Luận án Nghiên cứu văn bản thuyên thích sách mạnh tử ở Việt Nam từ đầu thế kỷ xviii đến đầu thế kỷ XX

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LÊ THỊ HỒNG DUNG NGHIÊN CỨU VĂN BẢN THUYÊN THÍCH SÁCH MẠNH TỬ Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM HÀ NỘI, 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LÊ THỊ HỒNG DUNG NGHIÊN CỨU VĂN BẢN THUYÊN THÍCH SÁCH MẠNH TỬ Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX Chuyên ngành: Hán Nôm Mã số: 922.01.04 LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS NGUYỄN KIM SƠN

docx346 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu văn bản thuyên thích sách mạnh tử ở Việt Nam từ đầu thế kỷ xviii đến đầu thế kỷ XX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2. PGS.TS DƯƠNG TUẤN ANH HÀ NỘI, 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận án này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Luận án được tiến hành một cách nghiêm túc và cầu thị. Những kết quả và số liệu trong Luận án là hoàn toàn trung thực, chính xác. Những tư liệu, kết quả có trích dẫn của các nhà nghiên cứu khác đều có xuất xứ rõ ràng, tiếp thu một cách cẩn trọng và chân thực trong Luận án. Tác giả Luận án Lê Thị Hồng Dung LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới PSG. TS Nguyễn Kim Sơn và PGS.TS Dương Tuấn Anh đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và triển khai Luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thành viên trong các Hội đồng đánh giá Luận án các cấp đã có những góp ý để Luận án được hoàn thiện, giúp tôi tiến bộ hơn trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn gia đình, anh chị em đồng nghiệp, bạn bè đồng môn đã luôn bên cạnh, ủng hộ tôi trong suốt thời gian qua! Hà Nội, tháng 7 năm 2021 Tác giả Lê Thị Hồng Dung DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Cụm từ viết tắt Nguyên nghĩa SMHBCT Sách Mạnh học bậc cao trung học giáo khoa TTƯG Tứ thư ước giải TTTY Tứ thư tiết yếu THTTTL Tiểu học Tứ thư tiết lược TTTL Trâu thư trích lục DANH MỤC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN ÁN MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 7 1.1. Giới thiệu về thuyên thích học 7 1.1.1. Giới thiệu về khái niệm thuyên thích học 7 1.1.2. Phương pháp luận của giải thích kinh điển 10 1.1.3. Phương pháp luận của giải thích hiện đại 10 1.1.4. Đối tượng của thuyên thích học 12 1.2. Tình hình nghiên cứu văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử 13 1.2.1. Tình hình nghiên cứu văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử ở Trung Quốc 13 1.2.2. Tình hình nghiên cứu văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử ở Việt Nam 24 Tiểu kết chương 1 32 CHƯƠNG 2 TÌNH TRẠNG CÁC VĂN BẢN THUYÊN THÍCH SÁCH MẠNH TỬ HIỆN CÒN Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX 34 2.1. Khảo sát thống kê các văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử ở Việt Nam 34 2.2. Giới thiệu những văn bản là đối tượng nghiên cứu chính của Luận án 54 2.2.1. Lý do lựa chọn văn bản 54 2.2.2. Tứ thư ước giải 55 2.2.3. Tứ thư tiết yếu 59 2.2.4. Tiểu học Tứ thư tiết lược 64 2.2.5. Sách Mạnh học bậc cao trung học giáo khoa 69 2.2.6 Trâu thư trích lục 72 Tiểu kết chương 2 74 CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU NHÓM VĂN BẢN THUYÊN THÍCH PHẦN CHÍNH VĂN SÁCH MẠNH TỬ Ở VIỆT NAM 75 3.1. Tóm lược chính văn 76 3.2. Tái cấu trúc chính văn 89 3.2.1. Tái cấu trúc chính văn trong Tiểu học Tứ thư tiết lược 89 3.2.2. Tái cấu trúc chính văn trong Sách Mạnh học bậc cao trung học giáo khoa 97 3.2.3. Tái cấu trúc chính văn trong Trâu thư trích lục 101 3.3. Phiên dịch chính văn 102 Tiểu kết chương 3 109 CHƯƠNG 4 NGHIÊN CỨU NHÓM VĂN BẢN THUYÊN THÍCH PHẦN CHÚ THÍCH SÁCH MẠNH TỬ Ở VIỆT NAM 110 4.1. Nguồn gốc văn bản chú giải 110 4.1.1. Nguồn gốc văn bản chú giải trong Tứ thư ước giải 110 4.1.2. Nguồn gốc văn bản chú giải trong Tứ thư tiết yếu 114 4.1.3. Nguồn gốc văn bản chú giải trong Tiểu học Tứ thư tiết lược 117 4.1.4 Nguồn gốc văn bản chú giải trong Sách Mạnh học bậc cao trung học giáo khoa 121 4.1.5. Nguồn gốc văn bản chú giải trong Trâu thư trích lục 124 4.2. Ngôn ngữ trong văn bản chú giải 128 4.3. Nội dung chú giải trong các văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử 131 4.3.1. Nội dung kinh học 131 4.3.2. Nội dung lịch sử 136 Tiểu kết chương 4 145 KẾT LUẬN 146 DANH MỤC BÀI VIẾT LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined. PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bảo tồn và phát huy vốn văn hoá thành văn của dân tộc là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người nghiên cứu Hán Nôm, việc tìm hiểu di sản văn hóa của cha ông để lại là một vấn đề có tính cấp thiết, cần được nghiên cứu. Trong đó, việc minh giải để làm sáng tỏ ý nghĩa của văn bản và mục đích biên soạn của tác giả là một nhiệm vụ thiết yếu. Trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, việc tiếp nhận kinh điển của Trung Quốc để làm tài liệu học tập và thi cử đều được các triều đại quan tâm. Nhà nước có thể mua hoặc khắc in lại những tài liệu này, trong đó có Tứ thư, Ngũ kinh được xem là tài liệu “gối đầu” của các sĩ tử. Cũng chính vì thế mà nhu cầu về tài liệu để học tập và sách tham khảo cho sĩ tử là không nhỏ. Ngoài những bộ sách của Nhà nước cho phép khắc in thì còn có nhiều bản sách khác được chép tay để phục vụ cho việc học. Nhiều nhà Nho nổi tiếng hay chữ đã biên soạn, chú giải, sắp xếp lại kinh điển để biên soạn sách phục vụ khoa cử, giáo dục... Trong quá trình tiếp thu kinh điển, các nhà Nho Việt Nam đã thể hiện sự lĩnh hội kinh điển của cá nhân qua các cách thức luận giải, thuyên thích kinh điển trong các tác phẩm còn được lưu lại trong nguồn thư tịch Hán Nôm. Sách Mạnh Tử trong bộ Tứ thư là một trong những tài liệu không thể thiếu trong quá trình học tập, thi cử và tu dưỡng đạo đức của người quân tử. Tùy vào từng giai đoạn lịch sử, các nhà Nho Việt Nam đã lựa chọn cách thức biên soạn sách khác nhau. Đó có thể là nhu cầu thể nghiệm khả năng lĩnh hội kinh điển của bản thân. Hoặc một số nhà Nho đã biên soạn lại sách cho phù hợp với chương trình giáo dục mới. Quá trình tiếp nhận và thông diễn kinh điển Nho gia đã hình thành một số lượng không nhỏ các văn bản thảo luận về Tứ thư và Ngũ kinh, trong đó có các văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử. Hiện các văn bản này được lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Thư viện Quốc Gia hay Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV.... Ngoài những văn bản thuần túy sử dụng chữ Hán để tái cấu trúc nội dung kinh điển hoặc dịch chú một phần hay toàn bộ kinh văn, các nhà Nho Việt Nam còn sử dụng cả chữ Nôm để phiên dịch kinh văn, nhằm mục đích truyền tải nghĩa lý kinh điển thông qua ngôn ngữ của người Việt. Có thể nói đây là những tác phẩm quan trọng, đánh dấu sự chủ động của các nhà Nho Việt, mang dấu ấn cá nhân và tính sáng tạo của người Việt. Chính vì lẽ đó, cần tập trung nghiên cứu để có sự trân trọng, đánh giá cần thiết đối với hệ thống trước tác của nhà Nho Việt Nam thời bấy giờ. Thế nhưng, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ các văn bản sách Mạnh Tử ở Việt Nam, đặc biệt là vấn đề thuyên thích, nghiên cứu đặc điểm các văn bản cũng như giá trị học thuật của các văn bản đó. Vì vậy, Luận án lựa chọn đề tài “Nghiên cứu văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX” nhằm làm sáng tỏ các vấn đề trên. Nghiên cứu học thuyết kinh điển Nho gia là một lĩnh vực không mới, hiện nay đã có nhiều công trình chú trọng việc chú giải, bình giảng nghĩa lý của kinh điển như sách Tứ thư với Luận ngữ của Khổng Tử, sách Mạnh Tử, Đại học, Trung dung được chú giải, thảo luận, bình chú... trên rất nhiều nước, đặc biệt là ở Đông Á, nổi bật với các nước Trung Quốc, Hàn Quốc. Các nhà nghiên cứu dùng sở kiến của mình để luận bàn về kinh điển, với mục đích tìm về nguyên nghĩa của tác phẩm và nguyên ý của tác giả. Không ít cuộc tranh luận xảy ra với nhiều sự lý giải khác nhau trên cùng một văn bản, cho thấy sức hấp dẫn trong địa hạt nghiên cứu kinh điển Nho gia. Điều đó càng được khẳng định khi cùng với sự phát triển của thế giới hiện đại, con người càng cần tìm về những giá trị truyền thống. Học thuật kinh điển Nho gia không khi nào lỗi thời, mà ý nghĩa kinh điển sẽ luôn được làm mới, được thể nghiệm vào muôn mặt cuộc sống cho đến bây giờ và mai sau. Luận án lựa chọn đề tài này phù hợp với xu hướng nghiên cứu thế giới hiện tại về cả phương pháp và cách chọn đối tượng. Đối tượng chính của đề tài là những văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử, phù hợp với mã ngành Hán Nôm. Luận án đã tìm hiểu những đóng góp của nhà Nho Việt Nam đối với việc nghiên cứu, giải thích kinh điển Nho gia. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Luận án lựa chọn đề tài “Nghiên cứu văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX” nhằm mục đích khảo sát các văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử hiện còn ở Việt Nam. Luận án tiến hành thống kê, phân loại các loại hình, nhóm văn bản thuyên thích theo niên đại lịch sử. Đồng thời, Luận án tập trung lý giải các phương pháp thuyên thích của các nhà Nho Việt Nam trong việc tiếp nhận và nghiên cứu kinh điển nói chung và sách Mạnh Tử nói riêng. Từ đó, Luận án rút ra những nhận xét, đánh giá giá trị của từng văn bản sách Mạnh Tử đối với sĩ tử đương thời và đối với nền văn hiến Việt Nam. Bên cạnh đó, Luận án cũng tìm hiểu phương pháp thuyên thích của các nhà Nho Việt Nam đối với sách Mạnh Tử. Luận án tiến hành khảo sát các văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử, đưa ra những căn cứ để đánh giá đặc điểm các văn bản thuyên thích cũng như giá trị học thuật của các văn bản này. Thông qua việc tìm hiểu cách thức biên soạn sách Mạnh Tử của các nhà Nho Việt Nam, Luận án khái quát những nét đặc trưng của quá trình tìm hiểu, tri nhận kinh điển sách Mạnh Tử nói riêng và hoạt động thuyên thích kinh điển Nho gia ở Việt Nam nói chung. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử hiện còn ở Việt Nam viết bằng chữ Hán, chữ Nôm. Trong đó, Luận án tập trung nghiên cứu 5 văn bản chính là Tứ thư ước giải, Tứ thư tiết yếu, Tiểu học Tứ thư tiết lược, Sách Mạnh học bậc cao trung học giáo khoa, Trâu thư trích lục. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Luận án tập trung nghiên cứu các văn bản do các nhà Nho Việt Nam biên soạn bằng chữ Hán, chữ Nôm; không bao gồm các bản dịch sách Mạnh Tử sang chữ Quốc ngữ hay các văn bản sao chép, khắc in sách Mạnh Tử của Trung Quốc. 4. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài Luận án đã nghiên cứu các văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử trong dòng học thuật nghiên cứu tư tưởng Nho gia chính thống, góp phần làm sáng tỏ con đường du nhập sách Mạnh Tử vào Việt Nam. Luận án tiến hành thống kê đầy đủ các văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử từ đầu thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XX hiện còn ở Việt Nam. Từ đó, Luận án phân tích những nét đặc trưng trong phương pháp thảo luận và tiếp nhận sách Mạnh Tử ở Việt Nam. Luận án tìm hiểu những vấn đề tư tưởng của quá trình thuyên thích trên cơ sở giải mã văn bản, đặt tác phẩm trong sự chuyển biến tư tưởng lịch sử xã hội, trong quá trình vận động tư tưởng Nho học giai đoạn thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX ở Việt Nam nói riêng và trong dòng thảo luận kinh điển Nho gia ở Đông Á nói chung. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài Luận án, Luận án chủ yếu sử dụng các phương pháp sau: phương pháp thư mục học, phương pháp nghiên cứu văn bản học, phương pháp thuyên thích, phương pháp phiên dịch học. Phương pháp thư mục học được Luận án sử dụng để khảo sát, thống kê các văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử hiện còn ở Việt Nam. Sau khi khảo sát, Luận án tiến hành phân nhóm các văn bản theo các tiêu chí khác nhau như văn tự, hình thức biên soạn và phạm vi thuyên thích. Phương pháp văn bản học được sử dụng để triển khai chương 2 của Luận án, kết hợp với phương pháp thư mục học. Luận án sử dụng phương pháp văn bản học để mô tả văn bản, phát hiện các vấn đề văn bản học như niên đại, tác giả của văn bản (nếu có). Phương pháp thuyên thích được Luận án sử dụng chủ yếu trong chương 3 và chương 4 để tìm hiểu mục đích biên soạn, dụng ý của tác giả khi tái cấu trúc chính văn sách Mạnh Tử, tóm lược chính văn hay chú giải, diễn Nôm sách Mạnh Tử. Phương pháp phiên dịch học được Luận án sử dụng khi xử lý, dịch thuật các văn thuyên thích sách Mạnh Tử bằng chữ Hán, chữ Nôm làm tư liệu phục vụ việc nghiên cứu, triển khai các nội dung của Luận án. Ngoài ra, Luận án sử dụng các thao tác thống kê, so sánh, đối chiếu khi khảo sát tư liệu, xử lý văn bản. Nhìn chung, các phương pháp trên được vận dụng một cách linh hoạt và phối hợp với nhau trong toàn bộ quá trình thực hiện nhiệm vụ của Luận án. 6. Đóng góp mới của Luận án Luận án đã tìm hiểu, thống kê và giới thiệu nguồn tư liệu về các văn bản được các nhà biên soạn về sách Mạnh Tử ở Việt Nam, đặc biệt là 5 văn bản là đối tượng nghiên cứu chính của Luận án: Tứ thư ước giải (TTUG), Tứ thư tiết yếu (TTTY), Tiểu học Tứ thư tiết lược (THTTTL), Sách Mạnh học bậc cao trung học giáo khoa (SMHBCT), Trâu thư trích lục (TTTL). Luận án đã tiến hành xử lý tư liệu để phân loại các văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử hiện còn ở Việt Nam theo phương pháp thư mục học. Luận án đã phân chia các cách thức thuyên thích sách Mạnh Tử ở Việt Nam và tiến hành khảo sát, phân tích các văn bản đại diện cho các nhóm: đó là tóm lược chính văn sách Mạnh Tử, tái cấu trúc chính văn sách Mạnh Tử, chú giải và dịch Nôm sách Mạnh Tử. Những đóng góp từ kết quả nghiên cứu của Luận án có thể góp phần làm sáng tỏ hoạt động thuyên thích kinh điển sách Mạnh Tử ở Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX. 7. Kết cấu Luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Luận án chia làm 4 chương. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong chương này Luận án tìm hiểu các phương pháp thuyên thích học, tình hình nghiên cứu văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử ở Trung Quốc và ở Việt Nam. Tìm hiểu các vấn đề mà các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã đề cập đến, có những nội dung nào chưa được bàn luận để định ra phương hướng triển khai cho đề tài. Chương 2: Tình trạng các văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử hiện còn ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX Trong chương 2, Luận án tiếp cận với các văn bản của các nhà Nho Việt Nam đã biên soạn, thuyên thích sách Mạnh Tử, tiến hành khảo sát các văn bản cụ thể, từ đó phân nhóm các văn bản theo tiêu chí khác nhau. Đối với 5 văn bản chính được chọn làm đối tượng nghiên cứu của đề tài, Luận án tập trung khảo sát các vấn đề văn bản học nổi bật của từng văn bản. Chương 3: Nghiên cứu nhóm văn bản thuyên thích phần chính văn sách Mạnh Tử ở Việt Nam Trong chương 3, Luận án dựa trên đặc điểm của các văn bản tiến hành phân nhóm, đánh giá các cách thức thuyên thích phần chính văn sách Mạnh Tử của các nhà Nho ở Việt Nam theo cách thức tóm lược chính văn và tái cấu trúc chính văn. Chương 4: Nghiên cứu nhóm văn bản thuyên thích phần chú thích sách Mạnh Tử ở Việt Nam. Chương 4 của Luận án tiến hành phân tích các đặc điểm của văn bản thuyên thích phần chú thích sách Mạnh Tử ở Việt Nam về nguồn gốc văn bản chú giải, ngôn ngữ văn bản chú giải và nội dung văn bản chú giải. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Trong chương này, Luận án giới thiệu một số vấn đề về khái niệm, phương pháp thuyên thích học, khái quát tình hình nghiên cứu văn bản sách thuyên thích sách Mạnh Tử ở Trung Quốc và ở Việt Nam, xác định các hướng tiếp cận đề tài mà Luận án sẽ triển khai. 1.1. Giới thiệu về thuyên thích học 1.1.1. Giới thiệu về khái niệm thuyên thích học Nghĩa của từ thuyên thích qua các bộ tự/ từ điển Từ điển Khang Hy: Thuyên詮: có nghĩa là đầy đủ具也; giải thích rõ詮喻也; lựa chọn lời nói 擇言也. Từ điển Từ Nguyên: Thuyên thích詮釋: có nghĩa là 解說 giảng giải, giải thích, thuyết minh. Từ điển Từ Hải: Thuyên詮: 詳細解釋, 闡明事理 giải thích cặn kẽ rõ ràng, làm rõ sự tình. Từ điển Hán Việt: Tác giả Đào Duy Anh đã giải thích từ詮釋 thuyên thích nghĩa là giải thuyết rõ ràng; giải thích. Từ điển Hán Việt Thiều Chửu: Thuyên詮: nghĩa là đủ, giải thích kỹ càng, nói đủ cả sự cả lẽ. Thích 釋 giải thích ra, giải rõ nghĩa sách. Thuật ngữ “詮釋學thuyên thích học” mới ra đời vào thế kỷ XVII. Theo nghiên cứu GS. Trần Văn Đoàn, người đầu tiên dịch thuật ngữ này từ tiếng phương Tây sang tiếng Trung Quốc thành “thuyên thích học” là GS. Thẩm Thanh Tòng (Ðại học Quốc gia Chính Trị, Ðài Bắc, Đài Loan) vào cuối những năm 1970. Sự ra đời của bộ môn thuyên thích học đã manh nha từ thời cổ đại Hy Lạp, nhưng thuật ngữ “thuyên thích học” mãi đến những năm 1990 mới được các học giả Trung Hoa đón nhận. Ở Việt Nam, những nghiên cứu về bộ môn thuyên thích học còn hạn chế. Công trình đầy đủ và có tính tổng quát nhất hiện nay do nhà nghiên cứu Trần Văn Đoàn (Ðại Học Quốc Gia Ðài Loan) hệ thống các bài giảng và cho ra đời tập sách có tựa đề: Thông diễn học và khoa học xã hội nhân văn (Hermeneutics and The Social Sciences & Human Sciences). Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tổng quát về bộ môn thuyên thích học, giới thiệu nguồn gốc, lịch sử phát triển cũng như các trường phái tranh luận về nội hàm của thông diễn học. Thuật ngữ “Hermeneutics” được Gs. Trần Văn Đoàn dịch ra là “thông diễn học” hay cũng chính là khái niệm “thuyên thích học” 詮釋學. Thuyên thích học hay còn được gọi là thông diễn học, giải thích học ra đời từ thời cổ đại. Giải thích học cổ điển Trung Quốc bắt nguồn từ thời đại Xuân Thu Chiến Quốc, trưởng thành trong thời kỳ Tây Hán Đông Hán. Trong tiến trình lịch sử hai ngàn năm của văn hóa Trung Hoa, nó đã chỉ dẫn cho giải thích kinh điển văn hóa, thúc đẩy trào lưu tư tưởng văn hóa hứng khởi, ảnh hưởng đến diễn biến của truyền thống văn hóa, bản thân nó cũng đang không ngừng phát triển, từng bước trưởng thành, từ người học hướng đến dân chúng, từ kỹ thuật nâng thành lý luận, từ đó hình thành nên hệ thống lý luận lấy mục đích luận, văn bản luận, chủ thể luận, phương pháp luận, hiệu quả luận làm trọng tâm, hình thành phẩm chất và phong cách độc đáo của mình. Bên cạnh đó còn có bài dịch của tác giả Nguyễn Tuấn Cường trên website “Thông diễn học: Phương pháp luận và Bản thể luận” do GS. Phan Đức Vinh 潘德荣 Đại học Hoa Đông, Trung Quốc viết. Trong bài viết, tác giả Phan Đức Vinh đã bàn về thông diễn học với tư cách là phương pháp luận thông diễn và thông diễn học với tư cách bản thể luận. Ông đã đưa ra 4 nguyên tắc của thông diễn học, đó là: nguyên tắc về tính tự chủ, nguyên tắc về tính chỉnh thể, nguyên tắc về tính hiện thực trong lí giải, nguyên tắc về sự hài hòa ý nghĩa của thông diễn. Dịch giả Bùi Bá Quân đã dịch cuốn东亚儒学: 经典与诠释的辩证 “Nho học Đông Á biện chứng của kinh điển và luận giải” của tác giả Hoàng Tuấn Kiệt xuất bản năm 2012 (Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội). Cuốn sách này có đề cập đến tình hình nghiên cứu lịch sử tư tưởng sách Mạnh Tử , như bài viết "近二十年来孟子学研究资料综述” (Tổng thuật tư liệu nghiên cứu trong Mạnh Tử học gần 20 năm qua). Tuy nhiên, Luận án khi tham khảo tài liệu đã tiếp xúc, dịch nghĩa trực tiếp từ nguyên tác của tác giả Hoàng Tuấn Kiệt. Ngoài ra, còn có bài viết “ Thuyên thích học với nghiên cứu lịch sử” của tác giả Phạm Ngọc Hường đã viết về khái niệm, các trường phái thuyên thích học (dựa trên nghiên cứu của GS. Trần Văn Đoàn) và thuyên thích học với nghiên cứu lịch sử”. “Thuyên thích học” hay còn được gọi là “thông diễn học”, “giải thích học”. Theo các nhà nghiên cứu “giải thích học” ra đời từ thời cổ đại, bắt nguồn từ thời Xuân Thu Chiến Quốc. Trong cuốn Giải thích học cổ điển Trung Quốc, tác giả đã phân biệt: hình thái thực tiễn giải thích kinh điển hiện nay chủ yếu có hai loại: - Loại thứ nhất là hình thái giải thích kinh điển trong cuộc sống xã hội. - Loại thứ hai là hình thái giải thích kinh điển trong học thuật bao gồm: dẫn thích trong văn, giải thuyết chuyên thiên và truyền thuật chuyên thư. Trong đó truyền thuật chuyên thư là căn cứ theo nhu cầu trình bày giải thích học thuyết nào đó hoặc xây dựng lý luận nào đó, mang theo kỳ vọng của thời đại, xuất phát từ tầm nhìn văn hóa của mình, với hệ thống tác phẩm nổi tiếng để trình bày giải thích kinh điển chuyên môn, ghi chép sự việc, giải thích nghĩa lý, từ đó đưa ra quan điểm học thuật hoặc tư tưởng triết lý mới, đây chính là truyền thuật chuyên thư. Cổ nhân gọi nó là “truyện”. “Truyện” vừa là một loại hình thái thực tiễn, vừa là một thể thức quy phạm điển hình của giải thích kinh điển. Sự ra đời của nó tất nhiên phải lấy kinh nghiệm của “dẫn thích trong văn”, “giải thuyết chuyên thiên” làm nền tảng, nên ra đời muộn hơn hai hình thái thực tiễn của giải thích kinh điển này. Trên thực tế, nó xuất hiện ở thời đại Chiến Quốc với điển hình đầu tiên là Xuân Thu tả thị truyện và Chu dịch đại truyện. Tác giả Quách Thu Hiền cũng đã có bài viết “Toản yếu, tiết yếu kinh điển và đặc trưng thuyên thích học Nho gia trong giáo dục tư học thế kỷ XVIII”. Bài viết đã đưa ra những thảo luận về đặc trưng thuyên thích kinh điển Nho gia thế kỷ XVIII dựa trên sự nghiên cứu cụ thể về các văn bản toát tiết yếu kinh điển trong giáo dục Tư học ở Việt Nam thế kỷ XVIII. 1.1.2. Phương pháp luận của giải thích kinh điển Phương pháp luận của giải thích kinh điển mà kinh học cổ văn khởi xướng, vừa xuất phát từ mục đích luận giải thích kinh điển vừa nhắm vào chỗ thiếu sót của phương pháp giải thích kinh học kim văn. Phương pháp này có ba điểm quan trọng: Đầu tiên, để giải thích kinh điển mà có thể “toàn nghĩa”, nhằm lý giải hoàn chỉnh hệ thống tư tưởng của tiên thánh. Tiếp theo, để giải thích kinh điển mà có thể tìm tòi được “nguyên ý”, nhằm lý giải được chính xác hệ thống tư tưởng của tiên thánh, họ đã đưa ra quan niệm “phải nói đúng âm của nó, sau đó là toàn nghĩa”, họ đã nhiều lần tuyên bố giải thích ngôn ngữ là phương pháp giải thích quan trọng nhất. Học giả Trịnh Huyền trong quá trình chú giải kinh điển đã xây dựng nên phương pháp thanh huấn, phát triển phương pháp nghĩa huấn, sử dụng phương pháp hình huấn, huấn thích từ ngữ, sắp xếp câu cú, hoặc tuần văn lập huấn, thiết lập một mô hình giải thích mới, sáng lập pháp môn, mở rộng con đường cho môn huấn hỗ học truyền thống. Các học giả nhiều đời, đặc biệt là học giả Càn Gia vui mừng hưởng ứng “học thuyết của Hứa Trịnh”, luôn khẳng định và tán đồng phương pháp giải thích ngôn ngữ của Trịnh Huyền. Cuối cùng, trên cơ sở dựa vào hướng dẫn của quan niệm “toàn kinh”, “toàn nghĩa”, các nhà kinh học cổ văn tự giác thử nghiệm và khởi xướng phương pháp giải thích chứng minh cho nhau của kinh thư. Giải thích bất kỳ một bộ kinh điển nào trong đó đều nên lấy “toàn kinh” làm hệ thống tham chiếu để đạt được “toàn nghĩa”. Dưới sự hướng dẫn của kiểu lý luận giải thích này, các nhà kinh học cổ văn mà đại diện là học giả Trịnh Huyền đã sáng tạo và xây dựng một mô hình giải thích phong phú và đặc sắc. 1.1.3. Phương pháp luận của giải thích hiện đại