ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GIÁO TRÌNH
MÔN HỌC: NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ Ô TÔ
NGÀNH: BẢO TRÌ VÀ SỬA CHỮA Ô TÔ
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKTKT
ngày tháng năm 20 của Hiệu trưởng Trường
Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh)
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GIÁO TRÌN
89 trang |
Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 21/02/2024 | Lượt xem: 57 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Nhập môn công nghệ ô tô (Trình độ Trung cấp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
H
MÔN HỌC : NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ Ô TÔ
NGÀNH: BẢO TRÌ VÀ SỬA CHỮA Ô TÔ
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Họ tên: Nguyễn Công Thạnh
Học vị: Thạc sĩ
Đơn vị: Khoa công nghệ ô tô
Email: nguyencongthanh@hotec.edu.vn
TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG
BỘ MÔN
CHỦ NHIỆM
ĐỀ TÀI
HIỆU TRƯỞNG
DUYỆT
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 1
LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình Nhập Môn Công Nghệ Ô Tô được biên soạn bởi giảng viên của Khoa công
nghệ ô tô trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh.
Giáo trình được biên soạn giúp sinh viên bậc Cao đẳng ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô có
được tài liệu học tập thống nhất học phần.
Môn học được bố trí học ở học kỳ bốn của chương trình đào tạo.
Giáo trình gồm có 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan ô tô
Chương 2: An toàn lao động
Chương 3: Dịch vụ ô tô
Trong quá trình biên soạn giáo trình, tác giả nhận được sự hỗ trợ tích cực từ tập thể giảng
viên của Khoa công nghệ ô tô.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể giảng viên của Khoa công nghệ ô tô và đồng
nghiệp đã hỗ trợ giúp tác giả hoàn thành Giáo trình.
TP.HCM, ngàythángnăm
Tác giả
Nguyễn Công Thạnh
MỤC LỤC
TRANG
1. Lời giới thiệu
2. Mục lục
3. Giáo trình mô đun
4. Chương 1: Giới thiệu tổng quan ô tô 1
5. Chương 2: An toàn lao động 37
6. Chương 3: Dịch vụ ô tô 59
7. Tài liệu tham khảo 83
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC
Tên môn học: Nhập Môn Công Nghệ Ô Tô
Mã môn học: MH2103612
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học:
- Vị trí: Mônhọc được bố trí trước khi học viên học các học phần tự chọn.
- Tính chất: Là môn học chuyên ngành bắt buộc.
- Ý nghĩa và vai trò của môn học: Môn học trang bị kiến thức cho người học về ô tô hiện
nay.
Mục tiêu của môn học:
- Về kiến thức:
- Giới thiệu chương: bao gồm các nội dung:
+ Định nghĩa ô tô, lịch sử phát triển ô tô trên thế giới và lịch sử phát triển của
một vài dòng xe tiêu biểu.
+ Các phương pháp phân loại ô tô và ưu nhược điểm của từng loại.
+ Cấu tạo chung của các hệ thống trên ô tô
- Về kỹ năng:
+ Phân biệt được các loại xe theo: hình dạng, kết cấu, chức năng, tải trọng.
+ Nhận dạng và định vị được các tổng thành, hệ thống chính trên ô tô, tra cứu
được thông tin phương tiện.
+Trình bày được nguyên lý cơ bản của các tổng thành chính trên ô tô.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Ý thức được tầm quan trọng của trang bị bảo hộ.
- Ý thức tính tỉ mỉ ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Ô TÔ
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 1
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Ô TÔ
1. Mục tiêu:
- Giới thiệu chương: bao gồm các nội dung:
+ Định nghĩa ô tô, lịch sử phát triển ô tô trên thế giới và lịch sử phát triển của
một vài dòng xe tiêu biểu.
+ Các phương pháp phân loại ô tô và ưu nhược điểm của từng loại.
+ Cấu tạo chung của các hệ thống trên ô tô
- Mục tiêu chương:
+ Phân biệt được các loại xe theo: hình dạng, kết cấu, chức năng, tải trọng.
+ Nhận dạng và định vị được các tổng thành, hệ thống chính trên ô tô, tra cứu
được thông tin phương tiện.
+Trình bày được nguyên lý cơ bản của các tổng thành chính trên ô tô.
2. Nội dung bài:
2.1. Định nghĩa ô tô :
Ô tô hay xe hơi là loại phương tiện giao thông chạy bằng bốn bánh có gắn động cơ.
Tên gọi ô-tô được nhập từ tiếng Pháp (automobile), tên tiếng Pháp xuất phát từ
từ auto (tiếng Hy Lạp, nghĩa là tự thân) và từ mobilis (tiếng La Tinh, nghĩa là vận động).
Từ automobile ban đầu chỉ những loại xe tự di chuyển được gồm xe không ngựa và xe có
động cơ. Còn từ ô tô trong tiếng Việt chỉ dùng để chỉ các loại có 4 bánh. Chữ "Xe Hơi" bắt
nguồn từ chữ Hoa 汽车, phát âm theo Hán Việt là Khí Xa. Còn người Nhật gọi Xe hơi là
自動車 (Tự động xa) nghĩa là Xe tự động
2.2. Phân loại ô tô theo nguồn động lực.
2.2.1. Ô tô dùng động cơ Xăng
Động cơ dùng tia lửa để đốt cháy hỗn hợp hơi xăng và không khí. Hơi xăng được
hòa trộn với không khí trước khi đi vào xi lanh động cơ. Điều này tạo ra hỗn hợp khí-xăng
có khả năng cháy cao. Sau đó hỗn hợp không khí – hơi xăng được nén lại và bốc cháy nhờ
tia lửa điện ở bougie, tạo ra sự giãn nở nhiệt trong xi lanh sinh lực đẩy piston đi xuống.
Chuyển động tịnh tiến của piston được biến đổi thành chuyển động quay của trục khuỷu
nhờ vào cơ cấu trục khuỷu –thanh truyền.
Hình 1.1: Xe dùng động cơ xăng: 1_Động cơ, 2_Bình nhiên liệu
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Ô TÔ
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 2
2.2.2. Ô tô dùng động cơ Diesel
Khác với động cơ xăng, động cơ diesel nén không khí với tỉ số nén vào khoảng
22:1. Không khí được nén tới áp suất rat lớn nên nhiệt độ tăng cao (khoảng 538 oC), lúc
này, dầu diesel được phun vào xi lanh dưới áp suất cao sẽ tự bốc cháy, sinh công và đẩy
piston đi xuống.
Hình 1.2. Động cơ diesel: 1_Động cơ, 2_Thùng nhiên liệu diesel
2.2.3. Ô tô dùng động cơ Điện
Loại xe này sử dụng nguồn điện của accu để vận hành mô tơ điện. Thay vì dùng
nhiên liệu, chỉ cần nạp điện cho accu mà thôi. Loại xe này mang lại nhiều lợi ích như:
không gây ô nhiễm, không tiếng ồn khi hoat động
Hình 1.3. Ô tô dùng động cơ điện: 1_Bộ điều khiển công suất, 2_Mô tơ điện, 3_Accu
2.2.4. Ô tô dùng động cơ lai (Hybrid)
Loại xe này được trang bị đồng thời hai nguồn động lực khác nhau là động cơ đốt
trong và mô tơ điện. Do động cơ đốt trong dẫn động máy phát tạo điện năng nên không
cần nguồn bên ngoài nạp điện cho accu. Hệ thống dẫn động bánh xe dùng nguồn điện
270V – 550V, ngoài ra các thiết bị khác dùng nguồn 12V.
Khi xuất phát hoặc chạy trong thành phố, xe dùng động cơ điện cho ra moment
xoắn cao mặc dù tốc độ thấp (đây chính là ưu điểm của động cơ điện). Khi tăng tốc hoặc
chạy trên xa lộ, xe sẽ dùng động cơ đốt trong vì động cơ loại này có hiệu suất cao hơn khi
vận hành ở tốc độ lớn. Bằng cách phân bố tối ưu hai nguồn động lực nêu trên sẽ giúp giảm
ô nhiễm do khí thải và nâng cao tính kinh tế nhiên liệu.
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Ô TÔ
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 3
Hình 1.4. Ô tô Hybrid: 1_Động cơ, 2_Bộ đổi điện, 3_Hộp số, 4_Bộ chuyển đổi, 5_Accu
2.2.5. Ô tô dùng động cơ lai tế bào nhiên liệu FCHV
Loại xe ôtô này sử dụng năng lượng điện tạo ra khi nhiên liệu hyđrô phản ứng với
ôxy trong không khí sinh ra nước. Do nó chỉ thải ra nước, nó được coi là tốt nhất trong
những loại xe có mức ô nhiễm thấp, và nó được tiên đoán sẽ trở thành nguồn năng lượng
chuyển động cho thế hệ ôtô tiếp theo.
Hình 1.5. Ô tô lai tế bào nhiên liệu FCHV
1_Bộ điều khiển công suất, 2_Mô tơ điện, 3_Bộ tế bào nhiên liệu, 4_Hệ thống chứa
Hydro, 5_Ắc quy phụ
2.3. Phân loại ô tô theo kiểu dáng, kiểu truyền động.
2.3.1. Phân loại ô tô theo kiểu dáng
a. Sedan: Là loại xe mui kín 4 chỗ ngồi, chú trọng tiện nghi của hành khách và lái
xe.
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Ô TÔ
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 4
Hình 1.6. Mẫu xe sedan
Sedan là một trong những dòng xe phổ biến nhất hiện nay. Về cơ bản, Sedan được
định nghĩa là loại xe hơi 4 cửa với gầm thấp dưới 20 cm, có 4 chỗ ngồi hoặc hơn, mui kín.
Đây là dòng xe có khoang hành lý tách biệt, trần xe kéo dài từ trước ra sau, nắp ca-pô và
nắp cốp thấp hơn nóc của khoang hành khách.
Sedan phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, từ người độc thân đến gia đình nhỏ
cho đến các doanh nhân thành đạt. Ở Việt Nam những dòng sedan cơ bản như Toyota
Altis, Camry, Kia K3, BMW 328i, Mercedes C/E/S, Audi A4/A6/A8.
b. Coupe: Coupe có nghĩa là đôi, ngụ ý xe hơi 2 cửa nhưng số lượng chỗ ngồi trên
xe không giới hạn chỉ 2 chỗ, vẫn có thể là 4 hoặc 5. Nhắc tới Coupe người ta nghĩ ngay
đến những chiếc xe thể thao, đây là một mẫu xe mui kín rất phổ biến ngày nay, với động
cơ vận hành hiệu suất cao.
