Khóa luận Đánh giá hiệu quả trồng cây cảnh tại xã Hồng quang, huyện Nam trực tỉnh Nam Định

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ------- š&› ------- TRẦN THỊ THÚY HƯỜNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRỒNG CÂY CẢNH TẠI Xà HỒNG QUANG, HUYỆN NAM TRỰC TỈNH NAM ĐỊNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hà Nội – 2015 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ------- š&› ------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRỒNG CÂY CẢNH TẠI Xà HỒNG QUANG, HUYỆN NAM TRỰC TỈNH NAM ĐỊNH Tên sinh viên : Trần Thị Thúy Hường Chuyên ngành đào tạo : Phát triển

doc75 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả trồng cây cảnh tại xã Hồng quang, huyện Nam trực tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nông thôn Lớp : PTNTB – K56 Niên khóa : 2011-2015 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Minh Thu Hà Nội – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các Số liệu, kết quả nêu trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong khóa luận tốt nghiệp đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà nội, ngày...tháng...năm 2015 Tác giả khóa luận TRẦN THỊ THÚY HƯỜNG LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, tôi xin chân thành cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, các thầy cô trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản và có định hướng đúng đắn trong học tập và nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo trực tiếp hướng dẫn tôi TS Nguyễn Thị Minh Thu đã dành nhiều thời gian trực tiếp chỉ bảo tận tình, hướng dẫn tôi những hướng đi cụ thể, giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin được trân trọng cảm ơn sự chia sẻ những khó khăn và giúp đỡ tận tình của các anh chị, các chú các bác trong UBND xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định trong thời gian vừa qua, giúp tôi có thể hoàn thành tốt khóa luận cửa mình. Cuối cùng tôi xin gửi tới gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập, nghiên cứu cũng như trong thời gian thực hiện đề tài lời cảm ơn chân thành nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày.thángnăm 2015 Tác giả khóa luận TRẦN THỊ THÚY HƯỜNG MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm 2012- 2014 27 Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của xã Hồng quang qua 3 năm 2012 - 2014 31 Bảng 3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng của xã Hồng Quang năm 2014 33 Bảng 3.4 Tình hình phát triển kinh tế của xã Hồng Quang qua 3 năm 2012 – 2014 35 Bảng 4.1 Bình quân đất đai một hộ điều tra tại xã Hồng Quang 44 Bảng 4.2 Thông tin chung về các hộ điều tra 45 Bảng 4.3 Tình hình sử dụng vốn ở các hộ điều tra 46 Bảng 4.4 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ điều tra 49 Bảng 4.5 Hiệu quả kinh tế của nhóm hộ trồng cây hoa 50 Bảng 4.6 Hiệu quả kinh tế của nhóm cây Tết 50 Bảng 4.7 Hiệu quả kinh tế của nhóm cây thế 51 Bảng 4.8 Tình hình vay vốn ở các hộ điều tra 57 DANH MỤC HỘP Hộp 4.1 Vốn 46 Hộp 4.2 Đời sống người dân được nâng cao 54 Hộp 4.3 Nghề trồng hoa cây cảnh bảo vệ môi trường 56 Hộp 4.4 Giao thông thuận lợi 58 Hộp 4.5 Gía cây cảnh 59 Hộp 4.6 Thi trường tiêu thụ 59 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BQ Bình quân CN – TTCN Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp CN – TTCN – TMDV Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp- Thương mại dịch vụ CNH – HĐH Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa NNNT Ngành nghề nông thôn NTT Nghề truyền thống QMN Quy mô nhỏ QMTB Quy mô lớn CPTG Chi phí trung gian TÓM TẮT KHÓA LUẬN Trong những năm gần đây, nông nghiệp nông thôn nước ta có được sự quan tâm lớn của nhà nước . Trong đó, phát triển các nghành nghề là một chủ trương nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân vùng nông thôn. Xã Hồng quang là một xã một xã hợp nhất bởi 2 xã nằm phía Bắc huyện nam trực, có trục đường quốc lộ 21 chạy qua cách thành phố 6km, có đường tỉnh lộ 488 do đó có vị trí thuận lợi cho việc giao lưu và phát triển kinh tế xã hội giữa xã và các vùng lân cận. Chính bởi thế, nghề trồng hoa cây cảnh được du nhập vào xã như một mối tơ duyên. Bắt nguồn từ làng cây cảnh Vị Khê, Nam Điền nghề trồng hoa du nhập vào xã và phát triển ngày một lớn mạnh mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cho người lao động tai đia phương. Đề tài “Đánh giá hiệu quả trồng cây cảnh tại xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định” được thực hiện từ tháng 01/2015 đến tháng 06/2015 sẽ phân tích và đánh giá hiệu quả các mô hình trồng cây cảnh tại địa phương , từ đó nhằm đua ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cho người dân và địa phương. Để thấy rõ được hiệu quả trồng cây cảnh tại xã Hồng Quang, bài khóa luận sẽ thong qua đánh giá của người dân về thực trạng pháp triển và hiệu quả của nghề trồng hoa cây cảnh và một số đề xuất nhằm phát triển cucng như nâng cao hiệu quả nghề trồng hoa cây cảnh. Với việc sử dụng các phương pháp thống kê mô tả , phương pháp so sánh, phương pháp ma trận SWORT để thấy rõ ý kiến, đánh giá của người nông dân về thực trạng cũng như hiệu quả của nghề trồng hoa cây cảnh. Thông qua thu thập thông tin từ phương pháp điều tra, phỏng vấn phiếu điều tra theo phương pháp chọn mẫu điều tra tại 3 xóm Phố, Mộng và xóm Trại, trong đó chọn mỗi xóm 15 hộ sản xuất đề điều tra. PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đất đai là tài nguyên vô cùng qúy giá, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn bố trí các khu dân cư, xây dựng các sở y tế, an ninh quốc phòng.Do vậy, việc sử dụng đầy đủ và hợp lí nguồn tài nguyên này nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao, đem lại lợi ích cho con người và cho toàn xã hội là điều hết sức quan trọng. Cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế hiện nay thì nền kinh tế Việt Nam cũng đang trên đà hội nhập, mọi lĩnh vực hoạt động đều đang phát triển mạnh mẽ,đóng góp tích cực vào tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên một thực tế không thể tránh khỏi trong quá trình CNH-HĐH hiện nay đó là tình trạng dư thừa lao động nông thôn. Nước ta với tổng diện tích đất tự nhiên là 32,9 triệu ha trong đó diện tích đất nông nghiệp chỉ có 9,34 triệu ha (chiếm 28% tổng diện tích đất tự nhiên). Bình quân đất tự nhiên cũng như đất nông nghiệp trên đầu người được xếp vào loại thấp nhất thế giới. Do vậy việc xây dựng các mô hình sử dụng đất nông nghiệp đạt hiệu quả cao đang là vấn đề cấp bách đặt ra cho các nhà quản lý cũng như các nhà khoa học. Trong những năm gần đây nghề trồng cây cảnh ở Nam Định nói riêng và cả nước nói chung đang phát triển một cách mạnh mẽ dần khẳng định rằng nghề trồng và kinh doanh hoa cây cảnh đang trở thành một nghành kinh tế tiềm năng, là hướng đi có hiệu quả giúp người dân phát triển kinh tế, ly nông mà không ly hương. Xã Hồng Quang huyện Nam Trực tỉnh Nam Định, là một xã có diện tích đất nông nghiệp khá lớn, đất đai màu mỡ, giao thông thuận tiện cũng như các điều kiện tự nhiên thuận lợi. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu thị hiếu cua người tiêu dùng ngày càng cao,.. Nhận thức được điều đó người dân trong xã đã chuyển đổi một số các mô hình sử dụng đất nông nghiệp kém hiệu quả (đất lúa, đất ngô,khoai, đất vườn) chuyển sang xây dựng các mô hình trồng cây cảnh có giá trị kinh tế cao nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường mang lại thu nhập cao cho người dân. Thực tế tại địa phương các mô hình này chưa định hướng cụ thể nên có rất nhiều các mô hình trồng cây cảnh khác nhau,sản phẩm chưa có sức cạnh tranh trên thị trường,trình độ lao động không đồng đều, vấn đề vệ sinh môi chưa được quan tâm đúng mức,... . Vậy mô hình cây cảnh nào có hiệu quả kinh tế cao? