Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê của các hộ nhận khoán thuộc Công ty cà phê Phước An, Huyện Krông Pắk, Tỉnh Đắk Lắk

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Cà phê là cây công nghiệp quan trọng, nó không chỉ là cây trồng lợi thế của vùng Tây Nguyên mà còn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Cây cà phê đầu tiên được đưa vào Việt Nam từ năm 1857, mãi đến đầu thế kỷ XX mới được phát triển trồng ở một số đồn điền của người Pháp. Trải qua nhiều hình thức tổ chức sản xuất từ các đồn điền cà phê đến các nông trường quốc doanh cà phê. Với một thời gian không dài chỉ trong vòng 26 năm, trong một phần tư thế kỷ, kể từ sau n

pdf79 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê của các hộ nhận khoán thuộc Công ty cà phê Phước An, Huyện Krông Pắk, Tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm 1975 ngành cà phê Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc với tốc độ kỷ lục so với nhiều nước trồng cà phê khác trên thế giới. Bước sang thế kỷ XXI, Việt Nam đã có diện tích trồng cà phê trên 500.000 ha với sản lượng cà phê xuất khẩu hàng năm trên dưới 900.000 tấn với kim ngạch xấp xỉ trên dưới 1,5 tỷ USD. Việt Nam là một nước sản xuất, xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới và là nước xuất khẩu cà phê Robusta số 1 thế giới. Hiện nay Cà phê Việt Nam đang được xuất khẩu sang 88 quốc gia và vùng lãnh thổ, trên các châu lục. Nó không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn mang lại hiệu quả xã hội và cải thiện môi trường sinh thái rất lớn. Đóng góp vào kết quả trên phải kể đến vai trò tích cực của vùng kinh tế Tây Nguyên. Tây Nguyên với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m so với mặt biển, là vùng đất rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm trong đó cà phê được xem là cây công nghiệp quan trọng giữ vị trí số một với tổng diện tích khoảng 470.000 ha, chiếm 92,79% diện tích trồng cà phê của cả nước. Điều đó đã góp phần khai thác tiềm năng đất đai, lao động và khí hậu ở cao nguyên và miền núi, tạo nên công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu nông dân. Đắk Lắk là một trong 5 tỉnh thuộc khu vực của Tây Nguyên nơi đây đóng góp một sản luợng cà phê rất lớn cho toàn khu vực Tây Nguyên cũng như 1 của cả nước. Cà phê được trồng ở Đắk Lắk từ rất lâu nhưng đến năm 1986, xuất phát từ chính sách đổi mới kinh tế của Đảng, Nhà nước, Đảng bộ và chính quyền Đắk Lắk mới có chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển và thâm canh cây cà phê. Thực hiện chủ trương của Tỉnh, từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX các đơn vị làm công tác xuất nhập khẩu đã tìm đến từng hộ nông dân với hình thức đầu tư ứng trước, nghĩa là “quốc doanh” ứng trước cho nông dân máy cày, phân bón, có cả lương thực và thu hồi vốn sau khi có cà phê nhân, nông trường quốc doanh thì vận động bà con vào làm công nhân nhận khoán trồng và chăm sóc cà phê. Từ đó Đắk Lắk hình thành nhiều vùng chuyên canh cây cà phê, có đơn vị phấn đấu chỉ tiêu trong một mùa mưa trồng một nghìn ha như Công ty cà phê Phước An, Thắng Lợi, Ea Tiêu, Xí nghiệp liên hiệp cà phê Việt - Đức. Bên cạnh đó, Đắk Lắk còn liên doanh trồng cà phê với nước ngoài, cụ thể là Liên doanh Việt-Xô, Việt - Đức. Vùng chuyên canh cà phê chiếm 86% diện tích sản xuất nông nghiệp và 89% sản lượng cà phê trong toàn Tỉnh. Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk có 8 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê do Tỉnh quản lý đang thực hiện các loại khoán trên với tổng diện tích khoảng 6.770 ha. Cùng chung với sự phát triển trong hoạt động sản xuất cà phê trên địa bàn Tỉnh, Công ty cà phê Phước An đã có những bước thay đổi trong cách thức quản lý sản xuất theo từng giai đoạn lịch sử, từ quản lý theo lối hành chính bao cấp, chuyển sang khoán đến hộ gia đình trong giai đoạn hiện nay. Điều đó đã góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo và làm giàu cho nguời dân vùng núi. Hình thành và phát triển từ những năm 1977, mô hình cà phê khoán đến các hộ đang được sự quan tâm và đầu tư của công ty cũng như các hộ dân. Tuy nhiên, trước tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay, Thị trường cà phê trên thế giới trong những năm vừa qua thường chao đảo, không ổn định nhất là về giá cả. Tổ chức cà phê thế giới (ICO) do không còn giữ được hạn ngạch xuất nhập khẩu, giá cả trôi nổi trên thị trường tự do cho nên có những giai đoạn giá cà phê xuống thấp chưa từng có so với vài chục năm trở lại 2 đây. Tình trạng này đã dẫn đến hậu quả là nhiều nước phải hủy bỏ bớt diện tích cà phê, hoặc không tiếp tục chăm sóc vì kinh doanh không còn thấy có hiệu quả. Bên cạnh đó trong nước mô hình sản xuất cà phê theo lối tự quản lý của hộ đang chiếm một vị trí mạnh (gần 80% diện tích cà phê của cả nước do các hộ tự quản lý), ngược lại mô hình khoán chỉ chiếm khoảng gần (20% diện tích trồng cà phê) do công ty và hộ nhận khoán hợp tác cùng quản lý. Chính những biến động và khó khăn đó sẽ làm cho hoạt động sản xuất cà phê cũng như sự tồn tại của các hình thức khoán ở công ty cà phê Phước An nói riêng mà cụ thể là những người dân nhận khoán của công ty ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Vì thế chúng tôi thiết nghĩ việc tìm hiểu, đánh giá kết quả đầu tư và hiệu quả sản xuất cà phê khoán tới hộ dân tại công ty cà phê Phước An là rất cần thiết. Để từ đó tìm ra những giải pháp thích hợp nhằm phát triển hình thức nhận khoán tới hộ một cách hiệu quả và bền vững. Xuất phát từ những lý do trên trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại công ty cà phê Phước An thuộc Huyện Krông Pắk, Tỉnh Đắk Lắk tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê của các hộ nhận khoán thuộc Công ty cà phê Phước An, Huyện Krông Pắk, Tỉnh Đắk Lắk ” để làm khoá luận tốt nghiệp của mình. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Đánh giá thực trạng, tiềm năng để phát triển cà phê theo phương thức khoán tới hộ thuộc công ty cà phê Phước An. - Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng cà phê của các hộ gia đình nhận khoán ở công ty cà phê Phước An. - Đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê trên địa bàn công ty cà phê Phước An. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp - Phương pháp điều tra phỏng vấn thu thập số liệu và thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu. 3 - Các phương pháp phân tích để đánh giá thực trạng và tìm ra nguyên nhân của các vấn đề. - Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a) Đối tượng nghiên cứu Đối tượng và nội dung nghiên cứu chủ yếu của đề tài là những vấn đề kinh tế, kỹ thuật trong mối quan hệ với các vấn đề tổ chức quản lý hiệu quả sản xuất cà phê của các hộ nhận khoán. b) Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Do hạn chế về khả năng và thời gian nghiên cứu nên đề tài chỉ tập trung phản ánh tình hình sản xuất cà phê tại hai đội đại diện cho 2 hình thức khoán khác nhau: (có đầu tư – không có đầu tư của công ty), đồng thời là hai đội có diện tích cà phê lớn nhất trong công ty cà phê Phước An, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk. Về thời gian: Qua khảo sát thực tế tại công ty Phước An, chúng tôi chỉ tiến hành đánh giá, phân tích thực trạng sản xuất cà phê của hộ trong năm 2009. Do hạn chế về thời gian thực tập cũng như khả năng của bản thân nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của quý Thầy, Cô giáo cùng bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn. 4 PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỂ NGHIÊN CỨU 1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ngành cà phê 1.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển cây cà phê trên Thế giới Lịch sử về cà phê thực sự cũng đa dạng như cách pha chế nó. Một truyền thuyết kể rằng: Một người chăn dê nhận thấy rằng đàn gia súc của mình trở nên nghịch ngợm hơn bình thường sau khi ăn những quả màu đỏ từ bụi cây cà phê dại. Không lâu sau những thầy tu bắt đầu đun những những hạt này và sử dụng chất lỏng này để thức suốt đêm trong các lễ hội. Câu chuyện khác lại kể về một thầy tu Đạo Hồi - người đã bị kết tội bởi kẻ thù của mình. Hình phạt là phải đi lang thang trong sa mạc và cuối cùng là chết đói. Trong cơn mê sảng, chàng trai trẻ đã nghe thấy âm thanh hướng dẫn mình ăn những quả từ cây cà phê gần đó. Anh ta đã sống sót, khoẻ mạnh và quay lại với cộng đồng của mình, công bố rộng rãi kinh nghiệm về công thức. Ban đầu, các bộ lạc phía đông châu Phi đã nghiền quả cà phê sau đó trộn lẫn với mỡ động vật, vê lại thành những viên nhỏ. Sau đó vào khoảng năm 1000 sau Công Nguyên, người Ethiopia đã pha chế một loại rượu từ những hạt cà phê bằng cách lên men những hạt cà phê khô trong nước. Cây cà phê cũng đã mọc tự nhiên ở bán đảo Ai Cập và từ đó trong suốt thế kỷ XI, cà phê đã được phát triển thành một dạng đồ uống nóng. Cà phê cũng đã du nhập vào Châu Âu trong khoản thời gian này thông qua thành phố Venice và đến châu Mỹ La Tinh sau đó nhiều thập kỷ, khi một người Pháp mua một cành cà phê mang đến Martinique. Brazin đã nổi lên như một nơi sản xuất cà phê đứng đầu trên thế giới và là danh hiệu đó vẫn còn đến hôm nay. 5 1.1.1.2 Qúa trình ra đời và phát triển cây cà phê ở Việt Nam Cà phê được đưa vào trồng ở Việt Nam từ năm 1857, trước hết là ở một số nhà thờ tại Hà Nam, Quảng Bình, Kontum... Tới đầu thế kỷ XX trở đi thì cây cà phê mới được trồng trên quy mô tương đối lớn của các chủ đồn điền người Pháp với tổng diện tích không quá vài ngàn hecta. Sau cách mạng tháng Tám, diện tích cà phê ở miền Bắc được phát triển thêm tại một số nông trường quốc doanh và thời kỳ có diện tích cao nhất là trên 10.000 ha vào năm 1963 – 1964. Cà phê trồng ở miền Bắc trong những năm trước đây chủ yếu là cà phê chè (Coffea arabica), năng suất thường đạt từ 400 - 600 kg/ha, có một số điển hình thâm canh tốt đã đạt trên 1 tấn/ha. Ở miền Nam trước ngày giải phóng, vào năm 1975 diện tích cà phê có khoảng 10.000 ha. Diện tích trồng cà phê ở miềm Nam trong thời kỳ này chủ yếu là giống cà phê vối (Canephora robusta). Năng suất cà phê vối trong thời kỳ này thường đạt trên dưới 1 tấn/ha. Sau 1975, cà phê ở Việt Nam được phát triển mạnh tại các tỉnh Tây nguyên nhờ có vốn từ các Hiệp định hợp tác liên Chính phủ với các nước: Liên xô cũ, CHDC Đức, Bungary, Tiệp khắc và Ba lan, đến năm 1990 đã có 119.300 ha. Ngày nay trong cơ chế quản lý mới, được áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật cho nên năng suất đã tăng lên rất nhanh. Đến nay, diện tích cà phê trên cả nước 521.000 ha và sản lượng khoảng trên 900.000 tấn và Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 trên thế giới. Cà phê trồng ở nước ta có bao gồm cà phê vối (Robusta) chiếm 90% diện tích, cà phê chè (Arabica) 10% và cà phê mít (Excelsa) 1%. 1.1.2 Vị trí, giá trị kinh tế của cây cà phê Việt Nam là một nước nông nghiệp với 70% dân số sống ở vùng nông thôn và miền núi cao nguyên. Nên việc phát triển ngành nông nghiệp để tạo công ăn việc làm cho người lao động ở nhưng khu vực đó là vấn đề hết sức có ý nghĩa. 