MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TSCĐ : Tài sản cố định
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
KPCĐ : Kinh phí công đoàn
CCDC : Công cụ dụng cụ
CPSX : Chi phí sản xuất
NKCT : Nhật ký chứng từ
DTKH : Doanh thu kế hoạch
DTTH : Doanh thu tổng hợp
QDP : Quỹ dự phòng
MỤC LỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1-1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 10
Sơ đồ 1-2: Sơ đồ tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh 14
Sơ đồ 1-3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 16
Sơ đồ 1-4: Trình tự ghi sổ kế toán
98 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1454 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần may Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tại Công ty cổ phần May Thăng Long 19
Sơ đồ 2-1: Sơ đồ luân chuyển chứng từ về tiền lương và các khoản trích theo lương 30
BIỂU 1-1: CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH NĂM 2007-2008 8
BIỂU 2-1: BÁO CÁO DOANH THU THÁNG 3 NĂM 2009 34
BIỂU 2-2: DOANH THU THÁNG 3 NĂM 2009 38
BIỂU 2-3: ĐƠN GIÁ DÂY CHUYỀN MAY, LÀ THÁNG 3 NĂM 2009 40
BIỂU 2-4: BẢNG THIẾT KẾ DÂY CHUYỀN CÔNG ĐOẠN MAY 42
BIỂU 2-5: BẢNG KHAI DÂY CHUYỀN THÁNG 3/2009 47
BIỂU 2-6: BẢN KHAI NĂNG SUẤT 49
BIỂU 2-7: BẢN KHAI NĂNG SUẤT 50
BIỂU 2-8: BẢNG CÂN ĐỐI SẢN LƯỢNG THÁNG 3 NĂM 2009 52
BIỂU 2-9: BẢNG CHẤM CÔNG 55
BIỂU 2-10: BẢNG CHẤM CÔNG 57
BIỂU 2-11: BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG THÁNG 3 NĂM 2009 59
BIỂU 2-12: BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG THÁNG 3 NĂM 2009 61
BIỂU 2-13: BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG THÁNG 3 NĂM 2009 65
BIỂU 2-14: BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG THÁNG 3 NĂM 2009 67
BIỂU 2-15: BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG THÁNG 3 NĂM 2009 68
BIỂU 2-16: BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG THÁNG 3 NĂM 2009 69
BIỂU 2-17: BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 71
BIỂU 2-18: BẢNG KÊ SỐ 4 74
BIỂU 2-19: BẢNG KÊ SỐ 5 76
BIỂU 2-20: NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 1 77
BIỂU 2-21: NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7 79
BIỂU 2-22: NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7 80
BIỂU 2-23: SỔ CÁI 83
BIỂU 2-24: SỔ CÁI 85
LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển. Kinh tế thị trường mang lại không chỉ những cơ hội mà còn cả những thách thức lớn cho các doanh nghiệp. Nhất là hiện nay, khi chúng ta đã gia nhập WTO, thị trường mở cửa đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với bạn hàng quốc tế, để quảng bá và phát triển thương hiệu hàng Việt Nam. Tuy nhiên, khi các Công ty nước ngoài đổ vào Việt Nam thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp trong nước sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn. Với vốn kinh nghiệm phong phú, khả năng nắm bắt thị trường nhanh nhạy, sản phẩm mới lạ, hiện đại, chiến lược marketing chuyên nghiệp, các Công ty nước ngoài rất có thể sẽ chiếm lĩnh thị trường trong nước nếu như các doanh nghiệp Việt Nam không có chiến lược tự đổi mới và củng cố thị phần của mình. Hơn thế nữa, bạn hàng nước ngoài, nhất là những nước Châu Âu là thị trường rất khó tính, yêu cầu chất lượng sản phẩm vô cùng khắt khe. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng sản phẩm để khẳng định uy tín, đồng thời hạ giá thành để thu hút khách hàng là chiến lược kinh doanh nói chung của tất cả các doanh nghiệp. Một sản phẩm có giá thành phải chăng và chất lượng tốt sẽ chinh phục được cả thị trường trong và ngoài nước.
Để phát triển doanh nghiệp, không thể không cải tiến sản phẩm. Mà muốn cải tiến sản phẩm thì yếu tố con người là điều kiện tiên quyết. Muốn có được những sản phẩm với mẫu mã đẹp, hợp thời trang, được người tiêu dung rộng rãi đón nhận thì cần phải có đội ngũ nhân viên thiết kế chuyên nghiệp. Muốn có được sản phẩm chất lượng tốt thì công nhân sản xuất trực tiếp cũng cần có tay nghề cao. Muốn tăng năng suất, tăng sản lượng mà vẫn giữ được chất lượng ổn định thì tay nghề người công nhân cũng là vô cùng cần thiết. Thêm vào đó, một đội ngũ quản lý tốt, có tầm nhìn xa và hoạch định được những chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ giúp thúc đẩy công việc kinh doanh, mang lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, một doanh nghiệp muốn đi lên thì việc làm cấp thiết là phải quan tâm đến nguồn nhân lực của mình. Để có được nguồn nhân lực dồi dào với chất lượng tốt, doanh nghiệp cần đảm bảo lợi ích cá nhân của người lao động. Đó là động lực trực tiếp khuyến khích người lao động đem hết khả năng của mình nỗ lực sáng tạo trong sản xuất cũng như trong mọi công việc.
Qua thời gian đầu thực tập tại Công ty cổ phần May Thăng Long, được sự giúp đỡ tận tình của các cô chú, anh chị trong phòng kế toán tài chính, bước đầu em đã làm quen được với những việc đơn giản và hiểu được khái quát về chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty đặc biệt là phòng Kế toán tài chính.
Tuy nhiên với thời gian hạn hẹp và trình độ còn hạn chế nên báo cáo của em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong có ý kiến bổ sung và sự chỉ bảo quan tâm của các thày cô giáo cũng như các anh chị trong công ty.
Về phía bản thân, em xin chân thành cảm ơn cô giáo, Thạc sỹ Bùi Minh Hải giảng viên trường đại học Kinh Tế Quốc Dân cùng các cô chú, anh chị trong phòng Kế toán tài chính của Công ty cổ phần May Thăng Long đã hướng dẫn, chỉ bảo và cung cấp số liệu để em có thể hoàn thành tốt chuyên đề thực tập chuyên ngành này
Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Hoàng Hải Anh
CHƯƠNG ITỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG
Tên Công ty: Công ty cổ phần May Thăng Long
Trụ sở chính: 250 Minh Khai - Hai Bà Trưng – Hà Nội
Điện thoại: 04 – 3862 3372
1.1/ Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần May Thăng Long
Công ty cổ phần May Thăng Long tiền thân là Công ty May mặc xuất khẩu thuộc Tổng Công ty Xuất nhập khẩu tạp phẩm, được thành lập vào ngày 8/5/1958 theo quyết định của Bộ Ngoại thương, trụ sở đóng tại số 15 Cao Bá Quát, Hà Nội.
Ban đầu Công ty có khoảng 1.200 công nhân và 1.100 máy may công nghiệp. Đến ngày 15/12/1958 Công ty đã hoàn thành kế hoạch năm với tổng sản lượng là 391.129 sản phẩm đạt 112.8% chỉ tiêu. Năm 1959 kế hoạch Công ty được giao tăng gấp 03 lần năm 1958 nhưng Công ty vẫn hoàn thành và đạt 102% kế hoạch. Trong những năm này Công ty đã mở rộng mối quan hệ với các khách hàng nước ngoài như Liên Xô, Đức, Mông Cổ, Tiệp Khắc.
Tháng 7/1961, Công ty chuyển địa điểm làm việc về số 250 Minh Khai, Hà Nội, hiện là trụ sở chính của Công ty. Với địa điểm mới này, các bộ phận trước kia phân tán nay thống nhất thành một mối tạo thành dây chuyền khép kín khá hoàn chỉnh từ khâu nguyên liệu, cắt, may, là, đóng gói.
Ngày 31/8/1965, theo quyết định của Bộ Ngoại thương tách bộ phận gia công thành một đơn vị sản xuất độc lập với tên gọi Công ty Gia công may mặc xuất khẩu; còn Công ty May mặc xuất khẩu đổi tên thành Xí nghiệp May mặc xuất khẩu; Ban Chủ nhiệm đổi thành Ban Giám đốc. Đây là sự thay đổi về công tác tổ chức cho linh hoạt với tình hình sản xuất, tạo điều kiện cho chuyên môn hóa mặt hàng xuất khẩu.
Năm 1979, Xí nghiệp được Bộ Công nghiệp đổi tên thành Xí nghiệp May Thăng Long.
Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (1980-1985), Công ty chuyển hướng từ sản xuất hàng mậu dịch sang gia công hàng xuất khẩu. Với những thành tựu đã đạt được, năm 1983, Xí nghiệp May Thăng Long đã được nhà nước trao tặng huân chương lao động hạng nhì
Cuối năm 89, đầu những năm 90, Liên xô tan rã, thị trường của Công ty thu hẹp dần. Đứng trước khó khăn này lãnh đạo Công ty đã quyết định tổ chức lại sản xuất, đầu tư hơn 20 tỷ đồng để thay thế toàn bộ hệ thống thiết bị cũ của Cộng hoà dân chủ Đức (FAAP), Nhật Bản ( JUKI). Đồng thời Công ty hết sức chú trọng đến việc tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước Pháp, Đức, Thụy Điển, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Năm 1991, với những sự thay đổi hiệu quả trên Xí nghiệp May Thăng Long là đơn vị may mặc đầu tiên được cấp phép xuất nhập khẩu trực tiếp. Công ty được trực tiếp ký hợp đồng và tiếp cận với khách hàng đã giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh .
Tháng 6/1992, thực hiện việc sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước và địa phương trong thời kỳ đổi mới Xí nghiệp được Bộ Công nghiệp nhẹ (nay là Bộ Công nghiệp) cho phép chuyển đổi tổ chức từ Xí nghiệp sang Công ty, Xí nghiệp May Thăng Long thành Công ty May Thăng Long theo Quyết định 218 TC/LĐ-CNN. Công ty May Thăng Long ra đời, đồng thời là mô hình Công ty đầu tiên trong các Công ty May mặc phía Bắc được tổ chức theo cơ chế đổi mới. Nắm bắt được xu thế phát triển của toàn ngành, năm 1993 Công ty đã mạnh dạn đầu tư hơn 3 tỷ đồng mua 16.000m2 đất tại Hải Phòng, xây dựng nhà xưởng, đầu tư máy móc thu hút gần 200 lao động.
Ngoài thị trường xuất khẩu Công ty đã chú trọng thị trường nội địa, năm 1993 Công ty đã thành lập Trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm tại 39 Ngô Quyền, Hà Nội với diện tích trên 300m2. Nhờ sự phát triển đó, Công ty là một trong những đơn vị đầu tiên ở phía Bắc chuyển sang hoạt động gắn Sản xuất với Kinh doanh
Bắt đầu từ năm 2000, Công ty đã thực hiện theo hệ thống quản lý ISO 9001- 2000 và tiêu chuẩn SA 8000
Thực hiện Quyết định 165/TCLĐ-BCN ngày 14/10/2003 của Bộ Công nghiệp về việc chuyển Công ty May Thăng Long thành Công ty cổ phần May Thăng Long, nhà nước nắm cổ phần chi phối 51%. Số vốn điều lệ 23.306.700.000 đồng được chia thành 233.067 cổ phần.
Năm 2006, Công ty đã thực hiện thành công đợt bán đấu giá phần vốn nhà nước tại Công ty. Ngày 15/2/2007, Công ty đã chuyển đổi chủ sở hữu và trở thành Công ty 100% cổ phần do các cổ đông góp vốn.
Vốn điều lệ của Công ty
23.306. 700.000 đồng
Vốn điều lệ được chia thành
233.067 cổ phần
Mệnh giá phổ thông
100.000 đồng/1CP
Lao động tại Công ty
1.650 LĐ
1.2/ Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP May Thăng Long
* Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công ty
Là một Công ty cổ phần, phương thức quản lý của Công ty mang tính chất tự quyết, lãnh đạo và kiểm soát của một tập thể các cổ đông, ngành nghề sản xuất và kinh doanh của Công ty bao gồm:
- Sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu các sản phẩm may mặc, các loại nguyên liệu, thiết bị phụ tùng, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, thiết bị tạo mẫu thời trang và các sản phẩm khác của ngành dệt may.
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng công nghệ thực phẩm, công nghiệp tiêu dùng, trang thiết bị văn phòng, nông, lâm, hải sản, thủ công mỹ nghệ.
* Đặc điểm về sản phẩm, hàng hoá và thị trường đầu vào đầu ra của Công ty
Sản phẩm chủ lực của Công ty là áo Sơ mi Nam và áo Jắc két, bên cạnh đó Công ty cũng mở rộng sản xuất các sản phẩm và các Xí nghiệp được chuyên môn hoá theo từng mặt hàng như XN1 và XN2 chuyên sản xuất áo sơ mi nam nữ, XN3 sản xuất áo Jắc Két, XN4 và XN5 sản xuất quần Bò và quần Jin, XN6 sản xuất hàng dệt kim. Riêng Xí nghiệp May Nam Hải tại Nam Định đã tách ra hoạt động độc lập không phụ thuộc từ tháng 09 năm 2008
Công ty chủ yếu là gia công các mặt hàng theo đơn đặt hàng, vì vậy số lượng lớn và sản xuất hàng loạt sau đó suất khẩu sang thị trường các nước như Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan…Bên cạnh đó Công ty vẫn trú trọng thị trường trong nước, sản xuất và tiêu thụ hàng hoá nhờ hệ thống cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm tại 250 Minh Khai, 39 Ngô Quyền và các đại lý của Công ty trên khắp cả nước.
* Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty
Sau 55 năm xây dựng và phát triển việc mở rộng thị trường Công ty luôn chú trọng, nhờ nó mà đến nay Công ty đã có quan hệ với khách hàng ở hầu khắp các châu lục trên thế giới. Đồng thời thị trường trong nước cũng được khai thác, tuy nhiên do biến động của nền kinh tế thị trường thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, Cty cũng đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hoá, vì vậy duy trì các bạn hàng truyền thống và đào tạo nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên trong Công ty là điều mà Đội ngũ lãnh đạo của Công ty luôn giữ quan hệ tốt với các khách hàng này, đẩy mạnh xuất khẩu hàng ra các nước này và tốc độ tăng trưởng bình quân các chỉ tiêu từ năm 2007 - 2008 ta có thể thấy qua Bảng chỉ tiêu Tài chính sau:
BIỂU 1-1: CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH NĂM 2007-2008
(Đơn vị tính: VNĐ)
STT
Chỉ tiêu tài chính
Năm 2007
Năm 2008
1
Tổng tài sản:
128.096.933.850
130.777.436.278
2
- Tài sản ngắn hạn
54.634.954.423
65.270.075.934
- Tài sản dài hạn
73.461.979.427
65.507.360.344
3
Nợ phải trả:
111.821.738.249
108.553.173.332
- Nợ ngắn hạn
73.711.169.618
81.628.488.572
- Nợ dài hạn
38.110.568.631
26.924.684.760
4
Tổng doanh thu
96.204.510.194
104.613.148.318
5
Lợi nhuận trước thuế
1.981.518.267
2.789.352.153
6
Nộp ngân sách nhà nước
554.825.115
781.018.603
7
Thu nhập bình quân/người/tháng
1.500.000
1.700.000
Nguồn: Báo cáo kết quả Kinh doanh của Công ty năm 2008
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công Ty Cổ Phần May Thăng Long.
Là một Công ty cổ phần, phương thức quản lý của Công ty mang tính chất tự
quyết lãnh đạo và kiểm soát của một tập thể các cổ đông. Tuy nhiên, hiện nay bộ máy quản lý của Công ty vẫn chia thành 2 cấp, cấp Công ty và cấp Xí nghiệp với sự chỉ đạo của Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị cử ra.
* Bộ máy quản lý ở cấp Công ty: Bộ máy tổ chức bao gồm:
- Đại hội đồng cổ đông;
- Hội đồng quản trị;
- Ban Kiểm soát;
- Tổng Giám đốc;
- Bộ máy giúp việc.
Tổ chức bộ máy quản lý được khái quát trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 1-1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC
Phó Tổng Giám đốc điều hành Kỹ thuật
Văn phòng Công ty
Giám đốc các XN 1 đến XN 6
Nhân viên thống kê các XN
Phó Tổng Giám đốc điều hành Nội chính
Phó Tổng Giám đốc điều hành Tài chính
Phó Tổng Giám đốc điều hành Sản xuất
HT cửa hàng thời trang
Phòng Kinh doanh nội địa
Phòng Kế toán tài vụ
Phòng Kế hoạch Sản xuất
Phòng Kinh doanh XNK
Phòng Kỹ thuật chất lượng
Xí nghiệp Dịch vụ đời sống
Nguồn: Văn phòng Công ty
Trong đó:
Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông sẽ bầu ra Hội đồng quản trị và ban kiểm soát, quyết định các vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển dài hạn của Công ty thông qua biểu quyết.
Hội đồng quản trị: Chủ tịch hội đồng quản trị là người đứng đầu, được bầu ra do biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín.
Ban Kiểm soát: Được Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 03 thành viên trở lên, có nhiệm vụ giám sát mọi hoạt động tài chính và sản xuất kinh doanh của Công ty và Hội đồng quản trị. Đứng đầu là Trưởng ban kiểm soát.
Tổng Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và các cơ quan cấp trên, là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty. Hội đồng quản trị sẽ quyết định bổ nhiệm hay bãi miễn Tổng giám đốc.
Phó Tổng Giám đốc phụ trách Kỹ thuật: Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về kỹ thuật chất lượng, kỹ thuật sản xuất và thiết kế tạo mẫu cho Công ty
Phó Tổng Giám đốc phụ trách sản xuất: Có trách nhiệm giúp việc cho Tổng Giám đốc về việc chỉ đạo sản xuất trong các Xí nghiệp trực thuộc Công ty
Phó Tổng Giám đốc phụ trách Tài chính: Tham mưu về lĩnh vực Tài chính cho Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc, thực hiện chế độ Tài chính theo đúng tôn chỉ của Bộ Tài Chính.
Phó Tổng Giám đốc phụ trách nội chính: Giúp Tổng Giám đốc điều hành kiểm soát các hoạt động liên quan đến các cơ quan hữu quan và chế độ chính sách cho người lao động, định biên lao động tại Công ty.
Các phòng ban chức năng bao gồm:
Văn phòng công ty: Tuyển dụng và đào tạo cán bộ nguồn cho Công ty và tuyển dụng lao động theo định biên sản xuất, phổ biến quy trình làm việc theo ISO và quản lý môi trường theo tiêu chuẩn SA 8000, quản lý về các mặt tổ chức hành chính của Công ty, quản lý về nhân sự và quan hệ đối ngoại với các cơ quan hữu quan, giải quyết các chế độ chính sách liên quan đến người lao động.
Phòng Kỹ thuật chất lượng: Thiết kế tạo mẫu và phác thảo các mẫu cứng và mẫu đối theo đơn đặt hàng của khách hàng và nhu cầu của Công ty, là nơi kiểm tra chất lượng quy trình kỹ thuật khi 1 sản phẩm đầu truyền hoàn thành trước khi sản xuất hàng loạt.
