Bề mặt phải sáng bóng và dễ dàng làm lộ các vết bẩn bám vào. 2.2. Tiêu chuẩn sơn 2.2.1. JOTO 6 sơn chống hà Hình 1.2. JOTO 6 sơn chống hà Chủng loại sơn: 1 thành phần Độ phủ lý thuyết: 3 - 4 m²/kg/lớp80 µm. Độ dày màng sơn: Ướt : 145µm. Khô : 80µm Đóng gói: 5 kgs hoặc 20 kgs Pha loãng, làm sạch: JOTHINNER® - 309 Là sơn chống hà theo cơ chế hòa tan gốc nhựa thông và Vinyl Copolymer, có chứa Oxide đồng đỏ và Biocide. Bảo vệ phần đáy và mạn ngập nước của các loại tàu thuyền với hiệu lực chống hà từ 6 đến 9 tháng (tùy theo điều kiện chạy tàu). Khô nhanh. Bám dính tốt. Chống được Hà và rong tảo. 2.2.2.Thông số kỹ thuật : them them tên gọi Màu sắc: Đỏ Oxide. Hàm lượng rắn : min. 75 % Tỷ trọng: 1.65 ± 0.05 g/ml Diện tích phủ: 3 - 4 m²/kg/lớp 80 µm. Độ dày màng sơn Ướt : 145µm. Khô : 80µm. Thời gian khô( 25oC): 30 phút  khô bề mặt, khô cứng sau 8 giờ Thời gian phủ lớp kế tiếp: Khi lớp sơn trước đã khô (min 10 giờ) Thời gian hạ thuỷ sau sơn: Sau 24 h, không quá 48 h Chất pha loãng/ làm sạch: JOTHINNER®-309  2.2.3. Chuẩn bị bề mặt : Bề mặt phải khô và không không dính muối, hà bám hay các chất bẩn khác. Làm sạch muối và các chất bẩn bằng nước sạch và cạo bỏ phần hà bám cũ trên bề mặt cần sơn. Bề mặt thép: Cạo bỏ các gỉ sét và các lớp sơn cũ bị bong rộp. Phần bề mặt bị ăn mòn hay hư hại cần phải được sửa chữa trước khi sơn lót chống gỉ. Bề mặt gỗ. Lấp đầy các vết nứt bằng chất trám thích hợp, bề mặt sạch và khô ráo. Thi công : Khuấy kỹ sơn tới tận đáy thùng. Chỉ pha loãng khi được yêu cầu. (Tỷ lệ tối đa 5% theo khối lượng của sơn) Dụng cụ thi công : Cọ, súng phun thông thường Thiết bị phun chân không có kích thước đầu phun D=0.43 ÷ 0.65mm, áp suất tại đầu súng phun 15 MPa (150kp/cm2) và góc phun từ 40ođến 650. Rửa sạch dụng cụ sau khi thi công. Đóng gói & bảo quản : Lon 5 kg Thùng 20 kg Tồn trữ nơi mát mẻ khô ráo. Tránh nguồn nhiệt và lửa. Lưu ý : Khuấy đều trước khi sử dụng Nhiệt độ bề mặt thi công tối thiểu đạt 10 0C và cao hơn 500C so với điểm sương của không khí. Độ ẩm môi trường thi công ≤85%. Thời gian khô phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm, mức độ thông thoáng của môi trường thi công. Nhiệt độ cao và thông thoáng tốt giúp cho sơn khô nhanh hơn. Không phủ sơn chống Hà cho các bề mặt không ngập nước. An toàn & môi trường : Để xa tầm tay trẻ em. Đảm bảo thông thoáng tốt khi thi công và chờ khô. Tránh hít phải bụi sơn. Nên đeo kính bảo hộ khi thi công. Trường hợp sơn dính vào mắt, rửa với nhiều nước sạch và đi đến cơ sở y tế ngay. Dùng dung môi thích hợp để chùi sạch sơn dính vào da, sau đó dùng nước và xà phòng để rửa sạch. Cẩn thận khi vận chuyển sơn. Nếu đổ sơn thì thu gom bằng cách rải đất hoặc cát. Chú ý phòng ngừa rủi ro cháy nổ. Không được đổ sơn ra cống rãnh hoặc nguồn nước 2.3. Tiêu chuẩn dung môi Mô tả : JOTHINNER®180 là dung môi dùng để pha loãng cho sơn SP PRIMER®, JOTON®JIMMY Thành phần: Aromatic Hydrocarbon, Ester, Alcohol. Thông số kỹ thuật: Thêm thông tin Màu sắc: Không màu Trạng thái: Dung dịch lỏng Tỷ trọng 0.76 ± 0.05 g/ml Điểm bắt cháy: 380C Pha loãng: Theo hướng dẫn Lượng sử dụng: Việc sử dụngJOTHINNER®180 tùy thuộc vào hướng dẫn có cho phép hay không. Khuấy trộn thật đều sau khi thêm dung môi vào sơn Đóng gói & bảo quản: Lon 5 lít hoặc lon 1 lít Tồn trữ nơi mát mẻ khô ráo. Tránh nguồn nhiệt và lửa. An toàn & môi trường: Để xa tầm tay của trẻ em. Nên thi công nơi có điều kiện thông gió tốt. Tránh hít dung môi trực tiếp Tránh tiếp xúc với da. Nên đeo kính bảo hộ khi thi công.  3. Chuẩn bị phòng hộ lao động: 3.1. Quần áo BHLĐ Được dùng để bảo vệ người mặc tránh được sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài tác động vào cơ thể con người như nhiệt độ, hóa chất Hình 1.3. Quần áo BHLĐ 3.2. Mặt nạ phòng độc, khẩu trang 3.2.1. Mặt nạ phòng độc: Là phương tiện chống lại các loại bụi hoặc vật văng bắn hoặc các tia có hại đối với mắt Phải bảo vệ mắt hợp lí cho người lao động theo đúng qui trình và những người khác cũng phải tuân theo. Hình 1.4. Mặt nạ phòng độc 3.2.2. Khẩu trang Là phương tiện chống bụi xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp. Các loại khẩu trang: khẩu trang vải, khẩu trang carbon, khẩu trang carbon đặc biệt. Hình 1.5. Khẩu trang 3.2.3. Giày, ủng Nhằm tránh khỏi các vật rơi, va đập hoặc va chạm bởi các vật sắt nhọn, tránh ngã khi làm việc ở những nơi ẩm ướt, trơn trượt. Đồng thời ngăn ngừa điện ma sát, hở điện hoặc rò rỉ điện Phải mang giày, ủng đúng kích cỡ của chân mình. Phải giữ giày, ủng của luôn sạch và khô. Hình 1.6. Giày, ủng 3.2.4. Bao tay Bạn phải chọn phương tiện bảo vệ tay cho phù hợp. Hình 1.7. Bao tay 4. Lựa chọn các dụng cụ thiết bị làm sạch, sơn: 4.1. Lựa chọn dụng cụ Hình 1.8 Búa gõ xỷ Hình 1.9 Chén chà Gỉ Hình 1.10 Bàn chải sắt Hình 1.11 Bàn cạo gỉ Hình 1.12 Sủi cơn Sơn các vị trí góc cạnh Hình 1.13 Chổi sơn Hình 1.14 Lu lô 4.2. lựa chọn thiết bị làm sạch Cung cấp khí tới máy phun cát và súng sơn Lệt kê tên Hình 1.15 Máy nén khí Hình 1.16 Bộ chia khí Hình 1.17 Máy phun cát/sỉ than, dùng chứa cát/ xỉ than truyền tới vòi phun và bắn tới bề mặt cần làm sạch Hình 1.18 Máy phun sơn 5. Lựa chọn sơn, vật liệu làm sạch: 5.1. Kiểm tra nhãn mác, thời hạn sử dụng Hình 1.19 Kiểm tra nhãn mác, thời hạn sử dụng Hình 1.20 Chất pha loãng 5.2. Màu sơn, kích thước, tính chất vật liệu làm sạch Sơn là vật liệu rất quan trọng trong dời sống hàng ngày. Các công trình kiến trúc, thiết bị máy móc, các phương tiện giao thông vận tải như ô tô, máy bay, tàu thuyền, xe máy, xe đạp v.v... các vật liệu trong gia đình, đồ chơi trẻ em đều dùng đến sơn. Sơ được dùng rộng rãi đế bảo vệ và trang trí bề mặt của kim loại, gỗ, giày da, vải, cao su, chất dèo v.v... Sơn chiếm địa vị quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Có rất nhiêu loại sơn, tác dụng cũng khác nhau, nhưng tác dụng chủ yếu của sơn là: - Trang trí bề mặt Khi bề mặt sản phẩm được phủ lớp sơn, đặc biệt là sơn mĩ thuật thì màng sơn rất bóng, đẹp, có thể tạo ra nhiều màu tùy ý, làm thay đổi cảnh quan, đẹp, dễ chịu, thoải mái. - Bảo vệ bể mặt Điều quan trọng nhất của sơn là bảo vệ bề mặt sản phẩm (đặc biệt là kim loại). Màng sơn mỏng hình thành trên bề mặt chi tiết cách li với môi trường như nước, không khí, ánh sáng mặt trời và môi trường ăn mòn (như axit, kiêm, muối, SO2 v.v...) bảo vệ được sản phẩm không bị