6 Cây cà phê được xem là cây công nghiệp lâu năm không những có giá trị về mặt kinh tế mà còn có tác dụng rất lờn về nhiều mặt của xã hội và tạo công ăn việc làm ổn định, đặc biệt góp phần vào việc giảm tình trạng du canh, du cư ở những miền núi cao nguyên. Sản phẩm cà phê chủ yếu là hạt, Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu sang các nước phát triển cà phê dưới dạng cà phê nhân thô chưa qua chế biến. Tuy vậy, cà phê lại là nguồn xuất khẩu quan trọng đóng góp một tỷ trọng không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Cà phê hiện nay là nguồn thu nhập chính trong đời sống của đa số hộ đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng, là mặt hàng chiếm tới trên 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Đắk Lắk mỗi năm. Chúng ta đã xây dựng được những thương hiệu nổi tiếng như Trung Nguyên, Cà phê Moment, cà phê Buôn Ma Thuột... Được biết Ngành sản xuất cà phê Việt Nam là nguồn thu nhập quan trọng của 600 nghìn lao động và hơn 1 triệu người sống nhờ vào các hoạt động sản xuất kinh doanh có liên quan đến cây cà phê. 1.1.3 Tác dụng của cây cà phê đối với chương trình xoá đói giảm nghèo nông thôn cao nguyên và miền núi Khi nói đến vị trí của cây cà phê trong cơ cấu cây trồng ở miền núi cũng như ở các khu vực khác thì thường nêu lên những giá trị kinh tế mà nó đem lại như: Góp phần định canh định cư cho đồng bào dân tộc ít người, tạo công ăn việc làm, làm giàu cho kinh tế hộ, phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ môi trường tạo cảnh quan xanh đẹp và thực tế ở một số nơi đã thoát nghèo và làm giàu từ chính cây cà phê đem lại. Tuy nhiên không phải nơi nào, vùng đất nào, cũng có thể lấy cà phê làm cây trồng chính để mang lại hiệu quả kinh tế như mong muốn. Người ta thường ví Cà phê là cây của “người giàu”, nghĩa là khâu chăm sóc kỹ thuật rất quan trọng. Nó đòi hỏi người trồng phải có đủ vốn đầu tư cộng thêm những hiểu biết về kỹ thuật, chăm sóc thu hoạch phải đầy đủ có như thế mới phát huy hiệu quả của nó đem lại. Chính vì thế mà có những hộ nông dân nghèo không có đủ vốn 7 thì tác dụng cà phê đem lại là điều ngược lại. Do đó để phát triển tốt cà phê, rõ ràng về phía Nhà nước cần phải có một chương trình đồng bộ, hoàn chỉnh cho nông dân từ sản xuất đến chế biến, đến tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay vai trò các công ty, doanh nghiệp cà phê đóng một vị trí quan trọng, chính những đơn vị này sẽ là cầu nối giúp người nông dân phát triển kinh tế. 1.1.4 Khái niệm, ý nghĩa và bản chất của hiệu quả kinh tế 1.1.4.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế Hiệu quả là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định. Nói cách khác, kết quả mà chủ thể nhận được theo hướng mục tiêu trong hoạt động của mình càng lớn hơn chi phí bỏ ra bao nhiêu thì có lời bấy nhiêu. Hiệu quả là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá các phương án hành động và được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau. Hiệu quả tổng hợp là hiệu quả chung phản ánh kết quả thực hiện nhiều mục tiêu mà chủ thể đặt ra trong một giai đoạn nhất định trong quan hệ với chi phí để có được những kết quả đó. Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả phân bổ là giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí chi thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất nó là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào. Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là phần thu thêm trên một đơn vị đầu tư thêm đạt được chỉ khi hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ là tối đa, có nghĩa là cả yếu tố giá trị và hiện vật tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Vậy muốn đạt được hiệu quả kinh tế thì phải đạt đồng thời cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. 8 Sơ đồ minh họa cho khái niệm hiệu quả kinh tế: Giả sử có 4 nông trại sản xuất nông nghiệp là A, B, C, D quá trình sản xuất chỉ sử dụng 2 yếu tố đầu vào là X1 ,X2 để cùng sản xuất ra một mức sản lượng Q0. Trong đó: Q0 - Là sản lượng đầu ra Q0Q0 - Là đường đồng lượng P1P2 - Là đường đồng phí X2 Q0 D P2 C R A B Q0 0 X1 P1 Sơ đồ 1: Hiệu quả kinh tế, Hiệu quả kỹ thuật, Hiệu quả phân bổ Từ sơ đồ trên ta thấy: TE=OC/OD Hiệu quả kỹ thuật TINE=CD/OD Phi hiệu quả kỹ thuật AE=OR/OC Hiệu quả phân bổ AINE=RC/OC Phi hiệu quả phân bổ Vậy ta có: EE = OR/OD = OC/OD* OR/OC=TE*AE Hiệu quả kinh tế = Hiệu quả kỹ thuật *Hiệu quả phân bổ Qua kết quả trên cho được thì trang trại A đạt hiệu quả kinh tế, trang trại B, C đạt hiệu quả kỹ thuật còn trang trại D không đạt hiệu quả vì cùng một mức sản lượng là Q0 giống trang trại C, nhưng trang trại D còn phải lãng phí thêm một khoảng là DC mới đạt mức sản lượng giống trang trại C. 9 1.1.4.2 Ý nghĩa và bản chất của hiệu quả kinh tế Bản chất của việc phân tích hiệu quả là so sánh giữa chi phí và kết quả theo những mục tiêu nhất định được biểu hiện dưới dạng hiện vật. Đó là số lượng, chất lượng của những sản phẩm dịch vụ đầu vào và đầu ra. Những sản phẩm này không thể so sánh trực tiếp với nhau nên những chi phí, lợi ích cần được tính ra giá trị tương đương. Muốn vậy phải thông qua giá cả, là nhân tố quyết định trong tính toán hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế là kết quả đạt được trong việc sử dụng hai yếu tố cơ bản trong sản xuất kinh doanh đó là yếu tố nguồn lực và giá trị trong việc sử dụng các yếu tố nguồn lực. Yếu tố nguồn lực (yếu tố đầu vào): Chi phí trung gian, lao động sống, khấu hao tài sản, thuế ... Yếu tố giá trị (yếu tố đầu ra ): Số lượng, giá trị sản phẩm, giá trị sản xuất, thu nhập, lợi nhuận, giá trị gia tăng Bản chất của hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh tương đối và tuyệt đối giữa lượng kết quả thu được với lượng chi phí bỏ ra. Vì thế, việc xác định các yếu tố đầu vào trong đánh giá hiệu quả kinh tế là gặp phải những khó khăn bởi nhưng yếu tố tư liệu sản xuất khi tham gia vào quá trình sản xuất và những yếu tố phi vật chất như chính sách môi trường, công nghệ, nó đòi hỏi phải toàn diện. Do đó có thể nói trên bình diện xã hội, thước đo của hiệu quả là mức độ tối đa hoá trên một đơn vị hao phí lao động xã hội tối thiểu. Chỉ khi nào việc sử dụng các yếu tố nguồn lực đạt được cả chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ mới đạt được hiệu quả kinh tế trong sản xuất. 1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê ở nước ta Việt Nam được chia thành hai vùng khí hậu phù hợp cho sản xuất cà phê. Vùng Tây Nguyên và tỉnh Đồng Nai có đất đỏ bazan, rất thuận lợi để trồng cà phê vối và các tỉnh miền Bắc, với độ cao phù hợp (khoảng 600-800m) phù hợp 10 với cà phê chè. Việt Nam trồng hai loại cà phê chính: cà phê vối và cà phê chè, trong đó diện tích cà phê vối chiếm tới hơn 95% tổng diện tích gieo trồng. Cà phê chủ yếu được trồng ở các vùng đồi núi phía Bắc và Tây Nguyên. Diện tích cà phê tập trung nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên, tại các tỉnh như Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và chủ yếu là cà phê vối. Diện tích cà phê của khu vực này chiếm tới 72% tổng diện tích cả nước và sản lượng cũng chiếm khoảng 92% tổng sản lượng cả nước. Cà phê chè trồng chủ yếu ở vùng Nam Trung Bộ, vùng núi phía Bắc do các vùng này ở vùng cao hơn, nhưng với diện tích và sản lượng rất khiêm tốn, tập trung nhiều ở các tỉnh Quảng Trị, Sơn La và Điện Biên. Trong thập kỷ 90 thế kỷ XX, sản lượng tăng lên trên 20%/năm (và các năm 1994, 1995, 1996 sản lượng tăng thậm chí còn cao hơn với tỷ lệ lần lượt là 48,5%, 45,8% và 33%). Tăng trưởng cà phê Việt Nam những năm đầu thập niên 90 chủ yếu dựa trên tăng diện tích. Sau đó, tăng năng suất trở thành yếu tố chính đóng góp cho tăng trưởng sản lượng cà phê ở Việt Nam. Cùng với xu hướng đó, cà phê dần trở thành mặt hàng nông sản quan trọng của Việt Nam trong thập kỷ 90 chỉ trong vòng 7 năm, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 2, sau Brazin với diện tích cà phê lên tới 520.000 ha đạt mức sản lượng 900.000 tấn. Trong 10 năm trở lại đây Ngành cà phê đã có những bước phát triển nhanh chóng đưa sản lượng cà phê tăng lên hàng trăm lần. Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra những cơ hội lớn cho ngành nông nghiệp nước ta phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái để phát triển sản phẩm có tính cạnh tranh cao như cà phê. Xem xét diễn biến tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam qua các niên vụ 2005/2006 - 2007/2008 gần đây có thể thấy được sự tăng trưởng nhanh chóng cả về sản lượng lẫn kim ngạch xuất khẩu bên cạnh sự biến động về giá cả. Trong niên vụ 2005/2006 cả nước xuất khẩu 775.458 tấn (12,9 triệu bao), giảm 7,3% so với năm trước và tăng 35% về trị giá xuất khẩu với kim 11 ngạch xuất khẩu đạt 1,40 tỷ USD. Sở dĩ sản lượng cà phê giảm xuống là do cà phê mất mùa vì thời tiết khô hạn kéo dài, cây cà phê sinh trưởng và phát dục khó khăn. Tiếp đến niên vụ 2006/2007, sản lượng xuất khẩu tăng 74% so với niên vụ 2005/2006, đạt 1.200.000 tấn với kim ngạch xuất khẩu cà phê cả nước đã đạt 1,50 tỷ USD. Bảng 1: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu niên vụ từ 2005-2009 Chỉ tiêu ĐVT Niên vụ Niên vụ Niên vụ Niên vụ 2005/2006 2006/2007 2007/2008 2008/2009 Khối lượng Tấn 775.458 1.200.000 1.077.375 954.000 Kim ngạch Tỷ USD 1,40 1,50 2,09 1,95 Nguồn : Tổng cục thống kê 2009 Điều đó đã cho thấy, cây cà phê ngày càng chứng tỏ thế mạnh của mình trong sản xuất nông nghiệp. Trong niên vụ 2007/2008, cả nước xuất khẩu được 1.077.375 tấn cà phê nhân giảm chút ít về lượng so với niên vụ 2006/2007 nhưng tăng 31% về giá trị, đạt giá trị kim ngạch khoảng trên 2,09 tỷ USD. Đây cũng là năm đạt kim ngạch xuất khẩu cà phê cao nhất từ trước đến nay. Giá xuất khẩu bình quân đạt 1.937 USD/tấn, tăng 16% so với niên vụ trước. Do giá cà phê thế giới tăng cao nên giá bán cà phê trong nước đạt mức bình quân 29.000-30.000đ/kg, có thời điểm đạt gần 40.000đ/kg. Với mức giá này, người sản xuất bù đắp được chi phí và sản xuất có lãi. Điều đáng chú ý là trong niên vụ này các doanh nghiệp đã phối hợp với nhau khá tốt, bán rải đều cà phê trong suốt niên vụ nên không để xảy ra tình trạng đầu vụ bán và giao hàng ồ ạt gây tác động xấu tới thị trường, tránh tình trạng bị khách hàng ép giá. Mặc dù chịu ảnh hưởng của sản lượng thế giới tăng, cộng thêm tác động xấu của thị trường tài chính thế giới và suy thoái của nền kinh tế Mỹ. Tuy vậy niên vụ 2008/2009 vẫn xuất khẩu được 954.000 tấn, đạt kim ngạch 1,95 tỷ USD (giảm 22,4% về lượng, nhưng tăng 2,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2007). Tính trung bình cả năm 2008, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt 12 2.044 USD/tấn, tăng 31% so với năm 2007, trong đó có lúc lên đỉnh điểm là 2.240 USD/tấn. Tuy nhiên, điều đáng buồn là giá cà phê xuất khẩu lại liên tục rớt mạnh, đặc biệt là từ cuối quý I đầu quý II giá tụt thê thảm khiến mức giá trung bình xuất khẩu của 11 tháng giảm khoảng 350 USD/tấn so với cùng kỳ. Nguyên nhân giá cà phê xuống thấp, ngoài tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, yếu tố đầu cơ của các quỹ đầu tư, còn nguyên nhân quan trọng là trong thời gian 8 tháng đầu vụ 2008/2009 các nước xuất khẩu cà phê đã xuất 65,7 triệu bao so với 63,8 triệu bao cùng kỳ vụ trước. Chính vì được cung cấp dồi dào, lượng dự trữ của các nhà rang xay đã đủ nên giá cà phê không giữ được ở mức cao. Theo Vicofa, qua diễn biến giá cả của vụ 2008/2009 cũng lộ ra những điểm yếu của ngành cà phê Việt Nam, đặc biệt là chúng ta chưa có chiến lược chủ động trong khâu tiêu thụ sản phẩm. “Vào đầu vụ chúng ta đã xuất ra một lượng khá lớn cà phê nên không giữ được giá. Việc xuất khẩu chưa có sự điều hành thống nhất trong khi nông dân cần tiền để trang trải cho các nhu cầu về đời sống và sản xuất”. Nhìn lại tình hình Ngành cà phê Việt Nam những năm qua chúng ta thấy rõ sự phát triển đạt tốc độ rất cao đáng ca ngợi, tự hào và thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam ra thế giới ngày càng mở rộng. Hiện nay, cả nước có khoảng 520.000 ha cà phê (riêng các tỉnh Tây Nguyên chiếm 90% diện tích). Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam dự báo, xuất khẩu cà phê Việt Nam trong năm 2009 ước đạt 980.000 tấn với giá trung bình khoảng 1.800 USD/Tấn, tương đương với kim ngạch khoảng 1,764 tỷ USD, giảm 8,6% về lượng và giảm 17,4% về trị giá so với năm 2008. Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam ngày càng mở rộng, ngoài các nước ở châu Âu và Hoa Kỳ, cà phê Việt Nam còn xuất khẩu sang vùng Trung Cận Đông, châu Phi, một số nước trong Hiệp hội ASEAN và vùng Trung Mỹ. Trong đó phải kể đến 10 nước nhập khẩu hàng đầu cà phê Việt Nam gồm: Bỉ, Đức, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Italia, Ba Lan, 13 Pháp, Hàn Quốc, Anh, Nhật Bản. Trong nhóm 10 nước này chiếm thị phần rất lớn khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, trong 10 tháng đầu năm 2009 xuất khẩu cà phê của cả nước đạt 942.000 tấn với kim ngạch 1,39 tỷ USD, tăng 17,4% về lượng nhưng vẫn giảm 17,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2008. Những số liệu cho thấy nếu như năm 2008, Hoa Kỳ - thị trường giữ vị trí quán quân về thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam, thì sang năm 2009 và cụ thể là 10 tháng đầu năm 2009 đã nhường vị trí này cho thị trường Bỉ và đứng thứ 3 về thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Trong 10 tháng đầu năm 2009, Bỉ là thị trường dẫn đầu nhập khẩu cà phê của Việt Nam, với lượng nhập 123.786 tấn, trị giá 179.020 nghìn USD, tăng 171,32% về lượng và tăng 85,56% về trị giá so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là thị trường Đức, với lượng nhập 105.429 tấn, trị giá 156.409 nghìn USD, tăng 3,92% về lượng, nhưng giảm 27,20% về trị giá; đứng thứ 3 là thị trường Mỹ, với lượng nhập 97.477 tấn, trị giá 147.828 nghìn USD, tăng 24,07% về lượng và giảm 9,55% về trị giá. Đứng thứ 4 là thị trường Ialia với lượng nhập 86.754 tấn, trị giá 129.447 nghìn USD, tăng 40,60% về lượng và giảm 0,26% về trị giá. Tiếp đến là các thị trường như Tây Ban Nha, Pháp, Philippine, Malaxia, Trung Quốc,... Đáng chú ý trong 10 tháng đầu năm 2009, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ tăng mạnh, tăng 259,51% về lượng và 153,40% về trị giá, với lượng xuất 12.094 tấn, trị giá 17.003 nghìn USD. Tuy nước ta có sản lượng xuất khẩu cà phê là lớn và có thị trường xuất khẩu khá rộng trên thế giới, nhưng cà phê Việt Nam xuất khẩu mới chỉ ở dạng xuất khẩu thô. Xuất khẩu cà phê thô chưa tinh chế chiếm tới 95% trong tổng sản lượng xuất khẩu, do đó giá trị đem lại là không cao. 14 Bảng 2: Thị trường xuất khẩu cà phê trong tháng 10 và 10 tháng năm 2009 So với 10T/08 10T/09 (%) Nước Lượng Trị giá Lượng Trị giá (Tấn) (Tỷ USD) (Tấn) (Tỷ USD) Bỉ 123.786 179.020 171,32 85,56 Đức 105.429 156.409 3,92 -27,20 Mỹ 97.477 147.828 24,07 -9,55 Italia 86.754 129.447 40,60 -0,26 Tây Ban Nha 67.622 99.083 13,41 -21,27 Nhật Bản 52.559 82.670 4,32 -25,99 Hà Lan 30.686 44.021 169,08 83,11 Hàn Quốc 26.221 38.862 -23,21 -44,31 Anh 24.889 36.288 -9,75 -36,55 Pháp 22.898 33.753 23,55 -10,93 Philippine 16.657 23.670 64,82 4,37 Thụy Sĩ 16.495 24.965 -23,26 -39,67 Malaixia 16.438 24.531 14,21 -20,40 Trung Quốc 12.998 18.992 12,64 -17,66 Singapore 12.412 18.263 -31,40 -51,90 Ấn độ 12.094 17.003 259,51 153,40 Nga 11.162 16.555 -20,93 -43,46 Ba Lan 8.938 12.858 -4,74 -34,14 Mehico 6.995 9.690 * * Nguồn: Tổng cục thống kê 2009 Vì vậy mà ngành cà phê cần phải có biện pháp nhằm nâng cao sản xuất cà phê tinh chế và xây dựng cho cà phê những thương hiệu vững chắc để có thể đứng vững và cạnh tranh lâu dài trên thị trường thế giới. 15 1.2.2 Tình hình sản xuất cà phê trên địa bàn nghiên cứu 1.2.2.1 Tình hình sản xuất cà phê ở tỉnh Đắk Lắk Đắk Lắk được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho nguồn tài nguyên đất khá dồi dào, trong đó có 311.000 héc-ta đất đỏ Bazan, chiếm 55,6% tổng diện tích đất đỏ bazan toàn Tây Nguyên, điều kiện sinh thái khá thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, chè, hồ tiêu... Nhận thức được những tiềm năng, lợi thế đó từ sau ngày giải phóng, tỉnh Đắk Lắk luôn chú trọng đến việc phát triển nhanh cây cà phê cả về quy mô, số lượng cũng như chất lượng và xác định đây là cây công nghiệp chủ lực của địa phương. Số liệu điều tra được thể hiện qua bảng 3 như sau: Bảng 3: Diện tích và sản lượng thu hoạch cà phê của toàn Tỉnh Chỉ tiêu ĐVT Niên vụ Niên vụ Niên vụ (2003/2004) (2006/2007) (2008/2009) Diện tích Ha 165.500 178.900 178.196 Sản lượng Tấn 284.000 450.000 415.494 Nguồn: Tổng cục thống kê Đắk Lắk 2008 Năm 1975, toàn Tỉnh chỉ có trên 3.700 ha cà phê, năm 1985 tăng lên 15.000 ha, năm 1990 là 76.000 ha. Có thể nói trong 6 năm trở lại đây khi giá cà phê trên thị trường có chiều hướng tích cực thì diện tích cây cà phê ở trong Tỉnh cũng biến động theo chiều hướng gia tăng. Qua biểu đồ cho ta thấy được nếu trong niên vụ 2003/2004 toàn Tỉnh chỉ có 165.500 ha, thì đến sau 2 năm tiếp theo là niên vụ 2006/2007 diện tích đã tăng lên thêm 13.000 ha tương đương với diện tích là 178.900 ha. Sự tăng lên quá nhanh về diện tích không chỉ dừng lại ở con số đó mà kết qủa là đến niên vụ 2008/2009 diện tích trồng cà phê của tỉnh là 178.196 ha, bình quân mỗi năm tăng 2.400 ha. 16 450000 400000 350000 300000 250000 Diện tích 200000 Sản lượng 150000 100000 50000 0 2003/2004 2006/2007 2008/2009 Biểu đồ 1: Biểu đồ diện tích và sản lượng cà phê tỉnh Đắk Lắk qua các niên vụ (2003/2004, 2006/2007, 2008/2009) Đồng thời sản lượng cũng có phần tăng lên, nếu trong niên vụ 2003/2004 là 284.000 tấn tiếp đến đầu năm 2006 giá cà phê thế giới tăng khá nhanh cùng với thời tiết khá thuận lợi, mưa đều, không xảy ra hạn hán và sâu bệnh. Nên năng suất và sản lượng cà phê của Đắk Lắk tính hết niên vụ 2006/2007 tăng lên thành 450.000 tấn, đây được coi là niên vụ đạt cao nhất của Đắk Lắk. Với giá thành sản xuất khoảng 10.000 đồng/kg cà phê nhân thì đây được đánh giá là vụ cà phê người nông dân thu lợi nhuận cao nhất kể từ năm 1998 trở lại đây. Và niên vụ 2008/2009 vừa rồi sản lượng thu được 415.494 tấn nhưng lại là vụ cà phê giá bán thấp nhất, chỉ trên dưới 25.000 đồng/kg, thấp hơn niên vụ trước 22%. Sản lượng xuất khẩu đạt 326.738 tấn, tăng 6% nhưng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt gần 500 triệu USD, giảm hơn 21% so với niên vụ trước. Cùng với tăng nhanh về diện tích, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh như: chọn giống, bón phân, tưới nước, tạo tán,... đã làm năng suất và sản lượng cà phê tăng mạnh. Trước năm 1990, năng suất bình quân cà phê kinh doanh chỉ đạt 8 tạ - 9 tạ nhân/ha/năm, đến năm 1994 năng suất đạt 18,5 tạ/ha. 17 Những năm qua năng suất bình quân đạt 25 tạ - 28 tạ/ha/năm; cá biệt ở một số vùng sản xuất đã cho năng suất bình quân đạt 35 tạ - 40 tạ/ha, vườn cà phê của một số hộ gia đình đạt trên 50 tạ/ha. Hàng năm, sản lượng cà phê nhân của Tỉnh bình quân đạt 430.000 tấn; cà phê qua chế biến rang xay đạt trên 15.000 tấn và cà phê hòa tan trên 1.000 tấn. Hơn 90% sản lượng cà phê ở Đắk Lắk dành cho xuất khẩu tới 56 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 600 triệu USD/năm, chiếm gần 90% tổng kim ngạch xuất khẩu và đóng góp hơn 40% GDP của Tỉnh, tạo việc làm ổn định cho 400 nghìn lao động. Chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là trên 33 thị trường truyền thống, trong đó có 10 nước có kim ngạch nhập khẩu trên 10 triệu USD, chiếm 70% tổng số lượng cà phê xuất khẩu của tỉnh (tương đương với 228451 tấn) như: Nhật Bản trên 65,3 triệu USD, Đức 59,9 triệu USD, Italia 48,2 triệu USD,.... Sản xuất cà phê bền vững, cho chất lượng cao đang là mục tiêu mà các doanh nghiệp và nhóm hộ nông dân ở Đắk Lắk hướng tới. Trong tổng số 30 doanh nghiệp sản xuất cà phê trên địa bàn Đắk Lắk, hiện có 5 doanh n... liệu điều tra từ bảng 9, cho thấy được vốn bình quân chung/hộ là 28,97 triệu đồng và vốn bình quân chung/ha là 24,16 triệu đồng. Nhìn chung mức vốn này ở mức vừa phải. Riêng ở An Thuận với tổng số vốn trên hộ là 26,02 triệu đồng (trong đó mức vốn tự có 18,89 triệu đồng và vốn vay 7,13 triệu đồng. Còn những hộ khoán không đầu tư ở Phước An thì với tổng vốn trên hộ là 31,91 triệu đồng (trong đó gồm 24,66 triệu đồng là nguồn vốn do tự gia đình có còn lại 7,25 triệu đồng là nguồn vốn hộ đi vay). Ta thấy ở các hộ nhận khoán không đầu tư chiếm mức vốn cao hơn nhiều so với các hộ khoán có đầu tư, song vốn vay thì cả hai hình thức khoán còn quá thấp vì các hộ gia đình vẫn còn mang tâm lý “ngại’’vay vốn và chỉ sử dụng nguồn vốn tự có là chính. Tuy nhiên do diện tích cà phê của các hộ nhận khoán không giống nhau nên mức đầu tư của các hộ có thể sẽ không giống nhau. Vì vậy chỉ tiêu vốn bình quân trên ha sẽ phản ánh khá chính xác có ý nghĩa hơn. Được biết, bình quân trên ha của các hộ thuộc vùng Phước An là 25,96 triệu đồng, An Thuận là 22,28 triệu đồng. Qua thực tế cho thấy năm 2009 vừa rồi các hộ nhận khoán cà phê của công ty cà phê Phước An đầu tư vẫn chưa đúng định mức kỹ thuật đưa ra. 38 Bảng 9: Quy mô vốn của các hộ nhận khoán được điều tra ĐVT: Triệu đồng Vốn BQ/hộ Vốn BQC Vốn Hình Thức khoán Vốn vay Vốn tự có BQ/ha Vốn BQ/hộ Vốn BQ/ha An Thuận (khoán có đầu tư) 7,13 18,89 22,28 28,97 24,16 Phước An (khoán không đầu tư) 7,25 24,66 25,96 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009 39 Nhìn chung các hộ nhận khoán đều có ý thức tích luỹ một lượng vốn tương đối. Lượng vốn này được xem là khoản đầu tư trong năm và sẽ thu hồi lại khi bán sản phẩm sau khi thu hoạch. Như vậy vốn là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến khả năng đầu tư cho sản xuất cà phê của các hộ nhận khoán. 