Lời mở đầu
Trong xu thế quốc tế hoá đời sống sản xuất ngày càng sâu và rộng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trong đó có mạng lưới giao thông, đóng một vai trò hàng đầu trong việc đảm bảo, duy trì và nâng cao tính cạnh tranh, thu hút đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ, giao lưu du lịch văn hoá, đào tạo ...tạo điều kiện cho các ngành kinh tế mũi nhọn và chủ lực phát triển. Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng nhất miền Bắc Việt Nam, quy tụ đầy đủ các phương thức giao thông: đường bộ, đường
54 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1721 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Hiện trạng hệ thống giao thông đường bộ và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sông, đường sắt, đường hàng không, là nơi hội tụ các tuyến giao thông trong nước và quốc tế. Vì vậy việc xây dựng các định hướng và các giải pháp phát triển hệ thống mạng lưới giao thông đáp ứng cho việc hội tụ kinh tế khu vực và quốc tế là đặc biệt quan trọng, đồng thời cũng cần phải tính đến những đặc điểm riêng của Hà Nội như: đặc điểm là một đô thị cổ, mật độ di tích văn hoá, lịch sử đậm đặc, tốc độ đô thị hoá cao, Hà Nội còn là điểm nút giao thông quan trọng ở phía Bắc với mật độ và lưu lượng phương tiện giao thông lớn .
Hơn nữa, Hà Nội là một trong các cực quan trọng nhất của tam giác tăng trưởng kinh tế vùng đồng bằng Bắc bộ. Hệ thống giao thông giữ vai trò là mạng lưới giao thông đối ngoại cho Thủ đô Hà Nội và cùng với mạng lưới giao thông nội thị là cơ sở có tính quyết định cho sự phát triển kinh tế cả vùng nói chung và Hà Nội nói riêng.
Chính vì vậy Hà Nội nhanh chóng trở thành tâm điểm của cả nước, có sức hút vô cùng lớn. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện các luồng di dân từ bên ngoài vào với hy vọng tìm được việc làm, nhằm cải thiện đời sống của họ. Với thực tế của Hà Nội là có quy mô dân số đông, thêm vào đó là sự di dân từ bên ngoài vào thành phố đã gây ra sự quá tải về dân số trong đô thị. Tình trạng này đã phát sinh nhiều vấn đề khó khăn cần nhanh chóng giải quyết, như: tình trạng thiếu nhà ở, ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, thiếu việc làm, và đặc biệt làm tăng mật độ đi lại trong thành phố nên thường xuyên xảy ra tắc nghẽn giao thông. Mật độ đi lại tăng cao không chỉ ảnh hưởng đến thời gian đi lại của người dân, gây ô nhiễm môi trường mà còn làm tăng chi phí đi lại, chi phí cơ hội của mỗi người, và do đó làm tăng chi phí xã hội, gây lãng phí tiền của của cả người dân và cả xã hội. Ngoài ra, điều này còn ảnh hưởng tới chất lượng hệ thống giao thông, từ đó sẽ làm giảm sức hút của bản thân mỗi đô thị, dẫn đến làm giảm sự thu hút nguồn vốn đầu tư từ ngoài vào, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư của nước ngoài, ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển KT - XH của Hà Nội nói riêng và cả nước nơi chung.
Như vậy ta có thể thấy được tầm quan trọng của hệ thống giao thông đô thị đối với sự phát triển kinh tế của mỗi đô thị nói riêng và của cả nước nói chung. Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa của nước ta hiện nay, muốn phát triển kinh tế nhất thiết phải có sự đầu tư của nước ngoài bởi đó là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số nguồn vốn để phát triển đô thị. Mà muốn thu hút được đầu tư của nước ngoài thì nước ta cần phải quan tâm cải thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật sao cho đồng bộ và hoàn chỉnh. Đó chính là điều kiện cần để thu hút nguồn vốn đầu tư. Trong đó hệ thống giao thông đường bộ là một trong những thành phần quan trọng nhất cấu thành nên hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Vì vậy công tác nâng và cải tạo hệ thống giao thông đường bộ là một nhiệm vụ vô cùng cấp thiết trong sự nghiệp phát triển KT - XH.
Sau quá trình thực tập tại Ban Quản lý dự án duy tu giao thông đô thị, em đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác nâng cấp và cải tạo hệ thống giao thông đường bộ đô thị. Vì vậy, em đã quyết định chọn đề tài: “Hiện trạng hệ thống giao thông đường bộ và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác nâng cấp và cải tạo hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn Hà Nội ”.
Chuyên đề thực tập này có bố cục ( ngoài lời mở đầu và kết luận) gồm 3 chương chính:
Chương I: Cơ sở lý luận về công tác nâng cấp và cải tạo hệ thông giao thông đường bộ.
Chương II: Đánh giá thực trạng của công tác nâng cấp và cải tạo hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn 1998 - 2004.
