Luận án Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an nhân dân trong đảm bảo an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ THỊ BÍCH THẢO PHÁT HUY VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN CỦA LỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN TRONG ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC GIA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ THỊ BÍCH THẢO PHÁT HUY VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN CỦA LỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN TRONG ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC GIA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: CNDVBC&DVLS M

pdf159 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an nhân dân trong đảm bảo an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã số: 9 22 90 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM XUÂN PHÚC HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các tư liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn trích dẫn rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả ĐỖ THỊ BÍCH THẢO MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ......................................................................... 6 1.1. Những công trình nghiên cứu về nhân tố chủ quan và phát huy vai trò nhân tố chủ quan ................................................................................................ 6 1.2. Những công trình nghiên cứu lý luận cơ bản về an ninh quốc gia và nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia ...... 16 Liên quan đến vấn đề này, có thể kể đến một số công trình sau: .................... 16 1.3. Những công trình nghiên cứu về giải pháp phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia ................... 19 1.4. Khái quát kết quả nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cho đề tài luận án tiếp tục giải quyết ........................................................................................ 23 Chƣơng 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN CỦA LỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN TRONG ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC GIA Ở VIỆT NAM ......................... 27 2.1. Nhân tố chủ quan và vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia ....................................................................... 27 2.2. Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia: khái niệm và đặc điểm .................................................. 58 Chƣơng 3: PHÁT HUY VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN CỦA LỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN TRONG ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC GIA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN .................................................................................................................. 72 3.1. Thực trạng phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia ....................................................................... 72 3.2. Đánh giá thực trạng phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia ....................................................... 104 Chƣơng 4: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN CỦA LỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN TRONG ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC GIA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................................................................................ 114 4.1. Một số yêu cầu phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay ............................. 114 4.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay .... 117 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 141 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ........................... 143 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 144 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ANND : An ninh nhân dân ANPTT : n ninh phi tru ền thống ANQG : An ninh quốc gia ANTT : An ninh, trật tự CAND : Công an nhân dân CNXH : Chủ nghĩa xã hội ĐKKQ : Điều kiện khách quan NTCQ : Nhân tố chủ quan XHCN : Xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài An ninh quốc gia là vấn đề cơ bản, hệ trọng của quốc gia, là điều kiện hàng đầu để quốc gia phát triển. Bảo vệ an ninh quốc gia có vị trí đặc biệt quan trọng, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Ý thức được điều đó, Đảng và nhà nước ta luôn xác định: “Tăng cường quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân, Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt” [41, tr.45]. Mỗi quốc gia, dân tộc trong quá trình phát triển của mình luôn có những phương thức, cách thức, biện pháp khác nhau để đảm bảo an ninh quốc gia một cách hiệu quả trên bình diện tổng thể, cũng như trong từng lĩnh vực. Nhận thức nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc gia là trọng trách vô cùng khó khăn, đồng thời là niềm vinh dự mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho lực lượng công an - thực hiện vai trò nòng cốt đảm bảo an ninh quốc gia. Đội ngũ lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ, chiến sĩ toàn lực lượng luôn quán triệt tinh thần, “Công an nhân dân vì nước quên thân, vì nhân dân phục vụ”, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trong bối cảnh tình hình trong nước, khu vực và thế giới đang có nhiều tha đổi, biến động phức tạp, tác động nhiều chiều đến công tác đảm bảo an ninh quốc gia của lực lượng công an. Sự nghiệp đổi mới ở nước ta, tu đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, vẫn đứng trước những khó khăn, thách thức lớn. Nền kinh tế phát triển chưa bền vững; tốc độ tăng trưởng GDP chưa cao, cơ cấu kinh tế có mặt chưa hợp lý, các ngu cơ chệch hướng, tụt hậu xa hơn về kinh tế chưa bị đẩy lùi. Tình hình an ninh các vùng chiến lược còn tiềm ẩn ngu cơ mất ổn định. Các thế lực thù địch gia tăng hoạt động “diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, tha đổi chế độ XHCN ở nước ta. Xu thế toàn cầu hóa và cách mạng khoa học - công nghệ phát triển nhanh, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực 1 tiếp, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tri thức, làm chuyển biến mạnh mẽ, sâu sắc các mối quan hệ chính trị - xã hội, đem lại những lợi ích to lớn cho nhân loại, nhưng cũng bị các thế lực thù địch, phản động và các loại tội phạm sử dụng đe dọa hòa bình và ổn định chung. Các ngu cơ an ninh phi tru ền thống diễn biến phức tạp. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thực tiễn đòi hỏi lực lượng công an phải luôn luôn cảnh giác, có những biện pháp hữu hiệu đấu tranh với những những luận điệu sai trái, phá hoại chính trị tư tưởng cũng như những hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, hòng gây áp lực đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đòi đa đảng, đòi tha đổi chế độ. Vận dụng quan điểm triết học Mác - Lênin trong giải quyết mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia, trước hết đòi hỏi cán bộ, chiến sĩ công an phải là người giác ngộ chính trị cao, có lập trường, bản lĩnh chính trị vững vàng, am hiểu về pháp luật, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn, khoa học công nghệ hiện đại; có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có sức dẻo dai về tâm lý, cường tráng về thể chấtThực chất, những đòi hỏi này chính là yêu cầu phát phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia. Trong nhận thức cũng như trong nghiên cứu hiện đang tồn tại một số quan điểm khác nhau khi đưa ra quan niệm về nhân tố khách quan, nhân tố chủ quan; mối quan hệ biện chứng giữa nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan cũng như vai trò và cơ chế hoạt động của nhân tố chủ quan trong sự vận động của quy luật xã hội. Ở góc độ an ninh quốc gia, hầu hết các công trình nghiên cứu chỉ đề cập đến khía cạnh nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn trong đảm bảo an ninh quốc gia trên từng lĩnh vực cụ thể và chủ yếu liên quan đến công tác nghiệp vụ công an. Việc khai thác vấn đề thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc gia từ góc độ nhân tố chủ quan trong bối cảnh hiện nay của đất nước chưa thấy có công trình nghiên cứu nào đề cập. 2 Do đó, việc nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống, chuyên sâu về vấn đề phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay là rất cấp thiết. Xuất phát từ những phân tích trên, chúng tôi chọn đề tài “Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an nhân dân trong đảm bảo an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay” làm Luận án Tiến sĩ, chu ên ngành CNDVBC và DVLS. 2. Mục đích, nhiệm vụ của nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và thực trạng về phát huy vai trò của nhân tố chủ quan của lực lượng Công an Nhân dân, luận án đề xuất một số yêu cầu và giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG ở Việt Nam hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu: Một là, tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án; Hai là, làm rõ một số vấn đề lý luận về phát huy vai trò của nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG ở Việt Nam hiện nay; Ba là, phân tích thực trạng phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG ở Việt Nam hiện nay; Chỉ rõ những ưu điểm và hạn chế cùng với nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế trong phát huy vai trò NTCQ của lực lượng công an. Bốn là, đề xuất yêu cầu và một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy hiệu quả vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Phát huy vai trò của nhân tố chủ quan của lực lượng công an nhân dân trong đảm bảo an ninh quốc gia ở Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu, khảo sát vấn đề phát huy vai trò của nhân tố chủ quan của lực lượng công an nhân dân trong đảm bảo 3 an ninh quốc gia trên toàn lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam từ năm 2013 đến nay (Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 25/10/2013 của Ban chấp hành Trung ương đảng khóa XI về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới). 