2.1.5 Tình hình trang bị kỹ thuật của các hộ nhận khoán được điều tra Trong sản xuất nông nghiệp ngoài yếu tố lao động, đất đai thì năng lực sản xuất của các hộ nhận khoán được thể hiện thông qua tư liệu sản xuất, các hộ sản xuất phải bỏ ra một khoản chi phí để mua sắm máy móc, dụng cụ Đầu tư trang bị tư liệu sản xuất là một trong các yếu tố có tính chất quyết định đến vấn đề nâng cao năng suất lao động và tạo ra được một lượng hàng hoá lớn hơn góp phần giải phóng được lao động chân tay thủ công. Mức độ đầu tư quyết định đến quy mô sản xuất của các nhóm hộ, hộ nào đầu tư càng lớn thì quy mô sản xuất càng lớn và ngược lại. Trình độ trang bị kỹ thuật phục vụ sản xuất là thước đo trình độ của phương thức sản xuất, đặc biệt là sản xuất cà phê cần nhiều lao động, tư liệu sản xuất còn phụ thuộc vào điều kiện khả năng của từng hộ gia đình hiện có. Từ bảng 10 cho thấy các hộ nhận khoán các tư liệu sản xuất như máy cày, máy bơm nước và đường ống tưới hầu như cả hai hình thức khoán hộ nào cũng có tính bình quân chung mỗi hộ gồm có: Số lượng máy cày là 1cái giá trị là 19.010 nghìn đồng; máy bơm nước bình quân chung mỗi hộ là 0,66 cái và giá trị bình quân chung mỗi hộ là 1.221,25 nghìn đồng; ống nước 7,49 cuộn và giá trị bình quân chung mỗi hộ là 9.145,53 nghìn đồng. Theo như chúng tôi được biết, những loại tư liệu này chúng không chỉ dùng cho hoạt động sản xuất cà phê mà còn được dùng cho các hoạt động khác. Còn các công cụ như bình phun thuốc, máy cắt cỏ và các nông cụ rẽ tiền mau hỏng như: rỗ, cuốc, dây buộc, kéo cắt cành, với mức tiền mua của các hộ khá là thấp so với những tư liệu sản xuất có công dụng sử dụng lâu. 40 Bảng 10: Tình hình trang bị kỹ thuật của các hộ nhận khoán được điều tra Phân theo hình thức khoán BQC Phước An An Thuận Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị BQ/hộ BQ/hộ BQ/hộ BQ/hộ BQC/hộ BQC/hộ (1000đ) (1000đ) (1000đ) 1. Máy cày Cái 1,00 18.755 1,03 19.265 1,01 19.010 2. Máy bơm nước Cái 0,68 1.850 0,40 592,50 0,66 1.221,25 3. Ống nước Cuộn 7,76 5.588,50 4,55 1.350,05 7,49 9.145,53 4. Bình phun thuốc Cái 1,35 376,63 0,53 132,38 0,94 254,50 5. Máy cắt cỏ Cái 0,03 70 0,03 32,50 0,03 51,25 6. Nông cụ 1000đ * 436,39 * 419,38 * 427,88 TỔNG 26.794,76 22.073,56 30.110,41 Nguồn: Số liệu điều tra 2009 41 Riêng máy cắt cỏ còn rất ít hộ nhận khoán đầu tư mua sắm, là bởi vì các hộ vẫn còn phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế của mỗi gia đình do thiết bị này mức tiền mua khá cao. Trong tất cả các tư liệu thì giá trị mày cày được hộ bỏ ra mua với chi phí cao nhất lần lượt Phước An bình quân mỗi hộ là 19.265 nghìn đồng, An Thuận là 18.755 nghìn đồng. Máy cày được xem là phương tiện rất quan trọng cho mỗi mùa tưới và sau khi thu hoạch quả được sử dụng để vận chuyển cà về, bình quân mỗi máy cày hộ chở được khoảng 1 đến 1,50 tấn cà phê tươi sau khi thu hoạch. Số liệu cho thấy sự chênh lệch máy bơm nước và ống nước của An Thuận và Phước An là khá cao. Bởi vì, các hộ nhận khoán có đầu tư đều sử dụng thiết bị tưới thuê của công ty cà phê Phước An, chỉ một số ít là mua thêm đường ống và máy bơm nước sử dụng do điều kiện tưới khó khăn. Nên số lượng và giá trị bình quân mỗi hộ là rất thấp bình quân chung mội hộ ở An Thuận có 0,4 máy bơm với giá trị là 592,55 nghìn đồng; ống nước số lượng 4,55 cuộn với giá trị là 1.350,05 nghìn đồng. Còn Phước An bình quân chung mỗi hộ có tới 0,68 cái máy bơm với giá trị 1.850 nghìn đồng; ống nước số lượng là 7,76 cuộn với giá trị là 5.588,50 nghìn đồng. Phần lớn các hộ khoán không đầu tư sử dụng máy bơm và ống nước của mình trong mùa tuới, hộ chỉ thuê dường ống dẫn nước chính của công ty. Lý do các hộ khoán không đầu tư ít thuê của công ty trong suốt cả mùa tưới, vì chi phí thuê quá cao so với những hộ có đầu tư. Đối với các hộ khoán có đầu tư cứ 1h là phải trả 308 nghìn đồng cho chủ tưới còn ở Phước An phải trả 405 nghìn đồng cho 1h. Tuy nhiên tại công ty Phước An đang áp dụng hình thức tưới péc, cách tưới này đem lại hiệu quả hơn cho cây trồng nên qua điều tra thì năm 2009 các hộ phần lớn đều thuê tưới theo kiểu này kể cả hình thức khoán không đầu tư. Đối với nông cụ do có nhiều loại nên không đưa vào trong phần số lượng mà chỉ đưa vào phần giá trị bình quân. Tổng giá trị toàn bộ tài sản thuộc về tư liệu sản xuất của các hộ khá cao với bình quân chung mỗi hộ là 30.110,44 nghìn đồng, trong đó An Thuận là 22.073,56 nghìn đồng, Phước An là 26.794,76 42 nghìn đồng. Điều đó nói lên được các hộ ở nơi đây đã trang bị cho mình những tư liệu lao động cần thiết và đáp ứng phần nào sản xuất cà phê của các hộ. 2.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA 1 HA CÀ PHÊ Cây cà phê có chu kỳ sống dài khoảng gần 30 năm tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên về đất đai, cách thức chăm sóc của mỗi hộ. Thời kỳ KTCB của cà phê kéo dài khoảng từ 2 - 3 năm, từ khi trồng mới cho đến khi cà phê đem vào hái quả. Trong đó, doanh thu và chi phí là hai yếu tố được quan tâm lớn trong mỗi quá trình sản xuất kinh doanh nói chung, cũng như đối với hoạt động sản xuất cà phê của các hộ nhận khoán nói riêng. Do vậy, để thuận tiện cho việc đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cà phê chúng tôi tiến hành phân tích lần lượt các yếu tố như sau: 2.2.1 Chi phí đầu tư cho 1 ha cà phê thời kỳ kiến thiết cơ bản Để đánh giá được hiệu quả của bất cứ hoạt động kinh tế nào, chúng ta cũng cần xây dựng các khoản chi phí liên quan đã bỏ ra để thực hiện hoạt động kinh tế đó. Đối với hoạt động kinh doanh cây cà phê, chí phí được chia làm hai thời kỳ: Thời kỳ cà phê KTCB và thời kỳ cà phê kinh doanh. Thông thường khoảng 4 năm là thời kỳ cà phê KTCB, tuy nhiên từ năm 2006 trở lại đây với cách thức kỹ thuật thâm canh cao, đồng thời còn áp dụng những hình thức lai tạo giống ghép do đó mà số lượng cà phê cho quả ở công ty được tiến hành hết năm chăm sóc thứ 2 trở đi, nghĩa là đến năm thứ 4 các hộ nhận khoán ở đây đã đưa cà phê vào giai đoạn bắt đầu kinh doanh. Chi phí thời kỳ trồng mới chủ yếu là giống, phân bón và hoá chất, lao động Từ năm thứ 2 cho đến hết năm thứ 3 chi phí tương đối ổn định bao gồm chi phí vật tư phân bón, tưới nước và lao động. Do giai đoạn KTCB cà phê chưa đem lại thu nhập cho hộ, vì vậy phần chi phí này sẽ được bù đắp trong giai đoạn kinh doanh cà phê. - Chi phí trồng mới: Đây là năm đầu tiên các hộ nhận khoán tiến hành trồng mới. Do đó các khoản mục tương đối cao (chi phí về giống ban đầu, chi phí công lao động cho việc làm đất, trồng, chăm sóc, lượng phân đầu tư tương 43 đối nhiều). Theo số liệu điều tra tổng chi phí cho năm trồng mới tính bình quân cho một ha ở cả hai hình thức khoán là 10.982,56 nghìn đồng chiếm 37,45% tổng chi phí cả thời kỳ kiến thiết cơ bản. Trong đó công lao động cho năm trồng mới là 7.076,26 nghìn đồng chiếm 64,43% chi phí trong cả năm. Công lao động trong năm đầu cao là bởi vì để trồng mới cà phê cần rất nhiều công đào hố, đào rãnh, xã thành, rãi vôi và phân quanh gốc, ngoài ra trong quá trình trồng các hộ nhận khoán được công ty hướng dẫn cách trồng và kỹ thuật bón phân. Tuy nhiên, cách thức của mỗi hộ khác nhau và chi phí giữa hai hình thức cũng khá khác nhau . Cụ thể, trong việc đầu tư tiền để mua giống, phần lớn các hộ nhận khoán có đầu tư là không phải mất chi phí để mua giống, mà số giống này được công ty cung cấp nên giống cho trồng mới ban đầu của các hộ là bằng không. Bên cạnh đó công ty cũng cấp phân bón và BVTV cho các hộ theo từng đợt định kỳ. Trong quá trình trồng và chăm sóc các hộ có điều kiện thì bón thêm lượng phân cho vườn cây của mình. Ngược lại các hộ nhận khoán không đầu tư thì lại phải bỏ ra một khoản chi phí để mua giống tự trồng với số tiền bình quân cho một ha là 1.388,48 nghìn đồng cho khoảng gần 1100 cây giống, theo khoảng cách hàng cách hàng 3m, cây cách cây 3m. Sự khác biệt này là do các hộ khoán không đầu tư phần lớn trồng lại cà phê sau khi vườn cà phê nhận khoán trước của công ty đã già cỗi, nên để tiếp tục thì họ phải đầu tư lại từ đầu, nếu không thì công ty sẽ thu hồi lại số đất đó. Qua khảo sát thực tế, năm trồng mới các hộ chủ yếu dùng phân hữu cơ và phân vô cơ riêng phân vô cơ không bón phân Kaly. Vì Kaly có tác dụng giúp quả cà phê chắc hạt, do đó giai đoạn này cà phê chưa cho quả, nên chưa thể bón thêm loại phân đó. Ngoài ra trồng cà phê yếu tố nước rất quan trọng, lượng nước phải luôn đủ cho cây giúp cây sinh trưởng và phát triển không bị khô héo. Do đó năm trồng mới, tưới nước cho cây cũng đòi hỏi chi phí khá cao, ở An Thuận 1.197,18 nghìn đồng/ha, còn ở Phước An các hộ phải bỏ ra cho toàn bộ mùa tưới 1.273,5 nghìn đồng/ha cà phê. 44 Bảng 11: Chi phí 1 ha cà phê thời kỳ kiến thiết cơ bản ĐVT: 1000đ Trồng mới Chăm sóc 1 Chăm sóc 2 Chỉ tiêu An An An Phước BQC Phước BQC Phước BQC An Thuận An Thuận An Thuận I. Chi phí vật tư 5.251,07 3.774,64 3.906,30 1.891,55 2.823,11 1.701,66 6.221,07 5.287.69 5.705,58 1. Giống 1.388,48 0,00 679,26 33,70 0,00 16,49 12,41 0,00 6,07 2. Phân vô cơ 1.633,58 1.521.59 1.300,26 388,49 770,52 309,96 4.023,62 3.930.23 3.729,50 - Đạm urê 1.153,19 1.030,98 814,75 175,25 234,74 205,64 1.147,06 1.358,40 1.153,00 - Lân 480,39 490,61 485,61 213,24 535,78 104,32 205,87 0,00 172,66 - Kaly 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 2.670,69 2.571,83 2.403,84 3. Phân hữu cơ 632,35 558,22 441,25 0,00 656,34 28,78 411,76 540,38 378,29 4. Vôi 265,93 469,48 369,90 33,09 79,53 56,35 0,00 373,71 88,73 5. Chi phí tưới nước 1.273,5 1.197,18 1.073,14 1.299,02 1.282,92 1.205,04 1.678,92 1.524,13 1.456,83 6. Thuốc BVTV 57,23 28,17 42,39 137,25 33,80 85,04 94,36 0,00 46,16 II. Chi phí lao động 6.321,69 7.469,11 7.076,26 3.833,00 6.072,77 4.478,55 6.823,53 6.295,77 6.453,95 - Lao động thuê 1.470,59 1.429,58 1.449,64 110,00 0,00 54,48 1.441,18 1.281,69 1.259,71 - Lao động GĐ 4.851,10 6.039,53 5.626,62 3.723,00 6.072,77 4.424,07 5.382,35 5.014,08 5.194,24 III. TỔNG 11.572,76 11.243,75 10.982,56 5.724,55 8.895,88 6.180,21 13.044,60 11.583.46 12.159,53 Nguồn: Số liệu điều tra 2009 45 Bình quân mỗi năm khoảng 2 - 3 đợt tưới cứ cách 20 ngày các hộ nhận khoán lại tiến hành tưới lại. Trong năm trồng mới này hầu như các hộ đều sử dụng lao động gia đình là chính vì cà phê chưa cho thu hoạch nên khoản thuê nhân công ít hơn nhiều so với cà phê đang kinh doanh. Ở An Thuận trong tổng chi phí nhân công 7.469,11 nghìn đồng gồm có (1.429,58 nghìn đồng là chi cho thuê ngoài và 6.039,53 nghìn đồng là công gia đình bỏ ra tương xứng với giá trị công lao động thuê). Còn ở Phước An thấp hơn, bình quân một ha các hộ chi ra 5.321,69 nghìn đồng chi phí nhân công với (1.470,59 nghìn đồng thuê ngoài và 4.851,10 nghìn đồng do công gia đình tự chăm sóc ). Song song với các loại vật tư thì các khoản chi phí về vôi, thuốc BVTV cũng được các hộ sử dụng trong năm đầu trồng mới này. Tuy nhiên, chi BVTV của các hộ thuộc các hình thức khoán rất thấp là vì theo quy định của công ty là nên cắt giảm hay không dùng thuốc BVTV để phun cho cây cà phê khi bị sâu. Hiện tại công ty đang tiến hành quy ước là trồng và chế biến cà phê sạch thân thiện với môi trường, nếu cây cà phê bị sâu chỉ khoanh vùng và khắc phục cho phạm vi đó, không sử dụng thuốc một cách tràn lan như những năm trước đây. Vì vậy mà các hộ nhận khoán của công ty đang áp dụng cách thức đó, với khoản giảm này sẽ vừa giúp môi truờng được bảo vệ đồng thới bảo vệ sức khoẻ cho người sản xuất cả những người tiêu dùng. -Sau khi trồng mới thì các năm chăm sóc còn lại của thời kỳ kiến thiết cơ bản cũng tương tự như năm trồng mới, song có phần giảm trong khoản chi phí mua giống. Theo điều tra cho hai hình thức khoán, tỷ lệ một ha sẽ có khoảng 5% - 10% cây chết cần phải tiến hành trồng dặm. Với chi phí bình quân chung về giống cho năm chăm sóc 1, năm chăm sóc 2 lần lượt là 16,49 nghìn đồng và 6,07 nghìn đồng cho một ha cà phê. Trong đó, Phước An phải bỏ ra cho các năm chăm sóc khoản giống 33,70 nghìn đồng cho 1 ha cà phê chăm sóc 1 và 12,41 nghìn đồng cho cà phê chăm sóc 2. Còn các hộ khoán có đầu tư thì sẽ được công ty cung cấp cho lượng cây giống, để trồng dặm những cây bị 46 chết hay sâu bệnh qua sự giám sát kỹ thuật của cán bộ công ty về kiểm tra. Các khoản chi về phân bón, tưới nước, chăm sóc cũng tương tự như năm trồng mới. Riêng năm chăm sóc 2, tức là năm thứ 3 tính cả năm đầu tiên cho 1 ha cà phê thì năm này các hộ đều bắt đầu bón thêm phân Kaly. Bình quân một ha cho hình thức nhận khoán có đầu tư là 2.571,83 nghìn đồng và bình quân cho 1 ha của hình thức khoán không đầu tư là 2.670,69 nghìn đồng. Do các hộ ở hình thức khoán có đầu tư còn có thêm lượng phân do công ty cung cấp nên chi phí Kaly không cao bằng các hộ khoán không đầu tư. Đây là năm cây cà phê bắt đầu cho quả bói nên việc đầu tư sẽ có phần cao hơn nhiều so với năm chăm sóc 1. Tổng chi phí cho năm trồng mới, chăm sóc 1, chăm sóc 2 lần lượt tính bình quân chung cho cả hai hình thức khoán là 10.982,56 nghìn đồng/ha; 6.180,21 nghìn đồng/ha và 12.159,53 nghìn đồng/ha cà phê thuộc giai đoạn KTCB. Trong đó, cơ bản chủ yếu là các khoản chi phí mua giống cho năm trồng mới và các khoản chi công lao động, chi tưới nước và chi bón phân, còn lại các khoản chi phí khác thì còn thấp. Phần lớn là công chăm sóc của gia đình chiếm nhiều nhất trong giai đoạn chưa có thu hoạch. Nhìn chung khoản chi phí cho 1 ha cà phê thời kỳ KTCB khá lớn. Đây được xem như là một giai đoạn khó khăn rất lớn đối với các hộ nhận khoán, vì vậy các hộ cần phải chủ động nguồn vốn để sản xuất đúng quy trình kỹ thuật, góp phần giảm bớt được các khoản chi phí. 2.2.2 Chi phí đầu tư cho 1 ha cà phê thời kỳ kinh doanh Chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm tất cả các chi phí từ khâu mua nguyên liệu tạo ra sản phẩm cho đến khi tiêu thụ. Điều đó cho thấy nó có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, nó thể hiện cách thức tổ chức trình độ đầu tư quản lý của các chủ hộ. Chi phí đầu tư của chủ hộ cho thấy được mức độ đầu tư thâm canh, tính toán đồng vốn bỏ ra so với kết quả mà mình đạt được có thật sự hiệu quả và có đem lại lợi nhuận hay không. 