Luận án Ảnh hưởng qua lại giữa Phật giáo và phụ nữ (qua nghiên cứu một số tỉnh phía bắc Việt Nam hiện nay)

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THÀNH (THÍCH ĐÀM THÀNH) ẢNH HƢỞNG QUA LẠI GIỮA PHẬT GIÁO VÀ PHỤ NỮ (QUA NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY) Chuyên ngành: Tôn giáo học Mã số: 62.22.03.09 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Nguyễn Quốc Tuấn 2. PGS.TS. Chu Văn Tuấn HÀ NỘI -2016 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THÀNH (THÍC

pdf204 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Ảnh hưởng qua lại giữa Phật giáo và phụ nữ (qua nghiên cứu một số tỉnh phía bắc Việt Nam hiện nay), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CH ĐÀM THÀNH) ẢNH HƢỞNG QUA LẠI GIỮA PHẬT GIÁO VÀ PHỤ NỮ (QUA NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY) Chuyên ngành: Tôn giáo học Mã số: 62.22.03.09 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Nguyễn Quốc Tuấn 2. PGS.TS. Chu Văn Tuấn HÀ NỘI -2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Nội dung và các trích dẫn nêu trong luận án là trung thực. Các kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trên bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Thành (Thích Đàm Thành) MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 01 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................ 14 1.1. Tổng quan các nguồn tài liệu ........................................................... 14 1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................ 17 1.3. Một số khái niệm cơ bản sử dụng trong luận án .............................. 31 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA PHẬT GIÁO VÀ PHỤ NỮ ................................................................... 33 2.1. Quan điểm của Phật giáo về phụ nữ qua tam tạng kinh điển ........... 33 2.2. Phật giáo và phụ nữ ở các tỉnh phía Bắc trong lịch sử .................... 52 Chƣơng 3: ẢNH HƢỞNG QUA LẠI GIỮA PHẬT GIÁO VÀ PHỤ NỮ PHÍA BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY .......................................................................... 70 3.1. Ảnh hưởng của Phật giáo Việt Nam đối với phụ nữ ........................ 70 3.2. Ảnh hưởng của phụ nữ đối với Phật giáo Việt Nam ........................ 92 3.3. Hạn chế trong mối quan hệ giữa Phật giáo và phụ nữ các tỉnh phía Bắc hiện nay .......................................................................................... 110 Chƣơng 4: XU HƢỚNG ẢNH HƢỞNG QUA LẠI GIỮA PHẬT GIÁO VÀ PHỤ NỮ, VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................... 117 4.1. Xu hướng ảnh hưởng qua lại giữa Phật giáo và phụ nữ ................ 117 4.2. Vấn đề đặt ra trong mối quan hệ giữa Phật giáo và phụ nữ hiện nay ............................................................................................................... 127 4.3. Một số khuyến nghị ....................................................................... 133 KẾT LUẬN .................................................................................................. 142 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 147 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT PG : Phật giáo PN : Phụ nữ VN : Việt Nam PGVN : Phật giáo Việt Nam PNVN : Phụ nữ Việt Nam GH : Giáo hội GHPGVN : Giáo hội Phật giáo Việt Nam DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Mức độ thường xuyên đi lễ chùa 71 Bảng 3.2: Tương quan giữa tuổi của PN với mức độ đi lễ chùa 72 Bảng 3.3: Cảm giác tâm lý của PN sau mỗi khóa lễ PG 75 Bảng 3.4: Những điều được PN cầu mong khi đi lễ chùa 77 Bảng 3.5: Tương quan giữa mong cầu đi lễ chùa với độ tuổi của PN 79 Bảng 3.6: Các công việc PN giúp đỡ người khác khi khó khăn 82 Bảng 3.7: Thực hiện thập thiện của PN 87 Bảng 3.8: Thực hiện những hành vi theo lời răn dạy của PG 88 Bảng 3.9: Số tu sĩ PG ở một số tỉnh phía Bắc chia theo giới 93 Bảng 3.10: Các tổ chức có ni giới các tỉnh phía Bắc tham gia 95 Bảng 3.11: PN tham gia các công việc giúp nhà chùa 96 Bảng 3.12: Hình thức chia sẻ giáo lý PG của PN với người khác 98 Bảng 3.13: Hiệu quả tuyên truyền giáo lý PG của PN 100 Bảng 3.14: Các cách làm từ thiện của PN 106 Bảng 3.15: Những hình thức tổ chức từ thiện của PN 107 Bảng 3.16: Số tiền từ thiện xã hội của GHPGVN qua các nhiệm kỳ 107 Bảng 3.17: Những hành vi của PN khi lên chùa 111 Bảng 3.18: Mức độ hiểu giáo lý của PN qua phỏng vấn chư ni 112 Bảng 3.19: Đánh giá về mối quan hệ giữa tu sĩ và nữ Phật tử 113 SƠ ĐỒ CÁC ĐỒ THỊ Đồ thị 1. Độ tuổi của PN trong khảo sát xã hội học 10 Đồ thị 2. Nghề nghiệp của PN trong khảo sát xã hội học 11 Đồ thị 3.1. Mức độ đi lễ chùa phân theo các nhóm tuổi 73 Đồ thị 3.2. Tương quan giữa tuổi và mong cầu khi đi lễ chùa 80 Đồ thị 3.3. Đối tượng được PN chia sẻ về giáo lý Phật giáo 98 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngay từ khi mới ra đời, Phật giáo (PG) đã mong muốn đem lại sự bình đẳng cho con người ở mọi tầng lớp và mọi giới tính khác nhau. PG khẳng định, phụ nữ (PN) tu theo Phật pháp hoàn toàn có thể giác ngộ chân lý và được giải thoát. Sau khi Đức Phật nhập diệt, PG đã truyền đi muôn nơi, tinh thần bình đẳng và giáo lý của Ngài vẫn tiếp tục được kế thừa và phát huy. PG vào Việt Nam (VN) đến nay được hơn hai nghìn năm. Để tồn tại và phát triển, PG đã hòa nhập với nền văn hóa VN, đồng hành cùng dân tộc. Điều đó khiến PG từ một tôn giáo ngoại sinh trở thành một tôn giáo truyền thống của người VN - Phật giáo Việt Nam (PGVN). Trong quá trình phát triển ấy, PG đã tác động tới rất nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội, đặc biệt là PN. Ngay buổi đầu, PG đã gần gũi và hòa quyện cùng tín ngưỡng lúa nước vốn trọng tính âm của người Việt. Trong thời kỳ phong kiến, PG đã góp phần làm mềm hóa những quy định khắt khe của Nho giáo đối với PN. Từ lâu, ngôi chùa đã trở thành nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo cho PNVN. Về phần mình, PN là thành phần tín đồ đông đảo nhất, do đó cũng đóng góp rất nhiều cho PG. Sự tồn tại và phát triển PG ở VN trong lịch sử cũng như trong hiện tại không thể không nhắc tới vai trò của PN. Quá trình tác động qua lại giữa PG và PNVN đã để lại những dấu ấn sâu sắc đối với cả hai thực thể này, thể hiện rõ nhất ở khu vực phía Bắc VN (từ đây viết tắt là phía Bắc). Từ thế kỷ II, Luy Lâu (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh) đã trở thành một trung tâm PG lớn của cả nước. PG đã gắn liền với sinh hoạt làng xã cổ truyền của người Việt phía Bắc ngay từ đó tới nay. Ngôi chùa cùng với ngôi đình đã tạo thành những không gian sinh hoạt văn hoá, tôn giáo không thể thiếu của làng Việt truyền thống phía Bắc. Nếu ngôi đình là nơi 1 sinh hoạt tín ngưỡng chủ yếu của đàn ông, thì ngôi chùa là địa chỉ sinh hoạt tôn giáo chủ yếu của PN. Tuy nhiên, sự tác động qua lại của PG và PN phía Bắc cũng có độ đậm nhạt theo các khu vực và tộc người. Cách thức và phương hướng hoằng pháp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) hiện nay chưa thực sự chú trọng cũng như chưa thực sự chủ động đối với PN miền núi, nhất là PN dân tộc thiểu số. Hơn nữa, mối quan hệ biện chứng giữa PG và PN không chỉ hoàn toàn tích cực, mà còn có một số hạn chế. Không ít PN lợi dụng PG để buôn thần bán thánh, hoạt động mê tín, cầu lợi ích cá nhân, ảnh hưởng không tốt tới PGVN. Một số người lợi dụng lòng tin của PN để làm những việc trái với giáo lý Phật Đà. Do vậy, nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa PG và PN phía Bắc hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị góp phần phát huy mặt tích cực và giảm thiểu mặt hạn chế của mối quan hệ này có tính cấp thiết, có giá trị về lý luận và thực tiễn; không chỉ góp phần xây dựng GHPGVN phát triển bền vững, thực hiện tốt phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” trong giai đoạn mới, mà còn đáp ứng tốt hơn nữa một trong những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt Nam là chú trọng phát huy những giá trị tích cực của tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng trong quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước hiện nay. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài Ảnh hưởng qua lại giữa Phật giáo và phụ nữ (qua nghiên cứu một số tỉnh phía Bắc Việt Nam hiện nay) làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Tôn giáo học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ cở hệ thống hoá những điểm cơ bản của mối quan hệ giữa PG và PN trong giáo lý PG, luận án làm rõ ảnh hưởng qua lại giữa PG và PN qua 2 một số tỉnh phía Bắc hiện nay. Từ đó, luận án dự báo xu hướng của mối quan hệ này, rút ra những vấn đề cần quan tâm và bước đầu đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát huy mặt tích cực và giảm thiểu mặt hạn chế của mối quan hệ giữa PG và PN hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau đây: Một là, phân tích có hệ thống cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn mối quan hệ qua lại giữa PG và PN. Hai là, làm rõ thực trạng và vấn đề đặt ra của sự ảnh hưởng qua lại giữa PGVN và PNVN qua khảo sát thực tế ở một số tỉnh phía Bắc hiện nay. Ba là, dự báo xu hướng, từ đó bước đầu đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát huy mặt tích cực và giảm thiểu mặt hạn chế của mối quan hệ giữa PG và PN phía Bắc thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là thực trạng ảnh hưởng qua lại giữa PGVN và PNVN trên các mặt: đời sống tôn giáo, đạo đức lối sống của PN; hoạt động hoằng pháp, hoạt động từ thiện xã hội của PG. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: từ 1981 (năm thành lập GHPGVN) đến nay. - Địa bàn nghiên cứu: một số tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Bắc Ninh, Tuyên Quang và Hưng Yên. 4. Khung lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Khung lý thuyết của luận án 4.1.1.Câu hỏi nghiên cứu: Thứ nhất, giáo lý PG quan niệm như thế nào về vị trí và vai trò của PN? 3 Thứ hai, mối quan hệ giữa PG và PN trong lịch sử VN đã diễn ra như thế nào? Thứ ba, thực trạng ảnh hưởng qua lại giữa PG và PN ở một số tỉnh phía Bắc nước ta hiện nay ra sao? Thứ tư, sự ảnh hưởng qua lại giữa PG và PN ở các tỉnh phía Bắc trong thời gian tới sẽ diễn ra theo xu hướng nào? Quá trình tương tác ấy đặt ra cho cả phía GHPGVN và phía Nhà nước VN những vấn đề gì đáng quan tâm cần giải quyết? 4.1.2. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết thứ nhất: PN là một trong bốn thành phần của tổ chức PG (tứ chúng). Tuy nhiên, theo kinh điển PG, PN phải chấp nhận vị trí thấp hơn nam giới, cho dù trong xã hội hiện đại, PN ngày càng thể hiện vai trò quan trọng đối với sự nghiệp hoằng dương Phật pháp. Giả thuyết thứ hai: Mối quan hệ giữa PG và PN trong lịch sử PG Bắc tông ở VN diễn ra khăng khít. PN cung cấp cho PG nhiều nhà tu hành tiêu biểu, định hình đặc trưng PGVN. PG là chỗ dựa tinh thần quan trọng cho một bộ phận không nhỏ PN. Giả thuyết thứ ba: Mối quan hệ giữa PG và PN ở một số tỉnh phía Bắc hiện nay thể hiện hai chiều. Trong đó, PG tác động đến đời sống tinh thần, đạo đức, lối sống của PN. Ngược lại, PN tác động đến PG bằng việc hỗ trợ hoằng truyền Phật pháp, thực hành các nghi thức và nghi lễ PG, hỗ trợ các dịch vụ công do GHPGVN thực hiện. Giả thuyết thứ tư: Trong thời gian tới, ảnh hưởng qua lại giữa PG và PN ở khu vực phía Bắc sẽ diễn ra theo nhiều xu hướng, cả những mặt tích cực và những mặt hạn chế. 4.1.3. Lý thuyết nghiên cứu 4 Lý thuyết chức năng Lý thuyết chức năng ra đời từ cuối thế kỉ XIX, gắn liền với tên tuổi của nhà xã hội học danh tiếng người Pháp là E. Durkheim (1858-1917). Lý thuyết này muốn kiểm chứng giá trị của bất kỳ một hành vi mang tính ý thức bằng giá trị của nó cống hiến cho con người và xã hội. E. Durkheim là nhà khoa học đầu tiên coi tôn giáo là một sự kiện xã hội. Theo ông, cơ sở của tình cảm tôn giáo bắt nguồn từ kinh nghiệm xã hội và mạng lưới quan hệ xã hội. Mỗi tôn giáo gắn với một kiểu quan hệ xã hội nhất định. Bản thân tôn giáo với các yếu tố như nghi lễ, cộng đồng và vật thiêng mang tính xã hội, tạo ra sự cố kết xã hội mạnh mẽ. Quan điểm của E. Durkheim tiếp tục được các nhà chức năng luận vận dụng vào nghiên cứu tôn giáo như Radcliffe Brown, Kingsley Davis, Milton Yinger. Các nhà xã hội học này chủ trương tìm hiểu chức năng tôn giáo quan trọng hơn việc tìm hiểu nguồn gốc tôn giáo và niềm tin tôn giáo. Vì chỉ có thể hiểu được niềm tin tôn giáo thông qua những hành vi tôn giáo và chức năng tôn giáo. Ngoài chức năng cố kết xã hội, các nhà chức năng luận còn cho rằng, tôn giáo đem lại cho con người một sự đền bù về mặt tâm lý nhờ niềm tin vào sự thưởng phạt của lực lượng siêu nhiên. Nghi lễ tôn giáo thực hiện chức năng duy trì niềm tin vào thế giới hư cấu ấy. Thậm chí, vào những thời điểm khủng hoảng trong cuộc sống, tôn giáo còn giúp con người lấy lại cân bằng [69, tr.20-23]. Luận án vận dụng lý thuyết chức năng vào nghiên cứu vai trò của PG đối với các mặt đời sống của PN ở một số tỉnh phía Bắc, trong đó chú trọng đến chức năng đền bù đối với đời sống tinh thần của PN, cũng lưu ý tới tính cố kết, tương trợ giữa những PN tin theo PG và giữa họ đối với nhóm bên ngoài xã hội. Lý thuyết chức năng cũng được luận án vận dụng nghiên cứu niềm tin của PN đối với PG thông qua việc tìm hiểu thực hành PG của họ. 5 Lý thuyết trao đổi và lựa chọn hợp lý Lý thuyết trao đổi có nguồn gốc từ những người theo tư duy thực dụng chủ nghĩa trong triết học thập niên đầu thế kỷ XIX. Hai khái niệm cơ bản của lý thuyết trao đổi và lựa chọn hợp lý là “chi phí” và “phần thưởng” có hàm nghĩa “được” - “mất”, “lợi” - “hại”, “hơn” - “thiệt”. Lý thuyết lựa chọn hợp lý dựa vào tiên đề cho rằng, con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lý, nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết định sử dụng loại phương tiện hay cách thức tối ưu, trong số những điều kiện hay cách thức hiện có, để đạt được mục tiêu trong điều kiện khan hiếm về các nguồn lực. Phạm vi của mục đích ở đây không chỉ có yếu tố vật chất (lãi lời, lợi nhuận, thu nhập), mà còn có cả yếu tố lợi ích xã hội và tinh thần. Ban đầu, lý thuyết trao đổi dựa chủ yếu trên cách tiếp cận vị lợi. Sau đó, lý thuyết này được hai nhà nhân học/ dân tộc học nổi tiếng là James G. Frazer và Bronislaw Kasper Malinowski cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX phát triển ra ngoài kinh tế học. Lý thuyết trao đổi và lựa chọn hợp lý trong lĩnh vực tôn giáo xem sự trao đổi không phải bao hàm ý niệm lợi ích kinh tế mà dựa vào ý niệm trao tặng. Sự trao đổi trong tôn giáo chủ yếu để nhận lại những tri thức và những nguồn tượng trưng có tính nhận thức và tình cảm [101, tr.78-79]. Nói cách khác, thực tế cuộc sống của con người có những sự tước đoạt hoặc có những cái con người ao ước mà không thể được thỏa mãn bằng các phương tiện thế tục. Vì thế, tôn giáo là một nỗ lực để đảm bảo các phần thưởng cho con người ao ước khi thiếu vắng các phương tiện lựa chọn. Lý thuyết trao đổi chỉ ra mối quan hệ giữa cái được và cái mất mà tôn giáo đem lại cho con người. Trong 6 quá trình trao đổi này, các tu sĩ và tổ chức tôn giáo đóng vai trò trung gian giữa người có niềm tin tôn giáo và quyền lực siêu nhiên (đối tượng được tin). Nhìn chung, lý thuyết trao đổi và lựa chọn hợp lý trong nghiên cứu tôn giáo cho rằng, con người khi tham gia vào tôn giáo có nghĩa họ tham gia vào một quá trình trao đổi. Trong thực tế, sự trao đổi này không hẳn là sự trao đổi vật chất, mà là sự trao đổi có tính tượng trưng. Khi tham gia quá trình trao đổi đó, cái mất (chi phí) của con người có thể nhìn thấy được cái được (phần thưởng) thường vô hình, như sự động viên, niềm tin, cảm giác thanh thản sau khi tham gia nghi lễ tôn giáo hay hoạt động tôn giáo [69, tr.29-31]. Luận án vận dụng lý thuyết trao đổi và lựa chọn hợp lý vào nghiên cứu giá trị và ảnh hưởng PG đối với đời sống của PN. Đấy có thể xem như “phần thưởng” của PG để bù lại sự đóng góp của PN (chi phí) đối với PG qua các hoạt động cụ thể của họ như đi lễ chùa, làm từ thiện. Ngược lại, khi được thoả mãn nhu cầu, PN sẽ tích cực đóng góp hơn nữa cho sự phát triển của PG. Từ đó, lý thuyết này góp phần giải thích sự ảnh hưởng của PN đối với PG và PG đối với PN, vì cả hai đều nhận ra những giá trị và sự cần thiết đối với nhau. Cần nói thêm, “chi phí” có thể nhìn thấy được bằng hiện vật, nhưng “phần thưởng” của PG đem lại cho PN thường mang tính chất tượng trưng. Vì sự trao lại của tôn giáo đối với người tin thường mang tính nhận thức và tình cảm. Nhưng không phải vì thế mà đó là “phần thưởng hư ảo”. Bởi vì, chính sự đáp ứng về nhận thức tôn giáo, tình cảm tôn giáo và niềm tin tôn giáo sẽ tác động tới những hành vi và đời sống của PN. Lý thuyết tƣơng tác xã hội Tương tác xã hội là tác động qua lại giữa các cá nhân, các cộng đồng với tư cách chủ thể trong xã hội. Trong xã hội học, mỗi hoạt động có mục đích của con người chỉ trở thành hoạt động xã hội khi nó trở thành chủ thể hoạt động và thông qua các mối quan hệ đó. Đồng thời, mỗi quan hệ đều gắn liền với một hoạt động nhất định. Sự tương tác xã hội tồn tại trong sự tác 7 động qua lại của mỗi hiện tượng, quá trình hay hệ thống xã hội nói lên những mối quan hệ trong hiện thực. Tương tác xã hội có đặc điểm chính sau đây: Một là, con người cũng như các đoàn thể luôn luôn có các mối tương quan, tác động lẫn nhau qua nhiều cách, nhiều dạng trong đời sống xã hội. Vì thế, xã hội luôn là một hệ thống tương quan mà trong đó chúng ta tác động với nhau trong môi trường rộng lớn và phức tạp. Hai là, tương tác chỉ mối tương quan biện chứng và tác động tương hỗ giữa những con người trong xã hội. Sự tương tác này ít nhất diễn ra giữa hai cá nhân và mức độ tương tác phụ thuộc vào vị trí xã hội, vai trò xã hội cũng như diễn tiến xã hội. Ba là, sự tương tác nào có mối liên hệ với các khuôn mẫu, tác phong, luôn hiện hữu, có thể nhận biết được lặp đi lặp lại và có ảnh hưởng tương hỗ, trong đó hai hoặc nhiều người cùng thực hiện các quan hệ xã hội của họ. Bốn là, tương tác xã hội là hành động xã hội liên tục - hành động đáp lại của một chủ thể này với một chủ thể khác trên hai cấp độ: vĩ mô và vi mô. Năm là, trong quá trình tương tác, mỗi người hoặc mỗi nhóm vừa là chủ thể, vừa là khách thể và đều chịu ảnh hưởng của các giá trị chuẩn mực xã hội, của những tiểu văn hoá, thậm chí phần văn hoá khác nhau. Sáu là, trong tương tác, mỗi người đều chịu những lực tương tác khác nhau, có ý nghĩa khác nhau và đều có sự tác động khác nhau. Như vậy, tương tác vừa tạo nên khuôn dáng của mỗi người, mỗi thực thể xã hội vừa tạo nên sự hợp tác và bất hợp tác [69, tr.59-61]. Sự tương tác vừa hợp tác vừa bất hợp tác thường tạo ra nhóm tương tác tích cực và nhóm tương tác cạnh tranh. Trong đó, nhóm tương tác tích cực thường chỉ đóng góp của quá trình tương tác đối với sự phát triển của hai chủ thể tham gia tương tác. Còn nhóm tương tác cạnh tranh thường chứa đựng những tương tác mang tính tiêu cực, phá hoại, đối kháng. 8 Luận án vận dụng lý thuyết tương tác xã hội để nghiên cứu sự ảnh hưởng qua lại giữa PG và PN ở một số tỉnh phía Bắc hiện nay. Đó không chỉ là quá trình ảnh hưởng qua lại, mà còn là những đặc điểm chứng tỏ PG chịu sự tác động của PN và ngược lại. Quá trình ảnh hưởng giữa PG và PN không chỉ tạo ra những sự hợp tác thúc đẩy nhau cùng phát triển, mà còn tạo ra những xung đột bất hợp tác. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp luận Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, nhất là nguyên lý mối liên hệ phổ biến và nguyên lý tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, được luận án vận dụng nhằm góp phần lí giải cơ sở tạo nên và bối cảnh tác động tới mối quan hệ giữa PG và PN ở phía Bắc hiện nay. Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, tôn giáo không tách khỏi lịch sử xã hội loài người. Sự xuất hiện của tôn giáo dựa trên ba nguồn gốc cơ bản: nguồn gốc kinh tế - xã hội, nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc tâm lý - tình cảm. Luận án sẽ vận dụng cách nhìn này vào việc giải thích các vấn đề liên quan đến nguồn gốc ảnh hưởng của PG và PN ở phía Bắc hiện nay. 4.2.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.2.1. Phương pháp khảo sát định lượng và định tính Nhằm phân tích thực trạng ảnh hưởng qua lại giữa PG và PN phía Bắc VN hiện nay, luận án áp dụng các phương pháp khảo sát định lượng, khảo sát định tính và quan sát tham dự. Cụ thể: Về phương pháp định lượng: Bảng hỏi phỏng vấn định lượng được chia ra làm hai loại: một loại dành cho PN và một loại dành cho nữ tu sĩ PG (ni giới). Nội dung bảng hỏi chủ yếu khảo sát hành vi đi lễ chùa của PN; đóng góp của PN đối với hoạt động từ thiện, hoạt động hoằng pháp; thực trạng PG ở vùng sâu vùng xa, mong muốn để PN đóng góp nhiều hơn cho PG. 9 Mẫu khảo sát được thu thập theo cách ngẫu nhiên. Cách thức lấy mẫu tại ngôi chùa, phỏng vấn PN đến chùa tham dự các sinh hoạt PG. Đối với ni giới, cách lấy mẫu cũng mang tính ngẫu nhiên, nhưng có tính đến tính đại diện theo tỉ lệ ni/ tăng của từng địa bàn nghiên cứu. Đối tượng thứ nhất là PN tham gia sinh hoạt PG nhưng chưa phải là tu sĩ PG. Với đối tượng này, cơ cấu độ tuổi được chia thành 3 nhóm: thanh niên, trung niên và cao tuổi, cụ thể: thanh niên (18-35 tuổi) chiếm 29,8%, trung niên (36-55 tuổi) chiếm 46,0%, cao tuổi (từ 56 tuổi trở lên) chiếm 24,2%. Mẫu khảo sát được phân chia theo các vùng: đồng bằng, trung du và miền núi; cả thành thị lẫn nông thôn, trong đó, thành thị chiếm 43,3%, nông thôn chiếm 56,7%). Đồ thị 1: Cơ cấu tuổi của mẫu khảo sát Độ tuổi của phụ nữ 24% 30% Thanh niên Trung niên Cao tuổi 46% (Nguồn khảo sát của luận án) Cơ cấu nghề nghiệp của nhóm PN được luận án khảo sát khá đa dạng, bao gồm: nông dân, công nhân, một số nghề nghiệp khác, trong đó nông dân chiếm tỉ lệ cao nhất, kế đến là công nhân, buôn bán và các