Kinh doanh và biện pháp phát triển kinh doanh của Trung tâm Thương mại Quế Phong

Tài liệu Kinh doanh và biện pháp phát triển kinh doanh của Trung tâm Thương mại Quế Phong: ... Ebook Kinh doanh và biện pháp phát triển kinh doanh của Trung tâm Thương mại Quế Phong

doc68 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1409 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Kinh doanh và biện pháp phát triển kinh doanh của Trung tâm Thương mại Quế Phong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trong giai đoạn hội nhập WTO nền kinh tế thương mại Việt Nam hoà nhập vào nền kinh tế thế giới góp phần thúc đẩy mọi mặt, từ kinh tế đến xã hội Việt Nam đã có sự biến đổi một cách nhanh chóng. Đặc biệt là hoạt động đầu tư và thu hút đầu tư được xếp vào tốp hót của Đông Nam Á. Các hàng rào thuế quan các hàng rào thương mại được xoá bỏ cùng chung một sân chơi công bằng. Vì thế hoạt động giao lưu kinh doanh thương mại diễn ra giữa các quốc gia trong tổ chức WTO và cả thế giới ngày càng mạnh kết quả mang lại ngày càng cao vì các quốc gia ngày một càng khai thác triệt để những lợi thế mà mình có so với các quốc gia khác trên cơ sở so sánh, sự đầu tư và phát triển chủ yếu tập trung ở những thành thị những khu công nghiệp và những vùng phát triển chủ yếu tập trung ở những thành thị những khu công nghiệp và những vùng phát triển trước tình hình đó nhà nước vẫn có chính sách ưu tiên phát triển thương mại nội địa. Có những chính sách ưu đãi phát triển thương mại miền núi và hải đảo vì chỉ có thương mại mới đưa nền kinh tế của những vùng đó phát triển, nâng cao đời sống nhân dân rút ngắn khoảng cách giàu nghèo. Đưa miền núi phát triển kịp miền xuôi và rút ngắn sự chênh lệch quá lớn giữa các vùng. Cùng với sự định hướng kinh tế chung của nhà nước và những đặc điểm kinh doanh chung của địa bàn Quế Phong. Em quyết định lựa chọn đề tài "Kinh doanh và biện pháp phát triển kinh doanh của Trung tâm Thương mại Quế Phong" làm chuyên đề thực tập với mong muốn góp sức cho sự phát triển hơn nữa hoạt động kinh doanh của Trung tâm nói riêng và hoạt động kinh doanh của toàn địa bàn nói chung với một tương lai không xa sẽ theo kịp những trung tâm kinh tế và những vùng phát triển. Đề tài được chia thành ba chương: Chương I: Lý luận chung về kinh doanh Thương mại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Chương II: Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh, của trung tâm Thương mại Quế Phong. Chương III: Mục tiêu phương hướng và các biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của Trung tâm Thương mại Quế Phong. Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn PGS.TS. Hoàng Minh Đường cùng tập thể cán bộ nhân viên Trung tâm Thương mại Quế Phong đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp. CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH DOANH THƯƠNG MẠI CỦA DOANH NGHIỆP NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG I. KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam bắt đầu từ công cuộc đổi mới chính sách được khẳng định từ Đại hội VI (tháng 12 năm 1986) và tiếp tục nâng lên ở đại hội VII của Đảng cộng sản Việt Nam xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) khuyến khích và phát triển các thành phần kinh tế, từ nền kinh tế đóng cửa chuyển sang nền kinh tế mở cửa và bảo đảm quyền tự chủ của các doanh nghiệp (DN) trong kinh doanh (KD). Kinh tế thị trường (KTTT) là nền kinh tế mà trong đó các quan hệ giữa cá nhân, các DN các tổ chức kinh tế, trao đổi, lưu thông các yếu tố của sản xuất kinh doanh đều thông qua thị trường. Thị trường có vị trí trung tâm - thị trường vừa là mục tiêu của sản xuất kinh doanh hàng hoá - dịch vụ vừa là nơi chuyển tải các hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa là nơi thừa nhận, thực hiện các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Kinh tế thị trường có những đặc trưng cơ bản sau: - Tính tự chủ của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cao. - Hàng hoá dịch vụ đa dạng, phong phú. - Giá cả hàng hoá, dịch vụ được hình thành trên quan hệ cung cầu. - Cạnh tranh là môi trường kinh doanh của nền kinh tế thị trường và các quan hệ kinh tế - thương mại trong nền kinh tế thị trường phải là nền kinh tế mở. 1. Cơ chế thị trường 1.1. Khái niệm về cơ chế thị trường Cơ chế thị trường là cơ chế tự điều chỉnh, nền kinh tế thị trường do sự tác động kinh tế hàng hoá, do sự tác động của thị trường nhằm giải quyết ba vấn đề cơ bản của nền kinh tế: Sản xuất cái gì, cho ai, bằng cách nào. Trong cơ chế thị trường lợi nhuận vừa là động lực vừa là mục tiêu của doanh nghiệp còn giá cả thị trường là phạm trù trung tâm là phương tiện phát tín hiệu cho các chủ thể kinh tế biết sản xuất cái gì, bao nhiêu và như thế nào, giá cả thị trường chịu sự tác động của quy luật thị trường là giá trị, cung - cầu, cạnh tranh và lưu thông tiền tệ. 1.bản chất và các quy luật của cơ chế thị trường 1.2.1. các quy luật của cơ chế thị trường 1.2.1.1. Quy luật giá trị Trong nền kinh tế hàng hoá kinh tế thị trường, quy luật giá trị đòi hỏi sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết vì mặt lý thuyết người ta có thể tính được thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá. Song thực tế thời gian lao động xã hội cần thiết chỉ xác định được thông qua thị trường, thông qua sự biến động giá cả tự phát của thị trường. Người KD có thể biết được giá cả cá biệt của hàng hoá mình cao hay thấp hơn so với giá thị trường. Quy luật giá trị để điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá một cách tự phát, tập trung các nguồn lực của xã hội vào những ngành lĩnh vực, những vùng kinh tế kích thích áp dụng, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng, nhưng làm sự phân hoá giàu nghèo xã hội tăng lên. 1.2.1.2. Quy luật cung - cầu Trong nền kinh tế thị trường cung và cầu là hai lực lượng hoạt động cơ bản của thị trường. Cầu: là nhu cầu của xã hội về hàng hoá dịch vụ được biểu hiện trên thị trường ở một mức giá nhất định nó bị giới hạn bởi khả năng thanh toán của dân cư. Nói cụ thể hơn cầu là lượng mặt hàng mà người muốn mua ở một mức giá nhất định. Cầu phụ thuộc vào yếu tố thu nhập của người tiêu dùng, quy mô của thị trường, giá cả và tình hình các hàng hoá khác, sở thích người tiêu dùng, trong đó thu nhập của người tiêu dùng là quan trọng nhất. Cung: Là toàn bộ hàng hoá là quan trọng nhất và có thể đưa ra ở thị trường một mức giá nhất định. Nói cụ thể hơn cung là lượng một mặt hàng mà người bán muốn bán ở mức giá nhất định cung phụ thuộc vào: Chi phí sản xuất, giá cả, tình trạng hàng hoá khác. Mối tương quan giá cung - cầu: Chính xác hơn là điều chỉnh độ chênh lệch giá cả thị trường sự biến đổi, tương quan giữa cung và cầu, sự lên xuống của giá cả thị trường và ngược lại giá cũng tác động đến đối với cung và cầu. Như vậy thông qua sự tác động qua lại giữa giá cả thị trường và quan hệ cung cầu làm cho nền kinh tế luôn hướng đến trạng thái cân bằng. 1.2.1.3 Quy luật cạnh tranh Cạnh tranh là sự đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành lợi nhuận tối đa cho mình. Cạnh tranh là yếu tố cơ bản của cơ chế thị trường. Đó là hiện tượng tất yếu của kinh tế thị trường ở đâu có sản xuất và trao đổi thị trường ở đó có cạnh tranh vai trò của cạnh tranh được thể hiện qua các chức năng sau: Cạnh tranh là cơ sở điều chỉnh linh hoạt của sản xuất xã hội và do đó làm cho sự phân bổ các nguồn lực kinh tế của xã hội một cách tối ưu. Mục đích hoạt động doanh nghiệp là lợi nhuận tối đa. Vì vậy họ sẽ đầu tư vào những nơi có lợi nhuận cao. Cạnh tranh kích thích tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất, người sản xuất nào có công nghệ tiên tiến sẽ thu được lợi nhuận siêu ngạch do đó cạnh tranh là áp lực so với người sản xuất buộc họ phải cải tiến kỹ thuật, nhờ đó kỹ thuật và công nghệ của toàn xã hội được phát triển. 