47 Tổng chi phí thời kỳ kinh doanh cho 1 ha cà phê bao gồm: Chi phí nhân công, chi phí vật tư phân bón, chi phí tưới nước và chi phí khấu hao. Lý do có phần chi phí khấu hao là vì cà phê thuộc cây công nghiệp lâu năm và được xem như là tài sản cố định của cả một quá trình sản xuất kinh doanh cây cà phê. Do vậy, chúng tôi sẽ đưa phần khấu hao của 3 năm KTCB vào tổng chi phí sản xuất của các năm kinh doanh sau này. Qua bảng điều tra dưới đây chúng ta sẽ thấy được các khoản chi phí cao hơn rất nhiều so với thời kỳ đầu tư KTCB. Nhìn từ bảng 12 ta thấy rằng tổng chi phí của các hộ khoán có đầu tư ở vùng An Thuận 30.966,10 nghìn đồng, Phước An với tổng chi phí là 34.207,29 nghìn đồng, bình quân cho cả hai hình thức khoán là 33.962,92 nghìn đồng. Trong tổng chi phí này gồm có các khoản chi phí: Chi phí về công lao động là chi phí lớn nhất cho thời kỳ kinh doanh, bởi vì các hộ nhận khoán cà của công ty nên yêu cầu về tỷ lệ chín luôn phải đạt từ 90% đến 95%. Nên để có đủ số lượng cà phê nộp theo yêu cầu về tỷ lệ chín và theo hợp đồng khoán đã giao ước với công ty, các hộ rất quan tâm vào khoản đầu tư thuê lao động. Đồng thời các hộ còn phải giao nộp vào một thời gian quy định chung, nên các hộ phải hái trong cùng một thời gian chung, vì vậy số lượng nhân công phục vụ cho mùa hái rất lớn. Hầu như các hộ điều tra đều phải thuê người hái cà phê trong mùa vụ hái với chi phí cho khoản trả tiền công khá cao. Còn các khoản thuê công bón phân, làm cỏ, cắt cành, phun thuốc gia đình cũng phải bỏ ra, tuy nhiên khoản chi phí thuê vào những việc này không lớn chủ yếu tận dụng lao động trong gia đình là chính. Trong năm 2009 giá cả các mặt hàng vật tư đều tăng nên đã gây không ít khó khăn cho các hộ nhận khoán. Điều đó đã làm cho giá thuê lao động cũng tăng lên từ 70 nghìn đến 80 nghìn đồng có khi lên tới 100 ngìn đồng cho một công. Năm vừa rồi các hộ ở An Thuận bỏ ra 4.413,17 nghìn cho 1 ha tiền thuê lao động, còn Phước An bỏ ra 3.895,05 nghìn đồng để thuê lao động làm cho 1 48 ha cà phê trong thời kỳ kinh doanh, bình quân chung cả hai vùng là 4.144,89 nghìn đồng. Bảng 12: Chi phí sản xuất thời kỳ kinh doanh của 1 ha cà phê ĐVT: 1000đ Chỉ Tiêu An Thuận Phước An BQC I. Chi phí trung gian 17.125,72 19.879,72 19.932,70 1. Phân hữu cơ 2.268,06 1.107,75 1.667,23 2. Đạm urê 703,25 2.871,28 2.630,37 3. Lân 16,13 1.302,96 682,44 4. Kaly 507,54 3.434,23 3.576,37 5. Sunfat-kẽm 1.831,20 792,41 212,15 6. Phân NPK 1.456,54 933,11 1.289,07 7. Thuốc BVTV 54,03 219,99 139,96 8. Chi lao động thuê 4.413,17 3.895,05 4.144,89 9. Chi phí tưới nước 5.287,17 4.753,78 5.010,98 10. Chi phí khác 588,63 569,16 579,24 II. Chi phí tự có 12.665,45 13.203,80 12.944,21 - Chi công lao động GĐ 12.665,45 13.203,80 12.944,21 III. Khấu hao 1.174,93 1.123,77 1.086,01 Tổng 30.966,10 34.207,29 33.962,92 Nguồn số liệu điều tra 2009 Chi phí phân bón: Có thể nói đây là khoản chi phí mà các hộ đầu tư có thật sự hiệu quả không, là phụ thuộc vào khoản chi phí này, số lượng bón trong năm phụ thuộc vào diện tích, tuổi cây, loại đất và thời tiết. Qua số liệu điều tra trong năm 2009 các hộ nhận khoán thuộc công ty chủ yếu bón các loại phân hữu cơ, phân đạm urê, Kaly, phân tổng hợp NPK và một số hộ còn bón thêm phân sunfat-kẽm. Nhìn chung chi phí đầu tư của các hộ ở Phước An cao hơn ở An Thuận vì do An Thuận còn có thêm sự đầu tư của công ty, lượng đầu tư này sẽ được công ty lấy lại thông qua sản lượng nộp trừ cuối kỳ. 49 Khoản chi phí BVTV và chi phí khác: Qua điều tra cho thấy hầu như các hộ có ý thức trong công tác phòng bệnh hơn chữa bệnh, nên lượng thuốc sâu sử dụng không lớn lắm. Trong hai vùng An Thuận và Phước An, thì Phước An có chi phí phun nhiều nhất với 219,99 nghìn đồng. Còn khoản chi phí khác bao gồm: chi phí vận chuyển, chi phí xăng dầu đi lại dùng cho quá trình chạy máy,.. Lượng chi phí này cao hay thấp tuỳ thuộc vào lượng sản phẩm cà phê của từng hộ, khoản chi phí này không đáng kể. Chi phí khấu hao: Để tính khấu hao, chúng tôi sử dụng khấu hao theo đường thẳng. Từ số liệu bảng 11, ta có tổng mức cho phí trong thời kỳ kiến thiết cơ bản tính bình quân cho 1 ha cà phê ở An Thuận là 31.723,09 nghìn đồng, ở Phước An là 30.341,91 nghìn đồng và bình quân chung của cả hai hình thức khoán có tổng chi phí thời kỳ KTCB 29.322,30 nghìn đồng. Theo ước tính của công ty cà phê Phước An, cây cà phê thời gian khai thác là 27 năm. Do đó mức khấu hao cho 1 ha cà phê trong thời kỳ kinh doanh của An Thuận là 1.174,93 nghìn đồng, Phước An là 1.123,77 nghìn đồng và khấu hao bình quân chung là 1.086,01 nghìn đồng. Do chi phí đầu tư ban đầu khá lớn nên chi phí khấu hao này khá cao. 2.2.3 Kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê của các hộ nhận khoán điều tra Để đánh giá đúng hiệu quả hoạt động của một quá trình sản xuất cho các hộ nhận khoán thuộc công ty cà phê Phước An, bên cạnh những khoản chi phí sản xuất thì kết quả hoạt động sản xuất cà phê là một chỉ tiêu không thể thiếu trong việc tính toán và đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cà phê mang lại. Trong đó, hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu quan trọng không thể thiếu có ảnh hưởng đến quyết định của hộ. Mặt khác hoạt động sản xuất cà phê chu kỳ sống của cây khá dài, mức đầu tư chi phí cho các năm trồng mới, năm kinh doanh rất lớn. Do đó, các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả từ hoạt động mang lại có ý nghĩa lớn đối với các hộ nhận khoán ở công ty. Từ đây sẽ giúp các hộ nhận khoán quyết định nên hay không nên tiếp tục tham gia hình thức nhận khoán của công ty cà phê Phước An với xu thế hiện nay. 50 Qua bảng 13 cho biết: Năm 2009, giá trị sản xuất của các hộ nhận khoán có cà phê trong giai đoạn cho kinh doanh đạt 70.938,90 nghìn đồng/ha tính chung cho cả hai hình thức khoán. Trong đó, cà phê kinh doanh của các hộ nhận khoán có đầu tư ở An Thuận bình quân 1 ha đạt được 74.910,56 nghìn đồng giá trị sản xuất, còn đối với các hộ nhận khoán không đầu tư ở Phước An bình quân 1 ha các hộ thu được 66.632,40 nghìn đồng giá trị sản xuất. Từ kết quả ta thấy các hộ nhận khoán ở cả hai hình thức đạt được tương đối cao, là một kết quả khá khả quan mang lại cho các hộ nhận khoán. Nhưng do giá cả vật tư phân bón, chi phí thuê nhân công lao động ngày càng tăng, mà giá cà phê lại có xu hướng giảm mạnh, vì vậy các hộ nhận khoán đều cho rằng năm vừa rồi họ thu hoạch không lời, thêm vào đó do gặp mưa khi cà phê ra hoa nên sản lượng thu hoạch không cao. Với cả hai hình thức khoán, năm vừa qua bình quân 1 ha các hộ nhận khoán đầu tư cho tổng chi phí trung gian là 19.932,70 nghìn đồng. Riêng những hộ nhận khoán không đầu tư ở Phước An chi phí bỏ ra khá nhiều với 19.879,72 nghìn đồng/ha, cao hơn hẳn những hộ nhận khoán có đầu tư của công ty với chi phí các hộ ở An Thuận bỏ ra là 17.125,12 nghìn đồng/ha. Mặc dù cà phê của các hộ nhận khoán đều trong giai đoạn cà phê cho kinh doanh năng suất, nên nhìn chung mức chi phí này cũng tương đối khá cao cho các hộ, đặc biệt đối với những hộ có nguồn tài chính gia đình hạn hẹp. Cũng thông qua số liệu bảng 13 bình quân một ha cà phê kinh doanh cho cả hai hình thức khoán tạo ra được 51.006,20 nghìn đồng giá trị gia tăng. Trong hai hình thức nhận khoán, ở hình thức khoán có đầu tư An Thuận tạo ra được 57.784,84 nghìn đồng giá trị gia tăng bình quân môt ha, lớn hơn rất nhiều so với hình thức khoán không đầu tư, ở Phước An bình quân 1 ha đem lại 49.506,68 nghìn đồng giá trị gia tăng. Qua đây cho ta thấy được các hộ đầu tư ở An Thuận đạt hiệu quả cao hơn Phước An. Các hộ nhận khoán ở Phước An có thể trong quá trình đầu tư phân bón chưa khoa học và cũng có thể do các lý 51 do khác gây khó khăn, dẫn đến các hộ có giá trị gia tăng không lớn mà chi phí đầu tư lại cao hơn so với An Thuận. Bảng 13: Kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê của các hộ được điều tra Tính bình quân/ha Chỉ tiêu ĐVT Phước An An Thuận BQC 1. Giá trị sản xuất (GO) 1000đ 66.632,40 74.910,56 70.938,90 2. Chi phí trung gian (IC) 1000đ 19.879,72 17.125,72 19.932,70 3. Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 49.506,68 57.784,84 51.006,20 4. Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 48.382,91 56.609,91 49.920,19 5. Lợi nhuận (LN) 1000đ 35.179,11 43.944,46 36.975,98 6. GO/IC Lần 3,35 4,37 3,56 7. VA/IC Lần 2,49 3,37 2,56 8. MI/IC Lần 2,43 3,31 2,50 9. LN/IC Lần 1,77 2,57 1,86 10. LN/TC Lần 1,03 1,42 1,09 Nguồn số liệu điều tra 2009 Từ GO, IC bình quân 1 ha giữa hai hình thức khoán có sự chênh lệch, dẫn đến lợi nhuận đem lại giữa các hình thức khoán cũng có sự chênh lệch nhau. Lợi nhuận tính chung cho cả hai hình thức khoán bình quân cho lãi 36.975,98 nghìn đồng/ha. Trong đó, riêng các hộ ở An Thuận lãi bình quân 1ha là 43.944,46 nghìn đồng, còn Phước An thấp hơn các hộ ở đây lãi có được từ 1 ha là 35.179,11 nghìn đồng. Do các hộ nhận khoán không đầu tư sản lượng vừa rồi đạt được thấp, cộng thêm chi phí đâu tư cao nên lợi nhuận thu lại không cao bằng các hộ ở An Thuận. Trên cơ sở tổng hợp các khoản mục chi phí và kết quả sản xuất của các hình thức nhận khoán, chúng tôi đưa thêm một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của các hộ gồm: GO/IC, VA/IC, MI/IC, LN/IC, LN/TC được tính bình quân cho 1 52 ha. Cũng qua bảng 13 ở trên cho ta biết cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra các hộ thu được tính bình quân 1 ha cho cả hai hình thức khoán thu lại được 3,56 đồng giá trị sản xuất; 2,56 đồng giá trị gia tăng; 2,50 đồng thu nhập hỗn hợp và 1,86 đồng lợi nhuận. Trong đó cứ 1 đồng chi phí trung gian được bỏ ra ở các hộ nhận khoán có đầu tư ở An Thuận thì thu được 4,37 đồng giá trị sản xuất; 3,37 đồng giá trị gia tăng; 3,31 đồng thu nhập hỗn hợp và 2,57 đồng lợi nhuận. Ngược lại các hộ nhận khoán không đầu tư ở Phước An cứ bỏ ra 1 đồng chi phí tính bình quân cho 1 ha thu lại chỉ được 3,35 đồng giá trị sản xuất; 2,49 đồng giá trị gia tăng; 2,43 đồng thu nhập hỗn hợp và 1,77 đồng lợi nhuận. Nếu xét chỉ tiêu LN/TC thì thấy rằng, cứ 1 đồng chi phí hộ bỏ ra bình quân cho 1 ha cà phê của cả hai hình thức khoán tạo ra cho hộ được 1,09 đồng lợi nhuận. Riêng An Thuận 1 đồng chi phí bỏ ra thu 1,42 đồng thu từ lợi nhuận, còn Phước An thì 1 đồng chi phí bỏ ra thu 1,03 đồng từ lợi nhuận thấp hơn nhiều so với các hộ ở An Thuận. Như vậy có thể nói rằng cả hai hình thức khoán đều đạt được hiệu quả kinh tế, mà cụ thể đều đem lại lợi nhuận cho các chủ hộ. Tuy nhiên nếu đem so sánh hiệu quả kinh tế của cả hai hình thức khoán, thì ta thấy ở An Thuận các hộ nhận khoán đạt hiệu quả hơn trong sản xuất cà phê so với các hộ nhận khoán không đầu tư ở Phước An. 2.2.