Hiện trạng canh tác và ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp và 3 loại vật liệu chứa đất trồng lên sinh trưởng, sâu bệnh hại chính trên gừng tại xã Mỹ An, huyện Chợ Mới năm 2006-2007

TRƯỜNG ðẠI HỌC AN GIANG KHOA NƠNG NGHIỆP VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BỘ MƠN KHOA HỌC ðẤT - TNTN ðỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG HIỆN TRẠNG CANH TÁC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NẤM Trichoderma spp và 3 LOẠI VẬT LIỆU CHỨA ðẤT TRỒNG LÊN SINH TRƯỞNG, SÂU BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN GỪNG TẠI XÃ MỸ AN, HUYỆN CHỢ MỚI NĂM 2006-2007 Chủ nhiệm đề tài: NGUYỄN PHÚ DŨNG Long Xuyên, tháng 03 năm 2008 Chương I MỞ ĐẦU Chợ Mới là huyện cù lao cĩ diện tích đất phù sa màu mỡ của tỉnh An Giang và nằm trong

pdf63 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1841 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Hiện trạng canh tác và ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp và 3 loại vật liệu chứa đất trồng lên sinh trưởng, sâu bệnh hại chính trên gừng tại xã Mỹ An, huyện Chợ Mới năm 2006-2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vùng đê bao khép kín rất thích hợp cho việc canh tác các loại hoa màu và các cây trồng khác, cây ngắn ngày cũng được đưa vào canh tác và xem là các loại cây thế mạnh phát triển của huyện. Trong đĩ, cây gừng là một trong những cây được người dân quan tâm đưa vào sản xuất gĩp phần mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người dân hiện nay. Mơ hình này hiện nay được bà con nơng dân ở các huyện Chợ Mới, Châu Phú, Châu Thành áp dụng rộng rãi và đạt kết quả cao. Bên cạnh đĩ, cây gừng là loại cây gia vị và dược liệu cĩ nhiều đặc tính quí. Nĩ gĩp phần làm tăng thêm hương vị cho một số loại thực phẩm cũng như dùng làm thuốc điều trị một số bệnh cho người. Đồng thời, với những đặc tính dễ trồng, ít sử dụng phân bĩn, cĩ thể trồng ở dưới tán cây nên dễ dàng thực hiện mơ hình xen canh trong vườn cây ăn trái để gĩp phần tăng thêm thu nhập cho người nơng dân, bình quân 1 ha đạt từ 45-80 tấn gừng với giá thương lái mua tại nhà vườn là 10.000-12.000 đồng/kg thì tổng thu từ 45-96 triệu đồng/ha/năm (Khoa học và đời sống, 2005). Tuy nhiên, cây gừng dễ bị sâu bệnh tấn cơng (sâu đục thân, sâu ăn tạp, bệnh cháy lá, bệnh thối củ…), trong đĩ bệnh thối củ (héo vàng) do vi khuẩn Erwinia spp gây nên là nghiêm trọng nhất, đây là loại bệnh rất khĩ phịng và trị. Do vậy, nơng dân thường rất ngán ngại khi trồng loại cây trồng này. Hiệu quả sử dụng nấm Trichoderma spp trên thế giới được ứng dụng rộng rãi ở các loại cây trồng như: Cà chua, khoai tây, …riêng về cây ăn trái và rau dưa cũng đã cĩ nhiều cơng trình nghiên cứu và ứng dụng nấm đối kháng Trichoderma spp. Các đối tượng dịch hại xãy ra trên gừng ngồi yếu tố khách quan (nhiệt độ, ẩm độ, giĩ, mưa, đất...) cịn do vấn đề kỹ thuật canh tác của nơng dân như: lượng giống gieo trên hom trồng, khoảng cách trồng gừng trên sọt hay bọc nilong sẽ ảnh hưởng đến lượng giống được dùng, kỹ thuật chăm sĩc, thu hoạch và bảo quản chưa được thống nhất qui trình làm ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng, dịch hại và năng suất cũng như về hiệu quả kinh tế trong sản xuất đại trà. Để đáp ứng nhu cầu của bà con nơng dân trồng gừng đạt hiệu quả hơn trong sản xuất, vì thế chúng tơi chọn đề tài: “Hiện trạng canh tác và ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp và 3 loại vật liệu chứa đất trồng lên sinh trưởng, sâu bệnh hại chính trên gừng tại xã Mỹ An, huyện Chợ Mới năm 2006-2007”, làm cơ sở cho nơng dân mạnh dạn áp dụng kỹ thuật canh tác mới trong sản xuất, kỳ vọng khắc phục được những khĩ khăn mà người trồng gừng đang gặp phải, đồng thời gĩp phần nâng cao đời sống nơng dân. A. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. MỤC TIÊU Điều tra, ghi nhận kỹ thuật canh tác, sâu bệnh hại chính và các loại nơng dược được sử dụng trên cây gừng của nơng dân tại một số xã thuộc Huyện Chợ Mới, An Giang. Xác định hiệu quả của nấm đối kháng Trichoderma spp đối với bệnh thối củ, bệnh cháy lá… Xác định hiệu quả của từng vật liệu chứa đất trồng lên sinh trưởng và sâu bệnh hại chính trên gừng so với trồng gừng trực tiếp trên đồng ruộng. 1 II. NỘI DUNG Điều tra hiện trạng canh tác và sử dụng nơng dược trên cây gừng tại huyện Chợ Mới (47 mẫu được phân bổ theo một số xã Kiến An, Mỹ An, Tấn Mỹ và Bình Phước Xuân) theo phiếu điều tra được soạn trước các câu hỏi phỏng vấn cĩ liên quan đến các vấn đề kỹ thuật canh tác như thời vụ, giống, phân bĩn, tưới nước, sâu bệnh, các loại nơng dược thường được sử dụng, năng suất, hiệu quả kinh tế…. Bố trí thí nghiệm hiệu quả của nấm Trichoderma spp và 3 loại vật liệu chứa lên tốc độ sinh trưởng và dịch hại chính trên cây gừng (sâu đục thân, sâu ăn tạp, bệnh cháy lá, thối củ...) ở huyện Chợ Mới. B. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU I. ĐỐI TƯỢNG Đề tài được thực hiện trên đối tượng là các hộ nơng dân canh tác gừng cĩ diện tích trồng gừng trên 1000m2, kinh nghiệm trồng gừng trên 3 vụ và các dịch hại chính trên cây gừng. II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Chọn ngẫu nhiên 47 nơng dân trồng gừng trên địa bàn các xã Kiến An, Mỹ An, Tấn Mỹ và Bình Phước Xuân thuộc huyện Chợ Mới - An Giang để tiến hành điều tra. Bố trí thí nghiệm hiệu quả của nấm Trichoderma spp và một số vật liệu chứa lên tốc độ sinh trưởng và dịch hại chính trên cây gừng tại xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, từ tháng 02/2006-10/2006. C. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Nguồn gốc và phân bố Gừng xuất xứ từ trung tâm Á châu, ngày nay gừng được trồng tại các vùng nhiệt đới (50% mùa màng thu hoạch xuất xứ từ Ấn Độ), một phần từ Châu Phi, Brazil, Jamaica… Ở Việt Nam gừng được trồng khá phổ biến từ Bắc (Cao Bằng, Lạng Sơn) vào Nam (Cà Mau). Nhưng gừng chỉ được trồng rải rác trong các vườn hộ gia đình (Nguyễn Ngọc Bình và Phạm Đức Tuấn, 2001). 2. Đặc tính sinh học của cây gừng Cây gừng được trồng phổ biến ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, cĩ nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21-27OC, lượng mưa từ 1500-2500mm/năm, từ độ cao vài mét trên mặt biển đến 1500m. Ở các vùng núi cao, khí hậu lạnh, nhiều sương giá khơng thích hợp đối với cây gừng (Nguyễn Ngọc Bình và Phạm Đức Tuấn, 2001). Gừng là loại cây thân thảo, sống được lâu năm, cĩ thể cao từ 50-100 cm tuỳ theo đất, cĩ nơi cao hơn 150 cm. Cây gừng cũng sinh trưởng bình thường dưới tán che của các vườn cây ăn quả và một số loại rừng trồng. Tuy nhiên dưới độ tán che 0,7-0,8 (tán 2 lá che khoảng 70-80% diện tích tán) của rừng gỗ tự nhiên, cây gừng trồng chỉ cho năng suất củ bằng ½ năng suất trồng ở nơi ánh sáng hồn tồn, trên cùng một loại đất (Nguyễn Ngọc Bình và Phạm Đức Tuấn, 2001). Gừng phát triển thân ngầm ở dưới đất, cĩ nhiều đốt, mỗi đốt cĩ mầm ngủ, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ đâm chồi thành cây gừng mới. Bẹ lá ơm sát vào nhau phát triển thành thân giả trên mặt đất. Lá đơn mọc cách (so le), lá trơn, khơng cĩ cuống, hình mũi mác, mặt bĩng nhẵn, mép lá khơng cĩ răng cưa, gân giữa hơi trắng nhạt. Trục hoa mọc từ gĩc (củ gừng), dài khoảng trên dưới 20 cm, hoa tự tạo thành bơng, mọc sát nhau, hoa dài khoảng 5 cm, rộng khoảng 2-3 cm, lá bắc hình trứng, mép lưng màu vàng. Đài hoa dài chừng 1 cm, cĩ 3 răng ngắn, cĩ 3 cánh hoa, màu vàng hơi nhạt, mép cánh hoa màu tím, nhị hoa cũng màu tím. Tuy nhiên ở nước ta gừng trồng ít ra hoa, hoặc chưa ra hoa đã thu hoạch củ để bán (Mai Văn Quyền và ctv, 2001). Gừng cĩ nhu cầu N, P, K tương đối cao, trong đĩ, nhu cầu về N là nhiều nhất, sau đĩ P và K. Vì vậy, muốn đạt năng suất cao phải trồng gừng trên đất tốt, nếu trồng gừng trên đất xấu phải bĩn phân (Nguyễn Ngọc Bình và Phạm Đức Tuấn, 2001). 3. Giống 3.1. Chọn giống Khi chọn gừng để làm giống thì ngưng bĩn phân ở giai đoạn gừng đã được 6 tháng tuổi. Lưu ý khơng được lạm dụng phân vơ cơ quá nhiều, gừng sẽ dễ phát sinh bệnh. Đối với phân hữu cơ vi sinh cĩ thể tăng liều lượng lên, bĩn càng nhiều càng tốt, khơng cĩ hại cho cây gừng (Khoa Học & Đời Sống, 2005). Gừng giống: Chọn gừng già, khơng mang mầm bệnh. Gừng trồng phổ biến (Zingiber officinale) trong sản xuất cĩ hai giống khác nhau: • Gừng trâu, củ to, ít xơ, ít cay, thích hợp cho xuất khẩu. • Gừng dé được gây trồng phổ biến, cho củ nhỏ hơn, vị cay và nhiều xơ hơn, hiện nay đang được bán nhiều ở thị trường trong nước (Châu Đăng Sơn, 2005). Cĩ ý kiến cho rằng: “Khi trồng gừng người ta bẻ củ gừng ra từng nhánh nhỏ, bên trong ruột củ gừng cĩ màu vàng sậm, phía trên đỉnh sinh trưởng của củ gừng cĩ eo thắt lại chứng tỏ gừng đã già và phần thân đã tàn lụi tự nhiên, chứ khơng phải dùng các biện pháp khác để tác động lên cây gừng (Bùi Thanh Hà và ctv, 2004). Sau khi trồng 9 tháng, tiến hành thu hoạch củ gừng. Trong giai đoạn này, lá cây bắt đầu chuyển sang màu vàng, cong lại, một số lá bắt đầu khơ héo. Thu hoạch gừng tươi sau khi trồng 5-6 tháng, gừng giống sau khi trồng 8-9 tháng (Châu Đăng Sơn, 2005). 3.2. Cách xử lý gừng giống Gừng giống cần được xử lý thuốc trừ nấm bệnh, sau khi bẻ hom (mẫu, mảnh, miếng hoặc ánh) để gừng khơ mặt rồi mới đem giâm cho ra mầm (thời gian từ 15-20 ngày), thơng thường 1kg gừng giống bẻ được từ 15-20 hom (Châu Đăng Sơn, 2005). Gừng được nhân giống chủ yếu bằng các hom nhỏ được tách từ thân rễ, mỗi hom dài từ 3-5 cm, nặng 30-50 g và cĩ ít nhất một đỉnh chồi hoặc một đỉnh sinh trưởng. Độ lớn của các hom gừng giống cĩ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ sinh trưởng và năng suất các diện tích sản xuất (Lê Đình Mỗi và ctv, 2002). 3 4. Thời vụ Gừng trồng từ đầu xuân (tháng 12) đến cuối vụ xuân (tháng 4-5). Cuối năm khoảng tháng 10-11-12 hàng năm ta cĩ thể thu gừng. Thời gian sinh trưởng từ 8-10 tháng tùy từng giống. Theo Mai Văn Quyền và ctv (2001) ở miền Nam, thời vụ trồng gừng vào đầu mùa mưa, ở ngồi Bắc là mùa xuân, cĩ mưa phùn, độ ẩm khơng khí khơng cao. 5. Làm đất Theo Mai Văn Quyền và ctv (2001), bộ phận chính ta thu hoạch là củ gừng (thân ngầm) nằm dưới lịng đất muốn củ gừng phát triển tốt đất cần tơi xốp, nhiều mùn thốt nước tốt vì vậy đất để trồng rừng thường là đất vườn cày bừa kỹ, làm sạch cỏ. Trước khi xuống giống nên gom và thiêu hủy những cây bị bệnh của vụ trước đĩ, đất trồng nên được cày xới, phơi khơ, lên liếp và bĩn lĩt vơi bột (70-120 kg/cơng). Cĩ thể rải chất kích kháng, tăng cường bĩn phân hữu cơ vi sinh, phân chuồng đã ủ hoai mục, cũng cĩ thể dùng tro trấu. Chú ý: khi đặt gừng giống, nên đặt trên mặt liếp, khơng nên đặt dưới rãnh (để nhẹ tưới) vì vi khuẩn gây bệnh thối củ luơn cĩ khuynh hướng di chuyển xuống phần dưới của liếp trồng, nhất là tập trung nơi các rãnh (Khoa Học & Đời Sống, 2005). Theo Lê Đình Mỗi và ctv (2002), cây gừng sinh trưởng tốt trên các thân đất tơi xốp, tầng đất dầy cịn tương đối tốt, ít lẫn đá, cĩ khả năng giữ nước và thấm nước tương đối cao, đất đủ ấm, thốt nước tốt, khơng gây úng, cây gừng thích hợp nhất trên những thân đất thịt, cĩ hàm lượng mùn cao, đất trồng tốt nhất là cĩ độ pH 5,5-7. Cây gừng đã được 90 ngày tuổi, cĩ thể chia ra làm 5 đợt bĩn phân và mỗi đợt bĩn cách nhau 20 ngày (90 ngày, 110 ngày, 130 ngày, 150 ngày, 170 ngày, 190 ngày). Bĩn phân NPK 20-20-15, liều lượng 10 kg/cơng, đồng thời cĩ thể bĩn thêm các loại phân hữu cơ (Khoa Học và Đời Sống, 2005). 