Lời nói đầu
Kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế tài chính, có vai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế Với tư cách là công cụ quản lý tài chính ,kế toán gắn liền với hoạt động kinh tế tài chính ,đảm nhiệm hệ thống tổ chức thong tin có ích cho các quyết định kinh tế tài chính . Kế toán cung cấp các thông tin kinh tế tài chính hiện thực ,có giá trị pháp lý và độ tin cậy cao giúp doanh nghiệp và các đối tượng c
101 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1798 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giấy và bao bì Phú Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó liên quan đánh giá đúng tình hình hoạt động của mình, từ đó đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp. Vì vậy, kế toán doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý kinh tế tài chính của nhà nước cũng như trong công ty.
Đối với nhà nước, kế toán là công cụ quan trọng đế tính toán, xây dựng và kiểm tra việc chấp hành ngân sách Nhà nước để kiểm soát vĩ mô nền kinh tế, quản lý và điều hành nền kinh tế quốc dân theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa .
Trong công ty, kế toán tham mưu , hỗ trợ cho giám đốc công tác kế toán tài chính ở công ty giúp lãnh đạo điều hành quản lý hoạt động kinh tế tài chính đạt hiệu quả cao .
Trong những năm qua thực hiện công cuộc đổi mới phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nền kinh tế nước ta đã có những biến đổi sâu sắc từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế thị trường. Khi chuyển sang nền kinh tế mới và thực hiện hạch toán độc lập, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp kinh doanh khi sản xuất là: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai ? Và mối quan tâm hàng đầu chính là lợi nhuận Làm thế nào để quản lý vốn hiệu quả, hạn chế tối đa tình trạng thất thoát, lãng phí trong quá trình sản xuất đế giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp .
Mỗi doanh nghiệp có đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ, trình độ quản lý khác nhau nên phương pháp kế toán áp dụng trong các doanh nghiệp cũng khác nhau. Công tác kế toán sẽ giúp cho sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện tốt ; giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp hạch toán đầy đủ, chính xác, kiểm tra được tính hợp lệ, hợp pháp chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất và các thông tin cần thiết để có biện pháp hạ gía thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Tạo điều kiện cho sản phẩm sản xuất ra có lợi thế cao cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của đơn vị khác. Chính vì vậy việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một trong những nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên luôn được các nhà quản lý quan tâm .
Xuất phát từ yêu cầu trên, em đã mạnh dạn lựa chọn chuyên đề tổ chức công tác “kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” tại Công ty giấy và bao bì Phú Giang, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh làm đề tài nghiên cứu .
Mục đích nghiên cứu: Bằng việc phân tích thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cúa công ty. Từ đó đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp bao bì thuộc Công ty giấy và bao bì Phú Giang( đánh giá những mặt đã đạt được và chưa đạt được để đề ra phương hướn g, biện pháp cho hướng đi sắp tới ).
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là nghiên cứu thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp bao bì thuộc Công ty giấy và bao bì Phú Giang.
Phạm vi nghiên cứu: Tại công ty giấy và bao bì Phú Giangthuộc thôn Tam Tảo - xã Phú Lâm - huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh .
Chuyên đề được kết cấu theo:
Lời mở đầu
Phần I: Khái quát một số tình hình cơ bản của Công ty giấy và bao bì Phú Giang
PhầnII: Chuyên đề nghiên cứu
I: Lý luận chung về” Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm”
II: Cơ sở thực tiễn về công tác “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” tại Công ty giấy và bao bì Phú Giang
Phần III: Đánh giá ưu điểm nhược điểm trong công tác kế toán tại Công ty giấy và bao bì Phú Giang- Biện pháp hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty.
