Luận án Đảng bộ tỉnh Yên bái lãnh đạo phát triển kinh tế lâm nghiệp từ năm 2001 đến năm 2015

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN QUỐC KHƯƠNG ĐảNG Bộ TỉNH YÊN BáI lãnh ĐạO PHáT TRIểN KINH Tế LÂM NGHIệP Từ NĂM 2001 ĐếN NĂM 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYấN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HÀ NỘI - 2018 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN QUỐC KHƯƠNG ĐảNG Bộ TỉNH YÊN BáI lãnh ĐạO PHáT TRIểN KINH Tế LÂM NGHIệP Từ NĂM 2001 ĐếN NĂM 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYấN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mó số: 62 22 03 15 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

pdf188 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Đảng bộ tỉnh Yên bái lãnh đạo phát triển kinh tế lâm nghiệp từ năm 2001 đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ THANH 2. PGS.TS. ĐỖ XUÂN TUẤT HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Nguyễn Quốc Khương MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 7 1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết 19 Chương 2: CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÂM NGHIỆP CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH YÊN BÁI (2001 - 2010) 23 2.1. Những nhân tố tác động và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Yên Bái về phát triển kinh tế lâm nghiệp 23 2.2. Đảng bộ tỉnh Yên Bái chỉ đạo phát triển kinh tế lâm nghiệp 43 Chương 3: QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH YÊN BÁI LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÂM NGHIỆP (2010 - 2015) 65 3.1. Những yêu cầu mới và chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp của Đảng bộ tỉnh Yên Bái 65 3.2. Đảng bộ tỉnh Yên Bái chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp (2010 - 2015) 80 Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 114 4.1. Nhận xét 114 4.2. Một số kinh nghiệm 134 KẾT LUẬN 146 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 167 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BV&PTR : Bảo vệ và Phát triến rừng CNH-HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DVMTR : Dịch vụ môi trường rừng FAO : Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (Food and Agriculture Organization) FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) FSC : Hội đồng Quản trị Rừng (Forest Stewardship Council) FFF : Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại GDP : Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) HTX : Hợp tác xã HĐND : Hội đồng nhân dân LNXH : Lâm nghiệp xã hội NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nxb : Nhà xuất bản ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance) PFES : Chi trả dịch vụ môi trường rừng (Payment for Forest Environmental Service) REDD : Giảm phát thải (khí nhà kính) từ mất rừng và suy thoái rừng (Reduced Emission from Deforestation and Forest Degradation in Developping Countries) TNHHMTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TN&MT Tài nguyên và Môi trường THT Tr. : : Tổ hợp tác Trang UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Trang Bảng 2.1: Cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tính theo giá hiện hành tỉnh Yên Bái (2001 - 2010) 46 Bảng 2.2: Kết quả tạo việc làm từ sản xuất lâm nghiệp (2001 - 2010) 62 Bảng 3.1: Giá trị sản xuất lâm nghiệp ở tỉnh Yên Bái theo giá hiện hành phân theo ngành hoạt động (2010 - 2015) 82 Bảng 3.2: Giá trị sản xuất lâm nghiệp các tỉnh Yên Bái, Lào Cai và Hà Giang tính theo giá hiện hành (2010 - 2015) 84 Biểu đồ 3.1: Diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp ở tỉnh Yên Bái (2010 - 2015) 88 Biểu đồ 3.2: Diện tích rừng trồng mới ở Yên Bái (2011 - 2015) 96 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lâm nghiệp là một ngành kinh tế đặc thù, giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nghề rừng là nghề tạo ra một loại tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo được, có giá trị phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, giúp điều hòa khí hậu, điều tiết nguồn nước, hạn chế xói mòn, rửa trôi, sạt lở, hạn chế thiên tai lũ lụt, hạn hán, chống thoái hóa đất và hoang mạc hóa, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp nguồn nhiên liệu sinh học thay thế nhiên liệu hóa thạch và ứng phó tích cực, hiệu quả với biến đổi khí hậu toàn cầu; góp phần hấp thụ và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, tạo ra môi trường sống trong lành, an toàn cho con người và tất cả các sinh vật trên trái đất. Bên cạnh đó, nghề rừng còn cung cấp các sản phẩm và dịch vụ môi trường cho phát triển sản xuất và đời sống, cung cấp nơi ở, việc làm, tạo sinh kế ổn định và là khởi nguồn đời sống văn hóa tâm linh của những cộng đồng cư dân sống gắn bó với rừng. Đối với Việt Nam, là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, kinh tế lâm nghiệp đã có những đóng góp không nhỏ, góp phần vào thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH - HĐH) đất nước và hội nhập quốc tế. Yên Bái là một tỉnh miền núi, nằm giữa hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc của Tổ quốc với tổng diện tích tự nhiên là 688.627,64 ha, bằng 2% diện tích tự nhiên của cả nước và bằng 10,4% diện tích vùng Đông Bắc, xếp thứ 8 so với 11 tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc. Trong đó, tính đến năm 2015, rừng chiếm tới 62,2% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh [147], đóng một vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh. Kinh tế Yên Bái, nhất là sản xuất nông, lâm nghiệp đã có bước phát triển mạnh mẽ, đa dạng, cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp chuyển dịch theo hướng tiến bộ, kinh tế - xã hội nông thôn 2 có nhiều khởi sắc. Một trong những thành công của Đảng bộ tỉnh Yên Bái là động viên được nhân dân các dân tộc trong tỉnh phát triển mạnh các ngành kinh tế, trong đó có kinh tế lâm nghiệp, phát huy tính năng động sáng tạo, ý chí tự lực tự cường, khơi dậy tiềm năng và nguồn lực về đất đai, lao động và nguồn vốn, nội lực của địa phương để xóa đói, giảm nghèo, làm giàu. Thực hiện chủ trương của Đảng về khuyến khích phát triển lâm nghiệp trong những năm đổi mới, kinh tế lâm nghiệp Yên Bái đã có những bước chuyển biến căn bản, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo quốc phòng - an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Những kết quả đạt được từ kinh tế lâm nghiệp ở tỉnh Yên Bái trong những năm đổi mới cho thấy chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, quá trình vận dụng sáng tạo của Đảng bộ, chính quyền và người dân Yên Bái là những nhân tố đặc biệt quan trọng quyết định hình thức, bước đi, tốc độ phát triển của kinh tế lâm nghiệp. Cho đến nay, kinh tế lâm nghiệp ở Yên Bái, đã khẳng định được những mặt tích cực nhưng cũng có những hạn chế và đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới. Do đó, việc tổng kết quá trình Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo phát triển kinh tế lâm nghiệp, nhằm đúc rút kinh nghiệm để góp phần nâng cao hiệu quả lãnh đạo kinh tế lâm nghiệp của Đảng bộ tỉnh trong giai đoạn hiện nay, là một nội dung quan trọng trong định hướng tổng kết những vấn đề lý luận và thực tiễn của 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. Chính vì vậy, tìm hiểu, nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Yên Bái trong phát triển kinh tế lâm nghiệp những năm 2001-2015 là một vấn đề cần thiết. Với lý do trên, tôi chọn đề tài "Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo phát triển kinh tế lâm nghiệp từ năm 2001 đến năm 2015" để viết luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích Nhằm làm rõ hoạt động lãnh đạo phát triển kinh tế lâm nghiệp của Đảng bộ tỉnh Yên Bái từ năm 2001 đến năm 2015. 3 Đánh giá những kết quả đạt được trong quá trình Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo phát triển kinh tế lâm nghiệp và bước đầu rút ra một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo trong giai đoạn tới. 2.2. Nhiệm vụ - Tập hợp, hệ thống hóa tư liệu liên quan đến đề tài. - Phân kỳ lịch sử, trình bày và phân tích các sự kiện lịch sử một cách có hệ thống theo trình tự thời gian, gắn với hoàn cảnh lịch sử trong mỗi giai đoạn. - Phân tích những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo phát triển kinh tế lâm nghiệp ở Yên Bái - Trình bày hệ thống các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế lâm nghiệp trong những năm 2001 - 2015. - Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Yên Bái quán triệt và vận dụng quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế lâm nghiệp vào điều kiện thực tiễn của địa phương: từ việc đề ra chủ trương, chính sách và lãnh đạo, tổ chức chỉ đạo thực hiện trong những năm 2001 - 2015. - Nhận xét, đánh giá ưu điểm, hạn chế trong hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Yên Bái về phát triển kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2001 - 2015, làm rõ nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm lịch sử. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Yên Bái về phát triển kinh tế lâm nghiệp từ năm 2001 đến năm 2015. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: từ năm 2001 - năm bắt đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XV đến năm 2015 - năm kết thúc nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. - Về không gian: Địa bàn tỉnh Yên Bái - Về nội dung: Luận án nghiên cứu chủ trương, quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Yên Bái về phát triển kinh tế lâm nghiệp từ năm 2001 đến năm 2015. Trong đó, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: 1. Phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế; 2. Quy hoạch, giao, 4 khoán rừng và đất lâm nghiệp; 3. Đổi mới tổ chức sản xuất, kinh doanh và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển lâm nghiệp; 4. Xây dựng cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế lâm nghiệp. 4. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp. 4.2. Nguồn tài liệu của luận án - Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế lâm nghiệp. - Các văn bản của Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, các cấp bộ Đảng, chính quyền và ban ngành trong tỉnh Yên Bái về lĩnh vực có liên quan. - Nguồn tài liệu được lưu trữ ở Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh; Báo cáo và số liệu thống kê của Cục Thống kê, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái; Sở Tài Nguyên và Môi trường có liên quan đến đề tài. - Các công trình khoa học được xuất bản, công bố trên các tạp chí chuyên ngành; luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ viết về kinh tế lâm nghiệp. - Các dữ liệu, số liệu thu thập qua điều tra thực tế của tác giả luận án. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic là chủ yếu để mô tả, trình bày một cách hệ thống quá trình Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo phát triển kinh tế lâm nghiệp từ năm 2001 đến năm 2015. Ngoài ra, luận án kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác như thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, khảo sát thực tế và phỏng vấn các nhân chứng lịch sử. Trên cơ sở các số liệu báo cáo của các tổ chức, cơ quan, tác giả thống kê, phân tích và so sánh, đánh giá sự phát triển của kinh tế lâm nghiệp qua các giai đoạn, so sánh với sự phát triển của nền kinh tế tỉnh Yên Bái nói chung và với các ngành kinh tế trong khối ngành nông - lâm - thủy sản nói riêng. 