6. Chăm Sĩc Tưới nước: Giai đoạn đầu, 3 ngày/ lần, tưới vừa đủ ẩm bằng thùng tưới cĩ gắn vịi sen. Giai đoạn sau, 7 ngày/ lần, tưới đẫm nước. Làm cỏ: Khi thấy cỏ xuất hiện ta tiến hành nhổ sạch cỏ dại, kết hợp vun gốc. 7. Bĩn Phân Theo Châu Đăng Sơn (2005), bĩn phân được chia ra các giai đoạn sau: - Đợt 1: Sau khi trồng 25-30 ngày, bĩn 3kg phân trùn /sọt. - Đợt 2: Sau khi trồng 55-60 ngày, bĩn 3kg phân trùn / sọt. Các đợt sau, bĩn phân khi thấy củ lịi ra khỏi lớp phân trùn. Liều lượng phân bĩn tùy củ lịi nhiều hay ít. Khoảng 1- 3kg/vỏ. Theo Khoa học và đời sống (2005), cây gừng là loại cây trồng cĩ thời gian sinh trưởng khá dài (từ 6 đến 8 tháng). Do vậy, khi trồng gừng, nơng dân thường trồng xen với các loại cây trồng khác cĩ thời gian sinh trưởng ngắn hơn như đậu xanh hoặc bắp. Ở giai đoạn đầu nơng dân chỉ bĩn phân cho các loại cây trồng xen này (chứ khơng bĩn phân cho cây rừng). Cách bĩn phân, thành phần và liều lượng phân bĩn cĩ ảnh hưởng lớn đến tình hình bệnh hại sau này. Khi thu hoạch các cây trồng xen xong thì nơng dân mới tiến hành bĩn phân cho cây gừng (ở giai đoạn cây gừng đã được 90 ngày tuổi). Khi chọn gừng để làm giống thì ngưng bĩn phân ở giai đoạn gừng đã được 6 tháng tuổi. Lưu 4 ý khơng được lạm dụng phân vơ cơ quá nhiều, gừng sẽ dễ phát sinh bệnh. Đối với phân hữu cơ vi sinh cĩ thể tăng liều lượng lên, bĩn càng nhiều càng tốt, khơng cĩ hại cho cây gừng. 8. Sâu, bệnh hại gừng và biện pháp phịng trị Bệnh cháy lá do nấm Fusarium spp gây nên, thường vết bệnh xuất hiện trên chĩp lá và cháy từ chĩp vào. Nếu bệnh phát triển mạnh, nấm tấn cơng vào nách lá, xuống củ làm chết cả cây. Bệnh chủ yếu phát sinh và gây hại trên lá già. Để phịng trị bệnh này sử dụng Carbenzim, Bavistin… (Trần Ngọc Chủng, 2005). Theo Trần Văn Hịa và ctv (2000) bệnh thối củ của gừng do vi khuẩn Pseudomonas sp. gây ra, thường gây hại ở những ruộng thốt nước kém và trong những ngày mưa liên tục. Bệnh cháy lá gừng do nấm Pyricularia grisea gây ra, thường gây thiệt hại nặng trong những ngày cĩ ẩm độ cao, ít nắng cĩ sương mù và kéo dài. Bệnh thối củ do vi khuẩn Erwinia spp gây ra, đây là bệnh rất nguy hiểm và gây thiệt hại lớn đối với gừng trong những ngày mưa dầm (kéo dài) đất thốt nước kém (đất sét nhiều) lên liếp thấp. Cây gừng đang xanh tốt bổng dưng bị héo đột ngột vào giữa trưa, vài bữa sau tồn bộ cây bị vàng, khi nhổ lên thấy đỉnh sinh trưởng của gừng cĩ nhựa đục. Phịng trị bằng cách phun thuốc Benomyl, Score, Kasai, Kasumin, Derosal… Bệnh thối củ gừng do nấm Rhizoctonia solani gây ra, thường gây hại trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao. Bệnh thường gây hại ở phần củ dưới đất nên khĩ phát hiện, trên thân gừng khơng cĩ biểu hiện gì khi củ bị thối, chỉ khi củ bị thối nhũn hồn tồn cây bị gãy gục hoặc chỉ bị héo nhẹ khi trời nắng (Trần Văn Hịa và ctv, 2000). Bệnh thường ít hoặc khơng gây hại trên thân gừng chỉ khi nào bụi gừng dày đặc thì bệnh mới gây hại đến phần thân. Theo Trần Ngọc Chủng (2005), sâu đục thân thường xuất hiện vào đầu mùa mưa, đục vào bên trong ăn phần non, nếu bộc phát nhanh sẽ làm giảm năng suất gừng và sử dụng Basudin, Regent…khi thấy bướm xuất hiện thì phun xịt. 9. Nấm Trichoderma spp Nấm Trichoderma spp hiện diện ở khấp nơi trong đất đã được các nhà khoa học tìm thấy cĩ khả năng phân huỷ các dư thừa thực vật hay rơm rạ thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cây đồng thời cịn tạo thêm độ phì cho đất. Bên cạnh khả năng phân huỷ rơm thì một số lồi trong chi này cịn là nhân tố hứa hẹn trong phịng trừ sinh học, do trong quá trình sống chúng sản sinh ra các chất kháng sinh, độc tố…ức chế sự phát triển của một số nấm gây bệnh trong đất (theo Cook và Baker, 1989, được trích dẫn bởi Ngơ Thị Mỹ Hiền, 2003). Trong quá trình tác động lên nấm gây bệnh, nấm Trichoderma spp ký sinh lên nấm bệnh, cạnh tranh thức ăn, sản sinh các chất kháng sinh, enzyme để ngăn cản sự xâm nhập và gây bệnh của các nấm gây bệnh hại cây. Bên cạnh tác động đối kháng với nấm gây bệnh hại cây, nấm Trichoderma spp cịn biểu hiện tác động kích thích đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng (Seiketop, 1982 được trích dẫn bởi Trần Thị Thuần và ctv, 1996-2000). 10. Thu hoạch Theo Trần Ngọc Chủng (2005), khi gừng cĩ lá vàng và khơ trên 2/3 số lá là ta cĩ thể thu hoạch được. Khi thu hoạch chú ý tránh gãy gừng. Kỹ thuật thu nhánh tránh gãy 5 và giữ nguyên cả khĩm củ, ta cuốc xa gốc 20 – 25 cm, sau nhổ nhẹ để lấy cả khĩm củ, tỉa hết đất để cĩ tảng củ của khĩm. Theo Châu Đăng Sơn (2005), sau khi trồng 9 tháng, tiến hành thu hoạch củ gừng. Trong giai đoạn này, lá cây bắt đầu chuyển sang màu vàng, cong lại, một số lá bắt đầu khơ héo. Đào nhẹ khơng để gẫy củ. Sau đĩ, nhổ cây, rũ sạch đất. 11. Cơng dụng Theo Lê Đình Mỗi và ctv (2002), gừng được sử dụng làm gia vị trong chế biến thực phẩm ở hầu hết các khu vực trên thế giới. Thơng thường gừng được sử dụng ở dạng củ tươi hay được chế biến sơ bộ ở dạng củ khơ thái lát, bột gừng khơ, mức gừng, tinh dầu gừng và nhựa dầu gừng được sử dụng trong cơng nghiệp sản xuất thịt hộp, cá hộp, bánh kẹo, nước giải khát, rượu bia và trong hố mỹ phẩm. Gừng được dùng làm thuốc kích thích tiêu hố, dùng chữa ăn khơng tiêu, kém ăn, nơn mửa, tiêu chảy, cảm lạnh, ho, chân tay lạnh. Theo Hồng Xuân Ba (2003), gừng lành tính, khơng độc và rất hiệu quả trong chữa trị chứng nơn nao sau phẫu thuật hoặc gây mê, điều trị ung thư bằng hĩa trị liệu, say sĩng, tàu xe... Gần đây, người ta cịn phát hiện ra gừng cĩ tác dụng chống viêm và chống đơng máu rất hiệu quả. Về cơng dụng thì cây gừng cịn được dân gian dùng để chữa cho gia súc như trâu, bị, voi, ngựa bị dịch mắt đỏ, ăn khơng nuốt được (Giáp Kiều Hưng, 2004). Trên thực nghiệm, gừng cĩ các tác dụng chống co thắt cơ trơn, chống dị ứng, kháng histamin, chống viêm và giảm ho. Hoạt chất cineol trong gừng cĩ tác dụng diệt khuẩn trên nhiều lồi vi khuẩn gây bệnh (Đồn Thị Nhu, 2005). 12. Hiệu quả kinh tế Vụ Đơng Xuân 2003-2004, bà con nơng dân hai huyện Long Mỹ, Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, đã thu hoạch và trồng mới hơn 400 ha gừng củ xen canh trên cùng một diện tích cây ăn quả (trồng mới). Bình quân 1 ha đạt từ 45-50 tấn gừng với giá thương lái mua tại nhà vườn là 12.000 đồng/kg. Hiệu quả thu nhập từ 1 ha gừng 54-60 triệu đồng/ha/năm, cao gấp mười lần so với trồng cây màu xen canh khác. Theo Trần Ngọc Chủng (2005), vụ trồng màu 2005, nhiều hộ dân ở các huyện như Thạnh Trị, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên... (Sĩc Trăng) đã trồng xen canh cây gừng, hành dưới những liếp dưa leo thu nhập thêm 7-8 triệu đồng/vụ, tính ra với hơn 1 cơng đất cho thu nhập trên 20 triệu đồng, trừ chi phí cịn lãi trên 15 triệu đồng/vụ. Theo Trần Ngọc Chủng (2005), đánh giá về hiệu quả của cây gừng: “Năng suất 1 ha đạt khoảng 10 tấn, sản lượng này cĩ thể nâng lên nếu gừng được chăm sĩc tốt hơn. Giá bán mà Cơng ty thu mua là 200.000 đồng/tạ. Như vậy mỗi ha gừng trâu mang lại khoảng hơn 20 triệu đồng, trừ chi phí đi người dân vẫn cịn thu về một nửa”. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Điều tra nơng dân 1.1. Phương tiện: Phiếu điều tra được soạn trước các câu hỏi phỏng vấn cĩ liên quan đến các vấn đề kỹ thuật canh tác gừng như thời vụ, giống, phân bĩn, tưới nước, phịng trừ sâu bệnh, các loại nơng dược thường được sử dụng, năng suất, hiệu quả kinh tế,... (Phụ chương 50). Thời gian điều tra tháng 2/2007 – 4/2007. 6 1.2 Phương pháp: Chọn ngẫu nhiên hộ nơng dân trồng gừng trên địa bàn các xã Kiến An, Mỹ An, Tấn Mỹ và Bình Phước Xuân thuộc huyện Chợ Mới - An Giang để tiến hành điều tra. Số phiếu điều tra là 47 phiếu. 1.3. Xử lý số liệu: Các số liệu được nhập vào bằng phần mềm Microsoft Excel. Sau đĩ thống kê bằng chương trình SPSS for Window V.12 để tính trung bình, Max và Min. 2. Thí nghiệm 2.1. Phương tiện * Địa điểm: thực hiện tại xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, từ tháng 02/2006-10/2006. * Khí hậu: tình hình khí hậu trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm được thu thập dựa vào số liệu của đài khí tượng thủy văn An Giang, thể hiện qua các chỉ tiêu về nhiệt độ, lượng mưa, tổng giờ nắng và ẩm độ khơng khí. * Giống: Địa phương (Gừng dé). 2.2. Phương pháp 2.2.1. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí ngồi đồng ruộng của Chú 5 Bưu và Chú 5 Hồng, xã Mỹ An, Huyện Chợ Mới, An Giang theo thể thức lơ phụ, hai nhân tố (xử lý nấm Trichoderma spp và vật liệu chứa) với 8 nghiệm thức và ba lần lặp lại. Sơ đồ bố trí thí nghiệm và tổ hợp các nghiệm thức được trình bày ở Hình 1 và Bảng 1. Tổng diện tích ruộng thí nghiệm: 300 m2, diện tích mỗi lơ (nghiệm thức) là 7,8 m2. Mỗi lơ thí nghiệm cĩ một lơ cách ly với diện tích tương đương nhau để hạn chế ảnh hưởng của thuốc trừ sâu và bệnh. Bảng 1: Tổ hợp các nghiệm thức giữa vật liệu chứa kết hợp xử lý nấm Trichoderma spp của thí nghiệm gừng tại Chợ Mới Xử lý nấm Trichoderma spp Vật liệu chứa Trồng trên liếp theo nơng dân (ND) Sọt tre (ST) Bọc nilong trắng (NiT) Bọc nilong đen (NiĐ) Khơng xử lý (O) ND-O (2) ST-O (4) NiT-O (6) NiĐ-O (8) Cĩ xử lý (Tri) ND-Tri (1) ST-Tri (3) NiT-Tri (5) NiĐ-Tri (7) 7 Rep I NiĐ-O (8) ST-O (4) ND-O (2) NiT-O (6) Rãnh(0,5m) NiT-Tri (5) ND-Tri (1) NiĐ-Tri (7) ST-Tri (3) Rãnh (1m) Rep II NiĐ-Tri (7) ST-Tri (3) NiT-Tri (5) ND-Tri (1) Rãnh(0,5m) ST-O (4) ND-O (2) NiT-O (6) NiĐ-O (8) Rãnh (1m) Rep III NiT-O (6) NiĐ-O (8) ST-O (4) ND-O (2) Rãnh(0,5m) ND-Tri (1) NiT-Tri (5) ST-Tri (3) NiĐ-Tri (7) Hình 1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm gừng tại Chợ Mới, An Giang Ghi chú: - ND-Tri (1): Trồng gừng trên liếp theo cách nơng dân thực hiện và cĩ xử lý nấm Trichoderma spp bằng cách sử dụng chế phẩm Tri-ĐHCT tưới hoặc phun trên cây con theo nồng độ sử dụng (1g/m2 đất). - ND-O (2): Trồng gừng trên liếp theo cách nơng dân thực hiện và khơng cĩ sử dụng chế phẩm Tri-ĐHCT. - ST-Tri (3): Trồng gừng trong Sọt tre (2 mẫu giống/Sọt tre với đường kính 0,4m) và cĩ xử lý nấm Trichoderma spp bằng cách sử dụng chế phẩm Tri- ĐHCT tưới hoặc phun trên cây con theo nồng độ sử dụng (1g/m2 đất). - ST-O (4): Trồng gừng trong Sọt tre (2 mẫu giống/Sọt tre với đường kính 0,4m) và khơng cĩ sử dụng chế phẩm Tri-ĐHCT. - NiT-Tri (5): Trồng gừng trong bọc nilong (xốp) trắng (2 mẫu giống/bọc với đường kính 0,4m) và cĩ xử lý nấm Trichoderma spp bằng cách sử dụng chế phẩm Tri-ĐHCT tưới hoặc phun trên cây con theo nồng độ sử dụng (1g/m2 đất). - NiT-O (6): Trồng gừng trong bọc nilong (xốp) trắng (2 mẫu giống/bọc với đường kính 0,4m) và khơng cĩ sử dụng chế phẩm Tri-ĐHCT. - NiĐ-Tri (7): Trồng gừng trong bọc nilong (xốp) đen (2 mẫu giống/bọc với đường kính 0,4m) và cĩ xử lý nấm Trichoderma spp bằng cách sử dụng chế phẩm Tri-ĐHCT tưới hoặc phun trên cây con theo nồng độ sử dụng (1g/m2 đất). - NiĐ-O (8): Trồng gừng trong bọc nilong (xốp) đen (2 mẫu giống/bọc