Luận án Nghiên cứu xác định mô hình nam vận động viên bắn súng cấp cao Việt Nam: Nội dung 10m súng ngắn hơi

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------- PHẠM THỊ HIÊN “NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH NAM VẬN ĐỘNG VIÊN BẮN SÚNG CẤP CAO VIỆT NAM: NỘI DUNG 10M SÚNG NGẮN HƠI” LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC TP. Hồ Chí Minh, 2018 BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------- PHẠM THỊ HIÊN “NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH NAM VẬN ĐỘNG VIÊN BẮN SÚN

docx227 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 211 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu xác định mô hình nam vận động viên bắn súng cấp cao Việt Nam: Nội dung 10m súng ngắn hơi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
G CẤP CAO VIỆT NAM: NỘI DUNG 10M SÚNGNGẮN HƠI” Ngành: Giáo dục học Mã số: 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Lê Nguyệt Nga TP. Hồ Chí Minh, 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án . Phạm Thị Hiên MỤC LỤC PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN BCH Ban chấp hành CHDC Cộng hòa dân chủ DTS Dung tích sống HCB Huy chương bạc HCĐ Huy chương đồng HCV Huy chương vàng HLV Huấn luyện viên ISSF Liên đoàn bắn súng thế giới MH Mô hình TDTT Thể dục thể thao TĐTL Trình độ tập luyện TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh UIT Hiệp hội bắn súng Quốc tế VĐV Vận động viên VN Việt Nam VSF Liên đoàn bắn súng Việt Nam DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG cm Centimét g Gam kg Kilôgam l lít m Mét mm Milimet DANH MỤC CÁC BẢNG BẢNG NỘI DUNG TRANG Bảng 1.1 Huy chương vàng bắn súng Việt Nam qua các kỳ SEA GAMES (từ 1989 đến 2015) 10 Bảng 1.2 Nhịp tim của VĐV bắn súng ở các nội dung khác nhau trước, sau huấn luyện và thi đấu. 25 Bảng 1.3 Mô hình kết cấu năng lực thi đấu của VĐV bắn súng ưu tú [100] Sau 40 Bảng 2.1 Thành tích của Hoàng Xuân Vinh từ năm 2012 – đến nay[18] 47 Bảng 2.2 Đánh giá chỉ số công năng tim. 55 Bảng 3.1 Bảng tổng hợp các chỉ số về hình thái để xác định mô hình nam VĐV bắn súng cấp cao Việt Nam nội dung 10m súng ngắn hơi. 69 Bảng3.2 Bảng tổng hợp các chỉ số về chức năng để xác định mô hình nam VĐV bắn súng cấp cao Việt Nam nội dung 10m súng ngắn hơi. 70 Bảng 3.3 Bảng tổng hợp các chỉ số, test về tâm lý để xác định mô hình nam VĐV bắn súng cấp cao Việt Nam nội dung 10m súng ngắn hơi. 71 Bảng 3.4 Bảng tổng hợp các chỉ số, test về thể lực để xác định mô hình nam VĐV bắn súng cấp cao Việt Nam nội dung 10m súng ngắn hơi. 73 Bảng3.5 Bảng tổng hợp các test về kỹ thuật để xác định mô hình nam VĐV bắn súng cấp cao Việt Nam nội dung 10m súng ngắn hơi. 74 Bảng 3.6 Trình độ học vấn của giáo viên (n = 27) 76 Bảng 3.7 Đặc điểm huấn luyện viên tham gia khảo sát (n= 15) 77 Bảng3.8 Kết quả qua hai lần phỏng vấn Sau 77 Bảng 3.9 Kết quả kiểm định Wilcoxon giữa hai lần phỏng vấn 80 Bảng 3.10 Số lượng các chỉ số và test được chọn để xác định mô hình nam VĐV bắn súng cấp cao Việt Nam nội dung 10m súng ngắn hơi. 83 Bảng 3.11 Hệ thống các chỉ số và test được chọn để xác định mô hình nam VĐV bắn súng cấp cao Việt Nam nội dung 10m súng ngắn hơi. 83 Bảng3.12 Kết quả kiểm tra các chỉ số hình thái của nam VĐV Bắn súng cấp cao Việt Nam nội dung 10m súng ngắn hơi Sau 89 Bảng 3.13 Chiều cao, cân nặng và chỉ số khối BMI, Queltelet của nam VĐV bắn súng cấp cao Việt Nam nội dung 10m súng ngắn hơi và một số VĐV thế giới đạt huy chương vàng Olympic. 90 Bảng 3.14 So sánh chỉ số dài bàn tay củanam VĐV cấp cao Việt Nam nội dung 10m súng ngắn hơi với VĐV ưu tú Trung Quốc 92 Bảng3.15 So sánh kết quả một số chỉ số hình thái của nam VĐV bắn súng cấp cao Việt Nam nội dung 10m súng ngắn hơi với một số VĐV bắn súng ưu tú trên Thế giới. [67],[100] 92 Bảng 3.16 Kết quả tính toán chỉ số hình thể Somatotype của nam VĐV Bắn súng cấp cao Việt Nam nội dung 10m súng ngắn hơi. 93 Bảng 3.17 So sánh tỷ lệ phần trăm mỡ của nam VĐV bắn súng cấp cao Việt Nam nội dung 10m súng ngắn với kết quả nghiên cứu của tác giả Asker Jeukendrup [59] 94 Bảng 3.18 Tỷ lệ lượng cơ và lượng mỡ giữa hai chi trên, dưới và thân của nam VĐV bắn súng cấp cao Việt Nam nội dung 10m súng ngắn hơi. 95 Bảng 3.19 So sánh chỉ số dung tích sống/ cân nặng của nam VĐV Việt Nam nội dung 10m súng ngắn hơi với VĐV bắn súng ưu tú Trung Quốc: 97 Bảng 3.20 Các giá trị sóng anpha và beta điện não đồ (EEG) của VĐV bắn súng cấp cao Hoàng Xuân Vinh và một số đối tượng khác. 98 Bảng 3.21 Giá trị sóng anpha và beta của VĐV Hoàng Xuân Vinh và VĐV bắn súng cấp cao các nước khác. 99 Bảng 3.22 Kết quả công thức máu của nam VĐV bắn súng cấp cao Việt Nam nội dung 10m súng ngắn hơi 102 Bảng 3.23 Kết quả kiểm tra thể lực của nam VĐV bắn súng cấp caoViệt Nam nội dung 10m súng ngắn hơi. 102 Bảng 3.24 So sánh kết quả kiểm tra thể lực của nam VĐV bắn súng cấp cao Việt Nam nội dung 10m súng ngắn hơi với VĐV bắn súng ưu tú Trung Quốc: 103 Bảng 3.25 Kết quả kiểm tra kỹ thuật nam VĐV bắn súng cấp cao Việt Nam nội dung 10m súng ngắn hơi 103 Bảng 3.26 So sánh kết quả bắn tính điểm 60 viên của nam VĐV Bắn súng cấp cao Việt Nam nội dung 10m súng ngắn hơi và thế giới đạt HCV Olympic (IOC) 104 Bảng 3.27 Kết quả kiểm tra kỹ thuật bắn tính điểm 60 viên của nam VĐV Bắn súng cấp cao Việt Nam nội dung 10m súng ngắn hơi và nam VĐV cấp cao Tây Ban Nha 105 Bảng 3.28 Kết quả kiểm tra kỹ thuật bắn tính điểm 60 viên của nam VĐV Bắn súng cấp cao Việt Nam nội dung 10m súng ngắn hơi và nam VĐV đội tuyển bắn súng cấp cao Việt Nam 105 Bảng 3.29 Kết quả kiểm tra tâm lý của nam VĐV bắn súng cấp caoViệt Nam nội dung 10m súng ngắn hơi 106 Bảng 3.30 Kết quả của test Tepping test của nam VĐV bắn súng cấp cao Việt Nam dung 10m súng ngắn hơi 108 Bảng 3.31 Kết quả kiểm tra loại hình thần kinh của nam vận động viên bắn súng cấp cao Việt Nam nội dung 10m súng ngắn hơi theo biểu 808 109 Bảng 3.32 Kết quả trắc nghiệm khí chất của nam VĐV bắn súng cấp cao Việt Nam nội dung 10m súng ngắn hơi 113 Bảng 3.33 Kết quả nhận thức nhiệm vụ và nhận thức cái tôi của nam VĐV bắn súng cấp cao Việt Nam dung 10m súng ngắn hơi 114 Bảng 3.34 Kết quả đánh giá trạng thái lo lắng trong thi đấu (Sport Competition Anxiety - SCAT) của nam VĐV bắn súng cấp cao Việt Nam dung 10m súng ngắn hơi như sau: 115 Bảng 3.35 Kết quả bảng hỏi kỹ năng ứng biến (Athletic coping skills inventory-28 (ACSI-28)) nam vận động viên bắn súng cấp cao Việt Nam nội dung 10m súng ngắn hơi. 117 Bảng 3.36 Mô hình tổng hợp nam vận động viên bắn súng cấp cao Việt Nam nội dung 10 mét súng ngắn hơi. 119 Bảng 3.37 Kết quả phân tích hồi quy yếu tố ảnh hưởng của các chỉ số đến thành tích của nam VĐV bắn súng cấp cao Việt Nam nội dung 10m súng ngắn hơi. 124 Bảng 3.38 Kết quả phân tích hồi quy yếu tố ảnh hưởng lý tưởng của các chỉ số đến thành tích của VĐV 131 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ HỈNH, BIỂU ĐỒ NỘI DUNG TRANG Hình 1.1 Tư thế chân 34 Hình 1.2 Vị trí bàn chân 35 Hình 1.3 Khoảng cách giữa mắt và bộ phận ngắm bắn 35 Hình 1.4 Khoảng cách khuỷu tay, phần trên của cánh tay và vai 36 Hình 1.5 Các cơ tham gia khi trong bắn súng 36 Hình 1.6 Tư thế cánh tay trái 36 Hình 1.7 Khoảng cách giữa ngón cái và ngón bóp cò 37 Hình 1.8 Phần dưới của bàn tay, kế với cổ tay – phần trên của báng súng 37 Hình 1.9 3 điểm cầm súng tạo thành 1 tam giác 38 Hình 1.10 Cách cầm súng 38 Hình 1.11 Điểm tiếp xúc của các ngón tay khi cầm súng 39 Hình 1.12 Các đầu ngón tay khi tiếp xúc với báng súng 39 Hình 1.13 Các điểm của áp lực trong kỹ thuật cầm súng 39 Hình 3.1 Cấu trúc hình thể somatotype của nam VĐV Bắn súng cấp cao Việt Nam nội dung 10m súng ngắn hơi trên mạng lưới Heather Carter: 93 Hình 3.2 Cấu trúc hình thể Somatotype trung bình của VĐV một số môn thể thao (Nguồn: Brianmac Sports Coach 2015) 94 Hình 3.3 Thành phần cơ thể và chuyển hóa cơ bản nam VĐV bắn súng cấp cao Việt Nam nội dung 10m súng ngắn hơi 95 Hình 3.4 Hình ảnh điện não đồ tư thế đứng ngắm bắn mở mắt 100 Hình 3.5 Hình ảnh điện não đồ đứng ngắm bắn có kích thích nhiễu từ bên ngoài 101 Biểu đồ 3.1 So sánh chiều cao của nam VĐV Bắn súng cấp cao Việt Nam nội đung 10m súng ngắn hơi với VĐV một số nước trên Thế giới. 91 Biểu đồ 3.2 So sánh cân nặng của nam VĐV Bắn súng cấp cao Việt Nam nội dung 10m súng ngắn hơi với VĐV một số nước trên Thế Giới. 92 PHẦN MỞ ĐẦU Trong chiến lược phát triển TDTT Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 đã được Thủ tướng chính phủ ban hành theo quyết định số 2198/QĐ- TTg phê duyệt, nét nổi bật chính là việc chính thức nâng tầm mục tiêu của thể thao Việt Nam trên đấu trường Quốc tế. Để đạt được mục tiêu đề ra cho thể thao thành tích cao thì thể thao Việt Nam: “Đổi mới và hoàn thiện hệ thống tuyển chọn, đào tạo tài năng thể thao, gắn kết đào tạo các tuyến, các lớp kế cận; thống nhất quản lý phát triển thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp theo hướng tiên tiến, bền vững, phù hợp với đặc điểm thể chất và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần của nhân dân; nâng cao thành tích thi đấu, giữ vững vị trí là một trong 3 quốc gia có thành tích thể thao đứng đầu khu vực Đông Nam Á, tiến tới thu hẹp khoảng cách trình độ đối với thể thao châu á và thế giới. Tăng cường hội nhập quốc tế, tích cực thực hiện chủ trương, đường lối ngoại giao nhân dân của Đảng và Nhà nước”.[37] Trong 32 môn thể thao trọng điểm mà thể thao Việt Nam đã xác định trong giai đoạn 2010-2020: “Các môn thể thao trọng điểm bao gồm: 10 môn thể thao trọng điểm loại I (điền kinh, bơi, cử tạ, taekwondo, vật (hạng cân nhẹ), bắn súng, karatedo, boxing (nữ), cầu lông, bóng bàn; 22 môn thể thao trọng điểm loại 2 (bóng đá, bóng chuyền, Judo, Wushu, cầu mây, đấu kiếm, thể dục dụng cụ, pencak Silat, bắn cung, xe đạp, cờ vua và cờ tướng, bi sắt, lặn, bóng ném, Dance Sport, Sport Aerobic, quần vợt, thể hình, Canoe-Kayak, Rowing, Billiard-Snooker và Vovinam)”.[37] Bắn súng là một trong những môn thể thao được ngành TDTT xác định là môn thể thao trọng tâm được đầu tư và phát triển ở nước ta trong nhiều năm qua cũng như hiện nay và trong tương lai. Trong nhiều năm qua, tại các cuộc thi đấu Quốc tế, bắn súng là môn thể thao giành nhiều Huy chương vàng, mang lại vinh quang cho Tổ quốc. Những năm gần đây bắn súng Việt Nam đã có thành tích rất tốt trong khu vực, châu lục và thế giới: ví dụ như Hoàng Xuân Vinh giành HCV cúp thế giới năm 2013 ngày 6/4 tại Hàn Quốc nội dung 10m súng ngắn hơi nam. Năm 2014 trên bảng xếp hạng của Liên đoàn Bắn súng thế giới (ISSF), xạ thủ Hoàng Xuân Vinh của Việt Nam đã trở thành tay súng số 1 thế giới ở nội dung 10m súng ngắn hơi nam. SEA Games 28 năm 2015 ở nội dung đồng đội 10m súng ngắn hơi nam, VĐV giành HCV Olympic năm 2016 Việt Nam lần đầu tiên đạt HCV nội dung 10m súng ngắn hơi. Bắn súng Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn qua việc xây dựng và phát triển lực lượng VĐV trong nước. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa xây dựng các tiêu chuẩn để xác định mô hình VĐVbắn súng cấp cao một cách khoa học và có hệ thống. Đây là một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả huấn luyện các VĐV bắn súng ngắn nam cấp cao Việt Nam. Thành tích VĐV 10m súng ngắn hơi nam cấp cao bao gồm nhiều yếu tố: hình thái, thể lực, kỹ chiến thuật, y sinh học, tâm lý Để đảm bảo hiệu quả trong quá trình huấn luyện, vấn đề kiểm tra đánh giá thành tích VĐV là nhiệm vụ quan trọng, được tiến hành một cách hệ thống và có khoa học nhằm thông tin chính xác có hiệu quả huấn luyện để điều chỉnh kịp thời quá trình huấn luyện, đạt được mục đích đề ra. Vấn đề nghiên cứu nhằm xác định mô hình VĐV cấp cao nhằm định hướng trong công tác tuyển chọn, huấn luyện, đánh giá, kế hoạch, điều chỉnh huấn luyện để liên tục nâng cao thành tích chuyên môn được nhiều chuyên gia trong và ngoài nước nghiên cứu như Philin (1976), Huỳnh Thúc Phong (2016). Tuy nhiên trong môn bắn súng có một nghiên cứu củaĐỗ Hữu Trường năm 2008 về “Ứng dụng nhóm phương pháp dạy học môn Bắn súng tại trường Đại học”. Bắn súng là môn thi đấu Olympic, đây là môn nằm trong chương trình các môn trọng điểm quốc gia của Việt Nam được ưu tiên phát triển và có lực lượng VĐV tầm cỡ đủ điều kiện để tham dự Olympic như Nguyễn Quốc Cường, Hoàng Xuân Vinh.. Qua tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu của các chuyên gia đầu ngành về môn Bắn súng chưa tìm thấy một nghiên cứu nào về xác định mô hình huấn luyện cho VĐV cấp cao Bắn súng cả nam và nữ. Lần đầu tiên bắn súng Việt Nam đạt HCV Olympic nội dung 10m súng ngắn hơi. Với thực trạng thành tích của bắn súng hiện nay, xu thế đầu tư cho các nội dung của bắn súng nam phù hợp về hình thái cũng như tố chất thể lực, đáp ứng với khả năng đạt thành tích cao tại đấu trường khu vực, châu lục và thế giới. Vì vậy muốn cải thiện thành tích cần xác định mô hình chuẩn cho nam vận động viên bắn súng cấp cao đáp ứng yêu cầu nâng cao thành tích liên thông các đại hội: Seagames, Asiad và Olympic đó lý do chúng tôi chọn hướng nghiên cứu này. “Nghiên cứu xác định mô hình nam vận động viên bắn súng cấp cao Việt Nam nội dung 10m súng ngắn hơi”. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu xác định mô hình nam vận động viên bắn súng cấp cao Việt Nam nội dung 10m súng ngắn hơi nhằm làm cơ sở khoa học giúp cho công tác tuyển chọn và đào tạo vận động viên đạt hiệu quả hơn. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu1: Lựa chọn các chỉ số, test đánh giá mô hình nam vận động viên bắn súng cấp cao Việt Nam nội dung 10m súng ngắn hơi Mục tiêu 2: Xác định mô hình nam vận động viên cấp cao Việt Nam nội dung 10m súng ngắn hơi. Giả thuyết khoa học của đề tài Để xác định được mô hình nam VĐVbắn súng cấp cao Việt Nam nội dung 10m súng ngắn hơi về các mặt: hình thái, thể lực, kỹ thuật, chức năng, tâm lý giúp cho công tác đào tạo thể thao thành tích cao hiệu quả hơn, hợp lý hơn. Dựa trên cơ sở đó giúp cho các nhà chuyên môn, huấn luyện viên trong công tác tuyển chọn, huấn luyện, đào tạo, dự báo chính xác tiềm năng phát triển thành tích của các vận động viên. Phạm vi nghiên cứu: Luận án tiến hành nghiên cứu trên VĐV Hoàng Xuân Vinhđã lập kỳ tích giành 1 HCV và 1 HCB tại Thế vận hội mùa hè Rio de Janero 2016. CHƯƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lịch sử và sự phát triên môn bắn súng thể thao trên thế giới. Môn bắn súng đã có trên thế giới cách đây nhiều thế kỷ, từ khi phát minh ra thuốc nổ (ở thế kỷ 15). Lịch sử phát triển môn bắn súng gắn liền với sự phát triển của loài người. Lúc đầu dùng giáo, mác, cung nỏ để săn bắn thú rừng kiếm ăn sinh sống. Từ năm 1520 người ta chế ra được súng hoả mai có mồi nổ và súng kíp nhồi đạn từ phía trước đầu nòng. Loại súng này được sử dụng rộng rãi gần 400 năm. Qua nhiều thế hệ, cùng với sự tiến bộ khoa học, người ta đã cải tiến dần và chế tạo ra được loại súng có khoá nòng lắp đạn viên một ở đằng sau. Từ thế kỷ 19 các nhà chế tạo súng đã làm ra được nòng có rãnh xoắn, hướng cho đầu đạn đi được xa và chính xác. Sự chế tạo ra đạn cũng ngày càng được hoàn thiện về kích thước, hình dáng, trọng lượng đầu đạn và thành phần hoá học cấu tạo các loại thuốc phóng có sức đẩy mạnh hơn. Môn bắn súng dưới chế độ Phong kiến - Tư bản phục vụ cho mục đích chiến tranh, săn bắn là trò tiêu khiển của vua quan quý tộc. Hiệp hội Bắn súng trường Thụy sĩ đầu tiên trên thế giới vào năm 1824, năm 1860 ở nước Anh đã thành lập Hội bắn súng và tổ chức cuộc thi bắn súng đầu tiên do nữ hoàng Vitoria khai mạc ngày 1/7/1860. Từ đó phong trào bắn súng được phát triển ra nhiều nước trên Thế giới khác từ Châu Âu, Châu Mỹ rồi đến Châu Á....[17] [39]. Năm 1896, Thế vận hội Olympic lần đầu tiên được tổ chức ở Athens (Hy Lạp), môn bắn súng (chỉ dành cho nam) có 7 Quốc gia đăng ký thi đấu, với 61 VĐV thi đấu[17] [39]. Cuộc thi bắn súng quốc tế lần thứ nhất được tổ chức tại Lion (Pháp) vào năm 1897 với môn thi súng ngắn 3 tư thế, cự ly 300 mét, bia 1m2, có mười vòng. Tại cuộc thi đó có năm nước tham gia là: Pháp, Hà Lan, Italia, Na Uy và Thụy sĩ, mỗi đội có 7 VĐV [17] [39]. Năm 1907, đại diện của 7 Hiệp hội bắn súng Quốc gia với 6 từ Châu Âu (Áo, Bỉ, Pháp, Hy Lạp, Ý, Hà Lan) và một từ nam Mỹ (Argentina) đã gặp nhau tại Zurich (Thụy sỹ) họp để thành lập Hiệp hội Quốc tế của Liên đoàn Bắn súng Quốc gia và Hiệp hội, cuộc họp này được coi như là Đại hội Quốc tế đầu tiên của Liên đoàn và Hiệp hội bắn súng các Quốc gia[17] [39]. Năm 1909, Hiệp hội bắn súng Quốc gia của một số nước đã hình thành và phát triển thêm. Giữa năm 1909 và năm 1914, có 8 Quốc gia là: Serbia, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Peru, Mexico và Phần Lan trở thành thành viên của Hiệp hội Quốc tế của Liên đoàn bắn súng Quốc gia và Hiệp hội, từ đó các thành viên trong môn muốn thành lập một Liên đoàn bắn súng thể thao Thế giới chính thức được công nhận của riêng mình [17] [39]. Ngày 16 tháng 04 năm 1920, Hiệp hội Quốc tế của Liên đoàn bắn súng Quốc gia và Hiệp hội đã họp tại Paris (Pháp) để đổi mới hoạt động. Các đại biểu từ 14 Quốc gia tham dự đã đồng ý thiết lập lại và chính thức lấy tên là: Hiệp hội bắn súng Quốc tế gọi tắt là UIT [17] [39]. Năm 1998, tại Barcelona (Tây Ban Nha), từ “Thể thao” chính thức được đưa vào Hiệp hội bắn súng Quốc tế và đổi tên thành Liên đoàn bắn súng thể thao Quốc tế, gọi tắt là ISSF[17] [39]. Trong những năm gần đây Luật bắn súng Quốc tế luôn có sự sửa đổi về trang thiết bị tập luyện và thể thức thi đấu (thu hẹp kích thước vòng 10, số lượng đạnbắn thi và bắn chung kết... ), hiện nay đã và đang thay đổi dần các hình thức bắn chung kết của một số nội dung trong chương trình thi đấu Olympic [39] 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển môn bắn súng thể thao ở Việt Nam [17] [39]. Trải qua nhiều thập kỷ hình thành và phát triển, có thể dễ nhận thấy trong lịch sử môn bắn súng nước ta những năm 1962 – 1966 và 1980 – 1984 là thời kỳ hoàng kim của những kỷ lục mới về môn bắn súng của Việt Nam. Trong đó tiêu biểu là các thành tích tháng 4/1980, VĐV Nguyễn Tiến Trung (Hà Nội) đạt 1151 điểm, phá kỷ lục Quốc gia 27 điểm so với kỷ lục của VĐV Mai Thích cũng tồn tại sau 14 năm về môn thi súng trường 3 tư thế (3×40), giải bắn súng Thế giới tổ chức tại Xukhumi – Gruzia (Liên xô cũ). Tháng 5/1980, VĐV Nguyễn Tiến Trung (Hà Nội) đạt 596 điểm xếp thứ 6 phá kỷ lục Quốc gia 1 điểm về môn thi súng trường nam nằm bắn 60 viên tại giải Cúp bắn súng Thế giới – Suhl (CHDC Đức cũ)[17] [39]. Tháng 6/1980VĐV Ngô Hữu Kính (Đường sắt) đạt 562 điểm, phá kỷ lục Quốc gia 8 điểm so với kỷ lục của VĐV Trần Oanh sau 14 năm tồn tại về môn thi súng ngắn bắn chậm tại Leipzig (CHDC Đức cũ). Năm 1982VĐV Nguyễn Quốc Cường (Quân đội) đạt HCĐ với 591 điểm, bằng kỷ lục Quốc gia về môn thi súng ngắn bắn nhanh tại ASIAD lần thứ 9 – Niu Đêli (Ấn Độ). Tháng 5/1984VĐV Nguyễn Quốc Cường (Quân đội), đạt 595 điểm phá kỷ lục Quốc gia 4 điểm về môn thi súng ngắn bắn nhanh tại giải Vô địch thể thao Quân đội các nước hữu nghị – Frankfurt (CHDC Đức cũ) [17] [39]. Quá trình hình thành và phát triển môn bắn súng ở nước ta được chia làm 4 giai đoạn là: hình thành, phát triển, tạm ngưng và khôi phục. Giai đoạn hình thành (1958 – 1962): Môn bắn súng thể thao bắt đầu được tổ chức tập luyện ở Việt Nam, bước đầu xây dựng VĐV trong Quân đội và ngành Đường sắt. Trong giai đoạn này tổ chức thi đấu môn bắn súng quân dụng và bắn súng thể thao phổ thông như Bruno – 2, Bruno – 4, Toz – 8, súng ngắn Drulov[17]. Giai đoạn phát triển (1963 – 1969): Trong những năm này các môn Bắn súng theo tiêu chuẩn Quốc tế được phổ biến rộng rãi trên toàn miền Bắc, các Đại hội thi môn bắn súng hàng năm được tổ chức làm 2 giải: hạng A dành cho các môn thi bắn súng nâng cao, hạng B dành cho các môn thi bắn súng phổ thông (phong trào). Lực lượng VĐV nâng cao cũng được hình thành từ Trung ương đến các tỉnh thành ngành. Số người tập luyện và tham gia thi đấu ngày càngđông, cùng với số người đạt tiêu chuẩn đẳng cấp VĐV và thành tích môn bắn súng được nâng cao rõ rệt[17]. Giai đoạn tạm ngừng (1970 – 1972): Do điều kiện chiến tranh khó khăn và chủ yếu là sự chưa thống nhất trong quan điểm dẫn tới việc ngưng tổ chức các giải trong phạm vi toàn miền Bắc, đồng thời giải tán Vụ thể thao Quốc phòng và Câu lạc bộ bắn súng Trung ương cùng các Trường huấn luyện thể thao nâng cao khác. Từ đó số lượng VĐV và thành tích thể thao giảm sút nhanh chóng ở tất các môn thể thao[18]. Giai đoạn khôi phụcvà chuẩn bị hội nhập (1973 – 1979): Do yêu cầu quan hệ Thể thao Quốc tế ngày càng mở rộng, bắn súng lại được coi là một trong những môn thể thao trọng tâm. Hàng năm, đội tuyển bắn súng được đi tập huấn và tham dự một số giải bắn súng Quốc tế và tổ chức thi đấu các giải trong nước. Lực lượng VĐV bắn súng dần được khôi phục và tăng lên ở các tỉnh, thành, ngành như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Quân đội, Bộ Công an, TP. Hồ Chí Minh và một số Trường Đại học TDTT. Năm 1994tại Trung tâm huấn luyện thể thao Quốc gia I, Từ Liêm – Hà Nội Đại hội Hội thể thao bắn súng Việt Nam lần thứ II được tổ chức họp và đổi tên là Liên đoàn bắn súng Việt Nam, gọi tắt là VSF[17]. Giai đoạn hội nhập thế giới và Châu Á (1980 - 1988) Ông Ngô Mai Xuân làm Trưởng Bộ môn bắn súng, Tổng cục TDTT. Tháng 6 năm 1980 nhờ sự giúp đỡ của Hội bắn súng Liên Xô và CHDC Đức, Việt Nam đã được công nhận là thành viên của “UIT”. Năm 1980 Tiến sỹ Nguyễn Duy Phát – Huấn luyện viên trưởng Đội tuyển bắn súng Việt Nam đã được tham dự phiên họp UIT tại Matxcova (trong thời gian diễn ra Đại hội Olympic lần thứ 22). Bàn về sửa đổi Luật bắn súng và nội dung thi bắn Olympic. Năm 1982 dự họp Hội bắn súng Châu Á tại Ấn Độ, bàn về nội dung chương trình thi đấu 4 năm tiếp theo ở Châu Á [17] [39]. Lần đầu tiên Việt Nam tham gia Olympic thế giới. Tại Đại hội Olympic XXII năm 1980 ở Matxcova (Nga), đoàn bắn súng Việt Nam tham dự gồm có 8 người Tiến sỹ Nguyễn Duy Phát làm HLV trưởng và có 7 vận động viên tham gia. Tuy nhiên rất tiếc tại Đại hội lần này VĐV của chúng ta chưa đạt được huy chương nào [17] [39]. Tham gia Đại hội thể thao Châu Á lần đầu tiên tại Ấn Độ (Đại lần thứ IX) được tổ chức tại New Delhi (Ấn Độ), chúng ta tham dự thi 3 môn: Bắn súng, Điền kinh và Bơi lội đây là đại hội có ý nghĩa lịch sử đối với Thể thao Việt Nam. Đội bắn súng Việt Nam có 6 người có 2 HLV và 4 VĐV. Tại Đại hội này Nguyễn Quốc Cường đã giành được 1 HCĐ nội dung 25m súng ngắn bắn nhanh (2 x 30) với thành tích là 591 điểm (lập kỷ lục Quốc gia) và là tấm huy chương duy nhất đầu tiên của Thể thao Việt Nam tại Asiad Giai đoạn Hội nhập Đông Nam Á và nâng cao thành tích (1989 - đến nay)[17] [39]. Đây là giai đoạn Việt Nam tham dự tất cả các Đại hội Thể thao