Luận án Nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu và các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng 7 năm 2021 TÁC GIẢ LUẬN ÁN NCS Lê Thanh Phong DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1. Bộ Quốc phòng BQP 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Công tác đảng, công tác chính trị Chủ nghĩa xã hội Đội ngũ giảng viên Giáo dục và đ

doc213 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à đào tạo Học viện, Trường Sĩ quan Khoa học xã hội nhân văn Năng lực giảng dạy Nghiên cứu khoa học Quân đội nhân dân Quân ủy Trung ương Xã hội chủ nghĩa CNH, HĐH CTĐ, CTCT CNXH ĐNGV GD - ĐT HV, TSQ KHXHNV NLGD NCKH QĐND QUTƯ XHCN MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 10 1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án 10 1.2 Các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài luận án 17 1.3 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết 23 Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NÂNG CAO NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI 27 2.1. Các học viện, trường sĩ quan và đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội 27 2.2. Những vấn đề cơ bản nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội 46 Chương 3. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI 78 3.1. Thực trạng nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội 78 3.2. Nguyên nhân và một số kinh nghiệm nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội 103 Chương 4. YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY 119 4.1. Những yếu tố tác động và yêu cầu nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay 119 4.2. Những giải pháp nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay 129 KẾT LUẬN 165 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 167 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 168 PHỤ LỤC 181 MỞ ĐẦU Lý do lựa chọn đề tài luận án Các HV, TSQ quân đội là những trung tâm GD - ĐT, NCKH của quân đội và quốc gia, có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ các cấp cho quân đội; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho quân đội và sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học quân sự đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quân đội; đào tạo cán bộ cho các nước bạn, đồng thời sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ khác được giao. Chất lượng GD - ĐT ở các HV, TSQ quân đội phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó ĐNGV là nhân tố trung tâm, có vai trò trực tiếp, quyết định. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định “Chú trọng đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học” [57, tr. 232]. Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong quân đội giai đoạn 2011-2020 [21] của Bộ Quốc phòng đã đề ra 8 giải pháp lớn phát triển giáo dục và đào tạo trong Quân đội, trong đó xác định xây dựng đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, chuẩn hoá về trình độ học vấn, có năng lực sư phạm, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo và NCKH ở các nhà trường quân sự là giải pháp có tính đột phá. Đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội là một bộ phận hữu cơ trong ĐNGV nói chung, trực tiếp giảng dạy các môn KHXHNV, có vai trò quan trọng, góp phần quyết định đến chất lượng GD - ĐT, tham gia nghiên cứu, phát triển KHXHNV trong và ngoài quân đội. Phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ giảng viên KHXHNV ảnh hưởng trực tiếp tới việc hình thành phẩm chất, nhân cách, năng lực của học viên ở các cấp học, bậc học, giúp học viên sau khi tốt nghiệp ra trường đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của các đơn vị quân đội và đòi hỏi của nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ, đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội không chỉ cần có phẩm chất chính trị, đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp tốt mà phải có năng lực công tác tốt, đặc biệt là NLGD. Một khi NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV không đáp ứng yêu cầu chức trách, nhiệm vụ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng GD - ĐT của các HV, TSQ quân đội. Nhận thức đúng vị trí, vai trò của đội ngũ giảng viên KHXHNV, ý nghĩa, tầm quan trọng NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV đối với nâng cao chất lượng GD - ĐT, những năm qua, các HV, TSQ quân đội đã quan tâm xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên KHXHNV, trong đó tập trung nâng cao NLGD của mỗi giảng viên và cả đội ngũ. Chính vì vậy, chất lượng giảng dạy các môn học KHXHNV từng bước được nâng lên, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng GD - ĐT ở các HV, TSQ quân đội. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm rất cơ bản, hoạt động nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội vẫn còn những hạn chế, khuyết điểm cả trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện; chưa chủ động trong xây dựng kế hoạch nâng cao NLGD; nội dung, hình thức, biện pháp nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV chưa được đổi mới, còn máy móc, hình thức, thiếu thực chất. Năng lực giảng dạy của một bộ phận giảng viên KHXHNV chưa đáp ứng yêu cầu chức trách, nhiệm vụ giảng dạy cho các đối tượng học viên, còn lúng túng về phương pháp và kỹ năng giảng dạy, nhất là trong sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, chưa tạo được sự hấp dẫn, hứng thú đối với học viên. Một số giảng viên KHXHNV chưa chủ động, tích cực, tự giác trong rèn luyện, nâng cao phẩm chất, năng lực, trình độ mọi mặt. Chính vì vậy, một số giảng viên còn lúng túng, thiếu linh hoạt, sáng tạo trong hoạt động thực tiễn công tác giảng dạy, chất lượng hoạt động chuyên môn chưa cao, NLGD còn hạn chế. Trong khi đó, sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến GD - ĐT, trình độ nhận thức, tư duy lý luận, kiến thức, kinh nghiệm trên các lĩnh vực đời sống xã hội của các đối tượng học viên ngày càng được nâng lên; yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD - ĐT, yêu cầu chuẩn hóa ĐNGV cũng như yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ, sĩ quan quân đội đã và đang đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội. Từ những phân tích trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề “Nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ, đây là vấn đề có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn và đề xuất giải pháp nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, xác định những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết. Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về NLGD và nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội. Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội. Xác định yêu cầu, đề xuất giải pháp nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về NLGD và nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV thuộc biên chế của các khoa KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội. Tiến hành khảo sát tại các học viện, trường sĩ quan quân đội. Đối tượng tiến hành điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến bao gồm đại diện đội ngũ cán bộ quản lý GD - ĐT, đội ngũ giảng viên KHXHNV, học viên đang đào tạo ở các HV, TSQ quân đội. Các số liệu, tư liệu, tài liệu phục vụ cho luận án được giới hạn chủ yếu từ năm 2011 đến năm 2020, các giải pháp của luận án có giá trị ứng dụng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác xây dựng Đảng, công tác GD&ĐT, công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên; hệ thống luật pháp, chính sách của Nhà nước về giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, về cán bộ, công chức, cán bộ quân đội, chính sách hậu phương quân đội. Cơ sở thực tiễn Hiện thực công tác GD - ĐT, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên của các HV, TSQ quân đội. Các báo cáo tổng kết công tác GD - ĐT, NCKH, báo cáo công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên của Nhà trường. Các số liệu, tư liệu của tác giả luận án trong quá trình khảo sát thực tế ở các HV, TSQ quân đội. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học liên ngành và chuyên ngành, trong đó chú trọng kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, lôgic, lịch sử, điều tra khảo sát, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia. 5. Những đóng góp mới của luận án Xây dựng quan niệm về NLGD và nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội. Khái quát một số kinh nghiệm nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội. Đề xuất một số nội dung, biện pháp cụ thể, có tính khả thi trong các giải pháp nhằm nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sâu sắc hơn những vấn đề lý luận về NLGD, nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học giúp cho QUTƯ, BQP, Tổng cục Chính trị, cấp ủy, chỉ huy, cơ quan chức năng của các quân, binh chủng, tổng cục, Bộ đội Biên phòng và đảng uỷ, ban giám đốc các học viện, ban giám hiệu các trường sĩ quan trong lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ hiện nay. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập ở các HV, TSQ trong quân đội. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Mở đầu; 4 chương (9 tiết); kết luận; danh mục công trình của tác giả đã được công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về giáo dục, đào tạo và xây dựng đội ngũ giảng viên A.M. Ioblev (1979), Hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo cán bộ quân đội [80]. Tác giả nhấn mạnh phải luôn đổi mới mục tiêu, chương trình, nội dung, nâng cao chất lượng đào tạo của các học viện, nhà trường quân đội Xô viết. Công tác bồi dưỡng cán bộ của Hồng quân phải làm thường xuyên, liên tục, ráo riết về bản lĩnh chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ tác chiến, cách đánh và kinh nghiệm chiến đấu phù hợp với đặc điểm của từng thời kỳ, từng mặt trận của Quân đội và Hải quân Liên Xô. Khi đề cập đến việc xây dựng lực lượng vũ trang trong thời bình, tác giả đã phân tích về phương hướng, nhiệm vụ nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ cho các lực lượng vũ trang. Đặt ra cho các trường đại học quân sự nhiệm vụ đào tạo đội ngũ sĩ quan có trình độ phù hợp với trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật quân sự, trên cơ sở chú ý đến kinh nghiệm chiến đấu, đặc biệt quan tâm đến rèn luyện phẩm chất chính trị tinh thần. Để nâng cao trình độ, phẩm chất, năng lực toàn diện cho đội ngũ sĩ quan quân đội, tác giả cho rằng việc tuyển chọn, đào tạo có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Mary-Louise Kearney (2006), Higher education staff development for the 21st century- Phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên ở đại học cho thế kỷ XXI [150]. Tác giả cho rằng, phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên là vấn đề rất cần thiết cho nâng cao chất lượng giáo dục đại học, nhằm mở rộng và phát triển kỹ năng chuyên nghiệp của họ, đáp ứng các nhu cầu phát sinh trong quá trình làm việc. Phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên ở đại học bao gồm các vấn đề như: Phong cách làm việc; kiến thức, kỹ năng chuyên môn về sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục; kỹ năng giao tiếp Vì vậy, các nhà trường đại học cần có kế hoạch tổng thể và sự đầu tư thích hợp cho phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong quá trình phát triển nhà trường, với một quy trình phát triển và quản lý sự phát triển nhân sự của nhà trường. Thẩm Vinh Hoa, Ngô Quốc Diệu (2008), Tôn trọng tri thức, tôn trọng nhân tài, kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước [70]. Các tác giả đã phân tích rõ cơ sở lý luận, thực tiễn của việc xây dựng đội ngũ cán bộ Trung Quốc trong thời kỳ mới, trong đó tri thức được đề cao, đi đôi với đòi hỏi “tài đức song toàn”. Trung Quốc cũng đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên với quan điểm “đặc biệt tôn trọng nhà giáo” và người làm công tác giáo dục để làm cho nhân tài nảy nở, sinh sôi. Họ coi trọng luân chuyển giáo viên ra giữ các cương vị lãnh đạo quản lý, người lãnh đạo, quản lý về làm giáo viên, mời các chuyên gia giỏi từng lĩnh vực làm thỉnh giảng, kể cả mời các chuyên gia nước ngoài. Một trong những kinh nghiệm quý báu là tạo môi truờng thuận lợi cho cán bộ phát huy tài năng qua cạnh tranh, kích thích xuyên suốt trong tất cả các khâu tạo nguồn, tuyển chọn, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài, triệt để khắc phục các căn bệnh nói mà không làm, nói nhiều làm ít hoặc tiến hành phiến diện, hình thức chủ nghĩa. Vadim Avanesov (2012), Chiến lược phát triển giáo dục của Nga trong thế kỷ XXI [1]. Tác giả đã phân tích và đưa ra những nguyên tắc của chiến lược mới về hoạt động giáo dục bao gồm: một là, nguyên tắc chất lượng giáo dục, theo tác giả, đó là sự định hướng và mong muốn của tất cả những người tham gia vào quá trình giáo dục không chỉ đối với các chỉ tiêu về số lượng mà cả về chất lượng. Đạt tới chất lượng đó là phần khó khăn hơn của việc tổ chức quá trình giáo dục; hai là, nguyên tắc định hướng xã hội của hoạt động giáo dục: theo đó giáo dục phải đến với từng công dân, cần phải thay đổi danh mục các nghề nghiệp và ngành chuyên môn sao cho phù hợp ở mức độ lớn với mong muốn của các công dân; ba là, nguyên tắc tính tổng hợp: tác giả cho rằng trong cách giải quyết vấn đề hoạt động giáo dục cần phải nhận thấy toàn bộ tổ hợp các vấn đề, mối quan hệ qua lại của chúng, sử dụng không phải là một mà một số phương pháp tác động; bốn là, nguyên tắc tính nền tảng của giáo dục trung học chuyên nghiệp và đại học chuyên nghiệp: Nguyên tắc chỉ rõ sự cần thiết của nội dung giáo dục tạo cơ sở cho sự phát triển cá nhân, khả năng để tự giáo dục cho việc nắm vững tri thức cơ bản của các khoa học được nghiên cứu. Pekka Himanen (2012), Giáo dục Phần Lan, thành tựu và nguyên nhân [69]. Tác giả khi đánh giá về sự thành công trong nền giáo dục của Phần Lan cho rằng, chìa khóa của sự thành công giáo dục ở Phần Lan không phải là do Chính phủ đã đầu tư bao nhiêu tiền mà là nhân tố con người. Chất lượng giáo dục cao ở Phần Lan là do nước này đã đào tạo được một thế hệ giáo viên chất lượng rất cao, để dạy bậc tiểu học, tối thiểu giáo viên phải có bằng thạc sĩ. Trả lời câu hỏi, tại sao giáo dục ở Phần Lan đạt thành tích cao như vậy, bà K.Karkkanen, Hiệu trưởng trường Arbia, cho rằng: Có ba lý do giải thích cho sự thành công của giáo dục Phần Lan là giáo viên, giáo viên và giáo viên. Thay vì đào tạo tại các trường sư phạm như phần lớn các nước, giáo viên ở phần Lan được đào tạo tại Khoa Đào tạo giáo viên, phối hợp với các khoa chuyên ngành trong các trường đại học. Điều này cho phép lựa chọn được nhiều sinh viên xuất sắc nhất của khoa chuyên ngành, có tâm huyết nhất với nghề giáo để đào tạo. Vương Hồng Tài (2012), Bàn về văn hóa Trung Quốc và mô hình trường đại học của Trung Quốc [125]. Tác giả đã chỉ rõ, điều kiện cơ bản để xây dựng mô hình trường đại học hàng đầu Trung Quốc buộc phải có mô hình của riêng mình. Tiêu chuẩn để xây dựng mô hình trường đại học riêng phải có được ba điều kiện cơ bản: “Một là, phải có phương châm nòng cốt về giáo dục đại học, phương châm này phải có tính độc đáo và sáng tạo, tức là phải được hình thành trên cơ sở những bài học kinh nghiệm rút ra từ phương châm của trường đại học truyền thống. Hai là, phải có mô hình trường đại học cơ sở, tức là phải có phương tiện thực tiễn. Ba là, phải chứng minh được mô hình trường đại học này có hiệu quả rộng rãi, có thể giải quyết được những vấn đề thực tế. Có chủ trương, có mô hình, có hiệu quả thực tế, ba yếu tố này hợp thành điều kiện để thúc đẩy và phổ biến mô hình trường đại học mẫu, thiếu bất kỳ yếu tố nào đều dẫn tới không thành công” [125, tr.471]. Vương Thái Bân (2014), Hiện đại hóa giáo dục [10], chương VI của cuốn sách nói về hiện đại hóa giáo dục với xây dựng đội ngũ giáo viên. Tác giả cho rằng: Hy vọng chấn hưng dân tộc được gửi gắm ở giáo dục, hy vọng chấn hưng giáo dục lại được gửi gắm lại cho đội ngũ giáo viên, đội ngũ giáo viên chính là nền tảng của giáo dục. Trình độ phát triển giáo dục xét trên bình diện lớn quyết định phần lớn bởi tố chất chung của đội ngũ giáo viên, do vậy, cần “căn cứ theo yêu cầu hiện đại hóa giáo dục để nghiên cứu xác định nhiệm vụ, mục tiêu của đội ngũ giáo viên, thiết thực áp dụng các biện pháp nhằm nỗ lực xây dựng một đội ngũ giáo viên thích ứng với yêu cầu hiện đại hóa giáo dục, có đạo đức sư phạm cao thượng, nghiệp vụ tinh thông, cơ cấu hợp lý, đầy sức sống” [10, tr. 305]. Kouyang Sisomblong (2016), Chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay [123], Luận án tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã chỉ rõ: chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là tổng hợp các thuộc tính, đặc trưng của người cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, bảo đảm cho họ hoàn thành nhiệm vụ được giao, gồm phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; năng lực công tác; số lượng, cơ cấu, giới tính, dân tộc, tôn giáo, tuổi đời, tuổi nghề và kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng người. Về tiêu chí đánh giá được xác định ở các nhóm tiêu chí về số lượng, cơ cấu đội ngũ; về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng; về trình độ chuyên môn, NLGD và NCKH của từng người; về kết quả thực hiện nhiệm vụ. Trên cơ sở những vấn đề lý luận, tác giả phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân và rút ra kinh nghiệm; dự báo những yếu tố tác động, đưa ra yêu cầu nâng cao và đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ giảng viên F.N. Gônôbôlin (1976), Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên [65]. Tác giả cho rằng: Năng lực sư phạm không phải là loại năng lực chung, không nhất thiết là năng lực chuyên biệt, chuyên môn. Năng lực sư phạm là một loại năng khiếu đặc biệt bao gồm một số yếu tố của cả hai loại năng lực trên. Theo tác giả, người giáo viên cần có các năng lực sau: năng lực hiểu học sinh, năng lực truyền đạt, năng lực thu hút, năng lực thuyết phục, năng lực tổ chức, năng lực xử lý tình huống sư phạm, năng lực dự báo kết quả, năng lực sáng tạo, năng lực điều khiển quá trình hoạt động. Badley.G (2000), Innovations in Education and Training International - Đổi mới trong giáo dục và đào tạo quốc tế [147]. Tác giả cho rằng giảng viên đại học giỏi cần phải là chuyên gia về lĩnh vực chuyên môn, có kiến thức về môn dạy vững chắc, xu hướng phát triển mới trong lĩnh vực mình giảng dạy và có khả năng sử dụng những thông tin thu được vào giảng dạy của mình. Ngoài ra, họ phải là những người cam kết mạnh mẽ với việc liên tục phát triển chuyên môn để làm cho năng lực của mình luôn được cập nhật, hoàn thiện. Ngoài việc có khả năng thể hiện kiến thức vững chắc và luôn cập nhật, một giảng viên giỏi cũng cần phải thể hiện năng lực hành động. Họ biết và hiểu: Môn của họ được học và dạy như thế nào; sinh viên học như thế nào, cả ở khía cạnh chung và của môn mình dạy; các phương pháp giảng dạy phù hợp với bộ môn; sử dụng công nghệ thông tin phù hợp vào quá trình dạy học; những kĩ thuật giám sát và đánh giá việc giảng dạy của mình; sứ mạng của trường và những tác động của nó đến chiến lược dạy và học; những gợi ý về đảm bảo chất lượng đối với thực tiễn giảng dạy; những qui định, chính sách và thực tiễn tác động đến công việc của mình. P. Jackson (2003), Mô hình người giáo viên [81]. Tác giả nhấn mạnh việc bồi dưỡng những khả năng mà người giáo viên cần có để có thể đảm bảo cho hoạt động sư phạm đạt được hiệu quả cao nhất. Tác giả đưa ra quan điểm: “Người giáo viên là người ra quyết định có hiểu biết, hiểu được học sinh và có khả năng cấu trúc lại được nội dung giảng dạy để giúp học sinh có thể tiếp thu được nội dung đó; đồng thời, trong khi dạy, biết khi nào phải dạy cái gì” [81, tr.11]. Bain, K. (2004), What the best college teachers do - Giảng viên đại học giỏi nhất làm gì, Cambridge, Mass: Harvard University Press [148]. Tác giả đã làm rõ đặc trưng giảng viên giỏi ở trường đại học: Luôn cập nhật kiến thức, kĩ năng và năng lực chuyên môn liên quan đến bộ môn mình dạy; những đặc trưng mang tính cảm xúc như tình yêu môn dạy, mong muốn chia sẻ với người khác, sự sẵn sàng, tự nguyện tiếp tục học, mong muốn giúp người khác học tập và phát triển, sự sẵn sàng tự đánh giá việc thực hiện của mình với tư cách là giảng viên và tìm kiếm phản hồi từ sinh viên, sự phê bình từ người khác và cuối cùng là sự sẵn sàng cho làm việc đồng đội; hiểu biết người học học như thế nào, hiểu rõ tất cả những khó khăn liên quan tới những kiến thức và kĩ năng cụ thể được dạy và với từng sinh viên, nhận thấy rõ nhiệm vụ quan trọng nhất trong việc thúc đẩy quá trình học chính là thúc đẩy người học (tạo động cơ); những phẩm chất cá nhân như khả năng hài hước, kiên trì, tự tin và khả năng làm việc căng thẳng và cuối cùng là có khả năng sử dụng các kĩ thuật dạy học bao gồm cả các thiết bị công nghệ và các phương pháp khác, có khả năng sử dụng các phương pháp đánh giá khác nhau. Nguyễn Văn Căn (2007), Quá trình cải cách giáo dục ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thời kỳ 1978-2003 [31]. Tác giả đã khái quát tình hình giáo dục ở Trung Quốc trước năm 1978; phân tích những đặc điểm tình hình chính trị, xã hội, kinh tế, các vấn đề cơ bản để phục hồi và phát triển giáo dục ở Trung Quốc giai đoạn đầu của cải cách mở cửa, trong đó vấn đề ưu tiên hàng đầu để phát triển giáo dục là củng cố và phát triển ĐNGV. Trong thời kỳ 1993 - 2003, tác giả đã phân tích tình hình thế giới và Trung Quốc, chỉ ra những nguyên nhân phải đẩy mạnh cải cách giáo dục, từng bước hoàn thiện thể chế giáo dục, thực hiện chiến lược “khoa giáo hưng quốc”. Đảng Cộng sản Trung Quốc và Nhà nước Trung Hoa đã đưa ra quan điểm: “Cần phải đưa giáo dục lên vị trí chiến lược ưu tiên phát triển, nỗ lực nâng cao trình độ tư tưởng, đạo đức, văn hóa, khoa học kỹ thuật của toàn dân tộc, đây là kế hoạch lớn cơ bản, thực hiện hiện đại hóa Trung Quốc” [31, tr.184]. Cuốn sách đã hệ thống hóa các chủ trương, chính sách của Trung Quốc nhằm hoàn thiện thể chế giáo dục đối với các cấp, các ngành học, nâng