Phòng Kinh doanh nội địa: Tìm kiếm thị trường và có chiến lược tiêu thụ hàng hoá nội địa, theo dõi nhập xuất tồn hàng hoá, quản lý và giao dịch với các kênh đại lý của công ty.
Phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu: Tìm kiếm khách hàng, đàm phán soạn thảo hợp đồng với khách hàng nước ngoài, theo sát kế hoạch sản xuất kinh doanh cho từng tháng, quý, năm; tổ chức và quản lý công tác xuất nhập khẩu hàng hóa.
Phòng Kế toán tài vụ: Tham mưu cho ban lãnh đạo Công ty về lĩnh vực tài chính, đưa ra các biện pháp, chiến lược phù hợp với đường lối phát triển của Công ty. Tập hợp số liệu một cách đầy đủ và trung thực theo các chế độ kế toán hiện hành. Phòng kế toán tài vụ có trách nhiệm lập các Báo cáo tài chính cũng như các báo cáo quản trị, cung cấp các thông tin tài chính của Công ty cho các lãnh đạo Công ty và các cơ quan cấp trên
Phòng Kế hoạch sản xuất: Tiếp nhận nguyên phụ liệu, hàng hoá thành phẩm nhập xuất kho. Cấp phát vật tư phục vụ sản xuất theo lệnh sản xuất. Kết hợp với phòng kinh doanh Xuất nhập khẩu lên kế hoạch sản xuất cho từng tháng, quý, năm .
Hệ thống Cửa hàng thời trang: Là các cửa hàng thời trang, trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm trực thuộc Công ty, tiêu thụ các sản phẩm nội địa và xuất khẩu của Công ty. Các trung tâm và cửa hàng thời trang có cửa hàng trưởng và các nhân viên cửa hàng.
Xí nghiệp Dịch vụ đời sống: Tổ chức bữa ăn ca, phục vụ cho đời sống của cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty, quản lý các công trình phúc lợi của Công ty như: trường mầm non, nhà xe, các dịch vụ vệ sinh.
* Bộ máy quản lý ở cấp xí nghiệp: bộ máy quản lý ở các xí nghiệp sẽ trực tiếp điều hành công việc ở xí nghiệp theo yêu cầu của cấp trên. Trong các xí nghiệp thành viên có ban giám đốc xí nghiệp gồm Giám đốc xí nghiệp, các Phó Giám đốc Xí nghiệp và bộ phận giúp việc cho Giám đốc xí nghiệp – đó là các nhân viên thống kê phân xưởng, các tổ trưởng sản xuất, nhân viên lao động tiền lương.
1.4/ Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1-2: Sơ đồ tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
Bảo vệ, Vệ sinh
Công ty CP May Thăng Long
XN 5
XN 1 + 2
XN 3+4
XN
6
XN Phụ Trợ
XNHà
Nam
XN
Dịch vụ đời sống
Văn phòng XN
Nhân viên Thống kê
Tổ là
Tổ cắt, may
PX GiặtMài
PX Thêu
Nhà trẻ, Nhà ăn
Hoàn thiện, đóng gói
Nguồn: Văn phòng Công ty
1.5. Đặc điểm tổ chức hệ thống kế toán của Công ty cổ phần May Thăng Long
1.5.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Công ty CP May Thăng Long có 6 Xí nghiệp thành viên tại Hà Nội, 03 Xí nghiệp còn lại có trụ sở tại Nam Định, Phủ Lý Hà Nam, Hải Phòng. Để đảm bảo cho công tác hạch toán, quản lý tình hình tài chính kế toán ở các đơn vị trực thuộc, lãnh đạo của Công ty quyết định chọn hình thức kế toán tập trung. Toàn bộ Công ty tổ chức một phòng Kế toán tài chính và áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ, các Xí nghiệp thành viên trực thuộc không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên hạch toán làm nhiệm vụ tập hợp kiểm tra chứng từ, thống kê ghi chép sổ sách, hạch toán nghiệp vụ phục vụ cho Xí nghiệp đó đồng thời lập báo cáo nghiệp vụ và chuyển chứng từ về phòng Kế toán của Công ty để xử lý và tiến hành công việc kế toán. Các nhân viên trong phòng kế toán được phân công mỗi người phụ trách một phần hành kế toán phù hợp với năng lực và trình độ của từng người
Ta có thể khái quát bộ máy Kế toán tại Công ty cổ phần May Thăng Long qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1-3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Phó phòng kế toán
KT công nợ XK, nội địa; công nợ phải trảí
KT Lương; KT tập hợp chi phí
KT Vật tư; KT kho thành phẩm nội địa
KT giá thành ; KT công nợ PTNB
KT kho thành phẩm XK; kho NVL
KT vốn bằng tiền; KT TSCĐ; KT tiền vay
Thủ quỹ
Thủ kho; Nhân viên Thống kê xí nghiệp
Kế toán trưởng
Nguồn: Phòng Kế toán tài chính Công ty
Xuất phát từ tình hình thực tế định biên phòng kế toán gồm 9 người và chức năng nhiệm vụ của từng người như sau:
- Kế toán trưởng (Cử nhân Kinh tế trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, kinh nghiệm 25 năm công tác): Là người giúp cho Tổng Giám đốc Công ty tổ chức bộ máy kế toán, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc Công ty, chịu sự kiểm tra về mặt chuyên môn của cơ quan tài chính cấp trên. Chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo phân công công việc cụ thể cho các thành viên trong phòng.
- Phó phòng kế toán (Cử nhân Kinh tế trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân kinh nghiệm 12 năm công tác): Tổng hợp, lập Báo cáo tài chính và các báo cáo theo yêu cầu của Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị Công ty
- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương (Cử nhân Kinh tế trường Đại học Thương Mại, kinh nghiệm 28 năm công tác): Theo dõi lao động, tính bảng lương và các khoản trích theo lương từ các Xí nghiệp thành viên trực thuộc, tính và thanh toán các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ của từng bộ phận
- Kế toán vật tư và kho thành phẩm nội địa (Cử nhân Kinh tế Học viện Tài Chính, kinh nghiệm 8 năm công tác): Hàng tháng lập bảng kê nhập, xuất, tồn cho từng loại nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp thẻ song song.
- Kế toán công nợ phải trả người bán và tính giá thành(Cử nhân Kinh tế trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, kinh nghiệm 5 năm công tác): Theo dõi công nợ phải trả người bán và tính giá thành cho các sản phẩm tiêu thụ trong và ngoài nước
- Kế toán các khoản tạm ứng và công nợ phải thu hàng xuất khẩu và nội địa (Cử nhân Kinh tế trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, kinh nghiệm 7 năm công tác): Theo dõi các nợ phải thu hàng nội địa và xuất khẩu của khách hàng, hạch toán các khoản tạm ứng.
- Kế toán kho nguyên phụ liệu, thành phẩm xuất khẩu (Cử nhân Kinh tế Học viện Tài Chính, kinh nghiệm 5 năm công tác): Theo dõi nhập xuất tồn của từng mã hàng sản xuất và thành phẩm xuất khẩu.
- Kế toán vốn bằng tiền, tài sản cố định và ngân hàng (Cử nhân Kinh tế trường Đại học Thương Mại, kinh nghiệm 7 năm công tác : Theo dõi các khoản thu chi liên quan đến tiền mặt, theo dõi các khoản vay vốn dài hạn và ngắn hạn của Công ty, giao dịch các công việc liên quan đến Ngân hàng, đối chiếu sổ sách tiền mặt với thủ quỹ Công ty
- Thủ quỹ (Cử nhân trường Đại học Ngoại Thương, kinh nghiệm 3 năm công tác ): Chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt, hàng ngày căn cứ vào các phiếu thu, chi hợp lệ để xuất và nhập quỹ, ghi sổ quỹ tiền mặt.
1.5.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty CP May Thăng Long
Hiện nay, Công ty cổ phần may Thăng Long đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ.
Trước đây chế độ kế toán được áp dụng tại Công ty là chế độ kế toán ban hành theo quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Bộ tài chính. Nhưng sau khi có sự điều chỉnh của Bộ tài chính, Công ty đã thay đổi chế độ kế toán cho phù hợp với những quy định mới và áp dụng theo quy quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006.
Trình tự ghi sổ kế toán của Công ty được thể hiện theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1-4: Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty cổ phần May Thăng Long
Bảng kê
Thẻ và sổ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Chứng từ gốc
Nhật ký chứng từ
Sổ cái
Bảng phân bổ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Nguồn: Pphòng Kế toán Tài chính - Công ty Cổ phần May Thăng Long
CHƯƠNG IITHỰC TẾ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢNTRÍCH THEO LƯƠNG
2.1. Khái quát về lao động và tiền lương tại Công ty CP May Thăng Long
Trong các nguồn lực ảnh hưởng đến sự thành bại trong hoạt động sản suất kinh doanh của doanh nghiệp, nguồn lực con người đóng vai trò quyết định nhất. Con người với vai trò nguồn lực luôn giữ vị trí trung tâm và chi phôi đến các nguồn lực khác của doanh nghiệp. Tuy nhiên con người chỉ làm việc có hiệu quả khi động cơ lao động của họ được thoả mãn. Vì vậy tạo động lực trong lao động có tác dụng quyết định đến mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Việc tạo động lực trong lao động không những chỉ thực hiện với các khuyến khích tinh thần mà cần có những biện pháp kích thích họ bằng vật chất. Tiền lương luôn là đòn bẩy quan trọng nhất trong việc thoả mãn động cơ làm việc của người lao động.
Vì vậy lao động và tiền lương là công cụ rất quan trọng trong hoạt độgn sản xuất kinh doanh của Công ty. Việc áp dụng các hình thức trả lương, trả thưởng hợp lý sẽ thôi thúc người lao động làm việc hăng say, tích cực và sáng tạo hơn trong sản suất.
