Luận án Lễ hội truyền thống của người M’nông preh huyện Krông nô, tỉnh đăk nông trong xã hội đương đại

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Lê Khắc Ghi LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI M’NÔNG PREH HUYỆN KRÔNG NÔ, TỈNH ĐĂK NÔNG TRONG XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA DÂN GIAN Hà Nội - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Lê Khắc Ghi LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI M’NÔNG PREH HUYỆN KRÔNG NÔ, TỈNH ĐĂK NÔNG TRONG XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI Chuyên ngành: Vă

pdf230 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Lễ hội truyền thống của người M’nông preh huyện Krông nô, tỉnh đăk nông trong xã hội đương đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăn hóa dân gian Mã ngành: 9229041 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA DÂN GIAN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: Trần Văn Ánh Hà Nội - 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án tiến sĩ là công trình của riêng tôi. Các số liệu được sử dụng trong luận án là trung thực. Nếu có gì sai trái tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả luận án Lê Khắc Ghi ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................... i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ............................................... iii MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ......... 11 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài........................................................... 11 1.2. Cơ sở lý luận .................................................................................................. 26 1.3. Người M’Nông Preh ở huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông ............................. 41 Tiểu kết .................................................................................................................. 53 Chương 2: PHỤC HỒI LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI M’NÔNG PREH Ở HUYỆN KRÔNG NÔ, TỈNH ĐĂK NÔNG ................................................................... 55 2.1. Các lễ hội truyền thống .................................................................................. 55 2.2. Chủ thể và khách thể với lễ hội ...................................................................... 94 2.3. Tình hình tổ chức phục hồi lễ hội truyền thống ở huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông ............................................................................................................ 107 Tiểu kết ................................................................................................................ 113 Chương 3: NHẬN ĐỊNH VỀ SỰ PHỤC HỒI LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG TRONG XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI ........................................................................................................ 115 3.1. Những vấn đề xung quanh việc phục hồi lễ hội ........................................... 115 3.2. Nguyên nhân của sự thay đổi của lễ hội ...................................................... 133 3.3. Hệ quả của quá trình thay đổi của lễ hội ...................................................... 153 3.4. Giá trị văn hóa lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội đương đại .......... 157 3.5. Xu hướng phát triển của lễ hội M’Nông Preh trong thời gian tới .................... 160 3.6. Vấn đề bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống .............................................. 166 Tiểu kết ................................................................................................................ 170 KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 173 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ............................... 177 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 178 PHỤ LỤC ............................................................................................................................... 194 iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ GS.TSKH Giáo sư, tiến sĩ khoa học GS.TS Giáo sư, tiến sĩ NVHCĐ Nhà văn hóa cộng đồng Nxb Nhà xuất bản PGS.TS Phó giáo sư, tiến sĩ tr Trang UBND Ủy ban nhân dân 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lễ hội truyền thống M’Nông Preh là sinh hoạt cộng đồng tiêu biểu và quy mô nhất của cư dân tại chỗ. Đây là những hoạt động mang tính tổng hợp của tín ngưỡng tâm linh, sinh hoạt văn hóa, trao truyền kỹ năng sống, hoạt động vui chơi, giải trí; đồng thời xây dựng tinh thần cố kết cộng đồng, giữ cho cộng đồng tồn tại và phát triển qua hàng ngàn đời. Những thành tố văn hóa trong lễ hội đã biểu hiện rõ sắc thái văn hóa của dân tộc, minh chứng cho sức sống mãnh liệt của văn hóa cộng đồng làm nên sự khác biệt khó trộn lẫn. Lễ hội thường tổ chức là: Mừng mùa (Bư brah bă), Sum họp cộng đồng (R’nglăp bon), Cúng bến nước (Bư brah dơrâm dăk), Cầu mưa (Bư brah qual mih), Cầu an (Tăm blang m’prang bon). Tuy mỗi lễ hội có sự khác nhau, nhưng nhìn chung đó là sinh hoạt lớn của cộng đồng gồm nhiều yếu tố như: các nghi thức tế lễ, lễ vật, trưng bày cây nêu, trồng cây blang, ẩm thực và hoạt động vui chơi, giải trí. Phải thấy rằng, lễ hội giữ vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng, là sự tái hiện các hoạt động sáng tạo, nơi biểu diễn, giới thiệu nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc; là môi trường học hỏi đa diện các kỹ năng sống, sản xuất và sáng tạo văn hóa nghệ thuật; tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng cuộc sống và biết ơn ông bà, những thế hệ đi trước bằng lối ứng xử văn hóa giữa con người với con người, con người với môi trường tự nhiên và con người với thần linh. Từ góc độ của người quản lý và làm công tác nghiên cứu khoa học trong quá trình điền dã và thực tế tôi nhận thấy trước sự thay đổi mau chóng của đời sống xã hội, kinh tế phát triển đã tác động đến cuộc sống sinh hoạt của người M’Nông Preh. Hoạt động văn hóa truyền thống bản địa nơi đây ngày một phai nhạt dần, các lễ hội cũng thưa thớt và không còn quy mô, đầy đủ như trước. Các bài bản nghi thức lễ hội, phương cách trình diễn, môi 2 trường diễn xướng, lễ vật dâng cúng, ăn uống, vui chơi, ca hát dân gian cũng dần mai một và lãng quên. Môi trường sống đã bị bó hẹp, xa rừng - nơi hình thành nên cốt lõi của văn hóa truyền thống. Không gian lễ hội - không gian thiêng của bon làng với ngôi nhà truyền thống của người M’Nông hầu như không còn nữa, chỉ còn trong ký ức đã được cộng đồng định vị trong suốt hàng ngàn đời nay. “Ăn trâu” là một tập tục có từ lâu đời trong lễ hội, nó kéo theo hàng loạt các nghi lễ: cột trâu, khóc trâu, đâm trâu, bôi máu trâu và cúng cầu may cho người đâm trâu; tạo nên sự linh thiêng, khí thế hào hùng và bi tráng đầy chất nhân văn của buổi tế lễ. Hiện nay, có nơi lễ hội đang thay con trâu bằng con bò, heo đã bỏ đi những nghi lễ và nghi thức đặc biệt đó của lễ hội, làm giảm đi tính thiêng và sự sôi động của một lễ hội truyền thống. Mặt khác sự cố kết cộng đồng, một ước nguyện ngàn đời giữ cho họ tồn tại và phát triển trong môi trường rừng núi còn nhiều khó khăn và thử thách đã không giữ được cái hồn cốt, mong ước của cộng đồng trong mùa lễ hội. Nguy cơ hơn là việc cải đạo, giảm sút thực hành tín ngưỡng; sự xúi giục của Tin lành Đê Gar loại bỏ sinh hoạt lễ hội, nghi lễ trong đời sống cộng đồng, do đó ảnh hưởng đến việc phục hồi lễ hội truyền thống. Xuất phát từ thực tiễn qua các lễ hội truyền thống M’Nông Preh được khái lược như trên, tôi đi đến xác định và lựa chọn đề tài nghiên cứu: Lễ hội truyền thống của người M’Nông Preh huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông trong xã hội đương đại. Những vấn đề nghiên cứu chính mà luận án muốn giới thiệu, phân tích, lý giải về lễ hội truyền thống với những nét riêng độc đáo và đa dạng trong sinh hoạt cộng đồng của người M’Nông Preh huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông. Trước sự thay đổi nhanh chóng của đời sống mới, lễ hội truyền thống đã bị cuốn theo trong sự gắng gượng để chấp nhận tồn tại trong bối cảnh mới. Cộng đồng, đặc biệt là những nghệ nhân, người giữ hồn cốt cho lễ hội cũng 3 cảm thấy bối rối và tiếc nuối cho di sản cha ông ngày càng mai một. Tại sao những lễ hội truyền thống tồn tại từ ngàn đời lại nhanh chóng bị mai một, thay đổi và lãng quên trên chính mảnh đất đã sinh ra loại hình sinh hoạt văn hóa giàu bản sắc? Những tồn tại của quá trình phục hồi lễ hội các dân tộc tại chỗ đã tác động tiêu cực đến việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đặt ra những thử thách mới trong việc hài hòa giữa bảo tồn và phát triển. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến phong trào “xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở”, giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp trong cộng đồng, cố kết bằng sức mạnh truyền thống và ý thức công dân trong thời đại mới; tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội. Trong nhiều vấn đề quan tâm ngày nay, những vấn đề tồn tại kéo dài, tiêu cực, khó kiểm soát của lễ hội các dân tộc bản địa đặt ra phải có sự nhìn nhận đánh giá thực tế để xây dựng chương trình hành động trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống bằng các hành động thiết thực, bằng công việc cụ thể như: tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn, tổ chức phục dựng, tái hiện, giới thiệu, quảng bá hình ảnh các lễ hội đặc sắc này thông qua các đề án, dự án, chương trình hỗ trợ cộng đồng, trong đó gắn lễ hội với du lịch. Cộng đồng hưởng lợi trong các hoạt động lễ hội và cộng đồng là người quyết định giữ gìn loại hình văn hóa độc đáo này. Đó là những vấn đề thực tế đặt ra cho tác giả luận án quan tâm, nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tổng kết các công trình nghiên cứu về lễ hội truyền thống của người M’Nông Preh cư trú tại huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông, chúng tôi giới thiệu, phân tích và đưa ra kiến giải của riêng mình. Luận án có mục đích cụ thể: - Thông qua việc giới thiệu tổng quan lễ hội truyền thống người M’Nông Preh huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông nhằm chỉ ra tổng thể hình ảnh 4 đời sống văn hóa cộng đồng, nêu được những giá trị văn hóa truyền thống thông qua sinh hoạt cộng đồng, đặc biệt là lễ hội. - Nêu ra những nhân tố tác động làm thay đổi lễ hội truyền thống M’Nông, nói cách khác chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi lễ hội truyền thống người M’Nông Preh sinh sống tại huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông trong xã hội đương đại. - Chỉ ra những tác động của việc phục hồi lễ hội đến đời sống cộng đồng, trong mối quan hệ ứng xử của cộng đồng, cũng như việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. - Cách thức triển khai nội dung, chương trình hỗ trợ cộng đồng bảo tồn lễ hội truyền thống, trong đó cộng đồng đóng vai trò chủ đạo, tích cực tham gia. Đề xuất những giải pháp cụ thể để phục dựng lễ hội trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội; giữ gìn sự đoàn kết trong cộng đồng với các dân tộc anh em; đồng thời đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn và phát triển văn hóa ở đại phương. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Lễ hội truyền thống M’Nông Preh huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông trong bối cảnh chung của lễ hội và sinh hoạt cộng đồng M’Nông tại tỉnh Đăk Nông. Khi tiếp cận nghiên cứu đối tượng trên, luận án sẽ nghiên cứu giới thiệu tổng thể và những thành tố của lễ hội truyền thống M’Nông Preh huyện Krông Nô: Mừng mùa (Bư brah bă), Sum họp cộng đồng (R’nglăp bon), Cúng bến nước (Bư brah dơrâm dăk), Cầu mưa (Bư brah qual mih), Cầu an (Tăm blang m’prang bon). Mặt khác, lễ hội truyền thống M’Nông Preh cũng được đặt trong bối cảnh hiện nay với sự phát triển của đời sống xã hội. 5 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: là không gian lễ hội của cộng đồng M’Nông Preh thuộc huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông; trong đó tập trung khảo sát kỹ tại một số bon trên mười tám bon có những điều kiện kinh tế xã hội khác nhau như bon KTăh xã Quảng Phú; bon Ol, Giang Trum xã Đăk Rô; bon Ja Răh, R’Cập xã Nâm Nung; bon Jor Linh, Dru, Brói thị trấn Đăk Mâm. Qua đó so sánh, đối chiếu để làm rõ những yếu tố thay đổi của lễ hội trong đời sống cộng đồng. Phạm vi thời gian: tập trung nghiên cứu thực tế tổ chức lễ hội truyền thống M’Nông Preh huyện Krông Nô từ năm 2004 (sau khi thành lập tỉnh Đăk Nông), ít nhiều có đề cập đến thời gian trước và sau năm 1975 khi Tây Nguyên được giải phóng, đất nước thống nhất để nhìn thấy quá trình chuyển biến trong việc tổ chức lễ hội truyền thống. 4. Giả thuyết nghiên cứu Từ những mục đích, nội dung đặt ra như trên luận án sẽ đưa ra các giả thuyết nghiên cứu như sau: -Sự cởi mở, đổi thay của điều kiện kinh tế xã hội có sự tác động đến đời sống cộng đồng. Tuy nhiên với lối sống không còn gắn bó với rừng, từ canh tác nương rẫy sang canh tác cây công nghiệp, sinh hoạt tôn giáo mới đã ảnh hưởng tiêu cực đến tín ngưỡng dân gian dẫn đến thay đổi sinh hoạt văn hóa cộng đồng làm thay đổi lễ hội truyền thống. - Sự hạn chế của tổ chức lễ hội truyền thống hoặc những thay đổi của lễ hội đã tác động tiêu cực và ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên nói chung và người M’Nông Preh nói riêng trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống góp phần phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh ở địa phương. - Lễ hội truyền thống người M’Nông Preh là sinh hoạt cộng đồng hết sức tích cực nếu như các giá trị truyền thống được giữ vững và các sinh hoạt 6 cộng đồng được bảo tồn là điều kiện tiên quyết trongviệc tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức phục dựng, tái hiện và giới thiệu, quảng bá hình ảnh các lễ hội đặc sắc. Thông qua các đề án, dự án, chương trình, hỗ trợ cộng đồng, trong đó gắn lễ hội với du lịch, cộng đồng sẽ được hưởng lợi trong các hoạt động lễ hội và cộng đồng là người quyết định giữ gìn vốn quý của loại hình văn hóa độc đáo này. 5. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu chính của luận án là phân tích, lý giải: tại sao lễ hội truyền thống của người M’Nông Preh ở huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông có sự thay đổi trong bối cảnh đương đại và những lý do gì mà hiện tượng sinh hoạt văn hóa cộng đồng lại có nhiều thay đổi và diễn ra mạnh mẽ đến như vậy. Tại sao xã hội ngày nay cộng đồng có điều kiện hơn và có đời sống kinh tế khá giá hơn so với trước kia nhưng lễ hội không được tổ chức thường xuyên theo đúng nguyện vọng của cộng đồng và phát huy giá trị văn hóa truyền thống mà càng ngày mai một. Sự thay đổi truyền thống diễn ra như thế nào, nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi này và hệ quả của quá trình thay đổi này ra sao. Những thay đổi trong việc tổ chức lễ hội truyền thống đã nói lên điều gì trong điều kiện có sự hỗ trợ của nhà nước, các cấp chính quyền trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống, vận động xây dựng nông thôn mới. Trong nhiều vấn đề quan tâm ngày nay, sự thay đổi liên tục, tiêu cực khó kiểm soát về lễ hội đã đặt ra phải có sự nhìn nhận, đánh giá thực tế để xây dựng chương trình hành động trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp quan sát tham dự, phỏng vấn sâu Trong quá trình quan sát, tham dự chúng tôi tiếp cận với các hoạt động trong quá trình triển khai tổ chức lễ hội. Từ việc chuẩn bị triển khai lễ hội cho 7 đến các nghi lễ, các sinh hoạt văn hóa, trò chơi dân gian và hoạt động vui chơi, giải trí của cộng đồng. Trong đó chúng tôi tiến hành gặp gỡ, trao đổi, phỏng vấn cộng đồng đặc biệt là già làng, trưởng bon, lãnh đạo chính quyền xã, huyện, tỉnh vì họ là những cán bộ quản lý, tổ chức, người con của bon làng và thực hành lễ hội. Với việc tham gia lễ hội, tôi là cán bộ công tác lâu năm trong ngành văn hóa, là người sống và làm việc ở địa phương được quan sát nhiều lễ hội, chứng kiến quá trình tổ chức chúng tôi đã ghi hình, ghi âm, ghi chép, cụ thể thời điểm nơi hành lễ và hoạt động lễ hội. Bên cạnh đó, là những cuộc phỏng vấn sâu với các đối tượng có chủ đích, nhất là cộng đồng. Tuy nhiên, tôi cũng gặp những khó khăn do phần lớn nghệ nhân cao tuổi, không nói rành tiếng phổ thông, nghệ nhân giỏi đã mất; thế hệ sau chưa tiếp nhận hết những tinh túy của văn hóa truyền thống. Với nguồn tư liệu này sẽ là cơ sở quan trọng để giúp chúng tôi nhận diện rõ hơn về quá trình hình thành, quá trình tổ chức và thực hành lễ hội với những thay đổi trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội như hiện nay, đặc biệt là bảo tồn văn hóa truyền thống của cư dân M’Nông. 6.2. Nghiên cứu tư liệu đã xuất bản Tư liệu liên quan đến đề tài rất quan trọng, giúp cho việc nghiên cứu được thuận lợi có hệ thống, có cơ sở, cứ liệu để dẫn chứng, tham khảo. Trước khi tiến hành nghiên cứu thực tế, các lễ hội được tổ chức tại huyện Krông Nô với các đối tượng khác nhau với các bon làng trong cộng đồng, chúng tôi đã tiến hành tìm kiếm các tài liệu, công trình đã công bố, thu thập thông tin, phân loại, sắp xếp, phân tích các kết quả nghiên cứu, trong đó bao gồm các sách chuyên khảo, các tài liệu thống kê, các báo cáo, các đề tài khoa học, các dự án từ trung ương đến địa phương, các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến đề tài. Nguồn tài liệu này có 3 lĩnh vực cơ bản mà chúng tôi đã sắp xếp, chuẩn bị. 8 - Các tài liệu nghiên cứu về lễ hội truyền thống của người M’Nông Preh ở huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông nói riêng và nghiên cứu lễ hội cộng đồng M’Nông của Tây Nguyên nói chung. - Các tư liệu nghiên cứu về sự thay đổi của sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo liên quan đến lễ hội và sinh hoạt cộng đồng của người M’Nông Preh ở huyện Krông Nô. Và đặc biệt là nguồn tài liệu về Tây Nguyên của các học giả chuyên sâu nói về sự thay đổi của xã hội Tây Nguyên nói chung và cộng đồng M’Nông Preh nói riêng liên quan đến sinh hoạt cộng đồng, đặc biệt là lễ hội. - Các tài liệu về lý thuyết có liên quan đến nghiên cứu lễ hội truyền thống. 6.3. Mô tả Dựa trên những thông tin thu thập từ nghiên cứu điền dã và xử lý trên phần mềm máy tính về những tài liệu, các cuộc phỏng vấn, kể cả hình ảnh, băng hình. Luận án sẽ mô tả chi tiết các địa điểm các bon làng tổ chức lễ hội và một số sinh hoạt cộng đồng trong việc tổ chức lễ hội, tác giả sẽ bám sát vào thực tế những hình thức sinh hoạt cộng đồng thực hành nghi lễ trong lễ hội ở các bon làng với việc mô tả hết sức tỉ mỉ, nơi tổ chức lễ hội, thực hành nghi lễ và sinh hoạt cộng đồng, vui chơi giải trí và các trò chơi dân gian trong lễ hội để làm rõ được sự giống và khác nhau về cơ bản của một số lễ hội, giữa các bon làng; đồng thời, cho người đọc có cái nhìn cận cảnh có hệ thống về quá trình tổ chức các sinh hoạt cộng đồng, có những sự thay đổi của lễ hội trong xã hội đương đại. 6.4. Phân tích diễn giải so sánh Việc lý giải phân tích việc thay đổi hiện nay trong quá trình tổ chức lễ hội truyền thống của người M’Nông Preh ở huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông trên nhiều nguồn thông tin khác nhau: 9 Thứ nhất, phân tích các quan điểm của Đảng và Nhà nước về hoạt động lễ hội từ năm 1986 đến nay. Thứ hai, phân tích những quan điểm học thuật của những học giả đi trước về những vấn đề tổ chức lễ hội, tín ngưỡng và sinh hoạt cộng đồng có ảnh hưởng đến sinh hoạt lễ hội, đặc biệt là những năm sau giải phóng miền Nam thống nhất đất nước năm 1975, những năm 2000 thời điểm Tây Nguyên có những biến chuyển dữ dội như: di dân tự do, hoạt động mạnh của tôn giáo, mở rộng sản xuất phát triển kinh tế, trồng cây công nghiệp, xung đột về đất đai. Thứ ba, phân tích những luận điểm khoa học và lý thuyết đề tài. Thứ tư, tìm hiểu và phân tích, lý giải của cộng đồng trong việc tổ chức và bảo tồn văn hóa truyền thống nhất là lễ hội, đặc biệt là vào thời điểm phục hồi sau những năm dài không tổ chức lễ hội. Thứ năm, dựa vào các cuộc phỏng vấn, các băng ghi hình, ảnh chụp với việc kết hợp đa dạng những tài liệu điền dã, những tâm tư, tình cảm của cộng đồng bon làng, các quan điểm học thuật giúp cho việc phân tích, lý giải những vấn đề nghiên cứu một cách khoa học để từ đó đưa ra những kết quả nghiên cứu mới. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Trên cơ sở cái nhìn tổng quát về lễ hội truyền thống của người M’Nông Preh huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông và việc phục hồi trong xã hội đương đại của một loại hình sinh hoạt văn hóa nguyên hợp; nó thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan của cộng đồng M’Nông Preh, luận án góp phần tìm hiểu tư tưởng, nguyện vọng của cộng đồng trong điều kiện xã hội mới. - Góp phần vào việc nhận thức của chủ thể văn hóa, của xã hội về nguy cơ của một loại hình văn hóa đang bị mai một, từ đó thay đổi cách nhìn, ý thức trong bảo tồn văn hóa truyền thống. 10 - Từ cơ sở lý thuyết của đề tài ứng dụng vào thực tế của địa phương nhằm phục hồi lễ hội truyền thống theo tâm nguyện của cộng đồng và chính quyền địa phương. 