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác nâng cấp và cải tạo hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn Hà Nội.
Chương I:
Cơ sở lý luận về công tác nâng cấp và cải tạo hệ thống giao thông đường bộ
Tổng quan về giao thông đường bộ trong đô thị:
Khái niệm, chức năng, vai trò và ý nghĩa của CSHT đô thị : Giáo trình Kinh tế đô thị và Giáo trình Quản lý đô thị - Trường ĐH KTQD
Khái niệm:
Cơ sở hạ tầng đô thị:
Cơ sở hạ tầng đô thị là hệ thống các công trình cần thiết đảm bảo cho sự hoạt động của đô thị, đó chính là cơ sở vật chất - kỹ thuật của một đô thị, là tiêu chuẩn phân biệt giữa thành thị và nông thôn.
Căn cứ vào vai trò của các công trình CSHT đô thị, ta có thể chia các công trình thành ba loại: CSHT sản xuất, CSHT kỹ thuật và CSHT xã hội.
CSHT sản xuất đô thị:
Bao gồm các công trình đường sá, kho tàng, khách sạn thuộc các khu công nghiệp, khu thương mại và khu du lịch.
CSHT kỹ thuật đô thị:
Bao gồm các công trình giao thông, cấp nước, thoát nước, vệ sinh môi trường, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, thông tin bưu điện và các công trình khác ( công viên, cứu hỏa... ).
CSHT xã hội đô thị:
Bao gồm trường học, bệnh viện, các công trình lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh đã xếp hạng, các khu bảo tồn, bảo tàng...
Chức năng:
Chức năng chung của CSHT đô thị là cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho các tổ chức, doanh nghiệp và dân cư đô thị.
Vai trò:
Trên thực tế CSHT là cơ sở nền tảng đảm bảo sự phát triển bền vững của một hệ thống đô thị quốc gia nói riêng và sự phát triển bền vững của một quốc gia nói chung. Sự phát triển các ngành của kết cấu hạ tầng đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền sản xuất xã hội, dịch vụ xã hội và việc nâng cao hiệu quả của nó. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, vai trò của kết cấu hạ tầng không ngừng tăng lên. Các hình thức mới về giao thông vận tải và thông tin liên lạc xuất hiện và phát triển không những trong khuôn khổ từng nước, mà còn trên phạm vi quốc tế theo xu hướng toàn cầu hoá.
Do đó, hình thành kết cấu hạ tầng vật chất của sự hợp tác quốc tế mới, đó là toàn bộ các bộ phận của hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc trong nước và nước ngoài, nhằm phục vụ cho hoạt động kinh tế đối ngoại, cũng như các công trình và đối tượng phối hợp với nhau, đảm bảo cho việc bảo vệ môi trường xung quanh, sử dụng hợp lý các nguồn nước và các nguồn tài nguyên khác, đảm bảo thông tin liên lạc của các cơ quan khí tượng thuỷ văn, quản lý Nhà nước, các cơ quan phục vụ xã hội và an ninh quốc phòng ... nhằm mục đích phát triển dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh.
ý nghĩa của CSHT đô thị:
Việc quản lý và phát triển CSHT đô thị một cách khoa học và hợp lý có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì CSHT là cơ sở nền tảng đảm bảo sự phát triển bền vững của một hệ thống đô thị quốc gia nói riêng và sự phát triển bền vững của một quốc gia nói chung. Một quốc gia giàu mạnh , hiện đại và văn minh nhất thiết phải có một hệ thống CSHT đô thị vững mạnh, tiện lợi, hiện đại và đầy đủ.
Một số vấn đề liên quan đến hệ thống giao thông đô thị: Sách Đường và Giao thông đô thị
Khái niệm chung về giao thông đô thị:
Nhìn vào lịch sử, giao thông là một nhân tố gần như quyết định đối với sự hình thành và phát triển của đô thị. Khi các phương tiện giao thông đường bộ còn chưa phát triển, đường thuỷ đã đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển các đô thị.
Ngày nay, do kết quả của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, nền công nghiệp phát triển, các phương tiện giao thông vận tải, nhất là phương tiện vận tải trên bộ cũng được phát triển nhanh chóng về số lượng, sức chứa và tốc độ. Sự hình thành và phát triển của đô thị không tách rời sự phát triển của hệ thống giao thông đô thị.
Tuỳ theo tính chất của mối quan hệ giữa giao thông với đô thị, người ta phân biệt giao thông đối ngoại và giao thông đối nội.
Giao thông đối ngoại là sự liên hệ giữa đô thị với bên ngoài, giữa các đô thị với nhau và giữa đô thị với các vùng khác trong nước.
Giao thông đối nội là sự liên hệ giữa các khu vực bên trong của đô thị, là sự giao thông trong nội bộ của đô thị.