1.2.1.4. Quy luật lưu thông tiền tệ Trong nền kinh tế thị trường lưu thông tiền tệ có tác dụng trực tiếp đến nhà sản xuất và trao đổi hàng hoá. Tình trạng thiếu thừa tiền trong lưu thông điều hành biến đổi chỉ số giá cả, gây khó khăn cho lưu thông hàng hoá và hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy trong cơ chế thị trường với sự tác động của các quy luật kinh tế vốn có của nó vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá được biểu hiện qua giá cả thị trường đã phân bổ các nguồn lực xã hội làm cho nền kinh tế thị trường luôn tự điều chỉnh tự "vận hành" một cách bình thường 1.2.2. Bản chất của cơ chế thị trường Kinh tế thị trường là kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà ở đó quá trình sản xuất phân phối sản phẩm, phân chia lợi ích, thiết lập các quan hệ kinh tế do các quy luật của thị trường điều tiết chi phối. Nhưng cơ bản cơ chế thị trường là cơ chế giá cả tự do mà nó có các đặc trưng sau: + Việc phân bổ sử dụng các nguồn tài nguyên là có hạn như: Lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên…cơ bản được quyết định một cách khách quan, thông qua sự hoạt động của các quy luật kinh tế, đặc biệt là quy luật cung cầu. + Tất cả các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể kinh tế đều được tiền tệ hoá. + Tự do lựa chọn sản xuất kinh doanh và tiêu dùng từ phía các nhà sản xuất và những người tiêu dùng thông qua các mối quan hệ kinh tế. + Động lực thúc đẩy sản xuất phát triển thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và lợi ích kinh tế được biểu hiện tập trung ở mức độ lợi nhuận. + Thông qua sự hoạt động của các quy luật kinh tế, đặc biệt là sự linh hoạt của hệ thống giá cả, nền kinh tế thị trường luôn duy trì được cân bằng giữa sức cung và sức cầu của tất cả các loài hàng hoá và dịch vụ ít gây ra được sự thiếu thốn và khan hiếm hàng hoá. + Cạnh tranh là môi trường thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy năng suất lao động tăng và tăng hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường thường dẫn đến hai khuynh hướng đều nguy hiểm: Độc quyền và phá sản. + Kinh tế thị trường luôn tạo ra cơ hội cho mọi người sáng tạo tìm cách cải tiến về lối làm việc có hiệu quả hơn. + Kinh tế thị trường chú ý đến khả năng thanh toán chứ không phải nhu cầu nói chung. + Ngoài ra nảy sinh khuynh hướng xã hội thị trường. Chạy theo nếp sống tiêu xài mà không chú ý đúng mực tới y tế, giáo dục, kinh tế thị trường không tự điều chỉnh được "bất lực". Trước các hậu quả do kinh tế thị trường tạo nên: Nạn ô nhiễm môi trường, phá hoại môi sinh, tệ nạn xã hội. Mặc dù cơ chế thị trường ngày nay đã đưa người tiêu dùng lên vị trí hàng đầu. Nhờ sự phát triển của lực lượng sản xuất mới và nảy sinh các nhu cầu mới, đa dạng hơn trước. Cơ chế thị trường có xu hướng thoả mãn nhu cầu không ngừng biến đổi các nhóm dân cư sao cho phù hợp với lối sống, văn hoá của họ, thay cho nguyên tắc sản xuất và cung ứng hàng loạt bất chấp nhu cầu. Nhà doanh nghiệp trong cơ chế thị trường đóng vai trò trung tâm, doanh nghiệp thương mại là đầu mối là trung gian, là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. 1.3. Cơ chế quản lý kinh tế định hướng theo xã hội chủ nghĩa 1.3.1. Nội dung quản lý kinh tế của nhà nước + Quyết định chiến lược phát triển kinh tế xã hội: Toàn bộ sự phát triển của nền kinh tế phụ thuộc trước hết vào đường lối chiến lược phát triển kinh tế. Để xây dựng chiến lược đúng, có căn cứ khoa học, cần phân tích đúng thực trạng kinh tế - xã hội, xác định mục tiêu phát triển, lựa chọn phương án tối ưu. Muốn vậy cần thực hiện dân chủ hoá, khoa học hoá, thể chế hoá quyết sách. + Kế hoạch: Kế hoạch nói ở đây là kế hoạch thực hiện mục tiêu của quyết định chiến lược kế hoạch xác định mực tiêu dài hạn, trung gian và ngắn hạn, nêu ra biện pháp và phương thức thực hiện các mục tiêu đó. + Tổ chức: Tổ chức là một nội dung quản lý nằm đảm bảo thực hiện kế hoạch đã định trước bao giờ việc bố trí hợp lý cơ cấu, xác định rõ chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của các tổ chức và dựa vào yêu cầu cụ thể của các cơ cấu để lựa chọn và bố trí cán bộ thích hợp. + Chỉ huy và phối hợp: Nền kinh tế là một hệ thống phức tạp bao gồm nhiều chủ thể khác nhau, vì thế để cho nền kinh tế hoạt động bình thường, có hiệu quả, cần có sự chỉ huy thống nhất (điều chỉnh tự trung tâm). Để có thể chỉ huy nền kinh tế, phải có cơ quan quản lý thống nhất, cơ quan đó có quyền lực, có đầy đủ thông tin về mặt để điều hoà, phối hợp các mặt hoạt động của nền kinh tế xã hội, giải quyết kịp thời các vấn đề để nảy sinh để bảo đảm cân bằng tổng thể của nền kinh tế. + Khuyến khích và trừng phạt: Bằng các đòn bẩy kinh tế và động viên về tinh thần khuyến khích mọi tổ chức kinh tế hoạt động theo kế hoạch, cố gắng thực hiện nhiệm vụ của kế hoạch. Muốn vậy phải có chế độ thưởng phạt rõ ràng, hoạt động theo định hướng kế hoạch, làm lợi cho nền kinh tế thì được khuyến khích ngược lại, không làm theo định hướng của kế hoạch, làm hại thì phải ngăn chặn và trừng phạt. 1.3.2. Các công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam + Hệ thống pháp luật: Hệ thống pháp luật là một công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước, nó tạo ra khuôn khổ pháp luật cho các chủ thể kinh tế hoạt động, phát huy mặt cực và hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường; bảo đảm cho nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hệ thống luật bao trùm mọi hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm những điều luật cơ bản về hoạt động của doanh nghiệp (Luật doanh nghiệp), về hợp đồng kinh tế, về bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo vệ môi trường….Các luật bảo vệ hành vi của các chủ thể kinh tế, buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận sự điều tiết của nhà nước. +Kế hoạch hoá: Cơ chế vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là kế hoạch kết hợp chặt chẽ với nhau. Sự điều tiết của thị trường là cơ sở phân phối các nguồn lực còn kế hoạch nói ở đây được hoạch định trên cơ sở thị trường, bao quát tất cả, các thành phần kinh tế tất cả các quan hệ kinh tế, kể cả quan hệ thị trường. + Lực lượng kinh tế của nhà nước: Nhà nước quản lý nền kinh tế không chỉ bằng các công cụ pháp luật, kế hoạch hoá, mà còn bằng lực lượng kinh tế của nhà nước và tập thể để chúng dần dần trở thành nền tảng của nền kinh tế, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Nhờ đó nhà nước có sức mạnh vật chất để điều tiết, hướng dẫn nền kinh tế theo mục tiêu kinh tế - xã hội do kế hoạch đặt ra. + Chính sách tài chính tiền tệ: Đối với nền kinh tế thị trường, Nhà nước quản lý kinh tế bằng các biện pháp kinh tế chủ yếu. Những biện pháp kinh tế điều tiết vĩ mô của nhà nước chủ yếu là chính sách tài chính và tiền tệ, chính sách tài chính đặc biệt là ngân sách nhà nước có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển toàn bộ nền kinh tế xã hội. Chính sách tiền tệ là một công cụ quản lý vĩ mô trọng yếu, vai trò của nó trong điều tiết kinh tế vĩ mô ngày càng tăng cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. + Các công cụ điều tiết kinh tế đối ngoại. Để mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, nhà nước sử dụng nhiều công cụ, trong đó chủ yếu là xuất - nhập khẩu, bảo đảm tín dụng xuất khẩu, trợ cấp xuất khẩu. Thông qua các công cụ đó, nhà nước có thể khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước, nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hoá của nước ta, giữ vững được độc lập, chủ quyền, bảo vệ lợi ích quốc gia trong quan hệ kinh tế quốc tế. 2.Các loại hình doanh nghiệp thương mại kinh doanh trong cơ chế thị trường 2.1. Doanh nghiệp thương mại Thương mại hình thành và phát triển cơ sở của sự phát triển lực lượng sản xuất để sản xuất hàng hoá là tiền đề của thương mại. Sản xuất ra hàng hoá là sản xuất ra sản phẩm để bán để trao đổi. Từ đó có thể nói: "Kinh doanh thương mại là dùng tiền của công sức vào việc buôn bán hàng hoá nhằm mục đích biến lợi". "Doanh nghiệp thương mại là đơn vị kinh doanh" (Tổng công ty, công ty, xí nghiệp) với hệ thống kho tàng, bến bãi, trạm, cửa hàng của mình để thực hiện chức năng mua bán hàng hoá dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân. Doanh nghiệp thương mại thực chất là doanh nghiệp lưu thông hàng hoá dịch vụ" hay một cách hiểu và dễ đạt ngắn gọn hơn doanh nghiệp thương mại: "Doanh nghiệp thương mại là doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực mua bán hàng hoá và thực hiện các hoạt động dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng nhằm và thu lợi nhuận. 