Hơn nữa tiền lương cũng là một phần chi phí sản suất quan trọng của doanh nghiệp. Các hình thức trả lương, thưởng có hiệu quả hay không là vừa tiết kiệm được chi phí sản suất lại vừa tạo động lực lao động cho người lao động trong sản suất.
Vì vậy, sử dụng lao động hiệu quả và chi trả các chế độ cho người lao động qua hình thức trả lương, trả thưởng và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp vừa có ý nghĩa trong việc tiết kiệm chi phí sản suất lại vừa thôi thúc CBCNV làm việc có hiệu quả hơn, đảm bảo tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
2.1.1. Đặc điểm và phân loại lao động tại Công ty Cp May Thăng Long
a. Lao động quản lý của Công ty
Công ty thực hiện chế độ quản lý một thủ trưởng trên cơ sở quyền làm chủ của tập thể lao động. Tổng giám đốc Công ty do Hội đồng quản trị bầu ra và là người đại diện pháp nhân cho Công ty, điều hành mọi hoạt độgn sản xuất kinh doanh theo đúng các quy định pháp luật Nhà nước. Giúp việc cho Tổng Giám đốc Công ty có các Phó Tổng giám đốc điều hành, các bộ phận quản lý cấp Giám đốc, phó Giám đốc các Xí nghiệp thành viên, Trưởng phó các phòng ban do Tổng giám đốc bổ nhiệm sau khi đã lấy ý kiến Thường vụ Đảng uỷ, phiếu thăm dò tín nhiệm của tập thể cán bộ quản lý. Bộ phận lao động gián tiếp chỉ chiếm khoảng 3.5% tổng số lao động trong Công ty.
b. Lao động trực tiếp của Công ty
Là một Công ty chuyên sản xuất, gia công mặt hàng may mặc nên lao động của Công ty chủ yếu là công nhân trực tiếp sản xuất. Do đặc thù là ngành may nên số lượng lao động nữ chiếm phấn lớn trong tổng số lao động của Công ty (trên 90%). Chính vì vậy, chính sách chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm y tế cho người lao động là vô cùng quan trọng. Nhất là khi người lao động thường xuyên phải ngồi cố định một vị trí trong một thời gian dài và bụi vải nhiều, rất dễ mắc các bệnh nghề nghiệp.
Trình độ lao động của Công ty chủ yếu là lao động phổ thông. Hầu hết công nhân sản xuất trực tiếp đều tốt nghiệp phổ thông cơ sở. Số lượng lao động có trình độ đại học, cao đẳng hoặc trên đại học chỉ tập trung ở những phòng ban và bộ phận quản lý của Xí nghiệp.
2.1.2. Xây dựng quỹ lương và các hình thức trả lương tại Công ty CP May Thăng Long.
a. Xây dựng quỹ lương tại Cty CP May Thăng Long
Mặc dù là Công ty CP hoá 100% vốn góp của các cổ đông nhưng khi xây dựng quỹ lương Công ty vẫn dựa trên các công văn và nghị định của Nhà nước như sau để xây dựng lên.
- Căn cứ vào thông tư hướng dẫn và công văn số 4320/LĐTBXH-TL ngày 29/12/1998 của Bộ lao động Thương binh và xã hội về những nội dung chủ yếu để xây dựng quy chế trả lương trong doanh nghiệp Nhà nước.
(Nguồn: Quy chế xây dựng quỹ lương năm 2009 của Công ty)
- Căn cứ Nghị định số 205/2004/NĐ-CP của Chính phủ, thông tư số 13/LĐ-TBXH-TT ngày 10/04/1997 của Bộ lao động Thương binh và xã hội về viẹc hướng dẫn phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp nhà nước
(Nguồn: Quy chế xây dựng quỹ lương năm 2009 của Công ty)
b. Hình thức trả lương tại Công ty cổ phần may Thăng Long
* Lương sản phẩm
Công ty cổ phần may Thăng Long là Công ty sản xuất kinh doanh, chuyên gia công các sản phẩm may mặc. Doanh thu của Công ty có được từ các đơn đặt hàng của đối tác. Do đó tiền lương của cán bộ công nhân viên trong Công ty chủ yếu là tiền lương sản phẩm. Sau khi ký hợp đồng với bạn hàng, xác định được đơn giá của từng mã hàng thì đơn giá đó sẽ được tính toán để chia ra theo tỉ lệ phần trăm phù hợp cho từng bộ phận từ sản xuất trực tiếp đến bộ phận quản lý ở phân xưởng và các phòng ban trong công ty.
Tiền lương sản phẩm = đơn giá của từng x số lượng sản
mã hàng ở từng bộ phẩm của mã
phận hàng tương ứng
* Lương thời gian
Hình thức trả lương thời gian chỉ được áp dụng trong trường hợp cán bộ đi công tác, hội họp hay dùng trả lương trong những ngày lễ, tết theo quy định.
Tlmin x hệ số lương x số ngày
CBBT hưởng lương TG
Tiền lương thời gian =
Ngày công chế độ tháng
Trong đó: - TLmin là tiền lương tối thiểu (540 000)
- Hệ số lương CBCV là hệ số lương cấp bậc bản thân
- Số ngày hưởng lương TG là số ngày hưởng lương thời gian.
- Ngày công chế độ tháng là 26 ngày
* Tại các Xí nghiệp:
Quỹ tiền lương của Xí nghiệp được hưởng theo kết quả sản xuất các đơn đặt hàng hàng tháng. Công thức cụ thể như sau:
Quỹ tiền lương = Doanh thu thực x tỉ giá hối đoái x 41.36%
khoán của XN tế thực hiện
Do các đơn đặt hàng ký kết với đối tác nước ngoài đều bằng USD nên khi tính quỹ tiền lương khoán của Xí nghiệp cần nhân thêm tỉ giá hối đoái để quy đổi ra tiền VNĐ.
Quỹ tiền lương khoán của Xí nghiệp tiếp tục được chia nhỏ thành các phần sau:
Các khoản lương giám đốc, tiền lương phép, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại, quỹ dự phòng : 11.81%
Còn lại 88.19 % là để chi lương và thưởng cho công nhân trực tiếp sản xuất và bộ phận gián tiếp của Xí nghiệp. Trong đó tiền lương chiếm 70% và tiền thưởng chiếm 30%. số 70% tiền lương đó lại được chia đều cho các bộ phận sản xuất của Xí nghiệp theo hệ số tương ứng.
- Đối với công nhân trực tiếp sản xuất, tiền lương sản phẩm được tính theo công thức sau:
* Tiền lương sản phẩm = số lượng sp x đơn giá bộ phận
của một mã hàng của mã hàng đó
* Tiền lương sản phẩm = Tổng tiền lương sản phẩm của các mã
Của một công nhân hàng mà công nhân đó tham gia sản xuất
Đối với bộ phận gián tiếp tại Xí nghiệp, tiền lương được tính theo công thức sau:
Quỹ lương của bộ phận Hệ số Số công
Tiền lương khoán = X phân phối X làm việc
cá nhân Tống số công X tổng hệ số phân phối tiền lương thực tế
chế độ tiền lương của từng cá nhân
công đoạn
* Tại các phòng ban của công ty:
Qũy tiền lương phòng ban = 6.24 % doanh thu thực hiện của các Xí nghiệp may + lợi nhuận khai thác kinh doanh thêm hàng tháng.
Quỹ tiền lương đó lại được chia đều cho các phòng ban theo hệ số tương ứng của từng phòng ban.
Công nhân viên các phòng ban hưởng lương khoán theo doanh thu. Cách tính tương tự như cách tính lương khoán cho bộ phận gián tiếp của Xí nghiệp.
Như vậy, với 2 chế độ là trả lương sản phẩm cho công nhân trực tiếp sản xuất và lương khoán theo doanh thu cho bộ phận gián tiếp ở Xí nghiệp cũng như các phòng ban trong công ty. Đồng thời Công ty còn áp dụng chế độ trả lương thời gian cho những ngày hội họp, nghỉ lễ nên tiền lương được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng lao động theo từng hình thức trả lương khác nhau
2.1.3. Các khoản trích theo lương tại Công ty CP May Thăng Long.
Các khoản trích theo lương gồm BHXH, BHYT, KPCĐ, Công ty thực hiện trích nộp theo đúng tỉ lệ quy định của nhà nước.
- Bảo hiểm xã hội:
Quỹ BHXH được trích bằng 20% tiền lương với hệ số lương đóng BHXH là hệ số lương cấp bậc bản thân. Trong đó, 15% tính vào chi phí của doanh nghiệp và 5._.% người lao động chịu (khấu trừ vào lương)
- Bảo hiểm y tế:
Bảo hiểm y tế được trích bằng 3% lương đóng BHXH trong đó doanh nghiệp phải nộp 2% (tính vào chi phí) và người lao động nộp 1% ( trừ vào lương).
- Kinh phí công đoàn:
Kinh phí công đoàn được trích bằng 2% tiền lương của người lao động và do doanh nghiệp chịu.
2.1.4. Vai trò của kế toán tiền lương đối với hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần May Thăng Long
Với người lao động thì lao động tương xứng với sức lao động bỏ ra khuyến khích được họ tăng gia sản xuất , tăng năng suất lao động , phát huy khả năng và trách nhiệm của họ trong công việc, với doanh nghiệp, đánh giá được tiền lương sẽ tiết kiệm được chi phí và đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh, việc sử dụng và hạch toán đúng đắn tiền lương sẽ góp phần tăng năng suất lao động , hạ giá thành sản phẩm , nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng tích luỹ và cải thiện đời sống xã hội.
