LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Đỗ Quang Lưu
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
5
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
9
1.1.
Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án
9
1.2.
Các công trình nghiên cứu ở trong nước có liê
198 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Đổi mới phương thức công tác tư tưởng ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n quan đến đề tài luận án
15
1.3.
Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố liên quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra luận án tập trung giải quyết
25
Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHƯƠNG THỨC CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG VÀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI
29
2.1.
Những vấn đề cơ bản về công tác tư tưởng và phương thức công tác tư tưởng ở các học viện, trường sĩ quan quân đội
29
2.2.
Quan niệm, những vấn đề có tính nguyên tắc và tiêu chí đánh giá đổi mới phương thức công tác tư tưởng ở các học viện, trường sĩ quan quân đội
49
Chương 3
THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI
67
3.1.
Thực trạng đổi mới phương thức công tác tư tưởng ở các học viện, trường sĩ quan quân đội
67
3.2.
Nguyên nhân và kinh nghiệm đổi mới phương thức công tác tư tưởng ở các học viện, trường sĩ quan quân đội
93
Chương 4
YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY
110
4.1.
Những yếu tố tác động và yêu cầu đổi mới phương thức công tác tư tưởng ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
110
4.2.
Những giải pháp đổi mới phương thức công tác tư tưởng ở các học viện, trường sĩ quan đội hiện nay
123
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
159
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
161
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
162
PHỤ LỤC
176
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
Chữ viết đầy đủ
Chữ viết tắt
1
Chính trị quốc gia
CTQG
2
Công tác đảng, công tác chính trị
CTĐ, CTCT
3
Chủ nghĩa xã hội
CNXH
4
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNH, HĐH
5
Công tác tư tưởng
CTTT
6
Giáo dục chính trị
GDCT
7
Giáo dục, Đào tạo
GD, ĐT
8
Học viện, trường sĩ quan
HV, TSQ
9
Lực lượng vũ trang
LLVT
10
Quân đội nhân dân
QĐND
11
Quân ủy Trung ương
QUTW
12
Quốc phòng, an ninh
QPAN
13
Thi đua, khen thưởng
TĐ, KT
14
Tuyên truyền, cổ động
TTCĐ
15
Trong sạch vững mạnh
TSVM
16
Vững mạnh toàn diện
VMTD
17
Xã hội chủ nghĩa
XHCN
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Công tác tư tưởng có vai trò quan trọng hàng đầu trong sự nhiệp cách mạng của Đảng, khi chưa có chính quyền, cũng như khi trở thành Đảng cầm quyền, cùng với sự phát triển của sự nghiệp cách mạng, vai trò của CTTT ngày càng tăng lên. Quân đội là một tổ chức đặc thù, hoạt động gắn liền với hoạt động đấu tranh vũ trang và phi vũ trang, với sự hy sinh xương máu, khó khăn, gian khổ, hao tổn về thể lực, căng thẳng về tâm lý, tinh thần, chịu áp lực rất lớn về tư tưởng, tình cảm và sự giàng buộc bởi điều kiện rất khắt khe của lĩnh vực quân sự. Chính vì vậy, CTTT trong quân đội có vai trò đặc biệt quan trọng trong xây dựng, củng cố nền tảng tư tưởng, hệ tư tưởng của Đảng trong quân đội, xây dựng sức mạnh chính trị - tinh thần của cán bộ, chiến sĩ, xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, xây dựng, chiến đấu của quân đội trong mọi tình huống.
Các HV, TSQ quân đội là những trung tâm GD, ĐT, nghiên cứu khoa học của quân đội và quốc gia trên lĩnh vực khoa học quân sự, khoa học xã hội nhân và văn quân sự, nơi đào tạo đội ngũ cán bộ chỉ huy, chính trị, hậu cần, kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ, nguồn nhân lực chất lượng cao của quân đội và của quốc gia, nên vai trò của CTTT càng quan trọng. Chất lượng CTTT ở các HV, TSQ quân đội tác động toàn diện, sâu sắc đến công tác GD, ĐT, nghiên cứu khoa học, xây dựng Nhà trường vững mạnh. Vì vậy, nâng cao chất lượng CTTT ở các HV, TSQ quân đội là yêu cầu khách quan, thường xuyên. Để nâng cao chất lượng CTTT ở các HV, TSQ quân đội phải giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề. Trong đó, đổi mới phương thức CTTT có ý nghĩa trực tiếp quyết định.
Trong những năm qua, Đảng ủy nhà trường, cấp ủy, tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp ở các HV, TSQ quân đội đã nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của CTTT, thường xuyên quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao chất lượng CTTT; cùng với đổi mới nội dung, đầu tư về cơ sở vật chất Đảng ủy, cán bộ chủ trì, cơ quan chính trị ở các HV, TSQ quân đội, đã đặc biệt quan tâm đổi mới phương thức CTTT gắn với toàn bộ hoạt động của nhà trường, nhờ đó chất lượng CTTT đã không ngừng được nâng lên, góp phần nâng cao chất lượng GD, ĐT, nghiên cứu khoa học, xây dựng các HV, TSQ quân đội vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Tuy nhiên, việc đổi mới phương thức CTTT ở các HV, TSQ quân đội vẫn còn những hạn chế, đồng thời đang gặp những khó khăn, thách thức không nhỏ từ môi trường xã hội và chính môi trường quân sự. Với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, với nền tảng internet, kỹ thuật sốđã làm cho mọi người dân, cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang có thể tiếp cận một cách nhanh chóng, với khối lượng lớn thông tin trên toàn cầu, kể cả chính thức và không chính thức, chính diện và phản diện rất khó kiểm soát.
Đồng thời, các tiêu cực và tệ nạn xã hội, tham ô, tham nhũng, lãng phí, biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên từ xã hội và trong quân đội; âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận đã và đang tác động trực tiếp đến cán bộ, giảng viên, học viên, công nhân viên, chiến sĩ ở các HV, TSQ quân đội. Trong khi đó, yêu cầu nhiệm vụ GD, ĐT, nghiên cứu khoa học, xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật, xây dựng nhà trường vững mạnh toàn diện ngày càng cao. Tình hình trên đòi hỏi, cùng với đổi mới về nội dung, cần phải đổi mới phương thức CTTT, nhằm nâng cao chất lượng CTTT ở các HV, TSQ quân đội.
Từ thực tiễn đòi hỏi cần có những nghiên cứu, khảo sát, đánh giá đúng thực trạng để có các giải pháp thực sự đổi mới phương thức CTTT ở các HV, TSQ quân đội trong thời gian tới. Vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Đổi mới phương thức công tác tư tưởng ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay” làm luận án tiến sĩ, là vấn đề cơ bản, có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn CTTT; đổi mới phương thức CTTT ở các HV, TSQ quân đội; đề xuất những giải pháp đổi mới phương thức CTTT ở các HV, TSQ quân đội hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, khái quát kết quả nghiên cứu và xác định những vấn đề luận án tập trung giải quyết.
Nghiên cứu, luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về phương thức CTTT và đổi mới phương thức CTTT ở các HV, TSQ quân đội.
Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm đổi mới phương thức CTTT ở các HV, TSQ quân đội.
Xác định yêu cầu, đề xuất những giải pháp đổi mới phương thức CTTT ở các HV, TSQ quân đội hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đổi mới phương thức CTTT ở các HV, TSQ quân đội.
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu bàn về các hình thức cơ bản của CTTT và đổi mới hình thức CTTT (Công tác GDCT, TTCĐ, VHQC, xây dựng môi trường văn hóa, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận) ở các HV, TSQ quân đội hiện nay.
Phạm vi khảo sát gồm: Học viện Quốc phòng; Học viện Lục quân; Học viện Chính trị; Học viện Hậu cần; Học viện Kỹ thuật quân sự; Học viện Quân y; Học viện Phòng không - Không quân; Học viện Biên phòng; Trường Sĩ quan Lục quân 1; Trường Sĩ quan Lục quân 2; Trường Sĩ quan Chính trị; Trường Sĩ quan Pháo binh; Trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp; Trường Sĩ quan Đặc công... Đối tượng điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến gồm đại diện cán bộ, giảng viên ở các HV, TSQ quân đội.
Các số liệu, tư liệu phục vụ cho luận án được giới hạn từ năm 2015 đến nay; các giải pháp có giá trị ứng dụng đến năm 2025.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của đề tài là hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; về CTTT và đổi mới CTTT, lý luận trong quân đội; về xây dựng Quân đội về chính trị; về công tác Đảng, công tác chính trị; về GD, ĐT.
Cơ sở thực tiễn
Toàn bộ hiện thực CTTT và đổi mới phương thức CTTT ở các HV, TSQ quân đội; các báo cáo tổng kết CTTT, lý luận; công tác Đảng, công tác chính trị của cấp ủy các cấp; các chỉ thị, nghị quyết, quy chế, quy định của QUTW, Bộ Quốc phòng và TCCT về CTTT trong quân đội; kết quả điều tra, khảo sát, tổng kết thực tiễn của tác giả; đồng thời luận án kế thừa, tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học, các đề tài luận án có liên quan đã được nghiệm thu, công bố.
Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học liên ngành và chuyên ngành, trong đó, chú trọng phương pháp kết hợp lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp; phương pháp thống kê, so sánh; điều tra, khảo sát; tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Xây dựng quan niệm đổi mới phương thức CTTT; xác định những vấn đề có tính nguyên tắc đổi mới phương thức CTTT ở các HV, TSQ quân đội.
- Khái quát một số kinh nghiệm đổi mới phương thức CTTT ở các HV, TSQ quân đội.
- Đề xuất một số nội dung biện pháp cụ thể, khả thi trong các giải pháp đổi mới phương thức tiến hành CTTT ở các HV, TSQ quân đội hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cụ thể hóa, làm sáng tỏ thêm lý luận CTTT và đổi mới phương thức CTTT ở các HV, TSQ quân đội hiện nay.
Góp phần cung cấp luận cứ khoa học phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các Đảng ủy Nhà trường, các cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, sự chỉ huy, quản lý của Ban Giám đốc (Ban Giám hiệu) các HV, TSQ quân đội trong đổi mới phương thức CTTT đáp ứng yêu cầu hiện nay.
Luận án có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập môn công tác Đảng, công tác chính trị ở các nhà trường trong và ngoài quân đội.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về công tác tư tưởng, lý luận
Mikhail Ivanovích Kalinin (1956), Về giáo dục cộng sản chủ nghĩa, [87]. Cuốn sách đã nhấn mạnh phương pháp CTTT trong phát huy hiệu quả vai trò của giáo dục đối với ý thức con người; bồi dưỡng những phẩm chất cao quý là yếu tố quan trọng trong sự nghiệp giáo dục cộng sản. M.I.Kalinin khẳng định: “cần phải đến với từng người, đánh giá họ, làm nổi bật những mặt tốt của họ bởi vì không thể chỉ giáo dục dựa trên mặt tiêu cực” [87, tr.47]. Muốn nâng cao hiệu quả CTTT, phải bảo đảm có sự am hiểu sâu sắc đặc điểm tâm lý của đối tượng, phải khêu gợi được tính tích cực, tự giác của đối tượng và chủ thể làm CTTT phải có trình độ, năng lực, phương pháp luận khoa học và phẩm chất đạo đức trong sáng.
Đ.A. Vôncôgônôp (1980), Phương pháp luận công tác giáo dục tư tưởng, [156]. Cuốn sách đã luận giải đặc trưng chính trị, tinh thần của người chiến sĩ Xô Viết, theo đó người chiến sĩ phải có tri thức, tinh thông nghề nghiệp để xác định phương hướng đúng đắn trước các sự kiện và xu hướng, quy luật phát triển thế giới ngày nay. Từ đó, tác giả khẳng định vai trò của phương pháp giáo dục tư tưởng làm cho cơ chế giáo dục tư tưởng, bảo đảm tính khoa học và hiệu quả của CTTT.
X.I. Xurơnitrencô (1982), Hoạt động tư tưởng của Đảng Cộng sản Liên Xô, [160]. Cuốn sách đã phân tích toàn diện hoạt động tư tưởng của Đảng Cộng sản Liên Xô là: “Bộ phận cấu thành hết sức quan trọng trong hoạt động của Đảng là CTTT, mà mục đích cao nhất là biện giải về mặt lý luận đường lối của Đảng, xây dựng con người phát triển toàn diện và có đời sống tinh thần phong phú, không ngừng nâng cao ý thức giác ngộ giai cấp của họ, phát triển tính tích cực sáng tạo của quần chúng” [160, tr.11]. Hoạt động CTTT của Đảng Cộng sản Liên Xô tuân thủ theo những nguyên tắc tính đảng; tính khoa học; tính trung thực; sự thống nhất của lý luận và thực tiễn; kết hợp CTTT và công tác tổ chức; quan điểm đồng bộ, hệ thống, nhất quán và liên tục; luôn nhạy bén và tiến công; thuyết phục, rõ ràng và dễ hiểu. Trong đó, hình thức hoạt động CTTT gồm công tác GDCT - tư tưởng, tuyên truyền và cổ động. Công tác GDCT - tư tưởng mục đích nhằm xây dựng thế giới quan khoa học, giáo dục chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế; giáo dục thái độ CSCN đối với người lao động; xây dựng cho họ những tiêu chuẩn đạo đức CSCN, đấu tranh chống tàn dư của quá khứ; chống hệ tư tưởng tư sản và chủ nghĩa xét lại.
