Giáo trình môn Thực tập ô tô

Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 1 Bài 1: NỘI QUY XƯỞNG, GIỚI THIỆU VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DỤNG CỤ 1.1. Nội quy xưởng thực tập: Tất cả các sinh viên khi xuống xưởng thực tập ngoài những nội qui của trường, của lớp thì phải tuân thủ nội qui của xưởng thực hành. Nội qui của xưởng như sau: - Sinh viên phải đi học đúng giờ, phải đeo thẻ, mặc trang phục bảo hộ đầy đủ - Trong giờ học phải chú ý nghe giảng, không làm việc riêng trong giờ học - Ra vào xuởng phải được sự đồng

pdf114 trang | Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giáo trình môn Thực tập ô tô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ý của giáo viên hướng dẫn - Không đánh cờ bạc, nghịch điện thoại hoặc làm việc khác trong giờ học. - Không được hút thuốc, uống rượu bia trong xưởng hoặc trước khi đến xưởng. - Trong giờ học muốn tham khảo các cơ cấu, hệ thống không phải bài học của ngày hôm đó phải được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn. 1.2. Dụng cụ tháo, lắp Trên động cơ, các chi tiết được lắp ghép chặt với nhau nhờ bu lông, đinh vít, đai ốc, chốt...vì vập cần phải có dụng cụ để tháo lắp cho nhanh, chính xác và tránh những hư hỏng các chi tiết của máy móc. Khi sử dụng phải sử dụng đúng cách, đúng kỹ thuật và dùng đúng dụng cụ cho phù hợp với từng công việc tháo lắp. 1.2.1. Các loại clê a. Clê dẹt (Hình 1.1) Hình 1.1. Clê dẹt và cách sử dụng Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 2 Có nhiều cỡ to nhỏ khác nhau dùng để mở những chỗ phẳng ít vướng, mô men xiết nhá. Miệng clê dẹt có bên to bên bé. Bên to chịu lực khoẻ hơn. Khi vặn bên bé làm bên tựa, bên to được dùng làm bên bẩy. Nếu dùng ngược lại với lực xiết lớn sẽ gẫy mỏ clê gây mất an toàn. Được sử dụng ở những vị trí mà bộ đầu khẩu hay chòng không thể sử dụng được để tháo hay thay thế bulông, đai ốc. Phần cán được gắn vào đầu cờlê với một góc 15O. Điều đó có nghĩa là qua việc lật cờlê lên, nó có thể sử dụng để quay tiếp ở những không gian chật hẹp. Khi nới lỏng ống nhiên liệu, hãy dùng 2 cờlê để nới lỏng đai ốc để tránh phần đối diện khỏi bị quay. Clê không thể cho mômen lớn, nên không được sử dụng để xiết lần cuối cùng (lần xiết bulông hay đai ốc cuối cùng). Không được lồng các ống thép vào phần cán của cờlê. Nó có thể làm cho mômen quá lớn tác dụng vào và có thể làm hỏng bulông hay cờlê. b. Clê choòng ( Hình 1.2) Hình 1. 2. Clê choòng và cách sử dụng Clê choòng cũng có nhiều kích cỡ. Loại này không mở miệng nên ôm gọn đầu bu lông, đai ốc nên khi vặn nó ít bị trượt, không có nguy cơ bị hỏng các góc của bulông và khoẻ hơn clê dẹt - Đầu clê thường nghiêng 1 góc 15o so với thân. Cấu tạo như vậy để dễ vặn hay vặn những chỗ trũng. Clê choòng loại phổ biến nhất thường 12 cạnh. Nó cho phép vặn bu lông đai ốc nếu clê xoay 30o. Clê 6 cạnh giữ bu lông đai ốc tốt hơn. c. Clê phối hợp (Hình 1.3) Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 3 Clê phối hợp là loại clê có 1 đầu kín và 1 đầu hở. Cả hai đầu thường có cùng cỡ loại clê này tháo ốc lần đầu và xiết ốc lần cuối. Ta sử dụng đầu kín vì bảo đảm bám chắc ốc. Cần xoay ra hay xiết vào ta dùng phía đầu hở. Hình 1.3. Clê phối hợp Hình 1.4. Clê khẩu d. Clê khẩu (Hình 1.4) Được chế tạo thành từng đoạn như khẩu mía mỗi cái mét cỡ. Một đầu có cạnh với số cạnh như clê choòng. Đầu kia có lỗ vuông để lắp với tay vặn. Clê khẩu khoẻ và linh hoạt hơn các loại clê khác. * Kèm theo clê khẩu có: - Tay vặn, nhiều đoạn nối dài khác nhau để vặn những vị trí sâu hoặc vướng víu không dùng clê thẳng được. - Tay vặn 1 chiều bên trong có cá hãm như líp xe đạp đoạn vướng để lắp với clê khẩu. Khi vặn lắc quay lại, có thể đổi chiều vặn được và nó được dùng để tháo lắp nhanh những chỗ bị hạn chế về không gian(hình 1.5). Không tác dụng mômen quá lớn. Nó có thể làm hỏng cấu trúc của cơ cấu cóc - Tay quay nhanh, dùng chỗ có nhiều ốc dùng khi tháo sẽ nhanh hơn (hình 1.6).có thể được sử dụng 2 chiều bằng cách trượt vị trí so với đầu khẩu, tạo hình chữ L để cải thiện mô men, hình chữ T để nâng cao tốc độ. Hình 1.5. Tay vặn 1 chiều Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 4 Hình 1.6. Tay quay nhanh và cách sử dụng e. Clê ống (Hình 1.7) Làm thành những đoạn dài ngắn khác nhau. Có giác 6 cạnh ở cả 2 đầu hoặc 1 đầu và ở đầu kia có lỗ để nắp tay vặn. Clê ống có loại chuyên dùng như loại tháo bu zi f. Clê lực (Hình 1.8) Loại clê này có nhiều loại có thân tròn hoặc dẹt một đầu có mỏ vuông phía dưới để lắp với tay vặn. Khi vặn bộ phận chỉ báo trên clê sẽ đo lực xoắn và lực quay nó là tổng cộng các lực tác dụng lên bu lông hay đai ốc loại này chỉ dùng để kiểm tra lực xiết. Hình 1.7. Clê ống Hình 1.8. Clê lực 1.2.2. Mỏ lết (Hình 1.9) Kết cấu mỏ lết có 2 hàm. Hàm cố định gắn với cán và hàm di động có thể điều chỉnh được độ rộng miệng trong mét khoảng nhất định nào đó cho phù hợp với cỡ ốc. Hàm di động chỉnh ra vào được nhờ trục vít. Bộ mỏ lết thường có 5 cây bề dài khác nhau: 0, 15, 20, 25 và 30cm. Mỏ lết thường được sử dụng chỉ khi tác dụng một lực Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 5 tương đối nhẹ. Chúng không khoẻ như clê có hàm cố định và có thể bị hỏng nếu như tácdụng một lực quá lớn. Mặt khác khi sử dụng không được dùng mỏ động làm mỏ bẩy. Hình 1.9. Mỏ lết và cách sử dụng Cách sử dụng clê và mỏ lết để tháo lắp - Chọn vị trí thao tác khi vặn lực tác dụng phải có hướng kéo về phía mình thế đứng vững chắc. - Clê phải đặt vuông góc với cánh tay, miệng clê phải vào hết và sát ốc. - Mặt clê luôn luôn thăng bằng với mặt phẳng vặn. Khi vặn chỉ được phép dùng lực của cánh tay, một tay cầm clê, một tay giữ. - Với clê dẹt và mỏ lết phải quay mỏ nhỏ, mỏ động vào phía mình. - Khi vặn 2 ốc siết nhau phải dùng 2 clê để cộng, dùng lực bàn tay để bóp. - Cấm không được vặn giật cục, dùng 2 tay để kéo hay đẩy clê. 1.2.3. Tuốc nơ vít (Tô vít) (Hình 1.10) Tuốc nơ vít có 2 loại là loại dẹt và loại 4 cạnh dùng để vặn những ốc vít có rãnh. Có loại to nhỏ, dài ngắn khác nhau để phù hợp với vít và chỗ vặn. Loại 50mm, 100mmđược tính từ đầu đến vị trí tra chuôi. Cách sử dụng: Chuôi tuốc nơ vít được nắm trong lòng bàn tay, các ngón tay xuôi theo tay. Khi vặn nhẹ dùng các ngón tay xoay, giữ cho tôvít thẳng và xoay trong khi tác dụng lực.. Khi vặn chặt bàn tay ấn mạnh, dùng cổ tay xoay. Ốc vít quá chặt dùng 2 tay ấn mạnh xuống để xoay. Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 6 - Có một số tuốc nơ vít ngang vặn như clê. - Tuốc nơ vít phải dùng đúng cỡ vừa khít với rãnh của vít, lưỡi không được tròn cạnh hoặc ngắn và mỏng hơn rãnh dễ bị trờn vít. - Khi vặn tuốc nơ vít phải thẳng góc, tránh hiện tượng trượt gây nguy hiểm. - Tuyệt đối không dùng tuốc nơ vít làm đục hoặc bẩy. - Khi cần mài phải mài đúng kỹ thuật, 2 mặt bên tuốc nơ vít gần song song chứ không nhọn bén như mũi đục. Hình 1.10. Tuốc nơ vít và cách sử dụng 1.2.4. Kìm (Hình 1.11) Là dụng cụ cầm tay có 2 hàm xoay điều chỉnh được dể cắt hoặc kẹp. Có nhiều loại và nhiều cỡ khác nhau tuỳ theo từng công dụng mà ta sử dụng cho hợp lý. Kìm để kéo, xoắn dây phanh, tháo chốt chẻ, móng hãmmỏ kìm có răng để kẹp các vật nhỏ hay tròn. Khi kẹp nếu vật là kim loại mềm phải lót đệm tránh xây xước. - Khi sử dụng tay bóp chặt kìm, không dùng kìm để vặn ốc hay đóng vật cứng gây sứt mẻkìm dùng cho thợ điện phải bọc nhựa cách điện. Hình: 3.11 Hình 1.11. Kìm Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 7 1.2.5. Búa (Hình 1.12 ) Dùng để tháo và thay thế các chi tiết bằng cách đóng vào chùn, và để thử độ xiết chặt của bulông bằng âm thanh. Thông thường loại búa tay 300 ÷ 500g. Tuỳ theo tính chất công việc mà dùng búa gỗ, nhựa hay cao su với nhiều hình dáng khác nhau. Có những loại búa sau: - Búa đầu tròn: Có đầu bằng thép. - Búa nhựa: Có đầu bằng nhựa, và được sử dụng ở những nơi cần tránh hư hỏng cho vật được đóng - Búa kiểm tra: Một búa nhỉ có tay cầm dài và mỏng, được sử dụng để kiểm tra độ xiết chặt của bulông, đai ốc bằng âm thanh và rung động phát ra khi gõ vào chúng Hình 1.12. Các loại búa a)Búa đầu tròn; b) Búa nhựa; c)Búa kiểm tra Khi sử dụng yêu cầu cán búa phải thẳng nhẵn, chêm chặt. Cầm quả búa cán đến khuỷu tay là vừa chiều dài. Khi đóng mặt búa phải thăng bằng. Tay và mặt búa không dính dầu mỡ, không đóng búa trực tiếp vào các bộ phận máy, mặt phẳng, cạnh sắc dễ hư hỏng gãy vỡ. 1.2.6. Tông, trục bậc (Hình 1.13) Là dụng cụ để tháo, lắp cá trục, chốt, vòng bi. Cấu tạo là một trục hình trụ đặc hoặc rỗng có nhiều kích thước khác nhau, được chế tạo từ nhiều loại vật liệu khác nhau như nhựa, nhôm, đồng, thép - Khi dùng chú ý chọn đường kính và vật liệu chế tạo trục phù hợp với vật cần tháo tránh gây hư hỏng cho vật tháo. Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 8 Hình:1.13. Tông, trục bậc Hình: 1.14. Vam 1.2.7. Vam (Hình 1.14) Có nhiều kiểu, nhiều loại dùng tháo lắp các bộ phận có độ chính xác cao và không thể tháo trực tiếp như vòng bi trụ đứngđảm bảo tháo, lắp được nhẹ nhàng không gây nứt vỡ hư hỏng cho chi tiết. - Vam được chia 2 loại: Van rút và van đẩy. Tuỳ theo vị trí tháo lắp ta phải chọn van cho phù hợp với công việc tháo lắp. 1.2.8. Lục lăng (Hình 1.15) Loại này dùng để tháo và xiết các ốc vít có đầu lõm lục giác. Loại vít này được dùng cho các chi tiết quay không bị vướng 1.2.9. Thiết bị nâng, hạ (Hình 1.16) Dùng để nâng hạ các vật nặng nhằm giảm sức lực cho thợ sửa chữa, công tác vận chuyển nhẹ nhàng, an toàn. - Thiết bị hạ nâng bao gồm kích, cẩu. Gồm 2 loại là thuỷ lực và cơ khí.Với mỗi loại này có một quy trình sử dụng riêng biệt, vì vậy khi sử dụng phải nắm chắc được quy trình vận hành. * Yêu cầu chung khi sử dụng thiết bị : - Nắm chắc quy trình vận hành, yêu cầu riêng với mỗi loại. Quan sát kỹ trước khi nâng hạ. - Khi nâng hạ phải chèn kê chắc chắn, đúng vị trí, trọng tâm.Vật dễ vỡ phải lót cẩn thận. - Không dùng vật cứng dễ vỡ để kê, kích gây tai nạn cho người và thiết bị. Hình 1.15. Lục lăng Hình 1.16. Kích Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 9 - Không dược phép sử dụng, thiết bị nâng hạ vật quá tải và tránh cho thiết bị chịu tải trọng trong thời gian dài. 1.3.Các loại dụng cụ đo kiểm 1.3.1. Panme (Hình 1.17) - Đây là loại dụng cụ được dùng khá phổ biến trong nghành chế tạo cơ khí. Panme là loại dụng cụ đo có độ chính xác cao 0.01mm. Phạm vi đo từ: 0~25mm, 25~50mm, 50~75mm, 75~100mm a. Cấu tạo Panme có cấu tạo gồm hai phần: Phần cố định và phần di động. - Phần cố định (Hay còn gọi là phần thân thước chính) trên có hai dãy vạch chia xen kẽ nhau tạo thành thân thước thẳng chỉ phần nguyên hoặc 1/2 của mm khi đo. Phần cố định gồm có mỏ cố định và phần thân thước. - Phần động bao gồm mỏ động và vòng du tiêu. Trên vòng du tiêu có 50 vạch chia chỉ phần lẻ của kích thước đo được. Khi du tiêu quay được 1 vòng thì mỏ động tịnh tiến được 0,5 mm . b. Phương pháp đo - Tay trái cầm vào thân thước cong để đỡ lấy thước, tay phải điều chỉnh mỏ động nhờ vít điều chỉnh. Khi quay vít điều chỉnh theo ngược chiều kim đồng hồ thì mỏ động di chuyển xa dần mỏ tĩnh. Khi quay vít cùng chiều kim đồng hồ thì mỏ động tiến sát vào mỏ tĩnh. Đưa chi tiết vào giữa hai mỏ của thước, ta xoay núm vặn theo cùng chiều kim đồng hồ cho tới khi mỏ động áp sát vào chi tiết đo. Khi nghe có tiếng kêu phát từ cơ cấu cóc thì dừng lại và lấy thước ra để đọc trị số. Hình 1.17. Panme 1- Đầu cố định; 2- Đầu di động; 3-Kẹp hãm; 4-Ren;5- Vòng xoay;6- Hãm cóc. Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 10 Cách đọc trị số : (Hình.1.18) - Phần nguyên của kích thước đo được đọc trên du xích thân thước chính. Giá trị đọc được là mm và 1/2 của mm. Ví dụ trường hợp 1 là 6 mm, trường hợp 2 là 48,5 mm. - Số % của mm được đọc trên thân thước vòng (Du tiêu vòng) và được tính như sau: Xét vạch nào trên du tiêu vòng trùng vạch trên thân thước thẳng thì giá trị đọc được chính là phần lẻ của kích thước đo. Ví dụ trường hợp 1 là 0,15 mm, trường hợp 2 là 0,45 mm. Cộng kết quả 2 lần đọc lại ta được kích thước thực của chi tiết cần đo. Ví dụ trường hợp 1 là 6 + 0,15 = 6,15 mm, trường hợp 2 là 48,5 + 0,45 = 48,95 mm. Trước khi sử dụng panme, hãy kiểm tra để chắc chắn rằng các vạnh 0 trùng khít với nhau. Cách kiểm tra như sau trong trường hợp panme 50~75 mm như trong hình vẽ 3.19a, đặt một dưỡng tiêu chuẩn 50mm vào giữa đầu đo và cho phép hãm cóc quay 2 đến 3 vòng. Sau đó, kiểm tra rằng đường chuẩn trên thân và vạch 0 trên vòng xoay trùng nhau. Trong trường hợp không bằng nhau thì điều chỉnh như sau: - Nếu sai số nhỏ hơn 0.02mm: Đẩy kẹm hãm để giữ chặt đầu di động. Sau đó dùng chìa điều chỉnh như trong hình vẽ 3.19b để di chuyển và điều chỉnh phần thân. - Nếu sai số lớn hơn 0.02mm: Đẩy kẹm hãm để giữ chặt đầu di động như trên. Dũng chìa điều chỉnh để nới lỏng hãm cóc theo hướng của mũi tên trên hình vẽ 3.19c. Sau đó, gióng thẳng vạnh không trên ống quay với đường chuẩn trên thân. Hình 3.19. Kiểm tra điều chỉnh Panme 1-Dưỡng tiêu chuẩn 50mm; 2-Giá; 3-Hãm cóc; 4-Đầu di động; 5-Kẹp hãm; 6-Thân;7-Ống xoay; 8-Chìa điều chỉnh Hình 1.18. Trị số trên đồng hồ Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 11 1.3.2. Thước cặp (Hình.1.20) - Dùng để đo các chi tiết có độ chính xác cao và được sử dụng khá phổ biến trong nghành cơ khí. Thước cặp có thể đo được các kích thước bên trong, bên ngoài và độ sâu của chi tiết gia công. a. Cấu tạo. - Thân thước chính (Phần tĩnh) gồm có 2 mỏ tĩnh và thân thước thẳng trên có khắc các vạch chia chỉ kích thước cơ bản của thước (mm). - Thân thước phụ ( phần động) gồm có mỏ động và du tiêu. Trên du tiêu có khắc các vạch chia độ chính xác của thước khi đo (Hay con gọi là phân lẻ của kích thước khi đo). Hình 1.20. Thước cặp 1-Đầu đo đường kính trong; 2- Đầu đo đường kính ngoài; 3- Vít hãm; 4- Thang đo thước trượt; 5-Thang đo chính; 6-Đo độ sâu; 7- Thanh đo độ sâu. b. Thao tác đo bằng thước cặp - Kiểm tra trước: Dùng ngón tay cái đẩy phần động sao cho mỏ tĩnh áp sát vào mỏ động, sau đó kiểm tra khe hở ánh sáng giữa hai mỏ đo. Khe hở giữa hai mỏ phải đều và hẹp đồng thời vạch 0 trên du tiêu và vách 0 trên thân thước chính trùng nhau. - Thao tác đo: Nới lỏng vít hãm , tay trái cầm chi tiết đo, tay phải cầm thước. Di chuyển du tiêu cho tới khi 2 mỏ tĩnh và mỏ động áp sát vào chi tiết đo. Xiết chặt vít hãm lại, lấy thước ra và đọc trị số. c. Đọc trị số trên thước - Xét xem vạch 0 trên du tiêu trùng hoặc liền sau vạch thứ bao nhiêu trên thân thước chính. Kết quả đó chính là phần chẵn của kích thước đo được. Nhìn xem vạch nào trên du tiêu trùng với 1 vạch nào đó trên thân thước chính thì kết quả đọc được trên du tiêu chính là phần lẻ của kích thước đo được. Cộng kết quả của 2 lần đọc lại ta được kết thước thực của chi tiết cần đo. Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 12 1.3.3. Đồng hồ so (Hình 1.21) - Là dụng cụ chỉ thị thông dụng được dùng trong các gá lắp đo lường kiểm tra để chỉ ra các sai lệch khi đo. Dùng để đo đường kính, xác định độ côn, ô van của lỗ, đo độ dơ, cong của các cổ trục. a.Cấu tạo: - Đồng hồ so thông thường có hai loại là một và hai vòng số. * Loại hai vòng số: Vòng ngoài thông thường được chia làm 100 vạch mỗi vạch 0,01 mm. Vòng trong mỗi vạch là 1mm. Nghĩa là kim quay được 1 vòng ngoài thì kim của vòng trong quay 1 vạch. * Loại một vòng số: Có kết cấu tương tự như loại hai vòng số chỉ khác là không có mặt hiển thị trong chỉ số mm. Cách sử dụng: - Cả hai loại đồng hồ trên mặt hiển thị đều có kim chỉ thị nếu dịch chuyền 1 vạch là 0,01mm. - Lắp đồng hồ với tay đo và chọn đoạn thước phù hợp với kích thước của lỗ đo lắp vào đồng hồ. - Nghiêng thước đút vào vị trí cần đo của lỗ, điều chỉnh cho kim đồng hồ chỉ về 0 rồi lắc ngang đồng hồ. Quan sát kim hiển thị nếu ở vị trí cao nhất đó là đường kính của lỗ đo. - Muốn biết kích thước thực của lỗ thì lấy kích thước của đoạn nối rồi cộng hoặc trừ số chỉ ở đồng hồ. Hình 1.21. Đồng hồ so Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 13 Bài 2. THÁO, LẮP, KIỂM TRA, SỬA CHỮA, ĐIỀU CHỈNH LY HỢP. 2.1. Những hiện tượng hư hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục ST T Hiện tượng Nguyên nhân có thể Kiểm tra, sửa chữa 1 Ly hợp bị trượt trong quá trình làm việc - Hành trình bàn đạp không đủ - Các thanh kéo bị cong hoặc kẹt khớp. - Lò xo ép bị yếu hoặc gãy - Các cần bẩy bị cong hoặc chỉnh không đều - Đĩa ma sát bị cong, vênh - Đĩa ép bị mòn, chai cứng, dính dầu Chỉnh lại Nắn, chỉnh và tra dầu Thay mới Chỉnh lại Nắn lại hoặc thay mới Thay tấm ma sát 2 Ly hợp rung và giật khi kết nối - Đĩa ma sát bị dính dầu mỡ hoặc long đinh tán - Kẹt đĩa ma sát trên khớp then hoa trục sơ cấp hộp số - Đĩa ma sát, lò xo hoặc đĩa ép bị vỡ - Đĩa ma sát bị cong, vênh - Chiều cao các đòn mở không bằng nhau Làm sạch, thay tấm ma sát hoặc thay đĩa Làm sạch, sửa chữa và bôi trơn khớp Thay chi tiết mới Nắn lại hoặc thay mới Chỉnh lại 3 Ly hợp nhả không hoàn toàn - Hành trình tự do bàn đạp quá dài - Đĩa ly hợp hoặc đĩa ép bị cong vênh - - Long đinh tán gắn các tấm ma sát - Chiều cao các cần bẩy không đều - Đĩa ma sát bị kẹt trên trục liy hợp Điều chỉnh lại Mài phẳng lại đĩa ép, nắn, thay đĩa ma sát Tán lại hoặc thay mới Chỉnh lại Làm sạch moay ơ, then hoa và tra dầu 4 Ly hợp gây ồn ở trạng thái nối - Khớp then hoa bị mòn gây rơ lỏng - Lò xo giảm chấn bị yếu, gãy - Động cơ và hộp số không thẳng tâm Thay chi tiết mòn Thay đĩa mới Định tâm và chỉnh lại Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 14 5 Ly hợp gây ồn ở trạng thái ngắt - Vòng bi, khớp trượt bị mòn, hỏng và khô dầu - Điều chỉnh các cần bẩy không đúng - Vòng bi gối trục sơ cấp ở đuôi trục khuỷu bị mòn, hỏng hoặc khô dầu - Lò xo màng bị mòn hỏng Tra dầu hoặc thay mới Điều chỉnh lại Tra dầu hoặc thay mới Thay đĩa ép và lò xo 6 Bàn đạp ly hợp bị rung - Động cơ và hộp số không thẳng tâm - Bánh đà bị cong vênh hoặc lắp không đúng - Vỏ ly hợp bị lắp lệch tâm với bánh đà - Chỉnh các cần bẩy không đều - Đĩa ép hoặc đĩa ma sát bị cong vênh - Cụm đĩa ép lắp không đúng tâm Chỉnh lại Sửa chữa hoặc thay Chỉnh lại Chỉnh lại hoặc thay đĩaép Thay mới Chỉnh lại 7 Đĩa ép bị mòn nhanh - Bánh đà hoặc đĩa ép bị nứt - Lò xo ép yếu, gãy - Đĩa ép và đĩa ma sát bị cong vênh - Hành trình tự do của bàn đạp không đúng - Lái xe đặt chân bàn đạp khi không cần ngắt ly hợp Thay chi tiết mới Thay cụm đĩa ép hoặc lò xo Thay mới Điều chỉnh lại Bỏ chân khỏi bàn đạp côn trừ khi cần thiết 8 Bàn đạp ly hợp nặng - Các thanh nối không thẳng hàng nhau và khớp của chúng khô dầu - Bàn đạp bị cong hoặc kẹt - Lò xo hồi về lắp không đúng Bảo dưỡng, chỉnh lại và tra dầu mỡ Kiểm tra, khắc phục Lắp lại 9 Bàn đạp ly hợp khi đạp không căng - Có bọt khí trong đường ống - Xi lanh con bị hỏng - Xi lanh cái bị hỏng Xả e Sửa chữa xi lanh con Sửa chữa xi lanh cái Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 15 2.2. Tháo, kiểm tra, sửa chữa ly hợp 2.2.1. Trình tự tháo ly hợp Zil130 STT Nội dung công việc Dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật 1 Chèn bánh xe Đòn kê, đòn chèn Đảm bảo an toàn 2 Tháo trục các đăng: - Đánh dấu trên mặt bích trục các đăng và mặt bích của bộ vi sai. - Tháo 4 đai ốc, 4 bu lông, 4 vòng đệm và ngắt trục cácđăng ra. Choòng 19-22 3 Tháo nắp đậy trên cabin Clê dẹt 10 4 Tháo dẫn động phanh tay Kìm 5 Tháo cơ cấu điều khiển Choòng 12 6 Tháo 4 bulông bắt hộp số với vỏ bao bánh đà Khẩu 19- 22 7 Tháo hộp số Palăng Xoay trục càng mở (càng cua) ở vị trí nằm ngang 8 Tháo trục càng mở Khẩu 14 9 Tháo bộ ly hợp Khẩu 12- 14 - Đánh dấu vị trí giữa vỏ ly hợp và bánh đà. - Nới lỏng đều, bắt chéo xen kẽ làm nhiều lần rồi mới tháo hẳn. 10 Tháo đĩa ép rời với vỏ ly hợp Choòng 14 Khi tháo xong ê cu nới bàn ép từ từ 11 Tháo đòn mở ly hợp 2.2.2. Kiểm tra, sửa chữa: a. Đĩa ma sát: * Hư hỏng - nguyên nhân: - Bề mặt của tấm ma sát bị dính dầu, mỡ. Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 16 - Bề mặt của tấm ma sát bị chai cứng, cháy xám, nứt vỡ do nhiệt độ cao, bị cong vênh. - Tấm ma sát bị mòn nhô đinh tán do làm việc lâu ngày. - Lò xo giảm chấn bị yếu, gãy do làm việc lâu ngày. - Lỗ then hoa moay ơ bị mòn hỏng do va đập với trục. * Tác hại: Gây hiện tượng trượt khi đóng ly hợp và khi nối truyền động có hiện tượng rung giật, các chi tiết bị mòn nhanh. * Kiểm tra, sửa chữa - Quan sát bề mặt của tấm ma sát nếu mòn ít,có dầu mỡ thì dùng xăng rửa sạch rồi lấy giấy nhám đánh lại. - Gõ vào tấm ma sát để phát hiện nếu đinh tán nào bị lỏng (có tiếng kêu rè) thì tán lại. - Dùng trục mới để kiểm tra rãnh then của moay ơ, nếu bị mòn nhiều thì phải thay mới. - Dùng hai khối nâng tâm, đồng hồ xo trục đồng tâm để kiểm tra độ vênh của đĩa ly hợp độ vênh quá thì phải uốn nắn lại. (Hình 2.1): - Kiểm tra chiều sâu của đinh tán nếu chiều sâu đinh tán không đủ tiêu chuẩn thì phải thay tấm ma sát mới.(Hình 2.2): Hình 2.1. Kiểm tra độ cong vênh của đĩa ma sát. 1. Đĩa ma sát; 2. Đồng hồ so; 3. Khối chống tâm. Hình 2.2. Kiểm tra chiều sâu đinh tán của đĩa ma sát. 1. Đĩa ma sát; 2. Thước cặp; 3. Chiều sâu đinh tán. Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 17 * Quy trình thay tấm ma sát mới: Bước 1: Bỏ tấm ma sát cũ. - Dùng mũi khoan để khoan bỏ mũ đinh tán sau đó dùng đột để đột bỏ đinh tán, lấy tấm ma sát cũ ra. - Dùng giấy ráp vệ sinh sạch sẽ đĩa thép. Bước 2: Chọn tấm ma sát và đinh tán: - Chọn tấm ma sát có kích thước phù hợp. - Chọn đinh tán bằng đồng rỗng hoặc bằng nhôm có đường kính ngoài bằng đường kính lỗ trên đĩa thép và chọn chiều dài đinh tán phù hợp. Bước 3: Đối với tấm ma sát chưa khoan lỗ cần tiến hành như sau: - Kẹp tâm ma sát vào đĩa thép bằng ê tô. - Dùng đĩa thép làm dưỡng và khoan. Mũi khoan thứ nhất có đường kính bằng đường kính của lỗ trên đĩa thép và khoan thẳng. - Mũi khoan thứ 2 có đường kính lớn hơn mũi khoan thứ nhất từ 0.2-0.5mm và khoan sâu 3/5 chiều dày tấm ma sát. Bước 4: Tán đinh - Chọn đinh tán có đường kính bằng đường kính lỗ thép và có chiều dài phù hợp. - Kẹp chốt tựa lên ê tô ở phía dưỡi, dùng đột chuyên dùng tán mũ còn lại. Nếu là đinh tán rỗng thì chốt tựa và đột đều là nhọn. - Khi tán phải tán 4 đinh tán cách đều nhau, đối xứng ở vùng ngoài trước sau đó tan các đinh còn lại theo đối xứng. - Ngoài phương pháp tán đinh còn dùng phương pháp dán bằng keo chuyên dùng. * Yêu cầu kỹ thuật sau khi sửa chữa: - Các mối ghép bằng đinh tán không được rơ lỏng. - Tấm ma sát không được cong vênh, rạn nứt. - Độ thụt sâu đinh tán từ 0.5 – 1.5mm. - Góc có tiếng kêu gọn không bị rè. b. Đĩa ép * Hư hỏng: - Bị mòn do ma sát khi đĩa ép và đĩa ma sát bị trượt trong khi cắt, nối ly hợp. Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 18 - Bị đinh tán cào xước. - Bị rạn nứt, cong vênh, cháy xám do nhiệt phát sinh khi ly hợp bị trượt. - Mòn không đều do lực ép không đều hoặc trục ly hợp không đồng tâm với trục khuỷu. * Kiểm tra: - Quan sát các vết nứt, xước, cháy xám bề mặt. - Đo bề dày của đĩa bằng thước cặp, so sánh với kích thước tiêu chuẩn để xác định độ mòn. - Kiểm tra độ cong vênh của đĩa ép bằng thước kiểm phẳng và căn lá (Hình 2.3) - Kiểm tra độ đảo của bánh đà bằng đồng hồ so (Hình 2.4). * Sửa chữa - Mòn ít, cháy xám nhẹ, vết xước nhỏ thì dùng giấy ráp để đánh sạch. - Mòn nhiều, xước sâu > 0.2mm thì mài lại nhưng vẫn đảm bảo độ dày cho phép (nếu làm giảm lực ép nên lò xo thì phải tăng chiều dày đệm cho phù hợp). - Nếu mòn nhiều, xước quá sâu, cong vênh nhiều thì phải thay mới. Hình 2.3. Kiểm tra độ cong vênh Hình 2.4. Kiểm tra độ đảo của bánh đà. của đĩa ép. c. Đòn mở ly hợp * Hư hỏng - Bị mòn đầu đòn mở, chỗ tiếp xúc với vòng bi tì. - Chỗ lắp với chốt nối đĩa ép bị mòn - Loại lò xo màng thường bị biến dạng nứt gẫy. Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 19 * Nguyên nhân: - Do ma sát với vòng bi tì hoặc bi tì hỏng, kẹt - Chịu nhiệt độ cao khi vòng bi bị trượt trên nó. - Lỗ lắp chốt bi bị mòn do làm việc lâu ngày. * Tác hại: Làm tăng hành trình tự do của bàn đạp, ly hợp đóng, cắt không dứt khoát. Gây nên hiện tượng trượt và vào số khó khăn. * Kiểm tra và sửa chữa: - Đầu đòn mở bị mòn thì hàn đắp rồi gia công lại. Phải đảm bảo độ nhẵn và bán kính cong. - Loại đầu đòn có bu lông điều chỉnh nếu mòn thì thay bu lông mới. - Loại thép tấm dập bị biến dạng thì nắn lại. Nứt gãy thì thay mới. - Lỗ lắp chốt bị mòn thì thay chốt mới lớn hơn. d. Vòng bi T - Hư hỏng: Chủ yếu là vỡ, khô, kẹt, bị mòn mặt tiếp xúc với đòn mở. - Nguyên nhân: Do làm việc lâu ngày không thực hiện đúng chu kỳ bảo dưỡng, điều chỉnh không có hành trình tự do của bàn đạp. - Tác hại: Làm cho tốc độ mòn các chi tiết nhanh và có tiếng kêu khi cắt ly hợp. - Kiểm tra, sửa chữa:  Quay vòng bi bằng tay trong khi ấn theo phương dọc trục (hình 2.5).  Lưu ý: Do vòng bi là loại bôi trơn vĩnh cửu và do đó không rửa hay bôi trơn vòng bi. Hình 2.5 Hình 2.6 Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 20  Dùng hai tay nắm lấy moayơ và nắp vòng bi lắc đều các phương để xem hệ thống tự định tâm có bị dính không? Moayơ và nắp có độ dịch chuyển khoảng 1mm (hình 2.6)..  Nếu tìm ra trục trặc thì thay thế vòng bi. - Phải thường xuyên bơm mỡ cho đầy đủ, nếu vòng bi bị hỏng thi thay mới. e. Lò xo ép * Hư hỏng, nguyên nhân: Lò xo ép bị nứt gãy do làm việc lâu ngày, bảo dưỡng không đúng định kỳ dẫn đến ly hợp bị trượt sinh ra nhiệt, Tác hại là các chi tiết bị biến dạng, biến tính dẫn đến hỏng. * Kiểm tra, sửa chữa - Dùng phương pháp quan sát, nếu thấy hiện tượng nứt, gãy hoặc mòn vẹt quá 1/3 so với ban đầu thì phải thay lò xo mới - Dùng thước cặp để đo chiều cao lò xo rồi so sánh với lò xo mẫu. Yêu cầu sai lệch <0.2mm - Dùng thước vuông để kiểm tra độ nghiêng của lò xo. Yêu cầu độ nghiêng <20 (hoặc 2mm) f. Trục ly hợp * Hư hỏng, nguyên nhân: - Trục ly hợp bị mòn lỗ lắp ghép vòng bi do tháo lắp không đúng kỹ thuật. - Rãnh then hoa bị mòn do làm việc lâu ngày, bảo dưỡng không đúng định kỳ. * Kiểm tra - Dùng mắt quan sát. - Dùng panme đo đường kính chỗ lắp vòng bi để xác định độ mòn. - Dùng dưỡng hoặc moay ơ đĩa ma sát mới để kiểm tra then hoa * Sửa chữa - Vị trí lắp vòng bi cổ trục ly hợp bị mòn thì dùng phương pháp phun kim loại. - Then hoa bị sứt mẻ thì hàn đắp, gia công lại theo đúng kích thước ban đầu. g. Cơ cấu điều khiển * Hư hỏng: Trên ô tô hiện nay loại ly hợp ma sát một đĩa thường đóng có bộ phận dẫn động bằng dây cáp và thủy lực. Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 21 - Đối với ly hợp dẫn động bằng dây cáp các hư hỏng thường xảy ra là: + Dây cáp bị xước, đứt. + Đối với dây cáp tự điều chỉnh còn có hư hỏng là mòn, sứt mẻ bánh răng rẻ quạt, con cóc nguyên nhân do ma sát khi thiếu dầu mỡ bôi trơn. + Vòng bi T và bạc trượt bị mòn. * Tác hại: ly hợp cắt, nối khó khăn, thậm chí không cắt được ly hợp. - Đối với dẫn động bằng thủy lực: + Xi lanh bị mòn, xước. + Piston, cupen bị mòn, xước, kẹt, lọt khí vào hệ thống. + Các đầu nối, giắc co và đường ống bị trờn ren, nứt thủng. Tác hại: Cắt nối ly hợp khó khăn thậm chí không cắt được ly hợp. * Kiểm tra, sửa chữa: - Quan sát các bộ phận thường hư hỏng như dây cáp, bánh răng rẻ quạt, piston, cuppen, giắc co, đường ống nếu thấy có hư hỏng cần thay mới. - Kiểm tra vòng bi T bằng cách vừa quay vừa ấn mạnh theo chiều dọc trục, nếu có tiếng kêu hoặc có phản lực lớn thì cần phải thay đồng bộ với bạc trượt. - Kiểm tra đường kính xi lanh bằng đồng hồ so và so sánh với kích thước cho phép, nếu mòn quá trị số cho phép thì cần phải thay mới. - Kiểm tra xi lanh xem có bị xước không. Nếu xước nhẹ thì dùng giấy ráp mịn đánh sạch và dùng tiếp. 2.3. Trình tự lắp ly hợp Trình tự lắp tiến hành ngược với trình tự tháo. Chú ý: - Kiểm tra lại, chắc chắn rằng đĩa ma sát, đĩa ép sạch, không dính dầu mỡ. - Lắp bộ li ly hợp lên bánh đà đúng dấu. - Bôi một lớp mỡ mỏng lên các then hoa đĩa ly hợp. - Khi xiết chặt các bu lông ly hợp, bắt đầu xiết từ bu lông gần chốt định vị. Sau đó xiết dần từng vòng một theo thứ tự. - Trước khi xiết bu lông thật hoàn toàn lắc SST theo các phương để đảm bảo độ đồng tâm của bộ ly hợp. Nếu đúng thì tiếp tục xiết bu lông đủ moment xiết yêu cầu. - Bôi một lượng mỡ tối thiểu lên các chi tiết quay như hình 2.7 để ngăn mỡ bám vào lớp ma sát do lực ly tâm khi ly hợp quay. Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 22 - Điều chỉnh chiều cao các đòn mở sau khi lắp bộ ly hợp lên động cơ. Hình 2.7. Các vị trí bôi mỡ trước khi lắp ly hợp. 2.4. Kiểm tra, điều chỉnh ly hợp 2.4.1. Kiểm tra, điều chỉnh chiều cao bàn đạp - Kiểm tra: dùng thước dài đo khoảng cách từ sàn xe đến bàn đạp ly hợp. Yêu cầu chiều cao bàn đạp = 170mm đối với Toyota Hiace. Nếu không đúng cần tiến hành điều chỉnh lại - Điều chỉnh: Nới lỏng đai ốc hãm và xoay lại bu lông tỳ (bu lông chặn) cho tới khi đạt chiều cao bàn đạp tiêu chuẩn. Xiết đai ốc hãm lại 2.4.2. Kiểm tra, điều chỉnh hành trình tự do bàn đạp - Hành trình tự do của bàn đạp ly hợp là khoảng cách đi xuống của bàn đạp ly hợp từ lúc người lái bắt đầu tác động lên bàn đạp đến khi vòng bi T chạm tới đầu đòn mở. - Kiểm tra: Đặt thước lá sát bàn đạp ly hợp, vuông góc với sàn xe, đánh dấu trên thước vị trí bàn đạp khi ở trạng thái tự do. Một tay giữ thước, một tay ấn bàn đạp ly hợp khi nào thấy có lực cản thì dừng lại, đánh dấu tiếp trên thước. Khoảng cách giữa hai dấu trên thước chính là hành trình tự do của bàn đạp. Tuỳ từng loại xe mà hành trình tự do bàn đạp sẽ khác nhau. Hình 2.8. Kiểm tra, điều chỉnh hành trình bàn đạp Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 23 Hình 2.9. Điều chỉnh hành trình tự do bàn đạp ly hợp (dẫn động thủy lực). a) Điều chỉnh hành trình tự do đối với loại dẫn động cơ khí. b) Điều chỉnh hành trình tự do đối với loại dẫn động thủy lực. 1. Bàn đạp ly hợp; 2. Đòn dẫn động; 3. Lò xo hồi vị; 4. Dẫn động đến càng cua mở ly hợp; 5. Bu lông điều chỉnh; 6. Càng cua mở ly hợp; 7. Bi T; 8. Ê cu hãm; 9. Khung xe; 10. Đòn mở ly hợp. Ví dụ: Loại xe Hành trình tự do (mm) UAZ ZIL 130, 131 GAZ 66 IFA – W 50L KAMAZ TOYOTA CARINA, CORONA,COROLLA HIACE 28 ÷38 35...ả dứa hoặc dùng tay, độ dao động của kim đồng hồ cho ta biết độ dơ dọc trục. Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 53 Độ dơ dọc trục yêu cầu phải nằm trong giới hạn: 0,05  0,10 mm. Nếu độ dơ quá nhỏ, lực bẩy sẽ lớn hơn quy định ta tháo ra thêm căn đệm vào hai vòng bi côn. Nếu quá lớn thì bỏ bớt căn đệm ra. b) Kiểm tra điều chỉnh cụm bánh răng vành chậu (hình 4.2) Lắp bánh răng vành chậu vào vỏ cầu, dùng đồng hồ so đo tì vào lưng bánh răng, dùng đòn bẩy bánh răng di chuyển, chỉ số ở đồng hồ chính là độ dơ dọc của nó. Độ dơ cho phép là 0,10mm nếu không đạt thì điều chỉnh lại. Tuỳ từng kết cấu của mỗi loại cầu mà có phương pháp điều chỉnh cho thích hợp: - Đối với xe Zil130: Nếu độ rơ lớn quá ta bớt căn đệm điều chỉnh ở nắp ổ bi đỡ đầu trục. Nếu độ rơ quá nhỏ thì thêm căn đệm. - Loại vòng êcu thì tăng giảm các vòng ren để điều chỉnh (Lada; Toyota...). Hình 4.2. Kiểm tra, điều chỉnh cụm bánh răng vành chậu c) Điều chỉnh vết tiếp xúc bánh răng vành chậu và bánh răng quả dứa - Chỉ tiến hành điều chỉnh vết tiếp xúc giữa bánh răng vành chậu và bánh răng quả dứa khi đã điều chỉnh xong cụm bánh răng vành chậu và cụm bánh răng quả dứa. - Kiểm tra (hình4.3)  Lau sạch bề mặt làm việc của 2 bánh răng.  Bôi mỡ bò, chì đỏ, bột màu hay oxide sắt vàng trên các răng của bánh răng vành chậu. Quay bánh răng vành chậu theo một chiều rồi quay ngược lại. Quan sát vết tiếp xúc. - Tiếp xúc tốt đạt yêu cầu kỹ thuật. Vết bột mầu dính gọn, chiếm 2/3 diện tích bề mặt, cân đối, đều trên mặt sườn các răng.(hình 4.4) Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 54 Hình 4.3: Bôi bột màu - Tiếp xúc nặng ở chân răng (hình4.5): Bột màu dính tất phía dưới, sát chân răng Điều chỉnh bằng cách dịch bánh răng quả dứa ra cách xa tâm của bánh răng vành chậu. Nếu khe hở lớn quá ta ép bánh răng vành châụ vào bánh răng quả dứa (hình 4.9.a). Thực hiện bằng cách thêm đệm mỏng hơn vào giữa bánh răng quả dứa và bạc đạn phía sau. - Tiếp xúc nặng đỉnh răng (hình 4.6): Bột màu dính phía trên mặt răng. Điều chỉnh bằng cách dịch bánh răng quả dứa gần tâm bánh răng vành chậu (hình 4.9.b). Thực hiện bằng cách thêm đệm dày hơn vào phía sau bánh răng quả dứa. Nếu cần thiết điều chỉnh lại khe hở ăn khớp của bánh răng quả dứa và bánh răng vành chậu bằng cách dịch bánh răng vành chậu ra xa bánh răng quả dứa - Tiếp xúc năng nơi đầu răng (phía trong- Hình 4.7):Bột màu dính vào nơi đầu hẹp của các răng. Điều chỉnh bằng cách đưa bánh răng vành chậu ra xa bánh răng quả dứa. Nếu khe hở lớn quá ta ép bánh răng quả Hình 4.5 Hình 4.7 Hình 4.4 Hình 4.6 Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 55 dứa vào (hình 4.9.c) Thực hiện bằng cách thêm căn đệm vào phía sau bánh răng vành chậu - Tiếp xúc nặng nơi gót răng (phía ngoài-hình 4.8): Bột màu dính vào nơi đầu lớn của các răng Điều chỉnh bằng cách đưa bánh răng vành chậu lại gần bánh răng quả dứa. Nếu khe hở nhỏ quá thì ta dịch chuyển bánh răng quả dứa ra (hình 4.9.d) Thực hiện bằng cách bỏ bớt căn đệm phía sau bánh răng vành chậu. 4.3.2. Trình tự lắp Trình tự lắp tiến hành ngược trình tự tháo. Khi lắp cần chú ý: - Bôi trơn dầu mỡ vào các bánh răng, trục và bu lông. - Lắp các chi tiết theo đúng thứ tự, đúng dấu. - Khi lắp bánh răng vành chậu, gia nhiệt bằng dầu, sau khi bánh răng vành chậu nguội mới siết lại các bu lông. Quy trình cụ thể như sau: a. Lau sạch bề mặt vỏ vi sai ở chỗ nó tiếp xúc với bánh răng vành chậu. b. Gia nhiệt bánh răng vành chậu đến khoảng 100 0 C (212 0 F) trong bể dầu (hình 4.10). Chú ý: Không được gia nhiệt bánh răng vành chậu lên quá 110 0 C(230 0 F) c. Lau sạch bề mặt tiếp xúc của bánh răng vành chậu bằng dung môi làm sạch. Hình 4.8 a) b) c) d) Hình 4.9. Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 56 d. Sau đó đặt nhanh bánh răng vành chậu lên vỏ vi sai và gióng thẳng các dấu ghi trên bánh răng vành chậu và vỏ vi sai. e. Bôi dầu hộp số lên bộ bu lông của bánh răng vành chậu. f. Lắp tạm bộ tấm hãm mới và bộ bu lông. Hình 4.10 g. Sau khi bánh răng vành chậu nguội thì xiết chặt bộ bu lông từng li một. Moment xiết 985 kg-cm (0.7 N.m) a. Dùng búa và đột bẻ gập các tai của các tấm hãm. Chú ý : Bẻ gập một tai của tấm hãm tiếp xúc với phần phẳng tương ứng của đầu bu lông(mũi tên A) còn đối với tai của tấm hãm tiếp xúc với phần góc đầu bu lông thì bẻ gập tai đó sao cho chỉ một nữa tai tiếp xúc với phần phẳng (mũi tên B) mà thôi. - Trong quá trình lắp: lắp đến đâu thực hiện kiểm tra, điều chỉnh đến đó. Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 57 Bài 5. THÁO, LẮP, KIỂM TRA, ĐIỀU CHỈNH TRUYỀN LỰC CUỐI CÙNG VÀ MOAYƠ BÁNH XE 5.1. Những hư hỏng, nguyên nhân, tác hại a. Truyền lực cuối cùng (bán trục) - Bán trục bị gãy do quá tải. - Bán trục cong do chịu mô men xoắn lớn và đột ngột. - Nứt chỗ chuyển tiếp giữa mặt bích do chịu lực đột ngột. - Mặt bích bị đảo do siết bu lông không đều. - Phần then hoa mòn do va đập. * Tác hại: Gây mất an toàn khi xe chuyển động. b. Moay ơ bánh xe - Vòng bi hỏng, tróc rỗ, vỡ do điều chỉnh không đúng, thiếu mỡ bôi trơn và làm việc lâu ngày. - Vòng chắn mỡ bị rách, biến cứng, phớt chắn dầu bị biến cứng, rách. - Gẫy ren, chờn ren ở vị trí bắt trục láp và bánh xe. * Tác hại: Làm cho bánh xe bị đảo, lốp mòn nhanh, làm vỡ, hỏng bi và không an toàn khi xe chuyển động. Phớt chắn dầu hỏng làm làm bi mòn nhanh, mỡ vào tang trống phanh làm hiệu quả phanh kém, mất an toàn. 5.2. Kiểm tra, điều chỉnh a. Truyền lực cuối cùng (bán trục) - §­a trôc lªn khèi ch÷ V hoÆc ®­a lªn mòi trèng t©m m¸y tiÖn kiÓm tra ®é cong, nÕu ®é cong l¬n h¬n 0.10 mm ph¶i n¾n l¹i trªn m¸y Ðp, thay nÕu kh«ng thÓ kh¾c phôc b»ng n¾n nguéi. H×nh 5.1: KiÓm tra ®é cong cña b¸n trôc Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 58 - KiÓm tra ®é ®¶o mÆt bÝch b»ng ®ång hå so, ®é ®·o mÆt bÝch cho phÐp tõ 0.15 - 0.20 mm (hình 5.2). Hình 5.2 - R·nh then hoa kh«ng ®­îc mßn qu¸ 0.4 mm, nÕu h¬n tèt nhÊt thay b¸n trôc míi, tr­êng hîp ®Æc biÖt cã thÓ hµn ®¾p gia c«ng l¹i. NÕu b¸n trôc bÞ r¹n nøt ph¶i thay míi. - Th¸o vµ thay vßng bi, vßng ch¾n dÇu ë ®Çu ngoµi b¸n trôc nÕu cÇn. b. Moay ơ b¸nh xe - Vßng bi bÞ vì, trãc dç th× thay míi. - Ecu moay ¬ bÞ háng th× gia c«ng l¹i. - §Ó ®iÒu chØnh moay ¬, tiÕn hµnh theo c¸c b­íc nh­ sau:  KÝch xe lªn, th¸o Ecu h·m vµ long ®en ra.  XiÕt chÆt Ecu ®iÒu chØnh vµo råi níi ra kho¶ng 1/6 vßng, khi ®ã moay ¬ ph¶i quay ®­îc nhÑ nhµng, l¾c kh«ng cã ®é d¬ th× ®¹t.  L¾p ®Öm vµ Ecu h·m xiÕt chÆt theo m« men xiÕt quy ®Þnh. L¾p ®Öm vµ n¾p ®¹y mÆt bÝch b¸n trôc.  Quay vµ kiÓm tra l¹i. H×nh 5.3: KiÓm tra ®é ®¶o cña moay ¬. Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 59 Bài 6.THÁO LẮP, KIỂM TRA, SỬA CHỮA, ĐIỀU CHỈNH, CHIA TAY LÁI TRONG HỆ THỐNG LÁI. 6.1. Kiểm tra, sửa chữa hệ thống lái cơ khí 6.1.1. Những sai hỏng, nguyên nhân, tác hại a. Hệ thống lái bị rơ lỏng: * Nguyên nhân : - Cơ cấu lái (hộp lái) quá dơ lỏng. - Do cơ cấu dẫn động lái bị mòn, bu lông và đai ốc bắt không chặt, chốt chẻ hỏng. - Có sự mòn khuyết các khớp nối cầu của cơ cấu dẫn động lái. * Tác hại: - Điều khiển lái không chính xác, gây mất an toàn. b.Tay lái nặng: * Nguyên nhân: - Điều chỉnh cơ cấu lái quá chặt hoặc do thiếu dầu. - Dẫn động lái bị chặt (khe hở các khớp quá nhỏ, thiếu mỡ bôi trơn). - Bánh xe trước không đủ áp suất. - Điều chỉnh sai độ chụm. * Tác hại: Khó điều khiển, gây mệt mỏi cho người lái. c. Chạy sai quỹ đạo chuyển động . * Nguyên nhân : - Áp suất bánh xe không đều nhau. - Lốp mòn không đều hoặc hỏng. - Góc đặt bánh xe dẫn hướng sai. - Dẫn động lái quá dơ lỏng, khớp cầu mòn . - Bánh xe bị rơ lỏng quá mức. * Tác hại: - Khó điều khiển, gây mệt mỏi cho người lái. - Khó chạy thẳng. d. Rò rỉ dầu: Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 60 * Nguyên nhân: - Các gioăng đệm bị hỏng, các đầu nối bị hở, bị nứt. - Mức dầu quá cao. * Tác hại: - Các chi tiết mòn hỏng nhanh . - Có thể không điều khiển được. e. Có tiếng ồn khi làm việc: * Nguyên nhân: - Hệ thống mòn hỏng . - Cơ cấu lái bị mòn, dơ lỏng. - Các khớp, ổ đỡ rơ hoặc thiếu dầu. - Điều chỉnh dây đai của trợ lực lái quá căng. * Tác hại : - Gây mòn hỏng nhanh. - Điều khiển lái mất chính xác. 6.1.2. Tháo, kiểm tra 6.1.2.1. Trình tự tháo STT Nguyên công Dụng cụ Chú ý 1 Xả dầu hộp tay lái Clê dẹt 14 Xả dầu vào khay 2 Tháo êcu hãm đòn quay đứng clê dẹt 36 3 Tháo đòn quay đứng Búa Đánh dấu vị trí lắp ghép 4 Tháo khớp các đăng lái Đánh dấu vị trí lắp ghép trục các đăng lái với trục lái 5 Tháo hộp tay lái ra khỏi xe Chòng 14-17 6 Tháo thanh kéo dọc Clê dẹt 19- 22, kìm 7 Tháo cơ cấu hình thang lái Clê dẹt 19- 22, kìm * Tháo rời cơ cấu lái (kiểu trục vít - con lăn): Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 61 Hình 6.1. Chi tiết tháo rời của cơ cấu lái kiểu trục vít – con lăn 3. Con lăn ba răng; 5. Trục vít; 10. Trụ lái Bước 1: Tháo hộp tay lái ra khỏi xe (tham khảo mục 6.2. Tháo, lắp, kiểm tra hệ thống lái ) Bước 2: Tháo rời cơ cấu lái - Nới êcu hãm, nới vít điều chỉnh. - Tháo mặt bích đầu trục con lăn. - Tháo nắp đậy phía dưới. - Tháo nắp đậy trên. - Tháo trục vít vòng bi. b. Tháo cơ cấu lái có trợ lực (loại trục vít – ê cu bi – con lăn) Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 62 Bước 1: Tháo hộp tay lái ra khỏi xe (tham khảo mục 6.2. Tháo, kiểm tra, lắp hệ thống lái) Bước 2: Tháo rời hộp tay lái - Tháo nắp đậy phía trên. - Tháo mặt bích đầu trục bánh răng rẻ quạt. - Tháo bánh răng rẻ quạt. - Tháo bộ phận ngăn kéo. - Tháo piston-thanh răng và trục tay lái 6.1.2.2. Kiểm tra a) Kiểm tra tình trạng dơ lỏng của cơ cấu (khớp cầu, đòn ngang và đòn bên). - Nâng cho hai bánh trước khỏi mặt đất. - Dùng hai tay nắm chặt các bánh trước, rồi gạt vào hoặc đẩy ra cùng lúc.(hình 6.2) - Nếu cảm thấy khoảng dịch chuyển của động tác này khá lớn thì chứng tỏ có dơ lỏng ở cơ cấu hình thang lái Hình 6.2 Chú ý: Trước khi làm nên kiểm tra độ dơ vòng bi bánh xe trước . b. Kiểm tra khe hở, độ dơ trong các khớp nối: - Nắm vào các khớp cần kiểm tra rồi lắc mạnh. - Kiểm tra ở các vị trí ăn khớp khác nhau của khớp. (hình 6.3) c. Kiểm tra khớp cầu (rô tuyn) * Cách 1: - Tháo rời cụm khớp cầu khỏi cơ cấu. - Dùng tay nắm chặt hai trục đẩy đi đẩy lại để kiểm tra độ dơ của khớp cầu. (hình 6.4). Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 63 * Cách 2: - Kích xe cho hai bánh trước không chạm đất và khớp cầu không chịu tải. (vì khi có tải nó sẽ triệt tiêu khe hở nên ta không kiểm tra được). - Sau đó gắn đồng hồ so vào tay đòn dưới, mũi đồng hồ tựa vào mặt dưới của chân ngõng xoay. (hình 6.5). - Dùng xà beng kéo chân ngõng xoay lên, xuống để kiểm tra độ dơ đứng của khớp cầu, thông thường độ dơ đứng không được vượt quá 1.2 mm . - Kéo bánh xe và đẩy vào ra để kiểm tra độ dơ ngang của khớp cầu. Hình 6.3 Hình 6.4. Hình 6.5. d. Kiểm tra đòn ngang, đòn dọc, đòn bên: Dùng đồng hồ so kiểm tra độ cong của đòn ngang , đòn dọc và đòn bên bằng cách gá trên gá chữ V sau đó dùng đồng hồ so tì vào các vị trí khác nhau kết hợp với xoay đòn. 6.1.3. Sửa chữa, lắp Trình tự lắp tiến hành ngược với trình tự tháo, khi lắp chú ý: - Vệ sinh sạch sẽ các chi tiết trước khi lắp. Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 64 - Khi lắp phải đúng theo chiều và đúng vị trí, không làm xước bề mặt thanh răng và làm rách các phớt chắn dầu. - Kiểm tra và điều chỉnh khe hở ăn khớp của trục vít – con lăn sau khi lắp. 6.2. Kiểm tra, sửa chữa hệ thống lái trợ lực thủy lực 6.2.1. Hiện tượng hư hỏng, nguyên nhân, tác hại a. Hệ thống lái bị rơ lỏng: * Nguyên nhân : - Cơ cấu lái (hộp lái) quá dơ lỏng. - Do cơ cấu dẫn động lái bị mòn, bu lông và đai ốc bắt không chặt, chốt chẻ hỏng. - Có sự mòn khuyết các khớp nối cầu của cơ cấu dẫn động lái. * Tác hại: - Điều khiển lái không chính xác, gây mất an toàn. b.Tay lái nặng: * Nguyên nhân: - Điều chỉnh cơ cấu lái quá chặt hoặc do thiếu dầu. - Dẫn động lái bị chặt (khe hở các khớp quá nhỏ, thiếu mỡ bôi trơn). - Bánh xe trước không đủ áp suất. - Trợ lực lái bị hỏng. - Thiếu dầu trợ lực lái. - Bơm trợ lực lái bị hỏng. Dây đai dẫn động bơm trợ lực lái bị chùng. - Điều chỉnh sai độ chụm. * Tác hại: Khó điều khiển, gây mệt mỏi cho người lái. c. Chạy sai quỹ đạo chuyển động . * Nguyên nhân : - Áp suất bánh xe không đều nhau. - Lốp mòn không đều hoặc hỏng. - Góc đặt bánh xe dẫn hướng sai. Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 65 - Dẫn động lái quá dơ lỏng, khớp cầu mòn . - Bánh xe bị rơ lỏng quá mức. * Tác hại: - Khó điều khiển, gây mệt mỏi cho người lái. - Khó chạy thẳng. d. Rò rỉ dầu: * Nguyên nhân: - Các gioăng đệm bị hỏng, các đầu nối bị hở, bị nứt. - Mức dầu quá cao. * Tác hại: - Các chi tiết mòn hỏng nhanh . - Có thể không điều khiển được. e. Có tiếng ồn khi làm việc: * Nguyên nhân: - Hệ thống mòn hỏng . - Cơ cấu lái bị mòn, dơ lỏng. - Các khớp, ổ đỡ rơ hoặc thiếu dầu. - Điều chỉnh dây đai của trợ lực lái quá căng. * Tác hại : - Gây mòn hỏng nhanh. - Điều khiển lái mất chính xác. 6.2.2. Trình tự tháo, kiểm tra, sửa chữa hệ thống lái trợ lực thủy lực 6.2.2.1. Trình tự tháo Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 66 Hình 6.6. Sơ đồ cấu tạo hệ thống lái có trợ lực (trên xe Zil130). STT Nội dung công việc Dụng cụ Chú ý 1 Xả dầu hộp tay lái Clê dẹt 14 Xả dầu vào khay 2 Tháo các đường ống dầu cao áp và hạ áp Clê dẹt 19-22 Không làm hỏng các gioăng đệm làm kín 3 Tháo bơm dầu: - Nới lỏng êcu, tháo dây đai. - Tháo bơm Khẩu 19-22 4 Tháo đòn quay đứng: - Tháo êcu bắt đòn quay đứng. - Tháo đòn quay đứng. Clê dẹt 36-42; Búa 5 Tháo hộp tay lái: Chòng 12-14. Quay vôlăng cho bulông lên trên để Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 67 - Tháo bulông liên kết giữa trục tay lái và hộp tay lái. - Tháo hộp tay lái. Khẩu 17-19 tháo. 6 Tháo núm còi Vừa ấn vừa xoay 7 Tháo đòn kéo dọc Clê dẹt 19-22; kìm 8 Tháo hình thang lái: Tháo êcu, dùng búa đóng vào hai bên. Kìm, clê dẹt 19-22; búa 9 Tháo các khớp rôtuyn Vam chuyên dùng Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 68 Hình 6.7. Cơ cấu lái trợ lực thuỷ lực. 2 3 1 6 5 4 A B 7 9 8 1. Bơm dầu 2. Lọc dầu 3. Van xả dầu 4. Van an toàn. 5. Con lăn 6. Trục vít 7. Ngăn kéo p.phối 8. Bánh răng rẻ quạt 9. Piston răng. 10. Ổ lăn 10 Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 69 Hình 6.8. Sơ đồ nguyên lý hệ thống lái trợ lực thuỷ lực (Zil130) 6.2.2.2. Kiểm tra - Việc kiểm tra, sửa chữa cơ cấu hình thang lái, trục lái là tương tự như hệ thống lái cơ khí. Điểm khác biệt giữa hệ thống lái cơ khí và hệ thống lái trợ lực thủy lực là cơ cấu lái. Bài giảng sẽ trình bày chi tiết nội dung kiểm tra, sửa chữa cơ cấu lái ở hệ thống lái trợ lực thủy lực: - Vòng bi: quan sát xem các vòng bi có bị mòn, rơ rão hay không. Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 70 - Trục vít, con lăn, cung răng, thanh răng có bị mòn, xước hay không. Dùng dưỡng để kiểm tra độ mòn của các cung răng, thanh răng. - Phớt chắn dầu: Kiểm tra các phớt chắn dầu xem có bị rách, biến cứng hay không. - Ngăn kéo phân phối: dùng dụng cụ đo kiểm tra xem ngăn kéo phân phối có bị mòn hay không. - Lò xo: Kiểm tra xem các lò xo có bị mòn, yếu gãy hay không. 6.2.3. Sửa chữa, lắp hệ thống lái trợ lực thủy lực 6.2.3.1. Trình tự lắp Trình tự lắp tiến hành ngược với trình tự tháo, khi lắp chú ý: - Vệ sinh sạch sẽ các chi tiết trước khi lắp. - Khi lắp phải đúng theo chiều và đúng vị trí, không làm xước bề mặt thanh răng và làm rách các phớt chắn dầu. - Kiểm tra và điều chỉnh khe hở ăn khớp của trục vít – con lăn sau khi lắp. 6.2.3.2. Kiểm tra, điều chỉnh hệ thống lái a. Kiểm tra, điều chỉnh độ rơ tay lái * Kiểm tra, điều chỉnh độ rơ dọc trục tay lái + Kiểm tra: Nắm chặt vô lăng bằng 2 tay rồi kéo vô lăng theo phương dọc trục. Nếu không có độ rơ, tay lái không có tầm nặng tầm nhẹ là được. + Điều chỉnh: - Đối với hệ thống lái cơ khí (cơ cấu lái kiểu trục vít-con lăn): Hình 6.9 - Xả hết dầu nhờn trong các te cơ cấu lái. - Tháo nắp dưới của các te và rút một tấm đệm điều chỉnh ra nếu thấy bớt một tấm đệm mà vẫn chưa trừ bỏ được khe hở thì rút thêm một tấm đệm nữa . - Hoặc đầu tiên lấy một đệm mỏng rồi kiểm tra xem đã hết khe hở chưa và xoay tay lái có dễ dàng không, nếu chưa hết ta bỏ một tấm đệm dày hơn và đặt lại chỗ cũ tấm đệm mỏng lấy ra đầu tiên Hình 6.9. Điều chỉnh khe hở dọc trục. 1.Nắp – 2.Cácte – 3.Đệm điều chỉnh Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 71 - Đối với hệ thống lái có trợ lực thuỷ lực: Khi kiểm tra phải tháo rời mặt bích nối các đăng với trục vít. Điều chỉnh bằng cách siết đai ốc trên trục vít. Vặn vào là giảm độ rơ, vặn ra là tăng độ rơ. Sau khi điều chỉnh cần tiến hành kiểm tra lại, yêu cầu quay vành tay lái không có tầm nặng, tầm nhẹ là được. * Kiểm tra, điều chỉnh độ rơ vành tay lái + Kiểm tra: Cách 1: Dùng dụng cụ đo bằng thước vạch (hình 6.10): - Cho ô tô đứng trên nền phẳng, hai bánh xe dẫn hướng ở vị trí chạy thẳng. - Đặt thước đo cố định sát vành lái. - Xoay vành lái từ từ đến khi hai bánh xe trước bắt đầu dịch chuyển hoặc đến khi đòn quay đứng bắt đầu dịch chuyển. Dùng phấn đánh dấu trên thước và vành lái. - Xoay từ từ ngược lại đến khi hai bánh trước hoặc đòn quay đứng bắt đầu dịch chuyển. Đánh một dấu phấn trên thước trùng với dấu trên vành lái đã đánh lúc trước. - Khoảng cách hai vị trí đánh dấu trên thước là độ dơ lỏng của vành lái. Đối với hệ thống lái trợ lực thuỷ lực, độ rơ vành lái khoảng 51mm; với hệ thống lái cơ khí độ rơ khoảng 76mm Cách 2: Dùng dụng cụ đo độ dơ bằng thước đo góc (hình 6.11) - Bánh trước đặt ở vị trí chuyển động thẳng. - Kim chỉ của dụng cụ đo đặt trên vành tay lái bằng kẹp lò xo. - Thang chia độ bắt ở đầu trên của trục tay lái. - Quay vành tay lái đến khi bánh trước bắt đầu chuyển động thì đặt số 0 của thang chia độ đối diện với kim chỉ. - Sau đó quay vành lái ngược lại như trên thì dừng lại. Hình 6.11. Kiểm tra độ dơ tay lái. Hình 6.10. Kiểm tra độ dơ vành lái 1.Dấu đánh trên vành lái. 2.Độ dơ. 3.Thước đo. 4.Vành lái. Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 72 - Căn cứ vào nấc thang chia độ nằm đối diện với kim chỉ ta xác định được độ dơ của vành lái. + Điều chỉnh - Cơ cấu lái bằng cơ khí điều chỉnh bằng cách tăng hoặc bớt đệm ở đầu trục chuyển hướng hay đầu trục của khuy răng (Maz 500Maz503) - Cơ cấu lái có trợ lực: Điều chỉnh khe hở ăn khớp giữa piston, thanh răng và vành răng rẻ quạt bằng cách nới lỏng đai ốc hãm rồi vặn bu lông điều chỉnh theo nguyên tắc vặn vào làm giảm khe hở và ngược lại, vặn ra làm tăng khe hở. + Sau khi điều chỉnh ta phải kiểm tra ở 3 vị trí. - quay vành lái cách vị trí trung gian từ 2- 2.5 vòng, yêu cầu lực quay từ 0.5 – 1.2 kG. - Quay vành lái cách vị trí trung gian từ 1- 1.25 vòng, yêu cầu lực quay từ 0.8 – 1.25 kG. - Quay vành lái cách vị trí trung gian, yêu cầu lực quay từ 1.8 – 2.2 kG. Không vượt quá 2.5 kG.. b. Kiểm tra và điều chỉnh độ chụm Công việc kiểm tra và điều chỉnh độ chụm thực hiện sau khi đã sửa chữa cơ cấu hình thang lái, chốt chuyển hướng, chỉnh moay-ơ. Trước khi kiểm tra, điều chỉnh cần kiểm tra bánh xe có dơ hay không, kiểm tra áp suất không khí trong lốp xe. Nếu đúng yêu cầu kĩ thuật mới tiến hành công việc trên. * Kiểm tra - Để ô tô ở trên đường phẳng, hai bánh xe ở vị trí chạy thẳng. - Đặt thước tì vào 2 má lốp sao cho các đầu dây xích chớm chạm nền . - Đọc kích thước và đánh dấu vào vị trí vừa đo của hai má lốp. - Tiếp tục tiến hành: Dịch ô tô về phía trước sao cho hai bánh trước quay 1800 (tay lái giữ ở vị trí xe chạy thẳng) - Đặt thước vào hai vị trí đã đánh dấu và đọc kích thước. - Lấy hiệu hai kích thước vừa đo được là độ chụm bánh xe. Tuỳ theo loại xe mà có yêu cầu về độ chụm khác nhau. Độ chụm quy định thông thường từ 2mm  6mm..Trên xe con độ chụm thông thường có giá trị 2mm  3mm đối với xe có cầu trước bị động dẫn hướng và đối với xe có cầu trước chủ động dẫn hướng là –3mm  –2mm.. Zil130 là 5-8mm. Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 73 - Khi điều chỉnh cho phép sai lệch ±1mm. Độ chụm dương: nếu hai bánh xe chụm về phía trước (khi đó B – A > 0). Độ chụm âm: nếu hai bánh xe loe về phía trước (B – A < 0). * Điều chỉnh + Đối với các loại xe có hệ thống treo phụ thuộc (hình 6) thì trình tự điều chỉnh như sau: - Để bánh xe trên nền phẳng, giữ bánh xe dẫn hướng ở vị trí chạy thẳng. - Kích bánh xe lên. - Nới êcu hai đầu thanh kéo ngang, rồi xoay thanh kéo ngang để điều chỉnh sau đó hãm êcu lại . - Kiểm tra lại độ chụm đến khi nào được mới thôi. + Đối với các xe có hệ thống treo độc lập thì quy trình điều chỉnh như sau: - Điều chỉnh phải tiến hành khi ôtô tải đầy. - Để ô tô ở vị trí chạy thẳng trên nền phẳng. - Kích bánh lên nới lỏng đai ốc hãm của thanh kéo ngang. - Xoay ống nối răng ngược hai đầu của thanh kéo ngang. Xoay ống nối cho đòn kéo dài ra sẽ làm tăng độ chụm đầu và ngược lại (hình 6.12) - Vặn chặt các đai ốc hãm lại. Hình 6.12. Điều chỉnh độ chụm Ống răng bên trái: 1. Xoay xuống để tăng chiều dài; 2. Xoay lên để giảm chiều dài Ống răng bên phải: 5. Xoay lên để tăng chiều dài; 6. Xoay xuống để giảm chiều dài c. Chia lái Hệ thống lái phải đảm bảo đánh lái sang trái, sang phải đều nhau. Muốn vậy ta cần phải tiến hành chia lái: - Để bánh xe ở vị trí xe chạy thẳng, tháo đòn quay đứng. a) b) Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 74 - Quay vôlăng về tận cùng một bên (phải) rồi đánh dấu giữa vôlăng và trục lái. Quay vôlăng theo chiều ngược lại (trái) đến khi không quay được nữa thì dừng lại. Vừa quay vừa đếm số vòng. Chia đôi số vòng tay lái. - Lắp đòn quay đứng, siết chặt đủ lực. - Quay kiểm tra lại. Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 75 Bài 7. THÁO LẮP, KIỂM TRA, SỬA CHỮA, ĐIỀU CHỈNH HỆ THỐNG PHANH. 7.1. Kiểm tra, sửa chữa hệ thống phanh dầu 7.1.1. Hiện tượng hư hỏng, nguyên nhân, tác hại a. Phanh không ăn. * Nguyên nhân. - Do hành trình tự do của bàn đạp phanh quá lớn . - Thiếu dầu trong tổng phanh, dò dỉ dầu trong hệ thống. - Do không khí lọt vào hệ thống phanh. - Cuppen phanh ở xi lanh con và tổng phanh quá mòn, hỏng. - Van một chiều tổng phanh quá mòn, hỏng. - Khe hở giữa má phanh và trống phanh quá lớn. - Má phanh dính dầu, cháy xám, chai cứng, mòn nhô đinh tán. - Hệ thống trợ lực hỏng. - Bề mặt trống phanh hoặc đĩa phanh bị mòn không đều gây giảm diện tích tiếp xúc. * Tác hại. - Phanh không ăn gây mất an toàn cho người và phương tiện khi tham gia giao thông. b. Chảy dầu phanh. * Nguyên nhân. - Các chi tiết của tổng phanh như : cuppen, xilanh, piston bị hỏng làm cho độ kín khít không tốt. - Các đầu nối ren bị chờn hoặc bắt không chặt, các đường ống dầu bị nứt. * Tác hại. - Tiêu hao dầu phanh, không khí lọt vào hệ thống, hiệu quả phanh không cao gây mất an toàn khi xe hoạt động. a. Phanh bị bó kẹt. * Nguyên nhân. - Khe hở giữa trống phanh và má phanh quá nhỏ, không có hành trình tự do ở bàn đạp. - Lò xo hồi vị của má phanh yếu hoặc gãy. - Piston, xilanh của bánh xe bị bó kẹt do bẩn. Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 76 - Lò xo hồi vị của bàn đạp phanh bị gãy hoặc giảm đàn tính. - Má phanh bị bong ra khỏi guốc phanh. - Cuppen bị trương dẫn đến không hồi vị được. * Tác hại. - Tốc độ xe giảm, có mùi khét ở trống phanh. - Xe gia tốc kém, không bốc, tiêu hao nhiên liệu. - Cháy hỏng má phanh và trống phanh. - Gây quá tải cho hệ thống truyền lực, động cơ bị nóng. b. Phanh ăn lệch về một phía. * Nguyên nhân. - Khe hở giữa má phanh và trống phanh các bánh xe không đều nhau. - Má phanh của bánh xe nào đó dính dầu mỡ hoặc nhô đinh tán. - Đường dầu dẫn đến phanh nào đó bị hỏng, tắc, thủng. - Piston, xilanh bánh xe nào đó bị kẹt. * Tác hại. - Khi phanh, xe có hiện tượng quay vòng (nhao về một phía) - Không an toàn khi phanh xe làm mất tính năng ổn định và dẫn hướng. 7.1.2. Trình tự tháo, kiểm tra - Tháo cáp âm ắc quy. - Hút hết dầu phanh ra khỏi xi lanh tổng phanh bằng bơm tiêm. Chú ý: Không để dầu phanh rơi xuống các bề mặt được sơn của xe. Nếu có vết dầu phanh phải lau sạch ngay - Tháo các đường ống dầu phanh. - Tháo lò xo hổi vị, bàn đạp, trục bàn đạp. - Tháo xi lanh chính (xi lanh chính). - Tháo trợ lực phanh. - Tháo cơ cấu phanh trước (phanh đĩa). - Tháo cơ cấu phanh sau (phanh tang trống). 7.1.2.1. Xi lanh tổng phanh Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 77 a) Hư hỏng, nguyên nhân, tác hại * Hư hỏng - Các piston, xi lanh bị mòn; - Vòng cao su (cuppen) bị mòn, rách, trương cứng; - Cụm van một chiều hỏng, lò xo yếu gãy, lỗ điều hòa bị tắc. * Nguyên nhân - Trong dầu có nhiều quặng và tạp chất; - Dùng dầu không đúng chủng loại; - Do sử dụng lâu ngày, vật liệu bị mòn, biến dạng. * Tác hại: Làm giảm hiệu quả phanh, thậm chí mất hẳn hiệu quả phanh gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông. b) Trình tự tháo Bước 1: Tháo xi lanh chính ra khỏi hệ thống phanh. Bước 2: Tháo rời xi lanh chính - Kẹp xilanh lên ê tô (hình 7.1) Hình 7.1 -Tháo bulông hãm (bulông hạn chế hành trình piston): Dùng tôvít đẩy piston vào và tháo bulông hãm ra. Dùng tay tháo piston số 1 (piston sơ cấp) và lò xo ra (hình 7.2). Hình 7.2 Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 78 Tháo piston số 2 (piston thứ cấp) và lò xo ra (hình 7.3). Hình 7.3 Th¸o cuppen ra. -Th¸o lß xo håi vÞ piston sè 1 ra (h×nh 7.4) -Th¸o vÝt gi÷ lß xo ra råi th¸o lß xo ra.  