Luận án Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và Tiếng Viêṭ

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ---------------------------- NGUYỄN THỊ MAI HOA HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIÊṬ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGƢ̃ HỌC HUẾ - 2016 ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ------------------------------- NGUYỄN THỊ MAI HOA HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIÊṬ Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 62.22.02.40 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS Hoàng Tất Thắng 2. PG

pdf220 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và Tiếng Viêṭ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S.TS Trƣơng Viên HUẾ - 2016 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cƣ́u của riêng tôi . Các số liệu trong luâṇ án là trung thƣc̣ . Nhƣ̃ng kết luâṇ khoa hoc̣ của luâṇ á n chƣa đƣơc̣ công bố trong bất kì công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyêñ Thi ̣ Mai Hoa ii MỤC LỤC Trang bìa phu ̣ Lời cam đoan i Mục lục ii Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt vii Danh mục các bảng, biểu viii MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT 8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 8 1.1.1. Ngoài nƣớc 8 1.1.2. Trong nƣớc 10 1.2. Lý thuyết hội thoại 14 1.2.1. Những yếu tố trong cấu trúc hội thoại 14 1.2.3. Sự kiện lời nói (Speech event) 17 1.3. Lý thuyết hành vi ngôn ngữ 18 1.3.1. Khái niệm hành vi ngôn ngữ 19 1.3.2. Phân loại hành vi ở lời 21 1.3.3. Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời 23 1.3.4. Phƣơng thức thực hiện hành vi ở lời 25 1.3.5. Hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp 27 1.4. Hành vi xin phép và hồi đáp 29 1.4.1. Khái niệm hành vi yêu cầu 30 1.4.2. Khái niệm hành vi xin phép 30 1.4.3. Khái niệm hồi đáp 32 1.4.4 Điều kiện sử dụng của hành vi xin phép 34 1.4.5. Mối quan hệ giữa hành vi yêu cầu và hành vi xin phép 36 1.5. Nguyên tắc về lịch sự và thể diện trong hội thoại 38 1.6. Quan hệ liên cá nhân trong hội thoại 40 iii 1.7. Ngôn ngữ và mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa 40 1.8. Tiểu kết 41 CHƢƠNG 2: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH 43 2.1. Kết quả thống kê phân loại các cấu trúc xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh qua văn chƣơng và phiếu câu hỏi diễn ngôn DCT 43 2.1.1. Kết quả thống kê phân loại các cấu trúc xin phép qua văn chƣơng và DCT 43 2.1.2. Kết quả thống kê phân loại các cấu trúc hồi đáp qua văn chƣơng và DCT 45 2.2. Các phƣơng thức biểu hiện trực tiếp hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh 47 2.2.1. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tích cực trực tiếp 47 2.2.2. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tíêu cực trực tiếp 47 2.3. Các phƣơng thức biểu hiện gián tiếp hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh 49 2.3.1. Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi đáp tích cực trực tiếp 50 2.3.2. Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi đáp tíêu cực trực tiếp 50 2.3.3. Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi đáp tích cực gián tiếp 53 2.3.4. Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi đáp tiêu cực gián tiếp 55 2.4. Các nét ngữ dụng liên quan đến hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh 57 2.4.1. Hành vi xin phép và hồi đáp xét trong mối quan hệ bố, mẹ - con (môi trƣờng gia đình) 62 2.4.2. Hành vi xin phép và hồi đáp xét trong mối quan hệ bạn bè 62 2.4.3. Hành vi xin phép và hồi đáp xét trong mối quan hệ thầy - trò (môi trƣờng trƣờng học) 63 2.4.4. Hành vi xin phép và hồi đáp xét trong mối quan hệ giữa thủ 64 iv trƣởng - nhân viên (môi trƣờng công sở) 2.5. Tiểu kết 67 CHƢƠNG 3: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG VIỆT 69 3.1.1. Kết quả thống kê phân loại các cấu trúc xin phép và hồi đáp trong tiếng Việt qua văn chƣơng và phiếu câu hỏi diễn ngôn DCT 69 3.1.1. Kết quả thống kê phân loại các cấu trúc xin phép qua văn chƣơng và DCT 69 3.1.2. Kết quả thống kê phân loại các hành vi hồi đáp trong tiếng Việt qua văn chƣơng và DCT 70 3.2. Các phƣơng thức biểu hiện trực tiếp hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Việt 72 3.2.1 Khái niệm về hành vi xin phép và hồi đáptrực tiếp 72 3.2.2 Đặc điểm về phƣơng thức thức biểu hiện hành vi xin phép và hồi đáp trực tiếp 73 3.2.3. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tích cực trực tiếp 73 3.2.4. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tích cực gián tiếp 78 3.2.5. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực gián tiếp 80 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức biểu hiện gián tiếp hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Việt 86 3.3.1. Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi đáp tích cực trực tiếp 86 3.3.2. Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi đáp tíêu cực trực tiếp 87 3.3.3. Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi đáp tích cực gián tiếp 88 3.3.4. Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi đáp tích cực gián tiếp 88 3.4. Các nét ngữ dụng liên quan đến hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Việt 90 3.4.1. Hành vi xin phép và hồi đáp xét trong mối quan hệ bố, mẹ - 90 v con (môi trƣờng gia đình) 3.4.2. Hành vi xin phép và hồi đáp xét trong mối quan hệ bạn bè 91 3.4.3. Hành vi xin phép và hồi đáp xét trong mối quan hệ thầy - trò (môi trƣờng trƣờng học) 92 3.4.4. Hành vi xin phép và hồi đáp xét trong mối quan hệ giữa thủ trƣởng - nhân viên (môi trƣờng công sở) 93 3.5. Tiểu kết 94 CHƢƠNG 4: SỰ TƢƠNG ĐỒNG VA KHÁC BIỆT CỦA HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 97 4.1. Những điểm tƣơng đồng 97 4.1.1 So sánh mặt nội dung của hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt 97 4.1.2 So sánh mặt ngữ nghĩa của hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt. 100 4.1.3 So sánh mặt ngữ dụng của hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt 102 4.2. Những điểm khác biệt 103 4.2.1. So sánh mặt ngữ nghĩa của hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt 103 4.2.2. So sánh mặt ngữ dụng của hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt 106 4.2.2.1. So sánh tỉ lệ sử dụng các (trợ) động từ để thực hiện các hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt theo các nhóm xã hội từ DCT. 106 4.2.2.2 So sánh tỉ lệ sử dụng các phƣơng thức thực hiện các hành vi xin phép và hồi đáp trực tiếp và gián tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt với các quan hệ xã hội 111 vi 4.3. Hành vi xin phép và hồi đáp với phép lịch sự trong tiếng Anh và tiếng Việt 116 4.3.1 Hành vi xin phép và hồi đáp với phép lịch sự trong tiếng Anh 115 4.3.2 Hành vi xin phép và hồi đáp với phép lịch sự trong tiếng Việt 118 4.4. Tiểu kết 125 KẾT LUẬN 128 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 134 TÀI LIỆU THAM KHẢO 135 PHỤ LỤC A PHỤ LỤC B PHỤ LỤC C PHỤ LỤC D vii DANH MUC̣ CÁC KÍ HIỆU, CHƢ̃ VIẾT TẮT Các chữ viết tắt trong tiếng Anh 1. NP1: Noun Phrase 1: cụm danh từ thứ nhất 2. NP2: Noun Phrase 2: cụm danh từ thứ hai 3. VP: Verb Phrase: cụm động từ 4. S: ngƣời nói 5. H: ngƣời nghe 6. Sp1: ngƣời nói/nhân vâṭ hôị thoaị thƣ́ nhất 7. Sp2: ngƣời nói/nhân vâṭ hôị thoaị thƣ́ hai 8. DCT: Discourse Completation Task (Phiếu câu hỏi diễn ngôn) 9. FTA : Face Threatening Acts (Hành vi đe dọa thể diện) Các chữ viết tắt trong tiếng Việt 10. HVNN: hành vi ngôn ngữ 11. CN: chủ ngữ 12. BTNV: biểu thƣ́c ngƣ̃ v i 13. PNNV: phát ngôn ngữ vi 14. ĐTNV: đôṇg tƣ̀ ngƣ̃ vi 15. HT: hôị thoaị 16. TP: thành phần 17. SL: Số lƣợng viii DANH MUC̣ CÁC BẢNG, BIỂU SỐ TÊN BẢNG, BIỂU TRANG 2.1a Bảng thống kê các cấu trúc xin phép trong tiếng Anh qua văn chƣơng và DCT 43 2.1a Tỉ lệ các cấu trúc xin phép trong tiếng Anh qua văn chƣơng và DCT 44 2.1b Bảng thống kê các cấu trúc hồi đáp trong tiếng Anh qua văn chƣơng và DCT 45 2.1b Tỉ lệ các cấu trúc hồi đáp trong tiếng Anh qua văn chƣơng và DCT 46 2.3 Các phƣơng thức biểu hiện hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh qua văn chƣơng và DCT 61 2.4 Quan hệ xã hội với các phƣơng thức biểu hiện trong tiếng Anh qua văn chƣơng 65 3.1a Bảng thống kê các cấu trúc xin phép trong tiếng Việt qua văn chƣơng và DCT 69 3.1a Tỉ lệ các cấu trúc xin phép trong tiếng Việt qua văn chƣơng và DCT 70 3.1b Bảng thống kê các cấu trúc hồi đáp trong tiếng Việt qua văn chƣơng và DCT 71 3.1b Tỉ lệ các cấu trúc hồi đáp trong tiếng Việt qua văn chƣơng và DCT 72 3.3 Các phƣơng thức biểu hiện hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Việt qua văn chƣơng và DCT 89 ix 3.4 Quan hệ xã hội với các phƣơng thức biểu hiện trong tiếng Việt qua văn chƣơng 94 4.1 Nội dung và phƣơng tiện từ vựng dùng để xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt 98 4.2 So sánh tỉ lệ sử dụng các (trợ) động từ để thực hiện các hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt theo các nhóm xã hội từ DCT 111 4.2 So sánh tỉ lệ các phƣơng thức biểu hiện hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt 115 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xã hội hiện đại với xu thế hội nhập và phát triển như hiện nay ở Việt Nam, việc sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp là vô cùng quan trọng. Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp đối với mỗi dân tộc lại có sự khác biệt. Điều đó đã góp phần tạo nên những nét đặc trưng trong văn hóa ứng xử cũng như bản sắc văn hóa riêng cho mỗi dân tộc. Trong giao tiếp, con người thực hiện rất nhiều hoạt động khác nhau bằng cách sử dụng ngôn ngữ. Các hành động này tuy được thể hiện hết sức đa dạng nhưng đều được gọi chung là các hành vi ngôn ngữ. Hành vi ngôn ngữ đóng một vai trò quan trọng trong giao tiếp hàng ngày của chúng ta, bất cứ hành vi ngôn ngữ nào cũng được thực hiện với mục đích của người nói trong giao tiếp ngôn ngữ. Chẳng hạn, với một lời hứa, mục đích của người nói là biết cách tạo ra một sự bắt buộc để thực hiện hành vi đó như là một lời hứa. Với hành vi xin phép, khi thực hiện hành vi này người nói mong muốn được thực hiện với sự hồi đáp tích cực của người nghe hoặc người nghe sẽ thực hiện hành vi cho phép sau khi người nói thực hiện hành vi xin phép. Hành vi xin phép và hành vi hồi đáp là một trong những cặp hành vi lời nói phổ biến trong tiếng Việt cũng như ở trên thế giới. Theo Searle (1976), hành vi xin phép và hồi đáp nằm trong lớp hành vi lời nói khuyến lệnh (directive), mục đích của người nói khi tạo ra các phát ngôn xin phép là nhận được sự hồi đáp tích cực (hay cho phép) của người nghe đối với các phát ngôn xin phép đó. Chúng ta có thể gặp rất nhiều các phát ngôn xin phép và hồi đáp được sử dụng trong đời sống hàng ngày. Tùy vào mục đích, dụng ý và địa vị xã hội của người nói và người nghe mà các phát ngôn xin phép và hồi đáp được thể hiện theo hai phương thức trực tiếp và gián tiếp với nhiều dạng thức khác nhau như là cấu trúc mệnh lệnh, nghi vấn Can I? Could I? May I? Would you mind? Do you mind? sử dụng các động từ ngữ vi như permit, allow, let trong tiếng Anh và xin phép, xin được phép, xin....cho phép, cho, để, hoặc sử dụng trợ động từ tình thái có thể trong tiếng Việt. 2 Hai loại hành vi này luôn đi cùng với nhau, cùng tồn tại và xuất hiện song hành trong các hội thoại hay phát ngôn lời nói. Tuy nhiên, theo Brown và Levison (1987) khi bàn về lý thuyết lịch sự (politeness theory), hai ông cho rằng loại hành vi lời nói này có thể đe dọa thể diện của người nói trong những trường hợp người nghe đưa ra các hồi đáp tiêu cực, vì việc chuyển di ngữ dụng trong hành vi xin phép và hồi đáp sẽ dẫn đến nhiều cuộc hội thoại không thành công trong giao tiếp ngôn ngữ giữa những người ở nhiều nền văn hóa khác nhau.Việc nghiên cứu bản chất của hành vi xin phép và hồi đáp, cấu trúc và phương tiện thể hiện, các tác nhân quyết định hiệu quả của hành vi xin phép và hồi đáp, nét đặc trưng văn hóa của người Mỹ và người Việt Nam biểu lộ qua hành vi xin phép và hồi đáp, những nét riêng của việc sử dụng hành vi xin phép và hồi đáp trong giao tiếp của các nhóm xã hội là một vấn đề cần thiết có thể cho thấy những nét tương đồng và khác biệt về ngôn ngữ, về tính lịch sự, về cách ứng xử văn hóa và cách thức tư duy thể hiện trong hành động ngôn từ của cả hai dân tộc. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu về hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt một cách hệ thống và toàn diện. 2. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận án của chúng tôi hướng đến mục đích góp phần minh chứng cho lí thuyết của Ngữ duṇg hoc̣ về hành vi ngôn ngữ , góp phần làm phong phú thêm lí thuyết về mối quan hê ̣giữa ngôn ngữ và văn hóa ; làm rõ bản chất của hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt từ góc nhìn Ngữ dụng học. Luận án đặt cho mình mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: 3.1. Khảo sát hành vi xin phép và hồi đáp trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt. 3.2. Tìm hiểu những nét tương đồng và khác biệt trong cấu trúc hình thức và ngữ nghĩa của những phát ngôn dùng để thực hiện hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt. 3 3.3. Phân tích ảnh hưởng của phép lịch sự đối với hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án xác định lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ gốc và tiếng Việt làm ngôn ngữ đích, chủ yếu được nghiên cứu theo các phương pháp sau: 4.1. Phương pháp qui nạp: Phương pháp này được thực hiện thông quá việc thu thập tư liệu về các hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt, từ đó đi đến khái quát hóa các chiến lược với những biểu hiện cụ thể của chúng. 4.2. Phương pháp phân tích, miêu tả: Hành vi xin phép và hồi đáp là một cặp thoại nên thường hay xuất hiện trong các tình huống giao tiếp cụ thể với các nhân tố được sử dụng trong hoạt động hội thoại (nhân vật hội thoại, đích hội thoại, nội dung hội thoại...). Ngoài ra, còn cần phải quan tâm đến yếu tố hiện thực ngoài hội thoại (yếu tố xã hội, văn hoá...) khi phân tích chức năng hay lí giải sự hành chức của hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt. 4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu song song: Chúng tôi dựa trên các kết quả đã phân tích và miêu tả để đối chiếu, so sánh nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt đối với hành vi xin phép và hồi đáp trong cả hai ngôn ngữ Anh và Việt trên bình diện cấu trúc ngữ nghĩa, ngữ dụng. Sử duṇg ba phương pháp nghiên cứu nói trên , luâṇ án đồng thời tiến hành môṭ số thủ pháp nghiên cứu sau: - Thống kê phân loại: Tất cả các phát ngôn xin phép và hồi đáp sau khi thu thập đều được tác giả phân loại và xử lý bằng phương pháp thủ công, định dạng và phân loại theo các nhóm, các phương thức biểu hiện khác nhau. - Phân tích và hệ thống hóa: đươc̣ sử duṇg trong phân tích ngữ liêụ , số liêụ để khái quát những đặc điểm cấu trúc , ngữ nghiã, ngữ duṇg của hành vi xin phép và hồi đáp. Tóm lại, phương pháp qui nạp, miêu tả, thống kê phân loại và so sánh đối chiếu là các phương pháp chủ đạo xuyên suốt đề tài luận án. 4 5. Phạm vi nghiên cứu Theo Eva Ogiermann (2009) hiện nay trên thế giới có 3 hướng nghiên cứu chính về hành vi lời nói sau: 1. Thông qua văn chương và báo chí. 2. Thông qua khối liệu (corpus) 3. Thông qua phiếu câu hỏi diễn ngôn (DCT) Luâṇ án xác đ ịnh sử duṇg ngữ liêụ thu thâp̣ đư ợc từ các nguồn sau là đối tượng nghiên cứu chính: - Các tác phẩm văn học, truyện ngắn Viêṭ Nam thời kỳ trung đại và cận đại. - Các tác phẩm, truyện ngắn tiếng Anh, song ngữ Anh - Việt. - Môṭ số bô ̣phim truyền hình Việt Nam, phim Mỹ. - Hôị thoaị trong giao tiếp hàng ngày dựa trên phiếu câu hỏi diễn ngôn DCT. Như vậy, luận án đã xác định sử dụng hướng nghiên cứu 1 theo Eva Ogiermann là hướng nghiên cứu chính. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng hướng nghiên cứu 3, sử dụng các tình huống hội thoại trên phiếu câu hỏi diễn ngôn DCT, các kết quả thu được từ việc xử lý phiếu điều tra sẽ làm sáng tỏ thêm những kết luận trong quá trình phân tích và nghiên cứu ngữ liệu, làm cho luận án có tính xác thực và có độ tin cậy cao. Tóm lại, theo hai hướng nghiên cứu 1 và 3, phạm vi nghiên cứu của luận án sẽ là 970 hành vi xin phép và hồi đáp bằng tiếng Anh và 1000 hành vi xin phép và hồi đáp bằng tiếng Việt. Phiếu câu hỏi diễn ngôn DCT được thiết kế với 9 tình huống trong 3 môi trường xã hội và 4 quan hệ xã hội khác nhau để đảm bảo tính khách quan: môi trường công sở giữa thủ trưởng - nhân viên, quan hệ bạn bè/ đồng nghiệp, môi trường trường học giữa thầy - trò, giữa bạn bè và gia đình giữa bố, mẹ - con cái, mỗi tình huống sẽ có 2 hồi đáp tích cực và tiêu cực. Mỗi tình huống phải thể hiện được tình trạng xã hội, khoảng cách xã hội giữa các nghiệm thể khi thực hiện hành vi xin phép và hồi đáp. Phiếu câu hỏi sẽ được phát trực tiếp cho 40 nghiệm thể Việt là các sinh viên tiếng Anh của trường Đại học Quảng Bình, với các 5 nghiệm thể là sinh viên của trường Đại học Southern Mississippi ở Mỹ, chúng tôi phải nhờ trực tiếp một bạn sinh viên Việt Nam đang học tại trường này trực tiếp phát phiếu điều tra cho các bạn sinh viên Mỹ, sau đó chụp ảnh các bản thu được sau khi khảo sát và gửi email về Việt Nam. Việc sử dụng các tình huống lựa chọn ngẫu nhiên trong nghiên cứu của luận án có thể không phản ánh hết đặc điểm xã hội, các quan hệ xã hội của các nhóm tiêu chuẩn trên thực tế. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận án, với mục tiêu xem xét việc sử dụng hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt của các nhóm xã hội hiện nay, những thông tin, số liệu thu thập được từ phiếu câu hỏi diễn ngôn DCT cũng phần nào phản ánh được những đặc điểm giống nhau và khác nhau trong cách sử dụng hành vi xin phép và hồi đáp trong giao tiếp của các nhóm xã hội hiện nay trong tiếng Anh và tiếng Việt. 6. Bố cục của luận án Luận án ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục gồm 4 chương. Phần Mở đầu là một phần giữ vai trò quan trọng trong toàn bộ nội dung của luận án, có tính định hướng, quy định và chỉ ra những công việc cụ thể mà luận án phải giải quyết, những mục đích đạt được sau kết quả nghiên cứu, góp phần khẳng định thêm những giá trị về mặt lý thuyết và những ứng dụng thực tiễn của luận án trong tương lai. Chương 1: Tổng quan và cơ sở lý thuyết, khái quát các vấn đề có liên quan đến hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt, lý thuyết hành vi ngôn ngữ, hành vi xin phép, hành vi hồi đáp, lý thuyết hôị thoaị và l ý thuyết về mối quan hê ̣giữa ngôn ngữ và văn hóa. Chương 2: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh, miêu tả, phân tích khái quát các đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ dụng, các phương thức biểu hiện trực tiếp và gián tiếp của hành vi xin phép và cách thức hồi đáp trong tiếng Anh trên bình diện ngữ dụng, những yếu tố chi phối các hành vi xin phép và hồi đáp như lịch sự, thể diện, mối quan hệ liên cá nhân, vị thế xã hội, nghề nghiệp, tuổi tác 6 của các vai giao tiếp trong hội thoại. Chương 3: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Việt, miêu tả và khái quát các đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ dụng, các phương thức biểu hiện trực tiếp và gián tiếp của hành vi xin phép và cách thức hồi đáp trong tiếng Việt trên bình diện ngữ dụng, những yếu tố chi phối các hành vi xin phép và hồi đáp như lịch sự, thể diện, mối quan hệ liên cá nhân, vị thế xã hội, nghề nghiêp, tuổi tác của các vai giao tiếp trong hội thoại. Chương 4: Sự tương đồng và khác biệt của hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt. Chương này trình bày những điểm tương đồng và những nét khác biệt của hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt trên bề mặt cấu trúc ngữ nghĩa, ngữ dụng. Thông qua ngữ liệu văn chương và phiếu câu hỏi diễn ngôn, rút ra những kết luận về một số khuôn mẫu của hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt. Chương này cũng phân tích nguyên lí lịch sự, cách ứng xử văn hóa, phong tục tập quán, sự phân tầng về vị thế, tuổi tác, nghề nghiệp trong xã hội được thể hiện trong hành vi xin phép và hồi đáp của người Mỹ và người Việt. Phần Kết luận rút ra những vấn đề mang tính khái quát về các kết quả đã nghiên cứu của luận án về các hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt, đề xuất những ứng dụng khả thi từ những kết quả mà luận án đem lại trong phạm vi lý thuyết và ứng dụng của ngôn ngữ học, đồng thời cũng đề xuất những hướng nghiên cứu tiếp theo mang tính chuyên sâu về các loại hành vi ngôn ngữ trong sự so sánh, đối chiếu ở hai ngôn ngữ. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 7.1. Ý nghĩa khoa học 1. Luận án góp phần làm rõ những tương đồng và khác biệt của hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt ở cả hai mặt hình thức tổ chức và ngữ nghĩa-ngữ dụng. 2. Luận án đã xác định đối tượng nghiên cứu theo một hướng nghiên cứu hoàn toàn mới mẻ, hiện đại khi so sánh những điểm tương đồng và khác biệt của đối 7 tượng này trong tiếng Anh và tiếng Việt xét về mặt ngữ dụng học. Kế thừa các nghiên cứu của các tác giả đi trước như Soehartono & Sianne, Hisae Niki & Hiroko Tajika của Nhật Bản, Lê Thị Thu Lê, Đào Nguyên Phúc của Việt Nam, luận án là sự tiếp nối các nghiên cứu trước đây về hành vi xin phép theo hướng mở rộng của các tác giả này, góp thêm một góc sáng cho bức tranh toàn cảnh về các đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ dụng của các hành vi ngôn ngữ trong đó có hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Các kết quả nghiên cứu của luận án có những giá trị thực tiễn nhất định trong việc lý giải các cách sử dụng hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt một cách có hiệu quả. 1. Việc so sánh đối chiếu một hành vi ngôn ngữ (hành vi xin phép) trong hai thứ tiếng Anh và Việt có nguồn gốc ngôn ngữ và loại hình ngôn ngữ khác nhau cung cấp những chứng cứ và góp phần đưa ra những giả định về tính phổ quát và tính đặc thù của ngôn ngữ trong giao tiếp. 2. Việc nghiên cứu hành vi xin phép và hồi đáp gắn với các yếu tố văn hóa và xã hội có thể được mở rộng để nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ khác qua đó góp phần nghiên cứu văn hóa của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ. 