với đường kính 0,4m) và khơng cĩ sử dụng chế phẩm Tri-ĐHCT. 8 2.2.2. Kỹ thuật canh tác * Chuẩn bị đất: đất trồng nên cày xới, phơi khơ, lên liếp và rải thuốc hố học để tiêu diệt mầm bệnh trong đất, tăng cường bĩn phân hữu cơ vi sinh, phân chuồng đã ủ hoai mục, cũng cĩ thể dùng tro trấu. * Chuẩn bị cây con: Sau khi thu hoạch gừng giống được phơi nơi thống mát (khoảng 5 ngày). Gừng được nhân giống chủ yếu bằng các mẩu, mảnh (hom) nhỏ được tách từ thân rễ (trung bình 1 kg gừng phân ra 15 hom), mỗi mẫu dài từ 3-5 cm, nặng 30- 50g và cĩ ít nhất một đỉnh chồi hoặc một đỉnh sinh trưởng. Sau đĩ phơi nơi thống mát cho ráo vết cắt (khoảng 10 ngày). Mẫu gừng được xử lý thuốc Carban (ngâm khoảng 1- 2 giờ) trước khi đem ủ trong tro trấu và tưới nước vừa đủ ẩm để giúp gừng nẩy mầm tốt (khoảng 7 ngày) trước khi đem ra trồng. * Trồng cây: - Trồng trong sọt tre (đường kính 0,4m), bọc nilong trắng (đường kính 0,4m) và bọc nilong đen (đường kính 0,4m): Sau khi lĩt bọc nilong mỏng hay cước, cho hỗn hợp đất phân (đất + phân + tro được xử lý vơi) vào, nén vừa. Trồng với khoảng cách 0,4 x 0,5 cm và chỉ trồng 2 mẫu/sọt hay bọc. Cĩ thể xử lý thuốc trừ nấm bệnh hoặc trừ sâu sau khi trồng 3-5 ngày. Khi trồng, cần loại bỏ những mẫu gừng bị hư thối hoặc nhiễm nấm bệnh (tránh trường hợp nấm bệnh lây lan về sau) - Đối với liếp đất thì đặt gừng giống trên mặt liếp, khơng nên đặt dưới rãnh (để nhẹ tưới). - Xử lý Trichoderma spp lần 1 lúc gieo bằng cách sử dụng chế phẩm tưới hoặc phun trên cây con theo nồng độ sử dụng (1g/m2 đất), cách 30 ngày sau khi gieo xử lý lần 2 và 60 ngày sau khi gieo xử lý lần 3. * Chăm sĩc: - Tưới nước: Giai đoạn đầu, 3 ngày/ lần, tưới vừa đủ ẩm bằng thùng tưới cĩ gắn vịi sen. Giai đoạn sau, 7 ngày/ lần, tưới đẫm nước. - Làm cỏ: Khi thấy cỏ xuất hiện ta tiến hành nhổ sạch cỏ dại, kết hợp vun gốc. - Bĩn phân: Theo Bảng 2 thì tổng lượng phân tính cho 1.000 m2 gồm: vơi bột 40 kg (đem rãi trước khi lên liếp 1/3 lượng vơi và sau khi lên liếp 2/3 lượng cịn lại), tro trấu 40 bao; NPK (20-20-15) 20 kg, phân hữu cơ tổng hợp (phân chuồng) 150 kg, phân Ure 15 kg, Kali 6 kg (tương ứng lượng phân bĩn 3,72 - 4,43 kg/sọt hay bọc nilong). Bảng 2: Lịch bĩn phân cho ruộng gừng tại Mỹ An - Chợ Mới – An Giang Đơn vị tính: kg/1.000m2 Ngày sau khi trồng (NSKT) Vơi (kg) NPK (20-20-15) (kg) Phân chuồng (kg/sọt, bọc nilong) Ure (kg) Kali (kg) 9 Lĩt trước khi gieo 35 65 75 85 95 40 - - - - - - 5 5 5 5 - 0,5 - - - 0,3 0,3 - - - 5 10 - - 1,5 1,5 1,5 1,5 - Tổng lượng 40 20 1000-1200 15 6 * Phịng trừ sâu bệnh: thường xuyên theo dõi sâu bệnh hại, phun thuốc trừ sâu khi thấy sâu xuất hiện như Basudin, Regent …, riêng thuốc trừ bệnh được phun đều như nhau ở các nghiệm thức như Benomyl, Carbenzim, Bavistin, Score, Kasai, Kasumin, Derosal …. 2.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi * Chỉ tiêu dịch hại (theo dõi cố định 10 cây/lơ): - Sâu đục thân, sâu ăn tạp, cào cào: ghi nhận mật số sâu hay vết gây hại trên từng nghiệm thức định kỳ 7 ngày/lần ở giai đoạn trước từ 30-90 NSKG và 10 ngày/lần ở giai đoạn sau 90 ngày - Bệnh hại: • Bệnh cháy lá do nấm Fusarium spp: ghi nhận bệnh trên từng nghiệm thức định kỳ 7 ngày/lần ở giai đoạn trước từ 30-90 NSKG và 10 ngày/lần ở giai đoạn sau 90 ngày. Phân cấp thiệt hại: Cấp 0: khơng thiệt hại Cấp 1: thiệt hại < 10 % Cấp 2: thiệt hại: 10-20 % Cấp 3: thiệt hại: 21-30 % Cấp 4: thiệt hại: 31-50 % Cấp 5: thiệt hại: > 50% Số lá bị hại Tỷ lệ thiệt hại (%) = x 100 Tổng số lá quan sát Chỉ số thiệt hại (%) = 100x NxP )nixai(∑ Với: ai: lá thứ i bị hại ni: cấp thiệt hại thứ i tương ứng P: tổng số lá quan sát ở mỗi nghiệm thức N: cấp thiệt hại cao nhất • Bệnh thối củ do vi khuẩn Erwinia spp: ghi nhận bệnh trên từng nghiệm thức với phân cấp cĩ và khơng cĩ bệnh theo định kỳ 7 ngày/lần ở giai đoạn trước từ 30-90 NSKG và 10 ngày/lần ở giai đoạn sau 90 ngày. * Chỉ tiêu về tăng trưởng (quan sát cố định 10 cây/lơ): - Chiều cao bụi và chồi: dùng thước đo dây từ gốc đến đỉnh sinh trưởng của thân cây dài nhất lúc thu hoạch. 10 - Đếm số lá/chồi trên cây gừng - Đường kính thân gừng: dùng thước kẹp đo đường kính thân gừng ở chồi cao nhất/bụi, cây/lơ thí nghiệm. * Chỉ tiêu về thành phần năng suất và năng suất - Trọng lượng trung bình củ gừng (kg/củ gừng): cân 10 củ gừng mẫu/nghiệm thức. - Năng suất củ gừng: cân tất cả các củ gừng trên mỗi lơ thí nghiệm (khơng kể các cây đầu hàng) rồi qui ra năng suất thực tế (tấn/ha). - Năng suất tồn cây (tổng sinh khối gồm thân, lá): cân trọng lượng của 10 cây trên mỗi nghiệm thức, tính trọng lượng trung bình rồi quy ra năng suất tồn cây (tấn/ha). * Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế: so sánh hiệu quả của đồng vốn đầu tư: - Doanh thu = sản lượng x giá bán 1 kg gừng - Chi phí sản xuất: giống, phân bĩn, thuốc BVTV, cơng làm đất, lên liếp, làm cỏ, chi phí khác… - Tỷ suất lợi nhuận: Tỷ suất lợi nhuận = (Doanh thu - chi phí sản xuất)/chi phí sản xuất. 2.2.4. Phân tích số liệu Số liệu được xử lý bằng Excel, dùng phần mềm Minitab 13.0 và MSTATC để phân tích thống kê. 11 Chương II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ A. HIỆN TRẠNG CANH TÁC GỪNG TẠI HUYỆN CHỢ MỚI NĂM 2006-2007 I. PHÂN BỐ MẪU ĐIỀU TRA TRÊN 4 XÃ CỦA HUYỆN CHỢ MỚI Điều tra nơng dân trồng gừng ở 4 xã của huyện Chợ Mới gồm xã Kiến An, Mỹ An, Tấn Mỹ và Bình Phước Xuân từ chính quyền địa phương cung cấp, chọn ngẫu nhiên những hộ trồng gừng cĩ diện tích >1000m2, phân bố trong các ấp, xã cĩ diện tích trồng gừng nhiều nhất đại diện cho huyện Chợ Mới, trong đĩ xã Kiến An với 20 hộ, Mỹ An (17 hộ), Tấn Mỹ (5 hộ) và Bình Phước Xuân với 5 hộ (Bảng 3). Bảng 3: Phân bố số hộ điều tra trồng gừng trong các xã ở Chợ Mới, tỉnh An Giang STT Các xã được điều tra Số hộ % 1 Kiến An 20 42,6 2 Mỹ An 17 36,2 3 Tấn Mỹ 5 10,6 4 Bình Phước Xuân 5 10,6 Ghi chú: Tổng số hộ điều tra: 47 II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NƠNG HỘ ĐIỀU TRA 1. Tuổi trung bình, trình độ văn hĩa và kinh nghiệm sản xuất của nơng hộ của nơng hộ 1.1. Tuổi trung bình Từ kết quả được trình bày ở Bảng 4, cho thấy tuổi trung bình của các nơng hộ trồng gừng được điều tra ở Chợ Mới phân bố khơng đều nhau. Trong đĩ, tuổi trung bình từ 50 – 60 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất với 40,43%, tuổi 40 – <50 (27,65%), tuổi 30 - <40 (19,15%), tuổi trên 60 (8,51%) và thấp nhất tuổi dưới 30 chiếm 4,26%. 1.2. Trình độ văn hố Trình độ học vấn cũng là một yếu tố quan trong trong việc tiếp thu, học hỏi những kinh nghiệm về canh tác tiên tiến và áp dụng cĩ hiệu quả hơn trong canh tác gừng của gia đình. Từ kết quả được ghi nhận ở Bảng 4 cho thấy các hộ điều tra cĩ trình độ từ Trung học cơ sở (THCS) là 26 hộ, chiếm 55,32% là cao nhất, Trung học phổ thơng (THPT) cĩ 10 hộ (21,28%), ở cấp bậc tiểu học là 10 hộ (21,28%) và khơng cĩ trình độ là 1 hộ (2,13%), khơng cĩ nơng hộ nào cĩ trình độ Trung học chuyên nghiệp (THCN) hay Đại học (ĐH). Với kết quả nầy, thì đây là một phần khĩ khăn đối với nơng dân trồng gừng của huyện trong việc tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật mới được khuyến cáo trong canh tác để gĩp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Vì vậy, 12 việc mở các điểm trình diễn trồng gừng áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trên từng xã để giúp nơng dân dễ tiếp nhận là vấn đề cần được đặt ra để giải quyết khĩ khăn nầy. 1.3. Kinh nghiệm và giới tính của nơng hộ sản xuất Cĩ thể nĩi thời gian tham gia trồng gừng là một yếu tố cĩ sự đĩng gĩp quan trọng đến năng suất trong nghề trồng gừng. Người trồng gừng lâu năm sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm rất quý báu và cần thiết trong nghề trồng gừng, từ đĩ mà trong các khâu của quá trình canh tác họ biết rõ nên làm thế nào để nâng cao năng suất và hiệu quả cho ruộng gừng của mình. Cũng từ dẫn liệu ở Bảng 4, cho thấy trồng gừng đa phần là nam giới, chiếm 97,87% và nữ giới chiếm 2,13%. Riêng về kinh nghiệm trồng gừng, thì trung bình dưới 5 năm chiếm tỉ lệ cao nhất với 36,17%, từ 5 - dưới 10 năm (34,04%), từ 10 - dưới 15 năm (12,77%), từ 15 - dưới 20 năm (8,21%), từ 20 - dưới 25 năm và 25 – 30 năm cùng chiếm 4,26%. Bảng 4: Tuổi trung bình, trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất và giới tính của các nơng hộ trồng gừng ở Chợ Mới, tỉnh An Giang Tuổi trung bình % Trình độ học vấn % Kinh nghiệm sản xuất (năm) % Giới tính % <30 4,26 Mù chữ 2,13 <5 36,17 Nam 97,87 30 - <40 19,15 Tiểu học 21,28 5 - <10 34,04 Nữ 2,13 40 - <50 27,65 Cấp 2 55,32 10 - <15 12,77 50 - <60 40,43 Cấp 3 21,28 15 - <20 8,21 ≥60 8,51 ĐH, THCN 0 20 - <25 4,26 25 - 30 4,26 Ghi chú: Tổng số hộ điều tra: 47 2. Tình hình lao động và diện tích trồng gừng của nơng hộ 2.1. Tình hình lao động Lao động là một trong những yếu tố quan trọng gĩp phần quyết định đến việc mở rộng quy mơ, diện tích trồng gừng của nơng hộ. Nguồn lao động trong canh tác gừng chủ yếu là lao động gia đình gồm chính và phụ. Ngồi các lao động chính thì sự đĩng gĩp của các lao động phụ trong nhà là khơng nhỏ (do cĩ nhiều k._.hâu chăm sĩc trong canh tác gừng địi hỏi nhiều lao động mà các lao động phụ cĩ thể tham gia như: làm đất, gieo giống, làm cỏ,…). Qua số liệu điều tra được thể hiện Bảng 5, cho thấy bình quân mỗi hộ canh tác cĩ 1 lao động chính và 1,72 lao động phụ. Với kết quả nầy thì số lao động gia đình của phần lớn nơng hộ tương đối đủ để chăm sĩc tốt cho diện tích canh tác trung bình 3,19 cơng (1.000 m2)/hộ. 2.2. Diện tích trồng gừng của nơng hộ Cũng từ dẫn liệu ở Bảng 5, cho thấy diện tích trồng gừng của các nơng hộ dưới 3 cơng chiếm tỷ lệ cao nhất (78,72%), từ 3 – dưới 5 cơng (17,02%), từ 5 – 12 cơng chiếm tỉ lệ thấp nhất là 4,26%. Trung bình mỗi hộ canh tác 3,19 cơng/hộ, với diện tích nhỏ nầy các nơng hộ cĩ thể sử dụng lao động gia đình để chăm sĩc gừng và cũng gĩp phần hạn chế chi phí. Bảng 5: Tình hình lao động và diện tích trồng gừng của các nơng hộ ở Chợ Mới, AG Danh mục Số lượng Tần số hộ % Trung bình Max Min Lao động (người/hộ): 13 - Chính - Phụ 1 1,74 Diện tích (1000m2/hộ): - <3 - 3 - <5 - 5 – 12 37 8 2 78,72 17,02 4,26 3,19 12 1 Ghi chú: Tổng số hộ điều tra: 47 3. Hiện trạng kỹ thuật canh tác 3.1. Thời vụ Kết quả điều tra được trình bày ở Bảng 6, cho thấy gừng cĩ thể trồng được quanh năm, do Chợ Mới nằm trong vùng đê bao khép kín. Trong đĩ, gừng được trồng từ tháng 1 - 4, cĩ 24 hộ thực hiện, chiếm tỉ lệ là 51,06%; trồng từ tháng 7 – 9 cĩ 2 hộ thực hiện (2,26%) và từ tháng 11-12 cĩ 21 hộ (44,68%). Riêng về thời gian (tháng) sau khi trồng bắt đầu thu hoạch thì đa dạng, cụ thể như sau: 4 tháng cĩ 11 hộ thực hiện, chiếm tỉ lệ cao nhất với 23,4%; 5 tháng với 10 hộ (21,28%); 6 tháng với 9 hộ (19,15%); 7 tháng với 7 hộ (14,89%); 8 tháng với 4 hộ (8,15%); 9 tháng với 1 hộ (2,13%); 11 tháng với 3 hộ (6,38%); 12 tháng và 13 tháng cùng với 1 hộ (2,13%). Bảng 6: Thời gian xuống giống và thời gian thu hoạch gừng của các nơng hộ ở Chợ Mới, tỉnh An Giang Tháng trồng Tần số hộ % 1 - 4 24 51,06 7 - 9 2 4,26 11 - 12 21 44,68 Thời điểm thu hoạch (tháng sau khi trồng) 4 11 23,4 5 10 21,28 6 9 19,15 7 7 14,89 8 4 8,51 9 1 2,13 11 3 6,38 12 1 2,13 13 1 2,13 Ghi chú: Tổng số hộ điều tra: 47 3.2. Giống và cách xử lý giống 3.2.1. Nguồn giống Giống giữ vai trị rất quan trọng trong sản xuất. Qua kết quả điều tra được trình bày ở Bảng 7, cho thấy phần lớn các hộ đều mua gừng giống ở các vùng lân cận chiếm 85,11% và cịn lại 14,89% nơng dân tự để giống. Điều nầy chứng tỏ nguồn giống cung cấp cho các nơng hộ sản xuất là rất cần thiết tại địa phương, đặc biệt khi mơ hình được phát triển trên diện rộng và rất cần đáng lưu ý trong sản xuất về số lượng cũng như chất lượng gừng giống. 