Luận án Phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng kinh tế - Kỹ thuật trong bối cảnh hiện nay

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM ***** TRẦN CễNG CHÁNH PHáT TRIểN ĐộI NGũ GIảNG VIÊN TRƯờNG CAO ĐẳNG KINH Tế - Kỹ THUậT TRONG BốI CảNH HIệN NAY Chuyờn ngành: Quản lý giỏo dục Mó số: 62 14 01 14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1- PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THỨC 2- PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC MINH HÀ NỘI, NĂM 2016 i MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ v DA

pdf253 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 270 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng kinh tế - Kỹ thuật trong bối cảnh hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ANH MỤC BẢNG SỐ ......................................................................................... vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ........................................................................... viii MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .................................................................. 3 4. Giả thuyết khoa học .......................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 4 6. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 4 7. Phương pháp tiếp cận và Phương pháp nghiên cứu........................................... 5 8. Luận điểm bảo vệ .............................................................................................. 6 9. Đóng góp mới của luận án ................................................................................ 7 10. Cấu trúc của luận án ........................................................................................ 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY ..................................... 9 1.1. Tổng quan một số công trình nghiên cứu về ĐNGV và phát triển đội ngũ giảng viên ............................................................................................................. 9 1.1.1. Tổng quan một số công trình nghiên cứu về ĐNGV và phát triển đội ngũ giảng viên ở một số nước trên thế giới .............................................................. 9 1.1.2. Tổng quan một số công trình nghiên cứu về ĐNGV và phát triển đội ngũ giảng viên ở trong nước .................................................................................. 11 1.1.3. Nhận xét chung ..................................................................................... 15 1.2. Một số khái niệm sử dụng trong đề tài nghiên cứu luận án .......................... 15 1.2.1. Phát triển ............................................................................................... 15 1.2.2. Giảng viên và đội ngũ giảng viên .......................................................... 16 1.2.3. Phát triển ĐNGV theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực ........................ 17 1.2.4. Bối cảnh hiện nay .................................................................................. 18 1.3. Trường CĐ và ĐNGV trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT trong bối cảnh hiện nay ....................................................................................... 20 1.3.1. Trường CĐ trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT ......... 20 ii 1.3.2. Vị trí, vai trò người giảng viên trường CĐ trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT ................................................................................ 21 1.4. Giảng viên và đội ngũ giảng viên trước yêu cầu về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, nhiệm vụ giảng viên trong bối cảnh hiện nay ................................ 22 1.4.1. Yêu cầu về tiêu chuẩn giảng viên .......................................................... 22 1.4.2. Yêu cầu về nhiệm vụ giảng viên ........................................................... 22 1.4.3. Những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của giảng viên ..................... 23 1.5. Phát triển ĐNGV trường CĐ trong bối cảnh hiện nay ................................. 24 1.5.1. Chủ thể quản lý phát triển ĐNGV ......................................................... 24 1.5.2. Nội dung phát triển ĐNGV ................................................................... 25 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ĐNGV ............................................... 44 1.6.1. Các yếu tố chủ quan .............................................................................. 44 1.6.2. Các yếu tố khách quan ........................................................................... 46 1.7. Kết luận chương 1 ........................................................................................ 47 Chương 2 THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT ................ 48 2.1. Khái quát về các Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật ................................ 48 2.1.1. Hệ thống các Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật ............................... 48 2.1.2. Nhận xét ................................................................................................ 51 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng đội ngũ giảng viên và phát triển ĐNGV các Trường CĐ KT-KT hiện nay .............................................................................. 53 2.2.1. Mục tiêu khảo sát .................................................................................. 53 2.2.2. Nội dung khảo sát .................................................................................. 53 2.2.3. Công cụ khảo sát ................................................................................... 53 2.2.4. Phương pháp khảo sát ........................................................................... 54 2.2.5. Xử lý kết quả khảo sát ........................................................................... 55 2.3. Thực trạng về ĐNGV các Trường CĐ KT-KT ............................................ 55 2.3.1. Qui mô đào tạo và ĐNGV các Trường CĐ KT-KT ............................... 55 2.3.2. Cơ cấu ĐNGV ....................................................................................... 61 2.3.3. Thực trạng về chất lượng ĐNGV .......................................................... 68 2.3.4. Đánh giá chung về ĐNGV và năng lực thực hiện nhiệm vụ của ĐNGV các Trường CĐ KT-KT ................................................................................... 76 iii 2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên các Trường CĐ KT-KT ............... 77 2.4.1. Thực trạng công tác dự báo phát triển ĐNGV các Trường CĐ KT-KT . 78 2.4.2. Thực trạng về qui hoạch phát triển ĐNGV các Trường CĐ KT-KT ..... 81 2.4.3. Thực trạng tuyển chọn giảng viên các Trường CĐ KT-KT ................... 84 2.4.4. Thực trạng quản lý sử dụng giảng viên các Trường CĐ KT-KT ........... 85 2.4.5. Thực trạng đào tạo - bồi dưỡng giảng viên các Trường CĐ KT-KT ..... 86 2.4.6. Thực trạng đánh giá giảng viên các Trường CĐ KT-KT ....................... 88 2.4.7. Thực trạng việc thực hiện chế độ chính sách, kiến tạo môi trường làm việc cho giảng viên các Trường CĐ KT-KT ................................................... 89 2.4.8. Thành công, hạn chế và bài học kinh nghiệm phát triển ĐNGV các Trường CĐ KT-KT ......................................................................................... 90 a. Thành công trong phát triển ĐNGV ............................................................ 90 2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ĐNGV các Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật .............................................................................................................. 93 2.5.1. Nhóm các yếu tố chủ quan .................................................................... 94 2.5.2. Nhóm các yếu tố khách quan ................................................................. 95 2.6. Kết luận chương 2 ........................................................................................ 96 Chương 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY ...................... 98 3.1. Nguyên tắc và định hướng đề xuất giải pháp phát triển ĐNGV Trường CĐ KT-KT trong bối cảnh hiện nay .......................................................................... 98 3.1.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp phát triển ĐNGV Trường CĐ KT-KT trong bối cảnh hiện nay ................................................................................... 98 3.1.2. Định hướng đề xuất giải pháp ............................................................. 100 3.2. Giải pháp phát triển ĐNGV Trường CĐ KT-KT trong bối cảnh hiện nay . 101 3.2.1. Qui hoạch phát triển ĐNGV theo định hướng phát triển nhà trường ... 101 3.2.2. Tuyển chọn giảng viên Trường CĐ KT-KT theo chuẩn giảng viên ..... 106 3.2.3. Quản lý sử dụng giảng viên Trường CĐ KT-KT theo năng lực thực hiện nhiệm vụ giảng viên ...................................................................................... 110 3.2.4. Tổ chức ĐT-BD giảng viên theo chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên và năng lực thực hiện nhiệm vụ giảng viên Trường CĐ KT-KT ........... 114 iv 3.2.5. Đánh giá năng lực thực hiện nhiệm vụ giảng viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật .................................................................................................. 121 3.2.6. Thực hiện chế độ chính sách, kiến tạo môi trường làm việc cho giảng viên Trường CĐ KT-KT ............................................................................... 126 3.3. Kết quả khảo nghiệm, thử nghiệm tác dụng thực tiễn của giải pháp phát triển ĐNGV Trường CĐ KT-KT trong bối cảnh hiện nay ........................................ 133 3.3.1. Khảo nghiệm giải pháp phát triển ĐNGV Trường CĐ KT-KT trong bối cảnh hiện nay ................................................................................................ 133 3.3.2. Kết luận chung về kết quả khảo nghiệm giải pháp phát triển ĐNGV Trường CĐ KT-KT đã được đề xuất trong đề tài nghiên cứu luận án ........... 137 3.4. Thử nghiệm giải pháp tổ chức ĐT-BD giảng viên theo chuẩn chức danh nghề nghiệp và năng lực thực hiện nhiệm vụ giảng viên Trường CĐ KT-KT ........... 138 3.4.1. Mục đích thử nghiệm .......................................................................... 138 3.4.2. Cơ sở lựa chọn giải pháp thử nghiệm .................................................. 138 3.4.3. Giả thuyết thử nghiệm ......................................................................... 139 3.4.4. Mẫu thử nghiệm và tiêu chí đánh giá thử nghiệm ............................... 139 3.4.5. Cách thức tiến hành thử nghiệm .......................................................... 141 3.4.6. Kết quả thử nghiệm ............................................................................. 