Giao thông đối nội và giao thông đối ngoại có liên quan chặt chẽ với nhau được nối liền với nhau và đều có ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc quy hoạch của đô thị.
Vị trí và tác dụng của đường đô thị:
Đường đô thị là dải đất nằm trong phạm vi giữa hai đường đỏ xây dựng ( chỉ giới xây dựng ) trong đô thị để cho xe cộ và người đi lại, trên đó có thể trồng cây, bố trí các công trình phục vụ công cộng như đèn chiếu sáng, đường dây, đường ống trên và dưới mặt đất.
Đường nằm trong phạm vi đô thị ( thành phố, thị xã, thị trấn ) đều được gọi một danh từ chung là đường đô thị. Đường mà hai bên có xây dựng nhà cửa tạo thành phố xá được gọi là đường phố.
Đô thị là nơi tập trung những hoạt động của con người, như: sinh hoạt, lao động, học tập, nghỉ ngơi... Tất cả những hoạt động đó không thể tách rời giao thông vận tải và được tiến hành trong các khu có chức năng khác nhau của đô thị do quy hoạch xác định như: khu trung tâm, khu nhà ở, khu công nghiệp, sân bay, bến cảng, nhà ga, kho tàng, công viên, sân vận động ... Đường đô thị có tác dụng nối liền tất cả các khu vực này lại thành một khối thống nhất, có mới liên hệ hữu cơ. Một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá quy hoạch đô thị có hợp ký hay không là xem vấn đề giao thông có được giải quyết tốt hay không, nhất là đối với các đô thị lớn. Thực tế chứng minh rằng, không có hệ thống giao thông đô thị tốt, khó có thể thúc đẩy phát triển nhanh nền kinh tế, văn hoá, hoạt động xây dựng và cải thiện đời sống người dân.
Trong đô thị, nhà cửa được xây dựng với mật độ cao, do đó đòi hỏi cần phải có không gian trống hợp lý, đảm bảo vệ sinh môi trường, tạo điều kiện cho thông gió, chiếu sáng, an toàn phòng hoả. Đường đô thị có tác dụng cách ly ngôi nhà, khối phố, kết hợp với việc trồng cây càng tăng cường tác dụng cách ly, cải tạo điều kiện vi khí hậu, môi trường sống.
Đường phố là nơi thể hiện được nghệ thuật kiến trúc của các công trình xây dựng. Ngoài ra, các công trình công cộng như: đường ống cấp nước, thoát nước, cấp điện, cấp khí đốt, đường dây, đường ống trên và dưới mặt đất, cây xanh ... đều có quan hệ mật thiết tới việc nâng cấp, cải tạo và xây dựng đường đô thị. Đường đô thị thường là nơi thoát nước và bố trí các công trình công cộng đó.
Một khi đường đô thị đã được xác định, thì các công trình nhà cửa và các công trình công cộng trên dọc theo đường phố cũng được xây dựng theo. Những con đường đô thị nào được nâng cấp và cải tạo lại đẹp đẽ, khang trang hơn sẽ lập tức làm tăng giá trị về mọi mặt của các công trình xây dựng trên đoạn đường đó.Vì vậy, đường đô thị phải được xây dựng theo quy hoạch một cách thận trọng, chặt chẽ, không được tuỳ ý lựa chọn, bố trí, mặt khác đường đô thị được xây tốt hay xấu có ảnh hưởng trực tiếp tới quy hoạch chung của đô thị. Có thể nói lưới đường đô thị là xương cốt của mặt bằng đô thị, lưới đường chính của đô thị là cơ sở của quy hoạch đô thị, cho nên ở mức độ nào đó, nó có tác dụng quyết định đối với quy hoạch chung của đô thị.
Các bộ phận của đường đô thị:
Đường đô thị bao gồm các bộ phận sau:
Phần xe chạy ( lòng đường ) dùng để cho các lạo xe đi lại. Trong đô thị thường có các loại xe cơ giới ( xe ôtô, xe điện bánh sắt, bánh hơi, xe máy,...) và xe thô sơ ( xe đạp, xe xích lô,...).
Hè phố dùng cho người đi bộ.
Các công trình thoát nước ở nền, mặt đường như: rãnh biên, cống thoát nước, giếng thăm, giếng thu nước mưa trên đường phố ...
Dải cây xanh: trồng cây có tác dụng chống bụi, chống ồn, làm tăng vẻ đẹp, làm dâm mát đường phố, phòng hoả ....
Các thiết bị giao thông: đảm boả xe chạy an toàn, xe chạy có tổ chức như: các dấu hiệu giao thông, đèn tín hiệu, các đảo giao thông ....
Nút giao thông và quảng trường giao thông.
Điểm đỗ xe và bãi đỗ xe.
Các thiết bị dọc phố trên mặt đất như cột điện, hòm bưu điện, thùnh rác công cộng....