Kết luận
Phần I: KháI quát một số tình hình cơ bản của Công ty giấy và bao bì Phú Giang
1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty :
Tiền thân của công ty giấy và bao bì Phú Giang là tổ chức sản xuất Hạ giang được thành lập từ năm 1988, vào những năm 1989 - 1990 tổ hợp sản xuất là buôn bán giấy làm pháo rất phát triển . Năm 1992 chuyển đổi thành Xí nghiệp tập thể cổ phần Phú Giang Và chuyển thành công ty và bao bì Phú Giang được thành lập theo quyết định số 20 GP /TLDN của chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh ký ngày 20/05/1999, đượcSở đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp giấy phép kinh doanh số 071906 ngày 27/05/1999. Công ty có 6 chủ sở hữu cùng góp vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh . Ngành nghề sản xuất của Công ty là sản xuất giấy krap và bao bì Carton sóng. Công ty có 3 xí nghiệp thành viên : 2 xí nghiệp giấy và 1 xí nghiệp bao bì, các phòng ban chức năng để quản lý điều hành hoạt động của xí nghệp .
Công ty có vốn điều lệ là : 13.794.017.000
Vốn bằng tiền là : 5.362.750.000
Vốn bằng hiện vật là : 8.431.267.000
Ban đầu công ty chỉ sản xuất một loại sản phẩm là giấy Krap dùng cho đệm lót, đóng hộp. Nhưng đến năm 1992, lắp đặt thêm một dây chuyền sản xuất giấy Krap bán cho thị trường Hà Nội và một số tỉnh lân cận khác. Đến tháng 6/1996 Công ty đổi mới xây dựng công nghệ hiện đại theo một dây chuyền mới của Trung Quốc làm cho năng suất sản xuất của công ty tăng từ 300 tấn giấy /1 năm lên 12.000 tấn giấy / 1năm. Đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất hộp carton nâng năng suất đạt 2.500 tấn 1năm lên 9.000 tấn / 1năm .
Công ty giấy và bao bì Phú Giang, đã trở thành một đơn vị sản xuất giấy và bao bì có uy tín tín nhiệm và có định hướng cho sự phát triển trong lĩnh vực kinh doanh của tỉnh Bắc Ninh và trong cả nước. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu kinh nghiệm năng lực và trí tuệ. Công ty tạo lập cơ sở vững chắc cho tương lai để ngành giấy và bao bì phát triển mở rộng không ngừng góp phần thúc đẩy trong khu vực và trên thế giới .
2. Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là sản xuất giấy và bao bì .
3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất :
Công nghệ sản xuất giấy: Nguyên vật liệu tập trung ở bãi qua xử lý thủ công đưa vào hệ thống bể ngầm, đưa vào máy nghiền và rửa qua máy nghiền đĩa, bột đưa vào bể chứa, từ bể chứa bột vào vào bể trung gian, pha bột từ bể trung gian sang bể khuấy tròn, qua bơm seo bột đưa lên lô dưới, qua chăn seo lên lô giấy. Giấy bào bằng giấy được sấy khô qua máy cắt tự động theo ý muốn , cuộn tròn nhập kho .
Công nghệ sản xuất bao bì Carton : Từ nguyên vật liệu nhập kho ở trên được chuyển lên kho máy sóng dưa lên máy theo quy trình tự động được cắt thành những tấm phôi theo ý muốn chủ quan . Qua máy cắt kẻ tạo thành những vệt in mờ hình hộp, cho ra máy ghim thành lập qua khâu in sang kiểm tra nhập kho .
4. Tình hình vốn và sử dụng vốn :
Trong những năm trước đây, Công ty đã gặp phải những khó khăn, thử thách vì chưa trang bị đầy đủ nên thiếu thốn nhiều về vốn . Song Công ty không ngừng đổi mới đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc, thiết bị, đã khẳng định được chất lượng sản phẩm với số vốn năm 2005 là : 54.939.232.879 đồng .
Vốn cố định là : 16.748.057.100 đồng .
Vốn lưu động là : 13.064.580.179 đồng .
Vốn vay là : 25.141.595.600 đồng .
5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý :
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của
Công ty giấy và bao bì Phú Giang:
Bộ phận kế toán
Phó giám đốc
Giám đốc
Bộ phận kế toán
Phó giám đốc
Giám đốc xí nghiệp bao bì Carton
Giám đốc xí nghiệp giấy Krap
Bộ phận kỹ thuật
Bộ phận kế toán
Bộ phận kỹ thuật
Bộ phận kinh doanh
Bộ phận kinh doanh
Công ty giấy và bao bì Phú Giang là đơn vị tư nhân hạch toán độc lập có con dấu riêng. Đứng đầu công ty là ban Giám đốc chỉ đạo trực tiếp tới từng bộ phận phòng ban.
