BỘ QUỐC PHềNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
TRẦN VĂN RẠNG
CÔNG TáC XÂY DựNG Tổ CHứC CƠ Sở ĐảNG
Xã, PHƯờNG, THị TRấN CủA ĐảNG Bộ TỉNH THáI BìNH
Từ NĂM 1998 ĐếN NĂM 2005
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2018
BỘ QUỐC PHềNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
TRẦN VĂN RẠNG
CÔNG TáC XÂY DựNG Tổ CHứC CƠ Sở ĐảNG
Xã, PHƯờNG, THị TRấN CủA ĐảNG Bộ TỉNH THáI BìNH
Từ NĂM 1998 ĐếN NĂM 2005
Chuyờn ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mó số: 92 29 015
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS, TS Nguy
246 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã phường, thị trấn của đảng bộ tỉnh Thái bình từ năm 1998 đến năm 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ễn Văn Sự
PGS, TS Vũ Như Khôi
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Tác giả luận án
TRẦN VĂN RẠNG
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
10
1.1
Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
10
1.2
Khái quát kết quả của các công trình có liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề luận án tập trung giải quyết
25
Chương 2
ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH CỦNG CỐ TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN (1998 - 2000)
30
2.1.
Tính cấp bách củng cố tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ tỉnh Thái Bình
30
2.2.
Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Bình
46
2.3.
Đảng bộ tỉnh Thái Bình chỉ đạo củng cố tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn
56
Chương 3
ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH (2001- 2005)
77
3.1.
Sự cần thiết đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ tỉnh Thái Bình
77
3.2.
Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn
83
3.3.
Sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình
94
Chương 4
NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
115
4.1.
Nhận xét công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1998 - 2005)
115
4.2.
Kinh nghiệm từ quá trình xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1998 - 2005)
135
KẾT LUẬN
159
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
162
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
163
PHỤ LỤC
184
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Chữ viết đầy đủ
Chữ viết tắt
1.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNH, HĐH
2.
Hội đồng nhân dân
HĐND
3.
Nhà xuất bản
Nxb
4.
Ủy ban kiểm tra
UBKT
5.
Ủy ban nhân dân
UBND
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh: Xây dựng Đảng là nhiệm vụ “then chốt”, quyết định sự phát triển của Đảng và thắng lợi của cách mạng. Nằm trong vấn đề có tính quy luật đó, xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn có tầm chiến lược lâu dài; là công tác xây dựng “nền tảng” của Đảng, xây dựng “hạt nhân chính trị”, bảo đảm sự tồn tại, phát triển và giữ vững vai trò lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng ở cơ sở.
Từ khi thành lập, do chăm lo công tác xây dựng Đảng, với bản lĩnh, năng lực và uy tín của mình, Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã lãnh đạo nhân dân trong tỉnh làm nên những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử, góp phần vào thắng lợi chung của Đảng và dân tộc. Nhưng vào thập niên cuối thế kỷ XX, Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã mắc phải khuyết điểm lớn: Buông lỏng công tác xây dựng Đảng, nhất là ở cơ sở cấp xã. Hàng loạt yếu kém trong tổ chức đảng đã bộc lộ; đáng báo động là tình trạng mất dân chủ, tham nhũng, quan liêu trong bộ máy cấp ủy cơ sở diễn ra phổ biến, chậm được khắc phục. Lòng tin của nhân dân đối với cấp ủy đảng bị suy giảm nghiêm trọng; khiếu kiện xảy ra ở nhiều nơi, gây mất ổn định từ cục bộ đến diện rộng. Khá nhiều tổ chức đảng ở cơ sở sa sút về phẩm chất, năng lực, thậm chí có những nơi cấp ủy tê liệt, mất sức chiến đấu, không giữ được vai trò lãnh đạo. Mặc dù những tháng cuối năm 1997, Đảng bộ đã có giải pháp bước đầu hướng vào củng cố tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn, mang lại một số kết quả, nhưng chưa có tính toàn diện, và trên thực tế vẫn chưa đủ sức để xoay chuyển tình hình.
Trước yêu cầu cấp bách đó, quán triệt chủ trương, sự chỉ đạo của Trung ương, giai đoạn 1998 - 2005, Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị ở địa phương để cùng vào cuộc, tập trung củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn. Mặc dù còn những hạn chế, thiếu sót, song thành công của Đảng bộ trong công tác này là một trong những nhân tố giữ vai trò quyết định đưa tỉnh Thái Bình ra khỏi tình trạng mất ổn định, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới ở địa phương.
Hiện nay, nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban hấp hành Trung Đảng khóa XI và Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đang được triển khai thực hiện quyết liệt từ Trung ương đến các địa phương, trong đó có Đảng bộ tỉnh Thái Bình. Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn vẫn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém, có những hạn chế, yếu kém kéo dài, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và sự lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ mới. Vì vậy, rất cần có những khảo cứu chuyên sâu từ địa phương, cơ sở, nhằm tìm kiếm kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo, kịp thời bổ sung chủ trương, giải pháp mới, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Đến nay, tuy đã có những công trình khoa học đề cập chung đến công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng phạm vi cả nước và ở phạm vi một số đảng bộ địa phương, song dưới góc độ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp, hệ thống, chuyên sâu về sự lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Thái Bình.
Từ những lý do đó, tác giả chọn đề tài“Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Thái Bình từ năm 1998 đến năm 2005” làm luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích:
Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình trong xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn giai đoạn 1998 - 2005, qua đó đúc rút kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho các đảng bộ địa phương và Đảng bộ tỉnh Thái Bình.
* Nhiệm vụ:
- Luận giải làm rõ tính cấp bách củng cố, đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ tỉnh Thái Bình trong những năm 1998 - 2005.
- Hệ thống hóa và làm rõ chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn.
- Nhận xét, đánh giá về công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Thái Bình từ năm 1998 đến năm 2005 trên cả hai bình diện ưu điểm và hạn chế, làm rõ nguyên nhân và đúc kết những kinh nghiệm chủ yếu.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Sự lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1998 - 2005).
* Phạm vi nghiên cứu:
Nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu chủ trương và chỉ đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng thuộc loại hình xã, phường, thị trấn (trong đó loại hình cơ sở xã là chủ yếu - với tỷ lệ 95,43%), trên các lĩnh vực: tư tưởng; tổ chức - cán bộ, đảng viên; kiểm tra, xử lý kỷ luật; đổi mới phương thức lãnh đạo và phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng tổ chức đảng.
Không gian: Địa bàn tỉnh Thái Bình.
Thời gian: Từ năm 1998 đến năm 2005. Đồng thời có mở rộng nghiên cứu trước và sau khoảng thời gian đó.
Mốc mở đầu để nghiên cứu là năm 1998. Nếu trước đó, việc xây dựng tổ chức đảng ở cơ sở bị buông lỏng, dẫn đến mất ổn định trên phạm vi rộng, thì từ năm 1998, Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã ưu tiên cho việc hoạch định chủ trương và chỉ đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn và đã thành công trong vấn đề này, góp phần đưa địa phương đi vào ổn định và tiếp tục phát triển.
Mốc thời gian kết thúc để nghiên cứu của luận án là năm 2005. Tính đến thời điểm này, tình hình xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Thái Bình tuy có mặt còn hạn chế, song thành công đạt được là rất căn bản, để lại những kinh nghiệm rất cần được tổng kết.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận:
Luận án dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Đảng, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn.
* Cơ sở thực tiễn:
Là thực tiễn hoạt động xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1998 - 2005). Theo đó:
Luận án khai thác, sử dụng số liệu thống kê của Văn phòng Ban Tổ chức Trung ương; các văn kiện và số liệu của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thái Bình về xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn và nội dung liên quan được lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia, Kho Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình.
Luận án dựa vào kết quả khảo sát thực tiễn và phỏng vấn nhân chứng lịch sử ở Đảng bộ tỉnh Thái Bình; các số liệu tổng hợp của các ban xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền thuộc Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Bình liên quan đến công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn.
* Phương pháp nghiên cứu:
Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu Khoa học Lịch sử, trong đó chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic:
Phương pháp lịch sử được dùng chủ yếu trong chương 2 và chương 3, có kết hợp với phương pháp lôgic nhằm làm rõ những yếu tố tác động từ điều kiện lịch sử và nội dung các sự kiện liên quan trực tiếp đến chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn qua 2 phân đoạn: 1998 - 2000 và 2001 - 2005.
Phương pháp lôgic giữ vai trò chủ đạo, kết hợp với phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, dùng để thực nhiệm vụ của chương 4, nhằm đưa ra những nhận xét và đúc kết một số kinh nghiệm xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Thái Bình giai đoạn 1998 - 2005.
Đồng thời với việc sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, điều tra xã hội học, thống kê, phỏng vấn,... được sử dụng một cách linh hoạt để làm rõ các nội dung của luận án.
5. Những đóng góp mới của luận án
Hệ thống, khái quát hóa chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn từ năm 1998 đến năm 2005.
Đưa ra những nhận xét, đánh giá về quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 1998 - 2005.
Đúc kết những kinh nghiệm chủ yếu từ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn (1998 - 2005).
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
* Ý nghĩa lý luận:
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần vào việc tổng kết công tác lãnh đạo của Đảng về xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn trong thời kỳ đổi mới (qua thực tiễn Đảng bộ tỉnh Thái Bình). Luận án góp thêm luận cứ khoa học cho việc bổ sung, phát triển chủ trương, giải pháp xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn trong thời gian tới.
* Ý nghĩa thực tiễn:
Những kinh nghiệm được đúc rút trong luận án có giá trị tham khảo trong công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn của đảng bộ cấp tỉnh.
Luận án là tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng như lịch sử đảng bộ địa phương trong thời kỳ đổi mới.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (10 tiết), Kết luận, Danh mục các công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Các nghiên cứu liên quan đến những vấn đề chung về xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn trên phạm vi cả nước
Các nghiên cứu về vai trò, đặc điểm tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn:
Vấn đề này được tác giả Nguyễn Văn Cư (2000) bàn đến trong bài “Tổ chức cơ sở đảng với việc giữ vững ổn định chính trị ở nông thôn” [32]. Bài viết đã làm rõ vai trò hạt nhân chính trị của tổ chức cơ sở đảng trong lãnh đạo giữ vững ổn định chính trị ở địa bàn nông thôn Việt Nam. Từ việc khái quát thực tiễn, tác giả khẳng định: “Tổ chức cơ sở đảng có vai trò quyết định đối với sự ổn định chính trị ở nông thôn” [32, tr.38].
Liên quan đến vấn đề trên, tác giả Hoàng Chí Bảo (2002) đã có bài viết “Vai trò của cơ sở và sự cần thiết phải đổi mới hệ thống chính trị cơ sở” [23]. Theo tác giả, cơ sở (xã, phường, thị trấn) là hình ảnh của xã hội thu nhỏ; là nơi nảy sinh từ thực tế biết bao kinh nghiệm có thể tổng kết được do thường xuyên phải giải quyết những tình huống của cuộc sống đặt ra. Trong một công trình nghiên cứu khác, năm 2005, bàn luận về “Đảng bộ xã lãnh đạo việc xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn hiện nay” [24], tác giả nhấn mạnh: “Công tác lãnh đạo xây dựng hệ thống chính trị cơ sở của đảng bộ, chi bộ nông thôn được đặt ra như một công tác có tầm quan trong đặc biệt và lâu dài” [24, tr.33].
Phác họa đặc điểm cơ sở xã, phường, thị trấn giữ vai trò chi phối thường xuyên, trực tiếp đến tổ chức, hoạt động của tổ chức đảng ở cơ sở cấp xã, trong bài viết “Mười cái nhất ở cơ sở” [90], tác giả Trần Hậu Thành (2007), đã chỉ ra 10 nét tiêu biểu: 1 - Cơ sở là cấp có địa vị pháp lý thấp nhất trong hệ thống chính trị; 2 - Cơ sở là vùng nhạy cảm nhất của đời sống xã hội, là nền tảng của chế độ chính trị và đời sống xã hội; 3 - Hệ thống chính trị cơ sở có tổ chức bộ máy đơn giản nhất; 4 - Cơ sở là cấp có bộ máy cán bộ biến động nhất, có trình độ được đào tạo thấp nhất; 5 - Cơ sở là cấp gần dân nhất; 6 - Tổ chức và hoạt động của cơ sở mang tính tự quản cao nhất; 7 - Cơ sở là nơi có nhiều cư dân sinh sống nhất; 8 - Cơ sở là cấp nhiều việc nhất; 9 - Cơ sở là nơi có cán bộ, đảng viên hưu trí nhiều nhất; 10 - Cơ sở là cấp mà các yếu tố có tính truyền thống, dòng họ, văn hóa làng xã có thể tác động mạnh nhất [90, tr.45-46].
Các nghiên cứu liên quan đến xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn:
Trước tình trạng mất dân chủ xảy ra ở nhiều cơ sở làm suy yếu vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng, tác giả Lê Khả Phiêu (1998) trong bài “Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng và thực hiện thiết chế dân chủ ở cơ sở” [80], đã nhấn mạnh: Khâu quan trọng và cấp bách trước mắt là phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở. Về phương châm và phương pháp tiến hành, tác giả chỉ rõ: 1 - “Phải làm trong Đảng trước rồi mới ra dân”; 2 - “Phải làm từng bước vững chắc, không làm lướt, ồ ạt”; 3 - “Phải qua tự phê bình trong nội bộ và qua phê bình nhận xét của nhân dân mà biểu dương những cán bộ, đảng viên tốt, gương mẫu và xử lý những cán bộ, đảng viên có sai phạm” [80, tr.6].