Các công trình ngầm đưới mặt đất: ống cấp nước, cống thoát nước, cáp điện, cáp điện thoại, ống cấp khí đốt....
Đối với các đô thị lớn hiện đại còn có cầu vượt, cầu cạn cho xe cao tốc, đường ngầm hoặc cầu vượt cho người đi bộ, đường xe điện ngầm.
Đặc điểm của đường đô thị:
Nếu so sánh với đường ôtô (đường ngoài đô thị), đường đô thị có các đặc điểm sau:
Có nhiều chức năng khác nhau: ngoài tác dụng giao thông, đường đô thị còn là nơi bố trí các công trình công cộng, có tác dụng thông gió, chiếu sáng, thể hiện nghệ thuật kiến trúc đô thị.
Có nhiều bộ phận khác nhau: đường xe chạy, đường đi bộ, dải trồng cây, các công trình đường dây, đường ống trên và dưới mặt đất... nên khi bố trí mặt cắt ngang đường cần phải cân nhắc bố trí hợp lý các công trình đó.
Tính chất giao thông phức tạp: lưu lượng xe lớn, thành phần xe phức tạp ( xe cơ giới và xe thô sơ, xe chạy suốt và xe địa phương ), tốc độ xe rất khác nhau, dễ ảnh hưởng lẫn nhau và gây tai nạn.
Lưu lượng người lớn.
Nút giao thông nhiều, phần lớn là giao cắt.
Hai bên đường có các công tình xây dựng, yêu cầu cao về vệ sinh môi trường, về thẩm mỹ, về giao thông. Trong phạm vi đường phố lại có nhiều lại có nhiều công trình công cộng trên và dưới mặt đất, nên công việc cải tạo và nâng cấp đường cũ thường phức tạp, tốn kém, gây nhiều khó khăn, thường phải vừa xây dựng vừa đảm bảo giao thông.
Sự bố trí giao thông rất khác nhau trên các đoạn đường, theo giờ trong ngày, đoạn đông xe, đoạn ít xe, lúc xe nhiều, lúc xe ít, nên dễ xảy ra hiện tượng ùn tắc giao thông, nhất là tại các nút trên các đoạn đường đông xe vào giờ cao điểm.
Yêu cầu về nghệ thuật kiến trúc cao: Nghệ thuật kiến trúc của các công trình được con người thưởng thức nhờ con đường. Cho nên, đường và các công trình xây dựng phải tạo thành một quần thể kiến trúc thống nhất, hài hoà, hấp dẫn làm cho cư dân cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
Qua các đặc điểm nêu trên, có thể thấy, khi thiết kế và quy hoạch đường đô thị, phải xem xét một cách toàn diện các đặc điểm trên, phải căn cứ vào yêu cầu trong tương lai mà bố trí mặt cắt ngang đường cho phù hợp từng thời kỳ, tránh hiện tượng phải phá dỡ các công trình có giá trị trong quá trình cải tạo nâng cấp.
Một số hiện trạng về hệ thống giao thông đường bộ Việt Nam:
Hiện trạng hệ thống giao thông đường bộ Việt Nam:
Hiện trạng về tiêu chuẩn và chất lượng hệ thống đường bộ:
Hệ thống giao thông quốc gia có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển KT - XH. Đó là một trong các yếu tố hình thành đô thị. Không có giao thông liên lạc thì không có kinh tế hàng hoá và cũng không có đô thị. Trong đó, hệ thống giao thông đường bộ nối liền các tỉnh, thành phố, đô thị với nhau sẽ tạo khả năng giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các vùng trong nước và quốc tế. Song thực trạng hệ thống giao thông đường bộ quốc gia ở nước ta hiện đang thiếu về quy mô, số lượng và xuống cấp về chất lượng. Nó đang hạn chế và cản trở sự phát triển của các đô thị.
Về Mạng lưới đường bộ Việt Nam:
Nhìn chung, mạng lưới đường bộ nước ta đã được hình thành và phân bố khá hợp lý so với địa hình, nhưng chưa hoàn chỉnh, còn tồn tại một số vấn đề: Quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2020
Chưa có đường cao tốc, đường có tiêu chuẩn kỹ thuật cao( đường cấp I, II ) chiếm tỷ lệ thấp.
Còn nhiều tuyến chưa đảm bảo được tiêu chuẩn kỹ thuật, ở một số vùng, đặc biệt là vùng núi đường chưa thông xe được 4 mùa.
Hành lang bảo vệ an toàn giao thông chưa đảm bảo đúng tiêu chuẩn, hai bên đường quốc lộ, tỉnh lộ có nhiều nhà dân ở. Việc giải phóng mặt bằng để cải tạo, mở rộng đường khó khăn, khối lượng đền bù lớn.
Nhiều cầu, cống, tuyến đường xây dựng trước đây có khẩu độ cầu cống, cao độ nền đường không phù hợp với chế độ thuỷ văn hiện nay nên trong mùa mưa lũ, nhiều đoạn đường bị ngập và sụt lở, đặc biệt khu vực miền trung đường bộ bị phá hại nghiêm trọng sau những đợt lũ lụt.