2.2. Các loại hình doanh nghiệp thương mại Trong những năm gần đây với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần, các loại hình doanh nghiệp thươg mại (DNTM) lại càng trở nên phong phú đa dạng: 2.2.1. Căn cứ vào tính chất các mặt hàng kinh doanh có thể chia thành + DN kinh doanh chuyên môn hoá: Đó là các doanh nghiệp chuyên kinh doanh một hoặc một số mặt hàng có cùng công dụng, trạng thái tính chất hoặc phục vụ cho những nhu cầu nhất định trong nền kinh tế quốc dân. Ví dụ, các tổng công ty của bộ công thương tổng công ty vật tư nông nghiệp, xây dựng… + Doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp: Là doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng có công dụng trạng thái khác nhau phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trên phạm vi lãnh thổ nhất định. Ví dụ các công ty của tỉnh (thành phố, quận, huyện) thường là các đơn vị kinh doanh tổng hợp. + Các DN đa dạng hoá kinh doanh. Đa dạng hoá kinh doanh là các doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng (giống kinh doanh tổng hợp) và nhiều lĩnh vực kinh doanh như sản xuất, dịch vụ, kinh doanh hàng hoá… 2.2.2. Theo quy mô của DN chia thành - DNTM có quy mô nhỏ - DNTM có quy mô vừa - DNTM có quy mô lớn Để xếp loại DN người ta thường căn cứ vào hệ thống các tiêu thức khác nhau. Đối với DNTM tiêu thức xếp loại là: vốn kinh doanh (KD) số lượng lao động, doanh số hàng hoá lưu chuyển hàng năm, phạm vi địa bàn kinh doanh… Trong thực tế người ta coi các tập đoàn kinh doanh, các tổng công ty là các doanh nghiệp có quy mô lớn còn lại là các DN vừa và nhỏ. Các DN thương mại đa số là vừa và nhỏ. 2.2.3. Theo phân cấp quản lý chia ra - DNTM do trung ương quản lý: Bao giờ các DNTM do các bộ, các ngành của trung ương quản lý như DNTM của bộ công thương, của các bộ ngành khác trong nền kinh tế quốc dân. - DNTM do địa phương quản lý: Bao gồm các DNTM thuộc tỉnh, thành phố, quận (huyện), thị trấn, thị xã, quản lý. Các DN địa phương quản lý đại đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh doanh tổng hợp trên địa bàn địa phương. 2.2.4. Theo chế độ sở hữu tư liệu sản xuất có: Theo chế độ sở hữu tư liệu sản xuất có: + DNTM nhà nước: Theo điều 1 luật DN Nhà nước năm 2003 có hiệu lực từ 1/7/2004 "DN nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn". Như vậy DNTM nhà nước có thể có các hình thức tổ chức sau: - Công ty nhà nước. - Công ty cổ phần nhà nước. - Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên - Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước hai thành viên trở lên. - DN có cổ phần, vốn góp có chi phối của nhà nước. - Công ty nhà nước giữ quyền chi phối DN khác. - Công ty nhà nước giữ quyền chi phối DN khác. + DNTM tập thể: DNTM mà vốn kinh doanh do tập thể lao động tự góp vốn vào để cùng nhau hoạt động. + công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. + Công ty liên doanh với nước ngoài + DN tư nhân: Do các tư nhân trong nước và nước ngoài bỏ vốn đăng ký kinh doanh. Không thuộc loại hình doanh nghiệp, ở Việt Nam còn có hệ thống những người buôn bán nhỏ, đó là các hộ cá thể có các cửa hàng, quầy hàng kinh doanh hàng hoá phục vụ các nhu cầu của nhân dân. Ngoài ra còn có sự pha trộn giữa các hình thức trên. Cùng với sự phát triển của kinh tế, các loại hình của DNTM có xu hướng ngày càng đa dạng, phức tạp, đan xen nhiều chế độ sở hữu khác nhau. Ngày nay với sự phát triển của kinh tế nhiều thành phần, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật, vì vậy việc phân loại chỉ có ý nghĩa trong nghiên cứu việc nhận dạng các loại hình DNTM liên quan đến xác định cơ cấu tổ chức quản lý, phương thức huy động vốn, chỉ đạo các hoạt động kinh doanh của DN, đồng thời làm cơ sở cho việc quy hoạch lại cơ cấu các loại DNTM trong tương lai. 2.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của DNTM + DNTM hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá nhằm chuyển đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. + Sản phẩm của doanh nghiệp thương mại cung ứng cho khách hàng về bản chất là dịch vụ phục vụ khách hàng. + Thị trường của DNTM đa dạng, rộng lớn hơn so với các đơn vị sản xuất. + Hoạt động xúc tiến thương mại có vai trò quan trọng đặc biệt. + Kinh doanh trong cơ chế thị trường luôn mở ra muôn vàn cơ hội tìm kiếm lợi nhuận nhưng cũng đầy cạm bẫy rủi ro. 2.4. Chức năng, nhiệm vụ của DNTM trong nền kinh tế quốc dân 2.4.1. Các chức năng của DNTM + Phát hiện nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ trên thị trường và tìm mọi cách để thoả mãn nhanh chóng các nhu cầu đó. + Phải không ngừng nâng cao trình độ thoả mãn nhu cầu của khách hàng để nâng cao hiệu quả kinh doanh. + Giải quyết tốt các mối quan hệ trong nội bộ DN và quan hệ giữa DN với bên ngoài. 2.4.2. Các nhiệm vụ của DNTM trong nền kinh tế quốc dân + Kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã đăng ký và mục đích thành lập doanh nghiệp. + Quản lý tốt lao động, vật tư, tiền vốn để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh. + Thực hiện phân phối theo lao động và chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên. + Thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội. + Tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước. Doanh nghiệp thương mại là hợp phần tất yếu, quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, là nơi thể hiện đầy đủ, tập trung nhất các mỗi quan hệ lớn trong xã hội: Quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa cung và cầu, giữa xuất khẩu với nhập khẩu, giữa thu và chi ngân sách, đồng thời cũng là nơi diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt quyết liệt giữa cơ chế quản lý cũ chưa bị xoá bỏ hoàn toàn với cơ chế quản lý mới chưa hoàn chỉnh đan xen tồn tại với nhau. Bởi vậy nếu làm tốt chức năng nhiệm vụ trên, các DNTM đã phát huy vai trò cầu nối, là trung gian cần thiết giữa sản xuất với tiêu dùng. Tích cực góp phần tăng tích luỹ xã hội nhằm thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiêp hoá hiện đại hoá và phát triển bình ổn. II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KINH DOANH THƯƠNG MẠI Ở DOANH NGHIỆP 1. Định nghĩa về kinh doanh Kinh doanh là việc thực hiện tốt một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. 