Hoạt động đầu tư phát triển tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam: thực trạng và giải pháp

Tài liệu Hoạt động đầu tư phát triển tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam: thực trạng và giải pháp: ... Ebook Hoạt động đầu tư phát triển tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam: thực trạng và giải pháp

doc82 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hoạt động đầu tư phát triển tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam: thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADB : Asia Development Bank: Ngân hàng phát triển Châu Á ASEAN : Asociation of South East Asian Nations-Hiệp hội các nước Đông Nam Á BOO : Build- Operate-Own: Xây dựng- Vận hành- Sở hữu. BOT : Build- Operate- Transfer: Xây dựng- Vận hành- Chuyển giao EVN : Electricity of Viet Nam- Tập đoàn điện lực Việt Nam GDP : Gross Domestic Product- Tổng thu nhập quốc nội IPP : Independent power plant- Nhà máy điện độc lập JBIC : Japan Bank of International Cooperation- Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản ODA : Official Development Assistance- Hỗ trợ phát triển chính thức WB : World Bank- Ngân hàng Thế Giới XHCN : Xã hội chủ nghĩa TNDN : Thu nhập doanh nghiệp KT-XH : Kinh tế xã hội KHCB : Khấu hao cơ bản KHKT-CN : Khoa học kỹ thuật và công nghệ ĐTPT : Đầu tư phát triển CNVC : Công nhân viên chức VĐTXD : Vốn đầu tư xây dựng VTCC : Viễn thông công cộng TĐ : Thủy điện TTĐN : Tổn thất điện năng QHĐ : Quy hoạch điện GD& ĐT : Giáo dục và đào tạo ĐH : Đại học KH&CN : Khoa học và công nghệ TP HCM : Thành phố Hồ Chí Minh UBND : Ủy ban nhân dân DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1 : Bảng cân đối kế toán toàn Tập đoàn qua các năm Bảng 2 : Bảng kết quả hoạt động kinh doanh toàn Tập đoàn Bảng 3 : Sản lượng điện phát ra các năm 2000-2006 theo thành phần Bảng 4 : Nguồn vốn huy động cho hoạt động đầu tư phát triển tại EVN Bảng 5 : Nguồn vốn bên trong Bảng 6 : Nguồn vốn bên ngoài Bảng 7 : Các dự án vay vốn nước ngoài năm 2007- 2008 Bảng 8 : Tình hình sử dụng vốn cho hoạt động đầu tư phát triển tại EVN Bảng 9 : Tình hình sử dụng vốn cho đầu tư xây dựng hệ thống điện Bảng 10: Tỷ trọng vốn đầu tư cho KHCN trong tổng doanh thu Bảng 11: Tỷ trọng kinh phí đầu tư cho đào tạo trong tổng quỹ tiền lương qua các năm 2006-2008 Bảng 12: Báo cáo thu nhập hàng năm tại EVN qua các năm 2006-2008 Bảng 13: Tình hình đầu tư vào các công trình không thuộc lĩnh vực điện Bảng 14: Chiều dài đường dây và dung lượng máy biến áp truyền tải qua các năm 2006-2008 Bảng 15: Công suất các nhà máy điện các năm 2006-2008 Bảng 16: Sản lượng điện thương phẩm phân phối cho các ngành KTQD qua các năm 2006-2008 Bảng 17: Doanh thu viễn thông điện lực Bảng 18: Tốc độ tăng GDP và tốc độ tăng VĐT cho nguồn điện Bảng 19: Chỉ tiêu phát triển kinh tế và tiêu thụ điện năng ở 16 nước trên thế giới năm 2000 và dự báo cho Việt Nam năm 2020 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Sơ đồ tổ chức của Tập đoàn Điện lực Việt Nam Biểu đồ 2: Sản lượng điện thương phẩm Biểu đồ 3: Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm Biểu đồ 4: Tỷ lệ điện khí hóa nông thôn 2001- 2007 Biểu đồ 5: Tỷ lệ tổn thất điện năng từ 1996- 2007 LỜI MỞ ĐẦU Theo tiến trình phát triển của đất nước và xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khởi xướng và lãnh đạo đất nước bắt tay vào một thời kì đổi mới toàn diện về nhận thức và định hướng phát triển kinh tế. Với định hướng đúng đắn ấy, nhà nước bắt đầu tách chức năng quản lý nhà nước ra khỏi chức năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện xây dựng các đầu kéo phát triển kinh tế đất nước thông qua việc hình thành các Tổng công ty lớn. Trong bối cảnh đó, Tổng Công Ty Điện Lực Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 562/TTg của Chính phủ. Sau hơn 10 năm hoạt động theo mô hình Tổng công ty 91, hướng tới xây dựng tập đoàn kinh tế mạnh của đất nước, EVN tổ chức lại sản xuất phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới. Năm 2007 là năm đầu tiên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) triển khai thực hiện đề án chuyển đổi thành tập đoàn kinh tế theo các Quyết định số 147, 148/2006/QĐ- TTG ngày 22/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam và thành lập Công ty mẹ -Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Tập đoàn đã đóng góp những thành tựu to lớn trong việc thực hiện nhiều dự án quan trọng để xây dựng nguồn điện và mạng lưới cung cấp điện cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt cho người dân, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được vẫn còn những tồn tại như: tiến độ xây dựng các công trình điện vẫn còn chậm, sản lượng điện năng chưa đủ đáp ứng yêu cầu, tỷ lệ thất thoát điện năng cao …Để đứng vững và phát triển hơn nữa đòi hỏi Tập đoàn phải có những giải pháp thiết thực để khắc phục những tồn tại đó. Để hiểu sâu hơn về vấn đề này em chọn đề tài: “Hoạt động đầu tư phát triển tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam: thực trạng và giải pháp.” Do khả năng thu thập tài liệu và hiểu biết thực tế có hạn nên bài viết của em còn nhiều hạn chế. Em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp từ các thầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: PGS.TS Từ Quang Phương đã nhiệt tình hướng dẫn em thực hiện đề tài này. Sinh viên Kim Thị Quý Chương 1 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM Tổng quan về EVN Sự ra đời và quá trình phát triển của EVN Kỹ nghệ điện xuất hiện ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX, bắt đầu từ một số xưởng phát điện hoạt động độc lập, cung cấp dòng điện một chiều. Khi đó, điện một chiều được ưu tiên trước điện động lực. Cho đến năm 1954, tổng công suất nguồn điện toàn quốc mới đạt khoảng 100 MW (Chợ Quán 35 MW, Yên Phụ 22 MW, Cửa Cấm 6,3 MW, Vinh 3,5 MW, Thượng Lý 10 MW, Nam Định 8 MW…), và một hệ thống lưới điện manh mún, lưới truyền tải cao nhất là 30,5 kV. Từ năm 1954, sau ngày tiếp quản, điện được sử dụng rộng rãi hơn và trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Thời kỳ 1961- 1965, ở miền Bắc công suất đặt tăng bình quân 20% hằng năm. Cùng với một số nhà máy điện được xây dựng dưới sự giúp đỡ của các nước XHCN, mạng lưới điện 35 kV, rồi 110 kV đã được xây dựng, nối liền các nhà máy điện và các trung tâm phụ tải, hình thành nên hệ thống điện non trẻ của Việt Nam. Thời kỳ 10 năm (1955 - 1965), ở miền Bắc, mức tăng công suất đặt trung bình là 15%. Trong giai đoạn (1966 - 1975) do chiến tranh phá hoại ác liệt nên mức tăng công suất đặt bình quân chỉ đạt 2,6%/năm. Giai đoạn 1975- 1994, hệ thống điện được phát triển mạnh với việc đưa vào vận hành một số nhà máy lớn với công nghệ tiên tiến như Nhiệt điện Phả Lại (440 MW), Thuỷ điện Trị An (420 MW) và đặc biệt là Thuỷ điện Hoà Bình (1920 MW)...và đồng bộ với các nguồn phát điện, hệ thống lưới điện được phát triển rộng khắp cả nước trên cơ sở đường trục là lưới điện 220kV. Năm 1994, việc đưa vào vận hành Hệ thống truyền tải 500 kV đã đánh dấu một bước ngoặt trọng đại trong lịch sử phát triển của Hệ thống điện Việt Nam. Từ đây, Việt Nam đã có một Hệ thống điện thống nhất trong toàn quốc, làm tiền đề cho một loạt các công trình mới với công nghệ hiện đại được đưa vào vận hành sau này. Theo tiến trình phát triển của đất nước và xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khởi xướng và lãnh đạo đất nước bắt tay vào một thời kì đổi mới toàn diện về nhận thức và định hướng phát triển kinh tế. Hệ thống kinh tế đã có sự chuyển hướng rõ rệt trong tất cả các lĩnh vực từ nông nghiệp đến công nghiệp, từ giao thông vận tải đến thương mại dịch vụ. Với định hướng đúng đắn ấy, nhà nước bắt đầu tách chức năng quản lý nhà nước ra khỏi chức năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện xây dựng các đầu kéo phát triển kinh tế đất nước thông qua việc hình thành các tổng công ty lớn. Trong bối cảnh đó, Tổng Công Ty Điện Lực Việt Nam (EVN) được thành lập theo Quyết định số 562/TTg và Điều lệ hoạt động của Tổng công ty được Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Nghị địng số 14/CP ngày 27/01/1995. Kể từ khi thành lập, Tổng công ty đã thể hiện được vị trí quan trọng của mình trong phát triển kinh tế- xã hội đất nước. Tổng công ty đã thực hiện nhiều dự án quan trọng để xây dựng nguồn điện và mạng lưới cung cấp điện cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt cho người dân. Đến năm 2005, Tổng công ty có 56 đơn vị thành viên, phục vụ điện lực trên phạm vi toàn quốc. EVN đã bảo toàn và phát triển  được vốn kinh doanh của Nhà nước giao, sản xuất, kinh doanh luôn có lãi và thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. So với  năm 1995, nguyên giá tài sản cố định năm 2005 tăng 3,77 lần, đạt 105.617 tỷ đồng, vốn kinh doanh tăng 1,64 lần, đạt 32.339 tỷ đồng. So với khi mới thành lập Tổng Công ty, điện sản xuất tăng gấp ba lần (từ 14,6 tỷ kWh tăng lên 44 tỷ kWh), tổng công suất nguồn điện tăng gần hai lần (từ 4.549,7 MW tăng lên 8.843 MW). Sau hơn 10 năm hoạt động theo mô hình Tổng công ty 91, hướng tới xây dựng tập đoàn kinh tế mạnh của đất nước, EVN đã tổ chức lại sản xuất phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới. Năm 2007 là năm đầu tiên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) triển khai thực hiện đề án chuyển đổi thành tập đoàn kinh tế theo các Quyết định số 147, 148/2006/QĐ- TTG ngày 22/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam và thành lập Công ty mẹ-Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Sơ đồ tổ chức của Tập đoàn Điện lực Việt Nam như sau Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Phó TGĐ sản xuất Phó TGĐ kinh doanh Phó TGĐ ĐTXD NĐ Phó TGĐ ĐTXD LĐ Phó TGĐ VT - NH Phó TGĐ KT - TC Ban Kinh doanh Văn phòng Ban Thị trường điện Ban Quản lý đầu tư Ban Quản lý đấu thầu Ban Quản lý xây dựng Ban Kỹ thuật Sản xuất Ban KHCN & MT Ban Tài chính Kế tóan Ban Quan hệ Quốc tế Ban Kiểm sóat Ban Tổng hợp Ban Viễn thông và Công nghệ thông tin Ban Thanh tra Bảo vệ Ban Quan hệ cộng đồng Ban Tổ chức và Nhõn sự Ban Kế hoạch Ban Pháp chế Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia 1. Cụng ty NĐ Uụng Bớ 2. CTTĐ Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi 3. CTTNHH MTV NĐThủ Đức 4. Cty TNHH MTV NĐ Cần Thơ 5. Cty TNHH MTV NĐ Phỳ Mỹ 6. Cụng ty CP NĐ Bà Rịa 7. Cụng ty CP NĐ Ninh Bỡnh 8. Cụng ty CP NĐ Phả Lại 9. Cụng ty CP NĐ Hải Phũng 10. Cụng ty CP NĐ Quảng Ninh 11. Cụng ty CP TĐ Thỏc Bà 12. Cụng ty CP TĐ Vĩnh Sơn - Sụng Hinh 13. Cụng ty CP TĐ Thỏc Mơ 14. Cụng ty CP TĐ Huội Quảng-Bản Chỏt 15. Cụng ty CP TĐ Bản Vẽ 16. Cụng ty CP TĐ A Vương 17. Cụng ty CP TĐ Thu Bồn 18. Cụng ty CP TĐ Sụng Ba Hạ 19. Cụng ty CP TĐ An Khờ-Ka Nak 20. Cụng ty CP TĐ Sờ San 4 21. Cụng ty CP TĐ Srờpụk 22. Cụng ty CP TĐ Đồng Nai 1. Cụng ty Điện lực 1 2. Cụng ty Điện lực 2 3. Cụng ty Điện lực 3 4. CT Điện lực TP. Hà Nội 5. CTĐiện lực TP. HCM 6. Cụng ty TNHH MTV ĐL Hải Phũng 7. Cụng ty TNHH MTV ĐL Đồng Nai 8. Cụng ty TNHH MTV ĐL Ninh Bỡnh 9. Cụng ty TNHH MTV ĐL Hải Dương 10. CTTNHH MTV ĐL Đà Nẵng 11. CTCP ĐL Khỏnh Hũa 1. Ban QLDA NMTĐ Sơn La 2. Ban QLDA thủy điện Trung Sơn 3. Ban QLDA thủy điện Sụng Bung 4 4. Ban QLDA nhiệt điện 1 5. Ban QLDA nhiệt điện 2 6. Ban QLDA nhiệt điện 3 7. Ban QLDA nhiệt điện Vĩnh Tõn 8. Ban QLDA xõy dựng dõn dụng 9. Ban CBĐT dự ỏn ĐHN và NLTT CTCP Chế tạo T bị điện Đông Anh 1. Trường ĐH Điện lực 2. Trường CĐ Điện lực TP. Hồ Chớ Minh 3. Trường CĐ Điện lực miền Trung 4. Trường CĐ Nghề điện Tổng công ty truyền tải điện quốc gia 1. Cụng ty CP Tư vấn Xõy dựng điện 1 2. Cụng ty CP Tư vấn Xõy dựng điện 2 3. Cụng ty CP Tư vấn Xõy dựng điện 3 4. Cụng ty CP Tư vấn Xõy