Gắn liền với tiền lương là các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ. Tuy nhiên giữa người sử dụng lao động và người lao động có những mong muốn khác nhau. Vì vậy Công ty cổ phần May Thăng Long luôn căn cứ vào các chế độ chính sách về lao động tiền lương do Nhà nước xây dựng lên để trả lương trả công cho người lao động
Dựa trên chế độ chính sách của Nhà nước mỗi Doanh nghiệp tuỳ thuộc vào đặc điểm của mình để có những vận dụng phù hợp nhằm đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất. Vì hạch toán tiền lương là một công cụ quản lý của doanh nghiệp và thông qua việc cung cấp chính xác số lượng lao động , thời gian lao động , kết quả lao động của kế toán các nhà quản trị có thể quản lý được chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm .
Kế toán tiền lương đóng một vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần May Thăng Long, thực hiện phân phối bình đẳng, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.
2.2. Kế toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương.
2.2.1. Kế toán chi tiết tiền lương
a. Chứng từ sử dụng:
Bảng chấm công
Báo cáo doanh thu
Bảng thiết kế dây chuyền công đoạn may
Bảng khai dây chuyền
Bảng cân đối sản lượng
Bảng kê khai năng suất
b. Tài khoản sử dụng:
-TK 334 – phải trả người lao động
Nội dung: tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động.
-TK 338 – phải trả, phải nộp khác
Nội dung: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán và các khoản phải trả, phải nộp khác ngoài các khoản đã phản ánh ở các tài khoản thanh toán nợ phải trả (từ TK 331 đến TK 337) như tình hình trích nộp và sử dụng kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tình hình giá trị tài sản thừa chờ xử lý; về doanh thu chưa thực hiện; về các khoản nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn; khoản phải trả về cổ phần hóa doanh nghiệp và các khoản phải trả khác.
2.2.2. Kế toán chi tiết các khoản trích theo lương
a. Chứng từ sử dụng
Giấy báo nghỉ hưởng BHXH
Bảng thanh toán tiền lương và BHXH
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
Phiếu chi
b. Tài khoản sử dụng
TK 338.2 - kinh phí công đoàn
TK 338.3 – bảo hiểm xã hội
TK 338.4 – bảo hiểm y tế
* Sổ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty CP May Thăng Long
Sổ chi tiết TK 334, TK 338
Sổ cái TK 334, TK 338
Nhật ký chứng từ số 1, số 7
Bảng kê số 4, số 5
* Hạch toán lương và các khoản trích theo lương
Hàng tháng tính ra tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp và tính chất
Lương, phân bổ cho đối tượng sử dụng, Kế toán ghi:
Nợ TK 622: Phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất
Nợ TK 627: Phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng
Nợ TK 641: Phải trả nhân viên bán hàng
Nợ TK 642: Phải trả nhân viên quản lý DN
Có TK 334: Tổng số thù lao lao động phải trả
* Trích BHXH, XHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định
Nợ TK: 622, 627, 641, 642
Nợ Tk: 334 - Số trừ vào thu nhập của công nhân viên
Có TK 338.2 – Trích kinh phí công đoàn
Có TK 338.3 – Trích bảo hiểm xã hội
Có TK 338.4 – Trích bảo hiểm y tế
* Số tiền ăn ca phải trả cho người lao động trong kỳ:
Nợ Tk: 622,627, 641, 642
Có Tk: 334 - Tổng số thù lao lao động phải trả
* Số tiền thưởng phải trả cho công nhân viên từ quỹ khen thưởng
Nợ Tk: 431
Có Tk: 334
* Số BHXH phải trả trực tiếp cho công nhân viên
Nợ Tk: 338
Có Tk: 334
* Các khoản khấu trừ vào thu nhập công nhân viên ( sau khi đóng BHXH, XHYT, KPCĐ) các khoản khấu trừ không vượt quá 30% số còn lại
Nợ Tk: 334
Có Tk: 333- Thuế thu nhập phải nộp
Có Tk: 141, 138
* Thanh toán thù lao, Bảo hiểm, tiền thưởng cho công nhân viên
Nếu thanh toán bằng tiền:
Nợ Tk 334
Có Tk 111, 112
* Nộp BHXH, XHYT, KPCĐ
Nợ TK 338
Có Tk: 111,112
* Chi tiêu Kinh phí CĐ để lại thì ghi
Nợ Tk: 338 – Ghi giảm KPCĐ
Có Tk: 111,112
* Cuối kỳ kế toán kết chuyển số tiền công nhân đi vắng chưa lĩnh:
Nợ Tk: 334
Có Tk: 338
* Trường hợp đã nộp KPCĐ, BH lớn hơn số phải trả thì được cấp bù và ghi
Nợ Tk: 111, 112
Có Tk: 338
Sơ đồ 2-1: Sơ đồ luân chuyển chứng từ về tiền lương và các khoản trích theo lương
Báo cáo doanh thu
Bảng doanh thu tháng 3
Đơn giá dây chuyền may, là
Bảng thiết kế dây chuyền công đoạn may
Bảng khai dây chuyền
Bảng khai năng suất
Bảng cân đối sản lượng
Bảng chấm công bộ phận gián tiếp
Bảng thanh toán lương bộ phận SX trực tiếp
Bảng chấm công bộ phận SX trực tiếp
Bảng thanh toán lương bộ phận sx gián tiếp
Bảng thanh toán lương Xí nghiệp
Bảng thanh toán lương Công ty
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
NKCT số 7 tháng trước
Bảng kê số 4,5
NKCT số 7
tháng này
NKCT số 1
Sổ cái TK 334,338
Phiếu chi
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Căn cứ vào báo cáo doanh thu hàng tháng nhận được từ phòng kế hoạch, nhân viên thống kê của Xí nghiệp lập bảng doanh thu tháng 3 để tổng hợp doanh thu và tính ra quỹ lương khoán cho từng bộ phận trong Xí nghiệp.
Dựa vào đơn giá trên bảng báo cáo doanh thu, nhân viên thống kê Xí nghiệp lập bảng đơn giá dây chuyền may , là cho từng mã hàng.
Từ bảng đơn giá dây chuyền may, là, bộ phận ký thuật của Xí nghiệp lập bảng thiết kế dây chuyền công đoạn may.
Tổ trưởng dựa vào bảng thiết kế dây chuyền này để lập bảng khai dây chuyền, đồng thời lập bảng khai năng suất rồi tổng hợp lên bảng cân đối sản lượng.
Nhân viên thống kê của Xí nghiệp dựa vào bảng cân đối sản lượng, bảng chấm công của từng tổ sản xuất, bảng khai dây chuyền và các chứng từ kèm theo nếu có( như giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH)để tổng hợp số liệu và lên bảng thanh toán lương bộ phận trực tiếp.
Từ bảng doanh thu trong tháng và bảng chấm công bộ phận gián tiếp, nhân viên thống kê lập bảng thanh toán lương cho bộ phận gián tiếp.
Từ bảng thanh toán lương của bộ phận trực tiếp và gián tiếp, nhân viên thống kê lập bảng thanh toán lương của Xí nghiệp.
Nhân viên kế toán tiền lương tập hợp bảng thanh toán lương của các Xí nghiệp, phòng ban để lập bảng thanh toán lương công ty.
Từ bảng thanh toán lương công ty, kế toán tập hợp chi phí và tính giá lập bảng kê số 4,5. Cuối tháng lập nhật ký chứng từ số 7.
Từ bảng thanh toán lương Công ty, thủ quỹ chi lương và viết phiếu chi. Phiếu chi được chuyển cho kế toán tiền mặt vào nhật ký chứng từ số 1.
Cuối tháng, kế toán tiền lương căn cứ vào nhật ký chứng từ số 1 và bảng phân bổ tiền lương để lập sổ cái TK 334,338.
2.3/ Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương
Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương được diễn giải gồm 2 mục sau:
2.3.1. Kế toán tổng hợp tiền lương
Khi hạch toán các nghiệp vụ kế toán tiền lương, kế toán căn cứ vào các chứng từ ( như đã nêu ở phần 2.2.1/a. chứng từ sử dụng trang 28) cụ thể như sau:
Xí nghiệp 2
BIỂU 2-1: BÁO CÁO DOANH THU THÁNG 3 NĂM 2009
DTKH: 93,235.29
DTTH: 228.34 % TỈ GIÁ: 15,000
TT
Mã hàng
Đ giá
Sản lượng
Doanh thu
XN được hưởng
Đã
chi
Tổng còn lại
A
B
100%
DT 100%
Tổng
Lương
Tiền Việt
Tổng QDP
188,159,323
1
2-412 1055
780
0.0
1,476.54
2
2-1 1097
45
0.0
61.11
3
2-1 1096
45
0.0
61.11
4
2-1 1095
60
0.0
81.48
5
2-1 1102
60
0.0
81.48
6
2-1 1100
65
0.0
88.27
7
2-1 1103
1380
0.0
1874.04
8
2-1 1098
180
0.0
244.44
9
2-1 1104
180
0.0
244.44
10
2-1 1101
450
0.0
611.10
11
2-4 1057
265
0.0
347.15
12
2-4 1056
110
0.0
144.10
13
2-412 1094
440
0.0
832.92
14
2-412 5122
80
0.0
165.84
15
2-412 5121
60
0.0
124.38
16
2-412 5120
140
0.0
290.22
17
2-412 5119
50
0.0
103.65
18
2-412 5123
400
0.0
829.20
19
2-1 5124
260
0.0
386.88
20
2-1 5132
160
0.0
238.08
21
2-1 5130
100
0.0
148.80
22
2-656 1072
100
0.0
209.10
…
…
178
Tổng DThu
0.0
95969.41
Dthu mẫu, ép
18.5
277300
Hoàn Mỹ t2
6 450 000
Dthu 41.36%
39692.9
595394200
39711.44
595671500
Tổng giám đốc VPCT P.KT GĐXN
Nguồn: Lao động tiền lương XN 2 - Công ty Cổ phần May Thăng Long
Diễn giải bảng báo cáo doanh thu của xí nghiêp:
1.Tác dụng:
Cho biết sản lượng, đơn giá và doanh thu chi tiết của từng mã hàng mà Xí nghiệp sản xuất trong tháng.
