Luận án Cơ sở lý luận và thực tiễn về phòng, chống người chưa thành niên phạm tội của viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay

Tài liệu Luận án Cơ sở lý luận và thực tiễn về phòng, chống người chưa thành niên phạm tội của viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay, ebook Luận án Cơ sở lý luận và thực tiễn về phòng, chống người chưa thành niên phạm tội của viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay

pdf181 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 203 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Cơ sở lý luận và thực tiễn về phòng, chống người chưa thành niên phạm tội của viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Trần Thị Minh Thư MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÒNG, CHỐNG NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 7 1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 7 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 17 1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu đề tài và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 24 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG, CHỐNG NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP TỈNH 27 2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò phòng, chống người chưa thành niên phạm tội của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh 27 2.2. Nội dung, biện pháp phòng, chống người chưa thành niên phạm tội của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh 45 2.3. Các điều kiện bảo đảm phòng, chống người chưa thành niên phạm tội của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh 60 2.4. Phòng, chống người chưa thành niên phạm tội của cơ quan công tố (Viện kiểm sát) ở một số nước trên thế giới và giá trị tham khảo đối với việt nam 65 Chương 3: TÌNH HÌNH NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI VÀ THỰC TRẠNG PHÒNG, CHỐNG NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 73 3.1. Tình hình và nguyên nhân người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam, giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2017 73 3.2. Thực trạng phòng, chống người chưa thành niên phạm tội của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2017 83 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM PHÒNG, CHỐNG NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 114 4.1. Quan điểm bảo đảm phòng, chống người chưa thành niên phạm tội của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay 114 4.2. Giải pháp bảo đảm phòng, chống người chưa thành niên phạm tội của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh 118 KẾT LUẬN 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 150 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLHS Bộ luật Hình sự BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự CQĐT Cơ quan điều tra ĐTV Điều tra viên KSV Kiểm sát viên NCTN Người chưa thành niên NCTNPT Người chưa thành niên phạm tội PCNCTNPT Phòng, chống người chưa thành niên phạm tội TAND Tòa án nhân dân THQCT Thực hành quyền công tố VKSND Viện Kiểm sát nhân dân 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Người chưa thành niên (NCTN) là nguồn nhân lực, tương lai của đất nước, cũng là đối tượng dễ bị tổn thương, dễ bị lôi kéo, dụ dỗ, xúi giục, để thực hiện các hành vi phạm tội. Do đó, NCTN cần được sự chăm sóc, bảo vệ, giáo dục phù hợp. Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, ban hành các chính sách, pháp luật nhằm bảo đảm phát triển toàn diện NCTN và đề ra nhiều chương trình, kế hoạch, biện pháp nhằm tăng cường bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống người chưa thành niên phạm tội (PCNCTNPT). Tuy nhiên, tình hình người chưa thành niên phạm tội (NCTNPT) ở Việt Nam hiện nay diễn biến phức tạp, tính chất, mức độ ngày càng nguy hiểm cho xã hội. Phòng, chống NCTNPT là trách nhiệm cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong đó, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) là một trong những lực lượng nòng cốt. Để PCNCTNPT, VKSND nói chung và VKSND cấp tỉnh nói riêng đã trực tiếp áp dụng các biện pháp pháp lý, có tác dụng đấu tranh và ngăn ngừa NCTNPT, hạn chế hậu quả thiệt hại do đối tượng này phạm tội, nhằm kiềm chế, đẩy lùi và từng bước làm giảm tội phạm, khắc phục những nguyên nhân và điều kiện của từng loại tội phạm do NCTN thực hiện. Cùng với các biện pháp tác động trực tiếp nhằm đảm bảo cho quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự đối với NCTNPT được nhanh chóng, chính xác, kịp thời theo thẩm quyền tố tụng, VKSND cấp tỉnh còn gián tiếp tác động để áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm thông qua việc thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị của mình và thông qua các công tác khác do pháp luật quy định. Như vậy, PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh là hoạt động của VKSND cấp tỉnh áp dụng các biện pháp nghiệp vụ từ khi tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm đến khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự đối với NCTNPT. Mục đích nhằm đảm bảo không bỏ lọt tội phạm, không làm oan sai người vô tội, trên cơ sở đó làm sáng tỏ các nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm do NCTN thực hiện. Qua đó, đề ra các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn và giảm trừ tội phạm do NCTN thực hiện trong đời sống xã hội, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh, nhằm giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội của các địa phương trên toàn quốc [58]. 2 Với chức năng, nhiệm vụ do pháp luật quy định, VKSND cấp tỉnh đã góp phần tích cực PCNCTNPT. Tuy nhiên, PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh còn hạn chế, khó khăn, vướng mắc, như: Chưa đề cao vai trò PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh; một số Kiểm sát viên (KSV) còn hạn chế về trình độ chuyên môn, chưa có kiến thức đầy đủ về tâm lý học, khoa học giáo dục, chưa được đào tạo chuyên sâu về kỹ năng PCNCTNPT; KSV chưa thực hiện đúng, đầy đủ các quy định dành riêng khi xử lý các vụ án do NCTNPT; công tác thực hành quyền công tố (THQCT) và kiểm sát hoạt động tư pháp đối với các vụ án do NCTNPT còn có những hạn chế nhất định; còn xảy ra án bị trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng; tranh tụng của KSV tại phiên tòa chưa mang tính thuyết phục cao; chưa bảo đảm quyền bào chữa, quyền đại diện hợp pháp của NCTNPT tham gia tố tụng; công tác phối hợp VKSND cấp tỉnh với các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan chức năng trong PCNCTPT chưa chặt chẽ; VKSND cấp tỉnh chỉ mới tập trung vào việc xử lý những vụ án cụ thể mà chưa có giải pháp đồng bộ, toàn diện để phòng ngừa NCTNPT; chưa chú ý làm rõ các nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm do NCTN thực hiện để kiến nghị yêu cầu các cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện các biện pháp phòng ngừa NCTNPT. Bên cạnh đó, các quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS), Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) và các văn bản pháp luật có liên quan đến NCTNPT chưa quy định rõ ràng, cụ thể. Cùng với những hạn chế đó, những năm qua, tình hình NCTNPT diễn biến phức tạp, tính chất, mức độ của hành vi phạm tội ngày càng nguy hiểm. Thủ đoạn phạm tội không còn đơn giản do bồng bột, thiếu suy nghĩ, các đối tượng đã có sự tính toán, chuẩn bị kỹ lưỡng, khá tinh vi, đã gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng [103]. Trước tình hình đó, đặt ra yêu cầu tiếp tục nghiên cứu toàn diện để xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh; làm rõ nguyên nhân của những kết quả đạt được và hạn chế PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh, trên cơ sở đó, đề xuất xây dựng hệ thống các quan điểm, giải pháp bảo đảm PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay. Do vậy, lựa chọn "Cơ sở lý luận và thực tiễn về phòng, chống người chưa thành niên phạm tội của Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay" làm luận án tiến sĩ luật học, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đang đặt ra. 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài luận án là cung cấp luận chứng khoa học để làm sáng tỏ cơ sở lý luận về PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh. Từ đó, đề xuất các quan điểm và giải pháp bảo đảm PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Một là, phân tích, đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về cơ sở lý luận và thực tiễn PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh. Hai là, xây dựng và làm rõ một số vấn đề lý luận về PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh như: Phân tích làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung và biện pháp PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh. Đồng thời, xác định các điều kiện bảo đảm PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh, cũng như nghiên cứu PCNCTNPT của cơ quan Công tố (Viện Kiểm sát) ở một số nước trên thế giới và chỉ ra giá trị tham khảo đối với Việt Nam. Ba là, phân tích, đánh giá thực trạng PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh trong những năm qua, chỉ ra được những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân. Bốn là, phân tích dự báo tình hình NCTNPT trong thời gian tới và đề xuất các quan điểm, giải pháp bảo đảm PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Dưới góc độ lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, luận án luận chứng cơ sở khoa học và đề xuất các quan điểm, giải pháp bảo đảm PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu, luận án chỉ tập trung nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn về PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh thông qua thực hiện chức năng THQCT, kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự và một số công tác khác do pháp luật quy định. 4 Về thời gian, luận án nghiên cứu PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay, giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2017. Về không gian, luận án nghiên cứu toàn diện trên phạm vi toàn quốc đối với cấp tỉnh, thành phố trong cả nước. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta về nhà nước và pháp luật; về công tác phòng, chống tội phạm, đặc biệt PCNCTNPT; về đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp; về hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như các chính sách hình sự của Nhà nước đối với NCTNPT. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở lý luận nói trên, luận án tiến hành nghiên cứu bằng nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm: Phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, thống kê, so sánh, lịch sử - logic để giải quyết các vấn đề đặt ra trong nghiên cứu nội dung của đề tài. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch: được sử dụng bao quát trong tất cả các chương của luận án để phát hiện, luận giải, nhận xét và đề xuất về các nội dung liên quan đến chủ đề luận án. - Phương pháp lịch sử - logic, so sánh, thống kê, được sử dụng trong chương 1, 2, 3 của luận án nhằm tập hợp, đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và thực trạng PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh ở nước ta hiện nay. Cụ thể một số phương pháp như sau: Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch sử - logic để nghiên cứu Chương 1. Sử dụng phương pháp lịch sử - logic nhằm tổng quan vấn đề nghiên cứu; sử dụng phương pháp phân tích để phân tích tài liệu thứ cấp nhằm thu thập những thông tin có liên đến đề tài nghiên cứu về PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, tổng hợp, khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố, làm cơ sở cho việc lựa chọn cách tiếp cận, kế thừa nội dung và đề xuất những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu trong đề tài luận án. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch để nghiên cứu Chương 2. Sử dụng kết hợp các phương pháp này để nghiên cứu, phân 5 tích, luận giải khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung, biện pháp và các điều kiện bảo đảm PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh; Đồng thời, tác giả sử dụng phương pháp so sánh để nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài về PCNCTNPT của Viện Công tố (Viện Kiểm sát) ở một số nước. Qua đó, rút ra giá trị tham khảo, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh áp dụng đối với Việt Nam. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp để nghiên cứu Chương 3. Sử dụng kết hợp các phương pháp này để đánh giá, phân tích về tình hình NCTNPT ở Việt Nam, từ đó đánh giá sự ảnh hưởng của tình hình NCTNPT đến PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh; phân tích, đánh giá, phân tích những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân của những kết quả, hạn chế, từ đó làm sáng tỏ nội dung của chương này. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp trong nghiên cứu Chương 4 để luận giải và đề xuất các quan điểm, giải pháp có căn cứ khoa học nhằm bảo đảm PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay. 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu toàn diện cơ sở lý luận và thực tiễn về PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh. Thứ nhất, luận án đã xây dựng được các phương diện lý luận cơ bản bổ sung, hoàn thiện vào hệ thống lý luận về PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh, gồm: - Xây dựng khái niệm, đặc điểm, vai trò PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh; - Phân tích nội dung, biện pháp PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay; - Xác định, làm rõ các điều kiện bảo đảm PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh; - Phòng, chống NCTNPT của cơ quan công tố (Viện Kiểm sát) ở một số nước trên thế giới và giá trị tham khảo đối với Việt Nam. Thứ hai, luận án phân tích, đánh giá một cách toàn diện những kết quả đạt được và hạn chế PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh trong những năm qua, đồng thời, phân tích làm rõ nguyên nhân của kết quả đạt được và hạn chế. Thứ ba, luận án xây dựng hệ thống các quan điểm, giải pháp bảo đảm PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về lý luận: Luận án đã góp phần hoàn thiện một số vấn đề lý luận khoa học pháp lý đối với PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh, từ đó tạo cơ sở cho việc nhận 6 thức thống nhất về chức năng, nhiệm vụ, vai trò của VKSND cấp tỉnh trong hệ thống các cơ quan có chức năng PCNCTNPT, về tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ KSV trực tiếp PCNCTNPT. Về thực tiễn: Luận án là tài liệu có thể sử dụng vào công tác giảng dạy trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng pháp luật cho cán bộ, công chức làm công tác PCNCTNPT, đặc biệt trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát tại thành phố Hồ Chí Minh và các trường chuyên ngành luật trong cả nước. Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng trong các đề tài nghiên cứu khoa học về các vấn đề có liên quan đến PCNCTNPT, về tổ chức bộ máy của các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ PCNCTNPT, trong đó có VKSND các cấp, đặc biệt VKSND cấp tỉnh nghiên cứu, vận dụng trong hoạt động thực tiễn để bảo đảm PCNCTNPT ở Việt Nam hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bảng, biểu và phụ lục, nội dung luận án gồm 04 chương, 11 tiết. 7 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÒNG, CHỐNG NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến phòng, chống người chưa thành niên phạm tội Ở Việt Nam, đề tài về NCTNPT luôn nhận được nhiều tác giả, các nhà khoa học, các cơ sở nghiên cứu, thể hiện tại một số công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu dưới đây: - "Phòng ngừa thanh thiếu niên phạm tội - trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội" của Nguyễn Xuân Yêm và các tác giả [111] đã khái quát ở mức độ tổng quan, toàn diện các vấn đề liên quan đến đấu tranh phòng, chống tội phạm NCTN, đồng thời đặt ra những yêu cầu đối với việc hoàn thiện các quy định của pháp luật đối với NCTN phạm tội. - "Áp dụng chính sách hình sự đối người chưa thành niên phạm tội" của Trình Đình Thể [72] đã phân tích nguyên nhân và điều kiện phạm tội, thực tiễn hoạt động các cơ quan tư pháp đối với NCTNPT. Qua đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị, giải pháp phù hợp nhằm giúp NCTNPT thay đổi nhân cách, tự sửa chữa lỗi lầm, phục hồi chân thiện mỹ bằng môi trường sống trong lành có sự hỗ trợ của pháp luật. - "Tư pháp người chưa thành niên" của Cao Đức Thái [68] đã giới thiệu chung về vấn đề tư pháp NCTN, một số vấn đề có liên quan đến vi phạm pháp luật của NCTN. Các tác giả cho rằng: cần phải có biện pháp đặc biệt trong giải quyết tình trạng vi phạm pháp luật của trẻ em vì đối tượng này là chủ thể hết sức đặc biệt. Mặc dù hệ thống pháp luật trong nước và quốc tế về tư pháp đối với NCTN được hình thành tương đối đầy đủ và đáp ứng yêu cầu xử lý tình trạng NCTN vi phạm pháp luật, nhưng phải đảm bảo không ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển toàn diện của NCTN. - "Chế tài hình sự đối với xâm hại trẻ em và người chưa thành niên phạm tội" của Hà Anh [1] đã tập trung phân tích vị trí, vai trò của vấn đề bảo vệ các 8 quyền của trẻ em trong pháp luật hình sự. Bảo vệ trẻ em bằng biện pháp hình sự là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, hạn chế trình trạng phạm tội cho NCTN thực hiện. Cụ thể, BLHS năm 2015 quy định đối với tội phạm là NCTNPT áp dụng nguyên tắc giáo dục, phòng ngừa là chính, không áp dụng hình phạt tù chung thân, tử hình, hình phạt tiền và hình phạt bổ sung đối với đối tượng này, chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn, nếu thấy không cần thiết áp dụng hình phạt thì áp dụng các biện pháp tư pháp khác (như giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng). Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập đến nội dung chế tài hình sự đối với nhóm hành vị xâm hại trẻ em, chế tài hình sự đối với NCTNPT và thủ tục tố tụng dành cho NCTNPT. - "Bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong pháp luật hình sự và tố tụng hình sự Việt Nam" của Nguyễn Công Hồng [38] đã phân tích cụ thể những quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự về bảo vệ quyền của NCTNPT. Đặc biệt, bảo vệ quyền của người tạm giữ, bị can, bị cáo chưa thành niên, việc áp dụng các hình phạt không mang tính chất giam giữ, biện pháp tư pháp không mang tính chất quản lý tập trung đối với NCTNPT. Tác giả cho rằng: Do chưa trưởng thành đầy đủ cả về thể chất và tinh thần, trong nhiều trường hợp NCTN chưa hiểu biết đầy đủ về các quyền năng tố tụng của mình cũng như hậu quả pháp lý của việc thực hiện hay không thực hiện chúng. Do đó, nhằm hỗ trợ NCTNPT thực hiện một số quyền năng này, trong đó phải kể đến, quyền bào chữa, quyền kháng cáo và quyền trình bày lời khai. - "Tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn Hà Nội, thực trạng và giải pháp" của tác giả Trịnh Quốc Toản [85] đã đề cập đến những vấn đề lý luận về trách nhiệm hình sự của NCTN phạm tội, các biện pháp tư pháp và hình phạt áp dụng đối với NCTN phạm tội, thực trạng và nguyên nhân phạm tội của NCTN ở thành phố Hà Nội trong những năm gần đây. Từ đó, đưa ra các dự báo về tình hình tội phạm của NCTN ở thành phố Hà Nội và các giải pháp đấu tranh phòng, chống. Trong các giải pháp đưa ra, tác giả có nêu các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác của cơ quan bảo vệ pháp luật bao gồm Tòa án, Viện kiểm sát (VKS) và Công an trong đấu tranh phòng, chống tội phạm do NCTN thực hiện. Riêng đối với VKSND gồm các giải pháp cụ thể sau: Viện kiểm sát nhân dân ở hai cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội cần chú trọng kiểm sát hoạt động điều tra các vụ án có bị cáo là NCTN phạm tội; hoạt động công tố phải được thực hiện ngay từ khi 9 khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng nhằm đảm bảo không bỏ lọt tội phạm. Tăng cường công tác kiểm sát việc bắt, giam giữ đảm bảo đúng pháp luật, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp oan sai trong bắt, tạm giữ, tạm giam thuộc phạm vi thẩm quyền phê chuẩn của mình. - "Người chưa thành niên phạm tội - Đặc điểm tâm lý và chính sách xử lý" của tác giả Đặng Thanh Nga, Trương Quang Vinh [51] đã phân tích những căn cứ pháp lý để điều tra, xét xử NCTNPT. Đặc biệt, thực trạng của việc tái hòa nhập cộng đồng cho NCTNPT tại trường giáo dưỡng, trại giam và sự cần thiết của việc hỗ trợ tâm lý cho NCTNPT, phân tích kết quả đã đạt được đối với các trường hợp tham vấn cụ thể. Từ đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc phòng ngừa NCTNPT, hiệu quả xử lý đối với NCTNPT. - "Nguyên nhân, điều kiện người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự và giải pháp phòng ngừa" của Nguyễn Minh Đức [34] đã tập trung phân tích, làm rõ nhận thức chung về NCTN vi phạm pháp luật hình sự và đặc điểm tình hình, nhân thân và nguyên nhân, điều kiện của tình hình NCTN vi phạm pháp luật hình sự. Từ đó, tác giả đưa ra các chiến lược, chương trình, giải pháp và khuyến nghị phòng ngừa NCTN vi phạm pháp luật hình sự. - "Hoạt động của lực lượng Công an nhân dân trong phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội" của tác giả Đỗ Bá Cờ [19] đã đề cập đến những vấn đề lý luận về NCTN phạm tội và hoạt động phòng ngừa NCTN phạm tội của lực lượng Công an nhân dân, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa NCTN phạm tội của lực lượng Công an nhân dân. - "Bảo đảm quyền của người chưa thành niên trong tố tụng hình sự ở Việt Nam" của Lê Minh Thắng [71] đã nghiên cứu về mặt lý luận đảm bảo các quyền của NCTN trong tố tụng hình sự không chỉ với tư cách là tội phạm mà còn ở tư cách đối tượng là người bị hại, người làm chứng. Vấn đề sự kế thừa, giao thoa pháp luật quốc gia và quốc tế cũng được tác giả làm rõ, góp phần nhận diện những vấn đề mới về đảm bảo quyền của NCTN trong tố tụng hình sự. Tác giả cũng có nhiều phát hiện mới về mức độ phổ biến, mức độ khả thi của nhiều quy định liên quan trong tố tụng hình sự. Từ đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền của NCTN trong tố tụng hình sự: Bổ sung quy định nâng cao vai trò của người bào chữa, gia đình, nhà trường, người bị hại trong vụ án NCTNPT. 