142 3.5. Kết luận chương 3 ...................................................................................... 148 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 149 1. Kết luận ........................................................................................................ 149 2. Khuyến nghị ................................................................................................. 153 2.1. Đối với Bộ GD và ĐT ............................................................................ 153 2.2. Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ........... 153 2.3. Đối với Trường CĐ KT-KT ................................................................... 154 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................... 156 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 157 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 169 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Stt Nội dung Ký hiệu 01 Cán bộ quản lý CBQL 02 Cao đẳng CĐ 03 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH 04 Đại học ĐH 05 Đào tạo – bồi dưỡng ĐT-BD 06 Đội ngũ giảng viên ĐNGV 07 Giảng viên Cao đẳng GVCĐ 08 Giảng viên Đại học GVĐH 09 Giáo dục Đại học GDĐH 10 Giáo dục nghề nghiệp GDNN 11 Giáo dục và Đào tạo GD và ĐT 12 Học sinh HS 13 Học sinh, sinh viên HS-SV 14 Kinh tế - xã hội KT-XH 15 Kinh tế - Kỹ thuật KT-KT 16 Nghiên cứu khoa học NCKH 17 Quản lý giáo dục QLGD 18 Sau Đại học SĐH 19 Sinh viên SV 20 Trung cấp chuyên nghiệp TCCN 21 Trung cấp KT-KT TC KT-KT 22 Thạc sỹ Ths 23 Tiến sỹ TS 24 Xã hội XH vi DANH MỤC BẢNG SỐ Bảng 2.1. Bảng thống kê phân bố các Trường CĐ KT-KT .................................... 48 Bảng 2.2. Thống kê qui mô và cơ cấu các chuyên ngành đào tạo của một số trường CĐ KT- KT ở một số địa phương, vùng, miền trên cả nước .............................. 57 Bảng 2.3. Thống kê số liệu qui mô, cơ cấu các chuyên ngành đào tạo của một số Trường CĐ KT-KT giai đoạn 2014 - 2015 và dự báo đến năm 2020 ...................... 58 Bảng 2.4. Thống kê thực trạng qui mô và tỷ lệ giảng viên/CBQL/Nhân viên ở một số Trường CĐ KT-KT ......................................................................................................... 60 Bảng 2.5. Thống kê thực trạng cơ cấu trình độ đội ngũ giảng viên của một số Trường CĐ KT-KT ....................................................................................................................... 62 Bảng 2.6. Thống kê thực trạng về cơ cấu chuyên môn trong ĐNGV của một số Trường CĐ KT-KT ....................................................................................................................... 63 Bảng 2.7. Bảng thống kê thực trạng cơ cấu độ tuổi trong ĐNGV của một số Trường CĐ KT-KT ....................................................................................................................... 65 Bảng 2.8. Bảng thống kê thực trạng cơ cấu giới tính trong ĐNGV ở một số Trường CĐ KT-KT ....................................................................................................................... 65 Bảng 2.9. Thực trạng cơ cấu thành phần chính trị xã hội trong ĐNGV của một số Trường CĐ KT-KT .................................................................................................................. 67 Bảng 2.10. Kết quả khảo sát đánh giá thực trạng về phẩm chất chính trị trong ĐNGV của một số Trường CĐ KT-KT .................................................................................. 69 Bảng 2.11. Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng trình độ của giảng viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên ...................................................................... 70 Bảng 2.12. Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng dự báo nhu cầu phát triển ĐNGV các Trường CĐ KT-KT................................................................................................. 78 Bảng 2.13. Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng dự báo yêu cầu cơ cấu chuyên môn trong ĐNGV các Trường CĐ KT-KT ............................................................ 80 vii Bảng 2.14. Tổng hợp kết quả đánh giá tổng thể tình hình thực hiện giải pháp phát triển ĐNGV các Trường CĐ KT-KT ............................................................................. 81 Bảng 2.15. Tổng hợp kết quả đánh giá tổng thể mức độ đáp ứng yêu cầu phát triển ĐNGV các Trường CĐ KT-KT....................................................................................... 82 Bảng 2.16. Tổng hợp kết quả đánh giá cụ thể tình hình thực hiện các biện pháp qui hoạch phát triển ĐNGV các Trường CĐ KT-KT ......................................................... 83 Bảng 2.17. Tổng hợp kết quả đánh giá cụ thể tình hình thực hiện các biện pháp tuyển chọn giảng viên các Trường CĐ KT-KT .................................................................... 85 Bảng 2.18. Tổng hợp kết quả đánh giá cụ thể tình hình thực hiện biện pháp quản lý sử dụng giảng viên các Trường CĐ KT-KT .......................................................... 86 Bảng 2.19. Đánh giá cụ thể tình hình thực hiện giải pháp ĐT-BD giảng viên các Trường CĐ KT-KT ................................................................................................................ 87 Bảng 2.20. Đánh giá cụ thể tình hình thực hiện giải pháp đánh giá giảng viên các Trường CĐ KT-KT ................................................................................................................ 88 Bảng 2.21. Đánh giá cụ thể tình hình thực hiện các biện pháp thực hiện chế độ chính sách, kiến tạo môi trường làm việc cho giảng viên các Trường CĐ KT-KT ... 89 Bảng 2.22. Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ĐNGV các Trường CĐ KT-KT ....................................................................................................................................... 93 Bảng 3.1. Bảng tổng hợp kết quả khảo sát đánh giá năng lực thực hiện nhiệm vụ giảng viên trước khi được tham gia khóa bồi dưỡng giảng viên theo chuẩn chức danh nghề nghiệp và năng lực thực hiện nhiệm vụ giảng viên (Đối tượng thử nghiệm là giảng viên) ................................................................................................................. 143 Bảng 3.2. Bảng tổng hợp kết quả khảo sát năng lực thực hiện nhiệm vụ giảng viên sau khi được tham gia khóa bồi dưỡng giảng viên theo chuẩn chức danh nghề nghiệp và năng lực thực hiện nhiệm vụ giảng viên (Đối tượng khảo nghiệm là giảng viên) ................................................................................................................................................. 145 viii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Sơ đồ quản lý nguồn nhân lực của Leonard Nadle (dẫn theo [28, tr.26]) 25 Hình 1.2. Qui trình dự báo phát triển ĐNGV ......................................................... 27 Hình 1.3. Sơ đồ yêu cầu qui hoạch phát triển ĐNGV ............................................. 30 Hình 1.4. Sơ đồ quy trình tuyển dụng giảng viên ................................................... 33 Hình 1.5. Sơ đồ Quản lý sử dụng giảng viên .......................................................... 36 Hình 1.6. Sơ đồ quy trình quản lý ĐT-BD giảng viên ............................................ 39 Hình 1.7. Sơ đồ mô tả động lực phát triển ĐNGV .................................................. 43 Biểu đồ 2.1. Thống kê qui mô và cơ cấu các chuyên ngành đào tạo của một số trường CĐ KT- KT ở một số địa phương, vùng, miền trên cả nước ....................... 58 Biểu đồ 2.2. Thống kê số liệu qui mô, cơ cấu các chuyên ngành đào tạo của một số Trường CĐ KT-KT giai đoạn 2014 - 2015 và dự báo đến năm 2020 ..................... 59 Hình 2.1. Sơ đồ phản ánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến phát triển ĐNGV các Trường CĐ KT-KT ...................................................................... 95 Hình 2.2. Sơ đồ phản ánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến phát triển ĐNGV các Trường CĐ KT-KT ...................................................................... 96 Hình 3.1. Sơ đồ Dự báo nhu cầu phát triển ĐNGV Trường CĐ KT-KT .............. 103 Hình 3.2. Sơ đồ Qui hoạch phát triển ĐNGV Trường CĐ KT-KT ....................... 105 Hình 3.3. Sơ đồ Biện pháp tuyển chọn giảng viên các Trường CĐ KT-KT ......... 108 Hình 3.4. Sơ đồ nội dung ĐT-BD giảng viên theo chuẩn chức danh nghề nghiệp và năng lực thực hiện nhiệm vụ giảng viên ............................................................... 120 Hình 3.5. Sơ đồ tổng thể nội dung đánh giá năng lực thực hiện nhiệm vụ giảng viên Trường CĐ KT-KT .............................................................................................. 123 Hình 3.6. Sơ đồ tổng thể biện pháp quản lý thực hiện chế độ chính sách đối với giảng viên trường CĐ KT-KT .............................................................................. 127 Hình 3.7. Sơ đồ các yếu tố kiến tạo môi trường làm việc cho ĐNGV Trường CĐ KT-KT .................................................................................................................. 130 Hình 3.8. Sơ đồ tổng thể giải pháp phát triển ĐNGV Trường CĐ KT-KT trong bối cảnh hiện nay ........................................................................................................ 132 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay hội nhập và toàn cầu hóa đã trở thành xu thế của thời đại, điều đó đã làm cho môi trường giáo dục đang có sự thay đổi nhanh chóng; Đồng thời với những thay đổi tất yếu đó, đòi hỏi vị trí, vai trò của giảng viên phải được đặt lên một tầm cao và một sứ mạng mới; Có rất nhiều quan điểm và tư duy mới về vấn đề này; Nhưng nhìn chung về vị trí, vai trò giảng viên đã có nhiều thay đổi. UNESCO quan niệm giảng viên không chỉ làm nhiệm vụ truyền thụ kiến thức đơn thuần mà còn thực hiện chức năng tổ chức và điều khiển các hoạt động giáo dục và dạy học để hướng tới mục tiêu hình thành nhân cách cho người học; đồng thời giảng viên phải chủ động, linh hoạt đổi mới hoạt động giảng dạy nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng học tập cho SV. Phương pháp dạy học phải được chuyển từ kiểu dạy “thông báo đồng loạt” sang kiểu dạy “hoạt động phân hóa”. Giảng viên không còn là người truyền thụ tri thức, mà là người tư vấn, hướng dẫn, gợi mở, nêu vấn đề, tổ chức hoạt động nhận thức, tìm tòi, tranh luận của người học [45]. Bên cạnh đó giảng viên còn có vai trò là nhà giáo dục biết kết hợp việc giảng dạy tri thức với việc giáo dục giá trị, hình thành thái độ và phát triển tư duy sáng tạo cho người học. Với vai trò là nhà khoa học, giảng viên còn phải thực hiện nhiệm vụ NCKH chuyển giao công nghệ, lý giải khoa học các vấn đề của tự nhiên, xã hội mà người học quan tâm muốn hiểu biết đến. Thực tế cho thấy giảng viên còn là những chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn của mình từ việc thiết kế nội dung chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, bài