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cà phê thông qua NPV Việc đánh giá kết quả từ hoạt động sản xuất cà phê là một vấn đề khá khó khăn và phức tạp. Trên thực tế, cà phê lại là cây công nghiệp lâu năm, có chu kỳ sống tương đối dài. Do đó việc xác định hiệu quả kinh tế qua một số chỉ tiêu GO, IC, VA, MI, LN tại thời điểm điều tra năm 2009 là chưa thể phản ánh được toàn bộ chu kỳ kinh tế mà cây cà phê đem lại cho các hộ nhận khoán. Vì vậy, để đánh giá hoạt động sản xuất cà phê ở các hộ nhận khoán trong dài hạn, đó là chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần (NPV), nhằm mục đích phản ánh hiệu quả của hộ nhận khoán một cách rõ và chính xác hơn. 53 Theo dòng chu chuyển của vườn cây cà phê và theo sự tính toán của phòng kỹ thuật sản xuất thuộc công ty cà phê Phước An, cùng với định mức kinh tế kỹ thuật, giá cả các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản phẩm cà phê, ước tính về các khoản chi phí, doanh thu qua các năm sản xuất kinh doanh của cây cà phê đem lại. Như vậy, chúng ta sẽ xem xét hoạt động sản xuất cà phê của các hộ nhận khoán giống như một quá trình đầu tư dài hạn vào một dự án. Từ đây chúng tôi xin được đưa ra bảng tính toán hiện giá thu nhập thuần (NPV) cho các hộ nhận khoán của công ty cà phê Phước An, được thể hiện rõ qua bảng phụ lục 1. Trong đó chúng tôi chỉ tính chung cho cả hai hình thức khoán, với số năm của một vòng đời kinh tế từ cây cà phê đem lại cho các hộ nhận khoán là 30 năm (n = 30), với giá bán bình quân chung là 3.800 đồng/kg cà phê tươi, với lãi suất tính toán là mức lãi suất 15%/năm của ngân hàng Eakênh cho các hộ ở đây vay, cùng với năng suất cà phê đem lại cao nhất trong dòng chu chuyển của vườn cây là 16,5 tấn và thấp nhất là 7,5 tấn. Bảng 14: Hiệu quả đầu tư cho cả chu kỳ 30 năm từ hoạt động sản xuất cà phê Tính bình quân/ha Chỉ tiêu ĐVT BQC Tổng doanh thu 1000đ 1.311.947,76 Tổng chi phí 1000đ 531.960,30 Lợi nhuận 1000đ 779.987,46 NPV 1000đ 123.885,65 IRR % 20 Nguồn số liệu điều tra 2009 Như vậy qua bảng tổng hợp 14, ta thấy doanh thu dự đoán của 30 năm bình quân/ha thu được là 1.311.947,76 nghìn đồng, với tổng chi phí dự toán mà hộ bỏ ra cả đời kinh tế của cây cà phê là 531.960,30 nghìn đồng và lợi nhuận mà các hộ nhận khoán có được cho 1 ha cà phê là 779.987,46 nghìn đồng, một 54 con số tương đối cao cao. Trong 30 năm hạch toán thì giá trị hiện tại thuần đem lại cho hộ nhận khoán NPV = 123.885,65 nghìn đồng/ha > 0, với tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR = 20% như vậy mức lãi suất này cao hơn nhiều so với mức chiết khấu được chọn. Do vậy, từ đây ta có thể kết luận rằng hoạt động sản xuất cà phê của các hộ nhận khoán thuộc công ty cà phê Phước An là có hiệu quả kinh tế. 2.3 TÌNH HÌNH TIÊU THỤ Đầu ra sản phẩm là điều kiện cho quá trình sản xuất tồn tại, là tiền đề cho quá trình tái sản xuất diễn ra, đầu ra có được ổn định thì các hộ nhận khoán ở đây mới yên tâm và mở rộng sản xuất. Có thể nói yếu tố thị trường tiêu thụ đóng vai trò quyết định đến hoạt động phát triển sản xuất cây cà phê của các hộ nhận khoán. Qua thực tế điều tra về tình hình tiêu thụ cho sản phẩm do các hộ sản xuất khá đảm bảo và ổn định. Hầu như 100% các hộ nhận khoán được điều tra sau khi thu hoạch đều giao nộp và bán tại xưởng chế biến của công ty cà phê Phước An.Như vậy qua sơ đồ 3 cho chúng ta thấy cả hai hình thức khoán các hộ đều tham gia vào kênh phân phối này. Kênh phân phối gồm có: các hộ nhận khoán cà phê, cơ sở tập trung nhận sản lượng giao nộp và bán của các hộ tại các đội và xưởng chế biến của công ty cà phê Phước An. Kênh phân ph...nh hưởng khá lớn đến năng suất của nó đem lại. Xét mức độ ảnh hưởng của từng vùng, thì ta thấy đối với cà phê kinh doanh dưới 7 năm thì cả hai hình thức khoán có sộ hộ nhận khoán tương đương nhau, với tổng số 10 hộ và bình quân 1 ha ở An Thuận đạt năng suất 15,27 tấn, Phước An đạt 15,36 tấn. Còn đối với cà phê cho kinh doanh từ 7 - 12 năm thì năng suất bình quân 1 ha ở hai hình thức khoán cao hơn, đây được xem giai đoạn cà phê đang chuẩn bị bước vào giai đoạn sung sức cho năng suất bắt đầu cao. Với tổng số 31 hộ chiếm 46,97 % số hộ nhận khoán có cà phê kinh doanh vào giai đoạn này nhiều nhất. Ở An Thuận với 16 hộ đạt năng suất bình quân 18,43 tấn/ha còn Phước An chiếm 15 hộ với mức bình quân năng suất cho 1 ha là 17,45 tấn tươi. Bảng 19: Ảnh hưởng của tuổi cây đến năng suất Tính bình quân/ha BQC Chỉ tiêu Số hộ An Thuận Phước An (Tấn/ha) < 7 năm kinh doanh 10 15,27 15,36 15,30 7 - 12 năm kinh doanh 31 18,43 17,45 17,68 > 12 năm kinh doanh 25 18,87 20,76 20,37 Nguồn số liệu điều tra năm 2009 Riêng đối với cà phê bước vào những năm thuộc giai đoạn kinh doanh cho năng suất cao nhất trong suốt chu kỳ kinh tế của cây cà phê đem lại .Với 25 63 hộ có cà phê kinh doanh ở giai đoạn này, Phước An cho năng suất bình quân lên tới 20,76 tấn/ha. Năng suất đạt rất cao song không phải hộ nào cũng đạt được như vậy, ngoài yếu tố tuổi cây các hộ còn phải có kỹ thuật đầu tư chăm sóc hợp lý. 2.4.2 Phân tích các nhân tố đầu vào đến giá trị gia tăng của các hộ nhận khoán được điều tra ở công ty cà phê Phước An Giá trị gia tăng tính trên 1 ha cà phê được xem là một chỉ tiêu không thể thiếu trong quá trình tính toán hiệu quả kinh tế của các hộ. Với một mức giá trị đầu ra như nhau nhưng mỗi hộ sẽ có những cách sử dụng các yếu tố đầu vào theo những tỷ lệ khác nhau. Vì vậy để thấy rõ hơn hiệu quả tác động của các nhân tố trong mô hình tới giá trị gia tăng của các hộ nhận khoán, chúng tôi sử dụng phương pháp toán kinh tế lượng (cụ thể là phương pháp bình phương bé nhất OLS trên phần mềm Eviews4) để ước lượng hàm sản xuất Cobb-Douglas. Trong hàm sản xuất, phạm vi của đề tài chỉ dừng lại ở việc phân tích những nhân tố chủ quan có ảnh hưởng lớn đến giá trị gia tăng của hoạt động sản xuất cà phê của các hộ nhận khoán. Để thấy được ảnh hưởng cụ thể của mỗi nhân tố sản xuất đến từng hoạt động sản xuất cây cà phê, tình trạng cực đại hóa lợi nhuận thông qua việc sử dụng các yếu tố đầu vào theo điều kiện giá trị sản phẩm biên bằng chi phí biên (MVPi = MCi) và mức độ hiệu quả kỹ thuật hàm sản xuất Cobb-Douglas cần được xây dựng cho mỗi hình thức khoán cà phê của các hộ. Tuy nhiên giữa hai hình thức khoán nhìn chung cách thức đầu tư không có gì khác nhau nhiều và đồng thời đảm bảo số mẩu hợp lý. Vì vậy, chúng tôi xin được xây dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas cho hoạt động sản xuất cà phê theo một hình thức khoán nói chung. Kết quả phân tích hàm sản xuất Cobb-Douglas như sau: Trong mô hình ta thấy R2 = 0,9634 có ý nghĩa là các yếu tố trong mô hình ảnh hưởng quyết định trên 96,34% sự biến thiên của giá trị gia tăng trên một ha đất trồng cà phê; còn 3,66% là sự biến động do các yếu tố bên ngoài mô hình tạo 2 ra. Kiểm định F = 316,13 < F 0,05 (5,60) do đó ta bác bỏ giả thiết cho rằng R =0, 64 có nghĩa là các biến đưa vào mô hình giải thích được sự biến thiên của biến phụ thuộc. Bảng 20: Kết Quả ước lượng hàm sản xuất Cobb-Douglas Các nhân tố ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng P-value HẰNG SỐ (C) -0,6487 0,0136 LOG(VT) 0,1199 0,0002 LOG(LĐ) 0,5340 0,0000 LOG(TN) 0,0987 0,0007 LOG(KN) 0,6943 0,0000 HÌNH THỨC KHOÁN (D) 0,0444 0,0008 R2 0,9634 F 316,13 0,0000 Nguồn số liệu điều tra 2009 Qua phân tích cho thấy các biến đưa vào mô hình này đều có ý nghĩa thống kê. Cụ thể về mức độ ảnh hưởng cá biệt nói lên sự ảnh hưởng của từng biến độc lập đưa vào mô hình đến sự biến động giá trị gia tăng trên 1 ha cà phê: - Yếu tố về chi phí phân bón và BVTV: Hệ số hồi quy của biến phân bón và BVTV là α1 = 0,1199. Tức là trong điều kiện cố định các yếu tố đầu vào còn lại trong mô hình. Nếu ta tăng 1% chi phí phân bón và thuốc BVTV trên 1 ha thì giá trị gia tăng trên 1 ha sẽ tăng lên 0,1199%. Mức ảnh hưởng này còn khá lớn là do các hộ nhận khoán vẫn còn chưa thực hiện một cách hợp lý trong quá trình bón phân và phun thuốc. Nếu trong quá trình trồng, chăm sóc các hộ nhận khoán biết cách đầu tư hợp lý thì yếu tố đầu tư này sẽ có tác động tích cực đến vườn cây, ngược lại nếu khoản chi phí này đầu tư một cách bất hợp lý thì sẽ phi tác dụng tới vườn cây. Vấn đề đặt ra là các hộ phải biết cân nhắc trong việc tính toán chi phí đầu tư, để vừa giúp các hộ tiết kiệm được tiền bạc lại vừa đem lại hiệu quả cao. -Yếu tố công lao động: Hệ số hồi quy của biến công lao động là α2=0,5340. Tức là trong điều kiện cố định các yếu tố đầu vào còn lại trong mô hình. Nếu như ta tăng 1% công lao động trên 1 ha đất trồng cà phê thì giá trị 65 gia tăng tạo ra trên 1 ha sẽ tăng lên 0,5340 %. Qua đây ta thấy yếu tố lao động ảnh hưởng lớn đến giá trị gia tăng của hộ. Mức ảnh hưởng này cho thấy vai trò của khâu chăm sóc ở cây cà phê là rất nhiều. Trong điều kiện lực lượng lao động thuộc ngành nông nghiệp vần còn nhàn rổi với số lượng còn nhiều. Do đó, nếu ta biết cách đầu tư thêm lao động đi đôi với yêu cầu về kỹ thuật tay nghề sẽ tạo điều kiện tăng năng suất lao động, để từ đó làm tăng giá trị gia tăng tạo ra trên 1 ha. -Yếu tố tưới nước: Hệ số hồi quy của biến tưới nước là α3 = 0,0987. Tức là trong điều kiện cố định các yếu tố đầu vào còn lại khác. Nếu như tăng chi phí tưới nước cho 1 ha đất trồng cà phê lên 1%, thì sẽ làm cho giá trị gia tăng tạo ra trên 1 ha tăng lên 0,0987%. Đối với cây cà phê, yếu tố nước hết sức rất quan trọng nhất là vào mùa khô, ở vùng đất đỏ cao nguyên này thiếu nước rất nhiều. Vì vậy cây trồng được cung cấp lượng nước đúng lúc đúng thời điểm, sẽ làm cho cây sinh trưởng phát triển xanh tốt, góp phần làm cho cây cho sản phẩm. Tuy nhiên để nâng cao năng suất cà phê các hộ nhận khoán cần phải tăng lượng nước cho cây một cách thích hợp, có như vậy mới phát huy tác dụng. -Yếu tố kinh nghiệm: Nhìn chung các hộ nhận khoán ở đây đều có kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc cây cà phê, nhưng chủ yếu các chủ hộ nơi đây mới tiếp cận tốt trong thời kỳ KTCB. Qua kết quả cho thấy, hệ số hồi quy của yếu tố kinh nghiệm là α4= 0,6943. Tức là trong điều kiện chúng ta cố định các yếu tố đầu vào khác còn lại. Nếu như chúng ta tăng yếu tố kinh nghiệm lên 1% số năm kinh nghiệm của chủ hộ, sẽ làm cho giá trị gia tăng tạo ra trên 1 ha đất trồng cà phê tăng lên 0,6943%. Do đó kinh nghiệm có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả các hoạt động sản xuất cà phê, đặc biệt trong các khâu trồng mới, chăm sóc, thu hoạch quả chín. - Hình thức nhận khoán của mỗi gia đình ở công ty cà phê Phước An cũng có những khác biệt, làm ảnh hưởng đến quá trình tiến hành hoạt động sản xuất cà phê ở các hộ. Vì vậy, để hộ nhận khoán quyết định tham gia vào hình thức khoán nào đem lại nhiều thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế hơn là vấn đề mà các hộ khá quan tâm khi trở thành công nhân của công ty cà phê Phước An. 66 Hơn nữa cây cà phê là cây công nghiệp lâu năm nên khi tham gia vào hoạt động trồng và chăm sóc, thu hoạch cà phê sẽ phải tính toán các khoản chi phí bỏ ra khá là phức tạp. Kết quả cho thấy, giá trị gia tăng tạo ra trên 1 ha đất trồng cà phê của các hộ gia đình nhận khoán có sự đầu tư của công ty cao hơn những hộ nhận khoán không có sự đầu tư của công ty là 0,0444 lần. Như vậy, hình thức nhận khoán