- Giám đốc công ty: Là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo Công ty có chức năng tổ chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh, đối nội, đối ngoại, là người điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty, Có quyền nhân danh của Công ty trong mọi trường hợp và chiu trách nhiệm với các thành viên khác của Công ty. Giám đốc Công ty chịu tác động trực trách công tác tổ chức quản lý, tổ chức công tác tài chínhkế toán, kế hoach sản xuất kinh doanh, ký kết hợp đồngkinh tế, hợp đồng lao động hoặc mời chuyên gia cố vấn (nếu cần). Giám đốc Công ty trịu trách nhiêm trước pháp luật của Nhà nước về tất cả các hoạt động của Công ty.
- Phó giám đốc : Có hai phó giám đốc, trợ giúp cho giám đốc các mặt công tác do giám đốc phân công như sản xuất kinh doanh kỹ thuật, đời sống và an toàn lao động của công nhân. Thay mặt Giám đốc giải quyết các công việc khi Giám đốc đi vắng như uỷ quyền ký kết hợp dồng kinh tế….Đồng thời kết hợp với các bộ phận, phòng ban Xí nghiệp để Công ty đạt hiệu quả sản xuất cao và hoàn thành mục tiêu Công ty.
- Giám đốc xí nghiệp: Có hai Giám đốc xí nghiệp là những người đièu hành trực tiếp công việc của Xí nghiệp mình, chịu trách nhiệm lớn nhất trước lãnh đạo Công ty về hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Giám đốc Xí nghiệp có nhiệm vụ sắp xếp kế hoạch hoạt động, thường xuyên kiểm tra đôn đốc các bộ phận trong Xí nghiệp nhằm đạt được những yêu cầu của khách hàng cũng như chỉ tiêu Công ty giao cho.
- Phòng kế toán: Có chức năng tham mưu, hỗ trợ cho Giám đốc công tác kế toán tài chính công ty, chế độ tiền lương, thuế, tiền thưởng đói với người lao động và thực hiện tốt nghĩa vụ kế toán tài chính vơí Nhà nước và quản lý tài chính báo cáo tài chính của các Xí nghiệp thành viên. Tham mưu cho Ban Giám đốc trong thực hiện về khoản đầu tư tài chính của Công ty.
- Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ bảo bảm quản lý máy móc, sửa chữa khi có sự cố xảy ra để kịp thời phục vụ sản xuất đật hiệu quả cao, xây dựng kế hoạch khoa học phát triển kỹ thuật đảm bảo kỹ thuật ngày một tốt hơn và mang lại một phần lơị nhuận cho Công ty.
- Phòng kinh doanh: Có chức năng xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở tiêu thụ sản phẩm. Căn cứ vào nhu cầu thông tin trên thị trường phòng kinh doanh tiếp thị xây dựng giá thành kế hoach sản phẩm nhằm thu lợi nhuận cao. Đảm bảo công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm tại Công ty
6. Đánh giá chung thuận lợi và khó khăn của Công ty:
a. Thuận lợi:
Công ty giấy và bao bì Phú Giang là một Công ty có bộ máy quản lý vững chắc, nhiều năng lực, có đội ngũ công nhân lành nghề, có trình độ kỹ thuật cao, nhiều kinh nhiệm, có tinh thần trách nhiệm làm việc, có quyết tâm cao để đưa mặt hàng Công ty trong kinh doanh cạnh tranh trên thị trường.
Đồng thời Công ty còn thu hút được với các nhà đầu tư giao dịch, giao thông vận chuyển hàng hoá, nguyên vật liệu cho doanh nghiệp.