3.2.2. Cách xử lý giống 14 Cây gừng rất dễ bị tấn cơng các loại dịch hại trong đất như kiến, dế, mối...đặc biệt là bệnh thối củ sẽ ảnh hưởng lớn đến qui mơ sản xuất cũng như tồn bộ quá trình canh tác gừng, vì thế việc xử lý gừng giống trước khi gieo trồng là rất cần thiết giúp loại trừ sự xâm nhập của sâu bệnh, gĩp phần bảo vệ năng suất. Cũng từ dẫn liệu ở Bảng 7, cho thấy đa số các hộ (33 hộ nơng dân) được điều tra đều cĩ xử lý gừng giống trước khi gieo trồng chiếm tỷ lệ cao nhất với 70,22%, 11 hộ cĩ xử lý gừng giống với vơi (23,40%) và cịn lại chỉ cĩ 3 hộ khơng xử lý gừng giống chiếm 6,38%. Bảng 7: Nguồn giống và cách xử lý giống gừng của các nơng hộ ở Chợ Mới, tỉnh An Giang Danh mục Tần số hộ % * Nguồn giống: - Mua 40 85,11 - Tự để 7 14,89 * Xử lý giống: - Với thuốc 33 70,22 - Với vơi 11 23,40 - Khơng xử lý 3 6,38 Ghi chú: Tổng số hộ điều tra: 47 3.3. Kích thước liếp và khoảng cách trồng gừng Từ các dẫn liệu ở Bảng 8, cho thấy cĩ sự đa dạng về kích thước liếp và khoảng cách trồng gừng ở các nơng hộ, cụ thể như sau: 3.3.1. Kích thước liếp * Chiều rộng liếp: cho thấy khác nhau ở các nơng hộ với trung bình là 109,5 cm, cao nhất là 140 cm và thấp nhất là 40 cm. Trong đĩ, chiều rộng của liếp trồng gừng từ 40 - <100 cm cĩ 6 hộ thực hiện và chiếm 12,76%; từ 100 - <120 cm (12 hộ và 25,54%); từ 120 - <130 cm (21 hộ và 44,68%) và 130 – 140 cm với 8 hộ thực hiện và chiếm 17,02%. * Chiều cao liếp: tương tự như chiều rộng liếp cũng khá đa dạng ở các nơng hộ với trung bình là 31,17 cm, cao nhất là 40 cm và thấp nhất là 10 cm. Trong đĩ, chiều cao của liếp trồng gừng từ 10 - <20 cm cĩ 1 hộ thực hiện và chiếm 2,13%; từ 20 - <30 cm (9 hộ và 19,15%); từ 30 - <35 cm (22 hộ và 46,81%) và 35 – 40 cm với 15 hộ thực hiện và chiếm 31,92%. 3.3.2. Khoảng cách trồng gừng Hầu hết các nơng hộ trồng gừng được điều tra, đều canh tác với khoảng cách trồng (hàng cách hàng và cây cách cây) khác nhau, cụ thể như sau: * Hàng - Hàng: trung bình là 28,94 cm, cao nhất với 45 cm và thấp nhất là 10 cm. Trong đĩ, khoảng cách hàng – hàng trồng gừng từ 10 - <20 cm cĩ 3 hộ thực hiện và chiếm 6%; từ 20 - <30 cm (10 hộ và 22%); từ 30 - <40 cm (26 hộ và 55%) và trên 40 cm với 8 hộ thực hiện và chiếm 17%. * Cây - Cây: tương tự như ở khoảng cách Hàng – Hàng thì trung bình Cây – Cây là 27,77 cm, cao nhất với 45 cm và thấp nhất là 10 cm. Trong đĩ, khoảng cách Cây – Cây trồng gừng từ 10 - <20 cm cĩ 6 hộ thực hiện và chiếm 13%; từ 20 - <30 cm (12 15 hộ và 25%); từ 30 - <40 cm (22 hộ và 47%) và trên 40 cm với 7 hộ thực hiện và chiếm 15%. Tĩm lại, qua kết quả phân tích trên chứng tỏ về việc thiết kế liếp trồng và khoảng cách trồng gừng ở các nơng hộ được điều tra khơng theo qui cách thống nhất và chủ yếu theo kinh nghiệm, tập quán sản xuất tại địa phương. Vì vậy, việc giới thiệu hay trình diễn qui cách sản xuất về thiết kế liếp trồng và khoảng cách trồng cho các nơng hộ sản xuất gừng là điều cần thiết, nhằm đem lại hiệu quả về kỹ thuật trồng và kinh tế sản xuất. 16 Bảng 8: Kích thước liếp và khoảng cách trồng gừng của các nơng hộ ở Chợ Mới, tỉnh An Giang Kích thước liếp Khoảng cách trồng gừng Chiều rộng Chiều cao Hàng – Hàng Cây – Cây Kích thước (cm) Tần số hộ % Kích thước (cm) Tần số hộ % Kích thước (cm) Tần số hộ % Tần số hộ % 40 - <100 6 12,76 10 - <20 1 2,13 10 - <20 3 6 6 13 100 - <120 12 25,54 20 - <30 9 19,15 20 - <30 10 22 12 25 120 - <130 21 44,68 30 - <35 22 46,81 30 - <40 26 55 22 47 130 - 140 8 17,02 35 - 40 15 31,92 ≥ 40 8 17 7 15 Min 40 10 10 10 Max 140 40 45 45 Trung bình 109,5 31,17 28,94 27,77 Ghi chú: Tổng số hộ điều tra: 47 17 3.4. Hiện trạng sử dụng phân bĩn 3.4.1. Các dạng phân bĩn Việc bĩn phân đúng loại và lượng là rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất gừng, đồng thời gia tăng hiệu quả kinh tế do chi phí đầu tư giảm. Qua kết quả điều tra về việc bĩn phân cho gừng của nơng hộ, cho thấy cĩ sự khác biệt về các loại phân bĩn được sử dụng trong suốt vụ ở các nơng hộ (Hình 2). Phân hữu cơ đĩng vai trị quan trọng trong việc cải tạo đất và nâng cao phẩm chất gừng. Theo điều tra cho thấy cĩ 46,81 % hộ sử dụng phân hữu cơ chiếm tỷ lệ tương đối, cịn lại 53,19% hộ khơng bĩn phân hữu cơ, mặc dù nguồn phân chuồng từ trâu, bị trong vùng khá lớn do nghề chăn nuơi trâu bị trong vùng rất phát triển. Từ đĩ cho thấy, nơng dân chưa thấy được lợi ích của việc bĩn lĩt phân hữu cơ cho gừng. Phân Urê chiếm tỷ lệ cao nhất với 89,36%, phân nầy thường được bĩn với lượng lớn nhằm tăng khả năng nở củ gừng, NPK 20-20- 15 với 85,11% nơng hộ sử dụng, Kali (KCl) chiếm tỷ lệ 34,04% và phân DAP chiếm tỷ lệ rất thấp với 76,7% nơng hộ sử dụng để cung cấp đồng thời đạm và lân cho gừng. 46,81 85,11 34,04 17,02 89,36 0 20 40 60 80 100 Urea DAP KCl 20-20-15 Hữu cơ Dạng phân Tỷ lệ (%) Hình 2: Phần trăm các loại phân bĩn được sử dụng trong canh tác gừng ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang 3.4.2. Liều lượng bĩn Từ kết quả điều tra được thể hiện ở Bảng 9, cho thấy liều lượng sử dụng phân N, P và K ở các nơng hộ chưa cĩ sự thống nhất nào, mà chỉ do tập quán và kinh nghiệm sản xuất của từng nơng hộ. Điều nầy chứng tỏ việc phổ biến qui trình kỹ thuật trồng gừng cho nơng dân chưa được quan tâm ở địa phương và cần thiết. Các mức độ về liều lượng nguyên chất của phân N, P và K được sử dụng ở nơng hộ cụ thể như sau: * Phân đạm: Tổng lượng phân đạm được sử dụng cho 1000m2 trồng gừng trong khoảng 3 - 106 kg/1000m2, trung bình sử dụng 17,44 kg/1000m2. Trong đĩ, bĩn lượng đạm nguyên chất <10kg/1.000m2 chiếm 34,04%, 10-<15kg/1.000m2 (23,40%), 15- <25kg/1.000m2 (25,53%), 25-<40kg/1.000m2 (10,64%), 40-<50kg/1.000m2 (4,26%) và 50-106kg/1.000m2 (2,13%). * Phân lân: Tổng lượng phân lân được sử dụng cho 1000m2 trồng gừng trong khoảng 0 – 96,3 kg kg/1000m2, trung bình sử dụng 13,75 kg/1000m2. Trong đĩ, bĩn lượng lân nguyên chất <10kg/1.000m2 chiếm 46,81%, 10-<25kg/1.000m2 (44,68%), 25- <40kg/1.000m2 (4,26%), 40-<70kg/1.000m2 (2,13%) và 70-96,3kg/1.000m2 (2,13). 18 * Phân Kali: Tổng lượng phân kali được sử dụng cho 1000m2 trồng gừng trong khoảng 1,5 - 45 kg/1000m2, trung bình sử dụng 9,52 kg/1000m2. Trong đĩ, bĩn lượng kali nguyên chất <10kg/1.000m2 chiếm 72,34%, 10-<15kg/1.000m2 (8,51%), 15- <20kg/1.000m2 (8,51%), 20-<30kg/1.000m2 (2,13%) và 30-45kg/1.000m2 (8,51%). Bảng 9: Tổng lượng bĩn phân N, P, K nguyên chất được sử dụng ở các nơng hộ trồng gừng tại Chợ Mới, tỉnh An Giang Loại phân Liều lượng bĩn (Kg/1000m2) Tần số hộ % Trung bình Max Min N <10 16 34,04 10-<15 11 23,40 15-<25 12 25,53 25-<40 5 10,64 40-<50 2 4,26 50-106 1 2,13 17,44 106 3 P <10 22 46,81 10-<25 21 44,68 25-<40 2 4,26 40-<70 1 2,13 70- 96,3 1 2,13 13,75 96,3 0 K <10 34 72,34 10-<15 4 8,51 15-<20 4 8,51 20-<30 1 2,13 30- 45 4 8,51 9,52 45 1,5 Ghi chú: Tổng số hộ điều tra: 47 3.5. Quản lý cỏ Trong canh tác cây gừng, ngồi việc bĩn phân, phun thuốc… cịn việc theo dõi sinh trưởng, vun đất, quản lý cỏ dại cũng là vấn đề cần quan tâm, nhằm giúp cho gừng dễ dàng phát triển và khống chế sự cạnh tranh dinh dưỡng của cỏ dại cũng như đảm bảo năng suất gừng là rất cần thiết. Từ dẫn liệu ở Bảng 10, cho thấy việc quản lý cỏ dại trong ruộng gừng được các nơng hộ rất quan tâm và được thể hiện qua chỉ tiêu số lần làm cỏ với trung bình 4,59 lần thực hiện, cao nhất 10 lần và thấp nhất là 1 lần ở từng giai đoạn sinh trưởng của gừng với trung bình 45,22 ngày sau khi trồng, cao nhất 75 ngày và thấp nhất là 20 ngày. Bảng 10: Quản lý cỏ dại ở ruộng gừng của nơng hộ tại Chợ Mới, tỉnh An Giang Lần Tần số hộ % Trung bình Max Min 1-<3 4 8,51 3-<6 32 68,09 4,59 10 1 6-10 11 23,40 Ngày làm cỏ sau khi trồng 20-<30 5 10,64 30-<40 11 23,40 40-<50 13 27,66 45,22 75 20 50-<60 3 6,38 60-<70 13 27,66 70-75 2 4,26 19 3.6. Tình hình dịch hại và biện pháp phịng trị của nơng hộ 3.6.1. Sâu hại Qua kết quả điều tra được ghi nhận ở Bảng 12 cho thấy, các loại sâu gây hại chính trên diện tích trồng gừng bao gồm: - Sâu hại: sâu đục thân là loại sâu gây hại thường xuyên nhất với 42 hộ ghi nhận chiếm 89,36%, sâu keo (sâu ăn tạp) cĩ 4 hộ ghi nhận (8,51%), sâu ăn lá (5 hộ ghi nhận và 10,64 %), cào cào (2 hộ ghi nhận và 4,26%) và 5 hộ (10,64%) cho biết khơng cĩ sự xuất hiện của sâu hại trong canh tác gừng. - Thời điểm xuất hiện sâu hại: được thể hiện cụ thể qua ngày xuất hiện đầu tiên chiếm tỷ lệ cao nhất từ 31 – 45 ngày sau khi trồng với 23 hộ ghi nhận (48,94%) và khơng thấy xuất hiện sâu hại chiếm 12,77% (6 hộ ghi nhận). Tuy nhiên, thời điểm sâu hại xuất hiện nhiều nhất từ 60 – 90 ngày sau khi trồng (38,30%), kế đến trên 90 ngày sau khi trồng (36,17%). Về cách quản lý sâu hại được thể hiện qua các yếu tố như: - Lần phun thuốc trừ sâu hại: chiếm cao nhất từ 4 – 6 lần/vụ với 17 hộ ghi nhận (36,17%), kế đến 1 – 4 lần/vụ và 6 – 12 lần/vụ cùng cĩ 12 hộ ghi nhận (25,53%), thấp nhất cĩ 6 hộ (12,77%) cho rằng khơng cần phun thuốc. - Lý do phun thuốc: chiếm cao nhất cĩ 31 hộ (65,96%) thực hiện khi cĩ sâu xuất hiện và thấp nhất cĩ 5 hộ phun định kỳ và phun ngừa cùng chiếm 10,64%. - Thời điểm phun thuốc: Đa số các nơng hộ đều thực hiện việc xử lý thuốc trừ sâu hại vào buổi chiều chiếm tỷ lệ cao nhất với 31 hộ (65,96%), kế đến buổi sáng cĩ 9 hộ (19,15%) thực hiện và thấp nhất cĩ 1 hộ (2,13%) phun thuốc vào buổi trưa. - Các loại thuốc trừ sâu: Cĩ đến 16 loại thuốc trừ sâu khác nhau được sử dụng từ các nơng hộ canh tác gừng trong vùng. Trong đĩ, các loại thuốc cĩ tỷ lệ sử dụng nhiều cao như: Regent 5 SC, 800 WG (30 hộ sử dụng và chiếm 63,83 % hộ); Actara (20 hộ và 42,55%); Polytrin và Basudin (12 hộ và 25,53%), Padan (10 hộ và 21,28%), các loại thuốc sâu cịn lại chiếm tỷ lệ thấp với dưới 20% hộ sử dụng và cĩ 5 hộ (10,64%) khơng sử dụng thuốc trừ sâu (Bảng 11). 