Hồ Thích tiên sinh đã lấy triết học chủ nghĩa thực nghiệm Âu Mỹ làm gương, đưa ra phương pháp luận giải thích mới “chỉnh lý văn hóa vốn có”. Phương pháp luận giải thích mà ông đã khởi xướng có tinh thần cơ bản là “thực nghiệm lịch sử”. Phương pháp có ba cách cụ thể như sau: Thứ nhất, tác giả Hồ Thích đề cập đến “phương pháp lịch sử”. “Phương pháp lịch sử” chính là vận dụng con mắt của lịch sử, mượn sự khảo chứng chính xác, đặt nội dung tư tưởng của điển tịch văn hóa vào trong tiến trình lịch sử để khảo sát. Không những phải nêu rõ sự biến đổi, cải cách mà còn phải “tìm ra lý do thay đổi và phát triển của nó”, từ đó “dung hòa xuyên suốt nội dung chính của mỗi bộ sách để tìm ra một sự mạch lạc, diễn thành học thuyết có đầu mối trật tự”, thể hiện được ý nghĩa và giá trị chân thực của nó. Từ đó, căn cứ vào hiệu quả và giá trị lịch sử để có sự phê bình đánh giá “khách quan. Trong cuốn Ý nghĩa trào lưu tư tưởng mới, Hồ Thích tiên sinh còn phân giải phương pháp lịch sử này làm bốn bước cụ thể: “Bước một là chỉnh lý hệ thống mạch lạc”, “bước hai là phải tìm ra mỗi loại tư tưởng học thuật ra đời thế nào, sau khi ra đời có hiệu quả ảnh hưởng ra sao”, “bước ba là dùng phương pháp khoa học làm khảo chứng chính xác, làm rõ ý nghĩa của cổ nhân”, “bước bốn là tổng hợp nghiên cứu của ba bước trước, để tạo ra một bộ mặt toàn diện và một giá trị thật sự.” “Phương pháp lịch sử” này vô cùng độc đáo, trật tự nghiêm ngặt, mục đích rõ ràng, nặng về thực hiện nghiên cứu và chỉnh lý toàn diện hệ thống đối với tư tưởng học thuật từ trong tiến trình lịch sử, coi trọng sự tìm kiếm quy luật phát triển phát sinh cố hữu của bản thân tư tưởng học thuật trong tiến trình lịch sử. Chủ yếu lấy quy luật phát triển phát sinh cố hữu của bản thân tư tưởng học thuật làm tiền đề để giải thích ý nghĩa thật và bình luận giá trị thật của tư tưởng học thuật. Như thế, phương pháp lịch sử này sẽ tự giác vứt bỏ bất kỳ điểm đánh giá tùy ý, nỗ lực loại bỏ sự khiên cưỡng gán ghép thường thấy. Từ đó, phương pháp này hoàn toàn vượt ra khỏi phương pháp giải thích lịch sử trong giải thích học cổ điển lấy nội dung chính là thuật lại bối cảnh lịch sử, giải thuyết điển cố điển chương; phát triển lên góc độ hoàn toàn mới là nghiên cứu một cách khoa học quy luật diễn tiến và xu hướng phát triển văn hóa dân tộc. Thứ hai, nhà nghiên cứu Hồ Thích đề cập đến phương pháp so sánh. Hồ Thích tiên sinh đã từng chỉ ra trong Ý nghĩa trào lưu tư tưởng mới: “Người nghiên cứu vấn đề không thể chuyên thảo luận về bản thân vấn đề, phải suy nghĩ từ ý nghĩa của vấn đề. Tuy nhiên để tìm hiểu ý nghĩa vấn đề thì không thể không dựa vào rất nhiều tài liệu để so sánh trong học lý, vì thế sự truyền nhập học lý thường có thể giúp nghiên cứu vấn đề.” Điều này đã tạo ra “phương pháp so sánh”. “Phương pháp so sánh” chính là phát triển tầm nhìn lý luận, phát triển học lý mới, so sánh và tham chiếu lẫn nhau giữa học lý mới có liên quan và lý luận tư tưởng trong điển tịch văn hóa, để nó có thể giải thích, kiểm chứng và làm sáng tỏ lẫn nhau, từ đó thể hiện được sự mạch lạc cố hữu và ý nghĩa cùng giá trị tiềm tàng của lý luận tư tưởng trong điển tịch văn hóa, từ đó tìm được căn nguyên của văn hóa bản thổ nhằm “tái tạo văn minh”. Thứ ba, tác giả Hồ Thích bàn đến “phương pháp chuyên sử”. “Chỉnh lý quốc cố” mà Hồ Thích tiên sinh khởi xướng có nội dung trọng tâm là giải thích lại điển tịch văn hóa cổ đại, nhưng nó đã không chỉ là giải thích lại từ ngữ và đoạn câu, không chỉ là giải thích lại tư tưởng chuyên thư, thậm chí cũng không còn chỉ là giải thích lại lý luận của một học phái nào đó, mà là giải thích lại theo kiểu chuyên sử, vượt qua chuyên thư, vượt qua học phái mà lấy xây dựng lại truyền thống văn hóa dân tộc làm điểm quy nạp. Giải thích lại theo kiểu chuyên sử tức là căn cứ vào nhu cầu “tái tạo văn minh”, tham khảo học lý hiện đại của phương Tây, liên kết điển tịch quan trọng của các ngành khoa học cổ đại Trung Quốc theo thời gian, học phái và lí lẽ nội tại phát triển của chúng. Dựa trên cơ sở khảo chứng bối cảnh thời đại của từng bộ sách, trên nền tảng dung hòa xuyên suốt nội dung chính của từng bộ sách để tìm kiếm sự mạch lạc phát triển lý luận tư tưởng của các môn khoa học. Làm rõ sự thay đổi, tìm kiếm động cơ, quan sát hiệu quả của nó, nêu ra quy luật lịch sử cố hữu, bình luận giá trị văn hóa tiềm tàng của nó để xây dựng chuyên sử có trình độ học thuật hiện đại của các môn khoa học. 1.1.4. Đối tượng của thuyên thích học Giải thích học cổ điển Trung Quốc bắt đầu nảy sinh từ giải thích kinh điển văn hóa cổ đại, cũng trưởng thành trong giải thích kinh điển văn hóa cổ đại, đối tượng nghiên cứu của nó chủ yếu là giải thích kinh điển văn hóa cổ đại. Nhưng trong thời đại Xuân Thu Chiến Quốc, phạm vi của kinh điển văn hóa cổ đại dưới con mắt người học rất rộng lớn, vừa bao gồm Chu dịch, Kinh thi, Thượng thư, Xuân Thu, vừa gồm Lão Tử, Mặc Tử, Trang Tử, Binh pháp v.v Từ sau phong trào “độc tôn Nho thuật” ở đời Hán, kinh điển văn hóa trong mắt người học đã dần trở nên nhỏ hẹp, chủ yếu chỉ có kinh điển Nho gia như Ngũ kinh, Tứ thư. Hơn nữa theo họ thấy, cho dù phải luận giải tác phẩm nổi tiếng của Sử bộ, Tử bộ, Tập bộ thì đó cũng chỉ là sự mở rộng, bổ sung và tham chiếu luận giải kinh điển Nho gia, địa vị và giá trị của các tác phẩm này không thể ngang hàng. Các tác phẩm mà giải độc kinh điển Nho gia dẫn làm căn cứ và tham khảo chủ yếu cũng là tác phẩm nghiên cứu “cách thời kỳ cổ đại không bao lâu”. Còn với các tác phẩm nổi tiếng về văn hóa thông tục như Thủy Hử thì căn bản không thể bước vào tầm nhìn giải độc của họ được. Chỉ có những nhân vật khác như Lý Trác Ngô, Kim Thánh Thán mới coi những tác phẩm ấy ngang hàng với Tử thư, Sử thư. Trên đây là một số công trình đã nghiên cứu về vấn đề thuyên thích học, đó là cơ sở nền tảng để Luận án tìm hiểu nội hàm khái niệm thuyên thích học. Khi triển khai đề tài, Luận án chọn thuật ngữ “thuyên thích học” (cũng chính là “thông diễn học”) để có sự thống nhất về thuật ngữ trong các công trình nghiên cứu từ trước đến nay. 1.2. Tình hình nghiên cứu văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử 1.2.1. Tình hình nghiên cứu văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử ở Trung Quốc Việc thuyên thích sách Mạnh Tử diễn ra ở nhiều nước trên thế giới, nhưng Luận án chỉ tập trung vào tình hình nghiên cứu văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử ở Trung Quốc và ở Việt Nam. Bởi vì Trung Quốc chính là nơi phát tích của Nho giáo, là cái nôi của kinh điển Nho gia. Chính vì vậy, việc nghiên cứu kinh điển ở Trung Quốc diễn ra mạnh mẽ hơn bất kì nước nào trong khu vực và trên thế giới. Điều khiến mọi người phải ngẫm nghĩ nhất là trong cuộc vận động văn hóa vĩ đại mới phát triển mạnh mẽ đầu thế kỷ 20, Nho học đã không còn giữ vị trí “độc tôn”, “kinh học” được coi là “hiển học” đã chấm dứt. Nhưng giải thích học cổ điển tồn tại lâu dài bên cạnh “kinh học” và có cá tính độc đáo lại chuyển đổi mô hình cùng với sự chuyển đổi mô hình của văn hóa Trung Hoa; đồng thời bồi đắp đặc tính hiện đại mới trong quá trình chuyển đổi, thể hiện được sức sống mới mẻ. Đây là hiện tượng học thuật văn học rất đáng để nghiên cứu! Từ khi sách Mạnh Tử ra đời cho đến nay, trải qua các thời kỳ lịch sử, ảnh hưởng của sách Mạnh Tử ngày càng mở rộng và sâu sắc. Đối với các chuyên luận nghiên cứu về Mạnh Tử học, như “sao mùa hạ”, không thể đếm hết. Những nghiên cứu về Mạnh Tử và chú sớ sách Mạnh Tử thời cổ đại trở thành tập đại thành. Thời cận đại, tác phẩm nổi tiếng nhất viết về Mạnh Tử là Khang Hữu Vi với Mạnh Tử vi và Tiền Mục với Nghiên cứu Mạnh Tử , (ban đầu có tên là Mạnh Tử yếu lược, Mạnh Tử thích nghĩa). Thời hiện đại có học giả dùng văn bạch thoại để thích chú. Trong đó, tác phẩm được lưu hành rộng rãi nhất là tác phẩm của Dương Bá Tuấn với 2 tập sách Mạnh Tử dịch chú, do Trung Hoa thư cục xuất bản năm 1960, đã nhiều lần tái bản. Tuy nhiên, nghiên cứu ở mỗi thời đại đều có sự khác biệt, có đặc điểm riêng. Như vậy, đến thời Nam Tống, cùng với sự ra đời của Tứ thư tập chú, thuyên thích học đã có sự chuyển biến từ chương cú huấn hỗ sang thông diễn nghĩa lý. Sự chuyển biến trong phư...ng trình nào nghiên cứu một cách tổng quát, có hệ thống các văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử. Chủ yếu các công trình hiện có tiếp cận riêng lẻ một văn bản từ các khía cạnh như phương pháp tiết lược, hay góc độ văn tự. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra cho Luận án là tìm hiểu, nghiên cứu phương pháp thuyên thích kinh điển trong các văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử có dung lượng khá lớn như: Tứ thư ước giải, Tứ thư tiết yếu, Tiểu học Tứ thư tiết lược, Sách Mạnh học bậc cao trung học giáo khoa. Sở dĩ những văn bản này được lựa chọn vì theo tư liệu hiện còn chứng minh rằng những văn bản này đã được sử dụng khá rộng rãi, thậm chí trở thành tài liệu “luyện thi” cho các sĩ tử đương thời (Tứ thư ước giải, Tứ thư tiết yếu), hay được đem dạy vào các cấp học trong chương trình cải lương giáo dục (1906-1913), (Tiểu học Tứ thư tiết lược, Sách Mạnh học bậc cao trung học giáo khoa). 1.2.2.4 Các luận văn, luận án nghiên cứu về sách Mạnh Tử. Cho đến nay chỉ có một số ít công trình nghiên cứu về các văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử. Các công trình nghiên cứu có thể kể đến đó là các khóa luận tốt nghiệp tìm hiểu về một số thiên trong TTƯG như: Tứ thư ước giải-thiên XX - Bản dịch Nôm và khảo sát một số thuật ngữ Nho học của Nguyễn Thị Anh Thư (2010). Trong khóa luận này, tác giả khảo sát bản dịch Nôm thiên Tận tâm chương cú thượng, Tận tâm chương cú hạ, nghiên cứu và phân tích cấu tạo chữ Nôm của bản dịch. Ngoài ra còn có luận văn thạc sĩ của Phạm Bảo Nhung “THTTTL trong chương trình cải lương giáo dục khoa cử 1906-1919”. Trong luận văn này, tác giả đi vào nghiên cứu phương pháp tiết lược trong Đại học và Luận ngữ. Còn phần Mạnh Tử chưa được nghiên cứu cụ thể. Trong luận văn thạc sĩ của mình “Khảo cứu Sách Mạnh học bậc cao trung học giáo khoa”, tôi đã phiên Nôm tác phẩm và tìm hiểu phương pháp giáo dục trong Sách Mạnh học bậc cao trung học giáo khoa, phương pháp biên soạn sách của tác giả Ngô Giáp Đậu. Ngoài ra, còn có một số luận văn có liên quan đến đề tài Luận án như luận văn của các tác giả Trần Thị Tâm, “Tìm hiểu những nội dung chính trong tác phẩm Mạnh Tử và ảnh hưởng của nó đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2009. Trịnh Thị Thu Hằng, Tư tưởng chính trị xã hội của Mạnh Tử và ý nghĩa của nó đối với nước ta hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 2010. Nguyễn Bá Quân (1999), Tư tưởng dân bản của Mạnh Tử và vai trò của nó trong xã hội Việt Nam. Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tiểu kết chương 1 Đề tài “Nghiên cứu văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX” của Luận án là một đề tài mới, không bị trùng lặp với các công trình nghiên cứu đi trước. Định hướng nghiên cứu của đề tài sẽ được triển khai theo các hướng sau: - Làm rõ ý nghĩa của từ thuyên và thuyên thích, thông qua các bộ từ/ tự điển của Trung Quốc và Việt Nam. Qua đó có thể hiểu rằng thuyên thích là giải thích một cách tường tận rõ ràng. Các tác giả Việt Nam từ những hiểu biết của mình thông qua phương pháp thuyên thích đã giải thích rõ ràng tường tận những câu kinh văn trong sách Mạnh Tử. - Qua quá trình nghiên cứu, khảo sát các văn bản Mạnh Tử ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy, các nhà Nho Việt Nam đã có những phương thức để làm rõ nghĩa lý của sách Mạnh Tử như: tiết yếu, tiết lược, ước giải, tái cấu trúc chính văn, phiên Nôm. - Thống kê, phân nhóm các văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử hiện còn ở Việt Nam để tiến hành nghiên cứu phương pháp thuyên thích sách Mạnh Tử của các nhà Nho Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX. - Tìm hiểu khái quát tình hình thuyên thích sách Mạnh Tử ở Trung Quốc để có sự đối chiếu với tình hình thuyên thích sách Mạnh Tử ở Việt Nam. - Mở ra hướng nghiên cứu về việc tiếp nhận văn bản sách Mạnh Tử ở Việt Nam, góp phần làm sáng tỏ những phương pháp luận giải của các nhà Nho Việt Nam trong quá trình dịch chú sách Mạnh Tử. - Tiếp tục nghiên cứu bổ sung ý nghĩa của của sách Mạnh Tử đối với việc học tập và thi cử trong giai đoạn từ đầu thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX. Tóm lại, chương này đã giới thiệu về khái niệm, phương pháp luận, đối tượng của thuyên thích học và khái quát tình hình nghiên cứu các văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử ở Trung Quốc, Việt Nam. Nhìn chung các công trình nghiên cứu sách Mạnh Tử ở Việt Nam mới thống kê các sách luận giải về Tứ thư nói chung, chưa có công trình nào giới thiệu riêng các văn bản thuyên thích, luận giải sách Mạnh Tử do các nhà Nho Việt Nam biên soạn. Những nghiên cứu về văn bản sách Mạnh Tử mới dừng lại khảo sát một số thiên trong sách Mạnh Tử, phân tích cấu tạo chữ Nôm trong các thiên đó... Vì vậy hướng triển khai của đề tài là nghiên cứu các văn bản sách Mạnh Tử theo các phương pháp thư mục học, văn bản học, thuyên thích học để tìm ra những đặc điểm, giá trị học thuật của khối tư liệu này. CHƯƠNG 2 TÌNH TRẠNG CÁC VĂN BẢN THUYÊN THÍCH SÁCH MẠNH TỬ HIỆN CÒN Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX Chương này giới thiệu thông tin khái quát về các văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử hiện còn ở Việt Nam; tiến hành phân loại các văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử theo các tiêu chí như văn tự, hình thức biên soạn và mức độ thuyên thích... Đối với 5 văn bản được lựa chọn là đối tượng nghiên cứu chính của đề tài, Luận án tiến hành khảo sát các vấn đề cụ thể như tác giả, niên đại, truyền bản, bố cục văn bản... Việc thống kê và phân loại các văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử theo phương pháp thư mục học nhằm tiếp cận đầy đủ hơn với các văn bản thuyên thích kinh điển sách Mạnh Tử ở Việt Nam. 2.1. Khảo sát thống kê các văn bản thuyên thích về sách Mạnh Tử ở Việt Nam Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu thống kê các văn bản luận giải về Tứ thư Ngũ kinh ở Việt Nam như “Bước đầu tìm hiểu, giới thiệu một số bản dịch Nôm Tứ thư hiện lưu giữ tại thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm” của Đỗ Thị Bích Tuyển và “Thư tịch Hán Nôm Việt Nam luận giải về Tứ thư và Ngũ kinh hiện có ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm” của Trịnh Khắc Mạnh; “Tổng quan tài liệu Nho giáo và Nho học ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm” của Nguyễn Xuân Diện; “Sách Hán Nôm có nội dung Nho giáo và Nho học tại thư viện Quốc gia” của Nguyễn Thúy Nga. Kế thừa sự nghiên cứu của các học giả đi trước, các tác giả trên đã thống kê các văn bản luận giải về Tứ thư Ngũ kinh nói chung, Luận án chỉ thống kê các văn bản có thuyên thích sách Mạnh Tử ở Việt Nam nói riêng. Ngoài ra, Luận án còn bổ sung thêm một số văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử mà các công trình nghiên cứu trên chưa đề cập tới. Trong các công trình đã nêu ở trên, đáng chú ý nhất là công trình nghiên cứu của tác giả Trịnh Khắc Mạnh. Theo thống kê của nhà nghiên cứu Trịnh Khắc Mạnh trong bài viết “Thư tịch Hán Nôm Việt Nam luận giải về Tứ thư và Ngũ kinh hiện có ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm” đăng ở tạp chí Hán Nôm số 1 (68), năm 2005, trang 33-43, tác giả đã bước đầu thống kê được 122 tác phẩm Hán Nôm Việt Nam luận giải về Tứ thư và Ngũ kinh. Dựa vào sự thống kê của nhà nghiên cứu Trịnh Khắc Mạnh và qua khảo sát các văn bản cụ thể, Luận án thống kê được 21 văn bản có thuyên thích sách Mạnh Tử. Trong đó có 5 văn bản thuyên thích toàn bộ chính văn sách Mạnh Tử, có 16 văn bản chỉ luận giải một vài mục trong sách Mạnh Tử. Bên cạnh những thông tin mà Trịnh Khắc Mạnh đã giới thiệu trong bài viết của mình, Luận án đi vào mô tả cụ thể hơn về 17 văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử hiện còn ở Viện Hán Nôm, 3 văn bản ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV, 1 văn bản ở Thư viện Quốc gia Việt nam, trình bày theo thứ tự các tham số sau: tiêu đề, kí hiệu văn bản, kiểu chữ viết, tác giả/ người chép, niên đại, mục lục, nội dung chính của các văn bản. Dưới đây là bảng thống kê các văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử hiện còn ở Việt Nam. Bảng 2.1 Thống kê các các văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử hiện còn ở Việt Nam STT Tên sách Kí hiệu sách Tác giả/ người hiệu đính Số trang Năm xuất bản Văn tự Nơi lưu trữ 1 Tứ thư đoản thiên 四書短篇, 2 bản in A.1794 và A.1424. A.1794 có 314 trang và A.1424 có 150 trang. in năm Minh Mệnh thứ 19 (1838) Chữ Hán Viện Nghiên cứu Hán Nôm 2 Tứ thư ước giải 四書約解 1 bản in, 28*17, AB. 270/1-5 Lê Quý Đôn hiệu đính. 859 trang Ức Văn Đường in năm Minh Mệnh 20 (1839) Chữ Hán, có Nôm Viện Nghiên cứu Hán Nôm 3 Tứ thư sách lược 四書策略 hiện còn 5 bản viết tay VHv.391/1-2 VHv.901 VHv.900, VHv.2241 VHt.17 VHv.391/1-2 có 412 trang, VHv.901 có 168 trang, VHv.900 có 268 trang, VHv.2241 có 160 trang, VHt.17 có 100 trang. Chữ Hán Viện Nghiên cứu Hán Nôm 4 Tứ thư tiết yếu 四書節要 hiện có 1 bản in AC.226/1-4 Bùi Huy Bích (1744 - 1802) soạn 1300 trang in năm Thành Thái thứ 7 (1895) Chữ Hán Viện Nghiên cứu Hán Nôm 5 Tứ thư tinh nghĩa 四書精義, hiện còn 3 bản viết tay VHv.443 VHv.444 và VHv.601/3-5 VHv.443 có 186 trang, VHv.444 có 203 trang và VHv.601/3-5 có 664 trang Chữ Hán Viện Nghiên cứu Hán Nôm 6 Tứ truyện nghĩa tuyển 四傳義選 // Tứ truyện tinh nghĩa 四傳精義, hiện còn 2 bản viết tay VHv.601/6 và VHv.1151 (VHv.601/6 có 186 trang và VHv.1151 có 98 trang). Chữ Hán Viện Nghiên cứu Hán Nôm 7 Tiểu học Tứ thư tiết lược 小學四書節略 hiện còn 1 bản viết tay A.2607 Đoàn Triển (1854 - 1919) biên tập. 168 trang Chữ Hán Viện Nghiên cứu Hán Nôm 8 Luận Mạnh sách đoạn 論孟策段 hiện còn 1 bản viết tay VHv.902 158 trang Chữ Hán Viện Nghiên cứu Hán Nôm 9 Luận thuyết tập 論說集, hiện còn 1 bản viết tay A.2856 82 trang Chữ Hán Viện Nghiên cứu Hán Nôm 10 Dịch học khải mông 易學啟蒙 hiện còn 1 bản viết tay VHv. 1014 có 128 trang Chữ Hán Viện Nghiên cứu Hán Nôm 11 Sách Mạnh học bậc cao trung học giáo khoa 冊孟學堛高中學教科 1 bản viết, AB.290. Ngô Giáp Đậu, Đốc học Nam Định. 358 trang năm Duy Tân Quý Sửu (1913) Chữ Nôm Viện Nghiên cứu Hán Nôm 12 Lữ trung tạp thuyết旅 中 雜 說,. 2 bản viết (20 Q Thượng và Hạ), 1 dẫn. Kí hiệu A151,VHv.1804 Bùi Huy Bích Lê triều Tướng công, hiệu Tồn Ông 存 翁 soạn và viết lời dẫn A151, 150 trang, VHv.1804,164 trang Chép năm Tự Đức 10 (1857) Chữ Hán Viện Nghiên cứu Hán Nôm 13 Lịch triều sử kí văn tuyển 歷 朝 史 記 文 選 A121 Hoàng Giáp Lê Đức Hiên, Lê Đình Diên biên soạn 560 trang Chữ Hán Viện Nghiên cứu Hán Nôm 14 Tiểu học cú đậu 小學句讀. 1 bản viết VHv1015 Trần Tuyển tuyển chú. 144 trang (1847-1883) Chữ Hán Viện Nghiên cứu Hán Nôm 15 鄒書摘錄 Trâu thư trích lục kí hiệu A.1142, Hồ Đắc Khải 胡得愷 biên tập. Nguyễn Duy Tích 阮惟勣đề tựa 97 trang Năm Ất Mão, niên hiệu Duy Tân (1915). Chữ Hán Viện Nghiên cứu Hán Nôm 16 Đại học tích nghĩa 大學晰義, hiện còn 1 bản viết tay A.2594 Lê Văn Ngữ (thế kỷ XIX) biên soạn và viết tựa 116 trang năm 1927. Chữ Hán Viện Nghiên cứu Hán Nôm 17 Đế vương bảo giám: 帝王寶鋻 1 bản viết, 174 tr, 20 x 15, 1 mục lục. VHb.314 Trần Duy Vôn 陳維 hiệu Nhàn Vân Đình 閒雲亭 biên tập năm Bảo Đại 6 (1931).Nguyễn Thanh Tùng 阮青松 hiệu Bá Như 伯如 sao chép. năm Bảo Đại 6 (1931). Chữ Hán Viện Nghiên cứu Hán Nôm 18 Mạnh Tử tân ước 孟子新約 kí hiệu H73 132 tờ khổ in 20,5x 26.5cm Đây là bản khắc mộc bản đã được in lại năm 2012 Chữ Hán Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV Đà Lạt 19 Trâu thư trích lục 鄒書摘錄 kí hiệu H3 sách chỉ còn 29 tờ Chữ Hán Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV Đà Lạt 20 Tứ thư nhân vật bị khảo 四書人物備考 kí hiệu H134 chỉ còn 2 tờ Chữ Hán Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV Đà Lạt 21 Mạnh Tử tiết yếu 孟子節要 kí hiệu R180 sách còn 150 trang Chữ Hán Thư viện Quốc gia Dựa vào bảng thống kê trên có thể phân tích một số đặc điểm như sau: Về nơi lưu trữ tài liệu: Các văn bản hiện còn chủ yếu được lưu trữ ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm với tổng số 17 văn bản. Các văn bản khác như Mạnh Tử tân ước,Trâu thư trích lục, Tứ thư nhân vật bị khảo được lưu trữ ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV và Mạnh Tử tiết yếu R180 được lưu trữ ở Thư viện Quốc gia đều là những văn bản không đầy đủ, chỉ giữ lại được một phần của văn bản. Về văn tự: Có thể thấy số văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử có xuất hiện chữ Nôm chiếm dung lượng nhỏ, 2/17 văn bản hiện còn ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm, đó là Tứ thư ước giải và Sách Mạnh học bậc cao trung học giáo khoa. Điều này cho thấy việc sử dụng chữ Nôm để thông diễn kinh điển sách Mạnh Tử không phải là hiện tượng phổ biến. Mặt khác, so với các tác phẩm khác trong bộ Tứ thư, số lượng văn bản thuyên thích độc lập sách Mạnh Tử cũng không nhiều, chỉ có 2 văn bản là Trâu thư trích lục và Sách Mạnh học bậc cao trung học giáo khoa. Còn các văn bản khác hoặc là thuyên thích sách Mạnh Tử trong chỉnh thể bộ Tứ thư như Tứ thư ước giải, Tứ thư tiết yếu, Tiểu học Tứ thư tiết lược... hoặc là chỉ chọn một số câu kinh văn trong sách Mạnh Tử để bình giải nghĩa lý như Luận Mạnh sách đoạn, Tứ thư đoản thiên... Khác với trường hợp tác phẩm khác có nhiều văn bản giảng nghĩa, diễn ca như Trung dung: Trung dung giảng nghĩa, Trung dung diễn ca, Trung dung chương cú quốc ngữ ca, Trung dung ca... Trong các văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử, không có văn bản nào được biên soạn theo hình thức diễn ca. Có thể lý giải một phần là do sách Mạnh Tử có dung lượng lớn hơn nên không phù hợp với hình thức diễn ca. Trong số 17 văn bản hiện còn lưu trữ ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm, có 11/17 văn bản có thể xác định được tác giả/người hiệu đính. Các văn bản chủ yếu ra đời vào khoảng cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX. Các văn bản sử dụng chữ Nôm để thông diễn kinh điển thường theo lối trực dịch. Phần chữ Nôm trong văn bản Tứ thư ước giải mang đặc điểm của chữ Nôm thế kỷ XVII-XVIII với tần số xuât hiện của các từ cổ tương đối lớn như: chưng, ru, vạy, thửa, bui... Ngoài những phần tác giả Trịnh Khắc Mạnh đã thống kê trong bài viết “Thư tịch Hán Nôm Việt Nam luận giải về Tứ thư và Ngũ kinh hiện có ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm”, Luận án có bổ sung các vấn đề mô tả văn bản, lược dịch các bài tựa đáng chú ý trong các văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử nhằm hiểu rõ mục đích biên soạn sách của các nhà Nho Việt Nam. Luận án đi vào mô tả cụ thể hơn về 21 văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử hiện còn Việt Nam, trình bày theo thứ tự các tham số sau: tiêu đề, kí hiệu văn bản, kiểu chữ viết, tác giả/ người chép, niên đại, mục lục, nội dung chính của các văn bản. Trong đó, các thông tin như tên sách, kí hiệu, số trang, tác giả, nhà in, năm xuất bản (nếu có), Luận án kế thừa, tham khảo từ cuốn Di sản Hán Nôm thư mục đề yếu của Trần Nghĩa, F.GROS. -Tứ thư đoản thiên 四 書 短 篇, hiện còn 2 bản in (A.1794 có 314 trang và A.1429 có 150 trang), Ngu Sơn Tiêu Hán Tân tích mộc thị, in năm Minh Mệnh thứ 19 (1838), Trường Văn Đường tàng bản. Nội dung: chép trên 170 bài kinh nghĩa, đề tài lấy từ bộ Tứ thư.  