Luận án Pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn và sự vận dụng trong hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỒ THỊ VÂN ANH PHÁP LUẬT THỪA KẾ THỜI KỲ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄN VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THỪA KẾ Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Lý luận lịch sử Nhà nước và Pháp luật Mã số: 62 38 01 01 Người hướng dẫn khoa học : 1. PGS.TS. ĐOÀN ĐỨC LƯƠNG 2. PGS.TS. NGUYỄN DUY PHƯƠNG HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là t

pdf168 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn và sự vận dụng trong hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Hồ Thị Vân Anh MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 9 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 9 1.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài 18 1.3. Đánh giá chung kết quả các công trình nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu của luận án 22 Chương 2: NHẬN THỨC CHUNG VỀ PHÁP LUẬT THỪA KẾ THỜI KỲ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄN 28 2.1. Hoàn cảnh lịch sử và các tiền đề của pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn 28 2.2. Khái niệm và nội dung pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn 47 2.3. Các giá trị trong nội dung pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn 64 Chương 3: VẬN DỤNG PHÁP LUẬT THỪA KẾ THỜI KỲ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄN TRONG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THỪA KẾ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY 73 3.1. Khái niệm và các nguyên tắc vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật thừa kế 73 3.2. Thực trạng vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật thừa kế Việt Nam từ năm 1945 đến nay 87 3.3. Đánh giá thực trạng quá trình vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam 102 Chương 4: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC VẬN DỤNG PHÁP LUẬT THỪA KẾ THỜI KỲ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄN TRONG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THỪA KẾ Ở VIỆT NAM 108 4.1. Yêu cầu đảm bảo việc tiếp tục vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam 108 4.2. Giải pháp tiếp tục vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam 118 KẾT LUẬN 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 155 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLDS : Bộ luật Dân sự CEDAW : Convention on the Elimination of all forms of Discrimination against Women (Công ước của Liên Hợp quốc về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ) ĐTLL : Đại Thanh luật lệ HVLL : Hoàng Việt luật lệ KHXH : Khoa học xã hội Nxb : Nhà xuất bản PLTK : Pháp luật thừa kế QTHL : Quốc triều hình luật TAND : Tòa án nhân dân TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: So sánh các chương trong Quốc triều hình luật và Luật nhà Đường 41 Bảng 2.2: So sánh số lượng điều luật Hoàng Việt luật lệ và Đại Thanh luật lệ 44 Bảng 3.1: Đánh giá tác động tiêu cực của quá trình hội nhập đối với nền văn hóa Việt Nam ở Thành phố Hồ Chí Minh 112 Bảng 3.2: Đánh giá tác động tiêu cực của quá trình hội nhập đối với nền văn hóa Việt Nam ở Thành phố Hà Nội 112 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bất kì chế độ xã hội có giai cấp nào, vấn đề thừa kế cũng có vị trí quan trọng trong các chế định pháp luật, pháp luật thừa kế phản ánh phần nào bản chất chế độ xã hội, thậm chí còn phản ánh được tính chất từng giai đoạn lịch sử trong quá trình phát triển của chế độ xã hội đó. Dựa vào những ghi chép của các sử gia trong các tài liệu về lịch sử cũng như sự suy đoán pháp lý có thể thấy được pháp luật thừa kế hình thành và phát triển cùng với sự hình thành Nhà nước Việt Nam cổ đại, từ thời Hùng Vương nước ta đã có pháp luật thừa kế, và đến thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn đã đạt được những thành tựu lập pháp nhất định. Những thành tựu này đến bây giờ vẫn có ý nghĩa trong việc nghiên cứu về mặt lý luận và gợi mở một số vấn đề vận dụng về mặt thực tiễn để tiếp tục hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành. Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực vào ngày 01/01/2017. Tuy nhiên, việc tiếp tục hoàn thiện các chế định về thừa kế vẫn được đặt ra trong bối cảnh xây dựng xã hội dân sự và xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay. Thừa kế là chế định đặc biệt vì nó liên quan nhiều đến văn hóa - văn hóa tộc người, đòi hỏi các nhà lập pháp, hành pháp cũng như tư pháp khi xây dựng những chế định này cũng như khi vận dụng pháp luật thừa kế đều phải có sự am hiểu về phong tục tập quán của dân tộc, về văn hóa dân tộc mà thật ra nội dung này được tập trung ở cổ luật của dân tộc. Thực tế áp dụng pháp luật cho thấy vẫn còn những bất cập giữa quy định của pháp luật về thừa kế và thực tiễn thi hành, mà một trong những lý do của thực trạng này là vẫn còn khoảng cách giữa pháp luật và thực tiễn do một số quy định của pháp luật thừa kế chưa thực sự phù hợp với phong tục tập quán, thói quen ứng xử mang tính chất cộng đồng của người Việt. Nghiên cứu các chế định thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn ở Việt Nam còn là để hiểu biết về những phong tục tập quán của người Việt tạo tiền đề cho việc vận dụng các giá trị cổ luật để hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam hiện nay, phần nào giải quyết bất cập nêu trên. Việc tìm hiểu tục lệ của dân tộc thông qua việc nghiên cứu thừa kế trong cổ luật thiết nghĩ là hết sức cần thiết trong 2 thời buổi xã hội đang trải qua một “cơn sốt vỡ da” của nền kinh tế thị trường, những giá trị truyền thống đã và đang ít nhiều bị mai một, lãng quên. Có thể nói, những giá trị cổ luật thừa kế này không chỉ có ý nghĩa về mặt lịch sử, về truyền thống, mang yếu tố dân tộc mà ít nhiều còn có ý nghĩa về xây dựng pháp luật thừa kế hiện hành. Những giá trị này không mất đi mà nó đã, đang và sẽ đồng hành cùng với sự phát triển của đời sống dân sự hiện đại; những yêu cầu và giải pháp tiếp tục vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn có ý nghĩa gợi mở cho việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện nay cũng như cho công tác thực thi pháp luật. Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24 tháng 5 năm 2005 về “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến 2010, định hướng đến 2020” đã khẳng định: “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật nhằm bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, “phát huy di sản văn hóa dân tộc” [15]... Vì vậy, nghiên cứu về “Pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn và sự vận dụng trong hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam” là cần thiết, có cơ sở khoa học và phù hợp với mã ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu nội dung, giá trị của pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn và thực trạng vận dụng các giá trị của hệ thống pháp luật này qua các thời kỳ lịch sử ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay, luận án chỉ ra những hạn chế, bất cập của quá trình vận dụng này, từ đó đưa ra các yêu cầu và đề xuất các giải pháp tiếp tục vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong việc hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, luận án có những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu chế định thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn từ đó chỉ ra các giá trị vận dụng trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay. 3 - Phân tích, đánh giá thực trạng vận dụng các giá trị pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay. - Phân tích, xác định rõ các yêu cầu và đề xuất các giải pháp tiếp tục vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn từ trước đến nay đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Luận án nghiên cứu đề tài này dưới góc độ lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật; không nghiên cứu dưới góc độ luật nội dung chuyên ngành (luật dân sự). Vì vậy, luận án tập trung nghiên cứu chỉ rõ giá trị trong nội dung của pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn; cơ sở lý luận và thực trạng vận dụng các giá trị này từ năm 1945 đến nay; chỉ ra những bất cập của pháp luật thừa kế hiện hành nhất là những bất cập của quá trình vận dụng. Trên cơ sở đó xác định rõ các yêu cầu và đề xuất những giải pháp tiếp tục vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu * Về không gian nghiên cứu Đề tài nghiên cứu pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn ở Việt Nam và nghiên cứu sự vận dụng các giá trị này trong hoàn thiện pháp luật thừa kế trong phạm vi không gian là ở Việt Nam. * Về thời gian nghiên cứu - Đề tài tập trung vào pháp luật thừa kế của các thời kỳ lịch sử: Thời kỳ Lê sơ (từ năm 1428 - 1527) và thời kỳ nhà Nguyễn giai đoạn độc lập tự chủ (từ năm 1802 - 1858). Cụ thể như sau: + Thời kỳ Lê sơ: Luận án nghiên cứu hệ thống pháp luật thừa kế của thời kỳ này trong khoảng thời gian bắt đầu từ khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua, lập ra triều đại mới vào năm 1428. Và kết thúc năm 1527 khi quyền thần Mạc Đăng Dung phế bỏ vua Lê Cung Hoành lập ra nhà Mạc. 4 + Thời kỳ nhà Nguyễn giai đoạn độc lập tự chủ: Luận án nghiên cứu hệ thống pháp luật thừa kế của thời kỳ này trong khoảng thời gian bắt đầu từ năm 1802 khi vua Gia Long lên ngôi đến năm 1858 là thời điểm thực dân Pháp bắt đầu sử dụng vũ lực xâm chiếm Việt Nam. Pháp luật thừa kế của giai đoạn độc lập này trải qua quá trình xây dựng pháp luật của 4 đời vua (Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức). - Thời gian nghiên cứu, đánh giá thực trạng vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong hoàn thiện và xây dựng pháp luật thừa kế ở Việt Nam được luận án khảo sát từ năm 1945 đến nay. Ngoài thời gian nghiên cứu nêu trên, trong một số nội dung đề tài còn mở rộng nghiên cứu thêm về các khoảng thời gian lịch sử khác để có cứ liệu và số liệu trong quá trình đánh giá, so sánh, minh họa cho các luận cứ khoa học của luận án. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; luận án đã sử dụng các phương pháp cụ thể sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đây là hai phương pháp được sử dụng chủ yếu trong hầu hết các nội dung của luận án. Cụ thể, tại chương 1, phương pháp phân tích dùng để nghiên cứu nguồn tài liệu của các tác giả trong nước và nước ngoài về các công trình liên quan đến luận án. Dựa trên kết quả phân tích này, luận án tiếp tục sử dụng phương pháp tổng hợp để đánh giá kết quả các công trình nghiên cứu và chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu của luận án. Tại chương 2, phương pháp phân tích được sử dụng để nghiên cứu hoàn cảnh lịch sử, các tiền đề của pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn; phương pháp phân tích tiếp tục được sử dụng để nghiên cứu nội dung các quy định của pháp luật thừa kế thời kỳ này. Trên cơ sở phân tích các vấn đề liên quan, luận án tiếp tục sử dụng phương pháp tổng hợp để đưa ra khái niệm của pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn; sử dụng phương pháp tổng hợp để đánh giá những giá trị của pháp luật thừa kế thời kỳ này qua các nội dung nghiên cứu. Tại chương 3, phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp tiếp tục được sử dụng để đưa ra các khái niệm và nguyên tắc vận dụng pháp luật thừa kế 5 thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam. Phương pháp phân tích được sử dụng để nghiên cứu quá trình vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn từ năm 1945 đến nay. Phương pháp tổng hợp được sử dụng để đánh giá quá trình vận dụng, những bất cập, nguyên nhân những bất cập của quá trình vận dụng này. Tại chương 4, phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng để nghiên cứu những yêu cầu và giải pháp tiếp tục vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam. - Phương pháp lịch sử cụ thể: Nghiên cứu pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn là nghiên cứu hệ thống pháp luật đã qua trong lịch sử. Muốn đảm bảo tính khách quan khi nghiên cứu, đánh giá những giá trị của pháp luật thừa kế thời kỳ này làm cơ sở để vận dụng pháp luật thì phải đặt nó trong mối liên hệ với điều kiện kinh tế - xã hội của thời đại ấy, tương ứng với phương thức sản xuất và những hình thức cơ bản của sự phát triển cùng những mâu thuẫn xã hội của thời đại đó. Không đưa ra những yêu cầu quá xa, vượt lên những điều kiện lịch sử và thời đại mà nó ra đời. Đồng thời, trên cơ sở quan điểm phát triển, cần phải hiểu đúng quy luật của sự tiếp biến văn hóa. Phải nắm vững quan điểm biện chứng giữa cái nội sinh và cái ngoại sinh trong giao lưu văn hóa và những biểu hiện thực tế của chúng trong lịch sử - văn hóa - pháp luật Việt Nam. Có vậy, mới có thể đánh giá khách quan cả mặt tích cực và những hạn chế của nền pháp luật thừa kế trong hai thời kỳ lịch sử này. Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt quá trình thực hiện luận án nhưng tập trung chủ yếu ở chương 2 khi nghiên cứu nội dung và đánh giá các giá trị trong nội dung pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn; sử dụng trong chương 3 để nghiên cứu thực trạng vận dụng và đánh giá quá trình vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ này trong pháp luật thừa kế Việt Nam từ năm 1945 đến nay. - Phương pháp thống kê, so sánh Phương pháp này được sử dụng tại chương 1 để thống kê, tổng hợp các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án của các tác giả trong nước và nước ngoài. Qua đó đánh giá được tổng quan tình hình nghiên cứu và chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu của luận án. Tại chương 3, luận án sử dụng phương pháp này để tập hợp các quy định của pháp luật về thừa kế qua các giai đoạn lịch sử từ năm 1945 6 đến nay, qua đó phân tích được thực trạng vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ này trong các giai đoạn lịch sử. Phương pháp thống kê được sử dụng để hệ thống các giải pháp thành các nhóm giải pháp về lý luận, về hoàn thiện và thực hiện pháp luật tại chương 4 của luận án. - Phương pháp nghiên cứu thông qua các tài liệu thứ cấp. + Luận án không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu chế định thừa kế trong hai bộ cổ luật: Quốc triều hình luật (QTHL) và Hoàng Việt luật lệ (HVLL) mà luận án còn tiếp tục nghiên cứu chế định này ở các Chỉ, Dụ, các văn bản luật và văn bản lịch sử ban hành dưới thời các triều vua khác trong cùng một giai đoạn lịch sử để bổ khuyết cho hai bộ luật chính. Cụ thể: . Đối với pháp luật triều Lê: Để bổ khuyết cho QTHL luận án nghiên cứu thêm một số nội dung liên quan trong Hồng Đức thiện chính thư, Đại Việt sử ký toàn thư, Thiên Nam dư hạ tập, Lịch triều hiến chương loại chí,... . Đối với pháp luật triều Nguyễn: Ngoài HVLL luận án còn chú trọng đến các Luật, các Chỉ, Dụ bổ sung trong các năm dưới triều Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức, trong đó đặc biệt chú ý đến bộ Quốc triều tân luật ban hành dưới triều Minh Mạng. Đối với các Chỉ, Dụ ban hành dưới triều Nguyễn đã được Bộ Hình sưu tập và sắp xếp thành 5 tập và về sau được Deloustal sắp xếp lại theo từng loại, theo thứ tự các điều khoản trong bộ luật Gia Long và dịch ra tiếng Pháp để tiện sử dụng, đặt dưới tiêu đề là Reccueil des principales ordonnances royales édictées depuis la promulgation du code Annamite et en vigueur au Tonkin (Tập các Chỉ dụ chính yếu được ban hành từ khi ban bố bộ HVLL và vẫn còn thi hành ở Bắc Kỳ), gồm tất cả 251 đạo chỉ dụ (trong đó đặc biệt chú ý đến một số Chỉ, Dụ như chỉ dụ năm Minh Mạng thứ 10 (1829), chỉ dụ năm Thiệu Trị thứ 4 (1844), chỉ dụ năm Tự Đức thứ 8 (1855)... Đây là các chỉ dụ liên quan đến tài sản của người vô tự, thừa kế tài sản của người con gái đối với tài sản của cha mẹ, của người vợ góa đối với chồng...), 560 quyển Đại Nam thực lục, 25 quyển Minh Mạng chính yếu, 3.171 tập Châu Bản... nhưng quan trọng nhất là các Chỉ dụ được Nội các tập hợp lại trong bộ Khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ gồm 15 tập. Các nguồn tài liệu này nguyên bản dưới dạng chữ Hán - Nôm, đa số bản gốc đều đã bị thất lạc hoặc tản mát, vì vậy tài liệu được tác giả sử dụng chủ yếu là các bản dịch, các tài liệu thứ cấp. 7 Đối với một số nội dung không còn lưu trữ văn bản tài liệu trực tiếp, luận án phải nghiên cứu thông qua các tài liệu thứ cấp là các tác phẩm của các tác giả thời kỳ trước nghiên cứu về nội dung đó, như các công trình sách của GS. Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Mạnh Bách, Phan Huy Chú, Trương Quang Quýnh,... Phương pháp này được sử dụng rải rác trong toàn bộ nội dung nghiên cứu từ chương 1, chương 2, chương 3 và chương 4 của luận án. 5. Những đóng góp về khoa học của luận án Một là, luận án xác định được các tiền đề của pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn; xây dựng được khái niệm về pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn. Trên cơ sở đó đánh giá được các giá trị của cổ luật riêng về chế định thừa kế. Hai là, luận án chỉ rõ tính hợp lý và cần thiết của việc tiếp tục vận dụng những giá trị của pháp luật thời kỳ này vào hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành bởi cách tiếp cận lợi ích chính đáng quyền con người trong lĩnh vực thừa kế đã có ngay chính trong các quy định của cổ luật thừa kế thời kỳ này. Ba là, luận giải cơ sở lý luận về vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện nay. Luận án tiếp cận vấn đề này dưới góc độ phân tích khái niệm, các nguyên tắc vận dụng. Bốn là, luận án khái quát, phân tích và đánh giá được thực trạng vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam giai đoạn từ năm 1945 đến nay. Năm là, luận án chỉ rõ các yêu cầu của việc tiếp tục vận dụng và đề xuất một hệ thống các giải pháp nhằm tiếp tục vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa khoa học Luận án góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận về lịch sử nhà nước và pháp luật thông qua nghiên cứu cổ luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần xây dựng cơ sở lý luận và đặt nền tảng khoa học cho việc tiếp tục vận dụng cổ luật thừa kế trong hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện nay ở Việt Nam. 8 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Luận án sẽ là tài liệu tập hợp lưu giữ những nội dung của cổ luật thời kỳ này. Đây trước hết là công trình sưu tầm, hệ thống hóa nghiên cứu các bộ cổ luật, các Chỉ, Dụ dưới luật, các toàn thư, các bộ hội điển,... liên quan đến lĩnh vực thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn. Công trình còn góp phần tìm hiểu và lưu giữ những giá trị văn hóa cổ xưa, những tục lệ đặc sắc độc đáo của dân tộc tạo động lực, cơ hội để tiếp nối công cuộc giữ gìn nền văn hóa dân tộc, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. - Luận án là một công trình độc lập để các nhà nghiên cứu, các giảng viên, sinh viên, học viên chuyên ngành luật tham khảo trong việc thực hiện các công trình nghiên cứu, giảng dạy và học tập các vấn đề liên quan. - Các kết quả nghiên cứu của luận án có thể được các cơ quan lập pháp sử dụng làm luận cứ khoa học, tài liệu tham khảo phục vụ cho việc xây dựng các giải pháp về hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện đại. Ngoài ra, luận án còn có ý nghĩa cho các cơ quan chức năng quản lí về văn hóa, lịch sử trong việc lưu giữ những giá trị của cổ luật, là luận cứ khoa học cho việc tiếp tục tìm hiểu những giá trị truyền thống cội nguồn dân tộc, giữ gìn, tôn tạo và phát huy bản sắc dân tộc Việt. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương, 11 tiết. 9 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn * Đề tài khoa học, các công trình sách - Đề tài khoa học cấp bộ: “Nghiên cứu lịch sử hình thành, nội dung cơ bản và những giá trị của Quốc triều hình luật thời nhà Lê (Bộ luật Hồng Đức)” của Lê Thị Sơn [90]. Đây là công trình tập hợp nhiều nhà khoa học trong lĩnh vực cổ luật tham gia. Một số bài viết trong công trình này ngoài việc nghiên cứu nội dung, điều khoản của pháp luật các tác giả còn quan tâm đánh giá những giá trị tiến bộ, tích cực trong các chế định của pháp luật thừa kế nhà Lê. - Đề tài nghiên cứu cấp trường: “Giá trị kế thừa về nhà nước và pháp luật dưới triều vua Lê Thánh Tông trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay” của Hoàng Thị Kim Quế [72]. Trong nội dung nghiên cứu, đề tài đã chỉ ra những giá trị kế thừa của tư tưởng Lê Thánh Tông về pháp luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, một trong những giá trị đó là quyền thừa kế của vợ chồng và quyền thừa kế của các con đối với di sản do cha mẹ để lại. Các tác giả đánh giá nội dung quyền thừa kế này là giá trị nhân văn, tiến bộ của QTHL. - Các công trình sách bao gồm: + "Dân luật khái luận" của Vũ Văn Mẫu [49], trong đó có bàn về QTHL và HVLL nội dung đề cập đến chế định thừa kế. Trong giáo trình này tác giả đã đánh giá cao những giá trị tiến bộ của pháp luật thừa kế nhà Lê. Tuy nhiên, khi nghiên cứu pháp luật thừa kế nhà Nguyễn tác giả đi đến kết luận đây là sự sao chép pháp luật Trung Hoa nên đã triệt tiêu các giá trị tích cực về quyền thừa kế được quy định trước đó trong QTHL. + "Việt Nam dân luật lược khảo" của Vũ Văn Mẫu [50]; "Dân luật lược giảng" của Vũ Văn Mẫu [51]. Trong hai tác phẩm này tác giả cũng có đề cập ít nhiều đến cổ luật thừa kế nhà Lê, nhà Nguyễn nhưng vẫn với quan điểm như trên. 10 + "Cổ luật Việt Nam lược khảo" của Vũ Văn Mẫu [52]. Bộ tác phẩm này cung cấp nhiều thông tin và tư liệu quý cho việc nghiên cứu pháp luật thừa kế nhà Lê, nhà Nguyễn. Tuy nhiên trong tác phẩm này tác giả chỉ tập trung phân tích nội dung của cổ luật thừa kế qua các thời kỳ lịch sử từ Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Tác phẩm chưa có sự phân tích, đánh giá, so sánh để làm nổi bật những giá trị của cổ luật thừa kế nhà Lê, nhà Nguyễn. + "Sơ khảo lịch sử nhà nước và pháp quyền Việt Nam" của Đinh Gia Trinh [109]. Trong tác phẩm này, tác giả giữ nguyên quan điểm của giáo sư Vũ Văn Mẫu khi nghiên cứu về cổ luật thừa kế nhà Lê, nhà Nguyễn. Ngoài công trình của luật gia Đinh Gia Trinh, ở miền Bắc cho đến ngày đất nước thống nhất không còn thấy có một công trình nào khác nữa về vấn đề này, nên đây là quan điểm chung về chế định thừa kế trong thời kỳ phong kiến của giới luật học ở miền Bắc Việt Nam trước năm 1975. Trong mười năm đầu sau 1975 không thấy có một công trình nghiên cứu nào về pháp luật thừa kế trong thời kỳ phong kiến. Chỉ từ năm 1986 trở đi, cùng với chủ trương đổi mới đất nước, ngành luật học ở Việt Nam dần phát triển. Năm 1986, Khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm Huế đã xây dựng một chuyên đề giảng dạy tại khoa với tiêu đề: "Lịch sử nhà nước và pháp quyền Việt Nam (từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX)" [32]. Giáo trình đã được Hội đồng khoa học khoa Lịch sử Trường Đại học Sư Phạm Huế nghiệm thu và đưa ra giảng dạy bắt đầu từ năm 1986-1987 và được trường Đại học Sư phạm Huế in ấn làm tài liệu học tập cho sinh viên (xuất bản vào năm 1993). Mặc dù còn chịu ảnh hưởng của các công trình đi trước, nhưng trong giáo trình đó các tác giả đã cố gắng chứng minh và nhận định một số giá trị tích cực trong quy định về thừa kế của pháp luật nhà Nguyễn. - "Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam (Từ nguồn gốc đến trước Cách mạng tháng Tám 1945)" của tác giả Vũ Thị Phụng [68]. Ngoài việc khẳng định giá trị tiến bộ trong QTHL, tác giả đồng thời cùng phê phán pháp luật nhà Nguyễn nhất là các chế định về quyền thừa kế của phụ nữ. - Vào đầu năm 1994, tác giả Nguyễn Q. Thắng đã dịch HVLL ra tiếng Việt, kèm theo nhận xét, đánh giá chung về Bộ luật. Đây là lần đầu tiên công chúng được tiếp cận với một bản dịch tương đối đầy đủ về HVLL. Trong nội dung mở đầu tác 11 giả đã có những luận giải về việc cần đánh giá lại những giá trị tích cực của HVLL trong lĩnh vực dân sự mà đặc biệt là về chế định thừa kế [96]. Ngoài ra, từ năm 2000 đến nay, trong xu hướng đầu tư đúng mức cho hoạt động nghiên cứu cổ luật. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về nội dung và giá trị của cổ luật tiếp tục được xuất bản thành sách. Đáng chú ý có các tác phẩm liên quan trực tiếp đến đề tài luận án: + Tác phẩm “Một số vấn đề về pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV đến thời Pháp thuộc” của Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý [129]. Nội dung tác phẩm đề cập nhiều vấn đề, song chủ yếu là lịch sử và pháp luật xuyên suốt từ thời Lê cho đến thời Pháp thuộc. Tác phẩm này cung cấp nhiều thông tin và trích dẫn nhiều văn bản cổ luật về thừa kế có giá trị tham khảo cao. Thông qua những chế định pháp luật về dân sự từ thời Lê như QTHL đến thời Nguyễn với HVLL, các tác giả đã đi sâu phân tích mặt tích cực cũng như những hạn chế của các quy định pháp luật dân sự về thừa kế nhằm rút ra những vấn đề cần suy ngẫm. + "Quốc triều Hình luật - Lịch sử hình thành, nội dung và giá trị" của Lê Thị Sơn [90] đã tập trung phân tích lịch sử hình thành của bộ QTHL, khái quát các nội dung của QTHL. Đặc biệt chú trọng phân tích các giá trị tiến bộ, các nét đặc sắc của QTHL được thể hiện trong các quy định của bộ luật này về thừa kế. Nhiều bài viết đã tập trung phân tích các nội dung về phân chia di sản theo chúc thư, chia di sản theo pháp luật, lập hương hỏa, lập thừa tự,... Nội dung các bài nghiên cứu đã nêu bật giá trị pháp lý và tính nhân văn của chế định thừa kế trong QTHL. + "Hôn nhân và gia đình trong pháp luật triều Nguyễn. Trong phần “thân quyền về tài sản khi cha mẹ chết” của tác giả Huỳnh Công Bá [9] đã nghiên cứu sơ bộ các chế định về thừa kế trong pháp luật nhà Nguyễn. Tác giả đã cung cấp nhiều nội dung và tư liệu đáng tin cậy tạo cơ sở nền tảng ban đầu để tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu hơn về chế định thừa kế trong pháp luật nhà Nguyễn. + "Nhận diện quyền dân sự trong bộ luật Hồng Đức" của Trần Quang Trung [110]. Trong tác phẩm này, tác giả đã nghiên cứu các chế định liên quan đến quyền dân sự QTHL trong đó có quyền thừa kế. Qua đó, đi đến những nhận định, đánh giá về tính tích cực và một số hạn chế trong chế định thừa kế của cổ luật nhà Lê. 12 * Luận án, luận văn - Vấn đề thừa kế được nghiên cứu trong một số luận án tiến sĩ. Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu chỉ chủ yếu trong pháp luật dân sự hiện đại, như: "Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay” của Phùng Trung Tập [93]; “Di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam” của Trần Thị Huệ [41]. Các luận án tiến sĩ này chỉ hệ thống hóa các quy phạm pháp luật về thừa kế của pháp luật Việt Nam hiện hành. Tập trung chủ yếu phân tích đánh giá các chế định thừa kế trong các văn bản pháp luật dân sự từ sau năm 1945 và trong BLDS năm 1995. Từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện lý luận khoa học đối với chế định thừa kế và nâng cao hiệu quả áp dụng. - Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam hiện nay”, của tác giả Nguyễn Thị Châu [21]. Trong luận văn này tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận của hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam; nghiên cứu quá trình phát triển và thực trạng pháp luật thừa kế ở Việt Nam; nêu quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam. Trong phần nội dung khái quát về quá trình phát triển pháp luật thừa kế ở Việt Nam tác giả đã nêu sơ lược một số vấn đề về pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn. Tuy nhiên đây chỉ là một nội dung chiếm dung lượng không đáng kể trong luận văn. - Luận văn cấp thạc sĩ “Thừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn ở Việt Nam” của tác giả Hồ Thị Vân Anh [2]. Trong luận văn này tác giả đã tập trung nghiên cứu chuyên sâu về nội dung và giá trị của pháp luật thừa kế trong HVLL thời kỳ nhà Nguyễn. Luận văn không chỉ dừng lại nghiên cứu chế định thừa kế trong HVLL mà còn mở rộng phạm vi nghiên cứu trong cả hệ thống các Chỉ, Dụ bổ sung suốt thời kỳ các vua sau vua Gia Long: Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức,... Trên cơ sở so sánh đối chiếu với pháp luật triều Lê và pháp luật Trung Hoa cùng thời kỳ tác giả đã đi đến một số kết luận cho việc nhìn nhận lại những giá trị tích cực của pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Nguyễn. * Tạp chí, báo, kỷ yếu hội thảo khoa học - Trong “Hội thảo khoa học về triều Nguyễn” (thuộc Chương trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ) do Trường Đại học sư phạm Huế tổ chức năm 1994, đã có các báo cáo khoa học trao đổi nhận định về chế định pháp luật thừa kế thời kỳ nhà 13 Nguyễn, nổi bật có các báo cáo của TS. Huỳnh Công Bá và nhà nghiên cứu Nguyễn Q. Thắng. Qua đó các tác giả đã ghi nhận sự đóng góp và sáng tạo của các nhà lập pháp dưới các triều đại sau vua Gia Long về việc xây dựng nội dung các quy định về quyền thừa kế dưới thời kỳ này [9]. - Vào năm 2000, Đại học Huế tổ chức hội thảo khoa học: “Văn hóa Việt Nam thời Nguyễn và những vấn đề đặt ra hiện nay” [31]. Hội thảo cũng đã có nhiều bài viết với những góc nhìn đa chiều về chế định thừa kế trong pháp luật thời kỳ nhà Nguyễn. - Tiếp đến, là các cuộc hội thảo quy mô quốc gia, quy tụ nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu về cổ luật. Hội thảo nghiên cứu chuyên sâu về QTHL được tổ chức vào 2 ngày 17 và 18 tháng 3 năm 2007 tại Thành phố Thanh Hóa (do Bộ Tư pháp phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thanh Hóa tổ chức) với tiêu đề “Quốc triều Hình luật - những giá trị lịch sử và đương đại góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam” [119]. Các bài tham luận trong hội thảo này đã tập trung phân tích những thành tựu lập pháp dưới thời nhà Lê. Đặc biệt chú trọng đến những chế định pháp luật được đánh giá l...vận dụng. Hai là, trước yêu cầu tiếp tục đổi mới và hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam hiện nay, luận án chỉ rõ các yêu cầu và giải pháp trong việc tiếp tục vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành. Vấn đề đặt ra trong nội dung này là cần nghiên cứu hệ thống các yêu cầu đảm bảo cho việc tiếp tục vận dụng cổ luật thừa kế của hai triều đại này trong điều kiện hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành. Một nội dung quan trọng nữa cần chú trọng là nghiên cứu các nhóm giải pháp để đảm bảo tiếp tục vận dụng cổ luật thừa kế trong hoàn thiện pháp luật hiện hành. Không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các giải pháp chung về lý luận, luận án còn nghiên cứu cụ thể các giá trị của cổ luật thừa kế để tiếp tục góp ý sửa đổi bổ sung trực tiếp các điều luật trong chương thừa kế của BLDS hiện hành. Kết luận chương 1 Qua sự tổng quan tình hình nghiên cứu nêu trên cho thấy vấn đề pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn đã được các nhà nghiên cứu, các tác giả đề cập tương đối đầy đủ. Song, nếu đặt các vấn đề đó một cách lôgíc, hệ thống trong một tên đề tài: “Pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn và sự vận dụng trong hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam”, thì có thể nhận thấy các công trình đã nghiên cứu phần nhiều chỉ mang tính cắt xén, hoặc chỉ nghiên cứu về cổ luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, hoặc chỉ nghiên cứu về cổ luật thời kỳ nhà Nguyễn. Chưa có công trình nào nghiên cứu về cổ luật thời kỳ nhà Nguyễn trong lĩnh vực thừa kế. Đáng lưu ý là, nghiên cứu cổ luật dưới phương diện vận dụng các giá trị của cổ luật trong việc hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành đến nay vẫn là nội dung chưa được quan tâm đúng mức. 27 Có thể khẳng định rằng, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về cổ luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn cũng như đánh giá được những thành tựu tiến bộ và yếu tố vận dụng trong hoàn thiện pháp luật dân sự hiện đại. Chưa có công trình nào nghiên cứu quá trình vận dụng các giá trị này trong hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam. Hơn nữa, đặt vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền trong bối cảnh vẫn giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống để xây dựng nền văn hóa pháp lý Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thì đây là vấn đề càng cấp thiết. Đó cũng là lý do tác giả chọn vấn đề “Pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn và sự vận dụng trong hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ luật học. 28 Chương 2 NHẬN THỨC CHUNG VỀ PHÁP LUẬT THỪA KẾ THỜI KỲ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄN 2.1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ CÁC TIỀN ĐỀ CỦA PHÁP LUẬT THỪA KẾ THỜI KỲ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄN 2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử * Điều kiện kinh tế - xã hội và pháp luật thời kỳ Lê sơ (1428 - 1527) Trong lịch sử phát triển các nhà nước phong kiến ở Việt Nam, thời Lê sơ (thế kỷ thứ XV - thế kỷ XVIII) được đánh giá là thời kỳ phát triển hưng thịnh, đặc biệt là giai đoạn khi vua Lê Thánh Tông (1442 - 1497) trị vì đất nước (1460 - 1497), một vị vua anh minh, xuất chúng và mẫn tiệp. Những chuyển biến về kinh tế thời Trần mạt (nửa sau nhà Trần, tức 1300 - 1400) tạo tiền đề để nhà Lê xây dựng nền kinh tế ổn định, thịnh vượng hơn trước. Nhà Lê xóa bỏ chế độ ban cấp ruộng đất quy mô lớn thời Lý - Trần, thủ tiêu nền kinh tế điền trang, thái ấp, phát triển nền kinh tế tiểu nông với chế độ sở hữu nhỏ và vừa. Thực hiện chủ trương này, Nhà nước Lê sơ đã tiến hành thực hiện các chính sách về ruộng đất: chính sách lộc điền và phong thưởng ruộng đất