Luận án Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Vế QUỐC TUẤN BảO ĐảM QUYềN CủA Bị CáO TRONG HOạT ĐộNG XéT Xử SƠ THẩM CáC Vụ áN HìNH Sự CủA TòA áN NHÂN DÂN CấP TỉNH ở VIệT NAM HIệN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYấN NGÀNH: Lí LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƢỚC VÀ PHÁP LUẬT HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Vế QUỐC TUẤN BảO ĐảM QUYềN CủA Bị CáO TRONG HOạT ĐộNG XéT Xử SƠ THẩM CáC Vụ áN HìNH Sự CủA TòA áN NHÂN DÂN CấP TỉNH ở VIệT NAM HIệN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYấN NGÀNH: Lí LU

pdf232 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƢỚC VÀ PHÁP LUẬT Mã số: 62 38 01 01 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. TRƢƠNG HỒ HẢI 2. TS. TRẦN THÁI DƢƠNG HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Võ Quốc Tuấn MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ......................... 10 1.1. Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự của tòa án nhân dân cấp tỉnh ................................................................... 10 1.2. Các công trình nghiên cứu ở ngoài nước liên quan đến bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của tòa án .................................................................................... 26 1.3. Đánh giá kết quả các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu ............................................................................................ 31 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA BỊ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÕA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH ...................................................... 35 2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của tòa án nhân dân cấp tỉnh................................................................................................. 35 2.2. Nội dung và phương thức bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của tòa án nhân dân cấp tỉnh ......................................................................................................... 53 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của tòa án nhân dân cấp tỉnh .................................................................................................. 64 2.4. Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự ở một số nước trên thế giới và những giá trị có thể tham khảo cho Việt Nam .............................................................................. 68 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA BỊ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÕA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .......... 76 3.1. Thực trạng bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của tòa án nhân dân cấp tỉnh bằng các quy định pháp luật ............................................................................................... 77 3.2. Thực trạng bảo đảm quyền của bị cáo thông qua việc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của tòa án nhân dân cấp tỉnh ....................................... 89 Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA BỊ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÕA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................................................................ 123 4.1. Quan điểm tiếp tục bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay .............................................................................................. 123 4.2. Giải pháp tiếp tục bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay .............................................................................................. 135 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 156 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................. 158 PHỤ LỤC ................................................................................................... 173 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNXH : Chủ nghĩa xã hội HĐXX HSPT HSST HTND : : : : Hội đồng xét xử Hình sự phúc thẩm Hình sự sơ thẩm Hội thẩm nhân dân KSV NXB NCS : : : Kiểm sát viên Nhà xuất bản Nghiên cứu sinh TNHS TTHS TAND TANDTC : : : : Trách nhiệm hình sự Tố tụng hình sự Tòa án nhân dân Tòa án nhân dân tối cao VKS VKSND : : Viện kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiến pháp năm 2013 khẳng định các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Trong hệ thống các cơ quan tư pháp, Tòa án nhân dân (TAND) có vị trí trung tâm và xét xử được coi là hoạt động trọng tâm. Hoạt động của TAND nhằm bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, trong đó có quyền của bị cáo, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN), bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Để đảm bảo việc xét xử được chính xác, khách quan, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, giảm thiểu những oan, sai trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự, pháp luật tố tụng hình sự quy định TAND thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử, các cấp xét xử hiện nay là cấp xét xử sơ thẩm và cấp xét xử phúc thẩm. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, lần đầu tiên vụ án hình sự được đưa ra xem xét công khai với tất cả các chứng cứ thu thập được trong giai đoạn điều tra cùng với các chứng cứ mới được xem xét một cách khách quan, toàn diện, trực tiếp. Tại đây, những người tham gia tố tụng bình đẳng với nhau cùng với sự có mặt của cơ quan và người tiến hành tố tụng. Bị cáo thực hiện quyền của mình tại phiên tòa như tự mình bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa, được quyền trình bày quan điểm gỡ tội của mình trước Tòa án. Bảo đảm quyền của bị cáo, Thẩm phán và Hội thẩm khi thực hiện nhiệm vụ xét xử phải độc lập tuân thủ các nguyên tắc trong tố tụng, Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập chỉ tuân theo pháp luật; Tòa án ra phán quyết phải dựa trên kết quả tranh tụng giữa Kiểm sát viên (KSV) và người bào chữa cho bị cáo. Các quyền của bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự mới chỉ là điều kiện cần, chúng không mặc nhiên được thực hiện khi bị cáo tham gia quan hệ pháp luật về tố tụng hình sự (TTHS). Để bị cáo công khai thực hiện được các quyền của mình tại phiên tòa cần phải có nghĩa vụ tương ứng của các chủ thể khác là các cơ quan tố tụng, người tiến hành và người tham gia tố tụng khác. Cùng với đó là những điều kiện cụ thể phải có như sự tham gia của các cơ quan bổ trợ tư 2 pháp, giám sát của nhân dân, cơ quan báo chí và truyền thông đối với hoạt động xét xử của Tòa án và các điều kiện, phương tiện vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự. Nói cách khác, để các quyền của bị cáo trở thành hiện thực, để bị cáo thụ hưởng, sử dụng các quyền của mình cần phải có sự bảo đảm từ phía Nhà nước được biểu hiện thông qua hành vi của cơ quan và những người tiến hành, người tham gia tố tụng và các chủ thể khác. Xét về thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, TAND cấp tỉnh xét xử những vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng với khung hình phạt là trên 15 năm tù, chung thân, tử hình. Chế tài hình sự áp dụng cho bị cáo đối với những vụ án sơ thẩm hình sự ở TAND cấp tỉnh nghiêm khắc như vậy nên càng không cho phép bất cứ có sự sai sót, hay “tai nạn công lý” đối với cơ quan, người tiến hành tố tụng. Điều này đặt ra yêu cầu ngày càng khắt khe hơn trong hoạt động xét xử của TAND cấp tỉnh so với phiên tòa hình sự ở TAND cấp huyện. Theo đó TAND cấp tỉnhphải bảo vệ quyền cho bị cáo tốt nhất, hạn chế oan, sai trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh. Bên cạnh đó, TAND cấp tỉnh xét xử vụ án hình sự có bị cáo ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài, hoặc vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án mà bị cáo là những người đã từng làm công tác tiến hành tố tụng, nguyên cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người. Xét xử những tội phạm có tính chất nghiêm trọng và phức tạp như vậy đặt ra yêu cầu cao không chỉ đối với chuyên môn, nghiệp vụ mà còn cả về trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng. Chỉ khi đó, hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh mới đáp ứng được nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm và bảo đảm các quyền của bị cáo. Nhằm phát huy vai trò của TAND cấp tỉnh trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người nói chung và bảo vệ quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự nói riêng, Đảng và Nhà nước đề ra chủ trương, đường lối, chính sách, các biện pháp để nâng cao chất lượng, năng lực xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân (HTND), 3 KSV, đội ngũ luật sư, cơ quan bổ trợ tư pháp. Yêu cầu đặt ra là bản án được tuyên phải đúng người, đúng tội, đúng pháp luật vừa không làm oan người vô tội nhưng phải bảo đảm các quyền của bị cáo tại phiên tòa. Những nỗ lực trên đây được ghi nhận trong Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Bộ luật TTHS năm 2003, Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức TAND năm 2014, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) năm 2014, Bộ luật hình sự năm 2015, Bộ luật TTHSnăm 2015 Những chủ trương và biện pháp của Đảng và Nhà nước đã có tác động tích cực đến chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp trong đó có chất lượng hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh. Tỷ lệ các vụ án hình sự sơ thẩm của TAND cấp tỉnh gây oan, sai, vi phạm tố tụng xâm phạm đến quyền của bị cáo đã giảm. Tuy nhiên, trên thực tế, trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh, một số Thẩm phán, HTND, KSV chưa có ý thức tôn trọng và bảo vệ các quyền của bị cáo hoặc yếu kém về năng lực chuyên môn, trong khi một số quy định pháp luật còn bất cập, gây khó khăn cho bị cáo thực hiện các quyền của mình cũng như người bào chữa cho bị cáo chưa hoàn toàn được độc lập để phát huy tốt vai trò trong nhiệm vụ bảo vệ các bị cáo. Tình hình này cho thấy, các quyền của bị cáo ở một số phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh ở một số địa phương chưa được bảo đảm.Trước yêu cầu của xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, xuất phát từ thực trạng bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh thời gian qua còn nhiều bất cập,vi phạm nghiêm trọng quyền con người, quyền công dân. Tình hình đó làm cho một bộ phận người dân mất tin vào công lý, vào hoạt động xét xử của Tòa án nói chung, xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh nói riêng. Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu những vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng để có những kiến nghị về bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh là nhiệm vụ cấp thiết. Từ những lý do trên đây, tác giả chọn đề tài: “Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay” làm luận án tiến sĩ, chuyên ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật, mã ngành 62.38.01.01. 4 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích Luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm tiếp tục bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ Để thực hiện được mục đích trên đây, luận án thực hiện nhiệm vụ sau: - Tổng quan, đánh giá tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án, chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án. - Phân tích những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh như khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung, phương thức và các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh; bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử vụ án hình sự của Toà án một số nước trên thế giới và kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam. - Thông qua việc nghiên cứu dữ liệu sơ cấp (phiếu khảo sát điều tra và phỏng vẫn sâu) và dữ liệu thứ cấp (các số liệu qua các công trình nghiên cứu và các báo cáo tổng kết liên quan trực tiếp đến luận án), tác giả nghiên cứu, đánh giá thực trạng nội dung bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh ở Việt Nam thông qua hai phương thức bảo đảm, đó là: Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh bằng các quy định pháp luật; bảo đảm quyền của bị cáo thông qua việc tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về phiên toà xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh. - Phân tích, đề xuất quan điểm và giải pháp tiếp tụcbảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là việc bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh, được thể hiện 5 trong quy định của pháp luật và việc thực hiện pháp luật của các chủ thể có liên quan như Thẩm phán, HTND, KSV, luật sư tại phiên toà. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu trong phạm vi không gian lãnh thổ Việt Nam. - Phạm vi toà án: Luận án nghiên cứu trong phạm vi các TAND cấp tỉnh. - Phạm vi hoạt động xét xử của toà án: Luận án nghiên cứu trong phạm vi hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự. - Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2011 - 2016. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án lấyquan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật XHCN làm cơ sở phương pháp luận; đặc biệt coi trọng những quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về cải cách tư pháp, bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự . Trên cơ sở đó, phân tích các vấn đề lý luận cũng như đánh giá thực tiễn bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh ở Việt Nam. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu, như: phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê - so sánh, phương pháp điều tra xã hội học; phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn; phương pháp lịch sửđể giải quyết các vấn đề đặt ra trong nghiên cứu nội dung đề tài luận án. Để thực hiện luận án, tác tiếp cận vấn đề nghiên cứu trên phương diện quyền. Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền: Tiếp cận dựa trên quyền được sử dụng để nghiên cứu việc bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh ở Việt Nam với tính cách là một phương pháp nghiên cứu quan trọng được sử dụng trong luận án này. Theo đó, mọi hoạt động từ việc ghi nhận quyền trong pháp luật đến việc thực hiện pháp luật của các chủ thể có liên quan đều lấy quyền con người, quyền công dân của bị cáo 6 làm xuất phát điểm. Quyền của bị cáo đặt trách nhiệm, nghĩa vụ pháp lí cho các chủ thể có liên quan là phải tôn trọng, bảo đảm thực hiện quyền, biến khả năng được hưởng quyền đó thành hiện thực trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh. Tiếp cận dựa trên quyền là phương pháp tiếp cận đối tượng nghiên cứu và cũng là định hướng tư duy cho tác giả khi triển khai các vấn đề nghiên cứu trong luận án. Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền được tác giả sử dụng để nhận diện khái niệm, nội dung các quyền của bị cáo; khái niệm, nội dung, đặc điểm, vai trò bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh ở Việt Nam. Đồng thời đây cũng là phương pháp được sử dụng để tác giả nghiên cứu, đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân, nghiên cứu đề xuất quan điểm và giải pháp tiếp tục bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh hiện nay. Trên cơ sở đó, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: - Phương pháp phân tích và tổng hợp Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu khái quát những vấn đề lý luận bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh; đánh giá những ưu điểm, hạn chế của thực trạng bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh; lý giải các quan điểm, đề xuất các giải pháp bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh trong điều kiện cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay. - Phương pháp lịch sử - cụ thể Đây là phương pháp được sử dụng trong Chương 2, Chương 3 để nghiên cứu quá trình phát triển các quan điểm, chủ trương của Đảng về thẩm quyền và vai trò của TAND trong xét xử các vụ án hình sự, về các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh. - Phương pháp hệ thống Phương pháp hệ thống được sử dụng ở Chương 2, Chương 3 để phân tích vị trí, vai trò của TAND trong xét xử các vụ án hình sự trước yêu cầu cải cách tư pháp nói chung và đổi mới tổ chức, hoạt động củaTAND cấp tỉnh nói riêng. 7 - Phương pháp thống kê - so sánh Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài về bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án, qua đó rút ra bài học và lựa chọn những giá trị phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh để áp dụng đối với Việt Nam. - Phương pháp thống kê cũng là phương pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc triển khai nghiên cứu thực trạng bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh ở Việt Nam. Từ những biến đổi về mặt lượng, luận án tạo được căn cứ vững chắc để đi sâu phân tích, đánh giá các biểu hiện, xu hướng vận động có tính chất khách quan trong việc bảo đảm quyền của bị cáo trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự ở TAND cấp tỉnh hiện nay. - Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp này được tác giả sử dụng trong khảo sát, tham vấn ý kiến để đánh giá thực trạng bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt độngxét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh ở Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2016. Đối tượng lấy phiếu: Chọn đối tượng lấy phiếu, tham vấn là bị cáo, Thẩm phán, HTND, KSV, luật sư. Lý do NCS chọn đối tượng lấy phiếu như trên đây, đối với bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh là những chủ thể được bảo bảo đảm quyền. Các chủ thể gồm Thẩm phán, HTND, KSV, luật sư là những người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm quyền của bị cáo tại phiên tòa. NCS không tham vấn ý kiến của chuyên gia, người dân, nhà quản lývì trong khuôn khổ để tài luận án, với dung lượng hạn chế nên NCS không có điều kiện thu thập thông tin qua việc lấy phiếu. Về địa bàn lấy phiếu và số lượng phiếu:NCS tiến hành điều tra bằng phiếu ở 15 địa phương với số lượng phiếu là 1949 phiếu. Trong đó, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh là Trung tâm Kinh tế - Văn hoá – Xã hội của cả nước nên tác giả tiến hành điều tra với số lượng phiếu điều tra nhiều nhất so với các địa phương. Đối với các thành phố trực thuộc trung ương (Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ) đại diện cho khu vực nên tác giả tiến hành điều tra số lượng phiếu nhiều hơn với các địa phương còn lại. Lý do chọn địa bàn và số lượng 8 phiếu đối với từng nhóm đối tượng được hỏi và tham vấn NCS đã luận giải cụ thể ở phần Phụ lục về lấy phiếu điều tra xã hội học (Phụ lục số 9). Công cụ để khảo sát, lấy phiếu: NCS sử dụng phiếu kết hợp Bảng câu hỏi áp dụng cho các đối tượng để thu thập thông tin có tính định lượng và các câu hỏi Phỏng vấn sâu để tham vấn ý kiến của các đối tượng được hỏi để thu thập thông tin có tính định tính. Sử dụng phần mềm để xử lý, tổng hợp kết quả khảo sát phiếu. Các công cụ phần mền chuyên dụng này sẽ cho phép xử lý các số liệu điều tra đã thu thập được trong quá trình khảo sát. Về kế hoạch và thời gian thực hiện khảo sát điều tra xã hội học: từ tháng 3 năm 2015 đến tháng 12 năm 2015. Thời gian xử lý thô, phân tích số liệu khảo sát: từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2016. 5. Những điểm mới của luận án Luận án có thể được coi là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu toàn diện và hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh ở Việt Nam. Luận án có những điểm mới về mặt khoa học như sau: - Xây dựng khái niệm, phân tích đặc điểm bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh. - Phân tích nội dung, phương thức và vài trò của bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh. - Rút ra những giá trị có thể tham khảo cho Việt Nam về bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh qua việc nghiên cứu kinh nghiệm bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự của Tòa án ở một số nước trên thế giới. - Phân tích, chỉ ra được những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh ở Việt Nam. 9 - Đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm tiếp tục bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Với những điểm mới nêu trên, luận án có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn: Về lý luận: kết quả nghiên cứu đề tài luận án tạo ra nhận thức đúng đắn, đầy đủ cho Thẩm phán, HTND, KSV, luật sư trong việcbảo đảm quyền của bị cáo; từ đó giúp cho những chủ thể tiến hành tố tụng này hiểu và vận dụng đúng đắn, thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay. Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đề tài luận án có thể cung cấp tài liệu tham khảo có giá trị đối với các nhà hoạch địch chính sách, xây dựng và thực hiện pháp luật bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là nguồn tài liệu tham khảo để biên soạn giáo trình và giảng dạy cho các cơ sở đào tạo luật, là tài liệu tham khảo cho các học viên sau đại học chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu thảm khảo, luận án bao gồm 4 chương, 13 tiết. 10 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƢỚC LIÊN QUAN ĐẾN BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA BỊ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÕA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về bảo đảm quyền con ngƣời trong tố tụng hình sự *Sách Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự, luật tố tụng hình sự Việt Nam của Trần Quang Tiệp [79] đã phân tích một số vấn đề lí luận chung về quyền con người. Công trình này đã phân tích nội dung bảo vệ quyền con người trong luật hình sự và luật TTHS Việt Nam qua các thời kỳ gắn với quá trình phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam. Công trình có giá trị tham khảo cho nghiên cứu sinh khi phân tích, luận giải những vấn đề lý luận về quyền của bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh. Về bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự của Trần Quang Tiệp [80] đã phân tích những vấn đề lí luận chung về bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong TTHS. Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền bảo hộ tính mạng và sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản. Quyền bất khả xâm phạm. Bảo đảm quyền bào chữa, quyền được suy đoán vô tội và quyền được bồi thường thiệt hại, phục hồi danh dự nhân phẩm. Bảo đảm quyền con người trong tư pháp hình sự Việt Nam, sách chuyên khảo của Võ Thị Kim Oanh [57] khẳng định: lĩnh vực tư pháp hình sự, bảo vệ quyền con người có ý nghĩa đặt biệt quan trọng; vì chính trong lĩnh vực này, quyền con người dễ bị xâm phạm, bị tổn thương và hậu quả để lại cũng rất nghiêm trọng vì nó động chạm đến quyền được sống, quyền tự do của mỗi cá nhân. Cuốn sách này là một tập hợp có hệ thống các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, chuyên gia và các cán bộ hoạt động thực tiễn có uy tín ở Việt Nam trong lĩnh vực tư pháp hình sự nhằm xác định một cách có hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp mang tính khoa học, từ đó đi đến hoàn thiện pháp luật, góp phần bào vệ hơn nữa quyền con người trong tư pháp hình sự Việt Nam. 11 Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự của Võ Khánh Vinh [153] bình luận về những nội dung của từng điều luật của Bộ luật TTHS năm 2003 về trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, các cơ quan, tổ chức và công dân. Đặc biệt, công trình phân tích, bình luận về các quyền tố tụng của bị cáo tại phiên tòa hình sự theo Bộ luật TTHS năm 2003. Chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013 của Vũ Công Giao [141] đã phân tích một số điểm mới về chế định quyền con người trong đó có một số quyền liên quan đến hoạt động tố tụng nói chung và hoạt động xét xử của Tòa án nhằm bảo đảm quyền con người như quyền bình đẳng trước pháp luật; cấm tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình; quyền được xét xử kịp thời, công bằng, công khai; không bị kết án hai lần cho cùng một tội; quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư bào chữa. Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự theo Hiến pháp năm 2013 của Đào Trí Úc [141] phân tích cơ sở lý luận, nội dung, các quan điểm khác nhau về nguyên tắc suy đoán vô tội trên thế giới và trong luật hình sự quốc tế. Trên cơ sở đó, tác giả bình luận nguyên tắc suy đoán vô tội trong Hiến pháp năm 2013 và trong pháp luật hình sự Việt Nam. Đặc biệt, bài viết phân tích và nêu bật ý nghĩa vô cùng quan trọng việc thực hiện triệt để nguyên tắc suy đoán vô tội trong việc bảo vệ quyền con người. Từ đó đề xuất những giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật TTHS cũng như nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tố tụng và Tòa án. Những vấn đề đặt ra đối với việc thực thi các bảo đảm tố tụng với bị can, bị cáo theo Hiến pháp năm 2013 của Vũ Hồng Anh [141] nhận định để triển khai thi hành Hiến pháp về các biện pháp bảo đảm quyền của bị can, bị cáo cần chú ý làm sáng tỏ nhiều vấn đề như nguyên tắc suy đoán vô tội, nguyên tắc tranh tụng trong xét xử của Tòa án. Tác giả đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật TTHS như bổ sung nguyên tắc suy đoán vô tội, bổ sung các quy định về bảo đảm quyền của bị can, bị cáo, tiếp tục các yếu tố bảo đảm thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử hình sự. 12 Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự (xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm)của Đinh Văn Quế [62] đã phân tích tính chất, bản chất của xét xử sơ thẩm; các nguyên tắc trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; trình tự xét xử vụ án sơ thẩm hình sự gồm chuẩn bị xét xử, bắt đầu phiên tòa, xét hỏi, tranh luận, nghị án và tuyên án. Quyền con người - Tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học của Võ Khánh Vinh [152] phân tích về những vấn đề lý luận cơ bản về quyền con người và cơ chế bảo đảm thực hiện quyền con người ở những góc độ khác nhau. Dưới góc độ khoa học pháp lý có các chuyên đề liên quan đến đề tài luận án của NCS như Luật hình sự quốc tế và việc bảo vệ quyền con người, Tòa án hình sự quốc tế - Một thiết chế bảo vệ các quyền con người; quyền con người trong tố tụng hình sự Việt Nam... Cuốn sách có giá trị tham khảo cho nghiên cứu sinh khi luận giải những vấn đề lý luận về quyền con người của bị cáo. Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người của Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao và Lã Khánh Tùng (chủ biên) [21], phân tích quyền con người dưới góc độ pháp lý tiếp tục khẳng định pháp luật là phương tiện chính thức hóa, pháp lý hóa các quyền tự nhiên của con người. Công trình phân tích luận giải về cơ chế thực hiện và thúc đẩy các quyền con người ở Việt Nam Giáo trình Luật Tố tụng hình sự của Nguyễn Ngọc Chí [12] trong chương 2 đề cập đến quyền con người và bảo đảm quyền con người trong TTHS; phân tích về xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và bảo đảm quyền con người trong xét xử. Tác giả đưa ra khái niệm “bảo đảm quyền con người trong TTHS là những yếu tố để quyền con người được ghi nhận, thực thi trong quá trình giải quyết vụ án nhằm tôn trọng phẩm giá con người trong mọi hoàn cảnh” (tr.42). Bảo đảm quyền con người phải được xây dựng cơ chế vận hành có hiệu quả các yếu tố hợp thành, đó là: (1) xây dựng được hệ thống pháp luật TTHS trên cơ sở các tiêu chí quốc tế về quyền con n...yền con người. - Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án hình sự sơ thẩm của TAND tỉnh Quảng Ninh của Đặng Phúc Lâm [43] phân tích khái niệm, đặc điểm, vai trò, các bước, nội dung của áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án hình sự sơ thẩm của TAND. Từ đó, tác giả đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án hình sự của TAND tỉnh Quảng Ninh, phân tích những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động áp dụng pháp luật và đề ra quan điểm và giải pháp bảo đảm chất lượng hoạt động áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm của TAND tỉnh Quảng Ninh. - Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án hình sự của TAND tỉnh Thái Nguyên của Nguyễn Mạnh Toàn [129] đã phân tích khái niệm, đặc điểm, các giai đoạn áp dụng pháp luật cũng như các tiêu chí đánh giá áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án hình sự sơ thẩm của TAND; phân tích thực trạng áp dụng pháp luật của TAND tỉnh Thái Nguyên trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự (trong năm năm từ 2003 đến 2007). Tác giả phân tích các quan điểm và giải pháp bảo đảm chất lượng hoạt động áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm của TAND tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn tiếp theo. 26 * Bài tạp chí, bài báo - Góc nhìn về đổi mới Tòa án và Tố tụng hình sự của Tô Văn Hòa [33] nhận định: theo cách thức tổ chức hiện nay, tăng thẩm quyền cho tòa án cấp huyện đồng nghĩa với việc tòa án cấp tỉnh sẽ là cỗ máy xét xử phúc thẩm chính. Ðối chiếu quy định của pháp luật tố tụng thì tòa án cấp tỉnh cũng là cỗ máy xét xử sơ thẩm, bởi vì cơ quan này có thẩm quyền xét xử chung đối với hầu hết các loại vụ việc. Chưa hết, tòa án cấp này cũng phải "gánh" cả thẩm quyền giám đốc thẩm và tái thẩm. Với tình trạng này, việc tòa án cấp tỉnh bị quá tải và hoạt động không được hiệu quả như mong muốn là tình trạng dễ hiểu. Ðể ngăn ngừa nguy cơ này, có thể thành lập các chi nhánh của các TAND sơ thẩm khu vực ở các địa bàn cần thiết, để người dân có thể dễ dàng tiếp cận tòa án và được thi hành công lý ngay cả đối với những tranh chấp nhỏ, hoặc vụ án ít nghiêm trọng trong cuộc sống hằng ngày. Đánh giá chung các công trình nghiên cứu trong nước: Các công trình nghiên cứu trên đây đã đề cập những vấn đề như quyền con người trong tố tụng nói chung và TTHS, trách nhiệm của Nhà nước, các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm quyền con người hoặc nghiên cứu các quyền cụ thể như quyền bị can, bị cáo, quyền của người bị hại trong tố tụng...Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện về bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh; đặc biệt trong bối cảnh Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức TAND năm 2014 đã ghi nhận chức năng của TAND là cơ quan bảo vệ công lý, quyền con người. Mặc dù vậy, những công trình trên đây có giá trị tham khảo tốt cho NCS khi thực hiện đề tài luận án của mình. 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NGOÀI NƢỚC LIÊN QUAN ĐẾN BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA BỊ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÕA ÁN *Sách - Cuốn sách Fair trial: Rights of the accused in American history của Bodenhamer, David J [156] đã phân tích sự phát triển các quyền của bị cáo trong quá trình phát triển của nước Mỹ. Sự tác động của công lý, tự do và trật tự xã hội đến các quyền của bị cáo ở các toà án liên bang, Toà án bang của nước Mỹ. Tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm bảo đảm các quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử của tòa án các bang và liên bang. 27 - Quyền con người ở Trung Quốc và Việt Nam (Tradition on and theory and implementation of human rights in China and Vietnam) của Tống Tiểu Trang, Sa Khởi Quang, Hoàng Nam Sâm [131]. Các tác giả tìm hiểu một cách có hệ thống và khoa học về vấn đề quyền con người, đặc biệt về truyền thống, lý luận và thực tiễn bảo đảm quyền con người ở Việt Nam, Trung Quốc. Qua công trình này NCS có thể tìm kiếm, khai thác những giá trị tương đồng trong việc bảo đảm quyền con người của bị cáo tại phiên tòa hình sự, nghiên cứu, so sánh những nội dung và phương thức bảo đảm quyền của bị cáo tại phiên tòa, từ đó rút ra những nhận xét có thể vận dụng cho Việt Nam. - Đảm bảo quyền cho người bị buộc tội theo Điều 6 Công ước châu Âu về nhân quyền của tác giả Stephanos Stavros [165]. Công trình đã bình luận nội dung điều 6 về Công ước châu Âu về nhân quyền. Trong Công ước này một số quyền của bị cáo phải được Tòa án công nhận là quyền được xét xử công bằng, kịp thời, công khai bằng một Tòa án độc lập. Nguyên tắc suy đoán vô tội cũng được coi là quyền của bị cáo. Theo đó, người bị buộc tội