Văn bản có bài Tựa: “Đạo văn chương và vận nước đều thịnh vượng, văn chương đến ngày hôm nay khí đầy lời văn mạnh mẽ, lý lẽ tinh thông lời văn khăng khít. Cho nên không sao chép lại sẽ không kịp, người học chuyên cần luyện sách, nếu bày ngọc ở Côn Sơn Bày ngọc ở Côn Sơn ý nói là vật quý ít có hoặc chỉ khen ngợi nhân tài khó được nhưng mà đáng quý , tìm châu ngọc ở Hàm Phố Chỉ văn chương hàm nghĩa sâu sắc. , sinh người thông minh tài lực đến thế. Quả nhiên nguồn của sông Tương rộng lớn, gốc của nó trước tiên nằm ở chương trình, chất chứa ở trong đó. Đến như cái tôi nhận được được là giỏi đọc sách, vui mừng vì mở rộng tuyển chọn được, văn chương thì Nhĩ Nhã đã là chân thực tự nhiên, còn tôi sáng tỏ ra thực là điều đáng quý vậy. Cẩn trọng để nhắm tới quyết khoa Chế Nghĩa, chọn những điều đơn giản để lo liệu răn dạy được hơn 170 bài, dám lấy đó để tìm những điều cùng tốt đẹp”. Cuối bài tựa có tên người viết là Ngu Sơn Tiêu Hán tân tích mộc thị thư禺山蕭漢津析木氏書. - Tứ thư sách lược 四 書 策 略, hiện còn 5 bản viết tay (VHv.391/1-2 có 412 trang, VHv.901 có 168 trang, VHv.900 có 268 trang, VHv.2241 có 160 trang, VHt.17 có 100 trang). Nội dung: gồm những bài văn sách, đề tài lấy từ bộ Tứ thư dùng làm mẫu cho người viết văn thi cử. Khảo sát văn bản Tứ thư sách lược VHv.391: Văn bản này có 412 trang, là bản chép tay, viết theo lối chữ hành thảo, sách viết từ phải sang trái. Mỗi trang có 11 dòng, mỗi dòng có khoảng 32 chữ. Sách được đóng dấu kiểm kê của thư viện vào các năm 1967, 1974, 1986, 1991. Quyển 1 có 224 trang, trong quyển 1 có 3 phần chính: Đại học sách lược từ trang 1 đến trang 52, phía góc trên, bên trái sách có ghi rõ phần 大学 ở từng trang. Trung dung từ trang 53 đến trang 60. Luận ngữ từ trang 61 đến trang 97. Phần Mạnh Tử từ trang 99 đến trang 155. Nội dung cụ thể phần Mạnh Tử luận bàn về các vấn đề như: Học Khổng Tử hữu như thị hồ? Viết Xuân thu đại nghĩa, Học phù thánh nhân tế thế chi tâm, Ngư chi bất khả đắc tai, Kinh luận chi trị pháp dư, Tỉnh viện điền chi pháp, Dương Mặc kỳ công chi tương đồng dư.... Tiếp theo là phần Mạnh Tử tựa từ trang 156 đến trang 224. Phần này viết về nội dung như sau: 梁惠王Lương Huệ Vương, 王道甚大其要之在保民Vương đạo thậm đại kỳ yếu chi tại bảo dân, 制民之產Chế dân chi sản, 王政之本Vương chính chi bản... - Tứ thư tiết yếu 四 書 節 要, hiện có 1 bản in (AC.226/1-4 có 1300 trang), do Bùi Huy Bích (1744 - 1802) soạn, Thành Thái thứ 7 (1895) khắc in. Nội dung: tóm lược và chú thích những nội dung chính của bộ Tứ thư. -Tứ thư dẫn giải kí hiệu AC.562 (1-8), 1 bản in, bộ 8 tập, 2420 trang, khổ 23*17cm, bài giảng luận Tứ thư. Gồm: Đại học (tập 1), Luận ngữ (tập 2,3, 4), Mạnh Tử (tập 5-6-8). Sau từng câu từng đoạn của chính văn đều có phần phân tích nội dung ý nghĩa. Mục lục sách Mạnh Tử trong Tứ thư dẫn giải được biên soạn theo cách sắp xếp các thiên trong chính văn sách Mạnh Tử: Quyển 1: Lương Huệ Vương (thượng, hạ). Quyển 2: Công Tôn Sửu (thượng, hạ). Quyển 3: Đằng Văn Công (thượng, hạ). Quyển 4: Ly lâu (thượng, hạ). Quyển 5: Vạn Chương (thượng, hạ). Quyển 6: Cáo Tử (thượng, hạ). Quyển 7: Tận tâm (thượng, hạ). Chính văn được viết với cỡ chữ to, phần giảng giải, chú thích được viết với cỡ chữ nhỏ hơn. Văn bản in có một số chữ bị nhòe, mờ khó đọc; phải căn cứ vào mạch văn để đoán chữ. Đối với tên các nhân vật đều có chú thích rõ ràng. Ở phần đầu mỗi chương, tác giả đều tổng kết nội dung chính, đại ý của từng chương. Như trong thiên Mạnh Tử kiến Lương Huệ Vương, tác giả viết: Giảng giải: “Thử ngôn cầu lợi chi hại, dĩ minh thượng văn hà tất viết lợi chi ý dã. Chinh thủ dã, thượng thủ hồ hạ, hạ thủ hồ thượng, cố viết giao chinh, quốc nguy vị tương hữu thí chi họa”... (Câu này nói về tác hại của việc cầu lợi, để làm rõ câu trên là hà tất phải nói đến lợi. Tranh đoạt, đó là người trên lấy của kẻ dưới, kẻ dưới lấy của người trên, cho nên mới nói là giao tranh, đất nước gặp nguy vì cái họa chém giết) -Tứ thư tinh nghĩa, kí hiệu VHv. 443 (186 tr), VHv. 444 (203 tr), VHv 601( 3-4-5) 644 trang. Nội dung: Gồm các bài văn sách chọn lọc ở các trường và khoa thi, đề tài lấy ở Tứ thư dùng làm tư liệu cho mọi người. Văn bản Tứ thư tinh nghĩa, kí hiệu VHv. 443 được viết lối khải hành, chữ viết hàng dọc, từ trái qua phải; số trang đánh ở giữa, bên phải trang sách. Phần đầu của cuốn sách viết Tứ thư tinh nghĩa đề mục, ghi lại số trang của từng bài thi. Mục lục: Học nhi ưu tắc sĩ (trang 2), Đa trợ chi chí thiên hạ thuận chi (trang 4), Đương nhân bất nhượng ư sư (6), Hữu an xã tắc thần giả (9), Như hoặc tri nhĩ tắc hà dĩ tai (11), Phục quốc chi (17), Sở vị bình thiên hạ tại trị kỳ quốc giả (19), Thiên tử thi vô dĩ ngôn (89), Cầu dã thoái cố tiến chi (91), Vương chính khả đắc văn hân (93), Thiên tử thích chư hầu viết tuân thủ (94), Hà dĩ dị ư nhân tai (95), Trung đạo nhi lập năng giả tòng chi (95), Tề quốc tuy đại hà úy yên (97), Kinh chi dĩ bất nhẫn nhân chi chính nhi nhân phục thiên hạ, Học vấn chi đạo vô tha cầu phóng tâm nhi dĩ hĩ (65), Diệc tương hữu dĩ lợi ngô quốc hồ (79), Nhân lực bất chí ư thử (81), Như thử tắc động tâm phủ hồ (82),Nhân giả vô địch (65), Mạnh Tử đạo tính thiện ngôn tất xưng Nghiêu Thuấn (73). - Tứ truyện nghĩa tuyển 四 傳 義 選 Tứ truyện tinh nghĩa 四 傳 精 義, hiện còn 2 bản viết tay (VHv.601/6 có 186 trang và VHv.1151 có 98 trang). Nội dung: gồm những bài kinh nghĩa, đề tài lấy từ Tứ thư chọn từ các khoa thi của các trường dùng làm tài liệu tham khảo cho những người đi thi. Văn bản này có dấu kiểm kê năm 1961, 1967, 1986. Văn bản có mục lục tên các bài kinh nghĩa dài 4 trang, có tổng số 89 bài. Mỗi trang có 10 dòng, mỗi dòng có khoảng 24 chữ. Ở tờ số 3a trên góc phải dòng đầu tiên của trang giấy viết “ Thi”, có một bài thơ tựa đề là “Khứ nhật tái dương hữu minh linh khánh”. Từ tờ số 17, chữ viết theo lối chữ thảo, bắt đầu từ bài 15 “ Hữu quyển giả nhi phiêu phong tự Nam”有券者陑飄风自南. Tiêu đề bài kinh nghĩa được viết riêng 1 dòng và đánh sổ dọc. Có bài kinh nghĩa đề tên tác giả như bài kinh nghĩa của 白梅副榜 ở tờ số 27b (trang 54). “Nghi dân nghi nhân, thụ lộc vu thiên” (Bạch Mai phó bảng). Có nhiều bài kinh nghĩa viết kiểu chữ hành thảo, văn bản có 60 tờ. - Tiểu học Tứ thư tiết lược 小 學 四 書 節 略, hiện còn 1 bản viết tay (A.2607 có 168 trang) do Đoàn Triển (1854 - 1919) biên tập. Nội dung: trích một số đoạn lấy trong bộ Tứ thư . - Đại học tích nghĩa 大 學 晰 義, hiện còn 1 bản viết tay (A.2594 có 116 trang), do Lê Văn Ngữ biên soạn và viết tựa năm 1927. Nội dung: giảng giải Đại học, có viện dẫn Kinh Thư, Luận ngữ, Mạnh Tử để chứng minh. Có một số bài bàn về các sách Kinh truyện như Luận ngữ Trung dung. Văn bản này có dấu kiểm kê năm 1967, 1986, 1991; có dấu của thư viện Viện Viễn đông bác cổ. Văn bản này được chép tay, có bài tựa ghi niên đại và tên người biên soạn. Mỗi trang văn bản có 10 dòng, mỗi dòng có khoảng 26 chữ, có viết đài các chữ : “thần, bẩm”, thể hiện sự kính trọng đối với nhà vua, viết nhỏ chữ “Cuồng sĩ” – tên hiệu của Lê Văn Ngữ. Bài tựa viết: “Bảo Đại nhị niên thập nhị nguyệt viết Nam Định tỉnh Xuân Trường phủ, Giao Thủy huyện, Vạn Lộc xã, cuồng sĩ Lê Văn Ngữ bái bẩm”. Văn bản có 2 bài tựa, một bài tựa viết bằng chữ Hán dài 1 trang, bài còn lại viết bằng chữ Nôm dài 2 trang. Nội dung văn bản được viết bằng chữ Hán, chữ chép tay, kiểu chữ chân rõ ràng dễ đọc. Văn bản có 58 tờ, tức 126 trang. Tác giả vốn theo nghiệp Nho, nay đứng trước đổi mới cải cách giáo dục, xin được biên soạn, in ấn sách này để duy trì đạo học cũ. Lời xin vô cùng khẩn thiết, thể hiện tấm lòng đau đáu của tác giả muốn giữ lại ý nghĩa cốt lõi của kinh điển Nho gia. Trong bài tựa chữ Hán, tác giả Lê Văn Ngữ cũng nói về mục đích biên soạn sách của mình: “Tôi nhìn thấy sách kinh điển Nho gia bị bỏ đi, sợ Nho giáo có ngày bị suy tàn bèn đóng cửa không tiếp khách, dụng tâm khảo cứu, hiện tại đã thuyên thích được bốn bộ sách là Chu Dịch, Luận Ngữ, Đại Học, Trung Dung, lại soạn được một bộ Y gia toản yếu ”. Trong bài tựa Đại học tích nghĩa tựa, trang 7 tác giả ghi rõ: “Bảo đại nhị niên Đinh Mão xuân tam nguyệt thượng viện Đại Nam quốc Nam Định tỉnh Xuân Trường phủ Giao Thủy huyện Vạn Lộc xã Cuồng Sĩ tính Lê danh Văn Ngữ tự Ứng Hòa cẩn tựa”. Như vậy văn bản này được biên soạn vào năm 1927, tác giả là Lê Văn Ngữ. “Cuồng Sĩ” chính là tên hiệu của Lê Văn Ngữ, ông tự là Ứng Hòa, người xã Vạn Lộc, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. [40, tr. 79]. Tờ 51b (trang 102) có bài viết “Trâu thư truyện nghị” nói về tư tưởng học thuyết của Mạnh Tử (từ trang 102 đến trang 108). - Luận Mạnh sách đoạn 論 孟 策 段 Luận Mạnh sách đoạn tuyển chọn các đoạn văn sách, đề tài lấy trong sách Tứ thư. , hiện còn 1 bản viết tay (VHv.902 có 158 trang). Nội dung: chép 186 đoạn văn sách, đề tài lấy trong Tứ thư. Khảo sát văn bản VHv.902 có thể thấy văn bản được viết theo lối chữ khải, mỗi trang có 11 dòng, mỗi dòng có khoảng 24 chữ; các địa danh, tên riêng và các câu trích trong sách Luận Ngữ, Mạnh Tử được đánh sổ dọc. Ở đầu trang sách bên trái có ghi rõ các phần Luận ngữ, Mạnh Tử. Văn bản không có bài tựa nên không xác định được tác giả và năm biên soạn. - Dịch học khải mông 易學啟蒙 Dịch học khải mông là sách ghi chép những kiến thức cơ sở về Kinh Dịch. hiện còn 1 bản viết tay VHv.1014, viết theo lối chữ khải. Nội dung: ghi chép những tri thức cơ sở về Tứ thư và Ngũ kinh (trong đó Kinh Dịch là chủ yếu). Mỗi trang văn bản có 8 dòng, mỗi dòng có khoảng 26 chữ, chữ viết cỡ nhỏ, có tiểu chú, có sổ dọc đánh dấu các danh từ chỉ tên sách, đại từ nhân xưng như “thánh nhân”. Văn bản có 64 tờ, tức 128 trang. Văn bản không có bài tựa nên không xác định được tác giả, niên đại của văn bản. Khi biên soạn tác phẩm, tác giả có đưa vào các quan điểm của các nhà tư tưởng khác nhau để luận bàn, như trong đoạn bàn về 氣質之性 “khí chất chi tính”, 孟子言性善指性本而言,孔子言性相近兼氣質而言. Mạnh Tử ngôn, tính thiện chỉ tính bản nhi ngôn, Khổng Tử ngôn, tính tương cận kiêm khí chất nhi ngôn. Mạnh Tử nói về tính thiện là cái bản tính mà nói, Khổng Tử nói về tính tương cận và khí chất mà nói. - Lịch triều sử kí văn tuyển 歷 朝 史 記 文 選 A121, Hoàng Giáp Lê Đức Hiên, Lê Đình Diên biên soạn, 560 trang, 32x23cm, bản chép tay. Gồm 322 bài văn sách, đề tài lấy trong Bắc sử, Luận ngữ, Mạnh Tử, Trung dung, Đại học dùng làm mẫu cho người học viết văn khoa cử. - Luận thuyết tập論說集, Sách gồm 37 bài Luận thuyết, đề tài lấy trong các sách Luận ngữ, Mạnh Tử và lịch sử Việt Nam. A2856 bản chép tay, kích thước 28.5 x 16.5 cm. Văn bản Luận thuyết tập có đóng dấu của thư viện Viện Viễn đông bác cổ, mỗi trang có 10 dòng, mỗi dòng có khoảng 28 chữ. Đây là bản viết tay, chữ khải, nét chữ đẹp, rõ ràng. Sách không có mục lục, gồm 37 bài luận thuyết, mỗi bài có độ dài từ 1 đến 2 trang giấy, sách có 41 tờ tức 82 trang. 