ăn mòn. Nếu như bê mặt có lớp màng cứng, có thể làm giảm sự va đập, ma sát do đó sơn còn tác dụng bảo vệ cơ khí. - Công dụng đặc biệt Ngoài tác dụng bảo vệ và trang trí, sơn còn có công dụng đặc biệt, sơn các màu lên các thiết bị quân sự có thể ngụy trang như xe tăng, xe ô tô sơn màu xanh lục, tàu, thuyền sơn màu xanh nước biển. Khi sơn loại sơn chống tia hồng ngoại có thể chống được địch phát hiện mục tiêu quân sự. Ngoài ra còn có sơn cách điện, sơn dẫn điện dùng trong kĩ thuật điện, sơn chống hà dùng trong công nghiệp đóng tàu. Sơn còn dùng để phân biệt và đánh dấu các bộ phận điều khiển máy móc, sơn lên các màu khác nhau để phân biệt Trong nhà máy hóa chất tùy từng công dụng của các đường ống mà sơn lên các màu khác nhau. 6. Chuẩn bị mặt bằng thao tác: 6.1. Diện tích mặt bằng Quy trình thi công sơn nền sàn Epoxy Giới thiệu quy trình thi công sơn epoxy, quy trình sơn nền epoxy, sơn sàn epoxy, quy trình thi công sơn nền nhà xưởng của EPOTECH và hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật thi công sơn sàn epoxy cho nền nhà xưởng công nghiệp bằng video. 1. Chuẩn bị bề mặt trước khi thi công sơn epoxy bao gồm các công việc:Tạo nhám bề mặt bằng máy phun bi, xử lý vết nứt, dặm vá các vị trí khiếm khuyết, mài phẳng các vị trí nhấp nhô có độ cao vượt quá yêu cầu(nếu có). Quy trình thi công sơn epoxy nền bê tông bắt buộc phải xử lý hiệu quả các vấn đề trên. Hình 1.21 Chuẩn bị mặt bằng 2. Tẩy rửa công trình nhằm loại bỏ các vết dầu mỡ, tạp chất hữu cơ (nếu có).Nếu quá trình tẩy rửa không được chú trọng dẫn đến lớp sơn lót không bám dính vào sàn nên quá trình thi công sơn epoxy sẽ bị không dính. 3. Kiểm tra độ ẩm bề mặt nền sàn (độ ẩm yêu cầu ≤ 4%). Độ ẩm sàn bê tông nếu bị ẩm ướt thì sơn sẽ bị bong tróc, nếu sàn bê tông bị ẩm thì phải dùng lớp ngăn ẩm. Độ dày lớp này thường dày tối thiểu từ 2mm trở lên. 4. Vệ sinh tổng thể bề mặt nền sàn lần cuối bằng máy hút bụi công nghiệp công suất lớn, kiểm tra trên bề mặt nền sàn bê tông khi nào không còn bụi thì mới tiến hành sơn lót epoxy 5. Quy trình thi công sơn lót epoxy như sau: Lăn một lớp sơn lót epoxy với định mức mà nhà sản xuất quy định, nếu thi công sai thì lớp lót sẽ không bám dính. 6.2. Hướng gió Khi tiến hành thi công sơn trong tank hoặc các không gian kín, ở đó sự đối lưu của không khí bị hạn chế nên phải kiểm tra các bước thi công. Sự thông gió phải được tiến hành nhằm giữ cho nồng độ của hơi dung môi nằm dưới giới hạn nổ dưới. Thuật ngữ “giới hạn nổ dưới” nghĩa là thể tích thống nhất của hơi dung môi trong không khí mà ở điểm đó hỗn hợp sẽ nổ nếu có ngọn lửa hoặc tia lửa đánh lửa. Nếu nồng độ hơi dung môi không đạt tới giới hạn nổ dưới thì không xảy ra nổ. Do vậy việc thông gió đầy đủ là rất cần thiết cho việc thi công sơn an toàn. Nồng độ dung môi cao không có lợi cho hô hấp. Có thể phát hiện thấy nồng độ hơi dung môi độc, cao, bởi mùi hắc và sốc. Người thi công nên nhìn kỹ các ký hiệu như xác định sự kích thích lên mắt và mũi. Điều đó xảy ra ở mức nồng độ dưới giới hạn gây độc, và cần phải thông gió tốt hơn. Có thể dung môi không phải cực kỳ độc xong người công nhân nên đeo mặt nạ khí nén, và phải thông gió đầy đủ để giữ cho hơi dung môi ở dưới giới hạn nổ. Các nội quy phòng tránh được tóm tắt sau đây: Khi thi công hoặc sử dụng sơn có dung môi trong tank hoặc các khoang không gian kín: 1. Có thông gió đủ lưu lượng ở mọi nơi trong tank, giữ cho hỗn hợp ở dưới giới hạn nổ dưới. Việc thông gió duy trì trong suốt quá trình thi công, đến khi hoàn thành và còn kéo dài ít nhất là 3 giờ. 2. Công nhân phải sử dụng mặt nạ khí trong tank và vùng không gian kín. 3. Hơi dung môi phải được loại bỏ ra khỏi tank bằng cách hút. Đại bộ phân hơi dung môi nặng hơn không khí nên thường nằm ở phần đáy của tank hoặc phần dưới của không gian kín. Việc bố trí hệ thống thông các vị trí xa và các vùng thấp được chú ý thận trọng. Hình 1 và 2 chỉ ra thực tế hệ thông gió. Bố trí đúng quy định và không đúng quy định. 4. Các trang bị được sử dụng phải là chống nổ và chống đánh lửa. Các cáp điện, mô tơ và trang bị chiếu sáng đều là chống nổ. Các hộp nối đấu điện không được để trong tank, các loại bóng đèn chiếu sáng sử dụng phải là chống nổ, cũng như các cáp điện phải được bảo quản cẩn thận không được cắt đứt sự tạo đánh tia lửa điện. Ở các vùng nguy hiểm, các trang bị bằng kim loại và công cụ cầm tay phải là loại không phát ra tia lửa điện, mũ và đế giày của công nhân phải bằng cao su. 5. Cấm hút thuốc, các nguồn lửa hoặc tia lửa hay các loại phát ra tia lửa khác. 6. Cung cấp khí để thở phải đầy đủ. 7. Điều kiện trong quá trình thi công sơn: Phải duy trì các điều kiện sau đây: trong khi phun cát, thi công sơn và thời gian khô đóng rắn hoàn toàn (trong vòng 7 ngày sau khi sơn xong). 7.1. Nhiệt độ bề mặt thép là trên 100C và cao hơn điểm sương ít nhất là 50C. Trong khi phun cát đến sơn lớp thứ nhất hoàn thành và cao hơn điểm sương 30C khi thi công lớp sơn thứ 2 và tiếp đóù. 7.2. Thông gió. Sau khi sơn và trong quá trình sơn, phun cát phải có thông gió, lưu lượng thông gió: Trong khi phun cát và sơn...gấp trên 2 lần thể tích tank/giờ (thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện thi công sơn cụ thể). Sau khi sơn ... 48 giờ sau khi sơn ... gấp 5 lần thể tích tank/giờ. Tới 7 ngày ... gấp trên 2 lần thể tích tank/giờ. Câu hỏi và bài tập Hãy chọn phương pháp làm sạch bề mặt kim loại theo Tiêu chuẩn ISO 8501-1-1988 Mức độ gỉ bề mặt thép Làm sạch theo tiêu chuẩn ISO-8501.1.1988 (dụng cụ cầm tay) Làm sạch theo tiêu chuẩn Sa (phun hạt mài) Dụng cụ cầm tay Máy công cụ A - - - - Sa2.5 Sa3 B St2 St3 Sa1 Sa2 Sa2.5 Sa3 C St2 St3 Sa1 Sa2 Sa2.5 Sa3 D St2 St3 Sa1 Sa2 Sa2.5 Sa3 BÀI 2 LÀM SẠCH THỦ CÔNG Mục tiêu của bài: - Trình bày được công dụng, dũa, bàn chải sắt, nạo, đục, đá mài mảnh, giấy ráp. - Trình bày được tiêu chuẩn làm sạch bằng thủ công. - Lựa chọn được các dụng cụ chính xác, phù hợp với yêu cầu làm sạch. - Làm sạch được các chi tiết trọng lượng nhỏ, kết cấu không phức tạp, số lượng ít. Nội dung của bài: 1. Các dụng cụ làm sạch cầm tay: 1.1. Khái niệm Sơn phủ là một trong những phương pháp bảo vệ bề mặt kim loại khỏi ăn mòn có hiệu quả cao, gần 80% thiết bị kim loại làm việc trong không khí như các công trình cầu cảng, giàn khoan, tàu vận chuyển, các hệ thống tháp chưng cất, bồn bể chứa trong các nhà máy vv..