dựng điện 4 Viện Năng lượng CT CP Cơ điện Thủ Đức CTThông tin Viễn thông Điện ực Trung tâm Thông tin điện lực Trung tâm Công nghệ Thông tin Công ty CP Cơ khí điện lực CT CP Cơ điện miền Trung 1.Công ty thủy điện Hòa Bình 2. Cụng ty thủy điện Trị An 3. Cụng ty thủy điện IALY 4. Cụng ty TĐ Tuyờn Quang 5. Cụng ty thủy điện Quảng Trị 6. Cụng ty thủy điện Đại Ninh 7. Cụng ty mua bỏn điện 1. CTCP Phỏt triển điện VN 2. Cụng ty CP Đầu tư và Phỏt triển điện Sờ San 3A 3. CTCP TĐ miền Trung 4. Cụng ty CP Điện Việt-Lào 5. Cụng ty CP EVN Quốc tế 6. Cụng ty CP DVSC Nhiệt điện miền Bắc 7. Cụng ty CP DVSC Nhiệt điện miền Nam 8. Cụng ty CP Bất động sản ĐL Sài Gũn Vina 9. Cụng ty CP Bất động sản ĐL Nha Trang 10. Cụng ty CP Bất động sản ĐL miền Trung 11. CTCP Đầu tư ĐL Hà Nội 12. Cụng ty CP Đầu tư và Xõy dựng ĐLVN 13. CTCP Thiờn đường Lăng Cụ 14. NH TMCP An Bỡnh 15. Cụng ty CP CK An Bỡnh 16. CTCP CK Hà Thành 17. CTCP BH Toàn cầu. 18. Cụng ty TNHH IQ Links 19. Cụng ty Tài chớnh CP Điện lực. Đ.vị trực thuộc Công ty con Đ.vị sự nghiệp Công ty liên kết Bảng 1: Bảng cân đối kế toán toàn Tập đoàn qua các năm Triệu đồng TÀI SẢN 2006 2007 2008 A. Tài sản ngắn hạn 39,723,430 49,813,704 55,393,988 Tiền và các khoản tương đương 12,384,500 13,277,608 14,765,006 Các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn 6,044,687 8,545,658 9,502,969 Các khoản phải thu ngắn hạn 9,812,796 13,306,009 14,796,589 Hàng tồn kho 10,664,835 13,790,045 15,334,848 Tài sản ngắn hạn khác 816,612 894,384 994,576 B.Tài sản dài hạn 98,059,195 135,096,701 150,230,647 Các khoản phải thu dài hạn 123,516 48,237 53,641 Tài sản cố định 96,073,774 129,200,992 143,674,483 Bất động sản đầu tư 630 1,445 1,607 Các khoản đầu tư dài hạn 861,211 3,170,313 3,525,461 Tài sản khác 1,000,064 2,675,714 2,975,456 Tổng cổng tài sản 137,782,625 184,910,405 205,624,635 NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả 83,335,372 106,903,646 118,879,320 Nợ ngắn hạn 19,601,876 25,601,309 28,469,246 Nợ dài hạn 63,733,496 81,302,337 90,410,074 B. Vốn chủ sở hữu 54,447,253 78,006,759 86,745,315 Vốn chủ sở hữu 51,201,493 73,085,628 81,272,904 Nguồn kinh phí và quỹ khác 1,197,385 1,232,381 1,370,436 Lợi ích của cổ đông thiểu số 2,048,375 3,688,750 4,101,975 Tổng cộng nguồn vốn 137,782,625 184,910,405 205,624,635 Nguồn: Báo cáo thường niên Tập đoàn Điện lực Việt Nam 2006-2007-2008 Sau khi chuyển đổi thành mô hình Tập đoàn kinh tế, bước đầu đã tạo ra những thay đổi lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Tập đoàn. Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không ngừng tăng lên qua các năm: Bảng 2: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh toàn Tập đoàn Đơn vị: Triệu đồng Năm 2006 2007 2008 Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 44,920,047 58,133,397 73,510,069 Các khoản giảm trừ 2,978 27,704 35,032 Chiết khấu thương mại 44 90 114 Giảm giá bán hàng 1,796 1,381 1,746 Hàng bán bị trả lại 1,001 26,233 33,172 Thuế tiêu thụ đặc biệt 137 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 44,917,069 58,105,693 73,475,037 Giá vốn bán hàng và cung cấp dịch vụ 37,256,082 48,327,860 61,110,902 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 7,660,987 9,777,833 12,364,135 Doanh thu về hoạt động tài chính 756,447 1,378,720 1,743,401 Chi phí hoạt động tài chính 2,536,984 3,477,119 4,396,840 Chi phí bán hàng 1,307,421 1,757,518 2,222,393 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2,111,463 2,567,557 3,246,693 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 2,461,566 3,354,359 4,241,609 Thu nhập khác 245,603 1,142,052 1,444,132 Chi phớ khác 99,355 265,890 336,220 Lợi nhuận khác 146,248 876,162 1,107,913 Lợi nhuận (lỗ) trong công ty liên kết -1,763 -13,984 -17,683 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 2,606,051 4,216,537 5,331,839 Chi phí thuế TNDN hiện hành 364,689 1,111,955 1,406,075 Chi phí thuế TNDN hoãn lại -14,840 -231,271 -292,444 Lợi nhuận sau thuế 2,256,202 3,335,853 4,218,208 Lợi ích của cổ đông thiểu số 358,463 380,268 480,851 Lợi ích của cổ đông chi phối 1,897,739 2,955,585 3,737,357 Nguồn: Báo cáo thường niên Tập đoàn Điện lực Việt Nam 2007-2008 Như vậy, có thể nói cổ phần hóa là một bước đi đúng đắn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Nhờ thực hiện cổ phần hóa mà giá trị tài sản cố định của Tập đoàn năm 2008 tăng xấp xỉ 1,49 lần năm 2006. Bên cạnh đó cổ phần hóa đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Tập đoàn. Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007- năm đầu tiên thực hiện cổ phần hóa- đã tăng 1.56 lần năm 2006, và đến năm 2008 thì con số này đã lên tới 73510 tỷ đồng, bằng 1.97 lần năm 2006. Đặc điểm sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển tại EVN Vị thế độc quyền của EVN Kể từ khi thành lập vào ngày 27/01/1995, EVN đã thể hiện vai trò quan trọng của mình đối với sự phát triển KT-XH của đất nước. Tập đoàn đã đầu tư xây dựng rất nhiều dự án điện trọng điểm góp phần tăng khả năng cung cấp điện năng, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt cho người dân trên cả nước. Hiện nay, EVN đang nắm trong tay hệ thống truyền tải điện quốc gia. Do vậy, trên thực tế có nhiều nguồn điện được xây dựng, lắp đặt, vận hành sản xuất theo hình thức BOO, BOT nhưng EVN vẫn đóng vai trò như một doanh nghiệp độc quyền trong ngành điện. Hàng năm, điện do EVN sản xuất ra chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản lượng điện theo thành phần. Bảng 3: Sản lượng điện phát ra các năm 2000-2006 theo thành phần Năm Đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Điện phát ra Tr.kwh 26683 30673,1 35888 40546 46202 52078 59050 Nhà nước " 24972 28547,6 33777 39154 44655 49250 55911 93,6% 93,1% 94,1% 96,7% 96,7% 94,6% 94,7% Ngoài nhà nước " 11,0 5,4 7,0 7,0 9,0 9,0 11,0 ĐTNN " 1700 2120,1 2104 1385 1538 2819 3127 Nguồn: Số liệu sơ bộ lấy từ Tổng cục thống kê Qua bảng số liệu trên ta thấy: trên 90% sản lượng điện phát ra hàng năm thuộc về EVN. Thực tế này cho thấy vai trò quan trọng của EVN đối với nền kinh tế, đồng thời cũng lý giải được vì sao nói tới điện là nói tới EVN. Bên cạnh đó, chính phủ còn đặt rất nhiều kì vọng vào EVN trong việc phát triển và đảm bảo sản lượng điện phục vụ nhu cầu của nền kinh tế. Trong quy hoạch phát triển điện giai đoạn 2006-2015 có xét đến năm 2020 (Tổng sơ đồ VI) sẽ có 98 dự án điện với tổng công suất 58000 MW được phát triển mới. Trong số này, EVN được giao đảm trách 50 dự án với tổng công suất là 32.200 MW chiếm tỷ lệ hơn 55% tổng công suất được phát triển mới. Được coi là chiếm vị thế độc quyền trong ngành điện, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động đầu tư phát triển cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh tại EVN. Hiện nay, EVN trực tiếp kí 32 hợp đồng mua bán điện (PPA) với các công ty phát điện thuộc EVN và chủ đầu tư IPP trong và ngoài nước. Năm 2007, EVN dự kiến mua của các nhà máy điện BOT, IPP và các công ty cổ phần khoảng 33,499 tỷ kWh, chiếm tỷ lệ 49,73% tổng sản lượng điện của EVN. Điều đáng nói là các giao dịch mua bán trên đều dựa trên cơ sở mua bán nội bộ trong EVN hoặc theo kiểu mua bán thỏa thuận đối với IPP và BOT thông qua các quy chế, quyết định giao kế hoạch và các văn bản chỉ đạo nghiệp vụ. Bên cạnh đó, giá bán điện nội bộ của EVN áp dụng trên nguyên tắc trừ lùi từ giá bán điện bình quân và có điều hòa lợi nhuận giữa các công ty điện lực mà chưa dựa trên cơ sở tính từ giá thành sản xuất điện của nhà máy cộng với chi phí truyền tải. Vì thế, mặc dù là thị trường có quy mô lớn về sản lượng hàng hóa và giá trị hơp đồng nhưng hình thức mua bán còn đơn giản, chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thị trường. Hệ thống điện và đầu tư phát triển hệ thống điện Hệ thống điện là sự kết hợp liên hoàn của 3 khâu: Phát điện (Sản xuất) - Truyền tải điện năng trên các đường dây cao áp – Phân phối điện (Tiêu dùng) qua lưới điện trung thế và hạ thế để cung cấp cho các phụ tải. Với tiêu chí An toàn – Chất lượng – Liên tục. Các Nhà máy phát điện, bao gồm: Thuỷ điện, Nhiệt điện than, Nhiệt điện dầu DO (dầu nặng) và FO (dầu nhẹ), tuabin khí và các trạm diesel, có nhiệm vụ sản xuất ra điện năng theo nhu cầu của hệ thống (là hàng hoá không thể tích luỹ). Các đường dây tải điện cao áp 110 kV, 220 kV và 500 kV có nhiệm vụ truyền tải điện năng được sản xuất ra từ các nhà máy phát điện. Đường dây truyền tải cao áp 500 kV Bắc – Nam có chiều dài gần 1.500 km được đưa vào vận hành từ tháng 5/1994 để truyền tải công suất của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình (Công suất lắp máy 1.920 MW) qua các trạm 500 kV: Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Pleyku, và Phú Lâm. Hiện tại Hệ thống truyền tải 500 kV đã được mở rộng thêm mạch 2 và nhiều mạch rẽ, để nối với các trung tâm điện lực lớn như : Nhiệt điện Phú Mỹ, khu công nghiệp Dung Quất,....Trong tương lai gần Hệ thống truyền tải 500 kV sẽ được nối với Nhà máy thuỷ điện Sơn La (Công suất lắp máy 2.400 MW). Điều hành hệ thống truyền tải 500 kV là Trung tâm điều độ Hệ thống điện Quốc Gia, có sự giám sát của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Hệ thống truyền tải 110 kV và 220 kV được khép kín ở các miền Bắc- Trung - Nam Hệ thống lưới điện trung thế và hạ thế (Lưới điện phân phối) : 35 kV, 6,0 kV và 0,4 kV, có nhiệm vụ cung cấp điện cho các phụ tải , bao gồm: các phụ tải của sản xuất Công nghiệp, Nông nghiệp, Giao thông vận tải, Thương mại- Dịch vụ công công và phủ tải sinh hoạt của nhân dân thông qua các hợp đồng mua/bán điện Đầu tư phát triển Hệ thống điện, đặc biệt là quản lý vận hành tốt những gì đang có, đồng thời với việc đầu tư xây dựng mới thêm các nhà máy phát điện, các đường dây truyền tải điện cao áp, lưới điện phân phối, đuợc hiểu là đầu tư để tăng cường khai thác tiềm năng của các nguồn năng lượng sơ cấp có sẵn, như: nguồn nước, nguồn than ở phía Bắc và nguồn khí tự nhiên ở phía Nam cho mục đích phát điện. Điều này cũng có nghĩa là để tăng thêm công suất lắp máy cho Hệ thống điện Quốc gia, kèm theo khả năng truyền tải và phân phối điện có chất lượng cao, an toàn, hiệu quả và kinh tế hơn cho các phụ tải. Điện phải đi trước một bước, vì điện là kết cấu hạ tầng, tham gia và đảm bảo cho các ngành công nghiệp mũi nhọn, nông nghiệp, giao thông vận tải, thương mại và dịch vụ công cộng phát triển. Đảm bảo cung cấp điện đầy đủ, có chất lượng là điều kiện cần để thúc đẩy phát triển nền kinh tế của đất nước một cách bền vững, có tăng trưởng. Trong điều kiện Việt Nam, đầu tư xây dựng hệ thống điện có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm đảo bảo An ninh năng lượng và cân bằng cung cầu về điện năng không chỉ phục vụ cho phát triển kinh tế, mà còn đáp ứng nhu cầu thiết yếu khác của cả xã hội. Thực trạng đầu tư phát triển tại EVN Tình hình huy động vốn tại EVN Đóng vai trò là Tập đoàn kinh tế mạnh, EVN đã tích cực huy động mọi nguồn vốn bên trong và bên ngoài để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời triển khai đầu tư vào một số lĩnh vực khác nhằm tăng doanh thu cho toàn Tập đoàn. Sau đây là bảng nguồn vốn huy động cho hoạt động đầu tư phát triển tại EVN qua các năm 2006-2008. Bảng 4: Nguồn vốn huy động cho hoạt động đầu tư phát triển tại EVN Năm 2006 2007 2008 Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Nguồn vốn huy động bên trong 9740012 40.85 13095048 44.26 13194900 44.33 Nguồn vốn huy động bên ngoài 14104987 59.15 16489499 55.74 16569488 55.67 Tổng cộng nguồn vốn ĐTPT 23844999 100 29584547 100 29764388 100 Nguồn: Báo cáo tổng hợp thực hiện ĐTXD tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam Qua bảng trên ta thấy: nguồn vốn huy động cho hoạt động đầu