Hoàn thiện công tác lập giá dự thầu tại Công ty Đầu tư Xây dựng & Xuất nhập khẩu Việt Nam (Bộ Xây dựng)

Lời nói đầu Đấu thầu là một phương thức có tính khoa học, khách quan góp phần tích cực hạn chế tình trạng thất thoát lãng phí, tiêu cực trong xây dựng cơ bản ở nước ta hiện nay, không chỉ đem lại hiệu quả cho chủ đầu tư, cho Nhà nước, xã hội mà còn thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng đổi mới nhằm nâng cao năng lực về mọi mặt. Đấu thầu là phương thức hiệu quả nhất để chủ đầu tư lựa chọn được đơn vị có đủ năng lực thực hiện tốt nhất yêu cầu xây dựng của mình. Đối với doanh nghiệp xây dựng,

doc64 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác lập giá dự thầu tại Công ty Đầu tư Xây dựng & Xuất nhập khẩu Việt Nam (Bộ Xây dựng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tham gia đấu thầu là cơ hội để doanh nghiệp tạo đầu ra cho sản phẩm, qua đó duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Để nắm bắt được cơ hội, doanh gnhiệp phải tự nâng cao sức cạnh tranh thông qua việc hoàn thiện, tối ưu hoá hoạt động sản xuất, trong đó đặt trọng tâm vào các yếu tố kỹ thuật, năng lực tài chính, kinh nghiệm quản lý và đặc biệt là giá thành sản phẩm. Trong thời gian thực tập tại Công ty Đầu tư Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam (Bộ Xây dựng), qua tìm hiểu thực tế cho thấy Công ty là một doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề, tham gia đấu thầu trong nhiều lĩnh vực như cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ tư vấn, thi công xây lắp v.v…Trong đó, đấu thầu xây lắp là một trong những lĩnh vực có tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Và trong đấu thầu xây lắp việc lập giá dự thầu là một nội dung được tập hợp từ đầy đủ các yếu tố như trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm chuyên môn, năng lực tài chính v.v…Nội dung này cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới khả năng trúng thầu của doanh nghiệp. Do vậy, Em lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập giá dự thầu tại Công ty Đầu tư Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam (Bộ Xây dựng)” làm đề tài chuyên đề thực tập. Cơ cấu nội dung Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề gồm 3 phần Phần I: Tổng quan về Công ty Đầu tư Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam (Bộ Xây dựng) Phần II: Phân tích thực trạng công tác lập giá dự thầu của Công ty Đầu tư Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam (Bộ Xây dựng) Phần III: Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác lập giá dự thầu tại Công ty Đầu tư xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam (Bộ Xây dựng) Phạm vi nghiên cứu: Do hạn chế về thời gian thực tập nên trong chuyên đề này chỉ đề cập đến vấn đề lập giá dự thầu đối với các công trình xây dựng sử dụng vốn trong nước. Phương pháp nghiên cứu: Chủ yếu kết hợp giữa lý luận được học và thực tế thực tập tại Công ty thông qua các phương pháp như phân tích thống kê, phân tích kinh tế và điều tra thực tế trên cơ sở sự hướng dẫn của GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn và các anh, chị thuộc phòng Kỹ thuật và Quản lý dự án Công ty Đầu tư Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt nam (Bộ Xây dựng). Do còn hạn chế về kiến thức nên chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự chỉ bảo, góp ý của thầy giáo hướng dẫn và các anh, chị thuộc phòng Kỹ thuật và Quản lý dự án để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Kết luận Tóm lại từ thực tiễn thực tập tại Công ty Đầu tư Xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam cộng với vốn kiến thức đã được tích luỹ tại trường đại học, với những nỗ lực của bản thân cùng sự hướng dẫn của thầy giáo và sự chỉ bảo của các anh, chị tại Công ty đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập “Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập giá dự thầu tại Công ty Đầu tư Xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam”. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Công ty Đầu tư Xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam - đơn vị đã tiếp nhận em vào thực tập, các anh chị ở phòng Kỹ thuật và Quản lý dự án, thầy giáo hướng dẫn đã giúp em hoàn thành đề tài này. mục lục Trang Lời nói đầu Phần I Tổng quan về Công ty 1 1. Quá trình hình thành và phát triển 1 1.1. Lịch sử hình thành 1 1.2. Quá trình phát triển 2 1.3. Các lĩnh vực hoạt động chính 4 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 5 3. Những đặc điểm cơ bản về kinh tế – kỹ thuật 9 3.1. Nhiệm vụ khinh doanh và thị trường 9 3.2. Đặc điểm về tài chính 12 3.3. Đặc điểm về trang thiết bị 13 3.4. Đặc điểm về nguồn nhân lực 18 3.5. ảnh hưởng của những đặc điểm trên tới công tác lập giá dự thầu 22 PhầnII Phân tích thực trạng công tác lập giá dự thầu tại Công ty 24 1. Tổng quan về việc tham gia đấu thầu của Công ty 24 2. Phân tích thực trạng công tác lập giá dự thầu tại Công ty 27 2.1. Một số đặc điểm chung về định giá sản phẩm Xây dựng 27 2.2. Phương pháp chung về việc lập giá dự thầu tại Công ty 28 2.2.1. Căn cứ để lập giá dự thầu 28 2.2.2. Phương pháp lập giá dự thầu 29 2.3. Đánh giá tổng quát về công tác lập giá dự thầu của Công ty và ảnh hưởng của công tác này tới khả năng trúng thầu 39 2.3.1. Khái quát về gói thầu 39 2.3.2. Tính giá dự thầu 41 2.3.3. Đánh giá chung 51 Phần III Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác lập giá dự thầu tại Công ty 54 1. Chọn phương pháp tính chi phí chung một cáchhợp lý 55 2. Hợp lý hoá cơ cấu giá dự thầu 58 3. Về tổ chức quản lý sản xuất thi công 59 4. Về vấn đề quản lý vĩ mô của nhà nước 60 Kết luận Phần i Tổng quan về công ty đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu việt nam (bộ xây dựng) 1. Quá trình hình thành và phát triển 1.1. Lịch sử hình thành Công ty Đầu tư Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam - Bộ Xây Dựng; tên giao dịch quốc tế là Vietnam invesment, construction export-import holdings corporation; tên viết tắt là Constrexim holdings, có địa chỉ tại số 39 đường Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Từ tổ chức tiền thân là Công ty Xuất nhập khẩu Vật liệu Xây dựng, được thành lập theo quyết định số 630/BXD-TCCB của Bộ trưởng Bộ Xây dựng cấp ngày 23/04/1982, trải qua các thời kỳ kiện toàn bộ máy và thay đổi tổ chức, Công ty được thành lập lại và chính thức mang tên Công ty Đầu tư Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam(Constrexim holdings) theo quyết định số 11/2002/QĐ-BXD ngày 18/04/2002 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng trên cơ sở quyết định số 929/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ cho phép áp dụng thí điểm mô hình “Công ty Mẹ - Công ty Con”, Công ty Đầu tư Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam trở thành Công ty Mẹ. Công ty mẹ là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh, có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ theo luật quy định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do Công ty quản lý; có con dấu, có tài sản, có tài khoản mở tại kho bạc nhà nước và các ngân hàng theo quy định của chính phủ; được tổ chức và hoạt động theo điều lệ thí điểm tổ chức họat động của Công ty theo mô hình “Công ty Mẹ – Công ty Con” do Bộ trưởng Bộ Xây dựng thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và theo quy chế tài chính thí điểm của Công ty Mẹ do Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt. 1.2. Quá trình phát triển Trong quá trình 20 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, thông qua sự phát triển ổn định và bền vững, Constrexim đã khẳng định được vị thế là một trong những công ty hàng đầu của