Ban Tuyên huấn Trung ương, Đảng Cộng sản Trung Quốc (2001), Công tác tuyên truyền tư tưởng trong thời kỳ mới, [8]. Cuốn sách đã tập trung trình bày công tác tuyên tuyền tư tưởng, lý luận, truyền thông báo chí, văn hóa nghệ thuật, xuất bản, điều tra, nghiên cứu thông tin, xây dựng đội ngũ những người làm công tác tuyên truyền tư tưởng... trong quá trình cải cách, mở cửa, xây dựng CNXH, Đảng Cộng sản Trung Quốc rất coi trọng đổi mới CTTT, nhằm nâng cao nhận thức cho toàn Đảng, toàn dân về chủ nghĩa Mác, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình... Tích cực cải tiến hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức, làm cho cán bộ và quần chúng giữ vững niềm tin đối với chủ nghĩa Mác và công cuộc xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc. Do đó, “Tăng cường và cải tiến công tác chính trị, tư tưởng của Đảng trong tình hình mới là một việc lớn của toàn Đảng, cũng là nhiệm vụ nặng nề về công tác tuyên truyền tư tưởng” [8, tr.86].
Vụ Trung Quốc - Đông Bắc Á (Ban Đối ngoại Trung ương) (2003), 25 vấn đề lý luận trong công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc [143]. Cuốn sách đã luận giải ngắn gọn, xúc tích một số vấn đề cơ bản và quan trọng về lý luận trong công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc: Chủ nghĩa Mác Lênin, nhận thức đúng chủ nghĩa tư bản đương đại, nhận thức về giai cấp.
Xắc-xa-vắt Xuân-thêp-phim-ma-son (2003), Công tác tư tưởng của Đảng nhân dân cách mạng Lào hiện nay, [159]. Luận án đã luận giải CTTT của Đảng nhân dân cách mạng Lào:
Là một bộ phận cấu thành rất quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, nhằm tác động có định hướng lên trạng thái và quá trình vận động của tư tưởng theo các quy luật riêng của nó để phát triển tiềm năng sáng tạo của tư tưởng góp phần xây dựng con người mới và xã hội mới, mà vấn đề cơ bản là xác lập thế giới quan, hệ tư tưởng và lập trường của giai cấp công nhân, [159, tr.18].
Tác giả nhấn mạnh đến quá trình đổi mới phương thức CTTT của Đảng trong điều kiện mới, đòi hỏi phải kết hợp giáo dục tư tưởng với kích thích vật chất, kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, với lợi ích tập thể, xã hội. Kết hợp CTTT với công tác tổ chức và công tác kinh tế; đổi mới mạnh mẽ hoạt động của phương tiện thông tin đại chúng với tăng cường công tác văn hóa nghệ thuật phù hợp với từng đối tượng, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và có thể thực hành trong cuộc sống.
Vương Bột Chính (2006), “Một số vấn đề về công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong tình hình mới”, [20]. Bài báo đã đề cập nội dung phát huy phương pháp truyền thống trong triển khai CTTT, trước hết là phải kiên trì những phương pháp truyền thống tốt, cách làm tốt có hiệu quả nhưng phải thích nghi với tình hình mới, không ngừng tìm tòi phương pháp mới, phải “chú trọng điều hòa, hình thành nên “dàn hợp xướng” của CTTT có sự tham gia của xã hội” [20, tr.40 - 41].
Trần Dục Dân (2006), “Bàn về đổi mới công tác chính trị tư tưởng”, [33]. Bài báo đã nêu rõ công tác chính trị tư tưởng nên từ mô hình thuyết giáo chuyển sang mô hình thấm sâu, nên chú trọng sự thấm sâu về mặt tư tưởng, tiến hành giáo dục ngầm, chứ không chỉ tiến hành thuyết giáo một cách đơn giản, cần áp dụng hình thức giáo dục linh hoạt đối với quần chúng, để tư tưởng của quần chúng được gợi mở, tố chất được nâng cao trong quá trình tham gia. Ngoài ra, vừa phải thuyết phục người dân bằng lý lẽ, vừa phải thuyết phục bằng tình cảm, khiến quần chúng cảm thấy gần gũi, yên tâm; vừa giúp đỡ người dân giải quyết vấn đề tư tưởng, vừa giải quyết các vấn đề trong đời sống thực tế.
Triệu Văn Như (2008), “Làm thế nào để làm tốt công tác tư tưởng trong thời kỳ mới”, [103]. Bài báo đã nhấn mạnh: Trong CTTT hiện nay, nhất thiết phải xuất phát từ thực tế, giải phóng tư tưởng, tránh chủ nghĩa sách vở, giáo điều, phải lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn để kiểm nghiệm chân lý, chỉ có như vậy mới có thể nắm bắt chính xác tình hình, nắm bắt bản chất của các trào lưu, thực hiện CTTT một cách có hiệu quả. Muốn làm tốt CTTT, phải “lấy con người làm gốc”, tập trung vào con người để giải quyết mọi vấn đề, nâng cao toàn diện tố chất tư tưởng chính trị cho con người.
Bun-đuong Cay-xỏn (2008), Chất lượng công tác tư tưởng của các Đảng bộ tỉnh đồng bằng miền Trung nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, [19]. Luận án đã phân tích, luận giải những vấn đề cơ bản về chất lượng CTTT của các Đảng bộ tỉnh đồng bằng miền Trung nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Tác giả cho rằng: phải thường xuyên nắm vững và đánh giá đúng thực chất tình hình tư tưởng trong nội bộ Đảng, từ đó đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp CTTT phù hợp với đặc điểm tâm lý của từng đối tượng; thường xuyên nắm vững, đánh giá đúng thực chất tình hình tư tưởng trong nội bộ Đảng là một giải pháp quan trọng của CTTT. Đây là việc khó, đòi hỏi người làm CTTT phải hết sức công phu, thận trọng và khoa học. Có nắm vững tình hình tư tưởng mới giải quyết được những vấn đề tư tưởng bức xúc đang đặt ra. Nắm vững tình hình tư tưởng là thu thập được đầy đủ những thông tin đáng tin cậy và nguyên nhân sự biến động của tình hình tư tưởng.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến công tác tư tưởng và đổi mới phương thức công tác tư tưởng trong quân đội do Đảng Cộng sản lãnh đạo
A.A. Ê-pi-sép (1980), Công tác tư tưởng trong các lực lượng vũ trang Xô viết, [65]. Trong cuốn sách tác giả rút ra những vấn đề vừa có tính nguyên tắc, vừa có tính hướng dẫn hành động, gắn liền với việc xây dựng LLVT trong thời kỳ hiện đại. Khẳng định vai trò con người trong xây dựng quân đội. Do đó, phải hoàn thiện hơn nữa hệ thống huấn luyện và GD, ĐT về mặt tinh thần - chính trị, tâm lý cho quân nhân. Tác giả luận bàn sâu sắc quan điểm tổng hợp trong tiến hành CTTT, liên quan đến nội dung, hình thức, biện pháp tiến hành CTTT, như: “yêu cầu phải sử dụng rộng rãi và khéo léo tất cả các phương tiện giáo dục tư tưởng có trong tay. Đây là tất cả các hình thức học tập chính trị; các hoạt động quần chúng; các cuộc nói chuyện riêng với từng người; các hình thức cổ động bằng hình ảnh và hiện vật cụ thể” [65, tr.106].
Trần Khang (2005), Công tác tuyên truyền tư tưởng trong thời kỳ mới [21]. Cuốn sách tập trung trình bày các vấn đề quan trọng liên quan đến công tác tuyên tuyền tư tưởng, công tác lý luận, công tác xây dựng đội ngũ những người làm công tác tuyên truyền tư tưởng... Nội dung cơ bản của công tác chính trị tư tưởng được luận giải từ trang 237 - trang 245, xác định lấy giáo dục niềm tin và lý tưởng làm cốt lõi. Phương thức, phương pháp, gồm: có giáo dục thường xuyên hàng ngày; hướng dẫn dư luận, chủ yếu sử dụng hình thức hướng dẫn qua báo chí, phát thanh, truyền hình, mạng Internet...; tổ chức hoạt động; nêu gương điển hình; giáo dục thông qua sản phẩm và hoạt động văn hóa; thông qua việc xây dựng, kiện toàn các quy tắc, điều lệ, chế độ.
Trong vận dụng phương thức, phương pháp công tác chính trị tư tưởng, “cần kiên trì giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị, đi sâu vào cơ sở quần chúng, điều tra tình hình mới, vấn đề mới; nghiên cứu nghiêm chỉnh đặc điểm và quy luật công tác chính trị tư tưởng trong tình hình mới, tích cực mở ra con đường mới, giữ lại những biện pháp cũ đã thực hiện có hiệu quả trong quá khứ để vận dụng vào thực tế mới. Đồng thời, càng phải không ngừng nghiên cứu phương pháp mới thích ứng” [21, tr.261].
Chương Tử Nghị (2006), Giáo trình Công tác đảng, công tác chính trị của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc, [101]. Cuốn sách dùng trong các học viện, nhà trường trong thời kỳ mới, gồm 10 phần, chia làm 47 chương. Tác giả cho rằng: “vấn đề tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ vô cùng rộng lớn và phức tạp, đặc biệt nó càng nổi bật vào thời kỳ có biến đổi lớn” [101, tr.48]. Từ những yêu cầu, tác giả đòi hỏi: “Phải tăng cường công tác chính trị, tăng cường về mặt tư tưởng, tổ chức mới có thể đảm bảo được thực hiện”. Cuốn sách cũng đã đề cập đến giải pháp:
Làm tốt CTTT đối với những cá nhân cá biệt, đặc biệt là công tác làm chuyển biến những chiến sĩ chậm tiến. Đối với những đồng chí này, càng cần được chú ý giáo dục hơn, nỗ lực kiên trì không mệt mỏi; phải căn cứ vào thực tế để khẳng định sở trường và ưu điểm của họ, thực sự đi sâu tìm hiểu thế giới nội tâm của họ, quan tâm gần gũi họ, lấy tình thương làm họ cảm động, lấy lý lẽ làm họ thấu hiểu, để có thể làm họ phát huy những nhân tố tích cực, khắc phục những nhân tố tiêu cực, phấn đấu để tiến bộ; cần phải dùng phương châm ngăn trước, ngừa sau, chữa bệnh cứu người để đối xử với các đồng chí đã phạm sai lầm, [101, tr.52].
Khăm-phong Say-nha-phôn (2006), Nâng cao bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ ở Học viện Quốc phòng Cay Xỏn Phôm Vi Hản, Quân đội nhân dân Lào hiện nay [110]. Luận án xác định các yếu tố cấu thành bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ ở Học viện Quốc phòng: Là hệ thống tri thức của đội ngũ cán bộ bao gồm toàn bộ những hiểu biết, những tri thức tự nhiên, xã hội và con người; những kinh nghiệm trong lao động công tác của mỗi người cán bộ trong thực tiễn; là tình cảm cách mạng gắn liền với ý chí cộng sản của đội ngũ cán bộ. Là thế giới quan khoa học, niềm tin cộng sản của đội ngũ cán bộ; là thái độ và hành vi giải quyết một cách nhạy bén, chính xác các vấn đề chính trị thực tiễn phù hợp với các mối quan hệ và hoàn cảnh cụ thể của đội ngũ cán bộ. Trong đó, hệ thống tri thức là yếu tố cơ bản cấu thành bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ. Do đó, cần nâng cao chất lượng công tác GDCT, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ. Thông qua những hình thức truyền thống đã phát huy hiệu quả tốt, cần mở rộng các hình thức, biện pháp khác, như: tổ chức các diễn đàn, hội thảo khoa học
Thim-sảo Đuông-chăm-pa (2014), Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào hiện nay [62]. Tác giả đã khẳng định công tác GDCT “có vai trò đặc biệt quan trọng góp phần xây dựng trận địa chính trị, tư tưởng vững chắc ở các trung đoàn bộ binh QĐND Lào” [62, tr.77]. Nội dung, hình thức GDCT ở các trung đoàn bộ binh QĐND Lào rất phong phú, đa dạng, song hiện nay cần coi trọng giáo dục truyền thống, phổ biến giáo dục pháp luật, giáo dục thông qua hoạt động thi đua, các cuộc vận động, quán triệt nhiệm vụ, huấn luyện chiến đấu, xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật. Trước hết, cấp ủy, cán bộ các cấp cần nắm vững nội dung, yêu cầu GDCT, đề cao trách nhiệm trong tổ chức thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp GDCT; coi trọng bồi dưỡng kiến thức, năng lực sư phạm cho đội ngũ cán bộ giảng dạy chính trị và phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong nâng cao chất lượng công tác GDCT.
