Luận án Khuyến học qua văn hóa dòng họ xứ Thanh

1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Đình Mạnh 2 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................... 1 MỤC LỤC..................................................................................................2 MỞ ĐẦU ...................................

pdf191 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 196 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Khuyến học qua văn hóa dòng họ xứ Thanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.................................................................5 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHUYẾN HỌC Ở XỨ THANH .........................................11 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................11 1.2. Cơ sở lý luận .....................................................................................16 1.2.1. Một số khái niệm công cụ ..............................................................16 1.2.1.1. Khuyến học ...................................................................................16 1.2.1.2. Dòng họ ........................................................................................17 1.2.1.3. Văn hóa dòng họ ..........................................................................19 1.2.1.4. Dòng họ khoa bảng ......................................................................22 1.2.2. Khuyến học qua văn hóa dòng họ .................................................23 1.3. Khuyến học ở xứ Thanh ..................................................................26 1.3.1. Xứ Thanh - môi trường tự nhiên và xã hội cho việc học ................26 1.3.2. Động cơ của tinh thần hiếu học ......................................................31 1.3.3. Khuyến học qua hương ước ............................................................36 1.3.4. Tác động của yếu tố tâm linh ..........................................................41 1.3.5. Ảnh hưởng của giáo dục Nho giáo .................................................45 Tiểu kết chương 1....................................................................................51 Chương 2: KHUYẾN HỌC DÒNG HỌ Ở XỨ THANH .....................52 2.1. Khuyến học dòng họ trong truyền thống xứ Thanh .....................52 2.1.1. Dòng họ là chỗ dựa tinh thần .........................................................53 2.1.2. Dòng họ hỗ trợ vật chất ..................................................................56 2.1.3. Vinh danh người học .......................................................................60 2.1.4. Kế thừa “gien” khoa bảng ..............................................................66 2.1.5. Yếu tố tâm linh dòng họ ..................................................................71 2.1.6. Ràng buộc của dòng họ...................................................................76 2.1.7. Trách nhiệm của người đỗ đạt ........................................................79 3 2.2. Khuyến học trong một số dòng họ tiêu biểu xứ Thanh ................81 2.2.1. Khuyến học của dòng họ Lê ............................................................82 2.2.2. Khuyến học của dòng họ Nguyễn....................................................88 2.2.3. Khuyến học của dòng họ Đỗ ...........................................................94 Tiểu kết chương 2 ...................................................................................99 Chương 3: KHUYẾN HỌC DÒNG HỌ Ở XỨ THANH HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ..............................................................100 3.1. Thực trạng khuyến học dòng họ ở xứ Thanh hiện nay ..............100 3.1.1. Sự nối tiếp truyền thống hiếu học .................................................100 3.1.2. Tinh thần hiếu học dòng họ là hành trang lập nghiệp..................104 3.1.3. Sự “đứt đoạn” truyền thống của một số dòng họ khoa bảng .......110 3.1.4. Bước khởi đầu của một số dòng họ “chưa khoa bảng” ...............115 3.2. Vai trò của khuyến học dòng họ trong bối cảnh hiện nay .........119 3.2.1. Giá trị tích cực của khuyến học dòng họ ......................................119 3.2.2. Một số hạn chế của khuyến học dòng họ hiện nay .......................125 3.3. Một số giải pháp phát huy giá trị khuyến học qua văn hóa dòng họ ...................................................................................................131 3.3.1. Tiếp thu truyền thống và đa dạng hóa khuyến học dòng họ .........132 3.3.2. Tôn vinh những tấm gương tiêu biểu trong học tập của dòng họ.134 3.3.3. Tăng cường trách nhiệm của cộng đồng trong khuyến học dòng họ ....................................................................................................136 3.3.4. Kết nối mạng lưới xã hội cho hoạt động khuyến học dòng họ .....138 Tiểu kết chương 3..................................................................................141 KẾT LUẬN ............................................................................................142 4 BẢNG KÊ CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1 CP Chính phủ 2 ĐH Đại học 3 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 4 GS Giáo sư 5 Nxb Nhà xuất bản 6 PGS Phó Giáo sư 7 TDTT Thể dục thể thao 8 TH Tiểu học 9 THCS Trung học cơ sở 10 THPT Trung học phổ thong 11 TCCN Trung cấp chuyên nghiệp 13 TW Trung ương 14 UBND Uỷ ban nhân dân 15 VHTT&DL Văn hóa Thể thao và Du lịch 16 XHCN Xã hội chủ nghĩa 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một quốc gia có truyền thống trọng việc học hành. Việc chăm lo đến giáo dục là mối quan tâm thường xuyên của mọi người, mọi nhà, là một biện pháp quan trọng góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, vì lợi ích của Tổ quốc và lợi ích của chính bản thân mỗi người. Trong nhiều năm qua, khuyến học được đề cao như một biện pháp hiệu quả để hướng tới việc xây dựng một xã hội học tập cho mọi người. Hiện tại, các địa phương trên cả nước đều thành lập tổ chức Hội khuyến học cấp tỉnh, thành phố và cả ở các xã, phường, thị trấn, cho đến tận thôn bản. Các hoạt động như: Tạo Quỹ khuyến học, tặng học bổng, xây dựng các công trình giáo dục được tổ chức khá rầm rộ và bước đầu đạt hiệu quả xã hội tốt. Tuy nhiên, khía cạnh gốc rễ của khuyến học bắt đầu ngay từ trong cái nôi nuôi dưỡng, hun đúc nên phẩm chất trí tuệ, nhân cách con người từ thủa nhỏ, đó chính là gia đình và dòng họ. Mối liên hệ huyết thống của người Việt (cá nhân – gia đình – dòng họ và xã hội) là mối liên hệ bền chặt, ổn định. Việc học tập không chỉ là ước vọng của cá nhân người học mà còn là khát khao, sở nguyện của cả gia đình, dòng họ. Tinh thần hiếu học nảy sinh từ các cá nhân, gia đình rồi lan tỏa trong dòng họ và truyền thống hiếu học đã được nhân lên bằng chính sự nỗ lực của các cá nhân trong dòng họ ấy. Tinh thần khuyến học cũng được nuôi dưỡng trên cơ sở mạch nguồn này. Vì vậy, khuyến học dòng họ phải được nhìn nhận như một ứng xử văn hóa của từng dòng họ trong sự tồn tại và phát triển của cộng đồng. Họ tộc kế thế đăng khoa là vinh dự, là niềm tự hào để con cháu noi theo, nhưng mặt khác, đó cũng chính là tấm gương, là sự khích lệ các sĩ tử của các họ tộc khác cùng phấn đấu vươn lên. Truyền thống cha dạy con, ông dạy cháu, anh em bảo nhau là truyền thống tốt đẹp, là nét văn hoá đặc sắc, là mạch ngầm văn hoá dân gian về tinh thần hiếu học của các làng quê Việt Nam mà đến nay vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Thanh Hóa là một vùng đất có truyền thống lâu đời nằm ở cực Bắc Trung Bộ. Đây là một vùng đất được nhà nước phong kiến (thời vua Lê Thánh Tông) gọi là Thanh Hoa xứ như cách gọi về xứ Đông, xứ Đoài, xứ Nghệ. Người dân Thanh Hóa xưa nay vẫn quen gọi quê mình là “xứ Thanh” hàm chứa niềm tự hào về một 6 miền quê với nhiều giá trị truyền thống của một tiểu vùng văn hóa. Do đó, luận án chọn tên gọi dân gian “xứ Thanh” cho việc nghiên cứu khuyến học dòng họ như một nét văn hóa ở vùng đất giàu truyền thống này. Do những đặc thù riêng của vùng đất với những điều kiện tự nhiên và xã hội khác biệt nên khuyến học xứ Thanh cũng có những nét vừa chung, vừa riêng so với khuyến học của nhiều địa phương trong cả nước. Xứ Thanh là vùng đất sản xuất nông nghiệp, thiên tai, lũ lụt, hạn hán quanh năm nhưng người xứ Thanh từ xưa đến nay vẫn tự hào về truyền thống hiếu học, chuộng học, quý học. Từ xa xưa, người xứ Thanh đã quan tâm và luôn có những đầu tư thích đáng cho việc học, thông qua hoạt động khuyến học. Ở một vùng quê có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, đời sống khá đói nghèo, người dân xứ Thanh không cam chịu, đã vươn lên tự cải thiện cuộc sống của mình, khẳng định vị thế của bản thân, gia đình và dòng họ mình bằng chính sự học. Học tập là nét đẹp văn hoá nhưng cũng là một phương kế mưu sinh của một vùng quê hiếu học. Khuyến học dòng họ chính là gia tăng kết nối của từng cá nhân trong dòng họ và giữa các dòng họ trong cộng đồng. Sự kết nối này đã vượt qua phạm vi làng xóm, vùng miền mà trở thành sự thu hút mọi nguồn lực cho việc học và tạo nên sự cố kết dòng họ cũng bởi vì chính việc học đó. Từ trước đến nay đã có một số sách viết về các dòng họ xứ Thanh, trong đó có đề cập đến tinh thần hiếu học, nhưng chưa có tác giả nào, công trình nào nghiên cứu tập trung về khuyến học như một nét văn hoá dòng họ một cách độc lập và có hệ thống. Do vậy, việc nghiên cứu khuyến học qua văn hoá dòng họ ở một số dòng họ xứ Thanh sẽ làm rõ những vấn đề xã hội mang ý nghĩa văn hoá, góp phần lý giải nguyên nhân thành công của việc khuyến học của người Thanh Hóa xưa và nay. 2. Mục đích nghiên cứu Luận án tìm hiểu về khuyến học dòng họ ở xứ Thanh để tìm ra nét văn hóa đặc trưng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát huy giá trị của khuyến học dòng họ xứ Thanh, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dòng họ, bản sắc văn hóa làng trong giai đoạn hiện nay. 7 Luận án đặt ra câu hỏi nghiên cứu chính là: Văn hóa dòng họ đã tạo dựng truyền thống khuyến học như thế nào và khuyến học đã góp phần định hình văn hóa dòng họ như thế nào? Với những mục tiêu cụ thể như sau: - Khái quát được những đặc điểm cơ bản của việc khuyến học qua văn hóa dòng họ ở xứ Thanh. - Chỉ ra những giá trị của văn hóa khuyến học dòng họ ở xứ Thanh trong truyền thống và hiện nay. - Đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục phát huy giá trị văn hóa khuyến học dòng họ trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là đi sâu vào tìm hiểu truyền thống khuyến học dòng họ ở xứ Thanh qua một số dòng họ khoa bảng tiêu biểu. Luận án chọn 3 dòng họ khoa bảng tiêu biểu có số lượng người đỗ đạt cao thời kỳ phong kiến ở xứ Thanh là: Dòng họ Lê, dòng họ Nguyễn và dòng họ Đỗ, trong đó 2 dòng họ Lê và Nguyễn hiện nay vẫn tiếp tục phát huy được truyền thống khoa bảng của mình, còn dòng họ Đỗ đã bị “đứt đoạn” truyền thống. Đồng thời, thông qua việc so sánh khuyến học dòng họ xứ Thanh với khuyến học của một số dòng họ tiêu biểu của 3 địa phương giàu truyền thống khoa bảng là: Thăng Long – Hà Nội, Nghệ An và Hải Dương, luận án sẽ chỉ ra những nét đặc trưng trong khuyến học dòng họ của mỗi địa phương, đặc biệt là sự trội vượt trong văn hóa khuyến học dòng họ xứ Thanh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Cùng sinh sống trên đất Thanh Hóa hiện nay có 7 dân tộc chính gồm: Kinh, Mường, Thái, Dao, Tày, H’mông, Khơ Mú nhưng truyền thống khoa bảng được ghi nhận trong thời phong kiến đều thuộc về các dòng họ người Kinh. Vì vậy, đối tượng chính của luận án là các dòng họ khoa bảng người Kinh ở xứ Thanh. Tuy nhiên, để có cái nhìn tổng thể về khuyến học ở xứ Thanh, ở chương 3 luận án cũng sẽ đề cập đến việc khuyến học của một số dòng họ dân tộc thiểu số tiêu biểu trong giai đoạn hiện nay. Ngoài các cá nhân và dòng họ khoa bảng đã vinh 8 hiển ở xứ Thanh, luận án có đề cập đến một số cá nhân, dòng họ là người Kinh xứ Thanh đã thành danh ở địa phương khác, cũng như một số dòng họ khoa bảng ở một số vùng đất học khác nhằm so sánh và đúc rút những luận cứ khoa học của mình. 4. Phương pháp nghiên cứu Bốn phương pháp nghiên cứu chính được luận án sử dụng là: Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp, phương pháp so sánh tổng hợp, phương pháp điều tra điền dã, phỏng vấn sâu và phương pháp hồi cố tư liệu lịch sử. 4.1. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp được sử dụng nhiều nhất trong toàn bộ luận án nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ qua việc tra cứu, phân tích các tài liệu, các công trình nghiên cứu về văn hóa dòng họ, khuyến học dòng họ, làng xã và văn hóa làng khu vực châu thổ sông Hồng, lưu vực sông Mã của các nhà nghiên cứu trước đó để có cái nhìn tổng thể, khoa học hơn về thực trạng nghiên cứu vấn đề, cũng như quan điểm của các nhà khoa học nhằm tìm tiếng nói chung về vấn đề khuyến học qua văn hóa dòng họ Việt Nam nói chung và xứ Thanh nói riêng. Tuy nhiên, những dữ liệu cụ thể về truyền thống khoa bảng xưa của các dòng họ được xuất bản chính thống rất ít, mà hầu hết chỉ được ghi lại qua hương ước, gia phả (đa số cũ nát và ít dịch ra chữ Quốc ngữ) hoặc qua lời kể của các nhân vật cung cấp tư liệu (ông trưởng họ, người giữ nhà thờ họ, cán bộ khuyến học xã, thôn ) nên tư liệu phục vụ nghiên cứu vẫn còn hạn chế. 4.2. Phương pháp so sánh, tổng hợp là phương pháp được sử dụng nhiều trong luận án nhằm phân tích các số liệu, các hiện tượng để tìm ra mẫu số chung cho truyền thống khuyến học của các dòng họ xứ Thanh. Phân tích những số liệu ngẫu nhiên về các nhà khoa bảng, về số lượng người đỗ đạt của từng dòng họ (ít nhất trong 3 dòng họ chọn mẫu), từng vùng đất bước đầu gợi mở hướng nghiên cứu về truyền thống khuyến học dòng họ, những yếu tố tạo nên sự khác biệt của dòng họ này so với dòng họ khác hay của cả xứ Thanh nói chung so với các vùng đất khác. Luận án đặt truyền thống khuyến học của một số dòng họ xứ Thanh trong mối tương quan với các dòng họ tiêu biểu ở các địa phương khác như Thăng Long – Hà Nội, Hải Dương, Nghệ An, để có sự đối chiếu, so sánh nhằm tìm ra nét tương 9 đồng và sự khác biệt giữa chúng. Việc so sánh, xử lý các số liệu liên quan đến truyền thống khoa cử, tần xuất đỗ đạt và quan hệ huyết thống của các vị đại khoa trong các dòng họ khoa bảng để có cái nhìn toàn cục hơn về truyền thống khoa bảng dòng họ, như một sự gợi ý về các biện pháp khuyến học dòng họ và thái độ ứng xử đối với việc khuyến học như một nét văn hóa của dòng họ đó. 4.3. Phương pháp điều tra điền dã, kết hợp sử dụng nghiên cứu sâu về văn hoá dân gian, tiếp cận, phỏng vấn sâu các ông trưởng họ, ông thủ từ nhà thờ họ, cán bộ khuyến học các cấp ở các làng và các dòng họ khoa bảng nổi tiếng xứ Thanh, họ Lương làng Hội Triều, họ Vũ làng Mộ Trạch, Hải Dương vv, quan sát thực địa, tham gia các hoạt động tế lễ nhân ngày giỗ tổ, hội làng, ghi âm, ghi hình các nhân vật, sự kiện ... tại Mộ Trạch, Nguyệt Viên, Hoằng Lộc, Gia Miêu, Cổ Định, Quảng Lưu, để tìm hiểu những nhân tố của từng gia đình, dòng họ đã làm nên truyền thống tốt đẹp đó. Phương pháp hồi cố tư liệu và điều tra điền dã được sử dụng nhiều ở chương 2 và chương 3 của luận án, trong đó, chú trọng nghiên cứu truyền thống khoa cử, khuyến học của xứ Thanh và của 3 dòng họ xứ Thanh (dòng họ Lê, họ Nguyễn và họ Đỗ). 4.4. Phương pháp hồi cố tư liệu lịch sử được sử dụng tập trung ở chương 1 và chương 2 của luận án để có cái nhìn biện chứng, tìm ra được nét chung liên quan đến truyền thống khuyến học ở các địa phương, dòng họ xứ Thanh xưa trong bối cảnh giáo dục Nho học Việt Nam thời kỳ cực thịnh. Từ đó, đánh giá khách quan và khoa học về truyền thống khuyến học được biểu hiện như một nét đẹp văn hoá cần phát huy. Hồi cố các tư liệu lịch sử về một vùng đất “địa linh nhân kiệt’ xứ Thanh với những điều kiện địa lý, lịch sử, xã hội đặc biệt, quy định nên tố chất con người của một vùng đất ở vị trí trung gian giữa miền Bắc và miền Trung này. Từ đó, để thấy được người xứ Thanh xưa đã quan niệm và đầu tư cho việc học như thế nào? Việc khuyến học (dù chưa được gọi tên như hiện nay) đã đi vào đời sống và trở thành nét văn hóa dòng họ như thế nào? đã có tác dụng thúc đẩy (và làm thay đổi) đời sống của người dân xứ Thanh ra sao? 10 5. Đóng góp của luận án 5.1. Luận án góp phần bổ sung và làm phong phú thêm nguồn tư liệu nghiên cứu về khuyến học Việt Nam, khuyến học xứ Thanh và khuyến học như một nét văn hoá truyền thống của một số dòng họ ở xứ Thanh, qua đó giúp các nhà nghiên cứu có cơ sở để tiếp tục tìm hiểu về văn hóa khuyến học Việt Nam. 5.2. Thông qua nghiên cứu về khuyến học của một số dòng họ xứ Thanh xưa và nay, có đối sánh với một số dòng họ tiêu biểu ở một số địa phương khác để giải mã nguyên nhân thành công trong việc khuyến khích học tập của các dòng họ. 5.3. Tiếp thu kết quả nghiên cứu của những người đi trước, kết hợp với việc khảo sát thực địa tại địa phương, luận án nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về khuyến học của một số dòng họ tiêu biểu của xứ Thanh. Từ đó, nêu bật nét đặc trưng và giá trị của khuyến học ở đây, góp phần làm rõ nguyên nhân nào khiến dòng họ trở thành nền tảng, là cơ sở nuôi dưỡng tinh thần hiếu học và tại sao khuyến học lại trở thành một nét văn hóa dòng họ. 5.4. Luận án đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy giá trị văn hóa dòng họ về khuyến học ở xứ Thanh trong việc nâng cao dân trí, cung ứng nguồn nhân lực, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho quê hương và đất nước; là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách có những chủ trương thích hợp nhằm tạo cơ cấu nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ hội nhập hiện nay. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu 7 trang, kết luận 3 trang, danh mục tài liệu tham khảo 10 trang và phụ lục 38 trang, luận án chia làm 3 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và khuyến học ở xứ Thanh (từ trang 10 đến trang 49) Chương 2: Khuyến học dòng họ ở xứ Thanh (từ trang 50 đến trang 98) Chương 3: Khuyến học dòng họ ở xứ Thanh hiện nay - Một số vấn đề đặt ra (từ trang 99 đến trang 141) 11 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHUYẾN HỌC Ở XỨ THANH 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Việc nghiên cứu về giáo dục và dòng họ Việt Nam xưa và nay đã được nhiều học giả quan tâm và đã có nhiều công trình công bố rất có giá trị. Tìm hiểu về dòng họ Việt Nam cũng đã có một số công trình đáng chú ý như những nghiên cứu về vua Lê, chúa Trịnh, dòng họ Nguyễn, họ Trần, họ Vũ – Võ, Huỳnh – Hoàng, Đỗ - Đậu Các công trình đã nêu được lịch sử hình thành và phát triển của dòng họ Việt Nam, sự hình thành, những nét đặc trưng và quá trình phát triển, thịnh suy của các dòng họ, thành tích đỗ đạt xưa của các dòng họ, nhưng nghiên cứu về khuyến học qua văn hóa dòng họ chưa được quan tâm hoặc có đề cập đến thì chỉ giới thiệu xen kẽ trong các nội dung khác. Có thể nêu một số công trình nghiên cứu có liên quan nhiều đến khuyến học ở xứ Thanh sưu tập được theo trình tự thời gian xuất bản như sau: - Cuốn sách cổ nhất có đề cập đến việc học hành ở xứ Thanh là cuốn Thanh Hóa quan phong do Vương Duy Trinh – Tổng đốc Thanh Hóa, hàm Hiệp biện Đại học sĩ viết năm thứ 15 niên hiệu Thành Thái (năm Quý Mão 1903), Tủ sách cổ văn, Ủy ban dịch thuật Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên xuất bản năm 1973 theo bản phiên diễn của Nguyễn Duy Tiếu [150], đã đề cập đến những lời khuyên răn học tập của các vùng thuộc tỉnh Thanh Hóa xưa nhưng cũng chỉ dừng lại ở những câu ca, những lời hát chúc dạng “lời ăn tiếng nói” của các địa phương. Cũng có xuất hiện lẻ tẻ một vài đoạn viết về đất nước, con người, về phong tục tập quán của các phủ, huyện và châu của tỉnh Thanh Hóa xưa chứ chưa nêu được bản chất của việc học và khuyến khích học tập của người đất này. - Sách Các nhà khoa bảng Việt Nam 1075 - 1919 do Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thúy Nga, Nguyễn Hữu Mùi biên soạn, Nxb Văn học Hà Nội xuất bản năm 1993 [133] là một công trình nghiên cứu rất có giá trị trong việc tra cứu lịch sử giáo dục thời phong kiến Việt Nam, đặc biệt là phần trích ngang của các nhà khoa bảng 12 người xứ Thanh. Tuy nhiên, công trình chưa đề cập đến việc khuyến học của các dòng họ Việt Nam nói chung và khuyến học của các dòng họ khoa bảng xứ Thanh nói riêng. - Cuốn sách Danh sĩ Thanh Hóa và việc học thời xưa do Trần Văn Thịnh (chủ biên) - Trịnh Mạnh – Lê Bá Chức – Nguyễn Thế Long, Phan Văn Các hiệu đính, được Nxb Thanh Hóa – Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Thanh Hóa xuất bản năm 1995 [132] có nhiều tư liệu quý, đã nêu gần như đầy đủ những yêu cầu, các nét cơ bản, những câu chuyện hay của việc học thời xưa ở Thanh Hóa nhưng cũng chưa có những nghiên cứu, đúc rút về khuyến học, đặc biệt là khuyến học của các dòng họ khoa bảng xứ Thanh. - Trong sách Hoằng Lộc đất hiếu học do Bùi Khắc Việt và Nguyễn Đức Nhuệ viết cùng với sự cộng tác của Nguyễn Cứ, Nguyễn Huy Chếch, Lê Duy Phởng, Nguyễn Đức Phổ, Nguyễn Huy Tản do Nxb Thanh Hoá xuất bản năm 1996 [158], các tác giả chủ yếu viết về lịch sử hình thành và phát triển của làng Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá, truyền thống cách mạng và khoa cử của địa phương mà chưa phân tích kỹ nguồn gốc của truyền thống đó. Đặc biệt, chưa đề cập đến việc khuyến học ở nơi đây. - Kỷ yếu hội thảo Văn hóa các dòng họ ở Nghệ An với sự nghiệp thực hiện chiến lược con người Việt Nam đầu thế kỷ XXI do Hội Văn nghệ dân gian Nghệ An, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường, Ủy ban dân số và Kế hoạch hóa gia đình Nghệ An, Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian tổ chức tại Nghệ An, Nxb Nghệ An xuất bản năm 1997 [63] là nguồn tư liệu phong phú tập hợp nhiều bài tham luận của các nhà nghiên cứu đầu ngành về Văn hóa dân gian, Hán Nôm, Nhân học có giá trị tham khảo về lý luận văn hóa, dòng họ và văn hóa dòng họ nhưng cũng không thấy đề cập đến việc khuyến học và khuyến học qua văn hóa dòng họ ở Nghệ An. - Việc khuyến học thời kỳ phong kiến đã xuất hiện trong hương