3. Những kết quả đạt được của luận án cho phép đưa ra những chỉ dẫn trong việc sử dụng hành vi xin phép và hồi đáp trong giao tiếp một cách có hiệu quả, ngoài ra các kết quả đó sẽ là những tham khảo có ích được sử dụng trong giảng dạy ngoại ngữ; tiếng Anh cho người Việt Nam và tiếng Việt cho người nước ngoài, đặc biệt là trong các giao tiếp ngôn ngữ xã hội. 8 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Ngoài nƣớc Vào đầu những năm 1960, cùng với sự xuất hiện của lí thuyết hành động ngôn từ (speech act theory) do J.L. Austin và J.Searle khởi xướng, ngữ dụng học bắt đầu bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ, giải đáp và khám phá rất nhiều những địa hạt mới mẻ của ngôn ngữ học. Từ đây, ngôn ngữ học đã được mở rộng phạm vi quan tâm, bao quát đến từng lời nói cụ thể, từng giao tiếp cụ thể của con người. Người đầu tiên đưa ra lý thuyết hành vi ngôn ngữ là Austin (1962) với công trình nghiên cứu "How to do things with words". Trong thời gian đó, Austin cho rằng, các nhà lôgic và các nhà ngôn ngữ chỉ quan tâm đến những câu khảo nghiệm (còn gọi là khẳng định, trần thuyết, xác tín, miêu tả...) và xem chúng là đối tượng cơ bản để nghiên cứu. Austin đề nghị chia câu thành hai loại: câu tường thuật (constative) và câu ngôn hành. Câu tường thuật là câu nêu nhận định, còn câu ngôn hành là phát ngôn mà khi nói ra chúng, người nói đồng thời làm một điều gì đó hơn là nêu nhận định về một điều gì đó. Chẳng hạn với các câu: (1) Con xin phép thầy mẹ cho con ra ga ngay. [119, 43] (2) Con thề với bố là ông ấy không hề lấy một xu nào của công ty. [39, 58] chúng ta thấy người nói chẳng đưa ra một nhận định nào cả mà đơn giản là đang thực hiện các hành vi “xin phép”và “thề”. J.L. Austin cho rằng những câu này được người nói phát ngôn ra với mục đích thực hiện một hành vi nào đó như mời, hứa, khuyên, ra lệnh, xin phép, xin lỗi... Như vậy, nhờ phân biệt được phát ngôn tường thuật, miêu tả và phát ngôn ngôn hành, nhà triết học người Anh này đã phát hiện ra bản chất hành vi của ngôn ngữ. Cũng như J.L Austin và các tác giả khác, J.R Searle (1969) đã tiến hành phân loại các động từ ngôn hành và chỉ ra những hạn chế trong cách phân loại của J.L 9 Austin (1962) vì ông cho rằng J.L Austin không định ra các tiêu chí phân loại, do đó kết quả phân loại có khi giẫm đạp lên nhau. J.R Searle (1969) cho rằng “trước hết là phải phân loại các hành động ngôn từ chứ không phải phân loại các động từ gọi tên chúng và nếu xác lập được một hệ tiêu chí thích hợp với các hành động ngôn từ thì có thể lý giải được tình trạng giẫm đạp lên nhau của các phạm trù theo cách phân chia của J.L Austin” [79,123]. Searle đã đưa ra 12 tiêu chí, trong đó 4 tiêu chí quan trọng nhất là: 1. Đích tại lời (illocutionary point); 2. Hướng khớp ghép lời – hiện thực (direction of fit); 3. Trạng thái tâm lí được biểu hiện; 4. Nội dung mệnh đề; Căn cứ vào 4 tiêu chí này và một số các tiêu chí khác, Searle đã phân loại các hành vi ở lời thành 5 lớp lớn: Tái hiêṇ (Representatives), Điều khiển (Directives), Kết ước (Commissives), Biểu lộ (Expressives), Xác tín (Assertives). Trong đó, hành vi xin phép được xếp vào nhóm điều khiển, một nhóm bao gồm các hành vi như ra lệnh, yêu cầu, hỏi, xin phép, cho phép. Nói chung các nhà nghiên cứu ngoài nước đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau của hành vi ngôn ngữ với tư cách là một trong những vấn đề chính và cốt lõi của Ngữ dụng học hiện đại. Đề cập đến số lượng các loại chức năng ngôn ngữ thường gặp, Soehartono & Sianne [80, 35] cho rằng:“Có bốn loại chức năng ngôn ngữ chưa bao giờ gặp trong các phát ngôn xin phép trong trường hợp giáo viên có địa vị xã hội cao hơn”. Các chức năng đó là: 1. Đề nghị một chuỗi các hoạt động. 2. Yêu cầu ai làm gì. 3. Khuyên ai làm gì. 4. Hướng dẫn ai làm gì. Bằng cách phân tích các dữ liệu, Soehartono & Sianne (2003) đã tìm ra chức năng chiếm ưu thế trong hành vi xin phép và kết luận: “Chức năng của hành vi 10 xin phép được theo sau bởi chức năng xin lỗi để thể hiện vị thế xã hội thấp hơn của người xin phép nhằm thuyết phục người có quyền lực cao hơn.”[80,133]. Hisae Niki của trường Đại học Meikai, Chiba và Hiroko Tajika của trường Đại học Tsudo, Tokyo Nhật Bản (1994) trong “Asking for permission vs making requests: strategies chosen by Japanese speakers of English” đã phân tích hành vi xin phép và hành vi yêu cầu dựa trên hai động từ cụ thể “borrow” và “lend” theo các tiêu chí như khoảng cách xã hội, địa vị xã hội giữa người nói và người nghe. Kết quả thu được từ việc khảo sát phiếu câu hỏi diễn ngôn (DCT) với cấu trúc Can I borow? và Could I borrow? khi thực hiện các hành vi xin phép và Can you lend...? và Could you lend...? khi thực hiện hành vi yêu cầu cho thấy người bản ngữ thích sử dụng các cấu trúc xin phép trong khi người Nhật có xu hướng sử dụng hành vi yêu cầu trong mọi tình huống. “Nghiên cứu này chỉ mới chỉ dừng lại ở quan hệ giao tiếp là các thành viên trong gia đình, do đó, hạn chế của đề tài này là chưa khảo sát được các hành vi xin phép trong nhiều mối quan hệ xã hội ở những môi trường giao tiếp khác nhau để có những kết luận mang tính chính xác, khách quan và thực tế hơn về cách sử dụng hành vi xin phép và yêu cầu trong tiếng Anh và tiếng Nhật”. (Tajika & Niki, 1991; Niki, 1993) Tóm lại, một số các nhà nghiên cứu ngôn ngữ trên thế giới đã quan tâm đến việc nghiên cứu đề tài hành vi xin phép theo nhiều hướng nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, đề tài về hành vi xin phép và hồi đáp chưa được nhà nghiên cứu nào đề cập và nghiên cứu chúng như là một cặp hành vi ngôn ngữ và có sự so sánh đối chiếu với ngôn ngữ khác. 1.1.2. Trong nƣớc Ở Việt Nam, hành vi ngôn ngữ đã và đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà ngôn ngữ học, đặc biệt là các nhà Việt ngữ. Trong số đó phải kể đến một số công trình nghiên cứu của những nhà khoa học có tên tuổi như Cao Xuân Hạo (1991) với công trình “Tiếng Việt Sơ thảo ngữ pháp chức năng” đã đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử nghiên cứu tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu (1993) trong “Đại cương ngôn ngữ học” (viết chung với Bùi Minh Toán), Ngữ dụng học 11 Tập 2, đã đưa ra khái niệm hành vi ngôn ngữ, phân biệt biểu thức ngữ vi và động từ ngữ vi, và nêu một số dấu hiệu ngữ dụng đánh dấu lực tại lời của các hành vi ngôn ngữ. Nguyễn Đức Dân (1998) với công trình “Ngữ dụng học” đã nêu những cơ sở lí thuyết căn bản về ngữ dụng học trong đó có hành vi ngôn ngữ. Nguyễn Thiện Giáp (2001) trong cuốn “Dụng học Việt ngữ” đã trình bày những vấn đề Ngữ dụng học ứng dụng vào nghiên cứu tiếng Việt. Nguyễn Văn Hiệp (2008) trong cuốn “Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp” khi trình bày về nghĩa mục đích phát ngôn (một trong bốn cơ sở ngữ nghĩa của việc phân tích và miêu tả cú pháp câu tiếng Việt: nghĩa miêu tả, nghĩa tình thái, nghĩa chủ đề, nghĩa mục đích phát ngôn) đã nêu khái quát lí thuyết hành vi ngôn ngữ của Austin, phân loại hành vi ngôn ngữ , và đặc biệt tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa đánh dấu mục đích phát ngôn và đánh dấu kiểu câu, vai trò của các tiểu từ tình thái tiếng Việt trong việc hình thành hiệu lực ở lời của phát ngôn. Trong các công trình nghiên cứu này, các tác giả đã vận dụng lý thuyết về hành vi ngôn ngữ của các nhà ngôn ngữ học thế giới để nghiên cứu đặc điểm, bản chất và cách vận hành của các hành vi ngôn ngữ trong tiếng Việt. Nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ như một sự kiện lời nói trong tương tác hội thoại cũng được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm và có rất nhiều các công trình nghiên cứu. Trong số đó phải kể đến “Cặp thoại thỉnh cầu (xin) trong sự kiện lời nói thỉnh cầu” (Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Vân Anh 2001); Lữ Thị Trà Giang (2008) với đề tài luận văn Thạc sĩ “Ngữ nghĩa - ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt” đã bàn về các loại động từ ngôn hành và cách sử dụng của chúng trong tiếng Việt. Luận án tiến s...97] như xin phép, cho phép, thề, cảm ơn, khuyên, trả lời. Chẳng hạn như trong phát ngôn: “Tôi hứa là từ nay không gặp cô ấy nữa.” người nói đã thực hiện hành vi hứa bằng cách phát âm động từ ngữ vi hứa và ngay lập tức hành vi hứa của người nói đã phát huy ngay hiệu lực ở lời của mình, hay trong phát ngôn “Would you mind if I sit here?”, thì người nói đã thực hiện hành vi xin phép bằng cách phát âm các từ Would you mind, hiệu lực ở lời của hành vi xin phép đã được động từ xin phép biểu thị. Nói như vậy có nghĩa là không phải bao giờ một động từ ngữ vi cũng được sử dụng trong chức năng ngữ vi. Austin cho rằng động từ ngữ vi chỉ được dùng trong chức năng ngữ vi (có hiệu lực ngữ vi) khi trong phát ngôn nó thỏa mãn hai điều kiện sau: 1. Chủ thể nói phải ở ngôi thứ nhất (người nói SP1) là I, We trong tiếng Anh và 27 tôi, chúng tôi trong tiếng Việt. Xét hai phát ngôn sau: (10) ) Báo cáo thủ trưởng, xin thủ trưởng cho anh em nghỉ một lát. [20, 36] (11) Người lính xin phép thủ trưởng cho anh em nghỉ một lát . Trong phát ngôn (10), động từ “ xincho” được dùng trong hiệu lực ngữ vi để biểu thị một hành vi xin phép, vì chủ ngữ của phát ngôn này ở ngôi thứ nhất, còn trong phát ngôn (11), do chủ ngữ là “Người lính” (ngôi thứ ba) nên động từ “xin phép” được dùng theo lối miêu tả thông thường (kể lại một hành vi xin phép của người khác). 