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhân tố chủ quan và phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia. Phương pháp nghiên cứu là dựa trên các nguyên tắc, quan điểm của chủ nghĩa du vật biện chứng và chủ nghĩa du vật lịch sử: phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp qu nạp, diễn dịch, phương pháp kết hợp lịch sử - logic, phương pháp so sánh, phương pháp sử dụng chu ên gia và các phương pháp chung của khoa học xã hội. 5. Cái mới của luận án Về lý luận: Luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG ở Việt Nam; luận án cũng làm nổi bật những ưu điểm và hạn chế trong việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an hiện nay. Về thực tiễn: Luận án là công trình góp phần tổng kết thực tiễn phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG, chỉ rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, thiếu sót và ngu ên nhân, làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG ở Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần hệ thống hóa quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và những nhà nghiên cứu mácxít về vấn đề NTCQ và vai trò NTCQ. Trên cơ sở làm rõ vai trò NTCQ của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG, luận án đã đưa ra êu cầu và một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG. 4 Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập về những vấn đề liên quan đến nhân tố chủ quan, nhân tố chủ quan của lực lượng công an nhân dân trong đảm bảo an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay. Các kết quả nghiên cứu của đề tài cũng có ý nghĩa khu ến nghị trong việc nâng cao hiệu quả việc phát huy vai trò của nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được cấu trúc thành 4 chương, 10 tiết. 5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Những công trình nghiên cứu về nhân tố chủ quan và phát huy vai trò nhân tố chủ quan 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về nhân tố chủ quan và vai trò của nhân tố chủ quan Nhân tố chủ quan và vai trò của nhân tố chủ quan là đối tượng nghiên cứu của nhiều tác giả, với nhiều công trình khoa học. Các công trình nghiên cứu này đề cập đến các khía cạnh khác nhau của vấn đề nhân tố chủ quan và vai trò nhân tố chủ quan, tiêu biểu là các công trình của các tác giả sau đâ . Trong các nghiên cứu của tác giả Liên Xô (cũ), có thể kể đến các công trình “Phép biện chứng về điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong việc xây dựng chủ nghĩa cộng sản” của G.E.Gleserman, Tạp chí “Những vấn đề triết học” [47]; tác phẩm “Cái khách quan và chủ quan” của V.Ph.Cudơmin [108]; tác phẩm “Biện chứng của cái khách quan và cái chủ quan trong sự biểu hiện của các quy luật xã hội” của A.Ph.Iaxkevich, Minxcơ; tác phẩm “Biện chứng của cái khách quan và cái chủ quan trong CNXH phát triển” của tập thể tác giả, Kiep, 1980; bài “Cái chủ quan và cái khách quan trong các quá trình xã hội” của B.A.Vôrônôvích, Tạp chí “Các khoa học triết học”, số 3/1984 Các công trình của các nhà triết học Liên Xô (cũ) kể trên có điểm giống nhau chủ yếu là đề cập đến vấn đề khách quan, chủ quan liên quan đến việc vận dụng các quy luật xã hội trong quá trình xây dựng CNXH. Các tác giả đã xuất phát từ quan điểm duy vật biện chứng để xem xét cái khách quan, cái chủ quan, nhân tố chủ quan và điều kiện khách quan, cũng như quan hệ biện chứng giữa cái khách quan và cái chủ quan và vấn đề phát huy vai trò của nhân tố chủ quan trong quá trình xây dựng CNXH và Chủ nghĩa Cộng sản. Những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở những nghiên cứu lý luận cơ bản và sự vân dụng đối với công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô. Vấn đề vận dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam thì không được đề cập. 6 Ở Việt Nam, liên quan đến các vấn đề này, có các công trình như bài viết của tác giả Hồ Văn Thông - “Một số vấn đề về mối quan hệ giữa nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan trong thực tiễn” [96, tr.195-221]. Trong công trình này, tác giả đã bàn về mối quan hệ khách quan - chủ quan liên hệ với phạm trù vật chất, ý thức; từ đó, chỉ ra sự giống và khác nhau giữa 2 cặp phạm trù này. Viện dẫn quan điểm của V.I.Lênin và qua sự phân tích của mình, tác giả đi đến kết luận: Khách quan là tất cả những gì không phụ thuộc vào chủ thể hoạt động và chủ quan là tất cả những gì phụ thuộc vào chủ thể hoạt động. Chủ quan và khách quan có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại với nhau; nhưng ếu tố khách quan bao giờ cũng giữ vai trò cơ sở qu định nhân tố chủ quan và là nguyên tắc cơ bản về thế giới quan - vật chất quyết định ý thức. Trong công trình này, tác giả còn đặt vấn đề cần phải phân biệt rõ đâu là bản chất, khả năng khách quan sẵn có trong thực tế và đâu là trách nhiệm, nỗ lực chủ quan của con người làm chuyển biến những khả năng khách quan đó thành hiện thực. Đề cao vai trò nhân tố chủ quan nhưng tác giả khẳng định rằng, đâ là quan điểm dựa trên cơ sở duy vật khoa học và khác biệt hoàn toàn với chủ nghĩa chủ quan; đồng thời khẳng định rằng, sức mạnh chủ quan chính là ở chỗ biết sử dụng sức mạnh của thế giới khách quan. Mác- Ăngghen- Lênin- Stalin bàn về mối quan hệ giữa nhân tố chủ quan và khách quan [30]. Đâ là tài liệu dùng cho các lớp quản lý, trình bày các quy luật xã hội, các hoạt động của con người trong lịch sử, tính khách quan của quy luật xã hội, vai trò của nhân tố chủ quan trong sự phát triển xã hội, mối quan hệ giữa điều kiện khách quan, nhân tố chủ quan trong xã hội xã hội chủ nghĩa. Vai trò của Đảng, Nhà nước chuyên chính vô sản, và của quần chúng trong việc phát huy nhân tố chủ quan. Công trình chưa đề cập và phân tích cấu trúc của NTCQ mà chủ yếu đi vào trình bày nội dung vai trò của quy luật khách quan. Trong bài viết “Nhân tố chủ quan trong cơ chế vận dụng và trong hoạt động của các quy luật xã hội” [48], tác giả Lương Việt Hải đã đề cập tới những quan niệm khác nhau về vấn đề phép biện chứng giữa cái khách quan và cái chủ 7 quan trong cơ chế tác động và trong sự vận dụng các quy luật xã hội, từ đó chỉ ra những quan niệm chưa hợp lý về vai trò nhân tố chủ quan. Ví dụ như khi coi nhân tố chủ quan chỉ là hoạt động tự giác của chủ thể hoặc nhân tố chủ quan là lao động sốngTừ đó, tác giả đưa ra cách hiểu khác về nhân tố chủ quan để trên cơ sở đó vận dụng, xác định vai trò của nó trong sự hoạt động động của các quy luật xã hội. Nhân tố chủ quan, theo tác giả, là loại hoạt động mang tính tích cực, năng động và sáng tạo của chủ thể phù hợp với yêu cầu, điều kiện, nội dung, bản chất của các quy luật, bao gồm hai dạng hoạt động: Dạng thứ nhất là hoạt động phù hợp với yêu cầu, quy luật khách quan do chủ thể chủ động thực hiện nên đã nhận thức được nội dung, bản chất của sự vật- đó chính là hoạt động tri giác. Dạng thứ hai chính là hoạt động của chủ thể phù hợp với yêu cầu quy luật khách quan nhưng chủ thể chưa nhận thức được tính tất yếu, nội dung của quy luật chưa nhận thức được bản chất của sự vật. Ở dạng hoạt động này, chủ thể chưa thấ rõ được tiến trình phát triển của sự vật, chưa chủ động điều khiển hành động của mình và tiến trình phát triển của sự vật cho phù hợp với quy luật song chủ thể có thể dần dần điều chỉnh hoạt động của mình để phù hợp với tiến trình phát triển của sự vật. Dạng hoạt động này được tác giả đánh giá là hoạt động mang tính chất khám phá rõ nét và dựa trên cơ sở chưa có đầ đủ sự nhận thức đúng đắn về sự vật. Để đưa ra quan niệm này, theo tác giả, hoạt động con người do ý thức điều khiển nhưng có loại hoạt động được điều khiển bởi ý thức phản ánh đúng, phù hợp điều kiện khách quan, thể hiện tính tích cực, năng động, sáng tạo của chủ thể (nhân tố chủ quan); có loại hoạt động điều khiển bởi ý thức phản ánh sai, không phù hợp với quy luật khách quan. Khi ý thức phản ánh không phù hợp với hiện thực khách quan thì chủ thể không thể nhận thức được quy luật khách quan, không thấ được bản chất của sự vật. Hoạt động này của chủ thể chính là hoạt động tự phát và không thuộc về nhân tố chủ quan. Xem xét vấn đề nhân tố chủ quan, phát huy vai trò nhân tố chủ quan, tác giả cũng lưu ý phải quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể. Khi những điều kiện khách quan đã chín muồi thì nhân tố chủ quan có điều kiện để phát huy sức 8 mạnh tối đa của mình. Có thể thấy rằng, những quan điểm nghiên cứu trên của tác giả là nguồn tài liệu rất quý cho chúng tôi học tập, nghiên cứu và vận dụng trong nghiên cứu của mình. Tác giả Phạm Văn Đức, trong bài viết “Vị trí và vai trò của nhân tố chủ quan trong cơ chế hoạt động của quy luật xã hội” [44] đã cho rằng, trước hết phải hiểu đúng khái niệm nhân tố để đưa ra êu cầu phải hiểu nhân tố chủ quan là những ngu ên nhân và điều kiện xuyên suốt, là một trong những cái quyết định cơ bản và bền vững của quá trình lịch sử. Chỉ ra những thiếu sót trong các quan niệm khác nhau về nhân tố chủ quan, tác giả khẳng định, nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan là những mặt đối lập, tác động lẫn nhau trong bất kì hoạt động nào (hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị tư tưởng, hoạt động tự giác, hoạt động tự phát). Nhân tố khách quan là toàn bộ những yếu tố tự nhiên và xã hội có quan hệ với chủ thể nhất định; là những yếu tố không phụ thuộc vào ý thức của chủ thể và quyết định ý thức hoạt động của chủ thể. Nhân tố chủ quan của quá trình lịch sử là cái đối lập với nhân tố khách quan, là cái duy trì hoặc biến đổi nhân tố đó, là cái được đối tượng hóa trong những nhân tố khách quan của hoạt động tiếp theo. Từ phân tích trên, tác giả đưa ra quan niệm về nội dung của nhân tố chủ quan gồm hai thành phần cơ bản là hoạt động sống trực tiếp và ý thức định hướng hoạt động đó, cũng như những chất lượng xác định của chủ thể hành động (như tính qu ết đoán, tính tổ chức). Tác giả nhấn mạnh rằng, nhân tố chủ quan là một bộ phận không thể thiếu trong cơ chế hoạt động của quản lý xã hội. Nó vừa là phương tiện điều chỉnh, vừa là nguyên nhân hoạt động và một trong những đặc điểm quan trọng của nhân tố chủ quan là sự tác động của chúng gắn liền với sự thúc đẩy. Từ đó, tác giả kết luận, nhân tố khách quan ảnh hưởng hết sức to lớn, giữ vai trò quyết định những đặc điểm của cơ chế hoạt động của quản lý xã hội. Tuy nhiên, nhân tố chủ quan đóng vai trò không nhỏ, nhân tố khách quan chỉ có thể thể hiện vai trò quyết định của mình khi chúng tìm thấy sự khúc xạ của mình trong lĩnh vực chủ quan. Đặc biệt, khi đã được hình thành, nhân tố chủ quan 9 đóng vai trò trong quyết định đối với sự tồn tại và biến đổi các nhân tố khách quan ở giai đoạn sau. Những nghiên cứu của tác giả giúp chúng tôi nắm rõ cơ chế hoạt động của các quy luật xã hội và thấy nó không chỉ phụ thuộc vào nhân tố khách quan, mà phụ thuộc cả những yếu tố của nhân tố chủ quan, để từ đó có cơ sở lý giải vị trí, vai trò của nhân tố chủ quan. Tác giả Phạm Văn Nhuận, trong bài “Một cách tiếp cận về cặp phạm trù điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan” [85], có cách nhìn nhận khác về vấn đề điều kiện khách quan, điều kiện chủ quan. Tác giả xem điều kiện khách quan là tổng thể các mặt, các yếu tố, các mối quan hệ tồn tại ở bên ngoài chủ thể, độc lập với chủ thể, hợp thành một hoàn cảnh hiện thực, thường xu ên tác động, quy định hoạt động của chủ thể trong mỗi hoạt động xác định. Từ quan niệm này, tác giả xem phạm trù điều kiện khách quan luôn gắn liền với một quá trình, một hoạt động cụ thể. Do đó, theo tác giả, cần phải phân biệt phạm trù khách quan với điều kiện khách quan, chủ quan với nhân tố chủ quan. Tiếp tục phân tích và chỉ ra những thiếu sót trong các quan niệm khác nhau về điều kiện khách quan, nhân tố chủ quan, tác giả kết luận rằng, nhân tố chủ quan là tất cả những nhân tố, đặc trưng hợp thành phẩm chất và năng lực nhận thức, năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn của chủ thể, được hu động vào những hoạt động cụ thể dưới sự chi phối, thúc đẩy của nguồn gốc - động lực nội tại, tạo nên tính năng động sáng tạo của chủ thể nhằm cải biến điều kiện khách quan trong quá trình thực hiện mục tiêu xác định do chủ thể đặt ra. Trong