Chó ý: Dïng t« vÝt ®óng chñng lo¹i tr¸nh lµm háng vÝt. - Th¸o cuppen ra (h×nh 7.5). H×nh 7.4 H×nh 7.5 - Th¸o b×nh chøa dÇu c) Kiểm tra, sửa chữa * Kiểm tra - Rửa sạch các chi tiết bằng xà phòng. Dùng khí nén làm sạch nòng xi lanh trước khi kiểm tra. - Dùng mắt quan sát xem xi lanh, piston có bị mòn xước không. - Kiểm tra xem các phớt cao su làm kín có bị trương, rách, biến cứng không - Kiểm tra độ mòn của các van, yếu, gãy của lò xo van. - Kiểm tra các lỗ dầu xem có bị bẩn, tắc hay không. - Dùng thước cặp đo kiểm tra độ mòn của piston, xilanh. * Sửa chữa - Piston bị mòn, xước thì doa hạ cốt hoặc thay mới. - Piston mòn, xước Thay mới. Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 79 - Các van mòn, lò xo yếu gãy, cupen trương, rách, biến cứng Thay mới. - Các lỗ dầu tắc bẩn thì tiến hành thông rửa. 7.1.2.1. Cơ cấu phanh a) Hư hỏng, nguyên nhân, tác hại * Hư hỏng + Xi lanh con: - Cặp xi lanh piston bị mòn, cào xước, oxy hoá. - Cuppen bị mòn, rách, trương nở. - Lò xo bị yếu gãy. + Má phanh: - Má phanh nứt vỡ nhô đinh tán, đinh tán hỏng. - Bề mặt má phanh trai cứng do dính dầu mỡ. + Lò xo hồi vị má phanh: Lò xo hồi vị má phanh yếu, gãy + Trống phanh: - Trống phanh bị mài mòn, cào xước. - Ngoài ra trống phanh có thể bị nớt, vỡ. * Nguyên nhân: - Do ma sát giữa các chi tiết khi làm việc. - Má phanh bề mặt bị trai cứng do trong quá trình làm việc, dầu phanh bị dò dỉ. -Do sử dụng lâu ngày,phanh đột ngột. * Tác hại: -Phanh không ăn gây mất an toàn cho người và xe. b) Trình tự tháo TT Nguyên công Dụng cụ Hình vẽ Chú ý 1 Tháo bánh xe: - Nới ốc lốp 4 bánh xe. - Kích và kê chắc chắn - Tháo bánh xe Khẩu, clê Nới lỏng đai ốc rồi tháo hẳn ra Hình 7.6 Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 80 2 Tháo cơ cấu phanh trước (phanh đĩa): - Tháo đường ống dẫn dầu phanh khỏi xilanh. - Tháo cụm xilanh ra khỏi móng xiết. - Tháo 2 má phanh, 2 đệm chống ồn. - Tháo 4 mảnh giữ má phanh. - Tháo moay ơ trước Chòng 14-17 Khẩu 17 Không để dầu dính vào má phanh, đĩa phanh. 3 Tháo cơ cấu phanh sau (tang trống): - Tháo đường ống dầu phanh. - Tháo tang trống. - Tháo lò xo hồi vị guốc phanh - Tháo chốt định vị guốc phanh. - Tháo guốc phanh cùng cơ cấu điều khiển - Tháo xilanh con. - Tháo càng phanh tay. Clê dẹt 10-12; Tôvít, vam Chòng 12 Chòng 14 - Không làm biến dạng lò xo; - Cơ cấu phanh tháo ra để theo bộ và đúng bên. 4 Tháo các chi tiết trong xilanh con theo thứ tự: - Tháo bu lông đai ốc. - Tháo piton. - Tháo cuppen - Tháo lò xo hồi vị Clê Xilanh con tháo ra để theo bộ, không làm trầy xước xilanh Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 81 c) Kiểm tra, sửa chữa. * Xi lanh con: -Tháo rời các chi tiết rửa sạch bằng xà phòng, dung dịch rửa hoặc dầu phanh (không dùng xăng khi rửa). Sau đó dùng khí nén thổi sạch, kiểm tra các chi tiết: cuppen, đòn điều chỉnh và then. Chú ý: Tra dầu phanh vào vòng bịt piston. - Kiểm tra các đường kính trong và ngoài xi lanh và piston. Độ mòn cho phép <0.05mm. - Kiểm tra khe hở giữa xi lanh-piston. Tiêu chuẩn 0.02-0.15mm * Má phanh: - Kiểm tra độ mòn đều má phanh bằng mắt thường. - Kiểm tra độ dày của má phanh có thể dùng dụng cụ chuyên dùng. Hình 7.7 Chú ý: Nếu độ dày toàn bộ phải trừ đi độ dày của đế kim loại. - Kiểm tra độ thụt sâu của đinh tán bằng thước cặp. - Kiểm tra khe hở giữa má phanh và trống phanh: Xoay chấm phanh đưa căn lá có kích thước phù hợp vào lỗ kiểm tra và kiểm tra xem khe hở có đúng yêu cầu không. Nếu không đạt yêu cầu thì tiến hành điều chỉnh lại (theo từng loại xe). * Trống phanh: - Dùng mắt để quan sát kiểm tra xem bề mặt bên trong của trống phanh xem có bị mòn hoặc dính dầu hay không. Nếu dính dầu thì dùng xăng rửa sạch. - Kiểm tra độ thẳng hàng của trống phanh bằng cách: Đặt trống phanh lên một bề mặt phẳng và đặt thước thẳng ngang qua bề mặt lắp ghép. Yêu cầu đạt được là thước th...Én khi bÞ hë, t¾c bëi bôi bÈn. - N¾p m¸y cong vªnh, hë lín, ®Öm n¾p m¸y r¸ch, háng. - Van bi cña bé ®iÒu chØnh ¸p suÊt bÞ kÑt ë vÞ trÝ më. - D©y ®ai dÉn ®éng trïng,d·o do lµm viÖc l©u ngµy. - BÇu läc kh«ng khÝ t¾c do bôi bÈn. - Lß xo van ®iÒu chØnh ¸p suÊt yÕu, g·y do lµm viÖc l©u ngµy hoÆc ®iÒu chØnh søc c¨ng lß xo nhá. - Lß xo van tù ®éng ®iÒu chØnh søc c¨ng qu¸ lín, van bi kÑt ë vÞ trÝ ®ãng. - Van an toµn kÑt ë vÞ trÝ ®ãng, ®iÒu chØnh søc c¨ng lß xo qu¸ lín. * Nguyªn nh©n: do lµm l©u ngµy trong ®iÒu kiÖn chÞu ¸p suÊt khÝ nÐn cao. * Tác ha ̣i Nh÷ng h­ háng g©y nªn hËu qu¶ lµm cho m¸y nÐn khÝ kh«ng t¹o ra ®­îc khÝ nÐn ¸p suÊt cao vµo b×nh chøa dẫn đến làm giảm/mất hiệu quả phanh gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông. b) Trình tự tháo * Bước 1: Tháo máy nén khí ra khỏi xe - Xả hết nước trong máy nén khí ra. - Nới lỏng dây đai rồi tháo ra ngoài. - Tháo các đường ống dầu vào và thoát khỏi máy nén khí. - Nới lỏng các tuy ô bắt chặt các đường ống dẫn khí để xả hết hơi trong máy nén khí ra ngoài, sau đó tháo các đường ống này khỏi máy nén khí . Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 94 (Chú ý : khi tháo các đường ống này phải tháo bằng hai clê, mỗi clê giữ một đai ốc, một clê giữ chặt còn một clê dùng để tháo nhằm tránh cho các đường ống bị xoắn) - Tháo các bulông, đai ốc bắt chặt máy nén khí với giá đỡ. - Nhẹ nhàng nhấc máy nén khí xuống sau đó vệ sinh sạch sẽ bên ngoài. * Bước 2: Tháo rời máy nén khí STT Nội dung công việc Dụng cụ Hình minh hoạ Yêu cầu kỹ thuật 1 Tháo puli - Tháo đai ốc hãm. - Dùng vam tháo pu li ra khỏi máy nén khí Clê 12-14; vam chuyên dùng 2 Tháo van xả khí nén - Tháo 2 đai ốc giữ van xả, lấy đai ốc và đệm ra. - Tháo lò xo van, đế van Chú ý : tránh làm mất lò xo và đệm nút van, để gọn trên khay thành từng bộ 3 Tháo nắp máy nén khí - Tháo bulông, đai ốc giữ lắp máy - Tháo nắp Nới lỏng đều tay, đối xứng bulông và đai ốc bắt chặt nắp máy Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 95 máy, đệm nắp máy ra. 4 Tháo thiết bị giới hạn tải - Tháo lò xo, tháo đòn gánh - Tháo van nạp bình đĩa Để gọn thành bộ. 5 Tháo cụm piston-thanh truyền - Tháo đáy máy nén khi - Tháo nắp đầu to thanh truyền - Đưa cụm piston-thanh truyền ra Đánh dấu vị trí và chiều nắp ghép nắp đầu to thanh truyền 6 Tháo trục khuỷu - Tháo mặt bích hai đầu trục khuỷu - Tháo vòng hãm, phớt chắn dầu. - Tháo trục khuỷu ra Tông, búa Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 96 c) Kiểm tra Kiểm tra, sửa chữa máy nén khi tương tự như phần kiểm tra, sửa chữa động cơ đã học trong thực tập chuyên môn 1. Chỉ khác nhau về thông số kỹ thuật. Cụ thể: - Độ côn, ô van cho phép của xilanh là 0.05mm - Khe hở cho phép giữa piston-xi lanh là 0.15mm - Khe hở miệng xéc măng 0.25-0.5mm 7.2.2.3. Tổng van phanh (tổng van phanh kép) a) Những hư hỏng, nguyên nhân, tác hại TT Hư hỏng Nguyên nhân Tác hại 1 Nắp vỏ bị nứt, vỡ Do va đập, tháo lắp không đúng kỹ thuật Dò hơi, phanh không ăn 2 Màng đàn hồi bị thủng, rách, biến cứng Do tháo lắp không đúng kỹ thuật, áp suất khí quá cao, bị dính dầu mỡ Gây lọt khí, phanh không ăn 3 Cần nối lớn, cần nối bé bị mòn, cần kéo bị cong Do sử dụng lâu ngày, do ma sát và va đập ảnh hưởng tới hành trình tự do của bàn đạp, hiệu quả phanh giảm 4 Lò xo hồi vị, lò xo cân bằng gãy, giảm đàn tính Do sử dụng lâu ngày Phanh không nhả khi thôi đạp bàn đạp phanh 5 Van nạp, van xả bị mòn, rách, trương nở Do làm việc lâu ngày, khí có lẫn tạp chất, bị dính dầu mỡ Làm van và ổ đặt đóng không kín, gây bó phanh 6 Lò xo van yếu, gãy Do sử dụng lâu ngày, tháo lắp không đúng kỹ thuật Làm van đóng mở không được kín, không chính xác và có thể không hoạt động được 7 Các bulông và lỗ ren bị chờn Do tháo lắp không đúng kỹ thuật Làm lắp ghép không chặt, gây lọt khí, phanh không ăn 8 Cốc trượt bị mòn, cào xước Do ma sát trong quá trình làm việc, do trong quá trình tháo lắp không vệ sinh sạch Đóng, mở van không chính xác, hiệu quả phanh giảm Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 97 sẽ để bụi bẩn rơi vào 9 Đầu nối khí bị chờn ren Do tháo, lắp không đúng kỹ thuật, Làm lọt khí, phanh không ăn 10 Cần dẫn động phanh tay và cần đẩy bị mòn ở vị trí tiếp xúc của hai chi tiết Do ma sát ảnh hưởng tới hành trình tự do của phanh tay 12 Màng cao su chắn bụi, giảm âm thanh bị rách, thủng Do sử dụng lâu ngày, tháo lắp không đúng kỹ thuật Gây tắc cửa xả, khi phanh có tiếng xì hơi lớn b) Trình tự tháo Hình 7.20. Sơ đồ cấu tạo tổng van phanh kép 1. Trục truyền động từ phanh tay 10. Đầu van 2. Nắp cần kéo 11. Van 3. Chốt hãm cần kéo 12. §ầu nối khí 4. Cần kéo 13. ống nối khí 5. Cần đẩy 14. Cốc chụp 6. Cần nối lớn 15.Lò xo cân bằng 7. Ỵcu hãm 16.Bạc điều chỉnh 8. Thân tổng van phanh 17.Chốt hãm cần nối lớn 9. Cốc trượt 18. Nắp van Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 98 TT Các bước tháo Dụng cụ Hình vẽ Chú ý 1 Tháo nắp cần kéo Clê Nới lỏng từ từ,đối xứng rồi mới được tháo hẳn. 2 Tháo trục truyền động từ phanh tay 3 Tháo cần kéo - Tháo chốt trẻ. - Lấy tay đưa cần kéo ra. Kìm để tháo chốt trẻ Tránh làm gãy chốt trẻ 4 Tháo rời nắp và thân ra Clê Nới lỏng từ từ, đối xứng rồi mới được tháo 5 Tháo cần nối lớn 6 Tháo cần nối bé Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 99 7 Tháo thân với đầu van ra Clê Nới lỏng từ từ, đối xứng rồi mới đựơc tháo 8 Tháo cần đẩy 9 Tháo êcu hãm và bạc điều chỉnh Dụng cụ chuyên dùng Trước khi tháo phải đánh dấu vị trí của êcu, bạc điều chỉnh với thân van 10 Tháo cốc trượt Tay Để cẩn thận, tránh cào xước Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 100 11 Tháo đầu nối khí Clê 12 Tháo van phanh chính và van phanh rơmooc Kìm Tránh đễ lẫn 2 van 13 Tháo màng chắn bụi giảm âm thanh Tô vít c) Kiểm tra - Quan sát xem nắp và thân có bị nứt, vỡ không. - Kiểm tra độ cong của cần kéo. - Kiểm tra độ mòn của cần nối lớn, nối bé. - Kiểm tra độ mòn của cốc trượt bằng panme, quan sát xem có bị cào xước không. - Dùng lực kế để kiểm tra độ đàn hồi của lò xo. - Kiểm tra màng đàn hồi có bị rách, thủng, biến cứng không. - Kiểm tra van nạp, van xả. - Kiểm tra các bu lông, lỗ bắt ren có bị chờn, biến dạng ren hay không. - Kiểm tra độ mòn của cần dẫn động phanh tay - Kiểm tra các đầu nối khí. - Kiểm tra màng cao su chắn bụi, giảm âm thanh bị rách, thủng hay không Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 101 7.2.3. Trình tự lắp, điều chỉnh 7.2.3.1. Sửa chữa a) Cơ cấu phanh Sửa chữa - Bầu phanh bị thủng thì ta hàn đắp rồi gia công lại. - Lò xo bầu phanh và lò xo hồi vị má phanh yếu, gãy thì thay mới. - Bạc và trục quả đào bị mòn thay mới, chủ yếu là thay bạc tận dụng trục quả đào. - Cơ cấu trục vít bánh vít bị quá mòn hoặc răng gãy thì thay mới. - Chốt lệch tâm mòn quá thì thay chốt khác. - Má phanh dính dầu thì rửa sạch bằng xăng sau đó lau khô. - Má phanh mòn, chai cứng, phần đinh tán thấp hơn má phanh 0,5 mm hoặc má phanh nứt vỡ ta thực hiện thay mới. Khi thay má phanh khe hở giữa má phanh với tang trống không vượt quá 0,25 mm đối với khe hở dưới và 0,4 mm đối với khe hở