Hình 1.7. Mẫu xe coupe
Do có nhiều điểm tương đồng với sedan và nhìn tổng thể không khác gì chiếc sedan
nên có nhiều tranh cãi về định nghĩa này. Ngày nay, nhiều hãng sản xuất xe hơi đã giới
thiệu rất nhiều mẫu xe được gọi là coupe 4 cửa, với sự khác biệt rất nhỏ so với dòng xe
sedan. Cách để phân biệt couple 4 cửa và sedan đó là thể tích buồng lái của chúng, không
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Ô TÔ
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 5
gian của xe coupe giới hạn dưới 30cm3. Mẫu xe coupe 4 cửa nổi bật đáng kể đến như
Audi A7, Mercedes CLS, Aston Martin Rapide
c. Convertible: Là các xe có mui tháo hoặc gấp lại được. Mui có thể là loại hardroof
(mui cứng), nhưng cũng có thể là loại phủ bạt hoặc da với gọng kim loại. Hiện nay,
người ta có xu thế ít coi convertible là một dòng xe riêng, nó được liệt vào dòng
cabriolet.
Hình 1.8. Mẫu xe Convertible
d. Pickup (bán tải): Đây là loại xe tải nhẹ có khoang động cơ kéo dài về phía
trước của ghế lái xe
Hình 1.9. Mẫu xe Pickup
Pick-up được biết đến bởi dáng vẻ thể thao mạnh mẽ, dùng để đi lại cũng như chở
hàng hóa rất tiện lợi với phần đuôi xe không có mui để người dùng dễ dàng chở hàng hóa
(có thể gắn thêm mui phụ tùy mục đích sử dụng). Nó được trang bị thêm một thùng chở
hàng ở phía sau, tách biệt hẳn với khoang ghế hành khách.
Điểm khác biệt của dòng Pick-up đó là có thể chở được hàng hóa với kích thước
quá khổ, điều mà những chiếc xe đa dụng khác không thể đảm nhiệm. Khung gầm của
Pick-up tương tự như xe tải, phù hợp với nhiều địa hình. Trọng lượng Pick-up có thể vận
chuyển hàng hóa từ 500- 700 kg. Ở Việt Nam, phân khúc xe bán tải ngày càng thịnh hành
nhờ ưu điểm như một chiếc sedan lại chở được nhiều đồ cùng mức thuế phí rẻ hơn.
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Ô TÔ
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 6
Có thể kể đến những chiếc Pick-up rất phổ biến như: Toyota Hilux, Isuzu D-Max,
Nissan Navara, Ford Ranger, Mitsubishi Triton
e. Lift back (Hatch back): Về cơ bản, loại này tương tự như loại coupe. khu
vực dành cho người và hàng hóa được gắn liền nhau. Cửa hậu và cửa sổ hậu
mở ra cùng với nhau.
Hình 1.10. Mẫu xe Hatch back
Hatchback là kiểu biến thể từ dòng xe sedan và coupe, điểm khác biệt đó là có thêm
1 cửa mở từ phía sau, thường là dạng mở cửa kéo lên và thông với 2 khoang chứa đồ cùng
khoang hành khách. Có thể nói Hatchback là sự kết hợp hoàn hảo của chiếc xe chở người
lẫn hàng hóa.
Một số mẫu Hatch back cỡ nhỏ như: Kia Morning, Hyundai Getz là những mẫu
xe quen thuộc giá rẻ với người tiêu dùng Việt Nam thời gian qua. Ngoài ra các mẫu
Hatchback lớn hơn có sự góp mặt của: Ford Focus, Hyundai Veloster
f. Van and wagon: Loại này có không gian cho hành khách và hàng hóa liền nhau.
Nó chở được nhiều người hay nhiều hàng hóa. Van chủ yếu để chở hàng, còn
wagon chủ yếu để chở người.
Hình 1.11. Mẫu xe Van
g. SUV (Sport utility vehicle): là dòng xe hơi thể thao đa dụng. Kiểu dáng thể thao việt
dã có hai khoang hành lý và hành khách liền nhau, gầm cao, thích hợp cho việc đi lại với
địa hình đường sá gồ ghề, khấp khuỷu.Dòng xe thường có 5 đến 7 chỗ ngồi, tiện lợi cho
gia đình hoặc những khách hàng trẻ ưa thích kiểu xe thể thao mạnh mẽ.
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Ô TÔ
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 7
Có thể thấy một số mẫu xe SUV ở Việt Nam phổ biến như Mitsubishi Pajero Sport, Ford
Everest, Toyota Fortuner. Các hãng xe sang thì có những mẫu SUV cao cấp như BMW X5,
Acura MDX, Audi Q7
Hình 1.12. Mẫu xe SUV
h. CUV (Crossover Utility Vehicle) là loại xe ôtô được thiết kế theo kiểu xe việt
dã thể thao nhưng nhỏ hơn, gầm xe thấp hơn. Thông thường CUV có cấu trúc thân
xe liền khối với khung gầm và hệ thống truyền động, đồng thời cũng tiết kiệm
nhiên liệu hơn. Một số xe CUV có thể kể tên như Toyota RAV4, Volvo XC90,
Acura MDX. Mercedes-Benz cũng hứa hẹn giới thiệu ra thị trường dòng xe CUV
được thiết kế dựa trên khung gầm xe C-Class vào năm 2008.
Hình 1.13. Mẫu xe CUV
Khái niệm xe CUV có thể được hiểu dựa trên sự biến thể của SUV và Mini Van,
CUV cân bằng giữa việc thiết kế thể thao và khả năng chở nhiều người, gầm khá cao
nhưng trọng tâm xe thấp.
Những mẫu xe CUV có thể kể đến như: Ford EcoSport, Nissan Murano S, Honda
CRV, BMW X6...
i. MPV (Multiple-Purpose Vehicle): là dòng xe đa dụng, có thể chuyển đổi giữa chở
người và chở hàng hóa bằng cách gập hàng ghế sau lên xuống. Ở Mỹ dòng xe này
thường được gọi là Minivan.
Với mục đích chính là để chuyên chở nhiều người một cách an toàn, thoải mái,
dòng MPV có những đặc điểm chính sau: Thường có 5-7 chỗ, 3 hàng ghế. Hàng ghế sau
cùng thường nhỏ hơn và khi cần có thể gập lại, để tăng không gian chở đồ đạc. Gầm cao
hơn xe Sedan và Hatchback, nhưng thấp hơn xe SUV hay Crossover. Phần ca-pô khá
ngắn, thân xe bắt đầu từ gần mũi xe và kéo dài về sát phía đuôi để tăng không gian chuyên
chở.
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Ô TÔ
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 8
Hình 1.14. Mẫu xe MPV
2.3.2. Phân loại ô tô theo kiểu truyền động
Xe có thể được phân loại theo vị trí của động cơ, bánh xe chủ động và số lượng của bánh
xe chủ động.
a. FF (động cơ đặt phía trước, cầu trước chủ động): Do xe FF không có
trục cácđăng, có thể tạo nên không gian rộng bên trong xe, do đó đạt được tính tiện
nghi cao.
b. FR (động cơ đặt phía trước, cầu sau chủ động): Do xe FR cân bằng tốt về
trọng lượng, nó có tính ổn định và điều khiển tốt
c. MR (động cơ đặt giữa, cầu sau chủ động): Do xe MR cân bằng tốt về trọng
lượng giữa cầu trước và sau, nó có tính điều khiển rất tốt
d. 4WD (4 bánh chủ động):Do xe 4WD dẫn động bằng cả 4 bánh xe, có có thể hoạt
động ổn định dưới các điều kiện đường xấu. Trọng lượng của nó lớn hơn so với các loại xe
khác
Hình 1.15. Sơ đồ xe phân loại theo kiểu truyền động
a. Loại FF b. Loại FR c. Loại MR d. Loại 4WD
2.4. Các thông số chính của ô tô :
2.4.1. Thông số kích thước trên ô tô
a b
c d
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Ô TÔ
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 9
Hình 1.16. Sơ đồ kích thước xe
A: Chiều dài tổng thể (Overall length, total length).
B: Chiều rộng xe (Vehicle width).
C: Chiều cao xe (Vehicle height).
D: Phần nhô phía trước tính từ tâm bánh xe trước (Front overhang).
E: Chiều dài cơ sở, khoảng cách giữa hai cầu xe (Wheel Base)
F: Phần nhô ra phía sau tính từ tâm bánh xe sau (Rear overhang).
G: Khoảng cách từ mặt đất đến sàn xe (Ground clearance).
H , I: Chiều rộng cơ sở, khoảng cách giữa hai bánh xe chung cầu xe (Track, tread,
track width, tread width, wheel track, wheel tread).
H: Chiều rộng cơ sở hai bánh phía trước (Front track, Track front).
I: Chiều rộng cơ sở hai bánh phía sau( Rear track, Track rear).
J: Góc tiến (Approach angle, Angle of incidence).
K: Góc phần nhô ra ở phía sau (Departure angle, Rear overhang angle).
L: Chiều cao có tải (Loading height).
M: Chiều dài của thùng xe (Chassis frame length).
N: Chiều cao của thùng chở hàng hoá (Cargo body height).
O: Chiều rộng bên trong thùng chở hàng hoá (Interior cargo body width).
P: Chiều rộng thùng chở hàng hoá( Cargo body width).
R: Chiều dài bên trong thùng chở hàng hoá (Interior cargo body length).
2.4.2. Thông số kỹ thuật cơ bản trên ô tô
Tên xe, năm sản xuất, hạng xe
External dimensions Ví dụ Kích thước cơ bản
- Length (mm) 4815 - Dài tổng cộng (mm) 4815
- Width (mm) 1825 - Rộng (mm) 1825
- Height (mm) 1470 - Cao (mm) 1470
- Wheelbase (mm) 2775
- Chiều dài cơ sở
(mm)
2775
Weights Trọng lượng
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Ô TÔ
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 10
- Kerb weight (kg) 1465 - Khối lượng khô (kg) 1465
- Gross combination
mass (kg)
3300
- Khối lượng toàn tải
(kg)
3300
Transmission Hộp số
- Transmission type Automatic - Kiểu hộp số Tự động
- Number of gears 6 - Số lượng số tiến 6
- Transmission
description
Automatic with
manual mode
- Miêu tả hộp số
Tự động có khả năng
sang số chủ động.