Olympic, Asiad và SEA Games. Bắn súng Việt Nam đã tham gia 15 lần SEA Games từ lần thứ 15 ở Malaysia (1989) đến SEA Games 29 tại Malaysia (2017) cho thấy số huy chương vàng đã giành được diễn biến theo làn sóng. Đỉnh cao nhất là SEA Games 22 (2003). Điều này có 2 nguyên nhân: - Ở môn bắn súng, yếu tố tâm lý là rất quan trọng, vận động viên bắn tại trường bắn quen thuộc ở trong nước thường có thành tích cao hơn so với các cuộc thi đấu quan trọng tại nước ngoài. - Số lượng huy chương phụ thuộc vào chương trình thi đấu có số nội dung thi bắn nhiều hay ít quy định có VĐV dự thi, cách tính điểm xếp hạng cá nhân và đồng đội đều ảnh hưởng tới số huy chương đạt được của mỗi nước. Thành tích bắn súng Việt Nam hiện nay Từ khi thể thao Việt Nam lần đầu tiên hội nhập trở lại đấu trường khu vực tại SEA Games 15 – Malaysia năm 1989từ đó VĐV bắn súng nước ta đã liên tiếp lập kỷ lục và giành nhiều huy chương tại các kỳ SEA Games Bảng 1.1: Huy chương vàng bắn súng Việt Nam qua các kỳ SEA Games (từ 1989 đến 2015) [18] SEAgames Năm Nước tổ chức Nội dung thi Huy chương vàng tối đa Huy chương vàng Việt Nam đạt Xếp hạng Việt Nam đạt 15 1989 Mal 8 16 3 16 1991 Phi 8 16 4 17 1993 Sin 8 16 4 18 1995 Thai 12 24 4 19 1997 Lna 12 24 8 20 1999 Bru 4 8 0 21 2001 Mas 16 32 6 22 2003 Vie 22 44 25 1 23 2005 Phi 12 12 3 2 24 2007 Tha 17 33 7 3 25 2009 Lao 17 34 11 1 26 2011 Lna 15 30 7 1 27 2013 Mia 11 22 7 3 28 2015 Sin 13 26 4 3 29 2017 Mas 1.3. Sơ lược về đặc điểm môn bắn súng ngắn. Bắn súng là môn thể thao mang tính chất vừa trí tuệ vừa hoạt động tĩnh lực, hoạt động thần kinh nhiều hơn cơ bắp. Môn bắn súng thể thao đòi hỏi người tập phải có thần kinh vững vàng, tính khéo léo thực hiện kỹ thuật động tác mà còn phải có thể lực tốt thể hiện ở sức mạnh của cơ tham gia giữ súng im cùng với sức bền và sức bền chuyên môn khi bắn trong nhiều giờ liền mà mức độ chính xác không bị giảm sút. Môn súng ngắn là một bài bắn không khống chế về mặt thời gian mà chỉ quy định thời gian chung của cả bài bắn với thời gian 1 tiếng 15 phút. Xạ thủ tự điều chỉnh thời gian bắn sao cho hợp lý. Cự ly của môn bắn súng ngắn, đây là cự ly rất thuận lợi cho việc thi đấu có kết quả cao. Nhưng lại có kích thước tờ bia nhỏ hơn so với các môn bắn súng khác [17], [83]. Vì vậy muốn đạt được kết quả tốt xạ thủ phải biết điều chỉnh sao cho súng im vững chắc và ít rung động nhất, đồng thời phải phối hợp vận động sao cho phù hợp để tạo điều kiện đạt thành tích cao trong thi đấu. Môn bắn súng ngắn hơi là một bài bắn tương đối khó vì bắn trọng tâm của súng và cơ thể rất cao, diện tích hình chân đế lại nhỏ chỉ được giới hạn trong phạm vi hai bàn chân của xạ thủ nên kém vững chắc. Thêm vào đó hệ thống cơ thể phải hoạt động gắng sức để giữ tư thế thân người và súng được cân bằng và ổn định [83]. 1.4. Mô hình vận động viên cấp cao 1.4.1 Khái niệm mô hình. Bàn luận xung quanh vấn đề xây dựng khung chuẩn cho các hoạt động thể chất có định hướng hay còn gọi là xây dựng mô hình huấn luyện cho VĐV, từ xa xưa đã được các nhà nghiên cứu, các chuyên gia và huấn luyện viên (HLV) đề cập. Khái niệm mô hình khi đó còn rất đơn giản mặc dù các nhà chuyên môn đều cho rằng xây dựng mô hình huấn luyện là việc làm không thể thiếu trong quá trình huấn luyện, họ đưa ra nhiều tiêu chí, ý tưởng để xây dựng mô hình đánh giá trình độ tập luyện của VĐV nhưng thời đó các mô hình này hầu như ít được sử dụng vì khi áp dụng trong quá trình huấn luyện nó không tương thích, không phù hợp Ngày nay vấn đề xây dựng mô hình thi đấu trong huấn luyện VĐV đẳng cấp cao, nhất là trong đấu trường Olympic là công việc trọng yếu của ban huấn luyện, của các nhà chuyên môn trước khi bắt tay vào chu kỳ huấn luyện để đạt được thành tích cao nhất [77]. Mô hình là sự tổng hoà các đặc điểm quan trọng ảnh hưởng trực tiếp lên quá trình huấn luyện có mục đích. Một trong những nhân tố cơ bản của đặc điểm này là độ khó của bài và khả năng trình diễn mức độ điêu luyện của VĐV trong môi trường thi đấu với mục đích giành kết quả cao nhất. Để đạt được điều này các yếu tố thể lực, chức năng, sinh lý, tâm lý... là những chuỗi mắt xích liên kết tạo nên một khối thống nhất làm nên thành tích thể thao. Các thành phần và các thông số mô hình phân chia theo trục thời gian, là kim chỉ nam cho ban huấn luyện và VĐV trong các giai đoạn huấn luyện[76]. Theo từ điển Oxford (Oxford, Dictionary), khái niệm mô hình (Model) là một dạng thức trừu tượng của một hệ thống được hình thành để hiểu hệ thống trước khi xây dựng hoặc xây dựng hệ thống đó. Mô hình là một hệ thống hay một vật thể được sử dụng như là một công cụ làm mẫu để làm theo hoặc để mô phỏng [85]. Theo từ điển bách khoa Việt Nam (2), khái niệm mô hình nghĩa hẹp là khuôn mẫu, tiêu chuẩn theo đó mà chế tạo ra sản phẩm hàng loạt; là thiết bị, cơ cấu tái hiện hay bắt chước cấu tạo và hoạt động của cơ cấu khác (của nguyên mẫu hay được mô hình hóa) vì mục đích khoa học và sản xuất. Nghĩa rộng là hình ảnh (hình tượng, sơ đồ, sự mô tả,vv.) ước lệ một khách thể (hay một hệ thống các khách thể, các quá trình hoặc hiện tượng. Khái niệm mô hình được sử dụng rộng rãi trong triết học, tin học, kinh tế học, ngôn ngữ học và các khoa học khác [29]. Mô hình triết: sự biểu thị mối quan hệ giữa tri thức của con người về khách thể mà bản thân các khách thể đó. Mô hình không chỉ là phương tiện mà còn là một trong những hình thức của sự nhận thức tri thức, là bản thân tri thức. Trong quan hệ với lý thuyết mô hình không chỉ là công cụ tìm kiếm những khả năng thực hiện lý thuyết mà còn là công cụ kiểm tra các mối liên hệ, quan hệ, cấu trúc, tính quy luật được diễn đạt trong lý thuyết ấy tồn tại thực hay không [29]. Mô hình tin, kinh tế: là một hệ thống các hệ thức toán học (MH toán học), các quá trình vật lý (MH vật lý) hay hình ảnh mang tính chất quy ước của đối tượng nghiên cứu, diễn tả các mối quan hệ đặc trưng giữa các yếu tố của hệ thống thực tế trong tự nhiên, xã hội, vv. Chẳng hạn MH kinh tế, MH sản xuất. MH chế tạo máy bay, vv. MH chỉ có ý nghĩa thiết thực nếu sự phân tích nó thuận tiện hơn cho người nghiên cứu trực tiếp đối tượng bằng những phương tiện hiện có [29]. Mô hình toán: là một hệ tiền đề có các khái niệm cơ bản là những khái niệm không được định nghĩa. Để thể hiện một hệ tiền đề, người ta thường tìm ra các đối tượng toán học cụ thể để thay thế các khái niệm cơ bản đó, sao cho các mối tương quan giữa các đối tượng toán học cụ thể diễn tả đúng các tiền đề, Khi đó, hệ thống các đối tượng cụ thể và các tương quan cụ thể gọi là một MH của hệ tiền đề đã cho [29]. Mô hình ngôn ngữ: là khái niệm trừu tượng về tiêu chuẩn hay biểu mẫu của một hệ thống nào đó của ngôn ngữ (hệ thống âm vị, hệ thống ngữ pháp,vv..); là khái niệm về những đặc tính chung mô tả một hệ thống hay một tiểu hệ thống ngôn ngữ nào đó [29]. Mô hình hiểu theo khái niệm rộng và thực tế thì thực chất đó là sự chuẩn mực của một vấn đề nào đó luôn xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày của con người như mô hình một xã hội hay mô hình một trường học... Mỗi dạng mô hình có các tiêu chí khác nhau một chuẩn mực riêng để đánh giá. Khái niệm mô hình có thể hiểu là công cụ, nhờ đó giúp thể hiện một sự vật, hiện tượng, quá trình nào đó, phục vụ cho công tác sản xuất và đời sống của con người. Mô hình là công cụ giúp ta thể hiện một sự vật, hiện tượng nào đó phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, học tập, sản xuất và các hoạt động tinh thần của con người, thể hiện mối quan hệ có tính hệ thống giữa các nhân tố [85]. Mô hình nghiên cứu: Thể hiện mối quan hệ của các nhân tố (các biến) trong phạm vi nghiên cứu, mối quan hệ này cần được phát hiện hoặc qua kiểm chứng. Từ những khái niệm trên, mô hình theo nhiều tác giả là một dạng trình bày của thế giới thực bởi vì hệ thống thực tế thì rất rộng lớn và rất phức tạp không cần thiết phải được mô tả và giải quyết. Mô hình cung cấp một phương tiện để quan niệm hoá vấn đề và giúp chúng ta có thể trao đổi các ý tưởng trong một hình thức cụ thể, không mơ hồ [85] [86] [87]. Mô hình hoá là một trong những phương pháp được sử dụng ...ác khoảng cách: Cảm giác khoảng cách thường được định nghĩa là năng lực phán đoán khoảng cách xa. Cảm giác khoảng cách trong bắn súng còn bao gồm cảm giác phương hướng. Cảm giác phương hướng là nhận thức đặc trưng phương hướng đối với vị trí của vật thể trong không gian, nó thực hiện dựa vào thị giác, thính giác, cảm giác vận động và cảm giác cân bằng. Nhận thức nhanh nhạy và điêu luyện trong các mặt trên biểu hiện rõ đặc điểm cá nhân, đó là đặc trưng tâm lý quan trọng của một VĐV bắn súng xuất sắc, phải được rèn luyện chuyên nghiệp trong thời gian dài, hình thành và phát triển trong thi đấu [39], [83]. 1.5.3.2. Đặc trưng tâm lý cá nhân Đặc trưng chú ý của VĐV bắn súng. Tập trung và ổn định của sự chú ý: Sự ổn định của chú ý là chỉ tập trung và duy trì sự chú ý liên tục vào một động tác hoặc một mục tiêu. Có sự tập trung và phương hướng này con người mới có thể phản ánh rõ ràng các sự vật trong thực tiễn khách quan, thực hiện một hoạt động nào đó một cách thuận lợi. Phạm vi mục tiêu mà VĐV bắn súng đối diện tương đối hẹp, hơn nữa sự chú ý bên trong phải nhiều hơn bên ngoài. Đặc điểm này yêu cầu năng lực chú ý bên trong có sự ổn định cao độ [39], [83]. Phân phối sự chú ý: Phân phối sự chú ý là phẩm chất rất quan trọng của sự chú ý. Phân phối sự chú ý là chỉ trong một thời gian nhất định phân phối hợp lý sự chú ý đến hai hoặc nhiều hơn các đối tượng và hoạt động khác nhau. Phân phối sự chú ý trong bắn súng biểu hiện ở VĐV có thể phân phối hợp lý sự chú ý của mình ra các giai đoạn của quá trình bắn. Hình thành tỷ lệ và kiểu mẫu phân phối tốt nhất. Như chúng ta thường nói “tinh lực đi trước” và “chú ý quay về”. Sự tập trung phản ánh vấn đề của sự phân phối chú ý [39], [83]. Đặc trưng tinh thần của VĐV bắn súng:Bắn súng là một môn thể thao tĩnh nhưng có tính đối kháng và căng thẳng rất lớn. Thắng thua trong thi đấu chịu ảnh hưởng và hạn chế bởi yếu tố khách quan, chủ quan và yếu tố khác. Ví dụ như tâm lý và tinh thần sẽ chịu ảnh hưởng của các yếu tố trọng tài, súng và một vài yếu tố ngẫu nhiên khác. Sự điều chỉnh tinh thần của VĐV bắn súng trước và trong thi đấu là các mặt quan trọng để VĐV phát huy mức độ cạnh tranh, tinh thần và đặc điểm tính cách của VĐV có mối quan hệ nhất định [39], [83]. Đặc trưng tư duy của VĐV bắn súng: Tư duy của VĐV bắn súng có đặc điểm như tính độc lập, tính linh hoạt, tính căng thẳng và tính hợp lý, có thể nói nghệ thuật cao nhất của bắn súng là nghệ thuật điều khiển tư duy. Đặt ra chiến thuật thi đấu và vận dụng chuẩn xác dựa trên cơ sở hoạt động tư duy phân tích, phán đoán hợp lý[39], [83]. Đặc trưng ý chí của VĐV bắn súng: Phẩm chất ý chí kiên cường là điều mỗi VĐV trong bất kỳ môn thể thao nào cũng cần có. Trong thi đấu bắn súng,VĐV phải chịu những gánh nặng tâm lý và tinh thần tương đối lớn, tự thử thách, chiến thắng chính mình cần có nghị lực và dũng khí cực lớn. Để thích ứng với đặc điểm này, VĐV bắn súng cần có sức chịu đựng tâm lý tốt. Đối với VĐV bắn súng phẩm chất ý chí chủ yếu do các mặt như tự tin, trầm tĩnh, dũng cảm, quyết đoán, ngoan cường, nghị lực, tự kìm chế, tinh thần dẫn đầu, tính độc lập và tính mục đích cấu thành [39], [83]. Đặc trưng cá tính của VĐV bắn súng: Cá tính chính là tổng hòa đặc điểm tâm lý mà một người trong các mặt hoạt động tâm lý thể hiện ra bên ngoài mang tính định hướng và tương đối ổn định. Cá tính của VĐV bắn súng được hình thành và phát triển trong quá trình tập luyện bắn súng với thời gian dài. Loại hình thần kinh của VĐV bắn súng có xu hướng và tập trung vào loại hình ổn định và bán ổn định, hai loại này đều có quá trình hoạt động thần kinh rất mạnh nhưng cũng rất cân bằng, biểu hiện ở khả năng làm việc cường độ cao nhưng ổn định[39], [83]. Đặc trưng loại hình khí chất: Khí chất phản ánh độ lớn, tốc độ, tính ổn định tâm lý cá nhân và đặc điểm định hướng của hoạt động tâm lý là lấy đặc điểm họat động thần kinh cao cấp làm cơ sở, có tính ổn định lớn. Đồng thời do khí chất là một loại đặc trưng tâm lý, dưới tác dụng của môi trường và giáo dục có thể thay đổi được [39], [83]. Đặc trưng tính cách: Tính cách là đặc trưng tâm lý tương đối ổn định trên các mặt hành vi và thái độ đối với hiện thực. Đặc trưng tính cách của VĐV bắn súng chủ yếu biểu hiện ở mặt hướng nội hoặc trung gian, hướng ngoại tương đối ít. Đặc trưng tính cách VĐV bắn súng còn biểu hiện nổi bật ở các mặt như trí thông minh, lý trí, ổn định, độc lập, tự tin, tự kiềm chế [39], [83]. 