1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài luận án
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về công tác tư tưởng, lý luận và đổi mới công tác tư tưởng, lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam
Đào Duy Tùng (1999), Một số vấn đề về công tác tư tưởng [147]. Cuốn sách xác định CTTT là một bộ phận cấu thành rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động cách mạng của Đảng. Bao gồm công tác lý luận, công tác tuyên truyền, công tác cổ động. Vai trò CTTT: “là vũ khí sắc bén trong toàn bộ quá trình hoạt động của Đảng. Nó đóng vai trò to lớn trong việc xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức” [147, tr.15]. Theo tác giả đánh giá CTTT phải gắn chặt với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, với phong trào cách mạng của quần chúng, đi sâu vào từng đối tượng, kịp thời giải đáp những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, góp phần thúc đẩy hai nhiệm vụ chiến lược, bảo đảm cho chủ nghĩa Mác - Lênin ăn sâu vào cuộc sống, trở thành nếp sống của xã hội, chiếm ưu thế tuyệt đối trong đời sống chính trị và tinh thần của toàn xã hội.
Do đó, để nâng cao chất lượng CTTT của Đảng, trước hết phải nâng cao chất lượng nội dung tuyên truyền giáo dục; tiếp theo coi trọng cải tiến hình thức, phương pháp hiện có, cần tìm tòi những hình thức, phương pháp mới sinh động, khắc phục bệnh hình thức, đơn điệu, nghèo nàn, kém linh hoạt. Tiếp đến là đội ngũ những người làm CTTT, cần bồi dưỡng phát huy đội ngũ này một cách cơ bản và có hệ thống, đồng thời cải tiến phong cách lãnh đạo, quản lý và tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho CTTT, góp phần xây dựng con người mới, phát triển toàn diện là tiêu chuẩn cơ bản.
Hồng Vinh (2006), Hồ Chí Minh với công tác tư tưởng [154]. Trong cuốn sách tác giả đã nghiên cứu phát triển lý luận CTTT của Hồ Chí Minh, như: nghiên cứu, giáo dục lý luận, tuyên truyền, cổ động, báo chí, CTTT trong các tầng lớp xã hội khác nhau; phương pháp và nghệ thuật làm CTTT của Hồ Chí Minh. Các tác giả đã đề cập đến phát huy hiệu quả di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về CTTT trong giai đoạn hiện nay.
Nguyễn Danh Tiên (2010), Đảng lãnh đạo công tác tư tưởng trong thời kỳ đổi mới [119]. Trong cuốn sách tác giả khẳng định quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng CTTT, góp phần xây dựng cương lĩnh, đường lối cách mạng, xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tạo đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Bước vào thời kỳ đổi mới, trước những diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế, trong nước cùng những tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường, thủ đoạn chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, đòi hỏi Đảng phải kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; kiên định sự lãnh đạo của Đảng và đường lối đổi mới; chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên; chủ động đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch. Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức lãnh đạo CTTT. Tăng cường tính chiến đấu của CTTT nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển đất nước trong tình hình mới.
Đào Duy Quát (2010), Công tác tư tưởng [106]. Trong cuốn sách tác giả đã đưa ra khái niệm CTTT là: “Hoạt động có mục đích của Đảng Cộng sản và Nhà nước nhằm phát triển, truyền bá hệ tư tưởng XHCN thành hệ tư tưởng chi phối, thống trị trong đời sống tinh thần xã hội, động viên, cổ vũ tính tích cực, tự giác, sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chế độ XHCN” [106, tr.9-10]. Vai trò CTTT trong sự nghiệp đổi mới, được tác giả luận giải từ trang 68 đến trang 80, khẳng định CTTT có vai trò quan trọng tạo động lực cho sự nghiệp đổi mới, góp phần ổn định chính trị và định hướng, thúc đẩy nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và phát huy nhân tố con người. Phương pháp CTTT “là hệ thống các cách tác động tư tưởng của chủ thể và các cách tiếp nhận tư tưởng của đối tượng, nhằm thực hiện mục đích của CTTT” [106, tr.239]. Trong đó, phương pháp CTTT được chia thành nhiều nhóm: Nhóm phương pháp dùng lời nói; nhóm phương pháp trực quan; nhóm phương pháp thực tiễn. Hiện nay, CTTT thường sử dụng các phương pháp: đối thoại; thuyết trình; trực quan; ám thị; nêu gương và phương pháp cá nhân.
Phạm Tất Thắng (2010), Đổi mới công tác tư tưởng, lý luận phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [114]. Trong cuốn sách, nhóm tác giả đã phân tích làm rõ các khái niệm về tư tưởng, lý luận và CTTT, lý luận. Đi sâu đánh giá thực trạng và một số vấn đề đặt ra đối với CTTT trong tình hình mới, như: niềm tin vào những giá trị tư tưởng, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, những vấn đề nghịch lý giữa lý luận và thực tiễn xây dựng CNXH; yêu cầu phát huy dân chủ, tự do ngôn luận, lắng nghe các ý kiến khác biệt, tư duy phản biện trong xã hội với việc giữ vững kỷ luật phát ngôn, chống lợi dụng tự do, dân chủ để có những phát ngôn, hành vi sai trái
Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp đổi mới CTTT, lý luận của Đảng, nhấn mạnh: phải xây dựng và hoàn thiện chiến lược về CTTT để có định hướng rõ ràng và cơ bản trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện; coi trọng tính khoa học, đồng thời nâng cao “sức đề kháng” thông tin cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; đổi mới nội dung, cách thức triển khai công tác tư tưởng; chủ động, thường xuyên nắm bắt tư tưởng, thái độ của các tầng lớp trong xã hội; mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối ngoại và đẩy mạnh giao lưu, hợp tác quốc tế trên lĩnh vực tư tưởng.
Trần Thị Anh Đào (2010), Công tác tư tưởng và vấn đề đào tạo cán bộ làm công tác tư tưởng [60]. Trong cuốn sách, tác giả đã trình bày hệ khái niệm CTTT và phân tích nội dung, phương thức hoạt động của CTTT, đưa ra hệ thống giải pháp nhằm đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả CTTT. Cuốn sách cũng đề cập đến phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ làm CTTT. Các hình thái CTTT có cùng một nội dung, chung một mục đích tác động đến ý thức, tính tích cực hành động của quần chúng, nhưng hình thức và phương pháp tác động khác nhau. Đối tượng tác động của CTTT bao gồm giai cấp, các tầng lớp nhân dân, các cộng đồng dân tộc, các tập thể và cá nhân trong toàn xã hội. Đặc biệt tác giả nhấn mạnh: Phương thức nâng cao hiệu quả CTTT phải không ngừng đổi mới hình thức, phương pháp CTTT, như tăng cường phương pháp đối thoại, đa dạng hóa phương thức giáo dục truyền thống, khắc phục hạn chế của xu hướng phi đại chúng thôn...a một con người, một nhóm xã hội, một tập thể, một cộng đồng. Tuy nhiên, khi đề cập đến khái niệm “tư tưởng” đã có nhiều khái niệm khác nhau, nhưng tựu chung đều xoay quanh sự phản ánh hiện thực trong ý thức, là sự suy nghĩ, hay ý nghĩ của con người. Từ điển tiếng Việt định nghĩa “tư tưởng” là: sự suy nghĩ, hoặc ý nghĩ [136, tr.32].
Theo C. Mác: “Tư tưởng là phần ý thức hình thành chủ yếu do tác động xã hội bao gồm lý tưởng, hoài bão, ước mơ, ý chí, phương hướng, nhiệm vụ, phương châm hành động, kinh nghiệm” [136, tr.460]. Trong đó, lý tưởng là nhân tố có ý nghĩa quan trọng. Lý tưởng là “Kiểu mẫu, chuẩn mực, hình tượng trong tư tưởng quy định phương thức và tính chất của hành vi con người”. Trong “Lời nói đầu góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen” với luận điểm nổi tiếng C. Mác chỉ ra: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể đánh đổ bằng lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng” [136, tr.580]. Ph.Ăngghen cho rằng: “Chủ nghĩa cộng sản không phải là một học thuyết mà là một cuộc vận động từ những sự thật” [94, tr.399].
Theo V.I. Lênin, tư tưởng là nhận thức và khát vọng của con người, là hình thức cao của nhận thức, là mục tiêu, chương trình, kế hoạch nhằm tiếp tục nhận thức và cải tạo thế giới quan. Phát triển học thuyết Mác trong thực tế phong trào cách mạng của nước Nga, V.I. Lênin đã đưa ra quan điểm về nội dung, ý nghĩa của CTTT, lý luận một cách đầy đủ, toàn diện hơn. Trong tác phẩm Làm gì?, V.I.Lênin viết: “Những nhà lý luận thảo những bản nghiên cứu về chính sách thuế, trong đó họ “kêu gọi”, chẳng hạn, đấu tranh đòi ký các hiệp ước buôn bán và đòi tự do buôn bán; người tuyên truyền cũng viết như thế trên tạp chí, và người cổ động cũng nói như thế trong các cuộc diễn thuyết trước công chúng” [89, tr.85].
Theo quan điểm mácxít, “tư tưởng” là sự phản ánh hiện thực khách quan vào đầu óc con người và được cải biến đi ở trong đó, là biểu hiện của quan hệ con người đối với thế giới xung quanh. Tư tưởng còn được hiểu là suy nghĩ, là quan điểm và ý nghĩa chung của con người đối với thế giới tự nhiên và xã hội. Tư tưởng tiến bộ, tư tưởng cách mạng có tác động tích cực, thúc đẩy xã hội pháp triển. Tư tưởng lạc hậu, phản động sẽ có tác động tiêu cực, kìm hãm sự phát triển của xã hội. Vì vậy, các ông cho rằng: nội dung, ý nghĩa của sự tác động tư tưởng, lý luận được hiểu theo nghĩa là tư tưởng, lý luận cách mạng của chính đảng giai cấp vô sản muốn trở thành sức mạnh, trở thành hiện thực thì phải được thâm nhập vào quần chúng, vào phong trào công nhân. Muốn tư tưởng, lý luận được thâm nhập vào quần chúng, những người làm cách mạng phải tiến hành công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động, nghĩa là phải có đủ cả chủ thể và khách thể của sự tuyên truyền, giáo dục, vận động.
Để lãnh đạo quần chúng đứng lên làm cách mạng Đảng Cộng sản phải tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục, tập hợp quần chúng vào các tổ chức, đoàn thể cách mạng, lãnh đạo quần chúng tham gia vào các phong trào hành động cách mạng của quần chúng, động viên, khích lệ quần chúng đấu tranh vì mục tiêu lý tưởng cách mạng của giai cấp công nhân đó là lật đổ Nhà nước tư sản, chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng chế độ mới - chế độ xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động.
CTTT là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng Cộng sản nhằm đưa lý luận cách mạng vào quần chúng, làm cho hệ tư tưởng của giai cấp công nhân là chủ nghĩa Mác-Lênin thấm sâu vào quần chúng, trở thành hệ tư tưởng, nền tảng tư tưởng của Đảng, của quần chúng nhân dân, của toàn xã hội, soi đường cho sự nghiệp cách mạng.
Do đó, có thể hiểu rằng: CTTT nói chung là việc sử dụng tổng hợp các thành quả của khoa học, cùng với nghệ thuật và phương pháp đặc thù tác động vào ý thức, tình cảm, hành động của con người và của xã hội để hình thành, củng cố hoặc làm chuyển biến tư tưởng con người một cách có chủ định, đồng thời qua đó để định hướng hoạt động của con người.
Thực tiễn hơn 90 năm qua đã chứng minh CTTT là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng ta. Đây là công tác trọng yếu để xây dựng nền tảng chính trị tinh thần của chế độ; khẳng định và nâng cao vai trò tiên phong của Đảng về chính trị, lý luận, trí tuệ, văn hóa và đạo đức; thể hiện vai trò đi trước mở đường trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: “khẳng định và nâng cao vai trò tiên phong của Đảng về chính trị, lý luận, trí tuệ, văn hóa và đạo đức, thể hiện vai trò đi trước, mở đường trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [36, tr.41].
Công tác tư tưởng ở mỗi lĩnh vực cụ thể, ngoài những nét chung, cũng có những nét đặc thù riêng. Đối với QĐND Việt Nam, CTTT ở một lĩnh vực đặc thù, được tiến hành trong hoạt động quân sự, được hiểu là một bộ phận CTTT của Đảng Cộng sản Việt Nam, một mặt hoạt động cơ bản của công tác Đảng, công tác chính trị trong QĐND Việt Nam, bao gồm tổng thể các hoạt động truyền bá, hoàn thiện, phát triển và đấu tranh tư tưởng nhằm xác lập hệ tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quân đội, làm cho thế giới quan Mác - Lênin, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước giữ vị trí thống trị trong đời sống tinh thần của quân đội: “góp phần hình thành phát triển nhân cách quân nhân, xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao” [35, tr.5].
Các HV, TSQ quân đội là trung tâm GD, ĐT, nghiên cứu khoa học của Quân đội; nơi tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên; nơi trực tiếp tiến hành giảng dạy, nghiên cứu khoa học, quản lý, giáo dục, rèn luyện học viên theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo ở các HV, TSQ quân đội.