Cho biết số tiền chi trả cho dịch vụ vệ sinh thuê ngoài trong tháng.
Là căn cứ để bộ phận kế toán tiền lương lập bảng tổng hợp doanh thu và tính lương khoán bộ phận trong tháng.
2. Phương pháp lập:
Cuối tháng, sau khi Xí nghiệp đã hoàn thành sản xuất các mã hàng và đưa sản phẩm nhập kho, phòng kế hoạch sẽ lập báo cáo này và gửi cho các phòng ban cũng như bộ phận thống kê của Xí nghiệp để làm căn cứ tính lương cho công nhân viên.
Cột TT: ghi số thứ tự của từng mã hàng.
Cột Mã hàng: ghi tên mã hàng.
Cột đơn giá: ghi đơn giá của từng mã hàng
Cột sản lượn g: ghi số lượng sản phẩm của từng mã hàng
Cột doanh thu: ghi doanh thu của từng mã hàng
(doanh thu = số lượng x đơn giá)
Cột Xí nghiệp được hưởng: ghi tính quỹ lương khoán của Xí
nghiệp.
Cột này được tách thành 2 phần là lương và tiền việt. Phần lương ghi giá
trị quỹ lương khoán tính theo USD, phần tiền việt ghi quỹ lương sau khi đã quy đổi ra VNĐ.
Ví dụ:
Số thứ tự 1 ứng với mã hàng 2-412/1055 có đơn giá là 1.893 USD và sản lượng là 780 chiếc. Như vậy, tính ra doanh thu của mã hàng này sẽ là:
1.893 x 780 =1476.54 USD
- Dòng doanh thu mẫu và ép: ghi doanh thu mẫu và ép trong tháng này của Xí nghiệp.
- Dòng doanh thu 41.36%: quỹ tiền lương khoán theo doanh thu của Xí nghiệp.
- Tổng doanh thu mẫu, ép và doanh thu 41.36% sẽ là tổng quỹ tiền lương của Xí nghiệp trong tháng.
- Dòng Hoàn mỹ T2: chi phí vệ sinh công nghiệp thuê ngoài của Xí nghiệp trong tháng 2.
BIỂU 2-2: DOANH THU THÁNG 3 NĂM 2009
STT
Nội dung
Tỉ lệ
Số tiền
1
Doanh thu USD
95,969.41
2
Hệ số hưởng
0.4136
3
Tỉ giá hối đoái
15,000
4
Doanh thu(vnđ)
595,671,500
5
Lương giám đốc
1.15%
6,850,200
6
Phụ cấp,quỹ Xí nghiệp,phép
10.66%
63,498,600
7
Tổng trừ
11.81%
70,348,800
8
Chi lương
88.19%
525,322,700
8a
Tiền thưởng
30%
157,596,800
8b
Lương
70%
367,725,900
Bộ phận
Hệ số phân phối cho từng bộ phận
Tổng lương sản phẩm
May
0.7805
287,010,100
Cắt
0.0608
22,357,700
Tổ CL-HT
0.0333
12,245,200
Kỹ thuật
0.0545
20,041,100
Văn phòng
0.0320
11,767,200
Bảo toàn
0.0194
7,133,800
VSCN
0.0195
7,170,600
Tổng
1.0000
367,725,900
Nguồn: Lao động tiền lương XN 2 - Công ty Cổ phần May Thăng Long
Diễn giải bảng doanh thu tháng 3 năm 2009
1. Tác dụng: Dùng tính tổng tiền lương cho từng bộ phận sản xuất trong Xí nghiệp. Là căn cứ tính lương khoán cho bộ phận gián tiếp.
2. Căn cứ lập : Căn cứ vào bảng báo cáo doanh thu trong tháng của Xí nghiệp.
3. Cách lập:
- Bảng 1:
Cột STT ghi số thứ tự của từng khoản mục
Cột Nội dung ghi các khoản mục chi tiết của quỹ lương Xí nghiệp
Cột tỉ lệ ghi tỉ lệ phần trăm hưởng của từng khoản mục
Cột số tiền ghi số tiền được hưởng của từng khoản mục
Ví dụ: số thứ tự 08 là phần chi lương công nhân trực tiếp sản xuất và bộ phận gián tiếp của Xí nghiệp. Tỉ lệ được hưởng tính trên quỹ lương khoán của Xí nghiệp là 88.19% tương ứng với 525,32,700 đồng (=88.19% x 595,671,500).
- Bảng 2:
Cột bộ phận: ghi tên các bộ phận sản xuất trực tiếp và gián tiếp của Xí nghiệp.
Cột hệ số phân phối cho từng bộ phận: ghi hệ số hưởng lương của từng bộ phận tính trên quỹ lương chi trả cho công nhân viên của Xí nghiệp.
Cột tổng lương sản phẩm ghi tổng số tiền lương sản phẩm của từng bộ phận trong Xí nghiệp.
Ví dụ: Bộ phận may có hệ số phân phối tiền lương là 0.7805. Như vậy, tổng tiền lương sản phẩm của công nhân may trong tháng sẽ được tính bằng
0.7805 x 376725,900 = 287,010,100 đồng.
BIỂU 2-3: ĐƠN GIÁ DÂY CHUYỀN MAY, LÀ THÁNG 3 NĂM 2009
TT
Mã
Lương Xí nghiệp
May sơ chế (78.05%)
Đơn giá ngày thường
Đan Mạch
1
2-410 Long 2, Hoàn
5461
4262
3398
2
2-6 Tú
2972
2320
2176
3
2-532 Hoàn
2972
2320
2176
4
2-411 Tú
5086
3970
3723
5
2-412 Long 1
4532
3537
3318
6
2-1 Long 1
6650
5190
4868
7
2-4 Long
4904
3827
3590
8
2490 Long
4830
3769
3535
9
2-10 Hòa, Sơn
4644
3624
3399
10
2456 Hoàn
6761
5277
4949
11
2-600 Sơn
4972
3740
3508
12
3515+17 Tú
5275
4117
3862
13
2-18 Sơn
4867
3798
3563
14
2-656 Hoàn
6873
5364
5031
15
2-322 Long 1
7430
5799
5439
16
27105 Tú
4458
3479
3263
17
BPC-254 Hồng
2080
1624
1523
18
12714 Hà
5721
4465
4188
19
14744 Hồng
2749
2146
2012
20
24705 Lụa
3158
2465
2312
21
24034 Hồng
2340
1827
1713
22
17722 Hồng
3752
2929
2747
23
24038 Lụa
743
580
544
24
2028 Hồng
4458
3479
3263
25
24023 Hồng
4087
3190
2991
26
22081 Thanh
3752
2929
2747
27
27743 Thanh
3529
2755
2584
28
62747 Thanh
6018
4697
4406
29
22702 Thanh
2638
2059
1931
30
24042 Lụa
3121
2436
2284
Nguồn: Lao động tiền lương XN 2 - Công ty Cổ phần May Thăng Long Diễn giải bảng đơn giá dây chuyền may, là
1.Tác dụng:
Dùng để tính đơn giá ngày thường của từng bạn hàng và từng mã hàng khác nhau.
Kết hợp với bảng thiết kế dây chuyền công đoạn may để tính điểm cho từng tiểu tiết của từng mã hàng tương ứng.
2.Căn cứ lập:
Căn cứ vào báo cáo doanh thu trong tháng.
3.Phương pháp lập:
- Cột TT : ghi số thứ tự của từng mã hàng
- Cột Mã : ghi mã hàng và tổ sản xuất mã hàng đó
- Cột Lương Xí nghiệp: ghi đơn giá tiền lương khoán mà Xí nghiệp được hưởng ứng với từng mã hàng.
- Cột May sơ chế : ghi đơn giá tiền lương mà bộ phận may sơ chế được hưởng ứng với từng mã hàng.
- Cột đơn giá ngày thường : ghi đơn giá may của từng mã hàng trong điều kiện làm việc bình thường ( không phải ngày nghỉ hoặc làm thêm giờ).
Đơn giá ngày thường = đơn giá may sơ chế x 0.938
Ví dụ: số thứ tự 3 ứng với mã hàng 2-2 do tổ Tú thực hiện có đơn giá khoán cho Xí nghiệp là 2972 đồng.
Như vậy, đơn giá may sơ chế = 2972 x 78.05 % = 2320 đồng
Đơn giá ngày thường của mã hàng này = 2320 x 0.938 = 2176
Ghi chú: Sau khi có được bảng báo cáo doanh thu hàng tháng của Xí nghiệp, nhân viên thống kê sẽ nhập liệu phần mã hàng và đơn giá và phần mềm hỗ trợ kế toán tiền lương để tính ra đơn giá tiền lương của Xí nghiệp đối với từng mã hàng theo như tỉ lệ trên bảng doanh thu.