tư phát triển tại EVN đã tăng nhanh qua các năm: năm 2008 đã tăng gấp 1.5 lần năm 2006 đạt 29764388 triệu đồng. Bên cạnh đó, tỷ trọng nguồn vốn huy động từ nội lực trong tổng nguồn vốn đầu tư phát triển tăng lên qua các năm, năm 2006 là 40.85% và tới năm 2008 là 44.33%. Điều này chứng tỏ EVN đã có bước đi đúng đắn khi chuyển đổi mô hình tổ chức thành Tập đoàn kinh tế trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, điều kiện huy động các nguồn vốn bên ngoài rất khó khăn. Tuy nhiên, tỷ trọng vốn nội lực tăng lên qua các năm đồng nghĩa với tỷ trọng vốn huy động được từ bên ngoài giảm xuống. Thực tế này đòi hỏi EVN phải chú trọng khai thác các nguồn vốn bên trong nhưng không được coi nhẹ vai trò của nguồn vốn bên ngoài. Nguồn vốn bên trong Nguồn vốn bên trong đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình đầu tư phát triển của EVN, nó tạo điều kiện thuận lợi cho EVN chủ động hơn trong sản xuất, bên cạnh đó nguồn vốn nội lực cũng là cơ sở để củng cố niềm tin của các nhà đầu tư, các tổ chức tài chính đối với Tập đoàn. Nhận thức rõ vai trò của nguồn vốn này đối với quá trình đầu tư phát triển của, đồng thời để có thể hoàn thành nhiệm vụ nặng nề đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, EVN đã tích cực huy động triệt để các nguồn vốn bên trong từ các nguồn: Vốn KHCB+ bán cổ phần; Lợi nhuận chuyển đầu tư; Vốn đơn vị vận hành thanh toán; Vốn cổ đông đóng góp; Ngân sách cấp…Trong đó, nguồn vốn KHCB+ bán cổ phần đóng vai trò quan trọng nhất, đồng thời cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nguồn vốn bên trong huy động được tại EVN. Sau đây là bảng cơ cấu nguồn vốn bên trong của EVN các năm 2006- 2008: Bảng 5: Nguồn vốn bên trong Các nguồn huy động vốn 2006 2007 2008 Tr đồng % Tr đồng % Tr đồng % Vốn KHCB+ bán cổ phần 8789557 90.242 12188116 93.074 12449193 94.349 Lợi nhuận chuyển đầu tư 102696 1.054 16056 0.123 1773.087 0.013 Vốn đơn vị vận hành thanh toán 36173 0.371 14649 0.112 12995.63 0.098 Vốn cổ đông đóng góp 448063 4.600 580368 4.432 616127.2 4.669 Ngân sách cấp 363522 3.732 295859 2.259 114811.5 0.870 Tổng cộng 9740012 100 13095048 100 13194900 100 Nguồn: Báo cáo tổng hợp thực hiện ĐTXD tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn KHCB+ bán cổ phần đóng vai trò quan trọng nhất, đồng thời cũng chiếm tỷ trọng cao nhất (90-95%) trong cơ cấu nguồn vốn bên trong huy động được tại EVN. Kể từ khi tiến hành chuyển đổi thành Tập đoàn kinh tế, EVN đã tiến hành cổ phần hóa các nhà máy và đơn vị phân phối điện. Đây là kênh huy động vốn quan trọng và đã đem lại hiệu quả không nhỏ. Theo thống kê, trong 3 năm 2005-2007, EVN đã hoàn thành cổ phần hóa 7 nhà máy điện nữa là nhiệt điện Phả Lại, Ninh Bình, Uông Bí, Bà Rịa, thủy điện Thác Bà, Hàm Thuận - Đa Mi, Thác Mơ, một số điện lực và các công ty tư vấn xây dựng điện với tổng giá trị thu được (cộng cả khấu hao của các đơn vị trên) là hơn 6.000 tỷ đồng. Ngoài ra, EVN dang dự định tiến hành cổ phần hóa các nhà máy mới sau 1 năm đưa vào vận hành là thủy điện Sê San 3, Quảng Trị, A Vương, Buôn Kuốp, Buôn Tua Srah, Đồng Nai 4 và bán tiếp cổ phần của EVN ở hai công ty cổ phần nhiệt điện Hải Phòng và Quảng Ninh sẽ thu được với tổng giá trị 8.273 tỷ đồng. Các nguồn vốn thu được từ cổ phần hóa này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho EVN giải quyết khó khăn về vốn cho đầu tư phát triển. Nguồn vốn bên ngoài Trước tình hình nhu cầu sử dụng điện phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng tăng cao, EVN cần tích cực đầu tư phát triển hệ thống điện, đặc biệt là cần xây dựng thêm các nhà máy điện để tạo mới công suất nguồn nhằm cung ứng đủ điện cho nền kinh tế. Để đạt được mục tiêu này, EVN cần huy động một lượng vốn khá lớn. Và trong khi nguồn vốn bên trong còn hạn chế thì việc huy động thêm nguồn vốn bên ngoài là rất cần thiết. Các nguồn vốn bên ngoài được EVN huy động từ các nguồn: Vốn vay nước ngoài; Vốn trái phiếu; Vốn tín dụng ưu đãi; Vốn tín dụng thương mại; Vốn khác (đền bù, địa phương ứng trước...)…Sau đây là bảng thống kê các nguồn vốn EVN huy động bên ngoài qua các năm 2006- 2008: Bảng 6:Nguồn vốn bên ngoài Các nguồn huy động vốn 2006 2007 2008 Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Vốn vay nước ngoài 4652986 32.99 5663973 34.35 5818399 35.12 Vốn trái phiếu 203052 1.44 244858 1.48 250278 1.51 Vốn tín dụng ưu đãi 2525677 17.91 2896593 17.57 2826010 17.06 Vốn tín dụng thương mại 6481047 45.95 7494863 45.45 7531220 45.45 Vốn khác(đền bù, địa phương ứng trước...) 242225 1.72 189211 1.15 143580 0.87 Tổng cộng 14104987 100 16489499 100 16569488 100 Nguồn: Báo cáo tổng hợp thực hiện ĐTXD tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn vay nước ngoài và vốn tín dụng thương mại là hai nguồn vốn cơ bản, hai nguồn vốn này chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn bên ngoài EVN đã huy động được. Nhờ nhận thức rõ tầm quan trọng của nguồn vốn bên ngoài, EVN đã tích cực mở rộng và phát huy công tác đối ngoại nhằm huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế. Năm 2007 là dấu mốc quan trọng trong hoạt động hợp tác đối ngoại của Tập đoàn. Bên cạnh việc củng cố, duy trì tốt mối quan hệ truyền thống với các tổ chức tài chính lớn, các nước như WB, ADB, Nhật Bản, Pháp, Trung Quốc…EVN đã từng bước thiết lập và triển khai nhiều hoạt động hợp tác cụ thể với nhiều quốc gia, tổ chức tài chính, Tập đoàn công nghiệp lớn trên thế giới. Mặt khác, để tạo môi trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và các tổ chức tài chính cho vay, ngành Điện luôn tích cực đổi mới và hoàn thiện mình, thể hiện qua việc phân cấp đầu tư, xây dựng đề án mô hình Tập đoàn Điện lực với mục đích tăng cường tính hiệu quả của EVN. Bằng việc làm cụ thể này, EVN đã giữ được lòng tin của các tổ chức hỗ trợ ODA như WB, ADB, JBIC… Các tổ chức này đã cam kết tài trợ cho EVN hàng loạt dự án mới với những khoản vay rất lớn, góp phần giảm gánh nặng về vốn đầu tư đối với EVN trong những năm tới. Nhờ đó, uy tín, vị thế của Tập đoàn đã không ngừng được nâng cao, giúp EVN tiếp cận và thu hút được nhiều nguồn vốn vay lớn cho các dự án quan trọng. Bên cạnh đó, EVN còn tham gia tích cực vào các sinh hoạt, hoạt động với các nước trong khu vực ASEAN, nhất là các quốc gia láng giềng như Lào, Campuchia, Trung Quốc. Đặc biệt, trong khuôn khổ hợp tác những người đứng đầu ngành Điện các nước ASEAN (Hapua), EVN đã đăng cai tổ chức thành công cuộc họp của Hội đồng HAPUA 23 tại Đà Nẵng. Cũng tại đây, EVN đã phối hợp với Ngân hàng phát triển châu á (ADB) tổ chức diễn đàn sinh hoạt trong khuôn khổ Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS), APEC. Đồng thời phối hợp với các bộ, ngành để thu xếp khoản tín dụng 100 triệu USD cho dự án viễn thông nông thôn và hiện đang trao đổi với CSG để cùng khai thác hệ thống cáp quang OPGW trên các đường dây 220 kV qua Lào Cai và Hà Giang, nhằm tiếp tục tăng cường và mở rộng các cổng thông tin quốc tế của EVN. Tại Lào và Campuchia đã xúc tiến đầu tư xây dựng các nhà máy thuỷ điện Sê San 1 (90 MW), Hạ Sê San 2 (420 MW), chuẩn bị chương trình hội thảo báo cáo EIA sông Sêrêpok trên lãnh thổ Campuchia, đẩy mạnh hợp tác với Liên Bang Nga và Ucraina để cung cấp thiết bị cho các dự án Sê San 3, Pleikrông, A Vương, Buôn Kuốp. Thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế, mở rộng các mối quan hệ đối ngoại, thiết lập các hoạt động hợp tác song phương, đa phương với các quốc gia và các tổ chức tài chính quốc tế, EVN đã thu hút được khối lượng vốn hỗ trợ phát triển khá lớn. Hàng nghìn tỷ đồng từ các dự án ODA của Ngân hàng phát triển châu á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB) và một số quốc gia… được EVN sử dụng hiệu quả: thực hiện xây dựng hàng loạt nhà máy điện có hiệu suất cao, góp phần tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ môi trường; Các cụm tuốc bin khí chu trình hỗn hợp kịp thời phát triển để sử dụng nguồn khí thiên nhiên và khí đồng hành ở khu vực phía Nam rất hiệu quả; Các nhà máy điện xây._. dựng mới cũng như đang vận hành được trang bị hệ thống điều khiển, điều tốc hiện đại nâng cao hiệu quả phát điện; Lưới điện truyền tải và phân phối đã được đầu tư, mở rộng, hiện đại hóa, đặc biệt hệ thống bảo vệ tự động điều khiển đã góp phần giảm đáng kể những sự cố lưới điện trong thời gian gần đây, mặc dù chế độ vận hành hệ thống ngày càng đòi hỏi khắt khe do nhu cầu phụ tải tăng cao. Hàng loạt các dự án đã được ký kết hiệp định vay vốn góp phấn giải quyết áp lực nguồn vốn đầu tư phát triển tại EVN. Các dự án đã được ký kết hiệp định vay hoặc đang được thu xếp vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế trong năm 2007-2008 như: Dự án Nhà máy điện Nghi Sơn I (Hiệp định VNXIV-1) với công suất 600MW gồm 2 tổ máy 2x300MW có tổng mức đầu tư là 723 triệu USD trong vốn vay Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) là 72.359 triệu Yên. Hiệp định vay tài khóa 2006 đã được ký kết với 20,943 triệu Yên. Dự án Tín dụng ngành điện 2 (Hiệp định VNXV-5) đã được ký kết với khoản vay JICA là 10.906 triệu Yên cho tài khóa 2007 gồm các tiểu dự án thuộc hệ thống lưới điện phân phối thuộc các Công ty Điện lực 1, Hà Nội, TP. HCM, Hải phòng, Hải Dương, Đà Nẵng, Đồng Nai. Dự án Thuỷ điện Sông Bung 4 (Hiệp định 2429-VIE) có công suất 156 MW, ở tỉnh Quảng Nam, với tổng mức đầu tư là 223 triệu USD trong đó vay nguồn Tín dụng thông thường của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) là 196 triệu USD. Hiệp định khoản vay và Hiệp định dự án đã được ký vào ngày 6/10/2008. Đi kèm với dự án, ADB cũng đã phê duyệt khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 2 triệu USD cho tỉnh Quảng Nam nhằm nâng cao đời sống dân sinh cho cộng đồng dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng bởi dự án. Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của dự án, EVN đang xúc tiến Cơ chế phát triển sạch (CDM) cho dự án. Dự án nhiệt điện Mông Dương 1(Hiệp định 2353-VIE) với công suất 1000 MW, ở tỉnh Quảng Ninh, có tổng mức đầu tư khoảng 1,099 tỷ USD đã được ADB cam kết cho vay 930,71 triệu USD từ nguồn vốn Tín dụng thông thường (OCR). Hiệp định khoản vay lần 1 (27,86 triệu USD) đã được ký vào ngày 9/10/2007. Dự án thuỷ điện Huội Quảng có công suất 520MW, ở tỉnh Sơn La, với tổng mức đầu tư khoảng 600 triệu USD, trong đó phần thiết bị dự kiến vay Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) với tổng giá trị 100 triệu USD, EVN đang thu xếp vốn cho phần còn lại với các tổ chức tài chính quốc tế khác cũng như các ngân hàng thương mại trong nước. Đây là khoản vay trực tiếp đầu tiên của AFD đối với EVN không qua bảo lãnh của Chính phủ. Thoả ước vay của dự án dự kiến sẽ được AFD phê duyệt vào cuối năm 2008 và ký hiệp định tài trợ với EVN trong năm 2009. Dự án Lưới điện phân phối nông thôn có giá trị 150 triệu USD vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB) với mục tiêu nâng cấp và mở rộng lưới phân phối điện 110 kV; 35 kV và 22 kV được ký kết Hiệp định tài trợ vào tháng 10/2008. Dự án Thủy điện Trung Sơn trên sông Mã thuộc tỉnh Thanh Hoá với công suất 260MW đang được xem xét sử dụng nguồn vốn vay Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD-WB) với giá trị khoảng 330 triệu USD. Công tác thẩm định dự án, đàm phán và ký kết hiệp định sẽ được thực hiện vào đầu năm 2009. Ngoài ra WB đang xem xét bổ sung nguồn vốn cho Dự án Nông thôn II với giá trị khoảng 200 triệu USD và cũng bổ sung khoảng 200 triệu USD cho dự án Truyền tải và Phân phối II vào tài khoá năm 2009. Sau đây là bảng số liệu thống kê các dự án vay vốn từ các tổ chức tài chính nước ngoài: Bảng 7: Các dự án vay vốn nước ngoài năm 2007- 2008 WB Hiệp định tín dụng số 2724-VN 165 