5 5. Đóng góp mới của luận án - Làm rõ được những yếu tố tác động đến việc hoạch định chủ trương và quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế lâm nghiệp của Đảng bộ tỉnh Yên Bái từ năm 2001 đến năm 2015. - Khái quát được những chủ trương quan trọng và tái hiện khá cụ thể, chân thực, khách quan quá trình chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Yên Bái về phát triển kinh tế lâm nghiệp. - Đánh giá ưu điểm và hạn chế; phân tích rõ một số nguyên nhân khách quan, chủ quan của ưu điểm, hạn chế trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế lâm nghiệp của Đảng bộ tỉnh Yên Bái từ năm 2001 đến năm 2015. Từ đó, luận án đúc kết những kinh nghiệm, có thể tham khảo cho quá trình bổ sung, hoàn thiện chủ trương cũng như quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế lâm nghiệp của Đảng bộ Tỉnh cho hiện tại và tương lai. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa khoa học - Hệ thống hóa chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Yên Bái về phát triển kinh tế lâm nghiệp từ năm 2001 đến năm 2015. - Rút ra những nhận xét về ưu điểm, hạn chế, đúc rút kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo phát triển kinh tế lâm nghiệp, góp phần tổng kết sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện Chiến lược Phát triển lâm nghiệp Việt Nam từ một Đảng bộ tỉnh. - Góp phần cung cấp những cơ sở khoa học, kinh nghiệm để Đảng bộ tỉnh Yên Bái tiếp tục lãnh đạo phát triển kinh tế lâm nghiệp trong giai đoạn mới. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Góp phần tổng kết thực tiễn, cung cấp một số dữ liệu để Đảng bộ tỉnh Yên Bái tiếp tục hoạch định chủ trương, chỉ đạo phát triển kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái hiện nay và những năm tiếp theo. - Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các địa phương khác có điều kiện, hoàn cảnh tương đồng như tỉnh Yên Bái và những độc giả quan tâm đến phát triển kinh tế lâm nghiệp. 6 - Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Đảng bộ địa phương cũng như Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được cấu trúc thành 4 chương, 8 tiết. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Kinh tế lâm nghiệp luôn được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý và những người trực tiếp làm nghề rừng. Nhiều công trình nghiên cứu liên quan tới vấn đề này đã được công bố dưới dạng sách, đề tài, đề án, chương trình khoa học, luận văn, luận án và các bài viết đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành, ở các khía cạnh khác nhau. 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về kinh tế lâm nghiệp trên thế giới * Một số cuốn sách về kinh tế lâm nghiệp của các học giả nước ngoài Nghiên cứu những lợi ích đem lại từ rừng, Font, X và Tribe, J với bài viết “Recreation, Conservaton and Timber Prodcution: a Sustainable Relationship” (tác giả tự dịch: Giải trí, bảo vệ rừng và gỗ rừng: một mối quan hệ bền vững) đăng trong cuốn sách Du lịch và Du lịch Lâm nghiệp - Các nghiên cứu điển hình về Quản lý Môi trường, đã chỉ rõ giá trị nhiều mặt của rừng như là cung cấp gỗ, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ và phục hồi đất, điều hòa khí hậu, hấp thụ cacbon, tạo vẻ đẹp cảnh quan cho giải trí. Những giá trị này của rừng đã đem lại rất nhiều lợi ích khác nhau cả về kinh tế, sinh thái, môi trường. Việc đánh giá đầy đủ giá trị của rừng và môi trường rừng là cơ sở để khai thác và quản lý rừng bền vững. Mặc dù, đã nhận biết được giá trị nhiều mặt của rừng nhưng trong một thời gian dài con người mới chỉ quan tâm đến giá trị từ khai thác gỗ. Chỉ đến khi các vấn đề về ảnh hưởng của việc khai thác gỗ quá mức gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường thì những vai trò của môi trường của rừng và dịch vụ môi trường rừng mới được thực sự quan tâm. Theo bài viết này, để quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên rừng phải đảm bảo chức năng kinh tế - xã hội của rừng [156]. Công trình nghiên cứu đã chỉ ra việc quản lý rừng hiện tại ở khu vực này không chỉ đơn thuần là quản lý để khai thác các giá trị sử dụng trực tiếp của 8 rừng (giá trị thị trường), mà còn phải bao gồm việc quản lý để khai thác các giá trị sử dụng gián tiếp (giá trị dịch vụ môi trường rừng) hay giá trị phi thị trường. Cũng trong cuốn sách này, Kearsley, G có bài viết “Balancing Tourism and Wilderness Qualities in New Zealand’s Native Forests” (tác giả tự dịch: Cân bằng du lịch và tính hoang dã của rừng bản địa ở New Zealand). Nghiên cứu tại Newzealand cho thấy, diện tích che phủ của rừng tự nhiên chiếm 1/4 diện tích cả nước và các rừng tự nhiên này phần lớn được bảo vệ hoàn toàn bởi một hệ thống các vườn quốc gia và lâm viên. Chính phủ có quan điểm rằng bảo tồn được đặt lên trên tất cả các lợi ích khác, các hoạt động giải trí truyền thống như săn bắn trong rừng hoặc câu cá ở một số sông, hồ đều bị kiểm soát trong các giới hạn nhất định. Trong những năm gần đây, nhu cầu về giải trí ngoài trời đã tăng nhanh nhưng các hệ thống rừng vẫn được quản lý rất tốt do sự quản lý chặt chẽ cũng như quan điểm nhất quán về bảo tồn của Chính phủ [158]. Natasha Landell - Mills trong cuốn sách A global view of markets for forest environment services and their impact on the poor (tác giả tự dịch: Quan điểm toàn cầu về thị trường dịch vụ môi trường rừng và tác động của chúng đến người nghèo) đã có những đánh giá cho thấy, rừng có thể cung cấp nhiều loại dịch vụ khác nhau và mỗi dịch vụ này sẽ có một giá trị nhất định trong tổng giá trị kinh tế của rừng, như: Hấp thụ các bon chiếm 27%; Bảo tồn đa dạng sinh học chiếm 25%; Bảo vệ đầu nguồn chiếm 21%; Vẻ đẹp cảnh quan chiếm 17% và giá trị khác chiếm 10% [159]. Sự đánh giá này cho thấy, rừng có thể cung cấp nhiều loại dịch vụ khác nhau và mỗi dịch vụ này sẽ có một giá trị nhất định trong tổng giá trị kinh tế của rừng. * Một số công trình nghiên cứu về kinh tế lâm nghiệp đã được công bố dưới dạng các báo cáo khoa học và các bài viết trên các tạp chí có uy tín trên thế giới. Từ năm 1992, báo cáo của tổ chức Liên Hiệp Quốc đã chỉ ra, trong những thập kỷ gần đây người ta mới nhận thức được rằng một trong những nguyên nhân cơ bản của suy thoái rừng là không xác định được giá trị môi trường của rừng bên cạnh sự phá rừng của cộng đồng địa phương [155]. Những sự thay đổi 9 về nhận thức giá trị môi trường rừng được thể hiện rõ nét thông qua những thay đổi về chính sách và luật về lâm nghiệp của nhiều nước trên thế giới. Sven Wunder với công trình nghiên cứu “Payments for environmental services” (tác giả tự dịch: Chi trả cho các dịch vụ môi trường) khẳng định giá trị của rừng là rất lớn. Với tầm quan trọng này nhiều tổ chức, quốc gia đã hình thành các cơ chế khác nhau nhằm quản lý dịch vụ môi trường rừng trên quan điểm coi dịch vụ môi trường là một loại hàng hoá. Một số quốc gia đã tiến hành nghiên cứu và xây dựng cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường rừng - PFES (Payment for Environment Services) nhằm quản lý bền vững các dịch vụ môi trường rừng. Theo đó, các khái niệm và thuật ngữ được thừa nhận để chỉ sự thương mại các dịch vụ môi trường như: chi trả, đền đáp, thị trường, bồi thường [160]. Đây được coi là những xu hướng mới nhằm quản lý dịch vụ môi trường rừng và hướng tới phát triển bền vững. Bước sang thế kỷ XXI, vai trò của rừng đã được đánh giá một cách toàn diện hơn. Theo đánh giá của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) trong “Making forest pay” (đăng trên Tạp chí Quốc tế về lâm nghiệp và công nghiệp rừng), rừng được coi là bộ phận không thể thay thế của môi trường sinh thái, giữ vai trò quan trọng trong đời sống con người và là cơ sở để phát triển nhiều ngành kinh tế khác [156]. Vì vậy, giá trị của rừng không chỉ là giá trị trực tiếp mà còn có giá trị gián tiếp (giá trị dịch vụ môi trường rừng). Hultala.A với bài viết “What price recreation in Finland? Contingent valuation study of non - market benefits of public outdoor recreation areas. (tác giả tự dịch: Giá nào cho hoạt động giải trí ở Phần Lan? Nghiên cứu định giá ngẫu nhiên các lợi ích phi thị trường của các khu vui chơi ngoài trời công cộng) đăng trên Tạp chí Nghiên cứu giải trí đã chỉ ra rằng, hiện nay môi trường rừng đang bị coi là thứ hàng hoá công cộng nên mọi người đều có thể tự do tiếp cận, tự do sử dụng và hưởng lợi từ giá trị của môi trường rừng [157]. Theo bài viết, tình trạng này, nhất là ở những nước nghèo, đã không khuyến khích người làm lâm nghiệp bảo vệ và phát triển những giá trị môi trường rừng, dẫn đến thiệt hại cho nhiều ngành sản xuất và đời sống nói chung. Thực tế đó đã buộc những người làm nghề rừng và những người hưởng lợi chính từ giá trị môi trường rừng 10 phải hợp tác với nhau, chia sẻ với nhau trách nhiệm trong việc bảo vệ và phát triển những giá trị môi trường rừng. Trong quá trình đó, những giá trị môi trường rừng được phân tích, lượng giá, mua bán, trao đổi như những hàng hoá và dịch vụ khác. Người ta gọi những lợi ích môi trường của rừng được đưa ra trao đổi, mua bán như vậy là dịch vụ môi trường rừng. Tuy nhiên, trong thời gian dài kết quả nghiên cứu giá trị của môi trường rừng chỉ có ý nghĩa làm tăng kiến thức của con người về giá trị nhiều mặt của rừng, làm thay đổi giá trị của rừng mà chưa trở thành căn cứ cho những quyết định về biện pháp tác động vào rừng. 1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về kinh tế lâm nghiệp ở Việt Nam * Một số cuốn sách về kinh tế lâm nghiệp Ở Việt Nam, các cuốn sách viết về lâm nghiệp rất đa dạng và phong phú, chủ yếu tập trung vào khía cạnh kĩ thuật trên 3 lĩnh vực: lâm sinh, công nghiệp rừng, chính sách kinh tế lâm nghiệp. Trong cuốn sách Lâm nghiệp Việt Nam 1945 - 2000, tác giả Nguyễn Văn Đắng (chủ biên), đã tập hợp nhiều bài viết của nhiều nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứu khoa học lâm nghiệp tổng kết quá trình phát triển lâm nghiệp Việt Nam. Trong đó, khái quát quá trình xây dựng và phát triển ngành Lâm nghiệp Việt Nam trong 55 năm từ 1945 đến năm 2000 [47]. Cuốn sách đã hệ thống những tư liệu, sự kiện, thành tựu và hạn chế của ngành lâm nghiệp qua 55 năm phát triển. Cũng qua thực tiễn nghiên cứu, tổng hợp, các nhà lãnh đạo, nhà khoa học lâm nghiệp bước đầu đã đúc rút những kinh nghiệm về sự quản lý, xây dựng, bảo vệ và phát triển của ngành Lâm nghiệp giai đoạn 1945 - 2000. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế lâm nghiệp chưa khái quát một cách hệ thống, xuyên suốt, liên tục, nên khó nhận thấy sự khác biệt giữa các giai đoạn phát triển của ngành. Trong cuốn sách Nghiên cứu nhu cầu nông dân, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và UNDP biên soạn, các tác giả đã đánh giá quá trình phát triển lâm nghiệp Việt Nam (tr.90-97) dưới góc độ tổ chức quản lý trong lâm nghiệp, về quyền chứng nhận sổ đỏ, về thái độ đối với lâm nghiệp. Tác giả Nguyễn Duy Quý trong cuốn sách Việt Nam - 20 năm đổi mới đã phân tích, so sánh, tổng kết, đánh giá thành tựu trên tất cả các lĩnh vực của 20 năm đổi mới, trong đó có những thành tựu về kinh tế nông - lâm nghiệp - thủy 11 sản; đồng thời chỉ ra những khó khăn, hạn chế của ngành lâm nghiệp, nhất là hiện tượng rừng và tài nguyên bị xâm hại nghiêm trọng [77]. Trong cuốn sách Lâm nghiệp Việt Nam - nhìn lại chặng đường hơn 20 năm đổi mới cùng đất nước [14], các tác giả đã đánh giá về thành tựu của ngành Lâm nghiệp qua hơn 20 năm đổi mới. Cuốn sách gồm 15 chương, với nhiều nội dung khác nhau, trong đó chương "Lâm nghiệp Việt Nam trước thời kỳ đổi mới" luận giải nhiều vấn đề của ngành Lâm nghiệp trước thời kỳ đổi mới. Chương VI của cuốn sách viết về ngành chế biến, thương mại gỗ và lâm sản trong thời kỳ đổi mới. Số lượng các doanh nghiệp trong ngành chế biến gỗ, sự phân bố doanh nghiệp, khối lượng xuất khẩu gỗ, nhập khẩu gỗ của Việt Nam được thống kê một cách chi tiết từ năm 2004 đến năm 2008. Tuy nhiên, các tác giả chủ yếu khái quát những kết quả chính của ngành lâm nghiệp như: sự thay đổi trong hệ thống chính sách, thể chế, phương thức quản lý. Cuốn sách chưa phân tích toàn diện về chuyển biến của kinh tế lâm nghiệp trong các giai đoạn lịch sử như xuất nhập khẩu, dịch vụ lâm nghiệp, tác động lâm nghiệp đến môi trường. Cuốn sách Chi trả dịch vụ môi trường (PFES) vì người nghèo ở Việt Nam của tác giả Trần Hải đã phân tích tác động của lâm nghiệp đối với việc xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn [50]. Đánh giá về sự phát triển của ngành lâm nghiệp giai đoạn 2001 - 2010, Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam đã xuất bản cuốn sách Lâm nghiệp Việt Nam trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI. Trên cơ sở phân tích những thuận lợi và khó khăn, thách thức đối với ngành lâm nghiệp trong những năm đầu thế kỉ XXI, các nhà khoa học đã đánh giá những thành tựu và hạn chế của ngành lâm nghiệp trong suốt những năm 2001 - 2010 [112]. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế lâm nghiệp chưa được tìm hiểu sâu sắc, toàn diện. Bên cạnh đó, vai trò của kinh tế lâm nghiệp đối với môi trường và giải quyết việc làm tăng thu nhập cho một bộ phận người dân ở các vùng sâu, vùng xa chưa được đề cập đầy đủ. 12 * Một số đề tài nghiên cứu, kỷ yếu hội thảo khoa học về kinh tế lâm nghiệp. Cuốn Kỷ yếu Chính sách và thực tiễn phục hồi rừng ở Việt Nam, do Bộ NN&PTNT hợp tác với IUCN ấn hành năm 1999 trên cơ sở Hội thảo Quốc gia "Chính sách và thực tiễn phục hồi rừng ở Việt Nam” ngày 04 - 05/11/1999 tại Hòa Bình, là một công trình tập hợp nhiều bài báo khác nhau, trong đó thống kê, đánh giá chi tiết về thực trạng mất và thoái hóa rừng trong giai đoạn 1986 - 1999. Các bài viết đã phân tích và chỉ ra được các nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất và thoái hóa rừng là do nhu cầu lấy gỗ củi của người dân, do khai thác quá tải gỗ và lâm sản ngoài gỗ của nhà nước, do hiện tượng cháy rừng. Xem xét về mối quan hệ giữa lâm nghiệp với các mục tiêu xã hội, trong đề tài nghiên cứu Lâm nghiệp, giảm nghèo và sinh kế nông thôn Việt Nam [92] (Chương trình Hỗ trợ ngành Lâm nghiệp & Đối tác - FSSP&P), tác giả Đinh Đức Thuận và các cộng sự đã đưa ra những luận giải về tác động và mối quan hệ sâu sắc qua lại giữa đói nghèo và rừng ở khu vực nông thôn miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Qua điều tra và nghiên cứu quá trình thực hiện các chương trình dự án lâm nghiệp, các phương kế giảm nghèo cho khu vực này đã có những cải thiện đáng kể. Trong nghiên cứu, các tác giả cũng đã đưa ra một số nhận xét, kiến nghị về việc thực hiện các phương thức giảm nghèo đạt hiệu quả. Định giá rừng là một nội dung quan trọng trong quản lý sử dụng rừng và là cơ sở xác định giá thuê rừng ở Việt Nam. Tiêu biểu trong lĩnh vực này là Nguyễn Nghĩa Biên với công trình nghiên cứu Phương pháp định giá rừng tự nhiên ở Việt Nam [4]. Trong công trình này, tác giả đã xác định các hợp phần giá trị của rừng và phương pháp định giá rừng tự nhiên với kết quả tổng hợp lại. Tuy nhiên, việc hạch toán đầy đủ các giá trị trên là vô cùng khó khăn hoặc nếu có hạch toán được để xác định giá cho thuê thì chắc chắn mức giá đó sẽ rất cao, không mang tính khả thi và nghiên cứu này chủ yếu mới dừng lại ở khía cạnh định hướng và gợi ý về phương pháp thực hiện việc định giá rừng tự nhiên. Trong công trình Nghiên cứu định giá rừng ở Việt Nam [69], tác giả Vũ Tấn Phương và nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu khá toàn diện và quy mô cả về lý luận và thực tiễn về định giá rừng ở nước ta cho đến nay. Đề tài đã tập trung nghiên cứu 4 nội dung chính là: Cơ sở khoa học về nguyên tắc và phương pháp 13 xác định giá rừng; định giá một số loại rừng tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam; xây dựng nguyên tắc, phương pháp và khung giá rừng tại các địa điểm và đối tượng nghiên cứu; thử nghiệm, hoàn thiện nguyên tắc và phương pháp xác định giá trị các loại rừng. Nhìn chung, các điểm khảo sát tương đối đại diện cho mẫu nghiên cứu. Tuy nhiên, việc lý giải về chọn điểm nghiên cứu chưa được trình bày một cách rõ ràng và thuyết phục. Tác giả chưa làm rõ được lý do khảo sát và tính đại diện của điểm nghiên cứu. Việc nghiên cứu định giá rừng được tiếp cận dưới hai giác độ là giá trị sử dụng trực tiếp và giá trị sử dụng gián tiếp của rừng. Giá trị sử dụng trực tiếp của rừng được tính toán cụ thể cho từng loại rừng tự nhiên và rừng trồng. Giá trị sử dụng gián tiếp của rừng, được khẳng định là những giá trị rất khó hạch toán được một cách chính xác. Nhóm tác giả Phạm Thu Thủy, trong nghiên cứu Chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam - Từ chính sách đến thực tiễn [93], đã đưa ra những đánh giá so sánh về PFES đang triển khai thí điểm ở Việt Nam, từ đó so sánh các cách tiếp cận cho việc triển khai và nhận biết các bài học thực tiễn trong quá trình thực hiện. Qua nghiên cứu này, có thể thấy được thực tiễn chi trả dịch vụ môi trường rừng trong những năm gần đây. Tác giả Tô Xuân Phúc và Trần Hữu Nghị trong Báo cáo Giao đất Giao rừng trong bối cảnh tái cơ cấu ngành lâm nghiệp: Cơ hội và thách thức, xác định Việt Nam có gần 15,4 triệu ha đất lâm nghiệp, trong đó có trên 13 triệu ha là đất rừng. Vấn đề đặt ra trong giai đoạn hiện nay chính là việc giao quyền quản lý cho người lao động [68]. Báo cáo cũng có những nghiên cứu và luận giải về vấn đề giao đất, giao rừng mang tính khách quan. * Một số luận án tiến sĩ thuộc nhiều chuyên ngành viết về đề tài Lâm nghiệp. Tiêu biểu là luận án tiến sĩ chuyên ngành Luật Kinh tế của tác giả Nguyễn Thanh Huyền Hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay, đã đánh giá các vai trò của pháp luật đối với việc quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng và khẳng định pháp luật là cơ sở cho việc quản lý rừng bền vững. Luận án đã đưa ra các định hướng hoàn thiện pháp luật quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng, đưa ra các định hướng hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này như: Quan điểm, đường lối của Đảng về hoàn thiện pháp luật 14 quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng; bảo đảm quản lý của Nhà nước đối với tài nguyên rừng. Tác giả cũng đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng như: đổi mới quản lý nhà nước; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng [59]. Luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp của tác giả Bùi Thị Minh Nguyệt với đề tài Chính sách cho thuê môi tr...o thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không, về nguồn tài nguyên rừng, đất đai và khí hậu, có tiềm năng lớn để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với công nghiệp chế biến. Nhìn chung, đất đai của tỉnh có độ phì cao, thảm thực vật đa dạng, khả năng phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp còn lớn, phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau, cho phép phát triển sản xuất kinh doanh tổng hợp về rừng, cây công nghiệp. Khí hậu Yên Bái mang nét chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và có một mùa đông lạnh. Vùng địa hình thấp thuận lợi cho phát triển cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày; ở vành đai núi, cao nguyên núi có thể trồng rừng, cây ăn quả, cây đặc sản; ở vùng đồi núi cao, vùng cận nhiệt đới và ôn đới phát triển cây dược liệu. 29 Hệ thống sông ngòi phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn tỉnh tạo nên nguồn nước bề mặt rất quan trọng phục vụ cho sản xuất và đời sống. Tài nguyên rừng khá phong phú, nếu bảo vệ và phát triển tốt sẽ có khả năng cung cấp sản phẩm cho chế biến, tiêu dùng và xuất khẩu, nhất là những sản phẩm quý hiếm như gỗ Pơ mu và các loại gỗ quý hiếm khác. Về cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng, hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông phát triển thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa, nhất là hàng hóa nông lâm sản, trong tương lai có khả năng phát triển được cả đường hàng không dân dụng. Điều đó đã tạo điều kiện mở rộng giao lưu với các tỉnh lân cận (Phú Thọ, Tuyên Quang, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu) với cả nước cũng như các cửa khẩu quốc tế với Trung Quốc. Đồng thời, với hệ thống giao thông vận tải, Yên Bái còn có hệ thống điện lưới quốc gia được trải rộng hầu hết trong tỉnh thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất, nhất là công nghiệp chế biến và phục vụ điện cho thủy lợi... hệ thống thông tin liên lạc cũng phát triển mạnh, có khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc trong và ngoài nước cũng như xuống các vùng sản xuất nông, lâm nghiệp tập trung. Yên Bái có lực lượng lao động có kinh nghiệm sản xuất và canh tác trên đất đồi núi. Nhìn chung Yên Bái là tỉnh có nhiều tiềm năng có điều kiện để phát triển nền kinh tế đa dạng trong đó có kinh tế lâm nghiệp. * Khó khăn: Tỉnh Yên Bái có trên 70% đất đai là địa hình cao dốc, độ chia cắt phức tạp và đa dạng, bên cạnh đó lại có khí hậu nóng ẩm, mùa mưa nhiều nên đất thường bị xói mòn mạnh gây bạc màu, ngòi suối thường bị lũ quét làm thiệt hại tài sản mùa màng. Mùa đông ở một vài nơi xuất hiện sương muối và trời thường âm u kéo dài tạo điều kiện cho các loại sâu bệnh hại cây trồng phát triển, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Cơ sở hạ tầng của tỉnh nhìn chung còn nghèo và lạc hậu. Các cơ sở đã có hiện đang bị xuống cấp nghiêm trọng, nhất là ở vùng cao, vùng xa. Do đó, có thể nói cơ sở hạ tầng ở Yên Bái chưa đáp ứng được cho sự phát triển của một nền sản xuất hàng hóa trong cơ chế mới. Là một tỉnh miền núi nên nhiều dân tộc còn giữ những phong tục tập quán lạc hậu, trình độ dân trí không đồng đều ở các vùng, nhất là ở nông thôn, ở vùng 30 cao, vùng sâu, vùng xa đường giao thông; trình độ canh tác còn thấp, tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất còn bị hạn chế. Một bộ phận lớn nông dân vẫn sản xuất theo kiểu tự cấp tự túc là chính, chưa có khả năng và điều kiện để sản xuất hàng hóa. Đây chính là trở lực đối với sự phát triển của kinh tế lâm nghiệp ở tỉnh Yên Bái. 2.1.1.3. Thực trạng kinh tế lâm nghiệp tỉnh Yên Bái trước năm 2001 Năm 2000, Yên Bái có diện tích rừng các loại so với quỹ đất tự nhiên của tỉnh chiếm tỷ lệ 38,36% (264065,3 ha). Trong đó, rừng tự nhiên 180436,3 ha; rừng trồng 83627,6 ha và đất ươm cây giống 1,4 ha [19]. Diện tích đất rừng phân bố khá đều trên các địa bàn huyện, thị