Luận án Hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng công chức ở Việt Nam

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐÀO MẠNH HOÀN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HÀ NỘI - 2021 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐÀO MẠNH HOÀN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Mã số: 9 38 01 06 Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. TRẦN NGHỊ 2. TS. LÊ THANH BÌNH HÀ NỘI

pdf186 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng công chức ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Đào Mạnh Hoàn MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 9 1.2. Các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về hoàn thiện pháp luật tuyển dụng công chức ở Việt Nam 23 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM 28 2.1. Khái niệm, nội dung, đặc điểm, vai trò của pháp luật tuyển dụng công chức ở Việt Nam 28 2.2. Khái niệm hoàn thiện pháp luật và các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng công chức ở Việt Nam 52 2.3. Các yếu tố bảo đảm hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng công chức ở Việt Nam 60 2.4. Kinh nghiệm hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng công chức của một số nước trên thế giới và những giá trị tham khảo cho Việt Nam 65 Chương 3: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 74 3.1. Quá trình hình thành, phát triển của pháp luật về tuyển dụng công chức ở Việt Nam 74 3.2. Thực trạng pháp luật về tuyển dụng công chức ở Việt Nam và nguyên nhân 89 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM 130 4.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng công chức ở Việt Nam 130 4.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng công chức ở Việt Nam 137 KẾT LUẬN 159 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 161 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 162 PHỤ LỤC 177 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT HĐND : Hội đồng nhân dân QPPL : Quy phạm pháp luật UBND : Uỷ ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Mức thu phí tuyển dụng công chức 87 Bảng 3.2: Kết quả tuyển dụng công chức năm 2018-2020 99 Bảng 3.3: So sánh số lượng, chất lượng công chức năm 2008 và 2017 100 Bảng 4.1: Đề xuất mức thu phí tuyển dụng công chức trong thời gian tới 140 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1: Kết quả tuyển dụng công chức của một số cơ quan, địa phương 99 Biểu đồ 3.2: So sánh các cuộc thanh tra từ năm 2003 - 2020 của Bộ Nội vụ 120 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời rất quan tâm đến việc xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức. Người đã chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém” [90]. Người đã cho chúng ta nhiều chỉ dẫn có ý nghĩa phương pháp luận khoa học để xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh. Vì vậy, sau khi cách mạng thành công, nhằm xây dựng một nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Hồ Chủ Tịch đã quan tâm, chỉ đạo xây dựng và ban hành quy chế công chức, nhằm tuyển chọn, thu hút những nhân sỹ yêu nước ở trong nước, các trí thức, kiều bào từ nước ngoài vào làm việc trong bộ máy cơ quan nhà nước. Công chức là người trực tiếp thực hiện công vụ, là người xây dựng các chế độ, chính sách, thực hiện các công việc quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và cũng là người làm cầu nối giữa nhà nước với người dân, trực tiếp tiếp xúc, giải quyết các công việc cho nhân dân. Do đó, công chức có vị trí, vai trò rất quan trọng trong một quốc gia, góp phần ổn định tình hình chính trị và phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của đất nước. Nên bất cứ một quốc gia nào cũng quan tâm, chú trọng đến việc nghiên cứu, xây dựng ban hành các văn bản pháp luật quy định về trình tự, thủ tục tuyển dụng công chức nhằm xây dựng một đội ngũ công chức có trình độ chuyên môn, năng lực, kỹ năng làm việc để phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Sau hơn ba mươi năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta đã chủ động xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật quy định về công tác tuyển dụng, quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước và phục vụ nhân dân. Công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật tuyển dụng công chức nói riêng đã 2 có những tiến bộ quan trọng. Quy trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật được đổi mới. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật về công chức được ban hành đã tạo khuôn khổ pháp lý ngày càng hoàn chỉnh hơn để Nhà nước quản lý công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ công chức. Nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa từng bước được đề cao và phát huy trong thực tiễn hoạt động xây dựng, ban hành pháp luật và thực thi pháp luật về tuyển dụng công chức. Trong những năm qua, Nhà nước đã tuyển dụng được đội ngũ công chức có trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức để phục vụ trong nền công vụ, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý điều hành của Nhà nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới của đất nước và hội nhập quốc tế ngày càng tập trung vào chiều sâu, tạo lên sức mạnh tổng hợp và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, tạo tiền đề để đất nước phát triển nhanh, mạnh và bền vững. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về tuyển dụng công chức Việt Nam vẫn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống. Từ thực tế công tác tuyển dụng công chức tại một số Bộ, ngành và địa phương cho thấy các quy định trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về tuyển dụng công chức ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế. Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật chưa dự liệu hết các tình huống phát sinh trong thực tế, thiếu tính bao quát, đồng bộ và toàn diện. Còn nhiều quy định thiếu chặt chẽ, tạo kẽ hở phát sinh tiêu cực trong quá trình tổ chức thực hiện. Có những quy định hết sức chung chung, mỗi địa phương, đơn vị hiểu một cách khác nhau, tạo nên sự thiếu đồng bộ, thống nhất trong vận dụng dẫn đến nhiều hệ lụy. Cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật tuyển dụng công chức còn nhiều bất cập và chưa được coi trọng đổi mới, hoàn thiện. Mỗi lần sửa đổi, bổ sung được rất ít nội dung, không theo kịp những yêu cầu và sự phát triển của thực tiễn khách quan. Trong giai đoạn đất nước đang trong quá trình phát triển 3 kinh tế - xã hội, đòi hỏi phải xây dựng một đội ngũ công chức có trình độ, năng lực và đạo đức, tận tụy phục vụ nhân dân, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, thu hút các nhà đầu tư, quản lý mọi mặt của đời sống xã hội. Với các quy định pháp luật về tuyển dụng công chức hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu này. Bên cạnh đó, với xu hướng nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, Việt Nam đang tích cực, chủ động hội nhập, nâng cao vị thế quốc gia. Tuy nhiên, những yếu tố tích cực, tinh hoa trong hoạt động xây dựng, ban hành pháp luật về tuyển dụng công chức của các quốc gia phát triển chưa được quan tâm nghiên cứu, học tập đúng mức. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém nêu trên là do chưa hoạch định được một chương trình xây dựng pháp luật về tuyển dụng công chức một cách toàn diện, tổng thể, có tầm nhìn chiến lược; việc đào tạo, nâng cao trình độ của các chủ thể có thẩm quyền xây dựng và ban hành pháp luật về tuyển dụng công chức và công tác kiểm tra, xử lý văn bản; rà soát, hệ thống hóa văn bản pháp luật về tuyển dụng công chức chưa theo kịp đòi hỏi của thực tiễn. Việc hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng công chức ở Việt Nam hiện nay không những xuất phát từ thực trạng công tác tuyển dụng công chức và yêu cầu xây dựng đội ngũ công chức trong thời kỳ đổi mới mà còn là yêu cầu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về công chức, công vụ, trong đó có nội dung về tuyển dụng công chức. Để khắc phục những hạn chế nêu trên, đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện một cách có hiệu quả công tác tuyển dụng công chức trên phạm vi cả nước, việc nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng công chức ở Việt Nam” là rất cấp thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Nội dung nghiên cứu của luận án cung cấp những cơ sở lý luận và giá trị thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng công chức ở Việt Nam trong thời gian tới. 4 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích Mục đích của luận án là trên cơ sở phân tích, làm sáng tỏ cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng pháp luật về tuyển dụng công chức ở Việt Nam, đề xuất và luận chứng các quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng công chức ở Việt Nam trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ - Trên cơ sở nghiên cứu về pháp luật tuyển dụng công chức ở một số nước trên thế giới, rút ra các bài học kinh nghiệm đối với hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng công chức ở Việt Nam. - Phân tích cơ sở lý luận về hoàn thiện pháp luật tuyển dụng công chức ở Việt Nam như: khái niệm, nội dung, đặc điểm, vai trò của pháp luật tuyển dụng công chức ở Việt Nam; các tiêu chí hoàn thiện pháp luật và các yếu tố ảnh hướng đến pháp luật tuyển dụng công chức ở Việt Nam. - Đánh giá khách quan về thực trạng pháp luật tuyển dụng công chức ở Việt Nam, chỉ ra được những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng pháp luật tuyển dụng công chức ở Việt Nam hiện nay. - Đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật tuyển dụng công chức ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoàn thiện pháp luật tuyển dụng công chức ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng công chức ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay (từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập đến nay). - Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu về hoàn thiện pháp luật tuyển dụng công chức ở Việt Nam. 5 - Phạm vi về nội dung: Luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu về pháp luật tuyển dụng công chức (tuyển dụng mới), không tập trung vào quá trình bổ nhiệm vào ngạch công chức hay thi tuyển các chức danh lãnh đạo quản lý. Luận án nghiên cứu về thực trạng pháp luật về tuyển dụng công chức hiện nay nhằm tìm ra những đặc điểm, hạn chế để đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng công chức ở Việt Nam trong thời gian tới. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác - Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chế độ công vụ, công chức và tuyển dụng công chức, xây dựng đội ngũ công chức trong giai đoạn hội nhập quốc tế và phát triển đất nước. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình viết Luận án, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu, như sau: - Phương pháp thống kê Luận án sử dụng phương pháp thống kê tại chương 3 (quá trình hình thành và thực trạng pháp luật về tuyển dụng công chức ở Việt Nam). Trong quá trình thống kê, sử dụng số liệu về đội ngũ công chức, số liệu về kết quả tuyển dụng của một số cơ quan, tổ chức, địa phương trên cơ sở các tài liệu thứ cấp và tài liệu sơ cấp để có số liệu tổng hợp, từ đó minh chứng cho các lập luận trong phần thực trạng và kiến nghị, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng công chức ở Việt Nam. - Phương pháp hệ thống Phương pháp hệ thống được tác giả sử dụng tại chương 2 nhằm hệ thống, đánh giá khái quát tình hình nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài về quy định của pháp luật tuyển dụng công chức. 6 - Phương pháp so sánh Tác giả sử dụng phương pháp so sánh ở chương 1 (cơ sở lý luận về hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng công chức ở Việt Nam) để so sánh, đối chiếu nhằm tìm ra sự khác biệt trong quy định pháp luật về tuyển dụng công chức giữa các quốc gia trên thế giới. Từ đó, rút ra bài học, kinh nghiệm hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng công chức vận dụng cho Việt Nam. Phương pháp so sánh còn được tác giả sử dụng ở chương 3 (quá trình hình thành và thực trạng pháp luật về tuyển dụng công chức ở Việt Nam). Phương pháp so sánh được sử dụng để đối chiếu các quy định pháp luật về tuyển dụng công chức được kế thừa và phát triển giữa các giai đoạn từ năm 1945 đến nay. Thông qua đó xác định được quá trình phát triển, những giá trị được kế thừa trong pháp luật về tuyển dụng công chức. - Phương pháp tổng hợp Luận án sử dụng phương pháp tổng hợp tại chương 3 (quá trình hình thành và thực trạng pháp luật về tuyển dụng công chức ở Việt Nam). Việc sử dụng phương pháp tổng hợp để tóm tắt nội dung sau mỗi phần luận giải, phân tích nhằm đưa ra những ý kiến đánh giá khái quát, tổng kết thực tiễn. Ngoài ra, phương pháp tổng hợp được sử dụng trong phần tóm lược nội dung của từng mục, các kết luận của từng chương trong luận án. - Phương pháp phân tích Luận án sử dụng phương pháp phân tích ở chương tổng quan và chương 2 (cơ sở lý luận về hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng công chức ở Việt Nam) để nghiên cứu, phân tích, lý giải về tính cấp thiết cũng như ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu đặt ra trong bối cảnh hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng công chức ở Việt Nam. Từ đó, tác giả đi vào phân tích, làm rõ mục đích và nhiệm vụ nhằm định hướng nội dung nghiên cứu theo từng chương. Phương pháp phân tích cũng được tối đa hóa công dụng của phương pháp này, để lý giải, làm sáng tỏ các giải pháp được luận án đề 7 xuất, kiến nghị áp dụng nhằm nâng cao tính khả thi, thuyết phục và có giá trị thực tiễn của luận án. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp Phương pháp này được tác giả sử dụng ở chương 3 (quá trình hình thành và thực trạng pháp luật về tuyển dụng công chức ở Việt Nam). Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp để nghiên cứu quy định pháp luật của nhà nước ta qua các thời kỳ lịch sử về pháp luật tuyển dụng công chức. Từ đó, rút ra quy luật vận động và phát triển của pháp luật về tuyển dụng công chức ở Việt Nam. 5. Những đóng góp về khoa học của Luận án Luận án là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng công chức ở Việt Nam nên có một số đóng góp khoa học mới sau: - Xây dựng khái niệm pháp luật về tuyển dụng công chức ở Việt Nam, hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng công chức ở Việt Nam; chỉ ra được các nội dung, đặc điểm, vai trò của pháp luật về tuyển dụng công chức ở Việt Nam; xác định các tiêu chí và các yếu tố ảnh hưởng hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng công chức ở Việt Nam. - Luận án phân tích được các kết quả, hạn chế của thực trạng pháp luật về tuyển dụng công chức ở Việt Nam và chỉ ra được nguyên nhân của thực trạng này. - Đề xuất được hệ thống quan điểm và giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng công chức ở Việt Nam trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án - Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, nhất là lý luận về hoàn thiện pháp luật tuyển dụng công chức ở Việt Nam. 8 - Về mặt thực tiễn: Các kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa quan trọng, góp phần vào việc nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện các tiêu chí, điều kiện, phương pháp, cách thức, quy trình tuyển dụng công chức ở Việt Nam trong bối cảnh đẩy mạnh hoàn thiện pháp luật và cải cách công vụ, công chức. Luận án là tài liệu có giá trị tham khảo cho công tác nghiên cứu khoa học, học tập và giảng dạy môn Nhà nước và Pháp luật trong hệ thống các trường chính trị các tỉnh, thành phố và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, trong các trường đại học chuyên ngành luật, khoa luật của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trong cả nước. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu với 4 chương, 10 tiết. 9 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về công chức, công vụ và pháp luật về công chức, công vụ * Đề tài khoa học - Đề tài khoa học cấp nhà nước: “Nghiên cứu cơ sở khoa học hoàn thiện chế độ công vụ ở Việt Nam”, Trần Anh Tuấn (chủ nhiệm), Bộ Nội vụ, 2011. Đề tài đã đề cập tới những vấn đề phân cấp trong tuyển dụng công chức, viên chức ở Việt Nam trong những năm qua; đánh giá về thực trạng còn tồn tại trong công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ công chức, viên chức cũng như các chế độ đãi ngộ, chính sách trong thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở nước ta. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp về hoàn thiện chế độ công vụ, công chức, đặc biệt là nhóm các giải pháp kiến nghị về hoàn thiện công tác tuyển dụng công chức ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính [130]. - Đề tài khoa học cấp bộ: “Nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cơ sở”, Nguyễn Thế Vịnh (chủ nhiệm), Bộ Nội vụ, 2005. Đề tài đã khái quát một số vấn đề lý luận về cán bộ, công chức và chế độ tuyển dụng, chính sách đãi ngộ, sử dụng, quản lý đối với cán bộ, công chức ở cấp cơ sở. Nêu ra thực trạng về chế độ tuyển dụng, chính sách sử dụng, quản lý và đãi ngộ đối với cán bộ, công chức ở cấp cơ sở trong thời gian qua. Đề xuất phương hướng, các giải pháp tiếp tục hoàn thiện chế độ tuyển dụng, chính sách sử dụng, đánh giá, quản lý, đãi ngộ đối với cán bộ, công chức ở cấp cơ sở [139]. 10 * Luận án - Luận án tiến sĩ: “Hoàn thiện chế định pháp luật về công vụ, công chức ở Việt Nam hiện nay” Lương Thanh Cường (tác giả), 2008. Đối tượng nghiên cứu của luận án là chế độ công vụ, công chức ở nước ta trước khi ban hành Luật Cán bộ, công chức và chủ yếu nghiên cứu về pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 và Nghị định số 117/2003/NĐ-CP của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức. Tác giả đã đưa ra mối quan hệ của chế định pháp luật về công chức, công vụ với các chế định pháp luật khác và vai trò của chế định pháp luật công vụ đối với công cuộc cải cách hành chính nhà nước. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đề ra các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của chế định pháp luật về công vụ, công chức và đưa ra kinh nghiệm hoàn thiện chế độ pháp luật về công chức, công vụ của một số quốc gia phát triển trên thế giới. Từ đó, tác giả đã đề xuất ra các giải pháp nhằm hoàn thiện chế định pháp luật về công chức, công vụ ở nước ta hiện nay [53]. * Sách - Sách: “Công vụ, công chức nhà nước”, Phạm Hồng Thái (chủ biên), Nhà xuất bản Tư pháp, 2004. Tác giả đã phân tích lý luận về công chức, công vụ cũng như hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam quản lý về công vụ, công chức từ năm 1945 đến 2004. Bên cạnh đó, tác giả tập trung phân tích, đánh giá các văn bản pháp luật, các quy định của Việt Nam quy định về nền công vụ nước ta và công tác tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, chế độ tiền lương, chế độ phụ cấp, công tác điều động, luân chuyển cán bộ, biệt phái công chức, đào tạo và bồi dưỡng, nâng ngạch, chuyển ngạch, khen thưởng và kỷ luật công chức [108]. - Sách: “Hoàn thiện pháp luật công chức, công vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước”, Tạ Ngọc Hải (chủ biên), Nhà xuất bản Tư pháp, 2013. Khái quát tình hình nghiên cứu và các mục tiêu, yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật công chức, công vụ; thực trạng pháp luật công chức, công vụ hiện hành; nguyên tắc, tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện pháp luật công chức, công vụ; những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến pháp luật công 11 chức, công vụ; quá trình xây dựng, công cuộc phát triển của pháp luật về công chức, công vụ Việt Nam từ năm 1945 đến nay; phương hướng hoàn thiện pháp luật công chức, công vụ và một số giải pháp cơ bản hoàn thiện về pháp luật công chức, công vụ đáp ứng yêu cầu công tác cải cách hành chính. Trong đó, tác giả đã chỉ ra những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc trong quá trình tuyển dụng công chức và đề ra những phương hướng hoàn thiện các khâu trong quá trình tuyển dụng công chức ở Việt Nam [65]. - Sách: “Quản trị nhân lực thấu hiểu từng người trong tổ chức”, Nguyễn Quốc Khánh (chủ biên), Nhà xuất bản Tài chính, 2010. Nội dung quyển sách đã đề cập tới nghệ thuật tuyển dụng nhân sự. Tuyển dụng nhân sự phải thật sự có nghệ thuật riêng như: Các biện pháp được sử dụng để tuyển chọn nhân sự, cách thức để tuyển chọn được nhà lãnh đạo, quản lý tài năng và văn hóa trong tuyển dụng cán bộ, tổ chức nhân sự [83]. - Sách: “Những vấn đề cơ bản về hành chính nhà nước và chế độ công vụ, công chức”, Viện Khoa học tổ chức nhà nước (chủ biên), Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2014. Cuốn sách đã phân tích tuyển dụng công chức là quá trình lựa chọn, sáng lọc những người có đủ trình độ, tiêu chuẩn, điều kiện vào đội ngũ công chức. Đây là một quá trình diễn ra một cách thường xuyên, liên tục và cần thiết để xây dựng và phát triển đội ngũ công chức. Theo quy định của các văn bản pháp luật về tuyển dụng hiện nay, công tác tuyển dụng công chức phải dựa vào vào vị trí việc làm, nhiệm vụ chuyên môn và chỉ tiêu biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao cho, những người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn, không phân biệt về dân tộc, tôn giáo, thành phần xuất thân, nếu có đủ tiêu chuẩn đều được đăng ký tham dự xét tuyển hoặc thi tuyển vào đội ngũ công chức [138]. 