Engine Động cơ
- Engine type Petrol - Loại động cơ Xăng
- Engine code 2AR-FE - Mã động cơ 2AR-FE
- Capacity (cc) 2494 - Dung tích (cc) 2494
- Engine description
Four cylinders, in-
line, DOHC, variable
valve timing, four
valves per cylinder,
two balance shafts.
- Miêu tả động cơ
4 xy lanh, thẳng hàng,
dùng DOHC, điều chỉnh
thời gian mở soupape, 4
soupape cho mỗi xylanh,
2 trục cam cân bằng.
- Number of cylinders 6 - Số xylanh 6
- Configuration In-line - Kiểu phân bố Thẳng hàng
- Head composition Light alloy - Kiểu nắp máy Hợp kim nhôm
- Variable valve
timing
Standard
- Soupape điều chỉnh
thời gian
Tích hợp sẵn
- Variable valve
timing type
Dual VVT-i
- Kiểu soupape điều
chỉnh thời gian
2 trục cam cân bằng
- Valve gear type DOHC - Kiểu bố trí cam DOHC
- Number of valves
per cylinder
4
- Số soupape cho mỗi
xylanh
4
- Power (KW) 135KW @ 6000rpm - Công suất (KW) 135Kw tại 6000 vòng/
phút
- Torque (Nm) 231Nm @ 4100rpm - Mômen (Nm) 231Nm tại 4100 vòng/
phút
2.5. Cấu tạo chung về động cơ ô tô :
- Động cơ 4 kỳ: Loại động cơ này được sử dụng phổ biến ở các loại xe du lịch và xe
gắn máy. Để thực hiện một chu kỳ thì piston phải thực hiện bốn hành trình và cốt
máy quay 2 vòng.
- Động cơ 2 kỳ: Thường gặp loại nay ở các xe thương mại, xe tải vì nó mang lại
hiệu suất cao nhưng lại có hiệu quả kinh tế cao. Để thực hiện một chu kỳ thì piston
phải thực hiện hai hành trình và cốt máy sẽ quay một vòng.
- Động cơ xăng: Hầu hết các động cơ được sử dụng hiện nay là loại động cơ này. Ơ
loại động cơ xăng, hoà khí sẽ được hình thành bên ngoài buồng cháy và hoà khí này
sẽ được nén lại. Quá trình cháy của động cơ xăng phải nhờ năng lượng từ bên ngoài.
- Động cơ diesel: Nhiên liệu sử dụng là dầu diesel, hỗn hợp không khí được hình
thành ngay trong buồng cháy, sự cháy không cần năng lượng từ bên ngoài.
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Ô TÔ
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 11
a. Cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền : Để biến chuyển động tịnh tiến của piston
thành chuyển động quay của trục khuỷu khi động cơ làm việc.
Hình 1.17. Trục khuỷu – thanh truyền động cơ
1. Piston 2. Chốt piston 3. Thanh truyền 4. Trục khuỷu 5.
Bánh đà
b. Cơ cấu phân phối khí: Để đóng mở các cửa nạp và cửa xả đúng thời điểm nhằm
nạp đầy hỗn hợp khí (động cơ xăng) hoặc không khí sạch (động cơ Diesel) vào các
xy lanh ở kỳ hút và thải sạch khí cháy ra ngoài ở kỳ xả.
Hình 1.18. Hệ thống phân phối khí
c. Hệ thống bôi trơn: Cung cấp một lượng dầu bôi trơn đủ và sạch dưới áp suất
nhất định đi bôi trơn cho các chi tiết của động cơ để giảm ma sát, giảm mài mòn,
làm kín, làm sạch, làm mát và chống gỉ.
Hình 1.19. Hệ thống bôi trơn
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Ô TÔ
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 12
1_Cácte dầu, 2_Lưới lọc dầu, 3_Bơm dầu,
4_Que thăm dầu,5_Công tắc áp suất dầu, 6_Lọc dầu
d. Hệ thống làm mát: có nhiệm vụ giữ cho động cơ làm việc ở nhiệt độ ổn định (80-
90oC).
Hình 1.20. Hệ thống làm mát
e. Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng: Để hòa trộn xăng với không khí sạch theo
một tỷ lệ nhất định, cung cấp cho các xy lanh của động cơ theo thứ tự nổ phù hợp
với các chế độ làm việc của động cơ.
Hình 1.21. Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng
1_Bình nhiên liệu, 2_Bơm nhiên liệu, 3_Lọc nhiên liệu,
4_Bộ điều áp nhiên liệu, 5_Kim phun, 6_Nắp bình nhiên liệu
f. Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel: Cung cấp nhiên liệu Diesel có áp suất
cao dưới dạng sương mù vào buồng cháy của xy lanh đúng thời điểm, phù
hợp với từng chế độ tại trọng và tốc độ của động cơ.
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Ô TÔ
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 13
Hình 1.22. Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel
1_Bình nhiên liệu, 2_Lọc nhiên liệu có bộ lắng nước, 3_Bơm cao áp, 4_Kim phun
dầu
2.6. Cấu tạo chung về khung gầm ô tô
2.6.1 Hệ thống truyền lực
Sơ đồ hệ thống truyền lực
a. Ly hợp: Cắt nối động lực từ động cơ đến hệ thống truyền lực một cách êm nhẹ khi
sang số hoặc khi khởi hành ôtô. Đảm bảo an toàn cho hệ thống khi quá tải.
Hình 1.23. Sơ đồ bố trí bộ ly hợp trên động cơ
b. Hộp số: dùng để truyền và thay đổi mô men từ động cơ đến bánh xe chủ động. Cắt
truyền từ động cơ đến bánh xe chủ động trong thời gian dài (số 0). Đảm bảo cho ô tô
chuyển động lùi.
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Ô TÔ
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 14
Hình 1.24. Hộp số cơ khí trên ô tô
c. Trục truyền động (trục cardan): Để truyền động giữa các trục không nằm trên củng
một đường thẳng mà thường cắt nhau dưới một góc có trị số góc luôn thay đổi trong quá
trình làm việc.
Hình 1.25. Trục các đăng 2 khớp chữ thập
d. Cầu chủ động: Để giảm tốc, tăng mômen kéo của bánh xe chủ động.Truyển động giữa
hai trục vuông góc nhau. Giúp cho bánh xe chủ động hai bên quay với tốc độ khác nhau
khi vào đường vòng không bị trượt.
Hình 1.26. Cầu chủ động
2.6.2. Hệ thống di chuyển
a. Hệ thống phanh: Hệ thống phanh để làm giảm tốc độ, dừng chuyển động của xe
ô tô và giữ cho xe ô tô đứng yên trên dốc.
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Ô TÔ
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 15
Hình 1.27. Hệ thống phanh
b. Hệ thống treo: Hệ thống treo dùng nối đàn hồi giữa khung hoặc vỏ ôtô với hệ thống
chuyển động. Nhiệm vụ chủ yếu giảm va đập sinh ra trong khi ôtô chuyển động, làm êm
dịu khi đi qua các mặt đường gồ ghề không bằng phẳng.
Hình 1.28. Hệ thống treo
c. Hệ thống lái: Hệ thống lái của ôtô dùng thay đổi hướng chuyển động hoặc giữ cho ôtô
chuyển động theo một hướng nhất định.
Hình 1.29. Hệ thống lái
2.7 Cấu tạo chung về hệ thống điện ô tô :
Kiến thức tổng quan về điện động cơ: Có nhiều thiết bị cần thiết cho việc khởi động động
cơ và vận hành nó một cách ổn định.
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Ô TÔ
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 16
Hình 1.30. Cấu tạo hệ thống điện động cơ
1_Accu, 2_Máy khởi động (Hệ thống khởi động), 3_Máy phát (Hệ thống nạp), 4_Cuộn
đánh lửa(Hệ thống đánh lửa), 5_Khoá điện, 6_Đồng hồ táp lô (Đồng hồ báo nạp), 7_Các
cảm biến
a.Accu: Là thiết bị có khả năng nạp điện khi động cơ hoạt động và nó đóng vai trò là
nguồn cung cấp điện cho các thiết bị điện khi động cơ không hoạt động.
Hình 1.31. Accu: 1_Cực âm, 2_Nút thông hơi,
3_Mắt kiểm tra, 4_Cực dương, 5_Dung dịch, 6_Ngăn accu
b.Hệ thống khởi động: Hệ thống khởi động quay động cơ bằng mô tơ điện và khởi động
động cơ.
Hình 1.32. Hệ thống khởi động: 1_Accu, 2_Khoá điện, 3_Máy khởi động
c.Hệ thống nạp:Hệ thống nạp sản xuất ra điện năng để cung cấp nguồn cần thiết cho các
thiết bị điện phần còn lại dùng để nạp accu.
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Ô TÔ
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 17
Hình 1.33. Hệ thống nạp 1_Máy phát, 2_Accu, 3_Đèn báo nạp, 4_Khoá điện
e. Hệ thống đánh lửa: Hệ thống đánh lửa tạo ra tia lửa ở điện áp cao và đốt cháy hỗn
hợp không khí nhiên liệu đã được nén ở thì nổ. Thời điểm đánh lửa được điều khiển
bởi ECU.
Hình 1.34. Hệ thống đánh
lửa:
1_Khoá điện, 2_Accu, 3_ Cuộn dây đánh lửa với IC đánh lửa,
4_Bougie, 5_ECU, 6_Cảm biến vị trí trục cam, 7_Cảm biến vị trí trục khuỷu
Bougie: là bộ phận nhận điện cao áp do cuộn dây đánh lửa tạo ra và tạo ra tia lửa điện để
đốt cháy hỗn hợp không khí –nhiên liệu. Điện cao áp được tạo ra tia lửa điện ở khe hở
giữa điện cực giữa và điện cực nối mát.