công; chính sách quân điền; chính sách đồn điền và khẩn hoang. Ở thời kỳ này, bên cạnh chính sách lộc điền, Nhà nước còn thi hành chính sách phân chia lại ruộng đất - gọi là phép quân điền nhưng thực chất là sự can thiệp của Nhà nước vào việc phân chia ruộng đất công của làng xã. Để thi hành chế độ quân điền, nhà nước Lê sơ đã thực hiện trên thực tế quyền sở hữu Nhà nước về ruộng đất, biến làng xã thành người quản lý đất đai của Nhà nước; đồng thời biến nông dân công xã thành tá điền của Nhà nước. Ngoài tính giai cấp, phép quân điền bảo đảm cho người nông dân, kể cả hạng cố cùng nhất - số ruộng tối thiểu để cày cấy sinh sống. “Ý nghĩa tích cực chính của chế độ quân điền là đã góp phần phát triển kinh tế tiểu nông” [114, tr.120]. Bên cạnh việc thực thi chính sách lộc điền, chính sách quân điền, nhà Lê còn thực hiện chính sách đồn điền và khẩn hoang nhằm mở mang diện tích đất nông nghiệp. Nền kinh tế và chế độ ruộng đất dưới thời kỳ này phát triển, đời sống người dân ấm no, đầy đủ. Dân gian vẫn lưu truyền câu ca dao: “Đời vua Thái Tổ, Thái 29 Tông / Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn”; “Kì này lúa mọc xanh đồng / Giỗ vua Thái Tổ, Thái Tông mưa rào”. Người dân ngày càng nhiều của cải và đất đai tích lũy được, thúc đẩy các quan hệ dân sự phát triển trong đó có các quan hệ về thừa kế. Trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng. Theo quan điểm của một số nhà văn hóa học, đến thời Lê sơ, quá trình giao lưu - tiếp thu (tiếp biến) giữa văn hóa bản địa Việt Nam với văn hóa Trung Hoa và văn hóa khu vực đã có thể coi là đạt đến đỉnh điểm. Pháp luật chịu ảnh hưởng của pháp luật Trung Hoa, văn hóa thời kỳ này chuyển sang kiểu văn hóa Nho giáo. Trong bối cảnh đó, các quan điểm “tôn quân quyền”, “quân chủ thần quyền”, “chính danh”, “lễ trị”, “đức trị”... được giai cấp phong kiến Đại Việt tiếp thu làm cơ sở tư tưởng chính trị pháp lý của giai cấp mình. Nhưng chính trong hoàn cảnh đó, khi khảo cứu các sử liệu, có thể nhận thấy, nhân dân và các vua triều Lê sơ vẫn luôn chú trọng giữ gìn và phát triển văn hóa bản địa. Bên cạnh việc tiếp biến văn hóa Trung Hoa, triều Lê sơ vẫn phát huy tinh thần độc lập, tự chủ trong việc khuyến khích sự phát triển giá trị truyền thống của dân tộc Việt trong đó có các tục lệ về thừa kế. Không nghi ngờ gì thời Lê sơ mà tập trung là giai đoạn Lê Thánh Tông trị vì, chế độ phong kiến nhà nước quan liêu đã đạt tới sự ổn định, kỷ cương và thịnh trị thường vẫn được coi vào bậc nhất trong chế độ phong kiến Việt Nam. Thế kỷ XV như là thế kỷ cổ điển của chế độ nhà nước quân chủ phong kiến quan liêu [126, tr.32]. - Tình hình pháp luật thời Lê sơ Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật là một quá trình pháp điển hóa liên tục được bắt đầu từ đời vua Lê Thái Tổ đến đời vua Lê Cung Hoành và đỉnh cao là dưới thời vua Lê Thánh Tông. Đầu năm 1428, khi còn ở dinh Bồ Đề, Bình Định Vương đã “bàn định pháp lệnh cai trị quân dân” và đưa ra yêu cầu xây dựng pháp luật: “Từ xưa đến nay, trị nước phải có pháp luật, không có pháp luật thì sẽ loạn” [89, tr.27]. Dưới thời vua Lê Thái Tông (1423-1442) những chỉ dẫn trong Hồng Đức thiện chính thư với Quốc triều hình luật cho thấy có 5 điều khoản đã được Lê Thái Tông bổ sung vào Bộ luật. Ngoài ra, ông đã cho đưa thêm vào Bộ luật nội dung điều khoản phù hợp với lệnh chỉ năm 1434 và một số Chỉ Dụ của ông năm 30 1437. Vua Lê Nhân Tông (1443 - 145), năm 1449 bổ sung thêm 14 điều luật về quyền tư hữu ruộng đất và nguyên tắc xét xử những tranh chấp về ruộng đất mà theo Phan Huy Chú, “từ đó về sau các vụ tranh kiện về phân chia tài sản trong dân gian mới có tiêu chuẩn” [25, tr.29]. Đó là Chương Điền sản của Bộ luật thời Lê sơ. Vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) - vị vua của triều Lê sơ đã có những đóng góp lớn lao để hoàn thiện pháp luật triều Lê, đặc biệt là bộ QTHL. Phần lớn các luật lệ ban hành dưới triều vua Thái Tông được tập hợp trong hai tập tư liệu về pháp luật là Thiên Nam dư hạ tập và Hồng Đức thiện chính thư. Theo chính sử, Thiên Nam dư hạ tập là bộ sách được biên soạn vào năm 1483 gồm có 100 quyển. Hiện nay chỉ còn 4,5 quyển trong đó có quyển ghi chép lại một số luật lệnh với niên hiệu Quang Thuận và Hồng Đức. Khi so sánh từng điều khoản trong Thiên nam dư hạ tập với QTHL cho thấy có 41 điều khoản đã được Thánh Tông đưa thêm vào Bộ luật. Tiếp tục so sánh từng điều khoản trong Hồng Đức thiện chính thư với QTHL cho thấy có 42 điều khoản đã được đưa vào QTHL. Trên cơ sở tổng hợp và hệ thống hóa toàn bộ các điều luật đã ban hành trong thời Lê sơ và bổ sung thêm, vua Lê Thánh Tông đã tập hợp, xây dựng thành một Bộ luật hoàn chỉnh thường gọi là Luật Hồng Đức hay Quốc triều hình luật. Riêng đối với các quy định về thừa kế, QTHL cũng đã có những quy định chặt chẽ, đặc biệt là các điều luật về hương hỏa hoàn toàn mang bản sắc dân tộc Việt (quy định từ Điều 388 đến Điều 400 QTHL). Theo nhận định của GS. Vũ Văn Mẫu: So với luật nhà Đường, Quốc triều hình luật nhà Lê ngay cách sắp xếp, bố cục cũng không giống nhau, nhưng điều quan trọng là về nội dung, trong Bộ luật nhà Lê đã có rất nhiều điều tân kỳ, chưa hề được ban hành bao giờ ở Trung Hoa. Những điều luật ấy rải rác khắp trong Bộ Hình luật nhà Lê, nhất là trong hai chương Hộ hôn và Điền sản. Hai chương này là... một sự tân kỳ mới mẻ [51, tr.89]. Nhìn chung pháp luật thế kỉ XV - XVIII không những đồ sộ về khối lượng mà còn phong phú về hình thức văn bản và đa dạng về lĩnh vực điều chỉnh. Những thành tựu lập pháp trong thời kỳ này được xây dựng trên nền tảng kinh tế - xã hội thịnh trị của phong kiến Việt Nam, nhất là ở thời kỳ Lê sơ mà đỉnh cao là thời kỳ Lê Thánh Tông đã trở thành mẫu mực, các triều đại trước đó chưa hề đạt tới, triều đại sau cũng khó có thể vượt qua và phải lấy đó để noi theo. 31 * Điều kiện kinh tế - xã hội và pháp luật thời Nguyễn (giai đoạn độc lập tự chủ) (1802 - 1858) Trong nhận định và đánh giá về các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn (thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX) vẫn còn có những khác biệt giữa các nhà nghiên cứu và còn nhiều vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, thảo luận. Tuy nhiên, tác giả thống nhất với nhận định của GS. Phan Huy Lê: Mẫu số chung của những công trình nghiên cứu vẫn thống nhất phải khai thác những nguồn tư liệu phong phú, phân tích và xử lý một cách khoa học để nâng cao nhận thức về thời kỳ này một cách khách quan, trả lại các giá trị đích thực cho các triều vua chúa, các nhân vật lịch sử, nêu cao những cống hiến tích cực, đồng thời phân tích cả những mặt hạn chế, tiêu cực [111, tr.373]. Các nguồn tư liệu và kết quả nghiên cứu cho đến nay đã tạo lập một cơ sở khoa học vững chắc để các nhà khoa học trên các lĩnh vực lịch sử và pháp luật cùng nhau nhìn nhận và đánh giá một cách công bằng đối với những thành tựu về kinh tế - xã hội và pháp luật vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam thế kỷ XIX, phân tích một cách khách quan mặt tích cực và cả mặt hạn chế, mặt mạnh và cả mặt yếu. Trên cơ sở phương pháp tiếp cận nêu trên, luận án đưa ra những đánh giá khách quan về điều kiện kinh tế - xã hội và pháp luật triều Nguyễn. - Về điều kiện kinh tế - xã hội Thời phát triển của vương triều bao gồm các đời vua Gia Long (1802 - 1820), Minh Mạng (1820 - 1841) và Thiệu Trị (1841 - 1847), tức khoảng nửa đầu thế kỷ XIX, thời thịnh đạt nhất là dưới triều vua Minh Mạng. Nước Việt Nam, quốc hiệu đặt năm 1804, và Đại Nam năm 1838, là một quốc gia thống nhất trên lãnh thổ rộng lớn gần như tương ứng với lãnh thổ Việt Nam hiện nay, bao gồm cả Đàng Trong và Đàng Ngoài cũ. Về mặt kinh tế, Nhà nước vẫn duy trì phương thức sản xuất phong kiến trên cơ sở chế độ sở hữu tư nhân như dưới triều Lê sơ và ngày càng mở rộng; có chính sách tích cực trong việc phát triển kinh tế, đặc biệt là việc quản lý và mở rộng đất đai (nhiều nhất là quai đê, lấn biển lập làng). Nông nghiệp vẫn chú trọng, nhưng công thương nghiệp vẫn bị hạn chế nhiều. Dưới triều Nguyễn, đánh dấu sự phát 32 triển mạnh mẽ của chế độ sở hữu và chiếm hữu tư nhân về ruộng đất. Xu hướng chung đối với ruộng đất công làng xã là ngày càng thu hẹp để nhường chỗ cho chế độ ruộng đất tư hữu ngày càng phát triển. Đây cũng là tiền đề cho sự phát triển của pháp luật dân sự nhất là sự bức thiết ra đời của pháp luật thừa kế xuất phát từ nhu cầu thừa kế đất đai của tư nhân. Song song với chính sách thừa nhận tư hữu đất đai, nhà Nguyễn cũng có các chính sách bảo vệ ruộng đất công làng xã như ban hành chính sách quân điền (năm 1804 dưới thời vua Gia Long và năm 1839 dưới thời vua Minh Mạng). Các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận một số thành tựu khai hoang, thủy lợi, phát triển nông nghiệp thời Nguyễn, nhất là vùng đồng bằng Nam Bộ và vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ. Hệ thống giao thông thủy bộ phát triển mạnh, nhất là hệ thống kênh đào ở Nam Bộ và hệ thống đường dịch trạm nối liền kinh đô Huế với các trấn, tỉnh thành trên cả nước. Các trạm dịch được tổ chức rất chặt chẽ với những quy định về thời hạn chuyển văn thư phân làm ba loại: tối khẩn, khẩn, thường. Thí dụ loại “tối khẩn”, từ kinh đô Huế vào đến Gia Định là 9 ngày, ra đến Hà Nội là 4 ngày 6 giờ. Về mặt xã hội, Nhà nước vẫn chú trọng và duy trì chế độ học hành, thi cử để tuyển dụng quan lại, tiếp tục đề cao Nho giáo, quan tâm và khuyến khích sự phát triển của các loại hình văn hóa dân tộc khác như văn học, sử học, nghệ thuật... triều Nguyễn cũng lập Quốc Tử Giám, mở khoa thi Hương và thi Hội để đào tạo nhân tài. Từ khoa thi Hội đầu tiên năm 1822 đến khoa thi cuối cùng năm 1919, triều Nguyễn tổ chức được 39 khoa thi Hội, lấy đỗ 292 Tiến sĩ và 266 Phó bảng, cộng 558 người. Khu Văn Miếu tại kinh đô Huế còn lưu giữ 32 tấm bia Tiến sĩ thời Nguyễn. Công việc biên soạn quốc sử, các bộ chính sử của vương triều, các bộ tùng thư và địa chí được đặc biệt quan tâm và để lại một di sản rất đồ sộ. “Có thể nói, trong thời quân chủ, chưa có Quốc Sử Quán của vương triều nào hoạt động có hiệu quả và để lại nhiều công trình biên soạn đến như thế” [42, tr.376]. Những cống hiến tích cực của vương triều Nguyễn đã được nhìn nhận và đánh giá lại một cách khách quan, công bằng. Nhưng bên cạnh đó cũng cần nhìn nhận những hạn chế về kinh tế - xã hội thời kỳ này. 33 - Những năm đầu nắm chính quyền, vua Gia Long đã cho thi hành chính sách hà khắc, mở rộng phạm vi trừng trị hình sự, củng cố sự bất bình đẳng xã hội và không quan tâm nhiều đến chính sách xã hội, bảo đảm đời sống cho người dân. Đây cũng là nguyên nhân pháp luật dân sự ít được đề cập đến ở triều vua Gia Long, là sự thiếu sót ban đầu trong chính sách dân luật nhất là pháp luật thừa kế của thời nhà Nguyễn. - Vương triều Nguyễn dù ban hành nhiều chính sách khẩn hoang tích cực, kể cả một số chính sách giảm nhẹ tô thuế, nhưng xã hội thời Nguyễn không ổn định. Trong gần như suốt thời Nguyễn, khởi nghĩa nông dân nổ ra triền miên và triều Nguyễn không thể nào giải quyết nổi. - Từ triều Tự Đức (1848 - 1883), vương triều Nguyễn càng ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, làm cho thế nước ngày càng suy yếu và cuối cùng thất bại trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Những vấn đề về chính trị, kinh tế, xã hội xét cả trên phương diện thành tựu và hạn chế đều là cơ sở quan trọng cho việc đánh giá khách quan về nền pháp luật (nhất là pháp luật thừa kế) thời kỳ nhà Nguyễn. - Tình hình pháp luật thời nhà Nguyễn (giai đoạn độc lập tự chủ). Thành tựu lập pháp của giai đoạn này tập trung ở Bộ HVLL (ban hành dưới triều Gia Long), bộ Quốc triều tân luật (ban hành dưới triều Minh Mạng) và hệ thống các văn bản pháp luật bổ khuyết cho hai Bộ luật chính (các đạo, chỉ, dụ). + Về Bộ HVLL dưới triều Gia Long Sau khi lên ngôi năm 1802, Vua Gia Long đã ra Chỉ Dụ cho các quan đại thần tham chước lại luật Hồng Đức và luật Đại Thanh để soạn một bộ luật thích hợp. Năm 1812, bộ HVLL (còn gọi là Bộ luật Gia Long) được ban hành và năm 1815 được in thành sách để phân phát cho các quan cai trị. Về mặt nội dung, bộ HVLL gồm có 398 điều chia làm 22 quyển, các điều được phân theo chức năng quản lý của 6 Bộ ở cấp Trung ương. Trong HVLL, các quy định về dân sự đặc biệt là các quy định về thừa kế chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, nhiều vấn đề dân sự không được ghi nhận và thiếu những quy định cụ thể, tính chất hướng dẫn trong các quy phạm rất hạn chế, chủ yếu là những cấm đoán, vì vậy khi vận dụng và áp dụng chắc chắn không tránh khỏi việc thiếu sót và tùy tiện. Trong quyển 6, 7, 8 HVLL gồm 66 điều luật Hộ. Tuy nhiên trong đó chỉ có 10 điều về 34 ruộng, nhà, 16 điều về hôn nhân, 3 điều về vay nợ là thuộc sự điều chỉnh của pháp luật dân sự. Điều đáng chú ý là trong HVLL chỉ có duy nhất 1 điều lệ quy định về lập đích tử (lập con thừa tự), ngoài ra hầu như không đề cập đến vấn đề về hương hỏa, chế độ tài sản của vợ chồng, thừa kế, khế ước... mà chỉ chú ý đến vấn đề thuế ruộng, thuế thân... Hoàng Việt luật lệ là sản phẩm lập pháp dưới triều Gia Long - triều đại đầu tiên của vương triều Nguyễn - ra đời trong bối cảnh chính trị hết sức phức tạp. Trong những năm đầu nắm quyền thống trị, đất nước không ổn định sau thời gian nội chiến kéo dài, mối quan hệ nặng về thù hận với những người lãnh đạo của phong trào Tây Sơn nhất là nghĩa quân Tây Sơn vẫn còn rải rác trong nhân dân, phạm vi biên giới mở rộng không tránh khỏi sự dòm ngó của phong kiến phương Bắc, sự tác động mạnh mẽ của Chủ Nghĩa Tư Bản phương Tây... Chính trong hoàn cảnh chính trị đặc biệt này nên HVLL tất nhiên ra đời nhằm giải quyết các vấn đề trước mắt của xã hội đương thời nên nặng về hình luật. Tình hình đất nước chưa ổn định nên vua Gia Long chưa thể tập trung phong tục các quan hệ dân sự, trong đó có quan hệ về thừa kế mà chỉ chủ yếu giải quyết vấn đề cấp thiết về ruộng đất. Như vậy, sẽ là khập khiễng khi các nhà nghiên cứu đặt HVLL (ra đời trong bối cảnh chính trị - xã hội đang nhiều biến động) của triều Nguyễn để so sánh với QTHL (ra đời trong giai đoạn thịnh vượng của nhà nước phong kiến) dưới triều Lê sơ. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho ban đầu dưới triều Nguyễn, trong HVLL còn nhiều thiếu sót về mặt pháp luật nhất là thiếu sót về các chế định dân luật và thừa kế. + Bộ Quốc triều tân luật dưới triều Minh Mạng Nghiên cứu nền pháp luật nhà Nguyễn giai đoạn độc lập tự chủ không chỉ tập trung nghiên cứu mỗi HVLL dưới triều Gia Long mà còn phải mở rộng phạm vi khảo cứu các văn bản pháp luật của các triều đại sau Gia Long, nhất là dưới thời Minh Mạng (1820 - 1841), Thiệu Trị (1841 - 1847) và Tự Đức (1848 - 1883), trong đó pháp luật nhà Nguyễn dưới thời Minh Mạng được xem là phát triển rực rỡ trong giai đoạn thịnh đạt nhất triều Nguyễn. Khảo cứu các tài liệu về cổ luật thời kỳ nhà Nguyễn, nhận thấy thật ra ngoài HVLL ban hành dưới triều Gia Long, vua Minh Mạng trong thời gian trị vì còn ban hành bộ Quốc triều tân luật. Trong bộ luật thứ hai dưới triều Nguyễn này, vua Minh Mạng đã chủ yếu bổ khuyết các vấn đề dân 35 luật và về thừa kế, hương hỏa... nghiên cứu một số chế định cho thấy nội dung Quốc triều tân luật gần với QTHL triều Lê sơ. Chắc chắn rằng Minh Mạng đã kế thừa các giá trị tiến bộ của triều Lê sơ để hoàn thiện Quốc triều tân luật. Đáng tiếc là bộ Quốc triều tân luật hiện nay vẫn đang ở nguyên mộc bản - chữ Hán chưa được dịch ra chữ quốc ngữ vì vậy chưa được lưu hành rộng rãi trong giới nghiên cứu. + Hệ thống các văn bản dưới luật, bổ khuyết cho các Bộ luật chính Để bổ khuyết cho 2 Bộ luật chính này, nhà Nguyễn còn ban hành rất nhiều các văn bản pháp luật khác như Chiếu, Chỉ và đặc biệt là Đạo, Dụ của các Vua. Đạo dụ năm Thiệu Trị thứ tư (1844) bổ sung cho Điều 83 HVLL điều chỉnh các vấn đề di sản của người vô tự. Đạo dụ năm Gia Long thứ ba (1805) và Đạo dụ năm Tự Đức thứ tám (1855) quy định về hôn nhân. Các Đạo dụ và Chỉ dụ này đầu tiên được chép trong Minh Mạng luật đại lược, Hoàng triều khai định luật lệ và Chấn chỉnh hương phong. Nội dung của Hoàng triều khai định luật lệ và Chấn chỉnh hương phong chép gần giống nhau và bổ sung cho nhau. “Điều chú ý là có thể thấy trong hai bản văn đó có một số điều luật hộ, hoặc không thấy hoặc có nội dung khác với những điều luật hộ trong bộ Luật Gia Long. Trừ vài điểm thuộc thời Minh Mạng (năm thứ 6) còn hầu hết đều thuộc năm đầu thời Thiệu Trị” [9, tr.71]. Và “...cách giải quyết các quan hệ dân sự trong Hoàng triều khai định luật lệ và Chấn chỉnh hương phong dưới thời Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức không khác gì pháp luật triều Lê sơ” [9, tr.73]. Từ các luận giải trên đi đến kết luận, pháp luật thời kỳ nhà Nguyễn giai đoạn độc lập cũng là một nền pháp luật tương đối hoàn bị, vẫn phản ánh tinh thần độc lập tự chủ, trên cơ sở tiếp thu tinh hoa pháp luật Trung Hoa và kế thừa cổ luật nhà Lê. 2.1.2. Tiền đề xác lập pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn * Tiền đề thứ nhất: Quyền thừa kế được xác lập trên cơ sở điều kiện kinh tế của nền sản xuất nông, công và thương nghiệp. Nhà Lê, nhà Nguyễn với trạng thái kinh tế phổ biến nhất là nông nghiệp; ruộng đất trở thành tư liệu sản xuất quan trọng, quý giá nhất và là tài sản giá trị nhất trong khối di sản thừa kế của người dân. Cả 2 thời kỳ này đã có những chính sách hợp lý để khuyến khích người dân tích cực trong hoạt động sản xuất nông nghiệp vì bản thân họ được sở hữu đất đai và được hưởng lợi từ những chính sách ruộng đất của Nhà nước. Theo đó, “Nhà nước không chỉ thừa nhận quyền sở hữu ruộng đất 36 cho mọi đối tượng trong xã hội, mà còn bằng những biện pháp thiết thực để bảo đảm và hiện thực hóa các quyền đó” [110, tr.22]. Nhà nước thừa nhận đất đai là hàng hóa được trao đổi thông qua các giao dịch dân sự đồng thời cho phép thừa kế ruộng đất. Như vậy, các quyền tài sản trong đó có quyền để lại thừa kế, quyền hưởng thừa kế được thừa nhận cho mọi đối tượng, không phụ thuộc vào đẳng cấp, địa vị, giới tính,... điều này phù hợp với trạng thái kinh tế nông nghiệp đương thời. So với các quyền tài sản khác, quyền thừa kế ruộng đất được quy định chặt chẽ nhất. Hơn nữa, sự biến động của chế độ ruộng đất thời Lê, thời Nguyễn kéo theo sửa đổi, bổ sung các quy định về ruộng đất cho phù hợp với thực trạng đó. Cụ thể, vào thời điểm ban hành, QTHL dành hẳn một chương quy định về các chế độ ruộng đất, chương Điền sản có 32 điều; và duy nhất Chương này trong QTHL liên tục được bổ sung nhiều lần với 27 điều (chưa kể vấn đề ruộng đất còn được quy định trong nhiều văn bản cổ luật khác). Trong pháp luật nhà Nguyễn nội dung này cũng được chú trọng không kém. Đạo dụ năm Minh Mạng thứ 20 (1839) bổ sung trình tự, thủ tục và hình thức của văn khế ruộng đất; Đạo dụ năm Thiệu Trị thứ tư (1844) bổ sung Điều 83 HVLL điều chỉnh các vấn đề về tài sản thừa kế của người vô tự... Việc mở rộng các quyền thừa kế về ruộng đất cho người dân được quyết định bởi sự phát triển của nền kinh tế, trước hết là kinh tế nông nghiệp. Việc Nhà nước Việt Nam ban hành các văn bản có các điều khoản về thừa kế đất đai là một bằng chứng nữa về sự tồn tại của sở hữu tư nhân về ruộng đất ở thế kỷ XV và các thế kỷ tiếp đó. Chính sự phát triển của chế độ tư hữu ruộng đất đã làm cho hiện tượng thừa kế ruộng đất phổ biến. Và lẽ đương nhiên có những tranh chấp phát sinh từ việc thừa kế ruộng đất. Nhà nước cần thông qua chế định thừa kế để ổn định cơ sở gia tộc của chế độ phong kiến [127, tr.283]. * Tiền đề thứ hai: Quyền thừa kế được xác lập trên cơ sở ảnh hưởng và tiếp thu các giá trị truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc Việt. Một là, xuất phát từ truyền thống nhân văn của dân tộc. Pháp luật thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn phản ánh từ đặc trưng của một nền văn hóa nông nghiệp - xóm làng, đề cao cuộc sống gia đình. Ở Việt Nam, một gia đình 37 có nhiều thế hệ cùng chung sống trong một nhà là truyền thống, những gia đình “tam đại đồng đường”, “tứ đại đồng đường” được xem là phúc đức. Con người gắn kết nhau bởi quan hệ huyết thống, gia đình, dòng tộc, làng xã, “máu chảy ruột mềm”, “chị ngã em nâng”, “sẩy cha còn chú / sẩy mẹ bú dì”, “thương người như thể thương thân”, “giọt máu đào hơn ao nước lã”... Trong gia đình, tình thương, trách nhiệm và gắn bó của các thế hệ là rất chặt chẽ. Vì vậy, người Việt Nam luôn nghĩ đến việc dành dụm chắt chiu để lại “cơ đồ” cho con cháu. Thừa kế là cần thiết để người quá cố làm tròn bổn phận của mình đối với gia đình, dòng họ. Khi sinh ra, họ đã có bổn phận “hiếu thảo”, “kính nhường” đối với ông bà cha mẹ. Khi trưởng thành họ ý thức được bổn phận phải chăm lo cho gia đình. Đến lúc nhắm mắt họ cũng tiếp tục mong muốn làm tròn bổn phận chăm lo cho hậu thế. Của cải của người Việt được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác “hầu như được ứng xử theo bổn phận, đạo hiếu trong gia đình, dòng họ và tập quán có tính chất phổ thông” [41, tr.24]. Mọi sự quy định về thừa kế của cổ luật Việt Nam đều được quy định theo mục đích củng cố nền tảng gia đình và bảo đảm sự lưu truyền dòng dõi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Truyền thống nhân văn là cơ sở quan trọng cho việc hình thành các quan niệm về cổ luật thừa kế. Các quy định về hương hỏa, thừa kế được ban hành từ thời Lê Sơ năm 1449, tiếp tục được kế thừa dưới thời Nguyễn qua các triều đại Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức phần nào thể hiện sự “luật hóa” các truyền thống văn hóa của người Việt cổ. Điều này hoàn toàn xuất phát từ tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của người dân Việt, từ nhu cầu thực tế của đời sống văn hóa Việt xưa. Hai là, xuất phát từ tín ngưỡng tế tự, thờ cúng tổ tiên của người Việt xưa Toan Ánh cho rằng: “Nếu trong tín ngưỡng ta có cái gì đặc biệt hơn hết, phải nói đó là thờ phụng tổ tiên và việc cúng giỗ những người đã khuất” [3, tr.12]. Vì việc tế tự tổ tiên theo tục lệ là một nghĩa vụ nghiêm mật, con cháu không khi nào được bỏ, cho nên các nhà khá trở lên, người ta thường trích trong di sản một phần tự sản gọi là “phần hương hỏa” giao cho người tộc trưởng hoặc người chi trưởng, con trai trưởng giữ để lo tế tự tổ tiên ở nhà thờ họ và nhà thờ chi. Việc tế tự tổ tiên không phải là chỉ cốt cho linh hồn tổ tiên khỏi khổ mà còn có ý nghĩa sâu xa hơn nữa, là nhớ ơn sinh thành của của tổ tiên (phục bản phản thủy), và lưu truyền nòi 38 giống mãi mãi về sau (vĩnh truyền tôn thống), cho nên ta có thể cho rằng tế tự tổ tiên là lấy sự duy trì chủng tộc làm mục đích. Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục đã viết: “Xét cái tục phụng sự tổ tiên của ta rất thành kính, ấy cũng là một lòng bất vong bản, ấy cũng là nghĩa cử của người”. “Cây có gốc mới nở ngành xanh ngọn / Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu” [13, tr.75]. Ngoài việc kế thừa chế định hương hỏa từ tín ngưỡng và truyền thống của dân tộc, nhà cầm quyền của hai triều đại nhà Lê và nhà Nguyễn ý thức rõ việc bảo vệ, tiếp tục phát triển chế định hương hỏa, song song với nó là việc đề cao phong tục thờ cúng tổ tiên. Khi người phương Tây coi tục thờ cúng tổ tiên của người Việt là một “tục đầy sự mê tín” thì vua Gia Long đã giải thích ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, cần được duy trì: Tôi đã cấm ma thuật, chiêm tinh, đoán số và tôi cũng coi việc thờ ngẫu tượng là sai và kỳ cục. Nhưng tôi kiên trì thờ cúng ông bà theo cách mà tôi đã trình bày với Ngài, bởi tôi coi đó như là một trong những cơ sở của nền giáo huấn chúng tôi. Nó gợi cho con trẻ ngay từ khi còn ấu thơ lòng hiếu thảo đối với cha mẹ và đem lại cho các bậc cha mẹ cái quyền uy mà nếu thiếu nó, họ không thể ngăn chặn tốt những sự hỗn loạn trong gia đình [63, tr.258]. Phong tục thờ cúng tổ tiên vừa là tiền đề, vừa là hình thức của chế định “hương hỏa”. Bằng việc quy định, bảo vệ và duy trì các phong tục tập quán của dân tộc, pháp luật hóa thành các chế định hương hỏa trong cổ luật thừa kế. Cổ luật đã chứng minh được ý thức dân tộc, tính Việt trong các chế định về thừa kế dưới pháp luật các thời kỳ này. Ba là, truyền thống tôn trọng phụ nữ. Trong truyền thống Việt Nam, tinh thần coi trọng ngôi nhà → coi trọng cái bếp → coi trọng người phụ nữ là hoàn toàn nhất quán và rõ nét: Phụ nữ Việt Nam là người quản lí kinh tế, tài chính trong gia đình - người nắm “tay hòm chìa khóa”. Chính bởi vậy mà người Việt Nam coi “Nhất vợ nhì trời”; “Lệnh ông không bằng cồng bà”, còn theo kinh nghiệm dân gian thì “Ruộng sâu trâu nái, không bằng con gái đầu lòng”. Phụ nữ Việt Nam cũng chính là người có vai trò quyết định trong việc giáo dục con cái: Phúc đức tại mẫu, Con dại cái mang Vì tầm quan trọng của người mẹ cho nên trong tiếng Việt, từ “cái” với nghĩa là “mẹ” đã mang thêm 39 nghĩa “chính, quan trọng”: sông cái, đường cái, đũa cái, cột cái, trống cái, ngón tay cái, mái cái... Dười thời nhà Lê, nhà Nguyễn các Vua rất coi trọng những phụ nữ giữ gìn gia đạo, gia phong, lễ giáo bằng việc ban tặng danh hiệu. Vua Lê Thánh Tông, năm 1463 khởi xướng việc ban tặng danh hiệu “Tiết hạnh khả phong” cho những phụ nữ như vậy. Người đầu tiên nhận được danh hiệu là bà Nguyễn Thị Bồ, người làng Đại Hữu, huyện Thanh Đàm (nay là huyện Thanh Trì - Hà Nội); vì bà biết giữ tiết hạnh thờ chồng, hy sinh cả cuộc đời để nuôi dạy con cái nên người (có người đỗ đạt làm quan) [110, tr.32]. Sau này, có nhiều người phụ nữ khác cũng được ban tặng danh hiệu này hay danh hiệu “Liệt nữ”. Người được sắc phong danh hiệu này hưởng nhiều quyền lợi vật chất (như: chính sách ưu đãi của nhà nước về tô thuế, trợ cấp của nhà nước,...). Vấn đề này cũng được các vua nhà Nguyễn quan tâm. Một Chỉ dụ đề ngày 25 tháng 10 năm Gia Long 18 (12/12/1899) đã ghi rõ: Hàng năm, lý trưởng, xã trưởng phải lập danh sách những người trong làng, xã thọ 80 tuổi với đàn bà, những người con hiếu thuận với ông bà, cha mẹ, những người con gái, những người vợ tiết hạnh để triều đình kịp thời cấp biển biểu dương, phong tặng làm gương cho mọi người noi theo, xây dựng nên mỹ tục ở làng xã [2, tr.21]. Không phải ngẫu nhiên mà vùng nông nghiệp Đông Nam Á này được nhiều học giả phương Tây gọi là “xứ sở Mẫu hệ” (le Pays du Matriarcat) [98, tr.29]. Và nền văn hóa Việt được GS Trần Quốc Vượng trân trọng định vị bằng “nguyên lý Mẹ” [110, tr.29]. Với truyền thống, ý thức của dân tộc về đề cao và tôn trọng người phụ nữ là một trong những cơ sở thực tế để t... cá nhân bị xâm hại. Vì vậy trong xây dựng quy phạm pháp luật thừa kế phải chi tiết hóa hành vi, trách nhiệm pháp lý (chế tài) cụ thể, áp dụng chính xác trong giải quyết các tranh chấp trong các quan hệ pháp luật. Pháp luật thừa kế phải gần dân và thẩm thấu vào đời sống người dân. Một quy phạm pháp luật khi đi vào đời sống phải đạt được các mục đích: rõ ràng, đầy đủ các bộ phận và hiểu thống nhất. Thứ ba, trong quy phạm pháp luật thừa kế phải định hướng cho các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thừa kế về hành xử sự đúng pháp luật của mình. Điều này giúp nhân dân lựa chọn giữa hành vi hợp pháp và hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời giúp cán bộ bảo vệ pháp luật áp dụng pháp luật chính xác. Đây còn là cơ sở để người dân ngược lại kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật của cá nhân và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Hạn chế tối đa các quy định có cụm từ “trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” trong các quy phạm pháp luật thừa kế. 4.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực của người có thẩm quyền và của nhân dân trong việc hiểu và vận dụng các giá trị của cổ luật thừa kế Thứ nhất, về nâng cao năng lực người có thẩm quyền ở đây chủ yếu là những người thực hiện hoạt động lập pháp và trong một số trường hợp là những người hoạt động trong lĩnh vực tố tụng dân sự, kiểm soát hoạt động tố tụng dân sự, thậm chí những người có thẩm quyền trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Nhóm giải pháp cụ thể này hướng tới việc nâng cao năng lực cho Đại biểu Quốc hội, Thẩm phán TAND, Hội thẩm nhân dân và Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân. Các chủ thể này không những phải am hiểu về pháp luật thừa kế mà còn 148 phải có kiến thức sâu sắc về văn hóa dân tộc và đủ bản lĩnh để mạnh dạn áp dụng tập quán trong lĩnh vực thừa kế. Với kiến thức sâu rộng về pháp luật và văn hóa người có thẩm quyền sẽ có cách đánh giá khách quan, khoa học về sự tồn tại của pháp luật thừa kế và sự chi phối của phong tục tập quán. Từ sự đánh giá này sẽ có những kiến giải hợp lý cho việc vận dụng những giá trị truyền thống hoặc vận dụng tinh thần tiến bộ của cổ luật thừa kế góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự nói chung và pháp luật thừa kế nói riêng. Để nâng cao năng lực cho đội ngũ đại biểu Quốc hội, thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên thì cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp gắn với các chủ thể có trách nhiệm như sau: - Các cơ sở nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành pháp luật như Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, trường đại học Luật Hà Nội, trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí minh, trường Đại học Luật Huế, Học viện Tư pháp, các trường trung cấp pháp lý v.v.. và các trường đại học, cao đẳng, trung cấp có giảng dạy pháp luật phải thực hiện sâu sắc hơn nội dung giảng dạy về cổ luật trong chương trình pháp luật dành cho các trường đại học hiện nay. - Tăng thời lượng và làm phong phú, sâu sắc hơn nữa nội dung về cổ luật nói chung và cổ luật thừa kế nói riêng trong các giáo trình và chương trình giảng dạy lịch sử nhà nước và pháp luật cho sinh viên học chuyên ngành luật (Trung cấp pháp lý, đại học chuyên ngành luật). Hiện nay nội dung này trong các giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật rất mờ nhạt và khiêm tốn về dung lượng. - Tăng cường và đầu tư kinh phí tổ chức các hội thảo khoa học về cổ luật với đối tượng tham gia không chỉ là các nhà nghiên cứu khoa học mà còn bao gồm các chuyên gia trên cả 3 lĩnh vực: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Thậm chí, mở rộng quy mô để người dân cũng được trực tiếp tham gia. Cần đẩy mạnh xây dựng các tài liệu phổ biến về phong tục tập quán cho đại biểu quốc hội, kiểm sát viên, thẩm phán và hội thẩm nhân dân Đối với tập quán về thừa kế, tài liệu phổ biến nói về nội dung, địa bàn áp dụng các tập quán và phổ biến theo từng địa phương cấp tỉnh nơi tồn tại tập quán. Có thể kế thừa những thành quả đã có về việc tập hợp phong tục tập quán là những sách, những công trình này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tái bản, sửa đổi, bổ 149 sung và sử dụng lại thành các phụ lục kèm theo văn bản quy phạm pháp luật, liệt kê các phong tục tập quán này theo từng nhóm dựa trên tiêu chí giá trị pháp lý là: phong tục tập quán được khuyến khích áp dụng, được thừa nhận, phong tục tập quán vận động xóa bỏ, phong tục tập quán nghiêm cấm áp dụng. Những phong tục tập quán mới về thừa kế chưa hề được sưu tập, xuất bản thì sẽ tiến hành sưu tập và văn bản hóa, bổ sung vào kho tàng lưu trữ phong tục tập quán, phát triển nguồn tập quán pháp cho Việt Nam hiện nay. Thứ hai, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội cần thực hiện tốt hơn trách nhiệm nâng cao sự hiểu biết của nhân dân về văn hóa dân tộc, về phong tục tập quán tốt đẹp trên lĩnh vực thừa kế. Chúng ta đều biết, mặc dù có tính phổ biến rộng rãi trong cộng đồng, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc mọi người trong cộng đồng đều hiểu hết những giá trị văn hóa dân tộc nhất là thế hệ trẻ hiện nay. Do vậy, cần thông qua các hình thức sinh hoạt văn hóa hoặc qua các loại tài liệu phát hành các kênh truyền thông, mạng xã hội để tuyên truyền, phổ biến nội dung của văn hóa dân tộc, những tục lệ tiến bộ, nhân văn, nhân đạo. Điều này một mặt nhằm giữ gìn, bảo tồn truyền thống văn hóa, mặt khác tạo điều kiện để văn hóa dân tộc ảnh hưởng lên hành vi của các chủ thể trong quan hệ xã hội về thừa kế. Kết luận chương 4 Để vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành ở Việt Nam hiện nay, trước hết cần nhận thức đúng đắn các yêu cầu của việc vận dụng, xem đây là những yêu cầu cấp thiết, làm cơ sở để đề ra những giải pháp vận dụng phù hợp với thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền và hoàn thiện hệ thống pháp luật thừa kế trong giai đoạn hiện nay. Những quan điểm phải lưu ý đó là cần quán triệt chính sách, chủ trương của Đảng, của Nhà nước ta về xây dựng pháp luật hiện đại, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Cần có tinh thần biện chứng, khách quan, toàn diện trong hoạt động nghiên cứu cổ luật để bảo tồn và phát huy những giá trị của cổ luật không những cho công tác lập pháp mà còn để xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong thời đại mới. 150 Các nhóm giải pháp đề ra cũng phải có sự liên hệ mật thiết với nhau, không thể coi trọng giải pháp này hoặc xem nhẹ giải pháp kia. Tuy nhiên, trình tự thực hiện các giải pháp phải có tính logic, gắn bó liên tục. Trước hết, cần quan tâm các giải pháp về hệ thống hóa cổ luật thừa kế, tiếp đến mới là các giải pháp về vận dụng cổ luật vào hoàn thiện pháp luật hiện hành. Việc phân định các nhóm giải pháp để thực thi rất có ý nghĩa, một mặt chúng ta vẫn nhìn nhận được những giá trị nhất định của từng nhóm giải pháp, mặt khác việc gắn kết các giải pháp trong quá trình triển khai sẽ làm cho quá trình thực hiện vận dụng cổ luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn có tính khoa học và hiệu quả. 151 KẾT LUẬN Pháp luật về thừa kế là một bộ phận trong nền pháp luật của một triều đại, thể hiện