Công ty cổ phần may Thăng Long
Xí nghiệp may 2
BIỂU 2-4: BẢNG THIẾT KẾ DÂY CHUYỀN CÔNG ĐOẠN MAY
Mã hàng : Quần 2-2 + 2-6 Tổ Tú
Tổng thời gian: 2786.2
Thời gian bình quân: 68
Tổng số LĐ: 41 điểm/ giây :0.781
Tên
TT
Mô tả công việc
TG quy đổi
Tổng TG
Số LĐ
Lương SP
Điểm
Điểm CNBP
Cụm chi tiết 2 kim
1
1
Md bẻ máy m túi đồng hồ hc
12
123
2.0
9.37
96
48
2
So bẻ máy miệng túi kìm gắn hc
12
9.37
3
Bẻ máy miệng túi hậu hc
25
19.52
5
Md bẻ dán đáp túi vào lót túi hc
74
57.79
Túi chéo
2
7
Md cắt gấp dán nhãn vào túi
25
56
1.0
19.2
43.2
43.2
14
Thả máy ghim khóa, moi khuyết
31
24
3
6
Bẻ máy diễu dây
18
119
2.0
14.4
92.8
46.4
9
So bẻ máy miệng túi kìm dài
18
14.4
10
PK cặp nắp túi hậu, ghim nhãn cỡ
64
49.6
4
Sd bẻ dán 1 cạnh túi đồng hồ
18
14.4
Vắt sổ
4a
11
Gấp đôi VS moi khuyết cúc
25
55
1.0
19.2
43.2
43.2
12
So can cạp hc + VS nắp túi hậu
18
14.4
13
VS cửa quần bên cúc
12
9.6
4b
8
So máy đáy túi chéo hc
31
62
1.0
24
48
48
15
So máy viền đáy túi chéo cắt hc
31
24
5
16
Lấy BTP cặp xếp hàng hc
48
55
1.0
37.5
42.3
42.3
Đổi bán
6
4.8
Lắp ráp
6
17
Đặt lót túi, bẻ diễu m/ túi chéo hc
55
55
43.2
43.2
43.2
7
18
So máy ghim lót túi phí dọc cạp
74
74
1.0
57.6
57.6
57.6
Cửa quần
8
19
Md, bẩm, bẻ máy kê moi khuyết
68
189
3.0
52.8
147.2
49
20
Md máy ghim cửa quần
38
29.8
21
So sửa máy lộn, diễu đũng trước hc
38
29.8
22
Cạo dận đũng trước
45
34.8
2 kim
9
23
Sd bẻ dán ghim túi kìm dài ngắn
64
64
1
49.6
49.6
10
24
So bẻ dán, diễu ly thân sau hc
31
263
4
24
204.7
51.2
25
Sd bẻ dán túi hậu cả đặt ghim dây
191
148.9
26
So dấu, túi nắp túi hậu
41
31.8
Máy cuốn
11
27
So sửa máy cuốn đũng sau
53
350
6
41.3
273.3
45.6
28
So sửa máy cuốn dọc
185
144.4
29
So sửa máy cuốn giàng
112
87.7
42
KT sửa chữa hàng
30
30
1
23.4
23.4
23.4
Cạp
12
30
Md cđ, tra cạp
86
6
1
67
67
67
13
31
Đm chiều dài cạp cắt hc
18
61
1
14.1
47.6
47.6
15
Can sửa máy dây PS, cắt xếp
43
33.6
14
32
Đính bọ
134
134
2
104.3
104.3
52.1
15
33
Md bẻ máy gấu
102
102
2
79.4
79.4
39.7
Hoàn thiện
16
34
Chấm dấu thùa khuyết
25
62
1
49.1
49.1
49.1
35
Chấm dấu dập cúc
19
Cắt sửa đầu dây
18
17
36
Đính bọ cả cắt gấp đặt dây hc
191
11
3
148.9
148.9
49.6
18
37
Nhặt chỉ. Sơ tướp hc
163
163
3
127.5
127.5
42.5
19
38
Tổ trưởng: theo qđ
130
130
1
101.2
101.2
101.2
20
39
Tổ phó
99
99
1
77.2
77.2
77.2
21
40
Thu hóa cuối dây
268
268
3
209.3
209.3
69.8
Tổng
2176
2176
Ngày 26/3/2009
GĐXN TT KỸ THUẬT NGƯỜI LẬP
Nguồn: Lao động tiền lương XN 2 - Công ty Cổ phần May Thăng Long
Diễn giải bảng thiết kế dây chuyền công đoạn may
1. Tác dụng:
Làm căn cứ để các tổ trưởng sản xuất lập bảng khai dây chuyền.
2. Căn cứ lập:
Căn cứ vào ảnh chụp và bấm giây của bộ phận kỹ thuật để tính thời gian cho việc thực hiện từng tiểu tiết của sản phẩm.
Bảng đơn giá dây chuyền may, là.
3. Cách lập:
Tổng thời gian ở đây được tính bằng đơn vị giây
Thời gian bình quân = tổng thời gian / số lao động
Điểm / giây được tính bằng đơn giá ngày thường / tổng thời gian.
- Cột tên: ghi số của từng công đoạn
- Cột TT: ghi số thứ tự của từng tiểu tiết trong công đoạn
- Cột mô tả công việc: diễn giải chung về công đoạn thực hiện
- Cột thời gian quy đổi: ghi thời gian( tính bằng giây) để thực hiện từng tiểu tiết
- Cột Tổng thời gian: tính tổng thời gian thực hiện công đoạn tương ứng
- Cột số lao động: ghi số lao động thực hiện công đoạn tương ứng
- Cột lương sản phẩm ghi tiền lương được trả cho từng tiểu tiết
- Cột điểm:ghi số điểm tính cho từng công đoạn. Số điểm của một công đoạn bằng tổng tiền lương của tất cả các tiểu tiết có trong công đoạn đó.
- Cột điểm công nhân bộ phận: tính điểm cho từng công nhân thực hiện công đoạn tương ứng.
Ví dụ: với cột tên số 1, công đoạn số 1 của cụm chi tiết 2 kim, số thứ tự 1 ứng với tiểu tiết số 1 là may diễu bẻ máy mép túi đồng hồ hoàn chỉnh. Tiểu tiết này có thời gian hoàn thành là 12 giây. Vì vậy, tiền lương sản phẩm của tiểu tiết này sẽ là 12 x 0.781 = 9.37.
Trong công đoạn số 1 này, tổng thời gian hoàn thành là 123 giây nên tổng điểm của công đoạn 1 = 123 x 0.781 = 96 .
Và công đoạn này được thực hiện bởi 2 lao động nên điểm công nhân bộ phận của mỗi lao động = 96/2=48.
BIỂU 2-5: BẢNG KHAI DÂY CHUYỀN THÁNG 3/2009
Tổ Tú (tổ 204), mã 2-2
STT
Họ và tên
TTDC
Điểm
1
Hoàng Anh Tú
1 19
101.2
2
Bùi Thị Xuân
2 21
69.8
3
Nguyễn Thị Tuyết Dung B
3 21
69.8
4
Hoàng Thị Luyến
4 21
69.8
5
Thạch Thị Dung A
5 1
48
6
Nguyễn thị Kim Chung
6 11
45.9
7
Nguyễn Thúy Hà
7 10
63.3
8
Nguyễn Thị Tuất
8 4
48
9
Đỗ Thị Hằng
9 5
42.3
10
Nguyễn Thúy Hạnh
10 11
62.7
11
Lê Thị Tân
11 10
64.2
12
Nguyễn Thúy Vân
12 8
49
13
Ngô Thị Thư
-
-
14
Vũ Hữu Minh
13 14
52.1
15
Lê Hồng Bích
14 2
43.2
16
Hoàng Thị Thu Hà
15 20
77.2
17
Nguyễn Thị Thu Huyền A
16 1
48
18
Phạm Kim Hoa
17 3
46.4
19
Nguyễn Thị Hoa
-
-
20
Bùi Thị Hường A
18 9
49.6
21
Đỗ Thị Phượng A
19 11
62.7
22
Trần Thị Thanh Bình
20 11
62.7
23
Phạm Thu Huyền B
21 7
57.6
24
Nguyễn Thị Phương A
22 17
49.6
25
Nguyễn Khắc Hiếu
23 11
62.7
26
Phạm Thị Nguyệt
24 13
57.3
27
Phạm Thị Phượng B
25 17
49.6
28
Triệu Thị Hồng Hải
26 6
43.2
29
Nguyễn Thị Thơm
27 14
51.1
30
Nguyễn Thị Thu Hương
28 3
46.4
31
Võ Thị Hải Lý
29 4
43.2
32
Nguyễn Thị Ngoan
30 10
63.3
33
Đỗ Anh Nguyên
31 16
49.1
34
Triệu Thị Thanh Hiếu
32 15
79.4
35
Nguyễn Thị Hương
33 12
57.3
36
Phan Thị Nhung
34 8
49
37
Trần Thị Hạt
35 8
49
38
Vũ Thị Vân
36 18
142.5
39
Quách Thị Hà
37 17
49.6
Tổng
2176
Nguồn: Lao động tiền lương XN 2 - Công ty Cổ phần May Thăng Long
Diễn giải bảng khai dây chuyền
1. Tác dụng:
Cho biết công đoạn may của từng công nhân trong một mã hàng và điểm bộ phận cho công đoạn đó.
Làm căn cứ tính trả lương cho công nhân.
Làm căn cứ để lập bảng khai năng suất.
2. Căn cứ lập:
Tổ trưởng phân công công đoạn thực hiện sản phẩm cho từng công nhân theo năng lực chuyên môn từng người . Điểm cho từng công đoạn được ghi căn cứ theo bảng thiết kế dây chuyền công đoạn may.
3. Phương pháp lập:
- Cột TT ghi số thứ tự của từng công nhân trong tổ
- Cột Họ và tên ghi họ tên của công nhân
- Cột thứ tự dây chuyền được chia làm 2 phần, bên trái ghi số thứ tự của những công nhân có tham gia vào sản xuất mã hàng trong bản khai này và phần bên phải ghi số thứ tự công đoạn sản xuất mà công nhân đảm nhiệm.
- Cột Điểm ghi số điểm của công đoạn sản xuất tương ứng.