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới hiệu quả trồng cây cảnh? Đưa ra các biện pháp nào để nâng cao hiệu quả trồng cây cảnh?... Để trả lời những câu hỏi đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả trồng cây cảnh tại xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định”. Đề tài sẽ phân tích và đánh giá hiệu quả các mô hình trồng cây cảnh của địa phương. Từ đó nhằm đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cho người dân và địa phương. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung Trên cơ sở đánh giá hiệu qủa trồng cây cảnh tại xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định; Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trồng cây cảnh tại xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá hiệu quả trồng cây cảnh Đánh giá hiệu quả trồng cây cảnh tại xã Hồng Quang,huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả trồng cây cảnh tại địa phương Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả trồng cây cảnh tại địa phương trong thời gian tới. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1.Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu các vấn đề lí luận và thực tiễn về hiệu quả trồng cây cảnh tại xã Hồng Quang huyện Nam Trực tỉnh Nam Định. Để làm rõ hiệu quả trồng cây cảnh tôi tiến hành nghiên cứu 3 nhóm đối tượng: -Hộ nông dân -Cán bộ địa phương -Thương lái 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả trồng cây cảnh theo 3 nhóm: cây thế, cây tết và cây hoa quanh năm. Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn xã Hồng Quang huyện Nam Trực tỉnh Nam Định Về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2012 đến năm 2014 Số liệu điều tra được thực hiên trong năm 2015 - Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 01/2015- 06/2015 PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRỒNG CÂY CẢNH 2.1. Cơ sở lý luận về đánh giá hiệu quả trồng cây cảnh 2.1.1.Các khái niệm có liên quan 2.1.1.1. Hiệu quả kinh tế Mỗi nhà sản xuất một loại sản phẩm hàng hóa nào đó trước khi có kế hoạch sản xuất đều suy nghĩ xem liệu sản xuất hàng hóa đó có tốt không? Có hiệu quả kinh tế hơn các hàng hóa khác không? Về phía người tiêu dùng cũng vậy họ luôn chọn cho mình loại hàng hóa phù hợp với túi tiền và sở thích của mình. Mỗi cách lựa chọn khác nhau đem lại những hiệu quả kinh tế khác nhau và hiệu quả kinh tế là một vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Vậy hiệu quả kinh tế là gì? Có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế nhưng nhìn chung chúng ta có thể nói hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền sản xuất hàng hóa dịch vụ và với tất cả phạm trù, quy luật kinh tế khác. Mặt khác hiệu quả kinh tế cũng là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong khi các nguồn lực rất có hạn, nhu cầu hàng hóa của xã hội ngày càng tăng và đa dạng, nâng cao hiệu quả kinh tế là một xu thế khách quan của sản xuất. Cụ thể đối với ngành nông nghiệp, hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng hiệu quả thu được với lượng chi phí bỏ ra trong một thời gian nhất định của một phương án sản xuất nhất định, hay một loại cây trồng, một con gia súc nào đó đạt được trong tương quan so sánh tối ưu giữa đầu vào và đầu ra trong điều kiện sản xuất khác nhau như điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của ngành sản xuất nào đó. Khi xác định hiệu quả kinh tế chúng ta cần xem xét và kết hợp chặt chẽ giữa lượng tuyệt đối và tương đối, qua đó biết được tốc độ và quy mô sản xuất đó. Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường hiện nay, mục tiêu hàng đầu của người sản xuất kinh doanh là thu nhập và lợi nhuận cao, do vậy hiệu quả kinh tế trong sản xuất thiên hướng về mặt kinh tế nhiều hơn so với mặt xã hội. Có nhiều quan điểm về hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh tế ở mỗi nơi, mỗi vùng khác nhau thì khác nhau. Hầu hết các quan điểm đều phản ánh mối quan hệ giữa kết quả hoạt động sản xuất với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Theo quan niệm của LN CARIMÔP-Kinh tế chính trị Mác Lê Nin, cho rằng: “Hiệu quả của sản xuất xã hội được tính toán và kế hoạch hóa trên cơ sở những nguyên tắc chung đối với nền kinh tế quốc doanh, bằng cách so sánh hiệu quả của sản xuất với chi phí hoặc nguồn lực sử dụng”. Ngày nay người ta đồng nhất giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả sản xuất mà hiệu quả sản xuất là một hiện tượng bao gồm nhiều mặt như hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường và trên các cơ sở đó người ta đưa ra một só quan điểm về hiệu quả kinh tế. Quan điểm I: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỉ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Theo quan điểm này cho phép chúng ta xã định được các chỉ tiêu tương đối của hiệu quả kinh tế bằng cách so sánh kết quả với chi phí cần thiết để đạt được hiệu quả đó. H=Q/K Trong đó: H là hiệu quả kinh tế Q là kết quả sản xuất K là tổng chi phí sản xuất Tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh mà chúng ta tính toán và nghiên cứu các chỉ tiêu khác nhau. Khi nghiên cứu về vốn, chúng ta có hiệu suất vốn bằng cách lấy tổng số sản phẩm chia cho vốn sản xuất. Bằng cách đó sẽ xác định được hiệu suất lao động, với quan điểm này sẽ không xác định được quy mô sản xuất các đơn vị kinh tế. Trên thực tế hai cơ sở có quy mô sản xuất khác nhau, nhưng lại có hiệu suất sử dụng vốn như nhau, nghĩa là có hiệu quả kinh tế về sử dụng vốn như nhau. Quan điểm II: HQKT đo bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. HQKT= KQSX – CPSX (H=Q-K) Quan điểm này cho phép xác định được các chỉ tiêu tuyệt đối của HQKT. Các chỉ tiêu HQKT theo quan điểm này thì phản ánh rõ nét về quy mô sản xuất của các đơn vị kinh tế, cơ sở sản xuất nào có quy mô sản xuất lớn sé đạt được tác động của từng yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh đến hiệu quả sản xuất. Như vậy, các chỉ tiêu này sẽ không giúp cho người sản xuất có những tác động cụ thể để nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh. Quan điểm III: Xem xét HQKT trong phần biến động giữa chi phí và kết quả sản xuất. Như vậy,HQKT biểu hiện ở tỉ lệ giữa phần tăng them cửa chi phí để đạt được kết quả đó hay quan hệ tỉ lệ qiuwax kết quả bổ sung và chi phí bổ sung. H=∆K/∆C Trong đó: H là tỉ suất kết quả sản xuất bổ sung ∆C là tổng chi phí bổ sung ∆K kết quả bổ sung Tỷ suất này giúp cho các nhà sản xuất xác định điểm tối đa hóa lợi nhuận. Trên cơ sở đó, các nhà sản xuất sẽ đưa ra những quyết định sản xuất tối ưu nhất. Còn trong kinh tế học vĩ mô chú ý tới quan hệ tỉ lệ giữa mức độ tăng lên của kết quả sản xuất xã hội và chi phí sản xuất xã hội tăng lên. Ta có: H=∆K/∆C Trong đó: K là phần tăng trưởng của kết quả sản xuất xã hội C là phần tăng lên của chi phí lao động xã hội Theo quan điểm này, các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế đã phản ánh được chất lượng của quá trình sản xuất kinh doanh và nhờ đó người sản xuất sẽ có biện pháp tác động nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất. Trong thực tế kết quả sản xuất đạt được luôn là hệ quả của chi phí sẵn có (chi phí nền) và chi phí bổ sung. Tại các mức chi phí nền khác nhau thì hiệu quả của chi phí bổ sung khác nhau. Nhìn chung quan điểm của các nhà khoa học về hiệu quả kinh tế tuy có những khía cạnh khác biệt, nhưng đều thống nhất với nhau. Hiệu quả kinh tế là lợi ích tối ưu mang lại của mỗi quá trình sản xuất kinh doanh. 