triệu USD Hiệp định tín dụng số 2820-VN 180 triệu USD Hiệp định tín dụng số 3034-VN 199 triệu USD Hiệp định tín dụng số 3358-VN 150 triệu USD Hiệp định tín dụng số 3680-VN 225 triệu USD Hiệp định tín dụng số 4000-VN 220 triệu USD Hiệp định tín dụng số 4107-VN 200 triệu USD ADB Hiệp định vay số 1358-VIE (SF) 70 triệu USD Hiệp định vay số 1585-VIE (SF) 100 triệu USD Hiệp định vay số 2128-VIE 120 triệu USD Hiệp định vay số 2225-VIE 360 triệu USD Hiệp định vay số 2353-VIE 27 triệu USD Hiệp định vay số 2429-VIE 196 triệu USD JBIC Dự án Phú Mỹ 1 61.932 triệu Yên Dự án Phả Lại 2 72.826 triệu Yên Dự án Hàm Thuận - Đa Mi 53.074 triệu Yên Dự án Đa Nhim 7 triệu Yên Dự án Ô Môn (tổ máy 1) 53.183 triệu Yên Dự án Ô Môn (tổ máy 2) 27.543 triệu Yên Dự án Đại Ninh 33.172 triệu Yên Dự án ĐZ 500kV TP HCM-Phú Mỹ 13.127 triệu Yên Dự án Thác Mơ mở rộng 5.972 triệu Yên Khoản vay ngành điện I 3.190 triệu Yên Khoản vay ngành điện II 10.906 triệu Yên Dự án Nghi Sơn 1 20.943 triệu Yên Song phương SIDA (Thuỵ Điển) 1.140 triệu SEK Chính phủ Pháp 202,6 triệu FF AFD 59 triệu Euro Chính phủ Bỉ 186 triệu BEF 20 triệu EUR Chính phủ Phần Lan 20,5 triệu USD Chính phủ Thuỵ Sỹ 11,09 triệu CHF Chính phủ Hà Lan 17,83 triệu EUR Chính phủ Đức 13 triệu DM Chính phủ Tây Ban Nha 17,7 triệu USD Chính phủ Hàn Quốc 46,3 triệu USD Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu 80 triệu USD Nguồn: Báo cáo thống kê về tình hình sản xuất kinh doanh tại EVN Tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển tại EVN Nhờ huy động mọi nguồn vốn nội lực và vốn vay, tài trợ bên ngoài, nguồn vốn cho đầu tư phát triển tại EVN đã không ngừng tăng lên qua các năm. Theo đó, EVN đã tích cực đầu tư phát triển hệ thống điện đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ đã đặt ra. Bên cạnh đó, EVN đang tích cực đầu tư ra ngoài ngành : viễn thông, tài chính, bất động sản…Sau đây là bảng báo cáo tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển tại EVN: Bảng 8:Tình hình sử dụng vốn cho hoạt động đầu tư phát triển tại EVN Năm 2006 2007 2008 Tr đồng % Tr đồng % Tr đồng % Vốn ĐTXD các công trình thuộc lĩnh vực điện 22053393 92.486 27354028 92.461 27469457 92.290 Vốn đầu tư cho KH-CN 30095 0.126 39909 0.135 42491 0.143 Vốn ĐTPT nguồn nhân lực 69949 0.293 78574 0.266 103541 0.348 Vốn đầu tư các công trình viễn thông 1691562 7.094 2112036 7.139 2148899 7.220 Tổng cộng nguồn vốn đầu tư phát triển 23844999 100 29584547 100 29764388 100 Nguồn: Báo cáo thống kê về tình hình sản xuất kinh doanh tại EVN Qua bảng trên ta thấy, trên 92% nguồn vốn đầu tư phát triển tại EVN được dùng để đầu tư xây dựng các công trình thuộc lĩnh vực điện. Điều này cho thấy EVN đã nhận thức rõ nhiệm vụ quan trọng của Tập đoàn trong việc cung ứng đủ điện cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, tỷ trọng vốn đầu tư cho NC-PT; vốn ĐTPT nguồn nhân lực cũng tăng lên qua các năm. Tuy nhiên, tỷ trọng vốn đầu tư xây dựng các công trình điện trong tổng vốn đầu tư phát triển tại EVN năm 2008 có xu hướng giảm xuống, trong khi đó tỷ trọng vốn đầu tư các công trình viễn thông lại có xu hướng tăng lên qua các năm. Thực tế này đòi hỏi EVN cần xem xét lại vấn đề phân bổ vốn đầu tư phát triển sao cho đạt được hiệu quả cao nhất mà vẫn hoàn thành nhiệm vụ đề ra. Sau đây sẽ phân tích cụ thể hơn vấn đề sử dụng vốn cho hoạt động đầu tư phát triển tại EVN. Đầu tư phát triển nguồn và lưới điện Điện bắt đầu được sử dụng tại Việt Nam từ cuối thập niên 70 của thế kỷ thứ 19 nhưng đến năm 1975, sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất nước nhà, tổng công suất các nguồn điện trong cả nước mới đạt 1.326,3MW; tổng sản lượng điện đạt 2,95 tỷ kWh. Trong đó miền Bắc đạt 1,271 tỷ kWh, miền Nam có 1,614 tỷ kWh và miền Trung chỉ có 65 triệu kWh. Cả nguồn và lưới điện của nước ta ở thời điểm đó còn quá thấp, chưa kết nối thành hệ thống điện thống nhất, luôn phải đối mặt với sự thiếu điện nghiêm trọng và khó khăn. Để thực hiện thành công tổng sơ đồ phát triển điện lực đã được Chính phủ phê duyệt, ngành điện đã đồng tâm, hợp lực vượt qua mọi khó khăn thách thức, đẩy mạnh tiến độ xây dựng các nhà máy điện: Phả Lại, Hòa Bình, Trị An, Thác Mơ, Vĩnh Sơn, tua-bin khí hỗn hợp Bà Rịa. Ngành điện cũng khẩn trương xây lắp và đưa vào vận hành các tuyến đường dây và trạm đồng bộ với các nhà máy điện mới như đường dãy 220 kV Vinh- Đồng Hới, đường dây 110 kV Đồng Hới- Huế- Đà Nẵng, đồng thời cải tạo nâng cấp một loạt hệ thống lưới điện cũ từ 66 kV lên 110 kV. Đặc biệt, sau hai năm khẩn trương xây dựng, ngày 27-5-1994, hệ thống điện cao áp 500 kV Bắc Nam mạch 1, dài 1.487 km chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu bước ngoặt lịch sử phát triển của điện lực Việt Nam. Kể từ thời điểm này, hệ  thống điện cả nước Việt Nam chính thức hợp nhất và được chỉ huy điều độ từ một trung tâm điều khiển Trung tâm điều độ Hệ thống điện quốc gia. Hệ thống điện 500 kV xuyên Việt còn là nền tảng để hệ thống điện Việt Nam có khả năng kết  nối với hệ thống điện của các nước Đông-Nam Á và tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước trong khu vực. Từ đây, vị thế của EVN không ngừng được tăng cao trong tiến trình hội nhập một cách đầy đủ thị trường khu vực và quốc tế. Cùng với những khởi sắc của kinh tế đất nước, nhu cầu tiêu thụ điện năng ngày càng lớn hơn. Thông qua những cơ chế khuyến khích đầu tư hợp lý của Chính phủ như cơ chế ưu tiên huy động vốn đầu tư, các chính sách đặc biệt dành cho các công trình điện như cơ chế 797, 400, 1195, EVN đã có những thuận lợi nhất định trong việc đầu tư phát triển các công trình nguồn và lưới điện. Tân dụng cơ hội đó, EVN đã không ngừng đầu tư phát triển đồng bộ nguồn và lưới điện. Sau đây là số liệu thống kê qua các năm: Bảng 9: Tình hình sử dụng vốn cho đầu tư xây dựng hệ thống điện Năm 2006 2007 2008 Triệu đồng % trong tổng VĐTPT Triệu đồng % trong tổng VĐTPT Triệu đồng % trong tổng VĐTPT Nguồn vốn ĐTPT 23844999 100 29584547 100 29764388 100 VĐT xây dựng các công trình điện 22053393 92.49 27354028 92.46 27469457 92.29 Các công trình nguồn điện 16011762 67.15 19238690 65.03 18114607 60.86 Các công trình lưới điện 500kV 986848 4.14 1354153 4.58 1678181 5.64 Các công trình lưới điện 220kV 1830622 7.68 2522067 8.52 2803675 9.42 Các công trình lưới điện 110kV 1483428 6.22 2020384 6.83 2348601 7.89 Các công trình lưới điện phân phối 1277209 5.36 1702464 5.75 2069578 6.95 Các công trình chuẩn bị đầu tư. Trong đó: 463524 1.94 516269 1.75 454816 1.53 Nguồn điện 196320 0.82 230759 0.78 217280 0.73 Lưới điện 267204 1.12 285510 0.97 237536 0.80 Nguồn: Báo cáo tổng hợp thực hiện đầu tư xây dựng tại EVN Theo số liệu thống kê 7 tháng đầu năm nay, tổng số vốn Tập đoàn đầu tư vào xây dựng hạ tầng cơ sở là 21.047 tỷ đồng. Trong đó đầu tư nguồn điện 12.397 tỷ, đầu tư lưới điện truyền tải và phân phối 5.351 tỷ. Đặt trong bối cảnh huy động vốn chật vật bởi tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và hàng loạt những khó khăn trong quá trình triển khai xây dựng các công trình nguồn và lưới, ta thấy rõ đây chính là kết quả của sự nỗ lực vượt bậc của EVN. Đầu tư phát triển KHKT-CN Đầu tư đổi mới công nghệ và phát triển KHKT là hình thức của ĐTPT nhằm hiện đại hoá dây chuyền công nghệ và trang thiết bị cũng như trình độ nhân lực, có tác dụng làm tăng năng lực sản xuất kinh doanh cũng như cải tiến đổi mới sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, đây cũng là hoạt động đầu tư vào lĩnh vực phần mềm của công nghệ như thông tin, thương hiệu và thể chế doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của hình thức đầu tư này, hàng năm, EVN luôn dành một nguồn vốn thích hợp cho hoạt động nghiên cứu, triển khai và ứng dụng KHCN-KT. Đầu tư đổi mới công nghệ và phát triển KHKT tại EVN bao gồm đầu tư cho phần cứng của KHKT-CN và đầu tư cho phần mềm của KHKT-CN. Về ĐTPT phần cứng của KHKT-CN, EVN đã triển khai ĐTPT những dây chuyền máy móc, trang thiết bị hiện đại. Trước tiên là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để tiếp nhận dây chuyền máy móc thiết bị mới. Thứ hai: thực hiện đầu tư vào việc nhập khẩu dây chuyền sản xuất phù hợp. Ba là thực hiện việc tiếp nhận công nghệ của dây chuyền máy móc trang thiết bị. Bốn là thực hiện việc nghiên cứu triển khai để có thể sản xuất dây chuyền máy móc dựa vào công nghệ được tiếp nhận. Về ĐTPT phần mềm của KHKT-CN tại EVN bao gồm ĐTPT nguồn nhân lực, phát triển công nghệ bao gồm thương hiệu, bí quyết kinh doanh, uy tín…và phát triển cơ cấu thể chế tổ chức Bảng 10: Tỷ trọng vốn đầu tư cho KHCN trong tổng doanh thu Năm 2006 2007 2008 Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 44920047 100 58133397 100 73510069 100 Tổng cộng nguồn vốn đầu tư cho KHCN. Trong đó: 486845 1.084 695804 1.197 992386 1.350 Vốn đầu tư cho NC-PT 33241 0.074 45344 0.078 59543 0.081 Vốn đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ 453604 1.010 650460 1.119 932843 1.269 Nguồn: Số liệu tổng hợp từ báo cáo thường niên tại EVN qua các năm 2006-2008 Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ đầu tư nghiên cứu phát triển /đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ là 6%/ 94%. Tỷ lệ chi cho nghiên cứu phát triển tại EVN qua các năm vào khoảng 0.08% trên tổng doanh thu. Trong khi đó, tỷ lệ đầu tư cho nghiên cứu phát triển tại các doanh nghiệp trên thế giới trung bình vào khoảng 5%- 6%. Như vậy, tỷ lệ này còn rất thấp đòi hỏi EVN cần nỗ lực hơn nữa cho công tác nghiên cứu- phát triển để nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng năng lực cạnh tranh của mình trên trường quốc tế. Sau đây là bảng tỷ lệ vốn đầu tư cho nghiên cứu phát triển trên tổng doanh thu. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những nội lực quan trọng nhất quyết định kết quả hoạt động của mỗi doanh nghiệp nói chung và EVN nói riêng. Đó chính là động lực để cho các doanh nghiệp lớn và nhỏ đã có những quyết định đầu tư vào việc nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ, nhân viên và công nhân trên từng lĩnh vực cụ thể. Nhận thức rõ vấn đề này, EVN đã ban hành quy chế mới về đào tạo phát triển nguồn nhân lực nhằm phân cấp quản lý rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn giữa EVN - đơn vị trong các hoạt động về đào tạo. Các hình thức đào tạo được EVN tích cực áp dụng và triển khai: EVN đã phối hợp với Tổng cục dạy nghề và các trường trực thuộc tổ chức xây dựng; Tham gia xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho chương trình phát triển điện hạt nhân do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì. Các trường thuộc EVN được định hướng tự chủ về tài chính, nghiên cứu phương án thí điểm cổ phần hoá và triển khai mạnh mẽ việc đào tạo theo nhu cầu của EVN và xã hội. Ngoài ra, EVN tiếp tục tổ chức và điều phối các chương trình đào tạo dài hạn, ngắn hạn thuộc các dự án lớn, đào tạo về công nghệ mới và các chức danh do EVN quản lý. EVN đã thực hiện các kế hoạch đào tạo hàng năm với kinh phí chiếm khoảng 2% quỹ lương. Bảng 11: Tỷ trọng kinh phí đầu tư cho đào tạo trong tổng quỹ tiền lương qua các năm 2006- 2008 Năm 2006 2007 2008 Tổng quỹ lương (Tr đồng) 3801565.87 3870647.78 3936912.60 Kinh phí đào tạo (Tr đồng) 69949 78574 103541 Tỷ trọng kinh phí đào tạo trong tổng quỹ lương(%) 1.84 2.03 2.63 Nguồn: Báo cáo thường niên tại EVN qua các năm 2006-2008 Qua bảng trên ta thấy tỷ trọng kinh phí đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực trong tổng quỹ lương tăng lên qua các năm. Điều này chứng tỏ EVN đã chú trọng đến vấn đề này. Bên cạnh việc đầu tư cho đào tao phát triển nguồn nhân lực thì dưới góc độ tầm nhìn của một nhà đầu tư, trả lương cho người lao động chính là cách họ đầu tư rất hiệu