Luận án Lãnh đạo công tác xuất bản từ năm 1990 đến năm 2016 luận án tiến sĩ chuyên ngành: lịch sử đảng cộng sản Việt Nam đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác xuất bản từ năm 1990 đến năm 2016

HỌHCỌ VIC ỆVINỆ CHÍNHN CHÍNH TR TRỊ QUỊ QUỐỐCC GIA GIA HHỒỒ CHÍ MINHMINH ĐÀO THỊ HOÀN ĐÀO THỊ HOÀN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC XUẤT BẢN TỪ NĂM 1990 ĐẾN NĂM 2016 ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC XUẤT BẢN LUẬN ÁN TIẾN SĨ TỪ NĂM 1990 ĐẾN NĂM 2016 CHUYÊN NGÀNH: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 62 22 03 15 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS Trần Văn Hải NGÀNH: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 2. PGS, TS Nguyễn Thắng Lợi

pdf199 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Lãnh đạo công tác xuất bản từ năm 1990 đến năm 2016 luận án tiến sĩ chuyên ngành: lịch sử đảng cộng sản Việt Nam đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác xuất bản từ năm 1990 đến năm 2016, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÃ SỐ: 922 90 15 HÀ NỘI - 2019 HÀ NỘI - 2020 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐÀO THỊ HOÀN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC XUẤT BẢN TỪ NĂM 1990 ĐẾN NĂM 2016 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam MÃ SỐ: 922 90 15 Hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS Trần Văn Hải 2. PGS, TS Nguyễn Thắng Lợi HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Đào Thị Hoàn MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................................................................... 8 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................... 9 1.2. KẾT QUẢ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TIẾP TỤC GIẢI QUYẾT................................................................................................. 24 Chương 2: CHỦ TRƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XUẤT BẢN TỪ NĂM 1990 ĐẾN NĂM 2004 .......................................... 28 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM............................................................................................................................................. 28 2.2. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC XUẤT BẢN ...................................................... 29 2.3. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ CÔNG TÁC XUẤT BẢN (1990-2004) ..................................... 39 2.4. QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC XUẤT BẢN................................................................................... 45 Chương 3: ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XUẤT BẢN TRONG BỐI CẢNH MỚI (2004-2016) ......................................................................................... 70 3.1. YÊU CẦU ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XUẤT BẢN TRONG TÌNH HÌNH MỚI ...... 70 3.2. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XUẤT BẢN (2004-2016) ............................................................................................................................................................ 74 3.3. CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC XUẤT BẢN, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU MỚI .................................................................................................................................................... 81 Chương 4: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM ............................................. 118 4.1. MỘT SỐ NHẬN XÉT ........................................................................................................................................... 118 4.2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU ........................................................................................................... 135 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN (2017-2020) .................................................................. 154 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 155 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 172 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH Chủ nghĩa xã hội NXB Nhà xuất bản XBP Xuất bản phẩm DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Số lượng sách xuất bản (1987-1990) 36 Bảng 2.2. Tình hình thực hiện đặt hàng trợ giá qua các năm 56 (1992-2002) (cấp qua Bộ Văn hóa Thông tin) Bảng 2.3. Cơ sở đào tạo ngành xuất bản –in – phát hành 65 Bảng 3.1. Số lượng cơ sở in và cơ cấu thành phần kinh tế trước và 100 sau năm 2004 Bảng 3.2. Xuất nhập khẩu sách (2006-2016) 106 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1. Sơ đồ quy trình xuất bản trước năm 1990 36 Biểu đồ 2.2. Tình hình xuất bản các năm 1991-2002 57 Biểu đồ 2.3. Năng lực trang in qua các năm (1991-2002) 58 Biểu đồ 2.4. Tổng số sách phát hành sách trong nước (1996-2003) 59 Biểu đồ 2.5. Phát hành sách trong nước (1996-2003) 59 Biểu đồ 2.6. Xuất nhập khẩu sách (1996-2002) 61 Biểu đồ 3.1. Sơ đồ Quy trình biên tập bản thảo trên bông của NXB Tư pháp 92 Biểu đồ 3.2. Số lượng NXB (2006-2011) 93 Biểu đồ 3.3. Cơ cấu mô hình hoạt động của các NXB (2015) 94 Biểu đồ 3.4. Lực lượng lao động tại các NXB (2008-2012) 95 Biểu đồ 3.5. Tình hình xuất bản (2006-2011) 98 Biểu đồ 3.6. Doanh thu ngành in (2006-2010) 99 Biểu đồ 3.7. Số lượng sách phát hành sách trong nước (2005-2009) 102 Biểu đồ 3.8. Doanh thu phát hành sách trong nước (2005-2009) 106 Biểu đồ 3.9. Chương trình đào tạo tại Khoa Xuất bản, Học viện Báo chí và 110 Tuyên truyền Biểu đồ 4.1. Đánh giá về vai trò của cấp ủy đảng trong hoạt động xuất bản 121 Biểu đồ 4.2. Đánh giá giá công tác định hướng, chỉ đạo của Đảng 121 trong hoạt động xuất bản Biểu đồ 4.3. Đánh giá vai trò chỉ đạo của Cục Xuất bản - In - Phát hành, 123 Sở Thông tin và Truyền thông trong chỉ đạo các đơn vị Xuất bản, In và Phát hành thực hiện chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đối với xuất bản và quản lý hoạt động xuất bản Biểu đồ 4.4. Đánh giá về cơ chế chính sách đối với hoạt động xuất bản 124 ở Việt Nam Biểu đồ 4.5. Đánh giá các nội dung kiểm tra hoạt động xuất bản của Đảng 125 Biểu đồ 4.6. Đánh giá các nội dung công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ 128 làm công tác xuất bản Biểu đồ 4.7. Đánh giá về việc thực thi pháp luật xuất bản 130 Biểu đồ 4.8. Đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công 134 tác xuất bản 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Đảng Cộng sản Việt Nam, ngay từ khi ra đời đã sử dụng sách, báo làm công cụ tuyên truyền, vận động, giáo dục quần chúng cách mạng, tập hợp, tổ chức lực lượng và đấu tranh đối với kẻ thù. Công tác xuất bản dưới sự lãnh đạo của Đảng đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cách mạng, kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bước vào thời kỳ đổi mới, thực hiện cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự định hướng, chỉ đạo của Đảng đối với công tác xuất bản càng sâu sắc, thiết thực và cụ thể hơn. Tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI (1986), Đảng đã chỉ rõ: “Quản lý chặt chẽ công tác xuất bản, công tác điện ảnh và công tác phát hành sách, báo, phim ảnh. Phát triển các phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao chất lượng thông tin” [99, tr.92] Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991), Đảng tiếp tục khẳng định: “Phát triển sự nghiệp thông tin, báo chí, xuất bản theo hướng nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu thông tin và nâng cao kiến thức mọi mặt cho nhân dân Quản lý chặt chẽ công tác xuất bản, thông tin, báo chí” [100, 84]. Đồng thời, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng nhấn mạnh việc “Bảo đảm quyền được thông tin, quyền tự do sáng tạo của công dân. Phát triển các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin đa dạng, nhiều chiều, kịp thời, chân thực và bổ ích” [101, tr.14-15]. Đại hội Đảng lần thứ IX (2001), Đảng đã khẳng định rõ vai trò quan trọng của báo chí, xuất bản trong tình hình mới: “Hướng báo chí, xuất bản làm tốt chức năng tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phát hiện những nhân tố mới, cái hay, cái đẹp trong xã hội, giới thiệu gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến, phê phán các hiện tượng tiêu cực, uốn nắn những nhận thức lệch lạc, đấu tranh với những quan điểm sai trái; Nâng cao tính chân thực, tính giáo dục và tính chiến đấu của thông tin; khắc phục khuynh hướng “thương mại hóa” trong hoạt 2 động báo chí, xuất bản”[110, tr.144]. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (2016), Đảng tiếp tục khẳng định, cần "Làm tốt công tác lãnh đạo, quản lý báo chí, xuất bản. Các cơ quan truyền thông phải thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, nâng cao tính tư tưởng, nhân văn và khoa học, đề cao trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, góp phần xây dựng văn hóa và con người Việt Nam" [123]. Với tinh thần đổi mới toàn diện, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo ngành xuất bản xác định phương hướng hoạt động phù hợp, từng bước đưa hệ thống các đơn vị xuất bản, in, phát hành từng bước thích ứng với cơ chế thị trường. Hoạt động xuất bản đã góp phần tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền những mô hình tiêu biểu thực hiện nhiệm vụ chính trị; cổ vũ, tạo sự đồng thuận xã hội; nâng cao kiến thức của nhân dân về chính trị, lý luận và pháp luật, phục vụ sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, XBP là công cụ đấu tranh chống các tư tưởng phản động, thù địch trong và ngoài nước; công cụ quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển năng động, giàu tiềm năng hợp tác và là một thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; góp phần thông tin về Việt Nam, giúp nhân dân thế giới và người Việt Nam ở nước ngoài hiểu đúng về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, về đất nước, con người Việt Nam. Chú trọng đảm bảo định hướng chính trị và hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất bản. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác lãnh đạo, quản lý hoạt động xuất bản thời kỳ đổi mới còn những hạn chế: Nhận thức của nhiều cấp ủy về vai trò của hoạt động xuất bản còn chưa đúng, nhiều nơi buông lòng, chưa sâu sát; tổ chức bộ máy quản lý xuất bản còn nhiều bất cập; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ làm công tác xuất bản còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu; tình trạng nhà xuất bản xa rời tôn chỉ mục đích, “thương mại hóa” gia tăng; chủ trương phát triển lĩnh vực xuất bản của Đảng trong một số trường hợp chưa được cụ thể hóa, thể chế hóa; chưa có biện pháp kịp thời, kiên quyết để ngăn chặn những ấn phẩm có nội 3 dung độc hại; hoạt động liên kết xuất bản ở một số nhà xuất bản (NXB) tổ chức thiếu chặt chẽ, không quản lý tốt nội dung sách liên kết; tình trạng vi phạm bản quyền, sách lậu, sách kém chất lượng vẫn còn, gây bức xúc dư luận xã hội Ngày nay, trước bối cảnh toàn cầu hóa, khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, sự bùng nổ của dữ liệu, số hóa, kết nối internet, với những thành tựu đột phá về công nghệ thông tin, hoạt động xuất bản của các quốc gia trên thế giới có sự phát triển nhanh chóng, hiện đại, đặt ra hàng loạt vấn đề và thách thức đối với ngành xuất bản Việt Nam. Khi công nghệ và tự động hóa phát triển, các đơn vị xuất bản phải đối mặt với áp lực nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến và đổi mới dây chuyền công nghệ, nguồn nhân lực cần có năng lực về công nghệ cao, Công nghệ, nhân lực. nguồn vốn, năng lực, quy mô, trình độ của các NXB còn nhiều hạn chế, mô hình tổ chức chưa phù hợp. Công tác chỉ đạo, quản lý nhà nước về xuất bản trên một số mặt chưa hiệu quả, nhất là quản lý xuất bản điện tử,... Vì vậy, công tác xuất bản đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, đòi hỏi phải được nghiên cứu toàn diện, đầy đủ, có hệ thống sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với công tác xuất bản trong thời kỳ đổi mới. Việc tổng kết thực tiễn, đánh giá quan điểm, chủ trương của Đảng trong công tác xuất bản, đúc rút các kinh nghiệm chủ yếu là yêu cầu cần thiết, góp phần cung cấp những luận cứ khoa học để Đảng và Nhà nước tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách cho công tác xuất bản hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác xuất bản từ năm 1990 đến năm 2016” làm luận án tiến sĩ, ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác xuất bản nói chung, với các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất bản nói riêng từ năm 1990 đến năm 2016. Từ đó, đúc kết một số kinh nghiệm để vận dụng cho giai đoạn hiện nay. 4 2.2. Nhiệm vụ của luận án Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, luận án giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản: - Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án. - Làm rõ bối cảnh lịch sử và những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xuất bản từ năm 1990 đến năm 2016. - Làm rõ những chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác xuất bản từ năm 1990 đến năm 2016. - Phân tích quá trình Đảng chỉ đạo công tác xuất bản qua hai giai đoạn 1990- 2004 và giai đoạn 2004-2016. - Làm rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân; đúc kết những kinh nghiệm qua thực tiễn quá trình Đảng lãnh đạo công tác xuất bản từ năm 1990 đến năm 2016. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu sự lãnh đạo công tác xuất bản của Đảng từ năm 1990 đến năm 2016. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Bắt đầu từ năm 1990 - là năm Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa VI) ban hành Chỉ thị số 63/CT-TW, ngày 25-7-1990, Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí, xuất bản. Đây được coi là văn kiện quan trọng đánh dấu mốc đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí, xuất bản. Mốc thời gian kết thúc nghiên cứu: năm 2016 - là năm Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Thông báo số 19-TB/TW, ngày 29-12-2016, Về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư khóa IX “Về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản”. - Về không gian: Luận án nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xuất bản trên phạm vi cả nước, trong đó, tập trung khảo sát một số cơ quan chỉ đạo, quản lý xuất bản trên cả nước và một số NXB, cơ sở in, đơn vị phát hành sách trên địa bàn Hà Nội. 5 - Về nội dung: Luận án nghiên cứu toàn bộ sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xuất bản trên các mặt: định hướng lãnh đạo, quản lý hoạt động xuất bản; chỉ đạo hoạt động kiểm tra, giám sát công tác xuất bản; công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác xuất bản. 4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 4.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận để tiếp cận vấn đề là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác xuất bản. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic. Bên cạnh đó là các phương pháp: phân tích, tổng hợp, kết hợp các phương pháp liên ngành như phương pháp điều tra bảng hỏi, - Phương pháp lịch sử- logic trong nghiên cứu lịch sử Đảng là phương pháp dựa trên những tư liệu, cứ liệu lịch sử, trình bày quá trình phát sinh, vận động, biến đổi và phát triển của thực tiễn từ khi Đảng ra đời, lãnh đạo công tác xuất bản; khái quát hóa, mô tả, tái hiện thực trạng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xuất bản. Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê được sử dụng nhằm làm rõ chủ trương và luận chứng các mặt chỉ đạo của Đảng đối với công tác xuất bản từ qua hai giai đoạn 1990-2004 và 2004-2016: Văn kiện của Đảng, Nhà nước; những bài nói, bài viết, công trình nghiên cứu tiêu biểu của tổ chức, cá nhân về sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xuất bản; Niên giám thống kê, báo cáo của ngành xuất bản từ năm 1990 đến nay; Kết quả nghiên cứu từ các bài báo khoa học, đề tài khoa học, hội thảo khoa học liên quan đến chủ đề Luận án. Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh hoạt động lãnh đạo của Đảng đối với công tác xuất bản giữa các giai đoạn. - Phương pháp điều tra, khảo sát: Điều tra bảng hỏi; Thời điểm khảo sát: năm 2019 và năm 2020; Địa bàn: Ban Tuyên giáo các tỉnh, thành phố trên cả nước; Sở Thông tin và Truyền thông một số tỉnh, thành phố; Một số NXB, cơ sở in, công ty phát hành sách, nhà sách trên địa bàn Hà Nội; Đối tượng: là cán bộ lãnh đạo, 6 quản lý, cán bộ, biên tập viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý hoạt động xuất bản, trong đó thâm niên công tác chủ yếu trên 10 năm. 4.3. Nguồn tài liệu - Các văn kiện Đảng gồm: Văn kiện các kỳ Đại hội Đảng, Văn kiện Hội nghị BCH Trung ương Đảng; các chỉ thị, nghị quyết, thông tri, thông báo, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; chương trình, kế hoạch, báo cáo, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và các bộ, ban, ngành có liên quan; báo cáo kết quả công tác xuất bản của các cơ quan, các cấp tại Văn phòng và Cục Xuất bản, In và Phát hành thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, - Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của tập thể, cá nhân các nhà khoa học trong nước và nước ngoài tại liên quan đến đề tài luận án, - Nguồn tài liệu, số liệu khảo sát thực tế ở một số NXB, cơ quan quản lý hoạt động xuất bản. 5. Đóng góp mới của Luận án - Phân tích, làm rõ chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng về công tác xuất bản từ năm 1990 đến năm 2016. - Làm rõ quá trình phát triển của hoạt động xuất bản ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng từ năm 1990 đến năm 2016. - Đưa ra những nhận xét khách quan, khoa học về những ưu điểm, hạn chế và phân tích nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế qua thực tiễn quá trình Đảng lãnh đạo công tác xuất bản từ năm 1990 đến năm 2016. - Làm rõ hiệu quả triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, thông báo kết luận của Đảng; các luật, nghị định, thông tư của Nhà nước về công tác xuất bản; đúc rút kinh nghiệm, góp phần cung cấp luận cứ khoa học phục vụ việc bổ sung, hoàn thiện chủ trương, chính sách đối với công tác xuất bản. - Luận án còn có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành lịch sử Đảng, chuyên ngành xuất bản. 7 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 11 tiết. - Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến Luận án - Chương 2: Đảng lãnh đạo công tác xuất bản từ năm 1990 đến năm 2004 - Chương 3: Đảng lãnh đạo đẩy mạnh công tác xuất bản trong bối cảnh mới (2004-2016) - Chương 4: Nhận xét và một số kinh nghiệm 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Trong quá trình đấu tranh cách mạng, cùng với báo chí, các xuất bản phẩm (XBP) đóng vai trò là công cụ tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục, tập hợp lực lượng cách mạng và là vũ khí sắc bén, tấn công trực diện kẻ thù, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, báo chí, xuất bản ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình truyền tải thông tin, là "kênh" quan trọng thực hiện nhiệm vụ phổ biến, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân; cung cấp tri thức khoa học; đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, những hiện tượng tiêu cực trong xã hội,.... Bước vào thời kỳ đổi mới và hội nhập, công tác xuất bản vừa thuộc lĩnh vực tư tưởng lý luận vừa thuộc lĩnh vực kinh tế, có vai trò quan trọng trong lĩnh vực lý luận, tư tưởng, văn hóa của Đảng, vừa có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, Đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện công tác xuất bản, đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Nhà nước, không tư nhân hóa xuất bản là nguyên tắc thống nhất của Đảng. Do vị trí, vai trò quan trọng của xuất bản trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về xuất bản Việt Nam, hoạt động xuất bản và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với công tác xuất bản, với quy mô và mức độ khác nhau, trên các phương diện: Nhận thức của các cấp ủy về vai trò của hoạt động xuất bản; Việc thể chế hóa quan điểm của Đảng bằng các văn bản quy phạm pháp luật; Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý những sai phạm trong lĩnh vực xuất bản - in - phát hành; những biểu hiện “thương mại hóa” xuất bản; Công tác đào 9 tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ làm công tác xuất bản. Các công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng đối với từng lĩnh vực cụ thể của hoạt động xuất bản, in và phát hành khá đa dạng cả về phương diện lý luận cũng như thực tiễn; nghiên cứu ở những góc độ khác nhau về hoạt động xuất bản, sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực xuất bản ở Việt Nam. 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về hoạt động xuất bản 1.1.1.1. Các học giả trong nước nghiên cứu về hoạt động xuất bản Trần Văn Phượng (1997), Vì sự nghiệp xuất bản, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, lưu tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, KH Kho:VV97.03531, VV97.03532. Với dung lượng 179 trang, cuốn sách tập hợp 48 bài viết của tác giả trong quá trình nghiên cứu về xuất bản, nghiên cứu quan điểm của các nhà kinh điển, Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam về công tác xuất bản - in - phát hành; nghiên cứu các văn bản liên quan đến xuất bản; nghiên cứu hoạt động xuất bản sách ở nước ngoài. Cuốn sách cung cấp một phần lịch sử cũng như diện mạo của ngành xuất bản, in và phát hành trong tiến trình lịch sử. Tạ Ngọc Tấn (2003), “Đào tạo cán bộ báo chí, xuất bản ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Giáo dục, số 61, tháng 6. Bài viết trình bày những nét cơ bản về thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ báo chí và xuất bản ở Việt Nam, những yêu cầu mới đặt ra đối với công tác đào tạo cán bộ báo chí, xuất bản, đồng thời kiến nghị một số vấn đề nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này trong thời gian tiếp theo. Đỗ Quý Doãn (2005), “Thực trạng hoạt động báo chí, xuất bản và công tác quản lý nhà nước năm 2004”, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 4, tr.3-9. Tác giả nêu bối cảnh tình hình và những nét chủ yếu trong hoạt động báo chí xuất bản, đồng thời phân tích thực trạng công tác quản lý báo chí, xuất bản trong năm 2004. 