2.1.1.2. Hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội là một phạm trù có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người, việc lượng hóa các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả xã hội còn gặp nhiều khó khăn mà chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu mang tính chất định tính như tạo công ăn việc làm cho người lao động , định canh, định cư, xây dựng xã hội lành mạnh, nâng cao mức sống của toàn dân. Theo Nguyễn Duy Tính, hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp. Nói chung, hiệu quả xã hội là khả năng tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống của người lao động. 2.1.1.3. Hiệu quả môi trường Hiệu quả của môi trường được các nhà môi trường học rất quan tâm trong điều kiện hiện nay. Một hoạt động sản xuất được coi là có hiệu quả khi hoạt động đó không có những tác động xấu đến vấn đề môi trường như đất nước khí hậu và hệ sinh học. HQMT là hiệu quả đạt được khi quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra không làm cho môi trường xấu đi mà ngược lại quá trình sản xuất đó còn đem lại cho môi trường tốt hơn, làm cho môi trường xanh sạch đẹp hơn trước. 2.1.2 Vai trò của trồng hoa cây cảnh trong phát triển kinh tế xã hội Họat động sản xuất của nghề trồng hoa cây cảnh không chỉ góp phần phát triển văn hóa tinh thần và cải thiện đời sống của nông thôn mà còn mang dấu ấn về tính sáng tạo, sự khéo léo và ý chí vươn lên trong cuộc sống của ông cha ta từ nhiều đời nay. Nghề trồng hoa cây cảnh hình thành là kết quả của quá trình phân công lao động kéo dài và tồn tại đan xen, tương hỗ với các nghề khác trong nông nghiệp. Chính vì vậy, nghề trồng hoa cây cảnh có vai trò, tác dụng như sau trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội: +Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn. Một vấn đề quan trọng ở nước ta hiện nay là phát triển toàn diện kinh tế, xã hội ở nông thôn,tạo việc làm nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, nhường chỗ cho phát triển khu công nghiệp,dịch vụ với lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp dồi dào thì dây là một bài toán cho sự phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Do vậy giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trở nên hết sức khó khăn đòi hỏi sự hỗ trợ nhiều mặt và đồng bộ của các nghành nghề và các lĩnh vực Đến nay, nghề trồng hoa cây cảnh trên toàn quốc đã tạo ra việc làm cho hơn 11 triệu lao động. Chiếm 30% lực lượng lao động ở nông thôn. +Tăng giá trị sản phẩm hàng hóa Phát triển nghề trồng hoa cây cảnh có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế địa phương. Sản phẩm của nghề là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa ở nông thôn. Tỷ trọng giá trị ở sản phẩm của nghề trồng hoa cây cảnh cao hơn nhiều so với các nghề thuần nông khác. +Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Sự phát triển của nghề trồng hoa cây cảnh đã góp phần làm cho tỉ trọng của nghành nông nghiệp ngày càng thu hẹp, tỉ trọng của các nghành công nghiệp dich vụ ngày càng tăng lên. Riêng thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực nổi tiếng về trồng hoa cây cảnh trong cả nước có khoảng 600 hộ trồng với tổng diện tích khoảng 150ha và cả 7 thôn của xã Điền Xá có 3.500 hộ trồng hoa cây cảnh với tổng diện tích 450ha. Nhờ phát triển SVC, cuộc sống của nhiều gia đình được cải thiện, nhiều người trở nên giàu có. (Bạch Thị Oanh,2012). +Thu hút vốn nhàn dỗi, tận dụng thời gian và lực lượng lao động, hạn cế di dân tự do Phát triển nghề trồng hoa cây cảnh ở nông thôn có khả năng tận dụng và thu hút nhiều loại lao động. Sự phát triển của nghề trồng hoa cây cảnh không chỉ đem lại thu nhập cao và tương đối ổn định cho người lao động mà còn hạn chế việc di dân tự do, giảm sức ép về lao đọng tại các thành phố lớn. +Phát triển nghề trồng hoa cây cảnh thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn làm thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới. Hệ thống giao thông và kết cấu hạ tầng vừa là tiền đề vừa là kết quả của phát triển nghề trồng hoa cây cảnh. Trước hết nghề trồng hoa cây cảnh được hình thành ở những vùng có giao thông thuận lợi, đồng thời nghề trồng hoa cây cảnh phát triển sẽ nảy sinh nhu cầu xây dựng, mở rộng đường giao thông, trạm điện...phục vụ cho phát triển nghề, bên cạnh đó thay đổi bộ mặt nông thôn. Phát triển nghề trồng hoa cây cảnh cùng với việc tăng thu nhập của người dân đã tạo ra một nguồn thu tích lũy khá lớn và ổn định cho ngan sách địa phương cũng như các hộ gia đình. Vì vậy, nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn được uy động từ sự đóng góp của người dân và hỗ trợ từ ngân sách địa phương. Phát triển nghề trồng hoa cây cảnh không chỉ tạo điều kiện mà còn là nhân tố kích thích sự phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật và nâng cao dân trí nông thôn, thúc đẩy xã hội nông thôn tiến lên, văn minh hiện đạ, thu hẹp dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, góp phần trong xây dựng nông thôn mới. +Bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc Lịch sử phát triển nghề trồng hoa cây cảnh gắn liền với phát triển văn hóa dân tộc, nó là nhân tố tạo nên nền văn hóa ấy, đồng thời là sự biển hiện tập trung nhât bản sắc vawbn hóa dân tộc. Sản phẩm của nghề là sự kết tinh của loa động vật chất và lao động tinh thần, nó được tạo nên bởi bàn tay tài hoa và óc sáng tạo của người thợ thủ công. Vì vậy, khôi phục và phát triển nghề trồng hoa cây cảnh có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình CNH-HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. 2.1.3 Đặc điểm của nghề trồng hoa cây cảnh 2.1.3.1 Sản phẩm của nghề mang đậm chất tư tưởng của người nghệ nhân Người làm nghề trồng hoa cây cảnh truyền đạt những tâm tư, ý niệm , lối sống, suy nghĩ của chính bản thân mình mà đem vào trong dáng, thế nghẹ thuật của cây được ci như những đúa con tinh thần. Những sản phẩm sinh vật cảnh khi ra đời tưởng chỉ có tính chất dơn lẻ thể hiện tâm tư, tình cảm và gu thẩm mĩ của người nghệ nhân, nhưng khi đạt đến nét đẹp nghệ thuật sẽ trở thành tài sản văn hóa tinh thân chung cho cả cộng đồng và xã hội. Nghệ nhân tựa như người nghệ sĩ sáng tạo, mặc dù mang nhiều tính ngẫu hứng nhưng những sản phẩm đó mới thực sự đem tới cho người thưởng thức những cái nhìn hay, chân thực nhất về cuộc sống đương đại mà người nghệ nhân muốn gửi gắm vào cây. 2.1.3.2 Nghề trồng hoa cây cảnh là sự kế thừa giữa truyền thống văn hóa cổ truyền và văn hóa hiện đại Cây cảnh là thú chơi có từ lâu đời, với người xưa hì đó là một thú chơi tao nhã của các bậc cao nhân, chơi cây cảnh là thưởng ngoạn cái hay cái đẹp, nét nghệ thuật mà chỉ có ai thực sự hiểu rõ mới có thể khám phá ra các thế cây mang tính chất mặc định là trực ,xiêu, hoành, huyền. Nhưng ngày nay, cùng với sự phát triển của nên kinh tế thế giới thì cây cảnh không chỉ còn là một thú chơi mà còn là một nghành kinh tế tiềm năng chưa được khai thác ở các vùng nông thôn. Đồng nghĩa với đó thì các thế cây cũng dần thay đổi dựa trên những cái truyền thống mà người nghệ nhân cũng sáng tạo ra những thế cây mới phù hợp với thời đại. Nghề trồng hoa cây cảnh được hình thành như sợi dây vô hình kết nối giữa cái truyền thống với hiện đại. 2.1.3.3 Sản phẩm của nghề có những đặc trưng tính chất riêng, mang đầy đủ cả giá trị vật chất lẫn tinh thần. Cây cảnh không chỉ là thú chơi mang lại nguồn giá trị tinh thần cho người thưởng ngoạn mà đó còn là nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình. Nhờ ý tưởng sáng tạo hay, những cảm hứng nghệ thuật cao mà người làm nghề tạo ra những thế cây hay, độc đáo làm lôi cuốn nhiều người. Cùng với nền kinh tế phát triển thì việc vui chơi giải trí phục vụ cho tinh thần của con người ngày càng cao, gắn với đó cây cảnh trở thành một sản phẩm hàng hóa không thể thiếu trong nhu cầu giải trí của con nguời, tùy từng người cảm nhận mà cây cảnh có những thú vui khác nhau, có người coi đó là nguồn cảm hứng, là nghệ thuật sống của đời, nhưng có người lại coi đó là nguồn sống, là phương thức tối ưu để giảm nghèo... 