ngành nghề lao động khác. 10 Đồ thị 2. Cơ cấu nghề nghiệp của mẫu khảo sát Nghề nghiệp của phụ nữ 40 35 30 25 20 Tỷ lệ lệ % Tỷ 15 10 5 0 (Nguồn khảo sát của luận án) Nông dân Công nhân Buôn bán Nghỉ hưu Công Nghề tự do Sinh viên Nội trợ Đối tượng thứ hai là nữ tu sĩ PG (ni giới). Cơ cchức/viênấu tuổi củ a nhóm này gồm: thanh niên (18-35 tuổi) chiếm 14,7%, trung niên chức(36-55 tuổi) chiếm 65,3%, cao tuổi (từ 56 tuổi trở lên) chiếm 20,0%); trong số này, địa bàn thành thị chiếm 44,7%, địa bàn nông thôn chiếm 55,3%. Sau khi phỏng vấn, phiếu được làm sạch và xử lý trên phần mềm SPSS. Về phương pháp định tính: Luận án tiến hành phỏng vấn sâu đối với 20 nữ Phật tử và 10 nữ tu sĩ PG. 4.2.2.2. Phương pháp quan sát tham dự Quan sát tham dự tạo điều kiện cho người nghiên cứu vừa nhập vai đối tượng nghiên cứu vừa đảm bảo được chủ thể nghiên cứu. Việc điều tra thực địa, thâm nhập và trải nghiệm cuộc sống cùng với đối tượng nghiên cứu mang lại những kiến thức thực tiễn vô cùng lý thú để có thể luận giải chính xác các vấn đề nghiên cứu. 11 Áp dụng phương pháp này, tác giả luận án đã trải nghiệm cùng với những sinh hoạt PG của PN và nữ tu sĩ PG. Qua đó, tác giả luận án hiểu biết sâu sắc hơn mối quan hệ giữa PG và PN. 4.2.2.3. Các phương pháp khác Ngoài các phương pháp nêu trên, luận án còn sử dụng các phương pháp thống kê, diễn dịch, quy nạp, phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, nghiên cứu tài liệu thứ cấp. 5. Đóng góp về khoa học của luận án Thứ nhất, luận án đi sâu phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của mối quan hệ giữa PN và PG. Về cơ sở lý luận, luận án đã hệ thống hóa những quan điểm của kinh điển PG đối với PN. Về cơ sở thực tiễn, luận án nêu bật mối hệ giữa PG và PN ở miền Bắc, cho thấy cơ sở sâu xa của mối quan hệ này xuất phát từ cơ sở hạ tầng xã hội và tồn tại xã hội VN trong lịch sử. Thứ hai, luận án làm rõ mối quan hệ giữa PG và PN phía Bắc nước ta. Mối quan hệ này thể hiện hai chiều là ảnh hưởng của PG tới PN và từ PN tới PG, thể hiện trên nhiều phương diện như đời sống tinh thần, đạo đức lối sống, dịch vụ công, truyền giáo và xây dựng tổ chức giáo hội. Thứ ba, luận án chú trọng phân tích những vấn đề đặt ra, dự báo xu hướng mối quan hệ giữa PG và PN, từ đó bước đầu đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát huy mặt tích cực cũng như khắc phục mặt hạn chế của mối quan hệ này trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Thứ nhất, Việc nghiên cứu thực trạng ảnh hưởng qua lại giữa PG và PN ở một số tỉnh thành phía Bắc góp phần phát triển các nghiên cứu thực tiễn của ngành Tôn giáo học ở VN hiện nay về phương diện đánh giá sự tương tác giữa thực thể tôn giáo đối với các thực thể khác trong xã hội. 12 Thứ hai, Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu và giảng dạy về tôn giáo học và một số ngành khoa học xã hội và nhân văn khác. Đồng thời, kết quả luận án còn đóng góp luận cứ cho việc tăng cường hiệu quả hoạt động Phật sự của GHPGVN và công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận án được chia thành 4 chương, 11 tiết và tiểu kết các chương. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn của mối quan hệ giữa Phật giáo và phụ nữ Chương 3: Ảnh hưởng qua lại giữa Phật giáo và phụ nữ phía Bắc Việt Nam hiện nay Chương 4: Xu hướng ảnh hưởng qua lại giữa Phật giáo và phụ nữ, vấn đề đặt ra và khuyến nghị 13 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các nguồn tài liệu 1.1.1. Các bộ kinh sách của Phật giáo Kinh sách của PG đề cập tới quan điểm PG về PN có một số bộ Kinh, Luận và Luật tiêu biểu sau đây: Kinh Tăng Chi, Tập I (Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành, 1996); Kinh Tăng Chi, Tập II ( Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành, 1996); Kinh Tăng Chi, Tập III ( Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành, 1996); Kinh Tăng Chi, Tập IV ( Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành, 1996); Kinh Diệu Pháp Liên Hoa ( Hòa thượng Thích Tuệ Hải dịch, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2005); Trường A Hàm – Kinh Thiện Sinh (Thích Tuệ Sỹ dịch và chú giải, Nxb. Phương Đông, 2007); Cương yếu giới luật (Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm, Ni Trưởng Thích Nữ Tuệ Đăng dịch, Nxb. Thời đại, 2010); Luận Đại Trí Độ, Tập I ( Hòa thượng Thích Thiện Siêu dịch, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành, 1997). Những kinh sách trên là cơ sở nền tảng để tác giả luận án hiểu rõ hơn quan điểm của PG về PN. Điều này rất cần thiết bởi chỉ khi hiểu rõ quan điểm của PG về PN mới cho phép tác giả lý giải sâu sắc hơn ảnh hưởng của PG tới PN ở VN hiện nay. 1.1.2. Các bộ sử Phật giáo Việt Nam Về lịch sử PGVN có một số công trình tiêu biểu như: Lê Mạnh Thát (1999), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Tập 1, Nxb. Thuận Hoá, Huế; Nguyễn Lang (2000), Việt Nam Phật giáo sử luận, Tập I-II-III, Nxb. Văn Học, Hà Nội; Mật Thể (2001), Việt Nam Phật giáo sử lược, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội; 14 Nguyễn Cao Thanh (2008), Khái lược Phật giáo Việt Nam, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. Bồ Đề Tân Thanh – Nguyễn Đại Đồng (2012), Phật giáo Việt Nam (từ khởi nguyên đến 1981), Nxb. Văn học, Hà Nội; Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Văn phòng Ban Trị sự (2012), Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ Đại hội đến Đại hội (1981-2012), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội,v.v... Các tài liệu này cung cấp kiến thức nền tảng cho tác giả luận án hiểu rõ ràng hơn lịch sử PGVN từ khi du nhập cho đến nay. Nắm bắt được các sự kiện lịch sử PGVN giúp cho tác giả luận án lý giải sâu sắc hơn những vấn đề về mối quan hệ giữa PG và PN trong lịch sử cũng như cơ sở của mối quan hệ này trong giai đoạn hiện nay. 1.1.3. Tư liệu khảo sát thực tế của tác giả luận án Luận án tiến hành 580 bảng hỏi dành cho nữ tu sĩ PG và PN tại Hà Nội, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Hưng Yên. Kết quả khảo sát cung cấp thông tin về tần suất đi lễ chùa, mục đích đi lễ chùa, đóng góp của PN đối với PG, đáp ứng của PG đối với PN, niềm tin tôn giáo và nhận thức của PN về PG. Nguồn tư liệu quan trọng này giúp luận án phân tích mối quan hệ giữa PN và PG ở một số tỉnh phía Bắc hiện nay. 1.1.4. Báo cáo tổng kết công tác/ hoạt động Phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp, các ngành Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hà Nội (2007), Báo cáo tổng kết công tác Phật sự năm 2007, Lưu hành nội bộ, Hà Nội; Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hà Nội (2008), Báo cáo tổng kết công tác Phật sự năm 2008, Lưu hành nội bộ, Hà Nội; Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hà Nội (2009), Báo cáo tổng kết công tác Phật sự năm 2009, Lưu hành nội bộ, Hà Nội; Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hà Nội (2010), Báo cáo tổng kết công tác Phật sự năm 15 2010, Lưu hành nội bộ, Hà Nội; Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hà Nội (2011), Báo cáo tổng kết công tác Phật sự năm 2011, Lưu hành nội bộ, Hà Nội; Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hà Nội (2012), Báo cáo tổng kết công tác Phật sự năm 2012, Lưu hành nội bộ, Hà Nội; Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hà Nội (2013), Báo cáo tổng kết công tác Phật sự năm 2013, Lưu hành nội bộ, Hà Nội; Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hà Nội (2014), Báo cáo tổng kết công tác Phật sự năm 2014, Lưu hành nội bộ, Hà Nội. Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Nam Định (2013), Báo cáo tổng kết công tác Phật sự năm 2013, Lưu hành nội bộ, Nam Định; Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Tuyên Quang (2014), Báo cáo tổng kết công tác Phật sự năm 2014, Lưu hành nội bộ, Tuyên Quang. Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Tăng sự Trung ương (2014), Báo cáo tổng kết hoạt động Phật sự năm 2014, Chương trình hoạt động Phật sự năm 2015 của Ban Tăng sự Trung ương, Lưu hành nội bộ, Thành phố Hồ Chí Minh; Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phân ban Ni giới Trung ương (2014), Báo cáo tổng kết công tác Phật sự năm 2014, Lưu hành nội bộ, Thành phố Hồ Chí Minh; Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Từ thiện Xã hội Trung ương, Báo cáo tổng kết năm 2014 của Ban Từ thiện Xã hội Trung ương, Lư...Trong PG, quy y gồm quy y Phật, quy y pháp, quy y tăng (quy y Tam bảo). Đó là lời nguyện của người thụ Tam quy. Trong đó, quy y pháp tức là tu theo giáo pháp nhà Phật, quy y Phật tức là theo Đức Phật, quy y tăng tức là theo tu sĩ Phật giáo. Tỳ khiêu ni: là tên chung của những người nữ xuất gia thụ Cụ túc giới (giới luật đầy đủ mà người xuất gia theo PG phải thụ trì). Tỷ khiêu ni còn gọi là nữ tăng, thụ trì 500 giới, nhưng thường là 348 giới [132, tr.1593]. Ni giới: là khái niệm để chỉ những nữ tu sĩ PG. 32 Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA PHẬT GIÁO VÀ PHỤ NỮ 2.1. Quan điểm của Phật giáo về phụ nữ qua tam tạng kinh điển 2.1.1. Quan điểm của Phật giáo về phụ nữ qua kinh Phật giáo 2.1.1.1. Sự bình đẳng của phụ nữ PG ra đời là sự phản kháng lại những bất công trong xã hội Ấn Độ thời cổ đại. Tôn giáo này xuất hiện giống như một phương cách bênh vực những người yếu thế, trong đó có PN. Đương thời, theo truyền thống Bà La Môn giáo, PN bị đặt ở vị trí thấp nhất trong xã hội. Vì thế, người Bà La Môn sử dụng tôn giáo của họ để xây dựng nên toàn bộ hệ tư tưởng trong xã hội. Thông qua tôn giáo, đẳng cấp trên đã cố gắng điều khiển PN. Trong hoàn cảnh ấy, PN phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và đau khổ. Họ không được đối xử tử tế vì người Bà La Môn xếp họ vào tầng lớp thấp nhất trong xã hội, không có cả quyền quan sát các hoạt động tôn giáo. Như thế, theo Bà La Môn giáo, PN đã mất đi quyền được giải thoát về “cõi vĩnh hằng” [73, tr.439]. Họ cũng không được đi học, không được đọc Kinh Vê Đa. Chức năng duy nhất của họ là sinh đẻ và chăm sóc chồng con. Không những thế, PN còn luôn phải tuân thủ các mệnh lệnh của đàn ông, phải cố sinh được con trai. Vì theo Bà La Môn giáo, nếu ai không có con trai sẽ không thể tái sinh ở kiếp sau. Do đó, các góa phụ bị cạo trọc đầu, bị xã hội coi khinh. Trái với những quy định hà khắc của Bà La Môn giáo, PG cho rằng, PN có quyền bình đẳng, được tự do trên nhiều phương diện. PG quan niệm, PN có quyền được tái giá, thừa kế tài sản, con trai và con gái đáng quý như nhau. 33 Đức Phật không đồng tình với quan niệm trọng nam khinh nữ của truyền thống Bà La Môn giáo. Người nhắc đến 5 nỗi khổ mà PN phải chịu đựng, phải trải qua, gồm: 1. Khi còn nhỏ, PN phải sống trong nhà của cha mẹ và người thân. Lớn lên, họ phải sống với nhà chồng. 2. Phải trải qua những kỳ kinh hằng tháng. 