3.6.2. Bệnh hại - Loại bệnh hại: Chỉ cĩ 2 loại bệnh hại chủ yếu xuất hiện gây hại trên ruộng gừng của các nơng hộ trong vùng là bệnh thối củ với 47 hộ ghi nhận chiếm 100 % và bệnh cháy lá cĩ 6 hộ ghi nhận và chiếm 12,77% (Bảng 12). - Thời điểm xuất hiện bệnh hại: được thể hiện cụ thể qua ngày xuất hiện đầu tiên chiếm tỷ lệ cao nhất từ 16 – 30 ngày sau khi trồng với 19 hộ ghi nhận (40,43%) và thấp nhất với 1 hộ (2,13) ghi nhận bệnh xuất hiện dưới 15 ngày sau khi trồng. Tuy nhiên, thời điểm bệnh hại xuất hiện nhiều nhất từ 60 – 90 ngày sau khi trồng (42,55%), kế đến 90 - 120 ngày sau khi trồng (38,30%). - Lần phun thuốc trừ bệnh hại: chiếm cao nhất từ 5 – <10 lần/vụ với 30 hộ ghi nhận (63,83%), kế đến 10 – 15 lần/vụ cĩ 12 hộ ghi nhận (25,53%) và thấp nhất từ 2 - <5 lần/vụ cĩ 5 hộ (10,64%). - Lý do phun thuốc: chiếm cao nhất cĩ 31 hộ (65,96%) thực hiện phun ngừa, 13 hộ (27,66 %) phun định kỳ và thấp nhất cĩ 3 hộ (6,38%) phun thuốc khi cĩ bệnh xuất hiện. 20 - Thời điểm phun thuốc: Đa số các nơng hộ đều thực hiện việc xử lý thuốc trừ bệnh hại vào buổi chiều chiếm tỷ lệ cao nhất với 25 hộ (53,19%), kế đến buổi sáng cĩ 21 hộ (44,68%) thực hiện và thấp nhất cĩ 1 hộ (2,13%) phun thuốc vào buổi trưa. - Các loại thuốc trừ bệnh: Cĩ đến 28 loại thuốc trừ bệnh khác nhau được sử dụng từ các nơng hộ canh tác gừng trong vùng. Trong đĩ, các loại thuốc cĩ tỷ lệ sử dụng nhiều cao như: Ridomil (28 hộ sử dụng và chiếm 59,57%), Zineb (13 hộ và 27,66%), Bavistin (10 hộ và 21,28%), các loại thuốc bệnh cịn lại chiếm tỷ lệ thấp với dưới 20 % hộ sử dụng (Bảng 11). Tĩm lại, qua các kết quả phân tích trên chứng tỏ việc quản lý dịch hại của nơng dân trong vùng chưa được thống nhất theo qui trình kỹ thuật canh tác. Do vậy, cần phải hổ trợ những thơng tin kỹ thuật mới cho nơng dân trong vùng ứng dụng, nhất là việc quản lý dịch hại nĩi chung nhằm đem lại hiệu quả canh tác gừng tốt nhất. Bảng 11: Các loại nơng dược được sử dụng ở các hộ trồng gừng tại Chợ Mới, An Giang STT Thuốc sâu Thuốc bệnh Loại thuốc Tần số hộ % Loại thuốc Tần số hộ % 1 Regent 30 63,8 3 Zineb 13 27,66 2 Basudin 12 25,5 3 Kasumin 7 14,89 3 Lannate 6 12,7 7 Score 6 12,77 4 Padan 10 21,2 8 Ridomil 28 59,57 5 Cypermethrin 1 2,13 Rovral 7 14,89 6 Mimic 3 6,38 Thiram 1 2,13 7 Abatimec 7 14,8 9 Dithane 1 2,13 8 Ammate 3 6,38 Tilt supper 9 19,15 9 Admire 2 4,26 Topcin 1 2,13 10 Mutoc 1 2,13 Kasuran 4 8,51 11 Pegasus 1 2,13 Topcin 1 2,13 12 Polytrin 12 25,5 3 Copper B 9 19,15 13 Thiodan 9 19,1 5 Copper Zinc 4 8,51 14 Selecron 1 2,13 Trico-ĐHCT 1 2,13 15 Actara 20 42,5 5 Beam 2 4,26 16 Bassa 2 4,26 Validacin 3 6,38 17 Khơng sử dụng 5 10,6 4 Kasai 1 2,13 18 Bavistin 10 21,28 19 Coc 85 3 6,38 20 Gambat 1 2,13 21 Carban 1 2,13 22 Poligam 1 2,13 21 23 Anvil 5 10,64 24 Daconil 3 6,38 25 Carosal 1 2,13 26 Benomyl 1 2,13 27 Bim-annong 1 2,13 28 Flash 1 2,13 Bảng 12: Diễn biến và cách quản lý dịch hại ở các hộ trồng gừng tại Chợ Mới, AG Sâu Bệnh Danh mục Tần số hộ % Danh mục Tần số hộ % - Sâu đục thân 42 89,36 - Thối củ 47 100 - Sâu ăn lá 5 10,64 - Cháy lá 6 12,77 - Sâu keo 4 8,51 - Cào cào 2 4,26 - Khơng cĩ 5 10,64 * Ngày xuất hiện đầu tiên: * Ngày xuất hiện đầu tiên: - <15 1 2,13 - <15 1 2,13 - 16 - 30 8 17,02 - 16 - 30 19 40,43 - 31 - 45 23 48,94 - 31- 45 18 38,30 - >45 9 19,15 - >45 9 19,15 - Khơng xuất hiện 6 12,77 * Ngày xuất hiện nhiều nhất: * Ngày xuất hiện nhiều nhất: - 30 – 60 6 12,77 - 30 - 60 1 2,13 - 60 - 90 18 38,30 - 60 - 90 20 42,55 - >90 17 36,17 - 90 - 120 18 38,30 - Khơng xuất hiện 6 12,77 - 20 - 150 8 17,02 * Lần phun thuốc: * Lần phun thuốc: - Khơng phun 6 12,77 - 2 - <5 5 10,64 - 1 - <4 12 25,53 - 5 - <10 30 63,83 - 4 - <6 17 36,17 - 10 - 15 12 25,53 - 6 - 12 12 25,53 * Lý do phun thuốc: * Lý do phun thuốc: - Ngừa 5 10,64 - Ngừa 31 65,96 - Định kỳ 5 10,64 - Định kỳ 13 27,66 - Cĩ sâu 31 65,96 - Cĩ bệnh 3 6,38 - Khơng phun 6 12,77 * Thời điểm phun thuốc: * Thời điểm phun thuốc: - Sáng 9 19,15 - Sáng 21 44,68 - Trưa 1 2,13 - Trưa 1 2,13 - Chiều 31 65,96 - Chiều 25 53,19 - Khơng phun 6 12,77 Ghi chú: Tổng số hộ điều tra: 47 4. Năng suất và hiệu quả kinh tế trồng gừng Năng suất của các hộ trồng gừng trong vùng Chợ Mới đều cĩ năng suất trung bình 2,42 tấn/1000m2, cao nhất là 5 tấn/1000m2 và thấp nhất là 0,4 tấn/1000m2 (Bảng 13). Với năng suất trên thì trung bình nơng dân trong vùng cĩ thể đạt được lợi nhuận 4,45 triệu đồng/1000m2, tuy nhiên với lợi nhuận trên nơng dân chưa tính đến các chi phí 22 cơ hội. Với lợi nhuận thu được như trên thì tỷ suất lợi nhuận trung bình ước đạt là 0,77, tức là nơng dân bỏ ra 1 đồng vốn thì cĩ thể lời được 0,77 đồng. Bảng 13: Hiệu quả kinh tế của các hộ trồng gừng tại Chợ Mới, An Giang Hiệu quả kinh tế Thấp nhất Cao nhất Trung bình Năng suất (tấn/1000m2) 0,4 5 2,42 Giá bán (đồng/kg) 2000 8.000 4.279 Doanh thu (triệu đồng/1000m2) 1,2 20 10,25 Chi phí sản xuất (triệu đồng/1000m2) 3,35 8,84 5,80 Lợi nhuận (triệu đồng/1000m2) -4,39 15,23 4,45 Tỷ suất lợi nhuận -0,64 1,26 0,77 Ghi chú: Tổng số hộ điều tra: 47 5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất gừng của nơng hộ Kết quả điều tra cũng đã thu được một số ý kiến của nơng dân xoay quanh các mặt thuận lợi và khĩ khăn trong vấn đề canh tác gừng và tiêu thụ sản phẩm ở địa phương. 5.1. Thuận lợi trong sản xuất gừng của nơng hộ Nằm trong vùng đê bao khép kín nên cĩ thể trồng được quanh năm, điều kiện tự nhiên thuận lợi. Nơng dân nơi đây cho rằng cây gừng là một loại cây dễ trồng, cĩ kỹ thuật đơn giản hơn so với trồng lúa. 5.2. Khĩ khăn trong sản xuất gừng của nơng hộ Bên cạnh những thuận lợi người dân trong vùng trồng gừng cịn gặp một số khĩ khăn, trong đĩ khĩ khăn lớn nhất đối với các hộ trồng gừng là thiếu vốn (cĩ 19 hộ và 40,43%), kỹ thuật (45 hộ và 95,74%), thị trường tiêu thụ khơng ổn định, giá cả bấp bênh (19 hộ và 40,43 % khơng được giá, cịn lại 28 hộ và 59,57% được giá), đối với gừng giống phải mua từ vùng khác khơng cĩ cơ sở nào bán cả. 5.3. Nguồn thơng tin cho sản xuất nơng hộ Hiện tại người dân trồng gừng ở khu vực điều tra ít nhận được thơng tin về cây gừng như kỹ thuật canh tác, tài liệu về cây gừng. Ở Chợ Mới cĩ 45 hộ (95,74%) nơng dân cĩ thơng tin về cây gừng là do truyền miệng giữa các hộ nơng dân với nhau và dựa theo kinh nghiệm, làm theo lối xĩm. Thơng tin từ cán bộ khuyến nơng, thơng tin đại chúng hầu như khơng phổ biến, tài liệu phổ biến về cây gừng lại khơng cĩ. Đây là yếu tố gĩp phần vào việc ảnh hưởng đến sản xuất gừng của địa phương. Do đĩ cần phải chú ý cơng tác nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật đến với nơng dân nhiều hơn. 5.4. Ý kiến của người dân Thực tế điều tra ở Chợ Mới, người trồng gừng rất cần cĩ một thị trường tiêu thụ ổn định. Cĩ 100 % nơng dân yêu cầu cĩ nơi thu mua ổn định giá cả, 95,74% hộ nơng dân cần hổ trợ kỹ thuật canh tác gừng nhằm làm giảm chi phí. Người nơng dân cịn thiếu hiểu biết về kỹ thuật canh tác, họ chỉ học hỏi kinh nghiệm từ những người đã trồng rồi, do đĩ họ rất cần các hoạt động khuyến nơng để nâng cao trình độ hiểu biết về cây gừng và canh tác đạt hiệu quả cao hơn. Cĩ 40,43% hộ nơng dân cần hỗ trợ vốn, 23 nhiều hộ trồng gừng thấy cĩ lời nhiều nhưng đầu tư vào thì rất cao lại khơng cĩ vốn nên khơng thể mở rộng được. Nơng dân cịn yêu cầu các nhà khoa học hãy nghiên cứu để tìm ra giống gừng đạt năng suất và phẩm chất cao. B. ẢNH HƯỞNG CỦA NẤM Trichoderma spp VÀ 3 LOẠI VẬT LIỆU CHỨA LÊN SINH TRƯỞNG, DỊCH HẠI CHÍNH TRÊN GỪNG TẠI HUYỆN CHỢ MỚI NĂM 2006-2007 I. MƠ TẢ ĐỊA ĐIỂM THÍ NGHIỆM Thí nghiệm được thực hiện tại xã Mỹ An, huyện Chợ Mới tỉnh An Giang. Sống trong vùng đất phù sa nên đa số người dân ở đây làm rẫy là chủ yếu, một số ít là trồng lúa. Xã Mỹ An cĩ tổng diện tích đất canh tác nơng nghiệp là 1.241ha. Trong đĩ diện tích trồng lúa chiếm 400ha đất màu là 366ha và 144ha là đất vườn. Tổng diện tích gieo trồng cả năm là 3.600ha trong đĩ trồng lúa là 1.155ha, trồng màu là 2.445ha xã tiếp tục đẩy mạnh việc trồng màu nhất là những cây màu cĩ giá trị như Bắp 1,500ha, gừng và kiệu 400ha, trồng cỏ phục vụ chăn nuơi 180ha, cịn lại là hoa màu các loại. II. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT AN GIANG TỪ THÁNG 2/2006 ĐẾN THÁNG 10/2006 Thí nghiệm được bố trí vào giữa tháng 2/2006, lượng mưa hàng năm khoảng 1.400 - 1.500mm trong đĩ mưa ít nhất vào tháng 2 và mưa nhiều nhất vào tháng 9. Nhiệt độ trung bình ở An Giang khơng những cao mà cịn rất ổn định, từ 26-28ºC. Nhiệt độ cao nhất là 35-36ºC vào tháng 4 và tháng 5. Nhiệt độ thấp nhất là 20-21ºC vào tháng 12 và tháng 1. Ở An Giang, mùa cĩ độ ẩm thấp (< 80%) trùng với mùa khơ cịn mùa mưa thực sự là một mùa ẩm ướt. Độ ẩm trung bình trong những tháng mùa mưa đều 84%, cá biệt cĩ tháng đạt xấp xỉ 90%. An Giang cĩ mùa nắng chĩi chang, chính điều nầy cũng làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của gừng. Trong tháng đầu tiên sau khi trồng cây gừng cần phải được giữ ẩm để đâm chồi lên trên mặt đất. Để khắc phục điều nầy sau khi trồng phải phủ lên trên mặt đất một lớp mỏng rơm mục để giữ ẩm cho đất và cũng vì thế trong thời gian nầy cũng dễ gây bệnh cháy lá cho gừng. III. GHI NHẬN TỔNG QUÁT KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM Thí nghiệm được bố trí trên nền đất ruộng gần nhà, xung quanh cĩ trồng các loại cây ăn quả, cĩ khả năng làm giảm lượng nắng ảnh hưởng tới các nghiệm thức trong ngày, trong suốt thời gian thí nghiệm thì trời ít mưa, buổi sáng ít sương mù, buổi trưa thì nhiệt độ cao lên dần bắt đầu từ ngày trồng cho đến 110 NSKT, trong thời gian đầu (trước 35 NSKT) lúc cây cịn nhỏ thì tình hình tăng trưởng khá chậm ở tất cả các nghiệm thức (1-8), tuy nhiên trong đĩ vẫn cĩ nghiệm thức tăng trưởng rất tốt đĩ là nghiệm thức 4 và nghiệm thức 2 tuy dần về sau thì sự tăng trưởng về chiều cao, số lá và đường kính thân giữa các nghiệm thức khơng cĩ sự khác biệt rõ rệt giữa các nghiệm thức. Về tình hình sâu hại trên các nghiệm thức trồng gừng, thì cĩ sự xuất hiện sớm của cào cào, sâu ăn tạp với sự hiện diện với mật độ thấp và ít biến động trong suốt thời gian thí nghiệm nên khơng ảnh hưởng quan trọng đến sự sinh trưởng của cây gừng. 24 Về tình hình bệnh hại thì do trong suốt thời gian thí nghiệm trời nắng và khơ, ít mưa nên bệnh hại xuất hiện chủ yếu là bệnh cháy lá. Bệnh cháy lá xuất hiện chủ yếu vào giai đoạn 35 ngày trở về sau. Riêng bệnh thối củ đã cĩ xuất hiện ở giai đoạn 42 NSKT trong lơ thí nghiệm với mức độ thiệt hại khơng đáng kể, nên khơng xác định được rỏ hiệu quả của nấm Trichoderma spp. IV. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM 1. Tình hình sử dụng phân bĩn trong quá trình thí nghiệm Trong quá trình thí nghiệm, phần lớn sử dụng phân hữu cơ bĩn cho gừng gồm phân chuồng và tro trấu. Thời gian bĩn phân cho gừng được định kỳ 1 tháng/lần với liều lượng 5 kg NPK, 1,5 kg kali và 0,3 Kg phân chuồng. Khi thấy củ gừng lộ trên mặt đất thì bổ sung thêm đất khơng cho củ gừng lộ trên mặt đất. 2. Tình hình sinh trưởng của cây gừng 2.1. Chiều cao cây Theo kết quả được ghi nhận ở Bảng 14 và Phụ chương 1, cho thấy chiều cao cây gừng giữa các nghiệm thức qua các thời điểm ghi nhận cĩ sự biến động về chiều cao cây tương đối thấp và khơng cĩ sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, ở giai đoạn 35 NSKT và Phụ chương 1 khi xét ảnh hưởng của từng nhân tố xử lý nấm Trichoderma spp và vật liệu chứa đất trồng gừng lên chiều cao cây gừng, thì chỉ cĩ ảnh hưởng của vật liệu chứa đất trồng gừng ở các nghiệm thức cĩ sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Trong đĩ, chiều cao cây gừng cao nhất ở nghiệm thức 7 là 17,63 cm khác biệt rõ với các nghiệm thức 1 (12,10 cm), nghiệm thức 4 (10,93 cm), nghiệm thức 2 (9,47 cm), và thấp nhất ở nghiệm thức 6 với 8,40 cm, nhưng lại khơng khác biệt với các nghiệm thức 3 (15,23 cm), nghiệm thức 5 (15,10 cm) và nghiệm thức 8 (14,07 cm). Điều này chứng tỏ, vật liệu chứa đất trồng gừng cĩ ảnh hưởng lên chiều cao cây ở giai đoạn đầu (35 NSKT). Tương tự trên, theo dẫn liệu ở Bảng 14 và Phụ chương 1 – 7, từ thời điểm 49 NSKT đến 177 NSKT, khi xét ảnh hưởng của sự tổ hợp hai nhân tố xử lý nấm Trichoderma spp và vật liệu chứa đất trồng gừng hay từng nhân tố ở các nghiệm thức lên chiều cao cây, thì khơng cĩ sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê và được thể hiện cụ thể như sau: Giai đoạn 49 NSKT: chiều cao cây gừng cao nhất ở nghiệm thức 3 với 27,03 cm, thấp nhất ở nghiệm thức 7 là 18,17 cm và sự chênh lệch giữa nghiệm thức cĩ chiều cao cao nhất và thấp nhất là 8,86 cm. Giai đoạn 70 NSKT: chiều cao cây gừng cao nhất ở nghiệm thức 3 với 29.23 cm, thấp nhất ở nghiệm thức 7 là 23,67 cm và sự chênh lệch giữa nghiệm thức cĩ chiều cao cao nhất và thấp nhất là 5,56 cm. Giai đoạn 84 NSKT: chiều cao cây gừng cao nhất ở nghiệm thức 2 với 35,83 cm, thấp nhất ở nghiệm thức 7 là 30,17 cm và sự chênh lệch giữa nghiệm thức cĩ chiều cao cao nhất và thấp nhất là 5,66 cm. Giai đoạn 149 NSKT: chiều cao cây gừng cao nhất ở nghiệm thức 3 với 77,03 cm, thấp nhất ở nghiệm thức 4 là 63,87 cm và sự chênh lệch giữa nghiệm thức cĩ chiều cao cao nhất và thấp nhất là 13,16 cm. 25 Giai đoạn 177 NSKT: chiều cao cây gừng cao nhất ở nghiệm thức 3 với 81,47 cm, thấp nhất ở nghiệm thức 2 là 67,57 cm và sự chênh lệch giữa nghiệm thức cĩ chiều cao cao nhất và thấp nhất là 13,9 cm. Với kết quả trên, chứng tỏ xử lý nấm Trichoderma spp và vật liệu chứa đất trồng gừng khơng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng về chiều cao cây gừng từ giai đoạn 49 NSKT đến giai đoạn 177 NSKT. Tĩm lại, tốc độ tăng trưởng về chiều cao của cây gừng qua các thời điểm quan sát đều khơng chịu tác động của xử lý nấm Trichoderma spp và vật liệu chứa đất trồng gừng. Đặc biệt, ở giai đoạn 35 NSKT thì nhân tố vật liệu chứa đất trồng gừng cĩ ảnh hưởng đến chiều cao cây gừng. Bảng 14: Chiều cao trung bình của gừng ở từng nghiệm thức qua các thời điểm (Ngày sau khi trồng: NSKT) quan sát tại Mỹ An, Chợ Mới, AG Nghiệm thức Chiều cao cây gừng (cm)35 49 70 84 149 177 1. ND-Tri 2. ND-O 3. ST-Tri 4. ST-O 5. NiT-Tri 6. NiT-O 7. NiĐ-Tri 8. NiĐ-O 12,10 9,47 15,23 10,93 15,10 8,40 17,63 14,07 22,67 25,97 27,03 26,37 23,40 22,30 18,17 24,67 25,27 27,03 29,23 29,17 24,30 25,27 23,67 27,00 34,30 35,83 33,33 32,33 30,83 34,50 30,17 32,73 65,27 77,03 71,07 63,87 63,90 72,77 66,73 67,07 68,90 77,57 81,47 80,93 78,90 71,43 69,20 76,83 Ý nghĩa ns ns ns ns ns ns CV (%) 20,5 14,63 12,64 11,71 13,63 12,37 Ghi chú: ns: Khơng khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê Hình 3: Lấy chỉ tiêu chiều cao cây gừng nơi thí nghiệm tại Mỹ An, Chợ Mới, An Giang 2.2. Số lá trên cây gừng Theo kết quả được ghi nhận ở Bảng 15, cho thấy số lá trên cây gừng giữa các nghiệm thức qua các thời điểm ghi nhận cĩ sự biến động về số lá cây tương đối thấp và 26 khơng cĩ sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, ở giai đoạn 35 NSKT và Phụ chương 8, khi xét ảnh hưởng của từng nhân tố xử lý nấm Trichoderma spp và vật liệu chứa đất trồng gừng lên số lá cây gừng, thì chỉ cĩ ảnh hưởng của vật liệu chứa đất trồng gừng ở các nghiệm thức cĩ sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê ở mức 5 %. Trong đĩ, số lá cây gừng cao nhất ở nghiệm thức 7 là 3,67 lá/cây khác biệt rõ với các nghiệm thức 4 (2,7 lá/cây), nghiệm thức 2 (2,67 lá/cây), và thấp nhất ở nghiệm thức 6 với 2,47 lá/cây, nhưng lại khơng khác biệt với các nghiệm thức 5 (3,43 lá/cây), nghiệm thức 3 (3,33 lá/cây) và nghiệm thức 8 (3,23 lá/cây), và nghiệm thức 1 (3,13 lá/cây). Trong đĩ, nghiệm thức 5 (3,43 lá/cây) và nghiệm thức 3 (3,33 lá/cây) lại khác biệt với nghiệm thức 6 với 2,47 lá/cây nhưng lại khơng khác biệt với nghiệm thức 8 (3,23 lá/cây), nghiệm thức 1 (3,13 lá/cây), nghiệm thức 4 (2,7 lá/cây) và nghiệm thức 2 (2,67 lá/cây). Điều này chứng tỏ, vật liệu chứa đất trồng gừng cĩ ảnh hưởng lên số lá cây ở giai đoạn đầu (35 NSKT). Tương tự trên, theo các dẫn liệu ở Bảng 15 và Phụ chương 9- 15, khi xét ảnh hưởng của sự tổ hợp hai nhân tố xử lý nấm Trichoderma spp và vật liệu chứa đất trồng gừng hay từng nhân tố ở các nghiệm thức lên số lá trên cây gừng, thì khơng cĩ sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê và được thể hiện cụ thể như sau: Giai đoạn 49 NSKT: số lá cây gừng cao nhất ở nghiệm thức 3 với 6,6 lá/cây thấp nhất ở nghiệm thức 7 là 4,76 lá/cây và sự chênh lệch giữa nghiệm thức cĩ chiều cao cao nhất và thấp nhất là 1,84 lá/cây. Giai đoạn 70 NSKT: số lá cây gừng cao nhất ở nghiệm thức 3 với 7,46 lá/cây, thấp nhất ở nghiệm thức 5 là 5,93 lá/cây và sự chênh lệch giữa nghiệm thức cĩ số lá cao nhất và thấp nhất là 1,53 lá/cây. Giai đoạn 84 NSKT: số lá cây gừng cao nhất ở nghiệm thức 3 với 8,46 lá/cây, thấp nhất ở nghiệm thức 5 là 7,6 lá/cây và sự chênh lệch giữa nghiệm thức cĩ chiều cao cao nhất và thấp nhất là 0,86 lá/cây. Giai đoạn 149 NSKT: số lá cây gừng cao nhất ở nghiệm thức 3 với 23,2 lá/cây, thấp nhất ở nghiệm thức 5 là 20,3 lá/cây và sự chênh lệch giữa nghiệm thức cĩ chiều cao cao nhất và thấp nhất là 2,9 lá/cây. Giai đoạn 177 NSKT: số lá cây gừng cao nhất ở nghiệm thức 4 với 25,93 lá/cây, thấp nhất ở nghiệm thức 1 là 22,4 lá/cây và sự chênh lệch giữa nghiệm thức cĩ chiều cao cao nhất và thấp nhất là 3,53 lá/cây. Với kết quả ._.và vật liệu chứa đất trồng gừng lên bệnh cháy lá cây gừng ở giai đoạn 77 NSKT tại xã Mỹ An, Chợ Mới, An Giang, năm 2006 K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob ---------------------------------------------------------------------- 1 Replication 2 62.447 31.224 10.8916 0.0841 2 Factor A 1 11.718 11.718 4.0875 0.1806 -3 Error 2 5.734 2.867 4 Factor B 3 19.771 6.590 0.2015 6 AB 3 75.659 25.220 0.7712 -7 Error 12 392.428 32.702 ---------------------------------------------------------------------- Total 23 567.758 ---------------------------------------------------------------------- Coefficient of Variation: 87.76% Ghi Chú:A: nhân tố xủ lý Trichoderma spp; B:vật chứa đất trồng Phụ chương 28: Phân tích thống kê ảnh hường của xử lý nấm Trichoderma spp và vật liệu chứa đất trồng gừng lên bệnh cháy lá cây gừng ở giai đoạn 84 NSKT tại xã Mỹ An, Chợ Mới, An Giang, năm 2006 K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob ---------------------------------------------------------------------- 1 Replication 2 265.383 132.692 3.7704 0.2096 2 Factor A 1 2.516 2.516 0.0715 -3 Error 2 70.385 35.193 4 Factor B 3 111.712 37.237 0.9931 6 AB 3 121.353 40.451 1.0788 0.3949 -7 Error 12 449.938 37.495 ---------------------------------------------------------------------- Total 23 1021.286 ---------------------------------------------------------------------- 49 Coefficient of Variation: 63.17% Ghi Chú:A: nhân tố xủ lý Trichoderma spp; B:vật chứa đất trồng Phụ chương 29: Phân tích thống kê ảnh hường của xử lý nấm Trichoderma spp và vật liệu chứa đất trồng gừng lên bệnh cháy lá cây gừng ở giai đoạn 112 NSKT tại xã Mỹ An, Chợ Mới, An Giang, năm 2006 K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob ---------------------------------------------------------------------- 1 Replication 2 15.202 7.601 2.7620 0.2658 2 Factor A 1 8.414 8.414 3.0571 0.2225 -3 Error 2 5.504 2.752 4 Factor B 3 41.140 13.713 2.2588 0.1339 6 AB 3 19.874 6.625 1.0912 0.3903 -7 Error 12 72.854 6.071 ---------------------------------------------------------------------- Total 23 162.988 ---------------------------------------------------------------------- Coefficient of Variation: 53.08% Ghi Chú:A: nhân tố xủ lý Trichoderma spp; B:vật chứa đất trồng Phụ chương 30: Phân tích thống kê ảnh hường của xử lý nấm Trichoderma spp và vật liệu chứa đất trồng gừng lên bệnh cháy lá cây gừng ở giai đoạn 133 NSKT tại xã Mỹ An, Chợ Mới, An Giang, năm 2006 K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob ---------------------------------------------------------------------- 1 Replication 2 17.616 8.808 4.1909 0.1926 2 Factor A 1 0.009 0.009 0.0042 -3 Error 2 4.203 2.102 4 Factor B 3 8.099 2.700 0.8760 6 AB 3 7.345 2.448 0.7945 -7 Error 12 36.982 3.082 ---------------------------------------------------------------------- Total 23 74.255 ---------------------------------------------------------------------- Coefficient of Variation: 34.13% Ghi Chú:A: nhân tố xủ lý Trichoderma spp; B:vật chứa đất trồng Phụ chương 31: Phân tích thống kê ảnh hường của xử lý nấm Trichoderma spp và vật liệu chứa đất trồng gừng lên bệnh cháy lá cây gừng ở giai đoạn 149 NSKT tại xã Mỹ An, Chợ Mới, An Giang, năm 2006 K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob ---------------------------------------------------------------------- 1 Replication 2 10.327 5.164 2.1741 0.3151 2 Factor A 1 7.150 7.150 3.0105 0.2249 -3 Error 2 4.750 2.375 4 Factor B 3 6.287 2.096 0.4549 6 AB 3 8.883 2.961 0.6427 -7 Error 12 55.286 4.607 ---------------------------------------------------------------------- Total 23 92.684 ---------------------------------------------------------------------- 50 Coefficient of Variation: 44.42% Ghi Chú:A: nhân tố xủ lý Trichoderma spp; B:vật chứa đất trồng Phụ chương 32: Phân tích thống kê ảnh hường của xử lý nấm Trichoderma spp và vật liệu chứa đất trồng gừng lên bệnh thối củ gừng ở giai đoạn 42 NSKT tại xã Mỹ An, Chợ Mới, An Giang, năm 2006 K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob ---------------------------------------------------------------------- 1 Replication 2 0.001 0.000 1.0000 2 Factor A 1 0.000 0.000 1.0000 -3 Error 2 0.001 0.000 4 Factor B 3 0.001 0.000 1.0000 0.4262 6 AB 3 0.001 0.000 1.0000 0.4262 -7 Error 12 0.005 0.000 ---------------------------------------------------------------------- Total 23 0.010 ---------------------------------------------------------------------- Coefficient of Variation: 489.90% Ghi Chú:A: nhân tố xủ lý Trichoderma spp; B:vật chứa đất trồng Phụ chương 33: Phân tích thống kê ảnh hường của xử lý nấm Trichoderma spp và vật liệu chứa đất trồng gừng lên bệnh thối củ gừng ở giai đoạn 56 NSKT tại xã Mỹ An, Chợ Mới, An Giang, năm 2006 K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob ---------------------------------------------------------------------- 1 Replication 2 0.003 0.001 3.0000 0.2500 2 Factor A 1 0.000 0.000 1.0000 0.4226 -3 Error 2 0.001 0.000 4 Factor B 3 0.001 0.000 0.3000 6 AB 3 0.005 0.002 1.1000 0.3870 -7 Error 12 0.017 0.001 ---------------------------------------------------------------------- Total 23 0.026 ---------------------------------------------------------------------- Coefficient of Variation: 298.14% Ghi Chú:A: nhân tố xủ lý Trichoderma spp; B:vật chứa đất trồng Phụ chương 34: Phân tích thống kê ảnh hường của xử lý nấm Trichoderma spp và vật liệu chứa đất trồng gừng lên bệnh thối củ gừng ở giai đoạn 63 NSKT tại xã Mỹ An, Chợ Mới, An Giang, năm 2006 K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob ---------------------------------------------------------------------- 1 Replication 2 0.003 0.002 0.3333 2 Factor A 1 0.004 0.004 0.7500 -3 Error 2 0.010 0.005 4 Factor B 3 0.005 0.002 0.4583 6 AB 3 0.008 0.003 0.7917 -7 Error 12 0.040 0.003 ---------------------------------------------------------------------- Total 23 0.070 51 ---------------------------------------------------------------------- Coefficient of Variation: 197.95% Ghi Chú:A: nhân tố xủ lý Trichoderma spp; B:vật chứa đất trồng Phụ chương 35: Phân tích thống kê ảnh hường của xử lý nấm Trichoderma spp và vật liệu chứa đất trồng gừng lên bệnh thối củ gừng ở giai đoạn 70 NSKT tại xã Mỹ An, Chợ Mới, An Giang, năm 2006 K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob ---------------------------------------------------------------------- 1 Replication 2 0.008 0.004 0.4286 2 Factor A 1 0.004 0.004 0.4286 -3 Error 2 0.018 0.009 4 Factor B 3 0.011 0.004 0.8182 6 AB 3 0.001 0.000 0.0909 -7 Error 12 0.055 0.005 ---------------------------------------------------------------------- Total 23 0.096 ---------------------------------------------------------------------- Coefficient of Variation: 180.53% Ghi Chú:A: nhân tố xủ lý Trichoderma spp; B:vật chứa đất trồng Phụ chương 36: Phân tích thống kê ảnh hường của xử lý nấm Trichoderma spp và vật liệu chứa đất trồng gừng lên bệnh thối củ gừng ở giai đoạn 77 NSKT tại xã Mỹ An, Chợ Mới, An Giang, năm 2006 K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob ---------------------------------------------------------------------- 1 Replication 2 0.010 0.005 0.7500 2 Factor A 1 0.007 0.007 1.0000 -3 Error 2 0.013 0.007 4 Factor B 3 0.022 0.007 1.1304 0.3758 6 AB 3 0.037 0.012 1.9130 0.1813 -7 Error 12 0.077 0.006 --------------------------------------------------------------------- Total 23 0.165 ---------------------------------------------------------------------- Coefficient of Variation: 106.57% Ghi Chú:A: nhân tố xủ lý Trichoderma spp; B:vật chứa đất trồng Phụ chương 37: Phân tích thống kê ảnh hường của xử lý nấm Trichoderma spp và vật liệu chứa đất trồng gừng lên bệnh thối củ gừng ở giai đoạn 84 NSKT tại xã Mỹ An, Chợ Mới, An Giang, năm 2006 K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob ---------------------------------------------------------------------- 1 Replication 2 0.010 0.005 0.7500 2 Factor A 1 0.007 0.007 1.0000 -3 Error 2 0.013 0.007 4 Factor B 3 0.022 0.007 1.1304 0.3758 6 AB 3 0.037 0.012 1.9130 0.1813 -7 Error 12 0.077 0.006 ---------------------------------------------------------------------- Total 23 0.165 ---------------------------------------------------------------------- 52 Coefficient of Variation: 106.57% Ghi Chú:A: nhân tố xủ lý Trichoderma spp; B:vật chứa đất trồng Phụ chương 38: Phân tích thống kê ảnh hường của xử lý nấm Trichoderma spp và vật liệu chứa đất trồng gừng lên sâu hại (cào cào) trên gừng ở giai đoạn 56 NSKT tại xã Mỹ An, Chợ Mới, An Giang, năm 2006 K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob ---------------------------------------------------------------------- 1 Replication 2 25.312 12.656 2.4339 0.2912 2 Factor A 1 49.393 49.393 9.4991 0.0911 -3 Error 2 10.399 5.200 4 Factor B 3 366.466 122.155 7.4171 0.0045 6 AB 3 19.680 6.560 0.3983 -7 Error 12 197.633 16.469 --------------------------------------------------------------------- Total 23 668.882 --------------------------------------------------------------------- Coefficient of Variation: 114.63% Ghi Chú:A: nhân tố xủ lý Trichoderma spp; B:vật chứa đất trồng Phụ chương 39: Phân tích thống kê ảnh hường của xử lý nấm Trichoderma spp và vật liệu chứa đất trồng gừng lên sâu hại (cào cào) trên gừng ở giai đoạn 63 NSKT tại xã Mỹ An, Chợ Mới, An Giang, năm 2006 K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob ---------------------------------------------------------------------- 1 Replication 2 147.652 73.826 58.6517 0.0168 2 Factor A 1 81.549 81.549 64.7875 0.0151 -3 Error 2 2.517 1.259 4 Factor B 3 683.404 227.801 7.4797 0.0044 6 AB 3 45.958 15.319 0.5030 -7 Error 12 365.470 30.456 ---------------------------------------------------------------------- Total 23 1326.550 ---------------------------------------------------------------------- Coefficient of Variation: 68.85% Ghi Chú:A: nhân tố xủ lý Trichoderma spp; B:vật chứa đất trồng Phụ chương 40: Phân tích thống kê ảnh hường của xử lý nấm Trichoderma spp và vật liệu chứa đất trồng gừng lên sâu hại (cào cào) trên gừng ở giai đoạn 70 NSKT tại xã Mỹ An, Chợ Mới, An Giang, năm 2006 K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob ---------------------------------------------------------------------- 1 Replication 2 168.361 84.180 10.4542 0.0873 2 Factor A 1 33.112 33.112 4.1120 0.1798 -3 Error 2 16.105 8.052 4 Factor B 3 1128.331 376.110 7.2521 0.0049 6 AB 3 26.024 8.675 0.1673 -7 Error 12 622.346 51.862 ---------------------------------------------------------------------- Total 23 1994.279 ---------------------------------------------------------------------- 53 Coefficient of Variation: 52.88% Ghi Chú:A: nhân tố xủ lý Trichoderma spp; B:vật chứa đất trồng Phụ chương 41: Phân tích thống kê ảnh hường của xử lý nấm Trichoderma spp và vật liệu chứa đất trồng gừng lên sâu hại (cào cào) trên gừng ở giai đoạn 77 NSKT tại xã Mỹ An, Chợ Mới, An Giang, năm 2006 K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob ---------------------------------------------------------------------- 1 Replication 2 42.753 21.377 1.0917 0.4781 2 Factor A 1 76.684 76.684 3.9164 0.1864 -3 Error 2 39.161 19.580 4 Factor B 3 1371.885 457.295 8.2708 0.0030 6 AB 3 23.718 7.906 0.1430 -7 Error 12 663.481 55.290 ---------------------------------------------------------------------- Total 23 2217.681 ---------------------------------------------------------------------- Coefficient of Variation: 49.43% Ghi Chú:A: nhân tố xủ lý Trichoderma spp; B:vật chứa đất trồng Phụ chương 42: Phân tích thống kê ảnh hường của xử lý nấm Trichoderma spp và vật liệu chứa đất trồng gừng lên sâu hại (cào cào) trên gừng ở giai đoạn 84 NSKT tại xã Mỹ An, Chợ Mới, An Giang, năm 2006 K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob ---------------------------------------------------------------------- 1 Replication 2 113.397 56.699 0.8230 2 Factor A 1 46.956 46.956 0.6816 -3 Error 2 137.792 68.896 4 Factor B 3 1614.050 538.017 15.2732 0.0002 6 AB 3 50.531 16.844 0.4782 -7 Error 12 422.714 35.226 ---------------------------------------------------------------------- Total 23 2385.441 ---------------------------------------------------------------------- Coefficient of Variation: 30.88% Ghi Chú:A: nhân tố xủ lý Trichoderma spp; B:vật chứa đất trồng Phụ chương 43: Phân tích thống kê ảnh hường của xử lý nấm Trichoderma spp và vật liệu chứa đất trồng gừng lên sâu hại (cào cào) trên gừng ở giai đoạn 91 NSKT tại xã Mỹ An, Chợ Mới, An Giang, năm 2006 K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob ---------------------------------------------------------------------- 1 Replication 2 77.091 38.546 1.3232 0.4304 2 Factor A 1 102.052 102.052 3.5034 0.2021 -3 Error 2 58.259 29.130 4 Factor B 3 959.826 319.942 18.6110 0.0001 6 AB 3 117.011 39.004 2.2688 0.1328 -7 Error 12 206.292 17.191 ---------------------------------------------------------------------- Total 23 1520.532 54 ---------------------------------------------------------------------- Coefficient of Variation: 26.51% Ghi Chú:A: nhân tố xủ lý Trichoderma spp; B:vật chứa đất trồng Phụ chương 44: Phân tích thống kê ảnh hường của xử lý nấm Trichoderma spp và vật liệu chứa đất trồng gừng lên sâu hại (cào cào) trên gừng ở giai đoạn 98 NSKT tại xã Mỹ An, Chợ Mới, An Giang, năm 2006 K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob ---------------------------------------------------------------------- 1 Replication 2 181.048 90.524 51.1974 0.0192 2 Factor A 1 24.725 24.725 13.9839 0.0647 -3 Error 2 3.536 1.768 4 Factor B 3 994.046 331.349 6.7172 0.0065 6 AB 3 88.187 29.396 0.5959 -7 Error 12 591.941 49.328 ---------------------------------------------------------------------- Total 23 1883.483 ---------------------------------------------------------------------- Coefficient of Variation: 42.12% Ghi Chú: A: nhân tố xủ lý Trichoderma spp; B:vật chứa đất trồng Phụ chương 45: Phân tích thống kê ảnh hường của xử lý nấm Trichoderma spp và vật liệu chứa đất trồng gừng lên sâu hại (cào cào) trên gừng ở giai đoạn 105 NSKT tại xã Mỹ An, Chợ Mới, An Giang, năm 2006 K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob ---------------------------------------------------------------------- 1 Replication 2 275.095 137.547 1.6397 0.3788 2 Factor A 1 37.901 37.901 0.4518 -3 Error 2 167.769 83.884 4 Factor B 3 135.694 45.231 1.4361 0.2809 6 AB 3 46.368 15.456 0.4907 -7 Error 12 377.957 31.496 ---------------------------------------------------------------------- Total 23 1040.783 ---------------------------------------------------------------------- Coefficient of Variation: 23.09% Ghi Chú:A: nhân tố xủ lý Trichoderma spp; B:vật chứa đất trồng Phụ chương 46: Phân tích thống kê ảnh hường của xử lý nấm Trichoderma spp và vật liệu chứa đất trồng gừng lên sâu hại (cào cào) trên gừng ở giai đoạn 119 NSKT tại xã Mỹ An, Chợ Mới, An Giang, năm 2006 K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob ---------------------------------------------------------------------- 1 Replication 2 10.183 5.092 12.3749 0.0748 2 Factor A 1 5.078 5.078 12.3427 0.0723 -3 Error 2 0.823 0.411 4 Factor B 3 113.416 37.805 1.2752 0.3271 6 AB 3 21.576 7.192 0.2426 -7 Error 12 355.752 29.646 ---------------------------------------------------------------------- Total 23 506.828 55 ---------------------------------------------------------------------- Coefficient of Variation: 47.63% Ghi Chú:A: nhân tố xủ lý Trichoderma spp; B:vật chứa đất trồng Phụ chương 47: Phân tích thống kê ảnh hường của xử lý nấm Trichoderma spp và vật liệu chứa đất trồng gừng lên năng suất tồn cây gừng khi thu hoạch tại xã Mỹ An, Chợ Mới, An Giang, năm 2006 K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob ---------------------------------------------------------------------- 1 Replication 2 0.578 0.289 2.5002 0.2857 2 Factor A 1 0.061 0.061 0.5276 -3 Error 2 0.231 0.116 4 Factor B 3 0.295 0.098 0.8131 6 AB 3 0.288 0.096 0.7914 -7 Error 12 1.454 0.121 ---------------------------------------------------------------------- Total 23 2.907 ---------------------------------------------------------------------- Coefficient of Variation: 23.67% Ghi Chú:A: nhân tố xủ lý Trichoderma spp; B:vật chứa đất trồng Phụ chương 48: Phân tích thống kê ảnh hường của xử lý nấm Trichoderma spp và vật liệu chứa đất trồng gừng lên năng suất củ gừng khi thu hoạch tại xã Mỹ An, Chợ Mới, An Giang, năm 2006 K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob ---------------------------------------------------------------------- 1 Replication 2 0.347 0.174 1.7303 0.3663 2 Factor A 1 0.082 0.082 0.8133 -3 Error 2 0.201 0.100 4 Factor B 3 0.150 0.050 0.6091 56 6 AB 3 0.115 0.038 0.4670 -7 Error 12 0.985 0.082 ---------------------------------------------------------------------- Total 23 1.880 ---------------------------------------------------------------------- Coefficient of Variation: 24.91% Ghi Chú:A: nhân tố xủ lý Trichoderma spp; B: nhân tố vật chứa đất trồng Phụ chương 49: Phân tích chi phí trong sản xuất gừng 2006 tại xã Mỹ An, Chợ Mới, An Giang Đơn vị tính: đồng/ha/vụ Phụ chương 50: PHIẾU ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC CÂY GỪNG Code: I. SƠ LƯỢC VỀ CÁ NHÂN Địa phương: Ấp.......................Xã.......................Huyện:.......................Tỉnh: AN GIANG Người điều tra:........................................................Ngày: ................................................ Tên nơng dân: ............................................ STT BIẾN CÁC NHÂN TỐ ĐIỀU TRA KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TT Loại Lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) 1 Sọt tre 28.800 sọt 1.500đ/sọt 43.200.000 2 Nilong đen 28.800 cái 900đ/cái 25.920.000 3 Nilong trắng 28.800 cái 1000đ/cái 28.800.000 4 Cơng làm đất 1ha 100.000đ/1.000m2 1.000.000 5 Giống 4.500Kg 9.000đ/Kg 40.050.000 6 Cơng lao động 45 ngày 25.000đ/ngày 1.125.000 7 Phân bĩn: - NPK (20-20-15) - Kali - Ure - Vơi 200Kg 60Kg 150Kg 400Kg 9.000đ/Kg 5.500đ/Kg 5.500đ/Kg 1.000đ/Kg 1.800.000 330.000 825.000 400.000 8 Thuốc trừ sâu và bệnh: - Ridomil - Champion - Masane - Trichoderma spp 15Kg 120thẻ 120thẻ 110Kg 100.000đ/Kg 2.500đ/thẻ 2.500đ/thẻ 45.000đ/kg 1.500.000 300.000 300.000 4.950.000 9 Chi phí vận chuyển 4.500Kg 25.000đ/1.000 kg 112.500 10 Bơm tưới 480 kg điện 850đ/Kg 408.000 57 1 Giới tính Giới tính □ 1 = Nam □ 2 = Nữ 2 Tuổi Bao nhiêu tuổi? Số thực: ………………. 3 Trình độ học vấn Học lớp mấy? Số thực: ………………. 4 Lao động Lao động chính Số thực: ……………người. 5 Lao động phụ Số thực: …………… người. 6 Lao động thuê Số thực: …………… người. 7 Diện tích 1 Tổng diện tích canh tác Số thực (ha, cơng): …………. 8 Diện tích 2 Tổng diện tích trồng gừng Số thực (ha, cơng): ……………. 9 Năng suất Năng suất vụ gừng vừa rồi Số thực (t/ha,cơng): ………………. 10 Giống Nguồn gốc □ 1 = Tự để giống; □ 2 = Mua giống 11 Mua giống từ □ 1 = Nơng dân địa phương; □ 2 = Nơng dân địa phương khác…. □ 3 = Cơ sở sản xuất giống…… 12 Phương tiện Dụng cụ canh tác □ 1 = Cĩ bình xịt thuốc; □ 2 = Khơng cĩ bình xịt thuốc □ 3 = Cĩ máy bơm; □ 4 = Khơng cĩ máy bơm 13 Kinh nghiệm trồng gừng Số thực (năm): ………… 14 Thời vụ xuống giống gừng trong năm (1-12) Số thực (tháng):………. 15 Thời vụ thu hoạch gừng trong năm (1-12) Số thực (tháng):………. 16 Chiều rộng líp trồng Số thực (cm):…………. 17 Chiều cao líp trồng Số thực (cm):…………. 18 Khoảng cách giữa các hàng Số thực (cm):…………. 19 Khoảng cách giữa các cây Số thực (cm): …………. 20 Xử lý củ giống trước khi trồng □ 1 = Cĩ xử lý bằng thuốc; □ 2 = Cĩ xử lý bằng vơi □ 3 = Khơng xử lý 21 Xử lý đất trên líp trước khi trồng □ 1 = Cĩ xử lý bằng thuốc; □ 2 = Cĩ xử lý bằng vơi □ 3 = Khơng xử lý 22 Vật liệu canh tác □ 1 = Sọt tre; □ 2 = Bọc nilong; □ 3 = đất; 4= …… 23 Loại phân bĩn lĩt trước khi trồng □ 1 = Urê: …….kg/cơng; □ 2 = DAP:…….kg/cơng □ 3 = NPK:…….kg/cơng; □ 4 = Lân: …….kg/cơng □ 5 = Kali: ……kg/cơng; □ 6 = Phân bĩn lá: ……. □ 7 = Phân hữu cơ; □ 8 = phân trùn ; 9= khơng 24 Loại phân bĩn thúc khi trồng □ 1 = Urê: …….kg/cơng; □ 2 = DAP:…….kg/cơng □ 3 = NPK:…….kg/cơng; □ 4 = Lân: …….kg/cơng □ 5 = Kali: ……kg/cơng; □ 6 = Phân bĩn lá …….. □ 7 = Phân hữu cơ; □ 8 = phân trùn; 9= khơng 25 Cách xử lý phân □ 1 = Phun; □ 2 = Tưới; □ 3 = Rãi 26 Tổng lượng phân N sử dụng Số thực (kg/ha, cơng) …………. 27 Tổng lượng phân P sử dụng Số thực (kg/ha, cơng) ……………. 28 Tổng lượng phân K sử dụng Số thực (kg/ha, cơng) ……………. 29 Tổng lượng phân hữu cơ sử dụng Số thực (kg/ha, cơng) ……………. 30 Tổng lượng phân trùn sử dụng Số thực (kg/ha, cơng)……………… 31 Tổng lượng vơi sử dụng Số thực (kg/ha,cơng)………………….. 32 Thời gian cách ly sử dụng phân bĩn cho gừng trước khi thu hoạch □ 1 = 5-10 ngày; □ 2 = 10-15 ngày □ 3 = 15-20 ngày; □ 4= >20 ngày 33 Thời gian cách ly sử dụng phân N cho gừng trước khi thu hoạch □ 1 = 5-10 ngày; □ 2 = 10-15 ngày □ 3 = 15-20 ngày; □ 4= >20 ngày 34 Phương pháp tưới □ 1 = Bằng thùng; □ 2 = Bằng gàu; □ 3 = Bằng máy 58 nước cho gừng 35 Nguồn nước tưới trồng gừng □ 1 = Sơng; □ 2 = Kênh, rạch □ 3 = Giếng; □ 4 = Nước mưa 36 Phương tiện làm cỏ □ 1 = Dao, chét; □ 2 = Tay; □ 3 = Thuốc cỏ; □ 4 = Khác 37 Số lần làm cỏ trong suốt vụ trồng Số thực (lần): …………. 38 Thời gian bắt đầu làm cỏ lần đầu tiên Số thực (Ngày sau khi trồng, NSKT): ………. 39 Phương tiện vun gốc □ 1 = Dao, chét; □ 2 = Cuốc; □ 3 = Khác 40 Số lần vun gốc trong suốt vụ trồng Số thực (lần):………. 41 Thời gian bắt đầu vun gốc lần đầu Số thực (NSKT):…………. 42 Phương tiện cắt tỉa □ 1 = Dao; □ 2 = Tay; □ 3 = Kéo; □ 4 = Khác 43 Số lần cắt tỉa trong suốt vụ trồng Số thực (lần): …………. 44 Thời gian bắt đầu cắt tỉa lần đầu tiên Số thực (NSKT): ………. 45 Loại sâu hại quan trọng nhất gây hại trên gừng □ 1 = Sâu ăn tạp; □ 2 = Sâu xanh da láng □ 3 = Sâu keo; □ 4 = Sâu ăn lá □ 5 = Dịi đục củ; □ 6 = Tuyến trùng □ 7 = □ 8 = □ 9 = □ 10 = □ 11 = □ 12 = Khơng biết 46 Loại thuốc bảo vệ thực vật sử dụng để phịng trị sâu hại □ 1 = Lannate; □ 2 = Regent □ 3 = Basudin; □ 4 = Pegasus □ 5 = Sincosin; □ 6 = Sumi-Alpha □ 7 = Mimic; □ 8 = Oncol □ 9 = Polytrin; □ 10 = Padan □ 11 = Mocap; □ 12 = □ 13 = □ 14 = Khơng biết 47 Số lần phun thuốc trừ sâu hại trong suốt vụ trồng Số thực (lần):………. 48 Giai đoạn sâu hại xuất hiện nhiều nhất trên cây trồng (NSKT) □ 1 = <30 ; □ 2 = 30– 60 □ 3 = 60 – 90; □ 4 = 90-120 5 = 120-150; 6= 150-180; 7 >180 49 Thời gian phun thuốc trừ sâu lần đầu tiên Số thực (NSKT): ………. 50 Lý do phun thuốc hĩa học trừ sâu hại □ 1 = Ngừa; □ 2 = Đầu kỳ; □ 3 = Cĩ sâu hại 55 Thời gian phun thuốc trừ sâu lần cuối đến trước thu hoạch (cách ly) Số thực (NSKT): ………………. 56 Lý do phun thuốc hĩa học trừ sâu hại □ 1 = Ngừa; □ 2 = Định kỳ; □ 3 = Cĩ sâu hại Thời gian tiến hành phun thuốc trong ngày □ 1 = Sáng; □ 2 = Trưa; □ 3 = Chiều 57 Loại bệnh hại quan trọng nhất gây hại trên gừng □ 1 = Bệnh cháy lá; □ 2 = Bệnh thối củ □ 3 = ; □ 4 = □ 5 = ; □ 6 = □ 7 = ; □ 8 = 58 Loại thuốc bảo vệ thực vật sử dụng để phịng trị bệnh hại □ 1 = Benomyl; □ 2 = Zineb; □ 3 = Kasumin □ 4 = Copper B; □ 5 = Copper Zinc □ 6 = Score; □ 7 = Ridomil; □ 8 = Rovral □ 9 = Bavistin; □ 10 = Kasai; □ 11 = Derosal □ 12 = ; □ 13 = 59 Số lần phun thuốc trừ bệnh hại trong suốt vụ trồng Số thực (lần): …………. 60 Giai đoạn bệnh hại xuất hiện đầu tiên trên cây trồng □ 1 = <30; □ 2 = 30– 60 59 (NSKT) □ 3 = 60 - 90; □ 4 = 90-120 5= 120-150; 6= 150-180 7= >180 61 Giai đoạn bệnh hại xuất hiện nhiều nhất trên cây trồng (NSKT) □ 1 = <30; □ 2 = 30 – 60 □ 3 = 60 – 90; □ 4 = 90-120 5= 120-150; 6= 150-180 7= >180 62 Thời gian phun thuốc trừ bệnh lần đầu tiên Số thực (NSKT): ………………. 63 Lý do phun thuốc trừ bệnh □ 1 = Ngừa; □ 2 = Đầu kỳ; □ 3 = Cĩ bệnh hại 64 Thời gian phun thuốc trừ bệnh lần cuối trước thu hoạch Số thực (ngày trước thu): … …. 65 Lý do phun thuốc trừ bệnh lần cuối trước thu hoạch □ 1 = Ngừa; □ 2 = Định kỳ; □ 3 = Cĩ bệnh hại 66 Thời gian tiến hành phun thuốc trong ngày □ 1 = Sáng; □ 2 = Trưa; □ 3 = Chiều 67 Ước tính thiệt hại do sâu hại gây ra Số thực (%): ……………. 68 Ước tính thiệt hại do bệnh hại gây ra Số thực (%): ……………. 69 Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng thuốc phịng trừ sâu bệnh hại □ 1 = Cĩ hiệu quả; □ 2 = Khơng hiệu quả 70 Biện pháp phịng trừ sâu bệnh hiệu quả nhất □ 1 = Giống kháng; □ 2 = Thời vụ; □ 3 = Bĩn phân; □ 4 = Thuốc hĩa học □ 5 = Thuốc sinh học; □ 6 = Khơng biết □ 7 = Tổng hợp nhiều biện pháp 71 Thời gian bắt đầu thu hoạch sau khi cấy/gieo Số thực (ngày): …………. 72 Thời gian kết thúc thu hoạch Số thực (ngày): …………. 73 Tổng năng suất gừng thu hoạch được Số thực (t/ha): ………. 74 Các hình thức tiêu thụ sản phẩm của người trồng gừng □ 1 = Địa phương; □ 2 = Tại chợ □ 3 = Thương lái □ 4 = Tự chở đến thương lái □ 5 = Lái đến mua tại ruộng 75 Thơng tin nơng dân biết về kỹ thuật trồng gừng từ □ 1 = Ti vi; □ 2 = Radio; □ 3 = Báo □ 4 = Cán bộ kỹ thuật; □ 5 = Nơng dân □ 6 = Chính quyền; □ 7 = Khác 76 Nơng dân hiểu về IPM/lúa □ 1 = Biết; □ 2 = Khơng biết 77 Nơng dân hiểu về IPM/gừng □ = Biết; □ = Khơng biết 78 Nơng dân hiểu về thuốc cấm sử dụng trên gừng □ 1 = Biết; □ 2 = Khơng biết 79 Nơng dân sử dụng thuốc BVTV theo hướng dẫn trên nhãn □ 1 = Cĩ; □ 2 = Khơng 80 Nơng dân đồng ý trồng gừng nếu cĩ trợ giá □ 1 = Cĩ; □ 2 = Khơng 81 Nơng dân đồng ý trồng gừng nếu cĩ bao tiêu sản phẩm □ 1 = Cĩ; □ 2 = Khơng 82 Nơng dân đồng ý trồng gừng nếu cĩ nơi tiêu thụ sản phẩm □ 1 = Cĩ; □ 2 = Khơng 83 Thời điểm trong năm gừng bán cĩ giá nhất Số thực (1-12 tháng): ………. II. HIỆU QUẢ KINH TẾ 1. Chi phí Triệu đồng/Diện tích thực trồng .............m2 Triệu đồng /Diện tích 1 ha (10.000 m2) Giống 60 Phân bĩn Thuốc BVTV Cơng làm đất + Cơng nhà + Cơng thuê mướn Cơng chăm sĩc + Cơng nhà + Cơng thuê mướn Mướn đất Chi phí khác Tổng chi: 2. Thu nhập Diện tích thực trồng ..........m2 Diện tích 1 ha (10.000 m2) Sản lượng (kg hoặc tấn) Giá bán 1 kg (Triệu đồng) Tổng thu (Triệu đồng) Lợi nhuận (Triệu đồng) III. Ý kiến từ nơng dân 3.1. Thuận lợi: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………… ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ................………………………........................................ 3.2. Những trở ngại trong sản xuất 3.2.1. Canh tác, sản xuất gặp những trở ngại gì? Hướng giải quyết như thế nào? A: đất (………………………………………………………………………………….) B: nước (………………..………………………………………………………………) C: dịch bệnh (………………..………………………………………………………….) D: giống (…………………………………………….…………………………………) E: lao động (……………………………………………….……………………………) F: giá mua/bán (…………………………………………………………………………) G: thuê mướn đất (………………………………………………………………………) H: ngập, lũ (…………………………………………………………………………….) I: Vấn đề khác (..............................……………………………….…………………….) 3.2.2. Kỹ thuật A: Kiến thức (……….………………………………………………………………....) B: Phương pháp canh tác (…………………………………………………..…………) C: Vấn đề khác (……………………………….……………….………………………...) 3.2.3. Tín dụng A: Nguồn vốn vay (…………………..………………………………………………...) 61 B: Lãi suất (…….……………………………………………………………………...) C: Vấn đề khác (…….….……………………………………………………………...) 3.2.4. Đánh giá đời sống kinh tế của gia đình trong thời gian năm qua? Tốt hơn Khơng thay đổi Giảm xuống Nguyên nhân? 1.______________________________________________________________ 2.______________________________________________________________ 3._______________________________________________________________ 3.2.5. Đánh giá thay đổi cơ cấu giống lúa/cây trồng khác trong thời gian qua? Cĩ đổi khơng đổi Nguyên nhân thay đổi? 1.______________________________________________________________ 2.______________________________________________________________ 3.______________________________________________________________ Ý kiến đề xuất từ nơng dân: ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ..............................................................................................................................…… ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ................... 62 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA7672.pdf
Tài liệu liên quan