cũng là một yếu tố có ảnh hưởng gián tiếp đến việc làm tăng thu nhập từ các vườn cây cà phê của các hộ nhận khoán. Mỗi yếu tố đầu vào nhất định, sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả của cả quá trình sản xuất. Tuy nhiên, trong thực tế mức độ ảnh hưởng của chúng sẽ đến một mức giới hạn nhất định theo định mức kỹ thuật cho phép. Điều đó nói lên rằng, không phải chúng ta cứ tăng liên tục các yếu tố đầu vào thì kết quả cũng sẽ tăng lên theo một kết quả tương xứng mà chúng ta bỏ ra. 67 CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÀ PHÊ THEO HÌNH THỨC KHOÁN TỚI HỘ THUỘC CÔNG TY CÀ PHÊ PHƯỚC AN, KRÔNG PẮK, TỈNH ĐẮK LẮK 3.1 MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG ĐỂ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÀ PHÊ THEO HÌNH THỨC KHOÁN CỦA CÔNG TY CÀ PHÊ PHƯỚC AN 3.1.1 Một số căn cứ để đề ra định hướng phát triển sản xuất cà phê theo lối khoán trong thời gian tới Để sản xuất cà phê của các hộ nhận khoán phát triển đúng hướng và đem lại hiệu quả cao, giúp cho các hình thức khoán của công ty được tồn tại lâu dài theo mô hình quốc doanh. Trong tương lai, đối với công ty cà phê Phước An việc đề ra các định hướng phát triển xuất phát từ một vài căn cứ sau: - Căn cứ vào sự chỉ đạo của Tỉnh về vấn đề quy hoạch cây cà phê, phấn đấu ổn định số diện tích cà phê hiện có ở trên địa bàn Tỉnh cũng như ở các Nông trường và các Công ty trong thời gian tới, phấn đấu đến năm 2015 ổn định khoảng từ 140.000 ha đến 150.000 ha cà phê trong vùng sinh thái thuận lợi, năng suất bình quân đạt trên 30 tạ/ha, sản lượng đạt 400.000 tấn trở lên, cải tạo, trồng mới số diện tích cà phê đã hết chu kỳ kinh doanh nằm trong vùng quy hoạch. - Căn cứ vào điều kiện thuận lợi về đất đai cùng với lịch sử hình thành, phát triển công ty cà phê Phước An. Bên cạnh đó, trong những năm qua công ty đã không ngừng nỗ lực xây dựng kiện toàn hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông cùng với đó là việc áp dụng đổi mới kỹ thuật từ khâu chọn giống, chế biến và đến khâu tiêu thụ sản phẩm cho các hộ nhận khoán . - Căn cứ vào nhu cầu của thị trường: Mặc dù hiện nay, tình hình khủng hoảng tài chính đang ảnh hưởng đến việc tiêu thụ cà phê trong nước và điều đó khiến cho công ty cà phê Phước An và những hộ nhận khoán cũng gặp phải những khó khăn. Song nhìn về lâu dài cà phê vẫn sẽ là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta. Do đó hoạt động trồng cà phê 68 của các hộ nhận khoán thuộc công ty sẽ vẫn là một hoạt động đem lại thu nhập chính cho người dân ở vùng đất đỏ badan này. - Căn cứ vào sự mong muốn nguyện vọng của người dân nhận khoán, là muốn được nhận chăm sóc và thu hoạch vườn cây với diện tích tương đối. Người dân nhận khoán rất muốn được công ty sẽ là cầu nối tốt, để giúp họ triển khai trong công tác tưới nước, công tác thu mua và chế biến sản phẩm, giúp hộ yên tâm trở thành công nhân của công ty. 3.1.2 Các định hưởng phát triển sản xuất cà phê theo các hình thức khoán tới hộ ở công ty cà phê Phước An Như vậy từ những căn cứ mang tính chất pháp lý, những căn cứ dựa trên tình hình cụ thể của công ty cà phê Phước An và của những hộ nhận khoán ở nơi đây, trong quá trình nghiên cứu thực tế để chúng tôi làm cơ sở đề xuất những định hướng cơ bản sau: - Căn cứ vào lịch sử phát triển của các hình thức nhận khoán của công ty đã hình thành và phát triển trong một thời gian khá dài, để từ đây có những phương hướng và định hình làm sao giúp các hình thức nhận khoán này hòa chung vào công cuộc phát triển kinh tế nói chung của cả vùng và của cả nước. Hiện nay số lượng các hộ tham gia vào hình thức nhận khoán của các nông trường và công ty chiếm số lượng vẫn chưa nhiều. Do đó, đối với công ty cà phê Phước An cần phải làm tốt hơn nữa vai trò cầu nối trong việc hướng dẫn kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm một cách ổn định cho những hộ nhận khoán, giúp họ an tâm tin tưởng để tiếp tục theo đuổi các hình thức nhận khoán của công ty. - Trên cơ sở quy hoạch phát triển, ổn định số diện tích cây cà phê của Tỉnh nói chung cũng như của công ty nói riêng, để từ đây tiếp tục khuyến khích các hộ nhận khoán của công ty phát triển số diện tích đang trong thời kỳ kinh doanh. Đồng thời khuyến khích các hộ trồng mới những vườn cây đã quá già cỗi, thay vào đó trồng những loại cây cũng đem lại nhiều giá trị kinh tế cho hộ. Nhằm giúp hộ khắc phục khó khăn trước tình hình hiện nay mặt hàng cà phê 69 đang có phần lắng xuống. Vì vậy công ty nên giúp các hộ nhận khoán trong việc hỗ trợ thêm khoản vốn ban đầu, để giúp hộ tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo chiều hướng tích cực, chẳng hạn như trồng thêm các loại cây cũng mang lại hiệu quả như: cây sầu riêng, ca cao... Để từ đây giúp hộ ổn định hơn giảm bớt rũi ro. Cụ thể, năm vừa rồi công ty đã cho trồng mới 1000 ha giống sầu riêng cơm vàng hạt lép có thời gian KTCB 2 năm. - Trong công ty cần xây dựng được một cơ sở chế biến ướt lớn đảm bảo công suất tiêu thụ hết sản phẩm của các hộ gia đình nhận khoán, để từ đây các hộ sẽ chấn an tâm lý trước tình hình giá đang có xu hướng giảm mạnh. - Sự liên kết giữa các hộ nhận khoán với công ty cà phê Phước An phải thực sự đảm bảo để cho người dân yên tâm sản suất. Đồng thời sản phẩm của họ làm ra không bị khấu trừ phần trăm khá nhiều, tránh tình trạng độc quyền trong khâu tiêu thụ. Như vậy, định hướng chính sách trong thời gian tới cho các hộ nhận khoán là ổn định và mở rộng diện tích cà phê trong điều kiện cho phép của công ty, tận dụng các thế mạnh hiện có. 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ THEO CÁC HÌNH THỨC NHẬN KHOÁN Qua quá trình điều tra các hộ dân nhận khoán của công ty cà phê Phước An chúng tôi nhận thấy rằng: Cây cà phê thực sự đã đem lại những chuyển biến sâu sắc trong đời sống của các hộ nhận khoán, thu nhập của các hộ nhận khoán đa phần là từ cây cà phê. Đây là một bước chuyển biến mới trên địa bàn công ty cũng như trong toàn Tỉnh. Với sự thành công của công ty trong một khoảng thời gian khá dài cùng với sự đổi mới trong cách khoán, góp phần làm phong phú trong mô hình quốc doanh. Tuy nhiên, những gì đạt được vẫn chưa tương xứng với sự nổ lực, tiềm năng của công ty và các hộ nhận khoán. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi nhận thấy một số hạn chế cũng như khó khăn mà mô hình nhận 70 khoán cà phê còn mắc phải. Vì vậy cho phép chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp cơ bản sau: 3.2.1 Giải pháp chung - Một là tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là đầu tư hệ thống hồ đập tưới tiêu để giúp các hộ nhận khoán thuận lợi trong việc tưới nước nhất là vào mùa khô. Đặc biệt là đảm bảo khâu thu nhận sản lượng khoán một cách hợp lí, hợp tình để công việc thu nhận và mua bán hài hòa giữa hai bên, giúp hộ thuận tiện trong việc vận chuyển cũng như thu hoạch. - Hai là quy hoạch ổn định trên tinh thần chung của toàn Tỉnh, công ty cà phê Phước An cần phải triển khai một cách đồng bộ, hợp lí, nhanh chóng các chương trình và chính sách của Tỉnh đối với các hộ nhận khoán trong công ty để họ chủ động trong các hoạt động sản suất của mình. 3.2.2 Giải pháp cụ thể 3.2.2.1 Giải pháp về vốn Hầu hết các hộ nhận khoán khi được phỏng vấn “ gia đình có gặp khó khăn gì khi sản xuất không ?”. Họ đều trả lời một cách gián tiếp là giá cả vật tư, phân bón, công lao động quá cao. Điều này cho thấy các hộ nhận khoán ở đây vẫn còn thiếu vốn sản xuất rất nhiều. Như vậy, thực tế đặt ra là làm sao để người dân nhận khoán có đủ vốn kịp thời phát triển sản xuất. Qua điều tra vấn đề huy động vốn và sử dụng vốn của các hộ nhận khoán được nhìn nhận như sau: - Các hộ nhận khoán vay vốn vẫn còn thủ tục khá rườm rà, nhiều thủ tục gây không ít khó khăn cho người đi vay. Do đó một số không ít các hộ nhận khoán mang tâm lý “e ngại”, nên họ không quan tâm đến lĩnh vực vay vốn ở các tổ chức tín dụng, ngân hàng. Phần lớn các hộ nhận khoán vay vốn của ngân hàng Eakênh với mức lãi suất 1,25%/tháng và thời hạn vay chỉ là 1 năm. - Cách thức vay vốn đã khó, vấn đề sử dụng vốn của các hộ nhận khoán cũng chưa được hiệu quả cho lắm. Nhiều hộ nhận khoán khi vay vốn về nhưng đầu tư vào lĩnh vực sản xuất cà phê thì ít mà sử dụng vào mục đích khác thì 71 nhiều. Điều này sẽ gây không ít ảnh hưởng đến chất lượng của các vườn cây. Do đó để vấn đề vốn được sử dụng hiệu quả chúng tôi đưa ra các giải pháp cơ bản sau: - Giảm bớt thủ tục hành chính tạo lập cơ chế một cửa giúp người dân nhận khoán giảm bớt các chi phí thủ tục không cần thiết. - Công ty cà phê Phước An cần phải cung cấp thông tin về các nguồn vốn hỗ trợ của các chương trình, dự án đến từng hộ nhận khoán cà phê để từ đó các hộ có thể chủ động trong hoạt động vay vốn cũng như trong sản xuất. - Cây cà phê là cây công nghiệp dài ngày, do đó các ngân hàng và các tổ chức tín dụng tại địa bàn Huyện cần tạo điều kiện hành lang pháp lí thuận lợi trong việc vay vốn, giúp cho các hộ vay với thời gian dài và với mức lãi xuất phù hợp. - Đồng thời trong công ty cần phải tạo lòng tin cho các hộ nhận khoán về hiệu quả của các hình thức nhận khoán, giúp họ yên tâm để tiến hành đầu tư cho sản xuất, xóa bỏ tâm lí đi vay không có tiền trả cho ngân hàng của đa phần các hộ gia đình. Tạo dựng cho hộ mạnh dạn vay các nguồn vốn khác để đầu tư vào vườn cây cả phê đúng với định mức kinh tế kỹ thuật. Để các giải pháp về vốn thành công thì đòi hỏi phải có sự cộng tác của chính quyền địa phương, cơ quan tín dụng, công ty cà phê Phước An và quan trọng nhất là ý thức bản thân người được vay vốn. Các hộ nhận khoán cần huy động vốn, tranh thủ các nguồn vốn của Nhà Nước, các chương trình dự án và các nguồn vốn khác nhằm đảm bảo đủ mức đầu tư cần thiết để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. 3.2.2.2 Giải pháp về lao động Để tiến hành trồng cây cà phê yêu cầu về khâu lao động tương đối nhiều trong việc trồng mới, chăm sóc, thu hoạch cà phê. Qua thực tế điều tra số lượng lao động trong các gia đình nhận khoán số lượng chiếm chưa nhiều. Phần lớn kiến thức về kỹ thuật canh tác cà phê qua các giai đoạn vẫn còn nhiều hạn chế. Mặc dù các hộ dân nhận khoán đã được đào tạo qua các lớp hướng dẫn do công 72 ty cà phê Phước An tổ chức. Tuy nhiên số lao động này vẫn còn rất ít nên họ vẫn phải thuê thêm các lao động ngoài các tỉnh lẻ về, đặc biệt vào mùa thu hoạch hái quả. Do thời gian thu hoạch của các hộ nhận khoán được quy định vào một khoảng thời gian nhất định qua sự chỉ đạo của công ty. Xuất phát từ những nguyên nhân đó cần phải: - Về phía Công ty cà phê Phước An cần phải đào tạo kỹ thuật thường xuyên, tạo cho các hộ nhận khoán luôn có tâm lí phải làm đúng quy trình kỹ thuật như một thói quen, để tránh hiện tượng hộ phải thụ động quá nhiều lao động bên ngoài trong việc thu hoạch với mức giá tiền công khá cao cho những lao động có tay nghề. - Về phía các hộ nhận khoán cần phải nghiêm chỉnh tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do công ty đào tạo. Trong quá trình chăm sóc và thu hoạch nếu bản thân các chủ hộ còn thắc mắc gì thì cần phải mạnh dạn trong việc học hỏi kỹ thuật của những hộ nhận khoán có kinh nghiệm và cách thức trồng, chăm sóc và quản lí vườn cây có hiệu quả. Để việc thu hoạch cà phê theo đúng thời gian quy định, các hộ nhận khoán cần phải cân nhắc trong việc tận dụng lao động gia đình hiện có cùng với việc thuê ngoài, để có chi phí thuê lao động một cách hợp lí. 3.2.2.3 Giải pháp về mặt kỹ thuật Do số cà trồng từ năm 1978 còn nhiều, đây là số lượng cà đã vượt quá chu kỳ kinh doanh của cây cà phê, nên đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ nhận khoán không còn cao, hơn nữa đất đã quá bạc màu suy giảm chất lượng đất và đồng thời do trồng từ lâu nên kỹ thuật chọn giống vẫn chưa cao nên đa số vườn cây này gặp phải sâu bệnh nhiều. Vì vậy để nhằm khắc phục tình trạng cho số diện tích cà phê già và nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả của những vườn cây mới trồng chúng tôi đưa ra một số giải pháp về mặt kỹ thuật. - Đối với những diện tích cà phê già cỗi hết thời kỳ kinh doanh có hiệu quả cần có kế hoạch cưa ghép cải tạo bằng các dòng vô tính cà phê vối cao sản, chất lượng cao, kháng được sâu bệnh, chín muộn và chín tập trung. Việc sử 73 dụng các dòng vô tính này không những sẽ nâng cao năng suất, chất lượng, hạn chế việc sử dụng thuốc hóa học và đặc biệt là tiết kiệm chi phí tưới nước và công thu hoạch. Đối với những diện tích cà phê già cỗi, bị sâu bệnh không có khả năng cưa ghép cải tạo cần chuyển sang trồng ca cao,... - Đối với những diện tích cà phê đang trong giai đoạn kinh doanh có hiệu quả cần tăng cường trồng cây che bóng, bón phân hữu đồng thời hạn chế phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, tránh thâm canh quá mức làm giảm tuổi thọ của vườn cây. - Đối với những diện tích cà phê trồng không đúng quy hoạch trên những vùng đất không thích hợp như độ dốc cao, tầng đất mỏng, xa nguồn nước tưới cần tiến hành chuyển sang trồng các loại cây trồng khác nhằm đảm bảo tính bền vững cho hoạt động sản xuất cà phê của các hộ nhận khoán. 