2.1.3.4 Gía trị kinh tế của sản phẩm thường khó được định hình theo thời gian mà chủ yếu dựa trên ý nghĩ chủ quan của người sản xuất Bình thường với các sảm phẩm của nghành nông nghiệp thì quy trình sống của sản phẩm có thể rạch ròi một cách chi tiết từ đó có những đánh giá cơ bản về lợi nhuận đạt được trong một khoảng thời gian nhất định nhưng với nghề trồng hoa cây cảnh thì hoàn toàn ngược lại. Chu kì sống của cây cảnh dài ngắn khác nhau và đa phần phụ thuộc vào quyết định của người chủ sở hữu bởi khi cây đã có thế, có dáng thì đồng nghĩa với việc cây cảnh đac co giá trị cao và có thể bán được rồi nhưng mức giá thả thuận giữa người mua và người bán không thống nhất thì người bán có thể giữ lại và tiếp tục chăm sóc vì thế tính kinh tế trong sản phẩm cây cảnh rất khó định hình mà chủ yếu dựa vào người sở hữu. 2.1.3.5 Nghề trồng hoa cây cảnh dành cho tất cả mọi đối tượng, không phân biệt giới tính, tuổi tác, giàu nghèo Nhắc tới cây cảnh thì người ta thường nghĩ tới người già, nam giới tham gia là chính nhưng cùng với tiến trình hiện đại hóa nền kinh tế hiện nay thì ý nghĩ này hiện không mấy còn đúng. Từ già tới trẻ, từ phụ nữ tới nam giới đều có thể tham gia vào sáng tạo nên những thế cây mới, tạo nguồn thu nhập cho cả gia đình từ đó tạo ra bình đẳng giới trong nông thôn tạo cho người phụ nữ có thế cân bằng và phát triển một cách bình đẳng trong nền kinh tế hiện nay. 2.1.3.6 Với cây cảnh càng chăm sóc càng phát triển, lợi nhuận lại càng cao Không gióng như các sản phẩm khác khi khong bán được hay dư thừa sản phẩm được sản xuất thì sẽ trở thành hàng tồn kho, giảm sút giá trị kinh tế của hộ, doanh nghiệp nhưng đối với cây cảnh thì ngược lại. Với cây cảnh thì khi sản phẩm chưa bán người chủ sở hữu có thể giữ lại chăm sóc, uốn nắn,...trong thời gian đó cây sẽ phát triển và hoàn thiện ơn trước. Nhờ vậy thu nhập từ đó cũng tăng lên người làm không lo chi phí bỏ ra để chăm sóc thêm là vô ích. 2.1.3.7 Sản phẩm của nghề cây cảnh không thu thuế và bảo vệ môi trường Cây cảnh vốn là một sản phẩm của nông nghiệp không như các loại sản phẩm đồ gốn mĩ nghệ, mộc, chiếu cói, kim khí,...mang tính chất sản phẩm công nghiệp nên đều pải nộp thuế sản xuất , riêng cây cảnh thì lại trở thành đối tượng nằm ngoài thuế sản xuất của nhà nước. Người sản xuất cây cảnh sẽ không phải đóng thuế cho mỗi sản phẩm của mình. Cây cảnh không chỉ làm đẹp hơn cho không gian của người sử dụng mà còn làm bóng mát, tạo nguồn không khí trong lành cho bệnh viện, trường học, văn phòng...giúp cho môi trường thêm xanh, sạch đẹp hơn rất nhiều. 2.1.4. Nội dung đánh giá hiệu quả trồng cây cảnh 2.1.4.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế a. Góp phần vào tổng giá trị sản xuất, sự tăng trưởng kinh tế của địa phương Từ một thú chơi tao nhã của người xưa mà giờ đây cây cảnh trở thành một nghành kinh tế tiềm năng. Đầu tiên nó cải thiện cuộc sống cho người nông dân giúp họ thoát khỏi đói nghèo, tiếp đó nó đóng góp vào nền kinh tế của chính địa phương, ã hội:chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn một cách hiệu quả nhất làm nền tảng cho các nghành khác cùng phát triển theo. Từ đó đưa nền kinh tế của địa phương đi lên. b.Góp phần vào sinh kế của người dân Từ việc kinh doanh và phát triển trồng cây cảnh khiến thu nhập của không ít hộ nông dân từ đó không ngừng tăng lên cả về đời sống vật chất tinh thần cũng thay đổi. Nghề trồng cây cảnh có một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sóng hàng ngày của người dân địa phương. c.Là cơ hội , tiềm năng cho phát triển nông thôn nói chung và phát triển kinh tế nông thôn nói riêng Tăng thu nhập cho người dân, thay đổi cơ cấu kinh tế trong giai đoạn hiện nay, trồn cây cảnh thực sự trở thành một công cụ hữu ích cho phát triển kinh tế nông thôn. từ đó có những đóng góp lớn vào phát triển nông nghiệp nông thôn. 2.1.4.2.Đánh giá hiệu quả xã hội a. Góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương Trồng cây cảnh tạo nguồn thu nhập cho người dân. Từ đó kéo theo các ngành nghề khác có liên quan tới hoa cây cảnh cúng phát triển theo, tạo ra những công việc phù hợp cho người dân, phần nào giảm bớt lượng lao động thất nghiệp trong nông thôn, hạn chế tìn h trạng di cư tràn lan từ nông thôn ra thành thị với mục đích sinh kế cho bản thân và gia đình trong thời buổi khó khăn hiện nay. b. Góp phần ổn định cuộc sống và xóa đói giảm nghèo trong nông thôn Có nguồn thu nhập mới ổn định và lâu dài hơn từ nghề trồng cây cảnh khiến người dân có một cuộc sống ổn định hơn, giúp xóa đói giảm nghèo trong nông thôn, người dân có kế sinh nhai mà không phải di cư để tìm việc. Gíup cho họ nhận biết được họ có khả năng cải thiện cuộc sống của mình , nâng cao ý thức làm giàu, nâng cao năng lực của bản thân. Như vậy, trồng cây cảnh là hướng đi đúng đắn và lâu dài trong phát triển nông thôn hiện nay. c.Tạo dựng các mối quan hệ khăng khít giữa các thành viên, thế hệ trong cộng đồng, Từ hội sinh vật cảnh những kinh nghiệm, ý tưởng nghệ thuật luôn được chia sẻ. Gĩua họ luôn tồn tại mối quan hệ gắn bó thân thiết không chỉ trong sản xuất nông nghiệp mà trong chính nghề trồng cây cảnh. Hội tương tác với nhau trong từng khâu sản xuất như phát triển phôi, tạo thế cây, phát triển giống mới,...chính những điều đó làm hội sinh vật cảnh ngày càng phát triển bền vững và lâu dài d.Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa thuần phong mỹ tục của làng quê Việt Nam. Đội ngũ nghệ nhân giỏi, những thợ lành nghề có kinh nghiệm lâu năm cũng được phát huy một cách tối đa nhất để bảo tồn và phát huy truyền thông của cha ông. Những triển lãm cây cảnh lần lượt xuất hiện, không chỉ nhằm xúc tiến thương mại mà còn mang dến cơ hội cho những sinh hoạt văn hóa cộng đồng rộng rãi, góp phần vào việc quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc, giới thiệu hình ảnh đất nước Việt Nam tươi đẹp đến bạn bè quốc tế. 2.1.4.3.Đánh giá hiệu quả môi trường Bên cạnh hiệu quả kinh tế, cây cảnh Việt Nam còn mang lại lại giá trị văn hóa cho đời sống xã hội , nhất là trong bối cảnh đất nước đang trên con đường phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa.Ý thức vai trò và tầm quan trọng của bảo vệ môi trường , nhiều hoạt động về cây cảnh gắn liền với tôn tạo cảnh quan ở nơi cộng đồng, đường làng ngõ xóm, trường học, bệnh viện, công trình văn hóa, lịch sử đã được thực hiện...Năm năm qua, cây cảnh Việt Nam đặc biệt nhấn mạnhtrong vai trò bảo vệ cảnh quan di tích và cổ thụ. Các nhà vườn, doanh nghiệp, tổ chức sản xuất, kinh doanh cây cảnh trong cả nước trực tiếp tham gia xây dựng hàng triệu m2 vườn hoa, thảm cỏ, cây xanh, cây cảnh cho các công viên, công trình giao thông, khu đô thị mới, nhằm tôn tạo cảnh quan, môi trường xanh, sạch, đẹp, hạn chế những tác động xấu cửa biến đổi khí hậu trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh những đánh giá tích cực về môi trường vẫn còn một số hạn chế trong việc xử lí các chất bảo vệ thực vật gây ô nhiễm không khí và nguồn nước. 