Để bảo vệ kim loại trong không khí người ta sơn phủ bề mặt và đạt hiệu suất bảo vệ cao. Qui trình sơn phủ được thực hiện trong hai giai đọan quan trọng và cơ bản đó là: chuẩn bị bề mặt và kỹ thuật sơn. Làm sạch bằng dụng cụ cầm tay Sử dụng các máy cơ khí, búa điện, máy rung đinh, chà quay điện SP 3, St 3, St 2, SP 2 1.2. Phân loại St2: Làm sạch bằng dụng cụ cầm tay Chuẩn bề bề mặt là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết. Do đó chúng ta cần phải hiểu rõ các tiêu chuẩn chuẩn bị bề mặt. Tiêu chuẩn làm sạch bề mặt thông thường nhất được gọi là :“ tiêu chuẩn chuẩn bị cho bề mặt thép” ký hiệu SIS 05 5900-1967 do Viện nghiên cứu ăn mòn Thụy Điển soạn thảo với sự hợp tác của Hiệp hội kiểm tra và vật liệu Hoa kỳ (ASTM) và Ủy ban nghiên cứu sơn cấu trúc thép (SSPC). Tiêu chuẩn chỉ ra các cấp độ khác nhau. Các cấp độ làm sạch bề mặt bằng phương pháp cạo và dùng bàn chải sắt (phương pháp thủ công) được ký hiệu bắt đầu bằng chữ “St” (St 2; St3). Còn làm sạch bằng phương pháp phun cát là “Sa” (Sa 1; Sa 2; Sa 2.5; Sa 3). Tuy nhiên trong thực tế thường sử dụng 4 loại cấp độ sau: Tẩy mọi vảy rỉ sét, vảy bong khi cán và sơn sắp bong tới một mức độ đã định rõ bằng cách chà bàn chải sắt, đánh bóng bằng tay, cào bằng tay, đẽo gọt bằng tay, dụng cụ tác động bằng tay hay bằng sự phối hợp những phương pháp này. Chất nền phải có độ sáng bóng mờ của kim loại và không có dầu mỡ, bụi đất, muối và những chất ô nhiễm khác. 2. Làm sạch bằng dụng cụ cầm tay: 2.1. Chuẩn bị Làm sạch bằng dụng cụ cầm tay hay dụng cụ cơ khí. Mức độ chính xác mô tả tiêu chuẩn khi cạo hay chà Làm sạch kỹ bằng dụng cụ cầm tay hay dụng cụ cơ khí (St2) Khi nhìn mà không cần phóng to, bề mặt phải không có dầu, mỡ, chất bẩn, và các vảy cán thép, gỉ, lớp sơn và tạp chất lạ bám trên bề mặt. Làm sạch rất kỹ bằng dụng cụ cầm tay hay dụng cụ cơ khí (St3) Khi nhìn mà không cần phóng to, bề mặt phải không có dầu, mỡ, chất bẩn, và các vảy cán thép, gỉ, lớp sơn và tạp chất lạ bám trên bề mặt. Nhưng bề mặt phải được xử lý kỹ hơn để tạo ra được độ sáng của kim loại từ bề mặt của kim loại. Các bước xử lý bề mặt Bước 1: Làm sạch các dầu mỡ, chất bẩn Bước 2: Cạo bỏ các rỉ sét và lớp sơn bị bong, các vị trí rộp ( bằng sủi và gỏ rỉ ) Bước 3: Loại bỏ phần rỉ sét còn lại bằng phương pháp thổi, đĩa nhám quay, bàn chải sắt quay hay cạo vảy. Bước 4: Đánh nhám vùng chuyển tiếp giữa phần lớp sơn dày và kim loại. Bước 5: Sơn dặm (lót) cho phần kim loại hoặc vùng thép chỉ có sơn chống rỉ tạm thời. Bước 6: Đánh nhám cho các vùng sơn cũ. Bước 7: Rửa sạch bằng nước ngọt một cách kỹ lưỡng để loại bỏ tạp chất và bụi sau quá trình xử lý bề mặt. Các dụng cụ làm sạch bề mặt bằng dụng cụ cầm tay Hình 2.1. Búa gõ xỷ Hình 2.2. Chén chà Gỉ Hình 2.3. Bàn chải sắt Hình 2.4. Bàn cạo gỉ Hình 2.6. Bàn cạo gỉ 2.2. Tác dụng lực Giả sử là trước khi được xử lý, bề mặt thép đã được làm sạch bụi và bẩn, đồng thời lớp gỉ dày cũng đã được làm sạch bớt bằng gõ búa. Làm sạch bằng bàn chải sắt : Phương pháp này tiện lợi, nhưng không phù hợp cho việc xử lý các mối hàn. Nhược điểm cơ bản của phương pháp này là dễ làm cho bề mặt bị bóng, do đó làm giảm đi độ bám dính của lớp sơn lót lên bề mặt nền. - Làm sạch bằng búa gõ: Gõ thường kết hợp với bàn chải sắt. Phương pháp này đôi khi thuận tiện cho những sửa chữa cục bộ và cho một vài hệ sơn thích hợp. Nhược điểm của phương pháp này là không thể làm sạch bề mặt đạt chất lượng cao -Làm sạch bằng ngọn lửa : Phương pháp này liên quan đến việc xử lý nhiệt, nhờ thiết bị đốt cháy (acetylen, oxy). Phương pháp này làm sạch hầu hết lớp áo tôn, nhưng kém hơn khi xử lý lớp gỉ, do đó không đáp ứng được các yêu cầu của các hệ sơn hiện đại. -Mài đĩa cát ( sử dụng đĩa mài): Là các đĩa quay phủ bằng hạt nhám (hạt mài). Dùng cho những vùng sửa chữa cục bộ hoặc loại bỏ các mảng gỉ nhỏ. Chất lượng của đĩa cát ngày càng được hoàn thiện do đó giúp xử lý bề mặt được tốt hơn 2.3. Lau sạch Dùng khí nén để thổi say khi làm sạch bề mặt kim loại Dùng bàn chải điện hay bằng phương pháp thủ công để làm sạch bề mặt bị bong tróc. Các nốt hàn hay các góc sắc có thể chà bỏ làm phẳng bằng đục hay mài cơ. Bề mặt có dầu mỡ thì làm sạch bằng chất tẩy hay bằng dung môi. - Thổi cát: đây là phương pháp làm sạch đặc biệt hiệu quả về độ sạch, độ nhám bề mặt và thời gian thi công. - Khi thực hiện phương pháp này thì phải lưu ý khí nén sử dụng phải sạch khô, được tách dầu và nước có trong khí để tính tình trạng dầu và nước của khí nén làm bẩn bề mặt. Sau khi xử lý dùng khí khô thổi sạch các tạp chất khi phun cát còn đọng trong các hốc và trên bề mặt 3. Kiểm tra độ nhám cho phép: 3.1. Độ nhám cho phép khi làm sạch bằng dụng cụ thô sơ PREPARATION GRADES HAND & POWER TOOL CLEANING – St 3 Hình 2.2. Độ nhám cho phép khi làm sạch bằng dụng cụ thô sơ 3.2. Thời gian, năng xuất, chất lượng Hiệu quả của lớp sơn bảo vệ phụ thuộc rất nhiều vào sự chuẩn bị bề mặt trước khi sơn. Đây là những bước cần thiết để chuẩn bị bề mặt sơn: Chà sạch bụi hoặc nấm mốc trên tường. Cạo sạch lớp sơn cũ bong tróc bằng bàn nạo. Trám lại các lỗ tường hoặc khe nứt để tạo bề mặt phẳng. Khi sơn với bề mặt mới, nhất thiết phải sử dụng sơn lót. Lớp sơn lót đóng vai trò chống lại hiện tượng kiềm hóa, là hiện tượng các đốm trắng xuất hiện và làm biến màu sơn trên bề mặt. Nguyên nhân các mảng sơn bị nhăn lại do màng sơn quá dày hoặc sơn trước chưa thật khô đã vội sơn nước sau. Còn khi bạn sơn trực tiếp lên bề mặt công trình đã có sơn trước, cũng vẫn nên sơn lót. Những ngày mưa ẩm bạn đừng nên sơn. Cũng đừng nên dùng quạt trần để làm sơn chóng khô. Chờ sơn khô trong điều kiện tự nhiên là tốt nhất. 4. An toàn lao động: Trong khi sơn (nói chung): 4.1. Sơn dễ bắt cháy, phải tránh các nguồn lửa. 4.2. Thông gió trong khi sơn. Tiến hành kiểm tra nồng độ khí bằng dụng cụ đo. Khi đồng hồ chỉ quá 100PPM phải ngừng sơn ngay. 4.3. Trong khi sơn công nhân phải có trang bị bảo hộ thích hợp như mặt nạ khí và găng tay. 4.4. Thiết bị phun chân không được tiếp đất trong khi sơn. 4.5. Các thiết bị phải là chống nổ và chống phát tia lửa. Các thiết bị như dây cáp điện, thiết bị chiếu sáng là chống nổ. Các ổ nối điện không được để trong tank, khi phun sơn không được hàn cắt điện để chống phát tia lửa ... Ở các vùng nguy hiểm, các thiết bị kim loại và dụng cụ cầm tay đều là loại không