Luận án Nghiên cứu sử dụng B - Learning trong dạy học phần “điện học” Vật lí 9 THCS

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM --------------------------- NGUYỄN KIM ĐÀO NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG B-LEARNING TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐIỆN HỌC” VẬT LÍ 9 THCS LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Huế - 2020 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM --------------------------- NGUYỄN KIM ĐÀO NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG B-LEARNING TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐIỆN HỌC” VẬT LÍ 9 THCS Ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lí Mã số: 9140111 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: Hướng dẫn 1:

docx235 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu sử dụng B - Learning trong dạy học phần “điện học” Vật lí 9 THCS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PGS. TS Trần Huy Hoàng Hướng dẫn 2: PGS. TS Hà Văn Hùng Huế - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: − Luận án “Nghiên cứu sử dụng B-learning trong dạy học phần “Điện học” Vật lí 9 THCS” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS Trần Huy Hoàng và PGS.TS Hà Văn Hùng. − Các số liệu trong luận án là trung thực, được sự cho phép của các đồng tác giả. − Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án chưa từng được công bố tại bất kì công trình nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. Huế, tháng 11 năm 2020 Nguyễn Kim Đào LỜI CẢM ƠN Luận án “Nghiên cứu sử dụng B-learning trong dạy học phần “Điện học” Vật lí 9 THCS” đã được thực hiện tại trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế và quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh. Xin bày tỏ: - Lòng biết ơn sâu sắc gửi đến PGS.TS Trần Huy Hoàng và PGS. TS Hà Văn Hùng- những người hướng dẫn khoa học đã trực tiếp chỉ đạo, theo dõi và động viên giúp tôi hoàn thành luận án. - Lời cảm ơn chân thành gửi đến Ban chủ nhiệm Khoa Vật lí, Thầy Cô giảng viên bộ môn Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Vật lí trường Đại học Sư phạm Huế cùng các bạn đồng môn đã đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi có môi trường học tập, rèn luyện để hoàn thành luận án. - Lời tri ân gửi đến các đồng nghiệp, bạn bè tại trường THCS Trần Quốc Toản, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh cùng các giảng viên, học viên tại Khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Sài Gòn đã tư vấn, hỗ trợ chuyên môn. - Lòng biết ơn sâu sắc đối với những đóng góp quý báu của các nhà khoa học để giúp luận án ngày càng hoàn thiện. Cuối cùng và là vô cùng, đó là lòng biết ơn - không thể bày tỏ hết - dành cho gia đình, là chỗ dựa vững chắc để tôi có thêm động lực hoàn thành được giai đoạn học tập quan trọng này. Trân trọng./. Nguyễn Kim Đào MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CHỮ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ CNTT DH ĐC EL F2F GD&ĐT GQVĐ GV HTTCDH HĐDH HS KQHT KT&KĐCLGD KTĐG NHCH PPDH PPDHTT PPGD QTDH TN THCS THCS Công nghệ thông tin Dạy học Đối chứng E-learning Face to face hay dạy học giáp mặt Giáo dục và Đào tạo Giải quyết vấn đề Giáo viên Hình thức tổ chức dạy học Hoạt động dạy học HS Kết quả học tập Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Kiểm tra đánh giá Ngân hàng câu hỏi Phương pháp dạy học Phương pháp dạy học truyền thống Phương pháp giáo dục Quá trình dạy học Thực nghiệm Trung học cơ sở Trung học phổ thông DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. So sánh hoạt động của GV và HS trong học toàn lớp 31 Bảng 2.2. Tiến trình dạy học chủ đề 50 Bảng 2.3. So sánh các hình thức tổ chức dạy học 59 Bảng 2.4. So sánh các hình thức tổ chức dạy học theo mức độ nhận thức 63 Bảng 2.5. Thời gian truy cập internet trên ngày của HS THCS 65 Bảng 2.6. Những trở ngại của HS khi sử dụng môi trường trực tuyến trong học tập 66 Bảng 2.7. Thời gian sử dụng mạng internet trên ngày trong DH của GV 66 Bảng 2.8. Những trở ngại của GV tìm kiếm nội dung DH trên môi trường trực tuyến 67 Bảng 3.1. Nội dung 6 chủ đề phần “Điện học, Vật lí 9” 69 Bảng 3.2. Vai trò của người dùng với các chức năng của website 71 Bảng 3.3. Nguồn học liệu trong website 76 Bảng 4.1. Bảng kết quả điều tra sau TN 123 Bảng 4.2. Các lớp không thử nghiệm dạy học theo hình thức B-learning 125 Bảng 4.3. Các lớp thử nghiệm dạy học theo hình thức dạy học B-learning 127 Bảng 4.4. Lớp 8/1 lên 9/1 thử nghiệm dạy B-learning 129 Bảng 4.5. Lớp 8/2 lên 9/2 thử nghiệm dạy theo hình thức B-learning 131 Bảng 4.6. Một số thống kê đối với các lớp không thử nghiệm hình thức dạy học B-learning 134 Bảng 4.7. Bảng thống kê các điểm số xi của bài kiểm tra 140 Bảng 4.8. Bảng phân phối tần suất 140 Bảng 4.9. Bảng phân phối tần suất tích lũy 141 Bảng 4.10. Bảng phân phối tần suất tích lũy theo phần trăm 142 Bảng 4.11. Bảng các tham số thống kê 142 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Quy trình tổ chức dạy học nhóm 32 Sơ đồ 2.2. Quy trình tổ chức dạy học theo F2F 33 Sơ đồ 2.3. Quy trình tổ chức dạy học theo E-learning 38 Sơ đồ 2.4. Quy trình thiết kế bài học B-learning 48 Sơ đồ 3.1. Các chủ đề ứng với khoá học trực tuyến trong website 75 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. Minh họa miền chấp nhận và miền bác bỏ 121 Biểu đồ 4.2. Phân bố điểm của khối 8 năm học 2015 – 2016 mà không có lớp được dạy học theo hình thức B-learning 125 Biểu đồ 4.3. Phân bố điểm của khối 9 năm học 2016 – 2017 mà không có lớp được dạy theo hình thức B-learning 126 Biểu đồ 4.4. Phân bố các lớp không được dạy theo hình thức B-learning 126 Biểu đồ 4.5. Phân bố điểm của lớp 8/1 và lớp 8/2 năm học 2015 – 2016 được dạy theo hình thức B-learning 127 Biểu đồ 4.6. Phân bố điểm của lớp 9/1 và lớp 9/2 năm học 2016 – 2017 được dạy theo hình thức dạy học B-learning 128 Biểu đồ 4.7. Phân bố các lớp được dạy theo hình thức dạy học B-learning 129 Biểu đồ 4.8. Phân bố điểm của lớp 8/1 năm học 2015 - 2016 được dạy B-learning 129 Biểu đồ 4.9. Phân bố điểm của lớp 9/1 năm học 2016 - 2017 được dạy B-learning 130 Biểu đồ 4.10. Phân bố lớp 8/1 lên 9/1 được dạy B-learning 130 Biểu đồ 4.11. Phân bố điểm của lớp 8/2 năm học 2015 – 2016 chưa được dạy theo hình thức B-learning 131 Biểu đồ 4.12. Phân bố điểm của lớp 9/1 năm học 2016 – 2017 được dạy theo hình thức B-learning 132 Biểu đồ 4.13. Phân bố lớp 8/2 lên 9/2 được dạy theo hình thức B-learning 132 Biểu đồ 4.14. Đồ thị phân bố điểm của hai nhóm 140 Biểu đồ 4.15. Phân phối tần suất 141 Biểu đồ 4.16. Đồ thị phân phối tần suất tích lũy 141 Biểu đồ 4.17. Phân phối tần suất tích lũy theo phần trăm 142 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Sự phát triển của hình thức dạy học trực tuyến đã giúp cho việc “Học mọi nơi, học mọi lúc, học mọi thứ, học mềm dẻo, học một cách mở và học suốt đời” của con người trở thành hiện thực và là một xu hướng tất yếu có tính cách mạng đối với hoạt động dạy học. Hình thức dạy học B-learning có thể được coi là sự kết hợp giữa hình thức dạy học trực tuyến với hình thức dạy học giáp mặt khi triển khai dạy học một mộn học, một học phần hoặc một một chủ đề cụ thể. Hình thức dạy học B-learning đã và đang khá phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam, các nghiên cứu và sử dụng hình thức dạy học B-learning đã hình thành và từng bước phát triển từ đầu thế kỷ 21 đến nay. Tuy nhiên, do các điều kiện về chính sách, nguồn lực chính phủ và địa phương, cơ hội của GV tiếp cận hình thức dạy học B-learning còn hạn chế ... nên việc sử dụng hình thức dạy học này chưa phổ biến. Để có thêm những cơ sở lí luận và thực tiễn giúp cho việc triển khai đại trà hình thức dạy học B-learning nói chung và dạy học B-learning môn Vật lí cấp trung học nói riêng trong thời gian tới thì cần tiếp tục có thêm những nghiên cứu sâu, rộng liên quan đến hình thức dạy học này. Với phần “Điện học” chương trình Vật lí lớp 9: - Có thể cấu trúc nội dung dạy học thành các chủ đề. - Việc tổ chức dạy học mỗi chủ đề có thể được triển khai thông qua tiến trình dạy học bao gồm chuỗi các hoạt động học, là sự kết hợp giữa các hoạt động học trực tiếp với các hoạt động học trực tuyến. - Các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng phù hợp với việc phát triển cho HS các năng lực tự học, tự chủ; khám phá, giải quyết vấn đề Vì vậy, việc dạy học phần “Điện học” chương trình Vật lí, lớp 9 có thể nên được triển khai với hình thức dạy học B-learning. Từ đó, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu của luận án này là “Nghiên cứu sử dụng B-learning trong dạy học phần “Điện học” Vật lí 9 THCS” 2. Mục tiêu nghiên cứu Sử dụng hình thức dạy học B-learning cùng với hệ thống hỗ trợ dạy học B-learning để thực nghiệm dạy học phần “ Điện học” Vật lí lớp 9. 3. Giả thuyết khoa học Nếu triển khai được tiến trình dạy học các chủ đề thuộc phần Điện học (Vật lí 9) bằng hình thức dạy học B-learning thì sẽ tích cực hóa hoạt động của HS, góp phần nâng cao hiệu quả rèn luyện cho HS năng lực vật lí, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 4. Đối tượng nghiên cứu Lí thuyết về dạy học B-learning Tiến trình dạy học B-learning phần Điện học, Vật lí lớp 9 5. Phạm vi nghiên cứu Tổ chức các hoạt động học theo mô hình dạy học B-learning đối với phần “Điện học”, Vật lí lớp 9 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn để triển khai tiến trình dạy học theo hình thức dạy học B-learning các chủ đề thuộc phần Điện học, Vật lí 9 - Xây dựng hệ thống hỗ trợ dạy học trực tuyến - Xây dựng tiến trình dạy học các chủ đề thuộc phần Điện học (Vật lí 9) theo hình thức dạy học B-learning - Xây dựng các khoá học trực tuyến trong tiến trình dạy học B-learning trên hệ thống hỗ trợ dạy học trực tuyến - Triển khai thực nghiệm các kế hoạch bài dạy theo hình thức dạy học B-learning - Đánh giá các kết quả nghiên cứu, kết luận và đề xuất 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Thu thập thông tin và tìm hiểu các nguồn tài liệu từ nhiều hình thức về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết các nhiệm vụ đã đề ra trong luận án. 7.2. Phương pháp điều tra Điều tra thông tin thực trạng việc sử dụng mạng internet trong việc dạy học Vật lí 9 nhằm đánh giá thực trạng DH phần “Điện học” Vật lí 9 ở trường THCS thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp, quan sát, dự giờ. 7.3. Phương pháp thực nghiệm Thực nghiệm sư phạm tại trường THCS trên địa bàn quận Bình Tân, TPHCM. 7.4. Phương pháp xử lí số liệu Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí số liệu của kết quả thực nghiệm sư phạm từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá, đề xuất. Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Dạy học trực tuyến là hoạt động dạy học thông qua phần mềm ứng dụng trên môi trường internet, đảm bảo GV và HS tương tác đồng thời hoặc không đồng thời trong quá trình dạy học. Mục đích chính của của dạy học trực tuyến bao gồm : - Mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho HS. Đặc biệt là khi HS không thể đến trường tham gia học tập vì những lí do khách quan. - Bổ trợ cho phương thức dạy học trên lớp học giáp mặt (sau đây gọi tắt là dạy học trực tiếp) nhằm nâng cao hiệu quả công tác dạy và học, khuyến khích sự sáng tạo của GV và HS. Tạo cơ hội cho GV và HS được quyền chủ động tiếp cận nguồn học liệu hữu ích trên Internet phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của mình. - Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học cho GV và HS, góp phần đổi mới phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh giá và nâng cao chất lượng giáo dục. Góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Giáo dục và Đào tạo. Căn cứ theo mức độ ứng dụng phần mềm ứng dụng trên môi trường internet vào trong dạy học, có thể phân loại hình thức dạy học trực tuyến thành 2 loại : hình thức dạy học E-learning và hình thức dạy học B-learing. Trong đó hình thức dạy học dạy E-learning là hình thức dạy học trực tuyến hoàn toàn ; hình thức dạy học B-learing là hình thức dạy học kết hợp các hoạt động dạy học trực tiếp, giáp mặt giữa thầy và trò (face to face) với các hoạt động dạy học trực tuyến thông qua môi trường internet. Dạy học trực tuyến với hai hình thức E-learning và B-learning đã và đang được nghiên cứu, vận dụng, triển khai trong nhiều năm qua trên toàn cầu. Các nghiên cứu về lĩnh vực này bao gồm : 1) Lí luận về dạy học dạy học trực tuyến, bao gồm cả E-learning và B-learning : cấp độ trực tuyến, mức độ trực tuyến và trực tiếp, mô hình trực tuyến  2) Xây dựng : hệ thống quản lí học tập trực tuyến (LMS - Learning Management System), hệ thống quản lí nội dung học tập trực tuyến (LCMS - Learning Content Management System), phần mềm tổ chức dạy học trực tuyến đồng thời và phần mềm tổ chức dạy học trực tuyến không đồng thời. 3) Đánh giá hiệu quả của việc vận dụng hình thức dạy học E-learning và B-learning trong tổ chức dạy học ở các cấp học, bậc học trong các học phần hoặc môn học cụ thể, đáp ứng mục tiêu dạy học trong bối cảnh dạy học nhất định.  4) Xu hướng phát triển, thay đổi của dạy học B-learning trong tương lai (liên quan đến công nghệ, vai trò của người thầy, vai trò của cố vấn học tập, các kĩ năng đạt được ) 1.1. NGHIÊN CỨU VỀ DẠY HỌC B-LEARNINGTRÊN THẾ GIỚI 1.1.1. Xu hướng triển khai dạy học E-learning và dạy học B-learning Khi phân tích tình hình nghiên cứu dạy học trực tuyến trên thế giới, theo [2], dạy học trực tuyến E-learning đã phát triển khá rầm rộ trong giai đoạn thập niên cuối cùng của thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI. Theo đó, tại Mỹ, dạy học E-learning đã được triển khai từ những những năm cuối thế kỉ XX. Khi đó E-learning không chỉ được triển khai ở các truờng học mà ngay ở các công ty, doanh nghiệp. Do thị trường rộng lớn và sức thu hút mạnh của E-learning, hàng loạt công ty, doanh nghiệp đã chuyển sang hướng nghiên cứu và xây dựng các giải pháp về E-learning như : Click2Learn, Global Learning Systems, Smart ForceNgay sau khi E-learning triển khai và phát triển hiệu quả tại Mỹ, các nước trong cộng đồng Châu Âu rồi châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapour ) đã thúc đẩy sự phát triển E-learning bằng các chiến lược hành động sử dụng và nghiên cứu E-learning khá toàn diện. Đến cuối năm 1999, đã có trên 1000 trường đại học trên thế giới đã triển khai các khoá học trực tuyến E-learning; gần 2500 trụ sở cơ quan trong 81 quốc gia có các hoạt động liên quan đến E-learning như ứng dụng E-learning trong giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, huấn luyện nhân viên; nghiên cứu phát triển E-learning Những năm đầu thế kỷ XXI, E-learning cũng đã và đang triển khai cho HS phổ thông, điển hình là các nước Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản... Ở Mỹ đã có hàng triệu HS phổ thông đăng kí học trực tuyến. Đưa lớp học lên mạng internet là một trào lưu đã và đang bùng nổ tại nước này. Không chỉ là một phong trào tự phát, tại nhiều bang ở Mỹ các nhà quản lí giáo dục đã ban hành quy định trước khi được công nhận tốt nghiệp, mỗi HS phải đăng ký học một số môn nhất định tại các lớp học trực tuyến. Các lớp học trực tuyến này có thể được tổ chức tập trung tại các trường hoặc HS có thể học tại nhà. Theo lí giải của các nhà quản lí, đây là bước chuẩn bị nhằm trang bị cho HS những kĩ năng cần thiết cho việc học tại các trường đại học sau này và thích ứng với môi trường làm việc của thế kỉ XXI. Theo ước tính của Bộ Giáo dục Mỹ, tính đến năm học 2007- 2008, nước này đã có khoảng 770 trường phổ thông áp dụng phương thức học trực tuyến, với khoảng 1,03 triệu HS (trong đó có hơn 200.000 HS học trực tuyến toàn phần). Cũng theo [2], là một quốc gia Châu Á, nhưng nền giáo dục của Hàn Quốc đã không ngần ngại đầu tư cho E-learning. Hàng tỉ USD cho phát triển giáo dục thông qua internet, gấp 10 lần vào năm 2014. Hàn Quốc phấn đấu trở thành một tiêu điểm về xu hướng giáo dục mới để thế giới nhìn vào. “Trường học trên mạng” (Web school) ra đời và trở thành nổi tiếng, Megastudy là một điển hình và trở thành mạng giáo dục trực tuyến lớn nhất tại Hàn Quốc, với doanh số hàng năm lên đến 245 tỉ won (3.500 tỉ đồng Việt Nam). Lượng HS theo học các cấp được phân ra: trung học phổ thông (www.megastudy.net) với 2,1 triệu người ghi danh, trung học cơ sở (www.mbest.net) với 2 triệu người, tiểu học (www.mjunior.net) với 3,7 triệu người. Thuật ngữ hình thức dạy học B-learning hay dạy học kết hợp được sử dụng vào cuối thế kỷ XX khi xuất hiện nhu cầu kết hợp giữa dạy học giáp mặt (face to face) với dạy học trực tuyến thông qua internet. Khái niệm về B-learning được phát triển dần. Từ năm 2006 đến nay, B-learning được hiểu là một sự kết hợp DH giáp mặt (face to face) và DH trên nền tảng công nghệ trung gian (Technology mediated). Tác giả Curtis J. Bonk, Charles R. Graham định nghĩa B-learning là sự kết hợp giữa hướng dẫn giáp mặt và hướng dẫn qua máy tính [64] Trong tài liệu của Knewton định nghĩa DH B-learning cung cấp mọi lúc để HS học tập, có ít nhất một phần học trên lớp và một phần qua mạng có sự kiểm soát về thời gian, địa điểm, lộ trình và tiến độ [100]. Tác giả Michael B. Horn định nghĩa hình thức dạy học B-learning là một chương trình giáo dục chính quy mà ở đó HS học một phần trực tuyến, có sự kiểm soát về thời gian, địa điểm, lộ trình và tiến độ. Có ít nhất một phần giảng dạy trên lớp và các hình thức học tập của từng HS phải được liên kết với nhau tạo sự thống nhất. Cách thức học tập khóa học, môn học của HS được kết nối để cung cấp trải nghiệm học tập tích hợp [82]. Như vậy, có thể coi B-learning là mô hình hay hình thức học tập mà HS phải kết hợp học trên lớp và qua mạng để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Cùng với sự phát triển của E-learning, dạy học B-learning đã trở thành xu hướng học tập, nghiên cứu, ứng dụng toàn cầu. Dạy học theo B-learning, hay học tập kết hợp đã được áp dụng rộng rãi trong các môi trường giáo dục, kinh doanh. Theo [77] thì trong thập kỷ 2007- 2017, các khóa học B-learning đã tăng lên đáng kể, nhất là đối với mô hình giáo dục K-12 (hệ thống học tập trực tuyến của Mỹ và các nước Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á nơi HS học tập bậc phổ thông theo hệ 12 lớp). Báo cáo này cung cấp số liệu báo cáo rằng: i) Tại Mỹ, học tập theo B-learning đang gia tăng theo cấp số nhân với mô hình K – 12. Số HS tham gia K – 12 B-learning tăng từ 45.000 lên hơn 4 triệu từ năm 2000 đến 2010 (Horn, Staker, Hernandez, HassE-learning, và AB-learningeidinger 2011) [80]. ii) Các trường ở 24 tiểu bang và đặc khu Columbia đã hoàn toàn là trường triển khai dạy học B-learning; đến năm 2016 số HS K-12 ghi danh họ tập B-learning có thể đạt 5 đến 6 triệu HS K-12 trên toàn nước Mỹ. iii) Trên toàn thế giới, học tập kết hợp B-learning đang mở rộng tương tự như ở Mỹ (Barbour 2014; Barbour và cộng sự 2011; Barbour và Kennedy 2014) [61], nhất là ở Canada, Ấn Độ, New Zealand, Hàn Quốc và hầu hết các quốc gia châu Âu. Theo đó, ở các nước và khu vực này tồn tại cả học tập giáp mặt, học tập trực tuyến toàn phần E-learning và học tập kết hợp B-learning. Tại Việt Nam, cùng với xu hướng hội nhập và nhu cầu phát triển đất nước, việc triển khai dạy học E-learning và B-learning đã và đang từng bước phát triển phù hợp với bối cảnh kinh tế, giáo dục của địa phương, bộ ngành. Chính sách của Nhà nước về ứng dụng và phát triển CNTT trong Luật CNTT 2006 đã nêu rõ: “Ưu tiên ứng dụng và phát triển CNTT trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.” “Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia.”, cho phép ứng dụng những thành tựu của CNTT vào trong GD&ĐT thuận lợi. Quyết định số 711/QĐ-Ttg ngày 13/6/2012 phê duyệt Chiến lược Phát triển GD&ĐT giai đoạn 2011- 2020 đã yêu cầu ngành GD phải từng bước phát triển GD dựa trên CNTT “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT&TT trong dạy và học, đến năm 2015, 100% GV ĐH, cao đẳng và đến năm 2020, 100% giảng viên giảng dạy nghề nghiệp và phổ thông có khả năng ứng dụng CNTT &TT trong dạy học, biên soạn và sử dụng giáo trình, sách giáo khoa điện tử”. Chỉ thị số 5444/BGDĐT-GDĐH, ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Bộ GD và đào tạo (2017) về áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực CNTT trình độ ĐH, yêu cầu các trường ĐH “tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác đào tạo, áp dụng phương thức đào tạo trực tuyến, đào tạo kết hợp (B-learning) và đào tạo thực hành tại doanh nghiệp. Triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến dùng chung, xây dựng nguồn tài nguyên dùng chung (đặc biệt kho học liệu điện tử dùng chung)” [6]. Cũng trong năm 2017, chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04 tháng 05 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ được triển khai. Theo đó các giải pháp cụ thể “tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4” đã được triển khai, trong đó có dạy học trực tuyến. Như vậy, từ 2001 đến 2017 Chính phủ cũng như Bộ GD và ĐT đã ban hành nhiều quyết định, thông tư, chỉ thị về những nội dung liên quan đến ứng dụng CNTT trong nhiều lĩnh vực. Đặt biệt, gần đây, với giáo dục phổ thông, tháng 8 năm 2020, Bộ Giáo dục đào tạo vừa ban hành dự thảo thông tư “Ban hành Quy định quản lí tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên” để lấy ý kiến trong cả nước (đến 01/11/2020) với mục đích cụ thể là: 1. Mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho HS. Đặc biệt là khi HS không thể đến trường tham gia học tập vì những lí do khách quan. 2. Bổ trợ cho phương thức dạy học trên lớp học giáp mặt (sau đây gọi tắt là dạy học trực tiếp) nhằm nâng cao hiệu quả công tác dạy và học, khuyến khích sự sáng tạo của GV và HS. Tạo cơ hội cho GV và HS được quyền chủ động tiếp cận nguồn học liệu hữu ích trên Internet phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của mình. 3. Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học cho GV và HS, góp phần đổi mới phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh giá và nâng cao chất lượng giáo dục. Góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Giáo dục và Đào tạo. Cũng theo dự thảo thông tư, nội dung của quy định bao gồm: quy định chung; tổ chức và quản lí dạy học trực tuyến, hạ tầng kĩ thuật và học liệu dạy học trực tuyến; Quyền và nhiệm vụ của GV, nhân viên, HS; Tổ chức thực hiện. 1.1.2. Nghiên cứu về B-learning Có thể coi, các nghiên cứu về B-learning chủ yếu tập trung vào: Lí luận dạy học B-learning (mô hình, cấp độ kết hợp, mức độ kết hợp ), ứng dụng dạy học B-learning và đánh giá hiệu quả dạy học B-learning; thách thức và xu hướng phát triển B-learning. Hiện nay, B-learning là hình thức tổ chức dạy học thể hiện được nhiều ưu điểm so với một số hình thức tổ chức dạy học khác. Vấn đề này được đề cập đến trong một công bố [70], [76], [78], [79], [86]... . Theo đó, hình thức dạy học B-learning đã được đề cập đến, bao gồm các mô hình dạy học, mức độ kết hợp trực tuyến và giáp mặt, hiệu quả của dạy học B-learning, phân tích tác động của dạy học B-learning đến hiệu quả của quá trình truyền đạt kiến thức, rèn luyện tư duy, phát triển năng lực, xây dựng kĩ năng thực hành, luyện tập, kiểm tra đánh giá,...Ngoài ra, các tác giả tập trung vào nghiên cứu sử dụng dạy học B-learning với nhiều đối tượng, bao gồm sinh viên và cả HS các cấp tring hệ thống giáo dục K-12. ở các trường ĐH và CĐ, hoặc dùng để đào tạo từ xa cho nhiều đối tượng người học . Theo số liệu của trang web giáo dục Schoolwires (Mỹ)[92], mô hình tổ chức dạy học B-learning được nhiều sự quan tâm của nhiều GV trong việc dạy học. Theo đó, các mô hình kết hợp trực tiếp và trực tuyến cần bảo đảm nguyên tắc về hiệu quả sự tượng tác giữa thầy và trò để thực hiện nhiệm vụ của thầy và trò.