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả trồng cây cảnh 2.1.5.1. Người dân trồng cây cảnh -Trong quá trình trồng cây cảnh thì nhân tố con người đóng góp vai tro...tế của xã Bảng 3.4 Tình hình phát triển kinh tế của xã Hồng Quang qua 3 năm 2012 – 2014 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%) GT (Tr.đ) CC (%) GT (Tr.đ) CC (%) GT (Tr.đ) CC (%) 2013/2012 2014/2013 BQ I. Tổng giá trị sản phẩm 179625 100 186570 100 206627 100 103,87 110,75 107,25 1. Giá trị nông-lâm-ngư nghiệp 63641 35,43 64086 34,35 68682 33,24 100,70 107,17 103,89 2. Giá trị công nghiệp, TTCN 83274 46,36 86792 46,52 94471 45,72 104,22 108,85 106,51 3. Giá trị thương mại dịch vụ 32710 18,21 35692 19,13 43474 21,04 109,12 121,80 115,29 II. Một số chỉ tiêu BQ 1. Tổng GTSX/ hộ 49,76 49,53 52,23 99,54 105,46 102,46 2. Tổng GTSX/ khẩu 12,50 12,73 13,89 101,84 109,11 105,41 Nguồn: Ban thống kê xã Hồng Quang, 2015 Tổng giá trị sản phẩm của xã qua 3 năm liên tục tăng năm 2012 đạt 179626 triệu đồng thì đến năm 2014 đạt 206627 triệu đồng, với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 7,25%. Giá trị sản xuất của từng ngành cũng tăng và tỷ trọng các ngành trong tổng giá trị sản xuất có những chuyển biến thay chiều hướng tích cực. Qua 3 năm cơ cấu giá trị sản xuất của xã có những biến động như sau: Nông – lâm – ngư nghiệp Giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa phương vào năm 2012 đạt 63641 triệu đồng chiếm 35,43% tổng giá trị sản xuất thì đến năm 2014 đã đạt mức 68682 triệu đồng. Với tốc độ tăng bình quân hàng năm tăng 3,89% đã góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của xã. Như vậy, tuy diện tích đất nông nghiệp cũng như số lượng lao động nông nghiệp giảm một lượng không hề nhỏ qua các năm nhưng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp vẫn tăng trưởng do người dân đã áp dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật vào quá trình sản xuất. Trong nội bộ ngành sản xuất nông nghiệp có sự chuyển dịch đáng kể về cơ cấu cũng như giá trị sản xuất. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Bằng các chính sách về việc khôi phục và phát triển một số ngành nghề ở địa phương, giá trị sản xuất của ngành CN – TTCN không ngừng tăng trong những năm gần đây. Năm 2012 giá trị sản xuất của ngành CN – TTCN đạt 83274 triệu đồng chiếm 46,36% tổng giá trị sản xuất tại địa phương, sang đến năm 2014 con số này lên đến là 94471 triệu đồng chiếm 45,72% giá trị sản xuất. Có sự sụt giảm nhẹ về mặt tỷ trọng của ngành trong tổng giá trị sản xuất là do có sự tăng lên của ngành dịch vụ. Thương mại – dịch vụ Trong cơ cấu kinh tế mức đóng góp của ngành thương mại dịch vụ tương đối cao, với mức đóng góp và giá trị sản phẩm bình quân đạt 15,29%. Năm 2012 giá trị sản xuất của ngành là 32710 triệu đồng đạt 18,21% tổng giá trị sản xuất của toàn xã, đến sang năm 2014 giá trị sản xuất của ngành chiếm 21,01%, ước đật 43474 triệu đồng. Tuy đây là ngành mới phát triển ở địa phương nhưng nó có sức tăng trưởng khá nhanh và đóng góp không nhỏ vào GDP của toàn xã. Nhìn chung, trong giai đoạn này nền kinh tế của đại phương có những bước chuyển biến tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Xu hướng này phù hợp với qua trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. 3.1.3.Đánh giá chung về những thuận lợi và khó khăn của xã - Thuận lợi: xã Hồng Quang có hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế và trao đổi, tiêu thụ sản phẩm ra bên ngoài. Đất đai rộng lớn, bằng phẳng phì nhiêu, nguồn lao động dồi dào có tay nghề,có tổ chức hệ thống sinh vật cảnh,truyền thống lâu đời...là những thế mạnh của xã cho nghành nông nghiệp phát triển, đặc biệt là trồng cây cảnh - Khó khăn: cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kĩ thuật còn nhiều thiếu thốn, chưa được đầu tư đồng bộ, chưa có các chính sách hỗ trợ, chưa có quỹ đất phù hợp để phát triển nghề trồng cây cảnh,..... 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Để tiến hành các nội dung nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài caàn chọn điểm nghiên cứu , xã định nội dung, dùng mẫu điều tra và phương pháp điều tra, lựa chọn tài liệu tham khảo. Qua điều tra và tìm hiểu các hộ dân về nghề trồng hoa, cây cảnh và tham khảo ý kiến nhận xét của cơ quan chính quyền xã tôi đã chọn ba xóm để nghiên cứu là: Xóm Phố có tổng diện tích đất tự nhiên là 9970 m2, nằm trên trục đường quốc lộ 21, thuận tiện cho giao lưu phát triển kinh tế, là nơi phát triển sớm nhất làng nghề hoa cây cảnh. Xóm Trại có diện tích đất tự nhiên là 8490 m2, xóm là nơi tập trung đông dân cư, người dân nơi đây có tay nghề, trình độ kĩ thuật chuyên môn cao về nghệ thuật trồng và chăm sóc cây cảnh Xóm Mộng có diện tích đất tự nhiên là 17946 m2, xóm có quy mô trồng các mô hình cây cảnh lớn nhất trong xã, dược chính quyền các cấp quan tâm. -Hồng Quang là một xã thuộc huyện Nam Trực tỉnh Nam Định. Xã Hồng Quang có diện tích đất tự nhiên là 1055,28ha, có vị trí địa lý thuận lợi đã tạo điều kiện để Hồng Quang phát triển kinh tế đa dạng, năng động.....qua nghiên cứu tôi thấy Hồng Quang có tiềm năng trong phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh chính vì thế Hồng Quang được chọn là điểm nghiên cứu 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu đã công bố Để thu thập các tài liệu đã công bố tôi tiến hành tham khảo các sách báo, tài liệu liên quan ; sử dụng các báo cáo thống kê của xã Hồng Quang như các trang báo và cổng thông tin điện tử của ngành nông nghiệp Việt Nam TT Thông tin thu thập Nguồn thu thập Phương pháp thu thập 1 Cơ sở lý luận, thực tiễn ở Việt Nam và thế giới. Sách, báo, luận án, luận văn, Internet có liên quan. Tra cứu và chọn lọc thông tin. 2 Số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Ban thống kê, ban địa chính của xã . Tổng hợp từ các báo cáo cuối năm. 3 Số liệu về loại mô hình, diện tích, chất lượng Ban thống kê, khuyến nông xã. Tổng hợp từ các báo cáo cuối năm. 3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu chưa công bố Thu thập số liệu mới được thực hiện qua các phương pháp sau: * Phương pháp điều tra hộ: Gồm các bước sau: - Chọn điểm điều tra: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, địa điểm điều tra phải đại diện cho vùng nghiên cứu trên phương diện điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và đặc điểm tình hình trồng cây cảnh tại đây. - Chọn hộ điều tra: căn cứ vào diện tích đất trồng cây, quy mô các loại cây cảnh,thu nhập của các hộ,...