Ví dụ:
Số thứ tự 1 là Hoàng Anh Tú, đảm nhiệm công đoạn thứ 19 trong bảng thiết kế dây chuyền công đoạn may. Công đoạn này có số điểm là 101.2
Công ty cổ phần may Thăng Long
Tổ : Tú
BIỂU 2-6: BẢN KHAI NĂNG SUẤT
THÁNG 3 NĂM 2009
Mã hàng 2-2
Họ tên người được NS
Chi tiết sản phẩm
Số lượng
Đơn giá
Người mất năng suất
Lý
Nhặt chỉ
313
Tuất
Vắt sổ nẹp túi + moi + thân
350
Lý
Nhặt chỉ
110
Hà
Gấu
100
Hiếu
NT + nhãn
420
P. Hoa
Ghim túi chéo
175
Huyền B
Miệng túi
790
Hải
Nhặt chỉ
530
Dung A
Gấu
100
Hiếu
Ghim túi chéo
50
Huyền B
Mt chéo
540
Hải
Nhặt chỉ
220
P. Hoa
Nhặt chỉ
40
Ghim túi chéo
65
Huyền B
Gấu
205
Hiếu
Huyền A
Nhặt chỉ
240
Gấu
100
Hiếu
Mt chéo
535
Huyền B
Nguyễn Hoa
Gấu
3440
Hiếu
Nhặt chỉ
85
Hằng
Nhặt chỉ
30
Hải
Nhặt chỉ
39
Nguyệt
Miệng túi
1050
Hải
Nhặt chỉ
165
Hương B
Miệng túi
1050
Hải
Nhặt chỉ
165
Huyền B
Nhặt chỉ
100
Hạt
Moi
4200
Vân
Moi
534
Nhung
Nhặt chỉ
90
Nguồn: Lao động tiền lương XN 2 - Công ty Cổ phần May Thăng Long
Công ty cổ phần may Thăng Long
Tổ : Tú
BIỂU 2-7: BẢN KHAI NĂNG SUẤT
THÁNG 3 NĂM 2009
Mã hàng 2-2
Họ tên người được NS
Chi tiết sản phẩm
Số lượng
Đơn giá
Người mất năng suất
Hạt
Ghim nhãn túi
90
Huyền B
Thúy Vân
Mt chéo
132
Hải
Nhặt chỉ
35
Nhung
Nhặt chỉ
65
Hiếu
Nhặt chỉ
80
Ngoan
Nhặt chỉ
100
Chung
Nhặt chỉ
50
Tân
Nhặt chỉ
80
Phương A
Nhặt chỉ
200
Phượng B
Nhặt chỉ
160
Thơm
Nhặt chỉ
160
Bình
Nhặt chỉ
46
Trần Hồng
Nhặt chỉ
110
Lan
Nhặt chỉ
100
Tấm
Nhặt chỉ
114
Luyến
Nhặt chỉ
10
Vũ Vân
Nhặt chỉ
1697
Trần Lan
Nhặt chỉ
2388
Mến
Nhặt chỉ
2163
Nguồn: Lao động tiền lương XN 2 - Công ty Cổ phần May Thăng Long
Diễn giải bản kê khai năng suất
1. Tác dụng:
Cho biết tên người làm thêm sản phẩm ngoài công đoạn người đó được phân, số lượng sản phẩm làm thêm và tên người mất năng suất.
Làm căn cứ để lập bảng cân đối sản lượng trong tháng.
2. Căn cứ lập:
Căn cứ vào số lượng sản phẩm làm thêm thực tế của từng công nhân.
Căn cứ vào bảng khai dây chuyền
3. Phương pháp lập:
Cuối tháng, tổ trưởng sẽ tổng hợp sản lượng làm thêm thực tế của từng công nhân trong tổ và ghi vào bảng kê khai năng suất này.
- Cột họ tên người được năng suất: ghi tên người được năng suất.
- Cột chi tiết sản phẩm: ghi công đoạn sản xuất mà từng công nhân được năng suất làm thêm.
- Cột số lượng: ghi số lượng sản phẩm mà từng người làm thêm.
- Cột đơn giá: ghi đơn giá của từng công đoạn
- Cột người mất năng suất: ghi tên người mất năng suất.
Ví dụ:
Nguyễn Thị Tuất làm thêm phần việc của Võ Thị Hải Lý với các công đoạn Vắt sổ nẹp túi, moi và thân với số lượng sản phẩm làm thêm là 350. Như vậy, cột họ tên người được năng suất sẽ ghi là Tuất
Cột chi tiết sản phẩm ghi là vắt sổ nẹp túi + moi + thân
Cột số lượng ghi 350
Cột người mất năng suất ghi tên Lý.
BIỂU 2-8: BẢNG CÂN ĐỐI SẢN LƯỢNG THÁNG 3 NĂM 2009
Mã 2-2, số lượng 10,000
TT
Họ và tên
Công đoạn
1
2
3
…
12
34
35
36
37
1
Hoàng Anh Tú
10000
2
Bùi Thị Xuân
10000
3
NgT Tuyết Dung B
10000
4
Hoàng T Luyến
10
5
Thạch T Dung A
220
6
Ng T Kim Chung
50
7
Ng Thúy Hà
530
8
Ng Thị Tuất
100
9
Đỗ Thị Hằng
30
10
Ng Thúy Hạnh
46
11
Lê Thị Tân
80
12
Ng Thúy Vân
5800
35
13
Ngô Thị Thư
14
Vũ Hữu Minh
15
Lê Hồng Bích
16
Hoàng T Thu Hà
17
Ng T Thu Huyền A
240
18
Phạm Kim Hoa
40
19
Nguyễn Thị Hoa
85
20
Bùi Thị Hường A
200
21
Đỗ Thị Phượng A
46
22
Trần T Thanh Bình
46
23
Phạm Thu Huyền B
100
24
Ng T Phương A
200
25
Ng Khắc Hiếu
46
26
Phạm Thị Nguyệt
160
27
Phạm T Phượng B
160
28
Triệu T Hồng Hải
39
29
Ng Thị Thơm
160
30
Ng T Thu Hương
31
Võ T Hải Lý
310
32
Ng Thị Ngoan
100
33
Đỗ Anh Nguyên
34
Triệu T Thanh Hiếu
80
35
Nguyễn T Hương
160
36
Phan Thị Nhung
9500
65
37
Trần Thị Hạt
4200
500
10000
90
38
Vũ Thị Vân
1697
39
Quách Thị Hà
10000
40
Vũ Thị Mến
2163
41
Trần Thị Lan
2388
Trần Hồng
110
Lan
100
Tấm
144
Nguồn: Phòng kế hoạch sản xuất - Công ty Cổ phần May Thăng Long
Diễn giải bảng cân đối sản lượng
1. Tác dụng:
Cho biết sản lượng của từng công nhân ứng với mỗi công đoạn may.
Cân đối xem tổng sản lượng của từng công nhân trong mỗi công đoạn có đúng bằng tổng sản lượng của mã hàng đó không.
Là căn cứ để tính tiền lương sản phẩm cho công nhân trực tiếp sản xuất.
2. Căn cứ lập:
Căn cứ vào bản kê khai năng suất và bảng khai dây chuyền của tháng.
3. Phương pháp lập:
- Cột TT ghi số thứ tự của từng công nhân trong tổ sản xuất.
- Cột Họ và tên ghi họ tên của từng công nhân
- Cột 1, 2, 3…37 ghi số lượng sản phẩm của từng công nhân ứng với từng công đoạn may. ( số thứ tự công đoạn được lấy từ bảng khai dây chuyền)
Ví dụ:
Số thứ tự 1 là Hoàng Anh Tú ứng với công đoạn số 1 và sản lượng đạt được của Tú ở công đoạn này là 10,000.
Với những công đoạn có người được năng suất và người mất năng suất như công đoạn số 12, Trần Thị Hạt được năng suất 4200 sản phẩm và Nguyễn Thị Thúy Vân là người mất năng suất thì số sản phẩm còn lại của người mất năng suất sẽ được tính bằng tổng sản lượng của mã hàng trừ đi số sản lượng mất năng suất. Như ở công đoạn số 12 này thì số sản phẩm còn lại của Nguyễn Thị Thúy Vân = 10,000 – 4200 = 5800. Như vậy ta ghi vào cột số 12, dòng ứng với tên Nguyễn Thị Thúy Vân là 5800 và dòng ứng với tên Trần Thị Hạt là 4200.
BIỂU 2-9: BẢNG CHẤM CÔNG
Đơn vị: xưởng may 2, tổ Tú
TT
Họ và tên
01
02
03
04
05
06
0
07
08
09
10
11
12
13
14
15
16
17
18
1x
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
nlv
tg
Tg
1.5
1
Bùi Thị Xuân
X
X
x
X
x
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
25
18
2
Hoàng Thị Luyến
X
X
X
X
X
X
x
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
25
18
3
Nguyễn Thúy Vân
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
2425
18
4
Bùi Thị Hường
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
25
17.7
5
Đỗ Thị Phượng
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
24
16.2
6
Trần Thị Thanh Bình
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
25
18.2
7
Nguyễn Thị Phương
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
25
17.7
8
Phạm Thị Thu Huyền
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
25
16.5
9
Phạm Thị Nguyệt
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
25
17.8
10
Nguyễn Khắc Hiếu
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
25
18
11
Nguyễn Thị Ngoan
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
25
17.9
12
Phạm Thị Phượng
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
25
17.9
13
Nguyễn Thị Thơm
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
23
18.1
14
Triệu Thị Hồng Hải
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
22
16.5
15
Võ Thị Hải Lý
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
25
17.9
16
Đỗ Anh Nguyên
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
25
18.1
17
Phan Thị Nhung
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
25
17.7
18
Nguyễn Tuyết Dung
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
25
18.2
19
Nguyễn Thị thu Hương
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
16
13.4
20
Thạch Thị Dung
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
25
18.1
21
Nguyễn Thị Kim Chung
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
25
17.9
22
Nguyễn Thúy Hà
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
25
3
17.9
23
Nguyễn Thị Tuất
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
25
3
18
24
Vũ Hữu Minh
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
242
16.5
25
Đỗ Thị Hằng
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
25
18
26
Nguyễn Thúy Hạnh
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
x
X
X
X
X
X
X
x
X
X
X
X
X._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21224.doc