[92]. Nhiều hệ thống E-learning và B- learning được hoàn chỉnh đưa vào hoạt động đạt hiệu quả cao trong một số trường ĐH trên thế giới như: trường Đại học Queensland – Úc trường Đại học Cyber của Thái Lan, kho học liệu mở của Viện Đại học MIT - Mỹ, Đại học Korea Cyber- Hàn Quốc, trường Đại học số hoá EUK của Anh, mạng E-learning và B- learning châu Á. Đặc biệt, ngày càng tăng sự tham gia của các trường kinh doanh quốc tế cung cấp các khoá học B-learning thông qua các chương trình và các khuôn khổ hữu hiệu. Dẫn đầu là các chương trình Quản trị Kinh doanh Fast-Track của trường Đại học Babson – Mỹ ( [101], chương trình Fast-Track là sinh viên đáp ứng 50% thời gian trực tiếp trên lớp học, 30% thời gian thảo luận của họ thông qua đội ngũ cộng tác trực tuyến, và 20% bao gồm các nội dung phong phú về xem DVD trên bài giảng và thuyết trình. Chương trình Quản trị Kinh doanh ClassroomPlus của trường Đại học George Mason – Mỹ ( [102], trong chương trình này, sinh viên tăng tính linh hoạt về giờ học là chỉ có bốn lần trong một năm trong khi vẫn có tỉ lệ 50/50 giữa face-to-face và học tập trực tuyến, được sử dụng các tài liệu chia sẻ, thảo luận, nêu câu hỏi, và làm việc theo nhóm. Trường Đại học Saint Mary ở California với chương trình Quản trị Kinh doanh Hybrid Executive ( [103], Qua đó cũng cho thấy, dạy học B-learning đã được áp dụng nhiều nhưng chủ yếu chỉ dành cho bậc đại học – cao đẳng. Andrew kitchenham[59], đã phân tích công nghệ học tập được sử dụng như thế nào trong một môi trường học tập kết hợp có thể giúp đạt được mục tiêu của một nền giáo dục đại học đương đại. Mặc dù các trường đại học Canada có nền văn hoá, điểm mạnh nghiên cứu và giảng dạy triết lí riêng biệt nhưng nhiều người cũng chia sẻ những giá trị và mục tiêu tương tự, đáp ứng với một xã hội ngày càng đa văn hóa, đa dạng và công nghệ tiên tiến. Hiểu biết của việc học tập tổng hợp như là một mô hình hiệu quả để đạt được các mục tiêu không chỉ ở cấp độ khóa học và chương trình mà còn ở cấp cơ sở là rất cần thiết cho việc áp dụng rộng rãi mô hình này để nó trở thành một phần của thực tiễn thường xuyên bởi các giảng viên từ nhiều nguyên tắc và bối cảnh học tập. Tuy nhiên, các PP tiếp cận bổ sung dựa trên công nghệ cũng đang hướng tới việc nâng cao hiệu quả của con người là một phần của sự kết hợp dạy học trực tuyến E-learning với DH giáp mặt (F2F) tại lớp giáp mặt. Với tác giả thì dạy học theo B-learning sẽ nâng cao hiệu quả hơn trong giáo dục và thể hiện được tính ưu việt của sự phát triển CNTT nhưng cũng chỉ ở Đại học không áp dụng cho dạy học ở bậc THCS. Như vậy B-learning cho thấy có rất nhiều lợi ích trong DH và quản lí, việc tổ chức DH theo mô hình B-learning trong trường PT nhằm khắc phục những khó khăn của E-learning và tối ưu hóa DH giáp mặt là một vấn đề rất phù hợp Có thể tìm hiểu nền tảng lí luận và ứng dụng của dạy B-learning theo một tài liệu khá cơ bản về B-learning, đó là tài liệu [88]. Trong đó, các tác giả cũng đã tổng quan lại các công trình liên quan đến các vấn đề cơ bản cũng như các thực nghiệm triển khai về B-learning như Khung khái niệm; Tổng quan các tư liệu; Phân tích các xu hướng phát triển; Phân tích thiết kế và tổ chức thực hiện các khóa học; Nhận thức của người học với hiệu quả của đánh giá trên B-learning; Nâng cao tính tương tác; Các khó khăn và những mâu thuẫn khi triển khai; Mức độ chấp nhận của người học trong một số trường học ở Mỹ của các tác giả khác [88]. Với công trình nghiên cứu lí luận về B-learning, Charles R. Graham và các cộng sự (2005) [74] vừa nêu khái niệm về B-learning đồng thời nghiên cứu để chỉ ra những lí do để sử dụng B-learning, các mô hình B-learning, thách thức đối với B-learning, dự báo định hướng phát triển của B-learning. Trong đó : - Với câu hỏi tại sao cần sử dụng B-learning. Tác giả Charles R. Graham đưa ra ba lí do: (1) Đổi mới phương pháp sư phạm (như DH hiệu quả hơn, tăng tính ứng dụng trên lớp), (2) Tăng cường cơ hội và sự linh hoạt (khả năng tham gia khóa học, lựa chọn học qua mạng và giáp mặt để hoàn thành khóa học), (3) Giảm chi phí đào tạo. - Về các cấp độ của B-learning : cấp độ hoạt động, khóa học, chương trình, cấp trường. - Về thách thức của B-learning gồm 6 vấn đề: (1) Vai trò của sự tương tác trực tiếp, (2) Vai trò lựa chọn của HS và tự điều chỉnh, (3) Mô hình hỗ trợ và đào tạo, (4) Sự cân bằng giữa sáng tạo và sản xuất, (5) Thích ứng văn hóa (6) Quan hệ với thiết bị số. Về tương lai của B-learning, sự kết hợp ngày càng tăng, kết hợp nhằm tận dụng thế mạnh và tránh điểm yếu của từng MT. Còn trong nghiên cứu của mình, nhóm nghiên cứu của Osguthorpe & Graham (2013) [65] đã chỉ ra sáu lí do để chọn thiết kế hoặc sử dụng một hệ thống B-learning, bao gồm : 1) sự phong phú về mặt sư phạm; 2) dễ truy cập tri thức; 3) sự tương tác xã hội; 4) tính tự chủ của người học; 5) chi phí hiệu quả; 6) dễ dàng sửa đổi. Về phân loại các mô hình dạy học B-learning, trong tài liệu [104] của Intel-learning (2012) đã đưa ra 6 mô hình dạy học B-learning : (1) Mô hình giáp mặt là chủ đạo; (2) Mô hình vòng xoay; (3) Mô hình linh hoạt; (4) Mô hình kết hợp đặc thù; (5) Mô hình kết hợp tự do; (6) Mô hình trực tuyến là chủ đạo. Tác giả Michael B. Horn (2014) đưa ra 4 mô hình B-learning [81]: (1) Mô hình vòng xoay (gồm có: mô hình hoán đổi trạm học tập, mô hình hoán đổi lớp học, mô hình Lớp học đảo ngược, mô hình vòng quay cá nhân); (2) Mô hình linh hoạt; (3) Mô hình A La Carte và (4) Mô hình lớp học nâng cao. [87], báo cáo này nhằm mục đích xem xét các mô hình hoán đổi trạm học tập kết hợp cụ thể trên mô hình quay vòng trạm cho thấy mô hình kết hợp này đã có những tác động tích cực đến thành tích của HS. Những kết quả này rất hứa hẹn của mô hình kết hợp này có thể được thiết kế và triển khai trong các nghiên cứu và ứng dụng trong tương lai. Bài báo này cũng thảo luận thêm về mô hình luân chuyển của hỗn hợp học tập. Nói chung, tất cả các mô hình xoay vòng phải có ít nhất một trạm học trực tuyến. Mô hình xoay khá linh hoạt vì sinh viên luân chuyển đến các trạm khác theo mong muốn của GV. Đối với nghiên cứu trong tương lai, vòng quay của trạm mô hình được coi là được thiết kế trong học tập kết hợp. Bài viết này cũng báo cáo đánh giá của các nghiên cứu trước đây về việc sử dụng trạm mô hình luân phiên trong dạy và học trong nhà trường và các cấp đại học. Theo đó, mô hình này đã có tác động tích cực đến thành tích của HS Về cấp độ và mức độ kết hợp giữa dạy học trực tuyến với dạy học trực tiếp theo B-learning, Lisa R. Halverson và các đồng tác giả trong đó có Charler R. Graham, [105], trong công bố nghiên cứu của mình đã chỉ ra: - Các nhà nghiên cứu phải quyết định mức độ kết hợp mà họ muốn nghiên cứu: cấp độ hoạt động, cấp độ khóa học, cấp độ chương trình hoặc cấp độ tổ chức. Cấp độ kết hợp xảy ra khi một hoạt động học tập duy nhất kết hợp trực tiếp và các thành phần qua trung gian máy tính. Sự kết hợp cấp độ khóa học bao gồm một khóa học với các hoạt động trực tiếp và qua máy tính. Các bên liên quan quyết định cho sự kết hợp giữa hoạt động và cấp độ khóa học bao gồm người hướng dẫn và sinh viên, HS của họ. - Watson, Murin, Vashaw, Gemin và Rapp đã đề xuất cơ sở để xet xét mức độ kết hợp giữa dạy học trực tuyến và trực tiếp trong mô hình dạy học B-learning K-12.: 1. Mức độ giảng dạy (cho dù trực tuyến tại đơn vị / bài học, khóa học, hoặc cấp độ chương trình giảng dạy) 2. Thời gian (lịch hàng ngày cố định, lịch sửa đổi, hoặc mở / mở cửa lối ra) 3. Vai trò của các thành phần trực tuyến (nâng cao hoặc chuyển đổi chỉ dẫn) 4. Vai trò của GV (dẫn dắt, hỗ trợ hướng dẫn hoặc không tham gia) 5. Vai trò của HS (học tập do GV hướng dẫn, học tập do GV hướng dẫn, học tập độc lập) 6. Hỗ trợ sinh viên (ít hoặc không hỗ trợ, cố vấn tại trường hỗ trợ, hoặc hỗ trợ cố vấn trường học và gia đình) 7. Tỉ lệ sinh viên trên GV (tỉ lệ lớp học giáp mặt, 2-3 lần tỉ lệ lớp học giáp mặt, mô...ổ chức dạy học; GV và HS. Theo trên, hình thức tổ chức dạy học là một trong những thành tố cấu thành của QTDH. Như vậy mục đích và nội dung là yếu tố bên trong, hình thức tổ chức chính là bên ngoài của QTDH là mối quan hệ tương đối bền vững. Trong đó, mục đích dạy học sẽ quy định nội dung dạy học, nội dung sẽ quy định phương pháp và phương tiện dạy học, căn cứ vào đó và dựa theo điều kiện thực tế mà đưa ra các hình thức dạy học sao cho phù hợp. Nhưng hình thức tổ chức dạy học khác nhau cũng có thể thúc đẩy sự phát triển của nội dung và phương pháp để đáp ứng được mục đích của dạy học. 2.1.1.2. Phân loại hình thức tổ chức dạy học phổ biến Việc phân chia các hình thức tổ chức dạy học dựa trên những cơ sở là nội dung kiến thức, các thành phần tham gia, không gian và thời gian diễn ra các hoạt động dạy - học, đây là những thành tổ của hình thức tổ chức dạy học. Có thể nhận thấy rằng, giáo dục phát triển thúc đẩy làm đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, hỗ trợ nhiều hơn cho hoạt động của GV và HS, từ đó, làm tăng hiệu quả dạy học. Một trong những hình thức tổ chức dạy học đầu tiên do Cô-men-xki nghiên cứu và đưa ra cơ sở lí luận về hình thức học tập tại lớp truyền thống hay còn gọi là hình thức tổ chức dạy học giáp mặt. Theo đó, hình thức tổ chức dạy học giáp mặt phải được tổ chức dựa trên những quy tắc nhất định như cấu trúc lớp học, phân bổ thời gian thực hiện, nội dung từng bài học, kế hoạch thực hiện hoạt động dạy học, phương tiện dạy học. Đây là hình thức tổ chức dạy học vẫn được sử dụng phổ biến trong học dạy ở nước ta cho đến ngày nay và luôn được tổ chức theo đúng những nguyên tắc đã được đặt ra, phù hợp với lí luận của QTDH. Tuy vậy, hình thức tổ chức dạy học giáp mặt truyền thống này đôi khi còn mang tính cứng nhắc, chưa linh hoạt, người học phải tuyệt đối tuân theo quy trình dạy học đã được xây dựng sẵn, không có nhiều cơ hội lựa chọn nội dung học phù hợp với năng lực và điều kiện của mình, điều đó dẫn đến hạn chế khả năng sáng tạo của người dạy và của người học. Với sự phát triển của CNTT, dạy học trên cơ sở công nghệ ngày càng được quan tâm và phát triển. Căn cứ theo mức độ ứng dụng của CNTT vào trong dạy học, có thể phân loại hình thức dạy học thành 3 loại : Dạy học giáp mặt (F2F), dạy học trực tuyến hoàn toàn E-learning và dạy học pha trộn B-learning (Blended learning) là sự kết hợp giữa dạy học giáp mặt và dạy học trực tuyến. 