8. Bố cục luận án Ngoài Mở đầu (13 trang), Kết luận (4 trang), Tài liệu tham khảo (17 trang), Phụ lục (31 trang), nội dung luận án chia làm 3 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận (42 trang) Chương 2: Phục hồi lễ hội truyền thống của người M’Nông Preh ở huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông (69 trang) Chương 3: Nhận định về sự phục hồi lễ hội truyền thống trong xã hội đương đại (58 trang) 11 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Trường Sơn - Tây Nguyên là vùng văn hóa đa dạng, phong phú, trong đó văn hóa M’Nông là một trong những chủ thể nền văn hóa đã cuốn hút nhiều nhà nghiên cứu. Trước năm 1954, những công trình nghiên cứu liên quan đến người M’Nông phần lớn là của một số học giả người Pháp. Trước hết phải nói đến H. Bernard với tác phẩm: Những cư dân mọi ở Đắk Lắk; Henri Maitre với khảo cứu đồ sộ Rừng người Thượng: Vùng rừng núi cao nguyên miền Trung Việt Nam. Có thể nhận thấy các công trình này chủ yếu phác thảo và giới thiệu khái quát về người M’Nông trong cộng đồng các dân tộc thiểu số cao nguyên miền Trung Việt Nam; chủ thể văn hóa của những vùng cao nguyên rộng lớn này. Sau năm 1954, có một số công trình nổi bật như Minority group in the Republic of Viet Nam (Các nhóm thiểu số ở Việt Nam cộng hòa) (Shrock II and others) hay Son of the mountains; Ethnohistory of the Vietnamese Central Highlands to 1954 (Những người con của núi rừng: lịch sử tộc người ở Cao Nguyên Việt Nam đến năm 1954). Đáng chú ý là công trình của G. C. Hickey Free in the forest: Ethnohistory of the Vietnamese Central Highlands 1954 - 1976 (Tự do trong rừng: lịch sử tộc người ở Cao Nguyên Việt Nam 1954- 1976)... Đặc biệt là công trình nghiên cứu về người M’Nông Gar của Georges Condominas Nous avons mangé la forêt xuất bản năm 1974 lần đầu tiên ở Pháp. Vào năm 2003 và năm 2008 Ở Việt Nam, công trình được Nhà xuất bản Thế giới ấn hành với tựa đề Chúng tôi ăn rừng đá - Thần Gôo và tiểu tựa (Hii saa Brii Mau-Yaang Gôo), Biên niên sử về làng Sar Luk của người M’Nông Gar (Bộ tộc tiền Đông Dương trên cao nguyên miền Trung Việt Nam). Bên cạnh đó, với cách tiếp cận liên ngành xã hội học, dân tộc học và ngôn ngữ học 12 Georges Condominas đã rất thành công trong các bài biên khảo ở Việt Nam và Đông Nam Á từ năm 1953 đến năm 1976 được ấn hành năm 1978 với tên gọi L’Espace social. A propos de l’Asie du Sud-Est, cho đến năm 1997 công trình này được dịch ra bản tiếng Việt với tựa đề Không gian xã hội vùng Đông Nam Á được đánh giá khá cao, là tư liệu khảo cứu có giá trị. Trước năm 1975, những học giả, nhà khoa học ở miền Nam Việt Nam cũng có một số công trình nghiên cứu về người M’Nông như Đồng bào các sắc tộc thiểu số Việt Nam; nguồn gốc và phong tục (1970) của Nguyễn Trắc Dĩ; một số bài báo của Nghiêm Thẩm in trên Nguyệt san Quê Hương năm 1961 như: “Tìm hiểu đồng bào Thượng”,“Nền kinh tế của đồng bào Thượng Trung nguyên Trung phần”; hay một số bài “Phong quang tỉnh Đắk Lắk” (Hồ Xuân Đàm, 1969); “Đồng bào sơn cước tại Việt Nam cộng hòa” (Lê Đình Chi, 1972); “Việt Nam chí lược: Cao nguyên miền Thượng” (1974) của Cửu Long Giang- Toan Ánh Những công trình nghiên cứu văn hóa tộc người M’Nông vào thời điểm trước năm 1975 đã có sự chú ý đầu tư, nhưng người M’Nông được đề cập chỉ mang tính khái lược và giới thiệu chưa có tính chuyên sâu và hàm lượng khoa học còn hạn chế. Sau năm 1975, với sự quan tâm và tập trung của các nhà khoa học, cơ quan nghiên cứu, đặc biệt là Viện Dân tộc học, người M’Nông đã được đề cập chuyên sâu trong các công trình khoa học. Tiêu biểu là công trình: Các dân tộc ít người ở Việt Nam - các tỉnh phía Nam (1984) của Viện Dân tộc học; Phong tục tập quán các dân tộc Việt Nam (1999) của nhóm tác giả Hoàng Văn Trụ, Đặng Văn Lung, Sông Thao; Lưu Hùng với Văn hóa cổ truyền Tây Nguyên (1996); Văn hóa các dân tộc Tây Nguyên, thực trạng và những vấn đề đặt ra (2004) do Trần Văn Bính chủ biên; Công trình Những khía cạnh của văn hóa dân gian M’Nông Noong (2001) của Đỗ Hồng Kỳ; Văn hóa, xã hội và con người Tây Nguyên (2007) Nguyễn Tấn Đắc; Những mảng màu văn 13 hóa Tây Nguyên (2007) của Ngô Đức Thịnh Đây là những công trình nghiên cứu có đầu tư với hàm lượng khoa học cao về người M’Nông, khái quát về tộc người với những đặc điểm chung về dân số, địa bàn cư trú, đời sống vật chất, tinh thần; trong đó đã khảo tả tương đối cụ thể về văn hóa của tộc người M’Nông đề cập đến lễ hội của cư dân bản địa. Ngoài ra còn có nhiều bài báo trên các tạp chí chuyên ngành nghiên cứu một vài khía cạnh cụ thể trong đời sống văn hóa xã hội và lễ hội của cộng đồng M’Nông. Với những nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa dân gian M’Nông và có nội dung liên quan đến luận án, chúng tôi phân thành hai nhóm vấn đề sau: * Những công trình nghiên cứu về văn hóa M’Nông Việc nghiên cứu lễ hội truyền thống người M’Nông Preh tỉnh Đắk Nông, kể cả những công trình nghiên cứu chuyên sâu về người M’Nông còn hạn chế. Những công trình bài viết của các tác giả, nhà nghiên cứu chủ yếu đề cập đến đời sống tinh thần của cư dân M’Nông, trong đó có tộc người M’Nông Preh được tập hợp trong nhóm này để có cái nhìn chung, nhằm đánh giá toàn diện về sinh hoạt văn hóa tinh thần của người M’Nông. Địa phương chí tỉnh Quảng Đức do Tòa hành chính tỉnh Quảng Đức phát hành năm 1960 sau khi đơn vị hành chính tỉnh Quảng Đức được thành lập theo Sắc lệnh số 24 NV ngày 23/01/1959 của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ký; toàn tỉnh có 03 quận gồm: Khiêm Đức, Kiến Đức và Đức Lập với 215 buôn Thượng của các sắc dân M’Nông, Mạ, Ê Đê, K’ho, dân tộc Thượng ở tỉnh Quảng Đức chiếm gần 2/3 dân số toàn tỉnh, khoảng 20.000/30.792 người, trong đó Bộ lạc M’Nông chiếm đa số. Tuy nhiên, về phía Bắc quận Đức Lập có một số người M’Nông Preh tiến bộ hơn. Về việc sản xuất, đồng bào Thượng chuyên sống về nông nghiệp họ không biết cày cấy như đồng bào Kinh mà chỉ biết chuyên làm rẫy trên các ngọn đồi. 14 Về phong tục tập quán, cũng như đồng bào Thượng thuộc các Bộ lạc khác, Bộ lạc M’Nông và Mạ trong tỉnh có phong tục, tập quán rất phức tạp nặng tính chất mê tín dị đoan. Về tín ngưỡng, đồng bào Thượng tại tỉnh Quảng Đức không theo tôn giáo nào mà trái lại thờ nhiều thần: thần trời, thần đất, thần nông, thần núi, thần lửa. Tuy nhiên, họ tín ngưỡng trên các vị thần ấy có một vị thần nhân là Đấng tối cao như thượng đế vậy, do tin tưởng nhiều thần nên đồng bào Thượng thường cúng tế quanh năm. Địa phương chí tỉnh Quảng Đức là một tài liệu có giá trị, tuy mang tính khái lược giới thiệu về mảnh đất và con người nơi đây nhưng cho thấy bức tranh tương đối toàn diện về đời sống của cộng đồng các dân tộc tại chỗ với những số liệu cơ bản làm cơ sở để đối chiếu nghiên cứu, đóng góp một phần tư liệu trong tài liệu nghiên cứu về Đăk Nông. Năm 1966, Bộ Quân lực Hoa Kỳ đã công bố công trình Minoroty group inder Rubulist of Viet Nam - các nhóm thiểu số ở Việt Nam Cộng hòa. Công trình này nằm trong chương trình nghiên cứu về các dân tộc ở Việt Nam được miêu tả qua hơn 50 trang và chia thành 12 phần, bên cạnh việc giới thiệu về các tộc người thiểu số ở Việt Nam, đặc biệt là ở Tây Nguyên thì công trình này còn giới thiệu tương đối toàn diện về người M’Nông từ đặc điểm nhân chủng đến ngôn ngữ, nguồn gốc tộc người; đặc biệt là văn hóa, tập quán, những cấm kị trong sinh hoạt tín ngưỡng. Trên cơ sở giới thiệu về đời sống văn hóa cộng đồng có đề cập đến sinh hoạt tín ngưỡng và lễ hội, trong đó giới thiệu một số nghi lễ quan trọng gắn liền với đời sống cư dân bản địa. Mặc dù giới thiệu hết sức khái quát nhưng tư liệu đã giúp cho người nghiên cứu có thêm những cơ sở để nhận định và đánh giá cơ bản về người M’Nông. Đại cương về các dân tộc Ê Đê, M’Nông ở Đắk Lắk, năm 1982, Sở Văn hóa, Thông tin Đắk Lắk xuất bản do Bế Viết Đẳng chủ biên. Cũng như các công trình nghiên cứu khác, các tác giả đề cập vấn đề phân bố dân cư, thành 15 phần dân tộc, đặc điểm nhân chủng của hai dân tộc bản địa M’Nông và Ê Đê. Trong phần thứ 3 của công trình này đã tập trung trình bày những phong tục tập quán và nghi lễ của hai tộc người M’Nông và Ê Đê. Tuy nhiên, những giới thiệu này chỉ mang tính khái quát; tác giả Vũ Đình Lợi chỉ mong muốn giới thiệu một vài hình ảnh cơ bản về sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người M’Nông và Ê Đê mang tính gợi mở, cho những định hướng nghiên cứu sâu hơn để sau này các tác giả tiếp tục nghiên cứu về hai tộc người nói trên. Năm 2007, tác giả Trương Bi cho ra mắt công trình Văn hóa mẫu hệ M’Nông, đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu về một lĩnh vực của cư dân M’Nông. Tuy nhiên, việc nhận định, đánh giá và phân tích về văn hóa mẫu hệ M’Nông từ gia đình, dòng họ cho đến cộng đồng trong các mối quan hệ xã hội phức tạp. Bên cạnh đó, các hoạt động xã hội, các hoạt động cộng đồng như tín ngưỡng, lễ hội của người M’Nông là cơ sở để chi phối về loại hình văn hóa đặc biệt này. Tác giả Trương Bi đã nhấn mạnh dấu ấn thiết chế mẫu hệ trong đời sống cộng đồng M’Nông xưa và nay, như một mặt để khẳng định những giá trị văn hóa đó đã làm nên nền tảng đời sống cộng đồng và duy trì cho đến ngày nay; mặt khác tác giả đã cung cấp cho bạn đọc, những người nghiên cứu những kiến thức bổ ích. Công trình Phong tục tập quán cổ truyền của một số dân tộc thiểu số Tây Nguyên (2007) nhà xuất bản Văn hóa dân tộc của tác giả Ngô Đức Thịnh, Lê Văn Kỳ. Tuy chỉ tập trung nghiên cứu phong tục tập quán của tộc người Ê Đê và M’Nông nhưng cho thấy sự đóng góp mới của lĩnh vực nghiên cứu đã có một số tác giả đề cập với sự thuận lợi của Viện Văn hóa lú... và nhân học văn hóa, chúng tôi sẽ sử dụng quan điểm học thuật về phục hồi di sản văn hóa phi vật thể để giải quyết các mục tiêu đặt ra của luận án. * Quan điểm học thuật về phục hồi di sản văn hóa phi vật thể Việc phục hồi lễ hội truyền thống của người M’Nông Preh, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc tổ chức phục hồi lễ hội truyền thống đang phải đối diện với những khó khăn, thách thức to lớn của đời sống có nhiều thay đổi trong xã hội đương đại. Dưới sự tác động đa chiều, sự biến chuyển của chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, những thuận lợi về tiện ích khả năng tiếp cận với đời sống mới dễ dàng trong sinh hoạt và thụ hưởng đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của xã hội phát triển. Dựa trên các nguyên tắc bảo vệ di sản phi vật thể nói chung và lễ hội truyền thống nói riêng thì đảm bảo bốn đặc tính cơ bản: tính chỉnh thể, tính bình đẳng, tính 32 cộng đồng và tính biến đổi. Do vậy, khi soi chiếu về việc nghiên cứu, phục hồi các lễ hội truyền thống, những đặc tính đó đều có giá trị quan trọng trong việc tái tạo và thực hành các thành tố trong lễ hội truyền thống. Vấn đề phục hồi những di sản văn hóa nói chung và lễ hội truyền thống nói riêng đã phát sinh những quan điểm khác nhau trong vấn đề nhận thức, quản lý, tổ chức; sự đồng thuận của cộng đồng và chính quyền các cấp đã là những vấn đề hết sức quan trọng, trở thành chủ đề tranh luận trong các bàn nghị sự, trong chính sách quản lý, kế hoạch bảo tồn và tổ chức cho cộng đồng trở thành những đề tài nóng và có tính thời sự cao. Điều đó cũng đặt ra cho những người nghiên cứu, những nhà quản lý tìm hiểu nghiên cứu và đề ra những phương pháp, cách thức tổ chức, phục hồi vừa đảm bảo hài hòa giữa những quy định, nguyên tắc của liên hiệp quốc, của thể chế chính trị, đường lối lãnh đạo của Đảng, nhà nước, của bộ ngành có liên quan và cộng đồng tìm được tiếng nói chung trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị của lễ hội truyền thống; nhìn nhận về di sản văn hóa hiện nay nhất là công tác phục hồi lễ hội truyền thống của người M’Nông Preh ở huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông. Theo quan điểm phục hồi văn hóa phi vật thể của Công ước về bảo vệ văn hóa phi vật thể Unesco năm 2003, di sản được xác định vẫn còn hiện diện trong đời sống cộng đồng và trong kí ức của các thành viên, đặc biệt là lễ hội truyền thống là đối tượng của hoạt động phục hồi “Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật thể được các cộng đồng và các nhóm người không ngừng tái tạo để thích nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ” (Khoản 1, Điều 2). Lễ hội truyền thống của người M’Nông Preh được lưu giữ và tổ chức trong đời sống cộng đồng suốt hàng ngàn đời, được già làng, nghệ nhân, cộng đồng ghi nhận và bảo tồn vì trong đó hàm chứa những giá trị truyền thống hết sức tốt 33 đẹp; lễ hội trở thành đối tượng quan trọng trong việc phục hồi đối với di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, để đảm bảo tính xác thực của di sản sau sự phục hồi đòi hỏi có sự gắn