trong tỉnh và có nhiều hơn cả là các huyện Văn Yên, Trấn Yên, Văn Chấn, Lục Yên, Mù Cang Chải. So sánh với tổng diện tích rừng của 11 tỉnh miền núi Đông Bắc thì diện tích rừng Yên Bái chiếm 11,25% và có diện tích rừng nhiều thứ ba, xếp sau Tuyên Quang 297.100 ha, Hà Giang 284.500 ha, Yên Bái 264.065 ha, Lạng Sơn 243.300 ha, Lào Cai 240.200 ha, Bắc Kạn 235.200 ha, Quảng Ninh 221.800 ha, Cao Bằng 208.600 ha, Thái Nguyên 139.400 ha, Phú Thọ 115.100 ha và Bắc Giang 98.000 ha. Đặc biệt, “rừng trồng ở Yên Bái so với 11 tỉnh vùng Đông Bắc chiếm 17,92%, và là tỉnh có diện tích rừng trồng nhiều nhất vùng Đông Bắc với 83.627,6 ha, Tuyên Quang 61.500 ha, Lạng Sơn 59.300 ha, Phú Thọ 58.600 ha, Quảng Ninh 51.000 ha, Thái Nguyên 39.600 ha, Lào Cai 37.600 ha, Bắc Giang 33.800 ha, Hà Giang 21.600 ha, Bắc Kạn 11.100 ha và Cao Bằng 8.900 ha” [81, tr.56]. Trong số diện tích rừng trồng của Yên Bái thì rừng sản xuất chiếm 81,96%; rừng phòng hộ chiếm 18,04%. Toàn tỉnh có 120 trang trại lâm nghiệp và 46 trang trại nông, lâm, thuỷ sản kết hợp trong tổng số 695 trang trại (phân định theo tiêu chí hướng dẫn tại Thông tư 69 LB/BNN-TCTK ngày 23/9/2000. Theo phân định cũ của tỉnh lên tới 7.252 trang trại). Trong thời kỳ đổi mới, tốc độ tăng trưởng sản xuất sản phẩm lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh qua các năm khá đều và ổn định. Trong đó có 2 chỉ tiêu: sản lượng gỗ khai thác và sản lượng củi khai thác trong năm 2000 của tỉnh Yên Bái phát triển khá và đạt sản lượng cao hơn tất cả 10 tỉnh còn lại thuộc vùng 31 núi Đông Bắc. Sản lượng gỗ khai thác của Yên Bái năm 2000 chiếm 19,87% so với tổng sản lượng gỗ khai thác của 11 tỉnh vùng Đông Bắc. Hiện tượng rừng bị cháy và tàn phá đã được hạn chế và khắc phục đến mức thấp nhất. Tuy nhiên so với mục tiêu đề ra trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh đến năm 2000 thì vẫn còn một số chỉ tiêu chưa đạt như: Diện tích rừng trồng theo kế hoạch là 93.000 ha, thực tế đạt 83.627 ha bằng 89,92% mức kế hoạch đề ra; cơ cấu rừng phòng hộ và rừng sản xuất theo kế hoạch với tỷ lệ 70% và 30%. Nhưng thực tế, tỷ lệ này tính cho rừng tự nhiên lại là 64,23% và 35,77%. Thực hiện trồng rừng theo Dự án “5 triệu ha”, theo kế hoạch hằng năm phấn đấu đạt diện tích rừng trồng mới từ 7.500 ha - 8.000 ha, nhưng thực tế 2 năm 1999 và 2000 chỉ mới đạt mức trên 6.000 ha [81]. Về giá trị sản xuất sản phẩm, chi phí trung gian trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp để dễ dàng xác định chỉ tiêu giá trị tăng thêm (GDP) trong lâm nghiệp, theo mục tiêu dự tính đến năm 2000 sẽ đạt được 224.150 triệu đồng theo giá so sánh năm 1994 theo tỷ lệ cơ cấu: sản xuất lâm sinh 27,92%; khai thác 66,39% và dịch vụ lâm nghiệp 5,69%. Nhưng kết quả thực hiện của cả thời kỳ 1995 - 2000, theo số liệu hạch toán thống kê thì chưa có năm nào giá trị tăng thêm (theo giá so sánh 1994) của sản xuất lâm nghiệp đạt được mức đề ra. Bên cạnh những kết quả đạt được, sản xuất lâm nghiệp nói chung và sản xuất rừng kinh tế nói riêng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và giá trị thực của nó. Sản lượng khai thác thì nhiều nhưng năng suất và giá trị mang lại rất thấp. Bên cạnh đó, do thiếu quản lý, quy hoạch đã bung ra quá nhiều cơ sở chế biến làm ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất lâm nghiệp và môi trường. Sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái trước năm 2001 cho thấy hiện tượng mất cân đối, bất hợp lý giữa sản xuất lâm sinh với khai thác lâm sản. Trong khi sản xuất lâm sinh hầu như dẫm chân tại chỗ thì hoạt động khai thác bình quân mỗi năm tăng khoảng 8%/năm. Do đó, vấn đề đặt ra là phải tổ chức, quản lý sản xuất lâm nghiệp hợp lý, cân đối giữa sản xuất lâm sinh và khai thác rừng sao cho tốc độ phát triển sản xuất lâm sinh phải tương ứng với tốc độ phát triển của khai thác rừng. Bởi vì cơ sở và nguồn gốc khai thác rừng phải xuất phát và bắt nguồn từ sản xuất lâm sinh. 32 Sản xuất lâm sinh không phát triển hoặc phát triển không tương ứng với nhu cầu khai thác rừng, thì đến một lúc nào đó khả năng khai thác rừng sẽ cạn kiệt. 2.1.1.4. Chủ trương, chính sách phát triển kinh tế lâm nghiệp của Đảng và Nhà nước Mục tiêu phát triển lâm nghiệp đã được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX như sau: Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, nâng cao độ che phủ của rừng lên 43%. Hoàn thành việc giao đất, giao rừng ổn định và lâu dài theo hướng xã hội hoá lâm nghiệp, có chính sách bảo đảm cho người làm rừng sống được bằng nghề rừng. Kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp và có chính sách hỗ trợ để định canh định cư, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân miền núi. Ngăn chặn nạn đốt rừng, phá rừng. Đẩy mạnh trồng rừng kinh tế, tạo nguồn gỗ trụ mỏ, nguyên liệu cho công nghiệp bột giấy, công nghiệp chế biến gỗ và làm hàng mỹ nghệ xuất khẩu, nâng cao giá trị sản phẩm rừng [38, tr.171]. Nhiệm vụ trước mắt của ngành Lâm nghiệp những năm 2001 - 2005, được Đảng nhấn mạnh là: “Tiếp tục thực hiện dự án 5 triệu ha rừng. Tăng nhanh diện tích trồng rừng mới, kết hợp với khoanh nuôi, bảo vệ tái sinh rừng. Trồng mới 1,3 triệu ha rừng tập trung, nâng độ che phủ rừng lên khoảng 38 - 39% vào năm 2005; hoàn thành cơ bản công tác định canh định cư và ổn định đời sống nhân dân vùng núi” [38, tr.277]. Tiếp đó, bổ sung vào định hướng phát triển ngành lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2010, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (2006) nêu rõ: Phát huy lợi thế khí hậu nhiệt đới, tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình bảo vệ và phát triển rừng. Nâng cao chất lượng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, phát triển mạnh việc trồng mới và khai thác bền vững rừng sản xuất để nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài về nguyên liệu gỗ cho chế biến hàng tiêu dùng và xuất khẩu; bảo đảm lợi ích thoả đáng của người được giao kinh doanh, chăm sóc và bảo vệ rừng [42, tr.192]. 33 Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ đã ban hành một số văn bản pháp quy, chính sách và thể chế lâm nghiệp trong giai đoạn mới. Các văn bản về lâm nghiệp thể hiện rõ định hướng trong chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn này. Đó là: Từ một ngành kinh tế lâm nghiệp có nhiệm vụ khai thác gỗ tự nhiên là chủ yếu sang thành ngành kinh tế lâm nghiệp có nhiệm vụ cơ bản là xây dựng vốn rừng và sản xuất lâm nghiệp. Từ một nền kinh tế lâm nghiệp với chủ thể thực hiện chỉ có Nhà nước và tập thể theo tinh thần cơ chế quản lý kế hoạch hóa, tập trung sang một nền kinh tế lâm nghiệp với đa dạng các chủ thể thực hiện, thu hút các thành phần kinh tế và lực lượng xã hội tham gia kinh doanh và xây dựng rừng. Từ một ngành kinh tế lâm nghiệp chỉ tập trung vào khai thác gỗ và chế biến gỗ tự nhiên chuyển thành ngành kinh tế lâm nghiệp với đa dạng các sản phẩm từ rừng (gỗ, sản phẩm từ gỗ và lâm sản ngoài gỗ) với nhiều ngành nghề khác nhau. Từ một ngành kinh tế lâm nghiệp với tình trạng quảng canh, trình độ kỹ thuật thấp, chủ yếu khai thác, chế biến thủ công thành ngành kinh tế lâm nghiệp tập trung, với những phương tiện kỹ thuật cao, hiện đại, đảm bảo có sự hội nhập quốc tế trên nhiều phương diện. Năm 2002, Bộ NN&PTNT đề ra “Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2001 - 2010” (kèm theo Quyết định số 199/QĐ - BNN - PTLN ngày 22/01/2002 của Bộ NN&PTNT) [5]. Chiến lược xác định công tác trồng rừng và bảo vệ rừng là mục tiêu, định hướng mà Đảng và Nhà nước quan tâm chú trọng trong thời gian này. Đó là chú ý đến giá trị kinh tế từ rừng mang lại trên cơ sở đáp ứng nhu cầu về chế biến và xuất khẩu lâm sản. Đặc biệt, chú ý đến đời sống của người làm nghề rừng và đảm bảo nâng cao đời sống của người dân trong tương lai . Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà khoa học lâm nghiệp thì Chiến lược này chưa phân tích đầy đủ về ngành, chưa tính được các giá trị trực tiếp và gián tiếp của rừng, chưa liên kết được với các nguồn tài chính của Chính phủ, của các nhà tài trợ và đầu tư quốc tế và đặc biệt là của khu vực ngoài quốc doanh. Đồng thời, chủ yếu vẫn dựa trên cách tiếp cận cũ về quản lý và phát triển rừng và ít liên kết với các kinh nghiệm của khu vực và quốc tế cũng như xu hướng hội 34 nhập trong tương lai. Bên cạnh đó, “Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2001 - 2010” là một văn kiện chỉ được phê duyệt ở cấp Bộ, nên hiệu lực đối với các Bộ, các ngành khác và các địa phương chưa cao . Vì vậy, “Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2020” (ban hành kèm theo Quyết định số 18/2007/QĐ - TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ) là một sự kế thừa, bổ sung với nhiều điểm mới. Chiến lược đã thể hiện được các nội dung chính về các chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và các ngành có liên quan, các công ước và hiệp định quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. “Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2020” với phương thức tiếp cận mới về lâm nghiệp là đánh giá đầy đủ các đóng góp trực tiếp của ngành (bao gồm cả 3 loại rừng và công nghiệp chế biến lâm sản) và gián tiếp của rừng (các dịch vụ môi trường như hấp thụ khí thải C02, phòng hộ đầu nguồn, ven biển, bảo vệ môi trường đô thị, du lịch sinh thái) và các định hướng dựa trên cơ sở các phân tích về ảnh hưởng của ngành. Đồng thời, Chiến lược này vẫn đảm bảo sự cân đối giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội và môi trường. “Chiến lược Phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2020” xác định mục tiêu: Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất được quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng tỷ lệ đất có rừng lên 42 - 43% vào năm 2010 và 47% vào năm 2020; đảm bảo có sự tham gia rộng rãi hơn của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào các hoạt động lâm nghiệp nhằm đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn miền núi và góp phần giữ vững an ninh quốc phòng [87; tr.12] . Đặc biệt, “Chiến lược Phát triển lâm nghiệp Việt Nam 2006 - 2020” đã xác định: đến năm 2020, dự kiến xuất khẩu lâm sản đạt trên 7,8 tỷ USD (bao gồm 7 tỷ USD sản phẩm gỗ và 0,8 tỷ USD sản phấm lâm sản ngoài gỗ), lâm sản ngoài gỗ trở thành một trong các ngành hàng sản xuất chính, chiếm trên 20% tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp. Đồng thời, giá trị xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ tăng bình 35 quân 15 - 20%; thu hút khoảng 1,5 triệu lao động và thu nhập từ lâm sản ngoài gỗ chiếm 15 - 20% trong kinh tế hộ gia đình nông thôn [87]. Nhận rõ tầm quan trọng của lâm sản ngoài gỗ, Bộ NN&PTNT tiếp tục ban hành Quyết định số 2366/QĐ - BNN - LN ngày 17/8/2006 về việc phê duyệt “Đề án bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2006 - 2020” với mục tiêu trung hạn đến năm 2010 là tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất từ lâm sản ngoài gỗ đạt bình quân 10%/năm; giá trị xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ bình quân tăng 10-15%/năm (đến năm 2010 đạt khoảng 300 - 400 triệu USD); thu hút khoảng 1 triệu lao động, gắn với tăng tỷ lệ thu nhập từ lâm sản ngoài gỗ đạt 10 - 15% trong kinh tế hộ gia đình miền núi, góp phần xoá đói giảm nghèo ở vùng sâu vùng xa . Xác định vị trí của các ngành trong khối ngành nông - lâm - thủy sản, Bộ NN&PTNT đã thông qua “Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” (ban hành kèm theo Quyết định số 71/2006/QĐ - BNN ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT).Trong đó, chỉ rõ các chỉ tiêu thống kê trong ngành lâm nghiệp như hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp, diện tích rừng hiện có, tỷ lệ che phủ rừng, diện tích rừng bị hại, lực lượng kiểm lâm... cùng với rất nhiều các chỉ tiêu khác . Để thực hiện “Đề án bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2006 - 2020”, ngày 07/8/2007, Bộ NN&PTNT ban hành Quyết định số 2242/QĐ - BNN - LN về việc ban hành “Kế hoạch hành động bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2006 - 2020” để làm cơ sở triển khai thực hiện “Đề án bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2006 - 2020” . Về đất đai trong lâm nghiệp, một số văn bản Luật được thông qua ở giai đoạn này như: Luật Sửa đổi và Bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1993 (sửa đổi lần 2) (2001), Luật Đất đai (năm 2003), các điều, khoản, mục đều quy định rõ ràng về những loại đất có liên quan đến lâm nghiệp. Đây là cơ sở để xác định các loại đất thuộc ngành lâm nghiệp quản lý và khai thác sử dụng Liên quan đến công tác trồng và bảo vệ, quản lý rừng, có rất nhiều Nghị định, quy chế, hướng dẫn của Chính phủ cũng như Bộ NN&PTNT được thông qua. Điều này thể hiện rõ sự quan tâm và nỗ lực của Nhà nước trong việc đẩy 36 mạnh công tác phát triển rừng. Một số văn bản đáng lưu ý đó là: Năm 2004, Quốc hội ban hành “Luật Bảo vệ và Phát triển rừng” (Luật số 29/2004/QH11, ngày 14/12/2004) [80]. “Luật Bảo vệ và Phát triển rừng” năm 2004 là cơ sở pháp lý quan trọng cho phát triển lâm nghiệp xã hội trên toàn quốc và đặc biệt là các vùng nông thôn miền núi. Việc phân chia 3 loại rừng, quyền giao đất lâm nghiệp, quyền họp đồng khoán kinh doanh rừng của các hộ nông dân và tổ chức cộng đồng có tư cách pháp nhân đã được luật pháp hoá. Đây là cơ sở để thúc đẩy kinh tế lâm nghiệp phát triển . Năm 2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng (ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ - TTg ngày 14/08/2006). Ngoài ra, còn có các văn bản như: Thông tư số 99/2006/QĐ - BNN, ngày 06/11/2006 của Bộ NN&PTNT hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ . Về phân cấp các loại rừng, Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 61/2005/QĐ - BNN, ngày 12/10/2005 quy định về tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ. Theo Quyết định này, rừng phòng hộ là rừng được xác định chủ yếu để phục vụ cho mục đích bảo vệ và tăng cường khả năng điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hoá, góp phần hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo đảm cân bằng sinh thái và an ninh môi trường. Căn cứ vào các chỉ tiêu phân loại rừng phòng hộ được phân cấp là: rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng phòng hộ bảo vệ môi trường. Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 62/2005/QĐ - BNN ngày 12/10/2005 quy định về Tiêu chí phân loại rừng đặc dụng. Đồng thời, Bộ NN&PTNT ra Thông tư số 34/2009/TT - BNNPTNT về “Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng”, trong đó quy định rừng đặc dụng là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ bảo vệ môi trường. Tiếp đó, Thông tư số 05/2008/TT - BNN ngày 14/01/2008 của Bộ NN&PTNT hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng. 37 Thông tư số 24/2009/TT - BNN ngày 05/5/2009 của Bộ NN&PTNN hướng dẫn chuyến đối rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được quy hoạch sang rừng sản xuất, được quy hoạch thành rừng phòng hộ, đặc dụng sau rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng theo Chỉ thị số 38/2005/CT - TTg của Thủ tướng Chính phủ. Để quản lý chặt chẽ, thống nhất tài nguyên rừng, Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư số 25/2009/TT - BNN ngày 05/5/2009 hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê và lập hồ sơ quản lý rừng. Đồng thời, ban hành Thông tư số 38/2007/TT - BNN ngày 25/4/2007 về việc Hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn, và Quyết định số 112/2008/QĐ-BNN ngày 19/11/2008 về việc ban hành “Định mức kinh tế - kỹ thuật về giao rừng, cho thuê rừng, và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mục đích lâm nghiệp gắn với việc lập hồ sơ quản lý rừng” . Liên quan đến định giá rừng, Chính phủ ban hành Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28/3/2007 về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng, Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT - BNN - BTC ngày 26/5/2008 hướng dẫn thực hiện Nghị đinh số 48/2007/NĐ - CP ngày 28/3/2007 về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng. Một số văn bản khác cũng được Bộ NN&PTNT ban hành nhằm cụ thể hóa các hoạt động của ngành như: Thông tư số 58/2009/TT - BNNPTNT ngày 09/9/2009, hướng dẫn việc thực hiện trồng cây cao su trên đất lâm nghiệp; Thông tư số 87/2009/TT - BNN ngày 31/12/2009, về việc hướng dẫn thiết kế khai thác chọn gỗ rừng tự nhiên . Về tổ chức quản lý trong lâm nghiệp, năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 200/2004/NĐ - CP ngày 03/12/2004 về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh . Như vậy, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, thực trạng kinh tế lâm nghiệp ở tỉnh Yên Bái trước năm 2001 và đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về khuyến khích phát triển kinh tế lâm nghiệp trong những năm đổi mới là những căn cứ quan trọng để Đảng bộ tỉnh Yên Bái nhận thức được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của kinh tế lâm nghiệp. Từ đó, xác định chủ trương và chỉ đạo phát triển kinh tế lâm nghiệp trong những năm tiếp theo. 38 2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Yên Bái về phát triển kinh tế lâm nghiệp Chủ trương phát triển kinh tế lâm nghiệp của Đảng bộ tỉnh Yên Bái được thể hiện tập trung trong các văn kiện đại hội Đảng bộ và một số nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế nông-lâm nghiệp. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XV diễn ra từ 01 - 03/02/2001. Đại hội đã đánh giá tổng quát thành tựu 15 năm đổi mới (1986 - 2000), 10 năm thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội (1991 - 2000), đồng thời cũng nêu rõ những kết quả mà Yên Bái đã đạt được trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (1996 - 2000). Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, đúc kết kinh nghiệm, Đại hội đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trong những năm 2001 - 2010 và 2001 - 2005. Mục tiêu chung được xác định cho giai đoạn 2001 - 2010 là phấn đấu đến năm 2010 chuyển cơ bản nền kinh tế của tỉnh Yên Bái lên sản xuất hàng hóa. Trong những năm 2001 - 2005, đẩy mạnh phát triển nông, lâm nghiệp và kinh tế nông thôn. Về lâm nghiệp, Đảng bộ tỉnh Yên Bái chủ trương: Thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ, tập trung bảo vệ 266.000ha, khoanh nuôi tái sinh 50.000ha và trồng mới 40.000ha rừng (gồm 15.000ha rừng phòng hộ, 12.500ha rừng nguyên liệu, 12.500ha quế). Nghiên cứu sớm hình thành tập đoàn cây lâm nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, tăng độ phì cho đất, trong đó chú trọng phát triển cây bản địa và thực hiện trồng rừng hỗn giao. Đưa tổng diện tích rừng vào năm 2005 lên 330.000ha (rừng tự nhiên là 215.000ha); phấn đấu đưa tỷ lệ đất tự nhiên có rừng che phủ năm 2005 đạt 48 - 50% và năm 2010 đạt 58 - 60% [29, tr.43]. Tỉnh ủy chỉ rõ nhiệm vụ cơ bản: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, xây dựng các vùng chuyên canh cao sản tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá, chú trọng chương trình bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng mới rừng các loại, đưa kinh tế lâm nghiệp trở thành một trong những thế mạnh thực sự của tỉnh, đem lại lợi ích về kinh tế, môi trường và cảnh 39 quan. Đặc biệt, phải có quy hoạch bước đi để khai thác có hiệu quả diện tích đất trống, đồi núi trọc hiện có. Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã ra Nghị quyết số 06 - NQ/TU ngày 14/4/2003 về “xây dựng và phát triển kinh tế đồi rừng giai đoạn 2003 - 2005 và định hướng đến năm 2010”. Nghị quyết đã xác định mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế đồi rừng của tỉnh giai đoạn 2001 - 2005 và định hướng đến năm 2010 là: Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, phấn đấu đạt độ che phủ của rừng 48% vào năm 2005 và đạt 56% vào năm 2010. Hoàn thành việc giao đất, giao rừng ổn định lâu dài cho các tổ chức và cá nhân. Kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất lâm nghiệp với sản xuất nông nghiệp; ứng dụng các thành tựu kỹ thuật trong trồng rừng và chế biến lâm sản, đẩy mạnh trồng rừng kinh tế để có đủ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đồng thời nâng cao chất lượng hàng hoá lâm sản đáp ứng tiêu dùng và xuất khẩu. Tích cực khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ và trồng mới rừng phòng hộ; Bảo đảm cho người làm kinh tế đồi rừng sống được bằng nghề rừng và vươn lên làm giàu. Ngăn chặn có hiệu quả, tiến tới chấm dứt nạn đốt phá rừng, khai thác, buôn bán, chế biến lâm sản trái phép. Thực hiện có hiệu quả Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng của Chỉnh phủ trên địa bàn tỉnh. Tăng cường các biện pháp bảo vệ động vật rừng, nhất là động vật quý hiếm và các loài gỗ có nguồn gien quý [105, tr.3]. Tỉnh ủy Yên Bái xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2005 và định hướng đến năm 2010 là: Đẩy mạnh khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ và trồng rừng mới. Phấn đấu đạt tổng diện tích rừng đến năm 2005 từ 330.000 - 340.000 ha, bao gồm: 275.000 ha rừng hiện có; khoanh nuôi phục hồi 40.000 ha rừng tự nhiên, đưa 50% diện tích trở thành rừng kinh tế, trồng mới 28.300 ha (14.000 ha rừng phòng hộ và 14.300 ha rừng kinh tế) và 9.000 ha quế. Phấn đấu giai đoạn 2006 - 2010, toàn tỉnh trồng thêm ha rừng phòng hộ đầu nguồn; 24.000 ha quế, 24.000 ha rừng nguyên liệu và khoanh nuôi tái sinh thêm 20.000 ha, đưa tổng 40 diện tích rừng toàn tỉnh lên trên 390.000 ha (bao gồm 202.330 ha rừng tự nhiên, 167.700 ha rừng trồng, 20.000 ha rừng khoanh nuôi); độ che phủ của rừng đạt 56% [105, tr.5]. Đồng thời, Nghị quyết số 06 - NQ/TU đề ra định hướng đối với rừng phòng hộ, bảo vệ vững chắc 135.236 ha rừng phòng hộ hiện có; trồng mới 14.000 ha rừng phòng hộ của các dự án phòng hộ sông Đà, sông Hồng, sông Chảy; đồng thời xây dựng một số dự án trồng rừng phòng hộ các suối lớn trong tỉnh; dự án rừng phòng hộ cảnh quan khu du lịch hồ Thác Bà, thành phố Yên Bái, chiến khu Vần và các khu văn hoá lịch sử. Đối với rừng đặc dụng, tập trung xây dựng và hoàn thiện các dự án rừng đặc dụng phải bảo vệ nghiêm ngặt trình Chính phủ công nhận, như rừng nguyên sinh xã Nà Hẩu (huyện Văn Yên), khu vực xã Khau Phạ, xã Chế Tạo (huyện Mù Cang Chải). Bảo vệ, khoanh nuôi và trồng mới rừng trên dãy núi con voi giữa huyện Văn Yên - Lục Yên và những khu vực có điều kiện. Đối với rừng sản xuất, phấn đấu đến năm 2005, khoanh nuôi phục hồi rừng và trồng mới 51.300 ha rừng, để đưa tổng diện tích rừng sản xuất của tỉnh lên trên 200.000 ha. Trong đó, có “trên 68.000 