37 bài luận thuyết bàn về các chủ đề như: Nam trịnh lý học thuyết, Trường diêu hầu phát thuyết, Hạc hóa vi bằng thuyết, Y doãn yếu Thang thuyết, Mỹ ngọc đãi giá thuyết. Như ngu thuyết, Sơn mộc nhân tâm thuyết, Khổng Tử mộng chu công thuyết, Phú giáo thuyết, Vĩnh Hồ tạp thuyết, Quản Trọng bôn Án Tử kiệm thuyết,Mạnh Tử hiếu biện thuyết, Nhị thập bát tú thuyết, đại thần cụ thần thuyết [cụ thần: bề tôi dự cho đủ chứ không có tài cán gì- thiên Tiên tiến của Luận ngữ], Chiến quốc sĩ thuyết, Nhân thanh luận, Cầu mục dữ sô thuyết, chí Linh sơn tiều ẩn thuyết, Thiên tước nhân tước thuyết, Hành bất do kính thuyết, Vương bất đãi đại thuyết, Ngũ sách thông sĩ thuyết, Lí công trọng sĩ Tần thuyết, Trị đạo quý thanh tĩnh thuyết, Thanh niên tính chất thuyết, Lí phiên Vô dật thiên vi quốc ngữ thuyết, Ngưỡng kỳ chỉ đồng lý quốc tang thuyết, Tề nhất biết chí Lỗ hựu nhất biến chí đạo thuyết, Đinh Tiên Hoàng Lê Thái Tổ hợp thuyết, Thừa phu phù ư hải thuyết từ đạt thuyết (Cưỡi bè đi trên biển- Công Dã Tràng- Luận ngữ), Kiến hiền tư tề thuyết, Quân tử bất khí thuyết, Lê Tổ anh hùng thuyết, Nam Trịnh học tổ thuyết ..... Ngoài những văn bản mà tác giả Trịnh Khắc Mạnh giới thiệu trong bài viết “Thư tịch Hán Nôm Việt Nam luận giải về Tứ thư và Ngũ kinh hiện có ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm” còn có một số văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử được bổ sung thêm như sau: - Tiểu học cú đậu 小學句讀 VHv1015. Trần Tuyển tuyển chú. 1 bản viết, 144 trang, 1 tựa, 1 dẫn, tổng luận. Một số câu ngắn và dễ đọc, trích từ các sách Luận ngữ, Mạnh Tử, Chu Tử ngữ lục để dạy trẻ em mới vào trường. Văn bản này được viết theo lối chữ chân, rõ ràng, dễ đọc, trình bày theo hàng dọc từ phải qua trái. Mỗi trang có 6 dòng, mỗi dòng có khoảng 18 chữ. Tác giả có chú thích: Nhị đế (Nghiêu, Thuấn); tam vương (Hạ, Thương, Chu), cú đậu rõ ràng. Từ tờ thứ 1 đến tờ thứ 6 bị mực nhòe ở phía bên trái góc trang, che một số chữ Trong Tiểu học cú đậu có kiêng húy chữ “thời” 小学时bộ nhật không có gạch giữa, gạch dưới. Căn cứ vào ngự húy “thời” trong văn bản định lệ vào năm Thiệu Trị tháng 7/1847, có thể đoán định được khoảng thời gian văn bản được khắc in là giai đoạn vua Tự Đức lên ngôi (1847-1883), (húy tên của vua Tự Đức là Nguyễn Phúc Thì). - 鄒書摘錄 Trâu thư trích lục, kí hiệu A.1142, khổ 23 × 12 cm, là bản in duy nhất và còn nguyên vẹn (97 trang). Hồ Đắc Khải 胡得愷 biên tập. Nguyễn Duy Tích 阮惟勣đề Tựa Năm Ất Mão, niên hiệu Duy Tân (1915). Lược trích những lời nói hay trong sách Mạnh Tử, xếp thành 5 mục: 1. Bàn về chuyện học hỏi; 2. Luân lí cương thường; 3. Vấn đáp về chính trị; 4. Việc tự xử với mình và giao tiếp với người; 5. Những câu nói mẫu mực về đạo đức. Mở đầu sách là bài Tựa viết bằng chữ Hành Thảo, gồm có ba trang, chữ tương đối khó đọc. Ở phần nội dung, mỗi trang có 6 dòng, mỗi dòng có khoảng 17 chữ, viết theo lối Khải thư. Sách in trong triều Nguyễn, nên đôi chỗ có tục tự kiêng húy. Tác phẩm có nhan đề là鄒書摘錄 Trâu thư trích lục, nghĩa là “trích lục sách Trâu thư”. “Trâu thư” ở đây là chỉ sách Mạnh Tử . Vì Mạnh Tử là người nước Trâu, nên sách Mạnh Tử còn được gọi là Trâu thư. Một bộ phận văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử khác chiếm dung lượng không nhỏ là các bài văn sách, kinh nghĩa qua các kỳ thi có lấy đề tài là các câu kinh trong sách Mạnh Tử mà trong công trình nghiên cứu của Trịnh Khắc Mạnh cũng chưa đề cập tới, bao gồm các văn bản ở Viện Hán Nôm Việt Nam, thư viện Quốc gia, hay trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV Đà Lạt. Ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn có các văn bản: - Liên phương hội văn tuyển 聯 芳 會 文 選, kí hiệu A1727, gồm 45 bài kinh nghĩa, văn sách do Hội Liên Phương lựa chọn. Đề tài lấy trong Tứ thư, Ngũ kinh, Bắc sử. Mỗi trang văn bản có 8 dòng, mỗi dòng có khoảng 28 chữ, viết từ phải sang trái. Văn bản có 51 tờ, số tờ được đánh ở góc trái phía trên của trang sách. Đây là văn bản viết tay, theo lối chữ khải, có cú đậu. Sách có đóng dấu của thư viện Viện Viễn đông bác cổ. Liên Phương hội văn tuyển gồm 45 bài văn sách. Mỗi bài văn sách có độ dài khoảng 2 trang, với các chủ đề như: “Thử thiên địa chi sở dĩ vi đại dã, Tiểu tử hà mạc học phù thi, Bát đạo chi yếu ư thi khả nhất nhật bất giảng hồ, tiểu tử. Tựa thư sở dĩ biện hiền dã, Hoàng tổ hữu huấn, Tuấn dân dụng chương, Lợi quân tử trinh, Lục ngũ lai chương hữu khánh dự cát, Hựu nhật tân, Khang cáo viết như bảo xích tử, ...Tri Xuân thu hà dĩ độc xưng Mạnh Tử. Các bài văn sách này lấy chủ đề trong Tứ thư, Ngũ kinh, Bắc sử. - Sách văn hợp thái 策 文 合 採 Sách văn hợp thái là sách tuyển chọn, tập hợp các bài văn sách. VHv 4012 bản viết, 296 trang, 29 x 16 cm, 1 mục lục; VHv. 401, 296 trang, 29 x 16 cm, 1 mục lục; VHv. 481,140 trang, 29 x 15 cm. Gồm 22 bài văn sách, đầu đề lấy ở Kinh Thư, Kinh Thi, Luận ngữ, Mạnh Tử, Bắc sử... bàn về chính trị, xã hội, đạo đức: Việc trị thiên hạ, nên chú trọng đến đức lớn (đại đức), không nên dùng những ơn huệ nhỏ nhặt (tiểu huệ) v.v... VHv.481 có bài nói về cách lậ...i nhân. Tụng kỳ thi, độc kỳ thư, bất tri kỳ nhân, khả hồ? Thị dĩ luận kỳ thế dã. Thị thượng hữu dã. 魯欲使樂正子為政。孟子曰:「其為人也好善,優於天下,而況魯國乎?夫苟好善,則四海之內,皆將輕千里而來告之以善。」 Lỗ dục sử Nhạc Chính Tử vi chính. Mạnh Tử viết: “Kỳ vi nhân dã hiếu thiện, ưu ư thiên hạ, nhi huống Lỗ quốc hồ? Phù cẩu hiếu thiện, tắc tứ hải chi nội, giai tương khinh thiên lý nhi lai cáo chi dĩ thiện.” QUÂN THẦN君臣 內則父子,外則君臣,人之大倫也。 Nội tắc phụ tử, ngoại tắc quân thần, nhân chi đại luân dã. 欲為君盡君道,欲為臣盡臣道,二者皆法堯舜而已矣。 Dục vi quân tận quân đạo, dục vi thần tận thần đạo, nhị giả giai pháp Nghiêu Thuấn nhi dĩ hỹ. 故曰:責難於君謂之恭,陳善閉邪謂之敬,吾君不能謂之賊。 Cố viết: Trách nạn ư quân vị chi cung, trần thiện bế tà vị chi kính, ngô quân bất năng vị chi tặc. 我非堯舜之道,不敢以陳於王前,故齊人莫如我敬王也。 Ngã phi Nghiêu Thuấn chi đạo, bất cảm dĩ trần ư vương tiền, cố Tề nhân mạc như ngã kính vương dã. 惟大人為能格君心之非。 Duy đại nhân vi năng cách quân tâm chi phi. 貴戚之卿,君有大過則諫,反覆之而不見聽,則易位。易位,易君之位。 Quý thích chi khanh, quân hữu đại quá tắc gián, phản phúc chi nhi bất kiến thính, tắc dịch vị. (Dịch vị, dịch quân chi vị). 長君之惡其罪小,逢君之惡其罪大。 Trưởng quân chi ác kỳ tội tiểu, phùng quân chi ác kỳ tội đại. 君之視臣如手足,則臣視君如腹心;君之視臣如犬馬,則臣視君如國人;君之視臣如草芥,則臣視君如寇讎。 Quân chi thị thần như thủ túc, tắc thần thị quân như phúc tâm; quân chi thị thần như khuyển mã, tắc thần thị quân như quốc nhân; quân chi thị thần như thảo giới, tắc thần thị quân như khấu thù. 公孫丑曰:「賢者之為人臣也,其君不賢,則固可放與?」孟子曰:「有伊尹之志,則可;無伊尹之志,則篡也。」 Công Tôn Sửu viết: “Hiền giả chi vi nhân thần dã, kỳ quân bất hiền, tắc cố khả phóng dư?” Mạnh Tử viết: “Hữu Y Doãn chi chí, tắc khả; vô Y Doãn chi chí, tắc thoán dã.” 民為貴,社稷次之,君為輕。 Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khính. PHỤ TỬ父子 孟子曰:「不得乎親,不可以為人;不順乎親,不可以為子。」 Mạnh Tử viết: “Bất đắc hồ thân, bất khả dĩ vi nhân; bất thuận hồ thân, bất khả dĩ vi tử.” 孝子之至,莫大乎尊親;尊親之至,莫大乎以天下養。 Hiếu tử chi chí, mạc đại hồ tôn thân; tôn thân chi chí, mạc đại hồ dĩ thiên hạ dưỡng. 為天子父,尊之至也;以天下養,養之至也。 Vi thiên tử phụ, tôn chi chí dã; dĩ thiên hạ dưỡng, dưỡng chi chí dã. 不孝有三,無後為大。 Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại. 世俗所謂不孝者五:惰其四支;博弈好飲酒;好貨財;私妻子;從耳目之欲,以為父母戮;好勇鬥狠,以危父母。 Thế tục sở vị bất hiếu giả ngũ: Nọa kỳ tứ chi; bác dịch hiếu ẩm tửu; hiếu hóa tài; tư thê tử; tòng nhĩ mục chi dục, dĩ vi phụ mẫu lục; hiếu dũng đấu ngận, dĩ nguy phụ mẫu. 公孫丑曰:「君子之不教子,何也?」孟子曰:「勢不行也。教者必以正;以正不行,繼之以怒,則反夷矣。父子相夷,則惡矣。古者易子而教之。父子之間不責善。責善則離,離則不祥莫大焉。」 Công Tôn Sửu viết: “Quân tử chi bất giáo tử, hà dã?” Mạnh Tử viết: “Thế bất hành dã. Giáo giả tất dĩ chính; dĩ chính bất hành, kế chi dĩ nộ, tắc phản di hỹ. Phụ tử tương di, tắc ác hỹ. Cổ giả dịch tử nhi giáo chi. Phụ tử chi gian bất trách thiện. Trách thiện tắc ly, ly tắc bất tường mạc đại yên.” VƯƠNG ĐẠO王道 先王有不忍人之心,斯有不忍人之政矣。以不忍人之心,行不忍人之政,天下可運之掌上。 Tiên vương hữu bất nhẫn nhân chi tâm, tư hữu bất nhẫn nhân chi chính hỹ. Dĩ bất nhẫn nhân chi tâm, hành bất nhẫn nhân chi chính, thiên hạ khả vận chi chưởng thượng. 保民而王,莫之能御也。 Bảo dân nhi vương, mạc chi năng ngự dã. 梁王顧鴻鴈麋鹿,曰:「賢者亦樂此乎?」孟子曰:「賢者而後樂此,不賢者雖有此,不樂也。古之人與民偕樂,故能樂也。」 Lương Vương cố hồng nhạn mê lộc, viết: “Hiền giả diệc lạc thử hồ?” Mạnh Tử viết: “Hiền giả nhi hậu lạc thử, bất hiền giả tuy hữu thử, bất lạc dã. Cổ chi nhân dữ dân giai lạc, cố năng lạc dã.” 徒善不足以為政,徒法不能以自行。徒,空也。有其善,無其政,謂徒善;有其政,無其心,是謂徒法。 Đồ thiện bất túc dĩ vi chính, đồ pháp bất năng dĩ tự hành. (Đồ, không dã. Hữu kỳ thiện, vô kỳ chính, vị đồ thiện; hữu kỳ chính, vô kỳ tâm, thị vị đồ pháp). 不信仁賢,則國空虛。無禮義,則上下亂。無政事,則財用不足。 Bất tín nhân hiền, tắc quốc không hư. Vô lễ nghĩa, tắc thượng hạ loạn. Vô chính sự, tắc tài dụng bất túc. 易其田疇,薄其稅斂,民可使富也。食之以辰,用之以禮,財不可勝用也。民非水火不生活,昏暮叩人之門戶,求水火,無弗與者,至足矣。聖人治天下,使有菽粟如水火。菽粟如水火,而民焉有不仁者乎? Dịch kỳ điền trù, bạc kỳ thuế liễm, dân khả sử phú dã. Thực chi dĩ thời, dụng chi dĩ lễ, tài bất khả thăng dụng dã. Dân phi thủy hỏa bất sinh hoạt, hôn mộ khấu nhân chi môn hộ, cầu thủy hỏa, vô phất dữ giả, chí túc hỹ. Thánh nhân trị thiên hạ, sử hữu thúc túc như thủy hỏa. Thúc túc như thủy hỏa, nhi dân yên hữu bất nhân giả hồ? 孟子謂陳相曰:「百工之事,固不可耕且為也。」「然則治天下獨可耕且為與?有大人之事,有小人之事。且一人之身,而百工之所為備。如必自為而後用之,是率天下而路也。故曰:或勞心,或勞力;勞心者治人,勞力者治於人;治於人者食人,治人者食於人:天下之通義也。」 Mạnh Tử vị Trần Tương viết: “Bách công chi sự, cố bất khả canh thả vi dã.” “Nhiên tắc trị thiên hạ độc khả canh thả vi dư? Hữu đại nhân chi sự, hữu tiểu nhân chi sự. Thả nhất nhân chi thân, nhi bách công chi sở vi bị. Như tất tự vi nhi hậu dụng chi, thị suất thiên hạ nhi lộ dã. Cố viết: Hoặc lao tâm, hoặc lao lực; lao tâm giả trị nhân, lao lực giả trị ư nhân; trị ư nhân giả thực nhân, trị nhân giả thực ư nhân: Thiên hạ chi thông nghĩa dã.” VƯƠNG CHÍNH王政 不違農辰,穀不可勝食也;數罟不入洿池,魚鱉不可勝食也;斧斤以辰入山林,材木不可勝用也。穀與魚鱉不可勝食,材木不可勝用,是使民養生喪死無憾。養生喪死無憾,王道之始也。 Bất vi nông thời, cốc bất khả thăng thực dã; số cổ bất nhập khoa trì, ngư miết bất khả thăng thực dã; phủ cân dĩ thời nhập sơn lâm, tài mộc bất khả thăng dụng dã. Cốc dữ ngư miết bất khả thăng thực, tài mộc bất khả thăng dụng, thị sử dân dưỡng sinh táng tử vô hám. Dưỡng sinh táng tử vô hám, vương đạo chi thủy dã. 五畝之宅,樹之以桑,五十者可以衣帛矣;雞豚狗彘之畜,無失其辰,七十者可以食肉矣;百畝之田,勿奪其辰,數口之家可以無饑矣;謹庠序之教,申之以孝悌之義,頒白者不負戴於道路矣。七十者衣帛食肉,黎民不饑不寒,然而不王者,未之有也。無失其辰,謂孕子之辰。 Ngũ mẫu chi trạch, thụ chi dĩ tang, ngũ thập giả khả dĩ ý bạch hỹ; kê đồn cẩu trệ chi súc, vô thất kỳ thời, thất thập giả khả dĩ thực nhục hỹ; bách mẫu chi điền, vật đoạt kỳ thời, sổ khẩu chi gia khả dĩ vô cơ hỹ; cẩn tường tự chi giáo, thân chi dĩ hiếu đễ chi nghĩa, ban bạch giả bất phụ đới ư đạo lộ hỹ. Thất thập giả ý bạch thực nhục, lê dân bất cơ bất hàn, nhiên nhi bất vương giả, vị chi hữu dã. (Vô thất kỳ thời, vị dựng tử chi thời). 王如施仁政於民,省刑罰,薄稅斂,深耕易耨。壯者以暇日修其孝悌忠信,入以事其父兄,出以事其長上,可使制梃以撻秦楚之堅甲利兵矣。 Vương như thi nhân chính ư dân, tỉnh hình phạt, bạc thuế liễm, thâm canh dị nậu. Tráng giả dĩ hạ nhật tu kỳ hiếu đễ trung tín, nhập dĩ sự kỳ phụ huynh, xuất dĩ sự kỳ trưởng thượng, khả sử chế đĩnh dĩ thát Tần Sở chi kiên giáp lợi binh hỹ. 無恆產而有恆心者,惟士為能。若民,則無恆產,因無恆心。苟無恆心,放辟,邪侈,無不為已。 Vô hằng sản nhi hữu hằng tâm giả, duy sĩ vi năng. Nhược dân, tắc vô hằng sản, nhân vô hằng tâm. Cẩu vô hằng tâm, phóng tích, tà xỉ, vô bất vi dĩ. 是故明君制民之產,必使仰足以事父母,俯足以畜妻子,樂歲終身飽,凶年免於死亡。然後驅而之善,故民之從之也輕。 Thị cố minh quân chế dân chi sản, tất sử ngưỡng túc dĩ sự phụ mẫu, phủ túc dĩ súc thê tử, lạc tuế chung thân bão, hung niên miễn ư tử vong. Nhiên hậu khu nhi chi thiện, cố dân chi tòng chi dã khinh. 昔者文王之治岐也,耕者九一,仕者世祿,關市譏而不征,澤梁無禁,罪人不孥。鰥寡孤獨此四者,天下之窮民而無告者。文王發政施仁,必先斯四者。 Tích giả Văn Vương chi trị Kỳ dã, canh giả cửu nhất, sĩ giả thế lộc, quan thị cơ nhi bất chinh, trạch lương vô cấm, tội nhân bất noa. Quan quả cô độc thử tứ giả, thiên hạ chi cùng dân nhi vô cáo giả. Văn Vương phát chính thi nhân, tất tiên tư tứ giả. 貴德而尊士,賢者在位,能者在職。國家閒暇,及是辰明其政刑。雖大國,必畏之矣。 Quý đức nhi tôn sĩ, hiền giả tại vị, năng giả tại chức. Quốc gia nhàn hạ, cập thị thời minh kỳ chính hình. Tuy đại quốc, tất úy chi hỹ. 尊賢使能,俊傑在位,則天下之士皆悅而願立於其朝矣。市廛而不征,法而不廛,則天下之商皆悅而願藏於其市矣。關譏而不征,則天下之旅皆悅而願出於其路矣。耕者助而不稅,則天下之農皆悅而願耕於其野矣。廛無夫裡之布,則天下之民皆悅而願為之氓矣。信能行此四者,則鄰國之民仰之若父母矣。如此,則無敵於天下。無敵於天下者,天吏也。廛,市宅也。賦其地之廛,而不征其貨;或治以市官之法,而不賦其廛。宅不種桑麻者,罰之使出一里二十五家之布;民無常業者,罰之使出一夫百畝之稅。 