10 Bài viết khẳng định những ưu điểm trong công tác quản lý báo chí, xuất bản với nhiều chuyển biến tích cực, đồng thời cũng nêu những hạn chế trong việc dự báo, thông tin, gợi ý, xây dựng mô hình, phương thức hoạt động đối với hoạt động báo chí, xuất bản. Qua đó đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý báo chí, xuất bản, tiến tới thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng và những ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước. Đinh Xuân Dũng (2008), “Vấn đề quy mô, năng lực và mô hình của xuất bản Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Tuyên giáo, số 10, tr.51-54. Tác giả bài viết phân tích mô hình hoạt động của hệ thống xuất bản Việt Nam, đánh giá quy mô, năng lực hoạt động của toàn ngành và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực hoạt động của xuất bản Việt Nam trong tình hình mới. Trần Hùng Phi (2009), “Hoạt động xuất bản ở thành phố Hồ Chí Minh những vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động”, Tạp chí Khoa học chính trị, số 5, tr.67-73. Bài viết nêu thực trạng hoạt động xuất bản sách trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và đưa ra một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất bản sách trên địa bàn trong thời gian tới. Trần Văn Hải (2010), Vấn đề xã hội hóa hoạt động xuất bản ở nước ta hiện nay, Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội. Trên cơ sở làm rõ khái niệm, nội dung xã hội hóa hoạt động xuất bản, đề tài đi sâu phân tích tình hình xã hội hóa xuất bản, những ưu điểm và hạn chế của nó trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, từ đó tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện chủ trương xã hội hóa, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của hoạt động xuất bản. Trần Anh Vũ (2012), Bảo vệ an ninh trong lĩnh vực xuất bản ở nước ta: thực trạng và giải pháp trong tình hình hiện nay, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội. Sách trình bày khái quát cơ sở lý luận về xuất bản, hoạt động xuất bản và vấn đề bảo vệ an ninh trong lĩnh vực xuất bản; thực trạng tình hình công tác bảo vệ an 11 ninh trong lĩnh vực xuất bản. Các tác giả đưa ra dự báo xu hướng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ an ninh đối với lĩnh vực xuất bản trong tình hình mới. Phạm Thị Phương, Đỗ Thị Như Quỳnh và Ngô Thị Vân Anh (2013), Hoạt động liên doanh, liên kết xuất bản sách truyện tranh nước ngoài dành cho thiếu nhi tại NXB Kim Đồng hiện nay, Đề tài khoa học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội. Đề tài đưa ra những vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động liên doanh, liên kết xuất bản nói chung, hoạt động liên doanh liên kết xuất bản sách truyện tranh nước ngoài nói riêng. Thực trạng của hoạt động xuất bản và đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động liên doanh, liên kết xuất bản sách truyện tranh nước ngoài trong giai đoạn hiện nay. Phạm Thị Thanh Tâm, Thái Thu Hoài (2014), "Ngành xuất bản - xu hướng phát triển và vấn đề quản lý", Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, số 362, tháng 8. Bài viết phân tích bối cảnh toàn cầu hóa xuất bản tạo cơ hội cho quá trình sản xuất và lưu thông XBP phát triển nhanh chóng, đa dạng và phong phú. Ngành xuất bản Việt Nam đã đáp ứng khá tốt nhu cầu XBP của nhân dân, góp phần tích cực vào việc thực hiện định hướng tư tưởng và giáo dục. Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu những bất cập trong quản lý xuất bản trước xu thể toàn cầu hóa, công tác quản lý xuất bản chưa tiến kịp so với yêu cầu thực tiễn, qua đó tác giả đề xuất một số giải pháp quản lý xuất bản trong tình hình mới như: Hoàn thiện chính sách, luật pháp về xuất bản; Nâng cao năng lực cán bộ quản lý xuất bản; Đổi mới phương pháp kiểm tra, thanh tra trong hoạt động xuất bản. Nguyễn An Tiêm-Nguyễn Nguyên (đồng chủ biên, 2015), Xã hội hóa hoạt động xuất bản - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, lưu tại Thư viện Quốc Gia Việt Nam, Tổng kho: VV15.06236. Sách có dung lượng 367 trang, gồm 4 chương nội dung, tập trung làm rõ cơ sở lý luận của chủ trương xã hội hóa hoạt động xuất bản; khái quát về tình trạng xuất bản và công tác chỉ đạo, quản lý việc thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động xuất bản. Qua đó, các tác giả đã dự báo xu hướng 12 phát triển, quan điểm chỉ đạo và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương này. Trên từng khía cạnh cụ thể của hoạt động xuất bản, có các công trình: Thanh tra Bộ Văn hóa - Thông tin (2007), Bàn về công tác phòng và chống in lậu XBP, Hội thảo chuyên đề, Hà Nội; NXB Chính trị quốc gia - Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2018), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ biên tập, xuất bản trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà Nội. 1.1.1.2. Công trình của các học giả nước ngoài về hoạt động xuất bản Tác giả G. Philíp Altbach và Damfew Teferra (1999), Xuất bản và phát triển, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Các tác giả khẳng định: Xuất bản vừa là một nghệ thuật vừa là một ngành kinh doanh. Xuất bản vừa thực sự liên quan đến ý tưởng và truyền thông, lại vừa thực sự liên quan đến lợi nhuận, đặc biệt trong điều kiện các nước đang phát triển. Nếu muốn tồn tại, xuất bản phải hoạt động trên nguyên tắc kinh doanh. Nguyên tắc tài chính cơ bản này sẽ dần thấm vào các tổ chức xuất bản ở các nước đang phát triển. Đồng thời, xuất bản phải làm việc với các ý tưởng, và ở phần cốt lõi của nó, với hoạt động truyền thông... Emmanuel Pierrat (2007), Quyền tác giả và hoạt động xuất bản (In lần thứ 3), NXB. Hội Nhà văn, Trung tâm Quyền tác giả Văn học Việt Nam, cuốn sách đánh giá hoạt động xuất bản ở một số quốc gia; hệ thống các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả; các loại hình tác phẩm được bảo hộ. Bên cạnh đó, sách cập nhật nhiều nội dung mới liên quan đến truyền thông đa phương tiện, quyền đối với hình ảnh, thời hạn các quyền tác giả, kể cả việc nhượng lại quyền. Xu và Fang (2008), trong đề tài “Công nghiệp xuất bản Trung Quốc hướng tới toàn cầu: Bối cảnh và Hiệu suất” (Chinese Publishing Industry Going Global: Background and Performance) phân tích thị trường mua bán, giao dịch bản quyền sách tại Trung Quốc, đánh giá, so sánh số lượng sách được mua và dịch cũng như số lượng sách Trung Quốc được bán ra thị trường quốc tế. Các số liệu phân tích của tác giả cho thấy sự mất cân bằng nghiêm trọng giữa nhập khẩu và xuất khẩu 13 trong vấn đề thương mại sách bản quyền của Trung Quốc, nhập khẩu hoặc mua lại bản quyền dịch thuật, in lại vượt trội so với xuất khẩu hoặc bán các quyền đó. Grigoriev và Adjoubei (2009), Đề tài “Khảo sát xuất bản sách ở Nga” (Survey of Book Publishing in Russia), đánh giá về ngành công nghiệp xuất bản ở Nga, vị trí, số lượng, quy mô của các đơn vị xuất bản ở Nga. Sự suy giảm văn hóa đọc trong thanh niên, sự cạnh tranh của các phương tiện truyền thông kỹ thuật số là thách thức đối với công nghiệp xuất bản của Nga. Đề tài đánh giá, xuất bản sách ở Nga là một ngành công nghiệp có lợi nhuận, khá năng động, có sự tăng trưởng hàng năm. Kulesz (2011), Đề tài “Xuất bản kỹ thuật số ở các nước đang phát triển: Sự nổi lên của các mô hình mới?” (Digital Publishing in Developing Countries: The Emergence of New Models?), phân tích về xuất bản điện tử tại các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển với kinh nghiệm xuất bản truyền thống gặp nhiều thách thức khi xuất hiện xuất bản điện tử. Hoạt động xuất bản ngày nay chuyển sang sử dụng phương tiện kỹ thuật số nên các khâu xuất bản được thực hiện rất nhanh, hiệu quả cao. Đề tài đã đề ra các giải pháp để phát triển xuất bản kỹ thuật số trong thời kỳ mới. N.D.Eriasvili (2013), Xuất bản: Quản trị và Ma...Từ đó, tác giả luận án tiếp tục nghiên cứu, luận giải những vấn đề về chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng đối với công tác xuất bản, thực trạng quản lý xuất bản và kết quả hoạt động xuất bản - in - phát hành qua từng giai đoạn, từ năm 1990 đến năm 2016; đồng thời, đưa ra những nhận xét, đúc rút một số kinh nghiệm về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với vấn đề có ý nghĩa quan trọng này. 28 Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XUẤT BẢN TỪ NĂM 1990 ĐẾN NĂM 2004 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM Xuất bản: Khái niệm xuất bản được định nghĩa qua những lần sửa đổi Luật Xuất bản các năm 1993, 2004, 2008 (sửa đổi), 2012. Luật Xuất bản (2012) quy định: Xuất bản “là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in và phát hành hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử”. Xuất bản phẩm “là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức sau đây: a) Sách in; b) Sách chữ nổi; c) Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp; d) Các loại lịch; đ) Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách [188,1]. So với các Luật Xuất bản trước đó, “xuất bản phẩm” theo Luật Xuất bản năm 2012 có nội hàm rộng hơn. Công tác xuất bản: Khái niệm về công tác xuất bản được hiểu là tổng thể các hoạt động: lãnh đạo, quản lý xuất bản; sản xuất, phân phối, tiêu dùngXBP (hoạt động xuất bản: biên tập - in - phát hành XBP); đào tạo nhân lực xuất bản; thanh tra, kiểm tra hoạt động xuất bản. Hoạt động xuất bản: Thuật ngữ “hoạt động xuất bản” và “công tác xuất bản” được sử dụng phổ biến, đều chỉ một đối tượng, quy trình chung, các khâu xuất bản, nhưng có nội hàm khác nhau: Hoạt động xuất bản, là công việc của NXB, cơ sở in, đơn vị phát hành XBP. Trong cơ chế thị trường, hoạt động xuất bản vừa là hoạt động sự nghiệp công ích, vừa là dịch vụ công cộng, hoạt động kinh doanh sản phẩm văn hóa. 29 Như vậy, công tác xuất bản có nội hàm bao trùm hoạt động xuất bản ở khâu lãnh đạo, quản lý xuất bản, công tác lãnh đạo, quản lý xuất bản, là hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội đối với hoạt động xuất bản. Trong đó, Đảng cầm quyền là cơ quan lãnh đạo, định hướng phát triển xuất bản; Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô các hoạt động xuất bản. Công tác lãnh đạo, quản lý xuất bản định hướng, tạo môi trường pháp lý và kinh tế cho hoạt động xuất bản phát triển. Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản và Nhà nước là chủ thể lãnh đạo, quản lý hoạt động xuất bản, tạo điều kiện để xuất bản phục vụ nhân dân lao động, phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, việc nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xuất bản là nghiên cứu nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng trên các mặt: công tác định hướng, chỉ đạo của Đảng; công tác quản lý của Nhà nước (thể chế hóa và chỉ đạo hoạt động xuất bản); hoạt động xuất bản (biên tập - in ấn - phát hành); công tác đào tạo nhân lực xuất bản; công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động xuất bản. 2.2. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC XUẤT BẢN 2.2.1. Tình hình trong nước và quốc tế Đầu những năm 90 thế kỷ XX, trên thế giới, sự biến đổi phức tạp, đột ngột của tình hình quốc tế tác động sâu sắc đến Việt Nam. Sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Liên Xô và sự tan rã của hệ thống các nước XHCN ở Đông Âu đã tác động mạnh đến tư tưởng và tình cảm của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân Việt Nam. Hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch ở cả trong và ngoài nước diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch và phản động ráo riết chống phá CNXH nhằm tiến tới xoá bỏ CNXH bằng mọi thủ đoạn thâm độc. Các thế lực thù ịđ ch, cơ hội chính trị tìm mọi cách thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” thông qua nhiều kênh thâm nhập khác nhau, trong đó sách, báo là công cụ đặc biệt quan trọng. Hơn lúc nào hết, sách, báo là vũ khí sắc bén của Đảng, Nhà nước và nhân dân, góp phần giữ vững sự ổn định về chính trị, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, nâng cao dân trí, phát huy dân 30 quyền,... [219, tr.46]. Xu hướng đổi mới theo hướng dân chủ hóa xã hội ngày càng cao, tác động không nhỏ đến lãnh đạo hoạt động xuất bản. Ở trong nước, sau 4 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, các chủ trương, chính sách đổi mới bắt đầu mang lại những kết quả nhất định: Tình hình chính trị đất nước ổn định; nền kinh tế có những thay đổi rõ rệt khi tiến hành thực hiện Ba chương trình kinh tế (lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu); kinh tế đối ngoại phát triển nhanh, mở rộng hơn về quy mô, hình thức, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội; bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, Kết quả quan trọng nhất là đã từng bước đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kính tế - xã hội. Quyền làm chủ của nhân dân ngày càng được phát huy. Quốc phòng được giữ vững, an ninh quốc gia được bảo đảm, từng bước phá thế bao vây về kinh tế, chính trị. Cùng với duy trì tốt quan hệ truyền thống, quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng, tạo ra môi trường thuận lợi để đẩy mạnh công cuộc đổi mới. Đây là bối cảnh thuận lợi để đổi mới hoạt động xuất bản, đổi mới các cơ quan xuất bản thích ứng với cơ chế thị trường. Bên cạnh những thuận lợi và những kết quả đã đạt được, những yếu kém và khó khăn còn rất lớn: Đất nước vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhiều vấn đề kinh tế - xã hội nóng bỏng chưa được giải quyết như lạm phát cao, nhiều cơ sở sản xuất đình đốn kéo dài. Số lao động thiếu việc làm tăng. Chế độ lương bất hợp lý. Tốc độ tăng dân số còn quá cao; tình trạng vi phạm dân chủ còn nhiều; văn hoá xã hội có những mặt tiếp tục xuống cấp. Tình trạng tham nhũng, tiêu cực, bất công trong xã hội gia tăng, an ninh trật tự và an tòan xã hội còn phức tạp, vẫn còn nhân tố gây mất ổn định chính trị, bộ máy nhà nước, Đảng và các đoàn thể nhân dân cồng kềnh, quan liêu, hoạt động kém hiệu quả. Một số tổ chức Đảng chưa phát huy vai trò lãnh đạo. Tình hình phức tạp đó tác động mạnh đến tư tưởng, tình cảm của nhân dân. Bên cạnh đó, các ấn phẩm có nội dung độc hại tràn vào Việt Nam ngày càng nhiều. Đã xuất hiện những ý kiến đòi tự do báo chí, tự do xuất bản. Một số cơ quan xuất bản chạy theo cơ chế thị trường, quá coi trọng mục tiêu kinh tế mà không chú ý 31 đúng mức đến chất lượng ấn phẩm. Thực tế đó đòi hỏi ngành xuất bản với tư cách là bộ phận của công tác tư tưởng của Đảng, phải có những hoạt động tích cực, với những ấn phẩm có giá trị cả về lý luận và thực tiễn, định hướng tư tưởng để nhân dân tin tượng và quan tâm thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới. Bên cạnh những khó khăn, bối cảnh trong nước và thế giới cũng tạo ra những thuận lợi cơ bản để các NXB hoạt động. Cơ chế quản lý mới tháo gỡ nhiều khó khăn, hạn chế, tạo điều kiện cho hoạt động xuất bản phát triển nhanh, chủ động hơn. Nền kinh tế nhiều thành phần bước đầu phát huy tác dụng, tạo sự tăng trưởng, kích thích tính năng động xã hội, đời sống nhân dân bước đầu được cải thiện, sức tiêu dùng xã hội tăng đáng kể, tác động, giúp hoạt động xuất bản có thêm nguồn năng lượng mới, tạo đà cho sự phát triển của ngành. Sự phát triển và mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học-công nghệ, hội nhập với kinh tế thế giới,... làm cho hoạt động xuất bản có điều kiện tiếp cận, hợp tác với hoạt động xuất bản thế giới. 2.2.2. Thực trạng công tác xuất bản trước năm 1990 Nền xuất bản Việt Nam đã bước đầu được định hình sớm với dấu mốc quan trọng là việc xuất bản cuốn Đường Kách mệnh của Nguyễn Ái Quốc (viết năm 1927). Sau đó là sự hình thành một số nhà sách công khai trong phong trào 1936- 1939, cung cấp sách, báo để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam. Tiếp đó, nhiều tác phẩm cách mạng ra đời, như: Vấn đề dân cày (Qua Ninh và Vân Đình) bút danh của đồng chí Trường - Chinh và đồng chí Võ Nguyên Giáp (1938)), Đề cương về văn hóa Việt Nam (Tổng Bí thư Trường - Chinh khởi thảo (1943)), Con Dế mèn (Tô Hoài gồm 3 chương đầu do NXB Tân Dân, Hà Nội phát hành năm 1941), đã góp phần xây dựng nền tảng đầu tiên của ngành xuất bản Việt Nam, đáp ứng yêu cầu thực tiễn cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ. Giai đoạn 1945-1975: sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945, Việt Nam giành được độc lập, đánh dấu mốc son trong lịch sử dân tộc. Nhiệm vụ trọng tâm trong 30 năm là toàn Đảng, toàn dân tập trung cho công cuộc bảo vệ nhà nước dân chủ nhân dân và đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Đây cũng là đặc điểm chi phối hoạt động của ngành xuất bản. Đối với công tác 32 xuất bản, đây cũng là mốc đánh dấu thời kỳ tạo dựng nền móng, hình thành và từng bước phát triển nền xuất bản cách mạng. Đối với công tác xuất bản, Đảng lần đầu tiên xác định khá toàn diện vai trò, vị trí, chức năng của xuất bản trong Chỉ thị số 172-CT/TW, ngày 23-11-1959 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam về Công tác xuất bản [48, tr.18]. Giai đoạn này, một loạt các NXB được thành lập. Các NXB ở Trung ương có: Lao động (23-11), Sự thật (5-12), Văn hóa cứu quốc, Giáo dục (1957), Kim Đồng (1957), Ngoại văn (1957) - nay là NXB Thế giới. Ccác NXB địa phương ra đời như: Nhân dân miền Nam (1948) ở Nam Bộ, Vệ quốc quân (1947), Giải phóng (1968) - nay là NXB Văn hóa Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, Các nhà in lần lượt xuất hiện: Công đoàn 91945), Ba Đình (1946), Tiến bộ (1946); Cơ quan Tổng Phát hành sách báo Cứu quốc (1946),.. [48, tr.17-18)]. Đặc biệt, ngày 10-10-1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lênh 122/SL thành lập Nhà in quốc gia, được lấy làm ngày truyền thống của ngành Xuất bản, In, Phát hành sách Việt Nam. Các tác phẩm tiêu biểu những năm 1945-1975: Sửa đổi lối làm việc (bút danh XYZ (1947)); Kháng chiến nhất định thắng lợi (Trường - Chinh (1947)); Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc (1955)), Đến năm 1975, sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, cùng với việc tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội, Đảng luôn quan tâm đến công tác xuất bản để đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí, đời sống văn hóa của nhân dân, đồng thời truyền bá sâu rộng chính trị, tư tưởng, đường lối, chủ trương của Đảng đến các tầng lớp nhân dân. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV (năm 1976), Đảng khẳng định nhiệm vụ trung tâm của cách mạng tư tưởng văn hóa là xây dựng nền văn hóa mới và con người mới xã hội chủ nghĩa.... Nghị quyết Đại hội nhấn mạnh nhiệm vụ của các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có xuất bản: "Các ngành báo chí, thông tấn, xuất bản, thông tin, truyền thanh, truyền hình, điện ảnh, nhiếp ảnh, v.v. phải kịp thời làm sáng tỏ quan điểm của Đảng về những sự kiện quan trọng trong nước và thế giới, góp phần nâng cao tinh thần yêu nước xã hội chủ nghĩa, ý 33 thức tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy tắc, thể lệ về trật tự, an ninh, nâng cao nhiệt tình lao động của quần chúng, hướng dẫn kịp thời và đúng đắn dư luận xã hội, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Mở rộng và nâng cao hơn nữa nội dung và phương pháp thể hiện của các báo, đài, phim ảnh và các XBP" [114, tr.1.020]. Nhấn mạnh vị trí quan trọng của lĩnh vực thông tin đại chúng, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (1982) khẳng định, "Báo chí, xuất bản, phát thanh, thông tin cổ động, vô tuyến trình hình v.v... Tóm lại toàn bộ lĩnh vực thông tin đại chúng là những bộ phận rất quan trọng của mặt trận văn hóa, tư tưởng" [97, tr.102]. Bước vào thời kỳ đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12-1986) đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, trong đó, công tác tư tưởng được Đảng đặc biệt chú trọng. Công tác xuất bản thuộc lĩnh vực văn hóa - tư tưởng, nhận được sự định hướng trực tiếp, cụ thể của Đảng. Văn kiện Đại hội lần thứ VI của Đảng khẳng định, cần "quản lý chặt chẽ công tác xuất bản, công tác điện ảnh và công tác phát hành sách, báo, phim ảnh" [98, tr.426]. Đại hội nhấn mạnh vai trò, nhiệm vụ và nêu ra những yêu cầu cụ thể đối với công tác xuất bản: "Nâng cao chất lượng công tác xuất bản cả ở Trung ương và địa phương, bảo đảm có nhiều sách bổ ích, kịp thời phát hiện và xử lý những trường hợp vi phạm nguyên tắc và thiếu trách nhiệm dẫn tới xuất bản và phát hành văn hóa phẩm độc hại. Cố gắng xuất bản một số sách chính trị, khoa học, kỹ thuật, văn học có chất lượng, với khối lượng tương đối lớn, đủ cung cấp cho mỗi cơ sở một tủ sách hay" [98, tr.464]. Có thể nói, việc xác định rõ vị trí, vai trò của công tác xuất bản là một khâu quan trọng trên mặt trận tư tưởng - văn hóa cùng với những định hướng lớn cho hoạt động xuất bản theo tinh thần đổi mới sẽ là cơ sở để công tác xuất bản từng bước phát triển và hội nhập trên những chặng đường lịch sử tiếp sau. Có thể nói, những biến đổi của bối cảnh thế giới cũng như tình hình đất nước những năm đầu thập niên 90 thế kỷ XX đã tác động không nhỏ đến công tác xuất bản, nhất là trong bối cảnh một bộ phận cán bộ, đảng viên, quần chúng còn mơ hồ về nhận thức, đặc biệt trong nhận thức về vai trò, tác dụng của hoạt động xuất bản, 34 chỉ coi hoạt động xuất bản là hoạt động sản xuất - kinh doanh đơn thuần. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong giai đoạn đầu hình thành, những mặt mạnh của kinh tế thị trường chưa được làm rõ, chưa được phát huy, thì mặt xấu nổi lên và ngày càng gia tăng. Do đó, nhận thức, quan niệm về xuất bản cũng còn có sự chưa thống nhất, vẫn còn có những quan niệm khác nhau về xuất bản, coi xuất bản đơn thuần là kinh doanh như những ngành nghề khác, coi nhẹ định hướng chính trị, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động lãnh đạo công tác xuất bản. Đến trước năm 1990, chủ trương của Đảng đối với công tác xuất bản là nhất quán, xác định rõ xuất bản là khâu quan trọng trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Cùng với đổi mới kinh tế, Đảng đã từng bước đổi mới trên lĩnh vực văn hóa, xã hội, trong đó lĩnh vực xuất bản được quan tâm, chú trọng theo tinh thần: Đảng và Nhà nước lãnh đạo toàn diện công tác xuất bản, không tư nhân hóa các NXB; Đổi mới tư duy, cách thức lãnh đạo xuất bản; Tăng cường kiện toàn các cơ quan lãnh đạo quản lý xuất bản: Vụ Báo chí - Xuất bản (Ban Tuyên huấn Trung ương (năm 1966-1989), Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (năm 1989); Cục Xuất bản (Bộ Văn hóa (năm 1981-1989), Bộ Văn hóa - Thông tin - Thể thao và Du lịch (năm 1990)) và các Sở Văn hóa và Thông tin,... Bên cạnh đó, Đảng chủ trương, chỉ đạo xây dựng các NXB có quy mô lớn: NXB Chính trị quốc gia, NXB Giáo dục, NXB Kim Đồng, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, NXB Trẻ, xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa, bao cấp, thực hiện quản lý hoạt động xuất bản theo quy luật thị trường. Do đó, xuất bản có những đổi mới bước đầu: nội dung phong phú, nguồn bản thảo đa dạng; công nghệ in hiện đại; ngành xuất bản bước đầu khắc phục khó khăn, thiếu thốn, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cách mạng, từng bước nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân Các NXB đổi mới quản lý, chuyển dần sang chế độ hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Cơ chế mới đòi hỏi các NXB phải đổi mới, trước hết là thay đổi về mô hình tổ chức để hoạt động hiệu quả và đáp ứng nhu cầu văn hóa, thẩm mỹ của nhân dân ngày càng cao. Thực hiện dân chủ hoá mọi mặt đời sống xã hội, xuất bản không chỉ là hoạt động sáng tác, nghiên cứu đơn thuần, mà còn tạo động lực thúc 35 đẩy sự sáng tạo, góp phần nâng cao chất lượng các giá trị chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật. Đường lối đổi mới của Đảng, tạo điều kiện cho các ngành mở rộng giao lưu, hợp tác với các nước, bước đầu làm cho hoạt động xuất bản có điều kiện tiếp cận và hợp tác với hoạt động xuất bản thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi để hoạt động xuất bản Việt Nam phát triển và đạt được những kết quả quan trọng: Hệ thống cơ quan xuất bản đã được sắp xếp lại, đổi mới mô hình tổ chức, đáp ứng đòi hỏi khách quan về nâng cao hiệu quả trong kinh tế thị trường. Thời kỳ này, các NXB thực hiện chuyển đổi hình: đơn vị sự nghiệp có thu (NXB Sự thật, Quân đội nhân dân, Công an Nhân dân,...) và mô hình doanh nghiệp (đa số các NXB còn lại). Dù tổ chức theo mô hình doanh nghiệp, các doanh nghiệp xuất bản có đặc đặc thù là hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các giá trị tinh thần, do vậy mang tính hoạt động công ích là chủ yếu. Những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, các cơ quan lãnh đạo, quản lý xuất bản từng bước được kiện toàn. Từng bước xóa bỏ cơ chế quan liêu bao cấp, thích ứng với thực hiện quản lý hoạt động xuất bản theo quy luật thị trường. Các NXB đã xuất phát từ yêu cầu thực tế, lựa chọn nội dung đề tài và đối tượng bạn đọc, khai thác nguồn vốn cho hoạt động xuất bản, in và phát hành Nội dung ấn phẩm đa dạng, hình thức sinh động, phong phú, nguồn bản thảo đa dạng hơn, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội Công tác xây dựng kế hoạch đề tài của các NXB được tiến hành chủ động hơn. Sách trong nước và sách dịch tăng về số lượng. Những năm có kỷ niệm lớn, các NXB chú trọng sách về nội dung tuyên truyền, 6 tháng đầu năm 1990, các NXB xuất bản được 60 tên sách chính trị - xã hội và văn hóa, trong đó số lượng lớn là sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sách khoa học phục vụ sản xuất và đời sống được quan tâm, số lượng bản sách đã tăng hơn so với trước. Sách thiếu nhi tuy ít nhưng có nhiều tác phẩm mới, xuất sắc. 36 QUY TRÌNH XUẤT BẢN XÂY DỰNG KẾ CÔNG TÁC CÔNG TÁC BIÊN CÔNG TÁC IN CÔNG TÁC HOẠCH ĐỀ TÀI CỘNG TÁC VIÊN TẬP ẤN PHÁT HÀNH Biểu đồ 2.1: Quy trình xuất bản trước năm 1990 Công tác in ấn từng bước đổi mới. Do có nhiều chính sách mới, cởi mở trong quản lý nhập khẩu thiết bị, vật tư in, tạo điều kiện để tìm kiếm giấy tốt, công nghệ in và kỹ thuật trình bày đẹp hơn. Công tác nhập khẩu sách và phát hành sách đạt kết quả. Hằng năm, cả nước nhập 2 triệu bản, trong đó chủ yếu là hợp tác xuất bản với Liên Xô. Bình quân 140 tên sách và 1,5 triệu bản, trên 1 triệu văn hóa phẩm. Từ năm 1987 đến năm 1989, bình quân mỗi năm cả nước xuất bản trung bình 2.000 tên sách, hàng trăm loại văn hóa phẩm; 50 triệu bản sách, 20 triệu bản văn hóa phẩm [60, tr.1]. Nhiều công trình lớn được xuất bản, trong đó ưu tiên sách Văn kiện Đảng, sách pháp luật của Nhà nước và sách giáo khoa (Xem Bảng 2.1). Bảng 2.1: Số lượng sách xuất bản (1987-1990) 1987 1988 1989 TT Loại sách Đầu Lượng Đầu Lượng Đầu Lượng sách bản sách bản sách bản (sách) (triệu) (sách) (triệu) (sách) (triệu) 1 Tổng số sách 2.077 66,8 1.930 56,9 2.659 50,1 So với năm 1986 (%) 92 127 86 108 119 111 2 Sách giáo khoa - giáo 376 37,4 509 33,6 475 34,2 trình (triệu) So với tổng số (%) 20,5 57,8 27,5 59,5 22,4 70,4 3 Sách chính trị - xã hội 305 5 277 4,2 203 1,5 So với tổng số (%) 16,6 7,8 14,9 7,4 9,5 3 4 Sách Văn học - nghệ thuật 558 8,7 521 12,2 643 5,5 So với tổng số (%) 30,4 13,5 28,1 21,7 30,3 11,3 5 Sách Khoa học - kỹ thuật 352 3,6 312 2,4 273 1,4 So với tổng số (%) 19,3 5,6 16,8 4,3 12,9 2,9 6 Sách thiếu nhi 191 9,2 203 3,5 489 5,8 So với tổng số (%) 10,4 14,3 10,9 6,2 23,1 11,9 7 Sách ngoại văn 48 0,45 30 0,41 36 0,16 So với tổng số (%) 2,6 0,7 1,6 0,7 1,6 0,3 Nguồn: Số liệu thống kê, Bộ Văn hóa Thông tin xuất bản (năm 1992) 37 Số lượng sách thống kê (Bảng 2.1) cho thấy, sách phục vụ các nhiệm vụ chính trị, xã hội những năm 1987-1989 có bước phát triển. Sách giáo khoa tăng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của các trường phổ thông. Sách dành cho thiếu niên, nhi đồng tăng. Các loại sách khoa học - kỹ thuật duy trì ở số lượng khá lớn. Sách ngoại văn giảm đáng kể. Các cơ quan xuất bản đã tháo gỡ khó khăn khi chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế quản lý mới, cải tiến nội dung và hình thức, giải quyết mối quan hệ giữa in ấn và phát hành, khắc phục một phần tình trạng thua lỗ, tồn kho, đọng vốn. Các cấp ủy đảng, cơ quan chủ quản đã đẩy mạnh hoạt động thông tin, thực hiện sắp xếp hệ thống xuất bản hợp lý với tình hình mới. Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản đã tăng cường kiểm tra lĩnh vực xuất bản, in, phát hành, hướng dẫn và uốn nắn những lệch lạc trong công tác xuất bản, thẩm định nội dung tác phẩm. Bên cạnh những thành tựu bước đầu đạt được, công tác xuất bản còn có một số hạn chế, như: Tiềm lực sản xuất của các cơ quan xuất bản còn nhỏ, tính chuyên nghiệp chưa cao, kỹ thuật công nghệ mới chưa được áp dụng nhiều, ngành xuất bản còn lúng túng khi hội nhập vào thị trường xuất bản thế giới; quy mô, năng lực của các cơ quan xuất bản vẫn còn chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của xã hội về cung cấp thông tin, tri thức; chất lượng XBP chưa cao. Sách nghiên cứu, tổng kết thực tiễn còn ít, chất lượng còn hạn chế. Sách viết về công cuộc đổi mới, những nhân tố mới, con người mới, viết về cuộc đấu tranh giữa cái mới, với cái cũ, cái tiến bộ với cái lạc hậu còn ít và kém sâu sắc, sinh động; xuất hiện khuynh hướng chạy theo lợi nhuận, hạ thấp vị trí của công tác xuất bản. Biểu hiện tiêu cực thời kỳ này là, xuất hiện một số sách nội dung xấu, đả kích Đảng, đề cao chủ nghĩa tư bản. Sách về những vụ án với nội dung miêu tả hành động phạm tội sách đen xuất hiện ở một vài nơi (Lâm Đồng). Hiện tượng tái bản sách chế độ cũ xuất hiện. Trong 6 tháng đầu năm 1990, một số NXB có nhiều đầu sách trước năm 1975 là: NXB Tiền Giang 49 tên sách, NXB Long An: 23, NXB Đồng Tháp: 16, NXB Đồng Nai: 12 đầu sách, NXB Cửu Long: 9, NXB Kiên Giang: 8, NXB Bình 38 Định: 8, NXB Thuận Hoá: 7, NXB Sông Bé: 6, NXB An Giang: 6, NXB Quảng Ngãi: 5 [60, tr.3]. Công tác quản lý nhà nước về xuất bản còn lỏng lẻo, coi nhẹ. Hiện tượng sách lậu lan tràn (ví dụ như: sách lậu do báo Trầm Hương và Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Khánh Hoà tổ chức) [60, tr.3]. Biểu hiện chệch hướng, trong đó NXB liên kết với đầu nậu, bán danh nghĩa NXB cho đầu nậu làm sách tái bản sách, không qua quy trình biên tập, lãnh đạo NXB không duyệt nội dung bản thảo. Cách trình bày sách theo lối miêu tả gợi tò mò cho bạn đọc. Biểu hiện tiêu cực trong in ấn, đầu nậu chi phối lĩnh vực in. Mạng lưới phát hành sách còn nhiều hạn chế, chưa đến được nhiều vùng sâu, vùng xa, nông thôn, miền núi và vùng ồđ ng bào dân tộc thiểu số; số lượng XBP được xuất khẩu còn ít. Cơ chế cũ tạo ra lực lượng cán bộ xuất bản làm việc theo kiểu tu viện, máy móc, thụ động, không phù hợp với cơ chế mới. Đội ngũ cán bộ quản lý và biên tập viên có trình độ cao không nhiều, chưa hiểu rõ về cơ chế mới nên gặp nhiều khó khăn trong quản lý hoạt động xuất bản. Nguyên nhân của tình trạng đó là do: Việc chỉ đạo công tác xuất bản còn mang nặng tính sự vụ, chưa nghiêm chỉnh thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về quy hoạch mạng lưới xuất bản. Một số cơ quan chủ quản nhận thức chưa đầy đủ, đúng mức vai trò và chức năng của xuất bản, việc chỉ đạo công tác tổ chức cán bộ, về định hướng nội dung, việc cung cấp thông tin và uốn nắn những sai phạm của cơ sở xuất bản thuộc quyền còn hạn chế; kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất - kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ hoạt động xuất bản chưa được quan tâm đúng mức. Các cơ quan Nhà nước ở Trung ương và địa phương còn buông lỏng quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản. Việc quản lý hoạt động của các nhà in còn nhiều kẽ hở. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động xuất bản, in, phát hành chưa thực sự được quan tâm. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác biên tập, in, phát hành còn nhiều hạn chế. Trước bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước đã từng bước chỉ đạo, lãnh đạo và quản lý công tác xuất bản, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy đảng, các cấp chính quyền, cơ quan chủ quản và đội ngũ cán bộ xuất bản. Có kế hoạch 39 sắp xếp lại hệ thống xuất bản theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả, chống trùng lắp, lãng phí. Thực hiện quản lý kinh doanh sách, XBP đúng hướng. Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Từng bước xây dựng các văn bản pháp quy nhằm tăng cường hiệu lực lãnh đạo, quản lý xuất bản, in, phát hành. Từ thực trạng công tác xuất bản trước năm 1990, vấn đề đặt ra đối với Đảng trong lãnh đạo công tác xuất bản sau năm 1990 là cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với công tác xuất bản nhằm định hướng phát triển cho ngành xuất bản xuất bản Việt Nam trước cơ chế quản lý mới. Đồng thời, vấn đề đặt ra đối với công tác xuất bản là phải nâng cao chất lượng xuất bản phẩm cả về nội dung và hình thức; đầu tư phương tiện in hiện đại; phương thức phát hành xuất bản phẩm nhanh, tiện ích, đáp ứng nhu cầu độc giả. 2.3. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ CÔNG TÁC XUẤT BẢN (1990-2004) Trong bối cảnh tình hình kinh tế-xã hội thời kỳ mới có nhiều khó khăn, thách thức, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) chú trọng nhiệm vụ: “quản lý chặt chẽ công tác xuất bản, công tác điện ảnh, và công tác phát hành sách, báo, phim ảnh. Phát triển các phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao chất lượng thông tin; đưa đến tận các đơn vị cơ sở những giá trị văn hóa, nghệ thuật của dân tộc và thế giới, những kiến thức phổ thông và hiện đại về khoa học, kỹ thuật” [115, tr.426]; các lực lượng làm công tác tư tưởng phải tích cực tham gia cuộc đấu tranh chống lại sự chống phá của các thế lực thù địch, khẳng định mạnh mẽ và truyền bá rộng rãi những giá trị đạo đức mới, thúc đẩy quá trình hình thành lối sống mới [115, tr.461]. Quán triệt Nghị quyết Đại hội VI của Đảng đề ra, Đảng đã có những chỉ đạo cụ thể đối với công tác xuất bản, Nhà nước đã cụ thể hoá, xây dựng hệ thống văn bản pháp luật về xuất bản phù hợp với xu thế phát triển và điều kiện, hoàn cảnh đất nước. Ngày 25-7-1990, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VI) ban hành Chỉ thị số 63-CT/TW Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí, xuất bản. Đây là văn kiện quan trọng đầu tiên về công tác báo chí, xuất bản kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, nêu rõ nội dung, phương thức lãnh đạo của 40 Đảng đối với công tác này. Chỉ thị nêu 6 nội dung cơ bản: khẳng định sách báo là công cụ rất quan trọng trên mặt trận tư tưởng; vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí, xuất bản; công tác quản lý của Nhà nước đối với báo chí, xuất bản; trách nhiệm của cơ quan chủ quản; tiêu chuẩn, quyền hạn, trách nhiệm của người phụ trách cơ quan báo chí, xuất bản; thành lập đảng đoàn ở các Ban Chấp hành Hội Nhà báo Trung ương và địa phương [117, tr.170-174]. Đối với nội dung lãnh đạo của Đảng trong công tác báo chí, xuất bản, Chỉ thị số 63-CT/TW nêu 6 vấn đề lớn: “(1) Lãnh đạo nâng cao chất lượng nội dung chính trị, tư tưởng của báo chí, xuất bản; (2) Định hướng việc quy hoạch mạng lưới báo chí, xuất bản, nhà in, phát hành,; (3) Kiểm tra nội dung chính trị tư tưởng trong các sách, báo, nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực và phẩm chất chính trị của cán bộ; (4) Lãnh đạo cơ quan nhà nước xây dựng hệ thống luật pháp và các văn bản pháp quy về báo chí, xuất bản theo định hướng chính trị của Đảng; (5) Ban Tư tưởng-Văn hóa ở Trung ương và các tỉnh ủy, thành ủy, đặc khu ủy là cơ quan giúp cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo công tác báo chí, xuất bản; (6) Những việc thuộc trách nhiệm giải quyết của cơ quan nhà nước quản lý xuất bản thì các cơ quan đó phải xử lý”. [117, tr.170-174]. Chỉ thị nêu rõ phương thức lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, xuất bản là: cấp ủy, thủ trương cơ quan chủ quản không đi vào nghiệp vụ cụ thể mà chủ yếu là định hướng, cung cấp thông tin, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí cán bộ, phóng viên, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động báo chí, xuất bản; kiểm tra việc thực hiện định hướng chính trị, biểu dương, khen thưởng mặt tốt, xử lý nghiêm, công bằng, kịp thời đối với những sai phạm. Như vậy, kể từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, đây là Chỉ thị nêu rõ sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng đối với báo chí, xuất bản; đồng thời chỉ rõ vai trò quan trọng của quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí, xuất bản; phân định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Đảng, Nhà nước trong lãnh đạo, quản lý công tác xuất bản. 41 Trước những chuyển biến về nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (năm 1991) của Đảng yêu cầu tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác tư tưởng-văn hóa, trong đó nhấn mạnh việc nâng cao chất lượng công tác báo chí xuất bản: “Phát triển sự nghiệp thông tin, báo chí xuất bản theo hướng nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu thông tin và nâng cao kiến thức mọi mặt cho nhân dân” [100, tr.84]. Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội VII của Đảng, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 08-CT/TW, ngày 31-3-1992, Về tăng cường sự lãnh đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác báo chí, xuất bản. Chỉ thị nêu những định hướng cơ bản để ngành xuất bản thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ; kịp thời điều chỉnh hướng phát triển; khắc phục những lệch lạc, thiếu sót; đặc biệt nhấn mạnh vai trò, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến các cấp đối với hoạt động xuất bản. Chỉ thị nhấn mạnh: Nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu thông tin và nâng cao kiến thức mọi mặt cho nhân dân; cổ vũ mạnh mẽ các nhân tố mới, đồng thời tích cực đấu tranh chống tiêu cực; bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại... [3]. Tiếp đó, tháng 1-1993, HNTƯ 4 khóa VII đã đề ra nhiệm vụ triển khai xây dựng ...1/2007/TTLT- Tài chính Hướng dẫn định mức và chế độ thù lao 22/01/2007 31 BVHTT-BTC đọc XBP lưu chiểu Nghị định về hoạt động in các sản phẩm không phải 105/2007/NĐ-CP 21/6/2007 32 là XBP Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền 38/2008/QĐ- thông về việc ban hành Quy chế liên kết trong hoạt 17/6/2008 33 BTTTT động xuất bản Thông tư của Bộ Thông tin và Truyền thông Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 04/2008/TT- 09/7/2008 34 105/2007/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động in BTTTT các sản phẩm không phải là XBP Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2005 của 11/2009/NĐ-CP 10/02/2009 35 Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản Thông tư của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định chi tiết thi hành một số quy định của Luật Xuất bản ngày 03 tháng 12 năm 2004, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản 02/2010/TT- 11/01/2010 36 ngày 03 tháng 6 năm 2008, Nghị định số BTTTT 111/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2005 và Nghị định số 11/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 176 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định về tổ chức và hoạt động in; sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 22/2010/TT- 06/10/2010 37 04/2008/TT-BTTTT ngày 09 tháng 7 năm 2008 và BTTTT Thông tư số 02/2010/TT-BTTTT ngày 11 tháng 01 năm 2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26/08/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành 110/2010/NĐ-CP 09/11/2010 38 một số điều của Luật Xuất bản đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 11/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính 02/2011/NĐ-CP 06/01/2011 39 trong hoạt động báo chí, xuất bản Thông tư liên tịch của Bộ Thông tin và Truyền 04/TTLT-BTTTT- thông và Bộ Tài chính về hướng dẫn việc đặt hàng 10/01/2011 40 BTC XBP sử dụng ngân sách Nhà nước Thông tư của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Sửa đổi, bổ sung, thay thế một số quy định 12/2011/TT- 27/05/2011 41 của Thông tư số 02/2010/TT-BTTTT ngày 11 tháng BTTTT 01 năm 2010 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về Văn phòng đại diện tại Việt Nam 13/2011/TT- 06/06/2011 42 của NXB nước ngoài, tổ chức phát hành XBP nước BTTTT ngoài Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 11/2009/NĐ-CP 72/2011/NĐ-CP 23/08/2011 43 ngày 10 tháng 02 năm 2009 và Nghị định số 105/2007/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về hoạt động in các sản phẩm không phải là XBP Nghị định của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm 159/2013/NĐ-CP 21/11/2013 44 hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản 177 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt 45 Quy hoạch phát triển xuất bản, in, phát hành XBP 115/QĐ-TTg 16/01/2014 đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 46 Nghị định của Chính phủ Quy định về hoạt động in 60/2014/NĐ-CP 19/6/2014 Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản và Nghị định số 23/2014/TT- 195/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của 29/12/2014 47 BTTTT Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản Thông tư Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều, khoản của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP 03/2015/TT- 6/3/2015 48 ngày 19-6-2014 của Chính phủ Quy định về hoạt động BTTTT in Thông tư của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy 05/2016/TT- định về quản lý và sử dụng mã số sách tiêu chuẩn 01/3/2016 49 BTTTT quốc tế (ISBN) Thông tư của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2015/TT-BTTTT ngày 17 tháng 6 năm 2015 của 41/2016/TT- Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định 26/12/2016 50 chi tiết thi hành Nghị định số 187/2013/NĐ-CP BTTTT ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trong lĩnh vực in, phát hành XBP. III Văn bản quy phạm pháp luật có liên quan Thông tư của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành 1 Luật thuế giá trị gia tăng đối với các hoạt động xuất 26/2000/TT-BTC 31-3-2000 bản, in và phát hành XBP Nghị định của Chính phủ Sửa đổi Nghị định 2 124/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập 122/2011/NĐ-CP 27/12/2011 doanh nghiệp Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về ban hành 3 tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp Nhà 14/2011/QĐ-TTg 04-03/2011 nước 178 Bảng 2A: Kết quả đào tạo cử nhân Biên tập xuất bản (Tác giả tổng hợp số liệu, tài liệu lưu tại Khoa Xuất bản, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, năm 2020) TT Niên khóa Số lượng Năm tốt nghiệp Ghi chú (người) 1. 1993 -1997 18 1997 2. 1994 -1998 33 1998 3. 1995 -1999 50 1999 4. 1996 -2000 29 2000 5. 1997 -2001 55 2001 6. 1998 -2002 57 2002 7. 1999 -2003 43 2003 8. 2000 -2004 57 2004 9. 2001 -2005 45 2005 10. 2002 -2006 47 2006 11. 2003 -2007 45 2007 12. 2004 -2008 45 2008 13. 2005 -2009 41 2009 Giỏi: 4,44% 14. 2006 -2010 38 2010 15. 2007 -2011 40 2011 16. 2008 -2012 37 2012 17. 2009 -2013 41 2013 Giỏi: 7,32% 18. 2010 -2014 47 2014 19. 2011 -2015 48 2015 Giỏi: 2,08% 20. 2012 -2016 46 2016 179 Bảng 2B: Kết quả đào tạo thạc sĩ Xuất bản (Tác giả tổng hợp số liệu, tài liệu lưu tại Khoa Xuất bản, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, năm 2020) TT Niên khóa Số lượng Năm tốt nghiệp Ghi chú (người) 1. 2008-2010 4 2010 Xuất sắc: 50% 2. 2009-2011 21 2011 Xuất sắc: 14.3% 3. 2010-2012 18 2012 Xuất sắc: 11,2% 4. 2011-2013 10 2013 Xuất sắc: 26,7 5. 2012-2014 15 2014 Xuất sắc: 26,7% 6. 2013-2015 13 2015 Xuất sắc: 15,4% 7. 2014-2016 9 2016 180 Phụ lục 3. Mẫu phiếu PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM Kính thưa Ông/Bà! Tôi là nghiên cứu sinh chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam –được đào tạo tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tôi đang tiến hành một nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với công tác xuất bản từ năm 1990 đến nay để phục vụ việc viết Luận án Tiến sĩ. Để có những số liệu chính xác, chân thực, phản ánh đúng thực trạng của vấn đề này, tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ, hộ tác của Ông/Bà. Các câu hỏi của tôi đưa ra và câu trả lời của Ông/Bà chỉ được dùng trong nghiên cứu khoa học, tuyệt đối không sự dụng vào mục đích khác, đồng thời các thông tin cá nhân của Ông/Bà sẽ được bảo đảm bí mật. Những nội dung sau đây là các đánh giá cá nhân của Ông/Bà. Xin Ông/Bà thể hiện quan điểm của mình bằng cách đánh dấu (x) vào ô thích hợp: I. VỀ THÔNG TIN CHUNG Câu 1: xin Ông/Bà vui lòng cho biết hiện nay đang công tác ở lĩnh vực nào? Cơ quan quản lý Ban Tuyên giáo nhà nước về xuất NXB Cơ quan khác bản □1 □ 2 □ 3 □ 4 . . Câu 2: Ông/Bà là: 1. Cán bộ lãnh đạo, quản lý □ 2. Cán bộ không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý □ Câu 3: Giới tính Nam □1 Nữ □2 Khác □3 Câu 4: Độ tuổi: - Dưới 30 □ Từ 30-40 tuổi □ - Từ 41-50 tuổi □ Trên 50 tuổi □ Câu 5: Thâm niên công tác trong lĩnh vực xuất bản/chỉ đạo công tác xuất bản/quản lý xuất bản: - Dưới 5 năm □ - Từ 6-10 năm □ - Trên 10 năm □ Email của ông /Bà:........................................................................................ 