1.5.4. Đặc trưng về thể lực Trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình đào tạo VĐV việc chuẩn bị thể lực tốt đều coi là nền tảng nâng cao thành tích thể thao, mối quan hệ giữa thể lực, kỹ chiến thuật tâm lý, ý chí của VĐV là mối quan hệ hữu cơ. Một VĐV muốn đạt thành tích cao thì không chỉ đơn thuần là tập luyện kỹ thuật mà việc tập luyện thể lực toàn diện làm cho cơ thể khỏe mạnh phát triển các tố chất vận động nhanh, mạnh, bền, khéo léo, mềm dẻo là cơ sở giúp cho người tập tiếp thu nhanh chóng, chính xác kỹ thuật động tác, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc rèn luyện chiến thuật, tâm lý, ý chí nâng cao thành tích của từng môn thể thao. Dương Nghiệp Chí và cs 2014 [4], tố chất vận động hay tố chất thể lực là bộ phận hợp thành quan trọng năng lực cơ thể VĐV, là loại năng lực cơ bản nhờ sự chi phối của hệ thần kinh trung ương, các cơ quan cơ thể trong quá trình vận động của VĐV. Sự hoàn hảo về tố chất vận động phụ thuộc vào kết cấu hình thái, năng lực của hệ thống cơ quan cơ thể, dự trữ vật chất năng lượng và tình hình sức khỏe của VĐV. VĐV các môn thể thao khác nhau có kết cấu về tố chất vận động khác nhau. Tố chất vận động tốt là cơ sở để nâng cao năng lực, kỹ chiến thuật và thành tích thi đấu thể thao. VĐV bắn súng không cần thiết có cơ bắp phát triển và lực bột phát như VĐV cử tạ, cũng không cần thiết phải có lực bật tốt như VĐV môn nhảy, nhưng cần thiết là sức mạnh bền và sức mạnh tĩnh lực[83]. Căn cứ vào biểu hiện bên ngoài khi vận động, có thể phân thành sức bền tốc độ, sức bền mạnh, sức bền tĩnh lực và sức bền đơn thuần. Căn cứ vào cơ quan chủ yếu liên quan đến vận động, có thể phân thành: sức bền hệ tuần hoàn- hô hấp, sức bền cơ bắp, sức bền toàn thân...[26]. Mềm dẻo - linh hoạt là năng lực của VĐV về tốc độ chuyển đổi vị trí của cơ thể, chuyển đổi động tác và ứng biến trong vận động. Nó biểu hiện tổng hợp các tố chất và kỹ năng của VĐV, trong đó bao gồm tính khéo thông thường và khéo léo trong chuyên môn. VĐV bắn súng đòi hỏi tính khéo thông thường không cao, nhưng khéo léo chuyên môn thì đòi hỏi rất caonăng lực thăng bằng tĩnh là năng lực thăng bằng nhằm duy trì ổn định tư thế trong trạng thái tương đối tĩnh của con người. Ví dụVĐV bắn súng, bắn cung... cần thiết phải có năng lực thăng bằng này[83]. 1.5.5. Đặc trưng về kỹ thuật Theo tác giả Đỗ Hữu Trường (2015) [39], kỹ thuật của động tác tư thế phải phù hợp với nguyên lý sinh động lực học kết hợp với đặc điểm cá nhân, để xây dựng lên một sự thống nhất giữa “người và súng” thông qua một kết cấu hợp lý, tính ổn định của tư thế, sự nhịp nhàng giữa động tác, sự thống nhất trong cách dùng lực. Kỹ thuật động tác gồm các phần như sau: Giương súng Tư thế bắn: Thân người bên phải hướng về mục tiêu (tay phải cầm súng), hai chân rộng bằng chiều rộng của hai vai, chân phải hơi hướng ra ngoài, hai mũi chân cùng song song với đường ngắm hoặc mũi chân trái hơi tiến lên trước, eo hơi trùng xuống, cẳng chân hơi nghiêng về trước, thân trên hơi nghiêng sang trái, trục đứng trọng tâm của “người và súng” rơi vào trung tâm của diện tích chân đế, bàn chân chịu lực đều nhau, thân người hơi xoay về bên phải, đầu thẳng và hơi xoay bên phải, mắt nhìn thẳng, đường cầu vai và tay cầm súng hợp thành một góc khoảng 1500. TƯ THẾ CHÂN Hình 1.1: Tư thế chân [89] Tư thế bắn phải tạo được tính ổn định vô điều kiện với biên độ dao động nhỏ nhất.Cơ bản là phải bắt đầu với vị trí bàn chân để đạt được yêu cầu này. Vị trí giữa hai bàn chân xấp xỉ với độ rộng của vai hay hẹp hơn một chút [89]. Hình 1.2: Vị trí bàn chân [89] Hai bàn chân sẽ tạo hình một bề mặt hình thang. Đường ngắm bắn (mắt, các bộ phận ngắm bắn, hồng tâm) sẽ đi qua tương đối điểm giữa của hai bàn. Để giảm thiểu sự mệt mỏi, cơ thể dồn lên hai bàn chân và hai gótchân [89]. TƯ THẾ CÁNH TAY ĐÚNG Cánh taycầm súng đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình bắn súng. Nó phải tạo ra biên độ dao động nhỏ nhất của súng, chịu đựng sức nặng của súng, bảo đảm điều kiện ngắm bắn tối ưu và xử lý độ giật của súng. Tuy vậy, nhiệm vụ đa năng này không thể hoàn thành nếu không có sự phối hợp và hỗ trợ của các bộ phận khác trên cơ thể. Để tạo điều kiện tốt nhất nhằm đạt các yêu cầu trên, cánh tay cầm súng phải hoàn toànduỗira [89]. Cần phải tạo tư thế này vì các lý do sau: • Khoảng cách giữa mắt và bộ phận ngắm bắn sẽ luôn không đổi. Hình 1.3: Khoảng cách giữa mắt và bộ phận ngắm bắn [89] • Khuỷu tay, phần trên của cánh tay và vai sẽ hình thành một khối thống nhất có sự liên kết chặt chẽ hơn. Hình 1.4: Khoảng cách khuỷu tay, phần trên của cánh tay và vai [89] • Cánh tay duỗi thẳng tiếp nhận độ giật của súng tốt hơn. Do đó, điều này giúp tăng tính chính xác.  Để tay phải hoạt động tốt nhất cần phải đặt nó theo đường thẳng đi qua cả hai vai hoặc sang bên trái một chút từ đường thẳng đó. Cách này sẽ tạo điều kiện tối ưu cho sự ổn định của tất cả ba phần trong cơ đen-ta, dẫn đến hình thành vị trí tối ưu của vai phải ở điểm thấp hơn hay cao trung bình. Chúng ta thường xuyên có thể thấy vị trí cao của vai và mô hình này sẽ được mô tả kỹ trong tình huống nghiên cứu thực tế [89]. Hình 1.5: Các cơ tham gia khi trong bắn súng [89] Tư thế cánh tay trái Hình 1.6: Tư thế cánh tay trái [89] Tư thế bắn súng ngắn hơi đòi hỏi bàn tay và vai trái ở trạng thái không hoạt động. Bàn tay trái đặt trong túi quần hoặc gắn với đai quần, cánh tay trái sẽ được giữ yên trong mỗi phát bắn. Điều này sẽ tạo ra một khối thống nhất hơn từ các bộ phận cánh tay – vai – cơ thể và sẽ tăng độ cân bằng của cơ thể [89]. Cầm súng: Vận động viên sửa lại phần báng gỗ cho phù hợp với kích thước bàn tay, nhằm giúp bàn tay chịu lực đều khi tiếp xúc với báng gỗ của súng, không cầm súng quá chặt hoặc quá lỏng, ngón trỏ linh hoạt, cổ tay thẳng, giữ cho đầu ngắm thẳng. Cách cầm súng theo thứ tự các bộ phận trên bàn tay: đầu tiên là gan bàn tay, sau đó tới gò kim tinh (phần phía dưới của ngón tay cái) và gò thái âm (đối diện với gò kim tinh), rồi đến ngón giữa, ngón áp út và ngón út. Vị trí cầm súng phải duy trì thống nhất không đổi, dùng lực đều đặn [39]. Tư thế của bàn tay phải đóng vai trò quan trọng khi cầm súng. Có 03 điểm quan trọng trên bàn tay và trên báng súng mà xạ thủ phải xem xét [89]. • Khoảng cách giữa ngón cái và ngón bóp cò– sau nòng và dưới thước ngắm. Hình 1.7: Khoảng cách giữa ngón cái và ngón bóp cò [89] Phần dưới của bàn tay, kế với cổ tay – phần trên của báng súng. Hình 1.8: Phần dưới của bàn tay, kế với cổ tay – phần trên của báng súng [89] Phần dưới của khớp giữa của ngón giữa trên đó đặt phần dưới bộ phận cò của báng súng. Khi 03 điểm này của bàn tay được đặt đúng chỗ trên những nơi đã chỉ định của báng súng, chúng sẽ hình thành một tam giác. Hình 1.9: 3 điểm cầm súng tạo thành 1 tam giác [89] Điểm để cầm súng tốt nhất là tại COG (ảnh trái – đốm màu đỏ), nhưng dĩ nhiên là không thể. Do đó, chúng ta cố gắng tiến càng gần điểm này càng tốt bằng cách hỗ trợ nó tại điểm 2 (đốm màu xanh), là tâm điểm của vùng cầm tam giác. Kỹ thuật cầm súng này giúp áp dụng quy luật đòn bẩy. Cách này sẽ tạo điều kiện cho xạ thủ vận dụng ít sức mạnh cơ bắp nhất, tiết kiệm tối đa năng lượng và giảm thiểu biên độ dao động của súng [89]. Hình 1.10: Cách cầm súng[89] Khi tạo áp lực lên báng súng, điều quan trọng là không tạo lực hai bên. Tất cả áp lực phải song song với nòng súng và theo trục 90° của nòng súng. Ba ngón tay, ngón út, ngón đeo nhẫn và ngón giữa, nhóm lại cầm quanh báng súng với lực vừa phải và không đổi, đồng thời dùng các đốt ngón tay tạo áp lực lên báng súng. Bất kỳ lực nào khác cũng sẽ dẫn đến độ lệch sang hai bên so với trục của nòng súng [89]. Hình 1.11:Điểm tiếp xúc của các ngón tay khi cầm súng[89] Ngón tay quan trọng nhất của bàn tay, ngón bóp cò, phải không tiếp xúc với báng súng. Như vậy VĐV mới có điều kiện tối ưu để vận dụng ngón tay này và bóp cò súng đúng cách.Trong trường hợp ngón bóp cò tiếp xúc với báng súng, bất kỳ nỗ lực bóp cò nào cũng sẽ khiến súng dịch chuyển khỏi điểm ngắm, từ đó giảm độ chính xác [89]. Hình 1.12: Các đầu ngón tay khi tiếp xúc với báng súng [89] Cuối cùng, các đầu ngón tay cái – út – giữa – đeo nhẫn có thể tiếp xúc với báng súng nhưng không tạo ra áp lực đáng kể [89]. Đây là hình ảnh minh họa các điểm của áp lực và các điểm dịch chuyển của áp lực mà xạ thủ được phép áp dụng trong kỹ thuật cầm súng [89]. Hình 1.13: Các điểm của áp lực trong kỹ thuật cầm súng[89] Ngắm bắn: Ngắm bắn ở đây không có nghĩa là một điểm ngắm mà là một khu vực ngắm (vùng ngắm). Khu vực ngắm thường nằm giữa vòng 2 và vòng 4. Duy trì súng thẳng, đầu ngắm thẳng, duy trì tư thế, trọng tâm và dùng lực, tránh để súng bị lắc lư [39]. Kết thúc: Giương súng về phía bia, điều chỉnh lực và cân bằng đầu ngắm, đưa phần giữa của đốt đầu tiên của ngón trỏ khẽ chạm cò súng, mạnh dạn bóp cò trước khi súng trở về trạng thái thăng bằng, tức là bóp cò giai đoạn chuẩn bị trước rồi ổn định súng sau, rồi vừa ổn định súng vừa bóp cò giai đoạn kết thúc. Ngón trỏ dùng lực độc lập, thẳng và đều. Giữ tinh thần bình tĩnh. Sau khi súng nổ xong vẫn cố gắng duy trì tư thế, tránh việc chưa bóp cò kết thúc xong đã vội thả lỏng và phân tán lực. Thời gian ngắm và bóp cò kết thúc cách nhau một khoảng, nhưng không nên biến đổi quá nhiều. Nên bóp cò kết thúc ngay thời kỳ ổn định đầu tiên, đặc biệt là đối với các xạ thủ có trình độ chưa cao. Lưu ý hình thành thói quen bóp cò kết thúc một cách quyết đoán[39]. Theo tài liệu Giáo trình bồi dưỡng cho Huấn luyện viên của Trung Quốc môn Bắn súng. Có thể phác hoạ sơ bộ mô hình kết cấu năng lực thi đấu của VĐV bắn súng ưu tú qua bảng 1.3 như sau: Bảng 1.3: Mô hình kết cấu năng lực thi đấu của VĐV bắn súng ưu tú [98] Phân loại Đặc trưng cơ bản Nội dung Chỉ tiêu Giá trị mô hình Nam Nữ Hình thái Bàn tay và chi trên tương đối dài Độ dài Dài bàn tay(cm) 18.2±1.0 17.5±0.8 Thân hình cân đối Độ cân xứng Dài tay/chiều cao x 100 Chỉ số Quetelet (g/cm) 42.1±1.3 385.4±39.9 42.0±1.7 350.6±40.6 Chức năng Dung tích sống lớn hơn người bình thường Hệ hô hấp Dung tích sống/cân nặng ml/kg 55.6±9.9 46.2±10.0 Tố chất Sức mạnh và sức bền của chi trên tốt Sức mạnh Sức bền Nằm sấp chống đẩy (lần) Chạy 1000m(giây) 43±3 299±24 25±3 235±25 Tâm lí Cảm giác thời gian chính xác Nhận thức Sai lệch trong cảm giác về thời gian (giây) 0.20±0.03 0.20±0.06 Cảm giác bản thể và cảm giác dùng lực cơ bắp chính xác Cảm giác về phương hướng (không gian) trong vận động (độ). 