trên. - Bầu phanh bị móp bẹp thì ta nắn lại, nếu nứt vỡ thay mới. - Nếu trống phanh bị gờ, mòn ít hơn 0,5 mm thì dùng giấy nhám mịn đánh bóng lại. - Nếu trống phanh mòn gờ quá 0,5 mm thì gá lên máy tiện để láng lại mặt trong theo kích thước sửa chữa. + Chú ý: Khi tiện trống phanh đến đường kính lớn nhất rồi thì có thể ép thêm một ống lót bên trong sau đó láng lại để có đường kính nguyên thủy. Độ bóng bề mặt 5  7 - Khi rà má phanh và trống phanh phải đảm bảo độ tiếp xúc đạt 70  80%, độ tiếp xúc tốt cách hai đầu guốc phanh không quá 20 mm. - Nếu khe hở của lỗ đầu guốc phanh và chốt lệch tâm vượt quá 0,1 mm thì ta phải thay chốt mới. - Nếu quả đào (cam lệch tâm) bị mòn nhiều ta hàn đắp rồi gia công lại. - Khe hở lắp ghép giữa trục cam và bạc không vượt quá 0,5mm. Nếu vượt quá thì ta phải thay bạc mới. Nếu trục bị mòn quá thì ta phải hàn đắp rồi gia công lại. - Nếu đinh tán bị rơ lỏng thì phải tán lại cho chắc chắn, hoặc phải thay đinh tán. - Các ổ bi bị mòn nhiều, bị ghẻ, rỗ, vỡ thì thay mới. - Các bulông bắt không chặt thì phải bắt lại cho chặt. b) Máy nén khí Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 102 Tham khảo sửa chửa phần cơ khí động cơ trong học phần thực tập động cơ c) Tổng van phanh - Nắp và thân nứt vỡ thì hàn đắp rồi gia công lại. - Cần kéo bị cong thì nắn lại. - Cần nối lớn, nối bé bị mòn thì thay mới - Cốc trượt bị cào xước nhẹ thì ta dùng giấy nhám mịn đánh lại, nếu mòn nhiều thì thay mới. - Lò xo hồi vị, lò xo cân bằng, lò xo van yếu, gãy, giảm đàn tính thì thay mới. - Màng đàn hồi bị rách, thủng, biến cứng thì thay mới. - Van nạp, van xả bị mòn, rách, trương nở thì thay mới. - Các bulông bị chờn thì thay mới, các lỗ ren bị chờn thì gia công lại. - Cần dẫn động phanh tay, cần đẩy bị mòn ở vị trí tiếp xúc thì hàn đắp rồi gia công lại. - Đầu nối khí bị chờn ren thì thay mới. - Màng cao su chắn bụi, giảm âm thanh bị rách, thủng thì thay mới. 7.2.3.2. Trình tự lắp Trình tự lắp ngược với trình tự tháo, khi lắp chú ý: - Làm sạch các chi tiết trước khi lắp đặc biệt là má phanh, tang trống khi lắp tuyệt đối không để dính dầu mỡ. - Lắp đúng vị trí các guốc phanh. - Điều chỉnh hành trình tự do bàn đạp phanh. - Điều chỉnh độ căng dây đai. - Điều chỉnh các van an toàn, van điều chỉnh áp suất. - Kiểm tra lại sự lọt khí của hệ thống. 7.2.3.3. Kiểm tra, điều chỉnh a) Kiểm tra, điều chỉnh hành trình tự do bàn đạp phanh * Kiểm tra: Tiến hành tương tự như ở hệ thống phanh dầu. * Điều chỉnh - Tháo chốt lắp thanh kéo với bàn đạp phanh. Hình 7.21 Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 103 - Nới ốc hãm bu lông điều chỉnh, vặn bulông điều chỉnh đến khi nào chạm ốc rồi nới ra 1.5-2 vòng. Sau đó siết đai ốc lại ứng với khe hở 1-2mm. b) Kiểm tra, điều chỉnh khe hở giữa má phanh-tang trống (hình 7.22) * Điều chỉnh khoảng dịch chuyển của thanh đẩy: - Tháo chốt nối thanh đẩy với vỏ cơ cấu trục vít. - Nới lỏng êcu hãm (9) sau đó xoay đầu nối ren càng chữ U (8) để thay đổi chiều dài của thanh đẩy. Nếu khoảng dịch chuyển lớn thì tăng chiều dài của thanh đẩy và ngược lại. Thường thì khoảng dịch chuyển đối với bánh trước là 15  25(mm) với bánh sau là 20  40(mm). + Chú ý: - Lò xo hồi vị màng bầu phanh ở vị trí không làm việc. - Sau khi điều chỉnh xong phải xiết chặt đai ốc hãm. b. Điều chỉnh khe hở phía trên (Vị trí gần quả đào). Điều chỉnh khe hở phía trên, ta tiến hành điều chỉnh đồng thời cả hai guốc phanh bằng cách sau: - Nới lỏng vít định vị trục vít sau đó xoay trục vít (2), bánh vít (5) quay, làm cho trục cam lắp then hoa với then phía trong của vành răng quay đi một góc, làm giảm khe hở giữa má phanh và trống phanh, sau khi điều chỉnh ta dùng căn lá để kiểm tra khe hở. Trị số khe hở cho phép là 0,4(mm) không đi qua hết toàn bộ bề rộng của má phanh. * Điều chỉnh khe hở dưới (Vị trí gần chốt lệch tâm). Điều chỉnh khe hở phía dưới được tiến hành độc lập cho từng má phanh bằng cách: - Nới lỏng đai ốc hãm (2) sau đó dùng clê xoay chốt lệch tâm (1), làm thay đổi khe hở phía dưới giữa má phanh và tang trống. Chú ý: Sau khi điều chỉnh xong phải kiểm tra lại khe hở (Hình 7.23): 1. Cần nối. 2. Trục vít. 3. Vỏ cơ cấu điều chỉnh. 4. Trục quả đào hãm . 5. Bánh vít. 6. Bi định vị. 7. Lò xo. 8. Cần đẩy. Hình 7.22: Điều chỉnh khe hở trên. Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 104 Việc kiểm tra khe hở này ta dùng căn lá (1) qua cửa (2) và được đo cách đầu guốc 40  45 (mm). Trị số cho phép là 0,25 (mm). Sau khi điều chỉnh xong, trống phanh phải quay đều dễ dàng và không chạm vào guốc. - Sau khi điều chỉnh xong phải xiết chặt đai ốc hãm . Hình 7.23 : Kiểm tra trị số khe hở. 1. Căn lá. 3. Trống phanh. 2. Lỗ kiểm tra. 4. Guốc phanh. c) Điều chỉnh áp suất hệ thống. * Điều chỉnh van an toàn (Hình 7.24): Khi điều chỉnh dùng clê (1) mở êcu hãm (4) quay vít điều chỉnh (3) đưa áp suất tới 8  9(kg/cm2). + Chú ý : Khi v ặn vít vào, áp suất tăng lên và ngược lại. Nếu khi nâng cần (2) thấy không khí xì ra và khi hạ xuống thì không xì ra nữa, có nghĩa là van đã điều chỉnh tốt. * Điều chỉnh van điều chỉnh áp suất (Hình 7.25). - Nếu bộ điều chỉnh không giữ được áp suất không khí trong giới hạn quy định thì phải điều chỉnh lại. Muốn vậy, phải lấy nắp (1) ra và vặn mũ điều chỉnh (2) có ren vào để tăng áp suất cho tới khi máy nén bắt đầu làm việc ở áp suất 5,6  6 (kg/cm2) và khi áp suất đạt 10  11 (kg/cm2) thì máy nén ngừng làm việc. Hình 7.24: Điều chỉnh van an toàn. 1. Clê 2. Cần đẩy 3. Vít điều chỉnh 4. Ê cu hãm. 5. Van bi. Hình 7.25: Van điều chỉnh áp suất 1. Nắp; 2. Nắp điều chỉnh; 3. Lò xo; 4. Thanh đẩy; 5. ống bọc; 6. Đệm điều chỉnh; 7. Rãnh; 8. Đường khí nối từ máy nén khí; 9. Vỏ; 10. Đường khí nối từ bình chứa; Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 105 * Điều chỉnh độ căng dây đai của máy nén khí (Hình 7.26). - Dùng lực của ngón tay ấn vào khoảng giữa của dây đai một lực khoảng 30  40 (N). Sau đó dùng thước đo độ võng của dây đai. Nếu độ võng nằm trong khoảng 10 12 (mm) là đạt yêu cầu. Ta có thể điều chỉnh bằng cách thay đổi vị trí của máy nén khí. Hình 7.26: Kiểm tra và điều chỉnh dây đai. 1.Máy nén ; 2.Bơm dầu trợ lực lái ; 3,4,6.Bộ phận điều chỉnh căng dây đai Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 106 Bài 8. THÁO LẮP, KIỂM TRA, SỬA CHỮA HỆ THỐNG TREO. 8.1. Hiện tượng hư hỏng, nguyên nhân, tác hại STT H­ háng Nguyªn nh©n T¸c h¹i 1 C¸c l¸ nhÝp mÊt tÝnh ®µn håi, Lµm viÖc l©u ngµy Lèp bÞ mµi vµo th©n xe nªn chãng mßn. NÕu ch¹y Èu nhÝp cã thÓ gÉy dÉn tíi cÇu xe bÞ lÖch. 2 NhÝp bÞ gÉy hoÆc háng Do xe qu¸ t¶i khi ®i vµo ®­êng xÊu Thïng xe nghiªng, xe ch¹y kh«ng an toµn. Cã thÓ lµm gÉy c¸c l¸ nhÝp tiÕp theo 3 Lß xo g·y hoÆc háng Lµm viÖc l©u ngµy Th©n bÞ l¾c khi xe ®i vµo chç xãc 4 Vßng ch¾n dÇu bÞ mßn, háng. Lµm viÖc l©u ngµy Bé gi¶m sãc lµm viÖc kÐm ®i. 5 C¸c bu l«ng ®ai èc , c¸c ren bÞ trên háng, g·y. Th¸o l¾p kh«ng ®óng kü thuËt, quai nhÝp bÞ láng C¸c l¸ nhÝp bÞ xª dÞch theo chiÒu däc 6 Chèt vµ b¹c nhÝp bÞ mßn Khi xe ch¹y c¸c chèt nhÝp bÞ bÈn nhiÒu g©y mßn nhanh Sinh ra tiÕng kªu 7 Mßn cao su h¹n chÕ hµnh tr×nh cña cÇu. ¤t« ch¹y qu¸ t¶i hoÆc qu¸ nhanh trªn ®­êng xÊu G©y tiÕng gâ. NÕu kh«ng söa sÏ lµm háng hÖ thèng treo. 8 §ai nhÝp bÞ háng Lµm viÖc l©u ngµy G©y tiÕng kªu 9 Quai nhÝp bÞ láng Lµm viÖc l©u ngµy G©y tiÕng kªu, cã thÓ lµm g·y bul«ng trung t©m vµ nhÝp bÞ dÞch theo chiÒu däc 10 §Öm cao su gèi ®Çu nhÝp bÞ mßn Dïng l©u G©y tiÕng gâ khi xe ch¹y. 11 HÕt dÇu ë gi¶m chÊn Phít ch¾n dÇu bÞ mßn HÖ thèng treo lµm viÖc cã tiÕng kªu. 12 Lß xo ë hÖ thèng treo ®éc lËp bÞ g·y Chở quá t¶i hoÆc ch¹y nhanh trªn ®­êng xấu G©y tiÕng gâ Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 107 13 C¸c bé phËn bÞ láng, hoÆc mßn, láng c¸c æ, gèi ®ì cao su mßn, thanh gi»ng bÞ biÕn d¹ng, thanh æn ®Þnh bÞ cong. Lµm viÖc l©u ngay, do sù cè ®ét ngét, th¸o l¾p kh«ng ®óng kü thuËt. Khi lµm viÖc cã tiÕng kªu, xe nhao vÒ phÝa tr­íc 8.2. Trình tự tháo, kiểm tra hệ thống treo 8.2.1. Trình tự tháo, kiểm tra 8.2.1.1. Hệ thống treo độc lập STT Néi dung c¸c b­íc H×nh vÏ minh ho¹ Dông cô 1 Tr­íc tiªn ph¶i kÝch dÇm däc t¹i vÞ trÝ d­íi khung xe th¸o b¸nh xe ra KhÈu, tuýp, tay vÆn, tay nèi 2 Th¸o dêi c¸c kÑp vµ èng dÉn dÇu ra khái gi¶m sãc Cêlª, tuèc l¬ vÝt 2 c¹nh 3 Níi láng bul«ng nèi bé gi¶m sãc víi dÇm cÇm vµ khung xe KhÈu tuýp 4 Níi c¸c ®ai èc b¾t l¾p gi¶m chÊn víi b¸nh xe, råi nhÊc gi¶m sãc ra khái th©n xe. KhÈu, tay nèi tay vÆn Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 108 5 Th¸o thanh æn ®Þnh vµ thanh gi»ng khái ®ßn d­íi. Cêlª 6 Th¸o thanh æn ®Þnh vµ thanh gi»ng khái gi¸ b¾t thanh gi»ng. Cêlª 7 Dïng dông cô chuyªn dïng ®Ó th¸o cam quay khái khíp cÇu ë ®Çu cuèi trô ®øng Vam chuyªn dïng 8 Th¸o bu l«ng b¾t trô ®øng víi cam quay dïng bóa gâ m¹nh vµo cam quay ®Ó t¸ch cam quay víi trô ®øng. Cêlª, bóa nhùa 9 Th¸o trôc ®ßn d­íi ra khái xµ ngang, th¸o ®ßn d­íi ra khái th©n xe Cêlª 10 KÝch vµo hai c¹nh cña th©n vµ kª ch¾c l¹i b) Hệ thống treo phụ thuộc STT Néi dung c«ng viÖc H×nh vÏ minh ho¹ Dông cô 1 Tr­íc tiªn ph¶i kÝch dÇm däc t¹i vÞ trÝ d­íi khung xe th¸o b¸nh xe ra KÝch, khÈu 2 Th¸o èng dÉn dÇu tõ xy lanh b¸nh xe , chó ý bÞt ®Çu èng dÉn dÇu vµ ®Çu xi lanh b»ng Cê lª. giÎ s¹ch Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 109 giÎ 3 Th¸o thanh gi»ng Cê lª 4 Th¸o thanh c©n b»ng Cê lª trßong 5 Th¸o c¸c ®ai èc b¾t gi¶m chÊn. Chó ý th¸o ®ai èc ë phÝa trªn tr­íc sau ®ã th¸o ®ai èc b¾t gi¸ quay nhÝp. Cê lª 6 Th¸o bu l«ng ch÷ u ra khái xe, kÝch khung xe lªn mét chót ®Ó nhÝp t¸ch khái gi¸ b¾t nhÝp trªn cÇu xe KhÈu, tay vÆn, tay nèi 7 Th¸o c¸c ®ai èc b¾t mÆt bÝch víi vá nhÝp, th¸o c¶ côm nhÝp ra khái xe. Cê lª 8.2.2. Kiểm tra a) Nhíp lá: Tháo nhíp ra khỏi xe, tháo rời từng lá nhíp. Rửa sạch Kiểm tra phân loại. Kiểm tra bằng cách: Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 110 Hình 8.1. Cấu tạo hệ thống treo phụ thuộc 1.Mâ nhÝp tr­íc. 8- B¹c lãt 2. Gi¶m chÊn. 9- Chèt b¾t nhÝp sau. 3.TÊm ch¾n trªn. 10. MÆt bÝch. 4. TÊm gâng nhÝp. 11. §Öm ®ì nhÝp tr­íc. 5. Vó cao su h¹n chÕ hµnh tr×nh. 12- L¸ nhÝp 6. Bu l«ng quang nhÝp. 13- §Öm cao su b¾t gi¶m chÊn 7. MÆt bÝch. 14- §ai bul«ng quang nhÝp - Quan sa ́t, kiÓm tra c¸c l¸ nhÝp cã bÞ r¹n nøt, g·y hay kh«ng. - Du ̀ng pan me/đồng hô ̀ so kiÓm tra ®é mßn cña chèt nhÝp. §é mßn < 0,75mm. - Du ̀ng pan me/đô ̀ng hô ̀ so kiÓm tra khe hë gi÷a chèt nhÝp vµ b¹c lãt. Khe hë cho phÐp: 0,06 – 0,1mm. Tèi ®a: 0,75mm - B¹c lãt ®ãng vµo tai cuèn ®Çu l¸ nhÝp ph¶i chÆt, cã ®é g¨ng lµ 0,05 - 0,25mm. - Du ̀ng thước cặp kiÓm tra bÒ réng cña c¸c l¸ nhÝp. Chªnh lÖch không lớn hơn 2 mm. - KiÓm tra ®é sai lÖch bÒ dµi nhÝp bªn tr¸i vµ bªn ph¶i. Cho phÐp tèi ®a lµ 2,5 mm. - KiÓm tra he hë gi÷a lç trung t©m nhÝp víi bu l«ng. Tèi ®a cho phÐp lµ 1 mm. b) Giảm chấn Hi ̀nh 8.2. Gia ̉m chấn 1. B¹c dÉn h­íng trôc 8. Vá ngoµi 3. Phít che lùc lµm kÝn 9. Côm van bï 4. Vá che ngoµi A. Buång lªn 5. Trôc gi¶m chÊn B. Buång d­íi 6. Piston vµ côm van C. Buång bï 7. Vá trong I, IV. Van nÐn II, III. Van x¶ Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 