cao chất đào tạo ở bậc đai học, ưu tiên phát triển cho được đội ngũ nhà giáo có chất lượng cao là vấn đề quan trọng. Jam M.Cooper (2011), Classroom teaching skills - những kỹ năng giảng dạy lớp học, Jam M.Cooper, General Editor professor Emeritur, University of Virginia [149]. Đây là công trình nghiên cứu của tập thể các tác giả các trường đại học ở Mỹ. Các tác giả chỉ ra những kỹ năng cần thiết của người giảng viên đại học, miêu tả những tính cách của người giảng viên, sự phản xạ (reflection) đi đến quyết định trong giảng dạy và chứng minh những nhân tố tác động đến quyết định truyền thụ kiến thức hay giải thích (explain) vấn đề nghiên cứu là rất quan trọng cho sự phát triển năng lực của người giảng viên. Đồng thời chỉ ra những kỹ năng hợp tác, ứng xử trong quá trình giảng dạy; trách nhiệm quản lí của người thầy trong lớp họccó vai trò rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy ở các trường đại học. James H.Stronge (2013), Những phẩm chất của người giáo viên hiệu quả [124]. Tác giả trình bày những vấn đề cơ bản về phẩm chất của người giáo viên hiệu quả, tác giả nhấn mạnh vai trò của các yếu tố như năng lực ngôn ngữ, kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy, truyền thụ kiến thức. Ngoài ra, người giáo viên hiệu quả phải là người biết quan tâm đến học sinh, biết lắng nghe và tạo ra sự giao tiếp hai chiều; thể hiện sự công bằng và tôn trọng người học. Tác giả cũng đề cập đến những kỹ năng cần thiết khác như: quản lý và tổ chức lớp học; soạn bài và tổ chức giảng dạy; thực hiện giảng dạy; theo dõi sự tiến bộ và đánh giá tiềm năng của người học. Qua nghiên cứu các công trình của các nhà khoa học nước ngoài cho thấy, các tác giả đều đã chỉ ra ý nghĩa, tầm quan trọng của phẩm chất, năng lực, trình độ của ĐNGV đối với nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục quốc gia, vì vậy phải bồi dưỡng, nâng cao năng lực, phẩm chất của người giảng viên. Và đây cũng là cơ sở để tác giả tham khảo, kế thừa, vận dụng vào nghiên cứu đề tài luận án: Nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội hiện nay. 1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài luận án 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về giáo dục, đào tạo và xây dựng đội ngũ giảng viên Phạm Minh Hạc, Trần Kiều, Đặng Bá Lãm, Nghiêm Đình Vỳ (2002), Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI [66]. Các tác giả đã đề cập khá toàn diện tới những vấn đề về đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục: Vị trí, vai trò, những hạn chế trong công tác xây dựng và phương hướng xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục, từng bước đạt chuẩn đội ngũ này. Trước khi đưa ra những đề xuất giải pháp, các tác giả nghiên cứu những chính sách nhằm động viên, khuyến khích nhà giáo, cán bộ QLGD ở một số nước (Hoa kỳ, Trung quốc, Hàn quốc, Thái lan, Singapo...). Công trình đã đề xuất những phương hướng cần nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo ở Việt Nam. Bành Tiến Long (2005), Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 [87]. Tác giả đã hệ thống, phân tích số lượng, cơ cấu trình độ và chất lượng đội ngũ nhà giáo của 114 trường đại học, cao đẳng (không tính các trường quân đội); đề ra mục tiêu xây dựng ĐNGV và cán bộ quản lý giáo dục đến năm 2010 và đến năm 2020; đề xuất giải pháp xây dựng ĐNGV, cán bộ quản lý về phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ chuyên môn tiên tiến, hiện đại. Nguyễn Đình Hương (2009), Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại [79]. Tác giả đã nghiên cứu về lịch sử giáo dục Việt Nam từ thời phong kiến, thời Pháp thuộc tới giáo dục trong nền dân chủ mới, thời đổi mới và phát triển giáo dục theo hướng dân tộc hiện đại và hội nhập. Trên cơ sở nhận xét, đánh giá về nền giáo dục nước nhà suốt theo chiều dài lịch sử, tác giả đã luận bàn sâu sắc về phát triển nền giáo dục Việt Nam hiện đại, hội nhập quốc tế. Cuốn sách cung cấp những luận điểm lý luận và thực tiễn để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay. Vũ Việt (2010), Nghiên cứu kiện toàn, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong các nhà trường quân đội [145]. Tác giả đã đưa ra 4 giải pháp kiện toàn, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục như: Hoàn thiện, bổ sung các văn bản pháp quy về kiện toàn, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục quân đội; thực hiện có hiệu quả vấn đề kiện toàn về số lượng, cơ cấu đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; từng bước chuẩn hoá chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cần thực hiện tốt về chuẩn chất lượng theo hướng quản lý chất lượng; chuẩn về trình độ học vấn, chuẩn về trình độ đào tạo chức vụ và kinh nghiệm thực tiễn, chuẩn về trình độ nghiệp vụ sư phạm; chuẩn về trình độ ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng kỹ năng nghiên cứu và tạo điều kiện cho việc NCKH của đội ngũ nhà giáo; xây dựng chính sách ưu đãi, thu hút đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục quân đội. Trần Xuân Bách (2010), Đánh giá giảng viên đại học theo hướng chuẩn hóa trong giai đoạn hiện nay [2]. Tác giả luận án nhận định rằng: nếu tiêu chí và quy trình đánh giá giảng viên đại học được định hướng bằng khung chuẩn nghề nghiệp và phương pháp, kỹ thuật đánh giá đa dạng thì việc đánh giá giảng viên sẽ mang tính chuẩn hóa và cho hiệu quả cao hơn. Trong đề tài, tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận của hoạt động đánh giá, đánh giá trong giáo dục, triết lý và nguyên tắc đánh giá giảng viên - một điều kiện quan trọng bảo đảm chất lượng giáo dục đại học. Phân tích thực trạng đánh giá đội ngũ giảng viên đại học ở một số trường để đánh giá và tổng kết thực tiễn, ông đã đề xuất bộ tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá giảng viên theo các chức danh giảng viên (giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp) làm ví dụ cho quy trình đánh giá và quy trình đánh giá đội ngũ giảng viên đại học theo hướng chuẩn hóa, vận dụng cụ thể vào các trường đại học như một điều kiện để nâng cao và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học. Lương Cường (2016), “Đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT trong các nhà trường quân đội dưới ánh sáng nghị quyết Đại hội XII của Đảng” [36]. Trong bài hội thảo tác giả đã chỉ rõ, quá trình vận dụng, triển khai, cụ thể hóa quan điểm của Đại hội XII về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo trong các nhà trường quân đội cần tập trung vào những vấn đề cơ bản như: Tiế...định của Bộ Quốc phòng; 4. Chịu trách nhiệm trước người chỉ huy và cấp trên về nội dung bài giảng đảm nhiệm; trong giờ lên lớp là người chỉ huy, quản lý lớp cao nhất; luôn giữ gìn uy tín, danh dự, nêu gương tốt trước học viên; đối xử công bằng, tôn trọng nhân cách và bảo vệ lợi ích chính đáng của học viên; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; thường xuyên học tập, rèn luyện nâng cao thể chất, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm; 5. Tham gia giảng dạy và NCKH tại cơ sở đào tạo khác khi đã thực hiện đầy đủ nhiệm vụ tại trường và được chỉ huy nhà trường cho phép. Ký hợp đồng thỉnh giảng theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng. 2.1.2.3. Yêu cầu về phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác của giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội Một là, giảng viên KHXHNV phải có phẩm chất chính trị tốt. Có trình độ nhận thức, giác ngộ chính trị cao, có bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng. Tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Luôn phấn đấu cho mục tiêu lý tưởng của Đảng, mục tiêu lý tưởng chiến đấu của quân đội, không dao động, nao núng tư tưởng trong bất kỳ hoàn cảnh nào; luôn nói, viết và làm theo đúng đường lối của Đảng, nghị quyết của tổ chức đảng, giữ đúng kỷ luật phát ngôn. Mọi suy nghĩ và hành động luôn hướng vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ quân đội, nhà trường và chức trách, nhiệm vụ của người giảng viên KHXHNV. Chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước, kỷ luật của quân đội. Luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm cao với nhà trường, với khoa, bộ môn, biết đặt nhiệm vụ, lợi ích chung lên trên lợi ích của cá nhân. Hai là, giảng viên KHXHNV phải mẫu mực về đạo đức, lối sống. Đạo đức là cái gốc, là nền tảng của người cách mạng. Người cán bộ, đảng viên phải hội tụ cả đức và tài, trong đó, đạo đức là gốc. Đối với giảng viên KHXHNV thì phẩm chất đạo đức càng cần phải được chú trọng hơn. Đây chính là cơ sở, nền tảng để giảng viên KHXHNV phấn đấu hoàn thiện mình, nâng cao và phát triển năng lực giảng dạy, hoàn thành nhiệm vụ được giao, đồng thời còn là tấm gương sáng để học viên noi theo. Phẩm chất đạo đức của đội ngũ giảng viên KHXHNV bao gồm những chuẩn mực đạo đức của người cán bộ, đảng viên, người quân nhân cách mạng và những chuẩn mực của đạo đức nhà giáo được ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Những phẩm chất đó phải được thể hiện rõ nét ở lòng nhiệt tình cách mạng, đạo đức cách mạng trong sáng, sống có lý tưởng, có kỷ luật, lành mạnh, trung thực, có lòng nhân ái với mọi người, có tinh thần chủ động, tích cực học tập, nghiên cứu, vươn lên cầu tiến bộ. Có đạo đức nhà giáo, lối sống trong sạch, lành mạnh, giản dị, mẫu mực, mô phạm, phải có tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy, hết lòng, hết sức say mê với nghề nghiệp dạy học; có tinh thần đoàn kết, hợp tác trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học; cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư; trung thực thẳng thắn, không cục bộ bản vị, không tham vọng cá nhân, không tham nhũng, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, không cơ hội và chống mọi biểu hiện cơ hội; kiên quyết đấu tranh với những quan điểm, tư tưởng sai trái, những biểu hiện tiêu cực trong dạy và học; phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học và NCKH. Giảng viên KHXHNV đồng thời phải là những người khiêm tốn, cầu thị, hòa nhã; gương mẫu, tôn trọng nhân cách người học. Đoàn kết tốt, có tình yêu thương đồng chí, đồng đội, giải quyết tốt các mối quan hệ với đồng chí, đồng đội, với nhân dân. Ba là, giảng viên KHXHNV có năng lực toàn diện, giỏi về chuyên môn. Yêu cầu đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ phải có năng lực nắm vững nghị quyết, chỉ thị, tư tưởng chỉ đạo của Đảng, của QUTƯ trên các lĩnh vực, các mặt công tác, như công tác GD-ĐT, quốc phòng - an ninh, kinh tế - xã hội; có khả năng nắm vững và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng cụ thể hóa vào quá trình dạy học. Có NLGD, vận dụng tốt các phương pháp dạy học. Muốn vậy, phải có kiến thức toàn diện cả quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, có kiến thức vững chắc, chuyên sâu về chuyên ngành đảm nhiệm giảng dạy, đồng thời có hiểu biết nhất định về kiến thức liên ngành. Biết sử dụng có hiệu quả các phương tiện kỹ thuật dạy học. Có kiến thức về ngoại ngữ theo quy định và khả năng sử dụng công nghệ thông tin, công cụ hỗ trợ khác vào nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quá trình dạy học. Có năng lực NCKH, có khả năng nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tham gia các đề tài khoa học các cấp, các chuyên đề khoa học ở bộ môn, khoa, tham gia các hoạt động khoa học, viết bài đăng trên tạp chí chuyên ngành phản ánh kết quả nghiên cứu, học tập và tự học tập. Có năng lực quản lý chuyên môn, chuyên ngành để sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ do yêu cầu của tổ chức phân công. Có kinh nghiệm thực tiễn hoạt động xây dựng, huấn luyện chiến đấu của đơn vị. Điều quan trọng là đội ngũ giảng viên KHXHNV cần phải có năng lực tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, cảm hóa, phát huy được tính tích cực của người học. Biết xác định rõ mục tiêu giáo dục, phát triển nhân cách học viên thông qua việc trang bị kiến thức, hình thành kỹ xảo, kỹ năng cho người học. Biết khai thác nội dung môn học vào việc giáo dục học viên phù hợp với điều kiện thực tế dạy học của nhà trường; biết cách xử lý tình huống sư phạm nảy sinh trong giờ dạy vào việc giáo dục phát triển nhân cách của học viên. Biết sử dụng phương pháp thuyết phục để giáo dục, định hướng tư tưởng cho người học, làm cho người học luôn trung thành vô hạn với Đảng, Tổ quốc và nhân dân; đấu tranh với các quan điểm và biểu hiện sai trái để bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bốn là, giảng viên KHXHNV có phương pháp, tác phong công tác khoa học. Mỗi người đều có phương pháp, tác phong công tác, cách ứng xử, giao tiếp phù hợp với địa vị xã hội, cương vị công tác, chức trách, nhiệm vụ, môi trường hoạt động. Phương pháp, tác phong phản ánh phẩm chất của con người, thể hiện nét riêng, độc đáo của mỗi người trong cuộc sống, hoạt động xã hội. Vì vậy, cùng một môi trường xã hội, điều kiện, hoàn cảnh sống giống nhau, cùng giữ những cương vị, có chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn như nhau nhưng mỗi người lại có một phương pháp, tác phong công tác khác nhau. Yêu cầu về phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội trên một số nội dung như sau: Người giảng viên KHXHNV phải có tính đảng, tính nguyên tắc cao; linh hoạt, sáng tạo trong công việc; đề cao tính giáo dục, thuyết phục, nêu gương, nói đi đôi với làm...Luôn nắm vững và gương mẫu chấp hành đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội, quy định của Nhà trường. Thành thạo công tác chuyên môn, làm việc có kế hoạch, phương pháp làm việc khoa học, cầu thị và sáng tạo để không ngừng vươn lên hoàn thành nhiệm vụ. Một yêu cầu nữa là phải bình tĩnh, tự tin trong thực hiện nhiệm vụ GD-ĐT, NCKH, giải quyết tốt các vấn đề trong giảng dạy. Mẫu mực về tác phong quân nhân, đúng điều lệnh, điều lệ, các quy định, cử chỉ đĩnh đạc, phong thái đàng hoàng, tự tin, văn minh, luôn tôn trọng nhân cách của học viên. Người giảng viên KHXHNV phải ứng xử có văn hoá, khiêm tốn, giản dị, lịch sự, tế nhị, giải quyết hài hoà các mối quan hệ. 2.1.2.4. Quan niệm đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội Đội ngũ giảng viên KHXHNV gồm những giảng viên giảng dạy các môn lý luận cơ bản, cơ sở và chuyên ngành, là bộ phận đảm nhiệm toàn bộ nội dung, chương trình đào tạo KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội theo mô hình, mục tiêu đào tạo. Các môn học được tổ chức, biên chế ở các khoa, trong mỗi khoa có chủ nhiệm khoa, phó chủ nghiệm khoa, chủ nhiệm bộ môn, phó chủ nghiệm bộ môn và giảng viên. Xét theo chức danh chuyên môn kỹ thuật thì có giảng viên cao cấp, giảng viên chính và giảng viên; còn theo chức danh khoa học có giáo sư, phó giáo sư; theo trình độ học vấn có tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân; theo chức danh chỉ huy, quản lý có cán bộ khoa, bộ môn; theo cấp bậc quân hàm thì có giảng viên cấp tướng, giảng viên cấp tá, giảng viên cấp úy; theo danh hiệu được phong có nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân. Xét theo loại cán bộ có sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng. Bên cạnh đó, ngoài giảng viên cơ hữu hiện có trong biên chế còn có giảng viên thỉnh giảng, giảng viên kiêm nhiệm. Như vậy, có thể quan niệm: Đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ là những sĩ quan, cán bộ chính trị có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn giảng viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng được bổ nhiệm, sắp xếp chức danh giảng viên ở các khoa KHXHNV, đảm nhiệm công tác giảng dạy và NCKH các bộ môn, chuyên ngành KHXHNV; là lực lượng trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng GD - ĐT và NCKH, xây dựng các HV, TSQ quân đội vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. 2.1.2.5. Đặc điểm đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội Thứ nhất, đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội là những cán bộ chính trị được đào tạo cơ bản, chính quy, có trình độ học vấn, nhiều người đã trải qua thực tiễn lãnh đạo, chỉ huy đơn vị. Ở các HV, TSQ quân đội, đội ngũ giảng viên KHXHNV là những người được đào tạo cơ bản, chính qui. Nguồn chủ yếu được đào tạo tại trường Sĩ quan Chính trị, Học viện Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và một số trường đại học KHXHNV ngoài quân đội. Cơ bản đội ngũ giảng viên KHXHNV có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, phẩm chất nghệ nghiệp quân sự tốt, là bộ phận có trình độ học vấn khá cao trong ĐNGV của các HV, TSQ quân đội và có nhiều kinh nghiệm trong lãnh đạo, quản lý, NCKH và giảng dạy. Ngoài kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành đào tạo thuộc KHXHNV, đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội có hệ thống kiến thức cơ bản, toàn diện về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà nước, yêu cầu nhiệm vụ của quân đội, các kiến thức về chính trị - xã hội, nghệ thuật quân sự, về khoa học kỹ thuật quân sự. Đội ngũ giảng viên KHXHNV có thế giới quan khoa học, niềm tin cộng sản chủ nghĩa, có phẩm chất đạo đức cách mạng, lòng yêu nghề nghiệp quân sự, trung thành với Đảng, với Nhà nước, với chế độ XHCN. Kiên định với mục tiêu lý tưởng của Đảng, sự nghiệp đổi mới đất nước, có năng lực tư duy nhạy bén, sắc sảo; là lực lượng nòng cốt, tiên phong tham gia đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận, bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng trong quân đội. Mặt khác, các HV, TSQ quân đội vừa đào tạo theo trình độ học vấn, vừa đào tạo theo chức danh, nên giảng viên KHXHNV không chỉ có trình độ học vấn chuyên ngành, mà có cả hệ thống tri thức, kinh nghiệm thực tiễn lãnh đạo, chỉ huy ở cấp đào tạo. Nhiều người đã trải qua thực tiễn lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, có đồng chí đã từng là cán bộ trung, lữ, sư đoàn trước khi về công tác ở HV, TSQ, điều đó sẽ tạo ra thuận lợi cho việc thực hiện phương châm: lý luận liên hệ với thực tiễn; nhà trường gắn liền với đơn vị. Thứ hai, đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ đa dạng về tuổi đời, tuổi quân, cấp bậc quân hàm, trình độ học vấn và chức vụ. Đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội có sự chênh lệch khá lớn về tuổi đời, tuổi quân, quân hàm và kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ huy, quản lý đơn vị. Đội ngũ giảng viên có tuổi đời từ 23 đến 60 tuổi; tuổi quân từ 5 năm đến 40 năm. Về quân hàm, có quân hàm từ thiếu uý đến thiếu tướng; về chức vụ có chủ nhiệm Khoa, phó chủ nhiệm Khoa, chủ nhiệm Bộ môn, phó Chủ nhiệm Bộ môn; giảng viên và trợ giảng. Trình độ học vấn không đồng đều, từ cử nhân đến thạc sĩ, tiến sĩ. Số cán bộ khoa, bộ môn đa số có quân hàm cao và có bề dày kinh nghiệm công tác. Về chức danh khoa học và danh hiệu, có giảng viên là giáo sư, phó giáo sư; danh hiệu được phong là nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân. Trong đội ngũ giảng viên KHXHNV có những đồng chí tốt nghiệp đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội được giữ lại ở nhà trường làm giảng viên nên kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn quân sự còn nhiều hạn chế. Bên cạnh những đồng chí có trình độ học vấn cao vẫn còn một số giảng viên mới qua đào tạo hoàn thiện đại học. Quá trình tích lũy, trải nghiệm thực tiễn, đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ rất khác nhau. Điều này đặt ra vấn đề khó khăn cần giải quyết trong công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, về thời gian giữ các chức vụ, thời gian phục vụ tại ngũ và ưu tiên xét thăng quân hàm cho ĐNGV ở các HV, TSQ quân đội. Mặt khác, đội ngũ giảng viên KHXHNV được đào tạo từ các trường trong và ngoài quân đội, một số được chuyển loại cán bộ chính trị, chuyển loại chuyên môn kỹ thuật thuộc các quân chủng, binh chủng và ngành chuyên môn kỹ thuật, làm cho đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội có sự phong phú, đa dạng về trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ. Thứ ba, trình độ, năng lực đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội chưa đáp ứng được yêu cầu chuẩn hóa; chưa chủ động hòa nhập với đội ngũ cán bộ giảng dạy và NCKH của quốc gia. Đội ngũ giảng viên KHXHNV đang sử dụng tri thức vào lĩnh vực công tác rất đa dạng, nhưng chuyên gia đầu ngành các lĩnh vực KHXHNV trong quân đội còn thiếu; các bộ môn KHXHNV là đơn vị học thuật cơ bản nhưng đội ngũ chủ nhiệm bộ môn giỏi còn ít. Số lượng giảng viên KHXHNV có trình độ sau đại học tỉ lệ thấp, trình độ năng lực của một số giảng viên KHXHNV chưa đáp ứng được yêu cầu chuẩn hóa theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và BQP. Trong thời kỳ mới, với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, đòi hỏi đội ngũ giảng viên KHXHNV không ngừng nâng cao trình độ kiến thức, kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu, biết làm chủ các phương pháp, phương tiện NCKH hiện đại, do đó cần được mở rộng giao lưu với các trường trong và ngoài quân đội. Do đặc điểm của các HV, TSQ quân đội có những yêu cầu riêng, công tác quản lý rất chặt chẽ cho nên hoạt động sư phạm cũng mang tính đặc thù, thực tế trong thời gian qua các HV, TSQ quân đội chưa hoà nhập với hệ thống giáo dục đại học quốc gia, chưa tạo điều kiện cho việc giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa các nhà trường trong và ngoài quân đội; mặt khác trình độ của giảng viên KHXHNV cũng còn có mặt hạn chế, đây là những lực cản hạn chế sự giao lưu hoà nhập với các trường trong và ngoài quân đội. Thứ tư, trình độ ngoại ngữ và tin học của giảng viên KHXHNV còn những bất cập, chưa đáp ứng với yêu cầu giảng dạy và NCKH trong tình hình mới. Trong xu thế phát triển của khoa học công nghệ số và sự hội nhập quốc tế, quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng GD-ĐT đặt ra yêu cầu ĐNGV nói chung, đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội phải có trình độ ngày càng cao về ngoại ngữ và tin học. Mục tiêu đào tạo của các HV, TSQ là đào tạo đội ngũ cán bộ các cấp, các chuyên ngành có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; có trình độ cao, năng lực toàn diện. Do vậy, đội ngũ giảng viên các HV, TSQ phải có kiến thức nhất định về ngoại