Trong “Tổng quan Hội thảo về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn” [86], Ban Biên tập Tạp chí Lịch sử Đảng (2004) đã khái quát kết quả của Hội thảo: Tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trước hết là ở việc lãnh đạo hoàn thành nhiệm vụ chính trị, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở. Theo đó, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt; Nâng cao chất lượng cấp ủy, chất lượng đội ngũ đảng viên; Thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng; Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tư tưởng; Tăng cường công tác quần chúng; Đổi mới phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng đối với chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể quần chúng.
Tác giả Nguyễn Văn Giang (2006), khi nghiên cứu về “Kiện toàn và đổi mới hoạt động của tổ chức cơ sở đảng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X” [50] đã đề xuất các giải pháp: Thể chế hóa về mặt nhà nước vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các loại hình tổ chức cơ sở đảng; Xây dựng quy chế làm việc, phân định rõ sự lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ với hoạt động quản lý của chính quyền, sự tự quản của các đoàn thể; Tổ chức hoạt động của đảng bộ, chi bộ theo chương trình công tác, tập trung chỉ đạo giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc, mới nảy sinh; Tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng ở cơ sở, nhất là sinh hoạt chi bộ; Kiện toàn và tăng cường bồi dưỡng nâng cao chất lượng cấp ủy cơ sở; Tăng cường công tác kiểm tra đảng viên; đánh giá đúng chất lượng tổ chức cơ sở đảng
Cuốn sách Một số vấn đề về xây dựng tổ chức cơ sở đảng hiện nay [51] của tác giả Nguyễn Đức Hà (2010) đã dành một phần trọng tâm luận giải vấn đề nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tác giả đã nêu và phân tích các nhiệm vụ và giải pháp một cách khá toàn diện: Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng; Gắn tổ chức cơ sở đảng với lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội; Thực hiện mạnh mẽ chủ trương trẻ hóa, tiêu chuẩn hóa, thể chế hóa và từng bước nhất thể hóa chức danh cán bộ; Nâng cao chất lượng sinh hoạt của tổ chức cơ sở đảng theo hướng vừa mở rộng dân chủ, vừa tăng cường kỷ cương, kỷ luật; Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, quản lý đảng viên; Dựa vào dân để xây dựng Đảng. Như vậy, dù đã bàn đến những vấn đề rất cơ bản, có ý nghĩa sâu sắc trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, nhưng tiếc rằng cuốn sách chưa nêu ra được những kinh nghiệm về xây dựng tổ chức cơ sở đảng.
Cuốn sách của Vụ Cơ sở đảng - Ban Tổ chức Trung ương (2010), Về công tác chi bộ ở xã, phường, thị trấn [20] đã chỉ rõ chức năng, nhiệm vụ của chi bộ trực thuộc các đảng bộ xã, phường, thị trấn. Theo đó, chi bộ thôn (làng, bản, ấp), tổ dân phố (khu phố, khu dân cư) “là hạt nhân chính trị ở địa bàn dân cư, là cầu nối giữa Đảng với nhân dân, có chức năng lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ do đảng ủy xã, phường, thị trấn giao và các công việc của cộng đồng dân cư đặt ra trong thực tiễn” [20, tr.16].
Tác giả Nguyễn Trọng Phúc (2012) trong cuốn Lịch sử công tác xây dựng Đảng (1930 - 2011) [82], đã trình bày có hệ thống chủ trương và những sự kiện nổi bật trong công tác xây dựng Đảng gắn liền với sự ra đời, phát triển và quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng; qua đó, đã dựng lại bức tranh tổng quát về công tác xây dựng Đảng từ khi Đảng ra đời đến năm 2011, làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn về xây dựng Đảng. Trong cuốn sách này, vấn đề xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong thời kỳ đổi mới, được tác giả trình bày với tư cách là một nội dung công tác, một nhiệm vụ cụ thể trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng.
Cuốn sách của tác giả Dương Trung Ý (2013) đề cập khá toàn diện vấn đề Nâng cao chất lượng đảng bộ xã trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn [200]. Thành công của tác giả là đã xây dựng tiêu chí, đánh giá thực trạng, nguyên nhân, rút ra một số kinh nghiệm; xác định phương hướng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng các đảng bộ xã. Từ thực tiễn xây dựng các đảng bộ xã, tác giả đã khái quát 8 kinh nghiệm: 1 - Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đặc điểm, tiềm năng thế mạnh của xã để đề ra nhiệm vụ đúng đắn, sát hợp; 2 - Thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; 3 - Phát huy nội lực, tinh thần chủ động, sáng tạo ở cơ sở, kết hợp sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đảng bộ xã; 4 - Kết hợp chặt chẽ hoạt động xây dựng tổ chức cơ sở đảng với lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội; 5 - Coi trọng công tác cán bộ, đảng viên, phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của đảng bộ; 6 - Xây dựng và thực hiện tốt quy chế làm việc; 7 - Đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt các chi bộ trực thuộc; 8 - Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo dứt điểm từng nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm theo kế hoạch, coi trọng và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát.
Nghiên cứu về “Nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức cơ sở đảng cấp xã” [61], tác giả Phạm Mạnh Khởi (2013) đã đem đến cái nhìn tổng thể về tổ chức cơ sở đảng cấp xã. Vào thời điểm này, tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn chỉ chiếm 19,3% tổng số tổ chức cơ sở đảng, nhưng lại chiếm tới 64,5% số chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, với 61,4% số đảng viên của toàn Đảng, trực tiếp lãnh đạo hơn 80% dân số cả nước. Tác giả khẳng định: “Muốn nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, trước hết phải chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng cấp xã” [61, tr.26]. Từ thực tiễn xây dựng tổ chức cơ sở đảng cấp xã thập niên đầu thế kỷ XXI, tác giả rút ra 4 kinh nghiệm: Coi trọng công tác chính trị tư tưởng; Đổi mới phương thức lãnh đạo, phong cách công tác của cấp ủy; Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cơ sở; Tăng cường kiểm tra, giúp đỡ các chi bộ và đảng viên còn hạn chế, khuyết điểm.
1.1.2. Các nghiên cứu về xây dựng tổ chức cơ sở đảng (có liên quan đến tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn) ở một số đảng bộ tỉnh, thành phố
Một số nghiên cứu về củng cố tổ chức cơ sở đảng yếu kém:
Trong nghiên cứu “Xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng ở Hải Dương” [184], tác giả Lê Văn Tuyến (2004) đã nêu thực trạng, phân tích vai trò của Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hải Dương trong tham mưu cho Tỉnh ủy tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm giải quyết cơ sở đảng yếu kém, nâng cao chất lượng đồng đều của các tổ chức đảng, tập trung vào: Thứ nhất, khảo sát, đánh giá thực trạng tổ chức cơ sở đảng; Thứ hai, đẩy mạnh các phong trào thi đua xây dựng tổ chức cơ sở đảng; Thứ ba, giải quyết dứt điểm các cơ sở đảng yếu kém; Thứ tư, thực hiện phân công nhiệm vụ cho đảng viên; Thứ năm, kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên [184, tr.21-22].
Từ thực tiễn tình hình giải quyết tổ chức cơ sở đảng yếu kém ở tỉnh Yên Bái, tác giả Đổng Công Thuận (2004) trong bài “Củng cố cơ sở đảng yếu kém ở Yên Bái - Giải pháp đồng bộ, cụ thể” [92] đã thể hiện sự đầu tư nghiên cứu thông qua việc phân tích, lập luận có căn cứ, chỉ rõ cả thành công và hạn chế của địa phương trong củng cố, giải quyết các tổ chức cơ sở đảng yếu kém thuộc các huyện, thị xã trên địa bàn Tỉnh; từ đó, rút ra 5 kinh nghiệm: Một là, đánh giá đúng thực trạng, xác định rõ nguyên nhân yếu kém của từng cơ sở; Hai là, phải đề ra được chương trình, kế hoạch với giải pháp đồng bộ về tư tưởng, tổ chức, kinh tế; Ba là, kiện toàn cấp ủy, bố trí lại cán bộ; Bốn là, sau củng cố phải xây dựng, thực hiện nghiêm quy chế, giữ vững vai trò hạt nhân chính trị của đảng bộ cơ sở; Năm là, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, chi bộ [92, tr.28].
Tác giả Phạm Thu Huyền (2005) khi nghiên cứu về “An Dương giải quyết cơ sở đảng yếu kém” [59] đã khái quát đặc điểm chi phối và tình hình xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở An Dương; khẳng định tính hiệu quả của các giải pháp giải quyết cơ sở đảng yếu kém đã được Đảng bộ huyện An Dương (Thành phố Hải Phòng) thực hiện: 1 - Kiểm tra để xác định rõ nguyên nhân; 2 - Kiện toàn đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ chủ chốt; 3 - Chấn chỉnh việc thực hiện chế độ, nguyên tắc sinh hoạt đảng; 4 - Huyện ủy sâu sát với cơ sở [59, tr.17, 20].
Các nghiên cứu có tính hệ thống về xây dựng tổ chức cơ sở đảng liên quan đến xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn:
Trong Luận án tiến sĩ lịch sử: Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ Thành phố Hà Nội từ năm 1996 đến năm 2005 [55], tác giả Trần Thị Thu Hằng (2012) đã phân tích đặc điểm, thực trạng tổ chức cơ sở đảng ở Hà Nội, khái quát quan điểm của Đảng, trình bày chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ Thành phố Hà Nội về xây dựng tổ chức cơ sở đảng những năm 1996 - 2000 và 2001 - 2005. Trên cơ sở đó, tác giả nhận xét ưu, khuyết điểm, đồng thời rút ra 4 kinh nghiệm xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở Đảng bộ Thành phố Hà Nội. Một là, vận dụng đúng đắn, sáng tạo đường lối, quan điểm của Đảng vào điều kiện cụ thể của Thành phố Hà Nội, nắm vững và phát huy thế mạnh, lợi thế, tiềm năng, khắc phục hạn chế, đề ra chủ trương, giải pháp phù hợp đẩy mạnh công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng. Hai là, đổi mới phương thức lãnh đạo, quán triệt, triển khai thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, Thành ủy về tổ chức cơ sở đảng. Ba là, khẳng định vai trò hạt nhân lãnh đạo chính trị của tổ chức đảng ở cơ sở, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. Bốn là, nhận thức đúng tầm quan trọng của mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa tổ chức cơ sở đảng với nhân dân [55, tr.184-195].
Hai tác giả Đỗ Ngọc Ninh và Đinh Ngọc Giang (2013) có sự phối hợp trong nghiên cứu một số công trình về xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở Hà Nội và Bắc Giang. Cuốn sách Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ tổ dân phố của các quận ở Thành phố Hà Nội trong điều kiện hiện nay [78], do 2 tác giả đồng chủ biên, đã chỉ ra khái niệm, tiêu chí đánh giá chất lượng, yêu cầu, điều kiện nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Từ đánh giá thực trạng, nguyên nhân, đúc rút kinh nghiệm, xác định những vấn đề đặt ra, các tác giả đã đề ra yêu cầu, giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ tổ dân phố trên địa bàn các quận của Thành phố Hà Nội. Trên phương diện lịch sử, một nội dung rất đáng quan tâm là những kinh nghiệm được các tác giả thể hiện trong cuốn sách: Thứ nhất, quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm chỉnh các chỉ thị, hướng dẫn của Đảng và Thành ủy, quận ủy, tranh thủ sự giúp đỡ của đảng ủy phường về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Thứ hai, xác định rõ trọng tâm, trong điểm để tập trung thảo luận; coi trọng sinh hoạt chi bộ theo chuyên đề, nâng cao ý thức trách nhiệm của đảng viên để ra được nghị quyết đúng đắn. Thứ ba, chọn và bố trí đúng bí thư chi bộ. Thứ tư, thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng. Thứ năm, tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của cấp ủy cấp trên. Thứ sáu, coi trọng bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng cho đội ngũ bí thư, phó bí thư chi bộ, chi ủy viên [78, tr.112-119].
Nghiên cứu “Những kinh nghiệm của Tỉnh ủy Bắc Giang về nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng” (2013) [79], các tác giả Đỗ Ngọc Ninh và Đinh Ngọc Giang đã khái lược sự lãnh đạo, nêu lên 6 kinh nghiệm về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng của Tỉnh ủy Bắc Giang những năm 2008 - 2013: 1) Tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động trong cấp ủy các cấp, cán bộ, đảng viên về đánh giá, phân loại tổ chức cơ sở đảng và đảng viên; 2) Tập trung cao độ củng cố các tổ chức cơ sở đảng yếu kém; 3) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt; 4) Nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng bộ cơ sở và sinh hoạt chi bộ trực thuộc; 5) Tăng cường công tác tư tưởng trong đảng bộ và trong nhân dân; 6) Tăng cường sự chỉ đạo, giúp đỡ của Tỉnh ủy, sự kiểm tra giám sát của cấp ủy huyện, thành phố, đảng ủy khối đối với tổ chức cơ sở đảng.
Tác giả Vũ Thị Duyên (2016) với Luận án tiến sĩ Lịch sử: Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ năm 1997 đến năm 2010 [33] đã hệ thống hóa chủ trương và quá trình chỉ đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ năm 1997 đến năm 2010 trên các nội dung chủ yếu: Về tư tưởng chính trị; Về tổ chức; Về phát triển đảng viên; Về công tác cán bộ; Về công tác kiểm tra. Tác giả đã nhận xét thành công, hạn chế, khuyết điểm và đúc kết 5 kinh nghiệm: 1) Nhận thức đúng vai trò, tầm quan trọng và nhiệm vụ chính trị của tổ chức cơ sở đảng trong từng giai đoạn lịch sử. 2) Để xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, các cấp ủy đảng chú trọng và thường xuyên nâng cao chất lượng công tác đánh giá, phân loại tổ chức cơ sở đảng và đảng viên. 3) Luôn chú trọng nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ đảng viên ở cơ sở ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 4) Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy cấp trên có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của tổ chức cơ sở đảng. 5) Đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng, coi trọng công tác tư tưởng trong đảng bộ và nhân dân [33, tr.131-146].