2. Những nội dung cơ bản của kinh doanh thương mại 2.1. Nghiên cứu và xác định nhu cầu của thị trường về loại hàng hoá và dịch vụ để lựa chọn kinh doanh và xây dựng chiến lược kinh doanh: Đối tượng của KDTM là hàng hoá dịch vụ trong buôn bán hàng hoá. DNTM có thể kinh doanh một loại hàng hoá (chuyên doanh) hoặc vài nhóm hàng hoá khác nhau (tổng hợp) hoặc kinh doanh (tổng hợp) hoặc kinh doanh hỗn hợp (vừa kinh doanh vừa sản xuất, gia công hàng hoá), nhưng trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường và xác định nhóm mặt hàng để chọn kinh doanh. Có rất nhiều hàng hoá khác nhau, mỗi loại hàng hoá khác nhau có tính cơ lý hoá học và trạng thái khác nhau có nhu cầu tiêu dùng cho các khách hàng khác nhau tiêu dùng cho sản xuất hàng tiêu dùng cá nhân. Doanh nghiệp phải nghiên cứu xác định nhu cầu của khách hàng cho khu vực mình kinh doanh và sự đáp ứng cho các nhu cầu đó hiện nay. Nghiên cứu thị trường và xác định nhu cầu thị trường về mặt hàng doanh nghiệp sẽ kinh doanh phải trên cơ sở doanh nghiệp có đủ trình độ chuyên môn về mặt hàng và doanh nghiệp nắm được khả năng nguồn hàng đã biết và có khả năng khai thác, đặt hàng, mua hàng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn cách đáp ứng nhu cầu hiện tại. Từ đó DN chuẩn bị cơ sở vật chất chuẩn bị mặt hàng, chuẩn bị các điều kiện để đưa vào hoạt động kinh doanh. Và công việc đó không chỉ một lần mà trong quá trình kinh doanh luôn phải nghiên cứu nhu cầu của thị trường về mặt hàng cùng loài mặt hàng mới, tiên tiến hiện đại có nhu cầu trên thị trường cũng như đáp ứng các nhu cầu của khách hàng kịp thời, thuận tiện và văn minh hơn. 2.2. Huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực đưa vào kinh doanh Kinh doanh thương mại cũng phải huy động các nguồn lực để tiến hành các hoạt động kinh doanh. Các nguồn lực mà DNTM phải huy động để đưa vào hoạt động kinh doanh là: Vốn hữu hình như tiền VNĐ, vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ…nhà cửa, kho hàng, cửa hàng, quầy hàng và vốn vô hình như sự nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hoá, sự tín nghiệm của khách hàng…và con người với tài năng, học vấn, kinh nghiệm, nghề được đào tạo, trình độ quản lý… được huy động vào kinh doanh. Đây là nguồn tài sản quý hiếm của doanh nghiệp. Dù người quản trị có tài huy động đến mức nào thì nguồn tài sản của doanh nghiệp cũng chỉ có hạn. Vấn đề của doanh nghiệp là kết hợp sức mạnh vật chất với con người cụ thể như thế nào để doanh nghiệp có thể tiến hành một cách nhanh chóng, thuận lợi và rút ngắn được thời gian chuẩn bị, có kết quả kinh doanh ngay và phát triển kinh doanh cả bề rộng lẫn bề sâu. Việc huy động nguồn lực là điều kiện thông thể thiếu được của hoạt động kinh doanh, nhưng việc sử dụng nguồn lực một cách hợp lý có kết quả và hiệu quả mới là hoạt động quyết định của kinh doanh. Việc quyết định phương hướng kế hoạch sử dụng nguồn lực do tập thể hội đồng quản trị doanh nghiệp có trách nhiệm song về cơ bản phải do tài năng của giám đốc cũng như sự phát huy khả năng của mọi thành viên trong doanh nghiệp, vấn đề kỷ luật, kỷ cương trong doanh nghiệp, và vấn đề khuyến khích bằng lợi ích vật chất và tinh thần đối với mọi thành viên. 2.3. Tổ chức các hoạt động nghiệp vụ mua bán dự trữ, bảo quản, vận chuyển, xúc tiến thương mại và hoạt động dịch vụ phục vụ khách hàng: Hoạt động kinh doanh của DNTM về cơ bản là hoạt động mua hàng để bán (buôn bán hàng hoá). Tổ chức tạo nguồn hàng, khai thác gia công, đặt hàng, ký kết các hợp đồng mua hàng để đảm bảo nguồn hàng cho doanh nghiệp là khâu nghiệp vụ quan trọng để doanh nghiệp có hàng hoá đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tổ chức mạng lưới bán hàng và phân phối hàng hoá cho mạng lưới bán hàng cơ hữu và đại lý bán hàng là nghiệp vụ kinh doanh quan trọng bậc nhất, bởi vì chỉ có bán được hàng doanh nghiệp mới thu hồi được vốn, mới có nguồn trang trải chi phí lưu thông và mới có lãi để tái đầu tư mở rộng và phát triển kinh doanh. DNTM cũng phải dự trữ hàng hoá để đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời, đồng bộ và ổn định cho khách hàng. Để thực hiện tốt nghiệp vụ mua bán hàng hoá, DN phải tổ chức các kho hàng để dự trữ và bảo quản hàng hoá bảo vệ tốt số lượng và chất lượng hàng hoá dự trữ. Có như vậy doanh nghiệp mới có hàng hoá đủ tiêu chuẩn chất lượng đưa vào lưu thông DNTM còn phải tổ chức tốt hệ thống thu mua đặt hàng, khai thác, tiếp nhận hàng hoá để có nguồn hàng hoá phong phú, ổn định, chất lượng tốt. DNTM cần phải tổ chức tốt hệ thống các quầy hàng (lưu động và cố định). Cửa hàng siêu thị, trung tâm thương mại, cũng như hệ thống đại lý bán hàng cho khách hàng một cách thuận lợi và kịp thời. Để đảm bảo chi phí kinh doanh đặc biệt chi phí lưu thông, DNTM cần phải tổ chức hợp lý nghiệp vụ giao nhận, vận chuyển bốc dỡ hàng hoá ở những cầu đầu mới tiếp nhận hàng hoá loại bỏ tình trạng vận chuyển loanh quanh, ngược chiều, không tận dụng hết trọng tải của các phương tiện vận chuyển, cũng như tăng chi phí vận chuyển bốc dỡ hàng hoá. Trong hoạt động KDTM, DNTM phải tiến hành xúc tiến thương mại. Xúc tiến thương mại là hoạt động nhằm tìmkiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng thương mại. Các hoạt động xúc tiến thương mại gồm: bán hàng cá nhân, quảng cáo thương mại, hội chợ triển lãm thương mại quan hệ công chúng, xúc tiến bán hàng, ứng dụng công nghệ thông tin như bán hàng qua điện thoại, internet, xây dựng, bảo vệ và quản bá thương hiệu trong hoạt động KDTM cần phải thực hiện các hoạt động dịch vụ phục vụ khách hàng. Chỉ có thực hiện các hoạt động dịch vụ linh hoạt, đa dạng, phong phú mới có thể thu hút được khách hàng và khách hàng tương lai đến với doanh nghiệp. 2.4.Quản trị vốn, chi phí, hàng hoá và nhân sự trong hoạt động kinh doanh Quản trị DNTM cũng phải quản trị các yếu tố cơ bản của DN là vốn kinh doanh, chi phí kinh doanh, quản lý hàng hoá và nhân sự. Vốn kinh doanh của DNTM là thể hiện bằng tiền của tài sản cố định và tài sản lưu động của DN. Quản trị vốn kinh doanh của DN có kê hoạch và sử dụng vốn hợp lý, cũng như bảo đảm huy động vốn kịp thời cho các nhu cầu kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, của DN, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, bảo toàn và phát triển được vốn qua mỗi chu kỳ kinh doanh, chấp hành đầy đủ các nguyên tắc và kỷ luật, sử dụng vốn tiết kiệm. Chi phí kinh doanh của DNTM là biểu hiện bằng tiền của các chi phí về lao động sống và lao động vật hoá mà DN đã bỏ ra để đạt được kết quả kinh doanh trong một thời kỳ nhất kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Quản lý chi phí kinh doanh là phải có kế hoạch và mục tiêu chi phí có quy định rõ mức độ quyền hạn của các cấp trong doanh nghiệp được duyệt chi và chi phí như thế nào là hợp lý, hợp lệ, tiết kiệm. Quản lý chi phí kinh doanh là nắm bắt được nội dung của các khoản chi trong doanh thu, lợi nhuận cũng như các yêu cầu khác như kế hoạch, mục đích tiết kiệm, hợp lý hợp lệ, giảm các tổn thất. Quản lý hàng hoá trong KDTM đòi hỏi người quản trị và các bộ phận có liên quan đến giao nhận bốc dỡ vận chuyển dự trữ bảo quản, thu mua, bán hàng phải biết các nghiệp vụ bảo quản và đặc điểm hàng hoá và doanh nghiệp kinh doanh để dự trữ, bảo quản và bảo vệ hàng hoá, DNTM cần phải có cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng theo đòi hỏi kỹ thuật của mặt hàng như nhà kho, các phương tiện để chứa đựng để bảo quản, bảo vệ hàng hoá, các phương tiện đóng gói bao bì, các phương tiện vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá cũng như các phương tiện đóng gói bao bì, các phương tiện vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá cũng như các cán bộ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, thành thạo để hướng dẫn sử dụng vận hành, sửa chữa…hiệu chỉnh tu chỉnh theo nhu cầu của khách hàng. Trong kinh doanh thương mại người kinh doanh còn phải biết nhu cầu về hàng hoá của khách hàng. Khách hàng nào có khối lượng chất lượng…chỉ có như vậy người kinh doanh mới đưa hàng, mới tránh được tình trạng hàng hoá vận động loanh quanh ứ đọng, chậm luân chuyển bảo quản không tốt làm hàng hoá hư hỏng, vỡ bẹp, kém mất phẩm chất phải huỷ bỏ. Vừa lãng phí của cải vật chất của xã hội, vừa tốn chi phí cho chính việc huỷ bỏ nó. Quản trị nhân lực là quản trị những hoạt động liên quan đến nhân sự như: Việc tạo lập duy trì, sử dụng và phát triển có hiệu quả yếu tố con người nhằm thực hiện các mục tiêu điều kiện của doanh nghiệp một cách tốt