giảng, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học, phản biện, thẩm định, kiến giải những vấn đề khoa học có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn mà giảng viên đang giảng dạy và hướng người học. Đồng thời với vai trò là nhà tư vấn, giảng viên còn phải có khả năng giúp người học xây dựng mục tiêu, hình thành động cơ, thái độ học tập và dẫn dắt, rèn luyện người học biết ứng phó trước những thách thức, rào cản cuộc sống và hoàn cảnh khó khăn để thực hiện mục tiêu đã đặt ra. Đặc biệt, trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong bối cảnh hiện nay càng cho thấy cần phải có sự thay đổi căn bản về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của người giảng viên từ chỗ là người “Thầy Đồ” trở thành nhà giáo dục, 2 nhà khoa học, những chuyên gia ứng dụng, thực hành nghề nghiệp, đồng thời còn làm tốt chức năng tư vấn cho mọi hoạt động học tập, nghiên cứu và đời sống của người học. Để khẳng định được vị trí, vai trò và nhiệm vụ đó đòi hỏi người giảng viên phải được phát triển toàn diện, nhằm hình thành những phẩm chất và năng lực cần thiết cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình đối với người học và đối với sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo của nhà trường trong bối cảnh hiện nay. Xác định đúng vị trí, vai trò và những yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng chiến lược và các chế độ chính sách đảm bảo cho ĐNGV phát triển, khẳng định được vị trí, vai trò đầu tàu trong tiến trình đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo trong bối cảnh hiện nay. Thực hiện mục tiêu đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quyết định số 6639/QĐ-BGDĐT, ngày 29/12/2011 phê duyệt Đề án qui hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục bối cảnh 2011-2020. Đề án hướng đến xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho giáo dục, trong đó trọng tâm là phát triển đội ngũ cán bộ QLGD và đội ngũ nhà giáo đủ mạnh, đáp ứng yêu cầu đổi mới nền giáo dục nước nhà trong chặng đường của một vài thập kỷ tới. Trên cơ sở những quan điểm và định hướng chiến lược phát triển đó, GDĐH cùng với GDNN cũng đang được sự quan tâm đầu tư phát triển, trong đó đặc biệt chú trọng đến phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD “Mỗi địa phương và từng cơ sở đào tạo xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV và cán bộ QLGD các cấp đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đảm bảo chất lượng”. Những định hướng đó đã chỉ rõ yêu cầu đổi mới giáo dục phải được đặt lên hàng đầu, trong đó đáng quan tâm nhất là nhanh chóng giải quyết những bất cập trong ĐNGV cả về số lượng, cơ cấu, chất lượng cùng với những hẫng hụt về trình độ, chuẩn chức danh nghề nghiệp, năng lực nghề nghiệp, kỹ năng, nghiệp vụ, tay nghề nhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong bối cảnh hiện nay. Trước yêu cầu đó, cùng với sự ra đời của luật GDNN đang đặt ra cho các cơ sở GDNN nói chung, trong đó có các trường CĐ với những yêu cầu, nhiệm vụ mới. Hiện nay, cả nước có 187 trường CĐ công lập, trong đó có 71 trường thuộc Bộ, ngành Trung ương và 116 trường thuộc địa phương. Đặc biệt trong đó có 14 Trường CĐ KT-KT công lập, đều là loại hình Trường CĐ KT-KT có phạm vi ngành, nghề 3 đào tạo rộng và qui mô đào tạo lớn, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho nhiệm vụ phát triển KT-XH đối với vùng, miền và địa phương. Hầu hết các trường đều thuộc địa phương quản lý và có quá trình hình thành, phát triển từ trường TCCN đa ngành (TC KT-KT) nâng cấp lên thành Trường CĐ KT-KT. Nhìn chung, ĐNGV các Trường CĐ KT-KT cơ bản đáp ứng nhiệm vụ trước mắt. Song đứng trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, cho thấy ĐNGV các Trường CĐ KT-KT hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng trước những yêu cầu và nhiệm vụ mới đặt ra. Xuất phát từ thực tiễn đó đã có nhiều công trình, nhiều đề tài nghiên cứu về phát triển ĐNGV nhưng vấn đề phát triển ĐNGV Trường CĐ KT-KT trong bối cảnh hiện nay thì chưa được đề cập, nghiên cứu một cách đầy đủ. Trước những vấn đề đặt ra từ lý luận và thực tiễn đó, đã cho thấy việc lựa chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật trong bối cảnh hiện nay” có tính cấp thiết, nhằm tích cực góp phần thực hiện nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT đối với Trường CĐ KT-KT trong bối cảnh hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về ĐNGV, phát triển ĐNGV và phân tích, đánh giá thực trạng ĐNGV và hoạt động phát triển ĐNGV Trường CĐ KT-KT, Luận án đề xuất giải pháp phát triển ĐNGV Trường CĐ KT-KT trong bối cảnh hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Đội ngũ giảng viên các trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Phát triển đội ngũ giảng viên trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật trong bối cảnh hiện nay. 4. Giả thuyết khoa học Phát triển đội ngũ giảng viên của trường CĐ KT-KT trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT cho thấy vẫn còn những vấn đề hạn chế, bất cập nhất định về quy hoạch, tuyển dụng, quản lý sử dụng, ĐT-BD, đánh giá và thực hiện chế độ chính sách, kiến tạo môi trường làm việc cho ĐNGV; Nếu đề xuất và áp dụng 4 được những giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên theo hướng tiếp cận quản lý nguồn nhân lực một cách thực tiễn và khả thi thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT trong bối cảnh hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lí luận về phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật trong bối cảnh hiện nay. - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên, phát triển đội ngũ giảng viên và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giảng viên Trường CĐ KT-KT. - Đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường CĐ KT-KT trong bối cảnh hiện nay. - Khảo nghiệm giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường CĐ KT-KT; Đồng thời thử nghiệm giải pháp “Tổ chức đào tạo - bồi dưỡng giảng viên theo chuẩn chức danh nghề nghiệp và năng lực thực hiện nhiệm vụ giảng viên trường CĐ KT-KT”. 6. Phạm vi nghiên cứu Theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực: phạm vi nghiên cứu phát triển ĐNGV được đề cập nghiên cứu đến các thành tố về quy hoạch, tuyển dụng, quản lý sử dụng, ĐT-BD, đánh giá và thực hiện chế độ chính sách, kiến tạo môi trường làm việc cho ĐNGV các Trường CĐ KT-KT trong khoảng thời gian 5 năm (2009- 2014). Theo tiếp cận chức năng quản lý: phạm vi nghiên cứu phát triển ĐNGV được đề cập nghiên cứu đến các chức năng quản lý phát triển ĐNGV (lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo điều hành, kiểm tra đánh giá) của Hiệu trưởng (CBQL) cùng với các yếu tố tác động đến phát triển ĐNGV các Trường CĐ KT-KT ở các vùng, miền trên cả nước trong cùng khoảng thời gian như trên. - Khảo sát trên các chủ thể là CBQL và giảng viên các Trường CĐ KT-KT đại diện cho các vùng miền trên cả nước: Miền núi phía Bắc: Trường CĐ KT-KT Điện Biên, Đồng Bằng Sông Hồng: Trường CĐ KT-KT Vĩnh Phúc, Miền Trung: Trường 5 CĐ KT-KT Nghệ An, Tây Nguyên: Trường CĐ KT-KT Lâm Đồng, Đông Nam Bộ: Trường CĐ KT-KT Phú Lâm, Tây Nam Bộ: Trường CĐ KT-KT Bạc Liêu và 01 trường ĐH trực thuộc Trung ương: Trường CĐ KT-KT Thái Nguyên thuộc ĐH Thái Nguyên. 7. Phương pháp tiếp cận và Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp tiếp cận Đề tài luận án sử dụng một số phương pháp tiếp cận nghiên cứu như: - Tiếp cận quản lý nguồn nhân lực: Đây là phương pháp tiếp cận nghiên cứu chính (chủ yếu) của đề tài nghiên cứu luận án. Phương pháp tiếp cận này căn cứ và vận dụng lý thuyết quản lý nguồn nhân lực bao gồm: (i) Phát triển nguồn nhân lực; (ii) Sử dụng nguồn nhân lực; (iii) Môi tr...ý GD và ĐT, dạy nghề. Đáng chú ý là còn có sự ra đời của Luật GDNN và đã có hiệu lực thi hành từ tháng 7 năm 2015 đã góp phần tạo ra thời cơ cho GD và ĐT phát triển; Đó cũng tạo ra cơ hội cho các Trường CĐ KT-KT phát triển khẳng định sứ mạng của mình trong hệ thống các cơ sở GDNN, đảm đương nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực đa ngành, nghề, với nhiều cấp độ, trình độ, kỹ năng, tay nghề (đội ngũ nhân lực có kỹ năng nghiệp vụ, tay nghề cao) đáp ứng yêu cầu nhân lực thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Thách thức: Hệ thống các cơ sở GDNN nói chung, trong đó có các Trường CĐ KT-KT hầu hết được hình thành trên cơ sở Trường TC KT-KT) tuy có quá trình hình thành khá sớm, song chưa có quá trình đầu tư phát triển đồng bộ, đáng chú ý là khi Luật GDNN ra đời đã điều chỉnh các Trường CĐ KT-KT từ hệ thống GDĐH sang hệ thống GDNN, thực tế đó đang và sẽ đặt ra đối với các Trường CĐ KT-KT những thách thức có thể kể đến như vấn đề phân cấp quản lý, cơ chế quản lý, mô hình hoạt động, mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra và điều kiện đảm bảo chất lượng đối với GDNN. Đặc biệt thách thức lớn nhất đối với Trường CĐ KT-KT là những bất cập về ĐNGV (quy mô, cơ cấu, chất lượng), trong đó có cả những bất cập về trình độ theo chuẩn chức danh nghề nghiệp và năng lực thực hiện nhiệm vụ giảng viên, cùng với những hạn chế về kỹ năng, năng lực cần thiết 20 khác của người giảng viên CĐ như thực tiễn nghề nghiệp, kỹ năng, tay nghề trước những yêu cầu giảng dạy lý thuyết và thực hành ở bậc CĐ đối với các cơ sở GDNN trong bối cảnh hiện nay. 1.3. Trường CĐ và ĐNGV trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT trong bối cảnh hiện nay 1.3.1. Trường CĐ trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT Nghị quyết Chính phủ [26], đã xác định nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ, công chức, viên chức quản lý giáo dục bao gồm việc đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo và CBQL giáo dục đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực thực hiện nhiệm vụ, trong đó chú trọng: (i) Xây dựng và triển khai chương trình bồi dưỡng giảng viên và CBQL các cơ sở GDNN và GDĐH đáp ứng yêu cầu đổi mới GD và ĐT, dạy nghề; (ii) Rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định về hệ thống chức danh nhà giáo và vị trí việc làm; chế độ làm việc của nhà giáo và CBQL cơ sở GD và ĐT, dạy nghề phù hợp với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT; (iii) Nâng cao năng lực NCKH của giảng viên và đội ngũ cán bộ nghiên cứu của các cơ sở GDĐH và GDNN [26]. Đồng thời kế hoạch hành động [21] xác định nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển đội ngũ cán bộ công chức, viên chức QLGD bao gồm: (i) Rà soát, xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hệ thống tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm, định mức lao động, chế độ làm việc, nội dung và hình thức thi, xét, thăng hạng chức danh nghề nghiệp,...; (ii) Xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nhà giáo và CBQL giáo dục từ mầm non đến ĐH, phát triển đội ngũ nhà giáo, chuyên gia đầu ngành cho các cấp học và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT; (iii) Từng bước nâng cao năng lực NCKH của giảng viên ở các cơ sở GDĐH [26]. Đáng chú ý trong chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT đã xác định những nhiệm vụ giải pháp chủ yếu hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm rà soát việc thực hiện qui hoạch mạng lưới cơ sở 21 GDĐH và cơ sở GDNN theo cơ cấu ngành, nghề và theo trình độ đào tạo phù hợp với qui hoạch phát triển nhân lực quốc gia, trong đó chỉ rõ việc phân loại các cơ sở GDĐH theo hướng nghiên cứu và ứng dụng, thực hành [26]. Từ định hướng này cho thấy các trường CĐ trong hệ thống giáo dục quốc dân tất yếu phải tập trung phát triển ĐNGV đáp ứng yêu cầu của một cơ sở giáo dục hiện đại và chất lượng theo định hướng phát triển GDNN, chú trọng phát triển kỹ năng, năng lực ứng dụng, thực hành cho người học; Đó là xu thế phát triển phù hợp với thực tiễn, nhằm giải quyết bài toán “thừa thầy, thừa nhân lực thuộc loại hình đào tạo theo hướng nghiên cứu, lý thuyết hàn lâm”, thiếu thợ, “thiếu đội ngũ nhân lực được đào tạo theo hướng phát triển kỹ năng, năng lực ứng dụng, thực hành nghề nghiệp” đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập trong bối cảnh hiện nay; Điều đó càng cho thấy các trường CĐ nói chung, nhất là các Trường CĐ KT-KT tất yếu sẽ phát triển trở thành cơ sở GDNN [92], đồng thời cần phải tập trung phát triển đào tạo theo hướng ứng dụng, thực hành nhằm tích cực góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong bối cảnh hiện nay. 1.3.2. Vị trí, vai trò người giảng viên trường CĐ trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT càng cho thấy cần phải có sự thay đổi về chức năng, nhiệm vụ cũng như vai trò của ĐNGV. Vì vậy ĐNGV đã trở thành mối quan tâm hàng đầu đối với GD và ĐT nói chung và nhất là đối với các trường CĐ trong quá trình thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT trong bối cảnh hiện nay; Bởi vì ĐNGV là nhân tố quyết định đến chất lượng GD và ĐT và khả năng thích ứng với những đổi thay nhanh chóng của cơ chế kinh tế thị trường, đảm bảo cho GD và ĐT phục vụ tích cực cho nhiệm vụ phát triển KT-XH, mặc dù sản phẩm của GD và ĐT là loại hàng hóa đặc biệt, song cũng tuân theo qui luật cạnh tranh của thị trường; Vì vậy cùng với các cơ sở giáo dục, các trường CĐ cũng phải quan tâm đến việc phát triển ĐNGV nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu XH, làm cho sản phẩm đào tạo của nhà trường phải luôn được XH chấp nhận, đây là vấn đề có tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển 22 của các trường CĐ nói chung, cũng như đối với các Trường CĐ KT-KT trong bối cảnh hiện nay. 1.4. Giảng viên và đội ngũ giảng viên trước yêu cầu về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, nhiệm vụ giảng viên trong bối cảnh hiện nay 1.4.1. Yêu cầu về tiêu chuẩn giảng viên a) Tiêu chuẩn chung: (i) Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội Chủ Nghĩa; (ii) Phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức, lối sống lành mạnh; (iii) Đạt chuẩn về trình độ đào tạo chuyên môn từ ĐH trở lên theo qui định đối với từng chức danh, phù hợp với chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy; (iv) Có trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ, nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; (v) Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; (vi) Lý lịch bản thân rõ ràng, đáp ứng yêu cầu về chính trị [18, điều 3]. b) Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp: Tiêu chuẩn giảng viên (Hạng I): giảng viên cao cấp; Tiêu chuẩn giảng viên (Hạng II): giảng viên chính; Tiêu chuẩn giảng viên (Hạng III): giảng viên [16]. 1.4.2. Yêu cầu về nhiệm vụ giảng viên Yêu cầu về nhiệm vụ đối với giảng viên (Hạng I): giảng viên cao cấp; Yêu cầu về nhiệm vụ đối với giảng viên (Hạng II): giảng viên chính; Yêu cầu về nhiệm vụ đối với giảng viên (Hạng III): giảng viên [16]. Đồng thời tham chiếu thêm về nhiệm vụ của giảng viên làm căn cứ xác định nhiệm vụ cụ thể của từng đối tượng giảng viên theo quy định của cơ quan quản lý Nhà nước [16,18]. (i) Nhiệm vụ giảng dạy; (ii) Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ; (iii) Nhiệm vụ tham gia công tác quản lý ĐT-BD, nghiên cứu khoa học, công tác đảng, đoàn thể và các hoạt động khác; (iv) Nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ. 23 1.4.3. Những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của giảng viên 1.4.3.1. Những yêu cầu về phẩm chất người giảng viên Khi đề cập đến phẩm chất của người giảng viên là muốn nói đến mặt đạo đức, lối sống của nhà giáo, ở gốc độ tâm lý học thì mặt phẩm chất trong mỗi con người được hình thành từ các thuộc tính tâm lý như xu hướng, tính cách cá nhân trong mỗi con người đó; Nói cách khác phẩm chất được hiểu là cái Đức trong mỗi con người, đây là cái gốc, cái cốt cách cao quí trong con người. Trên cơ sở tham khảo một số cách tiếp cận khác nhau như đã đề cập ở trên, cho thấy phẩm chất (Đức) của người giảng viên bao gồm những thuộc tính quan trọng như sau: (i) Có đạo đức công dân, đạo đức nhà giáo, đạo đức cách mạng, xứng đáng là tấm gương sáng tạo cho đồng chí, đồng nghiệp và cộng đồng noi theo; (ii) Có lòng tôn trọng và biết giữ gìn, phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc; (iii) Có ý thức tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; Đồng thời biết phát huy tiềm năng, thế mạnh của con người Việt Nam; (iv) Có ý thức chấp hành tổ chức, kỷ luật và ý chí phấn đấu vươn lên; (v) Có tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ nhân dân, biết lắng nghe và hợp tác chia sẻ với đồng chí, đồng nghiệp và nhân dân; (vi) Có lý tưởng hoài bảo, tâm quyết với nghề, theo đuổi gắn bó với nghề, say mê lao động khoa học, sáng tạo trong nghề nghiệp [91,13,70]. 1.4.3.2. Những yêu cầu về năng lực giảng viên Năng lực (competency) là sự kết hợp, hòa trộn giữa tiềm năng của cá nhân với đòi hỏi của nhiệm vụ, cùng với yếu tố văn hóa và những đặc điểm cụ thể của bối cảnh để hoàn thành một công việc nhất định. [62] Nói đến năng lực của người giảng viên là nói đến tiềm lực tài năng, khả năng lao động sáng tạo cũng như năng suất và hiệu quả lao động của con người, nói cách khác năng lực được hiểu là cái “Tài” trong mỗi con người, đây là mặt nhận thấy được qua kết quả lao động sáng tạo của cá nhân, là thuộc tính tâm lý làm nên nhân cách con người, cùng với “Đức” là gốc, thì “Tài” như là hoa, trái được kết tinh và nở rộ trên cái gốc, cái nền tảng là “Đức” trong mỗi con người; Trên cơ sở tham 24 khảo một số cách tiếp cận khác nhau như trên đã đề cập; Đồng thời căn cứ vào yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT trong bối cảnh hiện nay; Có thể thấy rằng năng lực “Tài” của người giảng viên bao gồm 4 nhóm năng lực cụ thể như sau: (i) Năng lực hành động (Năng lực thực hiện nhiệm vụ giảng viên); (ii) Năng lực chủ thể hóa (năng lực làm chủ bản thân); (iii) Năng lực xã hội hóa (Năng lực công tác xã hội và hội nhập cộng đồng); (iv) Năng lực giao tiếp (Kỹ năng giao tiếp). 1.5. Phát triển ĐNGV trường CĐ trong bối cảnh hiện nay 1.5.1. Chủ thể quản lý phát triển ĐNGV Chủ thể quản lý có thể là cá nhân hoặc tổ chức tác động làm thay đổi đối tượng quản lý bằng các công cụ (chức năng quản lý) và những phương pháp (phong cách) quản lý thích hợp nhằm đạt đến mục tiêu quản lý của tổ chức đã đề ra. Đối tượng quản lý là cá nhân hoặc tổ chức tiếp nhận tác động của chủ thể quản lý nhằm thực hiện mục tiêu quản lý của tổ chức đề ra. Chủ thể quản lý phát triển ĐNGV là tổ chức (cơ quan, đơn vị, cơ sở) giáo dục cùng với những cá nhân có chức trách (Hiệu trưởng và đội ngũ CBQL giáo dục trực tiếp) tác động làm thay đổi thực lực ĐNGV, nhằm phát huy tối đa tiềm năng và cơ hội phát triển ĐNGV đáp ứng mục tiêu, yêu cầu chiến lược phát triển GD và ĐT nhà trường. Chủ thể tổ chức hoạt động phát triển ĐNGV trường CĐ KT-KT trong đề tài nghiên cứu luận án đề cập đến đó là Trường CĐ KT-KT mà trực tiếp là Hiệu trưởng là người chỉ đạo, quản lý, điều hành việc thực hiện đồng bộ các hoạt động phát triển ĐNGV bằng các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ thông qua vai trò tham mưu, giúp việc của đội ngũ CBQL thuộc cấp Hiệu trưởng, đồng thời còn phải làm tốt vai trò tham mưu cho cấp hoạch định và thực thi chính sách của cấp trên (cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục) làm tốt chức năng ban hành chủ trương, chính sách, tạo điều kiện về cơ chế và nguồn lực giúp nhà trường thực hiện nhiệm vụ phát triển ĐNGV. Đồng thời với nhiệm vụ tham mưu cho cấp trên, Hiệu trưởng nhà trường còn phải trực tiếp hoạch định, lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành cấp tác nghiệp (các 25 phòng, khoa, tổ bộ môn) thực hiện các biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ cụ thể trong quá trình quản lý phát triển ĐNGV theo sự chỉ đạo, quản lý, điều hành của Hiệu trưởng với vai trò là chủ thể chính trong nhà trường; là người có tác động ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động quản lý phát triển ĐNGV. Chủ thể tổ chức hoạt động phát triển ĐNGV Trường CĐ KT-KT mà đề tài nghiên cứu luận án đề cập đến đó là Trường CĐ KT-KT ở từng địa phương, trong đó Hiệu trưởng là người trực tiếp thực hiện chủ trương, chính sách, đồng thời vừa là người chủ động hoạch định kế hoạch, chiến lược, chỉ đạo, quản lý, điều hành các hoạt động quản lý phát triển ĐNGV của nhà trường. 1.5.2. Nội dung phát triển ĐNGV Phát triển ĐNGV và phát triển nguồn nhân lực có quan hệ chặt chẽ với nhau; Có thể nói phát triển ĐNGV chính là giải pháp chủ lực nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho giáo dục và đào tạo. Theo nhà xã hội học người Mỹ Leonard Nadle cho rằng phát triển nguồn nhân lực có mối gắn kết với sử dụng nguồn nhân lực và môi trường nguồn nhân lực [27]. Vì vậy để làm rõ nội dung phát triển ĐNGV, có thể tham khảo sơ đồ quản lý nguồn nhân lực của Leonard Nadle làm cơ sở để tiếp cận nội dung phát triển ĐNGV. Hình 1.1. Sơ đồ quản lý nguồn nhân lực của Leonard Nadle (dẫn theo [28, tr.26]) Quản lý nguồn nhân lực Phát triển nguồn nhân lực Sử dụng nguồn nhân lực Môi trường nguồn nhân lực - Giáo dục - Đào tạo - Bồi dưỡng - Nghiên cứu phục vụ - Phát triển bền vững - Tuyển dụng - Bố trí sử dụng - Đánh giá - Sàn lọc - Phân công lao động - Đãi ngộ - Phát triển tổ chức - Mở rộng quy mô công việc - Mở rộng việc làm - Tạo điều kiện phát huy lao động sáng tạo 26 Từ sơ đồ trên Christian Batal đưa ra một cách tiếp cận khá toàn diện về nội dung quản lý phát triển nguồn nhân lực, bao gồm từ khâu: ĐT-BD, tuyển dụng, quản lý và điều hành, tổ chức lao động, giao tiếp nội bộ, phân tích công việc, kiểm kê, đánh giá để nâng cao năng lực hiệu lực của nguồn nhân lực [28]. Trên cơ sở tiếp cận lý thuyết về quản lý nguồn nhân lực của Leonard Nadle và cách tiếp cận nội dung quản lý phát triển nguồn nhân lực của Christian Batal; Đồng thời với cách tiếp cận chức năng quản lý (kế hoạch hóa, tổ chức, triển khai thực hiện, kiểm tra, đánh giá ĐNGV) làm căn cứ xác định nội dung quản lý phát triển ĐNGV bao gồm: qui hoạch, tuyển dụng, quản lý sử dụng, ĐT-BD, đánh giá thực hiện nhiệm vụ, thực hiện chế độ chính sách, kiến tạo môi trường làm việc cho ĐNGV. 1.5.2.1. Qui hoạch phát triển