bài “Tìm hiểu về khái niệm nhân tố chủ quan của đời sống xã hội” [100] tác giả Nguyễn Thị Bích Thủ đặt vấn đề, để nghiên cứu, nhận thức, giải thích và cải tạo xã hội, triết học mácxít sử dụng hệ thống phạm trù: lực lượng sản xuất - quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng - kiến trúc thượng tầng, tồn tại xã hội - ý thức xã hội, phản ánh cấu trúc của đời sống xã hội. Việc sử dụng phạm trù: chủ thể - khách thể, chủ quan - khách quan, nhân tố chủ quan - nhân tố khách quan là để phản ánh quá trình vận động, biến đổi, phát triển của đời sống xã hội. Tác giả nhấn mạnh rằng, tự mình chủ quan và khách quan không là nhân tố, chỉ 10 trong hoạt động (tác động giữa chủ thể và khách thể) đặt trong những điều kiện nhất định chúng mới trở thành động lực thúc đẩy sự cải biến xã hội. Từ đó tác giả khẳng định, nhân tố chủ quan là tổng hợp tất cả những phẩm chất khoa học, lý luận, tư tưởng, niềm tin, ý chí quyết tâm, tính tổ chức, của chủ thể, được bộc lộ trong hoạt động và trở thành động lực của sự phát triển xã hội. Nó bao gồm những phẩm chất cơ bản của chủ thể, như tri thức khoa học, lý luận, tư tưởng, mục đích, tình cảm, niềm tin, đạo đức, ý chí quyết tâm hoạt động; kế hoạch, nội dung, phương pháp hoạt động. Những phẩm chất nà được thể hiện trong hoạt động của chủ thể và trở thành lực lượng vật chất có sức mạnh cải tạo hiện thực. Với những điều đã trình bà trên, có thể thấy rằng, nhìn chung, vấn đề NTCQ và vai trò NTCQ đã được các tác giả đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau. Hầu hết các tác giả đều thống nhất quan điểm rằng, NTCQ bị chi phối bởi điều kiện khách quan, do điều kiện khách quan qu đinh. Nhưng NTCQ có tính độc lập tương đối, có thể tác động trở lại và làm biến đổi điều kiện khách quan. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về vấn đề phát huy vai trò nhân tố chủ quan Liên quan đến nội dung này, có thể kể đến bài viết của tác giả Sergeev - Những đặc điểm của phép biện chứng giữa các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong việc quản lý xã hội, xã hội chủ nghĩa trong cuốn “Quản lý xã hội một cách khoa học” của V.G Afanasev chủ biên [117, tr.46-90]. Trong nội dung này, tác giả đã đề cập đến mối tương quan giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan và chúng là điều kiện vô cùng quan trọng của việc quản lý xã hội một cách khoa học. Tác giả cho rằng, nhân tố chủ quan lớn lên từ những điều kiện lịch sử và những quan hệ xã hội nhất định, mà những điều kiện và quan hệ này quyết định nội dung, nhịp độ và phương hướng phát triển của nó. Nhân tố chủ quan được quyết định thực sự bằng những điều kiện khách quan nhưng nó hoàn toàn không phải là kết quả máy móc, là sự phản ánh thụ động, vô vị những điều kiện ấy. Trong bài viết này, tác giả còn chỉ ra những nguyên nhân của chủ nghĩa chủ quan cũng như nhấn mạnh việc nghiên cứu mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan phải có quan điểm lịch sử. 11 Trong bài viết Nhân tố chủ quan và các điều kiện khách quan trong quản lý xã hội chủ nghĩa [58], tác giả Vũ Hu đã đặt vấn đề sự tác động qua lại giữa các hệ thống quản lý và các hệ thống bị quản lý trong xã hội có liên quan mật thiết đến vấn đề chủ thể - khách thể, nhân tố chủ quan và điều kiện khách quan, trên cơ sở đó, tác giả đưa ra quan điểm về điều kiện khách quan, nhân tố chủ quan gắn liền với sự phát triển xã hội. Theo tác giả, những điều kiện khách quan không phụ thuộc vào ý chí của các tập đoàn, đảng phái, giai cấp. Đó là tiêu chuẩn làm cho phạm trù “điều kiện khách quan” khác với phạm trù “nhân tố chủ quan”. Nhân tố chủ quan của sự phát triển xã hội là hoạt động có ý thức, có tổ chức của mọi người nhằm giải quyết những nhiệm vụ lịch sử nhất định và đạt tới những mục tiêu nhất định. Do đó, nhân tố chủ quan của quản lý có một cơ cấu tổ chức phức tạp gồm các chính đảng, Nhà nước và hệ thống cơ quan chu ên ngành của Nhà nước, các tổ chức xã hội, những người hoạt động trong tổ chức chính trị, Nhà nước, xã hội để đề xuất và thông qua cùng tổ chức thi hành các nghị quyết quản lý. Hạt nhân của nhân tố nà là Đảng. Đảng chịu trách nhiệm cơ bản trong việc lãnh đạo toàn bộ hệ thống xã hội cũng như từng khâu của hệ thống này. Trong bài viết Vai trò của nhân tố chủ quan trong sự thống nhất ba lợi ích [79], tác giả Nguyễn Chí Mỳ đã chứng minh rằng, loài người bao giờ cũng hoạt động theo những lợi ích nhất định. Trong quá trình hoạt động đó, con người tạo ra hàng chuỗi những sự kiện tất yếu khách quan làm tha đổi tồn tại xã hội. Chính vì vậy, họ tạo ra những điều kiện thuận lợi, cơ sở để xây dựng thành công CNXH. Qua đó, tác giả đưa ra êu cầu phải có sự thống nhất ba lợi ích (Cá nhân - Tập thể - Xã hội) và để thực hiện được điều đó phải phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong việc thống nhất ba lợi ích thành động lực mạnh mẽ để phát triển XHCN. Tác giả Trần Bảo trong bài viết Về những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong xây dựng chủ nghĩa xã hội; những yếu tố cơ bản làm tăng cường chất lượng của nhân tố chủ quan trong xây dựng CNXH [18] đã đưa ra những nghiên cứu về phương pháp và tiêu chuẩn để phân biệt những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong đời sống xã hội, phân cấp độ, trình độ 12 khác nhau của điều kiện khách quan đến hoạt động của chủ thể để từ đó chủ thể chủ động tiến hành hoạt động đạt kết quả để tránh những sai lầm và trên cơ sở đó phát hu cao độ nhất sức mạnh của nhân tố chủ quan. Trong công trình này, tác giả cũng chỉ ra nhân tố chủ quan và xây dựng chủ nghĩa xã hội là toàn bộ hoạt động của chủ thể xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ thể xây dựng chủ nghĩa xã hội là Đảng Cộng sản, nhà nước và quần chúng nhân dân lao động. Vì vậy, nhân tố chủ quan ở đâ là toàn bộ hoạt động của Đảng Cộng sản, nhà nước và quần chúng nhân dân lao động. Toàn bộ những hoạt động nà đều nhằm thực hiện một mục đích thống nhất là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Theo tác giả, những hoạt động này có những chức năng và tính chất khác nhau tương ứng với mỗi bộ phận cụ thể của chủ thể. Để phát huy cao nhất tính tích cực sáng tạo của nhân tố chủ quan trong xây dụng chủ nghĩa xã hội, tác giả chỉ ra những vấn đề phức tạp cần tập trung giải quyết, đó là, thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc nâng cao năng lực nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan để phát huy tích cực sáng tạo của nhân tố chủ quan; thứ hai, lợi ích vật chất bộ phận quan trọng nhất trong cơ chế tác động của các quy luật khách quan, yếu tố cơ bản kích thích hoạt động sáng tạo của nhân tố chủ quan. Tác giả Trần Thành trong bài viết Vai trò của nhân tố chủ quan trong việc định hướng xã hội chủ nghĩa sự phát triển nền kinh tế ở nước ta hiện nay [96] đã đề cập tới vấn đề phải tiếp tục phát huy vai trò nhân tố chủ quan, trước hết là vai trò lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Nhà nước để tạo ra sự đồng thuận xã hội và có những căn cứ, việc làm, bước đi cụ thể nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Và để làm đúng điều đó, tác giả chỉ ra rằng, cần phải có niềm tin vững chắc trên tinh thần thật sự khoa học về mô hình kinh tế nà ; nâng cao năng lực lãnh đạo kinh tế của các tổ chức Đảng; tiếp tục đổi mới, nâng cao vai trò và hiện thực quản lý kinh tế của Nhà nước, bảo đảm thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 13 Ngoài các công trình trên, đã có một số luậ...ết học. Tuy nhiên, họ chưa đưa ra những khái niệm rõ ràng, khoa học. Hạn chế lớn nhất của các nhà triết học trước Mác là chỉ xem vấn đề chủ thể - khách thể, chủ quan - khách quan trong khuôn khổ hoạt động nhận thức tách rời hoạt động thực tiễn. Theo quan điểm của C.Mác, để có cách nhìn khoa học về các khái niệm này và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa chúng thì phải đứng trên lập trường duy vật triệt để, khoa học. Quan điểm Mác-Lênin về khách thể và chủ thể được thể hiện và phát triển trong một số tác phẩm như “Chủ nghĩa du vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, “ Bút ký triết học” của V.I Lênin. Theo V.I. Lênin, con người với tư cách là chủ thể, là con người thực tiễn, con người hành động sáng tạo nhằm cải tạo khách thể (tự nhiên, xã hội): “Ý thức con người không phải chỉ phản ánh thế giới khách quan, mà còn tạo ra thế giới khách quan” [66, tr. 228]. Trong quá trình nhận thức và cải tạo thế giới, con người mới bộc lộ mình với tư cách là chủ thể, đặc trưng chủ yếu nhất của con người với tư cách là chủ thể là năng lực hoạt động sáng tạo, “là khu nh hướng tự mình thực hiện mình, tự cho mình, qua bản thân mình, một tính khách quan trong thế giới khách quan và tự hoàn thành (tự thực hiện) mình” [66, tr.228-229]. Do đó, con người với tư cách là chủ thể có thể là một cá nhân, một nhóm người, một giai cấp hoặc một dân tộc... thực hiện việc nhận thức hoặc cải tạo một khách thể nhất định. 28 Trong quá trình hoạt động, con người với tư cách chủ thể tác động vào hiện thực khách quan như là đối tượng bên ngoài nhằm thoả mãn nhu cầu của mình. Bộ phận của hiện thực khách quan mà con người hướng tới nhận thức và cải tạo là khách thể. Như vậy, khách thể là tất cả những gì mà chủ thể hướng vào nhận thức và cải tạo. Khách thể được xác định tuỳ thuộc bộ phận của hiện thực khách quan chịu sự tác động của chủ thể xác định. V.I. Lênin viết: “Đối với Chủ nghĩa du vật thì khách thể tồn tại độc lập với chủ thể và được phản ánh vào trong ý thức của chủ thể một cách chính xác nhiều ha ít” [64, tr.93]. Hiện thực khách quan vô cùng phong phú và khách thể với tư cách là bộ phận của nó cũng rất đa dạng. Khách thể có thể là những hiện tượng, quá trình thuộc giới tự nhiên, cũng có thể là những hiện tượng quá trình thuộc về lĩnh vực đời sống xã hội, như những quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị– xã hội, những quan hệ tư tưởng, những tổ chức xã hội hay những con người cụ thể. Ở đâ , cần lưu ý rằng, khái niệm khách thể khác với khái niệm đối tượng. Đối tượng có thể là khách thể, nhưng cũng có thể chỉ là một phần của khách thể, mà chủ thể trực tiếp tác động đến. Khách thể và chủ thể có mối quan hệ biện chứng với nhau. Không thể xác định một khách thể cụ thể nếu chưa xác định rõ một chủ thể tương ứng và ngược lại. Khách thể và chủ thể luôn luôn gắn liền với nhau, không có chủ thể, khách thể trừu tượng. Trong hoạt động thực tiễn, chủ thể luôn luôn tìm cách nhận thức và cải tạo khách thể theo mục đích của mình. Ngược lại, tuy chủ thể có vai trò nhận thức và cải tạo khách thể, nhưng khách thể lại qu định chủ thể. Khi chủ thể nhận thức đúng qu luật vận động của khách thể thì chủ thể có thể vận dụng quy luật đó một cách tích cực, sáng tạo, tác động vào khách thể. Trong quá trình đó, khách thể được cải tạo, được “nhận thức”, còn tư tưởng của chủ thể cũng được “khách thể hoá”. Khi xem xét hoạt động của con người, người ta không chỉ nghiên cứu các khái niệm chủ thể, khách thể, mà còn quan tâm đến các khái niệm “nhân tố chủ 29 quan”, “điều kiện khách quan”. Những khái niệm nà được dùng để chỉ những mỗi quan hệ giữa các yếu tố ý thức của con người và hoàn cảnh trong đó con người hoạt