nhất. Quản trị nhân sự là một mặt của công tác quản trị doanh nghiệp thương mại, là quá trình hoạch định, tuyển dụng, tổ chức sắp xếp, đào tạo và phát triển, đãi ngộ nhân sự và phân quyền, giao quyền tạo dựng ê kíp, cũng như đánh giá nhân sự. Quản trị nhân sự là quản trị con người, đó là một nguồn lực quan trọng nhất. Con người lại có suy nghĩ, đó là một nguồn lực quan trọng nhất thành công của doanh nghiệp là thành công của việc sử dụng nhân sự. Mọi quản trị suy cho cùng cũng là quản trị con người. Dù DNTM có vốn vật chất, vốn tài chính dồi dào, phong phú nhưng không có nhân sự có đủ năng lực nghiệp vụ, kỹ thuật, tổ chức kinh tế, trình độ quản lý và những tài nă._.ng sáng tạo thì DN không thể hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao. Bởi chính con người mới thực sự là chủ thể của vốn vật chất, vốn tài cính. Vì vậy, sử dụng con người đúng đắn thì DN thành công, còn sử dụng con người không đúng với năng lực, trình độ, tài năng….thì DN sẽ không đạt được mục tiêu như mong muốn. III. CÁC CHỈ TIÊU VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh 1.1. Các chỉ tiêu mua - bán - dự trữ 1.1.1. Chỉ tiêu bán ra (bán hàng, xuất hàng) Người ta thường sử dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm để xác định chỉ tiêu bán ra theo công thức: Xkh = Xb/c x (1 ± h%) Trong đó: Xkh: Số lượng hàng hoá bán ra kỳ kế hoạch (tấn) Xb/c: Số lượng hàng hoá bán ra trong kỳ báo cáo (tấn) h%: Hệ số tăng giảm của kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo. 1.1.2. Chỉ tiêu dự trữ hàng hoá - Chỉ tiêu dự trữ hàng hoá đầu kỳ (Dđk). Khi lập kế hoạch cho năm kế hoạch thì năm báo cáo chưa kết thúc, vì vậy cần phải tính toán chỉ tiêu dự trữ hàng hoá đến đầu kỳ kế hoạch. Dđk = Otđ + Ưn - Ưx Trong đó: Otđ: tồn kho hàng hoá ở thời điểm kiểm kê (tấn) Dđk: Dự trữ hàng hoá đầu kỳ kế hoạch. Ưn: Ước nhập hàng hoá từ thời điểm kiểm kê đến cuối năm. Ưx: Ước xuất hàng hoá từ thời điểm kiểm tra đến cuối năm. - Chỉ tiêu dựt rữ hàng hoá cuối kỳ kế hoạch (Dck) được xác định theo công thức: Dck = m.t Trong đó: Dck: Dự trữ hàng hoá cuối kỳ kế hoạch m: Mức bán ra bình quân một ngày đêm kỳ kế hoạch (tấn/ngày) t: Thời gian dự trữ hàng hoá cần thiết (ngày) 1.1.3. Chỉ tiêu mua vào (mua hàng, nhập hàng) Chỉ tiêu mua vào được xác định vào căn cứ nào chỉ tiêu bán ra, chỉ tiêu dự trữ hàng hoá cuối kỳ và đầu kỳ theo công thức sau: M = Xkh + Dck - Dđk Trong đó: M: số lượng hàng hoá cần mua tính theo từng loài (tấn) Xkh: Số lượng hàng hoá bán ra kỳ kế hoạch (tấn….) Dđk: Dự trữ hàng hoá đàu kỳ kế hoạch (tấn….) Dck: Dự trữ hàng hoá cuối kỳ kế hoạch (tấn….) 1.2. Doanh thu - Chi phí - lợi nhuận 1.2.1. Doanh thu Doanh thu là số tiền được hình thành từ hoạt động bán hàng hoá và các hoạt động nghiệp vụ. Ngoài ra doanh thu còn được hình thành trong các trường hợp mà doanh nghiệp tạo ra từ nguồn khác. Trong đó doanh thu từ hoạt động bán hàng và hoạt động dịch vụ và được xác định theo công thức sau: TR = P.Q Trong đó: TR: Doanh thu P: Giá cả hàng hoá dịch vụ Q: Số lượng hàng hoá dịch vụ 1.2.1. Chi phí kinh doanh Đối với DNTM chi phí kinh doanh bao gồm: Chi phí cho việc mua hàng và vận chuyển hàng hoá, chi phí bảo quản hàng hoá, chi phí hao hụt và chi phí quản lý…theo tính chất của chi phí ta có thể chia thành: - Chi phí cố định (TFC) - Chi phí biến đổi (TVC) - Tổng chi phí kinh doanh (TC) Đây là tổng cộng hai loại chi phí cố định và chi phí biến đổi. TC = TFC + TVC 1.2.2. Lợi nhuận Là số chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. P = TR - TC P: Lợi nhuận TR: Doanh thu TC: Chi phí 1.3. Chỉ tiêu sử dụng vốn kinh doanh DNTM chủ yếu là vốn lưu động (chiếm 80% tổng số vốn của DN) 1.3.1. Số vòng quay của vốn: (K) K = Trong đó: K : là số vòng quay của vốn O-: Chi phÝ phí bình quân DS: Doanh số hàng bán 1.3.2. Số ngày trong một vòng quay (V) V = Trong đó: T: Số ngày trong kỳ kinh doanh K: số vòng quay của vốn lưu động V: Số ngày trong một vòng quay 1.4. Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của DNTM 1.4.1. Mức doanh lợi trên doanh số bán: P'1 = x 100 (%) Trong đó: P'1: Mức doanh lợi của doanh nghiệp trong kỳ P: Lợi nhuận - doanh nghiệp thực hiện trong kỳ DS: Doanh số bán thực hiện của doanh nghiệp trong kỳ. Chỉ tiêu này cho biết một số đồng doanh số bán thực hiện mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp trong kỳ. Do đó chúng có ý nghĩa quan trọng trong việc chỉ ra cho doanh nghiệp thống kinh doanh những mặt hàng nào, thị trường nào mang lại lợi nhuận cao. 1.4.2. Mức doanh lợi trên vốn kinh doanh P'2 = x 100 (%) Trong đó: P'2: Mức doanh lợi của vốn kinh doanh trong kỳ VKD: Tổng vốn kinh doanh trong kỳ (vốn lưu động và cố định) Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Một đồng vốn kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 1.4.3. Mức doanh lợi trên chi phí kinh doanh P'3 = x 100 (%) Trong đó: P'3: Mức sinh lợi của chi phí kinh doanh trong kỳ. CPKD: Tổng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ một đồng chi phí mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. 1.4.4. Năng suất lao động bình quân của một lao động W = Hoặc W = Trong đó: W: Năng suất lao động bình quân của một lao động trong kỳ DT: Doanh thu hoặc doanh số bán trong kỳ. TN: Tổng thu nhập LĐbq: Số lao động bình quân của doanh nghiệp trong kỳ. Chỉ tiêunày cho thấy trung bình (một lao động của doanh nghiệp thực hiện bao nhiêu dồng doanh thu trong kỳ hoặc bao nhiêu đồng thu nhập. 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 2.1. Các nhân tố từ mội trường vĩ mô 2.1.1. Yếu tố chính trị và luật pháp Trong kinh doanh hiện đại, các yếu tố chính trị và pháp luật ngày càng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để thành công trong kinh doanh thì các doanh nghiệp phải nghiên cứu,phân tích, dự báo về chính trị và luật pháp cùng với xu hướng vận động của nó sự thây đổi và sự biến động đều có thể tạo ra những cơ hội hoặc nguy cơ cho doanh nghiệp, đặc biệt là những thây đổi liên tục nhanh chóng không thể dự báo. 2.1.2. Yếu tố kinh tế Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của DNTM các yếu tố kinh tế bao gồm một phạm vi rất rộng từ các yếu tố tác động đến sức mua của khách hàng, đến nhu cầu tiêu dùng hàng hoá và các yếu tố liên quan đến sử dụng nguồn lực của kinh doanh. Các yếu tố kinh tế nó quy định các phương thức và cách thức các DNTM sử dụng các nguồn lực của mình. Sự thông đổi các yếu tố kinh tế đều tạo ra cơ hội và nguy cơ đối với doanh nghiệp với mức độ khác nhau. 2.1.3 Yếu tố khoa học công nghệ Có ảnh hưởng quan trọng và trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão và việc chế tạo ra các sản phẩm mới chất lượng cao, giá thành hạ, theo đời sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm và bán hàng. 2.1.4. Các yếu tố văn hoá - xã hội Yếu tố văn hoá - xã hội là yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc và rộng rãi nhất đến nhu cầu hành vi của con người trong cả lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực tiêu dùng cá nhân. Các yếu tố văn hoá - xã hội thường tiến triển chậm nên đôi khi thường khó nhận biết chỉ có thể những giá trị văn hoá thứ phát, ngoại lai dễ bị thây đổi khi điều kiện xã hội biến đổi. 2.1.5. Yếu tố cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên Các yếu tố cơ sở hạ tầng là điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho hoạt động kinh doanh. Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thông tin, hệ thống bến cảng, nhà kho, cửa hàng…cơ sở hạ tầng tốt là điều cho hoạt động kinh doanh. Điều kiện tự nhiên là yếu tố cần được các doanh nghiệp quan tâm các biến động do điều kiện tự nhiên gây ra phải chú ý theo kinh nghiệm để phòng ngừa vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp sự thiếu hụt về nguồn nhiên liệu thô, vật liệu qua chế biến, nguyên liệu tái sinh và nguyên liệu không thể tái sinh, sự gia tăng chi phí năng lượng, nạn ô nhiễm… 2.2. Các nhân tố từ môi trường tác nghiệp 2.2.1. Các đối thủ cạnh tranh hiện hữu Đó là toàn bộ những doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ có thể thay thế nhau được cùng một chu cầu nào đó của người tiêu dùng. Khi xem xét yếu tố này cần phải đánh giá cấp độ cạnh tranh nó phụ thuộc vào yếu tố cơ bản, cơ cấu phân bố của các đối thủ cạnh tranh, nhu cầu thị trường, các rào cản trong việc xâm nhập và rút lui khỏi thị trường cạnh tranh. 2.2.2. Sản phẩm hàng hoá thây thế Sản phẩm hàng hoá thông thế là sản phẩm hàng hoá đối thủ cạnh tranh trong ngành hoặc các ngành hoạt động kinh doanh có cùng chức năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng giống nhau của khách hàng. Các DNTM muốn kinh doanh thành công cần phải nắm được sự xuất hiện sản phẩm hàng hoá thây thế và mức giá của chúng. Từ đấy đưa ra chính sách cạnh tranh để không bị mất thị phần, thị trường và khách hàng. 2.2.3 Khách hàng Khách hàng là các cá nhân, nhóm người DN có nhu cầu và khả năng thanh toán về hàng hoá, dịch vụ của DN mà chưa đáp ứng mong muốn được thoả mãn, khách hàng là yếu tố kinh doanh cần được quan tâm đầu tiên, cả trong và sau quá trình kinh doanh khách hàng có nhu cầu luôn thay đổi và việc giữ được khách hàng truyền thống, thu hút được khách hàng tiệm năng là vấn đề sống còn của DN, sự tín nghiệm của khách hàng với DN là tài sản có giá trị lớn của DN. 2.2.4. Các nhà cung ứng Các nhà cung ứng cung cấp các yếu tố đầu vào cho DNTM, trong đó vấn đề nguồn hàng của DN là hết sức quan trọng vì nó là cơ sở cho hoạt động tiêu thụ được hay không còn phụ thuộc vào nguồn hàng như thế nào, chất lượng ra sao…số lượng và chất lượng hàng hoá nhập vào từ các nhà cung cấp, số lượng nhà cung ứng đê tạo ra sự lựa chọn mặt hàng kinh doanh thích hợp với DNTM hơn. 2.2.5. Các đói thủ cạnh tranh tiềm ẩn mới Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn mới, tham gia kinh doanh do họ đưa vào khai thác các năng lực kinh doanh mới và mong muốn giành được thị phần và khách hàng trên thị trường và sẽ là mối đe doạ cho DNTM vì thế cần tạo ra những rào cản ngăn chặn sự ra nhập của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn mới bằng cách tạo lòng tin để khách hàng gắn bó và trung thành với lĩnh vực kinh doanh của DN. 2.3. Các nhân tố từ môi trường nội bộ 2.3.1. Sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh của DNTM Sản phẩm hàng hoá mà DNTM kinh doanh là ngành hàng mà dn làm chức năng lưu thông hàng hoá. DN phải xác định rõ mặt hàng, lĩnh vực kinh doanh trong phạm vi hoạt động của doanh nghiệp nhân tố này nó ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, phạm vi chu kỳ sống của sản phẩm hàng hoá cũng như dịch vụ mà DN đang kinh doanh. Nó phụ thuộc vào người tiêu dùng có chấp nhận sản phẩm, hàng hoá mà DNTM đang thực hiện kinh doanh hay không, vì thế phải nghiên cứu phát triển sản phẩm và các hình thức khai thác phát triển sản phẩm mới thông qua liên kết ngang, liên kết dọc để làm phong phú cơ cấu sản phẩm, nhân tố sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh được xem là quan trọng nhất. 2.3.2. Quản trị nhân sự và nguồn lực của DNTM Quản trị nhân sự và nguồn nhân lực có vai trò quyết định đến thành công của DN, suy cho cùng thì mọi quản trị đều liên quan đến quản trị nhân sự, mọi hoạt động của DN đều được con người thực hiện, là một yếu tố quan trọng nhất và được nhiều DN xem đây là một chức năng quản trị cốt lõi quyết định thành bại của DN. 2.3.3. Quản trị tài chính - kế toán Các yếu tố tài chính và kế toán có liên quan và ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ các hoạt động kinh doanh của DNTM, từ chiến lược kinh doanh của DN đến các kế hoạch hoạt động kinh doanh của DN đều có liên quan đến hoạt động tài chính và hoạt động của của bộ phận tài chính DN. Quản trị các yếu tố tài chính là nhằm tìm kiếm và huy động các nguồn lực vốn tiền tệ cho hoạt động kinh doanh và việc tổ chức thực hiện thu chi và kiểm soát chế độ thu chi của DN. 2.3.4. Văn hoá doanh nghiệp Nề nếp văn hoá của DN là tổng hợp các kinh nghiệm, các tác phong và cách ứng xử trong công tác, sinh hoạt liên kết với nhau tạo thành phong cách ứng xử của DN, quan hệ các cá nhân, bộ phận và quan hệ với khách hàng. Nề nếp văn hoá của DN còn bao hàm các chuẩn mực, các giá trị các nguyện vọng và các triết lý kinh doanh mà các cấp lãnh đạo DN theo đuổi qua các chương trình hành động của mình. 2.3.5. Hệ thống thông tin của DNTM Là yếu tố quan trọng giúp cho nhà quản trị DN có các quyết định đúng đắn, kịp thời hệ thống thông tin quản trị là tập hợp các quy tắc, kỹ năng và phương pháp được mô tả rõ ràng nhờ đó con người và thiết bị thực hiện việc thu thập và phân tích dữ liệu nhằm tạo ra các thông tin cần thiết cho soạn thảo quyết định. 2.3.6. Nghiên cứu và phát triển Kinh doanh là sáng tạo việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển thường đem lại những kết quả ngoạn mục nhất, tăng sức cạnh tranh, tạo sự đổi mới và giúp phần vào sự mở rộng và phát triển kinh doanh kể cả chiến lược ngắn và dài hạn. CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRANG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI QUẾ PHONG I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI QUẾ PHONG 1. Quá trình hình thành và phát triển Do yêu cầu của quá trình tiêu dùng và sản xuất, trước năm 1992 trên địa bàn Quế Phong (Nghệ An) có 3 công ty thuộc công ty Nhà nước đó là: - Công ty thương nghiệp Quế Phong - Công ty lâm sản xuất khẩu - Công ty vật tư tổng hợp. Ba công ty này chịu sự chỉ đạo của Nhà nước cả về quản lý và hoạt động kinh doanh. Và chi phối toàn bộ doanh thu và lợi nhuận được Nhà nước trợ giá, lãi lỗ Nhà nước chịu. Đến năm 1992 do phát triển của những cửa hàng bán lẻ và chợ tập trung ở trên địa bàn huyện ba công ty nêu trên dần dần mất vai trò chủ đạo trong lĩnh vực cung cấp hàng hoá dịch vụ để nhằm đưa ra giải pháp trong hiệu quả kinh doanh ba công ty đã sát nhập thành Công ty thương nghiệp Quế Phong. Và cải tiến một số khâu trong kinh doanh còn tồn tại từ chế độ bao cấp: Bộ máy quản lý cồng kềnh, số lượng các cửa hàng và mặt hàng kinh doanh còn nhiều hạn chế…Như giảm bớt lượng lao động, và thực hiện hạch toán trong kinh doanh chính xác hơn. Do hoạt động kinh doanh tại đại bàn vùng cao phức tạp, cách quản lý và hiệu quả kinh doanh không cao. Và sự phát triển của nền kinh tế thị trường cùng với sự phát triển của giao thông vận tải, hàng hoá đưa vào tiêu thụ tại địa bàn số lượng và giá cả lại phù hợp với túi tiền của người dân nơi đây, cạnh tranh với công ty thương nghiệp Quế Phong. Do sự đầu tư từ phương pháp và cách thức kinh doanh của công ty chậm biến đổi nên không cạnh tranh được với những nhà bán buôn và bán lẻ khác. Trước tình hình đó ban lãnh đạo Tỉnh Nghệ An nhận thấy là cần có sự sát nhập các công ty thương nghiệp tại các huyện đang kinh doanh với nhau thành một công ty mẹ dẫn dắt và chỉ đạo chung trong kinh doanh. Công ty thương nghiệp tổng hợp miền núi Nghệ An đã được thành lập theo Quyết định số 1486/QĐ- UB ngày 25/8/1993 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An “về việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước Công ty thương nghiệp tổng hợp miền núi Nghệ An”. Trong đó có cả Công ty thương nghiệp Quế Phong. Đến năm 1996 Công ty thương nghiệp tổng hợp miền núi Nghệ An đổi tên thành Công ty thương mại đầu tư và phát triển miền núi Nghệ An. Theo Quyết định số: 1068/QĐ-UB ngày 24/6/1996 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An về việc đổi tên Công ty Thương nghiệp Tổng hợp miền núi Nghệ An thành Công ty Thương mại đầu tư và phát triển miền núi Nghệ An” cùng với sự thay đổi của công ty mẹ thì Công ty thương nghiệp Quế Phong đổi tên thành