Bộ Xây dựng. Hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng của Công ty được phân bố trên phạm vi toàn quốc và hoạt động trong nhiều lĩnh vực, bước đầu vươn ra một số nước trong khu vực và trên thế giới. Sau nhiều năm hoạt động trong cơ chế thị trường Công ty đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quản lý và chỉ đạo sản xuất kinh doanh, tích tụ thêm vốn và năng lực sản xuất, quan hệ của công ty với các doanh nghiệp bạn trong và ngoài nước được mở rộng, nhờ vậy doanh thu hàng năm không ngừng tăng trưởng ở mức cao và ổn định. Đổi mới để phát triển - đó là một quy luật chung cho các doanh nghiệp, nhằm tự khẳng định mình và tồn tại. Công ty Đầu tư Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trải qua các giai đoạn kiện toàn bộ máy và thay đổi tổ chức, với tinh thần chủ động sáng tạo, sự nỗ lực và kiên trì trong công tác đổi mới, Công ty đã không ngừng hoàn thiện mình. Quá trình phát triển đó có thể chia làm các giai đoạn cơ bản sau: 4Giai đoạn 1982 – 1996 Công ty có tên là Công ty Xuất nhập khẩu Vật liệu Xây dựng, thành lập theo quyết định số 630/BXD-TCCB cấp ngày 23/04/1982. Từ năm 1982 - 1986, Công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh theo cơ chế tập trung bao cấp. Từ năm 1987 - 1996, cùng với sự mở cửa của nền kinh tế nước nhà, Công ty đã nhanh chóng bắt nhịp cùng cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước mà trực tiếp là Bộ Xây dựng. 4Giai đoạn 1997 - 2001 Để phù hợp với xu hướng phát triển của ngành xây dựng là kinh doanh đa ngành, và tại thời điểm này các đơn vị được Nhà nước cho phép xuất nhập khẩu trực tiếp, Công ty đã đề nghị Bộ Xây Dựng được bổ sung ngành nghề kinh doanh và đổi tên thành Công ty Xây lắp, Xuất nhập khẩu Vật liệu và Kỹ thuật Xây dựng (tên giao dịch là quốc tế Constrexim) theo quyết định số 032A/BXD-TCLD. 4Giai đoạn 2002 đến nay Để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, và tạo điều kiện cho Công ty phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng quản lý và hiệu quả đầu tư, mở rộng liên doanh liên kết, thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung vốn, từng bước hình thành tập đoàn kinh tế nhà nước, nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh của Công ty tại thị trường trong nước và quốc tế. Ngày18/04/2002, Công ty Xây lắp, Xuất nhập khẩu Vật liệu và Kỹ thuật Xây dựng được đổi thành Công ty Đầu tư Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam(Constrexim holdings) theo quyết định số 11/2002/QĐ-BXD trên cơ sở quyết định số 929/QĐ-TTg cho phép thực hiện thí điểm mô hình tổ chức “Công ty Mẹ – Công ty Con”. Trong thời kỳ này, hàng loạt Công ty đã có sự thay đổi về mô hình tổ chức quản lý, đặc biệt là các Tổng công ty nhà nước như các Tổng công ty 90, 91 trở thành các công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn, công ty Mẹ - công ty Con..., vì vậy đối với các ngành khác thì mô hình công ty Mẹ - công ty Con là không mới, nhưng với ngành Xây dựng thì đây là lần đầu tiên một doanh nghiệp trong ngành được nhà nước cho phép tổ chức hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con. 4Định hướng phát triển của Công ty trong những năm tới Tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty Constrexim theo mô hình “Công ty mẹ – Công ty con” phát triển theo định hướng đa sở hữu về vốn, trong đó Công ty mẹ là doanh nghiệp nhà nước độc lập, các Công ty con gồm các loại: Công ty con độc lập 100% vốn nhà nước, Công ty con cổ phần, Công ty con TNHH có từ 2 thành viên trở lên. Công ty mẹ không được hưởng một khoản phụ phí nào do các Công ty con phải nộp. Công ty mẹ ngoài quan hệ đầu tư vốn vào các Công ty con, còn có quan hệ về kinh doanh trên cơ sở hợp đồng kinh tế để thực hiện các dự án, công trình hoặc thương vụ cụ thể; quan hệ chỉ đạo định hướng phát triển nhằm liên kết sức mạnh giữa các Công ty con tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn bộ Công ty trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ. 1.3.Các lĩnh vực hoạt động chính Với đội ngũ, kỹ sư và chuyên gia giàu kinh nghiệm, công nhân kỹ thuật lành nghề, máy móc thiết bị chuyên dùng, phương tiện kiểm tra hiện đại, áp dụng quy trình quy phạm, tiêu chuẩn quốc tế, từ khi thành lập lại đến nay, Constrexim hoạt động theo mô hình mới và đăng ký hoạt động trong các lĩnh vực sau: - Xuất nhập khẩu vật liệu, thiết bị kỹ thuật xây dựng - Dịch vụ tư vấn, dịch thuật trong công tác xuất nhập khẩu đầu tư liên doanh phát triển sản xuất của ngành - Nhập khẩu các mặt hàng gia dụng và tiêu dùng, điện lạnh, điện máy, thiết bị vệ sinh, trang trí nội thất, ngoại thất. Nhập khẩu phương tiện vận tải, xe gắn máy, dịch vụ chuyển giao công nghệ và thiết bị công nghệ. Dịch vụ giao nhận vận tải chuyển khẩu - Xây dựng thi công các công trình công nghiệp, dân dụng, trạm biến thế; thiết kế, lắp đặt cơ điện, kỹ thuật điện lạnh - Nhận thầu thi công các công trình kỹ thuật hạ tầng (san lấp mặt bằng, xây dựng nền móng công trình, đường, cầu, cảng, hệ thống thoát nước...) - Lắp đặt thiết bị cho các dây chuyền công nghệ, thang máy - Xuất khẩu: nông sản, thuỷ sản, hàng thủ công mỹ nghệ, lâm sản chế biến, sản phẩm dệt may - Nhập khẩu: nhiên liệu các loại, nguyên liệu và vật tư phục vụ sản xuất - Nhập khẩu tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng khác - Đào tạo và xuất khẩu nguồn nhân lực - Xây dựng đường dây và trạm biến áp đến 110KV, các công trình thuỷ lợi - Đầu tư, xây dựng và kinh doanh phát triển các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư tập trung (đường giao thông, cấp thoát nước, chiếu sáng, thôngtin liên lạc, công viên cây xanh, xử lý nước thải và vệ sinh môi trường); thi công công trình bằng phương pháp khoan nổ mìn; tư vấn xây dựng; tổng thầu tư vấn, lập tổng dự toán và quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, đường dây và trạm biến thế điện, hệ thống thông tin liên lạc, cấp thoát nước, môi trường và các công trình kỹ thuật hạ tầng khác; tư vấn đấu thầu và hợp đồng kinh tế, tư vấn mua sắm vật tư-thiết bị; giám sát kỹ thuật các công trình xây lắp. 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Công ty Đầu tư Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam áp dụng mô hình cơ cấu tổ chức theo mô hình “Công ty Mẹ - Công ty Con” . Công ty Mẹ là Công ty Đầu tư Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam(Constrexim holdings) - Tổng công ty nhà nước, được thành lập và hoạt động trên cơ sở liên kết của nhiều đơn vị thành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, cung ứng, tiêu thụ, dịch vụ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị, hoạt động trong một hoặc một số chuyên ngành king tế - kỹ thuật chính, nhằm tăng cường khả năng kinh doanh của các đơn vị thành viên và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội trông từng thời kỳ. Công ty Đầu tư Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam bao gồm 26 đơn vị thành viên, trong đó có 18 đơn vị hạch toán phụ thuộc và 8 công ty con hạch toán độc lập. 4Cơ cấu tổ chức quản lý: Hội đồng giám đốc, ban kiểm soát; Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc; Các đơn vị thành viên. sơ đồ tổ chức sản xuất kinh doanh của constrexim theo mô hình công ty mẹ - Công ty con tổng giám đốc ban kiểm soát Công ty Xây dựng số 5 Xí nghiệp Xây dựng số 4 Xí nghiệp Xây dựng số 3 Công ty Xây dựng số 2 Công ty Xây dựng số 1 Công ty gạch ốp lát Terrazzo Công ty lắp máy điện nước Công ty Xây lắp Điện Chi nhánh Constrexim Đà Nẵng Công ty Xây dựng số 8 Chi nhánh Constrexim Hải Phòng Công ty Xây dựng số 10 Xí nghiệp Xây dựng số 9 Xí nghiệp Xây dựng số 6 Ban quản lý Dự án tập trung phó tổng giám đốc phụ trách xây lắp Phòng Kỹ thuật và Quản lý