động. Khi nói đến cái “chủ quan”, có quan điểm đồng nhất nó với khái niệm chủ thể. Có nghĩa là đồng nhất chủ quan với con người, trong đó có cả yếu tố vật chất lẫn yếu tố tinh thần của con người. Quan điểm khác lại coi “cái chủ quan” chính là ếu tố tinh thần của con người, bao gồm tri thức, tình cảm, tâm trạng, năng lực tổ chức. Ngoài ra, còn có quan điểm coi chủ quan chính là hoạt động có ý thức của con người. Nhìn chung các quan điểm trên đều cho rằng, khái niệm chủ quan đều nói lên thuộc tính chung của chủ thể; qua đó, có thể hiểu: Cái “chủ quan” là tất cả những gì thuộc về ý thức của chủ thể. Cái “khách quan” là những tính chất yếu tố không phụ thuộc vào chủ thể tồn tại ngoài chủ thể. Tuy nhiên, không thể đồng nhất khái niệm cái khách quan và khái niệm hiện thực khách quan, hay thế giới vật chất nói chung. Vì khách quan là thuộc tính của vật chất, nhưng không phải cái khách quan nào cũng có thể quy về vật chất. Bởi lẽ, cái khách quan được xem xét trong sự tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể. Vì vậy, nó có thể bao hàm cả những yếu tố thuộc về ý thức, khi nó nằm ngoài chủ thể và tồn tại không phụ thuộc vào ý thức của chủ thể. Trong hoạt động cụ thể, khi chủ thể tác động lên khách thể và biến đổi nó theo mục đính của mình, không phải lúc nào chủ thể hoạt động cũng dùng tất cả những năng lực, phẩm chất, yếu tố vốn có của mình, mà có thể chỉ hu động một phần, một bộ phận các yếu tố tạo thành cái chủ quan trong quá trình tương tác với khách thể. Cái đó gọi là nhân tố chủ quan. Nhân tố chủ quan được hiểu là những yếu tố, những phẩm chất của chủ thể tham gia trực tiếp vào hoạt động của chủ thể, tạo ra khả năng tích cực, sáng tạo trong hành động của chủ thể, cùng bản thân hoạt động của chủ thể nhằm cải tạo khách thể. Vì vậy, sẽ là sai lầm khi đồng nhất nhân tố chủ quan với hoạt động có ý thức, hay hoạt động tự giác của con người. Những quan niệm nà đã chỉ ra vai trò của ý thức, tính tự giác trong 30 hoạt động của con người, nhấn mạnh vai trò của ý thức trong phản ánh điều kiện khách quan. Nhưng chính sự nhấn mạnh này rất dễ dẫn đến tình trạng “chủ quan hoá” hoạt động của con người. Bởi lẽ, hoạt động của con người không chỉ thuần tuý thuộc về nhân tố chủ quan, mà còn bị chi phối, qu định của điều kiện khách quan. Về vấn đề nà , .K.ULeđôp đã phê phán: “Nhân tố chủ quan không phải là ý thức nói chung (cũng hệt như là hoạt động), mà là cái ý thức đã trở thành sự chỉ đạo, sự kích thích và phương châm của hoạt động. Nói cách khác là ý thức đã biến thành đặc điểm nhất định của hành vi, của hoạt động của chủ thể” [1, tr. 69]. Như vậy, giữa nhân tố chủ quan và chủ thể có sự thống nhất nhưng không đồng nhất. Sự thống nhất thể hiện ở chỗ nhân tố chủ quan là thuộc về chủ thể, nhưng khác nhau ở chỗ: nhân tố chủ quan là khái niệm chung để chỉ những yếu tố, đặc trưng cấu thành phẩm chất của chủ thể, được chủ thể huy động và trực tiếp tạo ra năng lực, cũng như động lực của chủ thể nhằm để nhận thức hoặc biến đối khách thể cụ thể. Do đó, đặc trưng cơ bản của “nhân tố chủ quan” chính là “tính tích cực sáng tạo” của chủ thể hoạt động. .K.Uleđốp đã có lý khi cho rằng: “Vấn đề nhân tố chủ quan trong lịch sử dù người ta tiếp cận việc giải quyết nó về mặt nào và ở bình diện nào đi nữa cũng chỉ có thể được vạch ra thông qua sự phân tích đặc trưng về chất của những chủ thể của lịch sử: Các tập đoàn xã hội, các giai cấp và những tổ chức của chúng, các quốc gia, các dân tộc. Nhưng không phải chính bản thân các giai cấp, các đảng phái, các nhà nước... mà là những thuộc tính, những phẩm chất, những trạng thái của chúng biểu hiện trong hoạt động đóng vai nhân tố chủ quan” [1, tr. 67]. Về mặt cấu trúc, nhân tố chủ quan bao gồm: Tri thức, ý thức, tình cảm và năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn của chủ thể, được biểu hiện ra trong hoạt 31 động của chủ thể. Những phẩm chất này bao giờ cũng có tính hai mặt tích cực hoặc tiêu cực. Nhân tố chủ quan chỉ là một bộ phận của cái chủ quan được chủ thể hu động, sử dụng trực tiếp trong quá trình tác động lên khách thể cụ thể- nó là một phần ý thức của chủ thể. Trong quá trình hoạt động của chủ thể thì những yếu tố như năng lực, thể chất hay trạng thái của chủ thể đều có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình này. Nói đến nhân tố chủ quan là nói đến hoạt động có ý thức của chủ thể, là nói đến quá trình chủ thể sử dụng các sức mạnh vật chất, công cụ vật chất của con người và hoàn cảnh để nhận thức hoặc cải tạo hiện thực. Trong cấu trúc của nhân tố chủ quan, các nhân tố cấu thành đều có vai trò rất quan trọng và quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó, tri thức là nhân tố cơ bản nhất, vì nó là nhân tố cơ bản tạo nên sức mạnh của ý thức chủ thể. Tri thức là yếu tố căn bản của ý thức con người, là yếu tố đặc trưng của ý thức con người. Theo C.Mác: Phương thức tồn tại của ý thức và của một cái gì đó đối với ý thức, đó là tri thức. Cho nên một cái gì đó nẩ sinh ra đối với ý thức, chừng nào ý thức biết cái đó. Ý thức của con người nếu không được trang bị tri thức khoa học thì chỉ là ảo tưởng, lòng tin mù quáng. Vai trò của tri thức, của khoa học là yếu tố đặc biệt quan trọng bảo đảm vai trò chủ động tích cực sáng tạo trong hoạt động thực tiễn của chủ thể. Tình cảm, ý chí là sự định hướng thôi thúc bên trong để chuyển hoá hiểu biết thành quyết tâm hành động. Khái niệm nhân tố chủ quan có quan hệ mật thiết với khái niệm điều kiện khách quan. Bất cứ một chủ thể lịch sử xã hội nào trong hoạt động và tồn tại đều gắn liền với một hoàn cảnh cụ thể - đó là điều kiện khách quan. Các nhà nghiên cứu có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm điều kiện khách quan nhưng chủ yếu đều thống nhất ở một điểm là “Tồn tại không phụ thuộc vào ý thức, ý chí của chủ thể và chi phối hoạt động của chủ thể”. Vì vậy, có thể nói điều kiện khách quan là tổng thể những mặt, những nhân tố, những mối quan hệ tồn tại ở bên ngoài chủ thể, độc lập với chủ thể, hợp 32 thành một hoàn cảnh hiện thực, trong đó chủ thể sống và thực hiện mọi hoạt động ở những thời điểm nhất định. Điều kiện khách quan luôn mang tính cụ thể, bao gồm những yếu tố vật chất, tinh thần, những quy luật khách quan Nó sẽ là những điều kiện cụ thể tạo nên môi trường hoàn thành, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của chủ thể. Việc nắm bắt được điều kiện, hoàn cảnh khách quan có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại trong hoạt động của chủ thể. Đặc điểm chủ yếu phân biệt điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan là ở chỗ, điều kiện khách quan hình thành và phát triển không phụ thuộc vào ý chí và ý thức của chủ thể. Còn nhân tố chủ quan hình thành và phát triển không những phụ thuộc vào ý thức, ý chí của chủ thể hành động mà còn phụ thuộc vào khách thể, vào điều kiện khách quan. Cùng một khách thể, một hiện tượng, trong mối quan hệ này thuộc vào những điều kiện khách quan còn trong những điều kiện và mối quan hệ khác lại thuộc vào nhân tố chủ quan. Việc xác định điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, phụ thuộc vào việc xác định chủ thể hành động. Do đó, ranh giới giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan chỉ là tương đối, tuỳ thuộc vào chỗ xác định đâu là chủ thể, đâu là khách thể... Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định, mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan là mối quan hệ biện chứng. Sự tác động lẫn nhau giữa chúng tạo nên động lực thường xu ên thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Điều kiện khách quan đóng vai trò qu ết định đối với nhân tố chủ quan, không có điều kiện khách quan cần thiết thì mọi cố gắng chủ quan cũng không thể đem lại những thành công; hoạt động của con người không thể bất chấp những điều kiện khách quan. Mặt khác, không được xem nhẹ vai trò chủ động, tích cực sáng tạo của nhân tố chủ quan đối với tiến trình phát triển xã hội. Trong những điều kiện khách quan chín muồi thì vai trò của nhân tố chủ quan có tính chất quyết định 33 đối với việc biến những khả năng đang có thành hiện thực. Bởi những khả năng khách quan không thể thực hiện được nếu không thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Do đó, trong những hoàn cảnh nhất định, ý thức của con người có ảnh hưởng trực tiếp và to lớn đến việc thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của xã hội. 2.1.1.2. Nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia Từ điển bách khoa Công an nhân dân Việt Nam ghi rõ: “Công an nhân dân là lực lượng vũ trang của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Có nhiệm vụ: quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự trong phạm vi cả nước; phòng ngừa và đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hành động gây tổn thất đến an ninh, trật tự nhằm bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và cuộc sống tự do, hạnh phúc, lao động hòa bình của nhân dân” [8, tr.131]. Điều 47 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Nhà nước xây dựng lực lượng CAND cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, dựa vào nhân dân và làm nòng cốt cho phong trào toàn dân để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo sự ổn định chính trị và các quyền tự do dân chủ của công dân, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản xã hội chủ nghĩa, đấu tranh phòng ngừa và chống các loại tội phạm” [91, tr. 24]. Nghị định số 136/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nêu rõ Bộ Công an là cơ quan của chính phủ, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ chính trị, Ban Bí thư mà trực tiếp là Đảng ủ Công an Trung ương và sự thống lĩnh của Chủ tịch nước và điều hành của Thủ tướng Chính phủ. Như vậy, CAND là lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng, Nhà nước và nhân dân, là một ngành trực thuộc chính phủ. Bộ Công an có “Cơ quan Bộ Công an” và “Công an địa phương”. Ngành Công an khác các ngành cùng trực thuộc 34 Chính phủ ở đặc điểm; Công an nhân dân là lực lượng vũ trang đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cán bộ, chiến sĩ C ND là những người hiện đang làm việc trong lực lượng C ND, được biên chế trong cơ cấu, tổ chức của Bộ Công an, chịu sự quản lý tập trung, thống nhất theo luật C ND và điều lệnh CAND. Vị trí của của lực lượng C ND được thể hiện trên hai khía cạnh, một là: Bộ Công an là cơ quan thuộc chính phủ, có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ huy lực lượng CAND làm nhiệm vụ bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Hai là: Lực lượng CAND là một trong những lực lượng vũ trang của Đảng và Nhà nước với vai trò là lực lượng nòng cốt, trực tiếp, xung kích trên mặt trận bảo vệ an ninh trật tự, thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANQG. Quán triệt chức năng của nhà nước chuyên chính vô sản vào công tác Công an cho chúng ta thấy: CAND là một trong những lực lượng vũ trang, dùng bạo lực cách mạng để đấu tranh trấn áp bọn phản cách mạng và bọn tội phạm khác; thực hiện chức năng bạo lực, trấn áp của nhà nước chuyên chính vô sản và phục vụ cho quá trình bảo vệ chế độ chính trị và bảo vệ Nhà nước XHCN góp phần đắc lực