quả. Mức lương hấp dẫn trở thành một trong các tiêu chí hàng đầu để hấp dẫn các chất xám. Nhận thức rõ điều này, EVN cũng như các doanh nghiệp ngành điện khác đã có những chính sách ưu đãi về thu nhập cho cán bộ công nhân viên giúp họ yên tâm công tác, nâng cao hiệu quả làm việc, đồng thời cũng là một biện pháp để thu hút nguồn nhân lực có trình độ. Hàng năm, quỹ tiền lương tại EVN không ngừng tăng lên. Sau đây là bảng báo cáo thu nhập hàng năm tại EVN qua các năm 2006- 2008: Bảng 12: Báo cáo thu nhập hàng năm tại EVN qua các năm 2006- 2008 Ngành nghề kinh tế Tổng quỹ lương (Tr đồng) Số CNVC (Người) TNBQ (Tr / người) 2006 2008 2006 2008 2006 2008 Sản xuất kinh doanh điện 3020451 3127988 67420 71433 3.733 4.480 Trong đó:Khối hạch toán độc lập 2276004 2357036 54540 57787 3.478 4.174 Khối hạch toán tập trung 744448 770952 12880 13647 4.817 5.780 Sản xuất, sửa chữa cơ khí 54697 56644 1274 1350 3.578 4.294 Xây lắp tự làm 17432 18053 597 633 2.433 2.920 Khảo sát thiết kế 351803 364328 4898 5190 5.958 7.150 Ban quản lý dự án 137588 142487 2907 3080 3.944 4.733 Ban chuẩn bị sản xuất 42278 43783 802 850 4.393 5.272 Kinh doanh viễn thông 71638 74189 1128 1195 5.292 6.350 Sản xuất kinh doanh khác 60749 62912 1607 1703 3.15 3.780 Nghiên cứu KHKT 13617 14102 218 231 5.205 6.246 Đào tạo 26953 27913 653 692 3.44 4.128 Y tế 865 896 26 28 2.774 3.329 Đảng, Đoàn CT 3494 3618 48 51 6.067 7.280 Tổng cộng 3801566 3936913 81578 86434 3.883 4.660 Nguồn: Báo cáo Lao động- Thu nhập các năm 2006-2008 Đầu tư vào các lĩnh vực khác Sau khi chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý thành Tập đoàn kinh tế, EVN đã không ngừng đầu tư ra ngoài lĩnh vực điện nhằm nâng cao vị thế của Tập đoàn, đồng thời cũng tạo cơ hội huy động thêm nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Các lĩnh vực được EVN chú trọng đầu tư sau nhiệm vụ đầu tư phát triển hệ thống điện là viễn thông, tài chính, bất động sản. Trong đó, EVN đầu tư vào các lĩnh vực tài chính, bất động sản dưới dạng đầu tư vào công ty liên kết. Riêng với lĩnh vực viễn thông thì EVN Telecom là một đơn vị trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, chuyên kinh doanh trên lĩnh vực viễn thông với các chức năng: Quản lý vận hành và khai thác mạng Thông tin viễn thông điện lực. Đảm bảo vận hành ổn định, an toàn, liên tục, chất lượng phục vụ cao cho công tác chỉ đạo, điều hành sản xuất, vận hành hệ thống điện và kinh doanh của EVN. Kinh doanh các dịch vụ viễn thông trong nước và quốc tế. Tư vấn, thiết kế, lập dự toán các công trình thông tin viễn thông. Lắp đặt các công trình thông tin viễn thông, các công trình điện 35kV trở xuống. Sản xuất, lắp ráp và cung ứng các thiết bị thông tin viễn thông , tủ bảng điện điều khiển và các thiết bị điện-điện tử chuyên dùng. Trong bối cảnh thị trường viễn thông trong nước phát triển mạnh mẽ, kinh doanh viễn thông được xác định là một trong những lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Sau đây là bảng số liệu về tình hình đầu tư các lĩnh vực không thuộc lĩnh vực điện tại EVN thời gian qua: Bảng 13:Tình hình đầu tư vào các công trình không thuộc lĩnh vực điện Năm 2006 2007 2008 Tr đồng % Tr đồng % Tr đồng % Tổng nguồn vốn ĐTPT 23844999 100 29584547 100 29764388 100 ĐT các công trình không thuộc lĩnh vực điện. Trong đó: 1691562.61 7.09 2112036 7.14 2148900 7.22 ĐT các công trình viễn thông 926615.04 3.886 1151425 3.892 1166377 3.919 Đầu tư các dự án về tài chính 753263.518 3.159 944930 3.194 965854 3.245 ĐT các dự án bất động sản 11684.0495 0.049 15680 0.053 16668 0.056 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thống kê chính thức tại EVN năm 2006-2008 Ngoài nhiệm vụ đầu tư phát triển hệ thống điện đảm bảo mục tiêu đã đề ra, EVN còn mạnh dạn đầu tư sang các lĩnh vực viễn thông, tài chính, BĐS…Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy tỷ trọng vốn đầu tư phát triển mà EVN đầu tư ra ngoài ngành đang có xu hướng tăng lên. Cụ thể năm 2006 là 7.09%, năm 2008 đã tăng lên 7.22%. Điều đó chứng tỏ sự lớn mạnh về vị thế của EVN trong các lĩnh vực đầu tư kinh doanh. Trong đó, kinh doanh viễn thông đã được xác định là một trong những lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của EVN. Tỷ trọng vốn đầu tư vào các công trình viễn thông đang tăng lên trong tổng VĐTXD tại EVN: năm 2006 là 3.886% và đến năm 2008 là 3.919%. Bên cạnh đó, EVN còn góp vốn đầu tư vào các công ty liên kết thuộc các lĩnh vực tài chính, bất động sản. Tuy nhiên trong điều kiện nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển còn khó khăn, mục tiêu cung ứng đủ điện cho nền kinh tế còn chưa thực hiện được thì việc tỷ trọng nguồn vốn EVN dành đầu tư ra ngoài ngành lại có xu hướng tăng lên đã gây nhiều ý kiến phản đối. Thực tế này đòi hỏi EVN cần xem xét lại việc phân bổ nguồn vốn sao cho hợp lý. Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình ĐTPT tại EVN Nhóm nhân tố khách quan Các nhân tố kinh tế: Các nhân tố kinh tế có ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp nói chung và hoạt động đầu tư tại EVN nói riêng. Các nhân tố ảnh hưởng rói hoạt động đầu tư phát triển tại EVN bao gồm: Lãi suất vốn vay: Trong quy hoạch phát triển điện VI, EVN được giao trọng trách nặng nề trong việc đảm bảo đủ điện phục vụ sản xuất kinh doanh. Do vậy, EVN phải tăng cường huy động vốn từ mọi nguồn để đảm bảo nguồn vốn cho đầu tư phát triển hệ thống điện. Và trong khi nguồn vốn huy động bên trong không đủ thì nguồn vốn vay bên ngoài đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Theo đó, lãi suất vốn vay có ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động vốn bên ngoài của EVN. Khả năng tăng trưởng GDP- GNP trong lĩnh vực thực hiện dự án mà chủ yếu là các dự án điện Tình trạng lạm phát có tác động trực tiếp đến hoạt động đầu tư phát triển tại EVN. Thực tế diễn biến của tình trạng lạm phát thời gian qua đã chứng minh điều này. Lạm phát tăng cao đã làm giá nguyên vật liệu đầu vào tăng lên đáng kể, và trong điều kiện nguồn vốn còn có phần hạn hẹp thì lạm phát đã làm gia tăng sự khó khăn về vốn tại EVN. Tiền lương bình quân: Đầu tư vào tiền lương là cách đầu tư rất hiệu quả trong doanh nghiệp. Tiền lương giúp người lao động có được nguồn thu nhập ổn định, từ đó họ yên tâm công tác và nâng cao hiệu quả làm việc. Bên cạnh đó, tiền lương còn đóng vai trò là thảm đỏ để thu hút chất xám nhất là trong điều kiện thị trường lao động tự do như hiện nay. Tuy nhiên, xét ở góc độ các doanh nghiệp nói chung và EVN nói riêng thì tiền lương đóng vai trò là khoản chi. Do vậy, tiền lương bình quân tăng đồng nghĩa với quỹ tiền lương tăng sẽ ảnh hưởng tới nguồn vốn cho hoạt động đầu tư phát triển tại EVN cũng như các daonh nghiệp khác Tỷ giá hối đoái: Hiện nay, trình độ sản xuất còn hạn chế, các doanh nghiệp trong nước còn chưa tự sản xuất được các thiết bị điện, do vậy phần lớn các thiết bị điện là đầu vào cho hoạt động đầu tư phát triển tại EVN đều phải nhập khẩu. Theo đó, tỷ giá hối đoái cao hay thấp đóng vai trò kìm hãm hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư phát triển tại EVN. Những lợi thế so sánh của khu vực so với những nơi khác: Đầu tư phát triển hệ thống điện mang tầm cỡ quốc gia và có phạm vi đầu tư rộng lớn. Hiện nay trên cả nước, hầu hết các địa phương có tiềm năng đều được khai thác nhằm huy động tối đa nguồn điện có thể đưa vào sử dụng. Những lợi thế về tự nhiên, vị trí cũng như các lợi thế về điều kiện kinh tế xã hội có ảnh hưởng không nhỏ và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư phát triển tại EVN. Sự thay đổi của một trong số các nhân tố này dù ít hay nhiều cũng tác động đến hoạt động đầu tư phát triển tại EVN. Do đó, trước khi ra quyết định đầu tư phải đánh giá cụ thể các yếu tố này để đảm bảo hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp. Các chính sách của nhà nước có liên quan: Đóng vai trò chủ chốt trong việc cung ứng điện cho hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt trên cả nước, do vậy hơn bất kì các ngành khác, chiến lược đầu tư phát triển tại EVN có sự chi phối từ các yếu tố chính trị và các quy hoạch của nhà nước. Theo đó, quá trình hoạt động đầu tư của EVN cần phải bám sát các chính sách, quy hoạch của nhà nước: các thủ tục hành chính khi lập và thực hiện dự án, các chính sách thuế, các biện pháp hỗ trợ các DN từ phía nhà nước về khả năng tiếp cận vốn vay, các quy định pháp luật về đầu tư có liên quan. Các nhân tố về điều kiện tự nhiên, văn hóa xã hội: Các công trình điện sẽ được phát huy tác dụng ngay tại nơi nó được xây dựng. Do vậy trong quá trình xây dựng và triển khai các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án nguồn và lưới điện không thể không chú trọng đến các điều kiện tự nhiên. Nếu như điều kiện tự nhiên không thuận lợi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thi công xây dựng và vận hành của dự án. Bên cạnh đó, khía cạnh văn hóa xã hội cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới các dự án đầu tư trong cả giai đoạn xây dựng và vận hành. Do đó, cần phân tích một các kỹ lưỡng trước khi ra quyết định đầu tư nhằm hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra gây cản trở cho dự án. Nhóm nhân tố chủ quan Khả năng tài chính: Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu đòi hỏi các doanh nghiệp nói chung và EVN nói riêng phải xác định đúng khả năng tài chính của mình trước khi ra quyết định đầu tư. Năng lực tài chính ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cung cấp vốn, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị cho dự án…và do đó ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện dự án, khả năng vận hành dự án. Năng lực tổ chức quản lý: Đây cũng là một trong số các nhân tố quan trọng nhất, ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp. Năng lực tổ chức quản lý tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng và vận hành có hiệu quả hơn. Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho dự án: Mọi kết quả đạt được của hoạt động đầu tư đều được quyết định bởi con người. Trình độ và thể lực của nhân lực có tốt thì hoạt động đầu tư mới đạt được hiệu quả như mong muốn. Điều này đòi hỏi EVN cần có chính sách đầu tư cho nguồn nhân lực cả về trình độ và thể chất để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trình độ khoa học – công nghệ: có ảnh hưởng lớn tới quá trình xây dựng và vận hành của dự án, đặc biệt là các dự án điện được vận hành trong thời gian dài, do vậy chất lượng công trình có thể sẽ bị suy giảm theo thời gian. Việc nghiên cứu, ứng dụng và triển khai khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động của công trình là rất cần thiết. Đánh giá khái quát tình hình đầu tư phát triển tại EVN Thành tựu Hệ thống nguồn và lưới điện đã được đầu tư đồng bộ Nguồn và lưới điện đã được đầu tư đồng bộ Hệ thống vận 500 kV Bắc Nam vận hành ổn định, an toàn liên tục trong hơn 10 năm qua đã tăng cường hỗ trợ giữa các hệ thống điện ở cả ba miền của đất nước, nhất là việc duy trì mức công suất dự phòng hợp lý toàn hệ thống điện quốc gia tùy theo mùa và từng thời điểm cụ thể trong năm; nâng cao sự ổn định và tin cậy của các hệ thống điện miền do tổ máy tăng lên, kết lưới mạnh hơn, kể cả trong trường hợp bình thường và khi có sự cố; đồng thời tăng cường tính kinh tế của cả hệ thống. Bên cạnh đó, cùng với việc củng cố nguồn nhân lực quản lý, triển khai các dự án, từ 1997 đến 2006, hàng chục nghìn công trình nguồn và lưới điện lớn, nhỏ đã được EVN triển khai xây dựng và đưa vào vận hành trong đó có một số công trình điện tiêu biểu đem lại lợi ích kinh tế lớn, khẳng định hướng đầu tư đúng đắn và kịp thời của EVN như: Các nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 