Nếu như số lượng các nghiên cứu có tính hệ thống về xây dựng tổ chức cơ sở đảng chưa nhiều, thì các nghiên cứu trên từng mặt của công tác này ở các địa phương lại rất đa dạng. Về công tác tư tưởng, tác giả Nguyễn Thành Công (2002) có bài “Công tác tư tưởng trong các đảng bộ xã ở tỉnh Hòa Bình” [31]. Với nghiên cứu này, tác giả dành trọng tâm cho việc trình bày 5 giải pháp: Xây dựng một đội ngũ báo cáo viên từ tỉnh đến cơ sở, coi trọng đội ngũ báo cáo viên của các đảng ủy xã; Xây dựng chương trình hành động phải xuất phát từ tình hình thực tiễn của đảng bộ; Công tác tư tưởng phải đặt trọng tâm vào việc giải đáp thỏa đáng những vấn đề bức xúc nổi cộm; Thường xuyên tổ chức giao ban, rút kinh nghiệm; Có chính sách đãi ngộ, đào tạo cán bộ tuyên giáo ở cấp xã. Cũng bàn đến công tác tư tưởng, trong bài “Đảng bộ Yên Bái lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng của cấp ủy xã, phường, thị trấn” [91], tác giả Trần Thị Thiệp (2003) chỉ rõ trọng yếu của công tác này là: Toàn Đảng bộ làm công tác tư tưởng đi đôi với kiện toàn, thành lập ban tuyên giáo xã, phường theo hướng: Phó Bí thư đảng ủy kiêm trưởng ban, Phó Chủ tịch phụ trách văn xã là phó ban và một cán bộ chuyên trách; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp ủy, cán bộ tuyên giáo cơ sở [91, tr.41].
Về xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở: Tác giả Thân Minh Quế (2007) trong bài “Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn ở Bắc Giang” [83] đã đánh giá thực tế đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã trước năm 2007, từ đó hệ thống hóa các giải pháp của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang về nâng cao năng lực của đội ngũ này. Bài viết của tác giả Bùi Văn Tiếng (2010), “Tạo nguồn cán bộ lãnh đạo phường, xã ở Đà Nẵng” [95] khẳng định: Phương án luân chuyển, tăng cường công chức trẻ từ quận, huyện xuống phường, xã đảm nhiệm những cương vị chủ chốt được xem như khâu đột phá trong việc tạo nguồn cán bộ lãnh đạo phường, xã ở Đà Nẵng” [95, tr.24].
Về công tác kiểm tra ở cơ sở: Khi nghiên cứu về “Công tác kiểm tra ở Đảng bộ thành phố Hải Dương” [84], tác giả Đinh Đăng Quýnh (1999) đã khẳng định quan điểm “lãnh đạo phải có kiểm tra” và sự chỉ đạo của Thành ủy Hải Dương về đổi mới hình thức, phương pháp tiến hành kiểm tra. Nghiên cứu của tác giả Bùi Anh Tuấn (2009), “Đảng bộ thành phố Hải phòng đổi mới phương thức kiểm tra, giám sát” [180]...hái Bình) và 7 huyện (Kiến Xương, Tiền Hải, Vũ Thư, Đông Hưng, Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Thái Thụy) với 285 xã, phường, thị trấn; dân số là 1,822 triệu người, trong đó, nông dân chiếm tỷ lệ lớn (94% dân số); ngành kinh tế chủ đạo là nông nghiệp. Đây là tỉnh đồng bằng Sông Hồng có 5 cửa sông lớn đổ ra biển tạo ra một vùng bãi triều rộng khoảng 25.000 ha (tập trung ở 12 xã ven biển thuộc 2 huyện Tiền Hải và Thái Thụy), rất thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản mặn, lợ. Ruộng đất màu mỡ, thuận lợi cho phát triển ngành trồng trọt nhưng manh mún, trung bình mỗi hộ có từ 4 - 5 thửa, nơi cao nhất, có hộ có tới 7 thửa, bình quân trên 400 m2/người. Giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, yếu tố sản xuất nhỏ vẫn còn tồn tại. Đặc điểm này đặt ra cho Đảng bộ tỉnh Thái Bình phải coi trọng khắc phục tư tưởng tiểu nông, vì nó là yếu tố gây trở ngại đối với việc đổi mới tư duy, cách làm của cán bộ, đảng viên ở cơ sở. Mặt khác, nó đặt ra cho Đảng bộ tỉnh Thái Bình phải ưu tiên nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng bộ cấp xã trong phát triển kinh tế, nhất là kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống cho nhân dân, trước hết là nông dân.
Tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ tỉnh Thái Bình hoạt động trong môi trường địa phương có bề dày truyền thống văn hóa và cách mạng. Thái Bình là một tỉnh sớm có truyền thống yêu nước, đi đầu trong chống giặc ngoại xâm, kiên quyết chống áp bức bất công, góp phần chấn hưng đất nước. Đây còn là “MIỀN ĐẤT ĐIỂN HÌNH CỦA CÁC CÔNG CUỘC TRỊ THỦY, KHẨN HOANG VÀ LAO ĐỘNG CẦN CÙ, SÁNG TẠO” [4, tr.29]. Đây là nơi phát tích, khởi nghiệp của Vương triều Trần với những đóng góp to lớn nhằm thúc đẩy sự phát triển lịch sử dân tộc Việt Nam; là nơi sinh ra những danh nhân nổi tiếng như Lê Quý Đôn, Hoàng Công Chất, Phan Bá Vành, Bùi Viện, Kỳ Đồng, Từ khi có sự lãnh đạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam, tỉnh Thái Bình xuất hiện ngày càng nhiều chiến sĩ cách mạng tiên phong, như: Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Danh Đới, Hoàng Văn Thái, Nguyễn Thị Chiên, Tạ Quốc Luật, Phạm Tuân, Bùi Quang Thận, Vũ Ngọc Nhạ Đó là những con người “sinh ra từ lịch sử” và chính họ đã góp phần “làm nên lịch sử”.
Là một bộ phận của Đông Dương Cộng sản Đảng, tháng 7-1929, Ban Tỉnh ủy Thái Bình đã có 6 chi bộ cộng sản. Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, năm 1930, các chi bộ cộng sản ở Thái Bình đã lãnh đạo nông dân đấu tranh với tinh thần sục sôi cách mạng, tiêu biểu là phong trào nông dân ở Duyên Hà - Tiên Hưng (1-5-1930) và ở Tiền Hải (14-10-1930). Chỉ thị của Thường vụ Trung ương Đảng ngày 18-11-1930 về vấn đề “Thành lập Hội phản đế đồng minh” nêu rõ: “Ở Bắc Kỳ thì phong trào khá nhất là ở Thái Bình” [42, tr.229]. Thái Bình còn là tỉnh đầu tiên đạt năng suất 5 tấn thóc/ha, cung cấp lớn về sức người, sức của, trở thành một trong những cơ sở hậu phương xuất sắc của Miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và của dân tộc. Truyền thống của nhân dân và Đảng bộ tỉnh Thái Bình khắc họa dấu ấn sâu đậm trong lịch sử, là điều kiện rất thuận lợi, là nguồn cổ vũ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong công tác xây dựng Đảng, cũng như thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương trong giai đoạn cách mạng mới.
Tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ tỉnh Thái Bình tổ chức theo mô hình tổ chức cơ sở đảng hai cấp, số đảng bộ, chi bộ ở nông thôn và cán bộ, đảng viên xuất thân từ nông dân chiếm tỷ lệ đa số. Tại thời điểm năm 1997, trong 285 xã, phường, thị trấn ở tỉnh Thái Bình thì chỉ có 6 phường, 7 thị trấn, nhưng có tới 272 xã (95, 43%); 100% đảng bộ ở loại hình này được tổ chức theo mô hình tổ chức cơ sở đảng 2 cấp (đảng ủy cơ sở cấp xã; các chi bộ xóm (thôn), tổ dân phố, chi bộ chuyên môn trực thuộc). Số chi bộ xóm (thôn) chiếm 93,6%. Đảng viên thuộc các chi bộ xóm (thôn) ở Đảng bộ tỉnh Thái Bình chủ yếu xuất thân từ nông dân (86,5%), có tinh thần chịu đựng khó khăn, gian khổ, song ý thức tổ chức kỷ luật có mặt hạn chế. Các đảng viên ở đây thường có mối quan hệ khăng khít, bền chặt bởi yếu tố huyết thống họ hàng, dòng tộc được hình thành từ sớm; ít nhiều có sự “phân bậc” giữa các đảng viên trong cùng một chi bộ theo tuổi tác, thứ bậc trong quan hệ dòng tộc, láng giềng; vì thế, dễ nảy sinh tư tưởng cục bộ, bè phái, bao che, nể nang, né tránh trong tổ chức và sinh hoạt ở chi bộ và đảng bộ. Đặc điểm này đặt ra cho Đảng bộ tỉnh Thái Bình, khi xác định chủ trương, chỉ đạo công tác xây dựng Đảng phải đặc biệt quan tâm củng cố các đảng bộ ở địa bàn nông thôn cấp xã.
* Thực trạng xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ tỉnh Thái Bình những năm 1991-1997
Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XIV (năm 1991) đã chủ trương chấn chỉnh bộ máy của Đảng, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng. Tháng 3 - 1994, Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa XIV của Đảng bộ đề ra nhiệm vụ xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Tháng 4-1996, Đảng bộ tỉnh Thái Bình tiến hành Đại hội lần thứ XV, chủ trương “đẩy mạnh xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh” [3, tr.74]. Trước tình hình phức tạp ở huyện Quỳnh Phụ, ngày 7-6-1997, Tỉnh ủy Thái Bình đã ra Nghị quyết 04-NQ/TU Về những chủ trương, giải pháp giải quyết tình hình ở huyện Quỳnh Phụ, có đề cập đến giải pháp củng cố tổ chức cơ sở đảng xã, thị trấn ở huyện Quỳnh Phụ. Ngày 22-9-1997, ra Nghị quyết 05-NQ/TU Mở đợt sinh hoạt chính trị tự phê bình và phê bình trong Đảng. Tổ chức thực hiện chủ trương trên, công tác xây dựng tổ chức đảng cấp xã đã đạt được kết quả nhất định. Thực trạng của tình hình này thể hiện:
Về chính trị tư tưởng: Công tác tuyên truyền giáo dục về chủ trương, chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng được các cấp ủy quan tâm chỉ đạo. Nhiều cơ sở tích cực tuyên truyền về truyền thống và những thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân đã đạt được trong sự nghiệp cách mạng nói chung, trong công cuộc đổi mới nói riêng. Các đảng bộ xã, phường, thị trấn coi trọng việc giáo dục, quán triệt nhiệm vụ, tập trung cao vào phát triển kinh tế, xây dựng hạ tầng nông thôn mới nhằm khắc phục tình trạng kém phát triển về kinh tế.
Về tổ chức, cán bộ và đảng viên: Thời điểm 1996 - 1997, Đảng bộ tỉnh Thái Bình có 768 đảng bộ, chi bộ cơ sở, trong đó, ở 8 huyện, thị xã có 285 đảng bộ xã, phường, thị trấn (chiếm 37,09% số tổ chức cơ sở đảng của toàn tỉnh). Tuy vậy, số chi bộ trực thuộc đảng bộ xã, phường, thị trấn chiếm tỷ lệ lớn (với 2639/4287 chi bộ = 61,56% tổng số chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở). Trong đó, Thị xã Thái Bình có 13 đơn vị đảng bộ xã, phường (6 phường, 7 xã, với 82 chi bộ); huyện Tiền Hải 35 đơn vị (34 xã, 1 thị trấn, với 317 chi bộ); huyện Kiến Xương 40 đơn vị (39 xã, 1 thị trấn, với 344 chi bộ); huyện Vũ Thư 31 đơn vị (30 xã, 1 thị trấn, 342 chi bộ); huyện Thái Thụy 48 đơn vị (47 xã, 1 thị trấn, với 401 chi bộ); huyện Đông Hưng 46 đơn vị (45 xã, 1 thị trấn, với 426 chi bộ); huyện Quỳnh Phụ 38 đơn vị (37 xã, 1 thị trấn, với 356 chi bộ); huyện Hưng Hà 34 đơn vị (33 xã, 1 thị trấn, với 371 chi bộ) [Phụ lục 2].
Kết quả phân loại tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn của Đảng bộ năm 1994, số cơ sở đạt trong sạch vững mạnh đạt 51,53%; năm 1995 đạt 58,7%; năm 1996 đạt 54,9%; loại khá 40,5%; loại yếu 4,6% [Phụ lục 2]. Tuy nhiên, kết quả phân loại này chưa đúng với thực chất, vì đến năm 1997, số cơ sở trong sạch vững mạnh giảm mạnh, số yếu kém chiếm tỷ lệ gần 50%.
Ở 285 xã, phường, thị trấn có 4.998 cấp ủy viên. Số cán bộ có trình độ hết phổ thông trung học 57,9%; trình độ từ trung cấp 18,6%; cao đẳng, đại học 9,3%; quản lý kinh tế 8,8%; quản lý nhà nước 8,4%; lý luận sơ cấp và trung cấp đạt 55% [99, tr.5]. Năm 1997, tổng số cán bộ cơ sở được đào tạo trình độ trung cấp và bồi dưỡng nghiệp vụ tại Trường Chính trị và Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật của Tỉnh là 859 người (chiếm 0,14%). Đến cuối năm 1997, tổng số đảng viên của toàn Đảng bộ là 81.489, số đảng viên ở khối xã, phường, thị trấn là 59.079 (chiếm 72,51%). Một bộ phận cán bộ, đảng viên kiên định, vững vàng, gương mẫu, nhiệt tình, phát huy trách nhiệm trong xây dựng chi bộ, đảng bộ và hệ thống chính trị cơ sở.