Hình 1.35. Các loại bougie
1_Điện cực giữa, 2_Điện cực bìa,
3_Rãnh chữ V, 4_Rãnh chữ U,
5_Sự khác nhau giữa độ nhô ra
của điện cực.
Các loại bougie:
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Ô TÔ
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 18
Hình A: Bougie có điện trở
Bougie có thể sinh ra nhiễu điện từ, nhiễu này có thể làm cho các thiết bị điện tử bị trục
trace. Do vậy loại này có điện trở bằng gom để ngăn hiện tượng này.
Hình B: Bougie có điện cực đầu bằng Platin
Loại này sử dụng Platin cho điện cực giữa mỏng và điện cực nối mát. Nó có độ bền và khả
năng đánh lửa tuyệt hảo.
Hình C: Bougie có đầu điện cực Irdium
Loại này sử dụng hợp kim Iridium cho các điện cực giữa và điện cực nối mát. Nó có độ
bền và khả năng đánh lửa tốt.
Hình 1.36. Cấu tạo bougie
1: Điện trở
2: Đầu Platin của điện cực giữa
3: Đầu Platin của điện cực nối mát.
4: Đầu Irdium của điện cực giữa
Kiến thức tổng quan về hệ thống điện thân xe: Bao gồm các bộ phận điện được gắn vào
thân xe.
a. Dây điện:
Dây điện được chia thành các nhóm sau để nối các bộ phận điện của xe với nhau: Dây
điện và cáp; Các chi tiết nối; Các chi tiết bảo vệ.
Hình 1.37. Dây điện
Tham khảo: Mát thân xe
Ngày nay ô tô càng trở nên hiện đại hơn với đầy đủ tiện nghi do vậy việc cung cấp điện
cho các thiết bị điện sẽ rất phức tạp nếu ta sử dụng cách thông thường. Để giải quyết vấn
đề này các nhà thiết kế đã sử dụng thân xe làm một dây dẫn nên số lượng dây dẫn giảm đi
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Ô TÔ
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 19
một nửa. Luc này cực âm accu và cực âm của tất cả các thiết bị điện đề được nối với thân
xe. Chỗ nối của các cực âm vào thân xe được gọi là “Mát thân xe”.
Hình 1.38. Mát thân xe
b. Dây điện và cáp:
Có 3 loại dây điện và cap chính được sử dụng trên ô tô.
Hình 1.39. Dây điện và cáp
1.Dây điện áp thấp: loại dây này được sử dụng rông rãi trên ô tô, nó bao gồm lõi dây và
bọc cách điện.
2.Cáp bọc : loại này được thiế kế đe bảo vệ dây điện khỏi bị nhiễu điện bên ngoài, nó
được sử dụng ở những khu vực sau: cáp anten của radio, đường tín hiệu đánh lửa, đường
tín hiệu cảm biến oxy.
3.Dây cao áp: loại dây cáp được sử dụng làm một bộ phận đánh lửa của động cơ xăng.
Cáp này gồm một lõi dẫn điện được bọc một lớp cao su cách điện dày để ngăn cho dòng
điện cao áp không bị rò rỉ.
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Ô TÔ
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 20
Hình A:Các chi tiết cách điện bọc hay phủ lấy dây điện và cáp, hoặc gắn với cac chi tiết
khác nhằm bảo vệ dây điện không bị hư hỏng.
- Các chi tiết nối:
Để hỗ trợ việc nối các chi tiết, dây điện được tập trung tại một số phần trên thân xe:
Hình 1:Hộp nối (J/B)
Hộp nối là một chi tiết mà ở đo các giắc nối của các mạch điện được nhóm lại với nhau.
Thường nó bao gồm các chi tiết sau: bảng mạch in, cầu chì, rờ le và các thiết bị khác.
Hình 1.40. Hộp rờ le
1:Hộp rờ le 2:Rờ le 3:Cầu chì và thanh cầu chì
Hình 2:Hộp rờ le (R/B)
Dù rất giống hộp nối nhưng hộp rờ le không có các bảng mạch in cũng như không có chức
năng trung tâm kết nối
Giắc nối:
Chức năng của các giắc nối là tạo ra các liên kết điện. Có 2 loại giắc nối: dây điện với dây
điện, dây điện với các bộ phận. Các giắc nối được chia thành giắc đực hay giắc cái tuỳ
thuộc vào hình dạng và các cực của chúng. Giắc nối cũng có nhiều màu khác nhau.
Hình 1.41.Các giắc nối
Hình 4: Giắc nối dây, Chức năng của chúng là nối các cực cùng một nhóm
Hình 5: Bulông nối mát
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Ô TÔ
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 21
Các bulông nối mát được sử dụng cho việc nối mát dây điện và các bộ phận điện với thân
xe. Không giống với các bulông thông thường các bulông này được sơn màu xanh lá cây
để tránh oxi hoá.
Các chi tiết bảo vệ mạch điện:
°Cầu chì:
Hình 1.42. Cầu chì
1: Cầu chì: Cầu chì được lắp giữa cầu chì dòng cao và thiết bị điện để bảo vệ cac thiết bị.
Thường có 2 loại cầu chì: cầu chì loại dẹt và cầu chì loại hộp.
2: cầu chì dòng cao(thanh cầu chì): Cầu chì này được lắp giữa thiết bị điện và nguồn điện.
Nếu dòng điện quá lớn chạy qua thì cầu chì sẽ chảy ra để bảo vệ dây điện. Có 2 loại cầu
chì được sử dụng: loại thanh nối và loại hộp.
Các loại cầu chì và thanh cầu chì:
Cầu chì loại dẹt và cầu chì loại hộp được mã hoá bằng màu để phân biệt cường độ.
Hình 1.43. Các loại cầu chì
Bộ ngắt mạch (CB):
-Bộ ngắt mạch được sử dụng cho mạch điện với tải có cường độ lớn mà không thể sử
dụng cầu chì như: mạch cửa sổ điện, mạch sấy kính, mô tơ quạt gió
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Ô TÔ
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 22
-Khi dòng điện quá lớn vượt quá giới hạn hoạt động thì thanh lưỡng kim sẽ giãn nở làm
ngắt mạch điện. Thậm chí nếu cường độ dòng điện thấp hơn cường độ hoạt động trong
một thời gian dài thì thanh lưỡng kim cũng giãn nở và làm ngắt mạch. Không giống như
cầu chì , bộ ngắt mạch có thể sử dụng lại khi thanh lưỡng kim hồi phục.
Hình 1.44. Bộ ngắt mạch
b.Hệ thống chiếu sáng: Hệ thống chiếu sáng được lắp đặt để lái ô tô được an toàn hơn.
Hình 1.45. Chiếu sáng
-Đèn pha:
Đèn pha chiếu các tia sáng về phía trước nhằm đảm bảo tầm nhìn cho lái xe vào ban đêm.
Chúng có thể chuyển từ chiếu xa ( chế độ pha) sang chiếu gần (chế độ cốt) .
-Các đèn khác:
-Ngoài đèn pha trên ôtô còn được trang bị thêm các loại đèn nữa như: đèn hậu, đèn phanh,
đèn xi nhan, đèn báo nguy hiểm, đèn lùi, đèn kích thước, đèn biển số, đèn sương mù dùng
để chiếu sáng bên ngoài.
-Để chiếu sáng trong xe can những loại đèn sau:
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Ô TÔ
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 23
1: đèn chiếu sáng bảng táplô: chiếu sáng để làm cho các đồng hồ và đèn báo nhìn rõ khi
trời tối. Chiếu sáng khi công tắc đèn pha bật ở nấc 1.
2: đèn chiếu trong xe: thông thưòng đèn này được bố trí ở trung tâm trần xe hay ở trên
gương chiếu hậu bên trong. Công tắc của đèn này luôn có 3 chế độ:
ON: luôn sáng
OFF: luôn tắt
DOOR: chiếu sáng khi cửa xe mở.
Hình 1.46. Hệ thống chiếu sáng trong xe
Đồng hồ táp lô và đèn báo táp lô:
Hình 1.47. Đồng hồ táp lô
-Đồng hồ báo tốc độ động cơ: báo số vòng quay của động cơ trong một phút.
-Đồng hồ báo tốc độ xe: báo tốc độ hiện tại của động cơ km/h hoặc mph.
-Đồng hồ nhiệt độ nước: báo nhiệt độ nước làm mát của động cơ.
-Đồng hồ báo nhiên liệu: báo lượng nhiên liệu của ô tô.
Ngoài ra ở một số xe còn có trang bị một số đồng hồ đo như: đồng hồ báo áp suất dầu (báo
áp suất tuần hoàn của dầu động cơ), vôn kế (báo hiệu điện thế do máy phát phát ra).
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Ô TÔ
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 24
c.Gạt nước và rửa kính:
-Gạt nước:
-Gạt nuớc đảm bảo tầm nhìn cho lái xe bằng cách gạt nước mưa hay bụi bẩn trên kính
trước hay kính hậu.
-Hệ thống gạt nước bao gồm công tắc gạt nước, mô tơ gạt nuớc, thanh nối gạt nước, tay
gạt nước và lưỡi gạt nước.
Hình 1.48. Gạt nước
1_Công tắc gạt nước,
2_Mô tơ gạt nước,
3_Thanh nối gạt nước,
...ng kể trường hợp vi phạm luật pháp thì mục tiêu có thể được diễn đạt là “
Sự trì hoãn các biện pháp bảo vệ môi trường”. Một giải pháp thay thế có thể tránh né
được nhưng không nhất thiết phải phù hợp hơn với môi trường. Như vậy có thể áp dụng
các biện pháp, ít có trong lĩnh vực qui phạm hay có thể tận dụng được kẽ hở của luật
pháp. Cụ thể thường là hình thức tránh né nấp dưới dạng chuyển địa điểm, thay thế
nguyên liệu- năng lượng và công nghệ, cũng như qua quá trình chuyển hoá. Bên cạnh
đó còn có sự lẫn tránh bằng cách chuyển giao hình thức mục tiêu vật chất mang đặc tính
sinh thái sang người thứ ba.
“Điều đó nói lên là các biện pháp kinh tế chất thải không được làm cho môi trường
về tổng thể của nó bị ô nhiễm nặng nề hơn so với sự ô nhiễm mà phế liệu đó có thể gây
nên”.