1, 2 mở rộng, 4 (nằm trong Trung tâm Nhiệt điện Phú Mỹ), Nhiệt điện Phả Lại 2, Thủy điện Yaly, TĐ Hàm Thuận - Đa Mi, TĐ Sêsan 3, Đường dây 500 kV Bắc  Nam mạch 2, các Đường dây 220 kV và 110 kV mua điện của Trung Quốc qua Lào Cai và Hà Giang... Những công trình trọng điểm này, ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong hệ thống điện quốc gia, đảm bảo cho lưới điện Việt Nam vận hành an toàn và đạt hiệu quả kinh tế cao. Sau đây là bảng số liệu thể hiện những thành quả đạt được tại EVN qua các năm 2006- 2008: Bảng 14: Chiều dài đường dây và dung lượng máy biến áp truyền tải qua các năm 2006-2008 Năm 2006 2007 2008 Đường dây km 500kV 3286 3286 3286 220kV 5650 6487 7101 110kV 11053 11409 11751 66kV 33 0 0 Máy biến áp MVA 500kV 6600 7050 7050 220kV 15923 17513 18639 110kV 20656 22238 23834 66kV 150 68 38 Nguồn: Báo cáo tổng hợp thực hiện đầu tư xây dựng tại EVN Bảng 15: Công suất đặt các nhà máy điện qua các năm 2006-2008 Hệ thống 2006 2007 2008 Công suất (MW) % Công suất (MW) % Công suất (MW) % Thủy điện 19207 41.3 20889 41.7 23627 44.69 Nhiệt điện than 8803 18.8 8973 17.9 8921 16.87 Nhiệt điện dầu 600 1.3 740 1.5 677 1.28 Tuabin khí chạy khí 11414 24.5 11975 23.9 12447 23.54 Tuabin khí chạy dầu 220 0.5 543 1.1 183 0.35 Diesel và TĐ nhỏ 25 0.1 42 0.1 15 0.03 Đuôi hơi 6267 13.5 6905 13.8 7004 13.25 Tổng cộng 46536 100 50067 100 52874 100 Nguồn: Báo cáo tổng hợp thực hiện đầu tư xây dựng tại EVN Như vậy, qua tỷ trọng công suất đặt các nhà máy điện ta có thể thấy EVN đã phân bổ vốn khai thác các nguồn diện một cách hơp lý. Công suất nguồn của các nhà máy thủy điện đang chiếm tỷ trọng lớn nhất ( trên 40%) trong tổng công suất nguồn tại EVN. Sau đó là các Tuabin chạy khí chiếm khoảng 24% công suất nguồn, và các đuôi hơi chiếm khoảng 13% tổng công suất nguồn. Hiện nay, EVN vẫn đang tích cực tìm kiếm nguồn năng lượng tự nhiên trên cả nước nhằm khai thác triệt để các dạng năng lượng này, đáp ứng đủ điện cho nền kinh tế. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Quy hoạch điện VI, 6 tháng đầu năm 2009, EVN đã đưa vào vận hành 4 tổ máy với tổng công suất 694 MW (gồm tổ máy 1 nhiệt điện Ô Môn-330MW; Tổ máy 1 Thủy điện Buôn Kuốp-140 MW; Tổ máy 2 Thủy điện Sông Ba Hạ - 110 MW; khôi phục Tổ máy 2 Thủy điện Tuyên Quang - 114 MW); hòa lưới lần đầu và chạy thử nghiệm 3 tổ máy với tổng công suất thiết kế 650 MW; đóng điện 25 công trình lưới điện truyền tải; chống quá tải hoặc nâng công suất cho một số công trình như đường dây 220 kV Quảng Ninh - Hoành Bồ, Trạm 220 kV Phố Nối, đường dây 220 kV Cà Mau - Bạc Liêu, nâng công suất Trạm 220 kV Thái Nguyên. Mục tiêu 6 tháng cuối năm 2009: EVN hoàn thành và đưa vào vận hành 13 tổ máy với công suất 1.612 MW gồm: Tổ máy 1, 2 Thủy điện  Plei Krông, Tổ máy1, 2 Thủy điện sông Ba Hạ, Nhiệt điện Quảng Ninh 1, Nhiệt điện (NĐ) Hải Phòng 1, Thủy điện Sê san 4, tổ máy 2 Thủy điện (TĐ) Buôn Kuốp, TĐ Buôn Tua Srah, TĐ Bản Vẽ… Đóng điện 49 công trình 220 – 500 kV (gồm 5 công trình 500 kV, 44 công trình 220 kV). Khởi công 32 công trình 220 – 500 kV (gồm 11 công trình 500 kV, 21 công trình 220 kV). Sản lượng điện thương phẩm không ngừng tăng qua các năm Với vai trò của một ngành kinh tế “xương sống”, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã không ngừng nỗ lực để đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế đất nước với tốc độ tăng trưởng điện năng bình quân giai đoạn 2000-2005 đạt 15% năm (tăng gấp 2 lần GDP) và giai đoạn 2006-2009 đạt 13.68%. Nguồn: Báo cáo thường niên tại EVN năm 2008-2009 Năm 2008, sản lượng điện thương phẩm của EVN là 65929.98MWh tăng 12.82%. Tính từ đầu năm 2009 đến nay, n._. các giải pháp cả về đầu tư lẫn quản lý vận hành; khẩn trương thực hiện công tác đầu tư xây dựng mới các công trình đường dây và trạm biến áp nhằm đưa điện áp cao vào gần các trung tâm phụ tải, rút ngắn bán kính cấp điện, san tải cho các đường dây và trạm biến áp đã đầy tải; tăng cường lắp đặt tụ bù để đảm bảo cos các suất tuyến trung áp phải đạt 0,95 trở lên, đồng thời xem xét thay mới các máy biến áp đã vận hành quá lâu, có hiệu suất thấp, nghiên cứu áp dụng công nghệ mới. Cần xác định rõ: biện pháp đầu tư phát triển lưới điện, cải tạo nâng cấp lưới điện đóng vai trò quan trọng nhất, biện pháp này đòi hỏi một lượng vốn đầu tư rất lớn và cần có thời gian thực hiện và đây thực sự là một thách thức rất lớn đối với EVN. Đối với công tác quản lý vận hành: Trong chế độ vận hành bình thường của hệ thống điện, phải đảm bảo điện áp các nút trong tiêu chuẩn cho phép, tăng cường các biện pháp quản lý vận hành như: Cân bằng pha; hoán vị máy biến áp đầy, non tải; khai thác tốt hệ thống tụ bù hiện có; tiếp tục triển khai áp dụng công nghệ mới; khai thác hiệu quả hệ thống SCADA, các phần mềm tính toán hiện có để vận hành kinh tế hệ thống điện và giảm TTĐN. Giải pháp khoa học - công nghệ nhằm giảm tỷ lệ tổn thất điện năng: Tăng cường đầu tư khoa học - công nghệ và quản lý để tiếp tục phấn đấu giảm tổn thất điện năng xuống khoảng 10% vào năm 2010 và dưới 10% vào những năm sau. Áp dụng công nghệ thích hợp trong ngành để nâng cao hiệu quả đầu tư và hoạt động sản xuất, kinh doanh. Sử dụng công nghệ thông tin để đảm bảo vận hành tối ưu hệ thống điện. Thực hiện chương trình quản lý nhu cầu (DSM) để cắt giảm công suất đỉnh nhằm tiết kiệm đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi trong vận hành hệ thống điện, tiết kiệm điện trong tiêu dùng. Tập trung nghiên cứu khoa học, công nghệ tiên tiến áp dụng cho sản xuất và truyền tải điện năng. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại theo hướng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu tác động đến môi trường với những bước đi hợp lý. 2.2.5. Đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án Để giải quyết dứt điểm những tồn tại, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án điện, EVN cần chỉ đạo các ban chức năng của Tổng công ty phối hợp chặt chẽ với các Ban quản lý dự án khẩn trương hoàn thành các thủ tục xét thầu, sớm phê duyệt kết quả các gói thầu và yêu cầu nhà thầu triển khai thực hiện. Cần áp dụng cơ chế đặc biệt để đẩy nhanh công tác xét thầu, tránh làm chậm trễ tiến dộ thực hiện các dự án. Cơ chế đặc biệt được nói đến ở đây là văn bản số 797/CP-CN, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, ngành, UBND các địa phương và EVN 21 nhiệm vụ (trong đó EVN có 10 nhiệm vụ). Theo đó, cho phép EVN không phải tổ chức đấu thầu mà được chỉ định thầu đối với các công ty tư vấn trong nước. Một số hạng mục phức tạp, áp dụng công nghệ mới EVN có thể thuê tư vấn nước ngoài làm tư vấn phụ. Các đơn vị tư vấn triển khai lập thiết kế kỹ thuật giai đoạn 1 gần như đồng thời với lập báo cáo nghiên cứu khả thi, nhất là công tác khảo sát địa chất, môi trường, di dân.Văn bản 797/CP-CN cũng cho phép EVN căn cứ yêu cầu của việc thi công các nhà máy để chọn ra một tổ hợp nhà thầu chuyên sâu từng loại công việc như đào đắp, vận chuyển, đổ bê-tông, lắp thiết bị... để giao việc. Tổ hợp này được chỉ định thầu do một đơn vị đảm nhiệm chức năng nhà thầu chính. Những trường hợp đặc biệt, cần sự trợ giúp từ cấp trên, cần cử cán bộ trực tiếp cùng tham gia quá trình xem xét hồ sơ với các Ban quản lý dự án để rút ngắn thời xét thầu. Đồng thời, lãnh đạo cấp trên sẽ thường xuyên kiểm tra, họp giao ban công trường với Ban quản lý dự án và các đơn vị tham gia thi công để kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh. Bên cạnh đó đối với các công trình mới, các đơn vị tư vấn thiết kế các công trình điện cũng nên cân nhắc, xem xét thiết kế hướng tuyến để hạn chế mức thấp nhất để đường dây đi qua vùng dân cư, hạn chế tối đa nảy sinh các vướng mắc về giải phóng mặt bằng. Ngoài ra, để giải quyết những mối e ngại từ tâm lý người dân, các cán bộ quản lý cần nâng cao nhận thức của người dân, từ đó tăng cường sự hợp tác từ phía các hộ dân cư. Như trường hợp Công trình đường dây điện 220 kV Tuy Hòa - Nha Trang đã nói ở trên, các cán bộ đảm nhận công tác giải phóng mặt bằng cần giảng giải, phổ biến cho người dân: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 106/2005/NĐ - CP của Chính phủ thì khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình đến dây dẫn gần nhất khi dây ở trạng thái tĩnh ở cấp điện áp 220 kV là 6m. Quy định ngưỡng giới hạn an toàn về cường độ điện trường mà Việt Nam đang áp dụng hiện nay đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn cho con người sống và làm việc trong vùng ảnh hưởng của điện trường. Theo đó, các tiêu chuẩn thiết kế, xây lắp công trình đường dây 220 kV Tuy Hòa - Nha Trang đều tuân thủ các quy định thiết kế, vận hành của Việt Nam. Đặc biệt là quy định về ngưỡng an toàn điện từ trường theo Nghị định 106/2005/NĐ- CP của Chính phủ. Thêm vào đó, để người dân thực sự tin tưởng vào các tiêu chuẩn trên, các cơ quan chức năng cần cam kết với nhân dân có nhà cửa, vật kiến trúc bị ảnh hưởng hành lang công trình nếu sau khi đóng điện vận hành công trình mà có sự nhiễm điện, không an toàn theo quy định thì phải lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để di dời nhà ở, vật kiến trúc ra khỏi hành lang an toàn công trình Cần có phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong quá trình thực hiện đền bù, từ đó đưa ra mức đền bù hợp lý vừa đảm bảo thi công xây dựng công trình, vừa tạo điều kiện cho người dân sinh sống và làm việc ổn định. 2.2.6. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 2.2.6.1. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý Hoàn thiện bộ máy quản lý Trong thời gian tới, EVN tiếp tục thực hiện sắp xếp đổi mới doanh nghiệp theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt. Theo đó, hoàn thành cổ phần hóa các đơn vị phát điện, viễn thông, công nghệ thông tin; xây dựng kế hoạch sắp xếp các công ty phân phối điện (chuyển thành công ty TNHH MTV hoặc cổ phần hóa) báo cáo Thủ tướng Chính phủ thông qua để triển khai thực hiện. Đồng thời, EVN tích cực chuẩn bị bộ máy tổ chức để triển khai các dự án nguồn điện được phê duyệt tại Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2007 về phê duyệt Qui hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xét đến năm 2025. EVN phấn đấu hoàn thành công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp vào năm 2010, xây dựng và phát huy mọi nguồn lực để trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, giữ vững vai trò đầu tàu trong cung cấp điện cho nền kinh tế quốc dân.Bổ sung và hiệu chỉnh Luật Điện lực trình Quốc hội thông qua năm 2004 làm cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động điện lực, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm soát và điều phối thị trường điện lực. Nghiên cứu xây dựng đầy đủ các khuôn khổ pháp lý, các điều kiện để sớm hình thành thị trường điện lực cạnh tranh. Xây dựng lộ trình cải cách cơ cấu tổ chức ngành công nghiệp điện lực theo định hướng chiến lược đã đề ra. Tiếp tục thực hiện cải cách giá điện theo lộ trình đã được duyệt năm 2009, thực hiện theo Quyết định số 21/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ,  ban hành ngày 12 tháng 2  năm 2009 và Thông tư số 05/TT-BCT của Bộ Công thương về giá bán điện năm 2009 và hướng dẫn thực hiện, ban hành ngày 26 tháng 2 năm 2009. Bên cạnh đó, EVN cần nghiên cứu điều chỉnh biểu giá điện theo hướng giảm bù chéo quá lớn giữa các nhóm khách hàng. Tổng công ty Điện lực Việt Nam cần thực hiện hạch toán riêng phần dịch vụ mang tính công ích. Có kế hoạch phân bổ và sử dụng nguồn lực hợp lý. Cụ thể, EVN cần xác định thứ tự ưu tiên các dự án điện để đưa vào vận hành trong các năm 2008, 2009 và 2010, trên cơ sở đó, lập kế hoạch giải ngân theo từng tháng gửi các ngân hàng thương mại để chủ động bố trí và giải ngân vốn đáp ứng tiến độ của từng dự án; đàm phán với các ngân hàng thương mại để thương thảo về lãi vay của các hợp đồng tín dụng đã ký và các hợp đồng tín dụng đã được giải ngân; đàm phán với các ngân hàng thương mại để ký hợp đồng tín dụng cho các dự án thủy điện Sơn La, Huội Quảng, Bản Chát, nhiệt điện Uông Bí mở rộng 2, ... và lưới điện đồng bộ; thực hiện các biện pháp để chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn các dự án thủy điện như: huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; tiếp tục cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn; ngừng đầu tư các công trình ngoài lĩnh vực điện để tập trung vốn tự có cho các dự án điện... nhằm giảm sức ép về vốn đối với các ngân hàng thương mại. Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần đảm bảo được vai trò chủ đạo trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển của ngành điện Việt Nam. Để góp phần giảm chi phí quản lý, EVN nên triển khai áp dụng các tiện ích kỹ thuật như ngân hàng thu hộ qua tài khoản, thẻ tín dụng...Một ví dụ điển hình trong phương pháp này: Điện lực Bà Rịa-Vũng Tàu đã tiến hành ký kết hợp đồng hợp tác thu tiền điện qua ngân hàng với Ngân hàng Đầu tư & Phát triển (BIDV) Chi nhánh Bà Rịa-Vũng Tàu và Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) Chi nhánh Vũng Tàu. Sau một thời gian ngắn thực hiện phương thức thanh toán này, đã đem lại tiện ích cho cả 3 bên là đơn vị cung cấp điện, ngân hàng và người sử dụng điện. Dịch vụ thu tiền điện qua ngân hàng giúp khách hàng của ngành điện và ngân hàng thanh toán hóa đơn tiền điện được thuận tiện, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian. Hình thức thanh toán đa dạng, có thể bằng tiền mặt, ủy nhiệm chi, thanh toán bằng thẻ ATM, hoặc ký hợp đồng ủy quyền cho ngân hàng trích nợ tài khoản để thanh toán (nhờ thu không chờ chấp nhận)... Thủ tục đăng ký sử dụng dịch vụ đơn giản, khách hàng có thể đăng ký tại quầy giao dịch ngân hàng, tại đơn vị điện lực, hoặc qua nhân viên điện lực đi ghi chỉ số điện, nhân viên thu tiền điện hàng tháng. Việc thanh toán tiền điện qua ngân hàng không chỉ mang lại tiện ích cho khách hàng, mà còn giúp cho ngân hàng tăng số lượng khách hàng mở tài khoản giao dịch, qua đó ngân hàng có điều kiện mời gọi khách hàng sử dụng các sản phẩm, loại hình dịch vụ khác của ngân hàng. Về phía ngành điện, tiết kiệm chi phí do giảm nhân lực đi thu tiền điện hàng tháng, qua đó tập trung cho việc nâng cao chất lượng cung cấp điện cho khách hàng. 2.2.6.2. Đầu tư cho công tác đào tạo nguồn nhân lực Theo lộ trình, năm 2015, Việt Nam sẽ bắt tay vào xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên và đến năm 2020 sẽ đưa vào sử dụng tổ máy đầu tiên với công suất 1.000 MW, sau đó sẽ lần lượt đưa vào sử dụng các tổ máy tiếp theo. Kinh phí đào tạo nhân lực cho nhà máy điện hạt nhân chiếm khoảng từ 2-5% tổng kinh phí của một dự án điện hạt nhân. Việc đầu tư kinh phí cho đào tạo nhân lực kỹ thuật hạt nhân, đặc biệt là đào tạo cơ bản là rất quan trọng. Kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực của EVN giai đoạn 2008 – 2010, dự kiến đến 2015 cần được tiếp tục triển khai thực hiện với mục tiêu, đối tượng và các chương trình đào tạo cụ thể phù hợp với mô hình tổ chức của Tập đoàn, đảm bảo mục tiêu năng suất lao động hàng năm của EVN tăng 20%. EVN đã ban hành quy chế mới về đào tạo phát triển nguồn nhân lực nhằm phân cấp quản lý rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn giữa EVN - đơn vị trong các hoạt động về đào tạo. EVN cần tăng cường phối hợp với Tổng cục dạy nghề và các trường trực thuộc tổ chức xây dựng, thẩm định 05 chương trình khung đào tạo nghề trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề các nghề: hệ thống điện; thí nghiệm điện; đo lường điện; kỹ thuật lò hơi; kỹ thuật tuabin hơi. Tham gia xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho chương trình phát triển điện hạt nhân do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì. Các trường thuộc EVN cần được định hướng tự chủ về tài chính, nghiên cứu phương án thí điểm cổ phần hoá và triển khai mạnh mẽ việc đào tạo theo nhu cầu của EVN và xã hội EVN cần tiếp tục tổ chức và điều phối các chương trình đào tạo dài hạn, ngắn hạn thuộc các dự án lớn, đào tạo về công nghệ mới và các chức danh do EVN quản lý. Các đơn vị được chủ động thực hiện kế hoạch đào tạo hàng năm với kinh phí được định hướng chiếm từ 1,5 đến 5% quỹ lương. Bên cạnh đó, cần triển khai các hạng mục dự án Đào tạo sử dụng vốn vay WB bao gồm: chương trình đào tạo tiếng Anh cho 40 cán bộ quản lý; chương trình phát triển nguồn nhân lực nhằm mục đích xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của EVN theo hướng hiện đại, chuyên môn hoá; các chương trình đào tạo thạc sỹ QTKD và thạc sỹ chuyên ngành tài chính; các chương trình đào tạo phát triển chuyên môn: chăm sóc khách hàng, phát triển thương hiệu, quan hệ công chúng, tối ưu hoá hệ thống điện, an toàn lưới 110kV, độ tin cậy và chất lượng điện. Sau khi các chương trình này được triển khai thực hiện, EVN cần tiếp tục thực hiện đào tạo liên tục cho các đơn vị trên cơ sở sử dụng các kết quả dự án đã đạt được. 2.2.6.3. Có chính sách đãi ngộ đối với cán bộ có tay nghề cao Tiền lương là mối quan tâm đặc biệt đối với người làm công ăn lương, bởi vì tiền lương là nguồn thu nhập chính nhằm duy trì và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động và gia đình họ. Vì vậy tiền lương và thu nhập phải thể hiện sự công bằng trong phân phối theo kết quả lao động và hiệu suất công tác của mỗi người. Đối với các cán bộ có tay nghề cao tại EVN, để giải quyết hiện tượng chảy máu chất xám, cần tăng cường đầu tư cho quỹ lương để tiến tới san bằng khoảng cách với các doanh nghiệp trong ngành. Sự san bằng này không chỉ về mặt con số mà còn về mặt đánh giá chất lượng. Người làm ít cũng như người làm nhiều, cần có một hệ thống thưởng ngoài lương phù hợp, gắn với thành tích để khuyến khích mọi người hoàn thành tốt công việc. Ngoài ra để tăng cường hiệu quả cũng như tạo sự hấp dẫn của công việc, cần lập một quỹ đào tạo thường xuyên, để vừa trang bị kỹ năng nghề nghiệp cho công chức lại vừa là phần thưởng cho những người làm việc xuất sắc.Theo đó, phải thành lập các quỹ khen thưởng, quỹ hỗ trợ phát triển nhằm nâng cao tính sáng tạo của người lao động. Thu nhập cao, quyền lợi tăng thêm như mua cổ phiếu ưu đãi hay các chức danh là những đãi ngộ được các DN mới đầu tư vào lĩnh vực điện chào đón những người đã có thâm niên hoạt động trong ngành điện. Lẽ dĩ nhiên, với cơ chế hoạt động của các công ty cổ phần, công ty tư nhân, thì những ưu đãi để thu hút người tài không khó khăn như các DN 100% vốn nhà nước.Do vậy, EVN cần tận dụng lợi thế này để thu hút ‘chất xám’ đảm bảo nguồn nhân lực có trình độ cao trong công cuộc đầu tư xây dựng của mình. 2.2.6.4. Đầu tư cho đội ngũ nhân lực phục vụ dự án nhà máy điện hạt nhân Nguồn nhân lực cho Chương trình Điện hạt nhân ở giai đoạn đầu từ nay đến năm 2020 của Việt Nam cần trên 1.000 người, tập trung vào 3 lĩnh vực chính yếu, đó là nhân lực thực hiện Dự án; các cơ quan quản lý; nhân lực hoạt động nghiên cứu, triển khai và hỗ trợ kỹ thuật, chưa kể phải huy động từ 6.000-10.000 công nhân xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Vì vậy, việc đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực này phải được quan tâm đi trước một bước. Giải pháp trước hết là Chính phủ nhanh chóng phê duyệt Chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực hạt nhân, để sớm thành lập Ban Chỉ đạo về đào tạo nguồn nhân lực này trong phạm vi cả nước. Theo đó, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam sẽ đảm nhiệm thành lập Trung tâm đào tạo chuyên ngành hạt nhân, cung cấp nguồn nhân lực nòng cốt cho Chương trình điện hạt nhân của nước ta. Đồng thời, các trường đại học tiến hành quy hoạch và nâng cấp các khoa, bộ môn đào tạo hạt nhân; bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ chuyên ngành hạt nhân hiện có; xây dựng chương trình đào tạo tại nước ngoài cho số cán bộ nòng cốt của Chương trình Điện hạt nhân. Một giải pháp cần thiết nữa cho Chương trình Điện hạt nhân ở giai đoạn đầu là mời chuyên gia các nước có nền công nghiệp điện hạt nhân tiên tiến đến nước ta, để giúp đỡ đào tạo cán bộ trẻ về công nghệ và an toàn điện hạt nhân. Mặt khác, Việt Nam cũng cần tăng cường sử dụng hiệu quả các kênh hợp tác quốc tế đã có như Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) phục vụ mục tiêu đào tạo, phát triển nguồn nhân lực hạt nhân một cách bền vững. Nguồn nhân lực hạt nhân chủ yếu của Việt Nam có gần 800 người, hiện làm việc phần lớn tại Viện Năng lượng Nguyên tử. Trong giai đoạn đầu của Chương trình, phải rất coi trọng việc quy hoạch và bố trí sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ hạt nhân này, đi đôi với việc ban hành các chính sách liên quan bao gồm về lương và điều kiện làm việc nhằm thu hút lực lượng giỏi vào làm việc trong ngành hạt nhân. Đây là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để có được những chuyên gia nòng cốt cho nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở nước ta, trên cơ sở kế thừa các kinh nghiệm đã tích lũy trong hơn 30 năm phát triển của Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam. 2.3. Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước 2.3.1. Hoàn thiện các chính sách có liên quan Điện là lĩnh vực được xem là cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, đòi hỏi nguồn vốn lớn và thời gian xây dựng tương đối dài. Việc lo vốn cho các dự án điện không phải là tầm cỡ của các Tập đoàn được Chính phủ giao mà là của đất nước, của Chính phủ nhằm có chính sách vĩ mô đồng bộ để thu hút vốn trong xã hội và các nhà đầu tư nước ngoài. Để góp phần tháo gỡ những khó khăn về vốn tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam, nhằm thúc đẩy việc đầu tư điện theo QHĐ VI, chính phủ cần xem xét và phê duyệt một số đề xuất sau: Cho phép EVN bán cổ phần ở một số dự án nhà máy điện đang vận hành cho các tổ chức trong và ngoài nước để lấy tiền tăng đầu tư cho dự án mới, cho bán thêm cổ phần ở các dự án đã cổ phần hoá, EVN chỉ giữ tối thiểu 30% vốn điều lệ. Cho phép cổ phần hoá các công trình điện mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn. Thí điểm phát hành trái phiếu công trình và phát hành cổ phiếu ra thị trường chứng khoán. Thực hiện liên doanh, liên kết trong đầu tư các công trình điện.Thành lập ngay Công ty Cổ phần ở một số Dự án chuẩn bị đầu tư để thu hút vốn trong xã hội ngay tư đầu cho các dự án điện. Có biện pháp điều chỉnh giá điện theo hướng thị trường hoá điện lực. Đây là một việc làm hết sức quan trọng, Chính phủ có thể quy định giá sàn và biên độ dao động giá (giá trần) do thị trường quyết định nhằm dần tăng bước tiếp cận thị trường, tạo cơ chế giá điện linh hoạt nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Khi Chính phủ còn quy định giá điện cứng nhắc thì sẽ gây ra rào cản khiến cho nhà đầu tư nước ngoài không đầu tư trực tiếp. Ngoài ra, Chính phủ cần ưu tiên bố trí vốn tín dụng ưu đãi từ quỹ hỗ trợ phát triển, vốn ODA và các nguồn vay song phương của nước ngoài cho EVN để thực hiện đầu tư các công trình điện trọng điểm của quốc gia. Hỗ trợ vốn ngân sách cho các dự án điện khí hoá nông thôn, miền núi, hải đảo nhằm mục đích phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo cho các khu vực này. Nhà nước cần có chính sách giao đất không thu tiền hoặc miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất với các công trình điện. Bộ Công Thương cần tăng cường chỉ đạo chủ đầu tư các nhà máy điện ngoài EVN đảm bảo tiến độ các dự án nguồn