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về tuyển dụng công chức và pháp luật tuyển dụng công chức * Đề tài khoa học - Đề tài khoa học cấp bộ: “Các giải pháp bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan trong tuyển dụng công chức, viên chức ở nước ta”, Trần Thị Thơi 12 (chủ nhiệm), Bộ Nội vụ, 2018. Tác giả đã phân tích các vi phạm trong công tác tuyển dụng công chức, viên chức tại các bộ, ngành và địa phương do không đảm bảo các yêu cầu khách quan, minh bạch, công khai trong tuyển dụng công chức, viên chức. Từ đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm tính công khai, sự minh bạch, tính khách quan, công bằng trong việc tuyển dụng công chức, viên chức ở nước ta như: hoàn thiện xác định vị trí việc làm, hoàn thiện pháp luật công chức, công vụ, công tác tuyển dụng công chức, đổi mới nội dung và hình thức thi tuyển, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát tuyển dụng công chức, viên chức [113]. - Đề tài khoa học cấp cơ sở:“Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước”, Chu Tuấn Tú (chủ nhiệm), Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ, 2014. Trên cơ sở phân tích, làm sáng tỏ về cơ sở lý luận trong công tác tuyển dụng công chức và đánh giá thực trạng chất lượng tuyển dụng công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao về chất lượng tuyển dụng công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước ở nước ta trong giai đoạn hiện nay [128]. - Đề tài khoa học cấp cơ sở: “Tuyển dụng công chức: Lý luận và thực tiễn”, Nguyễn Thị Hồng Hải (chủ nhiệm), Học viện Hành chính quốc gia, 2017. Tác giả khái quát vấn đề lý luận về tuyển dụng công chức ở Việt Nam và trên thế giới, từ đó đã nêu bật thực trạng công tác tuyển dụng công chức ở Việt Nam và đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhằm nâng cao trình độ, chất lượng của đội ngũ công chức Việt Nam [63]. * Bài đăng tạp chí - Bài viết: “Tiếp tục đổi mới công tác tuyển dụng và đánh giá đội ngũ công chức ở nước ta hiện nay”, Thạch Thọ Mộc (Tác giả), Thông tin Cải cách hành chính nhà nước, Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ, 2015. Tác giả phân tích về thực trạng công tác tuyển dụng công chức ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp đổi mới công tác tuyển dụng công chức. Công tác tuyển dụng tại một số cơ quan, địa phương vẫn còn tình trạng tuyển dụng 13 nhằm giải quyết công việc cho con em, người thân quen của lãnh đạo. Do đó, dễ xảy ra tình trạng bố trí con người rồi tìm vị trí công việc để sắp xếp, chứ chưa chú trọng đến yêu cầu của vị trí công việc để lựa chọn con người. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất việc ban hành văn bản quy định về công tác hợp đồng công chức đối với các cơ quan chưa thực hiện được tuyển dụng công chức, lại đang cần người làm việc. Công tác tuyển dụng công chức phải có sự liên thông nhất định giữa những người là công chức với viên chức và người lao động ở ngoài doanh nghiệp, khu vực tư. Nên, việc xây dựng vị trí việc làm cùng với bản mô tả công việc của mỗi vị trí việc làm hết sức cụ thể, chi tiết, đúng chức năng, nhiệm vụ, từ đó, mới có cơ sở để thực hiện công tác tuyển dụng công chức đáp ứng được yêu cầu của vị trí công việc được cấp có thẩm quyền phê duyệt [91]. - Bài viết: “Trao đổi về công tác tuyển dụng công chức, viên chức hiện nay”, Tạ Đình Thi, Khuất Hữu Vân (Tác giả), Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, 2016. Các tác giả đã phân tích công tác tuyển dụng công chức, viên chức được xác định là khâu quan trọng có tính quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị. Trong thời gian gần đây, Bộ Nội vụ đã nghiên cứu, đề ra nhiều giải pháp, biện pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng, trong đó có thi tuyển công chức theo phương thức trắc nghiệm trên máy tính [111]. - Bài viết: “Quy định về tuyển dụng công chức và một số giải pháp hoàn thiện”, Phạm Tuấn Doanh (tác giả), Tạp chí Tổ chức nhà nước, 2016. Bài viết đã trình bày các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về công việc tuyển dụng công chức ở Việt Nam. Từ đó, tác giả chỉ ra những khó khăn, hạn chế trong công tác tuyển dụng công chức: Công tác tuyển dụng công chức như bây giờ chưa có quy định chặt chẽ về mặt thời gian, thời gian chưa cố định nên mỗi địa phương, cơ quan, tổ chức lại có cách làm và quy định về thời gian thi tuyển khác nhau. Do đó, thí sinh khó khăn trong việc tiếp cận thông tin để tham gia dự tuyển công chức. Quy định công chức sau khi tập sự phải được bổ nhiệm vào ngạch công chức. Tuy nhiên, để được bổ nhiệm vào ngạch công chức phải 14 có chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên. Tuy nhiên, do điều kiện cơ quan chưa cử đi học hoặc chưa có lớp học. Vì vậy, quy định này không khả thi trên thực tế. Tác giả đã đề xuất các giải pháp như: Sửa đổi các quy định về pháp luật tuyển dụng công chức, lựa chọn nhưng công chức làm công tác tuyển dụng công chức có trình độ chuyên môn, năng lực kỹ năng làm việc, kinh nghiệm thực tế và đạo đức công vụ. Tăng cường công tác thành tra, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện việc tuyển dụng công chức tại các bộ, cơ quan ngang bộ, ngành và địa phương [56]. - Bài viết: “Một số vấn đề về đổi mới tuyển dụng công chức ở Việt Nam”, Nguyễn Thị Hồng Hải (tác giả), Tạp chí Tổ chức nhà nước, 2017. Tác giả đã nêu ra thực trạng công tác tuyển dụng công chức Việt Nam hiện nay với những hạn chế, vướng mắc: theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, công tác tuyển dụng đội ngũ công chức chủ yếu thực hiện theo hình thức, cách thức là thi tuyển với quy trình hết sức chặt chẽ. Tuy nhiên, đối với những vị trí việc làm, công việc đơn giản thì cũng phải áp dụng quy trình tuyển dụng hết sức tốn kém về chi phí và thời gian, công sức. Nội dung đề thi, môn thi, cách thức thi tuyển quy định hết sức chung chung, không phù hợp với các chuyên ngành có phạm vi hẹp. Do đó, rất khó đánh giá được trình độ, năng lực thực tế của thí sinh. Để giải quyết được các vấn đề trên, tác giả đã đề xuất ra các giải pháp: hoàn thiện danh mục vị trí việc làm, xây dựng bản mô tả công việc và khung năng lực gắn liền với từng vị trí để làm căn cứ cho việc tuyển dụng công chức. Tiến hành ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các khâu của quy trình tuyển dụng. Đổi mới nội dung, hình thức, quy trình ra đề thi và chấm thi công chức [64]. - Bài viết: “Hoàn thiện quy định pháp luật về tuyển dụng công chức bảo đảm tính thống nhất, khách quan, minh bạch”, Hoàng Mai (tác giả), Tạp chí Quản lý nhà nước, 2019. Bài viết đã chỉ ra những hạn chế trong công tác tuyển dụng ở Việt Nam hiện nay: nguyên tắc tuyển dụng là kết hợp giữa chỉ tiêu biên chế được giao với vị trí việc làm. Tuy nhiên nội dung này khó thực thi trên thực tế vì xác định vị trí việc làm là một công việc mới và rất khó ở nước ta. Cách thức ra đề thi hiện không có quy định rõ ràng về nội dung các câu hỏi, các câu 15 hỏi chủ yếu kiểm tra về học thuộc lòng, không kiểm tra được tư duy logic, sáng tạo, cảm xúc, đạo đức của thí sinh. Do đó, theo tinh thần của nghị quyết trung ương Đảng về kiểm định chất lượng đầu vào công chức. Bộ Nội vụ cần nghiên cứu, sửa đổi Luật Cán bộ, công chức, xây dựng và ban hành văn bản quy định về kiểm định chất lượng đầu vào đối với công chức, xây dựng tổ chức kiểm định độc lập trực thuộc Bộ Nội vụ, tạo nên sự khách quan, minh bạch đối với công tác kiểm định chất lượng công chức của các bộ, ngành và địa phương. Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra kiến nghị việc kiểm định chất lượng đầu vào đối với công chức không làm phát sinh môn thi và thủ tục hành chính nhằm giảm thiểu thời gian, chi phí cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân [87]. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài 1.1.2.1. Các công trình người Việt Nam nghiên cứu về pháp luật tuyển dụng của nước ngoài * Đề tài khoa học - Đề tài khoa học cấp bộ:“Mô hình tuyển dụng công chức trên thế giới”, Đào Thị Thanh Thủy (chủ nhiệm), Bộ Nội vụ, 2017. Chủ nhiệm đã là...nh này đã khiến cho số lượng cán 30 bộ, công chức ở nước ta tăng lên rất nhiều nhưng đã khắc phục được khoảng trống trong công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức. Trước yêu cầu của công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, xu hướng hội nhập quốc tế, Bộ Nội vụ đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 quy định về chế độ công chức dự bị; Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 quy định việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức. Theo đó, công chức: “là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, được giao làm nhiệm vụ, công vụ trong các cơ quan, tổ chức nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội”. Lần đầu tiên, nhà nước ta đã ban hành văn bản, trong đó phân biệt giữa cán bộ, viên chức và công chức. Những ai làm việc trong cơ quan nhà nước từ cấp xã trở lên là công chức, những người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập là viên chức. Như vậy, đã có sự thu hẹp phạm vi công chức. Tuy nhiên, nhiều nội dung của Pháp lệnh cán bộ, công chức 1998 và năm 2003 đã thể hiện sự bất cập, hạn chế. Do đó, ngày 13/11/2008, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật Cán bộ, công chức 2008. Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, có một luật quy định về cán bộ, công chức. Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức 2008: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước [100]. 31 Qua quá trình tổ chức thực hiện, Bộ Nội vụ đã tổng hợp ý kiến góp ý từ các Bộ, ngành, địa phương trình Chính phủ và Quốc hội ban hành Luật số 52/2019/QH14 ngày 25/11/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, trong đó quy định về công chức như sau: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước [103]. 