ước của các làng xã xứ Thanh xưa, cuốn Hương ước Thanh Hoá do Võ Quang Trọng và Vũ Ngọc Khánh biên soạn, Nxb Khoa học xã hội xuất bản năm 2000 [153] đã tập hợp được 40 bản hương ước xưa ở Thanh Hoá. Trong các hương ước này, có khá nhiều bản nói đến những điều khoản khuyến khích học tập thông qua quyền lợi của người đỗ đạt, chế độ trợ cấp cho người học, các biện pháp chế tài đối với những hành vi vi 13 phạm về học tập Sách đã cung cấp những tư liệu quý giá về khuyến học ở xứ Thanh, nhưng rất tiếc, trong các bản hương ước mà tác giả sưu tầm được chưa có bản nào nói về khuyến học của các dòng họ. - Báo cáo khoa học Hương ước và giá trị văn hoá (qua các văn bản hương ước Hà Tây cổ truyền) của Kiều Thu Hoạch, trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam [66] cho biết: Đối với việc học hành thi cử của con em trong làng xã, nhiều bản hương ước cổ truyền Hà Tây (nay là Hà Nội) đã tỏ rõ sự coi trọng và khuyến khích đặc biệt. Báo cáo khoa học của tác giả Kiều Thu Hoạch, mặc dù rất thú vị, nhưng mới chỉ hạn chế ở việc khuyến khích học tập ở xứ Đoài xưa và cũng chưa cho biết việc khuyến học ở các dòng họ qua hương ước như thế nào. - Sách Địa chí Thanh Hóa do Tỉnh ủy – Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa biên soạn, Nxb Văn hóa Thông tin – Hà Nội xuất bản năm 2000 [130], sách Địa chí văn hóa Hoằng Hóa do Ninh Viết Giao chủ biên, Nxb Khoa học Xã hội – Hà Nội, xuất bản năm 2000 [42] và một số cuốn địa chí văn hóa của các huyện, thị Thanh Hóa khác cũng có nói về truyền thống giáo dục, kết quả đỗ đạt, những ưu tiên cho việc học của từng địa phương nhưng chưa có phân tích, chưa chỉ ra được giá trị của khuyến học dòng họ. - Cuốn Khoa bảng Nghệ An 1075 - 1919 của tác giả Đào Tam Tỉnh do Sở Văn hóa Thông tin Nghệ An xuất bản năm 2000 [147] là cuốn sách viết tương đối đầy đủ về các nhà khoa bảng xứ Nghệ. Sách đã dành hẳn 1 chương nói về dòng họ khoa bảng xứ Nghệ rất chi tiết, có giá trị khảo cứu tư liệu, nhưng chưa đề cập đến khuyến học của các dòng họ này. - Các tác phẩm: Tuyển tập Quốc văn giáo khoa thư do Nha học - chính Đông – Pháp xuất bản 1941, Nxb Trẻ tái bản năm 2001 [102], Khoa cử và Giáo dục Việt Nam của Nguyễn Quang Thắng, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh tái bản lần thứ IV, có bổ sung [124], Giáo dục và thi cử Việt Nam (trước cách mạng tháng Tám 1945) của Phan Ngọc Liên, Nxb Từ điển Bách khoa 2006 [87], Một số yếu tố văn hóa và giáo dục ảnh hưởng đến sự phát triển làng – xã từ hướng tiếp cận Toàn thể luận Kinh – Trọng của 2 tác giả: Nguyễn Lâm Tuấn Anh – Nguyễn Thị Minh Phương, Nxb Thế giới, Hà Nội 2006 [7] v.v... đã nêu một cách hệ thống về nguồn 14 gốc khoa cử Việt Nam, nội dung, chương trình giảng dạy, cách thức tổ chức các kỳ thi xưa rất có giá trị tra cứu về nền giáo dục Nho học xưa nhưng việc nghiên cứu về chế độ khuyến khích học tập của các dòng họ khoa bảng lại chưa được các tác giả đề cập. - Công trình nghiên cứu thuộc chương trình nghiên cứu gia phả Việt Nam mang tên Vũ tộc thế hệ sự tích Mộ Trạch – Hải Dương do Vũ Thế Khôi dịch và chú thích, Nguyễn Văn Nguyên hiệu đính, Viện Việt Nam học và phát triển – Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2004 [80] là một công trình nghiên cứu đồ sộ về họ Vũ – dòng họ khoa bảng hàng đầu Việt Nam. Những giá trị nghiên cứu về gia phả, về các chi, các đời, sự phát tích và thành tích khoa bảng của dòng họ Vũ là rất lớn, nhưng rất tiếc, công trình chưa chỉ ra được giá trị khuyến học của dòng họ Vũ – Võ Việt Nam. - Tài liệu viết nhiều nhất về các dòng họ khuyến học Thanh Hoá là các cuốn tài liệu do Hội Khuyến học Thanh Hoá xuất bản nhân Đại hội lần thứ nhất. Đó là các cuốn: Những tấm gương gia đình hiếu học xứ Thanh” (2004 – 2007) và Những tấm gương gia đình hiếu học xứ Thanh ngày nay (xuất bản tháng 9/2004), nhưng cả 2 cuốn tài liệu nêu trên chỉ mới liệt kê ra được những tấm gương điển hình trong phong trào khuyến học theo cách ký sự, kể chuyện chứ chưa đặt vấn đề nghiên cứu về việc này. - Hội khuyến học Việt Nam đã xuất bản bộ 3 cuốn tài liệu Gương sáng gia đình hiếu học tập 1, tập 2 và tập 3. Qua nghiên cứu 3 cuốn tài liệu nêu trên cho thấy, Hội đã thành công trong việc đánh giá kết quả, rút ra bài học kinh nghiệm, biểu dương những tập thể, cá nhân làm tốt phong trào khuyến học nhưng chưa nêu ra được nguyên nhân thành công và chưa đề ra được những giải pháp cụ thể để phát huy truyền thống khuyến học của các dòng họ nhằm đẩy mạnh phong trào khuyến khích học tập trong cả nước. Tuy nhiên, các tài liệu này là một gợi ý quan trọng (cùng với giới thiệu của Hội khuyến học tỉnh Thanh Hóa) để tác giả luận án có căn cứ để tìm đến nghiên cứu các dòng họ làm tốt công tác khuyến học xưa và nay, cũng như một số dòng họ đã bị “đứt đoạn” truyền thống quý báu này. - Nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội và 56 năm giải phóng Thủ đô (1954 – 2010), một loạt công trình nghiên cứu về Thăng Long – Hà Nội đã 15 được xuất bản, có nhiều cuốn sách rất có giá trị cho việc tìm hiểu truyền thống khoa bảng của Hà Nội xưa. Đó là cuốn: Các làng khoa bảng Thăng Long - Hà Nội của Bùi Xuân Đính – Nguyễn Viết Chức [39], Giáo dục và khoa cử nho học Thăng Long Hà Nội của Bùi Xuân Đính [40] ... Đây là các công trình nghiên cứu công phu về giáo dục, thi cử Nho học và các nhà khoa bảng Thăng Long - Hà Nội xưa, đã cung cấp được một số tư liệu về một số dòng họ gốc xứ Thanh đã vinh hiển ở Thăng Long – Hà Nội, nhưng chưa đề cập đến việc khuyến học dòng họ, cũng như chưa chỉ ra được khuyến học là một nét văn hóa của các dòng họ khoa bảng. - Trong các bản gia phả, văn bia dòng họ, trên các trang báo giấy, báo hình và đặc biệt trên nhiều trang mạng Internet đã xuất hiện một số tư liệu, bài viết, nghiên cứu của một số tác giả đã đề cập đến truyền thống học hành thi cử và đỗ đạt của một số dòng họ, địa phương nhưng hầu hết chỉ dừng lại ở mức độ phát hiện và đưa tin, tuyên truyền về sự kiện chứ chưa đưa ra được những nhận xét mang ý nghĩa khoa học về việc học và văn hóa khuyến học dòng họ ở các làng quê này. - Các công trình nghiên cứu gần đây nhất liên quan đến việc khuyến học và văn hóa dòng họ có thể kể đến là: Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học Văn hóa dòng họ Nguyễn Ngọc làng Phương Trạch của Nguyễn Thế Phương vào năm 2010 (Viện Nghiên cứu văn hóa – Viện Khoa học xã hội Việt Nam) [113], Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học Truyền thống hiếu học làng Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội của Nguyễn Thị Thanh Nga vào năm 2011(Viện Khoa học xã hội – Học viện Khoa học xã hội Việt Nam) [95] và Luận án Tiến sĩ Văn hóa học Di sản văn hóa dòng họ và vấn đề nghiên cứu danh nhân văn hóa, phát triển nhân tài hiện nay (qua khảo sát một số dòng họ tiêu biểu ở Hà Tĩnh) của Võ Hồng Hải vào năm 2012 (Viện Văn hóa – Nghệ thuật Việt Nam) [57] đều nêu lên tầm quan trọng của khuyến học, giá trị của văn hóa dòng họ, đặc biệt vấn đề danh nhân văn hóa, dòng họ văn hóa được xem như một di sản văn hóa dân tộc nhưng rất tiếc, chưa có sự xâu chuỗi các giá trị của truyền thống hiếu học, khuyến học dòng họ cũng như chưa chỉ ra giá trị, những đặc điểm nổi bật của việc khuyến học qua văn hóa dòng họ. Như vậy, cho đến nay, vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu toàn diện về khuyến học cũng như khuyến học qua văn hoá dòng họ ở xứ Thanh nói riêng và Việt Nam nói chung. Việc nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về khuyến học qua 16 văn hoá dòng họ ở xứ Thanh, cũng như lý giải bước đầu về giá trị văn hóa khuyến học, nguyên nhân thành công và “đứt đoạn” truyền thống khoa cử của một số dòng họ khoa bảng ở xứ Thanh của luận án sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc nhìn nhận khuyến học dòng họ như một hiện tượng văn hóa, chỉ ra những thay đổi về giá trị dòng họ trong cộng đồng khi các dòng họ thành công trong khoa cử. 1.2. Cơ sở lý luận Để góp phần lý giải những vấn đề đặt ra trong luận án, trong phần này chúng tôi trình bày một số khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu như: Khuyến học, dòng họ, văn hóa dòng họ, dòng họ khoa bảng... Đồng thời chúng tôi cũng sẽ thảo luận về mối quan hệ của khuyến học với văn hóa dòng họ. Phần phân tích các khái niệm này đóng vai trò như một phần chính cơ sở lý luận của luận án. 1.2.1. Một số khái niệm công cụ 1.2.1.1. Khuyến học Theo Từ điển Bách khoa thì: “Khuyến học là việc cổ vũ và nâng đỡ vi...anh là mảnh đất đặc biệt Việt Nam mang trong mình nhiều dấu ấn lịch sử và điều đó đã ảnh hưởng lớn đến truyền thống học hành, khoa bảng của vùng đất này. Trong lịch sử khoa cử Việt Nam, đa số các vị vua, chúa đều là người được giáo dục kỹ càng về mọi mặt. Những triều đại thịnh trị, nhà vua thường là người ra đề thi Đình, chấm đỗ kỳ thi cao nhất này và trực tiếp chọn Trạng nguyên cho triều đình. Xứ Thanh là đất quân vương nối tiếp nhau nên có bề dày truyền thống về mọi mặt, chịu ảnh hưởng nhiều về phẩm chất trí tuệ và phương thức cai trị của nhà nước phong kiến. Người dân xứ Thanh là người dân của “Đất vua” nên có điểm tựa (cả vật chất và tinh thần) hơn những nơi khác để tạo lập truyền thống khoa cử. Bởi thế, việc học tập cũng được đề cao hơn, chính tắc hơn. Các Nho sinh dòng dõi vua, chúa sẽ được ưu tiên quan tâm, săn sóc kỹ hơn, được tiếp cận với việc học hành sớm hơn và được hưởng môi trường, phương pháp học tập tốt hơn rất nhiều so với con nhà bình dân khác. Hơn nữa, các vị vua, chúa (có thể có một số vị kế nghiệp do quần thần dựng lên vì tham vọng chính trị nhưng hầu hết các vị vua, chúa đều là người dòng dõi trí tuệ) đứng đầu triều đình phong kiến chính là tấm gương để các thế hệ con cháu noi theo, quyết chí học hành đỗ đạt cho xứng với tổ tông. Môi trường xung quanh vua chúa là môi trường được bao bọc kỹ càng theo lễ giáo phong kiến nên tự nó đã tạo nên một “từ trường” Nho giáo che phủ, lan tỏa ra xung quanh, khiến cho người dân đất này chịu ảnh hưởng rất lớn của tinh thần Nho học. Xứ Thanh là vùng đất “tam vương, nhị chúa” nên người xứ Thanh mặc nhiên coi mình là con vua, cháu chúa, là người của vua, chúa. Chính vì vậy, người dân xứ Thanh đã chọn con đường học hành, khoa cử, làm quan để tiếp nối truyền thống dòng tộc và thỏa mãn tâm lý của một vùng đất vua, chúa. Người dân xứ Thanh cũng bị chi phối bởi nếp sinh hoạt, học tập của nhà vua, nhà chúa. Theo quy luật chung, nơi phồn hoa, đô hội bao giờ cũng là nơi thu hút các nhân tài, vật lực từ khắp mọi miền của đất nước. Thanh Hóa là nơi phát tích của ba đời vua, hai đời chúa nên đã tạo sức hút tự nhiên, thu hút nhân tài nơi khác về. Đội ngũ quan lại triều đình, những người hầu cận và đội ngũ Nho sĩ được nhà nước phong kiến chọn lựa kỹ càng để phục vụ vua, chúa đã mặc nhiên góp phần nâng cao chất trí tuệ của cộng đồng dân cư nơi đây. Các thế hệ này đã dần tạo nên đội ngũ 30 dân sĩ, trí thức đi đầu cho việc học tập và khoa cử, lan tỏa đến mọi người dân trong vùng. 1.3.1.2. Tác động của yếu tố địa lý - tự nhiên Tinh thần hiếu học ở xứ Thanh, có thể nói phần nào bắt nguồn từ chính yếu tố địa lý - tự nhiên nơi đây. Theo sách Địa chí Thanh Hoá [130], Thanh Hoá nằm ở cực bắc của Trung Bộ nước Việt Nam, là một tỉnh mang tính trung gian giữa Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Phía bắc tiếp giáp 3 tỉnh là Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình với đường ranh giới dài 175 km. Phía nam và tây nam giáp Nghệ An với đường ranh giới dài hơn 160 km. Phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào với đường biên giới kéo dài 192 km. Phía đông Thanh Hoá mở ra phần giữa của vịnh Bắc Bộ thuộc Biển Đông với đường bờ biển của dải đất liền hơn 102 km và một thềm lục địa khá rộng. Thanh Hóa có diện tích tự nhiên là 11.117.3 km2 với 27 huyện thị xã, thành phố, 637 xã phường, thị trấn, 6.042 thôn bản, phố và dân số gần 3.5 triệu người (tính đến tháng 7/2012). [Phụ lục ảnh 2.1. tr. 159]. Về mặt địa lý, theo sách Địa chí Thanh Hóa [130], Thanh Hóa là tỉnh có đồi núi chiếm 3/4 diện tích, bao gồm từ núi cao đến đồi trung du, đồng bằng cao thấp bậc thang và các đảo ven bờ, ngoài khơi. Nếu miền núi phía bắc của Thanh Hóa là phần cuối của dãy Tam Điệp (các huyện Thạch Thành, Hà Trung, Nga Sơn ) và là nơi con sông Mã đổ ra biển Đông thì phía nam Thanh Hóa lại là sự bắt đầu của bước chuyển từ đồng bằng gắn vào dãy núi Trường Sơn (các huyện Như Thanh, Như Xuân ). Chính vì vậy, dân gian vẫn thường gọi xứ Thanh là đất “cuối sông, đầu núi” là như vậy. Do ở vị trí địa lý “trung chuyển” giữa Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nên khí hậu xứ Thanh mang cả đặc điểm của khí hậu Bắc Bộ là có một mùa đông lạnh và khô với những ngày đầu mùa xuân ẩm ướt, âm u, thiếu nắng do mưa phùn và sương mù kéo dài. Nếu hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình là nguồn phù sa bồi đắp nên châu thổ sông Hồng thì đồng bằng xứ Thanh do hệ thống sông Mã và sông Chu bồi phủ. Nhưng một số huyện phía bắc của Thanh Hóa như: Nga Sơn, Hà Trung lại cũng được ảnh hưởng phần bồi đắp của phù sa sông Hồng nên vùng này có phần gắn kết với châu thổ sông Hồng hơn, giống như sự gắn kết tự nhiên của Thanh Hóa với Bắc Bộ vậy. Đồng bằng Thanh Hóa có độ nghiêng rất lớn từ tây bắc xuống đông nam. 31 Nếu độ dốc của đồng bằng sông Hồng là 0,3% thì độ dốc trung bình của Thanh Hóa là 0,9% (cao gấp 3 lần). Đồng bằng Thanh Hóa hầu hết được bồi đắp bởi hệ thống sông Mã nhưng địa hình không bằng phẳng, chia cắt nhiều nên rất khó khăn trong việc tiêu úng, tưới nước và dễ bị xói mòn, bạc màu khi lũ lụt hoặc hạn hán. [130]. Nước của vùng biển Thanh Hóa nóng ấm quanh năm, độ mặn trung bình khoảng 3,2‰ và có độ mặn xu hướng tăng lên vào mùa khô. Do ảnh hưởng của khí hậu gió mùa nên có dòng hải lưu hoạt động mạnh. Chính vì vậy, biển Thanh Hóa có vẻ “mặn mòi” hơn, dữ dội hơn so với vùng biển các tỉnh khác thuộc Bắc bộ. Thanh Hoá là một vùng quê đất rộng, người đông nhưng mùa màng không mấy thuận lợi. Chính địa hình đồi núi cao mà dốc, đồng bằng có độ nghiêng lớn, sông sâu và hung dữ, biển “mặn mòi”, cấu tạo rất phức tạp, độ cao thấp khác nhau và có xu thế nghiêng dần ra biển, cộng với khí hậu, nước, sinh vật nhiều biến đổi làm cho thiên nhiên Thanh Hóa thật đa dạng, muôn hình vạn trạng, hạn hán, lũ lụt liên miên ... mang đến cho con người xứ Thanh không ít khó khăn trong cuộc sống. So với cả nước thì Thanh Hoá không phải là một miền đất có truyền thống giỏi về canh tác nông nghiệp và nghề phụ (xin được nói kỹ ngay sau đây). Người xứ Thanh đã phải bỏ nhiều công sức để chế ngự phần nào thiên nhiên và cùng “chung sống hòa bình” với điều kiện thực tế vốn dĩ đã có trong lịch sử của vùng đất này. Có lẽ những khó khăn trong cuộc sống khiến người xứ Thanh càng có nhiều quyết tâm thay đổi cuộc đời bằng con đường học tập. Như vậy, có thể nói, chính điều kiện lịch sử, tự nhiên – xã hội như trên của đất Thanh đã góp phần quy định nên phẩm chất của con người xứ Thanh, khích lệ tinh thần học tập, tạo dựng truyền thống hiếu học, khoa cử trong giới Nho học nơi đây. 1.3.2. Động cơ của tinh thần hiếu học Các điều kiện tự nhiên – xã hội trình bày ở trên đã phần nào “quy định” khí chất người xứ Thanh: mạnh mẽ, cương quyết, sẵn sàng đương đầu với thực tế, vượt lên mọi khó khăn nhưng cũng rất hiếu học, tài hoa như lời bàn trong sách Đại Nam nhất thống chí (phần Thanh Hóa thượng) khi nói về người Thanh Hoá: “... Kẻ sĩ chuộng văn học, trọng khí tiết. Đời nào cũng có anh tài phóng khoáng lỗi lạc, cũng là nhờ tinh túy núi sông hun đúc...” [35- tr. 880] Phần lớn các dòng họ khoa bảng xứ Thanh đều sống ở những làng rất nghèo. Đồng ruộng ở đây hoặc là đồng chiêm trũng hoặc là đồi núi khô hạn, canh tác khó 32 khăn, đời sống bấp bênh hơn nhiều những làng quê khác. Cũng trong sách Đại Nam nhất thống chí khi nói về sản xuất và đời sống của người dân xứ Thanh có viết “... Người làm ruộng thì chăm chỉ cấy cày, nhưng phương pháp làm ruộng thì kém thua ngoài Bắc, cho nên thóc lúa không được dồi dào. Nghề thủ công cũng không có gì đặc biệt ... nghề buôn bán thì không có những khách buôn to, giầu có, tuy vẫn có thuyền bè giao thông buôn bán với các tỉnh hạt song cũng chỉ là quán hàng nhỏ thôi ...” [35 - tr. 880]. Vì vậy, hướng thoát nghèo và ý chí thoát nghèo bằng việc học là một trong những động lực mạnh mẽ giúp các dòng họ động viên con cháu gắng công học tập thành đạt nên người. Cũng là lời giáo lý cho con trẻ về ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ như câu ca quen thuộc trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam: “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ...”, nhưng ở xứ Thanh, câu ca đó lại gắn với một ý nghĩa hết sức thiết thực về cuộc sống: “...Vui đâu bằng hội đề danh Nghề đâu là nghiệp học hành là hơn Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trên nguồn chảy xuôi Phu nhân thì có công nuôi Toàn gia hưởng phúc lộc trời ban cho...” [150 - tr.66] Như vậy, đi học ở Thanh Hoá vừa là một nét đẹp văn hoá nhưng đồng thời cũng là một giải pháp tích cực cho cuộc sống tương lai. Trong các phương án lựa chọn cho tương lai của người Thanh Hoá từ đi buôn, làm thợ, hàng xay, hàng xáo, làm ruộng ... thì việc học được chọn với sự đầu tư vốn ít nhất nhưng nhiều khả năng đem lại cuộc sống no ấm, vinh hiển. Người xứ Thanh đã chọn việc học làm một trong những kế sinh nhai. Nghề “đi học” khá phổ biến và trong các thú vui hội hè xưa (vốn rất phổ biến và thu hút dân quê) thì “hội đề danh” - hội xướng tên người đỗ đạt - được coi là ngày hội vui nhất. Dưới chế độ phong kiến, việc học hành khoa cử thường liên quan mật thiết với việc ra làm quan, thay đổi thân phận của mình. Hầu hết, sau các kỳ thi, nhất là các kỳ thi lớn như thi Hội, thi Đình thì những người đỗ đạt đều được nhà nước phong kiến bổ dụng làm quan, không phân biệt thành phần xuất thân là giàu hay nghèo. Từ chỗ là người nông dân nơi làng quê, họ sẽ được làm quan, được Nhà nước phong kiến trọng dụng, và theo đó, gia đình sẽ được hưởng lộc vua ban, no ấm cả đời, cả dòng họ, 33 hàng xóm láng giềng cũng được thơm lây. Chính vì vậy, đây là một trong những động lực thúc đẩy mọi tầng lớp nhân dân Thanh Hóa vươn lên trong học tập, khuyến khích con cháu học hành thi cử, chí ít, nếu thi trượt làm thầy đồ thì cũng là một nghề nho nhã mà thanh thản (“Tiến vi quan, thoái vi sư”). Đỗ đạt, vinh quy là khát vọng cháy bỏng không chỉ của các sĩ tử mà của cả gia đình và dòng tộc. Việc học tập đỗ đạt sẽ đem lại cho người dân một địa vị xã hội kèm theo là sự trọng vọng của cả cộng đồng. Chính vì thế, mặc dù nước ta là một nước nông nghiệp với sản xuất, gieo trồng lúa nước là căn bản, các sĩ tử đi thi đều xuất thân từ nông thôn, ra đi từ làng quê nhưng dân gian vẫn có câu nói cửa miệng rằng: “Nhất sĩ, nhì nông”. Bởi vì, người làm ra miếng cơm, manh áo, một nắng, hai sương vẫn chỉ là “thứ dân” trong xã hội phong kiến xưa. Tâm lý học để làm quan, để thay đổi thân phận nông dân nghèo (“Một người làm quan, cả họ được nhờ”) không những đeo đẳng bản thân các học trò từ lúc bắt đầu học chữ thánh hiền cho đến lúc đi thi mà còn biến thành ý chí, niềm khát khao và hy vọng của cả một dòng họ, mặc dù niềm tự hào đó đôi lúc đã trở thành gánh nặng, áp lực tâm lý mà người học trò phải mang theo suốt cả cuộc đời mình: “Bao giờ Ngàn Hống hết cây Sông Rum hết nước, họ này hết quan” (Câu ca về họ Nguyễn làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) Như vậy, hơn cả việc học để đem lại phú quý, giàu sang cho bản thân mình mà việc học xưa còn được coi là một nét truyền thống quý báu của các dòng họ khoa bảng. Học là để làm quan cho cả dòng họ được cậy nhờ, học còn làm vẻ vang dòng họ, để cho trong làng, ngoài nước biết đến và còn lưu truyền đến muôn đời sau. Ở đây, việc công thành danh toại đối với học trò là vinh dự của cá nhân họ nhưng cũng là bổn phận và nghĩa vụ đối với dòng họ vì hàm chứa bên trong đó còn là sự chờ đợi, ước vọng của cả một gia đình, dòng tộc về một sự đổi thay thân phận mình. Cả người học và gia đình, dòng họ của họ đều mong chờ đến ngày đăng khoa, cho bõ công phụng dưỡng, đèn sách. Làng nào, dòng họ nào có nhiều người đi học, nhiều người đỗ đạt cao là niềm vinh dự, tự hào lớn lao cho không chỉ bản thân người đó mà còn đem vinh quang về cho cả dòng họ, cả làng, cả tổng. Không phải ngẫu nhiên mà người xứ Thanh quan niệm rằng: 34 “Một người làm quan cả họ được nhờ Một người làm quan cả làng được cậy” Nhưng đồng thời cũng quy rõ trách nhiệm của dòng họ trước sự tiến bộ, đặc biệt là hư hỏng của từng cá nhân trong dòng họ: “Một người làm bậy cả họ phải mang” Đã có nhiều miền đất của xứ Thanh đi vào tục ngữ, ca dao như một niềm tự hào về truyền thống khoa bảng, với việc học hành, đỗ đạt như một đặc trưng vùng miền: “Mẹo mực Quảng Xương, văn chương Hoằng Hóa”; “Thi Hoằng Hóa, khóa Đông Sơn”, “Cơm Nông Cống, cá Quảng Xương, văn chương Hoằng Hóa” để nói về những miền đất thời nào cũng có nhiều người học, nhiều người đỗ cao. Nhưng cũng có những câu ca lại phản ánh quan niệm về giá trị của việc học theo chiều ngược lại: “Văn chương không bằng xương con cá lẹp”. (cá lẹp là loài cá mỏng mình, ít thịt, nhiều xương giá trị kinh tế rất thấp, xuất hiện nhiều ở vùng biển Thanh Hóa vào mùa thu). Chúng tôi chưa bàn đến quan niệm đúng, sai khi nhìn nhận về giá trị của việc học trong đời sống nhưng rõ ràng, các câu ca dao, tục ngữ như trên cho thấy: Việc học đã đi vào đời sống hàng ngày của người dân xứ Thanh và ý thức về việc học đã thường trực trong suy nghĩ, trong cách diễn đạt của họ. Trong sử sách ghi lại cũng như lưu truyền trong dân gian, truyền thống hiếu học khoa bảng của các dòng họ vùng Thanh – Nghệ thường xuất hiện những giai thoại về tấm gương vượt khó học tập. Người dân xứ Thanh tự hào về truyền thống khoa bảng và can trường về khả năng chịu thương, chịu khó để học hành. Chúng ta dễ bắt gặp nhiều câu chuyện cha mẹ hy sinh cho con cái ăn học, vợ hy sinh cho chồng, cho con (kể cả con rể, con nuôi), gia chủ tạo điều kiện cho đày tớ học tập hay cả cộng đồng làng xã góp sức cho một người ăn học để thành tài Người dân nơi đây có thể nói học trò nghèo nhưng chưa bao giờ nói học trò hèn, cũng không thấy họ tỏ thái độ dè bỉu hay chê bai sự nghèo túng đó. Và trong làng vẫn có những cụ đồ nghèo mở lớp dạy tư cho trẻ với tâm nguyện thế hệ sau sẽ có những trò giỏi hơn mình, thi đỗ làm quan để “con hơn cha là nhà có phúc”, để làm rạng danh cho cả họ, cả làng. Trong kho tàng giai thoại về việc học của các nhà khoa bảng xứ Thanh, có một điều rất đặc biệt là: Hầu hết giai thoại đều không thấy ghi các nhà khoa bảng xứ 35 Thanh được học tập trong các trường lớp chính quy do nhà nước phong kiến lập ra hay được cha mẹ gửi vào học chính thức ở một lớp nào đó do các Nho gia dạy dỗ mà đều thấy họ học theo lối “học lỏm”, nghe người khác học mà nhớ, mà thuộc bài rồi về ghi lại . Đơn cử như một số câu chuyện được lưu truyền lại sau đây: Dòng họ Lê luôn tự hào về tấm gương của Bảng nhãn Lê Văn Hưu, người huyện Đông Sơn, thời nhỏ thường đến Quán học là nơi các cụ có chữ Nho ra đọc sách, giảng bài cho con em trong làng. Cậu bé Lê Văn Hưu đã nghe giảng bài và viết lại bài giảng vào một tờ giấy khác không sai một chữ khiến cả lớp kinh ngạc. Ngoài ra, Lê Văn Hưu còn nổi tiếng với các câu chuyện về vế đối với ông thợ rèn khi đi qua lò rèn, câu chuyện về việc ông trọ học ở chùa Báo Ân (núi Nhồi, huyện Đông Sơn) đã trò chuyện, lâu thành bạn tri kỷ với ông Tiên trong núi; hay câu chuyện về tài đối đáp của ông với thầy đồ Phúc Triền khiến thầy phải nhận làm học trò và gả con gái cho ông Câu chuyện về bà Lê Thị, mẹ của Bảng nhãn Lương Đắc Bằng người làng Hội Triều, Hoằng Hóa đã cương quyết đòi chồng gửi con theo học cụ Trạng Lương Thế Vinh vì lý do là mình không còn chữ để dạy con nữa, để về sau đất nước có một Bảng nhãn Lương Đắc Bằng (trình bày cụ thể ở mục 1.3.5). Dòng họ Nguyễn cũng là dòng họ có nhiều tấm gương tiêu biểu trong việc vượt khó tìm thầy lo đạo học: Tiến sĩ Nguyễn Quán Nho người làng Thiệu Hưng, Thiệu Hóa do cảnh mẹ góa, con côi, cơ cực bần hàn không được học đến nơi đến chốn. Sau, do quý mến người chịu khó, chịu khổ mà học nên các thầy giáo làng đã phụ đạo giúp ông học giỏi nên người [132]; Tiến sĩ Nguyễn Lệnh Tân người xã Thiệu Thịnh, huyện Thiệu Hóa, nhà rất nghèo lại mồ côi cha nên không được đi học. Ông đã xin mẹ cho đi ở, chăn trâu, cắt cỏ để tự nuôi sống bản thân mình. Nhà chủ có cậu bé bằng tuổi ông nên gia chủ đã thuê thầy về dạy học. Do là người ở nên ông thường xuyên phải quét nhà, pha trà cho thầy giáo. Chính vì thế, tất cả các bài học của con nhà chủ ông đều thuộc hết. Chủ nhà và thầy giáo biết sức học của ông nên đã cho ông cùng ăn học để tiếp tục kèm cặp con mình [132]. Ngay tại đất học Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, quê hương của dòng họ Hồ khoa bảng hàng đầu Việt Nam cũng xuất hiện rất nhiều tấm gương vượt khó học giỏi, đỗ cao như: Hồ Sỹ Dương phải gom lá khô, đốt lên soi sách học mà sau này đậu Hoàng giáp; Văn Đức Giai nhà nghèo không có tiền mua dầu thắp đèn phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng để đọc sách mà sau này đỗ Tiến sỹ; Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Chủ tịch Hồ Chí 36 Minh) lúc bé học lỏm ngoài lớp, sau được thầy Hoàng Đường quý mến đưa về nuôi, dạy và thi đỗ Phó bảng ... [147 - tr. 37]. So với xứ Nghệ, tinh thần hiếu học của học trò xứ Thanh đã thể hiện đậm nét hơn trong việc “tầm sư học đạo” mà nên người. Rõ ràng, các dòng họ xứ Thanh luôn mang trong mình tinh thần hiếu học, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn để học tập. Hơn thế nữa, vì biết thân phận của mình là nghèo khổ nên họ luôn luôn ý thức phải tận dụng hết mọi cơ hội để học tập cho bản thân. 1.3.3. Khuyến học qua hương ước Hương ước (của người Kinh) và luật tục (của các dân tộc thiểu số) là một di sản văn hóa truyền thống đóng vai trò như là công cụ để quản lý cộng đồng địa phương [126 - tr.323]. Hương ước là những quy định mang tính tự quản nhằm điều hòa các quan hệ xã hội và quản lý cộng đồng làng xã, là một hình thức của pháp luật (các bản hương ước đều được nhà nước phong kiến địa phương phê chuẩn). Thực chất, hương ước là những cam kết cộng đồng có giá trị thực thi rất lớn trong các hoạt động làng xã Việt Nam xưa bởi “Phép vua thua lệ làng”. Trong số 40 bản hương ước Thanh Hóa được công bố trong sách Hương ước Thanh Hóa của Võ Quang Trọng và Vũ Ngọc Khánh thì có 36 bản nói đến việc học và khuyến học [153]. Theo sách nói trên, hương ước của các làng quê xưa đều có những điều khoản nêu rõ những ưu tiên của làng xóm cho việc học tập của con cháu như: Người đang đi học, ôn thi thì không phải tham gia tuần canh, không phải lao động công ích, được giảm đóng lệ phí làng Học trò đi thi nếu đỗ thì tùy mức mà làng trọng thưởng từ việc đón rước, cỗ bàn cho đến thưởng bằng vật chất. Một số dòng họ còn góp đất, góp công tạo lập “ruộng học điền” chuyên dành cho các gia đình có học trò đi thi canh tác lấy chi phí bù đắp cho việc học; một số họ khác lập “vườn kế thí”, “quán học” để cho học trò nghèo có chỗ chuyên tâm ôn luyện đi thi Việc cộng đồng làng xã thống nhất trợ giúp cho người học là một bước tiến quan trọng trong khuyến học làng xã Việt Nam. Trong số 40 bản hương ước được công bố nói trên, hầu hết đều có nói đến hỗ trợ người học, trong đó có 26 bản (chiếm 65%) quy định cụ thể mức độ trợ giúp cho người học. Đây là một tỷ lệ khá cao so với các nội dung khác của hương ước bởi Thanh Hóa là một tỉnh nghèo nhưng hiếu học. 37 Việc hỗ trợ người học được thể hiện tập trung trong các khoản về miễn trừ sưu dịch, tuần phu, thổ mộc, tạp dịch đối với người đang đi học và các khóa sinh để tạo điều kiện tập trung cho học tập. Người nào học lực khá, được cấp liễm, sưu và các lệ hương ẩm đức được châm chước. Hương ước làng Cầu Mơ tổng Bỉnh Bút, huyện Hậu Lộc lập năm Bảo Đại thứ 17, biên soạn năm 1942, có hẳn những chương, điều nói về việc làng lập ruộng học điền để giúp đỡ học trò nghèo và khuyến khích học tập. Điều 54 chương 9, Việc giáo dục ghi: “... Làng nào có công điền, công túc nên cấp cho con em đi học...” và tại Chương thứ 10, Việc lệ phụ chú tục lệ làng sau này, khoản 19 ghi “... Làng trích cấp cho làng văn 6 sào ruộng mỗi năm một lần xuân tế...”. [153- tr.503 - 508]. Khoán ước làng Vĩnh Trị, Hoàng Quang, Hoằng Hóa thì ghi “ Trong làng, nhà nghèo mà có con học giỏi hay làm nghề thủ công giỏi có thể làm gương cho đời sau thì được thưởng. Có 2 loại thưởng: Thưởng cho người học giỏi tiền giấy bút hằng năm 4 đồng; thưởng cho người giỏi nghề thủ công 10 đồng” [43 – tr.565]. Chế độ trợ cấp cho người học trong nhiều bản hương ước Thanh Hóa được quy ra bằng tiền và số lượng nhiều, ít tùy theo khả năng của từng làng, xã. Hầu hết trong các hương ước đều có quy định cụ thể về chế độ trợ cấp cho học sinh từ lúc đi học cho đến khi đi thi. Xã Như Áng, huyện Tĩnh Gia cấp tiền giấy, bút 1 quan/năm; xã Mỹ Phong, huyện Tĩnh Gia thì cấp 3 quan/năm để khuyến khích học tập [153- tr.99]. Đặc biệt, việc ưu tiên trợ cấp cho con nhà nghèo hiếu học cũng đã được dân xứ Thanh quan tâm và có những ứng xử mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Điều 36, hương ước xã An Tốn Hạ, tổng Cao Mật, huyện Vĩnh Lộc ghi rõ: “Con em người nhà trong xã, người nào tình nguyện theo học, trừ con nhà giàu ra, còn con nhà nghèo không có ruộng riêng từ 1 sào trở xuống có thể theo học trường công, mỗi năm dân xã cấp cho tiền giấy bút 1 đồng 1 hào để khuyến khích học tập tiến bộ...” [153- tr.299]. Các làng khoa bảng Thăng Long – Hà Nội cũng có lệ biếu tiền nhưng chỉ biếu khi học trò thi đỗ: Làng Thượng Cát thì cả làng góp 100 quan và 1 mẫu đất bãi mừng Tiến sỹ, họ Nguyễn làng Hạ Yên Quyết mừng chung 2 quan và trầu rượu [39 – tr.89, 90]. Còn ở Nghệ An thì làng Tri Lễ, Anh Sơn dân biếu 1 sào rưỡi [146 – tr. 38 33]. Trong khi đó, các dòng họ và các làng xứ Thanh lại có chế độ trợ cấp cho người học ngày từ khi đi học, ôn luyện và đi thi (như trên đã nói) và đặc biệt nếu là con nhà nghèo thì được đi học trường công và xã cấp tiền giấy bút hàng năm. Động thái này thể hiện người dân xứ Thanh quan tâm “đầu tư” có chiều sâu hơn, khuyến khích sớm hơn cho việc học. Học tập trung, mời thầy dạy là một cách khuyến học rất sáng tạo của các làng quê xứ Thanh. Trong Hương ước Thanh Hóa cũng có nhiều bản nói đến việc học tập trung của học trò trong làng và trách nhiệm của những người Nho học trong việc giúp đỡ học trò ôn luyện. Một số bản hương ước cũng đã chỉ rõ sự đồng thuận của người dân trong việc huy động sức dân, đóng góp, tạo điều kiện học tập cho học trò: “Thuận tình trích tiền công quỹ hằng năm từ 12 đồng đến 20 đồng mua đèn dầu và đồ dùng học tập để trợ cấp cho con nhà nghèo (không bị) thất học. Ban đêm, (những người này) đến hội đồng để học tập. Còn thầy giáo thì chọn riêng người có bằng sơ học để giảng dạy không có cấp lương, mỗi đêm nên có một viên chức sắc chủ tọa để bảo vệ trông coi trật tự... ” [153- tr.390]. Cách làm của các dòng họ xứ Thanh cũng gần giống cách ôn luyện thi thư cho con cháu trong họ của họ Vũ làng Mộ Trạch, tỉnh Hải Dương. Trước khi đi thi hàng huyện, các thí sinh đều phải đăng ký vào sổ thi của họ và phải vượt qua được kỳ thi thử do làng tổ chức tại Quán Kỳ Anh đầu làng hoặc Quán Hoàng Oanh mà dân làng thường gọi là “cựu quán khảo văn”. “ ...Tại quán này, những người khoa bảng trong họ Vũ và làng làm nhiệm vụ khảo xét, bồi dưỡng cho con cháu trong dòng họ để có đủ khả năng trước khi thi thố với thiên hạ ...” (Phỏng vấn ông Vũ Đăng Hướng – 85 tuổi, thủ từ Đền thờ Vũ Hồn - Mộ Trạch - Hải Dương ngày 31/3/2013). Trong hơn 300 hương ước xưa của Hà Nội, truyền thống khuyến học cũng đã được ghi lại trong nhiều điều. Trong đó, hương ước làng Khương Hạ, tổng Khương Đình, huyện Thanh Trì, (nay là quận Thanh Xuân) Hà Nội và một vài làng khác (cũng tương tự như hương ước Thanh Hóa) ghi khen thưởng về tinh thần đối với những người vợ đã nuôi chồng ăn học, thành tài: “ Điều 132. Nếu người đàn bà nào nhà nghèo chịu khó làm ăn cặm cụi, 39 nuôi chồng con học hành nên danh phận thì dân sẽ có chiếu riêng để khi đình đám, phải mời những người ấy ra đình lễ thần nghe hát ” [39 - tr. 24]. Thời phong kiến, chốn đình trung chỉ dành riêng cho nam giới tế thần và bàn việc làng, đàn bà không được lui tới nhưng trong hương ước làng Khương Hạ lại quy định như trên quả là việc làm đặc biệt, đánh giá cao công lao của người phụ nữ đã dày công nuôi chồng, con ăn học thành tài và cũng chỉ ra rằng, chính họ mới là người sản sinh và nuôi dưỡng tài năng cho làng, nước. Phạt nặng nếu giả danh đi học để trốn việc. Người xứ Thanh đồng lòng xử phạt nặng các tội liên quan đến việc học. Các tội danh phổ biến bị phạt là: Học trò lười nhác, không chịu học bị phạt từ 1 đến 2 quan, người trong hội Tư văn mà thất lễ thì phạt 6 quan Đặc biệt, tội không trung thực, mượn cớ học trò (đã được ưu tiên cho ăn học) để đi làm việc khác thì phạt rất nặng và không cho học nữa. “Nếu phải về đi cày, bản thôn truy phạt từ năm 19 tuổi là 2 quan, lại phạt 3 quan về tội lừa dối, cộng là 5 quan, đến 23 quan tiền để kính lễ sĩ phong ” [153 - tr. 147] và “... Người trong xã tình nguyện đi học, được bản xã cấp tiền mua giấy, bút, mỗi năm là 3 quan. Nếu giả danh đi học