điện; đặc biệt là các dự án nhiệt điện Sơn Động, Cẩm Phả có vai trò lớn trong việc đảm bảo điện cho miền Bắc ngay từ mùa khô 2009-2010. Chính phủ cần xem xét giảm thuế giá trị gia tăng cho sản phẩm điện từ 10% xuống mức ưu đãi hơn để giảm sức ép tăng giá điện Tạo cơ chế chính sách thông thoáng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình điện. Để thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào dự án điện, cần giải quyết các vướng mắc trong hợp đồng mua bán điện, đồng thời có cơ chế thông thoáng cả về thủ tục cũng như cách tính giá điện công khai, minh bạch. Tính bình quân, mỗi dự án điện hiện nay cũng có công suất từ 1000 - 1200 MW và với giá cả đầu vào như hiện nay thì khả năng vượt 20.000 tỷ đồng cho một dự án là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, theo quy định, các dự án có giá trị vượt quá 20.000 tỷ đồng thì phải trình Quốc hội để xem xét thông qua. Đây chính là nguyên nhân khiến cho rất nhiều dự án của EVN bị chậm tiến độ do thời gian trình xem xét, thẩm duyệt là quá lâu. Do đó, chính phủ cần có những cơ chế ưu đãi về mặt thủ tục hành chính để tháo gỡ những vướng mắc trong thẩm duyệt,cấp phép... từ đó mới có thể đẩy nhanh tiến độ các dự án. 2.3.2. Phát huy vai trò của các tổ chức liên quan - Bộ Công nghiệp: Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư và các đơn vị liên quan thực hiện đúng tiến độ và có hiệu quả các công trình điện. Thường xuyên theo dõi, đánh giá tình hình cung - cầu về điện, tình hình thực hiện các dự án nguồn và lưới điện để điều chỉnh, kiến nghị bổ sung kịp thời danh mục, chủ đầu tư và tiến độ các dự án cho phù hợp với thực tế phát triển của ngành điện. Phê duyệt quy hoạch địa điểm, quy hoạch chi tiết các trung tâm điện than, quy hoạch thủy điện để kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia. Chỉ đạo việc phát triển các nguồn khí thiên nhiên cho phát điện, công nghiệp và dân dụng. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế tài chính để khuyến khích đầu tư phát triển các dự án năng lượng mới và tái tạo. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành thực hiện việc đàm phán ký kết hợp tác, trao đổi điện với các nước láng giềng và tham gia của Việt Nam vào hệ thống điện liên kết giữa các nước trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kông. Chỉ đạo, đôn đốc các địa phương, các chủ đầu tư thực hiện tốt các dự án năng lượng nông thôn theo kế hoạch và tiến độ quy định. Chỉ đạo nghiên cứu, chế tạo thí điểm thiết bị đồng bộ cho các dự án nhà máy điện than và thủy điện. - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần khẩn trương xây dựng cơ chế chính sách để thu hút đầu tư và sử dụng hợp lý nguồn vốn ODA nhằm tạo điều kiện cho ngành điện phát triển đồng bộ, cân đối, hợp lý và bền vững. Bộ Tài chính cần tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng các cơ chế huy động vốn đầu tư phát triển ngành điện nhằm đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu điện của toàn xã hội theo Quy hoạch điện VI. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cần sớm bố trí vốn ngân sách và có chính sách ưu tiên nguồn vốn ODA cho các dự án điện cũng như ưu tiên cho các khu vực nông thôn chưa có điện. - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng các cơ chế chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy quá trình thực hiện đầu tư các công trình điện để đảm bảo yêu cầu phát triển ngành điện bền vững. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại ký kết các hợp đồng tín dụng với EVN và kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng này, đồng thời có biện pháp hỗ trợ và xử lý kịp thời những vướng mắc liên quan đến vốn cho các dự án điện, kể cả bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ, tạo điều kiện để các đơn vị thực hiện tốt hợp đồng tín dụng và kế hoạch đầu tư các dự án điện vào vận hành ở các năm tiếp theo… - Đối với các ngân hàng thương mại, cần xem xét cho phép EVN được miễn ký quỹ khi mở L/C thanh toán của hợp đồng nhập khẩu thiết bị khi Tập đoàn có số dư trên gửi tại ngân hàng; chủ động phối hợp với EVN trong việc đàm phán và hoàn tất các thủ tục để ký các hợp đồng tín dụng, đồng thời thực hiện việc giải ngân vốn đầy đủ, kịp thời cho các dự án theo kế hoạch giải ngân vốn hàng tháng của EVN. - Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong khi chờ giải quyết thủ tục thế chấp, tiếp tục được giải ngân các khoản vay tín dụng ưu đãi cho di dân tái định cư và chế tạo cơ khí thủy công trong nước để không ảnh hưởng đến tiến độ của các dự án. 2.3.3. Tiến tới mở cửa thị trường điện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động SX-KD tại EVN Việc thiếu hàng hoá trong một nền kinh tế thường không chỉ ở lỗi của doanh nghiệp. Trong trường hợp này cũng vậy, lỗi thiếu điện cần phải được nhìn từ phía quản lý, điều hành ngành điện của Chính phủ. Việc thiếu điện hiện nay gợi cho chúng ta nhớ thời kỳ thiếu gạo những năm 1980. Rõ ràng Việt Nam hồi đó không thiếu khả năng sản xuất gạo, cũng như bây giờ Việt Nam không thiếu khả năng sản xuất điện. Vấn đề là chưa có đủ động cơ để sản xuất. Động cơ chỉ tồn tại trong những cơ chế thích hợp, mà Chính phủ chưa tạo ra một cơ chế thích hợp để ngành điện phát triển. Do đó Chính phủ cần phải tạo ra một thị trường hiện đại. Một thị trường hiện đại hoạt động hiểu quả sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh tích cực giữa các công ty sản xuất điện, giữa các nhà bán lẻ và giữa các công ty cung cấp đường dây tải. Việc cạnh tranh sẽ khiến các doanh nghiệp này liên tục phải tìm cách cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh và có những kế hoạch dài hạn thích hợp. Một thị trường điện hiệu quả cũng tạo ra cơ chế ngăn cản các doanh nghiệp sử dụng sức mạnh thị trường để gây sức ép tăng giá nhằm trục lợi bằng sự tổn thất của người tiêu dùng. Theo đó, chính phủ cần tiến tới mở của thị trường điện theo lộ trình dài hạn để tạo động cơ cho ngành điện phát triển, bao gồm bốn bước: Bước 1:Cho phép tư nhân và quốc tế đầu tư sản xuất điện. EVN mua điện của các công ty sản xuất điện độc lập (IPPs) qua các hợp đồng dài hạn (đang thực hiện). Bước 2: Tự do hoá một phần thị trường bán buôn: để các IPPs tự do cạnh tranh với nhau, trong khi EVN giữ thế độc quyền trên thị trường bán lẻ (lộ trình 2010-2014 của Bộ Công nghiệp). Giai đoạn này thị trường bán buôn có nhiều người bán nhưng chỉ có một người mua.Trong giai đoạn này, có nhiều người bán buôn nhưng chỉ một người mua (EVN) để bán lại trên thị trường bán lẻ. Giai đoạn 1, tong người bán buôn ký hợp đồng với EVN, các hợp đồng này độc lập với nhau và giá cả được xác định kín giữa hai bên. Trong giai đoạn 2, những người bán buôn phải cạnh tranh với nhau để bán cho EVN. Giá cả được xác định theo mức thị trường, công khai và chỉ một giá duy nhất cân bằng cung-cầu. Bước 3: Tự do hoá hoàn toàn thị trường bán buôn thông qua việc phá thế độc quyền bán lẻ của EVN và cho phép các người mua lớn có thể mua trực tiếp từ người bán buôn. Khi giai đoạn này kết thúc, thị trường bán buôn sẽ có nhiều người bán và nhiều người mua. Theo lộ trình của Bộ Công nghiệp, giai đoạn này sẽ được thực hiện trong thời gian 2014-2022. Bước 4: Giai đoạn cuối cùng là tự do hoá cả thị trường bán lẻ điện. Khi giai đoạn này được thực hiện, người mua điện nhỏ cũng có quyền lựa chọn mua điện của các công ty bán lẻ khác nhau. Giai đoạn này sẽ được thực hiện sau năm 2022- cũng theo lộ trình của Bộ Công nghiệp. Việc tự do hoá thị trường điện sẽ tạo động lực cho giới đầu tư tư nhân và quốc tế tham gia sản xuất điện. Tuy nhiên, đây không phải là một kết quả tất yếu, nếu không được thực hiện tốt thì việc tự do hoá thị trường điện sẽ tạo ra những bẫy giá cả nguy hiểm cho người mua và không chắc sẽ giải quyết được tình trạng khan hiếm điện. Việc tái cơ cấu thị trường điện, vì thế, là một việc khó khăn, nhiều rủi ro và đòi hỏi các nhà quản lý và hoạch định chính sách phải có kiến thức tốt hoặc được tư vấn tốt về thị trường điện hiện đại và cách xây dựng nó. 2.4. Các đơn vị cần hợp tác giải quyết khó khăn Các địa phương chủ trì phối hợp với các chủ đầu tư thực hiện việc giải phóng mặt bằng, bồi thường, di dân, tái định cư cho các dự án nguồn điện, lưới điện theo quy định. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực có trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện Quyết định số 79/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Chỉ thị số 19/2005/CT-TTg  ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện tiết kiệm trong sử dụng điện. Vào thời điểm hiện nay, lưới điện lưới điện ở một số thành phố lớn- nơi tập trung diễn ra các hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên xảy ra hiện tượng quá tải do không đủ nguồn điện cung cấp cho hệ thống. Do vậy, các cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp cần có kế hoạch sắp xếp lại thời gian sản xuất một cách hợp lý và chủ động nguồn điện dự phòng nhằm đối phó với tình hình thiếu điện trong thời gian tới, đồng thời phải ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo mục tiêu tốc độ tăng trưởng sản xuất, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Về phía các công ty Điện lực, phải có trách nhiệm giám sát chặt chẽ biểu đồ phụ tải của các khách hàng sử dụng điện trên địa bàn, nhất là những khách hàng sử dụng với công suất lớn, có phương án cụ thể đối với tình hình thiếu điện, ổn định cung cấp điện cho sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp và tránh việc cắt điện sinh hoạt trên diện rộng kéo dài. KẾT LUẬN Những năm gần đây, nhờ đường lối chỉ đạo đúng đắn của Đảng, sự hỗ trợ kịp thời về chủ trương chính sách, quyết định của Chính phủ , Bộ Công nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để EVN vượt qua trở ngại, từng bước khẳng định mình và đến nay phát triển rất mạnh mẽ. So với những năm mới thành lập và trước khi trở thành tập đoàn, EVN đã có những thay đổi mạnh mẽ từ năng lực quản lý, điều hành cho đến trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên đều có những bược tiến rõ rệt. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện các dự án, Tập đoàn vẫn còn những tồn tại như: tiến độ thực hiện các dự án còn chậm, việc huy động vốn đầu tư chưa hiệu quả …Những tồn tại này có thể do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan nhưng đòi hỏi Ban lãnh đạo của EVN phải có những giải pháp thích hợp nhằm khắc phục khó khăn hiện nay và nâng cao hiệu quả đầu tư. Do khả năng thu thập tài liệu và hiểu biết thực tế có hạn nên báo cáo thực tập tổng hợp không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: PGS. TS Từ Quang Phương đã nhiệt tình hướng dẫn em thực hiện bài viết này. Sinh viên Kim Thị Quý DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Kinh tế đầu tư – PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt và PGS.TS Từ Quang Phương 2. Giáo trình lập dự án đầu tư - PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt 3. Thẩm định tài chính Dự án đầu tư - ThS. Đinh Thế Hiển 4. Tạp chí điện lực năm 2007, 2008, 2009 5. Các bài viết từ trang Web của Tập đoàn Điện Lực Việt Nam . 6. Tập đoàn điện lực Việt Nam( 2006- 2008)- Báo cáo thực hiện đầu tư xây dựng của EVN các năm 2005-2008. 7. Tập đoàn điện lực Việt Nam( 2006- 2008)- Báo cáo thực hiện lao động thu nhập của EVN các năm 2006-2008. 8. Tập đoàn điện lực Việt Nam( 2006- 2008)- Báo cáo Tài chính năm 2006- 2008 cảu EVN 9. Tổng cục Thống kê: Niên giám thống kê năm 2000- 2008, Nhà xuất bản Thống kê, Hà nội. 10. NHTG(1998), Bảo đảm năng lượng cho sự phát triển của Việt Nam, những thách thức đối với ngành năng lượng, Hà Nội. 11. Các trang Web: ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31217.doc