Luận án Nhân tố ý thức hệ trong quan hệ Việt Nam – Hoa kỳ kể từ khi bình thường hoá đến nay

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO NGUYỄN THỊ THANH XUÂN NHÂN TỐ Ý THỨC HỆ TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KỲ KỂ TỪ KHI BÌNH THƯỜNG HOÁ ĐẾN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ MÃ SỐ: 9310206 Hà Nội - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO NGUYỄN THỊ THANH XUÂN NHÂN TỐ Ý THỨC HỆ TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KỲ KỂ TỪ KHI BÌNH THƯỜNG HOÁ ĐẾN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. TS. Lê Đình Tĩnh 2. GS.T

pdf217 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 254 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nhân tố ý thức hệ trong quan hệ Việt Nam – Hoa kỳ kể từ khi bình thường hoá đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TS. Nguyễn Thái Yên Hương Hà Nội - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả và thông tin nêu trong luận án là trung thưc. Những kết quả nghiên cứu của luân án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận án Nguyễn Thị Thanh Xuân LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến thầy cô hướng dẫn: TS. Lê Đình Tĩnh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Ngoại giao và GS. TS. Nguyễn Thái Yên Hương – Nguyên Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao và đã đồng hành cùng tôi trong quá trình hoàn thành luận án này. Thầy cô không chỉ theo sát, tận tình hướng dẫn, định hướng, gợi mở, góp ý cho luận án của tôi, mà còn dành cho tôi sự động viên, khích lệ giúp tôi quyết tâm hoàn thành công trình nghiên cứu. Xin cảm ơn các cán bộ phòng Sau Đại học, Học viện Ngoại giao đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu tại Học viện. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các chuyên gia về Hoa Kỳ, những người đã chứng kiến và đóng góp cho sự phát triển của quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ mà tôi may mắn được tham vấn ý kiến như các cựu Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ như Đại sứ Nguyễn Tâm Chiến, Đại sứ Bùi Thế Giang, Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Tham tán Chính trị Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam Mark Lambert, Giáo sư Trung tâm Nghiên cứu an ninh châu Á-Thái Bình Dương Alex Vulving,. Công trình nghiên cứu của tôi sẽ không thể hoàn thành nếu không có sự ủng hộ của Lãnh đạo Ban Đối ngoại Trung ương, cũng như sự giúp đỡ, hỗ trợ của các đồng nghiệp của tôi tại Vụ Tây Âu – Bắc Mỹ, Ban Đối ngoại Trung ương. Tôi cũng xin dành tất cả yêu thương và biết ơn tới gia đình tôi đã luôn ở bên cạnh, ủng hộ, khích lệ và giúp đỡ tôi trên nhiều phương diện tôi để tôi có kết quả ngày hôm nay. Tác giả luận án Nguyễn Thị Thanh Xuân DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ADMM ASEAN Defense Ministers Meeting Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN ADMM+ ASEAN Defense Ministers Meeting Plus Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng APEC Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á- Thái Bình Dương ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn Khu vực ASEAN ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các nước Đông Nam Á BRI Belt and Road Initiative Sáng kiến Vành đai – Con đường BTA Bilateral Trade Agreement Thoả thuận Thương mại Song phương CNTB Chủ nghĩa tư bản CNXH Chủ nghĩa xã hội COC Code of Conduct in the South China Sea (Ease Sea) Quy tắc Ứng xử của các bên ở Biển Đông CPC Countries of Particular Concern Các quốc gia cần Quan tâm Đặc biệt CPTPP Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương DOC Declaration of Conduct in the South China Sea (East Sea) Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông DPD Defense Policy Dialogue Đối thoại về Chính sách Quốc phòng EAS East Asia Summit Hội nghị Cấp cao Đông Á EU European Union Liên minh Châu Âu GDP Gross Domestic Product Tổng Sản phẩm Quốc nội GSOMIA General Security of Military Information Agreement Hiệp định bảo mật thông tin quân sự chung INDOPACOM U.S. Indo-Pacific Comnand Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương IMET International Military Education & Training Chương trình Giáo dục và Huấn luyện Quân sự Quốc tế IPS Indo-Pacific Strategy Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương IRI International Republican Institute Viện Cộng hoà Quốc tế LMI Lower Mekong Initiative Sáng kiến tiểu vùng sông Mê Công MES Market Economy Status Quy chế Kinh tế Thị trường MIA Missin in Action Mất tích trong Chiến tranh NDI National Democratic Institute Viện Dân chủ Quốc gia PKO Peacekeeping Operations Hoạt động Gìn giữ Hoà bình PNTR Permanent Normal Trade Regulation Quy chế Thương mại Bình thường Vĩnh viễn POW Prisoner of War Tù nhân Chiến tranh PSDD Political, Security and Defense Dialogue Đối thoại Chính trị, An ninh và Quốc phòng RCEP Regional Comprehensive Economic Partnership Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực SCO Shanghai Cooperation Organization Tổ chức Hợp tác Thượng Hải TIFA Trade and Investment Framework Agreements Hiệp định Khung về Thương mại và Đầu tư TPP Trans-Pacific Partnership Agreement Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TBCN Tư bản chủ nghĩa UNCLOS United Nations Convention on the Law of the Sea Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển VEF Vietnam Education Fund Quỹ Giáo dục Việt Nam WMD Weapon of Mass Destruction Vũ khí Huỷ diệt Hàng loạt WTC World Trade Center Trung tâm Thương mại Thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới XNCH Xã hội chủ nghĩa MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ Ý THỨC HỆ TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ VÀ TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ VÀ VIỆT NAM ....................................................................................... 20 1.1. Lý luận về ý thức hệ trong quan hệ quốc tế........................................ 20 1.1.1. Khái niệm........................................................................................ 20 1.1.2. Luận giải về nhân tố ý thức hệ trong các trường phái chính trong quan hệ quốc tế ................................................................................................. 24 1.1.3. Ý thức hệ trong tương quan với lợi ích quốc gia .............................. 31 1.2. Vấn đề ý thức hệ trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và Việt Nam 32 1.2.1. Ý thức hệ Việt Nam và Hoa Kỳ ....................................................... 32 1.2.2. Ý thức hệ và lợi ích quốc gia trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và Việt Nam .............................................................................................. 34 1.3. Việt Nam và Hoa Kỳ trong chính sách đối ngoại của mỗi nước ........ 46 1.3.1. Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ ........................... 46 1.3.2. Hoa Kỳ trong chính sách đối ngoại của Việt Nam ........................... 51 Tiểu kết........................................................................................................... 54 Chương 2: TÁC ĐỘNG CỦA NHÂN TỐ Ý THỨC HỆ ĐẾN QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KỲ ................................................................................. 57 2.1. Các yếu tố chính chi phối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ ..................... 57 2.1.1. Hợp tác kinh tế-thương mại ............................................................. 58 2.1.2. Các vấn đề địa chiến lược ................................................................ 60 2.1.3. Yếu tố Trung Quốc .......................................................................... 64 2.1.4. Các vấn đề khu vực ......................................................................... 67 2.2. Tác động của nhân tố ý thức hệ trong mỗi giai đoạn phát triển của quan hệ song phương ................................................................................. 73 2.2.1. Giai đoạn mới bình thường hoá (1995 – 1998) ................................ 73 2.2.2. Giai đoạn phát triển quan hệ 1998 – 2013 ........................................ 75 2.2.3. Giai đoạn nâng cấp và phát triển mạnh mẽ (2013 – nay) ................. 77 2.3. Biểu hiện của tác động của nhân tố ý thức hệ tới quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ ........................................................................................................ 79 2.3.1. Qua việc phân tích các văn bản cấp cao ........................................... 80 2.3.2. Qua việc khảo sát 3 trường hợp điển hình ........................................ 87 2.3.3. Qua việc xem xét một số khía cạnh liên quan .................................101 Tiểu kết..........................................................................................................112 Chương 3: DỰ BÁO VỀ NHÂN TỐ Ý THỨC HỆ TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KỲ VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................114 3.1. Cơ sở của dự báo ................................................................................114 3.1.1. Đánh giá quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ thời gian qua và sự song trùng lợi ích. .....................................................................................................114 3.1.2. Xu hướng quốc tế và khu vực .........................................................116 3.1.3. Đánh giá lợi ích của mỗi nước trong quan hệ với nước kia trong thời gian tới.....................................................................................................118 3.1.4. Soi chiếu vào trường hợp quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc qua lăng kính ý thức hệ ..................................................................................................120 3.2. Dự báo .................................................................................................127 3.2.1. Chiều hướng chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam và quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ thời gian tới .............................................................127 3.2.2. Các kịch bản quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ từ góc độ ý thức hệ .......129 3.3. Khuyến nghị nhằm thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong thời gian tới .......................................................................................................133 3.3.1. Thúc đẩy sự song trùng lợi ích quốc gia giữa Việt Nam và Hoa Kỳ 133 3.3.2. Gia tăng vị thế và lợi thế của Việt Nam trong tam giác quan hệ Trung Quốc – Hoa Kỳ - Việt Nam ......................................................................139 3.3.3. Tiếp tục giảm thiểu tác động cản trở của nhân tố ý thức hệ trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ .............................................................................141 Tiểu kết..........................................................................................................143 KẾT LUẬN ...................................................................................................146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................153 PHỤ LỤC ......................................................................................................177 