ĐNGV a) Dự báo phát triển ĐNGV Khi xây dựng dự báo cần căn cứ vào kết quả thu thập, xử lý số liệu, dữ liệu từ thực tế ở nhà trường về ĐNGV trong quá khứ và hiện tại để xác định xu hướng vận động, phát triển của nhà trường, của ĐNGV trong tương lai bằng việc vận dụng một số công cụ (mô hình) toán học định lượng, tuy nhiên dự báo cũng có thể là một dự đoán chủ quan hoặc trực giác về một tương lai chỉ mang tính chất định tính, vì vậy để cho những dự báo định tính được chính xác hơn, người làm dự báo cố gắng loại trừ những áp đặt chủ quan của người dự báo [32]. - Qui trình dự báo: Thường qui trình dự báo được tiến hành theo các bước như sau: Bước 1. Xác định mục tiêu dự báo; Bước 2. Xác định loại (phương pháp) dự báo; Bước 3. Chọn mô hình (phương tiện) dự báo; Bước 4. Thu thập số liệu (dữ liệu) và tiến hành dự báo; Bước 5. Ứng dụng kết quả dự báo; Bước 6. Theo dõi kết quả dự báo. - Yêu cầu dự báo: Dự báo phát triển ĐNGV nhằm đạt đến đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ giảng viên. - Đủ về số lượng giảng viên (số lượng giảng viên đủ so với qui mô đào tạo) 27 Số lượng giảng viên đạt chuẩn theo qui định là điều kiện cần thiết để đảm bảo thực hiện tốt việc phân công nhiệm vụ giảng viên và việc thực hiện tốt chế độ chính sách đối với giảng viên. Số lượng giảng viên thừa và thiếu đều làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ giảng viên và chế độ chính sách đối với giảng viên theo qui định bằng các văn bản pháp qui của ngành [15]. Hình 1.2. Qui trình dự báo phát triển ĐNGV - Hợp lý về cơ cấu giảng viên (ĐNGV có cơ cấu hợp lý) Dự báo về cơ cấu giảng viên nhằm trù tính đến một cơ cấu giảng viên hợp lý trong toàn ĐNGV đảm bảo phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh và năng lực của ĐNGV trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ở nhà trường. Cơ cấu giảng viên hợp lý yêu cầu phải được cân đối, hài hòa về chuyên môn ngành nghề, trình độ, độ tuổi, giới tính và thành phần chính trị, XH. Cơ cấu giảng viên trong ĐNGV hợp lý sẽ đảm bảo đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ giảng viên, đó là điều kiện quan trọng đảm bảo ĐNGV phát triển bền vững; Phát huy sức mạnh và khả năng thích ứng của ĐNGV trước yêu cầu phát triển của nhà trường. - Đáp ứng về nhiệm vụ giảng viên Qui trình dự báo phát triển ĐNGV (5) Ứng dụng kết quả dự báo (4) Thu thập thông tin tiến hành dự báo (6) Theo dõi kết quả dự báo (1) Mục tiêu dự báo (2) Loại dự báo (phương pháp) (3) Mô hình dự báo (phương tiện) 28 Căn cứ các văn bản pháp qui của nhà nước, của ngành qui định về nhiệm vụ giảng viên [18], căn cứ điều lệ trường CĐ [15], cho thấy các trường CĐ cần cụ thể hóa thành qui định chi tiết về nhiệm vụ giảng viên; Trong đó cần đi sâu qui định cụ thể nhiệm vụ giảng viên về giảng dạy, NCKH và công nghệ, tham gia công tác quản lý ĐT-BD, công tác Đảng, đoàn thể, các hoạt động khác và nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề; Qua đó giúp cho giảng viên nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ cụ thể của bản thân, từ đó chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao, đồng thời tích cực nổ lực học tập rèn luyện về chuyên môn, nghiệp vụ và các kỹ năng, năng lực cần thiết khác nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ giảng viên theo đúng qui định của cơ quan quản lý Nhà nước [18]. b) Qui hoạch ĐNGV Qui hoạch ĐNGV là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng mang tính chiến lược đối với sự phát triển của Nhà trường, qui hoạch ĐNGV còn thể hiện rõ chức năng quản lý và tầm nhìn của nhà quản lý, nhằm xây dựng chiến lược phát triển ĐNGV đảm bảo cho ĐNGV phát triển toàn diện, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu về chất lượng; Đồng thời chú trọng đạt chuẩn chức danh nghề nghiệp [16] và năng lực thực hiện nhiệm vụ giảng viên [18] trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT trong bối cảnh hiện nay. - Số lượng ĐNGV Số lượng ĐNGV còn có liên quan đến vấn đề quản lý sử dụng ĐNGV; Vì có đủ số lượng ĐNGV sẽ thực hiện được đúng định mức lao động (đúng định mức giờ chuẩn giảng viên), đó còn là cơ sở để quản lý đánh giá về năng suất, chất lượng, hiệu quả sử dụng ĐNGV; Đồng thời còn có tác dụng đảm bảo cho ĐNGV phát huy tác dụng lâu dài và phát triển bền vững [27]. Vì vậy để đảm bảo số lượng ĐNGV, hàng năm căn cứ vào kế hoạch tuyển sinh, qui mô đào tạo và cơ cấu ngành, nghề đào tạo làm cơ sở thực tiễn để xác định nhu cầu về số lượng giảng viên cho từng bộ môn, khoa và cho cả trường; Bên cạnh đó, căn cứ vào số lượng giảng viên hiện có, sau khi đã trừ ra số giảng viên nghỉ hưu, chuyển công tác, nghỉ việc và cộng thêm số giảng viên chuyển đến, qua đó xác định được cụ thể số lượng giảng viên cần bổ sung thêm. 29 - Cơ cấu ĐNGV Cơ cấu ĐNGV cần hướng đến sự đồng bộ, hợp lý sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp từ nội lực trong ĐNGV; Đồng thời còn tạo điều kiện phát triển ĐNGV. Theo Christian Batal một cơ cấu hợp lý sẽ tạo ra sự hoạt động nhịp nhàng của tổ chức, hạn chế tối đa sự triệt tiêu, nhưng lại tăng cường sự cộng hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố trong tổ chức [28]. Vì vậy để phát triển ĐNGV, vấn đề có tính chất quyết định là phải điều chỉnh cơ cấu ĐNGV bằng cách bố trí công việc, nhiệm vụ khác, cho chuyển công tác hoặc cho nghỉ việc, kết hợp tuyển dụng và ĐT-BD bổ sung vào ĐNGV. Các thành phần trong cơ cấu ĐNGV cần được xem xét: (i) Cơ cấu chuyên ngành, lĩnh vực chuyên môn được đào tạo; (ii) Cơ cấu trình độ giảng viên được đào tạo; (iii) Cơ cấu về thành phần chính trị; (iv) Cơ cấu XH gồm giới tính, dân tộc, tôn giáo và thành phần chính trị [70]. Đối với những yêu cầu cơ cấu nêu trên phải được xem xét một cách toàn diện đảm bảo cân đối, đồng bộ phù hợp với tình hình thực tiễn và điều kiện phát triển ĐNGV. Đây là yếu tố có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển ĐNGV đồng thời cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của ĐNGV trong nhà trường. - Thực hiện nhiệm vụ giảng viên Ngày nay, nhiệm vụ giảng viên đã được xác định chính thức trong Luật giáo dục, các văn bản pháp qui của cơ quan quản lý Nhà nước [16],[18] và trong Điều lệ trường CĐ [15], qui định giảng viên trường CĐ phải thực hiện các nhiệm vụ cụ thể dưới đây: Qui định nhiệm vụ giảng viên gồm 4 nhóm nhiệm vụ chủ yếu như sau: (i) Nhiệm vụ giảng dạy [18, điều 5]; (ii) Nhiệm vụ NCKH và công nghệ [18, điều 6]; (iii) Nhiệm vụ tham gia công tác quản lý ĐT-BD, NCKH, công nghệ, công tác Đảng, đoàn thể và các hoạt động khác [18, điều 7]; (iv) Nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ [18, điều 8]. Đáng chú ý là đến nay, nhiệm vụ giảng viên được cập nhật và chi tiết hơn đối với từng đối tượng giảng viên [16]. 30 Trên cơ sở phát triển ĐNGV nhằm đạt đến đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu về chuần chức danh nghề nghiệp và năng lực thực hiện nhiệm vụ giảng viên nhà trường; Nhà trường cần căn cứ vào chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên và qui định về nhiệm vụ giảng viên theo như các văn bản pháp quy như trên đã đề cập, làm cơ sở cho việc định hướng cho việc tuyển dụng, ĐT-BD phát triển ĐNGV đáp ứng yêu cầu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên và năng lực thực hiện nhiệm vụ giảng viên; Đồng thời cũng từ những định hướng đó còn làm cơ sở để xây dựng các nội dung ĐT-BD phát triển ĐNGV và nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ giảng viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT và xu thế hội nhập quốc tế trong bối cảnh hiện nay. Trên cơ sở xác định các nội dung phát triển ĐNGV đảm bảo đáp ứng yêu cầu qui hoạch ĐNGV như trên đã trình bày, có thể tổng hợp mô tả yêu cầu qui hoạch phát triển ĐNGV bằng sơ đồ tổng thể như sau: Hình 1.3. Sơ đồ yêu cầu qui hoạch phát triển ĐNGV Thực hiện nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề Yêu cầu qui hoạch phát triển ĐNGV Cơ cấu Năng lực thực hiện nhiệm vụ GV Hợp lý Đáp ứng Độ tuổi (thâm niên) Giới tính Thành phần Chính trị xã hội Duy trì Ổn định Thực hiện nhiệm vụ giảng dạy Thực hiện nhiệm vụ tham gia công tác quản lý ĐT-BD Thực hiện nhiệm vụ NCKH và Công nghệ Số lượng Đủ Chuyên môn (chuyên ngành) Trình độ đào tạo Phát triển 31 1.5.2.2. Tuyển dụng giảng viên Tuyển dụng giảng viên là qui trình xem xét tuyển chọn những ứng viên có đủ điều kiện về phẩm chất, trình độ năng lực (chuyên môn, sư phạm) cần thiết đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ người giảng viên theo qui định tuyển dụng của nhà trường đã được cơ quan quản lý cấp trên phê duyệt. - Các hình thức tuyển dụng, tùy theo cơ chế phân cấp quản lý, có các hình thức tuyển dụng giảng viên như sau: (i) Nhà trường có nhu cần tuyển dụng được chủ động tổ chức tuyển dụng theo chỉ tiêu, kế hoạch biên chế ĐNGV đã được cấp trên phê duyệt. (ii) Nhà trường tổ chức sơ tuyển giảng viên, trình hội đồng xét tuyển cấp trên phê duyệt kết quả tuyển dụng giảng viên. (iii) Hội đồng tuyển dụng giảng viên của ngành GD và ĐT địa phương tổ chức tuyển dụng theo kế hoạch do nhà trường tham mưu. (iv) Hội đồng tuyển dụng công chức viên chức của tỉnh tổ chức tuyển dụng theo kế hoạch do ngành GD và ĐT địa phương hoặc nhà trường tham mưu. - Các bước công việc trong qui trình tuyển dụng giảng viên Qui trình tuyển dụng giảng viên bao gồm các bước công việc cụ thể như sau: (i) Phân tích công việc; (ii) Tìm nguồn (thu hút) ; (iii) Sàn lọc và tuyển chọn; (iv) Hòa nhập. Qui trình tuyển dụng bao gồm các bước công việc cụ thể như sau: + Phân tích công việc Đây là bước phần việc khởi đầu cần thiết trong qui trình tuyển dụng, đó là việc khảo sát vị trí việc làm, phân tích công việc để lập ra bản mô tả công việc, phân tích yêu cầu cho từng vị trí việc làm của đối tượng giảng viên đang cần tuyển, dự định tuyển. Những thông tin trong bản mô tả (phân tích) công việc được đưa vào qui trình tuyển dụng làm cơ sở để tuyển chọn ứng viên đúng theo mục tiêu, yêu cầu đáp ứng đúng vị trí việc làm và nhiệm vụ của giảng viên. Thông thường bản mô tả công việc được thể hiện chi tiết mục tiêu, nội dung công việc cụ thể cùng với trách nhiệm, quyền hạn và những yêu cầu về kiến thức, kỹ 32 năng cần thiết theo từng vị trí công việc và nhiệm vụ của giảng viên. Bản mô tả công việc phải được thường xuyên xem xét điều chỉnh để luôn được cập nhật cho phù hợp với những thay đổi theo yêu cầu công việc, nhiệm vụ của người giảng viên. + Tìm nguồn (thu hút) Đây là công việc có liên quan đến hoạt động thông tin, thông báo thường được sử dụng trong qui trình tuyển dụng như việc đăng tải thông tin tuyển dụng giảng viên trên các phương tiện (kênh) thông tin đại chúng, các bản tin, tạp chí, website của nhà trường. Để có nguồn tuyển dụng đầy đủ ứng viên có chất lượng, đòi hỏi nhà trường phải chủ động tìm nguồn, nhận diện và loại bỏ trước những ứng viên không phù hợp với mục tiêu, yêu cầu, vị trí, việc làm cần tuyển và đưa ra được bản danh sách những ứng viên phù hợp còn lại để tiếp tục liên hệ và tư vấn cho họ thực hiện các bước công việc sàn lọc và tuyển chọn chính thức. + Sàn lọc và tuyển chọn