dự án Phòng Tài chính Kế toán Phòng Tổ chức Hành chính hội đồng giám đốc phó tổng giám đốc phụ trách kinh tế, nội chính phòngKế hoạch thị trường và Đầu tư các đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty thương mại và xuất khẩu lao động Công ty kinh doanh phát triển nhà Công ty cơ điện lạnh và kỹ thuật công trình Trung tâm tư vấn thiết kế xây dựng, cấp thoát nước và môi trường các công ty con hạch toán độc lập Công ty tnhh Tân Đô Công ty Xâylắp-cơgiới Công ty TNHH Phục Hưng Công ty đúc Tân Long Công ty thương mại và XD Miền Trung Công ty cổ phần xây dựng và thương mại AD Công ty thương mại và XD Sài Gòn Công ty TNHH Ban Mai 4Nhiệm vụ chức năng: Đứng đầu bộ máy quản lý là Tổng giám đốc Công ty, tiếp đến là các Phó tổng giám đốc và các phòng ban chức năng, các Phó tổng giám đốc giúp việc cho Tổng giám đốc điều hành doanh nghiệp theo phân công và uỷ quyền của Tổng giám đốc. Mỗi phòng ban có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn riêng được quy định bằng văn bản, cụ thể như sau: Tổng giám đốc là người đại diện pháp nhân của Công ty trước pháp luật, có quyền điều hành cao nhất, chịu trách nhiệm trực tiếp trước người ra quyết định bổ nhiệm và trước pháp luật về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trực tiếp chịu sự điều hành của Tổng giám đốc có 2 Phó tổng giám đốc, 5 phòng ban chức năng và 26 đơn vị thành viên. Hội đồng giám đốc: thực hiện chức năng quản lý hoạt động doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước chính phủ hoặc cơ quan quản lý nhà nước - Bộ Xây dựng, đựơc Bộ Xây dựng uỷ quyền về sự phát triển của Công ty theo mục tiêu được giao. Ban kiểm soát: có chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của Tổng giám đốc, bộ máy doanh nghiệp và các đơn vị thành viên trong hoạt động tài chính, chấp hành điều lệ doanh nghiệp, các quyết định của hội đồng giám đốc, chấp hành pháp luật. Phó tổng giám đốc phụ trách kinh tế, nội chính: trực tiếp điều hành, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các phòng ban như phòng kế hoạch thị trường và đầu tư, phòng Tổ chức Hành chính, phòng Tài chính Kế toán; chịu trách nhiệm trước giám đốc và có nhiệm vụ đề xuất phương án tổ chức bộ máy, sắp xếp lao động trong lĩnh vực công tác phụ trách. Phó tổng giám đốc phụ trách xây lắp: có chức năng điều hành, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của phòng Kỹ thuật và Quản lý dự án, ban Quản lý dự án tập trung, giám sát điều hành hoạt động của các đơn vị thành viên là các Công ty Xây dựng và Xí nghiệp Xây dựng thực hiện xây dựng, thi công các công trình, hạng mục công trình đúng tiến độ và mục tiêu đã định. Phòng Kế hoạch thị trường và Đầu tư: lập kế hoạch ,lập dự án đầu tư xây dựng, lập và xây dựng các phương án kinh tế kinh doanh khác; nghiên cứu thị trường, khai thác khách hàng, lập kế hoạch xuất nhập khẩu, thiết lập và theo dõi việc thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng xuất nhập khẩu của Công ty với khách hàng và nhà cung ứng. Phòng kỹ thuật và quản lý dự án: có nhiệm vụ điều tra, nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật trong công tác thiết kế, thi công xây dựng, đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án và chất lượng công trình; lập, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán hạng mục công trình; tư vấn xây dựng( tư vấn giám sát, lập hồ sơ thầu...); giám sát và điều hành thi công chung ngoài công trình. Phòng Tài chính Kế toán: trực tiếp làm công tác tài chính kế toán trong Công ty bao gồm theo dõi tình hình hoạt động của Công ty, thực hiện ghi chép thống kê, tổng hợp số liệu liên quan đến kết quả kinh doanh, lập báo cáo, phân tích hoạt động kinh doanh quản lý vốn bằng tiền, tài sản... thực hiện hạch toán kinh tế theo chế độ kế toán nhà nước và Công ty quy định, cung cấp các thông tin tài chính phục vụ cho việc ra quyết định của ban giám đốc, đồng thời cũng thực hiện lập các dự toán, kiểm tra việc thực hiện dự toán, định mức chi tiêu sử dụng tài sản, vốn và kinh phí. Phòng Tổ chức Hành chính: có nhiệm vụ quản lý, sắp xếp nhân sự cho phù hợp với yêu cầu của các phòng ban, điều động và tuyển dụng lao động, tổ chức họp, hội nghị và thực hiện công tác quản lý văn phòng nói chung. Ban Quản lý Dự án tập trung: tổ chức quản lý việc thực hiện đầu tư xây dựng đồng bộ các dự án cụ thể do Công ty đầu tư, bao gồm lập hồ sơ hoàn tất thủ tục dự án, phương án đền bù, giải phóng mặt bằng...; kiểm tra giám sát chất lượng thi công, xác định khối lượng giá trị nghiệm thu bộ phận, hạng mục công trình và tiến hành các công tác quản lý khác trong vai trò đại diện chủ đầu tư. Các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc: thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do Công ty mẹ giao, được ký kết các hợp đồng kinh tế theo phân cấp của Công ty, được chủ động thực hiện các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, tổ chức và nhân sự theo sự phân cấp và uỷ quyền của Công ty . Các đơn vị thành viên hạch toán độc lập: có quyền và nghĩa vụ nhận, đảm bảo và phát triển vốn, thực hiện quyết định của Công ty về điều chỉnh vốn và các nguồn lực phù hợp với nhiệm vụ của đơn vị; được chủ động kinh doanh trên cơ sở phương án phối hợp với kế hoạch chung của Công ty; thực hiện một số uỷ quyền khác (ký kết hợp đồng, thực hiện các dự án đầu tư phát triển theo kế hoạch ...); có nhiệm vụ trích nộp vào các quỹ tập trung của Công ty theo điều lệ quy định. Ngoài ra còn có 2 liên doanh do Constrexim holdings tham gia góp vốn là Liên doan Sản xuất Vật liệu Xây dựng Constrexim-Cosinco Tây Ninh và Liên doanh đầu tư nhà máy nghiền xi măng Bửu Long giữa Constrexim holdings-Công ty khai thác cát Đồng Lai-Công ty TNHH sản xuất vôi, thương mại và dịch vụ Thống Nhất. Công ty có 2 văn phòng đại diện ở nước ngoài là Văn phòng Đại diện tại Matxcova và Văn phòng Đại diện tại nước Cộng hoà Palau. Tuy nhiên mô hình tổ chức Công ty Mẹ – Công ty Con của Constrexim chỉ mới thực sự triển khai được hơn một năm, thời gian còn quá ngắn để có thể có được những đánh giá, tổng kết một cách chính xác, ngay cả ý kiến về mô hình tổ chức của loại hình này vẫn còn đang tranh luận: Hội đồng quản trị hay Hội đồng giám đốc và một số vấn đề khác…Mặc dù còn không ít khó khăn trong việc tổ chức thực hiện, nhưng thực tế những thành quả SXKD trong năm đầu thí điểm mô hình mới và những vị thế mà Constrexim có được trên thương trường đã khẳng định hiệu quả của mô hình mới này. 3. Những đặc điểm cơ bản về kinh tế- kỹ thuật 3.1. Nhiệm vụ kinh doanh và thị trường Nhiệm vụ kinh doanh: Qua những vấn đề đã tiếp cận ở phần i có thể khái quát nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp như sau: tư vấn, thiết kế thi công các công trình xây dựng, kiểm tra chất lượng, giám sát kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và phát triển đầu tư, kinh doanh phát triển nhà, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, xuất nhập khẩu, đào tạo và xuất khẩu lao động. Đặc biệt trong quá trình đầu tư phát triển, hội nhập khu vực và thế giới. Đầu tư là một lĩnh vực không mới nhưng với Công ty lại mang tầm chiến lược, hoạt động đầu tư của Công ty mang lại lợi nhuận rất lớn, có thể đạt từ 7%-10% và phù hợp với mô hình công ty mẹ đầu tư cho các công ty con hoạt động. Chính vì vậy Công ty đã thành lập trung tâm đầu tư kinh doanh phát triển nhà, trung tâm tư vấn thiết kế xây dựng đầu tư vào các Công ty con như Đúc Tân Long, sản xuất vật liệu xây dựng, liên doanh xây dựng hệ thống hạ tầng kinh tế.... mang lại một sắc thái mới, luồng khí mới cho Công ty, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế thế giới. Với vai trò là Công ty Mẹ, trong quá trình sản xuất kinh doanh, Công ty Đầu tư Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam (Constrexim holdings) còn có nhiệm vụ chỉ đạo định hướng phát triển cụ thể nhằm liên kết các Công ty con, tạo ra sức mạnh tổng hợp giúp Công ty phát triển bền vững. Sản phẩm - Thị trường: Do nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu là trong lĩnh vực xây dựng nên sản phẩm chủ yếu là sản phẩm xây lắp, ngoài ra còn có các các sản phẩm xuất nhập khẩu và một số sản phẩm khác. - Sản phẩm xây lắp là các công trình xây dựng, vật kiến trúc, hạng mục công trình có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất lâu dài, quá trình sản xuất (thi công) tạo ra sản phẩm phải chia thành nhiều giai đoạn. Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, các điều kiện phục vụ sản xuất thì phải di chuyển theo nơi đặt sản phẩm, nơi sản xuất cũng chính là nơi tiêu thụ, và sản phẩm xây lắp được tiêu thụ( bàn giao) theo giá dự toán hoặc giá tự thoả thuận với chủ đầu tư từ trước khi thi công. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với quá trình kiến thiết đất nước, khi mà chưa bao giờ các vấn đề như xây dựng cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư, xây dựng khu công nghiệp, tiểu khu công nghiệp, khu đô thị mới, nhà ở... lại được quan tâm nhiều như hiện nay. Do vậy, xây dựng là ngành sản xuất vật chất vốn đã quan trọng, không thể thiếu trong hệ thống các ngành kinh tế quốc dân nay lại càng trở nên quan trọng, đó là một thuận lợi cho Constrexim khẳng định mình trong thời kỳ mới. Nhanh chóng nắm bắt thời cơ, sản phẩm xây lắp của Công ty đã có mặt trên phạm vi toàn quốc, trong đó có nhiều công trình trọng điểm của nhà nước.Với chất lượng và uy tín của các công trình đã thi công, Công ty không chỉ dừng lại ở việc chiếm lĩnh thị trường trong nước mà bước đầu đã vươn ra thị trường khu vực và thế giới. - Các sản phẩm xuất nhập khẩu chủ yếu bao gồm: Vật liệu, thiết bị kỹ thật xây dựng Hàng gia dụng và tiêu dùng, điện lạnh, điện máy, thiết bị vệ sinh, trang trí nội thất, ngoại thất Một số sản phẩm khác ( nông sản, thủ công mỹ nghệ, dệt may....) Thị trường của các sản phẩm xuất nhập khẩu này chủ yếu là thị trường ngành, xuất nhập khẩu các sản phẩm chủ yếu phục vụ cho hoạt động xây lắp của Công ty Contrexim, các Công ty thành viên và một số Công ty khác trong ngành Xây dựng. 3.2. Đặc điểm về tài chính Bảng 1: Tình hình tài chính của Công ty qua một số năm (Đơn vị: VNĐ) Chỉ tiêu 2000 2001 2002 1.Tổng số vốn 120.436.354.465 207.558.152.036 266.501.668.116 - Vốn Lưu động 101.517.113.453 187.937.844.837 224.889.522.367 - Vốn cố định 18.919.241.012 19.620.307.199 41.612.145.749 - Vốn chủ sở hữu 20.546.263.619 24.221.758.585 29.621.145.723 - Vốn vay 99.890.090.846 183.336.393.451 236.880.522.393 2. Doanh thu 329.386.250.031 434.626.000000 573.346.000.000 3. Lợi nhuận trước thuế 3.243.195.323 3.416.445.644 4.123.040.000 4. Lợi nhuận sau thuế 2.096.304.284 2.189.818.058 2.642.710.000 Nguồn:Báo cáo tài chính đã được kiểm toán qua các năm Về nguồn vốn dài hạn: Nguồn vốn dài hạn của Công ty chủ yếu là do nhà nước cấp. Cho đến nay Công ty đã thực hiện tốt việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn này. Tổng vốn chủ sở hữu liên tục tằng lên trong những năm qua: Năm 1999 là 18.401.929.336 đồng Năm 2000 là 20.546.263.619 đồng Năm 2001 là 24.221.758.585 đồng Năm 2002 là 29.621.145.723 đồng Về cơ cấu vốn: Nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được hình thành từ vốn do ngân sách nhà nước cấp, vốn vay, vốn tích luỹ từ kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm. Tổng vốn kinh doanh không ngừng tăng lên trong các năm qua. Năm 2001, tổng vốn kinh doanh là 207.558.152.036 đồng, trong đó vốn nhà nước cấp là 21.125.362.716 đồng (chiếm 10%). Năm 2002, tổng vốn kinh doanh là 266.501.668.116 đồng, trong đó vốn nhà nước chiếm khoảng 10%. Như vậy, vốn nhà nước cấp chiếm một tỷ lệ rất ít trong tổng vốn kinh doanh của Công ty, điều đó chứng tỏ Công ty Đầu tư Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam đã tự chủ nhiều trong sản xuất kinh doanh, ít phụ thuộc vào nhà nước. Hệ số Nợ/ Tổng vốn (G) của Công ty khoảng 78% (năm1999), 82% (năm 2000) và 88% (năm 2001), 88% (năm 2002). Như vậy tỷ lệ nợ của Công ty là rất cao, trong số vốn nợ này thì tiền vay ngân hàng là khá lớn nên có thể nói đây là nguồn đảm bảo về vốn khá vững chắc cho đơn vị. Vốn vay chiếm gần 90% tổng vốn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng lại chiếm khoảng 40% trong tổng doanh thu hàng năm, cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn tự có và vốn vay rất hiệu quả. Tóm lại, bằng những chiến lược và kế hoạch cụ thể, những quyết định năng động, nắm bắt kịp thời các chính sách, cơ chế, công cụ quản lý tài chính của nhà nước, áp dụng một cách phù hợp vào tình hình cụ thể của Công ty không những giúp doanh nghiệp việc bảo toàn và sử dụng, quản lý và phân phối vốn một cách có hiệu quả mà còn tạo được niềm tin với khách hàng và những nhà cung cấp tài chính. Năm 2003, Công ty đã thu được những kết quả đáng khích lệ, với giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 1400 tỷ và doanh thu thực tế gần 1300 tỷ đồng. Ước tính năm 2004 Công ty dự kiến sẽ đạt doanh thu 1600 tỷ đồng với lợi nhuận khoảng 20 tỷ. Tuy nhiên Công ty vẫn gặp phải một khó khăn về vốn. Đó là vốn dùng cho sản xuất kinh doanh của Công ty chủ yếu là vốn đi vay phải trả lãi, trong khi đó vốn bị ứ đọng ở các chủ công trình lại không được tính lãi. Mặt khác các công trình mà Công ty thi công, đại đa số là quy mô lớn, thời gian thi công kéo dài, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác lập giá dự thầu của Công ty. 3.3. Đặc điểm về trang thiết bị 3.3.1. Thống kê máy móc thiết bị Trang thiết bị của Công ty Đầu tư Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam chủ yếu gồm : Thiết bị xe máy thi công thiết bị thí nghiệm, kiểm tra Bảng 2: Thiết bị xe máy thi công Tên thiết bị Nước sản xuất Năm sản xuất S.lg Công suất hoạt động 1. Máy xúc Máy xúc T745 Tiệp 1990 3 0,4 m3 Máy xúc D 4113 Nga 1989 2 0,4 m3 Máy xúc DM350 Mỹ 1994 3 0,8 m3/gầu Máy xúc HITACHI Nhật 1997 4 1,2-1,5 m3/gầu Máy xúc gầu nghịch thuỷ lực, bánh lốp KOBELCO Nhật 1990 8 0,8-2,5 m3/gầu Máy xúc E-652 Nga 1993 4 0,65 m3/gầu Máy xúc gầu nghịch KOMSU Nhật 1993-1996 6 1,5-2,5 m3/gầu Máy xúc gạt liên hợp A312-LIEBHERR Đức 1990-1996 3 0,8-1,5m3/gầu Máy xúc thuỷ lực đa năng UDS 211 CH Séc 1997 2 0,8m3/gầu; taycần16m 2. Xe tự hành Xe tải có cần trục EVECO Italia 1996 2 3,5 tấn Xe tải có cần trục Tadano Nhật 1994 5 5 tấn 3. Thiết bị cẩu lắp Cần trục bánh lốp ADK 70 Đức 1990 5 7 tấn Cầntrục bánhlốp ADK12,5T Đức 1989 8 12,5 tấn Cần trục bánh lốp KC-3577 Nga 1987 5 12 tấn Cần trục bánh lốp TADANO Nhật 1997 2 25 tấn Cần trục bánh lốp TADANO Nhật 1995 1 30 tấn Cần trục tháp POTAIN Pháp 1994 2 H=50 L=50 Cần trục tháp KBGS 450 Nga 1993 1 H=50 L=50 Cần trục tháp LIEBHER Đức 1997 1 H=75m L=50m 4. Máy trộn vữa Máy trộn vữa TQ T.Quốc 1993-1996 7 150 l Máy trộn vữa VN Việt nam 1992-1994 3 180 l 5. Máy trộn bê tông Máy trộn bê tông VN Việt nam 1993-1996 13 250 l Máy trộn bê tông TQ T.Quốc 1992-1995 11 350 l Máy trộn bê tông TQ T.Quốc 1995 6 500 l 6. Máy xúc lật Xúc lật BUMAR PhầnLan 1992-1998 3 1 m3 Xúc lật KOMASU Nhật 1995 1 1,8 m3 Xúc lật KAEBLE GMEINDER SL 18E Đức 1996 1 2,2 m3 7. Máy đầm Máy đầm bàn Việt nam 1914-1998 15 1-1,3KW Đầm dùi các loại T.Quốc 1995-1998 128 &30-&70 Máy đầm cóc MIKSA Nhật 1993-1996 31 12-15HP 8. Xe lu Lu bánh thép 6-8 tấn Nga 1988-1994 8 6-8 tấn Lu rung SAKAI Nhật 1995 4 12 tấn Lu bánh lốp LIIGâT Nhật 1997 6 10 tấn 9. Máy ủi Máy ủi DT 75 Nga 1992 3 75CV Máy ủi KOMASU Nhật 1996 3 110CV Máy ủi T130 Nga 1994 2 130CV 10. Xe tải Xe tải nhỏ HYUNDAI Hàn Quốc 1995 4 2,5 tấn Xe tải nhỏ KIA Hàn Quốc 1994 5 2,5 tấn Xe tải nhỏ XANGXING Tr.Quốc 1996 5 2,5 tấn 11. Thiết bị vận tải chuyên dùng Xe ben tự đổ ZIL 130 Nga 1986-1988 5 5 tấn Xe ben tự đổ KIA HànQuốc 1994 6 5 tấn Xe ben tự đổ HINO Nhật 1996-1998 4 5,6 tấn Xe ben tự đổ IFA W50 Đức 1986-1989 10 5 tấn Xe ben tựđổHYUNDAI H-1500-BD-B1 HànQuốc 1997 4 20 tấn Xe ben tự đổ MAZ 5551 Nga 1988-1991 5 8 tấn Xe ben tự đổ KAMZ5511 Nga 1990 2 10 tấn 12. Máy rải hỗnhợp bê tông Máy rải hỗn hợp bê tông Asphalt nhựa NIIGAT Nhật 1998 1 170 tấn/h Máy rải hỗn hợp bê tông Asphalt nhựa NIIGAT Nhật 1995 1 200 tấn/h 13. Máy bơm nước Máybơmnước chạy xăng Nhật 1993-1998 6 20m3/h Máy bơm nướ chạyđiện Mỹ 1995 4 30 Máy bơm nước KOBUTA Nhật 1995 5 50 Máy bơm nước chạy xăng Nhật 1994-1996 5 54 Máy bơm nước chạy xăng KOBUTA Nhật 1993-1997 5 100 Máy bơm nước chạy điện 4K-6 Nga._. 