181 II. NỘI DUNG Câu 6: Ông/bà hãy đưa ra nhận định của mình về công tác định hướng, chỉ đạo của Đảng trong hoạt động xuất bản từ năm 1990 đến nay? Rất Đồng ý 1 Không Nội dung Đồng ý đồng ý phần đồng ý A.Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với công tác xuất bản 1.Đảng định hướng chính trị cho xuất bản 2.Định hướng, cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời cho NXB và các đơn vị tham gia hoạt động xuất bản 3.Tổ chức phối hợp giữa các lĩnh vực xuất bản-in- phát hành, đảm bảo tính chính xác của thông tin 4. Đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản. B.Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác xuất bản 5. Đảng đề ra các nghị quyết, chỉ thị đối với xuất bản 6. Đảng lãnh đạo các cơ quan nhà nước xây dựng hệ thống pháp luật về xuất bản, Đảng lãnh đạo xuất bản thông qua các đoàn thể nhân dân, đặc biệt là Hội Xuất bản. 7. Đảng lãnh đạo thông qua các tổ chức Đảng trong các cơ quan xuất bản, đơn vị chủ quản 8. Đảng lãnh đạo trực tiếp các NXB. 9. Đảng lãnh đạo, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, bố trí đội ngũ cán bộ, biên tập viên các NXB. 10. Đảng kiểm tra hoạt động xuất bản Câu 7. Đánh giá vai trò của Ban Tuyên giáo Trung ương đối với hoạt động xuất bản từ năm 1990 đến nay? Nội dung Rất tốt Tốt Chưa tốt 1. Chỉ đạo, định hướng các đơn vị xuất bản – in – phát hành trong thực hiện đường lối, chủ chương, chính sách quản lý hoạt động xuất bản. 2. Phối hợp với cơ quan chức năng xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách luật pháp nhà nước đối với xuất bản và quản lý hoạt động xuất bản. 3. Chỉ đạo, định hướng tuyên truyền đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, nhà nước đối với xuất bản và quản lý hoạt động xuất bản. 4. Phát hiện và xử lý những vấn đề nảy sinh trong quản lý hoạt động xuất bản và đấu tranh chống những quan điểm sai trái trong quản lý hoạt động xuất bản. Ý kiến khác: 182 Câu 8. Đánh giá vai trò của Cục Xuất bản – In - Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông)/Sở Thông tin và Truyền thông (UBND tỉnh/thành phố) đối với hoạt động xuất bản từ năm 1990 đến nay? Nội dung Rất tốt Tốt Chưa tốt 1. Chỉ đạo, định hướng các đơn vị xuất bản - in - phát hành trong thực hiện đường lối, chủ chương, chính sách quản lý hoạt động xuất bản. 2. Phối hợp với cơ quan chức năng xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách luật pháp nhà nước đối với xuất bản và quản lý hoạt động xuất bản. 3. Chỉ đạo các đơn vị xuất bản - in - phát hành thực hiện chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đối với xuất bản và quản lý hoạt động xuất bản. 4. Phát hiện và xử lý những vấn đề nảy sinh trong quản lý hoạt động xuất bản và đấu tranh chống những quan điểm sai trái trong quản lý hoạt động xuất bản. Ý kiến khác: Câu 9. Đánh giá về vai trò của cấp ủy đảng tại đơn vị của ông/bà trong hoạt động xuất bản từ năm 1990 đến nay? Nội dung Rất tốt Tốt Chưa tốt 1. Cấp ủy luôn làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động xuất bản theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước. 2. Chỉ đạo sự phối hợp giữa các đơn vị xuất bản- in ấn – phát hành. 3. Định hướng tư tưởng đối với cán bộ làm công tác xuất bản 4. Chỉ đạo công tác kiểm soát các khâu in ấn, nội dung XBP trước khi phát hành Câu 10. Theo Ông/Bà có cần phải phát huy vai trò của Đảng trong lãnh đạo hoạt động xuất bản hiện nay không? Rất cần thiết □ Cần thiết □ Không cần thiết □ Lý do:. Câu 11: Một số phương hướng về phát huy vai trò Đảng trong lãnh đạo công tác xuất bản ở Việt Nam hiện nay, theo Ông/Bà gồm những nội dung nào? Rất cần Cần Không Nội dung thiết thiết cần thiết 1. Quán triệt và triển khai thực hiện các định hướng lớn và những phương hướng, nhiệm vụ về xuất bản theo tinh thần các nghị quyết, chỉ thị của Đảng 2. Quán triệt sự chỉ đạo của Đảng để khắc phục những yếu kém trong hoạt động xuất bản. 3. Quán triệt các chính sách, pháp luật của Nhà nước. 183 4. Thực hiện nguyên tắc xuất bản nước ta đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. 5. Ý kiến khác: Câu 12. Ông/Bà đánh giá như thế nào về những vấn đề đặt ra trong lãnh đạo công tác xuất bản hiện nay. Bình Khó trả Nội dung Tốt yếu kém thường lời 1. Nhận thức của cấp uỷ và cán bộ, đảng viên về vai trò lãnh đạo của Đảng trong hoạt động xuất bản. 2. Sự lãnh đạo của Đảng trong giải quyết các vấn đề quản lý hoạt động xuất bản. 4. Trình độ, năng lực cán bộ làm công tác xuất bản 5. Cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ hoạt động xuất bản. 6. Tính định hướng của Đảng trước khuynh hướng thương mại hoá trong hoạt động xuất bản. 7. Ý kiến khác: Câu 13. Ông/ Bà hãy đánh giá hoạt động xuất bản từ năm 1990 đến nay? Trung Kém Nội dung Rất tốt Tốt Khá bình 1.Hoạt động biên tập 2.Hoạt động in ấn 3.Hoạt động phát hành Câu 14. Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản ở Việt Nam từ năm 1990 đến nay? Hiệu Không Rất hiệu Nội dung Hiệu quả quả 1 hiệu quả phần quả 1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp xuất bản; ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về hoạt động xuất bản 2. Quản lý công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong hoạt động xuất bản; đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động xuất bản 3. Quản lý hợp tác quốc tế trong hoạt động xuất bản. 4. Tổ chức đọc XBP lưu chiểu. 5. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xuất bản. 6. Thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật trong hoạt động xuất bản; tuyển chọn và trao giải thưởng đối với XBP có giá trị cao 184 Câu 15. Ông/Bà hãy đánh giá về cơ chế chính sách đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam từ năm 1990 đến nay? Rất phù Phù Không Nội dung hợp hợp phù hợp 1. Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích ngành xuất bản phát triển 2. Nhà nước ban hành đầy đủ quy định pháp luật nhằm chống sách giả sách lậu. 3. Các quy định pháp luật nhằm chống sách giả, sách lậu được thực thi trên thực tế. 4. Quyền tác giả sách được Nhà nước bảo vệ 5. Chế tài cho hành vi làm sách giả, sách lậu đã đủ sức răn đe. 6. Chế Nhà nước nên có chính sách kiểm soát về giá sách 7. Nhà nước nên có chính sách kiểm soát về giá sách 8. Ý kiến khác Câu 16. Ông/Bà hãy đánh giá về xây dựng và thực thi pháp luật về xuất bản tại Việt Nam hiện nay? Bình Chưa Khó Nội dung Đầy đủ thường đầy đủ trả lời 1. Pháp luật về xuất bản được ban hành đầy đủ. 2. Pháp luật về xuất bản được ban hành kịp thời 3. Pháp luật về xuất bản được ban hành thống nhất, không chồng chéo, mâu thuẫn với luật khác 4. Pháp luật về xuất bản được thực thi nghiêm túc 5. Các vi phạm về xuất bản được xử lý kịp thời Câu 17. Ông/Bà hãy đánh giá các nội dung công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác xuất bản từ năm 1990 đến nay? Bình Chưa Nội dung Rất tốt Tốt thường tốt 1.Hệ thống các trường đào tạo chuyên ngành xuất bản 2.Chương trình, nội dung đào tạo 3.Cơ sở vật chất, kỹ thuật của các cơ sở đào tạo 4.Phối hợp nghiên cứu, đào tạo với nước ngoài trong lĩnh vực xuất bản. 5.Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ lãnh đạo quản lý, cán bộ, công chức trong ngành xuất bản. 6.Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ có phẩm chất đạo đức cách mạng. 7.Nâng cao trình độ lý luận chính trị của đội ngũ lãnh đạo quản lý, cán bộ, công chức trong ngành xuất bản. 185 Câu 18. Ông/bà hãy đánh giá các nội dung Đảng kiểm tra hoạt động xuất bản tại Việt Nam từ năm 1990 đến nay? Bình Chưa Khó trả Nội dung Đầy đủ thường đầy đủ lời 1.Kiểm tra nội dung chính trị - tư tưởng trong các XBP 2.Chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan nhà nước xử lý nghiêm đối với những cán bộ, đảng viên vi phạm, lợi dụng xuất bản để thực hiện mưu đồ xấu 3.Kiểm tra công tác quản lý của Nhà nước đối với xuất bản qua việc ban hành các chính sách, quy chế, luật pháp, hướng dẫn thực hiện và xử lý các sai phạm 4.Kiểm tra trách nhiệm chỉ đạo toàn diện xuất bản của các cơ quan chủ quản xuất bản. Câu 19. Các kiến nghị khác về sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xuất bản hiện nay: Xin trân trọng cảm ơn Ông/Bà. 186 Phụ lục 4 KẾT QUẢ PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XUẤT BẢN Thời gian thực hiện: năm 2019 và năm 2020 Số lượng mẫu phiếu: 240 phiếu. Đối tượng điều tra, khảo sát: cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ làm việc trong lĩnh vực chỉ đạo công tác xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương, cấp tỉnh/thành phố), trong lĩnh vực quản lý hoạt động xuất bản (Cục Xuất bản, các Sở Thông tin và Truyền thông); các lãnh đạo, quản lý, biên tập viên NXB; Công ty in ấn, Các nhà sách tư nhân; một số cơ quan liên quan: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Văn hóa Hà Nội, Công ty In, Công ty Phát hành sách, Nhà sách tư nhân, Tạp chí chuyên ngành Hình thức điều tra, khảo sát: Phát phiếu trực tiếp và gửi phiếu trả lời online Kết quả điều tra, khảo sát cụ thể: I. VỀ THÔNG TIN CHUNG 1. Cơ cấu cơ quan công tác Ban Tuyên giáo 32,5% Cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản 7,5% NXB 22,5% Cơ quan khác 37,5% 2. Cơ cấu vị trí làm việc Lãnh đạo quản lý 32,9% Cán bộ 67,1% 3. Cơ cấu giới tính Nam 41,8% Nữ 58,2% 4. Cơ cấu độ tuổi: Tuổi Tỷ lệ Dưới 30 5% Từ 30 đến 40 57,5% Từ 41 đến 50 tuổi 32,5 Trên 50 tuổi 5% 5.Cơ cấu về thâm niên công tác trong lĩnh vực xuất bản/chỉ đạo công tác xuất bản/quản lý xuất bản: Số năm công tác Tỷ lệ Dưới 5 năm 11,18% Từ 6 đến 10 năm 26,82% Trên 10 năm 62% 187 II. NỘI DUNG Phần 1. Đánh giá về việc chỉ đạo công tác xuất bản 1. Nhận định về công tác định hướng, chỉ đạo của Đảng trong hoạt động xuất bản từ năm 1990 đến nay? Rất Đồng ý Không Nội dung Đồng ý đồng ý 1 phần đồng ý A.Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với công tác xuất bản 45% 52% 3% 0% 1.Đảng định hướng chính trị cho xuất bản 38% 55% 8% 0% 2.Định hướng, cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời cho NXB và các đơn vị tham gia hoạt động xuất bản 28% 65% 8% 0% 3.Tổ chức phối hợp giữa các lĩnh vực xuất bản-in- phát hành, đảm bảo tính chính xác của thông tin 39% 60% 1% 0% 4. Đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản. B. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác xuất bản 44% 49% 8% 0% 5. Đảng đề ra các nghị quyết, chỉ thị đối với xuất bản 39% 54% 8% 0% 6. Đảng lãnh đạo các cơ quan nhà nước xây dựng hệ thống pháp luật về xuất bản, Đảng lãnh đạo xuất bản thông qua các đoàn thể nhân dân, đặc biệt là Hội Xuất bản. 38% 60% 3% 0% 7. Đảng lãnh đạo thông qua các tổ chức Đảng trong các cơ quan xuất bản, đơn vị chủ quản 20% 46% 28% 6% 8. Đảng lãnh đạo trực tiếp các NXB. 30% 58% 11% 1% 9. Đảng lãnh đạo, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, bố trí đội ngũ cán bộ, biên tập viên các NXB. 34% 46% 18% 3% 10. Đảng kiểm tra hoạt động xuất bản 2. Đánh giá vai trò của Ban Tuyên giáo Trung ương đối với hoạt động xuất từ năm 1990 đến nay? Nội dung Rất tốt Tốt Chưa tốt 1. Chỉ đạo, định hướng các đơn vị xuất bản – in – phát hành trong thực hiện đường lối, chủ chương, chính sách quản lý hoạt động xuất bản. 34% 61% 5% 2. Phối hợp với cơ quan chức năng xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách luật pháp nhà nước đối với xuất bản và quản lý hoạt động xuất bản. 23% 73% 5% 3. Chỉ đạo, định hướng tuyên truyền đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, nhà nước đối với xuất bản và quản lý hoạt động xuất bản. 34% 63% 4% 188 4. Phát hiện và xử lý những vấn đề nảy sinh trong quản lý hoạt động xuất bản và đấu tranh chống những quan điểm sai trái trong quản lý hoạt động xuất bản. 29% 64% 8% Ý kiến khác: 3. Đánh giá về vai trò của cấp ủy đảng đối với hoạt động xuất bản từ năm 1990 đến nay? Nội dung Rất tốt Tốt Chưa tốt 1. Cấp ủy luôn làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động xuất bản theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước. 36% 63% 1% 2. Chỉ đạo sự phối hợp giữa các đơn vị xuất bản- in ấn – phát hành. 23% 74% 4% 3. Định hướng tư tưởng đối với cán bộ làm công tác xuất bản 28% 70% 3% 4. Chỉ đạo công tác kiểm soát các khâu in ấn, nội dung XBP trước khi phát hành 25% 65% 10% 5. Đánh giá mức độ phát huy vai trò của Đảng trong lãnh đạo hoạt động xuất bản từ năm 1990 đến nay? Rất cần thiết 58% Cần thiết 40,5% Không cần thiết 0,5% Lý do: đảm bảo tự do thông tin 0% 6. Về phát huy vai trò Đảng trong lãnh đạo công tác xuất bản ở Việt Nam Rất cần Cần thiết Không Nội dung thiết cần thiết 1. Quán triệt và triển khai thực hiện các định hướng lớn và những phương hướng, nhiệm vụ về xuất bản theo tinh thần các nghị quyết, chỉ thị của Đảng 51% 48% 1% 2. Quán triệt sự chỉ đạo của Đảng để khắc phục những yếu kém trong hoạt động xuất bản. 48% 52% 0% 3. Quán triệt các chính sách, pháp luật của Nhà nước. 46% 49% 5% 4. Thực hiện nguyên tắc xuất bản nước ta đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. 53% 44% 4% 5. Ý kiến khác: 7. Đánh giá về những vấn đề đặt ra trong lãnh đạo công tác xuất bản hiện nay Bình Khó trả Nội dung Tốt yếu kém thường lời 1. Nhận thức của cấp uỷ và cán bộ, đảng viên về vai trò lãnh đạo của Đảng trong hoạt động xuất bản. 60% 36% 0% 4% 2. Sự lãnh đạo của Đảng trong giải quyết các vấn đề quản lý hoạt động xuất bản. 60% 36% 0% 4% 4. Trình độ, năng lực cán bộ làm công tác xuất bản 40% 46% 5% 9% 189 5. Cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ hoạt động xuất bản. 30% 51% 15% 4% 6. Tính định hướng của Đảng trước khuynh hướng thương mại hoá trong hoạt động xuất bản. 63% 33% 5% 0% 7. Ý kiến khác: Phần 2. Đánh giá về việc quản lý hoạt động xuất bản 8. Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản ở Việt Nam từ năm 1990 đến nay Hiệu Không Rất hiệu Hiệu Nội dung quả 1 hiệu quả quả phần quả 1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp xuất bản; ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về hoạt động xuất bản 12% 53% 33% 3% 2. Quản lý công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong hoạt động xuất bản; đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động xuất bản 12% 57% 29% 3% 3. Quản lý hợp tác quốc tế trong hoạt động xuất bản. 10% 53% 33% 4% 4. Tổ chức đọc XBP lưu chiểu. 10% 58% 28% 4% 5. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xuất bản. 11% 57% 28% 5% 6. Thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật trong hoạt động xuất bản; tuyển chọn và trao giải thưởng đối với XBP có giá trị cao 13% 58% 27% 3% 9. Đánh giá hoạt động xuất bản trong giai đoạn 1990-2020? Trung Kém Nội dung Rất tốt Tốt Khá bình 1.Hoạt động biên tập 3% 5% 61% 28% 3% 2.Hoạt động in ấn 10% 56% 29% 3% 2% 3.Hoạt động phát hành 6% 46% 33% 12% 3% 10. Đánh giá mức độ phù hợp của cơ chế chính sách đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay? Rất phù Phù Không Nội dung hợp hợp phù hợp 1. Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích ngành xuất bản phát triển 16% 80% 4% 2. Nhà nước ban hành đầy đủ quy định pháp luật nhằm chống sách giả sách lậu. 23% 72% 5% 190 3. Các quy định pháp luật nhằm chống sách giả, sách lậu được thực thi trên thực tế. 18% 68% 14% 4. Quyền tác giả sách được Nhà nước bảo vệ 20% 70% 10% 5. Chế tài cho hành vi làm sách giả, sách lậu đã đủ sức răn đe. 14% 52% 34% 6. Chế Nhà nước nên có chính sách kiểm soát về giá sách 23% 64% 13% 7. Nhà nước nên có chính sách kiểm soát về giá sách 35% 60% 5% 8. Ý kiến khác 10. Đánh giá các nội dung công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác xuất bản từ năm 1990 đến nay Bình Chưa Nội dung Rất tốt Tốt thường tốt 1.Hệ thống các trường đào tạo chuyên ngành xuất bản 11% 51% 34% 4% 2.Chương trình, nội dung đào tạo 9% 46% 40% 5% 3.Cơ sở vật chất, kỹ thuật của các cơ sở đào tạo 8% 44% 47% 2% 4.Phối hợp nghiên cứu, đào tạo với nước ngoài trong lĩnh vực xuất bản. 8% 35% 45% 13% 5.Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ lãnh đạo quản lý, cán bộ, công chức trong ngành xuất bản. 8% 49% 38% 6% 6.Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ có phẩm chất đạo đức cách mạng. 13% 61% 24% 3% 7. Nâng cao trình độ lý luận chính trị của đội ngũ lãnh đạo quản lý, cán bộ, công chức trong ngành xuất bản. 14% 63% 21% 3% 11. Đánh giá về xây dựng và thực thi pháp luật về xuất bản tại Việt Nam hiện nay Bình Chưa Khó trả Nội dung Đầy đủ thường đầy đủ lời 1. Pháp luật về xuất bản được ban hành đầy đủ. 36% 48% 14% 3% 2. Pháp luật về xuất bản được ban hành kịp thời 20% 66% 11% 3% 3. Pháp luật về xuất bản được ban hành thống nhất, không chồng chéo, mâu thuẫn với luật khác 23% 55% 15% 8% 4. Pháp luật về xuất bản được thực thi nghiêm túc 26% 43% 29% 3% 5. Các vi phạm về xuất bản được xử lý kịp thời 18% 41% 39% 3% 12. Đánh giá các nội dung Đảng kiểm tra hoạt động xuất bản tại Việt Nam từ năm 1990 đến nay Bình Chưa Khó trả Nội dung Đầy đủ thường đầy đủ lời 1.Kiểm tra nội dung chính trị - tư tưởng trong các XBP 50% 38% 9% 4% 2.Chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan nhà nước xử lý nghiêm đối với những cán bộ, đảng viên 41% 46% 11% 1% 191 vi phạm, lợi dụng xuất bản để thực hiện mưu đồ xấu 3.Kiểm tra công tác quản lý của Nhà nước đối với xuất bản qua việc ban hành các chính sách, quy chế, luật pháp, hướng dẫn thực hiện và xử lý các sai phạm 49% 41% 8% 3% 4.Kiểm tra trách nhiệm chỉ đạo toàn diện xuất bản của các cơ quan chủ quản xuất bản. 34% 54% 10% 3% 13. Các kiến nghị khác: - Đảng, Nhà nước cần tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, định hướng, quản lý hoạt động xuất bản đảm bảo đúng chủ trương, đường lối; tránh thương mại hoá hoạt động xuất bản, nhất là đối với sách chính trị, pháp luật. - Cần tạo điều kiện cho các biên tập viên đi học tập kinh nghiệm ở nước ngoài - Quản lý tốt khâu xuất bản sẽ giúp cho các ấn bản phẩm khi chuyển tới các đơn vị in sẽ hạn chế bớt sai sót. - Xử lý nghiêm nạn sách lậu - Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý xuất bản - Cần tăng cường kiểm tra nội dung các ấn phẩm của các NXB liên quan chính trị, lịch sử, dân tộc, tôn giáo. - Kiến nghị, đề xuất đối với Đảng và Nhà nước trong định hướng, quản lý đường lối, phát triển ngành xuất bản Tập trung hướng tới giải quyết những yêu cầu cụ thể sau: - Rà soát, kịp thời điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Luật Xuất bản cho phù hợp với thực tiễn phát triển của ngành trong hiện tại và tương lai. - Thúc đẩy hơn nữa cải cách các đơn vị sự nghiệp xuất bản theo hướng tinh gọn, năng động, hiệu quả, tăng dần sự tham gia của yếu tố xã hội, thị trường. Với các đơn vị của Nhà nước, có lộ trình tiến tới phát triển theo hướng tự chủ, tự hách toán kinh doanh trên cơ sở quản lý của Nhà nước. - Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, phát huy và quy phạm hoá thị trường xuất bản. Xuất bản là một trong các lĩnh vực của ngành công nghiệp văn hoá. Đây là loại hình công nghiệp tập trung tri thức và tập trung vốn. Có bảo đảm được quyền sơ hữu trí tuệ mới là cơ sở cho thị trường xuất bản phát triển lành mạnh và khơi dậy những sáng tạo văn hoá mới. Do đó, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là điều kiện tất yếu để phát triển ngành xuất bản ở Việt Nam. - Đẩy mạnh vấn đề xã hội hoá hoạt động xuất bản. Điều này nhằm huy động sự tham gia của nhiều ngành, của mọi tầng lớp nhân dân, thu hút nguồn nhân lực và vốn của toàn xã hội cho phát triển xuất bản, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và hưởng thụ các sản phẩm, dịch vụ văn hoá. - Nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản, nghiệp vụ phòng, chống in lậu; đồng thời các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản cần phải mạnh tay kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất bản, in ấn của các NXB, nhà in, việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm phải kịp thời, nghiêm minh, đúng luật. - Kiến nghị, đề xuất đối với các đơn vị trực tiếp tham gia vào hoạt động xuất bản (các NXB): + Thay đổi phương cách phục vụ độc giả trong bối cảnh cách mạng 4.0, Internet và mạng xã hội phát triển mạnh mẽ. - Nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, năng lực, 192 trình độ của người đứng đầu các NXB, đội ngũ biên tập viên các NXB, của chuyên viên đọc kiểm tra XBP lưu chiểu, cộng tác viên đọc kiểm tra XBP lưu chiểu. + Bổ sung đội ngũ chuyên gia am hiểu về mỗi lĩnh vực xã hội, về mỗi tác giả, mỗi xu hướng tư tưởng, văn hóa - nghệ thuật,... nhất định liên quan đến hoạt động xuất bản và XBP. + Khuyến khích, tạo điều kiện tăng cường việc liên kết xuất bản giữa NXB của Nhà nước và tư nhân. Tuy nhiên cần quản lý chặt chẽ, đảm bảo dựa trên cơ sở các quy định pháp luật. + Cần phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong hoạt động xuất bản hiện nay. + Đề cao vai trò của xuất bản và có chính sách phát triển xuất bản theo kịp thời đại 4.0 + Có chế tài mạnh hơn nữa trong việc xử lý sách lậu, sách giả; bảo vệ quyền lợi cho tác giả; có chính sách ưu đãi tốt hơn với các tác giả để họ dành tâm huyết cho các tác phẩm của mình đặc biệt các tác giả trẻ viết cho thanh thiếu nhi; ngành xuất bản chọn lựa 1 số tác phẩm nổi tiếng để tham gia các hội sách quốc tế nhằm quảng bá và giao lưu học hỏi các NXB trên thế giới, từ đó sách xuất bản ở Việt Nam sẽ được biết đến. Đồng thời mình cũng sẽ tìm và mang về cho độc giả Việt Nam những tác phẩm giá trị; có chính sách khuyến khích các thế hệ đọc sách đặc biệt các bạn nhỏ; tặng sách đối với những nơi còn khó khăn chưa có điều kiện tiếp cận với sách truyện.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_lanh_dao_cong_tac_xuat_ban_tu_nam_1990_den_nam_2016.pdf
  • pdfTóm tắt Luận án - TV- Dao Thi Hoan.pdf
Tài liệu liên quan