1.6±1.4 2.0±1.6 Tính ổn định của động tác rất cao Cảm giác dùng lực. 0.11±0.12 0.14±0.12 Tính độc lập trong đấu trường(trong thi đấu) cao - Tính ổn định động tác tay - Tính độc lập- tính dựa dẫm trong đấu trường(độ) 6.8±0.8 2.0±1.1 7.0±0.8 2.0±1.1 Trí lực ở mức trung bình trở lên Chỉ số IQ (trắc nghiệm trí tuệ Raven) tính điểm Từ 50 điểmtrở lên Từ 50 điểmtrở lên Tính tự tin cao, ít lo nghĩ, đặc trưng của tính cách mạnh, có tính mạo hiểm cao, Cá tính - Tự tin - Cá tính - Cấp độ 3 trở lên - Cấp độ 3 trở lên - Cấp độ 3 trở lên - Cấp độ 3 trở lên Ít lo âu phiền muộn, không có tính hoài nghi, Tinh thần Tính chất đặc trưng (sự lo lắng- lo nghĩ) 38.1±7.7 37.2±8.9 Ý chí kiên cường, quả cảm, khả năng tự chủ cao Ý chí Mức độ (trình độ) nỗ lực ý chí Cấp độ 3 trở lên Cấp độ 3 trở lên Sự nhịp nhàng/ kỹ thuật Linh hoạt, nhịp nhàng Tính nhịp nhàng Thời gian phản ứng (tổng hợp ) , tính bằng giây 18.2±5.9 20.6±6.2 Quá trình: vận hành súng- giữ súng ổn định-ngắm chính xác và động tác siết cò phải nhịp nhàng ăn khớp, sau khi bóp cò phải giữ ổn định được tư thế . Chất lượng kỹ thuật Đánh giá của huấn luyện viên Cấp độ 4 trở lên Cấp độ 4 trở lên Hiệu quả huấn luyện -thi đấu tốt Hiệu quả kỹ thuật Chiến thuật Năng lực ứng biến tốt, có thể vận dụng hợp lý, chính xác kỹ chiến thuật, nắm chắc tiết tấu của kỹ thuật bắn, phân bố và phối hợp thời gian chính xác, luôn giữ được niềm tin, vận dụng hiệu quả chiến thuật - Kiến thức vềchiến thuật - Chất lượng chiến thuật - Hiệu quả chiến thuật - Đánh giá của huấn luyện viên Cấp độ 4 trở lên Cấp độ 4 trở lên Kiến thức Trình độ tốt nghiệp THPT trở lên, nên có kiến thức cơ bản về tâm lí vận động, nguyên lý và phương pháp huấn luyện bắn súng - Trình độ văn hóa - Kiến thức chuyên môn - Học lực - Kiểm tra kiến thức (bằng bài viết ) THPT trở lên Cấp độ 3 trở lên THPT trở lên Cấp độ 3 trở lên 1.6. Công trình nghiên cứu có liên quan 1.6.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới Effects of Personality Profiles and Profiles of IQ on Elite Athletes’ Volleyball’s Performance được nhóm tác giả Kambiz Kamkary, Payman Akbari, Shohreh Shokrzadeh nghiên cứu vào năm 2012 [58]. Nghiên cứu này phân tích ảnh hưởng của tính cách và chỉ số IQ đến hiệu suất thi đấu của các vận động viên bóng chuyền. Kết quả mô hình hồi quy biến cho thấy có sự liên quan tích cực giữa trí thông minh hiệu suất, đặc biệt là trí thông minh phi ngôn ngữ. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng cho thấy, không có mối liên hệ đáng kể giữa tính cách và hiệu suất thi đấu của VĐV. Năm 2009, tập thể tác giả Aberg MA, Pedersen NL, Toren K., Svartengren M., Backstrand B., Johnsson T., Cooper-Kupsphn CM, Aberg ND, Nilsson M., Kuhn HG đã công bố kết quả của nghiên cứu: Cardiovascular fitness is associated with cognition in young adulthood [44]. Đây là một nghiên cứu lớn, được tiến hành tại Học viện Sahlgrenska và Bệnh viện Đại học Sahlgrenska ở Gothenburg, Thụy Điển. Kết quả cho thấy những người trẻ tuổi thường xuyên luyện tập thể dục thể thao sẽ có IQ cao hơn và có nhiều khả năng sẽ vào học đại học lớn hơn, cơ hội tìm được công việc tốt hơn những người ít tham gia hoạt động này. Kết quả nghiên cứu trên các VĐV từ 14 đến 42 tuổi cho thấycó mối liên quan giữa trạng thái lo âu và hiệu suất thi đấu của VĐV. Cụ thể, các VĐV lo âu thấp hơn thì sẽ có hiệu suất thi đấu tốt hơn. Đây là kết quả của nghiên cứu Validation of the Competitive State Anxiety Inventory 2 (CSAI-2 re) through a web application; được nhóm tác giả Arruza Gabilondo, J.A.; González Rodríguez, O.; Palacios Moreno, M.; Arribas Galarraga, S. y Cecchini Estrada, J.A. công bố vào năm 2010[45]. Theo nghiên cứu của Walling và Duda năm 1995: “Goals And Their Associations With Beliefs About Success in the Perceptions of the Purpose of Physical Education” [74];cho thấy VĐV có cái nhận thức cái tôi cao sẽ trở nên e ngại trong các cuộc thi khi họ cảm thấy rằng họ sẽ không thành công. Các VĐV này nghĩ rằng chiến thắng hoặc là vượt trội so với người khác là một ưu thế và họ muốn làm bất cứ điều gì để giành chiến thắng ngay cả khi có thể phải phá vỡ các nguyên tắc. Tìm hiểu về định hướng mục tiêu trong hoạt động thể thao, năm 2003, Biddle, S.J.H., Wang, C.K.J., Kavussanu, M., & Spray, C.M. thực hiện nghiên cứuCorrelates of achievement goal orientations in physical activity: A systematic review of research, thu được 10 kết luận cụ thể sau [47]: 1) Định hướng mục tiêu có mối quan hệ với niềm tin rằng nỗ lực sẽ tạo ra thành công; 2) Lòng tự trọng, nhận thức cái tôi liên quan đến niềm tin khẳng định vị thế xã hội; 3) Định hướng nhiệm vụ được liên kết với các kỹ năng ứng biến; 4)Định hướng nhiệm vụ và nhận thức cái tôi đều có mối liên hệ với nhận thức về năng lực; 5)Định hướng nhiệm vụ liên quan tích cựcđến động cơ phát triển kỹ năng. Còn nhận thức cái tôi lại liên quan đến việc cạnh tranh; 6) Định hướng công việc không có mối quan hệ với nhận thức cái tôi; 7) Ảnh hưởng tiêu cực từ bản thânnhưng có mối quan hệ với nhận thức cái tôi; 8) nhận thức cái tôi đóng một vai trò quan trọng trong đạo đức của các vận động viên; 9) Có sự tương đồng giữa những người trẻ tuổi, mục tiêu được coi là được xác nhận bởi những người quan trọng trong cuộc sống của họ; 10)Các hành vi gắn với định hướng nhiệm vụnhưng không liên quan đến nhận thức cái tôi. Theo nghiên cứu của Daniel Mon,María S. Zakynthinaki, Carlos A. Cordente, Antonio J. Monroy Antón, Bárbara Rodríguez Rodríguez,and David López Jiménez“Finger Flexor Force Influences Performance in Senior Male Air Pistol Olympic Shooting” [49].Nghiên cứu đã nghiên cứu trên 46 VĐV cấp cao Tây Ban Nha tham gia giải bắn súng ngắn hơi nam Tây Ban Nha vào tháng 12 năm 2012. Nghiên cứu đã phép hồi quy tuyến tính được tính toán để kiểm tra các mối quan hệgiữa hiệu suất và các biến số khác như tuổi, cân nặng,chiều cao,BMI,thành tích 60 phát bắn, kinh nghiệm trong nhiều năm và giờ đào tạo mỗi tuần cũng được phân tích. Mối tương quan đáng kể đã được tìm thấy giữa hiệu suất lúc cạnh tranh và trung bình và đỉnh điểm lực uốn cong của ngón tay. Đối với phần còn lại của các biếnkhông có tương quan đáng kể đã được tìm thấy 1.6.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan tại Việt Nam Công trình nghiên cứu về Đặc điểm tâm lý vận động viên TEAWONDO tại Thành phố Hồ Chí Minhcủa tác giả Lê Nguyệt Nga vào năm 2009 [15], đã thu nhận được các kết quả to lớn như: 1) Đã lựa chọn và phân loại các bài test tâm lý để đánh giá đặc điểm tâm lý VĐV Teakwondo TP HCM gồm: Trạng thái tâm lý (5 bài), khí chất (4 bài), năng lực trí tuệ (10 bài), chức năng vận động (5 bài), nỗ lực ý chí, cảm xúc ý chí (5 bài), ngoài ra đề tài còn kiểm tra tự đánh giá bản thân và điện não đồ; 2) Kiểm tra độ tin cậy của 9 test năng lực trí tuệ, 2 bài test nỗ lực ý chí; 3) Xây dựng bảng phân loại 9 bài test đánh giá năng lực trí tuệ, 5 bài test chức năng tâm lý vận động, 2 bài test đánh giá sự nỗ lực ý chí; 4) Phân tích đặc điểm tâm lý của VĐV đẳng cấp cao tại TP HCM; 5) Tổng hợp kết quả nghiên cứu 9 bài test đánh giá năng lực trí tuệ, 5 bài test đánh giá chức năng phối hợp vận động và phân tích cụ thể với từng tuyến trọng điểm. Đây là đề tài tâm lý nghiên cứu tương đối toàn diện về các mặt cấu thành đặc điểm tâm lý của VĐV Taekwondo TP HCM. Năm 2016, tác giả Trần Đức Phấn [20]với nghiên cứu “Lựa chọn giải pháp huấn luyện tâm lý cho VĐV cấp cao môn bắn súng”. Kết quả của đề tài có ý nghĩa to lớn đối với môn bắn súng tại Việt Nam. Trong đó, nghiên cứu đã xác định được 6 yêu cầu để lựa chọn các giải pháp huấn luyện tâm lý cho VĐV bắn súng, trên cơ sở đó tiến hành lựa chọn được 7 giải pháp huấn luyện điều chỉnh tâm lý cho VĐV cấp cao môn bắn súng gồm: Giải pháp thời gian tập luyện kỹ, chiến thuật; Giải pháp tăng cường thi đấu và xem thi đấu; Giải pháp giáo dục tư tưởng chính trị và nhân cách; Giải pháp tăng cường huấn luyện kĩ năng tự điều chỉnh tâm lý; Giải pháp xoa bóp; Giải pháp dùng thủ pháp tâm lý; Giải pháp khởi động. Cũng trong năm 2016, tác giả tiến hành nghiên cứu Thực trạng ứng dụng Khoa học công nghệ trong công tác huấn luyện và đào tạo VĐV cấp cao môn bắn súng [19]. Kết quả thấy rằng hiện nay, việc huấn luyện dựa trên kinh nghiệm cá nhân huấn luyện viên là chủ yếu. Nghiên cứu xây dựng mô hình vận động viên bóng chuyền nam cấp cao Việt Nam (Huỳnh Thúc Phong năm 2016) [22]: lựa chọn được các test kiểm tra đánh giá được thực trạng mô hình VĐV bóng chuyền nam cấp cao Việt Nam bao gồm: 11 test hình thái, 14 test thể lực, 2 test chức năng, 4 test tâm lý. Kết luận chương:Thông qua các nội dung trình bày trên, đề tài rút ra được những cơ sở lý luận và khoa học tiến hành nghiên cứu sau: Từkhi thể thao Việt Nam lần đầu tiên hội nhập trở lại đấu trường khu vực tại SEA Games 15 – Malaysia năm 1989, cũng từ đó VĐV bắn súng nước ta đã liên tiếp lập kỷ lục và giành nhiều huy chương tại các kỳ SEA Games, Asiad và đặc biệt lần đầu tiên VĐV Hoàng Xuân Vinh của Việt Nam giành được HCV Olympic năm 2016. Bắn súng là môn thể thao được ngành TDTT xác định là môn thể thao trọng tâm được đầu tư và phát triển ở nước ta trong nhiều năm qua cũng như hiện nay và trong tương lai. Bắn súng Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong công tác đào tạo, nâng cao chuyên môn qua việc xây dựng và phát triển lực lượng VĐV trong nước. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa xây dựng các tiêu chuẩn để xác định mô hình VĐV bắn súng cấp cao Việt Nam một cách khoa học và có hệ thống. Hiện nay có khá nhiều khái niệm về mô hình, của nhiều tác giả khác nhau trên thế giới và trong nước. Từ các công trình nghiên cứu của các tác giả trên ta thấy mô hình VĐV cấp cao bao gồm nhiều yếu tố cấu thành: hình thái, thành phần cơ thể, chức năng, tâm lý, kỹ thuật, thể lực, chiến thuật, mỗi mặt như một năng lực mang tính nhân tố cấu thành. Hiện nay bắn súng Việt Nam đã có HCV Olympic, nhưng chưa có một nghiên cứu nào dựa trên hình mẫu này để xác định mô hình VĐV cấp cao môn bắn súng giúp cho công tác đào tạo, tuyển chọn và huấn luyện các lớp VĐV kế cận một cách hiệu quả hướng tới mục tiêu cao hơn trong huấn luyện và thi đấu. Trên quan điểm và các luận chứng khoa học của các chuyên gia, nhà khoa học luận án cho rằng mô hình nam VĐV bắn súng cấp cao Việt Nam bao gồm: hình thái, thành phần cơ thể, chức năng, tâm lý, kỹ thuật, thể lực. Quan điểm này sẽ được trình bày trong các chương tiếp theo của luận án. CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Mô hình nam vận động viên bắn súng cấp cao Việt Nam nội dung 10m súng ngắn hơi”. Khách thể nghiên cứu: VĐV bắn súng cấp cao Việt Namvà các chuyên gia là các: HLV bắn súng (đội tuyển bắn súng Quốc gia Việt Nam, tỉnh, thành, ngành), giảng viên đang giảng dạy bắn súng, các nhà khoa học đang tham gia công tác tại các đơn vị, trường đại học - Họ và tên: Hoàng Xuân Vinh - Giới tính: Nam - Năm sinh: 1974 - Chiều cao: 175.7cm - Cân nặng: 82.5 kg Thành tích Năm 1999: 25 tuổi tham gia bắn súng chuyên nghiệp. Năm 2000: 26 tuổi có tấm HCV và phá kỷ lục quốc gia, sau đó được gọi lên đội tuyển Bắn súng quốc gia. Năm 2001: 27 tuổi giành HCV SEA games đầu tiên. Năm 2006: 32 tuổi tham gia ASIAD và giành HCĐ đồng đội. Năm 2012: 38 tuổi giành HCV Châu Á và giành vé chính thức tham dự Olympic London 2012. Năm 2014: 40 tuổi giành HCV Cúp thế giới và phá kỉ lục thế giới nội dung 10m súng ngắn hơi. Năm 2016: 42 tuổi giành HCV Olympic Rio, trở thành VĐV Việt Nam đầu tiên trong lịch sử giành HCV ở một Thế vận hội mùa hè. Năm 2017: 43 tuổi giành HCB Cúp thế giới Bảng 2.1: Thành tích của Hoàng Xuân Vinh từ năm 2012 – đến nay[18] Năm HCV HCB HCĐ Kỷ lục Tên giải 2012 587 Tay súng xuất sắc Quốc Gia 583 Vô địch Quốc Gia 581 Vô địch Đông Nam Á 583 Vô địch súng ngắn hơi Đông Nam Á 2013 583 Vô địch Quốc Gia 586 Đại hội Thể thao Đông Nam Á 583 Cúp Thế Giới 2014 582 Cúp Quốc Gia 587 Đại hội Thể thao Toàn Quốc 573 Đại hội Thể thao Đông Nam Á 582 Cúp Thế Giới 207,0 Đại hội Thể thao Toàn Quốc 2015 580 Cúp Quốc Gia 587 Tay súng xuất sắc Quốc Gia 582 Đại Hội thể thao Đông Nam Á 2016 580 Cúp Thế Giới 585 Cúp Thế Giới 581 202,5 Olympic - Brazin Olympic - Brazin 2017 236,6 Cúp Thế Giới 2017 234,1 Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2.2.Phương pháp nghiên cứu. Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu luận án sử dụng các phương pháp sau: 2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu có liên quan Đây là một phương pháp được sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu mang tính lý luận, sư phạm. Phương pháp này giúp cho việc hệ thống hóa các kiến thức có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, xác định các yếu tố chính cấu thành mô hình VĐV Bắn súng cấp cao Việt Nam. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp nghiên cứu này để hỗ trợ thêm cho phương pháp phỏng vấn chuyên gia nhằm thu thập các thông tin, số liệu để lựa chọn được các chỉ tiêu, các test xác định được mô hình nam vận động viên bắn súng cấp cao Việt Nam. Nguồn tài liệu chính được thu thập từ thư viện Trường Đại học TDTT TPHCM, Viện khoa học TDTT, Liên đoàn Bắn súng Thế giới, Liên đoàn Bắn súng Việt Nam, các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước và nước ngoài đã được dịch sang tiếng Việt, các tài liệu bằng tiếng Anh, tiếng Trung cũng như các tài liệu mang tính lý luận, cơ sở khoa học phục vụ cho mục đích nghiên cứu của luận án. 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn Sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng phiếu, tham khảo ý kiến các chuyên gia là huấn luyện viên (HLV), giáo viên đang trực tiếp làm công tác giảng dạy môn Bắn súng trong Trường Đại học TDTT TP. HCM và HLV của đội tuyển Bắn súng Quốc gia Việt Nam, TP.HCM, Hà Nội, Quân đội, Hải Dương bằng hình thức phỏng vấn gián tiếp bằng phiếu hỏi. 2.2.3. Phương pháp kiểm tra y sinh học gồm 2 phần: 1. Một số chỉ số nhân trắc thường dùng trong nghiên cứu khoa học. 2. Một số chỉ số chức năng 2.2.3.1 Phương pháp đo nhân trắc Xác định cấu trúc hình thể Somatotype của Heath & Carter. a. Chiều cao đứng (cm): Là chiều cao từ mặt sàn đến điểm đỉnh đầu (Vertex) của người được đo và là một trong những chỉ số đặc trưng về hình thái. Dụng cụ đo: Thước đo nhân trắc kiểu Martin, có độ dài 2 mét, được chia chính xác đến milimét, nước sản xuất: Nhật Bản. Phương pháp đo: Người được đo ở tư thế đứng nghiêm, đuôi mắt và ống tai ngoài tạo thành một đường thẳng nằm ngang. Có ba điểm chạm phía sau là gót, mông và xương chẩm vào mặt phẳng thước. Người kiểm tra đứng bên phải người được đo. Khi đọc số đo, hai mắt nhìn ngang ở vị trí đỉnh đầu. b. Cân nặng (kg): Là chỉ số được dùng để đánh giá sự phát triển thể lực và tình trạng sức khoẻ của người tập, chỉ số này biến đổi và chịu tác động của các yếu tố khác nhau. Dụng cụ đo: Cân điện tử Ohans, model DS 44L, khoảng cân từ 0.1 đến 200kg, nước sản xuất: Nhật Bản. Phương pháp đo: Cân được đặt lên mặt sàn bằng phẳng. Người được đo ngồi lên ghế, đặt hai chân lên mặt bàn cân và từ từ đứng dậy. Cân xong, người được đo ngồi xuống ghế và đưa hai chân sang hai bên và bước ra ngoài, đọc kết quả đo chính xác đến hàng 100g. Đo nếp mỡ dưới da: - Dụng cụ yêu cầu: Compa đo nếp gấp da (Skinfold calliper), người trợ giúp. - Cách thực hiện: + Đảm bảo rằng các dụng cụ đo nếp gấp được đặt ở bên phải của thân người và các dụng cụ có đơn ...: bảng câu hỏi phân thành 4 phương diện + Điểm số cho những suy nghĩ đến thất bại của bản thân: biểu hiện ở câu 3, 7, 11 và 15(điểm số được tính bằng tổng cộng điểm số của từng câu). Điểm số càng cao, bản thân suy nghĩ về sự thất bại càng lớn. + Điểm số cho sự tự tin: biểu hiện ở câu 1,5,9 và 13(điểm số được tính bằng tổng cộng điểm số của từng câu). Điểm số càng cao, sự tự tin càng mạnh mẽ. + Điểm số cho những suy nghĩ và những mong đợi của xã hội: biểu hiện ở câu 4,8,12,16.Điểm số càng cao, cho những suy nghĩ và những mong đợi của xã hội càng mạnh mẽ. + Điểm số cho ngững suy nghĩ về bản thân:biểu hiện ở câu 2,6,10,14. Điểm số càng cao suy nghĩ về bản thân càng mạnh mẽ. BẢNG CÂU HỎI PES-T- 16×4 Họ và tên: Ngày sinh: Tuyến:Chuyênsâu: TT Nội dung Câu trả lời Không bao giờ (1đ) Tình cờ (ngẫu nhiên) (2đ) Đôi khi (3đ) Thường xuyên (luôn luôn) (4đ) 1 Tôi cảm nhận thấy tự tin đối với trận đấu sắp tới(thi đấu) 2 Tôi cảm thấy kiệt sức, vô lực 3 Tôi lo lắng sẽ thất bại 4 Tôi lo lắng bạn bè của tôi sẽ nói như thế nào? Sẽ làm thế nào ? 5 Tôi có đủ tự tin đối diện với thử thách trong thi đấu 6 Tôi cảm thấy tinh thần(trong lòng) bất an. 7 Tôi lo lắng đối thủ sẽ mạnh hơn tôi 8 Tôi lo lắng xã hội, bạn bè thất vọng vì tôi. 9 Tôi rất tự tin, vì trong tâm trí tôi luôn nghĩ rằng mình sẽ đạt được mục tiêu. 10 Tôi cảm thấy nôn nóng 11 Tôi lo lắng không phát huy tốt năng lực của bản thân. 12 Tôi lo lắng sẽ làm đồng đội thất vọng. 13 Tôi tràn đầy tự tin về bản thân. 14 Tôi cảm thấy toàn thân yếu ớt (cơ bắp thả lỏng) 15 Tôi lo lắng sẽ không vượt qua đối thủ 16 Tôi lo lắng huấn luyện viên của tôi sẽ nói như thế nào? Sẽ làm thế nào ? PHỤ LỤC 11: TÌM HIỂU TÍNH CÁCH VÀ KHÍ CHẤT Cơ sở lý luận: Theo H.J.Eysenck, tính chất phản ứng của hành vi và mức độ ổn định và không ổn định của cảm xúc phản ánh tính chất của nhân cách (khí chất và tính cách). Do đó có thể xác định khí chất và tính cách dựa trênnhữngđặc điểm này. Ông đưa ra một mô hình vòng tròn để mô tả một số tính chất của nhân cách. Từ đó ông đưa ra phương pháp chẩn đoán khí chất và tính cách dưới đây: Cách cho điểm A/ Cho mỗi câu một điểm nếu những câu sau đây trả lời là “có” (+): 1, 3, 8, 10, 13, 17, 22, 25, 27, 39, 44, 46, 49, 53, 56. Cho mỗi câu một điểm nếu những câu sau đây trả lời là “không” (-): 5, 15, 20, 29, 32, 34, 37, 41, 51. B/ Cho mỗi câu một điểm, nếu các câu hỏi sau đây trả lời là “có” (+); không cho điểm nếu trả lời là “không”: 2, 4, 7, 9, 11, 14, 16, 19, 21, 23, 26, 28, 31, 33, 35, 38, 40, 43, 45, 47, 50, 52, 55, 57. C/ Cho mỗi câu một điểm, nếu các câu sau đây trả lời là “có” (+): 6, 24, 36. Cho mỗi câu một điểm nếu các câu sau đây trả lời là “không” (-): 12, 18, 30, 42, 48, 54. Cách đánh giá: Các điểm trong mục A nói lên mức độ hướng ngoại, hướng nội trong tính cách của người trả lời. Nếu tổng số điểm trong mục A lớn hơn 12 thì có nghĩa là người trả lời có tích cách hướng ngoại, còn nhỏ hơn 12 thì có nghĩa là họ có tính cách hướng nội 2. Để tìm hiểu khí chất ta làm như sau: Tính tổng số điểm ở mục C để xác định độ tin cậy của các câu trả lời Tính tổng số điểm của mục A để xác định vị trí của nó trên trục “hướng nội- hướng ngoại” ở hình (Trục này được chia thành 24 điểm từ trái sang phải). 2.1. Tính số điểm mục B rồi xác định vị trí của nó trên trục “ ổn định - không ổn định” ở hình trên (trục này được chia thành 24 điểm tính từ dưới lên trên). Tìm toạ độ của hai điểm trên xem nó rơi vào góc nào để xác định khí chất. Các điểm trong mục A nói lên mức độ hướng ngoại, hướng nội trong tính cách của người trả lời. Nếu tổng số điểm trong mục A lớn hơn 12 thì có nghĩa là người trả lời có tích cách hướng ngoại, còn nhỏ hơn 12 thì có nghĩa là họ có tính cách hướng nội. Trắc nghiệm khí chất. Bảng phiếu hỏi có 20 câu, mỗi câu có 4 phương án. Trong từng câu bạn hãy chọn một phương án phù hợp với bản thân mình nhất. Mục 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 KC Hăng a a d d b a a b a a a c b a a a b b b a L.hoạt b b c b a b b c b b b b a b b b c c c b Đ. tĩnh c c a c d c c d c c c a c c c c a d d c Ưu tư d d b a c d d a d d d d d d d d d a a d Điểm 3 2 1 1 1 2 1 1 2 1 1 1 1 1 1 3 1 1 2 3 (Tổng cộng là 30 điểm). Cách phân loại: - Nếu tổng điểm của một loại khí chất nào đó đạt trên 20 điểm thì thuộc về loại khí chất đó. - Nếu tổng điểm của một loại khí chất nào đó đạt từ 15 – 20 điểm đồng thời điểm của ba loại khí chất kia tương đương nhau thì được coi là kề cận với loại khí chất đó. - Nếu điểm của hai loại khí chất xấp xỉ nhau (chênh nhau không quá 3 điểm) cao hơn 2 loại kia từ 4 điểm trở lên thì được coi là hỗn hợp của 2 loại khí chất đó - Nếu có 3 loại khí chất có điểm tương đương nhau và cao hơn loại thứ 4 thì được coi là hỗn hợp của 3 loại khí chất đó. KHÍ CHẤT: Họ và tên: Tuổi Ngày tháng ghi trả lời: Nghề nghiệp: Ngày, tháng, năm sinh: Trả lời 1. Bạn thường cảm thấy có nhu cầu tìm đến một ấn tượng mới để gây một hưng phấn trong tình cảm? ( ) 2. Bạn thường cần những người bạn có thể hiểu mình, động viên an ủi mình: ( ) 3. Bạn là một con người vô tâm? ( ) 4. Bạn có tự thấy rằng: rất khó khăn khi trả lời “ không” (từ chối)? ( ) 5. Bạn có ngẵm nghĩ kỹ trước khi quyết định một chủ trương công việc? ( ) 6. Nếu bạn đã hứa làm một việc gì đó, bạn có luôn luôn giữa lời hứa của mình?( ) 7. Tâm trạng của bạn thường hay biến động lúc lên lúc xuống? ( ) 8. Bạn thường hành động và phát ngôn rất nhanh không cần phải suy nghĩ kỹ? ( ) 9. Bạn thường cảm thấy một cách không rõ nguyên nhân rằng mình là người không hạnh phúc? ( ) 10. Trong các cuộc tranh luận, bạn thường làm tất cả những điều gì mà bạn muốn? ( ) 11. Bạn thường cảm thấy rụt rè và ngượng ngùng khi bạn muốn nói chuyện với một người con gái (con trai) dễ thương không quen biết? ( ) 12. Đôi lúc bạn không thể tự kìm hãm được, nổi nóng? ( ) 13. Bạn thường hành động do ảnh hưởng của một cảm xúc bồng bột? ( ) 14. Bạn thường ân hận với những lời bạn đã nói, việc bạn đã làm mà lẽ ra không nên nói, không nên làm? ( ) 15. Bạn thường thích đọc sách hơn là gặp gỡ con người? ( ) 16. Bạn có dễ phật ý không? ( ) 17. Bạn thích thường có những buổi gặp mặt bạn bè thân thích? ( ) 18. Thỉnh thoảng bạn có những ý nghĩ mà bạn muốn dấu không cho người khác biết? ( ) 19. Có đúng là đôi khi bạn cảm thấy mình đầy nghị lực nhiệt tình làm mọi chuyện, nhưng cũng có lúc lại thấy hoàn toàn uể oải? ( ) 20. Bạn có thích, thà ít bạn đi mà thân hơn? ( ) 21. Bạn có hay mơ ước không? ( ) 22. Khi người ta nói nặng với bạn, thì bạn phản ứng lại ngay? ( ) 23. Bạn thường day dứt khi thấy mình phạm sai lầm? ( ) 24. Có phải tất cả những thói quen của bjan đều tốt và đúng đắn không? ( ) 25. Bạn có khả năng đưa hết tâm trí và vui đùa thoải mái trong những cuộc gặp bạn bè? ( ) 26. Bạn tự cho rằng bạn là con người nhạy cảm và dễ phản ứng? ( ) 27. Người ta cho rằng bạn là con người hoạt bát và vui vẻ? ( ) 28. Thường sau khi làm một công việc quan trọng gì đó, bạn có thường mặt cảm rằng đáng lý ra có thể làm tốt hơn thế? ( ) 29. Khi ở trong một tập thể đông người, bạn