2. ĐTNV được dùng ở thì hiện tại (hiện tại khi phát ngôn ra hành vi ngôn ngữ), chẳng hạn trong tiếng Việt những từ, sẽ, đang, mới, đã, rồi, chưa, chuẩn bị, vẫn ... đi kèm động từ thì phát ngôn đó không được xem là phát ngôn ngữ vi vì động từ đó không được dùng với hiệu lực ngữ vi. Hai điều kiện trên đây là hai điều kiện cần và đủ để cho một động từ ngữ vi được dùng đúng với chức năng ngữ vi. Nếu thiếu một trong hai điều kiện trên thì động từ xuất hiện trong phát ngôn sẽ không thể được gọi là động từ có chức năng ngữ vi. 1.3.5. Hành vi ngôn ngữ trực tiếp (direct speech acts) và hành vi ngôn ngữ gián tiếp (indirec speech acts) Hành vi ngôn ngữ xét trong mối quan hệ giữa mục đích diễn đạt và hình thức diễn đạt có thể chia thành hai loại là hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp. Hành vi ngôn ngữ trực tiếp “là hành vi được thực hiện đúng với đích ở lời và điều kiện sử dụng”; hay “là hành vi có sự tương ứng giữa cấu trúc phát ngôn trên bề mặt với hiệu lực của nó gây ra” [47, 110]. Nói cách khác, Yule(1996) cho rằng khi nào có một quan hệ trực tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng thì chúng ta có một hành vi ngôn ngữ trực tiếp. Như vậy, chúng tôi có thể đi đến một định nghĩa chung về hành vi ngôn ngữ trực tiếp; hành vi ngôn ngữ trực tiếp là sự nói thẳng công khai, không chứa đựng ẩn ý về một điều gì đó. 28 (12) Ông cho phép tôi gọi ông là anh nhé. [125, 318] Phát ngôn này có hành vi ở lời là xin phép và hiệu lực ở lời của hành vi này là người nói muốn người nghe cho phép mình được thực hiện hành vi “gọi ông là anh” sau khi phát ngôn được đưa ra. Hành vi ngôn ngữ này được xem là hành vi ngôn ngữ trực tiếp. Hành vi ngôn ngữ gián tiếp là “hiện tượng người giao tiếp sử dụng trên bề mặt hành vi ở lời này nhưng lại nhằm hiệu quả của một hành vi ở lời khác” trong khi hành vi ngôn ngữ trực tiếp được thực hiện đúng với đích ở lời và điều kiện sử dụng, hay “là hành vi không có sự tương ứng giữa cấu trúc phát ngôn trên bề mặt với hiệu lực của nó gây ra.” [4, 146]. Hành vi ngôn ngữ gián tiếp là do Searle (1969) đặt ra. Theo ông thì “Một hành vi tại lời được thực hiện gián tiếp qua một hành vi tại lời khác được gọi là hành vi ngôn ngữ gián tiếp” [4, 151]. Yule (1996) cho rằng “chừng nào còn có mối liên hệ gián tiếp giữa cấu trúc và một chức năng thì ta có một hành động nói gián tiếp” [47, 14]. Vì vậy, khi người nói sử dụng một hành vi ngôn ngữ gián tiếp thì người nghe phải dựa vào những hiểu biết về ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ chung cho cả hai người để suy ra hiệu lực ở lời của hành vi ngôn ngữ ấy. Tóm lại, hành vi ngôn ngữ gián tiếp là hành vi trong đó người nói thực hiện một hành vi ở lời này nhưng lại nhằm cho người nghe suy ra hiệu lực ở lời của một hành vi ngôn ngữ khác. (13) A: Bác cho phép cháu vào trong sân nhặt quả bóng ạ. [41, 190] B: Trời đang nắng sao lại đá bóng vậy. Nhanh rồi về nhà kẻo ốm ra bây giờ. Trong ví dụ này, Sp1 muốn xin phép Sp2 được vào sân nhặt bóng, tức là Sp1 đã thực hiện một hành vi ngôn ngữ xin phép trực tiếp đối với Sp2, tuy nhiên sự hồi đáp của Sp2 trong tình huống này lại được thể hiện bằng một hành vi ngôn ngữ gián tiếp, trong đó Sp2 không thể hiện sự đồng ý hay không mà chỉ đưa ra lời khuyên, hiệu lực ở lời là “nhanh rồi về kẻo ốm ra bây giờ.” Trong tình huống và cách hồi đáp như vậy, Sp1 đương nhiên sẽ hiểu ra đích ngôn trung mà Sp2 29 muốn diễn đạt trong tình huống này là Sp2 đồng ý cho phép Sp1 thực hiện hành động của mình là "vào sân nhặt quả bóng". (14) A: Hey, can I borrow your bike to go home? (A:Bạn có thể cho mình mượn xe về nhà được không?) B: Yeah, but be back to me before 1 p.m. (B: Vâng, nhưng bạn phải trả lại cho mình trước 1 giờ chiều.) [DCT] Ở ví dụ (14), học sinh A muốn thực hiện hành vi mượn nhưng hành vi mượn này lại có cấu trúc của một hành vi xin phép với cụm từ "Can I" ở đầu phát ngôn, có nội dung mệnh đề là mượn xe đạp của học sinh B để về nhà, sử dụng phương thức gián tiếp "Can I borrow your bike to go home?", học sinh B đã hồi đáp bằng một hành vi ngôn ngữ trực tiếp biểu lộ sự đồng ý "Yeah". Tuy nhiên, học sinh B khi đồng ý với hành vi mượn xe đạp của học sinh A cũng đã đưa ra một điều kiện để ràng buộc học sinh A "but be back to me before 1 p.m". Trong tình huống và cách hồi đáp như vậy, học sinh A đương nhiên sẽ hiểu ra đích ngôn trung mà học sinh B muốn diễn đạt trong tình huống này là sự đồng ý, sự cho phép học sinh A thực hiện hành vi“mượn xe đạp để về nhà”. Cho nên, có thể nói rằng việc sử dụng hành vi ngôn ngữ theo cách nói gián tiếp có thể giúp con người đạt được nhiều hiệu quả và mục đích giao tiếp khác nhau trong các hội thoại hay các tương tác xã hội. 1.4. Hành vi xin phép và hồi đáp Nhóm Điều khiển, theo Searle, gồm các loại lời nói như: hỏi (ask), ra lệnh (order), đòi hỏi (demand), thỉnh cầu (request), cầu xin (beg), van xin (plead), nài nỉ (entreat), cầu nguyện (pray), mời (invite), cho phép (permit) và khuyên (advise). Trong các loại hành vi trên không có loại hành vi xin phép cụ thể. Và trong tiếng Anh cũng không có động từ gọi tên cụ thể đối với loại hành vi này mà phải sử dụng ngữ đoạn asking for permission. Từ đó, xin phép (asking for permission) là loại hành vi thuộc các hành vi thỉnh cầu, cầu xin (beg) Do đó, trước khi tìm hiểu khái niệm hành vi xin phép, chúng ta cần tìm hiểu 30 khái niệm hành vi yêu cầu. 1.4.1. Khái niệm hành vi yêu cầu (request) Hành vi yêu cầu là một hành vi thuộc nhóm điều khiển, mục đích của hành vi này là người nói yêu cầu người nghe làm một việc gì đó, thường là để đạt được mục đích của người nói. Hành vi yêu cầu thường có nguy cơ đe dọa thể diện của người nói trong trường hợp người nghe không đồng ý, hoặc từ chối lời yêu cầu, đề nghị của người nói (âm tính tiêu cực). Theo J.Searle, hành vi yêu cầu nằm trong nhóm điều khiển (directives), hành vi này được thực hiện nếu thỏa mãn những điều kiện sau: - Giữa người nói và người nghe có mối quan hệ xã hội nhất định. - Được thực hiện trong một không gian và thời gian nhất định. - Vị thế giao tiếp của người nói thường không được tính đến trong hành vi yêu cầu. - Khi đưa ra hành vi yêu cầu, người nghe phải có trách nhiệm thực hiện hành động được nói đến trong hành vi yêu cầu. (15) Tôi yêu cầu giám đốc phải giải thích vấn đề này rõ ràng trước anh em. [9, 68] Hành vi yêu cầu trong ví dụ này đã thỏa mãn những điều kiện vừa nêu trên, quan hệ giữa người nói và người nghe là quan hệ giám đốc - nhân viên. Tiền giả định của vấn đề này là giám đốc đã làm một việc gì đó không thỏa đáng làm cho mọi người phải thắc mắc. Vì thế, theo người nói, giám đốc (người nghe) phải có trách nhiệm giải thích trước toàn thể anh em của công ty. 1.4.2. Khái niệm hành vi xin phép Theo từ điển Oxford Advanced Learner‟s Dictionary (2000), động từ “xin phép” được định nghĩa như sau; hành động xin phép của ai đó để được làm một việc gì, đặc biệt với những người có quyền lực xã hội. Soehartono & Sianne (2003) đã tìm ra chức năng chiếm ưu thế trong hành vi xin phép và kết luận: “Chức năng của hành vi xin phép được theo sau bởi chức 31 năng xin lỗi để thể hiện vị thế xã hội thấp hơn của người xin phép nhằm thuyết phục người có quyền lực cao hơn.”[73,133]. Theo Austin (1962) và Searle (1977), hành vi xin phép thuộc loại hành vi thỉnh cầu trong nhóm Điều khiển (Directives). Austin cho rằng nằm trong nhóm Điều khiển là những hành vi mà người nói mong muốn được thực hiện một hành động trong tương lai. Theo định nghĩa và lý thuyết của Austin, hành vi xin phép là một hoạt động trong đó người phát ngôn các hành vi xin phép (SP1) và người tiếp nhận các hành vi xin phép, hồi đáp là người nghe (SP2) có sự tác động lẫn nhau nhờ yếu tố ngôn ngữ theo những cách thức nhất định để đưa hành vi xin phép đạt đến hiệu quả cao nhất. Như vậy, điểm thống nhất giữa Austin và Searle trong quan niệm về nhóm hành vi Điều khiển (trong đó có hành vi xin phép) là người nói muốn người nghe cho phép họ thực hiện một hành vi trong tương lai. Hành vi xin phép có cấu trúc được mô tả như sau: - Vị từ trung tâm xin/xin phép có ba nhân tố: nhân tố thứ nhất là người nói (S), nhân tố thứ hai là người nghe (H), nhân tố thứ ba là người nghe cho phép người nói thực hiện hành động X. Từ đó, nhân tố thứ ba của xin/ xin phép /để lại có cấu trúc nghĩa của một ngữ đoạn với vị từ trung tâm là cho phép/cho /để với ba nhân tố: nhân tố thứ nhất là người nghe (H), nhân tố thứ hai là người nói (S) và nhân tố thứ ba là S thực hiện X. - Đến lượt mình nhân tố thứ ba của vị từ cho phép /cho/ để có cấu trúc xoay quanh vị từ biểu đạt hành động mà người nói muốn xin phép làm. Từ những phân tích trên, chúng tôi có thể đưa ra một định nghĩa về hành vi xin phép như sau: Hành vi xin phép là một hành vi ngôn ngữ mà trong những ngữ cảnh nhất định, người nói đưa ra một phát ngôn nhằm thương lượng, ngỏ ý để người nghe đồng ý, cho phép người nói được thực hiện một hành động nào đó trong tương lai. 1.4.3. Khái niệm hồi đáp Chúng ta đã biết diễn ngôn là sản phẩm của các hành vi ngôn ngữ. Tất cả các 32 hành vi ngôn ngữ đều đòi hỏi sự hồi đáp.Tham thoại hồi đáp là lượt lời phản hồi của người nghe SP2 sau khi tiếp nhận lượt lời dẫn nhập từ SP1 và tham thoại hồi đáp (lượt lời phản hồi) này có một chức năng trong giao tiếp đó là chức năng ở lời. “Chức năng ở lời hồi đáp là chức năng ở lời của các tham thoại hồi đáp lại chức năng ở lời dẫn nhập” [4, 330]. Chức năng hồi đáp này thuộc các tham thoại hồi đáp nói chung (bao gồm cả việc trả lời và chỉ rõ mức độ thỏa mãn mà tham thoại ở lời dẫn nhập đưa ra). Theo tiêu chí này, có thể chia hồi đáp thành hai nhóm: - Hồi đáp tích cực (khẳng định): là hồi đáp thỏa mãn được đích của tham thoại dẫn nhập, thỏa mãn và đáp ứng được những nhu cầu của người nói trong tham thoại dẫn nhập. Có thể xem tham thoại xin phép dẫn nhập cùng tham thoại hồi đáp tích cực này tạo thành một cặp thoại được ưa thích . (16) Bà cho phép con ở lại với bé Mai tối nữa, sáng mai con về sớm. Thôi được, con cất đồ vào đi.[41, 78] Cặp thoại trong ví dụ (16) là cặp thoại cầu khiến của nhân vật A có đích ngôn trung là "Bà cho phép con ở lại với bé Mai tối nữa" và để khẳng định thêm về hành vi xin phép của mình, nhân vật A còn đưa ra một điều kiện như là để đảm bảo cho hành vi xin phép đó "sáng mai con về sớm". Phát ngôn hồi đáp của nhân vật B là một hồi đáp tích cực trực tiếp, thỏa mãn được đích của hành vi xin phép của nhân vật A "Thôi được, con cất đồ vào đi." - Hồi đáp tiêu cực (phủ định): là hồi đáp đi ngược với đích của tham thoai dẫn nhập, không thỏa mãn và không đáp ứng được những yêu cầu của người nói trong tham thoại dẫn nhập. Nó cùng với tham thoại xin phép dẫn nhập tạo thành một cặp thoại không được ưa thích. (17) Cháu không dám xin ngủ, chỉ xin cụ cho cháu ngồi đây một lát. Không, tôi chỉ là người làm, phải hỏi bà chủ trong nhà mới được.[131,158] Trong cuộc hội thoại này, người nghe đã hồi đáp hành vi xin phép của người nói “xin cụ cho cháu ngồi đây một lát” bằng cách đưa ra một lý do là “tôi chỉ là 33 người làm” để từ chối lời xin phép của người nói. Như vậy, hồi đáp của người nghe đã không đáp ứng được yêu cầu của người nói, hồi đáp này được xem là hồi đáp tiêu cực. Nguyễn Đức Dân (2008) trong "Ngữ Dụng học" cũng đã đề cập đến hai khái niệm hồi đáp tích cực và hồi đáp tiêu cực với cách sử dụng thuật ngữ “lượt lời ưa dùng” thay vì dùng cụm từ “hồi đáp tích cực” và “lượt lời ít dùng” thay cho “hồi đáp tiêu cực”. Nguyễn Thiện Giáp (2001) trong "Dụng học Việt ngữ" lại sử dụng khái niệm “câu đáp được ưu tiên” và “câu đáp được đánh dấu” để chỉ các khái niệm hồi đáp tích cực và hồi đáp tiêu cực. Ông cho rằng “câu đáp được ưu tiên hay vế được ưu tiên là vế có sự tương thích rõ nhất, nổi nhất với vế thứ nhất như hỏi - trả lời, yêu cầu - chấp nhận, khen - tiếp nhận lời khen, xin phép - cho phép.” [13, 81] - Xin phép - cho phép: (18) A: Could I please speak to you? It‟s important. B: Never mind. [99, 36] “Câu đáp được đánh dấu hay vế được đánh dấu là vế không có sự tương thích nổi bật với vế thứ nhất như mời - từ chối, phê bình - phủ nhận, xin phép - không cho phép (từ chối).” [13, 81] - Mời - Từ chối: (19) A: What about going to the cinema? B: I‟m afaid, I can‟t. [98, 17] Như vậy, từ những phân tích của các nhà nghiên cứu nói trên về hồi đáp, chúng tôi có thể rút ra những đặc điểm chung của hành vi xin phép và hồi đáp như sau: Hành vi xin phép và hồi đáp được gọi là “cặp thoại” trong cấu trúc cơ bản của hội thoại. 