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài 1.1. Việt Nam - Hoa Kỳ là một cặp quan hệ đặc biệt trong quan hệ quốc tế giữa một nước lớn phát triển và một nước trung bình đang phát triển, được định hình do đặc thù của mỗi nước về vị trí địa lý, hệ thống chính trị, xuất phát điểm, văn hóa...; do lịch sử chiến tranh để lại; do đan xen giữa các mối quan hệ quốc tế khác; do được cân nhắc trong mối tương quan với các đối tác khác trong khu vực... Kể từ khi Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao (11/7/1995), quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã trải qua những “bước đi” mang tính lịch sử, từ hai cựu thù trong một cuộc chiến tranh tàn khốc, trở thành hai chủ thể “bình thường” trong quan hệ quốc tế, sau đó thúc đẩy hợp tác, thành bạn bè, đối tác và đối tác toàn diện, với hợp tác song phương trải dài trên hầu hết các lĩnh vực. Hai nước đã xây dựng tình hữu nghị và hợp tác sâu rộng, triển khai quan hệ sâu sắc, bền vững, và thực chất dựa trên những lợi ích chung, trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, và thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ để "vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, gác lại quá khứ, hướng tới tương lai". Hoa Kỳ cần thêm những đối tác thân thiện và có vai trò nhất định tại khu vực để duy trì vai trò lãnh đạo toàn cầu, bảo đảm trật tự khu vực có lợi cho mình cũng như duy trì tương quan lực lượng để cân bằng với một nước Trung Quốc đang gia tăng sức mạnh và tầm ảnh hưởng nhanh chóng. Xét vị trí địa chiến lược và vai trò của một Việt Nam đổi mới và mở cửa với tiếng nói và uy tín nhất định trong khu vực, thúc đẩy quan hệ với Việt Nam mang lại lợi ích cho Hoa Kỳ. Ngược lại, Việt Nam cũng coi Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu. Việt Nam chủ trương tăng cường hiểu biết, hữu nghị; thúc đẩy các mặt hợp tác và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, định hướng phát triển quan hệ giữa hai nước theo hướng tích cực, thực chất. Việt Nam cũng muốn tranh thủ vai trò và sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với một số vấn đề đối ngoại quan trọng; thông qua quan hệ với cường quốc thế giới như Hoa Kỳ để khẳng định, nâng cao vị thế quốc tế, khẳng định vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng thời thúc đẩy chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng 2 và Nhà nước đối với với kiều bào ta ở Hoa Kỳ, qua đó với cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Đối với Việt Nam, mối quan hệ với Hoa Kỳ ảnh hưởng mạnh đến các mối quan hệ khác. Quan hệ đối ngoại với Hoa Kỳ là mối quan hệ đòi hỏi phải tư duy, thảo luận nhiều nhất vì chỉ một “chệch hướng” trong quan hệ sẽ dẫn đến hậu quả dây chuyền. Trong tương lai lâu dài, việc nghiên cứu và dự báo quan hệ với các đối tác lớn như Hoa Kỳ vẫn là một trọng tâm trong công tác nghiên cứu chiến lược của các cơ quan tham mưu của ta. 1.2. Giống như bất kỳ mối quan hệ quốc tế nào, sự vận động và phát triển của mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau. Khi xem xét lịch sử và quá trình vận động và phát triển của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, cần xem xét các yếu tố chi phối quá trình đó. Với một mối quan hệ đặc thù như quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, ngoài các nhân tố về hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế - thương mại, an ninh – quốc phòng, khoa học – kỹ thuật, giáo dục – đào tạo; cũng cần xem xét các yếu tố địa chiến lược; duy trì hoà bình, ổn định và phát triển ở khu vực; nhân tố Trung Quốc; nhân tố ý thức hệ. Nhân tố ý thức hệ có vai trò quan trọng, tính chất đặc thù và tính khả biến trong quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ nói riêng. Sự khác nhau giữa hai hệ tư tưởng và hệ thống các giá trị tương ứng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã và đang có ảnh hưởng đến chiều hướng của mối quan hệ. Nó có thể kéo hai quốc gia lại gần nhau, nhưng cũng có thể tạo ra xung đột. Việc xem xét nhân tố này về mặt lý luận và thực tiễn, cũng như nghiên cứu vai trò và tác động của nó đến quá trình bình thường hóa và phát triển quan hệ hai nước kể từ khi bình thường hoá tới nay là cần thiết cho việc tham mưu, hoạch định các chính sách với một nước lớn được coi vừa là “đối tác”, vừa là “đối tượng” như Hoa Kỳ. Là một nhân tố quan trọng, song hầu hết các nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ thường chỉ tập trung vào tổng thể quan hệ trong một khoảng thời gian cụ thể; hoặc nghiên cứu một hay nhiều khía cạnh/lĩnh vực hợp tác trong quan hệ mà chưa có công trình nào nghiên cứu sâu, tổng thể về nhân tố này, cũng như tác động của nó tới quá trình vận động và phát triển của quan hệ kể từ khi bình thường hóa đến nay. 3 Các phân tích trên đây là cơ sở để nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài luận án là “Nhân tố ý thức hệ trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ từ khi bình thường hoá đến nay”. Đây là chủ đề không bị trùng lặp với chủ đề luận án tiến sĩ nào tương tự ở Việt Nam cũng như nước ngoài. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Các công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Việt Nam Các công trình nghiên cứu "The Crisis of American Foreign Policy: Wilsonianism in the Twenty-First Century" (Princeton University Press, New Jersey, 2009) do John Ikeberry, Thomas Knock, Anne-Marie Slaughter và Tony Smith đồng tác giả; "The Monroe Doctrine: The Cornerstone of America Foreign Policy (Infobase Publishing, New York, 2007) của tác giả Edward J. Renehan; "America and the World: Conversations on the Future of American Foreign Policy" (Basic Books, New York, 2008) của các tác giả Znigniew Brzezinski và Brent Scowcroft nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ theo các giai đoạn lịch sử, lý giải sự thay đổi chiều hướng chính sách, từ theo đuổi học thuyết Monroe, quyết định tham gia vào hai cuộc Chiến tranh Thế giới, các nỗ lực và sự thất bại của quyết định thúc đẩy sự hình thành Họ ̂i quốc liên, các quyết sách quan trọng của Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh cho tới những học thuyết đối ngoại của các chính quyền George H.W. Bush, Bill Clinton, George W. Bush và Barack Obama. Một số các công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ theo hướng tập trung vào quá trình hoạch định chính sách, các chủ thể tham gia quá trình hoạch định chính sách với việc phân tích vai trò của Tổng thống, Chính quyền và Quốc hội Hoa Kỳ. Tiêu biểu có các cuốn "American Foreign Policy: Pattern and Process" (Thomson Wadsworth, California, 2003) của các tác giả Eugene R. Wittkopf, Christopher M. Jones và Charles W. Kegley, Jr. phân tích cấu trúc và quá trình hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ; các nguyên tắc, giá trị và mục tiêu xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ qua các thời kỳ; vai trò của Tổng thống, hệ thống các cơ quan Chính phủ đối với quá trình hoạch định chính sách đối ngoại và dự báo về tương lai chính 4 sách đối ngoại của Hoa Kỳ dưới thời Chính quyền George W. Bush. Cuốn "Making American Foreign Policy" (Routledge, New York, 2006) của tác giả Ole R. Holsti nghiên cứu quá trình nhận thức và xây dựng niềm tin của các chủ thể tham gia vào hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ; vai trò của nhà lãnh đạo và công luận đối với chính sách đối ngoại, việc áp dụng các lý thuyết quan hệ quốc tế trong phân tích về quá trình hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Cuốn "American Foreign Policy and Process" (Wadsworth, Boston, 2005) của James M. McCormick trình bày về các giá trị xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của chính quyền Hoa Kỳ qua các giai đoạn lịch sử; phân tích quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với các chủ thể chính như Tổng thống, Quốc hội; các cơ quan chính quyền tham gia quá trình hoạch định, triển khai chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ; vai trò của đảng phái chính trị, các nhóm lợi ích, truyền thông và công chúng trong quá trình hoạch định và triển khai chính sách. Cuốn "Chính sách đối ngoại của Mỹ, động cơ của sự lựa chọn," (W. W. Norton & Company, 2013) của Bruce W. Jentleson phân tích bốn mục tiêu cốt lõi của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ (quyền lực, hoà bình, thịnh vượng và nguyên tắc) là do quá trình hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ bị ảnh hưởng của các trường phái lý thuyết (chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa lý tưởng). Trên cơ sở khung phân tích 4 mục tiêu, cuốn sách phân tích các nhân tố nội bộ tác động đến chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ gồm hệ thống tam quyền phân lập, nhóm lợi ích, truyền thông và công chúng, đồng thời cho rằng yếu tố lịch sử, đặc biệt các cuộc tranh luận lớn về chính sách đối ngoại cũng có tác động quan trọng đối với chiều hướng đối ngoại của Hoa Kỳ. Trong cuốn "The Pivot" (2016), Kurt Campbell đưa ra “Kế hoạch 10 điểm” để thực hiện chiến lược xoay trục, thúc đẩy quan hệ với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, các biện pháp tăng cường quan hệ với đồng minh và đối tác trong hệ thống “trục và nan hoa”, cách thức xử lý sự nổi lên của Trung Quốc; các biện pháp nhằm tăng cường “hệ điều hành châu Á” do Hoa Kỳ tạo lập và dẫn dắt, nhấn mạnh rằng quan hệ gần gũi với Việt Nam là một bộ phận quan trọng của chiến lược "xoay trục". Trong cuốn "World Order" (Penguin Press, 2014) 5 của Henry Kissinger, vai tròủa Hoa Kỳ trong việc định hình trật tự thế giới được phân tích với nhận định rằng Hoa Kỳ đang đóng một vai trò mâu thuẫn trong trật tự thế giới: Hoa Kỳ mở rộng lãnh thổ trên lục địa bắc Mỹ nhân danh Thuyết Bành trướng do định mệnh song lại bác bỏ bất cứ ý đồ đế quốc nào, Hoa Kỳ có ảnh hưởng quyết định đối với các sự kiện quan trọng song lại chối bỏ bất cứ động cơ lợi ích quốc gia nào, trở thành siêu cường song lại phủ nhận bất cứ ý định nào về việc thực hiện chính trị cường quyền. Thách thức thực sự đối với sự can dự của Hoa Kỳ trên thế giới là ý định mở rộng giá trị mà Hoa Kỳ tin rằng tất cả các dân tộc khác đều muốn học theo. Hoa Kỳ tự cho mình là một cường quốc khác biệt, một đế chế ưu việt và sự thành bại của Hoa Kỳ có tính sống còn đối với bất cứ nơi đâu và nền tảng cho hành động của Hoa Kỳ là sức mạnh vượt trội so với các cường quốc khác. Chính điều này đã khiến Hoa Kỳ cho rằng có thể dẫn dắt các nước đi theo mô hình của mình. Ở Viẹ ̂t Nam, chủ đề nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, trong đó có chính sách với Việt Nam, cũng được nhiều học giả quan tâm. Một số công trình nghiên cứu đáng chú ý là“Các vấn đề nghiên cứu Hoa Kỳ” (Nxb. Giáo dục Viẹ ̂t Nam, Hà Nội 2011) do các tác giả Nguyễn Thái Yên Hương và Tạ Minh Tuấn đồng chủ biên, “Hoa Kỳ - Văn hóa và chính sách đối ngoại” (Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2008) và “Đặc trưng văn hoá Mỹ và sự tác động tới chính sách đối ngoại Mỹ” của tác giả Nguyễn Thái Yên Hương (Nxb. Chính trị Quốc gia sự thật, 2009). Với cách tiếp cận từ góc độ văn hoá, lịch sử, các công trình trên đã đi sâu phân tích những nét đặc trưng của văn hoá Hoa Kỳ và ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với các nước, trong đó có Việt Nam. Các cuốn “Về Chiến lược an ninh của Mỹ hiện nay” (Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004) của các tác giả Lê Linh Lan (Chủ biên), Nguyễn Thu Hằng, Lê Đình Tĩnh, “Hoa Kỳ: Cam kết và mở rộng” (Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997) của tác giả Lê Bá Thuyên, “Chính sách đối ngoại của một số nước lớn trên thế giới” (Nxb. Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2008) của tác giả Phạm Minh Sơn, "Quan hệ Mỹ - Trung: Hợp tác và cạnh tranh luận giải dưới góc độ cân bằng quyền lực" (Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011) của tác giả Nguyễn Thái Yên Hương đồng biên soạn, "Quan hệ của Mỹ với các nước lớn ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương" (Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003) do tác giả Vũ Dương Huân chủ biên... phân tích chính sách của 6 Hoa Kỳ với các quốc gia khác, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam với những cách tiếp cận khác nhau, từ góc nhìn của các lý thuyết khác nhau. Nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trên một số vấn đề cụ thể; hoặc nghiên cứu về chính sách của một số chính quyền Tổng thống ở Hoa Kỳ như "U.S. Foreign Policy Today: American Renewal?" (CQ Press, 2011) của Steven Hook và James Scott cho rằng chính sách đối ngoại của Chính quyền Obama có thể giúp hồi sinh lại sức mạnh và vị thế của Hoa Kỳ; cuốn "Bending History: Barack Obama’s Foreign Policy" (Brookings, Washington D.C., 2013) của Martin Indyk, Kenneth Liberthal và Michael O’Hanlon nhìn nhận chính sách đối ngoại của chính quyền Obama là kết quả của quá trình tuân thủ các nguyên tắc nhất định và theo đuổi mục tiêu thực tế, nhờ đó Chính quyền Obama đã tương đối thành công trong việc thúc đẩy các lợi ích của Hoa Kỳ trong một thế giới đầy biến động; cuốn "Barack Obama’s Post-American Foreign Policy: The Limits of Engagement" (Bloomsbury, New York, 2012) của Robert Singh hay "Obama, U.S. Foreign Policy and the Dilemmas of Intervention" (Macmillan, 2014) của David Fitzgerald và David Ryan đánh giá về một số hướng triển khai chính sách đối ngoại cụ thể. Bài viết “Chính sách đối ngoại Mỹ kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc: Hướng tiếp cận và một số vấn đề lý thuyết” (2011) và “Thử tiếp cận hệ thống đối với chính sách đối ngoại Mỹ dưới chính quyền Obama” (2012) và trên Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế của tác giả Lê Đình Tĩnh nghiên cứu về chính sách của Hoa Kỳ ở những giai đoạn khác nhau và phân tích lý thuyết. Một số công trình nghiên cứu gần đây về chính sách của Hoa Kỳ với các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương là cuốn "Asia Pacific countries and the US rebalancing strategy" do tác giả David W.F.Wang chủ biên, Viện Nghiên cứu Châu Âu và Châu Mỹ của Đài Loan xuất bản (2016) nghiên cứu về chính sách xoay trục sang châu Á của Chính quyền Tổng thống Barack Obama; quan điểm của các nước, vùng lãnh thổ và tổ chức trong khu vực đối với chiến lược này, tác động của chiến lược đối với tranh chấp Biển Đông từ góc nhìn của Đài Loan. Cuốn "The Obama doctrine: a legacy of contibuity in US foreign policy" do Michelle Bentley và Jack Holland đồng chủ biên, đánh giá toàn bộ thời gian Tổng thống Obama tại nhiệm, phân tích một số di sản đối ngoại như 7 thỏa thuận hạt nhân với Iran, hiệp định chống biến đổi khí hậu ở Paris, quá trình bình thường hóa quan hệ Hoa Kỳ - Cuba; phân tích sự khác biệt giữa chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama với chính sách của Tổng thống Bush. Cuốn "American grand strategy and East Asian security in the twenty-first century" của David C. Kang phân tích tình hình an ninh khu vực Đông Á và quan hệ của Hoa Kỳ với các quốc gia trong khu vực như Triều Tiên, Nhật Bản, Hàn Quốc, Phi-líp-pin, Singapore, Indonesia, Việt Nam, đặc biệt là hợp tác an ninh. Các bài viết “Về chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ hiện nay” (Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004), “Mỹ và an ninh Đông Nam Á hiện nay” (Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 1 (60), 2005), “Thách thức phi đối xứng trong chiến lược an ninh quốc gia Mỹ: Nhận thức và đối phó” (Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 3 (84), 2005) và “Đông Nam Á và Chiến lược tái cân bằng của Mỹ” (Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 3 (94), 2013) của tác giả Lê Đình Tĩnh phân tích khía cạnh an ninh trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và làm rõ chính sách của Hoa Kỳ với khu vực Đông Nam Á. Về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Việt Nam có cuốn “Các vấn đề nghiên cứu về Hoa Kỳ” (Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2011) của các tác giả Nguyễn Thái Yên Hương, Tạ Minh Tuấn. Cuốn sách là công trình nghiên cứu về Mỹ trên các lĩnh vực: lịch sử, văn hóa, xã hội, kinh tế; đặc biệt là hệ thống chính trị, pháp luật và chính sách đối ngoại của Mỹ. Cuốn “Chính sách đối ngoại Mỹ: Tiếp cận từ Thuyết hiện thực mới và trường hợp Việt Nam sau khi bình thường hoá quan hệ đến nay” (Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, 2020) của tác giả Lê Đình Tĩnh là công trình nghiên cứu chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ góc độ lý thuyết hiện thực mới lần đầu được công bố có giá trị tham khảo lớn. Cuốn sách hệ thống hóa những quan điểm chủ yếu của thuyết Hiện thực mới, vận dụng và đối chiếu vào phân tích chính sách đối ngoại Hoa Kỳ, làm rõ các nội dung của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ sau Chiến tranh Lạnh dưới góc độ Hiện thực mới, đặc biệt áp dụng vào chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam kể từ khi hai nước bình thường hóa đến nay. Cuốn "Hoa Kỳ: Cam kết và mở rộng" (Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997) của tác giả Lê Bá Thuyên, cuốn "Chính sách đối ngoại của một số nước lớn trên thế giới" (Nxb. Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2008) của tác giả Phạm Minh Sơn cũng nghiên cứu chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam thông 8 qua phân tích chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với một số đối tác trên thế giới. Ngoài ra, bài viết “What we should learn from Vietnam” của Richard A. Falk, 02/1/2011 nói về tác động của cuộc chiến tranh với Việt Nam đối với chính sách của Hoa Kỳ nói chung và chính sách của Hoa Kỳ tại Châu Á nói riêng. Báo cáo của Congressional Research Service “US-Vietnam Relations in 2010: Current Issues and Implications for U.S. policy” của Mark E. Manyin (2010) đề cập các vấn đề trong quan hệ với Việt Nam và các hàm ý chính sách trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Khảo sát các tài liệu nghiên cứu của Hoa Kỳ, nghiên cứu sinh chủ yếu tìm thấy nhiều công trình viết về cuộc chiến tranh Việt Nam1 hoặc quan hệ trong giai đoạn trước bình thường hóa năm 1995. 2.2. Các nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Việt Nam và chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Hoa Kỳ Văn bản chính thức nhất đề cập tới đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam là nội dung văn kiện các Đại hội toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam – được coi là sự kết tinh trí tuệ, ý chí, nguyện vọng của Đảng và của nhân dân, ngoài đánh giá việc thực hiện các cương lĩnh xây dựng đất nước, các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội nhiệm kỳ trước đó, văn kiện đại hội nêu nghị quyết đại hội, đề ra chiến lược phát triển, đường lối của Đảng trong nhiệm kỳ đó, trong đó có đường lối đối ngoại tổng thể. Ngoài văn kiện đại hội, có các cuốn sách chính về chính sách đối ngoại của Việt Nam phải kể đến như “Đường lối chính sách đối ngoại Việt Nam trong giai đoạn mới” (2011) của tác giả Phạm Bình Minh, cuốn “Chính sách đối ngoại của Việt Nam” (2018) của Nguyễn Anh Cường và Phạm Quốc Thành, cuốn “Về Chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam” (2018) của Vũ Dương Huân, cuốn “Tiếp cận Chính sách đối ngoại Việt Nam” (2018) của Nguyễn Vũ Tùng (đều do Nxb. Chính trị quốc gia sự thật xuất bản) đề cập các vấn đề chung liên quan đến chính sách và chính sách đối ngoại, các thuật ngữ và khái niệm; giới thiệu một số trường hợp vận hành của quá trình hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại trong một số giai đoạn cách mạng tiêu biểu của Việt Nam. Tác 1 Theo cách gọi của Hoa Kỳ 9 giả Vũ Dương Huân phân tích chính sách đối ngoại từ nhận thức đến hình thành tư duy và hoạch định chính sách với mục tiêu cao nhất là “lợi ích quốc gia”; cũng dành một phần lớn trong tác phẩm của mình phân tích tu tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao, trong đó khẳng định nguyên tắc “dĩ bất biến, ứng vạn biến” với “dĩ bất biến” là lợi ích quốc gia-dân tộc....ệ' nào đó tức là chúng ta nói đến một chủ nghĩa nhất định như ý thức hệ Nho giáo, ý thức hệ TBCN, ý thức hệ XHCN. Ý thức hệ sẽ quy định các giá trị theo đó. Ý thức hệ TBCN sẽ quy định các giá trị như thị trường tự do, các giá trị dân chủ, nhân quyền Sự khác biệt về ý thức hệ liên quan đến nội dung luận án, cụ thể là giữa hai chủ thể Việt Nam và Hoa Kỳ, cần được hiểu là sự khác biệt giữa ý thức hệ TBCN của Hoa Kỳ, trong sự đối lập với ý thức hệ XHCN của Việt Nam. CNTB là một hình thái kinh tế-xã hội của xã hội loài người, xuất hiện đầu tiên tại châu Âu, phôi thai và phát triển từ trong lòng xã hội phong kiến châu Âu và chính thức được xác lập như một hình thái xã hội tại Hà Lan và Anh ở thế kỷ 17. Từ điển Cambridge định nghĩa CNTB là một hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội trong đó tài sản, doanh nghiệp và công nghiệp thuộc sở hữu tư nhân, chứ không phải là nhà nước, được quản lý hướng tới việc tạo ra các lợi nhuận lớn nhất có thể cho các tổ chức và cá nhân thành công [185]. Từ điển Merriam-Webster, CNTB là một hệ thống kinh tế được đặc trưng bởi quyền sở hữu tư nhân hoặc doanh nghiệp đối với hàng hóa, bởi các khoản đầu tư được xác định theo quyết định tư nhân và giá cả, sản xuất, phân phối được quyết định bởi cạnh tranh trong một thị trường tự do [245]. Dù có nhiều định nghĩa khác nhau, song tựu chung lại, CNTB là một hình thái kinh tế xã hội đặc trưng bởi các yếu tố kinh tế tư nhân, sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, lợi nhuận, tích lũy vốn, lao động tiền lương, trao đổi tự nguyện, hệ thống giá và thị trường tự do và cạnh tranh. 