chưa bị coi là có tội. Một số quyền khác của bị cáo được coi trọng là quyền được tiếp cận với pháp luật, có những điều kiện cần thiết để chuẩn bị đối phó với những cáo buộc đến từ Viện Công tố. - Khái quát hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (outline of the U.S. legal sistem), của NXB Thanh Niên [54]. Công trình đã phác họa bức tranh toàn cảnh hoạt động luật pháp Hoa Kỳ: về các Thẩm phán, luật sư, bồi thẩm đoàn; về thủ tục TTHS; về toà án tối cao, các toà sơ thẩm và phúc thẩm cấp bang và liên bang; các khía cạnh liên quan đến Hiến pháp ghi nhận các quyền con người, quyền công dân trong TTHS. Tài liệu có giá trị cho NCS luận giải các giải pháp bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh. - Storm center: The supreme Court in American politics của David M. O'Brien [160] đã bàn về sự đấu tranh chính trị giữa công lý toà án và các đảng phái chính trị của Mỹ. Cuộc đấu tranh về quyền lực giữa toà án và hệ thống chính trị. Ảnh hưởng của các chính sách công đối với sự vượt quá thời gian cho phép khi xử án. Tác giả cho rằng cần phải có biện pháp thúc đẩy các biện pháp hoàn thiện thể chế của toà án và quan hệ giữa toà án với những người tham gia tranh tụng. - The right to silence của Susan M. Easto [166] xem xét khía cạnh của quyền được im lặng trong các cuộc thẩm vấn trước quan toà và khía cạnh triết lý 28 giữa cảnh sát và công dân theo luật pháp hiện hành ở Mỹ. Tác giả nhận định việc bảo đảm quyền im lặng giúp cho bị cáo có thêm phương tiện để bảo vệ các quyền con người của mình tại tòa án. - The Law of the land: The Evolution of Our legal System của Charles Remba [157]. Tác giả trình bày quá trình hình thành và phát triển của hệ thống luật pháp của Mỹ qua các giai đoạn với các mô hình tố tụng trong lịch sử đến mô hình tố tụng hiện hành. Theo đó, các quyền của công dân ngày càng mở rộng, xét xử bằng ban Hội thẩm, phán quyết rõ ràng, công bằng, việc bào chữa và quyền hợp pháp của các bị cáo. Công trình có giá trị tham khảo khi đề xuất và luận giải về khả năng của bị cáo được sử dụng các quyền năng của mình với sự trợ giúp của người bào chữa, nghiên cứu vận dụng để đề xuất các giải pháp thực hiện nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong tố tụng. - Dofendants in the criminal process của A.E. Bottoms, J.D [155]. Công trình phân tích các bước tham gia của bị cáo trong quá trình tố tụng tội phạm của toà án hình sự nước Anh nhằm đảm bảo công lý: từ bước đầu tiên khi người cảnh sát thẩm vấn đầu tiên cho tới khi ra trước toà (trích dẫn nhiều chương, mục của luật pháp nước Anh). Công trình phân tích những quyền tố tụng mà bị can, bị cáo được bảo vệ, nêu các nguyên tắc bảo vệ quyền của người bị buộc tội trong hoạt động xét xử cũng như hệ thống các thiết chế để bảo vệ quyền con người. - Manuel théorique et pratique du jude d'instruction: Accompagné d'un formulaire complet et suivi de cinq tables très détaillées của Pierre Sarraute [164] đã phân tích chế độ và quyền hạn của dự thẩm; phận sự của dự thẩm; các hình thức dự thẩm; các văn bản dự thẩm; việc bắt và giam giữ người bị buộc tội; việc thẩm vấn; nghe các nhân chứng; uỷ thác xét xử (cho một toà án khác) và kết thúc dự thẩm. Công trình nêu lên cách thức, biện pháp và các nguyên tắc để bảo vệ quyền của người bị buộc tội cũng như trách nhiệm của Tòa án trong việc bảo vệ quyền lợi cho người bị buộc tội. - American constitutional law của tác giả Louis Fisher [161]. Công trình đã giới thiệu công pháp và chính trị Mỹ; học thuyết pháp luật, tổ chức toà án, học lý về phân quyền của những vấn đề trong và ngoài nước Mỹ, mối quan hệ luật nhà nước - liên bang, quyền sở hữu và quyền tự do ngôn luận trong xã hội dân chủ, tự do báo chí, tôn giáo, quyền của bị cáo, quyền tôn trọng đời tư cá nhân, luật về vấn 29 đề phân biệt chủng tộc, quyền tham gia chính trị và những giới hạn của toà án. Công trình có giá trị cho NCS khi nghiên cứu, so sánh các mô hình tố tụng cũng như nội dung và phương thức bảo đảm quyền của bị can, bị cáo trong TTHS, từ đó có thể rút ra những giá trị có thể tham khảo cho Việt Nam. *Bài tạp chí - Human rights in the criminal justice system, in the Human Rights Workshop document at the 9th Asia-Europe Summit (ASEM) unofficial, Strasbourg, France [159]. Các tác giả các cho rằng quyền suy đoán vô tội, quyền được thông báo về tội danh bị xét xử, quyền có đủ thời gian và phương tiện liên lạc với người bào chữa, có mặt tại tòa, được gặp mặt luật sư là những quyền quan trọng trong tư pháp hình sự. Để bảo đảm quyền này các tác giả để xuất nhiều giải pháp trong đó giải pháp đáng chú ý là bảo đảm sự độc lập và vô tư của các Thẩm phán khi họ thực hiện nhiệm vụ. - The liability of the judge in accordance with the law of the Republic of France của Chánh án Guy Canivet thuộc Tòa án Tư pháp tối cao, Cộng hòa Pháp [162]. Tác giả cho rằng để bảo đảm chất lượng khi tuyên các bản án thì Thẩm phán phải bảo đảm tính vô tư, khách quan, tuân thủ các quy định của luật pháp. Ngoài ra, hành xử một cách đúng mực, trung thực và chính trực cũng là nghĩa vụ đối với mọi Thẩm phán trong việc thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ quyền con người khi người bị buộc tội đối mặt với những lời buộc tội do những hành vi phạm pháp của họ. - Justice Jobs in the Republic of France [38] khẳng định xuất phát từ quan niệm của Pháp coi Thẩm phán là một loại nghề đặc biệt, nên ngoài các tiêu chuẩn của Thẩm phán về trình độ học vấn, năng lực, đạo đức của Thẩm phán có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng xét xử các vụ án nói chung và vụ án dân sự nói riêng. Để bảo đảm chất lượng xét xử, công tác đào tạo kỹ năng xét xử cho Thẩm phán được quan tâm. - Human rights and the courts in Canada của tác giả Nancy Holmes [163] đã phân tích các nội dung pháp luật về quyền con người ở Canada và các cơ chế thúc đẩy thực hiện quyền con người trong bối cảnh toàn cầu hóa trong số các cơ chế thúc đẩy phát triển và bảo vệ quyền con người thì cơ chế bảo đảm các quyền con người bằng Tòa án có vai trò quan trọng nhất vì những phán quyết của Tòa án 30 về quyền con người có giá trị, buộc các chủ thể khác tôn trọng và bảo vệ các quyền con người. - The role of constitutional courts and ordinary courts in protection for the human rights” (Vai trò của Tòa án hiến pháp và Tòa án thường trong việc bảo vệ quyền con người) reported by Mr Khanlar Hajiyev (Chairman, constitutional court, Azerbaijan) [dẫn theo: 15] dẫn chứng quy định của hiến pháp một số nước châu Âu, Đức, Séc, Tây Ban Nha cũng như Hiến pháp của Cộng hòa Azerbaijan về chức năng bảo vệ hiến pháp của Tòa án hiến pháp. Trên cơ sở nội dung của Hiến pháp của các nước đó tác giả phân tích bản chất của hiến pháp và mối quan hệ của các quy định của hiến pháp, hoạt động xét xử của Tòa án với hoạt động bảo vệ quyền con người. - Cân bằng quyền lực trong hệ thống tranh tụng” của Martin Black More, Bang New South Wales, Úc [143] nhận định rằng cần có những bảo vệ từ phía Nhà nước đối với bị cáo để tạo ra sự cân bằng tại phiên tòa sơ thẩm. Bởi lẽ, trong quan hệ TTHS Nhà nước bao giờ cũng có lợi thế hơn bị cáo. Biện pháp bảm đảm sự cân bằng đó là trao cho bị cáo có quyền suy đoán vô tội và quyền im lặng. Bị cáo không có trách nhiệm đưa ra các chứng cứ chứng minh mình vô tội và vẫn được giả thiết là vô tội cho đến khi Bồi thẩm đoàn thỏa mãn trên cơ sở chứng cứ do Nữ Hoàng đưa ra rằng bị cáo phạm tội không còn nghi ngờ gì nữa. - Nội dung hệ thống tranh tụng Nhật Bản của Setsuo Miyazama [145] phân tích những thay đổi trong mô hình TTHS của Nhật Bản được thay đổi theo hướng bảo đảm quyền của bị cáo từ mô hình nặng về thẩm vấn và xét hỏi trước Chiến tranh thế giới thứ II đến mô hình TTHS theo nguyên tắc tranh tụng ở đó Công tố viên quyết định mọi thủ tục tố trung trong khi Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ xét xử không thiên vị. Bị cáo có quyền trình bày ý kiến và quyền tố tụng của họ được bảo vệ ở mức độ cao hơn (so với trước đây) để cân bằng với quyền lực của Nhà nước tại phiên tòa hình sự. - Vai trò của Tư pháp độc lập” của tác giả Philippa Strum [40, tr.306-318] khẳng định thiết chế tòa án độc lập có vai trò to lớn trong việc bảo vệ các quyền con người một cách sáng tạo, linh hoạt ngoài sự trừ liệu của các nhà lập hiến. Ví dụ Hiến pháp không nói đến “quyền riêng tư” nhưng Tòa án thấy Hiến pháp có 31 muốn bảo vệ quyền riêng tư trong những điều khoản về bảo đảm không bị khám xét một cách không hợp lý hay bảo đảm quyền tự do thông đạt. Tác giả nhận định tư pháp độc lập bảo đảm cho Tòa án luôn có những quyết định căn cứ vào pháp luật chứ không phải theo quan điểm chính trị đảng phái, cũng như theo nguyên tắc về dân chủ chứ không phải những cảm nhận nhất thời. Tầm quan trọng của độc lập Tư pháp của tác giả Sandra Day O’Connor [40, tr.319-326] khẳng định khi quyền tư pháp được độc lập sẽ bảo đảm cho các quan tòa thực thi quyền lực một cách vô tư mà không bị bất cứ quyền lợi cá nhân nào hoặc ảnh hưởng từ bên ngoài chi phối. Tuy nhiên, quan tòa không được phép thiên vị hay chống lại bên nào, phán quyết cũng không vì lợi ích cá nhân vì nếu không họ bôi nhọ pháp quyền. Tác giả đi đến kết luận tính độc lập của cơ quan tư pháp là cốt yếu nhằm tôn trọng pháp quyền, nhiệm vụ khó khăn hơn nhiều là nhằm biến những ý tưởng này thành hiện thực. Đánh giá chung về các công trình ở nước ngoài: Các tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ở ngoài nước, ở những góc độ khác nhau, đã nghiên cứu vấn đề hệ thống tư pháp, tố tụng của một số nước, quyền con người trong các hoạt động tố tụng, vai trò của Tòa án trong việc bảo đảm quyền con người, quyền của phạm nhân, của người bị hại, quyền của bị cáo, quyền của người chưa thành niên trong TTHSTuy nhiên, qua khảo sát các tài liệu ở ngoài nước cho thấy chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống vấn đề đảm bảo quyền của con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án. Mặc dù vậy, những công trình khoa học đã tổng thuật trên đây có giá trị tham khảo lớn cho NCS khi rút ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam. 1.