Với vị trí địa lý thuật lợi, nằm tại trung tâm kinh tế có hệ thống giao thông thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm Công ty ra thị trường trong và ngoài tỉnh, về thị trường tiêu thụ sản phẩm nhiều thuận lợi. Tổng giá trị sản lượng hàng năm đạt 47.179.720.000 đồng. Tổng tiêu thụ hàng năm đạt 49.245.700.000 đồng.
b. Khó khăn:
Bên cạnh những thành tựu Công ty đã đạt được thì con mắc phảI những khó khăn cần khắc phục như sau:
Do quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh lớn đòi hổi nhiều nguyên vật liệu nhưng nguyên liệu nhập kho về sản xuất chưa đáp ứng kịp thời với nhu cầu khách hàng.
Tuy máy móc thiết bị không còn lac hậu nhưng vẫn gây rủi ro lớn trong sản xuấtvới nền kinh tế thị trường nhiều đối thủ cạnh tranh gay gắt. Do vậy Công ty phải luôn không ngừng cải thiện mẫu mã, đổi mới quy trình công nghệ năng cao chất lượng hàng hoá.
7. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
Trong năm 2006 Công ty giấy và bao bì Phú Giang đã đạt được mức lợi nhuận khá cao. Đó là nhờ sự lỗ lực cố gắng vươn lên của toàn thể cán bộ công nhân trong Công ty
Một số chỉ tiêu phát triển của Công ty trong năm 2006 như sau:
(đvt: đ)
STT
Chỉ tiêu
Số tiền
1
Tổng giá trị sản lượng
226.300.000.000
2
Tổng doanh thu
102.751.992.545
3
Gía vốn hàng bán
67.743.645.682
4
LãI gộp( 4=3-2)
35.008.346.863
5
Tổng chi phí bán hàng
17.664.486.236
6
Chi phí quản lý
11.146.637.272
7
Lợi nhuận trước thuế{ 7= 4- ( 5 + 6) }
6.198.233.445
8
Thuế thu nhập doanh nghiệp phảI nộp
1.175.505.365
9
Lợi nhuận sau thuế( 9=( 7-8)
5.022.728.080
10
Thu nhập BQ/1Lđ/ 1 tháng
1.000.000
11
Kết quả sản xuất kinh doanh chung
97.300.000.000
( Nguồn báo cáo quyết toán Tài chính năm 2006)
Phần II: Chuyên đề nghiên cứu
I: Lý luận chung về” Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1: KháI niệm nội dung chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
a: khái niệm nội dung chi phí sản xuất:
Bất kỳ một doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ, dù sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực nào thì quá trình sản xuất kinh doanh đều nhất thiết phải có sự kết hợp hài hoà giữa các tố cơ bản đó là đối tượng lao động và sức lao động. Qúa trình doanh nghiệp bỏ ra các chi phí về lao động sống, chi phí tiền lương, tiền công, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn…, các chi phí về lao dông vật hoá: Vật liệu, công cụ, dụng cụ, TSCĐ…Chỉ có những chi phí có liên quan đến HĐSX mới tính vào chi phí sản xuất. Để phục vụ cho quản lý hạch toán kinh doanh, chi phí sản xuất kinh doanh tập hợp theo thời kỳ, hàng tháng, hàng quý, hàng năm… * Bất kỳ một doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ, dù sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực nào thì quá trình sản suất kinh doanh dều nhất thiết phảI có sự kết hợp hài hoà của các yếu VậVậy Vậy chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ.
b: Khái niệm nội dung giá thành sản phẩm:
Gía thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và chi phí khác mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến khối lượng công việc sản phẩm lao vụ hoàn thành.
Trong giá thành sản phẩm bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, và chi phí khác bằng tiền.
Gía thành sản phẩm sản xuất là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, việc tăng NSLĐ, tiết kiệm vật tư sử dụng, có hiệu quả vốn sản xuất sẽ góp phần sử dụng hợp lý chi phí, hạ giá thành tới mức tối đa.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm riêng biệt có nội dung khác nhau:
- Chi phí sản xuất luôn gắn với thời kỳ đã phát sinh còn giá thành lại gắn với khối lượng sản phẩm công việc lao vụ đã hoàn thành.