thường thiên về im lặng? ( ) 30. Bạn cũng có lúc tán chuyện tào lao? ( ) 31. Đã có lúc bạn không ngủ được vì những ý nghĩ khác nhau trong óc? ( ) 32. Nếu bạn muốn biết một điều gì đó, bạn thường thích tự đọc lấy trong sách hơn là đi hỏi người khác? ( ) 33. Có bao giờ bạn thấy hồi hộp không? ( ) 34. Bạn có thích những công việc đòi hỏi sự suy nghĩ thường xuyên? ( ) 35. Bạn cũng có lúc run lên vì xúc động? ( ) 36. Bạn luôn trả cước phí đầy đủ cho những hàng hoá vận chuyển dù không bị kiểm soát? ( ) 37. Bạn cảm thấy khó chịu trong một tập thể, ở đấy người ta thường châm chọc nhau? ( ) 38. Bạn có dễ nổi nóng không? ( ) 39. Bạn thích những công việc đòi hỏi hành động nhanh chóng? ( ) 40. Bạn cảm thấy hồi hộp đối với những sự việc bất lợi có khả năng xảy ra? ( ) 41. Bạn đi đứng chậm dãi và ung dung? ( ) 42. Bạn đã có lúc đến chỗ hẹn hay chỗ làm việc bị muộn? ( ) 43. Bạn thường thấy những cơn ác mộng? ( ) 44. Có đúng là bạn thích trao đổi trò chuyện đến nổi không bao giờ bỏ qua cơ hội nói chuyện cả với những người không quen biết? ( ) 45. Những cái đau nào đó có làm bạn lo lắng? ( ) 46. Bạn cảm thấy buồn khi lâu lâu không được sống chan hoà rộng rãi với mọi người? ( ) 47. Bạn có thể tự nhận mình là một con người cáu kỉnh? ( ) 48. Trong số những người quen của bạn, có những người bạn biết rõ là bạn không thích? ( ) 49. Bạn có thể nói rằng mình là con người rất tự tin? ( ) 50. Bạn dễ phật ý khi người khác chỉ cho bạn những sai lầm trong công tác hay trong cuộc sống? ( ) 51. Bạn cho rằng khó được hài lòng thực sự trong những buổi liên hoan thân mật? ( ) 52. Bạn cảm thấy khó chịu khi thấy thua kém bạn bè ở một điểm nào đó? ( ) 53. Bạn dễ dàng mang lại sự vui vẻ cho một cuộc hợp mặt khá tẻ nhạt? ( ) 54. Bạn đã có khi nào đó nói về những việc mình chưa nắm chắc? ( ) 55. Bạn có lo lắng về sức khoẻ không? ( ) 56. Bạn có thích đùa dỡn với người khác không? ( ) 57. Bạn có bị mất ngủ không? ( ) Những câu hỏi trên nếu có đánh dấu (+), nếu không đánh dấu (-) Phương pháp tiến hành: Yêu cầu : Người được trắc nghiệm làm tốt những yêu cầu dưới đây: Phản ánh thật trung thực tâm trạng của bản thân trong thời điểm này. Đánh dấu dương (+) nếu đồng ý và đánh dấu âm (-) nếu không đồng ý. Hãy trả lời (đánh dấu) càng nhanh càng tốt, những ý nghĩ xuất hiện trong đầu sau khi đọc và hiểu câu hỏi . Cách cho điểm A/ Cho mỗi câu một điểm nếu những câu sau đây trả lời là “có” (+): 1, 3, 8, 10, 13, 17, 22, 25, 27, 39, 44, 46, 49, 53, 56. Cho mỗi câu một điểm nếu những câu sau đây trả lời là “không” (-): 5, 15, 20, 29, 32, 34, 37, 41, 51. B/ Cho mỗi câu một điểm, nếu các câu hỏi sau đây trả lời là “có” (+); không cho điểm nếu trả lời là “không”: 2, 4, 7, 9, 11, 14, 16, 19, 21, 23, 26, 28, 31, 33, 35, 38, 40, 43, 45, 47, 50, 52, 55, 57. C/ Cho mỗi câu một điểm, nếu các câu sau đây trả lời là “có” (+): 6, 24, 36. Cho mỗi câu một điểm nếu các câu sau đây trả lời là “không” (-): 12, 18, 30, 42, 48, 54. Cách đánh giá: Các điểm trong mục A nói lên mức độ hướng ngoại, hướng nội trong tính cách của người trả lời. Nếu tổng số điểm trong mục A lớn hơn 12 thì có nghĩa là người trả lời có tích cách hướng ngoại, còn nhỏ hơn 12 thì có nghĩa là họ có tính cách hướng nội 2. Để tìm hiểu khí chất ta làm như sau: Tính tổng số điểm ở mục C để xác định độ tin cậy của các câu trả lời Tính tổng số điểm của mục A để xác định vị trí của nó trên trục “hướng nội- hướng ngoại” ở hình (Trục này được chia thành 24 điểm từ trái sang phải). 2.1. Tính số điểm mục B rồi xác định vị trí của nó trên trục “ ổn định - không ổn định” ở hình trên (trục này được chia thành 24 điểm tính từ dưới lên trên). Tìm toạ độ của hai điểm trên xem nó rơi vào góc nào để xác định khí chất. Các điểm trong mục A nói lên mức độ hướng ngoại, hướng nội trong tính cách của người trả lời. Nếu tổng số điểm trong mục A lớn hơn 12 thì có nghĩa là người trả lời có tích cách hướng ngoại, còn nhỏ hơn 12 thì có nghĩa là họ có tính cách hướng nội. TRẮC NGHIỆM KHÍ CHẤT: Họ và tên: Ngày sinh: Tuyến:Chuyênsâu: Hướng dẫn thực hiện trắc nghiệm: trong từng câu hỏi bạn hãy chọn một phương án phù hợp với bản thân nhất. Trong tập luyện: Nắm kỹ thuật động tác nhanh nhưng kém chính xác Nắm kỹ thuật động tác nhanh, tính chính xác tương đối cao nhưng hay thất thường. Nắm kỹ thuật động tác tương đối chậm nhưng khi nắm được thì tương đối bền vững. Nắm kỹ thuật động tác tương đối chậm và động tác nắm được cũng không ổn định. Trong học tập và sinh hoạt: Không cam chịu thua kém, thường muốn công khai tranh đua, đọ tài cao thấp với người khác. Tuy thua kém người về mặt này nhưng lại muốn vượt hơn người ở mặt khác để bổ xung cho sự yếu kém đó. Không cam chịu thất bại nhưng không nói ra, kiên trì dùng sự thực và hành động để làm cho người khác tin phục. Luôn cảm thấy mình kém người khác nên tự ty, mặc cảm. Trong việc tham gia các buổi tập và hoạt động tập thể hằng ngày khác: Tự nguyện, vui vẻ, đến đúng giờ. Thường đến trước 10-15 phút. Có lúc đến chậm, có lúc đến sớm, không có nề nếp nhất định, nhưng mức sai lệch về thời gian không nhiều. Hay đến chậm nhưng không phải do thói quen mà do tính toán thời gian sai. Trong rèn luyện thể lực: Thường hoàn thành bài tập thiếu sức mạnh (không đủ cường độ) chỉ ưa tập nhẹ nhàng và phân tán. Biết động não để hoàn thành bài tập nhưng tiết kiệm sức; quen với cách tập luân phiên giữa cường độ lớn và vừa. Cẩn thận tỷ mỉ chú ý phân phối sức, thích tập với cường độ vừa và ổn định. Chịu khổ được dám xung phong nhưng không chú ý lắm đến yêu cầu của động tác, thích tập với cường độ lớn và tập trung. Khi huấn luyện viên sắp xếp, thay đổi nội dung tập: Luôn cảm thấy đúng lúc, cảm thấy quyết định của huấn luyện viên hợp ý mình Luôn cảm thấy đến khi minh mệt HLV mới thay đổi, thường đã chờ đợi sự thay đổi từ lâu. Vào lúc mình đang tập tốt, giá để mình tập thêm một lát nữa thì tốt hơn Thay đổi sớm hơn hay muộn hơn đều được. Khi tập mệt và nâng cao lượng vận động: Lúc đầu tỏ ra e ngại nhưng sau cũng cố gắng thực hiện cẩn thận, thường làm sau người khác. Tích cực hoàn thành nhanh nhiệm vụ tập luyện, tuy đôi khi có thể “bớt khối lượng”. Làm đúng như yêu cầu (không thêm không bớt); thường đứng xếp hàng để thực hiện bài tập ở giữa, không đi đầu nhưng cũng không đi cuối. Có lúc tuy thấy mình khó khăn trong khi thực hiện nhiêm vụ nhưng không nói ra chỉ tự trách bản thân tập luyện không đạt yêu cầu. Trước khi tham gia thi đấu lớn: Dễ bị kích động, ngủ không tốt mấy đêm trước đó, khó điều chỉnh cảm xúc của bản thân. Dễ hưng phấn, khi khởi động cơ thể nhanh chóng chuyển sẵn sàng hoạt động; tự tin sẽ giành được thắng lợi. Cảm xúc tương đối ổn định, suy nghĩ cẩn thận, tỷ mỉ nhưng khát vọng chiến thắng không cao. Luôn lo lắng sẽ gặp trắc trở, thất bại hoặc chấn thương trong thi đấu, không hưng phấn. Đối với dụng cụ, sân bãi, địa điểm tập luyện và thi đấu: quan tâm đến việc kiểm tra dụng cụ, sân bãi tập luyện xem có đủ tiêu chuẩn không; thường lo lắng về sự nảy sinh những trục trặc về vấn đề này. Không chú ý đến điều kiện dụng cụ sân bãi. Sau thất bại cũng không tìm nguyên nhân về mặt này. Thích ứng nhanh với điều kiện hoàn cảnh mới. Thích ứng chậm với điều kiện, hoàn cảnh mới. Trong những thời điểm quyết định của trận đấu: Thường hăng hái, quyết đoán, có khi liều lĩnh. Bình tĩnh, tìm cách phát hiện và khoét sâu nhược điểm của đối phương. Đánh đều đánh chắc mong sao phát huy được trình đô sẵn có của bản thân. Động tác cứng nhắc, không nhịp nhàng, sai sót nhiều. Khi dẫn điểm, dẫn đầu trong thi đấu: Có thể phát huy khả năng của bản thân, nhưng có lúc do nôn nóng nên không thành công. Cảm thấy có thể thở phào nhẹ nhõm. Luôn cần mẫn, kiên trì, không buông lỏng. Luôn hoài nghi về ý đồ; sự giả tạo của đối phương; bản thân thấy lúng túng khó đối phó. Khi bị thua trong thi đấu: Thường cho rằng đối phương may hơn mình. Nếu lần sau gặp lại nếu mình gặp may mình có thể thắng lại. Cho rằng đối phương không phải là không thể bị đánh bại, thậm chí nhiều chỗ không bằng ta. Chịu khó tổng kết, rút kinh nghiệm để lần gặp sau sẽ chiến thắng lại đối phương. Thường cảm thấy mình thua kém đối phương. Khi tập luyện và thi đấu: Không quan tâm đến lượng người xem nhưng có đông người xem thì vẫn tốt hơn. Trước người xem đông thường dễ hưng phấn và thích biểu diễn, được thể hiện khả năng của bản thân một chút. Trước người xem đông cũng dễ bị kích động, dễ nổi xung trước những sự việc mà hằng ngày vốn được coi là bình thường. Trước người xem đông thường cảm thấy chân tay vụng về, lúng túng. Sau thi đấu: Có thể nhanh chóng kết bạn với đối thủ. Dễ gây sự hoặc coi thường đối phương. Chỉ cần đối phương chủ động tiếp xúc cũng có thể sẵn sàng kết bạn. Khó trao đổi, giao lưu với đối phương chưa quen biết. Khi trao đổi thảo luận với bạn bè: Thường tranh cãi đến đỏ mặt. Luôn phát hiện thấy những chứng cớ có lợi cho bản thân. Rất ít tranh luận với người khác, thích tự suy xét cân nhắc những quan điểm khác nhau. Không thích tranh luận, thường né tránh tranh luận với người khác. Lúc nghỉ ngơi: Luôn nói những câu pha trò vui làm cho những người khác cười. Thường được người pha trò và cười rất thoải mái nhưng bản thân lại không làm đuợc điều này. Rất thích nghe người khác nói chuyện nhưng bản thân không thích nói hoặc không nói được. Cảm nhận được cái vui của các câu chuyện pha trò nhưng cười có mức độ. Đối với sự phê bình của huấn luyện và sự chê trách của những người khác: Thuờng phản ứng lại ngay nhưng không để bụng lâu. Tìm lý do để né tránh. Chỉ cần bản thân không quá sai thì không bận tâm. Buồn, suy nghĩ nhiều về chuyện đó. Khi học một động tác nào đó không thuận lợi: Thích tự suy nghĩ, tìm cách tập lại cho tốt hơn. Chỉ nghĩ là mình tập chưa đủ cần phải tập nhiều hơn nữa thì sẽ hoàn thiện được động tác. Quan sát, bắt chước cách làm của người khác Luôn mong được sự chỉ bảo hướng dẫn của huấn luyện viên hoặc của người khác, nếu không thi không an tâm tập luyện. Khi phân tích kỹ thuật động tác của người khác: Thường chỉ ra được điều rất chi tiết mà nhiều người khác không thấy được. Thường nhanh chóng phát hiện được những măt cơ bản của vấn đề. Có thể nói ngay trong một lần nhiều khía cạnh của vấn đề. Quen phân tích sự đánh giá của người khác; ít khi nêu ý kiến của mình truớc những người khác. Khi thi đấu và xử lý các vấn đề khác: Hay do dự bỏ lỡ thời cơ rồi sau đó lại hối tiếc. Quyết định nhanh chóng có thể không quan tâm đến cách thức thực hiện. Quyết định nhanh chóng kết hợp lựa chọn cách thức thực hiện thích hợp. Tuy biết quyết định của mình chậm nhưng không muốn đẩy nhanh tốc độ. Trong ấn tượng của huấn luyện viên và các đồng đội: Tôi là người dễ tính rộng mở. Tôi là một người nhiệt tình, hoạt bát. Tôi là người can đảm, bình tĩnh. Tôi là người cẩn trọng tỷ mỉ. Trắc nghiệm khí chất. Bảng phiếu hỏi có 20 câu, mỗi câu có 4 phương án. Trong từng câu bạn hãy chọn một phương án phù hợp với bản thân mình nhất. Mục 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 KC Hăng a a d d b a a b a a a c b a a a b b b a L.hoạt b b c b a b b c b b b b a b b b c c c b Đ. tĩnh c c a c d c c d c c c a c c c c a d d c Ưu tư d d b a c d d a d d d d d d d d d a a d Điểm 3 2 1 1 1 2 1 1 2 1 1 1 1 1 1 3 1 1 2 3 (Tổng cộng là 30 điểm). Cách phân loại: - Nếu tổng điểm của một loại khí chất nào đó đạt trên 20 điểm thì thuộc về loại khí chất đó. - Nếu tổng điểm của một