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đánh giá kết quả các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Các công trình nghiên cứu khoa học đã bàn đến những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền con người, quyền của bị cáo trong hoạt động TTHS nói chung và bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh nói riêng. Cụ thể, các công trình đã phân tích và luận giải những vấn đề sau: 32 - Xây dựng khái niệm và phân tích nội dung khái niệm quyền con người, quyền công dân; khái niệm quyền con người trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội; liệt kê một số quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự qua các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Một số công trình phân tích luận giải về quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử của Tòa án như quyền bình đẳng trước pháp luật, cấm tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình; quyền được xét xử kịp thời, công bằng, công khai; không bị kết án hai lần cho cùng một tội; quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư bào chữa; quyền bình đẳng của bị cáo trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự. - Đề cập chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng, quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, các cơ quan, tổ chức và công dân trong phiên tòa xét xử các vụ án hình sự. Các công trình xác định rõ vị trí, vai trò trách nhiệm của các cơ quan tư pháp trong việc đảm bảo quyền con người; nhận diện việc vi phạm quyền con người trong hoạt động tư pháp, làm rõ nguy cơ vi phạm quyền con người trong hoạt động tư pháp. - Nghiên cứu về thực trạng bảo đảm quyền con người trong một số hoạt động khác như đảm bảo quyền con người trong việc bị bắt, tạm giữ, tạm giam từ thực tiễn của một địa phương. Một số tác giả nghiên cứu, đánh giá vai trò Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người nói chung và quyền của bị cáo; nghiên cứu và làm rõ nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực đến vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay; chỉ ra được các yếu tố tác động cũng như là nguyên nhân của những bất cập, hạn chế trong việc bảo đảm quyền của bị cáo tại các phiên tòa xét xử các vụ án hình sự của TAND. - Nghiên cứu đề xuất một số quan điểm, giải pháp trong việc bảo đảm quyền con người (trong đó có quyền của bị cáo) trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam hiện nay như kiến nghị hoàn thiện pháp luật TTHS như bổ sung nguyên tắc suy đoán vô tội, bổ sung các quy định về bảo đảm quyền của bị can, bị cáo, tiếp tục các yếu tố bảo đảm thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử hình sự; đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống cơ quan điều tra, VKS, Tòa án. Bên cạnh đó các tác giả đề xuất các giải pháp đổi mới công tác quản lý, đào tạo và bồi dưỡng những người tiến hành tố tụng; các giải pháp về trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật; 33 các giải pháp về chế độ đãi ngộ, chính sách tiền lương phù hợp với hoạt động đặc thù của điều tra viên, KSV và Thẩm phán. - Các nghiên cứu ở nước ngoài đề cập đến mô hình tổ chức của Tòa án và các nguyên tắc tranh tụng bảo đảm sự độc lập của Tòa án cũng như chú trọng đến việc bảo đảm các quyền của bị cáo tại phiên tòa. Bên cạnh đó, để bảo đảm quyền con người nói chung, quyền bị cáo tại phiên tòa hình sự các công trình nghiên cứu ở nước ngoài đề cập đến trách nhiệm của các chủ thể trong hoạt động xét xử trong đó nhấn mạnh đến Thẩm phán, Bồi thẩm đoàn và Luật sư... 1.3.2. Những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu trong Luận án Kết quả nghiên cứu của các công trình trên đây đã gợi mở, cung cấp thông tin, phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận vấn đề trong nhiều nội dung của luận án. Tuy nhiên, nhiều vấn đề liên quan bảo đảm quyền của bị cáo trong phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay chưa được nghiên cứu đầy đủ và toàn diện, chưa có tính hệ thống. Do vậy, luận án tiếp tục nghiên cứu những nội dung sau: Về mặt lý luận: các vấn đề tiếp tục nghiên cứu, giải quyết gồm: xây dựng khái niệm, đặc điểm, nội dung quyền của bị cáo trong phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND; xây dựng, phân tích khái niệm bảo đảm quyền của bị cáo trong phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh; phân tích nội dung và phương thức, các vai trò bảo đảm quyền của bị cáo trong phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh tại phiên tòa. Đồng thời, luận án nghiên cứu về pháp luật và thực trạng bảo đảm quyền của bị cáo trong xét xử sơ thẩm hình sự ở một số nước trên thế giới và chỉ ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam. Về mặt thực tiễn, các vấn đề tiếp tục nghiên cứu, giải quyết gồm: phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh ở Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2016. Đồng thời, luận án phân tích, tìm ra nguyên nhân của thực trạng bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp tiếp tục bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay. 34 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể, đối với các công trình khoa học ở trong nước có liên quan đến đề tài luận án, tác giả phân thành ba nhóm: 1) Các công trình nghiên cứu về bảo đảm quyền con người trong hoạt động tố tụng hình sự; 2) Các công trình nghiên cứu về bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân; 3) Các công trình nghiên cứu về bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Các công trình nghiên cứu trên đây đã đề cập những vấn đề như quyền con người trong tố tụng nói chung và TTHS, trách nhiệm của Nhà nước, các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm quyền con người, hoặc nghiên cứu các quyền cụ thể như quyền bị can, bị cáo, quyền của người bị hại trong tố tụng...Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện về bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh. Các tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ở ngoài nước, ở những góc độ khác nhau, đã nghiên cứu vấn đề hệ thống tư pháp, tố tụng của một số nước, quyền con người trong các hoạt động tố tụng, vai trò của Tòa án trong việc bảo đảm quyền con người. Qua khảo sát các tài liệu ở ngoài nước cho thấy chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống vấn đề đảm bảo quyền của con người trong hoạt động xét xử vụ án hình sự của Tòa án. Khảo cứu các công trình khoa học có liên quan ở trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án, NCS luận giải những vấn đề đang đặt và tiếp tục được làm sáng tỏ trên phương diện lý luận và thực tiễn. Khảo cứu những công trình khoa học có liên quan đến luận án trên đây, một mặt giúp NCS đánh giá được tình hình nghiên cứu của đề tài; mặt khác, giúp NCS có hướng đi hợp lý, tránh trùng lặp, đáp ứng được mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án. 35 Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA BỊ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÕA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH 2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÕ CỦA BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA BỊ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÕA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH 2.1.1. Khái niệm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự Quan niệm phổ biến được thừa nhận cho rằng quyền con người là những giá trị, nhu cầu và lợi ích khách quan và vốn có của con người được ghi nhận và bảo vệ bằng pháp luật của quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế [21, tr.42]. Xét về nguồn gốc, bản chất, quyền con người là những giá trị mang tính tự nhiên, có tính phổ quát đồng thời có tính đặc thù; là sản phẩm có tính lịch sử, là sự tổng hợp của quá trình đấu tranh không ngừng của cá nhân, cộng đồng, quốc gia. Ở Việt Nam hiện nay cũng có nhiều khái niệm về quyền con người. Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam thì quyền con người là tổng hợp các quyền và các tự do cơ bản để đánh giá về địa vị pháp lí của cá nhân. Ý kiến khác thừa nhận “Quyền con người là những đặc quyền (nhân phẩm, nhu cầu, lợi ích và năng lực vốn có của con người) được thừa nhận và bảo hộ bằng pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Quyền con người là quyền của tất cả mọi người [10, tr.27]. Trong Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, các tác giả định nghĩa quyền con người là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế [39, tr.38]. Từ những phân tích trên đây, có thể hiểu quyền con người là những chuẩn mực, giá trị mang tính tự nhiên, khách quan, phổ biến, là sản phẩm của quá trình đấu tranh và phát triển của con người, gắn với sự phát triển của cộng đồng xã hội và được được ghi nhận và bảo vệ bởi luật quốc gia và luật quốc tế, phù hợp với tiến bộ xã hội. Khi nghiên cứu vấn đề quyền con người, một khái niệm được đề cập nhiều và có liên quan trực tiếp với khái niệm này là khái niệm quyền công dân. Xét về 36 nguồn gốc, quyền công dân xuất hiện muộn hơn, là một trong những thành tựu của nhân loại trong cuộc cách mạng tư sản đấu tranh chống lại chế độ phong kiến. Hiện nay, trên diễn đàn khoa học vẫn tồn tại một số khái niệm khác nhau về quyền công dân: Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì quyền công dân là: "Quyền của người công dân được thừa nhận, bao gồm quyền tự do dân chủ và các quyền về kinh tế - văn hóa xã hội" [151]. Ý kiến khác cho rằng quyền công dân là những bảo đảm từ phía Nhà nước: "quyền công dân - đó là sự thể chế hóa về mặt nhà nước bằng pháp luật địa vị con người trong khuôn khổ nhà nước, là sự thừa nhận, trong chừng mực mà nhà nước chấp nhận, địa vị con người của cá nhân trong nhà nước” [47, tr.75]. Có tác giả đề xuất cần có sự kết hợp giữa quyền tự nhiên và quyền xã hội khi đưa ra định nghĩa về quyền công dân, rằng "Quyền công dân là tập hợp những quyền tự nhiên được pháp luật của một nước quy định, mà tất cả những người có chung quốc tịch của nước đó được hưởng một cách bình đẳng" [23, tr.21]. Mặc dù tiếp cận và diễn đạt khác nhau nhưng các quan niệm trên đây đều nhận định quyền công dân là những quyền của cá nhân con người được ghi nhận bằng pháp luật và Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm thực hiện các quyền đó cho các cá nhân với tư cách là công dân của một nước. Quyền con người là khái niệm rộng và có thể tiếp cận ở những góc độ khác nhau. Dưới góc độ khoa học pháp lý, quyền con người có thể chia theo các nhóm tương ứng với các lĩnh vực của đời sống. Đó là: Nhóm quyền về chính trị: gồm các quyền bầu cử, ứng cử; quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội; quyền bình đẳng nam nữ; quyền tự do ngôn luận; tự do báo chí; quyền được thông tin; quyền tự do tín ngưỡng, quyền lập hội, quyền hội họp, quyền biểu tình, quyền bình đẳng nam nữ, quyền khiếu nại, tố cáo Nhóm các quyền về dân sự: bao gồm các quyền về tự do cá nhân, quyền tự do cư trú, tự do đi lại, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được luật pháp bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền được an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện báo, quyền khiếu nại, tố cáo... Nhóm các quyền về kinh tế - văn hóa – xã hội: quyền học tập; quyền lao động; quyền tự do kinh doanh; quyền sở hữu hợp pháp và thừa kế; quyền học tập; 37 quyền nghiên cứu, phát minh, sáng chế; quyền được bảo vệ sức khỏe; quyền