3. Phải mang thai 4. Phải sinh con 5. Phải thức đợi người đàn ông của mình [46, tr.384-385]. Nhưng kinh nguyệt, mang thai và sinh con là những yếu tố tự nhiên nâng PN trở thành người có vai trò làm mẹ, một vai trò mà mỗi người đàn ông đều phải ngưỡng mộ và tôn thờ. 2.1.1.2. Vấn đề giải thoát của phụ nữ Một khía cạnh liên quan đến PN được kinh điển PG quan tâm là phương diện đời sống tôn giáo của họ. Không giống như Bà La Môn giáo, PG cho rằng, PN cũng có quyền tham gia các hoạt động tôn giáo. Cộng đồng PG có tới bốn thành phần khác nhau, trong đó PN tạo nên một nửa cộng đồng PG, đó là: Tỷ khiêu (nam tu sĩ PG), Tỷ khiêu ni (nữ tu sĩ PG), Ưu bà tắc (nam cư sĩ PG) và Ưu bà di (nữ cư sĩ PG). Những PN ngay từ thời kỳ đầu được Đức Phật thu nạp vào giáo đoàn không phân biệt giai cấp, tuổi tác và nghề nghiệp. Họ là người mẹ, người vợ, bà góa, người bình dân, thậm chí là gái điếm. Điều này cho thấy, trong cộng đồng PG, PN không bị loại bỏ hay bị gạt sang bên lề, mà được công nhận cả về phẩm chất lẫn năng lực tu trì. Kinh điển PG cho rằng, trạng thái đỉnh cao nhất của đời sống tôn giáo là Niết Bàn có thể đạt được bởi cả nam và nữ. Do vậy, PN cũng có thể tu hành và đắc đạo không cần sự trợ giúp của nam giới. 34 Tuy nhiên, kinh điển PG rất lưu ý tới những trở ngại đối với PN khi thực hiện các nguyên tắc để đạt được mục đích trong đời sống tôn giáo. Đặc biệt là những khó khăn liên quan đến vấn đề tâm sinh lý mang đặc trưng giới tính. Phẩm “Đề Bà Đạt Đa” của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa dẫn lại quan điểm của Xá Lợi Phất, một trong mười đại đệ tử của Đức Phật, cho rằng PN có năm trở ngại (ngũ chướng) trên con đường tu đạo giải thoát: 1. PN không thể trở thành Đế Thích, do họ không tinh khiết; 2. PN không thể trở thành Đại Phạm Thiên Vương, do họ không kìm chế ham mê dục vọng; 3. PN không thể thành Ma Vương, bởi họ kiêu căng khó có thể hiểu được Phật pháp đúng đắn; 4. PN không thể trở thành Chuyển Thánh Luân Vương, vì họ có 84 phẩm chất xấu tiềm ẩn; 5. PN không thể thành Phật, do họ gắn chặt với thế giới trần tục, sân, si, nghiệp gắn với các hoạt động của thân thể, lời nói và tư tưởng [108, tr.281]. Vì những trở ngại này, một số ý kiến được nêu ra cho Đức Phật bày tỏ sự băn khoăn đối với con đường giải thoát của PN. Một số bộ kinh PG quan niệm, để thoát khỏi ngũ chướng và giải thoát, PN phải được chuyển đổi thân từ nữ sang nam. Chẳng hạn, Kinh Vô Lượng Thọ Đại Bản cho rằng, PN phải được tái sinh thành đàn ông trước khi nhập Niết Bàn. Quan niệm này không chỉ tồn tại trong những người chất vấn Đức Phật, mà còn trong hàng đệ tử của Đức Phật. Xá Lợi Phất từng nghi ngờ về khả năng giải thoát của PN. Cụ thể, khi Long Nữ lễ Phật và nói mình sẽ thành Phật, Xá Lợi Phất nghi ngờ cô sẽ không thể thành Phật được do cô mang thân gái. Lý do Long Nữ không được thành Phật, không chỉ vì con đường thành Phật ngoài việc đòi hỏi phải siêng năng tu hành khổ hạnh, còn do thân nữ mắc phải năm chướng ngại như đã 35 nêu. Sau đó, Long Nữ dâng hạt châu lên Đức Phật và được hóa thân thành nam tử, nhờ vậy trở thành bậc giác ngộ với đầy đủ 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp. Hiện tượng Long Nữ chứng tỏ, PN có thể đạt được thành tựu trong tu tập và hành đạo [139, tr.32-33], dù ở đây vẫn phảng phất tư tưởng nữ giới phải chuyển thân sang nam giới mới được giải thoát. Cuối cùng, kinh điển PG quan niệm, dù nam hay nữ, con người đều có thể đạt được mục đích trong đời sống tôn giáo. Phẩm “Đề Bà Đạt Đa” của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa khẳng định, sau khi Đức Phật nhập diệt, vô số chúng sinh, bất kể nam hay nữ, đều có thể thành Phật [58, tr.277]. Trong khi đó, Kinh Duy Ma Cật cho rằng, nam và nữ chỉ khác nhau về bề ngoài, còn bản chất giống nhau. Trong “Phẩm thứ 7” (Quán chúng sinh) của Kinh Duy Ma Cật, Xá Lợi Phất hỏi một thiên nữ đã giác ngộ rằng, tại sao vị này không chuyển thân nữ của mình. Điều này phản ánh của niềm tin PN phải chuyển sang thân nam trước khi họ có thể nhập Niết Bàn. Thiên nữ trả lời: “Từ mười hai năm nay, tôi vẫn cầu cái tướng người nữ mà chẳng được. Tại sao nên chuyển? Tỷ như một nhà ảo thuật hóa ra một ảo nữ. Nếu có người hỏi nhà ảo thuật ấy rằng: “Sao ông chẳng chuyển cái thân nữ này đi?”. Người ấy có đặt câu hỏi một cách chính đáng không?” [107, tr.127]. Thiên nữ khẳng định, các sự vật, hiện tượng không có hình tướng nhất định, nên việc chuyển thân nữ sang thân nam không quan trọng. Từ đó, thiên nữ xác quyết, theo giáo thuyết của Đức Phật, tất cả sự vật đều không phải nam cũng không phải nữ [107, tr.128]. Như thế, PN có thể giải thoát mà không bị vướng vào các trở ngại, cũng không phải chuyển thân từ nữ sang nam. Câu chuyện này còn mang hàm nghĩa triết lý PG sâu xa. Đó là nhận thức về thế giới không mang tính nhị nguyên, ngược lại phải tìm ra được bản chất của sự vật, hiện tượng trong thế giới luôn biến chuyển. Nam giới hay nữ giới, đàn ông hay đàn bà chỉ là ảo về 36 bên ngoài, còn đồng về bản chất. Vì thế, việc đòi hỏi chuyển thân nữ sang thân nam mới có thể giải thoát giống như cách làm của một nhà ảo thuật. Kinh Tương Ưng Bộ đề cập đến câu chuyện Tỷ khiêu ni Soma từng bị ác ma quấy nhiễu khi đang thiền định. Ác ma tỏ ra coi thường khả năng giải thoát của PN khi cho rằng: “Địa vị khó chứng đạt, chỉ thánh nhân chứng đạt, trí nữ nhân hai ngón, sao hi vọng chứng đạt?” [43, tr.285]. Tuy nhiên, vị Tỷ khiêu ni này khẳng định: “Nữ tính chướng ngại gì, khi tâm khéo thiền định, khi trí tuệ triển khai, chính quán pháp vi diệu?” [43, tr.286]. Điều đó tiếp tục khẳng định, giải thoát không phải là đặc quyền dành cho giới tính nào. Cả nam giới lẫn nữ giới đều có thể giải thoát khi tuân thủ lời Đức Phật. Nói cách khác, một khi có niềm tin vào PG, thực hiện đúng những quy tắc trong quá trình tu tập của PG, PN cũng đạt được những thành tựu như nam giới. Một vài Tỷ khiêu ni được Đức Phật công nhận đứng đầu trong một lĩnh vực chứng đắc nào đó cũng giống như cách mà các Tỷ khiêu được công nhận: Tỷ khiêu ni Dhammadinnā là đệ nhất thuyết pháp (trong hàng Ni chúng); Tỷ khiêu ni Bhaddakapilā đệ nhất về túc mạng trí; Tỷ khiêu ni Sukulā là đệ nhất về thiên nhãn; Tỷ khiêu ni Sonā là đệ nhất về tinh tiến,v.v... Kinh Hoa Nghiêm còn khẳng định khả năng siêu phàm của PN trong đời sống tôn giáo qua hình ảnh của Thiện Tài đồng tử cầu đạo với 53 vị thiện tri thức, trong đó có hàng nữ giới như Tỷ khiêu ni Sư Tử Tần Thân và các nữ cư sĩ như Hưu Xã, Từ Hạnh, Bất Động, Tu Mật Đa. Kinh Hoa Nghiêm giới thiệu những PN tại gia và xuất gia làm được nhiều việc khó khăn đến mức hàng nam giới bình thường không làm được. Nói cách khác, bộ kinh này nhấn mạnh đến năng lực tiềm ẩn vô cùng vô tận trong con người (bí mật tạng) nếu biết phát huy đúng đắn và khai thác trọn vẹn. Phẩm “Gotamì” của Kinh Tăng Chi Bộ đề cập chuyện bà Mahàpajàpatì Gotamì xin Đức Phật cho PN xuất gia. Bà Mahàpajàpatì Gotamì nói: “Lành 37 thay, bạch Thế Tôn, nếu nữ nhân được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong pháp và luật do Thế Tôn thuyết giảng” [45, tr.652-653]. Tuy nhiên, sau ba lần xin liên tiếp như vậy, Đức Phật đều từ chối và trả lời: “Thôi vừa rồi, này Gotamì, chớ có ưa thích nữ nhân được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong pháp và luật do Thế Tôn thuyết giảng” [45, tr.653]. Bà Mahàpajàpatì Gotamì nhờ Ananda xin Đức Phật chấp nhận PN xuất gia tới ba lần nữa nhưng cũng không được. Ananda hỏi: “Bạch Thế Tôn, không biết nữ nhân sau khi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong pháp và luật do Thế Tôn thuyết giảng, có thể chứng được Dự Lưu quả, Nhất Lai quả, Bất Lai quả hay A La Hán quả không?” [45, tr.653]. Đức Phật quả quyết, PN nếu xuất gia hoàn toàn có thể đạt được sự giải thoát: “Này Ananda, sau khi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong pháp và luật do Thế Tôn thuyết giảng, nữ nhân có thể chứng được Dự Lưu quả, Nhất Lai quả, Bất Lai quả hay A La Hán quả” [45, tr.652]. Thực tế PN có thể giải thoát cùng với việc Ananda khẩn thiết cầu xin, Đức Phật đã đồng ý cho PN xuất gia. Tuy nhiên, họ phải chấp nhận tám kính pháp (Bát Kính Pháp) mới có thể gia nhập cộng đồng tu sĩ PG (Tăng đoàn). Việc chấp nhận cho PN xuất gia là một bước tiến lớn của PG trong việc tạo điều kiện cho việc hiện thực hóa khả năng đạt được những kết quả cao hơn về mặt đời sống tôn giáo. Như vậy, PG không chỉ thừa nhận về mặt nguyên tắc, mà còn hướng tới việc tạo ra tổ chức cho PN được thực hành và đạt được mục đích trong đời sống tôn giáo. Cộng đồng PG đã công nhận hàng nữ tu sĩ và hàng nữ cư sĩ thực hành các nguyên tắc đời sống tôn giáo như Đức Phật thực hiện để có thể được giải thoát và phục vụ người khác. Họ đã trở thành bộ phận không thể thiếu trong cộng đồng PG. Cần nói thêm, việc Đức Phật đắn đo chấp nhận PN gia nhập 38 Tăng đoàn để cùng thực hiện lối sống “từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong pháp và luật” trong kinh điển PG đến nay vẫn còn có những tranh luận. Kinh điển PG cho thấy, việc Đức Phật cho phép PN xuất gia nhưng phải tuân thủ thêm những giới luật là một cách thức cẩn trọng để bảo vệ đời sống cộng đồng PG chứ không phải phân biệt PN. Đồng thời, việc chấp nhận PN gia nhập tổ chức tu sĩ PG được đánh giá là một bước cách mạng trong bối cảnh xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ. “Cho dù thế nào, việc thành lập Ni đoàn của Đức Phật là một hành động rất cách mạng so với thời gian cách đây trên 2.500 năm và trong bối cảnh Ấn Độ đầy thành kiến với PN” [91, tr.17]. Về mặt nguyên tắc, kinh điển PG thừa nhận, PN có khả năng đạt được mục đích giải thoát khi theo đuổi đời sống tôn giáo. Song, để đạt được mục đích này trong thực tiễn, họ phải tuân thủ những chuẩn tắc cần thiết. Chỉ khi nào làm được như vậy, PN theo PG mới có thể đạt được kết quả trong đời sống tôn giáo. Nội dung này sẽ được chúng tôi sẽ trình bày cụ thể hơn trong phần quan điểm của luật PG về PN. Quan điểm của Đức Phật về PN có những khác biệt so với xã hội Ấn Độ đương thời. Trong kinh điển PG, nhiều lần Đức Phật đã ngợi khen những PN có tinh cần tu tập và khẳng định họ sẽ đạt được những thành tựu trong đời sống tu hành không kém so với nam giới. Dù kinh điển PG có đưa ra những cản trở của PN nhưng không phải là xem nhẹ họ. Đức Phật nêu ra những khác biệt của PN để tạo ra điều kiện tu tập thích hợp hơn cho PN xuất gia. 2.1.1.3. Ứng xử của phụ nữ trong gia đình và xã hội PG nêu ra các chuẩn mực đạo đức cho con người nói chung, PN nói riêng để ứng xử trong mối quan hệ gia đình và xã hội. Cụ thể, PG lấy mười điều thiện làm căn bản để con người tu thân như: không giết hại người vật, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không nói hai lưỡi (nói ly 39 gián), không ác khẩu, không nói thêu dệt, không tham lam, không nóng giận, không si mê. Đối với cha mẹ, theo quan điểm của PG, PN phải là những người con chí hiếu. Kính thờ cha mẹ được xem là kính thờ tất cả Phật và Thánh, Hiền. Người con phải kính thuận cha mẹ với năm điều: “1. Cung phụng không để thiếu thốn. 2. Muốn làm gì thưa cha mẹ biết. 3. Không trái điều cha mẹ làm. 4. Không trái điều cha mẹ dạy. 5. Không làm đoạn tuyệt chính nghiệp mà cha mẹ làm” [104, tr.484-485]. PG không chỉ răn dạy con cái nên hiếu thảo với cha mẹ, mà còn răn dạy cách đối xử, giáo dục của cha mẹ với con cái. Trong Kinh Thi Ca La Việt, Đức Phật dạy người mẹ đối xử với con cái cần có ba điều: “1. Nên dạy con bỏ việc ác, làm việc thiện. 