thể phát lửa. Đế giày và mũi giày đều bằng cao su. Ghi chú: Nồng độ khí dung môi cho phép 100PPM (không gây độc cho ngưòi)                         Giới hạn nổ 1.0 ~ 15,7% (thể tích)                         Giới hạn an toàn về nổ 0,4% (thể tích) Bài tập thực hành Thi công son Sơn ES301 LÀM SẠCH BỀ MẶT Sơn Euro-basic ES301 được thiết kế để sơn trên bề mặt sắt thép khô hoặc ẩm ướt rỉ vàng. Ứng với mỗi phương pháp làm sạch, tiêu chuẩn bề mặt được quy định như sau: Làm sạch thủ công St3 (ISO 8501 - 1:1988) Euro-basic ES301 cho phép sơn trên bề mặt thép được rửa nước, như vậy luôn đảm bảo cho hàm lượng muối trên bề mặt thép là thấp nhất. Euro-basic ES301 cũng cho phép sơn trên bề mặt thép bị rỉ cấp tính tương đương cấp độ rỉ M quy định tại tiêu chuẩn SSPC SP12 - VIS4(I)/NACE No7. Tương thích với sơn cũ: Do đặc tính không dung môi nên Euro-basic ES301 có thể sơn phủ trực tiếp lên hầu hết các loại sơn cũ còn bám chặc trên bề mặt thép như Epoxy, Coal Tar Epoxy, sơn kẽm, Alkyd, Acylic. Để đảm bảo kết quả chắc chắn, nên sơn thử một diện tích nhỏ để kiểm tra trước khi áp dụng cho toàn bộ diện tích. PHA TRỘN Euro-basic ES301 là sản phẩm 2 thành phần được đóng thùng theo tỷ lệ thích hợp. Khi sử dụng, các thành phần trong mỗi thùng phải được trộn lẫn vào nhau. Khuấy đều thành phần chính trước để đạt đến điều kiện đồng nhất trong khoảng thời gian không quá 2 phút, sau đó pha phụ gia làm khô vào và tiếp tục khuấy đều thêm 3 phút. Nên sử dụng máy khuấy có điều chỉnh tốc độ. Không nên khuấy quá mạnh vì như vậy sẽ làm giảm thời gian sống của sơn và nhanh đông cứng. Không nên pha thêm dung môi vào sơn, tuy...g dỡ hẹ thông lò ạ 1. Khung đỡ tổng; 2. Thanh trượt; 3. Khung đỡ các khung lắc. Khung đỡ hệ thống có chiều cao 65cm, chiều dài: 260cm, chiều rộng: 77cm được làm bằng sắt 30x30mm. Bên ngoài được sơn chống gỉ và chống thấm đảm bảo làm việc tốt trong môi trường hóa chất. Khung đỡ tổng tạo sự cứng vững cho hệ thống, được tính toán chiều cao phù hợp giúp người thực hiện thí nghiệm có thể quan sát hệ thống làm việc một các dễ dàng. Thanh trượt tạo đường trượt cho cơ cấu lấy sản phẩm di chuyển ổn định trên một đường thẳng. Trên thanh trượt có gắn các cảm biến để xác định vị trí các bể mạ. Khung đỡ các khay lắc tạo khoảng cách thích hợp giữa bể mạ và sản phẩm, tạo sự cứng vững cho khay lắc dao động khi làm việc. 1.3. Nguyên lý làm việc của dây chuyền Hình 5.2. Hình ảnh cánh tay robot làm việc trong bể mạ Di chuyển dọc theo 2 thanh sắt được định vị, xác định vị trí các bể mạ nhờ cảm biến Cơ cấu nâng hạ di chuyển lên xuống dọc theo thanh nhôm có kích thước 38x38mm có khả năng chịu nén và nhẹ, giảm khối lượng cho cơ cấu di chuyển Hình 5. 3 Cơ cấu nâng, hạ Hình 5.4 Khung lắc bể tẩy gỉ thực tế Việc lắc các sản phẩm trong các bể hóa chất có tác dụng rút ngắn thời gian cho quy trình tẩy sạch bề mặt sản phẩm nhanh hơn và tạo độ bền cho lớp mạ tại các bể mạ. Trong quá trình lắc các hóa chất sẽ tiếp xúc nhiều hơn với bề mặt sản phẩm cần mạ. Tại phòng thí nghiệm khoa Hóa - Thực phẩm, trường Đại học Lạc Hồng, sinh viên tiến hành lắc sản phẩm bằng tay, rất dễ bị ảnh hưởng bởi các hóa chất độc hại. Để thay thế hoàn toàn thao tác đó, nhóm nghiên cứu đã thiết kế khung lắc dao động tịnh tiến trên các bể chứa hóa chất. Trong lúc đó sinh viên có thể quan sát quá trình tẩy hoặc mạ đang xảy ra. Các khung lắc được gắn sao cho trượt trên 4 rãnh định hướng được gắn cố định với bộ khung tạo dao động với độ dao động là 4cm khi động cơ quay Buli truyền động được thiết kế lệch tâm 2cm. Khi động cơ quay, Buli sẽ tạo ra độ dao động tịnh tiến trong khoảng 4cm. Hình 5.5. Buli lệch tâm thực tế 1. Khay; 2. Cữ chặn; 3. Buli; 4. Động cơ Các chi tiết của cơ cấu làm khay lắc là sắt được hàn thành khung và sơn chống gỉ, chống thấm, do phải tiếp xúc với chất hóa học liên tục. Buli động cơ được làm bằng sát do phải chịu lực ma sát cao, đảm bảo khoảng dao động cho khay lắc bằng 4cm. Các thiết bị sử dụng: động cơ DC 24V tốc độ 40 vòng/ phút, khi động cơ quay tạo dao động cho khung. Với số lượng các khung 2.Ưu nhược điểm, phạm vi sử dụng của dây truyền làm sạch bằng hoá chất 1.4. Ưu nhược điểm Khung đỡ có độ cứng chắc và độ bền cao, đảm bảo làm việc tốt trong môi trường hóa chất. Giúp người thực hiện thí nghiệm có thể quan sát hệ thống dễ dàng. Di chuyển thay đổi vị trí dễ dàng nhờ các bánh xe. 1.5. Phạm vi sử dụng Tác dụng phổ biến nhất của nó trong thực tiễn là nhằm kéo dài tuổi thọ màng sơn phủ. Nếu nền kim loại khá trơ với các vật liệu sơn phủ thì lớp phốt phát hoá tạo ra lớp màng có nhiều lỗ xốp bám rất chắc với nền kim loại. Lớp này lại “thấm” sơn và như thế tạo thành lớp phủ đặc chắc gắn rất tốt với nền. Trong trường hợp này chức năng của màng phốt phát hoá là: Liên kết với nền kim loại Lớp nền của màng sơn Làm tăng độ bền bám của màng sơn Chống ăn mòn dưới lớp sơn Khi sử dụng màng phốtphát hóa làm lớp nền cho chất dẻo thì màng phốt phát hóa có tính năng và cơ chế tương tự như trên. 3. Làm sạch bằng dây truyền hoá chất a xít H2SO4: 3.1. Đưa vật liệu cần làm sạch vào giỏ Hình 5.6. Đưa vật liệu cần làm sạch vào giỏ 3.2. Đưa vào bể đựng dung dịch a xít H2SO4 Tẩy bằng H2SO4 sẽ nhanh nếu tăng nhiệt độ dung dịch. Sau khi tẩy phải lảm sạch mùn đen trên mặt vật tẩy. Tốt nhất là dùng nồng độ 80-120g/l ở 50-700C. Để hạn chế hòa tan kim loại nền trong khi tẩy, ngày nay thường dùng các chất ức chế dưới dang phụ gia của dung dịch. Các chất này đươc các nhà chế tạo cung cấp dưới những tên gọi đã mã hóa nhưng có hướng dẫn sử dụng. 3.3. Đưa sang bể đựng dung dịch trung hòa NAOH 3.4. Rửa bằng dòng nước nóng đi qua 3.5. Thổi khô 3.6.Kiểm tra chất lượng 4. An toàn lao động, bố trí làm việc khoa học hợp lý: 4.1. Phòng hộ khi làm việc với hóa chất 4.2. Thời gian làm sạch tai các bể 4.3. An toàn sử dụng nâng hạ vật làm sạch bằng băng tải BÀI 6 SƠN THỦ CÔNG Mục tiêu của bài: - Trình bày được khái niệm cơ bản về sơn - Trình bày được phương pháp quét sơn bằng tay - Nêu được những điểm chú ý khi quét sơn - Sơn lót được chi tiết, thiết bị đúng màu sơn đảm bảo độ dày, độ bóng theo yêu cầu Nội dung của bài: 1. Những khái niệm cơ bản về sơn: 1.1. Quá trình phát triển của công nghiệp sơn Sơn là hợp chất hóa học bao gồm nhựa hoặc dầu chưng luyện, có chất màu hoặc không có chất màu. Khi sơn lên bề mặt sản phấm ta được lớp màng