kết hay sự tương tác của di sản văn hóa đối với cộng đồng, sự tạo dựng không gian mới cho di sản lễ hội truyền thống đều có liên quan tới những yếu tố mật thiết đến sự lựa chọn, quyết định của chủ thể di sản văn hóa đó. Ta đã biết, lễ hội truyền thống là sinh hoạt văn hóa dân gian đang sống trong đời sống cộng động và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc thực hành các nghi lễ tái hiện các hoạt động lễ hội đã trở nên bức thiết và là nhu cầu tự thân của cộng đồng. Lễ hội truyền thống là một chỉnh thể nguyên hợp, tính thống nhất cao giữa các thành tố để tạo nên; đương nhiên việc tách ra khỏi các loại hình văn hóa khác của cộng đồng đối với lễ hội là điều nên tránh. Lễ hội truyền thống gắn chặt với sinh hoạt văn hóa đời sống bon làng, với môi trường sống, sự tồn tại có tính chất hữu cơ ấy đã giữ cho loại hình văn hóa dân gian tồn tại và được trao truyền cho nhiều thế hệ. Trong quan điểm bảo tồn lễ hội truyền thống với những quan điểm khác nhau được đặt ra nhưng chung quy nhằm nghiên cứu sâu hơn về những vấn đề bảo tồn di sản phi vật thể có tính khoa học và sáng tạo, rút ra những luận cứ xác đáng để đảm bảo việc bảo tồn di sản được đồng nhất. Tính chỉnh thể được thể hiện nổi bật và làm rõ hơn màu sắc của từng địa phương, tạo nên sự khác biệt và độc đáo của lễ hội truyền thống khó trộn lẫn. Những vấn đề được đặt ra với cộng đồng là làm sao tái hiện được những di sản của cha ông để lại gắn kết với đời sống, với những quan niệm tốt đẹp trong đời sống tâm linh và sinh hoạt cộng đồng, cầu mong cho đời sống được tốt đẹp và phồn vinh. Tuy nhiên, để xác định đâu là những tập tục, những hủ tục lạc hậu, giữa cái mới và cái cũ, giữa tồn tại vĩnh viễn và những cái nhất thời có thể thay thế. Việc cộng đồng lựa chọn, quyết định thì vấn đề thực hành và tái hiện sẽ trọn vẹn theo ý nguyện của cộng đồng. Họ sáng tạo thì họ biết 34 cái gì là tốt đẹp, những vấn đề gì chưa phù hợp, cần loại bỏ. Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Sau nhiều năm gián đoạn, cộng với những thay đổi trong một số quy định về tổ chức lễ hội, việc phục hồi và tổ chức lễ hội ở nhiều địa phương đã gây nên nhiều vấn đề quản lý nhất định, đó là việc phục hồi và tổ chức lễ hội một cách máy móc, bắt chước nhau, không chú ý đến đặc thù của địa phương trong việc khôi phục và tổ chức lễ hội [106]. Trong quá trình bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống đặc biệt là lễ hội, có thời điểm chủ trương và quan điểm còn nặng về tính chỉ đạo chưa đồng nhất phục hồi văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại. Vẫn còn quan điểm cho rằng lễ hội truyền thống là yếu tố không còn phù hợp với xã hội hiện đại và việc bảo tồn di sản văn hóa đó sẽ làm cản trở sự phát triển của xã hội. Do không nhìn nhận thấu đáo về văn hóa truyền thống ở mặt tích cực của cộng đồng, của nền tảng phát triển của xã hội mà đánh đồng với sự lạc hậu, còn nặng tính mê tín dị đoan và không theo kịp với xã hội hiện đại. Cộng đồng là người sáng tạo văn hóa truyền thống, là chủ thể của loại hình văn hóa truyền thống đó. Trong công ước 2003 đều nhấn mạnh vai trò của cộng đồng trong việc sáng tạo, bảo tồn và trao truyền cho các thế hệ: Ghi nhận rằng các cộng đồng, đặc biệt là các cộng đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân bản địa đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra, bảo vệ, duy trì và tái sinh di sản văn hóa phi vật thể, từ đó làm giàu thêm sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người. Do vậy, việc phục hồi lễ hội truyền thống của người M’Nông Preh ở huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông phải dựa trên nguyên tắc cơ bản, cần xuất phát từ nhu cầu tự thân hoặc đề nghị của cộng đồng với mục tiêu duy trì những giá trị 35 của di sản đối với cộng đồng nếu không sẽ dẫn đến sự áp đặt làm thay người khác, không phát huy được nội lực và sự tham gia tích cực của cộng đồng. Theo GS.TS Ngô Đức Thịnh: Một vấn đề về mặt nhận thức là lâu nay chúng ta thường tự cho mình có cái quyền tự đưa ra các phán quyết về hiện tượng văn hóa này là “tiến bộ”, hiện tượng kia là “lạc hậu” rồi từ đó quyết định người dân được làm cái này mà không được làm cái kia. Đứng từ góc độ chủ thể văn hóa chúng ta có thể định hướng cho người dân còn lựa chọn cái này hay cái kia trong hoạt động sinh hoạt văn hóa phải là do người dân tự đánh giá, lựa chọn và quyết định [128, tr.475]. Do vậy, trong nguyên tắc phục hồi lễ hội truyền thống cộng đồng là người quyết định di sản văn hóa của họ được lưu giữ hay không và không ai khác họ sẽ làm tốt điều đó. Việc phục hồi lễ hội truyền thống của người M’Nông Preh trong môi trường xã hội đương đại chính là thể hiện quan điểm tính tích cực chủ thể trong việc bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống, vì lễ hội là sản phẩm của cộng đồng và không ai hiểu các nghi lễ thực hành văn hóa bằng họ. Tính bình đẳng là tiêu chí quan trọng để nhận diện vị trí ngang bằng của văn hóa các dân tộc. Tại diễn đàn quốc tế về di sản văn hóa phi vật thể tổ chức tại Thành Đô, Trung Quốc ngày 29/5/2011, Cécile Duvelle đã nhấn mạnh “Không thứ bậc nào có thể được đặt ra để có thể phân biệt được di sản phi vật thể với cộng đồng này là tốt hơn, giá trị hơn, quan trọng hơn hoặc hay hơn so với di sản của bất kỳ cộng đồng nào khác”. Đó là một trong bốn đặc tính cơ bản của di sản văn hóa phi vật thể mà tính bình đẳng đã được đề cao. Do vận dụng quan điểm bảo tồn có chọn lọc trong quá trình thực hiện hiện đại hóa đã làm một số di sản văn hóa, trong đó có lễ hội đã bị mai một; làm thay 36 đổi một số nội dung, nghi thức, nghi lễ truyền thống, có ảnh hưởng đến nội dung và ý nghĩa của lễ hội truyền thống. Đối với quan điểm của Đảng và Nhà nước từ những năm 1948, việc bảo tồn có chọn lọc đã được đặt ra trong báo cáo văn hóa của Hội nghị văn hóa toàn quốc; đến năm 1998 trong Chỉ thị 27-CT/TW, ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị được tiếp tục ghi nhận như sau: “Bảo tồn có chọn lọc, cải tiến, đổi mới những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, loại bỏ dần trong cuộc sống những hình thức lỗi thời, lạc hậu, nghiên cứu, xây dựng và hình thành dần những hình thức vừa văn minh, vừa giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”. Và trong suốt quá trình quản lý và chỉ đạo của Đảng và Nhà nước luôn đề cao công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa. Do đó, trong Nghị định số 92/2002/NĐ-CP, ngày 11/11/2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa, trong Điểm c, của Điều 10 đã ghi: “Phục dựng một cách có chọn lọc nghi thức lễ hội truyền thống như tế, lễ, đón rước và các nghi thức truyền thống khác”. Trong giai đoạn trước đây, việc nhìn nhận văn hóa dân gian và các lễ hội truyền thống, niềm tin tín ngưỡng trong xây dựng đời sống văn hóa mới, mặt nào đó còn hạn chế và đánh đồng với việc mê tín dị đoan, ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội và ổn định dân cư. Do đó, đã biểu hiện có tính phân loại giá trị cao thấp giữa các loại hình văn hóa, các di sản văn hóa khác nhau; đồng thời cũng vô hình chung phân loại giá trị các yếu tố trong cùng một loại hình như tốt, xấu, tiên tiến, lạc hậu, mê tín dị đoan. Việc đề cao, bảo tồn lễ hội truyền thống mặc nhiên làm hạn chế và phát huy một số thực hành văn hóa ưu tiên thực hiện văn hóa này nhưng lại loại bỏ những thành phần văn hóa khác theo quan niệm của Evans (1985). Do vậy, “Ở một khía cạnh nào đó, quan điểm và phương pháp bảo tồn có chọn lọc đã tạo ra một số rào cản trong việc 37 bảo tồn và phát huy các loại hình di sản văn hóa khác nhau trong quá trình hiện đại hóa” [99, tr.23]. Nghị quyết Trung ương V, Khóa VIII Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và một số văn bản chỉ đạo của nhà nước đều hướng đến việc phục hồi, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Những hình thức sinh hoạt văn hóa, những loại hình văn hóa được coi là tốt đẹp, phù hợp trong suy nghĩ, ý kiến chỉ đạo thì được khuyến khích phục hồi, tái dựng, còn những vấn đề nào có hơi hướng mang màu sắc mê tín, dị đoan, trái với điều kiện phát triển của đời sống văn minh thì hạn chế và dần được xóa bỏ. Với quan điểm về thế tục hóa và hiện đại hóa văn hóa trong việc phục hồi văn hóa truyền thống đã cho thấy mặt nào đó của phần hội được đề cao trong việc tổ chức văn nghệ quần chúng, các trò chơi dân gian, thể thao, vui chơi giải trí. Việc thực hành các nghi lễ, các nghi thức trong lễ hội truyền thống mang dáng dấp hình thức sân khấu hóa theo cách chỉ đạo của địa phương chưa có sự đồng thuận từ cộng đồng. Với những chỉ đạo mang tính hành chính, hình thức sân khấu hóa, sáng tạo truyền thống trong việc phục hồi các lễ hội truyền thống ở huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông mặt nào đó không thỏa mãn với những suy nghĩ và ước nguyện của cộng đồng; xem phương pháp sân khấu hóa là điều bình thường trong việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa truyền thống. Đối với cộng đồng, chỉ phù hợp với một mức độ nhất định, những hoạt động đó gắn kết với một xã hội văn minh và phát triển nhưng nó cũng hàm chứa những vấn đề hết sức lo lắng từ cộng đồng trong việc tổ chức lễ hội, các thành tố, nội dung đều gắn kết với nhau trong một chỉnh thể thống nhất của một lễ hội truyền thống không có sự tách bạch mà mỗi nội dung có trong tổ chức lễ hội truyền thống đều có một vị trí nhất định, có một vai trò quan trọng trong việc tổ chức lễ hội. Do đó, nó không thể thay 38 thế cho sự trình diễn các loại hình văn hóa mới hoặc có hơi hướng hiện đại, lai căng, lai tạp của các cộng đồng khác (đặc biệt là người Kinh) có thể làm lệch lạc, phai nhạt các giá trị của văn hóa truyền thống được cộng đồng tạo dựng suốt hàng ngàn đời. Lễ hội truyền thống không chỉ phục vụ cho một sự kiện chính trị cho một xã hội văn minh mà đó là trách nhiệm của một cộng đồng và chỉ có cộng đồng tổ chức với nhu cầu thực tế và nguyện vọng của họ, phục vụ cho những định ước để mong muốn hướng đến một đời sống tốt đẹp và yên bình. Lễ hội truyền thống được tổ chức theo chu kỳ sinh hoạt của xã hội, chu kỳ mùa vụ sản xuất nương rẫy, nhưng ngày nay việc thay đổi cây trồng công nghiệp với những mùa vụ không còn thời điểm thuận lợi vào mùa khô như trước đây. Với sự phát triển của các loại hình du lịch đa dạng và phong phú, cộng đồng đã có điều kiện để phục hồi, tái tạo các loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống. Những lễ hội lớn đã thu hút được khách du lịch từ nhiều nơi và chính họ cũng là một phần trong việc thúc đẩy quá trình phục hồi của các lễ hội truyền thống. Người M’Nông Preh hiện nay sống hòa đồng hơn với nhiều mối kết giao, quan hệ rộng lớn trong xã hội và được nhìn nhận là cộng đồng thân thiện. Hơn bao giờ hết, những sinh hoạt văn hóa truyền thống đều có sự chú ý tham gia của khách du lịch, những người muốn tìm hiểu, khám phá những giá trị của văn hóa truyền thống, của cư dân bản địa. Tuy việc ảnh hưởng của du lịch đến phục hồi lễ hội truyền thống của người M’Nông Preh ở vùng Krông Nô, tỉnh Đắk Nông cũng hết sức hạn chế vì du lịch ở đây chưa phát triển và cộng đồng cũng chưa biết làm du lịch một cách rõ ràng, sự chuẩn bị cho sự lựa chọn mô hình văn hóa với du lịch đang từng bước tiếp cận, tổ chức có tính quy mô hơn. Tuy nhiên, lễ hội tổ chức ở cộng đồng