2. Nên dạy con học tập và làm việc. 3. Nên dạy con trì kinh, giữ giới” [93, tr.28]. Kinh Thiện Sinh nói về ứng xử của cha mẹ đối với con cái: “Kẻ làm cha mẹ phải lấy năm điều này chăm sóc con cái: 1. Ngăn con đừng để làm ác. 2. Chỉ bày những điều ngay lành. 3. Thương yêu đến tận xương tủy. 4. Chọn nơi hôn phối tốt đẹp. 5. Tùy thời cung cấp nhu yếu” [104, tr.485]. Kinh điển PG cũng quan tâm tới mối quan hệ vợ chồng, đưa ra nhiều lời khuyên hữu ích để giữ gìn hạnh phúc gia đình, tế bào của xã hội. Đặc biệt, kinh điển PG có những khuyên răn chi tiết về bổn phận của PN đối với người chồng. Kinh Thi Ca La Việt quan niệm, người vợ phải có năm bổn phận với người chồng: 1. Làm tròn bổn phận đối với chồng 2. Khéo tiếp đón bà con bên chồng 3. Trung thành với chồng 4. Khéo giữ gìn tài sản của chồng 40 5. Khéo léo và nhanh nhẹn làm mọi công việc [93, tr.28]. Kinh Thiện Sinh khuyên PN thực hiện năm nghĩa vụ với người chồng: “1. Dậy trước. 2. Ngồi sau. 3. Nói lời hòa nhã. 4. Kính nhường tùy thuận. 5. Đón trước ý chồng” [104, tr.486]. Thậm chí, kinh điển PG còn phân loại các hạng vợ để răn dạy PN. Khi đi khất thực tại Jetavana, Đức Phật gặp một gia đình có người con dâu tên là Sujàtà xuất thân từ một gia đình giàu có. Cô này không vâng lời mẹ chồng, không vâng lời bố chồng, không vâng lời người chồng, cũng không cung kính, không tôn trọng, không lễ bái. Để giảng giải cho PN này biết cách cư xử với nhà chồng, Đức Phật đưa ra quan điểm về các hạng vợ khác nhau cũng như hình thức thưởng phạt cho những hạng vợ sau khi chết: 1. Hạng vợ sát nhân (Sát nhân thê): Ai tâm bị uế nhiễm, không từ mẫn thương người, thích thú những người khác, khinh rẻ người chồng mình, bị mua chuộc bằng tiền, hăng say giết hại người, hạng người vợ như vậy, được gọi vợ sát nhân. 2. Hạng vợ ăn trộm (Đạo tặc thê): Hạng nữ nhân nào, tiêu xài tài sản chồng, do công nghiệp đem lại, hay thương nghiệp, nông nghiệp, do vậy, nếu muốn trộm, dầu có ít đi nữa, hạng người vợ như vậy, được gọi vợ ăn trộm. 3. Hạng vợ chủ nhân (Chủ nhân thê): Không ưa thích làm việc, biếng nhác, nhưng ăn nhiều, ác khẩu và bạo ác, phát ngôn lời khó chịu, mọi cố gắng của chồng, đàn áp và chỉ huy, hạng người vợ như vậy, được gọi là vợ chủ nhân. 4. Hạng vợ như mẹ hiền (Hiền mẫu thê): Ai luôn luôn từ mẫn, có lòng thương xót người, săn sóc giúp đỡ chồng, như mẹ chăm sóc con, tài sản chồng cất chứa, biết hộ trì gìn giữ, hạng người vợ như vậy, được gọi vợ như mẹ. 41 5. Hạng vợ như chị em (Hiền muội thê): Ai như người em gái, đối xử với chị lớn, biết cung kính tôn trọng, đối với người chồng mình, với tâm biết tàm quý, tùy thuận phục vụ chồng, hạng người vợ như vậy, được gọi vợ như chị. 6. Hạng vợ như bạn tốt (Bằng hữu thê): Ai ở đời thấy chồng,trong tâm thấy hoan hỷ, như người bạn tốt lành, đã lâu từ xa về, sinh gia đình hiền đức, giữ giới dạ trung thành, hạng người vợ như vậy, được gọi vợ như bạn. 7. Hạng vợ như nữ tỳ (Nô bộc thê): Không tức giận an tịnh, cũng không sợ hình phạt, tâm tư không hiềm hận, nhẫn nhục đối với chồng, không phẫn nộ tức giận, tùy thuận lời chồng dạy, hạng người vợ như vậy, được gọi vợ nữ tỳ. Các hạng vợ nên và không nên: Ở đời các hạng vợ, được gọi vợ sát nhân, kể cả vợ ăn trộm, và cả vợ chủ nhân, vợ ấy không giữ giới, ác khẩu và vô lễ, khi thân hoại mạng chung, bị sinh vào Địa Ngục. Ở đời các hạng vợ, như mẹ, chị và bạn, và người vợ được gọi, là vợ như nữ tỳ, an trú trên giới đức, khéo phòng hộ lâu ngày, khi thân hoại mạng chung, được sinh lên Thiện Thú [45, tr.406-409]. Như vậy, theo kinh điển PG, những người vợ không chung thủy, cư xử tệ bạc với người chồng, mang nhiều thói hư tật xấu như lười biếng, tiêu hoang đều được cho là vi phạm luân lý đạo đức và sẽ bị đày vào Địa Ngục sau khi chết. Trái lại, những người vợ ứng xử tốt đẹp, chung thủy, hòa thuận, chăm sóc người chồng sẽ được tái sinh vào cõi Thiện Thú sau khi chết. Rõ ràng, đó là những hình thức thưởng phạt cho từng hạng vợ, góp phần vào việc cảnh báo, răn dạy người vợ phải biết sống hợp đạo lý làm vợ. PG không chỉ cảnh báo, thưởng phạt về điểm tốt và điểm xấu của người vợ trong ứng xử với người chồng, mà còn vạch ra những cách thức để một PN 42 có thể trở thành một người vợ hoàn hảo. Phẩm “Sumana” của Kinh Tăng Chi Bộ cho biết, có năm cách thức để một PN trở thành người vợ hoàn hảo: Thứ nhất: Ðối với những người chồng nào, mẹ cha cho các con, vì muốn lợi ích, vì tìm hạnh phúc, vì lòng thương tưởng, vì lòng từ mẫn, đối với vị ấy, chúng ta sẽ thức dậy trước, chúng ta sẽ đi ngủ sau cùng, vui lòng nhận làm mọi công việc, xử sự đẹp lòng, lời nói dễ thương. Thứ hai: Những ai, chồng ta kính trọng, như mẹ, cha, Samôn, Bàlamôn, chúng ta sẽ tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường và khi họ đến, chúng ta sẽ dâng hiến họ chỗ ngồi và nước. Thứ ba: Phàm có những công nghiệp trong nhà, hoặc thuộc về len vải hay vải bông, ở đây, chúng ta sẽ phải thông thạo, không được biếng nhác, tự tìm hiểu phương pháp làm, vừa đủ để tự mình làm, vừa đủ để sắp đặt người làm.” Như vậy, này các thiếu nữ, các con cần phải học tập [44, tr.360]. Thứ tư: Trong nhà người chồng, phàm có nô tỳ nào, hay người đưa tin, hay người công thợ, chúng ta sẽ phải biết công việc của họ với công việc đã làm. Chúng ta sẽ phải biết sự thiếu sót của họ với công việc không làm. Chúng ta sẽ biết sức mạnh hay sức không mạnh của những người đau bệnh. Chúng ta sẽ chia các đồ ăn, loại cứng và loại mềm, mỗi người tùy theo phần của mình. Thứ năm: Phàm có tiền bạc, lúa gạo, bạc và vàng người chồng đem về, chúng ta cần phải phòng hộ, bảo vệ chúng, và sẽ gìn giữ để khỏi ăn trộm, ăn cắp, kẻ uống rượu, kẻ phá hoại” [44, tr.360-361]. Do vậy, các thiếu nữ trước khi lập gia đình cần phải học tập những điều sau đây để thành một người vợ tốt: Hãy thường thương yêu chồng, Luôn nỗ lực cố gắng, 43 Người đem lại lạc thú, Chớ khinh thường người chồng, Chớ làm chồng không vui, Chớ làm chồng tức tối, Với những lời ganh tị. Chồng cung kính những ai, Hãy đảnh lễ tất cả, Vì nàng, người có trí. Hoạt động thật nhanh nhẹn, Giữa các người làm việc, Xử sự thật khả ái, Biết giữ tài sản chồng. Người vợ xử như vậy, Làm thỏa mãn ước vọng, Ưa thích của người chồng, Sẽ được sanh tại chỗ, Các chư thiên khả ái [44, tr.361-362]. Như vậy, có thể thấy, kinh điển PG không chỉ dừng lại ở những quan tâm tới đời sống tôn giáo thuần túy của PN và nữ tu sĩ PG, mà còn có cả một hệ quan điểm luân lý, đạo đức hướng dẫn PN hành xử trong môi trường gia đình, xã hội khi đặt ở những vị trí khác nhau như người mẹ, người vợ, chị em, con cái. Quan điểm của PG về vấn đề này không hề chung chung, khó hiểu mà rất chi tiết, gần gũi. Hệ quan điểm này tạo ra những định hướng, hướng dẫn hành vi cho PN tin theo PG trong đời sống hằng ngày của họ. Một điểm nữa cần lưu ý là quan điểm trong kinh điển PG dù có mở rộng tới các vấn đề mang tính trần thế, đời sống thường ngày của PN, nhưng điều đó không tách rời với thế giới quan của PG. Bởi những thực hành trong 44 đời sống hằng ngày mà kinh điển PG cho rằng PN nên làm để cuối cùng họ có thể được hưởng những lợi ích ở kiếp này và kiếp sau. Quan điểm của PG về PN phản ánh quan niệm của tôn giáo này về những hình mẫu PN khác với quan niệm của tư tưởng thống trị ở xã hội Ấn Độ thời bấy giờ. Các hình mẫu đó không chỉ có khía cạnh tôn giáo, mà còn phủ rộng tới các khía cạnh xã hội. Điểm chung của các hình mẫu này trong thực tiễn đời sống là đảm bảo sự hài hòa và hướng thiện trong hành vi ứng xử của cá nhân, gia đình và cộng đồng. 2.1.2. Quan điểm của Phật giáo về phụ nữ qua luật Phật giáo Đức Phật dạy về ý nghĩa của giới luật: “Sau khi Ta diệt độ, các ngươi hãy tôn trọng, trân quý Ba-la-đề mộc-xoa; như người đi trong đêm tối được gặp ánh sáng, như người nghèo khó được gặp châu báu. Giới luật chính là đức Thầy cao cả của các ngươi, dù Ta có ở đời cũng không gì khác” [64, tr.223]. PG cho rằng, việc tạo ra giới luật có mười lợi ích sau đây: 1. Nhiếp thủ ư tăng: vì kiện toàn Tăng-già thành chúng thanh tịnh. 2. Linh Tăng hoan hỉ: Vì tu hành phạm hạnh nên thiện tâm Tăng trưởng khiến được hoan hỉ đối với nhau. 3. Linh Tăng an lạc: vì hoan hỉ được an lạc nơi thiền định, trong tự tâm. 4. Linh vị tín giả tín: khiến người chưa có lòng tin Tam Bảo, thấy chư Tăng tu hành phạm hạnh mà sinh lòng tin. 5. Dĩ tín giả linh Tăng tưởng: đối với người đã tin rồi khiến lòng tin của họ Tăng trưởng. 6. Nan điều giả linh điều thuận: người khó điều phục khiến họ được điều thuận. 7. Tàm quý giả đắc an lạc: khiến người biết hổ thẹn được an vui. 8. Đoạn hiện tại hữu lậu: vì loạn diệt phiền não ở hiện tại. 9. Đoạn vị lai hữu lậu: vì đoạn diệt hết phiền não ở vị lai. 45 10. Linh chánh pháp cửu trụ: vì tu phạm hạnh mà chánh pháp được tồn tại lâu dài [64, tr.20-21]. Quan điểm của Phật giáo về vị trí và vai trò PN được thể hiện trong Tam quy, Ngũ giới, Bát Quan trai giới, Thập thiện giới,v.v... Tam quy: nữ Phật tử (Ưu bà di) trước khi thọ năm giới phải có niềm tin PG và thực hiện Tam quy là quy y Phật: trở về nương tựa Phật, người dẫn đường chỉ lối trong cuộc đời Phật tử; quy y Pháp: trở về nương tựa Pháp, con đường của tình thương và sự hiểu biết; quy y Tăng: trở về nương tựa Tăng, đoàn thể của những người nguyện sống cuộc đời tỉnh thức [53, tr.110]. Ngũ giới: là những nguyên tắc hướng dẫn Phật tử để họ đạt được sự giải thoát và giác ngộ; cũng là những nguyên tắc để xây dựng nền tảng cho hạnh phúc cá nhân, hạnh phúc gia đình và xã hội, gồm: 1) Không sát sinh; 2) Không trộm cắp; 3) Không tà dâm; 4) Không nói dối; 5) Không uống rượu [53, tr.111-112]. Bát quan trai giới: là giới pháp được Đức Phật chế định cho các đệ tử tại gia học tập xuất gia tạm thời. Những Phật tử này rời bỏ gia đình đến ở chùa để tập nếp sống của người xuất gia trong một ngày đêm. Người tới chùa như vậy phải giữ “Bát quan trai” để tránh phạm vào việc làm không đúng từ thân, khẩu và ý. Trong “Bát quan trai” có 7 điều thuộc về giới và 1 điều thuộc về chế độ ăn uống, gọi là trai. Cụ thể: - Giới thứ nhất: Không được sát sinh - Giới thứ hai: Không được trộm cắp - Giới thứ ba: Không được hành dâm - Giới thứ tư: Không được nói dối - Giới thứ năm: Không được uống rượu - Giới thứ sáu: Không được trang sức bằng vòng hoa, không được ca hát, nhảy múa và cố ý đi xem nghe 46 - Giới thứ bảy: Không được ngồi nằm gường ghế cao sang lộng lẫy - Giới thứ tám: Không được ăn phi thời [53, tr.114]. Năm giới đầu của Bát quan trai tương tự như Ngũ giới, chỉ khác là trong giới thứ ba, giới tử không được hành dâm - giống như nếp sống phạm hạnh của người xuất gia - còn giới thứ ba trong Ngũ giới thì cư sĩ được phép ân ái với người hôn phối chính thức. Thập thiện giới: Các nam nữ Phật tử sau khi thực hiện Tam quy, Ngũ giới, thấy đạt được nhiều tiến bộ trong tu học, muốn tiến xa hơn nữa có thể thực hiện 10 giới (Thập thiện giới) sau đây: 1.Noi gương chư Phật và Bồ tát, vĩnh viễn không giết hại chúng sinh mà còn đem đến sự sống cho muôn loài. 2. Noi gương chư Phật và Bồ tát, vĩnh viễn không trộm cắp mà còn đem tài sản của mình bố thí cho người khác. 3. Noi gương chư Phật và Bồ tát, vĩnh viễn không tà dâm, tôn trọng tiết hạnh và sự chung thủy của mọi người. 