3.2.2.4 Giải pháp về thị trường Đầu ra cho sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu của mọi quá trình sản xuất. Qua điều tra cho thấy hầu hết các hộ không thấy gặp khó khăn khi tiêu thụ sản phẩm của mình. Tuy nhiên, do giá cà phê trên thị trường biến động nên vấn đề tiêu thụ cà phê của các hộ nhận khoán phụ thuộc rất lớn vào tình hình giá cả trên thị trường thế giới và trong nước. Bên cạnh đó thông tin thị trường đối với người dân nhận khoán còn rất được ít quan tâm. Vì vậy công ty cà phê Phước An cần phải cung cấp thông tin đối với người dân nhận khoán. Để người dân nhận khoán an tâm sản xuất thì về phía công ty cà phê Phước An cần có những giải pháp đồng bộ sau: - Cần phải có định hướng cụ thể nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu cà phê CADA lớn mạnh hơn nữa, xem đó là một thương hiệu dành riêng để khẳng định vị thế của công ty trên thị trường. Nhằm từ đây đưa sản phẩm cà phê của công ty Phước An nói riêng cũng như các hộ nhận khoán có một sản phẩm đặc trưng của vùng cao Tây Nguyên. - Ngoài ra công ty cần phải xây dựng và mở rộng quy mô xưởng chế biến, để sản phẩm vượt khoán của các hộ nhận khoán không đầu tư sẽ bán tại 74 công ty thay vì một số hộ vẫn còn mang ý nghĩ bán ở các nơi khác. Bên cạnh đó nhằm duy trì và phát triển hình thức khoán có đầu tư, giúp các hộ theo đuổi lâu dài, yêu cầu đặt ra đối với công ty cần phải có một trung tâm cung ứng vực tư nông nghiệp cho quá trình sản xuất của hộ được ổn định Trên đây là các giải pháp chủ yếu để phát triển các hình thức nhận khoán cây cà phê của công ty Phước An, xuất phát từ những vấn đề vướn mắc mà chúng tôi tìm hiểu được qua quá trình điều tra. Để áp dụng được những biện pháp trên thực sự thành công thì cần phải có sự nghiên cứu cụ thể của các cấp, các ngành có liên quan và sự tham gia của những người nhận khoán. Các giải pháp đưa ra cần được tiến hành một cách đồng bộ và hợp lí mới có thể đem lại kết quả cao. 75 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Cà phê là một trong những cây công nghiệp chủ lực có giá trị kinh tế cao. Trong những năm qua mô hình sản xuất cà phê theo các hình thức nhận khoán đã có những bước chuyển biến nhiều từ khâu quản lý sản xuất đến khâu tiêu thụ. Qua nghiên cứu về hiệu quả kinh tế từ hoạt động sản xuất cà phê của các hộ nhận khoán thuộc công ty cà phê Phước An, Huyện Krông Pắk chúng tôi đã rút ra một số kết luận như sau: - Với sự hình thành và phát triển từ những năm 1977, công ty cà phê Phước An với các hình thức nhận khoán tới các hộ gia đình đã và đang khẳng định tính đúng đắn trong chủ trương, đường lối phát triển nông nghiệp nông thôn. Tuy hiện nay cà phê tiểu điền do các hộ gia đình tự quản lý đang chiếm một tỷ lệ khá lớn, song sự phát triển của công ty cà phê Phước An nói riêng cũng như hình thức nhận khoán tới các hộ nói chung trong những năm qua về số lượng, quy mô, phương hướng sản xuất đã chứng minh tính phù hợp của hình thức nhận khoán trong giai đoạn hiện nay. Cùng với sự phát triển của cà phê theo hình thức tiểu điền thì hình thức cà phê nhận khoán cần phải được duy trì để góp phần làm đa dạng và phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh cây cà phê. Đây có thể được xem như là cầu nối để giúp các hộ tiêu thụ sản phẩm của mình một cách ổn định nhất. - Qua điều tra cho thấy trong cơ cấu đầu tư của các hộ nhận khoán các khoản chi phí về về vật tư phân bón, chi phí lao động và chi phí tưới nước chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí sản xuất. Do đó việc tận dụng nguồn lao động sẵn có của gia đình, cách thức sử dụng bón phân hợp lí, thực hiện tưới nước và phòng trừ sâu bệnh theo đúng quy trình, nhằm giúp hộ giảm bớt chi phí nâng cao được hiệu quả sản xuất. - Cũng qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ nhận khoán, chúng tôi nhận thấy rằng: Quy mô đất đai, chi phí 76 phân bón và BVTV, yếu tố tuổi cây cũng có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của vườn cây đem lại. Nhìn chung những hộ nhận khoán có quy mô vừa phải khoảng từ 1-1,5 ha có cách thức hạch toán chi phí khá hợp lí. Đồng thời đối với những vườn cây có chu kỳ kinh doanh trên 12 năm đem lại năng suất khá cao đi đôi với nó là việc đầu tư hợp lí của các chủ hộ. - Vấn đề thị trường nhìn chung các hộ nhận khoán được điều tra không phải lo lắng nhiều về vấn đề tiêu thụ sản phẩm, vì sản phẩm của họ làm ra đã được công ty cà phê Phước An đảm bảo tiêu thụ tại chỗ với mức giá thị trường trên địa phương. - Kết quả phân tích hàm sản xuất Cobb-Douglas cho thấy các yếu tố đưa vào mô hình đều có ảnh hưởng tích cực đến giá trị gia tăng tạo ra. Trong đó yếu tố kinh nghiệm sản xuất và yếu tố công lao động đóng một vai trò hết sức quan trọng. Do đó để làm tăng hiệu quả sản xuất ngoài tiềm lực về vốn đầu tư lớn, được tập huấn kỹ thuật kỹ càng thì cần phải có kinh nghiệm sản xuất về kiến thức thực tiễn, như vậy kết quả mới đem lại càng cao. Bên cạnh những tác động tích cực về mặt kinh tế và xã hội thì việc sản xuất cà phê theo hình thức khoán cũng tạo ra một số hạn chế đáng được quan tâm. Chẳng hạn như việc công ty thanh lý các vườn cây cho hộ hoàn toàn tự quản lý với số năm kinh doanh đã quá lâu, do đó mà không đảm bảo hiệu quả cho hộ sau khi đã mua lại vườn cây. Thêm vào đó là hiện tượng những hộ trong quá trình nhận khoán vườn cây, ít quan tâm chăm sóc vườn cây nên làm cho vườn cây suy giãm, nhưng đến khi thanh lý các hộ này lại được thanh lý với giá thấp. Trong khi đó, những hộ nhận khoán biết cách chăm sóc vườn cây thì làm cho vườn cây tốt, nhưng đến khi thanh lý lại vườn cây cho hộ tự chăm sóc thì công ty lại lấy mức giá cao hơn. Điều này cho thấy sự mâu thuẫn trong cách thức thanh lý của công ty. Tuy còn có những mặt tồn tại của mô hình đem lại cần phải được công ty cà phê Phước An nói riêng cũng như các công ty, nông trường quốc doanh nói chung cần phải xem xét để nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. 77 Song từ các hình thức khoán này chúng ta không thể phủ nhận những mặt tích cực của các hình thức khoán đem lại. Đặc biệt là việc hình thành theo hình thức khoán này sẽ giúp cho hoạt động sản xuất cà phê theo hướng tập trung, không sản xuất theo lối manh mún mà các hộ dân tự quản lý. Đồng thời qua sự quản lý giữa công ty và các hộ nhận khoán, sẽ giúp các hộ trong việc kiểm tra chất lượng trước khi tiêu thụ, giúp các hộ có những sân phơi tập trung do công ty xây dựng, có hệ thống kênh đập tưới tiêu cho vườn cây với liều lượng hợp lý và sẽ giúp các hộ tiêu thụ cà phê từ xưởng chế biến của các công ty. 2. KIẾN NGHỊ Việt Nam đã gia nhập WTO, chúng ta phải nhanh chóng thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê và sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường quốc tế. Để làm được việc đó, các cơ quan chức năng cùng với với các doanh nghiệp, các hộ nông dân phải thực hiện ngay các biến pháp đồng bộ, các khâu sản xuất: trước thu hoạch, trong thu hoạch và sau thu hoạch mới cải thiện được chất lượng sản phẩm cà phê. - Để hình thức khoán tới các hộ dân nói chung và hình thức khoán ở công ty cà phê Phước An nói riêng phát triển một cách vững chắc, được lâu dài. Nhà nước cần phải khuyến khích hơn nữa sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế vào hình thức khoán tới hộ. Việc liên kết 4 nhà, trong đó nhà doanh nghiệp có vai trò quan trọng nhất, vì vậy Nhà nước cần có chính sách miễn hoặc giảm thuế đối với những nguồn tài chính mà các doanh nghiệp này phải đầu tư nhằm đổi mới trang thiết bị công nghệ, hỗ trợ về mặt ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trong chính sách vay vốn cần phải đưa ra những chính sách phù hợp, tạo cho các hộ vay vốn một cách nhanh chóng và sử dụng vốn trong thời gian dài. Các cấp chính quyền Tỉnh, Huyện cần phải tạo những điều kiện hành lang pháp lý thuận lợi để các công ty phát triển, kéo theo sự phát triển trong hoạt động sản xuất của các hộ dân. 78 Là thành viên của WTO chúng ta cần có tổ chức đầu tư cho nông dân đúng với quy định của tổ chức này. Những người trồng cà phê nói chung và những hộ nhận khoán nói riêng cần được hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất như giao thông, thuỷ lợi, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu... Họ cũng cần hoạt động của các tổ chức khuyến nông, cung cấp thông tin về giá cả thị trường... Những điều này nhà nước hoàn toàn có thể làm được với chính sách hỗ trợ theo “hộp xanh” hoặc hỗ trợ theo “chương trình phát triển” của Việt Nam. - Đối với công ty cà phê Phước An: Công ty cần phải không ngừng nâng cao chất lượng chế biến, tăng công suất xử lý chế biến ướt trên 50% số cà phê tươi để tạo nhân xô có chất lượng cao, mở rộng quy mô các phân xưởng chế biến có công suất lớn. Đồng thời đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của hình thức khoán tới hộ, công ty cần phải áp dụng một cách khoa học và sáng tạo các giải pháp sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng hình thức khoán và từng hộ nhận khoán. Ngoài ra cần áp dụng và thực hiện đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp gắn với điều kiện đất đai của công ty. Tạo điều kiện cho các hộ nhận khoán tiếp cận hơn nữa thông tin thị trường. Công ty cần phải có những thay đổi theo chiều hướng tích cực trong cách quản lý, cách vận động sự tham gia nhiệt tình của các hộ dân nhận khoán và đặc biệt là sự quan tâm hơn nữa đời sống tinh thần của các hộ dân. - Đối với các hộ nhận khoán cà phê: Cần phải xác định sự tham gia lâu dài vào hình thức khoán này và phải xác định rõ lợi ích mà cây cà phê mang lại. Trong quá trình nhận khoán, các hộ nhận khoán cần phải chấp hành tốt quy trình kỹ thuật trồng cà phê và sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật để vườn cây tốt hơn. 79

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_san_xuat_ca_phe_cua_cac.pdf
Tài liệu liên quan