1986 2 120 14. Máy phát điện Máy phát điện KOBUTA Nhật 1994 3 50 KVA Máy phát điện HONDA Nhật 1996 3 75 Máy phát điện DENYO Nhật 1994 2 220 15. Máy hàn điện Máy hàn điện DENYO Nhật 1996 36 30 KW Máy hàn điện KOBUTA Nhật 1997 44 24 Máy hàn điện Việt nam 1994 22 12-24 16. Máy cắt đường asphalt Máy cắt đường MCD-218-MIKASA Nhật 1996 15 H=22 Máy cắt bê tông HITI Đức 1992-1998 10 -&=160d=150m Máy kéo, uốn thép MK32 Nhật 1993 12 &max=32 Máy cắt thép MKR32 Nhật 1993 13 dmax=4mm 18. Máy gia công cơ khí Máy cắt dập liên hợp MAKI Nhật 1995 3 &125 Máy khoan cần Việt nam 1996 5 1,2KW Máy mài kim loại AFG Đức 1996 5 1,7KW Máy ép sấn thuỷ lực B100/26 Đài Loan 1998 2 2,1 KW Máy cắt thuỷ lực HO 832 Đài Loan 1998 1 dmax=4mm Dây chuyền cuốn lốc tôn Đài Loan 1997 2 dmax=4mm Máy gấp mép tôn Đài Loan 1997 2 dmax=4mm Máy cưa Nhật 1995 6 1,7 KW Máy cắt PLATSMA Nhật 1995 4 2,1 KW Máy ren ống Nhật 1996 4 dmax=4mm 19. Máy nén khí AirMan Nhật 1997 5 18,5m3/phút 20. Búa phá bê tông Búa phá bê tông Nhật 1995 12 20KW Búa phá bê tông Super Breaker Nhật 1994-1996 8 20KW Búa phá bê tông Đài Loan 1994 10 20KW 21. Máy trắc địa Máy kinh vĩ TOPCON GTS Nhật 1994 8 Máy thuỷ bình TOPCON GTS Nhật 1995 7 Máy kinh vĩ SOKIA Nhật 1995 5 22. Máy bơm thử áp lực Máy thử áp lực đường ống chạy xăng Nhật 1991 5 24/ cm2 Máy thử áp lực đường ống chạy điện NAGOVA Phần Lan 1997 1 16kg/cm2 Máy thử áp lực đường ống vận hành tay Pitong Việt nam 1996 4 12kg/cm3 23.Các loại máykhác Trạm trộn bê tông KABAG 303 Đức 1994 5 45 m3/h Xe vận chuyển bê tông HànQuốc 1994 1 6 m3 Xe bơm bê tông HànQuốc 1994 4 60 m3/h Ô tô đầu kéo Nga 1992 1 20 tấn Xe chuyên dụng vận chuyển ống cống Nga 1993 3 12-15 tấn Xe tưới nhựa đường Nga 1994 2 190CV Máy san Nga 1989 2 110CV Xe téc nước Nhật 1996 4 8-10m3 Xe thang MULTICA Nhật 1998 5 Xe nâng hàng YALE GDP 45 MF Nhật 1994 2 Máy ép cọc T.Quốc 1998-1999 2 Máy khoan cọc nhồi SUMITOMO Nhật 1997 10 100-150 tấn Máy ép cọc cừ KRUPP Đức 1992-1995 1 800-1500mm Palăng xích Nga 1994 10 120 KN Dàn giáo Việt nam 2000 20 0,5-10 tấn Kích thuỷ lực Mỹ 1994 10 10-20 tấn Thiết bị cấp cứư y tế công trường Pháp 1997 25 Nguồn: Báo cáo tình trạng kỹ thuật máy móc thiết bị năm 2003 Bảng 3: Dụng cụ thí nghiệm kiểm tra Loại dụng cụ Tính năng Kỹ thuật Nước Sản xuất Số lượng Công suất sử đụng Khuôn đúc mẫu bê tông 10x10x10 Nga 50 85% 15x15x15 Nga 50 85% 20x20x20 Nga 55 85% Côn thử độ sụt bê tông 15x25x50 Việt Nam 26 95% Chuỳ thử độ chặt đất 200g Pháp 25 100% Hộc đong vật liệu để kiểm tra cấp phối bê tông, vữa… 0,2 m3 Việtnam 30 100% 0,5 Việtnam 27 100% Thước kẹp kiểm tra đường kính, độ dày của thép  60,1mm Nga 101 100% Máy bơm thẻ áp lực dường ống vận hành tay Pitong 12kg/cm3 Việtnam 10 95% Máy thử áp lực 4AM 2532017 6kg/c m3 Nga 5 95% Súng bắn bê tông #100-#400 Pháp 5 95% Dụng cụ đo diện trở nối đất 1V-10V Nga 4 90% Máy nén mẫu bê tông MH-1300-DE Pháp 4 90% Máy thí nghiệm cường độ thép UMIB-600-Ư Pháp 3 85% Các loại sàng tiêu chuẩn PFIB-400 Pháp 5 75% Tủ sấy vật liệu Pháp 3 bộ 90% Thiết bị từ tính Pháp 4 90% Nguồn: Báo cáo tình trạng kỹ thuật máy móc thiết bị năm 2003 3.3.2. Đặc điểm máy móc thiết bị Trực tiếp phục vụ cho công tác thi công xây lắp là các thiết bị xe máy thi công, những thết bị này chiếm một số lượng lớn, với nhiều loại, chủng loại, kiểu, nhãn hiệu khác nhau, đại đa số được sản xuất từ những năm 90 trở lại đây, đặc biệt có những thiết bị được sản xuất vào năm 1998-2000 như máy đầm, máy xúc lật BUMAR, giàn giáo và một số thiết bị vận tải chuyên dùng là những thiết bị tương đối mới và hiện đại. Ngoài ra còn có những dụng cụ thiết bị thí nghiệm kiểm tra chất lượng thi công. Ngoài một số do Việt Nam sản xuất còn lại đa số những thiết bị này được nhập về từ nhiều nước khác nhau mà chủ yếu là từ Nhật, Nga, Pháp... Các thiết bị này đều ở trong tình trạng kỹ thuật tốt tuy nhiên với một khối lượng lớn các công trình mà Công ty đang thực hiện như hiện nay thì hiệu suất sử dụng các máy móc thiết bị này là tương đối cao. Do vậy để đảm bảo chất lượng của máy móc thiết bị cũng như để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh xây lắp của Công ty ngoài việc định kỳ kiểm tra, duy tu bảo dưỡng Công ty không ngừng cải tiến, đổi mới số trang thiết bị hiện có. Một số thiết bị cũ đang chờ thanh lý đồng thời thay vào đó là một số thiết bị mới. Qua thống kê về năng lực trang thiết bị của Constrexim như trên cho thấy với một số lượng lớn máy móc thiết bị, đa dạng về chủng loại, tương đối hiện đại và đồng bộ như hiện nay là một yếu tố vô cùng quan trọng góp phần làm tăng chất lượng công trình, tăng uy tín của Công ty , đồng thời đáp ứng được những đòi hỏi cao của khách hàng về một công trình có chất lượng tốt, bền vững và có giá trị thẩm mỹ cao. Góp phần làm tăng ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp, đặc biệt là trong công tác đấu thầu. 3.4. Đặc điểm nguồn nhân lực 3.4.1. Thống kê nhân lực Bảng 4: Cán bộ quản lý chuyên môn, kỹ thuật TT Cán bộ quản lý số lượng Số năm kinh nghiệm < 5năm ≥ 5năm ≥ 10năm ≥15năm 1 Thạc sỹ 15 5 4 4 2 Kỹ sư xây dựng 95 18 39 26 2 3 Kiến trúc sư 54 13 20 16 12 4 Kỹ sư điện 17 3 5 6 5 5 Kỹ sư giao thông 19 5 6 5 3 6 Kỹ sư môi trường đôthị 10 2 3 3 3 7 Kỹ sư vật liệu xâydựng 10 2 5 3 2 8 Kỹ sư máy xây dựng 14 3 6 4 9 Kỹ sư thông gió cấp nhiệt 10 1 5 3 1 10 Kỹ sư xây dựng cảng 5 3 2 1 11 Kỹ sư cấp thoát nước 10 2 3 3 2 12 Kỹ sư cơ khí 15 2 7 4 2 13 Kỹ sư kinh tế xây dựng 25 5 12 5 3 14 Kỹ sư đo đạc 25 4 11 7 3 15 Cử nhân kinh tế 18 3 8 5 2 16 Cử nhân ngoại thương 18 2 8 5 3 17 Cử nhân tài chính kế toán 20 5 8 5 2 18 Cử nhân luật 8 2 1 3 2 19 Kỹ sư các nghành khác 7 3 3 1 20 Cao đẳng+ trung cấp cácngành 10 2 5 3 Tổng cộng 405 79 162 115 49 Nguồn: Báo cáo chất lượng cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ quý 1năm 2003 Bảng 5: Công nhân kỹ thuật TT Công nhân kỹ thuật Số lượng Bậc 2/7 Bậc 3/7 Bậc 4/7 Bậc 5/7 Bậc 6/7 Bậc 7/7 1 Công nhân vận hành máy xây dựng 380 93 72 86 63 45 21 2 Công nhân lắp máy 26 3 2 3 8 8 2 3 công nhân điện 40 4 5 4 16 9 2 4 công nhân cơ khí 42 3 6 5 15 11 2 5 công nhân hàn 207 14 26 35 64 61 7 6 CN lắp đặt thiết bị đường ống 30 6 4 9 8 3 7 CN lắp đặt thiết bị cơ điện lạnh 38 3 4 6 12 10 3 8 công nhân nề 308 25 47 32 94 76 34 9 công nhân bê tông 235 23 20 35 78 57 22 10 công nhân sắt 258 38 28 20 82 72 18 11 công nhân cốt pha 230 26 23 27 78 65 11 12 công nhân mộc 76 5 6 15 24 19 7 13 công nhân trắc đạc 40 4 6 13 11 6 14 công nhân sản xuất VLXD 30 5 2 4 11 5 3 15 công nhân kỹ thuật khác 20 2 3 8 7 16 Lao động phổ thông 50 17 Lái xe 30 13 17 Tổng 2040 255 270 285 575 464 141 Nguồn: Báo cáo chất lượng công nhân quý 1 năm 2003 3.4.2. Trình độ, cơ cấu, điều kiện lao động và thù lao lao động Trình độ lao động và cơ cấu lao động cơ cấu: Công ty Đầu tư Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam gồm một đội ngũ đông đảo các cán bộ kỹ sư, kỹ thuật được đào tạo chuyên ngành trong nước hoặc tu nghiệp ở nước ngoài về tổ chức quản lý và thi công các công trình xây dựng cùng đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề trong việc thi công các công trình xây dựng có quy trình công nghệ phức tạp, đòi hỏi tính kỹ thuật, mỹ thuật cao. Trong đó: Tổng số cán bộ công nhân viên : 2445 aTrình độ trên đại học : 15 a Trình độ đại học : 380 a Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp : 10 a Cônh nhân xây dựng bậc cao : 1180 a Công nhân lành nghề khác : 810 a Công nhân hợp đồng : 50 - Tỉ lệ cán bộ quản lý chuyên môn, kỹ thuật chiếm khoảng 17% trong tổng số cán bộ công nhân viên toàn Công ty, trong đó 4% số cán bộ có trình độ trên đại học, 94% có trình độ đại học và 2% là cao đẳng và trung cấp, họ đều là những người dày dạn kinh nghiệm trong tổ chức quản lý thi công công trình xây dựng, 40% trong số họ có kinh nghiệm trên 10 năm, 40% có kinh nghiệm trên 5 năm và 20% có kinh nghiệm dưới 5 năm. - Tổng số công nhân kỹ thuật của Công ty là 2040, chiếm 83% trong tổng số cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Trong đó, công nhân bậc 5/7 chiếm 29%, tiếp đến là công nhân bậc 6/7 chiếm 23%, bậc 3/7 chiếm 14%, 4/7 chiếm 14%, 2/7 chiếm 13% và công nhân 7/7 chiếm 7%. 82% trong số họ là lao động trực tiếp trong lĩnh vực xây lắp, còn lại là công nhân sản xuất vật liệu xây dựng, lái xe và một số lao động phổ thông khác. Với một doanh nghiệp mà hoạt động chủ yếu là xây lắp như Công ty Đầu tư Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam thì đây là một cơ cấu lao động tương đối hợp lý, tuy nhiên chất lượng lao động chưa đồng đều, trình độ tay nghề của người công nhân cần phải được nâng cao hơn nữa, số thợ bậc 7/7 chỉ chiếm có 7% trong khi thợ bậc 2/7 lại chiếm 13% trong hơn hai nghìn công nhân, vì vậy muốn tăng chất lượng lao động Công ty cần tăng thêm đội ngũ thợ bậc 7/7 đồng thời giảm bớt số lượng công nhân bậc 2/7. Điều kiện lao động và thù lao lao động: Lao động chủ yếu của Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, trong khi đó việc sản xuất sản phẩm xây lắp lại chủ yếu diễn ra ngoài trời, chịu tác động, chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố thời tiết khí hậu vì vậy điều kiện lao động của công nhân rất vất vả, hơn nữa sản phẩm xây lắp là cố định tai nơi sản xuất nên mọi điều kiện phục vụ cho xây dựng trong đó có cả công nhân đều phải di chuyển theo địa điểm đặt công trình. Những công trình do Công ty thi công phân bố trên mọi miền đất nước, do vậy khác với các công nhân của các lĩnh vực sản xuất khác, công nhân xây dựng không chỉ lao động mà còn phải sinh hoạt trên công trường cho đến khi công trình này hoàn thành thì lại tiếp tục công trình khác, đó là những khó khăn mang tính đặc thù của ngành xây dựng. Tuy nhiên Công ty Đầu tư Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam luôn cố gắng tạo những điều kiện lao động tốt nhất cho công nhân và hạn chế tối đa sự cố có thể xảy ra để công nhân yên tâm trong lao động. Thu nhập bình quân của những công nhân này vào khoảng 800.000đồng/tháng, trong đó người có thu nhập cao nhất vào khoảng từ 1,5-2 triệu đồng (đối với công nhân xây dựng bậc cao, thâm niên nhiều năm) và những công nhân có mức lương thấp nhất vào khoảng 300 –500 nghìn đồng (đối với những lao động phổ thông). Ngoài lương công nhân còn nhận được các khoản phụ cấp khác như tiền thưởng, tiền ăn ca ...và được trợ cấp BHXH đúng theo quy định của nhà nước.Với trình độ lao động và mức độ lành nghề của người công nhân trong Công ty như hiện nay thì chính sách tiền lương như vậy là tương đối thoả đáng, đảm bảo được tái sản xuất sức lao động và có tích luỹ. Tuy nhiên để sử dụng sức lao có hiệu quả hơn và để khuyến khích tinh thần tích cực lao động của cán bộ công nhân viên trong toàn doanh nghiệp thì Công ty cần phải phát huy tốt hơn nữa việc sử dụng tiền lương làm đòn bẩy kinh tế, thực hiện tốt công tác quản lý lao động và tiền lương, đảm bảo thoả đáng cho người lao động theo thời gian và khối lượng công việc mà họ đã cống hiến cho Công ty. 3.5. ảnh hưởng của các đặc điểm trên tới công tác lập giá dự thầu của Công ty Qua những đặc điểm cơ bản về kinh tế - kỹ thuật phân tích ở trên cho thấy những đặc điểm này có ảnh hưởng lớn tới công tác lập giá dự thầu của Công ty, có thể phát sinh những chi phí làm tăng hoặc giảm mức dự toán, làm thay đổi giá dự thầu: - Sản phẩm xây dựng chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện tự nhiên, địa chất, thuỷ văn, điều kiện về thời tiết khí hậu ở địa phương, giá vật liệu đến chân công trình, giá nhân công, điều đó làm cho giá của các bộ phận công trình rất khác nhau ngay cả khi sử dụng một thiết kế định hình. Các rủi ro về thiên tai như mưa, lũ… cần phải được lường trước nếu có thể. Việc gián đoạn quá trình thi công do thời tiết gây khó khăn cho việc lựa chọn trình tự thi công, làm chi phí phát sinh tăng do có dự trữ, làm ảnh hưởng tới mức dự toán, làm thay đổi chi phí xây lắp công trình. - Với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật, lực lượng công nhân lành nghề cộng với tiềm lực lớn về trang thiết bị, máy móc kỹ thuật là điều kiện tốt giúp Công ty khai thác triệt để các tiềm năng này để hạ giá thành xây lắp, nâng cao chất lượng công tác lập và quản lý giá dự thầu. - Việc di chuyển lực lượng sản xuất và cơ sở vật chất phục vụ tạm thời cho sản xuất thực hiện một cách liên tục từ công trình này sang công trình khác dẫn tới quy trình tổ chức sản xuất không ổn định, điều kiện về môi trường sống, làm việc của công nhân thay đổi liên tục ảnh hưởng tới năng suất lao động chung của toàn công trình, kéo dài tiến độ, ứ đọng vốn. Vì vậy trong trường hợp thời gian quá dài cần phải xem xét đến các rủi ro cũng như các yếu tố làm trượt giá như lạm phát, lãi suất thị trường thay đổi. - Các công trình xây dựng có lợi thế so sánh do điều kiện của địa phương đem lại như công trình gần guồn nguyên vật liệu xây dựng, máy xây dựng, sẵn nhân công hoặc thuê được nhân công tại chỗ với giá rẻ…sẽ có nhiều lợi thế trong việc hạ thấp chi phí sản xuất, hạ giá thành xây lắp đồng nghĩa với giá dự thầu giảm, khả năng trúng thầu sẽ cao hơn. - Ngoài ra, sản phẩm xây dựng thường là các công trình có giá trị lớn, vốn đầu tư nhiều, thời gian xây dựng kéo dài, Công ty có thể gặp phải các rủi ro ngẫu nhiên theo thời gian, khi công trình hoàn thành dễ bị hao mòn vô hình do tiến bộ khoa học công nghệ, tuy nhiên những yếu tố này khó có thể tính toán cụ thể, chỉ có thể dựa vào kinh nghiệm và năng lực của Công ty. Tóm lại, sản phẩm xây dựng có tính đa dạng và cá biệt cao, mang tính đơn chiếc, gắn liền với điều kiện địa phương nơi đặt công trình, các đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật của mỗi sản phẩm là không giống nhau vì vậy việc xác định giá dự thầu cho mỗi công trình là tương đối phức tạp, đòi hỏi trong công tác lập giá dự thầu phải tính toán một cách đầy đủ, kỹ lưỡng, chính xác cũng như phải lường hết các yếu tố dẫn tới các khoản phát sinh tăng, giảm để đảm bảo mức giá dự thầu của Công ty đưa ra không quá cao hay quá thấp so với giá gói thầu trong kế hoặch đấu thầu được duyệt. Cả hai trường hợp đều không tốt vì nếu mức giá cao quá nhà thầu sẽ bị đánh trượt còn thấp quá sẽ không đảm bảo mức lãi dự kiến của nhà thầu. Phần II: Phân tích thực trạng công tác lập giá dự thầu tại Công ty Constrexim 1. Tổng quan về việc tham gia đấu thầu của Công ty Những năm qua thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, ngành Xây dựng đã có những bước phát triển không ngừng về mọi mặt, hoạt động xây dựng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng và hạ tầng