Từ hướng tiếp cập và luận giải trên, có thể quan niệm: Công tác tư tưởng ở các học viện, trường sĩ quan quân đội là một mặt hoạt động cơ bản của công tác đảng, công tác chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội, trực tiếp tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nhiệm vụ của quân đội, nhiệm vụ của các học viện, trường sĩ quan; giáo dục, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức và các phẩm chất, nhân cách khác; kịp thời cổ vũ, động viên, định hướng cho cán bộ, học viên, nhân viên, chiến sĩ hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao và đấu tranh có hiệu quả với quan điểm sai trái, thù địch, góp phần xây dựng các học viện, trường sĩ quan quân đội vững mạnh toàn diện.
Nội hàm quan niệm trên chỉ ra:
Mục đích của công tác tư tưởng ở các học viện, trường sĩ quan quân đội nhằm giáo dục, tuyên truyền lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ quân đội, nhiệm vụ các HV, TSQ quân đội, nhiệm vụ của từng đối tượng (cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ); nâng cao đời sống tinh thần, xây dựng phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức và các phẩm chất khác, định hướng nhận thức tư tưởng, cổ vũ động viên, kích lệ cho mọi quân nhân phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đấu tranh với những quan điểm sai trái, thù địch, góp phần xây dựng các HV, TSQ quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Chủ thể công tác tư tưởng ở các học viện, trường sĩ quan quân đội là cấp ủy, tổ chức đảng, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy các cấp, cơ quan chính trị, cán bộ, đảng viên. Trong đó :
Chủ thể lãnh đạo công tác tư tưởng ở các học viện, trường sĩ quan quân đội: là đảng ủy HV, TSQ quân đội; cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc đảng ủy HV, TSQ quân đội. Trên cơ sở quán triệt, triển khai, thực hiện nhiệm vụ CTTT, đảng ủy các HV, TSQ quân đội; các cấp ủy, tổ chức đảng căn cứ vào nhiệm vụ chính trị và tình hình thực tiễn của đơn vị trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo tiến hành CTTT đạt hiệu quả cao nhất.
Chủ thể chỉ đạo công tác tư tưởng ở các học viện, trường sĩ quan quân đội là Chính ủy, phó chính ủy, chính trị viên, cơ quan chính trị các cấp là chủ thể chỉ đạo CTTT ở các HV, TSQ quân đội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Nhà trường, của cấp ủy, tổ chức đảng chính ủy, phó chính ủy, chính trị viên, bí thư cấp ủy (nơi không có chính trị viên), cơ quan chính trị trực tiếp chỉ đạo CTTT ở đơn vị thuộc quyền.
Lực lượng tiến hành công tác tư tưởng ở các học viện, trường sĩ quan quân đội là đội ngũ cán bộ, đảng viên ở các cơ quan, đơn vị thuộc các HV, TSQ quân đội.
Lực lượng tham gia công tác tư tưởng ở các học viện, trường sĩ quan quân đội: bao gồm cán bộ, giảng viên, học viên, công nhân viên, hạ sỹ quan, chiến sỹ, lao động hợp đồng, các tổ chức quần chúng và hội đồng quân nhân.
Đối tượng của công tác tư tưởng ở các học viện, trường sĩ quan quân đội là con người và tổ chức ở các HV, TSQ quân đội. Đồng thời, thực hiện nhiệm vụ công tác dân vận, nên đối tượng CTTT của các HV, TSQ quân đội còn bao gồm các tầng lớp nhân dân trên địa bàn đóng quân.
Nội dung công tác tư tưởng ở các học viện, trường sĩ quan quân đội.
Công tác tư tưởng trong quân đội nói chung, ở các HV, TSQ quân đội nói riêng, gồm: công tác GDCT, công tác TTCĐ, công tác VHQC, công tác TĐKT và xây dựng môi trường văn hóa, công tác quản lý tư tưởng, đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận, văn hóa. Do đó, nội dung CTTT ở các HV, TSQ quân đội là tổng hợp nội dung của các loại hình CTTT trên đây. Theo đó, CTTT ở các HV, TSQ quân đội gồm có các nội dung cơ bản sau đây.
Một là, trong bị kiến thức lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên, học viên, công nhân viên, chiến sĩ
Hai là, trang bị kiến thức về các lĩnh vực của đời sống xã hội, tình hình thế giới, khu vực, trong nước, trong quân đội đến cán bộ, đảng viên, học viên, công nhân viên, chiến sĩ
Ba là, giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, học viên, công nhân viên, chiến sĩ về nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quóc xã hội chủ nghĩa, nhiệm vụ xây dựng và chiến dấu của quân đội, nhiệm vụ chính trị trung tâm của các HV, TSQ quân đội .
Bốn là, bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên, học viên, công nhân viên, chiến sĩ
Năm là, xây dựng, củng cố ý chí quyết tâm, động lực chính trị - tinh thần của cán bộ, đảng viên, học viên, công nhân viên, chiến sĩ, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Sáu là, xây dựng, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần vui tươi, lành mạnh cho cán bộ, đảng viên, học viên, công nhân viên, chiến sĩ.
Bảy là, đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trên mặt trận tư tưởng, lý luận, văn hóa, phê phán những biểu hiện nhận thức lệch lạc trong cán bộ, đảng viên, cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp xã hội, góp phần củng cố nền tảng tư tưởng của Đảng, trận địa tư tưởng của Đảng trong quân đội.
Hình thức công tác tư tưởng ở các học viện, trường sĩ quan quân đội, gồm:
Nhóm hình thức GDCT, như: học tập chính trị, sinh hoạt chính trị tư tưởng, nghiên cứu chuyên đề sĩ quan, thông báo chính trị - thời sự, đọc báo, nghe đài, xem truyền hình,
Nhóm hình thức công tác TTCĐ, như: tuyên truyền miệng, thông báo nhanh, cổ động trực quan; hình thức quản lý và giải quyết tình hình tư tưởng
Nhóm hình thức công tác văn hóa quần chúng: giao lưu, thăm quan, hội thi, hội diễn văn nghệ, trưng bày hiện vật nhà truyền thống, phòng Hồ Chí Minh, thư viện, câu lạc bộ
Nhóm hình thức công tác thi đua khen thưởng: thi đua thường xuyên và thi đua theo đợt (chuyên đề, cao điểm, đột kích); hình thức xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến
Nhóm hình thức xây dựng môi trường văn hóa: xây dựng, củng cố các thiết chế văn hóa (thư viện, nhà truyền thống, phòng Hồ Chí Minh); xây dựng cảnh quan văn hóa, xanh, sạch, đẹp ...
Phương pháp công tác tư tưởng ở các HV, TSQ quân đội gồm:
Phương pháp CTTT là tổng hợp phương pháp của công tác giáo dục lý uận chính trị; tuyền truyền, cổ động; văn hóa quần chúng; công tác thi đua khen thưởng; xây dựng môi trường văn hóa. Theo đó, gồm các phương pháp chủ yếu sau đây: Phương pháp giảng bài, lên lớp (giáo dục chính trị); phương pháp thuyết trình (GDCT, TTCĐ, thi đua) ; phương pháp đối thoại (GDCT, TTCĐ); phương pháp trực quan (GDCT, TTCĐ; thi đua; xây dựng môi trường văn hóa); phương pháp giáo dục, thuyết phục (GDCT, TTCĐ); phương pháp nêu gương (GDCT, TTCĐ, thi đua..); phương pháp giáo dục riêng (GDCT); phương pháp tổ chức các hoạt động nhóm, tập thể (GDCT, TTCĐ; văn hóa quần chúng, thi đua; xây dựng môi trường văn hóa); phương pháp kiểm tra, đánh giá (GDCT; văn hóa quần chúng, thi đua..); phương pháp động viên, khuyến khích (TTCĐ, văn hóa quần chúng, thi đua..); phương pháp phổ biến truyền thụ kinh nghiệm (GDCT, TTCĐ, thi đua); phương pháp nhân rộng điển hình tiên tiến (TTCĐ, thi đua..); phương pháp quản lý tư tưởng; phương pháp đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận; phương pháp sơ kết, tổng kết
Phương tiện công tác tư tưởng ở các học viện, trường sĩ quan là những phương tiện, vật tư công tác Đảng, công tác chính trị được huy động để tiến hành CTTT. Trong đó, có một số phương tiện, vật tư, như: các thiết chế văn hóa, hệ thống âm thanh, truyền thanh nội bộ, tài liệu, sách, báo, tạp chí, truyền hình
Đặc điểm công tác tư tưởng ở các học viện, trường sĩ quan quân đội
Một là, chủ thể, lực lượng tiến hành, tham gia và đối tượng của công tác tư tưởng ở các học viện, trường sĩ quan quân đội có chất lượng cao
Chủ thể, lực lượng tiến hành CTTT ở các HV, TSQ quân đội là những cán bộ, sĩ quan quân đội đã được đào tạo cơ bản qua nhiều cấp học, bậc học, đã trải qua các cương vị cán bộ lãnh đạo, chỉ huy cấp phân đội, cấp trung, sư đoàn, có kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy quản lý, điều hành đơn vị, kinh nghiệm trong tiến hành CTTT, trong xử lý các tình huống CTTT. Đặc biệt trong đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý GD, ĐT ở các HV, TSQ quân đội nhiều đồng chí có học vị tiến sĩ, thạc sĩ, được công nhận chức danh khoa học: Giáo sư, Phó giáo sư, các danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú.., là nguồn nhân lực chất lượng cao của quân đội và quốc gia.
Học viên đào tạo ở các HV, TSQ quân đội đang trong quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách. Phần lớn học viên đào tạo với những đặc tính trẻ, khỏe, năng động, hăng hái, nhiệt tình, ham tìm hiểu và nhạy cảm với cái mới, ưa thích các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, thi tìm hiểu, giao lưu, tham quan Đó là những lợi thế quan trọng trong giáo dục, tuyên truyền. Tuy nhiên, do một bộ phận học viên đào tạo cấp phân đội tuổi quân, tuổi đời chưa nhiều nên thiếu kiên trì, dễ chán nản khi gặp khó khăn, thử thách; khả năng tự kiềm chế chưa tốt, ứng xử trước những vấn đề phức tạp nảy sinh còn biểu hiện lúng túng. Nếu không quan tâm giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện sẽ hạn chế tới chất lượng GD, ĐT và đó cũng là những khó khăn đặt ra trong quá trình tổ chức hoạt động CTTT ở các HV, TSQ quân đội.
Thông qua chương trình GD, ĐT hàng năm ở các HV, TSQ quân đội, học viên sẽ được trang bị kiến thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của Quân đội, nhiệm vụ các HV, TSQ quân đội; được huấn luyện thuần thục kĩ thuật, chiến thuật, nghệ thuật quân sự; khoa học xã hội và nhân văn; kỹ năng hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị. Trong đó, có các kỹ năng, kiến thức về hoạt động CTTT. Đây là hệ thống những kiến thức cốt lõi, kết hợp với quá trình rèn luyện ở các HV, TSQ quân đội để hình thành, phát triển, hoàn thiện phẩm chất nhân cách người sĩ quan.
Đội ngũ cán bộ, đảng viên, công nhân viên, chiến sĩ ở các HV, TSQ quân đội được tuyển chọn kỹ về mọi mặt, đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn về chất lượng chính trị, quan hệ xã hội, phẩm chất, năng lực, trình độ học vấn, được sống, công tác trong môi trường sư phạm quân sự nên tuyệt đại đa số có nhận thức chính trị, ý thức chính trị, động cơ, thái độ tu dưỡng, phấn đấu tốt. Đây là đặc điểm rất thuận lợi trong tiến hành CTTT ở các HV, TSQ quân đội hiện nay.
Hai là, công tác tư tưởng ở các học viện, trường sĩ quan quân đội được tiến hành trong môi trường sư phạm quân sự, điều kiện môi trường hoạt động ổn định, trên các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi
Công tác tư tưởng phụ thuộc trực tiếp vào điều kiện, môi trường hoạt động của cơ quan, đơn vị trong quân đội. Tiến hành CTTT ở đơn vị huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, ở các cơ quan chức năng các cấp, ở các doanh nghiệp quân đội, các viện nghiên cứu khoa học trong quân đội không giống như ở các HV, TSQ quân đội. Môi trường sư phạm quân sự ở các HV, TSQ quân đội tác động tích cực đến cả chủ thể, lực lượng, đối tượng, nội dung, hình thức, phương pháp, cở sở vật chất, điều kiện đảm bảo cho CTTT so với các loại hình đơn vị khác trong quân đội.
Nhiệm vụ chính trị và các hoạt động của các HV, TSQ quân đội luôn ổn định, không có sự thay đổi theo yêu cầu nhiệm vụ như các loại hình đơn vị khác trong quân đội, đây cũng là điều kiện để CTTT ở các HV, TSQ quân đội tiến hành có nền nếp, bài bản, có chất lượng và hiệu quả cao.
Các HV, TSQ quân đội đóng quân ở Thủ đô Hà Nội, các thành phố lớn, nơi có điều kiện phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội, trình độ dân trí cao. Vì thế các HV, TSQ quân đội có thể sử dụng và phát huy được thế mạnh của về mọi mặt của địa bàn đóng quân trong tiến hành CTTT.