23 CNXH là một trong ba ý thức hệ chính trị lớn hình thành trong thế kỷ 19 bên cạnh chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa bảo thủ. CNXH được hiểu là hệ tư tưởng hay hệ thống kinh tế đối lập với CNTB. Từ điển Merriam-Webster định nghĩa CNXH là (i) lý thuyết kinh tế và chính trị ủng hộ sở hữu và quản lý các phương tiện sản xuất và phân phối hàng hóa thuộc tập thể hoặc chính phủ; (ii) một hệ thống xã hội hoặc nhóm người trong đó sở hữu và quản lý các phương tiện sản xuất và phân phối hàng hóa thuộc tập thể hoặc nhà nước; (iii) một giai đoạn của xã hội trong lý thuyết Mác-xít chuyển tiếp giữa CNTB và chủ nghĩa cộng sản và được phân biệt bằng cách phân phối hàng hóa không đồng đều và trả tiền công theo công việc được thực hiện [245]. Những người theo CNXH hay ủng hộ CNXH công kích CNTB gây ra bất công xã hội, phân hóa giàu nghèo, chế độ đẳng cấp, nạn bóc lột lao động, lối sống thực dụng, tha hóa con người. Như vậy, CNXH là hình thái xã hội đối lập với CNTB, được đặc trưng bởi yếu tố sở hữu tập thể/nhà nước. Theo học thuyết Mác-Lê-nin, CNXH là hình thái xã hội tốt đẹp, nằm ở nấc thang phát triển cao hơn CNTB với 3 thuộc tính cơ bản: (i) xóa bỏ tư hữu, thiết lập chế độ công hữu (toàn dân và tập thể) đối với tư liệu sản xuất (tư bản, đất đai); (ii) nguồn lực kinh tế được quản lý, phân phối theo kế hoạch của Nhà nước, sản xuất và phân phối theo chỉ tiêu pháp lệnh, không theo cơ chế thị trường; (iii) làm theo năng lực và hưởng theo lao động. Đảng Cộng sản Việt Nam định hình rõ nét và cụ thể hơn CNXH bằng một hệ thống các quan điểm lý luận về CNXH với 8 đặc trưng được khái quát là: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới” [37, tr.69-70, 70-73]. Theo quan điểm của Karl Marx, chủ nghĩa cộng sản là một hình thái kinh tế xã hội và hệ tư tưởng chính trị ủng hộ việc thiết lập xã hội phi nhà nước, không giai cấp, tự do, bình đẳng, dựa trên sự sở hữu chung và điều khiển chung 24 đối với các tư liệu và các phương tiện sản xuất nói chung. Chủ nghĩa cộng sản sẽ là giai đoạn cuối cùng của lịch sử, đạt được qua một cuộc cách mạng vô sản. Karl Marx khẳng định rằng cách duy nhất để giải quyết các vấn đề của kinh tế thị trường TBCN và di sản của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa dân tộc là tầng lớp lao động (vô sản), những người mà theo Marx là lực lượng chính tạo ra của cải vật chất trong xã hội và là những người bị tầng lớp tư bản (tư sản) bóc lột, đứng lên làm tầng lớp cầm quyền thay cho giới tư sản để thiết lập một xã hội tự do, không phân biệt giai cấp hay chủng tộc. Theo quan điểm của những người cộng sản, chủ nghĩa cộng sản là con đường để giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại. Thực hiện chủ nghĩa cộng sản thông qua cách mạng, bao gồm cách mạng lật đổ chế độ "người bóc lột người", và cách mạng xây dựng xã hội mới. Trong vai trò một hệ tư tưởng chính trị, chủ nghĩa cộng sản thường được xem là một nhánh của CNXH. 1.1.2. Luận giải về nhân tố ý thức hệ trong các trường phái chính trong quan hệ quốc tế 1.1.2.1. Thuyết hiện thực Đây là một trong những lý thuyết kinh điển trong nghiên cứu chính trị học quốc tế. Chủ nghĩa hiện thực có ảnh hưởng mạnh mẽ tới tư duy hoạch định chính sách đối ngoại của các quốc gia. Thuyết hiện thực đưa ra 3 luận điểm chính: Thứ nhất, tình trạng xung đột giữa các quốc gia là thường trực. Theo thuyết hiện thực, về bản chất, hệ thống quan hệ quốc tế là một hệ thống vô chính phủ, không tồn tại một quyền lực đứng trên các quốc gia nhằm điều chỉnh và quản lý mối quan hệ giữa họ với nhau. Đảm bảo an ninh quốc gia là nhu cầu thường trực và nâng cao quyền lực nhằm tự bảo đảm an ninh và sự tồn tại của mình trong hệ thống là mục tiêu của các quốc gia, dẫn tới tình trạng thường trực của quan hệ quốc tế là mâu thuẫn, xung đột và đối đầu, trong nhiều trường hợp dưới hình thức chiến tranh hoặc xung đột vũ tranh. Nền chính trị quốc tế là cuộc đấu tranh gianh giành quyền lực [49, tr.6-7]. Thứ hai, các nước phải tự cứu mình. Trong môi trường vô chính phủ không tồn tại cơ chế giải quyết xung đột và tranh chấp có tính cưỡng chế. Các nước phải “trông” vào chính mình, bằng nỗ lực của mình để bảo đảm lợi ích của mình. Trong mọi hoàn cảnh, lợi ích quốc gia đều là tiêu chí cho mọi hành động quốc gia, 25 là yếu tố bất định duy nhất của chính sách, như câu nói nổi tiếng của Henry John Temple Palmerston – Thủ tướng Vương quốc Liên hiệp Anh và Ai-len, trong phát biểu trước Hạ viện Anh ngày 03/01/1848, rằng trong quan hệ quốc tế “không có đồng minh bất diệt, cũng không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia dân tộc là bất diệt và vĩnh viễn”11. Thứ ba, vai trò chủ đạo của các nước lớn. Về lý thuyết, các nước tham gia quan hệ quốc tế đều có độc lập, chủ quyền và bình đẳng với nhau về mặt luật pháp, và đều theo đuổi lợi ích quốc gia của mình. Tuy nhiên, mục tiêu, định hướng chính sách của các nước lớn ảnh hưởng đến tiến trình và kết quả của quan hệ giữa các nước nói riêng và đến quan hệ quốc tế nói chung, từ đó thay đổi cấu trúc của quan hệ quốc tế và quyết định trật tự quốc tế. Trên cơ sở đó, thuyết hiện thực thực quan niệm lợi ích quốc gia là mục tiêu của các quốc gia, mà một trong những lợi ích quốc gia tối thượng là sự tồn vong của dân tộc, yếu tố ý thức hệ là công cụ. Thuyết Domino là học thuyết chính trị- đối ngoại theo chủ nghĩa hiện thực của chính phủ Hoa Kỳ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, lần đầu tiên xuất hiện dưới thời của Tổng thống Dwight D. Eisenhower để chỉ về nguy cơ phát triển của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Dương mà trọng tâm là tại Miền Nam Việt Nam. Thuyết domino giả định rằng nếu Việt Nam rơi vào tay lực lượng cộng sản thì các nước còn lại trong khu vực Đông Nam Á cũng sẽ sụp đổ theo như những quân bài domino, và học thuyết này cũng sau này đã được sử dụng để biện minh cho phần lớn các nỗ lực của Hoa Kỳ dành cho Chiến tranh Việt Nam [189]. Như vậy, thuyết hiện thực không xem trọng vấn đề ý thức hệ, miễn là phục vụ lợi ích quốc gia – dân tộc. Ý thức hệ là công cụ để tập hợp lực lượng đấu tranh, tăng cường sức mạnh. Ý thức hệ là phương tiện để thực hiện một mục tiêu chứ không phải là mục tiêu. 1.1.2.2. Thuyết tự do Cùng với Thuyết hiện thực, Thuyết tự do là một trong những trường phái quan trọng nhất trong lý thuyết quan hệ quốc tế, cũng là lý thuyết có lịch sử lâu đời nhất. Thuyết tự do đưa ra một số luận điểm liên quan đến ý thức hệ và lợi ích như sau: 11 Nguyên văn “We have no eternal allies, and we have no perpetual enemies. Our interests are eternal and perpetual, and those interests it is our duty to follow” 26 Thứ nhất, lợi ích quốc gia là đa dạng, sự đa dạng lợi ích được quy định bởi quốc gia được cấu thành từ nhiều nhóm lợi ích khác nhau. Các quốc gia đều theo đuổi thường xuyên các lợi ích này trong quan hệ quốc tế, nên quan hệ quốc tế là sự đan xen nhiều lợi ích khác nhau. Theo Thuyết tự do, những lợi ích quốc gia quan trọng nhất là hoà bình (chính trị) và thịnh vượng (kinh tế), do đó chính trị và kinh tế là hai lĩnh vực cơ bản nhất trong quan hệ quốc tế. Theo đó, các quốc gia có sự gắn bó mật thiết về kinh tế thì có xu hướng gắn bó về chính trị, dù có sự khác biệt về thể chế chính trị [97]. Thứ hai, những người dựa trên chủ nghĩa tự do kinh tế coi phát triển kinh tế thị trường là phương cách quan trọng để thúc đẩy hợp tác. Kinh tế thị trường được xây dựng trên cơ sở tự do kinh tế và phần nào là tự do chính trị. Kinh tế thị trường tác động đến quan hệ quốc tế bằng nhiều cách khác nhau: đem lại sự thịnh vượng – mục tiêu chung của các quốc gia, giúp thúc đẩy lợi ích chung trong quan hệ quốc tế; phát triển kinh tế thị trường đòi hỏi thúc đẩy hợp tác bởi đây là phương thức quan hệ chủ yếu trong kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường cũng dẫn đến yêu cầu phải duy trì môi trường an ninh để phát triển, tạo áp lực từ trong nước đối với chính sách đối ngoại theo hướng hoà bình, hợp tác. Thứ ba, chủ nghĩa tự do mới nhấn mạnh sự phụ thuộc lẫn nhau trong quan hệ quốc tế. Dân chủ và kinh tế thị trường phát triển sẽ dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn ảnh hưởng sang các lĩnh vực khác, tạo sự hiểu biết và tạo điều kiện cho sự hợp tác, tạo sự trao đổi các giá trị và thúc đẩy toàn cầu hoá, tạo tính hướng đích chung cho quan hệ quốc tế. Sự phụ thuộc lẫn nhau cũng làm giảm nguy cơ xung đột giữa các quốc gia, kể cả những xung đột về mặt khác biệt ý thức hệ, khác biệt các giá trị, bởi cái giá phải trả cho xung đột là lớn hơn cho các chủ thể trong một mối quan hệ phụ thuộc [97]. Thứ tư, một nhánh của chủ nghĩa tự do - thuyết hoà bình dân chủ - đề cao vai trò của dân chủ như cách thức quan trọng duy trì hoà bình, thúc đẩy hợp tác và đảm bảo an ninh trong quan hệ quốc tế. Thuyết này cũng cho rằng cần phải phổ biến dân chủ hoá ra toàn cầu, các chủ thể khác biệt về ý thức hệ phải trở thành dân chủ [97]. Thứ năm, với việc đề cao vai trò của thể chế quốc tế trong việc quản lý xung đột, duy trì hoà bình, thúc đẩy hợp tác và hội nhập. Các thể chế quốc tế được lập ra để phục vụ các mẫu số chung lợi ích giữa các quốc gia. Việc tham gia các thể chế quốc 27 tế sẽ giúp tăng cường hiểu biết, gia tăng lòng tin, thúc đẩy hợp tác và hội nhập, hạn chế khả năng xung đột hoặc giúp giải quyết xung đột. Hợp tác đa phương sẽ xoá nhoà, giảm bớt vấn đề ý thức hệ. Việc Việt Nam gia nhập các thể chế quốc tế như WTO, hay Hoa Kỳ tham gia các cơ chế của ASEAN giúp tạo ra các giá trị chung giữa hai nước, từ đó giảm bớt tác động cản trở do sự khác biệt về ý thức hệ tạo ra. Chủ nghĩa tự do với nền tảng của thuyết đa nguyên cũng giải thích rất rõ chính sách đối ngoại hay quan hệ chịu tác động của chính trị nội bộ, các nhóm lợi ích khác nhau. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với Việt Nam, đặc biệt là vấn đề nhân quyền, thương mại, thường chịu tác động giữa các nhóm có quan điểm khác biệt trong quốc hội, hoặc giữa hai đảng phái Dân chủ và Cộng hoà. Thuyết tự do thúc đẩy các giá trị dân chủ tự do, tự do trong các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đạo đức; tuyệt đối hóa quyền tự do cá nhân và chủ trương hạn chế sự can thiệp của nhà nước đối với các hoạt động của cá nhân. Chủ nghĩa tự do là cơ sở của tư duy bá quyền, cho rằng mô hình và các giá trị của ý thức hệ TBCN của mình cần được phổ biến trên phạm vi thế giới, thực hiện các cuộc "cách mạng màu" trên thế giới của Hoa Kỳ. Thuyết tự do cũng cho rằng hợp tác và hội nhập sẽ thay thế dần cho xung đột và trở là xu hướng phát triển của quan hệ quốc tế, sự phát triển của nhận thức lý trí khiến các chủ thể ngày càng quan tâm hơn đến lợi ích tuyệt đối, lâu dài so với lợi ích tương đối, ngắn hạn, hợp tác sẽ thay thế dần cho tình trạng xung đột trong quan hệ quốc tế. 1.1.2.3. Thuyết kiến tạo Thuyết kiến tạo xuất hiện từ lâu trong khoa học xã hội, song gần đây mới trở nên có ảnh hưởng trong chuyên ngành quan hệ quốc tế, hiện là học thuyết phê bình có ảnh hưởng nhất trong nghiên cứu quan hệ quốc tế. Quan điểm kiến tạo lấy vấn đề “bản sắc” làm xuất phát điểm cho lô-gíc của mình. Luận điểm chính của thuyết kiến tạo là thực trạng xã hội được xây dựng nên từ những tranh luận về “giá trị”, “bản sắc” và “ý thức hệ”. Theo đó, thuyết kiến tạo đưa ra các lập luận như sau: Thứ nhất, quốc gia là những chủ thể xã hội. Quốc gia không hợp tác với nhau khi giữa chúng tồn tại khác biệt trong cách nhìn nhận về nhau trong bối cảnh xã hội cụ thể. Các nước sẽ khó hợp tác nếu không có chung một bản sắc tập thể, hoặc thậm 28 chí có thể xung đột với nhau nếu vì bản sắc khác nhau mà đưa đến cách nhìn nhận về lợi ích khác nhau. Thứ hai, thuyết kiến tạo nhấn mạnh đến bản sắc. Bản sắc của một quốc gia bao hàm ưu tiên và hành vi tương ứng của quốc gia đó. Các quốc gia có thể có nhiều bản sắc và các bản sắc đó có thể trùng nhau ở một số điểm. Quốc gia nhận thức về quốc gia khác tuỳ theo bản sắc mà nó gán cho các quốc gia khác, song song với đó nó cũng xác lập bản sắc của chính mình thông qua thực tiễn xã hội hàng ngày. Ý thức hệ là một phần của bản sắc, một phần của giá trị mà một quốc gia theo đuổi; và lợi ích quốc gia cũng phần nào được xác định bởi bản sắc. Hòa bình, hợp tác không chỉ hạn chế giữa các nước có cùng chế độ chính trị mà còn có thể mở rộng giữa các nước thuộc các chế độ chính trị khác nhau, nếu giữa các nước đó có thể hình thành bản sắc chung và có lợi ích trong mối quan hệ đó. Ý thức hệ giúp các quốc gia một mặt định hình bản sắc, một mặt tái định hình nhận thức của họ về thế nào là lợi ích quốc gia [222]. Thứ ba, hợp tác có xu hướng lâu dài và bền chặt hơn nếu quan hệ giữa các nước được xây dựng trên một bản sắc chung. Điều này lý giải cho sự hình thành của các cơ chế hợp tác cấp khu vực hoặc tiểu vùng như EU, ASEAN. Như vậy, theo các lập luận của thuyết kiến tạo, thì các quốc gia có càng nhiều các điểm tương đồng về bản sắc, giá trị, tư tưởng.... thì càng có điều kiện và nền tảng để có quan hệ tốt với nhau. Theo lăng kính của thuyết kiến tạo thì các nước có cùng ý thức hệ, có hệ thống chính trị tương đồng thì có cơ sở để có quan hệ tốt với nhau. 1.1.2.4. Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học của Mác, Ăng-ghen, Lênin được hình thành và phát triển trên cơ sở kế thừa những giá trị tư tưởng nhân loại và tổng kết thực tiễn thời đại, là thế giới quan, phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con người. Các Mác từng nói “Đằng sau mỗi hành động đều có bóng dáng của lợi ích” và “tất cả cái gì mà con người đấu tranh để giành lấy, đều dính liền với lợi ích của họ” 29 [92, tr. 109]. Đằng sau mỗi hoạt động đối ngoại của Việt Nam – bao gồm đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân – đều có bóng dáng của lợi ích Việt Nam và tất cả những gì nhân dân Việt Nam đấu tranh để giành lấy đều dính đến lợi ích quốc gia – dân tộc của Việt Nam [19]. Giữa các chủ thể quốc gia trong hệ thống quốc tế luôn có những lợi ích trùng hợp và lợi ích khác biệt thậm chí trái ngược, dẫn đến hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế. Các Mác cũng từng nói “Ở đâu không có lợi ích chung thì ở đó không thể có sự thống nhất về mục đích và càng không thể có sự thống nhất về hành động được”. Lợi ích song trùng thì dẫn đến hợp tác, lợi ích trái ngược thì dẫn đến đấu tranh, song hợp tác hay đấu tranh đều vì lợi ích quốc gia – dân tộc. Chủ nghĩa Mác-Lênin nêu quy luật về cách mạng XHCN và con đường xây dựng, phát triển đi tới chủ nghĩa cộng sản. Vào thời điểm ra đời của học thuyết, những tác giả của chủ nghĩa Mác-Lênin đã phê phán CNTB, chỉ ra bản chất bóc lột, tính quy luật trong sự tồn tại và phát triển của CNTB. Luận điểm chính của Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh liên quan đến ý thức hệ là đấu tranh giai cấp, chủ thể chính trong quan hệ quốc tế là giai cấp và quan hệ quốc tế là đấu tranh giai cấp; đấu tranh giữa các quốc gia mà quốc gia là đại diện của giai cấp, do vậy đây là đấu tranh giữa ý thức hệ. Tư tưởng Hồ Chí Minh là “một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại” [35], được hình thành và phát triển trong quá trình lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc nghiên cứu, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện Việt Nam, lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việ Nam đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội mới. Với cơ sở thế giới quan, phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác - Lênin mà hạt nhân lý luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ giải quyết vấn đề thuộc về tư duy lý luận mà cao hơn, đó là tư duy hành động, nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn cách mạng Việt Nam đòi hỏi. Hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh trên nền tảng của chủ nghĩa Mác Lê- nin được thể hiện qua các nội dung cơ bản như quan niệm về quốc tế và quan hệ 30 chính trị quốc tế; mục tiêu đối ngoại; tập hợp lực lượng trong quan hệ quốc tế; phương châm đối ngoại, phương pháp và nghệ thuật ngoại giao. Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao là một bộ phận hợp thành trong hệ thống tư tưởng cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đó bao gồm hệ thống những quan điểm của Người về quốc tế và những hình thức, biện pháp, nghệ thuật xử sự trong quan hệ quốc tế nhằm phục vụ sự nghiệp cách mạng trong từng thời kỳ. Những quan điểm đó đã trở thành đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, được thực tiễn cách mạng Việt Nam chứng minh tính đúng đắn của nó trong cách mạng giải phóng dân tộc và cả trong giai đoạn xây dựng CNXH. Thứ nhất, theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường lối đối ngoại và hoạt động ngoại giao của Việt Nam phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết với phương châm "dĩ bất biến, ứng vạn biến". "Dĩ bất biến" là lợi ích dân tộc, mục tiêu giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, lý tưởng cách mạng, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên CNXH của Đảng Cộng sản, xây dựng "dân dàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Mục tiêu, nguyên tắc thì "bất biến", nhưng để triển khai mục tiêu đó cần "vạn biến" bằng các chủ trương, biện pháp, hình thức phù hợp, với sự linh hoạt, sáng tạo, mềm dẻo, khôn khéo, phù hợp với đặc thù của các mối quan hệ trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực khác nhau. Tư tưởng Hồ Chí Minh nhất quán trong việc đẩy mạnh lợi ích quốc gia, dân tộc, vượt qua ý thức hệ. Thứ hai, chính sách đối ngoại, hoạt động ngoại giao phải dựa trên sức mạnh bên trong, thực lực thực sự. Cách mạng Việt Nam đi theo đường lối độc lập tự cường thì chính sách đối ngoại, hoạt động ngoại giao phải lấy sức mạnh bên trong làm điểm tựa, coi việc xây dựng thực lực chính trị, kinh tế, quân sự, bên trong là nhân tố quan trọng, tạo thế mạnh cho đấu tranh trên mặt trận đối ngoại. Và ngược lại, thắng lợi ngoại giao cũng sẽ tạo những tiền đề để phát triển thực lực cách mạng trong nước. Thứ ba, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tính chất thời đại và cuộc đấu tranh của nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao chính nghĩa, đạo lý và nhân nghĩa trong quan hệ quốc tế. Với tinh thần "thêm bạn, bớt thù", Việt Nam luôn mong muốn hòa bình, hữu nghị, muốn là bạn với các nước trên thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh chú trọng tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng, xử 31 lý đúng đắn quan hệ với các nước lớn, phấn đấu mở rộng quan hệ quốc tế của Việt Nam theo hướng đa dạng hóa - là bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai. Dù cùng ý thức hệ hay khác ý thức hệ, Việt Nam đều muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác, hữu nghị, vì những song trùng lợi ích của hai bên. Thứ tư, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, không ngừng củng cố sức mạnh đoàn kết dân tộc bên trong, đồng thời tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, sự hợp tác rộng rãi của các lực lượng khác nhau bên ngoài, mở rộng đội ngũ bạn bè có lợi nhất cho việc thực hiện mục tiêu chiến lược cách mạng từng thời kỳ. Trong khi định ra đường lối quốc tế và sách lược tập hợp lực lượng bên ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chú mạnh nhân tố bên trong, coi nhân tố bên trong là nhân tố quyết định. Tǎng cường sức mạnh tự thân trở thành cơ sở hàng đầu để tranh thủ đồng minh và bạn bè tránh được sự áp đặt, chèn ép và tình trạng phụ thuộc vào đồng minh, nhất là các nước lớn: "Ta có mạnh thì họ mới "đếm xỉa đến". Ta yếu thì ta chỉ là một khí cụ trong tay kẻ khác, dầu là kẻ ấy có thể là bạn đồng minh của ta vậy”. 1.1.3. Ý thức hệ trong tương quan với lợi ích quốc gia Lợi ích quốc gia (State Interest, National Interest) là một trong những khái niệm cơ bản trong quan hệ quốc tế là nhân tố cơ bản mà dựa vào đó các quốc gia xác định chính sách đối ngoại của mình. Lợi ích quốc gia mang sắc thái ý thức hệ vì nó gắn với thành tố thể chế chính trị. Khái niệm “lợi ích quốc gia” chính thức được sử dụng như một thuật ngữ khoa học đầu tiên trong giới khoa học Mỹ từ năm 1935 với khái niệm “Lợi ích quốc gia là mục tiêu cơ bản và nhân tố quyết định cuối cùng trong việc hoạch định chính sách đối ngoại. Lợi ích quốc gia là khái niệm có tính khái quát cao bao gồm những nhu cầu sống còn của quốc gia đó. Đó là tự bảo vệ, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quân sự và thịnh vượng về kinh tế” [251, tr.9]. Bên cạnh “lợi ích quốc gia”, còn có khái niệm “lợi ích dân tộc” và “lợi ích quốc gia-dân tộc”, theo đó “lợi ích dân tộc” thường được hiểu là lợi ích của cộng đồng người có quan hệ dân tộc gắn bó (sống trong và ngoài lãnh thổ đó), hay nói cách khác là lợi ích của mọi cá nhân trong một nước. “Lợi ích quốc gia” là lợi ích của giai cấp cầm quyền đại diện cho quốc gia, còn “lợi ích quốc gia-dân tộc” được hiểu theo hướng tổng hợp của cả hai khái niệm trên [108, tr.115]. 32 Ý thức hệ và Lợi ích quốc gia đều là các nhân tố tác động đến quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của một quốc gia. Ý thức hệ hay chế độ chính trị là nhân tố cơ bản chi phối chính sách đối ngoại của một quốc gia, đồng thời là nhân tố không thay đổi. Về thể chế, hiện tại thế giới có hai loại thể chế cơ bản: TBCN và XHCN. Hai thể chế khác nhau về phương thức sản xuất: phương thức sản xuất TBCN và phương thức sản xuất XHCN. Đi liền với thể chế chính trị và hệ tư tưởng chủ đạo: hệ tư tưởng cộng sản và hệ tư tưởng tư bản. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, ý thức hệ chi phối đối ngoại của các nước thuộc cả hai phe XHCN và TBCN [59, tr.78]. Lợi ích quốc gia dân tộc được coi là “hòn đá tảng” trong hoạch định chính sách đối ngoại, là nhân tố cực kỳ quan trọng để xác định chính sách đối ngoại của một quốc gia. Như vậy nếu các quốc gia có ý thức hệ khác nhau, thì đó là sự khác biệt sẵn có và không thay đổi, còn lợi ích quốc gia là các biến số có thể thay đổi và ở một thời điểm nào đó, các quốc gia có sự khác biệt về ý thức hệ song có thể có sự song trùng về lợi ích quốc gia, và đó là cơ sở để các quốc gia thúc đẩy quan hệ. 1.2. Vấn đề ý thức hệ trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và Việt Nam 1.2.1. Ý thức hệ Việt Nam và Hoa Kỳ Ý thức hệ của Việt Nam là ý thức hệ XHCN dựa trên nền tảng của hệ thống tư tưởng triết học-kinh tế-chính trị của chủ nghĩa Mác. CNXH được định nghĩa là một trong ba ý thức hệ chính trị lớn hình thành trong thế kỷ 19 bên cạnh chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa bảo thủ. CNXH bao gồm các định hướng chính trị, từ các phong trào đấu tranh và các đảng công nhân có tinh thần cách mạng, những người muốn lật đổ CNTB nhanh chóng và bằng bạo lực (cánh tả quá khích), cho tới các dòng cải cách chấp nhận thể chế đại nghị và dân chủ (CNXH dân chủ). Những người theo CNXH thường nhấn mạnh giá trị cơ bản của bình đẳng, công bằng và đoàn kết và đề cao mối quan hệ chặt chẽ giữa những phong trào xã hội thiết thực và phê phán xã hội lý thuyết, họ theo đuổi mục tiêu nhằm hòa hợp một trật tự xã hội và kinh tế công bằng xã hội. Về lịch sử hình thành, ý thức hệ XHCN của Việt Nam được hình thành cùng với sự hình thành và phát triển của cách mạng Việt Nam. Từ những năm 1920, chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thành lập vào năm 1930. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đã 33 giành được độc lập trong cuộc Cách mạng tháng Tám, tiến hành thành công hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giúp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đưa cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH. Từ năm 1986, Việt Nam đã thi hành chính sách Đổi mới, nhằm xây dựng một nền kinh tế thị trường mang định hướng XHCN, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Sau khi hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục kiên trì con đường đi lên CNXH. Đảng xác định CNXH hiện thực có bị thu hẹp phạm vi nhưng lý tưởng cao cả của CNXH vẫn là niềm mơ ước của loài người tiến bộ và đi lên CNXH vẫn là xu thế tất yếu của xã hội loài người trong thời đại ngày nay [57]. Trong khi đó, ở Hoa Kỳ, ý thức hệ TBCN hình thành do cách mạng Hoa Kỳ, gắn với nền văn minh tư sản – là hệ tư tưởng trái ngược với ý thức hệ XHCN ở Việt Nam. Ý thức hệ TBCN của Hoa Kỳ coi trọng hệ các giá trị gồm dân chủ, bình đẳng, tự do, chủ nghĩa cá nhân, coi trọng thực dụng-lao động-cạnh tranh. Dân chủ: thể hiện ở bộ máy dân chủ được cho là lâu đời nhất và hệ thống chính trị “tam quyền phân lập”, thể hiện ở quá trình hình thành thể chế chính trị Hoa Kỳ, hình thành của hiến pháp Hoa Kỳ và quá trình hình thành của các đảng phái. Nguồn gốc của dân chủ là từ Phong trào khai sáng12. Luận điểm của phong trào khai sáng là (i) khẳng định vai trò của chính phủ phải vì người dân, (ii) quan hệ giữa nhà nước và nhân dân là kế ước xã hội. Bình đẳng: xã hội-kinh tế, chính trị. Bình đẳng về cơ hội, về điều kiện. Chủ nghĩa cá nhân: hoạch định chính sách, chủ nghĩa cá nhân nổi lên thông qua các biểu hiện như: nhu cầu tạo dấu ấn cá nhân lãnh đạo, tôn trọng sự tự quyết của cá nhân13 hay chính sách đối ngoại Hoa Kỳ đặt lợi ích Hoa Kỳ lên trước, hạn chế can thiệp vào bên ngoài14 [72, tr.58]. Nền kinh tế của Hoa Kỳ là nền kinh tế hỗn hợp TBCN được kích thích bởi tài nguyên thiên nhiên phong phú, một cơ sở hạ tầng phát triển tốt và hiệu suất cao. Thành công rõ ràng của mô hình CNTB của Hoa Kỳ khi nó phát triển vào những năm 1990 và đầu thế kỷ 21 đã khuyến khích nhiều giới tinh hoa kinh 12 điển hình có Voltare, Rousseau, Diderot, Buffon, Montesquieu 13 Gần giống với chủ nghĩa tự do cá nhân – libertarianism 14 Gần giống với chủ nghĩa biệt lệ 34 doanh và chính sách coi đây là một hình thức lý tưởng nên được các nước và khu vực khác áp dụng. Chủ nghĩa tiêu dùng đóng vai trò như một cơ sở cho phép và hỗ trợ CNTB của Hoa Kỳ. Các yếu tố quyền tư hữu, thành phần kinh tế tư nhân, kinh doanh tự do, cạnh tranh, động cơ lợi nhuận, tính tự định hướng tự tổ chức, thị trường lao động, định hướng thị trường, bất bình đẳng trong phân phối của cải, phân hóa giàu - nghèo là các khái niệm gắn liền với nền kinh tế TBCN. Như vậy, về thể chế chính trị, Hoa Kỳ theo thể chế chính trị tư sản, quyền lực tập trung trong tay các tập đoàn tư bản lớn. Hệ thống chính trị Hoa Kỳ mang tính đa nguyên với việc thay nhau cầm quyền của hai đảng Cộng hòa và Dân chủ. Trong khi đó, Việt Nam xây dựng thể chế chính trị XHCN. Toàn bộ hệ thống chính trị của Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng Cộng sản. Vị trí và vai trò lãnh đạo của Đảng được định rõ trong Hiến pháp [109, tr.117]. Từ hai hệ ý thức dẫn đến hai hệ giá trị khác nhau, từ đó hai nước có mục tiêu chiến lược đối kháng nhau: trong khi mục tiêu chiến lược của Việt Nam là xây dựng thành công CNXH, thì mục tiêu chiến lược của Hoa Kỳ là chuyển hoá các nước còn khác biệt về thể chế chính trị với Hoa Kỳ vào quỹ đạo của Hoa Kỳ, đi theo hệ giá trị của Hoa Kỳ nói riêng và của hệ giá trị, hệ tư tưởng TBCN nói chung. Chính đặc thù này dẫn đến mặt đấu tranh trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ luôn thường trực và không hiếm khi gay gắt [67]. Tác động cản trở của nhân tố ý thức hệ vì vậy mà luôn thường trực, chiều hướng tăng hay giảm còn do tương quan với các tính toán về lợi ích của mỗi bên, mà chương hai của luận án sẽ phân tích cụ thể. 1.2.2. Ý thức hệ và lợi ích quốc gia trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và Việt Nam Chính sách đối ngoại là tập hợp ... thổ của mỗi nước. Hoa Kỳ và Việt Nam đồng thời nhất trí thúc đẩy và xây dựng cộng đồng ASEAN và hợp tác với cộng đồng quốc tế ứng phó với các thách thức toàn cầu. Hai bên nhất trí trong thời gian tới sẽ tích cực phối hợp để tăng cường quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ trong các lĩnh vực sau: Tăng cường quan hệ chính trị-ngoại giao Hai bên cam kết tiếp tục trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt là các đoàn cấp cao, tăng cường đối thoại giữa các cơ quan của hai nhà nước. Đồng thời, hai bên có ý định mở rộng đối thoại thường niên cấp cao giữa hai bộ ngoại giao để thảo luận các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện và các vấn đề khác cùng quan tâm. Hai bên nhất trí cho rằng, việc củng cố lòng tin giữa hai bên có ý nghĩa then chốt trong việc xây dựng tình hữu nghị và hợp tác bền vững, lành mạnh và lâu dài. Đẩy mạnh quan hệ kinh tế Hai nước quyết tâm tập trung thúc đẩy hợp tác kinh tế, bao gồm các lĩnh vực thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và ứng phó với biến đổi khí hậu. Hai bên cho rằng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có tầm quan trọng về chiến lược và kinh tế, sẽ giúp tăng cường thương mại và đầu tư giữa hai nước, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Hai bên tái khẳng định cam kết thúc đẩy sớm thông qua và thực thi đầy đủ hiệp định có tiêu chuẩn cao này, trong đó có cam kết về đầu tư, hỗ trợ và phát triển kinh doanh, sở hữu trí tuệ, dệt may, dịch vụ, lao động và môi trường. Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ Việt Nam triển khai có hiệu quả và đáp ứng các tiêu chuẩn cao của hiệp định TPP thông qua các chương trình hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực. Hai bên đồng thời tái khẳng định việc bảo đảm tăng trưởng kinh tế toàn diện, tạo cơ hội cho tất cả mọi người, được thúc đẩy bởi sự sáng tạo, tinh thần kinh doanh và sự phát triển kinh tế bền vững của hai nền kinh tế. Hai bên nhấn mạnh hợp tác phát triển tiếp tục là một động lực của quan hệ song phương. Hai nước nhất trí thúc đẩy thương mại và đầu tư song phương, tiếp 196 tục hợp tác thúc đẩy tiếp cận thị trường cho hàng hóa công nghiệp, hải sản và nông sản của mỗi nước. Hoa Kỳ và Việt Nam nhất trí tham vấn một cách hợp tác và toàn diện thông qua đẩy mạnh nhóm làm việc song phương liên quan đến mong muốn của Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường. Hai bên hoan nghênh việc hoàn tất các thỏa thuận kinh tế quan trọng nhân dịp chuyến thăm: hợp đồng Vietjet Air mua 100 máy bay Boeing 737 Max và mua động cơ Pratt&Whitney, MOU về hợp tác điện gió giữa GE và Bộ Công Thương Việt Nam. Làm sâu sắc mối quan hệ giữa nhân dân hai nước Hai bên khẳng định ủng hộ thúc đẩy giao lưu nhân dân nhằm tăng cường hiểu biết, hợp tác, hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Hoa Kỳ hoan nghênh Chính phủ Việt Nam cho phép tình nguyện viên Hoa Kỳ thuộc Chương trình Hòa bình dạy tiếng Anh tại Việt Nam. Việt Nam và Hoa Kỳ hoan nghênh việc thành lập Trường Đại học Fulbright Việt Nam với mục tiêu trở thành trường đại học đẳng cấp quốc tế của Việt Nam. Hai bên hoan nghênh thỏa thuận song phương về việc cấp thị thực một năm nhiều lần cho các doanh nhân và khách du lịch ngắn hạn của hai nước. Hai bên đánh giá cao và ghi nhận sự thành công của cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ và những đóng góp tích cực của cộng đồng đối với sự phát triển quan hệ song phương. Tăng cường hợp tác an ninh-quốc phòng Việt Nam và Hoa Kỳ tái khẳng định cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước theo bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương 2011 và tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng năm 2015, đặt ưu tiên vào lĩnh vực hợp tác nhân đạo, giải quyết hậu quả chiến tranh, an ninh biển, gìn giữ hòa bình, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa. Hai bên khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác trên các lĩnh vực an ninh, chống tội phạm xuyên quốc gia, an ninh mạng. Việt Nam hoan nghênh quyết định của Chính phủ Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Việt Nam hoan nghênh hỗ trợ an ninh biển của Hoa Kỳ thông qua Sáng kiến An ninh hàng hải (MSI), Chương trình Hợp tác giảm thiểu đe dọa, Quỹ Hỗ 197 trợ tài chính quân sự đối ngoại (FMF) và mong muốn làm việc với Hoa Kỳ nhằm nâng cao năng lực hàng hải của Việt Nam. Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký Ý định thư thành lập Nhóm Công tác về sáng kiến dự trữ thiết bị y tế và nhân đạo (CHAMSI), góp phần thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa. Hoa Kỳ tái khẳng định ủng hộ nỗ lực gìn giữ hòa bình của Việt Nam với mục tiêu hỗ trợ Việt Nam triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hiệp quốc đầu tiên vào năm 2017. Hai bên bày tỏ hài lòng về những nỗ lực chung nhằm thúc đẩy hợp tác về nhân đạo và giải quyết hậu quả chiến tranh. Đặc biệt, phía Hoa Kỳ đánh giá cao sự hợp tác tích cực của Việt Nam trong việc cung cấp thông tin tìm kiếm đầy đủ nhất có thể về quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh. Hai bên nhất trí tiếp tục hợp tác về rà phá vật liệu chưa nổ. Việt Nam hoan nghênh sự hợp tác của Hoa Kỳ trong việc hoàn tất thành công giai đoạn 1 và việc triển khai giai đoạn cuối chương trình tẩy độc dioxin tại sân bay Đà Nẵng. Hoa Kỳ sẽ hợp tác với Việt Nam để có đóng góp quan trọng nhằm tẩy độc dioxin tại sân bay Biên Hòa. Thúc đẩy quyền con người và cải cách tư pháp Hai bên cam kết tiếp tục thúc đẩy và bảo vệ quyền con người phù hợp với hiến pháp và cam kết quốc tế của mỗi nước. Hai bên hoan nghênh kết quả của đối thoại tích cực, thẳng thắn và xây dựng về quyền con người, đặc biệt là vòng 20 đối thoại nhân quyền diễn ra vào tháng 4/2016, qua đó giúp giảm thiểu khác biệt và tiếp tục xây dựng lòng tin. Hoa Kỳ hoan nghênh những nỗ lực của Việt Nam trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và cải cách tư pháp nhằm bảo đảm tốt hơn quyền và tự do cơ bản cho mọi người phù hợp với Hiến pháp năm 2013. Việt Nam thông báo với phía Hoa Kỳ về kế hoạch sửa đổi, bổ sung, xây dựng các luật, trong đó có luật về tín ngưỡng và tôn giáo, về hội, về trợ giúp pháp lý sửa đổi, về lý lịch tư pháp sửa đổi và về ban hành quyết định hành chính. Hai bên ghi nhận những đóng góp của các tổ chức xã hội, tôn giáo trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, dịch vụ xã hội. Hai bên khuyến khích việc tăng cường hợp tác để bảo đảm tất cả mọi người - bất kể giới tính, chủng tộc, tôn giáo và khuynh hướng giới tính, cũng như người khuyết tật - đều được hưởng đầy đủ 198 quyền con người. Việt Nam và Hoa Kỳ hoan nghênh Thư thỏa thuận về hỗ trợ trong lĩnh vực thực thi pháp luật và tư pháp. Giải quyết các thách thức khu vực và toàn cầu Việt Nam và Hoa Kỳ tái khẳng định cam kết chung đối với việc giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ và trên biển bằng biện pháp hòa bình, trong đó có việc tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, phù hợp với Hiến chương Liên hiệp quốc, luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS). Hai bên nhấn mạnh cam kết của các bên tranh chấp không có những hành động làm phức tạp và mở rộng các tranh chấp, thừa nhận tầm quan trọng của việc thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), thúc đẩy thương lượng thực chất và sớm ký kết Bộ Quy tắc ứng xử (COC). Theo đó, hai bên đặc biệt quan ngại đối với những diễn biến gần đây ở biển Đông làm gia tăng căng thẳng, xói mòn lòng tin, đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định. Hai bên nhấn mạnh tính cấp thiết của việc bảo đảm tự do hàng hải và hàng không, cũng như duy trì các hoạt động thương mại hợp pháp không bị cản trở ở biển Đông; kêu gọi phi quân sự hoá và kiềm chế trong xử lý các tranh chấp, tái khẳng định cam kết chung theo Tuyên bố Sunnylands, và cam kết phối hợp chặt chẽ với các đối tác ASEAN khác trong việc thực hiện Tuyên bố này. Hoa Kỳ nhất trí sẽ tích cực phối hợp và hỗ trợ Việt Nam tổ chức thành công APEC vào năm 2017. Việt Nam và Hoa Kỳ tái khẳng định nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, thực thi Thỏa thuận Paris. Hai bên chia sẻ mong muốn chứng kiến Thỏa thuận sớm có hiệu lực và cùng hứa hẹn chính thức gia nhập Thỏa thuận trong năm 2016. Hoa Kỳ và Việt Nam nhất trí tiến hành một số hành động thực tế nhằm giảm thiểu, thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời tăng cường minh bạch và xây dựng năng lực trong khuôn khổ đối tác biến đổi khí hậu Việt Nam-Hoa Kỳ, kể cả tại đồng bằng sông Cửu Long. Hai bên sẽ xây dựng kế hoạch hợp tác trong khuôn khổ Sáng kiến Hạ nguồn sông Mekong (LMI). Hoa Kỳ khẳng định tiếp tục hỗ trợ Việt Nam ứng phó với đợt hạn hán khắc nghiệt nhất trong vòng hơn 90 năm qua và hiện tượng xâm nhập mặn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững tại khu vực hạ lưu sông Mekong. 