mỏng bám trên bề mặt, có tác dụng cách li với môi trường khí quyến bảo vệ và làm đẹp sản phấm. Từ lâu đời, con người đá sán xuẩt và sử dụng sơn. Loại nguyên liệu sử dụng lâu đời nhất là sản vật của thiên nhiên, từ nhựa cây chế tạo sơn, ép hạt rồi chưng luyện thành dẩu, sau dó cho thêm hoặc không cho bột màu thiên nhiên. Trước kia, công nghiệp sơn chủ yếu là sơn dầu. Sự phát triển của xã hội, các ngành kinh tế quổc dân đòi hỏi những yêu cẩu mới về chất lượng, số lượng chủng loại về sơn, những loại sơn cũ không đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Sự phát triển của công nghiệp hóa học tạo ra rất nhiều loại nhựa tống hợp, chất làm dẻo, dung môi hữu cơ tạo điểu kiện phát triển rất mạnh ngành sơn. Hiện nay đã chế tạo được hàng nghìn loại sơn, đáp ứng và thỏa mãn mọi nhu câu phát triển công nghiệp. Công nghiệp sơn trở thành ngành sản xuất lđn hiện dại, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ngày nay từ khâu sản xuất đến khâu sử dụng đang được cơ giới hóa và tự động hóa, tạo ra năng suất lao động cao, giá thành hạ, cải thiện điều kiện làm việc. Ngày nay nhiều loại sơn mới ít độc ra đòi như sơn bột, sơn tan trong nước v.v..., nhiều loại thiết bị mới đã được đưa vào sử dụng như thiết bị phun sơn nóng; thiết bỊ phun sơn tánh điện, thiết bỊ sơn điện phân, thiết b| sấy khô bằng tia tử ngoại, hổng ngoại v.v... Do sự tiến bộ không ngừng của khoa học kĩ thuật hiện đại, công nghiệp sơn trở thành ngành công nghiệp sản xuất tự động hóa, chất lượng sản phẩm cao 1.2. Đặc điểm của sơn 1.2.1. Ưu điểm Sơn là nguyên liệu cao cấp, màng sơn là lớp bảo vệ, trang trí, vì thế sơn có những ưu điểm sau : - Màng sơn khô từ từ, sử dụng thuận lợi Sơn là loại chất có đung môi bay hơi nhanh, màng sơn khô từ từ, thông thường 10 phút sau có thể khô bề mặt, một tiếng sau khô hoàn toàn, có thể phun láp thứ hai, bốn gìờ sau có thể mài, đánh bóng. Tốc độ khô của sơn tổng hợp gấp 5-10 lần sơn dẩu, vì thế có thề tiết kiệm thời gian và diện tích mặt bằng gía công, thích hợp vđi quá trình sản xuất hiện đại. - Màng sơn cứng, chịu ma sát Màng sơn tổng hợp cứng, bóng, chỊu ma sát, sau khi sấy không có bụi, dính, nhăn v.v... Sơn dầu không có đặc điểm trên. Vì vậy màng sơn tổng hợp có thể mài, đánh bóng, trang trí bê mặt đẹp - Màu sắc đông đêu, hóng So vớí sơn dầu, sơn tổng hợp có màu sốc đẹp, thí dụ dùng sơn trong suốt đề sơn thì vẫn đảm bào các loại vânhoa đẹp, bóng. Khi pha các chất khác nhau, dược các màu khác nhau, bề mặt sản phẩm có nhiều loại : không bóng, bán bóng, bổng, có vân hoa v.v... - Chịu ăn mòn hóa học Sau khi sơn xong, sản phẩm có thể chịu nước, chịu axit, chịu kiêm, chịu dầu, xăng, rượu v.v..., bảo vệ được sản phẩm không bị ăn mòn. - Chế tạo sơn dễ dàng Khi chế tạo sơn đều dùng các loại hóa chất, vì vậy khi chế tạo dễ dàng pha chế và khống chế các điều kiện kĩ thuật. Thiết bị máy móc không đắt, theo quy trình công nghệ dễ điêu Khiển. 1.2.1. Nhược điểm Ngoài những ưu điểm trên, sơn cớ những nhược điểm sau : - Màng sơn dễ biển trắng Khuyết điểm lđn nhất cùa màng sơn, khi gia cống trong khí hậu ẩm ướt, dễ biến trắng. Nguyên nhân là khi dung môi bay hơi, lượng nưđc trong khỏng khí sẽ đỉ vào màng sơn, không kết hợp với dung môi, tạo thành dạng sương trắng trên bề mặt sản phẩm. Khuyết điểm này có thể khắc phục bằng cách dùng dung mồi có độ sôi cao, gia công sơn ở nơi khô rốo. - Màng sơn tương đối mỏng Màng sơn sau khi khô rất mỏng, vì vậy khi gia cồng phải phun hai, ba lẩn thậm chí tám, chín lẩn, sau đó đánh bóng màng sơn. Nguyên nhân chủ yếu là màng sơn có lượng không bay hơi rất nhỏ, thường chiếm dưđi 30% thành phần sơn, đặc biệt khi phun, cẵn phải pha thêm dung mồi vào sơn, mới có thể phun được, các loại sơn dâu lượng không bay hơi chiếm tới 70 - 80%. - Khó gia công bằng phương pháp quét Gia công sơn tổng hợp thường bàng phương pháp phun, bởi vì sơn có dung môi, dộ hòa tan rất lớn, phá hủy lớp sơn nên, đổng thời bay hơi nhanh, khó quét. Trái lại sơn dẩu khi sấy khô, vẫn ở trạng thái lỏng, do đó dễ dang quét mà lớp sơn vẫn bằng phảng. Sơn tống hợp có công dụng đặc biệt, có thể thấm trong bông, vài để quét, xoa. - Sơn có mùi kích thích khó chịu Dung môi trong sơn có tính kích thích mạnh, nếu gia công sơn trong môi trường không lưu thông không khí rất dế đau đâu, hôn mê. Vì vậy phải chú ý an toàn lao động. - Sơn chịu ánh sáng mặt trời yếu Màng sơn tống hợp chịu ánh sáng kém, lớp sơn trong suốt chiu ánh sáng tia tử ngoại càng yếu, màng sơn có màu dễ biến màu. Hiện nay sơn tổng hợp có thế khắc phục khuyết điểm này, nhưng cân phải dầu tư nghiên cứu cải tiến. 1.3. Vị trí tác dụng của sơn Sơn là vật liệu rất quan trọng trong dời sống hàng ngày. Các cống trình kiến trúc, thiết bị máy móc, các phương tiện giao thông vận tải như ô tồ, máy bay, tàu thuyền, xe máy, xe đạp v.v... các vật liệu trong gia đình, đồ chơi trẻ em đều dùng đến sơn. Sơri được dùng rộng rái dế bảo vệ và trang trí bẻ mặt của kim loại, gỗ, giày da, vài, cao su, chất dèo v.v... Sơn chiếm địa vị quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Có rất nhiêu loại sơn, tác dụng cũng khác nhau, nhưng tác dụng chủ yếu cùa sơn là : - Trang trí bề mặt Khi bề mặt sản phẩm được phù lớp sơn, đặc biệt là sơn mĩ thuật thì màng sơn rất bóng, đẹp, có thể tạo ra nhiều màu tùy ỹ, làm thay đổi cảnh quan, đẹp, dễ chịu, thoải mái. - Bảo vệ bể mặt Điều quan trọng nhất của sơn là bảo vệ bề mặt sản phẩm (đặc biệt là kim loại). Màng sơn mỏng hình thành trên bề mặt chi tiết cách li với môi trường như nước, không khí, ánh sáng mặt trời và môi trưòng ãn mòn (như axit, kiêm, muối, SO2 v.v...) bảo vệ được sản phẩm không bị ăn mòn. Nếu như bê mặt có lớp màng cứng, có thể làm giảm sự va đập, ma sát do đó sơn còn tác dụng bảo vệ cơ khí. - Công dụng đặc biệt Ngoài tác dụng bảo vệ và trang trí, sơn còn có công dụng đặc biệt, sơn các màu lên các thiết bị quân sự có thể ngụy trang như xe tăng, xe ô tô sơn màu xanh lục, tàu, thuyền sơn màu xanh nước biền. Khi sơn loại sơn chống tia hồng ngoại có thể chống được địch phát hiện mục tiêu quân sự. Ngoài ra còn có sơn cách điện, sơn dẫn điện dùng trong kĩ thuật diện, sơn chống hà dùng trong công nghiệp đóng tàu. Sơn còn dùng dể phân biệt và đánh dấu các bộ phận điều khiển máy móc, sơn lên các màu khác nhau để phân biệt Trong nhà máy hóa chất tùy từng công đụng cùa các đường