Để có được một giải pháp tốt tạo nên một môi trường lao động phù hợp cho người
lao động, đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành khoa học, được dựa trên 4 yếu tố cơ bản
sau:
- Ngăn chặn và hạn chế sự lan tỏa các yếu tố nguy hiểm và có hại từ nguồn
phát sinh. Biện pháp tích cực nhất là thay đổi công nghệ sản xuất với các nguyên liệu và
nhiên liệu sạch, thiết kế và trang bị những thiết bị, dây chuyền sản xuất không làm ô
nhiễm môi trường...
- Thu hồi và xử lý các yếu tố gây ô nhiễm.
- Xử lý các chất thải trước khi thải ra để không làm ô nhiễm môi trường.
- Trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân.
2.3.2 Xử lý rác thải
2.3.2.1 Phân loại rác thải
Phân loại rác thải là một chu trình mà chất thải được chia ra thành nhiều phần khác
nhau. Phân loại có thể diễn ra theo phương thức thủ công tại nhà hoặc được thu gom bởi
dịch vụ hoặc phân loại một cách tự động bằng máy. Phân loại bằng tay là phương thức sử
dụng đầu tiên trong lịch sử.
Với sự phát triển nhanh của xã hội, chất thải được sinh ra nhiều hơn. Điều này có nghĩa là
một lượng lớn rác thải được tạo ra mỗi năm và sự tăng lên của nó là không được mong
đợi. Nhiều chất thải hơn có nghĩa là nhiều hơn sự tiêu thụ và lãng phí nguồn tài nguyên.
Phân loại và tái chế là điều cần thiết để giảm nguồn chất thải. Hầu hết các loại chất thải
được tạo ra có thể được phân loại ngay tại nhà. Càng ít chất thải chúng ta ném đi thì chúng
ta càng ít phải trả phí vận chuyển rác thải. Phân loại rác thải tại nhà là rẻ hơn cho người
tiêu dùng. Hầu hết các chất thải được tạo ra tại các hộ gia đình bao gồm bao bì, thức ăn
thừa và giấy. Con người nên phân chia giấy, bao bì, thức ăn thừa và chất thải nguy hại từ
các chất thải khác nhau để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Chương 2: AN TOÀN LAO DỘNG
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 45
Phân loại rác tại nguồn là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn bởi rác thải nếu chỉ
chôn lấp thông thường sẽ gây rất nhiều lãng phí như: tốn diện tích lớn cho việc xây dựng,
chi phí vận hành các bãi chôn lấp; nguy cơ gây ô nhiễm môi trường...
Ngoài ra, các nguồn nguyên liệu có thể tái chế như: rác hữu cơ, giấy, nhựa, kim
loại cũng bị vùi chôn trong đất mà theo tính toán phải mất hàng trăm năm sau mới có
thể phân hủy. Trong khi đó, việc tái chế rác thải không chỉ có ý nghĩa về mặt môi trường
mà còn đem lại lợi ích về kinh tế. Chúng làm giảm sự phụ thuộc của con người vào việc
khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt. Đặc biệt, với lượng
hữu cơ lớn trong rác thải sinh hoạt (ước tính khoảng 50 - 70%), đây sẽ là nguồn nguyên
liệu dồi dào để sản xuất phân vi sinh, một loại phân rất tốt cho cây trồng và thân thiện với
môi trường.
Tuy nhiên, để việc tái chế đạt hiệu quả cao thì công tác quản lý phải được thực hiện tốt
ngay từ giai đoạn đầu, tại nguồn phát sinh chất thải. Dựa vào thành phần, tính chất, rác
thải sẽ được phân chia thành nhiều loại khác nhau và đựng trong các bao, thùng rác khác
nhau.
Bảng 2.1 Cách phân loại rác sinh hoạt tại nguồn
Phân
loại
rác
thải
Khái niệm Nguồn gốc Ví dụ Cách xử lý
RÁC
HỮU
CƠ
Rác hữu cơ là loại rác
dễ phân hủy và có thể
đưa vào tái chế để đưa
vào sử dụng cho việc
chăm bón và làm thức
ăn cho động vật.
- Phần bỏ đi
của thực phẩm
sau khi lấy đi
phần chế biến
được thức ăn
cho con người.
- Phần thực
phẩm thừa
hoặc hư hỏng
không thể sử
dụng cho con
người.
- Các loại hoa,
lá cây, cỏ
không được
con người sử
dụng sẽ trở
thành rác thải
trong môi
trường.
- Các loại rau,
củ quả đã bị
hư, thối
- Cơm/ canh/
thức ăn còn
thừa hoặc bị
thiu. Các
loại bã chè,
bã cafe
- Cỏ cây bị
xén/ chặt bỏ,
hoa rụng.
mica trung
quốc
Thu gom riêng vào vật
dụng chứa rác để tận
dụng làm phân
compost.
RÁC Rác vô cơ là những loại - Các loại vật - Gạch/ đá, đồ Thu gom vào dụng cụ
Chương 2: AN TOÀN LAO DỘNG
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 46
VÔ
CƠ
rác không thể sử dụng
được nữa cũng không
thể tái chế được mà chỉ
có thể xử lý bằng cách
mang ra các khu chôn
lấp rác thải
liệu xây dựng
không thẻ sử
dụng hoặc đã
qua sử dụng và
được bỏ đi.
- Các loại bao
bì bọc bên
ngoài hộp/ chai
thực phẩm.
- Các loại túi
nilong được bỏ
đi sau khi con
người dùng
đựng thực
phẩm
- Một số loại
vật dụng/ thiết
bị trong đời
sống hàng
ngày của con
người.
sành/ sứ vỡ
hoặc không
còn giá trị sử
dụng.
- Ly/ cốc/
bình thủy tinh
vỡ
- Các loại vỏ
sò/ ốc, vỏ
trứng
- Đồ da, đồ
cao su, đồng
hồ hỏng, băng
đĩa nhạc,
radio
không thể sử
dụng.
chứa rác và đưa đến
điểm tập kết để xe
chuyên dụng đến vận
chuyển, đưa đi xử lý
tại các khu xử lý rác
thải tập trung theo quy
định.
RÁC
TÁI
CHẾ
Rác vô cơ là loại rác
khó phân hủy nhưng có
thể đưa vào tái chế để
sử dụng nhằm mục
đích phục vụ cho con
người.
- Các loại giấy
thải
- Các loại hộp/
chai/ vỏ lon
thực phẩm bỏ
đi
- Thùng
carton, sách
báo cũ.
- Hộp giấy, bì
thư, bưu thiếp
đã qua sử
dụng
- Các loại vỏ
lon nước
ngọt/ lon bia/
vỏ hộp trà.
- Các loại ghế
nhựa, thau/
chậu nhựa,
quần áo và
vải cũ
Cần được tách riêng,
đựng trong túi ny-lon
hoặc túi vải để bán lại
cho cơ sở tái chế
Chương 2: AN TOÀN LAO DỘNG
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 47
2.3.2.2 Xử lý rác thải gây hại
Chất thải nguy hại có thể được xử lý bằng nhiều phương pháp khác nhau.
Phương pháp hóa học và phương pháp hóa lý
- Hấp thu khí: Kỹ thuật này được dùng để xử lý nước ngầm bị ô nhiễm bởi chất hữu
cơ bay hơi với nồng độ thấp < 200 mg/l, không thích hợp với chất ô nhiễm kém bay hơi.
- Chưng cất (Hấp thụ hơi): Kỹ thuật được dùng để loại chất hữu cơ bay hơi và bán
bay hơi trong nước thải và nước ngầm.
- Xử lý đất bằng trích ly bay hơi: Kỹ thuật dùng để xử lý đất bị ô nhiễm chất hữu cơ
bay hơi (VOC). Kỹ thuật được áp dụng đối với tầng đất chưa bão hòa (nằm trên mực nước
ngầm) hoặc đối với đất ô nhiễm đã được đào lên.
- Hấp phụ: Là quá trình tách chất ô nhiễm trong không khí, nước bằng chất hấp
phụ. Trong kỹ thuật xử lý chất thải nguy hại, chất hấp phụ thường được dùng là than hoạt
tính để loại bỏ các thành phân chất hữu cơ độc hại trong nước ngầm và nước thải công
nghiệp.
- Oxy hóa hóc học: Đây là phương pháp sử dụng tác nhân oxy hóa để oxy hóa chất
hữu cơ trong chất thải với mục đích chuyển đổi dạng hoặc thành phần chất thải là mất đi
hoặc giảm độc tính của nó.
Là quá trình được xử dụng rộng rãi trong xử lý nước sinh hoạt, nước thải nguy hại
và nước thải công nghiệp không độc hại hay nước thải sinh hoạt. Được dùng để xuy hóa-
khử các thành phần hữu cơ có độc tính trong nước thải, chẳng hạn như Phenol, chất
BVTV, dung môi hữu cơ chứa Clo, hợp chất đa vòng, benzen, toluen,... hay các thành
phần vô cơ như sunfit, amoniac, xyanua và kim loại nặng.
- Dòng tới hạn: Là dòng vật chất được gia tăng nhiệt độ và áp suất để có tính chất
giữa lỏng và khí.
- Màng: Là quá trình được dùng để tách nước từ dòng ô nhiễm. Có các loại như vi
lọc, siêu lọc, thẩm thấu ngược, màng điện tích.
Phương pháp sinh học
Xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học là sử dụng vi sinh vật để phân hủy và
biến đổi chất hữu cơ trong chất thải nhằm giảm các nguy cơ của nó với môi trường. Trong
quản lý chất thải nguy hại, việc xử lý chất hữu cơ nguy hại có thể thực hiện được nếu sử
dụng đúng loài vi sinh vật và kiểm soát quá trình hợp lý.
Phương pháp nhiệt
Đây là kỹ thuật xử lý chất thải nguy hại có nhiều ưu điểm hơn các kỹ thuật xử lý
khác, được sử dụng để xử lý chất thải nguy hại không thể chôn lấp mà có khả năng cháy.