Trung tâm thương mại Quế Phong là đơn vị trực thuộc Công ty thương mại đầu tư và phát triển miền núi Nghệ An. Trụ sở tại Khối Vải - Thị trấn Kim Sơn huyện Quế Phong - Nghệ An. Đến tháng 7/2006 Công ty thương mại và đầu tư và phát triển miền núi Nghệ An chuyển đổi sang Công ty cổ phần thương mại đầu tư và phát triển miền núi Nghệ An theo Quyết định số 4877 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An, với Nhà nước chiếm 71% cổ phần và 29% cổ phần còn lại là cán bộ nhân viên công ty. Cùng với sự chuyển đổi của Công ty mẹ thị trường trung tâm thương mại Quế Phong cũng có sự bổ sung về chức năng nhiệm vụ. 2. Chức năng nhiệm vụ của trung tâm thương mại Quế Phong Tổ chức kinh doanh tổng hợp các mặt hàng phục vụ các nhu cầu sản xuất của đồng bào các dân tộc tại địa bàn. Tổ chức dự trữ và vận chuyển các loại hàng hoá thuộc diện chính sách Nhà nước quy định phục vụ đồng bào miền núi. Quản lý sử dụng bảo quản và phát triển vốn tài sản của Trung tâm được công ty giao cho Trung tâm. Đảm bảo việc làm và không ngừng nâng cao đời sống của người lao động tại trung tâm và những người có liên quan, thu mua những mặt hàng địa phương góp phần thúc đẩy sản xuất và đời sống của người dân tại địa bàn. Thực hiện nghiêm chỉnh Luật kinh doanh và hoàn thành nghĩa vụ Ngân sách Nhà nước. 3. Hệ thống tổ chức. Bộ máy tổ chức quản lý được xây dựng từ Công ty xuống trung tâm. Trụ sở Công ty mẹ “Công ty Cổ phần thương mại và đầu tư phát triển miền núi Nghệ An” đóng tại số 11 Phan Bội Châu thành phố Vinh - Tỉnh Nghệ An. Hiện tại toàn công ty có tổng số lao động được phân bố từ các phong ban công ty đến trung tâm, các xã các huyện miền núi rẻo cao trong tỉnh. 3.1 Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty 3.1.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý Công ty. Ban giám đốc công ty Phòng kinh doanh tổng hợp XNK Phòng kế hoạch chính sách Phòng kế toán tài vụ Phòng tổ chức hành chính Các trung tâm thương mại trực thuộc 3.1.2 Hoạt động của bộ máy quản lý tại văn phòng công ty. - Giám đốc công ty: Giám đốc công ty chỉ đạo chung quá trình hoạt động và kinh doanh của toàn Công ty. - Phòng Tổ chức - hành chính: Quản lý Công tác tổ chức và chế độ người lao động toàn công ty. - Phòng kế toán tài vụ: Chỉ đạo chung công tác kế toán tại văn phòng công ty và chỉ đạo tổng hợp hạch toán toàn công ty. - Phòng kinh doanh xuất - nhập khẩu: Chỉ đạo kinh doanh có hiệu quả như (mua, bán, xuất khẩu hàng hoá…) - Phòng kế hoạch chính sách: Theo dõi cung ứng hàng chính sách cho đồng bào các dân tộc miền núi theo quy định của Nhà nước đồng thời chỉ đạo tiêu thụ các mặt hàng do đồng bào các dân tộc sản xuất ra. 3.2. Tổ chức bộ máy ở các trung tâm. 3.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy ở các trung tâm trực thuộc nói chung và trung tâm thương mại Quế Phong nói riêng. Giám đốc trung tâm Bộ phận nghiệp vụ kinh doanh Bộ phận Kế toán Bộ phận tài chính – hành chính Các quầy hàng – Nhà hàng các dịch vụ khác 3.2.2 Hoạt động ở các trung tâm thương mại. - Giám đốc trung tâm: Trực tiếp chỉ đạo kinh doanh để đem lại hiệu quả đồng thời điều hành việc cung ứng các mặt hàng chính sách theo chương trình 7464 của chính phủ về chính sách trợ giá trợ cứơc. - Phó giám đốc trung tâm: Chỉ đạo nghiệp vụ kinh doanh và tổ chức phục vụ đồng bào. - Bộ phận kế toán trung tâm: Thực hiện công tác tài chính trung tâm, ghi chép phản ánh chính xác, đầy đủ kịp thời các nghiệp vụ kinh tế, từ khâu mua vào đến khâu tiêu thụ, tính toán và xác định kết quả kinh doanh của trung tâm thương mại và báo cáo với công ty. - Bộ phận Tổ chức – hành chính: Chịu trách nhiệm mọi sinh hoạt (tiền lương, bảo hiểm…) bảo vệ lợi ích của người lao động tại trung tâm. - Bộ phận nghiệp vụ: Nhận hàng vận chuyển hàng hoá, bảo quản hàng, giao hàng từ trung tâm đến các quầy vùng sâu, vùng xa khảo sát thu mua hàng địa phương. - Bộ phận bán hàng: Bán hàng và cấp phát hàng chính sách ở trung tâm đến các điểm vùng sâu, vùng xa phối hợp bộ phận nghiệp vụ thu mua bảo quản hàng địa phương. c. Số lượng lao động và quản lý của trung tâm. Hiện tại trung tâm thương mại Quế Phong có tất cả là 15 lao động chính thức trong đó có: Một giám đốc trung tâm. Một phó giám đốc trung tâm. Hai kế toán Mười một người lao động trực tiếp (bán hàng, phục vụ nhà hàng, giao nhận hàng hoá…) Ngoài những lao động chính thức vào thời vụ số lượng công việc lớn thì phải thuê và bổ sung lao động ngoài do việc vận chuyển giao hàng chủ yếu là thuê ngoài nếu số lượng lao động của trung tâm không cần thiết về số lượng trong giai đoạn kinh doanh hiện nay. II/.THỰC TRẠNG KINH DOANH TRONG THỜI GIAN QUA 1. Khái quát chung của việc kinh doanh tại địa bàn những năm qua. Huyện Quế Phong với tổng số dân trên 70.000 dân tập trung ở 14 xã khác nhau nên việc kinh doanh chủ yếu tập trung ở trung tâm thị trấn chủ yếu. Ngoài trung tâm thị trấn thị có thêm 5 xã bao quanh thị trấn: Mường Nọc, Châu Kinh, Tiền Phong, Hạch Dịch, Quế Sơn cũng có nền sản xuất và việc kinh doanh buôn bán hình thành những hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, nông trường… Hai năm gần đây 2006 và 2007, nhờ có sự đầu tư của Nhà nước về cơ sở hạ tầng, giao thông và thuỷ điện, lượng vốn đầu tư và phát triển nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp. Điểm mạnh của địa trong kinh tế là chăn nuôi và phát triển lâm nghiệp. Nhận thấy điều đó Tỉnh uỷ Nghệ An quyết định đầu tư vào lĩnh vực nuôi chủ yếu là chăn nuôi gia súc lớn và trồng rừng kết hợp với sự siêng năng cần cù của nhứng người dân nơi đây, sản xuất và chăn nuôi phát triển mạnh nhất là năm 2007, sản xuất đạt được nhiều hiệu quả tạo cơ hội cho kinh doanh buôn bán và dịch vụ. Do thu nhập tăng nên người dân nơi đây có xu hướng mua sắm các mặt hàng phục vụ cho đi lại ăn, mặc và xây dựng lại nhà cửa mới…Nhận thấy điều đó các nhà kinh doanh cũng tương đối hiệu quả. Do nhà nước thực hiện hiệu lệnh cấm rừng người dân từ việc xây nhà trước đây là nhà sàn chuyển sang nhà xây. Do thu nhập của người dân ngày càng tăng nên sức mua hàng hoá cũng có xu hướng tăng lên kể cả những mặt hàng thiết yếu và bổ sung như: dịch vụ ăn uống, dịch vụ đi lại, thông tin, vận chuyển…) cộng với sự phát triển của công nghệ thông tin và trình độ dân trí tiến bộ nên đòi hỏi của người tiêu dùng về hàng hoá cũng phong phú đa dạng hơn trước đặc biệt là thuận tiện trong mua bán (hàng đến tận những địa điển mua mà trước đây không được xem là hiệu qủa kinh tế). Trên huyện miền núi Quế Phong việc thiêú trầm trọng về nhiên liệu chạy động cơ phục vụ sản xuất và đi lại, trước mắt ở địa huyện cũng xuất một số cơ hội để kinh doanh ở đay chủ yếu với chỉ những mặt hàng tiêu dùng sinh hoạt còn sản xuất được quan tâm hơn cả là nông nghiệp, còn những mặt hàng về trang thiết bị cho công nghiệp và dịch vụ còn nhiều hạn chế và chưa được chú trọng quan tâm. 2. Sơ lược về quá trình kinh doanh của trung tâm thương mại Quế Phong. 