10 - "Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam" của Vũ Thị Thu Quyên [65] đã nghiên cứu một cách tương đối toàn diện vấn đề lý luận của pháp luật về quyền của NCTNPT ở Việt Nam và khái quát hóa một số quy định các quốc gia và chỉ ra những kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam. Từ đó, đánh giá thực trạng pháp luật về quyền của NCTNPT và các giải pháp mang tính toàn diện nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền của NCTNPT. - "Công tác phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra trên địa bàn tỉnh Điện Biên" của Đinh Thanh Sơn [67] đã phân tích, đánh giá một cách tổng thể khách quan trên các phương diện lí luận và thực tiễn về phòng ngừa tội phạm do NCTN thực hiện. Tác giả đã làm rõ được những dấu hiệu đặc trưng cơ bản của tội phạm do NCTN thực hiện trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những dự báo về tình hình tội phạm do NCTN gây ra trong thời gian tới, căn cứ tình hình thực tiễn trên địa bàn đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội phạm do NCTN thực hiện. - "Hình phạt tù đối với người chưa thành niên phạm tội - Lý luận và thực tiễn áp dụng" của Vũ Ngọc Thùy [73] đã đề cập đến nội dung NCTN phạm tội là dạng đối tượng phạm tội đặc biệt, khi áp dụng hình phạt tước tự do đối với NCTN khuyến cáo chỉ sử dụng như là biện pháp cuối cùng và cần hạn chế, đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp cưỡng chế khác. Do đó, cần có những giải pháp hạn chế áp dụng hình phạt tù đối với NCTN trong thực tiễn. - "Miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật Việt Nam" của Lê Ngọc Duy [23] đã phân tích một cách có hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản của chế định miễn trách nhiệm hình sự đối với NCTN phạm tội và khái quát việc áp dụng các quy định pháp luật hình sự về miễn trách nhiệm hình sự đối với NCTNPT trong thực tiễn áp dụng tại Việt Nam. Qua đó, đề xuất các giải pháp nhằm góp phần giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự được thống nhất, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm. - "Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam" của Dương Thị Ngọc Thương [75] đã làm rõ một số vấn đề lý luận về trách nhiệm hình sự của NCTNPT trong luật Hình sự Việt Nam và làm rõ các nguyên tắc, quy định hình phạt và các biện pháp tư pháp áp dụng của NCTNPT. 11 Qua đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật Hình sự Việt Nam và các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định này. - "Tăng cường năng lực hệ thống tư pháp người chưa thành niên" của Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp [106]. Nội dung của Dự án phân tích, đối chiếu các chuẩn mực về tư pháp NCTN trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia với thực tiễn lập pháp và thi hành pháp luật của Việt Nam trong lĩnh vực này. Từ đó, đưa ra những đánh giá tổng hợp về sự hài hòa giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế trong lĩnh vực tư pháp NCTN, những ưu điểm và hạn chế của hệ thống tư pháp NCTN ở Việt Nam hiện nay. Đặc biệt, Dự án đã đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện ba yếu tố của hệ thống tư pháp NCTN pháp luật, tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp. - "Báo cáo đánh giá các quy định của Bộ luật Hình sự liên quan đến người chưa thành niên và thực tiễn thi hành" của Nguyễn Công Hồng [39]. Kết quả nghiên cứu của Báo cáo được thực hiện trong khuôn khổ Dự án "Hệ thống tư pháp thân thiện với NCTN" được ký kết giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Quỹ Nhi đồng của Liên Hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam. Nội dung đã báo cáo một cách khách quan các quy định của BLHS Việt Nam liên quan đến NCTNPT và các tội phạm xâm hại NCTN cũng như thực tiễn thi hành các quy định này, so sách các quy định hiện có trong BLHS với các tiêu chuẩn và nguyên tắc quốc tế về tư pháp NCTN, chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa các quy định này với pháp luật quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy quyền trẻ em. Trên cơ sở đó, đưa ra một số nhận xét, đánh giá và khuyến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của BLHS Việt Nam liên quan đến NCTN theo hướng bảo đảm cho các quy định của BLHS Việt Nam phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp quốc về Quyền trẻ em cùng với các tiêu chuẩn và quy định quốc tế có liên quan về quyền trẻ em. - "Quyết định hình phạt với người chưa thành niên phạm tội" của tác giả Dương Tuyết Miên [45] đã đề cập đến tính chất đặc biệt của việc quyết định hình phạt đối với NCTN ở chỗ hình phạt được quy định nhẹ hơn so với người đã thành niên phạm tội có các tình tiết khác tương đương và mức giảm nhẹ phụ thuộc vào mức tuổi của người phạm tội. Điều này xuất phát từ việc NCTN được hưởng chính sách giảm trách nhiệm Hình sự của Nhà nước khi có hành vi phạm tội vì họ có những đặc điểm đặc biệt về nhân thân. 12 - "Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong đấu tranh người chưa thành niên phạm tội" của Trần Quang Tiệp [76] đã trình bày quan điểm phát huy sức mạnh tổng hợp đối với cuộc đấu tranh phòng, chống NCTNPT, đòi hỏi phải tổ chức, phối hợp chặt chẽ sự giáo dục NCTN trong gia đình, nhà trường và xã hội để hình thành quá trình giáo dục thống nhất, liên tục, hướng vào việc phát triển nhân cách của NCTN. - "Những đặc điểm cơ bản về trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam" của tác giả Trần Văn Dũng [21] cho rằng: Lịch sử lập pháp hình sự nói chung và lịch sử lập pháp hình sự về NCTNPT nói riêng cũng được nghiên cứu dựa trên lịch sử của dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ. Bài viết đã, nghiên cứu một cách có hệ thống lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về trách nhiệm hình sự và quá trình phát triển của pháp luật hình sự về trách nhiệm hình sự của NCTNPT. Qua đó, đánh giá thực trạng, rút ra những giá trị cần được kế thừa, của pháp luật hình sự hiện hành về trách nhiệm hình sự của NCTNPT và đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan. - "Khái niệm người chưa thành niên và khái niệm tội phạm do người chưa thành niên gây ra - cơ sở có tính pháp lý quan trọng để phòng ngừa, điều tra tội phạm và xử lý người chưa thành niên phạm tội" của Bùi Thành Chung [17] đã làm rõ khái niệm NCTN, tội phạm do NCTN gây ra, và đề cập đến vấn đề cần được rút ra trong công tác phòng ngừa, điều tra tội phạm và xử lý NCTNPT. Cần chú ý những vấn đề sau: Xác định đối tượng trong phòng, ngừa tội phạm; tính thân thiện trong điều tra tội phạm; tính cụ thể, nhân văn trong xử lý NCTNPT. Trên cơ sở đó, bài viết cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự đối với NCTN theo hướng bảo vệ các quyền của NCTN theo pháp luật Việt Nam và phù hợp với pháp luật quốc tế, nhất là áp dụng biện pháp thân thiện trong điều tra và tính nhân văn khi xử lý NCTNPT. - "Người chưa thành phạm tội - Các biện pháp hạn chế" của tác giả Bùi Thị Chinh Phương [52] đã đề cập đến tình hình phạm tội do NCTN gây ra có tính chất nghiêm trọng và đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Nội dung quy định của pháp luật hình sự đối với NCTNPT và thực tiễn áp dụng ở nước ta. Qua đó, tác giả cũng nêu một số biện pháp để hạn chế, đẩy lùi tội phạm là NCTN. - "Góp ý một số quy định đối với người chưa thành niên phạm tội" của tác giả Nguyễn Thị Bình [4] đã đề cập đến việc áp dụng các biện pháp xử lý đối với 13 NCTNPT cần phải được cân nhắc, xem xét kỹ theo nguyên tắc không được quá mạnh làm cho họ thấy quá bất công, nhưng không được quá nhẹ để tránh hiện tượng "nhờn luật". Ngoài ra, tác giả cũng trình bày rõ điều kiện áp dụng để tránh "quy định treo" và việc xây dựng hình phạt đối với NCTN theo nguyên tắc công bằng. - "Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội của một số nước trên thế giới và liên hệ ở Việt Nam" của Hoàng Minh Đức [35] đã nghiên cứu, trao đổi những khía cạnh khác nhau dưới góc độ so sánh pháp luật của một số nước trên thế giới và liên hệ ở Việt Nam về chính sách hình sự đối với NCTNPT. Qua đó, nhằm đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện chính sách hình sự đối với NCTN ở Việt Nam hiện nay. - "Nghiên cứu dấu hiệu tiền phạm tội của người chưa thành niên phục vụ công tác phòng ngừa tội phạm" của Trần Chiến Thắng [69] đã đề cập đế...ông tố (Viện Kiểm sát) của nước ngoài có giá trị tham khảo đối với Việt Nam như thế nào? - Phòng, chống NCTNPT của VKSND cấp tỉnh ở Việt Nam, giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2017 đã đạt được những kết quả và hạn chế như thế nào? Nguyên nhân của những kết quả đạt được và hạn chế PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh là gì? - Tình hình NCTNPT trong thời gian tới diễn biến như thế nào? - Để bảo đảm PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay trong thời gian tới cần phải làm gì? 1.3.3. Những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu trong đề tài luận án Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về cơ sở lý luận và thực tiễn về PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh ở nước ta hiện nay, với mục đích, nhiệm vụ của luận án đặt ra, một số vấn đề sau đây trong luận án cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn. - Về mặt lý luận: Nghiên cứu, xây dựng khái niệm, làm rõ đặc điểm, vai trò, nội dung, biện pháp PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh và các điều kiện bảo đảm PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh, nhằm hoàn thiện hệ thống lý luận về PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay. - Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở những phân tích, đánh giá thực tiễn PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh, làm rõ những kết quả đạt được, hạn chế và tìm ra nguyên nhân của kết quả đạt được, hạn chế PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh 26 trong những năm qua. Từ đó, luận án đưa ra những dự báo về tình hình NCTNPT trong thời gian tới và đề xuất quan điểm, giải pháp bảo đảm PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay. Kết luận chương 1 Ở nhiều nước trên thế giới, Viện Kiểm sát (Viện công tố) đã tham gia cách tích cực, góp phần PCNCTNPT, do đó có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về tội phạm do NCTN thực hiện và công tác PCNCTNPT của các cơ quan chức năng. Ở nước ta, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, nhiều cá nhân, tổ chức đã tiến hành nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn về PCNCTNPT gắn liền với chức năng của VKSND. Ở mỗi công trình, có sự khác biệt về phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu, nhưng nhìn chung đều thống nhất về các biện pháp cần tiến hành để PCNCTNPT như: Cần phải xây dựng hệ thống pháp luật tốt, trong đó sự giáo dục của các tổ chức xã hội, tổ chức đoàn thể và gia đình đóng vai trò cốt lõi; có chính sách giáo dục thanh thiếu niên thông qua nhiều kênh thông tin đại chúng; xử lý nghiêm minh, đồng thời tăng cường tính chất giáo dục, phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng; đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục pháp luật cho các em ở nhà trường, ở địa phương và tại các tổ chức sinh hoạt đoàn thể nơi các em tham gia; Nhà nước có chính sách tạo việc làm cho người lao động, ổn định kinh tế - chính trị - xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân, nâng cao chất lượng gia đình, bởi lẽ gia đình chính là tế bào của xã hội; hoàn thiện các chính sách hình sự đối với tội phạm do NCTN thực hiện Do đó, nhiều công trình nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài về tội phạm do NCTN thực hiện đã được tiến hành và áp dụng có hiệu quả vào hoạt động thực tiễn ở nhiều quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Chính phủ các nước đã tiếp nhận những kết quả nghiên cứu đó và đã hình thành các quan điểm cụ thể về thiết kế mô hình bộ máy các cơ quan có chức năng PCNCTNPT; các hoạt động cần tiến hành để PCNCTNPT có hiệu quả cao,... Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay vẫn đang đặt ra nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ về mặt lý luận, nhằm bảo đảm PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh. 27 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG, CHỐNG NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP TỈNH 2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ PHÒNG, CHỐNG NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP TỈNH 2.1.1. Khái niệm người chưa thành niên phạm tội Người chưa thành niên là một trong những bộ phận, thành phần chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu dân số của bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Đó cũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành, lĩnh vực khoa học, trong đó có khoa học pháp lý. Trong khoa học pháp lý, một mặt thừa nhận NCTN được hiểu là người chưa phát triển đầy đủ, toàn diện về thể lực, trí tuệ, tinh thần, mặt tâm sinh lý; bên cạnh đó, NCTN cũng được coi là chưa có đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của cá nhân, công dân do pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế quy định. Như vậy, xét ở góc độ chung nhất, NCTN là người chưa phát triển một cách đầy đủ và toàn diện bởi các yếu tố sau đây: - Thứ nhất, yếu tố thể chất. Đây là yếu tố mang tính vận động cơ học thuộc về mặt thể chất cơ thể của NCTN. Trong chu kỳ phát triển tự nhiên của con người thì giai đoạn ở độ tuổi 14 đến 18 tuổi, NCTN có sự thay đổi theo chiều hướng phát triển nhanh nhất về thể chất, ở đó các cơ quan chức năng (bộ phận của cơ thể con người) có sự phát triển mạnh mẽ nhất, điều này có thể gây nên sự mất cân bằng trong hoạt động hệ thần kinh trung ương, dễ dẫn đến phản ứng bất thường, cơn xúc động mạnh của cơ thể. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc phạm tội của NCTN. - Thứ hai, yếu tố nhận thức. Đây là lứa tuổi mà NCTN chưa hiểu biết đầy đủ về kiến thức xã hội. Xuất phát từ việc giáo dục NCTN ở độ tuổi này chủ yếu là học sinh đang học phổ thông. Vì thế, về nhận thức xã hội còn hạn chế, kinh nghiệm sống chưa nhiều nên (dễ bị các đối tượng xấu) lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội, hoặc dễ sa ngã vào cám dỗ của cuộc sống. Ở lứa tuổi này, xét góc độ trí tuệ, nhận thức vẫn chưa hoàn thiện, do vậy suy nghĩ và hành động của NCTN còn rất bồng bột, thiếu kiềm chế, dễ bị tác động nhân tố bên ngoài, hành động mang tính bột phát [71, tr.33]. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc phạm tội khá phổ biến ở lứa tuổi này. 28 - Thứ ba, yếu tố pháp lý. Đây là yếu tố mang tính khách quan, do pháp luật quy định, ở đó NCTN được pháp luật quy định cho các quyền và nghĩa vụ pháp lý cơ bản khi tham gia vào các quan hệ pháp luật. Tuy nhiên, các quyền và nghĩa vụ pháp lý còn ở mức độ hạn chế so với người đã thành niên. Điều này, cũng xuất phát từ yếu tố nhận thức của NCTN là chưa đầy đủ về các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình, nên nếu trao cho họ đầy đủ thì sẽ dẫn đến việc khó kiểm soát được và họ sẽ thực hiện một cách không đảm bảo có thể gây hại cho bản thân và cho xã hội. Do vậy, yếu tố pháp lý mang tính bảo vệ quyền lợi của NCTN nhằm hạn chế tối đa việc vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm pháp luật hình sự nói riêng. Do đó, NCTN có những đặc điểm về thể chất và tâm sinh lý chưa đầy đủ và bị pháp luật giới hạn trong một số trường hợp khi tham gia vào các quan hệ pháp luật. Pháp luật quốc tế cũng đặt ra các quy định về độ tuổi của NCTN và các quyền tối thiểu của NCTN mà các quốc gia thành viên phải tuân thủ. Ở Việt Nam, theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015: "NCTN là người chưa đủ mười tám tuổi". Từ những phân tích nêu trên, dưới góc độ pháp lý có thể hiểu: NCTN là người dưới 18 tuổi, chưa phát triển đầy đủ và toàn diện về thể chất, tinh thần, nhận thức xã hội, vì vậy cũng chưa có đầy đủ năng lực hành vi trong thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý khi tham gia vào các quan hệ pháp luật như người đã thành niên. Trên cơ sở đó, NCTNPT là thuật ngữ được sử dụng trong ngành luật hình sự và luật tố tụng hình sự. Tuy nhiên, vẫn chưa có khái niệm pháp lý chính thức giải thích thuật ngữ này dù BLHS, TTHS có quy định chương riêng về NCTNPT. BLHS năm 2015(sửa đổi, bổ sung năm 2017) chưa đưa ra khái niệm về NCTN mà chỉ quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Theo đó, quy định người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà BLHS có quy định khác và người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của BLHS [59]. Như vậy, theo quy định của BLHS, có thể hiểu NCTNPT là những người nằm trong độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. Nói cách khác, NCTNPT là những 29 người mà tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội, người đó từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. Một câu hỏi được đặt ra ở đây là tại sao pháp luật hình sự lại quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của NCTN là từ đủ14 tuổi?. Ở mỗi quốc gia trên thế giới có quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của NCTN rất khác nhau. Chẳng hạn: Tuổi chịu trách nhiệm hình sự của Singapo là từ đủ 7 tuổi đến 12 tuổi trở lên; Anh là từ đủ 10 tuổi đến dưới 14 tuổi; Đức, Nga, Nhật Bản là từ đủ 14 tuổi trở lên; Canada là từ đủ 12 tuổi trở lên; Thụy Điển là đủ 15 tuổi; Cuba là 16 tuổi, trong khi đó Chilê, Tây Ban Nha lại không quy định độ tuổi tối thiểu chịu TNHS... Sở dĩ, pháp luật hình sự mỗi quốc gia có quy định khác nhau như vậy là vì phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, cũng như sự phát triển của từng nước. Ở nước ta, pháp luật hình sự có quy định từ đủ 14 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự là phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Trong độ tuổi này, NCTN đã phát triển nhanh về tâm sinh lý, họ đã ý thức được hành vi của mình, tự ý thức được đúng, sai cũng như ý thức được phần nào việc gì là đúng pháp luật, việc gì là sai trái, bị pháp luật cấm. Do đó, họ có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm về chính hành vi sai trái do mình thực hiện. Xuất phát từ đặc điểm đường lối xử lý hình sự đối với NCTNPT không giống như đối với người đã thành niên phạm tội. Đối với NCTNPT, thì chính sách hình sự của Việt Nam nhấn mạnh yếu tố giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, tạo ra các điều kiện cần thiết giúp họ phát triển một cách lành mạnh để trở thành những công dân có ích cho xã hội. Chính xuất phát từ lý do này, BLTTHS đã quy định một chương riêng về thủ tục tố tụng đối với NCTNPT. Việc xử lý NCTNPT dựa trên các nguyên tắc nhân đạo; bảo đảm quyền con người, quyền công dân; bảo đảm sự phát triển về thể chất và tinh thần. Do đó, đối với NCTN, việc xác định một trường hợp cụ thể hành vi phạm tội có trở thành tội phạm hay không còn căn cứ vào nguyên tắc xử lý theo quy định của pháp luật. Để xác định trách nhiệm hình sự của NCTN thì phải xác định được họ đã thực hiện hành vi được mô tả trong BLHS, trong đó, BLHS quy định tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý. Như vậy, để xác định NCTNPT khi có đầy đủ 3 điều kiện sau: Một là, có hành vi phạm tội do NCTN thực hiện; hai là, người thực hiện hành vi phạm tội đã đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự tương ứng với loại tội phạm và lỗi gây ra tội phạm; ba là, người đó thực tế phải 30 chịu trách nhiệm hình sự sau khi các cơ quan có thẩm quyền cân nhắc việc cần thiết phải xử lý bằng hình sự mà không thể áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp khác để quản lý, giáo dục và phòng ngừa tội phạm. Từ những phân tích trên, tác giả cho rằng: Người chưa thành niên phạm tội là người thực hiện hành vi phạm tội khi đã đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi hoặc đã đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi mà phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng được quy định tại một số tội trong BLHS và bị các cơ quan có thẩm quyền xác định cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự. 2.1.2. Khái niệm phòng, chống người chưa thành niên phạm tội của Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh Phòng, chống tội phạm nói chung và PCNCTNPT nói riêng mang tính phức tạp, cần sự phân biệt rõ ràng về nội dung, hình thức, các biện pháp nhất định. Trong cuộc đấu tranh với hiện tượng tội phạm, phương hướng cơ bản và quan trọng là "phòng ngừa", "chống" chỉ được thực hiện khi phòng ngừa không thật sự hiệu quả. Như C.Mác đã nói: Người làm luật thông thái cần phải phòng ngừa tội phạm làm sao để khỏi trừng phạt nó. Trong lý luận cũng như thực tiễn đấu tranh với hiện tượng tội phạm, các thuật ngữ "phòng ngừa" và "chống" hay "đấu tranh chống tội phạm" hay sử dụng thường xuyên thành một cụm từ như "cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm" hay "đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm" nhưng chưa cắt nghĩa một cách rõ ràng. Do đó, tình trạng lẫn lộn giữa các khái niệm cũng diễn ra phổ biến. Từ những công trình nghiên cứu cho phép chúng ta có thể khái quát được một số các biện pháp đấu tranh, phòng ngừa NCTNPT đang được áp dụng trong thực tiễn. Dựa trên những cơ sở khác nhau nên có những cách phân loại hệ thống những biện pháp phòng ngừa khác nhau: Nếu dựa vào lĩnh vực phòng ngừa, thì có các biện pháp về kinh tế, chính trị, các biện pháp về tổ chức, các biện pháp về pháp luật. Nếu dựa vào diễn biến của tình hình tội phạm, thì có các biện pháp phòng ngừa ở phạm vi toàn quốc hay từng khu vực lãnh thổ hành chính, các biện pháp phòng ngừa nhóm tội phạm. Nếu dựa vào tính chất tác động của các biện pháp phòng ngừa thì có thể chia thành các biện pháp giáo dục, các biện pháp tổ chức quản lý, các biện pháp xử lý theo pháp luật. Nếu theo cách phân chia này thì các biện pháp phòng ngừa sẽ gồm 2 nhóm: Các biện pháp phòng ngừa chung và các biện pháp phòng ngừa riêng. Đối với biện pháp phòng ngừa chung là các biện pháp mà Đảng, Nhà 31 nước, chính quyền, các cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể và mọi công dân tiến hành nhằm nâng cao mọi mặt của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa, pháp luật...). Đối với biện pháp phòng ngừa riêng: Đó là các biện pháp tác động trực tiếp tới người phạm tội do các cơ quan chuyên môn (Công an, Thanh tra, Kiểm sát, Tòa án, Kiểm lâm, Cảnh sát biển, Hải quan...) tiến hành, nhằm phát hiện kịp thời những hành vi phạm tội, xử lý nghiêm những người phạm tội và giáo dục, cải tạo họ trở thành công dân có ích cho xã hội. Trong thực tiễn, do ý nghĩa to lớn của các biện pháp chống NCTNPT như phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành hình phạt đối với việc ngăn ngừa tội phạm mà nhiều người cho rằng: Chống NCTNPT là một bộ phận cần thiết và quan trọng của phòng ngừa NCTNPT nhằm đảm bảo tính triệt để của các biện pháp phòng ngừa có hiệu lực. Hình phạt không chỉ tác động trực tiếp đối với người đó để đảm bảo cho tính bắt buộc phải chịu trách nhiệm pháp lý khi gây ra tội phạm mà còn ngăn chặn chính họ không tiếp tục phạm tội mới. Đồng thời, hình phạt còn có ý nghĩa phòng ngừa chung thông qua việc gây tác động giáo dục quần chúng nhân dân lao động tích cực, tham gia đấu tranh với tội phạm và răn đe những người khác không vi phạm pháp luật và phạm tội. Tại Điều 31 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định rõ: "Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm" [59]. Phòng, chống NCTNPT của VKSND cấp tỉnh được tiến hành theo hai nội dung là phòng ngừa NCTNPT và chống NCTNPT, tức là sử dụng các biện pháp để đấu tranh trực tiếp và gián tiếp với hành vi phạm tội của NCTN. Thứ nhất, phòng ngừa NCTNPT của VKSND cấp tỉnh Hiện nay, chưa có một văn bản pháp luật nào đưa ra khái niệm về phòng ngừa tội phạm, do đó ở những góc độ khác nhau, phòng ngừa tội phạm được hiểu khác nhau. Theo Từ điển Luật học, phòng ngừa tội phạm được hiểu là hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, của toàn thể cộng đồng và công dân nhằm nhanh chóng và sớm phát hiện, ngăn chặn, khắc phục nguyên nhân và điều kiện của tình trạng phạm tội, làm giảm nguyên nhân phát sinh phạm tội bằng toàn bộ những biện pháp liên quan với nhau, do cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân tiến hành [10, tr.622]. 