kỹ thuật phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Góp một phần vào sự nghiệp ấy, Công ty Constrexim đã và đang tiến hành các hoạt động sản xuất trên phạm vi toàn quốc, bước đầu vươn ra một số nước trong khu vực và trên thế giới. Công ty đã khẳng định mình bằng các dấu ấn của các công trình, Công ty đã tham gia đấu thầu và trúng thầu nhiều công trình trọng điểm của nhà nước như: Nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận, Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại II, Nhà máy điện Phú Mỹ II, Dự án thoát nước Thành phố Hà Nội…, các công trình đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật cao như: Trụ sở làm việc Tổng Công ty Dệt may Việt Nam, Trung tâm thể thao quận Hai Bà Trưng… và một số công trình ở nước ngoài: Tuyến đường cao tốc tại Cộng Hoà Palau, các toà nhà, biệt thự ở Đubai, Cô oét… Trên thực tế hiện nay, cơ sở hạ tầng của nước ta còn nhiều hạn chế, mặt khác, trước đòi hỏi của công cuộc CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với quá trình kiến thiết đất nước, khi mà chưa bao giờ các vấn đề như xây dựng cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư, khu công nghiệp, tiểu khu công nghiệp, khu đô thị mới, nhà ở… lại được quan tâm nhiều như hiện nay. Nhu cầu xây dựng đang là rất lớn, trong đó một bộ phận lớn các công trình là sử dụng nguồn vốn nhà nước và tất yếu phải được thực hiện bằng phương thức đấu thầu trừ một số dự án có tính chất thử nghiệm, dự án cấp bách do thiên tai, bí mật quốc gia. Đây là cơ hội để Công ty tham gia đấu thầu các công trình có quy mô lớn tuy mức độ cạnh tranh ngày càng tăng, vì vậy trong những năm qua Công ty không ngừng đổi mới, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên để tham gia đấu thầu. Với 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư phát triển dự án, Công ty Constrexim đã hoàn toàn đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng trong công tác: tư vấn, thiết kế thi công các công trình xây dựng, kiểm tra chất lượng, giám sát kỹ thuật, phát triển đầu tư…Với tinh thần chủ động sáng tạo, nỗ lực và kiên trì trong công tác đổi mới, sự dịch chuyển cơ cấu kinh doanh một cách hợp lý và sự thành công trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, Constrexim đã vươn lên trở thành một trong những Công ty vững mạnh và uy tín của ngành xây dựng Việt Nam. Sau đây là một số dự án và hợp đồng xây lắp điển hình mà Công ty đã và đang thực hiện: Bảng 6: Một số dự án đầu tư điển hình Constrexim đã và đang thực hiện TT Tên dự án Quy mô Giá trị (Triệu VNĐ) Địa điểm 1 Dự án khu nhà ở Ngọc Khánh 1720m2 10.000 Ba Đình Hà Nội 2 Dự án xây dựng khu nhà ở và làm việc C7-Thanh Xuân 5000 m2 25.000 Thanh Xuân Hà Nội 3 Dự án xây dựng thí điểm nhà ở cao tầng B4 – tập thể Kim Liên 21.251m2 91.000 Đống Đa Hà Nội 4 Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Yên Hoà 4 ha 288.000 Cầu Giấy Hà Nội 5 Dự án xây dựng khu nhà ở 173 Xuân Thuỷ 10.000m2 20.000 Cầu Giấy Hà Nội 6 Dự án hợp tác đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Dệt may Phố Nối B 25,5 ha 22.000 Phố Nối Hưng Yên 7 Dự án hợp tác đầu tư Khu công nghiệp Dĩ An- Bình An - Bình Dương 40 ha 100.000 Dĩ An-Bình An Bình Dương 8 Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch lát TERRAZZO 250.000m2/n 15.000 Thuỷ Xuân Tiên Hà Tây 9 Dự án liên doanh đầu tư sản xuất gạch lát CONSTREXIM-COSNICO 50.000m2/năm 20.000 Hoà Thành Tây Ninh 10 Dự án liên doanh đầu tư nhà máy nghiền xi măng Bửu Long 100.000 tấn/n 50.000 Vĩnh Cửu Đồng Nai Bảng 7: Các hợp đồng xây lắp của Công ty được hoàn thành năm 2002 STT Tên hợp đồng Tên cơ quan Ký kết Giá trị hợp đồng (Đơn vị: VND) Địa điểm 1 Nhà máy giầy xuất khẩu Sao Vàng Công ty TNHH Sao vàng Hải Phòng 29.330.000.000 Hải Phòng 2 Hạ tầng cụm công nghiệp may Phố Nối Tổng Công ty Dệt may Việt Nam 21.603.000.000 Hưng Yên 3 Trung tâm triển lãm KTKT và xúc tiến TM tỉnh Sơn La Công ty Thương nghiệp tỉnh Sơn La 18. 820.000.000 Sơn La 4 Trung tâm TDTT Quận Hai Bà Trưng Ban quản lý dự án Quận Hai Bà Trưng 15.950.000.000 Hà Nội 5 Nhà ở phục vụ di dân GPMB (nhà E, G, H) Ban quản lý dự án Quận Hai Bà Trưng 19.517.493.000 Hà Nội 6 Bênhi viện đa khoa Thanh Trì Ban quản lý dự án Huyện Thanh Trì 6.020.000.000 Thanh Trì 7 Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận Sở y tế tỉnh Bình Thụân 6.493.387.000 Bình Thuận 8 Trạm cấp nước Gia Lâm Ban quản lý dự án huyện Gia Lâm 3.000.000.000 Gia Lâm 9 Khu xử lý nước nhà máy Xi măng Hải Phòng (mới) Ban quản lý nhà mắy xi măng HP(mới) 4.855.095.272 Hải Phòng 10 Đường ra Đầm Môn - Khánh Hoà Sở du lịch tỉnh Khánh Hoà 11.529.960.000 Khánh Hoà 11 Hệ thống cấp nước Tam Điệp - Nho Quan Công ty cấp nước Ninh Bình 25.675.000.000 Ninh Bình 12 Đường tỉnh lộ 315 Phú Thọ Ban quản lý dự án giao thông Phú Thọ 2.840.000.000 Phú Thọ 13 Nhà D&E khách sạn Hoàng Gia Công ty liên doanh quốc tế Hoàng Gia 3.911.800.000 Quảng ninh 14 Nhà văn hoá tỉnh Ba Chẽ – Quảng Ninh Ban quản lý dự án huyện Ba Chẽ- Quảng Ninh 3.755.000.000 Quảng ninh 2. Phân tích thực trạng công tác lập giá dự thầu của Công ty 2.1. Một số đặc điểm chung về định giá sản phẩm xây dựng - Giá của sản phẩm xây dựng có tính cá bịêt cao vì các công trình phụ thuộc nhiều vào địa điểm xây dựng, điều kiện địa chất vào loại hình công trình xây dựng, và vào các yêu cầu sử dụng khác nhau của chủ đầu tư, do đó giá xây dựng không thể định trước hàng loạt cho các công trình. - Trong xây dựng không thể định giá trước cho hàng loạt công trình nhưng có thể dự tính giá cho một công trình cụ thể thông qua các số liệu khảo sát, thiết kế. Việc dự tính như vậy gọi là dự toán xây lắp. Dự toán này được lập trên cơ sở tập hợp của từng công việc theo thiết kế, từng hạng mục công trình, dự toán xây lắp thường được sử dụng để khống chế và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. - Với một thiết kế hoàn chỉnh và những tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng của bên mời thầu, mỗi doanh nghiệp xây lắp đều có thể xây dựng công trình trong khả năng thực hiện của đơn vị đó, tuy nhiên trong đấu thầu ( hạn chế hay rộng rãi) giá xây dựng do đơn vị xây lắp lập chỉ có thể coi là giá xây dựng công trình nếu đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu và có giá đánh giá thấp nhất. - Quá trình hình thành giá xây dựng thường kéo dài kể từ khi đấu thầu đến khi kết thúc xây dựng và bàn giao trải qua các điều chỉnh và đàm phán trung gian giữa chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng. Giá xây dựng một công trình nào đó đã được hình thành trước khi sản phẩm thực tế ra đời. - Do đặc điểm sản xuất kinh doanh xây dựng là sản xuất đơn chiếc theo đơn đặt hàng thông qua đấu thầu là chủ yếu, tức là người bán, người mua dã được định rõ, nhà thầu xây dựng không thể bán sản phẩm xây dựng nhận thầu ấy cho người khác. Do đó, giá nhận thầu phải bao gồm các chi phí và phải thêm cả thuế và lãi, vì khi sản xuất kinh doanh các sản phẩm khác, một người bán có thể có nhiều người mua, không thể đặt trước mức lãi như trong sản xuất kinh doanh xây dựng mà lãi là do lấy doanh thu trừ đi chi phí. - Việc mua bán sản phẩm xây dựng không phải là một hành vi trao đổi hàng hoá đơn thuần mà là một quá trình thông qua đấu thầu xây lắp, trong đó giá dự thầu là một chỉ tiêu quan trọng quyết định đến việc thắng thầu của nhà thầu xây dựng. Như vậy có thể thấy giá xây dựng một công trình nào đó sẽ được hình thành trước khi sản phẩm thực tế ra đời và qua đấu thầu nó trở nên khách quan, không phụ thuộc ý muốn chủ quan của bên mời thầu hay nhà thầu. Chính vì tính khách quan nên khi lập giá dự thầu nhà thầu phải tính toán đầy đủ các nội dung công việc, nghiên cứu lựa chọn các giải pháp kỹ thuật, cân