2.1.1.2. Khái niệm tuyển dụng công chức Ở mỗi quốc gia có quy định riêng về tiêu chuẩn, điều kiện, nguyên tắc, phương pháp, nội dung, quy trình, cách thức tuyển dụng công chức tuỳ thuộc vào điều kiện, đặc điểm của nền hành chính, đặc điểm của thị trường lao động, thể chế chính trị. Đa số các quốc gia trên thế giới sử dụng ba hình thức tuyển dụng sau: tuyển dụng trực tiếp qua hồ sơ của ứng viên; tuyển dụng thông qua thi tuyển và tuyển dụng thông qua giới thiệu, phân bổ. Tuy nhiên, trên thế giới có một số quốc gia tuyển dụng công chức qua một số tổ chức tuyển dụng nhân lực độc lập, mục đích tìm kiếm những người tài giỏi, phù hợp với yêu cầu của từng vị trí việc làm của cơ quan, tổ chức. Tuyển dụng công chức là khâu đầu tiên trong quy trình quản lý đội ngũ công chức trong hệ thống công vụ. Sau khi được tuyển dụng, công chức sẽ được tổ chức bố trí phân công công việc, tiến hành tập sự, học việc, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng làm việc. Việc đào tạo, bồi dưỡng giúp cho công chức có kỹ năng làm việc, hình thành kinh nghiệm, làm việc được tốt hơn, có cơ hội phát triển, thăng tiến trong công vụ hoặc được 32 điều động, biệt phái, luân chuyển đến các công việc, vị trí phù hợp cũng như được bố trí thi nâng ngạch, chuyển ngạch khi công chức có đủ điều kiện và có thể bổ nhiệm giữ các vị trí lãnh đạo trong tổ chức; được đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu theo quy định của pháp luật về công vụ, công chức. Theo quy định của Sắc lệnh số 76-SL, tuyển dụng công chức là việc tuyển chọn người có thành tích, kinh nghiệm và trình độ văn hóa vào làm việc trong các cơ quan nhà nước thông qua kỳ thi, xét theo học bạ hay văn bằng và theo đề nghị của Hội đồng tuyển trạch. Quy định trong sắc lệnh có sự linh động, không cứng nhắc mà mở rộng qua các hình thức tuyển dụng tùy theo điều kiện. Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 quy định về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước có quy định: “Tuyển dụng là việc tuyển người vào làm việc trong biên chế của cơ quan nhà nước thông qua thi hoặc xét tuyển”. Ở góc độ này, tuyển dụng công chức là việc tìm kiếm, lựa chọn nhân lực trong những người đáp ứng đầy đủ điều kiện, tiêu chuẩn đề ra của cơ quan, tổ chức vào giữ một vị trí và làm một công việc nhất định. Việc tuyển dụng hiểu theo một nghĩa đơn giản là việc lấy thêm người vào làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước theo một trình tự, thủ tục nhất định. Luật Cán bộ, công chức ngày 13/11/2008 và Nghị định số 24/2010/NĐ- CP ngày 15/3/2010 được ban hành, quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Theo đó, tuyển dụng công chức phải dựa vào yêu cầu công vụ, công việc, nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu số lượng biên chế được cấp có thẩm quyền giao cho đơn vị sử dụng công chức. Cơ quan, tổ chức sử dụng công chức phải xác định, xây dựng bảng mô tả về vị trí việc làm, sau đó báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức, đề nghị phê duyệt, sau khi được phê duyệt, tổ chức đơn vị sử dụng công chức lấy làm căn cứ để tuyển dụng công chức. Vì vậy, cơ quan tổ chức sử dụng công chức phải tiến hành xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức và báo cáo với cơ quan quản lý công chức để thực hiện việc phê duyệt, tiến hành công tác tuyển dụng công chức theo quy định của pháp luật. Trong các văn bản cũng quy định rõ điều kiện đăng ký tuyển dụng, 33 ưu tiên trong tuyển dụng công chức, thẩm quyền tuyển dụng công chức, hội đồng tuyển dụng công chức. Tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua hai hình thức: thi tuyển và xét tuyển. Tuy nhiên, việc tuyển dụng công chức có thể tiến hành bằng hình thức tiếp nhận đối với các trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức. Sau khi Luật Cán bộ, công chức được Quốc hội thông qua, ký ban hành, có hiệu lực và các nghị định hướng dẫn Luật được ban hành, công tác tuyển dụng công chức đã được quy định một cách chi tiết, rõ ràng, minh bạch và khoa học. Lần đầu tiên ở nước Việt Nam, công tác tuyển dụng công chức đã được thể chế hóa cụ thể, trở thành căn cứ pháp lý để cho các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác tuyển dụng công chức. Tuyển dụng công chức ở Việt Nam là công việc do cơ quan, đơn vị, tổ chức có thẩm quyền tiến hành theo những trình tự, thủ tục đã được quy định trong pháp luật về tuyển dụng công chức nhằm mục đích lựa chọn những cá nhân có nguyện vọng trở thành công chức, đáp ứng được yêu cầu của chức danh công chức và vị trí việc làm để thực hiện các công việc của cơ quan, đơn vị, tổ chức đó. Tuyển dụng công chức là khâu đầu tiên của quy trình quản lý công chức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Công chức được tuyển dụng là người xuất sắc nhất trong những ứng viên tham dự tuyển dụng công chức. Để góp phần tạo nên đội ngũ công chức có trình độ, năng lực, kỹ năng để giải quyết công việc cho tổ chức và người dân, việc tuyển dụng công chức là một công việc hết sức quan trọng mang tính quyết định đối với chất lượng đội ngũ công chức. Vì vậy, tuyển dụng công chức đòi hỏi phải có một kế hoạch, thực hiện đúng theo các văn bản quy định của pháp luật. Trong quy trình tuyển dụng công chức những người làm công tác tuyển dụng phải thực sự công tâm, khách quan, minh bạch và khoa học thì mới lựa chọn được những người có trình độ chuyên môn, năng lực kỹ năng làm việc và đạo đức công chức, để bổ sung vào đội ngũ công chức. 34 2.1.1.3. Khái niệm pháp luật tuyển dụng công chức ở Việt Nam Qua nghiên cứu các văn bản pháp luật quy định về tuyển dụng công chức, có thể nhận biết được mô hình tuyển dụng công chức của một quốc gia: tuyển dụng công chức theo mô hình vị trí việc làm, tuyển dụng công chức theo mô hình chức nghiệp hay tuyển dụng công chức theo mô hình hỗn hợp (gồm chức nghiệp kết hợp với vị trí việc làm). Chẳng hạn, với các quy định về chủ thể có chức năng, quyền hạn trong việc tuyển dụng công chức, phương pháp tuyển dụng sử dụng trong các kỳ tuyển dụng công chức, các môn thi, phạm vi kiến thức, số lượng câu hỏi, quy trình tuyển dụng công chức, cho thấy hoạt động tuyển dụng công chức của Nhật Bản theo mô hình chức nghiệp. Các quy định về nguyên tắc tuyển dụng, căn cứ tuyển dụng, thành phần hồ sơ, tiêu chuẩn thí sinh, phương pháp tuyển dụng, hình thức tuyển dụng, ưu tiên trong tuyển dụng công chức, của Việt Nam theo mô hình hỗn hợp. Vì vậy, với cách tiếp cận cụ thể, pháp luật tuyển dụng công chức là các quy phạm pháp luật quy định về công tác tuyển dụng công chức tương ứng với một chế độ nhà nước của một quốc gia nhất định. Hình thức của pháp luật tuyển dụng công chức của các quốc gia trên thế giới chủ yếu được ban hành dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật, văn bản thành văn. Nhiều quốc gia sử dụng hình thức văn bản luật (Luật Cán bộ, công chức Việt Nam, Luật Cải cách công chức Hoa Kỳ, Luật Công vụ quốc gia Nhật Bản, Cộng hòa Pháp sử dụng hình thức nghị định). Tuy nhiên, một số quốc gia khác lại sử dụng hình thức pháp luật tuyển dụng công chức dưới dạng quy chế: Anh Quốc sử dụng hình thức quy chế tuyển dụng Hình thức của pháp luật tuyển dụng công chức ở Việt Nam là văn bản quy phạm pháp luật có kết cấu là các chương, mục, điều khoản, điểm. Bên cạnh đó, tên gọi của văn bản quy phạm pháp luật quy định công tác tuyển dụng công chức giữa các quốc gia cũng có sự khác nhau: Luật Công vụ quốc gia Nhật Bản năm 1947; Luật Cán bộ, công chức Việt Nam năm 2008; Luật Cải cách công chức Hoa Kỳ năm 1978; Luật số 5 của Philippin; Luật Công vụ Vương quốc Thái Lan năm 1992 35 Khái niệm pháp luật tuyển dụng công chức được xác định phụ thuộc vào việc xác định đối tượng và phạm vi điều chỉnh. Mỗi quốc gia có một quan điểm riêng khi xây dựng khái niệm pháp luật về tuyển dụng công chức, trong đó chứa đựng các nội dung quy định tùy thuộc vào quan niệm về đối tượng và phạm vi điều chỉnh khác nhau. Theo đó: Một là, nếu xác định công chức là những người làm việc trong các cơ quan chuyên môn của Chính phủ thì đối tượng và phạm vi áp dụng của văn bản chỉ là những người làm việc trong các bộ, ngành thuộc Chính phủ, không áp dụng đối với những người làm việc ở các cơ quan địa phương. Hai là, nếu xác định công chức là những người làm việc trong các cơ quan chuyên môn thuộc Chính phủ, các cơ quan chuyên môn của cấp địa phương thì đối tượng và phạm vi điều chỉnh của pháp luật tuyển dụng công chức có phạm vi rộng từ trung ương đến địa phương. Nếu xác định công chức bao gồm những người làm việc trong các cơ quan hành chính từ Trung ương đến địa phương, trong các cơ quan lập pháp, tư pháp và các tổ chức chính trị xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập thì đối tượng và phạm vi điều chỉnh rất rộng, trong đó có tất cả những người làm việc trong các cơ quan nhà nước đó. Qua nghiên cứu cho thấy, pháp luật tuyển dụng công chức Việt Nam là một bộ phận của pháp luật công vụ, công chức, có đối tượng và phạm vi áp dụng là các nguồn nhân lực tham gia tuyển dụng công chức trong xã hội; các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn tuyển dụng công chức từ cấp trung ương đến địa phương (các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, các cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập). Pháp luật tuyển dụng công chức ở Việt Nam được ban hành nhằm mục tiêu tuyển dụng những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, năng lực làm việc, sức khỏe, đạo đức, phẩm chất chính trị tốt vào công tác trong cơ quan nhà nước các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập. Pháp luật tuyển dụng công chức ở Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan 36 hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tuyển dụng công chức với những người tham gia tuyển dụng công chức nhằm tiếp nhận nguồn nhân lực phục vụ cho nền công vụ Việt Nam. 2.1.2. Nội dung pháp luật về tuyển dụng công chức 2.1.2.1. Nhóm các quy định pháp luật về điều kiện tuyển dụng công chức Các quy định pháp luật về kế hoạch tuyển dụng công chức: kế hoạch tuyển dụng công chức do cơ quan, đơn vị thẩm quyền tuyển dụng công chức lập, gồm các nội dung: số lượng chỉ tiêu biên chế công chức được giao, số lượng vị trí việc làm cần tuyển, điều kiện đăng ký, tiêu chuẩn dự tuyển, nội dung và hình thức, phương pháp, cách thức sử dụng để tuyển dụng công chức. Các quy định pháp luật về căn cứ, cơ sở tuyển dụng công chức: căn cứ tuyển dụng công chức là vị trí việc làm và số lượng chỉ tiêu biên chế được giao. Cơ quan tuyển dụng công chức phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu của tổ chức và quyền hạn của mình, tiến hành xác định vị trí việc làm, được cơ quan quản lý công chức phê duyệt để xác định chỉ tiêu biên chế để tuyển dụng công chức. Các quy định pháp luật về phương thức tuyển dụng công chức: tùy theo số lượng thí sinh đăng ký tuyển dụng, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn tuyển dụng quyết định về việc thành lập Hội đồng thi tuyển hoặc Hội đồng xét tuyển. Các quy định pháp luật về trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức:viên chức, người làm việc trong lực lượng vũ trang và cơ yếu, người đang là lãnh đạo, quản lý tại các doanh nghiệp nhà nước; người từng là cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên được điều động, chuyển công tác về các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp. Các trường hợp này không phải thi tuyển công chức nhưng phải trải qua kỳ sát hạch, kiểm tra về năng lực. Các quy định pháp luật về điều kiện tuyển dụng công chức: công dân Việt Nam không phân biệt thành phần xã hội, dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, đủ 18 tuổi trở lên, viết đơn tự nguyện dự tuyển, có sơ yếu lý lịch tư pháp 37 rõ ràng, có bằng tốt nghiệp, chứng chỉ ngoại ngữ và tin học văn phòng phù hợp với vị trí tuyển dụng, có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt, có giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế cấp sẽ được đăng ý dự tuyển dụng công chức. Bên cạnh đó, cơ quan có thẩm quyền, nhiệm vụ về tuyển dụng công chức tùy theo yêu cầu, tính chất, vị trí việc làm và số lượng tuyển dụng sẽ có quy định khác về điều kiện đăng ký tham dự tuyển dụng công chức. Một số đối tượng không được tham gia dự tuyển công chức: những người không cư trú ở Việt Nam, bị mất và đang bị hạn chế về năng lực hành vi dân sự... Các quy định pháp luật về ưu tiên trong tuyển dụng công chức: những đối tượng chính sách, anh hùng, người dân tộc thiểu số, những người công tác ở quân đội, công an, cơ yếu chuyển ngành, con gia đình chính sách, người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, trí thức tình nguyện, đội viên thanh niên xung phong đã hoàn thành xong nhiệm vụ được cộng số điểm ưu tiên tùy theo đối tượng vào tổng số điểm thi tuyển và xét tuyển. Các quy định pháp luật về phiếu đăng ký dự tuyển công chức: pháp luật về tuyển dụng công chức hiện hành qui định người đăng ký tham dự tuyển dụng công chức cần nộp phiếu đã điền đầy đủ các thông tin đăng ký tham gia tuyển công chức. Phiếu đăng ký tham gia tuyển công chức bao gồm các nội dung: vị trí, đơn vị dự tuyển, thông tin cá nhân, thông tin đào tạo, miễn thi ngoại ngữ, tin học, đăng ký dự thi môn ngoại ngữ và đối tượng ưu tiên. Các quy định pháp luật về lệ phí tuyển dụng công chức: nhằm hướng dẫn công tác thu chi về tài chính phục vụ cho việc tuyển dụng công chức, Bộ Tài chính đã ký ban hành Thông tư số 228/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức. Người đủ điều kiện nộp hồ sơ thi tuyển khi nộp hồ sơ thi tuyển thì phải nộp phí tuyển dụng theo quy định. Cơ quan, đơn vị tổ chức tuyển dụng công chức được quyền tổ chức thu phí tuyển dụng và sử dụng theo quy định, phục vụ cho công tác tổ chức tuyển dụng. 38 2.1.2.2. Nhóm các quy định pháp luật về thẩm quyền tuyển dụng công chức Các quy định pháp luật về các chủ thể có thẩm quyền tuyển dụng công chức: cơ quan thuộc tổ chức hệ thống của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Cơ quan Tư pháp cấp trung ương, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam tiến hành tuyển dụng công chức và có quyền hạn phân cấp tuyển dụng cho các cơ quan, đơn vị ngành dọc. Bộ, ngành được phép tiến hành hoạt động tuyển dụng công chức và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan thuộc thẩm quyền quản lý. Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh có quyền tuyển dụng và được quyền phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan thuộc quyền quản lý. Các quy định pháp luật về Hội đồng tuyển dụng công chức: Hội đồng công chức gồm có từ 05 - 07 thành viên, là những người có thẩm quyền và trách nhiệm, kinh nghiệm về lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến các vị trí, công việc tuyển dụng công chức. Hội đồng tuyển dụng công chức hoạt động theo chế độ tập thể và quyết định thành lập các bộ phận giúp việc: Ban ra đề thi, Ban coi thi, Ban dọc phách, Ban chấm các môn thi, Ban kiểm tra sát hạch, Ban phúc khảo; được thu các khoản kinh phí của thí sinh tham dự tuyển; tổ chức thực hiện việc chấm các bài thi; tiến hành tiếp nhận, xử lý, giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của thí sinh, công dân. 2.1.2.3. Nhóm các quy định pháp luật về hoạt động tuyển dụng công chức Các quy định pháp luật về thông báo tuyển dụng công chức: thông báo tuyển dụng công chức phải được thông tin, đăng tải công khai trên các phương tiện báo chí, đài tiếng nói, truyền hình, trang thông tin điện tử và dán công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan tuyển dụng công chức. Thông báo có nội dung về tiêu chuẩn, điều kiện yêu cầu đối với thí sinh đăng ký tham gia tuyển dụng, số lượng người cần tuyển, vị trí việc làm cần tuyển dụng, thời hạn, bộ phận tiếp nhận phiếu đăng ký tham gia dự tuyển, thông tin liên lạc của bộ phận tiếp nhận phiếu đăng ký dự tuyển, nội dung, hình thức tuyển dụng, thời gian, địa điểm tuyển dụng. 39 Các quy định pháp luật về thông báo kết quả tuyển dụng công chức: sau khi nhận được báo cáo kết quả thi tuyển dụng của Hội đồng tuyển dụng công chức, cơ quan tuyển dụng công chức phải công khai kết quả tuyển dụng, danh sách dự kiến thí sinh trúng tuyển tại trụ sở làm việc và trên trang thông tin điện tử của cơ quan; gửi thông báo kết quả thi tuyển, xét tuyển bằng văn bản tới thí sinh. Thủ trưởng cơ quan tuyển dụng công chức báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt kết quả tuyển dụng công chức; gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản tới thí sinh. Các quy định pháp luật về thời hạn ra quyết định tuyển dụng công chức và nhận việc: từ ngày có quyết định tuyển dụng công chức, trong thời hạn 30 ngày, thí sinh được tuyển dụng vào công chức phải đến cơ quan nhận việc. Thí sinh được tuyển dụng vào công chức có lý do chính đáng mà không thể đến nhận việc, phải làm đơn xin gia hạn. Thời gian xin gia hạn không quá 30 ngày. Nếu thí sinh được tuyển dụng không đến nhận việc sau thời hạn quy định, cơ quan tuyển dụng công chức ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyển dụng. 2.1.2.4. Nhóm các quy định pháp luật về tập sự Các quy định pháp luật về chế độ tập sự: thí sinh được tuyển dụng bắt buộc phải thực hiện chế độ tập sự để làm quen với môi trường công việc, những công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm. Thời gian tập sự: 12 tháng đối với người có trình độ cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sĩ; 06 tháng đối với người có trình độ trung cấp, sơ cấp. Thời gian nghỉ sinh con, nghỉ ốm đau, bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác không được tính vào thời gian tập sự. Nội dung tập sự: nắm vững các quy định của Luật Cán bộ, công chức; các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế làm việc của cơ quan, nhiệm vụ của vị trí việc làm được tuyển dụng; học hỏi kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện các công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm. Các quy định pháp luật về hướng dẫn tập sự: cơ quan sử dụng công chức có trách nhiệm hướng dẫn người tập sự nắm vững và tập làm những công việc theo yêu cầu nội dung tập sự. Thủ trưởng cơ quan sử dụng phải cử công chức 40 cùng ngạch hoặc ngạch cao hơn, có năng lực và kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ hướng dẫn người tập sự. Mỗi công chức chỉ hướng dẫn mỗi lần 01 người tập sự. Các quy định pháp luật về chế độ, chính sách đối với người tập sự và người hướng dẫn tập sự: người tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 1 của ngạch tuyển dụng; người tập sự có trình độ thạc sĩ được hưởng 85% mức lương bậc 2 của ngạch tuyển dụng; người tập sự có trình độ tiến sĩ được hưởng 85% mức lương bậc 3 của ngạch tuyển dụng và các khoản phụ cấp theo quy định. Người tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp khi làm việc ở địa bàn miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa Thời gian tập sự không được tính vào thời gian xét nâng lương. Công chức hướng dẫn tập sự được hưởng hệ số phụ cấp trách nhiệm bằng 0,3 so với mức lương tối thiểu. Các quy định pháp luật về bổ nhiệm vào ngạch công chức đối với người hoàn thành chế độ tập sự: kết thúc tập sự, người tập sự báo cáo kết quả tập sự bằng văn bản; người hướng dẫn tập sự phải gửi văn bản nhận xét, đánh giá kết quả tập sự đến cơ quan sử dụng công chức. Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức đánh giá người tập sự theo các tiêu chí quy định. Nếu người tập sự đạt yêu cầu thì có văn bản đề nghị cơ quan quản lý công chức ra quyết định bổ nhiệm và xếp lương cho công chức. Các quy định pháp luật về hủy bỏ quyết định tuyển dụng đối với người tập sự: người tập sự không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị xử lý kỷ luật bị hủy bỏ quyết định tuyển dụng và được trợ cấp 01 tháng lương, phụ cấp và tiền tàu xe trở về nơi ở. 2.1.3. Đặc điểm của pháp luật tuyển dụng công chức ở Việt Nam 2.1.3.1. Pháp luật tuyển dụng công chức có đối tượng và phạm vi điều chỉnh rộng Pháp luật tuyển dụng công chức điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc tuyển dụng nhân lực làm việc, giữa các nguồn lực tham gia tuyển dụng công chức như sinh viên mới tốt nghiệp, lao động từ khu vực tư nhân với các cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức. Ở Việt Nam nguồn nhân 41 lực tham gia tuyển dụng công chức, các cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức, nhu cầu tuyển dụng công chức có phạm vi rộng hơn so với nhiều nước trên thế giới. Chính vì vậy, pháp luật tuyển dụng công chức ở Việt Nam có đối tượng và phạm vi điều chỉnh rộng. Ở các nước trên thế giới, công chức chỉ là những con người làm các công việc trong các cơ quan thi hành pháp luật. Một số quốc gia công chức chỉ là những người làm việc ở cơ quan trung ương. Chẳng hạn, Hoa Kỳ chỉ có công chức ở cơ quan trung ương, không có công chức ở địa phương, công chức làm việc trong cơ quan hành pháp, không có công chức làm việc ở cơ quan lập pháp và tư pháp. Tuy nhiên, phạm vi công chức ở nước ta rất rộng, công chức làm việc ở các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, công chức cấp xã; công chức thuộc lực lượng công an nhân dân và quân đội nhân dân, cụ thể như sau: Công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam: Người giữ chức vụ cấp phó, trợ lý, thư ký của người đứng đầu và người làm việc trong văn phòng, cục, vụ của cơ quan Đảng ở trung ương. Ở cấp tỉnh: người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người làm việc trong ban Đảng của tỉnh ủy, thành ủy. Ở cấp huyện: người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người làm việc trong ban Đảng của huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Phó Tổng kiểm toán Nhà nước; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong các tổ chức không phải là đơn vị sự nghiệp công lập. Công chức ở các cơ quan cấp Bộ: Thứ trưởng và người giữ chức danh, chức vụ tương đương; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong văn phòng, vụ, thanh tra; Tổng cục trưởng và tương đương, Phó Tổng cục trưởng và tương đương, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong văn phòng, vụ, thanh tra thuộc Tổng cục và tương đương; Cục trưởng, Phó Cục trưởng, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong văn phòng, phòng, thanh tra, chi