Về thực hiện nhiệm vụ kiểm tra: Hằng năm các cấp ủy, UBKT đảng ủy xã, phường, thị trấn đã xây dựng kế hoạch kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng trong đảng bộ; số cuộc kiểm tra được tiến hành đạt trên 50% so với kế hoạch. Qua việc kiểm tra của cấp ủy, UBKT cấp trên đối với 26 chi bộ thuộc 17 đảng bộ cấp xã, số chi bộ sinh hoạt định kỳ hằng tháng đạt 85,6%, tỷ lệ đảng viên dự sinh hoạt 81,3%. Nội dung sinh hoạt: “Bàn về kinh tế 27%, bàn về an ninh, quốc phòng 18,6%, bàn về công tác xây dựng Đảng 26,4%, công tác chính quyền 14,3%, công tác đoàn thể 14,1%” [99, tr.6]. Những tháng cuối năm 1997, Tỉnh ủy Thái Bình đã chỉ đạo thanh tra, kiểm tra ở cơ sở, công bố kết luận thanh tra ở trên 50 đơn vị [7, tr.342].
Tuy đạt những kết quả như trên, song nhìn chung, sự lãnh đạo củng cố tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Thái Bình giai đoạn 1991 - 1997 còn bộc lộ những khuyết điểm lớn. Thực tế đã cho thấy:
Một là, công tác tư tưởng còn thụ động, chưa hướng mạnh vào giải quyết vấn đề bức xúc của cơ sở. Đấu tranh trong nội bộ yếu; không giữ được mối liên hệ chặt chẽ với quần chúng. Trước những vấn đề phức tạp (nhân dân có khiếu kiện đối với cán bộ trong cấp ủy, chính quyền cơ sở), một bộ phận cán bộ có biểu hiện né tránh khuyết điểm; “công tác tư tưởng chưa xác định rõ định hướng, thông tin tình hình lúng túng” [105, tr.9]. Sinh hoạt đảng ở không ít cơ sở thất thường, “có nơi 3 đến 4 tháng, thậm chí 6 tháng không sinh hoạt chi bộ” [99, tr.8].
Hai là, công tác tổ chức - cán bộ, xây dựng đội ngũ đảng viên ở cơ sở “một thời gian dài bị coi nhẹ” [105, tr.8]. Đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ chưa được coi trọng. Tiêu chuẩn tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh bị áp dụng sai lệch, tiêu chí về xây dựng Đảng, chính quyền bị xem nhẹ. Có những đảng bộ khi phân loại là trong sạch, vững mạnh nhưng năm 1997 lại xảy ra khiếu kiện gay gắt. Không ít chi bộ nhiều năm không kết nạp được đảng viên mới. Tuổi đời bình quân của đảng viên cao, ở huyện Quỳnh Phụ trung bình là 48, có xã là 60. Mặt tích cực của một bộ phận đảng viên lão thành không được coi trọng, ở huyện Kiến Xương, đã cho thôi sinh hoạt với những đảng viên 60 tuổi trở lên. Phân loại đảng viên chạy theo thành tích, chưa phản ánh đúng thực chất. Các năm 1991 - 1996 thường có trên 80% đảng viên loại I (đủ tư cách, phấn đấu tốt). Nhưng khi phân loại lại: Loại I chỉ còn 50,28%, loại II 38,90%, loại III 3,16%, loại IV 1,14%, loại V (không còn đủ tư cách) 5,99%.
Ba là, nhiều cán bộ cơ sở “tham nhũng, tiêu cực, làm giàu bất chính, lề lối tác phong quan liêu, độc đoán chuyên quyền, mất dân chủ nghiêm trọng”. [105, tr.7]. Việc cấp đất, bán đất trái thẩm quyền diễn ra phổ biến. Huy động dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng không công khai, minh bạch, gây thất thoát lớn. Tính đến cuối 1997 (mặc dù chưa thanh tra toàn diện, đồng loạt, rộng khắp), và mới kết luận ban đầu ở gần 1/4 số xã, nhưng đã phát hiện cán bộ cấp xã tham ô tới 8,5 tỷ đồng và 1.400 tấn thóc. Tình trạng này gây bất bình, bức xúc trong dân, làm cho nhân dân mất niềm tin đối với cấp ủy đảng ở cơ sở.
Bốn là, công tác kiểm tra mang tính hình thức, chạy theo sự vụ. Ở nhiều cơ sở, công tác kiểm tra còn thụ động, chưa gắn chặt với thanh tra. Chỉ đạo của cấp tỉnh, huyện còn quan liêu, không sát cơ sở. Có cấp ủy viên được phân công phụ trách, nhiều tháng liền không xuống cơ sở. Cán bộ, đảng viên vi phạm nhưng cả cấp trên và bản thân đảng bộ, chi bộ không phát hiện được mà lại do nhân dân tố giác. Khi vụ việc đã “nóng lên”, huyện, tỉnh mới cử đoàn xuống kiểm tra. Không ít cán bộ chủ chốt cấp xã vi phạm nhưng xử lý chậm và không kiên quyết, “gây hoài nghi trong nội bộ và nhân dân” [99, tr.7].
Nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém là do công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ tỉnh Thái Bình bị buông lỏng. Xét về trách nhiệm lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình, thấy rằng, đây là nội dung công tác quan trọng, quyết định sinh mệnh của chế độ ngay tại cơ sở, song Đảng bộ tỉnh chưa có một chủ trương đồng bộ, toàn diện về vấn đề này. Thực tế là, giai đoạn 1991- 1997, vấn đề xây dựng tổ chức cơ sở đảng nói chung tuy đã được Đảng bộ chú ý, nhưng với tư cách là cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ, Tỉnh ủy và Ban Thường vụ Tỉnh ủy chưa ra được văn kiện nào (dành một phần riêng) bàn, quyết nghị trực tiếp về củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn (trên phạm vi toàn tỉnh). (Nghị quyết 04 mới nói đến vấn đề ở huyện Quỳnh Phụ, Nghị quyết 05 chủ yếu bàn về sinh hoạt chính trị tư tưởng). Trong khi đó, việc chỉ đạo của cấp ủy cấp trên đối với cơ sở trên nhiều mặt cũng bị buông lỏng, dẫn đến những yếu kém ngày càng nghiêm trọng.
2.1.3. Thực trạng, nguyên nhân mất ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình trước năm 1998 và yêu cầu cấp thiết đặt ra
Với tư tưởng chỉ đạo tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế, những năm 1994 - 1997, Thái Bình trở thành tỉnh đi đầu trong huy động sức dân cùng tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng nông thôn mới. Đến năm 1997, tỉnh Thái Bình có “100% số xã có đường đá láng nhựa, 97% số hộ có điện thắp sáng; hầu hết trường học, bệnh viện được xây dựng kiên cố” [105, tr.4] Ưu tiên phát triển kinh tế là đúng, nhưng trong khi tập trung phát triển kinh tế lại buông lỏng xây dựng, củng cố tổ chức đảng, để những yếu kém ở cơ sở kéo dài, chậm có chủ trương khắc phục làm cho nhiều tổ chức đảng ở cấp xã suy yếu, tác động xấu đến tình hình, gây mất ổn định chính trị - xã hội ở cơ sở.
* Diễn biến mất ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình
Một là, bức xúc trước tình trạng quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ nghiêm trọng ở một bộ phận cán bộ, đảng viên ở cơ sở làm bùng phát khiếu kiện của nhân dân, tính chất ngày càng gay gắt. Những năm 1991 - 1996, khiếu kiện, đòi xử lý cán bộ tham nhũng còn mang tính lẻ tẻ ở một số xã, nhưng từ tháng 5-1997, khiếu kiện đông người phát triển, các “điểm nóng” nổ ra liên tiếp. “Đầu tháng 5-1997 ở Quỳnh Phụ xuất hiện 1 xã (Quỳnh Mỹ), đến cuối tháng 5 đã có 12/38 xã, sau đó lan ra các huyện, thị trong tỉnh. Đến tháng 12-1997 toàn tỉnh có 264 xã, thị trấn có khiếu kiện” [165, tr.2]. Việc khiếu kiện có tổ chức chặt chẽ, có người cầm đầu trực tiếp, có sự liên kết học tập giữa các xã, huy động đông đảo nhân dân tham gia. Năm 1997, có tới 66.812 lượt người khiếu kiện (gấp 7,8 lần năm 1996), với 904 lần kéo lên trụ sở các cấp (363 lần lên xã, 209 lần lên huyện, 310 lần lên tỉnh, 22 lần lên Trung ương). “Có ngày nhân dân ở 24 xã cùng kéo lên trụ sở tiếp dân của Tỉnh. Một số nơi nhân dân đi khiếu kiện mang theo cả cờ Tổ quốc, ảnh Bác và một số biểu ngữ mang nội dung chống tham nhũng” [ 85, tr.272].
Hai là, lợi dụng tình hình, các hành động cực đoan quá khích, vi phạm pháp luật diễn ra nghiêm trọng. Trong năm 1997 đã xảy ra “46 vụ vây ép cán bộ, 8 vụ giữ cán bộ qua đêm, 7 vụ chống lực lượng thi hành công vụ, 2 vụ dùng thuốc nổ tàng trữ trái phép đe dọa chính quyền, 26 vụ tờ rơi, 8 vụ phá hỏng hoa màu, trả thù cán bộ, 5 vụ đập phá trụ sở, nhà cán bộ” [165, tr.2]. Chỉ trong đêm 26-6-1997, có 24 nhà ở của cán bộ các xã: An Ninh (Quỳnh Phụ), Thái Tân, Thái Thịnh, Mỹ Lộc (Thái Thụy), Vũ Đông (Kiến Xương) bị đốt và đập phá. Tại hội trường, Chủ tịch UBND xã Thái Thịnh bị đánh trọng thương phải đi cấp cứu. Ngày 8-7-1997, khoảng 300 người dân xã Quỳnh Hoa (Quỳnh Phụ) bắt giữ Bí thư Đảng bộ và Chủ tịch UBND xã dong lên huyện, đi dưới trời mưa nhưng không cho đội mũ nón, vừa đi vừa lăng mạ, chửi bới, đánh đập [7, tr.336]
Ba là, khi xảy ra tình hình phức tạp, cấp ủy đảng cơ sở một số nơi bị tê liệt, mất sức chiến đấu, có nơi bất lực không giữ được vai trò lãnh đạo; việc chống tham nhũng diễn ra tự phát. Tiêu biểu như: Ngày 12-9-1997, “cán bộ xã, hợp tác xã (gồm 34 cán bộ, 6/10 xóm trưởng) xã Quỳnh Hoa đã cùng lên huyện trả lại tất cả các con dấu của chính quyền, các đoàn thể và xin nghỉ công tác” [7, tr.337]. Trong lúc hành động “vô chính phủ” diễn ra, khá nhiều cấp ủy cơ sở đành buông xuôi ngọn cờ chống tham nhũng. Có nơi, nhân dân đã ngộ nhận những người “lớn tiếng” chống tham nhũng, bầu họ vào ban thanh tra nhân dân (có cả người không đủ tiêu chuẩn, người từng có tiền án, tiền sự). Tình hình càng trở nên phức tạp.
* Phạm vi, mức độ và hậu quả mất ổn định ở Thái Bình:
Về phạm vi, mất ổn định xảy ra ở địa bàn cấp cơ sở, nhưng không chỉ xảy ra ở một vài xã trong một huyện, mà xảy ra trên diện rộng ở phần lớn cơ sở cấp xã trên tất cả các huyện, thị trong tỉnh. Nếu xét đến các yếu tố cấu thành mất ổn định, thì một mặt, có vấn đề khiếu kiện gay gắt của nhân dân, đó chính là việc nhân dân đấu tranh chống tham nhũng trên lĩnh vực kinh tế kèm theo đòi hỏi về mặt chính trị: Đòi dân chủ, công bằng xã hội, đòi xử lý, thay thế cán bộ thoái hóa, biến chất, quan liêu hống hách, cửa quyền trong bộ máy tổ chức đảng, chính quyền cơ sở, chủ yếu ở khu vực nông thôn cấp xã. Mặt khác, thể hiện ở hành động quá khích, “vô chính phủ” của một số phần tử xấu gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Mặt nữa, thể hiện ở sự tê liệt, mất sức chiến đấu, bị vô hiệu hóa, không duy trì được hoạt động bình thường của nhiều tổ chức đảng, chính quyền cơ sở ở tỉnh Thái Bình.
Về mức độ, mất ổn định ngày càng phức tạp, lúc cao điểm đã “phát triển thành vấn đề chính trị nghiêm trọng” [37, tr.408]. Các điểm nóng diễn ra dồn dập, tính chất ngày càng phức tạp và trở nên nghiêm trọng. Tính chất nghiêm trọng là ở chỗ: Vấn đề khiếu kiện, đòi xử lý cán bộ sai phạm ở các cơ sở thuộc tỉnh Thái Bình có dấu hiệu vượt quá giới hạn của cuộc đấu tranh chống tham nhũng do Đảng phát động. Khiếu kiện, đấu tranh không dừng lại ở việc phát hiện, tố giác, yêu cầu xử lý sai phạm trong khuôn khổ Điều lệ Đảng, hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, mà đã xuất hiện yếu tố “bất thường”, lợi dụng tình hình để gây rối loạn an ninh, mất ổn định về chính trị ở cơ sở thông qua các hành động như vây ép, đánh đập cán bộ, phá hoại công sở, phong tỏa trụ sở làm việc của cấp ủy, chính quyền, đe dọa chính quyền. Rõ ràng, đây là vấn đề chính trị nghiêm trọng cần sớm được giải quyết.