- Chi phí sản xuất trong kỳ: Bao gồm cả chi phí sản xuất ra sản phẩm hoàn thành, sản phẩm hỏng và sản phẩm làm dở cuối kỳ. Còn giá thánh sản phẩm không liên quan dến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang của kỳ trước chuyển sang.
Tuy nhiên, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm lại có quan hệ mật thiết với nhau vì chúng đều biểu hiện bằng tiền của chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra cho HĐSX. Chi phí sản xuất trong kỳ là căn cứ để tính giá thành sản phẩm lao vụ đã hoàn thành. Sự tiết kiệm hoặc lãng phí chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Quản lý giá thành găn với quản lý chi phí sản xuất.
2: ý nghĩa nhiệm vụ của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
Trong công tác quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, để phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành đòi hỏi phải tổ chức tốt công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đáp ứng đầy đủ trung thực, kịp thời yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần thực hiện được các nhiệm vụ sau:
- Căn cứ vào đặc điểm quuy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành, trên cơ sở đó tổ chưc việc ghi chép ban đầu và lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp.
- Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định và bằng phương pháp thích hợp đã chọn, cung cấp kịp thời những số liệu thông tin tổng hợp về các khoản mục chi phí, yếu tố chi phí quy định, xác định đúng đắn chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ.
- Thực hiện tính giá thành sản phẩm kịp thời chính xác theo đúng đối tượng tính giá thành và phương pháp tính giá thành hợp lý.
- Định kỳ cung cấp các báo cáo về chi phí sản xuất và tính giá thành cho ban lãnh đạo để phân tích dự toán chi phí sản xuất và tình hình thực hiện giá thành của doanh nghiệp.
3: Trình tự và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất:
3.1: Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất:
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà chi phí sản xuất cần phải tập hợp nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm tra, giám sát chi phí sản xuất yêu cầu tính giá thành sản phẩm.
Để xác đinh đúng đôí tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và công dụng của chi phí sản xuất. Tuỳ vào quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, đặc điểm của sản phẩm mà đối tượng tập hợp chi phí có thể là sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm.
Tập hợp chi phí sản xuất đúng đối tượng có tác dụng tăng cường quản lý chi phí sản xuất, phục vụ công tác tính giá thành kịp thời và chính xác.
Thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp chi phí là xác định nơi phát sinh chi phí và đối tượng chịu chi phí.
Nơi phát sinh chi phí là phân xưởng, tổ đội sản xuất hay toàn bộ quy trình công nghệ( toàn doanh nghiệp).
Đối tượng chịu chi phí là sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, đơn đặt hàng.
3.2: Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất:
Phương pháp trực tiếp:
Phương pháp này áp dụng đối với chi phí sản xuất phat sinh có liên quan trực tiếp đến tưng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt. Do đó, căn cứ vào tập hợp số liệu từ các chứng từ kế toán ghi chép trực tiếp vào tài khoản cấp I, II theo từng đối tượng để đảm bảo độ chính xác cao.
Phương pháp phân bổ gián tiếp:
Phương pháp này áp dụng đối với chi phí sản xuất cóliên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất không thể tổ chức ghi chép ban đầu riêng.
Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất phải tiến hành theo trình tự sau:
- Tổ chức ghi chép chứng từ ban đầu( chứng từ gốc) chi phí sản xuất. Từ đó tổng hợp số liệu trên chứng từ kế toán theo địa điểm phát sinh chi phí.
- Chọn tiêu chuẩn phân bổ phù hợp với từng loại chi phí để tính toán phân bổ chi phí sản xuất đã tổng hợp cho các đối tượng liên quan.
- Xác định hệ số phân bổ(H)
H= C/T= C/Tn
Trong đó: C là tổng chi phí đã tập hợp cần phân bổ
T là tổng tiêu chuẩn dùng phân bổ
Tn là tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng n
Tính chi phí sản xuất phân bổ cho từng đối tượng liên quan:
Cn = Tn * H
Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm kế toán sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ:
3.3: Phương pháp kê khai thường xuyên:
Phương pháp này kế toán sử dụng TK 621, TK622, TK627 để hạch toán các chi phí phát sinh trong kỳ, cuối kỳ kết chuyển sang bên nợ TK154.