nhắc mức lợi nhuận hợp lý để có được mức giá dự thầu hợp lý. 2.2. Phương pháp chung trong việc lập giá dự thầu tại Công ty Giá dự thầu: là giá do nhà thầu ghi trong hồ sơ dự thầu sau khi đã trừ phần giảm giá (nếu có), giá này do các nhà thầu tham gia tranh thầu tự lập ra để tranh thầu. 2.2.1. Căn cứ để lập giá dự thầu - Hướng dẫn của hồ sơ mời thầu: bao gồm các nội dung về hành chính pháp lý và về kỹ thuật ( biện pháp thi công, tiến độ thực hiện hợp đồng, nguồn cung ứng vật tư, vật liệu, tiêu chuẩn kỹ thuật của vật tư, vật liệu…) + Biện pháp thi công: với mỗi phương pháp thi công khác nhau thì chi phí trực tiếp là khác nhau. Doanh nghiệp cần lựa chọn một phương pháp thi công (phương án công nghệ và trình tự tổ chức thi công) hợp ý nhất dựa trên hồ sơ thiết kế và các yêu cầu về kỹ thuật của hồ sơ mời thầu, để có thể tiết kiệm chi phí, làm giảm giá dự thầu. Tuy nhiên, phương pháp thi công này phải phù hợp với kinh nghiệm, năng lực, trình độ lao động của nhà thầu và đảm bảo đáp ứng tốt yêu cầu của chủ đầu tư. + Tiến độ thực hiện hợp đồng: thường thì rút ngắn tiến độ thi công sẽ giảm được chi phí chung, đặc biệt là chi phí quản lý tại hiện trường ( chi phí kho bãi, dự trữ, lán trại…). Tuy nhiên nếu rút ngắn quá mức cho phép có thể làm tăng chi phí trực tiếp dẫn đến tăng giá dự thầu. Do vậy, Công ty cần xác định được một tiến độ thi công phù hợp để vừa rút ngắn được tiến độ lại vừa giảm được giá dự thầu đồng thời đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư. + Trong trường hợp chủ đầu tư có các yêu cầu cụ thể về nguồn cung ứng nguyên vật liệu, tiêu chuẩn kỹ thuật vật liệu thì Công ty phải dựa trên những yêu cầu này để lập giá dự thầu. Nhưng trường hợp không có các yêu cầu đó thì bằng uy tín và những mối quan hệ của mình, Công ty có thể khai thác được những nguồn cung ứng vật liệu giá thấp hơn giá thị trường như mua từ các nhà cung cấp truyền thống của doanh nghiệp hoặc từ các Công ty thành viên. Tuy nhiên, trong bất kể trường hợp nào thì giá vật liệu tính trong đơn giá dự thầu được tính theo giá cả thị trường ở nơi có công trình xây dựng tại thời điểm lập giá ( báo giá vật liệu do Sở Tài chính vật giá địa phương đó cung cấp). Nếu Công ty khai thác tốt nguồn cung ứng thì giá thực tế vật tư, vật liệu mà Công ty mua được sẽ thấp hơn giá thị trường (ghi trong bảng báo giá), vì vậy một phần lợi nhuận sẽ có được từ chênh lệch giá vật tư, vật liệu, từ đó có thể hạ thấp mức lãi dự kiến của nhà thầu, giảm giá dự thầu. - Tiên lượng kèm theo hồ sơ mời thầu: khối lượng công việc do chủ đầu tư tính toán trước. - Căn cứ vào quy định chung về định mức dự toán xây dựng cơ bản và đơn giá xây dựng cơ bản của địa phương nơi có công trình xây dựng. - Tham khảo các tiêu chí xét thầu của bên mời thầu - Căn cứ vào môi trường đấu thầu. - Căn cứ vào ý đồ chiến lược tranh thầu của Công ty 2.2.2. Phương pháp lập giá dự thầu a) Yêu cầu Lập giá dự thầu là một công việc phức tạp, đòi hỏi nhà thầu phải đưa ra một mức giá hợp lý, đảm bảo mức giá này không quá cao hoặc quá thấp so với giá gói thầu mà chủ đầu tư đưa ra khi mở thầu, vì với mức giá cao nhà thầu có thể sẽ bị đánh trượt còn với mức giá quá thấp sẽ không đảm bảo mức lãi dự kiến của nhà thầu. Do vậy công việc lập giá dự thầu đòi hỏi sự nghiêm ngặt, kỹ lưỡng, chính xác và hết sức tinh tế của cán bộ lập giá dự thầu. Nếu chưa tính đến các tiêu chuẩn khác, nhà thầu nào có giá dự thầu thấp hợp lý thì nhà thầu đó có khả năng cạnh tranh cao và khả năng trúng thầu cao. (Xác xuất trúng thầu) (Mức giá dự thầu) Muốn vậy công tác lập giá dự thầu cần quán triệt một số yêu cầu sau: Tuân thủ các hướng dẫn của hồ sơ mời thầu Phản ánh trung thực phương án công nghệ và phương án tổ chức thi công đã lựa chọn Đảm bảo khả năng cạnh tranh cao nhất b) Phương pháp Phương pháp chung: Trước hết xác định giá cho một đơn vị tính (đơn giá dự thầu) của từng loại công việc xây lắp; sau đó tổng hợp chi phí cho từng hạng mục, rồi cho cả công trình xây dựng theo các quy định hiện hành b1. Xác định đơn giá dự thầu Các thành phần chi phí tạo thành đơn giá dự thầu: j. Chi phí trực tiếp - Chi phí nguyên vật liệu: căn cứ vào số lượng từng loại vật liệu đủ quy cách phẩm chất tính cho một đơn vị tính: bao gồm chi phí vật liệu cấu thành sản phẩm và vật liệu hao hụt khâu thi công ( vật liệu chính, vật liệu phụ và vật liệu luân chuyển); Căn cứ vào bảng giá các loại vật liệu bán trên thị trường, giá cước vận tải và các quy định hiện hành về tính giá vật liệu đến chân công trình. VL = + CLvi VL: chi phí vật liệu Qi : khối lượng vật liệu theo định mức trong công tác xây lắp thứ i Dvi : Đơn giá vật liệu công tác xây lắp thứ i CLi : chênh lệch chi phí vật liệu ( nếu có) - Chi phí nhân công: dược tính cho nhân công trực tiếp làm công tác xây lắp, căn cứ vào cấp bậc thợ, nhóm mức lương, lương cơ bản và các khoản phụ cấp. nc = Dni = dni x (1+ F1/ h1i+ F2/ h2i) x Knc Qi: số công theo định mức bậc thợ i Dni: đơn giá ngày công của bậc thợ i dni : đơn giá ngày lương bậc thợ i F1: các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo tiền lương tối thiểu mà chưa được tính hoặc chưa đử trong đơn giá xây dựng hiện hành F2: các khoản phụ cấp lương (nếu có ) tính theo tiền lưong cấp bậc mà chưa được tính hoặc chưa tính đủ trong đơn giá xây dựng hiện hành h1n: hệ sốtiền công nhóm n trong đơn giá so với tiền lương tối thiểu h2n : hệ số tiền công nhóm n trong đơn giá so với tiền lương cấp bậc Knc : hệ số điều chỉnh chi phí nhân công theo quy định hiện hành Bảng 8: Các trị số của h1i và h2i Nhóm mức lương I II III IV h1i 2,342 2,493 2,638 2,795 h2i 1,377 1,370 1,363 1,357 Nhóm I: Mộc, nề, sắt Lắp ghép cấu kiện, thí nghiệm hiện trường Sơn vôi và cắt lắp kính Bê tông Duy tu, bảo dưỡng đường băng sân bay Sửa chữa cơ khí tại hiện trường Công việc sửa chữa tại hiện trường Công việc thủ công khác. Nhóm II: Vận hành các loại máy xây dựng Khảo sát, đo đạc xây dựng Lắp đặt máy móc, thiết bị, đường ống Bảo dưỡng máy thi công Xây dựng đường giao thông Lắp đặt tua bin có công suất < 15MW Duy tu, bảo dưỡng đường bộ, đường sắt. Nhóm III: Xây lắp đường dây điện cao thế Xây lắp thiết bị, trạm biến áp Xây lắp cầu Xây lắp công trình thuỷ Xây dựng đường băng sân bay Công nhân địa vật lý Lắp đặt tua bin có công suất ≥ 25MW. - Chi phí máy xây dựng: M = Dmi = di xKm Qi: số ca máy theo định mức loại máy thứ i di: đơn giá ca máy loại máy i (chưa điều chỉnh) Dmi: đơn giá ca máy của loại máy thứ i (đã điều chỉnh) Km : hệ số điều chỉnh chi phí máy Vậy chi phí trực tiếp là: T = VL + NC + M k. Chi phí chung Chi phí chung là chi phí không thể tính trực tiếp cho từng công tác xây lắp nhưng nó đảm bảo cho việc thi công toàn bộ công trình, gồm chi phí quản lý tại công trường(C1) và chi phí quản lý doanh nghiệp(C2). - Chi phí quản lý tại công trường: có ý nghĩa như chi phí quản lý phân xưởng trong công nghiệp, được tính trực tiếp cho từng hạng mục xây dựng, bao gồm: + Chi phí thuê nhà, đất làm văn phòng công trường Chi phí văn phòng, lán trại, thông tin liên lạc Tiền lương cho nhân viên quản lý thi công Lương, phụ cấp trong những ngày không trực tiếp sản xuất Tiền đền bù cho điều kiện làm việc, sống và đi lại khó khăn ….. - Chi phí quản lý doanh nghiệp: là những khoản chi phí có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không thể tách riêng được cho bất kỳ một hoạt động nào. Trong xây dựng, chi phí này được phân bổ cho từng hạng mục công trình, có thể hiểu là phần chi phí mà từng công trình phải gánh chịu để đảm bảo sự quản lý, điều hành của bộ máy quản lý doanh nghiệp, bao gồm: Chi phí nhà xưởng, đất làm trụ sở doanh nghiệp Chi phí văn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0121.doc
Tài liệu liên quan