được bảo vệ hôn nhân và gia đình... Cách tiếp cận theo mức độ điều chỉnh của pháp luật, có thể chia ra các quyền cơ bản của công dân và các quyền pháp lý khác (trong đó có quyền của bị cáo). Quyền cơ bản của con người, của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp. Trên cơ sở đó, các quyền pháp lý khác được ghi nhận và bảo vệ. Chẳng hạn, từ các quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong Chương II của Hiến pháp năm 2013, các quyền pháp lý khác được ghi nhận. Đó là các quyền con người, quyền công dân trong các lĩnh vực lao động, kinh tế, văn hóa được cụ thể hóa trên cơ sở những quyền cơ bản được ghi nhận trong Hiến pháp và không được trái với Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác. Quyền con người và quyền công dân có quan hệ chặt chẽ với nhau. Quyền con người được áp dụng cho tất cả mọi người thuộc mọi dân tộc đang sinh sống trên phạm vi toàn cầu, không phân biệt quốc tịch, không phụ thuộc vào biên giới quốc gia hay tư cách cá nhân của chủ thể, thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với toàn thể cộng đồng nhân loại. Trong khi đó, khái niệm quyền công dân thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với tư cách là công dân mang quốc tích của quốc gia đó với Nhà nước, tức là nhấn mạnh đến khía cạch pháp lý của mối quan hệ. Có thể khẳng định quyền con người là khái niệm rộng hơn quyền công dân, xuất hiện sớm hơn quyền con người nhưng quyền công dân là nội dung của quyền con người được hiện thực hóa và bảo đảm thực hiện ở một quốc gia trong những thời điểm cụ thể. Các quyền con người bao gồm tổng thể những giá trị vật chất, tinh thần có quan hệ gắn bó, tác động qua lại với nhau. Mọi người đều được thụ hưởng các quyền đó. Quyền con người là những giá trị, chuẩn mực, có tính khách quan gắn bó với nhau trong mối tương quan biện chứng, vừa mang tính phổ biến nhưng cũng có tính đặc thù, tính lịch sử - xã hội được thể hiện trong các lĩnh vực chính trị, dân sự và kinh tế văn hóa, xã hội được ghi nhận và bảo vệ bởi luật quốc gia và luật quốc tế. Bảo đảm quyền con người là trách nhiệm của các quốc gia. Hiến pháp Việt Nam năm 2013 khẳng định các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. 38 Khi một người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật được quy định trong Bộ luật hình sự đến mức phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, do yêu cầu của công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm các cơ quan tố tụng áp dụng các biện pháp ngăn chặn và ban hành các quyết định áp dụng pháp luật để tạm giữ, tạm giam, điều tra, truy tố và xét xử. Trong mỗi giai đoạn tố tụng, người thực hiện hành vi phạm tội đó có những tư cách nhất định. Từ khi bị can bị Tòa án ra quyết định xét xử vụ án thì tư cách bị cáo của người đó xuất hiện [25, tr.44]. Như vậy có thể hiểu bị cáo là người bị tình nghi thực hiện hành vi phạm tội. Hành vi đó được quy định trong Bộ luật hình sự, bị VKS truy tố bằng cáo trạng thông qua quyết định truy tố và bị Tòa án đưa ra xét xử.Với tư cách là cá nhân, công dân, trên cơ sở nguyên tắc suy đoán vô tội, bị cáo mới chỉ bị coi là người bị tình nghi đã thực hiện tội phạm. Do vậy bị cáo cũng có các quyền con người theo quy định trong các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội. Nhà nước cũng như các chủ thể khác phải tôn trọng và đả...ếu kỹ năng, biện pháp thực hiện nhiệm vụ bào chữa cho bị cáo Ý kiến khác: 15. Trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân được phân công xét xử đối với các bị cáo trước khi mở phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh như thế nào? Các mức độ đánh giá Hội thẩm nhân dân tích cực nghiên cứu hồ sơ trước khi mở phiên tòa. Hội thẩm nhân dân liên hệ với y ban MTTQ, các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội nơi bị cáo sinh sống để tìm hiểu về nhân thân bị cáo. Hội thẩm nhân dân chuẩn bị tốt kế hoạch xét hỏi để bảo đảm quyền con người của các bị cáo. 16.Ông (bà) vui lòng cho biết trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân tham gia phiên tòa đối với bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh như thế nào? Các mức độ đánh giá Hội thẩm nhân dân tích cực, độc lập và vô tư khi đưa ra các quyết định trong quá trình xét xử Hội thẩm nhân dân đề nghị Chủ tọa phiên tòa trả hồ sơ bổ sung, thu thập thêm chứng cứ gỡ tội cho bị cáo Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ xét xử theo đúng kế hoạch Tòa án đã phân công 217 17.Ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến về một số nhận định sau đây về trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân trong việc bảo đảm quyền con người bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở giai đoạn xét hỏi? Đồng ý Không đồng ý Hội thẩm còn ỷ lại quá nhiều vào Thẩm phán, không có tư duy độc lập Một số quyết định của Hội đồng xét xử chủ yếu do Thẩm phán chủ toạ phiên toà đưa ra và Hội thẩm chỉ đồng ý Công tác lựa chọn, bầu hoặc cử Hội thẩm cũng chưa được quan tâm Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập trong xét xử chưa được coi trọng 18. Ông (bà) vui lòng cho biết vì sao Hội thẩm nhân dân chưa phát huy hết trách nhiệm đối bảo đảm các quyền con người bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh? (Có thể chọn nhiều phương án) ận thức chủ quan của Hội thẩm nhân dân là chưa cần thiết ật chưa đề cao vị trí độc lập của Hội thẩm nhân dân ội thẩm nhân dân tại phiên tòa chưa thỏa đáng. ội thẩm nhân dân thiếu kỹ năng, biện pháp thực hiện nhiệm vụ bào chữa cho bị cáo hất lượng đội ngũ Hội thẩm nhân dân cấp tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ bảo đảm quyền con người của bị cáo. Ý kiến khác: 19. Ông (bà) vui lòng cho biết cần phải tiến hành những biện pháp nào để Thẩm phán bảo đảm tốt hơn các quyền con người bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự cấp tỉnh? (Có thể chọn nhiều phương án) ổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng về bảo đảm các quyền con người bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự cấp tỉnh ất lượng đội ngũ thẩm phán Tòa hình sự Tòa án nhân dân cấp tỉnh hiện nay ải tiến thù lao cho Thẩm phán tại phiên tòa phù hợp, thỏa đáng. ảo đảm sự đọc lập của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong quá trình xét xử. Ý kiến khác: .. 20.Ông (bà) vui lòng cho biếtThẩm phán được phân công xét xử các bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh cần có những kỹ năng gì để bảo đảm quyền con người của các bị cáo? ỹ năng xét hỏi, xử lý tình huống tại phiên tòa ỹ năng điều khiển tranh luận tại phiên tòa ỹ năng đánh giá chứng cứ Ý kiến khác:.. 21. Ông (bà) vui lòng đánh giá về sự phối hợp giữa cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án góp phần to lớn đến hoạt động bảo đảm quyền con người của bị cáo trong phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh? 1. Rất tốt 2. Tốt 3. Bình thường 4. Kém – nếu chọn phương án này trả lời tiếp câu 22 5. Rất kém- nếu chọn phương án này trả lời tiếp câu 22 6. Không có ý kiến Ý kiến khác: . 22. Ông (bà) vui lòng vì sao sự phối hợp giữa cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa trong việc bảo đảm quyền con người của bị cáo trong phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh kém và rất kém? Đồng ý Không đồng ý Pháp luật chưa phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng Chưa có quy chế phối hợp trong hoạt động giữa các cơ quan Pháp luật quy định trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan tiến hành tố tụng chưa rõ ràng Thiếu sự hợp tác giữa Điều tra viên, Kiểm sát viên và Hội đồng xét xử trong hoạt xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh Pháp luật chưa xác định rõ về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên trong quá trình tiến hành tố tụng, Khó áp dụng các biện pháp trách nhiệm pháp lý, chế tài đối với những người tiến hành tố tụng khi họ có hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm quyền con người của bị cáo trong phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh 218 23.Ông (bà) vui lòng cho biết trách nhiệm của Quốc hội trong việc thực hiện chức năng giám sát hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bảo đảm quyền con người của bị cáo? 1. Rất tốt 2. Tốt 3. Bình thường 4. Kém 5. Rất kém 6. Không có ý kiến 24.Ông (bà) vui lòng cho biết trách nhiệm của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương trong việc thực hiện chức năng giám sát hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bảo đảm quyền con người của bị cáo? 1. Rất tốt 2. Tốt 3. Bình thường 4. Kém 5. Rất kém 6. Không có ý kiến 25.Ông (bà) vui lòng cho biết trách nhiệm của Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương trong việc thực hiện chức năng giám sát hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bảo đảm quyền con người của bị cáo? 1. Rất tốt 2. Tốt 3. Bình thường 4. Kém 5. Rất kém 6. Không có ý kiến 26.Ông (bà) vui lòng cho biết trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể nhân dân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương trong việc thực hiện chức năng giám sát hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bảo đảm quyền con người của bị cáo? 1. Rất tốt 2. Tốt 3. Bình thường 4. Kém 5. Rất kém 6. Không có ý kiến 27.Ông (bà) vui lòng đánh giá cơ sở vật chất, kỹ thuật trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh góp phần bảo đảm quyền con người của bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh? 1. Rất tốt 2. Tốt 3. Bình thường 4. Kém 5. Rất kém C. THÔNG TIN CÁ NHÂN NGƢỜI TRẢ LỜI PHIẾU 1. Độ tuổi hiện tại của ông (bà)?  1. Từ 18 tuổi đến 35 tuổi 2. Từ 36 tuổi đến 50 tuổi 3. Từ 51 đến 60 tuổi  4. Từ 61 tuổi trở lên 2. Trình độ học vấn ở thời điểm hiện tại của ông (bà)? 1. Có bằng tốt nghiệp đại học 2. Có bằng thạc sỹ 3. Có bằng tiến sỹ 3. Giới tính 1. Nam 2. Nữ 4. Ông/ bà là ngƣời dân tộc nào sau đây? 1. Kinh 2. Các dân tộc khác không phải người Kinh Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của Quý Ông (Bà)! 219 Phụ lục 17: Phiếu khảo sát điều tra xã hội học của NCS đối với HTND đã tham gia xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh năm 2016. (Tham gia phiên tòa sơ thẩm xét xử các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh),(Trả lời đánh dấu chữ X vào ô vuông bên trái hoặc cột tương ứng) A. ĐỊA BÀN PHÁT PHIẾU Tỉnh/thành phố B. NỘI DUNG TRẢ LỜI PHIẾU 1. Ông (bà) có tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng về bảo đảm quyền con người của bị cáo trong phiên tòa sơ thẩm hay không? ờ được nghe đến 2. Ông (bà) có tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng về bồi dưỡng nghiệp vụ cho Hội thẩm nhân dân về xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh chưa? ờ được nghe đến 3. Ông (bà) cho biết ở giai đoạn chuẩn bị xét xử, ông (bà) có được Tòa án tạo điều kiện để nghiên cứu hồ sơ vụ án hay không 1. Tạo điều kiện tốt 2. Bình thường 3. Kém 4. Không tạo điều kiện 5. Không có ý kiến gì 4. Ông (bà) vui lòng cho biết trong quá trình tham gia xét xử vụ án hình sự, Chủ tòa phiên tòa có tạo điều kiện để Hội thẩm nhân dân độc lập, trao đổi bàn bạc dân chủ hay không? 