3.3.1) Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, bán thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu được sử dụng trực tiếp để chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ dịch vụ của doanh nghiệp.
Chứng từ sử dụng bao gồm:
+ Phiếu xuất kho, nhập kho
+ Hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn thông thường
+ Phiếu chi, giấy tạm ứng
Kết cấu tài khoản:
Tài khoả sử dụng TK621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tài khoản này dùng để tập hợp chi phí về nguyên liệu chính, phụ đã chi ra để sản xuất sản phẩm.
- Kết cấu TK 621
+ Bên nợ: Trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản phẩm hoặc thực hiên lao vụ dịch vụ trong lỳ.
+ Bên có:
Trị giá vốn của nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho
Trị giá phế liệu thu hồi( nếu có) để tính giá thành sản phẩm.
Phân bổ chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phívà kết chuyển vào tài khoản liên quan.
+ Tài khoản này khồn có số dư cuối kỳ nhưng nếu kết chuyển sang kỳ sau thì ghi bút toán đỏ.
Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:
(1) xuất kho nguyên vạt liệu để trực tiếp sản xuất sản phẩm:
Nợ TK 621
Có TK 152
(2) Mua nguyên vật liệ về không qua kho mà sử dụng ngay cho sản xuất:
Nợ TK 621
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331
Cuối tháng nguyên vật liệu chưa sử dụng hết nộp trả lại kho:
Nợ TK 152
Có TK 621
Cuối tháng nếu có nguyên vật liệu sử dụng chưa hết để lại tháng sau; Kế toán tính ra giá thực tế và ghi bút toán:
Nợ TK 621
Có TK 152
Cuối tháng kết chuyển chi phí:
Nợ TK 154
Có TK 621
Sơ đồ kế toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
(TK 621)
TK 621
TK 154
TK 111, 112,331
Trị giá NVL xuất kho cho
Chế tạo sản phảm
Trị giá NVL xử dụng
Chuyển CPNVLTT
Phân bổ và kết
Không hết nộp trả lại kho
Tổng giá thanh toán
TK 133
Mua NVLdùng TT
Gía chưa thuế
Thuế GTGT
TK 152
chế tạo sp
TK 152
3.3.2) Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm : Tiền lương , tiền công , phụ cấp lương , tiền ăn ca phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiên các lao vụ dịch vụ . Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất tính vào chi phí sản xuất .
Tiêu chuẩn để phân bổ :
- Đối với tiền lương chính tiêu chuẩn phân bổ là chi phí tiền lương định mức , chi phí tiền lương khấu hao, giờ công định mức hoặc giờ công thực tế .
- Đối với tiền lương phụ phân bổ theo tiền lương chính .
- Đối với các khoản trích theo lương thì căn cứ vào tỷ lệ trích quy định .
Chứng từ sử dụng :
- Bảng chấm công , bảng thanh toán lương .
- Bảng phân bổ tiền lương và các khoản bảo hiểm .
- Hợp đồng làm khoán , phiếu chi , phiếu tạm ứng .
Nội dung kết cấu :
- Tài khoản sử dụng : TK 622 _chi phí nhân công trực tiếp . Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ , dịch vụ .
- Kết cấu TK 622 :
+ Bên nợ : Tập hợp các chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện
lao vụ phát sinh trong kỳ .
+ Bên có : Phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan .
+ Tài khoản này không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết cho từng phân xưởng, bộ phận sản xuất .
Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ :
(1). Căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán lương :
Nợ TK 622
Có TK334
(2). Tiền ăn ca phải trả công nhân , trích trước tiền lương nghỉ phép , trích các khoản phải trích theo lương , theo tỷlệ quy định tính vào chi phí .