Về hậu quả: Mất ổn định để lại hậu quả nặng nề về nhiều mặt: “Vi phạm đến bản chất của Đảng và Nhà nước của dân, do dân, vì dân” [37, tr.408]; làm giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng, chính quyền các cấp; làm tổn hại đến truyền thống đoàn kết trong xã hội và nhân dân địa phương, đến tình làng, nghĩa xóm, tình đồng chí trong Đảng; làm suy giảm vai trò, hiệu lực của cấp ủy, chính quyền cơ sở; trật tự kỷ cương phép nước bị vi phạm nghiêm trọng... Tuy chưa có bàn tay can thiệp trực tiếp của các thế lực thù địch, song đã xuất hiện việc lợi dụng tình hình để tuyên truyền đả kích, nói xấu Đảng, Nhà nước. Thực tế, trong 2 năm 1997 - 1998 đã có 400 đoàn với 1.000 lượt người nước ngoài vào tỉnh, một số đoàn có cả nhân viên CIA, họ yêu cầu xuống cơ sở đòi gặp những người cầm đầu quá khích. Tình trạng trên thách thức trực tiếp sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình, nếu không giải quyết dứt điểm thì chẳng những địa phương này phải đối mặt với khó khăn, thách thức trầm trọng, mà còn tác động xấu đối với cả nước, là cái cớ để kẻ xấu lợi dụng công kích chế độ, thực hiện “diễn biến hòa bình”.
* Nguyên nhân mất ổn định và yêu cầu cấp thiết đặt ra
Nếu đi sâu nghiên cứu vấn đề mất ổn định chính trị - xã hội ở tỉnh Thái Bình sẽ tìm ra nhiều nguyên nhân khác nhau (có chủ quan, khách quan, có sâu xa, trực tiếp). Song, căn cứ biểu hiện, tính chất như trên, có thể khẳng định: Nguyên nhân do buông lỏng công tác xây dựng Đảng, nhất là ở cơ sở cấp xã là nguyên nhân sâu xa dẫn đến mất ổn định chính trị ở cơ sở của tỉnh Thái Bình. Lôgic của vấn đề này là: 1) Buông lỏng công tác xây dựng, củng cố tổ chức đảng ở cơ sở cấp xã dẫn đến sự suy yếu về tư tưởng, tổ chức, kỷ luật trong cấp ủy và đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở. 2) Sự suy yếu này tạo cơ hội cho những biểu hiện quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, mất dân chủ ở một bộ phận cán bộ, đảng viên phát triển. 3) Khi tham nhũng, mất dân chủ đã phổ biến và nghiêm trọng không được xử lý kịp thời ắt bùng phát khiếu kiện của nhân dân. 4) Lợi dụng chống tham nhũng, các phần tử xấu kích động nhân dân gây ra những hành động cực đoan, quá khích “vô chính phủ”, gây rối loạn tình hình. 5) Tổ chức đảng, chính quyền đứng trước sức ép đấu tranh khiếu kiện và những hành động “vô chính phủ”, một thời gian ngắn bị tê liệt, không giữ được vai trò lãnh đạo, quản lý điều hành cơ sở.
Mất ổn định thách thức trực tiếp đến nền móng tổ chức và hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình ngay tại cơ sở. Vì thế, ổn định lại tình hình là nhiệm vụ chính trị trọng tâm cấp bách của Đảng bộ. Để giải quyết tình hình, chủ trương, sự chỉ đạo Đảng bộ tỉnh phải đủ mạnh. Trong nhiều vấn đề phải giải quyết, việc khắc phục yếu kém để củng cố lại các tổ chức đảng ở cơ sở cấp xã, nhất là ở những nơi bị tê liệt, có khiếu kiện gay gắt là nhiệm vụ bức bách. Yêu cầu cần kíp của việc củng cố này phải nhằm giải quyết được những vấn đề trọng yếu:
Thứ nhất, phải tạo được sự nhất trí trong toàn Đảng bộ và nhân dân về quyết tâm củng cố tổ chức đảng làm cơ sở cho việc ổn định lại tình hình, về hướng giải quyết những bức xúc trong đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở, không lẩn tránh, không chần chừ, do dự. Làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ đúng, sai, phải, trái, ủng hộ tổ chức đảng sữa chữa sai lầm, khuyết điểm.
Thứ hai, phải tích cực kiểm tra, gắn chặt kiểm tra với thanh tra, kết luận rõ đúng, sai; xử lý công minh, kịp thời, đúng quy định, đúng pháp luật những cán bộ, đảng viên có sai phạm, quan liêu, tham nhũng.
Thứ ba, phải nhanh chóng kiện toàn, thay thế, củng cố lại cấp ủy và đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt cơ sở, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của đảng bộ xã, phường, thị trấn đối với các lĩnh vực ở cơ sở.
Thứ tư, phải củng cố mối quan hệ giữa tổ chức đảng với nhân dân ở cơ sở, mở rộng và phát huy dân chủ trong tổ chức đảng và trong nhân dân; kiên quyết, kiên trì đấu tranh chống tham nhũng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở, qua đó góp phần làm trong sạch tổ chức đảng, đồng thời củng cố niềm tin của nhân dân vào cấp ủy cơ sở xã, phường, thị trấn.
2.1.4. Chủ trương của Đảng về củng cố tổ chức cơ sở đảng và sự chỉ đạo của Bộ Chính trị về củng cố tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ tỉnh Thái Bình
* Chủ trương của Đảng về củng cố tổ chức cơ sở đảng
Quyết định đưa đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, Đảng Cộng sản Việt Nam coi trọng xây dựng, củng cố nền tảng của Đảng. Chủ trương đó thể hiện tập trung ở Đại hội VIII (6-1996), các chỉ thị của Bộ Chính trị (khóa VIII), nhất là Chỉ thị 21-CT/TW (ngày 10-10-1997) Về một số công việc cấp bách ở nông thôn, Chỉ thị 30-CT/TW (ngày 18-2-1998) Về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và Nghị quyết số 10-NQ/TW (ngày 2-2-1999) của Hội nghị lần thứ 6 (lần 2) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII Về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay.
Về phương hướng, Đại hội VIII của Đảng xác định: “Hướng chủ yếu củng cố, chỉnh đốn các tổ chức cơ sở đảng là phải làm cho các cơ sở này quán triệt đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đề ra chủ trương, giải pháp đúng và lãnh đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ của đơn vị” [35, tr.148]. Chỉ thị 21 của Bộ Chính trị nhấn mạnh: “Kiện toàn tổ chức đảng, chính quyền xã trong sạch, vững mạnh là khâu mấu chốt có ý nghĩa quyết định” [38, tr.646].
Về nhiệm vụ, giải pháp, Đại hội VIII chỉ rõ các vấn đề cần tập trung: Chấn chỉnh và cải tiến sinh hoạt đảng; Thực hiện có nền nếp việc quản lý đảng viên; Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở, kiện toàn và tăng cường đội ngũ cốt cán; Động viên và tổ chức nhân dân thường xuyên tham gia xây dựng Đảng; Đổi mới cách phân công, tạo điều kiện để mọi đảng viên đều gắn với nhiệm vụ cụ thể; Đẩy mạnh công tác phát triển đảng; Kiểm tra và giữ gìn kỷ luật Đảng, kết hợp kiểm tra với thanh tra của Nhà nước và thanh tra nhân dân,.. [35].
Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII quyết định mở “Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng”, đã bổ sung và nhấn mạnh một số giải pháp: 1) Kiểm tra, bổ sung hoàn thiện quy định, quy chế hoạt động của tổ chức cơ sở đảng; 2) Khắc phục cách làm hình thức, chiếu lệ, thành tích chủ nghĩa trong phân tích chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên; 3) “Kiện toàn cấp ủy, nhất là bí thư cấp ủy. Phân công bí thư, phó bí thư và ủy viên thường vụ phụ trách các cơ sở trọng điểm” [43, tr.32-33].
Cùng với chủ trương chung về củng cố tổ chức cơ sở đảng, trong Chỉ thị 21 và Chỉ thị 30, Bộ Chính trị khóa VIII đã xác định rõ hơn một số vấn đề củng cố các chi bộ, đảng bộ cơ sở cấp xã, trong đó nhấn mạnh: 1- Rà soát lại đội ngũ cán bộ chủ chốt xã. Lựa chọn, bố trí cán bộ xã một cách dân chủ, chú trọng tìm hiểu ý kiến nhận xét của nhân dân. 2 - Loại ra khỏi cương vị lãnh đạo những người tham nhũng, quan liêu mệnh lệnh, không được nhân dân tín nhiệm. 3 - Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, đảng bộ cơ sở bảo đảm tính lãnh đạo, giáo dục và tính chiến đấu. 4 - Mở rộng sinh hoạt dân chủ nội bộ để đảng viên đấu tranh, phê bình trong tổ chức. Nghiêm cấm đảng viên xúi giục, kích động hoặc phụ họa theo quần chúng đi khiếu kiện đông người. 5 - “Tổ chức đảng và đảng viên phải gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở” [40, tr.39, 42]. 6 - Cấp ủy đảng và ủy ban nhân dân huyện, tỉnh phải có phong cách chỉ đạo sâu sát cơ sở. “Những đảng bộ cơ sở kém nát, những nơi xảy ra điểm nóng, cấp ủy đảng và chính quyền huyện, tỉnh phải phân công cán bộ có năng lực về giúp đỡ củng cố” [38, tr.466].
Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp nêu trên là căn cứ rất quan trọng đối với các đảng bộ địa phương trong xác định chủ trương xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng, trong đó có tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn.
* Chỉ đạo của Bộ Chính trị về củng cố tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn đối với Đảng bộ tỉnh Thái Bình
Trong khi coi trọng củng cố nền tảng của Đảng ở nhiều nơi, những năm cuối thế kỷ XX, Bộ Chính trị đã dành sự quan tâm đặc biệt trong chỉ đạo củng cố các tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ tỉnh Thái Bình. Thấy rõ tác hại nghiêm trọng của những yếu kém trong công tác xây dựng Đảng ở cơ sở cấp xã - nguyên nhân căn cốt dẫn đến mất ổn định ở Thái Bình, Bộ Chính trị đã có sự chỉ đạo trực tiếp đối với đảng bộ địa phương này trong củng cố tổ chức cơ sở đảng cấp xã. Tuy không ra các văn kiện riêng về củng cố các cơ sở đảng ở loại hình cấp xã, song vấn đề trọng yếu này đã được Bộ Chính trị chỉ ra trong các văn kiện chỉ đạo giải quyết mất ổn định ở địa bàn cơ sở tỉnh Thái Bình.
Trên thực tế, từ tháng 5-1997 đến tháng 3-1998, Bộ Chính trị đã ra các thông báo: Số 79-TB/TW (ngày 5-7-1997), Thông báo ý kiến của Thường vụ Bộ Chính trị về tình hình xảy ra gần đây ở huyện Quỳnh Phụ và một số xã khác của tỉnh Thái Bình; Số 90-TB/TW (ngày 18-9-1997), Thông báo ý kiến của Thường vụ Bộ Chính trị về tình hình Thái Bình. Sau hơn 3 tháng thực hiện, tình hình Thái Bình chưa thay đổi căn bản, Bộ Chính trị xét thấy cần thiết phải “sớm giải quyết về tổ chức - cán bộ” [94, tr.421].
Ngày 18-10-1997, Bộ Chính trị đã ra Quyết định số 94 - QĐ/TW Về giải quyết tình hình ở Thái Bình. Với quyết định này, để kịp thời xử lý, kiện toàn lại cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Tỉnh nhằm thúc đẩy sự thay đổi trong công tác lãnh đạo đối với việc củng cố tổ chức đảng các cấp ở Đảng bộ tỉnh Thái Bình nói chung, ở cơ sở xã, phường, thị trấn của Tỉnh nói riêng, Bộ Chính trị đã quyết định đình chỉ công tác trong Tỉnh ủy và thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Vũ Mạnh Rinh; chỉ định ông Phạm Văn Thọ - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương về thay thế. Đình chỉ công tác trong Tỉnh ủy, thôi giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đối với ông Vũ Xuân Trường; chỉ định ông Nguyễn Văn Thặng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Hưng Hà về thay thế.
Cũng theo Quyết định 94, Bộ Chính trị đã lập Tổ Công tác đặc biệt gồm 11 cán bộ, do Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Dân vận Trung ương Phạm Thế Duyệt làm Tổ trưởng; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Công Tạn làm Tổ phó, có nhiệm vụ “thay mặt Bộ Chính trị và Chính phủ trực tiếp chỉ đạo để củng cố và sớm ổn định tình hình tỉnh Thái Bình” [39, tr.413]. Đến ngày 4-3-1998, Bộ Chính trị ra Kết luận số 111-TB/TW, Kết luận của Bộ Chính trị về tình hình Thái Bình.
Trong các thông báo, quyết định, kết luận nêu trên, cùng với nhiều vấn đề phải giải quyết, Bộ Chính trị đã yêu cầu Đảng bộ tỉnh Thái Bình tập trung củng cố tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn với những công việc chủ yếu, đó là:
1) Thông báo công khai cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong toàn tỉnh về tình hình xảy ra, phân tích đúng đắn nguyên nhân của sự việc, nhất là những yếu kém trong tổ chức đảng ở cơ sở.
2) Tổ chức một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng bộ; các tổ chức đảng, cán bộ chủ chốt ở cơ sở phải trực tiếp phê bình trước nhân dân; nói rõ chủ trương sửa chữa những việc làm không đúng.
3) Rà soát lại đội ngũ cốt cán, cán bộ tốt phải kiên quyết bảo vệ, cán bộ có khuyết điểm, không được dân tín nhiệm thì phải thay thế, tập trung củng cố tổ chức đảng làm cơ sở để cấp ủy Đảng lãnh đạo củng cố chính quyền cơ sở.
4) Phân công các ủy viên trong ban chấp hành, ban thường vụ tỉnh, huyện trực tiếp chỉ đạo củng cố các đảng bộ xã yếu kém.