4. Noi gương chư Phật và Bồ tát, vĩnh viễn không nói dối, luôn luôn nói đúng sự thật. 5. Noi gương chư Phật và Bồ tát, vĩnh viễn không nói hai chiều, chỉ nói những lời đưa đến hòa hợp, đoàn kết. 6. Noi gương chư Phật và Bồ tát, vĩnh viễn không nói thêu dệt, mà nói những lời chính xác, có thực. 7. Noi gương chư Phật và Bồ tát, vĩnh viễn không nói thô lỗ mà luôn luôn nói những lời nhã nhặn, từ ái. 8. Noi gương chư Phật và Bồ tát, vĩnh viễn không tham lam keo kiệt mà thực hành hạnh bố thí. 9. Noi gương chư Phật và Bồ tát, vĩnh viễn không sân hận mà thực hành hạnh từ bi. 47 10. Noi gương chư Phật và Bồ tát, vĩnh viễn không tà kiến, cố chấp mà tu hành chính kiến [53, tr.115-116]. Trong Thập thiện giới, 3 giới đầu thuộc về thân nghiệp; 4 giới giữa thuộc về khẩu nghiệp; 3 giới cuối cùng thuộc về ý nghiệp. Bát kính giới (Bát kỉnh pháp): 1. Tỷ khiêu ni dù một trăm tuổi hạ cũng phải tôn kính, chào hỏi, xá bái một vị Tỷ khiêu Tăng dù mới thụ giới. Tỷ khiêu ni phải tuân giữ tôn kính giới này suốt đời không được vi phạm. 2. Tỷ khiêu ni không được trách mắng, nói lỗi các sai lầm, hoặc các tà kiến, phẩm hạnh của Tỷ khiêu Tăng bằng bất cứ cách nào. Tỷ khiêu ni phải tuân giữ tôn kính giới này suốt đời không được vi phạm. 3. Tỷ khiêu Tăng được phép rầy la Tỷ khiêu ni, chứ Tỷ khiêu ni không được phép rầy la Tỷ khiêu Tăng. Tỷ khiêu ni phải tuân giữ tôn kính giới này suốt đời không được vi phạm. 4. Thức xoa ma na ni muốn thụ giới cụ túc phải đến cầu xin nhị bộ Tăng,Ni. Tỷ khiêu ni phải tuân giữ tôn kính giới này suốt đời không được vi phạm. 5. Tỷ khiêu ni phạm giới Tăng-già-bà-thi-sa. Nửa tháng phải đến trước nhị bộ Tăng. ( Bộ Tăng và Bộ Ni) hành pháp Ma-na-đoả. Tỷ khiêu ni phải tuân giữ tôn kính giới này suốt đời không được vi phạm. 6. Mỗi nửa tháng bá tát Tỷ khiêu ni phải đến cầu giáo giới Tỷ khiêu Tăng. Tỷ khiêu ni phải tuân giữ tôn kính giới này suốt đời không được vi phạm. 7. Tỷ khiêu ni không được an cư ở một trú xứ không có Tỷ khiêu Tăng. Tỷ khiêu ni phải tuân giữ tôn kính giới này suốt đời không được vi phạm. 48 8. Sau an cư, Tỷ khiêu ni phải đến trong chúng Tỷ khiêu Tăng, cầu xin tự tứ (trình 3 việc: thấy, nghe, nghi). Tỷ khiêu ni phải tuân giữ tôn kính giới này suốt đời không được vi phạm. Trên đây là những giới luật quan trọng mà các Phật tử nói chung và PN theo PG nói riêng phải giữ. Nếu chia theo các giới cụ thể, Tỷ khiêu phải giữ 250 giới, Tỷ khiêu ni phải giữ 348 giới, Thức xoa Ma na phải giữ 6 giới, Sa di và Sa di ni phải giữ 10 giới, Ưu bà tắc và Ưu bà di phải giữ 5 giới. Mục đích giới luật PG là điều chỉnh hành vi, tạo ra khuôn phép trong hành động, suy nghĩ của mỗi Phật tử nói chung và PN tin theo PG nói riêng, từ đó xây dựng nên một mẫu người lý tưởng lấy tính thiện làm căn bản. 2.1.3. Quan điểm của Phật giáo về phụ nữ qua luận Phật giáo Nếu kinh PG có những tranh luận về sự giải thoát cũng như địa vị của PN, thì luận PG, nhất là luận PG Đại thừa, vấn đề giải thoát và địa vị của PN được chú ý nhiều hơn. Chương 3 “Giải thích Bà Già Bà” của Luận Đại Trí Độ nhắc lại quan điểm PN có những chướng ngại nên không thể đạt được các bậc Chuyển Luân Vương, Đế Thích Thiên Vương, Ma Thiên Vương, Phạm Thiên Vương và Phật Pháp Vương. Cho nên, người nữ phải theo người nam giáo hóa. Cụ thể, Luận Đại Trí Độ viết: Hỏi: Đối với nữ nhân Phật cũng giáo hoá cho được đạo, sao chỉ nói trượng phu (nam giới)? Đáp: Vì người nam là tôn quý, người nữ thì thấp hèn; vì người nữ thì theo người nam. Và vì người nam là chủ sự nghiệp. Lại nữa, người nữ có điều chướng ngại là không được làm Chuyển Luân vương, Đế Thích Thiên vương, Ma Thiên vương, Phạm Thiên vương và Phật Pháp vương; vì vậy nên Phật không nói. Lại nữa, nếu nói Phật là đấng Điều Ngự Sư của nữ nhân thì không tôn trọng, nếu nói của trượng phu thì gồm hết tất cả. Cũng như vua đến thì 49 không đến một mình, chắc chắn còn có người tùy tùng. Như vậy, nói trượng phu là gồm hết cả người hai căn, không căn và nữ nhân trong đó; vì vậy, nên nói là trượng phu. Bởi nhân duyên ấy, Phật là Điều Ngự Trượng Phu” [102, tr.85-86]. Trong Chương 6 “Giải thích Nghĩa Ba Chúng” của Luận Đại Trí Độ khẳng định, giới nữ góp phần hình thành hai trong số bốn thành phần của PG là Tỷ khiêu ni (nữ tu sĩ PG) và Ưu bà di (nữ Phật tử tại gia). Tuy nhiên, theo quan điểm của bộ luận này, người nữ thấp kém hơn người nam, nên khó có thể đạt ...n đề cơ bản - Sống nhân ái, vị tha với mọi người ....................................................2 mà quý vị trao đổi với 15. - Ngũ giới .............................................................................................3 ngƣời khác về Phật giáo -Thập thiện ...........................................................................................4 là gì? - Bát chính đạo .....................................................................................5 - Tổ chức thảo luận những chủ đề Phật giáo trong gia đình ................1 Việc tuyên truyền giáo -Tham gia hoằng pháp cùng các quý thầy ............................................2 lý Đức Phật đƣợc quý vị - Khuyên bạn bè, người thân nghe giảng Pháp ở chùa .........................3 16. thực hiện bằng cách nào - Khuyên mọi người đọc kinh, sách, báo, nghe băng đĩa về Phật giáo..4 sau đây? - Khuyên mọi người tham gia các câu lạc bộ, hội Phật tử ...................5 - Ý kiến khác (ghi rõ) ...........................................................................6 - Đây là những việc cần thực hiện .......................................................1 Mọi ngƣời có cảm nhận -Những việc này tốt nhưng không phù hợp nên họ chưa thấy cần phải 17. gì về những điều nêu thực hiện ...............................................................................................2 trên? - Không quan tâm................................... ..............................................3 Câu hỏi Trả lời 18. - Lễ Phật .............................................................................................. 1 - Đốt vàng mã ...................................................................................... 2 Quý vị thƣờng làm - Xin sớ, dâng sao giải hạn .................................................................. 3 những việc gì sau đây - Những việc khác (ghi rõ) .................................................................. 4 khi đến chùa? 19. Quý vị thƣờng giúp đỡ - Giúp đỡ tiền, vật chất ....................................................................... 1 những ngƣời cùng hội - Thăm hỏi, động viên ......................................................................... 2 Phật tử, đạo tràng hoặc - Giúp đỡ việc làm ............................................................................. 3 cùng đi chùa khi họ gặp - Chia sẻ quan điểm, cách thức để tháo gỡ khó khăn ......................... 4 khó khăn bằng hình - Hình thức khác (ghi rõ): ..................................................................... thức nào? .............................................................................................................5 166 20. Quý vị thực hiện hoạt - Trực tiếp giúp đỡ những người khó khăn ....................................... . 1 động từ thiện theo giáo - Cùng tham gia các hoạt động từ thiện do nhà chùa tổ chức ............. 2 lý Phật dạy bằng cách - Những hình thức khác (ghi rõ): .......................................................... nào? ..............................................................................................................3 21. Để đóng góp nhiều hơn - Tích cực tuyên truyền giáo lý Phật dạy ............................................. 1 cho Phật giáo, theo quý - Trau dồi kiến thức Phật học nhiều hơn.............................................. 2 vị thì ngƣời phụ nữ cần - Tham gia đóng góp, xây dựng chùa cảnh ở vùng sâu vùng xa .......... 3 làm những gì ? - Những đề xuất khác (ghi rõ): .............................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ...............................................................................................................4 Xin trân trọng cảm ơn quý vị. 167 PHỤ LỤC 2:     Mã số bảng hỏi PHIẾU KHẢO SÁT XÃ HỘI HỌC (Dành cho chƣ tôn đức ni Phật giáo phía Bắc Việt Nam) Để hoàn thành đề tài nghiên cứu Phật giáo và phụ nữ các tỉnh thành phía Bắc Việt Nam, chúng con tiến hành cuộc khảo sát xã hội học này nhằm tìm hiểu thông tin về ảnh hưởng qua lại giữa Phật giáo và phụ nữ trong một số lĩnh vực. Chúng con rất mong chư tôn đức ni cùng hợp tác bằng cách trả lời các câu hỏi nêu ra dưới đây. Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý chư tôn đức ni! A/Thông tin chung 1. Tỉnh/ Thành phố: Quận/Huyện: Phường/Xã: Thôn/Làng/Xóm: 2. Ngày phỏng vấn: /./ 2013 Người phỏng vấn: B/Thông tin cá nhân 1. Năm sinh: 2. Dân tộc: 3. Trình độ học vấn: 4. Địa bàn cƣ trú 1. Thành thị 2. Nông thôn 168 C/Nội dung Câu hỏi Trả lời - Các ban của Giáo hội Phật giáo tỉnh/thành phố ............................... 1 - Ban trị sự Phật giáo quận/huyện ...................................................... 2 - Phân ban Ni giới ............................................................................... 3 - Hội liên hiệp phụ nữ các cấp ............................................................ 4 Quý chƣ tôn đức ni - Hội chữ thập đỏ ................................................................................. 5 1 tham gia các tổ chức - Mặt trận Tổ quốc các cấp .................................................................. 6 nào sau đây? - Những tổ chức khác (ghi rõ): .............................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ...............................................................................................................7 Theo quý chƣ tôn đức - Chấp tác giúp đỡ các công việc cho nhà chùa ................................. 1 ni, phụ nữ có những - Tham gia hoằng pháp, tuyên truyền giáo lí Phật dạy ........................ 2 đóng góp gì cho Phật - Ủng hộ các hoạt động từ thiện của nhà chùa ................................... 3 2 giáo phía Bắc Việt Nam - Những đóng góp khác (ghi rõ): ........................................................... hiện nay? ..............................................................................................................4 Theo quý chƣ tôn đức - Đúng ................................................................................................. 