1.4.4. Điều kiện sử dụng của hành vi xin phép Căn cứ vào cách phân loại các hành vi ở lời, luận án đã xác định đi theo hướng phân loại của Seale và qua thực tế nghiên cứu, khảo sát, phân loại, luận án 34 đã cơ bản đưa ra được các tiêu chí về các điều kiện thỏa mãn đối với việc sử dụng hành vi xin phép và hồi đáp theo chức năng điều khiển (Directives) dựa trên cách phân loại của Seale như sau: 1.4.4.1. Điều kiện chuẩn bị (Preparatory condition) Đối với hành vi xin phép, điều kiện chuẩn bị là khả năng, những biểu hiện của người nghe để có thể đồng ý, cho phép người nói (người xin phép) thực hiện hành động X mà người nói đã nêu ra trong hành vi xin phép của mình. Đây là điều kiện ban đầu để một hành vi ở lời được thực hiện thành công. Khi thực hiện một hành vi xin phép, người nói thường cho rằng điều mà mình sắp nói ra, hành vi xin phép mà mình sắp thực hiện sẽ được người nghe thực sự quan tâm và người nói thường mong muốn một sự hồi đáp tích cực từ người nghe (người cho phép). Nếu những mong muốn, những sự suy đoán của người nói phù hợp với những điều kiện thích hợp, trong những tình huống làm thỏa mãn ý định của người nghe thì hành vi xin phép mà người nói thực hiện đã thỏa mãn những điều kiện cần cho hành vi đó và đồng thời cũng là những điều kiện tiền giả định quan hệ giữa người nói và người nghe (xin phép ai? xin phép trong thời gian nào? tại sao lại phải xin phép?) Quan hệ giữa người nói và người nghe (xét trong quan hệ thân - sơ, và quan hệ xã hội) sẽ chi phối nội dung cho phép của người nghe cũng như cách thức người nói thực hiện hành vi xin phép. 1.4.4.2. Điều kiện chân thành (Điều kiện tâm lí) (Sincerity condition) Điều kiện chân thành chỉ ra các trạng thái tâm lí tương ứng của người thực hiện hành vi xin phép. Hành vi xin phép đích thực được thực hiện thể hiện mong muốn của người nói muốn người nghe cho phép người nói thực hiện điều được nêu ra trong hành vi xin phép. Tuy nhiên, trong thực tế giao tiếp, đôi khi trong một vài trường hợp hy hữu người nghe bắt buộc phải cho phép người nói thực hiện hành vi xin phép của người nói vì nhiều mục đích khác nhau, hoặc để giữ thể diện cho cả người nói và người nghe, hoặc người nghe cho phép người nói thực hiện hành vi xin phép của mình chỉ vì lịch sự trong các cuộc hội thoại. 35 1.4.4.3. Điều kiện căn bản Điều kiện căn bản tương ứng với tiêu chí đích ở lời (theo Searle). Đây có thể được coi là điều kiện thiết yếu để một hành vi ở lời được thực hiện thành công. 1.4.4.4. Điều kiện nội dung mệnh đề (Propositional content condition) Điều kiện nội dung mệnh đề nêu rõ bản chất của hành vi ngôn ngữ. Đối với hành vi xin phép và hồi đáp (nhóm điều khiển) thì nội dung mệnh đề chính là hành vi tương lai của người nói, mang lại những lợi ích tinh thần và vật chất cho người nói, hành vi tương lai của người nói trong nội dung mệnh đề xin phép đôi khi lại có thể mang lại những thiệt hại hoặc sự lo lắng, sợ hãi cho người nghe. (20) Thưa ông, xin lỗi ông, ông làm ơn cho chúng tôi vào thẳng ông chủ. [125, 126] (21) A: Would you mind if I smoke here? B: Never mind. [105, 85] Trong ví dụ (20) hành vi xin phép của người nói “cho chúng tôi vào thẳng ông chủ” là hành vi rất cần sự cho phép, sự đồng ý, sự hồi đáp tích cực của người nghe, trong trường hợp này là của người bảo vệ để thỏa mãn, để đáp ứng nhu cầu của người nói. Hiệu lực ngữ vi của hành vi xin phép trong phát ngôn này là rất lớn. Trong ví dụ (21), mục đích của người nói khi thực hiện phát ngôn “May I smoke here?” là xin phép người nghe được hút thuốc. Phát ngôn này mang nhiều ý nghĩa khác nhau tùy vào từng ngữ cảnh, từng tình huống giao tiếp khác nhau, chẳng hạn nếu là ở công sở thì phát ngôn này là một hành vi xin phép đích thực, nếu ở nơi công cộng như rạp chiếu bóng hay ở công viên thì phát ngôn này chỉ là một phát ngôn để giữ thể diện và lịch sự cho người nói, đồng thời cũng tôn vinh thể diện và phép lịch sự đối với người nghe. (22) Người lính: Ai cho phép tụi bây xúm xít nói chuyện với hắn? Bây không thấy hắn là loại Việt Minh nguy hiểm à? Ông cụ: Dạ, tụi tui có biết chi mô. [126, 203] (23) SP1: Am I allowed getting in the ship? SP2: Yes, you are allowed. [145] 36 Trong ví dụ (23), hành vi hồi đáp của SP2 “Yes, you are allowed” thuộc loại hành vi hồi đáp tích cực và là hành vi hồi đáp được người nghe mong đợi. Ngược lại, trong ví dụ (22), hành vi của người nói tuy không hiển ngôn tuy nhiên với câu nói “Bây không thấy hắn là loại Việt Minh nguy hiểm à?” làm cho người nghe dường như cảm thấy được hậu quả của nó khiến cho họ cảm thấy sợ hãi, do đó hồi đáp trong ví dụ này là hồi đáp tiêu cực, phủ nhận lại tất cả những gì mà người nói đã thực hiện “Dạ, tụi tui có biết chi mô”. 1.4.5. Mối quan hệ giữa hành vi yêu cầu và hành vi xin phép: Như chúng tôi đã trình bày ở những phần trên, hành vi xin phép và hành vi yêu cầu đều thuộc nhóm hành vi Điều khiển (Directives), ở hai loại hành vi này đều có những điểm tương đồng và khác biệt nhất định: 1. Hành vi xin phép hướng đến mục đích là người nói mong muốn, yêu cầu người nghe đồng ý, cho phép người nói thực hiện một hành động nào đó trong tương lai. 2. Hành vi yêu cầu hướng đến mục đích là người nói yêu cầu, đề nghị người nghe thực hiện một hành động nào đó trong tương lai. 3. Khi thực hiện hành vi xin phép, thể diện của người nghe được tôn vinh, người nói thường rất lịch sự, tôn trọng người nghe để nhằm đạt được mục đích của mình là được người nghe đồng ý, cho phép thực hiện một hành vi nào đó trong tương lai. Khi thực hiện hành vi yêu cầu, thể diện của người nói thường bị đe dọa, trong một vài trường hợp còn có nguy cơ làm mất thể diện của cả người nói và người nghe nếu người nghe không thực hiện hành vi yêu cầu của người nói. 5. Vị thế giao tiếp của người nghe trong hành vi xin phép thường cao hơn người nói trong khi vị thế giao tiếp của người nói trong hành vi yêu cầu thường cao hơn người nghe. Như vậy, khi thực hiện hành vi xin phép, giữa người nói và người nghe phải có mối quan hệ tương hợp, vì hành vi xin phép có đặc điểm là luôn làm thiệt cho người nghe, nên nếu không có mối quan hệ tương hợp thì hành vi này sẽ không 37 được người nghe chấp thuận. Dưới đây là những điều kiện hợp chuẩn để thực hiện hành vi xin phép. 1. Vị thế giao tiếp của người nói thường thấp hơn vị thế giao tiếp của người nghe. 2. Người nghe phải là người có đủ quyền hạn, thẩm quyền để cho phép người nói thực hiện hành vi được nói đến trong mệnh đề có chứa hành vi xin phép. Như vậy, hành vi xin phép có đặc điểm ngữ dụng liên quan đến quyền lực (người nghe có quyền đồng ý hay từ chối lời xin phép hay đề nghị của người nói). 3. Hành vi xin phép thường làm thiệt cho người nghe và mang lợi ích đến cho người nói, cho nên người nói phải có thái độ chân thành khi thực hiện các hành vi xin phép. 4. Người nói luôn lựa chọn phương án thực hiện hành vi xin phép một cách lịch sự để giảm mức đe dọa thể diện của người nghe và đồng thời đề cao sự tôn trọng đối với người nghe, nhằm đạt được mục đích giao tiếp của người nói. Do đó, lịch sự và thể diện cũng là một nét ngữ dụng cơ bản mà hành vi xin phép luôn hướng tới. 5. Hành vi xin phép hướng quyền lợi về người nói, nên phải tính đến trường hợp người nghe chấp thuận hay không chấp thuận hành vi xin phép của người nói trước khi thực hiện nó. (24) Đã 2 giờ sáng rồi, xin phép bố mẹ con tranh thủ đi nằm một lát ạ. Ừ. [146] Hành vi xin phép của người con thỏa mãn các điều kiện vừa nêu trên. Trong tình huống này vì vị thế giao tiếp của người con là thấp hơn vị thế giao tiếp của bố mẹ và vì vậy nên người con (Sp1) đã sử dụng nhiều yếu tố để làm giảm tối thiểu mức đe dọa thể diện của bố mẹ (Sp2) bằng cách đưa ra lý do“đã 2 giờ sáng rồi” và cách sử dụng tiểu từ tình thái “ạ” cuối phát ngôn để thuyết phục bố mẹ cho phép mình thực hiện hành vi xin phép “xin phép bố mẹ con tranh thủ đi nằm một lát ạ”, và đã nhận được sự hồi đáp tích cực từ phía bố mẹ của mình (người nghe). 38 1.5. Nguyên tắc về lịch sự và thể diện trong hội thoại Theo "Từ điển tiếng Việt" của Hoàng Phê (2005) “lịch sự” nghĩa là “có cách cư xử lịch thiệp và biết tuân theo lề lối chuẩn mực xã hội trong giao tiếp” [40, 54]. Đỗ Hữu Châu (2010) trong "Đại cương Ngôn ngữ học" tập II đưa ra khái niệm „lịch sự” như sau: “phép lịch sự là hệ thống những phương thức mà người nói đưa vào hoạt động nhằm điều hòa và gia tăng giá trị của đối tác của mình” [4, 280]. Nguyễn Đức Dân (1998) khẳng định” Lịch sự là tôn trọng nhau. Nó là một biện pháp để giảm bớt trở ngại trong tương tác giao tiếp giữa các cá nhân”.[7, 76] Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài cũng có những quan điểm khác nhau về lịch sự và thể diện như George Yule (1996) đã xem „lịch sự” trong một cuộc tương tác hội thoại như là phương tiện để khẳng định sự nhận thức “thể diện” của người tham gia giao tiếp và cũng là một nghi thức xã giao ẩn chứa bên trong một nền văn hóa. Brown, P. & Levinson, S., [50,50] đã đưa ra một lý thuyết về những nguyên tắc trong giao tiếp để đảm bảo tính lịch sự và thể diện.Theo nguyên tắc này, ông nhấn mạnh tầm quan trọng và thiết yếu của lịch sự và thể diện để có được những giao tiếp thành công, mối quan hệ mật thiết giữa lịch sự và thể diện, khi nguy cơ đe dọa thể diện càng cao, người nói cần chọn chiến lược càng lịch sự. Ông quan niệm lịch sự phải dựa trên các quy tắc sau: - Khoảng cách xã hội (Social distance): Khoảng cách xã hội được Brown & Levinson (1987) định nghĩa như là mức độ xã hội cân đối về sự tương đồng và khác biệt trong phạm vi của người nói và người nghe. - Quyền lực tương đối (Relative Power) - Phạm vi áp đặt tuyệt đối (Imposition Rank) Trong luận án này, chúng tôi sẽ phân tích các chiến lược lịch sự và thể diện có liên quan đến hành vi xin phép và hồi đáp theo quan điểm của Brown & Levinson. Theo Brown & Levinson, trong diễn biến hội thoại, các HVNN tiềm ẩn sự đe dọa thể diện cả người nói và người nghe được gọi là hành vi đe dọa thể 39 diện (Face Threatening Acts - FTA). Chúng tôi tán thành quan điểm về lịch sự của Brown & Levinson vì tính cụ thể của nó bởi phép lịch sự tiêu cực có tính chất bù đắp hay né tránh. Đó là sự né tránh các FTA hoặc giảm nhẹ bằng một số biện pháp như: 1. Dùng từ xưng hô lịch sự (ông, bà, ngài, chú, bác, thủ trưởng, giám đốc...chỉ ngôi thứ hai khi đối thoại trực tiếp). 