M’Nông Preh cũng tiếp nhận số lượng du khách tham dự cũng khá lớn, đặc biệt là cộng đồng các dân tộc, trong đó người Kinh chiếm số lượng lớn, càng ngày đóng 39 vai trò thúc đẩy cho sự phát triển du lịch ở địa phương, giữa nhu cầu thưởng thức của du khách mong muốn tìm hiểu những phong tục, tập quán, giá trị văn hóa của cư dân bản địa đã đặt cộng đồng M’Nông Preh vào một vị thế mới của một người tổ chức thực hành di sản văn hóa, chủ nhân của loại hình di sản văn hóa độc đáo đó biết cách bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị phi vật thể của cha ông để lại. Nếu không được chú trọng thì cộng đồng sẽ bị hình thức sân khấu hóa và sáng tạo truyền thống sẽ làm mai một và mất dần giá trị văn hóa, xã hội, tâm linh của các di sản văn hóa độc đáo, đừng để nguồn lợi vật chất sẽ làm sai lệch và hủy hoại từng bước các nội dung nghi lễ của lễ hội truyền thống M’Nông Preh. Biến đổi cũng là thuộc tính của di sản văn hóa phi vật thể trong một xã hội luôn có sự thay đổi và phát triển không ngừng. Cộng đồng vừa giữ gìn những di sản truyền thống vừa phải chấp nhận sự thay đổi cho phù hợp với điều kiện sống của một xã hội hiện đại. Do vậy “Tất cả các di sản văn hóa phi vật thể đều biến đổi theo thời gian, biến đổi là hệ quả của sự sáng tạo và thích ứng của cộng đồng nắm giữ di sản trước sự thay đổi của môi trường sống cũng như thông qua quá trình tiếp biến văn hóa” [141, tr.10]. Theo GS.TS Lê Hồng Lý cho rằng: Mỗi thời đại đều có văn hóa của thời đại mình. Do đó các hoạt động văn hóa đều thay đổi để phù hợp với những yêu cầu, điều kiện của thời đại đó. Các lễ hội truyền thống cũng như vậy. Sẽ có những cái cũ dần dần mất đi khi không còn phù hợp, xuất hiện những cái mới, cái mới đó lúc đầu có thể bị phản ứng, bị tẩy chay, song nếu nó không phù hợp với điều kiện của làng, không đáp ứng được thuần phong mỹ tục thì nó sẽ phải điều chỉnh, thay đổi sao cho phù hợp, sau một thời gian dài chính những cái mới đó lại trở thành truyền thống [80, tr.6]. 40 Như vậy, rõ ràng trong bối cảnh của thời kỳ đổi mới với sự hội nhập đồng thời với sự thay đổi mạnh mẽ của xã hội vùng Tây Nguyên nói chung và cộng đồng người M’Nông Preh ở huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông nói riêng đã tạo ra sự chuyển đổi trong đời sống sinh hoạt của cộng đồng, đặc biệt là lễ hội. Giá trị văn hóa cũng như bản sắc văn hóa hình thành trong thời kỳ lịch sử nhất định và là yếu tố khá bền vững; tuy vậy, có giá trị đó không phải là bất biến mà là thay đổi theo sự phát triển của xã hội. Đặc biệt là sự thay đổi của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên, mặt nào đó đã cho thấy rằng, khi nghiên cứu về lý thuyết các giá trị về hệ giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam thì cũng đã đề cập đến một số vấn đề về bảo tồn văn hóa truyền thống có sự tác động từ bên ngoài. Với việc áp dụng quan điểm học thuật về phục hồi di sản văn hóa phi vật thể chúng tôi sẽ nghiên cứu cụ thể những nội dung sau: - Nghiên cứu cách thức cộng đồng, bon làng đã phục hồi như thế nào từ văn hóa phi vật thể; chúng tôi cố gắng tìm hiểu việc phục hồi lễ hội truyền thống người M’Nông Preh từ những năm đầu tái lập tỉnh, nghiên cứu việc thực hiện các nội dung, các quy định và cách thức tổ chức quản lý lễ hội cộng đồng. - Nghiên cứu việc thực hành lễ hội (các nghi lễ, nghi thức...) và việc tái tạo lễ hội truyền thống triển khai như thế nào. - Nghiên cứu những yếu tố tác động đến quá trình phục hồi và chủ thể văn hóa (cộng đồng) này làm những gì, yếu tố bên ngoài (khách quan, chủ quan) tác động như thế nào. - Nghiên cứu hệ quả của việc phục hồi lễ hội truyền thống về văn hóa, xã hội và di sản cộng đồng có gì sai hay không, có phù hợp và tương thích với xã hội đương đại. Chúng tôi tin tưởng rằng, việc áp dụng quan điểm học thuật 41 về phục hồi di sản văn hóa phi vật thể sẽ góp phần làm rõ được quá trình phục hồi lễ hội truyền thống của cộng đồng M’Nông Preh. Những luận điểm và quan điểm học thuật trên của các tác giả đã cho chúng tôi thấy được những thay đổi của các hình thức sinh hoạt cộng đồng, trong đó đặc biệt là lễ hội để có điều kiện nghiên cứu chuyên sâu về sự phục hồi của lễ hội truyền thống người M’Nông Preh ở huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông giúp chúng tôi tiếp cận và tìm hiểu sâu về thực hành lễ hội của cộng đồng và những yếu tố cấu thành nên nền tảng xã hội. Các nghi lễ, cấu trúc lễ hội, các thành tố văn hóa cũng như vai trò của văn hóa trong cuộc sống cộng đồng, trong sinh hoạt lễ hội, sinh hoạt cộng đồng. Sự thay đổi trong đời sống tín ngưỡng, lễ hội bắt đầu từ khoảng thời gian nào, đối tượng, nguyên nhân đã sản sinh ra các hiện tượng sinh hoạt cộng đồng đó. Khi nghiên cứu cụ thể trường hợp này, chúng tôi sẽ tìm hiểu một số thời điểm đánh dấu những thay đổi trong việc tổ chức sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là lễ hội của người M’Nông Preh giai đoạn 2004 khi tái lập tỉnh và thời điểm hiện nay; từ đó để tìm hiểu những tác động của việc thực hành lễ hội đến đời sống cộng đồng người M’Nông Preh ra sao. Quá trình thay đổi và thực thi những chính sách về đời sống văn hóa cộng đồng của người M’Nông Preh ở huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông. Vấn đề nảy sinh và tìm hiểu nguyên nhân vì sao một số chính sách đã tác động đến cộng đồng và lễ hội; cộng đồng M’Nông Preh ở Krông Nô ứng xử như thế nào trong mối quan hệ giữa cộng đồng, bon làng và nhà nước trong thời kỳ đổi mới và thời điểm hiện tại. Việc áp dụng này trong nghiên cứu luận án chúng tôi giải quyết các vấn đề đặt ra một cách hiệu quả. 1.3. Người M’Nông Preh ở huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông 1.3.1. Đặc điểm tự nhiên và dân cư - Đặc điểm tự nhiên 42 Huyện Krông Nô bao bọc bởi núi Nâm Nung hùng vĩ, cao 1505m, án ngữ phía Tây Nam cao nguyên M’Nông. Đây là vùng sơn nguyên đặc thù với núi cao trung bình 470m so với mặt nước biển, với cao nguyên đất đỏ bazan. Huyện Krông Nô thành lập năm 1987 theo Quyết định 212-HĐBT ngày 09 tháng 11 năm1987 gồm có 6 đơn vị hành chính cấp xã Nam Đà, Đắk Rồ, Nâm Nung, Đức Xuyên, Quảng Phú, Nam ka. Năm 2004, tỉnh Đăk Nông được thành lập và điều chỉnh địa giới hành chính đến nay đã có 11 xã, thị trấn gồm: thị trấn Đăk Mâm, xã Nam Đà, Đắk Rồ, Nâm Nung, Đức Xuyên, Quảng Phú, Nâm N’Đir, Đăk Nang, Đăk Sôr, Buôn Chóa và Tân Thành. Huyện Krông Nô cách thị xã Gia Nghĩa (tỉnh lỵ Đăk Nông) 100km. Phía Đông giáp tỉnh Đăk Lăk, phía Tây giáp huyện Đăk Min, huyện Đăk Song; phía Nam giáp huyện huyện Đăk G’long; phía Bắc giáp huyện Cư Jut. Khí hậu ở đây thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm thấp, với hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10, mùa khô từ tháng 11 kéo dài đến tháng 3 năm sau. Với địa hình và khí hậu đặc trưng Nam Tây Nguyên, Krông Nô có hệ động thực vật đa dạng và phong phú. Diện tích tự nhiên toàn huyện là 81.365,7 ha, trong đó đất đỏ bazan và phù sa chiếm 65.000 ha. - Dân cư Huyện Krông Nô là một huyện đa dân tộc với 20 dân tộc anh em cùng sinh sống, gồm người Kinh, M’Nông, Ê Đê, Thái, Tày, Mông, Dao, Sán Chỉ, Ba Na... Hiện nay dân số trên 73.821 người, trong đó dân tộc M’Nông có 423 hộ với 6426 người (năm 1997 có 4166 người). Người M’Nông từ xa xưa đã là dân tộc chủ thể của vùng cao nguyên M’Nông rộng lớn. Người M’Nông Preh là cư dân sinh sống lâu đời ở vùng đất này, là một nhánh của M’Nông. Địa bàn cư trú của người M’Nông Preh chủ yếu tập trung ở huyện Krông Nô, huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông. Sau năm 1975, cùng với chính sách di dân của nhà nước và việc di cư ồ ạt của người Kinh và các dân 43 tộc phía Bắc lên Tây Nguyên đã làm thay đổi cán cân dân số và diện mạo xã hội. Huyện Krông Nô cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thực trạng này, ngày càng nhiều các dân tộc Tày, Thái, Dao... định cư tại đây. Người Kinh và các dân tộc phía Bắc đa phần sống biệt lập theo khu vực, chỉ một bộ phận nhỏ sống xen cài với người M’Nông. Việc sinh sống như vậy ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bản địa, tác động đến văn hóa truyền thống. Bên cạnh việc giao lưu, tiếp biến văn hóa theo hướng tích cực còn ẩn chứa bên trong những biến động dữ dội của xã hội truyền thống. Do đó, văn hóa người Kinh, người miền xuôi hiện đã làm thay đổi rất lớn đời sống cộng đồng. Các thế lực thù địch ra sức chống phá, cùng với sự sa sút về kinh tế dẫn đến các sinh hoạt cộng đồng, lễ hội truyền thống xa dần tính nguyên bản và nhạt dần chất dân gian, có nguy cơ bị mai một và lãng quên với thời gian. 1.3.2. Sinh hoạt văn hóa vật chất - Sản xuất kinh tế Kinh tế truyền thống của người M’Nông Preh là kinh tế nương rẫy, hái lượm và săn bắt. Kinh tế nương rẫy chiếm vị trí quan trọng đối với người M’Nông, họ khai phá các khu rừng để làm rẫy theo kiểu luân khoảnh. Đồng bào chọn các khu rừng non, phát và trồng tỉa một vụ, sau từ năm đến sáu mùa rẫy họ quay lại sản xuất. Người M’Nông cho rằng cách “ăn rừng” như vậy vừa giữ được rừng vừa có đất để sản xuất lâu dài. Việc chọn rẫy được tiến hành từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau và phát dọn đốt rẫy. Bắt đầu từ tháng 4 có mưa chuẩn bị các điều kiện và hạt giống, tháng 5 là tháng chính vụ gieo tỉa. Cây trồng chủ yếu là cây lúa cạn - lúa rẫy, lúa nếp và lúa nước. Ngoài ra họ còn trồng ngô, sắn, khoai và các cây lương thực phụ. Rẫy truyền thống người M’Nông không trồng cây ăn quả. Nông cụ làm rẫy chủ yếu là rìu, dao, chà gạc để đốn cây, phát cỏ; cuốc để xới đất, gậy chọc lỗ, gùi nhỏ, ống lồ ô đựng hạt giống; cào cỏ, liềm cắt lúa; 44 gùi lớn đựng lúa. Người M’Nông khá thông thạo phương thức sản xuất luân canh, hưu canh, đa canh hay xen canh theo chu kỳ sản xuất để giữ độ phì nhiêu cho đất tránh bạc màu; đây là kỹ năng canh tác thuần nhất có giá trị. Ngoài việc trồng tỉa, người M’Nông còn biết thuần dưỡng voi rừng, chăn nuôi gia súc như trâu, bò, dê, chó và gia cầm như gà, vịt. Người M’Nông sống dựa vào thiên nhiên và phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên; họ thường săn thú trong rừng, bắt cá dưới sông suối; hái lượm rau, củ, quả trong rừng. Người M’Nông còn biết dùng bẫy đặt, keo dính để bẫy chim, thú như: bẫy đạp (dak jot), bẫy sập (ngup), keo dính (jih) và nhiều công cụ lồng sập, thuốc cá bằng vỏ cây Nham, N’drau và Rle đập nhuyễn thả xuống nước. Nghề thủ công chủ yếu tập trung ở nghề rèn và dệt thổ cẩm, phục vụ cho nhu cầu tại chỗ của cộng đồng. Nghề rèn chủ yếu sản xuất nông cụ, cải tiến hoặc tái sinh các vật dụng kim loại. Tuy nhiên, họ không sản xuất được chiêng, ché mà phải mua từ bên ngoài, chủ yếu của người Lào và người Kinh. Nghề dệt thổ cẩm đạt trình độ tinh tế, nhất là thêu, nhuộm, dệt hoa văn trên vải. Bên cạnh đó họ rất khéo léo làm các vật dụng sinh hoạt hàng ngày từ các loại tre nứa có sẵn trong rừng như gùi, rổ, giỏ, mẹt cũng hết sức tiện dụng và bền đẹp. Ngày nay, người M’Nông Preh thay đổi phần lớn phương cách sản xuất kinh tế, vẫn còn bộ phận dân cư canh tác nương rẫy là chủ yếu, nhưng họ từng bước chuyển đổi chuyên canh cây công nghiệp như: cà phê, hồ tiêu, cao su. Tình trạng thiếu đất sản xuất, nạn phá rừng làm nương rẫy vẫn đang tái diễn. Một số hộ dân M’Nông Preh đã chăn nuôi trâu, bò, gia cầm với số lượng lớn cung cấp thịt cho các chợ và thu nhập kinh tế gia