ha rừng nguyên liệu giấy; 20.000 ha thông; 30.000 ha quế; 1.000 ha tre lấy măng và 4.000 ha chè Shan ở vùng cao” [105, tr.7]. Về phát triển kinh tế rừng theo vùng, Tỉnh ủy xác định: Đối với vùng cao (bao gồm huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu và các xã vùng cao huyện Văn Chấn) là vùng phòng hộ đất nguồn của các sông suối lớn trên địa bàn tỉnh, là nơi duy trì nguồn nước cho các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi của Trung ương và của tỉnh. Do vậy phải tập trung bảo vệ và trồng mới rừng phòng hộ đầu nguồn ở các địa phương trên. Tập trung trồng rừng quanh cánh đồng Mường Lò, các xã ven Quốc lộ 32, đường Nghĩa Lộ - Trạm Tấu, giải quyết được nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp, nguyên liệu cho chế biến và chất đốt, cải thiện đời sống đồng bào dân tộc, thực hiện xoá đói giảm nghèo. Cơ cấu cây trồng tập trung vào: thông, keo lai, chè Shan, quế, sơn tra, thảo quả và các loại cây gỗ quý (Pơ mu, lát hoa, dổi...). Xây dựng một số cơ sở chế biến: dăm giấy, dăm ván nhân tạo, 41 sản xuất đũa tre, giấy đế, hàng thủ công mỹ nghệ... ở thị xã Nghĩa Lộ và vùng Mường Lò. Đối với vùng thấp (bao gồm thành phố Yên Bái, các huyện Văn Yên. Trấn Yên, Lục Yên, Yên Bình và các xã vùng ngoài huyện Văn Chấn), tập trung phát triển mạnh trồng rừng nguyên liệu, trong đó có một số vùng tập trung trồng bằng giống cây có năng suất cao (bạch đàn mô, keo lai...), để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến của tỉnh và của Trung ương, các cơ sở chế biến đồ mộc dân dụng, mộc xuất khẩu. Các loại cây trồng chính bao gồm: Keo lai, bạch đàn mô, bồ đề, quế, lim, lát, luồng Thanh Hoá, tre Bát Độ. Trong chủ trương phát triển kinh tế lâm nghiệp, Tỉnh ủy Yên Bái chú trọng phát triển công nghiệp chế biến, rà soát, sắp xếp lại các cơ sở chế biến lâm sản. Tập trung phát triển công nghiệp chế biến sử dụng gỗ rừng trồng, tre, vầu, nứa. Thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh, khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, các thành phần kinh tế đầu tư trực tiếp 100% vốn, hoặc liên doanh với các doanh nghiệp của tỉnh bỏ vốn trồng rừng, xây dựng các cơ sở chế biến giấy các loại, bột giấy có quy mô hợp lý, nhà máy sản xuất ván dăm, nhà máy chế biến măng tươi, chế biến các sản phẩm từ nguyên liệu nông sản theo quy hoạch phát triển của tỉnh. Sản xuất lâm sản hàng hoá hướng mạnh vào xuất khẩu. Nghị quyết số 06 - NQ/TU cũng đề ra những chính sách, giải pháp nhằm phát triển kinh tế lâm nghiệp như chính sách đất đai, chính sách đầu tư, chính sách khoa học - công nghệ, chính sách hỗ trợ tài chính và công tác thị trường, chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho nghề rừng. Như vậy, Nghị quyết số 06 - NQ/TU là Nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế lâm nghiệp đầu tiên của Tỉnh ủy Yên Bái, trên cơ sở đánh giá thực trạng kinh tế lâm nghiệp ở tỉnh Yên Bái đã xác định rõ phương hướng, mục tiêu, giải pháp phát triển kinh tế đồi rừng đến năm 2005 và định hướng đến năm 2010. Chủ trương này của Tỉnh ủy Yên Bái phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010 do Đại hội lần thứ IX của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đề ra. Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI của tỉnh Yên Bái nhiệm kỳ 2006 - 2010 diễn ra từ ngày 26 - 28/12/2005, Đại hội đã kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện Nghị 42 quyết Đại hội Đảng lần thứ XV (2001 - 2005) và đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong những năm 2006 - 2010. Đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh, Đại hội khẳng định: Kinh tế đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trên các mặt. Trong k... kinh tế theo ngành và lãnh thổ ở Yên Bái, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Địa lý - địa chất, Đại học Khoa học Huế, Huế. 71. Nguyễn Thị Kim Phượng (2013), “Chi trả dịch vụ môi trường rừng - một động lực thúc đẩy công tác quản lý bảo vệ rừng”, tại trang [truy cập ngày 26/4/2017]. 72. Nguyễn Hồng Quân, Phạm Xuân Phương (2006), Một số vấn đề về lâm nghiệp cộng đồng bảo tồn và phát triển rừng ở Việt Nam, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 73. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1991), Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (Luật số 58- LCT/HĐNN, ngày 12/08/1991), Hà Nội. 74. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (Luật số 29/2004/QH11, ngày 14/12/2004), Hà Nội. 75. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Luật Lâm nghiệp (Luật số 16/2017/QH14, ngày 28/11/2017), Hà Nội. 76. Lương Xuân Quỳ (2014), "Việt Nam và Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP)", Tạp chí Phát triển và Hội nhập, (14), tr.32-34. 77. Nguyễn Duy Quý, Đinh Thế Huynh, Nguyễn Khoa Điềm, Trịnh Thúc Huỳnh, Phạm Đức Lượng, (2006), “Hai mươi năm đổi mới - Thành tựu và những vấn đề đặt ra", trong cuốn “Việt Nam - 20 năm Đổi mới”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 78. Đỗ Đình Sâm, Đặng Kim Khánh, An Văn Bảy (2005), Điều tra nghiên cứu kiến thức bản địa về quản lý, phát triển tài nguyên rừng của một số cộng đồng thôn bản miền núi phía Bắc Việt Nam, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 79. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái (2009), Báo cáo số 58/BC-QLBVR-PCCCR ngày 15/6/2009 về “Đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng tỉnh Yên Bái từ năm 2006 đến năm 2009”, Yên Bái. 159 80. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái (2016), Báo cáo số 25- BC/SNN ngày 28/3/2016 về “Kết quả thực hiện Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn phá rừng và chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh Yên Bái”, Yên Bái. 81. Vũ Sửu (chủ biên) (2002), Nông nghiệp nông thôn Yên Bái trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa, Nxb Thống kê, Hà Nội. 82. Xuân Thành (2004), “Vốn tín dụng cho phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở Yên Bái”, Tạp chí Ngân hàng, (9), tr.11-12. 83. Trần Chí Thiện (2007), "Nguyên nhân đói nghèo và một số giải pháp xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (19), tr.16-19. 84. Thủ tướng Chính phủ (1998), Quyết định số 245/1998/TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp, Hà Nội. 85. Thủ tướng Chính phủ (2003), Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010 (ban hành kèm theo Quyết định số 192/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), Hà Nội. 86. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg, ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ), Hà Nội. 87. Thủ tướng Chính phủ (2007), Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 18/2007/QĐ- TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ), Hà Nội. 88. Thủ tướng Chính phủ (2007), Một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015 (ban hành kèm theo Quyết định số 147/2007/QĐ- TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ), Hà Nội. 89. Thủ tướng Chính phủ (2012), Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (ban hành kèm theo Quyết định số 1216/QĐ-TTg, ngày 05/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ), Hà Nội. 160 90. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1154/QĐ-TTg điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020, Hà Nội. 91. Thủ tướng Chính phủ (2014), Chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 (ban hành kèm theo Quyết định số 218/QĐ- TTg, ngày 07/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ), Hà Nội. 92. Đinh Đức Thuận (2005), Lâm nghiệp, giảm nghèo và sinh kế nông thôn Việt Nam, Chương trình Hỗ trợ ngành Lâm nghiệp & Đối tác (FSSP&P), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội. 93. Phạm Thu Thủy, Karen Bennett, Vũ Tấn Phương, Jake Brunner, Lê Ngọc Dũng, Nguyễn Đình Tiến (2013), Chỉ trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam - Từ chính sách đến thực tiễn, Báo cáo chuyên đề số 98, Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR), Jakarta, Indonesia. 94. Trần Thị Thu Thuỷ (2001), Đánh giá hiệu quả các mô hình trang trại Lâm nghiệp ở Yên Bái và Phú Thọ, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội. 95. Tỉnh ủy Yên Bái (1996), Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác trong các ngành và các lĩnh vực kinh tế, Số 01/NQ-TU, Yên Bái. 96. Tỉnh ủy Yên Bái (1997), Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái về phát triển kinh tế - xã hội vùng cao đến năm 2000, số 04- NQ/TU, Yên Bái. 97. Tỉnh ủy Yên Bái (1999), Kinh tế trang trại Yên Bái trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, Kỷ yếu khoa học, Xí nghiệp in Yên Bái, Yên Bái. 98. Tỉnh ủy Yên Bái (2000), Tỉnh Yên Bái một thế kỷ (1900 - 2000), Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 99. Tỉnh uỷ Yên Bái (2000), Yên Bái những cơ hội đầu tư, Nxb Giao thông, Hà Nội. 161 100. Tỉnh ủy Yên Bái (2001), Chương trình hành động Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, số 06-CTr/TU, Lưu tại văn phòng Tỉnh ủy. 101. Tỉnh ủy Yên Bái (2002), Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kì 2001 -2010 của tỉnh Yên Bái, số 17-CT/TU, Yên Bái. 102. Tỉnh ủy Yên Bái (2002), Chương trình hành động Thực hiện Chỉ thị số 63-CT/TW ngày 28/02/2001 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, số 12-CTr/TU, Yên Bái. 103. Tỉnh ủy Yên Bái (2002), Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, số 15- CT/TU, Yên Bái. 104. Tỉnh ủy Yên Bái (2003), Chương trình hành động Thực hiện các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 (phần 2) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Số 25-CT/TU, Yên Bái. 105. Tỉnh ủy Yên Bái (2003), Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng và phát triển kinh tế đồi rừng giai đoạn 2003 - 2005 và định hướng đến năm 2010, số 06-NQ/TU, Yên Bái. 106. Tỉnh ủy Yên Bái (2004), Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Số 28-CTHĐ/TU, Yên Bái. 107. Tỉnh ủy Yên Bái (2006), Các nghị quyết, chỉ thị và chương trình hành động của Tỉnh ủy Yên Bái khóa XV (2001 - 2005), Yên Bái. 108. Tỉnh ủy Yên Bái (2006), Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, số 14-CTr/TU, Yên Bái. 162 109. Tỉnh ủy Yên Bái (2006), Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về quy hoạch và tăng cường quản lý đất đai ở vùng cao, số 06-NQ/TU, Yên Bái. 110. Tỉnh ủy Yên Bái (2009), Chương trình hành động thực hiện các nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X, số 62- CTr/TU, Yên Bái. 111. Tỉnh ủy Yên Bái (2014), Nghị quyết của Tỉnh ủy Yên Bái về phát triển vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo hướng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đế nâng cao hiệu quả sản xuất hàng hoá tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2014-2020”, số 61-NQ/TU, Yên Bái. 112. Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam (VNFOREST) (2011), Lâm nghiệp Việt Nam trong thập kỷ đầu của Thế kỷ XXI, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 113. Tổng cục Thống kê (1999), Số liệu thống kê Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản Việt Nam 1990-1998 và dự báo năm 2000, Nxb Thống kê, Hà Nội. 114. Tổng cục Thống kê (2001), Niên giám thống kê năm 2000, Nxb Thống kê, Hà Nội. 115. Tổng cục Thống kê (2001), Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam mười năm 1991-2000, Nxb Thống kê, Hà Nội. 116. Tổng cục Thống kê (2006), Niên giám thống kê năm 2005, Nxb Thống kê, Hà Nội. 117. Tổng cục Thống kê (2006), Số liệu kinh tế - xã hội Việt Nam 20 năm Đổi mới, Nxb Thống kê, Hà Nội. 118. Tổng cục Thống kê (2006), Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm đổi mới (1986-2005), Nxb Thống kê, Hà Nội. 119. Tổng cục Thống kê (2007), Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản. Tập 3. Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thuỷ sản, Nxb Thống kê, Hà Nội. 120. Tổng cục Thống kê (2011), Báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam năm 2010, Nxb Thống kê, Hà Nội. 121. Tổng cục Thống kê (2011), Báo cáo khảo sát lực lượng lao động Việt Nam năm 2010, Nxb. Thống kê, Hà Nội. 163 122. Tổng cục Thống kê (2011), Niên giám thống kê năm 2010, Nxb Thống kê, Hà Nội. 123. Tổng cục Thống kê (2011), Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam năm 2010, Nxb Thống kê, Hà Nội. 124. Tổng cục Thống kê (2012), Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2011, Nxb Thống kê, Hà Nội. 125. Tổng cục Thống kê (2016), Kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2014, Nxb Thống kê, Hà Nội. 126. Tổng cục Thống kê (2017), Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2016, Nxb Thống kê, Hà Nội. 127. Nguyễn Minh Tú (2002), Việt Nam trên chặng đường đổi mới và phát triển kinh tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 128. Nguyễn Tùng (2000), “Người Việt, rừng núi và nạn phá rừng”, Tạp chí Thời đại, (7), tr.22-23. 129. Nguyễn Từ (2006), “Thành tựu nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (75), tr.34-35. 130. Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái (2007), Quyết định số 325/QĐ-UBND, ngày 15/3/2007 về việc phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng, Yên Bái. 131. Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái (2007), Quyết định số 344/QĐ-UBND, ngày 20/3/2007 “Về việc phê duyệt dự toán tiểu dự án đào tạo kỹ thuật nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn cho nông dân chủ chốt và cán bộ xã thuộc dự án Giảm nghèo Yên Bái năm 2007”, Yên Bái. 132. Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái (2009), Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 17/2/2009 về việc “Tăng cường các biện pháp PCCCR trong mùa hanh khô”, Yên Bái. 133. Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái (2010), Quyết định số 160/QĐ-UBND “về phê duyệt dự án Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2009-2010 và định hướng đến 2020”, Yên Bái. 134. Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái (2012), Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 21/02/2012 về “Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng; quản lý lâm sản, cây dược liệu và quản lý cưa xăng, súng săn, cạm bẫy”, Yên Bái. 164 135. Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái (2012), Quyết định số 353/QĐ-UBND ngày 13/4/2012 “về việc phê duyệt Đề án Giảm nghèo bền vững tỉnh Yên Bái giai đoạn 2012 - 2015”, Yên Bái. 136. Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái (2012), Quyết định số 419/QĐ-UBND ngày 25/4/2012 “về việc thành lập Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Yên Bái”, Yên Bái. 137. Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái (2013), Chỉ thị số 18/CT-UBND ngày 30/10/2013 về việc “Triển khai các biện pháp quản lý bảo vệ rừng; PCCCR mùa khô hanh 2013-2014”, Yên Bái. 138. Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái (2013), Quyết định số 288/QĐ-UBND ngày 26/3/2013 “phê duyệt điều chỉnh đơn giá đặt hàng dạy nghề cho lao động nông thôn”, Yên Bái. 139. Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái (2013), Quyết định số 578-QĐ/UBND, ngày 22/5/2013 về việc “Phê duyệt dự án điều chỉnh Quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2020”, Yên Bái. 140. Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái (2014), Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 06/1l/2014 về việc “Triển khai các biện pháp quản lý bảo vệ rừng; PCCCR mùa khô hanh 2014-2015”, Yên Bái. 141. Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái (2015), Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 25/11/2015 về việc “Triển khai các biện pháp quản lý bảo vệ rừng; PCCCR mùa khô hanh năm 2015-2016”, Yên Bái. 142. Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái (2015), “Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2015-2020”, Yên Bái. 143. Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái (2015), “Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái theo nghị định số 118/2014/NĐ-CP”, Yên Bái. 144. Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái (2015), Quyết định 19/2015/QĐ-UBND ngày 12/10/2015 về việc “Quy định mức bình quân diện tích đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Yên Bái”, Yên Bái. 165 145. Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái (2015), Quyết định số 24/2015/QĐ-UBND ngày 29/12/2015 về việc “Ban hành Quy định Chính sách khuyến khích đầu tư vào sản xuất công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020”, Yên Bái. 146. Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái (2015), Quyết định số 27/2015/QĐ-UBND ngày 31/12/ 2015 “Ban hành Quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuât nông,lâm nghiệp và thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016-2020”, Yên Bái. 147. Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái (2016), Báo cáo số 79 /BC-UBND ngày 18/8/2016 về “Tổng kết tình hình thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 trên địa bàn tỉnh Yên Bái”, Yên Bái. 148. Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái (2016), “Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái 5 năm 2016-2020”, Yên Bái. 149. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1972), Pháp lệnh Quy định về việc Bảo vệ rừng, Hà Nội. 150. Văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái - Trung tâm Công báo (2007), Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái năm 2007, Yên Bái. 151. Văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái - Trung tâm Công báo (2008), Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái năm 2008, Yên Bái. 152. Dương Thị Thanh Vân (2015), Kiến thức bản địa của người Dao trong hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp ở tỉnh Yên Bái, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Địa lý học, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên. 153. Bùi Minh Vũ (2001), Giáo trình Kinh tế lâm nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội. 154. Phan Thanh Xuân (1999), “Vài nét về quá trình hình thành và phát triển ngành lâm nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Công nghệ và Kinh tế lâm nghiệp, (1), tr.16-17. 166 * Tài liệu tiếng Anh 155. FAO (2003), “Making forest pay. International journal of forestry and forest industries”, issue 212, Vol. 54, pp. 25-33. 156. Font, X. and Tribe, J. (2000), “Recreation, Conservaton and Timber Prodcution: a Sustainable Relationship?” In Font, X. and Tribe,J. (Eds.), Forest Tourism and Recreation - Case studies in Environmental Management, CABI Publishing, New York, USA, pp. 1-22. 157. Hultala, A. (2004), “What price recreation in Finland?-A Contingent valuation study of non-market benefits of public outdoor recreation areas”, Journal of Leisure Research, 36 (1), pp. 23-44. 158. Kearsley, G. (2000), “Balancing Tourism and Wilderness Qualities in New Zealand’s Native Forests”, In Font.X and Tribe.J (Eds.), Forest Tourism and Recreation - Case studies in Environmental Management, CABI Publishing, New York, USA, pp. 56-75. 159. Natasha Landell-Mills (2002), Silver bullets or fools’ gold: A global view of markets for forest environment services and their impact on the poor, International Institute for Environment and Development, Russell Press. Nottingham, UK. 160. Sven Wunder (2005), Payments for environmental services: Some nuts and bolts, Center for International Forestry Research (CIFOR), Bogor. Indonesia. 161. United Nation (1992), A non-legally binding authoritative statement of principles for a global consensus on the management, conservation and sustainable development of all types of forests, New York. 167 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Giá trị sản xuất, chi phí trung gian và giá trị tăng thêm trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp ở tỉnh Yên Bái (1995-2000) Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Các khâu sản xuất Giá trị sản xuất (1) Chi phí Trung gian (2) Giá trị tăng thêm (3=1-2) Tổng số: 179.192 53.758 125.434 - Sản xuất lâm sinh 34.855 10.456 24.397 - Khai thác 124.111 37.236 86.875 - Dịch vụ 20.226 6.064 14.162 1995 Tổng số: 211.345 72.867 138.478 - Sản xuất lâm sinh 45.522 15.694 29.828 - Khai thác 136.337 47.005 89.332 - Dịch vụ 29.486 10.168 19.318 1997 Tổng số:. ' 233.598 85.496 148.102 - Sản xuất lâm sinh 34.354 12.575 21.781 - Khai thác 178.232 65.243 112.989 - Dịch vụ 21.012 7.680 13.332 1999 Tổng số: 258.056 96.765 161.291 - Sản xuất lâm sinh 39.222 14.708 24.514 - Khai thác 203.973 76.484 127.489 2000 - Dịch vụ 14.861 5.573 19.288 Nguồn: Vũ Sửu (chủ biên) (2002), Nông nghiệp nông thôn Yên Bái trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa [81]. 168 Phụ lục 2: Diện tích trồng rừng giai đoạn 1998-2010 Rừng phòng hộ, đặc dụng Rừng sản xuất Tổng Tỉnh Kế hoạch giao (ha) Thực hiện (ha) Tỷ lệ (%) Kế hoạch giao (ha) Thực hiện (ha) Tỷ lệ (%) Kế hoạch giao (ha) Thực hiện (ha) Tỷ lệ (%) Yên Bái 26.843 32.169 119,8 19.000 101.026 532 45.843 133.192 293 Hà Giang 25.500 41.276 161,9 21.120 58.311 276 46.620 99.587 214 Tuyên Quang 24.000 30.332 126,4 15.000 83.018 553 39.000 113.350 291 Phú Thọ 23.000 15.189 66,0 40.000 54.114 135 63.000 60.303 96 Tổng 99.343 118.966 120 95.120 296.469 312 194.103 406.432 209 Nguồn: Đinh Thanh Giang, Hà Thị Mừng (2011), "Đánh giá kết quả thực hiện dự án 611 vùng trung tâm" [49]. 169 Phụ lục 3: Giá trị sản xuất theo giá so sánh 1994 của ngành lâm nghiệp tỉnh Yên Bái (2000-2010) Đơn vị tính: Triệu đồng Chia ra Năm Tổng số Trồng và nuôi rừng Khai thác gỗ và lâm sản Lâm nghiệp khác 2000 258.056 39.221 203.792 15.043 2001 276.603 39.157 209.513 27.933 2002 298.867 43.809 230.313 24.745 2003 308.966 45.755 251.288 11.923 2004 328.709 48.791 268.035 11.883 2005 350.897 50.716 280.770 19.411 2006 378.038 54.175 318.693 5.170 2007 402.648 57.810 339.596 5.242 2008 427.017 63.451 357.900 5.666 2009 453.449 70.667 376.761 6.021 2010 488.863 78.525 404.056 6.282 Chỉ số phát triển (năm trước=100)-% 2000 110,47 114,17 114,34 71,59 2001 107,19 99,84 102,81 185,69 2002 108,05 111,88 109,93 88,59 2003 103,38 104,44 109,11 48,18 2004 106,39 106,64 106,66 99,66 2005 106,75 103,95 104,75 163,35 2006 107,73 106,82 113,51 26,63 2007 106,51 106,71 106,56 101,39 2008 106,05 109,76 105,39 108,09 2009 106,19 111,37 105,27 106,27 2010 107,81 111,12 107,24 104,33 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Yên Bái (2011), Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái 2010, Nxb Thống kê, Hà Nội [21]. 