thì sẽ bị phạt 6 quan, thu tiền tăng gấp đôi...” [153 - tr.19]. Như vậy, các tội danh liên quan đến học tập được xử phạt rất nghiêm minh. Bên cạnh việc trợ giúp người học thì những án phạt cho những vi phạm cũng mang ý nghĩa răn đe rất lớn. Thực chất, những hình phạt dành cho Nho sinh vi phạm, một mặt giữ nghiêm kỷ cương, phép nước nhưng mặt khác cũng có tác động to lớn trong việc khuyến khích học tập. Đây cũng là một nét đặc biệt trong khuyến học xứ Thanh vì trong các tài liệu liên quan đến khoa bảng Thăng Long - Hà Nội, Nghệ An và Hải Dương chưa thấy quy định điều này. Bên cạnh những điều, khoản tương tự như hương ước một số địa phương khác, trong hương ước xứ Thanh đã quy định nhiều điều, khoản đặc biệt, mang ý nghĩa lớn trong việc khuyến học, thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của cả cộng đồng ưu tiên cho việc học: Lý trưởng phải là người Nho học: Hiện còn lưu được 4 bản hương ước nói rõ tiêu chuẩn bầu lý trưởng phải là người Nho học. Đó là hương ước của các xã: Đôi 40 Phục, huyện Nông Cống, xã Tập Cát, huyện Nông Cống, thôn Xa Lý, xã Ngọ Xá, huyện Nông Cống và làng Nỗ Giáp, xã Vân Trai, huyện Tĩnh Gia ghi rằng: “Người nào có văn chương, lý lẽ tinh thông, bản thông chọn bầu làm lý trưởng” [153 – tr.98]. Như vậy, trong các bản hương ước xứ Thanh Hóa ngoài việc nêu những điều khoản mang ý nghĩa khuyến khích học tập nhưng đặc biệt nhấn mạnh rằng: Chỉ có người Nho học mới có khả năng được làm chức quan cao nhất trong làng xã. Điều đó đã khuyến khích, tạo động lực mạnh mẽ việc học tập ở làng xã xứ Thanh xưa, khẳng định vị thế của Nho học và đặc quyền, đặc lợi mà người đi học có thể nhận được qua con đường khoa cử. Lập quỹ công phục vụ cho việc học: Hương ước làng Nguyệt Viên, huyện Hoằng Hóa ghi: “... Hiện nay, các khoản học phí, lương thưởng của thầy giáo, trở sưu, phụ phí... khá nhiều. Cứ phải đợi thấy sưu thuế mới thu luôn, quá nặng đối với dân. Nay xã lập công quỹ trích từ các khoản tạp phí của xã, khi cần đem ra sử dụng ...” [153- tr. 342]. Đây cũng chính là một hình thức huy động sức mạnh của cả cộng đồng chăm lo cho giáo dục và cũng là nét riêng trong khuyến học ở xứ Thanh. Mở trường tư, mời thầy dạy và thưởng cho thầy và trò: Hương ước làng Bái Sơn, huyện Hà Trung lập năm Bảo Đại 13, sao lại vào năm 1938 ghi rõ: “...Các gia đình trong làng được tuỳ ý thiết lập trường tư do quan địa phương xin phép, còn chương trình tuân theo y như những điều đã định ra về học tập của chính phủ...” [153 - tr. 390] và điều này cũng được ghi lại tại điều 57 trong hương ước thôn Bái, tổng Bỉnh Bút, huyện Vĩnh Lộc lập năm Bảo Đại thứ 13, sao lại vào năm 1938. [153 - tr. 444]. Việc mời thầy về kèm cặp cho con mình cũng đã được chính thức đề cập trong hương ước xứ Thanh. Hương ước xã Nhân Lộ, huyện Vĩnh Lộc cũng nêu: Tư gia được nuôi thầy dạy học nhưng phải có giấy phép quan trên và dạy theo chương trình quy định của nhà nước. Điều này cũng thấy xuất hiện trong hương ước làng Cầu Mơ, huyện Vĩnh Lộc. Đây là những nét rất mới trong việc tổ chức giáo dục địa phương mà ngành giáo dục hiện nay đang áp dụng. Trên đây là một số điểm nổi bật trong số những cam kết của cộng đồng làng xứ Thanh cho việc học được thể hiện qua hương ước. Những cam kết mạnh mẽ, có giá trị to lớn của cộng đồng nhằm khuyến khích việc học tập cho học trò sẽ được đề cập kỹ hơn trong chương 2 nhưng khuyến học qua hương ước bằng những điều 41 khoản đặc biệt như trên cho thấy khuyến học ở xứ Thanh đã được nhà nước phong kiến và cộng đồng dân cư quan tâm đặc biệt và có những động thái thật mạnh mẽ, thật hữu ích. Nhưng bên cạnh những yếu tố mang tính quy định như trên thì những yếu tố xuất phát từ tâm linh cũng chiếm một vị trí quan trọng trong việc khuyến học ở xứ Thanh. 1.3.4. Tác động của yếu tố tâm linh Các yếu tố tâm linh cũng góp phần quan trọng làm nên thành công của việc khuyến học ở xứ Thanh. Trong những điều kiện tự nhiên khác nhau nhưng người xứ Thanh hay “liên tưởng” đến những đồ vật, những điển tích có liên quan, gắn bó với việc học. Thế núi, hình sông, dáng hình thửa đất luôn được người dân gắn với ước mơ khoa bảng của dòng họ mình, làng mình mà coi đó là điềm báo ứng trước cho việc học hành đỗ đạt mai sau. Làng Nguyệt Viên là địa phương giàu truyền thống khoa bảng bậc nhất xứ Thanh với câu ca: “ Nguyệt Viên mười tám ông Nghè Ông cưỡi ngựa tía, ông che tán vàng ” có một vị trí địa lý hết sức thuận lợi trong việc giao lưu và phát triển. Người dân ở đây tâm niệm rằng thế đất của làng là thế đất phát về đường khoa cử. Núi Ngọc còn được gọi là Đài Bút tháp, có Đền Thần đồng lắng đọng tinh hoa đất trời, là ngọn nguồn lý giải cho sự đỗ đạt cho cả huyện Hoằng Hóa và đất Nguyệt Viên. Ngay bản thân con sông Mã vốn hung dữ với những trận lũ bất thường và tốc độ dòng chảy nhanh, dốc như ngựa phi gây khiếp sợ cho bao đời nhưng đến đất này bỗng trở nên hiền hòa. Dòng sông bỗng uốn vòng gần thành một vòng tròn khép kín làm cho mặt sông Mã như một hồ nước êm ả, nên thơ. Nếu đứng ở phía cuối của “hồ nước” này, thì đây là một hồ nước lớn được bắt nguồn từ núi Ngọc – Hàm Rồng và nh..., Đông Sơn Thám hoa khoa Canh Tuất 1670 Tham chính 132 Lê Hùng Xứng (1642 - ?) Bất Căng, Thọ Nguyên, Thọ Xuân Tiến sỹ khoa Canh tuất 1670 Binh khoa đô cấp sự trung 133 Nguyễn Mỹ Tài (1645 - ?) Trường Lâm, Tĩnh Gia Tiến sỹ khoa Canh tuất 1670 Hiến sứ 134 Nguyễn Tạo (1618 - ?) Thọ Hạc, Đông Thọ, TP. Thanh Hoá Tiến sỹ khoa Canh tuất 1670 Công khoa cấp sự trung 135 Đỗ Công Liêm (1630 -?) Văn Đôi, Hoàng Giang, Nông Cống Tiến sỹ khoa Canh tuất 1670 Cấp sự trung 136 Tống Nho (Tống Sư Nho) (1638 - ?) Dân Lực, Triệu Sơn Tiến sỹ khoa Canh tuất 1670 Tham chính 137 Lê Đăng Cử (1650 - ?) Trường Trung, Nông Cống Tiến sỹ khoa Bính thìn 1676 Giám sát ngự sử 138 Lê Khả Trinh (1635 – 1722) Phúc Triều, Đông Thanh, Đông Sơn Tiến sỹ khoa Bính thìn 1676 Hiến sứ 139 Trương Hữu Hiệu (1632 – 1696) Quảng Yên, Quảng Xương Tiến sỹ khoa Bính thìn 1676 Công bộ Hữu thị lang 140 Lê Dị Tài (1652 – 1716) An Hoạch, Đông Tân, Đông Sơn Tiến sỹ khoa Bính thìn 1676 Công bộ Hữu thị lang 141 Trịnh Minh Lương (1644 - ?) Hổ Bái, Yên Bái, Thiệu Yên Tiến sỹ khoa Canh thân 1680 Hiến sát sứ 142 Nguyễn Tông (1643 - ?) Nguyệt Viên, hoằng Quang, Hoằng Hoá Tiến sỹ khoa Canh thân 1680 Hiến sứ 143 Lê Sỹ Cẩn (1643 - ?) Phú Huệ, Hoàng Giang, Nông Cống Tiến sỹ khoa Canh Thân 1680 Tự khanh, tước nam 174 144 Lê Đăng Phụ (1662 – 1731) Bồng Thượng, Vĩnh Hùng, Vĩnh Lộc Tiến sỹ khoa Quý hợi 1685 Hiến sứ 145 Lê Chí Tuân (1649 - ?) Văn Đôi, Hoàng Giang, Nông Cống Tiến sỹ khoa Ất sử 1685 Hiến sát sứ 146 Đỗ Viết Hồ (1665 - ?) Xuân Trường, Thọ Xuân Tiến sỹ khoa Đinh Sửu 1697 Tự khanh 147 Nguyễn Hiệu (1674 – 1735) Nông Trường, Triệu Sơn Tiến sỹ khoa Canh thìn 1700 Thái phó, tước Quận công 148 Đặng Quốc Đỉnh (1669 - ?) Cát Xuyên, Hoằng Cát, Hoằng Hoá Tíên sỹ khoa Canh thìn 1700 Hiến sát sứ 149 Nguyễn Đồng Lâm (1679 - ?) Ngọc Hoạch, Thiệu Ngọc, Thiệu Yên Tiến sỹ khoa Canh dần 1710 Giám sát ngự sứ 150 Lê Khắc Thuần (1668 – 1730) Phù Quang, Hoằng Quang, Hoằng Hoá Tiến sỹ khoa Canh dần 1710 Hình khoa cấp sự trung 151 Lưu Thành (1665 - ?) Vĩnh Trị, Hoằng Quang, Hoằng Hoá Tiến sỹ khoa Nhâm thìn 1712 Đông các hiệu thư 152 Đỗ Đình Thuỵ (Đỗ Đình Doan) (1680-?) Yên Lãng, Phú Yên, Thọ Xuân Tiến sỹ khoa Ất mùi 1715 Hiến sát sứ 153 Trần Ân Chiêm (Trần Ân Triêm) (1673-?) Châu Bối, Định Tường, Thiệu Yên Tiến sỹ khoa Ất mùi 1715 Công bộ Hữu thị lang 154 Lương Lâm (1689 – ?) Thanh Sơn, Tĩnh Gia Tiến sỹ khoa Ất mùi 1715 Gám sát ngự sứ 155 Hoàng Đăng Xuân (1678 - ?) Y Ngô, Đại Lộc, Hậu Lộc Tiến sỹ khoa Ất mùi 1715 Tả thị lang 156 Trương Hữu Thiệu (1687 - ?) Quảng Yên, Quảng Xương Tiến sỹ khoa Mậu tuất 1718 Binh bộ tả thị lang 157 Lê Như Kỳ (1684 – 1772) Thiệu Duy, Thiệu Yên Tiến sỹ khoa Mậu tuất 1718 Hình bộ Tả thị lang 158 Trịnh Đồng Giai (1697 - ?) Ngọc Hoạch, Thiệu Ngọc, Thiệu Yên Tiến sỹ khoa Tân sửu 1721 Hàn lâm viện đãi chế 159 Nguyễn Ngọc Huyễn (1685 – 1744) Hoằng Lộc, Hoằng Hoá Tiến sỹ khoa Tân sửu 1721 Công bộ Thượng thư, tước Quận công 160 Hà Tông Huân (1697 – 1766) Yên Thịnh, Thiệu Yên Bảng nhãn khoa Giáp thìn 1724 Thượng thư bộ Binh, tước hầu 161 Nguyễn Đức Hoành (1698 - ?) Ngọc Quang, Xuân Tân, Thọ Xuân Tiễn sỹ khoa Giáp thìn 1724 Binh bộ Thượng thư, tước hầu 162 Đỗ Huy Kỳ (1695-1748) Phong Cốc, Xuân Minh, Thọ Xuân Thám hoa khoa Kỷ hợi 1731 Lễ bộ Hữu thị lang 163 Mai Thế chuẩn (1703 – 1761) Nga Thạch, Nga Sơn Tiến sỹ khoa Tân hợi 1731 Hữu thị lang 164 Trần Lê Lân (1694 - ?) Thọ Cường, Triệu Sơn Tiến sỹ khoa Tân hợi 1731 Hàn lâm đãi chế 165 Trịnh Tuệ (Trịnh Ngọc Am, Quảng Trạng nguyên Tham tụng 175 Huệ) (1704 - ?) Thịnh, Quảng Xương khoa Bính thìn 1736 Thượng thư bộ Hình, Tế tử Quốc tử giám 166 Đào Xuân Lan (1711-?) Hà My, Triệu Sơn Tiến sỹ khoa Bính thìn 1736 Công bộ Tả thị lang 167 Trần Bá Tân (Huy Bật) (1710-?) An Hoạch, Đông Tân, Đông Sơn Tiến sỹ khoa Bính thìn 1736 Lại bộ thượng thư, tước hầu 168 Bùi Trọng Huyên (1713 - ?) Dân Lực, Triệu Sơn Tiến sỹ khoa Kỷ mùi 1739 Thừa chỉ, Đông các đại học sỹ, tước bá 169 Nguyễn Hoãn (1713 – 1792) Nông Trường, Triệu Sơn Tiến sỹ khoa Quý hợi 1743 Lại bộ thượng thư, tri Hàn lâm viện sự 170 Lê Doãn Giai (Doãn Bưu) (1714 - ?) Hải Lộc, Hậu Lộc Tiến sỹ khoa Kỷ hợi 1743 Hàn lâm viện hiệu lí 171 Nguyễn Lệnh Tân (1726 - ?) Thiệu Nguyên, Thiệu Yên Tiến sỹ khoa Quý mùi 1763 Đông các đại học sỹ 172 Nguyễn Đình Giản (1734 - ?) Vĩnh Trị, Hoằng Quang, Hoằng Hoá Tiến sỹ khoa Kỷ sửu 1769 Tước bá 173 Đỗ Huy Cư (Đỗ Huy Tuân) ( 1746 – 1828) Đông Hương, TP. Thanh Hoá Tiến sỹ khoa Ất mùi 1775 Hàn lâm viện hiệu thảo 174 Trần Thiều Sưởng (1786 - ?) Bùi Hạ, Yên Phú, Thiệu Yên Tiến sỹ khoa Ất mùi 1775 Thị thư, Hiến sát sứ 175 Lê Huy Du (1757 - ?) Hoằng Lộc, Hoằng Hoá Tiến sỹ khoa Đinh mùi 1787 Đốc học 176 Trần Lê Hiệu (1785 - ?) Phủ Lý, thiệu Trung, Đông Sơn Tiến sỹ khoa Nhâm ngọ 1822 Lang trung 177 Phạm Văn Huy (1811 - ?) hà Giang, Hà Trung Hoàng giáp khoa Ất mùi 1835 Thị lang, sung Sử quán Tổng đài 178 Nguyễn Thố (1793 - ?) Hoằng Đạo, Hoằng Lộc, Hoằng Hoá Tiến sỹ khoa Ất mùi 1835 179 Nguyễn Cửu Trường (1807 - ?) Hà Long, Hà Trung Hoàng giáp khoa Mậu tuất 1838 Tuần phủ tỉnh Biên Hoà 180 Nguyễn Hữu Độ (1813 - ?) Nguyệt Viên, Hoằng Quang, Hoằng Hoá Phó Bảng khoa Mậu tuất 1838 Bố chánh tỉnh Bình Định 181 Lê Thế Quán (?) Thiệu Giao, Đông Sơn Phó bảng khoa Nhâm dần 1842 Đồng tri phủ 182 Mai Anh Tuấn (Mai Thế Tuấn) (1815 – 1855) Nga Thạch, Nga Sơn Thám hoa khoa Quý Mão 1843 Hàn lâm viện trước tác 183 Nguyễn Bá Nhạ Hoằng Đạo, Hoằng Hoàng giáp Tri phủ 176 (1822 - ?