ngữ, tin học... phải biết ứng dụng các công cụ, phương tiện kỹ thuật, công nghệ thông tin trong giảng dạy và NCKH; tiếp cận, khai thác thông tin phục vụ cho quá trình giảng dạy mới theo kịp được trình độ phát triển của xã hội, đáp ứng với yêu cầu thực tiễn đặt ra. Với số giảng viên lớn tuổi, không được đào tạo ngoại ngữ và tin học cơ bản, do đó khả năng tiếp thu hạn chế, vật chất, điều kiện bảo đảm cho học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học còn khó khăn. Mặt khác, không tiếp xúc, sử dụng thường xuyên đến ngoại ngữ, dẫn đến kiến thức ngoại ngữ bị mai một dần. Công tác bồi dưỡng ngoại ngữ và tin học của các trường đã được tiến hành trong nhiều năm nay, song kết quả chưa cao do môi trường giao tiếp ngoại ngữ hạn chế, phương tiện tin học còn thiếu; do đó trình độ ngoại ngữ và tin học của đội ngũ giảng viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT trong thời kỳ mới. Thứ năm, hoạt động đặc thù của giảng viên KHXHNV là hoạt động giảng dạy và NCKH trong môi trường sư phạm quân sự, gắn liền với tính đa dạng, phong phú của đối tượng đào tạo ở các HV, TSQ quân đội. Hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội bao gồm những hoạt động trước bài giảng, giảng bài, sau bài giảng và những hoạt động sư phạm khác. Hoạt động NCKH như hội thảo, tọa đàm khoa học; viết báo, viết sách; viết giáo khoa, giáo trình; đề tài NCKH, hướng dẫn học viên NCKH...Nhiệm vụ và kết quả lao động của giảng viên được kết tinh trong những hoạt động đó. Do đó, đòi hỏi đội ngũ giảng viên KHXHNV phải có tính khoa học, kế hoạch, mô phạm, kỷ luật nghiêm mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ. Hoạt động sư phạm của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ gắn liền với hoạt động GD - ĐT của nhà trường trong môi trường sư phạm quân sự; bị qui định bởi các điều lệnh, điều lệ quân đội và qui định riêng của mỗi HV, TSQ quân đội. Tính đặc thù hoạt động sư phạm của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội còn được biểu hiện ở sự đòi hỏi cao của yêu cầu quản lý, sự chặt chẽ, nghiêm túc trong tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, nội dung và chất lượng giảng dạy. Cường độ lao động của đội ngũ giảng viên KHXHNV cao, ngoài nhiệm vụ giảng day còn nhiệm vụ NCKH và các nhiệm vụ khác được diễn ra liên tục, cả trong giờ hành chính và cả ngoài giờ hành chính như nghiên cứu, soạn bài, thục luyện giảng bài. Tính chất phức tạp của hoạt động sư phạm ở các HV, TSQ quân đội được quy định bởi đặc điểm, tính chất đa dạng, phong phú của các đối tượng học viên và chịu sự tác động bởi các qui định GD - ĐT của Nhà nước và quân đội. Sự phân công lao động không dựa trên sự tính toán lợi ích kinh tế mà lấy việc chất lượng bài giảng, kết quả giảng dạy là yếu tố hàng đầu. Việc đánh giá kết quả hoạt động sư phạm gắn với thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của mỗi người giảng viên theo qui định của quân đội, của nhà trường. Lao động sư phạm của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội không chỉ dựa trên những kiến thức chuyên môn, chuyên ngành, điều lệnh, điều lệ, qui định, tình hình thực tế mà còn phải có cả nghệ thuật ứng xử, nghệ thuật làm việc với con người, mà cụ thể là nghệ thuật giao tiếp với người học để nâng cao chất lượng đào tạo. Do đó, đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội cần có hiểu biết rộng, có những kiến thức về tâm lý học, giáo dục học, chính trị - xã hội phong phú để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. 2.1.2.6. Vai trò của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ vai trò của đội ngũ nhà giáo trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) khẳng định: “Giảng viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh” [51, tr.38]. Luật giáo dục được Quốc hội khoá XIV thông qua ngày 14/6/2019 cũng xác định: “Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh” [120]. Đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội là một bộ phận của đội ngũ nhà giáo trong quân đội, có vai trò rất quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ đào tạo của Nhà trường. Vai trò đó được thể hiện cụ thể như sau: Một là, đội ngũ giảng viên KHXHNV là nhân tố quyết định chất lượng giảng dạy các môn KHXHNV, trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội. Chất lượng GD-ĐT suy cho cùng được đánh giá bằng việc hoàn thành mục tiêu, yêu cầu đào tạo đáp ứng được nhu cầu thực tiễn đặt ra. Nhưng chất lượng GD-ĐT lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Trong đó, giảng viên là nhân tố trực tiếp quyết định. Chất lượng giảng dạy các môn KHXHNV ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, sĩ quan, đến xây dựng quân đội về chính trị, ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài đến sức mạnh của quân đội, đến an ninh, quốc phòng của quốc gia. Mặc dù hiện nay, có sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học hiện đại, cơ sở vật chất, kỹ thuật được trang bị đầy đủ hơn nhưng không thể thay thế được vai trò của người giảng viên, mà ngược lại, càng khẳng định vai trò to lớn của người giảng viên đối với sự nghiệp GD-ĐT. Người giảng viên không chỉ “dạy nghề” mà còn “dạy người” theo đúng mục tiêu, mô hình đào tạo đã xác định. Vì vậy, chất lượng đội ngũ giảng viên KHXHNV cao hay thấp ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng GD-ĐT và NCKH của các HV, TSQ quân đội. Đây là lực lượng cơ bản, nhân tố trung tâm của các nhà trường. Đội ngũ giảng viên KHXHNV không chỉ truyền thụ kiến thức mà còn trực tiếp bồi dưỡng cho học viên về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, trang bị kinh nghiệm trong hoạt động quân sự, kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ huy và tay nghề chuyên môn gắn với mô hình đào tạo, góp phần xây dựng cho học viên thế giới quan khoa học, niềm tin cộng sản chủ nghĩa, giáo dục phẩm chất chính tri, phẩm chất đạo đức cách mạng, lòng yêu nghề nghiệp quân sự, sự trung thành tuyệt đối với Đảng, với Nhà nước, với chế độ XHCN. Xây dựng bản lĩnh chính trị cho học viên trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, kiên định vững vàng về mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, về con đường mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn, tích cực thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, dù đó là nhiệm vụ khó khăn, gian khổ ở bất cứ nơi nào, sẵn sàng hy sinh bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ XHCN. Chăm lo đến việc phát triển toàn diện cả về phẩm chất, năng lực cho học viên theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo, đảm bảo hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ sau khi ra trường. Là lực lượng giảng dạy và NCKH nòng cốt của quân đội, là một bộ phận trí thức của đất nước, đội ngũ giảng viên KHXHNV còn có vai trò quan trọng giúp cho học viên có khả năng tư duy độc lập sáng tạo, linh hoạt trong quá trình học tập, nghiên cứu về lĩnh vực KHXHNV trên cương vị công tác sau khi ra trường. Hai là, đội ngũ giảng viên KHXHNV các HV, TSQ là lực lượng trực tiếp nghiên cứu, phát triển KHXHNV, KHXHNV quân sự của quân đội và quốc gia. Các HV, TSQ quân đội là các trung tâm GD-ĐT, NCKH của quân đội và của quốc gia. Đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội là lực lượng trực tiếp tham gia NCKH, cung cấp luận cứ khoa học cho Đảng, Nhà nước hoạch định chủ trương, chính sách xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng Quân đội, nhất là xây dựng Quân đội về chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ; luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra phục vụ cho nhiệm vụ GD-ĐT của Nhà trường. Đồng thời, đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội còn tham gia nghiên cứu phát triển các chuyên ngành KHXHNV thông qua thực hiện các chương trình nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng KHXHNV cấp quốc gia, cấp BQP, các đề tài khoa học các cấp, các đề án triển khai các nhiệm vụ KHXHNV, các cuộc hội thảo khoa học, biên soạn các sách chuyên khảo, tham khảo, giáo trình, tài liệu, viết các bài báo khoa học đăng tải trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước Thực tế, trong những năm qua cho thấy các đề tài khoa học cấp quốc gia, cấp BQP, cấp ngành, cấp cơ sở, các sách chuyên khảo, tham khảo, giáo trình, tài liệu học tập do đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội tham gia và thực hiện có ý nghĩa hết sức to lớn cả về lý luận và thực tiễn, mang lại hiệu quả thiết thực đối với sự phát triển KHXHNV, KHXHNV quân sự của quân đội cũng như của quốc gia. Ba là, đội ngũ giảng viên KHXHNV là lực lượng trực tiếp góp phần xây dựng hệ thống phẩm chất, nhân cách người cán bộ cho học viên theo mô hình, mục tiêu đào tạo. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh phẩm chất chính trị, đạo đức nhân cách luôn luôn là một tiêu chuẩn quan trọng của mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng trong mọi giai đoạn cách mạng. Người giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội là người trực tiếp xây dựng hệ thống phẩm chất, nhân cách cho đội ngũ học viên, nó được được biểu hiện ở lòng nhiệt tình cách mạng, trung thành với Đảng, Tổ quốc, nhân dân và chế độ XHCN, có bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn luôn tin tưởng, nhất trí cao vào đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của quân đội, đơn vị, có ý thức phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Sống có lý tưởng, có kỷ luật, lành mạnh, trung thực, có lòng nhân ái với mọi người, có tinh thần hiếu học, vươn lên cầu tiến bộ; có tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy, say mê với nghề nghiệp; có tinh thần đoàn kết; cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư. Mặt khác, sự mẫu mực về phương pháp, tác phong công tác đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội cũng trực tiếp góp phần xây dựng phẩm chất nhân cách của học viên, nó được thể hiện ngay chính nhận thức và hành động hàng ngày của người giảng viên. Phương pháp, tác phong công tác dân chủ, sâu sát thực tế, lý luận gắn liền với thực tiễn; giữ vững đoàn kết thống nhất trong cấp uỷ, tổ chức đảng và đơn vị; luôn chủ động, sáng tạo, quyết đoán, có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật cao; gắn bó, yêu thương, chân tình, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ học viên trên mọi lĩnh vực, có phương pháp dạy học tiên tiến, hiệu quả; có kế hoạch khoa học trong tự học tập, rèn luyện, giải quyết đúng đắn các mối quan hệ với đồng nghiệp, với học viên, với cơ quan, đơn vị nhằm đáp ứng yêu cầu mục tiêu chung. Như vậy, giảng viên KHXHNV có phẩm chất chính trị, đạo đức mẫu mực, trong sáng, phương pháp, tác phong công tác khoa học, mô phạm là nhân tố khẳng định vai trò quan trọng của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội đối với sự nghiệp GD-ĐT, xây dựng phẩm chất nhân cách cho học viên. Bốn là, đội ngũ giảng viên KHXHNV là lực lượng trực tiếp, nòng cốt tham gia đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng. Hiện nay, cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, phòng