Phương pháp này được áp dụng cho tất cả các dạng chất thải rắn lỏng khí. Trong phương
pháp này, nhờ sự oxy hóa và phân hủy nhiệt, các chất hữu cơ sẽ được khử độc tính và phá
vỡ cấu trúc. Tùy theo thành phần chất thải mà khí sinh ra từ quá trình đốt có thành phần
khác nhau. Nhìn chung, thành phần khí thải cũng có các thành phần như sản phẩm cháy
thông thường (bụi, CO2, CO, SOx, NOx). Tuy nhiên trong thành phần khí thải còn có các
thành phần khác như HCl, HF, P2O5, Cl2,...
Phương pháp ổn định hóa rắn
Ổn định hóa rắn là quá trình làm tăng các tính chất vật lý của chất thải, giảm khả
năng phát tán vào môi trường hay làm giảm tính độc hại của chất ô nhiễm. Phương pháp
này được sử dụng rộng rãi trong quản lý chất thải nguy hại.
2.4 An toàn phòng chống cháy nổ
2.2.1 Nguyên nhân gây cháy, nổ
Nghiên cứu bản chất của sự cháy, những yếu tố cần thiết và những điều kiện cần
Chương 2: AN TOÀN LAO DỘNG
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 48
thiết cho sự cháy ta đã phần nào xác định được nguyên nhân của hiện tượng cháy, nổ. Từ
những nghiên cứu trên, kết luận chung về nguyên nhân gây ra các đám cháy có thể do vi
phạm các qui định an toàn về phòng cháy trong các khâu that kế, lắp đặt, vận hành, sử
dụng các thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ, các hệ thống cung cấp năng lượng
(điện, nhiệt, hơi, khí đốt), các hệ thống thiết bị vệ sinh (thông gió, chiếu sáng, điều hòa
nhiệt độ, chống bụi), các nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cháy nổ. Trong các ngành
sản xuất nói chung nguyên nhân gây ra các đám cháy thường xảy do các trường hợp
sau:
a, Không thận trọng khi sử dụng lửa
b, Sử dụng, dự trữ, bảo quản nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu
c, Cháy nổ từ nguyên nhân do điện
d, Cháy xảy ra do ma sát, va đập
e, Cháy nổ xảy ra do tĩnh điện
f, Cháy nổ xảy ra do sét đánh
g, Cháy xảy ra do lưu giữ, bảo quản các chất có khả năng tự cháy không
đúng qui định
h, Cháy xảy ra do tàn lửa, đốm lửa
i, Cháy do các nguyên nhân khác
2.2.2 Phòng và chống cháy, nổ
Nổ thường có tính cơ học và tạo ra môi trường xung quanh áp lực lớn làm phá
huỷ nhiều thiết bị, công trình,... Cháy nhà máy, cháy chợ, các nhà kho
,..Gây thiệt hại về người và của, tài sản của nhà nước, doanh nghiệp và của tư nhân.
ảnh hưởng đến an ninh trật tự và an toàn xã hội . Vì vậy cần phải có biện pháp phòng
chống cháy, nổ một cách hữu hiệu
- Nguyên lý phòng cháy, nổ là tách rời 3 yếu tố là chất cháy, chất ôxy hoá và
mồi bắt lửa thì cháy nổ không thể xảy ra được.
- Nguyên lý chống cháy, nổ là hạ thấp tốc độ cháy của vật liệu đang cháy
đến mức tối thiểu và phân tán nhanh nhiệt lượng của đám cháy ra ngoài.
- Để thực hiện 2 nguyên lý này trong thực tế có thể sử dụng các giải pháp khác
nhau:
+ Hạn chế khối lượng của chất cháy (hoặc chất ôxy hoá) đến mức tối thiểu cho
phép về phương diện kỹ thuật.
+ Ngăn cách sự tiếp xúc của chất cháy và chất ôxy hoá khi chúng chưa tham gia
vào quá trình sản xuất. Các kho chứa phải riêng biệt và cách xa các nơi phát nhiệt. Xung
quanh các bể chứa, kho chứa có tường ngăn cách bằng vật liệu không cháy.
+ Trang bị phương tiện PCCC (bình bọt AB, Bình CO2, bột khô như cát, nước.
Huấn luyện sử dụng các phương tiện PCCC, các phương án PCCC. Tạo vành đai phòng
chống cháy.
+ Cơ khí và tự động hoá quá trình sản xuất có tính nguy hiểm về cháy, nổ.
+ Thiết bị phải đảm bảo kín, để hạn chế thoát hơi, khí cháy ra khu vực
sản xuất.
+ Dùng thêm các chất phụ gia trơ, các chất ức chế, các chất chống nổ để
giảm tính cháy nổ của hỗn hợp cháy.
+ Cách ly hoặc đặt các thiết bị hay công đoạn dể cháy nổ ra xa các thiết bị khác
và những nơi thoáng gió hay đặt hẵn ngoài trời.
+ Loại trừ mọi khả năng phát sinh ra mồi lửa tại những chỗ sản xuất có liên quan
đến các chất dể cháy nổ.
Chương 2: AN TOÀN LAO DỘNG
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 49
Hình 2-3. Một số loại bình chữa cháy
Hình 2-4. Các thiết bị báo chá
2.5 An toàn lao động tại xưởng sản xuất ô tô
Trong một ngày bình thường, xưởng sửa chữa ô-tô cung cấp rất nhiều dịch vụ cho các
khách hàng, ví dụ như bảo dưỡng hoặc sửa lốp xe. Khi cung cấp các dịch vụ này, bạn cần
tiến hành các công việc như rút nhiên liệu ra khỏi xe và tiếp xúc với các chất nguy hiểm.
Những công việc này có thể gây ra nhiều nguy cơ với bạn và đồng nghiệp.
Những nguy cơ như cháy nổ có thể gây ra những chấn thương nghiêm trọng, thậm
chí ảnh hưởng tới tính mạng của bạn. Khi thao tác dưới gầm xe ôtô, bạn có nguy cơ bị xe
Chương 2: AN TOÀN LAO DỘNG
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 50
đè vào người nếu xe rơi khỏi giá đỡ. Bạn cũng có thể tiếp xúc với nhiều chất độc hại khác
như dầu thải và các chất tẩy rửa, cũng như áp suất nổ do khí nén từ bánh xe xả ra.
Bản thông tin này cung cấp hướng dẫn thực hành trong những trường hợp nhất định để
giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn lao động và các bệnh nghề nghiệp. Hãy nhớ rằng, ngoài
những nguy cơ mà chúng tôi đề cập tới, bạn có thể gặp phải rất nhiều rủi ro khác. Trong
những tình huống nhất định, những biện pháp phòng ngừa bổ sung có thể là bắt buộc, chẳng
hạn như khi bạn mang thai. Vì vậy, trước khi bắt đầu bất cứ một công việc nào đó, hãy dừng
lại và tự hỏi:
- Bạn sẽ tiến hành công việc đó như thế nào?
- Bạn đã có hiểu biết đầy đủ để luôn làm việc an toàn và đảm bảo sức khỏe
hay không?
- Cần thông báo và đào tạo cho tất cả người lao động về những nguy cơ có thể
xảy ra và những quy định cần tuân theo để đảm bảo hệ thống an toàn trong xưởng
sửa chữa.
- Hãy tham khảo một số biện pháp phòng ngừa khi đứng trước một số rủi ro nhất
định.
Ngoài ra, hãy liên hệ với cơ quan thanh tra lao động hoặc đơn vị an toàn và vệ sinh
lao động tại địa phương để giúp bạn hiểu rõ các rủi ro có thể gặp phải cũng như những
biện pháp phòng ngừa cần áp dụng.
2.5.1 Nguy cơ tai nạn và phòng tránh khi sửa chữa lốp xe
Bạn có thể gặp chấn thương nghiêm trọng khi sửa hoặc thay thế lốp xe. Tai nạn
lao động xảy ra không chỉ bởi xe rơi khỏi giá đỡ kém chất lượng và làm người lao động
bị thương, mà còn do nổ lốp xe. Khi lốp xe bị nổ, năng lượng do khí nén sẽ xả ra dữ dội
qua sườn lốp về phía người công nhân. Ngoài ra rơi lốp xe cũng là sự cố có thể xảy ra, nếu
lốp bị hư hại hoặc đang được sửa chữa.
- Hãy sử dụng vòi bơm khí đủ dài để giúp bạn giữ khoảng cách với lốp xe, đề phòng
trường hợp nổ. Nếu lốp xe nổ, bạn sẽ không chịu tác động của áp suất nổ.
- Các vòi bom cần được trang bị khớp nối ngắt phanh ở đầu tiếp xúc với lốp xe và
tại vị trí người vận hành để đảm bảo rằng khớp nối không bị kẹt tại vị trí người vận
hành và áp lực khí có thể xảy ra ở các vị trí làm việc an toàn.
- Bơm lốp xe trong lồng hoặc cố định xuống mặt đất hoặc sử dụng các thiết bị hãm.
Trong trường hợp phát nổ, các thiết bị này sẽ giúp hạn chế mảnh vở của lốp xe và các bộ
Chương 2: AN TOÀN LAO DỘNG
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 51
phận khác.
- Nên trang bị đồng hồ đo áp suất trên dây nén khí để đảm bảo lốp xe không căng quá
mức.
Bánh xe đúc đa bộ phận và bánh xe rời phải được lắp ráp với mức độ thận trọng
tối đa và ngoài hệ thống đảm bảo an toàn lao động, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của
nhà sản xuất.
2.5.2 Nguy cơ cháy nổ
Cháy nổ rất phổ biến trong xưởng sửa chữa ô-tô. Kết quả là xưởng sửa xe bị hư
hại và những người đang làm việc ở đó cũng có thể bị chấn thương nặng, thậm chí tử
vong.
Ba yếu tố gây nên một vụ cháy là, đó là: khí ô-xy, nguồn đánh lửa (nhiệt) và vật
liệu dễ bắt lửa (chất đốt). Cả ba yếu tố này đều hiện hữu trong xưởng sửa xe, do đó người
lao động cần tuân thủ hệ thống an toàn lao động để đảm bảo rằng những yếu tố này
không kết hợp với nhau.
- Lưu trữ những chất dễ cháy (xăng dầu,
các chất tẩy rửa, v.v...) ở khối lượng tối thiểu để
giúp giảm thiểu nhiên liệu cháy.