2.1.2. Hình thức tổ chức dạy học giáp mặt (F2F) 2.1.2.1. Khái niệm Trường Đại học Southern Mississippi đã đưa ra định nghĩa "Hình thức dạy học giáp mặt là hình thức dạy học mà HS tiếp thu sự hướng dẫn và nội dung bài học thông qua tương tác trực tiếp với GV". Trường Đại học California State đã đưa ra "Hình thức dạy học giáp mặt là hình thức dạy học dựa trên mối liên hệ trực tiếp giữa các chủ thể trong QTDH thông qua nội dung bài học, thảo luận, báo cáo và trao đổi thảo luận tài liệu trực tiếp, sử dụng phương thức giao tiếp là chủ yếu. Hình thức dạy học giáp mặt tổ chức theo thời khóa biểu cố định và kế hoạch được thực hiện tại lớp học truyền thống, phòng thực hành thí nghiệm, phòng bộ môn, " 2.1.2.2. Các hình thức dạy học giáp mặt Theo Nguyễn Đức Thâm, [41], căn cứ vào sự giáp mặt của GV và HS thường có ba hình thức tổ chức dạy học là : Hình thức tổ chức dạy học toàn lớp Hình thức tổ chức dạy học theo nhóm Hình thức tổ chức dạy học theo cá nhân Học toàn lớp - trực diện Tổ chức học toàn lớp là một hình thức tổ chức học phổ biến mà trong đó mối quan hệ giữa GV và HS có ưu thế hơn mối quan hệ giữa HS với nhau và thậm chí không có mối quan hệ đó. Trong hình thức dạy học toàn lớp thường xuất hiện các phương pháp dạy học như phương pháp thuyết trình, đàm thoại, diễn trình. Ưu điểm của hình thức tổ chức học này là truyền đạt được lượng thông tin cho toàn bộ HS trong lớp, chuẩn bị bài ít phức tạp. Bảng 2.1. So sánh hoạt động của GV và HS trong học toàn lớp Hoạt động của GV Hoạt động của HS Minh họa mẫu, diễn trình Viết bảng, vẽ hình, Mô tả vật thực, mô hình, sơ đồ, đồ thị Thuyết trình, giải thích, Hướng dẫn Thực hiện lại Chép bài, vẽ hình lại vào tập Quan sát, theo dõi, ghi nhận Chú ý lắng nghe, theo dõi Tiếp thu và thực hiện Nhưng cũng có những hạn chế là sự tích cực và sáng tạo của HS khó được thể hiện, các mục tiêu về cộng đồng khó có thể thực hiện. Trong hình thức tổ chức dạy học này, GV luôn là người chủ thể, HS là khách thể như 2.1. Hình thức dạy học toàn lớp được sử dụng rộng rãi hơn các hình thức tổ chức học khác vì nó đạt được mục tiêu về kiến thức cao và dễ tổ chức. Hơn nữa các nhược điểm của nó có thể khắc phục bằng cách GV xen kẽ thay đổi các hình thức tổ chức học khác. Dạy học cá nhân – chuyên biệt hóa Trong thực tế GV thường sử dụng khoảng 10 – 15 phút ngay trong hình thức dạy học toàn lớp như tự củng cố bài học, giải bài tập áp dụng... Hình thức tổ chức học tập này không phải là hình thức tự học mà là dưới sự hướng dẫn trực tiếp và theo kế hoạch định trước của GV. Mục đích sư phạm của nó là: Giúp HS có thể tự tổ chức quá trình học của mình. Giúp HS xác định tiến trình học phù hợp với đặc điểm của họ. Dạy học theo nhóm Dạy học nhóm là một hình thức tổ chức cộng đồng học tập mà trong đó khoảng từ 3 đến 7 HS cùng thực hiện một nhiệm vụ học tập một cách độc lập. Học theo nhóm HS có điều kiện trao đổi ý kiến của mình về nội dung và cùng với các HS khác trong nhóm tìm ra một lời giải chung. Quy trình tổ chức dạy học nhóm được tiến hành theo các bước như sau: Sơ đồ 2.1. Quy trình tổ chức dạy học nhóm Dạy học nhóm, vai trò trung tâm của GV được giảm đi. HS thực hiện hoạt động học theo năng lực của mình một cách độc lập và trao đổi, thảo luận ý kiến, lập luận của mình trong nhóm. Thông qua đó, tăng cường khả năng hợp tác, khả năng tư duy phê phán và độc lập học tập. 2.1.2.3. Quy trình tổ chức dạy học giáp mặt (F2F) Kiểm tra, đánh giá Xác định phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Xác định các mục tiêu cần đạt của bài học theo hướng bồi dưỡng NLGQVĐ Lập kế hoạch dạy học Tổ chức hoạt động dạy học Căn cứ vào đặc điểm của dạy học F2F, quy trình tổ chức trong dạy học môn Vật lí theo hình thức F2F gồm 5 bước như sau: Sơ đồ 2.2. Quy trình tổ chức dạy học theo F2F Bước 1: Xác định các mục tiêu cần đạt của bài học Xác định các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ cần đạt của bài học. Việc xác định mục tiêu phải dựa theo chuẩn kiến thức và kĩ năng do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Đồng thời, phải định hướng các mục tiêu kiến thức, mục tiêu kĩ năng và mục tiêu thái độ phải gắn kết và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bước 2: Xác định phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Sử dụng một số các phương pháp dạy học như: dạy học chủ động, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học vấn đáp tìm tòi, dạy học khám phá, dạy học kiến tạo,... Các hình thức dạy học được áp dụng trong tổ chức dạy học F2F cho HS có thể ở đây là: cá nhân, dạy học hợp tác (hoạt động nhóm), dạy học sử dụng phiếu học tập,... Vì vậy tùy theo yêu cầu của bài học mà GV lựa chọn các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp. Bước 3: Lập kế hoạch dạy học Trong quá trình dạy học, người GV phải lập kế hoạch chi tiết và đóng vai trò là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để HS tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt được các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu. Xác định rõ những kiến thức nào cần xây dựng theo hướng GQVĐ, kiến thức nào thông báo và kiến thức nào sẽ cho HS tự xây dựng, tìm tòi. Bước 4: Tổ chức hoạt động dạy học Việc tổ chức hoạt động dạy học cần trải qua 3 giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Trước giờ học *Chuẩn bị Chuẩn bị dụng cụ trợ giảng và các trang bị cũng như nguồn tư liệu khác. Đây là khâu quan trọng nhất quyết định sự thành công của tiết học. Chuẩn bị các thí nghiệm để xây dựng các tình huống học tập (nếu có) hoặc để kiểm chứng giả thuyết đề ra. Chuẩn bị hình vẽ, bảng, biểu đồ liên quan đến nội dung học tập. Chuẩn bị phiếu học tập phát cho HS (nếu có). Chuẩn bị nội dung đánh giá, xây dựng câu hỏi để kiểm tra – đánh giá. * Tiến trình dạy học Xây dựng tiến trình hình thành kiến thức theo hướng bồi dưỡng năng lực GQVĐ cho HS dựa theo mục tiêu của bài học, các năng lực thành phần của năng lực GQVĐ và chỉ số hành vi cần bồi dưỡng. Trong đó tập trung các hoạt động GQVĐ (các yêu cầu, nhiệm vụ, câu hỏi ... đối với HS ) định hướng của GV và sự đáp ứng của HS. Dự kiến hình thức tổ chức các nhóm HS phát hiện vấn đề, lập kế hoạch GQVĐ và thực hiện GQVĐ. Dự kiến nội dung các câu hỏi, hình thức hỏi, thời điểm đặt câu hỏi, trình tự của các câu hỏi nhằm định hướng suy nghĩ để HS GQVĐ. Dự kiến nội dung các câu trả lời của HS, trong đó dự kiến những "lỗ hổng" về mặt kiến thức cũng như những khó khăn, sai lầm phổ biến mà HS thường mắc phải. Dự kiến những câu hỏi phụ để tùy tình hình từng đối tượng cụ thể mà tiếp tục gợi ý, dẫn dắt HS. Dự kiến các câu nhận xét hoặc trả lời của GV đối với HS. Dự kiến trình tự, nội dung ghi bảng. Giai đoạn 2: Trong giờ học GV tổ chức các hoạt động với hệ thống các câu hỏi dự kiến và câu dẫn dắt (phù hợp với trình độ nhận thức của từng loại đối tượng HS) trong tiến trình bài dạy và chú ý thu thập thông tin phản hồi từ phía HS. Hay nói cách khác GV thực hiện quá trình dạy học theo tiến trình dự kiến và quan sát giờ học xem kết quả HS đạt được các mục tiêu đề ra. Giai đoạn 3: Sau giờ học GV chú ý rút kinh nghiệm về tính rõ ràng, chính xác và trật tự logic của hệ thống câu hỏi, câu gợi ý và câu dẫn đã được sử dụng để phát hiện và GQVĐ trong giờ dạy. Bước 5: Kiểm tra, đánh giá Kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện nhằm mục đích giúp HS và GV điều chỉnh hoạt động của mình để ngày càng nâng cao chất lượng dạy và học. Việc kiểm tra đánh giá sẽ diễn ra trong suốt quá trình dạy học. Ngoài việc GV là người nắm rõ kĩ thuật đánh giá, HS cũng cần biết cách thức đánh giá của GV, biết đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá chính bản thân mình từ đó GV và HS đưa ra những điều chỉnh phù hợp. Như vậy mới có thể hình thành năng lực cho HS. Căn cứ vào quá trình thực hiện quy trình, kết quả quan sát các hoạt động GQVĐ của HS, GV đánh giá mức độ mà HS đạt được năng lực thành phần và các chỉ số hành vi của năng lực GQVĐ. Từ đó, GV tổng kết, phân tích và lập kế hoạch tiếp theo. 2.1.2.4. Ưu, nhược điểm Ưu điểm Đối với nội dung học tập Nội dung học tập được sắp xếp theo một cấu trúc rõ ràng, chặt chẽ. Đối với HS Với dạy học giáp mặt, phần lớn người học cảm thấy an toàn hơn khi được nghe giảng trực tiếp, được giải quyết vấn đề trực tiếp với GV, phù hợp với nhiều đối tượng HS khác nhau. Đối với những HS không có ý thức tự giác, không có thói quen tự làm việc hay chủ động làm việc thì hình thức học giáp mặt có sự hướng dẫn của GV phần nào cũng có tác động đến HS khi đó HS được học giáp mặt với GV trên lớp. Một khối lượng thông tin cần thiết được chuyển tải đến cho số lượng lớn HS mà GV đã chắt lọc được từ kho tàng tri thức của xã hội. Dạy học giáp mặt không chỉ cung cấp thông tin về đối tượng học tập cho người học mà còn cung cấp cho họ khuôn mẫu và phương pháp nhận thức, phương pháp tổng hợp, cấu trúc tài liệu học tập; giúp người học phương pháp nhận thức. Đối với GV Trong thời lượng một tiết học thì GV có thể trực tiếp truyền thụ cho HS một lượng khối lượng kiến thức đã được cấu trúc theo một logic chặt chẽ. Với hình thức dạy học giáp mặt, GV có thể thường xuyên thay đổi phương pháp dạy học và hiệu chỉnh lại nội dung tài liệu cho phù hợp với trình độ hiện tại của người nghe. Ngoài ra, GV có thái độ nghiêm túc, nhiệt tình, năng động giữ vai trò quan trọng trong việc tích cực hóa hoạt động dạy học và nghiên cứu của HS, tạo sự hứng thú, tìm tòi và sáng tạo của HS. GV có thể quan sát được thái độ học tập và khả năng học tập của mỗi HS qua tiếp xúc trực tiếp, thu được tín hiệu ngược từ HS một cách nhanh gọn để kịp thời điều chỉnh hoạt động của mình và HS. Nhược điểm Tài liệu học tập chủ yếu từ SGK, sách tham khảo và sách GV, trong khi đó các tri thức được mô tả trong tài liệu mà nhà trường yêu cầu người học phải đọc thường lạc hậu hơn sự phát triển hiện tại của lĩnh vực khoa học đó. Phần lớn kiến thức được truyền thụ dưới dạng thông báo và được tích hợp vào vốn tri thức sẵn có của người học nên làm hạn chế tính tích cực nhận thức và sáng tạo của HS. Việc khai thác, liên hệ giữa kinh nghiệm của HS với nội dung mới ở mức độ rất thấp. Thời gian một tiết học tương đối ngắn nên HS còn tiếp nhận thông tin từ phía GV ở mức thụ động, HS ít có cơ hội thể hiện năng lực và áp dụng những ý tưởng sáng tạo của mình đối với tài liệu học tập. Từ đó, bài học dễ dẫn đến đơn điệu, hoạt động dạy học không năng động, HS sẽ dễ nhàm chán. Do không gian và thời gian bị giới hạn trong phạm vi một lớp học nên tính cá thể hóa trong dạy học thấp, phần lớn GV phải dùng một số biện pháp chung cho cả nhóm, lớp HS. 2.1.3. Hình thức tổ chức dạy học trực tuyến E-learning 2.1.3.1. Khái niệm Học tập trực tuyến là thuật ngữ mô tả hình thức tương tác gián tiếp thông qua phần mềm/máy tính hay các thiết bị điện tử. Như vậy dạy học trực tuyến là hình thức dạy học mà trong đó việc học tập được tiến hành hoàn toàn trên môi trường mạng. Hình thức tổ chức dạy học này cho phép người học tự trải nghiệm nhiều cách tiếp cận tri thức khác nhau mà không cần phải trực tiếp giáp mặt như: báo, hình ảnh số, biểu đồ, âm thanh, nội dung học tập tương tác, clip dạy trực tuyến, thí nghiệm mô phỏng... [2][22] 2.1.3.2. Các hình thức tổ chức dạy học trực tuyến E-learning Thông thường, việc tổ chức dạy học trực tuyến có thể diễn ra đồng thời hoặc không đồng thời, [2]. Hình thức dạy học đồng thời là việc dạy học diễn ra trong cùng thời gian thực Người dạy và người học có thể có khoảng cách về không gian. Dạy học đồng thời có thể thông qua truyền hình trực tiếp, dùng các thiết bị truyền âm thanh trực tiếp thông qua điện thoại hoặc các ứng dụng trên internet Hình thức dạy học không đồng bộ là việc dạy học diễn ra không đồng thời cùng lúc. Như vậy giữa người dạy và người học không có sự tương tác trực tiếp với nhau. 2.1.3.3. Quy trình tổ chức dạy học trực tuyến E-learning Căn cứ vào chức năng của hệ thống E-learning, có thể áp dụng quy trình sau đây trong quá trình tổ chức dạy học E-learning Trước khi lên lớp/GV Tìm hiểu về trình độ HS Xác định mục tiêu bài học Lập kế hoạch dạy học Lựa chọn PP, PT dạy học Lựa chọn PP, công cụ KTĐG Sắp xếp nội dung dạy học Tổ chức dạy học Sau khi học ở lớp/GV Trên lớp có online/GV