170 Phụ lục 4: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp thủy sản ở tỉnh Yên Bái theo giá so sánh 1994 (2000-2010) Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Tổng Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản 2000 955.587 687.018 258.056 10.513 2001 1.011.707 721.187 276.603 13.917 2002 1.078.837 761.985 298.867 17.985 2003 1.153.378 821.318 308.966 23.346 2004 1.223.652 867.882 328.709 27.060,00 2005 1.297.454 916.346 350.897 30.211 2006 1.382.659 970.795 378.038 33.827 2007 1.461.728 1.022.531 402.648 36.549 2008 1.527.573 1.060.549 427.017 40.007 2009 1.604.935 1.107.772 453.449 43.714 2010 1.695.487 1.158.418 488.863 48.206 Chỉ số phát triển (Năm trước =100) - % 2000 106,92 105,33 110,47 133,36 2001 105,87 104,97 107,19 132,38 2002 106,64 105,66 108,05 129,23 2003 106,91 107,79 103,38 129,81 2004 106,09 105,67 106,39 115,91 2005 106,03 105,58 106,75 111,64 2006 106,57 105,94 107,73 111,97 2007 105,72 105,33 106,51 108,05 2008 104,50 103,72 106,05 109,46 2009 105,06 104,45 106,19 109,27 2010 105,64 104,57 107,81 110,28 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Yên Bái (2011), Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái 2010 [21]. 171 Phụ lục 5: Giá trị sản xuất lâm nghiệp ở tỉnh Yên Bái theo giá hiện hành phân theo ngành hoạt động (2001-2010) Đơn vị tính: Triệu đồng Chia ra Năm Tổng số Trồng và Khai thác gỗ Lâm nghiệp nuôi rừng và lâm sản Khác 2001 245.572 23.606 199.488 22.478 2002 280.833 27.705 229.714 23.414 2003 292.354 28.953 240.231 23.170 2004 341.429 33.555 284.216 23.658 2005 397.961 36.859 333.457 27.645 2006 463.714 42.699 393.716 27.299 2007 543.503 45.899 468.536 29.068 2008 642.188 49.837 559.106 33.245 2009 759.121 55.993 661.878 41.250 2010 1.077.189 119.047 868.700 89.442 Cơ cấu % 2001 100,00 9,61 81,24 9,15 2002 100,00 9,86 81,80 8,34 2003 100,00 9,90 82,17 7,93 2004 100,00 9,83 83,24 6,93 2005 100,00 9,26 83,79 6,95 2006 100,00 9,21 84,90 5,89 2007 100,00 8,44 86,21 5,35 2008 100,00 7,76 87,06 5,18 2009 100,00 7,38 87,19 5,43 2010 100,00 11,05 80,65 8,30 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Yên Bái (2011), Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái 2010 [21]. 172 Phụ lục 6: Giá trị sản xuất lâm nghiệp ở tỉnh Yên Bái theo giá so sánh 2010 phân theo ngành hoạt động (2010-2015) Chia ra Năm Tổng số Trồng và chăm sóc rừng Khai thác gỗ và lâm sản khác Thu nhặt sản phẩm từ rừng không phải gỗ và lâm sản khác Dịch vụ lâm nghiệp Triệu đồng 2010 1.077.189 119.047 868.700 76.465 12.977 2012 1.286.036 121.819 1.092.452 52.577 19.188 2013 1.367.838 123.716 1.173.180 47.452 23.490 2014 1.454.659 119.754 1.252.019 49.562 33.324 2015 1.535.865 121.313 1.276.338 60.206 78.008 Chỉ số phát triển (Năm trước =100) - % 2010 105,17 91,85 108,34 96,64 95,43 2012 108,22 95,00 111,13 78,57 188,19 2013 106,36 101,56 107,39 90,25 122,42 2014 106,35 96,80 106,72 104,45 141,86 2015 105,58 101,30 101,94 121,48 234,09 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Yên Bái (2017), Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái 2016 [22]. 173 Phụ lục 7: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo giá so sánh 2010 ở tỉnh Yên Bái (2010-2015) Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Tổng Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản 2010 4.830.704 3.602.041 1.077.189 151.474 2012 5.391.690 3.934.273 1.286.036 171.381 2013 5.681.528 4.133.578 1.367.838 180.112 2014 5.943.233 4.290.644 1.454.659 197.930 2015 6.287.925 4.543.970 1.535.865 208.090 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ nguồn Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái 2016 [22]. Phụ lục 8: Tăng trưởng kinh tế lâm nghiệp và kinh tế toàn tỉnh Yên Bái (2001-2015) Đơn vị tính: % Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ nguồn Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái 2010 và 2016 [21; 22]. 6,71% 7,32% 7,34% 9,55% 12,31% 11,33% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 2001-2005 2006-2010 2011-2015 Kinh tế lâm Nghiệp Kinh tế toàn tỉnh Yên Bái 174 Phụ lục 9: Sản lượng gỗ và lâm sản ngoài gỗ phân theo loại lâm sản ở tỉnh Yên Bái (2011-2015) Đơn vị tính 2011 2012 2013 2014 2015 Gỗ m3 200.075 390.000 450.382 450.011 450.000 Chia ra - Gỗ rừng tự nhiên m3 - 46 - - - - Gỗ rừng trồng m3 200.075 389.954 450.382 450.011 450.000 Trong tổng số: - Gỗ nguyên liệu giấy m3 142.276 279.490 323.951 323.684 323.600 Củi Ste 1.580,025 1.572,300 1.580.400 1.683 1.642,251 Luồng, vầu 1000 cây 13.875 5.653 4.760 5.031 4.952 Tre 1000 cây - 3.540 3.062 3.093 3.002 Trúc 1000 cây - - - - - Giang 1000 cây 1.350 950 836 845 812 Nứa hàng 1000 cây 13.875 15.065 15.025 15.242 15.003 Song mây Tấn 1.335 785 635 640 632 Nhựa thông Tấn - 87 130 207 215 Quế Tấn 4.378 2.545 2.518 5.404 7.453 Thảo quả Tấn - 41 45 47 62 Nhựa trám Tấn - - - - Lá cọ 1000 lá 6.908 4.801 4.174 4.256 4.111 Lá dừa nước 1000 lá - - - - - Nguyên liệu giấy ngoài gỗ Tấn 87.520 80.312 79.205 96.788 95.575 Lá dong 1000 lá 48.900 47.000 43.581 44.601 43.512 Lá nón 1000 lá - - - - Cánh kiến Tấn - - - - Măng tươi Tấn 2.505 1.498 1.195 1.402 2.463 Mộc nhĩ Tấn 16 12 11 11 10 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Yên Bái (2017), Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái 2016 [22]. 175 Phụ lục 10: Giá trị sản xuất lâm nghiệp trong giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo giá hiện hành ở tỉnh Yên Bái (2001-2015) Năm Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (Triệu đồng) Giá trị sản xuất lâm nghiệp (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) 2001 1.140.056 245.572 21,72 2002 1.258.456 280.833 22,31 2003 1.355.562 292.354 21,56 2004 1.556.459 341.429 21,93 2005 1.825.589 397.961 21,79 2006 2.163.567 463.714 21,43 2007 2.574.095 543.503 21,11 2008 3.103.516 642.188 20,69 2009 3.669.528 759.121 20,68 2010 4.830.704 1.077.189 22,29 2011 5.353.377 1.083.747 20,24 2012 7.145.716 1.568.225 21,94 2013 7.700.885 1.735.717 22,53 2014 8.415.169 2.024.521 24,05 2015 8.971.898 2.186.492 24,37 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ nguồn Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái 2010 và 2016 [21; 22]. 176 Phụ lục 11: Giá trị sản xuất lâm nghiệp trong tổng giá trị sản xuất ở tỉnh Yên Bái theo giá hiện hành (2001-2015) Năm Tổng giá trị sản xuất (Triệu đồng) Giá trị sản xuất lâm nghiệp (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) 2001 3.194.519 245.572 7,68 2002 3.665.789 280.833 7,66 2003 4.098.046 292.354 7,13 2004 4.765.839 341.429 7,16 2005 5.525.923 397.961 7,20 2006 6.564.121 463.714 7,06 2007 8.045.921 543.503 6,75 2008 10.374.616 642.188 6,18 2009 12.738.999 759.121 5,95 2010 15.449.124 1.077.189 6,97 2011 19.521.267 1.083.747 5,55 2012 29.807.919 1.568.225 5,26 2013 33.751.360 1.735.717 5,14 2014 36.173.545 2.024.521 5,59 2015 38.385.327 2.186.492 5,69 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ nguồn Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái 2010 và 2016 [21; 22]. 177 Phụ lục 12: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tính theo giá hiện hành tỉnh Yên Bái (2001-2015) Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Tổng Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản 2001 1.130.556 866.821 245.572 18.163 2002 1.258.456 952.077 280.833 25.546 2003 1.355.562 1.027.168 292.354 36.040 2004 1.556.459 1.163.577 341.429 51.453 2005 1.825.589 1.362.872 397.961 64.757 2006 2.163.567 1.622.877 463.714 76.976 2007 2.574.095 1.937.785 543.503 92.806 2008 3.103.516 2.348.600 642.189 112.728 2009 3.669.528 2.774.659 759.121 135.748 2010 4.830.704 3.602.041 1.077.189 151.474 2011 5.353.377 4.076.866 1.083.747 192.764 2012 7.145.716 5.309.653 1.568.225 267.838 2013 7.700.885 5.681.324 1.735.717 283.844 2014 8.415.169 6.079.846 2.024.521 310.802 2015 8.971.898 6.462.155 2.186.492 323.251 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ nguồn Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái 2010 và 2016 [21; 22]. 178 Phụ lục 13: Cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tính theo giá hiện hành tỉnh Yên Bái (2001-2015) Đơn vị tính: % Năm Tổng Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản 2001 100,00 76,67 21,72 1,60 2002 100,00 75,65 22,31 2,02 2003 100,00 75,77 21,56 2,65 2004 100,00 74,75 21,93 3,30 2005 100,00 74,65 21,79 3,54 2006 100,00 75,00 21,43 3,55 2007 100,00 75,28 21,11 3,60 2008 100,00 75,67 20,69 3,63 2009 100,00 75,61 20,68 3,69 2010 100,00 74,56 22,29 3,14 2011 100,00 76,15 20,24 3,60 2012 100,00 74,30 21,94 3,74 2013 100,00 73,77 22,53 3,68 2014 100,00 72,24 24,05 3,69 2015 100,00 72,02 24,37 3,60 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ nguồn Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái 2010 và 2016 [21; 22]. 179 Phụ lục 14: Diện tích và độ che phủ rừng các tỉnh Đông Bắc (tính đến ngày 31/12/2015) Đơn vị tính: ha Rừng trồng Vùng Tỉnh Diện tích tự nhiên Diện tích có rừng Rừng tự nhiên Tổng Trong đó chưa khép tán Tỷ lệ che phủ (%) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) Tổng 6.612.824 3.833.276 2.352.099 1.481.177 183.195 55,20 Lào Cai 638.390 348.327 267.100 81.227 9.102 53,1 Yên Bái 688.767 428.266 246.005 207.102 24.836 62,2 Hà Giang 791.488 455.592 367.840 87.752 10.190 56,3 Tuyên Quang 586.732 415.554 233.273 182.281 20.727 64,8 Phú Thọ 353.342 170.462 48.672 121.790 21.429 39,3 Vĩnh Phúc 123.091 33.272 11.951 21.321 3.657 24,1 Cao Bằng 670.027 360.479 343.391 17.088 2.197 53,5 Bắc Kạn 485.996 370.243 281.672 88.571 25.342 71,0 Thái Nguyên 353.319 185.526 72.270 113.256 13.034 48,8 Quảng Ninh 617.777 369.880 124.295 245.585 28.601 53,6 Lạng Sơn 832.076 513.812 295.385 218.427 9.595 60,6 Bắc Giang 389.548 156.439 60.245 96.194 14.478 36,4 Đông Bắc Bắc Ninh 82.271 583 - 583 7 0,7 Nguồn: Bộ NN&PTNT (2016), Quyết định số 3158/QĐ-BNN-TCLN ngày 27/7/2016 về công bố hiện trạng rừng năm 2015, Hà Nội. 180 Phụ lục 15: Một số hình ảnh về kinh tế lâm nghiệp ở tỉnh Yên Bái Hình 01: Thu hoạch măng tre Bát Độ ở xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái Nguồn: Đoàn Lê (2016), “Yên Bái dành 100 tỷ đồng hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản”, tại trang , [truy cập ngày 26/4/2017]. Hình 02: Khai thác gỗ rừng trồng ở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái Nguồn: Văn Thông (2017), “Yên Bái nâng cao hiệu quả kinh tế lâm nghiệp”, tại trang [truy cập ngày 29/9/2017]. 181 Hình 03: Rừng quế 10 năm tuổi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái Nguồn:Bạch Liên (2016), “Trấn Yên đẩy mạnh phát triển trồng rừng kinh tế”, tại trang [truy cập ngày 30/5/2016]. Hình 04: Phơi gỗ ván bóc từ cây lâm nghiệp (keo, mỡ) tại xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Nguồn: Thanh Xuân (2015), “Ngành lâm nghiệp tăng trưởng vững chắc”, tại trang , [truy cập ngày 22/8/2017]. 182 Hình 05: Nhân dân xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái trồng rừng vụ Xuân Nguồn: Nguyễn Đình (2017), “Thâm canh gỗ lớn - hướng đi cho lâm nghiệp Yên Bái”, tại trang [truy cập ngày 10/9/2017].

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_dang_bo_tinh_yen_bai_lanh_dao_phat_trien_kinh_te_lam.pdf
  • pdfTrang thong tin Nguyen Quoc Khuong (chuan).pdf
  • pdfTT _T.Anh_ _ Nguyen Quoc Khuong.pdf
  • pdfTT _T.Viet_ _ Nguyen Quoc Khuong.pdf
Tài liệu liên quan