ống mà sơn lên các màu khác nhau. 1.4. Các phương thức tạo thành màng sơn, các loại sơn Phương thức tạo thành màng sơn gồm hai loại : 1.4.1. Tác dụng vật lí : Nhờ sự bay hơi của dung môi, màng sơn khô. Phương thức tạo màng như vậy có sơn nitroxenlulố, sơn clovinyl v.v... 1.4.2. Tác dung hóa học : Loại trùng hợp oxi hóa quá trình tạo thành màng sơn của loại này phân làm hai bước : bưóc một dung môi bay hơi, bước hai phản ứng trùng hợp oxi hóa tạo thành màng sơn rán chác, bền. Thí dụ : sơn phenolfocmaldehit, sơn ankyl v.v... 1.4.3. Loại trùng hợp sấy : quá trình tạo thành màng sơn của loại này phải qua sấy mới tạo ra phản ứng trùng hợp. Thí dụ : sơn bitum, sơn ankyl gốc amin, sơn silicon V.V.. 1.4.4. Loại đóng rắn nhờ vào chất dóng rắn : Sự tạo thành màng sơn của loại này nhờ vào chất đóng rắn. Thí dụ : sơn epoxi, sơn poli amin v.v... Sơn có rất nhiều loại, tính chất khác nhau. Các nhà máy chế tạo sơn cân cứ vào yêu câu sử dụng và diễu kiện kinh tế mà chọn nguyên vật liệu, pha chế hợp lí. Căn cứ vào yêu cầu sử dụng mà chọn loại sơn thích hợp. Thí dụ khi ở ngoài trời, chọn loại sơn chịu khí hậu tổt như sơn ố tô, khi ở trong nhà chọn loại sơn rè và đẹp như sơn công nghiệp, khi cần trang trí đẹp dùng sơn mĩ thuật như sơn nhát búa, sơn chun, sơn nứt v.v... khi thể hiện vân hoa thì dùng sơn gỗ v.v... nếu cân cứ vào yêu cẩu sử dụng rồi đối chiếu với công dụng, tính chất, quy cách của từng loại sơn mà chọn loại thích hợp. Phân loại các loại sơn nên lấy chất tạo màng làm cơ sở. Nếu như chất tạo màng là hỗn hợp nhựa, lấy một loại nhựa quyết định tạo thành màng làm cơ sở, có thể phần ra 16 loại sơn, ưu khuyết điểm của từng loại như sau : 1.5. Thành phần chủ yêú của màng sơn Sơn là một loại dung dịch keo, phủ trên bê mặt sản phấm, sau một thời gian, tao thành màng rán bám chắc trên bề măt, bảo vệ và trang trí cho sản phấm. Vì vậy màng sơn phải có độ bám dính tốt, có'độ cứng nhất định, chịu ma sát, bền, chịu khí hậu tốt, chịu nhiệt độ và độ ấm, tính đàn hồi tốt, khô nhanh, có độ bóng, năng lực che phù tốt. Hiện nay sơn có rất nhiều loại, thành phân khác nhau, về cơ bản gồm có ba bộ phận tạo thành. 5.1.1. Chất tạo màng chủ yếu Chất này là cơ sớ tạo thành màng, là chất chủ yếu tạo màng bám trên bê mặt, sản phấm. Trong nguyên liệu sơn có hai loại tạo màng là dẩu và nhựa. Sơn dùng chất tạo màng chủ yếu là dẩu gọi là sơn dẩu, sơn dụng chất tạo màng chủ yếu là nhựa gọi-là sơn tổng hợp, sơn dùng chất tạo màng chủ yếu là dầu và nhựa thiên nhiên gọi lè sơn gốc dâu. 5.1.2. Chất tạo màng thứ yếụ Chất này cũng tạo thành màng sơn. Nhưng nó khác với chất tạo màng chủ yếu ở chỗ, không thể dơn độc tạo thành màng nếu không có chất tạo màng chủ jến Tuy nhiên sơn nếu khồng có chất tạo màng thứ yếu cũng tạo màng, nhưng nếu có nó màng sơn mới có nhiều tính nâng tốt, có nhiêu loại sơn, thỏa mãn nhu cầu. Chất tạo màng thứ yếu này là bột màu. 5.1.3. Chất phụ trợ tạo màng' Chất này không thế tạo màng. Những chất này có tác dụng phụ trợ trong quá trình gia công sơn từ nguyên liệu sơn biến thành màng sơn. Chất này gồm hai loại : chất phụ trợ và dung môi. Trạng thái tồn tại của màng sơn gồm có chất rán và chất bay hơi. Chất rắn là thành phân cuối cùng tổn tại trong màng sơn. Chất rắn là dâu, nhựa, bột màu, chất phụ trợ. Phân bay hơi chỉ tồn tại trong dung dịch sơn, sê bị bay hơi khi dung dịch sơn biến thành màng, không tồn tại trong màng sơn. Phân bay hơi đó là dung môi. Thành phần chủ yểu của sơn tống hợp gồm có nìtrô xenlulô, nhựa tống hợp hoặc nhựa thiên nhiên, chất làm dẻo, dung môi và chất pha loãng sau đó cho thêm bột màu hoăc chất nhuộm, qua mài nghiên khuấy lọc mà thành. Chất lượng sơn tổt, ngoài việc chọn nguyên liệu tốt, còn phái chọn thiết bị tốt và thao tác pha chế đúng yêu cầu kĩ thuật. 2. Phương pháp quét sơn bằng tay: 2.1. Đặc điểm Lợi ích Lám ướt bề mặt tốt Quét mạnh sơn vào bề mặt Tốt hơn so với dùng cọ lăn cho lớp đầu tiên Dễ sơn cho những khu vực khó tiếp cận Hạn chế Chỉ sơn được mỏng, phải sơn làm nhiều lớp Tạo màng sơn không đều Tốc độ sơn chậm 2.2. Chú ý khi quét sơn Phải sử dụng thợ sơn có tay nghề cao khi thi công lớp sơn phủ bằng phương pháp quét để tạo ra màng sơn mịn và có độ dày đồng nhất. Sơn từ chỗ khô tới chỗ ẩm, phủ màng lên bề mặt và lặp lại trên phần ướt của nét trước đó. Màng sơn được quét trên tất cả các điểm khác của bề mặt, chỗ nứt và các góc. Những vị trí màng sơn bị chảy, lõm phải được quét lại. Bề mặt không thể sơn được bằng phương pháp quét mà không được phép phun thì có thể thực hiện bằng cách quét tốc độ nhanh. Để tạo ra độ dày màng sơn đầy đủ tại các vị trí dễ bị hỏng hoặc khó thi công như các cạnh và góc của chi tiết kim loại, đầu đai ốc, bulong v.v cần sơn dặm từ một đến vài lần. Chổi sơn phải có chất lượng tốt với khả năng dễ uốn của sợi lông mềm để tạo sự tương thích với lớp sơn, và có kích thước thích hợp với các vùng phải sơn. Chổi thường không vượt quá 100mm chiều ngang và sợi lông không dài quá 90mm. Chổi sơn phải được giữ sạch ở điều kiện thích hợp khi không sử dụng 3. Sơn lót chi tiết, thiết bị bằng tay: 3.1. Chuẩn bị - Chổi sơn các loại - Ru lô sơn - Máy trộn sơn - Sơn và chất pha loãng 3.2. Khuấy đều sơn Tạo nhũ tương, huyền phù, hoà tan, đồng hoá. Thực hiện quá trình trao đổi nhiệt: kết tinh, hấp thụ, cô đặc, làm nguội Thực hiện các phản ứng hoá học, sinh học Ngoài ra còn nhiều dung dịch cần phải khuấy trộn để đảm bảo được đúng mục đích, đúng yêu cầu chất lượng của thành phẩm Dựa vào mục đích khuấy, độ nhớt, thành phần, tỉ trọng mà ta chọn các loại kiểu cánh khác nhau để phù hợp 3.3. Nhúng chổi vào sơn 3.4. Thao tác quét từ trên xuống, từ trái sang phải Hình 6.1. Sơn từ trên xuống giới 3.5. Quét khó trước sau dễ, quét nhẹ phần góc cạnh Hình 6.2. Quét khó trước sau dễ, quét nhẹ phần góc cạnh 3.6. Sử lý chổi sau khi sơn Sauk hi sơn xong chúng ta phải dùng dung môi để rửa sạch chổi Bước 1: Loại bỏ càng nhiều sơn càng tốt bằng cách chùi lông cây cọ sơn lên khăn giấy hoặc miếng giẻ cũ. Bước 2: Đổ 1/8 cốc nước xả và 4 cốc nước ấm vào tô hoặc xô của bạn. Trộn đều. Bước 3: Khuấy cây cọ sơn trong hỗn hợp nước cho đến khi sơn hòa tan hết. Bước 4. Rửa sạch cây cọ sơn với nước lạnh Bước 5. Dùng khăn giấy hoặc miếng giẻ cũ thấm cho hết hỗn hợp nước trên đầu cây cọ sơn. Bước 6. Vuốt lại lông cây cọ sơn, để khô và bắt đầu tái sử dụng