Tôn hiền sử năng, tuấn kiệt tại vị, tắc thiên hạ chi sĩ giai duyệt nhi nguyện lập ư kỳ triều hỹ. Thị triền nhi bất chinh, pháp nhi bất triền, tắc thiên hạ chi thương giai duyệt nhi nguyện tàng ư kỳ thị hỹ. Quan cơ nhi bất chinh, tắc thiên hạ chi lữ giai duyệt nhi nguyện xuất ư kỳ lộ hỹ. Canh giả trợ nhi bất duyệt, tắc thiên hạ chi nông giai duyệt nhi nguyện canh ư kỳ dã hỹ. Triền vô phu lý chi bố, tắc thiên hạ chi dân giai duyệt nhi nguyện vi chi manh hỹ. Tín năng hành thử tứ giả, tắc lân quốc chi dân ngưỡng chi nhược phụ mẫu hỹ. Như thử, tắc vô địch ư thiên hạ. Vô địch ư thiên hạ giả, thiên lại dã. (Triền, thị trạch dã. Phú kỳ địa chi triền, nhi bất chinh kỳ hóa; hoặc trị dĩ thị quan chi pháp, nhi bất phú kỳ triền. Trạch bất chủng tang ma giả, phạt chi sử xuất nhất lý nhị thập ngũ gia chi bố; dân vô thường nghiệp giả, phạt chi sử xuất nhất phu bách mẫu chi thuế). 鄉田同井。出入相友,守望相助,疾病相扶持,則百姓親睦。方里而井,井九百畝,其中為公田。八家皆私百畝,而同養公田。公事畢,然後敢治私事,所以別野人也。 Hương điền đồng tỉnh. Xuất nhập tương hữu, thủ vọng tương trợ, tật bệnh tương phù trì, tắc bách tính thân mục. Phương lý nhi tỉnh, tỉnh cửu bách mẫu, kỳ trung vi công điền. Bát gia giai tư bách mẫu, nhi đồng dưỡng công điền. Công sự tất, nhiên hậu cảm trị tư sự, sở dĩ biệt dã nhân dã. ĐẮC DÂN得民 得天下有道:得其民,斯得天下矣;得其民有道:得其心,斯得民矣;得其心有道:所欲與之聚之,所惡勿施爾也。 Đắc thiên hạ hữu đạo: đắc kỳ dân, tư đắc thiên hạ hỹ; đắc kỳ dân hữu đạo: đắc kỳ tâm, tư đắc dân hỹ; đắc kỳ tâm hữu đạo: sở dục dữ chi tụ chi, sở ố vật thi nhĩ dã. 以力服人者,非心服也,力不贍也;以德服人者,中心悅而誠服也,如七十子之服孔子也。 Dĩ lực phục nhân giả, phi tâm phục dã, lực bất thiệm dã; dĩ đức phục nhân giả, trung tâm duyệt nhi thành phục dã, như thất thập tử chi phục Khổng Tử dã. 以善服人者,未有能服人者也;以善養人,然後能服天下。服人者,欲以取勝於人;養人者,欲其同歸於善。 Dĩ thiện phục nhân giả, vị hữu năng phục nhân giả dã; dĩ thiện dưỡng nhân, nhiên hậu năng phục thiên hạ. (Phục nhân giả, dục dĩ thủ thắng ư nhân; dưỡng nhân giả, dục kỳ đồng quy ư thiện). 如有不嗜殺人者,則天下之民皆引領而望之矣。誠如是也,民歸之,由水之就下,沛然誰能御之? Như hữu bất thị sát nhân giả, tắc thiên hạ chi dân giai dẫn lĩnh nhi vọng chi hỹ. Thành như thị dã, dân quy chi, do thủy chi tựu hạ, bái nhiên thùy năng ngự chi? 以萬乘之國伐萬乘之國,簞食壺漿,以迎王師。豈有他哉?避水火也。如水益深,如火益熱,亦運而已矣。 Dĩ vạn thặng chi quốc phạt vạn thặng chi quốc, đơn tự hồ tương, dĩ nghinh vương sư. Khởi hữu tha tai? Tỵ thủy hỏa dã. Như thủy ích thâm, như hỏa ích nhiệt, diệc vận nhi dĩ hỹ. 書曰:「湯一征,自葛始。」天下信之。「東面而征,西夷怨;南面而征,北狄怨。曰,奚為後我?」民望之,若大旱之望雲霓也。歸市者不止,耕者不變。 Thư viết: “Thang nhất chinh, tự Cát thủy.” Thiên hạ tín chi. “Đông diện nhi chinh, Tây di oán; nam diện nhi chinh, Bắc địch oán. Viết, hề vi hậu ngã?” Dân vọng chi, nhược đại hạn chi vọng vân nghê dã. Quy thị giả bất chỉ, canh giả bất biến. 民之歸仁也,猶水之就下、獸之走壙也。壙,廣野也。 Dân chi quy nhân dã, do thủy chi tựu hạ, thú chi tẩu khoáng dã. (Khoáng, quảng dã dã). 伯夷、太公二老者,天下之大老也,而歸之,是天下之父歸之也。天下之父歸之,其子焉往? Bá Di, Thái Công nhị lão giả, thiên hạ chi đại lão dã, nhi quy chi, thị thiên hạ chi phụ quy chi dã. Thiên hạ chi phụ quy chi, kỳ tử yên vãng? 滕文公問曰:「滕,小國也。竭力以事大國,則不得免焉。如之何則可?」孟子對曰:「昔大王居邠,狄人侵之。事之以皮幣、犬馬、珠玉,不得免焉。乃屬其耆老曰:『狄人之所欲者,吾土地也。君子不以其所以養人者害人。二三子何患乎無君?我將去之。』去邠,踰梁山,邑於岐山之下居焉。邠人曰:『仁人也,不可失也。』從之者如歸市。」 Đằng Văn Công vấn viết: “Đằng, tiểu quốc dã. Kiệt lực dĩ sự đại quốc, tắc bất đắc miễn yên. Như chi hà tắc khả?” Mạnh Tử đối viết: “Tích Thái Vương cư Bân, Địch nhân xâm chi. Sự chi dĩ bì tệ, khuyển mã, châu ngọc, bất đắc miễn yên. Nãi thuộc kỳ kỳ lão viết: ‘Địch nhân chi sở dục giả, ngô thổ địa dã. Quân tử bất dĩ kỳ sở dĩ dưỡng nhân giả hại nhân. Nhị tam tử hà hoạn hồ vô quân? Ngã tương khứ chi.’ Khứ Bân, du Lương Sơn, ấp ư Kỳ Sơn chi hạ cư yên. Bân nhân viết: ‘Nhân nhân dã, bất khả thất dã.’ Tòng chi giả như quy thị.” 天辰不如地利,地利不如人和。城非不高也,池非不深也,兵革非不堅利也,米粟非不多也;委而去之,是地利不如人和也。故曰:域民不以封疆之界,固國不以山溪之險,威天下不以兵革之利。得道者多助,失道者寡助。寡助之至,親戚畔之;多助之至,天下順之。以天下之所順,攻親戚之所畔;故君子有不戰,戰必勝矣。 Thiên thời bất như địa lợi, địa lợi bất như nhân hòa. Thành phi bất cao dã, trì phi bất thâm dã, binh cách phi bất kiên lợi dã, mễ túc phi bất đa dã; ủy nhi khứ chi, thị địa lợi bất như nhân hòa dã. Cố viết: Vực dân bất dĩ phong cương chi giới, cố quốc bất dĩ sơn khê chi hiểm, uy thiên hạ bất dĩ binh cách chi lợi. Đắc đạo giả đa trợ, thất đạo giả quả trợ. Quả trợ chi chí, thân thích bạn chi; đa trợ chi chí, thiên hạ thuận chi. Dĩ thiên hạ chi sở thuận, công thân thích chi sở bạn; cố quân tử hữu bất chiến, chiến tất thắng hỹ. TỰ CƯỜNG自彊 舜人也,我亦人也。舜為法於天下,我由未免為鄉人也,是則可憂也。然則憂之如何?如舜而已矣。 Thuấn nhân dã, ngã diệc nhân dã. Thuấn vi pháp ư thiên hạ, ngã do vị miễn vi hương nhân dã, thị tắc khả ưu dã. Nhiên tắc ưu chi như hà? Như Thuấn nhi dĩ hỹ. 故凡同類者,舉相似也,何獨至於人而疑之?聖人與我同類者。 Cố phàm đồng loại giả, cử tương tự dã, hà độc chí ư nhân nhi nghi chi? Thánh nhân dữ ngã đồng loại giả. 成?謂齊景公曰:「彼丈夫也,我丈夫也,吾何畏彼哉?」顏淵曰:「舜何人也?予何人也?有為者亦若是。」公明儀曰:「文王我師也,周公豈欺我哉?」 Thành vị Tề Cảnh Công viết: “Bỉ trượng phu dã, ngã trượng phu dã, ngô hà úy bỉ tai?” Nhan Uyên viết: “Thuấn hà nhân dã? Dư hà nhân dã? Hữu vi giả diệc nhược thị.” Công Minh Nghi viết: “Văn Vương ngã sư dã, Chu Công khởi khi ngã tai?” 曹交曰:「人皆可以為堯舜,有諸?」曰:「是亦為之而已矣。」 Tào Giao viết: “Nhân giai khả dĩ vi Nghiêu Thuấn, hữu chư?” Viết: “Thị diệc vi chi nhi dĩ hỹ.” 說大人,則藐之,勿視其巍巍然。堂高數仞,榱題數尺,我得志弗為也;食前方丈,侍妾數百人,我得志弗為也;般樂飲酒,驅騁田獵,後車千乘,我得志弗為也。在彼者,皆我所不為也。吾何畏彼哉? Thuyết đại nhân, tắc miểu chi, vật thị kỳ nguy nguy nhiên. Đường cao sổ nhận, thôi đề sổ xích, ngã đắc chí phất vi dã; thực tiền phương trượng, thị thiếp sổ bách nhân, ngã đắc chí phất vi dã; ban nhạc ẩm tửu, khu sính điền liệp, hậu xa thiên thặng, ngã đắc chí phất vi dã. Tại bỉ giả, giai ngã sở bất vi dã. Ngô hà úy bỉ tai? 恥之於人大矣。不恥不若人,何若人有? Sỉ chi ư nhân đại hỹ. Bất sỉ bất nhược nhân, hà nhược nhân hữu? 自暴者,不足與有言也;自棄者,不可與有為也。 Tự bạo giả, bất túc dữ hữu ngôn dã; tự khí giả, bất khả dữ hữu vi dã. 孔子曰:「仁不可為眾也。夫國君好仁,天下無敵。」 Khổng Tử viết: “Nhân bất khả vi chúng dã. Phù quốc quân hiếu nhân, thiên hạ vô địch.” 七十里為政於天下者,湯是也。未聞以千里畏人者也。 Thất thập lý vi chính ư thiên hạ giả, Thang thị dã. Vị văn dĩ thiên lý úy nhân giả dã. 滕文公問為國。孟子曰:「詩云『周雖舊邦,其命惟新』,文王之謂也。子力行之,亦以新子之國。」 Đằng Văn Công vấn vi quốc. Mạnh Tử viết: “Thi vân ‘Chu tuy cựu bang, kỳ mệnh duy tân’, Văn Vương chi vị dã. Tử lực hành chi, diệc dĩ tân tử chi quốc.” 今也小國師大國而恥受命焉,是猶弟子而恥受命於先師也。 Kim dã tiểu quốc sư đại quốc nhi sỉ thụ mệnh yên, thị do đệ tử nhi sỉ thụ mệnh ư tiên sư dã. TỰ NHIỆM自任 人病舍其田而芸人之田,所求於人者重,而所以自任者輕。 Nhân bệnh xả kỳ điền nhi vân nhân chi điền, sở cầu ư nhân giả trọng, nhi sở dĩ tự nhiệm giả khinh. 當今之辰,萬乘之國行仁政,民之悅之,猶解倒懸也。故事半古之人,功必倍之。 Đương kim chi thời, vạn thặng chi quốc hành nhân chính, dân chi duyệt chi, do giải đảo huyền dã. Cố sự bán cổ chi nhân, công tất bội chi. 伊尹曰:「天之生此民也,使先知覺後知,先覺覺後覺也。予,天民之先覺者也;予將以斯道覺斯民也。非予覺之,而誰也?思天下之民匹夫匹婦有不被其澤者,若己推而納之溝中。其自任以天下之重如此,故就湯而說之以伐夏救民。」 Y Doãn viết: “Thiên chi sinh thử dân dã, sử tiên tri giác hậu tri, tiên giác giác hậu giác dã. Dư, thiên dân chi tiên giác giả dã; dư tương dĩ tư đạo giác tư dân dã. Phi dư giác chi, nhi thùy dã? Tư thiên hạ chi dân thất phu thất phụ hữu bất bị kỳ trạch giả, nhược kỷ suy nhi nạp chi cú trung. Kỳ tự nhiệm dĩ thiên hạ chi trọng như thử, cố tựu Thang nhi thuyết chi dĩ phạt Hạ cứu dân.” 公孫丑問曰:「夫子加齊之卿相,得行道焉。如此,則動心否乎?」曰:「否。我四十不動心。」 Công Tôn Sửu vấn viết: “Phu tử gia Tề chi khanh tướng, đắc hành đạo yên. Như thử, tắc động tâm phủ hồ?” Viết: “Phủ. Ngã tứ thập bất động tâm.” 非其君不事,非其民不使;治則進,亂則退,伯夷也。何事非君,何使非民;治亦進,亂亦進,伊尹也。可以仕則仕,可以止則止,可以久則久,可以速則速,孔子也。皆古聖人也,吾未能有行焉;乃所願,則學孔子也。 Phi kỳ quân bất sự, phi kỳ dân bất sử; trị tắc tiến, loạn tắc thoái, Bá Di dã. Hà sự phi quân, hà sử phi dân; trị diệc tiến, loạn diệc tiến, Y Doãn dã. Khả sĩ sĩ tắc sĩ, khả dĩ chỉ tắc chỉ, khả dĩ cửu tắc cửu, khả dĩ tốc tắc tốc, Khổng Tử dã. Giai cổ thánh nhân dã, ngô vị năng hữu hành yên; nãi sở nguyện, tắc học Khổng Tử dã. 予豈好辯哉?予不得已也。天下之生久矣,一治一亂。 Dư khởi hiếu biện tai? Dư bất đắc dĩ dã. Thiên hạ chi sinh cửu hỹ, nhất trị nhất loạn. 吾為此懼,閒先聖之道,放淫辭,邪說者不得作。作於其心,害於其政;作於其政,害於其事。聖人復起,不易吾言矣。 Ngô vị thử cụ, nhàn tiên thánh chi đạo, phóng dâm từ, tà thuyết giả bất đắc tác. Tác ư kỳ tâm, hại ư kỳ chính; tác ư kỳ chính, hại ư kỳ sự. Thánh nhân phục khởi, bất dị ngô ngôn hỹ. 夫天,未欲平治天下也;如欲平治天下,當今之世,舍我其誰也?吾何為不豫哉? Phù thiên, vị dục bình trị thiên hạ dã; như dục bình trị thiên hạ, đương kim chi thế, xả ngã kỳ thùy dã? Ngô hà vi bất dự tai? TỰ TRỌNG自重 天下有達尊三:爵一,齒一,德一。朝廷莫如爵,鄉黨莫如齒,輔世長民莫如德。惡得有其一,以慢其二哉? Thiên hạ hữu đạt tôn tam: Tước nhất, xỉ nhất, đức nhất. Triều đình mạc như tước, hương đảng mạc như xỉ, phụ thế trưởng dân mạc như đức. Ô đắc hữu kỳ nhất, dĩ mạn kỳ nhị tai? 故湯之於伊尹,學焉而後臣之,故不勞而王;桓公之於管仲,學焉而後臣之,故不勞而霸。湯之於伊尹,桓公之於管仲,則不敢召。管仲猶不敢召,而況不為管仲者乎? Cố Thang chi ư Y Doãn, học yên nhi hậu thần chi, cố bất lao nhi vương; Hoàn Công chi ư Quản Trọng, học yên nhi hậu thần chi, cố bất lao nhi bá. Thang chi ư Y Doãn, Hoàn Công chi ư Quản Trọng, tắc bất cảm triệu. Quản Trọng do bất cảm triệu, nhi huống bất vi Quản Trọng giả hồ? 淳於髡曰:「今天下溺矣,夫子之不援,何也?」曰:「天下溺,援之以道;嫂溺,援之以手。子欲手援天下乎?」 Thuần Ư viết: “Kim thiên hạ nịch hỹ, phu tử chi bất viện, hà dã?” Viết: “Thiên hạ nịch, viện chi dĩ đạo; tẩu nịch, viện chi dĩ thủ. Tử dục thủ viện thiên hạ hồ?” 非其義也,非其道也,祿之以天下,弗顧也;繫馬千駟,弗視也。非其義也,非其道也,一介不以與人,一介不以取諸人。 Phi kỳ nghĩa dã, phi kỳ đạo dã, lộc chi dĩ thiên hạ, phất cố dã; hệ mã thiên tứ, phất thị dã. Phi kỳ nghĩa dã, phi kỳ đạo dã, nhất giới bất dĩ dữ nhân, nhất giới bất dĩ thủ chư nhân. 吾觀近臣,以其所為主;觀遠臣,以其所主。近臣,在朝之臣。遠臣,遠方來仕者。君子小人,各從其類,故觀其所為主,與其所主者,而其人可知。 Ngô quan cận thần, dĩ kỳ sở vi chủ; quan viễn thần, dĩ kỳ sở chủ. (Cận thần, tại triều chi thần. Viễn thần, viễn phương lai sĩ giả. Quân tử tiểu nhân, các tòng kỳ loại, cố quan kỳ sở vi chủ, dữ kỳ sở chủ giả, nhi kỳ nhân khả tri). 往役,義也;往見,不義也。吾未聞欲見賢而召之也。 Vãng dịch, nghĩa dã; vãng kiến, bất nghĩa dã. Ngô vị văn dục kiến hiền nhi triệu chi dã. 古之賢王好善而忘勢,古之賢士何獨不然?樂其道而忘人之勢。故王公不致敬盡禮,則不得亟見之。見由且不得亟,而況得而臣之乎? Cổ chi hiền vương hiếu thiện nhi vong thế, cổ chi hiền sĩ hà độc bất nhiên? Lạc kỳ đạo nhi vong nhân chi thế. Cố vương công bất trí kính tận lễ, tắc bất đắc cức kiến chi. Kiến do thả bất đắc cức, nhi huống đắc nhi thần chi hồ? 柳下惠不以三公易其介。 Liễu Hạ Huệ bất dĩ tam công dịch kỳ giới. TỪ THỤ辭受 陳臻問曰:「前日於齊,王饋兼金一百而不受;於宋,饋七十鎰而受;於薛,饋五十鎰而受。前日之不受是,則今日之受非也;今日之受是,則前日之不受非也。夫子必居一於此矣。」孟子曰:「皆是也。當在宋也,予將有遠行。行者必以贐,辭曰:『饋贐。』予何為不受?當在薛也,予有戒心。辭曰:『聞戒。』故為兵饋之,予何為不受?若於齊,則未有處也。無處而饋之,是貨之也。焉有君子而可以貨取乎?」 Trần Trăn vấn viết: “Tiền nhật ư Tề, vương quỹ kiêm kim nhất bách nhi bất thụ; ư Tống, quỹ thất thập dật nhi thụ; ư Tiết, quỹ ngũ thập dật nhi thụ. Tiền nhật chi bất thụ thị, tắc kim nhật chi thụ phi dã; kim nhật chi thụ thị, tắc tiền nhật chi bất thụ phi dã. Phu tử tất cư nhất ư thử hỹ.” Mạnh Tử viết: “Giai thị dã. Đương tại Tống dã, dư tương hữu viễn hành. Hành giả tất dĩ tẫn, từ viết: ‘Quỹ tẫn.’ Dư hà vi bất thụ? Đương tại Tiết dã, dư hữu giới tâm. Từ viết: ‘Văn giới.’ Cố vị binh quỹ chi, dư hà vi bất thụ? Nhược ư Tề, tắc vị hữu xử dã. Vô xử nhi quỹ chi, thị hóa chi dã. Yên hữu quân tử nhi khả dĩ hóa thủ hồ?” KHỨ TỰU去就 吾聞之也:有官守者,不得其職則去;有言責者,不得其言則去。我無官守也,無言責也,則吾進退,豈不綽綽然有餘裕哉? Ngô văn chi dã: Hữu quan thủ giả, bất đắc kỳ chức tắc khứ; hữu ngôn trách giả, bất đắc kỳ ngôn tắc khứ. Ngã vô quan thủ dã, vô ngôn trách dã, tắc ngô tiến thoái, khởi bất xước xước nhiên hữu dư dụ tai? 千里而見王,是予所欲也;不遇故去,豈予所欲哉?予不得已也。予三宿而出晝,於予心猶以為速。王庶幾改之。王如改諸,則必反予。 Thiên lý nhi kiến vương, thị dư sở dục dã; bất ngộ cố khứ, khởi dư sở dục tai? Dư bất đắc dĩ dã. Dư tam túc nhi xuất trí, ư dư tâm do dĩ vi tốc. Vương thứ cơ cải chi. Vương như cải chư, tắc tất phản dư. 予豈若是小丈夫然哉?諫於其君而不受,則怒,悻悻然見於其面。去則窮日之力而後宿哉? Dư khởi nhược thị tiểu trượng phu nhiên tai? Gián ư kỳ quân nhi bất thụ, tắc nộ, hãnh hãnh nhiên kiến ư kỳ diện. Khứ tắc cùng nhật chi lực nhi hậu túc tai? 公孫丑曰:「不見諸侯何義也?」孟子曰:「古者不為臣不見。」 Công Tôn Sửu viết: “Bất kiến chư hầu hà nghĩa dã?” Mạnh Tử viết: “Cổ giả bất vi thần bất kiến.” 段干木踰垣而避之,泄柳閉門而不內,是皆已甚。迫,斯可以見矣。 Đoàn Can Mộc du viên nhi tỵ chi, tiết liễu bế môn nhi bất nội, thị giai dĩ thậm. Bách, tư khả dĩ kiến hỹ. 孔子為魯司寇,不用,從而祭,燔肉不至,不稅冕而行。不知者以為為肉也。