chống suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống đang diễn ra hết sức quyết liệt. Các thế lực thù địch đang ra sức xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, thành quả của các cuộc kháng chiến, thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN; phủ nhận mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, “phi chính trị hóa” quân đội, tìm mọi thủ đoạn để gây chia rẽ giữa Đảng, Nhà nước với quân đội và nhân dân. Quân đội là một trong những lực lượng chủ động, tích cực tham gia đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận, trong đó đội ngũ cán bộ khoa học, đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội là lực lượng nòng cốt, trực tiếp. Thông qua việc viết các bài đấu tranh phản bác các luận điệu tuyên truyền chống phá của các thế lực thù địch trên các phương tiện thông tin đại chúng, thực hiện các đề tài khoa học, biên soạn các sách đấu tranh tư tưởng, lý luận, các hội thảo khoa học... và hoạt động GD-ĐT đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội đã góp phần đấu tranh làm thất bại các âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, củng cố lòng tin của nhân dân, cán bộ, chiến sĩ quân đội vào vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước, vào chế độ XHCN. Năm là, đội ngũ giảng viên KHXHNV là lực lượng trực tiếp xây dựng chi bộ, đảng bộ các khoa KHXHNV, góp phần xây dựng Đảng bộ Nhà trường trong sạch vững mạnh, xây dựng các khoa KHXHNV, Nhà trường vững mạnh toàn diện. Hệ thống tổ chức đảng ở các khoa giáo viên là một bộ phận quan trọng của Đảng bộ HV, TSQ quân đội; đội ngũ giảng viên là đảng viên ở các khoa, là lực lượng có vai trò và uy tín trong đảng bộ nhà trường. Vì vậy, đội ngũ giảng viên KHXHNV có chất lượng cao, đủ số lượng và cơ cấu hợp lý là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến xây dựng chi bộ, đảng bộ cơ sở ở các khoa giáo viên, đến xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở Đảng bộ các HV, TSQ quân đội. Trong thực tế, đội ngũ giảng viên KHXHNV là những người trực tiếp quán triệt và thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Đảng, trước hết là nghị quyết của Đảng ủy HV, TSQ và nghị quyết đảng bộ, chi bộ ở các khoa KHXHNV. Đây là lực lượng chủ yếu luôn tham gia các ý kiến có chất lượng vào xây dựng Nghị quyết Nhà trường; Nghị quyết của đảng bộ, chi bộ các khoa giáo viên trong các kỳ đại hội. Vì vậy, xây dựng Đảng bộ HV, TSQ nói chung, xây dựng đảng bộ, chi bộ khoa giáo viên nói riêng phụ thuộc vào chất lượng đảng viên, chất lượng tổ chức đảng ở đó. Với tính đảng, tính cách mạng cao, sự tận tâm, tận lực, trách nhiệm với nghề nghiệp, sự mẫu mực, trong sáng về đạo đức, lối sống của đội ngũ giảng viên KHXHNV thực sự là tấm gương sáng có tính giáo dục, thuyết phục cao với các đảng viên khác trong toàn Đảng bộ HV, TSQ quân đội. Đội ngũ giảng viên KHXHNV không chỉ là đối tượng xây dựng mà còn là chủ thể trực tiếp xây dựng các khoa KHXHNV, xây dựng Nhà trường vững mạnh toàn diện. Đồng thời còn là lực lượng cán bộ dự trữ cho các HV, TSQ, các đơn vị cơ sở khi thực hiện những nhiệm vụ đột xuất và cho quân đội khi có chiến tranh xảy ra. Hiện nay, trước yêu cầu nâng cao chất lượng GD-ĐT thì vai trò của đội ngũ giảng viên KHXHNV ngày càng tăng lên, điều đó đặt ra cho các Đảng ủy HV, TSQ quân đội cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác xây dựng, nâng cao chất lượng toàn diện, nhất là nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV. 2.2. Những vấn đề cơ bản về năng lực giảng dạy và nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội 2.2.1. Quan niệm, yếu tố quy định và biểu hiện năng lực giảng dạy của giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội 2.2.1.1. Quan niệm năng lực giảng dạy của giảng viên kho... sư c - Học vị: Tiến sĩ c; Thạc sĩ c; Cử nhân c - Cấp bậc: Đại tá c; Thượng tá c; Trung tá c; Thiếu tá c; Cấp úy c - Chức vụ: Cấp khoa c; Cấp bộ môn c; Giảng viên c - Chức danh: Giảng viên cao cấp c; Giảng viên chính c Giảng viên c; Trợ giảng c - Tuổi đời: 55 c - Tuổi nghề: 15 năm c * Ngoài những nội dung trên, theo đồng chí còn vấn đề gì xin ghi vào các dòng dưới đây: Xin chân thành cảm ơn đồng chí! Phụ lục 2 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN ( Dùng cho học viên ở các HV, TSQ) Đồng chí thân mến! Để phục vụ cho nghiên cứu đề tài: “Nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay”. Xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề dưới đây bằng cách đánh dấu (x) vào ô vuông tương ứng. Trường hợp có ý kiến khác ghi vắn tắt vào phần dành riêng cho từng vấn đề. Đồng chí không phải ghi tên vào phiếu này. Chúng tôi rất mong sự cộng tác, giúp đỡ của đồng chí. 1. Đồng chí cho biết ý kiến đánh giá của mình về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở học viện, nhà trường mà đồng chí đang theo học? - Tốt c 1 - Đại đa số tốt c 2 - Chưa thực sự tốt c 3 - Khá c 4 - Khó trả lời c 5 2. Đồng chí cho biết ý kiến đánh giá của mình về phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở học viện, nhà trường mà đồng chí đang theo học? - Chuẩn mực c 1 - Một số đồng chí chưa thật sự chuẩn mực c 2 - Chưa chuẩn mực c 3 - Khó trả lời c 4 3. Đồng chí cho biết ý kiến đánh giá của mình năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở học viện, nhà trường mà đồng chí đang theo học? - Đại đa số tốt c 1 - Chưa thực sự tốt c 2 - Khá c 3 - Khó trả lời c 4 4. Đồng chí cho biết ý kiến về khả năng vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy các môn KHXHNV của giảng viên KHXHNV ở học viện, nhà trường mà đồng chí đang theo học? - Rất phù hợp c 1 - Về cơ bản là phù hợp, nhưng một số nội dung, bài giảng chưa phù hợp c 2 - Chưa phù hợp, cần đổi mới hơn nữa c 3 - Khó trả lời c 4 5. Đồng chí cho biết ý kiến về chất lượng bài giảng của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở học viện, nhà trường đồng chí đang học hiện nay ? - Tất cả các bài giảng đều có chất lượng tốt c 1 - Đa số các bài giảng có chất lượng tốt c 2 - Các bài giảng có chất lượng khá c 3 - Còn nhiều bài giảng có chất lượng thấp c 4 - Khó trả lời c 5 6. Theo đồng chí những vấn đề nào dưới đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng bài giảng của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở học viện, nhà trường đồng còn thấp ? - Chưa phù hợp giữa nội dung và thời gian mỗi đề mục bài giảng c 1 - Phương pháp dạy học của giảng viên còn có mặt hạn chế c 2 - Chưa thường xuyên cập nhật thông tin, tri thức mới c 3 - Trách nhiệm của giảng viên chưa cao c 4 - Công tác kiểm tra huấn luyện chưa thường xuyên c 5 - Phương tiện, vật chất kỹ thuật phục vụ cho giảng dạy còn hạn chế c 6 - Khó trả lời c 7 7. Theo đồng chí, đội ngũ giảng viên KHXHNV cần phải phấn đấu, rèn luyện thêm các vấn đề gì dưới đây ? - Phẩm chất chính trị c 1 - Đạo đức và lối sống c 2 - Tri thức khoa học mới c 3 - Phương pháp giảng dạy c 4 - Kỹ năng nghiên cứu khoa học c 5 - Kinh nghiệm thực tiễn quân sự c 6 8. Đồng chí cho biết ý kiến về mức độ hoàn thành nhiệm vụ giáo dục đào tạo của đội ngũ giảng viên KHXHNV của nhà trường? - Hoàn thành nhiệm vụ tốt c 1 - Hoàn thành nhiệm vụ khá c 2 - Hoàn thành nhiệm vụ c 3 - Khó trả lời c 4 9. Để nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV của nhà trường, theo đồng chí cần thực hiện những giải pháp nào dưới đây? - Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể, các lực lượng trong nâng cao NLGD c 1 - Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, cán bộ chủ trì, cơ quan các cấp c 2 - Chủ động, tích cực tự học tập, rèn luyện nâng cao NLGD c 3 - Đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV c 4 - Tích cực đưa đi đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ giảng viên KHXHNV c 5 - Phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng c 6 - Quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần của đội ngũ giảng viên KHXHNV và gia đình c 7 10. Xin đồng chí cho biết thêm về mình: - Đang là: Đảng viên c; Đoàn viên c - Đồng chí là học viên năm thứ mấy: NT1 c; NT2 c; NT3 c; NT4 c Xin chân thành cảm ơn đồng chí! Phụ lục 3 TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA BẰNG PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN KHXHNV - Đối tượng: giảng viên KHXHNV. - Số lượng: 400 đồng chí - Đơn vị trưng cầu ý kiến: HV Hậu cần, HV Phòng không - Không quân, HV Biên phòng, TSQ Lục quân 1, TSQ Thông tin, TSQ Công binh 1. Ý kiến đánh giá vị trí nghề nghiệp giảng viên KHXHNV ở nhà trường quân đội ? TT Phương án trả lời Ý kiến trả lời Tỉ lệ % (1) (2) (3) (4) - Rất cao quý được xã hội tôn vinh 272 68,0 - Bình thường như mọi nghề khác trong xã hội 100 25,0 - Là nhiệm vụ tổ chức giao cho phải thực hiện 24 6,0 - Khó trả lời 4 1,0 2. Ý kiến đánh giá về vai trò của đội ngũ giảng viên KHXHNV trong GD-ĐT và NCKH ở các HV, TSQ hiện nay TT Phương án trả lời Ý kiến trả lời Tỉ lệ % (1) (2) (3) (4) - Rất quan trọng 317 79,25 - Quan trọng 62 15,5 - Ít quan trọng 21 5,25 - Khó trả lời 0 0 3. Ý kiến đánh giá về phẩm chất, bản lĩnh chính trị của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ TT Phương án trả lời Ý kiến trả lời Tỉ lệ % (1) (2) (3) (4) - Tốt 324 81 - Khá tốt 55 13,75 - Khá 21 5,25 - Chưa tốt 0 0 Ý kiến đánh giá tầm quan trọng NLGD trong giảng dạy và NCKH TT Phương án trả lời Ý kiến trả lời Tỉ lệ % (1) (2) (3) (4) - Rất quan trọng 312 78,0 - Quan trọng 75 18,75 - Ít quan trọng 13 3,25 Ý kiến đánh giá mức độ cần thiết nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV TT Phương án trả lời Ý kiến trả lời Tỉ lệ % (1) (2) (3) (4) - Rất cần thiết 312 78,0 - Cần thiết 75 18,75 - Ít cần thiết 13 3,25 Ý kiến đánh giá về công tác tuyển chọn vào đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ TT Phương án trả lời Ý kiến trả lời Tỉ lệ % (1) (2) (3) (4) - Tốt 45 11,25 - Khá 192 48,0 - Trung bình 160 40,0 - Yếu 3 0,75 Ý kiến đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ TT Phương án trả lời Ý kiến trả lời Tỉ lệ % (1) (2) (3) (4) - Tốt 169 42,25 - Khá 143 35,75 - Trung bình 77 19,25 - Yếu 11 2,75 Ý kiến về tiêu chí đánh giá NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV TT Phương án trả lời Ý kiến trả lời Tỉ lệ % Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết (1) (2) (3) (4) (5) - Trình độ tri thức và kiến thức chuyên ngành của giảng viên. 356 (89) 44 (11) 0 - Khả năng hiểu học viên trong giảng dạy. 245 (61,25) 150 (37,5) 5 (1,25) - Khả năng thuyết phục, cảm hóa học viên, giao tiếp sư phạm khéo léo. 207 (51,75) 176 (44) 17 (4,25) - Khả năng tự bồi dưỡng, hoàn thiện tri thức của giảng viên 283 (70,75) 109 (27,25) 8 (2,0) - Khả năng nắm vững và sử dụng thành thạo phương tiện kĩ thuật dạy học. 305 (76,25) 82 (20,5) 13 (3,25) - Kết quả hoàn thành nhiệm vụ công tác của giảng viên. 321 (80,25) 68 (17,0) 11 (2,75) - Chất lượng và hiệu quả GD - ĐT của nhà trường phát triển. 