- Cất trữ chất lỏng dễ cháy trong bình
chứa kín ổn định để phòng ngừa rò rỉ và phát
tán khí dễ bắt lửa.
- Cất bình gas ở bên ngoài xưởng, trong lồng an toàn, như vậy khi khí gas rò rỉ sẽ bị
phát tán hết.
- Tuyệt đối không sử dụng chất pha loãng, sơn hoặc xăng dầu để đốt rác.
Chương 2: AN TOÀN LAO DỘNG
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 52
- Thao tác những công việc sinh nhiệt (hàn và cắt bằng nhiệt) xa các vật liệu dễ cháy.
- Lau sạch vết dầu loang, dọn dẹp bộ lọc dầu, vải vụn và giấy đã sử dụng, cất trong
thùng chống cháy, ví dụ như thùng kim loại có nắp đậy.
- Để giảm thiểu nguy cơ cháy, khi rút xăng dầu ra khỏi phương tiện, bạn cần:
+ Sử dụng máy hút xăng dầu. Thiết bị này giúp giảm thiểu hơi xăng dễ cháy
phát tán trong không khí và có sẵn thùng chứa phù hợp để chứa xăng dầu.
+ Tháo ắc-quy của phương tiện để tách rời nguồn đánh lửa.
Chương 2: AN TOÀN LAO DỘNG
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 53
- Sử dụng dụng cụ nối đất cho cả phương tiện và thiết bị hút xăng dầu.
- Luôn có bình chữa cháy dạng bọt và dạng bột ở trong xưởng và hãy chắc chắn
rằng bạn biết cách sử dụng chúng.
- Làm việc ở nơi thoáng gió.
- Thông báo với đồng nghiệp về công việc mình đang làm.
- Ngoài những biện pháp phòng ngừa nêu trên, nếu phải rút xăng dầu mà không có
máy hút, hãy đảm bảo rằng:
+ Sử dụng ống si-phông hoặc bơm độc lập thủ công (không chạy điện) để truyền
xăng dầu an toàn ở cả hai đầu ống giúp giảm khả năng tràn dầu và phóng điện tĩnh.
Chương 2: AN TOÀN LAO DỘNG
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 54
- Sử dụng thùng chứa bằng kim loại chắc chắn và có thể đóng kín an toàn.
- Sử dụng dây nối đất để nối khung xe và bình chứa với mặt đất.
2.5.3 Nguy cơ làm việc dưới gầm xe
Khi làm việc dưới gầm xe, hoặc rơ-moóc toa lật, hoặc buồng lái của các
phương tiện, bạn có thể gặp nguy hiểm. Nếu các phương tiện trên không ổn định hoặc
không được nâng đỡ chắc chắn, khối nặng của xe có thể đè lên bạn trong khi bạn đang
thao tác dưới gầm phương tiện. Khi làm việc trong hầm kiểm tra gầm xe, bạn cũng có thể
gặp rủi ro do những chất lỏng và khí dễ cháy có thể tích tụ ở trong hầm và bắt lửa.
- Sử dụng thiết bị thích hợp để nâng đỡ phương tiện, ví dụ như bộ kích nâng xe,
hoặc giá đỡ trục xe
- Đặt bộ kích nâng và giá đỡ trục xe ở những phần chắc chắn của phương tiện.
- Đảm bảo rằng xe đã được kéo phanh tay và các bánh xe đã được cố định trên mặt
phẳng.
Chương 2: AN TOÀN LAO DỘNG
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 55
- Đảm bảo rằng chốt an toàn của trục được lắp đặt đúng kỹ thuật (không có bu-lông
hoặc tua vít).
- Sử dụng bộ kích nâng hoặc giá đỡ trục xe trên mặt sàn phẳng.
- Khi sử dụng cầu nâng 2 trụ ô-tô
+ Hãy nâng xe lên cách mặt đất 1 mét
+ Hãy đảm bảo rằng các bàn nâng ở vị trí chính xác
+ Lắc xe trước khi nâng cầu cao hơn
- Trước khi di chuyển những bộ phận nặng của xe, hãy đảm bảo rằng việc di chuyển
đó sẽ không ản h hưởng tới sự ổn định của xe.
Bài 2: AN TOÀN LAO DỘNG
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 56
- Khi bạn làm việc với rơ-moóc toa lật hoặc buồng lái của các phương tiện,
bạn cần đảm bảo rằng các công cụ nâng đỡ bổ sung luôn sẵn có để phòng ngừa
trường hợp xe rơ-moóc hoặc buồng lái rơi xuống và đè lên người lao động. Bởi vì cầu
nâng tải không thể đảm bảo giữ tải trọng khi người lao động làm việc ở dưới.
2.5.4 Nguy cơ các chất độc hại
Trong khi bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện, bạn tiếp xúc với nhiều chất
độc hại, như dầu thải, chất tẩy rửa, xăng, dầu diesel và khí gas ở trong hệ thống điều
hoà không khí, ắc-quy, v.v... Bạn cần kiểm soát tiếp xúc với các chất này.
- Tránh tiếp xúc với khói xe.
- Không vận hành động cơ gần xưởng sửa chữa để tránh khí thải đạt nồng độ
độc hại.
- Trong trường hợp buộc phải vận hành phương tiện, hãy giảm thiểu tối đa thời
gian vận hành và sử dụng thiết bị hút khí thải của xe.
- Nếu không có thiết bị hút khí thải, hãy mở cửa và cửa sổ tạo đối lưu không
khí.
Chương 2: AN TOÀN LAO DỘNG
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 57
- Khi rút dầu thải, hãy:
+ Sử dụng hệ thống thu gom
+ Đeo găng tay chống hoá chất (nitrile)
+ Rửa tay thường xuyên
+ Sử dụng kem dưỡng da tay
- Trong phụ tùng ô-tô có chứa chất a-mi-ăng (một chất liệu dạng sợi) nếu hít
phải chất này, bạn có thể mắc các bệnh hô hấp, ví dụ như ung thư phổi. Chất này
có trong hệ thống phanh, bộ ly hợp, các bộ phận hàn nhiệt và gioăng làm kín. Ngay
cả khi quốc gia của bạn cấm sử dụng a-mi-ăng thì trong những bộ phận của xe ô-tô
Chương 2: AN TOÀN LAO DỘNG
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 58
cũ cũng chứa chất này. Vì vậy hãy luôn giả định rằng các bộ phận xe đều có a-mi-
ăng, trừ trường hợp bạn biết chắc rằng chất này hoàn toàn không có trong những bộ
phận của xe. Khi vệ sinh bánh xe và cụm phanh hãy sử dụng máy hút bụi chuyên
dụng với bộ lọc phù hợp (vì bụi a-mi-ăng có thể lọt qua hầu hết các bộ lọc thông
thường). Nếu không có máy chuyên dụng, bạn hãy sử dụng giẻ ướt để lau phần trống
và các-te, bỏ giẻ đó vào trong túi nilông ngay sau khi lau xong và tuân theo các
hướng dẫn quốc gia về tiêu huỷ. Không sử dụng máy nén khí để thổi bụi hoặc dùng
búa đập vào trống phanh vì những biện pháp này sẽ làm bụi a-mi-ăng phát tán trong
không khí mà bạn thở.
Chương 3: Dịch Vụ Ô Tô
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 59
ChươngI 3: DỊCH VỤ Ô TO
1. Mục tiêu:
+ Nắm được cấu trúc tổ chức trong xưởng dịch vụ ô tô.
+ Nhận dạng được các dụng cụ chuyên dùng và tra cứu được các tài liệu cơ
bản về bảo dưỡng sửa chữa trong xưởng dịch vụ ô tô.
2. Nội dung bài:
2.1. Sơ đồ tổ chức trong xưởng dịch vụ.
2.1.1 Qui trình tiếp nhận sửa chữa hãng GM (Chervolet)
2.1.2 Sơ đồ nhân sự tổng quan phòng dịch vụ TOYOTA
2.2. Biểu mẫu và quy định sử dụng trong xưởng dịch vụ.
2.3. Qui trình giao nhận xe trong xưởng dịch vụ.
3.1 Sơ đồ tổ chức trong xưởng dịch vụ
3.1.1 Qui trình tiếp nhận sửa chữa hãng GM (Chervolet)
1
2
3 4 8
6
5 7
9
Ghi chú:
1: Cam kết báo giá, thời gian
2: Duyệt giá
3: Giao RO sau sửa chữa
4: Thực hiện lệnh sửa chữa
5: Hoàn tất
6: Giao lệnh sửa chữa
7: Kiểm tra sau sửa chữa
8: Kiểm tra báo phát sinh nếu có
9: Giao xe cho CVDV
Cố vấn dịch vụ
Tiếp nhận thông tin khách
Khách hàng
Phòng đợi khách hàng
Bộ phận quản đốc
Kiểm tra, giao việc KTV
Bộ phận kỹ thuật viên
Thực hiện công việc theo
RO
Bộ phận rửa xe
Rủa xe, hút bụi
Quyết toán, Giao xe
Khách hàng
QUY TRÌNH TIẾP NHẬN SỬA CHỮA
1
33
2
6
Chương 3: Dịch Vụ Ô Tô
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 60
3.1.2 Sơ đồ tổ chức xưởng dịch vụ hãng GM (Chervolet)
3.1.3 Sơ đồ nhân sự tổng quan phòng dịchvụ TOYOTA
CHÚ THÍCH :