nó. Hình 6.3. Sử lý chổi sau khi sơn 4. An toàn lao động: 4.1. Phòng hộ lao động ( Quần áo BHLĐ+ Bình chữa cháy) Công nhân sơn chống gỉ, sơn màu bằng thủ công hoặc máy phun sơn phải đeo khẩu trang, găng tay, từ khuỷu tay trở xuống bàn tay phải xoa kem để tránh độc tố trong sơn gây bệnh ngoài da. Công nhân sơn chống hà phải có khẩu trang, hai lỗ mũi đặt bông, đep găng tay, từ khuỷu tay trở xuống bàn tay phải xoa kem bảo vệ da. Sơn theo xuôi chiều gió. Sơn xong phải nhỏ thuốc đau mắt và súc miệng bằng nước muối. 4.2. Thông gió Các vị trí đặt máy phun sơn, phun bi, phun cát phải có hệ thống hút bụi gỉ thép và bụi sơn. Kho chứa sơn và các hoá chất, các dung môi phải thoáng gió có thiết bị hút không khí hoặc quạt gió để thay đổi bầu không khí trong kho. Nồng độ khí độc ở kho và nơi làm việc của công nhân chỉ được phép nằm trong phạm vi tiêu chuẩn cho phép. Sơn trong hầm kín phải bố trí đặt thiết bị hút bụi sơn và khí độc ra ngoài, đưa khí trong sạch vào buồng, hầm kín (bồn bể). Nếu cảm thấy trong người khó chịu buồn nôn, chóng mặt phải nhanh chóng ra ngoài hầm. Sơn trong hầm kín cần bố trí hai ba công nhân cùng làm để giúp đỡ nhau trong trường hợp bị say sơn đột ngột. Nếu trường hợp hầm kín nhỏ, chỉ giải quyết được một công nhân làm việc, thì phải tổ chức quan sát theo dõi để xử lý kịp thời những trường hợp say sơn trong hầm không ra được. Công nhân bị say sơn váng đầu, chóng mặt tức thở, phải đưa ngay đến chỗ thoáng gió, nghỉ ngơi. 4.3. Không gây lửa (Hút thuốc, bật lửa) Cấm hút thuốc là trong lúc đang pha chế dung môi vào sơn Cấm hút thuốc lá, đánh diêm, đốt lửa trong kho sơn, vì trong kho sơn có chứa chất dung môi dễ bốc hơi gặp lửa có thể cháy hoặc nổ. Kho sơn phải có bình chữa cháy và các dụng cụ phòng chữa cháy khác. 4.4. Khi sơn trên cao phải có thang, dàn giáo Dàn giáo phục vụ công nhân sơn phải đảm bảo an toàn. Đeo dây an toàn đề phòng say sơn hoặc chóng mặt, rơi xuống nguy hiểm. Câu hỏi bài tập Viết quy trình sơn thủ công BÀI 7: SƠN BẰNG MÁY Mục tiêu của bài: - Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc của thiết bị phun sơn - Phân loại được các phương pháp phun sơn, tác dụng của màng sơn, chọn phối hợp sơn - Trình bày được quy trình thao tác khi phun sơn - Sử dụng thành thạo súng phun - Pha được sơn đúng tỉ lệ - Sơn được chi tiết, thiết bị đúng màu sơn đảm bảo độ dày, độ bóng theo yêu cầu Nội dung của bài: 1. Công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc của thiết bị phun sơn: 1.1. Công dụng 1.2. Cấu tạo Hình 7.1 Sơ đồ máy phun sơn 1- Đầu bơm; 2 - Dây dẫn khí từ máy nén vào máy phun sơn; 3 - Súng phun sơn; 4 - Dây phun sơn; 5 - Bộ phận bơm hút sơn; 6 - Ống hút sơn; 7 - Bình lọc khí; 8 - Máy nén khí. 1.3. Nguyên lý làm việc Nguồn khí cung cấp từ máy nén khí (8) qua bình lọc khí (7) và đến hệ thống máy phun sơn với áp suất khí thích hợp. Bước 1: Đóng van điều chỉnh khí ở đầu bơm (1) Bước 2: Lắp súng phun sơn (3) vào dây phun sơn (4) Bước 3: Cho ống hút sơn (6) vào thùng sơn Bước 4: Mở van điều chỉnh khí ở đầu bơm (1) và kiểm tra chỉ số áp suất trên đồng hồ đo để điều chỉnh lượng khí đi vào Bước 5: Đưa súng phun sơn vào thùng chứa chất bẩn và bóp cò súng cho dầu rửa súng phun ra ngoài. Bước 6: Người thợ sơn cầm súng phun hướng ra ngoài và lắp bép phun sơn vào súng sơn Bước 7: Tiến hành bóp cò súng sơn và chỉnh tia sơn vuông góc với bề mặt kim loại. 2. Ưu nhược điểm, phạm vi sử dụng của các thiết bị phun sơn: 2.1. Ưu nhược điểm 99% sơn được sử dụng triệt để (bột sơn dư trong quá trình phun sơn được thu hồi để sử dụng lại.          - Không cần sơn lót          - Làm sạch dễ dàng những khu vực bị ảnh hưởng khi phun sơn hay do phun sơn không đạt yêu cầu.          - Tiết kiệm thời gian hoàn thành sản phẩm. 2.2. Phạm vi sử dụng Sử dung rộng sãi trong công nghiệp và dân dụng. Chất lượng bề mặt sơn tốt, tạo nên áp lực lơn độ bám dính của sơn lên mặt kim loại bền vững 3. Quy trình thao tác khi phun sơn: 3.1. Công việc chuẩn bị - Chuẩn bị máy nén khí - Máy sơn - Sơn - Dụng cụ lọc sơn - Dung môi và các dụng cụ phụ khác 3.2. Những điểm chú ý khi phun sơn Trước khi sơn, phải rửa sạch súng phun sơn bằng dung môi tổng hợp. Dùng dung môi phun thử súng, điều chỉnh các tia sơn cho phù hợp.Sơn phải được lọc kỹ bằng vải lọc. Đầu súng luôn đặt vuông góc với bề mặt sản phẩm. Tuyệt đối không được cầm nghiêng súng đối với bề mặt sản phẩm. Khi để nghiêng súng phun thì tia sơn bay đến bề mặt sản phẩm không đều, sẽ làm cho màng sơn chỗ dày, chỗ mỏng. Sau khi sơn xong phải rửa ngay súng bằng dung môi tổng hợp. Sơn thừa bám trong thành ống dẫn sau khi chết nó làm tắc vòi phun và kim phun. Bảo quản súng phun bằng cách ngâm vào dầu. Hình 7.2 Góc độ của đầu súng với bề mặt sản phẩm 3.3.Phương pháp phun Có các phương pháp phun sơn khác nhau như phun bằng không khí nén, phun không có không khí, phun áp lực lớn, phun tĩnh điện, và phun thể tích lớn áp suất thấp. Trang thiết bị phải thích hợp cho mục đích sử dụng, phun đúng cách và sử dụng áp lực, khí thích hợp với từng loại sơn. Trang thiết bị phải được giữ trong điều kiện sạch sẽ đảm bảo khi thi công sơn không tạo bụi, sơn không bị hỏng do khô hay các tạp chất khác trong màng sơn. Nguồn cung cấp không khí phải không có hơi ẩm và dầu. Có thể xác định thông qua việc sử dụng giấy thấm trắng theo hướng dẫn tại ASTM D4285. Bất kỳ lượng dung môi nào còn dư trong thiết bị đều phải được loại bỏ hoàn toàn trước khi sơn. Các thành phần sơn phải được giữ ở dạng hỗn hợp trong bình phun hay thùng chứa trong suốt quá trình phun, được khuấy trộn cơ học liên tục hoặc gián đoạn. Màng sơn phải tạo thành lớp đồng nhất, có sự chồng lấn ở mép các vệt thi công. Phải điều chỉnh các thành phần của hệ thống sao cho màng sơn phun đảm bảo đồng nhất. Trong quá trình phun, súng phun phải đặt (vuông góc) với bề mặt và ở khoảng cách đảm bảo lớp sơn ướt bám được lên bề mặt. Ngừng bấm súng phun khi kết thúc đường sơn. Kỹ thuật sơn kém sẽ dẫn đến hao phí nhiều sơn. Tất cả các vết chảy, võng đều phải chải đều hoặc mài lại khi sơn đã đóng rắn. Các vùng dễ bị hỏng, các cạnh sắc, vùng khó tiếp cận phải được xử lý bằng phương pháp sơn dặm.. Phương pháp quét hoặc bôi trát được sử dụng cho các vùng không thể đưa súng phun hay chổi quét vào như vết nứt, đường nứt Đặc biệt cần theo dõi đối với thông tin về loại sơn, tỷ lệ dung môi cần