_ Lộc, Hoằng Hoá khoa Quý mão 1843 184 Lê Thế Thứ (?) Ngọc Tích, Đông Thanh, Đông Sơn Phó bảng khoa Giáp thìn 1844 Đốc học 185 Lê Đức Hiệp (?) Bàn Thạch, Xuân Quang, Thọ Xuân Phó bảng khoa Kỷ dậu 1849 Tri phủ 186 Đỗ Khải (?) Thiệu Hợp, Thiệu Yên Phó bảng khoa Kỷ dậu 1849 Trị huyện 187 Lê Đức Nhuận (Lê Đức Vịnh) (?) Phù Quang, Hoằng Quang, Hoằng Hoá Phó bảng khoa Kỷ dậu Tri huyện 188 Phạm Thanh (1821 - ?) Trương Xá, Hoà Lộc, Hậu Lộc Bảng nhãn khoa Tân hợi 1851 Lại bộ Tham tri 189 Nguyễn Tài (1831 -?) Nông Trường, Triệu Sơn Tiến sỹ khoa Mậu thìn 1868 Án sát tỉnh Nam Định 190 Tống Duy Tân (1837 – 1892) Bồng Trung, Vĩnh Tân, Vĩnh Lộc Tiến sỹ khoa Ất hợi 1875 Thương biện tỉnh vụ, Chánh sứ Sơn phòng 191 Đỗ Thiện Kế (1854 - ?) Bồng Trung, Vĩnh Tân, Vĩnh Lộc Phó bảng khoa Ất hợi 1875 Lễ bộ biện lý 192 Nguyễn Đôn Tiết (1836 - ?) Thọ Văn, Hoằng Phúc, Hoằng Hoá Phó bảng khoa Kỷ mão 1879 Tri phủ 193 Nguyễn Đình Văn (1860 - ?) Phượng Đình, Hoằng Anh, Hoằng Hoá Phó bảng khoa Nhâm thìn 1892 194 Lê Khắc Doãn (1869 - ?) Ngọc Lĩnh, Tĩnh Gia Tiến sỹ khoa Đinh mùi 195 Nguyễn Xuân Đàm (1878 - ?) Nguyệt Viên, Hoằng Quang, Hoằng Hoá Phó bảng khoa Canh tuất 1910 Tri phủ Diễn Châu, Nghệ An 196 Ngô Đình Chí (1867 - ?) Thọ Diên, Thọ Xuân Phó Bảng khoa Canh tuất 1910 Hành tẩu bộ Lại, Tri huyện 197 Mai Hữu Dụng (1871 - ?) Nga Mỹ, Nga Sơn Tiến sỹ khoa Quý sửu 1913 Ngự sử 198 Đỗ Xuân Phong (1877 – 1951) Đoán Quyết, Thiệu Phúc, Thiệu Yên Phó bảng khoa Quý sửu 1913 Tri huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi 199 Trịnh Thuần (1879 - ?) Hoằng Quỳ, Hoằng Hoá Hoàng giáp khoa Bính thìn 1916 Giáo thụ Hưng Nguyên 200 Lê Khắc Khuyến (1879 - ?) Nguyệt Viên, Hoằng Quang, Hoằng Hoá Tiến sỹ khoa Bính thìn 1916 Hành tẩu bộ Học 201 Nguyễn Phong Di (1889 - ?) Nguyệt Viên, Hoằng Quang, Hoằng Hoá Tiến sỹ khoa Kỷ mùi 1919 Lục sự toàn khâm sứ Trung kỳ 202 Nguyễn Văn Tiêu (1887 - ?) Vĩnh Thịnh, Vĩnh Lộc Tiến sỹ khoa Kỷ mùi 1919 Huấn đạo huyện Hoằng Hoá 177 203 Mai Huyên (1892 - ?) Nga Thạch, Nga Sơn Phó bảng khoa Kỷ mùi 1919 Thừa phái bộ Lễ 204 Lê Viết Tạo (1876 - ?) Nguyệt Viên, Hoằng Quang, Hoằng Hoá Phó bảng khoa Kỷ mùi 1919. Đây là khoa thi cuối cùng ở nước ta và ông là vị đại khoa cuối cùng của Thanh Hoá. Thừa phái bộ Hình Nguồn: Sách “Các nhà khoa bảng Việt Nam 1075 – 1919” (có chỉnh sửa, bổ sung), NXB Văn học (2006) PHỤ LỤC 3.2 204 vị đại khoa xứ Thanh xưa chia theo các huyện xưa Tên huyện Số lượng Tên huyện Số lượng 1 Hoằng Hoá 47 7 Thọ Xuân 12 2 Đông Sơn 34 8 Hậu Lộc 9 3 Nông Cống 24 9 Tĩnh Gia 8 3 Thiệu Yên (nay là Thiệu Hoá và Yên Định) 23 10 Quảng Xương 7 5 Vĩnh Lộc 15 11 Nga Sơn 6 6 Triệu Sơn 13 12 Hà Trung 2 PHỤ LỤC 3.3 204 vị đại khoa thời phong kiến của xứ Thanh chia theo dòng họ Tên dòng họ Số lượng Tên dòng họ Số lượng 1 Lê 57 16 Đinh 2 2 Nguyễn 53 17 Vũ 2 3 Đỗ 14 18 Thiều 2 4 Trịnh 13 19 Tống 2 5 Trần 8 20 Ngô 2 6 Hoàng 7 21 Bùi 2 7 Lương 6 22 Doãn 1 8 Trương 5 23 An 1 9 Mai 5 24 Phan 1 10 Lưu 4 25 Cao 1 178 11 Đào 3 26 Lại 1 12 Phạm 3 27 Đặng 1 13 Khương 2 28 Hà 1 14 Lưu 2 29 Tống 1 15 La 2 Nguồn: Sách “Danh sĩ Thanh Hoá và việc học thời xưa” – NXB Thanh Hoá 1995. Có tra cứu sách “Các nhà khoa bảng Việt Nam 1075 – 1919”(có chỉnh sửa, bổ sung), NXB Văn học 2006. PHỤ LỤC 3.4 Danh sách 8 dòng họ khoa bảng kế thế đăng khoa xứ Thanh 1 Dòng họ Lê 5 Dòng họ Lưu 2 Dòng họ Nguyễn 6 Dòng họ Lương 3 Dòng họ Đỗ 7 Dòng họ Tống 4 Dòng họ Khương 8 Dòng họ Trương Nguồn: Sách “Danh sỹ Thanh Hoá và việc học thời xưa” – NXB Thanh Hoá 1995. Có tra cứu sách “Các nhà khoa bảng Việt Nam 1075 – 1919”(có chính sửa, bổ sung), NXB Văn học 2006. PHỤ LỤC 3.5 Danh sách các nhà khoa bảng Thanh Hóa thời phong kiến có quan hệ dòng họ trực tuyến Quan hệ - Họ tên – Chức quan cao nhất Tước vị - khoa thi Quê quán 1 -Anh: Khương Công Phụ quan Tể tướng -Em: Khương Công Phục quan Lễ bộ Thượng thư -Đỗ Trạng nguyên đời nhà Đường (Trung Quốc) khoa thi năm 784 -Tiến sỹ cùng khoa thi với Khương Công Phụ Thôn Tường Vân, xã Định Thành, Yên Định 2 -Anh: Lưu Miễn quan An phủ sứ Thanh Hóa -Em: Lưu Diễm quan Đông các Đại học sỹ - Đệ nhất giáp đệ nhất danh (như Trạng nguyên) khoa Kỷ hợi 1239 - Đệ nhất giáp đệ nhị danh (như Bảng nhãn) khoa Nhâm thìn 1232 Thôn Vĩnh Trị, xã Hoằng Quang, Hoằng Hóa 3 -Ông: Lương Đắc Bằng quan Lại bộ Thượng thư, Đông các Đại học sỹ -Con: Lương Hữu Khánh – -Cháu nội: Lương Kiêm Hanh quan Lễ khoa cấp sư trung -Đỗ Bảng nhãn khoa Kỷ mùi 1499 -Đỗ đầu thi Hội đời nhà Mạc nhưng không thi Đình. -Đỗ Tiến sỹ khoa Kỷ sửu 1589 Thôn Hội Triều, xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa 179 4 -Ông: Lê Tán Thiện quan Hình bộ Thượng thư -Em: Lê Tán Tương quan Công bộ Thượng thư, Tước Văn phú hầu -Cháu: Lê Trạc Tú -Đỗ Tiến sỹ khoa Kỷ mùi 1499 -Đỗ Hoàng Giáp khoa Kỷ mùi 1499 (Hai anh em cùng đỗ một khoa, cùng làm Thượng thư một triều vua) -Đỗ đầu khoa 1577 Xã Xuân Lộc, huyện Triệu Sơn 5 -Ông: Tống Sư Lộ quan Tham Chính -Cháu nội: Tống Nho quan Tham chính -Đỗ Tiến sỹ khoa Ất sửu năm 1505 -Đỗ Tiến sỹ khoa Canh tuất năm 1670 Xã Dân Lực huyện Nông Cống 6 -Anh: Lê Khắc Nhượng quan Thị Lang -Em: Lê Đình Vệ quan Đông các Đại học sỹ -Đỗ Hoàng Giáp khoa Mậu thìn 1508 - Đỗ Hoàng Giáp khoa Mậu thìn 1508 Thôn Thổ Vị, xã Tế Thắng, huyện Nông Cống 7 -Anh: Lê Trọng Bích quan Tả thị lang. -Em: Lê Bá Giác quan Đô ngự sử - Đỗ Tiến sỹ khoa Mậu thìn 1508 - Đỗ Hoàng giáp khoa Mậu thìn 1508 Thị trần Lam sơn, huyện Thọ Xuân 8 -Anh: Đỗ Phi Tần quan Thượng thư, tước bá -Em: Đỗ Tất Đại quan Đô cấp sự -Đỗ Đệ nhất giáp Chế khoa khoa Giáp dần 1544 -Đỗ Tiến sỹ khoa Giáp thìn 1554 Văn Đôi, xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống 9 -Bố: Lê Nhân Triệt quan Hình bộ tả Thị lang -Con: Lê Sỹ Cẩn quan Tự khanh, tước nam -Đỗ Tiến sỹ khoa Canh thìn 1640. -Đỗ Tiến sỹ khoa Canh thân 1680. Văn Đôi, xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống 10 -Ông: Lương Nghi quan Hiệu tư, tước tử -Cháu: Lương Lâm quan Giám sát ngự sử -Đỗ Tiến sỹ khoa Quý mùi 1643 - Đỗ Tiến sỹ khoa Ẫt mùi 1715. Xã Thanh Sơn, huyện Tĩnh Gia 11 -Ông: Lê Khả Trù quan Hộ khoa đô cấp sự trung -Cháu: Lê Khả Trinh quan Hiến sứ -Đỗ Tiến sỹ khoa Mậu tuất 1628 -Đỗ Tiến sỹ khoa Bính thìn 1676 Xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn 12 -Ông: Lê Khắc Kỷ quan Giám sát ngự sử -Cháu: Lê Khắc Thuần quan Hình khoa cấp sự trung - Đỗ Tiến sỹ khoa Bính tuất 1646 -Đỗ Tiến sỹ khoa Canh dần 1710 Xã Phù Quang, huyện Hoằng Hóa 13 -Ông: Trương Hữu Hiệu quan Giám sát ngự sử -Cháu: Trương Hữu Thiệu quan Giám sát - Đỗ Tiến sỹ khoa Bính thìn 1676 - Đỗ Tiến sỹ khoa Mậu tuất 1718 Xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương 14 -Ông Nguyễn Văn Nghi quan Lại bộ Tả thị lang, tước Thái -Đỗ Đệ nhất giáp Chế khoa năm Giáp dần 1554 Xã Đông Thanh huyện 180 bảo -Cháu Nguyễn Văn Lễ quan Hàn lâm viện hiệu lí, tước nam -Đỗ Hoàng giáp khoa Nhâm dần 1602 Đông Sơn 15 -Bố: Nguyễn Hiệu quan Lại bộ Thượng thư, tước Quận công (truy phong Đại vương) -Con: Nguyễn Hoãn quan Lại bộ Thượng thư (sau thăng Thái phó, tước Quân công) - Đỗ Tiến sỹ khoa Canh thìn 1700 -Đỗ Tiến sỹ khoa Quý hợi 1743 Xã Nông trường, huyện Triệu Sơn 16 -Bố: Đỗ Tất Đại quan Đông các đại học sỹ, tước bá -Con: Đỗ Tế Mỹ quan Hộ bộ Tả thị lang -Đỗ Đệ nhất giáp chế khoa năm Giáp dần 1554 -Đỗ Đệ nhất giáp chế khoa năm Ất sửu 1565 Thôn Vân Đôi, Hoàng Giang, Nông Cống 17 -Bố Lê Chí Đạo quan Tham chính -Con Lê Chí Tuân quan Hiến sát sứ -Đỗ Tiến sỹ khoa Kỷ Hợi 1659 -Đỗ Tiến sỹ khoa Ất sửu 1685 Thôn Vân Đôi, Hoàng Giang, Nông Cống Nguồn: Sách “Danh sỹ Thanh Hoá và việc học thời xưa” – NXB Thanh Hoá 1995. Có tra cứu sách “Các nhà khoa bảng Việt Nam 1075 – 1919”(có chỉnh sửa, bổ sung), NXB Văn học 2006 PHỤ LỤC 3.6 Danh sách các vị đại khoa họ Lương thôn Hội Triều, xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa Họ và tên Học vị Quan hệ 1 Lương Hay Giải nguyên đời Lê Thánh Tông Bố Lương Đắc Bằng 2 Lương Đắc Bằng Bảng nhãn khoa Kỷ Mùi (1499) đời Lê Hiến Tông # 3 Lương Hữu Khánh Đỗ đầu thi Hội nhưng vì bất đồng với nhà Mạc nên không thi Đình Con Lương Đắc Bằng 4 Lương Khiêm Hanh Đỗ Tiến sĩ khoa Kỷ Sửu (1589) đời Lê Thế Tông Cháu ruột Lương Đắc Bằng 5 Lương Chí Đỗ Hoàng giáp khoa Kỷ Sửu (1589) đời Lê Thế Tông Cháu họ Lương Đắc Bằng 6 Lương Đạt Đỗ Tiến sĩ khoa Đinh Sửu (1637) đời Lê Thần Tông Cháu họ Lương Đắc Bằng 7 Lương Nghi Đỗ Tiến sĩ khoa Quý Mùi (1643) đời Lê Chân Tông Cháu họ Lương Đắc Bằng 8 Lương Lâm Đỗ Tiến sĩ khoa Ất Mùi (1715) đời Lê Dụ Tông Cháu nội Lương Nghi (Danh sách lưu tại nhà thờ họ Lương – có kiểm chứng lại theo sách “Các nhà khoa bảng Việt Nam 1075 – 1919”(có chỉnh sửa, bổ sung), NXB Văn học 2006) 181 PHỤ LỤC 3.7 Danh sách các nhà khoa bảng Cổ Đôi, nay là xã Hoàng Giang huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa thời phong kiến Quan hệ - Họ tên – Chức quan cao nhất Tước vị - khoa thi 1 Anh Đỗ Phi Tần, quan Thượng thư, tước bá Đỗ Đệ nhất giáp Chế khoa khoa Giáp dần 1554 2 Em Đỗ Tất Đại, quan Đô cấp sự Đỗ Tiến sỹ khoa Giáp thìn 1554 3 Con: Đỗ Tế Mỹ, quan Hộ bộ Tả thị lang Đỗ Đệ nhất giáp chế khoa năm Ất sửu 1565 4 Ông nội Lê Nghĩa Trạch, quan Lại bộ Tả thị lang Đỗ Đệ nhị giáp đồng chế khoa năm Ất sửu 1565 5 Cháu nội Lê Sỹ Triệt, quan Hình bộ tả Thị lang Đỗ Tiến sỹ khoa Canh thìn 1640. 6 Con Lê Sỹ Cẩn, quan Tự khanh, tước nam Đỗ Tiến sỹ khoa Canh thân 1680. 7 Bố Lê Chí Đạo, quan Tham chính Đỗ Tiến sỹ khoa Kỷ Hợi 1659 8 Con Lê Chí Tuân, quan Hiến sát sứ Đỗ Tiến sỹ khoa Ất sửu 1685 9 Lê Trắc Dụ, quan Hàn lâm Hiệu thảo Đỗ Tiến sỹ khoa Đinh Mùi 1670 10 Đỗ Công Liêm, quan Cấp sự trung Đỗ Tiến sỹ khoa Canh Tuất 1670 PHỤ LỤC 3.8 Các quan giữ cương vị cao là người Thanh Hóa qua các triều Vua Họ và tên Triều vua 1 Nguyễn Hữu Chất Lê Kính Tông 2 Lê Hi Lê Huyền Tông 3 Nguyễn Quán Nho Lê Huyền Tông 4 Nguyễn Ngọc Huyền Lê Dụ Tông 5 Hà Tông Huân Lê Dụ Tông 6 Trịnh Tuệ Lê Ý Tông 7 Hồ Nguyên Trừng Triều Hồ 8 Nguyễn Mậu Tuyên Lê Anh Tông Thanh Hoá còn có 32 vị được phong Thượng thư ở cả 6 bộ: Công, Lại, Lễ, Binh, Hộ, Hình. Trong đó, quan Thượng thư Bộ Binh là các vị: Lê Đình Tú, Lê Bật Tứ, Nguyễn Quán Nho, Nguyễn Đức Hoành, Lương Hữu Khánh. Có 02 vị làm Tế tửu Quốc Tử Giám là: Hoàng giáp Lương Chí và Trạng nguyên Trịnh Tuệ. Nguồn: Sách “Danh sĩ Thanh Hoá và việc học thời xưa” – NXB Thanh Hoá 1995. Có tra cứu sách “Các nhà khoa bảng Việt Nam 1075 – 1919”(có chỉnh sửa, bổ sung), NXB Văn học 2006. 