sâu sắc phong tục tập quán của một dân tộc. Việc vận dụng những giá trị truyền thống trong hoàn thiện pháp luật hiện hành có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động xây dựng và thực thi pháp luật. Nghiên cứu và vận dụng cổ luật thừa kế đã được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu. Mặc dù trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể vấn đề này được đề cập đến ở các góc độ ít nhiều khác nhau nhưng không thể phủ nhận quá trình xây dựng pháp luật thừa kế ở Việt Nam từ trước đến nay luôn là một quá trình kế thừa và phát triển dựa trên những giá trị truyền thống của các nền lập pháp trước. Nhiều quy định của cổ luật thừa kế đến nay thậm chí đã trở thành phong tục tập quán trong đời sống dân sự của người dân Việt. Ở Việt Nam, cổ luật thừa kế đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ rất sớm và được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, tất cả đều thể hiện nỗ lực trong việc góp phần bảo tồn, phát triển những giá trị văn hóa pháp lý của dân tộc. Từ sự phân tích, đánh giá các giá trị của pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn đã cho thấy những nội dung của cổ luật thừa kế dưới hai triều đại này hết sức phong phú, đa dạng, thậm chí có nhiều tư tưởng tiến bộ vượt trước thời đại. Pháp luật thừa kế nhà Lê, nhà Nguyễn đã giải quyết vấn đề thừa kế trên tinh thần tôn trọng phong tục tập quán sinh hoạt của người Việt, là sự kế tục những tục lệ tốt đẹp của dân tộc. Điều này thể hiện rõ nét qua việc nhà lập pháp cổ xưa đã giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa hiện đại và truyền thống; giữa pháp luật và phong tục tập quán; giữa đạo đức và pháp luật... Đặc biệt đối với vấn đề pháp chế về nhân thân và tài sản của người phụ nữ, cổ luật thừa kế của hai triều đại này đã thể hiện sâu sắc đặc trưng của văn hóa Việt là sự tôn trọng phụ nữ (khác với xã hội gia trưởng phụ quyền của Trung Quốc): người con gái được thừa kế của cha mẹ để lại, người vợ góa có quyền quản lý di sản và thay quyền gia trưởng khi chồng mệnh một... Thậm chí một số vấn đề pháp luật nhà Thanh không quy định như thừa kế hương hỏa nhưng vẫn được pháp luật nhà Nguyễn đề cập đến. Và trong một số vấn đề, nó đã 152 giải quyết được một cách gọn ghẽ nhiều điều mà nền pháp lý phương Tây phải tốn hao không biết bao nhiêu là công sức và giấy mực nhưng vẫn chưa thể giải quyết được một cách thỏa đáng. Có thể khẳng định giá trị của cổ luật thừa kế đã, đang và sẽ tiếp tục có sức sống trong đời sống dân sự Việt Nam, nếu được bảo tồn, giữ gìn, nghiên cứu một cách công phu và hệ thống thì giá trị vận dụng cổ luật thừa kế trong hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành và trong đời sống dân sự chắc chắn còn nhiều vấn đề lớn hơn. Vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành là một trong những yêu cầu khách quan của công cuộc hoàn thiện pháp luật, phù hợp với chủ trương lãnh đạo của Đảng và Nhà nước là "xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Vận dụng các giá trị cổ luật thừa kế là vận dụng những giá trị gắn liền với văn hóa dân tộc, đồng thời với việc loại bỏ những tư tưởng lạc hậu. Các giá trị này khi vận dụng phải nhằm đáp ứng yêu cầu tiếp tục hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành. Việc vận dụng này trước hết phải trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của pháp luật thừa kế, từ đó tiến hành hệ thống hóa các giá trị cổ luật thừa kế và nêu ra những gợi ý có thể vận dụng để xây dựng, bổ sung, hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành. Với những giải pháp vận dụng trên cả phương diện lý luận và hệ thống giải pháp về hoàn thiện pháp luật cụ thể mà luận án đã đưa ra thì cổ luật nói chung và cổ luật thừa kế nói riêng sẽ là một trong những kênh thông tin đưa ra những gợi ý hiệu quả trước hết cho việc giữ gìn những giá trị cổ luật, sau nữa là góp phần hoàn thiện và thực thi pháp luật trong giai đoạn hiện nay, góp phần vào việc xây dựng nền pháp luật hiện đại, văn minh nhưng vẫn tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Thực hiện đề tài này, tác giả tâm đắc với câu nói của nhà văn hào Leibnitz: “Hiện tại chứa đầy quá khứ và cũng nặng gánh tương lai”, âu cũng là “một lòng bất vong bản”, ấy cũng là “nghĩa cử của người”. 153 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ 1. Hồ Thị Vân Anh (2012), "Nguyên tắc hương hỏa trong Hoàng Việt luật lệ", Thông tin pháp lý, (12). 2. Hồ Thị Vân Anh (2012), "Quy định về hương hỏa trong pháp luật thừa kế thời Nguyễn ở Việt Nam", Tạp chí Kiểm sát, (18). 3. Hồ Thị Vân Anh (2013), "Tìm hiểu quy định thừa kế trong pháp luật thời nhà Nguyễn", Tạp chí Kiểm sát, (6). 4. Hồ Thị Vân Anh (2013), "Về quyền hưởng di sản thừa kế của người con gái trong pháp luật phong kiến nhà Nguyễn", Tạp chí Giáo dục lý luận, (200). 5. Hồ Thị Vân Anh (2013), "Về hiếu, lễ, nghĩa trong pháp luật thừa kế - những giá trị truyền thống của người Việt", Thông tin pháp lý, (30). 6. Hồ Thị Vân Anh (2013), "Ảnh hưởng của phong tục tập quán đến pháp luật thừa kế", Tạp chí Kiểm sát, (15). 7. Hồ Thị Vân Anh (2013), "Quan hệ giữa phong tục, tập quán với pháp luật về thừa kế trong thời kỳ phong kiến", Tạp chí Kiểm sát, (18). 8. Hồ Thị Vân Anh (Chủ nhiệm) (2014), Thừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn ở Việt Nam, Đề tài Khoa học cấp cơ sở Khoa Luật - Đại học Huế. 9. Hồ Thị Vân Anh (2015), "Địa vị của người con gái trong chế định thừa kế pháp luật Triều Nguyễn", Tạp chí Pháp luật và phát triển, (3). 10. Hồ Thị Vân Anh (2015), "Kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa pháp luật và phong tục tập quán trong xây dựng pháp luật thừa kế", Tạp chí Kiểm sát, (7). 11. Hồ Thị Vân Anh (2015), "Phong tục, tập quán về hương hỏa và việc xây dựng chế định về thừa kế trong Bộ luật Dân sự", Tạp chí Pháp luật và phát triển, (1). 12. Hồ Thị Vân Anh (2015), "Vướng mắc trong việc thực thi một số quy định về thừa kế theo di chúc theo Bộ luật Dân sự", Tạp chí Kiểm sát, (8). 154 13. Hồ Thị Vân Anh (2015), "Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về thừa kế theo di chúc", Tạp chí Nghề luật, (2). 14. Hồ Thị Vân Anh (2015), "Hoàn thiện quy định di sản dùng vào việc thờ cúng trong Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (324). 15. Hồ Thị Vân Anh (2015), "Vấn đề xác định di sản thừa kế trong pháp luật phong kiến Triều Nguyễn", Tạp chí Pháp luật và phát triển, (5). 16. Hồ Thị Vân Anh (2015), "Hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về quyền để lại di sản dùng vào việc thờ cúng", Tạp chí Khoa học Kiểm sát, (3). 17. Hồ Thị Vân Anh (Chủ nhiệm) (2016), Giải quyết tranh chấp về thừa kế qua thực tiễn xét xử tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Đề tài khoa học cấp Đại học Huế. 155 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Đào Duy Anh (1951), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Bốn Phương, Sài Gòn. 2. Hồ Thị Vân Anh (2009), Thừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 3. Toan Ánh (1996), Phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam, Nxb Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Toan Ánh (2005), Tín ngưỡng Việt Nam, Nxb Trẻ, Hà Nội. 5. Ban Chấp hành Trung ương (1993), Nghị quyết hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, số 04 - NQ/HNTW ngày 14-01-1993 về một số nhiệm vụ văn hóa, văn nghệ những năm trước mắt, Hà Nội. 6. Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương (2006), Kế hoạch số 05/KH/CCTP, ngày 22/2/2006, Hà Nội. 7. Huỳnh Công Bá (2003), “Pháp chế triều Nguyễn đối với vấn đề nhân thân của người phụ nữ”, Tạp chí Nghiên cứu Huế, (9). 8. Huỳnh Công Bá (2003), “Vấn đề tài sản trong pháp luật hôn nhân và gia đình dưới triều Nguyễn”, Tạp chí Nghiên cứu Huế, (7). 9. Huỳnh Công Bá (2005), Hôn nhân và gia đình trong pháp luật triều Nguyễn, Nxb Thuận Hóa, Huế. 10. Huỳnh Công Bá (2008), Lịch sử văn hóa Việt Nam, Nxb Thuận Hóa, Huế. 11. Nguyễn Mạnh Bách (1995), Tìm hiểu Luật dân sự Việt Nam, Nxb Đồng Nai, Đồng Nai. 12. Phạm Quang Bạch (1935), Essai sur l’idée de la loi dans Le Code Gia Long, Luận án Tiến sĩ Luật học, Paris. 13. Phan Kế Bính (2006), Việt Nam phong tục, Nxb Văn học, Hà Nội. 14. Bộ Chính trị (1998), Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) của Bộ chính trị ngày 16-7-1998 về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Hà Nội. 15. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48 NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 156 16. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49 - NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 02-6- 2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. 17. Bộ Chính trị (2014), Nghị quyết số 33 - NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 09-6- 2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Hà Nội. 18. Bộ Chính trị (2015), Kết luận về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/06/2015 của Bộ Chính trị Khóa IX về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. 19. Bộ Giáo dục và đào tạo (2002), Nghiên cứu và giảng dạy lịch sử triều Nguyễn ở đại học, cao đẳng sư phạm và phổ thông, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội. 20. Dương Văn Chăm (2007), Vận dụng truyền thống văn hóa pháp lý Việt Nam trong xây dựng văn hóa pháp lý hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 21. Nguyễn Thị Châu (2007), Hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 22. Chính phủ (1998), Nghị định về đăng ký hộ tịch số 83/1998/NĐ-CP, ngày 10- 10-1998, Hà Nội. 23. Chính phủ (1999), Nghị định về phương thức trả nhà ở số 25/1999/NĐ-CP, ngày 19-10-1999), Hà Nội. 24. Chính phủ (2000), Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình, Hà Nội. 25. Phan Huy Chú (1960), Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb Sử học, Hà Nội. 26. Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1950), Sắc lệnh số 97/SL, ngày 22-5-1950 sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật, Hà Nội. 27. Ngô Huy Cương (2016), "Sự ảnh hưởng của pháp luật Pháp tới luật tư ở Việt Nam", Thông tin pháp luật dân sự, (15). 28. Nguyễn Đăng Duy (1998), Nho giáo với văn hóa Việt Nam, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 29. Đỗ Văn Đại (2013), Luật thừa kế Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, 2 tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 157 30. Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015, Nxb Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. 31. Đại học Huế (2000), Văn hóa Việt Nam thời Nguyễn và những vấn đề đặt ra hiện nay, Hội thảo khoa học, Huế. 32. Đại học Sư phạm Huế (1993), Lịch sử nhà nước và pháp quyền Việt Nam (từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX), Tập bài giảng, Đại học Sư phạm Huế, Huế. 33. Bùi Xuân Đính (2005), Nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam, những suy ngẫm, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 34. Phạm Duy Đức (2006), Những thách thức của văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 35. Nguyễn Sĩ Giác (Bản dịch) (1959), Hồng Đức thiện chính thư, Sài Gòn. 36. Vũ Minh Giang (2009), Lịch sử Việt Nam - truyền thống và hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 37. Trần Đình Hảo (1994), Pháp luật về chế độ sở hữu Nhà nước về ruộng đất - Nghiên cứu về hệ thống pháp luật Việt Nam thế kỷ XV - XVIII, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 38. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Nhà nước và pháp luật (1994), Nghiên cứu về hệ thống pháp luật Việt Nam thế kỷ XV - XVIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Nhà nước và Pháp luật (2009), Tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật, pháp chế và sự vận dụng trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 40. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (2008), Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 41. Trần Thị Huệ (2007), Di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 42. Nguyễn Thừa Hỷ (2011), Văn hóa Việt Nam truyền thống một góc nhìn, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. 43. Trần Trọng Kim (1949), Việt Nam sử lược, Nxb Tân Việt, Hà Nội. 44. Nguyễn Lân (2003), Từ điển Hán Việt, Nxb Văn học, Hà Nội. 158 45. Nguyễn Phương Lan (2003), “Quyền sở hữu tài sản của người phụ nữ trong Quốc triều hình luật”, Tạp chí Luật học, (22). 46. Trúc Linh (1894), Danh từ pháp luật lược giải, Nxb Khai Trí, Sài Gòn. 47. Lê Nguyễn Lưu (2006), Văn hóa Huế xưa, Nxb Thuận Hóa, Huế. 48. Nguyễn Thị Tuyết Mai (2014), Áp dụng tập quán trong giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 49. Vũ Văn Mẫu (1958), Dân luật khái luận, Nxb Giáo dục, Sài Gòn. 50. Vũ Văn Mẫu (1959), Việt Nam dân luật lược khảo, Quyển I, ĐHLK Sài Gòn xuất bản. 51. Vũ Văn Mẫu (1968), Dân luật lược giảng, Quyển I, ĐHLK Sài Gòn xuất bản. 52. Vũ Văn Mẫu (1970), Cổ luật Việt Nam lược khảo, Quyển II, ĐHLK Sài Gòn xuất bản. 53. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 54. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 55. Đỗ Đức Minh (2011), Học thuyết pháp trị Trung Hoa thời cổ đại: Giá trị và sự kế thừa trong quản lý xã hội ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 56. Vũ Thị Nga, Nguyễn Huy Anh (1996), Tập bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam (từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 57. Nhiều tác giả (1483), Thiên Nam dư hạ tập, (bản chữ Hán), Hà Nội. 58. Nhiều tác giả (Bản dịch) (1991), Quốc triều hình luật, Nxb Pháp lý, Hà Nội. 59. Nhiều tác giả (1991), Quốc triều tân luật, (bản chữ Hán), Hà Nội. 60. Nhiều tác giả (1991), Tập ý kiến của Ủy ban Cố vấn Án lệ, (bản tiếng Pháp), Hà Nội. 61. Nhiều tác giả (1999), Giáo trình luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 62. Nhiều tác giả (2001), Giáo trình Luật La Mã, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 63. Nhiều tác giả (2002), Những vấn đề lịch sử về triều đại cuối cùng ở Việt Nam, Tạp chí Xưa và Nay, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế. 159 64. Nhiều tác giả (2005), Lịch sử nhà Nguyễn một cách tiếp cận mới, Nxb Đại học Sư phạm - Huế. 65. Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Tập 11, Nxb Thuận Hóa, Huế. 66. Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Tập 12, Nxb Thuận Hóa, Huế. 67. Hoàng Phê (1997), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 68. Vũ Thị Phụng (1990), Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam (từ nguồn gốc đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 69. Vũ Thị Phụng (2003), “Những bộ cổ luật Việt Nam và một số giá trị đương đại”, Tạp chí Luật học, (11). 70. Lương Thần Cao Nãi Quan (Bản dịch) (1956), Quốc triều hình luật, Nxb Nguyễn Văn Của, Sài Gòn. 71. Hoàng Thị Kim Quế (2002), "Tư tưởng Đông Tây về Nhà nước và pháp luật - Những nhân tố nhà nước pháp quyền", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (23). 72. Hoàng Thị Kim Quế (2015), Giá trị kế thừa về Nhà nước và pháp luật dưới triều Lê Thánh Tông trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay, Đề tài nghiên cứu cấp trường, Đại học Quốc gia, Hà Nội. 73. Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946), Hiến pháp 1946, Hà Nội. 74. Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1959), Hiến pháp 1959, Hà Nội. 75. Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1959), Luật Hôn nhân và gia đình 1959, Hà Nội. 76. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1980), Hiến pháp 1980, Hà Nội. 77. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1986), Luật Hôn nhân và gia đình 1986, Hà Nội. 78. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp 1992, Hà Nội. 79. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995), Bộ luật Dân sự năm 1995, Hà Nội. 160 80. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Nghị quyết số 35/2000/QH10, ngày 9-6-2000 về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội. 81. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Luật Hôn nhân và gia đình 2000, Hà Nội. 82. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 83. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật Dân sự năm 2005, Hà Nội. 84. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Công chứng, Hà Nội. 85. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Dự thảo Sửa đổi Bộ luật Dân sự, Hà Nội. 86. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp 2013, Hà Nội. 87. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Hà Nội. 88. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật Dân sự năm 2015, Hà Nội. 89. Trương Hữu Quýnh (1982), Chế độ ruộng đất ở Việt Nam thế kỷ XI - XVIII, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 90. Lê Thị Sơn (2004), Quốc triều Hình luật - Lịch sử hình thành, nội dung và giá trị, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 91. Vi Văn Sơn (2015), Luật tục người Thái và sự vận dụng trong quản lí nhà nước đối với cộng đồng người Thái ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 92. Phùng Trung Tập (1997), "Di sản dùng vào việc thờ cúng trong mối liên hệ với di sản thừa kế", Tạp chí Luật học, (13). 93. Phùng Trung Tập (2001), Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 161 94. Phùng Trung Tập (2008), Luật thừa kế Việt Nam, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 95. Nguyễn Văn Thành (Tổng tài) (1994), Hoàng Việt luật lệ (Bản dịch), Tập I, II, III, IV, V, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 96. Nguyễn Q. Thắng (2002), Lược khảo Hoàng Việt luật lệ, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 97. Ngô Văn Thâu (2005), Pháp luật về hôn nhân và gia đình (trước và sau Cách mạng tháng Tám), Nxb Tư pháp, Hà Nội. 98. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 99. Ngô Đức Thịnh (2010), Những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 100. Nguyễn Thị Thu Thủy (2011), “Về mối quan hệ giữa “Hoàng Việt luật lệ” và “Đại Thanh luật lệ””, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, (33). 101. Tòa án nhân dân tối cao (1959), Chỉ thị số 772-CT/TATC, năm 1959 về việc đình chỉ áp dụng luật lệ của đế quốc và phong kiến, Hà Nội. 102. Tòa án nhân dân tối cao (1965), Báo cáo tổng kết công tác năm 1965 của ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội. 103. Tòa án nhân dân tối cao (1968), Thông tư số 594-NCPL, ngày 27-8-1968 hướng dẫn giải quyết tranh chấp về quyền thừa kế, Hà Nội. 104. Tòa án nhân dân tối cao (1972), Thông tư số 02-TATC, ngày 2-8-1972 về thừa kế di sản của liệt sĩ, Hà Nội. 105. Tòa án nhân dân tối cao (1972), Thông tư số 112-NCPL, ngày 19-8-1972 hướng dẫn xử lý về dân sự những hôn nhân vi phạm điều kiện kết hôn, Hà Nội. 106. Tòa án nhân dân tối cao (1974), Thông tư số 15-TATC, ngày 27-9-1974 hướng dẫn xử lý một vài loại tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình. 107. Tòa án nhân dân tối cao (1978), Thông tư số 60-TATC, ngày 22-2-1978 hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình, Hà Nội. 108. Tòa án nhân dân tối cao (1981), Thông tư số 81-TANDTC, ngày 24-7-1981 hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế, Hà Nội. 109. Đinh Gia Trinh (1968), Sơ khảo lịch sử nhà nước và pháp quyền Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 162 110. Trần Quang Trung (2010), Nhận diện quyền dân sự Trong bộ luật Hồng Đức, Nxb Lao động, Thành phố Hồ Chí Minh. 111. Trung tâm Nghiên cứu Huế (2001), Nghiên cứu Huế, Tập II, Nxb Thuận Hóa, Huế. 112. Trung tâm Nghiên cứu Huế (2001), Nghiên cứu Huế, Tập VI, Nxb Thuận Hóa, Huế. 113. Trung tâm Từ điển học (1977), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 114. Trường Đại học Luật Hà Nội (1996), Tập bài giảng Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam (Từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 115. Vũ Anh Tuấn (2008), “Cần công bằng với bộ luật Hoàng Việt luật lệ”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (18). 116. Nguyễn Minh Tuấn (2010), “Tương đồng và khác biệt Bộ luật Hồng Đức và bộ luật của Trung Hoa”, Tạp chí Luật học, (27). 117. Nguyễn Minh Tuấn (2010), “Những giá trị tích cực của Nho giáo trong Bộ luật Hồng Đức”, Tạp chí Luật học, (30). 118. Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam (1971), Lịch sử Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 119. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2007), Quốc triều Hình luật - những giá trị lịch sử và đương đại góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Thanh Hóa. 120. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2008), Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Thanh Hóa. 121. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2990), Pháp lệnh thừa kế, 30 - 8 - 1990, Hà Nội. 122. V.I.Lênin (1974), Toàn tập, tập 2, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 123. Viện Đại học Huế (1958), Tạp chí nghiên cứu Đại học, Tập 2, Nxb Viện Đại học Huế. 124. Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (1958), Triết học của xã hội nô lệ, Nxb Sự thật, Hà Nội. 125. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (1993), Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 163 126. Viện Khoa học Pháp lý Bộ Tư pháp (2003), Nghiên cứu lịch sử hình thành, Nội dung cơ bản và những giá trị của Quốc triều hình luật thời nhà Lê (Bộ luật Hồng Đức), Đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội. 127. Viện Khoa học Pháp lý Bộ Tư pháp (2008), Quốc triều hình luật những giá trị lịch sử và đương đại góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà Nội. 128. Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư Pháp (2013), Thực tiễn thi hành một số chế định của Bộ luật Dân sự 2005 phục vụ công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật dân sự, Hà Nội. 129. Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp (1998), Một số vấn đề pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV đến thời Pháp thuộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 130. Vụ Hợp tác quốc tế, Tòa án Nhân dân tối cao (2013), Báo cáo nghiên cứu tập quán pháp, thực trạng ở Việt Nam và một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng tập quán pháp ở Việt Nam, Hà Nội. 131. Insun Yu (1994), Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phap_luat_thua_ke_thoi_ky_nha_le_nha_nguyen_va_su_va.pdf
  • pdfTom tat LA ti_ng Anh _Vân Anh.pdf
  • pdfTom tat.pdf
  • pdfTrang thong tin Viet-Anh.pdf
Tài liệu liên quan