cục thuộc Cục. 42 Công chức cấp tỉnh: Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND), Văn phòng UBND; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong các tổ chức không phải là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND. Công chức cấp huyện: Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng và người làm việc trong Văn phòng HĐND và UBND; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong cơ quan chuyên môn thuộc UBND. Công chức cấp xã: 7 chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã. Công chức trong hệ thống Tòa án nhân dân: Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án, Phó Chánh án các tòa và tòa chuyên trách; Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; thư ký tòa án; người làm việc trong văn phòng, vụ, ban và các tòa, tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Chánh án, Phó Chánh án các tòa chuyên trách; Thẩm định Tòa án nhân dân cấp tỉnh; thư ký tòa án; người làm việc trong văn phòng, phòng, ban và Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện; Thẩm phán tòa án nhân dân cấp huyện; thư ký tòa án; người làm việc trong tòa án nhân dân cấp huyện. Công chức trong hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân: Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; kiểm sát viên, điều tra viên; người làm việc trong văn phòng, vụ, cục, ban và Viện nghiệp vụ thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; kiểm sát viên, điều tra viên; người làm việc trong văn phòng, phòng thuộc Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện; kiểm sát viên, điều tra viên và người làm việc trong Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện. 43 Công chức trong cơ quan của tổ chức chính trị - xã hội: Ở Trung ương: Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng, Trưởng ban, Phó Trưởng ban và người làm việc trong văn phòng, ban thuộc cơ cấu tổ chức ở Trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam; người làm việc trong bộ phận giúp việc của Ủy ban thuộc tổ chức chính trị - xã hội. Ở cấp tỉnh: Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng, Trưởng ban, Phó Trưởng ban và người làm việc trong văn phòng, ban thuộc cơ cấu tổ chức của tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức tương đương. Ở cấp huyện: Người làm việc trong cơ quan của các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức tương đương. Công chức trong đơn vị của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân: người làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp [34]. 2.1.3.2. Pháp luật tuyển dụng công chức quan hệ chặt chẽ với các công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội Pháp luật về tuyển dụng công chức có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với các công cụ quản lý, điều chỉnh quan hệ xã hội khác. Trong đó, pháp luật tuyển dụng công chức chịu ảnh hưởng lớn nhất từ các quy phạm đạo đức. Pháp luật về tuyển dụng công chức nước ta thể hiện tính dân tộc sâu sắc, có mối quan hệ mật thiết với văn hóa, đạo đức, phong tục, tập quán. Đạo đức là truyền thống dân tộc kết hợp với những giá trị đạo đức tiến bộ của các nước trên thế giới là cơ sở để xây dựng pháp luật về tuyển dụng công chức Việt Nam. Các tư tưởng tiến bộ và các quy tắc ứng xử, đạo đức tiến bộ là cơ sở cho việc xây dựng pháp luật tuyển dụng công chức. Pháp luật tuyển dụng công chức lại củng cố và chứa đựng, truyền tải các thông tin, quy định về các giá trị 44 đạo đức. Từ Hiến pháp năm 2013 đến các văn bản quy phạm pháp luật về tuyển dụng công chức đã ghi nhận, bảo vệ các quan điểm, giá trị và chuẩn mực đạo đức. Tại điều 36, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định về một trong những tiêu chuẩn để đăng ký tham gia dự tuyển dụng vào công chức là công dân Việt Nam phải có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt. Đất nước ta với truyền thống duy tình, các mối quan hệ dựa trên các mối quan hệ tình cảm, coi trọng đạo đức. Điều đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến nội dung cũng như hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam và cũng được quy định cụ thể trong pháp luật tuyển dụng công...dựng và ban hành pháp luật về tuyển dụng công chức; đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về tuyển dụng công chức ở Việt Nam; bảo đảm đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện làm việc và kinh phí cho hoạt động xây dựng, ban hành pháp luật về tuyển dụng công chức; tiếp thu và vận dụng kinh nghiệm xây dựng và ban hành pháp luật về tuyển dụng công chức của nước ngoài phù hợp với điều kiện của Việt Nam; xây dựng niên giám danh mục vị trí việc làm, tạo cơ sở tiếp tục hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng công chức; tiếp tục sửa đổi các qui định pháp luật tuyển dụng công chức chưa phù hợp và bổ sung các qui định pháp luật tuyển dụng công chức còn thiếu; thực hiện nghiêm túc hoạt động kiểm tra, thanh tra, xử lý văn bản pháp luật về tuyển dụng công chức; tiến hành hiệu quả hoạt động rà soát, hệ thống hóa pháp luật về tuyển dụng công chức. 161 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Đào Mạnh Hoàn (2019), “Thực hiện chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài trong khu vực công”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (283), tr.20-23. 2. Đào Mạnh Hoàn (2020), “Hoàn chỉnh các quy định về tuyển dụng công chức”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (294), tr.66-69. 162 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tài liệu tiếng Việt 1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (1995), Hội nghị lần thứ 8, Nghị quyết số 08-NQ/HNTW ngày 23/01/1995 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Hà Nội. 2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (1997), Nghị quyết số 03- NQ/TW ngày 18/6/1997 về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội. 3. Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII (2018), Hội nghị lần thứ 7, Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, Hà Nội. 4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2018), Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Hà Nội. 5. Báo cáo (2008), Báo cáo kết quả tổng điều tra, đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính năm 2008, Hà Nội. 6. Báo điện tử VietNamNet (2011), Xem người Mỹ lọc công chức, tại trang https://vietnamnet.vn/vn, [truy cập 13/5/2013. 7. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/BCT ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 8. Bộ Lao động (1990), Thông tư số 20-BLĐ/TT, Hà Nội. 9. Bộ Lao động (1977), Thông tư số: 14-LĐ/TT ngày 21/06/1977 hướng dẫn việc tuyển dụng và cho thôi việc đối với công nhân, viên chức nhà nước trong tình hình mới, Hà Nội. 10. Bộ Lao động (1982), Thông tư số 20-BLĐ/TT ngày 17/9/1982 về việc áp dụng tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức nhà nước, Hà Nội. 163 11. Bộ Nội vụ, Lao động, Tài chính (1957), Thông tư số 29-TT/LB ngày 03/10/1957 của liên bộ: Nội vụ, Lao động và Tài chính quy định những điều áp dụng cụ thể đối với quân nhân phục viên được chuyển sang công tác tại cơ quan chính quyền và toàn thể, Hà Nội. 12. Bộ Nội vụ (1957), Thông tư số 6093-PL, ngày 25/10/1957 của Bộ Nội vụ giải thích về chế độ đối với quân nhân phục viên chuyển sang các cơ quan chính quyền đoàn, thể, Hà Nội. 13. Bộ Nội vụ (1959), Thông tư số 31-NV/CB ngày 01/07/1959 của hướng dẫn giải quyết những người làm việc theo hợp đồng, phù động, tạm tuyển làm công tác có tính chất thường xuyên, lâu dài, Hà Nội. 14. Bộ Nội vụ (1959), Thông tư số 32-NV/CB ngày 01/07/1959 của hướng dẫn việc tuyển dụng vào biên chế, Hà Nội. 15. Bộ Nội vụ (1959), Công văn số 121-CB/PCB ngày 12/12/1959 hướng dẫn tiêu chuẩn tuyển dụng, Hà Nội. 16. Bộ Nội vụ (1960), Thông tư số 16-NV/CB ngày 17/03/1960 ban hành bổ sung Thông tư số 31-NV/CB ngày 01/07/1959 hướng dẫn tiêu chuẩn tuyển dụng, Hà Nội. 17. Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ (2005), Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/5/2005 hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính, Hà Nội. 18. Bộ Nội vụ (2010), Thông tư số 13/2010TT-BNV ngày 30/12/2010 quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, Hà Nội. 19. Bộ Nội vụ (Chủ biên) (2011), Giới thiệu quy định pháp luật mới dành cho cán bộ, công chức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Bộ Nội vụ (2011), Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/11/2011 hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính, Hà Nội. 164 21. Bộ Nội vụ (2012), Thông tư số 05/2012/TT-BNV ngày 24/10/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2012 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, Hà Nội. 22. Bộ Nội vụ (2013), Thông tư số 06/2013/TT-BNV ngày 17/7/2013 bãi bỏ điều 19 Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, Hà Nội. 23. Bộ Nội vụ (2016), Chia sẻ kinh nghiệm tổ chức thi tuyển công chức tại Nhật Bản, Bài hội thảo, Hà Nội. 24. Bộ Nội vụ (2019), Thông tư số 03/2019/TT-BNV ngày 14/5/2019 sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội. 25. Bộ Nội Vụ (2020), Báo cáo kết luận thanh tra về công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, Hà Nội. 26. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 228/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức, Hà Nội. 27. Bộ trưởng Tổng Thư ký (1982), Thông tư số 40-BT ngày 22/4/1982 hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 16-HĐBT ngày 08/2/1982 của Hội đồng Bộ trưởng về việc tinh giản biên chế hành chính, Hà Nội. 28. Bộ Tư pháp (2012), Thông tư số 10/2012/TT-BTP ngày 01/9/2012 quy định tổ chức thi tuyển vào ngạch Chấp hành viên sơ cấp, Hà Nội. 29. Chính phủ (1957), Nghị định số 250-TTg ngày 12/06/1957 của Thủ tướng Chính phủ ban hành điều lệ quy định về chính sách đối với quân nhân phục viên, Hà Nội. 165 30. Chính phủ (1998), Nghị định số 95/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, Hà Nội. 31. Chính phủ (2003), Nghị định số 115/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 quy định về chế độ công chức dự bị, Hà Nội. 32. Chính phủ (2003), Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 quy định việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là công chức), Hà Nội. 33. Chính phủ (2004), Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 về công tác văn thư, Hà Nội. 34. Chính phủ (2006), Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, Hà Nội. 35. Chính phủ (2010), Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư, Hà Nội. 36. Chính phủ (2010), Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ quy định về đào tạo, bồi dưỡng công chức, Hà Nội. 37. Chính phủ (2010), Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 quy định những người là công chức, Hà Nội. 38. Chính phủ (2010), Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, Hà Nội. 39. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 30c/2011/NQ-CP ngày 08/11/2011 về việc ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, Hà Nội. 40. Chính phủ (2013), Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 quy định về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, Hà Nội. 166 41. Chính phủ (2015), Nghị định số 49/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, Hà Nội. 42. Chính phủ (2018), Nghị định số 161/NĐ-CP ngày 29/11/2018, về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội. 43. Phan Huy Chú (1992), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 44. Chủ tịch Hồ Chí Minh (1945), Sắc lệnh số 18/SL ngày 08/9/1945 quy định bãi bỏ ngạch học quan do chính sách thực dân Pháp đặt ra, Hà Nội. 45. Chủ tịch Hồ Chí Minh (1945), Sắc lệnh 58 ngày 10/11/1945 quy định về chế độ nghỉ dài hạn không lương của công chức, viên chức, Hà Nội. 46. Chủ tịch Hồ Chí Minh (1945), Sắc lệnh 75 VN/CC ngày 17/12/1945quy định về chế độ làm việc, nghỉ ngơi của công chức, viên chức thời kỳ kháng chiến, Hà Nội. 47. Chủ tịch Hồ Chí Minh (1948), Sắc lệnh số 188-SL ngày 29/5/1948 quy định rõ về chế độ công chức, Hà Nội. 48. Chủ tịch Hồ Chí Minh (1950), Sắc lệnh số 60-SL ngày 14/4/1950 về việc cho những công chức, giữ các chức chỉ huy trong văn phòng các cấp, được hưởng lương theo chức vụ, Hà Nội. 49. Chủ tịch Hồ Chí Minh (1950), Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 ban hành Quy chế công chức, Hà Nội. 50. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1990), Chỉ thị số 414-CT ngày 30/11/1990 quyết định thành lập tiểu ban chỉ đạo sắp xếp tổ chức và biên chế hành chính sự nghiệp, Hà Nội. 167 51. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1991), Chỉ thị số 311-CT Ngày 14/10/1991 về việc đẩy mạnh Nghị quyết số 109-HĐBT ngày 14/2/1991 về việc sắp xếp biên chế hành chính, sự nghiệp, Hà Nội. 52. Cổng thông tin điện tử (2020), Thông báo về kết quả tuyển dụng của các cơ quan, địa phương từ năm 2018-2020, [truy cập ngày 22/2/2020]. 53. Lương Thanh Cường (2008), Hoàn thiện chế định pháp luật về công vụ, công chức ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 54. Hà Hùng Cường (2015), Hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tại trang [truy cập ngày 1/8/2019]. 55. Triệu Văn Cường (2020), “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở Việt Nam”, Tạp chí Tổ chức nhà nước. 56. Phạm Tuấn Doanh (2016), “Quy định về tuyển dụng công chức và một số giải pháp hoàn thiện”, Tạp chí Tổ chức nhà nước. 57. Nguyễn Quang Dũng (Chủ nhiệm) (2008), Nghiên cứu xây dựng cơ chế kiểm soát thu nhập của cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước, Đề tài cấp bộ, Bộ Nội vụ, Hà Nội. 58. Hoàng Công Dũng, Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, tại trang 59. Mai Anh Duy (2015), A comparative study of Vietnamese and Japanese central government recruitment systems - Lessons learned for the Vietnamese national public servants recruitment system - Một nghiên cứu so sánh các hệ thống tuyển dụng chính quyền trung ương của Việt Nam và Nhật Bản - Bài học kinh nghiệm cho các công chức hệ thống tuyển quốc gia Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Meji Nhật Bản. 60. Hữu Đại (Chủ biên) (2010), Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Nxb Lao động, Hà Nội. 168 61. Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại hội toàn quốc lần thứ VI, Nghị quyết về đổi mới công tác tổ chức, chấn chỉnh tổ chức tinh giản biên chế trong bộ máy của Đảng, bộ máy quản lý Nhà nước, bộ máy các đoàn thể, Hà Nội. 62. Nguyễn Trọng Điều (Chủ nhiệm) (2004), Nghiên cứu cơ sở khoa học hoàn thiện chế độ công vụ ở Việt Nam, Đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước, Bộ Nội vụ, Hà Nội. 63. Nguyễn Thị Hồng Hải (Chủ nhiệm) (2002), Tuyển dụng công chức: Lý luận và thực tiễn, Chuyên đề khoa học cơ sở Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội. 64. Nguyễn Thị Hồng Hải (2017), “Một số vấn đề về đổi mới tuyển dụng công chức ở Việt Nam”, Tạp chí Tổ chức nhà nước. 65. Tạ Ngọc Hải (Chủ biên) (2013), Hoàn thiện pháp luật công chức, công vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 66. Trần Quốc Hải (2008), “Ưu điểm của mô hình công vụ việc làm và hoàn thiện thể chế công vụ”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, (01+02). 67. Harold Koontz (1992), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, (Cyril O”Donnell và Heinz Weihrich) do dịch giả Vũ Thiếu dịch, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 68. Nguyễn Quốc Hiệp (2007), Hoàn thiện pháp luật về tuyển chọn và bổ nhiệm công chức ở nước ta, Luận án tiến sĩ Luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội. 69. Hoa Kỳ (1883), Luật chế độ công chức ra đời. 70. Hoa Kỳ, Cải thiện hành chính công trong thế giới cạnh tranh, do Ngô Đức Mạnh và các dịch giả khác dịch. 71. Hội đồng Bộ trưởng (1982), Nghị quyết số 16-HĐBT ngày 08/2/1982, về việc tinh giản biên chế hành chính, Hà Nội. 72. Hội đồng Bộ trưởng (1982), Quyết định số 117-HĐBT ngày 15/7/1982 ban hành danh mục số 1 các chức vụ viên chức nhà nước, Hà Nội. 169 73. Hội đồng Bộ trưởng (1983), Chỉ thị số 58-HĐBT ngày 13/6/1983 về công tác kiện toàn tổ chức, tinh giản biên chế hành chính, Hà Nội. 74. Hội đồng Bộ trưởng (1987), Quyết định 227-HĐBT ngày 29/12/1987 về việc sắp xếp lại tổ chức, tinh giản biên chế các cơ quan hành chính sự nghiệp, Hà Nội. 75. Hội đồng Bộ trưởng (1991), Quyết định số 111-HĐBT ngày 12/4/1991 của về một số chính sách trong sắp xếp biên chế, Hà Nội. 76. Hội đồng Bộ trưởng (1991), Nghị định số 169-HĐBT ngày 25/5/1991 về công chức nhà nước, Hà Nội. 77. Hội đồng Chính phủ (1963), Nghị định số 24-CP ngày 13/03/1963 của ban hành điều lệ tuyển dụng và cho thôi việc đối với công nhân, viên chức nhà nước, Hà Nội. 78. Hội đồng Chính phủ (1973), Nghị định số 29-CP ngày 20/2/1973 về việc thành lập Ban Tổ chức của Chính phủ, Hà Nội. 79. Hội đồng Chính phủ (1980), Quyết định số 36-CP ngày 02/2/1980, thành lập Tiểu ban nghiên cứu xây dựng danh mục và tiêu chuẩn nghiệp vụ các chức vụ viên chức Nhà nước, Hà Nội. 80. Nguyễn Anh Hùng (2002), “Chức năng, thẩm quyền và hoạt động giám sát hành pháp của Quốc hội Mỹ”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (11). 81. Nguyễn Thành Hữu (2018), “Tuyển chọn quan chức thời kỳ phong kiến”, Báo Khoa học và Đời sống. 82. Nguyễn Thu Huyền (Chủ nhiệm) (2016), Nghiên cứu kinh nghiệm tuyển dụng và đánh giá công chức một số nước trên thế giới, Chuyên đề cơ sở, Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ, Hà Nội. 83. Nguyễn Quốc Khánh (Chủ biên) (2010), Quản trị nhân lực thấu hiểu từng người trong tổ chức, Nxb Tài chính, Hà Nội. 84. Hùng Kỳ, Đôi nét về quy trình lập pháp ở Quốc hội Hoa Kỳ, Trung Tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử, Quốc hội, Hà Nội. 170 85. Lê Thị Thảo Linh (2019), “Cạnh tranh trong tuyển dụng công chức ở một số nước khu vực châu Á và kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Quản lý nhà nước. 86. C.Mác, Ph.Ăngghen (1980), Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội. 87. Hoàng Mai (2019), “Hoàn thiện quy định pháp luật về tuyển dụng công chức bảo đảm tính thống nhất, khách quan, minh bạch”, Tạp chí Quản lý nhà nước. 88. Ngô Đức Mạnh (Dịch), Cải thiện hành chính công trong thế giới cạnh tranh của Hoa Kỳ, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 89. Michel Amiel, Quản lý hành chính lý thuyết và thực hành. 90. Hồ Chí Minh (1947), Sửa đổi lề lối làm việc, Nxb Sự thật, Hà Nội. 91. Thạch Thọ Mộc (2015), Tiếp tục đổi mới công tác tuyển dụng và đánh giá đội ngũ công chức ở nước ta hiện nay, Thông tin Cải cách hành chính nhà nước, Viện Khoa học tổ chức nhà nước, số 05, Hà Nội. 92. Hà Quang Ngọc (Chủ nhiệm) (2011), Đổi mới phương pháp đánh giá công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước, Đề tài cấp bộ, Bộ Nội vụ, Hà Nội. 93. Nhật Bản (1947), Luật số 120, Luật Công vụ quốc gia quy định về công chức, công vụ, Tokyo. 94. Nguyễn Minh Phương (Chủ nhiệm) (2005), Luận cứ khoa học phân định ngạch công chức, viên chức nhà nước, Đề tài cấp bộ, Bộ Nội vụ, Hà Nội. 95. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1946), Hiến pháp năm 1946, Hà Nội. 96. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1959), Hiến pháp năm 1959, Hà Nội. 97. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1980), Hiến pháp năm 1980, Hà Nội. 171 98. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp năm 1992, Hà Nội. 99. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Hà Nội. 100. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ 4 đã thông qua Luật Cán bộ, công chức ngày 13/11/2008, Hà Nội. 101. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và sửa đổi năm 2019, Hà Nội. 102. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp năm 2013, Hà Nội. 103. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2019), Luật số 52/2019/QH14 ngày 25/11/2019 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, Hà Nội. 104. Quốc hội Singapore, Bộ Pháp luật của Singapore đảm trách việc xây dựng pháp luật nhiều lĩnh vực như trợ giúp pháp lý, hòa giải cộng đồng, sở hữu trí tuệ, quản lý đất đai, dịch vụ pháp lý, phá sản, tại trang 105. Trần Anh Tuấn Sách (Chủ biên) (2012), Pháp luật về công vụ, công chức của Việt Nam và một số nước trên thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 106. Lê Minh Tâm (1992), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật, Hà Nội. 107. Lê Minh Tâm, Nguyễn Minh Đoan (Chủ biên) (2010), Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 108. Phạm Hồng Thái (Chủ biên) (2004), Công vụ, công chức nhà nước, Nxb, Hà Nội. 172 109. Phạm Hồng Thái, Đinh Văn Mậu (2009), Lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội. 110. Trần Hương Thanh (Chủ biên) (2010), Các biện pháp tâm lý nâng cao tính tích cực lao động của cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 111. Tạ Đình Thi (2016), “Trao đổi về công tác tuyển dụng công chức, viên chức hiện nay”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, (03). 