1 ni, phụ nữ khi tham gia - Chưa đúng ........................................................................................ 2 sinh hoạt ở chùa mình - Sai ..................................................................................................... 3 3 đã hiểu đúng giáo lý - Sai hoàn toàn ..................................................................................... 4 Phật dạy chƣa? Phụ nữ khi lên chùa quý - Đốt vàng mã .................................................................................... 1 4 chƣ ni có thực hành các - Nhờ thầy chùa xem ngày giờ............................................................ 2 hành vi sau đây không? - Xin dâng sao giải hạn ...................................................................... 3 169 Câu hỏi Trả lời Quý chƣ ni có thƣờng - Thường xuyên .................................................................................. 1 xuyên tham gia hoạt - Thỉnh thoảng ..................................................................................... 2 5 động từ thiện không? - Hiếm khi ............................................................................................ 3 - Không bao giờ ................................................................................... 4 - Ủng hộ tiền, vật chất cho người nghèo/khó khăn ............................. 1 - Cưu mang những người cơ nhỡ ......................................................... 2 Những công việc từ - Cùng tham gia các hoạt động từ thiện do các tổ chức đoàn thể, chính thiện mà quý chƣ ni 6 quyền phát động ................................... ............................................... 3 thƣờng làm là gì? - Các hoạt động khác (ghi rõ................................................................... .................................................................................................................. ............................................................................................. ...... ..........4 Theo quý chƣ ni, công - Tốt ..................................................................................................... 1 tác hoằng pháp lên vùng - Chưa tốt ............................................................................................. 2 sâu, vùng xa, miền núi, - Kém .................................................................................................. 3 7 dân tộc ít ngƣời của - Rất kém ............................................................................................ 4 Phật giáo phía Bắc Việt Nam hiện nay nhƣ thế nào? - Số lượng tu sĩ còn thiếu ................................................................... 1 Theo quý chƣ ni, công - Cơ sở tự viện còn yếu kém .............................................................. 2 tác hoằng pháp tại vùng - Tâm lý không muốn về vùng sâu vùng xa trụ trì............................. 3 8 sâu vùng xa ở phía Bắc - Những khó khăn khác (ghi rõ).. ......................................................... hiện nay có những khó ............................................................................................................... khăn gì? .................................................................................................................. ...............................................................................................................4 170 Câu hỏi Trả lời 9 - Học viện Phật giáo ........................................................................... 1 - Cao đẳng Phật học ............................................................................ 2 Quý chƣ ni đã/đang theo - Trung cấp Phật học ........................................................................... 3 học những bậc học nào - Đại học thế học ................................................................................. 4 sau đây? - Những bậc học khác (ghi rõ) ............................................................ 5 10 Theo quý chƣ ni, mối - Hòa đồng .......................................................................................... 1 quan hệ giữa phụ nữ với - Chưa hòa đồng ................................................................................ 2 nhau và với các tu sĩ Phật - Còn nhiều mâu thuẫn ...................................................................... 3 giáo trong chùa của mình - Hoàn toàn mâu thuẫn với nhau ......................................................... 4 hiện nay nhƣ thế nào? 11 Theo quý chƣ ni, phụ nữ - Quan trọng ....................................................................................... 1 hiện nay có vai trò nhƣ - Bình thường ..................................................................................... 2 thế nào đối với các hoạt - Không quan trọng ............................................................................ 3 động của Phật giáo? - Hoàn toàn không có vai trò gì .......................................................... 4 12 Để đóng góp nhiều hơn - Tích cực tuyên truyền giáo lý Phật dạy ............................................. 1 cho Phật giáo, chƣ tôn - Trau dồi kiến thức Phật học nhiều hơn ............................................. 2 đức ni và phụ nữ cần làm - Tham gia đóng góp xây dựng chùa cảnh ở vùng sâu vùng xa .......... 3 những gì ? - Củng cố, xây dựng tổ chức ni giới ................................................... 4 - Những đề xuất khác (ghi rõ): .............................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ...............................................................................................................5 Xin trân tr ọng cảm ơn qu ý chƣ tôn đức. 171 PHỤ LỤC 3: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU Nội dung phỏng vấn: Tác động qua lại của Phật giáo và Phụ nữ ở miền Bắc hiện nay Ngƣời phỏng vấn: Nguyễn Thị Thành (Thích Đàm Thành) Địa điểm phỏng vấn: Chùa Kim Liên, Tây Hồ, Hà Nội Thời gian phỏng vấn: 15h Ngày phỏng vấn: 15-3-2015 Ngƣời đƣợc phỏng vấn: Nguyễn Thị Lan Nghề nghiệp: giáo viên nghỉ hưu Tuổi: 63 Trình độ học vấn: Đại học Địa chỉ: Phường Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội Hỏi: Quý vị Phật tử quy y tam bảo từ năm nào? Trả lời: A di đà Phật, thưa quý thầy con quy y Tam bảo từ năm 50 tuổi. Hỏi: Vì sao quý vị quy y tam bảo? Trả lời: Con thì sũy nghĩ rằng, quy y Tam Bảo là hướng mình đi đến con đường thiện hơn, hoàn hảo hơn. Nhất là quy y Phật chính là bậc giác ngộ đưa mình đến sự suy nghĩ không bị mê lầm. Hỏi: Quý vị có thường xuyên đi lễ chùa không? Trả lời: Con thường hay đi lễ vào ngày rằm, mùng một và thi thoảng thì có lên vào thứ Bẩy, Chủ Nhật. Hỏi: Khi lên chùa quý vị thường cầu xin điều gì? 172 Trả lời: Trước tiên con xin có sức khỏe để làm được nhiều việc thiện. Thứ hai là con xin được gia tiên nội ngoại mau chóng được siêu thoát. Thứ ba con xin tất cả mọi sự chúng sinh đều được an lạc và thế giới hòa bình. Hỏi: Quý vị khi lên chùa thường xuyên gặp gỡ với ai (phật tử, nhà sư)? Trả lời: con thường gặp gỡ phật tử trong cùng đạo tràng với con. Hỏi: Quý vị thường trao đổi những vấn đề phật pháp với ai? Trả lời: Con thường trao đổi Phật pháp với các bạn đồng tu. Những lúc ở chùa có các quý thầy mà việc nào khúc mắc thì cũng trao đổi với quý thầy. Ở nhà thì cũng thường nói chuyện nhẹ nhàng về Phật pháp với những người trong gia đình. Hỏi: Quý vị có cảm nhận như thế nào về những điều Phật dạy? (nhân quả, nghiệp báo, ngũ giới, thập thiện) Trả lời: Tất cả những điều mà Phật dạy thì con cảm nhận thấy rất đúng. Về nhân quả thì con cũng thấy được ngay lập tức những cái gì mà con làm được con lại nhận được ngay những gì mà mình làm ra. Vì thế con tin một cách sâu sắc về những gì Phật dạy về nhân quả, nghiệp báo. Làm dược như thế nên con rất tin, tin một cách sâu sắc về những điều Phật dạy. Hỏi: Quý vị thực hiện lời Phật dạy như thế nào? Trả lời: Con cố gắng làm tất cả những điều thiện, những việc gì mình làm được là làm làm. Ăn chay, niệm Phật, giúp đỡ người khó khăn. Hỏi: Quý vị có dạy bảo con cháu trong nhà về những điều Phật dạy không? Dạy như thế nào? 173 Trả lời: Thưa quý thầy, con có. Dạy các cháu làm điều lành, việc thiện, cố gắng giúp được ai thì giúp. Ví dụ để dành tiền sinh hoạt của mình để giúp bạn bè. Hỏi: Sau mỗi lần đi lễ chùa quý vị cảm thấy thế nào? Trả lời: Con cảm thấy trong tâm mình thoải mái. Xin cảm ơn quý vị. Chúc quý vị và gia đình luôn là những Phật tử thuần thành và hộ trì cho Phật pháp. A di đà Phật. 174 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU Nội dung phỏng vấn: Tác động qua lại của Phật giáo và Phụ nữ ở miền Bắc hiện nay Ngƣời phỏng vấn: Nguyễn Thị Thành (Thích Đàm Thành) Địa điểm phỏng vấn: Chùa Phật Tích, Bắc Ninh. Thời gian phỏng vấn: 10h Ngày phỏng vấn: 17-5-2015 Ngƣời đƣợc phỏng vấn: Hoàng Thị Thơm Nghề nghiệp: làm ruộng Tuổi: 47 Trình độ học vấn: lớp 7/12 Địa chỉ: Hỏi: Quý vị Phật tử quy y tam bảo từ năm nào? Trả lời: A di đà Phật, thưa quý thầy con quy y Tam bảo từ năm 45 tuổi. Hỏi: Vì sao quý vị quy y tam bảo? Trả lời: Chúng con thấy giáo lý của Phật đem lại sự an lạc. Hỏi: Quý vị có thường xuyên đi lễ chùa không? Trả lời: Con thường hay đi lễ chùa và lên chùa làm công quả. Hỏi: Khi lên chùa quý vị thường cầu xin điều gì? Trả lời: Cầu xin mạnh khỏe, toàn gia được bình an và luôn luôn để cố gắng làm được những điều Phật dạy khi mình lên chùa. Hỏi: Quý vị khi lên chùa thường xuyên gặp gỡ với ai (phật tử, nhà sư)? 