Tiến hành thực hiện việc sát hạch (phỏng vấn hoặc kiểm tra) kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề, kinh nghiệm có liên quan đến nhiệm vụ, vị trí việc làm của người giảng viên; Đồng thời kết hợp thông qua xét hồ sơ, lý lịch, đơn xin việc của ứng viên dự tuyển. Có thể kết hợp phỏng vấn trực tiếp để đánh giá hành vi, thái độ nghề nghiệp của ứng viên cần tuyển, nhất là trình độ, hiểu biết về chuyên môn, năng lực, thực tiễn nghề nghiệp và tay nghề của ứng viên theo thứ tự được ưu tiên xem xét để tuyển chọn. + Hòa nhập Đây là công việc có vẻ như ít liên quan đến qui trình tuyển dụng, nhưng công việc này có một vị trí, ý nghĩa rất quan trọng nhằm giới thiệu và giúp cho ứng viên đã được tuyển dụng có cơ hội làm quen, tạo điều kiện giúp họ chủ động hòa nhập vào (văn hóa tổ chức) nhà trường, làm cho giảng viên vừa được tuyển dụng sớm tiếp cận nhanh với công việc, nhiệm vụ mới; Đồng thời có điều kiện hòa nhập vào nền nếp sinh hoạt chung cũng như những hoạt động mang sắc thái riêng của nhà trường trong khoảng thời gian ngắn nhất ngay từ những ngày đầu tiên mới đi làm; hoạt động hội nhập không chỉ phải tổ chức cho đối tượng giảng viên mới mà cũng cần thường xuyên tổ chức cho những giảng viên đang công tác tại trường nhưng còn 33 hạn chế việc khả năng hòa nhập, vì vậy nhà trường cần thường xuyên xây dựng và tổ chức các hoạt động hòa nhập cho ĐNGV. - Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tuyển dụng + Yếu tố thuộc về (bên trong) nhà trường bao gồm: Uy tín, thương hiệu nhà trường, mối quan hệ nhà trường với các tổ chức chính trị XH và cộng đồng; chiến lược thông tin quảng bá và mối quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp và cộng đồng XH. Đặc biệt là bầu không khí tâm lý trong tập thể nhà trường, môi trường làm việc, cơ chế quản lý và chế độ tiền lương, thu nhập của giảng viên trong nhà trường. + Yếu tố thuộc về môi trường (bên ngoài) nhà trường bao gồm: Điều kiện thị trường lao động nguồn nhân lực XH, sự cạnh tranh thu hút của doanh nghiệp và các tổ chức có nhu cầu tuyển dụng nhận lực, xu hướng nghề nghiệp (di chuyển nghề nghiệp XH), thái độ của XH, cộng đồng về nghề nghiệp của nhà giáo Trên cơ sở hệ thống các bước công việc cần thực hiện trong quá trình tuyển dụng giảng viên được mô tả bằng sơ đồ quy trình tuyển dụng giảng viên bằng chức năng quản lý nhân sự của tổ chức. Hình 1.4. Sơ đồ quy trình tuyển dụng giảng viên Đánh giá các yếu tố khách quan Đánh giá các yếu tố chủ quan Tổng kết tuyển dụng Lập kế hoạch tuyển dụng Phân tích (vị trí, yêu cầu) công việc Xây dựng tiêu chí tuyển dụng Xác định chỉ tiêu tuyển dụng Tìm nguồn tuyển dụng Truyền thông, quảng bá Thu hút ứng viên Loại bỏ ứng viên không phù hợp Sàn lọc tuyển chọn Kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng Đánh giá thái độ Quyết định tuyển dụng Bồi dưỡng, hòa nhập Đánh giá tuyển dụng 34 1.5.2.3. Quản lý sử dụng giảng viên - Ý nghĩa, mục tiêu quản lý sử dụng giảng viên: Căn cứ vào chiến lược phát triển nhà trường (sứ mạng, tầm nhìn); Đồng thời dựa vào qui mô đào tạo và nhu cầu XH; quản lý sử dụng giảng viên cần chú ý đảm bảo cho từng giảng viên có vị trí việc làm phù hợp với công việc, nhiệm vụ được giao, làm cho giảng viên phát huy được năng lực, sở trường của bản thân tích cực thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường. - Yêu cầu quản lý sử dụng giảng viên: Để đạt được mục tiêu quản lý sử dụng giảng viên cần đảm bảo 3 yêu cầu sau đây: (i) Quản lý sử dụng giảng viên phải đảm bảo chặt chẽ và đúng nguyên tắc, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ giảng viên, phù hợp với định hướng phát triển nhà trường; (ii) Quản lý sử dụng giảng viên phải đảm bảo sâu sát, đánh giá đúng người, đúng việc, đáp ứng mục tiêu việc sử dụng giảng viên đúng với năng lực, sở trường và nguyện vọng của giảng viên nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng giảng viên, phát huy động lực làm việc của giảng viên; (iii) Quản lý sử dụng giảng viên vừa đảm bảo đúng nguyên tắc nhưng cũng cần mềm dẽo và linh hoạt cho phù hợp...c~u: - GV khoi kinh t~: T6ng ~:i- - GV kh6i ky thuat: T611g s:;: - GV kh6i cac man chung: '. -,,,-s s6: .230' Xin chan thanh earn an Qt..' dl:l.'-!CO da: cung c~p thong tin! NgU'O'i cung cfip thong ;d Hi~u trurrng (H9, ten va chii ky) (Ky ten, dong ddu) TS. 9JJtidnfJXtuin fflzao 3 ---:L- ~ 23 ~ . M§uM6 PHIEU XIN Y KIEN VE TiNH KHOA HQC vA TiNH THIET THl/C CUA B<) (KHUNG) TIEU cat DANH GIA NANG Ll/C NGHE NGHltP CUA GV cAc TRU'ONG CD KT - KT THEO QUY DINH vt NHItM VV DOl vor GV OnglBa kinh rn~n! I, Xin Ong/Ba cho y ki~n cua minh v~ tinh khoa hQCva tinh thi~t thirc cua cua b9 (khung) tieu chi danh gia nang l~ ngh~ nghiep cua GV cac tnrong CD KT- KT theo quy dinh v~ nhiem VlJ d6i voi GV bang each danh dau (X) vao cac 6 urong ung trong bang duoi day, Kinh mong Ong/Ba doc kY cac tieu chi va hra chon, danh gia dung theo suy nghi cua minh v~ tung tieu chi. N~u tien xin Ong/Ba vui long ghi ho ten, hoc ham, hoc vi va ky ten vao trang cuoi phieu tnrng c&uy kien nay, Chan thanh earn 0'0 OnglBa! Cac I C' h'A I Khung tieu chi danh gia Tinh khoa hoc Tinh thiefh'A ac n rem vu nang l1}'cngh~ nghi~p thircn tern (A ':.) ..~ I cong VI~C c\l I (thee hifD ~cacnhiem V\I) I clvu cua h" ~ GV R K R C KGV t e cua ! Icu the cua GV I I I 1.,1. Tim hieu - Tim hieu, nam bat dac die!ll tal? I ly, trinh dQ, nang hrc, str hieu biet, 1;< Xve doi nrong phirong phap va thai dQhoc t~p cua va moi tnrong sinh vien. GD - Hieu biet ve moi tnrong giao due X Xben trong va ben ngoai nha tnrong. - Nghien ciru nam virng muc tieu, nQi dung, chirong trinh, phirong I phap giang day, vi ~ri, yeu cfm mon ~ X 1. 1.2. Cong viec hoc, qui che thi, kiem tra danh gia chuan bi giang k~t qua hoc t~p cua SV. Nhiem d~y - Xay dung ke hoach giang day, de V\I cuong mon hoc, bai giang va thi~t /. Xgiang k~ cac tai lieu phuc vu giang day, d~y hirong d§n SV. cua - Ky nang tv hoc tap, nghien ciru,GV ;< Xthao luan khoa hoc. - Tham gia cac hoat dQng thirc te, l< Xthirc t~p t6t nghiep. 1.3. Cong viec - Xaydung de cuong, viet tieu 1$ ;< X.giang day, va kh6a luan 16tnghiep. huang d~n SV - Thuong xuyen c~p nhat thong tin d~ xu ly, b6 sung hoan chinh, cai ~ ti~n nQi dung, k~ hoach, phuong Xphap giang day va thi~t k~ tai lieu phuc vu cho giang day. " - Huang d~n SV danh gia hoar -,'--,j' : 3, " I -, - dong giang day cua GV. /'i-=~-~,-~.].,~~-!-::DlJ gi~-n"":'g"'-n-g-h-ie-~p-th-e-o-q-u-i-d-ir-j}-l-,-:;'~ : d.;:li _ .l., G cua nhff truOng. : /~_~ ~ .f .1. - Tham gia danh gia hoat dQng , I I • 'I ~ I I;:U (.;:;:,: i giang day cua dong nghiep theo r> II'X i ngl ie-j , qui dinh cua nha truOng. I I : iI--~'-.-- -Chu tri thirc hien cac chuang I 1'---"-'1" ---7-,---+------11----1 trinh, d~ tai NCKH;.chuy~n giao cong nghe diroc phan cong co k~t,x : ., 1 '\'1,.,.',:;;'" qua cu thS duoc HD khoa hoc danh I _ ••.• "0"'"'' gia dat yeu cau tro len. I I CLm 'ioa hoc -I va phat trien - Tham gia (trong nhom) thuc hien -'-'1 I cac chuang trinh, cac d~ tai I Icong r:g'1~ , oJ!' ,NCKH, chuyen giao cong nghe r: I : L' theo SlJ phan cong co k~t qua cu 'IthS diroc HD khoa hoc danh gia dat !____ ._~y-e-u-c-~-u-t-r(y-le-n-.-------_+--+_-~-~-_+-__t-~ - Tham gia xay dung chuong trinh 2.2. ghien dao tao, b6i dirong theo nhiern vu X ciru xay dung QUQ'cphan congoI chucmgtrinh " dao tao, b6i - Tham gia bien SO~ bai giang, tai 'J!< I lieu tham khao phuc vu cong tac /" I X ! dufmg dao tao, b6i duong cua nha tnrong. I2 -t- ·----'·--~T=h~a....:.n-l~g~ia-c~m~-n~·eTAn~p~hu-O'll-g-p~h~ap~__t-_--+!--r--+--~--r--1! . I 2.3. Nghien ' I b·A giang day cac men hoc, chuyen de [xrem ciru cai tien thuoc nQi dung chuong trinh dao VI} phuong phap b'A tao diroc phan cong giang dayng ren giang day, '5 ciru kiSm tra danh - Tham gia cai tien viec kiem tra, kh ' danh gia k~t qua hQCt?P cac menoa gia ket qua hQC h hoc, chuyen d~ thuoc n(>idung, QC tap cua sinh cua vien chirong trinh dao tao diroc phan GV cong giang day. - Viet cac bai bao dang tren tap chi " khoa hoc theo chuyen mon, chuyen /' nganh duoc phan congo r l --- " - 111\Ichien qui trinh danh gia kb --~~. , qua hQCt?P cua SV. /> .', x x x ;< ;< 2.6. Tham gia f.. Tham gia hop tac quoc t~ v~ cac heat dong nghien CLmkhoa hoc hqptacqu6ct~ r---------------------------~--~--_+--__t----r_--+_~ va cac hoat 2-·Tham gia cac hoar dong khoa hoc f. dQng khac khac theo SlJ phan cong x Ie. 2.4. Vi~t cac baibao, bao cao chuyen d~, bao cao khoa hQc - Viet cac chuyen de, cac bao cao khoa hoc tham IU?n tai hQi nghi, hQi thao khoa hoc theo SIJ phan cong. 2.5. Danh gia - Thirc hien qua trinh danh gia k~t NCKH ki~m qua NCKH cua sinh vien dinh chat - Tham gia qua trinh danh gia ki~m hrong dao tao, dinh ch~t luong dao tao, b6i duong b6i dirong cua nha truong I< , 233 If-w Tham gia xay dung, trien khai, I' ! giam sat viec thuc hien kS hoach 1- I 1- 3.1. Tham gia ., d ' nh' ,glang ~y cua a tnrong3 quanlyho~ ~ --~~'-~~---r--~----f----r---+---~I----I . dong day _ hoc cr:Tham gia xay dung, trie~ khai, 1..1 I I Nhi~m giam sat viec thuc hien ke hoach +- i'" I I I X I V\I cua hoc t~p eua sinh vien ! i I GV 1-------~~l-'-O__ti_el.,.l-c_:hl-'v,,-e_'_nh_i_e_m_V-"U,--cu__th_e_'l_ie_An__ r-:::~~~::~~-tJ'--'I--t-11- -+-!jl-----'IItham r--:quan d~n lam cac 'cong tac khac I gia _Tuyen sinh )( I cong _Chil nhi~m lop ~ I -t I --1 q~;n - C6 v~n hye t~p - I ~ fr'f ~--ll"--l I'd' 3.2. Lam cac - Chi dao Thtrc t~p r- .y ao ]cong tac khac - Phu trach phong thi nghiem "'/... 'f -1__~;i -Qulm ly khoa, phong, bi) mon 1- ~ I !---l duong - Quan ly khoa hye _ "f. 7'-1 - Cong tac Dang ----+-:..,.-.---t--+---f--'--'1--+-__ -+-.__ . - Cong tac Doan th~ - Y. ""J. 1 - Cac hoat dong xii hQi ...£ ~ If-------+.----------~f--~--~_r~ 4 tieu chi ve nhiem vu cu the lien Ii quan dSn hoc t~p, b6i duong nang cao trinh dQva hoc t~p thuc t~ b6 I I sung kiSn thue thuc tiSn J I - Hoc t~p nang cao trinh di), hoc vi "'" .." - i I dat chuan r,.. 4. Nhi~m V\I hoc t~p, b"·01 duong nang cao trinh dQ cua GV I - Hyc t~l?nang cao trinh dQ,hoc vi ~ U I tren chuan r;(~------~~--------~-~~--~-4~~~--~--1 I 4.2. Ryc t~p - 1hire hien hoc tap thuc te, bo 11 \I \ v \ ' thuc t~, b6 sung kien tlnrc thirc tiSn vao bai I" r sung ki~n thirc giang mon hyco thirc tiSn vao bai giang va ky nang giai quyet, xu ly cac tinh huong lanh dao, quan ly 1 4.1. Th\lc hien nhiem vu hoc tap nang cao trinh dQ chuyen mon 4.3. Hyc t~p, b6idufmg nang cao trinh I di) chuyen mon, nghiep vu theo chuan GV - Hoc t~p kinh nghiern, ky nang tir thirc tiSn dS hinh thanh kYnang giai quyet, xu ly cac tinh huong ~ lanh dao, quan ly. 'f. I 6 tieu chi ve nhiem vu cu the lien ~uan dSn hoc tap, b6i duong nan~ cao trinh dQ, nghiep vu theo chuan pv - Chuyen mon - Ly luan chinh tri /- Quan ly nha mroc - Ngoai ngir - Tin hoc - Nghiep VIJ su pham (Phuong phap giang day) ~..224 • ';~'1~( gfGa c to Q viti f' ki~t. uhf ..f; ~(~'" ••.•1 ~¥;::.••.'-lot ~ v~ b~,(kh fig', ti;'u chi dsuL ., I l" ,,? GV ' t ' • - r LrT th d' h "h'" "I..I, ~ ;.'ng l.'c ng. e :~. ~ypcea ca "il'~i\~n_1.! J -I' eo Y}-"-, ve n u;m va; cor '\.f:: r; I oa dlff!