đình. Nhìn chung mặt bằng kinh tế có những biến chuyển tích cực, đời sống cộng đồng được cải thiện. Thực tế, phần lớn bà con M’Nông Preh còn nghèo do đất đai có hạn, thói quen sản xuất manh mún, nhỏ lẻ; không nắm bắt được những tiến bộ khoa học 45 kỹ thuật nên năng suất, chất lượng nông sản không cao, thu nhập bấp bênh, năm được mùa, năm mất mùa. Một bộ phận người dân thiếu ăn phải làm thuê, sống dựa vào nguồn cứu trợ của nhà nước và hái lượm trong rừng, nhất là vụ giáp hạt, hạn hán, bão lũ, mất mùa đói kém. - Bon, nhà ở, ăn, mặc, uống hút và phương tiện đi lại Bon là đơn vị duy nhất trong đời sống tự quản của đồng bào M’Nông. Các bon của người M’Nông Preh trước đây được hình thành dựa trên sự quy tụ, hợp thành từ các đại gia đình, các gia tộc. Có bon chỉ vài ngôi nhà dài, hoặc vài chục ngôi nhà của tiểu gia đình sinh sống. Đứng đầu bon là chủ bon (Bu ranh bon), là người có uy tín, hiểu biết được cộng đồng tín nhiệm, giao phó nhiều trọng trách. Chủ bon quyết định (có sự thống nhất của cộng đồng) những vấn đề quan trọng của cộng đồng như: lập bon, di chuyển bon, xử kiện, lễ hội, xung đột, chiến tranh... Ngoài ra, trong cộng đồng trước đây còn có thành phần người ở, phục dịch, thầy cúng (Bư Brah). Nhà ở truyền thống của người M’Nông Preh gọi là Jai. Kết cấu đặc trưng là nhà trệt, mái nhà thấp, chân mái buông xuống gần mặt đất không có hiên, hình dáng khum khum trông như mai rùa. Họ lợp bằng cỏ tranh (Ja) hay lợp bằng lá mây (n’ha r’sôi); khung nhà được dựng bằng 8 cột chính, vách được dựng bằng phên nứa. Nhà có hai cửa chính được cấu trúc vòm như kiểu tò vò; cửa bên trái là lối đi dành cho nam và khách, cửa bên phải dành cho nữ trong gia đình. Việc bài trí trong nhà cũng đơn sơ, đối diện hai cửa ra vào có hai bếp (unh r’năk). Bếp bên cửa trái dùng để tiếp khách đến thăm gia đình, nơi sinh hoạt văn hóa; bếp bên cửa phải vừa là nơi giữ lửa sưởi ấm trong nhà vừa là nơi nấu nướng làm cơm đãi khách. Đặt biệt trong nhà người M’Nông Preh còn có kho lúa thường đặt giữa nhà trên bếp lửa tránh ẩm và chống mối mọt. Kho lúa được dựng trên 6 cột, sàn cách mặt đất khoảng 2m; tùy theo gia đình làm kho vừa hay nhỏ. Trung bình kho lúa có kích thước ngang 1,5m dài 46 3m có cầu thang lên xuống, cửa trổ về phía gian khách. Ngôi nhà dài truyền thống người M’Nông Preh dài nhất là trên 30m, nơi sinh sống của đại gia đình mẫu hệ. Nhà được chia làm nhiều gian, mỗi gian là một gia đình. Ngày nay, bon đã được quy hoạch thông thoáng nhà có diện tích tương đối tách bạch nhau, kiểu nhà dài truyền thống ở huyện Krông Nô cũng không còn. Nhà trong bon đa phần được xây dựng có sân vườn, trồng cây ăn quả, rau xanh và chăn nuôi. Nhà thông thường vách ván mái tôn hoặc được dựng theo kiểu nhà sàn của người Ê Đê hay nhà xây tường, lát gạch kiên cố và khang trang như người Kinh. Các phương tiện sản xuất, đi lại, nghe nhìn hiện đại như: máy cày (nhà khá giả), xe máy, ti vi, dàn máy video, máy nghe nhạc, điện thoại di động có mặt ngày càng nhiều trong bon làng. Y phục của người M’Nông Preh đơn giản và phù hợp với các sinh hoạt hằng ngày và hoạt động khác, thông thường có 8 loại đồ dùng bằng vải cho cá nhân: khố nam, váy nữ, áo ngắn tay và dài tay chui đầu cho nam và nữ, khăn chít đầu cho nam và nữ, tấm choàng choàng lên người, khoác chéo trước ngực, tấm vải dùng để địu con. Đàn ông M’Nông thường đóng khổ, cởi trần; khố được dệt bền màu, trang trí hoa văn có đính thêm hạt, có tua màu đỏ, trắng đen ở hai đầu khố. Phụ nữ mặc kín đáo hơn với váy phủ dưới mắt cá chân. Áo nam, nữ đều mặc chui đầu; áo nữ ngắn ngang lườn ôm sát người, áo nam vạt trước ngắn, vạt sau dài quá mông và rộng. Thường thấy ở người đứng tuổi hay chít, đội khăn, đặc biệt trong các lễ hội lớn, mừng nhà mới, cưới xin. Ngoài tập tục cà răng, căng tai thì người M’Nông thích trang sức, làm đẹp. Đàn ông thích đeo các vòng đồng, hoa tai thường đeo một khúc ngà voi, một thoi gỗ quý hay khoanh nứa; phụ nữ, con gái ngoài các vòng đồng, vòng bạc còn mang các chuỗi hạt cườm nhiều màu sắc, có đính lục lạc. Vòng đồng chủ yếu trao trong lễ hiến sinh, kết nghĩa, hứa hôn tượng trưng cho lời giao ước với thần linh, ngoài ra có tác dụng xua đuổi tà ma và thú dữ khi đi xa hay 47 vào rừng sâu. Trang phục cá nhân có nhiều thay đổi cho phù hợp với điều kiện sống và sinh hoạt hàng ngày. Ngày nay người có tuổi nam, nữ thanh niên đều mặc y...hức các lễ hội thường xuyên hơn trong bon làng, nhưng dân làng bây giờ huy động đóng góp rất khó, mong chờ ở nhà nước, mong lớp trẻ bây giờ phải học cái văn hóa xưa của ông bà để giữ gìn tiếp nối mai sau. - Cảm ơn Già. PHỎNG VẤN 2 1. Thông tin chung, thời gian: ngày 24/7/2016, địa điểm: bon Yok Ju, xã Nâm Nung, người được phỏng vấn: K’Hoàng 73 tuổi, già làng. 2. Nội dung phỏng vấn: - Già sống ở bon này được bao lâu? - Mình sống tại bon làng này trước giải phóng, mình có tham gia rất nhiều các hoạt động văn hóa của địa phương nên biết rất nhiều lễ hội. - Già có thể kể các lễ hội thường tổ chức ở bon? - Ở đây thì có các Lễ hội Cúng bến nước, Cầu mùa, Cầu an, lễ hội nào làm cũng to, có ăn trâu, tổ chức thường ba bốn hôm. - So với ngày xưa? 198 - Ngày xưa ông bà mình làm thì cộng đồng còn lo. Trước đây theo lời kể của ông bà, lễ hội được tổ chức trong bon cũng lớn, cũng rất là vui, bà con có bon trên bon dưới. Ngày nay, nhà nước có hỗ trợ nên việc tổ chức cũng vui vẻ, cũng có ăn trâu, có các nghi lễ nghi thức cúng kiến bài bản, bà con đánh chiêng, ca múa hát suốt đêm. Ngày xưa chỉ đốt đống lửa xung quanh và sinh hoạt. Nhưng ngày nay thì có thêm các phương tiện loa đài, cũng thêm vui vẻ. - Theo già làng thì các bài bản được tổ chức trong các lễ hội, như bài cúng, các bài hát dân ca, hát đối đáp có được như xưa hay không? - Những bài cúng ngày nay cũng có người nhớ, người quên nhưng trong bon cũng có các thầy cúng khá là giỏi, họ thuộc các bài vở của ông bà. Có bài khóc trâu rất hay và đa phần những người lớn tuổi đều biết nhưng hát được thì chỉ có nghệ nhân thôi. Các bài hát dân ca bây giờ, những bài hát đối đáp rất hay, nhưng bà con cũng có người thuộc, người nhớ, nhưng với lớp trẻ thì cũng không có nắm được và biết được nhiều như những người có tuổi. Chúng bây giờ chỉ hát nhạc mới thôi, có dàn nhạc mới vui. - Bà con mình có mặc trang phục trong quá trình tổ chức lễ hội không? - Có chứ, bà con tranh thủ mặc trang phục trong lễ hội cũng rất vui, đương nhiên không phải ai cũng có các đồ để mặc đâu, mà họ phải mua và một phần nhà nước cho, nhưng đồ của ngày đến nay cũng không còn. Bà con tranh thủ dệt để mặc chỉ có một vài nghệ nhân làm được. Do đó, trang phục truyền thống cũng ít được bà con dệt như xưa. - Già thường thường tham gia các hoạt động nào trong lễ hội? - Mình thì thỉnh thoảng cũng tham gia các lễ cúng, các nghi lễ, nhưng mình chú trọng làm cây nêu, chỉ đạo con cháu làm cây Blang cho đẹp, cho giống như truyền thống và tham gia sắp xếp, tổ chức các lễ hội cho đầy đủ và biết các nghi thức nghi lễ; tổ chức lễ hội khó khăn lắm nhưng bà con cũng tin tưởng, chính quyền địa phương cũng giao cho làm. - Già biết gì về thần linh và chuyện thờ cúng thần linh? - Thần linh là người hỗ trợ cộng đồng và giúp đỡ cho cộng đồng. Người M’Nông Preh luôn coi quý các vị thần vì các vị thần Rừng, thần Núi, thần Hòn Than, Đá Tảng, thần Bếp, thần Lúa, thần Ngô... đều giúp đỡ bà con cộng đồng. Cũng có một số thần xấu phá hoại cộng đồng, nhưng thần xấu thì cộng đồng không có thích. Xưa ông bà mình đã quan niệm như thế, bây giờ mình phải làm theo để giữ phong tục. Có tin các vị thần thì cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc. - Theo già thì vị thần nào quan trọng nhất? - Vị thần nào cũng quan trọng đối với cộng đồng, đương nhiên chỉ có trừ thần xấu thôi, còn các thần khác đều là những thần tốt, luôn luôn che chở cho cộng đồng. Do đó, trong các nghi lễ cúng đều phải cúng các vị thần này để mong che chở, như cúng trên rẫy, cúng trong nhà, cúng cầu sức khỏe, cúng cầu an, cúng mừng nhà mới. - Mình không cúng có được không? - Cũng có cái ngày xưa cúng, bay giờ không còn, người ta chỉ giữ lại những lễ cúng gần gũi thôi, trong bon cũng có một số người theo đạo, không còn cúng 199 kiến, đánh chiêng, mình cũng thấy buồn. Cúng là phong tục của ông bà nên phải giữ gìn. - Già cho biết máu bôi tiết trong các nghi lễ: khi cúng thì người M’Nông có làm các con thú hình thù: dê, gà, bò, trâu, đó là lễ vật để dâng cúng lên thần linh, sau đó có bôi tiết gà, tiết heo, nếu như ăn trâu thì có tiết trâu để cho các con vật này sang với các vị thần sẽ sống lại, các vị thần sẽ vui. - Khi cúng trong các nghi lễ, thường thấy bà con hay cúng nến, đèn sáp ong? - Người M’Nông cúng là cúng ông bà nên có nến sáp ong, tượng trưng cho ngọn đèn soi sáng, chứ không phải thắp nến như người Kinh hay ở nhà thờ đâu. Theo tập tục thì cúng nến và cúng cho nghi lễ đó chỉ việc phục vụ cho cúng mà thôi, không phải thắp sáng hay làm việc gì khác, không phải dùng lại nhiều lần mà chỉ có được thắp lên trong các lễ hội mà thôi. - Việc cúng nương rẫy có thường xuyên không thưa Già? - Việc cúng nương rẫy cũng có, nhưng các nghi lễ nhỏ thôi chứ không các thủ tục khác như cúng phát rẫy, tỉa lúa, cúng săn sóc rẫy nương như ngày xưa, thủ tục cũng đơn giản đi nhiều. Bây giờ lúa rẫy thỉnh thoảng mới có một vài người sản xuất, còn lại chỉ làm lúa nước thôi và trồng cây cà phê, tiêu, cao su. Cho nên việc cúng rẫy không còn thường xuyên nữa. Các vị thần Rẫy, thần Lúa, thần Ngô, thần Bí bây giờ cũng không còn bên cạnh cộng đồng như xưa đâu. - Theo Già lễ hội truyền thống của mình có tổ chức nữa không? - Có chớ, cần phải được tổ chức nhất là cúng cầu an thì vài ba năm phải làm. Cúng bến nước thì lâu lâu cũng được. Nguyên tắc ngày xửa ngày xưa là đâm trâu, ăn trâu là phải có con heo kèm theo. Cúng cầu mưa, cúng bến nước tốt nhất là cúng con trâu trắng, nhưng hiếm; cúng cầu an thì cúng con trâu gì cũng được. Tốt nhất là nên cúng trâu, chưa bao giờ cúng con bò; người ta gọi là lễ đâm trâu chứ đâu gọi là lễ đâm bò bao giờ. Lễ hội cúng vào tháng ba là tốt nhất, nên tổ chức trong khoảng ba ngày. Ngày đầu họp dân làm hình tượng, cây nêu; ngày mai chặt cây cối, đi kiếm cây gòn, cây cóc trong rừng. Lễ hội nên để để cộng đồng làm, nhà nước giám sát. - Cảm ơn Già. PHỎNG VẤN 3 1. Thông tin chung, thời gian: ngày 15/4/2016, địa điểm bon KTă, xã Quảng Phú, huyện Krông Nô. Người được phỏng vấn: H’Jai, 56 tuổi. 2. Nội dung phỏng vấn: - Chị là người chơi chiêng và hát dân ca? - Mình chơi chiêng và hát dân ca từ thời còn nhỏ, theo ông bà, bố mẹ tham gia các lễ hội, các ngày vui. Ngày xưa rất vui và hát với nhau, hát Ngơi Brah, đối đáp, trong đó kể cả khóc trâu mình cũng biết. - Chị thường tham gia biểu diễn chiêng vào lúc nào? - Trong các lễ hội và các chương trình dự thi lớn của địa phương, của các huyện, của cấp tỉnh. Mình thuộc rất nhiều bài chiêng. - Chị thấy lớp trẻ có yêu thích các nhạc cụ dân tộc và dân ca hay không? - Mình rất thích và thường xuyên đánh chiêng cùng với bà con, mình cũng có chỉ lại cho các lớp trẻ, nhưng các em, các cháu bây giờ không có nhiệt tình tập 200 luyện. Do đó, chúng đánh chưa hay, chúng ít tham gia các sinh hoạt văn hóa như thời của chị ngày xưa. - Chị có biết bon mình có hay tổ chức lễ hội gì? - Ở bon mình trước đây cũng hay tổ chức lễ hội, nhưng cũng thỉnh thoảng thôi. Hai