182 PHỤ LỤC 3.9 Các làng khoa bảng Thăng Long – Hà Nội có dòng họ khoa bảng quê gốc Thanh Hóa (10 làng trong tổng số 27 làng khoa bảng) Tên làng Tên dòng họ chuyển cư ra từ Thanh Hóa Diễn giải 1 Đông Ngạc -Nguyễn (Đông Nguyễn) -Phạm -Nguyễn (ở Mai Dịch) Là 3 trong 5 dòng họ khoa bảng của làng 2 Thượng Yên Quyết - Hạ Yên Quyết Đỗ Là 1 trong 4 dòng họ khoa bảng của làng 3 Phú Thị Cao Là 1 trong 5 dòng họ khoa bảng của làng 4 Hà Lỗ Dương Là 1 trong 5 dòng họ khoa bảng của làng 5 Thượng Đình và Hạ Đình Lê Là 1 trong 4 dòng họ khoa bảng của làng 6 Phù Lỗ -Đoàn -Trịnh 4 Tiến sỹ của làng chia đều cho 2 dòng họ 7 Thái Bình – Hoa Lâm Trịnh 4 Tiến sỹ của làng thì 3 người dòng họ Trịnh, 1 người không còn gia phả gốc 8 Giáp Nhị - Thịnh Liệt Bùi Cả 4 Tiến sĩ của làng đều là người dòng họ Bùi 9 Thượng Cát -Nguyễn -Trần 4 Tiến sĩ của làng chia đều cho 2 dòng họ 10 Hậu Ái Lê Là 1 trong 2 dòng họ khoa bảng của làng (Nguồn: Sách “Các làng khoa bảng Thăng Long – Hà Nội” - Bùi Xuân Đính - Nguyễn Viết Chức (Đồng chủ biên 2010), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội) 183 PHỤ LỤC 3.10 Danh sách 21 làng khoa bảng tiêu biểu cả nước Chia ra Làng (Huyện, tỉnh) Số Tiến sĩ Trạng nguyên Bảng nhãn Thám hoa Hoàn g giáp Tiế n sĩ Phó bảng 1 Mộ Trạch (BìnhGiang–Hải Dương) 34 1 0 0 10 23 0 2 Kim Đô (Quế Võ – Bắc Ninh) 22 0 1 0 3 18 0 3 Đông Ngạc (Từ Liêm – Hà Nội) 21 0 1 0 2 16 2 4 Tam Sơn (Từ Sơn – Bắc Ninh) 17 2 1 1 3 9 1 5 Quan Tử (Lập Thạch – Vĩnh Phúc) 12 0 0 0 3 9 0 6 Tả Thanh Oai (Thanh Trì – Hà Nội) 12 0 0 0 3 9 0 7 Uông Hạ (Nam Sách – Hải Dương) 12 1 0 0 2 9 0 8 Cố Đôi (Nông Cống – Thanh Hóa) 11 0 0 0 2 9 0 9 Xuân Cầu (Văn Giang – Hưng Yên) 11 0 0 0 2 7 2 10 Hương Mạc (Từ Sơn - Bắc Ninh 11 1 0 0 4 6 0 11 Lạc Đạo (Văn Lâm – Hưng Yên) 11 1 0 0 2 8 0 12 Nguyệt Áng (Thanh Trì – Hà Nội) 11 1 0 1 0 9 0 13 Nhân Lý (Nam Sách – Hải Dương) 11 0 1 0 2 8 0 14 Chi Nê (Chương Mỹ - Hà Nội) 10 0 0 2 2 8 0 15 Đông Thái (Đức Thọ - Hà Tĩnh) 10 0 0 0 0 7 3 16 Hạ Yên Quyết (Cầu Giấy – Hà Nội) 10 0 0 0 2 8 0 17 Nguyệt Viên (Hoằng Hóa – Thanh Hóa) 10 0 0 0 2 8 0 18 Phù Khê (Từ Sơn – Bắc Ninh) 10 0 0 1 0 9 0 19 Thổ Hoàng (Ân Thi – Hưng Yên) 10 0 0 0 2 8 0 20 Vĩnh Kiều (Từ Sơn – 10 0 0 1 2 7 0 184 Bắc Ninh) 21 Yên Ninh (Việt Yên – Bắc Giang 10 0 0 1 2 7 0 (Nguồn: Sách “Các làng khoa bảng Thăng Long – Hà Nội” - Bùi Xuân Đính - Nguyễn Viết Chức (Đồng chủ biên 2010) , NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội) PHỤ LỤC 3.11 Các câu ca về khuyến học trong tác phẩm “Thanh Hóa quan phong” của Vương Duy Trinh 1. “...Ai lên nhắn nhủ hàng bông Có muốn lấy chồng thì xuống Nguyệt Viên Nguyệt Viên lắm lúa nhiều tiền Lại có sông liền tắm mát nghỉ ngơi...” [Hoằng Mỹ nhị huyện – trang 18] 2. “...Danh giáo thủ trung giai lạc địa Thi thơ chi ngoại tổng nhân thiên...” [Hậu Lộc huyện – trang 19 ] 3. “...Tôi dâng vạn chúc du đồng Văn rỡ rỡ tiền, võ trùng trùng thăng Văn thời khoa đệ kế đăng Võ thời thao lược ai bằng dân ta...” [Lôi Dương huyện – Tức Thọ Xuân phủ lỵ - trang 21] 4. “...Ai về Phú Lộc gởi lời Thơ này một bức nhắn người tri âm Mối tơ chín khúc ruột tằm Khi tháng tháng đợi, khi năm năm chờ Vì tình ai lẽ làm ngơ Cắm sào chỉ quyết đợi chờ nước xuân Ước ao chỉ Tấn, tơ Tần Sắc cầm hảo hợp, lựa vần Quan – thư Đôi bên ý hợp long ưa Mới phu công thiếp, mới vừa lòng anh Thiếp thời tần tảo cưởi canh Chàng thời nấu sử sôi kinh kịp thời Một mai chiếm bảng phân vi Âý là đề diệp tinh kỳ từ đây Ai ơi nghe thiếp lời nầy...” [Thụy – Nguyễn huyện – tức Thiệu Hóa phủ lỵ - trang 26] 5. “...Khen cho gái biết tìm chồng Đuốc hoa lại đợi bảng rồng với luôn...” [nt – trang 27 ] 6. 185 “...Chẳng tham ruộng cả, ao sen Tham về cái bút, cái nghiên anh đồ Đi đâu chẳng lấy học trò Khi người ta đỗ khóc đừ mà nom...” [Đông Sơn huyện – trang 30 ] 7. “...Nay mầng tứ hải đồng xuân Tam dương khai thái muôn dân hòa bình Sỹ thời chăm việc học hành Một mai chiếm bảng để dành công danh Công thời phụng các long đình Đủ nghề sư khoán rất vành công thâu...” [An – Định huyện – trang 34 ] 8. “...Nguyệt hoa hoa nguyệt não nùng Đêm xuân ai dễ cầm lòng đặng ma, Khuyên chàng đọc sách ngâm thơ Dầu hao thiếp rót, đèn mờ thiếp khêu...” [nt – trang 35 ] 9. “...Lời ngạn rằng: Văn chương chữ nghĩa bề bề Chi chi ám ảnh thời mê sự đời...” [nt – trang 35 ] 10. “...Dạy con từ thủa tiểu sanh Gần thầy, gần bạn tập tành lễ nghi Học cho cách vật trí tri Văn chương chữ nghĩ nghề gì cũng thông Học trò đèn sách hôm mai Ngày sau thi đỗ nên trai mới hào Làm nên quan thấp, quan cao Làm nên long tía, võng đào nghinh ngang...” [nt – trang 36] 11. “...Trai văn phòng chí lập văn chương Cũng phải đèn sôi kinh nấu sử Gái thục nữ giữ bề cung cấm Cũng lấy đèn dệt gấm thêu hoa” [nt – trang 37 ] 12. “...Triều đình còn chuộng thi thơ, Khuyên anh đèn sách sớm, trưa học hành May nhờ phận có công danh Mà anh phú quý, ấy mình vẻ vang Khuyên đừng trai gái lăng quàng Khuyên đừng trà rượu nữa mang chê cười 186 Cũng đừng cờ bạc đua chơi Sao cho sự nghiệp ra người trượng phu Làm sao nên tiếng danh nho Thần trung, tử hiếu để cho khen cùng [Vĩnh Lộc huyện - tức Quảng hoá phủ lỵ sở - trang 42] 13. “...Em thời canh cưởi trong nhà Nuôi anh đi học đăng khoa bảng vàng Trước là vinh hiển tổ đường Bõ công đèn sách lưu phương đời đời...” [như trên – trang 42 ] 14. “Sỹ thời thi chiếm bảng vàng Nông thời tiền lúa giàu sang đời đời...” [Thạch Thành huyện – trang 45 ] 15. “...Lấy lính thời được ăn lương Lấy thầy ăn mốc, ăn xương chi thầy...” “...Chẳng tham ruộng cả ao liền Tham vì cái bút, cái nghiên anh đồ...” [Ngọc Sơn huyện – tức Tĩnh gia phủ lỵ - trang 54 – 55 ] 16. “...Kẻ tài là bậc tinh anh Sinh tri lựa phải học hành mới hay...” [Quảng Xương huyện – trang 59 ] 17. “...Bảy mầng học sỹ quyết khoa Chuyên cần lập nghiệp tên ra bảng rồng” [Nông Cống huyện - trang 64 ] 18. “Mầng nay nho sỹ có tài Bút nghiên dóng giả dồi mài nghiệp nho Rõ ràng nên đấng học trò Công danh hai chữ trời cho dần dần Tình cờ chiếm đặng bảng xuân Âý là phú quý đầy sân quế hòe Một mai chưng bước cống nghè Vinh quy bái tổ ngựa xe đưa mầng Bốn phương nức tiếng vang lừng Ngao du bể thánh, vẫy vùng rừng nho Quyền cao chức trọng trời cho Bõ công học tập bốn mùa chúc minh Vui đâu bằng hội đề danh Nghề đâu là nghiệp học hành là hơn Công cha như núi Thái sơn Nghĩa mẹ như nước trên nguồn chảy xuôi Phu nhân thì có công nuôi 187 Toàn gia hưởng phúc lộc trời ban cho...” [nt – trang 66] 19. “...Xin chàng kinh sử học hành Để em cày cấy cưởi canh kịp người Một mai xiêm áo thảnh thơi Ơn trời, lộc nước đời đời hiển vinh...” [nt – trang 74 ] 20. “...Kẻ nho lo việc học hành Để cho chiếm bảng nức danh trong đời...” [nt – trang 77] 21. “...Nay mầng điển hội cầu nho Văn nhơn sỹ tử phải lo học hành Làm sao cho được công danh Bõ công bác, mẹ sinh thành ra thân...” [nt – trang 80 ] 22. “...Khuyên trai học nghiệp cho cần Gái thời giữ lấy mười phần hiếu trinh Mầng nay đức chánh cao minh Bốn phương hòa thuận thái bình muôn dân Làm trai quyết chí lập thân Cương thường giữ lấy có phần hiển vinh [nt – trang 81 ] 23. “...Nay mầng hội tụ làng ta Nhơn khang vật phụ nhà nhà hiển vinh Sỹ thời nấu sử sôi kinh Làm nên khoa bảng công danh để truyền...” [nt – trang 82 ] PHỤ LỤC 3.12 Số Tiến sĩ ở các tỉnh theo các triều vua Nguyễn Tỉnh MM T.Tr TĐ KP T.Th DT KD Tổng người % 1 Bắc Ninh 6 10 10 0 7 0 0 33 5,91 2 Sơn Tây 4 0 16 0 3 0 0 23 4,12 3 Hải Dương 6 4 5 0 2 0 0 17 3,05 4 Hưng Yên 1 1 2 0 2 0 0 6 1,08 5 Ninh Bình 0 0 5 0 0 1 0 6 1,08 6 Hà Đông 0 1 5 0 11 2 2 21 3,76 7 Thái Bình 0 0 0 0 2 0 1 2 0,54 8 Hà Nam 0 0 6 0 2 1 0 9 1,61 9 Hà Nội 16 7 16 0 2 0 0 41 7,35 10 Nam Định 6 6 17 1 10 0 2 42 7,53 188 11 Thanh Hoá 5 4 8 0 2 4 6 29 5,20 12 Nghệ An 7 7 34 2 23 10 8 91 16,31 13 Hà Tĩnh 8 4 15 1 6 6 4 44 7,89 14 Quảng Bình 2 6 19 1 9 2 3 42 7,53 15 Quảng Trị 3 6 9 0 4 1 1 24 4,30 16 Thừa Thiên Huế 4 11 20 0 16 4 5 60 10,75 17 Quảng Nam 3 6 12 2 14 1 2 40 7,17 18 Quảng Ngãi 1 3 3 0 3 0 0 10 1,79 19 Bình Định 2 3 1 0 2 0 0 8 1,43 20 Ninh Thuận 0 0 0 0 0 0 1 1 0,18 21 Gia Định 0 0 1 0 0 0 1 2 0,36 22 Định Tường 1 0 1 0 0 0 0 2 0,36 23 Vĩnh Long 1 0 0 0 0 0 0 1 0,18 24 Không rõ 0 0 1 0 1 1 0 3 0,54 25 Tổng số 76 79 206 7 121 33 26 558 100% Chú thích: MM: Minh Mạng; T.Tr: Thiệu Trị; TĐ: Tự Đức; KP: Kiến Phúc; T.Th: Thành Thái; DT: Duy Tân; KĐ: Khải Định Nguồn: Sách “Một số vấn đề về quan chế triều Nguyễn” NXB Thuận Hoá - Thừa Thiên Huế - 1998. PHỤ LỤC 3.13 Danh sách Tiến sĩ làng Mộ Trạch xã Tân Hồng, Bình Giang, Hải Dương TT Họ và tên Học vị và công trình tiêu biểu 1 Vũ Đức Lâm Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân năm 1448 2 Vũ Hữu Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (tức Hoàng giáp) năm 1463, tác giả của “Lập thành toán pháp” 3 Vũ Ứng Khoan Hoàng giáp năm 1472 4 Vũ Quỳnh Hoàng giáp năm 1478, người hiệu đính sách “Lĩnh Nam chích quái” 5 Vũ Đôn Hoàng giáp năm 1487 6 Vũ Tuỵ Hoàng giáp năm 1493 7 Vũ Thuận Trinh Hoàng giáp năm 1499 8 Vũ Cán Hoàng giáp năm 1502, tác giả của Tùng hiên thi tập và Tùng hiên văn tập 9 Lê Nại Trạng nguyên năm 1505 189 10 Lê Tư Hoàng giáp năm 1511 11 Vũ Lân Chỉ Tiến sĩ năm 1520 12 Lê Quang Bí Hoàng giáp năm 1526 13 Nhữ Mậu Tổ Tiến sĩ năm 1526 14 Nhữ Mậu Tô Tiến sĩ năm 1526 15 Vũ Tĩnh Tiến sĩ năm 1562 (nhà Mạc) 16 Vũ Đường Tiến sĩ năm 1565 (nhà Mạc) 17 Vũ Bạt Tuỵ Hoàng giáp năm 1634 18 Vũ Lương Tiến sĩ năm 1643 19 Vũ Trác Lạc Tiến sĩ năm 1656 20 Vũ Đăng Long Tiến sĩ năm 1656 21 Vũ Công Lượng Tiến sĩ năm 1656 22 Vũ Cầu Hối Tiến sĩ năm 1659 23 Vũ Bật Hài Tiến sĩ năm 1659 24 Vũ Công Đạo Tiến sĩ năm 1659 25 Vũ Công Triều Tiến sĩ năm 1659 26 Vũ Duy Đoán Tiến sĩ năm 1664 27 Vũ Công Bình Tiến sĩ năm 1664 28 Vũ Đình Lâm Hoàng giáp năm 1670 29 Vũ Duy Khuông Tiến sĩ năm 1670 30 Vũ Đình Thiều Tiến sĩ năm 1680 31 Vũ Trọng Trình Tiến sĩ năm 1685 32 Nguyễn Thường Thịnh Tiến sĩ năm 1703 33 Vũ Đình Ân Tiến sĩ năm 1712 34 V ũ Huyên Tiến sĩnăm 1712 (Trạng cờ) 35 Vũ Phương Đề Tiến sĩ năm 1736, tác giả Công dư tiệp ký 36 Vũ Huy Đỉnh Tiến sĩ năm 1754 Nguồn: tra ngày 21/12/2010. Có tra cứu lại trong “Vũ tộc thế hệ sự tích” – NXB Thế giới – Hà Nội 2004 190 PHỤ LỤC 3.14 Tiêu chí gia đình hiếu học -Con em trong gia đình học tại các trường lớp phải đạt loại trung bình trở lên và không mắc các vụ việc tiêu cực. -Người lớn trong gia đình phải tham gia ít nhất 01 hình thức học không chính quy (như tham gia các lớp chuyên đề ở trung tâm học tập cộng đồng, tham gia sinh hoạt câu lạc bộ ) trong năm. -Có ít nhất 01 thành viên trong gia đình là hội viên Hội khuyến học cơ sở hay chi hội ở địa phương. - Đóng góp cho quỹ của Hội cơ sở hoặc quỹ dòng họ. (Nguồn: Hội khuyến học Việt Nam) PHỤ LỤC 3.15 Tiêu chí dòng họ khuyến học -Có 50% trở lên số gia đình trong dòng họ đạt danh hiệu gia đình hiếu học. -Dòng họ giúp đỡ các gia đình nghèo trong họ tộc có điều kiện đi học, trong dòng họ không có học sinh lưu ban, học sinh mắc các tệ nạn xã hội. -Có chi hội khuyến học trong dòng họ. -Có quỹ khuyến học của dòng họ đạt mức quy định (Nguồn: Hội khuyến học Việt Nam) PHỤ LỤC 3.16 Các khoa thi và các danh hiệu thời kỳ Nho học Khoa thi Các bài thi qua 4 trường thi Danh hiệu Thi Hương -Trường 1: Kinh nghĩa -Trường 2: Chiếu, chế, biểu -Trường 3: Thơ, phú -Trường 4: Văn sách - Đỗ đầu: Giải nguyên - Đỗ bốn trường: Hương cống (Cử nhân) - Đỗ ba trường: Sinh đồ (Tú tài) Thi Hội -Trường 1: Kinh nghĩa -Trường 2: Chiếu, chế, biểu -Trường 3: Thơ, phú -Trường 4: Văn sách Sau thi Đình, những người đỗ thi Hội sẽ phân các hạng: -Đệ nhất giáp -Đệ nhị giáp -Đệ tam giáp Thi Đình Đối sách (Do vua trực tiếp ra đề và chủ trì chấm bài) Đều đậu Tiến sĩ. Thời Nguyễn thêm Phó bảng 191 PHỤ LỤC 3.17 Các nhà khoa bảng xứ Thanh được phong làm Thành hoàng làng -Trạng nguyên Đào Tiêu xã Thiệu Trung, huyện Đông Sơn. -Bảng nhãn Trịnh Thiết Trường ở xã Hạnh Phúc, huyện Thọ Xuân. -Đệ nhất giáp Chế khoa Lê Trạc Tú xã Xuân Lộc, huyện Triệu Sơn. -Hoàng giáp Trịnh Cảnh Thụy xã Yên Bái, huyện Yên Định. -Tiến sĩ Nguyễn Quang Minh xã Thiệu Hưng, huyện Thiệu Hóa. -Tiến sĩ Trịnh Minh Lương xã Yên Bái, huyện Yên Định.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_khuyen_hoc_qua_van_hoa_dong_ho_xu_thanh.pdf
  • docDong gop moi cua LA.doc
  • docDong gop moi LA by English.doc
  • docTom tat LA 24 trang.doc
Tài liệu liên quan