Luận án Các tổ chức chính trị - Xã hội trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN TUẤN ANH CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TRONG VIỆC KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC HÀ NỘI - 2020 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN TUẤN ANH CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TRONG VIỆC KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ Ngành: Chính trị học Mã số : 9310201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA H

pdf186 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Các tổ chức chính trị - Xã hội trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỌC: 1. GS, TSKH Phan Xuân Sơn 2. PGS, TS Hồ Xuân Quang HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Nguyễn Tuấn Anh MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU ............................................................................ 8 1.1. Các công trình nghiên cứu về kiểm soát quyền lực nhà nước ..................... 8 1.2. Các công trình nghiên cứu về các tổ chức chính trị - xã hội và việc kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội trên thế giới ................................................................................................ 15 1.3. Các công trình nghiên cứu về các tổ chức chính trị - xã hội và việc kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam .................................................................................................... 20 1.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu............................................. 25 Chương 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TRONG VIỆC KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC ..............................................29 2.1. Lý luận về kiểm soát quyền lực nhà nước ................................................. 29 2.2. Lý luận về kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội .................................................................................................. 49 2.3. Kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở một số nước trên thế giới và những giá trị tham khảo cho Việt Nam ........... 69 Chương 3. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC CỦA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ..............................................81 3.1. Địa vị chính trị - pháp lý của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam ......... 81 3.2. Các yếu tổ ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam ........................................... 88 3.3. Nội dung, phương thức và hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam ......................................... 100 Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC CỦA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .................................................................................................. 136 4.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam ................................................ 136 4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam ................................................ 142 KẾT LUẬN ................................................................................................................................................ 167 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ........................................................ 169 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 170 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT HĐND : Hội đồng nhân dân MTTQ : Mặt trận Tổ quốc TAND : Tòa án nhân dân UB : Ủy ban UBND : Ủy ban nhân dân VKSND : Viện kiểm sát nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Hình 2.1: Mô hình tam giác quyền lực trong hoạch định chính sách 60 Hình 3.1: Các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam 83 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quyền lực nhà nước và kiểm soát quyền lực nhà nước là những vấn đề trung tâm trong đời sống chính trị của mỗi quốc gia. Quyền lực nhà nước là hình thức biểu hiện tập trung nhất của quyền lực chính trị. Quyền lực nhà nước là một trong những công cụ cơ bản nhất để duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội thông qua việc đảm bảo an ninh từ xung đột bên trong và bên ngoài, cung cấp các nguồn lực và dịch vụ công mà cá nhân và xã hội không thể tự cung cấp được. Quyền lực nhà nước luôn mang tính hai mặt, một mặt là yếu tố không thể thiếu để tổ chức và quản lý xã hội, mặt khác nó luôn tiềm ẩn nguy cơ bị tha hóa dẫn đến chuyên quyền, độc đoán trong thực thi quyền lực; hoặc được sử dụng để phục vụ cho lợi ích của các cá nhân, nhóm người nào đó trong xã hội, đi ngược lại với lợi ích của nhân dân với tư cách là chủ thể của quyền lực nhà nước. Ngay cả khi quyền lực nhà nước được sử dụng với mục đích phục vụ cho lợi ích chung thì vẫn tiềm ẩn nguy cơ mắc sai lầm và gây hậu quả xấu cho xã hội. Do đó, khi có quyền lực nhà nước tất yếu phải có cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm hạn chế nguy cơ tha hóa, đảm bảo quyền lực được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Kiểm soát quyền lực nhà nước được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau, có thể bằng các thể chế ở bên trong bộ máy nhà nước, hoặc bằng các thể chế bên ngoài bộ máy nhà nước. Kiểm soát quyền lực nhà nước từ bên trong được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc phân quyền nhằm tạo ra sự chế ước, đối trọng và kiểm soát lẫn nhau giữa các nhánh quyền lực, các cơ quan quyền lực. Kiểm soát quyền lực nhà nước từ bên ngoài là sự kiểm soát của các thể chế không mang tính nhà nước, đó là sự kiểm soát của đảng chính trị; của các phương tiện truyền thông đại chúng; của nhân dân thông qua việc thực hiện các quyền hiến định, thông qua các tổ chức có tính đại diện do mình lập nên như các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội và các bộ phận khác của xã hội dân sự. Trong số các tổ chức đại diện lợi ích do nhân dân lập ra, các tổ chức chính trị - xã hội có nhiều ưu thế để kiểm soát quyền lực nhà nước có hiệu quả. Các tổ chức 2 chính trị - xã hội là một bộ phận của xã hội dân sự, thực hiện chức năng bảo vệ lợi ích của các tầng lớp nhân dân, đồng thời đặt mục tiêu tác động đến nhà nước, làm thay đổi chính sách của nhà nước theo hướng có cho lợi mình. Ở nhiều nước trên thế giới, các tổ chức chính trị - xã hội, các nhóm lợi ích hoạt động rất sôi động, tham gia có hiệu quả vào việc kiểm soát quyền lực nhà nước, bằng nhiều hình thức, từ giám sát quá trình hoạch định và thực thi chính sách công, đến giám sát tư cách đạo đức của quan chức, công chức chính phủ, Ở Việt Nam, trước yêu cầu đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị, vấn đề kiểm soát quyền lực đã được nhận thức khá rõ ràng và các cơ chế kiểm soát quyền lực từng bước thiết lập, góp phần quan trọng để đảm bảo quyền lực nhà nước được thực thi đúng mục đích và có hiệu quả, đồng thời phát huy quyền làm chủ của nhân dân và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị Việt Nam có địa vị chính trị pháp lý vững chắc, ngày càng được tạo các điều kiện về cơ chế pháp lý, không ngừng đổi mới phương thức tổ chức và nội dung hoạt động để thực hiện tốt hơn vai trò kiểm soát quyền lực nhà nước trên tất cả các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp. Các tổ chức này bước đầu có một số đóng góp đáng kể trong việc mở rộng sự tham gia của người dân vào công việc của nhà nước, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi nhà nước từ mô hình tập trung, quan liêu, nặng tính chất hành chính mệnh lệnh sang mô hình nhà nước phục vụ, kiến tạo phát triển. Tuy nhiên, các tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta hiện đang phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn, thách thức và hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước. Trong đó, có nhiều hạn chế xuất phát từ nhận thức, tư duy; hoặc do năng lực tổ chức và hoạt động của các tổ chức này chưa đáp ứng kịp các yêu cầu của thực tiễn đổi mới hệ thống chính trị và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; do còn thiếu vắng những luận chứng luận cứ khoa học về vai trò, nhiệm vụ kiểm soát quyền lực của các tổ chức chính trị - xã hội, nên chưa phát huy đầy đủ năng lực các tổ chức này trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước. Trước yêu cầu “Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả 3 quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” [27, tr.38] trong một hệ thống chính trị đặc thù chỉ có một đảng duy nhất cầm quyền, việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn để trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay là vấn đề cấp thiết. Từ cách đặt vấn đề như vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Các tổ chức chính trị - xã hội trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay” làm hướng nghiên cứu và viết luận án của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội. Trên cơ sở đó, đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa, phân tích cơ sở lý luận về kiểm soát quyền lực nhà nước; về các tổ chức chính trị - xã hội; về vai trò, nội dung, phương thức, hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội. - Nghiên cứu hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở một số nước trên thế giới, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm, các giá trị tham khảo cho Việt Nam. - Đánh giá thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay. - Xây dựng hệ thống quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới, kiện toàn hệ thống chính trị và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước của 4 các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay trên các khía cạnh cơ bản: vai trò, nội dung, phương thức, hiệu lực pháp lý và hiệu quả. 3.2.2. Phạm vi không gian nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam, trên cơ sở tham khảo những yếu tố hợp lý trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở một số nước trên thế giới. 3.2.3. Phạm vi thời gian nghiên cứu Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu về việc kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới. 4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu - Kiểm soát quyền lực nhà nước là gì? Tính tất yếu, nội dung và các phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước? - Các tổ chức chính trị - xã hội là gì? Chúng có vai trò như thế nào trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước? - Các tổ chức chính trị - xã hội ở một số nước trên thế giới và Việt Nam thực hiện vai trò kiểm soát quyền lực nhà nước như thế nào? - Trong hệ thống chính trị Việt Nam, có duy nhất một đảng lãnh đạo và cầm quyền, vai trò kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội quan trọng như thế nào? - Những quan điểm và giải pháp nào cần thực hiện để nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu - Các tổ chức chính trị - xã hội có vai trò khách quan và quan trọng trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước. 5 - Trong điều kiện Nhà nước không tổ chức theo mô hình phân lập các quyền, không có hệ thống đa đảng đối lập như nhiều nước trên thế giới, kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam, không chỉ có vai trò khách quan, mà còn là một trong những phương thức quan trọng nhất trong kiểm soát quyền lực nhà nước. - Các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam có khả năng thực hiện kiểm soát quyền lực nhà nước hiệu quả. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 5.1. Phương pháp luận Phương pháp luận chủ đạo của đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra, đề tài còn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận: tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước; các lý thuyết chính trị học về tổ chức, thực thi và kiểm soát quyền lực nhà nước. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu tham khảo Phương pháp này được sử dụng trong toàn bộ luận án để tiến hành thu thập nguồn thông tin thứ cấp từ báo cáo của các cơ quan, tổ chức; sách; đề tài khoa học; các bài báo; luận văn, luận án của các tác giả có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Với việc sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, luận án có cơ sở lý luận và thực tiễn để thực hiện tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài, xây dựng cơ sở lý luận, khảo sát thực trạng kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất các quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức này. 5.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 3 và chương 4 của luận án nhằm phân tích những diễn biến trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay, từ những khía cạnh riêng lẻ, 6 các sự việc khác nhau tổng hợp thành các nhận định, các đánh giá mang tính tổng quát, xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp hoàn thiện. 5.2.3. Phương pháp phân tích hệ thống Phương pháp này cho phép nhìn nhận các bộ phận của hệ thống chính trị như một chỉnh thể với các yếu tố, bộ phận cấu thành và giữa các bộ phận đó có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Trên cơ sở đó có những đánh giá, nhận xét đúng đắn về sự vận động của các thể chế chính trị và các sự kiện phức tạp của đời sống chính trị. Với việc sử dụng phương pháp phân tích hệ thống, luận án phân tích vai trò kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam trong mối quan hệ tổng thể của tất cả các bộ phận hợp thành của hệ thống chính trị, trên tất cả các phương diện của sự tương tác qua lại của các bộ phận này, từ đó, có sự nhìn nhận, phân tích, đánh giá và đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện mang tính hệ thống. 5.2.4. Phương pháp phân tích cấu trúc chức năng Phương pháp này giúp làm rõ mối quan hệ nội tại giữa cấu trúc và chức năng của từng bộ phận hợp thành trong hệ thống chính trị và cho rằng những chức năng cơ bản nhất phải được thực thi để hệ thống đó có thể tồn tại. Luận án sử dụng phương pháp này để trên cơ sở nghiên cứu về cơ cấu, tổ chức và nguyên tắc hoạt động của các bộ phận trong hệ thống chính trị, tiến hành phân tích mối quan hệ tác động giữa các tổ chức đó ở phương diện kiểm soát quyền lực; làm rõ các nội dung, phương thức, hiệu lực pháp lý, hiệu quả hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội. 5.2.5. Phương pháp chính trị học so sánh Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội một số nước trên thế giới, luận án sử dụng phương pháp chính trị học so sánh để tiến hành so sánh, đối chiếu với những điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam, nhận định những nét tương đồng, khác biệt, từ đó, rút ra các giá trị tham khảo có thể vận dụng để nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam. 7 6. Đóng góp mới về khoa học của luận án Thứ nhất, hệ thống hóa, phân tích cơ sở lý luận về các tổ chức chính trị - xã hội; về vai trò, nội dung, phương thức, hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội. Thứ hai, khảo sát, phân tích thực trạng; đánh giá thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay. Thứ ba, đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam trong các giai đoạn tiếp theo. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về mặt lý luận: Nội dung và kết quả nghiên cứu của luận án góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, có ý nghĩa tích cực trong việc đổi mới nhận thức về các tổ chức chính trị - xã hội, về vai trò của chúng trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước. Về mặt thực tiễn: Những kết luận và giải pháp đề xuất của luận án được xây dựng trên cơ sở lý luận khoa học; khảo sát, đánh giá thực trạng khách quan, trung thực, có thể cung cấp cơ sở khoa học cho các cơ quan, tổ chức tham khảo, vận dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội. Ngoài ra, luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập, giảng dạy chuyên ngành Chính trị học và các môn khoa học xã hội và nhân văn có liên quan. 8. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu gồm 4 chương, 12 tiết. 8 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Quyền lực nhà nước và kiểm soát quyền lực nhà nước là những vấn đề trọng tâm của khoa học chính trị, được nhiều nhà triết học, chính trị học, xã hội học từ thời cổ đại đến nay quan tâm nghiên cứu. Có thể khẳng định, từ khi nhà nước ra đời, các vấn đề liên quan đến tổ chức bộ máy nhà nước trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học khác nhau, các lý thuyết về tổ chức bộ máy nhà nước, về quyền lực nhà nước và kiểm soát quyền lực nhà nước cũng ra đời, phát triển và dần hoàn thiện cùng với lịch sử phát triển của nhân loại. Cùng với quá trình đó, các khái niệm, phạm trù cơ bản của kiểm soát quyền lực nhà nước cũng từng bước được làm sáng tỏ. Có hai hướng tiếp cận chính khi nghiên cứu về kiểm soát quyền lực nhà nước trên thế giới, từ đó, hình thành nên hai phương thức cơ bản để thực hiện sự kiểm soát quyền lực nhà nước: kiểm soát quyền lực nhà nước từ bên trong (kiểm soát của các thể chế quyền lực nhà nước) và kiểm soát nhà nước từ bên ngoài (kiểm soát của các thể chế không mang tính nhà nước). Ở hướng tiếp cận thứ nhất, các nhà chính trị học hướng tới sự tìm kiếm phương thức hữu hiệu để các cơ quan trong bộ máy nhà nước có thể kiểm soát, kiềm chế, đối trọng với nhau. Lý thuyết về kiểm soát quyền lực nhà nước từ bên trong hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của lý thuyết phân quyền. Các tác phẩm tiêu biểu đặt nền móng cho hướng tiếp cận này là Chính trị luận (The Politics) của Aristotle, Hai khảo luận về chính quyền (Two treasures of government) của J.Locke, Tinh thần pháp luật (De L’Esprit de lois) của Montesquieu. 9 Ngay từ thời cổ đại, Aristotle đã đề xuất những ý tưởng đầu tiên của nguyên tắc phân quyền, ông cho rằng phải chia quyền lực nhà nước thành ba bộ phận: nghị luận, chấp hành và xét xử để chúng có thể đối trọng, kiểm soát lẫn nhau. Đến thời cận đại, J.Locke xuất phát từ khía cạnh con người - xã hội đã luận giải về quyền lực nhà nước và đề xuất chia quyền lực nhà nước thành ba lĩnh vực: lập pháp, hành pháp và liên hợp. Lý thuyết phân quyền được phát triển hoàn thiện trong quan niệm về tam quyền phân lập của Montesquieu khi ông chia quyền lực nhà nước thành ba nhánh: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Lý thuyết này đặt cơ sở cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ở các quốc gia hiện đại. Tiếp nối cách tiếp cận này, nhiều nhà chính trị học hiện nay cũng tìm kiếm các phương thức hữu hiệu để thực hiện sự kiểm soát quyền lực từ chính cách thức tổ chức và vận hành các cơ quan quyền lực nhà nước, kiểm soát quyền lực từ chính các cơ quan bên trong bộ máy nhà nước nhằm đảm bảo nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, tránh tình trạng chuyên quyền, độc đoán. Theo đó, có hai phương thức cơ bản để thực hiện sự kiểm soát quyền lực nhà nước từ bên trong được nhiều tác giả đề cập đến là: “một nền tư pháp độc lập thực sự mạnh” và “sự phân lập các quyền để các nhánh quyền lực có thể chế ước và đối trọng lẫn nhau”, sự phi tập trung trong tổ chức và vận hành các cơ quan nhà nước địa phương. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu là: Patrick Gunning (2002), Hiểu biết về nền dân chủ - một giới thiệu về lý thuyết lựa chọn công cộng (Understanding democracy - An introduction to Public choice); A.McIntyre (2002), Quyền lực của các thể chế (Power of Institutions); Nhóm nghiên cứu Ngân hàng thế giới (1998) Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi; Micheal G.Roskin, Robert L.Cord (1991) Khoa học chính trị - Một cách giới thiệu (Political Science - An introduction). Ở hướng tiếp cận thứ hai, các nhà nghiên cứu lại cho rằng quyền lực nhà nước là thống nhất, được hình thành trên cơ sở ủy quyền của nhân dân, nguồn gốc của quyền lực nhà nước là do nhân dân giao phó để thực hiện những mục tiêu chung vì sự phát triển của xã hội, do đó, nhân dân mới là chủ thể tối cao có quyền kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua việc thực hiện các quyền dân chủ của mình. Các tác 10 giả nhấn mạnh đến phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước từ bên ngoài, thông qua vai trò của “chủ thể tối cao không thể từ bỏ và không thể phân chia được của quyền lực nhà nước” là nhân dân. Các phương thức kiểm soát quyền lực được đề cập đến là: Thứ nhất, bầu cử theo nhiệm kỳ, lấy phiếu tín nhiệm chính phủ và những người cầm quyền, thực hiện quyền bãi miễn của nhân dân. Thứ hai, sử dụng công luận, tức là thông qua sự giám sát và phản biện quyền lực mang tính thường xuyên của nhân dân. Các tác phẩm tiêu biểu cho hướng tiếp cận này là: Khế ước xã hội (The social contract) của J.J.Rousseau, Bàn về tự do (On Liberty) của J.S.Mill và một số tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin khi bàn về việc xây dựng chính quyền Công xã Paris và nhà nước Xô Viết. Trong những thập niên gần đây, các nghiên cứu theo hướng này không chỉ giới hạn việc kiểm soát quyền lực thông qua việc thực hiện các quyền dân chủ của nhân dân với tư cách là chủ thể của quyền lực nhà nước mà còn mở rộng ra, bổ sung nhiều phương thức kiểm soát quyền lực từ bên ngoài như: sự kiểm soát của đảng chính trị, của các tổ chức chính trị - xã hội, của các phương tiện truyền thông đại chúng, của xã hội dân sự, Các tác phẩm tiêu biểu là: Seymour Martin Lipset (1981), Con người chính trị (Political Man); Robert A. Dahl (1989), Bàn về dân chủ (Democracy and its Critics); John A. Hall (1995), Xã hội dân sự (Civil Society); Jeffrey H.Birnbaum (1992) Những nhà vận động hành lang - những kẻ ngồi lê hoạt động như thế nào tại Oasinhtơn (The lobbyists - How influence peddlers work their way in Washington); Andrew Heywood (2002), Chính trị (Politics), Quan điểm chủ yếu của các tác phẩm này là đều thừa nhận vai trò của bầu cử trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước nhưng cho rằng chỉ với bầu cử thì không đủ sức mạnh để thực hiện sự kiểm soát, do đó, cần phải bổ sung các phương thức kiểm soát khác từ bên ngoài. Chẳng hạn, R.A.Dahl, trong các tác phẩm của mình, ông thừa nhận “bầu cử và hệ thống đảng phái cạnh tranh là những điều kiện quan trọng để các nhà lãnh đạo có trách nhiệm nhất định đến lợi ích của các công dân”, tuy nhiên, chỉ với hai yếu tố nêu trên thì chưa đủ để đảm bảo sự cân bằng của nền dân chủ. Sự tồn tại và hoạt động của các “nhóm lợi ích với những quy mô và mục 11 tiêu khác nhau sẽ là điều kiện đủ cho nền dân chủ”. Giá trị của dân chủ nằm trong nguyên tắc cai trị bởi “những đối lập thiểu số đa dạng” hơn là việc thiết lập “sự cai trị của đa số” [27, tr.68]. Ở những góc độ tiếp cận khác, nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến các vấn đề đóng vai trò là môi trường, điều kiện để hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước được thực hiện có hiệu quả như: đảm bảo quyền con người; tự do ngôn luận, tự do báo chí; sự công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động của nhà nước; đạo đức, trách nhiệm của các nhà lãnh đạo; Những nội dung này được đề cập đến trong một số tác phẩm tiêu biểu như: Stapenhurst Rick, Kpundeh Sahr (1999), Curbing corruption - Toward a model for building nationnal integrity (Kiềm chế tham nhũng - Hướng tới một mô hình xây dựng sự trong sạch của quốc gia); Kriegel, Blandine (1995), The state and the rule of law (Nhà nước và nhà nước pháp quyền); Micheal J. Sodaro (2000), Comparative Politics - A global introduction (Chính trị so sánh - Một giới thiệu mang tính toàn cầu), 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước Vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam được các nhà nghiên cứu quan tâm trong mấy thập niên trở lại đây. Từ cuộc vận động góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992 (năm 2013), số lượng các công trình nghiên cứu về kiểm soát quyền lực nhà nước tăng lên nhanh chóng, chủ yếu tiếp cận dưới góc độ luật học, chính trị học và đã cung cấp nhiều giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc. Công trình nghiên cứu về kiểm soát quyền lực nhà nước tập trung vào hai hướng: nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn kiểm soát quyền lực ở các nước trên thế giới và nghiên cứu về mô hình kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu tiêu biểu là: Chính trị của chủ nghĩa tư bản hiện tại và tương lai (Nguyễn Đăng Thành, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002); Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay (Đào Trí Úc - Võ Khánh Vinh, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2003); Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ chức bộ máy nhà nước ở một số nước (Nguyễn Thị Hồi, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005); Một số lý thuyết và kinh 12 nghiệm tổ chức nhà nước trên thế giới (Thang Văn Phúc - Nguyễn Đăng Thành, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005); Nhân dân giám sát các cơ quan dân cử ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (Đặng Đình Tân, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006); Kiểm soát quyền lực nhà nước - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay (Trịnh Thị Xuyến, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008); Xây dựng cơ chế pháp lý bảo đảm sự kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy Đảng, Nhà nước và các thiết chế tổ chức trong hệ thống chính trị (Đề tài KX 10-07, Đào Trí Úc chủ nhiệm); Xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay (Đề tài cấp Bộ năm 2008, mã số B08-13, Lưu Văn Quảng chủ nhiệm); Tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước (Thái Vĩnh Thắng, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2011); Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước với việc sửa đổi Hiến pháp 1992 (Trần Ngọc Đường, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012); Từ Nhà nước điều hành sang Nhà nước kiến tạo phát triển, (Đinh Tuấn Minh, Phạm Thế Anh, Nxb Tri Thức, Hà Nội, 2016); Kiểm soát quyền lực nhà nước (Nguyễn Đăng Dung, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2017); Cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Nguyễn Minh Đoan, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2018). Ngoài ra, nghiên cứu về kiểm soát quyền lực nhà nước còn được thể hiện trong một số luận án, luận văn và các bài báo khoa học: Hồ Việt Hạnh (2005), Tam quyền phân lập ở Nhật Bản, Luận án tiến sĩ Chính trị học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Vũ Duy Tú (2016), Lý thuyết phân quyền: giá trị tham khảo trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Chính trị học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Quốc Hùng (2016), Kiểm soát quyền lực tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội; Nguyễn Đăng Dung, Quyền lực nhà nước thống nhất, nhưng có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa 3 quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, 2015; Trần Ngọc Đường, Kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập 13 pháp, 2015; Phan Xuân Sơn (2017), Kiểm soát quyền lực trong cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”, Tạp chí Cộng sản, số 902 (12/2017). Các công trình nghiên cứu nêu trên đã làm rõ một số nội dung cơ bản về kiểm soát quyền lực nhà nước: Thứ nhất, phân tích các quan điểm, tư tưởng về kiểm soát quyền lực nhà nước, về lý thuyết phân quyền của các nhà tư tưởng tư sản trong lịch sử; nghiên cứu thực tiễn vận dụng các lý thuyết đó trong việc tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước ở các quốc gia tư sản hiện nay như Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Trên cơ sở phương pháp luật học so sánh và chính trị học so sánh, các tác giả đã tìm kiếm và chỉ ra các hạt nhân hợp lý, các giá trị tham khảo cho Việt Nam trong việc tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước và kiểm soát quyền lực nhà nước. Những kinh nghiệm được khai thác chủ yếu ở khía cạnh tiếp thu các giá trị hợp lý của lý thuyết phân quyền để xây dựng “cơ chế vận hành quyền lực có cơ cấu hợp lý, trình tự chặt chẽ, chế ước hữu hiệu” [66, tr.150]. Ngoài ra, những giá trị tham khảo về giới hạn quyền lực bằng hiến pháp, xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực thông qua bầu cử, thông qua vai trò các tổ c...t cách chuyên sâu, có hệ thống về vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam, như là một phương thức kiểm soát quyền lực chính trị nói chung, kiểm soát quyền lực nhà nước nói riêng, trong một hệ thống chính trị đặc thù. Những vấn đề cơ bản về vai trò, nội dung, phương thức, hiệu lực, hiệu quả trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội chủ yếu được lồng ghép trong các công trình nghiên cứu về hệ thống chính trị, dân chủ, nhà nước,; việc xác định các quan điểm, phương hướng, giải pháp để nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tham gia vào kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam vẫn chưa được trình bày một cách có logic, hệ thống dựa trên cơ sở phân tích thực tế. Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học ở trong nước và nước ngoài có liên quan đến nội dung của đề tài luận án, căn cứ vào mục 27 đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, những vấn đề cần được tiếp tục làm rõ trong đề tài luận án này là: Thứ nhất, về mặt lý luận, luận án cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ các nội dung: Quan niệm về kiểm soát quyền lực nhà nước; tính tất yếu, nội dung, phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước. Quan niệm về các tổ chức chính trị - xã hội, vai trò, nội dung, phương thức, hiệu lực, hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội. Hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở một số nước trên thế giới và các bài học kinh nghiệm, các giá trị tham khảo đối với Việt Nam. Thứ hai, về mặt thực tiễn, luận án tập trung khảo sát, phân tích thực trạng kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta trên các phương diện: nội dung, phương thức, hiệu lực pháp lý và hiệu quả. Luận án cần làm rõ hiệu lực, hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam đã đủ mức cần thiết, đáp ứng yêu cầu khách quan với tư cách là một bộ phận của một hệ thống chính trị trong hệ thống tổ chức và thực thi quyền lực chính trị nói chung và quyền lực nhà nước nói riêng. Trên cơ sở đó, đánh giá các thành tựu, hạn chế trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay, những nguyên nhân yếu kém cần phải khắc phục để nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức này. Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam, đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam trong các giai đoạn tiếp theo. Tiểu kết chương 1 Quyền lực nhà nước và kiểm soát quyền lực nhà nước là những vấn đề trung tâm trong đời sống chính trị của các quốc gia, thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Trong chương 1, luận án đã tiến hành khảo sát, đánh giá các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước và vai 28 trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước. Kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về kiểm soát quyền lực nhà nước; về các tổ chức chính trị - xã hội; vai trò, nội dung, phương thức, hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội đã được các nhà khoa học làm rõ ở nhiều khía cạnh khác nhau. Kết quả nghiên cứu của các công trình này sẽ cung cấp dữ liệu để tác giả tham khảo và triển khai các nội dung trong luận án. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu mới chỉ tập trung làm rõ các vấn đề về kiểm soát quyền lực nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, và có đề cập ít nhiều đến vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước. Những vấn đề cơ bản về nội dung, phương thức, hiệu lực pháp lý, hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị xã - hội ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều khoảng trống; việc xác định các quan điểm, giải pháp để nâng cao vai trò của các tổ chức này trong việc tham gia kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta vẫn chưa được trình bày một cách có logic, hệ thống dựa trên cơ sở phân tích thực tế. Tổng quan tình hình nghiên cứu giúp luận án tìm kiếm những giá trị có thể kế thừa và phát triển từ các công trình đã công bố, đồng thời, trên cơ sở đó triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu của mình một cách có hệ thống, góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp khoa học để nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay. 29 Chương 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TRONG VIỆC KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC 2.1. LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC 2.1.1. Khái niệm kiểm soát quyền lực nhà nước Bản chất của con người, như Aristotle khẳng định, là một động vật chính trị, có thiên hướng gắn kết với nhau trong các cộng đồng. Cuộc sống cộng đồng tất yếu đòi hỏi phải hình thành một quyền lực chung để thiết lập các quy tắc, trật tự đảm bảo cho sự tồn tại của cộng đồng cũng như bảo vệ lợi ích các thành viên. Quyền lực chung đó được hình thành từ sự ủy quyền của các thành viên cộng đồng xã hội được gọi là quyền lực công cộng. Quyền lực công cộng được thiết lập trong phạm vi toàn xã hội, trong một biên giới quốc gia được xác lập chủ quyền gọi là quyền lực công. Như vậy quyền lực công cộng và quyền lực công có cùng hình thức tổ chức, chỉ khác là phạm vi, quy mô của nó mà thôi. Trong xã hội có sự phân hóa giai cấp và đấu tranh giai cấp, quyền lực công kết hợp với quyền lực chính trị của các giai cấp, các lực lượng xã hội chuyển hóa thành quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước do giai cấp giữ địa vị thống trị về mặt kinh tế nắm giữ, một mặt, để bảo vệ quyền lợi cho giai cấp mình, đồng thời, mặt khác, duy trì sự ổn định và phát triển của toàn xã hội. Như vậy, quyền lực nhà nước có nguồn gốc là quyền lực công của xã hội và quyền lực chính trị của các giai cấp mà chủ yếu là giai cấp thống trị về kinh tế, được tổ chức thành nhà nước, thực hiện chức năng chính trị và chức năng xã hội. Quyền lực của bất kỳ nhà nước nào, ban đầu đều được hình thành từ ba loại quyền lực: (i) Quyền quyết định, (ii) Quyền thực thi các quyết định, (iii) Quyền xét xử những ai vi phạm các quyết định. Các quyền này về sau phát triển thành các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trên cơ sở các quyền, bộ máy nhà nước sẽ được tổ chức thành các cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp, có chức năng nhiệm vụ khác nhau, độc lập với nhau trong thực thi quyền lực nhà nước và thường được gọi là “ba nhánh quyền lực”. Tương ứng với các cơ quan quyền lực 30 này, bộ máy nhà nước được tổ chức thành nghị viện, chính phủ và tòa án. Trong xã hội hiện đại, ba nhánh quyền lực về cơ bản được tổ chức như sau: 1) Quyền lập pháp là quyền ban hành hiến pháp và luật, do cơ quan đại diện của nhân dân là Quốc hội (Nghị viện) thực hiện; 2) Quyền hành pháp là quyền thực thi pháp luật, đưa pháp luật vào tổ chức và quản lý xã hội, quyền hành pháp do bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương (Chính phủ) tới địa phương thực hiện; 3) Quyền tư pháp có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, thông qua việc xét xử những ai vi phạm, do các tòa án thực hiện. Quyền lực nhà nước một mặt là tập trung cao nhất của ý chí chung của toàn xã hội, là yếu tố không thể thiếu để tổ chức và quản lý xã hội, mặt khác nó luôn tiềm ẩn nguy cơ bị tha hóa, dẫn đến sự lạm quyền, chuyên quyền, độc đoán, được sử dụng để phục vụ cho lợi ích của các cá nhân hoặc nhóm người nào đó trong xã hội, đi ngược lại với lợi ích của nhân dân với tư cách là chủ thể của quyền lực nhà nước. Do đó, muốn sử dụng đúng đắn quyền lực nhà nước, tất yếu phải có cơ chế kiểm soát để ngăn chặn sự tha hóa quyền lực. Về mặt khái niệm, kiểm soát quyền lực nhà nước được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, bao gồm những cách hiểu rộng, hẹp khác nhau. Nội hàm của khái niệm này cho đến nay chưa thực sự được thống nhất, tuy nhiên, không ngừng được bổ sung, phát triển để ngày càng hoàn thiện. Để hiểu thế nào là kiểm soát quyền lực nước, cần thiết phải bắt đầu từ khái niệm kiểm soát. Kiểm soát được hiểu là “xem xét để phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định”, “đặt trong phạm vi quyền hành của mình” [105, tr.523]. Từ cách cắt nghĩa như vậy, có thể hiểu, kiểm soát quyền lực nhà nước là việc xem xét, phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định trong quá trình tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước. Theo nghĩa rộng, kiểm soát quyền lực nhà nước gồm các hoạt động liên quan đến quá trình thiết kế, tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước để đạt được mục đích chung và đạt hiệu quả cao nhất. Dưới góc độ này, kiểm soát quyền lực nhà nước được xem xét theo quan điểm hệ thống, liên quan đến tất cả các khâu, các bộ phận, 31 các quá trình của việc hoạch định và thực thi quyết sách chính trị của lực lượng cầm quyền. Để kiểm soát quyền lực có hiệu quả, việc tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc, cơ chế nhất định. Những nguyên tắc đó, vừa mang tính phổ quát được áp dụng cho mọi mô hình nhà nước, vừa mang tính đặc thù, phù hợp với điều kiện, đặc điểm cụ thể của mỗi quốc gia. Theo nghĩa hẹp, kiểm soát quyền lực nhà nước là toàn bộ phương thức, quy trình, quy định, công cụ, phương tiện để ngăn ngừa, phát hiện, ngăn chặn và loại bỏ các hoạt động sai trái của nhà nước, điều chỉnh việc thực thi quyền lực đúng quy định nhằm đảm bảo tính đúng đắn và hiệu quả. Kiểm soát quyền lực nhà nước được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau, có thể là ở bên trong hoặc bên ngoài bộ máy nhà nước; bằng các phương thức, cơ chế, biện pháp khác nhau, có thể là thông qua các cơ chế kiểm soát mang tính quyền lực của các cơ quan công quyền, nhưng cũng có thể là sự giám sát mang tính xã hội. Ở một khía cạnh khác, kiểm soát quyền lực nhà nước cũng có thể hiểu là sự tự xem xét, tự kiểm soát của các chủ thể quyền lực thông qua việc nhận thức và điều chỉnh theo các chuẩn mực đạo đức, văn hóa chính trị; hoặc được kiểm soát bởi các thể chế với mục đích ngăn chặn, trừng phạt. Chủ thể kiểm soát quyền lực nhà nước rất đa dạng, có thể là các cá nhân, tổ chức khác nhau nhưng đặc điểm chung là các chủ thể đó phải có quyền lực thì mới kiểm soát được quyền lực. - Nhân dân: Trong quá trình ủy quyền để tổ chức ra các cơ quan quyền lực nhà nước, nhân dân, chủ thể gốc của quyền lực nhà nước, chỉ ủy một phần quyền nhỏ, còn cơ bản vẫn giữ lại và là tối thượng. Vì vậy, có thể nói, chủ thể quan trọng nhất của kiểm soát quyền lực nhà nước là nhân dân. Nhưng nhân dân không tồn tại một cách trừu tượng, đơn lẻ, mà nhân dân thường tồn tại trong các tổ chức như: chính trị (đảng phái), tổ chức chính trị - xã hội; các tổ chức, các cộng đồng khác của xã hội công dân. Trong đó các tổ chức chính trị - xã hội là một loại thể chế có vai trò khách quan trong thực thi quyền lực của nhân dân và kiểm soát quyền lực nhà nước. - Các cơ quan quyền lực nhà nước: Về cơ bản, như trên đã nói, có ba cơ quan 32 quyền lực nhà nước lập pháp hành pháp, tư pháp. Các cơ quan này một mặt vừa phối hợp hành động trong thực thi quyền lực nhà nước, mặt khác vừa kiềm chế, chế ước lẫn nhau để tránh sự chuyên quyền và lạm quyền. Đối tượng của kiểm soát quyền lực nhà nước là các cá nhân, tổ chức, cơ quan được ủy quyền nắm giữ và thực thi quyền lực nhà nước ở những mức độ khác nhau trong tất cả các lĩnh vực của bộ máy nhà nước: lập pháp, hành pháp, tư pháp; ở tất cả các cấp của nhà nước từ trung ương đến địa phương. Nội dung của kiểm soát quyền lực nhà nước cũng rất rộng lớn, bao gồm kiểm soát hoạt động tổ chức quyền lực nhà nước, kiểm soát quá trình hoạt động của bộ máy nhà nước và kiểm soát những người thực thi quyền lực nhà nước. Mục đích của kiểm soát quyền lực nhà nước là: 1) đảm bảo quyền lực nhà nước được sử dụng đúng mục đích; 2) đảm bảo quyền lực nhà nước được thực thi hiệu quả. [89, tr.37]. Kiểm soát quyền lực nhà nước là nhằm xác lập các nguyên tắc, thể chế để quyền lực nhà nước được thực thi đúng đắn, đạt được mục đích và hiệu quả cao nhất. Đồng thời, ngăn chặn tình trạng tha hóa, lạm dụng quyền lực và xu hướng độc tài chính trị, khắc phục những nan giải của chính phủ đại diện trong quá trình hoạt động. Kiểm soát quyền lực nhà nước, trên thực tế được tiến hành dưới nhiều hình thức hoạt động của các cá nhân, tổ chức, cơ quan khác nhau như: Chế định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quyền lực nhà nước, kiểm tra, thanh tra, kiểm sát, giám sát và phản biện xã hội. Giám sát là “theo dõi, kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy định không” [105, tr.389]. Ở Việt Nam, hệ thống giám sát gồm hai loại: giám sát mang tính quyền lực nhà nước và giám sát không mang tính quyền lực nhà nước (giám sát xã hội). Giám sát mang tính quyền lực nhà nước là giám sát tối cao của Quốc hội, giám sát của HĐND các cấp, giám sát của cơ quan tài phán. Đặc trưng của loại hình giám sát này là được tiến hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế để buộc đối tượng phải điều chỉnh hoặc chịu trách nhiệm cho những vi phạm của mình. Giám sát xã hội bao gồm giám sát của nhân 33 dân, của các tổ chức chính trị - xã hội, của các phương tiện thông tin đại chúng, Đặc trưng của loại hình giám sát này là không mang tính quyền lực nhà nước, nhưng có tác dụng hỗ trợ cho việc kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua việc thể hiện sự tín nhiệm hoặc không tín nhiệm của người dân trong các cuộc thăm dò, cung cấp thông tin, phê bình, lên án, khiếu nại, tố cáo, phản biện, kiến nghị, đề xuất, Kiểm tra được hiểu là “xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét” [105, tr.538]. Kiểm tra là chức năng của chủ thể quản lý, là việc xem xét, đánh giá hoạt động của đối tượng quản lý có đúng theo quy định hay không. Trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước, mục đích của hoạt động kiểm tra là tìm kiếm động cơ, nguyên nhân của việc không hoàn thành các nhiệm vụ được giao; chỉ ra những hạn chế, yếu kém trong quản lý, xác định nguyên nhân và đưa ra những biện pháp điều chỉnh, khắc phục; kịp thời phát hiện các vi phạm pháp luật, nguyên nhân của nó, đưa ra các biện pháp xử lý, đề xuất biện pháp phòng ngừa. Thanh tra là hoạt động của cơ quan chức năng có thẩm quyền và chuyên môn để “kiểm tra, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp” [105, tr.929]. Mục đích của hoạt động thanh tra là “nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân” [70]. Kiểm sát là “kiểm tra và giám sát việc chấp hành pháp luật của nhà nước” [105, tr.523]. Ở nước ta, kiểm sát là chức năng của VKSND. Mục đích hoạt động kiểm sát của VKSND là “kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân 34 sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật” [71]. Phản