199 Với tư cách là đối tác phát triển của Ủy hội Mekong, Hoa Kỳ khẳng định ủng hộ hợp tác giữa các thành viên Ủy hội Mekong và giữa các thành viên Ủy hội với các cơ chế khu vực khác trong việc sử dụng, quản lý và phát triển hiệu quả, bền vững nguồn nước xuyên biên giới. Hai nước ủng hộ việc tăng cường hợp tác hạt nhân dân sự nhằm giảm thiểu phát thải từ ngành điện lực toàn cầu cũng như việc ký bản dàn xếp hành chính trong khuôn khổ hiệp định giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân (hiệp định 123), và những chuẩn mực cao nhất về an toàn, an ninh và chống phổ biến vũ khí hạt nhân. Hai bên hoan nghênh thành công của Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân năm 2016 và nhất trí tiếp tục phối hợp để tăng cường cấu trúc an ninh hạt nhân toàn cầu. Hai bên có ý định thành lập ủy ban hỗn hợp Việt Nam-Hoa Kỳ về hợp tác hạt nhân dân sự nhằm tạo thuận lợi cho việc thực hiện hiệp định 123. Hai nước nhất trí duy trì sự hợp tác thành công và vai trò dẫn dắt trong khuôn khổ Chương trình An ninh y tế toàn cầu (GHSA), đặc biệt là hợp tác giữa các trung tâm ứng phó khẩn cấp, phát hiện và ứng phó dịch bệnh ở người và động vật, cũng như triển khai kế hoạch quốc gia nhằm đạt được các mục tiêu GHSA. Phía Hoa Kỳ cam kết ủng hộ Việt Nam tăng cường năng lực về y tế biển đảo. Việt Nam và Hoa Kỳ nhất trí hợp tác với khu vực và trên thế giới nhằm ngăn chặn, phát hiện và ứng phó với các mối đe dọa từ đại dịch và cả hai bên khẳng định sẽ triển khai đánh giá chung về những nỗ lực này trong năm 2016. Hai bên cũng tái khẳng định nỗ lực đấu tranh chống buôn bán động vật hoang dã và bảo vệ đa dạng sinh học trên cơ sở Đối tác Việt Nam-Hoa Kỳ về chống buôn bán động vật hoang dã. Làm sâu sắc quan hệ đối tác lâu dài Hai bên nhất trí tăng cường quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ theo hướng thực chất, sâu sắc, hiệu quả hơn vì lợi ích của hai nước, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới. 6. TUYÊN BỐ CHUNG VIỆT NAM – HOA KỲ 2017 Nhân dịp Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC (tại Đà Nẵng) và thăm cấp nhà nước Việt Nam (tháng 11/2017) 1. Nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Trần Đại 200 Quang, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước tới Hà Nội từ ngày 11 đến ngày 12 tháng 11 năm 2017. Lãnh đạo hai nước thảo luận về những biện pháp để củng cố và mở rộng quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau, các lợi ích và mong muốn chung thúc đẩy hòa bình, hợp tác, thịnh vượng và an ninh tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Lãnh đạo hai bên tái khẳng định cam kết làm sâu sắc hơn quan hệ trên cơ sở những Tuyên bố chung trước đây giữa hai nước, tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau. 2. Tổng thống Donald Trump chúc mừng Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Đà Nẵng. Lãnh đạo hai nước tái khẳng định ý định duy trì tiếp xúc, trao đổi đoàn ở cấp cao và củng cố các cơ chế đối thoại hiện có, bao gồm đối thoại giữa các đảng. Hai bên nêu bật mối quan hệ kinh tế ngày càng được tăng cường và cùng có lợi giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, nhấn mạnh mong muốn chung tạo công ăn việc làm và tạo dựng những điều kiện thuận lợi cho thương mại và kinh doanh ở cả hai quốc gia. 3. Hai nhà lãnh đạo cam kết sẽ làm sâu sắc hơn và mở rộng quan hệ thương mại và đầu tư song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam thông qua các cơ chế chính thức, bao gồm Hiệp định khung về thương mại và đầu tư (TIFA). Hai bên hoan nghênh việc mở cửa trở lại thị trường Việt Nam cho mặt hàng bột bã ngô của Hoa Kỳ và mở cửa thị trường Hoa Kỳ cho trái vú sữa của Việt Nam. Hai nhà lãnh đạo cam kết tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề còn tồn tại trong lĩnh vực thương mại nông nghiệp, trong đó có cá da trơn, tôm, xoài, cam kết thúc đẩy thương mại, đầu tư tự do và công bằng trong các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có dịch vụ thanh toán điện tử, ô tô và việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ. 4. Lãnh đạo hai nước hoan nghênh việc công bố các thỏa thuận thương mại mới trị giá hơn 12 tỷ USD nhân dịp chuyến thăm của Tổng thống Donald Trump. Hai nhà lãnh đạo cũng hoan nghênh quan hệ song phương ngày càng được tăng cường trong lĩnh vực năng lượng, trong đó có những cuộc thảo luận giữa doanh nghiệp hai bên về việc Việt Nam nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng 201 từ Hoa Kỳ, cũng như những bước đi của Việt Nam nhằm nâng cao năng lực sản xuất năng lượng mặt trời với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ. 5. Hai nhà lãnh đạo khẳng định cam kết chung làm sâu sắc hơn nữa hợp tác quốc phòng và quyết tâm chung đối phó với các thách thức an ninh khu vực. Chủ tịch nước Trần Đại Quang cảm ơn Chính phủ Hoa Kỳ đã chuyển giao một tàu tuần tra bờ biển lớp Hamilton, giúp nâng cao năng lực bảo đảm an ninh hàng hải và thực thi pháp luật của Việt Nam. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh kế hoạch về việc một tàu sân bay Hoa Kỳ lần đầu tiên thăm một cảng của Việt Nam trong năm 2018. Hai bên khẳng định kế hoạch hành động về hợp tác quốc phòng Hoa Kỳ – Việt Nam giai đoạn 2018 – 2020 nhằm thực thi Bản ghi nhớ (MoU) về Tăng cường Hợp tác Quốc phòng Song phương năm 2011 và Tuyên bố Tầm nhìn chung về Quan hệ Quốc phòng năm 2015, qua đó thắt chặt quan hệ quốc phòng song phương trong các lĩnh vực an ninh hàng hải, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, các hoạt động gìn giữ hòa bình, và khắc phục hậu quả chiến tranh. Trên tinh thần đó, hai nhà lãnh đạo hoan nghênh Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ sớm thăm Việt Nam. 6. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh hai nước sẽ làm sâu sắc hơn và từng bước mở rộng hợp tác an ninh và tình báo, tăng cường trao đổi thông tin và huấn luyện chung trong các vấn đề cùng quan tâm. Hai bên bày tỏ ý định thắt chặt hợp tác về an ninh mạng thông qua việc tăng cường trao đổi đoàn và chia sẻ thông tin, nhằm thúc đẩy một không gian mạng mở và an toàn. Chủ tịch nước Trần Đại Quang bày tỏ sự quan tâm về việc phối hợp chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ trong bảo đảm an toàn, an ninh hàng không và chống khủng bố. 7. Hai nhà lãnh đạo tái khẳng định tầm quan trọng của việc tiếp tục hợp tác để khắc phục các hậu quả chiến tranh. Trên tinh thần đó, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao đóng góp của Hoa Kỳ đối với việc tẩy độc thành công sân bay Đà Nẵng, và hoan nghênh việc Hoa Kỳ cam kết tiếp tục đóng góp để tẩy độc sân bay Biên Hòa. Chủ tịch nước hoan nghênh Hoa Kỳ cung cấp thêm sự hỗ trợ cho người khuyết tật. Tổng thống Donald Trump đánh giá cao sự hợp tác đầy đủ và liên tục của Việt Nam với Hoa Kỳ trong việc tìm kiếm quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh, và cam kết sẽ hợp tác với Việt Nam trong nỗ lực tìm kiếm tin tức của bộ đội Việt Nam bị mất tích trong chiến tranh. Hai nhà lãnh đạo cam kết hợp tác trong việc loại bỏ các tàn tích bom mìn còn sót lại từ thời kỳ chiến tranh. 202 8. Hai nhà lãnh đạo khẳng định ủng hộ việc tăng cường quan hệ giữa nhân dân hai nước, qua đó làm sâu sắc thêm sự hiểu biết lẫn nhau, hợp tác và tình hữu nghị giữa hai dân tộc, cụ thể thông qua trao đổi chuyên môn và học thuật, việc đưa trường Đại học Fulbright Việt Nam vào hoạt động, các khoản trợ cấp với tổng trị giá 500.000 USD dành cho cựu sinh viên của Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF), và việc những tình nguyện viên đầu tiên thuộc Chương trình Hòa bình có mặt tại Việt Nam. 9. Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch nước Trần Đại Quang hoan nghênh hai bên trao đổi biên bản thỏa thuận về ý định dành cho Hoa Kỳ lô đất “D30” tại Hà Nội để xây mới Đại sứ quán Hoa Kỳ, phù hợp với luật pháp ở cả hai quốc gia. Tổng thống Donald Trump khẳng định Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ để Việt Nam có được các cơ sở vật chất phục vụ cho công tác ngoại giao và lãnh sự tốt hơn tại Hoa Kỳ. 10. Lãnh đạo hai nước ghi nhận tầm quan trọng của việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền. 11. Lãnh đạo hai nước thảo luận và hoan nghênh các sáng kiến nhằm duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy hợp tác và phát triển tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Hai bên ghi nhận vai trò trung tâm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại khu vực, và cam kết tôn trọng và hỗ trợ sự đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình. Hai nhà lãnh đạo bày tỏ sự ủng hộ ASEAN đóng một vai trò lớn hơn trong việc ứng phó với các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống ở khu vực, bao gồm khủng bố, thiên tai và khủng hoảng nhân đạo, nạn buôn ma túy và các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia. Hai bên cam kết làm sâu sắc hơn Quan hệ Đối tác Chiến lược Hoa Kỳ – ASEAN trên cơ sở các nguyên tắc nêu trong Tuyên bố Sunnylands năm 2016. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN và 40 năm thiết lập quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN, và trông đợi những hoạt động kỷ niệm sắp tới, bao gồm Hội nghị cấp cao kỷ niệm quan hệ ASEAN – Hoa Kỳ tại Manila vào ngày 13/11/2017. 