32 Theo GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa thì "Phòng ngừa tội phạm là hoạt động của cơ quan, tổ chức và công dân thực hiện tổng thể các biện pháp tác động trực tiếp vào các nguyên nhân của tội phạm để kiểm soát, hạn chế tác động và loại trừ dần những nhóm nguyên nhân này". Theo từ điển Bách khoa Công an nhân dân thì "Phòng ngừa tội phạm là một hệ thống các biện pháp của nhà nước và xã hội nhằm chủ động ngăn chặn không để cho tội phạm xảy ra, không để cho các thành viên của xã hội phải gánh chịu hậu quả tiêu cực do hành vi phạm tội gây nên" [92, tr.418]. Các quan điểm nói trên dù có những cách diễn đạt khác nhau, tuy nhiên chúng có điểm chung là phòng ngừa tội phạm đó là hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội áp dụng các biện pháp để hạn chế và tiến đến loại trừ nguyên nhân của tội phạm nhằm ngăn chặn không để cho tội phạm xảy ra. Phòng ngừa NCTNPT của VKSND cấp tỉnh là việc VKSND cấp tỉnh bằng nhiều biện pháp nhằm khắc phục những nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm do NCTN thực hiện nhằm ngăn chặn, hạn chế và làm giảm từng bước tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội. Do đó, phòng ngừa NCTNPT được coi là nội dung chính, là tư tưởng chủ đạo xuyên suốt PCNCTNPT. Đây là, hoạt động mang bản chất nhân đạo trong chính sách hình sự của các nhà nước đương đại, trong đó có Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hạn chế tối đa việc NCTNPT bị xử lý trước pháp luật, không bị tước quyền công dân. Đặc biệt, phòng ngừa NCTNPT tức là không để tội phạm xảy ra gây hậu quả cho xã hội và ảnh hưởng đến quá trình phát triển lành mạnh của họ. Mặt khác, phòng ngừa NCTNPT của VKSND cấp tỉnh còn mang ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc. Làm tốt công tác phòng ngừa giúp cho nhà nước giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của nhà nước, của tập thể và của công dân. VKSND cấp tỉnh thực hiện tốt phòng ngừa NCTNPT còn mang ý nghĩa kinh tế, tiết kiệm ngân sách nhà nước, sức lao động, thời gian của CQĐT, VKSND, TAND, Cơ quan thi hành án hình sự, khi không phải tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và giáo dục cải tạo NCTNPT. Để bảo đảm phòng ngừa NCTNPT của VKSND cấp tỉnh cần tiến hành các hoạt động cụ thể sau đây: Một là, tập trung nghiên cứu những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do NCTN thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh của cả nước trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian sắp tới bao gồm: 33 - Nghiên cứu sự tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, đặc biệt là sự tác động tiêu cực như sự ảnh hưởng của văn hóa đồi trụy (phim ảnh, internet, game,), lối sống xa hoa, thích hưởng thụ, lười lao động, các tệ nạn xã hội đối với NCTN và hành vi vi phạm pháp luật của NCTN. - Những ảnh hưởng tác động tiêu cực từ phía gia đình, nhà trường, xã hội đến sự hình thành và phát triển nhân cách, lối sống của NCTN; những thiếu sót trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống, ý thức chấp hành pháp luật đối với NCTN. - Phối hợp với Cơ quan thi hành án hình sự và các cơ quan chức năng làm tốt công tác kiểm sát thi hành án hình sự đối với NCTNPT, để xóa bỏ tư tưởng phạm tội của NCTN, chấp nhận sự giáo dục, cải tạo để trở thành người sống có ích cho gia đình, bản thân và xã hội, tránh tình trạng tái phạm, tái phạm nguy hiểm. - Phối kết hợp với các cơ quan chức năng đánh giá phong trào quần chúng nhân dân tham gia phòng chống tội phạm ở địa phương, có phát huy được sức mạnh của quần chúng tham gia phòng ngừa tội phạm. - Mối quan hệ của VKSND với CQĐT, TAND trong công tác PCNCTNPT, để phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh đối với loại tội phạm này. Hai là, bên cạnh việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do NCTN thực hiện, VKSND cấp tỉnh còn phải nghiên cứu đề ra các biện pháp thích hợp, nhằm từng bước ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ nguyên nhân và điều kiện của tội phạm do NCTN thực hiện. Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình VKSND cấp tỉnh đẩy mạnh thực hiện chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm nói chung và PCNCTNPT nói riêng; phối kết hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan chức năng tuyên truyền, giáo dục pháp luật đối với NCTN; tham gia xây dựng pháp luật có liên quan đến NCTN; tổng kết kinh nghiệm thực tiễn PCNCTNPT thông qua thực hiện chức năng THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp, nhất là đề ra các biện pháp phòng ngừa NCTNPT; thực hiên công tác thống kê NCTNPT để đánh giá kết quả PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh và đưa ra những dự báo tình hình NCTNPT trong thời gian tới, trên cơ sở đó có biện pháp phòng ngừa NCTNPT hiệu quả, Như vậy, phòng ngừa NCTNPT là sự phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa sự tồn tại của tội phạm với việc từng bước hạn chế và tiến tới loại bỏ tội phạm với tư cách là một hiện tượng tiêu cực của xã hội. Từ các phân tích ở trên, có thể đưa ra khái niệm: Phòng ngừa NCTNPT của VKSND cấp tỉnh là hoạt động của VKSND cấp tỉnh thực hiện tổng thể các biện 34 pháp thông qua thực hiện chức năng, nhiệm vụ THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự và thông qua các công tác khác do pháp luật quy định, để tìm ra những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm do NCTN thực hiện, nhằm từng bước hạn chế, ngăn chặn và đẩy lùi tội phạm do NCTN thực hiện ra khỏi đời sống xã hội. Thứ hai, chống NCTNPT của VKSND cấp tỉnh Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội và nhân dân luôn quan tâm đến công tác đấu tranh xử lý hành vi phạm tội của NCTN, chống NCTNPT của VKSND cấp tỉnh không những để phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, tiến hành cải tạo và giáo dục NCTNPT trở thành công dân có ích cho xã hội, mà còn có tác dụng phòng ngừa chung đối với loại tội phạm này và phòng ngừa NCTN sau khi trở về với gia đình không tái phạm và tái phạm nguy hiểm. Chống NCTNPT của VKSND cấp tỉnh là việc VKSND cấp tỉnh tiến hành các biện pháp nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ do pháp luật quy định, để phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh NCTNPT từ khi tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm đến khởi tố, điều tra, tuy tố, xét xử và thi hành án hình sự đối với NCTNPT. Biện pháp chống NCTNPT mang tính cưỡng chế nhà nước và nghiêm khắc trực tiếp tác động, hạn chế một số quyền của NCTNPT, cho nên, các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng phải hết sức thận trọng khi xử lý NCTNPT, để vừa bảo đảm quyền và lợi ích của họ trong tố tụng hình sự, vừa thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật. Vì vậy, biện pháp chống NCTNPT vừa mang tính trừng phạt vừa mang tính giáo dục, phòng ngừa đối với họ và nhằm răn đe, ngăn chặn những người khác có âm mưu, ý định thực hiện phạm tội. Mặc dù, chống NCTNPT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhưng cho đến nay vẫn chưa có văn bản pháp luật nào đưa ra khái niệm về chống tội phạm nói chung và chống NCTNPT nói riêng. Từ những vấn đề đã phân tích trên, có thể rút ra khái niệm: Chống NCTNPT của VKSND cấp tỉnh là hoạt động của VKSND cấp tỉnh áp dụng các biện pháp pháp lý hình sự thông qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự để phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh NCTNPT, đồng thời, nhằm giúp họ sửa chữa sai lầm và giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội. 35 Trên cơ sở khái niệm phòng ngừa NCTNPT của VKSND cấp tỉnh và khái niệm chống NCTNPT của VKSND cấp tỉnh, có thể rút ra khái niệm PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh như sau: PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh là hoạt động của VKSND cấp tỉnh thực hiện tổng thể các biện pháp thông qua chức năng, nhiệm vụ THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự và thông qua các công tác khác do pháp luật quy định để phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh NCTNPT, đồng thời, tìm ra nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm do NCTN thực hiện để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả NCTNPT và giáo dục giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, trở thành người có ích cho xã hội. 2.1.3. Đặc điểm phòng, chống người chưa thành niên phạm tội của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh Thứ nhất, PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh thông qua thực hiện chức năng, nhiệm vụ THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp đối với các vụ án do NCTNPT Một là, thực hiện chức năng THQCT là hoạt động của VKSND cấp tỉnh trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với NCTNPT, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội của NCTN phải được phát hiện điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, người phạm tội và không để NCTN bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật [58]. Mục đích thực hiện chức năng THQCT của VKSND cấp tỉnh để bảo đảm cho việc phát hiện, ngăn chặn kịp thời, không để cho NCTNPT có đủ thời gian tiêu hủy chứng cứ, tẩu tán tài sản phạm tội hoặc bỏ trốn gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý hoặc tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội. Mặt khác, thông qua việc phát hiện xử lý kịp thời NCTNPT còn là biện pháp răn đe, giáo dục những đối tượng khác có âm mưu thực hiện tội phạm. Hai là, thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, VKSND cấp tỉnh kiểm sát việc tuân theo pháp luật của CQĐT, cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, TAND, Cơ quan Thi hành án hình sự, nhằm bảo đảm kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm do NCTN thực hiện; kiểm sát việc khởi tố, điều tra, xét xử đối với NCTNPT; kiểm sát tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự đối với NCTNPT theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm quyền và 36 các quyền lợi ích hợp pháp của NCTN. Bản án quyết định của TAND đối với NCTNPT đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh. Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp của CQĐT, cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, TAND, cơ quan Thi hành án hình sự, cơ quan khác được giao thi hành án hình sự phải được phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời [58]. Phòng, chống NCTNPT của VKSND cấp tỉnh thực hiện chức năng, nhiệm vụ THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp đối với các vụ án do NCTNPT, nhằm bảo đảm cho quá trình phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử NCTNPT được nghiêm minh, đúng pháp luật, góp phần PCNCTNPT có hiệu quả; trực tiếp giáo dục đối với NCTNPT, đồng thời, trực tiếp tuyên truyền, giáo dục pháp luật liên quan đến PCNCTNPT để nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân, của NCTN và có biện pháp PCNCNTPT; yêu cầu các cơ quan, tổ chức và cá nhân áp dụng những biện pháp cần thiết để phòng ngừa và chống NCTNPT; phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng các chương trình, kế hoạch PCNCTNPT; tổng kết công tác PCNCTNPT; chủ trì công tác thống kê NCTNPT, Do đó, PCNCTNPT được tiến hành đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, nhằm đạt hiệu quả trên thực tế. Từ sự phân tích trên, cho thấy PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh khác với cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội khác và khác với CQĐT, TAND cấp tỉnh. Trước hết, VKSND cấp tỉnh là cơ quan được Nhà nước giao cho chức năng trực tiếp PCNCTNPT. Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội thông qua chức năng, nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước, quản lý con người, quản lý xã hội phối hợp với cơ quan Công an, VKSND, TAND cấp tỉnh để thực hiện các biện pháp phòng ngừa chung (Phòng ngừa xã hội), không trực tiếp PCNCTNPT. Tuy nhiên, CQĐT, TAND, cơ quan Thi hành án hình sự chỉ thực hiện PCNCTNPT trong từng giai đoạn tố tụng cụ thể như: CQĐT PCNCTNPT trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và trong giai đoạn điều tra; TAND PCNCTNPT trong giai đoạn xét xử, cơ quan Thi hành án hình sự thực hiện công tác giáo dục, cải tạo NCTNPT đang chấp hành án phạt tù; Ủy ban nhân dân phường, thị trấn thực hiện việc giáo dục và quản lý người bị kết án cải tạo không giam giữ, người bị án tù cho hưởng án treo. Mặt khác, VKSND cấp tỉnh trực tiếp PCNCTNPT trong suốt quá trình tố tụng hình sự, kể từ giai đoạn tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đến điều tra, truy tố, xét xử thi hành án hình sự đối với 37 NCTNPT. Điều khác biệt này giúp cho VKSND cấp tỉnh có những thuận lợi và điều kiện nắm được bản chất của các vụ án, đặc điểm về nhân thân, hoàn cảnh gia đình, động cơ mục đích phạm tội, từ đó có điều kiện giáo dục NCTNPT cũng như làm rõ nguyên nhân và điều kiện dẫn đến việc thực hiện tội phạm, từ đó đề xuất và áp dụng các biện pháp phòng ngừa phù hợp, mang tính khả thi cao. Thứ hai, PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh thông qua các công tác khác do pháp luật quy định, như: Thực hiện chương trình quốc gia PCNCTNPT; tuyên truyền, giáo dục pháp luật đối với NCTN; xây dựng pháp luật liên quan đến PCNCTNPT; thống kê NCTNPT; công tác phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan chức năng PCNCTNPT; tổng kết công tác PCNCTNPT, chú trọng đề ra các biện pháp nhằm phòng ngừa NCTNPT Bên cạnh chức năng THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp, hoạt động phòng, chống NCTNPT của VKSND cấp tỉnh còn được tiến hành thông qua các công tác khác do pháp luật quy định như: Thống kê tội phạm; xây dựng pháp luật; tuyên truyền, giáo dục pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu khoa học; hợp tác quốc tế và các công tác khác để xây dựng VKSND. VKSND cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Công an, Toà án, Thi hành án, Thanh tra, Kiểm toán, các cơ quan nhà nước khác, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận để phòng, chống tội phạm có hiệu quả; xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu tội phạm và vi phạm pháp luật [58]. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự đối với NCTNPT, VKSND cấp tỉnh phối hợp với CQĐT, TAND cùng cấp đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử và xét chọn những vụ án trọng điểm để đưa ra xét xử lưu động nhằm tuyên truyền, giáo dục pháp luật, phục vụ nhiệm vụ chí...7), "Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác phòng, chống người chưa thành niên phạm tội của Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh ở nước ta hiện nay", Tạp chí Kiểm sát, (18). 150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hà Anh (2006), Chế tài hình sự đối với xâm hại trẻ em và người chưa thành niên phạm tội, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 2. Ban Chỉ đạo 138/CP (2010), Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết 09/CP, chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm của chính phủ giai đoạn 1998-2010, Hà Nội. 3. Nguyễn Huy Bình (2013), Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án do người chưa thành niên phạm tội của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn thạc sĩ Luật, Học Viện chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 4. Nguyễn Thị Bình (2012), "Góp ý một số quy định đối với người chưa thành niên phạm tội", tại trang du-thao-Bo-luat-Hinh-su-sua-doi/Gop-y-mot-so-quy-dinh-doi-voi-nguoi- chua-thanh-nien-pham-toi/235427.vgp, [truy cập ngày 12/10/2017]. 5. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08- NQTW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội. 6. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQTW ngày 24/5 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 7. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQTW ngày 02/6 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. 8. Bộ Chính trị (2010), Kết luận số 79-KL/TW của Bộ Chính trị về đề án đổi mới tổ chức hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát và cơ quan điều tra theo Nghị quyết số 49-NQTW ngày 02/6 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. 9. Bộ Công an (2010), Ban chủ nhiệm Đề án IV - Ban Chỉ đạo 138/ CP của Bộ Công an, Hà Nội. 10. Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 11. Bộ Tư pháp, Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính (2012), Báo cáo đánh giá các quy định của Bộ luật Hình sự liên quan đến người chưa thành niên và thực tiễn thi hành, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 151 12. Bộ Tư pháp, Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính (2012), Báo cáo đánh giá luật pháp và thực tiễn thi hành pháp luật về xử lý chuyển hướng, tư pháp phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 13. Lê Cảm, Đỗ Thị Phượng (2004), "Những khía cạnh pháp lý hình sự, tố tụng hình sự, tội phạm học và so sánh luật học", Tạp chí Tòa án nhân dân, (20). 14. Chính phủ (1998), Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31/07/1998 về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, Hà Nội. 15. Chính phủ (2000), Nghị quyết số 59/2000/NQ-CP ngày 30/10/2000 quy định việc thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội, Hà Nội. 16. Chính phủ (2012), Nghị quyết số 10/2012/NQ-CP ngày 17/02/2012 quy định chi tiết thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội, Hà Nội. 17. Bùi Thành Chung (2010), "Khái niệm người chưa thành niên và khái niệm tội phạm do người chưa thành niên gây ra - cơ sở có tính pháp lý quan trọng để phòng ngừa, điều tra tội phạm và xử lý người chưa thành niên phạm tội", Tạp chí lý luận chính trị, (08). 18. Chương trình mạng lưới tư pháp người chưa thành niên quốc tế - Tổ chức bảo vệ trẻ em quốc tế (2002), "Báo cáo của Ủy ban quyền trẻ em Liên Hợp quốc về công tác tư pháp người chưa thành niên", Trong: Tư pháp người chưa thành niên: Nghĩa vụ của các quốc gia về "những trẻ em không mong muốn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Đỗ Bá Cờ (2003), Hoạt động của lực lượng Công an nhân dân trong phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội. 20. Trần Văn Dũng (2000), "Quyết định hình phạt trong trường hợp người chưa thành niên phạm tội", Tạp chí Luật học, (5). 21. Trần Văn Dũng (2005), "Những đặc điểm cơ bản về trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam", Tạp chí Toà án nhân dân, (22), tr.12-20. 22. Vũ Dũng (chủ biên) (2000), Từ điển tâm lý học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 23. Lê Ngọc Duy (2012), Miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia, Hà Nội. 152 24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội. 25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 27. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 (lần 2) Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn Kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 32. Vũ Thị Anh Đào (2014), Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên, Luận văn thạc sĩ Luật, Đại học luật, Hà Nội. 33. Ngô Văn Đọn (Chủ biên) (2005), Tập đề cương bài giảng tư pháp người chưa thành niên, Trường Cao đẳng Kiểm sát Hà Nội biện soạn và xuất bản, Hà Nội. 34. Nguyễn Minh Đức (2014), Nguyên nhân, điều kiện người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự và giải pháp phòng ngừa, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 35. Hoàng Minh Đức (2015), "Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội của một số nước trên thế giới và liên hệ ở Việt Nam", Tạp chí Khoa học giáo dục, (67). 36. Hoàng gia Anh (1998), Luật về Công tố viên Hoàng gia Anh, Anh. 37. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Nghiên cứu Quyền con người (2008), "Bình luận chung số 10: "Quyền trẻ em trong tư pháp chưa thành niên"", Trong sách: Bình luận và khuyến nghị chung của các ủy ban công ước thuộc Liên hợp quốc về quyền con người, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 153 38. Nguyễn Công Hồng (Chủ biên) (2006), Bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong pháp luật hình sự và tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 39. Nguyễn Công Hồng (2012), Báo cáo đánh giá các quy định của Bộ luật HÌnh sự liên quan đến người chưa thành niên và thực tiễn thi hành, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 40. Nguyễn Anh Hùng (1999), "Tìm hiểu cơ quan công tố Mỹ", Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (23). 41. V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 42. Hoàng Thị Liên (2000), "Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội", Tạp chí Kiểm sát, (4). 43. Liên Hợp quốc (1999), Báo cáo của Ủy ban quyền trẻ em Liên hợp quốc về công tác tư pháp người chưa thành niên. 44. Liên Hợp quốc (1989), Công ước về quyền trẻ em. 45. Dương Tuyết Miên (2002), "Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội", Tạp chí Luật học, (04). 46. Hồ Chí Minh (1985), Về Nhà nước và pháp luật, Nxb Pháp lý, Hà Nội. 47. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 48. Trần Hoài Nam và Tường An (2010), "Tòa án gia đình và người chưa thành niên: Các mô hình trên thế giới và việc nghiên cứu thành lập tại Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (10). 49. Đinh Xuân Nam (1998), Hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác phòng ngừa tội phạm, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội. 50. Đặng Thanh Nga (Chủ biên) (2009), Giáo trình tâm lý học tư pháp, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 51. Đặng Thanh Nga, Trương Quang Vinh (2011), Người chưa thành niên phạm tội- Đặc điểm tâm lý và chính sách xử lý, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 52. Bùi Thị Chinh Phương (2010), "Người chưa thành phạm tội - Các biện pháp hạn chế", tại trang phap- luat.aspx?ItemID=164, [truy cập ngày 23/10/2017]. 53. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Bộ luật Hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 154 54. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Hiến pháp 1992, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 55. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 56. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Bộ Luật Tố tụng hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 57. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 58. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 59. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Bộ luật Hình năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nôi. 60. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 61. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015, Hà Nội. 62. Quốc hội Hoa Kỳ (2008), 18 Bộ pháp điển Hoa Kỳ, Hoa Kỳ. 63. Quốc hội Cộng hoà Pháp (2015), Bộ luật Tố tụng hình sự, Pháp. 64. Vũ Thị Thu Quyên (2012), "Quyền của người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (5), tr.8-14. 65. Vũ Thị Thu Quyên (2015), Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 66. Nguyễn Thu Quỳ (2008), "Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và một số nước trên thế giới", Thông tin khoa học kiểm sát, (5+6), tr.147-182. 67. Đinh Thanh Sơn (2006), Công tác phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra trên địa bàn tỉnh Điện Biên, Luận văn thạc sĩ Luật, Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội. 68. Cao Đức Thái (Chủ biên) (2006), Tư pháp người chưa thành niên, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức biên soạn, Cục xuất bản, Hà Nội. 155 69. Trần Chiến Thắng (2016), "Nghiên cứu dấu hiệu tiền phạm tội của người chưa thành niên phục vụ công tác phòng ngừa tội phạm", Tạp chí Khoa học giáo dục, (73). 70. Lê Minh Thắng (2011), "Điều tra thân thiện đối với người chưa thành niên", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (23), tr.35-40. 71. Lê Minh Thắng (2012), Bảo đảm quyền của người chưa thành niên phạm tội trong tố tụng hình sự ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật, Học Viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 72. Trịnh Đình Thể (2006), Áp dụng chính sách hình sự đối người chưa thành niên phạm tội, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 73. Vũ Ngọc Thùy (2011), Hình phạt tù đối với người chưa thành niên phạm tội - Lí luận và thực tiễn áp dụng, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia, Hà Nội. 74. Nguyễn Thị Thủy (2008), Cơ quan Công tố Vương Quốc Anh, Hội thảo về Viện kiểm sát trong tiến trình cải cách tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội. 75. Dương Thị Ngọc Thương (2013), Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia, Hà Nội. 76. Trần Quang Tiệp (2005), "Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong đấu tranh phòng, chống người chưa thành niên phạm tội", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (01), tr.62-66. 77. Tòa án nhân dân và UNICEF (2007), Thủ tục điều tra và xét xử liên quan đến trẻ em và người chưa thành niên: Đánh giá về các thủ tục nhạy cảm đối với trẻ em, Hà Nội. 78. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (2009), Bản án số 91/HSST ngày 10/09/2009, Hà Nội. 79. Toà án nhân dân tỉnh Hà Tây (2007), Bản án số 216/HSST ngày 22/06/2007, Hà Tây. 80. Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2009), Bản án số 07/2009/HSST ngày 19/01/2009, Thanh Hoá. 81. Toà án nhân dân tỉnh Điện Biên (2014), Bản án số 112/2014/HSPT ngày 26/05/2014, Điện Biên. 156 82. Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu (2011), Bản án số 148/HSPT ngày 15/04/2011, Lai Châu. 83. Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang (2012), Bản án số 422/HSST ngày 17/08/2012, Bắc Giang. 84. Toà án nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2015), Bản án số 127/2015/HSPT ngày 21/07/2015, Lạng Sơn. 85. Trịnh Quốc Toản (2007), Tội phạm do NCTN thực hiện trên địa bàn Hà Nội, thực trạng và giải pháp, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 86. Trung tâm Nghiên cứu Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm, Học viện Cảnh sát nhân dân (2011), Nguyên nhân, điều kiện người chưa thành niên bị đưa vào trường giáo dưỡng và giải pháp phòng ngừa tái phạm, Đề tài khoa học, Hà Nội. 87. Trường Đại học Luật Hà Nội (2000), Giáo trình lí luận Nhà nước và Pháp luật, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 88. Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 89. Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 90. Phạm Hồng Tung (2011), Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 91. Trần Thị Ánh Tuyết (2016), Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can là người chưa thành niên, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia, Hà Nội. 92. Từ điển Bách khoa (2008), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 93. Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo về Nhân quyền của Chính phủ (2011), Công ước về quyền trẻ em, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 94. Viện Khoa học hình sự Bộ Công an, Phân viện Đà Nẵng (2010), Bản kết luận giám định số 116/GĐPY-C54 ngày 22/12/2010, Hà Nội. 95. Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (2004), Báo cáo tổng hợp đề tài: nghiên cứu, đánh giá, phân tích tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật và hệ thống xử lý tại Việt Nam, Hà Nội. 157 96. Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội (2008), Cáo trạng số 24/CT-P1A ngày 23/02/2008, Hà Nội. 97. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang (2015), Cáo trạng số 26/KSĐT-TA ngày 12/5/2015, Kiên Giang. 98. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2008), Quy chế về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự, Hà Nội. 99. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2008), Quy chế về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, Hà Nội. 100. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2008), Quy chế về công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, Hà Nội. 101. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2008), Quy chế về công tác kiểm sát thi hành án, Hà Nội. 102. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2011), Tài liệu tập huấn về người chưa thành niên phạm tội, nạn nhân và nhân chứng, Hà Nội. 103. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2017), Báo cáo công tác kiểm sát trong 10 năm từ 2008 đến 2017, Hà Nội. 104. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2017), Báo cáo sơ kết hai năm thực hiện công tác tổ chức cán bộ theo quy định của Luật Tổ chức VKSND năm 2014, Hà Nội. 105. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2017), Số liệu của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong cả nước từ 2008 đến 2017, Hà Nội. 106. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (2000), "Tăng cường năng lực hệ thống tư pháp người chưa thành niên", Thông tin Khoa học pháp lý, (01). 107. Nguyễn Hồng Vinh (Chủ biên) (2007), Hoạt động phòng ngừa tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 108. Nguyễn Hồng Vinh (2010), "Trách nhiệm phòng ngừa tội phạm của Viện kiểm sát nhìn từ góc độ cải cách tư pháp", tại trang thong-tin- khoa-hoc/chi-tiet/79/233, [truy cập ngày 17/8/2017]. 109. Vụ 4, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2013), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự 2013, Hà Nội. 158 110. Vụ 4, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2017), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát tạm giam, tạm giữ và thi hành án hình sự các năm từ 2008 -2017, Hà Nội. 111. Nguyễn Xuân Yêm (Chủ biên) (2004), Phòng ngừa thanh thiếu niên phạm tội - trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Tiếng Anh 112. Aaron Kuchik (2006), Judging Juvenile: Prosecuting Adolescents in Adult and Juvenile Courts, New York. 113. Albert R.Roberts (2004), Juvenile Justice sourcebook: Past, present, and future, Ofxord, English. 114. Castberg, A.Didrick (1997), Prosecutorial Independence in Japan, University of California. 115. Cliff Roberson (2010), Juvenile Justice: Theory and Pratice, New York. 116. Despina Kyprianou (2008), Comparative Analysis of Prosecution Systems (Part II): The Role of Prosecution Services in Investigation and Prosecution Principles and Policies, Cyprus and European Law Review. 117. Franklin.E.Ziming (2005), American Juvenile, Oxford, English. 118. James C.Howell (2003), Preventing and Reducing Juvenile Delinquency: A Comprehensive Framework, Sage. 119. Karen Hess, Christine Orthmann, John Wright (2012), Juvenile Justice, Cengage Learning, New York. 120. Michael A. Corriero (2006), Judging children as children: A Proposal for a Juvenile Justice system, Temple University Press, New York. 121. R.Barri Flowers (200), Kid Who Commit Adult Crimes: Serious Criminality by Juvenile Offenders, American. 122. Richard Lawrence (2009), Juvenile Justice: The Essentials, New York. 123. Sandro Sterneberg (2009), Migration in Germany - Violent Crimes Committed by Young Men of Foreign Origirs, GRIN Verlag. 