2. Dùng các thành phần mở rộng như yếu tố hô gọi, yếu tố rào đón. 3. Sử dụng các tiểu từ tình thái. Dựa trên những nhận định của các nhà nghiên cứu trên, chúng tôi rút ra kết luận về quan hệ giữa lịch sự và hành vi xin phép và hồi đáp như sau: - Hành vi xin phép có thể xem là một hành vi thuộc nhóm đe dọa thể diện tiêu cưc̣ của người nói . Tính lịch sự trong hội thoại xin phép và hồi đáp càng gia tăng, người nói phải thưc̣ hiêṇ phương châm tăng tối đa tổn thất về phía mình, và phải tìm cách giữ thể diện hoặc tôn vinh thể diện cho người nghe (người đối diện). - Ngược lại, tính lịch sự sẽ giảm, mức độ thành công của hội thoại càng bị đe dọa khi người nói dành càng nhiều lợi ích về phía mình như tôn vinh thể diện của bản thân, và đẩy thiệt hại về phía người đối diện như đe dọa hay làm mất thể diện của người đối diện. Vậy, làm thế nào để thực hiện các hành vi xin phép và hồi đáp với phương châm tôn vinh thể diện hoặc làm giảm thiểu hoặc bù đắp thể diện của người nói (người thực hiện hành vi xin phép) và người nghe (người hồi đáp). Luâṇ án se ̃sử dụng lí thuyết nguyên tắc lịch sự của Brown & Levinson để tìm hiểu và giải quyết vấn đề này. 1.6. Quan hệ liên cá nhân trong hội thoại Những quan hệ được hình thành giữa những người đối thoại với nhau được gọi là quan hệ liên cá nhân. Theo một số nhà nghiên cứu, quan hệ này có thể được xem xét trên hai trục tọa độ là: trục ngang và trục dọc. - Trục ngang (còn gọi là trục khoảng cách hay trục thân cận): thể hiện khoảng 40 cách tình cảm gần gũi, thân tình hay xa lạ giữa những người tham gia hội thoại. Quan hệ này có thể điều chỉnh được. Những quan hệ trên trục này được gọi là quan hệ ngang. Có những dấu hiệu bằng lời, phi lời, và kèm lời để đánh dấu mức độ quan hệ này giữa những người tham gia hội thoại. - Trục dọc (còn gọi là trục vị thế, trục quyền uy): trục này thể hiện vị thế xã hội của những người tham gia hội thoại. Những quan hệ trên trục này được gọi là quan hệ dọc. Những quan hệ về vị thế cũng biểu hiện qua các dấu hiệu bằng lời, phi lời, và kèm lời. Vị thế xã hội và quan hệ thân cận có ảnh hưởng không nhỏ đến nội dung, hình thức và cả quá trình hình thành các hành vi ngôn ngữ, đặc biệt là hành vi ngôn ngữ xin phép. Hành vi xin phép không chỉ chịu sự tác động của các mối quan hê ̣liên cá nhân này và một số nhân tố xã hội khác như tu ổi tác, giới tính, nghề nghiêp̣ cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của các hành vi xin phép và hồi đáp trong giao tiếp. 1.7. Ngôn ngữ và mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa “Ngôn ngữ bao gồm hai phương diêṇ chủ yếu : phương diêṇ hê ̣thống những đơn vi ̣ - yếu tố như âm tố ( âm vi )̣, hình vị , từ, câu và phương diêṇ hoaṭ đôṇg thưc̣ hiêṇ chức năng hướng ng oại của hệ thống đó trong những qui tắc điều khiển hoaṭ đôṇg của ngôn ngữ, những hành vi của ngôn ngữ đặc trưng và những sản phẩm (mô hình và cu ̣thể) do các hoaṭ đôṇg ngôn ngữ tạo ̣ra như phát ngôn , văn bản diêñ ngôn và các đơn vi ̣của hôị thoaị” [6,15] Về vấn đề nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ dưới góc độ văn hóa, Đỗ Hữu Châu (2000) cho rằng: “Bên cạnh những hành vi ngôn ngữ cần yếu cho giao tiếp ở tất cả các cộng đồng ngôn ngữ trên thế giới, vẫn tồn tại những hành vi ngôn ngữ chỉ có trong nền văn hóa này mà không tồn tại trong nền văn hóa khác (ví như hành vi ngôn ngữ “lì xì”, “mừng tuổi” ngày Tết, hành vi “phỉ thui” trước lời nói gở của người Việt Nam). Quan trọng hơn nữa là động lực và cách thức thực hiện những hành vi ngôn ngữ phổ quát vẫn bị chi phối bởi các nhân tố 41 văn hóa” [4, 16] Tóm lại, giữa ngôn ngữ và văn hóa có một mối quan hệ chặt chẽ và mật thiết . Ngôn ngữ là công cu ̣của văn hoá bởi vì không có ngôn ngữ thì không môṭ hoaṭ đôṇg văn hoá nào có thể diễn ra được . Văn hóa chi phối mạnh mẽ mọi hành vi của con người trong xã hội trong đó có các hành vi ngôn ngữ. Ngôn ngữ cũng là một sản phẩm của văn hóa, là một thành phần có thể nói là quan trọng nhất của văn hóa.. Và, như Anna Wierzbicka (1987) đã nhận định "văn hóa khác nhau thì ngôn ngữ khác nhau, hành vi ngôn ngữ khác nhau". 1.8 Tiểu kết Tóm lại, khi nghiên cứu một hành vi ngôn ngữ, chúng ta phải xét chúng một cách toàn diện trong mối liên hệ chặt chẽ với các vấn đề lý thuyết liên quan; đó chính là lý thuyết hành vi ngôn ngữ, lý thuyết về hội thoại, lý thuyết về lịch sự và thể diện và các mối quan hệ của các hành vi ngôn ngữ với văn hóa. Thứ nhất, lý thuyết hành vi ngôn ngữ bao gồm: khái niệm hành vi ngôn ngữ, các loại hành vi ngôn ngữ, phân loại hành vi tại lời, điều kiện sử dụng hành vi tại lời, hành vi ngôn ngữ trực tiếp và gián tiếp, biểu thức ngữ vi, phát ngôn ngữ vi, và động từ ngữ vi. Đồng thời, vấn đề nghiên cứu hành vi ngôn ngữ không chỉ liên quan đến lý thuyết hành vi ngôn ngữ mà nó còn phải gắn liền với lý thuyết hội thoại, bởi lẽ, đúng như nội dung nghiên cứu của luận án, hành vi xin phép và hồi đáp là môṭ cặp hành vi ngôn ngữ xuất hiện trong sự tương tác giữa hành vi xin phép của người nói và sự hồi đáp của người nghe trong một hội thoại hay chính xác hơn là trong một cặp thoại. Thứ hai, làm rõ khái niệm hành vi xin phép và hồi đáp trong mối liên qua..., 377] 153. Xin vô phép ông. Ông ngồi chơi, tôi xin xuống dưới này một chút. [110, 295] 154. Bẩm, bà lớn có cho phép con kể lại đầu đuôi câu chuyện hầu bà lớn nghe không? Được, cô cứ kể. [ 118, 171] 155. Xế trưa rồi, bà cho phép cháu chở hàng đi. Không được. [41, 74] 156. Mẹ cho phép Ái đi đón cậu nhé? Không được. [118, 252] 157. Dạ, cho phép con được thưa chuyện ạ. Có chuyện gì anh cứ nói. [146] 158. Chiều nay ông cho phép tôi lại chơi không? Rất hân hạnh mời ông lại chơi nhà. [118, 268] 159. Xin lỗi, cho phép hỏi cô tên gì nhỉ? Lan. [135, 321] 160. Thôi nhờ bà nói giúp, chúng tôi xin vô phép cụ cố bà. [118, 43] 161. Trước hết xin cô cho phép tôi mời cô lót dạ tạm mấy miếng cơm nắm tôi mang theo đã. [128, 259] 162. Bẩm chú, cho phép cháu vào thăm thím. Thím không có ở đây đâu. [117, 260] 163. Lạy cụ, cụ cho phép con vào thăm chồng con. [114, 105] 36 164. Lạy cụ lớn, cho phép con gọi thế ạ. Cười sung sướng, gớm các bà chị đến là khó hiểu. [117, 151] 165. Bẩm cụ, chúng tôi xin cụ cho phép chúng tôi thôi việc. Ông chủ tròn xoe hai mắt nhìn Dụ, sửng sốt: Ông thôi việc, tại sao ông không làm việc với tôi? [117, 316] 166. Báo cáo, nếu thủ trưởng cho phép, em có thể dùng ngựa đưa Hiền về đài quan sát. Em biết cưỡi ngựa? Dạ. Vậy, em cố cưỡi ngựa đưa Hiền thật nhanh về đài quan sát. [126, 121] 167. Harry Porter: Ông cho phép cháu đi thăm làng Hagesmeade. Ông Cormellius: Không, tôi rất tiếc, Harry à, nhưng luật lệ là luật lệ. [93, 59] 168. Xin thiếu tướng cho phép tôi báo cáo tiếp. [130, 231] XINCHO 169. Con xin thầy đừng cho con sang bên ấy nữa. Bà Sang lắc đầu: Mày phải đi, mày không được ở nhà này. [117, 102] 170. Bẩm, xin quan lớn cho con dậy, con mới nói được. Ông huyện cười sung sướng, gật đầu. [117, 148] 171. Thưa cụ chỉ xin cụ cho cháu ngồi đây một lát. Không được, ngồi đây để ăn cắp à. [131, 237] 172. Xin bác cho cháu qua sông bắt liên lạc. Bác không ngăn cản cháu, nhưng trời thì tối, đêm thì lạnh, bác lo lắm. [123, 155] 173. Tư Bền: Thưa ngài, xin ngài hãy thư thư cho ít bữa, khi nào thư thư, tôi sẽ đi làm và nộp sau. 37 Ông chủ bĩu môi, nói: Thôi, biết bao lần rồi, Cậu không trả tôi sẽ đưa ra tòa đó. [113, 262] 174. Bẩm, xin quan lớn cho con dậy, con mới nói được. Ông huyện cười sung sướng gật đầu. [112, 148] 175. Tôi nói thế là chí lí lắm, vậy xin ông cho tôi được toàn quyền đi làm ngay cái việc cần làm nhé. [115, 178] 176. Con xin mợ cho con nghỉ buổi làm ngày mai. Vừa mới đến làm đã tính chuyện nghỉ, còn lâu. [41, 91] 177. Xin bà cứ cho anh ấy nghe lời ông Phủ. Bà Cử và Điệp ngồi yên lặng. [117, 269] 178. Lạy ông tha cho con, con chỉ dám xin ông món tiền công ông chưa cho con mà thôi. [115, 113] 179. Tôi chỉ dám xin cô dăm phút thôi. [122, 35] 180. Chúng tôi xin được đi thêm hai người nữa. Không, không được. [132, 96] 181. Con đến xin cụ cho con đi tù. [109, 22] 182. Lạy thầy, thầy làm phúc cho nhà con nó đến thăm con một lúc. Thầy đội giận dữ quát: Vả vào miệng nó kìa. [114, 94] 183. Bẩm ông sang năm, con xin con nghỉ ở nhà. [117, 105] 184. Thưa thầy! Một lần nữa con cúi đầu xin thầy cho con được đưa nhà con về làm dâu thầy. Thôi, anh đi đi. Nhà này không có chỗ cho những quân trốn chúa lộn chồng ấy. [119, 52] 185. Xin quan lớn cho phép con mai táng con xin hậu tạ quan lớn. [114, 159] 186. Tôi xin trình bày ngắn gọn. [122, 324] 187. Nhờ cậu làm phúc trình quan cho tôi được vào hầu. 38 Anh lệ gắt thầm: Đây không biết. [114, 73] 188. Lạy thầy, nới rộng cho con buốt lắm. Thầy đội không đáp. [114, 81] 189. Con xin ông ban cho tiền công để sáng mai con đi sớm. [117, 107] 190. Xin mời bà đi theo tôi, tôi rất hân hạnh. Rồi hai người đi vào phòng kín, che bằng nhung. [124, 54] 191. Bẩm xin các quan cho gọi vài người cùng khuân xuống giúp con thì mới chóng việc được. [115, 248] 192. Xin ông cho phép con lấy xe về. Không được. [41, 74] 193. Xin ông cho tuần mở cổng để chúng tôi cho trâu đi cày. Thong thả, hãy đứng đấy. [110, 22] 194. Lát nữa mẹ cho con đi chơi với Hương mẹ nhé. Thì cứ làm cho xong bài tập đi. Đã xong đâu mà hỏi. [38, 91] 195. Con xin ông lý đừng đánh cháu nữa, cháu còn bé nó có tội gì đâu. Không tội à, thả trâu ăn hết lúa nhà ông, ông đánh cho chừa. [41, 41] 196. Cho tôi thời gian suy nghĩ. Phải ngay bây giờ hoặc không bao giờ nữa. [38, 85] 197. Thưa cụ, chỉ xin cụ cho cháu ngồi đây một lát. Không được, ngồi đây để ăn cắp à.[131, 237] XIN 198. Cháu lạy ông, xin ông kêu quan để cho cháu đến sáng mai. Không được. [117, 228] 199. Tui chỉ xin cha một điều là không thể trốn về Sài Gòn được. Rồi, rồi. Được. [140, 380] 200. Thôi, chào cô, tôi xin sang bên kia một lát. 39 Vâng. [120, 48] 201. Con xin đồng ý với Lê Duy là xin hoãn đám cưới. Cả nhà trố mắt lên nhìn. [119, 559] 202. Con chỉ xin hai bác nhận con làm con nuôi. Ông bà Tú bối rối không nói gì. [119, 562] 203. Xin ông chớ giận mẹ con tôi. Không hề gì. [119, 302] 204. Thôi, xin cụ cho phép, chúng cháu không khát. Rồi không đợi ông Hàn trả lời, Mai nguây nguẩy bước ra sân. [118, 79] CHO 205. Bà làm phúc cho cháu ngồi chờ đến sáng. [131, 236] Không được. 206. Anhanh cho em cắm lên mộ cô ấy nắm hoa. Cô đấy à? Xin mời. [121, 43] 207. Mừng: Chừ anh cho em chạy theo cho kịp đội anh hỉ Đội trưởng: Ừ, đội em đã qua hết cầu rồi đó, em chạy ù lên đi. [126, 97] 208. Mừng: Dạ, dạ .thưa anhAnh cho em về thăm mạ em, sáng mai em trở lại sớm. Đội trưởng: Về thăm mạ à, tối tăm mưa gió thế này, chú mày về nhà thế nào được? Mừng: Dạ, tối chi bằng hôm đánh nhà thằng Lơ- bô- tít. Đội trưởng: Được, cho chú mày về, nhưng đúng 5 giờ sáng mai chú mày phải có mặt để tập trung toàn đội. [126, 157] 209. Vịnh: Anh cho em quay lại tìm - Vịnh nói - Em sợ nó nó đi lung tung đâm đầu vô giữa vị trí địch thì nguy. Đội trưởng: Thế thì em quay lại tìm đi. [126, 97] 40 210. Các thầy cho chúng cháu đi, kẻo đến nhà thì chiều cả mất. Không biết, đó là lệnh quan. [117, 285] 211. Báo cáo thủ trưởng, xin thủ trưởng cho anh em nghỉ một lát. [20, 36] 212. Mẹ cho con với em Nam đi chơi một lát ạ. Đi đâu giờ này nữa, ở nhà ăn cơm. Chúng con đi một lúc thôi. Vậy đi nhanh rồi về. [20, 47] 213. Làng chúng cháu ở đằng kia, các thầy cho chúng cháu về, chứ có lộn lại thì biết lối nào? Mặc kệ, lối này quan cấm. [112, 221] 214. Hay là thầy cho chúng con đi tìm xung quanh lớp xem ạ. Cho là ý kiến hay, ông gật đầu. [111, 332] 215. Cậu cho em đi nhé. Đức thẫn thờ không nói gì. [108, 208] 216. Thưa thầy quyền, cho tôi chờ các bác các cháu một thể. Chờ. Việc ăn đấy mà phải chờ nhau. Còn hai hôm nữa đổ thuế, quan về thì bỏ mẹ sớm. [38, 127] 217. Mẹ cho con sang nhà chú Hà. Tối rồi, ngáo ộp bắt đây. [38, 119] 218. Mai cậu cho tớ mượn xe đạp của cậu đi thư viện một lát được không? Tớ nghĩ nếu cậu hỏi bạn Nam, bạn ấy nhất định sẽ cho mượn, hay cậu thử hỏi xem sao.[HT] 219. Lát nữa mẹ cho con đi chơi với Hương, mẹ nhé. Làm bài tập đi. [38, 91] 220. Mai cậu cho tớ mượn xe đạp của cậu đi thư viện một lát được không? 