ba năm về trước có cúng bến nước, cúng cầu mưa, lễ hội rất vui, có các bon xung quanh tham gia, bà con trong bon cũng gần như đông đủ, tổ chức hai ba ngày liền. - Chị thấy việc tổ chức lễ hội là cần thiết trong bà con cộng đồng không? - Cần thiết chứ, lễ hội là truyền thống của ông bà mà, mình nên tổ chức để sinh hoạt và cúng các vị thần đã giúp đỡ bà con mình. - Chị có biết các vị thần nào hay giúp đỡ cộng đồng? - Mình ở với rừng thời xưa thì cũng phải biết thần Rừng, thần Suối, thần Sông, thần Nước. Các vị thần luôn ủng hộ cộng đồng, yêu mến con người, cây cỏ, con vật. Do đó, lúc nào cũng muốn cộng đồng no ấm, sức khỏe dồi dào, đời sống thì vui hơn. - Ở gia đình chị có kiêng cử không? - Có chứ, mình cũng kiêng cử, nhưng bây giờ một số người theo đạo, họ đã bỏ hết phong tục và không còn kiêng cử như xưa. Cho nên mình thấy cũng buồn vì ông bà mình đã làm như thế thì mình cũng phải nghe theo, nhất là việc lên rẫy nương, tổ chức đám cưới, mừng nhà mới, những người đang sinh đẻ và một số việc khác nữa cần phải kiêng cử. Kiêng cử tốt thôi, các vị thần cũng bảo như thế, mình phải kiêng cử để cho có điều lành, tránh điều dữ. Ngày nay, thường xuyên bị tai nạn, nhất là do giao thông và những khi mưa gió, lũ cuốn cũng làm chết người. Do đó, việc kiêng cử để các vị thần ủng hộ cộng đồng là điều nên làm. Do vậy, tang ma là điều kiêng kỵ cả, gia đình phải làm cúng rất nhiều nghi lễ tốn kém, như dê, chó, gà, vịt. Những cái chết bất thường, những cái chết độc thì đều phải tránh xa. - Thưa chị, đám cưới ngày nay trong bon có làm theo truyền thống không? - Chỉ có một vài thủ tục nhỏ thôi, còn lại tổ chức giống như người Kinh cả rồi, do đó cũng ít vui. Theo phong tục cũng rất nhiều lễ lắm. Do đó, bà con cũng không nhớ, những gia đình tổ chức cũng không nhớ hết đâu. Bây giờ, đời sống mới, có dịch vụ tổ chức vui chơi, ca hát, nhất là lớp trẻ, có cả dàn nhạc, phương tiện loa đài, vui vẻ cả bon, kéo dài nhiều ngày. Nhưng mình vẫn thích phong tục, vì có những lễ dặm ngỏ, ăn hỏi rất vui và rất có ý nghĩa, trong đó có nghi lễ trùm mền của cô dâu chú rể, ai cũng yêu, ai cũng thích. Thôi thì hạnh phúc của lớp trẻ bây giờ cũng tùy thuộc vào đời sống mới nhưng nên giữ phong tục. - Trong gia đình chị và chị thấy trong bon có hay tổ chức nghi lễ nào khác không? - Cũng thường thấy một vài nghi lễ, cúng sức khỏe, đặt tên cho trẻ con nhưng thực chất cũng không theo bài vở như trước. Các gia đình tự làm, đôi lúc có cả sinh nhật cho các cháu nữa, theo đời sống mới. - Chị có biết nhiều về thế giới thần linh và linh hồn không? - Người M’Nông Preh thờ các vị thần đã luôn mong các vị thần che chở, có vị thần trên trời, dưới đất, các thần âm phủ hay làm các điều xấu. Nhưng đa phần các 201 thần, thần Rừng, thần Mưa, thần Suối, thần Lúa..đều giúp đỡ cộng đồng, kể cả khi chết về với ông bà, được các thần hỗ trợ và giúp đỡ để gặp ông bà, tổ tiên. - Chị có mong muốn gì đối với nhà nước trong việc hỗ trợ cộng đồng không? - Hỗ trợ cộng đồng, bà con phát triển kinh tế, cây trồng, chăn nuôi, thì cũng mong nhà nước, chính quyền nên giúp cộng đồng tổ chức lễ hội, các hoạt động văn hóa, phong tục tập quán của địa phương. - Cảm ơn Chị. PHỎNG VẤN 4 1. Thông tin chung, thời gian: từ 25/4/2016, địa điểm: bon Phê za Đăk Nuh, xã Quảng Phú, người được phỏng vấn:Y Tai 70 tuổi, già làng, nghệ nhân . 2. Nội dung phỏng vấn: - Bon làng mình thường xuyên tổ chức lễ hội không? - Lâu rồi, ít khi tổ chức lắm, trước đây còn hay cúng, bây giờ cũng ít khi, chỉ có bến nước, mừng mùa, tổ chức cách đây mấy năm rồi. - Bà con trong bon có tham gia đông không? - Bà con cũng tập trung đông đủ, nhưng bây giờ có một số, nhất là mấy đứa thanh niên đã đi làm xa, ít khi về tập trung trong những ngày tổ chức cúng lễ. - Bà con có mặc trang phục lễ hội không: Có, nhưng bây giờ ít hơn ngày xưa, chủ yếu là phụ nữ mới mặc đồ truyền thống, còn thanh niên ít khi. - Già làng và các nghệ nhân có đóng khố không? - Cũng có, khi cúng đóng khố, còn bình thường thì không đóng khố. - Già có thường tham gia cúng? - Trong các lễ hội, mình thường cúng các bài cúng mình thuộc từ lâu nên cũng rất dễ cho việc cúng. Trong bon chỉ có mình biết cúng thôi, kể cả bài khóc trâu mình cũng biết, nhưng bây giờ không còn ăn trâu nữa nên không khóc nữa. - Trong lễ hội bây giờ có hay đánh chiêng và múa hát không? - Bà con tham gia rất là vui, những bài dân ca ngày xưa hát với nhau, bây giờ thỉnh thoảng trong các lễ hội mới được hát, ngày thường ít ai nghe hát và không ai hát. Thanh niên bây giờ chỉ nghe tivi, nghe đài, hát đám cưới và nhạc không phải truyền thống của người M’Nông. Trong lễ hội thì chúng có đánh chiêng, những người lớn tuổi thì đánh hay hơn, còn lớp trẻ thì đánh không được hay lắm và chưa giỏi đâu. - Bon mình còn trồng lúa rẫy không thưa già? - Lúa rẫy bây giờ không còn trồng nữa đâu, chỉ có ít lúa nước thôi, rẫy bây giờ trồng cà phê, trồng tiêu. - Như vậy có hay cúng rẫy không thưa Già? - Rẫy nương bây giờ ít khi cúng, không còn cúng như ngày xưa đâu, bây giờ cây cà phê, cây tiêu, cây ngô là chính. - Già có thấy tiếc cho các nghi lễ, lễ cúng ngày xưa và lễ hội không? - Ngày xưa tổ chức thường xuyên hơn, bây giờ ít khi tổ chức lễ hội nên cũng thấy buồn, mình tham gia cúng, nhưng các bài cúng cũng đã quên một phần do ít khi được cúng. - Già có dạy lại cho những người lớn, lớp trẻ không? 202 - Khi nào có lễ cúng mới dạy được, nhưng bây giờ ít khi cúng thì làm sao dạy, dạy cho nó thì nó không nhớ đâu, khó đó. - Trong bon có thường xuyên sinh hoạt cồng chiêng, múa hát dân gian không thưa Già? - Trong bon ít khi lắm, bây giờ dàn chiêng cũng không còn nhiều, nhất là đi theo Tin lành, bà con cũng không còn đánh nữa, bộ chiêng của phòng Văn hóa nhà nước cho cũng thỉnh thoảng được tổ chức nhưng cũng chỉ học được thời gian rồi là thôi, ít khi được đánh chiêng theo phong tục. - Những ngày vui trong bon làng thì có được múa hát không? - Những ngày vui, những ngày nhà mới, đám cưới bây giờ hát nhạc mới thôi, còn việc cúng kiến cũng thỉnh thoảng có các nghi lễ nhưng không được thường xuyên. Họ làm đám cưới đám tiệc theo kiểu của người Kinh. - Trong bon có kiêng cử gì không? - Ngày xưa ông bà mình kiêng cử, không ăn một số con, một số cây. Ngày xưa ông bà truyền lại, đi rừng, ra đường phải kiêng cử lắm, nhất là trong lễ hội, bắt buộc cả làng đều phải kiêng cử để tránh những rủi ro xảy ra. Bây giờ thì cũng có nhiều rủi ro nhưng ít thấy người ta kiêng cử, chỉ có lớp già, người lớn tuổi hay nhắc nhở nhau việc kiêng cử, nhất là trong đám ma, sinh nở, nương rẫy. - Già vẫn tin các vị thần ủng hộ cộng đồng hay không? - Mình tin chứ, các thần Nước, thần Rừng, thần Blang, thần Bếp, thần Nhà, thần Mưa đều ủng hộ và quý mến dân làng, lúc nào cũng giúp đỡ. Mình phải tin chứ, tin ông bà, tin vào những người đã chết, tin vào các vị thần ủng hộ dân làng. Nhưng tin thì phải cúng, phải có các lễ cúng thì ông bà mới phù hộ hơn, không nên bỏ cúng đâu. - Thần lúa có quan trọng với bà con nữa không? - Ngày xưa mình làm rẫy, sống là nhờ hạt lúa, có thần Lúa giúp đỡ cộng đồng nên sau các vụ thu lúa nương rẫy, bà con lại cúng. Bon cũng có cúng làm lễ hội mừng mùa rất lớn. Nhưng ngày xưa thôi, bon cũng có làm nhưng cách đây đã lâu. Thần Lúa hết sức quan trọng với cộng đồng, đem đến ấm no, hạnh phúc, có cái ăn, xóa được đói nghèo, trong bon làng lại có cái để làm rượu cúng. Bây giờ trong bon cũng không còn nấu rượu, ủ rượu như xưa nữa đâu. - Già có thường làm các món ăn truyền thống hay không? - Bây giờ thì ăn uống cũng có sẵn, khi nhớ thì đi hái rau rừng, đọt mây về làm các món ăn truyền thống. Bây giờ có sẵn người Kinh bán trong bon nên mua về dùng làm chính thôi. - Già có kiêng ăn con gì không? Già có sợ phong tục của mình bị mất đi không? - Mình không ăn con trăn, con gà rừng đâu, trước đây ông bà mình cũng không ăn. Phong tục người M’Nông Preh rất lâu rồi phải giữ đến ngày nay, mình còn sống thì mình còn giữ cho con cháu. Có cái mình truyền lại nhưng có vẻ chúng không vui lắm đâu, không thực hiện làm như người xưa. Cho nên mình cũng lo lắng, không biết những năm sau như thế nào. - Theo già làng, lễ hội nên tổ chức ăn trâu không? 203 - Ăn trâu chứ, ăn trâu là phong tục của ông bà mà, mà chỉ có lễ hội mới có ăn trâu, ăn trâu thì mới cúng khóc trâu và các món ăn truyền thống được tổ chức. Nhưng tại sao bây giờ, nhà nước lại không cho ăn trâu. Bon làng trước đây tổ chức lễ hội, cúng bến nước hai lần, cúng lúa mới (Mừng mùa), cúng to toàn gia đình phải có mặt, cúng từ heo đến trâu, mời các bon xung quanh. Lễ hội vẫn giữ theo truyền thống như xưa ăn trâu hết, cúng để cầu nguyện sức khỏe, làm ăn phát đạt, kêu gọi thần Núi, thần Sông, thần Trời, thần Đất phù hộ cho dân an lành. Trước đây bà con trong bon sử dụng bến nước đó, giờ thì không dùng nữa; nguồn nước bị ô nhiễm, dân ai có điều kiện thì đào giếng. Tôi cũng là thầy cúng, đứng ra cúng các Lễ hội Cầu an, Mừng mùa, làm được cây nêu, làm sáo, gong (chiêng) bằng tre, đánh chiêng, hát giỏi dân ca; mong muốn bon làng được tổ chức lễ hội. - Cảm ơn Già. PHỎNG VẤN 5 1. Thông tin chung: thời gian: 24/7/2016, địa điểm: bon Giang Trum, xã Đắk Rồ, huyện Krông Nô, người được phỏng vấn: M Joan 55 tuổi. 2. Nội dung phỏng vấn: - Thưa ông, ông cho biết người M’Nông Preh có bao nhiêu lễ hội? - Trước đây lễ hội được tổ chức rất vui, mừng mùa, cầu mưa, cầu an, cúng bến nước rất lớn, có ăn trâu kéo dài ba bốn hôm, có mời các bon trên, bon dưới về với bon rất đông, đánh chiêng, múa hát suốt đêm, nhất là ăn trâu rất vui, còn có các món ăn từ trâu, bà con được chia thịt trâu và uống rượu cần trong những ngày lễ hội. - Ngày nay, với lễ hội tổ chức như thế nào? - Chính quyền có hỗ trợ cộng đồng tổ chức một vài lễ hội mà cũng lâu rồi, thời gian cũng mấy năm không được tổ chức lại được như xưa, do đó cũng thấy buồn. Lễ hội ngày nay thì cũng có những cái mới, bà con rất phấn khởi tham gia các sinh hoạt, các nghi thức cúng tế, trong đó có các nghi lễ ăn trâu, đâm trâu rất vui vẻ, bà con được ca hát, đánh chiêng, gặp gỡ những người trong bon khác để bàn chuyện làm ăn, nuôi dạy con cái rất tốt. Ngày nay có vui hơn nhưng cũng không ý nghĩa lắm so với xưa. Ngày xưa thì cộng đồng tự nguyện đóng góp gạo, nếp, ngô, lúa để cúng ông bà, thần linh. Nhưng bây giờ, nhà nước hỗ trợ hết. - Giờ ông có thuộc bài cúng và tham gia cúng không? - Mình là người cúng, có tham gia các lễ, những bài cúng mình cũng thuộc cả. Ngày xưa vẫn như thế, bây giờ mình vẫn cúng như thế thôi. Những bài cúng cũng có nhiều bài khó nhớ, nhưng làm hoài thì quen. Còn đối với lớp trẻ bây giờ, dạy cho chúng nó cũng khó và chúng nó cũng không có lễ hội để cúng như xưa, còn trẻ thì không nên cúng. Có bài khóc trâu, thì đa phần trong cộng đồng, các già, người lớn nhất là phụ nữ thì họ đều thuộc. Đương nhiên, để khóc trâu trong ngày hội thì hết sức khó và người khóc là những người được cộng đồng lựa chọn, chứ không phải muốn là hát cúng được. - Ông thấy việc làm cây nêu, cây Blang như thế nào? - Cây nêu, cây Blang thì vẫn làm giống như xưa, nhưng ngày xưa thì đi đốn cây Blang, làm cây nêu dễ dàng hơn hôm nay. Ngày nay thì làm, chuẩn bị khá lâu, 204 nhưng khó, đương nhiên nó cũng đẹp, được trang trí rất lâu mệt lắm, cả cộng đồng đều phải tập trung để làm. - Trước tổ chức lễ hội ngày nay, có tập hát, tập đánh chiêng? - Có