Nợ TK 622
Có TK334
Có TK 338
Có TK 335
(3). Cuối kỳ tính toán , phân bổ chi phí nhân công trực tiếp :
Nợ TK 154
Có TK 622
Sơ đồ hạch toán TK 622 _ chi phí nhân công trực tiếp :
TK 334
TK 622
TK 154
Tiền lương chính lương ,phụ,phụ
cấp, tiền ăn ca phảI trả CNSX
P/bổ và kết
Chuyển CPNCTT
TK 335
Trích trước tiền lương nghỉ phép
Của công nhân sản xuất
TK 338
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ
Theo tiền lương của CNSX
3.3.3) Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung .
Chi phí sản xuất chung là những chi phí quản lý phục vụ sản xuất và những chi phí khác ngoài hai khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp phát sinh ở các phân xưởng, các đội sản xuất .
Phương pháp phân bổ cụ thể như sau :
Chi phí khấu hao TSCĐ trong đó khấu hao máy móc thiết bị sản xuất nếu tính riêng cho từng đối tượng chịu chi phí thì sử dụng phương pháp trực tiếp, nếu liên quan đến nhiều đối tượng thì sử dụng phương pháp phân bổ gián tiếp .
Tiêu chuẩn phân bổ là định mức chi phí khấu hao máy móc, thiết bị hoặc giờ máy chạy thực tế .
Chi phí năng lượng nếu theo dõi trực tiếp bằng đồng hồ thì sử dụng phương pháp trực tiếp . Tiêu chuẩn phân bổ là định mức chi phí năng lượng hoặc số giờ máy làm việc thực tế . Những chi phí còn lại được tập hợp và phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí theo phương pháp phân bổ gián tiếp . Tiêu chuẩn phân bổ là tiền lương công nhân sản xuất, định mức chi phí .
Chứng từ sử dụng :
+ Bảng thanh toán lương , bảng chấm công , phiếu xuất kho .
+ Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ , phiếu chi , giấy tạm ứng .
Để tập hợp chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627 - chi phí sản xuất chung . Tài khoản này phản ánh các chi phí sản xuất chung phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm , thực hiện lao vụ của doanh nghiệp .
Nội dung kết cấu TK 627 - chi phí sản xuất chung :
+ Bên nợ : Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ .
+Bên có : Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung . Phân bổ và kết chuyển vào đối tượng chịu chi phí để tính giá thành .
+Tài khoản này không có số dư cuối kỳ .
Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu :
(1) Căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán lương chính các khoản phải trích theo lương phần tính vào chi phí :
Nợ TK 627
Có TK 334
Có TK 338
(2) Căn cứ vào phiếu xuất kho vật liệu công cụ dụng cụ loại phân bổ một lần :
Nợ TK 627
Có TK152 ; 153
(3) Căn cớ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ :
Nợ TK 627
Có TK 214
(4) Căn cứ vào các loại hoá đơn của người bán về các khoản dịch vụ sử dụng cho sản xuất chung như tiền điện , tiền nước .
Nợ TK 627
Nợ TK 133
Có TK 111; 112 ; 331.
(5) Các khoản liên quan đến chi phí sản xuất chung khác :
Nợ TK 627
Có TK 111 ; 112 ; 141
Khi phát sinh các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung :
Nợ TK 111 ; 112
Có TK 627
Cuối kỳ tính toán phân bổ kết chuyển :
Nợ TK 154
Có TK 627
Sơ đồ kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung
(TK627)
TK 334
TK 627
TK 154
Tiền lương, tiền ăn ca của nhân viên QLSX
Phân bổ kết chuyển chi phí SXC
TK 338
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo
lương của NVQLSX
TK 152, 153
Trị giá TTVLCCDC xuất kho có giá
ảtị nhỏ dùng cho HĐSX
TK 331
TK 214
G.Trị DV mua ngoài dùng vào HĐSX
Trích KHTSCĐ dùng vào HĐSX
TK 111,112,141
Chi khác bằng tiền cho HĐSX
.3.4) Kế toán tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp :
Chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng khoản mục, cuối kỳ cần tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất để làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm .
Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp vào bên nợ TK 154 cho từng phân xưởng, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Đồng thời khoá sổ TK 627 tính toán phân bổ chi phí sản xuất chung và kết chuyển vào TK 154 cho từng sản phẩm lao vụ, dịch vụ .