Ba là, nội dung, hình thức, phương pháp công tác tư tưởng ở các học viện, trường sĩ quan quân đội luôn gắn kết chặt chẽ với nội dung, hình thức, phương pháp giảng dạy các môn học khoa học xã hội nhân văn và hoạt động công tác đảng, công tác chính trị
Công tác tư tưởng là một bộ phận của công tác Đảng, công tác chính trị, trong khi đó công tác Đảng, công tác chính trị là một chuyên ngành thuộc khoa học xã hội và nhân văn quân sự. Chính vì vậy nội dung, hình thức, phương pháp CTTT ở các HV, TSQ quân đội luôn gắn kết chặt chẽ với nội dung, hình thức, phương pháp giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn và hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị nên CTTT có thể huy động, thông qua nội dung, hình thức, phương pháp công tác tổ chức, công tác chính sách, công tác Đảng, công tác chính trị trong các nhiệm vụ để nâng cao chất lượng CTTT ở các HV, TSQ quân đội.
Vì vậy, chủ thể, lực lượng tiến hành, lực lượng tham gia CTTT ở các HV, TSQ quân đội phải kết hợp chặt chẽ nội dung, hình thức, phương pháp CTTT với nội dung, hình thức, phương pháp các môn khoa học xã hội và nhân văn nhằm phát huy sức mạnh của các chuyên ngành khoa học xã hội vào nâng cao chất lượng CTTT cũng như đổi mới phương thức CTTT ở các HV, TSQ quân đội.
Bốn là, phương tiện, vật tư trang bị, cơ sở vật chất bảo đảm cho hoạt động công tác tư tưởng ở các học viện, trường sĩ quan quân đội ngày càng được nâng cao
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước trong công cuộc đổi mới; sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, trước yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị nên những năm qua Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng, TCCT đã đầu tư ngân sách quốc phòng, kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh phí GD, ĐT và công tác Đảng, công tác chính trị cho Quân đội nói chung, các HV, TSQ quân đội nói riêng. Vì vậy, kinh phí, cơ sở vật chất, trang bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho CTTT ngày càng được tăng lên, đồng thời, trên cơ sở ngân sách, kinh phí được trên cấp, các HV, TSQ quân đội đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật cho nhiệm vụ GD, ĐT; nghiên cứu khoa học, cho hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị. Do đó, kinh phí, ngân sách hoạt động CTTT được nâng cao hơn. Ngoài ra các chủ thể CTTT ở các cơ quan, đơn vị thuộc các HV, TSQ quân đội còn tranh thủ được các trang thiết bị công tác Đảng, công tác chính trị, GD, ĐT chung của nhà trường để hoàn thành nhiệm vụ trên giao.
Năm là, công tác tư tưởng ở các học viện, trường sĩ quan quân đội gắn liền với cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận của Đảng trên phạm vi xã hội và trong quân đội
Một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của CTTT là đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên mặt trận tư tưởng, lý luận, góp phần bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; định hướng nhận thức, tư tưởng cho nhân dân, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, không để các thế lực thù địch lôi kéo, kích động chống phá sự nghiệp cách mạng.
Cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận diễn ra ngày càng quyết liệt, phức tạp. Hiện nay, khi cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, mỗi người dân có thể tiếp cận mọi thông tin trên toàn cầu, cả chính thống và không chính thống, cả tích cực và tiêu cực rất khó kiểm soát. Vì vậy, các thế lực thù địch đã sử dụng các phương tiện truyền thông kỹ thuật số trên nền tảng internet để phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xuyên tạc tình hình mọi mặt của đất nước nhằm làm mất lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN.
Những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch đã và đang trực tiếp tác động đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm, niềm tin của nhân dân và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang đối với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH của cách mạng Việt Nam.
Đồng thời, trước sự tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường, nhất là nạn quan liêu, tham nhũng, tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước những tiêu cực và tệ nạn xã hộiđã xuất hiện những quan điểm chống đối, những nhận thức sai trái, đã bị các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo, kích động chống lại Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN.
Tình hình đó đòi hỏi CTTT phải đi tiên phong trong cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận, chống âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thể lực thù địch, đấu tranh, phê phán những quan điểm, nhận thức sai trái, lệch lạc trong các tầng lớp xã hội, góp phần củng cố hệ tư tưởng, nền tảng tư tưởng của Đảng và xã hội ta. Vì vậy, CTTT trong Quân đội, ở các HV, TSQ quân đội luôn gắn liền với cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận của Đảng trên phạm vi toàn xã hội.
2.1.2. Phương thức công tác tư tưởng ở các học viện, trường sĩ quan quân đội
Quan niệm phương thức công tác tư tưởng ở các học viện, trường sĩ quan quân đội
Theo Từ điển tiếng Việt, “phương thức” là phương pháp và hình thức tiến hành [136, tr.1040] hoặc cách thức và phương pháp [136, tr.793]. Như vậy, phương thức CTTT là tổng hợp các hình thức và phương pháp, cách thức và phương pháp mà chủ thể sử dụng để thực hiện, triển khai CTTT một cách phù hợp, kịp thời và có hiệu quả nhất. Có phương thức tác động chung cho các nhiệm vụ, nội dung CTTT và cách thức, biện pháp riêng, đặc thù cho từng nhiệm vụ cụ thể, gắn với đặc điểm, trình độ của đối tượng tác động. Phương thức, hay cách thức, biện pháp thực hiện nội dung, nhiệm vụ CTTT gắn liền với lực lượng, công cụ, điều kiện thực hiện. Do đó, chủ thể tiến hành CTTT phải cùng lúc căn cứ vào mục đích, nội dung tiến hành CTTT để xác định hình thức, phương pháp tổ chức và sử dụng phương tiện cho phù hợp, nhằm tác động đến các đối tượng theo những nguyên tắc nhất định
Từ cách tiếp cận và phân tích ở trên, có thể quan niệm: Phương thức công tác tư tưởng ở các học viện, trường sĩ quan quân đội là tổng thể các hình thức, phương pháp công tác tư tưởng mà chủ thể, các tổ chức, các lực lượng tham gia sử dụng để truyền tải nội dung công tác tư tưởng đến đối tượng, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác tư tưởng, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đề ra, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và các nhiệm vụ khác được giao, xây dựng các học viện, trường sĩ quan quân đội vững mạnh toàn diện.
Quan niệm phương thức CTTT ở các HV, TSQ quân đội là một quan niệm mở, bao hàm nhiều hình thức, phương pháp ngày càng phát triển nhờ sức sáng tạo và thành tựu khoa học công nghệ được áp dụng vào thực tiễn. Có phương thức chung cho các nội dung CTTT và cũng có phương thức riêng đặc thù cho từng nhiệm vụ cụ thể, phụ thuộc vào mục đích, đối tượng mà chủ thể hướng tới. Phương thức CTTT thực hiện trên cơ sở nội dung CTTT gắn liền với lực lượng, phương tiện, điều kiện cụ thể.
Mỗi loại hình CTTT có những đặc điểm riêng vì vậy có hình thức, phương pháp tiến hành riêng, không thay thế được cho nhau. CTTT ở các HV, TSQ quân đội bao gồm các loại hình: Giáo dục chính trị; TTCĐ; VHQC, TĐKT, xây dựng môi trường văn hóa. Đồng thời, còn có hình thức, phương pháp quản lý tư tưởng; hình thức, phương pháp đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận. Theo đó, mỗi loại hình CTTT có các hình thức và phương pháp (phương thức) tiến hành.
Phương thức CTTT ở các HV, TSQ quân đội là hoạt động tác động cho từng đối tượng cụ thể trong môi trường đặc thù, mang tính nguyên tắc song rất linh hoạt, đa dạng. Giữa các hình thức, phương pháp có sự độc lập tương đối, có những đặc thù ưu việt và yêu cầu khác nhau, nhưng lại có sự tương tác, xâm nhập vào nhau. Trong đó, hình thức CTTT gồm nhóm các hình thức: công tác GDCT; công tác TTCĐ; công tác văn hóa quần chúng, công tác TĐKT, xây dựng môi trường văn hóa; quản lý tư tưởng; đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận. Trong mỗi nhóm hình thức công tác lại có các hình thức cụ thể, như:
Nhóm các hình thức công tác GDCT, có: học tập chính trị; nghiên cứu chuyên đề của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; sinh hoạt chính trị tư tưởng; thông báo chính trị - thời sự; đọc báo, nghe đài, xem truyền hình; ngày chính trị và văn hóa tinh thần ở cơ sở; học tập chính trị qua mạng máy tính nội bộ.
Nhóm các hình thức công tác TTCĐ, có: mít tinh; hội nghị quân nhân; nói chuyện phổ biến kiến thức; sinh hoạt theo chủ đề; tuyên truyền, cổ động tại chỗ; khẩu hiệu; ảnh thời sự; triển lãm, tham quan; chiếu phim theo quy định của TCCT; tổ chức hoạt động TĐKT; quản lý tình hình tư tưởng của cán bộ, học viên, nhân viên, chiến sĩ; đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch trong các hình thức TTCĐ, thì các yếu tố, như: âm thanh, ánh sáng, panô, áp phích, khẩu hiệu hành động cũng đóng vai trò rất quan trọng
Nhóm các hình thức công tác văn hóa, quần chúng, có: tổ chức cho bộ đội xem phim, xem biểu diễn văn nghệ chuyên nghiệp; tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ; hoạt động thể dục, thể thao, vui chơi giải trí.
Nhóm các hình thức quản lý tư tưởng: có hình thức quản lý của cấp ủy, tổ chức đảng; quản lý của chỉ huy, cán bộ chủ trì; quản lý của các tổ chức và hội đồng quân nhân; quản lý về lai lịch chính trị, quan hệ xã hội của gia đình, bản thân; quản lý tư tưởng thông qua các mối quan hệ của đối tượng CTTT với gia đình, người thân, cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị kết nghĩa; quản lý thông qua thực tiễn hoạt động thực hiện nhiệm vụ.
Nhóm các hình thức đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận: có các hình thức viết bài đấu tranh trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin chuyên đề, sinh hoạt chuyên đề, hội thảo khoa học, tọa đàm khoa học để đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phê phán những nhận thức sai trái, lệch lạc trong các tầng lớp xã hội, góp phần bảo vệ nền tảng, trận địa tư tưởng của Đảng trong quân đội.
Phương pháp CTTT là tổng hợp các phương pháp của các loại hình CTTT, như: Giáo dục lý luận chính trị; TTCĐ; VHQC, xây dựng môi trường văn hóa, quản lý tư tưởng, đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận. Theo đó, gồm các phương pháp chủ yếu sau đây: Phương pháp giảng bài, lên lớp; phương pháp thuyết trình; phương pháp đối thoại; phương pháp trực quan; phương pháp giáo dục, thuyết phục; phương pháp nêu gương; phương pháp giáo dục riêng; phương pháp tổ chức các hoạt động nhóm, tập thể; phương pháp kiểm tra, đánh giá; phương pháp động viên, khuyến khích; phương pháp phổ biến, truyền thụ kinh nghiệm; phương pháp nhân rộng điển hình tiên tiến; phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực tế; phương pháp phối hợp, hiệp đồng; phương pháp xử lý các tình huống tư tưởng; phương pháp tổ chức các hình thức đấu tranh tư tưởng, lý luận; phương pháp sơ kết, tổng kết
Vai trò phương thức công tác tư tưởng ở các HV, TSQ quân đội
Thứ nhất, phương thức công tác tư tưởng góp phần truyền tải nội dung công tác tư tưởng đến đối tượng, đạt hiệu quả cao
Cả lý luận và thực tiễn đều khẳng định, nội dung CTTT chỉ có thể đến được với đối tượng CTTT bằng và thông qua phương thức CTTT. Tuy nhiên, nếu phương thức CTTT hợp lý, khoa học, thường xuyên được đổi mới, bổ sung, hoàn thiện đáp ứng sự phát triển của yêu cầu nhiệm vụ, phù hợp với đặc điểm, trình độ của đối tượng CTTT thì nội dung CTTT được truyền thụ đến đối tượng đạt kết quả cao, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đề ra, tác động tích cực đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm, niềm tin của đối tượng CTTT. Ngược lại, phương thức CTTT đã tỏ ra lạc hậu, trì trệ, chậm được đổi mới, không theo kịp sự vận động, phát triển của tình hình nhiệm vụ, không thật sự phù hợp vơ...ất nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Trung tâm Thông tin Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Quốc Phòng (1998), Xây dựng văn minh tinh thần với Quân đội Trung Quốc, Hà Nội.
Trung tâm biên soạn Từ điển Bách khoa Quân sự, Bộ Quốc phòng (1996), Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, Hà Nội.
Trung tâm Từ điển học (1994), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Trương Thành Trung (2012), Đổi mới nội dung, phương thức công tác tư tưởng trong, Quân đội Nhân dân Việt Nam thời kỳ mới, Đề tài cấp Bộ Quốc phòng, mã số 2010.71.020, Hà Nội.
Trường Sĩ quan Công binh (2015), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Trường Sĩ quan Công binh lần thứ XXIII (Nhiệm kỳ 2015 - 2020), Bình Dương.