Chiều dài mạng lưới:
Mạng lưới giao thông đường bộ của cả nước có tổng chiều dài 219.188km, bao gồm: Quốc lộ: 15.520km, chiếm 7,08%; Đường tỉnh: 18.344km, chiếm 8,4%; Đường huyện: 37.974km, chiếm 17,3%; Đường xã: 134.465km, chiếm 61,3%; Đường đô thị: 5.919km, chiếm 2,7%; Đường chuyên dùng: 5.451km, chiếm 2,5%.
Mật độ đường:
Mật độ đường nói chung ( không kể đường xã và đường chuyên dùng) so với diện tích dân số là xấp xỉ 22km/100 km2 và 0,96km/1000 dân. Mật độ quốc lộ của cả nước đạt 4,45 km/100 km2 và 0,19km/1000 dân. Đã vậy, chất lượng đường bộ ở nước ta đang xuống cấp trước đòi hỏi của nhu cầu phát triển kinh tế và phục vụ cuộc sống của nhân dân.
Cơ cấu đường:
Về cơ cấu các loại đường bộ toàn quốc, ta có bảng sau:
Bảng 1: Cơ cấu các loại đường bộ toàn quốc
Cấp kỹ thuật
1993 - Tỷ trọng %
1997 - Tỷ trọng %
2001 - Tỷ trọng %
Cao tốc
I
-
0,17
23,8
II
0,53
2,0
18,6
III
26,33
30,4
19,5
IV
29,14
26,3
14,9
V
23,42
30,8
16,3
VI
20,59
10,3
6,9
Về chất lượng cầu đường, tình trạng kỹ thuật của cầu đường:
Tỷ lệ đường được trải mặt:
Tỷ lệ đường được trải mặt nhựa còn thấp, đặc biệt đối với các đường địa phương là rất thấp. Toàn mạng mới chỉ có 15,5% chiều dài đường được rải nhựa, còn lại là mặt đường đá cấp phối, đất. Các quốc lộ cũng mới chỉ có 60,2% (8987km). Đường tỉnh có 30% (3960km) và đường huyện 10%, đường xã có 2% dược rải nhựa.
Bề rộng mặt đường:
Đường có bề rộng mặt đường 2 làn xe ( mặt 7m ) trở lên còn ít, ngay trên hệ thống quốc lộ cúng mới chỉ chiếm 62%. Chủ yếu là đường một làn xe ( mặt 3 - 3,5m ).
Tải trọng cầu - cống:
Chiều dài các cầu có tải trọng thấp ( <13Tấn), khổ hẹp ( 2,4 - 4m ) còn chiếm hơn 20%, trong đó có 6,1% còn là cầu tạm. Nhiều vị trí qua sông, suối còn chưa có cầu, phải vượt sông bằng phà hoặc đường tràn. Hiện nay, trên các quốc lộ và tỉnh lộ còn 115 bến phà và hơn 1.500 đường tràn.
Cường độ mặt đường:
Cường độ mặt đường trên các quốc lộ cũng chỉ đảm bảo 50 - 70% so với yêu cầu hiện nay.
Đánh giá chung về chất lượng cầu đường:
So với năm 1993, chất lượng đường bộ được nâng cao hơn. Chất lượng và phân cấp kỹ thuật đường được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2: Chất lượng và phân cấp kỹ thuật đường
Phân loại
1993 - Tỷ trọng %
1997 - Tỷ trọng %
Tốt
6
10
Khá + Trung bình
38
45
Xấu
26
21
Rất xấu
30
24
Thực tế cho thấy, hệ thống giao thông đường bộ trong thành phố, đô thị phụ thuộc trước hết vào mật độ dân cư và tốc độ tăng trưởng kinh tế, mặt khác còn phụ thuộc vào mật đô đường đô thị và chất lượng lòng đường, vỉa hè, trình độ quản lý và ý thức người dân. Các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh có mức tăng trưởng kinh tế cao hơn mức tăng trưởng bình quân cả nước và là các đô thị trọng điểm của vùng, nên số dân, lao động các nơi chuyển đến làm ăn sinh sống có xu hướng tăng nhanh. Song hệ thống giao thông đô thị bao gồm các trục đường chính, đường khu vực và đường phân khu do quy hoạch cũ để lại, không những thiếu về số lượng mà còn xuống cấp trầm trọng. Các đoạn đường nội thị hầu như rất hẹp, thường có chiều rộng từ 6m đến 10m, vỉa hè hẹp, bị lấn chiếm, đồng thời do có sự đi lại của các phương tiện, người đi bộ, dẫn tới ùn tắc và tai nạn giao thông tăng lên.