1. Tạo điều kiện tốt 2. Bình thường 3. Kém 4. Không tạo điều kiện 5. Không có ý kiến gì 5. Khi nghị án, Chủ tọa phiên tòa có nêu quan điểm của lãnh đạo Tòa án về đường lối xét xử của vụ án hay không? 1. Có nêu quan điểm rõ ràng 2. Có nêu nhưng chỉ gợi ý 3. Không nêu quan điểm 4. Không có ý kiến gì 6. Ông (bà) vui lòng cho biết trong quá trình tham gia xét xử vụ án hình sự, ông (bà) có bị chịu áp lực của bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nào không? 1. Có bị chịu áp lực đối với hoạt động xét xử 2. Không bị chịu áp lực đối với hoạt động xét xử (Chuyển câu 8) 7. Ông (bà) vui lòng cho biết trong quá trình tham gia xét xử vụ án hình sự, ông (bà) bị chịu áp lực của bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nào dưới đây? (Có thể chọn nhiều phương án) 1. Chánh án Tòa án nơi đang mở phiên tòa xét xử 2. Cấp ủy của Tòa án nơi đang mở phiên tòa xét xử 3. Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp 4. Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp tại tòa án 5. Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa. 8. Ông (bà) vui lòng cho biết trong quá trình tham gia xét xử vụ án hình sự, ông (bà) bị phụ thuộc vào ý kiến của thẩm phán ở giai đoạn nào? 1. Ngay khi bắt đầu phiên tòa 2. Ở giai đoạn xét hỏi 3. Ở giai đoạn tranh luận 4. Ở giai đoạn nghị án 5. Khi biểu quyết từng nội dung của vụ án 9. Ông (bà) đánh ý kiến đánh giá về chế độ đối với Hội thẩm khi tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân lòng ến khác: .. 10. Ông (bà) cho biết, ở địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) có thành lập Đoàn Hội thẩm không? 11.Ông (bà) cho biết, Tòa án có thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ và trang bị cho Hội thẩm nhân dân những tài liệu, văn bản pháp luật cần thiết để hội thẩm tham gia công tác xét xử. ờng xuyên ờ 220 12. Ông (bà) cho biết, trong quá trình nghị án và biểu quyết về nội dung của vụ án, ông bà có được thực hiện quyền bảo lưu ý kiến của mình trong hồ sơ vụ án khi ý kiến của mình khác với ý kiến của các thành viên khác trong Hội đồng xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. ờng xuyên ờ 13. Ông (bà) vui lòng cho biết tiêu chuẩn về Hội thẩm nhân dân theo pháp luật hiện hành? ợp khi Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử sơ thẩm vụ án hình sự . Không phù hợp khi Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Ý kiến khác: . 14. Ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến về một số nhận định dưới đây về trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân trong việc bảo đảm quyền con người của bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh? Đồng ý Không đồng ý Một số Hội thẩm nhân dân chưa chủ động, tích cực trong việc bảo vệ quyền con người của bị cáo Trong quá trình tham gia xét xử án hình sự tại Tòa án, một số Hội thẩm nhân dân gặp khó khăn trong thu xếp thời gian tham gia xét xử Một số Hội thẩm nhân dân chưa nghiên cứu kỹ hồ sơ trước khi tham gia xét xử Một số Hội thẩm nhân dân bị động, lúng túng trong đánh giá, biểu quyết kết quả xét xử tại phiên tòa Một số Hội thẩm nhân dân trông chờ vào quyết định của Thẩm phán Ý kiến khác: . 15. Ông (bà) vui lòng cho biết nguyên nhân vì sao Hội thẩm nhân dân chưa phát huy hết trách nhiệm trong việc bảo đảm quyền con người của bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh? Đồng ý Không đồng ý Chánh án Tòa án nhân dân một số nơi chưa cân nhắc đến kế hoạch công tác của Hội thẩm nhân dân Chánh án Tòa án nhân dân một số nơi không trao đổi, tham khảo trực tiếp trước với Hội thẩm nhân dân, cả với lãnh đạo của nơi Hội thẩm nhân dân công tác để lên lịch xét xử hợp lý Hội thẩm nhân dân không chủ động trong việc cập nhật văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự Chánh án Tòa án nhân dân một số nơi chưa có kế hoạch thường xuyên, kịp thời cung cấp văn bản pháp qui cho Hội thẩm nhân dân Chánh án Tòa án nhân dân một số nơi chưa dành điều kiện để Hội thẩm nhân dân thể hiện quyền tham gia xét xử, thảo luận tại phiên tòa hình sự. Một số vụ án Thẩm phán không đảm bảo quyền phát hiểu ý kiến của Hội thẩm khi nghị án 16. Ông (bà) vui lòng đánh giá cơ sở vật chất, kỹ thuật để Hội thẩm nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ xét xử tại các phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh? 1. Rất tốt 2. Tốt 3. Bình thường 4. Kém 5. Rất kém 17.Ông (bà) vui lòng cho biết cần phải thực hiện một số giải pháp nào dưới đây để nâng cao trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân trong việc bảo đảm quyền con người của bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dâncấp tỉnh? 1. Cần tổ chức các khóa học đào tạo, bồi dưỡng Hội thẩm nhân dân về kỹ năng xét xử, bảo đảm quyền con người nói chung, quyền con người của bị cáo nói riêng trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự 2. Quy định rõ tiêu chuẩn đối với Hội thẩm nhân dân trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh 3. Cải cách chế độ, thù lao cho Hội thẩm nhân dân 4. Thường xuyên bồi dưỡng, cập nhật những văn bản pháp luật mới liên quan đến hoạt động xét xử vụ án hình sự cho Hội thẩm 5. Thực hiện các biện pháp bảo đảm cho Hội thẩm độc lập của Hội thẩm nhân dân khi xét xử. C. THÔNG TIN CÁ NHÂN NGƢỜI TRẢ LỜI PHIẾU 1. Độ tuổi hiện tại của ông (bà)?  1. Từ 18 tuổi đến 35 tuổi 2. Từ 36 tuổi đến 50 tuổi 3. Từ 51 đến 60 tuổi  4. Từ 61 tuổi trở lên 2. Trình độ học vấn ở thời điểm hiện tại của ông (bà)? 1. Có bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp 2. Có bằng tốt nghiệp đại học  3. Có bằng thạc sỹ  4. Có bằng tiến sỹ 3. Giới tính  1. Nam  2. Nữ 4. Ông/ bà là ngƣời dân tộc nào sau đây? 1. Kinh 2. Các dân tộc khác không phải người Kinh Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của Quý Ông (Bà)! 221 Phụ lục 18: Phiếu khảo sát điều tra xã hội học của NCS đối với KSV đã tham gia xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh năm 2015 - 2016. (Tham gia phiên tòa sơ thẩm xét xử các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh). (Trả lời đánh dấu chữ X vào ô vuông bên trái hoặc cột tương ứng) A. ĐỊA BÀN PHÁT PHIẾU Tỉnh/thành phố B. NỘI DUNG TRẢ LỜI PHIẾU 1.Với tư cáchlà Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, ông (bà) đã tham gia khóa bồi dưỡng, khóa học nào về bảo đảm quyền con người của bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh hay chưa? 1. Rồi (chuyển câu 3) 2. Chưa 3. Chưa bào giờ nghe đến Ý kiến khác: .. 2. Ông (bà) vui lòng cho biết vì sao ông (bà) chưa tham gia khóa bồi dưỡng, khóa học nào về bảo đảm quyền con người của bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh? 1. Cơ quan không tổ chức khóa học 2. Bản thân không có thời gian 3. Không có kinh phí để học 4. Bản thân thấy chưa cần thiết 5. Không có kinh phí để học Ý kiến khác: .. 3.Với tư cách là Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động xét xử tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự của tòa án nhân dân cấp tỉnh, để bảo vệ quyền con người của bị cáo, ông (bà) đã gặp bị cáo để tìm hiểu về bị cáo, về vụ án trong những trường hợp nào dưới đây? Gặp bị cáo Không gặp bị cáo Vụ án có các bị cáo là người chưa thành niên Vụ án mà các bị cáo có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất Vụ án có các bị cáo Viện kiểm sát truy tốmức án cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình Vụ án (có)mà lời khai của cácbị cáo (trong vụ án) có mâu thuẫn bị cáo phản cung, chối tội. Vụ án có bị cáo kêu oan hoặc những trường hợpViện kiểm sát thấy cần thiết. Các trường hợp khác:.. 4.Tại phiên tòa Hội đồng xét xử có tạo điều kiện để cho Ông (bà) với tư cách là Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp bảo đảm quyền con người của bị cáo không? 1. Có tạo điều kiện, rất tốt 2. Bình thường 3. Không tạo điều kiện 4. Không có ý kiến 5.Hội đồng xét xử có tạo điều kiện để cho Ông (bà) với tư cách là Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp bảo đảm quyền con người của bị cáo bằng các hình thức nào dưới đây (có thể chọn nhiều phương án): 1. Chủ tọa phiên tòa điều hành hoạt động xét hỏi dân chủ 2. Chủ tọa phiên tòa điều hành hoạt động tranh luận dân chủ 3. Chủ tọa phiên tòa bảo đảm cho Kiểm sát viên và người bào chữa của bị cáo tranh luận công khai, dân chủ, bình đẳng. Các trường hợp khác: 6. Theo ông (bà), vì sao Hội đồng xét xử không tạo điều kiện để cho Ông (bà) với tư cách là Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp bảo đảm quyền con người của bị cáo?(có thể chọn nhiều phương án): 1. Kiểm sát viên không đề nghị với Chủ tọa phiên tòa thực hiện các biện pháp bảo đảm quyền con người của bị cáo. 2. Chủ tọa không coi trọng vai trò của Kiểm sát viên với tư cách là người thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp bảo đảm quyền con người của bị cáo. Các trường hợp khác: 7.Tại phiên tòa Hội đồng xét xử có chấp nhận đề nghị của Ông (bà) với tư cách là Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp về hoãn phiên toà trong các trường hợp? Chấp nhận Không chấp nhận Bị cáo vắng mặt có lý do chính đáng Người bào chữa vắng mặt theo quy định tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS. Người tham gia tố tụng khác vắng mặt sẽ gây trở ngại cho việc xét xử vụ án. Thành phần Hội đồng xét xử không đúng với quy định của BLTTHS 222 8.Ông (bà)cho biết, tại phiên tòa Luật sư bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo có tích cực tranh luận, đối đáp lại với ý kiến của ông (bà) không? 1. Tốt 2. Bình thường 3. Kém 4. Không có ý kiến 9. Ông (bà)cho biết, tại phiên tòa Luật sư bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo có tích cực tranh luận, đối đáp lại với ý kiến của Kiểm sát viên và các chủ thể khác hay không? 1. Có (chuyển câu 10) 2. Không 10. Ông (bà) cho biết, nguyên nhân vì sao tại phiên tòa Luật sư bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo không tích cực tranh luận, đối đáp lại với ý kiến của Kiểm sát viên và các chủ thể khác? (Có thể lựa chọn nhiều phương án) 1. Người bào chữa không am hiểu pháp luật có liên quan 2. Người bào chữa không nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án 3. Người bào chữa cho rằng Chủ tọa phiên tòa quyết định hoạt động tranh luận 4. Người bào chữa thiếu kỹ năng tranh luận tại phiên tòa Các trường hợp khác:.. 