其知者以為為無禮也。乃孔子則欲以微罪行,不欲為苟去。君子之所為,眾人固不識也。 Khổng Tử vi Lỗ tư khấu, bất dụng, tòng kỳ Tế, phan nhục bất chí, bất thuế miện nhi hành. Bất tri giả dĩ vi vi nhục dã. Kỳ tri giả dĩ vi vi vô lễ dã. Nãi Khổng Tử tắc dục dĩ trưng tội hành, bất dục vi cẩu khứ. Quân tử chi sở vi, chúng nhân cố bất thức dã. 孔子之去魯,曰:「遲遲吾行也。」去父母國之道也。去齊,接淅而行,去他國之道也。 Khổng Tử chi khứ Lỗ, viết: “Trì trì ngô hành dã.” Khứ phụ mẫu quốc chi đạo dã. Khứ Tề, tiếp Chiết nhi hành, khứ tha quốc chi đạo dã. LUẬN NHÂN論人 景春曰:「公孫衍、張儀豈不誠大丈夫哉?一怒而諸侯懼,安居而天下息。」孟子曰:「是安得為大丈夫乎?以順為正者,妾婦之道也。」 Cảnh Xuân viết: “Công Tôn Diễn, Trương Nghi khởi bất thành đại trượng phu tai? Nhất nộ nhi chư hầu cụ, an cư nhi thiên hạ tức.” Mạnh Tử viết: “Thị an đắc vi đại trượng phu hồ? Dĩ thuận vi chính giả, thiếp phụ chi đạo dã.” 子產聽鄭國之政,以其乘輿濟人於溱洧。孟子曰:「惠而不知為政。歲十一月徒槓成,十二月輿梁成,民未病涉也。君子平其政,焉得人人而濟之?」 Tử Sản thính Trịnh quốc chi chính, dĩ kỳ thừa dư tế nhân ư Trăn Vị. Mạnh Tử viết: “Huệ nhi bất tri vi chính. Tuế thập nhất nguyệt đồ cống thành, thập nhị nguyệt dư lương thành, dân vị bệnh thiệp dã. Quân tử bình kỳ chính, yên đắc nhân nhân nhi tế chi?” 子濯孺子曰:「尹公之他,端人也,其取友必端矣。」 Tử Trạc nhụ tử viết: “Doãn công chi tha, đoan nhân dã, kỳ thủ hữu tất đoan hỹ.” 庾公之斯曰:「小人學射於尹公之他,尹公之他學射於夫子。」 Dữu Công chi tư viết: “Tiểu nhân học xạ ư Doãn Công chi tha, Doãn Công chi tha học xạ ư phu tử.” 我不忍以夫子之道害夫子。 Ngã bất nhẫn dĩ phu tử chi đạo hại phu tử. 可欲之謂善,有諸己之謂信。充實之謂美,充實而有光輝之謂大,大而化之之謂聖,聖不可知之之謂神。樂正子,二之中,四之下也。 Khả dục chi vị thiện, hữu chư kỷ chi vị tín. Sung thực chi vị mỹ, sung thực nhi hữu quang huy chi vị đại, đại nhi hóa chi chi vị thánh, thánh bất khả tri chi chi vị thần. Nhạc Chính Tử, nhị chi trung, tứ chi hạ dã. CỔ THÁNH古聖 周公思兼三王,以施四事;其有不合者,仰而思之,夜以繼日;幸而得之,坐以待旦。 Chu Công tư kiêm tam vương, dĩ thi tứ sự; kỳ hữu bất hợp giả, ngưỡng nhi tư chi, dạ dĩ kế nhật; hạnh nhi đắc chi, tọa dĩ đãi đán. 宰我曰:「夫子賢於堯舜遠矣。」 Tể Ngã viết: “Phu tử hiền ư Nghiêu Thuấn viễn hỹ.” 有若曰:「豈惟民哉?麒麟之於走獸,鳳凰之于飛鳥,泰山之於丘垤,河海之於行潦,類也。聖人之於民,亦類也。出於其類,拔乎其萃,自生民以來,未有盛於孔子也。」 Hữu Nhược viết: “Khởi duy dân tai? Kỳ lân chi ư tẩu thú, phượng hoàng chi vu phi điểu, Thái Sơn chi ư khâu điệt, hà hải chi ư hành lạo, loại dã. Thánh nhân chi ư dân, diệc loại dã. Xuất ư kỳ loại, bạt hồ kỳ tụy, tự sinh dân dĩ lai, vị hữu thịnh ư Khổng Tử dã.” QUÂN TỬ君子 古之君子,過則改之;今之君子,過則順之。豈徒順之,又從而為之辭。 Cổ chi quân tử, quá tắc cải chi; kim chi quân tử, quá tắc thuận chi. Khởi đồ thuận chi, hựu tòng nhi vi chi từ. 君子深造之以道,欲其自得之也。自得之,則居之安;居之安,則資之深;資之深,則取之左右逢其原,故君子欲其自得之也。 Quân tử thâm tạo chi dĩ đạo, dục kỳ tự đắc chi dã. Tự đắc chi, tắc cư chi an; cư chi an, tắc tư chi thâm; tư chi thâm, tắc thủ chi tả hữu phùng kỳ nguyên, cố quân tử dục kỳ tự đắc chi dã. 聲聞過情,君子恥之。 Thanh văn quá tình, quân tử sỉ chi. 君子可欺以其方,難罔以非其道。 Quân tử khả khi dĩ kỳ phương, nan võng dĩ phi kỳ đạo. 君子有三樂,父母俱存,兄弟無故,一樂也。仰不愧於天,俯不怍於人,二樂也。得天下英才而教育之,三樂也。 Quân tử hữu tam lạc, phụ mẫu cú tồn, huynh đệ vô cố, nhất lạc dã. Ngưỡng bất quý ư thiên, phủ bất tạc ư nhân, nhị lạc dã. Đắc thiên hạ anh tài nhi giáo dục chi, tam lạc dã. 君子所性,仁義禮智根於心。其生色也,粹然見於面,盎於背,施於四體,四體,不言而喻。 Quân tử sở tính, nhân nghĩa lễ trí căn ư tâm. Kỳ sinh sắc dã, túy nhiên kiến ư diện, áng ư bối, thi ư tứ thế, tứ thể, bất ngôn nhi dụ. DỊ ĐỒNG異同 舜生於諸馮,東夷之人也。文王生於岐周,西夷之人也。得志行乎中國,若合符節。先聖後聖,其揆一也。 Thuấn sinh ư chư Phùng, Đông Di chi nhân dã. Văn Vương sinh ư Kỳ Chu, Tây Di chi nhân dã. Đắc chí hành hồ trung quốc, nhược hợp phù tiết. Tiên thánh hậu thánh, kỳ quỹ nhất dã. 禹、稷、顏回同道。禹、稷、顏子易地則皆然。 Vũ Tắc Nhan Hồi đồng đạo. Vũ Tắc Nhan Tử dịch địa tắc giai nhiên. 孔子曰:「唐虞禪,夏後、殷、周繼,其義一也。」或禪或繼,皆天命也。聖人豈有私意於其閒哉? Khổng Tử viết: “Đường Ngu thiện, Hạ hậu Ân Chu kế, kỳ nghĩa nhất dã.” (Hoặc thiện hoặc kế, giai thiên mệnh dã. Thánh nhân khởi hữu tư ý ư kỳ nhan tai?) 居下位,不以賢事不肖者,伯夷也;五就湯,五就桀者,伊尹也;不羞汙君,不辭小官者,柳下惠也。三子者不同道,其趨一也。一者何也?曰:仁也。君子亦仁而已矣,何必同? Cư hạ vị, bất dĩ hiền sự bất tiếu giả, Bá Di dã; ngũ tựu Thang, ngũ tựu Kiệt giả, Y Doãn dã; bất tu ô quân, bất từ tiểu quan giả, Liễu Hạ Huệ dã. Tam tử giả bất đồng đạo, kỳ xu nhất dã. Nhất giả hà dã? Viết: Nhân dã. Quân tử diệc nhân nhi dĩ hỹ, hà tất đồng? TANG LỄ喪禮 魯平公將見孟子。臧倉曰:「禮義由賢者出。而孟子之後喪踰前喪。君無見焉!」樂正子曰:「非所謂踰也,貧富不同也。」 Lỗ Bình Công tương kiến Mạnh Tử. Tang Thương viết: “Lễ nghĩa do hiền giả xuất. Nhi Mạnh Tử chi hậu táng du tiền táng. Quân vô kiến yên!” Nhạc Chính Tử viết: “Phi sở vị du dã, bần phú bất đồng dã.” 三年之喪,齊疏之服,?粥之食,自天子達於庶人,三代共之。 Tam niên chi tang, tề thôi chi phục, chiên chúc chi thực, tự thiên tử đạt ư thứ nhân, Tam Đại cộng chi. THÍ DỤ譬喻 孟子對梁王曰:「王如好戰,請以戰喻。填然鼓之,兵刃既接,棄甲曳兵而走。或百步或百步。以五十步笑百步,則何如?」曰:「是亦走也。」曰:「王如知此,則無望民之多於鄰國也。」 Mạnh Tử đối Lương Vương viết: “Vương như hiếu chiến, thỉnh dĩ chiến dụ. Điền nhiên cổ chi, binh nhận ký tiếp, khí giáp duệ binh nhi tẩu. Hoặc bách bộ hoặc bách bộ. Dĩ ngũ thập bộ tiếu bách bộ, tắc hà như?” Viết: “Thị diệc tẩu dã.” Viết: “Vương như tri thử, tắc vô vọng dân chi đa ư lân quốc dã.” 權,然後知輕重;度,然後知長短。物皆然,心為甚。 Quyền, nhiên hậu tri khinh trọng; đạc, nhiên hậu tri trường đoản. Vật giai nhiên, tâm vi thậm. 以若所為求若所欲,猶緣木而求魚也。 Dĩ nhược sở vi cầu nhược sở dục, do duyên mộc nhi cầu ngư dã. 戴盈之曰:「什一,去關市之征,今茲未能。請輕之,以待來年,然後已,何如?」孟子曰:「今有人日攘其鄰之雞者,或告之曰:『是非君子之道。』曰:『請損之,月攘一雞,以待來年,然後已。』如知其非義,斯速已矣,何待來年。」 Đới Doanh Chi viết: “Thập nhất, khứ quan thị chi chinh, kim tư vị năng. Thỉnh khinh chi, dĩ đãi lai niên, nhiên hậu dĩ, hà như?” Mạnh Tử viết: “Kim hữu nhân nhật nhương kỳ lân chi kê giả, hoặc cáo chi viết: ‘Thị phi quân tử chi đạo.’ Viết: ‘Thỉnh tổn chi, nguyệt nhương nhất kê, dĩ đãi lai niên, nhiên hậu dĩ.’ Như tri kỳ phi nghĩa, tư tốc dĩ hỹ, hà đãi lai niên.” 晉人有馮婦者,善搏虎。則之野,有眾逐虎。虎負嵎,莫之敢攖。望見馮婦,趨而迎之。馮婦攘臂下車。眾皆悅之,其為士者笑之。齊王已不能用孟子,孟子亦將去矣。陳臻問言齊人望孟子復勸王發棠,故其言如此。 Tấn nhân hữu Phùng phụ giả, thiện bộ hổ. Tắc chi dã, hữu chúng trục hổ. Hổ phụ ngung, mạc chi cảm anh. Vọng kiến Phùng phụ, xu nhi nghinh chi. Phùng phụ nhương tý hạ xa. Chúng giai duyệt chi, kỳ vi sĩ giả tiếu chi. (Tề Vương dĩ bất năng dụng Mạnh Tử, Mạnh Tử diệc tương khứ hỹ. Trần Trân vấn ngôn Tề nhân vọng Mạnh Tử phục khuyến vương phát Đường, cố kỳ ngôn như thử). PHỤ LỤC 4 Văn bản Tứ thư đoản thiên có trích dẫn chính văn sách Mạnh Tử  Tiêu đề thiên  Phiên âm 省刑罰 (土句 )[1] 茍為善 (一節 )[2] 雞鳴狗吠 (一句 )[3] 其為氣也之間 [4] 三里之城[5] 多助之至 (順之 )[6] 輔世長民 (一句 )[7] 今有受人 (一節 )[8] 今既数月 (一句 )[9] 天下之民 (一句 )[10] 世子疑吾 (二句 )[11] 舜何人也 (若是 )[12] 民事不可 (一節 )[13] 使契為 (如此 )[14] 夫婦有別[15] 且夫柱尺 (一節 )[16] 居天下之 (一節 )[17] 水由地中 (二句 )[18] 既竭心思 (三句 )[19] 民之歸仁 (壙也 )[20] 道在迩 (一節 )[21] 人人親其 (下平 )[22] 又先于其 (一句 )[23] 文王視 民 (一句 ) [24] 王者之迹 (一章 )[25] 其事則齊 (一節 )[26] 怨慕也 [27] 始舍之圉 (一句 )[28] 百畝之糞[29] 詩曰天生 (四句 )[30] 奕秋[31] 人仁心也 (二句 )[32] 古之人修 (從之 )[33] 夫道若犬 (一句 )[34] 中天下而 (之民 ) [35] 易其田疇 (一節 )[36] 食之以時 (二句)[37] 堯舜性之 (一句 )[38] 君子居是 (五句 )[39] Tỉnh hình phạt (thổ cú) Cẩu vy thiện (nhất tiết ) Kê minh cẩu phệ (nhất cú) Kỳ vy khí dã chi gian  Tam lý chi thành  Đa trợ chi chí (thuận chi ) Phụ thế trưởng dân (nhất cú) Kim hữu thâu nhân (nhất tiết ) Kim ký sổ nguyệt (nhất cú) Thiên hạ chi dân (nhất cú) Thế tử nghi ngô (nhị cú) Thuấn hà nhân dã (nhược thị ) Dân sự bất khả (nhất tiết ) Sử khế vy (như thử ) Phu phụ hữu biệt  Thả phu trụ xích (nhất tiết ) Cư thiên hạ chi (nhất tiết ) Thuỷ do địa trung (nhị cú) Ký kiệt tâm tư (tam cú) Dân chi quy nhân (khoáng dã ) Đạo tại nhĩ ( nhất tiết ) Nhân nhân thân kỳ (hạ bình ) Hựu tiên vu kỳ (nhất cú) Văn Vương thị dân (nhất cú)  Vương giả chi tích (nhất chương ) Kỳ sự tắc tề  (nhất tiết ) Oán mộ dã  Thuỷ xá chi ngữ (nhất cú) Bách mẫu chi phân  Thi viết thiên sinh (tứ cú)  Dịch thu  Nhân nhân tâm dã (nhị cú) Cổ chi nhân tu (thung chi ) Phu đạo nhược khuyển (nhất cú) Trung thiên hạ nhi (chi dân)  Dị kỳ điền trù (nhất tiết )  Thực chi dĩ thì (nhị cú) Nghiêu Thuấn tính chi  (nhất cú) Quân tử cư thị (ngũ cú ) [1] Lương Huệ Vương thượng: 孟子對曰:地,方百里,而可以王。王如施仁政於民,省刑罰,薄稅斂,深耕易耨;壯者以暇日修其孝悌忠信,入以事其父兄,出以事其長上,可使制梃以撻秦、楚之堅甲利兵矣。 [2] Lương Huệ Vương hạ: 孟子對曰:昔者大王居邠,狄人侵之,去之岐山之下居焉。非擇而取之,不得已也。苟為善,後世子孫必有王者矣。君子創業垂統,為可繼也。若夫成功,則天也。君如彼何哉?彊為善而已矣。 [3]Công Tôn Sửu thượng: 《孟子·公孙丑上》:“鸡鸣狗吠相闻而达乎四境 [4]Công Tôn Sửu thượng : 曰:難言也。其為氣也,至大至剛,以直養而無害,則塞於天地之間。其為氣也,配義與道;無是,餒也 [5] Công Tôn Sửu hạ: 孟子曰:天時不如地利,地利不如人和。三里之城,七里之郭,環而攻之而不勝. [6] Công Tôn Sửu hạ : (孟子曰):“得道者多助,失道者寡助。寡助之至,亲戚畔之;多助之至,天下顺之。”(《孟子·公孙丑下》 [7]《孟子·公孙丑下》:“天下有达尊三,爵一,齿一,德一。朝廷莫如爵,乡党莫如齿,辅世长民莫如德。” [8] Công Tôn Sửu hạ: 曰:「今有受人之牛羊而為牧之者,則必為之求牧與芻矣。牧與芻而不得,則反諸其人乎?抑亦立而視其死與?」  [9] Công Tôn Sửu hạ: 孟子谓蚳蛙曰:“子之辞灵丘而请士师,似也,为其可以言也。今既数月矣,未可以言与?”  [10] Lương Huệ Vương hạ: 一人衡行於天下,武王恥之。此武王之勇也。而武王亦一怒而安天下之民。今王亦一怒而安天下之民,民惟恐王之不好勇也。 [11] Đằng Văn Công thượng: 滕文公為世子,將之楚,過宋而見孟子。孟子道性善,言必稱堯、舜。世子自楚反,復見孟子。孟子曰:「世子疑吾言乎?夫道,一而已矣!成覸謂齊景公曰:彼丈夫也,我丈夫也,吾何畏彼哉? [12] Đằng Văn Công chương cú :顏淵曰:舜何人也?予何人也?有為者亦若是. [13]Đằng Văn Công chương cú thượng: 孟子曰:“民事不可缓也。”(孟子·滕文公上) [14] Đằng Văn Công: 人之有道也,饱食、暖衣、逸居而无教,则近于禽兽。圣人有忧之,使契为司徒,教以人伦:父子有亲,君臣有义,夫妇有别,长幼有叙(序),朋友有信. [15]父子有親,君臣有義,夫婦有別,長幼有序,朋友有信。- 孟子《孟子.滕文公上》 [16] Đằng Văn Công hạ: 陈代曰:「不见诸侯,宜若小然。今一见之,大则以王,小则以霸。且志曰:『枉尺而直寻,』宜若可为也。」孟子曰:「昔齐景公田,招虞人以旌,不至,将杀之。『志士不忘在沟壑,勇士不忘丧其元。』孔子奚取焉?取非其招不往也。如不待其招而往,何哉!“且夫枉尺而直寻者,以利言也。如以利,则枉寻直尺而利,亦可为与? [17] Đằng Văn Công hạ:居天下之廣 2居,立天下之正位 3,行天下之大道 4。得志,與民 由之;不得志,獨行其道。富貴不能淫 5,貧賤不能移,威武不能屈。 此之謂大丈夫。 [18] Đằng Văn Công hạ孟子曰:“予岂好辩哉?予不得已也。天下之生久矣,一治一乱。当尧之时,水逆行,泛滥于中国。蛇龙居之,民无所定。下者为巢,上者为营窟。《书》曰:‘洚水警余。’洚水者,洪水也。使禹治之,禹掘地而注之海,驱蛇龙而放之菹。水由地中行,江、淮、河、汉是也。险阻既远,鸟兽之害人者消,然后人得平土而居之。 [19] Ly Lâu thượng: 《孟子·離婁上》:“﹝圣人﹞既竭心思焉,繼之以不忍人之政,而仁覆天下矣。” [20] Ly Lâu thượng: 孟子曰:“桀纣之失天下也,失其民也;失其民者,失其心也。得天下有道:得其民,斯得天下矣;得其民有道:得其心,斯得民矣;得其心有道:所欲与之聚之,所恶勿施,尔也。民之归仁也,犹水之就下、兽之走圹也。故为渊驱鱼者,獭也;为丛驱爵者,鹧也;为汤武  [21] Ly Lâu thượng: 孟子曰:“道在迩而求诸远,事在易而求诸难:人人亲其亲, 长其长,而天下平 [22] Ly Lâu thượng: 孟子曰:“人人亲其亲,长其长,而天下平。” 《孟子·离娄上》 [23] Ly Lâu hạ: 曰:「諫行言聽,膏澤下於民;有故而去,則君使人導之出疆,又先於其所往;去三年不反,然後收其田里。 [24] Ly Lâu hạ: 孟子曰:禹惡旨酒,而好善言;湯執中,立賢無方;文王視民如傷,望道而未之見;武王不泄邇,不忘遠。周公思兼三王以施四事。其有不合者,仰而思之,夜以繼日;幸而得之,坐以待旦。 [25] Ly Lâu hạ: 孟子曰:王者之迹熄而詩亡,詩亡然後春秋作。晉之乘,楚之檮杌,魯之春秋,一也。其事則齊桓、晉文,其文則史。孔子曰:『其義則丘竊取之矣。 [26] Ly Lâu hạ: 孟子曰:王者之迹熄而詩亡,詩亡然後春秋作。晉之乘,楚之檮杌,魯之春秋,一也。其事則齊桓、晉文,其文則史。孔子曰:『其義則丘竊取之矣。 [27] Vạn Chương thượng: 《孟子.万章上》:“万章问曰:‘舜往于田,号泣于旻天,何为其号泣也?’孟子曰:‘怨慕也。 [28] Vạn Chương thượng: 《孟子.万章上》:“始舍之,圉圉焉,少则洋洋焉,悠然而近”。这句是什么意思. [29] Vạn Chương hạ: 耕者之所獲,一夫百畝。百畝之糞,上農夫食九人,上次食八人,中食七人,中次食六人,下食五人。庶人在官者,其祿以是為差 [30] Cáo tử thượng《詩》曰:『天生蒸民,有物有則。民之秉夷,好是懿德。 [31]Cáo Tử thượng: 孟子曰:“无或乎王之不智也。虽有天下易生之物也,一日暴之,十日寒之,未有能生者也。吾见亦罕矣,吾退而寒之者至矣,吾如有萌焉何哉!今夫奕之为数,小数也;不专心致志,则不得也。 弈秋,通国之善弈者也。使弈秋诲二人弈,其一人专心致志,惟弈秋之为听;一人虽听之,一心以为有鸿鹄将至,思援弓缴而射之。虽与之俱学,弗若之矣。为是其智弗若与?曰:“非然也。 ” [32] Cáo Tử thượng: 孟子曰:仁,人心也;義,人路也。舍其路而弗由,放其心而不知求,哀哉!人有雞犬放,則知求之;有放心而不知求。學問之道無他,求其放心而已矣。 [33] Cáo Tử thượng: 孟子曰:‘有天爵者,有人爵者。仁义忠信,乐善不倦,此天爵也;公卿大夫,此人爵也。古之人修其天爵,而人爵从之。今之人修其天爵,以要人爵,既得人爵,而弃其天爵,则惑之甚者也,终亦必亡而已矣。” [34] Cáo Tử hạ: 曰:“夫道若大路然,岂难知哉?人病不求耳。子归而求之,有余师。” [35] Tận Tâm thượng: 孟子曰:“广土众民,君子欲之,所乐不存焉;中天下而立, 定四海之民,君子乐之,所性不存焉。君子所性,虽大行不加焉, 虽穷居不损焉,分定故也。君子所性,仁义礼智根于心,其生色也睟然,见于面,盎于背,施于四体,四体不言而喻。”  [36] Tận tâm chương cú thượng  孟子曰:“易其田畴,薄其税敛,民可使富也。食之以时,用 或礼,财不叮胜用也。民非水火不生活,昏暮叩人之门户求水 大,无弗与者,至足矣。圣人治天下,使有菽粟如水火。菽粟如 水火,而民焉有不仁者乎?” [37] Tận Tâm thượng: 孟子曰:易其田疇,薄其稅斂,民可使富也。食之以時,用之以禮,財不可勝用也。民非水火不生活,昏暮叩人之門戶求水火,無弗與者;至足矣。聖人治天下,使有菽粟如水火;菽粟如水火,而民焉有不仁者乎! [38] Tận Tâm thượng:   孟子曰:堯、舜,性之也;湯、武,身之也;五霸,假之也。久假而不歸,惡知其非有也. [39] Tận Tâm thượng: 公孫丑曰:詩曰:『不素餐兮。』君子之不耕而食,何也?」孟子曰:「君子居是國也,其君用之,則安富尊榮;其子弟從之,則孝弟忠信。不素餐兮,孰大於是.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_nghien_cuu_van_ban_thuyen_thich_sach_manh_tu_o_viet.docx
  • docxDung. bản tóm tắt TV ngày. 18.07.2021.docx
  • pdfDung. bản tóm tắt TV ngày. 18.07.2021.pdf
  • pdfDung. Ket luan nghien cứu moi cua Luan an.18.07.pdf
  • docxDung. Ket luan nghien cứu moi cua Luan an.docx
  • pdfDUNG.LA BẢN BVCTR 18.7.2021. bản email.pdf
  • docxtóm tắt TA. bản ngày 18.07.2021.docx
  • pdftóm tắt TA. bản ngày 18.07.2021.pdf
Tài liệu liên quan