111 - Kiểm tra xem giảm chấn có bị chảy dầu hay không. - Dùng tay kiểm tra hệ số cản của giảm chấn. Nếu trục của giảm chấn di chuyển đến cuối hành trình mà hệ số cản không đổi thì giảm chấn vẫn còn tốt. - Kiểm tra độ cong của cần pis ton: độ cong cho phép < 0.2mm. - Kiểm tra xem pis ton, xi lanh có bị xước không. - Kiểm tra chất, lượng dầu bôi trơn trong giảm chấn xem có bị bẩn, thiếu hay không. c) Lò xo: Dùng cân lực kiểm tra độ đàn hồi. Có thể dùng một lò xo mới để so sánh. 8.2.3. Bảo dưỡng, sửa chữa. Lắp hệ thống treo a) Bảo dưỡng, sửa chữa - Tra dầu mỡ vào các vị trí cần thiết. - Thay các lá nhíp gãy, nứt. Nếu bán kính cong của lá nhíp giảm ít thì có thể khắc phục bằng nén nguội, nếu giảm nhiều thì phải nung nóng tới 700o  800oc rồi nắn sau đó tôi để đạt độ cứng cần thiết . - Các ống lót ở vấu nhíp và giá treo nhíp nếu bị mòn thì có thể thúc ra thay mới - Bộ nhíp lắp song phải kiểm tra trên bàn thử trước khi thử cần ép bộ nhíp với mức tải nhất định. - Đặt bộ nhíp lên máy ép, ép cho nhíp thẳng (độ cong bằng không) sau đó giảm dần lực ép rồi so sánh độ cong của lá nhíp với độ cong ban đầu nếu có sự sai khác thì thay thế. b) Trình tự lắp: Trình tự lắp tiến hành ngược trình tự tháo. Khi lắp cần chú ý: - L¾p khíp cÇu víi cam quay ph¶i thay ®ai èc míi v× ®ai èc dïng lµ lo¹i tù h·m. - L¾p trô ®øng víi cam quay ph¶i chó ý ph¶i ®æ keo lµm kÝn. - L¾p bé gi¶m chÊn víi cÇn nèi khíp chuyÓn h­íng chó ý s¬n bÞt kÝn c c¸ bÒ mÆt. - Khi l¾p gèi ®ì tõ hai phÝa mÆt bÝch cña gèi ®ì quay ra ngoµi c¨n tõ ngoµi xe - Khi ®Æt ô cao xu h¹n chÕ hµnh tr×nh lªn trªn gèi ®ì cña cÇu xe sao cho vÊu khÝt víi nhau, ô cao su h­íng vµo trong xe Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 112 MỤC LỤC Bài 1: NỘI QUY XƯỞNG, GIỚI THIỆU VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DỤNG CỤ 1 1.1. Nội quy xưởng thực tập: ....................................................................................... 1 1.2. Dụng cụ tháo, lắp ................................................................................................. 1 1.2.1. Các loại clê ........................................................................................................ 1 1.2.2. Mỏ lết ................................................................................................................ 4 1.2.3. Tuốc nơ vít (Tô vít) ......................................................................................... 5 1.2.4. Kìm .................................................................................................................. 6 1.2.5. Búa ................................................................................................................. 7 1.2.6. Tông, trục bậc .................................................................................................. 7 1.2.7. Vam .................................................................................................................. 8 1.2.8. Lục lăng .......................................................................................................... 8 1.2.9. Thiết bị nâng, hạ .............................................................................................. 8 1.3.Các loại dụng cụ đo kiểm ...................................................................................... 9 1.3.1. Panme .............................................................................................................. 9 1.3.2. Thước cặp ...................................................................................................... 11 1.3.3. Đồng hồ so .................................................................................................... 12 Bài 2. THÁO, LẮP, KIỂM TRA, SỬA CHỮA, ĐIỀU CHỈNH LY HỢP. ................. 13 2.2. Tháo, kiểm tra, sửa chữa ly hợp .......................................................................... 15 2.2.1. Trình tự tháo ly hợp Zil130.............................................................................. 15 2.2.2. Kiểm tra, sửa chữa: .......................................................................................... 15 2.3. Trình tự lắp ly hợp .............................................................................................. 21 2.4. Kiểm tra, điều chỉnh ly hợp ................................................................................ 22 2.4.1. Kiểm tra, điều chỉnh chiều cao bàn đạp ........................................................... 22 2.4.2. Kiểm tra, điều chỉnh hành trình tự do bàn đạp ................................................. 22 2.4.3. Xả e: ................................................................................................................ 24 2.4.4. Kiểm tra điểm cắt ly hợp ............................................................................... 24 BÀI 3: THÁO, LẮP, KIỂM TRA, SỬA CHỮA HỘP SỐ CỦA ĐỘNG CƠ ĐẶT NGANG VÀ ĐẶT DỌC ........................................................................................... 26 3.1. Những hư hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục ........................................... 26 3.1.1. Hiện tượng nhảy số :....................................................................................... 26 3.1.2. Hộp số làm việc có tiếng kêu: .......................................................................... 26 Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 113 3.1.3. Không vào số được hoặc vào số có tiếng kêu: .................................................. 26 3.1.4. Hộp số bị nóng quá: ......................................................................................... 27 3.1.5. Hộp số bị chảy dầu : ......................................................................................... 27 3.2. Tháo, kiểm tra hộp số .......................................................................................... 28 3.2.1. Trình tự tháo .................................................................................................... 28 3.2.2. Kiểm tra ........................................................................................................... 38 3.2.3. Sửa chữa các chi tiết của hộp số ....................................................................... 41 3.3. Trình tự lắp ......................................................................................................... 42 Bài 4 : THÁO LẮP, KIỂM TRA, SỬA CHỮA, ĐIỀU CHỈNH CẦU XE .................. 43 4.1. Hiện tượng hư hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục:................................... 43 4.2. Trình tự tháo, kiểm tra, sửa chữa cầu chủ động ................................................... 44 4.2.1. Trình tự tháo .................................................................................................... 44 4.2.2. Kiểm tra, sửa chữa ........................................................................................... 49 4.3. Kiểm tra, điều chỉnh cầu chủ động, lắp ............................................................... 52 4.3.1. Kiểm tra, điều chỉnh cầu chủ động ................................................................... 52 4.3.2. Trình tự lắp ...................................................................................................... 55 Bài 5. THÁO, LẮP, KIỂM TRA, ĐIỀU CHỈNH TRUYỀN LỰC CUỐI CÙNG VÀ MOAYƠ BÁNH XE .................................................................................................. 57 5.1. Những hư hỏng, nguyên nhân, tác hại ................................................................. 57 5.2. Kiểm tra, điều chỉnh ............................................................................................ 57 Bài 6.THÁO LẮP, KIỂM TRA, SỬA CHỮA, ĐIỀU CHỈNH, CHIA TAY LÁI TRONG HỆ THỐNG LÁI. ........................................................................................ 59 6.1. Kiểm tra, sửa chữa hệ thống lái cơ khí ................................................................ 59 6.1.1. Những sai hỏng, nguyên nhân, tác hại .............................................................. 59 6.1.2. Tháo, kiểm tra .................................................................................................. 60 6.1.2.1. Trình tự tháo ................................................................................................. 60 6.1.3. Sửa chữa, lắp.................................................................................................... 63 6.2. Kiểm tra, sửa chữa hệ thống lái trợ lực thủy lực .................................................. 64 6.2.1. Hiện tượng hư hỏng, nguyên nhân, tác hại ....................................................... 64 6.2.2. Trình tự tháo, kiểm tra, sửa chữa hệ thống lái trợ lực thủy lực .......................... 65 6.2.2.1. Trình tự tháo ................................................................................................. 65 6.2.3. Sửa chữa, lắp hệ thống lái trợ lực thủy lực ....................................................... 70 Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 114 Bài 7. THÁO LẮP, KIỂM TRA, SỬA CHỮA, ĐIỀU CHỈNH HỆ THỐNG PHANH. .................................................................................................................................. 75 7.1. Kiểm tra, sửa chữa hệ thống phanh dầu .............................................................. 75 7.1.1. Hiện tượng hư hỏng, nguyên nhân, tác hại ....................................................... 75 7.1.2. Trình tự tháo, kiểm tra ..................................................................................... 76 7.1.3. Sửa chữa, lắp hệ thống phanh khí .................................................................... 82 7.2. Kiểm tra, sửa chữa hệ thống phanh khí ............................................................... 86 7.2.1. Hiện tượng hư hỏng, nguyên nhân, tác hại ....................................................... 86 7.2.2. Trình tự tháo, kiểm tra ..................................................................................... 88 7.2.3. Trình tự lắp, điều chỉnh ................................................................................. 101 Bài 8. THÁO LẮP, KIỂM TRA, SỬA CHỮA HỆ THỐNG TREO. ....................... 106 8.1. Hiện tượng hư hỏng, nguyên nhân, tác hại ........................................................ 106 8.2. Trình tự tháo, kiểm tra hệ thống treo ................................................................ 107 8.2.1. Trình tự tháo, kiểm tra ................................................................................... 107 8.2.2. Kiểm tra ........................................................................................................ 109 8.2.3. Bảo dưỡng, sửa chữa. Lắp hệ thống treo ........................................................ 111

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_mon_thuc_tap_o_to.pdf