để chọn hộ điều tra.Xác định số lượng hộ điều tra: đề tài chọn xã Hồng Quang làm địa bàn nghiên cứu, trong xã chọn ra xóm đại diện, trong mooci xóm tôi chọn 15 hộ để điều tra. Như vậy, số lượng mẫu điều tra của toàn xã là 45 hộ. - Nội dung câu hỏi điều tra: Phiếu điều tra với bộ câu hỏi chứa đầy đủ các thông tin về chủ hộ, nông hộ, các hoạt động trồng cây cảnhvà các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác. Trong đó: + Thông tin về chủ hộ: tên, tuổi, giới tính, trình độ; + Thông tin về nông hộ: nhân khẩu, lao động, tay nghề chăm sóc cây.. + Thông tin về các mô hình cây cảnh như: diện tích, các loại cây cảnh, chất lượng cây, cách chăm sóc, hiệu quả kinh tế, thuận lợi, khó khăn,.. - Phương pháp điều tra: phỏng vấn trực tiếp hộ thông qua phiếu điều tra được lập sẵn 3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu Số liệu sau khi thu thập được xử lí dựa trên cơ sở chọn lọc, đánh giá và so sánh. Công cụ xử lí số liệu chủ yếu bằng phần mền Microsoft Office Excel trên máy tính để tổng hợp và phân tích. 3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin 3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả Là phương pháp sử dụng các chỉ số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình trên việc phân tích tổng thể nghiên cứu thành các nhóm cây khác nhau dựa trên một tiêu thức, tiêu chí nào đó để phân tích theo hướng mô tả kĩ, sâu sắc thực trạng vấn đề. Để phân tích những thông tin có được tôi dự kiến sử dụng phương pháp thống kê mô tảdựa trên việc phân tích việc sản xuất sản phẩm cây cảnh của xã và các hộ nông dân ở ba xóm. Từ đó thấy rõ thực trạng, hiệu qủa của nghề trồng hoa, cây cảnh tại xã Hồng Quang. 3.2.4.2. Phương pháp so sánh Là phương pháp chủ yếu được sử dụng rộng rãi nhất để phân tích các hiện tượng tự nhiên xã hội, để đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả, từ đó tìm ra được các định hướng và các giải pháp tối ưu trong các trường hợp cụ thể. Khi so sánh phải xác định số gốc để tiến hành do vậy có nhiều dạng so sánh khác nhau: So sánh số liệu của đơn vị này với số liệu của đơn vị khác tương đương giúp ta biết được mặt mạnh, mặt yếu của hai đơn vị. So sánh số liệu kì này với số liệu kì trước giúp ta thấy được nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của hiện tượng. Để thấy rõ được hiệu quả trồng cây cảnh của xã tôi tiến hành so sánh cả sản xuất, tiêu thụ của sản phẩm cây cảnh qua từng năm; so sách chất lượng, quy mô giữa các hộ với nhau,...Từ đó rút ra những khó khăn đang gặp phải, đưa ra những định hướng, giải pháp cho nghề trồng hoa, cây cảnh. 3.2.4.3. Phương pháp hạch toán chi phí và hiệu quả sản xuất trong mô hình trồng cây cảnh Qua các số liệu điều tra và thu thập được ta dùng phương pháp hạch toán đề tính toán được các chỉ tiêu kinh tế như kết quả sản xuất, chi phí bỏ ra cũng như lợi nhuận của các hộ 3.2.4.4. Phương pháp phân tích SWOT Dùng phương pháp để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức hay là những thuận lợi cũng như những khó khăn của các hộ sản xuất trong xã . Trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả trồng cây cảnh tại xã. Ma trận SWOT Cơ hội (O) Thách thức(T) Điểm mạnh (S) Tận dụng cơ hội để phát huy thế mạnh (O/S) Tận dụng mặt mạnh để giảm thiểu nguy cơ(S/T) Điểm yếu (W) Nắm bắt cơ hội để khắc phục mặt yếu (O/W) Gỉảm thiểu mặt yếu để ngănchặn nguy cơ(W/T) 3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 3.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện tình hình trồng cây cảnh của địa phương Diện tích đất Các nhóm cây cảnh Gia tăng số hộ tham gia nghề trồng hoa cây cảnh 3.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện hiệu quả kinh tế GO - Tổng giá trị sản xuất (Gross Output) MI - thu nhập hỗn hợp (Mix Income) IC - Chí phí trung gian (Intermediational Cost) VA_ giá trị gia tăng VA= GO-IC MI= VA- Khấu hao-lao động thuê-thuế Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí: - Chi phí trên đơn vị diện tích: chỉ tiêu này cho thấy mức độ đầu tư của hộ trên một đơn vị diện tích là bao nhiêu. Công thức tính = tổng chi phí/ĐVDT (m2, 1ha ,1 sào) hoặc = CP/ha. -Nâng cao năng suất lao động, đào tạo lao động có trình độ và tay nghề cao 3.2.5.3. Nhóm chỉ tiêu thể hiện hiệu quả xã hội -Tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động -Nâng cao đời sống người lao động -Tái phân phối lợi tức xã hội, thu nhập và công bằng -Cải thiện điều kiện vật chất và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, đạt được mục tiêu xóa đói giảm nghèo. -Nâng cao sự gắn kết trong cộng đồng địa phương, lôi kéo được sự tham gia của cộng đồng địa phương. -Góp phần bảo tồn làng nghề truyền thống lâu đời của đia phương. 3.2.5.4. Nhóm chỉ tiêu thể hiện hiệu quả môi trường -Ô nhiễm không khí - Ô nhiễm mặt nước. -Cải tạo chất lượng môi trường. 3.2.5.5. Nhóm chỉ tiêu thể hiện các yếu tố ảnh hưởng -Điều kiện tự nhiên -Kinh tế, kĩ thuật canh tác -Kinh tế tổ chức -Các công tác quy hoạch -Hình thức tổ chức sản xuất -Chỉ tiêu xã hội: Hệ thống thị trường Hệ thống chính sách PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRỒNG CÂY CẢNH Ở XÃ HỒNG QUANG, HUYỆN NAM TRỰC, TỈNH NAM ĐỊNH 4.1. Tình hình trồng cây cảnh tại xã Hồng Quang Năm 1993 , thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, Nhà Nước ta đã thi hành nghị định số 34/NĐ-CP của Chính phủ về giao đất ổn định lâu dài cho nhâm dân, từ đó nhân dân yên tâm đầu tư vào sản xuất. Lúc ấy, đa số nhân dân đều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo chiếm 50%. Nhằm thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo , Chi bộ và ban chỉ huy các xóm đã tổ chức nhiều hội nghị để bàn bạc , tìm giải pháp tháo gỡ, khắc phục tình hình và hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho nhân dân. Nghề trồng hoa cây cảnh đến với xã như một mối tơ duyên. Nghề trồng hoa cây cảnh được bắt nguồn từ làng cây cảnh Vị Khê, nhiều năm nay hoa cây cảnh không chỉ mang lại cho làng diện mạo mới mà còn giúp người dân co thu nhập nâng cao cuộc sống,... Người dân các xã lân cận trong đó có người dân xã Hồng Quang tập trung tại làng nghề Vị Khê để làm thuê cho người dân nơi đây.trong thời gian làm việc tại đây, người dân xã Hồng Quang nhận thấy nghề trồng hoa cây cảnh phù hợp với điều kiện kinh tế đất đai của xã mình, mang lại tiềm năng kinh tế cao chính vì thế họ đã mang nghề trồng hoa cây cảnh về chính gia đình mình và đã mang lại hiệu quả cao. Qua quá trình phát triển nghề trồng hoa cây cảnh ở xã Hồng Quang cho thấy đây là một nghề mang lại hiệu quả cao, phù hợp với tish chất nông nghiệp đô thị, là một nghề thân thiện với môi trường, càng phát triển nghành nghề này càng mang lại tính thẩm mĩ , sự trong lành cho môi trường sống. 4.1.1 Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra Bảng 4.1 Bình quân đất đai một hộ điều tra tại xã Hồng Quang STT Chỉ tiêu Bình quân SL (sào/hộ) CC (%) 1 Đất ở 0,94 12,35 2 Đất trồng cây cảnh 3,39 44,18 3 Đất lúa mùa 3,09 40,38 4 Đất vườn tạp 0,18 2,37 5 Tổng 7,64 100,00 Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra tháng 4/2015 Kết quả điều tra cho thấy, nghề hoa cây cảnh có xu hướng phát triển mạnh trong những năm qua, thay thế dần những loại cây có hiệu quả kinh tế thấp. Đất trồng hoa cấy cảnh chiếm 44.18% tổng số đất của xã. Điều đó cho thấy hoa cây cảnh ngày càng chiếm ưu thế trong hệ thống cây trồng của xã. Bình quân đất trồng hoa cây cảnh của các hộ khá lớn, bình quân mỗi hộ có đất trồng hoa cây cảnh là 3,39 sào. Qua việc điều tra vườn thường được tập trung ở một đến hai mảnh đất là chủ yếu. Đây cũng là chủ trương của nhà nước cho nông dân tiến hành dồn điền đổi thửa để tiện cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông hộ. Mặc dù TTCN-XD-DV đã có sự phát triển khá mạnh nhưng trồng trọt vẫn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống người dân xã Hồng Quang. Trong vài năm trở lại đây, nghề trồng hoa cây cảnh đã mang lại nhiều sự đổi thay trong nghề trồng trọt nói riêng và cho nền kinh tế xã hội nói chung. 