Trường Sĩ quan Chính trị (2019), Báo cáo Tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng tại Đại hội Thi đua Quyết thắng Trường Sĩ quan Chính trị giai đoạn 2014 - 2019, Hà Nội.
Trường Sĩ quan Đặc công (2015), Báo cáo Tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng năm học 2018 - 2019, Hà Nội.
Trường Sĩ quan Lục quân 1 (2019), Báo cáo Tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng tại Đại hội Thi đua Quyết thắng Trường Sĩ quan Lục quân 1 giai đoạn 2014 - 2019, Hà Nội.
Trường Sĩ quan Lục quân 2 (2019), Báo cáo Tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng giai đoạn 2014 - 2019, Đồng Nai.
Trường Sĩ quan Pháo binh (2019), Báo cáo Tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng tại Đại hội Thi đua Quyết thắng Trường Sĩ quan Pháo binh giai đoạn 2014 - 2019, Hà Nội.
Trần Xuân Trường (2000), Tác động của những biến đổi kinh tế -xã hội đến nhận thức tư tưởng của cán bộ quân đội và một số vấn đề đổi mới công tác tư tưởng, tổ chức trong quân đội ta hiện nay, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
Trần Ngọc Tuệ (1996), Nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Quân sự, Hà Nội.
Hoàng Tùng (1986), Góp phần đổi mới công tác tư tưởng, lý luận, Nxb Sách giáo khoa Mác - Lênin, Hà Nội.
Đào Duy Tùng (1999), Một số vấn đề về công tác tư tưởng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Ngọc Từ (2013), “Nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng để xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 3, tr.55 - 58.
Nguyễn Mạnh Tường (2000), Công tác tư tưởng - văn hóa đối với bộ đội hóa học làm nhiệm vụ với chất độc - xạ trong quân đội hiện nay, Đề tài cấp ngành mã, số KXT 98-44, Hà Nội.
Viện Khoa học Xã hội Nhân văn Quân sự, Bộ Quốc phòng (2007), Từ điển Công tác cảng, công tác chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
Viện Khoa học Xã hội Nhân văn Quân sự, Bộ Quốc phòng (2011), Quân đội Nhân dân Việt Nam đấu tranh trên mặt trận tư tưởng lý luận trong tình hình mới, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
Viện ngôn ngữ học (2005), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, tr.793.
Kim Ngọc Việt (2016), Đổi mới và nâng cao chất lượng giới thiệu các nghị quyết của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Hồng Vinh (Chủ biên, 2006), Hồ Chí Minh với công tác tư tưởng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Hồ Duy Vĩnh (2013), Đổi mới công tác tuyên truyền cổ động ở các trung, lữ đoàn công binh Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Đ.A. Vôncôgônốp (1980), Phương pháp luận công tác giáo dục tư tưởng, Khổng Doãn Hợi dịch, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1984.
Vụ Trung Quốc - Đông Bắc Á (2003), 25 vấn đề lý luận trong công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc, (Ban Đối ngoại Trung ương dịch), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Lê Minh Vụ (2008), Một số vấn đề về công tác tư tưởng, lý luận trong Quân đội trước tình hình mới, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
Xắc-xa-vắt Xuân-thêp-phim-ma-son (2003), Công tác tư tưởng của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào hiện nay, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị, Hà Nội.
X.I. Xurơnitrencô (Chủ biên, 1982), Hoạt động tư tưởng của Đảng Cộng sản Liên Xô, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội.
Nguyễn Như Ý (Chủ biên, 1998), Đại Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa-Thông tin, Hà Nội.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
MẪU PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dùng cho cán bộ, giảng viên)
Đồng chí thân mến!
Để góp phần nghiên cứu đổi mới phương thức công tác tư tưởng (CTTT) ở các học viện, trường sĩ quan (HV, TSQ) quân đội hiện nay, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến về những vấn đề chúng tôi nêu ra dưới đây. Ở mỗi câu hỏi đều có các phương án trả lời. Đồng ý với phương án nào đồng chí đánh dấu (X) vào ô vuông (£). Đồng chí không cần ghi tên và đơn vị vào phiếu này.
Rất mong sự cộng tác, giúp đỡ của đồng chí!
1. Theo đồng chí CTTT ở các HV, TSQ quân đội có vai trò như thế nào?
- Đặc biệt quan trọng £ - Rất quan trọng £
- Quan trọng £ - Bình thường £
2. Đánh giá về sự cần thiết đổi mới phương thức CTTT ở các HV, TSQ quân đội?
- Rất cần thiết £ - Cần thiết £
- Bình thường £ - Không cần thiết £
3. Theo đồng chí đổi mới phương thức CTTT ở các HV, TSQ quân đội thuộc trách nhiệm của?
- Cấp ủy, tổ chức đảng £ - Cơ quan chính trị £
- Khoa giáo viên £ - Cán bộ chính trị £
- Cán bộ chỉ huy £ - Tổ chức đoàn £
- Tổ chức công đoàn £ - Tổ chức phụ nữ £
4. Đánh giá trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng trong đổi mới phương thức CTTT ở các HV, TSQ quân đội?
- Quán triệt nghị quyết, chỉ thị cấp trên và xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ đổi mới phương thức CTTT?
Tốt £ Bình thường £ Chưa tốt £ Khó đánh giá £
- Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, tổ chức hoạt động CTTT của cấp ủy, cán bộ chủ trì?
Tốt £ Bình thường £ Chưa tốt £ Khó đánh giá £
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ CTTT theo chức trách của đội ngũ cán bộ các cấp?
Tốt £ Bình thường £ Chưa tốt £ Khó đánh giá £
5. Đánh giá về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong đổi mới phương thức CTTT?
- Chỉ đạo của Tổng cục Chính trị
Tốt £ Bình thường £ Chưa tốt £ Khó đánh giá £
- Nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì các cấp
Tốt £ Bình thường £ Chưa tốt £ Khó đánh giá £
- Sự phối kết hợp với đoàn thể địa phương
Tốt £ Bình thường £ Chưa tốt £ Khó đánh giá £
- Sự tham gia của cán bộ, học viên, nhân viên, chiến sĩ
Tốt £ Bình thường £ Chưa tốt £ Khó đánh giá £
- Nhận thức, trách nhiệm của tổ chức các quần chúng
Tốt £ Bình thường £ Chưa tốt £ Khó đánh giá £
6. Đánh giá về kết quả đổi mới phương thức công tác tư tưởng?
- Tiến hành giáo dục, kiểm tra chính trị
Tốt £ Bình thường £ Chưa tốt £ Khó đánh giá £
- Tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi
Tốt £ Bình thường £ Chưa tốt £ Khó đánh giá £
- Học tập, quán triệt nghị quyết, nhiệm vụ
Tốt £ Bình thường £ Chưa tốt £ Khó đánh giá £
- Hoạt động tuyên truyền, cổ động
Tốt £ Bình thường £ Chưa tốt £ Khó đánh giá £
- Phát động và tổ chức phong trào thi đua quyết thắng
Tốt £ Bình thường £ Chưa tốt £ Khó đánh giá £
- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ
Tốt £ Bình thường £ Chưa tốt £ Khó đánh giá £
- Tổ chức truyền thanh nội bộ, đọc báo, nghe đài, xem truyền hình
Tốt £ Bình thường £ Chưa tốt £ Khó đánh giá £
- Tổ chức ngày chính trị, văn hóa tinh thần
Tốt £ Bình thường £ Chưa tốt £ Khó đánh giá £
- Biện pháp nắm dư luận, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của bộ đội
Tốt £ Bình thường £ Chưa tốt £ Khó đánh giá £
- Hoạt động đấu tranh phê phán các luận điệu sai trái trên không gian mạng
Tốt £ Bình thường £ Chưa tốt £ Khó đánh giá £
- Hoạt động sơ kết, tổng kết thực tiễn
Tốt £ Bình thường £ Chưa tốt £ Khó đánh giá £
- Hoạt động biểu dương người tốt, việc tốt, nhân rộng điển hình tiên tiến
Tốt £ Bình thường £ Chưa tốt £ Khó đánh giá £
- Hoạt động thư viện, nhà truyền thống, Phòng Hồ Chí Minh
Tốt £ Bình thường £ Chưa tốt £ Khó đánh giá £
7. Theo đồng chí đổi mới phương thức CTTT hiện nay có những thuận lợi gì?
- Ưu thế của Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư £
- Dân chủ được mở rộng trên các mặt công tác £
- Trình độ cán bộ, giảng viên, học viên ngày càng cao £
- Có sự chỉ đạo, hướng dẫn của TCCT £
- Cơ sở vật chất, phương tiện bảo đảm ngày càng tốt hơn £
8. Những nguyên nhân nào dưới đây làm hạn chế hiệu quả đổi mới phương thức CTTT ở đơn vị đồng chí hiện nay?
- Những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường £
- Yêu cầu cao trong khi điều kiện bảo đảm hạn chế £
- Cán bộ phần đông không được đào tạo chuyên sâu về CTTT £
- Đối tượng phong phú, đa dạng, có sự chênh lệch £
- Cường độ học tập, nghiên cứu cao tạo áp lực về tư tưởng £
- Nguyên nhân khác, xin đồng chí kể ra: ...........................................
...................................................................................................................
9. Đánh giá tình hình tư tưởng của cán bộ, giảng viên ở các HV, TSQ quân đội hiện nay
- Sự giác ngộ và trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Tốt £ Bình thường £ Chưa tốt £ Khó đánh giá £
- Niềm tin vào tương lai CNXH
Tốt £ Bình thường £ Chưa tốt £ Khó đánh giá £
- Nhất trí với quan điểm, đường lối của Đảng
Tốt £ Bình thường £ Chưa tốt £ Khó đánh giá £
- Tin tưởng vào cấp ủy tổ chức đảng các cấp
Tốt £ Bình thường £ Chưa tốt £ Khó đánh giá £
- Tin tưởng và ủng hộ người lãnh đạo, chỉ huy cơ quan, khoa, đơn vị
Tốt £ Bình thường £ Chưa tốt £ Khó đánh giá £
- Quyết tâm hoàn thành chức trách, nhiệm vụ
Tốt £ Bình thường £ Chưa tốt £ Khó đánh giá £
- Đoàn kết, gắn bó với đồng đội
Tốt £ Bình thường £ Chưa tốt £ Khó đánh giá £
- Tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ
Tốt £ Bình thường £ Chưa tốt £ Khó đánh giá £
- Thái độ đấu tranh với những biểu hiện sai trái
Tốt £ Bình thường £ Chưa tốt £ Khó đánh giá £
- Tinh thần khắc phục khó khăn, trở ngại trong thực hiện nhiệm vụ
Tốt £ Bình thường £ Chưa tốt £ Khó đánh giá £
10. Đổi mới phương thức CTTT ở các HV, TSQ quân đội hiện nay cần nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, nhân viên tuyên huấn về nội dung nào?
- Kiến thức về quân sự £
- Kiến thức về lý luận, đường lối của Đảng £
- Nghiệp vụ công tác tư tưởng £
- Kiến thức về văn hóa xã hội £
- Kinh nghiệm xử lý các tình huống tư tưởng £
11. Để đổi mới phương thức CTTT ở các HV, TSQ quân đội hiện nay cần thực hiện tốt biện pháp nào dưới đây?
- Đổi mới tư duy, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng trong đổi mới phương thức CTTT ở các HV, TSQ quân đội hiện nay £
- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp trong đổi mới phương thức CTTT ở các HV, TSQ quân đội £
- Vận dụng linh hoạt, sáng tạo nội dung và hình thức, biện pháp đổi mới phương thức CTTT ở HV, TSQ quân đội hiện nay £
- Phát huy vai trò nòng cốt của đội ngũ chính ủy, phó chính ủy, chính trị viên, cơ quan chính trị trong đổi mới phương thức CTTT ở các HV, TSQ quân đội hiện nay £
- Phát huy sức mạnh tổng hợp trong đổi mới phương thức CTTT ở các HV, TSQ quân đội hiện nay £
- Giải pháp khác, đồng chí kể ra
Xin trân trọng cám ơn đồng chí!
Phụ lục 2
TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ĐỐI VỚI CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN
Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI
- Đối tượng điều tra: Cán bộ, giảng viên ở các HV, TSQ quân đội.
- Số lượng phiếu: 98.
- Đơn vị điều tra: HVLQ, HVPK-KQ, SQLQ1, SQCT, SQĐC.
- Thời gian điều tra: Tháng 3 năm 2020.