{' C~ xnf. > 0- iren: ~ ~('~yudi~ n: "/ // /J ~ #// /'G"~.b~....~·-:T.ct:UtZ ...£.cJ!iH~.·· .~..~. ~d. ~~.~~4- nr;§. ..4t;, ~ ~ ~ 6.R.. . ....... . . ' •. ' ............................................................................................................ , . ., .....!\'-tb hI: -'/dj ~mc e: / /J./ / / a j}/J, /£) / /J /' .' ..'Gi?~d~</).~ ....d!u-.~ ~ .....~ ..kku: ~~/ ~./Je.~: ~ ~~~~~~.~ .1..{.I.v.a~..~.-t~.~ : . 1.3, Kha nang, tri~n veng u:ng dung vao tht}'c f~n (ycac truong ···-;z:J'····..dlJ ..ji ..····..·~ ..· ·..···? ·..· ·..···=..·..·;·lJ·~·.. /~..~?·..···y..··..· ... P.rf.. ~ n.~ "? ~ y.ClUl ~ Z24 ~ . .....~ ...:...#.~~ ~ .:.:.:.= : . 2.4. Y ki~n nh~n xet dan" gia khae: ,..................................................................................................................................................... 3. Xin OngIBil cho bi~t m:~ sa thong tin v~ ban than? :::~~~:Q:2:d':.~~~:~kZLi.~:ft.;;~#~i1. - Chirc vu cong tac hien nay: IV~ ..k.d.dfip. . * Chi chu: R: Rat; c. Co; K~'Kho g. ~~ :u..~~ 235 Mẫu M7a PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT BẠC LIÊU (Dành cho giảng viên chưa qua khóa tập huấn bồi dưỡng chuẩn hóa, nâng cao năng lực nghề nghiệp giảng viên) Thầy/Cô kính mến! Để có thông tin đầy đủ từ thực tiễn về thực chất năng lực nghề nghiệp giảng viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu chưa qua khóa tập huấn bồi dưỡng chuẩn hóa, nâng cao năng lực nghề nghiệp giảng viên. Chúng tôi tiến hành khảo sát, thu thập thông tin từ phía Thầy/Cô về kết quả tự đánh giá năng lực nghề nghiệp của bản thân theo bộ (khung) tiêu chí đánh giá năng lực nghề nghiệp giảng viên đã được đưa ra dưới đây. Những thông tin về kết quả tự đánh giá năng lực nghề nghiệp giảng viên của bản thân Thầy/Cô là rất quan trọng góp phần có thêm thông tin về tác dụng thực tiễn của giải pháp bồi dưỡng chuẩn hóa, nâng cao năng lực nghề nghiệp giảng viên đã được đề xuất trong đề tài nghiên cứu luận án. Kính mong Thầy/Cô đọc kỹ các tiêu chí đánh giá năng lực nghề nghiệp giảng viên, đồng thời lựa chọn kết quả đánh giá phù hợp nhất thuộc một trong bốn mức độ đã được thể hiện ở bảng dưới đây để đánh giá bằng cách đánh dấu (x) vào ô tương ứng với phương án lựa chọn đã được đưa ra mà Thầy/Cô cho rằng phù hợp nhất với năng lực nghề nghiệp của mình. Những thông tin tự đánh giá về năng lực nghề nghiệp của bản thân giảng viên chỉ có mục đích phục vụ cho việc nghiên cứu, hoàn toàn không dùng vào mục đích nào khác, vì vậy rất mong Thầy/Cô đánh giá một cách khách quan và đúng thực chất, nhằm mang lại những thông tin từ thực tiễn có giá trị cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án đã đề ra! Thầy/Cô không phải ghi họ tên và ký tên vào phiếu này/. 236 Các nhiệm vụ của GV Chuẩn năng lực thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của GV Khung tiêu chí đánh giá năng lực nghề nghiệp GV Kết quả đánh giá Tốt (3) Khá (2) TB (1) Chưa thực hiện (0) 1. Nhiệm vụ giảng dạy của GV 1.1. Tìm hiểu về đối tượng và môi trường GD - Tìm hiểu, nắm bắt đặc điểm tâm lý, trình độ, năng lực, sự hiểu biết, phương pháp và thái độ học tập của sinh viên. - Hiểu biết về môi trường giáo dục bên trong và bên ngoài nhà trường. 1.2. Công việc chuẩn bị giảng dạy - Nghiên cứu nắm vững mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, vị trí, yêu cầu môn học, qui chế thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV. - Xây dựng kế hoạch giảng dạy, đề cương môn học, bài giảng và thiết kế các tài liệu phục vụ giảng dạy, hướng dẫn SV. 1.3. Công việc giảng dạy, hướng dẫn SV - Kỹ năng tự học tập, nghiên cứu, thảo luận khoa học. - Tham gia các hoạt động thực tế, thực tập tốt nghiệp. - Xây dựng đề cương, viết tiểu luận và khóa luận tốt nghiệp. - Thường xuyên cập nhật thông tin để xử lý, bổ sung hoàn chỉnh, cải tiến nội dung, kế hoạch, phương pháp giảng dạy và thiết kế tài liệu phục vụ cho giảng dạy. 1.4. Đánh giá hoạt động dạy – học - Thực hiện qui trình đánh giá kết quả học tập của SV. - Hướng dẫn SV đánh giá hoạt động giảng dạy của GV. 1.5. Dự giờ và đánh giá giờ dạy của đồng nghiệp - Dự giờ đồng nghiệp theo qui định của nhà trường. - Tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của đồng nghiệp theo qui định của nhà trường.  /36 điểm .. .. . 2. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của GV 2.1. Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ - Chủ trì thực hiện các chương trình, đề tài NCKH, chuyển giao công nghệ được phân công có kết quả cụ thể được HĐ khoa học đánh giá đạt yêu cầu trở lên. - Tham gia (trong nhóm) thực hiện các chương trình, các đề tài NCKH, chuyển giao công nghệ theo sự phân công có kết quả cụ thể được HĐ khoa học đánh giá đạt 237 2. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của GV yêu cầu trở lên. 2.2. Nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng - Tham gia xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo nhiệm vụ được phân công. - Tham gia biên soạn bài giảng, tài liệu tham khảo phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường. 2.3. Nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên - Tham gia cải tiến phương pháp giảng dạy các môn học, chuyên đề thuộc nội dung chương trình đào tạo được phân công giảng dạy - Tham gia cải tiến việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn học, chuyên đề thuộc nội dung, chương trình đào tạo được phân công giảng dạy. 2.4. Viết các bài báo, báo cáo chuyên đề, báo cáo khoa học - Viết các bài báo đăng trên tạp chí khoa học theo chuyên môn, chuyên ngành được phân công. - Viết các chuyên đề, các báo cáo khoa học tham luận tại hội nghị, hội thảo khoa học theo sự phân công. 2.5. Đánh giá NCKH kiểm định chất lượng đào tạo, bồi dưỡng - Thực hiện quá trình đánh giá kết quả NCKH của sinh viên - Tham gia quá trình đánh giá kiểm định chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường 2.6. Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế và các hoạt động khác - Tham gia hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học - Tham gia các hoạt động khoa học khác theo sự phân công  ../ 36 điểm . .. .. . 3. Nhiệm vụ của GV tham gia công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng 3.1. Tham gia quản lý hoạt động dạy – học - Tham gia xây dựng, triển khai, giám sát việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của nhà trường - Tham gia xây dựng, triển khai, giám sát việc thực hiện kế hoạch học tập của sinh viên 3.2. Làm các công tác khác 10 tiêu chí về nhiệm vụ cụ thể liên quan đến làm các công tác khác (1) (2/3) (1/3) (0) - Tuyển sinh - Chủ nhiệm lớp - Cố vấn học tập - Chỉ đạo Thực tập - Phụ trách phòng thí nghiệm - Quản lý khoa, phòng, bộ môn - Quản lý khoa học - Công tác Đảng - Công tác Đoàn thể - Các hoạt động xã hội  ../16 điểm .. .. . 238 4. Nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ của GV 4.1. Thực hiện nhiệm vụ học tập nâng cao trình độ chuyên môn 4 tiêu chí về nhiệm vụ cụ thể liên quan đến học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ và học tập thực tế bổ sung kiến thức thực tiễn (1,5 ) (1) (0,5) (0) - Học tập nâng cao trình độ, học vị đạt chuẩn - Học tập nâng cao trình độ, học vị trên chuẩn 4.2. Học tập thực tế, bổ sung kiến thức thực tiễn vào bài giảng và kỹ năng giải quyết, xử lý các tình huống lãnh đạo, quản lý - Thực hiện học tập thực tế, bổ sung kiến thức thực tiễn vào bài giảng môn học. - Học tập kinh nghiệm, kỹ năng từ thực tiễn để hình thành kỹ năng giải quyết, xử lý các tình huống lãnh đạo, quản lý. 4.3. Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo chuẩn GV 6 tiêu chí về nhiệm vụ cụ thể liên quan đến học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ theo chuẩn GV (1) (2/3) (1/3) (0) - Chuyên môn - Lý luận chính trị - Quản lý nhà nước - Ngoại ngữ - Tin học - Nghiệp vụ sư phạm (Phương pháp giảng dạy)  ../12 điểm .. .. .  /100 điểm Đánh giá chung, cho điểm và xếp loại năng lực nghề nghiệp GV - Kết quả đánh giá, cho điểm thành phần về các nhóm năng lực nghề nghiệp GV:  Năng lực nghề nghiệp (thực hiện nhiệm vụ) giảng dạy: . điểm, xếp loại: .  Năng lực nghề nghiệp (thực hiện nhiệm vụ) NCKH: điểm, xếp loại:  Năng lực nghề nghiệp (thực hiện nhiệm vụ) tham gia công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng: . điểm, xếp loại: .  Năng lực nghề nghiệp (thực hiện nhiệm vụ) học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ: . điểm, xếp loại: . - Kết quả đánh giá, cho điểm chung và xếp loại năng lực nghề nghiệp GV: Năng lực nghề nghiệp GV: điểm, xếp loại: Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Quý Thầy/Cô! 239 HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM VÀ XẾP LOẠI NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIẢNG VIÊN Thang điểm đánh giá năng lực nghiệp GV: 100 điểm + Nhóm các tiêu chí đánh giá năng lực nghề nghiệp (thực hiện nhiệm vụ) giảng dạy của GV: Gồm 12 tiêu chí. Với tổng số điểm tối đa là 36 điểm; xếp loại cụ thể như sau: Mỗi tiêu chí được đánh giá ở mức Tốt là 3 điểm, Khá là 2 điểm, TB là 1 điểm, Không thực hiện là 0 điểm. Tổng điểm từ 36-25: Loại Tốt 24-13: Loại Khá = 12: Loại Trung bình < 12: Chưa đạt yêu cầu + Nhóm các tiêu chí đánh giá năng lực nghề nghiệp (thực hiện nhiệm vụ) nghiên cứu khoa học của GV: Gồm 12 tiêu chí. Với tổng số điểm tối đa là 36 điểm, xếp loại cụ thể như sau: Mỗi tiêu chí được đánh giá ở mức Tốt là 3 điểm, Khá là 2 điểm, TB là 1 điểm, Không thực hiện là 0 điểm. Tổng điểm từ 36-25: Loại Tốt 24-13: Loại Khá = 12: Loại Trung bình < 12: Chưa đạt yêu cầu + Nhóm các tiêu chí đánh giá năng lực nghề nghiệp (thực hiện nhiệm vụ) tham gia công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng: Gồm 12 tiêu chí. Với tổng số điểm tối đa là 16 điểm, xếp loại cụ thể như sau:  02 tiêu chí liên quan đến quản lý hoạt động dạy – học; mỗi tiêu chí được đánh giá ở mức Tốt là 3 điểm, Khá là 2 điểm, TB là 1 điểm, Không thực hiện là 0 điểm.  10 tiêu chí liên quan đến công tác khác; mỗi tiêu chí được đánh giá ở mức Tốt là 1 điểm, Khá là 2/3 điểm, TB là 1/3 điểm, Không thực hiện là 0 điểm. Tổng điểm từ 16-11: Loại Tốt 10-6: Loại Khá = 5: Loại Trung bình < 5: Chưa đạt yêu cầu + Nhóm các tiêu chí đánh giá năng lực nghề nghiệp (thực hiện nhiệm vụ) học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ: Gồm 10 tiêu chí. Với tổng số điểm tối đa là 12 điểm.  02 tiêu chí liên quan đến học tập, nâng cao trình độ chuyên môn và 02 tiêu chí liên quan đến học tập thực tế, bổ sung kiến thức thực tiễn; mỗi tiêu chí được đánh giá ở mức Tốt là 1,5 điểm, Khá là 1 điểm, TB là 0,5 điểm, Không thực hiện là 0 điểm.  06 tiêu chí liên quan đến học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo chuẩn GV; mỗi tiêu chí được đánh giá ở mức Tốt là 1 điểm, Khá là 2/3 điểm, TB là 1/3 điểm, Không thực hiện là 0 điểm. Tổng điểm từ 12-8: Loại Tốt 5-7: Loại Khá = 4: Loại Trung bình < 4: Chưa đạt yêu cầu Đánh giá chung, cho điểm và xếp loại năng lực nghề nghiệp của GV:  Tổng điểm từ 91-100: Giảng viên có năng lực nghề nghiệp Tốt.  