5) Thanh tra, kiểm tra kết luận sớm, làm rõ những vụ việc phức tạp, nhất là sai phạm của cán bộ, đảng viên. Sớm đưa ra xử lý, xét xử nghiêm những cán bộ tham nhũng để nhân dân thấy thái độ rõ ràng nghiêm minh của Đảng và Nhà nước.
2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Bình
2.2.1. Quan điểm chỉ đạo
Tiếp thu chỉ đạo của Bộ Chính trị, sau khi tổ chức lực lượng đi khảo sát thực tế ở nhiều đảng bộ cơ sở cấp xã, tại cuộc họp của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tháng 11 năm 1997, Bí thư Tỉnh ủy Phạm Văn Thọ cùng Thường trực Tỉnh ủy Thái Bình đã đề xuất lập Tiểu ban nghiên cứu, giúp Tỉnh ủy xúc tiến chuẩn bị xây dựng một chủ trương đủ mạnh để có thể làm xoay chuyển tình hình. Đề xuất nà...á phức tạp, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Trần Đức Lương cũng đã về thăm và đối thoại trực tiếp với nhân dân và cán bộ.
- NCS: Vậy sau năm 1997, tình hình Quỳnh Hoa có gì chuyển biến, thưa ông?
- Ông Nguyễn Viết Đức: Được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Huyện ủy, sự nỗ lực của cấp ủy và đội ngũ cán bộ, đảng viên, cũng như sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân trong xã, từ giữa năm 1998 trở đi, Quỳnh Hoa đã dần đi vào ổn định. Tình hình khiếu kiện được giải quyết, nhân dân tin tưởng vào cấp ủy, chính quyền.
- NCS: Chứng tỏ cấp ủy cấp trên đã rất coi trọng giải quyết tình hình cơ sở? Ông có thể nói rõ thêm về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trong củng cố cấp ủy, chính quyền của xã? Và kết quả đã đạt được như thế nào?
- Ông Nguyễn Viết Đức: Đúng như vậy. Rất mừng là từ sau khi có Nghị quyết 06, Đề án 26, 27 năm 1998, Chỉ thị 11, 12, của Tỉnh ủy và sự chỉ đạo của tổ công tác của tỉnh và huyện, những năm 1998 - 1999, nhiều vấn đề khó khăn trong công tác xây dựng đảng bộ xã được tháo gỡ. Thứ nhất, vấn đề tư tưởng trong đảng viên và nhân dân được giải tỏa, thấy rõ ưu, khuyết điểm, mặt tích cực, tiêu cực, cán bộ, đảng viên nhận rõ sai lầm, khuyết điểm để sửa chữa, nhân dân tin vào cách giải quyết của tỉnh, huyện, xã. Thứ hai, việc thanh tra, kiểm tra làm rất quyết liệt, kết luận rõ đúng sai, kịp thời thu hồi tài sản thất thoát; xử lý nghiêm minh cán bộ có vi phạm. Thứ ba, đã nhanh chóng kiện toàn, thay thế cán bộ có vi phạm, được nhân dân đồng tình. Thứ tư, đã xây dựng được hệ thống quy chế, quy định để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Thứ năm, đây là hệ quả của các mặt nói trên, đó là, sự lãnh đạo của cấp ủy cấp xã, các chi bộ xóm, thôn được củng cố lại, ngày càng tích cực. Hoạt động của chính quyền xã trở lại bình thường. Cán bộ, đảng viên, nhân dân rất phấn khởi.
2. Tình hình địa phương và công tác xây dựng Đảng ở cơ sở (2001 - 2005). Kinh nghiệm của đảng bộ xã
- NCS: Thưa ông, từ sau năm 2000, tình hình cơ sở xã Quỳnh Hoa có gì khác, có dấu hiệu tái diễn lại như năm 1997 nữa hay không?
- Ông Nguyễn Viết Đức: Khi những vẫn đề bức xúc trong tổ chức đảng, chính quyền và nhân dân ở cơ sở đã được giải quyết cơ bản như đã nói, sau năm 2000, tình hình xã Quỳnh Hoa ổn định ngày càng vững chắc hơn. Tôi khẳng định là không tái diễn tình trạng phức tạp, mất ổn định như trước. Từ một xã khó khăn trọng điểm nhất của huyện, thậm chí là của tỉnh, đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã chúng tôi đã vươn lên trong đổi mới. Từ một đảng bộ yếu kém đã khắc phục khó khăn, vươn lên, được xếp loại khá và trong sạch, vững mạnh.
- NCS: Ông có thể cho biết, giai đoạn 2001 - 2005, công tác xây dựng Đảng của đảng bộ xã được tỉnh và huyện chỉ đạo tập trung vào những vấn đề gì?
- Ông Nguyễn Viết Đức: Có thể nói, đây là giai đoạn công tác xây dựng Đảng ở cơ sở cấp xã trong Huyện Quỳnh Phụ và tỉnh Thái Bình nói chung, xã Quỳnh Hoa chúng tôi nói riêng có nhiều khởi sắc. Được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Huyện ủy, cấp ủy xã chúng tôi đã tập trung vào nâng cao chất lượng cấp ủy và đội ngũ cán bộ, đảng viên theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX, Đề án 26 và Đề án 33 (năm 2002) của Tỉnh ủy. Chúng tôi tập trung đổi mới công tác tư tưởng nhằm giữ vững ổn định, cỗ vũ đảng viên, nhân dân phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm để tập trung phát triển kinh tế - xã hội. Trên lĩnh vực tổ chức, cán bộ, chúng tôi coi trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, phát triển đảng viên. Về kiểm tra, theo chỉ đạo của tỉnh và huyện, chúng tôi đã chủ động đưa nội dung thanh tra toàn diện những năm trước đây vào chương trình, kế hoạch kiểm tra hằng năm của cấp ủy. Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy xã đã chủ động hơn trong kiểm tra đảng viên có dấu hiệu vi phạm. Quy chế dân chủ được đẩy mạnh thực hiện. Mặt khác, chúng tôi chú trọng vào lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội.
- NCS: Qua thực tiễn công tác xây dựng Đảng ở địa phương mình giai đoạn 1998 - 2005, ông có thể rút ra điều gì có thể vận dụng vào giai đoạn hiện nay?
- Ông Nguyễn Viết Đức: Trước hết phải coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ. Có được đội ngũ cán bộ xã, thôn có phẩm chất, năng lực là yên tâm nhất. Nhưng không phải dễ dàng mà có. Phải lựa chọn đào tạo, rèn luyện, sàng lọc. Thứ nữa là, phải phát huy dân chủ, dựa vào nhân dân để củng cố, xây dựng tổ chức đảng; đồng thời làm tốt công tác kiểm tra ngăn ngừa vi phạm. Đặc biệt là, phải giữ vững được ổn định chính trị để xây dựng tổ chức đảng, chính quyền. Hiện nay chúng tôi tiếp tục theo hướng đó.
- NCS: Trân trọng cảm ơn ông!
Phụ lục 16d
PHỎNG VẤN CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN
Ở ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG
TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
Phiếu phỏng vấn số 04
(Đối với cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã)
Người được phỏng vấn: Ông Nguyễn Văn Thưởng
Tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ xã: Từ năm 1988
Chức vụ hiện nay: Phó Bí thư Đảng ủy
Đơn vị cơ sở: Xã An Đồng (huyện Quỳnh Phụ)
Đặc điểm địa phương: Là xã điển hình về giữ vững ổn định chính trị, Đảng bộ xã liên tục đạt trong sạch, vững mạnh từ năm 1987 đến nay. Xã được Chủ tịch nước tặng Danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới” năm 2005.
Người phỏng vấn: Nghiên cứu sinh (NCS)
Thời gian thực hiện: Tháng 7 năm 2016
Nội dung phỏng vấn
1. Thành công và nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thành công trong công tác xây dựng Đảng của đảng bộ xã trước năm 1998
- NCS: Được biết ông tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ xã An Đồng từ rất sớm. Vậy đề nghị ông cho biết thành công nổi bật trong công tác này của Đảng bộ xã trong thời kỳ đổi mới, trước năm 1998?
- Ông Nguyễn Văn Thưởng: An Đồng là một xã nông nghiệp, cách xa trung tâm huyện Quỳnh Phụ. Trước khi đổi mới, An Đồng cũng từng là một xã yếu kém, nội bộ xảy ra mất đoàn kết. Từ năm 1985 trở đi, do coi trọng công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ xã An Đồng liên tục đạt trong sạch, vững mạnh, trở thành điển hình của huyện Quỳnh Phụ. Năm 1987, khi về thăm An Đồng, Thủ tướng Phạm Văn Đồng căn dặn và khen ngợi “An Đồng chống tốt thì phải xây tốt để giữ vững Đảng bộ trong sạch, vững mạnh”. Thực tế là năm 1997, trong khi nhiều xã trong huyện xảy ra mất ổn định thì An Đồng vẫn đứng vững. Nhân dân gắn bó với cấp ủy, chính quyền. Toàn Đảng bộ không có đảng viên tham gia khiếu kiện.
- NCS: Điều gì đã dẫn đến thành công đó, thưa ông?
- Ông Nguyễn Văn Thưởng: Để có được kết quả đó, Đảng bộ chúng tôi không chỉ nắm vững chủ trương của Trung ương, của tỉnh, của huyện mà còn phải tự tìm tòi cách làm riêng cho mình để bứt phá.
- NCS: Có lẽ đó chính là bí quyết? Đề nghị ông nói rõ, Đảng bộ đã có bí quyết gì?
- Ông Nguyễn Văn Thưởng: Chúng tôi kiểm thảo thật kỹ thì thấy mất đoàn kết và những yếu kém của xã trước đây bắt nguồn từ mất dân chủ mà ra. Vì vậy, vấn đề xuyên suốt là phải thực sự dân chủ trong hoạt động của cấp ủy, chính quyền và bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân được thực thi trên thực tế. Tức là dân chủ không phải là kêu gọi chung chung, mà phải thành quy chế, mọi cán bộ, đảng viên phải theo đó mà làm việc trong tổ chức, mà ứng xử với nhân dân. Đó là cách mà chúng tôi dựa vào nhân dân để xây dựng tổ chức đảng.
Ngay từ những năm Thái Bình chưa xảy ra mất ổn định, xã An Đồng đã có hơn 20 quy chế, quy định. Trong đó, Đảng ủy 4 quy chế, 1 quy định; chính quyền 4 quy chế, 4 quy định; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể 7 quy chế. Các thôn, làng đều xây dựng, thực hiện hương ước thôn làng văn hóa. Trước năm 1998, Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Thế Duyệt cùng Tổ Công tác của Trung ương đã về khảo sát cách làm của Đảng bộ xã An Đồng. Tiếp sau các Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đình Hoan, Nguyễn Quyết cũng về thăm và khảo sát ở An Đồng. Năm 1998, Trung ương mới ban hành Chỉ thị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở (đó là Chỉ thị 30). Rõ ràng là chúng tôi đã làm trước đó khá nhiều năm. Từ các quy chế này, chúng tôi chỉ đạo công tác xây dựng Đảng đi vào nền nếp và thống nhất. Cùng với thực hiện Quy chế dân chủ, chúng tôi coi trọng công tác kiểm tra để làm trong sạch tổ chức, làm cho nhân dân tin vào cán bộ, đảng viên. Có thể nơi khác đã có những cách làm khác tốt hơn, nhưng với chúng tôi, đây là “chìa khóa” của thành công.
2. Về công tác xây dựng Đảng bộ xã giai đoạn 1998 - 2005
- NCS: Như vậy, trước năm 1998, Đảng bộ xã An Đồng đã có nền tảng rất vững trong công tác xây dựng Đảng. Ông hãy cho biết, giai đoạn 1998 - 2005, Đảng bộ xã An Đồng đã phát huy kết quả đó như thế nào?
- Ông Nguyễn Văn Thưởng: Mặc dù Đảng bộ chúng tôi không phải giải quyết mất ổn định như nhiều xã trong huyện, trong tỉnh, song chúng tôi không chủ quan, mà rất coi trọng củng cố tổ chức đảng, từ củng cố mà nâng cao chất lượng cấp ủy, chi bộ trong toàn Đảng bộ. Giai đoạn 1998 - 2005, quán triệt Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII, Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX, các nghị quyết, đề án của Tỉnh ủy như Nghị quyết 06, Đề án 26, 27, 32, 33,... và các nghị quyết, hướng dẫn của Huyện ủy, đảng bộ chúng tôi chăm lo công tác tư tưởng, giáo dục truyền thống, động viên cán bộ, nhân dân giữ vững thành tích, tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực và trách nhiệm với nhân dân, gần dân, sâu sát với nhân dân; đưa việc thực hiện quy chế dân chủ đi vào chiều sâu, duy trì có hiệu quả công tác kiểm tra kết hợp với thanh tra để ngăn ngừa, xử lý sai phạm.
- NCS: Kết quả công tác xây dựng Đảng (như ông đã khẳng định) đã tác động như thế nào đến thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương?
- Ông Nguyễn Văn Thưởng: Có ý nghĩa rất lớn. Ổn định chính trị tiếp tục được giữ vững. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ được tăng cường. Kinh tế tiếp tục phát triển. Giai đoạn này, số hộ khá và giàu chiếm 65,2%, toàn xã không còn hộ đói. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, những năm 1998 - 2005, chúng tôi lãnh đạo đẩy mạnh thực hiện phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, giành kết quả tốt. Năm 2001, UBND huyện Quỳnh Phụ đã tổng kết điển hình về xây dựng đời sống văn hóa của xã An Đồng và nhân ra toàn huyện. Năm 2003, cả 4/4 làng trong xã được UBND tỉnh tặng Bằng công nhận Làng văn hóa cấp tỉnh; 84,5% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Giai đoạn này, xã chúng tôi không có ma túy và tệ nạn xã hội. 6 năm liền (1998 - 2003) được Bộ Văn hóa và UBND tỉnh tặng cờ và Bằng khen. Nhiều xã trong tỉnh đã về An Đồng tìm hiểu để nghiên cứu, vận dụng. Trong công tác an ninh, quốc phòng, 5 năm liền (1999 - 2003) được Bộ Công an tặng cờ thi đua xuất sắc. An Đồng là xã dẫn đầu khối xã, phường, thị trấn của toàn tỉnh về phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Đặc biệt, niềm vinh dự lớn đối với Đảng bộ và nhân dân xã An Đồng là những thành tích đó đã được Nhà nước ghi nhận. Năm 2005, Chủ tịch nước tặng Danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới” cho Đảng bộ và nhân dân xã An Đồng.