Trước khi đến lớp - Trên mạng/HS Chuẩn bị, giao nhiệm vụ cho cá nhân/ nhóm HS Chuẩn bị dạy học Kiểm tra thường xuyên Kiểm tra, đánh giá Kiểm tra thường xuyên theo e-Learning Cấp tài khoản HD nội dung học Cài đặt các phần mềm hỗ trợ Giao nhiệm vụ cá nhân Giao nhiệm vụ nhóm Thông báo thời hạn hoàn thành cá nhân/nhóm Cung cấp các học liệu cần học Yêu cầu kết quả Kiểm tra KQ ở nhà Giải đáp, dạy bài mới Giao nhiệm vụ tiếp theo Kiểm tra, theo dõi tiến độ học tập ở nhà Hướng dẫn hoàn thành nhiệm vụ trên lớp Giao nhiệm vụ tự học, chuẩn bị bài mới Kiểm tra giữa kì trực tuyến Thu thập, xử lí ý kiến phản hồi Cải tiến hệ thống e-Learning Cải tiến, hoàn thiện việc dạy học Cải tiến hệ thống e-Learning Trước khi dạy học Tìm hiểu về trình độ HS Xác định mục tiêu bài học Lập kế hoạch dạy học Lựa chọn PP, PT dạy học Lựa chọn PP, công cụ KTĐG Sắp xếp nội dung dạy học Tổ chức dạy học b-Learning – Sau khi học ở lớp Trên lớp, dạy học kết hợp b-Learning Trên mạng – trước khi đến lớp Chuẩn bị, giao nhiệm vụ cho cá nhân/ nhóm HS Chuẩn bị dạy học Thi kết thúc học kì F2F Kiểm tra, đánh giá Kiểm tra thường xuyên theo b-Learning Cấp tài khoản HD nội dung học Cài đặt các phần mềm hỗ trợ Cung cấp ĐCCTMH Giao nhiệm vụ cá nhân Giao nhiệm vụ nhóm Thông báo thời hạn hoàn thành cá nhân/nhóm Cung cấp các học liệu cần học Yêu cầu kết quả Kiểm tra KQ ở nhà Dạy học theo tiến độ Giao nhiệm vụ tiếp theo Kiểm tra, theo dõi tiến độ học tập ở nhà Hướng dẫn hoàn thành nhiệm vụ trên lớp Giao nhiệm vụ tự học, chuẩn bị bài mới Kiểm tra giữa kì trực tuyến và F2F Thu thập, xử lí ý kiến phản hồi Cải tiến hệ thống e-Learning và PPDH, KTĐG Cải tiến, hoàn thiện công tác giảng dạy Cải tiến hệ thống e-Learning và các hình thức dạy học Sơ đồ 2.3. Quy trình tổ chức dạy học trực tuyến E-learning Giai đoạn chuẩn bị dạy học GV xác định mục tiêu bài học và trình độ của HS để xác định các nội dung, phương pháp và phương tiện phù hợp. Hệ thống E-learning hỗ trợ cung cấp các tư liệu liên quan đến bài học: hình ảnh, video dạy học, thí nghiệm, phần mềm dạy học.... Đối với HS, trước khi học căn cứ vào yêu cầu của GV để hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Bên cạnh đó, HS cũng có thể nghiên cứu trước các học liệu trên hệ thống. Giai đoạn TCDH trên lớp và khi về nhà GV kiểm tra lại kết quả bài chuẩn bị của HS; GV giảp đáp các thắc mắc của từng nhóm hoặc cá nhân HS. GV cập nhật học liệu cần thiết cho bài học, thông báo nhiệm vụ của từng HS (hoặc các nhóm), hướng dẫn học tập. GV theo dõi quá trình học tập ở nhà. GV hỗ trợ việc học tập của HS, những khó khăn HS gặp phải. Giai đoạn tổ chức KTĐG GV tổ chức KTĐG trắc nghiệm hoặc tự luận thường xuyên và định kì. GV cập nhật ngân hàng câu hỏi. GV tổ chức kiểm tra trực tuyến để đánh giá và điều chỉnh ý thức học tập của HS. Giai đoạn cải tiến, chỉnh sửa, hoàn thiện hệ thống E-learning GV tổ chức lấy ý kiến phản hồi của HS về hệ thống E-learning và quá trình TCDH. Để GV có căn cứ điều chỉnh hệ thống và việc dạy học của mình. 2.1.3.4. Ưu, nhược điểm Ưu điểm Đối với nội dung học tập Nội dung học tập đã được phân chia theo từng lĩnh vực, ngành nghề rõ ràng. Điều này tạo ra tính mềm dẻo trong quá trình học tập. Giúp Hs có thể học tập theo nhu cầu bản thân và trình độ cá nhân từ đó nâng cao khả năng cá nhân hóa việc học. Nội dung môn học có tính cập nhật dễ dàng và tiện lợi. Với sự bùng nổ nhanh chóng của trình độ công nghệ, các chương trình đào tạo cần được thay đổi, cập nhật thường xuyên để phù hợp với thông tin, kiến thức của từng giai đoạn phát triển của thời đại. Với phương thức đào tạo truyền thống và những phương thức đào tạo khác, muốn thay đổi nội dung bài học thì các tài liệu phải được sao chép lại và phân bố lại cho tất cả HS. Đối với hệ thống E-learning, việc cập nhật lưu trữ hoặc trao đổi giữa máy tính địa phương (hoặc các phương tiện khác) tới một máy chủ sẽ nhanh chóng và đơn giản. Việc nâng cấp các phần mềm dạy học sẽ dễ dàng giúp các em có được những phần mềm cập nhật mới nhất trong máy tính trong lần truy cập sau. Giúp HS có thể tiếp thu bài học một cách có hiệu quả hơn và HS có thể học với những GV tốt nhất, tài liệu dạy học cập nhật nhất. Đối với HS Hình thức dạy học trực tuyến hỗ trợ HS xác định lịch trình học tập theo khả năng. Bên cạnh đó, HS có thể lựa chọn phương pháp học thích hợp để phù hợp với lịch trình đã đặt ra cho riêng mình. Vì HS có thể chủ dộng điều chỉnh lịch trình học tập phù hợp nên giúp các em giảm căng thẳng và những áp lực không đáng có. Bên cạnh đó, E-learning giúp HS có sự tương tác, trao đổi với GV và bạn bè trong lớp làm tăng khả năng giao tiếp và hợp tác trong học tập giúp việc học tập có hiệu quả cao hơn. Đối với GV E-learning giúp GV có thể theo dõi việc học của HS theo lịch trình lập ra của họ, giúp cho GV có thể lưu lại quá trình học tập của HS thông tin này có thể được thay đổi về phía người truy cập vào khóa học. GV có thể đánh giá các HS theo nhiều hình thức khác nhau như định kì hay thường xuyên, theo nhóm hoặc cá nhân. Điều này cũng giúp GV có thể tư vấn cho HS điều chỉnh lịch trình học tập đồng thời có thể điều chỉnh phương pháp học tập của HS. Đối với việc đào tạo nói chung Hình thức dạy học trực tuyến giúp giảm chi phí học tập. Bằng việc sử dụng các giải pháp học tập qua mạng, các tổ chức (bao gồm cả trường học) có thể giảm các chi phí học tập như tiền lương phải trả cho người dạy, tiền thuê phòng học, chi phí đi lại và ăn ở của HS. Đối với những người thuộc các tổ chức này, học tập qua mạng giúp họ không mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc trong khi di chuyển, đi lại, tổ chức lớp học , góp phần tăng hiệu quả công việc. Thêm vào đó, giá cả các thiết bị công nghệ thông tin hiện nay cũng tương đối thấp, việc trang bị cho mình những chiếc máy vi tính có thể truy cập vào Internet với các phần mềm trình duyệt miễn phí để thực hiện việc học tập qua mạng là điều hết sức dễ dàng. E-learning còn giúp làm giảm tổng thời gian cần thiết cho việc học. Theo thống kê trung bình học qua E-learning thì lượng thời gian cần thiết cho việc học giảm từ 40 đến 60%. Hỗ trợ triển khai đào tạo từ xa. GV và HS có thể truy cập vào khóa học ở bất cứ chỗ nào, trong bất cứ thời điểm nào mà không nhất thiết phải trùng nhau chỉ cần có máy tính có thể kết nối Internet. Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm, E-learning còn có một số hạn chế - Việc tiếp cận công nghệ mới là một trong những hạn chế của GV và HS. Một số GV có kinh nghiệm chưa được đào tạo nâng cao về CNTT trong khi đó, một số GV có khả năng về CNTT lại thiếu kinh nghiệm giảng dạy. Bên cạnh đó, HS có điều kiện và khả năng sử dụng CNTT không đồng đều cũng là một rào cản của hình thức dạy học này. - E-learning là môi trường học tập không trực tiếp giáp mặt nên việc phát triển cảm xúc xã hội cho HS sẽ bị ảnh hưởng. - Do E-learning được tổ chức cho đông đảo HS tham gia, có thể thuộc nhiều vùng quốc gia, khu vực trên thế giới nên mỗi HS có thể gặp những khó khăn về các vấn đề yếu tố tâm lí, văn hóa. - Sự tham gia của các bậc phụ huynh trong quá trình dạy học theo E-learning sẽ có thể ảnh hưởng đến kết quả khách quan của việc đánh giá kết quả học tập của HS. Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh không am hiểu về CNTT sẽ có tác động không tích cực việc học của HS. Theo cách này, dạy học trực tuyến mới chỉ khai thác được thế mạnh của E-learning mà chưa phát huy được những ưu thế của dạy học giáp mặt. Vì thế, một HTTCDH mới được chúng tôi nghiên cứu ở đây là hình thức dạy học theo B- Learning. 2.2. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC B-LEARNING 2.2.1. Khái niệm hình thức tổ chức dạy học B-learning Hình thức dạy học theo B-learning là sự kết hợp, pha trộn của hai hình thức dạy học giáp mặt và dạy học trực tuyến. Theo hình thức này, e-Learning được thiết kế với mục đích hỗ trợ QTDH và chỉ quan tâm tới những nội dung, chủ đề phù hợp nhất với thế mạnh của loại hình này. Những nội dung học tập khác vẫn được tổ chức theo hình thức dạy học F2F. Dạy học F2F giúp người dạy và người học kịp thời thu được những thông tin phản hồi để kịp thời điều chỉnh quá trình, nội dung phương pháp dạy và học.. Bên cạnh đó, dạy học F2F còn tạo điều kiện thuận lợi để phát triển năng lực cảm xúc xã hội và nghị lực của người học. B-learning là sự kết hợp giữa các hoạt động trực tuyến và trực tiếp để hướng dẫn trong lớp học hoặc các phương thức dạy học khác để giúp phát triển kiến ​​thức và kĩ năng mới có thể được chuyển sang môi trường làm việc. Việc sử dụng học tập kết hợp đang mở rộng trên toàn cầu. Học tập kết hợp thể hiện rõ trong đào tạo nghề nghiệp và các dịch vụ lớp học chung cho một số chương trình giáo dục toàn cầu. B-learning là một xu hướng phát triển nhanh chóng trong các tổ chức truyền thống trong giáo dục và các tổ chức khác. Một khảo sát học tập trực tuyến cho thấy học tập kết hợp đang mở rộng trên toàn cầu với tốc độ tăng trưởng 46% hoặc cao hơn mỗi năm. Khi các nhà hỗ trợ tổ chức và giảng viên giảng dạy tại trường đại học và cao đẳng trở nên thoải mái với các ứng dụng học tập pha trộn, họ thường có động lực cao để khám phá những cách thức mới và cải tiến hơn trong việc sử dụng học tập kết hợp cho các dịch vụ giảng dạy hoặc các hoạt động đào tạo quản lí. Dạy học theo hình thức B-learning được nhiều nước tiên tiến sử dụng nhiều trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo... dạy học theo hình thức này xuất phát từ nghĩa của từ "B-learning" tức là "pha trộn". Có nhiều khái niệm khác nhau về B-learning nhưng ba khái niệm dưới đây hay được sử dụng rộng rãi: - Theo Bersin & Associates, 2003; Orey, 2002a, 2002b; Singh & Reed, 2001; Thomson, 2002 thì B-learning là kết hợp các phương thức giảng dạy (hoặc cung cấp các phương tiện truyền thông) [62]. - Theo Driscoll, 2002; House, 2002; Rossett, 2002 thì B-learning là kết hợp các phương pháp giảng dạy. - Theo Reay, 2001; Rooney, 2003; Sands, 2002; Ward & Labranche, 2003; Young, 2002 thì B-learning là kết hợp hướng dẫn trực tuyến và sự hướng dẫn đối. Theo tác giả Alvarez (2005), B-learning là "Sự kết hợp của các phương tiện truyền thông trong đào tạo như công nghệ, các hoạt động, và các loại sự kiện nhằm tạo ra một chương trình đào tạo tối ưu cho một đối tượng cụ thể" [28]. Các khái niệm được đưa ra chủ yếu dựa trên sự kết hợp về hình thức tổ chức, nội dung và phương pháp dạy học. Theo Michael B. Horn: “B-learning có nghĩa là bất cứ thời điểm nào một HS (HS) có thể học ít nhất một phần ở địa điểm học tập được giám sát xa nhà và ít nhất một phần thông qua mạng với một số yếu tố kiểm soát HS thông qua thời gian, địa điểm, cách tiếp cận và tiến độ học tập.” [81], [82]. Theo Alvarez (2005), B-learning là "Sự kết hợp của các phương tiện truyền thông trong đào tạo như công nghệ, các hoạt động và các loại sự kiện nhằm tạo ra một chương trình đào tạo tối ưu cho một đối tượng cụ thể" [60]. Từ các khái niệm trên, chúng tôi thống nhất khái niệm cho rằng: B-learning là sự kết hợp các hình thức dạy học hoặc cung cấp các phương tiện truyền thông; Kết hợp các phương pháp dạy học; Kết hợp học tập trực tuyến và học truyền thống. 