biện xã hội là “hoạt động mang tính xã hội nhằm bày tỏ ý kiến, chính kiến, bình luận, tranh cãi, thảo luận, nhận xét, đánh giá, thẩm định của các tổ chức, cộng đồng, bằng những phương thức nhất định (thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các cá nhân, phương tiện truyền thông,) đối với những vấn đề mà xã hội quan tâm” [80, tr.247]. Phản biện xã hội là nhu cầu khách quan cho sự phát triển của xã hội, là một trong những phương thức thực thi dân chủ. Phản biện xã hội góp phần điều tiết xung đột giữa các nhóm để tạo ra đồng thuận xã hội; góp phần nâng cao trách nhiệm của người dân, của cộng đồng; và quan trọng hơn, phản biện xã hội là một hình thức để nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước, góp phần hạn chế những sai lầm trong việc hoạch định và thực thi chính sách của nhà nước, tạo áp lực để điều chỉnh chính sách theo hướng phục vụ lợi ích cộng đồng, đảm bảo quyền lực nhà nước được thực thi đúng mục đích và có hiệu quả. Tóm lại, kiểm soát quyền lực nhà nước, trên thực tế, là một hoạt động phức tạp, nhưng đồng thời cũng là yêu cầu không thể thiếu trong quá trình tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước. Các hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước như: giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm sát, phản biện xã hội, mặc dù có sự khác nhau về chủ thể thực hiện, đặc điểm, tính chất, phương pháp tiến hành, nhưng đều hướng đến mục đích chung là ngăn chặn sự tha hóa trong quá trình tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước, góp phần hạn chế những sai lầm của các cơ quan nhà nước, công chức nhà nước, phát hiện, xử lý các sai phạm để đảm bảo quyền lực nhà nước được thực hiện đúng mục đích và có hiệu quả. 2.1.2. Tính tất yếu của kiểm soát quyền lực nhà nước Kiểm soát quyền lực nhà nước là nhu cầu tự nhiên của xã hội loài người, xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước, đồng thời cũng là vấn đề nan giải đối với các quốc gia. “Trong việc tạo dựng một chính phủ được những con người quản lý để cai trị những con người khác, khó khăn lớn nằm trong điều này: trước hết anh 35 phải làm cho chính phủ có khả năng kiểm soát những người bị cai trị, và điều tiếp theo sau là buộc chính phủ phải tự kiểm soát mình” [122]. Một là, quyền lực nhà nước mang tính đại diện nên luôn tiềm ẩn nguy cơ tha hóa, đi chệch khỏi mục đích ban đầu của chủ thể quyền lực (nhân dân) Trong xã hội dân chủ, quyền lực nhà nước không mang tính tự thân, mà được hình thành từ sự ủy quyền của nhân dân. Nhân dân, với tư cách là lực lượng chính sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần của đời sống xã hội, là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, thực hiện ủy một phần quyền của mình cho những người đại diện thông qua bầu cử để họ có đủ quyền lực tổ chức ra bộ máy nhà nước và quản lý xã hội, phục vụ lợi ích cộng đồng theo những cam kết trong “khế ước”. Vấn đề đặt ra là sau khi thực hiện ủy quyền, quyền lực nhà nước không còn nằm trực tiếp trong tay nhân dân, và nó có thể được sử dụng cho những mục đích khác không được ghi nhận trong “khế ước”, thậm chí là đi ngược lại với những cam kết ban đầu. “Logic tự nhiên của quyền lực, như Jean Jacques Rousseau đã nhắc nhở, luôn đi theo xu hướng lạm quyền, dù ban đầu động cơ khởi thủy của quyền lực có thể là vì dân một cách trong sáng” [73, tr.47]. Tình trạng này gọi là sự tha hóa quyền lực, quyền lực bị biến dạng trở thành cái đối lập với mục tiêu được xác định lúc đầu. Sự tha hóa của quyền lực nhà nước xuất phát từ tính đại diện, được tập trung vào tay một người hay nhóm người nắm giữ, ý chí chung của tập thể được một người hay nhóm người điều khiển nên họ dễ dàng sử dụng cho mục đích riêng dẫn đến tha hoá quyền lực. Mức độ đại diện càng lớn, tính gián đoạn càng dài, sự tập trung càng cao thì quyền lực lại càng xa với cái gốc rễ ban đầu và nguy cơ trở thành cái đối lập với nền tảng đó. Thực tế cho thấy, bất kì mô hình nhà nước nào, ở bất kì quốc gia nào cũng phải đối diện với nguy cơ tha hóa quyền lực. “Quyền lực không bị kiểm soát, không có chế tài luôn là điều nguy hiểm. Cho đến nay, chưa có trường hợp nào thực sự an toàn khi quyền lực tuyệt đối rơi vào tay một người hoặc một nhóm người. Điều này đòi hỏi mọi quyền lực phải được kiểm soát bởi một cơ chế pháp lý, có chế tài minh bạch” [73, tr.47]. 36 Hai là, xuất phát từ bản tính con người là “vị kỉ” và đam mê quyền lực Với bản tính vị kỉ, con người sẽ có xu hướng sử dụng quyền lực được giao phó để thỏa mãn những mong muốn, dục vọng của mình và làm tổn hại đến lợi ích chung của cộng đồng, gây nên tình trạng xung đột, mâu thuẫn về lợi ích trong xã hội. “Mọi người, như một quy luật, đều là những quan tòa không ngay thẳng khi phán đoán những gì có liên quan đến quyền lợi riêng tư của mình” [4, tr.170]. Thomas Hobbes trong tác phẩm Leviathan cũng miêu tả con người như một thực thể có sẵn bản tính vị kỉ, luôn tìm cách để thỏa mãn các dục vọng của mình trước hết là bản tính căn bản của con người, bản tính vị kỉ là nguyên nhân dẫn đến những cuộc xung đột triền miên trong lịch sử xã hội loài người. “Tinh thần vị kỉ trong loài người, một khát vọng không ngừng đối với quyền lực, điều này chỉ mất đi khi con người không còn nữa” [121, p.161]. Ở một khía cạnh khác, sự kiểm soát quyền lực nhà cần thiết vì con người luôn có bản tính đam mê quyền lực. Vì đam mê quyền lực nên khi nắm quyền trong tay con người dễ lạm quyền, dễ dẫn đến chuyên quyền, độc tài, độc đoán trong thực thi quyền lực. Bất cứ ai có quyền đều có xu hướng lạm quyền và họ cứ sử dụng quyền đến khi nào gặp phải giới hạn. Đam mê quyền lực khiến cho con người sử dụng quyền lực vượt quá giới hạn cho phép, làm biến dạng quyền lực, nguyên nhân là do thiếu cơ chế kiểm soát quyền lực, hậu quả là gây thiệt hại cho lợi ích của xã hội và tự do của con người. Và “khi một nhóm người nào to phình lên trùm lợp tất cả các nhóm khác, ta sẽ không có được tổng số của nhiều sự khác biệt nhỏ, mà chỉ có một sự khác biệt duy nhất, lúc đó sẽ không còn ý chí chung nữa, và ý kiến quyết định chỉ là ý chí riêng” [76, tr.85]. Ba là, xuất phát từ tính chất của quyền lực nhà nước là độc quyền cưỡng chế Nhà nước được nhân dân ủy quyền để thực hiện chức năng quản lý xã hội, và để đưa xã hội đi vào kỉ cương, nề nếp, nó sử dụng pháp luật và hệ thống công cụ bạo lực mang tính cưỡng chế. Tính độc quyền cưỡng chế này được nhân dân thừa nhận là hợp pháp và tuân thủ. Điều này khiến cho nhà nước có trong tay một sức mạnh to lớn mà không một tổ chức nào sánh được, nếu sức mạnh này được sử dụng 37 đúng đắn, hợp lý thì sẽ mang lại hiệu quả tốt cho sự ổn định và phát triển của xã hội. Tuy nhiên, nếu nhà nước sử dụng quyền lực của mình không hợp lý, nó sẽ gây ra tai họa khôn lường cho xã hội. Ngân hàng Thế giới đã cảnh báo về những hậu quả do việc sử dụng hệ thống quyền lực cưỡng chế không hợp lý mang lại: “Một nhà nước hoạt động có hiệu quả có thể đóng góp rất nhiều cho sự phát triển bền vững và giảm đói nghèo. Nhưng chẳng có đảm bảo nào cho rằng mọi can thiệp của nhà nước đều sẽ mang lại lợi ích cho xã hội. Độc quyền của nhà nước về cưỡng chế, cái mang lại cho nhà nước quyền can thiệp một cách có hiệu lực vào hoạt động kinh tế cũng mang lại cho nhà nước quyền can thiệp một cách độc đoán, chuyên quyền. Quyền lực này, cộng với việc thâm nhập nguồn thông tin, mà dân chúng bình thường không có được, tạo ra những cơ hội cho các công chức xúc tiến những lợi ích của riêng họ hay những bạn bè hoặc đồng minh của họ, làm thiệt hại cho lợi ích chung. Những khả năng kiếm lợi và tham nhũng là rất lớn. Do đó, các nước phải cố gắng thiết lập và nuôi dưỡng những cơ chế mang lại cho các cơ quan nhà nước sự mềm dẻo và sự khuyến khích để hoạt động vì lợi ích chung, đồng thời kiềm chế những hành vi độc đoán tham nhũng trong cách cư xử với doanh nghiệp và công dân.” [58, tr.121]. Vì sở hữu sức mạnh độc quyền cưỡng chế nên quyền lực nhà nước có nguy cơ trở thành lực lượng thống trị lại xã hội, hình thành các chế độ độc tài. Nói cách khác là “ý chí riêng thường hay tác động ngược lại ý chí chung, cho nên chính phủ cũng thường hay có ý hướng làm trái với quyền lực tối cao của dân chúng” [76, tr.163]. Do đó cần thiết phải xây dựng những cơ chế kiểm soát quyền lực hữu hiệu để hạn chế những tác động tiêu cực do tính độc quyền cưỡng chế của nhà nước mang lại. Bốn là, xuất phát từ sự giới hạn về trí tuệ của con người Khả năng nhận thức của con người là vô hạn, tuy nhiên, trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định, ở những con người xác định, năng lực nhận thức là hữu hạn, con người luôn có giới hạn về trí tuệ và có thể mắc phải sai lầm trong nhận thức và 38 hoạt động thực tiễn, “Loài người không thể là thánh thần không bao giờ sai, chân lý của họ phần nhiều chỉ là chân lý một nửa.” [51, tr.130-131]. Ngay bản thân những cá nhân được lựa chọn để nắm giữ và thực thi quyền lực nhà nước, mặc dù có thể có những ưu thế vượt trội, trí tuệ hơn người, nhưng cũng như quy luật chung, khả năng mắc sai lầm có thể xảy ra. Thậm chí họ còn “hay phạm điều dốt nát và lầm lẫn như tất cả những trí tuệ hữu hạn, có khi họ còn đánh mất cả những kiến thức đơn sơ của mình nữa kia” [55, tr.40]. Nếu như một người bình thường phạm sai lầm, anh ta sẽ phải trả giá, nhưng những người nắm trong tay quyền lực nhà nước phạm sai lầm, có thể khiến cho cả xã hội phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng. Thực tiễn lịch sử đã từng chứng kiến nhiều trường hợp quyền lực nhà nước bị các cá nhân lạm dụng, ra các quyết định sai lầm khiến nhân loại phải gánh chịu những hậu quả nặng nề. Hơn nữa, trong quá trình hoạt động, con người còn là “một thực thể biết cảm xúc, họ bị lôi cuốn theo hàng ngàn thứ dục vọng” [55, tr.40] nên có khả năng ra các quyết định sai lầm. Do đó, “thế giới trí tuệ cũng phải được cai quản tốt như thế giới vật lý Đó là vì những cá nhân thông minh đều bị hạn chế theo bản chất của họ, do đó họ hay phạm sai lầm. Mặt khác, theo bản chất, họ cứ tự mình hành động, họ không nhất quán tuân theo các luật nguyên thủy, và ngay cả những luật lệ do họ đặt ra họ cũng chẳng luôn tuân thủ” [55, tr.40]. Từ sự phân tích trên cho thấy kiểm soát quyền lực nhà nước là yêu cầu khách quan. Tuy nhiên, giải quyết vấn đề này không hề đơn giản, làm thế nào để có thể vừa kiểm soát được quyền lực nhà nước, vừa đảm bảo tính “mềm dẻo” để thực thi quyền lực có hiệu quả vẫn đang là bài toán nan giải cho các quốc gia. 2.1.3. Các phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước 2.1.3.1. Giới hạn quyền lực nhà nước bằng hiến pháp và pháp luật Cơ sở của giới hạn quyền lực nhà nước bằng hiến pháp xuất phát từ nguyên tắc “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”. Nhân dân