Tổng điểm từ 66-90: Giảng viên có năng lực nghề nghiệp Khá.  Tổng điểm từ 35-65: Giảng viên có năng lực nghề nghiệp TB.  Tổng điểm dưới 35: Giảng viên không đáp ứng được yêu cầu năng lực nghề nghiệp. 240 Mẫu M7b PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT BẠC LIÊU (Dành cho giảng viên đã trải qua khóa tập huấn bồi dưỡng chuẩn hóa, nâng cao năng lực nghề nghiệp giảng viên) Thầy/Cô kính mến! Để có thông tin đầy đủ từ thực tiễn về thực chất năng lực nghề nghiệp giảng viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu, khi đã trải qua khóa tập huấn bồi dưỡng chuẩn hóa, nâng cao năng lực nghề nghiệp giảng viên do nhà trường phối hợp với Học viện quản lý giáo dục – Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thực hiện; nhằm phục vụ cho việc thử nghiệm, kiểm chứng tác dụng thực tiễn của giải pháp bồi dưỡng chuẩn hóa, nâng cao năng lực nghề nghiệp giảng viên, đó là một trong những giải pháp đã được đề xuất trong đề tài nghiên cứu luận án “Giải pháp phát triển ĐNGV các Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật trong giai đoạn hiện nay”. Chúng tôi tiến hành khảo sát, thu thập thông tin từ phía Thầy/Cô về kết quả tự đánh giá năng lực nghề nghiệp của bản thân theo bộ (khung) tiêu chí đánh giá năng lực nghề nghiệp giảng viên đã được đưa ra dưới đây. Những thông tin về kết quả tự đánh giá năng lực nghề nghiệp giảng viên của bản thân Thầy/Cô là rất quan trọng góp phần có thêm thông tin về tác dụng thực tiễn của giải pháp bồi dưỡng chuẩn hóa, nâng cao năng lực nghề nghiệp giảng viên đã được đề xuất trong đề tài nghiên cứu luận án. Kính mong Thầy/Cô đọc kỹ các tiêu chí đánh giá năng lực nghề nghiệp giảng viên, đồng thời lựa chọn kết quả đánh giá phù hợp nhất thuộc một trong bốn mức độ đã được thể hiện ở bảng dưới đây để đánh giá bằng cách đánh dấu (x) vào ô tương ứng với phương án lựa chọn đã được đưa ra mà Thầy/Cô cho rằng phù hợp nhất với năng lực nghề nghiệp của mình. Những thông tin tự đánh giá về năng lực nghề nghiệp của bản thân giảng viên chỉ có mục đích phục vụ cho việc nghiên cứu, hoàn toàn không dùng vào mục đích nào khác, vì vậy rất mong Thầy/Cô đánh giá một cách khách quan và đúng thực chất, nhằm mang lại những thông tin từ thực tiễn có giá trị cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án đã đề ra! Thầy/Cô không phải ghi họ tên và ký tên vào phiếu này/. 241 Các nhiệm vụ của GV Chuẩn năng lực thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của GV Khung tiêu chí đánh giá năng lực nghề nghiệp GV Kết quả đánh giá Tốt (3) Khá (2) TB (1) Chưa thực hiện (0) 1. Nhiệm vụ giảng dạy của GV 1.1. Tìm hiểu về đối tượng và môi trường GD - Tìm hiểu, nắm bắt đặc điểm tâm lý, trình độ, năng lực, sự hiểu biết, phương pháp và thái độ học tập của sinh viên. - Hiểu biết về môi trường giáo dục bên trong và bên ngoài nhà trường. 1.2. Công việc chuẩn bị giảng dạy - Nghiên cứu nắm vững mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, vị trí, yêu cầu môn học, qui chế thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV. - Xây dựng kế hoạch giảng dạy, đề cương môn học, bài giảng và thiết kế các tài liệu phục vụ giảng dạy, hướng dẫn SV. 1.3. Công việc giảng dạy, hướng dẫn SV - Kỹ năng tự học tập, nghiên cứu, thảo luận khoa học. - Tham gia các hoạt động thực tế, thực tập tốt nghiệp. - Xây dựng đề cương, viết tiểu luận và khóa luận tốt nghiệp. - Thường xuyên cập nhật thông tin để xử lý, bổ sung hoàn chỉnh, cải tiến nội dung, kế hoạch, phương pháp giảng dạy và thiết kế tài liệu phục vụ cho giảng dạy. 1.4. Đánh giá hoạt động dạy – học - Thực hiện qui trình đánh giá kết quả học tập của SV. - Hướng dẫn SV đánh giá hoạt động giảng dạy của GV. 1.5. Dự giờ và đánh giá giờ dạy của đồng nghiệp - Dự giờ đồng nghiệp theo qui định của nhà trường. - Tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của đồng nghiệp theo qui định của nhà trường.  /36 điểm .. .. . 2. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của GV 2.1. Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ - Chủ trì thực hiện các chương trình, đề tài NCKH, chuyển giao công nghệ được phân công có kết quả cụ thể được HĐ khoa học đánh giá đạt yêu cầu trở lên. - Tham gia (trong nhóm) thực hiện các chương trình, các đề tài NCKH, chuyển giao công nghệ theo sự phân công có kết quả cụ thể được HĐ khoa học đánh giá đạt 242 2. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của GV yêu cầu trở lên. 2.2. Nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng - Tham gia xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo nhiệm vụ được phân công. - Tham gia biên soạn bài giảng, tài liệu tham khảo phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường. 2.3. Nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên - Tham gia cải tiến phương pháp giảng dạy các môn học, chuyên đề thuộc nội dung chương trình đào tạo được phân công giảng dạy - Tham gia cải tiến việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn học, chuyên đề thuộc nội dung, chương trình đào tạo được phân công giảng dạy. 2.4. Viết các bài báo, báo cáo chuyên đề, báo cáo khoa học - Viết các bài báo đăng trên tạp chí khoa học theo chuyên môn, chuyên ngành được phân công. - Viết các chuyên đề, các báo cáo khoa học tham luận tại hội nghị, hội thảo khoa học theo sự phân công. 2.5. Đánh giá NCKH kiểm định chất lượng đào tạo, bồi dưỡng - Thực hiện quá trình đánh giá kết quả NCKH của sinh viên - Tham gia quá trình đánh giá kiểm định chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường 2.6. Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế và các hoạt động khác - Tham gia hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học - Tham gia các hoạt động khoa học khác theo sự phân công  ../ 36 điểm . .. .. . 3. Nhiệm vụ của GV tham gia công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng 3.1. Tham gia quản lý hoạt động dạy – học - Tham gia xây dựng, triển khai, giám sát việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của nhà trường - Tham gia xây dựng, triển khai, giám sát việc thực hiện kế hoạch học tập của sinh viên 3.2. Làm các công tác khác 10 tiêu chí về nhiệm vụ cụ thể liên quan đến làm các công tác khác (1) (2/3) (1/3) (0) - Tuyển sinh - Chủ nhiệm lớp - Cố vấn học tập - Chỉ đạo Thực tập - Phụ trách phòng thí nghiệm - Quản lý khoa, phòng, bộ môn - Quản lý khoa học - Công tác Đảng - Công tác Đoàn thể - Các hoạt động xã hội  ../16 điểm .. .. . 243 4. Nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ của GV 4.1. Thực hiện nhiệm vụ học tập nâng cao trình độ chuyên môn 4 tiêu chí về nhiệm vụ cụ thể liên quan đến học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ và học tập thực tế bổ sung kiến thức thực tiễn (3) (2) (1) (0) - Học tập nâng cao trình độ, học vị đạt chuẩn - Học tập nâng cao trình độ, học vị trên chuẩn 4.2. Học tập thực tế, bổ sung kiến thức thực tiễn vào bài giảng và kỹ năng giải quyết, xử lý các tình huống lãnh đạo, quản lý - Thực hiện học tập thực tế, bổ sung kiến thức thực tiễn vào bài giảng môn học. - Học tập kinh nghiệm, kỹ năng từ thực tiễn để hình thành kỹ năng giải quyết, xử lý các tình huống lãnh đạo, quản lý. 4.3. Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo chuẩn GV 6 tiêu chí về nhiệm vụ cụ thể liên quan đến học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ theo chuẩn GV (1) (2/3) (1/3) (0) - Chuyên môn - Lý luận chính trị - Quản lý nhà nước - Ngoại ngữ - Tin học - Nghiệp vụ sư phạm (Phương pháp giảng dạy)  ../12 điểm .. .. . Tổng cộng: /100 điểm Đánh giá chung, cho điểm và xếp loại năng lực nghề nghiệp GV - Kết quả đánh giá, cho điểm thành phần về các nhóm năng lực nghề nghiệp GV:  Năng lực nghề nghiệp (thực hiện nhiệm vụ) giảng dạy: . điểm, xếp loại: .  Năng lực nghề nghiệp (thực hiện nhiệm vụ) NCKH: điểm, xếp loại:  Năng lực nghề nghiệp (thực hiện nhiệm vụ) tham gia công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng: . điểm, xếp loại: .  Năng lực nghề nghiệp (thực hiện nhiệm vụ) học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ: . điểm, xếp loại: . - Kết quả đánh giá, cho điểm chung và xếp loại năng lực nghề nghiệp GV: Năng lực nghề nghiệp GV: điểm, xếp loại: Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Quý Thầy/Cô! 244 HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM VÀ XẾP LOẠI NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIẢNG VIÊN Thang điểm đánh giá năng lực nghiệp GV: 100 điểm + Nhóm các tiêu chí đánh giá năng lực nghề nghiệp (thực hiện nhiệm vụ) giảng dạy của GV: Gồm 12 tiêu chí. Với tổng số điểm tối đa là 36 điểm; xếp loại cụ thể như sau: Mỗi tiêu chí được đánh giá ở mức Tốt là 3 điểm, Khá là 2 điểm, TB là 1 điểm, Không thực hiện là 0 điểm. Tổng điểm từ 36-25: Loại Tốt 24-13: Loại Khá = 12: Loại Trung bình < 12: Chưa đạt yêu cầu + Nhóm các tiêu chí đánh giá năng lực nghề nghiệp (thực hiện nhiệm vụ) nghiên cứu khoa học của GV: Gồm 12 tiêu chí. Với tổng số điểm tối đa là 36 điểm, xếp loại cụ thể như sau: Mỗi tiêu chí được đánh giá ở mức Tốt là 3 điểm, Khá là 2 điểm, TB là 1 điểm, Không thực hiện là 0 điểm. Tổng điểm từ 36-25: Loại Tốt 24-13: Loại Khá = 12: Loại Trung bình < 12: Chưa đạt yêu cầu + Nhóm các tiêu chí đánh giá năng lực nghề nghiệp (thực hiện nhiệm vụ) tham gia công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng: Gồm 12 tiêu chí. Với tổng số điểm tối đa là 16 điểm, xếp loại cụ thể như sau:  02 tiêu chí liên quan đến quản lý hoạt động dạy – học; mỗi tiêu chí được đánh giá ở mức Tốt là 3 điểm, Khá là 2 điểm, TB là 1 điểm, Không thực hiện là 0 điểm.  10 tiêu chí liên quan đến công tác khác; mỗi tiêu chí được đánh giá ở mức Tốt là 1 điểm, Khá là 2/3 điểm, TB là 1/3 điểm, Không thực hiện là 0 điểm. Tổng điểm từ 16-11: Loại Tốt 10-6: Loại Khá = 5: Loại Trung bình < 5: Chưa đạt yêu cầu + Nhóm các tiêu chí đánh giá năng lực nghề nghiệp (thực hiện nhiệm vụ) học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ: Gồm 10 tiêu chí. Với tổng số điểm tối đa là 12 điểm.  02 tiêu chí liên quan đến học tập, nâng cao trình độ chuyên môn và 02 tiêu chí liên quan đến học tập thực tế, bổ sung kiến thức thực tiễn; mỗi tiêu chí được đánh giá ở mức Tốt là 1,5 điểm, Khá là 1 điểm, TB là 0,5 điểm, Không thực hiện là 0 điểm.  06 tiêu chí liên quan đến học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo chuẩn GV; mỗi tiêu chí được đánh giá ở mức Tốt là 1 điểm, Khá là 2/3 điểm, TB là 1/3 điểm, Không thực hiện là 0 điểm. Tổng điểm từ 12-8: Loại Tốt 5-7: Loại Khá = 4: Loại Trung bình < 4:Chưa đạt yêu cầu Đánh giá chung, cho điểm và xếp loại năng lực nghề nghiệp của GV:  Tổng điểm từ 91-100: Giảng viên có năng lực nghề nghiệp Tốt.  Tổng điểm từ 66-90: Giảng viên có năng lực nghề nghiệp Khá.  Tổng điểm từ 35-65: Giảng viên có năng lực nghề nghiệp TB.  Tổng điểm dưới 35: Giảng viên không đáp ứng được yêu cầu năng lực nghề nghiệp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phat_trien_doi_ngu_giang_vien_truong_cao_dang_kinh_t.pdf
  • doctrang thong tin nhung dong gop moi cua luan an.doc
  • pdftom tat tieng viet.pdf
  • pdftom tat tieng anh.pdf
Tài liệu liên quan