41 Tớ rất hiểu hoàn cảnh của cậu nhưng ngày mai tớ có việc phải dùng đến nó, cậu thông cảm nhé.[HT] 221. Vợ: Anh ơi, ngày mai chúng ta cho các con về bên ngoại nhé! Chồng: Ừ nhỉ! Đã lâu chúng ta chưa về thăm các cụ. [20, 34] 222. Lạy các cụ, các cụ làm phúc nói với quan hộ cho. [114, 37] 223. Nhờ ông xin hộ thầy quyền cho con cái nón. Đây anh cho nhà, nhà về nhé. [112, 103] 224. Cho anh chạm tay vào một tí nhé. [121, 251] 225. Cho em đi nhé. Tiếng chị cồn cào nóng hổi. Anh gừ một tiếng trong cổ họng như con thú bị thương rồi lẳng lặng mặc quần áo đi ra. [119, 30] 226. Bác cho cháu vào vườn hái nắm lá ngải cứu ạ. Được thôi, cháu vào đi. [41, 31] 227. Cho chúng tôi vào thăm anh ấy một tí rồi chúng tôi ra ngay thôi. [135, 237] 228. Cháu không dám xin ngủ, chỉ xin cụ cho cháu ngồi đây một lát. Không, tôi chỉ là người làm, phải hỏi bà chủ trong nhà mới được. [131, 158] 229. Con xin ông, ông cho con được về với các cháu một lúc. Con mẹ này quá lắm, mày tưởng chúng tao là lũ đầu đất hả, cho mày về, mày trốn, chúng tao chịu trói thay mày chắc. [41, 93] 230. Anh cho em mượn chiếc bút máy một lát. Ừ, lấy đi. [41, 40] 231. Thưa, hay con nghỉ buổi chợ để đi thay nhà con có được không ạ? Không! Phải là đàn ông kia chứ nữ nhân ngoại tộc, ai kể. [108, 221] 232. Cho tôi làm xong việc này đã. [117, 133] 233. Thưa ngài, tôi xin che chở phái đẹp trong cuộc Âu hóa. Thôi đi, anh là đồ ngu. [124, 71] 42 234. Thưa cậu cho con hút xong điếu thuốc, con sẽ xin kể để cậu nghe. [131, 308] 235. Chúng tôi mạn phép thay mặt cho chị em phụ nữ (.) sau đó là tiếng chúc tụng nhau..[124, 303] 236. Cho tôi thử nó một tí. Bạn có thể hoàn thành nó trong một giây. [60, 60] 237. Mẹ cho con thêm ít tiêu được không ạ? Con hãy đi mua thêm một ít. [60, 90] 238. Cho tôi giữ nó thêm chút nữa. Tốt thôi. [60, 129] 239. Mẹ cho con nghỉ ngơi tí. Con lúc nào cũng lười. [60, 173] 240. Cho con cố gắng lần này nữa nhé. Được thôi. Con có thể hoàn thành bài tập kỳ nghỉ đông này cho mẹ không? [53, 123] 241. Cô cho chúng em giải lao chút xíu nữa. Không được, hết giờ giải lao rồi các em. [HT] 242. Mẹ cho phép con về muộn tí ạ. [20, 41] 243. Tối mẹ cho con sang nhà bạn Lan học nhóm nhé. Hôm khác đi con, trời đang có bão đấy. [20, 23] 244. Mai nhà em có chút việc bận, chị có thể cho em nghỉ dạy cháu một buổi được không ạ? Không sao, nếu bận em cứ nghỉ, hôm nào dạy bù cháu cũng được. Dạ, em cám ơn chị. (HT) 245. Tối nay, mẹ cho con qua nhà bạn Nam học nhóm được không ạ? Con nhớ đừng về muộn quá, trời tối nguy hiểm đấy. [20, 43] 43 MUỐN, LÀM ƠN 246. Em muốn đưa thư đến Sư đoàn Bộ trong đêm nay. Vậy thì tốt quá. [126,67] 247. Tôi muốn thưa ông một câu chuyện, mà chờ đây có tiện không nhỉ? Được, cậu cứ chờ. [117, 393] 248. Tôi đang có việc muốn báo cáo với Bí thư. Nói đi, cậu có chuyện gì? [152, 2] 249. Chị lát nữa có đi đâu không? Cho em nhờ xe chị sáng nay nhé. À, chị sáng nay bận đến cơ quan. Em hỏi bố thử xem. [41, 159] 250. Thưa bà, chúng tôi muốn giáp mặt bà để được hầu chuyện. Không hề gì, mời ngài vào chơi. [117, 755] 251. A: Tiện đây mình muốn cậu cho mình mượn chiếc xe máy của cậu nữa ngày nhé. B: Được thôi, để mình xem, nhưng mình chỉ có thể cho cậu mượn tối đa 3 tiếng thôi. Chiều nay mình có việc phải dùng đến nó mà, cậu thông cảm nhé. [20, 24] 252. Bẩm cụ. cô dâu muốn hầu cụ lớn ạ. À, mợ cả vào đây mẹ hỏi chuyện. [117, 774] 253. Lạy cụ, cụ làm ơn làm phúc cho con vào thăm nhà con phải giam từ hôm qua. Không ai vào thăm được đâu. [114, 104] 254. Quan lớn làm ơn tránh cho chúng tôi đi một tí. Các người đi làm đồng nhỉ. [106, 9] 255. Bí thư, cháu muốn xin nghỉ mấy ngày? Xin nghỉ, để làm gì? [152, 2] 256. Ông Trương ơi, ông làm ơn mở cổng cho chúng tôi đánh trâu ra đồng. 44 Hãy khoan, thong thả đã. [117, 56] 257. Cậu làm ơn cho tôi biết rồi sau cô ấy đẻ con trai hay con gái? Ông bảo gì? [117, 403] 258. Cậu làm ơn bảo cô ấy ra cho con hỏi một tí. [108, 230] 259. Thị trưởng, tôi có việc muốn báo cáo. Có chuyện gì? [152, 3] 260. Thưa ông, xin lỗi ông, ông làm ơn cho chúng tôi vào thẳng ông chủ. [125, 126] 261. Lão gia muốn cháu đi thủ đô một chuyến. A, vậy đi đi. [152, 3] CÓ THỂ 262. Chúng tôi có thể nhìn qua một tí được không? Vâng, dĩ nhiên. [60, 60] 263. Cháu có thể mời ông một li bia ở khách sạn Terrace trước khi chúng ta mang những thứ này về nhà chứ? Tại sao không? [95, 2] 264. Cháu có thể đi kiếm giúp ông mấy con cá mòi cho ngày mai. Đừng. Đi chơi bóng chày đi. [95, 2] 265. Cháu có thể đi kiếm cá mòi chứ. Cháu có thể kiếm được bốn con mồi. Hôm nay ông vẫn còn mấy con mồi. [95, 3] 266. Để cháu đi kiếm bốn con tươi. Một thôi. [95, 3] 267. Cháu có thể mang cái lưới quăng đi chứ. Dĩ nhiên. [95, 3] 268. Cháu có thể nói cho họ biết sự thật không? Cái gì? [95,4] 45 269. Anh có thể cho tôi nói một chút không? Tôi rất lấy làm tiếc nhưng[60, 22] 270. Cho phép tôi chăm sóc chúng giúp bạn. Tôi chỉ nói với cô ấy là bạn không thể đi. Vâng, tôi nên làm gì bây giờ? [60, 21] 271. Tôi có thể chỉ cho anh một vài thứ thú vị. Tốt thôi. [60, 61] KHÁC 272. Vô phép các ông tôi đi trước. Ồ, không dám, ngài cứ tự nhiên cho. [41, 90] 273. Cuối cùng cho phép tôi chúc tất cả các nhà báo và các bạn đọc tạp chí và công luận nhiều sức khỏe và sự mãn nguyện. Cám ơn ngài. [45, 93] 274. Bẩm cụ. cô dâu muốn hầu cụ lớn ạ. À, mợ cả vào đây mẹ hỏi chuyện. [118, 774] 275. Mời bà mời bác ngồi chơi, cháu đi đằng này có tí việc ạ. Bà trùm gạt: Không cơm nước gì đấy, chúng tôi ăn cả rồi. [114, 20] 276. Thôi, vô phép cụ tôi về trước nhé. Điệp đứng tránh sang bên cho bà ta đi. [117, 208] 277. Cũng khuya rồi, cháu xin phép về ạ. Đi đường nhớ cẩn thận nhé. [146] 278. Tai sao cô lại dám xô tôi ngã xuống hồ. Tôi sẽ giết cô. Xin lỗi, tôi không cố ý, chắc là cô sơ ý nên té ngã đó mà. Cô cứ đợi đấy, tôi xin phép (đi ra với vẻ rất hung dữ). [142] 46 279. Này anh Phúc ơi, anh là người chí thân của tôi, một vị ân nhân của tôi. Nhờ anh vợ chồng tôi mới lấy được nhau, mới có buôn bán. Vậy thì tôi cần thành thực với anh Vậy anh có cho phép tôi được thành thực không? [122, 377] 280. Bu ơi, bu ở nhà, con đi đằng này một tí nhé. Thôi con ạ, không thuốc thang gì nữa đâu. [109, 316] 1 PHỤ LỤC C PHIẾU ĐIỀU TRA Phiếu c©u hái ®iÒu tra nµy ®-îc lËp nh»m gióp ®ì t«i trong viÖc thực hiện đề tài luận án "Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiÕng Anh vµ tiÕng ViÖt". T«i muèn gửi lêi c¸m ¬n chân thành ®Õn nh÷ng ng-êi sÏ gióp t«i tr¶ lêi b¶ng ®iÒu tra nµy. Xin mäi ng-êi h·y tin r»ng t«i sÏ kh«ng nªu tªn mäi ng-êi. Vui lòng hãy đánh dấu vào những chỗ phù hợp. . Quốc tịch: .Tuổi tác: . Giới tính: Nam Nữ 1. Anh/ Chị lµ con trong gia ®×nh. Anh/ Chị sÏ nãi nh- thÕ nµo nÕu anh/ chị muèn xin phÐp bè mÑ tè chøc mét b÷a tiÖc sinh nhËt? . . 1.1 Bố mẹ anh/ chị sẽ nói gì nếu họ đồng ý cho phép bạn tổ chức sinh nhật? . . 1.2 Bố mẹ anh/ chị sẽ nói gì nếu họ không đồng ý cho phép bạn tổ chức sinh nhật? . . Xin vui lòng đánh giá các yếu tố sau (khoảng cách xã hội, quan hệ xã hội, và mức độ áp đặt khi thực hiện các hành vi xin phép và hồi đáp trên. Vui lòng chọn một phương án cho mỗi yếu tố. Khoảng cách xã hội ( mức độ thân mật giữa anh/ chị với người nghe) Rất thân mật Thân mật Khá thân mật Có khoảng cách Quan hệ xã hội (tình trạng xã hội của người nghe đối với anh/chị) 2 Cao Khá cao Ngang bằng Thấp Mức độ áp đặt (Mức độ khó khăn khi thực hiện hành vi xin phép và hồi đáp) Rất dễ dàng Khá dễ dàng Tương đối khó Rất khó 2. Anh/ Chị muèn ®i xem phim víi c¸c b¹n tèi nay. Anh/ Chị sÏ nãi nh- thÕ nµo ®Ó xin phÐp bố mẹ mình? . . 2.1 Bố mẹ anh/ chị sẽ nói gì nếu họ đồng ý cho phép bạn đi xem phim tối nay? . . 2.2 Bố mẹ anh/ chị sẽ nói gì nếu họ không đồng ý cho phép bạn đi xem phim tối nay? . . Xin vui lòng đánh giá các yếu tố sau (khoảng cách xã hội, quan hệ xã hội, và mức độ áp đặt khi thực hiện các hành vi xin phép và hồi đáp trên. Vui lòng chọn một phương án cho mỗi yếu tố. Khoảng cách xã hội (mức độ thân mật giữa anh/ chị với người nghe) Rất thân mật Thân mật Khá thân mật Có khoảng cách Quan hệ xã hội (tình trạng xã hội của người nghe đối với anh/chị) Cao Khá cao Ngang bằng Thấp Mức độ áp đặt (Mức độ khó khăn khi thực hiện hành vi xin phép và hồi đáp) Rất dễ dàng Khá dễ dàng Tương đối khó Rất khó 3. Bè mÑ anh/ chị kh«ng cho phÐp anh/ chị vÒ nhµ muén sau 10 giờ. Anh/ Chị sÏ nãi nh- thÕ nµo ®Ó xin phÐp bè mÑ vÒ nhµ muén tèi nay. 3 . . 3.1 Bố mẹ anh/ chị sẽ nói gì nếu họ cho phép anh/ chị về nhà muộn tối nay? . .3.2 Bố mẹ anh/ chị sẽ nói gì nếu họ không cho phép anh/ chị về nhà muộn tối nay? . . Xin vui lòng đánh giá các yếu tố sau (khoảng cách xã hội, quan hệ xã hội, và mức độ áp đặt khi thực hiện các hành vi xin phép và hồi đáp trên. Vui lòng chọn một phương án cho mỗi yếu tố. Khoảng cách xã hội (mức độ thân mật giữa anh/ chị với người nghe) Rất thân mật Thân mật Khá thân mật Có khoảng cách Quan hệ xã hội (tình trạng xã hội của người nghe đối với anh/chị) Cao Khá cao Ngang bằng Thấp Mức độ áp đặt (Mức độ khó khăn khi thực hiện hành vi xin phép và hồi đáp) Rất dễ dàng Khá dễ dàng Tương đối khó Rất khó 4. Anh/ Chị muèn m-în xe ®¹p cña một người bạn. Anh/ Chị sÏ nãi nh- thÕ nµo trong trường hợp này? . . 4.1 Người bạn của anh/ chị sẽ nói gì nếu họ đồng ý cho anh/ chị mượn xe đạp? . . 4 4.2 Người bạn của anh/ chị sẽ nói gì nếu họ không đồng ý cho anh/ chị mượn xe đạp? . . Xin vui lòng đánh giá các yếu tố sau (khoảng cách xã hội, quan hệ xã hội, và mức độ áp đặt khi thực hiện các hành vi xin phép và hồi đáp trên. Vui lòng chọn một phương án cho mỗi yếu tố. Khoảng cách xã hội ( mức độ thân mật giữa anh/ chị với người nghe) Rất thân mật Thân mật Khá thân mật Có khoảng cách Quan hệ xã hội (tình trạng xã hội của người nghe đối với anh/chị) Cao Khá cao Ngang bằng Thấp Mức độ áp đặt (Mức độ khó khăn khi thực hiện hành vi xin phép và hồi đáp) Rất dễ dàng Khá dễ dàng Tương đối khó Rất khó 5. Anh/ Chị muèn nghØ lµm vµo ngµy mai. Anh/ Chị sÏ nãi víi sếp cña anh/ chị nh- thÕ nµo ®Ó xin phÐp nghØ lµm? . . 5.1 Sếp của anh/ chị sẽ nói gì nếu đồng ý cho anh/ chị nghỉ làm vào ngày mai? . . 5.2 Sếp của anh/ chị sẽ nói gì nếu không đồng ý cho anh/ chị nghỉ làm vào ngày mai? . .Xin vui lòng đánh giá các yếu tố sau (khoảng cách xã hội, quan hệ xã hội, và mức độ áp đặt khi thực hiện các hành vi xin phép và hồi đáp trên. Vui lòng chọn một phương án cho mỗi yếu tố. 5 Khoảng cách xã hội (mức độ thân mật giữa anh/ chị với người nghe) Rất thân mật Thân mật Khá thân mật Có khoảng cách Quan hệ xã hội (tình trạng xã hội của người nghe đối với anh/ chị) Cao Khá cao Ngang bằng Thấp Mức độ áp đặt (Mức độ khó khăn khi thực hiện hành vi xin phép và hồi đáp) Rất dễ dàng Khá dễ dàng Tương đối khó Rất khó 6. Anh/ Chị vµ mét vµi ®ång nghiÖp (lín tuæi h¬n b¹n) ®ang häp. Anh/ Chị sÏ nãi g× nÕu anh/ chị muèn rời cuộc họp sớm hơn mọi người? . . 6.1 Đồng nghiệp của anh/ chị sẽ nói gì nếu họ đồng ý cho anh/ chị rời cuộc họp sớm hơn mọi người? . . 