289 (72,25) 85 (21,25) 26 (6,50) 9. Ý kiến đánh giá về yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố TT Phương án trả lời Ý kiến trả lời Tỉ lệ % Rất mạnh Mạnh Bình thường (1) (2) (3) (4) (5) - Kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn 368 (92,0) 32 (8,0) 0 - Thâm niên và kinh nghiệm thực tiễn hoạt động sư phạm 257 (64,25) 124 (31,0) 19 (4,75) - Phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống giản dị 219 (54,75) 164 (41,0) 17 (4,25) - Tư chất (yếu tố sinh học) 193 (48,25) 187 (46,75) 20 (5,0) - Tự tu dưỡng, học tập, rèn luyện của mỗi giảng viên 245 (61,25) 142 (35,5) 13 (3,25) - Công tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên KHXHNV 236 (59,0) 152 (38,0) 12 (3,0) - Mục tiêu, chương trình, nội dung GD-ĐT của nhà trường 127 (31,75) 156 (39,0) 117 (29,25) - Cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy học 183 (45,75) 168 (42,0) 49 (12,25) - Phương pháp, tác phong công tác 236 (59,0) 116 (29,0) 48 (12,0) - Môi trường sư phạm của tập thể khoa và nhà trường 217 (54,25) 124 (31,0) 59 (14,75) - Yêu cầu của sự nghiệp xây dựng quân đội giai đoạn mới 154 (38,5) 167 (41,75) 79 (19,75) 10. Ý kiến đánh giá về khả năng hiểu học viên trong giảng dạy của giảng viên KHXHNV TT Phương án trả lời Ý kiến trả lời Tỉ lệ % Cao Trung bình Thấp (1) (2) (3) (4) (5) - Xác định được kiến thức đã có ở học viên 357 (89,25) 43 (10,75) - Xác định được mức độ kiến thức cần truyền đạt cho học viên 272 (68,0) 113 (28,25) 15 (3,75) - Xác định được mức độ nắm bài của học viên trên lớp 314 (78,5) 76 (19,0) 10 (2,5) - Xác định được những khó khăn khi học viên lĩnh hội nội dung bài giảng 294 (73,5) 85 (21,25) 21 (5,25) - Khả năng quan sát những biểu hiện tâm lí của học viên trên lớp 308 (77,0) 67 (16,75) 25 (6,25) - Xác định được mức độ phấn đấu của học viên trong học tập 338 (84,5) 47 (11,75) 15 (3,75) 11. Ý kiến đánh giá về mức độ tri thức và tầm hiểu biết khoa học của giảng viên KHXHNV TT Phương án trả lời Ý kiến trả lời Tỉ lệ % Cao Trung bình Thấp (1) (2) (3) (4) (5) - Khả năng tri thức khoa học chung và kiến thức chuyên ngành 258 (64,5) 108 (27,0) 34 (8,5) - Khả năng chế biến các tài liệu giảng dạy, học tập 228 (57,0) 157 (39,25) 25 (6,25) - Khả năng cập nhật thông tin để bổ sung kiến thức giảng dạy 237 (59,25) 153 (38,25) 20 (5,0) - Khả năng phân tích, tổng hợp kiến thức một tài liệu học tập 254 (63,5) 137 (34,25) 9 (2,25) - Khả năng thiết kế một bài giảng logic, khoa học 242 (60,5) 140 (35,0) 18 (4,5) - Khả năng thực hành nghiên cứu khoa học, viết báo 198 (49,5) 179 (44,75) 23 (5,75) 12. Ý kiến đánh giá về khả năng thuyết phục, cảm hóa học viên, giao tiếp sư phạm của giảng viên KHXHNV TT Phương án trả lời Ý kiến trả lời Tỉ lệ % Cao Trung bình Thấp (1) (2) (3) (4) (5) - Khả năng trình bày bài giảng có sức lôi cuốn, hấp dẫn 218 (54,5) 164 (41,0) 18 (4,5) - Kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ nói và phương tiện phi ngôn ngữ khác 255 (63,75) 134 (33,5) 11 (2,75) - Khả năng làm chủ trạng thái cảm xúc, tình cảm của người thầy 278 (69,5) 110 (27,5) 12 (3,0) - Giao tiếp sư phạm lịch sự, tế nhị, biết lắng nghe các ý kiến học viên 324 (81,0) 57 (14,25) 19 (4,75) - Có thái độ tin tưởng, tôn trọng học viên và đồng nghiệp 340 (85,0) 60 (15,0) 0 - Khả năng xây dựng bầu không khí tâm lí tích cực trong tập thể 285 (71,25) 107 (26,75) 8 (2,0) - Có đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa chuẩn mực 345 (86,25) 55 (13,75) 0 13. Ý kiến về những nội dung cần chú trọng bồi dưỡng để nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội TT Phương án trả lời Ý kiến trả lời Tỉ lệ % Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết (1) (2) (3) (4) (5) - Các môn lý luận M-LN, tư tưởng HCM 352 (88,0) 40 (10,0) 8 (2,0) - Các môn chuyên ngành 375 (93,75) 25 (6,25) 0 - Ngoại ngữ, Tin học 39 (9,75) 326 (81,5) 35 (8,75) - Năng lực tự hoàn thiện 219 (54,75) 161 (40,25) 20 (5,0) - Năng lực giao tiếp, ứng xử 198 (49,5) 186 (46,5) 16 (4,0) - Năng lực biên soạn và thực hành bài giảng 365 (91,25) 35 (8,75) 0 - Năng lực tổ chức các hình thức sau bài giảng 245 (61,25) 128 (32,0) 27 (6,75) - Năng lực tư vấn giúp đỡ học viên nghiên cứu 182 (45,5) 194 (48,5) 24 (6,0) - Năng lực nghiên cứu khoa học, viết báo 214 (53,5) 157 (39,25) 29 (7,25) - Tu dưỡng phẩm chất, đạo đức lối sống 343 (85,75) 57 (14,25) 0 - Rèn luyện phương pháp, tác phong công tác 223 (55,75) 168 (42,0) 9 (2,25) 14. Ý kiến đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội TT Phương án trả lời Ý kiến trả lời Tỉ lệ % (1) (2) (3) (4) - Hoàn thành tốt nhiệm vụ 315 78,75 - Hoàn thành khá nhiệm vụ 66 16,5 - Hoàn thành nhiệm vụ 19 4,75 - Chưa hoàn thành nhiệm vụ 0 0 - Khó trả lời 0 0 15. Ý kiến về những vấn đề đang cản trở lớn đến hoạt động nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội hiện nay TT Phương án trả lời Ý kiến trả lời Tỉ lệ % (1) (2) (3) (4) - Thiếu sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ huy nhà trường 287 71,75 - Nhận thức về công tác nâng cao NLGD của các tổ chức, các lực lượng chưa tốt 312 78,0 - Giảng viên chưa tích cực tu dưỡng, học tập, rèn luyện phấn đấu vươn lên 344 86,0 - Kế hoạch nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV chưa khoa học, hợp lý 264 66,0 - Nội dung, hình thức, biện pháp nâng cao NLGD còn nhiều bất cập, chưa hợp lý 347 86,75 - Sự phối hợp của các tổ chức, các lực lượng chưa chặt chẽ 356 89,0 - Chưa có chính sách cụ thể, phù hợp với lực lượng trực tiếp tham gia nâng cao 289 72,25 - Do tác động của mặt trái cơ chế thị trường 145 36,25 - Nguyên nhân khác 0 0 16. Ý kiến về những giải pháp cơ bản để nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội hiện nay TT Phương án trả lời Ý kiến trả lời Tỉ lệ % (1) (2) (3) (4) - Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng và đội ngũ giảng viên KHXHNV 400 100 - Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, sự chỉ đạo, hướng dẫn của cán bộ chủ trì, cơ quan chức năng các cấp đối với nâng cao NLGD 325 81,25 - Đổi mới nội dung, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, biện pháp nâng cao NLGD 364 91,0 - Có kế hoạch khoa học, thiết thực, sát với từng đối tượng nâng cao NLGD 256 64,0 - Thực hiện tốt công tác chính sách đối với đội ngũ giảng viên KHXHNV 237 59,25 - Đề cao tính tích cực, chủ động tự học tập, rèn luyện vươn lên của đội ngũ giảng viên KHXHNV 371 92,75 - Phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, lực lượng nâng cao NLGD 349 87,25 - Biện pháp khác 0 0 Phụ lục 4 TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA BẰNG PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN ĐỐI VỚI HỌC VIÊN - Đối tượng: Học viên các hệ, tiểu đoàn, lớp, đại đội - Số lượng: 400 đồng chí - Đơn vị trưng cầu ý kiến: HV Hậu cần, HV Phòng không - Không quân, HV Biên phòng, TSQ Lục quân 1, TSQ Thông tin, TSQ Công binh. TT Nội dung hỏi và phương án trả lời Ý kiến trả lời Tỷ lệ % (1) (2) (3) (4) 1 Ý kiến đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của đội ngũ đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội - Rất tốt 130 32,5 - Tốt 254 63,5 - Khá 10 2,5 - Trung bình 6 1,5 - Yếu, kém 0 0 2 Ý kiến đánh giá về phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ - Chuẩn mực 242 60,5 - Một số đồng chí chưa thật sự chuẩn mực 151 37,75 - Chưa chuẩn mực 5 1,25 - Khó trả lời 2 0,5 3 Ý kiến đánh giá về năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ - Đại đa số tốt 140 35,0 - Chưa thực sự tốt 219 54,75 - Trung bình Khá 35 8,75 - Khó trả lời 6 1,5 4 Ý kiến về vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy các môn KHXHNV của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ - Rất phù hợp 122 30,5 - Về cơ bản là phù hợp, nhưng một số nội dung, bài giảng chưa phù hợp 195 48,75 - Chưa phù hợp, cần đổi mới hơn nữa 83 20,75 - Khó trả lời 0 0 5 Ý kiến đánh giá về chất lượng bài giảng của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ hiện nay - Tất cả các bài giảng đều có chất lượng tốt 46 11,5 - Đa số các bài giảng có chất lượng tốt 246 61,5 - Các bài giảng có chất lượng khá 87 21,75 - Còn nhiều bài giảng có chất lượng thấp 18 4,5 - Khó trả lời 3 0,75 6 Những nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng bài giảng của giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ còn thấp - Chưa phù hợp giữa nội dung và thời gian mỗi đề mục bài giảng 253 63,25 - Phương pháp dạy học của giảng viên còn có mặt hạn chế 213 53,25 - Chưa thường xuyên cập nhật thông tin, tri thức mới 256 64,0 - Nhận thức, trách nhiệm của giảng viên chưa cao 167 41,75 - Công tác kiểm tra, dự giảng chưa thường xuyên 181 45,25 - Phương tiện, vật chất kỹ thuật phục vụ cho giảng dạy còn hạn chế 289 72,25 - Khó trả lời 0 0 7 Đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ cần phải phấn đấu, rèn luyện thêm các vấn đề - Phẩm chất chính trị 210 52,5 - Đạo đức và lối sống 232 58 - Tri thức khoa học mới 366 91,5 - Phương pháp giảng dạy 398 99,5 - Kỹ năng nghiên cứu khoa học 215 53,75 - Kinh nghiệm thực tiễn quân sự 367 91,75 8 Ý kiến về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ - Hoàn thành nhiệm vụ tốt 260 65 - Hoàn thành nhiệm vụ khá 83 20,75 - Hoàn thành nhiệm vụ 52 13 - Khó trả lời 5 1,25 9 Ý kiến về giải pháp nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ - Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể, các lực lượng trong nâng cao NLGD 400 100 - Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, cán bộ chủ trì, cơ quan các cấp 267 66,75 - Chủ động, tích cực tự học tập, rèn luyện nâng cao NLGD 332 83,0 - Đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV 368 92,0 - Tích cực đưa đi đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ giảng viên KHXHNV 205 51,25 - Phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng trong nâng cao NLGD 282 70,5 - Quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần của đội ngũ giảng viên KHXHNV và gia đình 146 36,5 Phụ lục 5 DANH SÁCH CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM TT Tên trường Năm thành lập Trực thuộc 1 Học viện Quốc phòng 1976 Bộ Quốc phòng 2 Học viện Lục quân 1946 Bộ Quốc phòng 3 Học viện Chinh trị 1951 Bộ Quốc phòng 4 Học viện Hậu cần 1952 Bộ Quốc phòng 5 Học viện Quân y 1948 Bộ Quốc phòng 6 Học viện Kỹ thuật quân sự 1966 Bộ Quốc phòng 7 Học viện Khoa học quân sự 1979 Tổng cục 2 8 Học viện PK - KQ 1964 Quân chủng PK - KQ 9 Học viện Hải quân 1955 Quân chủng Hải quân 10 Học viện Biên phòng 1963 Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng 11 Trường Sĩ quan Lục quân 1 (Đại học Trần Quốc Tuấn) 1945 Bộ Quốc phòng 12 Trường Sĩ quan Lục quân 2 (Đai học Nguyễn Huệ) 1961 Bộ Quốc phòng 13 Trường Sĩ quan Chính trị (Đại học Chính trị) 1976 Bộ Quốc phòng 14 Trường Sĩ quan Không quân 1959 Quân chủng PK - KQ 15 Trường Sĩ quan Pháo binh 1957 Binh chủng Pháo Binh 16 Trường Sĩ quan Tăng Thiết giáp 1973 Binh chủng Tăng Thiết giáp 17 Trường Sĩ quan Thông tin (Đại học Thông tin liên lạc) 1951 Binh chủng Thông tin 18 Trường Sĩ quan Công binh (Đại học Ngô Quyền) 1955 Binh chủng Công binh 19 Trường Sĩ quan Đặc công 1967 Binh chủng Đặc công 20 Trường Sĩ quan Phòng hoá 1976 Binh chủng Hoá học 21 Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự (Đại học Trần Đại Nghĩa) 1978 Tổng cục Kỹ thuật Nguồn: Cục Nhà trường, Bộ Tổng Tham mưu. Thời