112. Vũ Thiếu (Dịch) (1992), Những vấn đề cốt yếu của quản lý của tác giả Harold Koontz, Cyril O”Donnell và Heinz Weihrich, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 113. Trần Thị Thơi (Chủ nhiệm) (2018), Các giải pháp bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan trong tuyển dụng công chức, viên chức ở nước ta, Đề tài khoa học cấp bộ, Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ, Hà Nội. 114. Thủ tướng Chính phủ (1957), Chỉ thị số 57-TTg ngày 02/02/1977 về việc quy định tiêu chuẩn biên chế và định mức biên chế cho những tổ chức thuộc các ngành không sản xuất vật chất trong các cơ quan nhà nước, Hà Nội. 115. Thủ tướng Chính phủ (1957), Nghị định số 250-TTg ngày 12/06/1957 ban hành điều lệ quy định về chính sách đối với quân nhân phục viên, Hà Nội. 116. Thủ tướng Chính phủ (1958), Thông tư số 402-TTg ngày 14/8/1958 hạn chế việc tuyển thêm cán bộ công nhân viên vào biên chế và hạn chế việc lấy nhân viên phụ động hợp đồng vào làm những công tác có tính chất thường xuyên, Hà Nội. 117. Thủ tướng Chính phủ (1959), Công văn số 2477-NC ngày 20/06/1959 về việc tuyển dụng người vào biên chế và sử dụng nhân viên phụ động hợp đồng, Hà Nội. 118. Thủ tướng Chính phủ (1961), Chỉ thị số 161-CP ngày 12/10/1961 về việc tạm thời đình chỉ tuyển dụng người mới và việc điều chỉnh công nhân, nhân viên công tác từ nơi thừa qua nơi thiếu. Nhằm có cơ sở để tuyển dụng người làm việc, Hà Nội. 173 119. Thủ tướng Chính phủ (1980), Chỉ thị số 184-TTg ngày 06/6/1980 quản lý chặt chẽ biên chế cơ quan nhà nước, Hà Nội. 120. Thủ tướng Chính phủ (1980), Thông tư số 279-TTg ngày 27/8/1980 hướng dẫn thi hành Chỉ thị số 184-TTg quản lý chặt chẽ biên chế cơ quan nhà nước, Hà Nội. 121. Thủ tướng Chính phủ (1980), Chỉ thị số 277-TTg ngày 01/10/1980 về việc nghiên cứu xây dựng danh mục và tiêu chuẩn nghiệp vụ các chức vụ viên chức nhà nước, Hà Nội. 122. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18/10/2012 phê duyệt Đề án Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức, Hà Nội. 123. Thủ tướng Chính phủ (2018), Quyết định 1016/QĐ-TTg ngày 14/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước và biên chế của các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước năm 2019, Hà Nội. 124. Thủ tướng Chính phủ (2019), Quyết định số 1066/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ quyết định về số lượng biên chế công chức hành chính hưởng lương từ quỹ tiền lương của nhà nước và số lượng biên chế người làm việc trong các tổ chức Hội, quỹ hoạt động, làm việc trong phạm vi toàn quốc trong năm 2019, Hà Nội. 125. Đào Thị Thanh Thủy (2017), “Tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm - Lý luận và thực tiễn trên thế giới”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, (01). 126. Đào Thị Thanh Thủy (Chủ nhiệm) (2017), Mô hình tuyển dụng công chức trên thế giới, Đề tài khoa học cấp bộ, Bộ Nội vụ, Hà Nội. 127. Phạm Đức Toàn (2017), “Tuyển chọn công chức theo năng lực tại một số quốc gia trên thế giới”, Tạp chí Tổ chức Quản lý nhà nước, (252). 174 128. Chu Tuấn Tú (Chủ nhiệm) (2014), Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước, Chuyên đề khoa học cơ sở, Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ, Hà Nội. 129. Trần Anh Tuấn (2007), Hoàn thiện thể chế quản lý công chức ở Việt Nam trong điều kiện phát triển và hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ Luật, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 130. Trần Anh Tuấn (Chủ nhiệm) (2011), Nghiên cứu cơ sở khoa học hoàn thiện chế độ công vụ ở Việt Nam, Đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước, Bộ Nội vụ, Hà Nội. 131. Trần Anh Tuấn (Chủ nhiệm) (2014), Cơ sở khoa học xác định cơ cấu công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước, Đề tài cấp bộ, Bộ Nội vụ, Hà Nội. 132. Ủy ban Công vụ Philipin (2014), Conference - Workshop on examination and testing in the Asean civil service - Hội nghị - Hội thảo về kiểm tra và thử nghiệm tuyển dụng công chức trong các cơ quan hành chính ASEAN, pasig, Philippin từ ngày 24/11 -28/11/2014. 133. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1998), Pháp lệnh số 02-/CTN ngày 26/02/1998 về cán bộ, công chức, Hà Nội. 134. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2000), Pháp lệnh số 21/2000/PL- UBTVQH10, Pháp lệnh Cán bộ, công chức, Hà Nội. 135. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2003), ngày 29/4/2003 ban hành Pháp lệnh số Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức, Hà Nội. 136. Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ (Chủ biên) (2010), Luật Cán bộ, công chức, Nxb Hồng Đức, Hà Nội. 137. Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ (2012), Thực trạng số lượng, cơ cấu, chất lượng, hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ, công chức và công tác quản lý, sử dụng cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, Dự án điều tra, Hà Nội. 175 138. Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ (2014), Những vấn đề cơ bản về hành chính nhà nước và chế độ công vụ, công chức, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 139. Nguyễn Thế Vịnh (Chủ nhiệm) (2008), Nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cơ sở, Đề tài cấp bộ, Bộ Nội vụ, Hà Nội. 140. Lại Đức Vượng (Chủ nhiệm) (2010), Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu quản lý công mới và hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài cấp bộ, Bộ Nội vụ, Hà Nội. * Tài liệu tiếng Anh 141. Anthony Walsh & Craig Hemmens, Law, Justice and Society (New York: Oxford University Press, 2008) at 3. 142. Brian Z. Tamanaha, A General Jurisprudence of Law and Society (Oxford: Oxford University Press, 2001) at 41. 143. China's Examination Hell: The Civil Service Examinations of Imperial China. History Today. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2011. 144. “Imperial China: Civil Service Examinations” (PDF). Princeton University. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2011. 145. Jean-Michel De Forges, Droit administratif, Pari. 146. John Locke (2011), trích trong F.A. Hayek, The Constitution of Liberty: The Definitive Edition, London: University of Chicago Press, tr.232. 147. Kazin, Edwards, and Rothman (2010), 142. 148. “Performance Appraisal Handbook” của US. Department of the Interior, 2004. 176 149. Robert Beckman, The role of scientists, experts and other stakeholders in the law making process in Singapore - Vai trò của các nhà khoa học, chuyên gia và các bên liên quan trong quá trình làm luật ở Singapore, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Singapore. 150. “The Federal Legislative Process, or How a Bill Becomes a Law” đăng tải trên trang website: https://www.naeyc.org/our-work/public-policy- advoca)cy/federal-legislative-process-or-how-bill-becomes-law. 151. Tsuji Yuichiro (2016), Making laws in Japan - a legislative review in Japan - Làm luật ở Nhật Bản - đánh giá lập pháp ở Nhật Bản, tại trang https://www.researchgate.net/publication/324670902_Law_Making_Power _in_Japan-Legislative_Assessment_in_Japan. 177 PHỤ LỤC Bảng 1: Số lượng, chất lượng công chức tính đến tháng 12/2008 Tổng số Công Công công chức là chức TT Chia theo trình độ chức Nam Nữ người lãnh đạo (người) dân tộc A B 1 2 3 4 5 1 Trình độ chuyên môn 195.422 134.650 60.772 13.116 54.091 Trình độ đại học trở lên 117.057 Trình độ trung cấp 66.365 Trình độ sơ cấp 12.000 2 Trình độ lý luận chính trị: 118.821 người Cao cấp 20.832 Trung cấp 58.453 Sơ cấp 39.536 3 Trình độ quản lý nhà nước: 88.280 người Chuyên viên cao cấp 1.501 Chuyên viên chính 15.417 Chuyên viên 59.933 Cán sự 11.429 4 Trình độ ngoại ngữ: 128.908 người Trình độ A 37.019 Trình độ B 74.402 Trình độ C 15.786 Trình độ D 1.701 5 Trình độ tin học: 140.409 người Trình độ A 64.249 Trình độ B 72.267 Trình độ C 3.893 178 Bảng 2: Số lượng, chất lượng công chức có mặt đến tháng 12/2017 Tổng số Công công chức là TT Chia theo trình độ Nam Nữ Tôn giáo chức người (người) dân tộc A B 1 2 3 4 5 1 Trình độ chuyên môn 289.375 180.679 108.696 21.548 4.269 Đại học trở lên 241.041 Cao đẳng 9.200 Trung cấp 30.348 Sơ cấp 8.786 2 Trình độ lý luận chính trị: 218.751 người Cử nhân 6.311 Cao cấp 38.526 Trung cấp 123.726 Sơ cấp 50.008 3 Trình độ quản lý nhà nước: 194.907 người Chuyên viên cao cấp 5.461 Chuyên viên chính 40.724 Chuyên viên 118.374 Cán sự 30.348 4 Trình độ ngoại ngữ: 252.386 người Đại học tiếng Anh 9.543 Chứng chỉ 233.863 Đại học ngoại ngữ khác 1.987 Chứng chỉ 6.993 5 Trình độ tin học: 260.201 người Đại học 15.799 Chứng chỉ 244.402 179 Bảng 3: Kết quả tuyển dụng công chức năm 2018, 2019, 2020 Năm tuyển Tổng số chỉ tiêu Tổng số thí Thí sinh TT Tên cơ quan, địa Phương dụng tuyển dụng sinh tham gia trúng tuyển A B 1 2 3 4 1 2018 Bộ Y tế 20 61 20 2 2018 Bộ Nội vụ 37 257 28 3 2018 Bộ Công Thương 79 185 69 4 2018 Tổng cục Đường bộ Việt Nam 63 142 63 5 2018 UBND tỉnh Lai Châu 18 80 14 6 2018 UBND tỉnh Ninh Bình 80 151 77 7 2018 UBND tỉnh An Giang 130 352 127 8 2018 UBND tỉnh Đắc Lắc 120 241 102 9 2018 UBND tỉnh Bắc Giang 86 86 86 10 2018 UBND tỉnh Tuyên Quang 90 157 84 11 2018 Bộ Tài nguyên và Môi trường 120 195 80 12 2018 Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính 434 1731 386 13 2019 Tổng cục Thống kê 537 1052 389 14 2019 Tỉnh ủy Đắc Lắc 75 423 70 15 2019 Cục Thông tin Ngân hàng NN Việt Nam 19 42 17 16 2019 Tỉnh ủy Quảng Ngãi 21 120 14 17 2019 Tỉnh ủy Đắc Nông 162 420 144 18 2019 Tỉnh ủy Gia Lai 168 537 95 19 2019 Thành ủy Hà Nội 355 1700 270 20 2019 Thành ủy Hồ Chí Minh 336 575 336 21 2019 UBND tỉnh Hòa Bình 29 128 26 22 2019 UBND tỉnh Tiền Giang 53 106 53 23 2019 UBND tỉnh Thanh Hóa 205 510 142 24 2019 UBND tỉnh Sóc Trăng 56 172 39 25 2019 UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 130 250 124 26 2019 Tỉnh ủy Yên Bái 54 137 37 27 2019 Tỉnh ủy Nam Định 97 167 92 28 2019 Tỉnh ủy Thái Nguyên 106 230 105 29 2019 UBND tỉnh Bắc Ninh 44 196 44 30 2019 UBND tỉnh Phú yên 122 739 122 31 2019 UBND TP. Hải Phòng 236 292 126 32 2019 UBND tỉnh Lai Châu 43 81 33 33 2019 Bộ Khoa học và Công nghệ 55 242 55 34 2019 Bộ Giao thông vận tải 25 72 15 35 2019 Bộ Công Thương 95 249 86 36 2019 UBND tỉnh Quảng Trị 55 394 37 2019 UBND tỉnh Đồng Nai 383 501 96 38 2020 UBND tỉnh Hà Nam 60 120 49 39 2020 UBND tỉnh Bắc Cạn 120 992 79 40 2020 Tổng cục Hải quan Việt Nam 90 168 88 41 2020 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 60 585 60 Tổng số 5.068 14.838 3.922 180 Bảng 4: Kết quả xét tuyển công chức từ năm 1998 - 2002 Xét tuyển TT Tên cơ quan Hành chính Sự nghiệp A B C D Khối Bộ, ngành 161 312 1 Bộ Thương mại 12 6 2 Bộ Nông nghiệp và PTNT 11 7 3 Bộ Thủy sản 32 159 4 Ngân hàng Nhà nước 8 0 5 Bộ Công nghiệp 66 59 6 Ủy ban Dân tộc 1 0 7 Bộ Tài chính 31 1 Khối địa phương 337 3.640 1 Quảng Ninh 5 73 2 Hòa Bình 12 45 3 Quảng Trị 14 546 4 Thái Nguyên 3 7 5 Yên Bái 26 679 6 Hải Dương 64 35 7 Thừa Thiên - Huế 122 1.100 8 Bình Phước 86 1.039 9 Gia Lai 5 116

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hoan_thien_phap_luat_ve_tuyen_dung_cong_chuc_o_viet.pdf
  • pdfTHONG TIN VÉ LUAN AN TIEN SI_f9411d2ce0f7f6b17773b3b4e6780597.pdf
  • pdfTT _T.Viet_ Dao Manh Hoan.pdf
Tài liệu liên quan