PDV : Phòng dịch vụ
CVDV : Cố vấn dịch vụ
TP.CVDV :Trưởngphòngcốvấndịchvụ
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC XƯỞNG DỊCH VỤ
BAN GIÁM ĐỐC DỊCH VỤ
Trưởng
CVDV
Quản đốc
SCC
Quản đốc
đồng
Quản đốc
Sơn
CVDV
NV tiếp
nhận
Tổ KT 1
Tổ trưởng
Tổ phó
KTV
SCC
Tổ KT
2
Tổ
trưởng
Tổ phó
KTV
SCC
KTV
Đồng
Tổ sơn 1
Tổ
trưởng
KTV sơn
Tổ sơn 1
Tổ trưởng
KTV sơn
NV kho
NV gia
công
PDV
CVDV TT SC HT BPPT
TP.CV
DV
CVDV QĐ ĐP CVKT NVPV NVPT NVK
KTK NVVT TN KTV CVDV
Chương 3: Dịch Vụ Ô Tô
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 61
TTSC : Trực tiếp sửa chữa
QĐ : Quản đốc
ĐP : Điều phối
CVKT : Cố vấn kỹ thuật
KTV : Kỹ thuật viên
HT : Hỗ trợ
NVPV : Nhân viên phục vụ
TN : Thâu ngân
BPPT : Bộ phận phụ tùng
NVPT : Nhân viên phụ tùng
NVK : Nhân viên kỹ thuật
KTK : Kế toán kho
NVVT : Nhân viên vật tư
3.2 Các biểu mẫu và quy định sử dụng trong xưởng dịch vụ.
3.2.1 Phiếu kiểm tra chất lượng tổng thể
Hình 3.1: Phiếu kiểm tra chất lượng
3.2.2 Mẫu lệnh sửa chữa
Chương 3: Dịch Vụ Ô Tô
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 62
Gồm có 3 phần chính:
1) Thông tin chung về xe chuẩn bị sữa
chửa
- Khách hàng
- Địa chỉ
- Người liên hệ
- Điện thoại
- Ngày đăng ký
- Biển số
- Hiệu xe
- Màu xe
- Số VIN/Số KM
- Số máy
Hình 3.2: Lệnh sửa
chữa
2) Thông tin về chu kỳ cũng như tiến độ
làm việc
- Loại công việc
- Ngày dự kiến hoàn thành
- Yêu cầu của khách hàng
- Giờ vào xưởng
- Bắt đầu sửa chửa
- Kết thúc sửa chữa
3) Thông tin chi tiết trong quá trình sữa chửa:
+ Thông tin chi tiết trong quá trình sữa chửa thể hiện những hạng mục rõ ràng trên lệnh sửa
chửa gồm có 8 cột quan trọng sau:
- Số thứ tự
- Công việc, vật tư
- Mã phụ tùng
- Thời gian
- Đơn vị tính
- Số lượng
- Bộ phần
- Thời gian bắt đầu và kết thúc
3.2.3 Phiếu thanh toán
+ Phiếu thanh thể hiện 3 phần cơ bản như sau:
1) Thông tin sơ bộ về nơi nhận dịch vụ bảo dưỡng,sữa chửa.
2) Thông tin cơ bản dành cho khách hàng bao gồm:
- Tên khách hàng
- Công ty/đơn vị cá nhân
- Địa chỉ
- Điện thoại
- Nhãn hiệu xe/Màu sắc của xe
- Biển số xe/Số KM
- Số VIN
3) Nội dung thanh toán thể hiện những hạng mục rõ ràng trên phiếu thanh toán gồm có 8 cột
quan trọng sau:
- Số thứ tự
- Tên vật tư
- Đơn vị tính
- Số lượng
Chương 3: Dịch Vụ Ô Tô
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 63
- Đơn giá
- Thành tiền
- Ghi chú
Hình 3.3: Phiếu thanh toán
3.3 Qui trình giao nhận xe trong xưởng dịch vụ.
• Kiểm tra chi tiết công việc
• Biểu thị công việc đã bắt đầu và di chuyển LSC trên hệ thống theo dõi tiến độ
• Di chuyển xe vào khoang sửa chữa thích hợp
• Nhận phụ tùng cần thiết cho công việc và ký nhận
3.3.1 Lên kế hoạch công việc và giao việc
1) Lập kế hoạch công việc để đảm bảo thời gian giao xe đã hứa
Ví dụ:
Chương 3: Dịch Vụ Ô Tô
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 64
Thời gian giao xe: 1:30 pm
Thời gian thực hiện công việc: 2h30’ (Bao gồm kiểm tra chất luợng,rửa xe)
Nghỉ tra: 1 giờ
Hoàn thiện hóa đơn: 20’
Thời gian bắt đầu: 9:30 am
2) Giao việc phù hợp với trình độ KTV
Chương 3: Dịch Vụ Ô Tô
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 65
3) Thực hiện sản xuất
• Ghi lại thời gian bắt đầu công việc
• Thực hiện công việc
• Đa xe về trạng thái ban đầu
• Giữ lại phụ tùng đã thay thế (nếu KH yêu cầu giữ lại
phụ tùng)
• 4S khoang, dụng cụ và thiết bị
• Ghi lại kết quả công việc và xác nhận
• Xác nhận chất lợng công việc và kết quả kiểm tra
chất lượng
Khi có công việc phát sinh
Công việc cần thực hiện:
• Xác nhận/ghi lại công việc phát sinh và/hoặc phụ tùng
cần thiết
• Xem lại thời gian và chi phí cần thiết
• Liên hệ với KH ngay lập tức để xin sự đồng ý về công
việc và chi phí phát sinh
Lưu ý:
• Dừng công việc cho đến khi nhận đợc sự đồng ý của KH
• Kiểm tra phụ tùng có sẵn không và khi nào công việc có thể bắt đầu
Kiểm soát chất lượng công việc tại bớc Sản xuất
Viết lệnh sửa chữa tại bước Sản xuất
Chương 3: Dịch Vụ Ô Tô
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 66
3.3.2. Hoàn thiện qui trình
+ Thông báo/biểu thị công việc đã hoàn thành
• Di chuyển LSC
Chương 3: Dịch Vụ Ô Tô
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 67
+ Chuẩn bị giao xe
+) Vệ sinh xe/chuẩn bị rửa xe
• Kiểm tra lại Lệnh sửa chữa
• Vệ sinh/di chuyển xe ra khoang rửa xe
+) Chuẩn bị giao xe
• Di chuyển xe ra vị trí chờ giao
• Tháo bỏ các vật phẩm bảo vệ xe
• Kiểm tra trớc khi giao (công việc hoàn thành, sự sạch sẽ, phụ tùng cũ,)
• Di chuyển LSC trên bảng tiến độ/thay đổi trạng thái trong hệ thống quản lý tiến
độ
+ Bàn giao xe cho cấp quản lý cao hơn trong xưởng dịch vụ và qua rà soát lại nếu
phát hiện lại hạn mục nào chưa hoàn chỉnh thì tiếp tục bắt đầu lại qui trình bàn giao
như ban đầu.
Chương 3: Dịch Vụ Ô Tô
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 68
3.2 LẬP BIỂU MẪU, QUI ĐỊNH TRONG XƯỞNG DỊCH VỤ
1. Mục đích:
- Chuẩn bị đầy đủ tài liệu liên quan
- Xác định thông tin của xe cần thực hiện
- Tìm kiếm các thông tin kỹ thuật cần thiết để thực hiện
- Thực hiện các thao tác đúng với quy trình
- Điền thông tin vào các biểu mẫu
- Xác định được các thông tin cần thiết
2. Yêu cầu:
- Nhận dạng phương tiện
- Chuẩn bị nội dung công việc và các dụng cụ
- Xây dựng quy trình làm việc cần phải tiến hành
- Thực hiện điền thông tin vào biểu mẫu
- Thu dọn nơi làm việc
3. Các trang thiết bị, dụng cụ và vật tư phục vụ cho bài thực hành
- Đồng phục xưởng
- Giày, nón, găng tay
- Giấy bút và biểu mẫu
- Máy tính
4. Các câu hỏi định hướng (tiền đề) cho bài thực hành (nếu có)
5. Tổ chức thực hiện:
5.1. Địa điểm thực hành: Xưởng ô tô
5.2. Thực hiện:
- Tiếp nhận xe tại xưởng
- Thực hiện lập các biểu mẫu phục vụ trong phân xưởng dịch vụ
+ Phiếu kiểm tra chất lượng tổng thể
+ Mẫu lệnh sửa chữa
+ Phiếu thanh toán kiểm giao xe
Chương 3: Dịch Vụ Ô Tô
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 69
1. Hãy lập phiếu kiểm tra chất lương cho công việc đại tu máy sao?
C«ng ty Kaizen Dich Vô
Sè 9- §µo Duy Anh - §èng ®a - Hµ Néi
Phßng DÞch vô
Sè ®iÖn tho¹i: 04. 123456
PhiÕu kiÓm tra chÊt l-îng cho c«ng viÖc ®¹i tu m¸y
I> Th«ng tin vÒ xe:
Sè lÖnh söa ch÷a:................................... BiÓn sè xe:......................... Lo¹i xe:........................ Sè Km:........................
II> Néi dung söa ch÷a, b¶o d-ìng:
III> C¸c h¹ng môc kiÓm tra:
H¹ng môc kiÓm tra Tiªu chuÈn
Thùc tÕ kiÓm
tra
§¹t
Kh«ng
®¹t
Thêi ®iÓm ®¸nh löa 8-12C
MT:65050v/p
Tèc ®é kh«ng t¶i
A/T:75050v/p
¸p suÊt khÝ nÐn 15.0kgf/cm
2
¸p suÊt tèi thiÓu 11.0 kgf/cm
2
Chªnh lÖch ¸p suÊt nÐn gi÷ c¸c xilanh 1.0 kgf/cm
2
N¹p: 0.15-0.25mm
Khe hë xup¸p khi nguéi
X·: 0.25-0.35mm
NhiÖt ®é më van h»ng nhiÖt 80-84C
¸p suÊt më van an toµn cña N¾p kÐt n-íc 0.95-1.25 kgf/cm
2
¸p suÊt dÇu khi kh«ng t¶i 0.3 kgf/cm
2
¸p suÊt dÇu 3000V/P 1.5-5.6 kgf/cm
2
TiÕng næ ®éng c¬ £m
Kh¶ n¨ng t¨ng tèc Tèt
Nång ®é khÝ x· Tèt(1-2%)
Thùc hiÖn c«ng viÖc theo yªu cÇu cña kh¸ch hµng trªn R/O: §¹t Kh«ng ®¹t
Ng-êi thùc hiÖn (KTV1)
Ký tªn
Ng-êi thùc hiÖn (KTV2)
Ký tªn
Nguêi kiÓm tra
Ký tªn
Tr-ëng phßng DÞch Vô
Ký tªn
Hµ néi, ngµy..th¸ngn¨m 2006
Chương 3: Dịch Vụ Ô Tô
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 70
2. Hãy lập phiếu kiểm tra chất lượng c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_nhap_mon_cong_nghe_o_to_trinh_do_trung_cap.pdf