Số
TT
Nội dung hỏi và phương án trả lời
Trả lời
Tổng số ý kiến trả lời
Trên tổng số %
1
Về vai trò của CTTT ở các HV, TSQ quân đội
- Đặc biệt quan trọng
- Rất quan trọng
- Quan trọng
- Bình thường
90
6
2
-
91,84
06,12
02,04
-
2
Đánh giá sự cần thiết đổi mới phương thức CTTT ở các HV, TSQ quân đội
- Rất cần thiết
- Cần thiết
- Bình thường
- Không cần thiết
91
7
-
-
92,86
07,14
-
-
3
Đánh giá về nhận thức, trách nhiệm đối với đổi mới phương thức CTTT ở các HV, TSQ quân đội thuộc trách nhiệm của ai
- Cấp ủy, tổ chức đảng
- Cơ quan chính trị
- Các khoa giáo viên
- Cán bộ chính trị
- Cán bộ chỉ huy
- Tổ chức đoàn
- Tổ chức công đoàn
- Tổ chức phụ nữ
92
98
82
98
78
73
61
66
93,88
100,0
83,67
100,0
79,59
74,48
62,24
67,34
4
Đánh giá sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng đối với đổi mới phương thức CTTT
- Quán triệt nghị quyết, chỉ thị cấp trên và xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo nhiệm vụ đổi mới phương thức CTTT
Tốt
Bình thường
Chưa tốt
Khó đánh giá
- Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, tổ chức hoạt động CTTT của cấp uỷ, cán bộ chủ trì
Tốt
Bình thường
Chưa tốt
Khó đánh giá
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ CTTT theo chức trách của đội ngũ cán bộ các cấp
Tốt
Bình thường
Chưa tốt
Khó đánh giá
86
10
2
-
78
16
4
-
62
21
15
-
87,76
10,20
02,04
-
79,59
16,33
04,08
-
63,26
21,43
15,31
-
5
Đánh giá về trách nhiệm các cơ quan, tổ chức trong đổi mới phương thức CTTT
- Đối với Tổng cục Chính trị
Tốt
Bình thường
Chưa tốt
Khó đánh giá
- Nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì các cấp
Tốt
Bình thường
Chưa tốt
Khó đánh giá
- Sự kết hợp với đoàn thể địa phương
Tốt
Bình thường
Chưa tốt
Khó đánh giá
- Sự tham gia của cán bộ, học viên, nhân viên, chiến sĩ
Tốt
Bình thường
Chưa tốt
Khó đánh giá
80
15
3
-
66
19
10
3
55
31
12
-
49
21
14
14
81,63
15,31
03,06
-
67,34
19,38
10,20
3,06
56,12
31,63
12,44
-
50,00
21,42
14,28
14,28
6
Đánh giá về đổi mới phương thức CTTT
- Tiến hành giáo dục, kiểm tra chính trị
Tốt
Bình thường
Chưa tốt
Khó đánh giá
- Tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi
Tốt
Bình thường
Chưa tốt
Khó đánh giá
- Học tập, quán triệt nghị quyết, nhiệm vụ
Tốt
Bình thường
Chưa tốt
Khó đánh giá
- Hoạt động tuyên truyền, cổ động
Tốt
Bình thường
Chưa tốt
Khó đánh giá
- Tổ chức phong trào thi đua quyết thắng
Tốt
Bình thường
Chưa tốt
Khó đánh giá
- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ
Tốt
Bình thường
Chưa tốt
Khó đánh giá
- Tổ chức truyền thanh nội bộ, đọc báo, xem truyền hình
Tốt
Bình thường
Chưa tốt
Khó đánh giá
- Tổ chức ngày chính trị, văn hóa tinh thần
Tốt
Bình thường
Chưa tốt
Khó đánh giá
- Biện pháp nắm dư luận, tâm tư, tình cảm của bộ đội
Tốt
Bình thường
Chưa tốt
Khó đánh giá
- Đấu tranh phê phán quan điểm sai trái trên không gian mạng
Tốt
Bình thường
Chưa tốt
Khó đánh giá
- Biểu dương người tốt, việc tốt, nhân rộng điển hình tiên tiến
Tốt
Bình thường
Chưa tốt
Khó đánh giá
- Hoạt động thư viện, nhà truyền thống, Phòng Hồ Chí Minh
Tốt
Bình thường
Chưa tốt
Khó đánh giá
78
17
3
-
56
31
11
-
76
18
14
-
79
15
4
-
65
18
25
-
67
19
12
-
55
28
15
-
65
29
14
-
51
19
13
5
76
14
8
-
73
18
7
-
55
26
17
-
79,59
17,35
03,06
-
57,14
31,63
11,22
-
77,55
18,36
14,28
-
80,61
15,03
04,08
-
66,32
18,36
25,51
-
68,36
18,62
12,20
-
56,12
28,57
15,30
-
66,32
29,59
14,28
-
52,04
19,38
13,27
5,10
77,55
14,28
08,16
-
74,48
18,36
7,14
-
56,12
26,53
17,34
-
7
Đánh giá về những thuận lợi trong đổi mới phương thức CTTT hiện nay
- Ưu thế của Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0
- Dân chủ được mở rộng trên các mặt công tác - Trình độ cán bộ, giảng viên, học viên ngày càng cao
- Có sự chỉ đạo, hướng dẫn của TCCT
- Cơ sở vật chất, phương tiện ngày càng tốt hơn
85
78
72
65
66
86,73
79,59
73,47
66,33
67,34
8
Đánh giá về những nguyên nhân hạn chế hiệu quả đổi mới phương thức CTTT
- Sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường - Yêu cầu cao trong khi điều kiện bảo đảm hạn chế
- Cán bộ phần đông không được đào tạo chuyên sâu về CTTT
- Đối tượng phong phú, đa dạng, có sự chênh lệch
- Cán bộ, học viên ngại trình bày với cấp trên
- Học viên học tập, nghiên cứu áp lực cao
- Nguyên nhân khác, xin đồng chí kể ra:.
93
85
68
72
52
65
-
94,90
86,73
69,39
73,47
53,06
66,33
-
9
Đánh giá tình hình tư tưởng của cán bộ, giảng viên ở các HV, TSQ quân đội hiện nay
- Sự giác ngộ và trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Tốt
Bình thường
Chưa tốt
Khó đánh giá
- Niềm tin vào tương lai CNXH
Tốt
Bình thường
Chưa tốt
Khó đánh giá
- Nhất trí với quan điểm, đường lối của Đảng
Tốt
Bình thường
Chưa tốt
Khó đánh giá
- Tin tưởng vào cấp ủy tổ chức đảng các cấp
Tốt
Bình thường
Chưa tốt
Khó đánh giá
- Tin tưởng và ủng hộ người lãnh đạo, chỉ huy cơ quan, khoa, đơn vị
Tốt
Bình thường
Chưa tốt
Khó đánh giá
- Quyết tâm hoàn thành chức trách, nhiệm vụ
Tốt
Bình thường
Chưa tốt
Khó đánh giá
- Đoàn kết, gắn bó với đồng đội
Tốt
Bình thường
Chưa tốt
Khó đánh giá
- Tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ
Tốt
Bình thường
Chưa tốt
Khó đánh giá
- Thái độ đấu tranh với những biểu hiện sai trái
Tốt
Bình thường
Chưa tốt
Khó đánh giá
- Tinh thần khắc phục khó khăn, trở ngại trong thực hiện nhiệm vụ
Tốt
Bình thường
Chưa tốt
Khó đánh giá
68
25
15
-
79
15
4
-
87
6
5
-
55
33
10
-
52
24
12
-
77
19
2
-
51
24
13
-
52
35
11
-
50
36
12
-
56
29
13
-
69,38
25,51
15,30
-
80,61
15,30
04,08
-
88,77
06,12
05,10
-
56,12
33,61
10,20
-
53,06
24,49
12,25
-
78,57
19,39
02,04
-
52,04
24,49
13,27
-
53,06
35,71
11,22
-
51,02
36,73
12,24
-
57,34
29,59
13,26
-
10
Ý kiến đánh giá về nội dung nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, nhân viên tuyên huấn
- Kiến thức về quân sự
- Kiến thức về lý luận, đường lối của Đảng
- Nghiệp vụ công tác tư tưởng
- Kiến thức về văn hóa xã hội
- Kinh nghiệm xử lý các tình huống tư tưởng
93
85
68
54
19
94,90
86,73
69,39
55,10
19,39
11
Ý kiến về giải pháp đổi mới phương thức CTTT hiện nay
- Đổi mới tư duy, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng trong đổi mới phương thức CTTT ở các HV, TSQ quân đội hiện nay
- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp trong đổi mới phương thức CTTT ở các HV, TSQ quân đội
- Vận dụng linh hoạt, sáng tạo nội dung và hình thức, biện pháp đổi mới phương thức CTTT ở HV, TSQ quân đội hiện nay
- Phát huy vai trò nòng cốt của đội ngũ chính ủy, phó chính ủy, chính trị viên, cơ quan chính trị trong đổi mới phương thức CTTT ở các HV, TSQ quân đội hiện nay
- Phát huy sức mạnh tổng hợp trong đổi mới phương thức CTTT ở các HV, TSQ quân đội hiện nay
- Giải pháp khác, đồng chí kể ra
85
94
96
90
88
6
86,73
95,92
97,96
91,84
89,80
6,12
Phụ lục 3
CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN Ở MỘT SỐ HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN GIAI ĐOẠN 2015 - 2019
Số TT
NỘI DUNG
Chuyên trách
Bán chuyên trách
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
01
Học vấn
Sau đại học
11
61,11
37
16,22
Đại học
7
38,88
179
78,50
Cao đẳng
12
05,26
02
Qua trường
Học viện Chính trị
15
83,33
65
28,50
Đào tạo sĩ quan chính trị
2
11,11
148
64,91
Chuyển loại từ từ 801
6
02,63
Đào tạo ngoài quân đội
9
03,94
03
Năng lực
Giỏi
12
66,66
96
42,10
Khá
6
33,33
109
47,80
Trung bình
23
10,08
Yếu
04
Khả năng sử dụng công nghệ giới thiệu thông tin thời sự
Giỏi
13
72,22
122
53,50
Khá
5
27,77
87
38,15
Trung bình
19
08,33
Yếu
Ghi chú: Nguồn Phòng Chính trị HVQP. HVLQ, HVCT, HVHC, TSQLQ1, TSQCT - tháng 4 năm 2020
Phụ lục 4
TỔNG HỢP CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN
Ở MỘT SỐ HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI
Số TT
Tên đối tượng
Học viện Quốc phòng
Học viện Lục quân
Học viện Chính trị
Học viện Hậu cần
Học viện
Quân y
Trường
SQCT
Trường
SQLQ1
01
Cán bộ, giảng viên có trình độ ĐH
100,0%
98,26%
100,0%
100,0%
93,29%
100,0%
100,0%
02
CB, GV có trình độ sau đại học
87,60%
48,74%
72,80%
83,91%
28,98%
37,68%
63,43%
05
Tiến sĩ
28,80%
14,11%
28,60%
14,00%
09,06%
06,53%
04,36%
04
Thạc sĩ
68,80%
34,62%
44,60%
69,91%
19,92%
31,15%
59,07%
03
Chuyên khoa cấp I, II
01,12%
01,16%
00,58%
01,22%
02,96%
00,45%
00,36%
06
Giáo sư
00,78%
00,71
07
Phó Giáo sư
08,50%
05,42%
19,90%
05,45%
10,82%
00,76%
00,42%
10
Nhà giáo Ưu tú
03
02
02
03
02
01
08
Giảng viên giỏi cấp BQP
21
37
22
20
19
31
32
09
Giảng viên giỏi cấp cơ sở
128
149
214
133
243
349
387
* Ghi chú
Ghi chú: Nguồn: Phòng Đào tạo một số HV, TSQ quân đội cung cấp tháng 4 năm 2020
Phụ lục 5
BẢO ĐẢM TRANG BỊ CHO CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
(Thực hiện đề án “Đổi mới công tác giáo dục chính trị tại đơn vị trong giai đoạn mới)
Số TT
Tên trang bị
Đơn vị tính
Học viện Quốc phòng
Học viện Lục quân
Học viện Chính trị
Học viện Hậu cần
Học viện
Quân y
Trường
SQCT
Trường
SQLQ1
01
Máy tính xách tay
Cái
05
12
12
10
15
13
25
02
Máy tính đề bàn
Bộ
02
05
07
09
05
03
25
03
Máy chiếu
Cái
05
12
12
10
15
13
25
04
Phông
Cái
05
12
12
10
15
13
25
05
Bảng viết phấn
Cái
02
06
02
18
26
65
75
06
Phòng Hồ Chí Minh
01
09
08
10
26
13
20
07
Nhà (phòng) truyền thống
01
01
02
01
01
02
01
08
Thư viện
01
02
01
02
03
02
01
Ghi chú: Nguồn: Phòng Chính trị HVQP, HVLQ, HVCT, HVHC, HVQY, SQLQ1, SQCT - tháng 4 năm 2020
Phụ lục 6
THỐNG KÊ TỔ CHỨC HỘI THI, HỘI THAO, TẬP HUẤN
Ở HỌC VIỆN LỤC QUÂN, GIAI ĐOẠN (2015 - 2019)
TT
TÊN HỘI THI, TẬP HUẤN, GẶP MẶT
ĐƠN VỊ TÍNH
CẤP TỔ CHỨC
GHI CHÚ
Cơ sở
Học viện
Toàn quân
01
Hội thi cán bộ giảng dạy chính trị giỏi
Lượt CB
102
30
03
02
Hội thi báo cáo viên giỏi
Lượt CB
33
16
02
03
Hội thi tuyên truyền về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Lượt CB
33
08
04
Thi tìm hiểu Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam
Bài thi
2.511
10
05
Thi tìm hiểu 70 năm truyền thống Học viện Lục quân
Bài thi
2.354
06
Thi tìm hiểu Ngày pháp luật
Bài thi
607
15
07
Thi tìm hiểu 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ
Bài thi
1.780
350
25
08
Thi tìm hiểu 50 năm thiết lập quan hệ Việt - Lào
Bài thi
475
10
09
Tập huấn thực hiện Quy chế 438 về GDCT trong QĐND
Lượt CB
43
10
Tập huấn Đề án “Đổi mới công tác giáo dục chính trị tại đơn vị giai đoạn mới”.