Thực trạng đường giao thông trong đô thị sẽ được phản ánh qua bảng dưới đây. Với thực trạng giao thông đô thị như hiện nay, không đáp ứng nổi lưu thông của dân cư và các phương tiện giao thông ngày một tăng nhanh ở các đô thị. Mức tăng dân số tự nhiên và tăng cơ học ở các thành phố lớn đều có mức tăng từ 2,8 - 3,2%/năm. Phương tiện giao thông về ôtô tăng hàng năm tằ 7 - 8% và xe máy tăng từ 12 - 20%/năm.
Bảng 3: Các chỉ số về đường nội thị
Các chỉ số
Thành phố
Hà Nội
TP. HCM
Hải Phòng
1. Tổng chiều dài đường nội thị(km)
Trong đó:
- Mặt đường dưới 6m
- Mặt đường từ 6m đến 10m
- Mặt đường trên 10m
2. Đường có vỉa hè rộng 6m(%)
3. Diện tích đường đô thị so với diện tích đô thị(%)
4. Mật đô đường so với diện tích đô thị(%)
5. Mật độ đường so với 1000 dân ( km/1000 dân)
230
105,8
124,2
6
8
6,3
0,23
881,1
110,4
516,3
184,4
10,1
6,3
5,7
0,25
133
13
71
49
8
6
6
0,29
Với tình hình đường đô thị như vậy, mà năm 1995 cả nước ta có tới 64.200 xe vận tải hàng hoá và hành khách. Theo dự báo, nếu nước ta giữ được mức tăng GDP hàng năm là 9 - 10% thì mức thu nhập bình quân đầu người vào năm 2010 khoảng 1.200 USD. Mức sống đó cho phép chúng ta dự đoán năm 2010 nước ta sẽ có 50 xe con/1000 dân ở thủ đô Hà Nội và thành phố HCM có tỷ lệ cao hơn khoảng 80 - 100 xe con/1000 dân. Số lượng phương tiện giao thông và mật độ dân cư trong thành phố tăng lên, đòi hỏi phải cải tạo, mở rộng đường giao thông đô thị, có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu đi lại trong tương lai.
Nhưng rõ ràng, trong 5 năm qua, Nhà nước đã ưu tiên đầu tư cho CSHT và với sự cố gắng của ngành đến nay bộ mặt của hệ thống giao thông đã được thay đổi rõ rệt, nhiều dự án quan trọng đã được hoàn thành, hệ thống quốc lộ đang được cải tạo và mở rộng, mạng lưới địa phương cũng được cải thiện đáng kể, giao thông vận tải đã từng bước đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế và sự đi lại của nhân dân.
Hiện trạng về nguồn vốn:
Trong mấy năm gần đây, Việt Nam đã cố gắng đầu tư để sửa chữa nâng cấp nên đã ngăn chặn tình trạng cầu, đường xuống cấp, bước đầu đáp ứng nhu cầu KTXH. Tuy nhiên CSHT giao thông vẫn đang ở tình trạng yếu kém. Cũng như phần lớn các nước đang phát triển khác, nguồn vốn ngân sách của Việt Nam chưa đủ để thoả mãn yêu cầu phát triển của CSHT giao thông. Do vậy, Chính phủ đã có chủ trương và ban hành nhiều chính sách tạo vốn huy động từ nguồn vốn trong nước và vốn vay hoặc tài trợ của các tổ chức quốc tế, nước ngoài.
Nhìn chung hệ thống giao thông đường bộ nước ta đang bất cập với nhu cầu phát triển KT - XH của đất nước. Ngoài một số tuyến đường được nâng cấp, còn lại phần lớn các tuyến đường khác chưa được vào cấp, còn nhiều tuyến đường và cầu yếu trên các tuyến quốc lộ cần phải được sửa chữa nâng cấp. Đầu tư mở rộng, cải tạo nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ quốc gia đang là vấn đề cấp bách. Song việc mở rộng, cải tạo nâng cấp hệ thống giao thông gặp khó khăn lớn, đó là thiếu vốn.
Đầu tư phát triển để xây dựng mở rộng các tuyến đường giao thông phải cần số vốn rất lớn, trong khi khả năng ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp. Để giải quyết được nguồn VĐT cho giao thông ngoài vốn từ NSNN, Đảng và Chính phủ đã có chủ trương đa dạng hoá nguồn VĐT. Do đó, vốn huy động đầu tư đường quốc lộ năm 1999 là 2.965 tỷ đồng, năm 2000 là 3.451 tỷ đồng.
Đầu tư cho CSHT là mục tiêu ưu tiên của ngân sách nhà nước, hàng năm dành trên 20% vốn đầu tư thuộc NSNN để đầu tư cho giao thông, với mức vốn đầu tư đó mới đáp ứng được 60% nhu cầu cấp bách về vốn cho công tác duy tu bảo dưỡng sửa chữa hệ thống giao thông đường bộ hàng năm.