- NCS: Từ thực tiễn công tác xây dựng Đảng ở địa phương trước đây cũng như hiện nay, điều gì rút ra khiến ông tâm đắc nhất?
- Ông Nguyễn Văn Thưởng: Trận địa tư tưởng vững - cán bộ tốt, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm - kỷ luật nghiêm - dân chủ không ngừng mở rộng. Những yếu tố đó phải gắn chặt với nhau. Chúng tôi quán triệt sâu sắc tư tưởng của Bác Hồ: “Đảng có vững cách mạng mới thành công”. Chúng tôi cũng hiểu rằng, Đảng vững mạnh khi các hạt nhân của Đảng vững mạnh. Vì thế, vận dụng vào cơ sở, chúng tôi luôn chăm lo xây dựng Đảng bộ thực sự trong sạch, vững mạnh là nhân tố quyết định thắng lợi của phong trào cách mạng ở địa phương.
- NCS: Trân trọng cảm ơn ông!
Phụ lục 17
KẾT QUẢ TRƯNG CẦU Ý KIẾN
VÀ KHẢO SÁT XÃ HỘI HỌC VỀ XÂY DỰNG TỔ CHỨC
CƠ SỞ ĐẢNG XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN Ở ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH
(Khảo sát điểm ở 19 cơ sở thuộc một số huyện và thành phố trực thuộc tỉnh)
Địa bàn: 19 xã, phường, thị trấn. Trong đó:
Huyện Tiền Hải (4 xã, 1 thị trấn)
Huyện Thái Thụy (4 xã, 1 thị trấn)
Huyện Kiến Xương (2 xã, 1 thị trấn)
Huyện Quỳnh phụ (2 xã, 1 thị trấn)
Thành phố Thái Bình (1 xã, 2 phường)
Tổng số phiếu: Phát ra: 256. Thu về: 256
Đối tượng: Cán bộ chủ chốt và cấp ủy viên cơ sở
Người tiến hành: Nghiên cứu sinh
Thời gian tổng hợp: Tháng 7 - 2017
TỔNG HỢP KẾT QUẢ
STT
NỘI DUNG
TRƯNG CẦU Ý KIẾN VÀ
KHẢO SÁT (CÂU HỎI)
KẾT QUẢ
Phương án
được lựa chọn
Số người
chọn
Tỷ lệ
(%)
I.
Những vấn đề chung về nhận thức và hoạch định chủ trương
1.1.
Theo ông/bà/anh/chị, trong thời kỳ đổi mới, công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, (phường, thị trấn) có vị trí, ý nghĩa như thế nào đối với sự ổn định, phát triển của địa phương, cơ sở?
- Rất quan trọng.
256
100%
- Quan trọng.
- Bình thường.
- Ý kiến khác.
1.2.
Có ý kiến cho rằng: Trước đây ở Thái Bình, do buông lỏng xây dựng, củng cố tổ chức đảng cấp xã đã dẫn đến tình trạng mất ổn định ở khá nhiều cơ sở vào năm 1997. Ý kiến của ông/bà/anh/chị?
- Nhất trí
251
98,05%
- Không nhất trí.
05
1,95%
- Ý kiến khác
1.3.
Ông/bà/anh/chị có nhận xét gì đối với chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về xây dựng đảng bộ xã, (phường, thị trấn) trong những năm 1998 - 2000?
- Đã có chủ trương sát, đúng.
227
88,67%
- Góp phần quyết định ổn định tình hình cơ sở.
256
100%
- Ý kiến khác
..
1.4.
Nhận xét ông/bà/anh/chị về chủ trương xây dựng đảng bộ xã, (phường, thị trấn) mình trong những năm 2001 - 2005?
- Có sự đổi mới, chuyển hướng phù hợp với bối cảnh địa phương, cơ sở.
217
84,77%
- Ít có sự đổi mới.
39
15,23%
- Ý kiến khác
1.5.
Qua thực tiễn công tác, ông/bà/anh/chị hãy cho biết ý kiến của mình về chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về xây dựng các đảng bộ xã, (phường, thị trấn) giai đoạn sau năm 2005 đến nay?
- Bảo đảm tính toàn diện, có trọng điểm, có giải pháp đồng bộ, sát, đúng.
167
65,23%
- Giải pháp đồng bộ, song còn có nội dung chưa thật sát với yêu cầu mới.
89
34,77%
- Ý kiến khác
1.6.
Ông/bà/anh/chị có nhận xét gì về năng lực quán triệt, vận dụng, cụ thể hóa chủ trương về công tác xây Đảng của Tỉnh ủy, Huyện ủy (Thành ủy) vào điều kiện cụ thể của các cấp ủy, chi bộ ở đảng bộ xã, (phường, thị trấn) mình giai đoạn hiện nay?
- Được quán triệt, vận dụng, cụ thể hóa khá tốt.
168
65,62%
- Một số cấp ủy, chi bộ chưa năng động trong vận dụng chủ trương của cấp ủy cấp trên.
48
18,75%
- Một số chi bộ năng lực cụ thể hóa còn hạn chế.
40
15,63%
- Ý kiến khác
II.
Về công tác tư tưởng ở tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn
2.1.
Ý kiến của ông/bà/anh/chị đối với ý kiến cho rằng: Công tác chính trị tư tưởng ở đảng bộ xã, (phường, thị trấn) giai đoạn 1991 - 1997 còn có nơi có biểu hiện thụ động, chưa sát với từng đối tượng ở cơ sở?
- Nhất trí.
214
83,59%
- Không nhất trí.
42
16,41%
- Ý kiếnkhác:
................................
2.2.
Nhận xét của ông/bà/anh/chị về sự chỉ đạo công tác chính trị tư tưởng đối với đảng bộ xã, (phường, thị trấn) những năm 1998 - 2000?
- Giành lại thế chủ động, hướng mạnh về cơ sở.
237
92,58%
- Đã đi vào nền nếp, có hiệu quả, góp phần ổn định tình hình.
229
89,45%
- Có mặt hiệu quả chưa cao.
68
26,56%
- Ý kiến khác:..............
2.3.
Đánh giá của ông/bà/anh/chị về sự chỉ đạo công tác chính trị tư tưởng của cấp ủy cấp trên đối với đảng bộ xã, (phường, thị trấn) nơi mình công tác những năm 2001 - 2005?
- Có sự đổi mới cơ bản, đạt chất lượng khá tốt.
208
81,25%
- Có đổi mới, nhưng còn có mặt hạn chế.
48
18,75%
- Ý kiến khác: ..
..
2.4.
Theo ông/bà/anh/chị, từ sau năm 2005 đến nay, công tác chính trị tư tưởng ở cơ sở xã, (phường, thị trấn) nơi ông/bà/anh/chị công tác có chuyển biến như thế nào?
- Sự chỉ đạo phù hợp, đạt hiệu quả cao.
172
67,19%
- Có mặt chỉ đạo chưa kịp thời.
54
21,09%
- Cấp ủy, chi bộ còn thụ động, một số nơi còn mang tính hình thức.
30
11,72%
- Ý kiến khác:
2.5.
Theo ông/bà/anh/chị, hiệu quả công tác tư tưởng ở cơ sở xã, (phường, thị trấn) phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Sự lãnh đạo của cấp ủy.
256
100%
- Bản lĩnh, năng lực, kinh nghiệm, sự nhạy bén của đội ngũ chuyên trách.
256
100%
- Sự tham gia của hệ thống chính trị cơ sở.
256
100%
- Phương tiện, vật tư bảo đảm.
256
100%
- Yếu tố khác: ........
III.
Về cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ xã, (phường, thị trấn)
3.1
Ông/bà/anh/chị đánh giá như thế nào về phẩm chất, năng lực đội ngũ cán bộ xã, (phường, thị trấn), cán bộ xóm, thôn (tổ dân phố) trên địa bàn cơ sở mình giai đoạn 1991 - 1997?
- Chưa đáp ứng yêu cầu.
167
65,23%
- Một bộ phận sa sút phẩm chất, có tham nhũng, yếu kém năng lực.
178
69,53%
- Ý kiến khác: ...
3.2.
Ý kiến của ông/bà/anh/chị về hiệu quả chỉ đạo củng cố đội ngũ cán bộ xã, (phường, thị trấn) ở cơ sở mình những năm 1998 - 2000?
- Đáp ứng được yêu cầu trước mắt.
212
82,81%
- Đã củng cố một bước cơ bản, song nhìn chung năng lực còn hạn chế.
212
82,81%
- Một bộ phận yếu kém đã được thay thế.
196
76,56%
3.3.
Đánh giá của ông/bà/anh/chị về sự chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ xã, (phường, thị trấn) của đảng bộ cơ sở mình những năm 2001 - 2005?
- Có sự đổi mới, nâng cao một bước đáng kể về chất lượng.
222
86,72%
- Có đổi mới nhưng chất lượng có mặt hạn chế.
201
78,52%
- Ít có sự đổi mới.
35
13,67%
3.4.
Đánh giá của ông/bà/anh/chị về chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở xã, (phường, thị trấn) ở cơ sở mình từ sau năm 2005 đến nay?
- Được đào tạo cơ bản, có năng lực lãnh đạo, quản lý.
195
76,17%
- Phương pháp sâu sát cơ sở, gần gũi với nhân dân.
183
71,48%
- Một số phẩm chất, năng lực còn hạn chế.
118
46,09%
- Còn có cán bộ quan liêu, vi phạm kỷ luật phải xử lý.
15
5,85%
- Ý kiến khác: ......
3.5.
Theo ông/bà/anh/chị, trong giai đoạn tiếp theo, Tỉnh ủy, Huyện ủy (Thành ủy) và cấp ủy cơ sở cần làm những gì để xây dựng được đội ngũ cán bộ xã, (phường, thị trấn) đủ mạnh, đáp ứng yêu cầu thực tiễn ở địa phương, cơ sở?
- Chủ động quy hoạch.
256
100%
- Tích cực đào tạo, bồi dưỡng.
256
100%
- Luân chuyển, tăng cường rèn luyện qua thực tiễn.
189
73,83%
- Quan tâm về chế độ, chính sách.
256
100%
- Ý kiến khác
IV.
Về xây dựng, kiện toàn và đánh giá chất lượng cấp ủy, chi bộ
4.1.
Nhận xét của ông/bà/anh/chị về việc chỉ đạo củng cố, kiện toàn; đánh giá chất lượng cấp ủy, chi bộ thuộc đảng bộ xã, (phường, thị trấn) mình những năm 1991 - 1997?
- Chưa thực sự coi trọng củng cố, kiện toàn; có nơi đánh giá chưa đúng thực chất.
216
84,37%
- Khó trả lời.
40
15,63%
- Ý kiến khác:
4.2.
Nhận xét của ông/bà/anh/chị về việc chỉ đạo củng cố, kiện toàn; đánh giá chất lượng cấp ủy, chi bộ cấp ủy, chi bộ thuộc đảng bộ xã, (phường, thị trấn) mình những năm 1998 - 2000?
- Được chỉ đạo củng cố, kiện toàn một cách căn bản, việc đánh giá bảo đảm đúng thực chất hơn.
219
85,55%
- Việc củng cố, kiện toàn chưa đạt yêu cầu, đánh giá chưa sát thực chất.
37
14,45%
- Ý kiến khác: ....
4.3.
Ông/bà/anh/chị đánh giá như thế nào về việc xây dựng, kiện toàn, đánh giá chất lượng cấp ủy, chi bộ thuộc đảng bộ xã, (phường, thị trấn) mình (2001 - 2005)?
- Có sự đổi mới trong xây dựng; chủ động kiện toàn; việc đánh giá chất lượng có nền nếp, sát, đúng.
223
87,11%
- Việc kiện toàn có thời điểm còn chậm; đánh giá còn thiếu chính xác.
33
12,89%
4.4.
Ý kiến của ông/bà/anh/chị về việc xây dựng, kiện toàn, đánh giá chất lượng cấp ủy, chi bộ thuộc đảng bộ xã, (phường, thị trấn) mình từ sau năm 2005 đến nay?
- Thực hiện có nền nếp thường xuyên; kết hợp tốt kiện toàn cấp ủy với kiện toàn chính quyền, đoàn thể ở cơ sở.
182
71,09%
- Việc kiện toàn có lúc chưa chủ động, trông chờ chỉ đạo của cấp trên; đánh giá có lúc chưa sát thực chất.
74
28,91%
- Ý kiến khác..
V.
Về xây dựng đội ngũ đảng viên ở cơ sở
5.1.
Đánh giá về công tác xây dựng đội ngũ đảng viên của các cấp ủy, chi bộ thuộc đảng bộ xã, (phường, thị trấn) mình giai đoạn 1991 -1997, ông/bà/anh/chị nhất trí với phương án nào sau đây?
- Chưa coi trọng kiện toàn, phát triển, quản lý và sàng lọc đảng viên; một bộ phận đảng viên chưa gương mẫu, có vi phạm phải xử lý.
173
67,58%
- Đánh giá chưa đúng thực chất.
116
45,31%
- Phương án khác.
5.2.
Những phương án nào sau đây được ông/bà/anh/chị lựa chọn để nhận định về việc chỉ đạo xây dựng, củng cố đội ngũ đảng viên của các cấp ủy, chi bộ thuộc đảng bộ xã, (phường, thị trấn) mình giai đoạn 1998 - 2005?