ủy quyền cho những người đại diện để tạo ra nhà nước nhưng nhân dân không trao tất cả các quyền cho nhà nước, họ chỉ ủy một phần quyền theo những điều khoản được ghi nhận trong 39 “khế ước xã hội”, nhà nước chỉ được phép hoạt động trong khuôn khổ những giao ước được kí kết. Cho dù “quyền của cơ quan tối cao đều là tuyệt đối, là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, cũng không và không thể vượt qua giới hạn của các công ước tổng quát” [76, tr.89-90]. Tuy nhiên, trên thực thế, nhà nước cùng với các quan chức của nó luôn có xu hướng lạm quyền, vượt quá những giới hạn đã ký kết, thậm chí đi ngược lại với thỏa thuận ban đầu và gây thiệt hại cho lợi ích chung. Do đó, “trong tất cả các vấn đề về quyền lực, đừng nói thêm gì nữa về lòng tin vào đức tính tốt của con người, mà phải trói anh ta bằng sợ dây xích của Hiến pháp để anh ta không còn làm được những điều ác” [23, tr.115]. Trong xã hội dân chủ, hiến pháp được xác định là văn bản pháp lý có giá trị cao nhất, hình thành từ sự thỏa thuận của nhân dân với nhà nước. Nguyên lý kiểm soát quyền lực nhà nước bằng hiến pháp là nhà nước chỉ được làm những gì mà hiến pháp cho phép. Nếu nhà nước vượt quá giới hạn đã được xác định, nhân dân có quyền lật đổ nhà nước đó và thay thế bằng một nhà nước khác, nói cách khác “nếu Chính phủ là hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ” [53, tr.75]. Hình thức, nội dung, thủ tục lập hiến ở các quốc gia có thể khác nhau, nhưng nhìn chung hiến pháp được nhấn mạnh như là một văn bản kiểm soát quyền lực nhà nước bằng cách: 1) Giới hạn phạm vi quyền lực của nhà nước, và 2) Quy định các quyền tự do cơ bản của con người mà nhà nước không được xâm phạm. Thứ nhất, hiến pháp giới hạn phạm vi quyền lực nhà nước. Hiến pháp xác lập những nguyên tắc cơ bản của chế độ chính trị của một quốc gia; quy định khung khổ pháp lý cho việc thiết lập các cơ quan nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan và công chức nhà nước; nguyên tắc vận hành, cơ chế hoạt động của các cơ quan quyền lực; cơ chế bãi miễn để đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân,... Với một hệ thống các quy định, quy trình được định sẵn, hiến pháp đặt nhà nước vào một khuôn khổ nhất định, vận hành theo những nguyên tắc và hướng đến những mục tiêu xác định, điều đó có nghĩa là quyền lực nhà nước đã bị kiểm soát. Thứ hai, hiến pháp quy định các quyền tự do cơ bản của con người mà nhà 40 nước không được xâm phạm. Việc ghi nhận quyền con người trong hiến pháp, trước hết là nhằm đảm bảo các quyền tự nhiên, vốn có của con người có thể thực hiện và ngăn ngừa sự vi phạm từ các thế lực khác, đặc biệt là từ phía nhà nước, vì “nhân quyền,trước tiên phải được đảm bảo bằng nhà nước. Đồng thời, nhà nước cũng là một trong những nơi tiềm ẩn mối nguy hiểm nhất cho sự vi phạm nhân quyền” [23, tr.117]. Hiến pháp còn quy định các quyền chính trị pháp lý để nhân dân tham gia vào công việc của nhà nước và kiểm soát quyền lực nhà nước như: quyền bầu cử và ứng cử, quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, quyền biểu quyết khi nhà nước trưng cầu ý dân, quyền bãi miễn đại biểu, Như vậy, “hiến pháp có thể được định nghĩa như là một văn bản kiểm soát quyền lực nhà nước, hay nói chính xác hơn là công cụ kiểm soát quyền lực nhà nước” [23, tr.118]. Vấn đề đặt ra là, việc xây dựng hiến pháp phải đảm bảo tính khoa học, chặt chẽ, ... Nam cần đổi mới phương thức tập hợp lực lượng theo hướng phát huy dân chủ và năng lực của các thành viên. Giữ mối liên hệ chặt chẽ với các cá nhân tiêu biểu và các tổ chức thành viên, chủ động giao các nhiệm vụ, kế hoạch giám sát, phản biện xã hội phù hợp với các tổ chức này để triển khai thực hiện. 164 Minh bạch về cơ chế chi, khoán tài chính cho việc thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch được giao. Có chính sách động viên, khuyến khích phù hợp để phát huy vai trò của các cá nhân và tổ chức thành viên trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan tư vấn để từng bước phát triển các cơ quan này theo mô hình các tổ chức nghiên cứu chính sách (think tank). Mô hình này sẽ là công cụ hữu hiệu để các tổ chức chính trị - xã hội tham gia tư vấn, phản biện chính sách, thực hiện chức năng kiểm soát chính quyền. Ngoài ra, cần tạo cơ chế để thu hút thêm ngày càng nhiều các chuyên gia trên các lĩnh vực chuyên môn khác nhau tham gia vào hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước, phản biện xã hội đối với các vấn đề chuyên môn nhằm nâng cao tính khoa học, hiệu quả của các nhận xét, kiến nghị, đề xuất. Phát huy tốt vai trò và huy động trí tuệ của các Hội đồng tư vấn của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, các cá nhân tiêu biểu, các nhân sĩ, trí thức, các giới, dân tộc, tôn giáo, các nhà khoa học, các chuyên gia, đoàn viên, hội viên và sự ủng hộ của nhân dân. Thu hút được các chuyên gia giỏi về chuyên môn, quản lý, có kinh nghiệm thực tế tham gia các Hội đồng, Ban, Tổ tư vấn của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội. Thứ bảy, mở rộng sự tham gia của các tầng lớp nhân dân trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội. Về mặt bản chất, kiểm soát quyền lực của các tổ chức chính trị - xã hội là kiểm soát của nhân dân, do nhân dân thực hiện thông qua các tổ chức đại diện của mình. Mở rộng sự tham gia của nhân dân còn là yêu cầu khách quan để đảm bảo tính chất liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của các tổ chức chính trị - xã hội. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế huy động sự tham gia rộng rãi của của các tầng lớp nhân dân nhân dân, kết hợp với sức mạnh của báo chí và dư luận xã hội để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội. Đặc thù của hoạt động kiểm soát quyền lực của các tổ chức chính trị - xã hội là không mang tính quyền lực, chỉ dừng lại ở mức tư vấn, kiến nghị, đề xuất, nhiều khi không mang lại hiệu quả thực tế như mong muốn. Do đó, cần đa 165 dạng hóa các phương thức tiếp nhận thông tin, xây dựng các chương trình, kế hoạch kiểm soát quyền lực nhà nước theo hướng huy động sự tham gia rộng rãi của người dân. Ở cấp Trung ương, chú trọng thu hút sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học, các cộng tác viên trên nhiều lĩnh vực để nâng cao chất lượng hoạt động giám sát, phản biện xã hội. Ở các cấp địa phương, thực hiện các biện pháp tăng cường sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân, đồng thời chú trọng thu hút các cá nhân tiêu biểu, những người có uy tín và ảnh hưởng lớn trong cộng đồng tham gia hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước. Với việc mở rộng sự tham gia của người dân, các tổ chức chính trị - xã hội sẽ tiết kiệm được chi phí cho hoạt động kiểm soát, đa dạng hóa các nguồn thông tin từ “tai, mắt” của các tầng lớp nhân dân, tạo áp lực dư luận xã hội để nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước. Tiểu kết chương 4 Nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội là yêu cầu tất yếu khách quan nhằm đảm bảo dân chủ ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát thực tiễn, đánh giá thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội, luận án xây dựng các quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực của các tổ chức này. Việc nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi phải được tiến hành đồng bộ với đổi mới, kiện toàn hệ thống chính trị; tuân thủ các chuẩn mực của nhà nước pháp quyền chủ XHCN; đáp ứng nhu cầu dân chủ hóa đời sống xã hội và theo hướng tiếp cận các giá trị, chuẩn mực chung của thế giới. Trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo, các giải pháp được đề xuất là: 1) Xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội theo hướng độc lập, tự chủ; đổi mới; 2) Đổi mới tổ chức, hoạt động và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của các tổ chức chính trị - xã hội đáp ứng yêu cầu của hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước; 3) Hoàn thiện hệ thống pháp luật ; 4) Đa dạng hóa các hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước, 166 mở rộng sự tham gia của xã hội vào hoạt động kiểm soát quyền lực của các tổ chức chính trị - xã hội. 167 KẾT LUẬN Kiểm soát quyền lực nhà nước là việc xác lập các phương thức, cơ chế nhằm ngăn ngừa, phát hiện, ngăn chặn và loại bỏ các hoạt động sai trái của nhà nước, điều chỉnh việc thực thi quyền lực nhằm đảm bảo tính đúng đắn và hiệu quả. Kiểm soát quyền lực nhà nước là yêu cầu tất yếu khách quan và được tiến hành bằng nhiều phương thức khác nhau từ bên trong và bên ngoài bộ máy nhà nước. Do tính phức tạp của hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước, không có phương thức kiểm soát nào là tuyệt đối, việc sử dụng kết hợp các phương thức kiểm soát quyền lực khác nhau sẽ có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho nhau để đạt được hiệu quả cao nhất. Các tổ chức chính trị - xã hội là một bộ phận quan trọng của xã hội dân sự, đó là bộ phận mà hoạt động của nó có liên quan đến công việc của nhà nước, đặt mục tiêu tác động, gây ảnh hưởng đến chính sách của nhà nước. Bộ phận này ở các nước khác nhau có tên gọi khác nhau như: các tổ chức xã hội độc lập, các nhóm lợi ích, các nhóm áp lực, các đoàn thể nhân dân, nhưng nhìn chung sự hoạt động của chúng vừa mang tính chính trị vừa mang tính xã hội nên có thể gọi là các tổ chức chính trị - xã hội. Sự hình thành các nhóm lợi ích, các tổ chức chính trị - xã hội là yêu cầu khách quan, xuất phát từ nhu cầu tìm kiếm công cụ hữu hiệu để đại diện, bảo vệ lợi ích của các nhóm, các lực lượng trong xã hội. Các tổ chức chính trị - xã hội còn là công cụ quan trọng để các tầng lớp nhân dân kiểm soát chính quyền, tác động đến chính sách của chính phủ theo hướng có lợi cho nhóm mình. Ở Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội hình thành trong thời kỳ đấu tranh cách mạng, do Đảng Cộng sản sáng lập và lãnh đạo, có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong điều kiện lịch sử mới, các tổ chức này là một bộ phận của hệ thống chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, thực hiện chức năng bảo vệ quyền lợi của các tầng lớp nhân dân, giám sát và phản biện chính quyền, thúc đẩy quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội. Quá trình đổi mới, kiện toàn hệ thống chính trị và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới đã từng bước tạo dựng các điều kiện cơ bản để các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện chức năng kiểm soát quyền lực nhà nước. Nguyên 168 tắc vận hành của hệ thống chính trị được định hình và phát huy hiệu quả thực tiễn; cơ sở pháp lý không ngừng được bổ sung, hoàn thiện; các tổ chức chính trị - xã hội cũng có những đổi mới đáng kể về tổ chức, hoạt động, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động; trình độ dân trí, mức độ tham gia của người dân vào hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước cũng không ngừng gia tăng. Hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội từng bước đi vào ổn định; các phát hiện, kiến nghị, đề xuất từ hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước ngày càng được coi trọng và phát huy hiệu lực, hiệu quả thực tiễn. Tuy nhiên, việc thực hiện chức năng kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của mình cũng như yêu cầu phát huy dân chủ trong điều kiện hệ thống chính trị chỉ có một đảng duy nhất cầm quyền. Những hạn chế đó do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan chi phối, nhưng cơ bản nhất là các tổ chức này chưa có được vị thế độc lập cần thiết để thực hiện các hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước. Xu thế dân chủ hóa đời sống xã hội đòi hỏi phải không ngừng nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội. Quá trình đó cần phải được tiến hành đồng bộ với đổi mới, kiện toàn hệ thống chính trị và tuân thủ các nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; phát huy quyền làm chủ của nhân dân theo hướng tiếp cận các giá trị, chuẩn mực chung của thế giới. Nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội là một quá trình khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp từ nhận thức đến thực tiễn nhằm nâng cao năng lực nội tại của các tổ chức chính trị - xã hội và hoàn thiện các điều kiện đảm bảo hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước. Trước mắt, cần xây dựng các tổ chức này theo hướng tăng cường tính độc lập, tự chủ; không ngừng đổi mới tổ chức, hoạt động, năng lực đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của kiểm soát quyền lực nhà nước; hoàn thiện cơ chế pháp lý; đa dạng hóa các hình thức kiểm soát, mở rộng sự tham gia của xã hội vào các hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả. 169 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Hồ Xuân Quang - Nguyễn Tuấn Anh (2018), Quá trình nhận thức và phát triển lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về kiểm soát quyền lực nhà nước thời kỳ đổi mới, Tạp chí Lý luận chính trị, số 9-2018. 2. Hồ Xuân Quang - Nguyễn Tuấn Anh (2018), The Party’s awareness development on state power control, Political theory, Vol.19-DEC, 2018. 3. Nguyễn Tuấn Anh (2019), Hiệu quả giám sát việc thực thi quyền lực nhà nước của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, số 7-2019. 4. Nguyễn Tuấn Anh (2019), Thực trạng, giải pháp nâng cao hiệu quả phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, số 7 (74) 2019. 5. Nguyễn Tuấn Anh (2019), Bàn về tính tất yếu của việc kiểm soát quyền lực nhà nước, Tạp chí Giáo dục và xã hội, số 101 (162) tháng 8/2019. 6. Hồ Xuân Quang - Nguyễn Tuấn Anh (2019), Vấn đề kiểm soát quyền lực trong quá trình xây dựng Chính phủ kiến tạo ở Việt Nam, bài viết tham dự Hội thảo khoa học Quốc tế thường niên “Phát triển bền vững vùng Trung bộ”, chủ đề năm 2019: “Xây dựng và vận hành chính phủ kiến tạo: thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế” tại Đà Nẵng. 170 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt [1]. Phan Duy Anh (2019), Đảng chính trị và nhóm lợi ích trong các nền dân chủ phương Tây hiện đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [2]. Minh Anh (2017), “6 giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Mặt trận”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 6/2017. [3]. Nguyễn Thọ Ánh (2006), Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong hệ thống chính trị, Nxb Thanh niên, Hà Nội. [4]. Aristotle (2013), Chính trị luận, Nxb Thế giới, Hà Nội. [5]. Ban Công tác đại biểu (2014), Báo cáo số 109/BC-BCTĐB ngày 07.3.2014 về tình hình tổ chức và hoạt động của đại biểu Quốc hội và các Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2013, Hà Nội. [6]. Ban Công tác đại biểu (2015), Báo cáo số 159/BC-BCTĐB ngày 01.4.2015 về tình hình tổ chức và hoạt động của đại biểu Quốc hội và các Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2014, Hà Nội. [7]. Ban Công tác đại biểu (2017), Báo cáo số 98 /BC-BCTĐB ngày 01.3.2017 về tình hình tổ chức và hoạt động của đại biểu Quốc hội và các Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2016, Hà Nội. [8]. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2019), Báo cáo chuyên đề: Thực trạng ban hành và thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và Nhân dân kiểm soát quyền lực trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng; kiến nghị hoàn thiện, Hà Nội. [9]. Ban chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2017), Báo cáo chuyên đề: Công tác cán bộ đoàn nhiệm kỳ 2012 - 2017, Hà Nội. [10]. Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (2018), Báo cáo kết quả Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII, nhiệm kỳ 2018-2023, Hà Nội. 171 [11]. Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (2019), Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam khóa VII, nhiệm kỳ 2018-2023, Hà Nội. [12]. Ban soạn thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 06 (2012), Báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện Nghị quyết liên tịch số 06 hướng dẫn việc ĐBQH tiếp xúc cử tri ngày 28.5.2012, Hà Nội. [13]. Nguyễn Mạnh Bình (2012), Hoàn thiện cơ chế pháp lý giám sát xã hội đối với việc thực thi quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [14]. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 337/2016/TT-BTC Quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội, Hà Nội. [15]. Bộ Tài chính (2018), Dự toán Ngân sách Trung ương cho từng Bộ, cơ quan Trung ương theo từng lĩnh vực và các nhiệm vụ chi khác của Ngân sách Nhà nước năm 2018, Hà Nội. [16]. Bộ Tư pháp, Viện Khoa học pháp lý (1999), Từ điển Luật học, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội. [17]. Bộ Tư pháp (2018), Báo cáo tổng kết công tác tư pháp năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2018, Hà Nội. [18]. Chính phủ (2016), Nghị định số 163/2016/NĐ-CP, Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước. [19]. Vũ Hoàng Công (2009), Xây dựng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. [20]. Bùi Thế Cường (2015), “Các tổ chức xã hội ở Việt Nam”, Tạp chí Xã hội học, số 2. [21]. Lê Vinh Danh (2001), Chính sách công của Hoa Kỳ giai đoạn: 1935-2001, Nxb Thống Kê, Hà Nội. [22]. Nguyễn Đăng Dung (2015), “Quyền lực nhà nước thống nhất, nhưng có sự 172 phân công, phối hợp và kiểm soát giữa 3 quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật. [23]. Nguyễn Đăng Dung (2017), Kiểm soát quyền lực nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [24]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội. [25]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [26]. Đảng Cộng sản Việt Nam - BCHTW (2015), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986 - 2016), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [27]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [28]. Lê Văn Đính, Nguyễn Văn Vĩnh (2012), Giáo trình Chính trị học đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [29]. Nguyễn Minh Đoan (2018), Cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [30]. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2017), Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thông qua ngày 13/12/2017), Hà Nội. [31]. Phạm Văn Đức (2015), Lịch sử triết học của xã hội dân sự, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. [32]. Phạm Văn Đức (2017), Thực hành dân chủ trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [33]. Phạm Văn Đức (2018), Vai trò của các tổ chức xã hội trong nền kinh tế thị trường hiện đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [34]. Ngô Huy Đức (2009), Tư tưởng chính trị phương Tây cận, hiện đại, Tổng quan đề tài nhánh KX 10-10. 173 [35]. Trần Ngọc Đường (2012), Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước với việc sửa đổi Hiến pháp 1992, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [36]. Trần Ngọc Đường (2015), “Kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp. [37]. Vũ Minh Giang (2008), Những đặc trưng cơ bản của bộ máy quản lý đất nước và hệ thống chính trị nước ta trước thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [38]. Hồ Việt Hạnh (2005), Tam quyền phân lập ở Nhật Bản, Luận án tiến sĩ Chính trị học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. [39]. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Chính trị học (2010), Các chuyên đề bài giảng chính trị học (Dành cho cao học chuyên chính trị học), Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội. [40]. Nguyễn Thị Hồi (2005), Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ chức bộ máy nhà nước ở một số nước, Nxb Tư pháp, Hà Nội. [41]. Hội Cựu chiến binh Việt Nam (2017), Điều lệ Hội Cựu chiến binh Việt Nam (Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Hội Cựu chiến binh Việt Nam thông qua ngày 15/12/2017), Hà Nội. [42]. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (1995), Từ điển bách khoa Việt Nam, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. [43]. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (2017), Điều lệ Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2017-2022 thông qua ngày 9/3/2017), Hà Nội. [44]. Vũ Đăng Hinh (2001), Hệ thống chính trị Mỹ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. [45]. Nguyễn Quốc Hùng (2016), Kiểm soát quyền lực tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội. [46]. Phạm Ngọc Kỳ (2000), Về quyền giám sát tối cao của Quốc hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [47]. V.I.Lênin (2005), Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 174 [48]. Phan Trung Lý, Đặng Xuân Phương (2017), Xây dựng và hoàn thiện cơ chế nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp - Cơ sở lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [49]. Trần Thanh Mẫn, “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tăng cường thực hiện giám sát, phản biện xã hội đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân”, Tạp chí Cộng sản, số 6/2018. [50]. Yves Meny (1991), Chính trị học so sánh, Nxb. Montchrestien - Pari, (bản dịch của Viện Chính trị học). [51]. Jonh Stuart Mill, Bàn về Tự do (Nguyễn Văn Trọng dịch, 2006), Nxb Tri Thức, Hà Nội. [52]. Đinh Tuấn Minh, Phạm Thế Anh (2016), Từ Nhà nước điều hành sang Nhà nước kiến tạo phát triển, Nxb Tri Thức, Hà Nội. [53]. Hồ Chí Minh (2012), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [54]. Phạm Quang Minh (2019), Giáo trình Thể chế chính trị thế giới, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [55]. Montesquieu (1996), Tinh thần pháp luật, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [56]. Moisés Naím (2017), Sự suy tàn của quyền lực, Nxb Hồng Đức, Hà Nội. [57]. Ngân hàng phát triển Châu Á (2008), Tổ chức xã hội dân sự, Tài liệu hướng dẫn về quan hệ hợp tác với các tổ chức xã hội dân sự, Mandaluyong, Philippines. [58]. Ngân hàng Thế giới (1998), Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi, Báo cáo tình hình phát triển thế giới năm 1997, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [59]. Dương Xuân Ngọc, Lưu Văn An (2003), Thể chế chính trị thế giới đương đại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [60]. Thang Văn Phúc, Nguyễn Đăng Thành (2005), Một số lý thuyết và kinh nghiệm tổ chức nhà nước trên thế giới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội [61]. Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương (2007), Đổi mới tổ chức và hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 175 [62]. Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương (2012), Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [63]. Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương (2012), Vai trò của các tổ chức xã hội đối với phát triển và quản lý xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [64]. Nguyễn Huy Phượng (2013), Giám sát hoạt động xã hội của các cơ quan tư pháp theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Tư Pháp, Hà Nội. [65]. Hồ Xuân Quang (2010), Đảng lãnh đạo xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (1996-2006), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [66]. Lưu Văn Quảng (2009), Xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Đề tài cấp Bộ, mã số B08-13. [67]. Lê Minh Quân (2011), Về dân chủ hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [68]. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2002), Hiến pháp nước Việt Nam năm 1946, 1959, 1980, 1992 và Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [69]. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [70]. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Thanh tra, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [71]. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [72]. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [73]. Hồ Sĩ Quý (2014), Một số vấn đề về dân chủ, độc tài và phát triển, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. [74]. Nguyễn Duy Quý (2008), Hệ thống chính trị nước ta trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [75]. Nguyễn Duy Quý, Nguyễn Tất Viễn (2010), Nhà nước pháp quyền xã hội 176 chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân - lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [76]. Jean Jacques Rousseau (2013), Bàn về khế ước xã hội, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. [77]. Đỗ Tiến Sâm (2003), Cải cách thể chế chính trị ở Trung Quốc (1978-2003), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. [78]. Phan Xuân Sơn (2002), Các đoàn thể nhân dân với việc đảm bảo dân chủ cơ sở ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [79]. Phan Xuân Sơn (2005), Các tổ chức chính trị - xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Viện Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. [80]. Phan Xuân Sơn (2012), Hệ thống chính trị và một số vấn đề về đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. [81]. Phan Xuân Sơn (2015), Phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. [82]. Phan Xuân Sơn (2017), Kiểm soát quyền lực trong cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”, Tạp chí Cộng sản, số 902 (12/2017). [83]. Lưu Văn Sùng (2016), Các loại hình thể chế chính trị đương đại và những giá trị tham khảo cho Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [84]. Đặng Đình Tân (2006), Nhân dân giám sát các cơ quan dân cử ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [85]. Nguyễn Đăng Thành (2002), Chính trị của chủ nghĩa tư bản hiện tại và tương lai, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [86]. Thái Vĩnh Thắng (2011), Tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước (Thái Vĩnh Thắng, Nxb Tư pháp, Hà Nội. [87]. Hồ Bá Thâm, Nguyễn Tôn Thị Tường Vân (2010), Phản biện xã hội và phát huy dân chủ pháp quyền, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [88]. Lê Minh Thông (2007), Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính 177 trị Quốc gia, Hà Nội. [89]. Bùi Thị Nguyệt Thu (2018), Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với hoạt động của chính quyền cấp xã, Nxb Tư pháp, Hà Nội. [90]. Alexis De Tocqueville, Nền dân trị Mỹ (Phạm Toàn dịch, 2006) Nxb Tri thức, Hà Nội. [91]. Vũ Thư (2019), Tổ chức quyền lực nhà nước ở địa phương trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. [92]. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2016), Báo cáo Tổng kết đánh giá kết quả 10 năm (2005-2015) thực hiện Nghị định số 99/2005/NĐ-CP ngày 28/7/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân,Hà Nội. [93]. Vũ Duy Tú (2016), Lý thuyết phân quyền: giá trị tham khảo trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Chính trị học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội. [94]. Đinh Công Tuấn, Đinh Công Hoàng (2018), Vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong phát triển kinh tế và xã hội ở một số quốc gia trong Liên minh Châu Âu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. [95]. Đào Trí Úc (2006), Xây dựng cơ chế pháp lý bảo đảm sự kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy Đảng, Nhà nước và các thiết chế tổ chức trong hệ thống chính trị, Đề tài KX 10-07. [96]. Đào Trí Úc và Võ Khánh Vinh (2003) Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. [97]. UB Thường vụ Quốc hội, Viện nghiên cứu lập pháp (2016), Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 và thành tựu lập pháp trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [98]. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2017), Báo cáo Kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, Hà Nội. [99]. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2018), Báo cáo Kết quả giám sát việc giải quyết, 178 trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, Hà Nội. [100]. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp (2017), Thông tin chuyên đề Phương thức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội - Những vấn đề đặt ra cần hoàn thiện, Hà Nội. [101]. Ủy ban Trương ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Dân chủ - Pháp luật (2017), Báo cáo tổng hợp đề tài khoa học cấp bộ: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giám sát xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, TS Nguyễn Quang Minh Chủ nhiệm, Hà Nội. [102]. Ủy ban Trương ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Thường trực (2018), Báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (Khóa XI), Hà Nội. [103]. Ủy ban Trương ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2018), Báo cáo kết quả công tác giám sát và phản biện xã hội năm 2018 của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hà Nội. [104]. Nguyễn Quốc Văn, Vũ Công Giao (2017), Phát huy vai trò của xã hội trong phòng chống tham nhũng, Nxb Hồng Đức, Hà Nội. [105]. Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê (chủ biên, 2003), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. [106]. Đinh Ngọc Vượng (2000), Thuyết tam quyền phân lập và bộ máy nhà nước tư sản hiện đại, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội. [107]. Trịnh Thị Xuyến (2008), Kiểm soát quyền lực nhà nước - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Tài liệu tiếng Anh [108]. Almond, Gabriel (1958), Comparative Study of Interest Groups and the Political Process, American Political Science Review, 52(1): 270-82. [109]. Almond, Gabriel and Verba, Sidney (1958), The Civil Culture: Political Attitudes and Democracy in five nations, Boston: Little Brown, USA. [110]. Allan J. Cigler and Burdett A. Loomis (1995), Interest Group Politics, Congressional Quarterly Press. 179 [111]. Berry, J.M (1977), Lobbying for the People: The Political Behavior of Public Interest Groups, Princeton University Press. [112]. Berry, J.M (2009), The Interest Group Society, Clyde Wincox Press, USA. [113]. CIVICUS, Scotland - Global Survey of Civil Society, [114]. Cockrel, Jerri (1997), Public Policymaking in America, Copyright © 1997 by the University of Kentucky Cooperative Extension Service. [115]. Dahl, Robert (1956), A Preface to Democratic Theory, The University of Chicago Press, USA. [116]. Diamond, Larry and Platter, Marc F (1996) The Global Resurgence of democracy, second edition, The John Hopkins University Press. [117]. Dür, Andreas (2009), Interest Groups in the European Union: How Powerful Are They?, West European Politics, Vol. 32, No. 1. [118]. Gunning, Patrick (2002), Understanding democracy - An introduction to Public choice, Nomand Press, Taiwan. < 9780199756223/obo-9780199756223-0098.xml> (17/8/2017). [119]. Hamilton, John and Jay, Madison (1788), The Federalist Papers, No10, Macmilan, USA. [120]. Halpin, Darren R. and Anthony J. Nownes (2013), “Interest Groups in American Politics”, < 9780199756223/obo-9780199756223-0098.xml> (17/8/2017). [121]. Hobbes, Thomas (1968), Léviathan, Harmondsworth, Penguin [122]. James, Madison (1788), Federalist, Vol 51. [123]. Jordan, G., Maloney, W. (2007), Democracy and Interest Groups Enhancing Participation? Palgrave Macmillan. [124]. Kriegel, Blandine (1995), The state and the rule of law, Princeton University Press. [125]. Lipset, Seymour Martin (1981) Political Man, Baltimore: John Hopkins Universuty Press. 180 [126]. Micheal J. Sodaro (2000), Comparative Politics - A global introduction, Mcgraw-Hill (Tx). [127]. Michael T. Hayes (1981), Lobbyists and Legislators: A Theory of Political Markets, Rutgers University Press. [128]. Mulcahy, Suzanne (2015), Lobbying in Europe < content/uploads/2015/04/Lobbying_web.pdf> (18/8/2017) [129]. Putnam, R. (1995), Tuning In, Tuning Out: The Strange Disappearance of Social Capital in America, Political Science and Politics, (27), 664-683. [130]. R. Allen Hays (2001), Who Speaks for the Poor? National Interest Groups and Social Policy, Garland Press. [131]. Stapenhurst, Rick; Kpundeh, Sahr J. (1999), Curbing corruption - Toward a model for building nationnal integrity,World Bank Publications. [132]. Wilson, Graham K. (1990), Interest groups, Oxford: Blackwell, UK. [133]. Wright, John R. (1996), Interest Groups and Congress, Lobbying, Contributions, and Influence, Longman, USA.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cac_to_chuc_chinh_tri_xa_hoi_trong_viec_kiem_soat_qu.pdf
  • pdfTrichyeu_NguyenTuanAnh.pdf
Tài liệu liên quan