loại khí chất nào đó đạt từ 15 – 20 điểm đồng thời điểm của ba loại khí chất kia tương đương nhau thì được coi là kề cận với loại khí chất đó. - Nếu điểm của hai loại khí chất xấp xỉ nhau (chênh nhau không quá 3 điểm) cao hơn 2 loại kia từ 4 điểm trở lên thì được coi là hỗn hợp của 2 loại khí chất đó - Nếu có 3 loại khí chất có điểm tương đương nhau và cao hơn loại thứ 4 thì được coi là hỗn hợp của 3 loại khí chất đó. PHỤ LỤC 12:Phân tích định hướng nhiệm vụ và nhận thức cái tôi (Task and ego orientation in sport questionaire - TEOSQ) [37 ] TEOSQ là bảng câu hỏi gồm 13 câu, trong đó có 7 câu hỏi về định hướng nhiệm vụ (task orientation) và 6 câu hỏi về định hướng nhận thức cái tôi (ego orientation). Người vận động viên được yêu cầu nghĩ về khoảng thời gian mà họ cảm thấy thành công nhất trong thể thao và trả lời các câu hỏi dựa theo ý nghĩ đó. Các câu trả lời dựa trên thang đo 5 điểm, với 1 = hoàn toàn không đồng ý và 5 = hoàn toàn đồng ý. Các câu hỏi Hãy nghĩ đến câu nói “Tôi cảm thấy thành công nhất trong thể thao khi...” rồi đọc các câu phát biểu dưới đây và cho biết mức độ hài lòng của bạn như thế nào, trong đó: 1 = Hoàn toàn không đồng ý 2 = Không đồng ý 3 = Bình thường 4 = Đồng ý 5 = Hoàn toàn đồng ý Thang đo Task and ego orientation in sport questionaire - TEOSQ (nhận thức nhiệm vụ thi đấu và nhận thức cái tôi) được sử dụng để kiểm tra nhận thức nhiệm vụ và cái tôi của một cá nhân trong lĩnh vực học thuật và thể dục thể thao (Duda, 1989). Thang đo TEOSQ có 13 biến trong 2 thành phần: Nhận thức nhiệm vụ thi đấu: câu 2, 5, 7, 8, 10, 12, 13. Nhận thức cái tôi: câu 1, 3, 4, 6, 9, 11. Các VĐV sẽ trả lời các câu hỏi này theo thang Likert 5 mức độ từ Rất không đồng ý cho đến Rất đồng ý. Kết quả là giá trị trung bình của tổng số biến trong mỗi thành phần. Sự phân chia thang đo TEOSQ đã được chứng minh bằng hệ số tin cậy nội tại với Alpha cho 2 thành phần Định hướng nhiệm vụ và Nhận thức cái tôi ở mức tốt (Cumming, Hall, (2004) & Gano - Overway, Guivernau, Magyar, Waldron, & Ewing, (2005)). Do đó có thể khẳng định TEOSQ đủ độ tin cậy và phù hợp khi sử dụng trong lĩnh vực thể dục thể thao BẢNG CÂU HỎI VÀ NHẬN THỨC NHIỆM VỤ THI ĐẤU VÀ NHẬN THỨC CÁI TÔI (TASK AND EGO ORIENTATION IN SPORT QUESTIONAIRE) Bảng câu hỏi định hướng nhiệm vụ thi đấu và nhận thức cái tôi (task and ego orientation in sport questionaire - TEOSQ). Hãy nghĩ đến câu nói “ Tôi cảm thấy thành công nhất trong thể thao khi.” rồi đọc các câu phát biểu dưới đây và cho biết mức độ hài lòng của bạn như thế nào. Không có câu trả lời dúng hay sai. Đừng mất quá nhiều thời gian vào từng nội dung, nhưng hãy chọn cau trả lời mô tả đúng nhất cảm giác của bạn ngay lúc này. TT NỘI DUNG “Tôi cảm thấy thành công nhất trong thể thao khi” Rất không đồng ý Không đồng ý Không rõ ràng Đồng ý Rất đồng ý 1 Tôi là người duy nhất có thể thực hiện kỹ thuật đó 2 Tôi học được kỹ thuật mới và nó tạo hứng thú cho tôi muốn luyện tập nhiều thêm 3 Tôi có thể chơi giỏi hơn bạn bè 4 Mọi người không thể chơi giỏi bằng tôi 5 Tôi học được một điều thú vị 6 Những người khác làm hỏng còn tôi thì không 7 Tôi cố gắng hết sưc mình để học được kỹ thuật mới 8 Tôi tập luyện chăm chỉ 9 Tôi ghi dược những bàn thắng /cú đánh/ điểm số.quan trọng 10 Tôi học được điều gì đó mà nó làm cho tôi muốn luyện tập nhiều hơn nữa 11 Tôi là người giỏi nhất 12 Tôi cảm thấy kỹ thuật tôi học được là đúng 13 Tôi làm tốt nhất khả năng của mình PHỤ LỤC 13: ĐÁNH GIÁ TRẠNG THÁI LO LẮNG TRONG THI ĐẤU (Sport Competition Anxiety - SCAT) VĐV đọc những câu hỏi dưới đây và đánh dấu vào các ô “ Hiếm khi”, “ Thỉnh thoảng”, “ Thường xuyên” về mức độ của bạn khi thi đấu thể thao VĐV đọc những câu hỏi dưới đây và đánh dấu vào các ô “ Hiếm khi”, “ Thỉnh thoảng”, “ Thường xuyên” về mức độ của bạn khi thi đấu thể thao Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên 1.Thi đấu thể thao với mọi người là sự giao lưu xã hội thú vị 2.Trước khi thi đấu, tôi cảm thấy không thoải mái (bức rức, khó chịu) 3.Trước khi thi đấu, tôi lo lắng là sẽ không thể hiện tôt 4. Tôi là người có tinh thần thể thao tốt khi thi đấu. 5. Khi thi đấu, tôi lo rằng sẽ phạm sai lầm. 6. Trước khi thi đấu, tôi cảm thấy bình tĩnh. 7. Đặt ra mục tiêu là điều quan trọng khi thi đấu 8.Trước khi thi đấu, tôi cảm thấy đầy bụng, buồn nôn. 9.Ngay trước khi bắt đầu thi đấu, tôi nhận thấy nhịp tim đạp nhanh hơn bình thường. 10. Tôi thích trận đấu nhiều sức lực thể chất. 11. Trước khi thi đấu, tôi cảm thấy thư giãn, thoải mái. 12. Trước khi thi đấu, tôi cảm thấy lo lắng. 13.Những môn thể thao mang tính chất đồng đội hứng thú hơn những môn thể thao cá nhân. 14.Tôi cảm thấy lo lắng và muốn bắt đầu thi đấu ngay. 15. Trước khi thi đấu, tôi thường cảm thấy căng thẳng. Cách tính điểm: Dưới đây là điểm số cho từng câu hỏi. Ghi nhận điểm số từng câu hỏi của VĐV và tính điểm tổng đạt được. <17: Bạn có mức lo lắng thấp. Từ 17 đến 24: Bạn có mức lo lắng trung bình. > 24: Bạn có mức lo lắng cao. Lưu ý: Các câu 1,4,7,10 và 13 được tính 0 điểm với tất cả câu hỏi: Câu hỏi Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên 1 0 0 0 2 1 2 3 3 1 2 3 4 0 0 0 5 1 2 3 6 3 2 1 7 0 0 0 8 1 2 3 9 1 2 3 10 0 0 0 11 3 2 1 12 1 2 3 13 0 0 0 14 1 2 3 15 1 2 3 Cách tính điểm: Rất ít = 1 điểm, Thỉnh thoảng = 2điểm, Thường xuyên: 0 điểm PHỤ LỤC 14: KỸ NĂNG ỨNG BIẾN (Athletic coping skills inventory-28 (ACSI-28))[108] (ACSI-28) gồm tổng cộng 28 câu hỏi trong 7 thành phần. Trong mỗi thành phần, điểm số sẽ dao động từ mức thấp từ 0 đến cao 12; với điểm số cao cho thấy VĐV có ưu thế tốt hơn trong thành phần đó và ngược lại. Điểm tổng của thang đo này sẽ là điểm của các thành phần cộng lại, nó sẽ dao động từ 0 đến 84, điểm số càng cao, chứng tỏ VĐV này có kĩ năng ứng biến càng tốt. Cách cho điểm: Không bao giờ = 0 điểm, Thỉnh thoảng = 1 điểm, Thường thường = 2 điểm, Rất thường xuyên = 3 điểm: Bảy thành phần: Đối phó với nghịch cảnh: câu 5,17,21,24 Tính khả thi: câu 3,10,15,27 Khả năng tập trung: câu 3,11,16,25 Sự tự tin và động lực: câu 2,9,14,26 Kỹ năng hoạch định mục tiêu, ổn định tâm lý: câu 1,8,13,20 Làm việc với áp lực lớn: câu 6,18,22,28 Khả năng loại trừ lo lắng: câu 7,12,19,23(xem PL9) BẢNG CÂU HỎI KỸ NĂNG ỨNG PHÓ CỦA BẢN THÂN VẬN ĐỘNG VIÊN (Athletic Coping Skill Inventory (ACSI - 28)) Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường thường Rất thường xuyên 1.Trên cơ sở hàng ngày hoặc hàng tuần , tôi đặt mục tiêu rất cụ thể đối với bản thân mình rằng những gì mình làm. 2.Tôi hiểu và cảm nhận tài năng và kỹ năng của tôi. 3. Khi huấn luyện viên hoặc người quản lý nói với tôi nhằm sửa chữa một sai lầm tôi đã mắc phải, tôi có xu hướng coi đó là vấn đề cá nhân và cảm thấy khó chịu 4.Khi tôi đang tập luyện, tôi có thể tập trung sự chú ý của mình và ngăn chặn phiền nhiễu. 5. Tôi vẫn tích cực và nhiệt tình trong suốt cuộc thi đấu, cho dù điều xấu có thể xảy ra. 6. Tôi có xu hướng thi đấu và tập luyện tốt hơn với những áp lực xung quanh vì tôi suy nghĩ và xác định mục tiêu phấn đấu một cách rõ ràng. 7. Tôi lo lắng một chút vè những gì người khác sẽ nghĩ về hiệu quả thi đấu của tôi 8.Tôi có xu hướng đề ra nhiều kế hoạch và làm thế nào đề đạt mục tiêu của tôi 9. Tôi cảm thấy rự tin rằng mình sẽ tập luyện và thi đấu tốt 10. Khi huấn luyện viên hoặc người quản lý chỉ trích tôi, tôi trở lên buồn bã hơn là cần sự trợ giúp 11. Tôi dễ dàng mất tập trung suy nghĩ vì bị ảnh hưởng can thiệp từ bên ngoài qua âm thanh hoặc hình ảnh 12. Tôi đặt rất nhiều áp lực lên bản thân mình bởi lo lắng về làm thế nào tôi sẽ thực hiện việc đo. 13.Tôi đặt mục tiêu hiệu quả riêng cho bản thân trong mỗi lần tập luyện 14. Tôi khong cần ai phải thúc ép mình để tập luyện hay thi đấu hết mình. Tôi luôn vào cuộc với 100% sức mình. 15. Nếu một huấn luyện viên chỉ trích hay la mắng tôi, tôi sẽ sửa chữa sai lầm và không thấy khó chịu. 16. Tôi xử lý tình huống bất ngờ gặp phải khá tốt. 17. Khi mọi việc trở lên tồi tệ, tôi tự nhủ với bản thân mình để giữ bình tĩnh, điều này tốt cho tôi 18. Tôi sẽ cảm thấy thích hơn nếu có nhiều áp lực hơn trong tập luyện và thi đấu 19. Trong khi thi đấu, tôi lo lắng về những sai lầm có thể mắc phải 20. Tôi có dự tính kế hoạch tập luyện riêng của mình trong đầu tôi khá lâu trước khi trận thi đấu bắt đầu. 21. Khi tôi cảm thấy bản thân mình trở lên quá căng thẳng, tôi có thể thư giãn cơ thể và trán an. 22. Với tôi, tình huống áp lực là những thách thức mà tôi hào hứng tiếp nhận 23. Tôi suy nghĩ và tưởng tượng những gì sẽ xảy ra nếu tôi thát bại hoặc làm hỏng việc 24. Tôi duy trì kiểm soát cảm xúc bất kể điều gì xảy ra với tôi 25. Tôi dễ dàng hướng chú ý của tôi và tập trung vào một đối tượng duy nhất hoặc một người nào đó. 26. Khi tôi không đạt được mục tiêu dặt ra, nó là động lực cho tôi cố gắng hơn nữa. 27. Tôi cải thiện kỹ năng của mình bằng cách lắng nghe một cách cẩn thận để được tư vấn và hướng dẫn từ huấn luyện viên 28. Tôi ít khi sai sót khi bị áp lực bởi vì tôi tập trung khá tốt Người trả lời PHỤ LỤC 15: PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUI ĐỂ XÁC ĐỊNH TỶ TRỌNG ẢNH HƯỞNG CỦA NAM VĐV BẮN SÚNG CẤP CAO VIỆT NAM Variables Entered/Removeda Model Variables Entered Variables Removed Method 1 CHUCNANGTONGHOP, HINHTHAITONGHOP, THELUCTONGHOP, KYTHUATTONGHOP, TAMLYTONGHOPb . Enter a. Dependent Variable: MOHINHHOIQUY b. All requested variables entered. Model Summaryb Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 ,943a ,890 ,874 ,14433 a. Predictors: (Constant), YSINHTONGHOP, HINHTHAITONGHOP, THELUCTONGHOP, KYTHUATTONGHOP, TAMLYTONGHOP b. Dependent Variable: MOHINHHOIQUY ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 6,055 5 1,211 58,136 ,000b Residual ,750 36 ,021 Total 6,805 41 a. Dependent Variable: MOHINHHOIQUY b. Predictors: (Constant), YSINHTONGHOP, HINHTHAITONGHOP, THELUCTONGHOP, KYTHUATTONGHOP, TAMLYTONGHOP PHỤ LỤC 16 DANH SÁCH PHỎNG VÂN CÁC CHUYÊN GIA, HUẤN LUYỆN VIÊN, GIẢNG VIÊN TT Họ và tên Học vị, Học hàm Đơn vị công tác Ghi chú 1 Trần Hồng Quang PGS.TS Trường ĐH TDTT TP.HCM 2 Lê Thiết Can PGS.TS 3 Nguyễn Hiệp PGS.TS 4 Đàm Tuấn Khôi PGS.TS 5 Nguyễn Tiên Tiến PGS.TS 6 Bùi Trọng Toại PGS.TS 7 Vũ Việt Bảo PGS.TS 8 Lương Thị Ánh Ngọc PGS.TS 9 Ông Ích Quân TS 10 Nguyễn Thiện Quang TS 11 Nguyễn Thành Lệ Trâm TS 12 Hoa Ngọc Thắng TS 13 Nguyễn Thị Thảo Vy TS 14 Đỗ Trọng Thịnh TS 15 Nguyễn Thị Hoàng Dung TS 16 Lý Vĩnh Trường TS 17 Lưu Thiên Sương TS 18 Tạ Hoàng Thiện TS 19 Nguyễn Thị Mỹ Linh TS 20 Trịnh Toán TS 21 Chu thị Bích Vân TS 22 Dương Thị Thùy Linh TS 23 Lê Thị Mỹ Hạnh TS 24 Nguyễn Thị Minh Thủy Th.S 25 Đinh Thị Xuê Th.S 26 Nguyễn Thị Thắm Th.S 27 Nguyễn Văn Hoàng Th.S 28 Dương Thị Đông Th.S 29 Huỳnh Thị Phương Loan Th.S HLV đội tuyển bắn súng TP.HCM 30 Cao Thanh Nam 31 Nguyễn Thị Thùy Trang 32 Bùi Thúy Hạnh HLV đội tuyển bắn súng Quân đội 33 Nguyễn Tuấn 34 Hồ Thanh Hải 35 Trần Quang Vương 36 Nguyễn Thị Phương 37 Nguyễn Đình Hiệp 38 Trịnh Thanh Lâm 39 Nguyễn Thị Nhung HLV đội tuyển QG 40 Ngô Ngân Hà 41 Hoàng Xuân Vinh 42 Lê Thị Anh Đào PHỤ LỤC 17 MỘT SỐ HÌNH ẢNH KIỂM TRA VỀ Y SINH, TÂM LÝ CỦA KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_nghien_cuu_xac_dinh_mo_hinh_nam_van_dong_vien_ban_su.docx
  • pdfToan van LATS Phạm Thị Hiên.pdf
  • docxTom tat LATS Phạm Thị Hiên.docx
  • docTrang thong tin LATS NCS Phạm Thị Hiên.doc
Tài liệu liên quan