12. Hai nhà lãnh đạo bày tỏ quan ngại sâu sắc về các chương trình và vụ thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và đe dọa hòa bình và 203 an ninh quốc tế. Hai bên hối thúc tất cả các nước thực hiện đầy đủ và nghiêm túc tất cả nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, và nhất trí làm sâu sắc hơn hợp tác song phương để đảm bảo thực thi hiệu quả những nghị quyết này. Hai nhà lãnh đạo nhất trí về tầm quan trọng của việc phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên một cách hòa bình. 13. Lãnh đạo hai nước nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của quyền được tiếp cận tự do và mở khu vực Biển Đông đối với cộng đồng quốc tế, tầm quan trọng của việc duy trì thương mại hợp pháp không bị cản trở, và sự cần thiết phải tôn trọng tự do hàng hải – hàng không và các hình thức sử dụng biển hợp pháp khác. Hai bên tái khẳng định lập trường về Biển Đông được nêu trong các Tuyên bố chung Hoa Kỳ – Việt Nam và Hoa Kỳ – ASEAN trước đây, bao gồm việc kêu gọi các bên không có những hành động làm leo thang căng thẳng, quân sự hóa các cấu trúc đang tranh chấp, và hạn chế một cách phi pháp các quyền tự do trên biển. Hai bên tái khẳng định cam kết chung đối với việc giải quyết hòa bình các tranh chấp theo luật pháp quốc tế, bao gồm việc tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý. Lãnh đạo hai nước kêu gọi thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), và sớm hoàn tất một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, có tính ràng buộc về mặt pháp lý. Hai bên cũng kêu gọi tất cả các bên yêu sách ở Biển Đông làm rõ và thực thi những yêu sách hàng hải của mình phù hợp với luật biển quốc tế, như được phản ánh trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, và thực hiện một cách thiện chí những trách nhiệm pháp lý quốc tế của mình trong quá trình quản lý và giải quyết tranh chấp. 14. Hai nhà lãnh đạo ghi nhận: Với tư cách một đối tác của Ủy hội Mê Kông (MRC) và một thành viên sáng lập của Sáng kiến Hạ nguồn sông Mê Kông (LMI), Hoa Kỳ ủng hộ những nỗ lực của các nước hạ nguồn sông Mê Kông nhằm quản lý một cách bền vững các nguồn nước và tài nguyên môi trường ở khu vực, phục vụ lợi ích của tất cả các nước. Chủ tịch nước Trần Đại Quang ghi nhận vai trò đi đầu của Hoa Kỳ trong giảm thiểu phát thải khí carbon trên toàn cầu và sáng tạo công nghệ năng lượng sạch; cảm ơn Hoa Kỳ đã hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy các biện pháp giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu. 204 PHỤ LỤC 2: GIỚI THIỆU VỀ ĐẢNG DÂN CHỦ VÀ ĐẢNG CỘNG HOÀ CỦA HOA KỲ Đảng Dân chủ (Democratic Party) được thành lập năm 1828 sau sự tan rã của Đảng Dân chủ-Cộng hòa92. Hệ tư tưởng của Đảng Dân chủ là chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa cấp tiến. Trong Đảng cũng có những trào lưu tư tưởng khác nhau như dân chủ cấp tiến, dân chủ tự do, dân chủ ôn hòa, dân chủ bảo thủ. Về kinh tế, Đảng Dân chủ chủ trương đầu tư dài hạn vào cơ sở hạ tầng; tăng lương tối thiểu; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, cắt giảm hỗ trợ thuế cho các tập đoàn lớn, bảo đảm luật kinh doanh bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp; bảo đảm an sinh và giảm thuế cho giai cấp trung lưu, những người da màu; phân phối lại sản phẩm quốc dân có lợi cho tầng lớp nghèo và trung lưu... Về chính trị-xã hội, Đảng Dân chủ chú trọng bảo đảm an sinh xã hội và bảo hiểm y tế, quan tâm tới đối tượng người già, người khuyết tật và trẻ em; ổn định thị trường nhà ở; bảo đảm quyền sở hữu nhà cho mọi người dân; bảo đảm quyền tổ chức, thương lượng tập thể và tham gia công đoàn của người lao động; tăng cường với tiếp cận với giáo dục bậc cao và đào tạo hướng nghiệp; nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của chính phủ; bảo đảm quyền lợi cho quân đội, binh lính, cựu binh và gia định họ; bình đẳng giới, quyền công dân và quyền của người đồng tính; xây dựng chính sách bảo đảm quyền của người nhập cư; bảo vệ môi trường... Về đối ngoại, Đảng Dân chủ chủ trương duy trì quân đội mạnh nhất thế giới, chấm dứt chiến tranh ở Iraq và Afghanistan, phá hủy mạng lưới Al Quaeda; ngăn chặn sử dụng và phổ biến vũ khí hạt nhân; ủng hộ thiết lập quan hệ thương mại bình thường và lâu bền với Nga; củng cố quan hệ với các đồng minh truyền thống ở châu Âu và NATO, hối thúc các đồng minh cùng chia sẻ trách nhiệm trong các thách thức khu vực và toàn cầu; đảm bảo an ninh cho Israel, cam kết tìm kiếm hòa bình cho quan hệ Israel - Palestin, duy trì hợp tác an ninh mạnh mẽ với Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh; hợp tác với các quốc gia châu Phi để triệt phá mạng lưới Al-Qaeda và hỗ trợ phát triển kinh tế với khu vực. Đối với các vấn đề toàn cầu, Đảng Dân chủ quan tâm thúc đẩy phát triển bền vững, thịnh vượng toàn cầu; khắc phục 92 Đảng Dân chủ-Cộng hòa do Madison và Thomas Jefferson thành lập, đối lập với Đảng Liên bang do Hamilton lãnh đạo. Trong khi Đảng Liên bang ủng hộ một chính phủ trung ương mạnh và sự liên kết chặt chẽ giữa chính phủ với tầng lớp thượng lưu, Đảng Dân chủ-Cộng hòa chủ trương chính phủ trung ương có vai trò hạn chế. Năm 1828, Đảng Dân chủ-Cộng hòa tan rã. Phe bảo thủ trong Đảng này do Henry Clay lãnh đạo đã thành lập Đảng Whig. 205 khủng hoảng tài chính toàn cầu, bảo đảm hệ thống kinh tế và tài chính toàn cầu ổn định và an toàn hơn; bảo đảm thương mại tự do và công bằng; bảo đảm an ninh lương thực, cứu trợ nhân đạo, quyền của người đồng tính, tự do internet; đối phó với các vấn đề an ninh mạng, vũ khí sinh học, biến đổi khí hậu, tội phạm xuyên quốc gia, buôn bán người, đại dịch HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm... 2. Đảng Cộng hòa (Republican Party)93 được thành lập năm 1854 sau sự sụp đổ của Đảng Whig là đảng đối lập với Đảng Dân chủ. Hệ tư tưởng của Đảng Cộng hoà là chủ nghĩa bảo thủ Hoa Kỳ, bảo thủ xã hội, bảo thủ tài khóa, chủ nghĩa bảo thủ tự do, tự do kinh tế. Trong Đảng Cộng hoà cũng có những trào lưu tư tưởng khác nhau như bảo thủ, cộng hòa ôn hòa, cộng hòa tự do. So với Đảng Dân chủ, Đảng Cộng hòa được cho là tự do hơn về mặt kinh tế và bảo thủ hơn về mặt chính trị-xã hội. Về kinh tế, Đảng Cộng hoà chủ trương ủng hộ thị trường tự do, giảm thiểu sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế, cắt giảm chi tiêu của chính phủ cho các chương trình phúc lợi; giảm thuế, đặc biệt là thuế đánh vào các tập đoàn; siết chặt chính sách nhập cư. Về chính trị-xã hội, Đảng Cộng hoà ủng hộ quyền tự do sở hữu vũ khí; đề nghị tăng thẩm quyền cho chính quyền cấp bang; ủng hộ tăng tường khai thác nguồn năng lượng trong nước để giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng bên ngoài, việc tư nhân tham gia bảo vệ môi trường, cải cách các chương trình bảo hiểm y tế và lương hưu, tự do internet.... Đảng Cộng hoà tuyên bố phản đổi hôn nhân đồng giới, đổi mới hệ thống bầu cử94; phản đối quy định hạn chế quyền tự do tôn giáo và tự do ngôn luận, nạo phá thai... Về đối ngoại, Đảng Dân chủ ủng hộ các chế độ "dân chủ", coi Veneduela là mối đe dọa, đặt điều kiện để dỡ bỏ cấm vận chống Cuba ở Mỹ La- tinh; ủng hộ tăng cường viện trợ nhằm đối phó với nguy cơ Hồi giáo cực đoàn ở châu Phi; khẳng định an ninh của Israel là lợi ích an ninh sống còn của Hoa Kỳ ở Trung Đông; ủng hộ tăng cường quan hệ với các đồng minh trong NATO, coi trọng quan hệ đặc biệt với Anh ở châu Âu; khẳng định Hoa Kỳ là quốc gia Thái Bình Dương, chủ trương thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ, cứng rắn hơn với Trung Quốc, quan tâm vấn đề Bắc Triều Tiên... 93 Viết tắt là GOP (Grand Old Party) 94 Không tán thành việc bỏ cơ chế đại cử tri trong bầu cử tổng thống, giữ yêu cầu cử tri phải có giấy tờ chứng minh nhân thân trước khi bỏ phiếu 206 PHỤ LỤC 3: GIỚI THIỆU VỀ VIỆN DÂN CHỦ QUỐC GIA (NDI) VÀ VIỆN CỘNG HOÀ QUỐC TẾ (IRI) Viện Dân chủ Quốc gia (NDI) và Viện Cộng hòa Quốc tế (IRI) được thành lập năm 1983, là 02 trong 04 tổ chức thuộc Quỹ Quốc gia vì Dân chủ (National Endowment for Democracy-NED) do Quốc hội Hoa Kỳ thành lập, là các tổ chức phi chính phủ, phi đảng phái, phi lợi nhuận. Viện Dân chủ Quốc gia, với 65 văn phòng tại 62 quốc gia trên toàn thế giới, thực hiện các chương trình hoạt động ở 132 quốc gia và vùng lãnh thổ, chủ trương ủng hộ và hỗ trợ các thể chế và thực tiễn dân chủ ở các khu vực trên thế giới; tạo cơ hội để các cá nhân/nhóm/tổ chức chia sẻ ý tưởng, kiến thức, kinh nghiệm và các ý kiến chuyên gia về những tập quán phát triển dân chủ quốc tế áp dụng tùy theo nhu cầu của quốc gia đó. NDI và các đối tác (gồm các đảng chính trị, các chính phủ, quốc hội và các nhóm dân sự) đã thiết lập và tăng cường các tổ chức chính trị và dân sự, bảo vệ các cuộc bầu cử và thúc đẩy sự tham gia của công dân, sự cởi mở và trách nhiệm trong chính phủ. NDI cũng có các chương trình hợp tác với các quỹ/viện của Đức và Quỹ Châu Á. Cách tiếp cận đa phương của NDI củng cố thông điệp rằng mặc dù không có một mô hình dân chủ duy nhất nào, tất cả các nền dân chủ đều có chung một số nguyên tắc nhất định. Một số lĩnh vực hoạt động cụ thể của NDI là phụ nữ trong chính trị, sự tham gia của người dân, dân chủ và công nghệ, quản trị dân chủ, bầu cử và các đảng chính trị. Viện Cộng hòa Quốc tế được thành lập với mục đích (i) thúc đẩy tự do và dân chủ toàn cầu thông qua việc giúp các đảng chính trị đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của người dân; (ii) hỗ trợ người dân tham gia vào quá trình hoạch định chính sách; (iii) tăng cường vai trò của các nhóm bị "lề hóa" trong tiến trình chính trị, trong đó có phụ nữ và thanh niên. Trên cơ sở đó, IRI cam kết nâng cao tự do và dân chủ trên toàn thế giới bằng cách phát triển các đảng chính trị, các tổ chức dân sự, các cuộc bầu cử mở và công khai, quản trị dân chủ và luật pháp. IRI có khoảng 400 nhân viên tại Hoa Kỳ và tại các nước mà IRI có hoạt động. IRI đang có chương trình tại 85 quốc gia trên thế giới, trong đó có văn phòng đại diện tại 43 quốc gia với tổng số khoảng khoảng 220 chương trình, dự án, tập trung vào các 207 nội dung hệ thống chính trị đa đảng, các tập quán quản trị dân chủ, trao quyền cho phụ nữ, phát triển xã hội dân sự, lãnh đạo thanh niên, củng cố các tiến trình bầu cử và nghiên cứu về thăm dò dư luận. Một số lĩnh vực hoạt động cụ thể của IRI là trao quyền cho phụ nữ, thúc đẩy đa đảng, quản trị dân chủ, phát triển xã hội dân sự, thanh niên lãnh đạo và củng cố các tiến trình bẩu cử. Trước năm 1992, IRI không có hoạt động chính thức nào ở Việt Nam. Năm 1992, IRI có một chương trình nhỏ hợp tác với một số luật sư Việt Nam thuộc Đại học Luật trong lĩnh vực xây dựng khung pháp lý về thương mại quốc tế. Văn phòng của IRI tại Washington D.C., Hoa Kỳ đã tiếp một số doàn của Quốc hội và Chính phủ Việt Nam. Năm 2013, đại diện IRI có tiếp xúc, trao đổi với một đoàn đại biểu của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khi cùng tham dự một hội nghị về phụ nữ tại Thái Lan. Mặc dù chính thức đăng ký là tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, và phi đảng phái, trong thực tế IRI và NDI có quan hệ gắn bó với, và hoạt động như viện chính trị-xã hội chịu ảnh hưởng của hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa, như cơ quan đại diện cho hai Đảng. Giống như hầu hết các đảng ở Hoa Kỳ, Đảng Dân chủ và Cộng hòa đều không có văn phòng quốc gia và/hoặc bộ phận riêng phụ trách quan hệ quốc tế. Trừ một vài ngoại lệ, ví dụ Đảng Dân chủ Hoa Kỳ có tham gia Liên minh Tiến bộ - một tập hợp quốc tế của các đảng dân chủ, xã hội, dân chủ-xã hội và Công đảng. Do đó, NDI và IRI, bên cạnh chức năng chính của mình, cũng hỗ trợ hai Đảng nói trên thực hiện quan hệ với các đảng nước ngoài, tương tự như vai trò của các Quỹ (Stiftung) của Đức tại Việt Nam. Lãnh đạo của hai Viện đều là những cá nhân có tiếng nói trong hoạch định chính sách của Hoa Kỳ. Chủ tịch (Chairman) của NDI trước kia là Thượng Nghị sỹ John Mc. Cain - là cựu binh Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam. Trở về từ chiến tranh, ông trở thành một chính trị gia uy tín. Ông được coi là một biểu tượng lớn về thúc đẩy bình thường hóa quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, là tiếng nói quan trọng trong nhiều quyết định mang tính bước ngoặt cho quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, của IRI là cựu Ngoại trưởng Madeleine K. Albright.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nhan_to_y_thuc_he_trong_quan_he_viet_nam_hoa_ky_ke_t.pdf
  • pdfTóm tắt luận án_NCS Nguyen Thi Thanh Xuan.pdf
  • docTrang thông tin luận án_NCS Nguyen Thi Thanh Xuan.doc
Tài liệu liên quan