vào quá trình xây dựng, phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Mặt khác trên các lĩnh vực hoạt động của mình, CAND phục vụ hoặc trực tiếp xây dựng trật tự xã hội, đảm bảo ANQG, xây dựng cuộc sống yên vui lành mạnh và hạnh phúc cho nhân dân. Như vậy, lực lượng CAND có 3 chức năng như sau: Thứ nhất là chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực an ninh trật tự. Đâ là bộ phận không thể tách rời của quản lý Nhà nước nói chung, là công việc của bộ má các cơ quan nhà nước được chức năng hóa để thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức, xây dựng và đảm bảo ANQG, giữ gìn trật tự ATXH. Tuy nhiên, khi thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực này là có sự tham gia rộng rãi của quần chúng nhân dân vào công việc quản lý Nhà nước về ANTT. Thứ hai là chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về ANQG, trật tự an toàn xã hội trên phạm vi cả nước. 35 Tham mưu về lĩnh vực ANTT của ngành Công an là vấn đề mang tính chiến đấu cao, nhằm phục vụ đắc lực cho công tác lãnh đạo chỉ huy, tác chiến hiện tại và lâu dài. Trong lực lượng Công an, tất cả các cấp, các bộ phận, các lực lượng đều phải đặt trong sự chỉ huy thống nhất của Bộ trưởng Bộ Công an. Dù hoạt động ở bất kỳ lĩnh vực công tác nào, các cấp, các bộ phận và mỗi cán bộ chiến sĩ Công an đều phải làm tốt chức năng tham mưu cho lãnh đạo của mình, đồng thời phải tham mưu cho lãnh đạo cấp trên, lãnh đạo các cấp ủ Đảng, chính quyền trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT và xây dựng lực lượng Công an nhân dân. Thứ ba là chức năng trực tiếp đấu tranh phòng, chống các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật khác về ANQG, TTATXH; tổ chức xây dựng lực lượng CAND- lực lượng vũ trang nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ NQG Với hệ thống tổ chức chặt chẽ, chính quy từ Trung ương đến các đơn vị công an ở cơ sở, lực lượng công an được sử dụng một số biện pháp nghiệp vụ riêng; được trang bị phương tiện và vũ khí hiện đại, được sự ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân, đã tiến hành cuộc đấu tranh chống các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật một cách có hiệu quả, từ đó giữ vững ổn định chính trị của đất nước, đảm bảo cho nhân dân có cuộc sống yên vui, hạnh phúc. Tóm lại, lực lượng công an là một lực lượng xã hội đặc thù trong xã hội Việt Nam, tính đặc thù thể hiện ở: Thứ nhất, đặc thù do vị trí, chức năng, nhiệm vụ công tác. Thứ hai, đặc thù do lĩnh vực công tác. Lĩnh vực công tác công an trải ra trên phạm vi rộng lớn, bao trùm toàn xã hội, mọi mặt của đời sống xã hội; từ chính trị đến kinh tế, văn hóa, xã hộiLực lượng công an đồng thời phải thực hiện hai nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; ANQG, TTATXH; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia, dân tộc; và đấu tranh phòng, chống tội phạm. Hai nhiệm vụ này có quan hệ chặt chẽ với nhau, muốn “bảo vệ” tốt thì phải “ đấu tranh phòng, chống tội phạm” tốt và “ đấu tranh phòng, chống chống tội phạm” tốt sẽ là tiền đề khách quan, là điều kiện để thực hiện “ bảo vệ” tốt. Thứ ba, đặc 36 thù môi trường công tác chiến đấu. Môi trường công tác chiến đấu của lực lượng công an rất phức tạp, đa dạng, nguy hiểm và đầy những cám dỗ vật chất. Môi trường công tác diễn ra trên những phạm vi rộng lớn, liên quan đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội mà trước hết là liên quan đến pháp luật, liên quan đến phòng, chống tội phạm được qu định trong Bộ luật hình sự Việt Nam. Từ những phân tích trên về NTCQ của con người trong hoạt động cũng như cấu trúc của NTCQ, vận dụng vào thực tiễn công tác của lực lượng Công an, chúng ta có thể quan niệm NTCQ của lực lượng CAND trong đảm bảo ANQG là toàn những yếu tố, đặc trưng cấu thành phẩm chất của của lực lượng CAND được huy động vào hoạt động của họ nhằm thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANQG trong những điều kiện khách quan nhất định. Nhân tố chủ quan của lực lượng CAND là mặt chủ động trong hoạt động thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANQG của cán bộ, chiến sĩ C ND, là việc sử dụng các lực lượng, phương tiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANQG. Nói cách khác, NTCQ của lực lượng CAND là nhân tố hoạt động, nó thâm nhập vào các lực lượng, phương tiện, nó thúc đẩ , định hướng, chỉ đạo mọi hoạt động của cán bộ, chiến sĩ Công an tạo thành sức mạnh giúp họ thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANQG. Từ định nghĩa NTCQ của lực lượng C ND trong đảm bảo ANQG, chúng ta thấy cấu trúc của NTCQ của lực lượng CAND bao gồm các yếu tố nhận thức, tri thức, tình cảm, phẩm chất chính trị, ý chí, lập trường, tư tưởng, đạo đức và năng lực thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ công an. Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan của con người, là quá trình hình thành tri thức trong bộ óc con người thông qua quá trình phản ánh hiện thực khách quan. Đó là ếu tố đầu tiên tham gia vào quá trình cán bộ, chiến sĩ công an thực hiện nhiệm vụ, làm cho hoạt động của cán bộ, chiến sĩ công an là hoạt động tự giác, dựa trên việc ý thức được ý nghĩa, mục đích, phương tiện và kết quả của hoạt động. Để hoạt động có hiệu quả, chủ động trong công tác, thực 37 hiện tốt nhiệm vụ cán bộ, chiến sĩ công an phải có năng lực phân tích, đánh giá, phát hiện, nắm bắt những vấn đề bản chất, cốt lõi, quy luật, đồng thời chỉ ra những thuận lợi, khó khăn. Đó chính là quá trình cán bộ, chiến sĩ công an nhận thức điều kiện khách quan. Quá trình này càng sâu sắc bao nhiêu thì việc thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANQG của lực lượng công an càng đạt hiệu quả bấy nhiêu. Trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế, công tác đảm bảo NQG ngà càng khó khăn, phức tạp. Điều đó đòi hỏi người cán bộ chiến sĩ công an phải là những người có giác ngộ chính trị, có lập trường, bản lĩnh chính trị vững vàng, am hiểu về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn, khoa học Công nghệ hiện đại, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có sức dẻo dai về tâm lý, cường tráng về thể lực. Trong cấu trúc của nhân tố chủ quan thì tri thức là yếu tố cơ bản nhất. Tri thức là những điều hiểu biết thu được do hoạt động có hệ thống và liên tục trong một thời gian dài của trí tuệ. Đối với cán bộ, chiến sĩ công an, tri thức của họ là một hệ thống bao gồm tri thức lý luận, tri thức chính trị, tri thức khoa học liên quan, tri thức thực tế, đặc biệt là tri thức nghiệp vụ, pháp luật... Trong đó, tri thức lý luận chính trị của cán bộ, chiến sĩ công an chính là hệ thống tri thức khoa học về chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc trang bị những kiến thức khoa học về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho hành động là vô cùng quan trọng, qua đó giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng và nhân sinh quan cộng sản. Việc làm nà luôn đi đôi với giáo dục ý thức chính trị, phổ biến, quán triệt đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, chỉ thị của ngành. Cùng với đó, phải chú trọng việc giáo dục đạo đức cách mạng, kỷ luật, kỷ cương và nâng cao việc thực hiện nghiêm túc 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân. Nâng cao lòng êu nước, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đó 38 là những yếu tố tạo nên ý thức chính trị đối với cán bộ chiến sĩ công an. Trang bị tri thức chính trị cho cán bộ chiến sĩ nhằm nâng cao nhận thức chính trị, xây dựng đạo đức, lối sống lành mạnh, bảo đảm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Xã hội ngày càng phát triển, khoa học công nghệ ngày càng hiện đại đòi hỏi người cán bộ, chiến sĩ công an phải có kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học công nghệ hiện đại... Hơn nữa, khoa học nghiệp vụ công an có liên quan tới các khoa học chu ên ngành khác như vật lý, sinh học, sử học, luật học... Vì vậy, tri thức khoa học có liên quan này hỗ trợ công tác nghiệp vụ là những tri thức không thể thiếu đối với cán bộ, chiến sĩ công an. Cùng với những tri thức lý luận, tri thức chính trị, tri thức khoa học có liên quan, thì tri thức và kinh nghiệm thực tế của đời sống chính trị, xã hội cả trong nước và ngoài nước, là những tri thức rất quan trọng hỗ trợ việc thực hiện nhiệm vụ. Với người cán bộ, chiến sĩ công an, khi nói đến tri thức không thể không đề cập đến tri thức nghiệp vụ, pháp luật. Đâ là những tri thức có ý nghĩa qu ết định sự thành bại trong khi thực thi nhiệm vụ. Nói đến trình độ tri thức là nói đến trình độ lý luận chính trị nói chung trong đó có trình độ lý luận Mác – Lênin, trình độ khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn, và trình độ nghiệp vụ, pháp luật của cán bộ chiến sĩ công an làm công tác bảo vệ NQG. Đó là sự hiểu biết của cán bộ chiến sĩ công an về nhiệm vụ cách mạng, về yêu cầu, nhiệm vụ chức năng của lực lượng công an trong sự nghiệp bảo vệ ANQG trong từng giai đoạn cách mạng. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ bảo vệ ANQG, cần có kiến thức toàn diện, trí tuệ khoa học, trình độ nghiệp vụ, pháp luật vững vàng, tính năng động sáng tạo và khả năng độc lập tác chiến. Để làm tốt công tác này, phụ thuộc rất lớn vào phẩm chất trí tuệ, thao tác nghiệp vụ nhanh nhạy, cách đánh thông minh, biết phát hu cao độ tác dụng 39 của kỹ thuật, nghiệp vụ, khả năng vốn có, phát hu ưu thế, chủ động phối hợp với các cấp, ngành có liên quan, chủ động phát hiện âm mưu, hoạt động phá hoại ANQG. Vì vậ , trình độ tri thức của lực lượng công an thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANQG - những chủ thể của sự nghiệp bảo vệ ANQG, có vai trò hết sức quan trọng. Tình cảm được hiểu là một hình thức phản ánh hiện thực khách quan vào bộ não của con người thông qua các trải nghiệm hiện thực của con người với tự nhiên và xã hội. Trong NTCQ của lực lượng công an, tình cảm là một yếu tố cơ bản thể hiện trực tiếp ở thái độ của họ đối với nhiệm vụ. Thái độ nà được nẩy sinh và nuôi dưỡng trực tiếp từ tình cảm của cán bộ, chiến sĩ công an với đồng chí, đồng đội, với Đảng, với chế độ và nhân dân. Đối với cán bộ, chiến sĩ công an, yếu tố tình cảm, đạo đức có vai trò đặc biệt quan trọng. Tình cảm, niềm tin chỉ thực sự vững chắc khi được xây dựng trên nền tảng nhận thức khoa học; ngược lại, tri thức của cán bộ, chiến sĩ công an chỉ phát hu được vai trò của nó trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ NQG khi có ý chí kiên cường, tinh thần yêu đất nước, êu Đảng, yêu dân, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa, tinh thần trách nhiệm cao và quyết tâm lớn để hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó với tinh thần “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”. Một yếu tố vừa đặc trưng sức mạnh tinh thần, vừa thể hiện sức mạnh thực tiễn của lực lượng công an là ý chí hành động của họ. “Ý chí là mặt năng động của ý thức, được thể hiện ở việc đề ra mục đích, phương hướng hành động, ở năng lực khắc phục khó khăn và điều khiển hành động của mình để đạt được mục đích đề ra” [106, tr.141]. Thể hiện tính tích cực, chủ động của ý thức, ý chí của cán bộ, chiến sĩ công an thông qua hoạt