175 Trả lời: Chúng con có nhân duyên được gặp cả với các quý thầy và phật tử. Hỏi: Quý vị thường trao đổi những vấn đề phật pháp với ai? Trả lời: Chúng con thường trao đổi những vấn đề Phật pháp với các bạn đồng tu với nhau, trong cùng đạo tràng, trong cùng một chùa, cho nên có những vấn đề gì khi tụng kinh niệm phật chưa hiểu biết, chưa được rõ ràng thì chúng con cũng hay đem ra để trao đổi những hiểu biết của mình và hiểu biết của bạn để hình thành một sự thông suốt. Hỏi: Quý vị có cảm nhận như thế nào về những điều Phật dạy như nhân quả, ngũ giới? Trả lời: Chúng con thấy các điều Phật dạy như nhân quả, ngũ giớicó ngay ở trong đời sống. Mình làm được điều tốt thì mình sẽ được an lạc. Hỏi: Quý vị thực hiện lời Phật dạy như thế nào? Trả lời: Chúng con chăm làm điều thiện, tránh làm điều ác. Hỏi: Quý vị có dạy bảo con cháu trong nhà về những điều Phật dạy không? Dạy như thế nào? Trả lời: Thưa quý thầy, con có thường xuyên dạy. Chẳng hạn như chơi với các bạn thì thường xuyên giúp đỡ các bạn. Hỏi: Sau mỗi lần đi lễ chùa quý vị cảm thấy thế nào? Trả lời: Con cảm thấy trong thân tâm an lạc, thích lắm thầy ạ. Xin cảm ơn quý vị. Chúc quý vị và gia đình luôn là những Phật tử thuần thành và hộ trì cho Phật pháp. A di đà Phật. 176 PHỤ LỤC 4 PHỤ LỤC 4.1. KẾT QUẢ XỬ LÝ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC ĐỐI VỚI PHIẾU PHỎNG VẤN PHỤ NỮ Bảng 1: Phân bố mẫu địa bàn nghiên cứu N % Hà Nội 160 37,2 Bắc Ninh 150 34,9 Tuyên Quang 120 27,9 Tổng 430 100,0 Bảng 2: Nhóm tuổi của phụ nữ N % Thanh niên (18-35 tuổi) 128 29,8 Trung niên (36-55 tuổi) 198 46,0 Cao tuổi (56 tuổi trở lên) 104 24,2 Tổng 430 100 177 Bảng 3: Thành phần dân tộc N % Kinh 388 90,2 Tày 25 5,8 Dao 4 0,9 Mường 13 3,0 Tổng 430 100,0 Bảng 4: Tình trạng hôn nhân N % Chưa kết hôn 76 17,7 Đã kết hôn 324 75,3 Ly hôn/Góa 30 7,0 Tổng 430 100,0 Bảng 5: Nghề nghiệp của phụ nữ N % Nông dân 150 34,9 Công nhân 79 18,4 Buôn bán 55 12,8 Nghề tự do 25 5,8 Công chức/viên chức 41 9,5 Nghỉ hưu 49 11,4 Sinh viên 18 4,2 Nội trợ 13 3,0 Tổng 430 100,0 178 Nghề nghiệp của phụ nữ 40 35 30 25 20 Tỷ lệ % Tỷ 15 10 5 0 Nông dân Công nhân Buôn bán Nghỉ hưu Công Nghề tự do Sinh viên Nội trợ chức/viên chức Bảng 6: Trình độ học vấn của phụ nữ Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Trung học chuyên nghiệp Cao đẳng, đại học, + Tổng Bảng 7: Địa bàn cƣ trú N % Thành Thị 186 43,3 Nông thôn 244 56,7 Tổng 430 100,0 179 Bảng 8: Tình trạng quy y N % Đã quy y 223 51,9 Chưa quy y 207 48,1 Tổng 430 100,0 Bảng 9: Mức độ thƣờng xuyên đi lễ chùa N % Thường xuyên 161 37,4 Thỉnh thoảng 209 48,6 Hiếm khi 58 13,5 Không bao giờ 2 ,5 Tổng 430 100,0 Bảng 10: Mong cầu khi đi chùa N % % (N) Cầu được Phật gia hộ 310 27,0 72,4 Cầu tai qua nạn khỏi 323 28,1 75,5 Cầu tài, lộc, thăng tiến 248 21,6 57,9 Cầu giải thoát 132 11,5 30,8 Cầu tình duyên 57 5,0 13,3 Cầu may mắn 28 2,4 6,5 Cầu phúc đức 9 0,8 2,1 Cầu sức khỏe 37 3,2 8,6 Tổng 1150 100 268,7 180 Bảng 11. Những điều Phật giáo khuyên phụ nữ N % % (N) Làm việc thiện, tránh việc ác 429 35,5 99,8 Hiếu thảo với cha mẹ 170 14,1 39,7 Chung thủy với chồng 157 13,0 36,7 Giáo dục con cháu thành người tốt 156 12,9 36,4 Có trách nhiệm với cộng đồng 150 12,4 35,0 Làm ăn chân chính 146 12,1 34,1 Tổng 1208 100 282,2 Bảng 12: Mức độ làm theo lời Phật dạy N % Thường xuyên 416 96,7 Thỉnh thoảng 13 3,0 Không bao giờ 1 ,2 Tổng 430 100,0 Bảng 13: Cảm nhận sau khi đi lễ chùa N % % (N) 1 Tâm thanh thản 256 33,5 59,8 2 Bình an 417 54,6 97,4 3 Tin tưởng vào cuộc sống hơn 91 11,9 21,3 Tổng 764 100 178,5 181 Bảng 14: Có thực hiện giữ giới không N % Có 222 51,6 Không 208 48,4 Tổng 430 100,0 Bảng 15: Mức độ thƣờng xuyên giữ giới trong 5 giới N % % (N) Không sát sinh 94 7,1 21,9 Không trộm cắp 426 32,3 99,1 Không tà dâm 429 32,6 99,8 Không nói dối 63 4,8 14,7 Không uống rượu 305 23,2 70,9 Tổng 1317 100 306,3 Bảng 16: Giới khó giữ nhất trong 5 giới N % Không sát sinh 25 5,8 Không nói dối 400 93,0 Không uống rượu 5 1,2 Tổng 430 100,0 Bảng 17: Hiểu thế nào là thập thiện % N % (N) Một quy định của Phật giáo đối với phật tử 419 57,7 97,4 Là 10 điều lành nên làm 170 23,4 39,5 182 Là những điều nếu thực hiện được sẽ tốt đẹp cho hiện 136 18,7 31,6 tại và kiếp sau Ý kiến khác 1 0,1 0,2 Tổng 726 100,0 168,8 Bảng 18: Thực hiện thập thiện Thường Thỉnh Hiếm Không Tổng xuyên thoảng khi bao giờ N % N % N % N % N % Không giết hại 93 21,6 337 78,4 430 100 Không tà dục 430 100,0 430 100 Không trộm 430 100,0 430 100 cắp Không nói dối 58 13,5 372 86,5 430 100 Không thêu dệt 428 99,5 2 0,5 430 100 Không nói lưỡi 429 99,8 1 0,2 430 100 hai chiều Không nói lời 419 97,4 11 2,6 430 100 hung ác Không tham 97 22,6 333 77,4 430 100 muốn Không hờn 27 6,3 403 93,7 430 100 giận Không si mê 374 87,0 56 13,0 430 100 183 Bảng 19: Thập thiện khó thực hiện nhất N % 1 Không sát sinh 6 1,4 4 Không nói dối 52 12,1 8 Không tham muốn 200 46,5 9 Không giận hờn 172 40,0 Tổng 430 100,0 Bảng 20: Mức độ đến giúp đỡ các công việc cho nhà chùa N % 1 Thường xuyên 69 16,0 2 Thỉnh thoảng 153 35,6 3 Hiếm khi 203 47,2 4 Không bao giờ 5 1,2 Tổng 430 100,0 Bảng 21: Những công việc chấp tác thƣờng làm % N % (N) Lau tượng Phật, quét dọn khuôn viên chùa 140 21,5 32,8 Chấp tác tu bổ chùa cảnh 38 5,8 8,9 Cùng tham gia cấy, cày, thu hoạch lúa rau củ, làm vườn 14 2,2 3,3 với nhà chùa giúp nhà chùa trong các ngày rằm, mùng một, giỗ tổ, lễ... 414 63,6 97,0 Tham gia các hoạt động từ thiện của nhà chùa 37 5,7 8,7 184 Ý kiến khác 8 1,2 1,9 Tổng 651 100 152,5 Bảng 22: Tuyên truyền giáo lý Phật với ai N % % (N) Bạn bè 387 50,1 90,2 Người thân trong gia đình 356 46,1 83,0 Đồng nghiệp 26 3,4 6,1 Người khác 4 0,5 0,9 Tổng 773 100 180,2 185 Bảng 23: Nội dung tuyên truyền về Phật giáo N % % (N) Nhân quả, nghiệp báo, luân hồi 419 43,3 97,7 Sống nhân ái, vị tha với mọi người 377 39,0 87,9 Ngũ giới 82 8,5 19,1 Thập thiện 81 8,4 18,9 Bát chính đạo 8 0,8 1,9 Tổng 967 100 225,4 Bảng 24: Cách thức tuyên truyền về Phật giáo % N % (N) Tổ chức thảo luận những chủ đề Phật giáo trong gia đình 45 5,6 10,5 Tham gia hoằng pháp cùng các quý thầy 18 2,2 4,2 Khuyên bạn bè, người thân nghe giảng pháp ở chùa 268 33,2 62,6 Khuyên mọi người đọc kinh, sách, báo, nghe băng đĩa về 202 25,0 47,2 Phật giáo Khuyên mọi người tham gia các câu lạc bộ, hội Phật tử 177 21,9 41,4 Đi lễ chùa 36 4,5 8,4 Khuyên mọi người sống tốt 23 2,9 5,4 Rủ đi lễ chùa 38 4,7 8,9 Tổng 807 100 188,6 186 Bảng 25: Cảm nhận của mọi ngƣời về Phật giáo N % 1 Đây là những việc cần thực hiện 341 79,3 2 Những việc này tốt nhưng không phù hợp nên họ chưa thấy 71 16,5 cần phải thực hiện 3 Không quan tâm 18 4,2 Tổng 430 100,0 Bảng 26: Những việc thƣờng làm khi đi chùa N % % (N) Lễ Phật 425 48,2 99,8 Đốt vàng mã 263 29,9 61,7 Xin sớ, dân sao giải hạn 188 21,3 44,1 Những việc khác 5 0,6 1,2 Tổng 881 100 206,8 Bảng 27: Hình thức giúp đỡ N % % (N) Giúp đỡ tiền, vật chất 288 37,1 67,4 Thăm hỏi, động viên 408 52,6 95,6 Giúp đỡ việc làm 6 0,8 1,4 Chia sẻ quan điểm, cách thức để tháo gỡ khó khăn 73 9,4 17,1 Giúp bằng hình thức khác 1 0,1 0,2 Tổng 776 100 181,7 187 Bảng 28: Cách thức làm từ thiện theo Phật dạy % N % (N) Trực tiếp giúp đỡ những người khó khăn 423 85,8 99,3 Cùng tham gia các hoạt động từ thiện do nhà chùa tổ 62 12,6 14,6 chức Những hình thức khác 8 1,6 1,9 Tổng 493 100 115,7 Bảng 29: Việc cần làm để đóng góp cho Phật giáo % N % (N) Tích cực tuyên truyền giáo lý Phật dạy 316 35,7 74,2 Trau dồi kiến thức Phật học nhiều hơn 160 18,1 37,6 Tham gia đóng góp, xây dựng chùa cảnh ở vùng sâu, 409 46,2 96,0 vùng xa Tổng 885 100 207,7 188 PHỤ LỤC 4.2. KẾT QUẢ XỬ LÝ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC VỚI CHƢ NI Địa bàn nghiên cứu N % Hà Nội 50 33,3 Hưng Yên 50 33,3 Bắc Ninh 50 33,3 Tổng 150 100 Nhóm tuổi của các chƣ tôn đức ni N % Từ 18 đến 35 tuổi 22 14,7 Từ 36 đến 55 tuổi 98 65,3 Từ 56 tuổi trở lên 30 20 Tổng 150 100 Thành phần dân tộc N % Kinh 150 100 Trình độ học vấn N % Lớp 12 98 65,3 Trung cấp 23 15,3 Cao đẳng 2 1,3 Đại học 23 15,3 189 Sau đại học 4 2,7 Tổng 150 100 Địa bàn cƣ trú N % Thành Thị 67 44,7 Nông thôn 83 55,3 Tổng 150 100 Các Tổ chức mà các chƣ tôn đức ni tham gia N % % (N) Các ban của Giáo hội Phật giáo tỉnh/thành phố 27 10,8 19,0 Ban trị sự Phật giáo quận/huyện 10 4 7,0 Phân ban ni giới 33 13,1 23,2 Hội liên hiệp phụ nữ các cấp 44 17,5 31,0 Hội chữ thập đỏ 74 29,5 52,1 Mặt trận Tổ quốc các cấp 61 24,3 43,0 Những Tổ chức khác 2 0,8 1,4 Tổng 251 100 176,8 Đánh giá vai trò của phụ nữ và Phật giáo N % % (N) Chấp tác giúp đỡ các công việc cho nhà chùa 136 45,3 90,7 Tham gia hoằng pháp, tuyên truyền giáo lý Phật dạy 49 16,3 32,7 Ủng hộ các hoạt động từ thiện của nhà chùa 115 38,3 76,7 Tổng 300 100 200 190 Đánh giá sự hiểu biết của phụ nữ về Phật giáo N % Đúng 38 25,3 Chưa đúng 108 72 Sai 4 2,7 Tổng 150 100 Hành vi của phụ nữ khi đi lễ tại chùa N % % (N) Đốt vàng mã 141 44,5 94 Nhờ thầy chùa xem ngày giờ 63 19,9 42 Xin dâng sao giải hạn 113 35,6 75,3 Tổng 317 100 211,3 Mức độ tham gia từ thiện của các chƣ ni N % Thường xuyên 124 82,7 Thỉnh thoảng 26 17,3 Tổng 150 100 Công việc từ thiện các chƣ tôn đức ni thƣờng làm % N % (N) Ủng hộ tiền, vật chất cho người nghèo/khó khăn 144 42,9 96,0 Cưu mang những người cơ nhỡ 87 25,9 58,0 Cùng tham gia các hoạt động từ thiện do các tổ chức đoàn 105 31,3 70,0 thể, chính quyền phát động Tổng 336 100 224 191 Đánh giá về công tác hoằng pháp của Phật giáo đến vùng sâu/xa/miền núi N % Tốt 20 13,3 Chưa tốt 93 62 Kém 37 24,7 Tổng 150 100 Những khó khăn khi hoằng pháp ở vùng sâu, vùng xa, miền núi N % % (N) Số lượng tu sĩ còn thiếu 83 26,6 55,3 Cơ sở tự viện còn yếu kém 119 38,1 79,3 Tâm lý không muốn về vùng sâu vùng xa trụ trì 105 33,7 70,0 Khó khăn khác 5 1,6 3,3 Tổng 312 100 208,0 Các bậc học các chƣ tôn đức ni từng học N % % (N) Học viện Phật giáo 38 22,8 25,7 Cao đẳng Phật học 11 6,6 7,4 Trung cấp Phật học 96 57,5 64,9 Đại học thế học 20 12,0 13,5 Những bậc học khác 2 1,2 1,4 Tổng 167 100 112,8 192 Đánh giá mối quan hệ của các phụ nữ tại chùa N % Hòa đồng 87 58 Chưa hòa đồng 60 40 Còn nhiều mâu thuẫn 3 2 Tổng 150 100 Đánh giá vai trò của phụ nữ trong Phật giáo N % Quan trọng 108 72 Bình thường 42 28 Tổng 150 100,0 Những việc cần làm để đóng góp nhiều hơn cho Phật giáo % N % (N) Tích cực tuyên truyền giáo lý Phật dạy 126 27,4 84,0 Trau dồi kiến thức Phật học nhiều hơn 85 18,5 56,7 Tham gia đóng góp, xây dựng chùa cảnh ở vùng sâu 141 30,7 94,0 vùng xa Củng cố, xây dựng tổ chức ni giới 108 23,5 72,0 Tổng 460 100 306,7 193 25. Cảm nhận của mọi ngƣời về Phật giáo * c8 Tình trạng quy y Crosstabulation c8 Tình trạng quy y Total 1 Đã quy y 2 Chưa quy y Count 214 127 341 % within c25 Cảm 1 Đây là nhận của mọi 62.8% 37.2% 100.0% những việc người về Phật giáo cần thực % within c8 Tình hiện 96.0% 61.4% 79.3% trạng quy y c25 % of Total 49.8% 29.5% 79.3% Cảm 2 Những Count 9 62 71 nhận việc này tốt % within c25 Cảm của nhưng không nhận của mọi 12.7% 87.3% 100.0% mọi phù hợp nên người về Phật giáo người họ chưa thấy % within c8 Tình 4.0% 30.0% 16.5% về cần phải trạng quy y Phật thực hiện % of Total 2.1% 14.4% 16.5% giáo Count 0 18 18 % within c25 Cảm nhận của mọi 0.0% 100.0% 100.0% 3 Không người về Phật giáo quan tâm % within c8 Tình 0.0% 8.7% 4.2% trạng quy y % of Total 0.0% 4.2% 4.2% 194 Count 223 207 430 % within c25 Cảm nhận của mọi 51.9% 48.1% 100.0% Total người về Phật giáo % within c8 Tình 100.0% 100.0% 100.0% trạng quy y % of Total 51.9% 48.1% 100.0% Tƣơng quan giữa phụ nữ đã quy y với hiệu quả tuyên truyền Phật giáo. Tƣơng quan giữa độ tuổi và mức độ đi lễ chùa Mức độ thƣờng xuyên Nhóm tuổi của ngƣời trả lời đi chùa Thanh Trung Cao niên niên tuổi Thƣờng 10,2% 30,8% 83,7% xuyên Thỉnh 65,6% 57,6% 10,6% thoảng Hiếm khi 23,4% 11,6% 4,8% Không bao 0,8% 0,0% 1,0% giờ 195 Tƣơng quan giữa độ tuổi và Độ tuổi của phụ nữ mong cầu đi lễ chùa Thanh Trung Cao niên niên tuổi Cầu được Phật 59,8% 71,2% 90,3% gia hộ Cầu tai qua nạn 56,7% 82,8% 84,5% Mong cầu khi đi lễ chùa khỏi Cầu tài, lộc, 74,8% 68,2% 17,5% thăng tiến Cầu giải thoát 4,7% 19,2% 85,4% Cầu tình duyên 42,5% 1,5% 0,0% Cầu bình an 2,4% 1,5% 0,0% Cầu may mắn 10,2% 6,1% 2,9% Cầu phúc đức 0,0% 1,5% 5,8% Cầu sức khỏe 6,3% 8,1% 12,6% 196 197

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_anh_huong_qua_lai_giua_phat_giao_va_phu_nu_qua_nghie.pdf