- Chú trọng kiện toàn, đánh giá thực chất hơn.
195
76,17%
- Phát huy được vai trò đội ngũ đảng viên giải quyết ổn định tình hình ở cơ sở.
217
84,76%
- Chất lượng đội ngũ đảng viên chưa đồng đều.
86
33,59%
- Phương án khác.....
5.3.
Đánh giá của ông/bà/anh/chị về việc chỉ đạo xây dựng đội ngũ đảng viên của các cấp ủy, chi bộ thuộc đảng bộ xã, (phường, thị trấn) mình giai đoạn từ sau năm 2005 đến nay?
- Tích cực bồi dưỡng tạo nguồn phát triển đảng.
196
76,56%
- Thường xuyên quản lý chặt chẽ đội ngũ đảng viên.
212
82,81%
- Có nơi chưa quan tâm phát triển, quản lý, sàng lọc đảng viên.
23
8,98%
- Ý kiến khác:
5.4.
Theo ông/bà/anh/chị, thời gian tới Tỉnh ủy, Huyện (Thành ủy) và cấp ủy cơ sở ở tỉnh Thái Bình cần thực hiện những gì để xây dựng đội ngũ đảng viên ở xã, (phường, thị trấn)?
- Chỉ đạo tốt công tác tạo nguồn kết nạp đảng viên, nhất là ở cơ sở nông thôn, vùng giáo có nhiều khó khăn.
256
100%
- Tích cực bồi dưỡng, giáo dục rèn luyện, tạo môi trường phát huy vai trò đảng viên mới.
256
100%
- Làm tốt việc phân công nhiệm vụ và kiểm tra đảng viên ở các cấp ủy, chi bộ.
256
100%
- Ý kiến khác: ........
VI.
Về công tác kiểm tra, xử lý vi phạm ở cơ sở
6.1.
Ý kiến của ông/bà/anh/chị về sự chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, xử lý vi phạm đối với cán bộ, đảng viên ở cơ sở xã, (phường, thị trấn) mình (1991 - 1997)?
- Còn thụ động, chạy theo tình hình, để xảy ra sơ hở dẫn đến nhiều sai phạm.
217
84,77%
- Chưa kết hợp chặt chẽ kiểm tra với thanh tra.
212
82,81%
- Ý kiến khác: ..
..
6.2.
Đánh giá của ông/bà/anh/chị về sự chỉ đạo công tác kiểm tra, xử lý vi phạm đối với cán bộ, đảng viên ở cơ sở xã, (phường, thị trấn) mình những năm 1998 - 2000?
- Khắc phục được tính thụ động, chỉ đạo thanh tra, kiểm tra toàn diện đối với cơ sở.
241
94,14%
- Kết hợp tốt kiểm tra với thanh tra góp phần xử lý sai phạm, ổn định tình hình cơ sở.
241
94,14%
- Có thời điểm còn thiếu chủ động trông chờ vào cấp trên
05
5,86%
- Ý kiến khác..
6.3.
Ý kiến của ông/bà/anh/chị về sự chỉ đạo công tác kiểm tra, xử lý vi phạm đối với cán bộ, đảng viên ở cơ sở xã, (phường, thị trấn) mình những năm 2001 - 2005?
- Chủ động ngăn ngừa được vi phạm.
223
87,11%
- Thực hiện có lúc còn mang tính hình thức.
33
12,89%
- Ý kiến khác: .
6.4.
Ông/bà/anh/chị đánh giá như thế nào về công tác kiểm tra, xử lý vi phạm đối với cán bộ, đảng viên ở cơ sở xã, (phường, thị trấn) mình từ sau năm 2005 đến nay?
- Được cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp triển khai thực hiện có nền nếp, hiệu quả.
217
84,77%
- Việc xây dựng và thực hiện chương trình kiểm tra có nơi chưa sát nhiệm vụ chính trị của cơ sở, chi bộ.
65
25,39%
- Năng lực thực hiện nhiệm vụ kiểm tra của cấp ủy, chi bộ, cán bộ chuyên trách có mặt còn hạn chế.
65
25,39%
- Ý kiến khác.
VII.
Về đấu tranh phòng, chống tham nhũng; xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở
7.1.
Ông/bà/anh/chị có nhận xét gì về việc chỉ đạo đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong đội ngũ cán bộ cấp xã và việc thực hiện dân chủ trên địa bàn cơ sở mình những năm 1991 - 1997?
- Chưa được chỉ đạo sâu sát, để một bộ phận cán bộ cơ sở tham nhũng, làm ảnh hưởng uy tín của Đảng bộ.
187
73,05%
- Mất dân chủ ở cơ sở chậm được khắc phục, gây ra hậu quả không tốt.
187
73,05%
- Khó trả lời.
31
26,95%
- Ý kiến khác: ...
7.2.
Ông/bà/anh/chị hãy nêu nhận xét về việc chỉ đạo đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong đội ngũ cán bộ cấp xã và việc xây dựng, thực hiện Quy chế dân chủ trên địa bàn cơ sở mình năm 1998 - 2000?
- Có sự chỉ đạo kiên quyết tập trung từ tỉnh đến cơ sở.
208
81,25%
- Đấu tranh có hiệu quả với các hành vi tham nhũng.
208
81,25%
- Quy chế dân chủ ở cơ sở được xây dựng, đi vào hoạt động hiệu quả.
208
81,25%
- Còn có biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, vi phạm dân chủ.
48
18,75%
- Ý kiến khác:.
7.3.
Theo đánh giá của ông/bà/ anh/chị, những năm 2001 - 2005, hiệu quả chỉ đạo đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong đội ngũ cán bộ cấp xã và chỉ đạo xây dựng, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở mình như thế nào?
- Tích cực, chủ động hơn trước, đạt hiệu quả tốt.
196
76,56%
- Chưa tích cực.
18
7,03%
- Có mặt còn hạn chế.
42
16,41%
- Ý kiến khác..
7.4.
Ông/bà/anh/chị chọn phương án nào sau đây để đánh giá về việc chỉ đạo đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn trên địa bàn xã, (phường, thị trấn) mình sau năm 2005 đến nay?
- Thường xuyên được chỉ đạo thực hiện có hiệu quả.
183
71,48%
- Quy chế dân chủ tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện.
183
71,48%
- Kết quả thực hiện có mặt chưa tốt.
73
28,52%
- Ý kiến khác.
VIII.
Về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ xã, (phường, thị trấn)
8.1.
Đã có những ý kiến và tư liệu lịch sử nhận định rằng: Ở Thái Bình, giai đoạn 1991 - 1997, nhất là những năm 1996 - 1997, tinh thần đấu tranh trong nội bộ của cấp ủy cơ sở và một số chi bộ suy yếu, buông lỏng sự lãnh đạo, giảm sút sức chiến đấu, là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mất ổn định ở cơ sở. Vậy thực tế, điều này có diễn ra ở xã, (phường, thị trấn) của ông/bà/anh/chị hay không?
- Có.
182
71,09%
- Không.
15
5,86%
- Khó trả lời.
59
23,05%
- Ý kiến khác.
8.2.
Những phương án nào sau đây được ông/bà/anh/chị lựa chọn để đánh giá về năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của đảng bộ xã, (phường, thị trấn) mình những năm 1998 - 2000?
- Đã củng cố được vai trò lãnh đạo của đảng bộ.
212
82,81%
- Cấp ủy, chi bộ yếu kém được giải quyết.
212
82,81%
- Cấp ủy cơ sở và một số chi bộ còn hạn chế về năng lực lãnh đạo.
44
17,19%
- Phương án khác: .
8.3.
Nhận xét của ông/bà/anh/chị về sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của đảng bộ xã, (phường, thị trấn) mình giai đoạn 2001 - 2005?
- Phương thức lãnh đạo có sự đổi mới, đảng bộ từ yếu kém vươn lên khá, từ khá vươn lên vững mạnh.
229
89,45%
- Vẫn còn tình trạng cấp ủy, chi bộ tính đấu tranh trong nội bộ chưa cao; năng lực lãnh đạo chưa theo kịp tình hình.
12
10,55%
- Ý kiến khác.
8.4.
Theo nhận định của ông/bà/anh/chị, từ sau năm 2005 đến nay, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của đảng bộ xã, (phường, thị trấn) mình đạt ở mức nào?
- Năng lực tốt.
136
53,12%
- Năng lực khá.
64
25,00%
- Cơ bản đáp ứng được yêu cầu, có mặt còn hạn chế.
46
17,97%
- Còn lúng túng về phương pháp lãnh đạo trong điều kiện mới.
10
3,91%
- Ý kiến khác
IX.
Những vấn đề cần tham khảo để vận dụng vào xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, (phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong thời gian tới
9.1.
Quán triệt sâu sắc chủ trương của Đảng và của Tỉnh ủy, Huyện ủy (Thành ủy), bám sát thực tiễn ở địa phương, cơ sở, có chủ trương đồng bộ, toàn diện, sát đúng về xây dựng đảng bộ xã, (phường, thị trấn).
- Rất cần thiết.
252
98,44%
- Cần thiết.
04
1,56%
- Ý kiến khác..
9.2.
Hướng mạnh về cơ sở để tiến hành công tác chính trị tư tưởng.
- Rất cần thiết.
251
98,05%
- Cần thiết.
05
1,95%
- Ý kiến khác: .
9.3.
Thực hiện đồng bộ các nội dung, biện pháp xây dựng cấp ủy, đội ngũ cán bộ, đảng viên (nhất là cán bộ chủ chốt) xã, (phường, thị trấn) có bản lĩnh, trong sạch, năng động, gần dân, dám nghĩ, dám làm, công tâm, thạo việc.
- Rất cần thiết.
256
100%
- Cần thiết.
- Ý kiến khác: ..
9.4.
Dựa vào nhân dân, thực hiện tốt Quy chế dân chủ đi đôi với tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, quan liêu ở cơ sở xã (phường, thị trấn).
- Rất cần thiết.
256
100%
- Cần thiết.
- Ý kiến khác..
9.5.
Giữ vững ổn định chính trị để xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, (phường, thị trấn)
- Rất cần thiết.
256
100%
- Cần thiết.
- Ý kiến khác..
9.6.
Những đề xuất khác của ông/bà/anh/chị?
X.
Một số thông tin về người được trưng cầu ý kiến
10.1.
Ông/bà/anh/chị có thể cho biết thông tin về giới tính và độ tuổi của mình?
- Giới tính nam.
222
86,71%
- Giới tính nữ.
34
13,29%
- Trên 50 tuổi.
119
46,48%
- Từ 40 đến 50 tuổi.
86
33,59%
- Từ 31 đến 40 tuổi.
41
16,02%
- Dưới 30 tuổi.
10
3,91%
10.2.
Hiện nay ông/bà/anh/chị đang theo tôn giáo nào?
- Không theo tôn giáo.
256
100%
- Phật giáo.
- Thiên chúa giáo.
- Tôn giáo khác:
10.3.
Tuổi Đảng của ông/bà/anh/chị hiện nay?
- Trên 30 năm.
101
39,45%
- Từ 20 đến 30 năm.
125
48,83%
- Dưới 20 năm.
30
11,72%
10.4.
Trình độ học vấn và trình độ lý luận chính trị của ông/bà/ anh/chị hiện nay?
- Sau đại học.
- Đại học.
81
31,64%
- Cao đẳng.
98
38,28%
- Trung cấp.
77
30,08%
- Lý luận chính trị cao cấp.
- Lý luận chính trị trung cấp.
186
72,66%
- Lý luận chính trị sơ cấp.
70
27,34%
10.5.
Ông/bà/anh/chị đã qua đào tạo những ngành, chuyên ngành (chuyên môn) nào sau đây?
- Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước.
91
35,55%
- Luật.
73
28,52%
- Kinh tế (Quản lý kinh tế).
69
26,95%
- Chuyên ngành khác.
23
8,98%
10.6.
Ông/bà/anh/chị đã từng đảm nhiệm những vị trí công tác nào ở cơ sở cấp xã?
- Cán bộ xóm, thôn, tổ dân phố.
185
72,27%
- Công chức, viên chức cơ sở.
167
65,23%
- Cán bộ Mặt trận Tổ quốc.
29
11,33%
- Cán bộ đoàn thể.
191
74,61%
- Bí thư Đảng ủy.
19
7,42%
- Phó Bí thư Đảng ủy.
33
12,89%
- Chủ tịch HĐND.
29
11,33%
- Phó Chủ tịch HĐND.
31
12,11%
- Chủ tịch UBND.
19
7,42%
- Phó Chủ tịch UBND.
19
7,42%
- Đảng ủy viên.
256
100%
- Ủy viên Thường vụ.
59
23,05%
10.7.
Chức danh cán bộ cơ sở hiện tại ông/bà/anh/chị đang đảm nhiệm?
- Bí thư Đảng ủy.
19
7,42%
- Phó Bí thư Đảng ủy.
19
7,42%
- Chủ tịch HĐND.
19
7,42%
- Phó Chủ tịch HĐND.
19
7,42%
- Chủ tịch UBND.
19
7,42%
- Phó Chủ tịch UBND.
19
0,42%
- Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc.
19
7,42%
- Chủ tịch Hội Nông dân.
19
7,42%
- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh.
19
7,42%
- Bí thư Đoàn Thanh niên.
19
7,42%
- Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ.
19
7,42%
- Chức danh khác: .
47
18,36%
10.8
Tính đến nay, ông/bà/anh/chị đã tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ xã, (phường, thị trấn) được bao nhiêu năm?
- Trên 15 năm.
109
42,58%
- Từ 10 đến 15 năm.
88
34,37%
- Dưới 10 năm.
59
23,05%
Trân trọng cảm ơn sự cộng tác của ông/bà/anh/chị!