động thực tiễn của công tác sẽ tác động làm biến đổi nó theo mục đích của mình nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đảm bảo ANQG. Ý chí của cán bộ, chiến sĩ là quá trình tâm lý cần thiết đảm bảo cho quá trình thực hiện nhiệm vụ diễn ra và đạt được kết quả tốt nhất; nó biểu hiện sức mạnh quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ C ND trong thực thi nhiệm 40 vụ; nó được biểu hiện ở khả năng chịu đựng mọi khó khăn, ngu hiểm, tinh thần dũng cảm, mưu trí, sự sáng tạo, bình tĩnh, tự tinkhi xử lý các tình huống phức tạp trong thực thi nhiệm vụ. Do cán bộ, chiến sĩ công an thường tác chiến thầm lặng, độc lập, trong môi trường phức tạp, các đối tượng đấu tranh lại có nhiều âm mưu, thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt nên đòi hỏi mỗi cán bộ, chiến sĩ phải có ý chí, nghị lực cũng như tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật rất cao. Nếu cán bộ, chiến sĩ Công an không được bồi dưỡng tình cảm tích cực, trong sáng, lành mạnh cũng như những phẩm chất ý chí tốt thì rất khó có thể hoàn thành nhiệm vụ. Những tình cảm tích cực, cao đẹp của cán bộ, chiến sĩ công an như lòng êu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, chí căm thù địch, lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc; những phẩm chất ý chí như tính mục đích, tính độc lập tự chủ, tính quyết đoán, tính kiên trì, tính dũng cảm đều là những yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và cũng là êu cầu của cuộc vận động xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh. Được trang bị đầ đủ về tri thức, có tình cảm trong sáng, ý chí nghị lực kiên cường thôi chưa đủ mà mỗi cán bộ, chiến sĩ cần phải có năng lực hành động hay nói cách khác là năng lực thực tiễn. Đây là một yếu tố cơ bản tạo nên giá trị nhân cách, uy tín cũng như thể hiện sức mạnh NTCQ của lực lượng công an. Năng lực hoạt động của cán bộ, chiến sĩ công an là tổng hợp những phẩm chất tâm lý của họ, đáp ứng yêu cầu đặc trưng của công tác nhằm thực hiện nhiệm vụ đảm bảo NQG, đảm bảo cho hoạt động ấy diễn ra một cách nhanh chóng, thành thạo, chính xác và đạt kết quả cao. Năng lực hành động của cán bộ, chiến sĩ công an biểu hiện ở việc chủ động nắm bắt tình hình, phát hiện và xử lý tình huống kịp thời nhanh nhạy. Biết vận động quần chúng, biết dựa vào dân trong khi thực hiện nhiệm vụ, có phương pháp hành động khoa học. 41 Trong giai đoạn hiện nay, ý chí, tình cảm của cán bộ chiến sĩ công an còn được thể hiện ở quyết tâm xây dựng lực lượng công an nhân dân trong sạch, vững mạnh, chính quy, từng bước hiện đại; thật sự là của dân, do dân, vì dân; vừa phát huy bản chất cách mạng truyền thống tốt đẹp của Công an nhân dân, vừa bảo đảm kế thừa, liên tục và không ngừng phát triển để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đảm bảo NQG trong giai đoạn mới. Trong sự nghiệp cách mạng nói chung và trong thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANQG nói riêng, chúng ta cần tiếp tục gìn giữ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc cùng với những truyền thống tốt đẹp của lực lượng công an nhân dân trong suốt quá trình cách mạng. Mỗi cán bộ, chiến sĩ công an phải biết thẩm định, chắt lọc, bảo tồn, vận dụng và không ngừng bổ sung cái mới, làm phong phú thêm những giá trị đã có cho phù hợp điều kiện, hoàn cảnh mới. Đồng thời, việc chủ động phòng ngừa, tích cực đấu tranh loại bỏ những tư tưởng phản động, lỗi thời, những sản phẩm độc hại, những hành động phản văn hoá xâm nhập vào đời sống văn hoá- tinh thần của xã hội cũng là những nhiệm vụ trọng yếu hiện nay. Phát huy truyền thống dân tộc, các thế hệ Công an nhân dân đồng thời vun đắp những truyền thống ấ , đó là lòng trung thành tu ệt đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhân dân Việt Nam. Đó là truyền thống đoàn kết thống nhất, dân chủ, kỷ luật, độc lập tự chủ, tự lực tự cường. Đó còn là sự tiếp thu và vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm bảo vệ ANQG và những thành tựu khoa học, kỹ thuật trong công tác, chiến đấu. Về mặt tình cảm, cán bộ chiến sĩ công an còn cần những phẩm chất kiên cường, có khả năng giữ vững trạ...ân dân. Thứ ba, cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp phải quan tâm chăm lo đến công tác nghiên cứu, biên soạn, tổng kết lịch sử truyền thống của đơn vị cũng như 135 truyền thống của lực lượng công an. Kết hợp giáo dục lịch sử, truyền thống ngành với lịch sử, truyền thống đơn vị, địa phương; qua đó giáo dục lòng tự hào và biết phát huy giá trị truyền thống trong thực hiện nhiệm vụ tạo nên sức mạnh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. - Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong Công an nhân dân phục vụ yêu cầu, nhiệm vụ mới. Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng vai trò của nguồn nhân lực, nguồn lực lao động và chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nêu rõ: “Phát huy tối đa nhân tố con người, con người là chủ thể nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu cuả sự phát triển” vì vậ “phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững” [41, tr.130]. Quán triệt quan điểm của Đảng về nhận thức nguồn lực con người, căn cứ vào nhiệm vụ của lực lượng Công an nhân dân vào mục tiêu phát triển của ngành trong quy hoạch phát triển nhân lực ngành Công an giai đoạn 2011-2020 ghi rõ: nhân lực là yếu tố đặc biệt quan trọng tạo nên sức mạnh tổng hợp bảo đảm an ninh trật tự của quốc gia. Hiệu lực, hiệu quả trong công tác tham mưu, quản lý nhà nước, đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm an ninh trật tự và các vi phạm pháp luật trên lĩnh vực ANQG, giữ gìn TTATXH phụ thuộc vào phẩm chất, năng lực trình độ và hiệu quả của đội ngũ cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân. Nguồn nhân lực - nguồn lực lao động của chủ thể con người là yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất giữ vị trí cơ bản, hàng đầu và là động lực của sự phát triển bền vững. Nói đến nguồn nhân lực trong công an là nói đến ba vấn đề cơ bản một là số lượng nhân lực, hai là chất lượng nhân lực và ba là cơ cấu nguồn nhân lực Công an nhân dân bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANQG, giữ gìn TTATXH. Trong tiến trình đổi mới từng bước hội nhập quốc tế, nguồn nhân lực Công an nhân dân có sự phát triển nhanh chóng về cả số lượng và chất lượng. Về 136 số lượng, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chỉ huy các cấp trong công an đã trưởng thành về nhiều mặt, từng bước trẻ hóa đội ngũ (và trong qu hoạch bảo đảm từ 2 đến 3 độ tuổi). Xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và yêu cầu bảo đảm ANQG, Bộ Công an xác định nhu cầu biên chế hiện nay của lực lượng còn thiếu rất nhiều. Hiện nay, một số nước trên thế giới xác định tỷ lệ cảnh sát/ dân cao hơn Việt Nam rất nhiều ví dụ: ở Mỹ tỷ lệ cảnh sát/ dân là 1/363, ở Pháp 1/280. Israen là 1/313, Campuchia là 1/200, Malayxia là 1/235, Thái Lan là 1/291, Singapore là 1/361 còn tỷ lệ ở Việt Nam biên chế Công an nhân dân là 1/345, thuộc loại thấp so với các nước trong khu vực. Điều này sẽ ảnh hưởng nhất định tới hiệu quả công tác bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH của lực lượng Công an nhân dân. Về số lượng, nhìn chung cán bộ chiến sĩ công an đều xác định rõ lập trường cách mạng, kiên định, bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, tận tụy với công tác, mưu trí dũng cảm trong chiến đấu, có ý chí vượt khổ, vượt khó, sẵn sàng chiến đấu hy sinh, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trong Công an nhân dân có nhiều lĩnh vực công tác đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật, có lĩnh vực đòi hỏi phải có sức khỏe, sức trẻ vì thế nhân lực của ngành công an được hình thành từ nhiều nguồn, yêu cầu nhiều trình độ khác nhau. Toàn ngành hiện na , người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 47.5%, trình độ cao đẳng, đại học trở lên về nghiệp vụ chiếm 29.36%, trình độ cao đẳng, đại học về chuyên môn kỹ thuật chiếm 18.13%. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2020 cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học trở lên về nghiệp vụ đạt 75%. Về cơ cấu nguồn nhân lực nổi bật là vấn đề cơ cấu về giới tính. Thực hiện hiệu quả luật bình đẳng giới, phù hợp với tư chất, đặc thù công tác, chiến đấu của lực lượng Công an nhân dân đã phát hu tối đa vai trò, trách nhiệm của nữ chiến sĩ công an trong sự nghiệp bảo vệ ANQG giữ gìn TTATXH. Về việc phát triển nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số đã được cấp ủ lãnh đạo Bộ Công an các cấp ủ , lãnh đạo địa phương quan tâm, phát triển 137 thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số trong từng vùng. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm 10.55% trong biên chế. Để đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ yêu cầu nhiệm vụ mới trước hết chúng ta, phải: Thứ nhất, đổi mới và nâng cao nhận thức về vai trò của phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao trong lực lượng Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu mới của nhiệm vụ đảm bảo ANQG, bảo đảm TTATXH. Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực theo từng giai đoạn bảo đảm cho ngành có một nguồn nhân lực đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, bảo đảm về chất lượng. Cấp ủy và thủ trưởng các đơn vị phải thấy rõ vai trò, trách nhiệm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cũng như sử dụng nhân lực một cách hiệu quả, hợp lý. Phương châm đào tạo là “đào tạo những gì mà thực tiễn đòi hỏi, không đào tạo những gì mình có sẵn”. Thứ hai, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ. Tổ chức xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong lực lượng Công an nhân dân, thực hiện tốt công tác đánh giá, kiểm định chất lượng đào tạo trong Công an nhân dân. Nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong Công an nhân dân. Đẩy mạnh đổi mới về nội dung, chương trình, phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, mở rộng công tác hợp tác quốc tế trong giáo dục đào tạo trong lực lượng Công an nhân dân. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn, hiểu biết, kết hợp và bồi dưỡng đào tạo kỹ năng. Giáo dục đạo đức truyền thống kết hợp giáo dục giá trị thẩm mỹ, nâng cao sức khỏe, thể chất cho cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân. Thứ ba, xây dựng đội ngũ trí thức Công an nhân dân ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ hội nhập quốc tế. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X đã chỉ rõ: “Trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng, đội ngũ tri thức là lực lượng nòng 138 cốt góp phần nâng cao chất lượng, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, góp phần bảo vệ tổ quốc, giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ TT TXH”. Trí thức Công an nhân dân là một bộ phận của trí thức Việt Nam, trong những năm qua đã có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ ANQG, giữ gìn TT TXH. Do được đào tạo cơ bản, qua thực tiễn chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện công tác phòng chống tội phạm, đội ngũ tri thức Công an nhân dân có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với Đảng và nhân dân, tiếp cận được với sự nghiệp phát triển khoa học công nghệ trên thớ giới và khu vực. Tuy nhiên so với yêu cầu thực tiễn công tác thì đội ngũ tri thức cũng còn có những hạn chế, bất cập đáng chú ý là lực lượng cán bộ khoa học kĩ thuật còn thiếu, năng lực nghiên cứu, giải quyết thực tiễn còn thấp, thiếu nhiều chu ên gia đầu ngành Để đáp ứng yếu cầu thực tiễn của công cuộc đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế một cách hiệu quả, bảo đảm nhiệm vụ đảm bảo ANQG, giữ vững TTATXH cần tăng cường sự lãnh đạo, quan lý của cấp ủy, thủ trưởng đơn vị đối với đội ngũ trí thức. Đánh giá đúng thực trạng đội ngũ trí thức và công tác xây dựng đội ngũ tri thức Công an nhân dân. Quan tâm và thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo đối với đội ngũ trí thức Công an. Tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho trí thức Công an phát huy khả năng, sức sáng tạo phục vụ công tác đảm bảo ANQG, giữ gìn TTATXH. 139 Kết luận chƣơng 4 Để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANQG trong tình hình mới, thực tiễn đòi hỏi phải phát hu cao độ vai trò NTCQ của lực lượng công an - lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ ANQG. Thực tiễn công tác đảm bảo ANQG của lực lượng công an đã cho chúng ta thấy, chất lượng NTCQ của lực lượng công an ngày càng tốt hơn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của lực lượng trong tình hình mới. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được thì NTCQ của lực lượng công an còn có những hạn chế cần khắc phục trong một số lĩnh vực như: Những bất cập, hạn chế trong công tác đào tào, quản lý, sử dụng cán bộ; một số chính sách, chế độ cần cập nhật, bổ sung phù hợp với thực tiễn; việc tạo môi trường công tác cho cán bộ, chiến sĩ phát hu khả năng, tạo điều kiện cho họ sáng tạo cần được quan tâm hơn Đặc biệt, một bộ phận cán bộ, chiến sĩ ếu về năng lực, kém về phẩm chất, đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác của toàn lực lượng. Vấn đề đặt ra là phải khắc phục được những hạn chế và phát huy những mặt mạnh của NTCQ của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG. Chúng tôi tin tưởng rằng, những yêu cầu và giải pháp đưa ra nếu được quán triệt, thực hiện nghiêm túc, thì NTCQ của lực lượng công an sẽ phát hu được sức mạnh vốn có của nó; thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao. 140 KẾT LUẬN Đất nước đã trải qua trên 30 năm đổi mới với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, mau lẹ, khó lường; hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu với đầy rẫy những vấn đề phức tạp, mâu thuẫn, vừa hợp tác vừa đấu tranhđã tác động trực tiếp đến vấn đề NQG, đặt ANQG của dân tộc trước nhiều ngu cơ thách thức mới cần giải quyết; đồng thời cũng kiến tạo những thời cơ mới cho việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đảm bảo ANQG. Bối cảnh trên đã cho thấy, thế giới đang diễn ra ba xu thế lớn: (1) Toàn cầu hóa và cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức. (2) Xu thế hình thành thế giới đa cực tác động, chi phối đời sống chính trị thế giới. (3) Trào lưu dân chủ hóa xã hội chịu sự tác động, can thiệp, hậu thuẫn của Mỹ và các nước phương Tây, dẫn tới các cuộc “cách mạng đường phố”, “cách mạng màu” phát triển, lan rộng. Những xu thế trên đã tác động mạnh mẽ đến tất cả các nước, trong đó có Việt Nam. Bảo vệ ANQG là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm ANQG. Bảo vệ ANQG là sự nghiệp của toàn dân, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị - xã hội trong đó Công an nhân dân là lực lượng chuyên trách bảo vệ ANQG. Công an nhân dân là lực lượng vũ trang tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam, là vũ khí sắc bén của Nhà nước XHCN có nhiệm vụ đấu tranh đảm bảo ANQG và giữ gìn TTATXH của đất nước. Nhiệm vụ của lực lượng Công an trước mắt cũng như lâu dài hết sức nặng nề, khó khăn, phức tạp. Để hoàn thành trách nhiệm mà Đảng và Nhân dân giao phó, đòi hỏi lực lượng công an phải tranh thủ được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống trị chính trị, sức mạnh của “thế trận lòng dân”, kết hợp, phát huy sức mạnh của nhân tố 141 chủ quan của chính lực lượng công an trong việc nhận thức và khai thác những thuận lợi, khắc phục khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANQG. Để phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an - phát huy các mặt nhận thức, tri thức, tình cảm, phẩm chất chính trị, ý chí, lập trường tư tưởng, đạo đức và năng lực của cán bộ, chiến sĩ công an trong đảm bảo ANQG hiện na , đòi hỏi lực lượng Công an phải đổi mới nhận thức, quán triệt các yêu cầu cơ bản đồng thời thực hiện các giải pháp đồng bộ, cụ thể để nâng cao chất lượng nhân tố chủ quan. Theo đó, đòi hỏi lực lượng công an luôn phải quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước; luôn có sự đổi mới trong nhận thức cũng như tổ chức thực hiện nhiệm vụ; vận dụng linh hoạt, khoa học các biện pháp nghiệp vụ, đẩy mạnh cải cách công tác tư pháp, cải cách hành chính; đổi mới công tác xây dựng lực lượng, công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ; đổi mới và đảm bảo công tác hậu cần kỹ thuật; phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong bảo vệ an ninh Tổ quốc, và trọng tâm là giáo dục, bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất đạo đức, ý thức chính trị kết hợp với đào tạo dự nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đảm bảo ANQG với phương châm “Xâ dựng phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”. Tiến tới xây dựng và hoàn thiện lực lượng theo hướng “Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở”, bảo đảm phát huy dân chủ, công khai, minh bạch, kỷ cương, nêu gương, hoạt động thực sự hiệu quả, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. 142 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Đỗ Thị Bích Thảo (2010): “Nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ An ninh quốc gia”, Tạp chí Lý luận và truyền thông, ISSN 1859-1485, số tháng 7-2010, tr.28-31. 2. Đỗ Thị Bích Thảo (2018): “Một số thách thức an ninh phi truyền thống đối với Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế”, Tạp chí Khoa học và Chiến lược Bộ Công an, ISSN 1859-4085, số 05/2018, tr. 17-19. 3. Đỗ Thị Bích Thảo (2018): “Vấn đề động lực của người lao động nhìn từ góc độ nhân tố chủ quan”, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, ISSN 0866-756X, số tháng 5/2018, tr. 83-88. 4. Đỗ Thị Bích Thảo (2018): “Bảo vệ an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, ISSN 0866-756X, số tháng 11/2018, tr. 46-54. 143 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. .K.VLEĐÔP (1980), Những quy luật xã hội học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 2. Ban Bí thư (Khóa XI) (2011), Chỉ thị số 09/CT-TW ngày 01/12/2011 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. 3. Ban chấp hành Trung ương (1997), Nghị quyết số 03- NQ/HNTW khóa VIII ngày 18-6-1997. 4. Ban Chấp hành Trung ương (2003), Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 hoá IX tháng 7 2 3 về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. 5. Ban Nghiên cứu tổng kết lịch sử Công an nhân dân (2000), Công an nhân dân Việt Nam - lịch sử biên niên, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 6. Bùi Quảng Bạ (2010), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn bảo vệ ANQG”, NXB C ND. 7. Nguyễn Bình Ban (2007), “Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhiệm vụ bảo vệ ANQG trong thời kỳ đổi mới - một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, NXB Công an Nhân dân. 8. Bộ Công an (2000), Từ điển Bách khoa Công an nhân dân, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 9. Bộ Công An (2006), “Xây dựng lực lượng CAND trong tình hình mới” 2 6 NXB CAND. 10. Bộ Công an (2007), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội 11. Bộ Công an (2015), Kỷ yếu hội thảo: “Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong lực lượng CAND hiện nay”, Hà Nội, 4/2015. 144 12. Bộ Công an (2005)- Kỷ yếu hội thảo: “Nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ huy các cấp tronh lực lượng Công an nhân dân”, Thanh Hóa. 13. Bộ Công an, “Cẩm nang công tác nghiệp vụ Bảo vệ ANQG và trật tư an toàn xã hội”, NXB Lao động xã hội. 14. Bộ Công an (2004), Học viện ANND - Giáo trình: “Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia”, Hà Nội. 15. Bộ Công an - HV ANND (2019), Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: “Đảm bảo An ninh thông tin trong kỷ nguyên 4. ”, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật”. 16. Bộ Công an (2009), Xây dựng đội ngũ trí thức Công an nhân dân trong tình hình mới, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 17. Phạm Thái Bình (2001), “Đấu tranh giai cấp với nhiệm vụ bảo vệ ANQG trong công cuộc đổi mới hiện nay ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viên Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 18. Trần Bảo (1989), "Bàn về những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong xây dựng CNXH", Tạp chí Triết học, (2) 19. Trần Bảo (1991), "Những yếu tố cơ bản làm tăng cường chất lượng của nhân tố chủ quan trong xây dựng chủ nghĩa xã hội", Tạp chí Triết học (3) 20. Bộ Chính trị (1998), Nghị quyết 08 (Khóa XIII) ngày 17/12/1998 về bảo vệ ANQG. 21. Bộ Chính trị (2004), Nghị quyết 40-NQ/TW ngày 08/11/2004 về nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác công an trong tình hình mới. 22. Bộ Chính trị, (2006), Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 14/10/2006 về tăng cường lãnh đạo công tác đảm bảo ANQG trong tình hình mới. 23. Bộ Chính trị (2010), Chỉ thị số 48/CT-TW ngày 22/10/2010 về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới”. 145 24. Bộ Công An (2014), Kế hoạch thực hiện nghị định 6 2 14 NĐ- CP, ngày 21/10/2014, Chính phủ về biện pháp vận động quần chúng bảo vệ ANQG, giữ gìn TT ATXH trong lực lượng CAND. 25. Nguyễn Văn Cảnh (1988), “Vai trò nòng cốt của CAND trong sự nghiệp bảo vệ an ninh giữ gìn trật tự an toàn xã hội cấp bộ phục vụ công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước”, Bộ Công an. 26. Lê Cảm (2007), “Bảo vệ ANQG, An ninh Quốc tế và các quyền con người bằng pháp luật hình sự”, NXB Tư pháp. 27. Nguyễn Trọng Chuẩn (2006), Những vấn đề toàn cầu hóa trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. C.Mac, Ph.Ăngghen (1996), toàn tập, tập 27, Nxb Chính trị quốc gia. 29. Công an nhân dân thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy trong thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (1998), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 30. Cuốn sách Mác - Ăngghen - Lênin - Stalin bàn về mối quan hệ giữa nhân tố chủ quan và khách quan (1980), Nxb Trường ĐH Giao thông Đường sắt và Đường bộ. 31. Hoàng Tăng Cường (2006), “Bảo vệ an ninh quốc gia Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa”, Tạp chí Công an nhân dân chủ đề An ninh và xã hội, (11) 32. Lê Đăng Doanh, “Hội nhập quốc tế- cơ hội và thử thách đối với nền kinh tế nước ta”, Tạp chí Cộng sản, số 9. 