Đánh giá tình hình thực hiện về VĐT trong 5 năm vừa qua, cơ cấu các nguồn VĐT trong tổng đầu tư toàn XH như sau: VĐT thuộc NSNN chiếm 19,8%, vốn tín dụng đầu tư chiếm 15,4%, VĐT của tư nhân và dân cư chiếm 22,6% và VĐT trực tiếp nước ngoài chiếm 26%. Như vậy rõ ràng là nguồn vốn thuộc NSNN chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong mức đầu tư toàn XH. Trong kế hoạch 5 năm 2005 - 2010 nếu theo phương án cao với mức tăng đầu tư hàng năm là 12%, thì VĐT thuộc NSNN vẫn còn hạn hẹp.
Với chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về đầu tư và phát triển giao thông trong thời gian qua, hàng năm ngân sách bình quân TW khoảng trên dưới 3.500 tỷ đồng vốn đầu tư và vốn sự nghiệp để phát triển đường quốc lộ cộng với nguồn vay vốn nước ngoài, vốn đầu tư của các doanh nghiệp, ... nhiều tuyến đường quan trọng đã được đầu tư nâng cấp mở rộng và xây dựng mới như quốc lộ 1A, QL5, QL51, QL18. Nhiều cây cầu mới được đầu tư khai thác sử dụng như cầu Gianh, cầu Mỹ Thuận, các đường giao thông đến các vùng sâu vùng xa... góp phần quan trọng vào lưu thông hàng hoá phát triển KTXH, góp phần xoá đói giảm nghèo đảm bảo an ninh quốc phòng cho các vùng, địa phương trong cả nước.
Hiện trạng về quản lý:
Trong phân cấp quản lý đường bộ hiện nay giữa TW và địa phương cũng chưa được cụ thể cần được xem xét để kiện toàn. Về tổ chức bộ máy quản lý duy tu sửa chữa đường cũng chưa thống nhất về mô hình tổ chức, ở TW đã chuyển thành doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích nhưng ở địa phương vẫn còn là đơn vị sự nghiệp.
Chưa có sự phối hợp tốt giữa quản lý và xây dựng các công trình giao thông và đô thị. Do đó luôn xảy ra tình trạng “ kẻ đắp người đào ” khá phổ biến.
Công tác quản lý hiện nay vẫn bị buông lỏng, nhiều nhà lãnh đạo không làm tròn trách nhiệm được giao. Thậm chí còn tồn tại tình trạng thông đòng giữa người quản lý với các nhà thầu, dẫn đến ảnh hưởng xấu tới chất lượng công trình, bòn rút tiền của của Nhà nước.
Nguyên nhân dẫn đến những hiện trạng trên:
Nguyên nhân khách quan:
Do các đô thị nước ta đều bị hai cuộc chiến tranh tàn phá nặng nề, lại trải qua một thời gian khá dài duy trì cơ chế quản lý quan liêu bao cấp. Mặt khác, do nền kinh tế nước ta có xuất phát điểm rất thấp, mức độ đô thị hoá thấp ( mới được 23,2% ), chưa phát triển được nhiều năm. Trình độ kết cấu hạ tầng đô thị hiện tại tụt hậu khoảng hơn 20 - 30 năm so với các đô thị các nước trong khu vực và trên thế giới, thu nhập quốc dân còn thấp nên thiếu vốn cho xây dựng, phát triển và cải tạo hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, đặc biệt là thiếu vốn dành cho việc nâng cấp, cải tạo và xây dựng hệ thống giao thông đường bộ.
Với những nỗ lực của ngành GTCC và được sự quan tâm của Nhà nước và Chính phủ, nhưng do đất nước đã trải qua cuộc chiến tranh kéo dài trước đây, lại gặp thiên tai nặng nề và kinh tế đất nước còn khó khăn nên nguồn vốn dành cho xây dựng và nâng cấp cải tạo hệ thống giao thông đường bộ còn rất thiếu. Vì vậy, hệ thống giao thông đường bộ vẫn đang ở trong tình trạng kém phát triển.
Nguyên nhân chủ quan:
Nhà nước ta chưa có hệ thống pháp luật hợp lý để quản lý và định hướng phát triển đô thị. Chẳng hạn như, chưa có bộ luật xây dựng nên công tác quản lý xây dựng đô thị còn nhiều bất cập, hầu hết các đô thị chưa có quy hoạch không gian làm định hướng phát triển và chưa có căn cứ pháp lý cho quản lý đô thị.
Do đó việc xây dựng còn tuỳ tiện, người trước lấp, người sau đào, làm cho cảnh quan đô thị bị vi phạm, trật tự kỷ cương không nghiêm, tổ chức quản lý đô thị thiếu tính đồng bộ, không có sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng, có nhiều biểu hiện chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý.