4.1.2 Tình hình chung về lao động của các hộ điều tra Bảng 4.2 Thông tin chung về các hộ điều tra Chỉ tiêu Tổng (người) Bình quân (người/hộ) 1. Tổng số nhân khẩu 224 4,78 Lao động gia đình 111 2,47 2. Trình độ học vấn của lao động Cấp I 0 0 Cấp II 7 0,16 Cấp III 104 2,31 3. Tuổi bình quân hộ 43,71 4. Trình độ tay nghề Nghệ nhân 14 0,31 Thợ cả, thợ chính 51 1,13 Thợ phụ 46 1,02 Những thông tin chung về các hộ điều tra được thể hiện qua bảng 4.2. qua bảng này cho thấy, số lao động làm nghề hoa cây cảnh chiếm 49,54% so với tổng số nhân khẩu. Các hộ phỏng vấn có độ uỏi khá đa dạng với trình độ học vấn chủ yếu là cấp 2 và cấp 3. Nhìn chung, quy mô lao động cũng như độ tuổi của các hộ không lớn, số năm kinh nghiệm sản xuất hoa, cây cảnh cũng không nhiều song phần lớn các hộ trang bị khá đầy đủ về tư liệu phục vụ lao động. Về trình độ tay nghề của người lao động còn khá thấp do người dân đa phần là tự học chứ không qua trường lớp, đạo tạo. họ từ đúc kết, sáng tạo trong quá trình làm nghề của chính giađình mình. Nhìn chung, với nguồn lao động và trình độ lao động hiện tại vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường, chính vì thế việc truyền dạy nghề, mở các lớp đào tạo tập huấn cũng như các hoạt động hỗ trợ cho lao động phát triển thực sự rất cần thiết trong thời gian tới. 4.1.3 Nguồn lực về vốn Bảng 4.3 Tình hình sử dụng vốn ở các hộ điều tra Chỉ tiêu Bình quân SL (Tr.đ/hộ) CC (%) 1.Tổng số vốn 157,33 100 Vốn tự có 119,78 6,13 Vốn đi vay 37,56 3,87 2. Chia theo loại vốn Vốn cố định 120.89 76,84 Vốn lưu động 36,67 3,16 Phần lớn việc trồng và kinh doanh hoa cây cảnh đều do chính gia đình hộ tự đảm nhiệm mà không hề qua các khâu trung gian từ lúc bắt đầu trồng tồng tới lúc bán. Chính vì thế lượng vốn mà hộ quản lí chủ yếu là nguồn vốn tự có trong gia đình, lượng vốn đi vay rất nhỏ mà lượng vay lại là chính người thân chứ không phải ngân hàng. Nguồn vốn tự có của các hộ chiếm hơn 75% tổng số vốn, vốn đi vay chiến dưới 25%. Nguyên nhân chính bởi với số vốn hiện tại người dân có thể duy trì sản xuất một cách lâu dài mà không hề bị ảnh hưởng từ những diễn biến xấu của thị trường. Gần 100% các hộ điều tra cho rằng do các thủ tục vây vốn ở ngân hàng còn rườm rà và bất cập như số lượng vay ít, thời gian cho vay không hợp lí, lãi xuất vay cao và đặc biệt khi vay còn phải thế chấp với nhiều điều kiện ràng buộc nên người dân ngại tiếp xúc.Chính điều đó đã khiến việc mở rộng quy mô sản xuất của các hộ trong xã thực sự là một thách thức lớn. Hộp 4.1 Vốn Ông Khiêm, trưởng thôn xóm Phố cho biết: “Nguồn vốn vay của người thân, anh em bạn bè có cái tốt là giải quyết được nhu cầu về vốn trước mắt của các hộ nhưng lượng vốn này lại không có nhiều,không tập trung mà hơn nữa là thời gian cho vay không cố định, đa số là cho “vay nóng” không dài quyết được nhu cầu về vốn lâu dài của các hộ điều tra” Nguồn: tổng hợp ý kiến điều tra 4.1.4 Tình hình tiêu thụ ở các hộ điều tra Người sản xuất Người tiêu dùng Chủ thu gom Người bán lẻ Người bán lẻ Thị trường tiêu thụ sản phẩm hoa cây cảnh khá đa dạng, phong phú dưới nhièu hình thức. Tiêu thụ cây cảnh chủ yếu thông qua 3 kênh chính: Kênh 1:Các chủ nhà làm vườn , những người chơi cây chủ động tìm tới các hộ sản xuât để mua. Một phần là do giá cả phải chăng, phần thứ hai là người tiêu dùng có thể tự lựa chọn sản phẩm cho mình với nguồn lựa chọn vô cùng phong phú. Kênh tiêu thụ này chủ yếu áp dụng với lại cây thế và cây Tết. Kênh 2: Sản phẩm qua tay người bán lẻ, làm nhiện vụ giao dịch với các hộ sản xuất tìm các mối tiêu thụ với người tiêu dùng và đưa sản phẩm đi tiêu thụ ở thị trường trong huyện là chủ yếu.Kênh tiêu thụ này chủ yếu dành cho loại cây hoa quanh năm. Hai kênh tiêu thụ trên phần đa có ở thị trường trong huyện, số lượng cây mà các kênh tiêu thụ thường ít, quy mô nhỏ và khá manh mún khiến thu nhập của hộ không đều , chênh lệch giữa các giai đoạn có khi rất lớn. Kênh 3:Những nhà buôn lớn tiến hành thu gom cây với số lượng lớn, một phần đưa qua các nhà bán lẻ để cây cảnh tới tay người tiêu dùng, một phần những nhà vườn này có điều kiện có thể tìm tới trực tiếp những chủ buôn lớn này để mua cây về. Kênh tiêu thụ này chiếm phần lớn các hình thức tiêu thụ cây cảnh của hộ sản xuất. Hộ mong muốn có thể bán được nhiều cho người buôn , bởi số lượng bán được thường lớn mặc dù giá cả có thể đôi lúc thấp hơn giá bán bình thường. Và thị trường chính của kênh tiêu thụ này chủ yếu là thị trường ngoài huyện với các địa điểm chủ chốt như Hà Nội, Ninh Bình ,Hải Dương. 4.2. Hiệu quả trồng cây cảnh 4.2.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế Bảng 4.4 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ điều tra STT Chỉ tiêu ĐVT Bình quân 1 Tổng giá trị sản xuất-GO Tr.đ/hộ 160,18 2 Chi phí trung gian-IC Tr.đ/hộ 16,88 3 Giá tri gia tăng –VA Tr.đ/hộ 143,29 4 Thu nhập hỗn hợp-MI Tr.đ/hộ 139,75 5 GO/IC Lần 9,49 6 VA/IC Lần 8,49 7 MI/IC Lần 8,28 Đối vất bất kì hộ hay cơ sở sản xuất kinh doanh nào, khi tham gia sản xuất kinh doanh, cuối một chu kì sản xuất họ phải tính tới hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh đó có mang lại lợi nhuận hay không nhằm đánh giá khả năng tiếp tục sản xuất cho kì sau. và quyết định lượng vốn của kỳ sản xuất tiếp theo là ít hay nhiều. Qua bảng 4.4 cho thấy sản xuất hoa cây cảnh mang lại hiệu quả khá cao cho các hộ dân trong xã. Bình quân mỗi hộ đạt 160 triệu đồng, sau khi trừ chi phí thì bình quân mỗi hộ đạt 128,2 triệu đồng/năm. Nghề trồng hoa cây cảnh mang lại thu nhập cao hơn nhiều so với các nghề nông nghiệp khác. Trong khi đó, kết hợp với nghề tròng hoa cây cảnh người lao động cũng có thề làm thêm những công việc khác như làm công nhân, làm thuê,...mang lại thêm thu nhập cho hộ. 4.2.1.1 Hiệu quả kinh tế của nhóm cây hoa quanh năm Bảng 4.5 Hiệu quả kinh tế của nhóm hộ trồng cây hoa STT Chỉ tiêu Tổng(tr.đ) Bình quân (tr.đ/hộ) Bình quân (tr.đ/sào) 1 Tổng giá trị sản xuất-GO 440 88 29,33 2 Chi phí trung gian-IC 110,19 22,038 7,35 3 Giá trị gia tăng –VA 428,81 85,76 28,59 4 Thu nhập hỗn hợp-MI 428,74 85,75 28,58 5 GO/IC (lần) 3,99 3,99 3,99 6 VA/IC (lần) 3,86 3,86 3,86 7 MI/IC (lần) 3,89 3,89 3,89 Theo bảng 4.5 cho thấy, cây hoa quanh năm tuy không mang lại lợi nhuận cao nhưng vốn đầu tư ít, thời gian chăm sóc ngắn, nhanh thu được kết quả. Theo điều tra bình quân một sao trồng cây hoa quanh năm hết một chu kì sản xuất thu được 24,3 triệu đồng/sào. Chu kì sản xuất của cây hoa thường chỉ kéo dài từ 3 tới 6 tháng vì thế trong 1 năm hộ sản xuất có thể thu hoạch từ 2 đến 3 lần. Do đó mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân. 4.2.1.2 Hiệu quả kinh tế của nhóm cây Tết Bảng 4.6 Hiệu quả kinh tế của nhóm cây Tết STT Chỉ tiêu Tổng(tr.đ) Bì nh quân (tr.đ/hộ) Bình quân (tr.đ/sào) 1 Tổng giá trị sản xuất-GO 1450 145 51,06 2 Chi phí trung gian-IC 239,67 23,97 8,44 3 Giá trị gia tăng-VA 1210,34 121,03 42,62 4 Thu nhập hỗn hợp-MI 1146,21 114,62 40,36 5 GO/IC (Lần) 6,05 6,05 6,05 6 VA/IC (Lần) 5,05 5,05 5,05 7 MI/IC (Lần) 4,78 4,78 4,78 Theo bảng 4.6 , bình quân cứ một sào trồng cây cảnh tết thu về được 58,9 triệu đồng. Nhìn chung giá cả của nhóm cây Tết tương đối ổn định , thu nhập thường vsfo đợt cuối năm. 4.2.1.3 Hiệu quả kinh tế của nhóm cây thế Bảng 4.7 Hiệu quả kinh tế của nhóm cây thế STT Chỉ tiêu Tổng(tr.đ) Bình quân (tr.đ/hộ) Bình quân (tr.