33. Phạm Văn Dần (2000), “Xây dựng lực lượng Công an nhân dân, chính quy, tinh nhuệ từng bước hiện đại trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước”, Đề tài cấp bộ chủ nhiệm đề tài, Bộ Công an. 34. Tuấn Du (2006), “Mấy suy nghĩ về xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, Tạp chí Công an nhân dân, (11) 146 35. Phan Đức Dư (2006), “Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội trong bảo vệ an ninh quốc gia”, Tạp chí Công an nhân dân, (11) 36. Phạm Thế Duyệt (2005), “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới”, tạp chí CAND số 1. 37. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khóa VII), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 38. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 40. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 41. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 42. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 43. Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 44. Phạm Văn Đức (1989), “Vị trí và vai trò của nhân tố chủ quan trong cơ chế hoạt động của quy luật xã hội”, Tạp chí Triết học số 3. 45. Vũ Văn Điệp: “Vai trò của phương pháp luận biện chứng duy vật đối với hoạt đông của người cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân”, Tạp chí giáo dục lý luận, Số 233 (8/2015). 46. Flien ndrei Jakovlevich (2003), “Văn hóa như là một yếu tố của ANQG”, Tạp chí xã hội học số 3 (83). 147 47. G.E.Gle-dec-man, Phép biện chứng về các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong việc xây dựng chủ nghĩa cộng sản, Tài liệu dịch lưu hành tại Học viện Chính trị QG HCM. Ký hiệu II 21. Tr2 48. Lương Việt Hải (1986), “Nhân tố chủ quan trong cơ chế vận dụng và trong hoạt động của các quy luật xã hội”, Tạp chí Triết học số 4 (55). 49. Lê Hữu Hiền, GS.TS Bùi Quang Bạ (2016), Hợp tác quốc tế trong bảo vệ ANQG trên tuyến biên giới VN- Lào của Học viện ANND. 50. Phạm Khắc Hiến (2006), "Những nguyên tắc hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia", Tạp chí Công an, số chu ên đề tháng 1. 51. Phạm Ngọc Hiền và Kiều Tiến Hùng (2005), “Toàn cầu hóa và những vấn đề đặt ra đối với an ninh quốc gia”, tạp chí Công an Nhân dân số 7. 52. Nguyễn Thị Phương Hoa (chủ biên), Một số vấn đề an ninh phi truyền thống ở khu vực biên giới Việt- Trung, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008. 53. Nguyễn Văn Hòa (2007), “Một số giải pháp nhằm tăng cường quốc phòng an ninh bảo vệ tổ quốc Việt Nam trong tình hình mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí LĐ&CĐ số 380. 54. HV ANND Việt Nam, HV AN Liên bang Nga (2019), Kỷ yếu hội thảo quốc tế: “Biện pháp ngoại giao trong đảm bảo ANQG”, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật. 55. Hội nhập kinh tế quốc tế những vấn đề đặt ra đối với Công tác Công an” (2015), NXB Công an Nhân dân. 56. Nguyễn Đình Hùng (2006), học “Phát huy nhân con người đội ngũ cán bộ bộ đội biên phòng trong bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Triết học- Học viện Chính trị Quân sự. 57. Nguyễn Văn Hưởng (2010), "Hội nhập quốc tế và những vấn đề đặt ra cho công tác bảo vệ An ninh Quốc gia", Nxb Công an nhân dân. 58. Vũ Hu (1977), “Nhân tố chủ quan và các điều kiện khách quan trong quản lý xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Triết học số 2. tr. 192- 200. 148 59. Nguyễn Thế Kiệt (1988), Điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong xây dựng con người mới ở Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ, Hà Nội. 60. Tô Lâm (2016), Tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân, giá trị lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia. 61. Tô Lâm (2017), Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự, NXB Công an nhân dân. 62. Tô Lâm (2017), Công an nhân dân Việt Nam với tác phẩm Tư cách người công an cách mệnh của Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật. 63. Tô Lâm (2019), 5 năm Công an nhân dân thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia Sự thật. 64. V.I.Lênin (2006), Toàn tập, tập 18, Nxb Chính Trị Quốc Gia 65. V.I.Lênin (2006), Toàn tập, tập 29, Nxb Chính Trị Quốc Gia 66. V.I.Lênin (2005), Toàn tập, tập 35, Nxb. Chính Trị Quốc Gia 67. V.I.Lênin (2005), Toàn tập, tập 38, Nxb. Chính Trị Quốc Gia 68. Dương Thị Liễu (1996), “Tác động của các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan đến với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam”, Luận án Phó Tiến Sĩ Triết học, Trường Đại học KHXHNV. 69. Nguyễn Văn Linh (1998), "Hội nhập quốc tế và độc lập tự chủ trong kinh tế", Tạp chí Cộng sản, số 3. 70. Luật An ninh quốc gia (2012), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 71. Luật Công an nhân dân (2006), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 72. Luật Công an nhân dân (2019), NXB Công an nhân dân. 73. Nguyễn Hồng Lương (2005), Phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở ở Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 74. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 75. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 149 76. Nguyễn Bích Mơ (2006), “Nhiệm vụ bảo vệ ANQG theo quy định của luật ANQG”, Tạp chí Công an Nhân dân, (1). 77. Nguyễn Xuân Mười (chủ biên), Xây dựng người thanh niên công an bản lĩnh, kỷ cương, nhân văn, trách nhiệm, vì nhân dân phục vụ, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2017. 78. Nguyễn Chí Mỳ (5/1997), "Xu hướng và các nhân tố đảm bảo định hướng XHCN của nền kinh tế nhiều thành phần", Tạp chí Cộng sản, (10). 79. Nguyễn Chí Mỳ (6/1985), "Vai trò của nhân tố chủ quan và sự thống nhất ba lợi ích", Tạp chí Triết học, (2). 80. Nguyễn Văn Mỹ và Trần Xuân Dũng (2005), “Một số vấn đề về công tác tổ chức và cán bộ trong lực lượng công an nhân dân hiện nay”, Bộ Công an. 81. Năm năm ngày hội toàn dân bảo vệ ANQG 19/8/2005- 19 8 2 1 ” (2010), Tài liệu tuyên truyền, NXB Công an Nhân dân. 82. Nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo các cấp trong lực lương CAND” (2005), Kỷ yếu hội thảo, Bộ công an- Tổng cục xây dựng lực lượng Công an nhân dân. 83. Phạm Ngọc Minh (1999), “Về nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở nước ta hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Triết học, Viện Triết học, Trung tâm KHXH&NV Quốc gia. 84. Trần Nhân (2004), Tư duy lý luận với sự nghiệp đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 85. Phạm Văn Nhuận (2001), “Mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong phát triển bản chất giai cấp công nhân của quân đội nhân dân Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Triết học - Học viện Chính trị Quân sự. 86. Phan Văn Nhuận (1999), "Một cách tiếp cận về cặp phạm trù "điều kiện khách quan" và "nhân tố chủ quan", Tạp chí Triết học, (6). 150 87. Nghị quyết số 03 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII), ngày 29/6/1992 về nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ ANQG, chống diễn biến hoà bình của địch. 88. Hoàng Phê (2018) (chủ biên): “Từ điển tiếng Việt “, Viện ngôn ngữ học, NXB Hồng Đức. 89. Trần Đại Quang (2000), “Một số quan điểm cơ bản cần quán triệt trong công tác bảo vê ANQG trước tình hình mới”, Tạp chí Công an Nhân dân số 5. 90. Trần Đại Quang (2015), Tăng cường công tác bảo vệ ANQG, giữ gìn TT ATXH. 91. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội. 92. Nguyễn Cao Sơn - Nguyễn Việt Hùng (2016), Vận dụng một số nội dung khoa học chính trị trong công tác công an, NXB Chính trị Quốc gia. 93. Vũ Trọng Tâm, Bùi Văn Nam (2017), Kết quả Công tác Bảo vệ ANQG năm 2 16 trong nhiệm vụ trọng tâm 2017, Tạp chí CAND. 94. Tạ Ngọc Tấn, PGS.TS Phạm Thành Dung, PGS.TS Đoàn Minh Huấn (2015), An ninh phi truyền thống, những vấn đề lý thuyết và thực tiễn, NXB Lý luận chính trị. 95. Hà Trọng Thà (2011), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ ANQG”, Tạp chí Khoa học Chính trị. 96. Trần Thành (2012), “Vai trò của nhân tố chủ quan trong việc định hướng xã hội chủ nghĩa sự phát triển nền kinh tế ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học số 10. 97. Hồ Văn Thông (1985), “Một số vấn đề về nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan trong thực tiễn”, Chủ nghĩa duy vật biện chứng- lý luận và vận dụng, Nxb Sách giáo khoa Mác- Lê nin, Hà Nội. tr. 195-221. 151 98. Nguyễn Tiến Thủ (2000), “Biện chứng giữa chủ thể và Khách thể nhận thức với việc phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Triết học- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 99. Trần Minh Thư (2006), “Tăng cường Công tác bảo đảm an ninh quốc gia khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới”, Tạp chí Công an Nhân dân, số 7. 100. Thủ tướng (2004), Chỉ thị số 41/CT-TTg, ngày 02/12/2004 về tăng cường công tác bảo vệ, đấu tranh về nhân quyền. 101. Nguyễn Thị Bích Thủ (2003), “Tìm hiểu về khái niệm nhân tố chủ quan của đời sống xã hội”, Tạp chí Khoa học xã hội số 2 (60). 102. Nguyễn Đức Tiến (2000), “Mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong phát triển lý tưởng XHCN ở thanh niên quân đội NDVN hiện nay”, Luận án Tiến sĩ quân sự - Học viện chính trị quân sự. 103. Nguyễn Tốt: “Phát huy nguồn nhân lực Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế ở Việt Nam”, Tạp chí phát triển nhân lực, Số 2 (18) -2010. 104. Khổng Minh Trà, chủ nhiệm đề tài, Đề tài cấp bộ “Đảng lãnh đạo sự nghiệp bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước”. 105. Trần Quang Trọng (2004), Tư cách người Công an Cách mạng trong Tư tưởng Hồ Chí Minh", Đặc san Công an nhân dân, (5). 106. Trường Đại học An ninh nhân dân (1995), Giáo trình Tâm lý học, Hà Nội. 107. Phí Đức Tuấn (2016), Nghệ thuật bảo vệ ANQG Lý luận và thực tiễn. 108. Phí Đức Tuấn (2016), Xây dựng, phát triển lý luận về nghệ thuật bảo vệ ANQG, Tạp chí KH&GD AN 152 109. V.Ph.Cudomin (1965), “Cái khách quan và chủ quan”, Tạp chí “Những vấn đề triết học”, số 6. 110. Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự (2003), Bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 111. Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự (2003): Bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 112. Viện Khoa học Xã Hội Nhân văn Quân sự (2011), “Học thuyết bảo vệ tổ quốc XHCN của V.I.Lênin giá trị lịch sử và hiện thực” (2011), Nxb Chính trị Quốc gia. 113. Lê Hữu Xanh (1994), “Nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong việc xây dụng đội ngũ cán bộ Đảng viên ở nước ta hiện nay”, Luận án Phó tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 114. Nguyễn Xuân Yêm (2010), Chương trình 4 giảm tội phạm ma túy, mại dâm, tai nạn giao thông thời hội nhập, Nxb Thông tin và truyền thông. Tiếng Anh 115. Barry Buzan, People, States and Fear: An ninh Agenda for International Security Studies in the Post - Cold War Era, Boulder, CO: Lynne Rienner, 1991. 116. International Security in a Global Age, Economic & Social Reseach Coucil, reseaching/ global-ạge.asp. 117. V.G fanasev (1979), “Quản lý xã hội một cách khoa học, Nxb Mátxơcơva, từ tr.46 đến tr.90. 153

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phat_huy_vai_tro_nhan_to_chu_quan_cua_luc_luong_cong.pdf
  • pdfTrichyeu_DoThiBichThao.pdf