điểm tháng 8 năm 2020 Phụ lục 6 BẢNG TỔNG SỐ LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN KHXHNV Ở CÁC HỌC VIÊN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY Số TT Tên trường Nhu cầu Hiện có Thừa Thiếu Q.số % Q.số % 1 Học viện Quốc phòng 42 46 4 7,69 0 2 Học viện Lục quân 44 39 5 9,25 3 Học viện Chính trị 210 215 5 2,38 4 Học viện Quân y 40 43 3 5,7 5 HV Kỹ thuật Quân sự 44 38 4 9,09 6 HV Hậu cần 68 73 5 7,35 7 HV Phòng không - Không quân 70 77 7 10,0 8 HV Hải quân 60 62 2 3,33 9 HV Biên phòng 65 75 10 15,38 10 Học viện Khoa học Quân sự 38 32 6 15,7 11 TSQ Lục quân 1 112 110 2 1,78 12 TSQ Lục quân 2 118 127 9 7,62 13 TSQ Chính trị 192 186 6 3,12 14 TSQ Pháo binh 37 34 3 8,10 15 TSQ Công binh 39 42 3 7,69 16 TSQ Kỹ thuật Quân sự 35 30 5 14,3 17 TSQ Tăng - Thiết giáp 32 37 5 15,6 18 TSQ Thông tin 38 34 4 10,5 19 TSQ Đặc công 25 22 3 12,0 20 TSQ Phòng hóa 20 21 1 5,0 21 TSQ Không quân 35 31 4 11,4 Tổng 1364 1374 54 3,95 42 3,07 Nguồn: Cục Nhà trường, Phòng Chính trị các HV, TSQ (tháng 9/2020) Phụ lục 7 TỔNG HỢP TUỔI ĐỜI, TUỔI QUÂN VÀ THÂM NIÊN GIẢNG DẠY CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN KHXHNV CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY TUỔI ĐỜI Từ 35 tuổi trở xuống 26,21%. Từ 36 tuổi đến 44 tuổi 31,56% Từ 45 tuổi đến 51 tuổi 23,11% Từ 51 tuổi đến 57 tuổi 14,42% Từ 57 tuổi trở lên 4,7% TUỔI QUÂN Từ 30 năm trở lên 35% Từ 20 - 30 năm 38,33% Dưới 20 năm 26,67% THÂM NIÊN GIẢNG DẠY Từ 20 năm trở lên 23,3% Từ 10 - 20 năm 33,59% Dưới 10 năm 43,11% Nguồn: Cục Nhà trường, Bộ Tổng Tham mưu (tháng 8 năm 2020) Phụ lục 8 TỔNG HỢP TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN KHXHNV CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 TT Năm học Trình độ học vấn Tiến sĩ (%) Thạc sĩ (%) Đại học (%) Cao đẳng (%) 2015 - 2016 163 (11,86) 646 (47,01) 565 (41,12) 0 (0) 2016 - 2017 207 (15,06) 652 (47,45) 515 (37,48) 0 (0) 2017 - 2018 240 (17,46) 752 (54,73) 382 (27,8) 0 (0) 2018 - 2019 227 (16,52) 759 (55,24) 388 (28,23) 0 (0) 2019 - 2020 236 (17,17) 842 (61,28) 296 (21,54) 0 (0) - Nguồn: Cục Nhà trường, Bộ Tổng Tham mưu. - Thời điểm: tháng 9 năm 2020. Phụ lục 9 TỔNG HỢP CHỨC DANH KHOA HỌC VÀ DANH HIỆU NHÀ GIÁO CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CỦA CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 TT Năm học Giáo sư Phó giáo sư Nhà giáo nhân dân Nhà giáo ưu tú Giảng viên giỏi cấp Bộ 2015 - 2016 1 30 0 25 48 2016 - 2017 1 34 0 27 45 2017 - 2018 1 35 0 29 46 2018 - 2019 1 31 0 21 43 2019 - 2020 1 27 0 25 45 - Nguồn: Cục Nhà trường, Bộ Tổng Tham mưu. - Thời điểm: tháng 9 năm 2020. Phụ lục 10 BẢNG TỔNG HỢP TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN KHXHNV Ở CÁC HỌC VIÊN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI (Tính đến tháng 8/2020) Số TT Tên trường Hiện có Trợ giảng Giảng viên GV chính GV cao cấp 1 Học viện Quốc phòng 46 5 20 16 5 2 Học viện Lục quân 39 4 25 7 3 3 Học viện Chính trị 215 20 85 79 31 4 Học viện Quân y 43 7 26 7 3 5 HV Kỹ thuật Quân sự 38 5 22 8 3 6 HV Hậu cần 73 13 39 18 3 7 HV Phòng không - Không quân 77 15 46 15 1 8 HV Hải quân 62 14 28 19 1 9 HV Biên phòng 75 17 34 20 4 10 Học viện Khoa học Quân sự 32 5 17 9 1 11 TSQ Lục quân 1 110 18 51 32 9 12 TSQ Lục quân 2 127 20 64 31 12 13 TSQ Chính trị 186 25 76 57 28 14 TSQ Pháo binh 34 6 20 7 1 15 TSQ Công binh 42 9 22 11 0 16 TSQ Kỹ thuật Quân sự 30 4 18 8 0 17 TSQ Tăng - Thiết giáp 37 5 25 7 0 18 TSQ Thông tin 34 5 20 8 1 19 TSQ Đặc công 22 3 16 5 0 20 TSQ Phòng hóa 21 3 15 5 0 21 TSQ Không quân 31 5 19 7 0 Tổng 1374 208 688 372 106 Tỷ lệ % 100 15,13 50,08 27,08 7,71 Nguồn: Cục Nhà trường; các HV, TSQ (tháng 9/2020) Phụ lục 11 THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG GIẢNG VIÊN KHXHNV CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI ĐI DỰ NHIỆM THỰC TẾ GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 Năm học Đơn vị 2015 - 2016 2016- 2017 2017 - 2018 2018 - 2019 2019 - 2020 Tổng HV QP 10 8 11 9 8 46 HV LQ 7 8 6 9 8 38 HV CT 34 29 30 24 28 145 HV QY 9 8 8 7 6 38 HV KTQS 10 8 9 8 7 42 HV HC 15 13 12 10 13 63 HV PK-KQ 13 15 11 14 13 66 HV HQ 11 12 14 15 13 65 HV BP 16 17 10 13 15 71 HV KHQS 6 8 7 7 6 34 TSQ LQ1 22 24 28 26 25 125 TSQ LQ2 24 29 25 27 23 128 TSQ CT 31 34 35 32 33 165 TSQ T-TG 5 6 5 4 7 27 TSQ PB 6 7 5 8 7 33 TSQ CB 7 5 4 6 7 29 TSQ KQ 5 7 6 4 6 28 TSQ KTQS 6 8 7 7 6 34 TSQ ĐC 4 5 3 4 5 21 TSQ PH 5 4 4 5 4 22 Tổng 246 255 240 239 240 1220 - Nguồn: Phòng Chính trị các HV, TSQ. - Thời điểm: tháng 9 năm 2020. Phụ lục 12 THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG GIẢNG VIÊN KHXHNV CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI ĐI ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ (GIAI ĐOẠN 2015 - 2020) Đơn vị Năm học Bậc Đại học Bậc Cao học Bậc Tiến sĩ Cộng 2015 - 2016 180 170 35 385 2016 - 2017 185 162 33 380 2017 - 2018 190 173 50 413 2018 - 2019 176 168 43 387 2019 - 2020 187 173 25 385 TỔNG 918 846 186 1950 - Nguồn: Học viện Chính trị. - Thời điểm: tháng 9 năm 2020. Phụ lục 13 THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG TRANG THIẾT BỊ DẠY HỌC MỘT SỐ HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 Đơn vị Nội dung HVCT HVHC HVBP HVPK KQ SQLQ1 SQCT CỘNG Phòng học chuyên dùng 11 16 09 30 25 19 108 Phòng học thông thường 60 56 50 55 80 70 371 Trung tâm điều hành huấn luyện 02 01 03 02 04 02 14 Máy vi tính bàn 305 280 270 300 350 290 1795 Máy tính xách tay 135 120 125 110 120 130 740 Máy trình chiếu Powerpoint 95 70 55 75 100 85 480 - Nguồn: Phòng Đào tạo các HV, TSQ. - Thời điểm: tháng 9 năm 2020. Phụ lục 14 BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN KHXHNV Ở CÁC HỌC VIÊN, TRƯỜNG SĨ QUAN (Từ năm 2015 - 2020) Số tt Sản phẩm Năm học Đề tài Sáng kiến Tài liệu Giáo trình Cộng 1 2015-2016 233 147 1627 1391 3398 2 2016-2017 241 152 2533 1989 4915 3 2017-2018 259 159 2019 1258 3695 4 2018-2019 275 165 1966 733 3139 5 2019-2020 281 184 2043 1557 4065 6 Tổng cộng 1289 807 10188 6928 19212 Nguồn: Cục Khoa học Quân sự, Cục Nhà trường (tháng 9/2020) Phụ lục 15 BẢNG TỔNG HỢP ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN KHXHNV ĐÃ QUA ĐÀO TẠO GIẢNG VIÊN VÀ BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM Ở CÁC HỌC VIÊN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI Số TT Tên trường Hiện có Đã đào tạo giáo viên, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm Chưa Đào tạo GV Bồi dưỡng NVSP 1 Học viện Quốc phòng 46 21 18 7 2 Học viện Lục quân 39 19 12 8 3 Học viện Chính trị 215 123 64 28 4 Học viện Quân y 43 16 18 10 5 HV Kỹ thuật Quân sự 38 17 16 5 6 HV Hậu cần 73 40 22 11 7 HV Phòng không - Không quân 77 28 32 17 8 HV Hải quân 62 26 16 20 9 HV Biên phòng 75 32 30 13 10 Học viện Khoa học Quân sự 32 20 14 8 11 TSQ Lục quân 1 110 58 37 15 12 TSQ Lục quân 2 127 68 36 23 13 TSQ Chính trị 186 132 34 20 14 TSQ Pháo binh 34 16 12 6 15 TSQ Công binh 42 23 11 8 16 TSQ Kỹ thuật Quân sự 30 12 8 10 17 TSQ Tăng - Thiết giáp 37 14 7 16 18 TSQ Thông tin 34 15 8 11 19 TSQ Đặc công 22 11 5 7 20 TSQ Phòng hóa 21 10 5 6 21 TSQ Không quân 31 18 7 6 Tổng 1.374 719 402 253 Tỷ lệ % 100 52,33 29,26 18,41 Nguồn: Phòng Chính trị, Phòng Đào tạo các HV, TSQ (tháng 9/2020) Phụ lục 16 BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN KHXHNV Ở CÁC HỌC VIÊN, TRƯỜNG SĨ QUAN Số TT Năm Tổng số GV Kết quả đánh giá HTXSNV (%) HTTNV (%) HTNV có mặt hạn chế (%) Không HTNV (%) 1 2016 1360 126 (9,26) 1211 (89,04) 19 (1,39) 4 (0,31) 2 2017 1349 124 (9,19) 1202 (89,10) 17 (1,26) 6 (0,45) 3 2018 1365 113 (8,28) 1230 (90,11) 19 (1,39) 3 (0,22) 4 2019 1356 127 (9,36) 1209 (89,15) 18 (1,32) 2 (0,17) 5 2020 1374 133 (9,67) 1226 (89,22) 12 (0,87) 3 (0,21) Trung bình (%) 9,19 89,36 1,11 0,16 Nguồn: Cục Nhà trường; các HV, TSQ (tháng 9/2020) Ghi chú: HTXSNV: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; HTTNV: Hoàn thành tốt nhiệm; HTNV: Hoàn thành nhiệm vụ. (Kết quả điều tra ở 21 HV, TSQ, gồm: HV Quốc Phòng; HV Lục quân; HV Chính trị; HV Kỹ thuật Quân sự; HV Quân y; HV Hậu cần; HV Phòng không - Không quân; HV Hải quân; HV Biên phòng; HV Khoa học quân sự; TSQ Lục quân 1; TSQ Lục quân 2; TSQ Chính trị; TSQ Pháo binh; TSQ Công binh; TSQ Kỹ thuật Quân sự; TSQ Tăng - Thiết giáp; TSQ Thông tin; TSQ Đặc công; TSQ Phòng hóa; TSQ Không quân) Phụ lục 17 BẢNG SO SÁNH CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN KHXHNV VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG GIẢNG VIÊN KHÁC Ở CÁC HỌC VIÊN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI Đối tượng Hiện có Th. sĩ (SL)/ (%) Tiến sĩ (SL)/ (%) PGS (SL)/ (%) GS (SL)/ (%) NGƯT (SL)/ (%) NGND (SL)/ (%) Giảng viên ngành KHXHNV 1.374 842 (61,2) 236 (17,2) 27 (1,96) 0 (0) 1 (0,07) 0 (0) Giảng viên ngành Quân sự 2.615 1.360 (52) 170 (6,5) 14 (0,54) 0 (0) 1 (0,04) 0 (0) Giảng viên ngành Kỹ thuật 1.513 624 (41,2) 382 (25,3) 68 (4,49) 7 (0,46) 2 (0,13) 0 (0) Giảng viên ngành Y dược 377 159 (46,8) 142 (37,7) 106 (28,1) 2 (0,53) 3 (0,8) 0 (0) Giảng viên Ngoại ngữ 357 204 (57,1) 18 (5,04) 0 (0) 0 (0) 0 (0) 0 (0) Giảng viên ngành khác 251 200 (79,7) 19 (7,57) 1 (0,4) 0 (0) 0 (0) 0 (0) Nguồn: Cục Nhà trường; các HV, TSQ (tháng 9/2020) Phụ lục 18 TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG ĐẢNG ỦY, (CHI ỦY) CÁC KHOA GIÁO VIÊN KHXHNV Ở MỘT SỐ HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI (Số lượng/tỷ lệ % so với tổng số) Đơn vị Năm TSVM HTT HTNV YK HV Phòng không -Không quân (Đảng ủy: Khoa CTĐ, CTCT; K Lý luận Mác-Lênin) 2015 1/2 = 50% 1/2 = 50% 2016 2/2 = 100% 0 2017 1/2 = 50% 1/2 = 50% 2018 1/2= 50% 1/2 = 50% 2019 1/2 = 50% 1/2 = 50% HV Biên phòng (Đảng ủy: Khoa CTĐ, CTCT; K Lý luận Mác-Lênin) 2015 1/2 = 50% 1/2 = 50% 2016 2/2 = 100% 0 2017 1/2 = 50% 1/2 = 50% 2018 1/2 = 50% 1/2 = 50% 2019 2/2 = 100% 0 TSQ Lục quân1 (Đảng ủy: Khoa CTĐ, CTCT; K Lý luận Mác-Lênin) 2015 1/2 = 50% 1/2 = 50% 2016 1/2 = 50% 1/2 = 50% 2017 2/2 = 100% 0 2018 1/2 = 50% 1/2 = 50% 2019 1/2 = 50% 1/2 = 50% TSQ Chính trị (Chi ủy: Khoa Triết học; Kinh tế chính trị; TT HCM; LSĐảng; K. CTĐ, CTCT; NNPháp luật) 2015 3/6 = 50% 1/6 = 16,67% 2/6 = 33,33% 2016 5/6 = 83,33% 1/6 = 16,67% 2017 5/6 = 83,33% 1/6 = 16,67% 2018 5/6 = 83,33% 1/6 = 16,67% 2019 5/6 = 83,33% 1/6 = 16,67% HV Chính trị (Chi ủy: Khoa Triết học; Kinh tế chính trị; TT HCM; LSĐảng; K. CTĐ, CTCT; NNPháp luật) 2015 3/6 = 50% 2/6 = 33,33% 1/6 = 16,67% 2016 5/6 = 83,33% 1/6 = 16,67% 2017 4/6 = 66,67% 2/6 = 33,33% 2018 5/6 = 83,33% 1/6 = 16,67% 2019 5/6 = 83,33% 1/6 = 16,67% Nguồn: Phòng Chính trị các HV, TSQ cung cấp tháng 8 năm 2020

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_nang_cao_nang_luc_giang_day_cua_doi_ngu_giang_vien_k.doc
  • doc1 BÌA LUẬN ÁN - THANH PHONG.doc
  • doc2 BÌA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - THANH PHONG.DOC
  • doc2 TOM TAT TIENG VIET - THANH PHONG.doc
  • doc3 BÌA TOM TAT TIẾNG ANH - THANH PHONG.DOC
  • doc3 TOM TAT TIENG ANH - THANH PHONG.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH - THANH PHONG.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT - THANH PHONG.doc