Lượt CB
45
02
11
Tổ chức gặp mặt với địa phương
Lần
52
15
Nguồn: Phòng chính trị, Học viện Lục quân cung cấp tháng 12 năm 2019.
Phụ lục 7
TỔNG HỢP KẾT QUẢ CÔNG TÁC THÔNG TIN KHOA HỌC Ở HVLQ GIAI ĐOẠN (2014 - 2019)
NĂM HỌC
XUẤT BẢN VÀ PHỔ BIẾN THÔNG TIN
XÂY DỰNG CSDL
KẾT QUẢ THU THẬP TƯ LIỆU VÀ XÂY DỰNG THƯ VIỆN KHQS
T.Chia (Số/bản)
TTC.đề (Số/bản)
T.tin P.V LĐ
(Số/bản)
In sao nhân
băng đĩa (chiếc)
Phổ biến TT, chiếu phim (lần)
Xây dựng phim
HL, TT, PTL (bộ)
Hội nghị trực tuyến (buổi)
CSDL T.mục
(số biểu)
CSDL toàn văn
(trang A4)
Sách (loại/số bản)
Tạp chí
(T.chí/số bản)
Đề tài, LA
(Đ.tài/số bản)
Băng ghi hình
Băng ghi âm
Băng đĩa dữ liệu
2014 - 2015
6 số/
25.000
10 số/
510
10 số/ 100
16
1.871
212.073
573/1.575
48/973
78/296
59
5
2015 - 2016
6 số/
36.000
10 số/
510
10 số/ 100
36
1.924
250.746
839/1.941
48/1.042
84/336
53
7
2016 - 2017
6 số/
36.000
10 số/
510
10 số/ 100
300
10 lần
21
10
1.699
170.208
574/3.149
48/986
53/207
44
6
2017 - 2018
6 số/
36.000
10 số/
510
10 số/ 100
249
23 lượt
P.HL
24
10
1.080
78.896
347/1.827
48/1.194
85/287
30
8
2018 - 2019
6 số/
36.000
10 số/
510
10 số/ 100
300
23 lượt P.HL
10
10
1.773
69.92
387/19.670
48/1.052
119/423
34
7
* Cộng
30/169.000
53 / 2.703
60 số/600
901
56
55
40
8.347
781.115
2.720/28.162
240/5.247
419/1.549
220
33
Ghi chú: TTCĐ: Thông tin chuyên đề; TT.PVLĐ: Thông tin phục vụ lãnh đạo; P.HL, TT, TL: Phim huấn luyện, thông tin, luyện tập; CSDL: Cơ sở dữ liệu; LA: Luận án; KHQS: khoa học quân sự. Nguồn: Phòng TTKHQS, Học viện Lục quân cung cấp tháng 12 năm 2019.
Phụ lục 8
TỔ CHỨC HỌC TẬP, QUÁN TRIỆT NGHỊ QUYẾT, CHỈ THỊ, THÔNG TIN THỜI SỰ
Ở MỘT SỐ HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI, GIAI ĐOẠN (2015 - 2020)
TT
NỘI DUNG
Đơn vị tính
HVQP
HVLQ
HVCT
HVHC
Trường
SQCT
Trường
SQLQ1
1
Quán triệt, học tập nghị quyết của Đảng
NQ
35
25
28
30
32
25
2
Học tập chuyên đề sĩ quan
C.đề
61
79
65
45
68
54
3
Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật
C.đề
44
30
33
35
33
30
4
Thông tin thời sự trong đơn vị
Buổi
132
133
155
158
405
234
5
Thông tin thời sự ngoài đơn vị
Buổi
55
104
66
25
156
6
Phát động thi đua
Đợt
21
21
21
22
25
25
7
Đưa các chuyên đề: GDCT, TTTS, GDPL lên mạng LAN
C.đề
41
21
55
30
114
55
8
Phát thanh nội bộ
Buổi
440
480
480
450
1.210
450
9
Tham gia Liên hoan phim toàn quân
Lần
01
02
02
02
02
02
10
Hội thi, liên hoan văn nghệ quần chúng
Lần
08
12
20
20
33
35
Nguồn: Phòng Chính trị HVQP, HVLQ, HVCT, HVHC, SQCT, SQLQ1 cung cấp tháng 12 năm 2019.
Phụ lục 9
TỔNG HỢP KẾT QUẢ HỌC TẬP CHÍNH TRỊ HÀNG NĂM
(số lượng/tỷ lệ % so với tổng quân số)
TT
Đối tượng
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019
Khá, Giỏi
ĐYC
Khá, Giỏi
ĐYC
Khá, Giỏi
ĐYC
Khá, Giỏi
ĐYC
Khá, Giỏi
ĐYC
1
Sĩ quan cấp tá
100
00,0
100
00,0
99,7
00,3
100
00,0
100
00,0
2
Sĩ quan cấp úy
100
00,0
98,2
01,8
98,3
01,7
98,1
01,9
98,2
01,8
3
HSQ-CS năm 1
82,9
17,1
86,0
14,0
86,7
13,3
86,7
13,3
86,0
14,0
4
HSQ-CS năm 2
82,9
17,1
92,7
07,3
93,0
07,0
87,0
13,0
92,7
07,3
5
CSM
90,0
10,0
100
00,0
100
00,0
83,0
17,0
81,0
09,0
6
QNCN
95,6
04,4
95,0
05,0
95,0
05,0
93,6
06,4
95,0
05,0
7
CNVCQP
97,2
02,8
92,5
07,5
92,5
07,5
93,4
06,6
92,5
07,5
8
Đảng viên mới
100
00,0
100
00,0
100
00,0
90,4
09,6
100
00,0
9
Đối tượng Đảng
89,3
10,7
100
00,0
100
00,0
100
00,0
100
00,0
Ghi chú: ĐYC: Đạt yêu cầu
Nguồn: Phòng Chính trị HVQP, HVLQ, HVCT, SQCT, SQLQ1, SQLQ2, SQPB, SQCB cung cấp tháng 12 năm 2019.
Phụ lục 10 THỐNG KÊ KẾT QUẢ KHEN THƯỞNG ĐỐI VỚI TẬP THỂ, CÁ NHÂN
MỘT SỐ HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI, GIAI ĐOẠN (2014 - 2019)
STT
DANH HIỆU, HÌNH THỨC
KHEN THƯỞNG
HVQP
HVLQ
HVCT
HVQY
SQCT
SQLQ1
1
Danh hiệu AHLLVT;
Huân chương
01 (HC
Độc Lập hạng Nhất)
01 (HC QC hạng Nhì)
01 (HC QC hạng Nhất)
05 AHLLVT; 16 HC tập thể, 121 HC cá/n
02 (HCQC, HCBVTQ hạng Nhì)
02 (HC HCM, HC BVTQ)
2
Cờ thi đua của Chính phủ
02
05
05
05
01
01
3
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
6
02
17
25
07
01
4
Cờ thi đua của Bộ Quốc phòng
04
05
07
133
04
08
5
BK của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
150
116
109
373
299
351
6
Cờ thi đua của HV, TSQ
16
30
33
26
12
15
7
Đơn vị Quyết thắng
105
82
135
167
134
157
8
Đơn vị tiên tiến
87
147
72
213
93
394
9
CSTĐ toàn quân
16
21
27
67
48
58
10
Chiến sĩ thi đua cơ sở
280
819
909
1.324
1.088
1.956
11
Chiến sĩ tiên tiến; LĐTT
2.346
3.455
4.363
6.889
5.931
7.473
12
Bằng khen, Giấy khen của HV, TSQ
1.426
2.959
2.030
2.241
170
2.371
Nguồn: Phòng Chính trị HVQP, HVLQ, HVCT, HVQY, SQCT, SQLQ1 cung cấp tháng 12 năm 2019.
Phụ lục 11
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Ở MỘT SỐ HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI
Số TT
Nội dung
Năm học
2015 - 2016
Năm học
2016 - 2017
Năm học
2017 - 2018
Năm học
2018 - 2019
1
Nghiên cứu đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ Quốc phòng, cấp ngành
58 đề tài
66 đề tài
72 đề tài
79 đề tài
2
Tham gia viết giáo trình
34 tài liệu
45 tài liệu
69 tài liệu
78 tài liệu
3
Tổ chức hội thảo khoa học
13 buổi
26 buổi
39 buổi
41 buổi
4
Thông tin khoa học
88 buổi
110 buổi
118 buổi
120 buổi
5
Viết bài đầu tranh tư tưởng, lý luận đăng trên các tạp chí khoa học
177 bài
250 bài
266 bài
270 bài
* Cộng
370
497
564
588
Ghi chú: Nguồn: Phòng Khoa học Quân sự các HV, TSQ quân đội cung cấp tháng 12 năm 2019.
Phụ lục 12
KẾT QUẢ ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH”
Ở MỘT SỐ HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI
Số TT
Hình thức đấu tranh chống “DBHB”
HVQP
HVLQ
HVCT
HVHC
HVQY
SQCT
SQLQ1
01
Bài tham luận, bài báo
132
46
1.435
22
10
141
342
02
Đề tài, xuất bản sách
29
242
02
12
111
03
Trả lời trên truyền hình
14
05
04
Đăng tải clip lên youtube
55
26
05
Lượt bài đăng trên blog cá nhân
1.283
11.536
33.329
434
244
63.705
3.775
06
Lượt chia sẻ trên internet
18.000
24.436
140.759
2.768
435
120.903
6.000
07
Lượt bình luận trên internet
18.000
32.000
60.000
5.456
587
123.423
6.000
08
Bằng khen của Bộ trưởng BQP
02
01
05
04
09
Bằng khen của TCCT
03
01
01
* Ghi chú
Ghi chú: Nguồn: Phòng Chính trị một số HV, TSQ cung cấp tháng 4 năm 2020
Phụ lục 13
TỔNG HỢP TỶ LỆ VỤ VIỆC VI PHẠM KỶ LUẬT GIAI ĐOẠN (2015 - 2019)
Số TT
Vụ việc vi phạm
Năm học
2015 - 2016
Năm học
2016 - 2017
Năm học
2017 - 2018
Năm học
2018 - 2019
Tỷ lệ
%
Tỷ lệ %
Tỷ lệ %
Tỷ lệ
%
01
Vi phạm kế hoạch hóa gia đình
0,07
0,10
0,10
0,07
02
Mất an toàn trong lao động, sản xuất
0,85
0,85
03
Vi phạm Luật hôn nhân
0,03
0,07
04
Vắng mặt trái phép
0,35
0,03
0,14
0,10
05
Vi phạm Luật an toàn giao thông
0,10
0,18
0,10
0,10
06
Vi phạm quy chế thi, kiểm tra
0,17
0,39
0,10
0,20
07
Cá độ, lô đề, cờ bạc
0,35
0,06
0,03
0,03
08
Tự tử, tự thương, tự sát
0,39
0,03
Ghi chú: Nguồn: Phòng Chính trị các HV, TSQ quân đội cung cấp tháng 12 năm 2019.
Phụ lục 14
TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG ĐẢNG VIÊN, TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG
Ở ĐẢNG BỘ MỘT SỐ HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI GIAI ĐOẠN (2014 - 2019)
(Số lượng/tỷ lệ % so với tổng số)
NĂM HỌC
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
TỔ CHỨC ĐẢNG CƠ SỞ
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
CHẤT LƯỢNG ĐẢNG VIÊN
T.Số
HTXSNV (TSVM)
%
HTT
NV
%
HT
NV
%
T.Số
HTXS
NV
%
HTT
NV
%
HT
NV
%
KHT
NV
%
2014 - 2015
32
16
50,0
16
50,0
1.534
139
9,06
1.384
90,2
06
0,39
02
0,13
2015 - 2016
32
15
46,9
16
50,0
01
3,12
1.673
168
10,0
1.496
89,4
05
0,30
04
0,24
2016 - 2017
33
14
42,4
17
51,5
02
6,06
1.711
201
11,7
1.486
86,8
13
0,76
11
0,64
2017 - 2018
33
13
39,4
18
54,5
02
6,06
1.723
177
10,3
1.538
89,3
03
0,17
05
0,29
2018 - 2019
33
07
21,2
22
66,7
04
12,1
1.649
97
5,09
1.519
92,1
24
1,45
09
1,54
Ghi chú: HTXSNV: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; HTTNV: Hoàn thành tốt nhiệm vụ; HTNV: Hoàn thành nhiệm vụ; KHTNV: Không hoàn thành nhiệm vụ; TSVM: Trong sạch vững mạnh.
Nguồn: Phòng Chính trị các HV, TSQ quân đội cung cấp tháng 12 năm 2019.p