2.1 Những hoạt động kinh doanh chính. Trung tâm thương mại Quế Phong là đơn vị trực thuộc Công ty Cổ phần thương mại đầu tư và phát triển miền núi Nghệ An, thực hiện kinh doanh được sự hỗ trợ về vốn và sự chỉ đạo của Công ty, nhất là những hàng hoá thuộc diện chính sách của Nhà nước quy định phục vụ đồng bào. Trung tâm không có vốn và tài sản riêng nhưng trong việc luân chuyển hàng hoá và kinh doanh thì lại hoạt động độc lập với công ty mẹ và hạch toán đến khâu cuối cùng. Và chỉ báo cáo kết quả kinh doanh với công ty mẹ theo quý và năm, trung tâm tự trang trải về chi phí trong quá trình kinh doanh, công việc kinh doanh chủ yếu là thực hiện mua và vận chuyển hàng hoá từ các địa bàn khác của trung tâm và bán ra tại các quầy hàng của trung tâm. Ngoài việc mua bán hàng hoá thì trung tâm còn kinh doanh thêm nhà hàng phục vụ ăn uống, tiệc tùng, (đám cưới và tiệc cơ quan…) Trung tâm mặc dù còn nhỏ về quy mô nhưng hoạt động vẫn có mang một số đặc điểm của công ty thương mại (phân phối hàng hoá đến tận những người tiêu dùng, tồn tại nhờ vào sự chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra hay còn gọi là lợi nhuận) bởi quy mô chưa lớn chưa đủ tiềm lực về phương tiện vận tải nên việc vận chuyển vẫn phải thuê ngoài. Ngoài việc mua hàng từ nơi khác về trung tâm còn có thêm nhiệm vụ mua các mặt hàng lâm sản, mặt hàng từ chăn nuôi và nông nghiệp. Trung tâm thương mại là đơn vị đi đầu trong việc kinh doanh hàng hoá và dịch vụ tại địa bàn và cũng là đơn vị dẫn đầu về doanh thu hàng năm. Hiện nay trung tâm đang nghiên cứu và xem xét việc kinh doanh từ dịch vụ đem lại hiệu quả cao hơn từ nhà hàng có sự kết hợp với du lịch khách sạn, tận dụng điều kiện tự nhiên thuận lợi về du lịch, và dự án phát triển du lịch của tỉnh Nghệ An trong thời gian tới việc mở giao thông sang nước bạn Lào thì Trung tâm thương mại đã có sự chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh và giao lưu thương mại qua cửa khẩu hai nước Việt – Lào tại huyện Quế Phong. 2.2 Những mặt hàng kinh doanh chủ yếu Hiện nay trung tâm đang kinh doanh những mặt hàng sau: * Những mặt hàng mua vào: - Những mặt hàng mua từ địa phương khác về: 1. Muối 2. Dầu (dầu Dzen, dầu hoả) 3. Xăng 4. Vật liệu xây dựng (xi măng, thép, tôn lập…) 5. Vật tư nông nghiệp (Phân bón, hoá chất..) - Những mặt hàng mua vào từ địa phương. 1. Lâm sản (gỗ và một số mặt hàng khác..) 2. Nông nghiệp (gạo, các sản phẩm từ chăn nuôi…) Những mặt hàng này chủ yếu dùng để phục vụ nhà hàng do quá trình sản xuất của người dân nơi đây chưa tập trung còn nhỏ lẻ nên việc thu mua gặp khó khăn và kém hiệu quả. * Những mặt hàng bán ra: 1. Muối 2. Xăng - dầu 3. Vật liệu xây dựng 4. Vật tư nông nghiệp và một số trang thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngoài những mặt hàng kinh doanh chính đã nêu trên thì trung tâm còn tăng cường thêm một số mặt hàng khác vào dịp lễ tết và hàng cứu trợ tại địa bàn có nhu cầu, những mặt hàng của trung tâm đang kinh doanh hiện nay chưa thực sự đa dạng còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng như điện tử, điện dân dụng những mặt hàng cho nhu cầu xây dựng khác. Do việc điều chỉnh hướng kinh doanh chưa nhạy bén, chậm tiến trong việc đa dạng hoá sản phẩm, biến đổi theo nhu cầu của khách hàng. Những mặt hàng của trung tâm chưa thể hiện hết vai trò của mình trong việc quản lý nguồn hàng hoá và giá cả hàng hoá, hiện nay nhiều cửa hàng và đại lý khác còn cạnh tranh trong việc đa dạng hoá sản phẩm kinh doanh, như: điện tử, điện dân dụng, xe máy, những sản phẩm về may mặc… Nguyên nhân còn có sự lệ thuộc vào công ty mẹ nên việc quyết định kinh doanh một số mặt hàng khác chưa thể tự quyết được khi công ty chưa thực sự giao hết quyền kinh doanh cho trung tâm. Ngoài ra nếu trung tâm kiêm hết mọi hoạt động và nhiều mặt hàng thì trước mắt trung tâm chưa thực sự có đủ tiềm lực để đảm nhiệm hết trách nhiệm. Nhưng bù lại trung tâm lại nhận ra kinh doanh cả lĩnh vực dịch vụ cụ thể của: nhà hàng đáp ứng nhu cầu mới của người dân, từ khi bắt đầu kinh doanh thêm nhà hàng theo đúng bản sắc văn hoá của địa bàn thì lượt khách hàng đặt hàng và đặt tiệc có xu hướng tăng lên. Do quy mô còn nhỏ nên việc đầu tư tài chính khác gần như chưa có vẫn do ngân hàng và phòng tài chính Huyện đảm nhiệm. Nhưng bước sang năm 2008 trung tâm sẽ chuẩn bị thành lập một số quầy hàng xe máy, vàng bạc, đá quý và ngoại tệ, trên cơ sở đầu tư vốn của công ty và phát triển thêm mặt hàng kinh doanh của trung tâm theo xu thế phát triển của kinh tế thị trường và quá trình hội nhập kinh tế thế giới để phát triển và thể hiện đúng vai trò của trung tâm thương mại mà trước đây đã có. 2.3 Mạng lưới tiêu thụ của trung tâm. Trung tâm là điểm mua nhận hàng về và dự trữ tại kho của trung tâm sau đó được bán tại những quầy hàng tại trung tâm ngoài ra hàng còn được vận chuyển và tiêu thụ ở những điểm bán tại các xã xa với trung tâm để thuận tiện cho việc tiêu thụ và mua của người dân. -Sơ đồ tiêu thụ hàng hoá của trung tâm thương mại Quế Phong Trung tâm thương mại Điểm bán xã 1 Điểm bán xã 2 Điểm bán xã 3 Điểm bán xã … Trung tâm điều chỉnh lượng hàng tại các điểm bán theo nhu cầu của người tiêu dùng, sau đó điều phối hàng đến các điểm bán, các điểm bán có sổ ghi chép việc nhận hàng và tiêu thụ sau đó báo cáo lên trung tâm sau mỗi quý hay tháng bán hàng. Tại các điểm bán nhân viên có thể chính thức hoặc không được trả lương chủ yếu theo lượng hàng bán ra và doanh thu của điểm bán. Mạng lưới của trung tâm được tổ chức đơn giản dễ quản lý, giảm bớt chi phí trong kinh doanh, tạo điều kiện cho việc hạch toán được đầy đủ và hiệu quả trong tiêu thụ hàng hoá. Do những điểm bán phân tán khoảng cách về giao thông hàng đến được với người tiêu dùng tại các xã vùng sâu vùng xa cộng thêm chi phí vận chuyển làm cho giá hàng bán ra đắt hơn ở trung tâm và ở các điểm bán tại chợ và thị trấn, tại những xã vùng sâu vùng xa thu nhập còn thấp so với xã lân cận trung tâm nên sức mua của người dân không cao kết hợp với giá cao hơn, nên việc lựa chọn mua hàng tại những địa điểm đó gặp nhiều khó khăn, hiện tại đang được trung tâm xem xét và bố trí lại các điểm bán, giảm bớt chi phí lưu thông để giá hàng tại những điểm bán đã nêu cân bằng với giá chung để lấy lòng tin của người tiêu dùng. 2.4.Một số chỉ tiêu kinh tế thực hiện trong những năm qua. Bảng 1: Một số chỉ tiêu về mặt hàng nhập vào chủ yếu. Tên mặt hàng Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Xăng - dầu Lít 365.200 360.000 420.000 Muối Tấn 465 420 465 Vật liệu xây dựng Tấn 9.600 15.000 9.600 Vật tư nông nghiệp Tấn 260 200 260 Bảng 2: Một số chỉ tiêu về mặt hàng xuất bán Tên mặt hàng Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Xăng - dầu Lít 364.100 351.000 421.035 Muối Tấn 418 400 445 Vật liệu xây dựng Tấn 12.350 14.300 9.320 Vật tư nông nghiệp Tấn 199 198 264 Qua hai b¶ng vÒ chØ tiªu xuÊt cho nh÷ng mÆt hµng kinh doanh chÝnh cña trung t©m cho ta thÊy sè l­îng mÆt hµng kinh doanh ch­a ®a d¹ng, sè l­îng cßn Ýt trong khÝ ®ã mét sè mÆt hµng thËm chÝ cÇu cßn v­ît cung nh­ x¨ng –dÇu n¨m 2007 vµ vËt t­ s¶n xuÊt n«ng nghiÖp n¨m 2007 l­îng nhËp vµo Ýt h¬n l­îng xuÊt b¸n. Nguyªn nh©n do sù ph¸t triÓn vÒ sè l­îng xe l­u hµnh trªn ®Þa bµn vµ hai c«ng tr×nh lín vÒ giao th«ng vµ thuû ®iÖn cÇn nhiÒu nhiªn liÖu ®Ó vËn hµnh m¸y mãc phÇn n÷a lµ do sù tËp trung vµ ®Çu t­ cho ph¸t triÓn n«ng nghiÖp cña ng­êi d©n ®­îc ®Èy m¹nh, nh×n chung l­îng hµng nhËp xuÊt vÉn b×nh æn vµ t¨ng so víi n¨m tr­íc ngo¹i trõ vËt t­ x©y dùng l­îng nhËp xuÊt ®Òu gi¶m. Sè l­îng x¨ng – dÇu nhËp xuÊt cã gi¸ trÞ cao nhÊt nh­ng mÆt hµng nµy trung t©m kh«ng bá chi phÝ ban ®Çu mua vµo mµ chØ thùc hiÖn nh­ mét ®¹i lý hoa hång (b¸n s¶n phÈm liªn kÕt víi c«ng ty x¨ng –dÇu vµ nhËn hoa hång tõ viÖc b¸n). Nh×n chung l­îng nhËp xuÊt hµng n¨m còng t­¬ng ®èi vÒ gi¸ trÞ sè l­îng tån kho kh«ng lín nªn chi phÝ cho b¶o qu¶n nhµ kho ®­îc gi¶m bít t¨ng hiÖu suÊt kinh doanh. L­îng hµng nhËp vµo kho cña trung t©m kh«ng cè ®Þnh ngµy th¸ng, quü, sè l­îng kh«ng cô thÓ chñ yÕu vÉn giao ®éng theo nhu cÇu lµ chÝnh. lượng hàng hoá nhập_ xuất tương đối ổn định chứng tỏ nhu cầu hang hoá của người tiêu dùng tương đối ổn định về những mặt hang thiết yếu cũng như mặt hàng tiêu dùng phục vụ cho sản xuất và nhiên liệu cho vận hành máy móc thiết bị thì có sự luân chuyển và tăng nhanh theo sự phát triển của kinh tế ở địa bàn. Ngoµi nh÷ng mÆt hµng kinh doanh th× trung t©m cßn thùc hiÖn nhËn hµng vµ cÊp ph¸t vµo nh÷ng x· thuéc ch­¬ng tr×nh 135 gåm cã mét sè mÆt hµng sau: dÇu ho¶, muèi hµng ®­îc trî gi¸ c­íc vµ miÔn phÝ víi gi¸ trÞ trªn 500 triÖu ®ång/n¨m B¶ng 3: MÆt hµn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc27863.doc
Tài liệu liên quan