đ/sào) 1 Tổng giá trị sản xuất-GO 3880 161,67 47,37 2 Chi phí trung gian-IC 408,22 17,01 4,98 3 Gía trị gia tăng-VA 3471,78 144,66 42,39 4 Thu nhập hỗn hợp-MI 3393,55 141,40 41,44 5 GO/IC (Lần) 9,5 9,5 9,5 6 VA/IC (Lần) 8,5 8,5 8,5 7 MI/IC (Lần) 8,31 8,31 8,31 Dựa vào bảng 4.7 ta thấy bình quân cứ 1 sào trồng cây thế sẽ thu về được 58,57 triệu đồng. Tuy nhiên. Với nhóm cây thế thì không có mùa vụ, nghĩa là bất cứ lúc nào cũng có thể bán để mang lại thu nhập. Vì thế nguồn thu nhập của người lao động với nhóm cây này là không ổn định. Nói chung, so sánh hiệu quả kinh tế mà 3 nhóm cây mang lại thì ta thấy 3 nhóm cây mang lại hiệu quả tương đương nhau. Tuy nhiên, với nhóm cây hoa và cây Tết thì người lao động phải bỏ khá nhiều thời gian chăm sóc. Còn với nhóm cây thế, người lao động có thể kết hợp thời gian rảnh dỗi để làm những công việc khác mang lại hiệu quả có hơn. 4.2.1.4 Hiệu quả kinh tế của các hộ trồng từ 2 nhóm cây trở lên STT Chỉ tiêu Tổng (tr.đ) Bình quân (tr.đ/hộ) Bình quân (tr.đ/sào) 1 Tổng giá trị sản xuất-GO 1438 239,67 61,72 2 Chi phí trung gian-IC 200,73 33,455 8,62 3 Gía trị gia tăng-VA 1337,27 222,88 57,39 4 Thu nhập hỗn hợp-MI 1320,35 220,06 56,67 5 GO/IC (lần) 7,16 7,16 7,16 6 VA/IC (lần) 6,66 6,66 6,66 7 MI/IC (lần) 6,58 6,58 6,58 4.2.4. Đánh giá hiệu quả xã hội *Tạo công ăn việc làm cho ngươi lao động, góp phần vào bình đẳng giới trong nông thôn hiện nay Hiện nay, khi nền kinh tế đang trong giai đoạn khủng hoảng hàng trăm nghìn lao động đang rơi vào tình trạng thất nghiệp mà số lao đọng thất nghiệp chủ yếu rơi vào lao động nông thôn. Xuất phát ngay từ nông thôn nghề cây cảnh lại mang về cho người dân những nguồn thu lớn, thu hút nhiều lao động tham gia, tận dụng một cách tối đa các nguồn lực trong nông thôn cũng như những lao động đang thong tình trạng thất nghiệp, những vùng đất trồng kém hiệu quả,... Chỉ tính riêng trong các hộ điều tra có tới 111 lao động trên tổng số 224 nhân khẩu tham gia vào nghề trồng hoa cây cảnh, chiếm tới 49,54%. Mà nguồn lao động trong nghề trồng hoa cây cảnh thì không phân biệt tuổi tác người gia, người tre, nữ giới nam giới đều có thể tham gia vào nghề trồng hoa cây cảnh: người già có thể tham gia truyền kinh nghệm chăm sóc vườn hoa cây cảnh, người trẻ học hỏi nghề, tham gia vào các hoạt động sản xuất của nghề trồng hoa cây cảnh... Chính vì vậy mà nghề trồng hoa cây cảnh đã giúp cho một số lượng không nhỏ lao động trong nghề có việc làm , có nguồn thu nhập ổn định hơn. Biểu đồ 4.1: biểu đồ thể hiện sự phân chia lao động trong gia đình Từ xưa, có quan niệm rằng việc chơi cây cảnh và làm nghề trồng hoa cây cảnh thường chỉ giành cho nam giới nhưng với ngày nay bình đẳng giới đang được qua tâm thì người phụ nữ tham gia làm nghề trồng hoa cây cảnh và chơi cây cảnh tạo thu nhập cho gia đình không còn trở nên quá xa lạ và đặc biệt nữa. Từ đó khẳng định người phụ nữ hiện nay không chỉ là “người giữ lửa cho gia đình” mà còn là lao động chính của gia đình, góp phần làm giù cho gia đình và xã hội. *Nâng cao đời sống người lao động Nghề trồng hoa cây cảnh đã trực tiếp góp phần vào việc giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho các hộ trồng hoa cây cảnh , gián tiếp thúc đẩy đời sống của cả người dân địa phương. Thu nhập bifh quân lao động năm 2014 là 19 triệu đồng. Đời sống người dân được nâng lên, nhu cầu tiêu dùng cho đời sống cũng được đảm bảo, góp phần xóa đói giảm nghèo. Nhờ thu nhập kinh tế ổn định, người dân trong làng có điều kiện hơn trong vấn đề giáo dục, đầu tư cho con em học tập, nhâm dân tích cực đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã cùng với sự hỗ trợ của nhà nước và chính quyền địa phương xã Hồng Quang. Phát triển nghề trồng hoa cây cảnh đảm bảo đời sống của người dân không ngừng được cải thiện , lao động có việc làm, các tệ nạn xã hội được đẩy lùi nhằm góp phần giữ vững an ninh trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Công tác y tế chăm sóc sức khỏe từng bước được caỉ thiện, kết hợp với hội phụ nữ trong xóm làm tốt công tác kế hoạch hóa gia đình. Hộp 4.2 Đời sống người dân được nâng cao Theo ông Nguyễn Duy Trưởng xóm Phố cho biết “ Từ khi nghề trồng hoa cây cảnh phát triển, nhiều hộ gia đình đã vươn nên khá giả, cuộc sống của người dân ấm lo,sung túc hơn. Nguồn thu nhập từ nghề trồng hoa cây cảnh cao hơn nhiều so với nghề nông nghiệp khác do đó chúng tôi quan tâm hơn tới cuốc sống gia đình mình,có điều kiện cho con theo học các trường đại học trên Hà Nội,...” Nguồn: tổng hợp ý kiến điều tra *Nâng cao sự gắn kết trong cộng đồng địa phương, lôi kéo được sự ham gia của cộng đồng địa phương Do đặc thù của nghề trồng hoa cây cảnh là phải có kinh nghiệm và con mắt nghệ thuật...nên người dân trong nghề cùng nhau học tập , chia sẻ kinh nghiệm làm vườn để mang lại hiệu quả kinh tế cao, mặt khác còn tạo sự gắn bó thân thiết và tình làng nghĩa xóm được gắn bó, khăng khít hơn. *Bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa của địa phương Chơi và làm cây cảnh không thể chỉ có một người làm và một người thưởng thức mà cần phải có nhiều người cùng tham gia cùng thưởng thức vì thế nghề cây cảnh giúp mọi người trong xóm giao lưu thông tin kiến thức , những bí quyết tong nghề với nhau tạo ra những nét văn hóa riêng cho từng nơi từng vùng. Từ đó hình thành nên những nền văn hóa riêng biệt, cây cảnh được đem đi trao đổi ở mọi nơi với mỗi nền văn hóa khác nhau nhờ đó nền văn hóa riêng biệt ban đầu được quảng bá đồng thời nền văn hóa đó được giao thoa với các nền văn hóa mới. Cây cảnh là sản phẩm riêng của nghệ nhân mang tư tưởng của người làm cay muốn gửi gắm, chơi cây cảnh là một thú chơi lành mạnh, tất cả mọi người đều có thể tham gia . mọi người co thể tự do thể hiện ý tưởng của mình vào trong cây cảnh mà không hề phải lo sợ bất cứ một vấn đề khó khăn nào cả , ý tưởng càng mới càng sáng tạo bao nhiêu thì sản phẩm càng có giá trị cao, vì vậy, nghề trồng hoa cây cảnh nói chung và việc chơi cây cảnh nói riêng mang đậm tinh thần văn hóa của người xưa và con người hiện nay phát huy và giữ gìn những truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay của ông cha ta. 4.2.5. Đánh giá hiệu quả môi trường Phát triển nghề trồng hoa cây cảnh ở xã Hòng quang vừa có tác động tích cực lẫn tiêu cực ới môi trường. Nghề trồng hoa cây cảnh góp phần bảo vệ môi trường , đem lại tác động tích cực cho con người đó là những vẻ đẹp của vườn hoa cây cảnh. Nghề trồng hoa cây cảnh không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân mà còn góp phần lưu giữ nét đẹp truyền thồng ở các vùng quê Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tác động tiêu cực xung quanh vấn đề thuốc bảo vệ thực vật. tuy hoa cây cảnh ít sâu bệnh, sử dụng lượng thuốc BVTV ít nhưng do người dân chưa nhận biết hết được tác hại của thuốc, không sử dụng bảo hộ lao động khi sử dụng thuốc BVTV và với diện tích đất trồng cây cảnh khá lớn như của xã thì lượng dư thừa thuốc BVTV trogng môi trường là điều không thể tránh khỏi, gây nên ô nhiễm môi trường. Hộp 4.3 : Nghề trồng hoa cây cảnh bảo vệ môi trường Theo ông Anh xóm Trại Xám cho biết “ Trồng hoa cây cảnh có nét thú vị riêng, không những là thú chơi tao nhã giúp sảng khoái tinh thần, không gò bó trí óc , đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình mà còn bảo vệ được môi trường làm cho bầu không khí nơi đây trong lành hơn, mọi người được hít thở nguồn không khí sạch.” Nguồn: Tổng hợp ý kiến điều tra 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng 4.3.1 Người dân địa phương Trong sản xuất hoa cây cảnh cũng như trong bất kì hoạt động sản xuất hay

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_trong_cay_canh_tai_xa_hong_quang.doc
Tài liệu liên quan