2.2.2. Phân loại các hình thức dạy học B-learning E-Learning đã tạo ra môi trường học tập có nhiều ưu điểm nhưng vẫn có một số hạn chế nhất định. Vì vậy, B-learning là sự bổ sung hợp lí và tự nhiên nhất trong quá trình dạy học. B-learning là một giải pháp mang tính kết hợp của dạy học e-Learning và dạy học truyền thống. B-learning có thể khắc phục các tồn tại của dạy học F2F và dạy học e-Learning đồng thời tích hợp nguồn tài nguyên và các thành tựu của khoa học công nghệ. B-learning là một hình thức dạy học pha trộn với sự tương tác giữa người học với người học, giữa người học với người dạy nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục ngày càng cao của xã hội về chất lượng dạy học. Mô hình B-learning có thể bao gồm nhiều hình thức với các công cụ học tập có liên quan đến nhiều yếu tố cấu thành như: nhu cầu và mục tiêu học tập, không gian thực ảo phối hợp các phần mềm, nhịp độ tự học dựa trên Web, phương pháp kiểm tra – đánh giá, đặc điểm của người học, địa điểm và cộng đồng người học, khả năng hỗ trợ của hệ thống điện tử được nhúng trong môi trường học tập, nhiệm vụ và kiến thức của hệ thống quản lí. B-learning chứa sự kiện khác nhau dựa trên nhiều hoạt động, bao gồm cả học tập truyền thống, e-Learning và thời gian tự học. B-learning thường xảy ra như là một sự pha trộn có chủ đích của giáo dục truyền thống có sự hướng dẫn của GV và dạy học e-Learning, giữa nhịp độ tự học và nhiệm vụ dạy học có cấu trúc dựa trên một GV hoặc người cố vấn. Bên cạnh đó, sự pha trộn này cần kết hợp những ưu điểm của hai phương thức dạy học trực tuyến e-Learning và dạy học truyền thống F2F; từ đó, người học có thể lựa chọn cách linh hoạt và thuận tiện để nâng cao hiệu quả việc học tập của họ. Căn cứ vào thời gian và mức độ hỗ trợ của hệ thống e-Learning, việc tổ chức dạy học theo B-learning có thể lựa chọn theo một số hình thức sau: [15], [30]. 2.2.2.1. Hình thức 1 Hình thức tổ chức dạy học này được tổ chức cho người học học tập với nhiều phương thức khác nhau với sự hướng dẫn của người dạy theo một thời gian biểu cụ thể và đưa hình thức dạy học trực tuyến vào ít nhất một nội dung nào đó. Hình thức này diễn ra quá trình dạy học chủ yếu là dạy học giáp mặt tại lớp học truyền thống. Với hình thức này phù hợp với những nội dung kiến thức định tính mới như các khái niệm, định luật để HS có thể tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. Ví dụ như với nội dung bài định luật Ohm, bài định luật Junlentz. Lúc này dạy học trực tuyến sẽ cung cấp cho HS tìm hiểu bài mới, thực hiện nhiệm vụ về nhà ở nội dung vào bài mới như làm một số câu trắc nghiệm. HS tìm hiểu tài liệu tham khảo tại trang www.B-learningearningphysics.edu.vn cụ thể như các video thí nghiệm biểu diễn, hình ảnh liên quan đến kiến thức cần tìm hiểu, tài liệu được liên kết với trang Web khác được GV sắp xếp theo từng chủ đề, nội dung từng bài giúp HS dễ dàng học trực tuyến tại nhà. GV khi chuẩn bị bài tập cho hình thức này cần đặt ra tình huống đơn giản, dễ hiểu, bám sát nội dung mới để HS dễ dàng nhận ra bản chất của kiến thức mới. Hình thức này giúp cho HS tích cực hơn trong hoạt động tiếp thu tri thức một cách chủ động và dạy học trực tuyến với vai trò hỗ trợ dạy học giáp mặt. Hình thức này sẽ tiết kiệm thời gian cho hoạt động tìm hiểu bài mới của HS, giúp HS tiếp thu bài học tích cực hơn. Từ đó GV cần phân bổ thời gian cho từng hoạt động phù hợp, chặt chẽ hơn giúp để việc dạy học đạt được hiệu quả cao nhất. Hình thức tổ chức dạy học theo B-learning này theo sơ đồ. 2.2.2.2. Hình thức 2 Hình thức tổ chức dạy học này cho phép HS chọn cho mình một thời khóa biểu linh động phù hợp với điều kiện cá nhân và phù hợp các phương thức học tập. Với hình thức này GV phải thực hiện việc soạn giáo án, kế hoạch, bài tập và nhiệm vụ đưa lên trang B-learning. Hình thức tổ chức này thực hiện cho HS học các nội dung ngay tại lớp học giáp mặt ở nhiều mức độ khác nhau tùy thuộc điều kiện cụ thể. Hình thức này giúp HS phát huy năng lực tự học, tích cực hơn vì HS tự học, tự hoàn thành kiến thức trên HTEL với tài liệu do GV đóng gói toàn bộ bài giảng lí thuyết và bài tập áp dụng với chủ đề cụ thể, hướng dẫn học trực tuyến trên HTEL. Với hình thức này GV giao nhiệm vụ cho từng cá nhân hoàn thành nhiệm vụ trên HTEL như bài đoạn mạch mắc nối tiếp, song song hoặc bài tập về lực điện từLúc này với nguồn dữ liệu đã được GV soạn thảo đầy đủ và đưa lên trang web thì HS có thể tự chọn thời khóa biểu cá nhân phù hợp, có thể học bất cứ thời gian nào hoặc bất cứ nơi đâu với EL và theo điều kiện cụ thể của nhà trường. Bài nộp của HS hoàn thành được tải trên EL nên GV cần đóng gói cả kết quả và hướng dẫn để HS có thể so sánh với nhau và với kết quả của... d./ 0,4W. PHỤ LỤC 8 ĐỀ 1 KIỂM TRA 15' Môn: Vật lý 9 Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất: (Mỗi câu trắc nghiệm 1 điểm) Câu 1: Hệ thức biểu diễn của định luật Ôm là: B. D. Cả 3 đều sai. Câu 2: Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, kí hiệu R là điện trở, U là HĐT, I là CĐDĐ, công thức nào sau đây là SAI ? R = R1 + R2 + + R B. R = R1 = R2 = = Rn. I = I1 = I2 = = In D. U = U1 + U2 + + Un. Câu 3: Ba bóng đèn có điện trở bằng nhau, chịu được HĐT định mức 6V. Phải mắc 3 bóng theo kiểu nào vào hai điểm có HĐT 18V để chúng sáng bình thường ? Ba bóng mắc nối tiếp. Ba bóng mắc song song. Hai bóng mắc nối tiếp, và song song với bóng thứ ba. Hai bóng mắc song song, và nối tiếp với bóng thứ ba. Câu 4: Mắc song song 2 điện trở R1 = 10W, R2 = 30W vào 1 đoạn mạch có HĐT 30V. Các giá trị nào sau đây đúng với giá trị của CĐDĐ trong mạch chính ? I = 3A. B. 2A. I = 5A. D. 4A. Câu 5: Làm bài tập 5.2 SBT ĐỀ 2 KIỂM TRA 15' Môn: Vật lý 9 Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất: (Mỗi câu trắc nghiệm 1 điểm) Câu 1: Hệ thức biểu diễn của định luật Ôm là: B. D. Cả 3 đều sai. Câu 2: Trong đoạn mạch mắc song song, kí hiệu R là điện trở, U là HĐT, I là CĐDĐ, công thức nào sau đây là ĐÚNG ? R = R1 = R2 = = Rn. B. I = I1 = I2 = = In. R = R1 + R2 + + Rn D. U = U1 = U2 = = Un. Câu 3: Ba bóng đèn có điện trở bằng nhau, chịu được HĐT định mức 6V. Phải mắc 3 bóng theo kiểu nào vào hai điểm có HĐT 18V để chúng sáng bình thường ? Ba bóng mắc nối tiếp. Ba bóng mắc song song. Hai bóng mắc nối tiếp, và song song với bóng thứ ba. Hai bóng mắc song song, và nối tiếp với bóng thứ ba. Câu 4: Cho R1 = 5W, R2 = 10W mắc nối tiếp với nhau vào 2 đầu đoạn mạch AB. CĐDĐ qua mạch là 0,5A thì HĐT giữa 2 đầu đoạn mạch AB là: 2,5V. B. 5V. 7,5V. D. 10V. Câu 5: Làm bài tập 5.1 SBT ĐÁP ÁN:ĐỀ 1 Câu 1: Hệ thức biểu diễn của định luật Ôm là: Câu 2: Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, kí hiệu R là điện trở, U là HĐT, I là CĐDĐ, công thức nào sau đây là SAI ? R = R1 = R2 = = Rn. Câu 3: Ba bóng đèn có điện trở bằng nhau, chịu được HĐT định mức 6V. Phải mắc 3 bóng theo kiểu nào vào hai điểm có HĐT 18V để chúng sáng bình thường ? Ba bóng mắc nối tiếp. Câu 4: Mắc song song 2 điện trở R1 = 10W, R2 = 30W vào 1 đoạn mạch có HĐT 30V. Các giá trị nào sau đây đúng với giá trị của CĐDĐ trong mạch chính ? I = 4A. BT 5.2 SBT: * Tóm tắt: R1 = 5W R2 = 10W I1 = 0,6A ------------------- a/. Tính UAB ? b/. Tính IAB ? * Giải: a/. Ta có: U1= I1. R1 = 0,6. 5 = 3V Do R1 mắc song song R2 nên: UAB = U1 = U2 = 3V. b/. Ta có: ĐỀ 2 Câu 1: Hệ thức biểu diễn của định luật Ôm là: B. Câu 2: Trong đoạn mạch mắc song song, kí hiệu R là điện trở, U là HĐT, I là CĐDĐ, công thức nào sau đây là ĐÚNG ? D. U = U1 = U2 = = Un. Câu 3: Ba bóng đèn có điện trở bằng nhau, chịu được HĐT định mức 6V. Phải mắc 3 bóng theo kiểu nào vào hai điểm có HĐT 18V để chúng sáng bình thường ? Ba bóng mắc nối tiếp. Câu 4: Cho R1 = 5W, R2 = 10W mắc nối tiếp với nhau vào 2 đầu đoạn mạch AB. CĐDĐ qua mạch là 0,5A thì HĐT giữa 2 đầu đoạn mạch AB là: 7,5V. BT 5.1 SBT: * Tóm tắt: R1 = 15W R2 = 10W UAB = 12V ------------------- a/. Tính R12 ? b/. Tính I, I1, I2 ? * Giải: a/. Ta có: b/. Vì R1 mắc song song R2 nên ta có: UAB = U1 = U2 = 12V I = I1 + I2 = 0,8 + 1,2 = 2A KIỂM TRA 15' Môn: VẬT LÍ 9 ĐỀ 3: Câu 1: Công thức nào sau đây là biểu thức của định luật Ôm ? (0,5đ) A.. B. . C. . D. Cả B, C đều đúng. Câu 2: Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, công thức nào sau đây là SAI ? (0,5đ) A. U = U1 + U2 + .....+ Un B. R = R1 = R2 = ........= Rn. C. I = I1 = I2 = ........= In. D. R = R1 + R2 + ........+ Rn. Câu 3: Hiệu điện thế U = 10V được đặt vào giữa hai đầu một điện trở có giá trị R = 25W. Cường độ dòng điện chạy qua điện trở nhận giá trị nào sau đây là đúng ? (0,5đ) A. I = 0,4A. B. I = 2,5A. C. I = 15A. D. I = 35A. Câu 4: Cho mạch điện gồm 3 điện trở mắc song song với nhau. Trong đó R1 = R2 = R3 = R .Điện trở tương đương của mạch điện (Rtđ) phải có giá trị nào sau đây: (0,5đ) A. Rtđ = 3R. B. Rtđ = = . C. Rtđ = . D. Rtđ = + + = . Câu 5: Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp nhau có điện trở tương đương là: (0,5đ) A. Rtđ = R1 + R2. B. Rtđ = . C. Rtđ = . D. Rtđ = . Câu 6: Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 4W; R2 = 12W được mắc song song có giá trị nào dưới đây ? (0,5đ) A. 16W. B. 48W. C. 0,33W. D. 3W. Câu 7: Đặc điểm của 2 điện trở mắc nối tiếp là: (0,5đ) A. Chỉ có 1 đầu chung. B. Tháo bỏ 1 điện trở thì mạch hở. C. Cường độ dòng điện qua 2 điện trở đó bằng nhau. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 8: Đặt hiệu điện thế U = 12V vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R1 = 40W; R2 = 80W mắc nối tiếp. Hỏi cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch này là bao nhiêu ? (0,5đ) A. 0,1A. B. 0,15A. C. 0,3A. D. 0,45A. Câu 9: (6đ) Cho mạch điện như hình vẽ bên, trong đó R1 = 15W, R2 = 10W, vôn kế chỉ 12V. a/. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch. b/. Số chỉ của các ampe kế là bao nhiêu ? ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 3: Mỗi câu trắc nghiệm (0,5đ) 1 2 3 4 5 6 7 8 C B A C A D D A Câu 9: (6đ) * Tóm tắt: R1 = 15W; R2 = 10W. Vôn kế chỉ 12V Þ U = 12V. ------------------------------ a/. R12 = ? b/. I, I1, I2 = ? * Giải: a/. Vì R1 // R2 nên ta có: . b/. Ta có: . Vì R1 // R2 nên ta có: U = U1 = U2 = 12V. . . KIỂM TRA 15' Môn: VẬT LÍ 9 ĐỀ 4: Câu 1: Chọn công thức SAI trong các công thức dưới đây: (0,5đ) A. B. C. U = I.R D. I = U.R. Câu 2: Trong các công thức sau đây, công thức nào không phù hợp với đoạn mạch mắc song song ? (0,5đ) A. I = I1 + I2 + .....+ In. B. U = U1 = U2 = ..... = Un. C. R = R1 + R2 + .....+ Rn. D. . Câu 3: Một bóng đèn khi thắp sáng có điện trở 15W và cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn là 0,3A. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn khi đó là bao nhiêu ? (0,5đ) A. U = 4,5V. B. U = 5V. C. U = 15,3V. D. Một giá trị khác. Câu 4: Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp nhau có điện trở tương đương là: (0,5đ) A. Rtđ = . B. Rtđ = . C. Rtđ = . D. Rtđ = R1 + R2. Câu 5: Cho 2 điện trở R1 = 4W; R2 = 6W được mắc song song với nhau. Điện trở tương đương của đoạn mạch có thể nhận giá trị nào là đúng trong các giá trị sau: (0,5đ) A. 10W. B. 2,4W. C. 2W. D. 24W. Câu 6: Đặc điểm của 2 điện trở mắc nối tiếp là: (0,5đ) A. Có 2 đầu chung. B. Tháo bỏ 1 điện trở thì dòng điện vẫn qua được điện trở kia. C. HĐT giữa 2 đầu các điện trở bằng nhau. D. CĐDĐ qua 2 điện trở có giá trị bằng nhau. Câu 7: Cho 3 điện trở R1 = R2 = R3 = R được mắc song song với nhau. Điện trở tương đương của chúng được tính theo biểu thức nào ? (0,5đ) A.. B.. C. Rtđ = R1 + R2 + R3. D. Cả A, B đều đúng. Câu 8: Hai điện trở R1 = 10W; R3 = 30W mắc nối tiếp vào giữa hai điểm có hiệu điện thế U = 12V. Hỏi cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch này là bao nhiêu ? (0,5đ) A. 0,1A. B. 0,15A. C. 0,3A. D. 0,45A. Câu 9: (6đ) Cho mạch điện như hình vẽ bên, trong đó vôn kế chỉ 36V, ampe kế chỉ 3A; R1 = 30W. a/. Tính điện trở R2. b/. Số chỉ của các ampe kế A1 và A2 là bao nhiêu ? ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 4: Mỗi câu trắc nghiệm (0,5đ) 1 2 3 4 5 6 7 8 D C A D B D A C Câu 9: (6đ) * Tóm tắt: Vôn kế chỉ 36V Þ U = 36V. Ampe kế chỉ 3A Þ I = 3A. R1 = 30W. ----------------------- a/. R2 = ? b/. I1, I2 = ? * Giải: a/. Ta có: . . b/. Vì R1 // R2 nên ta có: U = U1 = U2 = 36V. . . PHỤ LỤC 9 HƯỚNG DẪN VÀO WEBSITE Cách đăng nhập: BƯỚC 1: Mở WEBSITE bằng trình duyệt google chrome. BƯỚC 2: Vào thanh menu chọn B-learning: BƯỚC 3: Đăng nhập tài khoản. Nhập Kí danh để đăng nhập (màu cam): kimdaosg Nhập Mật khẩu (màu xanh): Kimdaosg@2017 Lưu ý mật khẩu có phân biệt chữ hoa và chữ thường Bấm đăng nhập (màu đ BƯỚC 4: Vào khoá học BƯỚC 5: Chọn khoá học vật lí BƯỚC 6: Chọn khoá học Vật lí 9 BƯỚC 7: Chọn chương BƯỚC 8: Chọn chương điện học Bấm vào để chọn các chủ đề cần học. BƯỚC 9: Vào chủ đề để học Bài giảng lí thuyết: Bấm chuột vào vùng khoanh tròn. Bấm vào các nút để thực hiện xem bài học. Bấm nút phóng to. Bài tập chuẩn bị bài mới: Bấm màu đỏ để vào làm bài, màu xanh vào để xem HS thực hiện.Thực hiện bài Thực hiện bài tập trắc nghiệm: Màu xanh chọn đáp án, màu cam chọn câu hỏi, màu đỏ làm lại các câu hỏi, màu tím kết thúc bài làm. Thực hiện câu hỏi tự luận: Vào để xem bài tập: Màu tím trả lời trực tiếp, màu xanh lá chọn câu hỏi, màu cam làm lại từ đầu. Vào để xem điểm HS BƯỚC 10: HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: Kick chuột vào hướng dẫn học Màu xanh là nội dung nhập, màu đỏ là hiện số người tham gia. Phần còn lại là thể hiện thông tin trong nhóm. Các chương và nội dung chủ đề khác làm tương tự. PHỤ LỤC 10 HƯỚNG DẪN CHỨC NĂNG TẠO BÀI TẬP, BÀI THI Sử dụng chức năng tạo bài tập Sơ đồ sử dụng chức năng tạo bài tập. GV biên soạn đăng nhập vào tài khoản, sử dụng công cụ để tạo câu hỏi, từ đó nhập tên và nội dung câu hỏi. Nếu là câu hỏi trắc nghiệm thì sẽ có thêm phần lựa chọn đáp án theo tỉ lệ % cho mỗi câu hỏi, câu hỏi tự luận sẽ có phần trả lời cho học viên. Khi biên soạn tất cả các câu hỏi sẽ được chuyển vào thư viện câu hỏi để sử dụng cho các chức năng khác. Toàn bộ dữ liệu về câu hỏi sẽ được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu của trang Web. Hướng dẫn tạo bài tập: Bước 1: Vào khoá học tạo mục bài tập: Bật chức năng chỉnh sửa Bước 2: Chuyển đến mục bài tập: bấm vào thêm hoạt động tài nguyên Tạo câu hỏi tự luận: Trong bảng các hoạt động tài nguyên chọn: mục Assignment để tạo câu hỏi tự luận Trong trang này có các thành phần sau: + Tên bài tập: Điền tiêu đề bài tập + Description: Điền nội dung câu hỏi bài tập. Hoặc đưa các file chứa nội dung câu hỏi Additional files bao gồm các định dạng word hoặc hình ảnh video v.v +Availability: tinh chỉnh thời gian bắt đầu thực hiện bài tập, thời hạn nộp bài. Tạo câu hỏi trắc nghiệm: Trong bảng các hoạt động tài nguyên chọn: mục Đề thi để tạo câu hỏi trắc nghiệm + Tên bài tập: Điền tiêu đề bài tập + Nội dung: Điền nội dung câu hỏi bài tập. + Timing: tinh chỉnh thời gian bắt đầu thực hiện bài tập, thời hạn nộp bài. + Điểm: phân loại các loại điểm, số điểm đạt để hoàn thành, số lần làm bài. Sau khi tạo đề thi, nhấp vào đề thi đó sẽ ra trang sau Sơ đồ 3.8. Sử dụng chức năng tạo bài thi Nhấp vào biểu tượng bánh răng chọn ngân hàng câu hỏi: Chọn mục tạo câu hỏi mới: để tạo câu hỏi trắc nghiệm Chọn câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn Multiple choice Hướng dẫn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn: Bao gồm các mục: Danh mục: nơi chứa câu hỏi. Tên câu hỏi: Tự đề câu hỏi. Điểm mặt định: điểm của câu hỏi. Phản hồi chung: nhận xét. Lựa chọn câu hỏi, câu nào đúng thì điểm sẽ đủ điểm, câu nào sai không có điểm, phản hồi từng câu trả lời để tương tác với người học. Nhấp vào biểu tượng bánh răng chọn chỉnh sửa đề thi: Thêm bớt, cho điểm mỗi câu: PHỤ LỤC 11 HS TỰ HỌC TRÊN MÔI TRƯỜNG TRỰC TUYẾN QUA CÁC KHOÁ HỌC Các khoá học trực tuyến Bài học lí thuyết Kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm Bài tập về nhà HS trên B-learning Bài học lí thuyết dùng để học tại nhà trên B-learning. Nộp sản phẩm của HS theo nhóm Hình Sản phẩm do HS thực hiện HS xem bài giảng HS xem video thực hành thí nghiệm PHỤ LỤC 12  KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ 2: ĐIỆN TRỞ – BIẾN TRỞ I. MỤC TIÊU DẠY HỌC 1. Kiến thức – Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn. (1) – Hình thành khái niệm biến trở, nguyên tắc hoạt động của biến trở. (2) – Thực hiện mắc biến trở vào sơ đồ mạch điện từ đó có thể thay đổi giá trị CĐDĐ trong đoạn mạch. (3) – Nhận biết các loại biến trở dùng trong kĩ thuật. (4) 2. Kĩ năng – Vẽ sơ đồ mạch điện và cách thức mắc biến trở vào mạch điện để thay đổi các giá trị. (5) – Kĩ năng toán học trong quá trình giải bài tập về biến trở trong mạch điện. (6) – Thực hiện được TN để thấy được mối quan hệ giữa chiều dài, tiết diện và vật liệu của dây dẫn với điện trở. (7) 3. Thái độ – Đam mê và mày mò tìm hiểu về công nghệ từ đó hình thành niềm đam mê trong kĩ thuật và áp dụng về điện học trong đời sống. (8) 4. Năng lực – Năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề. (9) II. ĐIỀU KIỆN VỀ THIẾT BỊ, HỌC LIỆU, CÔNG NGHỆ, KĨ THUẬT Thiết bị hỗ trợ: máy vi tính, laptop hay máy tính bảng có kết nối wifi/4G. Học liệu: bài giảng điện tử đăng tải trên website, TN ảo Crocodile Physcis, hệ thống bài tập online và câu hỏi vận dụng. Đồ dùng dạy học dành cho học giáp mặt: Đèn chiếu, phim trong, biến trở tay quay. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Tiến trình dạy học Hoạt động học – Thời lượng Mục tiêu dạy học Nội dung dạy học tóm tắt Hình thức B–learning PPDH/ KTDH Điều kiện công nghệ, kĩ thuật Phương án đánh giá Hoạt động học 1: Khám phá 1 (1) – Mối quan hệ giữa chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn với điện trở. – Các yếu tố thay đổi giá trị biến trở. Giáp mặt Vấn đáp Đánh giá qua câu trả lời của HS. Hoạt động học 2: Khám phá 2 (2), (3), (4) – Biến trở. – Các TN ảo biểu diễn liên quan đến điện trở. – Các loại điện trở trong thực tế. Trực tuyến Dạy học khám phá, Thảo luận nhóm online. Laptop/ Máy tính bảng hay MVT có kết nối Internet/4G. Đánh giá theo rubric dựa trên bài làm online của HS. Hoạt động học 3: Luyện tập (5), (6) Bài tập trong SGK hay SBT. Trực tuyến Thảo luận nhóm online. Laptop/ Máy tính bảng hay MVT có kết nối Internet/4G. Đánh giá theo rubric dựa trên bài làm HS. Hoạt động học 4: Mở rộng (6), (8) Bài tập online: trắc nghiệm và tự luận. Trực tuyến Thảo luận nhóm online. Đánh giá dựa trên bài làm online của HS. Hoạt động học 5: Tổng kết và vận dụng – Nhận xét, góp ý cho HS trong việc hoàn thành các nhiệm vụ học tập để đảm bảo đúng mục tiêu và tiến trình dạy học. – Phản hồi của HS về hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến, từ đó GV ghi nhận và phát triển sao cho phù hợp với tình hình thực tế. – Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích những loại biến trở thường được sử dụng trong kĩ thuật và trong đời sống. – Những thắc mắc, khó khăn của HS khi học online, vấn đề của hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến. – Kiến thức quan trọng cần nắm. Giáp mặt Vấn đáp 2. Mô tả từng hoạt động học của tiến trình dạy học Hoạt động học 1: Khám phá 1 1. Mục tiêu hoạt động: (1) 2. Tổ chức hoạt động – GV đặt vấn đề: “Dây dẫn là bộ phận quan trọng của mạch điện, các dây dẫn có thể có kích thước khác nhau, được làm từ các vật liệu khác nhau và có thể có các điện trở khác nhau. Cần phải xác định xem R của dây dẫn phụ thuộc vào yếu tố nào và phụ thuộc như thế nào?” – HS trao đổi và thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi: + Dây dẫn thường được dùng để làm gì? Quan sát thấy dây dẫn ở đâu xung quanh ta? + Hãy cho biết các vật liệu dùng để làm dây dẫn? + Để xác định sự phụ thuộc của điện trở vào 1 trong các yếu tố thì phải làm như thế nào? + Các dây dẫn này khác nhau ở chỗ nào? + Điện trở của các dây này có khác nhau không? + Những yếu tố nào của dây dẫn có thể ảnh hưởng đến điện trở của dây? – HS đọc thông tin trong SGK và đề xuất cách làm TN kiểm chứng. – Các nhóm HS kẻ bảng 1 và nhận dụng cụ TN để tiến hành làm. – GV theo dõi, kiểm tra các nhóm làm TN (kiểm tra việc mắc mạch điện và đọc kết quả). – Từ TN, các nhóm trao đổi về công thức để thay đổi điện trở của đoạn dây. – HS đại diện cho 1 vài nhóm nêu nhận xét: + Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài của dây. + Điện trở của dây dẫn tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây. + Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn. – GV đưa ra nhận định về nội dung kiến thức đúng và trao đổi về nội dung trả lời của HS. – GV đặt ra vấn đề: Trong thực tế, việc truyền tải điện năng đi xa cũng thường vận dụng sự thuộc các yếu tố này để làm giảm sự ảnh hưởng của R và tăng HĐT. Có 2 cách để làm giảm sự ảnh hưởng của điện trở đối với dây dẫn. Hai cách đó là gì? Và cách nào dễ thực hiện hơn? – HS trả lời cá nhân: để thay đổi điện trở thì thay đổi HĐT là phương án tốt nhất phù hợp với thực tế trong việc truyền tải điện năng đi xa. – GV chốt lại và giới thiệu: Trong thực tế, để thay đổi giá trị của điện trở của một đoạn dây dẫn, người ta dùng cách thay đổi chiều dài của dây. Khi chiều dài dây thay đổi thì giá trị điện trở cũng thay đổi. 1 điện trở có giá trị thay đổi được như vậy được gọi là biến trở. 3. Sản phẩm học tập – Sản phẩm của hoạt động này là câu trả lời cho những câu hỏi định hướng trong tình huống xây dựng nội dung bài học. – Thông qua câu hỏi định hướng HS tự đề xuất và tiến hành được TN kiểm chứng. 4. Tổng kết và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV ghi nhận mức độ nhận thức và câu trả lời của từng HS/nhóm; cách thực hiện TN. Và GV đánh giá, nhận xét các câu trả lời của HS nêu và số liệu báo cáo kết quả TN theo rubric. Hoạt động học 2: Khám phá 2 1. Mục tiêu hoạt động: (2), (3), (4) 2. Tổ chức hoạt động – GV thông báo qua diễn đàn các nhiệm vụ để HS thực hiện. – HS ghi nhận các nhiệm vụ mà GV đặt ra và lần lượt theo dõi: + Trả lời các câu hỏi hay bài tập phục vụ nghiên cứu bài học mới. + Theo dõi bài giảng online. + Trả lời các câu hỏi đặt ra trong bài giảng (hoặc thao tác TN ảo theo yêu cầu) và ghi chú vào tập nội dung quan trọng hay câu hỏi thắc mắc mà HS chưa hiểu. + Thực hiện các bài tập vận dụng có trong bài giảng. Hoạt động 2.1: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của biến trở Mục tiêu hoạt động: (2) – HS quan sát hình 10.1 (SGK) và phát biểu theo cá nhân trả lời câu hỏi online. – HS hoạt động cá thể để giải quyết nội dung của câu hỏi online trên diễn đàn. – HS hoạt động nhóm trên diễn đàn về câu hỏi online. Yêu cầu hai nhóm đính kèm kết quả lên diễn đàn và giải thích. Sau đó yêu cầu các nhóm HS còn lại trao đổi và nhận xét về kết quả của 2 nhóm. – GV đề nghị HS vẽ lại các kí hiệu sơ đồ của biến trở và dùng bút chì tô đậm phần biến trở cho dòng điện chạy qua nếu chúng được mắc vào mạch. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu cách sử dụng biến trở để điều chỉnh CĐDĐ Mục tiêu hoạt động: (3) – GV hướng dẫn cho HS cách thức vẽ sơ đồ mạch điện. – HS hoạt động cá nhân, GV quan sát kết quả trên diễn đàn, chú ý những HS không khả năng vẽ được sơ đồ. – HS thực hiện hoạt động cá nhân để làm bài tập từ đó nắm được ký hiệu của điện trở. – HS trao đổi thảo luận nhóm trả lời câu hỏi trực tuyến và rút ra kết luận. – GV quan sát giúp đỡ các nhóm khi thực hiện câu hỏi trực tuyến. Hoạt động 2.3: Tìm hiểu các loại điện trở dùng trong kĩ thuật Mục tiêu hoạt động: (4) – GV đặt câu hỏi: tiết diện của lớp than hoặc lớp kim loại trong điện trở nhỏ/lớn ? – HS hoạt động cá nhân, GV quan sát câu trả lời trên diễn đàn. – HS thảo luận nhóm để đưa ra nhận xét về trị số của điện trở lớn trong nội dung câu hỏi online. – GV hướng dẫn HS đọc trị số của điện trở của hình (10.4a). – HS phát biểu theo từng cá nhân về đọc trị số. – HS hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi online trên diễn đàn. – GV quan sát giúp đỡ các nhóm khi thực hiện câu hỏi online. 