6.2 Đồng nghiệp của anh/ chị sẽ nói gì nếu họ không đồng ý cho anh/ chị rời cuộc họp sớm hơn mọi người? . . Xin vui lòng đánh giá các yếu tố sau (khoảng cách xã hội, quan hệ xã hội, và mức độ áp đặt khi thực hiện các hành vi xin phép và hồi đáp trên. Vui lòng chọn một phương án cho mỗi yếu tố. Khoảng cách xã hội (mức độ thân mật giữa anh/ chị với người nghe) Rất thân mật Thân mật Khá thân mật Có khoảng cách Quan hệ xã hội (tình trạng xã hội của người nghe đối với anh/ chị) Cao Khá cao Ngang bằng Thấp Mức độ áp đặt (Mức độ khó khăn khi thực hiện hành vi xin phép và hồi đáp) Rất dễ dàng Khá dễ dàng Tương đối khó Rất khó 6 7. Anh/ Chị vµ mét vµi ®ång nghiÖp (lín tuæi h¬n anh/chị) ®ang ë v¨n phßng. Anh/ Chị sÏ nãi nh- thÕ nµo nÕu anh/chị muèn më cöa sæ? . . 7.1 Đồng nghiệp của anh/ chị sẽ nói gì nếu họ đồng ý cho anh/ chị mở cửa sổ? . . 7.2 Đồng nghiệp của anh/ chị sẽ nói gì nếu họ không đồng ý cho anh/ chị mở cửa sổ? . . Xin vui lòng đánh giá các yếu tố sau (khoảng cách xã hội, quan hệ xã hội, và mức độ áp đặt khi thực hiện các hành vi xin phép và hồi đáp trên. Vui lòng chọn một phương án cho mỗi yếu tố. Khoảng cách xã hội (mức độ thân mật giữa anh/ chị với người nghe) Rất thân mật Thân mật Khá thân mật Có khoảng cách Quan hệ xã hội (tình trạng xã hội của người nghe đối với anh/chị) Cao Khá cao Ngang bằng Thấp Mức độ áp đặt (Mức độ khó khăn khi thực hiện hành vi xin phép và hồi đáp) Rất dễ dàng Khá dễ dàng Tương đối khó Rất khó 8. Anh/ Chị ®ang ë r¹p chiÕu phim. Anh/ Chị muèn vµo chç ngåi cña m×nh nh-ng mét ng-êi ®µn «ng/ phụ nữ (b»ng tuæi anh/ chị) ®· ngåi ë ghÕ ngoµi. Anh/ Chị sÏ nãi nh- thÕ nµo ®Ó vµo chç cña m×nh? . . 7 8.1 Người đàn ông/ phụ nữ sẽ nói gì nếu họ đồng ý cho anh/ chị vào chỗ ngồi của anh/ chị? . . 8.2 Người đàn ông/ phụ nữ sẽ nói gì nếu họ không đồng ý cho anh/ chị vào chỗ ngồi của anh/ chị? . . Xin vui lòng đánh giá các yếu tố sau (khoảng cách xã hội, quan hệ xã hội, và mức độ áp đặt khi thực hiện các hành vi xin phép và hồi đáp trên. Vui lòng chọn một phương án cho mỗi yếu tố. Khoảng cách xã hội (mức độ thân mật giữa anh/ chị với người nghe) Rất thân mật Thân mật Khá thân mật Có khoảng cách Quan hệ xã hội (tình trạng xã hội của người nghe đối với anh/ chị) Cao Khá cao Ngang bằng Thấp Mức độ áp đặt (Mức độ khó khăn khi thực hiện hành vi xin phép và hồi đáp) Rất dễ dàng Khá dễ dàng Tương đối khó Rất khó 9. Anh/ Chị lµ mét sinh viªn. Anh/ Chị ®Õn líp muén. Anh/ Chị sÏ nãi g× víi gi¸o viªn cña anh/ chị? . . 9.1 Giáo viên của anh/ chị sẽ nói gì nếu họ đồng ý cho anh/ chị vào lớp? . . 9.2 Giáo viên của anh/ chị sẽ nói gì nếu họ không đồng ý cho anh/ chị vào lớp? 8 . . Xin vui lòng đánh giá các yếu tố sau (khoảng cách xã hội, quan hệ xã hội, và mức độ áp đặt khi thực hiện các hành vi xin phép và hồi đáp trên. Vui lòng chọn một phương án cho mỗi yếu tố. Khoảng cách xã hội (mức độ thân mật giữa anh/ chị với người nghe) Rất thân mật Thân mật Khá thân mật Có khoảng cách Quan hệ xã hội (tình trạng xã hội của người nghe đối với anh/chị) Cao Khá cao Ngang bằng Thấp Mức độ áp đặt (Mức độ khó khăn khi thực hiện hành vi xin phép và hồi đáp) Rất dễ dàng Khá dễ dàng Tương đối khó Rất khó Xin chân thành cám ơn! 9 PHỤ LỤC D QUESTIONNAIRE ASKING AND GIVING PERMISSION This questionnaire is done to help me in my study “The speech act of asking and giving permission in English and Vietnamese". I want to say thank you to everyone who help me to fulfill this questionnaire. You can be confident that you will not be identified. Thank you very much for your assistance. Please tick (v) where appropriate . Your nationality: . Your age: . Your gender: Male Female 1. You are a son or a daughter in your family. What would you say if you want to ask for your parents' permission to hold a birthday party? 1.1. What would your parents say if they permit you to hold a birthday party? 1.2. What would your parents say if they don’t permit you to hold a birthday party? 10 Please evaluate the following three factors (i.e., social distance, relative power, and degree of imposition) when asking and giving the above permission. Check only ONE box per factor. Social Distance (familiarity between you and the hearer) Very close Close Moderately close Distant Relative power (the social status of the hearer compared to you, the speaker) High Moderately high Equal Low Degree of imposition (the degree of difficulty in asking and giving permission) Very easy Some what easy Moderately difficult Very difficult 2. You want to go to the cinema with your friends. What could you ask for your parents’ permission? 2.1 What could your parents say if they allow you to go to the cinema with your friends? 2.2 What could your parents say if they don’t allow you to go to the cinema with your friends? Please evaluate the following three factors (i.e., social distance, relative power, and degree of imposition) when making the above request. Check only ONE box per factor. Social Distance (familiarity between you and the hearer) Very close Close Moderately close Distant Relative power (the social status of the hearer compared to you, the speaker) 11 High Moderately high Equal Low Degree of imposition (the degree of difficulty in asking and giving permission) Very easy Somewhat easy Moderately difficult Very difficult 3. Your parents don't allow you to come home late after 10.What would you say to ask their permission to come home late tonight. 3.1 What would your parents say if they allow you to come home late after 10. . . 3.2 What would your parents say if they don’t allow you to come home late after 10. . . Please evaluate the following three factors (i.e., social distance, relative power, and degree of imposition) when asking and giving permission. Check only ONE box per factor. Social Distance (familiarity between you and the hearer) Very close Close Moderately close Distant Relative power (the social status of the hearer compared to you, the speaker) High Moderately high Equal Low Degree of imposition (the degree of difficulty in asking and giving permission) Very easy Somewhat easy Moderately difficult Very difficult 4. You want to borrow your friend’s bicycle? How can you say to him/ her to ask his/ her permission? 4.1 If your friend allows you to borrow him/ her bicycle, what would he/ she says? 12 4.2 If your friend doesn’t allow you to borrow him/ her bicycle, what would he/ she says? Please evaluate the following three factors (i.e., social distance, relative power, and degree of imposition) when asking and giving permission. Check only ONE box per factor. Social Distance (familiarity between you and the hearer) Very close Close Moderately close Distant Relative power (the social status of the hearer compared to you, the speaker) High Moderately high Equal Low Degree of imposition (the degree of difficulty in asking and giving permission) Very easy Some what easy Moderately difficult Very difficult 5. You want to be off at work tomorrow. What would you say to your boss in this situation? 5.1 What would your boss say if he permits you to be off at work tomorrow? 5.2 What would your boss say if he doesn’t permit you to be off at work tomorrow? 13 . . Please evaluate the following three factors (i.e. social distance, relative power, and degree of imposition) when asking and giving permission. Check only ONE box per factor. Social Distance (familiarity between you and the hearer) Very close Close Moderately close Distant Relative power (the social status of the hearer compared to you, the speaker) High Moderately high Equal Low Degree of imposition (the degree of difficulty in asking and giving permission) Very easy Some what easy Moderately difficult Very difficult 6. You and some colleagues (older than you) are having a meeting. What would you say if you want to leave the meeting earlier? 6.1 What would your colleagues say if they allow you to leave the meeting earlier? . . 6.2 What would your colleagues say if they don’t allow you to leave the meeting earlier? . . Please evaluate the following three factors (i.e., social distance, relative power, and degree of imposition) when asking and giving permission. Check only ONE box per factor. Social Distance (familiarity between you and the hearer) Very close Close Moderately close Distant Relative power (the social status of the hearer compared to you, the speaker) High Moderately high Equal Low 14 Degree of imposition (the degree of difficulty in asking and giving permission) Very easy Some what easy Moderately difficult Very difficult 7. You and some colleagues (older than you) are at the office. What would you say to open the window? 7.1 What would your colleagues say if they allow you to open the window? . . 7.2 What would your colleagues say if they don’t allow you to open the window? . . Please evaluate the following three factors (i.e., social distance, relative power, and degree of imposition) when asking and giving permission. Check only ONE box per factor. Social Distance (familiarity between you and the hearer) Very close Close Moderately close Distant Relative power (the social status of the hearer compared to you, the speaker) High Moderately high Equal Low Degree of imposition (the degree of difficulty in asking and giving permission) Very easy Somewhat easy Moderately difficult Very difficult 8. You are at the cinema. You want to come in your seat. But a man (the same ages as you) is at his seat in front of yours. How can you say in this situation to ask his permission to come in your seat? 8.1 What would the man says if he allows you to come in your seat? . . 8.2 What would the man says if he doesn’t allow you to come in your seat? 15 . . Please evaluate the following three factors (i.e., social distance, relative power, and degree of imposition) when asking and giving permission. Check only ONE box per factor. Social Distance (familiarity between you and the hearer) Very close Close Moderately close Distant Relative power (the social status of the hearer compared to you, the speaker) High Moderately high Equal Low Degree of imposition (the degree of difficulty asking and giving permission) Very easy Somewhat easy Moderately difficult Very difficult 9. You are a student. You come to class late. What could you say to your teacher? 9.1 What would your teacher says if he/ she allows you to come in? . . 9.2 What would your teacher says if he/ she doesn’t allow you to come in? . . Please evaluate the following three factors (i.e., social distance, relative power, and degree of imposition) when asking and giving permission. Check only ONE box per factor. Social Distance (familiarity between you and the hearer) Very close Close Moderately close Distant Relative power (the social status of the hearer compared to you, the speaker) High Moderately high Equal Low Degree of imposition (the degree of difficulty in asking and giving permission) 16 Very easy Somewhat easy Moderately difficult Very difficult Thank you for your participant in this study!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hanh_vi_xin_phep_va_hoi_dap_trong_tieng_anh_va_tieng.pdf
Tài liệu liên quan