Trường hợp doanh nghiệp hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán sử dụng TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang .
Tài khoản này dùng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sẩn phẩm, lao vụ đã hoàn thành .
Kết cấu của TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang :
+ Bên nợ : Kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
+ Bên có :
Gía trị phế liệu thu hồi, khoản xử lý thiệt hại sản phẩm hỏng không tính giá thành .
Gía thành sản phẩm thực tế của sản phẩm lao vụ đã hoàn thành trong kỳ .
Gía trị vật liệu , công cụ ,hàng hoá gia công xong lại nhập lại kho .
+ Số dư bên nợ phản ánh chi phí sản xuất sản phẩm lao vụ còn dở dang tại thời điểm cuối kỳ .
Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu :
Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp , chi phí nhân công trực tiếp , chi phí sản xuất chung :
Nợ TK 154
Có TK 621
Có TK 622
Có TK 627
Căn cứ vào giá thành sản phẩm thực tế của các sản phẩm lao vụ đã hoàn thành trong kỳ nhập kho hoặc gửi bán và bán trực tiếp không qua kho :
Nợ TK 155 - Thành phẩm
Nợ TK 632 - Gía vốn hàng bán
Nợ TK 157 - Hàng gửi đi bán
Có TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Trường hợp phát sinh các khoản bồi thường và thu hồi phế liệu do sản phẩm hỏng không sửa chữa được :
Nợ TK 152 - Nguyên liệu , vật liệu ( giá trị phế liệu thu hồi )
Nợ TK 138 - Phải thu khác ( số tiền bồi thường phải thu )
Có TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang .
Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp
TK 154
TK 152
TK 621
TK 622
K/C chi phí NVLTT
K/C chi phí NCTT
TK 627
Phẩm nhập kho
Trị giá phế liệu thu hồi
Sản phẩm hỏng
TK 138,334
Khoản bồi thường phảI thu
Sản xuất sản phẩm hỏng
TK 155
Gía thành sản xuất sản
TK 632
K/C chi phí SXC
Gía thành SXSP bán
Lao vụ không qua kho
TK 157
Gía thánh thực tế
Sản phẩm gửi bán
3.4: Phương pháp kiểm kê định kỳ:
Phương pháp này các nhiệm vụ phát sinh liên quan đến hàng tồn kho không ghi sổ liên tục. Cuối kỳ doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê tất cả các loại nguyên vật liệu, thành phẩm trong kho và tại các phân xưởng cùng với bộ phận sản xuất dở dang để xác định chi phí sản phẩm hoàn thành của hàng đã bán. Kế toán mở TK 631- Gía thành sản xuất, để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ.
TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trong trường hợp này phản ánh chi phí sản xuất của những sản phẩm công việc lao vụ còn dở dang cuối kỳ và đầu kỳ.
Kết cấu của TK 154:
+ Bên nợ: kết chuyển chi phí sản xuất của sản phẩm, lao vụ dở dang cuối kỳ .
+ Bên có: Kết chuyển chi phí sản xuất của sản phẩm , lao vụ dở dang đầu kỳ.
+ Số dư bên nợ: Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp, kế toán sử dụng TK 631- Gía thành sản xuất
Nội dung kết cấu TK 631- Gía thành sản xuất
+ Bên nợ: Kết chuyển chi phí của sản phẩm lao vụ dở dang đầu kỳ
Kết chuyển chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ
+ Bên có:
Kết chuyển chi phí sản xuất của sản phẩm lao vụ dở dang cuối kỳ vào TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Gía thành sản xuất thực tế cuả sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành trong kỳ
+ Không có số dư cuối kỳ
Các doanh nghiệp sản xuất tuỳ theo đặc điểm hoạt động sản xuất mà mở chi tiết TK 631- Gía thành sản xuất.
Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế:
(1) Đầu kỳ kết chuyển chi phí sản xuất của sản phẩm làm dở đầu kỳ:
Nợ TK 631
Có TK 154
(2) Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh trong kỳ cho các đối tượng chịu chi phí:
Nợ TK 631
Có TK 621
(3) Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36867.doc