3. Sản phẩm học tập – Các sản phẩm học tập cần có ở hoạt động này là các câu trả lời online, các TN ảo, phần bài làm online của HS được gửi lên website. 4. Tổng kết và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV theo dõi tiến trình HS thực hiện việc hoàn thành các nhiệm vụ online (trả lời câu hỏi, hoàn thành các câu hỏi áp dụng). Nhắc nhở hay đôn đốc HS chưa hoàn thành hay còn sót nhiệm vụ. – Thông qua các nhiệm vụ online, GV đánh giá theo rubric vào phần trả lời, bài tập của HS nhằm tạo động lực để HS phấn đấu, hoàn thiện cho những lần tiếp theo. Têu chí đánh giá Mức độ đánh giá và điểm Điểm Mức 1 (1 điểm) Mức 2 (2 điểm) Mức 3 (3 điểm) Dựa vào câu trả lời của HS. (1), (2), (3) Nêu được cấu tạo và hoạt động của biến trở. HS nêu được cấu tạo của biến trở từ nhận xét của GV hoặc bạn khác. HS nêu được đầy đủ cấu tạo của biến trở nhưng chưa nói rõ cách hoạt động của biến trở. HS nêu được đầy đủ cấu tạo của biến trở và trình bày rõ cách hoạt động của biến trở. Mức 1 (2 điểm) Mức 2 (3 điểm) Mức 3 (4 điểm) Dựa vào câu trả lời của HS (1), (2), (3) Nêu được cách sử dụng biến trở để điều chỉnh CĐDĐ. HS nêu được cách thức vẽ sơ đồ mạch điện nhưng không vẽ được sơ đồ. HS trình bày và nêu được cách thức vẽ sơ đồ mạch điện nhưng vẽ được sơ đồ chưa hoàn chỉnh. HS trình bày và nêu được cách thức vẽ sơ đồ mạch điện nhưng vẽ được sơ đồ chưa hoàn chỉnh. Nêu được các loại điện trở dùng trong kĩ thuật Mức 1 (1 điểm) Mức 2 (2 điểm) Mức 3 (3 điểm) Dựa vào câu trả lời của HS (1), (2), (3) Nêu được các loại điện trở dùng trong kĩ thuật HS nhận xét về trị số của điện trở nhưng không đọc được trị số của điện trở. HS nhận xét về trị số của điện trở nhưng đọc còn nhầm lẫn trị số của điện trở. HS nhận xét tốt về trị số của điện trở và đọc được trị số của điện trở một cách chính xác. Tổng điểm: Nhận xét và yêu cầu của GV: Hoạt động học 3: Luyện tập 1. Mục tiêu hoạt động: (5), (6) 2. Tổ chức hoạt động – GV thông báo qua diễn đàn các nhiệm vụ để HS thực hiện (hoàn thành bài tập trong SGK hay SBT, trả lời câu hỏi hay thực hiện 1 dự án nhỏ làm tại nhà). – HS hoạt động cá thể để trả lời các câu hỏi online trên diễn đàn. + Mắc bóng đèn bằng dây dẫn ngắn và dây dẫn dài thì trường hợp nào đoạn mạch có điện trở lớn hơn và dòng điện đi qua có I nhỏ hơn? Mắc bóng đèn vào dây dẫn dài thì điện trở của mach lớn. Theo định luật Ohm thì dòng điện qua đèn nhỏ nên đèn sáng yếu hoặc không sáng. + Áp dụng định luất Ohm để tính R của cuộn dây. Vận dụng kiến thức vừa học để tính chiều dài của dây. Điện trở của cuộn dây là:R = U/I = 20 Ò chiều dài của cuộn dây là: . + Gọi HS trình bày câu trả lời các câu hỏi online tại diễn đàn thảo luận online. – HS vận dụng kiến thức và giải bài tập trong SGK/SBT vào vở của mình (có thể chụp gửi lên website để nộp bài hay giải đáp vào buổi học giáp mặt). 3. Sản phẩm học tập – Các sản phẩm học tập cần có ở hoạt động này là bài làm cho các bài tập trong SGK/SBT theo yêu cầu của GV (phần bài làm HS có thể chụp gửi lên website online). 4. Tổng kết và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV theo dõi các câu hỏi thắc mắc mà HS đặt ra trên diễn đàn để kịp thời giải đáp. Nhắc nhở hay đôn đốc HS chưa hoàn thành hay còn sót nhiệm vụ. – Thông qua các sản phẩm mà HS chụp gửi lên diễn đàn online, GV nhận xét, đánh giá theo rubric hay hướng dẫn HS trình bày cách trả lời cho bài tập của mình hoặc gợi ý để HS phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ. Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá và điểm Điểm Mức 1 (1 điểm) Mức 2 (2 điểm) Mức 3 (3 điểm) Dựa vào câu trả lời trong bài làm của HS (5), (6) HS hoàn thành tương đối các câu trả lời và bài tập trong SGK/SBT, tuy nhiên chưa đầy đủ và chưa chính xác. HS hoàn thành đầy đủ các câu trả lời và bài tập trong SGK/SBT, còn một vài sai sót. HS hoàn thành đầy đủ các câu trả lời và bài tập trong SGK/SBT và chính xác theo. Nhận xét và yêu cầu của GV: Hoạt động học 4: Mở rộng 1. Mục tiêu hoạt động: (6), (8) 2. Tổ chức hoạt động – GV thông báo qua diễn đàn các nhiệm vụ để HS thực hiện (hoàn thành bài tập online có thời hạn quy định hay làm bài test cho nội dung đã học). – HS theo dõi và thực hiện các nhiệm vụ mà GV đã nêu ra trên diễn đàn. – HS tự mình hoàn thành các bài tập cá nhân (trắc nghiệm hay tự luận) mà GV yêu cầu qua diễn đàn trao đổi. Mỗi bài tập đều có điểm số đánh giá hay nhận xét từ GV. 3. Sản phẩm học tập – Các sản phẩm học tập cần có ở hoạt động này là bài làm được gửi trực tiếp trên website theo yêu cầu của GV. 4. Tổng kết và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – Mỗi bài tập mà HS thực hiện đều được hệ thống LMS mã hóa thành điểm số quy định, số câu trả lời đúng sẽ ứng với số điểm tương thích theo quy định. – GV nhận xét, góp ý cho HS những bài tập của mình chưa đúng hay thiếu sót trong cách trình bày hoặc gợi ý để HS phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ cho những bài học sau. Hoạt động học 5: Tổng kết và Vận dụng 1. Mục tiêu hoạt động – Nhận xét, góp ý cho HS trong việc hoàn thành các nhiệm vụ học tập để đảm bảo đúng mục tiêu và tiến trình dạy học. – Phản hồi của HS về hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến, từ đó GV ghi nhận và phát triển sao cho phù hợp với tình hình thực tế. – Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích những loại biến trở thường được sử dụng trong kĩ thuật và trong đời sống. 2. Tổ chức hoạt động – HS nêu lên những khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ online. – HS trình bày các một số bài tập khó, những câu hỏi chưa giải quyết được để GV hướng dẫn. – GV lắng nghe phản hồi của HS về hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến. – HS trình bày các loại biến trở được sử dụng trong kĩ thuật và đời sống hiện nay. 3. Sản phẩm học tập – Bài tập mà HS thực hiện ở nhà, các câu trả lời vấn đáp cùng với GV, bài làm test ngắn gọn tại lớp. 4. Tổng kết và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, góp ý cho HS những bài tập của mình chưa đúng hay thiếu sót trong cách trình bày hoặc gợi ý để HS phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ cho những bài học sau. PHỤ LỤC 13 KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ 3: BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT OHM VÀ CÔNG THỨC TÍNH ĐIỆN TRỞ I. MỤC TIÊU DẠY HỌC 1. Kiến thức – Áp dụng công thức định luật Ohm cho các đoạn mạch. – Áp dụng công thức tính điện trở của dây dẫn trong đoạn mạch mắc nhiều điện trở khác nhau. (1) (2) 2. Kĩ năng – Thực hành giải bài toán theo công thức định luật Ohm và công thức R (3) 3. Thái độ – Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm, đam mê khoa học. (4) II. ĐIỀU KIỆN VỀ THIẾT BỊ, HỌC LIỆU, CÔNG NGHỆ, KĨ THUẬT Thiết bị hỗ trợ: máy vi tính, laptop hay máy tính bảng có kết nối wifi/4G. Học liệu: bài giảng điện tử đăng tải trên website, hệ thống bài tập online và câu hỏi vận dụng. Đồ dùng dạy học dành cho học giáp mặt: Phiếu bài tập. III. Tiến trình dạy học 1. Tiến trình dạy học Hoạt động học – Thời lượng Mục tiêu dạy học Nội dung dạy học tóm tắt Hình thức B–learning PPDH/ KTDH Điều kiện công nghệ, kĩ thuật Phương án đánh giá Hoạt động học 1: Luyện tập 1 (1), (2) Định luật Ohm, đặc điểm của đoạn mạch mắc nối tiếp và song song. Công thức tính điện trở của dây dẫn trong đoạn mạch. Trực tuyến Laptop/ Máy tính bảng hay MVT có kết nối Internet/4G. GV đánh giá qua câu trả lời của HS. Hoạt động học 2: Luyện tập 2 (1), (2) Bài tập online và bài tập trong SGK/SBT. Trực tuyến Thảo luận nhóm online. Laptop/ Máy tính bảng hay MVT có kết nối Internet/4G. Đánh giá dựa trên bài làm online của HS. Hoạt động học 3: Tổng kết và vận dụng – Nhận xét, góp ý cho HS trong việc hoàn thành các nhiệm vụ học tập để đảm bảo đúng mục tiêu và tiến trình dạy học. – Phản hồi của HS về hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến, từ đó GV ghi nhận và phát triển sao cho phù hợp với tình hình thực tế. – Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích những loại biến trở thường được sử dụng trong kĩ thuật và trong đời sống. – Những thắc mắc, khó khăn của HS khi học online, vấn đề của hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến. – Kiến thức quan trọng cần nắm. Giáp mặt Vấn đáp 2. Mô tả từng hoạt động học của tiến trình dạy học Hoạt động học 1: Luyện tập 1 1. Mục tiêu hoạt động: (1), (2) 2. Tổ chức hoạt động – HS nêu được biểu thức của định luật Ohm. – HS nêu được đặc điểm của CĐDĐ và HĐT trong đoạn mạch mắc nối tiếp và song song – HS nêu được công thức tính điện trở và nêu được các yếu tố thay đổi giá trị của điện trở. 3. Sản phẩm học tập – Sản phẩm của hoạt động này là câu trả lời online cho những câu hỏi định hướng trong việc ôn tập bài học. 4. Tổng kết và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV ghi nhận mức độ nhớ bài cũ trong câu trả lời của từng HS. – GV đánh giá, nhận xét các câu trả lời của HS nêu. Hoạt động học 2: Luyện tập 2 1. Mục tiêu hoạt động: (1), (2) 2. Tổ chức hoạt động – GV thông báo qua diễn đàn các nhiệm vụ (hoàn thành các bài tập) để HS thực hiện. – HS ghi nhận các nhiệm vụ mà GV đặt ra và lần lượt theo dõi: + Thực hiện các bài tập có sẵn trong SGK/SBT. + Hoàn thành các bài tập online trên hệ thống LMS. + Ghi chú vào tập nội dung quan trọng hay câu hỏi thắc mắc mà HS chưa hiểu. 3. Sản phẩm học tập – Các sản phẩm học tập cần có ở hoạt động này là các câu trả lời trong SBT/SGK, phần bài làm online của HS được gửi lên website. 4. Tổng kết và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV theo dõi tiến trình HS thực hiện việc hoàn thành các nhiệm vụ online. Nhắc nhở hay đôn đốc HS chưa hoàn thành hay còn sót nhiệm vụ. – Thông qua các nhiệm vụ online, GV nhận xét bằng lời hay cho điểm vào phần trả lời, bài tập của HS nhằm tạo động lực để HS phấn đấu, hoàn thiện cho những lần tiếp theo. Hoạt động học 3: Tổng kết, nhận xét 1. Mục tiêu hoạt độngTổng kết lại kiến thức đã học, điểm qua những chỗ HS còn thiết/sai sót trong quá trình làm bài. Nhận xét và góp ý cho cá nhân hoạt động tích cực và khích lệ cá nhân còn nhiều hạn chế. 2. Tổ chức hoạt động – GV đặt lại các câu hỏi trong bài học để HS tự giải đáp hay nêu lên những khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ online. – HS trình bày các một số bài tập khó (trong SBT/SGK hay bài tập online) tại lớp, những câu hỏi chưa giải quyết được để GV hướng dẫn. – GV có thể kiểm tra mức độ bằng một vài câu hỏi hay làm bài test ngắn để biết khả năng vận dụng vào bài học của HS. – Đánh giá kết quả của những bài test ngắn ngay tại lớp để kịp thời điều chỉnh PPDH sao cho phù hợp hiện tại và những chủ đề bài học sau. 3. Sản phẩm học tập – Bài tập mà HS thực hiện ở nhà, các câu trả lời vấn đáp cùng với GV, bài làm test ngắn gọn tại lớp. 4. Tổng kết và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, góp ý cho HS những bài tập của mình chưa đúng hay thiếu sót trong cách trình bày hoặc gợi ý để HS phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ cho những bài học sau.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_nghien_cuu_su_dung_b_learning_trong_day_hoc_phan_die.docx
  • docxDONG GOP MOI - TIENG ANH (1).docx
  • docxDONG GOP MOI - TIENG VIET (1).docx
  • docxTOM TAT TIENG ANH (1).docx
  • docxTOM TAT TIENG VIET (2).docx
  • docxTRICH YEU LUAN AN (1).docx
Tài liệu liên quan