thiết, nhiệt độ và kỹ thuật sơn để tránh cho sơn không quá nhớt, quá khô hay quá loãng khi phủ lên bề mặt 4. Sơn các chi tiết, thiết bị cơ khí bằng máy: 4.1. Chuẩn bị bề mặt Cho xe cần làm lại sơn vào xưởng kiểm tra mức độ hư hại. Làm sạch bề mặt bị trầy xước, hư hỏng bằng máy đánh giấy ráp tự động. Công đoạn này tẩy hết đi lớp sơn cũ của xe, những vết xoáy, những vết xước dăm để tạo độ ăn bám khi sơn lớp mới. 4.2. Sơn lót Sơn lót một lớp sơn chống rỉ vào bề mặt. Đợi 10 phút để khô lớp sơn chống rỉ , tiếp tục đánh bằng giấy ráp ướt để làm sạch bề mặt. Bước này sẽ giúp tránh được sự ăn mòn thân xe. 4.3. Trát ma tít Lau thật khô bề mặt sau khi đánh giấy ráp ướt. Bả một lớp ma tít vào bề mặt bị trầy xước để lấp đầy bề mặt bị trầy xước, lồi lõm, theo đúng khuôn chuẩn của xe. Bước này cần tiến hành rất cẩn thận, đặc biệt chú ý phải lau thật khô bề mặt để tạo lại khuôn dạng ban đầu cho vỏ xe.. Nếu bề mặt bị trầy xước còn ướt thì khi bả matit sẽ bị bở, không thể tạo được khuôn xe. Công đoạn này đòi hỏi người thợ có kinh nghiệm và tay nghề cao 4.4. Mài bóng Bước cuối cùng là đánh bóng bề mặt bằng máy chuyên dụng. Người thợ phải dùng một lớp xi bảo dưỡng lại bề mặt nhằm mục đích tạo thêm độ bóng để lớp sơn hoàn thiện, đồng thời chống lại những tác động của môi trường và tia tử ngoại. Việc đánh bóng bằng xi có tác dụng làm mờ và cũ bớt mảng sơn mới nhưng lại làm bóng và mới những mảng sơn cũ. Nếu công đoạn này được làm tốt, sẽ rất khó nhận ra đâu là chỗ mới được sơn lại.   Sau khi sơn xe xong, chủ xe cần có chế độ chăm sóc hợp lý, từ 7 đến 12 tiếng mới cho nước vào sơn xe, thường xuyên lau rửa bề mặt bằng khăn mềm sau khi đã phun nước, tránh tiếp xúc với ánh nắng ( nhiệt độ cao ) để luôn giữ được bền màu. Sau khi xe chạy được 1 năm, nên đánh bóng lại bề mặt để xe luôn được mới. Khi xe bị tai nạn nên mang đến các gara uy tín để kiểm tra , tránh tình trạng khi hư hỏng sau một thời gian mới sửa, như vậy mức độ hư hỏng càng cao do thời tiết, phục hồi lại rất khó và tốn kém Hầu hết chủ xe khi mang xe đi sơn mới, hay sơn lại xe do va quệt, đều chưa hiểu biết rõ quy trình chuẩn của việc sơn lại một chiếc xe phải gồm những bước nào, và làm sao để “xế yêu” bóng bẩy đẹp đẽ như mới. Phó mặc cho một số xưởng vỉa hè có thể khiến cho bạn nhận lại chiếc xe với vết sơn lại không đều màu, hoặc màu không bền đẹp như ý muốn. Chính vì thế, bài viết này nhằm mục đích giới thiệu đến các bạn quy trình sơn đạt chuẩn của xưởng chuyên nghiệp. Đảm bảo chất lượng, uy tín, đẹp mắt, giá cả hợp lý. Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ : 4.5. Sơn lót lần hai Tiếp tục sơn lót một lớp sơn lên trên phần matit, giúp ngăn phần matit không ăn ra ngoài. Nếu không làm kĩ thì lớp matit sẽ thấm ra ngoài ảnh hưởng đến màu của xe 4.6. Sơn bề mặt Có 2 cách pha sơn phổ biến: sơn hai thành phần và sơn phủ bóng. Sơn hai thành phần là sơn có pha kèm dầu bóng, ngoài ra còn được gọi là loại 500, phù hợp cho sơn loại xe màu trơn trắng, đen, đỏ. ..Sơn phủ bóng là sơn một lớp màu, sau đó mới sơn dầu bóng, còn được gọi là loại 600, phù hợp cho các loại xe có thành phần màu hạt nhũ. 4.7. Sấy Sấy màng sơn ở nhiệt độ 150 - 200° c, thời gian 10 - 40 phút, trong tủ sấy hoặc trong khí nóng gián tiếp hoặc trực tiếp. Trong quá trình sấy, nếu nhiệt dộ sấy thấp không được màng sơn cứng bền, nếu sấy ở nhiệt độ quá cao, màng sơn dễ bị cháy, rộp. 4.8. Đánh bóng Bước cuối cùng là đánh bóng bề mặt bằng máy chuyên dụng. Người thợ phải dùng một lớp xi bảo dưỡng lại bề mặt nhằm mục đích tạo thêm độ bóng để lớp sơn hoàn thiện, đồng thời chống lại những tác động của môi trường và tia tử ngoại. Việc đánh bóng bằng xi có tác dụng làm mờ và cũ bớt mảng sơn mới nhưng lại làm bóng và mới những mảng sơn cũ. Nếu công đoạn này được làm tốt, sẽ rất khó nhận ra đâu là chỗ mới được sơn lại. 5. An toàn lao động khi sơn bằng máy: 5.1. Phòng hộ lao động ( Quần áo BHLĐ+ Bình chữa cháy) Khi tiến hành thi công sơn trong tank hoặc các không gian kín, ở đó sự đối lưu của không khí bị hạn chế nên phải kiểm tra các bước thi công. Sự thông gió phải được tiến hành nhằm giữ cho nồng độ của hơi dung môi nằm dưới giới hạn nổ dưới. Thuật ngữ “giới hạn nổ dưới” nghĩa là thể tích thống nhất của hơi dung môi trong không khí mà ở điểm đó hỗn hợp sẽ nổ nếu có ngọn lửa hoặc tia lửa đánh lửa. Nếu nồng độ hơi dung môi không đạt tới giới hạn nổ dưới thì không xảy ra nổ. Do vậy việc thông gió đầy đủ là rất cần thiết cho việc thi công sơn an toàn. Nồng độ dung môi cao không có lợi cho hô hấp. Có thể phát hiện thấy nồng độ hơi dung môi độc, cao, bởi mùi hắc và sốc. Người thi công nên nhìn kỹ các ký hiệu như xác định sự kích thích lên mắt và mũi. Điều đó xảy ra ở mức nồng độ dưới giới hạn gây độc, và cần phải thông gió tốt hơn. Có thể dung môi không phải cực kỳ độc xong người công nhân nên đeo mặt nạ khí nén, và phải thông gió đầy đủ để giữ cho hơi dung môi ở dưới giới hạn nổ. Các nội quy phòng tránh được tóm tắt sau đây: Khi thi công hoặc sử dụng sơn có dung môi trong tank hoặc các khoang không gian kín Có thông gió đủ lưu lượng ở mọi nơi trong tank, giữ cho hỗn hợp ở dưới giới hạn nổ dưới.Việc thông gió duy trì trong suốt quá trình thi công, đến khi hoàn thành và còn kéo dài ít nhất là 3 giờ. Công nhân phải sử dụng mặt nạ khí trong tank và vùng không gian kín. Hơi dung môi phải được loại bỏ ra khỏi tank bằng cách hút. Đại bộ phân hơi dung môi nặng hơn không khí nên thường nằm ở phần đáy của tank hoặc phần dưới của không gian kín. Việc bố trí hệ thống thông các vị trí xa và các vùng thấp được chú ý thận trọng. Cung cấp khí để thở phải đầy đủ. Điều kiện trong quá trình thi công sơn: Phải duy trì các điều kiện sau đây: trong khi phun cát, thi công sơn và thời gian khô đóng rắn hoàn toàn (trong vòng 7 ngày sau khi sơn xong). Nhiệt độ bề mặt thép là trên 100C và cao hơn điểm sương ít nhất là 50C. Trong khi phun cát đến sơn lớp thứ nhất hoàn thành và cao hơn điểm sương 30C khi thi công lớp sơn thứ 2 và tiếp đóù. 5.2. Kiểm tra các loại máy(Máy nén khí, bình chứa, van an toàn, đồng hồ áp suất) CÁC MỤC MIÊU TẢ SỐ LƯỢNG Nhiệt biểu bề mặt 20 - 800C 1 Thước đo độ dày màng ướt 0 - 500 mic 3 Máy đo độ dày màng sơn khô 0 -1.000mic 6 Đo độ ẩm (tự quay) -15 - 400C 0 - 100% 4

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_trinh_chong_an_mon_kim_loai.doc