chứ, các gia đình phải tự tập, các nhóm phải tự học lấy nhau, tự bày, chỉ dẫn cho lớp trẻ và chỉ dẫn nhau để làm cho tốt, chơi cho lễ hội thành công. - Bon mình có kiêng cử gì nhiều không thưa ông? - Kiêng cử chứ, ngày xưa ông bà kiêng cử, bây giờ cũng phải kiêng cử thôi, như bon mình thì không ăn con Kỳ Đà, Trăn và một số khác nữa, nay lớp trẻ ít khi chú ý; còn trong bon việc đi đứng, làm rẫy nương, tai nạn xảy ra, lũ lụt thì cũng phải kiêng cử, nhất là tang ma, đám cưới, đám tiệc, mừng thọ đều phải kiêng cử, để được các thần hỗ trợ, để được điều lành thì phải kiêng thôi. - Trong bon có chỉ lại cho lớp trẻ không? - Chúng nó ít quan tâm, đất đai ngày xưa là của ông bà, bây giờ định cư ở đây cũng phải làm cho đúng, ở phải giữ gìn. Nhưng vườn rẫy bây giờ phải trồng cây ăn trái, cà phê, tiêu trên rẫy để có thêm của cải, dân làng giàu có hơn, việc làm đó thấy tốt. Nay trong bon không ai còn làm lúa rẫy nữa. Do đó, việc cúng trong rẫy cũng hạn chế hơn. - Trong bon bây giờ có ai làm nhà như xưa nữa không thưa ông? - Nhà truyền thống của ông bà mình làm bằng tranh, nứa, lá trong rừng, do đó cũng không còn phù hợp nữa. Ngày nay trong bon không còn ai làm, đã làm nhà ván, nhà xây cả rồi. - Ông có thấy tiếc cho nhà truyền thống không? - Nhà truyền thống thì tốt thôi, nhưng bây giờ con cháu cũng không chịu đâu, vì nó ưng làm theo kiểu nhà người Kinh, tiện lợi hơn, trong nhà còn có máy móc, bếp ga để phòng cháy nổ, ăn uống thì nấu theo kiểu người Kinh nhiều hơn, do đó các món ăn truyền thống thì thỉnh thoảng bọn chúng mới làm. - Trong bon và gia đình có thường xuyên tổ chức các lễ cúng? - Cũng có, nhưng mà bây giờ cũng thưa thôi, những lễ cúng cũng không còn được giữ nữa, chỉ cúng mừng mừng sức khỏe, nhà mới, đặt tên và đám ma là làm thường xuyên, còn lại các lễ khác thì ít khi được bà con làm. Truyền thống của ông bà thì tốt đẹp thôi, nhưng bây giờ đời sống mới có cái mình cũng phải theo, giữ được càng nhiều càng tốt. - Cảm ơn Ông. 205 PHỤ LỤC 3 CÁC BÀI CÚNG VÀ DÂN CA TRONG LỄ HỘI TĂM BLANG M’RANG BON 1) Bài cúng dựng cây nêu và cây Blang Hỡi các thần linh thiêng nhất Hỡi thần Đất, Mặt Trời ... Thần Mặt Trăng, thần Ngôi Sao Thần Rừng thiêng, thần Suối sâu Thần đầu nguồn sông suối Thần Khe Suối - Thần Núi cao Thần giữ hồn lúa gạo Thần Đá Bếp, Hòn Than Thần Thác cao, Đá Tảng Thần Lửa sưởi ấm cho con người Xin kính báo các thần: Cây nêu, cây blang nay làng đã dựng Heo cúng thần, thần cho đã giết Rượu cúng thần, thần cho đã cột Trâu cúng thần, thần cho đã cột Vật tế lễ đã bày trên bàn thờ Dù không đủ, mong thần tha thứ cho Mọi lễ vật xin dâng lên thần Để làm lễ cúngTăm blang m’prang bon 2) Bài cúng “Cầu an” Van lạy tất cả các thần linh thiêng Mời tất cả các thần Mời thần đến ăn thịt cùng ta Mời thần đến uống rượu cùng ta Thịt cúng, rượu cúng đã bày đầy mâm 206 Cây blang, cây nêu đã dựng lên rồi Tiết heo tế, lễ rượu đầu đã bày Hàng rào, cây nêu đã dựng lên rồi Nay xin thần cho làm lễ cúng Cúng nội dung Tăm blang m’prang bon Lễ vật dâng thần đã bày đủ trên sạp Rượu trộn tiết đã phết lên cây nêu Rượu bảy ché đã cột đầy đủ Ta xin các thần Cho bon làng có nhiều may mắn Làm rẫy làm nương có nhiều ngô lúa Giữ dân giữ bon cho chắc, cho bền Trồng lúa được đầy kho, trồng gừng được đổi muối Sinh con, sinh cháu khỏe mạnh ngoan hiền Trồng bầu, trồng bí được nhiều hoa, nhiều quả Có chiêng giữ được chiêng bền Nuôi trâu bò đẻ nhiều trâu bò Mua chiêng ché được nhiều ché to, ché Rlung Mua voi, mua trâu, giữ được voi trâu Mua xe cộ tránh rủi ro tai nạn Rừng thiêng tránh ác, làng lành tránh dịch bệnh Quỷ ma tà ác xin thần đuổi cho Đến làng xa không ngại ngần, làng gần không né tránh Bà con dòng họ không được rẻ khinh Như ché như chiêng không được va chạm Bon trên, bon dưới nhớ nhau tới thăm Tránh đi tội lỗi, đuổi đi hỏa hoạn thiên tai Hôm nay cúng thần bằng heo, bằng rượu Trâu hiến dâng cột bằng cây blang Rượu ché to, ché nhỏ uống chung với thần 207 Dù sai sót xin thần đừng chấp Bon làng đây một lòng một dạ... ...Xin van lạy với các thần linh thiêng Hãy đến đây cùng bon chứng giám Cùng dự lễ Tăm blang m’prang bon Mời tất cả các thần Ban cho làng hạnh phúc ấm no đời đời Để cho bon yên lành Cho con trai, con gái Đừng hận thù với nhau Đừng nợ nần, lầm lỗi Dù có sai một lời Ta nên tha thứ nhau. 3) Bài “Khóc trâu” Trâu ta ơi, ta thương tiếc trâu lắm Cây cọc nêu họ đã chôn rồi... Họ đã cột dây vào cổ trâu rồi Trâu hãy ăn lá cỏ lần cuối Khách dự lễ đã đến đầy nhà Trâu hãy ăn lá bông lần cuối Trâu hãy ăn lá lau lần cuối Trâu hãy ăn lá rừng lần cuối Tiếng trâu ngóe còn vang đâu đó Ao trâu tắm vẫn còn đất lún Trâu húc nhau đất lỡ còn đó Trâu húc nhau đất vỡ vẫn còn Trâu ta từng húc nhau với trâu Bu Dăng Trâu ta húc thắng trâu Bu Gle Trâu ta húc thắng trâu Bu Mur Trâu ta đánh thắng lợn đực Bu Bong 208 Họ chém chân trâu đừng la rống Họ đâm vào hông trâu đừng rên rỉ Họ chém trâu, trâu đừng quất đuôi Nếu trâu quất trúng mắt con trẻ Có bề gì ta đây gánh tội Thịt xương sống họ chất đầy gùi lớn Thịt xương sườn họ chất đầy gùi nhỏ Huyết của trâu họ đựng đầy ống tre Họ chia thịt ống ngắn cho Ting Kon Klong Họ chia thịt ống dài cho Song Kon Nir Họ chia một ống cho Sing Kon Trôk Họ cắt cái đầu chia cho Do, De Họ cắt cái chân chia cho Djrah, Djrai Họ cắt cái trứng dái chia cho con trẻ Họ lấy bộ răng chia cho thanh niên Họ lấy xương hàm chưng lên cây nêu Họ lấy ống sừng dùng để rót nước Ta thương tiếc trâu lắm trâu ơi. 4) Cúng cầu may cho người đâm trâu Ta khấn vái các thần linh thiêng Con cháu ta đã lỡ tay, chân Đã lỡ tay chặt cây nhà thần Đã lỡ tay chém rắn, bắt trăn Đã lỡ bắt rùa kỳ đà Ta lỡ chém lợn của thần linh Ta lỡ đập chiêng, ché thần linh Ta đền thần bằng chiêng, ché Rlung Ta đền thần ngà voi, sừng tê giác Ta cúng tạ lỗi máu gà, máu heo Ta cúng tạ lỗi máu dê, nước rượu 209 Xin các thần đừng giận đừng thù Chúng tôi đã lỡ chân, lỡ tay Cầu xin thần phán xét tha thứ Lên rừng, lên núi đừng gặp thú dữ Ở trong bon tránh gặp quỷ ác Sống quanh năm tránh gặp hỏa hoạn Nay xin thần cho nhiều điều lành Người đâm trâu được nhiều may mắn. 5) Cúng đầu trâu Hỡi tất cả các thần linh thiêng Hỡi thần Đất, thần Trời, thần Cánh Cửa, Vách Nhà... Thần Kho Lúa, thần Nóc Nhà, thần ở xa ở gần Thần Bến Nước, Rừng sâu, thần trong nhà, ngoài ngõ Thần trên rừng, trên núi, thần dưới suối, dưới sông Thần Đầu Trâu, Đầu Vịt, thần Đá Bếp, Hòn Than Thần Thác cao, Đá Tảng, thần Mặt Trời, Mặt Trăng Thần nắng tốt, mưa lành, thần của ngàn sông suối Thần giữ muối, hồn gạo Thần đầu nguồn Nung, N’sang, Huch, Glung Thần Nâm N’jang, Nâm Nung, thần đầu nguồn R’dung, đầu nguồn Jơl Thần N’kâr Brach, Liăng Mur, thần đầu nguồn Môk, thần Yôk Gung Klêr Thần suối Bo, suối Proh Mời đến đây chứng giám cho bon làng ta Con gà nhỏ bon cúng mời thần Ché rượu nhạt bon cúng mời thần Bon muốn rủ đủ các thần đến Bon gọi không đủ thần rủ nhau đến Thịt mời cúng nay bon đã bày Rượu mời thần bon đã đổ nước đầy 210 Cây nêu, cây cột blang bon đây đã dựng Heo cúng trâu bon đây đã làm thịt Bon hướng đông hôm nay đã đến Bon hướng tây cũng đến đã đủ Bà con trong làng giờ đã đông đúc Khách làng mời cũng đến đã đông Chiêng nhiều bộ đã đánh nhiều vòng Cồng nhiều chiếc đã đánh nhiều bài Ché rượu cần đã cắm nhiều cần Gái trai làng tụm năm tụm bảy Khách đến làng không ai e ngại Xin van lạy mời các thần linh Hãy xuống đây uống rượu cùng bon Hãy xuống đây ăn thịt cùng bon Cho bon làng được sống yên lành Tránh cho bon qủy ác, tà ma 6) Bài dân ca Đón bạn: Chủ nhà hát: Ngày xưa ta làm nhà chung vách Ngày xưa ta làm rẫy chung bờ Ngày xưa ta chăn trâu chung bãi Ngày xưa ta ngủ đêm cùng chung tấm chiếu Nay anh ở đầu suối tôi ở cuối sông Anh ở đầu Krong tôi ở cuối Rlai Trong lòng mong ước nhưng bước không tới Nay nhớ về thăm dòng suối Nay có dịp về thăm qủa ta long Nay con cò trắng về thăm bờ sông Lâu ngày xa cách anh em thương nhau Lâu ngày xa cách anh em nhớ nhau 211 Ta ăn cơm vắt nước mắt tuôn ra Ta không có nước để ngâm bông ngà Ta không có lúa cho con két ăn Khiến người thân chết đói trong rừng Người về suối sâu như con cá trê Người về với đùi như tắm váy hoa Người về với đầu như chốp chim công Đừng chán nản như ta giúp nhau làm cỏ Đừng e ngại như ta giúp nhau tuốt lúa Đến mùa tuốt lúa ta lại giúp nhau Bon Preh về nhớ ghé lấy gạo Từ bon Rđe nhớ về ăn cơm Lâu ngày nhớ nhau phải ghé ngủ đêm. Khách trả lời: Người nói đúng rồi không còn chối Người nói đúng rồi không còn cải lời Tổ ong đang ngâm không đốt lấy mật ong Dòng thác nước chảy mạnh không băng qua được Lòng tôi có nhớ nhưng chân đi không tới Tôi mãi ở nhà tuổi già không hay Tôi mãi vui đùa có tôi không hay Tôi mãi bó đuốc đốt ong không chán Tôi mãi vót tên bắn thú không chán Tôi huýt gió mãi chẳng có cô nào đến Tôi bị lạt muối ăn gừng mãi đã chán Tôi hết thuốc hút đi phát rừng già Tôi bị thiếu lúa ăn cũ nén đã chán Cào làm cỏ bị tuột kiếm chai chém đỡ Hết chỉ dệt vải lại đi kiếm dây rừng Hết hạt cườm đi xâu hạt chuối 212 Hay tôi đi hoang đi tìm sáp ong Tôi đi bán khố rách đổi lấy nanh lớn Tôi bán dê đực đổi lấy bộ chiêng Tôi bán ống bạc đổi lấy ống vàng Tiện dịp đi qua tôi ghé nhà uống nước Tiện dịp đi qua tôi ghé nhà anh ăn cơm Lâu ngày nhớ tôi ghé nhà ngủ qua đêm Tôi ghé nhà nhờ chỗ treo gùi Tôi đến mang vật gì biếu bạn Nên bạn bận tâm bưng rượu uống mừng Nên bạn phải biếu cái túi đeo cho tôi Anh phải nói trong mùa làm cỏ Anh phải nói tới mùa rơm khô Anh phải mắc cào đi làm cỏ rẫy Tôi không có vật gì để biếu bạn Bạn tốn cháo để nuôi con chó đực Bạn tốn lúa để nuôi con chim két ăn Bạn tốn nước để ngâm bông ngâu. 213 PHỤ LỤC 4 MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG VÀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG M’NÔNG PREH HUYỆN KRÔNG NÔ Bến nước bon KTă xã Quảng Phú -2016 (ảnh: NCS) Nhà văn hóa bon KTă xã Quảng Phú-2016 (ảnh: NCS) 214 Nhà văn hóa cộng đồng bon K62 xã Đăk Rồ-2016 (ảnh: NCS) Nhà văn hóa cộng đồng bon Yôk R’Linh TT Đăk Mâm-2016 (ảnh: NCS) 215 Hàng cây Blang ở bon Ja Rah xã Nâm nung-2006 (ảnh: NCS) Nhà Già làng Y Thi, bon Ja Răh xã Nâm Nung-2006 (ảnh: NCS) 216 Lễ vật cúng Cầu mưa ở xã Nâm Nung (ảnh: Tấn Vịnh) 217 Nghi lễ cúng Cầu mưa ở xã Nâm Nung (ảnh: Tấn Vịnh) Lễ hội Mừng mùa bon KTă-2009 (ảnh:Công Nga) 218 Lễ hội Cầu mưa bon Đăk Bri xã Nâm Đir-2007 (ảnh:Công Nga) Nghệ nhân tạc tượng trên cây Blang bon Ja Răh xã Nâm Nung -2006 (ảnh: NCS) 219 Cây nêu và cây Blang lễ hội Tăm blang m’prang bon-2006(ảnh: NCS) Cột trâu, lễ hội Tăm blang m’prang bon-2006 (ảnh: NCS) 220 Đâm trâu, lễ hội Tăm blang m’prang bon-2006 (ảnh: NCS) 221 Lễ vật, lễ hội Tăm bang m’prang bon-2006 (ảnh: NCS) Tiết được bôi lên vật dâng cúng lễ hội Tăm blang m’prang bon-2006 (ảnh NCS) 222 Cúng đầu trâu, lễ hội Tăm blang m’prang bon-2006 (ảnh: NCS) 223 Đuôi trâu “khoe” với Brah, lễ hội Tăm blang m’prang bon-2006 (ảnh: NCS) 224 Diễn tấu chiêng, lễ hội Tăm blang m’prang bon-2006 (ảnh: NCS) Trang phục M’Nông Preh-2006 (ảnh:NCS) 225 Dệt thổ cẩm của người M’Nông Preh-2006 (ảnh:NCS) Voi nuôi ở bon Ja Răh xã Nâm Nung-2006 (ảnh:NCS)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_le_hoi_truyen_thong_cua_nguoi_mnong_preh_huyen_krong.pdf
  • pdfabstract of the dissertation.pdf
  • pdfsummary of new conclusions.pdf
  • pdfthong tin ket luan moi (5).pdf
  • pdftom tat luan an (5).pdf
  • pdftrich yeu luan an (4).pdf
Tài liệu liên quan