124. Susan Guarino (2005), Balancing Juvenile Justice, Transaction, American. PHỤ LỤC Bảng 3.1 SỐ VỤ, SỐ BỊ CAN LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN BỊ KHỞI TỐ TRÊN TOÀN QUỐC TRONG 10 NĂM (TỪ 2008 ĐẾN NĂM 2017) ------ Năm Số vụ đã khởi tố (vụ) Trong đó: Số vụ NCTN đã khởi tố (vụ) Tỷ lệ (%) Số bị can đã khởi tố (bị can) Trong đó: Số bị can NCTN đã khởi tố (bị can) Tỷ lệ (%) 2008 69.370 5.962 8,59% 108.945 8.821 8,09% 2009 66.034 3.874 5,86% 96.771 5.271 5,44% 2010 66.314 3.921 5,91% 96.490 6.429 6,66% 2011 66.416 3.976 5,98% 114.660 6.601 5,75% 2012 70.525 5.287 7,49% 120.561 7.913 6,56% 2013 72.650 4.515 6,21% 122.465 6.500 5,3% 2014 73.165 3.773 5,15% 119.602 5.824 4,86% 2015 72.450 3.517 4,85% 106.870 5.212 4,87% 2016 69.481 3.370 4,85% 100.147 4.108 4,1% 2017 65.114 2.550 3,91% 98.025 3.878 3,95% Tổng 691.519 40.745 5,89% 1.084.536 60.557 5,58% Nguồn: [110]. Bảng 3.2 SỐ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN BỊ KHỞI TỐ, TRUY TỐ, XÉT XỬ TRÊN TOÀN QUỐC TRONG 10 NĂM (TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2017) -------- Năm Số vụ NCTN đã khởi tố NCTN đã khởi tố NCTN đã truy tố NCTN đã xét xử 2008 5.962 8.821 6.428 5.905 2009 3.874 5.271 3.799 3.671 2010 3.921 6.429 4.212 3.929 2011 3.976 6.601 4.271 3.883 2012 5.287 7.913 5.257 4.703 2013 4.515 6.500 4.577 3.959 2014 3.773 5.824 4.952 4.239 2015 3.517 5.212 4.540 3.997 2016 3.370 4.108 4.017 3.748 2017 2.550 3.878 3.275 2.870 Tổng 40.745 60.557 45.328 40.904 Nguồn: [110]. Bảng 3.3 SỐ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN BỊ KHỞI TỐ MỚI TRÊN TOÀN QUỐC THEO CÁC NHÓM TỘI TRONG 10 NĂM (TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2017) ------- Năm Toàn quốc Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 16 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 22 2008 8,821 1,778 8 5,911 13 207 830 54 20 2009 5,271 1,314 3 3,346 15 155 368 56 14 2010 6,429 1,616 5 3,897 36 180 622 54 19 2011 6,601 1,603 10 4,103 16 279 513 56 21 2012 7,913 2,093 27 4,532 27 387 756 62 29 2013 6,500 1,797 23 3,605 26 276 690 72 11 2014 5,824 1,422 15 3,527 18 309 488 30 15 2015 5,212 1,192 11 3,205 38 318 406 27 15 2016 4,108 1,019 5 2,442 20 289 301 23 9 2017 3,878 936 14 2,194 26 332 340 25 11 Tổng 60,557 14,770 121 36,762 235 2,732 5,314 459 164 Nguồn: [110]. Bảng 3.4 TỶ LỆ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TRÊN TOÀN QUỐC THEO CÁC NHÓM TỘI TRONG 10 NĂM (TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2017) ------ STT Mã chương Nhóm tội danh Tỷ lệ % so với tổng số NCTNPT 1 12 Xâm phạm tính mạng, sức khỏe 24,4 2 13 Xâm phạm quyền tự do, dân chủ 0,19 3 14 Xâm phạm sở hữu 60,70 4 16 Xâm phạm trật tự quản lý kinh tế 0,38 5 18 Về ma túy 4,51 6 19 Xâm phạm về an toàn công cộng 8,8 7 20 Xâm phạm trật tự quản lý hành chính 0,75 8 22 Xâm phạm hoạt động tư pháp 0,27 Nguồn: [110]. Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ người chưa thành niên phạm tội trên toàn quốc theo các nhóm tội trong 10 năm (từ năm 2008 đến năm 2017) 24.4% 0.19% 60.70% 0.38% 4.51% 8.8% 0.75% 0.27% Xâm phạm tính mạng, sức khỏe Xâm phạm quyền tự do, dân chủ Xâm phạm sở hữu Xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Về ma tuý Xâm phạm về an toàn công cộng Xâm phạm trật tự quản lý hành chính Xâm phạm hoạt động tư pháp Nguồn: [110]. Bảng 3.5 SỐ LƯỢNG TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM VÀ KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI DO CƠ QUAN ĐIỀU TRA GIẢI QUYẾT TRÊN TOÀN QUỐC TRONG 10 NĂM (TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2017) ------- Năm Số lượng tố giác, tin báo thụ lý Số lượng tố giác, tin báo đã giải quyết Trong đó: Số lượng tố giác, tin báo do NCTN thực hiện đã giải quyết Tỷ lệ % số lượng tố giác, tin báo do NCTN thực hiện/tổng số đã giải quyết Số vụ đã khởi tố Số vụ NCTN đã khởi tố Trong đó: Số vụ NCTN đã khởi tố ở cấp tỉnh Tỷ lệ % số vụ NCTN đã khởi tố ở cấp tỉnh/tổng số vụ NCTN đã khởi tố Tỷ lệ % số vụ NCTN đã khởi tố ở cấp tỉnh/tổng số vụ đã khởi tố 2011 87.830 73.165 5.116 6,99% 66.416 3.976 279 7,01% 0,42% 2012 92.335 81.339 7.225 8,88% 70.525 5.287 487 9,21% 0,69% 2013 97.831 90.211 6.250 6,92% 72.650 4.515 330 7,30% 0,45% 2014 106.717 98.235 4.865 4,95% 73.165 3.773 254 6,73% 0,34% 2015 106.911 98.798 4.650 4,7% 72.450 3.517 224 6,36% 0,30% 2016 106.102 97.353 4.381 4,5% 69.481 3.370 154 4,56% 0,22% 2017 107.553 100.474 3.114 3,09% 65.114 2.550 148 5,80 0,22% Tổng 705.279 639.575 35.601 5,56% 489.801 26.988 1.876 6,95% 0,38% Nguồn: [110]. Bảng 3.6 SỐ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN BỊ KHỞI TỐ MỚI Ở CẤP TỈNH THEO CÁC NHÓM TỘI TRONG 10 NĂM (TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2017) ------ Năm Cấp tỉnh Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 16 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 22 2008 892 179 1 631 2 4 64 6 5 2009 418 85 1 292 1 2 29 5 3 2010 471 94 1 329 1 2 36 5 3 2011 565 113 1 395 1 2 44 5 4 2012 961 192 2 672 3 6 73 8 5 2013 687 137 1 480 1 2 56 6 4 2014 550 110 1 384 1 2 44 5 3 2015 454 91 1 315 1 2 38 4 2 2016 344 69 1 239 1 2 28 3 1 2017 341 68 1 237 1 2 27 4 1 Tổng 5.683 1.138 11 3.974 13 26 439 51 31 Nguồn: [110]. BẢNG 3.7 TỶ LỆ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN BỊ KHỞI TỐ MỚI Ở CẤP TỈNH THEO CÁC NHÓM TỘI TRONG 10 NĂM (TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2017) ------ STT Mã chương Nhóm tội danh Tỷ lệ % so với tổng số NCTNPT 1 12 Xâm phạm tính mạng, sức khỏe 20,02 2 13 Xâm phạm quyền tự do, dân chủ 0,19 3 14 Xâm phạm sở hữu 69,92 4 16 Xâm phạm trật tự quản lý kinh tế 0,22 5 18 Về ma túy 0,5 6 19 Xâm phạm về an toàn công cộng 7,72 7 20 Xâm phạm trật tự quản lý hành chính 0,89 8 22 Xâm phạm hoạt động tư pháp 0,54 Nguồn: [110]. Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ người chưa thành niên bị khởi tố mới ở cấp tỉnh theo các nhóm tội trong 10 năm (từ năm 2008 đến năm 2017) 6 9 .9 2 % 7 .7 2 %0 .5 %0 .2 2 % 2 0 .0 % 0 .1 9 % 0 .8 9 % 0 .5 4 % Xâm phạm tính mạng, sức khỏe Xâm phạm quyền tự do, dân chủ Xâm phạm sở hữu Xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Về ma tuý Xâm phạm về an toàn công cộng Xâm phạm trật tự quản lý hành chính Xâm phạm hoạt động tư pháp Nguồn: [110]. Bảng 3.8 SỐ BỊ CAN LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN BỊ KHỞI TỐ Ở CẤP TỈNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG 10 NĂM (TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2017) ------- Tên đơn vị Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng TP. Hà Nội 24 38 30 16 5 4 11 7 13 148 Tỉnh Cao Bằng 14 5 7 1 0 3 5 2 1 4 42 Tỉnh Bắc Kạn 1 1 1 1 2 3 1 1 2 13 Tỉnh Tuyên Quang 14 9 3 6 1 2 1 1 2 39 Tỉnh Điện Biên 1 0 7 9 2 2 0 21 Tỉnh Yên Bái 2 1 0 0 4 2 2 3 14 Tỉnh Quảng Ninh 7 15 19 16 19 2 5 6 5 94 Tỉnh Phú Thọ 13 7 4 7 8 11 4 5 6 65 Tỉnh Bắc Ninh 8 4 4 4 5 10 6 9 4 2 56 TP. Hải Phòng 15 11 3 13 12 13 15 4 2 88 Tỉnh Thanh Hoá 7 16 13 6 16 5 8 11 6 5 93 Nguồn: [110]. Tỉnh Nghệ An 41 13 0 14 13 8 1 3 93 TP. Đà Nẵng 7 8 1 19 8 9 1 15 0 9 77 Tỉnh Kon Tum 10 8 7 5 10 4 9 9 2 12 76 Tỉnh Gia Lai 6 4 4 10 6 23 20 11 19 103 Tỉnh Đăc Lắc 19 6 2 10 9 11 9 10 6 82 Tỉnh Lâm Đồng 17 5 1 23 3 6 25 8 88 Tỉnh Bình Dương 15 21 22 21 19 17 12 19 11 1 158 Tỉnh Bà Rịa - VT 4 23 36 21 169 9 8 13 283 TP. Hồ Chí Minh 149 30 48 65 61 46 43 43 32 29 546 Tỉnh Long An 11 16 17 2 14 11 6 8 2 3 90 Tỉnh Tiền Giang 11 12 2 12 6 9 5 3 5 7 72 Tỉnh Kiên Giang 13 21 12 19 23 13 12 30 7 6 156 Tỉnh Cần Thơ 7 2 18 8 14 3 14 9 5 5 85 Tỉnh Bạc Liêu 1 1 3 7 10 6 7 2 2 39 Bảng 3.9 SỐ BỊ CAN LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN BỊ KHỞI TỐ Ở CẤP TỈNH TẠI 5 ĐỊA PHƯƠNG NHIỀU NHẤT VÀ ÍT NHẤT TRONG 25 ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 10 NĂM (TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2017) ------ 5 địa phương có số NCTN bị khởi tố cao là: 5 địa phương có số NCTN bị khởi tố thấp là: 1. Thành phố Hồ Chí Minh: 546 bị can. 2. Bà Rịa - Vũng Tàu: 283 bị can. 3. Bình Dương: 158 bị can. 4. Kiên Giang: 156 bị can 5. Hà Nội: 148 bị can. 1. Bắc Kạn: 13 bị can. 2. Yên Bái: 14 bị can 3. Điện Biên: 21 bị can. 4. Tuyên Quang: 39 bị can. 5. Bạc Liêu: 39 bị can. Nguồn: [110]. 546 283 158 156 148 13 14 21 39 39 0 100 200 300 400 500 600 Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ người chưa thành niên bị khởi tố ở cấp tỉnh tại 5 địa phương nhiều nhất và ít nhất trong 25 địa phương giai đoạn 10 năm (từ năm 2008 đến năm 2017) Nguồn: [110]. Bảng 3.10 SỐ VỤ VÀ SỐ BỊ CAN LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN BỊ KHỞI TỐ DO VKSND CẤP TỈNH THQCT VÀ KIỂM SÁT ĐIỀU TRA TRONG 10 NĂM (TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2017) ------ THQCT và kiểm sát điều tra của VKSND cấp tỉnh Năm Số vụ NCTNPT đã khởi tố Tổng số bị can đã khởi tố Số bị can là NCTN đã khởi tố Tỷ lệ số bị can là NCTN đã khởi tố/tổng số bị can đã khởi tố 2008 488 15,871 892 5,62% 2009 271 11,157 418 3,74% 2010 235 10,125 471 4,65% 2011 279 12,104 565 4,66% 2012 487 13,284 961 7,23% 2013 330 13,482 687 5,17% 2014 254 12,286 550 4,47% 2015 224 10,667 454 4,25% 2016 154 11,088 344 3,1% 2017 148 12,176 341 2,8% Tổng cộng 2.870 122.240 5.683 4,65% Nguồn: [110]. Bảng 3.11 SỐ VỤ VÀ SỐ BỊ CAN LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN DO VKSND CẤP TỈNH THQCT VÀ KIỂM SÁT HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP TRONG GIAI ĐOẠN TRUY TỐ TRONG 10 NĂM (TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2017) -------- THQCT và KSHĐTP trong giai đoạn truy tố của VKSND cấp tỉnh Năm Số vụ NCTNPT đã truy tố Tổng số bị can đã truy tố Số bị can là NCTNPT đã truy tố Tỷ lệ số bị can là NCTN đã truy tố/tổng số bị can đã truy tố 2008 420 14,619 841 5,7% 2009 191 10,813 283 2,61% 2010 165 8,995 310 3,44% 2011 179 10,431 262 2,51% 2012 327 11,937 587 4,91% 2013 210 12,387 347 2,8% 2014 251 12,179 507 4,16% 2015 214 10,185 406 3,98% 2016 174 10,570 329 3,11% 2017 168 10,542 323 3,06% Tổng cộng 2.299 112.658 4.195 3,72% Nguồn: [110]. Bảng 3.12 SỐ VỤ VÀ SỐ BỊ CÁO LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN DO VKSND CẤP TỈNH THQCT VÀ KIỂM SÁT XÉT XỬ SƠ THẨM TRONG 10 NĂM (TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2017) -------- THQCT và kiểm sát xét xử sơ thẩm của VKSND cấp tỉnh Năm Số vụ NCTNPT đã xét xử Tổng số bị cáo Số bị cáo là NCTN Tỷ lệ số bị cáo là NCTN đã xét xử sơ thẩm/tổng số bị cáo 2008 410 14,112 820 5,81% 2009 141 10,609 287 2,70% 2010 132 8,693 237 2,72% 2011 120 9,671 220 2,27% 2012 257 10,767 490 4,55% 2013 140 10,824 247 2,28% 2014 249 11,486 497 4,32% 2015 204 9,935 395 3,97% 2016 174 9,762 311 3,18% 2017 151 9,540 305 3,19% Tổng cộng 1.978 105.399 3.809 3,61% Nguồn: [110]. Bảng 3.13 THỐNG KÊ SỐ LIỆU KIỂM SÁT TRẠI TẠM GIAM CỦA VKSND CÂP TỈNH TRONG 10 NĂM (TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2017) ---------- Năm Số lần kiểm sát định kỳ và đột xuất tại trại tạm giam Số bản kiến nghị VKS cấp tỉnh yêu cầu khắc phục vi phạm trong việc tạm giữ, tạm giam Số bản kiến nghị được chấp nhận Tỷ lệ % Số bản kháng nghị yêu cầu khắc phục vi phạm trong việc tạm giữ, tạm giam Số bản kháng nghị được chấp nhận Tỷ lệ % 2008 342 199 183 91,95% 50 50 100% 2009 270 208 196 94,23% 16 16 100% 2010 264 220 220 100% 24 24 100% 2011 286 177 147 83,05% 44 40 90,9% 2012 329 196 174 88,77% 44 41 93,18% 2013 349 203 168 82,75% 64 57 89,06% 2014 255 98 98 100% 32 31 96,87% 2015 351 135 125 92,59% 27 27 100% 2016 291 200 194 97% 36 36 100% 2017 317 236 222 94,06% 72 66 91,67% Tổng 3.054 1.872 1.727 92,25% 409 388 94,86% Nguồn: [110]. Bảng 3.14 THỐNG KÊ SỐ LIỆU KIỂM SÁT CƠ QUAN THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ CỦA VKSND CẤP TỈNH TRONG 10 NĂM (TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2017) -------- Năm Số lần kiểm sát cơ quan THAHS cùng cấp Số bản kiến nghị cơ quan THAHS cùng cấp Số kiến nghị được chấp nhận Tỷ lệ % Số bản kháng nghị cơ quan THAHS cùng cấp Số kháng nghị được chấp nhận Tỷ lệ % 2008 55 39 36 92,3% 6 6 100% 2009 45 35 35 100% 4 4 100% 2010 60 25 25 100% 6 6 100% 2011 65 30 30 100% 5 5 100% 2012 54 41 40 97,56% 7 7 100% 2013 55 45 41 91,11% 5 5 100% 2014 65 51 50 98,03% 6 6 100% 2015 49 34 34 100% 7 7 100% 2016 55 23 23 100% 3 3 100% 2017 66 53 50 94,33% 7 7 100% Tổng 569 376 364 96,8% 56 56 100% Nguồn: [110].

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_co_so_ly_luan_va_thuc_tien_ve_phong_chong_nguoi_chua.pdf
  • pdfTom tat Anh.doc.pdf
  • pdftom tat luan an sau PBK - hoan chinh.doc.pdf
  • pdfTrang thong tin Tran Thi Minh Thu.pdf
Tài liệu liên quan