Chính những thực tế trên đã dẫn đến tình trạng chung chung, ai cũng có trách nhiệm, song xét cho cùng thì chẳng ai có trách nhiệm cả, việc phân cấp quản lý quy hoạch còn quá cồng kềnh. Cơ quan quản lý đô thị và các tổ chức chính quyền đoàn thể của đô thị không có quyền hạn quyết định các vấn đề quy hoạch phát triển đô thị mà mình sinh sống. Sự quyết định đó phụ thuộc vào cơ quan lãnh đạo cấp trên, nhưng cơ quan lãnh đạo cấp trên thì không hiểu biết sâu sắc, cụ thể các vấn đề hàng ngày, hàng giờ phát sinh ở đô thị, dẫn đến việc đua ra quyết định sai và không phù hợp với mỗi đô thị.
So sánh giao thông đường bộ Việt Nam với giao thông đường bộ của một số nước khu vực:
Mật độ đường:
Mật độ đường Việt Nam ( không tính đường xã và chuyên dùng ) tính trên diện tích là: 21,9 km/100 km2 là mức trung bình so với các nước trong khu vực. ( Thái Lan: 12,1 km/100 km2 ).
Nếu tính trên dân số, mật độ đường nước ta là: 0,81 km/1000 dân ở mức thấp so với các nước ( Thái Lan: 1,03 km/1000 dân; Trung Quốc 0,94 km/1000 dân).
Tỷ lệ đường được trải mặt:
Hệ thống đường bộ nước ta có tỷ lệ được trải mặt thấp so với khu vực, đến 1999 đạt khoảng 30 - 35% ( không tính đường xã và đường chuyên dùng ), trong đó đường quốc lộ được trải mặt 60%, đường tỉnh 30%, trong khi đó các nước trong khu vực đạt bình quân trên 50 - 60%, thậm chí có nước đạt trên 90% đường được trải mặt.
Cơ cấu các loại đường:
ở Việt Nam đến nay chưa có một km đường cao tốc nào. Trong khi đó, tỷ lệ đường cao tốc ở các nước trong khu vực: Singapore: 4,44%; Hàn Quốc: 2.45%; Malaysia: 0,61%; Thái Lan: 0,18%; Trung Quốc: 0,19%.
Sự cần thiết của công tác nâng cấp và cải tạo hệ thống giao thông đường bộ trong đô thị:
Vai trò của hệ thống giao thông đường bộ đối với sự phát triển KT - XH của đô thị:
Sự phát triển của các ngành kết cấu hạ tầng đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền sản xuất xã hội, dịch vụ xã hội và nâng cao hiệu quả của ngành. Sự phát triển của các ngành kết cấu hạ tầng đô thị sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế đối ngoại, đảm bảo cho việc bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên khác, đảm bảo thông tin liên lạc của các cơ quan khí tượng thuỷ văn, các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan phục vụ XH, ANQP, v...v... nhằm mục đích phát triển dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Giao thông đường bộ là một bộ phận quan trọng của hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị. Nó có một vị trí và vai trò to lớn trong sự phát triển KT - XH. Thực vậy, trong đời sống của xã hội, mỗi con người hàng ngày đều phải gắn bó mật thiết với hoạt động giao thông đường bộ. Có thể nói, hoạt động giao thông đường bộ có liên quan trực tiếp đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội cũng như hoạt động của đời sống KT - XH.
Ngày nay, chúng ta đã bước sang thế kỷ XXI, thế kỷ của công nghệ thông tin với nền kinh tế tri thức.Thực hiện Nghị quyết ĐH Đảng toàn dân lần thứ IX, chúng ta đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, từng bước hội nhập khu vực và quốc tế. Chúng ta triển khai thực hiện Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, tham gia APEC năm 2003 và tiến tới gia nhập WTO. Trong tình hình đó, giao thông nói chung và giao thông đường bộ nói riêng ngày càng có vai trò to lớn trong sự phát triển KT - XH. Nếu chúng ta xây dựng một hệ thống giao thông phát triển, chỉ huy hoạt động an toàn, hạn chế thấp nhất xảy ra tai nạn giao thông thì sẽ góp phần to lớn thúc đẩy phát triển KT - XH, giữ vững an ninh quốc phòng. Nếu hệ thống giao thông nói chung và giao thông đường bộ nói riêng không phát triển thì sẽ ảnh hưởng xấu, thậm chí kìm hãm sự phát triển KT - XH, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. Xã hội càng phát triển thì đòi hỏi hệ thống giao thông nói chung phải ngày càng hiện đại hơn. Sự phát triển của hệ thống giao thông đường bộ cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển KT - XH của mỗi quốc gia.
Lý luận về tầm quan trọng của công tác nâng cấp và cải tạo hệ thống giao thông đường bộ đối với sự phát triển KT - XH:
Chúng ta đã biết được vai trò của hệ thống giao thông đường bộ có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với sự phát triển K._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29164.doc