11. Ông (bà) vui lòng đánh giá trách nhiệm của Đoàn Luật Sư, Tòa án trong việc thực hiện yêu cầu của Kiểm sát viên mời người bào chữa cho bị báo? (Theo mức độ/điểm tăngdần) Tòa án (các mức độ thể hiện trách nhiệm) Đoàn Luật sư (các mức độ thể hiện trách nhiệm) Vụ án có bị cáo là người chưa thành niên Vụ án mà bị cáo có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất Vụ án (có bị cáo mà Kiểm sát viên đề nghị xử phạt)có mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với các bị can, bị cáo là tù chung thân hoặc tử hình 12.Với tư cách là kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp tại phiên tòa, Ông (bà) vui lòng đánh giá ý thứccủa các bị cáo trong việc tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình? 1. Rất tốt 2. Tốt 3. Bình thường 4. Kém 5. Rất kém 6. Không có ý kiến 13.Với tư cách là kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp tại phiên tòa, ông (bà) vui lòng đánh giá khả năng tự bào chữa của bị cáo? 1. Tốt 2. Bình thường 3. Kém 4. Không có ý kiến 14.Với tư cách là kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp tại phiên tòa, ông (bà) vui lòng đánh giá quyền đưa ra yêu cầu, đồ vật, ý kiến tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh của bị cáo? 1. Tốt 2. Bình thường 3. Kém 4. Không có ý kiến 15.Ông (bà) vui lòng cho biết cần thực hiện những biện pháp nào dưới đây để nâng cao ý thức tự bảo vệ các quyền của mình tại phiên tòa đối với bị cáo? (có thể chọn nhiều biện pháp): 1. Tăng cường giáo dục pháp luật cho bị cáo qua các phương tiện truyền thông báo chí, qua Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể xã hội, qua nhà trường, gia đình 2. Tòa án cần giải thích cho bị cáo hiểu về các quyền con người của mình tại phiên tòa 3. Phát huy vai trò của người bào chữa trong việc tuyên truyền, giải thích cho bị cáo hiểu các quyền của họ trước và tại phiên tòa 4. Ý kiến khác:. 16.Ông (bà) vui lòng cho biết trách nhiệm của các tổ chức xã hội trên địa bàn cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương trong hoạt động tham gia bảo đảm quyền con người của bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh? 223 1. Rất tốt 2. Tốt 3. Bình thường 4. Kém 5. Rất kém 6. Không có ý kiến 17.Ông (bà) vui lòng cho biết trách nhiệm của các cơ quan báo chí trên địa bàn cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương trong hoạt động tham gia bảo đảm quyền con người của bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh? 1. Rất tốt 2. Tốt 3. Bình thường 4. Kém 5. Rất kém 6. Không có ý kiến 18.Ông (bà) vui lòng đánh giá cơ sở vật chất, kỹ thuật để Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp tại các phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh? 1. Rất tốt 2. Tốt 3. Bình thường 4. Kém 5. Rất kém 19.Ông (bà) có hài lòng với thù lao do cơ quan tiến hành tố tụng chi trả khi Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay hay không? Ý kiến khác: .. 20. Theo ông (bà) để Kiểm sát viên thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm quyền con người của bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự cần thực hiện những giải pháp nào dưới đây? (Có thể lựa chọn nhiều giải pháp) 1. Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng cho Kiểm sát viên về kỹ năng bảo đảm quyền con người của bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. 2. Bảo đảm tốt chế độ, chính sách cho kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát tư pháp tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. 3. Hoàn thiện các quy định pháp luật tố tụng hình sự có liên quan bảo đảm tranh luận dân chủ, công khai giữa kiểm sát viên và người bào chữa cho bị cáotại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. 4. Kiểm sát viên phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án (bao gồm những chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội cho bị cáo) trước khi phiên tòa tiến hành. 5. Ý kiến khác:. C. THÔNG TIN CÁ NHÂN NGƢỜI TRẢ LỜI PHIẾU 1. Độ tuổi hiện tại của ông (bà)?  1. Từ 18 tuổi đến 35 tuổi 2. Từ 36 tuổi đến 50 tuổi 3. Từ 51 đến 60 tuổi  4. Từ 61 tuổi trở lên 2. Trình độ học vấn ở thời điểm hiện tại của ông (bà)? 1. Có bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp  2. Có bằng tốt nghiệp đại học  3. Có bằng thạc sỹ  4. Có bằng tiến sỹ 3. Giới tính  1. Nam  2. Nữ 4. Ông/ bà là người dân tộc nào sau đây?  1. Kinh  2. Các dân tộc khác không phải người Kinh Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của Quý Ông (Bà)! 224 Phụ lục 19: Mẫu phiếu khảo sát điều tra xã hội học của NCS đối với Luật sư đã tham gia xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh năm 2015 - 2016. (Tham gia phiên tòa sơ thẩm xét xử các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh) (Trả lời đánh dấu chữ X vào ô vuông bên trái hoặc cột tương ứng) A. ĐỊA BÀN PHÁT PHIẾU Tỉnh/thành phố B. NỘI DUNG TRẢ LỜI PHIẾU 1.Ông (bà) vui lòng cho biết, trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm quyền con người của các bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay? 1. Rất tốt 2. Tốt 3. Bình thường 4. Kém 5. Rất kém 6. Không có ý kiến 2.Ông (bà) có bị gây khó khăn trong quá trình tham gia bảo vệ quyền con người của các bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay? 1. Có bị gây khó khăn 2. Không bị gây khó khăn (Chuyển câu 7) 3.Ông (bà) cho biết, những cơ quan tiến hành tố tụng nào gây khó khăn cho ông (bà) trong quá trình tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ởViệt Nam hiện nay? 1. Tòa án 2. Viện kiểm sát 3. Không có ý kiến Ý kiến khác: . 4.Ông (bà) thường bị gây khó khăn trong những trường hợp cụ thể nào? (Có đánh dấu X). Trong việc xin giấy chứng nhận bào chữa Trong việc gặp bị cáo Trong việc nghiên cứu hồ sơ Trong việc sao chụp hồ sơ Ý kiến khác: . 5.Nếu Ông (bà) bị cơ quan tiến hành tố tụng gây khó khăn trong quá trình gặp thân chủ để thực hiện nhiệm vụ bào chữa, xin vui lòng cho biết? (Có đánh dấu X). Thường xuyên gây khó khăn Ít bị gây khó khăn Không bị gây khó khăn Ý kiến khác Ý kiến khác: . 6.Vì sao ông (bà) bị gây khó khăn trong quá trình tham gia bảo vệ quyền con người của các bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh? ịa vị pháp lý của người bào chữa trong pháp luật hình sự chưa rõ ràng ận thức chủ quan của các cơ quan tiến hành tố tụng ự, thủ tục để người bào chữa bảo đảm quyền con người của bị cáo còn phức tạp, phiền hà. Ý kiến khác: 7.Xin vui lòng đánh gia trách nhiệm của Hội đồng xét xử có tạo điều kiện để cho ông (bà) xét hỏi các bị cáo và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh? 1. Rất tốt 2. Tốt 225 3. Bình thường 4. Kém 5. Rất kém 6. Không có ý kiến 8.Ông (bà) cho biết về thái độ/trách nhiệmcủa Hội đồng xét xử khi xét hỏi các bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Các mức độ đánh giá trách nhiệm 8 Hội đồng xét xử bảo đảm tranh luận giữa các bên buộc bội và bên gỡ tội thật khách quan Hội đồng xét xử bảo đảm cho người bào chữa của bị cáo có quyền xét hỏi Chủ toạ phiên toà không hạn chế thời gian tranh luận Hội đồng xét xử có những câu nói răn đe hay khuyên bị cáo thành khẩn khai báo Hội đồng xét xử hay nhắc lại hay công bố lời khai của bị cáo trước đó để tránh áp lực về tâm lý cho bị cáo Thẩm vấn bị cáo theo hướng bất lợi cho bị cáo Không vô tư, khách quan Miệt thị, thiếu tôn trọng bị cáo Ý kiến khác: .................................................................................................... 9.Ông (bà) cho biết Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát tư pháptại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh có ý thức, trách nhiệm bảo vệ quyền con người của bị cáo không? ức trách nhiệm cao ờng ức trách nhiệm kém ến 10.Ông (bà) được Hội đồng xét xử tạo điều kiện đểđưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu để bảo bệ quyền con người của bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh không? ợc tạo điều kiện tốt ờng ăn ến 11.Ông (bà) được Hội đồng xét xử tạo điều kiện để tranh luận dân chủ và bình đẳng với Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh? 1. Rất tốt 2. Tốt 3. Bình thường 4. Kém 5. Rất kém 6. Không có ý kiến 12.Ông (bà) vui lòng cho biết, trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân trong việc bảo vệ quyền con người của bị cáo tại phiên tòa xét xử các vụ án hình sự mà ông (bà) đã tham gia (xét xử)? Các mức độ đánh giá trách nhiệm Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của Hội thẩm nhân dân Trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân trong việc bảo vệ các quyền con người của bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm hình sự cấp tỉnh Kiến thức xã hội, hiểu biết của Hội thẩm nhân dân về bảo đảm quyền con người của bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩmvụ án hình sự 226 Hội thẩm nhân dân đưa ra các chứng cứ gỡ tội bảo vệ cho bị cáo tại phiên tòa Hội thẩm nhân dân hoàn toàn độc lập với thẩm phán tại phiên tòa Hội thẩm nhân dân tham gia phiên tòa hình thức, không tích cực bảo vệ quyền con người của bị cáo tại phiên tòa 13.Ông (bà) có hài lòng với thù lao do cơ quan tiến hành tố tụng chi trả khi được chỉ định tham gia bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay hay không? Ý kiến khác: .. 14.Theo Ông (bà) quy định về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có phù hợp hay không? ợp ợp Ý kiến khác: .. 15.Ông (bà) cần thực hiện những biện pháp nào để phát huy vai trò của người bào chữa trong việc đảm bảo quyền con người của bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của tòa án nhân dân cấp tỉnh hiện nay? ếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật tố tụng hình sự đề cao vai trò của người bào chữa tại phiên tòa hình sự sơ thẩm. ở các khóa huấn luyện, đào tạo về đảm bảo quyền con người của bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của tòa án nhân dân cấp tỉnh cho người bào chữa. ải cách thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa ạo, bồi dưỡng nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ Luật sư, Bào chữa viên nhân dân. Ý kiến khác:.. C. THÔNG TIN CÁ NHÂN NGƢỜI TRẢ LỜI PHIẾU 1. Độ tuổi hiện tại của ông (bà)?  1. Từ 18 tuổi đến 35 tuổi  2. Từ 36 tuổi đến 50 tuổi  3. Từ 51 đến 60 tuổi  4. Từ 61 tuổi trở lên 2. Trình độ học vấn ở thời điểm hiện tại của ông (bà)?  1. Có bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp  2. Có bằng tốt nghiệp đại học  3. Có bằng thạc sỹ  4. Có bằng tiến sỹ 3. Giới tính  1. Nam  2. Nữ 4. Ông/ bà là ngƣời dân tộc nào sau đây?  1. Kinh  2. Các dân tộc khác không phải người Kinh Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của Quý Ông (Bà)!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_bao_dam_quyen_cua_bi_cao_trong_hoat_dong_xet_xu_so_t.pdf
  • pdfTrang thong tin-Vo Quoc Tuan.pdf
  • pdfV_ Qu_c Tu_n - t_m t_t ti_ng anh.pdf
  • pdfVõ Quốc Tuấn - Tóm tắt tiếng việt.pdf
Tài liệu liên quan